Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: Xứ Cherise quê tôi Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 4 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 24/Oct/2010 lúc 12:29pm
Đồi thông hai mộ

Sáng tác: Hồng Vân
Trình bày: Hương Lan

http://www.nhacvangonline.info/music/index.php?loi=187

Một chiều rừng gió lộng một chiều rừng
Nhớ chuyện bên đồi thông
Nàng năm ấy khi tuổi vừa đôi chín
Tâm hồn đang trắng trong
Như chim non khi ăn còn chưa no
Khi co còn chưa ấm
Tuổi thơ ngây bao nhiêu chuyện mưa nắng
Nắng mưa lo một mình

Rồi nàng buồn thơ thẩn chẳng còn ngồi
trang điểm qua màu phấn
Để phai úa đến tàn cả hương sắc
tháng ngày luôn héo hon
Hoa không tươi khi hay nàng ít nói
Chim muông ngừng tiếng hót
Trời không thương nên đêm đổ giông tố
Cướp đi cuộc đời nàng

Sao người về đây để tìm nhưng
Thôi đã mất còn đâu
Ôi! Buồn làm sao, đồi thông xưa
Nay vắng bóng người yêu
Ôi! đời hợp tan, hợp rồi tan
Như mây kia gặp gió
Chàng tương tư bao năm về bên ấy
Vắng đi từ đấy !

Rồi mộ chàng đã được ở cạnh nàng
Như lời xưa thề ước
Nằm hiu hắt đến ngàn thu an giấc
dưới mộ sâu đất khô
Qua bao năm rêu xanh phủ che kín
Âm u chẳng nhang khói
Trời xuôi chi trên cây còn lá úa
Lá xanh kia rụng rồi...



Bài viết này được sửa chửa bỡi hoaha lúc Nov 20 2003, 02:24 PM

ĐỒI THÔNG HAI MỘ (bài 2)

Hồng Vân

Chuyện kể tiếp rằng người con gái
Năm tháng ôm sầu đau
Mối tình dở dang lòng chua xót
Bởi ngăn cấm gia đình
Tuyệt vọng quá nên một đêm băng giá
Nàng đã quyên sinh bên đồi thông lạnh
Tình duyên không thành người yêu ơi
Xin hiểu thấu đời em vì chàng.

Người hỏi có buồn chuyện ân ái
Gẫy gánh giữa mùa thương
Tiếc một đời hoa còn chưa lá
Vàng khô trước khi già
Tình đã lỡ thương người yêu đã chết
Chỗ quoánh thân cau cho đời quên sầu nàng Thu đêm nào
Ngược tiếng ngân theo tiếng ngó hồi chuông buồn buồn.

ĐK:

Đến bây giờ người đặt tên
Đồi thông hai mộ chuyện tựa đá trong mơ
Có ai ngờ mộ chàng cách xa rồi
Dù chết không trọn đôi
Từ dạo ấy mùa đông gió lạnh
Hiu hắt quanh đây vàng cánh lá bay
Ôi đau lòng một trời phủ chất sương giăng lạnh đồi thông.

***g lộng núi rừng buồn man mác
Như tiếng ai thở than
Gío chiều quạnh hiu đồi thông vắng
Gợi giây phút tiêu điều
Còn nơi đó cho người xưa ghi nhớ
Một kiếp mong manh thương đời bất hạnh
Đồi thông hai mộ người qua đây
Xin ngỏ chút tình thương bùi ngùi...!!


Hoa Huyền

Oan tình đồi thông hai mộ

(Thơ)

***

Giữa đồi thông
thắp nén hương lòng
khấn người dưới mộ.

Chiều nay buồn
hồ "Than thở" cùng ai ?

Lấm tấm như hoa
hạt nắng vàng vương vãi
Đồi thông hai mồ
sao mất một
chẳng còn đôi?

Sống ở dương gian
cay đắng quá đủ rồi
vừa mới nằm bên nhau
dưới mồ
tưởng yên ?
vẫn chưa thóat
oan tình ngang trái

Lại chia lìa lần nữa
chốn thiên thai...

Nhưng mối tình chung thủy
thì còn mãi
còn mãi
với ngày mai...
 
VNN (30/01/2005)

Hung Tran (Kể chuyện ma Đà Lạt nhân dip lễ Halloween). . ...Ai trong chúng ta cũng biết về chuyện đồi thông hai mộ. Một chuyện tình lâm ly bi đát của anh sinh viên trường võ bị tên Tâm và cô giáo Thảo. Hai người yêu nhau, nhưng vì gia đình của anh Tâm cấm cản và buộc anh phải lấy vợ khác. Buồn tình cô Thảo đã gieo mình tự tử, người ta vớt xác cô chôn ở đồi thông. Trở lại Đà Lạt anh Tâm rất ân hận và buồn rầu. Anh tâm sự với bạn bè rằng: Chừng nào anh ra trường ra trận có bề gì thì hãy đem xác anh chôn bên mộ cô Thảo. Sống không được ở bên nhau thì thác được nằm bên nhau. Không may cho anh Tâm, lần đầu tiên anh xung trận thì đã bị tử trận. Bạn bè làm theo ước nguyện của anh, đem anh chôn sát mộ cô giáo Thảo.

Thời gian sau, người vợ anh Tâm lên nhìn thấy cảnh đó lòng ghen không chịu được, và đã cho hốt xác anh về chôn. Cách đây không lâu, có một khách du lịch từ Sài Gòn lên. Anh đến đồi thông chụp hình vào lúc chạng vạng, kỳ lạ là khi rửa hình ra thì thấy có một cô gái đứng bên cạnh với thân hình kỳ quái. Anh ta về ngã bịnh một thời gian ngắn rồi chết .

____________________________________________________
Nguồn: http://www.haisystem.com/webportal/html/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&p=308)


Chỉnh sửa lại bởi Hoang Ngoc Hung - 01/Jul/2007 lúc 4:27am


Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 24/Oct/2010 lúc 8:19pm
" Ngày xưa thì Gò Công có thiên tình sử tạo thành Vịnh Đôi Ma . Vào thời Cận Đại này thì trai Gò Công và gái Đà Lạt đã tạo nên thiên tỉnh sử ĐỒI THÔNG HAI MỘ . Chắc trong các bạn có thể cũng đã nghe nhạc và cũng đã đọc sách của Tourist ĐA LAT...qua lời diển thuyết ...của các HDV -Du lịch .. "


Câu chuyện của Hạ thật sự có ích cho những sinh viên đang học Du lịch khi đến Tiền Giang đó !

Bài viết này được sửa chửa bỡi My Identity lúc Jul 26 2003, 11:40 AM


**

hihihi!! Nhi tới chổ đó rùi ,...đẹp lắm đó ..chuyện cảm động quá....hic hic!!


--------------------

But only love can say -- try again or walk away
But I believe for you and me
The sun will shine one day
So I'll just play my part
And pray you'll have a change of heart
But I can't make you see it through
That's something only love can do
In your arms as the dawn is breaking
Face to face and a thousand miles apart
I've tried my best to make you see
There's hope beyond the pain
If we give enough -- if we learn to trust....


<!-- THE POST -->

Đồi thông hai mộ hay là hai ngôi mộ ở Hồ Than Thở là một đó My ui .Nhưng tại Hạ gọi như vậy cho nó ..hay .Và đúng rồi chuyện ĐỒI THÔNG HAI MỘ đến đây chưa hết . Vì sau ngày đất nước độc lập ,chấm dứt chiến tranh Hạ không rõ vì tình thương nhớ con trai mình đang nằm nơi xa xôi ấy mà không khói hương thăm viếng được nên ba mẹ Tâm đã lên bốc mộ con mình về cải táng nơi quê nhà chứ không đành lòng bỏ con nơi xa xôi cách trở đó mặc dù như vậy là trái với ước nguyện của người đã chết ..
hay là do lòng thương con thái quá của các bậc cha mẹ ( vì Tâm là con Một mà )không muốn con mình thương người con gái khác ..hơn mình chăng ?

Vì lẻ đó ,nên ngày nay , du khách đến viếng Đà Lạt ngang qua Đồi thông vào Hồ Than Thở ....chỉ còn thấy trơ trọi một nấm mồ của Thảo, nằm cô Độc bơ vơ ..bên kia là hồ Than Thở ,mặt Hồ phẳng lặng ...sóng gợn lăn tăn ..như nước mắt của nàng lại tiếp tục khóc nhớ thương người yêu ...trong tiếng thông reo rì rào như kêu gọi bước chân người thương mến ...

Sở dĩ Hạ chưa post là để nói đoạn cuối cuộc tình này ...đã được kết thúc như .. thế này các bạn ...có nghĩ gì không ?

Nếu là cha mẹ Tâm , các bạn sẽ làm như họ hay để con mình được tròn ước hẹn là sống không được chung nhà thì chết xin cùng chung mộ như họ vậy ?

Câu chuyện này là Hạ viết theo truyền khẩu của dân địa phương . Còn của DL thỉ Hạ không được đọc có thể sẽ khác tên hay một vài chi tiết nhỏ nào đó nhưng đều là một chuyện tình đó mà thôi

MY có biết khác chổ nào nói lên cho Hạ biết với .!

Các bạn ơi !
Qua sự tích Vịnh Đôi Ma và Đồi thông Hai Mộ , các bạn có cảm nhận Gì về Tình người ở Gò Công ?Quê hương tôi với những mảnh ruộng lúa xanh, lúa vàng ..vời những con đường nắng bụi , mưa bùn , với những chùm hoa tỷ muội nở trắng . với lá lim bay ...đơn giản thế thôi.. nhưng đối với tôi là tất cả mến thương ..

Mời bạn về thăm quê hương tôi ..với những tình người sâu đậm ..vì trai Gò Công thành thật chung tình .Gái Gò Công hiền hòa chung thủy , và tình người Gò Công nồng thắm như những trái cherise chín đỏ , có những bông nho nhỏ tím buồn mà ..dù xa quê hương đến đâu cũng không thể nào quên được...

<!-- THE POST -->

Chỉnh sửa lại bởi Hoa Hạ - 25/Oct/2010 lúc 12:41pm

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 24/Oct/2010 lúc 8:26pm


Chào Hạ, thật đáng tiéc là hôm nay mình mới có dịp vô đây, nếu vô sớm mình đã đoán cái rụp: GÒ CÔNG, vì mình khoái ca sĩ PD lắm (con gái PD bây giờ cũng ca hay lắm)

Trước hết phải công nhận bạn kể chuyện hay tuyệt, lối dẫn chuyện của bạn hết sức hấp dẫn và vô cùng chuyên nghiệp.Tình yêu quê hương của bạn, qua mạch văn, thấy đến độ cảm động. QUÊ HƯƠNG, ai mà không có 1 quê hương, ai mà không yêu mến nơi "chôn rau cắt rốn" của mình,nhưng thực tế, có mấy ai hiểu rành rẽ về quê hương như Hạ ? Chưa một lần được đén Gò Công, nhưng từ nay mình tin rằng, GC là 1 vùng đất lý thú,chăc chắn, trong kế hoạch nghỉ phép mùa hè sau của mình, GC sẽ được chọn ưu tiên.

Hồ Biểu Chánh mình có đọc (tuy không nhiều), trong các tác phẩm Hạ kể, đến hôm nay mình còn nhớ nằm lòng nhiều đoạn thơ trong Chinh Phụ Ngâm & Tây sương ký ,nhưng phải đọc bài của bạn, mình mới biết GC cũng đã từng in ấn .

Món bánh giá mà bạn kể, có phải nó gần giống món bánh tôm Tây Hồ? Còn con Cà cuống thì minh biết rõ lắm, đúng như bạn nói, nó có túi dầu rất thơm, nước mắm cà cuống còn có thể dùng với bánh cuốn ( bánh cuốn Thanhtrì Hanội chẳng hạn) có thể coi vô hàng cực phẩm . Con cà cuống có mầu nâu sậm, hình thức gần giống con cánh cam hay con bọ xít, muốn bắt nhiều cà cuống, kiếm mấy cây lớn (ví dụ cây xà cừ )mọc gần bóng đèn cao áp, đêm mùa hè, cà cuống tới cặp bạn, bị quáng đèn sa xuống, bắt dễ lắm (ngày còn nhỏ ở Hanội mình hay đi bắt cacuống kiểu đó, còn ở gocong bắt sao mình không biết )

Thôi,mình đã lạm dụng phần đất của bạn nhiều quá rồi , đừng trách nha, cũng bởi tại mải mê "du lịch" xứ Gò Công quá mà.

Cuối cùng, xin mượn câu của Thuận để nói rằng : Cảm ơn Hạ về những hiểu biết về Gò Công mà Hạ đã tặng cho mọi người, Cảm ơn Hạ vì riêng mình đã học thêm được 1 bài học về tình yêu QUÊ HƯƠNG


_____________________________Gâunâu

Thương em anh để trong lòng
Việc công anh cứ phép công anh làm

http://lmvn.com/club/index.php?s=&act=SF&f=24
<!-- THE POST -->

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 24/Oct/2010 lúc 8:44pm


Thật bất nghờ , quê của Hạ đẹp quá , nếu có dịp thế nào củ chuối cũng đến thăm , sống ở khung cảnh như thế thảo nào mà Hạ lãng mạn thế , yêu thiên nhiên và cây cỏ đến vậy . Thật tuyệt vời .

-------------------- cuchuoihot


Hạ rất vui được gặp các bạn ở đây .và cám ơn những lời động viên của các bạn . Dù thế nào đi nữa Hạ tự hứa là sẽ đóng góp cho hopthu của chúng mình một bài tham luận về Việt Nam đất nước và con người cho My làm chủ room nầy ...vậy mà My bỏ đi sao ? ?


Gò Công tuy không có cảnh đẹp ,nhưng có những di tích lịch sử như hai miếu thờ Phạm quốc công ( ở Giồng Sơn Qui )và Hoài Quốc công ( ở Gò Tre xã Long Thuận ) - Lăng Mộ Trương công Định( tại thị trấn Gò Công ) - Ngôi mộ cổ bà dưỡng mẫu Hậu quân Vỏ Tánh cũng ở Gò tre...

* Gò Công còn có những địa danh với những di tích đặc biệt nói lên lòng trung dũng , kiên cường hay những tình người gắn bó thủy chung ...như Vịnh Đôi Ma (mà cái bạn vừa nghe Hạ kể đó )

**Gó Công còn có Đám Lá tối trời :Tại làng Kiểng Phước xưa có một đám lá Dừa nước rất lớn , choáng cả một phần ba làng .Mới 15h,16 h chiều mà bước vào bên trong đã tối đen như mực nên đặt là Đám Lá tối trời . Nơi đây vị anh hùng Trương Định đã lập căn cứ chống Tây và tử tiết ở đó



Trương Công Định

Trương Định hay Trương Công Định hoặc Trương Đăng Định (Canh Thìn 1820 tại Quảng Ngãi - tự sát ở Kiểng Phước ngày 20 tháng 8, năm Giáp Tí 1864), là một lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp giai đoạn 1859-1864, thời vua Tự Đức.
Tiểu sử

Ông sinh tại làng Tư Cung, phủ Bình Sơn, Quảng Nghĩa. Quốc sử triều Nguyễn là Quốc triều chánh biên toát yếu (QTCBTY) chép rằng ...phó quản cơ Gia Định là Trương Định, người huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Nghãi, con quan Lãnh binh Trương Cầm... (nay là xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi). Lãnh binh Trương Cầm là Hữu thuỷ Vệ uý ở Gia Định thời vua Thiệu Trị.

Năm 1844, Trương Định theo cha vào Nam và cưới vợ là con gái một hào phú huyện Tân Hòa (Gò Công). Năm 1850, hưởng ứng chính sách khẩn hoang của Nguyễn Tri Phương, ông đứng ra chiêu mộ dân nghèo khai hoang, lập ấp. Năm 1854, Trương Định xuất tiền của, chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền Gia Thuận. Ông được phong chức Quản cơ đồn điền.

Năm 1859, quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định, ông đem nghĩa binh lên đóng ở Thuận Kiều chống trả và đã từng thắng nhiều trận ở Cây Mai, Thị Nghè...

Đầu năm 1861, Pháp tấn công Gia Định lần thứ hai, QTCBTY quyển V mục tháng 7 năm 1861 có chép ...Trương Định...mộ binh dõng đông lắm, thường cự đánh binh Pháp. Việc ấy tâu lên, Ngài [vua Tự Đức] cho thăng Quản cơ, rồi lại cho lãnh Phó lãnh binh, Trương Định đem quân đồn điền của mình phối hợp với binh của Nguyễn Tri Phương phòng giữ chiến tuyến Kỳ Hòa. Đại đồn thất thủ, ông lui về Gò Công, cùng Lưu Tiến Thiện, Lê Quang Quyền chiêu binh ứng nghĩa, trấn giữ vùng Gia Định-Định Tường. Trương Định tổ chức lực lượng, triển khai tác chiến trong các vùng Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn, Sài Gòn, Đồng Tháp Mười kéo dài đến biên giới Campuchia.

Đầu năm 1862 Pháp chiếm Biên Hòa, QTCBTY tháng 2 năm này có viết khiến Phó lãnh binh Gia Định là Trương Định kiêm làm đầu mục mộ nghĩa. Trương Đăng Định đóng đồn tại Gò Công, thường lừa đánh quân Pháp, thân sĩ theo nhiều. Theo Website của tỉnh Quảng Ngãi thì quân số của ông lên tới 10.800 người.

Ngày 5 tháng 6 năm 1862, triều đình nhà Nguyễn ký kết hòa ước với Pháp. QTCBTY viết tháng 7 năm 1862...từ khi đã định hòa ước rồi, Ngài truyền dụ Nam Kỳ nghỉ binh và đòi Trương Định ra Phú Yên. Khi ấy trong các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa những người ứng nghĩa rủ nhau đoàn kết, tôn Trương Định làm Đại đầu mục, xin cho ra đánh, Đình thần nghị rằng: "bây giờ việc Bắc Kỳ đương khẩn, mà Nam Kỳ chưa có cơ hội gì, xin giao Phan Thanh Giản hiểu dụ". Nhưng Trương Định đã lâu mà không chịu về cung chức, bị cách chức hàm. Trên thực tế, ông đã từ chối thư dụ hàng của tướng Pháp là Bonard, bất chấp chiếu vua ra lệnh bãi binh do Phan Thanh Giản truyền vào và rút quân về Gò Công, được nhân dân tôn là Bình Tây Đại Nguyên Soái, lấy nơi này làm bản doanh, xây dựng các căn cứ địa kháng chiến.

Ngày 16 tháng 12 năm 1862, Trương Định đã ra lệnh tấn công các vị trí của quân Pháp ở cả ba tỉnh miền đông Nam Bộ, đẩy Pháp vào tình thế lúng túng, bị động. Tháng 2 năm 1863, nhờ có viện binh, Pháp phản công tại Biên Hòa, Chợ Lớn, bao vây Gò Công. Ngày 26 tháng 2 năm 1863, Pháp đánh chiếm thành trì, ông thoát khỏi vòng vây và kéo quân về Biên Hòa.

Tháng 9 năm 1863, Lagrandière sang thay Bonard, mở cuộc càn quét thứ hai, bắt được vợ con và một số tùy tùng của Trương Định.

Ngày 19 tháng 8 năm 1864 , Huỳnh Công Tấn phản bội dẫn đường cho quân Pháp bất ngờ bao vây đánh úp. Trương Định thất thủ, bị bao vây tại Tân Hòa và trọng thương. Ông đã rút gươm tự sát để bảo toàn thanh danh, khí tiết vào ngày 20 tháng 8. Con ông là Trương Quyền đã rút lên vùng Châu Đốc tiếp tục chống Pháp.

Nguyễn Đình Chiểu viết về cuộc khởi nghĩa của Trương Công Định:

    Trong Nam, tên họ nổi như cồn
    Mấy trận Gò Công nức tiếng đồn
    Đấu đạn hỡi rêm tàu bạch quỉ
    Hơi gươm thêm rạng vẻ huỳnh môn
    Ngọn cờ ứng nghĩa trời chưa bẻ
    Qua ấn "Bình Tây" đất vội chôn
    Nỡ khiến anh hùng rơi giọt luỵ
    Lâm dâm ba chữ "điếu linh hồn"

Lăng mộ

Lăng mộ của Trương Định do vợ thứ của ông là bà Trần Thị Sanh xây dựng năm 1864 tại Gò Công. Trên bia mộ có khắc dòng chữ: "Đại Nam an hà Lãnh binh kiêm Bình Tây Đại Tướng quân Trương công húy Định chi mộ", đã bị đục bỏ một số lần trong thời kỳ người Pháp đô hộ. Năm 1964, nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất của ông, đã được tu bổ như đang tồn tại tới hiện nay. Từ năm 1972 đến năm 1973 xây thêm đền thờ.

Lăng mộ và đền thờ Trương Định được Bộ Văn hóa-Thông tin Việt Nam công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa quốc gia năm 1989.

Lễ hội tưởng niệm ông diễn ra tại đây các ngày 19 và 20 tháng 8 dương lịch hàng năm.
(nguồn : Gò Công xưa& Nay )






Chỉnh sửa lại bởi Hoa Hạ - 25/Oct/2010 lúc 10:33am

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 24/Oct/2010 lúc 8:58pm


Gò Công đất dụng binh của Võ Tánh


Năm 1785 trong khi Nguyễn Ánh thất thế sa cơ bị quân Tây Sơn đánh bại phải chạy qua nương náu ở Xiêm, có một thanh niên làng Phước Tỉnh tục gọi Lưới Rê Giếng Bọng, Bà Rịa, xưa thuộc tỉnh Trấn Biên sau kêu Biên Hoà tên là Võ Tánh mồ côi ở với anh là Võ Nhàn, Cai cơ thuộc tướng của Đỗ Thanh Nhân.

Võ Tánh đứng ra kêu gọi tráng niên chỗi binh tung hoành. Đầu tiên Võ Tánh chọn Vườn Trầu, Hóc Môn và Bà Điểm, tỉnh Gia Định làm nơi tập trung binh lực. Lúc ấy không ai rõ Võ Tánh theo đuổi mục đích nào. Phó ai? Chống ai? Không ai biết, vì sau khi Nguyễn Ánh giết chết Đỗ Thanh Nhân thì anh ông là Võ Nhàn tập tụ tàn quân của đạo quân Đông Sơn của Đỗ Thanh Nhân chống lại Nguyễn Ánh rồi củng bị bắt giết . Nhưng quân Tây sơn lúc ấy đã làm chủ Gia Định.

Nghi là Võ Tánh chiêu binh mãi mã giúp Nguyễn Ánh, liền phái một đoàn quân đến Vườn Trầu bao vây Võ Tánh. Một trận kịch chiến xảy ra. Quân Võ Tánh mới qui tụ còn ô hợp bị quân Tây Sơn đánh cho thất điên bát đảo. Võ Tánh chạy về Gò Công lập căn cứ. Viên tướng trẻ quan sát địa hình địa vật chọn lựa Giồng Tre, hay Gò Tre. Là một nơi đồi đất lên cao, địa thế hiểm trở, ở phía Đông Gò Công cách 1.500 thước, ở bên hữu con tỉnh lộ đi từ Gò công đến Tân Niên Tây, nơi đây Võ Tánh dốc lòng lo xây đồn đắp lũy, mua trữ lương thực thực phẩm, tuển mộ tân binh. tổ chức vừa xong thì gặp quân Tây Sơn kéo đến tấn công liền, lần này là một đạo quân rất hùng hậu.

Tuy quân yếu hơn nhưng Võ Tánh khôn ngoan dùng quỷ kế dụ quân Tây Sơn vào chính giữa giồng, rồi dùng hoả công tiêu rụi. Những binh sĩ thoát khỏi ngọn lửa thì lại bị quân Võ Tánh xạ tiến phóng giáo diệ trừ. Cả đạo binh Tây Sơn thất bại ; chỉ thoát được môt phần rất nhỏ. Thắng trận này lòng tin tưởng càg thêm vững. Võ Tánh tuyển mộ thêm binh và tổ chức hẳn hoi hơn, dưới quyền chỉ huy của ông đã thành lập một đạo quân hùng mạnh oai danh lừng lẫy.

Năm 1787, Chúa Nguyễn Ánh từ giã nuớc Xiêm về đến Hà Tiên trước khi đi chúa Nguyễn đã phái một người tin cậy là Nguyễn Đức Xuyên về Gò Công liên lạc với Võ Tánh để yêu cầu vị tướng trẻ này về phò nhà Nguyễn, bời Nguyễn Ánh đã nghe được tin cuộc chiến thắng của Võ Tánh trước quân Tây Sơn tại Giồng Tre, Đầm Vạn Thắng, …v…v… Võ Tánh từ chối. Nhưng khi Nguyễn Ánh về nước đánh thắng Tây Sơn ở nước xoáy hiện là rạch Mân Thít, Vĩnh Long. Tướng Tây Sơn là Phạm Văn Tham, tấn công chúa Nguyễn bị thất bại phải rút về Kỳ Hôn, một rạch ở phía Nam tỉnh lỵ Mỹ Tho.

Võ Tánh tự ý kéo binh qua rạch Kỳ Hôn chặn đường lui binh của tướng Tây Sơn Phạm Văn Tham, xáp chiến 3 trận, Võ Tánh thắng cả ba, đánh quân đội Tây Sơn thất trận chạy tán loạn, lội rạch bằng đồng lầy tìm về Gia Định . Sau trận thắng đó, Võ Tánh lui về trấn tại Gò Công như cũ, thì nơi đây vào khoảng giữa năm 1788, một đại diện của Chúa Nguyễn là Trương Phước Giao tìm đến diện kiến để thuyết phục ông theo phò nhà Nguyễn. lần này Võ Tánh ưng thuận dẫn theo mình 4 viên tướng trung thành là Võ Văn Luông; Nguyễn Văn Hiếu; Mạc Văn Tô; trần Văn Tính và một số quân đến yết kiến chúa Nguyễn tại Vĩnh Long, Ông vào bái yết, dựng một quả gạo và một quả trứng gà làm lễ ra mắt.

Kẻ thị thành trong thấy dường như khinh dẻ nên cười chúm chím. Chúa Nguyễn Ánh niềm nở tiếp đón ông:” Thiên lý cống nha mao, lễ kinh nhơn ý hậu, ta muốn biết ý tướng quân hậu thế nào? Chúa Nguyễn Ánh khéo đem lời trong kinh thư là bộ sách chánh trị phương Đông chép lời của vị vương giả khôn ngoan tiếp nhận và phủ dụ các triều thần ở xa từ ngàn dặm tới bái yết với lễ mọn, dầu một cái lông ngỗng cũng là trọng hậu lắm rồi. Võ Tánh thưa : “ Xin chúa ngự xem. Hột gạo trắng trong, trứng gà to, tròng đỏ lớn. tôi ngụ ý hai món thổ sản này của quê hương, tượng trưng lòng trung dũng của người Gò Công đem kính hiến lên chúa”.Nguyễn ánh cả mừng, bước xuống ôm ông và nói “thật quả là địa linh nhơn kiệt ”. Chúa truyền luộc một trứng hột gà nấu một chén cháo cho chúa ngự, còn bao nhiêu đổ vào nồi lớn nấu chín chia cho các tướng sĩ cùng nếm hương vị trung dũng của người Gò Công.

Từ đấy Võ Tánh theo phò chúa Nguyễn Ánh, ông được phong làm Tiền Phong Dinh Khâm Sai Tổng Nhung Chưởng Cơ và Chúa Nguyễn gả trưởng công chúa là Ngọc Du cho ông. Chúa Nguyễn Ánh chiếm được thành Bình Định bèn giao cho Võ Tánh ở lại trấn thủ. Quân Tây Sơn do Đại Tướng Trần Quang Diệu dẫn đại binh phản công. Vây chặt thành Bình Định. Võ Tánh cố thủ ba năm. Lương thực đã hết, ăn thịt voi, ngựa, tướng sĩ kêu ngài phá vòng vây mà ra. Ngài nói : “ Nếu ta ra thì đặng rồi khi giặc lọt vào thành tàn sát quân lính và lương dân vô tội ta không nỡ ”.

Ông nhất quyết sống chết với thành. Đến lúc cùng quá, quan Hiệp trấn Ngô Tùng Châu hỏi kế, Võ Tánh nói : “Đã là võ tướng thà hi sinh thân mạng để bảo vệ thành, mặc dù có phải chết tôi cũng vui lòng ”. Trước khi chết, Võ Tánh lên lầu bát giác quay mặt về hướng vua khấn lạy ba lạy, rồi bảo quân sĩ chất lửa thiêu ; đồng thời ông Ngô Tùng Châu về dinh trước uồng thuốc độc quyên sinh, Ông chết vào ngày 27 tháng 5 năm Tân Dậu (1801).

Tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu thấy ngọn lửa biết Võ Tánh giữ chữ tín đã kết liễu đời oanh liệt rồi, truyền tấn binh nhưng nhưng bốn cửa thành đều mở ; Trần Quang Diệu không hề giết chóc ai hết, đem thi hài Võ Tánh ra dùng Vương Lễ khâm liệm và mai táng trọng thể đúng với tinh thần thượng võ
(Nguồn : Gò Công Xưa & Nay)




Chỉnh sửa lại bởi Hoa Hạ - 24/Oct/2010 lúc 9:13pm

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 24/Oct/2010 lúc 9:50pm
 
Xin chào nhà thơ Hoa Hạ,
 
Mừng Hoa Hạ "lên tiếng" với diễn đàn . mk luôn nhớ về Hoa Hạ với những bài thơ xướng họa cùng anh chị đồng hương & thân hữu .
Sao Hoa Hạ nhiều tài thế , viết văn, làm thơ, nghiên cứu Hoa Mai dịch số ,....., và nhất là có tấm lòng trân quý quê nghèo Gò Công mình .
Mong Thi Nhân post thêm nhiều bài cho mọi người thưởng lãm nhé.
 
Thân ái,
mk
IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 25/Oct/2010 lúc 2:00am
~::Trích Dẫn nguyên văn từ mykieu

 
Xin chào nhà thơ Hoa Hạ,
 
Mừng Hoa Hạ "lên tiếng" với diễn đàn . mk luôn nhớ về Hoa Hạ với những bài thơ xướng họa cùng anh chị đồng hương & thân hữu .
Sao Hoa Hạ nhiều tài thế , viết văn, làm thơ, nghiên cứu Hoa Mai dịch số ,....., và nhất là có tấm lòng trân quý quê nghèo Gò Công mình .
Mong Thi Nhân post thêm nhiều bài cho mọi người thưởng lãm nhé.
 
Thân ái,


Xin chào thân hữu đồng hương mykieu,

Có giai thoại kể rằng sau khi quen vua Bảo Đại, cô Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan, có hỏi vua về vấn đề tôn giáo:

Một bên đạo, một bên đời
Công cha nghĩa mẹ tội trời ai mang

Vua Bảo Đại có trả lời :

Ví dầu bậu có thương qua
A men phận thiếp, quốc gia chuyện chàng.

Trích: trong truyện của Hồ Biểu-Chánh ”Ái Tình Miếu »(1941):

Hình như ai là người GòCông thì từ Vua,( HH Nam Phương ) quan đến thứ dân ...ai cũng có máu văn thơ chảy trong huyết quản như những dòng sông Tiền, sông Soai Rạp, sông Cổ Chiên ...chảy ra biển cả nuôi lớn quê hương mình chứ không riêng gì Hoa Hạ, phải không mykieu !!
Smile HH cũng mới vừa đọc những bài thơ của viettrung, có những câu thơ rất hay lòng vui như  ngày xưa vào dịp Tết, Ban Báo Chí làm báo Xuân, Bích Báo, đọc bài, viết bài ...anh Trưởng Ban Báo chí cực phờ cả người, râu ria ra rậm rạp ...hihi....
Từ lâu HH vẫn muốn hiệu đính lại ký sự online " xứ cherise quê tôi " HH viết trên trang lmvn.com năm 2003,( nay trang nầy đã đóng cửa ) và đem về góp mặt trên trang nhà quê hương như đứa con sau bao năm tháng lãng du nay tìm về quê Mẹ ..mà hôm qua HH mới thực hiện được .( HH sẽ đăng tiếp cho xong )
Cám ơn mykieu có những lời thăm hỏi nồng nàn .
Xin chúc mykieu và trang nhà luôn vững tiến để làm rạng danh con cháu của Từ Dũ và Hoàng Hậu Nam Phương . Mong là trang nhà sẽ góp mặt trên văn đàn như Manh Manh nữ sĩ, như nhóm thơ 20 GòCông ngày xưa ..
Thân mến .
HH





Chỉnh sửa lại bởi Hoa Hạ - 25/Oct/2010 lúc 2:09am

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 25/Oct/2010 lúc 2:21am
Vài nét giới thiệu chung về Gò Công

Có hai thuyết định nghĩa danh từ Gò Công

Thuyết thứ nhất:
Vào thời chúa Nguyễn Phúc Tần định cuộc di dân nam tiến thì người dân Việt Nam mới vào định cư vùng này.Lúc này Gò Công là nơi rừng rậm chưa có người ở .Đặc biệt tại xứ này có một cái gò cao và có nhiều giống chim Công nên được gọi là Gò Công từ đó

Khi vua Minh Mạng ra lệnh cho các quan địa phương đổi tên Nôm Na các tỉnh thành chữ Nho cho tao nhã thì Gò Công có tên là Khổng Tước Nguyên

Thuyết thứ hai:

Lần đầu tiên tại xứ này có một bà tên là Thị Công đến lập quán bán thức ăn cho dân khai thác đồn điền .Lần hồi thì thấy Gò Công là nơi dễ sinh sống nên dân chúng thành lập làng mạc .Số người ở ngày càng đông do đó dân địa phương quen gọi là quán Bà Công đến sau trở thành một địa danh vắn tắt là Gò Công
Gò Công trước thời cận đại là một nơi hoang vu không tên có nhiều rừng núi và cọp hùm thuộc nước Thuỷ Chân Lạp (Khmer)
( nguồn :GC.com)

Gò Công tuy không có cảnh đẹp ,nhưng có những di tích lịch sử như hai miếu thờ Phạm quốc công ( ở Giồng Sơn Qui )và Hoài Quốc công ( ở Gò Tre xã Long Thuận ) - Lăng Mộ Trương công Định( tại thị trấn Gò Công ) - Ngôi mộ cổ bà dưỡng mẫu Hậu quân Vỏ Tánh cũng ở Gò tre...

* Gò Công còn có những địa danh với những di tích đặc biệt nói lên lòng trung dũng , kiên cường hay những tình người gắn bó thủy chung ...như Vịnh Đôi Ma (mà cái bạn vừa nghe Hạ kể đó

**Gó Công còn có Đám Lá tối trời :Tại làng Kiểng Phước xưa có một đám lá Dừa nước rất lớn , choáng cả một phần ba làng .Mới 15h,16 h chiều mà bước vào bên trong đã tối đen như mực nên đặt là Đám Lá tối trời . Nơi đây vị anh hùng Trương Định đã lập căn cứ chống Tây và tử tiết ở đó

Ao Đồn Binh Võ Tánh :Khi Võ Tánh lập căn cứ ở Gò Công ,gặp phài trời nắng hạn nên ông ra lệnh cho binh lính đào một cái ao lấy nước cho dân dùng . Khi đào xong thì gặp mạch nước ngọt , và quanh năm không bao giờ cạn Ông cho là trời gi1up để nuôi quân .Ao nầy hiện nay ở gần đầm Vạn Thắng ngay bên chùa .

Về danh lam thắng cảnh thì Gò Công không có một nơi nào đáng gọi là thắng cảnh cả .Ngoài bãi bể Tân Thành mà Hạ đã nói trên , Gò Công còn có Ngôi chùa bà Huyện Huỳnh Đình Ngươn, nhủ danh Dương thị Hương có lập tại làng Tân Duân Đông một kiểu Chùa rất đẹp tên là Long Thòan Bửu Tự, kiến trúc kiên cố và hoa Mỹ . Đạc biệt là trước chùa co1một cây Dầu cao gần 100 m dùng làm cột phướn , sau chùa có ngôi tháp của Bà Huyện xây bằng đá xanh rất khéo

Đình Đồng Sơn:Tại làng Đồng Sơn có một ngôi đình rất cổ kính , bên trong trang trí lộng lẩy trang nghiêm Đó là ngôi đình đẹp nhất ở Gò Công do ông Phủ danh dự Huỳnh Đình Khiêm một Diền chủ trong làng đứng ra xây cất để thờ Linh thần . Cảnh trí trầm mặc trang nghiêm thích hợp cho những ai đến đây cầu duyên ,cầu tự ..

Đập Ông Chưởng di tích nầy ở xã Bình Tân .Là công nghiệp đấp đập ,giữ nước ngọt ,lập đồn điền trồng lúa nuôi quân của ông Mai Tấn Duệ .Năm 1940 .trong dịp tìm kiềm cổ tích,Giám Đốc viện Bảo tàng SaiGon là ông Malleret có phái người xuống vào miếu và tìm được nhiều giấy tờ quan trọng có cả ấn son của chúa Nguyễn

Địa Danh Xóm Thủ :Lúc Tây Sơn và Nguyễn Ánh Đánh nhau,có vị thủ Khoa xuất thân từ huyện Ninh Hòa tỉnh Bình Thuận ,không theo Tây Sơn mà chạy vô ngụ tại làng Yên Luông Đông thuộc Gò Công mở trường dạy học tên là Ngô Tùng Châu một bậc văn tài có nhiều mưu lược nhưng đành ẩn dật lánh thân ngày nay còn di tích là " Xóm Ông Thủ " gọi tắt là xóm Thủ và ...
Ngô Tùng Châu là một trung thần của triều Nguyễn . Người Phù Cát (Bình Định ). Ông là môn đệ của Võ Trường Toản. Khi Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi xưng vương ở Gia Định, Ngô Tùng Châu được trông coi việc khai khẩn điền thổ cùng với 11 người khác, trong số này có Trịnh Hoài Đức và Lê Quang Định.
Về sau thăng đến chức Lễ Bộ Tham Tri và dạy Đông Cung Thái Tử. Năm Kỷ Mùi (1799), Ngô Tùng Châu cùng Võ Tánh trấn thủ thành Qui Nhơn. Quân Tây Sơn bên ngoài vây häm thành rất gắt, binh sĩ đã mệt mõi ,lương thực đã cạn, Võ Tánh chỉ giàn thiêu trên lầu bát giác, và nói nơi đây là chốn dung thân. Ngô Tùng Châu cười, và trong ngày 27 tháng 5 năm Tân Dậu (tức là ngày 7 tháng 7 năm 1801) ông dùng thuốc độc tự vận, còn Võ Tánh thì tự thiêu để giữ trọn danh tiết cûa một công thần.

hi hi ...các bạn ui , tuổi nhỏ của Hạ đã từng ngang qua những cánh đồng lúa ngày ngày hai buổi đi trên con đường đất đỏ, vượt hơn cây số đường bộ để học bậc sơ cấp tại ngôi trường sơ cấp Yên Luông Đông này ..được Hoa Hạ ghi lại trong " Thời thơ Ấu Của Tôi "



Chỉnh sửa lại bởi Hoa Hạ - 25/Oct/2010 lúc 2:26am

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 25/Oct/2010 lúc 2:36am
Con lộ Hàng Dương

Các bạn ơi .! tuổi nhỏ của Hạ đã trôi qua trên những cánh đồng thẳng tắp ,lúa xanh lúa vàng như thế đó ...Ngày hai buổi băng qua những cánh đồng chạy dài theo con đường đất đỏ ..Sáng sáng đi trong cái nắng dịu dàng như những làn mây mỏng trên trời cao ..Chiều chiều về trong tiếng sáo diều ai thả bay cao xa tít .. Gió đùa ngọn lúa gợn sóng nhấp nhô như tấm thảm vàng rực mầu nắng Hạ . Chỉ là cô gái học lớp năm thôi mà Hạ đã thấy sao quê Nội của mình đẹp quá ...cuối năm phải rời ngôi trường làng Yên Luông Đông này để xuống thị xã học cấp 2 rồi ..đâu còn những buổi tan học về vừa đi vừa nhâm nhi những ngọn " đồng đồng " ngọt lịm, thơm thơm mùi lúa mới ...
Và ... Hạ rời quê Nội về sống với ba mẹ trong một căn nhà nho nhỏ, trên Quốc lộ Gò Công - Sài Gòn, Đoạn đường từ tỉnh lỵ ra đến Cầu Nổi, xưa kia được tráng nhựa hẳn hoi ( lúc đó Gò Công chỉ toàn là đường trải đá đỏ hay đường đất mà thôi) Ngày xưa trên đoạn đường này hai bên trồng toàn là cây Dương ..lâu đời nên Dương cao vút, đều đặn trông rất là ngoạn mục ..Người từ xa đến nhìn thấy rặng dương này là nhận ra ngay con đường đưa đến lăng tẩm của Hoàng gia ở Gò Sơn Qui . Nơi đây vắng vẻ, trầm lặng ,uy nghiêm ..làm cho du khách phải trầm tư hồi tưởng lại thời vàng son, oanh liệt đã qua đi ..Hay vào những đêm trăng sáng, từng đôi ...rồi lại từng đôi ..họ lặng lẻ đi bên nhau trong tiếng dương reo rì rào ...trong ánh trăng vằng vặt sáng như chứng kiến cho bao lời thề hẹn thủy chung ...
nhưng tiếc thay .. cảnh cũ ngày xưa nay không còn nữa, vào khoảng năm 1947 có một số người cố ý hay vô tình hoặc vì tư lợi cá nhân đã đốn dần dần những cây dương tuyệt đẹp này ..lúc Hạ lớn lên thì chỉ còn lại một đoạn đường ngắn ngủi ..từ đầu lộ chạy đến ngả ba Nhà Thờ - giồng Sơn Qui .đoạn đường nầy nằm phía sau Dinh Tỉnh Trưởng ...và chạy ngang qua trước nhà ba mẹ Hạ ....
Hình dưới đây là con đường hàng dương đó các bạn, các bạn thử tưởng tượng , suốt một con đường gần 10 km trồng toàn là dương dọc dài hai bên lộ từ đầu con đường Nguyễn văn Thinh ( tên cũ của con đường hàng dương ra thẳng đến Lăng hoàng Gia giồng Sơn Qui là những cây dương thế nầy, thì đẹp biết bao nhiêu...vậy mà giờ đây chỉ còn hiếm hoi dăm ba cây nằm buồn hiu hắt ...
Cây Dương chứng tích của bờ Lộ Dương ngày xưa ..xa xa là giáo đường Gò Công .Hạ chụp không được " nghề " cho lắm ...đừng cười nghen .

(Hạ sẽ đưa hình lên sau )


thuancitynt đã vào đọc bài Hạ post rùi, cảm ơn đã dành cho các bạn ở đây những giây phút được thả hồn vào những kỷ niệm của Hạ... Chẳng biết nói chi nhiều hơn nữa... Vậy nghe! Chào Hạ hihi


--------------------
<nhà của huynh, đệ, tỷ, muội, em, cháu... thuancitynt>

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 25/Oct/2010 lúc 3:00am
Thánh Đường Gò Công




Nhi ui tỷ mới vừa copy được nè ...Nhi xem có đẹp không ?
và Nhi coi Thánh đường Gò Công nè .Thánh đường nầy được xây dưới thời Pháp thuộc . Nơi đây không biết Chúa Jesus và Đức Mẹ Maria đã từng nghe bao nhiêu người vào đây cầu nguyện :

Lạy Chúa con là người ngoại đạo
Nhưng con tin có Chúa ngự trên cao

___________ thơ Nhất Tuấn

Hay đau khổ thì thầm cùng Chúa Ba ngôi ...

" Con quì lạy Chúa trên trời
Cho con quên được bóng người con thương "

------------
Gaunau:

Mấy lần thấy bạn ghé quán gió vội vàng,tưởng bạn mắc chuyện chi,ai dè ngồi nhà luyên công kiểu này hả ,sao bạn không thêm câu thơ nào hêt vậy ?

Tìm người như thể tìm chim, chẳng biết kiếm bạn ở đâu, tốt nhất là tới tận nhà gõ cửa, phải hong ?

G đang buồn, mơ mộng viển vông chút, bày đặt làm 1 bài lục bát, được mấy câu đầu, rồi câu kết thúc, mà đoạn giữa thì bí quá, kiếm bạn giúp đây, vì G tâm đắc với bài này ghê. HH viết giúp mấy câu ở giữa được hôn? G không dám đăng bài ở đây,vì đây là phần đất mà HH giới thiệu về quê hương mình .

--------------------
Thương em anh để trong lòng
Việc công anh cứ phép công anh làm


<!-- THE POST -->

Về nhà thấy tin bạn nhắn , Hạ vội ra Quán Gió xem G N có post bài thơ gì đó lên chưa ... ? không thấy gì cả, luôn cả mấy topic nào có thơ là chun tuốt vô tìm bạn mà có thấy gì đâu ? thôi GN cứ viết ở Quán Gió đi Hạ sẽ ra đó đọc nhen .


** HH sẽ đăng hình Thánh Đường Gò Công lên sau



Chỉnh sửa lại bởi Hoa Hạ - 25/Oct/2010 lúc 10:44am

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 4 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.127 seconds.