Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: Sơ lược Địa Sử Gò Công Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 3 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Admin
Admin Group
Admin Group


Tham gia ngày: 01/Jan/2006
Thành viên: OffLine
Số bài: 199
Quote Admin Replybullet Gởi ngày: 04/Jul/2007 lúc 1:31pm

Phan Thanh Sắc

 

 

Đồn Mã Tà

 

Tiếp Kho bạc là bốn căn dành cho Phú lích (Commissariat de Police) dân gọi là Mã tà.

Lúc đó khi có đánh lộn hay có chuyện tranh chấp nghiêm trọng, dân ở đồng thì la lên “Bớ làng xóm…” còn dân Chợ thì la “Bớ Mã tà…”.

Việt Nam Tự điển của Hội Khai Trí định nghĩa:

 

Ma tà: lính cảnh sát ở Nam Kỳ, gọi theo tiếng Mã lai. Nguyên khi binh Pháp sang đây, họ kéo theo quân đội Y Pha Nho (Tây Ban Nha) cùng bè vấn tội Vua Tự Đức giết giáo sĩ Pháp và Y Pha Nho. Bởi chưng bọn Y Pha Nho không đủ người, nên họ dẫn theo mớ lính thuộc địa là lính mộ tại Manille - Thủ đô Phi Luật Tân ngày nay. Còn người Mã Lai (Malais) gọi người lính cảnh sát là “matamata”. Dân Nam Kỳ thường gôp chung “mã tà, mà ní” là như  vậy).

 

Tên cò coi mã tà là Tây Lefort (commissaire de police) còn thấy tới đầu năm 1945. Những người bản xứ làm “mã tà” dân đều gọi chung là “đội xếp” (agent de police), không cần biết ngạch cao thấp.

Năm 1943 đến đầu năm 1945 quân Nhựt Bổn “lùn”  đến, lấy hai căn bìa phía Nam của Phú lích làm Bộ Chỉ huy và một số lính ở Toà Bungalow (Công An cũ), chiều chúng tôi đi học về thường dứng ngó các lính Nhựt Bổn tập xáp lá cà ở sân trống (bây giờ cất Chi cục thuế) hay trên sân Tennis của Bungalow. Toà lầu xưa nay bỏ cất lại toà Kho Bạc nhà nước và Thư viện Gò Công.

IP IP Logged
Admin
Admin Group
Admin Group


Tham gia ngày: 01/Jan/2006
Thành viên: OffLine
Số bài: 199
Quote Admin Replybullet Gởi ngày: 04/Jul/2007 lúc 1:31pm

Phan Thanh Sắc

 

Văn phòng Hiệu Trưởng Trường Nữ

 

Toà cuối cùng cất lầu phía ngoài đầu dãy lớp trường Nữ. Toà nhà dành cho Hiệu trưởng trường Nữ (Direction de l’École des Jeunes Filles), nhưng thời Pháp chỉ để làm việc.

Từ 1956 đến 1963 là Văn phòng và chỗ ngụ tạm của ông Thanh tra Ngô Văn Tiếng phụ trách giáo dục Tiểu học hai Huyện Gò Công và Hoà Đồng của Tỉnh Định Tường.

Từ năm 1964 là Văn phòng Ty Tiểu Học và từ 1973 là Sở Giáo dục phụ trách chung các ngành giáo dục. Nay là Phòng Giáo Dục Thị xã Gò Công.

Toà nhà là đặc trưng kiến trúc Pháp. Dù lầu cao nhưng vẫn nhìn thấy cái “đầu hồi” phía  Bắc của hai mái ngói rất lạ có cửa vòm bán nguyệt nhỏ, bây giờ không còn ai cất kiểu nầy; đó là loại “mansarde” của kiến trúc cổ điển Pháp. Đặc biệt toà lầu vẫn còn vững chắc, là công thự cuối cùng thời Pháp không thay đổi dáng vẻ còn sử dụng được.

IP IP Logged
Admin
Admin Group
Admin Group


Tham gia ngày: 01/Jan/2006
Thành viên: OffLine
Số bài: 199
Quote Admin Replybullet Gởi ngày: 04/Jul/2007 lúc 1:32pm

Phan Thanh Sắc

 

PHÁP LẬP LÀNG THÀNH PHỐ LÀM TỈNH LỴ GÒ CÔNG

 

Đoạn cuối giòng sử cuộc Kháng chiến của Đại tướng quân Trương công Định chống Pháp có ghi

Pháp sau khi hạ được Trương công tại Đám là tối trời làng Gia Thuận, đem thi hài người về Gò Công phơi ở nhà ***g chợ 3 ngày rồi cho Bà Hầu Trần Thị Sanh (*) là vợ kế của ông lảnh thi thể chồng về chôn”. 

Sự kiện nầy xảy ra vào cuối tháng 8 năm 1864 cũng là sự kiện bi thảm nhất của vùng đất cũ Gò Công. Nó sẽ chấm dứt trăm năm chủ quyền Việt của miền đất Lôi Lạp của Thủy Chân Lạp mà cụ Nguyễn Cư Trinh mang gươm từ Thuận Hoá dùng chính sách ‘tàm thực” (tầm ăn dâu) sáp nhập vào bản đồ nước Việt năm 1756. Miền đất nầy đến đời Tự Đức thứ năm (1852), vì ân sủng cho quê mẹ tức Đức Bà Từ Dũ, vua cho nhập 2 huyện Tân Hoà và Tân Thạnh thành một huyện lớn: Huyện Tân Hoà, lỵ sở cũ của Phủ Hoà Thạnh từ Chợ Dinh (Đồng Sơn) dời về thôn Thuận Ngãi làm lỵ sở huyện mới Tân Hoà. Thôn Thuận Ngãi là nơi Đức Bà Từ Dũ lúc nhỏ thường đến ở học công ngôn dung hạnh với Cô ruột là bà Phạm Thị Phụng và học chữ nho với Duợng là ông Trần Văn Đồ và ở hẵn từ năm 12 đến 14 tuổi (1822 –1824) trước khi  được tuyển về kinh đô Huế làm Phi của hoàng tử Miên Tông, sau là Vua Thiệu Trị.

Lỵ sở Thuận Ngãi phát triển nhanh từ năm 1852 đó và 12 năm sau tức từ năm 1864 không còn do dân ta kiểm soát nữa. Thực dân Pháp bắt đầu triển khai qui hoạch nhập hai thôn kề cận là thôn Thuận Ngãi phía Nam con rạch Cửa Khâu và thôn Thuận Tắc phía Bắc thành một làng thuộc loại thành phố sẽ đặt tỉnh lỵ và chánh thức đặt tên lại là Làng Thành Phố. Mộc (con dấu) của làng Thành Phố - tỉnh mới Gò Công - còn thấy được trên Tờ Tương phân gia sản lập năm 1895 của Bà Dương Thị Hương, goá phụ của ông Huyện Huỳnh Đình Nguơn. Bà Huyện Ngươn cũng là con gái còn lại trong 9 người con của bà Trần Thị Sanh và ông Dương Tấn Bổn, chồng trước quá cố của bà Sanh. Đó là mộc hình vuông dài 3 và 2 cm, có 3 hàng: trên, GOCONG THANHPHO, không dấu và viết dính từ cặp, giữa, No 18. Số 18 là số hiệu tỉnh Gò Công thời thuộc Pháp (**). Dưới là bốn chữ nho Gò Công Thành Phố, trong đó Gò Công là hai chữ Nôm:  Gò gồm chữ “thổ” và “khu” còn Công gồm chữ “công” nghĩa là “ông” và chữ “điểu”. Như thế cũng đủ biết ký ức của dân Gò Công hiểu địa danh Gò Công là gò chim công. Bốn chữ nho Gò Công – Thành Phố nầy cho tới năm 1948 vẫn còn thấy ở mặt tiền Nhà việc làng Thành Phố. Nhà việc bây giờ quy mô vẫn còn, đó là Nhà Bưu Điện Thị xã Gò Công.

_____________________________________________________________________ 

(*) Bà Trần Thị Sanh là con thứ sáu của ông Trần Văn Đồ và bà Phạm Thị Phụng. Bà Phụng là em gái ông Phạm Đăng Hưng. Vậy bà Sanh là em cô cậu của Đức bà Từ Dũ

(**) Pháp chia Nam kỳ thành 21 tỉnh và mỗi tỉnh mang một con số, ghe thuyền phải mang số hiệu của tỉnh mình. Số hiệu nầy đặt theo thứ tự của chữ đầu của tỉnh :

Gia Châu Hà, Rạch Trà Sa,

Bến Long Tân Sóc, Thủ Tây Biên Mỹ Bà,

Chợ Vĩnh Gò Cần Bạc Cấp

Gò Công nằm thứ tự 18 và Cấp tức tỉnh Cap Saint Jacques, dân gọi tắt là Ô Cấp (Au Cap) mang số 21.

IP IP Logged
Admin
Admin Group
Admin Group


Tham gia ngày: 01/Jan/2006
Thành viên: OffLine
Số bài: 199
Quote Admin Replybullet Gởi ngày: 04/Jul/2007 lúc 1:33pm

Phan Thanh Sắc 

 

BÓNG HÌNH LÀNG THÀNH PHỐ

 

Năm 1867 là năm Pháp chiếm hết 6 tỉnh Nam Kỳ rồi chia thành 20 vùng Tham biện. Huyện Tân Hòa đổi thành Vùng Tham biện Gò công.

 

Viên Chánh Tham biện đầu tiên của Sở Tham biện Gò Công (Inspection de Gò Công) là Hải quân Trung Úy Guys cho xây thành lính tập bên bờ Bắc Rạch Cửa Khâu (*), dân gọi là thành “săng đá” (Fort des soldats) từ năm 1868. Sau nầy thành “săng đá” được chuyển thành trường dạy chữ Quốc ngữ và chữ Pháp đầu tiên của cả vùng, tồn tại trên trăm năm (đến năm 1999 thì phá xây Trường Tiểu học Phường 1). Chính viên sĩ quan nầy cũng là công trình sư của tỉnh lỵ Gò Công ban đầu. Còn Rạch Cửa Khâu lúc đó là con rạch thiên nhiên chia thôn Thuận Ngãi là lỵ sở huyện Tân Hoà bên Nam và thôn Thuận Tắc bên Bắc.

 

Năm ấy Pháp cho nhập 2 thôn thành làng lớn để đặt tỉnh lỵ và làng Thành Phố (Commune de Thanh Pho) ra đời. Mặc dù không có tài liệu ghi lại công trình xây dựng tỉnh lỵ Gò Công của Pháp nhưng nếu ta nhìn hiện trạng tỉnh lỵ Gò Công từ năm 1943 trở về trước và nghiên cứu sách xưa ghi ký ức vùng nầy ta sẽ thấy: Con Rạch Cửa Khâu và trục chợ thôn Thuận Ngãi cũ làm 2 trục chánh cho quy hoạch làng Thành Phố. Đất đô hộ nhưng Tây cũng muốn Thành phố phải có dáng dấp Châu Âu, nhất là mẩu quốc Pháp. Phải có sông, có cầu! Chuyện bên lề là sông mà chảy qua thành phố, có cầu bắc ngang qua là vẽ đẹp của biết bao thành phố Châu Âu. Paris đẹp cũng nhờ có dòng sông Seine, 32 chiếc cầu bắc qua và một cù lao trên sông nổi tiếng “Ile de France” với Nhà thờ Đức Bà mà truyền thuyết dệt thành chuyện bất hủ của Victor Hugo “Notre Dame de Paris”. “Thằng gù Nhà thờ Đức Bà”. 

 

Rạch Cửa Khâu được nạo vét đầu tiên năm 1870, qui hoạch thành kinh. Kinh đào rộng và sâu, bắt đầu từ vàm lấy mối nước Rạch Gò Công còn gọi là sông Long Chiến (Long Chiến gọi trại từ Long Chánh). Kinh chảy qua nội thị, được ba cái cầu sắt bắc qua nối hai bờ, rồi vượt đầm lầy ở ngoại ô và vùng lân cận phía đông, biến đầm lầy, đất biền thành ruộng cấy một mùa lúa rẩy, rồi mùa lúa đồng. Kinh băng qua làng Hoà Nghị, vài chục năm sau tại đây bên bờ Nam nó làm bạn với một ngôi chùa lớn đẹp do Bà huyện Ngươn xây cất gọi là Long Thoàn Bửu Tự cùng với cây dầu cao trên năm mươi thước. Cây dầu cao cho tới bây giờ vẫn là cái mốc Giồng Nâu. Rồi kinh qua cây cầu sắt số 4 tại Hoà Nghị, chạy thẳng qua cây cầu sắt thứ 5 tại chợ làng Tăng Hoà và thoát ra sông Cửa Tiểu tại vàm của kinh.

 

Chợ Tăng Hoà được dân chúng gọi là chợ Cửa Khâu từ đó để nhớ con rạch xưa. Kinh mới thay rạch và thay tên trên bản đồ vùng Gò Công là Kinh Salicetti (l’Arroyo de Salicetti)**. Có tên nầy từ lối sau năm 1872. Tên là Tây đặt để kỷ niệm viên Chánh tham biện Vĩnh Long người Pháp đầu tiên, Salicetti bị nghĩa quân phục kích giết chết tại Vũng Liêm năm 1872. Sau nầy 1940  Tây cho đào thêm một kinh nữa theo con rạch từ Vĩnh Lợi tới rạch sông Long Chiến thì chạy thẳng ở mặt Nam nội thị qua cây Cầu Đúc lên Yên luông Đông và Cầu Đúc Lò Heo đi Tăng Hoà rồi gặp Kinh Salicetti, lại tách băng qua Xóm Dinh, Xóm Vạn Thắng  bằng cây Cầu Đúc nữa. Nó hướng về Đông đến làng Bình Ân qua cầu sắt thẳng ra làng Tân Bình Điền qua cầu cây xưa gọi Cầu Khỉ, giờ có cây cầu mới gọi là Cầu Tam Bản (thế cầu Tam Bản xưa ở Hộ Bắc không còn) rồi thoát ra biển ở Cửa Rạch Bùn.

 

Chính đoạn kinh thứ nhì có 2 cái cầu đúc chạy qua miền Nam khu nội thị đã khiến khai tử đoạn Kinh Salicetti qua chợ và 3 cây cầu sắt sau nầy. Cây cầu thứ nhất và thứ nhì dở bỏ năm 1943, cây cầu thứ 3 bị đốt năm 1948. Đoạn kinh Salicetti trong nội thị cuối cùng là chiếc “piscine” sau thành ao tù bị lấp.

 

_______________________________________________________________________________

(*) Rạch Cửa Khâu trong Tiểu Giáo trình địa lý Nam kỳ của P. Trương Vĩnh Ký xuất bản năm 1885 là con rạch chảy ngang Gò Công, tên Hán Việt là Khâu Giang

 

(**) Theo truyền thống tỉnh Vĩnh Long, Salicetti chết là do Thủ lảnh nghĩa quân địa phương Lê Cẩn lập kế giết được :

Ông Lê Cẩn - chưa rõ quê quán - nguyên là một võ quan của triều đình Huế, làm đến chức Đề đốc. Khi nói về ông, sử sách thường ghi là Đốc binh Lê Cẩn. 

Đốc binh Lê Cẩn vốn là người trung nghĩa, có khí phách, chủ trương đánh giặc Pháp bằng vũ lực. Chiến công vang dội của ông được lưu truyền là cuộc tiến công vào trụ sở địch quận Vũng Liêm và trận phục kích Cầu Vông cũng thuộc Vũng Liêm ngày nay.

Cuộc tiến công vào trụ sở quận Vũng Liêm, tại đó lực lượng địch gồm dân binh người Việt và người Khmer do tên Thực, chủ quận Vũng Liêm cầm đầu. Bọn tay sai này rất trung thành với quan thầy Pháp, cũng đàn áp nhân dân, tước đoạt của cải đồng bào, được xếp vào loại ác ôn hạng “nặng”. Phải trừng trị chúng để làm gương cho đồng bọn khác. Được sự tham mưu góp sức của cụ Phó Mai, Đốc binh Lê Cẩn cùng Nguyễn Giao đã tổ chức tấn công chớp nhoáng vào dinh quận. Tên chủ quận Thực bị nghĩa quân giết cùng với 6 lính lệ khác.

Cuộc tiến công này khiến bọn thực dân Pháp và tay sai hoảng sợ. Chúng bèn sai Tôn Thọ Tường, tên Việt gian thâm hiểm về Vũng Liêm để đối phó với tình thế. Tôn Thọ Tường một mặt ra sức vỗ về, chiêu dụ dân chúng, mặt khác dùng mồi bổng lộc để thuyết phục nghĩa quân, trước hết là lãnh tụ Lê Cẩn ra hàng. Nhưng ông và nghĩa quân nhất quyết bác bỏ, không chịu sa vào âm mưu giặc. Còn hơn thế nữa, đó là trận phục kích thắng lợi của nghĩa quân tại Cầu Vông năm 1872.

Trong việc đàn áp cuộc khởi nghĩa của Đốc binh Lê Cẩn, ngoài Tôn Thọ Tường còn có tên Tham biện người Pháp, chủ tỉnh Vĩnh Long Salicetty chỉ huy. Chúng vừa đánh vừa kêu gọi nghĩa quân đầu hàng. Tương kế tựu kế, ông nhận lời ra hàng và hẹn với chúng đàm phán cụ thể tại Cầu Vông. Thực chất ông đã trá hàng, tạo cơ hội đưa chúng vào đất hiểm để tiêu diệt.

Theo tài liệu cũ thì mặc dù Tôn Thọ Tường đã lưu ý can ngăn nhưng Bồi Xê (tên tục của Salicetty) vẫn chủ quan,

nghênh ngang đến Cầu Vông để nhận sự “đầu hàng” của Lê Cẩn. Đúng như dự kiến, cuộc phục kích nổ ra khi Lê Cẩn bất thần tiến công vào Salicety còn Nguyễn Giao thì đánh tập hậu vào vào toán quân đi theo. Theo “Vĩnh Long xưa và nay” thì “Đốc binh Lê Cẩn đã cùng với Salicetty ôm vật nhau lăn xuống sông cùng chết”. Thi thể ông đã được Nguyễn Giao và nghĩa quân đưa về, làm lễ tang điệu và an táng chu đáo. Nhưng phần mộ ông hiện nay chưa xác định ở đâu, một phần do cần giữ bí mật nơi an nghỉ của người lãnh tụ nghĩa quân, mặt khác để tránh sự trả thù của giặc. Còn Bồi Xê thì đầu bị bêu giữa đồng Láng Thé. Sau trận này, nghĩa quân tiếp tục tiến công vào khu vực Trà Vinh và làm chủ cả vùng này một thời gian.

Thực dân Pháp thấy tình hình không ổn nên quyết tâm đàn áp cuộc khởi nghĩa. Chúng huy động nhiều lực lượng, tập trung các tên tai sai đắc lực như Đốc phủ Cái Bè Trần Bá Lộc và Huỳnh Văn Tấn (Đội Tấn). Chúng đã đàn áp nghĩa quân rất khốc liệt. Có thể nói đây là cuộc đàn áp đẫm máu nhất của thực dân Pháp trong các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta sau khi Pháp thôn tính 6 tỉnh Nam kỳ. Nhưng cuộc khởi nghĩa này vẫn kéo dài hoạt động trong vùng Trà Vinh cho đến khi ông Nguyễn Giao - bạn chiến đấu của Lê Cẩn hy sinh vì bị giặc phục kích trên đường vượt sông Cổ Chiên sang Bến Tre tiếp tục chiến đấu. Đến đây, cuộc khởi nghĩa do Đốc binh Lê Cẩn lãnh đạo mới thật sự chấm dứt.

Tấm gương mưu trí, dũng cảm và hy sinh vì nghĩa lớn của Đốc binh Lê Cẩn đã để lại trong lòng dân Vũng Liêm niềm thương tiếc vô hạn. (Ngay thời Pháp thống trị chúng đã cho xây một trụ đá hàm ý ghi nhớ “công lao” của Salicetty và bè lũ !). Ngày nay, cũng tại đây nhân dân Vũng Liêm đã xây một bia tưởng niệm để luôn luôn tưởng nhớ tấm gương anh dũng bất khuất của các nghĩa sĩ Cầu Vong. Ở ấp Đầu Giồng xã Bình Phú, huyện Càng Long vào ngày mồng 3 tết âm lịch hàng năm có ngày giỗ hội. Đó cũng là biểu hiện sự tưởng nhớ các nghĩa sĩ vì nước bỏ mình. Tương truyền khoảng 200 người bị giặc đưa về đây hành hạ, giết chết và vùi xác nơi đây.

Để ghi nhớ công lao của tiền nhân, tưởng nhớ tinh thần yêu nước quật cường của nghĩa sĩ, của những vị anh hùng, năm 2005 ngành Văn hóa Thông tin Vĩnh Long đã xây dựng tượng đài Đốc binh Lê Cẩn - Nguyễn Giao tại ngã ba An Nhơn, thị trấn Vũng Liêm.

 

IP IP Logged
Admin
Admin Group
Admin Group


Tham gia ngày: 01/Jan/2006
Thành viên: OffLine
Số bài: 199
Quote Admin Replybullet Gởi ngày: 04/Jul/2007 lúc 1:33pm

Phan Thanh Sắc

 

KHU NAM VÀ KHU BẮC QUA KINH SALICETTI

 

Trở lại nhìn công trình xây dựng làng Thành Phố và nội thị Gò Công của viên Chánh Tham biện Guys, ta thấy trục Kinh Salicetti phân chia nội thị thành 2 khu Nam và Bắc.

Khu Nam là khu phố dân cư, chợ búa buôn bán sầm uất từ trục chính đã nhắc là trục chợ cũ, trụ sở lỵ sở Thuận Ngãi của huyện cũ Tân Hoà, ngôi đình cũ thôn Thuận Ngãi thờ Thành Hoàng bổn cảnh đã được phong sắc thượng đẳng thần đời Tự Đức năm thứ 5, 1852. Hai bên trục nầy đã có phố xá khá nhộn nhịp. Từ trục nầy ở phía Tây mở đường lớn trên con kinh lấp. Đường Kinh Lấp, dân kêu bằng tên nầy, rồi sẽ thành đại lộ tiêu biểu tỉnh lỵ Gò Công: Boulevard Rodier, “boulevard” là đại lộ. Đây là đại lộ duy nhất nội thị theo cách đặt tên đường của Pháp. Nói đến việc hình thành đường Kinh Lấp nhắc nhớ ngay khu chợ bây giờ “Chợ Gò Công” với các nhà ***g sườn sắt bây giờ vẫn còn, khánh thành tức khai thị vào tháng giêng năm Đinh Tỵ, dương lịch 1917.

Đường Kinh Lấp (*) và chợ Gò Công (**) là trái tim và mạch chính của cả vùng Gò Công từ ấy tới giờ. Trái tim vẫn còn đập và mạch vẫn lưu thông qua bao thăng trầm hơn trăm năm, không già nua cằn cổi mà trẻ lại đẹp ra!

Khu chợ xong, đến khu nhà thương, ban đầu do Công giáo cất nhà Từ thiện Y tế, sau tặng chính quyền xây bịnh viện theo mô hình chung của bịnh viện các tỉnh ở Nam Kỳ. Dân gọi là “nhà thương” tức là nơi ấy cũng có chút gì tỏ rõ tình người: nơi xoa nổi đau, chửa lành tật bịnh, chỉ bó tay khi không thể nào mở được tay. Đặc biệt là trong khu bịnh viện có Nhà Bảo sanh. Vào những năm 1930 ai được sanh tại đây là dân chợ dân thầy, dân thợ, còn dân ruộng sanh tại nhà! Trong khai sanh học trò chúng tôi thời ấy, ai có nơi sanh ghi là “Maternité de Go Cong” (tức Bảo sanh Gò Công) là điều hảnh diện. Tôi sanh giữa những năm 30, sanh tại nhà ở đồng dù rằng nhà lúc đó cũng khá giả, nhưng sợ nhà thương ! Khai sanh của tôi ghi trể mười hôm vì chờ coi có “phởn phơ” không và ghi nơi sanh là làng Thành Phố.  

Tiếp lại khu bên phía Tây từ đường Kinh Lấp đến nhà thương nầy từ trên Mỹ Tho xuống qua cầu sắt Long Chiến là tới, dân gọi là khu chợ mới để phân biệt khu chợ cũ tức trục chính nói ở trên đang mở về phía Đông.

        

Khu Bắc sẽ là khu hành chánh, trường học, toà bố, dinh Chánh Tham biện, toà nhà phó tham biện, sở trường tiền, toà án, khám đường, trại lính, sân vận động v.v. Trong phạm vi  khu hành chánh nầy cho đến năm 1945 không một nhà dân chúng nào chen vào được. (Xem bài Những công thự và công ích phía Bắc Kinh Salicetti đã đăng)

 

_____________________________________________________________________

(*) Trước khi Tây vô, có con rạch cùn từ Vàm Rạch Gò Công chảy theo hướng Bắc Nam, Tây chiếm Gò Công từ năm 1864 cho đỗ rác và đất lần lần thành con đường lớn tráng nhựa dựng dãy cột ***g đèn giữa (giờ còn 2 cây, một giữa các sạp chợ “lấn” và một gần mé sông). Tên đầu tiên là dường Kinh Lấp (dân kêu) rồi Boulevard Rodier, từ 1949 là đại lộ Phạm Đăng Hưng, sau 1975 là đường Trương Định 

(**) Chợ Gò Công là Chợ mới, chợ cũ là trước Bưu điện trên trục có ngôi đình. Chợ mới khánh thành năm 1917 có hai nhà ***g sắt, nay cải tạo xi măng đúc mặt tiền, chứ 2 nhà ***g sắt vẫn còn phía sau

IP IP Logged
Admin
Admin Group
Admin Group


Tham gia ngày: 01/Jan/2006
Thành viên: OffLine
Số bài: 199
Quote Admin Replybullet Gởi ngày: 04/Jul/2007 lúc 1:33pm

Phan Thanh Sắc

 

BA CHIẾC CẦU BẮC QUA KINH SALICETTI NỘI THỊ

 

Khi vét đào Kinh Salicetti nội thị Pháp cho bắc 3 cây cầu sắt trên 3 trục lộ Nam Bắc.

 

CẦU HUYỆN

 

Bây giờ, ai là người Gò Công cũng đều nghe đến Cầu Huyện, có thể cũng biết chỗ Cầu Huyện nhưng mấy ai thấy dáng dấp chiếc cầu sắt nầy. Cây cầu nằm trên con đường ven phía Đông chợ Gò Công, từ Miếu Bà phía Nam ngược lên qua Ao Trường đua về các làng miền Đông Bắc: qua cầu gần 100 thước nếu đi thẳng thì về các làng Tân Niên Đông, Tân Niên Tây v.v. , nếu rẽ phải sẽ về Bình Ân và Tân Bình Điền, nếu rẽ trái thì vòng về Sơn Qui, làng Tân niên Trung. Chíêc cầu nầy có trụ sắt, thành cầu thẳng băng, mặt cầu lót ván rộng 4 mét. Cầu không cần mống cao. Xe ngựa, xe bò, xe kéo đi qua gần như bình thường không cố sức nhiều.  Chiếc cầu chắc có tên Tây, nhưng dân ta kêu là Cầu Huyện.

Chiếc cầu đầu đời khi tôi có ý thức thấy và nhớ được là Cầu Huyện nầy. Sau nầy, đầu năm 1948 ngay sáng sớm hôm sau của đêm nó bị đốt cháy, tôi đã đứng cách khung sườn khét lẹt của cầu, nhìn vài miếng ván cầu cháy dở rơi xuống dòng nước vô tình đang chảy, tôi không nhớ tôi có buồn hay sao sao nữa! Nó là chiếc cầu hằng ngày sáng qua chiều qua, bằng đôi chân trần tôi đi học. Cầu Huyện bị đốt, không bắc cầu lại mà đặt ống cống đắp đập nối thông hai đầu lộ. Giờ đã bỏ cả cống mười năm rồi, dân vẫn gọi là Cầu Huyện.

 

CẦU PHỦ (..1943) – CẦU TÂY BAN NHA (1967 – 1998)

 

Từ Cầu Huyện, ngược đường vô chợ cặp mé sông (lúc đó ai cũng gọi là sông) cũng có hơi quẹo sẽ gặp chiếc cầu sắt thứ nhì. Cầu nhỏ quá chỉ dành cho xe kéo và người đi bộ băng qua (trước các năm 1940). Bên bờ Bắc của Kinh thấy đường đến ngôi Nhà thờ đồ sộ tháp chuông cao. Sau nầy khi đi học xa về thăm nhà, qua đò Mỹ Lợi một đổi, thấy được tháp thánh giá nhà thờ biết là gần tới “nhà”, rồi thì nôn nao mong mau tới nếu vừa đỗ đạt, còn rầu vì tâm sự “Bùi Kiệm” ngổn ngang, không biết phải thưa cha thưa mẹ làm sao vì “con thi rớt mới về”! Tôi nhớ má tôi an ủi tôi là học tài thi phận, má hát:

           “Thưa cha con thi rớt mới trở lụn về,

            Bùi Ông mắng nhiếc, nhúng trề,

            Trách phận mầy sao ham bề vui chơi.

             Kiệm rằng …tài bất thắng thời…”

      

Bên Nam là đầu đường gọi là Lộ Me. Tôi chưa bao giờ đặt chân lên chiếc cầu nầy và có người gọi là Cầu Phủ. Sau nầy nó mất đi, đoạn kinh nầy không nối được đôi bờ gần 30 năm. Rồi sau nầy năm 1967 có cây cầu cây mới vững chắc tên gọi không tây không ta mà là Cầu Tây Ban Nha.

Năm cầu Tây Ban Nha xuất hiện tôi cũng biết, rồi khi miếng ván cầu cuối cùng của chiếc cầu cây cũ cho rơi xuống vũng nước còn lại tôi cũng thấy vì tôi có nhà ở khu nầy để đi dạy. Lúc đó có ai hỏi tôi ở đâu, tôi đáp ở khu Cầu Tây Ban Nha. Xin nói mau vì tác giả Huỳnh Minh trong quyển “Gò Công xưa” viết: gọi là cầu Tây Ban Nha vì do một toán lính Tây Ban Nha cất. Không có lính Tây Ban Nha nào tham chiến thời chống Mỹ cả, chỉ có toán y bác sĩ thiện nguyện người Tây Ban Nha đến Bịnh viện Gò Công từ năm 1966 để giúp về y tế. Họ được bố trí ở toà nhà là Thị đội bây giờ. Đầu năm 1967, cầu cây mới làm xong, rộng 1,4 thước đủ xe lam ba bánh qua được và được đặt tên là cầu Tây Ban Nha để kỷ niệm công việc thiện nguyện của họ. Có một tấm bản ghi tên cầu bằng chữ Tây Ban Nha ‘ PUENTE ESPANA’ ở đầu cầu bên Nhà thờ. Hôm khánh thành, vài người trong phái đoàn họ đứng chụp hình bên tấm bảng cầu và nói họ sẽ gởi về quê nhà. Họ nói tiếng Pháp. Đầu năm 1973 họ ra đi…

 

Mới đây tháng 07 – 2006, tình cờ tôi thấy một trang Web nói về nước Tây Ban Nha hồi năm 1965 có giúp Chính quyền cũ Sài Gòn về Y tế tại Gò Công theo Chương trình Viện trợ phi Quân sự như sau:

 

SPAIN  NONMILITARY AID TO VIET NAM

 

 In December 1965 the government of Spain announced that as a result of a request by the government of Vietnam, it would provide a medical mission of twelve to fourteen men to the Republic of Vietnam. Negotiations over support arrangements were made in co-ordination with the U.S. Agency for International Development and the Vietnamese Minister of Health. The major points of this arrangement were that the government of Spain would pay the team's salaries and allowance, plus fifty dollars a month per member for subsistence, and the United States would pay all other costs.

 

It was decided to locate the team of four doctors, one quartermaster, a captain, and seven nurses in Go Cong Province in the IV Corps Tactical Zone. The team arrived in Vietnam on 8 September and on 10 September it replaced the US Military Provincial Health ***istance Program team at the province hospital in Go Cong.

 

 Xin dịch ra tiếng Việt:

TÂY BAN NHA –

              VIỆN TRỢ PHI QUÂN SỰ CHO VIỆT NAM:

Tháng 12 năm 1965, Chính Phủ Tây Ban Nha loan báo rằng do kết quả thảo luận về yêu cầu của CHVN, nước TBN sẽ gởi một Đoàn y tế gồm 12 đến 14 nhân viên đến CHVN. Các cuộc thảo luận về hoạch định viện trợ được thực hiện kết hợp với AID của Mỷ và bộ Y tế Việt Nam. Những điểm chính của cuộc hoạch định nầy là: Chính phủ Tây Ban Nha sẽ trả lương và phụ cấp cho Đoàn Y tế cộng thêm 50 đô la mỗi tháng cho từng thành viên để sinh hoạt và Mỹ sẽ trả mọi chi phí khác.

Quyết định là cử Đoàn y tế với 4 bác sĩ, một trưởng đoàn, một đại uý và 7 y tá phục vụ tại Tỉnh Gò Công thuộc Vùng IV Chiến thuật. Toán Y tế sẽ đến Việt Nam vào ngày 8 tháng 9 - 1966 và ngày 10 tháng 9 thay thế Đoàn Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ về Y tế Tỉnh tại Bịnh viện Tỉnh Gò Công.

 

Vậy mọi chi tiết tôi viết về chiếc cầu Tây Ban Nha là chính xác !

      

            

 

           CẦU QUAN

 

Cầu Quan là chíếc cầu quan trọng nối liền hai bộ phận Nam Bắc của nội thị Gò Công. Nó ở ngay một vị trí mà tới ngày nay không ai tưởng rằng chỗ nầy phải có cây cầu và là cây cầu quan trọng và đẹp nhất thời bấy giờ.

Lùi về bên mặt Nam phần dân cư nó nối một con đường lúc đó gần như là con đường ven. Từ Miếu Bà theo con đường đi lên phía Bắc bên trái đã có nhà phố, nhà máy xay lúa, nhưng bên phải còn là ruộng cho tới đầu các năm 1950, các thầy giáo mới đến cất nhà ở. Nhớ lại, xưa sau khi tên Huỳnh công Tấn chết (1877), gia đình có cất ngôi chùa gọi là chùa ông để thờ Quan Công nhưng cũng để thờ Lãnh Binh Tấn. Cổng chánh chùa ngó mặt qua phía sau Nhà Bà Phước. Trên 2 cột trụ có 2 câu đối bằng chữ Hán “ Độc chúc Tào vô dạ” “Đơn đao Hán hữu thiên”. Đây là 2 câu mô tả tính cách và hành động anh hùng của Quan Công, để mọi người lầm tưởng đây là chùa thờ Quan Thánh. Trong chùa có bài vị của Tấn mãi sau nầy vẫn còn. Vị trí bây giờ là khu Nhà trẻ Sơn Ca và trường học. Từ chùa qua con đường là khu Cô Nhi viện của các bà sơ người Pháp “Sœurs de Saint Paul”, dân quen gọi là Nhà Bà Phước nuôi trẻ mồ côi….Nay (2004) ngôi lầu có ghi hàng chữ Pháp trên vẫn còn trong khuôn viên trường Mẩu giáo Bình Minh.

Đối ngang qua đường Nhà Bà Phước là ngôi lầu Bungalow một loại nhà quan-cư như câu lạc bộ thời Pháp có sân tennis, năm 1942 thấy có lính Nhựt (lùn) chiếm đóng, chiều tập đánh xáp lá cà trên sân tennis. Các thời sau tòa nhà nầy làm đồn Công an. Nay tòa bungalow bị triệt hạ cất lầu cũng làm đồn Công an.

Xưa (trước 1943) đứng trên đường, giữa Bungalow và nhà Bà Phước là qua đường dọc phía Nam con kinh và qua chiếc cầu sắt là Cầu Quan đó !

Cầu có tên Tây là cầu Albert Sarraut, nhưng dân quen gọi là Cầu Quan. Cũng ngộ dân gọi cây cầu sắt phía Đông là Cầu Huyện, cầu sắt nhỏ giữa đoạn kinh là Cầu Phủ và cây cầu lớn gần chợ nầy là Cầu Quan.   

Cầu bắc qua kinh Salicetti, cách vàm của kinh từ Rạch Gò Công lối 300 thước. Cầu không có mống cao dài 30 thước, rộng 5 thước lót ván ngang, thành cầu thẳng băng cao thước rưởi. Đầu thành cầu phía phải bên Nam có cột sắt ***g đèn vừa tầm người. Bên Bắc nhìn qua đầu thành cầu bên phải cũng có cột ***g đèn như thế, đối chéo. Phải chi có 4 trụ đèn thì đẹp biết bao ! Đêm có người đến châm dầu và đốt đèn soi mờ mặt cầu…

Vừa qua Cầu Quan, phía Bắc chừng trên mươi thước là có con đường ngang. Đường nầy chạy từ vàm kinh phía tây qua mặt Nam của Trường Nữ, qua Trường Nam, hai trường nầy dân gọi chung là Trường Quan, rồi chay dọc theo kinh đến tận đầu phía Bắc Cầu Phủ, quẹo trái  theo hướng Bắc nhập vào đường chạy ngang Nhà thờ.

Còn bên chợ qua Cầu Quan chỉ chạy một đoạn ngắn 200 thước là tới đường cắt ngang (giờ đường Nguyễn Văn Côn) và cổng vào dinh Chánh tham biện. Dinh Chánh tham biện cất xong năm 1885 còn Cầu Quan chắc hoàn thành trước hay sau đó. Hoá ra Cầu Quan là nối khu Nam dân cư với toà nhà làm dinh quan Chánh Tham biện. Xe từ Mỹ Tho xuống qua Cầu Quan mà đến ngay dinh nầy thì rất tiện, nhưng đến các cơ sở khác thì phải quẹo trái hoặc phải thật vòng vo. Sau có con đường  giữa trường Nam và trường Nữ là trục tiện lợi nhất, nhưng không có cầu nối. Bên khu Nam cũng có con đường đến mé sông. Hai đầu đường ngó nhau qua lòng kinh rộng. Thấy nhau mà phải đi vòng qua Cầu Quan như thế gần suốt 60 năm, đến năm 1943 mới được thông nối, nay (2004) là đường Trần Hưng Đạo. Trở lại con đường qua Cầu Quan đến cổng dinh Tham biện quẹo phải và nhìn thấy sân banh nhỏ (bây giờ là Trường Trung học Gò Công – Trương Định) bên phải, đi tới trước cổng Sân Vận Động Gò Công gặp con đường nhỏ (bây giờ trong khuôn viên trường) chạy nguợc hướng Nam ra gặp đường mé kinh. Trở lại con đường trước Dinh, qua khuôn viên Dinh là đến Sân vận động bên trái đường có sân đá banh kích thước trung bình, nhưng có khán đài, có rào đúc ngăn cách sân và đường chạy chung quanh trải than đá vụn. Đường chạy đủ rộng  nên Tây thường cho đua ngựa vào dịp 14-7 (Quatorze Juillet 1789, ngày phá ngục Bastille), ngày lễ “chánh chung”, Quốc khánh của Pháp hay vào dịp Tết ta. Còn sân banh nhỏ bỏ trống, nhớ năm 1942 gần Tết Tây tổ chức “kermesse” như là hội chợ đấu xảo bây giờ. Hàng đấu xảo là sản vật, nông phẩm của 40 chục làng trong tỉnh đem đến dự thi. Từ cổng sân vận động đi tới bên phải là mặt sau của trại lính “gạc” (Garde civile locale). Trại lính có mặt tiền ngó ra đường nhỏ chạy dọc bờ kinh phía Bắc. Qua trại lính là khuôn viên ngôi nhà dân sự duy nhất của cánh họ Dương Tấn bây giờ vẫn còn, bây giờ giáp trại lính cũ toàn là nhà. Bên trái kế bên sân vận động là khu nhà thờ có ngôi “Thánh đường Sacré Coeur Thánh Tâm”. Con đường trước nhà thờ có thể đi về các làng Tân Niên Trung … sau khi qua Cầu Sơn Qui. Con đường trước dinh Chánh Tham biện vừa mô tả không sầm uất, chỉ thỉnh thoảng có xe hơi, xe kéo, xe máy (xe đạp) chạy qua và người đi bộ đi đông đúc là khi đến xem các trận đá banh ở sân vận động. Xe ngựa từ hướng Sơn Qui muốn vào chợ, khi tới nhà thờ thì quẹo trái theo đường nhỏ có thời gọi đường Hộ Mưu, vòng qua Cầu Huyện mới vào bến xe ngựa được. Xe hơi từ Sài gòn về chạy theo đường vòng sau dinh Tham biện gọi là Lộ Dương, tới ngỏ tư Nhà Đèn hoặc chạy thẳng rồi ngoẹo trái trước mặt trường Quan rồi qua cầu, hoặc tới ngã tư ngoẹo trái đến trước cửa dinh queo phải rồi qua Cầu Quan.  Xe đò nhất là xe ngựa không dám bén mảng đoạn đường từ ngã tư nhà đèn đi thẳng để quẹo qua trường Nam vì kế bên Kho Bạc (bây giờ vẫn kho bạc nhưng cất mới) là Bót lính mã tà dân gọi là phú lích. Thuở ấy có một ông cò Tây (commissaire de police) hung dữ dân gọi là Cò Le Fort, cầm roi, đội nón cối trắng đi rểu rểu. Xe ngựa chạy bậy, đậu không đúng chỗ sẽ bị phú lích dán một “ề” cò (tem) phạt ở bình phuông xe là kể như tiền chở khách ngày hôm đó không còn đủ mua cỏ lúa cho ngựa!

 

 

 

     HÌnh 2  :  Cầu Quan trước 1943. Đứng trước cửa Trường Quan tức bên bờ Bắc Kinh Salicetti  thấy quang cảnh nầy :  Lòng kinh sau năm 1943 đấp đập ngăn chỗ chiếc cầu và đấp bên phía phải nay là đường Trần Hưng Đạo làm Piscine mấy chục năm. Cầu Quan phá năm 1943 nay là đoạn đường Lưu Thị Dung đi đến Thị Đội, đến Dinh Tỉnh trưởng cũ. Tòa lầu bên trái là Nhà Bà Phước nay trong khuôn viên trường Mẩu giáo Bình Minh. Tòa lầu bên Phải là Bungalow, trước 1975 là trụ sở Công An. Nay triệt hạ cất tòa lầu mới vẫn là trụ sở Công an

IP IP Logged
Admin
Admin Group
Admin Group


Tham gia ngày: 01/Jan/2006
Thành viên: OffLine
Số bài: 199
Quote Admin Replybullet Gởi ngày: 04/Jul/2007 lúc 1:34pm

Phan Thanh Sắc

 

THĂNG TRẦM  “CHỢ” GÒ CÔNG

 

Đến năm 1940 là năm tôi bắt đầu “đi” chợ Gò Công. Tôi thường theo cha tôi đến nhà cô ruột ở phía Nam chợ. Tôi quen dần các con đường ở chợ. Tôi nhớ như in dòng kinh Salicetti, hai bên bờ kè của nó và ba chiếc cầu trong nội thị…Tất cả đều đi vào cổ tích... Vàm kinh bấy giờ rộng và lòng kinh hẹp hơn, hai bờ cẩn đá xanh  làm kè cho tới đoạn ngã ba Nhà Bà Phước. Ở đoạn kinh chánh nầy nầy bên bờ Nam có hàng rào trụ xi măng đúc cách khoảng có chắn hai hàng “railles” sắt mỗi đoạn chừng mươi mét. Rào chừa 3 khoảng, một gần vàm để người đi ghe từ dưới nước bước lên bến xe đò, một trước nhà Bà Lớn có nhiều bậc xuống để ghe đậu người lên bộ, rồi lại cách khoảng trước Nhà Bà Phước có bậc, chúng tôi học trò thường xuống rửa chân cho mát. Từ đó xuống tới cầu Huyện, hai bên bờ Kinh chỉ trồng cây ô môi tây, quanh mùa cho trái dẹp màu nâu tươm mật ngọt quéo ăn vài ba trái đã say. Con đường chạy cặp bờ Kinh Nam là đường Đốc Phủ Đức chạy từ dốc cầu Long Chiến qua chợ, qua Tháp Lảnh Binh Tấn rồi cập kinh đến Bà Phước. Từ Nhà Bà Phước xuống Cầu Huyện là đường đá nhỏ gọi là đường Đốc Phủ Đức nối dài nhưng dân gọi là đường Bờ Kinh Cầu Huyện, sau là đường Tổng Đốc Phương (giờ đường Hai Bà Trưng). Đoạn nầy ngay đầu cầu Phủ xưa bên Nam có ngôi từ đường của dòng nội ông Đốc phủ Hải do ông Thân Nguyễn văn Bính là cháu kêu ông Phủ Hải bằng bác ruột ở và thờ phụng. Đây là ngôi nhà cổ nhất chợ Gò Công còn sót lại. Nhà gạch lợp ngói âm dương có lớp thí gồm ba căn hai chái rộng 5 căn, nhà ngang phía sau hợp thành khối bề thế. Trong nhà các bàn thờ liển đối còn đầy đủ, thật xứng là nhà xưa liệt hạng. Nhà từng được phân cảnh quây phim “Con nhà nghèo” dựa theo tác phẩm Hồ Biểu Chánh. Từ ngôi nhà nầy xuống tới nhà cao cẳng của ông Ba Khoa rồi hết không còn nhà ở nữa. Đoạn kế tiếp, là hai dãi đất hai bên, cỏ cây cao thấp bên những nấm mồ, bãi tha ma xưa thật xưa. Nhớ lại có nhiều đêm, cha tôi chở tôi về ngang đoạn đường hiu quạnh nầy, dù ngồi giữa hai tay của cha, tôi vẫn sợ, nhất là vào mùa mưa hai bên cóc nhái kêu, nhạc sành trổi từng đợt và bên kia kinh đóm đóm loè sáng trên cành bần, phía xa đám lá dừa nước đêm càng thấy rậm. Tận gần những năm cuối 50, tôi đi ngang đoạn nầy, cảnh vẫn chưa đổi thay, đom đóm mùa thu vẫn loé, tôi chợt nhớ câu ca dao mẹ tôi thường ru các em tôi:

        “Bần gie đóm đậu sáng ngời,

         Lở duyên tại bậu trách trời được sao!”

Giờ các em nhỏ sống ở khu nầy, thấy trên truyền hình có chương trình “Đom đóm học đường”, chắc sẽ hỏi     mẹ chúng : “đom đóm là gì hởi mẹ?”

 

Nhắc lại Kinh Salicetti chính nó và 3 chiếc cầu bắt qua sông ở khu chợ Gò Công có gợi nhớ cho viên công trình sư người Pháp đến quê nhà là mỗi thành phố đều có sông với nhiều chiếc cầu chảy qua không? Riêng tôi thấy cảnh con kinh lúc đó rất đẹp. Kinh nước lớn ròng vẫn trong, không rác rến, tuy ít nhưng cũng có nhiều chiếc ghe mui nhỏ vẫn qua dưới Cầu Quan, qua cầu Phủ, qua cầu Huyện rồi trở lại hay về đâu, về đâu… như nước chảy qua cầu! Hình ảnh xưa cũng là nước chảy qua cầu. Ai cũng có hình bóng quê nhà, riêng tôi ngoài điều ước lệ nầy, gần 70 năm qua con Kinh và ba chiếc cầu sắt bắc qua là những hình bóng cũ!

 

Rồi, nhắc để không quên. Từ Vàm đầu kinh bước lên, nhớ lại trước mặt xưa là trục chợ và trụ sở thôn Thuận Ngãi. Trên vàm bắt đầu là  bến xe đò, rồi thấy Tháp tên Tấn. Bến xe và Tháp nằm trên nền chợ cũ. Ráng ngó hơi xa, công sở mới có tầng lầu gọi là Nhà việc làng Thành Phố. Nhà việc chắc phải trên nền cũ trụ sở huyện lỵ Tân Hoà và Thôn Thuận Ngãi. Hơi khó thấy, nhưng sau Nhà việc chừng trăm thước ngôi đình Thuận Ngãi xưa được cất lại uy nghi đỉnh lập vào những năm đầu của 1930. Hai bên hông đình đều có 4 chữ Hán thời gian không phai nhạt ”Đình Thành Phố Thôn” (đọc theo chữ Hán bên phải qua). Đình thay tên nhưng trong long đình thờ trước bàn Thần, sắc phong thượng đẳng thần cho đình, đời Tự Đức thứ năm vẫn còn giữ…Cũng ở vị trí cũ ta tưởng tượng thấy hồ nước to lớn sau và cách đình một con lộ. Dân gọi là Hồ nước phát nước mưa cho dân dùng mùa khô hạn.

 

 

 

 

 

 Hình 3 : Đình Thành Phố (trước 1975) nay là Đình Trung Gò Công.Gọi là Đình Trung theo lý giải của Ban Phụng tự là Đình tập trung thờ ba sắc thần Vua Tự Đức phong cho 3 ngôi đình thôn Thuận Ngãi, thôn Thuận Tắc và thôn Long Chánh. Từ 1956 ba thôn cũ nầy nhập thành xã Long Thuận trước 1975.  Đình trông thấp xuống vì các đường bao quanh nâng lên trên 5 tấc. Mặt tiền đình hướng phía Bắc

 

 

Đứng trên đường trước trường Nữ ngó qua kinh ta thấy toà nhà của ông bà Đốc phủ sứ Nguyễn văn Hải và Huỳnh thị Điệu. Toà nhà trên đường Đốc phủ Đức nầy (giờ đường Hai Bà Trưng) có kiến trúc bên ngoài kiểu Pháp kiểu ta kết hợp hài hoà, bên trong nhà ở và nơi thờ phượng. Đây là ngôi nhà cách tân đầu tiên thời Pháp thuộc, cất xong năm Kỹ Dậu 1909. Không lấy làm lạ nếu được biết ông Đốc phủ Hải từng được đưa sang Pháp du học và là rể của Bà Huyện Huỳnh Đình Nguơn, tức bà Dương thị Hương con gái bà Trần thị Sanh, tức là Bà Hầu của Trương Công Định.

Năm 1942, tôi đi học ở trường Quan là trường Nam Tỉnh lỵ “École Primaire des Garçons de Go Cong”, trường nguyên trước đây là thành lính tập của Tây, khi tôi học trường đã lâu đời, bao thế hệ đã học qua, đã tới đời ông Huỳnh văn Hai làm đốc học thứ 20 rồi. Đa số học trò chúng tôi phải qua Cầu Quan sớm chiều

bốn bận. Lúc đó tôi mới bắt đầu quen với chiếc cầu sắt nầy. Cầu dáng như cầu Huyện, hơi rộng hơn và dài hơn. Giờ đi học hay tan học chúng tôi thung dung đi, xe cộ quá ít và thường nhường cho học trò nam nữ của hai trường qua cầu. Cũng không lâu vì học trò lúc đó không nhiều. Tôi là học trò nhỏ qua cầu tưởng chừng như qua đường hầm lọt thỏm trong cầu. Tôi qua lại trên cầu đâu chỉ được một năm thì:

Đầu năm 1943, người ta đấp con đập qua kinh ở hai đầu Bắc Nam đường Trần Hưng Đạo bây giờ. Giữa lòng kinh đặt cống. Chặn kinh nối đường và xe không qua Cầu Quan nữa. Chúng tôi thấy vui, cũng đi qua trường bằng đường mới. Rồi người ta bắt đầu dở Cầu Quan. Dân dồn Tây cho dở cầu bán sắt vì thua trận bên nước nhà. Nhưng không phải vậy. Viên Chánh tham biện Tây cuối cùng là Ropion muốn sủa sai công trình của viên Chánh tham biện đầu tiên Guys bằng cách nối liền trục lộ quan trọng Trần Hưng Đạo bây giờ.

Kinh không là thuỷ đạo cần thiết nữa nên cho dắp luôn chỗ Cầu Quan để chắn một đoạn kinh làm hồ tắm. Cuối năm 1943 đã lắp xong cống, thay đổi nước ra đoạn kinh bên phía chợ. Bốn bề hồ tắm được cẩn bậc đá sạn. Hồ tắm dài và rộng hơn bất cứ hồ tắm xây nào ở các tỉnh miền Nam và cả Sàigòn. Người dân bắt đầu gọi hồ tắm là Piscine và tên Trường Quan bị quên dần, bắt đầu được gọi là Trường Nam Piscine. Hai phía của Piscine, con kinh đứt khúc, nước vẫn lớn vẫn ròng. Đoạn kinh bên chợ được 15 năm rồi thành đất, cất trường học nghề và nhà cửa. Bên Đông lâu lắm mới thành đất khi cầu Tây Ban Nha thành đường mới mươi năm nay. Trở lại Piscine luôn đầy ấp nước, lâu lâu thay nước một lần. Nước là nước sông lấy khi nước lớn đầy ấp cũng trong cũng sạch, không ô trọc, ngọt lợ tuỳ theo mùa.  Thanh thiếu niên ở chợ bắt đầu đi tắm và bơi trên hồ. Lần lần các học trò lớn của trường Nam cũng xuống bơi lội, đùa giởn. Học trò hơi nhỏ có thể học bơi trong mé nhờ có bậc để hai tay bám vào. Thanh niên ở chợ khi tắm thì mặc quần cụt, còn học trò thì cởi quần áo gói tập vở để trên bờ và tấm trần truồng, gần đến giờ học thì nhảy lên bận quần áo và chạy vào trường. Sau năm 1945, lại làm thêm cầu ván thấp ngang qua Piscine lối trước cửa Bưu Điện, để làm cầu nhảy. Các học trò và các bạn học của tôi leo lên cầu ôm vật xô nhau xuống nước, vui thật là vui… Tôi không biết lội, học lội ở mé hồ và sau vài lần uống nước và một lần hụt tay chìm xuống đáy, may nhờ vớ trúng bậc đá cuối, lần theo bậc mà trồi lên. Hú vía và biết lội! Vẫn tắm trần truồng và đùa vui như thế cho đến năm 1949, tôi rời trường lên Sàigòn học tiếp trung học.

Năm 1955 tôi trở lại quê nhà, bắt đầu đi dạy ở trường làng và khi đi ngang Piscine để vào văn phòng Ty Học chánh tôi vẫn thấy các em học sinh, thế hệ thứ hai sau chúng tôi xưa, vẫn còn tắm truồng. Được biết lúc nầy thầy cũ của tôi là thầy Võ văn Giáp  đang làm Hiệu trưởng Trường Nam. Trưa trước giờ học chừng nửa tiếng thầy thường đạp xe rảo chung quanh trường, gặp học sinh đổ xí ngầu thầy dừng lại tịch thu xí ngầu và chộp đứa đang chơi để phạt. Đặc biệt thầy thường đi bộ từ văn phòng ra bờ Piscine, nếu thấy học sinh bỏ quần áo trên mé tắm truồng, thầy cho gom hết. Trống đánh vào học, các học sinh nhảy lên bờ thấy mất quần áo tập vở và được biết ông Hiệu trưởng lấy, đứa nào đứa nấy xanh mặt chạy vào văn phòng Hiệu trưởng, đứng xếp hàng chờ phạt. Thường thì thọ phạt xong chờ thầy dạy lớp đến lảnh về. Năm 1957, tôi về dạy lớp Nhất trường Nam, chưa đầy một tuần đã được mời xuống văn phòng lảnh một tốp học trò “quí” tắm Piscine trước giờ học buổi chiều. Chắc có lẽ thầy Hiệu trưởng muốn nhắc nhở thầy giáo mới, bảo phải răn đe các em. Dẫn các em về lớp mà tôi nhớ lại mới mười năm trước, chúng tôi cũng tắm như thế nhưng may không bị lấy quần áo! Tôi chỉ nhỏ nhẹ cắt nghĩa cái hại khi đi tắm mà không chuẩn bị kỹ, tắm trước buổi phải vào học là cập rập, mệt vọp bẻ là chết đuối, piscine nước sâu v.v. vã lại đã học lớp Nhất rồi, tương lai đang đợi. Còn các em tắm truồng, tôi nghiêm mặt và rầy trước lớp: “Lớn tồng ngồng mà còn tắm truồng, bộ đây là dòng sông, con rạch ở quê nhà các em sao?”.

Sau đó học trò tôi không tái phạm nữa, nhưng mỗi khi dạy xong bài, tôi ra hành lang lớp trên lầu ngó ra Piscine. Ôi Piscine coi mênh mông mà hiền hoà, suốt cuộc tồn tại chỉ giúp học trò (chỉ hơi tiếc là chỉ riêng học trò nam thôi!) bơi lội đùa vui chưa lần nào gây mất mát. Tôi  bâng khuâng nhớ mới ngày nào, nhớ tuổi học trò vô tư đùa nghịch. Đứng trên lầu đôi lần tôi tạm không thấy Piscine để tưởng tượng trước mặt là con kinh chạy từ vàm thanh thoát bên phải và bên trái tôi là chiếc Cầu Quan, con đường hầm đen của tôi, phía đông xa xa chiếc Cầu Phủ nhạt nhoà, và ôi chiếc Cầu Huyện, chiếc cầu đầu đời của tôi, một buổi sáng buồn mùa xuân 1948, cho rơi những ván lót còn ngún khói xuống dòng kinh…!

 Suốt năm năm như thế, tôi đứng hành lang lớp học trên lầu trông ra. Tôi đang dạy ở trường Nam Gò Công gọi là trường Nam Piscine. Tôi không từng dạy ở trường Quan, tôi chỉ từng qua Cầu Quan để học trường Quan!

 

              Ôi Trường Quan huyền thoại của “chợ” Gò Công vì chỉ gọi trường Quan khi còn  dòng  Kinh Salicetti và 3 chiếc cầu sắt bắc qua!

                                 

              
         

               Hình 4 :  Ngày cũ: Con đường Đốc phủ Đức, nay đường Hai Bà Trưng. Bên trái là hàng rào nhà ông bà Đốc phủ Hải Bên phải, mé Nam Kinh Salicetti, có trụ xi măng và railles sắt ngăn chia. Nhìn phía trái sau người mặc áo trắng sẽ thấy chiếc ghe đậu gần bực đúc sát mé, nước kinh đang lớn. Trên lòng kinh nầy giờ là trường Kỹ Thuật. Hàng cây cao là trước mặt Trường Nữ có con đường nhỏ chạy qua Trường Nam. Nhìn trên chiếc xe ngựa là nhà Bác sĩm Huân, bỏ nóc mái ngói làm nóc bằng rồi, Nếu nhìn kỹ phía dưới bên trái tòa nhà sẽ thấy cái tháp Lãnh binh Tấn có trụ trắng. Chỗ tháp giờ là Phòng Thông tin trước 1975

IP IP Logged
Admin
Admin Group
Admin Group


Tham gia ngày: 01/Jan/2006
Thành viên: OffLine
Số bài: 199
Quote Admin Replybullet Gởi ngày: 04/Jul/2007 lúc 1:34pm

Phan Thanh Sắc

 

NHÀ LỒNG CHỢ  CŨ GÒ CÔNG NĂM 1864 Ở ĐÂU ?

 

Trở lại, Pháp đem thi thể của Trương Công về phơi ở nhà ***g chợ năm 1864, vậy nhà ***g chợ ở tại vị trí nào? Chợ ở đây là chợ thôn (làng) Thuận Ngãi lúc ấy trên bờ Rạch Cửa Khâu, bây giờ là khu Phòng Thông tin, toà nhà Bác sĩ Trương văn Huân, và khu nhà bến Bạch đằng. Chợ mới bây giờ ở bên kia con kinh lấp, tức đường Trương Định bây giờ, chợ cất xong năm Bính Thìn 1916 và khai thị vào tháng giêng năm Đinh Tỵ 1917 (xin xem Vè Khai Thị do Tác giả Việt Cúc sưu tầm trong Gò Công cảnh cũ người xưa). Nơi phơi thây ông Trương, sau nầy gần đến năm 1880 Pháp cho xây Tháp kỷ niệm tên bán nước Huỳnh công Tấn. Tháp tồn tại trên 65 năm, chỗ là Phòng Thông tin và hàng chữ Tây làm bia khắc trên đá cẩm thạch trắng  ngó ra đường (giờ đường Hai Bà Trưng) và ngó ngay nhà việc làng Thành Phố (giờ cơ sở Bưu Diện)  Bia kỷ niệm thành bia bêu rếu ghi:

      A la mémoire du Lanh Binh Huynh Cong Tan

             Chevalier de la Légion d’honneur

                Fidèle serviteur de la France

             (Ghi công trạng Lãnh Binh Huỳnh Công Tấn

                       Đệ ngủ đẳng Bắc đẩu bội tinh

                Công bộc trung thành của nước Pháp}

Tháng 9-1945, tháp bị nhân dân ta đập phá, đầu tiên là phá các trụ treo lòi tói sắt bốn bề, sau phá trụ đỉnh rồi đến thân tháp. Giữa lòng tháp người ta lôi ra cái hộp đựng nào gươm lệnh, nào quân phục mủ hàm lãnh binh của tên Tấn. Có người lấy thanh gươm khều áo quần mủ mảng của y đưa cao cho dân chúng bao quanh xem; gió thoảng qua phút chốc các biểu tượng quyền uy tơi tả, tả tơi rớt từ mảng rồi không còn gì nữa!

        

IP IP Logged
Hoang Ngoc Hung
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 14/Jun/2007
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 234
Quote Hoang Ngoc Hung Replybullet Gởi ngày: 06/Jul/2007 lúc 5:35am

Sau loạt bài về vua Tự Đức (cháu ngoại Gò Công), một số Gò công's fan yêu cầu giới thiệu về rể Gò Công. Sau đây là bài viết của Trần Văn Nhựt về một trong các vị rể đặc biệt của Gò Công.

Rể Gò Công 

   Người Gò Công tôn kính Trương Công Định nhưng ông không phải là người Gò Công, mà là Rể của Gò Công. Hoàng Đế Bảo Đại cũng là Rể Gò Công. Rể Gò Công thì nhiều lắm. Trong bài nầy chỉ đề cập vài điểm đặc biệt lý thú về Hoàng Đế Bảo Đại mà thôi.
   Chuyện tình nào cũng ít được suông sẻ, kể cả nhà vua cũng vậy. Muốn làm rể Gò Công không phải là dễ.
   Nữ giới ở đất Gò Công không tự cho mình là đẹp, nhưng tự hào có được Hoàng Hậu Nam Phương. Hoàng Hậu duy nhứt của triều Nguyễn, qua 12 – 13 đời vua, trị vì 153 năm, đó là bà Nguyễn Hữu Thị Lan – (Mariette Jeanne Nguyễn Hữu Thị Lan con của Ông Nguyễn Hữu Hào). Người đẹp nhứt thời bấy giờ, bà đã ba năm liền trúng giải hoa hậu Đông Dương. Người đã chiếm trọn trái tim Hoàng Đế Bảo Đại khi mới gặp mặt lần đầu tiên trên chiếc tàu D’Artagnan. Hoàng Đế si tình đến nỗi thà bỏ ngôi vua chớ không chịu bỏ làm rễ xứ Gò. Thật vậy, khi bị bà Từ Cung từ chối, Bảo Đại nói nếu không lấy được Thị Lan thì sẽ “ở vậy” suốt đời. Nếu chọn một trong hai, tôi sẽ chọn Thị Lan chớ không chọn ngai vàng. Đó là lời thuật của viên bí thư của Bảo Đại.
   Ai ở Gò Công mà không biết Nguyễn Hữu Hào rễ của Ông Huyện Sỹ tức Lê Phát Đạt đã xây ba nhà thờ: Chợ Đũi, Hạnh Thông Tây và Thủ Đức để dâng cúng cho dân địa phương. Dân địa phương thường gọi là nhà thờ Huyện Sỹ. Cái trở ngại lớn nhứt của Bảo Đại đó là triều đình nhà Nguyễn thì chủ trương chống lại công giáo, chống lại dân Tây mà Tây thì bị xem là kẻ xâm lược nước mình, còn gia tộc của Nguyễn Hữu Thị Lan thì quốc tịch Pháp và nặng nhứt là sùng đạo.
   Người Nam Kỳ từ đầu thế kỷ 20 đã truyền miệng nhau câu “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường tứ Định”. Nghĩa là người giàu nhứt Nam Kỳ thời đó là gia đình Huyện Sỹ (Tỷ phú), tức ông ngoại của Nguyễn Hữu Thị Lan.
   Nếu so với Hoàng Đế cuối cùng của Trung Hoa – vua Phổ Nghi sau khi bị hạ bệ thì bị đày đi nông trường cải tạo nhiều năm mới được cho về làm công dân Trung Quốc, thì Bảo Đại – người Rễ Gò Công nầy may mắn hơn nhiều, diễm phúc hơn nhiều cũng là nhờ bà Hoàng Hậu Nam Phương – Người con gái Gò Công làm nên lịch sử. Muốn làm rễ Gò Công không phải là dễ. Đầu tiên là việc chống đối của triều đình. Các quan đại thần, ông nào cũng có con gái lớn chạc bằng hoặc nhỏ tuổi hơn cũng đều muốn gả cho Bảo Đại. Đó là truyền thống, đó là danh dự suốt cuộc đời làm quan cho triều đình. Làm Quốc trượng ai ai mà không ham. Trong đoạn hồi ký “Con Rồng An Nam” ông tâm sự: “M.J Lan có một vẽ đẹp thùy mị của người con gái miền Nam, hiền lành và quyến rũ làm tôi say mê. Vì vậy tôi ngỏ ý xin cưới cô và cô đã đồng ý nhưng với điều kiện:
   - Gia đình cô đồng ý trước đả.
   - Về phía gia đình cô Mariette Jeanne Lan cũng đồng ý nhưng phải thêm các điều kiện sau:
   - Nguyễn Hữu Thị Lan phải được tấn phong Hoàng Hậu Chánh Cung ngay ngày cưới.
   - Được giữ nguyên đạo Công Giáo, và các con khi sinh ra phải được rửa tội theo luật công giáo và giữ đạo.
   -Riêng Bảo Đại thì vẫn giữ đạo cũ là Phật giáo.
   -Phải được Tòa Thánh La Mã cho phép hai người buộc ai.
   Tiếp đó cụ Tôn Thất Nhân nêu lý do: Thị Lan chỉ đậu tú tài toàn phần Pháp không thể so ra với Trạng Nguyên xứ ta, lại đòi làm Hoàng Hậu nữa thì không thể chấp nhận được.
   Trước Hoàng Tộc, Bảo Đại thẳng thắn trả lời Tôn Nhân Phủ như sau: “Trẫm cưới vợ cho trẫm đâu phải cưới cho cụ Tôn Thất Hân và Triều đình đâu.” Câu nói lịch sử mà tất cả triều thần đều trố mắt nhìn nhau chịu thua. Tình yêu là sức mạnh. Tình yêu là trên tất cả.
   Cuối cùng thì tình yêu đã thắng. Ngày cưới được ấn định vào ngày 20 tháng 3 năm 1934. Bảo Đại đúng 21 tuổi, và Nguyễn Hữu Thị Lan 19 tuổi. Bảo Đại chính thức là Rễ Gò Công.
   Ngày mùng 10 tháng 2 (tức tháng 3 năm 1934) lễ tấn phong Hoàng Hậu được diễn ra rất trọng thể ở điện Dưỡng Tâm. Nhà vua phong Hoàng Hậu tước vị Nam Phương Hoàng Hậu.
   Bảo Đại giải thích thêm về hai chữ Nam Phương như sau: “Tôi đã chọn tên trị vì cho bà Hoàng Hậu mới là Nam Phương. Nam Phương có nghĩa là hương thơm của miền Nam (Parfume du Sud) và tôi cũng ra một chỉ dụ đặc biệt cho phép bà được phục sức màu vàng – màu dành riêng cho Hoàng Đế.” Người đàn bà duy nhứt trong lịch sử Việt Nam được chỉ dụ đặc biệt nầy.
   Trong hồi ký . . . đã viết về Hoàng Hậu như sau: “Chân dung Nam Phương Hoàng Hậu mặc quốc phục thật xứng đáng là “Đệ Nhất Phu Nhân”. Trông gương mặt bà sang trọng mà không kiêu, hiền mà không tầm thường, dễ dãi. Nụ cười kín đáo nhưng không quá e lệ. Đôi mắt nhỏ mà tinh anh. Chiếc cổ tròn, thon và cao hợp với khuôn mặt. Dáng bà lại cao nên xứng đôi khi đi bên cạnh Bảo Đại. Nếu chỉ so sánh về sắc đẹp với những vị đệ nhất phu nhân khác trên thế giới như Hoàng Hậu xứ Monaco, Phi Luật Tân thì chắc chắn bà Nam Phương Hoàng Hậu phải được chấm giải nhứt. Nhất không phải chỉ riêng vì sắc đẹp, mà nhất về tư cách và đạo đức và cách sống của bà từ ngày trở thành Hoàng Hậu cho tới ngày tạ thế với tước vị Long Mỹ Hầu rồi tăng thêm là Long Mỹ Quận Công và Kim Khánh Bội Tinh đệ nhứt hạng cho mẹ vợ là bà Lê Thị Bình (Con ông tỷ phú Huyện Sỹ) với tước vị Mệnh Phụ Cung Đình đệ nhất hạng.
   Sau đây là vài chi tiết về người con rễ Gò Công nầy:
  “Theo Đế Hệ Nguyễn tộc: Miên, Hồng, Ưng, Bửu, Vĩnh, Bảo, Quý, Định, Long, Trường, thì Bảo Đại thuộc về hệ thứ 5 tức là Vĩnh – Vĩnh Thụy. * Lên ngôi Hoàng Đế năm 12 tuổi (13 tuổi ta) ngày 8 tháng 1 năm 1925 lấy hiệu là Bảo Đại, và lại tiếp tục sang Pháp du học.
   *Bảo Đại hồi loan: Tàu D’Artagnan cập bến cảng Saint – Jacques (Vũng Tàu) đầu tháng 9 năm 1932. Ông ngỏ lời trước quốc dân là ông sẽ lãnh trách nhiệm làm cho toàn thể quốc dân được tiến hành trong công cuộc văn minh tiến bộ. Sau đó ông cải cách guồng máy chính trị cho phù hợp với thời gian lúc bấy giờ. Như lập thêm Bộ Xã Hội Kinh Tế, Bộ Tài Chánh. . .
   “Được phong làm Đông Cung Thái Tử năm vừa được 7 tuổi (năm Khải Định thứ 5) Chiếu chỉ ban ngày 20 tháng 2 năm 1920.
   Sang Pháp du học ngày 24 tháng 2 năm 1922 ở biệt thự sang trọng đường Bourdonnais  Paris.
  Ông vừa học chữ Hán, chữ Quốc Ngữ và cả chữ Pháp. Ông được nhập học trường Lycée Condorcet Puis Sciences Politique.
   Ngoài giờ học ở trường, ông còn học thêm về âm nhạc, đàn dương cầm, chơi quần vợt, tập lái xe hơi, bơi lội, và tập khiêu vũ với những cô đầm non cùng lứa tuổi với ông.
   *Thân thế: Nói đến chàng rễ Gò Công Bảo Đại, chúng ta chưa có một manh mối nào về cha ruột của người Hoàng Đế cuối cùng của Việt Nam nầy. Chỉ biết mẹ ruột là bà Hoàng Thị Cúc tức là bà Từ Cung sau nầy. Còn cha ruột? Trong sách sử cũng như các tư liệu đều nói rằng Ông Bửu Đảo tước hiệu là Phụng Hóa Công là vua Khải Định là cha trên giấy tờ là người bất lực, vô hậu. Chỉ biết Bảo Đại tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy sinh ngày 22 tháng 10 năm Quý Sửu (1913) tại Huế. Theo nhà nghiên cứu Phan Thứ Lang thì sau khi lược qua những tập di cảo đồ xộ, lọc ra nhiều chi tiết có liên quan đến việc Vĩnh Thụy chính là con cụ Hường Đ.
   Hành động đầu tiên: Là một việc nhỏ nhưng lúc bấy giờ là một việc trọng đại, một cách mạng trong nghi lễ triều đình: Bỏ năm lạy, chỉ có xá ba xá là “Tam khấu lể”. Lý do là Ông muốn tôn trọng người lớn tuổi, đáng bậc chú, bậc cha, nếu các vị quan trong triều mà phủ phục quỳ lạy một người tuổi chỉ đáng hàng con cháu thì khó coi quá.
   Còn người ngoại quốc thì chỉ bắt tay theo phép xã giao Tây phương cho được thoải mái.
   *Đồng bạc Bảo Đại: Đựơc đúc bằng đồng mỏng. Có giá trị bằng ½ tiền Khải Định
   Trong dân gian lúc bấy giờ có câu:
   “Hai con đổi lấy một cha
     Làm cho thiên hạ xót xa vì tiền”.
   Sở thích: Gần như cái gì Bảo Đại cũng thích. Đánh bài, khiêu vũ, săn bắn, cởi voi, lái xe, đàn dương cầm. . .
   Trong tài liệu nói rằng ông ném vô sòng bài chiếc du thuyền 250.000 đô lúc đó, đến nỗi cái lâu đài ở Cannes gần thành phố Nice – miền Nam nước Pháp – cũng đem nướng luôn. Nhưng cũng có lần được thắng thì cho bà Nam Phương đi mua sắm hả hê. Có lần đánh ở sòng bài quốc tế Monaco với các tiểu vương và các nhà tư bản giàu sụ ông thắng đậm và mua ngay cho bà Mộng Điệp chiếc nhẫn kim cương trị giá mấy triệu đô – là chiếc nhẫn kim cương lớn nhất vùng Đông Dương lúc bấy giờ.
   *Hạ sanh Hoàng Tử: Đêm ngày 4 tháng 1 năm 1936, người dân đất thần kinh nghe những tiếng súng bắn mừng báo tin Nam Phương đã hạ sanh, và lờ mờ sáng lại một lần nữa 7 tiếng súng thần công làm lay động cả Hoàng Thành. Dân chúng biết đó là Hoàng Nam vì là 7 tiếng súng còn nếu là công chúa thì sẽ là 9 tiếng súng. Đó là Thái Tử Bảo Long. Bảo Đại chính thức đã có với Nam Phương Hoàng Hậu năm người con: hai trai và ba gái:
   Công chúa Phương Mai, ngày 1 – 4 năm 1937.
   Công chúa Phương Liên, ngày 3 – 11 năm 1938.
   Công chúa Phương Dung, ngày 5 – 2 năm 1942.
   Hoàng tử Bảo Thắng năm 1948.
   Những tình nhân của Bảo Đại:
   Mộng Điệp: Được Bảo Đại cưng chiều chỉ sau Hoàng Hậu Nam Phương. Được Bảo Đại tín dụng truyền chỉ mang Ấn Kiếm (Nguyễn Triều Chi Bảo) sang Pháp cho bà Nam Phương cất giữ. Bảo Đại và Mộng Điệp có 3 người con:
   Phương Thảo sanh năm 1946
   Bảo Hồng sanh năm 1954
   Bảo Sơn sanh năm 1957.
   Lý Lệ Hà: là người đẹp đã theo sát Bảo Đại từ  Việt Nam sang Trung Quốc lưu vong. Có người tả hai hàm răng của Lý Lệ Hà là hai hàng bạch ngọc và quý hơn ngọc đã làm cho Bảo Đại say mê và bà Nam Phương phải buồn lòng và lo lắng vì mối tình nầy.
    Bà Đầm Monique Baudot: Người tình cuối cùng: Khi bà Nam Phương tạ thế thì cựu Hoàng mới có 65 tuổi còn bà đầm Monique Baudot 35 (chỉ nhỏ hơn cựu Hoàng 30 tuổi thôi mà). Bà đầm nầy với Bảo Long là nước với lửa. Đã choảng nhau, kiện tụng vì cái ấn kiếm. Ai là chủ quyền của Ấn Kiếm nầy? Và hiện nay đang ở đâu?
   Cặp Ấn Kiếm – Mệnh danh là Nguyễn Triều Chi Bảo – nầy do vua Bảo Đại truyền chỉ cho thứ phi Mộng Điệp đã đem từ Việt Nam cùng hơn 600 món bảo vật đến tận tay bà Nam Phương Hoàng Hậu bảo quản. Trong lúc tiếp nhận có bốn ông giúp bà đưa vào tủ kiến (các ông Nguyễn Đệ, Nguyễn Duy Quang, Nguyễn Tiến Lãng và Phạm Bích – con của Phạm Quỳnh). Khi bà còn sanh tiền đã nhắc nhở Thái Tử Bảo Long rằng: Đừng bao giờ mở tủ kiến mà tách hai bảo vật nầy ra hai nơi. Đến khi Bảo Đại viết xong cuốn sách “Con Rồng An Nam” muốn mượn con dấu để đóng lên quyển sách cho thêm phần giá trị thì Bảo Long nhất quyết không cho, viện dẫn lý do là Mẫu Hậu đã có dặn. Vì thế mà có cuộc tranh chấp kiện tụng ra tòa. Tòa xử: “Bảo Đại giữ Quốc Ấn, còn Bảo Long được giữ Quốc Kiếm.” Đến nay không biết hai báu vật – hai linh vật nầy đang ở đâu?
   Một người Pháp nói rằng: “Chiếc ấn là vật có hồn.” Suy nghiệm thì ấn kiếm – Nguyễn Triều Chi Bảo là có hồn thật. Cây Quốc Kiếm vì lý do nào đó mà bị gãy đôi là điềm chia đôi đất nước 1954. Khi Quốc Ấn và Quốc Kiếm tách rời nhau thì dân Việt Nam cũng bị chia lìa, chồng xa vợ, vợ xa chồng vì tù đày, vì vượt biên, và mỗi người mỗi nẻo. Những người suy tư đến vận mạng dân tộc, đất nước muốn hai linh vật nầy được châu về hợp phố vì hai báu vật nầy vốn là vật bất khả phân.
   *Phần Chót: Rễ Gò Công – Cựu Hoàng Bảo Đại – Vị vua cuối cùng của Triều Nguyễn cũng là vị vua cuối cùng của Việt Nam đã qua đời lúc 5 giờ sáng ngày thứ năm ngày 31 tháng 7 năm 1997, thọ 83 tuổi.
   Đám tang của cựu Hoàng Bảo Đại đã được chính quyền nước Pháp, điện Elysée đứng ra lo liệu.
   Ngày chúa nhật 5 tháng 10 năm 1997, tại chùa Viện Phật Giáo Pháp ở ngoại ô Paris, có tổ chức một lễ cầu siêu 49 ngày cho cựu Hoàng Bảo Đại rất trọng thể gồm 1000 người Việt Nam tham dự, có cả bà chị ruột của Nam Phương là bà Bá Tước Didelot (92 tuổi), Hoàng Tử Vĩnh San, con vua Duy Tân, giáo sư Vũ Quốc Thúc cùng nhiều Ông Bà cùng thời với ông tham dự. (Bà Thứ Phi Monique không có mặt vì không được mời).
   Điều làm nhiều người Việt Nam tham dự ngạc nhiên và cảm động đến ứa lệ là Thái Tử Bảo Long – Mà người ta đồn rằng đã quên tiếng Việt – cảm tạ quan khách bằng tiếng Việt chững chạc, rõ ràng trên máy vi âm. Điểm đáng nói là các Hoàng Tử và Công Chúa mặc đại tang màu trắng tiến vào đại sảnh quỳ lạy trước bàn thờ rất thuần thục và đã lạy trả những người đến niệm hương. Sau buổi lễ các hoàng tử và công chúa trong tang phục đứng chờ ở cửa để ân cần cảm tạ quan khách từng người đúng cổ tục. Theo các báo chí, bưổi cầu siêu nầy đã quy tụ đầy đủ các tôn giáo như Công Giáo, Phật Giáo, Hòa Hảo, Cao Đài. Các người tham dự đều có một nhận xét chung là dù các con cái phải sống lưu vong nới đất khách từ lâu vẫn còn giữ truyền thống Việt Nam, thật xứng đáng là con của Cựu Hoàng.
  Ngoài ra, buổi lễ có treo cờ vàng ba sọc đỏ, có cử quốc thiều, có cử bài “Đăng Đàn Cung” và giữ phút mặc niệm rất trang nghiêm. Điều nầy cũng ghi cảm xúc đầy ý nghĩa cho những người tham dự về tinh thần Quốc Gia Dân Tộc. 
    Trần Văn Nhựt 
  ______________________________
Sách tham khảo:
     Chiếc Bảo Ấn Cuối Cùng của Lê Văn Lân
     Bảo Đại : Vị Vua Triều Nguyễn Cuối Cùng của Nguyễn Thứ Lang
     Chuyện Nội Cung Của Các Vua của Nguyễn Đắc Xuân
 



Chỉnh sửa lại bởi Hoang Ngoc Hung - 06/Jul/2007 lúc 5:38am
IP IP Logged
Hoang Ngoc Hung
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 14/Jun/2007
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 234
Quote Hoang Ngoc Hung Replybullet Gởi ngày: 06/Jul/2007 lúc 5:39am

Cựu hoàng Bảo Đại trong mắt một học giả phương Tây

 

Bảo Đại được chính quyền bảo hộ Pháp đưa sang “mẫu quốc” nuôi dưỡng từ khi 8 tuổi, đến 19 tuổi mới “miễn cưỡng” về nước để lên ngôi. “Miễn cưỡng” vì Bảo Đại đã quá quen nếp sống hiện đại của phương Tây, khó chấp nhận những lễ nghi gò bó và xơ cứng của Hoàng triều.

Sách viết về Bảo Đại - vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam khá nhiều, trong đó có cả sách của các tác giả phương Tây: Lucien Bodard với tác phẩm “Chiến tranh Đông Dương”, Davits Gilbert với “Tin tức bí mật Đông Dương”; Perrin Elula với “Gió mùa cho đàn bà”...

Năm 2006 vừa qua, Daniel Grandclément - tác giả người Pháp tiếp tục cho ra mắt độc giả Việt Nam tác phẩm mới: “Bảo Đại hay những ngày cuối cùng của Vương quốc An Nam”. Khai thác nguồn tư liệu phong phú và quý hiếm từ Phòng Lịch sử quân sự Vincennes, Lưu trữ Bộ Ngoại giao, Lưu trữ thành phố Hà Nội, Lưu trữ quốc gia Foutainebleau, Lưu trữ thành phố Cannes... Daniel Grandclément đã hé lộ thêm với độc giả một số bí mật về cuộc đời của vị vua bù nhìn tai tiếng này.

“Khi trở về Việt Nam lên ngôi Hoàng đế, tôi sẽ chẳng làm gì cả, mà chỉ hưởng lạc những thú vui trần thế”! - Đó là một trong những tuyên bố của Hoàng tử Vĩnh Thụy khi rời Pháp trở về Việt Nam để lên ngôi Hoàng đế.

Cũng đúng thôi, vì vị Hoàng tử Tây học này còn có thể làm gì khi chế độ phong kiến Việt Nam chỉ còn tồn tại với tư cách bù nhìn. Hoàng tử Vĩnh Thụy, con trai vua Khải Định được chính quyền bảo hộ Pháp đưa sang “mẫu quốc” nuôi dưỡng từ khi 8 tuổi, đến 19 tuổi mới “miễn cưỡng” về nước để lên ngôi.

“Miễn cưỡng” vì xứ xở quê hương đã trở nên mờ nhạt, xa lạ. Hoàng tử đã quen nếp sống hiện đại của phương Tây, khó lòng chấp nhận những thói quen, những lễ nghi gò bó và xơ cứng của Hoàng triều.

Khi trở thành Hoàng đế nước Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến, Bảo Đại đã sử dụng quyền lực của một ông vua để thực hiện một số cách tân trong Hoàng cung như: bỏ chế độ cung nữ, tự quyết định hôn nhân.

Không giống những vị vua triều Nguyễn trước đó, Bảo Đại tự chọn bạn đời cho mình là cô Nguyễn Hữu Thị Lan - người con gái 18 tuổi, con một điền chủ giàu có nhất Nam kỳ, đã từng du học ở Pháp. Nguyễn Hữu Thị Lan đã chinh phục trái tim của vị vua trẻ phong tình bởi sắc đẹp và sự dịu dàng.

Trong hôn lễ, Bảo Đại phá luật lệ, cho phép người vợ trẻ mang một bộ áo cưới màu vàng có đính rồng và phong bà làm Hoàng hậu Nam Phương. Trước ngày cưới họ thề bồi sẽ sống với nhau đến đầu bạc răng long. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, thói ham hưởng lạc của Bảo Đại đã khiến Hoàng hậu ngậm đắng nuốt cay và thu mình trong thế giới đau khổ.

Trong khi Bảo Đại mải mê với những người đàn bà đẹp khác thì Hoàng hậu phải âm thầm nuôi dạy con cái ở xứ người, rồi qua đời ở tuổi 49. Dân làng Chabrignae (Pháp) nơi bà sống đã xác nhận rằng: Bảo Đại chưa một lần nghiêng mình trước phần mộ của bà!

Sở thích hàng đầu của Bảo Đại là đuổi theo những người đàn bà đẹp. Ông đã từng thẳng thắn bộc lộ sự ham muốn sắc dục của mình: “Luôn có nhu cầu đối với đàn bà, một thứ nhu cầu thường xuyên không thể dập tắt được như đồ ăn thức uống. Từ khi đến tuổi lớn, đêm nào cũng phải có một người đàn bà nằm bên, mỗi đêm một người”.

Một người thân thiết của ông thì bình phẩm: Con người Bảo Đại có “một phần mười của Farouk, hai phần mười của Machiavel và bảy phần mười của Hamlet”... Ông đã dan díu với đủ hạng người, từ cô hầu phòng bình thường, vợ của các gia nhân đày tớ, hoa hậu Đông Dương đến gái nhảy, thậm chí gái điếm...

Ngoài những người đẹp ở xứ xở quê hương, ông còn có đàn bà Trung Hoa, Hồng Công, Pháp, Nhật Bản, Zaire.... Đối với họ, lúc nào ông cũng lịch sự, hào phóng và lãng mạn. Những khi kiếm được tiền ông có thể vung tay mua biệt thự đắt giá tặng cho người tình. Nhưng cũng có lần lâm vào cảnh túng quẫn, ông phải sống bằng số vốn liếng đã cóp nhặt cả đời của một cô gái nhảy.

 

Ảnh%20minh%20họa

 
Còn Monique - lãnh sự danh dự của nước Cộng hòa Zaire vì ngưỡng mộ Vĩnh Thụy đã giúp ông thanh toán những khoản nợ nần và là người đàn bà duy nhất ở bên ông khi ông qua đời. Trong số những người đàn bà đã có thời gian gắn bó với Bảo Đại như Lý Lệ Hà, Phi Ánh, Mộng Điệp... thì Mộng Điệp được bà Từ Cung - mẹ của Bảo Đại nhìn nhận như một cô con dâu đích thực.

Mộng Điệp đã có với Bảo Đại hai người con và được ông ủy quyền đứng ra nhận từ tay người Pháp hai báu vật là chiếc ấn vàng và thanh kiếm nạm ngọc của triều Nguyễn với sự chứng kiến của bà Từ Cung.

Bảo Đại còn là một đệ tử trung thành của các sòng bạc lớn. Ông đã từng có mặt ở khắp các sòng bạc nổi tiểng nhất thế giới, như Hồng Công, Pháp... Daniel Grandclément đã kể trong sách rằng: Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chính phủ Việt Nam cử một phái đoàn sang Hồng Công thương thảo với Tưởng Giới Thạch.

Bảo Đại là một thành viên của phái đoàn. Khi chuyến công cán kết thúc, Bảo Đại đã không ngần ngại bày tỏ ý định ở lại Hồng Công để ăn chơi. Bảo Đại chỉ nhờ chuyển một lời nhắn đến Nam Phương Hoàng hậu là ông vẫn vui, khỏe. Sau đó ông đã đổi tên thành Wang Kunney tiên sinh cho tiện việc hưởng mọi lạc thú.

Dân Hồng Công kháo nhau rằng: Muốn xem mặt ông vua nước Nam chỉ cần tìm ở 14 tiệm nhảy, nếu không thấy thì tìm các sòng bạc. Không ít lần ông đã khiến các con bạc phải kinh ngạc vì những món tiền khổng lồ ông mang tới.

Cũng có lần ông thắng bạc, đủ tiền mua một chiếc xe hơi đời mới nhất làm quà tặng sinh nhật Hoàng tử Bảo Long. Nhưng hầu như các sòng bạc đã nuốt chửng những món gia tài kếch xù của ông, bao gồm cả biệt thự, bộ sưu tập ôtô, máy bay, du thuyền...

Vốn là một người ham chơi, Bảo Đại thành thạo nhiều lĩnh vực, từ nhảy đầm, đánh gôn, sưu tầm ôtô, máy bay. Tác giả cuốn sách đã rất hóm hỉnh khi so sánh sở thích của Vua Louis XVI nước Pháp với ông vua cuối cùng của triều Nguyễn: “Louis XVI thì mê các ổ khóa, còn Bảo Đại thì  thích hí hoáy hàng giờ với động cơ ôtô”.     

Bộ sưu tập ôtô của Bảo Đại thời đó toàn những xe đắt tiền, ấn tượng và hiện đại nhất: 1chiếc Mercedes lớn, nặng 4 tấn, có kính dày 3 cm, vỏ chống được đạn 8 ly của tiểu liên và súng máy; 4 chiếc Limouzin; 1 chiếc Citrôen động cơ bánh trước; những chiếc xe thể thao hiệu Ferrari hay Bentley. Ngoài ra ông còn là chủ sở hữu của mấy chiếc máy bay và du thuyền.

Tiết lộ mới của Daniel Grandclément khiến người đọc phải sửng sốt: “Cựu hoàng có tất cả bốn máy bay DC.3, một máy bay B.24 sáu chỗ, một máy bay B29 và một máy bay để thi nhào lộn. Các máy bay nói trên được lắp đặt một cabin làm phòng ngủ, một phòng có thể chiêu đãi đông người, nhiên liệu đảm bảo hoạt động một đường kính 6.000 km... giống như máy bay của Hoàng đế Anh Georges VI.

Chưa hết, ông còn có 2 chiếc du thuyền sang trọng, trong đó có 1 chiếc trị giá một trăm triệu Franc do Thủ tướng Queuille tặng. Để mua sắm những phương tiện đó, ngoài khoản trợ cấp của Chính phủ Pháp, Bảo Đại còn biết cách kiếm chác qua những vụ chuyển tiền từ Đông Dương qua Pháp, Hồng Công để ăn chênh lệch và đã có thời gian ông phất to bởi nghề này.

Săn bắn là một thú chơi Bảo Đại say mê từ thời còn thanh niên. Được biết, ông là một tay săn tầm cỡ, vì vậy trong các biệt thự của ông, nền nhà được trải bằng những tấm da thú. Ông đã thuê hẳn 1.500 ha đất cạnh làng Epshtein rồi xua muông thú xung quanh vào đó để săn. Ông còn bỏ tiền xây dựng một ngôi nhà nhỏ giữa rừng Krafft làm chỗ gặp gỡ bạn gái trong các cuộc đi săn. Đó là mấy cô diễn viên, thường là người châu Âu. Họ có thể lưu lại với Bảo Đại vài ngày, vài tuần rồi ra đi không trở lại...

Khi “canh bạc” chính trị ở Đông Dương kết thúc, Bảo Đại cùng toàn bộ gia quyến chạy sang Pháp. Tại đây, ông tiếp tục cờ bạc, trai gái và cưới thêm một người vợ rất trẻ, đó là nàng Monique mà phần đầu bài viết đã đề cập. Khi về già, gia tài khánh kiệt đến mức phải bán hết gia sản, thậm chí phải tranh chấp với Hoàng tử Bảo Long quyền sử dụng hai báu vật của triều Nguyễn là ấn vàng 8 kg và thanh kiếm nạm ngọc...

Từ một ông hoàng nổi tiếng ăn chơi và tiêu tiền như rác, chủ sở hữu của rất nhiều biệt thự đắt giá, cuối đời Bảo Đại trở thành người không có khả năng trả tiền thuê nhà, sống bằng khoản trợ cấp của chính phủ Pháp.

Ngày 1/8/1997, Bảo Đại qua đời ở tuổi 82 bởi chứng ứ nước não, xuất huyết nội tạng thận và ung thư dạ dày tại một bệnh viện quân đội ở Paris. Vì giữa Bảo Long và cha đã có những mối bất đồng về lối sống nên Bảo Long chỉ có mặt bên linh cữu cha khi ở nhà thờ, còn đưa tiễn ông ra nghĩa địa chỉ có bà Monique.

IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 3 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.129 seconds.