Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: BÀ NGÔ ĐÌNH NHU Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 4 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 19/Jun/2009 lúc 7:16am

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 19/Jun/2009 lúc 7:59am

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 19/Jun/2009 lúc 8:00am

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 19/Jun/2009 lúc 8:02am

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 19/Jun/2009 lúc 8:05am

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 26/Apr/2010 lúc 12:34am
 
 
 
 
 
 
Ông Bà Ngô Đình Nhu 1956
7 năm sau họ chỉ còn lại 1 người... 
Ông%20Bà%20Nhu%201956%20by%20VIETNAM%20History%20in%20Pictures%20%281962-1963%29.
 
 
 
Ba Ngo Dinh Nhu trong buoi hop bao ngay 21-10-1963 tai Washington, DC, Hoa Ky
12 ngày sau buổi họp báo này, bà đã trở thành bà quả phụ Ngô Đình Nhu khi vừa 39 tuổi. 
Ba%20Ngo%20Dinh%20Nhu%20trong%20buoi%20hop%20bao%20ngay%2021-10-1963%20tai%20Washington,%20DC,%20Hoa%20Ky%20by%20VIETNAM%20History%20in%20Pictures%20%281962-1963%29.
 
 
 
 
 
5-11-1963 Bà Nhu tại California, vài ngày sau cuộc đảo chánh
5-11-1963%20Bà%20Nhu%20tại%20California,%20vài%20ngày%20sau%20cuộc%20đảo%20chánh%20by%20VIETNAM%20History%20in%20Pictures%20%281962-1963%29.
 
 
 
 
 
Gia dinh TT Ngo Dinh Diem tai SaiGon (1963)
Gia%20dinh%20TT%20Ngo%20Dinh%20Diem%20tai%20SaiGon%20by%20VIETNAM%20History%20in%20Pictures%20%281962-1963%29.
 
 
 
 
 
 

 

Lời tòa soạn:
Sau hơn 40 năm, kể từ ngày chế độ Ðệ Nhất Cộng Hòa bị ngoại bang thuê đám quân nhân làm đảo chánh và  ám sát dã man Tổng Thống Ngô Ðình Diệm và Cố Vấn Ngô Ðình Nhu, đây là lần đầu tiên Bà Ngô Ðình Nhu tiếp xúc với một người Việt Nam và qua cuộc chuyện trò này, chúng ta được biết một phần nào sự thực cuộc sống hiện tại của bà Ngô Ðình Nhu, Tiếng Dân chép lại bài này từ nguyệt san Dân Chúa Mỹ Châu số  332, tháng 10/2004 cống hiến độc giả để rộng đường dư luận. Phần nhận xét xin dành cho người đọc.    

 

CHUYỆN TRÒ VỚI BÀ NGÔ ÐÌNH NHU 
(Trương Phú Thứ ) 


Tôi đến thăm Bà Ngô Ðình Nhu vào lúc 2 giờ trưa ngày 16 tháng 3 năm 2002 tại kinh thành Paris của nước Pháp. Nắng êm dịu vừa lên sau buổi sáng ẩm ướt của những ngày đầu Xuân và Paris thì lúc nào cũng chật ních những người và xe. Thành phố có cả một kho tàng bảo vật và huyền thoại. Ở đây người đi bộ đầy đường  với những tiệm ăn và quán cà phê nối tiếp chạy dài  cả dẫy phố. Người Paris nhà h5 và ham muốn hưởng thụ, chậm chạp nhưng thon thả hơn người Seattle. Cuộc sống thư giãn chậm chạp của những ông Tây bà Ðầm là niềm ước mơ của những người luôn phải vội vã lập cập với tốc độ từ sáng sớm đến nửa đêm ở Cali hay Texas.

Bà Nhu ở một mình trong một đơn vị gia cư (apartment) của  một tòa nhà mới xây gần tháp Eiffel. Nói là mới để phân biệt với những chung cư san sát ở Paris đã được xây cả  đến vài ba thế kỷ với những đường nét hoa văn cổ kính. Chung cư Bà Nhu ở có những nét kiến trúc đương đại giống như một cái hội khổng lồ bằng kính, có lẽ đã được tạo dựng từ  30 đến 40 năm. Bà Nhu là sở hữu chủ hai (02) đơn vị gia cư ở trên tầng lầu thứ 11 của tòa nhà cao tầng ở khu vực có địa thế rất đẹp và đắt tiền nhất thủ đô Paris, ngay giữa cái nôi của văn hóa và chính trị thế giới. Nơi đây , một tấc đất chẳng biết giá tới mấy chục hay mấy trăm tấc vàng. Cả vùng này hầu như là nơi cư ngụ của các nhân viên và phái đoàn ngoại giao trên đất Pháp. Bà Nhu ở một đơn vị và cái thứ hai cho thuê để lấy tiền sinh sống. Ðó là lợi tức duy nhất của Bà, cũng tiệm tạm đủ sống và không cần nhờ vả đến các con. Bà sống ẩn dật, đi về lẻ loi thầm lặng đến nỗi một khuôn mặt quen thuộc  của cộng đồng người Việt quốc gia ở Paris là cựu Trung Tướng Trần Văn Trung  vẫn nghĩ là Bà Nhu sống ở bên Ý.

Trên đường đến thăm Bà Nhu, tôi vẽ ra trong đầu óc qua hình ảnh của những chung cư đắt tiền ở New York hay San Francisco đã xem trên những tạp chí chuyên về địa ốc ở Mỹ và nghĩ là nơi cư ngụ của Bà Nhu chắc phải sang trọng lắm. Những apartment của Jacqueline Kennedy hay Joyn Lennos ở New York và của các tay tài phiệt ở San Francisco gợi cho tôi một náo nức mong chờ. Các cụ mình ngày xưa vẫn nói “ăn cơm Tàu, ở nhà Tây” thì chắc là đã có một so sánh cẩn trọng. Tôi bước đi vội vàng với những lung linh nơi lãnh địa của giới thượng lưu. Những dòng họ quý tộc từ bao nhiêu đời cấu trúc nên vẻ hào nhoáng phong nhã của kinh thành Ánh Sáng và dân cư ngụ dù ở chân trời góc biển nào lưu lạc tới đây cũng được nhận lãnh ấn tích của người Paris.

Chiếc thang máy nhỏ hẹp vừa  đủ chỗ đứng cho một ông Mỹ quá khổ đưa tôi lên tầng 11 của tòa nhà cao tầng. Bà Nhu mở cửa  đón khách trong chiếc áo kimono Nhật mầu xanh nước biển, khuôn mặt trang điểm kỹ lưỡng với giọng nói đặc Huế không vồn vã mà cũng chẳng quá lạnh nhạt. Bà  Nhu sắp vào tuổi 80 nhưng rất khỏe mạnh. Bà đi đứng nhanh nhẹn, lưng thẳng, đôi mắt to và sáng. Có người nói từ năm 1963 đến nay Bà chẳng già đi chút nào. Thật ra đó chỉ là một lối nói để diễn tả  sức khoẻ sung mãn của một người tuy đã nhiều tuổi đời nhưng vãn giữ được vóc dáng linh hoạt và nét mặt không có những nếp nhăn theo thời gian. Tuy nhiên “cái già” cũng vất vưởng đâu đó trên khoé mắt vành môi. Khi Bà cười thì khuôn mặt trông rất tươi trẻ phô bầy bộ răng trắng vẫn còn đầy đủ trong tình trạng hoàn hảo.

Chỗ ở của Bà Nhu tuy không nghèo nàn nhưng chẳng có gì đáng nói, ngay cả không bằng cái apartment mà tôi thuê mướn ở ngoại ô thành phố Seattle vào mùa Ðông năm 1975 khi vừa đến Mỹ. Ðơn vị gia cư của Bà Nhu rất tầm thường giống như những apartment rẻ tiền ở Mỹ với hai phòng ngủ và một diện tích nhỏ làm phòng khách. Phía tay trái lối đi từ của ra vào là nhà bếp. Trên tường phòng khách treo vài khung hình lớn có những tấm hình Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, Ðức Cha Ngô Ðình Thục, Ông Cố Vấn Ngô Ðình Nhu, cô trưởng nữ Ngô Ðình Lệ Thủy và nhiều người thân tộc đã quá vãng. Khoảng trống  phía bên tay phải là phòng khách có một bộ xa lông, bên cạnh kê bàn ăn với 6 cái ghế. Bộ bàn ghế này và cài cái tủ nhỏ kê ngoài  phòng khách làm bằng gõ gụ mầu đ3n với những nét chạm trổ  Việt Nam quen thuộc. Bà Nhu cho biết trước kia thân sinh là ông Bà Trần Văn Chương có một apartment ở Paris và những đồ đặc này được mang từ Việt Nam qua, lâu lắm rồi. Khi hai cụ thân sinh bán cái apartment đi thi cho Bà Nhu bộ bàn ăn và hai cái tủ nhỏ này. Tôi đã đọc mấy bài báo nói về khiếu thẩm mỹ của Bà Nhu qua việc sắp xếp và trang hoàng Dinh Ðộc Lập. Giờ này được đứng ngay giữa cơ ngơi của riêng Bà mà chẳng thấy một “công trình” nào xem cho bắt mắt, có thể vì điều kiện tài chánh hay thời trưng diện của Bà đã qua.

Ðứng ở nhà bếp nhìn ra ngoài có cảm tưởng như tháp Effeil sát ngay bên cạnh khung cửa kính. Tôi tiếc thầm, phải như phòng khách mà được xếp đặt ở chỗ này thì đẹp biết bao. Ngồi đây nhâm nhi ly cà phê nhìn thiên hạ từ khắp nơi trên thế giới đổ xô đến chân tháp chờ lên thang máy nhìn cả kinh thành Paris. Ngày như đêm lúc nào cũng là hội hè đình đám. “Vui với cái vui của thiên hạ” chắc lòng mình cũng phần nào đỡ trống trải. Có lẽ cũng vì vậy mà phòng ngủ bên cạnh nhà bếp có kê một bộ xa lông để bù đắp lại sự thiếu sót to lớn của người thiết kế khu chung cư. Phòng ngủ  thứ hai là chỗ làm việc của Bà Nhu với đủ loại sách báo. Cả đơn vị gia cư của một người sống lẻ loi một mình không có c9d61n một cái giường nhỏ. Buổi tối Bà Nhu trải một cái chăn trên nền nhà, ở một chỗ nào đó trong “căn hộ”  nhỏ hẹp để nghỉ qua đêm. Bà không ngủ trên giường nệm nên mặc dầu đã lớn tuổi mà vẫn giữ được lưng thẳng và đi đứng nhanh nhẹn mạnh dạn.

Bà Nhu mời tôi ngồi trên một cái ghế ngay đầu bàn ăn cạnh khu phòng khách. Bà ngồi ghế đối diện, chân trái gác lên một chiếc ghế thấp hơn. Bà nói kỳ này khí hậu thay đổi bất thường nên cái chân hơi bị đau vì vết thương ngày trước. Bà Nhu bị gẫy chân trái trong vụ hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử  ném bom Dinh Ðộc Lập vào ngày 27 tháng 2 năm 1962. Sau này bà đang đi bộ thì trượt chân ngã và cũng cái chân trái này bị gẫy lần thứ hai. Mặc dầu Bà không gặp khó khăn gì khi đi đứng nhưng đôi khi cũng thấy khó chịu.

Ðối với tôi đây chỉ là một cuộc thăm viếng thường tình giữa người đồng hương nơi xứ lạ. Tôi không có ý định phỏng vấn Bà Nhu và và chắc chắn Bà sẽ không được tự nhiên, thoải mái khi phải đóng khung trong những câu hỏi của một cuộc phỏng vấn. Phần khác tôi cũng không muốn khơi lại những đau thương mà Bà phải gánh chịu trong cơn bão táp lịch sử và bể oan cừu cay nghiệt của cuộc đời. Tôi muốn cuộc thăm viếng không bị gò bó và trói buộc vào một chủ đề, đồng thời cũng không muốn tìm tòi  những gì mà cá nhân tôi và rất nhiều người được nghe đủ loại chuyện tốt xấu về Bà mà chẳng biết hư thực ra sao, và từ những mù mờ đó đã có biết bao câu hỏi về một người đàn bà một thời xe ngựa thênh thang. Tôi muốn câu chuyện được tự nhiên và để Bà chủ động bất cứ những gì Bà muốn nói. Tôi có thể dùng những tiểu xảo của kỹ thuật phỏng vấn “gài” Bà vào những sơ hở để thỏa mãn những gì tôi muốn biết hoặc chỉ  nghe đồn thôi. Tôi đã  không làm như vậy vì lòng kính trọng đối với Bà và lương tâm ngay lành của tôi.

Tôi mở đầu câu chuyện bằng  mấy lời xã giao thông thường, kính chúc bà luôn được mạnh khỏe an vui. Bà bắt đầu nói về lai lịch nơi hiện cư ngụ. Rất nhiều người biết qua báo chí chuyện một người Pháp giầu có biếu Ðức Tổng Giám Mục Ngô Ðình Thục  một món tiền  lớn và Ðức Cha Thục đã cho Bà Nhu để mua một đơn vị gia cư trong tòa nhà cao tầng này và sau đó Bà dành dụm mua thêm được một đơn vị nữa. Sự thật không phải như vậy. Bà Nhu trực tiếp nhận được một số tiền rất lớn từ một vị ân nhân ẩn danh. Có tiền trong tay, Bà đã nhờ một cựu bộ trưởng  thời chính phủ De Gaulle giúp mua liền một lúc hai  đơn vị gia cư này. Vào những năm mà người Việt vượt biển ra đi một cách rầm rộ gần như công khai, Bà Như cho mấy thanh niêm mới bơ vơ đến Pháp tạm trú  ở đơn vị gia cư thứ hai và không lấy tiền thuê mướn hay bất cứ chi phí điện nước nào cả. Một thời gian sau những thanh niên này tìm được thân nhân hay vì nhu cầu công việc ra đi tạo lập đời sống mới thì Bà Nhu  cho một nhà ngoại giao Nhật Bản thuê  mướn cho đến ngày nay. Vị ân nhân tặng Bà Nhu số tiền kếch xù đó là Bà Capaci, một cư dân thành Milan nước Ý và cũng là một  trong bẩy người phụ nữ giầu nhất thế giới. Bà Nhu chưa được một lần gặp vị ân nhân này và mãi đến bốn năm sau khi Bà Capaci tạ thế  Bà Nhu mới được biết tên cũng như thanh thế và sự nghiệp của người đã gia ân cho mình.

Trên bức tường ngăn phòng khách và nhà bếp có treo tấm hình đen trắng ngôi nhà của Ông Bà Nhu ở Ðàlạt, tôi kể cho Bà nghe chuyến đi về Việt Nam nhân dịp Tết Tân Tỵ, lần đầu tiên sau 26 năm vội vã ra đi lánh nạn cộng sản. Tôi đã đi ÐàLạt, ghé lại thăm ngôi nhà xưa của thời trung học, bước qua đướng đứng nhìn nhà Ông Bà Nhu  một lúc lâu. Ngôi nhà của Ông Bà Nhu hiện không có người ở nhưng được bảo quản khá tốt, không thấy những đổ vở hoang  tàn vì thời gian hay qua những biến động. Hiện nay Bà Nhu không có ý định về thăm Việt Nam mặc dầu Bà được nhà cầm quyền Hà Nội đánh tiếng cho biết là nếu Bà muốn về thì cũng chẳng có trở ngại gì. Những  kỷ niệm về một nơi chốn thân thương xa xưa gợi lại miền ký ức dấu ái, Bà nói “tôi gặp Ông Cố Vấn năm 16 tuổi, đến năm 18 tuổi thì làm đám cưới”. Bà có vẻ buồn khi nói đến ngôi nhà ở Ðà Lạt. Một vùng trời mộng mơ với những kỷ niệm của ngày tháng êm đềm nơi sứ sương mù vẫn còn vương vất đâu đây. Khi nói về những người con thì Bà Nhu có vẻ bẳng lòng với chút hãnh diện. Tôi cố tình không hỏi gì về trưởng nữ Ngô Ðình Lệ Thủy đã bị chết  thảm trong một tai nạn xe cộ trên xa lộ vòng đai của Paris. Rất có thể đây là một âm mưu quốc tế  còn nhiều nghi vấn chưa được  sáng tỏ và tôi cũng không muốn khơi lại những kỷ niệm  đau buồn để rồi những giọt nước mắt của bà mẹ lại một lần nữa ướt đẫm trên khuôn mặt đã có quá nhiều khổ đau. Ông con trai lớn Ngô Ðình Trác tốt nghiệp kỹ sư canh nông, năm nay cũng đã  55 tuổi, lấy vợ người Ý và có bốn con, ba trai một gái. Bà Nhu nói về những đứa cháu nội, con trai của Ông Trác, trong niềm vui “cao một mét tám, to lớn và đẹp trai lắm”. Vợ ông Trác thuộc giòng dõi quý tộc rất giầu có. Ông Trách rất đam mê công việc trồng trọt chăn nuôi và đã chế tạo được nhiều dụng cụ nông cơ thích hợp cho việc canh tác những thửa đất nhỏ. Gia đình Ông Trách sở hữu một biệt thự to và rất đẹp trong nội thành La Mã. Ngôi biệt thự này có cách cấu trúc và dáng dấp như một tu viện. Bà Nhu đã ở đấy nhiều năm nên rất nhiều người lầm tưởng rằng Bà đã tá túc ở một tu viện Công giáo trong khoảng thời gian dài.

Người con trai thứ hai là Ngô Ðình Quỳnh cũng đã trên 50 tuổi, tốt nghiệp trường E.S.E.C. (École Suprrieure de l’Econmie yet du Commerce) chứ không phải trường H.E.C. (Hautes Etudes Commerciales) như rất nhiều báo chí và sách vở đã sai lầm. E.S.E.C. là trường tư đào tạo các chuyên gia kinh tế và tài chánh cao cấp, có học trình gay gắt và học phí rất cao. Sinh viên được nhận vào học trường này phải vượt qua  những cuộc thi cử cam go và sau khi tốt nghiệp được các cơ quan kinh tế và tài chánh trên toàn thế giới trọng vọng . Khi Ngô Ðình Quyền học trường này Bà Nhu đã không đủ khả năng trả học phí nên phải làm giấy xin nợ tiền học. Hiện ông Quỳnh  làm đại diện thương mại cho một số công ty Hoa Kỳ ở Bruxelles, thủ đô nước Bỉ. Ông Quỳnh không lập gia đình. Bà Nhu cười nói “Ông Quỳnh giống Bác”, hàm ý sống độc thân như Tổng Thống Ngô Ðình Diệm. Ðang lúc tôi nói chuyện với bà Nhu thì một thiếu nữ người Pháp gõ cửa bước vào với một xấp hình trên tay. Cô bé 17 tuổi này vừa trở về  sau chuyến đi làm công việc thiện nguyện giúp các thanh nữ Phi Luật Tân bị bệnh AIDS. Tất cả chi phí cho chuyến đi của cô bé này do ông Ngô Ðình Quỳnh đài thọ. Cô bé có những lọn tóc mầu hạt dẽ khoe những tấm hình chụp  chung với các nạn nhân của căn bệnh thời đại và ước mong sẽ được  trở lại thủ đô của nước Phi Luật Tân để tiếp tục công viêc bác ái. Bà Nhu nói ông Quỳnh sống đạm bạc và rất tích cực  trong những hoạt động từ thiện nên ước vọng của cô bé chẳng phải là một giấc mơ.

Cô con gái út Ngô Ðình Lệ Quyên có bằng tiến sĩ Luật từ trường đại học Roma. Lệ Quyên là một luật gia ngành Công Pháp rất nổi tiếng nhưng chỉ được mời thỉnh giảng và tham luận ở phân khoa Luật của đại học  Roma mà thôi. Lý do  đơn giản là Lệ Quyên không chịu vào quốc tịch Ý. Luật lệ nước Ý không cho phép những người không có quốc tịch được quyền giảng dậy một cách chính thức trong học trình. Lệ Quyên thường xuyên được mời dự các hội nghị quốc tế và có nhiều bài tham luận xuất sắc  làm sửng sốt các “cây đại thụ” của ngành công pháp thế giới. Lệ Quyên có chồng người Ý nhưng đứa con trai 7 tuổi lại chính thức mang họ mẹ trên giấy tờ hộ tịch. Bà Nhu hãnh diện nói tên cháu bé là Ngô Ðình Sơn, một tự hào dòng họ hay là sự gìn giữ gốc rễ gia tộc.

Mỗi buổi sáng sớm, bất kể  thời tiết. Bà Nhu đều “xuống đường” đi bộ chừng độ 10 phút đến nhà thờ Saint Léon dâng thánh lễ hằng ngày. Cũng tại ngôi thánh đường này, lần đầu tiên vào tuần lễ đầu  tháng 11 năm 2001, Bà Nhu tổ chức lễ tưởng niệm Tổng Thống Ngô Ðình Diệm. Thông thường sau thánh lễ Bà ở lại giúp dọn dẹp nhà thờ và xếp đặt trưng bày hoa nến. Ngày chú nhật Bà phụ trách dậy lớp thánh kinh cho các trẻ nhỏ. Bà gia nhập đạo Công giáo khi lập gia đình, nhưng lúc thiếu thời được giáo dục trong các trường Công giáo nên có thể nói là Bà đã lớn lên và trưởng thành trong tín lý của đạo Chúa. Trong câu chuyện, Bà Nhu nhiều lần biểu lộ Ðức Tin tuyệt đối  nơi sự an bài của Ðấng Tối Cao. Khi nghe tôi nói có thân nhân đang bị bệnh  và rất muốn trở về Mỹ sớm hơn, Bà Nhu đi vào phòng làm việc lấy cho tôi một tượng ảnh Ðức Mẹ Maria đúc bằng kẽm to hơn đồng một xu Mỹ kim. Bà nói mang tượng ảnh về cho bệnh nhân thì Ðức Mẹ sẽ cứu giúp và chữa khỏi. Tôi nghĩ là vì có Ðức Tin mạnh mẽ như vậy nên Bà đã vượt qua được bao cơn sóng gió ba đào mà sống mạnh khỏe đến ngày nay.

Trên đường từ nhà thờ về Bà Nhu cũng thỉnh thoảng ghé lại tiệm bán hoa và cây cảnh, mua vài bông hoa hay một chậu cảnh trang hoàng trong nhà. Ít khi Bà phải nấu nướng vì ăn rất ít và những bà bạn người Pháp thương mang đồ ăn đến cho nên cũng chẳng bận rộn gì việc bếp núc. Trước kia tôi nghe có người nói Bà Nhu chỉ ăn qua loa, hai ba lần một tuần. Tôi nghĩ là nếu ăn uống như vậy thì làm sao mà… thở được. Bây giờ tôi nghe chính Bà Nhu nói “hai ngày nay tôi chưa ăn gì cả, vì tôi không ăn nên không có bệnh”. Các vị tu sĩ Ấn Ðộ giáo rất ít khi ăn uống nhưng người nào cũng mạnh khỏe và sống lâu trăm tuổi. Ở các nước Âu Mỹ đa phần người ta chết vì ăn chứ có ai chết vì đói.

Bà Nhu hầu như không đi sắm sửa quần áo giầy dép. Mỗi năm một bà bạn người Nhật gởi qua cho vài cái áo kimono đủ mặc trong nhà, có việc đi đâu thì mặc mấy cái quần áo cũ cũng còn tạm được. Nói đến quần áo, Bà có vẻ đăm chiêu “ở Sàigòn nóng quá nên tôi mặc áo dài hở cổ, Tổng Thống không bằng lòng”. Chiếc áo dài hở cổ được đặt tên là”kiểu áo Bà Nhu” đã một thời là “mốt” của các thiếu nữ Sai Gòn và cũng là một đề tài  xôn xao của những người vô công rồi nghề. Bà kể chuyện trước kia phải đại diện chính phủ tiếp đón phu nhân các vị quốc khách mà chẳng có đến một món trang sức nên thấy thiếu sót. Nhân có bà vợ một ông bộ trưởng muốn bán mấy món đồ trang sức làm bằng đá đỏ (ruby), Bà Nhu có trình và xin Tổng Thống số tiền sáu ngàn đồng bạc Việt Nam để mua lại. Tổng Thống nghe lời giải bày cũng hợp lý nhưng yêu cầu người bán phải viết một tờ giấy biên nhận với đầy đủ lai lịch của  những món đồ trang sức này. Bà Nhu nói đó là lần duy nhất Tổng Thống cho tiền và cũng chẳng còn nhớ những đồ trang sức đó bây giờ thất lạc nơi đâu.

Trong lúc nói chuyện, thỉnh thoảng Bà Nhu cũng đề cập đến những diễn biến chính trị, kinh tế và xã hội toàn cầu. Bà có những phân tích, lượng giá vấn đề một cách chi tiết và hợp lý đồng thời đưa ra những kết luận làm người nghe dẽ dàng bị thuyết phục. Ðiều này chứng tỏ tuy sống khép mình trong một căn phòng nhỏ bé những Bà vẫn theo dõi thời cuộc một cách cẩn thận. Bà vẫn còn giữ những liên lạc cần thiết với gfiới ngoại giao quốc tế trong một giới hạn cẩn trọng. Nhớ lại Phong Trào Phụ Nữ Liên Ðới năm xưa, Bà nắm hai tay trước mắt nhìn lên trần nhà nói bằng tiếng Pháp “phụ nữ phải được giải phóng, phụ nữ phải được tôn trọng”. Giấc mơ của Bà là người phụ nữ phải có chỗ đứng và tiếng nói trong xã hội. Ước vọng của Bà là người phụ nữ phải có những cơ hội thuận tiện để thăng tiến trong mọi lãnh vực của đời sống. Tiếng nói của Bà rõ ràng , chắc nịch, lên xuống với những cảm xúc làm người nghe rất dễ bị lôi cuốn rồi nhiệt tình ủng hộ.

Trong cả một buổi chiều, lúc nói chuyện này và đột nhiên nói sang chuyện khác nhưng Bà không hề đả động gì đến  nước Mỹ mặc dầu Bà biết tôi đến từ một tiểu bang ở vùng Tây Bắc  nước Mỹ. Nhiều người nói Bà Nhu căm thù Mỹ lắm vì những sai lầm trong chính sách đối với Việt Nam và nhất là đối với Ðệ Nhất Cộng Hòa  Việt Nam. Vào những ngày tháng cuối năm 1963, cả thế giới đã kinh ngạc nghe và nhìn Bà Nhu mạt sát nước Mỹ và những nhà lãnh đạo của siêu cường này ở tại một địa điểm chỉ cách Tòa Bạch Ốc một quãng đường. Tôi nghĩ là Bà đã không còn mang những “hận thù” đó trong tim óc nữa và thực sự muốn quên hết để mọi chuyện nhẹ nhàng đi vào lịch sử. Bà kể  chuyện vào mùa Xuân năm 1975, sau khi Cộng Sản Bắc Việt cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hòa, hệ thống truyền thanh NBC của Mỹ có xin phỏng vấn trong 30 phút. Lý do Bà chấp nhận lời yêu cầu của NBC với đòi hỏi mười ngàn (10,000) Mỹ kim thù lao cộng với hai vé máy bay khứ hồi hạng nhất Paris – Washington DC, vì lúc đó Lệ Quyên rất nhớ và muốn đi gặp ông bà ngoại. Bà Như không có tiền trang trải cho chuyến đi nhưng vì thương con nên bằng lòng trả lời cuộc phỏng vấn để có tiền đưa con gái đi gặp Ông Bà Trần Văn Chương ở thủ đô của nước Mỹ. Ðối với một tổ hợp truyền thông to lớn như NBC thì những điều kiện đó thật quá nhỏ bé và họ đã vội vàng thực hiện cuộc phỏng vấn. Ðó là lần duy nhất Bà đi Mỹ và cũng là lần duy nhất Bà tiếp xúc với giới truyền thông quốc tế sau năm 1963. Ngoài ra, Bà chưa từng gặp gỡ hoặc tiếp xúc với báo giới Việt ngữ dưới bất cứ hình thức nào. Trong quá khứ đã có vài tờ bào ở Ðức quốc và California đăng tải bài phỏng vấn Bà Ngô Ðình Nhu. Tất cả  những bài “phỏng vấn” đó đều là những ngụy tạo mà độc giả  rất dễ dàng  nhận ra tính chất giả dối và bịa đặt  của người viết.

Bà Nhu cũng không nói gì về vụ phản loạn 1.11.1963 và những người được ngoại bang thuê mướn sát hại chống Bà. Tôi có nói xa gần đến đám quân nhân phản loạn để dò xét  phản ứng của Bà nhưng không trông chờ ở một sự tức giận thường tình của một con người vì thời gian đến gần 40 năm  cũng đã  làm nguôi ngoai cơn thịnh nộ. Bà có vẻ buồn, nhìn qua khung cửa sổ nói một cách nhỏ nhẹ bằng tiếng Anh “đó là một bọn ngu dốt”.

Ðồng hồ chỉ tám giờ rưỡi tối. Những ngọn đèn của Paris kết nối làm thành một biển ánh sáng và thành phố đã bắt đầu đi vào cuộc sống ban đêm. Hơn sáu giờ đồng hồ ngồi nói chuyện, tôi đã uống hết hai ly nước bưởi to nhưng tuyệt nhiên không thấy Bà Nhu uống một chút nước nào. Tôi sợ ngồi lâu quá Bà sẽ mệt mỏi nhưng thực sự thì chính tôi là người đã thấm mệt. Bà Như không tỏ ra mệt mỏi hay có một dấu hiệu nào biểu hiện sự rã rời sau một buổi chiều dài chuyện trò. Trước khi tôi xin cáo từ Bà Nhu có nói đến cuốn sách của Bà. Theo chỗ tôi được biết thì cuốn sách của bà. Theo chỗ tôi được biết thì cuốn sách này sẽ được phát hành cùng một lúc tại nhiều nơi trên thế giới bằng bốn thứ ngôn ngữ: Việt Nam, Anh, Pháp và Ý. Bà viết bằng tiếng Pháp và tự dịch sang tiếng Anh và Ý. Bản dịch tiếng Việt đang trong giai đoạn nửa chừng. Cũng vì vậy mà tôi hạn chế bài viết này trong một kích thước vừa đủ, những gì độc giả muốn biết hay những gì gọi là “bí mật lịch sử” sẽ rất có thể được nói đến hoặc phân giải trong cuốn sách mà rất nhiều người chờ đợi. Tôi chợt nghĩ đến “ông tướng phường chèo” Nguyễn Khánh. Ông này đi đến đâu cũng cầm cuốn vở học trò huyênh hoang có nhật ký của Bà Nhu trong tay. Tôi nghĩ rất có thể Ông này lượm được cuốn vở Bà Nhu ghi chép những chuyện vụn vặt của một người nội trợ trong gia đình như hôm nay  đi chợ cần phải mua những món gì, đến bao giờ thì phải đóng tiền trường cho con… Ngoài ra chẳng có gì đáng nói tới hay có một giá trị gì cả. Tôi cũng không hiểu được lý do tại sao khi bị đuổi ra khỏi nước mà đương sự còn ôm theo “báu vật” đó để làm gì. Ðặt trường hợp “báu vật” đó mang lại danh vọng và lợi lộc hoặc là một thứ vũ khí để để mạt sát  nhục mạ Bà Nhu thì chắc chắn độc giả đã được đọc từ lâu rồi.

Tôi bước ra chỗ thang máy để xuống phố lang thang với người Paris mà trong lòng xôn xao niềm vui vì không ngờ một “bà cụ” gần 80 tuổi đã vật vã với bao sóng gió phủ phàng của cuộc đời mà lại còn có một sức khoẻ thật sung mãn, trí óc minh mẫn đến như thế. Ở vào tuổi đời như vậy mà còn giữ được thể chất và tinh thần trong một tình trạng gần như lý tưởng thì thật là hiếm có. Bà Nhu đã thực sự lánh xa những tục lụy  phù phiếm của trần gian. Bà sống trong hơi thở nhịp tim của đời sống tận hiến và phó dâng với niềm cậy trông tuyệt đối nơi sự quan phòng của Ðấng Tạo Hóa. Tôi cầu chúc Bà luôn mạnh khỏe, an vui
.
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 26/Apr/2010 lúc 12:37am
mk
IP IP Logged
van phan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 12/Mar/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 173
Quote van phan Replybullet Gởi ngày: 28/Apr/2010 lúc 5:03am
Cám ơn anh Lộ Công  , anh Hoàng Ngọc Hùng , cô Mỹ Kiều đã mở  và post chủ đề : Bà Ngô Đình Nhu , nhân vật  một thời của lịch sữ Việt Nam . Hình ảnh và bài viết là tài liệu hiếm ,đẹp và hay  . Tôi thấy có một chi tiết nhỏ mà Thân hữu GC mình tự đính chánh  do lổi chính tả thôi  .   Đoạn trích ngang  :
 ...Người con thứ hai là Ngô Đình Quỳnh cũng đã trên 50 tuổi tốt nghiệp trường E.S.E.C (Ecole suprrieure de l'économie yet du commerce )chứ không phải trường H.E.C( Hautes etudes commerciales )như nhiều báo chí và sách vở đã sai lầm. ESEC là trường tư đào tạo các chuyên gia kinh tế và tài chánh cao cấp, có học trình gay gắt và học phí rất cao....
 Tôi đọc và hiểu là Ngô Đình Quỳnh , tốt nghiệp trường ESSEC (ecole superieur des sciences économiques et commerciales ) một trong những Grandes ecoles tư , nổI tiếng từ năm 1907 ở Paris...
 Còn trường ESEC ( ecole superieur d'etudes cimatographiques  ) là một  Grande ecole ,dạy nghề điện ảnh Cinéma  ở Paris ,  Ngô Đình Quỳnh chắc không có  theo  học  trường nầy.
 Nếu đề nghị nầy không chính xác tôi xin rút kinh nghiệm, thân hữu GC  xí xóa bỏ qua , vì là tư liệu lĩch sữ cần được tôn trọng  đúng .
 van phan   
     
IP IP Logged
van phan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 12/Mar/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 173
Quote van phan Replybullet Gởi ngày: 29/Apr/2010 lúc 4:55am
 Có sai lầm về kiến thức xin đính chánh lại .
 
 +  E. S. E.C  Paris   :
 Ecole Supérieure d'Études  Cinématographiques de Paris
  
+ E.S. S. E. C  : Thành lập năm 1907 ở Paris , Tổng số sinh viên năm 2010 là 4200  mà 1350  là sinh viên nước ngoài. Học phí trung bình khoảng 8000 euros / năm.
+  H. E. C  : Thành lập năm 1881 ở Paris . Tổng số sinh viên năm 2010 là 4387 mà 1645 là sinh viên nước ngoài. Học phí trung bình từ 1300 euros đến 13.000 euros / năm .
 
 Trích  Dosier Education báo Le Monde , Mercredi 14 avril 2010 
IP IP Logged
van phan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 12/Mar/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 173
Quote van phan Replybullet Gởi ngày: 04/May/2010 lúc 8:31am

Hoàng cung nhà Nguyễn qua những bức ảnh chưa từng công bố

(Dân trí) - Nhiều bức ảnh quý giá chưa từng được công bố về những lễ nghi, sinh hoạt của vua quan nhà Nguyễn những năm đầu thế kỷ XX đang được trưng bày tại triển lãm “Nghi lễ Hoàng cung và lễ hội ở Huế đầu thế kỷ XX”.

Đây là những bức ảnh được các tác giả Việt thời đó như Tang Vinh, Đang Châu… ghi lại qua ống kính, tái hiện nhiều nét sinh hoạt vô cùng độc đáo của vua, quan triều Nguyễn qua các nghi lễ, lễ hội và nếp sinh hoạt hàng ngày trong hoàng cung, trên phố phường.

Sau một thời gian, số ảnh này đã được lưu vào kho của Hội Đô thành Hiếu Cổ (AAVH) - tiền thân của tạp chí chuyên đề nổi tiếng chuyên nghiên cứu về Huế: “Những người bạn cố đô Huế” (Bulletin des Amis du Vieux Huê) - với số lượng khoảng 9.000 bức chụp trên toàn Đông Dương, giai đoạn 1885-1954. Trong kho dữ liệu của AAVH còn có hơn 600 sách cổ, 30.000 trang thủ bút đầy quý giá của các tác giả nổi tiếng, vua, quan, các chính khách…  
 
Đến nay Hội AAVH mới chính thức công bố qua triển lãm “Nghi lễ Hoàng cung và lễ hội ở Huế đầu Thế kỷ XX” tại số 1 Lê Hồng Phong (TP Huế). Triển lãm kéo dài đến hết ngày 13/5/2010.
 
Xin giới thiệu đến quý độc giả những tấm ảnh quý giá được chụp lại tại Triển lãm để độc giả thấy được một thế giới “nội bất xuất, ngoại bất nhập” của chế độ phong kiến cuối cùng tại Việt Nam.
 
Rước kiệu vua.
 
Các quan quỳ làm trong ngày lễ mừng thọ vua Khải Định.
 
Nhiều khung cảnh lạ lẫm như Kỳ Đài trong lễ mừng thọ “tứ thập niên” vua Khải  Định.
 
Một cửa thành xưa.
 
Ngọ Môn
 
Voi diễu hành trong Đại Nội ngày Lễ quốc khánh.
 
Quan và lính
 
Bộ nhạc khí cổ
 
Thái tử Khải Định trước giờ làm việc.
 
Vua Khải Định đang “ngự thiện” (dùng cơm).
 
Tế sống một con vật trong lễ hội 
Đại Dương
< ="http://admicro1.vcmedia.vn/ads_codes/ads__230.ads" =text/> < ="http://admicro1.vcmedia.vn/ads_codes/ads_code_230.ads" =text/> ads_zone230.hideEmptyZone("ads_zone230");
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 05/May/2010 lúc 6:38pm
 
Trích van phan:
"... Ngô Đình Quỳnh cũng đã trên 50 tuổi tốt nghiệp trường E.S.E.C (Ecole supérieure de l'économie et du commerce )..."
 
Bên Pháp có rất nhiều trường dạy về thương mại, kinh tế, hành chánh, quản trị, v.v. Còn có trường ESCP (École Supérieure de Commerce de Paris) nữa. Tây hay viết tắc lắm. Đọc mà điên cái đầu đi thôi !!!
Cách đây lâu lắm rồi tôi có dịp sang làm việc tại ESCP ít lâu.
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 06/May/2010 lúc 2:35pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 4 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.156 seconds.