Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn
Message Icon Chủ đề: MẸ & MẸ-Gò-Công Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 3 phần sau >>
Người gởi Nội dung
vanhoanguyen05
Newbie
Newbie


Tham gia ngày: 02/Oct/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21
Quote vanhoanguyen05 Replybullet Gởi ngày: 04/Dec/2011 lúc 1:24am
Cám ơn anh Mặc Thuỷ về bài thơ "Bên dòng Rạch Già" rất đẹp.
Rạch Già cũng là quê ngoại của Hoàng Yến. Những ngày thơ ấu Hoàng Yến hay theo bà Ngoại về đây. Ăn trái đào lộn hột còn nghe chát tới bây giờ. Nhưng trong hương vị ấy có biết bao nhiêu là kỷ niệm.
Nhớ ngày xưa tuổi ngọc,
Ai nắm bàn tay ngà?
Ai người yêu bé nhỏ ,
Cho lòng ta nở hoa?
***
Đi giữa mùa Xuân mới,
Thẹn thùa đôi má hồng,
Người trai vùng lửa khói ,
Nhen nhúm tình trắng trong.
***
Đáy mắt hồng lối mộng,
Luỹ tre xanh vườn thơ,
Đường trưa chung một bóng,
Đời sao đẹp như mơ.
***
Mây lang thang tình tự,
Gió vờn tà áo bay,
Nắng len vào suối tóc,
Tràn ước vọng ngày mai.
***
Bầu trời xanh thăm thẳm,
Tình ban đầu đê mê,
Ngại ngần không dám hẹn ,
Thầm ước sẽ quay về.
***
Mơ lối vào xóm nhỏ,
Có em xưa hiền hoà,
Xuân nầy nơi xứ lạ,
Thương mãi dòng Rạch Già!
Hoàng Yến
HoangYen
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 04/Dec/2011 lúc 6:33am

Chị Hoàng Yến thân mến,
Đọc những vần thơ về Rạch Già của chị, MK nhớ vùng quê nghèo ấy làm sao !
Rạch Già nước ngọt rất hiếm, chỉ nhờ nước mưa chứa để dành xài quanh năm . Giờ có kênh đào dẫn nước ngọt về, không biết có làm vùng quê này bớt khổ vì nước mặn và phèn ? Ruộng lúa có tốt hơn ?.
Tôm cá có nhiều hơn ?
Bao giờ cũng thế, quê hương mình nghèo, dù đi phương trời nào , lòng mình luôn nhớ thương về nơi ấy nhiều hơn nếu quê mình trù phú , phải không chị Hoàng yến ?
Cám ơn chị đã tham gia viết về Rạch Già và MK vui vì cũng là quê Ngoại của chị . Chúc chị luôn an vui và sáng tác nhiều nhé.
Thân ái,



Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 04/Dec/2011 lúc 6:36am
mk
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 04/Dec/2011 lúc 8:47am




Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 04/Dec/2011 lúc 8:48am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 10/Dec/2011 lúc 9:17am

~::Trích Dẫn nguyên văn từ Nhom12yeuthuong











Bài thơ họa :

                                                    

     Sông l

                 

                                    Gởi chị  Hoàng Yến tác giả i thơ

                                     “ Thương nhớ quê nhà”

                             

               * Riêng cho :

                  - Đoái nam Uy

                              - Thy Lan Thảo

                  

Có một dòng sông tận cuối trời,

Ta vừa nhảy xuống bạn bè ơi ...

Làm sao bơi được về bên đó,

Chiếc bóng quê hương ngập cả  đời !...

 

Không làm Kinh Kha sang sông Dịch,

Đành gởi thân hèn một kiếp qua ??

Chén rượu canh trường thơ đẩm lệ ,

Mưa lòng ta hay mưa quê nhà ??

 

Đèn lụn đêm tàn ngày chợt đến,

Như từng giọt máu rỉ qua tim.

Có nghe ai nói thiên thu hận,

Xin hãy cùng ta chung bước tìm…

 

Ngày qua một thoáng đêm về lại,

Vẫn mãi quay cuồng bóng cố hương.

Tìm đâu trời biển cho vừa rộng,

Để chất dùm ta vạn cổ buồn…

 

Mặc Thủy

 




Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 24/Dec/2011 lúc 10:06pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 24/Dec/2011 lúc 6:21pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ MẶC THỦY

]
~::Trích Dẫn nguyên văn từ Nhom12yeuthuong











Bài thơ họa :

                                                    

     Sông l

                 

                                    Gởi chị  Hoàng Yến tác giả i thơ

                                     “ Thương nhớ quê nhà”

                             

               * Riêng cho :

                  - Đoái nam Uy

                              - Thy Lan Thảo

                  

Có một dòng sông tận cuối trời,

Ta vừa nhảy xuống bạn bè ơi ...

Làm sao bơi được về bên đó,

Chiếc bóng quê hương ngập cả  đời !...

 

Không làm Kinh Kha sang sông Dịch,

Đành gởi thân hèn một kiếp qua ??

Chén rượu canh trường thơ đẩm lệ,

Mưa lòng ta hay mưa quê nhà ??

 

Đèn lụn đêm tàn ngày chợt đến,

Như từng giọt máu rỉ qua tim.

Có nghe ai nói thiên thu hận,

Xin hãy cùng ta chung bước tìm…

 

Ngày qua một thoáng đêm về lại,

Vẫn mãi quay cuồng bóng cố hương.

Tìm đâu trời biển cho vừa rộng,

Để chất dùm ta vạn cổ buồn…

 

Mặc Thủy

 






          CẠN  LÒNG
                       -=-
                                        
                           
- Gửi Mặc Thủy, Xuân Phương, Hoàng Yến
                                                ....Theo ý một bài thơ của H.Yến &  M.Thủy


.....

Thương nhớ em ơi! ngập cả đời
Dòng sông thơ ấu dẫu xa xôi
Vẫn in vết khắc tràn tâm ý
Theo bước người đi tận cuối trời...
 
Ngày đó Kinh Kha sang sông Dịch
Để trả ân tình Thái Từ Đan
Ta bỏ quê nhà đi biệt tích
Là mong tìm lại lá cờ  tàn ...
 
Mưa ở nơi đâu cũng ướt lòng
Mưa Sài Gòn, Hà Nội, Gò Công
Là thêm nguồn nước cho sông Việt
Mưa ở đâu? Bong bóng phập phồng
 
Ta đứng nhìn mưa quên cả mưa
Đời ta bão nổi tỉnh hay chưa
Thiên thu một thuở buồn tan trận
Phơi mặt, nắng đời đang giữa trưa...!
 
Xuyên qua mây trắng trời cố xứ
Vẫn trắng đầy mây tự tháng tư
Biển vẫn muôn đời cơn sóng dữ
Triều dâng hồng thủy cõi đời hư...
 
Biển Đông nào phải là sông Dịch
Sẽ có một ngày trời tạnh mưa
Ta viết chữ đời theo ý thích
Em nhìn thấy rõ? Thật tình chưa??!
 
Vạn cổ ly hương sóng lạnh buồn
Máu đời vẫn chảy tựa mưa tuôn
Ở đây đâu dễ tìm chi bạn
Đành phải nhìn trăng...nhắp rượu suôn !
 
                        thylanthảo





Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 24/Dec/2011 lúc 10:05pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 14/Feb/2012 lúc 7:16pm

Một bài viết cảm động về MÁ, Bà Mẹ Miền Nam .
Tác giả Phan Hạnh , người gốc Chợ Gạo, Mỹ Tho ; trãi nỗi lòng nhớ thương Má - đấng sinh thành đã khuất núi -  đọc giả như bềnh bồng vào nỗi buồn thương cảm , nhớ nhung về Người-Má , dạt dào như
những dòng nước vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long hiền hòa ... mênh mông... bao la ... chảy mãi không dứt trong trái tim Người-Con , như Chín Sông lững lờ trôi ...trôi mãi từ ngàn xưa và sẽ còn mãi mãi đến ngàn sau .
mk





, người Mẹ miền Nam

Wednesday, 08 February 2012 15:10
 

alt
  Phan Hạnh

Tôi ngồi gõ những dòng chữ này trong khi tiếng nhạc không lời, chỉ có tiếng đàn guitar réo rắc của Vô Thường thôi, bài nhạc Lòng Mẹ của nhạc sĩ Y Vân liên tục văng vẳng bên tai từ cặp loa nhỏ của máy điện toán. Tuy tôi không nghe lời ca nhưng trong trí tôi vẫn hiện ra các chữ đi đôi với tiếng nhạc bên ngoài: "Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào, Tình Mẹ tha thiết như giòng suối hiền ngọt ngào, Lời Mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào. Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng Mẹ yêu..." Ít ra tôi cũng thuộc được bốn câu đầu để làm thuốc.
Tôi hiểu, không hẳn tất cả người miền Nam gọi mẹ bằng má và ngược lại, không hẳn tất cả người miền Bắc gọi mẹ bằng mẹ. Tôi cũng hiểu ngoài hai tiếng để gọi thông dụng đó còn có nhiều cách gọi khác nữa được dùng chen lẫn ở khắp mọi miền. Và cũng có nhiều người miền Nam dùng chữ mẹ và cũng có nhiều người miền Bắc dùng chữ má. Má, người mẹ miền Nam, chỉ là một cách nói chung.
Má tôi mất cũng đã hơn một năm, giỗ đầu đã qua, tôi cũng đã già hơn, và ngày sẽ gặp lại mẹ bên kia thế giới cũng gần hơn. Khi người mẹ đã già, đứa con lo sợ sẽ có ngày vĩnh viễn phải xa mẹ, y như nhạc sĩ Trần Long Ẩn đã viết trong bài Mừng Tuổi Mẹ: "Mỗi mùa xuân sang... Mẹ tôi già thêm một tuổi... Mỗi mùa xuân sang... ngày tôi xa Mẹ càng gần...", một lời nói đơn sơ nhưng ý nghĩa quá chừng quá đỗi. Còn tôi, người mẹ đã mất rồi và đứa con là tôi trong tuổi về chiều thì câu "Ngày tôi xa Mẹ càng gần" sẽ trở thành "ngày tôi sum họp vĩnh viễn với Mẹ càng gần" vậy.
Như hầu hết người miền Nam, tôi kêu mẹ tôi bằng tiếng "má" mộc mạc nhưng thân mật gần gũi biết bao. Chữ "mẹ" dường như bao hàm ý nghĩa tôn kính nghiêm trang hơn so với chữ "má". Chúng ta nghe đến "Mẹ Bề Trên", "Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp", "Mẹ Việt Nam". Ngược lại, chữ "má" dường như chỉ được dùng trong không khí riêng tư thân mật của gia đình. Biên giới cách biệt giữa má và con được thu ngắn lại rất nhiều.
Tôi nhớ hoài những lần nghe quái kiệt Trần Văn Trạch trình diễn bài nhạc Chuyến Xe Lửa Mùng 5. Bài hát nói đó có đoạn đầu kể những mẩu chuyện vui nho nhỏ xảy ra trên chuyến xe lửa tạo cho khán thính giả những tràng cười thích thú. Nhưng đến hồi kết cuộc, khi người nghệ sĩ quê Mỹ Tho có mái tóc bồng bềnh và phong cách trình diễn độc đáo duyên dáng này hát câu "Má! Má ơi con về đây Má ơi... Má không chờ con Má ơi..." khi đứa con từ Sài Gòn về đến quê nhà Nha Trang trong tâm trạng vui mừng gặp mẹ thì người mẹ đã chết rồi, ông lại làm cho khán thính giả cảm động đến rơi lệ.
Tôi cũng thường nghe hoặc xem trình diễn bài nhạc rất dễ thương Tía Em Má Em của đôi ca nhạc sĩ Ngọc Cẩm-Nguyễn Hữu Thiết trên sân khấu đại nhạc hội trong đầu thập niên 1960. Những câu hát cho thiếu nhi "Tía em hừng đông đi cày bừa, Má em hừng đông đi cày bừa.  Tía em là một người nông dân, Má em cũng là người nông dân, Cùng sống trên đồng bao la... Những đêm trời trăng lên tròn tròn, Gió đưa ngàn cây nghe xạc xào. Chúng em cùng họp đoàn vui chơi, Chúng em cùng họp đoàn vui ca, Trong ánh trăng ngà lung linh...", có vẻ ngô nghê nhưng đã sống mãi trong lòng của bao nhiêu thế hệ trẻ thơ miền Nam.

Tôi chào đời tại một làng quê bên bờ sông Chợ Gạo chảy vào Tiền Giang của Chín Con Rồng mang đầy phù sa và sức sống. Tuổi thơ tôi thấm đượm những lời ru ầu ơ liên quan tới Má: Má ơi, đừng đánh con đau, Để con bắt ốc hái rau má nhờ. Hoặc: Má ơi đừng đánh con hoài, Để con kho cá bằm xoài má ăn. Đó là nói chung không phân biệt phái tính. Ngoài ra, còn có biến thể để áp dụng cho phái nữ: Má ơi đừng đánh con đau, Để con hát bội, làm đào má coi. Đứa con trai lí lắc hay làm trò khỉ ham vui chơi hơn là ham học bị mẹ đánh đòn, thay vì hứa với mẹ sẽ lo học, nó lại nói để nó làm trò khỉ cho mẹ nó vui, thật đúng là suy nghĩ non nớt của trẻ thơ.
Người mẹ đánh con trong hai câu hát ru em "ầu ơ ví dầu" này không có nghĩa là bạo hành trẻ con theo như sự hiểu biết và sự định nghĩa thông thường ở xã hội phương Tây ngày nay. Người mẹ đánh con ngày xưa là theo cách dạy dỗ kiểu Khổng Nho như người mẹ của Hàn Bá Du trong Nhị Thập Tứ Hiếu. Trẻ con thuộc các thế hệ trước bị mẹ đánh để dạy dỗ là thường, như đoạn tả trong chuyện "Má Tôi" của thi sĩ Quách Tấn ở phần sau của bài viết này.
Tôi sinh ra và lớn lên ở làng quê có nhiều mương rạch nên thường được nghe những câu ru mang hình ảnh của sông nước. Má ơi con vịt chết chìm, Con thò tay xuống vớt con cá lìm kìm nó cắn con. Vịt con cả bầy lội theo vịt mẹ, có khi một con bị nạn hoặc đuối sức chết. Trẻ con thì đã biết gì nên đơn giản nghĩ là con vịt chết chìm. Và cũng vì đầu óc tuổi thơ non nớt nên mới nói cá lìm kìm cắn con trong khi thật ra bầy cá nhỏ xíu xìu xiu này chỉ rỉa bằng cái miệng tí tẹo của nó và chỉ gây cảm giác nhồn nhột chứ chẳng đau.
Tôi để ý những câu ru em tuy là của người lớn đặt ra nhưng được đặt trong tâm cảnh của trẻ con để nói thay cho chúng. Đó là cách dạy dỗ thật hay giúp cho đứa trẻ nghe và nghĩ như thể những lời lẽ đó do chính đứa trẻ nói ra, nó sẽ dễ nhớ, dễ nhập tâm thuộc lòng. Khi đứa con tới tuổi cặp kê, nếu là con trai thì nó đòi má cưới vợ: "Chuối non dú ép chát ngầm, Trai tơ đòi vợ khóc thầm thâu đêm. Khóc rồi bị má đámh thêm, Tiền đâu cưới vợ nửa đêm cho mầy".
Nếu con gái tới tuổi trổ mã, ba má lo kiếm chỗ mai mối để gả đi, lại réo má: "Má ơi đừng gả con xa, Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu". Thời buổi ngày nay, với tình trạng xuất cảng hàng loạt những cô dâu Việt lấy chồng người nước ngoài, câu ca dao đó càng trở nên thấm thía hơn.
Nhìn vấn đề đó với góc cạnh khôi hài, người ta đã biến đổi hai câu ca dao đó trở thành: "Má ơi đừng gả con xa, Gả con qua Mỹ Canada được rồi". Kiếm được một tấm chồng ở các quốc gia Tây Âu chắc chắn tốt hơn các ông chồng Đại Hàn, Đài Loan, Trung Cộng... thường là nghèo hơn và dùi đục vũ phu hơn. Ngoài ra, còn có biến thể đùa cợt kiểu huề vốn, xa gần gì cũng có cái hại:

Má ơi đừng gả con xa
Chim kêu vượn hú biết đâu mà lần.
Má ơi đừng gả con gần
Con qua xúc gạo nhiều lần má la.

Má thì xuề xòa bình dân hơn mẹ cho nên con quạ kêu bớ má thay vì mẹ ơi như trong hai câu:

Con quạ nó đứng chuồng heo
Nó kêu bớ má bánh bèo chín chưa.


Có khi ca dao có cùng ý nghĩa nhưng diễn đạt khác nhau tùy miền. Hai câu Lẳng lơ thì cũng chẳng mòn, Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ ở miền Bắc thì vào trong miền Nam lại trở thành:

Má ơi con má chính chuyên
Ghe bầu đi nói một thiên cá mòi
Không tin mở hộp ra coi
Rau răm ở dưới cá mòi ở trên.


Hai câu ca dao với chữ mẹ nghe nghiêm trang và bảo thủ trong khi bốn câu của miền Nam với chữ má nghe thân mật gần gũi vô cùng. Má con đã trở thành như bạn, nên ăn nói một cách tự nhiên như người ngang hàng cùng trang lứa. Đó là chưa kể ý tưởng nghịch ngợm và quan niệm dễ dãi xem nhẹ mọi chuyện. Sự chính chuyên của cô gái được bà má đánh giá bằng một thiên cá mòi, nào ngờ rau răm ở dưới cá mòi ở trên. Ý câu ca dao này muốn nói gì tôi không hiểu rõ nhưng nhằm nhò gì, tôi cảm thấy nó dí dỏm vui lắm. Còn nữa, má hãy nghe con gái má thỏ thẻ nè:

Má ơi con má hư rồi
Má đừng trang điểm phấn dồi uổng công!

Hoặc:

Má ơi con má hư rồi
Còn đâu má gả, má đòi bạc trăm!

Má, bà mẹ của miền Nam, đôi khi vì quá dễ dãi nên con cái lờn mặt và đối xử tệ hại như trong những câu vè lục tỉnh sau:

Tôi đi ngang nhà má, Tay tôi xá chân tôi quỳ
Bởi thương con má xá gì thân con.
Tôi đi ngang nhà má, Tôi vác cục đá, Tôi chọi má lổ đầu
Tía ra tía hỏi, Tôi nói tôi đá cầu tôi chơi!

Hết biết! Mong rằng đây chỉ là sản phẩm của mấy ông văn thi sĩ có đầu óc tiếu lâm trong bàn nhậu.


Kho tàng văn học Việt Nam có vô số những bài thơ bài nhạc nói về người mẹ. Tuy ngoài đời có hàng triệu đứa con gọi mẹ bằng má nhưng trong thơ nhạc, tiếng má ngọt ngào thân yêu thấm đượm chất giọng miền Nam đều trở thành mẹ. Nó đã trở thành một định luật tự nhiên cũng giống như chữ tui ngoài đời trở thành chữ tôi trong thơ nhạc. Tuy vậy cũng có một số ngoại lệ. Một trong những ngoại lệ này là bài thơ Má của Nguyễn Ngu Í (1921-1979), một nhà thơ, nhà giáo, nhà báo gốc Hà Tĩnh nhưng chào đời ở Bình Thuận và sinh sống ở Sài Gòn.


Má ơi! Con muốn điên rồi,
Má còn trông đứng đợi ngồi mà chi.
Con nhìn Má, Má có thấy con không hỡi Má?
Đêm khuya rồi, chỉ có Má con thôi
Nhà ngủ yên, và cả thế giới loi nhoi
Cũng thiêm thiếp với đất trời mệt mỏi.

Con nhìn Má, Má gầy nhiều, Má hỡi,
Xương, gân này rõ rệt ở tay chân,
Má lại đây, Má, cho con Má nhìn gần,
Coi tóc Má bạc nhiều hay bạc ít.

Má ốm yếu mà Má tươi Má chết
Cả lòng con ngào nghẹn lúc này đây
Em con chết mang cả cháu ngoại đợi từ ngày,
Má đã khóc bao lần trong đạn lửa!
Hẳn Má đã dàu dàu như lá úa,
Nhưng khi ngồi chụp ảnh gởi cho con,
Má bảo: Mình cố vui, vui nữa vui hơn,
Cho nó tưởng mình vui không buồn nữa ...
Con không buồn nữa, Má ơi! con hứa,
Không buồn đâu vì Má lặng trong,
Vì Má ngồi yên, mà Má vững như trồng,
Ngồi tréo mẩy, tay vịn thành ghế sắt.

Chiếc ghế sắt mà Thầy sơn dầu hắc
Từ khi con lên bảy biết phân li ...
Chiếc ghế phiêu lưu, từ Cần-đước xuống ghe đi
Cần-giờ, rồi lên Bến-gỗ,
Rồi lên An-Hảo, rồi lại lên tàu ra Mường Mán,
Rồi lội bộ về Tam Tân
Giặc bố, chạy vào rừng,
Giặc bố già, thì chạy lung tung,
Mà mặt ghế vẫn bình, chân chưa lảo đảo.

Má đã khổ vì Thầy bị dày đi Lao Bảo,
Má có đau vì nhà nát, quê lìa,
Má có sầu vì con ở đâu kia,
Má mới khóc vì con cháu chết ...
và Nước .. Đời Má dường như mất hết,
Nhưng mà giờ, Má ngồi đó vững vàng,
Nhìn chẳng thấy con mà vẫn tin rằng:
Rồi Má gặp con, con gặp Má,
Và rồi nắm tay con Má sẽ ve vuốt má
Của dâu hiền yên lặng đứng bên con.
Má ngồi yên, Má trong lặng nhìn con,
Con rung động nhận cái nhìn của Má.

Ú ờ... Ví dầu con Má có sao
Có điên, có dại, Má nào bớt thương ...


Một nhà thơ miền Nam khác dùng chữ Má thay cho Mẹ là thi sĩ Quách Tấn (1910-1992). Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Chế Lan Viên được người đương thời ở Bình Định gọi là Bàn thành tứ hữu, nghĩa là Bốn người bạn ở thành Đồ Bàn. Chào đời ở Bình Định, ông sống 34 năm cuối đời ở Nha Trang. Xin trích một đoạn trong bài viết mang tựa Má Tôi của ông:

(Trích)
Thầy mất chưa bao lâu mà má tôi trông già và đen điu tiều tụy nhiều quá. Thương mẹ quá, chúng tôi muốn ở nhà phụng dưỡng. Má tôi nghiêm giọng nói: Má không bì được Mạnh Mẫu, nhưng lòng nguyện noi gương. Các con chắc đã biết tánh má. Chúng tôi thất kinh. Từ ấy không dám nghĩ đến việc thôi học. Và để làm vui lòng mẹ, chúng tôi nỗ lực học hành. Cuối năm, chúng tôi đều chiếm vị trí cao và đều có phần thưởng hậu. Và khoa thi tiểu học năm 1925, tôi đậu đầu.
Tết xong, bệnh má tôi nặng thêm. Tôi biết không qua khỏi tháng giêng, định xuống trường xin phép thêm (vì tôi đã được phép nghỉ trước lễ nghỉ tết đến 10 hôm để cưới vợ, theo đơn xin của má tôi) để ở nhà với má. Nhưng đến chiều mồng 6 tháng giêng âm lịch, má gọi anh em tôi vào dặn: Sanh ly tử biệt là cảnh đau lòng nhất trên thế gian. Song thầy các con đã dạy rằng không có gì đáng bi lụy, vì đó chỉ là cảnh thay đổi của ngày đêm. Các con nhớ chết là đi về và sống lâu không ở nơi tuổi như má đã nói với các con. Để má yên vui nơi chín suối, các con nên nhớ những lời má đã dạy bấy lâu nay. Tức là phải ăn ở cho phải Đạo. Nếu vun thêm nền phúc đức của ông bà để lại không nổi thì ráng giữ đừng cho sụp lở. Và sau khi an táng má xong, các con phải bán nhà bán ruộng, về nương nhờ anh chị bên Phú Phong. Nhất định không nên bịn rịn nơi các con đã sanh trưởng. Quê hương ai lại không thương yêu. Nhưng chỉ bo bo giữ gốc tre làng, sao bằng lo lập nên công nghiệp để làm vẻ vang cho làng nước. Thầy má sẽ luôn luôn ở bên các con để phù hộ cho các con lo tròn nghĩa vụ của kẻ làm con làm dân, nếu các con nhớ lời má dặn. Đoạn kêu nhà tôi bảo lo sửa soạn hành lý để ngày hôm sau chúng tôi tựu trường, vì ngày mồng 7 khai hạ hết hạn nghỉ tết: Con được học bổng, phải giữ kỷ luật trường chặt chẽ. Con phải có mặt tại trường ngày mở lớp. Má có đi cũng mươi hôm nữa. Má sẽ tin cho các con biết ngày má đi để các con về.
Sáng hôm sau, má lại gọi nhà tôi bảo lo dọn cơm nước cho anh em tôi ăn đi Qui Nhơn. Chúng tôi không dám trái mệnh. Song có cảm giác rằng má tôi không còn ở lại được lâu, nên ăn uống xong, vào chào má rồi mang gói ra cửa trước đi quành ra cửa sau, lén chun vào nhà trên ẩn náu. Má nằm buồng nhà dưới, cửa đóng kín. Chúng tôi nằm lặng im. Nhà tôi lo dọn dẹp dưới nhà bếp. Trong ngoài yên lặng như tờ. Vài giờ đồng hồ sau má tôi gọi nhà tôi hỏi: Sao hai đứa nó chưa đi?
Nhà tôi thưa: Dạ đi rồi. Má rầy: Chúng nó trốn trên nhà trên, chớ đi gì! Bảo chúng nếu còn bần dùn, má sẽ chết ngay bây giờ. Chúng tôi thất kinh, phải gạt lệ ra đi.
Đến Qui Nhơn đã tối. Sáng hôm sau chúng tôi mới vào trường. Vừa đến văn phòng thì ông Tổng Giám thị Huỳnh Văn Gi cho hay rằng má tôi đã mất và cho phép chúng tôi về nhà chịu tang 10 ngày. Thì ra chúng tôi ra đi được vài giờ đồng hồ thì má tôi mất, vào lối bốn giờ chiều. Nhà tôi liền cho người lên tin cho bác tôi và ông gia bà gia tôi biết. Ông gia tôi một mặt đánh điện tín xuống Qui Nhơn, một mặt cho gia nhân xuống giúp nhà tôi.
Từ lúc bệnh trở nặng đến lúc nhắm mắt má tôi luôn luôn bình tĩnh và tỉnh táo. Nằm một chỗ mà mọi việc đều sắp đặt chu đáo và quan tài cùng đồ hậu sự cũng đã mua sắm sẵn sàng. Trước khi đi, dặn đi dặn lại người nuôi: Tôi chết rồi thời phải liệm ngay vì hôm nay được ngày. Rồi ngày mai, hai đứa con tôi về lúc nào là đưa tôi đi lúc ấy. Cho nên khi anh em tôi về thì ông gia bà gia tôi và bà con bên nội bên ngoại đều đã tề tựu đông đủ. Chúng tôi vào nhìn mặt mẹ lần cuối cùng, rồi nghìn thu vĩnh biệt!
Thảm quá Má ơi!
Anh em tôi lúc bấy giờ thân xác rã rời, tâm hồn tê tái. Nhà tôi mới 16 tuổi đầu lại mới về làm dâu chưa đầy nửa tháng! Nhưng nhờ ông gia bà gia tôi bỏ cả việc nhà xuống đôn đốc mọi việc và nhờ sức ủng hộ của bà con cô bác gần xa, nên đám tang rất chu đáo và rất trọng thể.
Má tôi an nghỉ cạnh thầy tôi theo sở nguyện lúc bình sanh.

(Ngưng trích)

Trang nhà Dịch Vụ Tự Nguyện Quốc Tế Quảng Ngãi, nhân Mùa Vu Lan 2011 có đăng bài viết tựa Má Ơi Má Khỏe Không ? của tác giả Bé Bờm, một phụ nữ ở lứa tuổi 50 sống ở Mỹ. Tác giả kể chuyện mình và người mẹ già đang còn sống ở quê nhà. Cái hay của tác giả là câu chuyện được kể lại dưới hình thức những lần hai má con nói chuyện qua điện thoại viễn liên. Lời đối đáp qua lại giữa hai má con tuy ngắn gọn nhưng người đọc có thể đoán được tính tình của hai người và điều gì đang xảy ra.

(Trích)
Ai trên đời này cũng thèm được gọi Mẹ dù Mẹ còn hay đã qua đời. Có người gọi Má có người gọi Mẹ, gọi gì đi nữa cũng vẫn thương vô cùng.
Bao nhiêu lần nói chuyện với Má vẫn thấy chưa đủ.

Lúc tuổi 50
Ở xa Má... gọi điện thoại về:
- Má ơi, Má khỏe không?
- Má cũng khỏe, con có đau gì không mà nghe giọng khàn khàn vậy?
- Dạ không đâu Má ơi, tối hôm qua con qua bên nhà Minh Hiếu hát karaoke với mấy mẹ con Minh Hiếu mà rát cả họng... chứ không sao đâu.
- Nhớ giữ gìn sức khỏe chứ Má không có ở bênh cạnh đâu mà chăm cho con.
- Con năm mươi tuổi rồi mà Má... chứ có phải năm mười tuổi gì mà Má lo như con nít vậy? Má đã 85 tuổi rồi mà còn lo cho con sao được? Thôi thì Má cũng đi hát Karaoke đi cho vui...
- Bá láp nà!

Lúc tuổi 40
- Má có khỏe không Má?
- Có, Má đã nhận được thuốc con gửi rồi... Mắt Má đỡ rồi, Má thay đôi kính mới trông rõ hơn nhiều, cám ơn con. Có tốn nhiều tiền lắm không con?
- Không sao đâu mà Má... Miễn Má thấy rõ là con vui rồi...
- Con nhớ giữ gìn sức khỏe vì không có Má bên cạnh... Lắm lúc Má lo, vì Má già thì còn có con chứ sau này con già thì ai lo?
- Má đừng lo. Con không già đâu... (hì hì hì...). Mấy chị em con thương nhau mà... Không chị nào bỏ con đâu Má à...

Mấy tháng sau...

- Má không khỏe sao Má? Con nghe chị Nhàn nói Má không khỏe...
- Má không ngủ được vì lo cho con... Hôn nhân là chuyện quan trọng. Tính nết con, ăn rồi đi lo cho thiên hạ... bây giờ là lúc cũng nên nghĩ cho mình... hãy cẩn thận.. má thấy tuổi không hợp Má lo lắm...

Mấy tháng sau nữa...

- Má giận con hả Má?
- Má giận con làm gì (giận lắm đó). Con đám cưới ở chùa có Sư lo chứ cần gì ý kiến của Má...
- Thôi mà Má, mỗi người một số phận... con làm gì đơn giản nhất... mọi việc con tự chịu trách nhiệm về hành động của mình...Tất cả việc con làm chỉ vì con cũng thích được gọi bằng Má như con đang gọi Má...
- Thôi con đừng nói gì nữa (hai đầu dây đều có tiếng khóc). Mọi việc cũng đã rồi... dù Má không vừa ý nhưng Má cũng mong con hạnh phúc... Hãy nhẫn nhịn... Con biết vì sao mà người ta đeo nhẫn không, để nhắc cho mình phải biết nhẫn trong mọi trường hợp... Hạnh phúc hay không là ở lòng từ bi... mà lòng từ bi sinh ra từ sự kham nhẫn...
- Dạ, con biết. Con sẽ sống như Má đã sống trong gia đình của Nội.

(Ngưng trích)


Hình ảnh của mẹ hiền ăn sâu vào tiềm thức của người con xa quê như một vết thương không bao giờ lành. Thao thức nhớ mẹ là tình cảnh chung của những người con không được gần mẹ. Mỗi năm trong dịp lễ Vu Lan, nhiều người con trong nhiều lứa tuổi tưởng nhớ về mẹ đã trải lòng qua các sáng tác văn thơ nhạc. Một trong các bài viết là bài Cho Má, Ngày Bông Hồng Cài Áo của tác giả Hồng Nhi sau đây:

Má tôi là nông dân nghèo thứ thiệt của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chẳng những nghèo mà má còn thất học. 18 tuổi, bỏ đàn em chút chít sau lưng, má lấy cha tôi cũng nông dân nghèo, lại mồ côi. Một đàn con nheo nhóc ra đời, đứa nhỏ lủi thủi theo đứa lớn. Hơn 70 năm trong đời má, lễ nghĩa kiểu trí thức là cái gì đó rất đỗi xa lạ.
Mấy năm trước chị kế tôi học đòi phương Tây, làm tiệc Mothers day cho má. Má lơ ngơ, lạc lõng trong nhà hàng, cái bánh kem hếch mặt nhìn má và cuối cùng chui tọt vào bụng đám con nít trong nhà.
Tôi là đứa duy nhất trong gia đình được đi học đến hết đại học, nhờ má bán mấy công ruộng ngập nước mặn định cho tôi làm của hồi môn. Có một điều cho đến trước ngày lấy chồng, tôi chưa bao giờ nói với má lời yêu thương kiểu con yêu mẹ lần nào.
Mùa bông hồng cài áo năm nay, lần đầu tiên tôi nhớ má vô kể. Cách xa má hơn 300km, công việc đăng đăng đê đê của một người cố nhoài, cố bơi cho kịp thiên hạ giữa dòng mưu sinh chốn thị thành làm tôi ngại về. Thêm thằng con nhỏ quấn mẹ càng khiến tôi sợ hãi khi nghĩ đến quãng đường dài đi xe đò chật chội lại trong mùa mưa bão như vầy. Tôi gọi điện cho má, giọng má nhẹ như gió đưa bụi chuối sau hè nhà tôi những buổi trưa: Rảnh thì dìa, hổng rảnh thì thôi.
Ba mươi năm qua, tôi chưa từng nhìn kỹ mặt má lần nào. Hồi nhỏ tôi lẩn như chạch khi má ôm tôi. Mà cũng lạ, trong ký ức tuổi thơ tôi chưa từng nghe má nói má thương tôi lần nào. Nhưng đêm nay và nhiều đêm trước nữa, khi ôm đứa con trai bé bỏng vào lòng, tôi giật mình nhận ra rằng tôi đã nhìn thật kỹ mặt con, nghe từng hơi thở phập phồng của nó, gửi gắm vào nó bao mơ ước của mình. Mỗi khi nó hắt hơi, tim tôi se thắt. Rồi tôi nhớ má, ngày xưa chắc má cũng từng ôm tôi trong những đêm mưa như thế này mà lo lắng, mà nghĩ về tương lai của tôi.
Tôi nhớ má khi nhìn thằng con ngủ mớ gọi "Ma ma...". Nhớ má tỉ mỉ gói từng cái bánh ít đi bán, thức khuya dậy sớm làm từng con cá để làm mắm... Những đồng tiền ít ỏi từ gánh mắm, thúng bánh ít đã đưa đường cho tôi vào đại học. Tôi ra trường, bận rộn với lợi danh ra vào, bận rộn với chồng con. Thời gian dành cho má, cho cha ngày càng ít. Vội vã trở về quê, rồi lại vội vã trở lên Sài Gòn, bận rộn quay cuồng với công việc, quên cả má đợi chờ một cuộc điện thoại khi chiều về.
Nhiều lúc tôi nghĩ mình quên mình còn có má với cha. Chỉ khi cuối tháng gửi tiền về lo ăn uống, thuốc thang cho má cho cha, thỉnh thoảng tôi lại thở dài và... nghĩ cái gánh mình gánh sao mà nặng!
Tôi quyết định thu xếp mọi thứ về với má. Tôi sẽ im lặng ngồi bên má, rồi ra chợ thị xã mua con cá lóc đồng còn sống, mua bó bông súng còn tươi, mua thêm ngò om, ngò gai để nấu cho má tô canh chua cá lóc bông súng. Rồi tôi sẽ nhìn má ăn. Má sẽ nói: "Bây bận dìa làm chi..." nhưng tôi biết lòng má đang mừng khấp khởi, má vui lắm..."


Tương tự, nhà thơ Hoàng Phố sống cách Việt Nam nửa vòng trái đất. Nhân khi một người bạn thân của mình về thăm quê hương, tác giả nhờ bạn thay mặt đến nhà mẹ mình để thăm bà trong bài thơ với lời nhắn nhủ:

Mày có đi làm ghé chơi thăm má
Mua một tô mì cho má giùm tao
Nhớ thêm bột nêm vào trong hoành thánh
Tánh má từ xưa vẫn thích ngọt ngào.

Nếu má hỏi mày làm ăn có khá
Cũng ráng mà cười nói được nghe chưa
Tính má hay buồn nghe ai thất bại
Bốn chục năm rồi má vẫn như xưa.

Khi mày ra về cũng nên hẹn lại
Sẽ đến thăm khi rảnh rỗi việc nhà
Má như trẻ thơ thích ngồi nói mãi
Những chuyện ngày xưa hồi còn có ba.

Ừ mà tao quên mày đốt cho ba
Một nén nhang thơm cho má mát lòng
Bởi tao đi rồi là hai hình bóng
Nay đã mất tăm vừa con vừa chồng...

(Hoàng Phố)


Thời gian gần đây, trong số các nhạc phẩm mới được sáng tác trong nước có bài Má Ơi của nhạc sĩ Chương Đức thổ lộ tâm tình bứt rứt lương tâm của người con ly hương để cho mẹ phải sống cô đơn lo trong ngoài mọi chuyện một mình.

Mai trổ bông mà con chưa về thăm
Tay trắng tay đời con trôi âm thầm
Giữa phố phường phồn hoa muôn màu muôn sắc
Kiếp tha hương sương gió cuốn lênh đênh.
Con nhớ xưa ngày ba con bỏ đi
Miếng nước miếng cơm mình ên má lo trong ngoài
Tấm vách nhà một tay má lợp má vá
Tết nhà không bánh mứt rước ông bà.

Nuôi con... má khổ đêm ngày, nước mắt ngắn dài trăm đắng ngàn cay
Thương con... má dãi dầu gió sương cả đời làm dâu thảo siêng,
đất bằng sao sóng cuộn nghiêng.
Đêm đêm... vất vả ngoài đồng má bắt cua còng, má vớt lục bình nuôi con tiếc gì thân.
Con vẫn đi đời tha hương nổi trôi
Nhưng ước mong một mai con quay về
Má ơi lời dạy khuyên vỗ về của má
Dẫu ngàn xa xin má hãy an lòng...


Nhạc sĩ Hồng Đức cũng viết một ca khúc tựa đề Má Ơi, Con Đã Mồ Côi nói lên tâm sự của đứa con miền Nam tha hương xứ người rụng rời khi hay tin má mất ở quê nhà với một trời tiếc thương:

Còng vai gánh nặng một trời thương tiếc
Chiều nay đất Mỹ bão giông
Khi hung tin xé nát lòng, mà lòng con ra
Đường từ Chương-Thiện mù xa
Chín năm con mãi, con mãi bôn ba xứ người.
Chín năm chẳng thấy Má cười
Chỉ nghe tiếng khóc bồi hồi chờ mong
Bây giờ Má đã hư không
Bây giờ nước đã bỏ sông, bỏ sông về nguồn.
Con về chỉ còn là hai nhánh, hai nhánh tay buông
Dài như thân phận lưu vong năm tháng tù đày
Con về bước đắng bước cay
Dẫm chân đi giữa, đi giữa sóng cuộc đời là chông gai
Má ơi, con đã mồ côi
Còng vai gánh nặng một trời tiếc thương.


Do quan niệm xưa áp đặt, người mẹ của nhiều thế hệ trước thường không được theo đuổi việc học đến nơi đến chốn theo ý muốn và sở thích. Họ cam chịu với số phận và nhẫn nhục chịu đựng hi sinh cho chồng con. Tôi cũng ít khi nghe má tôi thở than với những chịu đựng cơ cực trong cuộc đời bà. Tôi biết đó là vì lòng thương yêu bao la của người mẹ đã làm cho bà quên hết những cơ cực của riêng mình và chỉ thấy cái trong sáng hồn nhiên vô tư của đứa con. Tuy học không nhiều nhưng má tôi thuộc mẫu người phụ nữ đảm đang chịu đựng và bằng lòng với số phận mà không mặc cảm dốt nát hay nghèo hèn. Những năm xa con, khi nhà chưa có điện thoại, má tôi vẫn hay viết thư cho tôi. Tôi đọc những dòng chữ nghệch ngoạc của má tôi mà nghe lòng quặn thắt.

Thư Má
Thư má viết rung rung nét chữ,
Nhoẹt nhòe mực nguyên tử không đều.
Trải lên trang giấy thật nhiều,
Đọc lên, thấy cả tình yêu mẹ hiền.

Thư má viết lỗi sai chính tả,
Con đọc lên êm ả ca dao
Má sai vài lỗi chẳng sao,
Đọc thư má, con nghẹn ngào mến thương.
Thư má viết dùng nhiều chữ nhớ,
Nhớ bao nhiêu cái nhớ về con.
Tuổi già trí nhớ héo hon,
Má sợ không nhắc, biết còn nhớ không.

Thư má viết đầy hai trang giấy,
Tốn bao nhiêu giờ đấy, má ơi.
Sao má không chịu nghỉ ngơi,
Cảm thương cho má bồi hồi lòng con.


Khi nhà mẹ tôi ở quê nhà đã có gắn điện thoại, sự liên lạc với gia đình trở nên tiện lợi hơn. Theo lệ thường những cuộc điện đàm viễn liên là do từ hải ngoại gọi về Việt Nam; trường hợp ngược lại chỉ khi có chuyện khẩn cấp. Do sự khác biệt giờ giấc ngày đêm ở hai nơi, tôi rất sợ nghe điện thoại reo khi đang ngủ. Kinh nghiệm cho thấy các cuộc gọi đó là các cuộc gọi khẩn cấp báo tin buồn một người thân nào đó trong gia đình vừa gặp tai nạn hoặc thình lình ngã bệnh phải đưa vô bệnh viện hay tệ hại hơn nữa là vừa mới mất.

Sau khi hay tin mẹ tôi bệnh nặng phải nhập viện, tôi lo nghĩ nhiều lúc ban ngày và hay nằm mộng lúc ban đêm. Ban ngày ước muốn nghĩ ngợi lung đến điều gì, đêm ngủ tôi hay mộng thấy điều đó. Tôi thấy tôi về thăm má tôi trong nhà thương:

Má Nằm Nhà Thương
Chiều bệnh viện mang cháo vào nuôi má
Đến bên giường ngắm kỹ dáng thân yêu
Rón rén nghiêng tai nghe tiếng thở đều
Biết rằng má còn sống thêm ngày nữa.

Đứng một bên con xin hầu quạt
Hình bóng mẹ già không bao giờ phai nhạt
Tóc má phất phơ bay
Mắt con buồn vị cay.
Nghĩ tới một ngày rồi sẽ chia tay.

Hơi thở má như mây chiều rất nhẹ
Trôi về miền quá khứ rối như tơ
Tóc trắng chập chờn giữa tỉnh và mơ
Thều thào má hỏi, "Đứa nào đó?"

"Dạ, con đây."
"Con là đứa con nào?
Phải thằng hai lâu lắm chẳng chịu về?
Hay thằng ba nghèo quá ở dưới quê?
Hay con tư cưng của má nhớ ghê?"

Cô út ngậm ngùi cầm tay má:

"Chị con chết lâu rồi má quên sao?"
"Nó mới kêu má đây mà chết hồi nào
Mới kêu đó rồi biến đi đâu mất!"

Mây tâm trí bồng bềnh hư rồi thật
Những mảnh rời trộn lại chẳng bao nhiêu
Hiện rồi tan yếu ớt buổi trời chiều
Ngả màu tím buồn tênh và hiu hắt.

Dĩ vãng mây trôi quê xưa tồn tại
Bao chuyện cũ má ngập ngừng kể lại
"Má nằm ở đây là ở đâu?"
"Dạ, ở đây là nhà thương đó má."

"Không phải đâu!", má nằn nì cãi

"Má còn ở dưới quê ngoại Mỹ Tho!
Tàu cau sân trước mới rụng kìa
Để má lượm làm quạt mo
Quạt cho bốn đứa con ngủ mát."

Má quạt cho con
Con quạt cho má
Trí nhớ má hao mòn
Con thở dài nhè nhẹ.

Khăn tay lau nước mắt ai
Má rưng hai giọt con dài vắn rơi...



Tháng Tư năm 2010, má tôi mất ở quê nhà, hưởng thọ 85 tuổi.

Đối với những gia đình mà anh chị em ruột thịt sống gần nhau, đám giỗ cha mẹ thường diễn ra chỉ ở một nơi và con cháu tụ tập về cùng cúng bái và tưởng nhớ. Do biến cố 30 tháng Tư, rất nhiều gia đình phân chia tứ tán; anh chị em sống xa nhau ngàn dặm khiến cho đám giỗ cha mẹ đôi khi được tổ chức nhiều nơi riêng rẽ. Đoạn văn ngắn Ngày Giỗ Má của tác giả Vĩnh Kim nói lên trường hợp đó:

Thời tiết bên này thật khó chịu, cuối tháng bảy rồi mà cứ âm u, mưa miết cả mấy tuần nay, ấy vậy mà may mắn ghê, trên giàn bầu ngoài vườn có duy nhất một trái, lớn hơn cườm tay một chút, vậy là tốt rồi, ít ra cũng đủ một tô canh nhỏ để cúng vì hôm nay là ngày giỗ của má tôi.
Cũng như mọi lần, tôi chỉ nấu những món ăn thường ngày thật đơn sơ nhưng đó là món ăn mà khi còn sống má rất thích ăn... thịt kho tiêu và canh bầu.

Năm nào cũng chỉ hai món này, không biết má tôi có ngán không nữa, nhưng mà không sao vì tôi biết chắc là gia đình anh tôi sẽ làm đám giỗ lớn vì bên nhà nhiều bà con dòng họ, chợ búa thì sát bên, và má tôi sẽ hưởng nhiều món ngon do bà chị dâu rất hiếu thảo, chu đáo, lại khéo tay nấu nướng.

Anh em tôi mỗi khi cúng xong hay gọi điện để kể nhau nghe hôm nay đứa nào làm món gì cúng má, tôi hay nói đùa: "Làm đám giỗ má hai giờ khác nhau, để má ăn no bên anh xong bay qua bên em ăn tiếp cái món đặc biệt của em nấu, chắc chắn là anh chị không có cúng, vậy mới ngon miệng má". Anh tôi nói liền: "Món thịt kho tiêu và canh bầu chứ gì".

Trên bàn trong phòng khách bây giờ đã dọn cơm canh, thịt kho, một dĩa trái cây, lần nào cúng tôi không bày biện sắp đặt mâm cỗ mà chỉ dọn hai cái chén và hai đôi đũa để vào hai chỗ ngồi, tôi cũng không có thói quen dâng hương rồi khấn vái như mọi người thường hay làm khi cúng kiến, tôi chỉ thắp một nén nhang, cắm vào lon gạo rồi ngồi vào chỗ của tôi, tôi gắp vài miếng thịt, mấy miếng bầu bỏ vào chén của má rồi thì thầm nói tưởng chừng như má tôi còn sống và đang ngồi bên cạnh: "Má dìa ăn cơm với con nha..." Chén cơm trong tay của tôi đã chan vài giọt nước mắt!"

Phan Hạnh






Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 14/Feb/2012 lúc 7:56pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 05/May/2012 lúc 7:34pm

Những bài thơ viết về Mẹ , hình ảnh lam lũ, một nắng hai sương ; hay hình ảnh cần cù chăm chút "dưới mái nhà" ; hy sinh trọn cuộc đời cho đàn con , mãi luôn xoáy vào tim người đọc những giọt buồn .

Xin cám ơn nhà thơ Xứ Gò ThyLanThảo, cám ơn những dòng thơ của Anh và  Bà Mẹ Gò-Công, Bà-Mẹ-Cầu-Huyện.

Trân trọng,
MK






Ý  THỰC  BÀI  THƠ
      
          
  *

Ý tình thai nghén từ lâu lắm
Thuở tuổi mùa xuân mộng thật xanh
Chữ thương chữ nhớ luôn ghi đậm
Theo bước chân đi, bước quân hành ...
 
Muốn viết bài thơ ...viết cho mẹ
Mà sao cứ mãi lựa câu vần
Đắn đo từ thuở còn thơ trẻ
Viết không vừa ý, xoá trăm lần...
 
Làm sao lựa được nhiều con chữ
Diễn tả nỗi lòng của mẹ yêu
Đã gửi hết tình thương, trăn trở
Cho thằng con út mẹ cưng chiều...
 
Tay mẹ dịu hiền êm dẫn dắt
Con trai măng sữa bước đến trường
Nỗi thương, lo lắng luôn đè nặng
Chọn hướng tương lai, chọn đúng dđường...
 
Cái ăn, cái mặc, nhà nghèo lắm
Chiu chắt đồng tiền để nuôi con
Cơm canh đầy đủ ngày hai bữa
Tình mẹ cho con, nét đậm tròn..!
 
Thằng út bước chân vào đại học
Nỗi mừng của mẹ được bao lâu?!
Giặc Bắc phương, chiến chinh tàn khốc
Mây vẫn màu đen, nghẹn uất sầu...
 
Mẹ nhìn con mẹ vui ngày phép
Áo trận, giày saut, dáng dũng uy
Mẹ vui nhưng vẫn luôn lo lắng
Mũi đạn lằn tên, tuổi xuân thì...
 
Hai chữ hoà bình, niềm mơ ước
In vết trong tim của triệu người
Niềm vui sao lại tràn lệ máu?
Cờ đỏ bay bay...báo hại đời ..!!
 
Mẹ nhìn con mẹ thân xơ xác
Sóng biển ngàn xa...sóng réo mời
Thôi thì giặc cũng là người Việt
Sống đời ly xứ mấy khi vui ...
 
Mắt mẹ đỏ hoe bên rào kẽm
Nhìn con trai mẹ, áo tả tơi
Tóc cháy vàng, da đen cời mốc
Không nói, mẹ buồn lệ tủi rơi...!
 
Con đày ra Bắc mẹ buồn lắm
Tuổi già, nghèo khó dễ gì thăm
Từng đêm mẹ đốt nhang van vái
Giông bão ngừng cơn thổi cát lầm...
 
 Đôi mắt mẹ hiền như muốn nói
" Con tôi còn sống về đây sao?"
Hơn tám năm tù ai có hỏi
" Mày thương ai nhất- Mẹ của tao!!"
 
Rau luộc nước tương, chao dầm ớt
Nồi cơm lưng lửng mẹ chắt chiu
Thương Ba khuất bóng, con tù tội
Một mẹ thân cò cảnh quạnh hiu...
 
Tối tối công an đến xét nhà
Thằng con thất thế, mẹ xót xa
May mà trời đất còn thương tưởng
Con bước trên đường nở vạn hoa...
 
Cho tới ngày yên thân nhắm mắt
Con không quên được mắt mẹ hiền
Hôm tiễn con đi về đất hứa
Niềm vui trộn lẫn lắm ưu phiền...
 
Ơn mẹ làm sao con so sánh
Dù cho biển rộng nước sông đầy
Con chưa đền trả ơn trời biển
Mẹ đã lìa xa cõi thế nầy !..
 
Sau nhà có mấy cây đậu bắp
Nhất là nhìn mấy chậu càng cua
Con thấy rõ ràng dáng của mẹ
Cắp rổ hái rau, gió lộng lùa...
 
Nắng tự do và đất nở hoa
Mà sao tâm ý vẫn xót xa
Bởi trong cuộc sống nầy con thiếu
Dáng mẹ thân thương- Một mái nhà...
 
            thylanthảo
        (5-5-2012)






Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 07/May/2012 lúc 4:31am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 09/May/2012 lúc 9:51pm

Một bài viết  cảm động về MẸ, dù không phải là Mẹ Gò Công, MK cũng xin chuyển lên DĐ mời cả nhà thưởng thức .
MK







 
 
 
Mother's Day Nhớ MẸ
 Hoàng Nam Trần Việt Hải

 
 
Ngày mai là ngày lễ Mẹ, tôi xem bài của người bạn văn Trần Trung Đạo trong ý nghĩ tán đồng và tâm tư rung động qua dòng văn của anh. Tôi nghe kể anh không may mắn như nhiều người. Me. anh mất khi anh còn tấm bé. Vì thế nên khi anh mô tả sự bao la của tình mẹ trong nỗi niềm cần thiết một bóng hình người mẹ đi bên cạnh cuộc đời. Anh dẫn nhập bài viết bằng câu ngạn ngữ ví hình ảnh người mẹ như sau:
 
"Một danh ngôn mà chúng ta thường nghe “thế giới có rất nhiều kỳ quan, nhưng kỳ quan tuyệt vời và vĩ đại nhất vẫn là trái tim người mẹ” Thật vậy, bao nhiêu thơ viết về mẹ cũng không đủ, bao nhiêu nhạc hát về mẹ cũng không vừa. Biển Thái Bình bao la, nước sông Hằng cuồn cuộn nhưng không sao có thể so sánh được với tấm lòng của mẹ. Bản nhạc nào viết về mẹ cũng hay, bài thơ nào viết về mẹ cũng cảm động bởi vì ngôn ngữ dành cho mẹ là ngôn ngữ của trái tim.
 
Mẹ là biểu tượng trọn vẹn và tuyết đối của tinh thần Chân Thiện Mỹ. Nếu có một người để chúng ta có thể san sẻ những điều thầm kín, riêng tư nhất, thì người đó phải là mẹ. Nếu có một người có thể tha thứ cho chúng ta dù phạm phải bất cứ một lỗi lầm gì, người đó sẽ là người mẹ. Tôi tin, nếu chúng ta biết dành ý nghĩ đầu tiên của một ngày, thay vì để nghĩ đến chuyện hơn thua, danh lợi nhưng là để nghĩ về mẹ, nghĩ về khuôn mặt của mẹ, tiếng cười của mẹ, lời dặn dò của mẹ hay thậm chí chỉ để gọi tiếng mẹ thôi, chúng ta sẽ có một ngày an lành và hạnh phúc.
 
Mẹ là người mang ta đến cuộc đời, và cũng là nơi ta trở về. Người đàn bà chân mang đôi dép ngược, khoát chiếc mền rách, như trong một câu chuyện thiền mà chúng ta có thể đã từng nghe kể, dù bao mùa mưa nắng vẫn không than van, không oán trách, vẫn chờ đơi ngày về của đứa con mãi mê trên đường đi tìm chân lý. Nếu chân lý mà chàng trai trẻ kia đi tìm là tình thương và sự thật thì chân lý sẽ không ở đâu xa mà trái lại vô cùng gần gủi. Trong tấm thân gầy yếu nhỏ nhoi của người mẹ chứa đựng cả một đại dương của hy vọng, tình yêu, sự thật và lòng vị tha sâu thẳm."
 
Mọi người nói chung dễ dàng đồng thuận một kỳ quan vĩ đại nhất của thiên nhiên vẫn là người hiền mẫu, như Trần Trung Đạo viết dáng mẹ hiền dù có nhỏ bé, gầy guộc, nhưng lòng của mẹ thương con cái chứa đựng cả một đại dương của hy vọng, tình yêu, sự thật và lòng vị tha sâu thẳm.
 
Trần Trung Đạo là một nhà văn, anh chọn viết về những đề tài thuộc khuynh huớng xã hội và nhân bản. Anh còn là một nhà thơ. Tôi còn nhớ bài thơ gây nhiều xúc động là "Đứa bé và viên sỏi", về chuyện vượt biên buồn thảm, cha mẹ mất, cháu bơ vơ, nhạc được nhạc sĩ Phan Văn Hưng phổ nhạc. Bài thơ khác của Đạo được giới văn học chú ý là "Đổi Cả Thiên Thu Lấy Tiếng Mẹ Cười", được nhạc sĩ Võ Tá Hân phổ nhạc. Lời thơ sâu sắc thắm đượm tình mẹ, trích dẫn:
 
"Buổi ấy con đi chẳng hẹn thề
Ngựa rừng xưa lạc dấu sơn khê
Mười năm tóc mẹ màu tang trắng
Trắng cả lòng con lúc nghĩ về
 
Mẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồn
Bên đời gió tạt với mưa tuôn
Con đi góp lá nghìn phương lại
Ðốt lửa cho đời tan khói sương"
 
Rồi cuối bài, anh cho 2 câu kết như một câu nói bất hủ trong văn chương hay đời sống:
 
"Ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười."
 
Trích bài "Happy Mother's Day 2009: Mẹ và Quê Hương", rồi Đạo tâm sự thêm:
 
"Bài thơ ra đời trong một đêm mưa, sau lần điện thoại đầu tiên với mẹ tôi từ Việt Nam. Giọng của mẹ như vọng lại từ một thế giới khác xa xôi. Tôi viết rất nhanh, nhanh hơn khi viết những bài thơ khác nhiều. Những dòng chữ, những câu thơ đúng ra là từ mơ ước, thao thức đã ấp ủ trong tâm thức tôi từ lâu lắm, chỉ chờ dịp để tuôn ra. Tôi không làm thơ, tôi chỉ chép như có một người nào đang nhắc nhở bên tai mình. Nguyên văn bài thơ như thế này:
 
« Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người
Tiếng ai như tiếng lá thu rơi
Mười năm mẹ nhỉ, mười năm lẻ
Chỉ biết âm thầm thương nhớ thôi
 
Buổi ấy con đi chẳng hẹn thề
Ngựa rừng xưa lạc dấu sơn khê
Mười năm tóc mẹ màu tang trắng
Trắng cả lòng con lúc nghĩ về
 
Mẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồn
Bên đời gió tạt với mưa tuôn
Con đi góp lá nghìn phương lại
Đốt lửa cho đời tan khói sương
 
Tiếng mẹ nghe như tiếng nghẹn ngào
Tiếng Người hay chỉ tiếng chiêm bao
Mẹ xa xôi quá làm sao vói
Biết đến bao giờ trông thấy nhau
 
Đừng khóc mẹ ơi hãy ráng chờ
Ngậm ngùi con sẽ dấu trong thơ
Đau thương con viết vào trong lá
Hơi ấm con tìm trong giấc mơ
 
Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người
Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi
Ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười.”
 
Bài thơ đơn giản và dể hiểu, không có gì phải cần bình giải. Tất cả chỉ để nói lên tâm trạng của một người con xa mẹ, bay đi như chiếc lá xa cành, mười năm chưa về lại cội. Năm tôi viết bài thơ, mẹ tôi, đã ngoài 60 tuổi và đang sống trong căn nhà tôn nghèo nàn ở Hòa Hưng Sài Gòn. Căn nhà nhỏ có giàn hoa giấy đỏ đó là nơi tôi đã sống 8 năm.
 
Nhớ lại đêm cuối cùng ở Sài Gòn, tôi đón xe xích-lô từ cửa sông về chào mẹ. Trời mưa lớn. Nhưng khi gặp mẹ, với tâm trí ngàn ngập những lo âu, hồi hộp cho chuyến đi, tôi không kịp nói một câu cho trọn vẹn ngoài ba tiếng “con đi nghe”. Và như thế tôi đi, đi không ngoảnh lại, đi như chạy trốn. Để rồi hai ngày sau, khi chiếc ghe nhỏ của chúng tôi được hải quân Mỹ cứu vớt trên biển Đông vào khuya ngày 13 tháng 6 năm 1981, đứng trên boong chiến hạm USS White Plains nhìn về phía Nam, tôi biết quê hương và mẹ đã ngoài tầm tay vói của mình. Đời tôi từ nay sẽ như chiếc lá, bay đi, bay đi, chưa biết ngày nào hay cơ hội nào trở về nguồn cội."
 
Bạn bè của Đạo biết bà mẹ Hòa Hưng là mẹ nuôi, nhưng trong cái tâm đạo của người con, Đạo rất qúy bà như mẹ ruột.
 
"Tôi nhớ đến mẹ, người mẹ Hòa Hưng vất vả nuôi nấng bảy đứa con, trong đó tôi là con lớn nhất, trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn. Mẹ tôi bán bánh bèo ở đầu đường để nuôi chúng tôi ăn học. Mẹ tôi tình nguyện đi kinh tế mới ở Sông Bé để các em tôi còn được phép ở lại Sài Gòn học hết bậc phổ thông. Mẹ tôi đi mót lúa, mót khoai gởi về nuôi nấng chúng tôi trong những ngày đói khổ.
 
Trong tâm trí tôi, hình ảnh bà mẹ Hòa Hưng, đêm đầu tiên trong căn nhà không vách trên vùng Kinh Tế Mới, khoảng 20 cây số phía Nam thị trấn Đồng Xoài vào năm 1976. Cánh rừng vừa được khai hoang vội vã này không ai nghĩ một ngày sẽ được gọi bằng một cái tên rất đẹp, khu Kinh Tế Mới. Kinh Tế Mới là những căn nhà lá mỗi chiều chỉ hơn mười mét do những bàn tay học trò của thanh niên xung phong dựng lên, nối nhau chạy dọc theo cánh rừng hoang.
 
Tôi kính yêu mẹ. Mẹ Hòa Hưng là người săn sóc tôi trong những tháng ngày khó khăn nhất của tôi và người đã thôi thúc tôi viết nên bài thơ Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười trong đêm mưa hơn mười năm trước. Tuy nhiên, mẹ của Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười không phải là người đã mang tôi vào cuộc đời này.
 
Người mẹ sinh ra tôi đã chết khi tôi còn rất nhỏ. Nhỏ đến nỗi tôi gần như không biết mặt mẹ mình. Trong tuần hoàn của vũ trụ, giọt nước còn biết mẹ mình là mây, chiếc lá còn biết mẹ mình là cây, còn tôi thì không. Tôi là đứa bé cô độc, một con người cô độc, không anh em, không chị em. Tôi lớn lên một mình với cha tôi trong cảnh gà trống nuôi con trong căn nhà tranh nhỏ ở làng Mã Châu, quận Duy Xuyên. Đêm đêm nằm nghe cha kể chuyện thời trai trẻ buồn nhiều hơn vui của đời ông. Những ngày tản cư lên vùng núi Quế Sơn. Những ngày sống trong túp lều tranh dưới hàng tre Nghi Hạ. Và dưới hàng tre Nghi Hạ nắng hanh vàng đó, cha mẹ tôi đã gặp nhau, đã chia nhau ly nước vối chua chua thay cho chén rượu tân hôn nồng thắm. Dù sao, bên khung cửi vải, bên lò ươm tơ, họ đã cùng nhau dệt một ngày mai đầy hy vọng. Mặt trời rồi sẽ mọc bên kia rặng tre già, mặt trăng rồi sẽ tròn bên kia giòng sông Thu, những ngày chiến tranh, tản cư cực khổ sẽ qua đi nhường bước cho hòa bình sẽ đến.
 
Nhưng rồi chiến tranh như một định nghiệp, đeo đuổi theo số phận của đất nước chúng ta, đeo đuổi theo số phận của đời tôi. Năm tôi 13 tuổi, chiến tranh đã cướp đi cha tôi, người thân yêu cuối cùng của tôi. Chiến tranh lan tràn đến làng Mã Châu, đẩy tôi ra khỏi xóm lụa vàng thân quen để làm người du mục trên quê hương đổ nát của mình. Từ đó tôi ra đi. Từ chặng đường đầu tiên trên căn gác hẹp trong con hẻm 220 Hùng Vương Đà Nẵng, đến chùa Viên Giác Hội An, xóm nghèo Hòa Hưng, trại tỵ nạn Palawan và hôm nay trên nước Mỹ, nơi cách chặng đầu tiên trong hành trình tỵ nạn của tôi hàng vạn dặm."
 
Nói về hình ảnh mẹ, điển hình qua âm nhạc, nhạc sĩ Y Vân sáng tác cho mẹ mình bài ca bất tử mà đời sống và văn học biết ơn cho tác phẩm thật tuyệt vời này:
 
"Lòng Mẹ chan chứa trên bao xóm làng gần xa.
Tình Mẹ dâng tới trăng ngàn đứng lặng để nghe,
Lời ru xao xuyến núi đồi suối rừng rặng tre.
Sóng ven Thái Bình im lìm khi tiếng Mẹ ru.
 
Một lòng nuôi nấng vỗ về những ngày còn thơ.
Một tình thương mến êm như tiếng đàn lời ca.
Mẹ hiền sớm tối khuyên nhủ bao lời mặn mà.
Khắc ghi bên lòng con trẻ muôn bước đường xa.
 
Thương con Mẹ hát câu êm đềm,
Ru lòng thơ ấu quản gì khi thức trắng đêm.
Bao năm nước mắt như suối nguồn.
Chảy vào tim con mái tóc trót đành đẫm sương.
 
Dù ai xa vắng trên đường sớm chiều về đâu.
Dù khi mưa gió tháng ngày trong đời bể dâu.
Dù cho phai nắng nhưng lòng thương chẳng lạt mầu.
Vẫn mong quay về vui vầy dưới bóng mẹ yêu"
(Lòng Mẹ)
 
Tôi có cô bạn khi theo chồng sang định cư tại Paris, Hải Yến xúc động mỗi khi cô ca đoạn cuối của bài hát này vì câu hát nói về ước muốn gặp mẹ, nhớ mẹ từ xa: “Vẫn mong quay về vui vầy dưới bóng mẹ yêu".
 
Một bài ca khác tôi muồn nói đến là bài Khóc Mẹ Đêm Mưa của nhạc sĩ Anh Bằng, mà nội dung nhớ người mẹ đã quá vãng với lời nhạc thật xót xa như sau:
 
"Có những lần con khóc giữa đêm mưa
Khi hình mẹ hiện về năm khói lửa
Giặc đêm đêm về quê ta vây khốn
Bắt cha đi mẹ khóc suốt đêm buồn
 
Ôi thương mẹ vất vả sống nuôi con
Đi vội về sợ con thơ ngóng chờ
Nhưng mẹ đi không bao giờ về nữa
Ngã trên đường tức tưởi chết trong mưa
 
Mẹ ơi mẹ ơi tan chiêm bao nước mắt thành dòng
Con gọi mẹ một mình trong đêm vắng
Mẹ ơi mẹ ơi có nghe chăng lời con vang vọng
Tới mộ phần trên vuông đất quê hương
 
Con lang thang giữa đời quạnh hiu quá
Đâu cũng sống nhưng không đâu là nhà
Còn quê mẹ xa nửa vòng thế giới
Con không về từ ngày mẹ ra đi
 
Đêm tha hương con gục đầu tưởng nhớ
Trên đời này mẹ con không gặp nữa
Trên đời này không bao giờ gặp nữa
Mẹ ơi mẹ con khóc giữa đêm mưa"
 
Nhạc sĩ Anh Bằng tâm sự với tôi khi ông tiễn đưa mẹ của một người bạn trẻ, bạn ông thương, khóc mẹ như mưa. Tối về khi cơn mưa đến bên ngoài, ông dâng nguồn thơ ý nhạc từ sự kiện người mẹ của người bạn qua đời, ông nhớ đến thân mẫu của mình trong ray rứt nhớ thương, để rồi bài hát này đóng góp tích cực vào kho tàng những bài ca về mẹ. Trở lại với Trần Trung Đạo, anh sáng tác bài thơ "Đổi Cả Thiên Thu Lấy Tiếng Mẹ Cười" vào một đêm mưa nhớ mẹ Hòa Hưng. Trong đoạn văn khác anh tâm sự về mẹ ruột ở làng Mã Châu, anh nhớ đến ngôi mộ chôn cất mẹ trong hoang phế, khi ấy anh còn bé lắm với bao suy tư về cuộc đời và về thân phận của mình, tôi hiểu tư tưởng và lòng anh lắm. Bài viết này tôi xin gửi đến Trần Trung Đạo, Anh Bằng, Võ Tá Hân, Hải Yến, Thụy Trinh, Bạch Hạc, Vân Khanh, Mỹ Hạnh, Vương Hà, Mai Ngọc Lý, Khánh Trang, cũng như Quỳnh Giao và Thúy Anh,... nhiều nguời bạn mà tôi có dịp trao đổi ý tưởng về mẹ.
Hãy nghe tiếp lời của Trần Trung Đạo:
 
"Hình ảnh duy nhất của tôi về mẹ là ngôi mộ đầy cỏ mọc dưới rặng tre già ở làng Mã Châu. Ngày tôi còn nhỏ, mỗi buổi chiều khi tan trường tiểu học, trên đường về tôi thường ghé thăm mộ mẹ. Nhổ những bụi cỏ hoang, trồng thêm những chùm hoa vạn thọ. Tôi ưu tư về cuộc đời và về thân phận của mình ngay từ thuở chỉ vừa năm, bảy tuổi. Tại sao tôi chỉ có một mình? Tại sao mọi người đều lần lượt bỏ tôi đi? Nếu mai mốt ba tôi cũng đi thì tôi sẽ sống với ai? Lớn lên tôi sẽ làm gì? Tại sao đất nước tôi lại có chiến tranh? Những người du kích bên kia sông là ai? Và ở đó những buổi chiều vàng, bên ngôi mộ nhỏ của mẹ, tôi để lòng tuôn chảy những suy tư, dằn vặt đang bắt đầu tích tụ. Từ khi năm bảy tuổi tôi đã linh cảm cuộc đời tôi sẽ là những ngày đầy biến cố. Tôi đã nghĩ đến chuyện một ngày nào đó tôi sẽ đi xa khỏi rặng tre già, khỏi ngôi làng tơ lụa Mã Châu dường như thôn làng nhỏ bé này sẽ không đủ lớn để chứa hết những buồn đau, u uất của tôi. Nếu tuổi thơ là tuổi hồn nhiên với những cánh diều bay, với những con bướm vàng thơ mộng thì tôi đã không có tuổi thơ. Tuổi thơ tôi là một chuổi ngày ưu tư và chờ đợi một điều gì sắp đến.
 
Mẹ tôi qua đời vì bịnh trong một xóm nhà quê nghèo khó nên không có ngay cả một tấm hình để lại cho tôi. Cha tôi thường bảo, tôi giống cha nhiều hơn giống mẹ. Tôi cũng chẳng có cậu hay dì nên tôi lại càng không thể tìm đâu ra được một nét nào của mẹ trong những người thân còn sống. Vì không biết mẹ, nên mẹ trở thành tuyệt đối. Khi nhìn ánh trăng tròn trong ngày rằm tháng Bảy, tôi nghĩ đó là khuôn mặt dịu dàng của mẹ, nhìn nước chảy ra từ dòng suối mát tôi nghĩ đến dòng sữa mẹ, nhìn áng mây trắng bay trên nền trời tôi nghĩ đến bàn tay mẹ, nhìn những vì sao trên dải thiên hà tôi nghĩ đến đôi mắt mẹ. Nói chung, hình ảnh nào đẹp nhất, tinh khiết nhất, thiêng liêng nhất, đều được tôi nhân cách hóa nên hình ảnh mẹ. Vẻ đẹp của mẹ tôi là vẻ đẹp không những tuyệt vời mà còn tuyệt đối.
 
Tôi về thăm mộ mẹ lần cuối vào năm 1980 trước ngày vượt biển. Ngôi mộ đầy cỏ mọc hoang vu. Sau 1975, ngay cả người sống cũng không ai chăm nom đừng nói gì chuyện chăm nom cho người đã chết. Hôm đó, tôi ngồi nơi tôi đã từng ngồi trong thời thơ ấu và kể cho mẹ nghe đoạn đời chìm nổi của mình. Tôi nói với mẹ rằng tôi sẽ ra đi khỏi nước và hứa sẽ về dù biết nói như thế chỉ để an ủi hương hồn mẹ mà thôi. Tôi cầu mong mẹ phò hộ cho đứa con duy nhất của mẹ được bình an trong những ngày sóng gió sắp xảy ra."
 
Đại thi hào Nga Aleksandr Sergeyevich Pushkin là người có những đóng góp to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại và toàn châu Âu. Ông mất khi mới 37 tuổi nhưng đã để lại nhiều kiệt tác như "Evgeny Onegin", "Con gái viên đại úy", "Con đầm pích", "Boris Godunov",... Ông được coi là biểu tượng của dòng văn học lãng mạn và tả chân của nước Nga và châu Âu thế kỷ 19. Pushkin làm thơ gửi mẹ nuôi mà ông thương, kính trọng như nhũ mẫu của mình:
 
"Mẹ thân thiết trong những ngày cơ cực
Nguồn mến thương nâng bước đời con!
Rừng thông thăm thẳm cô đơn
Ngóng con ngày tháng mỏi mòn mẹ trông
Trong phòng khách bên song cửa sổ
Như người canh, thương nhớ mênh mang
Tay già lần mũi kim đan,
Như đang đếm bước thời gian chậm buồn
Mẹ thẫn thờ nhìn đường thăm thẳm
Lối cổng vào bỏ vắng từ lâu
Buồn thương, linh cảm, lo âu
Lại càng chất nặng thắt đau ngực già..."
 
(Gửi mẹ nuôi - Thúy Toàn dịch từ Nga ngữ) 
 
Từ Aleksandr Sergeyevich Pushkin đến Trần Trung Đạo đều có mẫu số chung, dù dưỡng mẫu hay nhũ mẫu, hai nhà thơ đã dành những tâm tư trang trọng nhất cho 2 mẫu người mẹ trong văn học, thực vậy từ Âu sang Á, sự xúc cảm về mẹ cho văn chương mẹ mãi mãi thăng hoa.
 
"Ôi đời mẹ như một vầng trăng khuyết
Vẫn nghìn năm le lói ở đầu sông.
 
Vâng, vầng trăng bên dòng sông Thu Bồn từ đó không còn tròn như trước nữa.
 
Ai cũng có một cuộc đời để sống. Nỗi bất hạnh nào rồi cũng nguôi ngoai. Vết thương nào cũng lành đi với thời gian. Tuy nhiên có một nỗi bất hạnh sau bao nhiêu năm dài vẫn còn, đó là bất hạnh của dân tộc Việt Nam. Điều làm tôi đau xót nhiều hơn cả, không phải vì tôi mất mẹ, không phải vì tôi xa mẹ nhưng chính là sự chịu đựng của hàng triệu bà mẹ Việt Nam triền miên suốt mấy chục năm qua, từ chiến tranh sang đến cả hòa bình. 
 
Trên thế giới này, bà mẹ Nga, mẹ Ý cũng thương con như một bà mẹ Việt Nam. Trong lúc tình yêu của một bà mẹ ở quốc gia nào cũng bao la, cũng rộng lượng, cũng vô bờ bến, tôi vẫn tin một bà mẹ Việt Nam thì khác hơn nhiều. Bà mẹ Việt Nam, ngoài là biểu tượng cho tất cả những nét đẹp của quê hương, đất nước, tình thương, còn là những hình ảnh đầy thương tích, tủi buồn nói lên sự chịu đựng, gian nan, khổ cực không thể nào đo lường hết được. Hình ảnh bà mẹ giăng tấm vải dầu trên một góc đường Trần Hưng Đạo để che nắng che mưa cho bầy con thơ dại đang đói khát. Hình ảnh bà mẹ chết đói sau khi ghe của mẹ đi lạc nhiều tuần trên biển. Hình ảnh bà mẹ chết trong mỏi mòn tuyệt vọng dưới gốc me già trên góc phố Sài Gòn vào một ngày mưa bão. Hình ảnh bà mẹ chết cô đơn trong chiếc thuyền chài nghèo nàn. Tất cả hình ảnh đau thương đó đã trở thành mối ám ảnh thường xuyên trong tâm trí tôi. Ám ảnh nhiều đến nổi, dù viết về bất cứ chủ đề gì, thể loại gì, văn hay thơ, cuối cùng tôi cũng trở về với hình ảnh mẹ. Mỗi bước chân tôi đi trên đường đời mấy chục năm qua vẫn còn nghe vọng lại tiếng khóc của những người phụ nữ Việt Nam bất hạnh, đã khóc trong chiến tranh, khóc trong hòa bình, khóc trong bàn tay hải tặc giữa biển Đông và khóc trên xứ người hiu quạnh.
 
Mơ ước lớn nhất của tôi, vì thế, không phải cho tôi mà cho những người mẹ đang chịu đựng, để các mẹ có cơ hội được sống trong một đất nước không còn hận thù, rẻ chia, ganh ghét, một đất nước chan chứa tình đồng bào, một đất nước thật sự tự do, ấm no, hạnh phúc. “Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười” trong một ý nghĩa rộng hơn là ước mơ của tôi, của anh chị, của cô chú và của tất cả những ai còn nghĩ đến sinh mệnh của dân tộc, về một ngày đẹp trời cho đất nước mình. Quá nhiều máu và nước mắt đã đổ trên mảnh đất linh thiêng và thống khổ Việt Nam. Mỗi người Việt Nam, hơn bao giờ hết hãy trở về với mẹ như trở về với chính cội nguồn uyên nguyên của dân tộc mình. Trong đêm rằm tháng Bảy này, xin hãy cùng nhau thắp lên những ngọn nến, dù nhỏ, dù đơn sơ nhưng được làm bằng chất liệu dân tộc, nhân bản và khai phóng đã được tổ tiên chúng ta hun đúc sau hơn bốn ngàn năm lịch sử.
 
Đời tôi là những cơn mưa dài. Mưa khi tôi rời làng Mã Châu, mưa trong đêm đầu tiên trong căn gác trên đường Hùng Vương Đà Nẵng, mưa dưới gốc đa già ở Chùa Viên Giác, mưa khi tôi vừa đặt chân đến Sài Gòn lần đầu tiên và mưa lớn trong đêm tôi rời đất nước ra đi. Nhưng tôi chưa bao giờ tuyệt vọng, chưa bao giờ cảm thấy cuộc đời là hố thẳm. Tôi không sống trong hôm qua, trái lại mỗi ngày là một chặng đường mới của đời mình. Tôi bình tĩnh đến độ hồn nhiên khi đón nhận những khắc nghiệt đến với đời tôi và tôi rất lạc quan trong khả năng chuyển hóa hoàn cảnh của chính mình."
 
Tôi xin dùng kết luận của Trần Trung Đạo để chấm dứt bài viết "Mother's Day Nhớ Mẹ" này vì chính lời văn và thơ của anh tạo cho tôi nguồn suy tư về Trần Trung Đạo và Alexander Pushkin chia sẻ những ẩn ý về Mẹ trong văn học:
 
"Trong cuộc đời này, tôi đã nhiều lần vấp ngã nhưng nhiều người cũng đã giúp vực tôi dậy, lau khô những vết thương trên thân thể và trong cả tâm hồn. Tôi mang ơn xã hội nhiều đến nỗi biết mình sẽ không bao giờ trả hết. Tôi biết ơn những người đã che chở cho tôi và cũng cám ơn cả những người đã dạy tôi hiểu giá trị của gian lao, thử thách. Cám ơn đất nước đã cho tôi được làm người Việt Nam, cám ơn mẹ Duy Xuyên mang tôi đến thế gian nầy, cám ơn mẹ Hòa Hưng nuôi nấng tôi trong những ngày bà con thân thuộc đã ruồng bỏ tôi, cám ơn cây đa già chùa Viên Giác che mát cho tôi suốt năm năm dài mưa nắng. Nếu một mai tôi ra đi không kịp viết điều gì, thì đây, những kỷ niệm của một lần ghé lại. Trần Trung Đạo".
 
VHLA

mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 09/May/2012 lúc 9:52pm

Một bài viết  cảm động về MẸ, dù không phải là Mẹ Gò Công, MK cũng xin chuyển lên DĐ mời cả nhà thưởng thức .
MK





 
Mother's Day Nhớ MẸ
 Hoàng Nam Trần Việt Hải

 
 
Ngày mai là ngày lễ Mẹ, tôi xem bài của người bạn văn Trần Trung Đạo trong ý nghĩ tán đồng và tâm tư rung động qua dòng văn của anh. Tôi nghe kể anh không may mắn như nhiều người. Me. anh mất khi anh còn tấm bé. Vì thế nên khi anh mô tả sự bao la của tình mẹ trong nỗi niềm cần thiết một bóng hình người mẹ đi bên cạnh cuộc đời. Anh dẫn nhập bài viết bằng câu ngạn ngữ ví hình ảnh người mẹ như sau:
 
"Một danh ngôn mà chúng ta thường nghe “thế giới có rất nhiều kỳ quan, nhưng kỳ quan tuyệt vời và vĩ đại nhất vẫn là trái tim người mẹ” Thật vậy, bao nhiêu thơ viết về mẹ cũng không đủ, bao nhiêu nhạc hát về mẹ cũng không vừa. Biển Thái Bình bao la, nước sông Hằng cuồn cuộn nhưng không sao có thể so sánh được với tấm lòng của mẹ. Bản nhạc nào viết về mẹ cũng hay, bài thơ nào viết về mẹ cũng cảm động bởi vì ngôn ngữ dành cho mẹ là ngôn ngữ của trái tim.
 
Mẹ là biểu tượng trọn vẹn và tuyết đối của tinh thần Chân Thiện Mỹ. Nếu có một người để chúng ta có thể san sẻ những điều thầm kín, riêng tư nhất, thì người đó phải là mẹ. Nếu có một người có thể tha thứ cho chúng ta dù phạm phải bất cứ một lỗi lầm gì, người đó sẽ là người mẹ. Tôi tin, nếu chúng ta biết dành ý nghĩ đầu tiên của một ngày, thay vì để nghĩ đến chuyện hơn thua, danh lợi nhưng là để nghĩ về mẹ, nghĩ về khuôn mặt của mẹ, tiếng cười của mẹ, lời dặn dò của mẹ hay thậm chí chỉ để gọi tiếng mẹ thôi, chúng ta sẽ có một ngày an lành và hạnh phúc.
 
Mẹ là người mang ta đến cuộc đời, và cũng là nơi ta trở về. Người đàn bà chân mang đôi dép ngược, khoát chiếc mền rách, như trong một câu chuyện thiền mà chúng ta có thể đã từng nghe kể, dù bao mùa mưa nắng vẫn không than van, không oán trách, vẫn chờ đơi ngày về của đứa con mãi mê trên đường đi tìm chân lý. Nếu chân lý mà chàng trai trẻ kia đi tìm là tình thương và sự thật thì chân lý sẽ không ở đâu xa mà trái lại vô cùng gần gủi. Trong tấm thân gầy yếu nhỏ nhoi của người mẹ chứa đựng cả một đại dương của hy vọng, tình yêu, sự thật và lòng vị tha sâu thẳm."
 
Mọi người nói chung dễ dàng đồng thuận một kỳ quan vĩ đại nhất của thiên nhiên vẫn là người hiền mẫu, như Trần Trung Đạo viết dáng mẹ hiền dù có nhỏ bé, gầy guộc, nhưng lòng của mẹ thương con cái chứa đựng cả một đại dương của hy vọng, tình yêu, sự thật và lòng vị tha sâu thẳm.
 
Trần Trung Đạo là một nhà văn, anh chọn viết về những đề tài thuộc khuynh huớng xã hội và nhân bản. Anh còn là một nhà thơ. Tôi còn nhớ bài thơ gây nhiều xúc động là "Đứa bé và viên sỏi", về chuyện vượt biên buồn thảm, cha mẹ mất, cháu bơ vơ, nhạc được nhạc sĩ Phan Văn Hưng phổ nhạc. Bài thơ khác của Đạo được giới văn học chú ý là "Đổi Cả Thiên Thu Lấy Tiếng Mẹ Cười", được nhạc sĩ Võ Tá Hân phổ nhạc. Lời thơ sâu sắc thắm đượm tình mẹ, trích dẫn:
 
"Buổi ấy con đi chẳng hẹn thề
Ngựa rừng xưa lạc dấu sơn khê
Mười năm tóc mẹ màu tang trắng
Trắng cả lòng con lúc nghĩ về
 
Mẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồn
Bên đời gió tạt với mưa tuôn
Con đi góp lá nghìn phương lại
Ðốt lửa cho đời tan khói sương"
 
Rồi cuối bài, anh cho 2 câu kết như một câu nói bất hủ trong văn chương hay đời sống:
 
"Ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười."
 
Trích bài "Happy Mother's Day 2009: Mẹ và Quê Hương", rồi Đạo tâm sự thêm:
 
"Bài thơ ra đời trong một đêm mưa, sau lần điện thoại đầu tiên với mẹ tôi từ Việt Nam. Giọng của mẹ như vọng lại từ một thế giới khác xa xôi. Tôi viết rất nhanh, nhanh hơn khi viết những bài thơ khác nhiều. Những dòng chữ, những câu thơ đúng ra là từ mơ ước, thao thức đã ấp ủ trong tâm thức tôi từ lâu lắm, chỉ chờ dịp để tuôn ra. Tôi không làm thơ, tôi chỉ chép như có một người nào đang nhắc nhở bên tai mình. Nguyên văn bài thơ như thế này:
 
« Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người
Tiếng ai như tiếng lá thu rơi
Mười năm mẹ nhỉ, mười năm lẻ
Chỉ biết âm thầm thương nhớ thôi
 
Buổi ấy con đi chẳng hẹn thề
Ngựa rừng xưa lạc dấu sơn khê
Mười năm tóc mẹ màu tang trắng
Trắng cả lòng con lúc nghĩ về
 
Mẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồn
Bên đời gió tạt với mưa tuôn
Con đi góp lá nghìn phương lại
Đốt lửa cho đời tan khói sương
 
Tiếng mẹ nghe như tiếng nghẹn ngào
Tiếng Người hay chỉ tiếng chiêm bao
Mẹ xa xôi quá làm sao vói
Biết đến bao giờ trông thấy nhau
 
Đừng khóc mẹ ơi hãy ráng chờ
Ngậm ngùi con sẽ dấu trong thơ
Đau thương con viết vào trong lá
Hơi ấm con tìm trong giấc mơ
 
Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người
Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi
Ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười.”
 
Bài thơ đơn giản và dể hiểu, không có gì phải cần bình giải. Tất cả chỉ để nói lên tâm trạng của một người con xa mẹ, bay đi như chiếc lá xa cành, mười năm chưa về lại cội. Năm tôi viết bài thơ, mẹ tôi, đã ngoài 60 tuổi và đang sống trong căn nhà tôn nghèo nàn ở Hòa Hưng Sài Gòn. Căn nhà nhỏ có giàn hoa giấy đỏ đó là nơi tôi đã sống 8 năm.
 
Nhớ lại đêm cuối cùng ở Sài Gòn, tôi đón xe xích-lô từ cửa sông về chào mẹ. Trời mưa lớn. Nhưng khi gặp mẹ, với tâm trí ngàn ngập những lo âu, hồi hộp cho chuyến đi, tôi không kịp nói một câu cho trọn vẹn ngoài ba tiếng “con đi nghe”. Và như thế tôi đi, đi không ngoảnh lại, đi như chạy trốn. Để rồi hai ngày sau, khi chiếc ghe nhỏ của chúng tôi được hải quân Mỹ cứu vớt trên biển Đông vào khuya ngày 13 tháng 6 năm 1981, đứng trên boong chiến hạm USS White Plains nhìn về phía Nam, tôi biết quê hương và mẹ đã ngoài tầm tay vói của mình. Đời tôi từ nay sẽ như chiếc lá, bay đi, bay đi, chưa biết ngày nào hay cơ hội nào trở về nguồn cội."
 
Bạn bè của Đạo biết bà mẹ Hòa Hưng là mẹ nuôi, nhưng trong cái tâm đạo của người con, Đạo rất qúy bà như mẹ ruột.
 
"Tôi nhớ đến mẹ, người mẹ Hòa Hưng vất vả nuôi nấng bảy đứa con, trong đó tôi là con lớn nhất, trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn. Mẹ tôi bán bánh bèo ở đầu đường để nuôi chúng tôi ăn học. Mẹ tôi tình nguyện đi kinh tế mới ở Sông Bé để các em tôi còn được phép ở lại Sài Gòn học hết bậc phổ thông. Mẹ tôi đi mót lúa, mót khoai gởi về nuôi nấng chúng tôi trong những ngày đói khổ.
 
Trong tâm trí tôi, hình ảnh bà mẹ Hòa Hưng, đêm đầu tiên trong căn nhà không vách trên vùng Kinh Tế Mới, khoảng 20 cây số phía Nam thị trấn Đồng Xoài vào năm 1976. Cánh rừng vừa được khai hoang vội vã này không ai nghĩ một ngày sẽ được gọi bằng một cái tên rất đẹp, khu Kinh Tế Mới. Kinh Tế Mới là những căn nhà lá mỗi chiều chỉ hơn mười mét do những bàn tay học trò của thanh niên xung phong dựng lên, nối nhau chạy dọc theo cánh rừng hoang.
 
Tôi kính yêu mẹ. Mẹ Hòa Hưng là người săn sóc tôi trong những tháng ngày khó khăn nhất của tôi và người đã thôi thúc tôi viết nên bài thơ Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười trong đêm mưa hơn mười năm trước. Tuy nhiên, mẹ của Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười không phải là người đã mang tôi vào cuộc đời này.
 
Người mẹ sinh ra tôi đã chết khi tôi còn rất nhỏ. Nhỏ đến nỗi tôi gần như không biết mặt mẹ mình. Trong tuần hoàn của vũ trụ, giọt nước còn biết mẹ mình là mây, chiếc lá còn biết mẹ mình là cây, còn tôi thì không. Tôi là đứa bé cô độc, một con người cô độc, không anh em, không chị em. Tôi lớn lên một mình với cha tôi trong cảnh gà trống nuôi con trong căn nhà tranh nhỏ ở làng Mã Châu, quận Duy Xuyên. Đêm đêm nằm nghe cha kể chuyện thời trai trẻ buồn nhiều hơn vui của đời ông. Những ngày tản cư lên vùng núi Quế Sơn. Những ngày sống trong túp lều tranh dưới hàng tre Nghi Hạ. Và dưới hàng tre Nghi Hạ nắng hanh vàng đó, cha mẹ tôi đã gặp nhau, đã chia nhau ly nước vối chua chua thay cho chén rượu tân hôn nồng thắm. Dù sao, bên khung cửi vải, bên lò ươm tơ, họ đã cùng nhau dệt một ngày mai đầy hy vọng. Mặt trời rồi sẽ mọc bên kia rặng tre già, mặt trăng rồi sẽ tròn bên kia giòng sông Thu, những ngày chiến tranh, tản cư cực khổ sẽ qua đi nhường bước cho hòa bình sẽ đến.
 
Nhưng rồi chiến tranh như một định nghiệp, đeo đuổi theo số phận của đất nước chúng ta, đeo đuổi theo số phận của đời tôi. Năm tôi 13 tuổi, chiến tranh đã cướp đi cha tôi, người thân yêu cuối cùng của tôi. Chiến tranh lan tràn đến làng Mã Châu, đẩy tôi ra khỏi xóm lụa vàng thân quen để làm người du mục trên quê hương đổ nát của mình. Từ đó tôi ra đi. Từ chặng đường đầu tiên trên căn gác hẹp trong con hẻm 220 Hùng Vương Đà Nẵng, đến chùa Viên Giác Hội An, xóm nghèo Hòa Hưng, trại tỵ nạn Palawan và hôm nay trên nước Mỹ, nơi cách chặng đầu tiên trong hành trình tỵ nạn của tôi hàng vạn dặm."
 
Nói về hình ảnh mẹ, điển hình qua âm nhạc, nhạc sĩ Y Vân sáng tác cho mẹ mình bài ca bất tử mà đời sống và văn học biết ơn cho tác phẩm thật tuyệt vời này:
 
"Lòng Mẹ chan chứa trên bao xóm làng gần xa.
Tình Mẹ dâng tới trăng ngàn đứng lặng để nghe,
Lời ru xao xuyến núi đồi suối rừng rặng tre.
Sóng ven Thái Bình im lìm khi tiếng Mẹ ru.
 
Một lòng nuôi nấng vỗ về những ngày còn thơ.
Một tình thương mến êm như tiếng đàn lời ca.
Mẹ hiền sớm tối khuyên nhủ bao lời mặn mà.
Khắc ghi bên lòng con trẻ muôn bước đường xa.
 
Thương con Mẹ hát câu êm đềm,
Ru lòng thơ ấu quản gì khi thức trắng đêm.
Bao năm nước mắt như suối nguồn.
Chảy vào tim con mái tóc trót đành đẫm sương.
 
Dù ai xa vắng trên đường sớm chiều về đâu.
Dù khi mưa gió tháng ngày trong đời bể dâu.
Dù cho phai nắng nhưng lòng thương chẳng lạt mầu.
Vẫn mong quay về vui vầy dưới bóng mẹ yêu"
(Lòng Mẹ)
 
Tôi có cô bạn khi theo chồng sang định cư tại Paris, Hải Yến xúc động mỗi khi cô ca đoạn cuối của bài hát này vì câu hát nói về ước muốn gặp mẹ, nhớ mẹ từ xa: “Vẫn mong quay về vui vầy dưới bóng mẹ yêu".
 
Một bài ca khác tôi muồn nói đến là bài Khóc Mẹ Đêm Mưa của nhạc sĩ Anh Bằng, mà nội dung nhớ người mẹ đã quá vãng với lời nhạc thật xót xa như sau:
 
"Có những lần con khóc giữa đêm mưa
Khi hình mẹ hiện về năm khói lửa
Giặc đêm đêm về quê ta vây khốn
Bắt cha đi mẹ khóc suốt đêm buồn
 
Ôi thương mẹ vất vả sống nuôi con
Đi vội về sợ con thơ ngóng chờ
Nhưng mẹ đi không bao giờ về nữa
Ngã trên đường tức tưởi chết trong mưa
 
Mẹ ơi mẹ ơi tan chiêm bao nước mắt thành dòng
Con gọi mẹ một mình trong đêm vắng
Mẹ ơi mẹ ơi có nghe chăng lời con vang vọng
Tới mộ phần trên vuông đất quê hương
 
Con lang thang giữa đời quạnh hiu quá
Đâu cũng sống nhưng không đâu là nhà
Còn quê mẹ xa nửa vòng thế giới
Con không về từ ngày mẹ ra đi
 
Đêm tha hương con gục đầu tưởng nhớ
Trên đời này mẹ con không gặp nữa
Trên đời này không bao giờ gặp nữa
Mẹ ơi mẹ con khóc giữa đêm mưa"
 
Nhạc sĩ Anh Bằng tâm sự với tôi khi ông tiễn đưa mẹ của một người bạn trẻ, bạn ông thương, khóc mẹ như mưa. Tối về khi cơn mưa đến bên ngoài, ông dâng nguồn thơ ý nhạc từ sự kiện người mẹ của người bạn qua đời, ông nhớ đến thân mẫu của mình trong ray rứt nhớ thương, để rồi bài hát này đóng góp tích cực vào kho tàng những bài ca về mẹ. Trở lại với Trần Trung Đạo, anh sáng tác bài thơ "Đổi Cả Thiên Thu Lấy Tiếng Mẹ Cười" vào một đêm mưa nhớ mẹ Hòa Hưng. Trong đoạn văn khác anh tâm sự về mẹ ruột ở làng Mã Châu, anh nhớ đến ngôi mộ chôn cất mẹ trong hoang phế, khi ấy anh còn bé lắm với bao suy tư về cuộc đời và về thân phận của mình, tôi hiểu tư tưởng và lòng anh lắm. Bài viết này tôi xin gửi đến Trần Trung Đạo, Anh Bằng, Võ Tá Hân, Hải Yến, Thụy Trinh, Bạch Hạc, Vân Khanh, Mỹ Hạnh, Vương Hà, Mai Ngọc Lý, Khánh Trang, cũng như Quỳnh Giao và Thúy Anh,... nhiều nguời bạn mà tôi có dịp trao đổi ý tưởng về mẹ.
Hãy nghe tiếp lời của Trần Trung Đạo:
 
"Hình ảnh duy nhất của tôi về mẹ là ngôi mộ đầy cỏ mọc dưới rặng tre già ở làng Mã Châu. Ngày tôi còn nhỏ, mỗi buổi chiều khi tan trường tiểu học, trên đường về tôi thường ghé thăm mộ mẹ. Nhổ những bụi cỏ hoang, trồng thêm những chùm hoa vạn thọ. Tôi ưu tư về cuộc đời và về thân phận của mình ngay từ thuở chỉ vừa năm, bảy tuổi. Tại sao tôi chỉ có một mình? Tại sao mọi người đều lần lượt bỏ tôi đi? Nếu mai mốt ba tôi cũng đi thì tôi sẽ sống với ai? Lớn lên tôi sẽ làm gì? Tại sao đất nước tôi lại có chiến tranh? Những người du kích bên kia sông là ai? Và ở đó những buổi chiều vàng, bên ngôi mộ nhỏ của mẹ, tôi để lòng tuôn chảy những suy tư, dằn vặt đang bắt đầu tích tụ. Từ khi năm bảy tuổi tôi đã linh cảm cuộc đời tôi sẽ là những ngày đầy biến cố. Tôi đã nghĩ đến chuyện một ngày nào đó tôi sẽ đi xa khỏi rặng tre già, khỏi ngôi làng tơ lụa Mã Châu dường như thôn làng nhỏ bé này sẽ không đủ lớn để chứa hết những buồn đau, u uất của tôi. Nếu tuổi thơ là tuổi hồn nhiên với những cánh diều bay, với những con bướm vàng thơ mộng thì tôi đã không có tuổi thơ. Tuổi thơ tôi là một chuổi ngày ưu tư và chờ đợi một điều gì sắp đến.
 
Mẹ tôi qua đời vì bịnh trong một xóm nhà quê nghèo khó nên không có ngay cả một tấm hình để lại cho tôi. Cha tôi thường bảo, tôi giống cha nhiều hơn giống mẹ. Tôi cũng chẳng có cậu hay dì nên tôi lại càng không thể tìm đâu ra được một nét nào của mẹ trong những người thân còn sống. Vì không biết mẹ, nên mẹ trở thành tuyệt đối. Khi nhìn ánh trăng tròn trong ngày rằm tháng Bảy, tôi nghĩ đó là khuôn mặt dịu dàng của mẹ, nhìn nước chảy ra từ dòng suối mát tôi nghĩ đến dòng sữa mẹ, nhìn áng mây trắng bay trên nền trời tôi nghĩ đến bàn tay mẹ, nhìn những vì sao trên dải thiên hà tôi nghĩ đến đôi mắt mẹ. Nói chung, hình ảnh nào đẹp nhất, tinh khiết nhất, thiêng liêng nhất, đều được tôi nhân cách hóa nên hình ảnh mẹ. Vẻ đẹp của mẹ tôi là vẻ đẹp không những tuyệt vời mà còn tuyệt đối.
 
Tôi về thăm mộ mẹ lần cuối vào năm 1980 trước ngày vượt biển. Ngôi mộ đầy cỏ mọc hoang vu. Sau 1975, ngay cả người sống cũng không ai chăm nom đừng nói gì chuyện chăm nom cho người đã chết. Hôm đó, tôi ngồi nơi tôi đã từng ngồi trong thời thơ ấu và kể cho mẹ nghe đoạn đời chìm nổi của mình. Tôi nói với mẹ rằng tôi sẽ ra đi khỏi nước và hứa sẽ về dù biết nói như thế chỉ để an ủi hương hồn mẹ mà thôi. Tôi cầu mong mẹ phò hộ cho đứa con duy nhất của mẹ được bình an trong những ngày sóng gió sắp xảy ra."
 
Đại thi hào Nga Aleksandr Sergeyevich Pushkin là người có những đóng góp to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại và toàn châu Âu. Ông mất khi mới 37 tuổi nhưng đã để lại nhiều kiệt tác như "Evgeny Onegin", "Con gái viên đại úy", "Con đầm pích", "Boris Godunov",... Ông được coi là biểu tượng của dòng văn học lãng mạn và tả chân của nước Nga và châu Âu thế kỷ 19. Pushkin làm thơ gửi mẹ nuôi mà ông thương, kính trọng như nhũ mẫu của mình:
 
"Mẹ thân thiết trong những ngày cơ cực
Nguồn mến thương nâng bước đời con!
Rừng thông thăm thẳm cô đơn
Ngóng con ngày tháng mỏi mòn mẹ trông
Trong phòng khách bên song cửa sổ
Như người canh, thương nhớ mênh mang
Tay già lần mũi kim đan,
Như đang đếm bước thời gian chậm buồn
Mẹ thẫn thờ nhìn đường thăm thẳm
Lối cổng vào bỏ vắng từ lâu
Buồn thương, linh cảm, lo âu
Lại càng chất nặng thắt đau ngực già..."
 
(Gửi mẹ nuôi - Thúy Toàn dịch từ Nga ngữ) 
 
Từ Aleksandr Sergeyevich Pushkin đến Trần Trung Đạo đều có mẫu số chung, dù dưỡng mẫu hay nhũ mẫu, hai nhà thơ đã dành những tâm tư trang trọng nhất cho 2 mẫu người mẹ trong văn học, thực vậy từ Âu sang Á, sự xúc cảm về mẹ cho văn chương mẹ mãi mãi thăng hoa.
 
"Ôi đời mẹ như một vầng trăng khuyết
Vẫn nghìn năm le lói ở đầu sông.
 
Vâng, vầng trăng bên dòng sông Thu Bồn từ đó không còn tròn như trước nữa.
 
Ai cũng có một cuộc đời để sống. Nỗi bất hạnh nào rồi cũng nguôi ngoai. Vết thương nào cũng lành đi với thời gian. Tuy nhiên có một nỗi bất hạnh sau bao nhiêu năm dài vẫn còn, đó là bất hạnh của dân tộc Việt Nam. Điều làm tôi đau xót nhiều hơn cả, không phải vì tôi mất mẹ, không phải vì tôi xa mẹ nhưng chính là sự chịu đựng của hàng triệu bà mẹ Việt Nam triền miên suốt mấy chục năm qua, từ chiến tranh sang đến cả hòa bình. 
 
Trên thế giới này, bà mẹ Nga, mẹ Ý cũng thương con như một bà mẹ Việt Nam. Trong lúc tình yêu của một bà mẹ ở quốc gia nào cũng bao la, cũng rộng lượng, cũng vô bờ bến, tôi vẫn tin một bà mẹ Việt Nam thì khác hơn nhiều. Bà mẹ Việt Nam, ngoài là biểu tượng cho tất cả những nét đẹp của quê hương, đất nước, tình thương, còn là những hình ảnh đầy thương tích, tủi buồn nói lên sự chịu đựng, gian nan, khổ cực không thể nào đo lường hết được. Hình ảnh bà mẹ giăng tấm vải dầu trên một góc đường Trần Hưng Đạo để che nắng che mưa cho bầy con thơ dại đang đói khát. Hình ảnh bà mẹ chết đói sau khi ghe của mẹ đi lạc nhiều tuần trên biển. Hình ảnh bà mẹ chết trong mỏi mòn tuyệt vọng dưới gốc me già trên góc phố Sài Gòn vào một ngày mưa bão. Hình ảnh bà mẹ chết cô đơn trong chiếc thuyền chài nghèo nàn. Tất cả hình ảnh đau thương đó đã trở thành mối ám ảnh thường xuyên trong tâm trí tôi. Ám ảnh nhiều đến nổi, dù viết về bất cứ chủ đề gì, thể loại gì, văn hay thơ, cuối cùng tôi cũng trở về với hình ảnh mẹ. Mỗi bước chân tôi đi trên đường đời mấy chục năm qua vẫn còn nghe vọng lại tiếng khóc của những người phụ nữ Việt Nam bất hạnh, đã khóc trong chiến tranh, khóc trong hòa bình, khóc trong bàn tay hải tặc giữa biển Đông và khóc trên xứ người hiu quạnh.
 
Mơ ước lớn nhất của tôi, vì thế, không phải cho tôi mà cho những người mẹ đang chịu đựng, để các mẹ có cơ hội được sống trong một đất nước không còn hận thù, rẻ chia, ganh ghét, một đất nước chan chứa tình đồng bào, một đất nước thật sự tự do, ấm no, hạnh phúc. “Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười” trong một ý nghĩa rộng hơn là ước mơ của tôi, của anh chị, của cô chú và của tất cả những ai còn nghĩ đến sinh mệnh của dân tộc, về một ngày đẹp trời cho đất nước mình. Quá nhiều máu và nước mắt đã đổ trên mảnh đất linh thiêng và thống khổ Việt Nam. Mỗi người Việt Nam, hơn bao giờ hết hãy trở về với mẹ như trở về với chính cội nguồn uyên nguyên của dân tộc mình. Trong đêm rằm tháng Bảy này, xin hãy cùng nhau thắp lên những ngọn nến, dù nhỏ, dù đơn sơ nhưng được làm bằng chất liệu dân tộc, nhân bản và khai phóng đã được tổ tiên chúng ta hun đúc sau hơn bốn ngàn năm lịch sử.
 
Đời tôi là những cơn mưa dài. Mưa khi tôi rời làng Mã Châu, mưa trong đêm đầu tiên trong căn gác trên đường Hùng Vương Đà Nẵng, mưa dưới gốc đa già ở Chùa Viên Giác, mưa khi tôi vừa đặt chân đến Sài Gòn lần đầu tiên và mưa lớn trong đêm tôi rời đất nước ra đi. Nhưng tôi chưa bao giờ tuyệt vọng, chưa bao giờ cảm thấy cuộc đời là hố thẳm. Tôi không sống trong hôm qua, trái lại mỗi ngày là một chặng đường mới của đời mình. Tôi bình tĩnh đến độ hồn nhiên khi đón nhận những khắc nghiệt đến với đời tôi và tôi rất lạc quan trong khả năng chuyển hóa hoàn cảnh của chính mình."
 
Tôi xin dùng kết luận của Trần Trung Đạo để chấm dứt bài viết "Mother's Day Nhớ Mẹ" này vì chính lời văn và thơ của anh tạo cho tôi nguồn suy tư về Trần Trung Đạo và Alexander Pushkin chia sẻ những ẩn ý về Mẹ trong văn học:
 
"Trong cuộc đời này, tôi đã nhiều lần vấp ngã nhưng nhiều người cũng đã giúp vực tôi dậy, lau khô những vết thương trên thân thể và trong cả tâm hồn. Tôi mang ơn xã hội nhiều đến nỗi biết mình sẽ không bao giờ trả hết. Tôi biết ơn những người đã che chở cho tôi và cũng cám ơn cả những người đã dạy tôi hiểu giá trị của gian lao, thử thách. Cám ơn đất nước đã cho tôi được làm người Việt Nam, cám ơn mẹ Duy Xuyên mang tôi đến thế gian nầy, cám ơn mẹ Hòa Hưng nuôi nấng tôi trong những ngày bà con thân thuộc đã ruồng bỏ tôi, cám ơn cây đa già chùa Viên Giác che mát cho tôi suốt năm năm dài mưa nắng. Nếu một mai tôi ra đi không kịp viết điều gì, thì đây, những kỷ niệm của một lần ghé lại. Trần Trung Đạo".
 
VHLA



Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 11/May/2012 lúc 12:44am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 12/Feb/2013 lúc 11:52pm

Xuân về -Tết đến, với người VN  là những ngày sum họp, đoàn tụ . Hình ảnh Người Mẹ và Quê Hương vừa gần thật gần vì ngự trong trái tim Thi Nhân; vừa xa thật xa, xa dịu vợi vì đã...nghìn trùng xa cách !

MK




~::Trích Dẫn nguyên văn từ Nhom12yeuthuong

]


MẶC THỦY, 2011





Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 12/Feb/2013 lúc 11:56pm
mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 3 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.188 seconds.