Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: Coi nhiều chuyện lắm đó à nghen... Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 34 phần sau >>
Người gởi Nội dung
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 15/Apr/2010 lúc 10:17am
 
Thân gởi anh Van Phan,
Cám ơn mấy bài anh gởi. Đọc rất hay và là tài liệu quý giá. Nhìn hình ảnh Saigon bây giờ mà nhớ lại Saigon năm xưa... có tiệm Givral mà mấy lần về VN sau đây tôi có đến đó để gặp bạn bè. Bây giờ thì không còn nữa! Nhìn mấy biệt thự sang trọng trong hình mà lòng ước ao làm sao được ở một căn nhà như vậy.
Anh viết " lo cong chỉnh sửa" thì như anh Báu nói là những thành viên thường như tôi chỉ sửa lại bài mình viết thôi. Những người phụ trách Diễn Đàn, thành viên 4 hay 5 "sao" Admin%20Group tức là moderator hay Admin thì mới sửa bài người khác được.
Còn mấy hình từ BBC anh gởi không hiện lên chắc là họ(BBC) đã xóa rồi. Hình gởi lên đây phải nằm trong một server nào đó để cho mỗi lần đọc, internet đến đó mà lấy hình ra. Nếu anh còn những hình đó trong máy anh thì anh có thể upload lên photobucket chẳng hạn rồi post lại cũng được.
Hồi mới viết mấy bài đầu tôi cũng "lọng cọng" lắm đó anh ơi. 
Chúc anh vui khỏe để viết nhiều bài cho Diễn đàn.
 
 

 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 15/Apr/2010 lúc 10:19am
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 15/Apr/2010 lúc 6:09pm
 
 
 
Kính chào anh Van Phan ,
 
Khi gửi hình hay bài, anh Van Phan nên gửi  link nguồn, nếu bài hay hình ảnh không xem được, người đọc có thể vào link nguồn xem.
( và cũng giới thiệu xuất xứ  bài của mình )
 
Đây là link nguồn bài "Vietnam on Vespa" của anh Van Phan :
 
 
click vào link trên sẽ có đầy đủ hình ảnh anh Van Phan muốn post lên forum.
 
 
Cám ơn những bài của anh Van Phan.
Kính chúc anh luôn an vui.
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 15/Apr/2010 lúc 6:31pm
mk
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 15/Apr/2010 lúc 6:41pm
 
Cám ơn mykieu nhiều lắm
 
 
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
van phan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 12/Mar/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 173
Quote van phan Replybullet Gởi ngày: 16/Apr/2010 lúc 4:31am
 Cám ơn anh Lộ Công , anh Kim Báu và Mỹ kiều đã phúc đáp,  chỉ dẩn kỷ thuật ,để tìm lại được hình đã mất  và sữ dụng Diển đàn an toàn .
   +++ Còn hình Sai Gòn bây giờ, cho thấy nhà cửa ở các khu Đô thị mới được xây cất theo phong cách chung cư châu Âu quá đẹp ,mỗi Batiment một nét đẹp riêng.....
  +++ Người làm các nghề  tự do trước 2005  như  trong hàng ảnh bên tay mặt,  không nhìn thấy ở SG nữa , Bây giờ theo luật An toàn giao thông , đi xe máy phải đội nón bảo hiểm , không được ôm chở cồng kềnh , xích lô và xe  thô sơ, không được sữ dụng bừa bãi ...
++ Điều thú vị là đa số những người làm nghề tự do trước năm 2005 nầy,  họ đã tiết kịêm , vay tiền Ngân hàng và mua được căn hộ để ở, trong các tòa nhà nầy...Về tình cãm tôi thích sư chăm chỉ, chịu khó, chịu khồ...của dân lao động SG. Nhưng so sánh với những người đi đinh cư xứ, người làm lại cuôc đời, với hai bàn tay trắng , trời lạnh cắt da  , những năm đầu thiếu thốn bơ vơ, không biết gì, như mù, như điếc , như câm...bị khinh khi...thế mà mươi năm sau lại vươn lên  thành đạt tôi càng nể hơn .
van Phan           
IP IP Logged
van phan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 12/Mar/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 173
Quote van phan Replybullet Gởi ngày: 18/Apr/2010 lúc 4:17am
                 ĂN UỐNG , GIẢI TRÍ , CUỐI TUẦN

Moulin Rouge
Bích Xuân, Paris

Khi nói đến Paris, không thể không nói đến những hộp đêm sang trọng nổi tiếng như : Lido, Crazy Horse, Moulin Rouge ... Ba hộp đêm này có những sắc thái khác biệt nhau, khác biệt về lối trình diễn những màn vũ, cũng như trang cách trang trí sân khâu ... 

 

Hộp đêm Lido đã có từ 60 năm nay, đây là biểu tượng sự sang trọng và lịch sự, với đoàn vũ 60 nam và 42 nữ vũ công. Tiêu chuẩn chiều cao các vũ công, nam 1,83m, nữ 1,75m. Người ta đếm nơi đây có 600 bộ áo quần lộng lẫy. Ngoài 102 vũ công, trong hộp đêm Lido có thêm 400 nhân viên làm việc trong đó kể cả nhân viên về kỹ thuật sân cũng như người phụ trách  áo quần cho vũ công thay đổi ... Lido chứa được 1.150 khách. Khách vào phải mặc áo "vết" và mang "cà vạt", nếu khách quên, sẽ có nhân viên đưa "cà vát""cho mượn. Trước khi ra về, khách trả "cà vạt" lại cho nhân viên. 

Hộp đêm Crazy Horse (được 56 tuổi) một biểu tượng cho sự gợi cảm một cách tinh vi và nghệ thuật với 20 nữ vũ công biểu diễn những màn vũ nghệ thuật gần như là khoả thân, và đặc biệt nhảy theo màu sắc của ánh đèn. Nơi đây sẽ cho bạn một bầu không khí giải trí 1giờ 35 phút, với những màn biểu diễn vũ điệu "taboo", bạn cảm thấy bị thu hút từ màn đầu cho đến màn cuối. Hộp đêm Crazy Horse nằm trong khu Champs Elysées.

Hộp đêm Moulin Rouge (118 tuổi) tuy là một hộp đêm ca vũ nhạc, nhưng là biểu tượng một khía cạnh về văn hoá của Paris. Nói đến Moulin Rouge người ta nghĩ ngay đến Paris về đêm. Trước mặt tiền của hộp đêm có một nhà máy xay lúa đặt trên nóc với cánh quạt gió, nhấp nháy đang quay bằng những ánh đèn néon đỏ, ngay trung tâm khu phố hợp thời trang. Những cảnh trang trí trên sân khấu Moulin Rouge huy hoàng lộng lẫy ( nơi đây có 1000 bộ áo quần ). Vũ điệu sống động luôn luôn đổi mới, và những nữ vũ công xinh đẹp được mệnh danh là Doris Girl. Vũ điệu  đặc biệt luôn luôn mở đầu chương trình là điệu vũ French Cancan (màn vũ biểu tượng của Moulin Rouge)với váy xòe nhiều lớp 3 màu (màu cờ Pháp), xanh, trắng, đỏ, (không bao giờ thay đổi). Những bài hát trình diễn nơi đây hết 80% là bài hát của Pháp, có khoảng hơn 100 nghệ sĩ trình diễn, trong đó có 60 nữ vũ công (luôn luôn 60 nữ vũ công) Đoàn vũ biểu diễn liên tục trong hai tiếng đồng hồ, với 9 lần thay đổi áo quần mới lạ làm cho khách đến choá mắt, và cách trang điểm đều giống nhau, đôi khi khách có cảm tưởng họ là những cặp chị em sinh đôi...Ngoài điệu vũ French Cancan có màn vũ then chốt là bồn cá lớn với các mỹ nhân ngư. Khách đến Moulin Rouge lúc nào cũng đầy ở mức độ 100/100. Hộp đêm này tiêu thụ rượu champagne với một số lượng trung bình 350.000 chai mỗi năm. Trong phòng chứa được 850 khách. Hộp đêm Moulin Rouge trình diễn mỗi đêm ba xuất, bắt đầu từ 6 giờ 30. Moulin Rouge cũng đã tiếp đón những nghệ sĩ nổi tiếng như  : Frank Sinatra, Joséphine Baker, Jane Avril, Edith Piaf ... Mới đây, Moulin Rouge đã được lồng vào phim với vai chính là Nicole Kidman.

Những cô gái trẻ đến từ khắp nơi với giấc mơ được tuyển vào đoàn vũ công MouLin Rouge. Trước khi vào đây, phải qua một cuộc thi tuyển thật gắt gao. Mỗi lần tuyển, người ta chỉ nhận vài vũ công trên số khoảng 300 người. Lúc đầu, thí  sinh được quyền mặc quần áo thun bó sát để nhảy biểu diễn qua cuộc thi khảo sát. Sau khi bị lọai ra khoảng 9/10. Số được tuyển còn lại, được yêu cầu nhảy với một "string" nhỏ xíu để gíam khảo kiểm soát cả thân hình, nhất là mông và ngực, tuyệt đối đôi chân và mông không được có vết thẹo hay vết nám. Chiều cao trung bình 1,75m. Một số thí sinh trình độ nhảy múa giỏi, có thân hình đẹp, nhưng hơi ốm, hay hơi mập cũng bị loại. Thí sinh khi trúng tuyển, có nơi ăn chốn ở, và có số lương 2.500 euro mỗi tháng. Người tuyển chọn thí sinh cho Moulin Rouge là cựu nữ vũ công gốc người Mỹ, nổi tiếng trong đoàn trước kia. Ngoài việc tuyển chọn thí sinh bà còn huấn luyện các màn vũ nữa. Những vũ công khi được thâu nhận làm việc ở đây, đối với họ là một điều may mắn, ngay cả khi thôi việc họ vẫn lấy làm hãnh diện. Mức độ làm việc ở đây gần như không ngừng với sự huấn luyện nghiêm khắc, và mỗi tuần chỉ được nghỉ một ngày, nên các vũ công không dễ có một cuộc sống gia đình được. Một số vũ công may mắn có chồng giàu sang thì nghỉ việc, một số vũ công khác thì muốn chuyển nghề. Nhưng muốn chuyển nghề cũng không phải dễ, một khi đã quen với ánh đèn màu, với những tràng pháo tay ngưỡng mộ. Chỉ có một số ít đã thành công trong việc chuyển nghề như : điêu khắc, kịch sĩ hay là gíao sư dạy vũ ...

Điệu nhảy French Cancan.

Vào năm 1850 một nữ vũ công chế ra một điệu nhảy mới với điệu "giựt" nhanh theo lọai nhạc Offenbach. Mười năm sau, lọai nhảy này biến thành French Cancan nhờ ông Charles Morton chế biến thêm : vũ công khi nhảy, thỉnh thoảng hất váy thật cao ở phía trước, rồi xoay người, đưa lưng về phía khán giả, cúi rạp người, vén váy phía sau thật  cao, rồi quay người lại lần lượt đưa cao chân này đến chân kia, nhảy thật cao để buông mình rơi xuống sàn nhảy với hai chân dang rộng, chân trước với chân sau tạo thành một đường thẳng.

Những vũ công được mệnh danh Doris Girl.

Doris, một cô gái gốc người Đức, thủa nhỏ đã mơ đến chuyện nhảy múa, lén cha mẹ đi học vũ cổ điển. Sau khi tốt nghiệp, Doris ghi tên học thêm khoá huấn luyện viên về vũ. Ngoài việc học ở nhà trường, Doris viết báo để có thêm tiền trả lệ phí cho khoá học này. Sau khi có mảnh bằng huấn luyện viên trong tay, Doris nghĩ ngay đến Moulin Rouge tại Paris, và Doris đến Paris đã được nhận làm vũ công tại Moulin Rouge. Trong thời gian đầu, nhảy múa, bắp thịt đầu gối và khuỷu tay của Doris không chịu nổi những vũ điệu "giựt" mạnh, nên Doris xin qua một hộp đêm khác. Hộp đêm này đã nhận Doris làm trưởng đoàn vũ. Không bao lâu, Doris đã tạo nên một nhóm vũ công với những màn vũ độc đáo. Trước những thành công của Doris, Moulin Rouge mời Doris trở về lại Moulin Rouge với tư cách huấn luyện viên đoàn vũ. Thành công đến ngay với những màn vũ, nhất là điệu French Cancan đổi mới, do Doris tung ra vào năm 1961. Tiếng đồn vang dội khắp nơi, ngoài công việc phụ trách đoàn vũ ở Moulin Rouge, Doris được mời để huyấn luyện đoàn vũ tại Luân Đôn, Vienne, Tokyo ... Người ta không thể ngờ Doris đã thành công hơn điều người ta tưởng. Cho đến bây giờ, các vũ công trong hộp đêm Moulin Rouge tiếp tục phát huy những tinh hoa của Doris truyền lại.

Tại sao Moulin Rouge ?

Moulin Rouge có truyền thống lâu đời được ông Josseph Oller (chủ nhân của rạp Olympia ở Paris) xây vào ngày chủ nhật 06/10/1889, tại vùng ánh sáng đỏ Pigalle trên đại lộ Clichy thuộc quận 18 (gần khu Montmartre). Vào thủa xa xưa ở nước Pháp, mỗi vùng đều có một nhà máy xay lúa, với bốn cánh quạt gió lớn. Do đó, nhà máy xay lúa bằng gió là một hình ảnh quá quen thuộc đã đi vào tiềm thức của dân gian. Ông hoạ sĩ Lautrec đã có sáng kiến để cho mọi người dễ nhớ bằng cách dựng trên nóc của hộp đêm một nhá máy xay nhỏ để làm biểu tượng và cũng là tên của hộp đêm và Moulin Rouge để lại trong lòng khách một ấn tượng đẹp, có ý nghĩa, khó quên.  

Bích Xuân, Paris

 VVP
IP IP Logged
van phan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 12/Mar/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 173
Quote van phan Replybullet Gởi ngày: 19/Apr/2010 lúc 5:24am

Chuyện lạ trên thế giới ...
TuTri - Chữ Việt ToVu
  2010/04/18



Chỉ có ở Ấn độ



Chỉ có ở nước Pakistan



Chỉ có ở nước Bangladesh



Chỉ có ở Nhật Bản

 



Chỉ có ở Indonésia
 



- Chỉ có ở Thái Lan
 


- Chỉ có ở Úc Châu
 


- Chỉ có ở Texas, Mỹ
 


- Chỉ có ở Hawaï
 


Chỉ có ở nước Tàu
 

van phan

IP IP Logged
van phan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 12/Mar/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 173
Quote van phan Replybullet Gởi ngày: 19/Apr/2010 lúc 6:41am
 MỘNG MƠ

Sàigòn ban đêm

Hình của Mr. BDH

Bên Pháp, sự chiếu sáng một dinh thự vào ban đêm đã được coi là một tác phẩm sáng tạo có bản quyền, do đó trên nguyên tắc là không được chụp hình các dinh thự, lâu đài ban đêm... với một máy ảnh có gắn chân ! mà chụp hình ban đêm mà không có chân máy thì... chẳng thấy gì cả.

Thật vậy, ban ngày có những toà lâu đài rất tầm thường nhưng ban đêm lại trở thành rực rở qua các ánh đèn màu, đến nổi có khi nhìn không ra. Có nhiều thành phố đã bắt đầu tổ chức những "hội đèn màu" với những ánh đèn di động khiến cho người xem có cảm tưởng là những tòa dinh thự đang nhảy múa hay thay đổi y phục hóa trang.

Sàigon là một thành phố nhỏ, gần như không có thú vui giải trí về ban đêm, người dân thường chạy xe vòng vòng thành phố cho đở buồn, nều các dinh thự được chiếu sáng một cách nghệ thuật thì có lẻ Saigon sẽ... kẹt xe về ban đêm !

Sau đây là vài cái nhìn của bạn H. về Saigon ban đêm. Những tấm hình nầy đưa chúng ta về những thập niên 20-30.

Nếu các bạn khác có ý kiến thì xin đóng góp thêm.

 

 

 

 

 

Bạn H. lấy ý từ những tấm hình sau đây:

Huế ban đêm

của Mr. BDH

Theo bạn H. thì mỗi thành phố nên có một lối kiến trúc riêng để làm tăng gía trị của thành phố đó. Ðây là kiểu kiến trúc mà bạn Huy đề nghị trên dòng sông Hương cho xứ Huế, dựa theo kiểu chùa Thiên Mụ.

Vài kiến trúc mới trong Sàigòn

của Mr. BDH

Việt Nam đang có dự án xây cất lớn ngay tại chợ Sàigòn, đây là vài cái nhìn của bạn H.

Chợ Bến Thành

 

Tòa Ðô Chánh Sàigòn

 

van phan
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 19/Apr/2010 lúc 12:20pm
 
 
Hình ảnh đẹp quá! Cám ơn van phan nhiều lắm.
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 19/Apr/2010 lúc 12:20pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
van phan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 12/Mar/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 173
Quote van phan Replybullet Gởi ngày: 21/Apr/2010 lúc 3:26am
 Chào Anh Lo Cong !
 Những hình ảnh nầy lạ và đẹp thật , Tác giã là những bạn trẻ VN sống ở nước ngoài có cách nhìn hiện đại...
   Vous êtes trop gentil , Meçi de votre conseil....
 Au revoir , à bientôt...
Van Phan
IP IP Logged
van phan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 12/Mar/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 173
Quote van phan Replybullet Gởi ngày: 21/Apr/2010 lúc 7:45am

L'Amant

- Marguerite Duras, publié en 1984 - Les Éditions de Minuit -Prix Goncourt

 

Margerite Donnadieu - Duras est née en 1914 en Indochine et y a vécu jusqu'en 1932. L'Amant, publié en 1984, a obtenu le Prix Goncourt.

C'est un merveilleux petit ouvrage, écrit dans un style surprenant. 

Ou comment une histoire minable d'extorsion de fonds peut se traduire en un chef d'œuvre de la littérature française !  

Extraits

"Que je vous dise encore, j’ai quinze ans et demi. C’est le p***age d’un bac sur le Mékong."

"L’image dure pendant toute la traversée du fleuve."

"J’ai quinze ans et demi, il n’y a pas de saisons dans ce pays-là, nous sommes dans une saison unique, chaude, monotone, nous sommes dans la longue zone chaude de la terre, pas de printemps, pas de renouveau."

 [...]

"Quinze ans et demi. C’est la traversée du fleuve. Quand je rentre à Saigon, je suis en voyage, surtout quand je prends le car. Et ce matin là, j’ai pris le car à Sadec où ma mère dirige l’école des filles. C’est la fin des vacances scolaires, je ne sais plus lesquelles. Je suis allée les p***er dans la petite maison de fonction de ma mère. Et ce jour là je reviens à Saigon au pensionnat. Le car pour indigènes est parti de la place du marché de Sadec. Comme d’habitude ma mère m’a accompagnée et elle m’a confiée au chauffeur, toujours elle me confie aux chauffeurs des cars de Saigon, pour le cas d’un accident, d’un incendie, d’un viol, d’une attaque de pirates, d’une panne mortelle du bac. Comme d’habitude, le chauffeur m’a mise près de lui à l’avant, à la place réservée aux voyageurs blancs."

[...]

"C’est donc pendant la traversée d’un bras du Mékong sur le bac qui est entre Vinh Long et Sadec dans la grande plaine de boue et de riz du sud de la Cochinchine, celle des oiseaux."

"Je descends du car. Je vais au bastingage. Je regarde le fleuve. Ma mère me dit quelquefois que jamais, de ma vie entière, je ne reverrai des fleuves aussi beaux que ceux là, aussi grands, aussi sauvages, le Mékong et ses bras qui descendent vers les océans, ces territoires d’eau qui vont aller disparaître dans les cavités des océans. Dans la platitude à perte de vue, ces fleuves, ils vont vite, ils versent comme si la terre penchait."

[...]

"Je porte une robe de soie naturelle, elle est usée, presque transparente. Avant, elle a été une robe de ma mère, un jour elle ne l’a plus mise parce quelle la trouvait trop claire, elle me l’a donnée. Cette robe est sans manches, très décolletée. Elle est de ce bistre que prend la soie naturelle à l’usage. C’est une robe d’on je me souviens. Je trouve qu’elle me va bien."

[...]

"Ce jour là je dois porter cette fameuse paire de talons hauts en lamé or. Je ne vois rien d’autres que je pourrais porter ce jour là, alors je les porte. Soldes soldées que ma mère m’a achetés. Je porte ces lamés or pour aller au lycée. Je vais au lycée en chaussures du soir ornés de petits motifs en str***. C’est ma volonté."

 [...]

"Ce ne sont pas les chaussures qui font ce qu’il y a d’insolite, d’inouï, ce jour là, dans la tenue de la petite. Ce qu’il y a c’est que la petite porte sur la tête un chapeau d’homme aux bords plats, un feutre souple couleur bois de rose au large ruban noir."

"L’ambiguité déterminante de l’image, elle est dans ce chapeau."

 [...]

"Sur le bac, à coté du car, il y a une grande limousine noire avec un chauffeur en livrée de coton blanc. Oui, c’est la grande auto funèbre de mes livres. C’est la Morris Lèon-Bollée."

"Dans la limousine, il y a un homme très élégant qui me regarde. Ce n’est pas un blanc. Il est vêtu à l’européenne, il porte le costume de tussor clair des banquiers de Saigon. Il me regarde. J’ai déjà l’habitude qu’on me regarde. On regarde les blanches aux colonies, et les petites filles blanches de douze ans aussi."

[...]

"L’homme élégant est descendu de la limousine, il fume une cigarette anglaise. Il regarde la jeune fille au feutre d’homme et aux chaussures d’or. Il vient vers elle lentement. C’est visible, il est intimidé. Il ne sourit pas tout d’abord. Tout d’abord, il lui offre une cigarette. Sa main tremble. Il y a cette différence de race, il n’est pas blanc, il doit la surmonter, c’est pourquoi il tremble. Elle lui dit qu’elle ne fume pas, non merci. Elle ne dit rien d’autre, elle ne lui dit pas laissez moi tranquille. Alors il a moins peur. Alors il lui dit qu’il croit rêver. Elle ne répond pas. Ce n’est pas la peine qu’elle réponde, que répondrait-elle ? Elle attend."

[...]

"Il répète que c’est tout a fait extraordinaire de la voir sur le bac. Si tôt le matin, une jeune fille belle comme elle l’est, vous ne vous rendez pas compte, c’est très inattendu, une jeune fille blanche dans un car indigène."

Retour à Sadec

La maison de l'amant, à Sadec. Accès libre quand le lieu est ouvert... Autrefois occupée par un service de police, cette demeure a été magnifiquement restaurée. La décoration et le mobilier valent le détour. Cette maison est située sur les quais, non loin du marché couvert. 

A gauche et au centre, la décoration intérieure, faite de panneaux de bois sculptés et dorés. A droite, l'une des maisons coloniales visibles à Sadec. 

A l'intérieur de la maison, des photos du film de JJ Annaud, ainsi que des photos de "l'amant".

Non loin du centre ville, des tombes de l'amant et des personnes de sa famille. Un membre de la famille veille en permanence sur ces tombes (ce qui m'empêche pas les inondations..)

IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 34 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.205 seconds.