Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chúc Mừng - Chia Buồn - Cảm Tạ
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Tổng Quát :Chúc Mừng - Chia Buồn - Cảm Tạ
Message Icon Chủ đề: NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 6 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Nov/2014 lúc 7:03pm

Câu truyện cảm động về nghề giáo

Tôi là một học sinh… không dạy nổi. Tất cả các thầy cô giáo đã dạy tôi đều nhận xét như vậy với ba mẹ tôi. Chưa có lớp học nào chịu thu nhận tôi quá một tháng. Mẹ tôi khóc. Bố thở dài: thằng này vậy là coi như xong…

Chuyển qua trường mới. Nhìn sơ qua học bạ, thầy hiệu trưởng đã muốn đuổi tôi đi nhưng nể tiếng ngoại tôi là giám đốc ty giáo dục cũ, thầy đành nhận. “Tôi sẽ xếp em vào lớp thầy Tiến”.

Thầy dạy lớp tập hợp toàn học sinh cá biệt của trường. Ngày đầu tiên vào lớp, bố đích thân dẫn tôi đến “trao tận tay thầy”. Tôi lén quan sát “đối thủ” của mình. Thầy gầy gò, mang cặp kính gọng đen nặng trịch, mắt nhướng lên nhìn sát mặt tôi “A, con trai, để xem thầy làm được gì cho con không, khá đây”. Thầy xếp tôi ngồi với một con nhóc tóc tém mặt mũi lanh lẹ. Nó khẽ hích vào vai tôi giành chỗ ngồi rộng hơn. Tôi đành chịu vậy, chưa bao giờ tôi đánh con gái cả. Thầy thắng tôi 1-0 rồi.

“Thầy biết tại sao em dây mực vào áo bạn”, thầy nói với tôi khi Tú còm mếu máo mách chuyện. Sao ông ấy lại biết nhỉ? Mình đã khai gì đâu. Trước đây, mỗi lần tôi dây mực vào hầu hết các trò trong lớp các cô đều hỏi tại sao, các thầy thì ngay lập tức thi hành hình phạt. Bao giờ tôi cũng bịa ra một chuyện mà mình là nạn nhân. Tôi mặc sức bịa dù chẳng ai tin. Tôi cũng chẳng quan tâm hình phạt là gì và có ai tin hay không. Vậy mà hôm nay thầy bảo là thầy biết. Ngạc nhiên hơn là thầy chẳng phạt tôi gì cả. Thầy chỉ nhỏ nhẹ bảo tôi: “Lần sau em nhớ cẩn thận hơn”. Mấy hôm sau nữa tôi lại vẩy mực lên áo 3 nạn nhân nữa. Thầy vẫn bảo biết rồi và không phạt. Tôi đâm chán trò vẩy mực cũ rích chẳng ấn tượng này.

Câu truyện cảm động về nghề giáo

Tôi là một học sinh… không dạy nổi. Tất cả các thầy cô giáo đã dạy tôi đều nhận xét như vậy với ba mẹ tôi. Chưa có lớp học nào chịu thu nhận tôi quá một tháng. Mẹ tôi khóc. Bố thở dài: thằng này vậy là coi như xong…

Chuyển qua trường mới. Nhìn sơ qua học bạ, thầy hiệu trưởng đã muốn đuổi tôi đi nhưng nể tiếng ngoại tôi là giám đốc ty giáo dục cũ, thầy đành nhận. “Tôi sẽ xếp em vào lớp thầy Tiến”.

Thầy dạy lớp tập hợp toàn học sinh cá biệt của trường. Ngày đầu tiên vào lớp, bố đích thân dẫn tôi đến “trao tận tay thầy”. Tôi lén quan sát “đối thủ” của mình. Thầy gầy gò, mang cặp kính gọng đen nặng trịch, mắt nhướng lên nhìn sát mặt tôi “A, con trai, để xem thầy làm được gì cho con không, khá đây”. Thầy xếp tôi ngồi với một con nhóc tóc tém mặt mũi lanh lẹ. Nó khẽ hích vào vai tôi giành chỗ ngồi rộng hơn. Tôi đành chịu vậy, chưa bao giờ tôi đánh con gái cả. Thầy thắng tôi 1-0 rồi.

“Thầy biết tại sao em dây mực vào áo bạn”, thầy nói với tôi khi Tú còm mếu máo mách chuyện. Sao ông ấy lại biết nhỉ? Mình đã khai gì đâu. Trước đây, mỗi lần tôi dây mực vào hầu hết các trò trong lớp các cô đều hỏi tại sao, các thầy thì ngay lập tức thi hành hình phạt. Bao giờ tôi cũng bịa ra một chuyện mà mình là nạn nhân. Tôi mặc sức bịa dù chẳng ai tin. Tôi cũng chẳng quan tâm hình phạt là gì và có ai tin hay không. Vậy mà hôm nay thầy bảo là thầy biết. Ngạc nhiên hơn là thầy chẳng phạt tôi gì cả. Thầy chỉ nhỏ nhẹ bảo tôi: “Lần sau em nhớ cẩn thận hơn”. Mấy hôm sau nữa tôi lại vẩy mực lên áo 3 nạn nhân nữa. Thầy vẫn bảo biết rồi và không phạt. Tôi đâm chán trò vẩy mực cũ rích chẳng ấn tượng này.

st.



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/Nov/2014 lúc 7:04pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Nov/2014 lúc 2:32am
NHỚ ƠN THẦY CÔ

Nhạc và lời: Hàn Thư Sinh
Ca sĩ: Diệu Hiền
Download


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Nov/2015 lúc 8:50am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Nov/2015 lúc 9:20am














Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 13/Jul/2016 lúc 12:24pm

Bài Học Nơi Người Thầy Cũ 


 

   Sau khi ăn sáng tại tiệm phở đầu đường, hai vợ chồng Lăng trở về khách-sạn. Minh dặn chồng:

   - Anh nghỉ-ngơi. Chừng hai tiếng em về. Hay anh có muốn xuống nhà nói chuyện với mấy người ở Mỹ về đây cùng chuyến máy bay với mình không?

   Lăng mỉm cười:

   - Em cứ lo-liệu cho chị em đi. Từ hôm qua đến nay, chị Lan gọi điện-thoại mấy lần rồi đó. 

   Chị của Minh làm ăn thua lỗ. Lý-do người chung vốn dùng mánh-lới gian-lận. Lan bị lường-gạt hai, ba lần đến nay mới biết. Lần này chị tính dùng mưu quật lại. Nghe nói có ông thầy tử-vi nổi tiếng, chị muốn vợ chồng Lăng tới nhờ ông đoán vận-mạng tương-lai rồi dựa vào đó mà quyết-định. 

   Minh nói với chồng:

   - Chúng mình có hai việc phải hoàn-tất. Thứ nhất là việc của chị Lan, thứ hai là tìm ra cho được thầy Thiên-Lương của anh.

   Thật ra tên của thầy không phải là Thiên-Lương như nàng gọi. Tên thầy là Nguyễn Thiêm.  

   Lăng kể cho Minh nghe là nhờ thầy đã giúp ý-kiến nên anh mới lấy nàng. Lúc đó, Lăng phân-vân giữa người bạn gái cùng lớp và Minh. Người bạn bạn gái thì tháo-vát, nhà giầu lại học cao trong khi Minh nhà nghèo, bản tính đơn-sơ, chưa lên đại-học. Thầy nói:” Một người có khả-năng buôn bán, một người hiền-thục. Một người như sao Thất-Sát, có bản chất lấy của người làm của mình; còn người kia là sao Thiên-Lương, có bản chất lấy của mình giúp cho người. Con nên chọn người con thực-sự yêu họ và thich-hợp với mình”. Thế là chàng chọn Minh mặc dầu gia-đình chàng thích người bạn gái kia hơn.

 

   Minh ôm chồng nói:

   - Em nói thiệt. Mấy người khác mà mẹ để ý cho em; bây giờ người thì cần-sa, ma-túy đi tù; người thì bài bạc đánh vợ; người thì con cái đầy đàn, vô trách-nhiệm bắt vợ phải nuôi. Thầy Thiên-Lương là cứu-tinh của em.

   - Đừng nói vậy. Có chán vạn người hơn anh.

   Minh úp đầu vào ngực chồng.

   - Em yêu anh. Không ai có thể so-sánh với anh được đâu.

   Lăng vuốt tóc vợ, lòng tràn-ngập hạnh-phúc:

   - Anh cũng yêu em!

 

   Minh hồi-tưởng lần đầu tiên hai người gặp nhau…

   Nàng ra đầu ngõ mua phở cho mẹ vì bà bị đau. Cơn mưa đổ xuống đột-ngột. Áo nàng bị ướt. Lăng đang trú mưa dưới hiên của một nhà bên đường. Hai người nói chuyện được vài phút, chàng cởi cái áo khoác ngoài nói:

   - Cô mang phở về cho mẹ kẻo nó chương ra mất.

   Minh chưa kịp nói gì thì chàng đã khoác áo lên vai nàng. Khi đi được một quãng, Minh quay lại thấy Lăng lững-thững đi ngược chiều trong mưa, không chút vội-vàng.

   Nàng lẩm-bẩm:

   - Đi trong mưa như vậy thì tại sao lại trú mưa? Anh này điên rồi.

 

   Bẵng đi một thời-gian, một hôm nàng đang ngồi bên bà hàng bán bắp nướng thì có tiếng nói đằng sau:

   - Chào cô! Cô còn nhận ra tôi không?

   Minh mừng rỡ nói:

   - Anh! May quá được gặp anh. Anh ở đây để em lấy áo trả anh. Chừng 20 phút thôi!

   Lăng lắc đầu:

   - Tôi có hẹn với bạn. Phải đi ngay.

   Minh tần-ngần:

   - Làm sao em trả được áo đây?

   Lăng đùa:  

   - Cứ giữ lấy để mai này tôi còn có cớ kiếm cô.

   - Anh biết em ở đâu mà kiếm?

   Lăng bật cười:

   - Tôi sẽ đi từng nhà, kiếm hết Sài-Gòn này.

   Minh hỏi:

   - Sài-Gòn rộng lớn, kiếm bao giờ cho xong?

   Lăng nhìn về phía xa, trả lời:

   - Không xong cũng kiếm. Kiếm một năm … Hai năm …. Hay suốt đời. Tới khi kiếm thấy thì thôi.

   Minh chưa kịp hỏi thêm thì thấy một người con gái đẹp đứng ở đầu đường vẫy tay gọi Lăng.

   Lăng nói:

   - Tôi phải đi nhé, bạn của tôi tới rồi.

 

   Vài tuần sau, nàng tình-cờ gặp Lăng trên xe buýt. Khi nàng xuống xe, Lăng xuống theo. Chàng rủ nàng vào tiệm uống nước. Trong câu chuyện, nàng hỏi:

   - Cô bữa nọ là người yêu của anh à?

   Lăng trầm-ngâm một lúc mới trả lời:

   - Có thể là như vậy nhưng chuyện đời có gì chắc chắn đâu?

   - Cô ta có vẻ giầu, tướng sang lại đẹp nhỉ?

   - Gia-đình cô ta khá-giả.

   Minh lại hỏi:

   - Làm sao anh quen cô ta?

   - Thì bạn học cùng lớp

Minh nhè nhẹ gật đầu:

   - Thật đẹp đôi. Bao giờ anh chị lấy nhau?

   Lăng thành-thật:

   - Không biết được. Tôi nghèo quá! Lấy nhau thì làm gì để sống đây?

   - Thì nhà gái giúp.

   Lăng nói với Minh như tâm-tình với một người bạn:

   - Nàng là con một. Cha mẹ nàng gợi ý như vậy nhưng tôi không chấp nhận. Làm đàn ông mà không tự-lập thì ngẩng mặt nhìn vợ con sao được?

   Minh tự-dưng cảm thấy gần-gũi với người sinh-viên trước mặt. Chàng cương-nghị, thành-thật và đầy lòng tốt.

   - Hôm nay anh theo em về nhà lấy áo được không?

   - Được. Tiện thể biết nhà cô luôn.

   Minh buột miệng:

   - Anh không quen em mà sao dám cho em mượn áo?

   - Cái áo cũ mà! À, tôi … Tôi … không biết tại sao? Ừ, tại sao nhỉ? Có lẽ tại cô đơn-sơ, hiền-lành, thanh-thoát. Cô như … một thiên-thần

 

Lăng vỗ nhẹ vào vai vợ làm Minh bừng tỉnh:

   - Em mơ gì đấy?

   Minh âu-yếm ngước lên nhìn chồng:

   - Mơ thuở ban đầu. Đẹp quá anh nhỉ?

   Rồi nàng đứng thẳng người:

   - Thôi, em đi anh nhé!

   Lăng ân-cần:

   - Để anh gọi taxi cho em.

   - Không cần đâu anh, em leo lên xe ôm cho đỡ tốn tiền.

   Lăng giật mình:

   - Trời đất! Không được. Không đi xe ôm.

   Thế là Lăng tiễn vợ xuống đường. Chiếc taxi tắp lại. Chàng mở cửa xe cho vợ. Minh dặn  chồng:

   - Anh chịu khó đợi em nhé.

   Lăng ra hiệu cho vợ xích sang bên rồi leo lên ngồi cạnh. Minh trìu-mến nhìn chồng. Lúc sau nàng quay sang nói:

   - Anh à! Chúng ta phải tìm ra thầy Thiên-Lương.

   - Được rồi, mình sẽ tìm ra mà!

 

   Qua khỏi đầu đường, Minh bất-nhẫn khi nghĩ tới chồng phải ngồi coi bói toán bên đường nên dặn chàng đợi phía ngoài rồi nàng vào ngõ.

   Lăng mua tờ báo. Chẳng có gì quan-trọng để coi nhiều. Chàng lững-thững theo hướng vợ đi. Một người đàn ông tóc đã trắng đang ngồi quay lưng lại phía chàng. Lối ăn mặc đạm-bạc nhưng sạch-sẽ, gọn-gàng. Trên vai áo, có một chỗ vá.

   Ông cụ hỏi Minh:

   - Thế mưu-tính đó có dựa trên sự thành-thật không?

   Minh nghệt mặt lắc đầu:

   - Có lẽ không.

   Ông thầy xua tay:

   - Tôi chỉ coi tử-vi, không thể góp ý vào những chuyện này. Người ta gạt mình vài lần không có nghĩa là mình phải có thủ-đoạn. Làm người phải giữ cái thiên-lương của mình chứ. 

   Trời ơi! Giọng-điệu khả-kính của thầy thuở trước! Lăng xúc-động đến lặng người. Giữa cõi đời bụi-bặm, tấm lòng đạo-đức của thầy vẫn không thay đổi.

   Minh tình-cờ nhìn lên. Lăng ra dấu cho nàng im-lặng. Trước mặt anh, bóng người trên đường lung-linh qua làn nước mắt. Anh bước ra khỏi ngõ hẻm.

 

   Vài phút sau, Minh mới gặp chồng. Lăng đưa cho nàng bì thư. Nàng mở ra hỏi:

   - Tiền gì mà nhiều thế anh?

   - Em vui lòng đưa cho thầy cái này. Chỉ nói là cám ơn lời chỉ dậy rồi bỏ đi ngay. Đừng để thầy kịp phản-ứng nếu không thầy không bao giờ nhận đâu.

   Minh nhìn chồng:

   - Có phải … thầy Thiên-Lương không?

   Lăng gật đầu:

   - Đúng là thầy.

   - Em biếu thầy thêm vài trăm nữa nhé?

   Lăng giục vợ:

   - Được. Em không cần hỏi anh. Thôi, em đi đi.

 

   Lăng nhìn trời…Nắng lên đẹp như mùa hạ chia tay năm nào… Thầy đã ngậm-ngùi nói với lớp:

   - Đây là buổi học cuối cùng của các con ở đây. Khả-năng của thầy có hạn. Thầy không còn gì để dậy các con nữa. Cầu chúc các con hạnh-phúc, thành-công và nhất là giữ được cái thiên-lương cho mình.

   Cả lớp im-lặng như tờ. Từng người đứng dậy tiến lên từ-giã thầy. Một nữ sinh không kìm hãm được khóc thành tiếng. Cả lớp òa khóc theo.

 

   Ngày hôm nay, Lăng lại khóc như xưa. Anh thì-thầm trong lòng với thầy:

   - Thưa thầy, con sẽ quay lại thăm thầy. Những bài học của thầy mãi mãi còn trong tâm-hồn chúng con. Con còn học được những điều thầy không giảng dậy, những bài học mà con nhìn thấy qua đời sống của thầy.

 

Nguyễn Xuân Thiên Tường

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 25/Oct/2016 lúc 8:11am

Tình Thầy Trò



 Lần mở xem lại các tấm ảnh khá mờ cũ kỹ do "lớp bụi thời gian" bào mòn, Hiền đưa tay rút tấm ảnh trắng đen trong album ra, tấm ảnh  chụp chung cả lớp dưới góc cây phượng già trong sân trường, đưa mắt nhìn từng khuôn mặt của bạn hữu thân quen, rồi nhìn đến các thầy cô ngồi hàng đầu trong tấm ảnh, chợt Hiền dừng lại vị trí nơi thầy Đặng ngồi, rồi bất chợt bao nhiêu kỷ niệm những ngày con theo học với thầy Đặng nó chợt ùa về khiến cho Hiền cứ ngỡ mới vừa xảy ra hôm qua.

                              ***
   Quê Hiền miền biển mặn quanh năm lộng gió, xóm làng sống với nhau thật tình nghĩa, tuy cuộc mưu sinh phần lớn của người dân nơi đây phải cưỡi sóng dữ ra khơi mang về những sản vật của thiên nhiên ban tặng cho con người, nhưng không phải lúc nào họ cũng gặp cảnh trời quang mây tạnh, do đôi khi gặp phải tính khí thất thường của biển, đang êm đềm lặng sóng như mặt nước hồ thu, rồi bổng chốc hung hăng cuồng nộ khiến không ít ngư phủ phải nằm lại vĩnh viễn trong lòng đại dương, con em của ngư phủ cũng biết được cái gian nan vất vả của người thân nên mọi người cố tâm "Sách đèn" để khỏi phụ lòng cha mẹ mà Hiền là một trong số này.


                                 ***
Sáng nọ vừa bước chân vào cổng trường, chưa kịp vào lớp Hiền đã nghe của  tiếng nhỏ Thu réo lên:

- Hiền nè, bồ lại đây tui nói cho cái này hay lắm nè, chờ bồ nãy giờ nóng ruột gần chết, sao hôm nay đi hơi trể vậy?

Nghe nhỏ Thu  sắp tiết lộ điều gì cho mình, Hiền ghé lại chiếc ghế đá nơi Thu đang ngồi, vén vạt áo dài Hiền ngồi bên cạnh và hỏi Thu:

- Mới sáng sớm có vụ gì bí mật vậy Thu, bồ làm tui hồi hộp quá nè.

 Nói xong Hiền mở cặp ra lấy hộp Ô mai ra đưa lên gần mặt Thu rồi Hiền lên tiếng:

- Bồ ăn không ? Biết hộp này đâu ra không, bồ nói trúng chút xíu vô lớp tui miễn cho bà phần quét lớp, chịu chưa?

Thấy hộp Ô mai trên tay Hiền, bổng dưng nổi thèm thuồng dâng lên nhưng nhỏ Thu  "Mại hơi" nói:

- Cái bà Hiền này chơi ác nghe, biết tui khoái món này cứ dụ tui ăn hoài nhe.

Nói xong không đợi Hiền mời thêm lần nữa Thu lấy một lúc hai viên bỏ vào miệng nhai ngon lành:

Vừa nhấm nháp món ruột của mình Thu vừa trả lời:

- Của anh chàng "Hai quần" ý tui nói lộn, anh chàng Hải quân tặng bồ chứ gì, cha cha ăn miếng này coi bộ nuốt không trôi rồi đây.

Nghe Thu  đón trúng phóc , Hiền cười thật tươi, chừng nhớ chực đến cuối câu Thu  nói như trách móc điều gì khiến cho Hiền hơi chột dạ, Hiền vội hỏi:

- Tui thấy bồ nhai nuốt ngon lành vậy mà dám nói nuốt không trôi, ai mà tin bà cho được, mà vụ gì bồ lại nói như vậy cho tui biết đi.

Thu thấy Hiền sốt ruột khi nghe câu nói của mình, nàng ta làm ra vẻ nghiêm nghị nói:

- Bồ nhận quà của anh chàng Hải quân này hoài có người buồn "đứt ruột" luôn đó.

Đến phiên Hiền hơi bất ngờ khi nghe cô bạn thân thiết của mình tiết lộ một điều mà Hiền chẳng ngờ, trầm ngâm đôi chút Hiền vặn hỏi:

- Ai buồn, bồ nói tui nghe đi, sao ngộ vậy, tui nhận quà của ông anh kết nghĩa tặng cho em gái có gì đâu mà buồn với phiền.

  Thu chưa kịp tiết lộ những điều muốn nói cho Hiền nghe, bổng tiếng chuông reng ngân lên báo hiệu giờ vào lớp nên hai cô nàng đành bỏ dở câu chuyện chưa hồi kết, hai nàng cùng sánh bước đi nhanh vào lớp.

                             ***
   Hai giờ đầu của buổi học trôi qua thật nhanh, Hiền thấy tiếc hùi hụi vì cô nàng rất thích môn Giảng văn, phải công nhận cô giáo Băng có giọng đọc êm như lời ru của các bà mẹ,  chỉ cần à ơi, hoặc hò ơ vài ba câu hò là con của họ mau chóng chìm vào giấc ngủ, cô Băng chỉ cần giảng về một bài văn hoặc phân tích bài thơ nào đó khiến cho cả lớp chú ý lắng nghe và lãnh hội, riêng Hiền thì nâng lên một bước, hiền cảm thụ được nội dung và ý nghĩa của lời cô Băng giảng, Hiền như cố nhồi nhét hết những lời giảng của cô vào trong đầu của mình rồi có dịp Hiền sẽ chứng minh cho cả lớp biết cái tài làm văn của mình khiến các anh chàng nam sinh phải lé mắt nhìn .

  Hai giờ sau của buổi học thuộc về thầy dạy sinh ngữ, Thầy Đặng vốn là sinh viên tốt nghiệp loại tối ưu, quê mãi tận vùng trồng khóm Đức Hòa, ra trường Đặng được thuyên chuyển về dạy trung học ở một trường trên tỉnh, vài năm sau chàng lại cầm sự vụ lệnh đến nhận nhiệm sở tại ngôi trường Hiền và Thu đang theo học, thời bấy giờ các thầy giáo trẻ khi về dạy nơi đây thường hay bị các nàng nữ sinh "ăn hiếp", tội nhất là những thầy còn trẻ, vì tuổi đời hơn các nàng cũng không nhiều, nên các cô nàng "Kết bè kết đảng" xúm lại trêu ghẹo thầy, những lúc ấy các thầy trẻ này mới thấm thía câu" Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò", cũng nói rõ thêm ở đây các nàng ghẹo thầy với tính cách vui chứ không phạm phải khuôn phép của học đường, vì thầy và trò đều thấm nhuần việc "Tôn sư trọng đạo", đối với thầy cô có tuổi thì các em rất mực kính trọng và thật lễ phép chào hỏi khi đối diện.

  Bước vào lớp thầy Đặng nhìn bao quát lớp rồi đưa tay ra hiệu cho học sinh ngồi xuống, Hiền cầm cuốn sổ điểm danh đến dự định đặt trên bàn thầy Đặng rồi thưa:

- Con chào thầy, sổ điểm danh đây ạ, tổng số ba mươi học sinh, hôm nay  vắng trò Đinh văn Thọ do bệnh có xin phép ạ.

  Thầy Đặng gật gù rồi đón lấy cuốn sổ điểm danh, vô tình tay thầy chạm phải bàn tay của Hiền khiến cho Hiền cảm nhận như có luồng điện vô hình vừa chạm vào mình khiến Hiền đỏ bừng đôi má vì e thẹn, riêng thầy Đặng bối rối không kém vì cái chạm tay vô rình này nó khiến chàng ngất ngây nhưng Thầy cũng kiềm chế tức thì, vì cả chục cặp mắt đang dồn vào ông Thầy trẻ đẹp trai lần đầu mới ra mắt trong buổi học này, để tránh ngượng ngập cho nhau, thầy Đặng nhìn vào đôi mắt to đen láy của Hiền thầy nói:

- Em là Hiền trưởng lớp phải không? Em đừng xưng bằng con làm thầy tưởng thầy lụm cụm lắm rồi, Hiền cứ xưng bằng em đi nhé.

Nhỏ Hiền nghe thầy nói vậy nhỏ tủm tỉm cười rồi nhanh chóng về chổ ngồi, trên bảng thầy Đặng bận quay lưng vào để ghi mấy danh từ trong bài mới cho học sinh chép vào tập, bên dưới sau lưng Hiền là Phượng cô bạn cũng thuộc hàng cật ruột với Hiền, từ lúc thấy Hiền quay về chổ ngồi mà hình như tâm trí để đâu đâu, Phượng lấy cây thước kẻ khiều nhẹ lưng Hiền rồi nói nhỏ:

- Bà Hiền nè, làm gì lên gặp thầy có chút xíu mà thờ thẩn quá vậy, bị thầy hốt hồn rồi hả, công nhận thầy Đặng "bô trai" dữ hén bà.

Nghe nhỏ bạn ghẹo mình, Hiền quay đầu lại nhìn, tay cầm viên phấn nhỏ chọi vào Phượng khiến Phượng thích thú cười khúc khích.
     
Chuông báo giờ tan học reo lên, không khí trong lớp đang im phăng phắc thì tự dưng ồn ào như vỡ chợ, đủ thứ âm thanh vang lên nhưng nhanh chóng trật tự trở lại sau cái nhịp thước của cô trưởng lớp:

- Học sinh.....
- Đứng dậy.

Chúng em chào thầy

Trên đường trở về nhà, bộ ba của Hiền vừa đi vừa bàn tán chuyện của thầy Đặng, nào là đẹp trai, học giỏi, con nhà giàu, mấy nàng còn thêm thắt đoán già đoán non, nhỏ Phượng nói:

- Ai mà sau này được làm vợ thầy chắc thầy cưng lắm nghe mấy bồ.

Nghe vậy Thu nhào vô liền:

- Chứ còn gì, mình nhìn thầy biết ngay người tốt rồi.

Lúc này Hiền mới nói:

- Chưa chắc à, mấy bồ không nghe người ta ví hả:

  "Đừng xem mặt mà bắt hình dong "

Lời ra tiếng vào chẳng mấy chốc ba cô nàng bề đến nhà lúc nào cũng chẳng hay...

                               ***
- Bà Thu nè, kể tiếp vụ hôm trước đi, bà nói tui nhận quà của anh Bình thì ai buồn đứt ruột.

Thu nhoẻn miệng cười rồi cô nàng lí lắc nói:

- "Ai trồng khoai đất này", Cái ông Rồng lớp kế mình nè.

Nghe Thu nói xong, Hiền phá lên cười chừng cười đã rồi Hiền nói:

- Cái thằng Rồng nó nhỏ hơn mình gần hai tuổi, nó thuộc hàng em út của tui đó bà ơi, bà có lộn không?

  Thu cố lên gân cổ cãi lại:

- Ổng để ý bà thiệt luôn đó, ông Hải quân ghé nhà bà lần nào thì ông Rồng theo dỏi ổng lần đó, nhà ông Rồng ở sát vách nhà bà thì bên đó nói gì ổng nghe ráo hết .

  Để phá tan cái nghi ngờ của Thu, Hiền chậm rãi nói:

- Không có đâu bà ơi! thằng Rồng nó qua nhà tui chơi hoài, nhà Rồng nghèo nên ba má tui cũng hay giúp đỡ, có lẽ vì thế nên Rồng mến thôi chứ làm gì có chuyện như bà nói .

Thu cố vớt vát:

- Mấy nhỏ lớp bên nó đồn rùm, tin không tùy bà nghe, thôi vào lớp đến giờ rồi kia.

                            ***
  Lần nọ nhân mấy ngày lễ không phải lên lớp, nhận lời mời của ba mẹ Hiền thầy Đặng ghé thăm nhà, cũng có ý dò xét để tìm ý trung nhân cho Hiền nên ông Bà Sáu tổ chức bữa tiệc mời bạn bè thân hữu đến tham dự, thầy Đặng được xem là một trong những nhân vật mằm trong cái lựa chọn trên, anh chàng Hải quân cũng có mặt, Bình đến dự với bộ quân phục màu hoa biển với lon trung úy trên cầu vai áo, Bình thật sự nỗi trội trong đám khách đến dự tiệc.

  Trong suốt buổi tiệc, bà Sáu thì lúc nào cũng muốn Hiền quan tâm đến thầy Đặng, vì bà quan niệm có được thằng rể làm thầy giáo thì rạng rỡ cho gia đình thật nhiều, trái lại ông Sáu thì muốn Hiền gá nghĩa với Bình, dù muốn dù không có thằng rể sỹ quan thì còn gì oai bằng, lâu lâu kêu con rể lấy xe Jeep về chở cả nhà ra thị xã giật le với mọi người thì không phải ai muốn cũng được, chỉ tội cho Hiền nàng vẫn ngây thơ trong trắng, chưa nghĩ nhiều về cuộc sống lứa đôi nên này còn phân vân giữa hai làn nước...

                               ***
  Từ lúc dự tiệc nhà Hiền cho đến nay, thầy Đặng lúc nào cũng đăm chiêu, trong lòng thầy ngổn ngang trăm mối tơ vò, cứ dằn vặt chuyện tình cảm với cô học trò dễ thương kia, tuy thầy muốn ngỏ lời trong một vài lần rất thuận lợi, nhưng mang nặng trong lòng cái đạo đức của nghề nghiệp, thầy quan niệm nếu mình ngỏ lời yêu Hiền thì mặc cảm tội lỗi vì từ xa xưa, xã hội khó chấp nhận tình yêu giữa người thầy một người đưa đò chuyên chở lủ học trò qua dòng sông tri thức với học trò của mình, đôi lúc thầy cũng định đánh liều bất chấp lời ong tiếng ve, bất chấp xã hội khắc khe lên án, thầy sẽ làm theo điều mà con tim mách bảo, nhưng bao lần trôi qua vì lý trí vẫn lấn át khiến con tim thầy đành lỗi nhịp đập.

Riêng Hiền thì cũng có rất nhiều cảm tình dành cho thầy Đặng, nhưng thân phận phái yếu chẳng lẽ Hiền lại mở lời với thầy, không khéo lại mang tiếng "Trâu đi tìm cột", trong thâm tâm Hiền cũng chờ đợi sẽ có một ngày thầy sẽ nhận ra tình cảm của mình và nàng sẽ nhận được tình thư ngỏ ý...

                           ***
   Đất nước ngày càng tràn lan cơn binh lửa, rồi thì chiến tranh cũng lụi tàn, vì hoàn cảnh Hiền đã cùng chàng Hải quân "dong thuyền ra biển lớn" và hai người đã thực sự kết duyên tơ tóc sống hạnh phúc bên kia bờ đại dương.

  Nơi quê nhà, chiều chiều thầy Đặng thẩn thờ ngồi trên bờ biển vắng, nhìn những con sóng vỗ bờ liên tục, nhìn những con dã tràng cố se những viên cát tròn trên bờ biển, chưa xây được xong lâu đài thì đã bị sóng biển kia xóa nhòa, bất chợt thầy thấy mình như lủ dã tràng kia bao lâu nay cố xây lâu đài trên cát mà chẳng hề hay...

Đang bồi hồi nhớ lại hình bóng của Hiền, bổng bên tai thầy Đặng nghe tiếng gọi:

- Thầy ơi! Thầy về Sài gòn rồi chắc ở đây tụi em sẽ nhớ thầy, và chắc tụi em khóc nhiều lắm thầy ơi.

  Giật mình thầy Đặng ngoái nhìn lại phía sau lưng, hai cô học trò Thu và Phượng với gương mặt thật buồn vừa bước  đến, hai cô nàng ngồi cạnh thầy rồi lên tiếng an ủi tiếp:

- Tụi em biết thầy thương con Hiền nhiều lắm, nó đi lâu rồi mà thầy vẫn còn nhớ. Thầy cứ ở lại biết đâu gặp người khác yêu thầy hơn thì sao.

- Cảm ơn hai em, thầy dứt khoát rồi, sáng mai thầy đi sớm, hai em ở lại cố gắng học hành, gia đình gặp nhiều hạnh phúc, có duyên thầy trò mình sẽ gặp lại.

  Bất chợt cơn mưa tự dưng ập đến, dường như trời cũng buồn cho buổi chia tay này.

                               ***
   Phi cơ đáp xuống phi trường Tân sơn nhất, ra khỏi phi trường Hiền như thấy mình sống lại những ngày xưa, nàng về ngay quê nhà trong đêm. 
  
  Sau vài tuần thăm mồ mả ông cha, thăm lại bạn bè xưa cũ, ai cũng mái tóc hoa râm, ăn uống, mừng mừng tủi tủi cho ngày gặp nhau, nhưng vui nhất là Hiền, Phượng, và Thu đã sống lại cái thuở hồn nhiên như thời con gái...

                            ***
  Tiếp thầy đặng và một vài bạn bè anh em, Hiền thật vui khi hội ngộ với thầy Đặng, biết thầy có được gia đình yên ấm Hiền rất mừng, trong lúc trà dư hậu tửu nhắc lại chuyện xưa ai nấy cũng bùi ngùi,  riêng tôi khi biết được câu chuyện tình thầm kín của hai thầy trò ngày xưa tôi bèn hỏi:

- Hồi xưa Hiền biết thầy Đặng thầm yêu mình không?

Hiền cười rồi nói:

- Biết chứ anh, trông cho ổng lên tiếng mà chờ hoài không thấy, hahaha.

Tôi quay qua hỏi thầy Đặng:

- Sao ngày xưa thầy không chịu mở lời.

Thầy nói:

- Con Hiền này hồi xưa cũng nói bóng nói gió với tui dữ lắm, tui biết hết trơn chứ, nhưng nghĩ lại Thầy mà nói tiếng yêu trò thì khó coi quá nên thôi.

  Tự dưng có sự trùng hợp, nhà hàng mở bản nhạc "Yêu một mình" có đoạn:

  " Ngày xưa tiếc sao mình không ngỏ,
Để rồi chiều nay mình đâu thấy cô đơn, ván kia bây giờ đóng thuyền rồi.
Còn gì đâu nữa, thôi đành hẹn trong mơ..."

  Nghe xong bản nhạc tôi hỏi vặn thầy Đặng một câu:

- Nếu cho thời gian trở lại thì thầy có lên tiếng nói Yêu Hiền không?

Với cái nghẹn ngào thật lòng thầy nói:

-Tôi nghĩ  mình quyết định như vậy là vừa hợp tình vừa hợp lý, nên sẽ không có lựa chọn nào khác cho dù thời gian có quay trở lại.

                             ***

Chia tay hai thầy trò trong buổi hội ngộ sau gần bốn mươi mốt năm, tôi thật sự xúc động và thương cảm cho "Tình thầy trò" này, tôi xin chúc mối tình này giữa thầy và trò được mãi mãi trường tồn với thời gian .




Hai Hùng SG

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Nov/2016 lúc 4:23pm
"Thầy chỉ ăn tôm... thẳng"

TTO - Đông đã về, từng đợt gió mùa đông bắc đem theo cái rét cắt da cắt thịt gợi tôi nhớ lại thuở học trò hồn nhiên, vô tư nơi mái trường che tạm trên đất Công Chính, Nông Cống, Thanh Hóa quê tôi.

Con tàu thời gian đã đưa tôi đi qua 39 năm rồi kể từ ngày tôi xa thầy, xa trường để bắt đầu một trang mới cho cuộc đời mình. Thời gian thường giúp ta mang đi mọi thứ về với dĩ vãng nhưng những kỷ niệm về thầy tôi cứ sáng mãi trong lòng, nó như ngọn đưốc soi đường cho tôi khỏi vấp ngã, nâng bước tôi đi cho đến tận bây giờ…
Giọng xứ Nghệ trầm, nặng đầy trìu mến như còn phảng phất bên tai “Vuôn và Cứ từ mai ở lại trường mà học!”. Hai chị em tôi nhà nghèo lại cách xa trường 15 cây số, cơm chưa đủ ăn, áo chưa đủ mặc nói chi đến cái xe đạp để đi học. Chị Cứ thì mất cha. Mẹ nuôi 4 đứa con ăn học bằng 3 sào ruộng và mò cua bắt ốc. Tôi may mắn hơn, cha mẹ khỏe nhưng 7 đứa con.
Những năm 1975 đến 1979 quê tôi đói lắm. Thầy tôi biết được hai đứa đi học với cái bụng đói nên thương. Lúc đó nhà tập thể của trường tôi là một dãy nhà ba phòng lợp bằng lá kè (một loại cọ), vách đất.
Thầy từ Thanh Long, Thanh Chương, Nghệ An ra Thanh Hóa dạy học. Đôi khi ở lại trường ăn cơm trưa với thầy có thầy phó hiệu trưởng Ngô Đình Cán, thỉnh thoảng thêm thầy hiệu trưởng Nguyễn Văn Việt. Thầy hiệu trưởng ở gần nên ít khi ở lại.
Nhiều hôm hai đứa tôi phải nghỉ học để phụ giúp gia đình. Thầy biết và lo chúng tôi sẽ bỏ lớp, bỏ thầy. Thầy gặp riêng chúng tôi và nói: “Hai đứa lên trường mà ở, 13 kg gạo của thầy thêm rau nữa cũng đủ cho 3 thầy trò". Hai đứa tôi từ bỏ ý định thôi học. Cha mẹ lo làm phiền thầy nhưng vì thương con nên đồng ý cho chúng tôi ở lại trường với thầy. Thầy sang ở chung phòng với thầy Cán nhường phòng của mình cho chúng tôi.
Đó là những ngày cơ hàn của người nông dân quê tôi, cuối năm 1978 đầu 1979. Mỗi tuần cha mẹ chỉ dành cho tôi được nhiều nhất 3, 4 "bò" (bằng 1 lon sữa Ông Thọ bây giờ) gạo. Chị Cứ có khi không có mà gạo mang. Tiền không có. Chúng tôi góp chung vào quỹ gạo của thầy.
Thầy cũng lúc gạo lúc khoai, lúc sắn. Có lúc "kho lương thực" không có gạo phải thay bằng sắn gạc nai - sắn củ (khoai mì) sấy khô, lúc may thì được ăn bột mì Liên Xô... Một tháng thầy được tiêu chuẩn 13 kg lương thực nhưng có khi phải ba lần lấy mới hết.
Hôm nào thầy bảo: “Hôm nay nấu cháo nhé” thì hôm đó bốn thầy trò hì hụp bát cháo loãng. Nhiều hôm đói quá hai đứa rủ nhau ra đồng xin rau khoai về luộc, no hơn một chút. Thầy khen: “Rau khoai chấm muối, mát ruột!”.
Nhớ hôm hai đứa đi học thầy ở nhà mua được một mớ tôm, tép đồng của người dân. Đến bữa ăn thầy gắp cho chúng tôi. Thương thầy tôi gắp lại cho thầy. Thầy trả con tôm vàng óng vào bát tôi và nói: “Thầy lớn rồi không cần ăn nữa. Bay ăn đi để lấy sức mà ôn thi”. Lần thứ hai gắp cho thầy thì thầy bảo: “Thầy chỉ ăn tôm thẳng”.
Thầy Cán cười còn hai đứa tôi cứ thế ăn, mà nghĩ rằng thầy không ăn tôm tép chứ đâu nghĩ ra là khi tôm tép nấu chín rồi thì chẳng có con nào thẳng! Sau này đủ lớn khôn, mỗi lần nhớ lại lời thầy trong bữa cơm hôm ấy là mỗi lần sống mũi tôi cay xè.
Hồi ấy tôi thích nhất là được ăn "bánh mì": bột mì, bỏ thêm chút muối trắng, pha nước lã rồi nắm thành từng cục to gần bằng cái bánh bao bây giờ đem luộc lên, mỗi người mỗi cục thế là chẳng cần canh, cá gì hết.
Nhớ hôm tôi pha một chậu nước bồ kết chuẩn bị gội đầu. Chị Cứ tưởng nước tôi múc cho chị làm bánh nên khi tôi đi gội đầu thì… nồi bánh đang sôi sung sục trên bếp! Hai đứa tôi sợ quá. Nếu bỏ đi thì thầy trò nhịn đói mà để ăn thì sao đây? Hai đứa phần sợ các thầy, phần sợ ăn bánh sẽ đau bụng nhưng chẳng dám nói ra. Đến bữa ăn, thầy Cán vừa khịt khịt mũi vừa nói: “Thầy nghe mùi bồ kết đâu đây bay ạ”.
Thầy tôi nói: “Con Vuôn gội đầu bồ kết mà”. Chỉ có hai đứa tôi là im lặng ngồi ăn. Không dám không ăn. Hơn nữa ăn vẫn thấy ngon. Ăn tối xong hai đứa tôi vừa học vừa lắng nghe xem cái bụng có vấn đề gì không. Học được một lúc chị Cứ lại hỏi: “Mi thấy gì chưa?”. Đến khuya hai đứa vẫn không thấy bụng đau mà lại thấy đói! Thế rồi hai chị em tôi úp sách lên mặt ngủ lúc nào không hay.
Mùi cơm thơm phảng phất đâu đó đánh thức cái bụng đói của tôi thì tôi bừng tỉnh giấc. Phản xạ tự nhiên tôi bật dậy. Ô kìa, trên bàn hai bát cháo gạo đang bốc hơi! Hai chị em nhìn nhau. Chị hỏi tôi: “Em mắc màn hả?”. Tôi lắc đầu. Tôi hỏi chị: “Chị xếp sách vở lên bàn à?”. Chị cũng lắc đầu!
Hai chị em đang vừa thu dọn chăn màn vừa lo hai thầy ốm vì món "bánh mì" hôm qua nên phải nấu cháo thì thầy sang: “Con gái lớn mà ngủ không khép cửa, không mắc màn, giỏi thật!”. Rồi thầy nói: “Ăn cháo rồi mà đi học!”.
Thầy trò chúng tôi có bao giờ ăn sáng đâu, sao hôm nay thầy nấu cháo nhỉ? Cái vại đựng gạo có còn đâu! Tôi cứ tự vấn mình suốt cả buổi sáng hôm đó cho đến lúc ngồi vào mâm cơm thầy hỏi: “Ăn bánh mì pha nước bồ kết mà không đứa nào đau bụng nhỉ?”. Thế mà chúng tôi cứ nghĩ món bánh chiều qua là bí mật của riêng hai đứa tôi! Ôi thầy tôi!
Kỳ thi năm đó hai đứa tôi đều vào đại học. Tôi đã bước ra khỏi lũy tre làng với bao mơ ước mà thầy tôi đã gieo vào tâm hồn non nớt trong những ngày được sống với thầy. Trong hành trang tôi mang theo mấy chục năm qua có giọng nói ấm, trầm xứ Nghệ chan chứa tình yêu thương, có phảng phất mùi chiếc bành mì pha nước bồ kết và câu nói: “Thầy chỉ ăn tôm thẳng” của thầy trong bữa ăn ngày hôm ấy.
Thầy ơi,Thấm thoắt thoi đưa thời gian đi. Năm tháng cuốn theo tuổi học trò trong trắng vô tưCon đã kịp nhận ra tôm không thẳng bao giờ!
NÉT BÚT TRI ÂN

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Nov/2016 lúc 4:42pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Nov/2016 lúc 8:19am

 



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 21/Nov/2017 lúc 8:33am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Nov/2016 lúc 8:20am



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 21/Nov/2017 lúc 8:26am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 6 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.129 seconds.