Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Làm Quen Nhắn Tin
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Tổng Quát :Làm Quen Nhắn Tin
Message Icon Chủ đề: BẾN XE NGỰA GÒ CÔNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 2
Người gởi Nội dung
van phan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 12/Mar/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 173
Quote van phan Replybullet Gởi ngày: 16/Oct/2010 lúc 10:09am

Đi xe ngựa ngắm cảnh quê hương




































 Trên đây là hình ảnh những chiếc xe ngựa hiện đại chở khách du lịch ở nông thôn tỉnh Bến Tre ngày nay.

  Tôi không phải là cư dân bến xe ngựa , nhưng tôi biết rỏ từng ngôi nhà căn phố cây me của con đường nầy và có nhiều kỹ niệm... Thập niên 50 học tiểu học tôi phải đem theo cơm trưa vì nhà xa. Ba năm học tiểu học trưa nào cũng lên sạp vải hay thớt thịt trong nhà lồng chợ ngồi ăn , xong rồi thả bộ vào bến xe ngựa xin nước uống.

Tôi thường đến mấy nhà trệt, đứng bên cửa mà không dám vô vì không có quen với chủ nhà...nhưng họ cũng thương tình hỏi han cho nước uống. Tôi nhớ bác thợ thiếc già có đầu tóc tiệm Nam Xương...Bác Sáu gái vợ ông Ách Sĩ có hai anh trai sanh đôi tên Quan và Quyền , bà chủ quan cốc dưới gốc me đối diện nhà thương là những khổ chủ thường xuyên của tôi...nay họ không còn nửa. Tôi biết ơn và cầu nguyện linh hồn họ vế cỏi Phật...    

IP IP Logged
Phanthuy
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 01/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 960
Quote Phanthuy Replybullet Gởi ngày: 16/Oct/2010 lúc 8:19pm
Chào Van Phan,
 
PT thật cảm kích vì hình ảnh và bài viết của Van Phan hôm nay.
Ôi, những chiếc xe ngựa ấy nhắc nhở kỷ niệm thương mến ngày nào ở quê nhà. Bây giờ nó vẫn còn sao?
Thảo nào mà Việt kiều và ngoại kiều thích lên để thử !Tongue
Giá mà lúc PT về VN lần trước biết ở Bến tre còn chiếc xe ngựa ấy thì PT cũng cố tìm đến Bến tre để leo lên đi 1 vòng cho đỡ nhớ.
Cám ơn người đã chụp hình và nhất là người post hình lên.
Hôm nay PT cũng được một đồng hương Gò Công tuy cũng không phải là cư dân Bến xe ngựa nhưng đã biết nhiều về Bến xe ngựa này như Van Phan và như anh Lộ Công Mười Lăm , anh Nguyễn Duy Sự, Và nhất là anh Thy Lan Thảo ,cuốn tự điển sống của Gò Công nữa....
Anh ấy nhắc PT là ông Ách Sĩ mà Van Phan đề cập ở trên chính là Thượng Sĩ Sĩ , có hai người con trai tên Quan và Quyền ( hồi nhỏ  tên ở nhà kêu là Lọt và Lẹt ). Anh Quan thì đã mất trong 1 tai nạn cây ngã đè lên chiếc xe của anh. Đồng hương ấy còn nhắc đến trong cái tiệm thuốc Bắc mà thầy Sắc nói đến trong bài viết , có một cô bé rất xinh tên là Á Xíu là kỷ niệm một thời khó quên. 
Còn ở bài trước anh Lộ Công Mười Lăm có nhắc đến Bánh tiêu Huỳnh Kim Anh, thì 1 đồng hương Gò Công có nhờ PT trả lời anh Mười Lăm rằng anh Huỳnh Kim Anh có biệt hiệu bánh tiêu vì mặt anh tròn thật tròn như bánh tiêu , có đúng không?
Anh Huỳnh Kim Anh trước 1975 là cán bộ hành chánh tỉnh Gò Công, hiện nay đang định cư ở Hoa kỳ nhưng không rõ ở tiểu bang nào.
Vậy anh Huỳnh Kim Anh hay đồng hương nào nếu biết tin này thì xin liên lạc với PT hay forum Gò Công nhé.
À,  Van Phan đã biết nhiều cư dân bến xe ngựa thì có nhớ cô Hai Phụng chủ tiệm nước Bồng Lai không?
Cô ấy có cho Van Phan nước uống không?? hi hi, chủ tiệm nước mà!
Và còn cô Chín bán quán cóc bên lề đường ngang hông nhà thương nơi PT cùng gia đình cư ngụ , là nơi mà PT và vài người chị thường chui qua hàng rào sắt của nhà thương để băng đường , đến quán ấy mua mận mua mía và khô mực cùng khô cá đao nướng. PT nhớ lắm cô Chín thường đập cho tơi miếng khô nướng bằng cái búa trên cục đá xanh , đúng không?
Ôi , nhớ quá kỷ niệm ngày nào mà đã nửa thế kỷ nay chỉ một câu viết thì nhớ lại hết như vừa mới đây.
Cám ơn Van Phan lần nữa nhé.
 
 
Còn bạn bè đồng hương nào nhớ về Bến xe ngựa thì xin tiếp vào đây để hoài hương chút cho vui vậy mà .
 
 


Chỉnh sửa lại bởi Phanthuy - 16/Oct/2010 lúc 8:29pm
PhanThuy-CA
IP IP Logged
thylanthao
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 02/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 1051
Quote thylanthao Replybullet Gởi ngày: 16/Oct/2010 lúc 9:49pm

                            BẾN  XE  NGỰA

                                         *

 


Cô em gái thiết tha nhờ tôi viết thêm một vài chi tiết về Bến Xe Ngựa, một việc hơi khó, vì thời giờ eo hẹp, nhất là vì không phải là cư dân của Bến Xe ngựa, với lại cư dân của bến xe ngựa ở hải ngoại nầy rất nhiều, riêng ở Ca Li không phải là ít, mấy con ngựa ở Gò Công thấy mặt các anh chị nầy còn nhớ, thì để một người ở xóm Cầu Huyện viết e trái lẽ chăng? Nhưng mà nể tình muội, huynh cũng ráng viết về bến xe ngựa, những điều mà trong ký ức còn sót lại ...sau một cuộc đổi đời đầy đau thương ...

 

            Tôi rời khỏi Gò Công năm 1966,lên Sài Gòn tiếp tục học, với một thời gian 7 năm lính, hơn 8 năm tù, tôi chỉ về thăm nhà, thăm bạn bè, thăm quán nhậu, mà ít để ý đến cảnh vật cũng như dân tình..., tôi biết bến xe ngựa từ ngày còn rất bé, ...thời thập niên 50, thời tỉnh Gò Công thực sự thanh bình, dưới thời Ông Chánh Sửu, Ông Kiên, Ông Trực...Thời Gò Công chưa có Pharmacie, mà chỉ có nhiều dépot de Pharmacie, của nhiều chủ nhân mà dân dã quen gọi là thầy như Thầy Mên, Thầy Mười Bé... Ba tôi là chủ một dépot ở bến xe ngựa, người mướn mặt tiền nhà bác hai Bỉnh làm nơi bán thuốc...

 Bến xe ngựa tọa lạc trên một con đường tráng nhựa mang tên một hoàng hậu gốc người Gò Công, đường Từ Dũ..Thời thanh bình thạnh trị của đất Gò Công, thời Ngô Tổng Thống mới về nước chấp chánh, thời bọn VC chưa trổ mặt ló đuôi, thời chưa có xe lam, mỗi xã đều có xe đò chỡ khách, tôi còn nhớ, tuyến đường cầu nổi có xe đò Tân Lợi, tuyến Hòa Nghị có xe Mỹ Thanh mà dân dã quen gọi là xe ông Mỳ Thánh...ngoài xe đò ra, phương tiện chuyên chở chánh là xe ngựa, loại xe mà dân chơi thường gọi là 'Xe 2 bugi", bởi "tài xế" xe ngựa tuyệt  đối là đàn ông( 1 bugi) với một con ngựa kéo xe thường là ngựa đực ( vậy là thêm 1 bugi nữa), con lộ tráng nhựa khúc giữa, cạnh lề lót bằng bê tông đúc sỏi, tôi nhớ về bến xe ngựa của thời tôi lớn ( Khoảng 1960-1970).Con đường Từ Dũ cắt ngã ba với con đường lớn nhất tỉnh là Đại lộ Phạm Đăng Hưng, từ hướng chợ tiến về rạp hát Bình An, đường ngắn thôi, cuối đường tiếp giáp ngả ba với đường Huyện Nguơn, đầu ngã ba  Phạm Đăng Hưng có một kios,( một trong 6 kiosque trước mặt tiền đường , phiá sau kios là một dãy phố buôn bán ) có bảng hiệu Huê Mỹ ( Hình như là con cháu Ông Cả Trâu, gốc người Bình Thành), chuyên sửa đồng hồ, gia đình họ Trần từ Bình Xuân tản cư vào, một mẹ và mấy người con trai chia với Huê Mỹ mở sạp báo tại đây, đây là sạp báo thứ hai tại Gò Công sau Tiệm Thái Ngọc, cũng tại sạp báo nầy, nhóm thơ 20 Gò Công bắt đầu xuất hiện trên khắp các mặt báo, chiều chiều, nếu VC không đào lộ thì khoảng 5 giờ chiều báo mới đã về tới, sinh hoạt tại sạp báo rộn rịp hẵn lên, Trần Anh Tài vui vẻ vừa xếp báo vừa mời chào, vừa thông báo bài ai đăng ở báo nào.. Cũng nhiều hôm báo vể trể, anh em coi báo cọp cũng nhào vô xếp báo phụ.., nhiều khuôn mặt xem báo cọp thường xuyên có mặt ở đây, riêng thành viên nhóm thơ 20 thì hầu như không thiếu... PNĐ Dạ Thào, NH. Lynh Uyên, Song Hoài Nguyên, Từ Linh Sương, AH. Trần Ngọc Hưởng, Thy Lan Thảo,hai người con trai trong sạp báo nầy là Trần Anh Tài và Trần Kim Báu cũng là thành viên của nhóm thơ.. thỉnh thoảng có Song Thu băng, Vĩnh Uyên hà là hai nhà thơ nữ.. Giới hâm mộ có Trương Lệ Hoa, Huỳnh Mỹ Huệ...Nhờ chủ sạp nên có bài thơ nào của nhóm đăng báo là hai vị nầy thông báo ngay.., kế bên Huê Mỹ là xe nước mía của Cô Hai Điều, từ nước mía ép tay đến nước mía ép máy.. Cô có 2 người con, một gái là Lý Láng, một trai là Lý Xéo ( Khóa 4 Trung Học Gò Công), Xéo là cựu sinh viên Phú Thọ, ngành điện tử, ra trường làm việc ở đài phát thanh Sài Gòn( số 3 Phan Đình Phùng, đơn vị tôi đóng quân số 1Bis, nên tôi đi ăn sáng thường gặp Lý Xéo).Đầu dãy phố phía sau Kios là tiệm Billard Tài Ngứng ( Nứng?)thanh niên học sinh nào biết cầm cơ billard, đều có thời đánh bi tại đây)Trong bàn Billard nầy tay cao thủ cở tuổi tôi là Hai Lùn( Cháu gọi Thầy Tám Đủ bằng cậu ) có đường cơ rất xuất sắc, Hai lùn học thường thôi nhưng chơi môn nào cũng trên trung bình , chạy đua, đá banh, bóng bàn, đá banh bàn... sau tiệm Tài Ngứng coi như đầu đường vào bến xe ngựa là nhà anh Pạt Khén, anh Khén cũng có xe nước mía trước nhà... Những nhà khác các đàn anh đã viết rồi .. Từ nhà bà Tòa Rỉ đến góc nhà thương là nhà Thầy Ba Vị, nguyên là công chức sở Trường Tiền, có người con trai là Trung Úy Thưởng, thập niên 60 là trưởng trung tâm cải huấn Gò Công, lên Đại Úy, Thiếu Tá làm quân trấn trưởng Gò Công, lên Trung Tá là trung tâm trưởng trung tâm điều hợp Châu Đốc,Anh Thưởng có 2 người em gái, chị lớn, bạn bè quen gọi là Hường Lê học sinh khóa 1 trường Gò Công, và Ánh học sinh khóa 6 Gò Công, một người em họ là Anh Đào Kim Sơn, đại úy Trung tân Huấn Luyện Chi Lăng ( Khóa 3 Trung học GC), tôi quên không nhớ Pharmacie của dược sĩ Cổ Trung Nguơn nằm chính xác ở vị trí nào?  Đây là Pharmacie đầu tiên của Gò Công, tất cả các đề pôt bán thuốc tây phải ở vị trí cách nhà thuốc tây 500mét.. châu thành Gò Công nhỏ xíu nên tất cả các đề pot dẹp tiệm, thầy Mưới Bé ( con trai Ông Đốc Phủ Tường) hạ bảng nhưng vẫn bán lén, sau thuê dược sĩ cất lầu mở tiệm lớn hình như tên Tân Mỹ,( Tình cờ tôi có gặp chú Mười Bé ở trại tù Hà Tây, Chú được tha từ trại Vĩnh Phú, cùng đợt với thủ tướng Lộc, do lụt lội sau đó gửi vào trại Hà Tây ở đở 2 đêm, biết tên ba tồi, chú mừng vui, mang ra cho tôi cây bánh in) nhà thuốc Cổ Trung Nguơn, độc quyền nhưng bán ế,( sau nầy Bà Thỉ mở pharmacie hốt bạc dài dài) thật là nghịch lý, dân ở quê vẫn tiếp tục mua của thầy Mười Bé, hình như tại người đứng bán không vui vẽ, chỉ dẫn khách hàng, lại hay cười cợt mỗi khi khách nói trật tên... dân quê mua thuốc thường chỉ nói hình nhản hiệu...'10 viên lá vàng rơi, 7 viên búa bổ đầu người..6 viên hột dưa .. 4 viên cái gì cine đó... tiệm đóng cửa, hình như, tôi không nhớ rõ, thầy Phan văn Ba có thuê địa điểm nầy mở trường dạy đánh máy chữ.Kế nhà thầy ba Vị  là một dãy phố .. Có nhà của Anh Hậu ( Tốt nghiệp khóa 1 Quốc Gia Sư Phạm ban 3 năm ) Em anh hậu là Anh Hiệp ( Khóa 4 Trung Học Gò Công) Có nhà chị Đinh Hoa ( nữ sinh nội trú Gia Long, em là Đinh văn Tài, nhân viên phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo, có thời là chánh văn phòng cho Ông Tướng đặc ủy trưởng kiêm Tồng giám đốc Cảnh Sát Quốc Gia, một thời hét ra lửa, Em Anh Tài là Đinh Lan cũng là nhân viên phủ đặc ủy.. Trong mấy căn phố nầy có 1 người bạn học với tôi thời lớp nhì thầy Huệ, Phan Hồng Nghĩa, sau Nghĩa là học sinh khóa 6 trường, qua đời khoảng 10 năm nay, ở số nhà 14 có Anh Đan Dạ Uyên, tức anh Lẹ thư ký trường trung học bán công , là người sáng lập ra nhóm thơ 20 Gò Công ..Ở ngôi nhà nầy nhiều tay cầm bút Gò Công thường lui tới như Anh mặc Thủy..

Phía bên nầy đường là tiệm Hội Nguyên Hàng, một tiệm buôn đầu tiên cất lầu khang trang nhất tỉnh,tiệm có hai mặt đều ngó ra lộ cái, mặt chánh ngó ra lộ Phạm Đăng Hưng đối diện với tiệm bánh kẹo rượu Văn Hiệp Phát, Ông chủ VHP có 2 cô con gái cũng là học sinh trường  hình như khóa 8 là Văn Trọng Tiên và Văn Trọng gì đó.. lâu rồi cũng quên, thuở vào lính về phép tôi thường vào đây mua rượu, có nhiều lần tôi vào mua mà cô Tiên không bán.. còn hỏi móc họng.. Sao Anh nhậu hoài vậy? tôi phải qua Phước Thái mua... Thực ra vì là tỉnh nhà, người ta biết rõ tông tích nhau nên tôi không dám trả lời chứ ở tỉnh khác..." thương em mà không dám nói nên buồn nhậu hoài..." thời đó dân còn xài đèn bóng tròn, H N Hàng ban đêm néon sáng choang, đây là chủ nhân tiệm Thuận Nguyên, một Kios đầu đường Phạm Đăng Hưng, Ông bà chủ làm ăn phát tài nên cất lên tiệm mới nầy( mua lại căn nhà của một vị Đại tá?), từ khi là suôi với bác Hai Trưởng, cô dâu mới mang đến cho tiệm một sắc thái mới, chị Tư Ngò vui vẻ, chiều chuộng khách hàng, ít có khách nào vô tiệm rồi trở ra tay không.. vì rất khó từ chối trước lời mời ngọt ngào của chị tư, chị hiện ở cali ( Lúc tôi được giặc thả về vào tháng 7 năm 83, Bác Hai Trưởng có xuống nhà thăm tôi, có cho tôi 300$ , lúc mà vé xe lữa từ Nam Ra Hà Nội có 60$. Ân tình nầy tôi nhớ mãi ). Ông chủ tiệm Hội Nguyên Hàng qua đời khoảng năm 85, đám tang làm tại căn tiệm nầy ( VC tịch thu sau trả lai) Chị em tôi có đi đám tang nầy.. nghi lễ tổ chức theo Phật Giáo nhưng đặc biệt có người con gái tu ở nhà dòng trên vùng 3 cùng về với một ma soeur tu cùng về thọ tang cha... Con gái nhà giàu, vóc dáng thánh thiện mà dứt bỏ để chọn con đường đạo hạnh ...  Nhắc tới ngựa là phải nhắc tới người may áo ngựa, Gò Công có hai người là chú Ba Sang và Ông Tám Ngọc Vinh, Tiệm Ngọc Vinh chuyên may, bộ đồ cho ngựa, bán roi ngựa, móng ngựa, móng ngựa bà tám Ngọc Vinh đôi tuần đi lên Bún lấy móng về bán, Ông Tám cũng vá võ xe hơi và xe gắn máy,cũng may rọ mõm chó , Ông Tám có nhiều tài bằng đôi tay khéo léo.. vậy mà cả đời vẫn lam lũ, Ông là rể của Ông Cả Thuận ngoài làng Tân Trung, thập niên 60, bà Tám và mấy người con trai mở thêm tủ sách cho thuê, buổi chiều khách ra vô tấp nập.. Học trò thì..Gánh Hoàng Hoa, Đoạn Tuyệt, Đẹp, Trên đường Thiên Lôi, Anh phải sống... đọc để làm bài thuyết trình, Cũng có trò len lén nói nho nhỏ Cho em mướn cuốn " Chú Tư Cầu " của Lê Xuyên.. , người lớn tuổi thì Tiết Nhơn Quý chinh nam, La Thông tảo bắc... Nhưng không sách nào có nhiều đọc giả hơn Chưởng Kim Dung.. Cô Gái Đồ Long, Anh Hùng xạ Điêu.. Quyển nào dày được chiết ra làm 2, 3 quyển, bìa đóng bằng giấy dầu , gáy viết tên sách bằng nét chữ sắc sảo rõ ràng của trò Lê Ngọc Quang, con trai trưởng, học sinh khóa 2 Trung Học Gò Công, thường đứng cho thuê là Lê ngọc Phước, khóa 3, và Lê Ngọc Xuân khóa 6, Lê Ngọc Thanh khóa 11, bên trái tiệm Ngọc Vinh là đại lý la de nước ngọt cùa Chú Xíu Hoa, chú có mấy cô con gái rất dễ thương, Chú Xíu Hoa cũng là tay cờ tướng vô địch tỉnh nhà, sao nầy có thầy giáo Tôn, nguyên là học sinh khóa 1 Trường Gò Công, tốt nghiệp Sư Phạm, động viên sĩ quan Pháo binh Dù ,, có nhiều lần hạ được chú Xíu Hoa., khoảng đầu thập niên 60 chú Xíu Hoa được đồng hương Tàu mời lên làm quản lý nhà hàng Ngọc Lan Đình...Bên tay phải tiệm Ngọc Vinh là nhà cô hai Cu ( Trong giấy tờ tên Vương Phụng), cũng may cô là đàn bà, chứ là đàn Ông thì phiền lắm vì như thầy Năm Bưu Điện có 1 con mà tới 5 bà vợ.. đầu thập niên 60 cô Hai mở ra quán nước Bồng Lai nằm sau Kios mì Quảng Tài Ký, quán có ghế cao, lót da đỏ đặt quanh quầy rượu, các tiệm nước khác lúc đò còn xài đèn bóng tròn, tiệm cô xài đèn néon sáng choang, tôi vào uống cà phê lần đầu tiên ở tiệm nầy vào năm tôi học đệ ngủ do được Anh Lê văn Nho học trước tôi 2 lớp dẫn vào, uống ly cà phê đá ăn đậu phộng da cá, thời mà Trung Đoàn 12 đóng tại nhà thương cao cẳng, thời mà sĩ quan còn có giá, Thiếu tá Nguyễn hữu Duệ là trung đoàn trưởng, Chị Vương Anh em cô Hai phụ trách thu ngân, chị có mái tóc cắt ngắn, với khuôn mặt ưa nhìn nên phải lòng Anh Dũng, Thiếu úy tài ngân của trung đoàn, đám cưới diễn ra sau đó không lâu, tôi vào lính vẫn rất thường gặp Anh Dũng, đầu thập niên 70 anh là đại úy tài ngân bên cục Chính Huấn, thường đến đơn vị tôi vào mỗi ngày đầu lảnh lương, thương cho Anh Dũng đã bỏ mình trong lao tù CS, sau chỉ mấy tháng vào tù, một chị nữa là chị Vương Hoa , cựu học sinh Gia Long, vợ Anh Đại Úy Mỹ, tài xế L19 mà dân dã quen gọi là máy bay bà đầm già, Anh Chị hiện sống ở Houston.Tiệm Bồng Lai và tiệm Trung Nam là chú bác ruột.( Vương Khánh Hưng tiệm Trung Nam là học sinh khóa 6 trường GC)

 Nói tới bến xe ngựa mà không nhắc đến chú ba Rê là điều thiếu sót , tôi không nhớ rõ lắm, hình như chú là con Ông Hương Bộ Giáp, là Anh của Thiếu Tá Hải, nhà trong một khu vườn rộng, ngó qua nhà Cô Hai Mạo ở Lộ Me)Những người phải trên 70 tuổi mới hy vọng nhớ chú, nhưng sản phẩm của chú bây giờ nhiều nhà con giữ , nghề của chú là nghề đóng bìa sách, hầu hết những quyển sách đóng bìa da mạ chữ vàng nằm trong nhiều tủ sách ở Gò Công, đều là tác phẩm của chú, nhà tồi hầu hết các quyển sách cũ đều đóng bìa, mặt sau bìa lót bằng loại giấy có vân màu xanh dương đậm hay mà nâu đỏ.. Chú Ba bỏ nghề từ đó về sau không còn ai nối nghiệp, bác Hai Bỉnh có người con gái thứ 3, theo VC, chị Ba Khánh sống tại đây, có một người con trai, chị cũng từng vào tù ra khám vì tội nầy...sau nầy miền Nam hoàn toàn Phỏng... Chị được cấp 1 căn nhà trên đường Chi Lăng, nhà có sân  trồng cây, ngay mặt tiền, xế xóm Hàng Keo một chút, lúc ở tù về tôi ở Ngã Tư Bình Hòa nên thường đạp xe qua lại đường nầy, thỉnh thoàng, buổi chiều thấy chị đứng trước sân.. lơ đảng nhìn...mây bay.. Tôi nghĩ thầm chắc là chị đang suy nghĩ, con đường mình đi đó đúng hay sai.. Em trai chị là Anh Lư Kim Sơn, khóa 1 trường Gò Công, anh đậu phần hai, gia nhập Không Quân, an ninh quân đội điều tra không ra lý lịch, anh Mỹ du, về lái ào ào trút bom.. sau đó an ninh phát giác ra lý lích cho xuống đất mần việc, Anh là thiếu tá Không Quân mà không đi cải tạo. Con trai chị Ba là Phong, cựu học sinh trường không nhớ khóa, bây giờ là trung hay đại tá quân đội nhân dân.

 

 Bởi không phải là cư dân của xóm nên tổi không rõ cặn kẻ từng nhà như xóm Cầu Huyện, cách nhà bác Hai Bỉnh vài căn là nhà chú Tư Thế, Chú làm bánh khéo có tiếng, ba tôi từng nói chú làm bánh champagne ngon hơn bánh hộp của Tây làm.. Lúc đầu chú có 1 sạp bánh ở ngay mặt tiền chợ, nằm ngay dưới cái đồng hồ chợ, bên cạnh là sạp đường đậu của bác Tám Nhà, sau lưng là sạp chạp phô của một bác có nhà ở miếu Bà, có thằng con trai tên Tròn, bạn học lớp nhất với tôi,bánh chú Tư ngon lắm, bánh gai nhìn cứng cáp, nhưng cắn vào thao miệng, bột rã ngấm dần..tê cả lưỡi.. vị ngọt nhớ lại còn sợ ...cao đường, bánh men thì khỏi chê, tóm lại bánh mứt gỉ của chú cũng ngon cả, tại chú ít vốn hay tại không có phương tiện sản xuất vô hộp .. nếu vô hộp không thua mà còn hơn hẵn bánh của nhiều nước khác, sau nầy chú có sang lại 1 kios trên đường Hai Bà Trưng chuyên bán bánh kẹo đường sữa, Kios hình như trước kia của gia đình Ông Thi mở quán kem, lúc tôi ở tù về vẫn thường đến mua đường sữa ở kios nầy, cô con gái của chú tên gì tôi quên, làm chủ, con đường bến xe ngựa đầy ngựa mà không hôi, có lẽ nhờ mùi thơm của lò bánh chú Tư át đi mùi hôi của phân ngựa.. Chú có nhiều người con, tôi không nhớ rõ lắm, hình như có anh là trung Tá Không Quân, tôi biết chị Kiều, chị Nguyệt, chị Dung,,,và một vài em sau.. thời đó gia đình Phật tử Gò Công mới thành hình, mấy chị em cùng trong gia đình phật tử  tiên khởi.. của chùa Thiêng Liêng ( Chùa nầy bây giờ vẫn còn, nhưng tham nhủng sực mất 2 chữ g, chỉ còn Thiên Liên) Những chị em nầy đều có tiếng ca ngọt ngào, chị Nguyệt là dâu thầy Chiếu, chị Dung là dâu bác hai Trưởng...Cuối đường, bên kia là nhà thương, đụng ra đường Huyện Nguơn là phòng ốc của Trường Trung Học Khai Trí, lúc đó Gò Công chưa có trường Trung Học Công Lập. Trò nào có phương tiện thì lên Saigòn, hay Mỹ Tho tiếp tục đèn sách, không thì ở Gò Công có 3 trường tư thục là Khai Trí, Huỳnh Phước, và Thăng Long.. Thời đó, dãy phố Kiến Ốc Cục dưới cầu Huyện mới cất, có một vị giáo sư trường Khai Trí dẫn mẹ già về mướn căn đầu, bên dãy villa, đầu phố bên kia là cô giáo Vị con gái trưởng cùa thầy Đài. Thầy Phú gốc người Bắc, có bằng tú tài  ban Toán.. Thời đó cả tỉnh Gò Công chưa có thầy giáo nào có bằng tú tài cả, năm tôi học lớp nhất mới có thầy Thức có bằng tú tài 1 dạy lớp nhất F, dãy trệt cạnh nhà vệ sinh.Thầy Phú trẻ, dáng người sạch sẽ.. được nhiều kiều nữ Gò Công ái mộ... sau mấy năm Thầy dẫn mẹ về Sài Gòn.. không dẫn theo một cô Gò Công nào cả.. có lẽ rau muống chỉ thích rau đay.. Bởi cọng giá lớn lên thành cây đậu xanh chứ đâu còn là giá...Sau Ông Hiệu trưởng Khai Trí, Ông Bùi Tuấn, mua miếng đất cạnh Chùa Ông ( Đường Phan Bội Châu và Nguyễn Thái Học cất trường tương đối khang trang, cơ sở cũ nầy lúc tôi đi lính về phép thấy trương bảng Phòng mạch bác Sĩ Lâm Minh Quang...Con gái ông Bùi Tuấn, chị Bùi Oanh Yến cựu học sinh khóa 3 Trường GC , đậu tú tài hai ban B năm 17 tuổi , học đại học khoa học trở về dạy tại trường Khai Trí, sau nầy là Trường Bồ Đề. Trên con đường Từ Dũ đậc biệt có nhiều cây me, khi tôi biết thì mỗi gốc me hai người lớn ôm không giáp, dưới gốc me gần trường Khai Trí có một chú chuyên cắt lông ngựa bằng cái tông đơ thật lớn .. Tôi còn nhớ chú chỉ hớt bờm cắt lông mà không có lấy rái tai.. Rất tiếc tôi không biết tên chú

            Làm một việc múa rìu qua mắt thợ, không phải cư dân mà dám viết... dĩ nhiên  có nhớ có quên, những điều thiếu sót xin Huynh Tỷ đừng chấp nhất mà chỉ vẽ thêm cho, đa tạ và cãm kích vô cùng..

            Đời chẳng qua là một vỡ trường kịch, cái ảo nhiều hơn cái thực, Xóm Lộ Me, ngó trước ngó sau chẳng thấy cây me nào, xóm Cầu Huyện, dòm hoài chẵng thấy cầu đâu, bến xe ngựa, lắng tai hoài chẳng nghe tiếng vó câu... Dưới cái tên nước dài lòng thòng Cộng Hòa xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam lúc nào cũng có dòng chữ: Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc..Hàng chữ nầy lúc nào cũng đang mỉa may một dân tộc đầy khát vọng tự do, hạnh phúc... mà tìm hoài vẫn không thấy khi cờ đỏ còn bay

 Cái gì cũng ảo.!!!

 

 Viết tại Kỳ Đà Động, chiều 16/10/2010

 

                        BẢY  CẦU  HUYỆN




Chỉnh sửa lại bởi thylanthao - 30/Oct/2010 lúc 3:15pm
Nếu rêu phong vết hằn theo năm tháng - Thì đời ta chắc cũng lắm rêu phong.
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 16/Oct/2010 lúc 10:06pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ van phan

  Tôi không phải là cư dân bến xe ngựa , nhưng tôi biết rỏ từng ngôi nhà căn phố cây me của con đường nầy và có nhiều kỹ niệm... Thập niên 50 học tiểu học tôi phải đem theo cơm trưa vì nhà xa. Ba năm học tiểu học trưa nào cũng lên sạp vải hay thớt thịt trong nhà lồng chợ ngồi ăn , xong rồi thả bộ vào bến xe ngựa xin nước uống.

Tôi thường đến mấy nhà trệt, đứng bên cửa mà không dám vô vì không có quen với chủ nhà...nhưng họ cũng thương tình hỏi han cho nước uống. Tôi nhớ bác thợ thiếc già có đầu tóc tiệm Nam Xương...Bác Sáu gái vợ ông Ách Sĩ có hai anh trai sanh đôi tên Quan và Quyền , bà chủ quan cốc dưới gốc me đối diện nhà thương là những khổ chủ thường xuyên của tôi...nay họ không còn nửa. Tôi biết ơn và cầu nguyện linh hồn họ vế cỏi Phật...    

 
 
Đọc những dòng trên, mk cảm động lắm !
Kỹ niệm thật êm đềm !
Tuổi thơ của các Anh Chị đẹp quá , dù Gò Công mình là quê nghèo nước mặn đồng chua.
mk thương các Anh Chị nhà xa đi học phải mang theo cơm  (mà...không mang theo nước !? ). Và có thể phải lội bộ đường xa đến trường .
mk thương Người Gò Công thật thà , chất phát , nhân từ. Anh Van Phan "đứng bên cửa mà không dám vô vì không có quen với chủ nhà...nhưng họ cũng thương tình hỏi han cho nước uống." , mk thương kính các Cô-Bác "khổ chủ thường xuyên" đó quá anh Van Phan ơi.
mk cũng xin góp thêm lời cầu nguyện Hương Hồn các Cô Bác ấy an nhiên , thanh thản nơi cõi vĩnh hằng ; mặc dù lòng mk tin Họ đã được như thế ! xứng đáng được như thế !
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 16/Oct/2010 lúc 10:09pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 16/Oct/2010 lúc 11:33pm
 
WOW !
Xin chào Nhà Thơ Thylanthao .
Vui mừng lắm vì anh Thylanthao trở lại diễn đàn với tiết mục không phải ... chia buồn ! Wink
Anh Thylantao là "ân nhân" của PhanThuy , anh đã...."cứu bồ" cho PhanThuy khi gửi bài "Bến xe ngựa" lên DĐ Smile.
PhanThuy ơi, hãy tri ân anh Thylanthao đi nhé, vì mk định...phạt PT vì..."cái tội" ... 'lên tiếng dùm'... 'nói dùm' anh Thylanthao 
 (nè : "Và nhất là anh Thy Lan Thảo ,cuốn tự điển sống của Gò Công nữa....
Anh ấy nhắc PT là ông Ách Sĩ mà Van Phan đề cập ở trên chính là Thượng Sĩ Sĩ , có hai người con trai tên Quan và Quyền ( hồi nhỏ  tên ở nhà kêu là Lọt và Lẹt ). Anh Quan thì đã mất trong 1 tai nạn cây ngã đè lên chiếc xe của anh. Đồng hương ấy còn nhắc đến trong cái tiệm thuốc Bắc mà thầy Sắc nói đến trong bài viết , có một cô bé rất xinh tên là Á Xíu là kỷ niệm một thời khó quên. " ) .
 mk định "bắt đền" PT phải nhờ anh Thylanthao viết một bài thì mk mới ... "tha" cho PT ... không phạt PT ! LOL
 
 
Bài viết của anh Thylanthao như bức tranh đầy đủ về xóm-nhà-Bến-Xe-Ngựa , dù anh là dân Xóm Cầu Huyện . Gò Công nhỏ bé , đi dăm phút đã về chốn cũ , các anh lại là con trai thì ngõ ngách nào cũng rành là phải rồi. Hình như con trai lúc nhỏ không bao giờ chịu ở trong nhà lâu. Thoát cái là chạy ra đường đi chơi , rong rủi khắp làng trên xóm dưới !?
 
Anh Thylanthao à,
Kỹ niệm ngây thơ-vô tư của tuổi học trò, lãng mạn-mơ mộng cùng Nhóm Thơ 20 Gò Công ...
đan xen ký ức đau buồn của thời gian 15 năm Áo-Lính... rồi Áo-Tù (!).... 
rồi ... nỗi lòng ly hương của  18 năm cặp bến bờ Tự-Do...
Ôi ...  màu sắc- mùi vị của bài viết sao mà pha trộn nhiều ngọt bùi - chua cay thế !
 
Kiếp nhân sinh trong thế gian , phải tùy thuộc Con-Tạo xoay vần , vận nước là vận chung , đâu của riêng ai . Anh Thylanthao 'khóc' cho Mình cũng là 'khóc' cho Người ; mk muốn nói, cho dù , nếu không ai lên tiếng chia xẻ, nhưng trong lòng, nhiều người đồng cảm với anh Thylanthao.
 
Thôi thì , hãy đành lòng trang bị an toàn hai bàn chân , cho dù không tiền mua giầy , dép.... thậm chí , lấy ... cỏ quấn chặt , bảo vệ đôi bàn chân, để rồi , mình có thể bước đi trên con đường chông gai , gập ghềnh vậy nhé !
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 17/Oct/2010 lúc 1:44am
mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 2
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.141 seconds.