Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Quê Hương Gò Công
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Quê Hương Gò Công
Message Icon Chủ đề: TÀI NGUYÊN DU LỊCH GÒ CÔNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 2
Người gởi Nội dung
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 11/Dec/2009 lúc 8:59am
Dạ ! Ông giáo Lợi Quan thông cảm vì bài này sẽ sắp lại cho gọn (ít trang) trước khi gởi về Ban biên tập đặc san THGC HT. Sau đây là một số hình ảnh hội thảo chụp từ cellphone.
 
 

 
Đà Nẵng- Sài Gòn (khuya)


Từ Sài Gòn về Cần Thơ - chiều hôm sau

hoàng hôn trên phà sông Hậu

 


trang bìa quyển kỉ yếu hội thảo






 
 một Việt kiều về dự Hội thảo (ông Hoàng Kiều)
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 01/Feb/2010 lúc 10:50am
...
Tôi còn gửi tặng ngàn câu
Khi còn lớ ngớ bên cầu nhân gian
Gò Công ơi! Nắng mơ tan!
Tôi đem kỷ niệm dát vàng Gò Công....
***
TÔI CÒN GỬI TẶNG- Thơ Trần Ngọc Hưởng
 
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 03/Mar/2010 lúc 9:49pm

Ao Trường đua

(Ảnh: zDucNamz).

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 03/Mar/2010 lúc 10:15pm
 
 
 
ĐẸP QUÁ !
CÁM ƠN THẦY HOÀNG NGỌC HÙNG.
 
 
 
mk
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 17/Mar/2010 lúc 10:10pm

TÀI NGUYÊN DU LỊCH GÒ CÔNG

***

 

Gò Công gồm thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây và Tân Phú Đông (một phần trước thuộc huyện Gò Công Đông và phần còn lại trước thuộc Gò Công Tây) nay thuộc tỉnh Tiền Giang. Tài nguyên du lịch ở đây rất phong phú nhưng chưa khai thác phù hợp.

***

 

            Sự nghiệp Nam tiến phát triển đến xứ Lôi Lạp năm 1756 thì thu thêm vùng đất nhiều gò cao (giồng) nơi chim công thường đậu (gò công: khổng tước nguyên).

1783 - 1788, anh hùng Võ Tánh (người đầu tiên đưa địa danh Gò Công vào quốc sử) đã dựng cờ “KHỔNG TƯỚC NGUYÊN VÕ” chỉ huy đạo quân Kiến Hòa - quân chủ lực giúp Chúa Nguyễn thu phục toàn cỏi Nam Kỳ năm 1788.  1834, vua Minh Mạng đặt xứ Nam Kỳ có 6 tỉnh (Lục tỉnh).

Năm 1876, tỉnh Định Tường chia ra 2 hạt (arrondissement) Mỹ Tho và Gò Công sau thành 2 tỉnh Mỹ Tho và Gò Công.

Năm 1976 Gò Công nhập với Mỹ Tho thành Tiền Giang - Miền Tây Nam Bộ (Miền Tây: Đồng bằng sông Cửu Long).

Trong số các tác giả nghiên cứu Gò Công đặc biệt có Lương y Việt Cúc với tác phẩm “Gò Công cảnh cũ người xưa” có phụ lục bản đồ, ảnh minh hoạ. Huỳnh Minh với “Gò Công xưa” về di tích lịch sử, lăng mộ, nhân vật lịch sử, giai thoại, tục lệ, văn hóa nghệ thuật. Phan Thanh Sắc có công trình “Gò Công –  Vọng tiếng đất lành” dày dặn với văn phong tả thực đậm đà, nghiêm túc chất nghiên cứu một nhà giáo ưu tú giảng dạy (và phiên dịch) hai ngoại ngữ; ngoài ra, tác phẩm còn hiệu đính, bổ sung và lý giải một vài sự kiện ở hai sách trước. Dù chưa trình bày dưới góc nhìn du lịch nhưng các tác giả đã cung cấp nguồn tư liệu quí cho người quan tâm.

Năm 2006, website Bộ GD có  diễn đàn Gò Công chuyên sưu tầm và giới thiệu về Gò Công; với hơn 4000 bài hầu hết đã được biên tập (9). Người Gò Công cũng góp phần quảng bá qua nhiều bài báo, webblog.

Tuy vậy, đến nay (năm 2009) vẫn chưa có công trình nghiên cứu chuyên về tiềm năng du lịch Gò Công.

1. TỔNG QUAN

1.1.            ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - QUI MÔ PHÁT TRIỂN:

        Ngày 09/10/09, Thủ tướng CP Việt Nam ký quyết định số 1581/QĐ-TTg về Quy hoạch xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 với vùng trung tâm có đô thị hạt nhân Cần Thơ, vùng Đông Bắc với tp Mỹ Tho nối với Gò Công, Tân An, Trà Vinh, Bến Tre, Tân Thạnh; Tiền Giang, Long An, An Giang thuộc Vùng nông nghiệp được bảo vệ và phát triển. Ngoài ra, một số đường cấp tỉnh sẽ nâng lên quốc lộ; năm 2012, cầu Mỹ Lợi (nhịp vòm khẩu độ lớn đầu tiên ở VN) qua sông Vàm Cỏ nối liền tỉnh Long An và Tiền Giang trên quốc lộ 50 giúp du khách từ  Sài Gòn về Gò Công rất dễ dàng trong vòng 90p.

1.2.            LIÊN KẾT DU LỊCH Ở ĐBSCL:

Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã liên kết hợp tác khai thác tài nguyên du lịch phong phú ở đây.  Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ là tam giác du lịch trọng điểm. Vĩnh Long có chương trình “Mỗi làng một nghề đến năm 2015” liên kết với tp Cần Thơ. Cty du lịch Cửu Long hợp tác với KS Continental - tp HCM qua chương trình gđ 2009-2015.

Hiệp hội Du lịch ĐBSCL khuyến khích phát triển các tour đưa lao động địa phương vào các hoạt động du lịch để tăng thu nhập. Một số dự án du lịch cộng đồng tại An Giang và Tiền Giang, chương trình phát triển du lịch bền vững ủng hộ người nghèo tại Bến Tre và Trà Vinh. Theo số liệu chưa đầy đủ, ĐBSCL đã nâng cấp hơn 50 thắng cảnh tiêu biểu.

Có thể thấy ĐBSCL không thiếu những nơi có thể tạo ra “lợi thế so sánh” riêng biệt nhưng do chưa khai thác thế mạnh truyền thông, internet, quảng cáo nên hình ảnh về ĐBSCL, Tiền Giang,…Gò Công với du khách vẫn đang là những bức tranh thông thường có thể bắt gặp ở bất kỳ nơi đâu. Hơn nữa, theo báo chí đưa tin thì việc phục vụ du khách vẫn “giẫm chân nhau” và “rập khuôn” (nơi nào cũng vườn trái, chèo xuồng, thức ăn đồng quê, đờn ca tài tử,…) nên lượng du khách tăng mỗi năm nhưng tỷ lệ quay lại lần thứ hai, thứ ba rất ít. Khảo sát của ngành Du lịch tỉnh Tiền Giang cho biết, trong hơn nửa triệu du khách đến chỉ có 2,1% khách lưu trú, còn lại sáng đến Mỹ Tho và chiều về SG. Thật vậy, nếu mỗi tỉnh chỉ chú ý vào các dự án địa phương sẽ vừa không tạo ra thế mạnh thương hiệu do quy mô còn nhỏ của mình vừa làm giảm cơ hội mở ra những tiếp cận mới cho việc xây dựng chính sách.

Liên kết khai thác du lịch không chỉ theo hướng ưu tiên cho trung tâm hành chính, khu “thành phố” hoặc liên kết bình quân cào bằng giữa các địa phương mà cần sự quản lý liên kết xuất phát từ ưu thế có thật của từng địa phương, từng vùng đất cụ thể (như Sa Đéc, Gò Công,…). Nói “quản lý liên kết” là khẳng định vai trò lãnh đạo và quản lý của Tỉnh ủy và UBND tỉnh trong hoạt động liên kết khai thác du lịch tại địa phương nhất là đối với nơi có tiềm năng.

1.3.            VỀ GIAO THÔNG:

Đến nay, giao thông vẫn là một trong những trở ngại lớn cho phát triển. Đường bộ từ Sài Gòn đến các tỉnh ĐBSCL hầu như chỉ theo quốc lộ 1A, quốc lộ 50. Từ Sài Gòn về Mỹ Tho vẫn thường kẹt xe, kẹt phà Mỹ Lợi (từ Cần Đước qua Gò Công).

Nếu “Con đường di sản ĐBSCL” (như ở Miền Trung) được hình thành thì vấn đề lớn nhất của nó sẽ là sự trở ngại di chuyển. Nếu du khách mất 30 phút từ Đà Nẵng đến Hội An, mất 2 giờ từ Hội An ra Huế thì việc mất gần 4 tiếng đồng hồ xe phà từ Sài Gòn về Mỹ Tho là rất lãng phí. Năm 2012 hoàn thành cầu Mỹ Lợi qua sông Vàm Cỏ nối liền tỉnh Long An và Tiền Giang thì du khách từ Sài Gòn về Gò Công rất dễ dàng. Sự xuất hiện Cầu Mỹ Lợi qua Tiền Giang đòi hỏi cái nhìn mới, tác động mới của du lịch ĐBSCL đối với địa phương đầy tiềm năng du lịch này.

1.4.            NGUỒN NHÂN LỰC:

Số liệu của Hiệp hội Du lịch Việt Nam 2008 cho biết trong 250.000 lao động trực tiếp của du lịch ĐBSCL có một nửa chưa có nghiệp vụ du lịch, thậm chí có đến 35% lao động chưa có bằng Tú tài. Trong 1.000.000 người tham gia hoạt động du lịch thì có tới 58% không được đào tạo và chỉ có 15% được đào tạo qua các lớp trung, sơ cấp (TBKTSG, 31-8-2008).

Hơn nữa, khai thác du lịch vùng (như ĐBSCL) không chỉ cần xét lại và định hình lại “lợi thế so sánh” giữa các địa phương thuộc vùng mà còn hướng tới sự quản lý các tác động liên kết. Quản lý các tác động liên kết là tất yếu để phát huy sức mạnh chung cho những sản phẩm mang đặc tính hàng hóa công (public goods) cho cả vùng (như: hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng, giáo dục,...) nhằm tạo ra sự đồng thuận về chính sách chung.

1.5.            QUẢN LÝ - CHÍNH SÁCH:

Như các ngành, để quản lý, du lịch ĐBSCL cần một hệ thống chính sách hoàn chỉnh ở cấp vùng và ; bên cạnh đó là một cơ chế đủ hiệu lực để điều phối.

Mô hình Ủy ban du lịch ĐBSCL (với thành viên là lãnh đạo địa phương, đại diện các Bộ Ngành liên quan - điều phối các hoạt động khác nhau trong đầu tư, quỹ tài chính, nghiên cứu khoa học, quy hoạch, cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn lực, xây dựng thương hiệu,….) là sáng kiến đặc biệt đáng lưu ý hiện nay.

Từ ý tưởng của các chuyên gia khai thác du lịch, Gò Công thuộc Cụm du lịch tả ngạn sông Tiền (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp) và Tiểu ban du lịch ở đây sẽ hoạt động dưới sự điều phối của UB du lịch ĐBSCL; tất nhiên UB không thực hiện chính sách cụ thể mà tập trung điều phối và liên kết các hoạt động.

Sáng kiến về cơ chế điều phối này đã được đón nhận nhưng chưa triển khai triệt để nhằm nâng cao hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch cho ĐBSCL – trong đó có tài nguyên du lịch Gò Công ở 12 lĩnh vực sau đây.

2. TÀI NGUYÊN DU LỊCH GÒ CÔNG:

2.1. TÀI NGUYÊN DI TÍCH – CẤP QUỐC GIA:

Liệt kê 20 di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cho thấy Gò Công có 7: Chiến lũy Pháo đài, Đình Đồng Thạnh, Đền thờ Trương Định (Gia Thuận), Lăng mộ và đền thờ Trương Định (thị xã), Lăng Hoàng gia, Nhà Đốc Phủ Hải, Đình Long Trung.

2.2. TÀI NGUYÊN DI TÍCH CẤP TỈNH

Gò Công hiện có 24/80 di tích cấp tỉnh (Phụ lục 1). Đặc biệt mộ bát giác ở Bình Nghị, Gò Công Đông; ngoài giá trị nghệ thuật, công trình này còn hàm chứa những ý nghĩa lịch sử đáng trân trọng. Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng và Nguyễn Đại Phúc khẳng định lăng mộ ở Gò Công là ngôi mộ bát lăng đẹp nhất ĐBSCL.

2.3. TÀI NGUYÊN SẢN PHẨM ẨM THỰC:

Sản phẩm ẩm thực Gò Công vẫn giữ cái riêng trong chế biến, gia vị, món ăn kèm; nhiều món do người Gò Công xa xứ sáng chế đã thành thương phẩm có tiếng (rượu sim ở Phú Quốc). Bên các món ăn thức uống, bánh mức thuần Việt là đặc sản của cộng đồng người Hoa (Phước Kiến, Quảng Đông, Triều Châu, Phước Châu, Hẹ,…), tất cả phong phú hơn nhiều so với những sản phẩm sau đây (Phụ lục 2). Món ăn thức uống Gò Công chơn chất, hầu hết chưa qua công nghệ chế biến, nghệ thuật trang trí, quảng cáo,…vẫn đang ở mức độ “có sao nói vậy người ơi”.

4. TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN:

Với 32 km bờ biển, tuy không trong xanh như các nơi nhưng có nhiều chủng loài thuỷ hải sản, gió biển trong lành. Gắn với biển Tân Thành là rừng ngập mặn, nguyên sinh, nối với Cồn Ngang, Lũy Pháo đài,….

Việc cung cấp nước ngọt cũng tăng lợi thế du lịch biển Gò Công. Khu du lịch (KDL) biển Tân Thành gần các khu công nghiệp (KCN) Gò Công và cảng biển Hiệp Phước – Sài Gòn 28 km, Vũng Tàu 35 km, KCN Bình Đại-Bến Tre 08 km) đã thu hút du khách đến vui chơi, nghỉ dưỡng [xe máy, xe đạp]. Khi QL 50 (Sài Gòn – Gò Công) nâng cấp, cầu Mỹ Lợi thay phà, du khách từ SaiGon đến KDL Tân Thành chỉ 90 phút.

Hơn nữa, quyết định số 643/QĐ-UBND UBND của UBND tỉnh Tiền Giang về Qui hoạch KDL sinh thái biển Tân Thành rộng 80,36 ha (cạnh KDL biển Tân Thành) càng tăng chất lượng du lịch Gò Công.

2.5. TÀI NGUYÊN DU LỊCH LÀNG NGHỀ:

“Đất lành yến đậu” là thành ngữ quen thuộc của giới kinh doanh chim yến và tham quan làng yến là một trong các tour du lịch Gò Công hàng tuần. Tham quan, mua sản phẩm từ yến sào là sản phẩm mới của du lịch Gò Công.

Xóm nhà yến ở ấp Khương Ninh, Gò Công Tây có nhiều nhà yến với những lỗ thông hơi hình tròn cỡ miệng chén, các ô cửa vuông hun hút để chiều chiều yến bay về …"khách sạn". “Khách sạn” cho yến có đủ tiện nghi (hệ thống phun sương làm mát, lỗ thông hơi, đĩa phát âm gọi bầy, có phân yến rải trước tạo cảm giác quen thuộc, khung cảnh yên tĩnh,…).

Ngoài “nghề” nuôi chim yến,  Gò Công còn nhiều làng nghề truyền thống và sản phẩm làng nghề ở đó (tủ thờ, mắm,…) vẫn chưa được khai thác để chuyển hóa thành sản phẩm du lịch.

2.6. TÀI NGUYÊN DU LỊCH LỄ HỘI:

trung tuần Giêng    Vía Quan thánh hàng năm với sự tham gia rất tích cực của cộng đồng người Hoa (các bang Phước Kiến, Quảng Đông, Triều Châu, Phước Châu, Hẹ,…)         thị xã Gò Công

Mồng 9 - 10 tháng Ba

Lễ hội Nghinh Ông (âm lịch) tại lăng ông Nam Hải xã Vàm Láng. Có rước sắc Thần từ đình Kiểng Phước bằng xe ngựa, lễ xô giàn thí, cúng thuỷ lục, cúng vong linh thiên vị, hát bội, hát thày, lễ nghinh ông trên biển với hàng trăm thuyền trang hoàng lộng lẫy.

Gò Công Ðông

20/8

dương lịch

Lễ giỗ anh hùng dân tộc Trương Ðịnh tại đình Gia Thuận với qui mô lớn, khách nhiều tỉnh hàng năm đều về dự lễ.    

Gò Công Ðông

Lễ giỗ anh hùng dân tộc Trương Ðịnh tại đền thờ Trương Ðịnh với qui mô lớn. Thị xã Gò Công có thêm lễ rước linh và dâng hoa tại tượng đài anh hùng dân tộc Trương Ðịnh.

thị xã Gò Công

26/5 ÂL

Lễ Giỗ Hoài quốc công Võ Tánh, vị anh hùng đầu tiên đưa địa danh Gò Công vào quốc sử, tại Đền thờ  ấp Gò Tre xã Long Thuận

thị xã Gò Công

14 - 16

tháng Chạp

Lễ hội Kỳ yên đình Vĩnh Bình (âm lịch) tại Ðình Vĩnh Bình thuộc thị trấn Vĩnh Bình. Lễ hội có đưa linh vị đến miễu Thánh Mẫu Thiên Y A Na rồi đưa về đình Vĩnh Bình, dân làng góp nhiều lễ vật, tổ chức múa rồng, làm lễ tế thần bằng vật sống

Gò Công Tây

 

2.7. HỘI THI NGƯỜI ĐẸP:

Triều Nguyễn có 3 người đẹp tiến cung và thành hoàng hậu thì Gò Công chiếm 2 (Đức bà Từ Dụ và Nam Phương hoàng hậu - 3 năm hoa hậu Đông Dương). Ở Tăng Hòa (Gò Công Đông) còn mộ của “hoa hậu tỉnh Gò Công” - bà Nguyễn Thanh Tùng (1919-1951). Ngày trước tỉnh Gò Công vẫn tổ chức “hội đấu sắc đẹp” - làng tuyển người đẹp ra thi tỉnh. Người đẹp Gò Công nay vẫn là những thôn nữ như Trần Thị Thu Trang - giải nhất “Người đẹp Gò Công 2003”, Trần Ngọc Điểm giải “Cô Tấm hát hay 2006”, Trần Hoàng Trang - á hậu “Người đẹp Gò Công năm 2003”... Nguyễn Phong Lan (Áo dài duyên dáng Tiền Giang 2000), Trần Thị Kim Uyên – Giải Nhất cuộc thi cô Tấm ngày nay 2003…30/8/08, tại rạp Hòa Bình Sài Gòn, 30 người đẹp đã tham dự vòng chung kết cuộc thi Người đẹp hoa anh đào 2008 và Dương Thị Mộng Hoài từ Gò Công đã nhận ngôi vị cao nhất. Hoa hậu thế giới 2007 (Trương Tử Lâm) cũng từng thăm Gò Công.

Từ truyền thống cho phép Ngành du lịch ĐBSCL nhìn lại các cuộc thi người đẹp ở Gò Công dưới góc nhìn đầu tư và khai thác hợp lý.

2.8. DU LỊCH NHÀ CỔ, MỘ XƯA:

Nếu Hội An ở Miền Trung được gọi là phố cổ thì ở miền Nam, Gò Công là nơi có nhiều nhà cổ còn nguyên vẹn. Nhà của Đốc phủ Hải ở số 9 đường Hai Bà Trưng được xây dựng năm 1860 có hàng trăm chi tiết nội thất chạm trổ tinh vi.

Hiện nay nhà được sửa lại cho khách nhưng mất một số chi tiết cũ (phim “Tình án” dựng từ tác phẩm Cư Kình của nhà văn Gò Công - Hồ Biểu Chánh). Nhà của bà Lâm Vu Liên xây dựng cuối thế kỷ XIX hiện dùng làm trụ sở Thị ủy Gò Công. Đường Hai Bà Trưng có nhà ông Nguyễn Anh Tuấn xây năm 1885 với vòm cửa vòng cung, tường vôi, mái ngói âm dương do thợ mộc miền Bắc và miền Trung xây dựng.

Đường Nguyễn Huệ còn nhiều nhà cổ rất đáng tham quan. Các ngõ phố có nhiều nhà thờ, hội quán của các bang hội người Hoa.

Giồng Sơn Qui là đất phát tích của dòng họ Phạm. Nhà thờ Phạm Đăng Hưng xây năm 1826 nằm trong vườn cây theo kiểu kiến trúc cổ ở Huế. Gò Công có khu mộ của Lãnh binh Huỳnh Công Tấn (người đã sát hại anh hùng Trương Công Định); Lãnh binh Tấn là bố đẻ công tử Huỳnh Công Miêng (miễn tử lưu linh). Khu mộ đáng được trùng tu và giới thiệu suy gẫm lẽ đời về “trung hiếu”, “cây đắng - trái ngọt”.

2.9. DU LỊCH CẬN GÒ CÔNG:

Với tiềm năng bản địa, du lịch Gò Công hoàn toàn có thể liên kết với các huyện bạn ở trong và ngoài tỉnh (Long An – huyện Cần Đước). Sau đây là một số điểm:

2.9.1.      Trại rắn Đồng Tâm - Châu Thành:

Với hơn 52 loài rắn các loại với nhiều loài quý hiếm, lưu giữ tiêu bản của hầu hết các loại rắn Việt Nam. Đây là điểm tham quan trăn, rắn duy nhất ở Đông Nam Á. Tuy vậy, Đồng Tâm chưa là điểm du lịch chuyên nghiệp mà chỉ là nơi nuôi trăn, rắn có kết hợp dịch vụ đón khách. Cách bố trí chuồng chưa tạo ấn tượng mạnh, chưa thấy được các giai đoạn phát triển của trăn, rắn từ lúc ấp trứng đến trưởng thành. Khu nuôi trăn trong nhà hôi, ẩm ướt, thiếu ánh sáng nên không hợp với du khách, có thể làm người Âu – Mỹ nghĩ chúng ta hành hạ thú vật. Cách thuyết minh chưa hấp dẫn, nhân viên phục vụ nhiều khi không sẵn sàng. Giá vé cao, sản phẩm mỹ nghệ và thuốc từ mỡ trăn vẫn đơn điệu.

2.9.2.      Nhà trăm cột ở ấp Phú Hòa, xã Đông Hòa Hiệp, Cái Bè:

Gần Gò Công còn có ngôi nhà trăm cột ở ấp Phú Hòa, xã Đông Hòa Hiệp huyện Cái Bè với hơn 100 cây cột gỗ quý trên diện tích rộng gần 1.000m2, giữa khu vườn cây ăn trái 1,8 hecta. Theo nhận xét của các chuyên gia Nhật thì ngôi nhà nầy tồn tại khoảng 150 năm. Hầu hết vật dụng trang trí như các bộ bao lam, hoành phi, liễn đối đến nay vẫn còn được lưu giữ nguyên vẹn. Có các bộ liễn đối khảm xà cừ, các bộ ghế nghi được chạm trổ rất công phu, nhiều vật dụng có giá trị mỹ thuật khác và hàng tá vật dụng bằng sứ quý hiếm được sử dụng trong nhà như bình, dĩa, tách, gạt tàn,...

2.9.3.      Nhà trăm cột ở xã Long Hựu Đông huyện Cần Đước  tỉnh Long An:

Trong không gian của dừa nước, dây leo, nắng chiều và ao tôm, chủ nhân Trần Thị Ngõ luôn niềm nở và tận tình hướng dẫn tham quan. Đại sảnh với giàn cột gỗ lớn bóng màu thời gian. Nhà (hơn) trăm cột được xây dựng với lối kiến trúc xuyên trính- một kiểu kiến trúc nhà rường truyền thống của gia đình giàu có ở Huế thời xưa. Sự đặc sắc của ngôi nhà là 68 cột tròn và 52 cột vuông. Bộ khung nhà rất chắc chắn, không gian rộng, do không có cột ở giữa nên rất thích hợp cho việc thờ tự. Nhà có 5 tấm liễn. Mỗi tấm mang một ý nghĩa riêng rất thâm thúy. Đặc biệt là bức liễn treo giữa có chữ “Sơn trang cổ tận”, có nghĩa là núi cao không dứt, ý chí con người mạnh mẽ, quyết tâm. Năm 1997, ngôi nhà được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia.

2.10. DU LỊCH NGHE CA:

Khách mộ điệu vọng cổ ai cũng thích bài Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà của soạn giả Viễn Châu nhưng nếu được nghe ca và nghe kể chuyện Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà tại Đền thờ Võ Tánh thì hay biết mấy !. Theo tích xưa, Võ Đông Sơ là con của Hoài Quốc công Võ Tánh và công chúa Ngọc Du. Bạch Thu Hà con quan Tổng trấn Thăng Long. Cha mẹ mất, Võ Đông Sơ ở với chú tại Bình Định; khi vua mở khoa thi chọn tướng dẹp giặc biển Ðông, Võ Đông Sơ lên đường dự thi và gặp Bạch Thu Hà khi “anh hùng cứu mỹ nhân” vào đêm rằm cúng Phật, hai người hẹn ước. Võ Đông Sơ thi đỗ và đưa quân dẹp giặc. Ở nhà, Bạch Thu Hà trốn đi vì sợ bị anh gã cho người khác. Trên đường, Bạch Thu Hà gặp nhiều trắc trở hiểm nguy nhưng vẫn trung trinh. Khi hay tin Võ Đông Sơ hy sinh vì nhiệm vụ, Bạch Thu Hà quyên sinh. Khai thác nhân vật Võ Đông Sơ và  Bạch Thu Hà sẽ tạo nên những sản phẩm “đờn ca tài tử” du lịch độc đáo Gò Công “chẳng nơi nào có được”.

Ngoài ra, điệu Lý con sáo Gò Công được các soạn giả cải lương sử dụng từ lâu nhưng chưa được khai thác cho du lịch. Nhìn chung các nhóm đờn ca tài tử ở Gò Công có “nội lực” cao nhưng hầu hết tự phát, chưa được giới khai thác du lịch đầu tư (nghiệp vụ, trang phục, nội dung,…) nên chưa phát huy sở trường.

Ngày trước Gò Công có chuyện tình Vịnh Đôi ma, thời sau cũng có chàng Gò Công và cô gái Đà Lạt yêu nhau nhưng mộng không thành và tình sử của họ đã được nhạc sĩ Hồng Vân viết thành ca khúc Đồi thông hai mộ (bài 1 và 2).   

2.11.        TRÒ CHƠI TRUYỀN THỐNG:

Chọi trâu, đua ngựa, đua chó, chọi chim, chọi gà là các trò chơi dân gian đậm nét văn hóa truyền thống; có thể đưa đá gà vào các lễ hội hoặc tổ chức sự kiện riêng ngày hội đá gà. Bên gà ta Gò Công thương phẩm đang phát triển thì đá gà và nuôi gà đá là nét độc đáo Gò Công. Có các sới gà tự phát, Xóm Mới - Kiểng Phước giáp Vàm Láng là một trong những sân đá gà tự phát. Chính quyền Gò Công không chỉ cần nâng hiệu lực phòng chống cờ bạc qua đá gà mà còn nên khai thác tiềm năng du lịch “xem đá gà và mua gà đá” cho du khách.  

2.12.         DU KHẢO  GÒ CÔNG :

Cảnh quan thiên nhiên Gò Công nhiều gò (giồng), thiếu núi, địa hình phong phú. Từ địa danh Gò Công vào quốc sử (1783), cờ và ấn rõ chữ Khổng Tước Nguyên (Võ), người Gò Công luôn cống hiến ở mọi lĩnh vực tạo nhiều sản phẩm còn mãi với thời gian. Văn quan đạo cao đức trọng, võ tướng dũng liệt kỳ tài, bậc nữ lưu kiên trung tình nghĩa, thiếu nhi hiếu học chăm ngoan. Có hảo hớn vào tù vẫn làm người giúp ích, có tù nhân trước ngày tử hình biết xin hiến xác cho y học.   

Không hiếm người Gò Công xa xứ thành đạt được quê mới tôn vinh và quê nhà gọi về phục vụ. Loài mai nu (chiếu thủy) độc đáo Gò Công lặng lẽ tỏa hương cùng những lương thực, thực phẩm, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp chất lượng cao vẫn âm thầm hòa vào dòng chảy phát triển cộng đồng.

Gò Công sẽ là vùng du khảo thú vị.   

3.            KIẾN NGHỊ:

3.1. Mục tiêu phát triển du lịch:

1)   Quí sự bền vững, thiết thực, hiệu quả.

2)   Nâng cao lợi ích kinh tế xã hội cho cộng đồng địa phương,

3)   Gìn giữ được di sản văn hóa.

4)   Không gây ảnh hưởng tiêu cực với môi trường.

3.2. Kiến nghị với các nhà quản lý, khai thác:

3.2.1.      Xây dựng chính sách:

1)       Liên kết giữa các vùng Gò Công (Đông, Tây, thị xã, Tân Phú Đông) là “liên kết có thay đổi chủ thể theo hướng hiệu quả”, “chuỗi liên kết nhiều giai đoạn” với sự trung chuyển từng huyện, từng điểm du lịch.

2)       Phát triển bền vững du lịch Gò Công cần coi trọng “đầu tư để khai thác bền vững” (muốn khai thác bền vững thì phải đầu tư).

3)       Đa dạng hóa loại hình du lịch, da dạng chủ thể khai thác du lịch Gò Công.

4)       Chọn “tác động văn hóa - du lịch” phù hợp để tác động vào “sản phẩm bản địa” thành “sản phẩm du lịch” vừa giữ bản sắc  Gò Công vừa có tính cạnh tranh.

5)       Phối hợp nghiên cứu giữa du lịch với các ngành khoa học, các trường đại học.

6)       Xác định tài nguyên du lịch để xây dựng hệ thống thông tin theo 9 tiêu chí (mức thu hút + thời gian khai thác + yếu tố môi trường + sức chứa + độ bền vững + khả năng tiếp cận + điều kiện hạ tầng + khả năng phát triển + hiệu quả).

7)       Ưu tiên phát huy nội lực người bản địa thường trú, tâm huyết của người Gò Công xa xứ để phát triển bền vững du lịch địa phương.

8)       Sớm đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch để người Gò Công bản địa được trực tiếp tham gia hướng dẫn du lịch và phát triển bản sắc văn hóa Gò Công.

9)       Xây dựng chính sách ưu đãi ADSL internet có thời hạn cho đội ngũ hướng dẫn viên; đặc biệt coi trọng dùng website để bồi dưỡng nghiệp vụ cho hướng dẫn viên.

10)   Định hạng và định mức quyền lợi, nghĩa vụ hướng dẫn viên du lịch và cấp thẻ HDV.

11)   Thiết kế chương trình “Tài nguyên du lịch Gò Công” để giáo dục (kiến thức, kỹ năng, thái độ) cho học sinh phổ thông. Thông qua nhiều hình thức phù hợp để nâng cao nhận thức người  Gò Công về chủ đề “phát triển du lịch bền vững”

12)   Lập đơn vị quản lý du khách MICE trong và ngoài nước đến Gò Công (du lịch kết hợp hội nghị, thăm quê, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, khen thưởng, ...).

3.2.2.      Tổ chức sự kiện:

1)       Tổ chức sự kiện Lễ hội (festival) Gò Công nhân dịp khánh thành cầu Mỹ Lợi (năm 2012) - sản phẩm liên kết khai thác du lịch ĐBSCL. 

2)       Tổ chức phù hợp các sự kiện Hội thi người đẹp có tham gia trực tiếp của du khách (đã được hướng dẫn).

3)       Hội thi chế biến nông sản Gò Công.

4)       Hội thi, hội diễn tân nhạc, cổ nhạc Gò Công chọn lọc (từ gần 100 tác phẩm) của các tác giả Viễn Châu, Lê Dinh, Hoàng Phương, Thanh Sơn.

5)       Nghiên cứu các tác phẩm (Võ Đông Sơ, Bạch Thu Hà để dựng các suất diễn (đờn ca tài tử + trích đoạn vở cải lương + kể chuyện) tại Miếu Võ Quốc công ở ấp Gò Tre.

6)       Soạn tiểu phẩm diễn xướng từ “Truyền thuyết Vịnh Đôi ma”, “Đồi thông hai mộ”.

7)       Cải tiến các tour du lịch hiện nay phù hợp với thời gian trong ngày (sớm, sáng, trưa, chiều, tối, khuya) với những sinh hoạt phù hợp thời gian, không gian.

8)       Cải tiến tour tham quan nhà yến, nghề mắm Gò Công theo hướng mua hàng. Tổ chức giao sản phẩm (yến sào, bột sơ ri, mắm) theo địa chỉ du khách yêu cầu - giúp du khách tiếp tục hành trình thoải mái.

9)       Cải biên tiết mục múa chim công thành đặc sản du lịch, tổ chức hội thi, hội diễn.

10)   Khai thác điệu “Lý con sáo Gò Công” cho các đội đờn ca tài tử; mời du khách đặt lời mới và giúp du khách ca điệu Lý con sáo Gò Công, chụp ảnh, ghi âm, làm đĩa (CD hoặc VCD) cho du khách lưu niệm.

11)   Khai thác các tour du lịch cho thời tiết đặc biệt (gió, mưa, nước nổi,…) như thả diều, câu cá (rô), săn cá hô, săn chuột, soi cá đêm, soi ếch đêm, bắt cua (lột),…

12)   Phối hợp nhà khai thác du lịch với BTC các lễ hội Gò Công để hình thành các tour du lịch - đưa du khách (đã được hướng dẫn) tham gia trực tiếp vào lễ hội.

13)   Chọn nguồn du khách người Hoa để lập tour du lịch lễ hội với người Hoa GC (Phước Kiến, Quảng Đông, Triều Châu, Phước Châu, Hẹ,…).

14)   Chọn sản phẩm (nghe, nhìn, mua sắm, giao tiếp,…) cho “thời gian rỗi của du khách” hiện nay (loại tour từ 1 buổi có dùng bữa trở lên).

15)   Tìm nghệ nhân vẽ bong bóng- lập nghề này.

16)   Đầu tư phục hồi tiết mục múa Long Mã (Lân Mã) độc đáo của Vĩnh Kim (Châu Thành – Tiền Giang), phối hợp Đội Lân thị xã Gò Công.

3.2.3.      Chọn giải pháp phù hợp để xây dựng phương tiện, thiết bị, sản phẩm:

1)       Lập Logo Gò Công từ họa tiết chim công (khổng tước) có đăng ký bản quyền – dùng cho tất cả thương phẩm. Ảnh, bưu ảnh, tem về Gò Công. Bản đồ du lịch Gò Công .

2)       Lập Website du lịch ĐBSCL,  website du lịch Gò Công để nâng hiệu quả quản lý, đào tạo, thông tin, khai thác du lịch.

3)       Lập mô hình vật thể (công trình, di tích,…) – diện tích và chất liệu phù hợp để giới thiệu (mô hình khu du lịch biển Tân Thành, mô hình cụm Long An - Cầu Mỹ Lợi – Gò Công - Tiền Giang, mô hình nhà cổ - mộ xưa, mô hình địa điểm du lịch cận  Gò Công và nhất là mô hình tổng thể “Di tích, danh lam, thắng cảnh Gò Công”).

4)       VCD giới thiệu tài nguyên du lịch Gò Công (1 thị xã + 3 huyện) - phối hợp với Nhà truyền thống thị xã để thu thập và giới thiệu tư liệu.

5)       VCD giới thiệu nguồn sản phẩm du khảo (văn hóa – lịch sử)  Gò Công.

6)       Xe ngựa du lịch, ôtô và ôtô kéo nhiều toa trang trí dáng chim công để phục vụ du khách (nhất là phụ nữ, thiếu nhi).

7)       Dựng bảng giới thiệu. Kiểm kê các địa điểm (nhân vật, sự kiện, công trình) cần giới thiệu, tổ chức thi biên soạn bài giới thiệu (bài đầy đủ và bài tóm tắt – dạng thơ lục bát); soạn các bảng giới thiệu bài tóm tắt (thơ lục bát) với kích cỡ, màu sắc thống nhất, gắn ở chỗ dễ nhìn.

         Phối hợp các trường phổ thông chăm sóc các bảng giới thiệu này.

8)       Lập các món ăn, mâm ăn, bữa ăn,…theo thời điểm (sớm, sáng, trưa, chiều, tối, khuya) và thời tiết. Có phiếu giới thiệu (có logo Gò Công) kèm theo sản phẩm.

9)       Lập các điểm vui chơi cho du khách và nhân dân ở các ao ở thị xã Gò Công (Ao Trường đua, Ao Thiết, Ao Tham Thu,…).

10)   Lập hệ thống nhà có mái che để du khách nghỉ (ngồi) bên đường, trong công viên.

PHỤ LỤC :

(1) 28 di tích (cấp tỉnh):

1.     

Di tích Chiến thắng Đồng Sơn

Xã Đồng Sơn, Gò Công Tây

2.     

Di tích Căn cứ tỉnh đội Gò Công

Xã Đồng Sơn, huyện Gò Công Tây

3.      

Chùa Ông Lão

Thị Trấn Vĩnh Bình, Gò Công  Tây

4.     

Mộ và Đập Ông Chưởng

Xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây

5.     

Đài chiến sĩ

Xã Long Vĩnh, huyện Gò Công Tây

6.     

Đình Đồng Thanh

Xã Đồng Thạnh, Huyện Gò Công Tây

7.     

Cơ sở cách mạng

Phường 1, thị xã Gò Công

8.     

Bia kỷ niệm phá khám đường 1968

Phường 1, thị xã Gò Công

9.     

Đài chiến sĩ

Phường 1, thị xã Gò Công

10. 

Tượng đài Trương Định

Phường 2, thị xã Gò Công

11. 

Ao Dinh

Xã Tân Phước, huyện Gò Công Đông

12. 

Mộ nghĩa quân Trương Định

Xã Tân Phước, huyện Gò Công Đông

13. 

Đền thờ Trương Định

Xã Gia Thuận, Huyện Gò Công Đông

14. 

Luỹ trại cá

Thị Trấn Tân Hoà, Gò Công Đông

15. 

Di tích Chiến thắng Xóm Gò

Thị Trấn Tân Hoà, Gò Công Đông

16. 

Căn cứ tỉnh uỷ Gò Công

Xã Bình Xuân, huyện Gò Công Đông

17. 

Mộ Trương Công Luận

Thị Trấn Tân Hoà, Gò Công Đông

18. 

Mộ Nguyễn Ngọc Chấn

Xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông

19. 

Lăng Ông NamHải

Xã Vàm Láng, huyện Gò Công Đông

20. 

Mộ đá ong

Xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông

21. 

Đền thờ Võ Tánh

Ấp Gò Tre, xã Long Thuận, TX. Gò Công

22. 

Khu căn cứ cách mạng Vĩnh Hựu

Xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây

23. 

Mộ Ông Huê

Thị Trấn Vĩnh Bình, Gò Công Tây

24. 

Bia lưu niệm ấp Trí Đồ

Xã Bình Đông, huyện Gò Công Tây

 

(2) Sản phẩm ẩm thực:

1.        Bánh bàng (pía).

56.    Cháo dơi

111.    Mắm nhum

2.        Bánh bao

57.    Cháo gà vịt

112.    Mắm tôm chà

3.        Bánh bèo.

58.    Cháo gạo nhum

113.    Mắm tôm chua

4.        Bánh bò nước dừa.

59.    Cháo huyết

114.    Mận da người

5.        Bánh chuối.

60.    Cháo lòng

115.    Mận hồng đào

6.        Bánh cuốn.

61.    Cháo trắng

116.    Mãng cầu gai,

7.        Bánh da lợn.

62.    Chè thưng

117.    Mãng cầu Tân Thành

8.        Bánh dừa đậu đen

63.    Chè Sơn Qui

118.    Mãng cầu xiêm

9.        Bánh giá

64.    Chè Hườn Châu

119.    Mì Hòa Nghị.

10.    Bánh ít (nhưn dừa, đậu)

65.    Chuối khô

120.    Mì khô

11.    Bánh khổ qua

66.    Chuối quết dừa

121.    Mì Miễu Bà

12.    Bánh khoai mì

67.    Chuột rô + xoài chua.

122.    Mì vịt

13.    Bánh mì cá mòi

68.    Cocktail trái cây

123.    Mì xe (mì gõ).

14.    Bánh neo

69.    Cốm dẹp

124.      thánh

15.    Bánh nghệ

70.    Cơm nghêu

125.    Mứt gừng dẻo.

16.    Bánh ướt

71.    Cơm rượu

126.    Nấm rơm.

17.    Bánh xèo

72.    Cơm tấm

127.    Nem chua chợ Dinh

18.    Bò (nấu các kiểu)

73.    Còng lột

128.    Nghêu hấp sả

19.    Bồn bồn (canh, dưa, gỏi)

74.    Củ cải ngâm

129.    Nghêu sốt chua

20.   Bông súng (xào, canh tôm)

75.    Củ hủ

130.    Nghêu xào sa tế

21.    Bún bì

76.    Cua gạch.

131.    Nghêu nấu khế

22.    Bún bò

77.    Cua lột lăn bột chiên

132.    Nghêu canh mướp

23.    Bún cà ri

78.    Đu đủ

133.    Nham cua

24.    Bún mắm lẫu

79.    Dưa hấu

134.    Nước mắm me

25.    Bún mắm (cá)

80.    Dưa hấu tôm tươi

135.    Nước mắm gừng

26.    Bún nước lèo

81.    Dưa hường (canh)

136.    Ốc cao

27.    Bún riêu cua

82.    Dừa nước

137.    Ốc len chua ngọt

28.    Bún suông

83.    Điên điển canh cua

138.     Ốc móng tay hấp tỏi

29.    Bún thịt nướng

84.    Điên điển xào tép

139.    Ốc móng tay canh gừng

30.    Bún vịt

85.    Điên điển (bánh xèo)

140.    Ốc móng tay xào tiêu

31.    Cá bống dừa.

86.    Đuông chà là

141.    Ổi cửu nguyệt  

32.    Cá chìa vôi 

87.    Đuông dừa

142.    Phá lấu

33.    Cá đuối kho tương,

88.    Đuông dừa chiên bột.

143.    Phở

34.    Cá đuối phơi khô.

89.    Gà đất

144.    Quít đường

35.    Cá đuối tái dấm,

90.    Gà ta ông Kiệt

145.    Quít ta

36.    Cá đuối xào cà ry,

91.    Gạo Thơm Lài Sữa

146.    Rắn Trúc Phương

37.    Cá đuối xào cải chua,

92.    Gạo Thơm Lài Trong

147.    Rau đắng đất

38.    Cá đuối xào lá nghệ,

93.    Gạo Đài Loan GC

148.    Rượu gạo

39.    Cá hô.

94.      Gạo lúa Tiêu

149.    Sa bô chê,

40.    Cá kèo canh chua

95.      Hắc cấy (gan)

150.    Sò huyết

41.    Cá kèo kho (hẹ, tiêu)

96.      Hắc cấy xào lăn

151.    Tép bạc đất (rang muối hột, nước dừa xiêm)

42.    Cá kèo kho mắm

97.  Hoành thánh Phước Vinh

152.  Tép sống lột vỏ chấm nước dừa tươi

43.    Cá kèo kho tộ

98.      Hột vịt lộn

153.    Thịt gà xào mặn

44.    Cá kèo nướng

99.      Hủ tíu lòng

154.    Tôm đất

45.    Cá linh chiên dòn

100.  Hủ tíu Phước Hưng

155.    Tôm tẩm bột chiên

46.    Cá linh canh chua

101.  Hủ tíu Quảng Lợi Hòa

156.    Vọp nấu canh chua

47.    Cá phi

102.  Kẹo cổ vịt.

157.    Vú sữa.

48.    Cá rô đồng nấu dứa

103.  Khoai mỡ.

158.    Xơ ri (trái)

49.    Cá rô nướng bẹ dừa

104.  Khô mực cán mỏng

159.    Xơ ri bánh kem

50.    Cải ngồng cu.

105.  Lẫu dê

160.    Xơ ri bột (vitamine)

51.    Chả lụa Hòa Đồng.

106.  Lẫu trâu

161.    Xơ ri rượu

52.    Chàng nghịch.

107.    Mắm Ba khía

162.    Xoài cát.

53.    Cháo cá kèo

108.    Mắm cá cơm

163.    Xôi vò.

54.    Cháo cá lóc + rau đắng

109.    Mắm còng

164.    ….

55.    Cháo đậu xanh

110.    Mắm nha

 

 

 

THAM KHẢO:

1)      Lương y Việt Cúc: Gò Công cảnh cũ người xưa. Nxb Trẻ, 1999 - 286tr.

2)      Huynh Minh: Gò Công xưa. NXB Thanh Niên, 1999, 224 tr.

3)      NGƯT Phan Thanh Sắc: Gò Công – Vọng tiếng đất lành. Chưa xuất bản.  

4)      Quyết định số 1581/QĐ-TTg ngày 09/10/09 của Thủ tướng Chính phủ.

5)      Quyết định số  21/2009/QĐ-UBND ngày 03/8/2009 của UBND tỉnh Tiền Giang.

6)      http://songcuulong.net  

7)      www.tiengiang.gov.vn  

8)      http://www.gocong.com

9)     http://edu.net.vn/forums/t/43481.aspx?PageIndex=1  

 

Bài tham luận Hội thảo PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG do Bộ Văn hoá- Thông tin và Du lịch tổ chức ở Cần Thơ. Đăng toàn văn (10 trang) trong quyển Kỷ yếu Hội thảo. Trình chiếu (slide ảnh) tại Yên Luông Gò Công dịp Tết Canh Dần 2010 (huờn châu hợp phố).

 



Chỉnh sửa lại bởi Hoang_Ngoc_Hung - 20/Mar/2010 lúc 3:13am
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 13/Jan/2014 lúc 7:59am

Có tour Gò Công 1 ngày giá 15 USD

http://www.cungmua.com/tour-go-cong-1-ngay-thoa-thich-hai-va-thuong-thuc-so-ri-tai-vuon_p20597.html?utm_source=Mail_HCM&utm_medium=2014_01_13&utm_campaign=Email
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 16/Mar/2014 lúc 8:24pm

VỀ GÒ CÔNG TÂY- VĨNH HỰU
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 16/Mar/2014 lúc 8:34pm

GÒ CÔNG ĐÔNG BUỔI SỚM- Ảnh: Trần Kiết Nô
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 12/Aug/2014 lúc 10:03pm
Lễ giỗ lần thứ 150 Ngày anh hùng dân tộc(AHDT) Trương Định tuẫn tiết

Ngày 8-7, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp triển khai các hoạt động tổ chức Lễ giỗ lần thứ 150 Ngày AHDT Trương Định tuẫn tiết (20-8-1864 – 20-8-2014). Ông Trần Thanh Đức, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức các ngày lễ lớn tỉnh Tiền Giang chủ trì cuộc họp.

Các hoạt động tổ chức Lễ giỗ lần thứ 150 Ngày AHDT Trương Định tuẫn tiết (20-8-1864 – 20-8-2014) nhằm ôn lại truyền thống chống ngoại xâm của ông cha ta, góp phần giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, nhất là đối với thế hệ trẻ; làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nâng cao ý thức, tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh nhà.

Theo Kế hoạch 139 ngày 30-6-2014 của Ban Tổ chức các ngày lễ lớn tỉnh thì:

Về phần lễ:

Lễ giỗ tại tỉnh Quảng Ngãi: Thời gian vào lúc 19 giờ 45 phút ngày 16-8-2014, tại TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Lễ rước Bằng Di tích và dâng hương, dâng hoa: thời gian vào lúc 7 giờ 30 phút ngày 17-8-2014, tại Khu Di tích Đền thờ Trương Định, xã Tịnh Khê, TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

Đoàn cán bộ của tỉnh Tiền Giang khoảng 30 đại biểu do đại diện Thường trực Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đi dự Lễ giỗ tại tỉnh Quảng Ngãi.

Lễ giỗ tại Tiền Giang: Thời gian vào lúc 6 giờ ngày 20-8-2014. Địa điểm chính giỗ tại Tượng đài AHDT Trương Định, TX. Gò Công. Lễ viếng đặt tràng hoa và dâng hương tại Đền thờ AHDT Trương Định, tại xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông. Dự lễ có 500 đại biểu và 1.500 cán bộ và nhân dân các phương, xã thuộc TX. Gò Công.

Về phần hội:

Tại TX. Gò Công: Thời gian tổ chức 3 ngày, từ 18-8 đến 20-8-2014, gồm các hoạt động: Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội; trưng bày hình ảnh, tư liệu, hiện vật về cuộc đời và sự nghiệp của AHDT Trương Định.

Tại Đền thờ Trương Định ở Gia Thuận: Thời gian tổ chức 2 ngày, từ 19 đến 20-8-2014, gồm các hoạt động: thi chưng nghi, chưng mâm ngũ quả; thi làm bánh, thổi xôi; thi đấu bóng chuyền, các trò chơi thể thao dân gian; biểu diễn nghệ thuật của Đoàn Nghệ thuật tổng hợp Tiền Giang.

http://baoapbac.vn/van-hoa-nghe-thuat/201407/trien-khai-kh-to-chuc-le-gio-lan-thu-150-ngayahdt-truong-dinh-tuan-tiet-506588/


hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 2
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.283 seconds.