Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình
Message Icon Chủ đề: Vườn TÂM LINH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 9 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 01/Aug/2013 lúc 12:54am

Muối cuộc đời

 

Mt chàng trai tr đến xin hc mt ông giáo già. Anh ta lúc nào cũng bi quan và phàn nàn v mi khó khăn. Đi vi anh, cuc sng ch có nhng ni bun, vì thế hc tp cũng chng hng thú hơn gì. 

Mt ln, khi chàng trai than phin v vic mình hc mãi mà không tiến b, người thy im lng lng nghe, rôì đưa cho anh mt thìa mui tht đy và mt cc nước nh.

 

- Con cho thìa mui này hòa vào cc nước, ri ung th đi !

 

Lp tc chàng trai làm theo ri ung th, cc nước mn chát.

 

Người thy li dn anh ra mt h nước gn đó và đ mt thìa mui đy xung nước.

 

- Bây gi con nếm th nước trong h đi!

 

- Nước trong h vn vy thôi, thưa thy. Nó chng h mn chút nào. Chàng trai nói khi múc mt ít nước dưới h và nếm th.

 

Người thy chm rãi nói:

 

- Con ca ta, ai cũng có lúc gp khó khăn nó ging như thìa mui này thôi. Nhưng mi người hòa tan nó theo mt cách khác nhau. Nhng người có tâm hn rng m ging như mt h nước, thì ni bun không làm h mt đi nim vui và s yêu đi. Nhưng vi nhng người tâm hn ch nh như mt cc nước,

h s t biến cuc sng ca mình tr thành đng chát và chng bao gi hc được điu gì có ích cho bn thân mình !

 


(ST)






Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 22/Aug/2013 lúc 7:34pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 04/Aug/2013 lúc 1:43am




Bài của Nguyễn Hiến Lê, Phạm Công Thiện, Encyclopedia Britanica ...
TRÍCH DỊCH TỪ BỘ TỰ ĐIỂN BÁCH KHOA UY TÍN THẾ GIỚI BỘ ENCYCLOPAEDIA BRITANNICA - ANH QUỐC)

Huỳnh Phú Sổ là một triết gia Việt Nam, là người chủ trương chấn hưng Phật giáo và là người sáng lập đạo Phật Giáo Hòa Hảo năm 1939.

Ông bắt đầu thuyết giảng về sự chấn hưng nền Phật giáo, chủ trương sự quay trở lại tinh thần Phật giáo nguyên thủy và nối kết với tư tưởng đại thừa thịnh hành khắp Việt Nam, Ông đề cập sâu đến cách sống mộc mạc, bền bỉ, cùng hình thức thờ cúng đơn giản và sự tự giải thoát. Đạo Phật Giáo Hòa Hảo là một sự kết hợp giữa đạo Phật và truyền thống thờ cúng Tổ tiên cùng với những nghi thức nuôi dưỡng đời sống tâm linh, cùng những tinh tuý của Khổng giáo và những sinh hoạt thực tiễn phù hợp bản xứ người Việt Nam.

Bằng lời nói của mình, Ông có khả năng cuốn hút thính gỉả một cách mãnh liệt và được biết đến dưới danh hiệu Ông “Đạo Khùng “. Ông đã tiên đoán chính xác sự thất bại của Pháp trong thế chiến thứ hai và sự xâm chiếm của người Nhật ở Đông Dương.

Sự thành công của Ông trong vai trò một vị Nhà Tiên Tri đã khiến cho những người tín đồ gọi Ông là Phật Sống. Huỳnh Phú Sổ là một triết gia Việt Nam, là người chủ trương chấn hưng Phật giáo và là người sáng lập đạo Phật Giáo Hòa Hảo năm 1939.

" Huynh Phu So.

Vietnamese philosopher, Buddhist reformer, and founder (1939) of the religion Phat Giao Hoa Hao.

He set about preaching Buddhish reform, advocating a return to Theravada (Way of the Elders) Buddhism, from the Mahayana (Greater – Vehicle) form prevalent in Vietnam, and stressing austerity, spartan living, simple worship, and personal salvation. Hoa Hao is an amalgam of Buddhism, ancestor worship, animistic rites, elements of Confucian doctrine, and indigenous Vietnamese practices.

In speaking, he exerted an almost hypnotic influence over his audiences and became known as Dao Khung (Mad Monk). He predicted with accuracy the fall of France in world war 2, the Japanese invasion of Indochina …

His success as a prophet led his followers to call him the Phat Song (Living Buddha). "


nguồn Website : www. Britannica. com. Inc

TRÍCH HỒI KÝ CỦA HỌC GIẢ NGUYỄN HIẾN LÊ
NGUYỄN HIẾN LÊ (*)


Hai anh Tân Phương và Việt Châu (**) đều như tôi rất mừng khi Nhật đổ bộ lên Sàigòn, mong Nhật đuổi Pháp đi, nhưng không thích gì Nhật, không học tiếng Nhật. Tân Phương không làm chính trị, mà Việt Châu cũng vậy, nhưng Việt Châu không nhớ do một cơ hội nào được nghe Thầy Tư Hòa Hảo (tức Huỳnh Phú Sổ) xuất khẩu thành thi, lấy làm lạ, nhất là thấy Thầy như có một ma lực gì kỳ dị, thu phục được rất nhiều người, nên từ ngạc nhiên sinh ra ngưỡng mộ.

Việt Châu bảo tôi : “Con người đó thật kỳ dị. Mỗi ngày ngồi xe hơi đi mấy trăm cây số, diễn thuyết hai ba nơi, mỗi nơi nói thao thao bất tuyệt trong hai, ba giờ ở giữa trời, trước một đám đông nông dân hằng ngàn người, ai nấy im phăng phắc như nuốt từng lời một, có kẻ khóc mướt nữa. Có lần đương diễn thuyết thì trời đổ mưa, Thầy Tư vẫn nói mà dân chúng vẫn đứng nghe dưới mưa. Lần nào diễn thuyết xong rồi cũng lên xe đi nơi khác liền, không thấy mệt nhọc, vẫn ung dung làm thơ. Mà ăn rất ít, toàn đồ chay. Sinh lực sao mà dồi dào thế ! Sức lôi cuốn, thôi miên quần chúng sao mà mạnh thế “


(*) Hồi ký Nguyễn Hiến Lê, Nhà xuất bản Văn Học 1997.
(**) Tức Nguyễn Xuân Thiếp, Nhà thơ bút hiệu Việt Châu, người gốc Hà Tây, là anh của Học giả Nguyễn Hiến Lê, và là một đệ tử trung thành của đức Huỳnh Phú Sổ.
________

ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ LÀ MỘT TRIẾT GIA VIỆT NAM (*)



Phạm Công Thiện
Nguyên Giáo sư triết học Đại học Vạn Hạnh Saigon


Có lẽ không ai mà không biết Đức Huỳnh Phú Sổ là Đức Giáo Chủ của Phật Giáo Hòa Hảo, nhưng ít ai biết rằng Đức Huỳnh Giáo Chủ là một triết gia Việt Nam. Chẳng những thế, không phải chỉ triết gia Việt Nam như bất cứ một triết gia nào xứng đáng được gọi là “triết gia “mà Đức Huỳnh Giáo Chủ lại đúng là một minh triết, một thánh triết, trong mọi ý nghĩa cao siêu nhất của danh từ. Khi tình cờ đọc một bộ từ điển bách khoa có thẩm quyền nhất thế giới, bộ
Encyclopaedia Britannica, dở qua cuốn 6, trang 181, tôi thấy tên tuổi và cuộc đời sự nghiệp của Đức Huỳnh Giáo Chủ chiếm trên nửa cột chữ in nhỏ trên trang giấy tự điển, mấy hàng chữ đầu đã đập mạnh vào mắt tôi : “Huynh Phu So is a Vietnamese philosopher … “Hiển nhiên mấy hàng chữ tiếp tục cũng xác định thêm rằng Đức Huỳnh Giáo Chủ là nhà cải cách Phật giáo và nhà sáng lập Phật Giáo Hòa Hảo, nhưng chính điều xác định đầu tiên của Encyclopaedia Britannica đã làm tôi chú ý đặc biệt : “Huỳnh Phú Sổ là triết gia Việt Nam …”Mặc dù tôi có thói xấu giống như Aldous Huxley là hay thích đọc tự điển như đọc tiểu thuyết (Aldous Huxley rất say mê đọc bộ Encyclopaedia Britannica), nhưng không phải bất cứ cái gì tự điển đã định nghĩa thì tôi tin ngay lập tức ; bản tính cố hữu của tôi là ngờ vực tất cả định nghĩa của tất cả tự điển và từ điển. Tuy nhiên, lúc thấy Encyclopaedia Britannica gọi Đức Huỳnh Phú Sổ là “triết gia Việt Nam “thì tôi bỗng ngừng lại và bắt đầu suy nghĩ. Bao nhiêu âm hưởng bất ngờ xoáy tròn xung quanh một danh từ quen thuộc.

Từ lâu, tôi đã có thói quen nghĩ rằng Đức Huỳnh Giáo Chủ là một thiên tài tôn giáo dân tộc, là một đại Bồ Tát trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, là tất cả những gì đáng tôn kính trong vị thế của một Giáo chủ một tôn giáo gồm nhiều triệu tín đồ ở Việt Nam. Nhưng tôi chưa nghĩ đến khía cạnh “triết gia “của Huỳnh Giáo Chủ. Hiển nhiên tất cả mọi Giáo chủ tôn giáo đều là triết gia ở một bình diện nào đó, và tất cả mọi triết gia ở trên tất cả bình diện đều không thể là Giáo chủ được, nếu người ta hiểu được tính thể chân chính của triết lý như là triết lý. Một triết gia có thể là một triết gia về tôn giáo với một nền tảng triết lý về tôn giáo, nhưng một nhà tôn giáo học không hẳn bị bắt buộc phải là một triết gia, và nhất là một nhà tu hành tôn giáo và nhất là một Giáo chủ tôn giáo lại không nhất thiết phải cần đến một triết lý nào cả, nhất là thứ triết lý kinh viện nhà trường. Tuy nhiên nếu triết lý được hiểu là triết lý trong tất cả mọi ý nghĩa toàn diện của triết lý thì không có ai có thể chạy thoát ra ngoài cái vòng tròn khủng khiếp của triết lý, dù triết lý được hiểu theo nguyên nghĩa Philosophia hay được hiểu theo nguyên nghĩa Minh triết Đạo lý của Đông phương. Nếu được hiểu theo nghĩa nguyên vẹn toàn diện thì Đức Huỳnh Giáo Chủ đúng là một triết gia Việt Nam vĩ đại mà chỉ có người nào nắm trọn tất cả triết lý Tây phương và đạo lý Đông phương thì mới có khả năng nhìn thấy được tất cả ý nghĩa ẩn hiện của bốn chữ triết lý Việt Nam.

Một thanh niên Việt Nam mới 20 tuổi mà đã cưu mang tất cả sức nặng bí ẩn của đạo lý Đông phương, đã thể hiện tất cả khả tính có thể có được của tư tưởng Việt Nam, đã thể hiện trọn vẹn tất cả tinh tuý của Mật tông, Thiền tông và Tịnh độ tông, đã thành tựu oanh liệt truyền thống Thiền Lý Trần và Thiền Trúc Lâm Yên Tử của Việt Nam, đã nối kết lại tinh thần Phật giáo nguyên thuỷ với đại nguyện và đại hành của lý tưởng Bồ Tát trong Đại thừa, đã đốt cháy lại ngọn lửa thiêng trao truyền từ lục tổ Huệ Năng , đã gây dựng lại với hai bàn tay trắng tất cả những gì cao siêu nhất của dân tộc và của nhân loại trong sự nghiệp tư tưởng và hành động của mình, đã nuôi dưỡng đời sống tâm linh và hùng khí dân tộc cho bao nhiêu triệu người Việt Nam. Một người như thế, chẳng những là một triết gia Việt Nam thôi, mà chính là minh triết, thánh triết cho cả nhân loại


Tác phẩm của ngài Huỳnh Phú Sổ
·         Sấm giảng khuyên người đời tu niệm (q. 1 - Thơ lục bát dài 912 câu, 1939). Nội dung sách nhằm đánh thức quần chúng bằng cách tiên tri những cảnh lầm than khốn khổ mà nhân dân phải hứng chịu.
·         Kệ nhân của người khùng (quyển 2 - thơ thất ngôn trường liên, dài 846 câu, xuất bản năm 1939).
Ở cuốn này tác giả vừa tiên tri tai nạn sắp xảy ra mà dân chúng phải gánh chịu, vừa khuyên mọi người nên làm lành tránh dữ.
  • Sấm giảng (quyển 3, thơ lục bát, dài 612 câu, 1939, nội dung cuốn này dạy tu tâm dưỡng tính để được giải thoát.
  • Giác mê tâm kệ (quyển 4, thơ thất ngôn trường thiên, dài 846 câu, 1939).
  • Khuyến thiện (quyển 5, thơ thất ngôn, dài 756 câu, 1942). Viết về tiểu sử Đức Phật Thích Ca và luận về tám sự đau khổ trong cõi Ta bà, về pháp môn tịnh độ và cách diệt ngũ trọc, trừ thập ác và thực hành thập thiện.
  • Cách tu hiền và sự ăn ở của người bổn đạo (quyển 6 xuất bản năm 1945, Sài Gòn).
Nội dung minh giải về tứ ân, tam nghiệp, thập ác, bát chánh, cùng giảng dạy về cách thờ phụng, cúng lạy, nghi thức cử hành tang lễ, giá thú, cùng cách giao tế với các tôn giáo khác.

TIỂU SỬ ĐỨC THẦY HUỲNH PHÚ SỔ
 
Sinh ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi, tức ngày 15/1 năm 1920, tại làng Hòa Hảo, gần Vàm Nao, quận Tân Châu, tỉnh Châu đốc, một tỉnh miền Tây nằm sát bên nước Cao Miên và trên sông Cửu Long (Tiền Giang), trong một gia đình nông dân, con của ông Hương Cả (người đứng đầu trong làng) Huỳnh Công Bộ và bà Lê Thị Nhậm. Lúc nhỏ ông thường bịnh hoạn, đau yếu, xanh xao, chỉ đi học trường làng, và đã đậu bằng tiểu học tại Tân Châu, nhưng đến năm 15 tuổi phải nghỉ học vì lý do sức khỏe. ông được điều trị bởi nhiều thầy thuốc và bằng nhiều cách nhưng bịnh tình càng ngày càng trầm trọng và theo đuổi suốt quãng đời thiếu niên của ông. Mãi cho đến khi ông 18, 19 tuổi, bỗng nhiên ông hết bịnh và trở thành một thanh niên mạnh khỏe, tuấn tú, da mặt hồng hào, tươi sáng, tướng bộ chững chạc, trang nghiêm.
Từ thuở bé, ông đã có căn tính của một người tu hành, ông không thích đàn địch, ca hát, cười dỡn như các bạn cùng trang lứa, lúc nào ông cũng trầm tư, mặc tỉnh, thích ở nơi thanh vắng, yên tỉnh. ông lại rất hổ thẹn và phản đối ngay khi nghe song thân bàn chuyện kiếm người bạn đời cho ông.
Dù mới chỉ học xong tiểu học và chưa từng nghiên cứu Phật Học, ông bỗng nhiên có một kiến thức Phật Học uyên bác, và hơn thế nữa, một khả năng "xuất khẩu thành thơ" biến những kiến thức Phật Học thành những bài thơ giảng đạo đi sâu vào lòng quần chúng bình dân, ít học. Ngoài ra ông làm thơ bằng chữ Nho một cách tinh thông, xuất sắc dù không học chữ Nho. Không những thế, ông còn bỗng nhiên có tài chữa bịnh, kể cả những bịnh nan y dù chưa từng học về y khoa. Ngày 18 tháng năm năm Kỷ Mão, tức ngày 4/7 năm 1939, Huỳnh Phú Sổ tuyên bố khai lập đạo Phật Giáo Hòa Hảo, khi ấy ông chỉ mới 19 tuổi.
Mấy vị trí thức đa số ít ai chú ý đến hiện tượng Phật Gíao Hòa Hảo ở miền Nam , nhất là chư vị miền Bắc vì họ vẫn được tuyên truyền rằng Hòa Hảo là những nông dân cường khấu , chuyên ăn gan uống mật kẻ thù . Còn ở miền Nam thời đó là thời nhiễu nhương kháng chiến , cũng như sau này dưới thời ông Diệm - một người Công Gíao , thì việc tìm hiểu về PGHH không có cơ duyên được khai triển . Trong khi đó , đối với những người học Phật khi có cơ hội được tìm hiểu về PGHH , thường rất ngạc nhiên , giựt mình vì sao một vị giáo chủ trẻ tuổi chỉ thọ có 27 năm , thời gian khai đạo có 7 năm , lại có thể gây được ảnh hưởng sâu rộng như thế cho bao thế hệ sau .
HPS giảng dạy cho tín đồ nội dung Phật Pháp đúng theo lời chuyển pháp luân của Phật Tổ , từ con đường trung đạo đến tam nghiệp , tứ diệu đế , tứ vô lượng tâm , tứ ân , ngũ giới , lục độ , bát chánh đạo , thập thiện , thập nhị nhân duyên . Đức Thầy chỉ có chút phần thay đổi trong thứ tự Tứ Ân . Ngoài ra trọn vẹn nội dung là đúng với những gì Phật Tổ giảng dạy cho đệ tử , Ông không có chủ trương đưa ra những tư tưởng Phật học gì mới lạ . Lại , Đức Thầy thấu hiểu căn cơ chất phác của người nông dân Nam Bộ vùng đồng bằng Sông Cửu Long không thể hành trì các pháp tu đòi hỏi công phu tu học phức tạp , nên Đức Thầy chọn pháp môn Tịnh Độ để truyền dạy vì đây là pháp phù hợp nhất với tất cả mọi căn cơ chúng sanh bất luận cao thấp
Văn Đức Thầy thực tế , gần gũi , dễ lãnh hội như Ngài giảng cho nông dân miền Nam nghe về con đường trung đạo :
" Không trưởng dưỡng xác thịt quá ư sung sướng như : ăn nhiều, ngủ nhiều, chẳng lo làm công chuyện, chẳng học hỏi, vì sung sướng thái quá thì sanh nhiều dục vọng mê đắm, làm cho trí đạo tối tăm, không đạt huệ được .
Không nên hành xác hay ép xác thái quá như : phơi nắng dầm sương, bỏ ăn, bỏ ngủ, làm lụng quá sức lực của mình, vì ép xác quá độ hay sanh bịnh hoạn nhiều, người mà đa mang bịnh tật rồi, tinh thần kém cỏi, nhọc mệt, trí hóa lu mờ, không đủ sức mà học Đạo đặng.
Nên người biết Đạo chẳng ép xác thái quá, mà cũng chẳng để nó sung sướng quá độ, chỉ ăn ngủ có chừng mực, làm việc vừa với sức mình, giữ gìn sức khỏe mới mong được Đạo Pháp.
Vậy Phật chẳng buộc ai phải ăn ở khổ hạnh và cũng chẳng biểu ai ăn ở sung sướng, chẳng ép ai ăn chay, chẳng xúi ai ăn mặn, tùy theo trình độ và lòng nhơn của mình. "
Những lời thuyết giảng của Huỳnh Phú Sổ vì mang tính cách bình dân nên không khỏi bị một số tăng ni chê là kém cỏi, tầm thường, hoặc giáo lý PGHH không có gì là cao siêu, là chân chánh. Tại vì Đức Thầy thấu hiểu được trình độ của người nông dân vào thời khoảng nhiễu nhương 1940 khó có thể thông hiểu được các tư tưởng cao siêu chứa đựng trong thiên kinh, vạn quyển của triết lý Phật giáo. Hoằng pháp bằng những bài thơ chuyên chở đạo Phật vào sâu trong tâm nảo tín đồ là một thành công sâu đậm, bền vững. Trong một thời gian ngắn ngủi độ 7 năm, ngoài những việc khó khăn khác phải đương đầu, quả thật trong lịch sử miền Nam, chưa thấy có một giáo chủ nào có thể được hơn 2 triệu tín đồ trên một dân số khoảng 10 triệu vào thời đó
Huỳnh Phú Sổ đặc biệt tạo nên một nền Phật giáo mới do các giới Phật tử tại gia điều hành không có giới tăng lữ tham gia.Đức Thầy tuy không chủ trương xây chùa, đúc tượng nhưng trong " Lời khuyên bổn đạo", Ông vẫn khuyên tín đồ phải kính trọng giới tăng sĩ , tránh tạo sự bất hòa giữa giới tăng sĩ và cư sĩ tại gia. Đức Thầy đã viết: " Hạng tại gia gồm tất cả thiện nam tín nữ chưa đủ điều kiện xuất gia, vì cảm thấy mình còn nặng nợ với non sông tổ quốc, với gia đình, với đồng bào xã hội, nên chưa thể làm như các nhà sư hay ni cô đặng. Thế nên ở tại nhà, họ phượng thờ Đức Phật, phát nguyện quy y, giữ gìn giới luật, hằng coi kinh sách, sửa tánh, răn lòng, ủng hộ các sư ". Ông đặt trọng tâm vào việc tu tâm sửa tánh, khuyên không nên dựa vào hình tướng, lễ nghi. Hình tướng như tượng Phật, chuông, mỏ chỉ là những trợ lực, những phương tiện giúp để dễ tu tập nhưng lắm khi sự chấp vào hình tướng lại dẫn đến sự hiểu sai về giáo pháp
Những thành tựu Ông đã thực hiện trong thời gian ngắn ngủi 7 năm thật khó có thể giải thích ngoại trừ phải chấp thuận ý kiến xem Ông là một vị Bồ Tát đã xuất hiện sau nhiều kiếp tu tập để cứu rỗi nông dân ở địa linh Cữu Long.
Sự độc đáo và vĩ đại của Huỳnh Phú Sổ được giới trí thức quốc tế công nhận, dù bị giới trí thức Việt Nam và trí thức Phật Giáo Việt Nam, do thiếu thông tin, thành kiến nông cạn, sai lầm, không biết đến và đề cập đến: Bộ Bách Khoa đại Từ điển có thẩm quyền nhất thế giới, bộ The New Encyclopaedia Britannica đã công nhận Huỳnh Phú Sổ là một triết gia Việt Nam "Huỳnh Phú Sổ is a Vietnamese philosopher... "(Vulume 6, Micropaedia, 1987, trang 18).
Chữ “triết gia” đối với người Việt Nam thì nghe không mấy hấp dẫn , nhưng đối với Tây Phương là một chữ phi thường . Triết học có vai tròn rất đặc biệt trong lịch sử và chính trị Tây Phương, như Platon – ông tổ Triết học Tây Phương , từng đề cập đến mô hình xã hội lý tưởng mà ở đó , những người lãnh đạo quốc gia phải là những bậc triết nhân có phẩm chất và trí tuệ cao cả .
(Tương truyền Platon đã từng có thời tu học ở Ai Cập và được những tu sĩ Ai Cập truyền thụ cho những tri thức bí mật của nền ăn minh Atlantis đã có từ trước Đại Hồng Thủy , mô hình thành phố Atlantis mà Platon miêu tả ,nghe giống như mô hình phong thủy “thôn bát quái” của ngôi làng dòng họ Gia Cát Lượng thời Tam Quốc )
Không một người Việt Nam nào khác thế kỷ 20 này được đánh giá như vậy.Huỳnh Phú Sổ được coi như là hóa thân của Bồ Tát và những hiểu biết của ông xuất phát từ Tuệ Giác và những hành động của ông là những hạnh nguyện của tâm đại từ bi. ông dã vượt qua mức độ phàm phu và đã đạt đến trình độ của thánh nhân.
Nhân dân Nhật Bản ca ngợi sư Nhật Liên là đại bồ tát, thì Phật tử Việt Nam ca ngợi Huỳnh Phú Sổ là đại bồ tát cũng không quá đáng. Có ai, trong suốt mấy ngàn năm lịch sử Việt Nam, khi chỉ mới 19 tuổi, đã là một Gíao Chủ có những viễn kiến đi trước thời đại và được hàng triệu người tôn thờ ? Chỉ có Huỳnh Phú Sổ - “Cậu Tư Hòa Hảo” , một thanh niên quê quán ở làng Hòa Hảo trên đồng bằng sông Cửu Long



mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 08/Aug/2013 lúc 10:21pm


Thế nào là cuộc sống có ý nghĩa?

(Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ)

 

.1) Sống lợi mình lợi người là cuộc sống có ý nghĩa.
Những việc gì mình không muốn người khác làm cho mình, thì mình đừng làm như vậy cho người ta. Chẳng hạn như mình không muốn bị người khác quấy rầy, không muốn đời tư bị bươi móc, thì mình đừng làm như vậy cho người ta. Chẳng hạn như mình không thích bị ai phê bình, chỉ trích, khinh khi, phỉ báng, thì mình đừng vạch lá tìm sâu, bới bèo tìm bọ, viết thư nặc danh, hăm dọa chửi bới người ta. Phải nên biết rằng: gieo nhân nào gặt quả nấy, đong đấu nào nhận đấu nấy!


.2) Sống không ưu tư, không phiền não trong mọi hoàn cảnh là cuộc sống có ý nghĩa.
Vì áp lực của cuộc đời thường đè nặng trong tâm tư, chúng ta bị ngoại cảnh chi phối quá nhiều, ngày ăn không ngon, đêm ngủ chẳng yên. Lúc thịnh thì vui, lúc suy thì buồn. Lúc nhục nhã thì bực, lúc danh dự thì khoái. Lúc xưng tán thì thích, lúc phê phán thì quạu. Lúc khổ thì than, lúc hân hoan thì chịu! Nở được nụ cười nhẹ nhàng, vô ưu, trầm tĩnh, trong mọi hoàn cảnh giúp chúng ta sống cuộc đời có ý nghĩa. Nụ cười thương yêu, nụ cười có ý thức bao giờ cũng đẹp đẽ và thường giúp con người sống cuộc đời có ý nghĩa một cách mầu nhiệm khó thể nghĩ bàn.

.3) Sống trong tỉnh thức là cuộc sống có ý nghĩa.

Chúng ta biết mình thực sự là ai, biết mình thực sự đang làm gì, biết mình thực sự đang nói gì, biết mình thực sự đang nghĩ gì. Chúng ta thường mang cái áo đời danh lợi, cho nên quên "con người chân thật" của mình, luôn luôn sống trong ảo tưởng. "Con người chân thật" là con người luôn luôn sống trong tỉnh thức, kiểm soát được hành động, lời nói và tư tưởng, không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, trình độ, xuất xứ, đời sống, dân tộc. Sống trong tỉnh thức nghĩa là phải có chánh kiến, theo chánh tư duy, giữ gìn chánh ngữ, thực hành chánh nghiệp, sống với chánh mạng, có chánh tinh tiến, luôn luôn chánh niệm, có được chánh định.


.4) Sống trong an lạc và hạnh phúc là cuộc sống có ý nghĩa.
Cuộc sống không dính mắc, không sân hận, không si mê, không phiền não, không chấp chặt, không thành kiến, không kỳ thị, không tranh chấp, không hơn thua, không bon chen, không đua đòi. Khi có người mang lửa đến đốt, chúng ta đừng đưa bổi ra đón, thì sẽ không bị đốt cháy. Nghĩa là nếu bị người chửi mắng, hay khi nhận được thư, dù nặc danh hay chính danh, nặng lời nhục mạ, chúng ta không nổi cơn sân, dù ngoài mặt hay trong lòng, thì chúng ta được bình yên vô sự. Chúng ta không có được những gì mình thích, thì hãy thích những gì mình có. Ðược như vậy, ngày ăn ngon tối ngủ yên, và chắc chắn chúng ta sống cuộc đời an lạc và hạnh phúc.


.5) Sống an trú trong hiện tại là cuộc sống có ý nghĩa.
Chúng ta thường luyến nhớ quá khứ, mơ tưởng tương lai. Sống trong cuộc đời hiện tại, chúng ta nên biết rằng "mình đang sống", đang hít thở không khí, đang ở trong chánh niệm, sống với thiện tâm, sống không tà niệm. Ðược như vậy, tâm của chúng ta như dòng nước trong mát, không vướng bụi trần, không vương phiền não. Bình an dưới thế cho người thiện tâm.


Trong Kinh Kim Cang, Ðức Phật có dạy:

Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc.

Nghĩa là chuyện quá khứ cảm giác đã qua đi, không nên nhớ nữa, chuyện hiện tại thấy đó rồi mất đó, cảm giác nào rồi cũng qua mau, không có gì tiếc nuối, chuyện tương lai chưa đến, đừng lo lắng ưu tư phiền muộn, chỉ khiến cuộc đời thêm phức tạp phiền não mà thôi!


.6) Sống trong giác ngộ và giải thoát là cuộc sống có ý nghĩa.
Chúng ta muốn có cuộc sống ý nghĩa, bình yên, phẳng lặng, an lạc và hạnh phúc, chúng ta phải biết quán sát chân lý, nhận chân lẽ thực, thấy được thực tướng của vạn hữu. Chúng ta muốn có cuộc sống ý nghĩa, thì nên biết rằng, chúng ta sinh ra đời để trả hết các nợ đã vay, đã tạo tác từ nhiều tiền kiếp, đừng tạo thêm nghiệp mới, chấm dứt sinh tử luân hồi, không si mê, không mơ tưởng, không van xin, không mong cầu. Chúng ta phải sáng suốt nhận định rõ ràng: cuộc đời khổ nhiều vui ít.


Cho nên, chấp nhận cuộc đời là chấp nhận: sinh lẫn diệt, còn lẫn mất, được lẫn thua, khen lẫn chê, vui lẫn buồn. Chấp nhận cuộc đời là chấp nhận: có làm có hưởng, có làm có chịu, sinh sự sự sinh, gieo gió gặt bão. Chấp nhận cuộc đời là chấp nhận: nay còn mai mất, nay xấu mai tốt, nay bạn mai thù, chuyển biến không ngừng. Cần phải có thời gian tu tập thực nghiệm lâu dài, cần phải có công phu quán chiếu bền bỉ, cần phải có ý chí mạnh mẽ, nghị lực vững vàng, để chuyển hóa cuộc đời từ phiền muộn, ưu tư, lo âu, sợ hãi, trở thành hoan hỷ, vui vẻ, thanh thản, tự tại. Ðược như vậy, chúng ta sẽ giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi.

 

 

(Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ)





mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 15/Aug/2013 lúc 7:04pm

Giải mã ánh sáng chói lòa khi cận kề cái chết

VnExpress.netVnExpress.net – Thứ tư, ngày 14 tháng tám năm 2013


Sự gia tăng đột biến hoạt động điện trong não là nguyên nhân tạo ra các trải nghiệm cận tử của những người gần kề cái chết, trong đó đặc biệt là một thứ ánh sáng chói lòa.

Hoạt động của sóng não mạnh lên trước khi chết. Ảnh minh họa: BBC.

Kinh nghiệm cận tử hay kinh nghiệm cận chết là một trải nghiệm được kể lại bởi một người suýt chết hoặc đã bị chết lâm sàng và được cứu sống. 

Theo nghiên cứu thực hiện trên chuột, mức độ sóng não tăng cao tại thời điểm cận kề cái chết của nó. Giới khoa học Mỹ cho biết, con người trong tình trạng tương tự sẽ phát sinh một trạng thái ý thức đặc biệt. Nghiên cứu được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, BBC đưa tin.

Tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Jimo Borjigin từ Đại học Michigan, Mỹ cho biết: “Rất nhiều người nghĩ rằng não sau khi chết lâm sàng sẽ không hoạt động hoặc hoạt động hạn chế. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy, điều đó không chính xác. Khi cái chết diễn ra, não bộ hoạt động nhiều hơn".

Theo những người đã cận kề cái chết rồi sống lại, xung quanh họ khi ấy được bao phủ bởi một không gian tràn ngập ánh sáng trắng, họ thấy một cảm giác kỳ lạ và có thể trông thấy thân xác mình ngay trước mắt.

Nghiên cứu trên chuột

Việc nghiên cứu cảm giác cận chết ở con người là một thách thức lớn. Vì vậy, các nhà khoa học Đại học Michiga đã theo dõi trên đối tượng là 9 con chuột sắp chết. Trong khoảng thời gian 30 giây sau khi tim con vật ngừng đập, sóng gama trong não chúng hoạt động rất mạnh.

Xung điện não ở các con chuột thí nghiệm cũng hoạt động với mức độ cao hơn so với trước. Các xung điện não có chức năng hình thành ý thức con vật, liên kết thông tin giữa các bộ phận khác nhau của não bộ.

"Điều tương tự sẽ xảy ra trên bộ não con người, một mức độ gia tăng hoạt động của não và ý thức có thể đem lại những trải nghiệm cận tử", tiến sĩ Borjigin nói.

“Những người cận kề cái chết có vỏ não thị giác bị kích hoạt mạnh, sóng não gama gia tăng khiến họ trông thấy ánh sáng và cảm giác kỳ ảo", bà nói thêm.

Tuy nhiên theo bà Borjigin, để xác nhận kết quả  trên, nghiên cứu cần phải thực hiện trên những người trải qua cái chết lâm sàng và được hồi sinh. "Vấn đề là chúng ta không biết khi nào trải nghiệm cận tử xảy ra, có lẽ là khi bệnh nhân được gây mê hay trước khi tim ngừng đập", bà cho biết.

"Những phát hiện trên mở ra cánh cửa để nghiên cứu sâu hơn trên con người”, tiến sĩ Chris Chambers từ Đại học Cardiff, Anh nói.

Lê Hùng


http://vn.news.yahoo.com/gi%E1%BA%A3i-m%C3%A3-%C3%A1nh-s%C3%A1ng-ch%C3%B3i-l%C3%B2a-khi-c%E1%BA%ADn-222000880.html


mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 15/Aug/2013 lúc 9:13pm

đào lý vẫn đơm hoa

Basho là một vị thiền sư thi sĩ Nhật Bản sống vào thế kỷ thứ 17, ông cũng được công nhận như một nhà thơ Haiku nổi tiếng nhất của mọi thời đại.  Có lần, Basho chia sẻ về nghệ thuật làm thơ của mình như sau, “Trong khi viết, ta đừng để mình bị ngăn cách với thực tại, dầu chỉ là một khoảng cách mỏng như một sợi tóc.  Ta chỉ có thể hiểu được cây thông từ ngay chính cây thông, ta chỉ có thể học cây trúc từ chính ngay cây trúc…cái thấy ấy tự nó sẽ sáng tạo nên bài thơ của mình.”
Và cũng vậy, tôi nghĩ, ta chỉ có thể tiếp xúc được với sự sống của mình từ ngay chính nơi thực tại này, mà không thể bằng một lý thuyết hay đường lối nào khác hơn.
Nhưng dường như ngày nay chúng ta lại thường đặt ra bao nhiêu những phương cách để nắm bắt thực tại.  Thật ra, ta chỉ cần mở rộng ra với những gì đang có mặt chung quanh mình, bằng một cái thấy tự nhiên và trong sáng.  Hiện thực này, ta đâu cần phải lao công tìm kiếm, mà chỉ cần dừng lại và nhận diện mà thôi.
Một nhà thơ La Mã, Horace, có dùng chữ "Carpe diem", seize the day, nắm bắt ngày hôm nay, như là một công thức để sống tích cực.  Tôi cũng thấy ngày nay chúng ta lại ưa thích dùng những chữ đó, nhưng có lẽ ta cũng cần nên nhìn lại thái độ ấy của mình.  Vì thật ra ta không cần phải nắm bắt cái gì hết, chúng ta chỉ cần để yên và có mặt tự nhiên với ngày hôm nay thôi.  Vì mục đính của ta là để tiếp xúc được với một tuệ giác sẵn có của thực tại, chứ không phải để tìm kiếm một cái gì khác hơn, hay đẹp hơn, theo sự mong cầu của mình.
Sen và bùn
Có lần, tôi có dịp tiếp chuyện với một Sư cô ở một tu viện.  Trong thiền quán, chúng ta thường quen nghĩ rằng, hạnh phúc có mặt là nhờ sự có mặt của khổ đau.  Cũng như sen có mặt là nhờ có bùn nhơ, hay là nhờ có cõi Ta bà mà Tịnh độ mới có thể hiện hữu.  Nhưng nếu như ta nhìn sâu sắc hơn, đừng vướng mắc vào ý niệm, thì có thể ta cũng sẽ thấy rằng, hoa sen có cái “thật” của hoa sen, và bùn nhơ cũng có cái “thật” của bùn.  Và nếu như chúng ta để cho chúng được như "đang là", as-is, một cách tự nhiên, thì mỗi cái đều có giá trị hoàn toàn như nhau, chứ không phải vì cái này mà có được cái kia.  Cô chia sẻ,
Người ta thường nói đến giá trị của khổ đau là để nâng cao giá trị của hạnh phúc.  Cũng như hay lấy bùn để tôn xưng sự tinh khiết của hoa sen: gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.  Vì vậy hoa sen thường được dùng làm biểu tượng cho những gì cao quý, thỏng tay vào trần mà không nhiễm bụi trần.  Giá trị của bùn ở đây là làm cho hương thơm của hoa sen càng có giá trị.
Trong kinh có viết “Thị pháp trụ pháp vị”, nghĩa là ta nên thấy pháp đúng với thực tánh ngay nơi sự có mặt trong không gian (vị) và thời gian (thời) của nó.  Như nó đang là.  Mỗi pháp đều có một vị trí, một “đang là” của chính nó, và không thể so sánh với bất cứ gì khác.  Hoa sen có "vị" của hoa sen, bùn có "vị" của bùn.  Mùi thơm của hoa sen hay mùi hôi của bùn là do cảm quan của chúng ta thôi, chứ sen hay bùn tự chúng đâu có nói một lời nào!  Mà chúng cũng chẳng muốn nâng giá trị gì cho nhau.  Sen mọc trên bùn là do ở nhân duyên, thì đó cũng chỉ là lẽ thường nhiên thôi!
Vậy khổ đau có "vị" của khổ đau, hạnh phúc có "vị" của hạnh phúc, giá trị hoàn toàn như nhau nếu chúng được như "đang là."  Thật ra thì đâu phải nhờ khổ đau mà ta mới có thể thấy giá trị của hạnh phúc, hay "hạnh phúc chỉ được nhận diện trên cái nền của khổ đau..."  Sao ta không thử nhìn thấy hương sen, mùi bùn, hạnh phúc, đau khổ... như nó đang là, và chỉ thế thôi?
Thật ra, nếu như ta biết ý thức và chấp nhận giá trị của khổ đau, thì đó cũng đã là điều rất tích cực rồi.  Nó giúp ta giảm bớt đi những bất an do sự tham cầu, chống đối, vừa lòng, nghịch ý… khi tương giao với mọi sự.  Nhưng nếu như ta không vượt thoát khỏi cái thói quen so sánh - sản phẩm của bản ngã - thì mình sẽ không để cho sự vật được như nó “đang là”, vì vẫn còn một ý niệm phân biệt, cho dù rất vi tế.
Trong kinh Hoa Nghiêm có viết "đương xứ tức chân", chỉ có cái đang là ấy mới chính là cái thật, và ngoài ra không có cái thật nào khác hơn, nên ta mới có thể nói "Ta bà là Tịnh độ" được đúng nghĩa.  Chứ không phải nó ám chỉ rằng Ta bà chỉ là nền, background, của Tịnh độ.  Vì thật ra, đâu phải nhờ có “hậu cảnh” Ta bà mà “chính cảnh” Tịnh độ mới được tỏa sáng!
Mọi bất an đều có khuynh hướng tự an
Có thể tôi cũng chưa hiểu hết ý sâu sắc của Cô, nhưng như Basho nói, nếu như chúng ta muốn hiểu thế nào là hoa sen thì ta hãy tiếp xúc ngay chính với hoa sen đi, hay bùn nhơ cũng vậy.  Vì chỉ có cái đang là ấy mới chính là cái thực.  Mỗi cái đều có một tuệ giác riêng của nó, và ta chỉ cần thấy trong sáng tự nhiên thôi, chứ đâu cần đến một sự phân tách hay suy tưởng xa xôi gì khác.
Nếu như ta để cho chúng được như chúng đang là, as-is, buông bớt đi những phân biện của mình, thì tuệ giác sẽ hiện rõ hơn.  Các thầy tổ vẫn thường nhắc nhở chúng ta hãy tập buông bỏ những ý niệm và lý thuyết của mình đi, dù cao siêu đến đâu, để cho tuệ giác có thể được có mặt.
Tôi nghĩ, chúng ta chưa tiếp xúc được với thực tại có lẽ vì mình chưa thể dừng yên được những tìm kiếm lăng xăng của mình.  Và trong cuộc sống, chúng ta lại có thói quen thay thế những lăng xăng này bằng những lăng xăng khác.  Mà bạn biết không, cho dù chúng có là vi tế hay tốt đẹp hơn thì đó cũng vẫn là những lăng xăng.
Nhưng nếu như ta không làm gì hết, và cứ để yên cho những lo nghĩ và bất an của mình, thì chúng sẽ ra sao bạn hả ?  Bạn biết không, tôi được dạy rằng, nếu như ta biết buông bỏ cái thái độ mong cầu của mình, để cho cái nghe, cái thấy của mình được trong sáng tự nhiên trong giờ phút này, không can thiệp vào, thì mọi bất an đều có khuynh hướng tự nó sẽ trở thành an.  Chúng không cần gì đến sự can dự hay một sự tập luyện nào của mình.  We need to learn how to step out of our own way.
Đào hồng tự nở hoa
Sáng nay là một ngày đầu tiên của mùa xuân.  Vậy mà mới mấy hôm trước, trời đổ một cơn tuyết lớn ngập trắng khu vườn, lấp kín lối đi ngoài sân.  Tuyết phủ trắng xóa những cành cây khô trong khu rừng nhỏ.  Đất trời của một ngày tuyết đang rơi thật yên lắng, không gian tĩnh và đẹp.  Sáng nay nắng lại lên, tuyết tan, bước ra ngoài vườn tôi thấy trên cành khô có những nụ hoa tím nở tự lúc nào không hay, dưới ánh nắng trong sáng ban mai đẹp mới tinh.
Tôi nhớ bài thơ của thầy Nhất Hạnh lấy ý từ một công án Thiền của vua Trần Nhân Tông.
Bạn là khu vườn của tôi
Và tôi thường nghĩ tôi là người chăm sóc
Nhưng mới sáng hôm qua thôi
Mắt tôi vừa thấy
Một khu vườn xưa, rất xưa
Không hề có ai chăm sóc
Vậy mà
Khi Xuân về
Chẳng biết tại sao
Đào lý vẫn đơm hoa.
Chúng ta có cần phải lao tác tìm kiếm gì không bạn hả, hay chỉ cần để cho tất cả được trong sáng tự nhiên mà thôi, và lý trắng đào hồng sẽ tự chúng nở hoa…

“Vườn xưa vắng mặt người chăm sóc
Lý trắng đào hồng tự nở hoa.”
Nguyễn Duy Nhiên

mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 17/Aug/2013 lúc 8:29pm

đừng xô nhau giữa chiêm bao


Có lần tôi được nghe một bài hát của Trịnh Công Sơn với những ý lạ, "Biển sóng đừng xô nhau, ta xô biển lại sóng về đâu?  Biển sóng đừng xô ta, ta xô biển lại sóng nằm đau!" Ông viết bài đó do cảm hứng khi nghe tụng câu kinh Bát Nhã "Gate, Gate, Paragate, Parasamgate, Bodhi Svaha."


    Ông giải thích ý mình, "Tuy là do cảm hứng bắt nguồn từ câu kinh, nhưng nó không nương tựa gì câu kinh cả.  Tôi muốn nói, sống trong cuộc đời, ta đừng nuôi thù hận, đừng có ác ý trong cuộc tình.  Đừng để trong tình thương có bóng dáng thù địch, của lòng sân hận.  Sóng xô ta, ta xô lại sóng.  Biết bao giờ mới đến được bờ bên kia của tịch lặng, của bình an!"

    Ông nói về những cuộc tình, mà cuộc đời cũng thế, bạn có nghĩ vậy không?  Vì cuộc đời cũng được làm bằng những mối liên hệ giữa ta với người chung quanh.  Mà nếu mỗi lần "sóng xô ta" rồi "ta xô lại sóng", thì biết bao giờ biển khổ này mới được lặng yên, phải không bạn!

    Tôi nghĩ sự tu học trước hết là để đem lại cho ta một tấm lòng.  Một tấm lòng rộng lớn, không nhỏ nhen, không nghi kỵ, không xô đẩy nhau.  Một tấm lòng không cô lập, không cố chấp.  Với tấm lòng rộng mở ấy, chúng ta có thể chuyển hóa được những khổ đau cho nhau.

    Đêm nay trăng sáng yên ngoài cửa sổ.  Trong căn phòng viết nhỏ của tôi có một vùng ánh sáng nhỏ tĩnh lặng.  Trên bàn viết, tôi có chép lại một bài thơ của bác Ngọc Quế in trong tập sách bác gởi tặng nhà hôm nào,

    Ngàn năm,

    Giọt nước có buồn không

    Sao vẫn long lanh

    Dưới ánh hồng

    Trên cánh sen vàng

    Ai biết được

    Ngàn năm

    Giọt nước có buồn không.

    Đêm đã khuya.  Tôi thổi tắt ngọn nến trên bàn.  Một làn khói tỏa nhẹ dưới ánh trăng xanh.

 

nguyễn duy nhiên
trích trong "Lời Kinh Xưa Buổi Sáng Này"

 

http://nguyenduynhien.blogspot.com/2013/08/ung-xo-nhau-giua-chiem-bao.html





Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 17/Aug/2013 lúc 8:31pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 20/Aug/2013 lúc 11:11am

Mẹ không phá thai, hai con song sinh làm linh mục

 

Hai linh mục người Chile là anh em song sinh cho hãng tin Công Giáo Hoa Kỳ CNA biết, nhờ thân mẫu kiên quyết không chịu phá thai mà hai anh em đã được sinh ra và nay trở thành linh mục.

Hai linh mục đó là cha Paulo Lizama và cha Felipe Lizama sinh ngày 10 tháng 9 năm 1984 tại thành phố Lagunillas de Casablanca. Cha Felipe sinh trước, cha Paulo sinh sau 17 phút

Cha Felipe kể rằng mẹ ngài là bà Rosa Silva, khi biết mình có thai, đã xin đi chiếu điện và sau đó đã được siêu âm bào thai. Bác sĩ cho biết bào thai của bà có một cái gì lạ: “Thai nhi có 3 tay, hai cái đầu, chân thì quấn lấy nhau.”

Bác sĩ cho biết, tính mạng bà có thể bị nguy hiểm nếu giữ bào thai và cách chữa trị là phá thai. Phá thai ở Chile được luật pháp cho phép. Tuy nhiên, bà Rosa, mẹ của hai Linh Mục, đã không bằng lòng và kiên quyết từ chối lời đề nghị phá thai. Bà nói, bà chấp nhận những gì Thiên Chúa trao cho bà.

Cha Felipe nói: “Chúa đã tạo dựng bào thai song nhi. Tôi không biết các bác sĩ đã sai hay có chuyện gì”

Còn cha Paolo nói: “ Tôi thì luôn luôn nhớ tới lòng yêu thương và dịu dàng trong trái tim của mẹ tôi là người đã cho chúng tôi sự sống”.

Cha Paulo kể thêm rằng “ Khi anh ngài là cha Felipe sanh rồi, thì cuống nhau vẫn chưa đứt ra khỏi cung lòng mẹ nên bác sĩ đã đề nghị nạo bào thai để lấy cuống nhau ra. Bà Rosa Silva, mẹ của hai Linh Mục từ chối và nói bà cảm thấy còn một đứa bé nữa ở trong cung lòng. Và quả thế 17 phút sau, cha Paulo đã được sinh ra.

Trước sự kiện này cha Paolo nói: “ Chi tiết cuối cùng này có ý nghiã rất quan trọng đối với tôi. Mẹ tôi biết tôi còn ở trong bụng, tôi sinh ra trễ nhưng đã được sinh ra. Nếu bác sĩ nạo cung lòng mẹ tôi thì chắc chắn tôi đã bị thương nặng rồi”.

Câu chuyện hai cha đã được sinh ra thế nào chỉ được hai cha biết đến khi đang học năm thứ Sáu tại chủng viện

Cha Paolô kể tiếp: “Điều chắc chắn là sự khôn ngoan của mẹ tôi và tâm hồn của bà đã đúng lúc cho chúng tôi được biết chuyện kỳ diệu như thế ”

Rồi ngài kể tiếp: “Hồi tưởng lại chuyện đó trong khi trước đây tôi vẫn nghĩ rằng ơn kêu gọi làm linh mục của tôi chỉ bắt đầu từ thời thanh xuân, nhưng sau này tôi mới nhận ra rằng Chúa đã can thiệp vào đời tôi ngay từ thuở ban đầu nhờ cái tiếng “Xin Vâng” của mẹ tôi”.

Thời còn bé, dù được lớn lên trong gia đình Công Giáo, nhưng cả hai anh em đã mất đức tin và thôi không dự thánh lễ nữa. Rồi chính việc cha mẹ ngài ly dị mà hai anh em lại đã trở về với Giáo Hội và chịu phép Thêm Sức.

Cha Paolô kể tiếp rằng dù lúc mất đức tin, nhưng hai anh em vẫn cảm thấy mình bị hấp dẫn bởi Mình Thánh Chúa, thánh ca và việc âm thầm cầu nguyện.

Cha Felipe thì kể rằng chính cha Reinaldo Osorio đã kéo ngài trở về với Chúa. Và sau này cha Reinaldo Osorio đã hướng dẫn hai anh em trong chủng viện để lên chức linh mục.

Cha kể với cơ quan truyền thông CNA: “ Chúa đã gọi tôi, tôi nhận ra rằng chính Chúa và mọi sự trong Chúa làm tôi rất hạnh phúc. Chắc chắn tôi muốn làm linh mục”.

Điều ngạc nhiên là dù hai anh em sống gần nhau nhưng không bao giờ nói cho nhau biết về ơn kêu gọi của mình. Cha Paolo nói “ Tôi không biết anh em tôi ai đã nghe tiếng Chúa gọi trước, nhưng tôi nghĩ Chúa đã chọn đường lối tôn trọng sự tự do đáp trả của anh em tôi.”

Tháng 3 năm 2003, cả hai anh em gia nhập chủng viện. Ban đầu gia đình băn khoăn về quyết định của họ, nhưng sau một năm sống trong chủng viện, mẹ ngài thấy hai con hạnh phúc nên bà đã an tâm.

Vào ngày 28 tháng 4 năm 2012, hai anh em song sinh, thầy Felipe và thầy Paulo chịu chức linh mục và cử hành lễ mở tay tại quê hương của các ngài là Nhà Thờ Đức Mẹ Ban Ơn ở Lagunillas.

Sau một năm chịu chức, giờ đây cha Felipe phục vụ tại giáo xứ Thánh Martin of Tours ở Quillota, và cha Paolo phục vụ tại giáo xứ Đức Mẹ Mông Triệu tai Achupallas.

Kết thúc câu chuyện về đời mình với CNA Cha Felipe nói: Chúa không làm chuyện linh tinh với chúng ta. Ngài muốn chúng ta hạnh phúc, và chức linh mục là ơn gọi tuyệt vời làm chúng tôi vô cùng hạnh phúc.

Còn cha Paolô kết luận “Theo Chúa Giêsu không phải là dễ, nhưng là chuyện tuyệt vời. Chúa Giêsu, Giáo Hội và thế giới cần chúng ta, nhưng không phải cần bất cứ bạn trẻ nào, mà chỉ cần bạn nào được trao ban sự thật của Thiên Chúa để chính đời sống họ sẽ chuyển tại sự sống, nụ cười của họ mang theo niềm hy vọng, diện mạo của họ chuyển tại đức tin, và hành động của họ sẽ mang theo niềm tin yêu”

Nguyễn Long Thao

(Vietcatholic)




mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 22/Aug/2013 lúc 7:28pm


Xây nhà thờ với 57 xu

Ngày đăng bài Thứ Ba, ngày 13-11-2012

Philadelphia - cuối thế kỷ 19. Cô bé Hattie May Wiatt đứng thổn thức bên cạnh ngôi nhà thờ nhỏ của giáo xứ, sau khi đã chạy lòng vòng mà không vào được bên trong vì nhà thờ đã chật cứng.


“Con không vào được lớp học Chúa nhật”, cô bé nức nở nói với vị cha sở vừa đi tới. Nhìn bộ dạng tiều tụy, nhếch nhác của cô bé, cha hiểu ngay ra nguyên do. Ngài cầm tay cô bé dẫn vào trong, tìm cho cô một chỗ trong nhà thờ và lớp học Chúa nhật. Đêm hôm đó, cha đi ngủ mà đầu chỉ nghĩ tới những đứa trẻ không có chỗ để dự lễ và học giáo lý.


Hai năm sau đó, năm 1886, Hattie May chết trong một chung cư tồi tàn. Cha mẹ bé gọi điện cho cha sở là người đã trở nên rất thân thiết với cô bé, đến để chủ trì buổi lễ tang. Khi liệm xác cô bé nghèo, người ta đã tìm thấy một chiếc ví rách nát và bẩn thỉu tựa như được moi ra từ đống rác, trong đó có 57 xu, và một tờ giấy xé nham nhở viết trên đó vài dòng chữ nguệch ngoạc của trẻ con: “Để giúp đỡ xây dựng một nhà thờ lớn hơn cho nhiều đứa trẻ có thể đến lớp học ngày Chúa nhật”. Đó là kết quả trong 2 năm trời dành dụm với cả tấm lòng hy sinh không chút vụ lợi của cô bé. Khi đọc những dòng chữ này, vị cha sở đã không thể cầm được nước mắt.



Mang theo mảnh giấy và chiếc ví rách nát của cô bé trong các buổi lễ, cha kể cho mọi người câu chuyện về tấm lòng hy sinh cao cả của cô bé. Rồi cha bỏ ra rất nhiều công sức để kêu gọi, quyên góp tiền xây dựng một nhà thờ rộng hơn. Câu chuyện của cô bé đã được một tờ báo có uy tín đăng tin, và một nhà kinh doanh bất động sản đã đọc được nó. Ông nhượng bán cho nhà thờ một mảnh đất rộng, với giá chỉ có… 57 xu trên. Giáo dân thì tổ chức một đợt quyên góp với quy mô rộng lớn, và sau 5 năm số tiền đã lên tới 250.000 đô la - một số tiền rất lớn thời bấy giờ. Tấm lòng nhân hậu cao cả của cô bé đã được đền đáp một cách xứng đáng.


Ngày nay, nếu có dịp qua thành phố Philadelphia, mời bạn ghé thăm nhà thờ Temple Baptist với sức chứa 3.300 người, và trường đại học Temple, nơi mà hàng trăm sinh viên đang theo học. Và bạn cũng nên ghé thăm Bệnh viện Người Samari Nhân Hậu (Samaritan), cùng với Trường học ngày Chúa nhật, nơi dành cho hàng trăm đứa trẻ tham dự Lớp học Chúa nhật, và sẽ không còn đứa trẻ nào trong vùng phải đứng bên ngoài vào ngày Chúa nhật nữa.

Trong một căn phòng của tòa nhà, bạn có thể tìm thấy một tấm hình với khuôn mặt dễ thương của cô bé gái Hattie May, người chỉ với 57 xu và sự hy sinh của mình, đã làm nên một câu chuyện thần thoại. Ngay bên cạnh đó, tấm hình của cha Russell H.Conwell.



 

 

Đây là một câu chuyện có thật, hoàn toàn thật, minh chứng cho những gì mà một tâm hồn cao thượng và tấm lòng hy sinh cao cả có thể làm được, chỉ với 57 xu.



Bài diễn văn của mục sư Rusell H. Conwell ngày khánh thành trường Đại học Temple năm 1912 có thể đọc tại đây: http://library.temple.edu/collections/scrc/hattie

 

BBT sưu tầm





http://library.temple.edu/collections/scrc/hattie









Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 22/Aug/2013 lúc 8:07pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 27/Aug/2013 lúc 8:32am

Lắng và Cảm

Buổi sáng uống cà phê ở một quán ven biển, đọc báo Tuổi Trẻ đăng tin một SV nhảy cầu Sài Gòn cứu một cô gái trẻ tự tử. Một thằng bán vé số khoảng 10 tuổi, có đôi mắt sáng, đi ngang qua, liếc tờ báo rồi ra đứng ở một góc khóc thút thít.

- Ba cháu ở quê cũng nhảy cầu cứu người như chú nhưng bị nước cuốn mất tích. Ba cháu không được may mắn như chú đăng trong báo.

- Thế à! – Lòng tôi bỗng thắt lại. Móc trong ví tờ 10.000 đồng tôi vẫy thằng bé lại.

- Cô cho cháu tiền ăn bánh.

Thằng bé lắc đầu:

- Cha cháu rất anh hùng, vì vậy cháu không dám xin tiền người khác.

Một cụ già bước đến gần nhìn tôi với vẻ ái ngại:

- Thằng bé xin tiền cô à?

Tôi lắc đầu:

- Dạ không, thưa cụ. Tội nghiệp bé quá, nó nói cha nó ở quê nhảy cầu cứu người bị nước cuốn trôi mất tích.

Ông cụ nhìn tôi như mếu:

- Nói thật với cô, không phải vậy đâu. Nhà nó sát vách nhà tôi ở quê. Cách đây ba năm cha nó ở quê nghiện hút nên bắt trộm chó bán, bị người ta đuổi đánh nên nhảy xuống sông bị nước cuốn trôi mất tích.

Không biết vì quá xấu hổ hay sợ thằng bé lớn lên sẽ bị mặc cảm, nên người nhà ở quê nói rằng ba nó nhảy sông cứu người bị nước cuốn trôi. Tội nghiệp thằng bé, từ lúc nghĩ rằng ba nó là anh hùng, nó thay đổi rất nhiều. Tối nó chịu đi học lớp tình thương nên đã biết đọc biết viết. Trong năm nay nó đã hai lần nhận được của rơi đem trả lại, lúc nào cũng giúp đỡ người khác…

P/s : "Hãy để em tin rằng
Hạnh phúc ở đâu đó
Trong cuộc đời bé nhỏ
Của mỗi người thân quen. "


Theo http://www.cuocsongla.com



Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 28/Aug/2013 lúc 6:54pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 28/Aug/2013 lúc 7:03pm



Nét Đẹp Của Người Tu Tại Gia

Đạo Phật không đòi hỏi mọi người đều phải lên chùa để tu, cầu Kinh sớm hôm và hàng ngày phải ăn chay khổ hạnh
hay buộc phải hoàn toàn cắt đứt tất cả tình thương với người thân,
mới gọi là biết tu.


Ý nghĩa của chữ Tu là tu tâm sửa tánh.


Đức Phật dạy:

Thắng vạn quân không bằng tự thắng mình.
Tự thắng tâm mình là điều cao quý nhất.


Khi những vọng tâm, vọng tưởng, vọng thức, vọng niệm đã dứt sạch, thì sẽ chế ngự được tham lam, sân hận, si mê.
Kết quả thực tế, cũng là phần thưởng cho những cố gắng, nổ lực không ngừng của người tu tại gia,
trước mắt là những chuỗi ngày hạnh phúc, vui vẻ, đầy an lạc.



Một người yếu đuối sợ khó khăn, tâm tánh ích kỷ, thích mơ mộng danh lợi, đòi hỏi nhiều về thú vui vật chất riêng bản thân, muốn một cuộc sống "tu tại gia" không dễ dàng thực hiện được. Một ví dụ, như làm cha mẹ muốn tu tại gia, vừa trách nhiệm lo miếng cơm manh áo cho gia đình, cho các con, lại còn phải hộ trì Tam Bảo, tu học Phật pháp, niệm Phật, ngồi thiền, tụng kinh, tự soi rọi thanh lọc tâm, không phải ai cũng làm được. Nếu thực hành vẹn toàn được công phu "tu tại gia", người tu luôn luôn chịu hy sinh rất nhiều cho riêng bản thân mình, tâm ý cao thượng khó làm khó thực hiện, nhưng đó chính là môi trường tu tâm dưỡng tánh tuyệt vời nhất.


Người muốn tu, ở hoàn cảnh nào cũng tu được, nếu hiểu được cách tu theo lời Phật dạy, nghĩa là áp dụng tứ vô lượng tâm là từ, bi, hỷ, xả, khoan dung rộng lượng trong đối xử, biết tự kềm chế thú vui vật chất, mạnh dạn hy sinh lợi ích cá nhân, biết xả bỏ ích kỷ nhỏ nhen. Người tu tại gia tự độ và còn có thể độ được cho những người thân trong gia đình và làm tấm gương cho con cháu noi theo. Sống biết đủ, không đòi hỏi nhiều, không bận rộn vào cuộc vui vô nghĩa, người "tu tại gia" sẽ có rất nhiều thời gian cho việc nghiên tầm kinh điển, tu học để khai sáng trí tuệ, trưởng dưỡng từ bi.





"Nét đẹp của người tu tại gia" là cuộc sống chân thật hồn nhiên, một nhân cách trong sạch và một tâm Bồ Tát tại gia vô chấp vô phân biệt, vượt qua được hình tướng xuất gia, nhưng vẫn có thể thành tựu đạo nghiệp.

Người "tu tại gia" có thể đem lại cho mình, cho những người thân sống chung quanh sự bình yên tuyệt đối trong tâm hồn, sự thoải mái vô cùng qua cung cách cư xử trong từng cử chỉ, lời nói, việc làm cũng như ý nghĩ. Đó là ý nghĩa vi diệu tuyệt vời "Xuân trong nét đẹp người tu tại gia", ngay từ những điều vô cùng giản dị trong cuộc sống hằng ngày.

Tóm lại, mùa xuân trong nét đẹp của người tu xuất gia hay tại gia là ở tâm hạnh của Bồ Tát, nhân cách nghiêm tịnh, giới đức khiêm cung. Được gần các "Bậc Thiện Nhân" con người sẽ cảm nhận vô lượng an lạc hạnh phúc, như được hưởng gió mát và ánh nắng ấm áp, đầy đạo vị của những cánh hoa xuân tươi đẹp.

- Trang nghiêm giới hạnh, đó là thân đẹp.
- Ăn ở hiền hòa, thủy chung, đó là nết đẹp.
- Cư xử khiêm hạ, từ tốn, đó là cử chỉ đẹp.
- Giúp đỡ người bị nạn hay đói nghèo, đó là tấm lòng đẹp.
- Hiếu với cha mẹ, kính bậc hiền thánh, đó là tâm hồn đẹp.
- Gặp người đau khổ, sợ hãi, nói lời an ủi, đó là ngôn ngữ đẹp.
- Không khởi tà niệm, luôn chánh trực, đó là ý đẹp.
- Biết độ lượng, bao dung, đó là đức hạnh đẹp.
- Khai mở tâm trí, phá trừ vô minh, đó là trí tuệ đẹp.
- Đạt được giác ngộ và giải thoát, đó là nét đẹp tối thắng.

Mùa xuân tuyệt đẹp với một tâm thức an bình tự tại, người biết tu hãy quay trở về nội tâm, thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ, trưởng dưỡng tâm từ bi, thấy được Phật tánh không sanh, không diệt của mình, để ngộ ra "ý xuân vi diệu" này.

Có như vậy, ta mới có thể thanh thản sống đời, không tự ti cũng không tự tôn, với cái nhìn tự tại, vô úy giữa muôn sự có không, đúng sai, hơn thua, được mất, vinh nhục.

Ở thế gian tất cả các pháp sanh diệt đều là vô thường.

"Mùa xuân trong nét đẹp người tu"
mới thật sự đem lại thân tâm an lạc, phước trí trang nghiêm, tùy tâm mãn nguyện, vạn sự cát tường.

TKN Thích Nữ Chân Liễu



NGUYÊN VĂN BÀI VIẾT
XUÂN TRONG NÉT ĐẸP NGƯỜI TU

http://lotus-lantern-canada.blogspot.ca/2012/01/xuan-trong-net-ep-nguoi-tu.html



XUÂN%20TRONG%20NÉT%20ĐẸP%20NGƯỜI%20TU


- KHÔNG CẦN PHẢI THEO BẤT CỨ TÔN GIÁO NÀO
- Tại sao?
- Bởi vì nhiều điều tôn giáo truyền bá rất mê tín,
tạo tranh chấp hơn thua,
tăng trưởng bản ngã,


- CHỈ CẦN CUỘC SỐNG CÓ Ý NGHĨA
- Tại sao?
- Cuộc sống có ý nghĩa giúp đời, giúp người sống tốt đẹp hơn,
lợi ích hơn, an lạc hơn và hạnh phúc hơn.
Do đó, khỏi phí phạm một kiếp làm con người.


- Thế nào là cuộc sống có ý nghĩa?
- Kính mời đọc:

.1) Sống lợi mình lợi người là cuộc sống có ý nghĩa.
.2) Sống không ưu tư, không phiền não trong mọi hoàn cảnh là cuộc sống có ý nghĩa..3) Sống trong tỉnh thức là cuộc sống có ý nghĩa.
.4) Sống trong an lạc và hạnh phúc là cuộc sống có ý nghĩa. .5) Sống an trú trong hiện tại là cuộc sống có ý nghĩa..6) Sống trong giác ngộ và giải thoát là cuộc sống có ý nghĩa. Ðược như vậy, chúng ta sẽ giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi.


Lời Phật dạy (Kinh Pháp Cú)

"Kinh Pháp Cú" là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali.
"Pháp" có nghĩa là đạo lý, chân lý, giáo lý. "Cú" là lời nói, câu kệ.
"Pháp Cú" là những câu nói về chính pháp, những lời dạy của đức Phật
nên "Kinh Pháp Cú" còn được gọi là "Kinh Lời Vàng"
hoặc "Lời Phật Dạy".
Mỗi bài kệ trong từng phẩm đều chứa đựng một nội dung tu học rất sâu sắc và phong phú.
Dưới đây, là những câu kệ trong kinh Pháp Cú được lược trích và những bông hoa dễ thương:

























































mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 9 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.237 seconds.