Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Thơ Văn | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn |
Chủ đề: TRUYỆN HAY CHỌN LỌC | |
<< phần trước Trang of 197 |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23194 |
Gởi ngày: 03/Jan/2025 lúc 11:16am |
Tình ghépĐang chạy dở cuốc xe anh thấy chuông điện thoại reo, cầm máy lên giọng phụ nữ nghẹn ngào: – Anh Toàn phải không? Tháng trước anh chở em từ sân bay về Thái Bình, giờ anh có thể chở em về Hà Nội được không? – Em chờ anh khoảng 30 phút nữa nhé! Rất may anh cũng đang chở khách về Thái Bình. Anh nhớ ngay ra người phụ nữ đó. Chị tầm 30 tuổi, trắng trẻo, ưa nhìn. Hôm đó suốt chặng đường dài chị vui mừng phấn khởi khoe với anh bao nhiêu là đồ chơi cho hai đứa con gái và quần áo mua cho chồng. Nhìn vẻ mặt ngập tràn hạnh phúc của chị mà anh thấy vui vẻ trong lòng. Anh không nhớ đã bao nhiêu năm rồi anh mới có lại cảm giác đó. Chị
kể chị đi giúp việc nhà ở bên Dubai, may mắn gặp được chủ nhà tốt,
ngoài tiền lương họ còn cho thêm tiền thưởng nữa, nên sau bao năm làm
việc vất vả chị cũng kiếm đủ tiền cho chồng xây lại ngôi nhà cho bằng
với người ta, vì quê chị đất chật người đông, người làng chị kéo nhau đi
làm thuê nhiều lắm! 3 năm trước chị để hai đứa bé ở nhà cho chồng, đứa lớn 5 tuổi, đứa nhỏ 3 tuổi. Giờ chị muốn tạo niềm vui bất thình lình cho chồng và con nên chị không báo trước ngày về. Khi xe dừng trước cổng ngôi nhà 2 tầng mới tinh, chị cứ nài nỉ anh vào uống nước, ăn bữa cơm sum họp với gia đình chị rồi hãy về Hà Nội, nhưng vì có cuộc gọi gấp nên anh quay đầu xe về ngay, chỉ kịp trao cho chị cái cạc-vi-zit của anh. Đến chỗ chị hẹn là quán nước đầu làng anh ngạc nhiên nhìn chị bước ra xe. Mới có một tháng mà từ người phụ nữ vui tươi, tràn đầy sức sống chị biến thành một người khác hẳn: xanh xao, gầy yếu, hai mắt thâm quầng, sưng húp… có lẽ vì khóc nhiều. Lên xe không để anh phải hỏi, chị vừa nói vừa nước mắt lã chã rơi. –
Anh chở em lên Hà Nội kiếm giúp cho em nhà trọ tử tế để em ở tạm rồi
kiếm mặt bằng mở quán. Thấy anh đàng hoàng nên em rất tin tưởng. Nhìn vẻ mặt đầy những câu hỏi của anh, chị kể tiếp. – Hôm trước anh đưa em về bất ngờ nên em được chứng kiến cảnh còn bất ngờ hơn. Chồng em, hai con gái em đang vui vẻ quây quần ăn cơm cùng em gái ruột của em. Có điều em em có chửa to lắm rồi. Nó chưa có chồng. Từ ngày em đi đến giờ nó thường xuyên chạy qua nhà chăm các cháu, bọn trẻ con quý nó lắm, lần nào em gọi điện về cũng nhắc tới dì. Em thì ngày nào cũng làm không ngơi tay từ sáng tới khuya, hết chăm người đến dắt chó đi dạo… đâu có gọi điện thoại thường xuyên được. Hồi mới sang nhớ con đêm nào cũng khóc ướt gối, rồi dần dần cũng phải quen thôi. Nhìn cái bụng chửa vượt mặt của nó mà tim em như có ai lấy dao đâm vào. Em muốn gào, muốn đập phá cho hả giận nhưng không làm được vì nó là em ruột của em. Suốt cả tháng nay nó cứ cúi gằm mặt xuống, ăn xong bữa là chui vào buồng. Chồng
em tỏ vẻ ăn năn, hối lỗi lắm nhưng em biết lão rất mừng vì đứa bé là
con trai. Buồn nhất là hai đứa bé nhà em cứ quấn chặt lấy dì, bọn nó xa
mẹ lâu ngày nên không gần gũi nữa. Em mà còn sống ở nhà thêm ngày nào nữa chắc em phát điên mất. Cách đây mấy hôm, em gọi cả hai người ra nói chuyện. Đứa bé sắp ra đời phải làm giấy khai sinh cho nó, nên em sẽ ly hôn, em lên Hà Nội kiếm chỗ mở quán rồi đón hai đứa bé đi. Lão chồng em nhất quyết không chịu nhưng em còn lạ gì đàn ông, mía ngọt đánh cả cụm nữa. Sau cùng lão nói sẽ bán nhà để đưa lại cho em một nửa, còn một nửa hai người đó vào sâu trong làng kiếm miếng đất khác xây nhà. Những ngày ở làng, em cũng chứng kiến bao nhiêu cảnh tồi tệ hơn em nhiều. Anh biết không, em còn may gặp được chủ nhà tử tế đó chứ nhiều chị sang bên đó bị đối xử không khác gì nô lệ, ngày làm quần quật nhưng hở một tí là bị đánh, tối đến còn bị chủ sờ soạng, cưỡng dâm nữa. Vậy mà gửi tiền về chồng mang đi chơi gái hết. Vừa quệt nước mắt chị vừa lẩm bẩm: – Thôi số em nó khổ em đành chịu vậy chứ nhất quyết em không có chung chồng. Em nấu ăn ngon lắm nên em lên Hà Nội mở quán, em tin ông trời sẽ phù hộ cho ba mẹ con em. Nói xong chị mệt mỏi ngủ thiếp đi, còn anh trầm lặng tiếp tục lái xe. Cuộc đời con người chẳng biết thế nào mà nói trước, mới tháng trước ở chỗ dừng chân chị còn nhờ anh ướm thử cái áo chị mua cho chồng mà bây giờ gia đình đã tan nát hết. Xe sắp vào tới Hà Nội anh gọi chị dậy rồi nói. –
Anh có chuyện muốn nói với em. Bây giờ anh đưa em về nhà ở tạm với mẹ
anh. Nhà anh chỉ có hai mẹ con. Mẹ anh rất hiền. Mười năm trước anh lấy
vợ nhưng mấy năm vẫn chưa có con. Đi bác sĩ thì bảo tại anh bị yếu. Thay
vì cùng anh chữa trị thì cô ấy cặp bồ rồi về nhất quyết ly hôn. Về sau
anh mới biết thằng đó là người yêu cũ của cô ấy. Từ đó đến giờ anh không
tiếp xúc với phụ nữ nữa.
Vài năm sau … Ai
có đi ngang khu vực đó sẽ thấy quán phở của chị đông nghịt. Chị bán,
anh thu tiền luôn tay. Bát phở của chị giá bình dân nhưng rất đầy đặn,
ngon lành… là nhờ anh dậy từ khuya đến lò mổ lựa từng miếng thịt, cân
xương. Tính chị xởi lởi, hay giúp đỡ mọi người nên ai cũng quý. Hai bé gái đi học về là sà vào phụ mẹ và hạnh phúc nhất là bà nội lúc nào cũng bế chặt thằng cu bụ bẫm trên tay. Thỉnh thoảng có ai hỏi anh chị làm quen nhau ở đâu mà gái Thái Bình lấy trai Hà Nội, chị lại cười tít mắt: – Ở trên xe chứ còn ở đâu nữa… Chu Thị Hồng Hạnh |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23194 |
Gởi ngày: 10/Jan/2025 lúc 10:45am |
Phần SốCha tôi kể rằng ông chỉ học đến lớp Ba trường làng, khi tôi cũng
đang học lớp Ba tại trường tiểu học Hòa Do năm 1973. Cha đọc bài thơ "Trường
học làng tôi" của Thanh Tịnh, bài thơ dài, dễ nhớ, khổ cuối rất buồn: Năm nay thôi học ở trường quê
Nhớ lại lòng tôi cảm nặng nề Những buổi thu sương buồn ảm đạm Trống trường vang dội phía sau đê.
Cha đi lính, bị thương ở mắt cá chân, giải ngũ năm 1969. Sau đó ông theo học
khóa y tá ở Quân y viện Nha Trang rồi ra dân sự làm "y tá liên gia" khu
phố Mỹ Ca, Cam Ranh. Ông nổi tiếng với phác đồ điều trị bịnh lậu cho lính và
gái bán hoa, thứ bịnh hoành hành một thời ở miền Nam Việt Nam. Tôi nhớ mẹ từng
giận dữ khi cha ấn vô mông một thiếu phụ khá lâu để dò chỗ tiêm thuốc. Ngoài
nghề y tá, cha còn kiêm thêm công việc đánh máy thuê.
Chỉ với lớp Ba, cha tôi đọc sách y học, sách về bịnh thường thức, nhất là sách
của bác sĩ Lương Phán và Nguyễn Thị Lợi, bác sĩ viết sách trị bịnh hay như sách
văn chương.
Tôi lên lớp Năm, cha vẫn theo dõi và chỉ tôi làm toán, đặc biệt mấy loại toán
trồng cây, nước chảy vào bể, động tử thuận chiều – nghịch chiều, toán khó nhưng
thực tiễn. Cha cùng nhóm thương phế binh ở Cam Ranh mở trường tiểu học tư thục
và luôn cằn nhằn với chánh quyền Đệ nhị Việt Nam Cộng hòa.
Chỉ với lớp Ba, cha tôi rành văn chương Việt Nam từ khởi thủy đến cuối thế kỷ
thứ 19. Ông thuộc làu Gia huấn ca của Nguyễn Trãi và rất thích thơ "ngẫm
thế sự" của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ. Với sách học làm người,
sách khảo cứu, cha đọc nhiều hai tác gia Nguyễn Hiến Lê và Nguyễn Duy Cần.
Cha làm thêm cho tôi một bản thế vì giấy khai sinh dự phòng, nhỏ tuổi hơn, để
sau này dễ trốn lính, tức ông nghĩ cuộc chiến còn dài chứ không kết thúc đột ngột
vào năm 1975. Dường như với lớp Ba, ngành giáo dục thời trước, đã "sửa soạn"
cho người học ra đời sinh sống và tự học thêm lên.
*** Sau năm 1975, cha đưa gia đình về quê ở làng Long Tường, làng quê điển hình của
khu vực Nam Trung bộ. Làng quê đủ núi đủ sông, trải rộng mấy cánh đồng, đủ cả
đói nghèo và cơ cực của thời bao cấp, thời cấm chợ ngăn sông.
Dù thiếu ăn, cực khổ trăm điều, nhưng cha tự an ủi rằng gia đình mình không phải
đi kinh tế mới như toàn bộ dân trên trục đường qua bán đảo Cam Ranh. "Kinh
tế mới", tức phát hoang rừng núi để trồng sắn bắp, cụm từ gây khiếp hãi một
thời người dân các đô thị miền Nam.
Mấy năm sau, tôi tiếp tục học lên cao. Tôi nhận ra cái làng Long Tường này, chừng
mấy trăm nóc nhà, khinh rẻ gia đình tôi mà không phải lý do cha thuộc diện
"ngụy quân, ngụy quyền". Vậy thì là gì?
Thử một tình huống như vầy: Tôi mang cặp đi học. Một ông trong làng chặn tôi lại,
khi tôi đang cúi người chào ổng, hỏi có vẻ khinh khi:
- Mày con thằng Ba phải không? (Cha tôi tên Ba).
Tôi chưa trả lời thì ông đứng kế bên nói:
- Đúng đấy, nó con thằng Ba ở đợ cho ông Năm Chương đó.
Tôi về hỏi cha, cha nói: "Ờ, quãng cuối những năm 1940s cha ở đợ, chận
(chăn) trâu cho ông Năm. Hồi đó cả làng đi ở đợ chứ riêng gì cha. Ông Năm là
anh họ bà nội con, cha gọi ổng bằng cậu".
Đang bữa cơm, ghế khoai nhiều hơn cơm, nhà tôi đang quây quần, cha kể thêm chuyện
đói ăn: "Buổi sáng ở nhà ông Năm khi đó người ở đợ chỉ được ăn hai chén
cơm. Chén cơm thứ hai cha lén chan nhiều mắm cho mặn để lấy cớ xin thêm cơm,
thành ra ăn được gần ba chén".
Từ đó gặp người lớn trong làng, tôi không chào hỏi nữa. Thấy ai, tôi cũng ghét.
Thấy tôi, ai cũng không ưa. Có người méc cha, thằng con mày thấy tao nó lõ con
mắt ngó không thưa gửi gì hết. Ơ, tôi mắt sâu một mí, sao "lõ con mắt"
được hả trời?
Cha tiếp tục hành nghề y tá. Mấy ông trong làng xưa nhảy núi chiến đấu, giờ có
chức vụ trong thôn, hô hoán: "Thằng Ba ở đợ, có thấy học hành ngày nào đâu
mà giờ dám làm y tá". Vậy là xong, miếng cơm bị chặn, cha không làm y tá
được nữa.
Sau giải phóng, qua những đợt đi khai hoang, làm nông giang, sốt rét kinh hoàng
làng trên xóm dưới. Bệnh viện chỉ có ký ninh, xuyên tâm liên, uống hoài không hết,
da xanh như tàu lá chuối. Người bịnh tới cha tôi, chữa hết ngay bằng một liều
duy nhất, uống một lúc ba viên fansidar của Nhật hoặc Mỹ. Thuốc đó còn tồn ở
các pharmacy, đang bị cấm kinh doanh nên tuồn ra chợ trời.
Đúng lúc trong làng không ai đủ sức "tính cộng" để làm thủ kho hợp
tác xã, cha được ông chủ nhiệm là chỗ bạn học xưa mời "nhận chức".
Lúa nhập kho, đông đảo người, mỗi mã cân trên ba tạ, cân lia lịa. Cha vừa gạt
đòn cân, vừa cộng quá nhanh làm mấy ông trong ban kiểm soát, mỗi ông một sổ, cộng
theo không kịp, cứ nửa chừng là bỏ theo dõi. Cuối buổi cân, mấy ổng làm bộ hỏi
cha để đối chiếu: "Ba, mày cộng nhiêu?". Cha nói bao nhiêu mấy ổng
ghi sổ bấy nhiêu, cha ăn gian quá trời luôn. Kho lúc nào cũng dư hàng chục tấn
lúa, nếu "điều nghiên" trót lọt thì kiếm chác chút ít, sau khi đã
chia cho các ban bệ.
Nhờ cái vụ cha làm thủ kho nhà tôi bớt khổ, bớt khổ thôi chứ nghèo thì định số
rồi. Người trong làng vẫn không ngừng thắc mắc: "Thằng Ba nó học hồi nào
mà giỏi vậy ta?".
Tôi thi đậu sư phạm Qui Nhơn, cha tôi tuổi đã bốn mươi. Vậy mà cứ nói đến cha,
người làng gọi cha là thằng Ba, thằng Ba ở đợ. Khi tôi về dạy toán cấp ba, giờ
gọi là trung học phổ thông, tại một trường địa phương, nhiều người làng có con
cháu học trò tôi, họ uất ức ra mặt. Họ kêu tôi bằng mày và gọi tôi bằng thằng.
Ngồi uống chén rượu với họ, vài lần bị mấy người dựa hơi đâu đó chỉ mặt tôi:
"Mày có tin là tao cho mày nghỉ dạy không?". Lúc đi học, nhiều người
hăm he cho tôi nghỉ, tôi nghe quen rồi.
Cái môn toán cấp ba khó đến độ cả dòng họ xúm vô giải cũng không xong mà con thằng
Ba ở đợ thì đang dạy con cháu mình. Nó còn tranh thủ mắng con cháu mình học ngu
như bò thì làm sao chịu nổi đây, uất ức quá trời ơi. Họ mường tượng tôi mắng chửi
con họ, chứ tôi chưa làm điều ấy bao giờ.
*** Cha với mấy người tôi gọi bằng bác, con ông Năm Chương, là anh em cô cậu. Cha rất
cung kính mấy ông bác, họ vừa vai anh, vừa "cậu chủ" thời cha ở đợ. Mấy
ông bác được ông Năm cho đi học xa nhà, vừa học vừa trốn lính. Ông học cao nhất
đến đệ tam (lớp 10), ông học thấp nhất đến đệ lục (lớp 7). Ông nào cũng lưu ban
ba lần bảy lượt rồi ngưng ngang. Có lần cha nói: "Mấy ổng (tức mấy ông tôi
gọi bác) hồi đó chỉ học tính lớp, đánh đu, tiêu cho hết tiền ông Năm chứ học
hành gì".
Ông bác nhỏ nhứt, con bà vợ hai Năm Chương, học lớp 7 lúc tôi học lớp 5, ngay
sát thời điểm trước thống nhất miền Nam, năm 1975. Ổng cộng trừ nhân chia gì đó
trớt quớt, tôi lén nhìn, tôi bèn chỉ cho ổng. Hôm sau thấy tôi ngoài ngõ, ông
Năm kêu vô nói: "Thằng Phút, mày coi còn bài nào làm không được biểu thằng
Hùng nó chỉ luôn cho chớ mai cha con nó vô lại Cam Ranh rồi". Ui trời, lớp
5 chỉ toán lớp 7.
Ông bác lớn hơn chút, tên Giờ, học tới đệ tứ (lớp 9). Sau năm 1975 bác mở tiệm
sửa xe đạp. Khách đến vá xe hay sửa đúng một cái gì đó, ông nói được ngay số tiền
khách phải trả. Nếu khách thay lốp xe, thay sên líp, cân niềng, thay tăm v.v…
Khách nói tính tiền đi anh Giờ là ổng đứng sững trân. Khách nhắc nhiều lần ổng
vẫn không nói ra được số tiền. Bà vợ từ dưới bếp té tát chạy lên tính dùm.
Ông bác lớn nữa, tên Ngày, học tới đệ tam, ông này cùng tuổi cha tôi. Có lần
bác Ngày muốn vay tiền nuôi heo, số tiền vay không lớn nhưng phải chiết ra, cất
chuồng heo bao nhiêu, mua heo giống bao nhiêu, thức ăn bao nhiêu, phương án trả
nợ, rồi đơn trương thưa gửi các cấp. Bác Ngày nhờ cha tôi làm từ đầu đến cuối,
nộp đơn, vay được tiền của hợp tác xã. Trời ơi, ông lớp 10 nhờ ông lớp 3 viết
đơn vay tiền?
Ông bác lớn nhứt, tên Sáng, cũng học hết đệ tam. Ông sanh một bầy con, đẹp trai
đẹp gái. Chưa bao giờ sự học ở cấp phổ thông dễ dàng như sau ngày giải phóng, vậy
mà bầy con bác Sáng chưa ai có nổi bằng tốt nghiệp cấp ba. Mấy người con cứ đến
ngày thi tốt nghiệp hằng năm làm hồ sơ dự thi, thi mãi không đậu, thi theo hệ bổ
túc cũng không đậu. Riêng gia đình nhà bác Sáng ở thành phố Tuy Hòa, cả gia
đình đều buôn bán ở chợ. Vợ bác Sáng cặp nách cái giỏ lát, đi từ đầu chợ đến cuối
chợ, cho vay nóng và thu tiền chơi hụi, vậy là giàu lút mái.
Kỳ lạ, bốn ông bác Sáng, Ngày, Giờ, Phút học hành không nên hồn ấy nhưng ông
nào cũng giàu có, của ăn của để, của xây nhà to. Ông nào cũng có bà vợ cao ráo
– đẹp gái – chịu thương – chịu khó, hỗ trợ chồng hết mức có thể. Đàn con sanh
ra không thấy đứa nào học hành "coi được", phần lớn đều học trò tôi
nên tôi biết, nhưng không ai đói nghèo. Nhìn đàn con họ ra đời làm ăn, ai cũng
lanh lưa, chụp giựt, giàu nhanh trông thấy: người buôn gà đá, người chạy xe tải,
người bán tạp hóa, người buôn hàng chuyến qua tận bên Trung Quốc. Trong làng, họ
giàu có không thua một ai.
Bác Sáng về quê xây từ đường Phạm gia thiệt to. Tiếc không có cái để ghi vô gia
phả, cả đường học vấn lẫn công danh chốn quan trường. Người Việt thích khoe
danh chứ giàu thì ai cũng thấy rồi.
Cha tôi thì sao? Nghèo hết kiếp, dù ông có không ít cơ hội làm giàu, đó là lựa
chọn của ông. Tôi thì sao? Làm tay giáo viên lo miếng ăn cho vợ con thiếu trước
hụt sau, đói xanh xương cả nhà, cái này thì tôi không có lựa chọn nào khác.
Không lẽ bỏ nghề dạy học để đi buôn, tôi làm gì đủ gan, cái nghề bị chính quyền
khinh miệt gọi "con buôn" ấy. Còn con của tôi thì sao? Chúng học hành
giỏi giang, đứa ra làm công ty nọ kia, đứa làm bác sĩ, lại cũng chỉ đủ chi tiêu
trong chật vật lo toan.
So với người trong làng, gia đình tôi "tinh hoa" đó chớ, "trí thức"
đó chớ. Tính từ cái thời cha tôi ở đợ đến nay, hơn tám mươi năm, ba thế hệ giỏi
giang của nhà tôi, không giỏi hơn ai chứ giỏi nhất làng là cái chắc, vẫn không
"cất cái đầu" lên nổi. Học để "đổi đời" là chưa đủ, nó cần
một vài thứ nữa bổ sung.
Xem ra dân tình chỉ trọng vật chất được sở hữu chứ không trọng cái có trong đầu,
còn tìm cách khinh ghét, tâu báo với chính quyền, cái trong đầu người ta.
*** Người cố công học hành cứ luôn thấy mình hèn kém vì nghèo và đổ thừa cho phần số
đã định. Chính quyền cần hiểu rằng, kẻ thực học luôn có lòng tự trọng, khó cám
dỗ bởi bổng lộc và vô tư cống hiến. Chỉ hiểu dùm nhiêu đó để ứng xử cho đẹp, trả
lương tương xứng, thì thang giá trị đời sống đã không bị đảo lộn, nháo nhào như
hôm nay.
Con gái tôi làm ở bệnh viện tỉnh Phú Yên, tổng thu nhập năm triệu đồng trên
tháng, không đủ cho cái gọi là "tái sản xuất". Nó yêu chàng trai vốn
gốc ở làng, con một gia đình giàu xổi. Cái thằng đó hồi học toán tôi dạy, dở thậm
tệ, giờ nó làm trưởng phòng tổ chức Sở Công Thương, tức quan to đùng. Cha nó học
cùng tôi tới lớp 8 rồi nghỉ vì "đuối sức", ông ấy chưa bao giờ làm
bài tính chia đúng đáp số. Dòng họ nhà chàng rể tương lai không ai dám hó hé so
đo với con gái tôi đâu, nó không khinh ngược dốt nát là may rồi, nhưng quyền uy
chức tước làm họ tự tin bội phần và còn xầm xì: "Ông nội con bé bác sĩ trước
ở đợ cho ông Năm Chương đó".
Hôm đám cưới đàng trai tới rước dâu, xe hơi choán hết lối đi. Đến cái đoạn trao
nhẫn, thằng rể mở cái hộp màu đỏ ra thấy trống không, nó run lẩy bẩy, bảo:
"Con quên chưa bỏ đôi nhẫn vô, chúng trong túi áo con để ở nhà". Trời
đang nóng mà khoác bộ vét, tôi tháo mồ hôi đầm đìa, nói: "Sao con quên kỳ
cục vậy, giờ làm sao?". Tôi định đợi vài giây rồi sẽ bảo thôi, bỏ qua khâu
trao nhẫn. Nhưng "cây muốn yên mà gió gây sự", ông ngoại thằng rể,
cái ông ngày xưa chận tôi lại hỏi có phải con thằng Ba ở đợ nhà Năm Chương, lên
tiếng: "Tính nó hay quên là may đó, chứ nó nhớ chuyện ông nội cháu dâu ở đợ
có mà dễ cưới".
Cha tôi già nua ngồi đó, nín lặng, không biểu cảm như người cõi trên. Tôi sẵn
trong người vài ly rượu, dằn hai tay xuống mặt bàn cái rầm rồi chỉ tay ra cửa,
hét lớn: "Các ông biến mau khỏi nhà tôi, mẹ kiếp các ông”.
Cái rạp cưới rung chuyển như hứng một cơn gió lốc. Người đằng trai can ngăn đằng
trai, người đằng gái can ngăn đằng gái, huyên náo cả lên, vô phương vãn hồi. Bộ
tưởng tôi thầy giáo hiền lành dễ ăn hiếp à? Người ăn cưới, người xem cưới, bu
vô mỗi lúc một đông. Thiệt chẳng ra làm sao cả.
Sau mấy ngày tôi còn giận run cha già mắc dịch, kẻ chưa ra khỏi lũy tre làng
ngày nào nhưng rất quái, thì bảo sao lúc đó nhẫn nhịn cho qua được. Bà con được
phen bàn tán rần rần làng trên xóm dưới, nửa nói tôi đúng, nửa nói tôi ngu, thầy
giáo mà hổng khôn.
Nếu cao cơ, hôm đó tôi bảo: "Thôi đi, chuyện ở đợ hay ho gì chú cứ nhắc miết"
thì đám cưới chắc đến được hồi kết. Nhưng trước sau gì con gái tôi cũng lãnh quả
đắng với gia đình đó khi gạo đã nấu thành cơm.
Con gái nói: "Cũng không báu gì, con gái cha còn có giá lắm đó, con sẽ kiếm
chàng rể giống cha”. Nó nói rồi cười tươi nhưng tôi khó yên lòng với miệng đời
thị phi sắp tới.
Phùng Hi |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23194 |
Gởi ngày: 13/Jan/2025 lúc 8:55am |
Quê NgoạiHoàng
theo gia đình di cư vào miền Nam năm 1954, định cư tại miền ngoại ô
quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định. Với chương trình trợ giúp của Tổng Ủy Di Cư,
các gia đình đã tương đối ổn định đời sống và năm học mới của Trường
Tiểu học Di Chuyển Xóm Mới cũng được khai giảng. Các lớp học bắt đầu từ 2
giờ chiều mỗi ngày, sau khi các lớp học buổi sáng của các xứ đạo “tan
trường” thì các cha cho mượn các phòng ốc, các lớp học nằm rải rác trong
các xứ đạo lân cận nhau. Các thầy giáo và đám học trò đều là “dân Bắc
kỳ di cư”, một từ ngữ quen thuộc mà người dân địa phương thường gọi khi
nhắc đến làn sóng những người di cư chạy trốn Cộng Sản từ miền Bắc vào
miền Nam. Phải đối diện với nhiều khó khăn trong những ngày tháng mới định cư, nên ngoài những giờ dạy học, các thầy phải lo ổn định cuộc sống gia đình tương tự như những gia đình di cư khác. Vì vậy, không có những chương trình văn nghệ hay vui chơi mùa hè như những năm tháng sau này. Được Tổng hội giáo giới cấp học bổng khi theo học các lớp bậc trung học, Hoàng đạp xe từ miền ngoại ô quận Gò Vấp lên Tân Định để theo học các lớp thuộc chương trình trung học, từ lớp đệ tứ (lớp 9 ) đến lớp đệ nhất (lớp 12) tại các trường trung học Huỳnh Thị Ngà, Vạn Hạnh và Cứu Thế Học Đường mỗi ngày. Tên trường Hoàng theo học được thay đổi mỗi năm, tùy theo học bổng do Tổng hội giáo giới nhận được từ các vị hiệu trưởng của mỗi trường trong niên học. Một vài tuần trước khi nghỉ hè, các bạn cùng lớp thường trao cho nhau quyển “Lưu bút ngày xanh" để viết, và Hoàng lại được nghe các bạn học người miền Nam kể cho nhau nghe về những dự tính, những câu chuyện đi về quê ngoại, quê nội trong những tháng hè năm nay, năm ngoái hay năm xưa. Hoàng
ngồi nghe các bạn cùng lớp nói chuyện về những ngày nghỉ hè và chợt nhớ
mình không còn quê nội quê ngoại để về. Tuy nhiên, hình ảnh quê nội quê
ngoại trong ký ức thời niên thiếu đã như những vết hằn khắc sâu vào tâm
trí của Hoàng sau những ngày đêm “chạy giặc” và “tản cư “liên tục.
Những người ra đời vào thập niên bốn mươi là “những trẻ em sinh ra trong
những năm ôn dịch, mất mùa, giặc giã ”. Với nạn đói, dịch tả, đảo chính
Nhật năm Ất Dậu 1945, cùng với sự kiện người Cộng Sản Việt Nam dùng bạo
lực để cướp chính quyền - mọi sinh hoạt xã hội bị xáo trộn, sinh mệnh
con người như sợi chỉ treo mành, và tuổi thơ tan nhanh như nắng chiều
mùa Thu. Theo lời mẹ Hoàng kể, Hoàng ra đời giữa năm Ất Dậu, cả nước đang lâm vào nạn đói và dịch tả, những người già yếu và trẻ em chết đói nằm rải rác khắp nơi. Chiến tranh Quốc Cộng với thực dân Pháp và bọn phát xít Nhật đã tạo ra nạn đói Ất Dậu khi phát xít Nhật ra lệnh “bỏ lúa trồng cói” để phục vụ nhu cầu chiến tranh. Nạn chết đói xảy ra khắp hang cùng ngõ hẻm, trên đường phố, trong làng thôn. Thời khí ô nhiễm sinh ra bệnh tật, nạn dịch tả lan tràn khắp nơi. Năm
Hoàng được sinh ra thì bà nội cũng như ông bà ngoại Hoàng đã qua đời,
nên Hoàng không có diễm phúc được nghe những chuyện cổ tích từ bà nội
hay bà ngoại trong thời thơ ấu, mà chỉ được nghe những lời mẹ kể về quê
nội quê ngoại thay cho những câu chuyện thần tiên khi Hoàng theo cha mẹ
di cư vào miền Nam. Với ba người anh trai, năm chị em gái, trùng hợp với câu mà thiên hạ thường ví von là “ngũ long công chúa“. Mẹ Hoàng là con thứ sáu sau hai người chị và ba anh trai trong gia đình thuộc hai dòng họ Trần Hoàng ở làng Lai Tê, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh. Theo lời mẹ Hoàng kể, thời con gái của chị em mẹ Hoàng thì đất nước đang ở trong thời kỳ “thanh bình thịnh trị“, nội ngoại là dòng tộc gia thế trong thôn làng được mọi người quý mến. Làng quê với những ruộng lúa chín vàng, những đàn trâu sáng đi chiều về và những ngày mùa rộn ràng tiếng cười trong những đêm trăng đập lúa giã gạo, hội hè, đình đám... Những năm sống an bình, vô tư của thời con gái cũng như những năm tháng hạnh phúc ngắn ngủi bên quê nội quê ngoại được mẹ Hoàng nhắc nhớ như những kỷ niệm ẩn kín trong đời. Mẹ Hoàng kể: “Khi con chưa ra đời thì bá Lý (chị cả của mẹ Hoàng) gởi “thằng Quận” lên ở với Thầy (bố) Mẹ để đi học vì quê nội ở ngay cạnh thị trấn Thứa, có trường học và cũng là trụ sở của huyện Lương Tài. “Nó“ học giỏi nhưng nghịch ngợm lắm, mẹ cứ phải đi xin lỗi bà con láng giềng thường xuyên. Nhưng cũng nhờ được đi học như thế mà sau này thành ông ký ông phán ở tỉnh Hải Dương đấy. Bao lâu nay bà con gọi “nó” là anh Ký Quận là vậy đó. Con cố gắng học và theo gương anh ký con bác Lý nhé”. Có lẽ, với những “ ân sâu nghĩa nặng “ như vậy, nên năm Hoàng được sáu bảy tuổi bị những cơn ho dai dẳng hành hạ, mỗi lần ho là hai chân nhảy cẫng lên theo cơn ho (Gr***hopper cough) thì mẹ Hoàng lại dẫn Hoàng đi bộ đến huyện Cẩm Giàng để lên xe lửa xuống tỉnh Hải Dương cho anh Ký Quận chữa trị. Tình nghĩa dì cháu của mẹ Hoàng và anh Ký thật đậm đà, khó phai, dù với những năm tháng định cư tại miền Nam, từ Long Khánh anh vẫn thường về Xóm Mới khám bệnh và chích ngừa cho mẹ Hoàng và các chị em của mẹ Hoàng. Tình yêu thương quê ngoại như một sợi dây vô hình bàng bạc, đã nối kết mọi người trong các năm tháng thanh bình cũng như lúc loạn lạc. Những lúc rảnh rang, mẹ Hoàng thường kể cho Hoàng nghe những chuyện về quê hương. Với nét mặt mặt đăm chiêu, giọng nói chậm rãi, mẹ Hoàng đã nhắc đến năm ông bà ngoại Hoàng qua đời thì mấy anh chị mẹ Hoàng đã yên bề gia thất, mỗi người đều có những bổn phận và bận rộn với những sinh hoạt riêng tư của gia đình, ngoại trừ người em gái út mồ côi cả cha lẫn mẹ, bơ vơ trong tuổi con gái vừa mới lớn – dì út của Hoàng. Khi Hoàng đã lớn khôn, tương tự như những chuyện của mẹ Hoàng – dì út kể lại cho Hoàng nghe những ngày tháng mồ côi, mẹ Hoàng đã đón dì về, dì đã sống và làm ruộng với thầy mẹ Hoàng, cũng như dì đã “thay tay” mẹ Hoàng, bồng bế Hoàng trong những năm tháng đảo chính Nhật, với nạn dịch tả. Dì út Hoàng nói: “Trời nóng như đổ lửa, cháu bị đậu mùa nặng, những mụn đậu sưng lên, làm mủ, mà căn buồng lúc nào cũng phải đóng kín mít để tránh gió nên không khí rất ngột ngạt, oi bức, nặng mùi kinh khủng. Tuy vậy, mẹ và dì vẫn thay phiên nhau bế con bế cháu, cầu mong cho con cho cháu mau qua cơn dịch bệnh”. Dì út Hoàng cũng thường nhắc và kể lại cho Hoàng nghe về những năm tháng mồ côi, sống với bố mẹ Hoàng và săn sóc Hoàng. Dì út kể lại như kể truyện cổ tích. Dì nói: “Những lúc không chăm sóc cháu, dì ra đồng phụ với bác (bố Hoàng) cùng với những người đang cày thuê, gieo mạ, cấy lúa từ sáng đến trời sẩm tối mới về. Có những ngày, mặt trời đã đứng bóng từ lâu, những người nông dân trên cánh đồng quanh làng đã nghỉ trưa, bá (mẹ Hoàng) đã gánh cơm nước ra mà bác vẫn mải mê làm, bụng đói cồn cào, dì phải lên tiếng nhắc bố cháu: Anh ơi, chị đã gánh cơm nước ra lâu rồi, quá trưa rồi, anh nghỉ tay cho mọi người ăn cơm đi. Nghe dì nói vậy, bác mới chịu nghỉ trưa, bác làm việc siêng năng cần cù lắm”. Quê
Hoàng, làng Phượng Giáo, cách đồn Thứa khoảng một cây số, đồn trấn đóng
tại ngã ba thị trấn Thứa, một thị trấn đã bị bỏ hoang từ ngày Việt Minh
phát động phong trào “Tiêu thổ kháng chiến “. Năm 1951 đồn đã bị bộ đội
Việt Minh tràn ngập. Sau chiến dịch bình định, thực dân Pháp đã chiếm
làng, lập thành đồn bót mới, biến ngôi thánh đường thành một pháo đài
kiên cố, đuổi dân làng ra ngoài khu vực thị trấn bỏ hoang. Từ đó, huyện
Lương Tài rơi vào tình trạng ”xôi đậu”, ngày quốc gia đêm Việt Minh, dân
làng chỉ còn lại các cụ già, phụ nữ và trẻ em, những người thanh niên
đã đi lính hay chạy ra tỉnh kiếm việc, trốn tránh gia nhập Mặt trận Việt
Minh. Bố Hoàng là một viên chức hàng Tổng, có tên trong sổ đen của Mặt
trận Việt Minh, nên nay ở nơi này mai ngủ nơi khác, gia đình Hoàng cũng
như dân làng sống trong tình thế tản cư bất thường khi có tin quân Pháp
đi càn, hoặc Việt Minh sẽ đánh đồn hay về làng thu thuế, bắt dân công.
Dân làng sống trong cảnh một cổ hai tròng, như có sợi dây thòng lọng vô
hình trên đầu, không biết bị treo cổ và chết khi nào! Trong
đêm khuya, nếu phải chạy loạn, mẹ Hoàng thường dẫn các con chạy băng
cánh đồng, xuyên qua làng Bích Khê Lạng Dương để đến làng Thọ Ninh (quê
bà nội Hoàng) là làng gần nhất so với quê ngoại. Nhưng, dù là đứa bé bẩy
tám tuổi, Hoàng cũng biết chú áp út - con cậu mợ ruột bố Hoàng - không
ưa mẹ con Hoàng, nên luôn luôn tạo ra những xích mích với anh trai
Hoàng, bà mợ than phiền với mẹ Hoàng và tỏ vẻ khó chịu về việc mẹ con
Hoàng “ăn nhờ ở đậu”mỗi khi tản cư. Từ đó, mẹ Hoàng dẫn các con chạy
sang tá túc dài hạn bên quê ngoại. Những tháng ngày tản cư bên quê ngoại, mẹ con Hoàng và cô em út của bố Hoàng sống trong căn nhà ba gian hai chái của gia đình em gái mẹ Hoàng, căn nhà bỏ trống từ ngày chú tư bỏ làng đi Hiến binh ở tỉnh Hải Dương. Thời gian chạy loạn và tá túc nơi quê ngoại với những tháng năm dài, nên Hoàng nhớ như in trong đầu từng ngôi nhà của các gia đình bên quê ngoại. Bên trái căn nhà dì tư Hoàng cũng bỏ trống vì gia đình cậu mợ Dinh đã bỏ làng, phó mặc cho cỏ mọc cùng rêu xanh phủ đầy sân trước và phía sau nhà. Căn nhà của chú dì tư Khang mà mẹ con Hoàng tá túc bỏ hoang đã lâu nên khu vườn đầy cỏ dại, sân trước cũng đã phủ những lớp rêu màu xanh như nhà cậu mợ Dinh. Phía sau nhà chú dì tư, cách một cái ao nhỏ và cây khế chua là nhà ông Chánh Hải, em ông ngoại và cũng là bố chồng cô ruột Hoàng, cô góa chồng, ở vậy nuôi con và phụng dưỡng bố mẹ chồng. Bên phải nhà chú dì tư là ba ngôi nhà của các bác, anh mẹ Hoàng - theo vai vế từ nhỏ đến lớn là Bác Ba Nê, bác Chánh Duyên, bác Chánh Lãng. Bác Ba là nhà nông thuần túy. Ngoài công việc đồng áng, bác kéo vó, đặt hom bên bờ con sông đào chạy uốn khúc đến cống đá, gần nhà cha xứ Lai Tê với ngôi Thánh đường nguy nga, cổ kính, để bắt cá bắt tôm, tiết kiệm được một phần nào tiền chợ và gia đình lại có những món ăn tươi, ngon. Nhà
bác Chánh Duyên với sân gạch và ao cá trước mặt, còn nhà bác Chánh Lãng
rộng lớn hơn, với một khu vườn và những cây mít to và cao như những cây
cổ thụ – đây là ngôi nhà thừa tự, dinh cơ của ông bà ngoại Hoàng để lại
cho người con trưởng. Gia đình hai bác đã chạy trốn Việt Minh xuống
tỉnh Hải Dương sinh sống sau ngày bốt Lai Tê bị tấn công, đánh phá. Vì
vậy, hai ngôi nhà đều bỏ hoang. Ngay bên phải cánh cổng ra vào “dinh cơ
của bác Chánh Lãng” là cơ ngơi của ông Chánh Ngát em ruột ông ngoại
Hoàng, cũng to lớn nhất nhì trong làng, ông đã già yếu và gia đình cậu
Trùm Ngát, người con trai trưởng sống an phận sau những năm tháng hăng
say hoạt động trong các tổ chức của dân làng. Khi huyện Gia Lương rơi
vào vùng xôi đậu, cậu đành bó tay và sống qua ngày bên mấy mẫu ruộng
trước khi bỏ làng di cư vào miền Nam. Từ ngày hai huyện Lương Tài và Gia Lương nằm trong vùng xôi đậu, sinh hoạt quê ngoại Hoàng thật buồn tẻ. Là một xứ đạo lớn trong Giáo phận Bắc Ninh với ngôi thánh đường nguy nga, cổ kính, kiến trúc theo kỹ thuật Âu Châu với các đường nét hoa văn thật mỹ thuật và đường kiệu lát gạch chạy quanh khuôn viên ngôi thánh đường. Tất cả đã đổ vỡ và hoang phế theo thời gian. Dãy nhà cha xứ với các phòng ốc đầy đủ tiện nghi, nằm cạnh con sông đào đã hoang tàn và mục nát cùng những lỗ đạn trên các bức tường loang lổ, rêu phong. Từ ngày Việt Minh nổi lên, không còn bóng dáng vị linh mục ngày đêm bên đoàn chiên cũng như các sinh hoạt hội đoàn của giáo xứ như những năm tháng thanh bình xa xưa. Những giao tiếp thường nhật của dân làng mang sắc thái buông xuôi trong bầu khí bất an, nghi kỵ, dè dặt. Làng đã vắng tiếng cười, chỉ còn những nét đăm chiêu trên khuôn mặt không còn sinh khí, thấp thoáng bóng dáng các cụ già, đàn bà và con trẻ trên các con đường làng quanh co khúc khuỷu không được tu bổ, sửa chữa. Đời sống thầm lặng như chờ đợi những tai ương không biết sẽ phủ chụp lên đầu dân làng lúc nào. Từng lớp thanh thiếu niên đã bỏ làng, chạy trốn Việt Minh bắt tham gia hoặc bắt đi dân công. Anh
chị em mẹ Hoàng đã phân tán khắp nơi, chỉ còn có bác Tiên Yên và bác ba
Nê đã luống tuổi ở lại làng. Hoàng đã theo anh Phẩm con bá Tiên đến nhà
hai bác nhiều lần - ngôi nhà khang trang nằm cạnh bờ sông đào với chiếc
vó nhỏ bé cạnh bờ sông, bên những hàng hoa dâm bụt đỏ thắm nhưng vắng
tiếng cười, nếp sống thanh đạm với đức tin phó thác của hai bác là nguồn
cậy trông trong thời buổi khó khăn bủa vây, nhưng nét mặt vẫn hằn lên
những buồn phiền cho cuộc đời bất định của dân làng. Cho đến bây giờ,
khi nhắc đến quê ngoại, Hoàng vẫn tiếc nuối lẫn ước mong: “Giả như không
có những người Cộng Sản Việt Nam thì đất nước Hoàng cũng độc lập và
thanh bình, an vui như các quốc gia Thái Lan, Singapore...và như vậy,
mỗi mùa hè Hoàng lại có dịp về quê ngoại theo bác Ba đi kéo vó, đặt hom
và xuống nhà bác Tiên Yên ngồi bên bờ sông đào câu cá, tắm sông... thì
thú vị và sung sướng biết bao”. Trong những năm tháng mẹ con Hoàng tá túc bên quê ngoại thì dì út Hoàng đã về sống với gia đình nhà chồng ở làng Nghĩa La, cách quê ngoại Hoàng chừng một hai cây số. Lâu lâu, Hoàng thấy mẹ xuống thăm dì út hoặc dì về quê ngoại thăm mẹ con Hoàng, dì út đem cho mẹ Hoàng những rổ khoai lang, hay sắn (củ mì) và những trái Sung, trái Trám để muối chua ăn cơm, đôi khi dì cho những trái Chay vỏ xanh ruột hồng có vị chua như trái Sấu. Hàng ngày mẹ con Hoàng ăn cơm với dưa mắm hoặc canh cà chua lõng bõng nước, sống qua ngày. Cũng có ngày bác ba Nê câu hay kéo vó được cá, cho bớt mẹ con Hoàng để kho mặn ăn dần. Mỗi khi gần hết gạo, cô út - em bố Hoàng lại “băng đồng” về nhà ở phố Thứa lấy và gánh gạo cùng những thứ gia dụng mang xuống quê ngoại. Có
một lần, trời đã về chiều, nhá nhem tối mà cô Hoàng vẫn chưa trở lại,
mẹ Hoàng bảo hai anh em Hoàng cùng với anh Phẩm, con người chị thứ hai
của mẹ Hoàng đi ra cống đá xem cô Hoàng đã về đến cổng làng chưa. Ba đứa
trẻ vừa đi đến gần nhà ông Chu, cạnh cái cống đá và giếng nước, gần
ngôi nhà cha xứ đã bỏ hoang, thì nghe thấy những tiếng kích hỏa của đại
bác (depart) từ xa vọng lại cùng với những tiếng đạn đang bay sè sè
ngang qua đầu. Sống trong vùng bom đạn đã lâu, ba đứa đã quen thuộc với
những âm thanh của súng đạn, nên như một phản xạ tự nhiên, tất cả nằm
sấp, duỗi dài trên mặt đất cạnh cống đá, chờ cho tầm đạn bay qua đầu rồi
nổ tan ở đâu đó mới ngóc đầu đứng dậy. Rất may, cô Hoàng không bị lạc
đạn giữa đường, cô về trễ sau trận pháo, nhưng an toàn. Nằm dài trên cống đá tránh pháo kích là một kỷ niệm khó quên, khiến Hoàng nhớ đến câu chuyện mấy người dân làng đã kể về cái cống đá và ngôi thánh đường xa xưa: “Để có nền nhà thờ cao, phòng tránh lụt lội, dân làng đã bỏ công sức mấy tháng trời ròng rã để đào và cắt ngang mặt đường đá, đặt cống dẫn nước từ con sông đào chảy qua khu đất bên trái ngôi nhà thờ, tương tự như “dẫn thủy nhập điền”để đào và lấy đất làm nền nhà thờ, biến dải đất trũng sâu, lớn như một con suối, cắt ngang làng, chạy đến tới sát bờ hào ngăn cách giữa ngôi “chợ phiên” với rặng tre làng. Theo năm tháng, như vết dầu loang, Việt Minh đã lấn sâu và hoạt động công khai trong quê ngoại Hoàng, những tiếng loa vang lên trong đêm khuya tuyên truyền và đe dọa những người mà Mặt trận Việt Minh gọi là Việt gian. Những đứa trẻ như anh em Hoàng hàng ngày phải đi lên Giáp tây để “học chữ quốc ngữ”. Căn nhà cụ trùm Vần bỏ hoang, nằm sâu bên phải ngôi thánh đường - nơi có những gia đình lương dân sinh sống xen kẽ, sân gạch nhà cụ là nơi tổ chức những đêm “Văn công”, còn căn nhà là lớp học, ông giáo Hoàng - một người lương dân từ làng Nga Hoàng đến dạy những bài ca, bài vè chống thực dân Pháp và “bè lũ Việt gian” mỗi ngày. Bài học là những bài thơ, những bài học thuộc lòng, những câu vè tuyên truyền có mục đích cài cắm vào trí óc non trẻ của đám con nít. Cho đến nay, Hoàng còn nhớ lõm bõm mấy câu thơ, câu vè mà ông giáo Hoàng bắt nghêu ngao đọc đi đọc lại: Ngày ngày chào lá quốc kỳ Nhớ người chiến sĩ chết vì non sông Nhớ xưa bao vị anh hùng Phất cờ độc lập thành công hoàn toàn Mất quê nội, xa quê ngoại, nhưng dù đã phiêu bạt vào miền Nam, bà con nội ngoại vẫn khăng khít và tìm về sống bên nhau. Gia đình chú dì út sống cách nhà bố mẹ Hoàng ba căn nhà, chú Giáo Thuấn có trình độ văn hóa và điêu khắc tượng ảnh mỹ thuật, cùng với sự quán xuyến, hoạt động trong ngành chăn nuôi của dì út, nên sau vài ba năm gia đình chú dì Hoàng đã ổn định và sung túc. Vào thập niên sáu mươi, vừa bước lên ngưỡng cửa trung học, Hoàng đã cảm nhận được những lo lắng, những băn khoăn của dì út khi thấy bố mẹ Hoàng thất bại trong kỹ nghệ dệt vải tám, vải the, phải bán cho ve chai, lạc-xoong (l’auction) những khung cửi trị giá hàng chục ngàn, kéo theo những khó khăn về tài chánh cho các con ăn học và sinh sống. Hai ba lần trong một ngày, Hoàng thấy dì út qua nhà, nhỏ to với mẹ về những câu chuyện làm ăn, tìm cách gây vốn và làm lại từ đầu. Tình chị em sống chết bên nhau giữa mẹ Hoàng và dì út như hình với bóng, thật khó diễn tả. Qua dì út, cộng với sự đảm đang, tài quán xuyến và chắt chiu thật khôn ngoan, mẹ Hoàng đã vực dậy một gia tài tưởng chừng gãy đổ về tài chánh, tránh được nguy cơ kéo theo một đàn con thất học. Trong số các anh chị em bên ngọai, dì út và mẹ Hoàng rất thân nhau. Cả hai đều rất đảm đang, hy sinh và quên mình vì đàn con, với ước mong duy nhất là các con chăm lo ăn học để vươn lên “cho bằng với người ta”. Yêu thương các con đồng đều, nhưng rất yêu quý “con trưởng”. Khi anh trai Hoàng bước lên ngưỡng cửa đại học là mẹ Hoàng “chạy trước lo sau” mua cho anh Hoàng cái xe máy ngay. Cũng vậy, khi vừa biết tin con trai trưởng đậu tú tài, dì út đã bảo Hoàng lấy xe máy của anh Hoàng chở dì út lên nhà máy lắp ráp xe gắn máy Ngô Văn Luông ở ngã sáu Sài Gòn để đặt cọc và ráp cho con dì út cái xe máy hiệu Gobels – một hiệu xe đang nổi tiếng nhất trong các loại xe gắn máy trên thị trường thời bấy giờ. Năm
1991 gia đình bố mẹ Hoàng được đi định cư theo diện HO (Humanitarian
Operation) của anh hai Hoàng. Sau khi đặt chân tới Hoa Kỳ, bác sỹ thuộc
bệnh viện Stanford xét nghiệm mẹ Hoàng đã bị ung thư đường tiểu, nếu
giải phẫu thành công thì sẽ qua khỏi, nhưng vì tuổi già nên xác xuất nằm
trong tỷ lệ 50/50. Mẹ Hoàng không chấp nhận giải phẩu dù được bác sĩ và
các con giải thích thật lạc quan. Không còn cách nào khác, anh em Hoàng
gọi điện thoại cho dì út. Từ San Diego dì lấy vé phi cơ bay lên thăm,
và mẹ Hoàng đã đồng ý vào bệnh viện Stanford để giải phẫu, sau khi hai
chị em hàn huyên và tâm sự với nhau trong nước mắt cả giờ đồng hồ. Những
tình nghĩa yêu thương cao vời giữa dì út và mẹ Hoàng, đã giúp mẹ Hoàng
sống với con cháu thêm mười bốn năm nữa. Những lúc rảnh rỗi, Hoàng
thường hát nho nhỏ một mình bài “Lòng mẹ” khi nghĩ đến tình yêu thương
của mẹ và dì út. Những kỷ niệm của một đời người về quê ngoại vẫn bàng
bạc và nằm sâu trong ký ức của Hoàng. Buổi
sáng cuối tuần, mùa đông chớm về với những cụm mây xám nhạt, lơ lửng
trôi trên bầu trời California, không khí se se lạnh, tôi và Hoàng ngồi
ngoài hàng hiên quán Coffee Lovers của Thành phố Hoa vàng nhìn trời hưu
quạnh. Bên hai ly cà phê sữa nóng và dĩa bánh Pate Chaud, Hoàng nói chậm
dãi, nhỏ nhẹ, kể cho tôi nghe về quê ngoại của Hoàng thời niên thiếu.
Tôi lắng nghe Hoàng kể như đang ngồi nghe một câu chuyện lịch sử hấp
dẫn. Kể xong câu chuyện quê ngoại, Hoàng nói: “Sống đời viễn xứ, đất lạ
quê người, những mùa nghỉ lễ cuối năm như Thanksgiving, Christmas, thấy
thiên hạ kẻ lái xe, người lấy vé về quê làm Hoàng nhớ đến những ân nghĩa
trong đời, nghĩ đến quê nội, quê ngoại xa xưa trong tiếc nuối. Bất giác Hoàng hỏi tôi: - Anh có nghe ai đó đã nói: “Biết làm sao định nghĩa được tình yêu” không? Nói xong, Hoàng lại tự trả lời. - Câu văn mang ý thơ, tưởng chừng chỉ liên hệ tới tình yêu lứa đôi. Nhưng Hoàng không nghĩ như vậy. Hoàng cảm thấy từ tiên thiên, trong cõi nhân sinh, tâm hồn con người đã có một tình yêu vô hình, bất biến, khiến con người đã sống hay chết cho nhau. Nghe Hoàng giải thích xong, tôi nói: Hoàng nói và quan niệm giống như một tu sĩ quá. Hoàng lắc đầu, nói: “ Không phải là tu sĩ mới nghĩ như vậy. Đời sống của dì út Hoàng bên quê ngoại đã giúp Hoàng tìm được ý lực của tình yêu trong đời, vì sau ngày dự tang lễ mẹ Hoàng ở San Jose, về lại SanDiego, sức khỏe của dì út Hoàng bỗng nhiên sa sút một cách khác thường, dì trở lên trầm tư với những năm tháng trên giường bệnh, rồi ra đi một cách thanh thản trong tiếc thương của con cháu. Chia tay Hoàng, trên đường về nhà, tôi nghĩ Hoàng nói thật chí lý.
Chu Kim Long |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23194 |
Gởi ngày: 15/Jan/2025 lúc 9:06am |
THẾ RỒI MỘT BUỔI CHIỀU | CHẾT DỞ. Tác giả: NV. Nhất Linh. Người đọc: Thái Hoàng Phi <<<<<<Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/Jan/2025 lúc 9:11am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23194 |
Gởi ngày: Hôm nay lúc 8:39am |
Những Cái Tết Trong Đời TôiTác giả Phan Xuân Sinh 1948 - 2024 Cứ mỗi lần cúng Giao Thừa xong, tôi mang bình trà vào phòng sách ngồi uống một mình. Chính những lúc nầy tôi nhớ lại những ngày tết cũ, xưa cũ. Khi còn nhỏ, tôi là người phải thức để lo sắp xếp bàn cúng giữa sân cho Bác tôi khấn vái cúng giao thừa. Câu khấn đầu tiên Bác tôi giới thiệu về mình cho những người khuất mặt quanh đây biết về gia thế: “Kính thưa ông bà, cha mẹ, những người khuất mặt quanh quẩn đâu đây. Tôi tên là Phan Xuân Sâm là con thứ năm của cha mẹ tôi, người còn lại lớn nhất của gia đình nầy. Hiện tôi đang sinh sống tại Nại Hiên xã, Đà Nẵng xứ, Quảng Nam tỉnh. Kính xin chư vị ghé qua đây hưởng chút nhang khói nhân ngày đầu khai niên. Giúp đỡ gia đình tôi mạnh khỏe, thuận hòa. Chúng tôi luôn luôn cung kính gìn giữ lòng biết ơn chư vị…” Năm nào Bác Năm tôi không được khỏe, Ba tôi làm nhiệm vụ cúng bái Giao Thừa thay cho Bác. Ba tôi không nói ra những lời như Bác, ông chỉ lầm thầm trong miệng rồi lạy. Hình như Ông làm chuyện nầy cho có lệ, chứ không thành tâm như Bác tôi. Bác nằm trên gường hỏi Ba tôi sau khi cúng xong vào nhà: “Chú có biết phải để cho cây hương tàn hết mới dọn vô nhà không?” Ba tôi lúng túng trả lời cho qua chuyện, sự thật cây hương cháy chưa hết một nửa thì Ba tôi đã dọn vô nhà. Cúng xong bao giờ Bác Năm cũng ngồi uống trà với Ba tôi. Cái cung cách đầu năm cũng đổi khác, nói chuyện với nhau đượm một chút nhẹ nhàng. Hình như người ta gìn giữ tốt đẹp nhất cho ngày đầu năm. Sau
nầy Bác tôi mất, Ba tôi mỗi năm cúng GiaoThừa thay cho Bác. Tôi là
người được ngồi đối diện uống trà với Ba tôi. Sau đó hai cha con dẫn
nhau xuất hành, thường thường chúng tôi đi đến chùa Nại Hiên lạy phật.
Chính lúc trên đường đi Ba tôi mới kể cho tôi nghe nhiều chuyện của quê
tôi. Cái chuông chùa của làng Nại Hiên là do ông Án Nại đúc tặng cho
làng (Ông Án Nại tên là Nguyễn Hanh, Án Sát tại Nghệ An, nguyên quán
của ông ở làng Nại Hiên nên thường gọi ông là Án Nại, sau ông từ quan
theo phong trào Văn Thân, Cần Vương, bị tử thương ở mặt trận Phú Thượng,
Hòa Vang, Quảng Nam). Có một năm vợ chồng người học trò cũ của Ba ôi
tới chúc tết thầy. Ba gọi tôi ra chào chị Hồng, người mà khi tôi còn nhỏ
Ba tôi nhờ chị chăm sóc cho tôi vì má tôi mất sớm. Ba tôi đi dạy mang
tôi đi theo, các chị thay phiên chăm sóc tôi, đút cơm, tắm rửa, thay áo
quần. Trong số các chị thì chị Hồng là người lo cho tôi nhiều nhất. Lúc
nầy tôi đang học đệ nhị. Từ trong buồng ngủ bước ra. Chị Hồng trố mắt
nhìn tôi: “Thằng Sinh đây hả thầy? Hồi nhỏ nó bụ bẩm sao lớn lên nó ốm
quá vậy? có đau gì không? Ừ, mà như vậy trông có vẻ thư sinh, bảnh
trai. Hắn mà gái trông thấy phải chạy theo thôi” Chị hỏi tôi, hồi nầy
có còn thích ăn bánh bèo không? Hồi còn nhỏ xíu khi dẫn nó ra chợ, bao
giờ nó cũng chỉ hàng bánh bèo, ăn một lần bốn năm chén. Tôi gật gật
đầu, ý của tôi nói với chị vẫn còn thích ăn bánh bèo. Vợ
chồng chị Hồng chắc là khá giả, chị ấy móc tiền lì xì cho tôi 200
đồng, số tiền đó lúc ấy hơi lớn. Chị kể mấy chị trong lớp hay bẹo má
phúng phính của tôi. Thứ bảy chủ nhật các chị thay phiên nhau xin Ba tôi
cho các chị mang tôi về nhà. Ba tôi thì lúc nào cũng gật đầu đồng ý.
Sau nầy lớn lên tôi mới biết đó là lúc tốt nhất để Ba tôi có thời giờ đi
cua “đào”. Ông thầy giáo vợ chết sớm, sống lẻ loi sao được, tuổi lại
còn quá trẻ nên có cơ hội thuận tiện lúc nào là ông “tranh thủ” đi đến
nhà các bà bồ để tán dóc. Ra tết, chị Hồng chạy xe Honda tới nhà mang
cho tôi chừng hơn 10 chén bánh bèo. Bánh bèo Quảng Nam lớn lắm, chén đổ
bánh bằng chén ăn cơm, chị nghĩ rằng hồi còn nhỏ tôi ăn được 4 chén, thì
bây giờ phải ăn gấp đôi. Tội nghiệp sự chu đáo của chị làm cho tôi nhớ
mãi. Ba tôi kể, nhà chị Hồng nghèo nên mỗi năm phụ huynh đi lễ tết cho
thầy nào là bánh, mứt , rượu, gà, nếp, bánh tét…Ba tôi gọi mẹ chị Hồng
qua nhà lấy bớt đem về nhà ăn tết, nên gia đình chị Hồng mặc dù ít mua
sắm cho ngày tết, vẫn có đầy đủ mọi thứ trong nhà. Khi chị đi lấy chồng
Ba tôi có đi dự. Sau nầy chị kể cho Ba tôi nghe chị và anh Khiết cùng
học một lớp yêu nhau, nhưng gia đình anh Khiết nghèo quá nên anh ấy
không thể cưới chị. Con gái đến tuổi không thể chờ đợi nên gia đình phải
gả chị cho anh Hoàng ở làng bên. Gia đình anh Hoàng khá giả, chị về làm
dâu cũng sung sướng. Anh Hoàng đi lính ở thành phố nên không sợ phải ra
trận, còn anh Khiết cũng vào lính được chừng hơn một năm thì tử trận. Cái
vui nhất của tôi là ngồi canh lửa nồi bánh tét. Mấy thằng bạn nhỏ trong
xóm tụ lại nghe tôi kể chuyện. Ngồi chung quanh nồi bánh, lửa phừng
phực cháy xua đuổi cái lạnh mùa đông, ngồi chờ ngoại tôi vớt ra mấy cái
bánh ú cho tôi, bạn bè chia nhau ăn. Sau nầy lớn lên bao giờ tôi cũng
mua một lít rượu để sẵn, một dĩa thịt heo dầm nước mắm, một chén củ
kiệu, vài thằng bạn ngồi nhâm nhi. Lúc nầy chúng tôi sắp bước vào lính
nên bữa nhậu đượm một chút buồn trên mặt. Tết
Mậu Thân, thành phố Đà Nẵng sống trong yên bình. Đêm giao thừa pháo vẫn
nổ rộn rã, xen lẫn tiếng súng nổ nhiều hơn mọi năm, tiếng súng nổ nhiều
nhất ở ven thành phố. Dân chúng hoàn toàn không biết là Việt Cộng tổng
tấn công bị các đơn vị đồn trú bên ngoài đẩy lui. Bốn giờ sáng Ba tôi
dậy pha trà, súng vẫn nổ nhiếu mà không dứt, mở radio nghe tin tức, mới
biết là Việt Cộng tấn công vào các thành phố Miền Nam. Lệnh của Bộ Tổng
Tham Mưu kêu gọi quân nhân đang ăn tết với gia đình, phải trình diện ở
những đơn vị gần nhất. Tất cả gia đình đều hé cửa nhìn ra đường, chỉ
thấy xe tuần tiểu của quân đội thỉnh thoảng gắn loa phóng thanh, lệnh
giới nghiêm 24 giờ trên toàn thành phố. Tất cả phải đóng kín cửa không
được ra đường. Các quân nhân ở xa về ăn tết ra đường đón xe tuần tiểu để
được chở vào Quân Vụ Thị Trấn. Sáng mồng một, đài phát thanh địa phương
báo cho biết là Quân đội đã đẩy lui các cuộc tấn công vào thành phố.
Chỉ biết được tin tức qua đài phát thanh. Người dân Đà Nẵng yên tâm ăn
tết không bị quấy phá bởi lực lượng bên kia. Chừng 9 giờ sáng mọi người
ra đứng trước cửa nói chuyện với hàng xóm, khuôn mặt họ đều ngơ ngác.
Nói chuyện về tình hình chiến sự chỉ đoán già đoán non chứ quả thật
không ai biết gì cả. Tối mồng một tết nghe phong phanh có mấy người
trong xóm trước đây đi nhảy núi, đã thấy xác của họ ở xã Hòa Cường.
Chuyện thật hư không ai biết, mọi chuyện đều bị xé to. Tối cả nhà quay
quần chung quanh chiếc radio để nghe BBC và VOA, lúc nầy mới biết rỏ các
tỉnh, thành phố ở Miền Nam đều bị tấn công. Nghe lén đài phát thanh Hà
Nội thì họ bảo quân Cách Mạng đã chiếm được Miền Nam, dân chúng Miền Nam
đón tiếp niềm nở. Sau nầy mới rõ, các cán binh Miền Bắc tin vào lời
tuyên truyền trên radio, trên truyền đơn, dân chúng sẽ đón tiếp các anh
nên họ tưởng thật. Khi vào thành phố họ mới biết chẳng có ai đón tiếp
họ. Ai thấy họ cũng đều sợ hãi, cũng đều trốn tránh. Thú thật người dân
lúc đó rất hoang mang không thể tin được đình chiến mà lại bị quân Bắc
Việt tấn công. Ở Đà Nẵng chỉ nghe súng nổ trong ngày mồng một tết, khuya
mồng một tiếng súng nghe xa xa nghĩa là chiến sự đang ở các vùng quê.
Như vậy quân đội đã làm chủ được tình hình. Đó là một cái tết đã làm
điêu đứng toàn dân, phe Cộng Sản xé bỏ hiệp định đình chiến. Từ cái
chuyện Tết Mậu Thân, tôi bắt đầu ngao ngán chế độ Công Sản, tôi không
tin những gì họ tuyên truyền trước đây. Tôi nghĩ nếu chế độ nầy họ thắng
trong cuộc chiến thì dân chúng sẽ khổ biết mấy. Chỉ có một hiệp đình
đình chiến trong 3 ngày tết để dân chúng nghỉ ngơi mà họ trắng trợn vi
phạm. Thì làm sao họ tôn trọng những thứ khác. Sau khi chiếm được Miền
Nam thì mới tỏ rõ bộ mặt nham hiểm thật sự của họ. Những ngày sau đó
thành phố Huế vẫn còn phe Giải Phóng chiếm đóng, chiến sự vẫn còn gay
gắt. Gần một tháng quân đội Miền Nam mới thực sự chiếm lại Huế. Nói
đến tết mà không đề cập tới tết Mậu Thân ở Huế là một thiếu sót lớn.
Mặc dù tôi không ở Huế để chứng kiến cái cảnh tan nát mà người dân Huế
phải gánh chịu. Thế nhưng mỗi ngày tôi phải mở đài BBC và VOA để nghe
chiến sự ở Huế. Đà Nẵng và Huế chỉ cách nhau vào khoản 80 cây số theo
đường chim bay (100 cây sô tính theo đường quốc lộ), thế mà Huế lại gánh
tất cả những hãi hùng thật tội nghiệp. Những nơi bị Việt Cộng chiếm
đóng xẩy ra biết bao tai ương, số người bị họ giết nhiều vô kể. Đổ lỗi
cho cá nhân nầy, cá nhân kia gây nên, tôi không đồng ý, vì cá nhân không
thể tàn bạo như vậy, giết hại bà con ruột thịt của mình. Chỉ có quyết
định của đảng Cộng Sản. Tôi không đề cập đến chuyện nầy, điều mà tôi
muốn nói ra trong hồi ký nầy là tang thương ụp lên đầu những người dân
vô tội, nhà nào cũng có người là nạn nhân của cuộc tấn công tết Mậu
Thân. Gần đây sau bốn mươi bảy năm những người Cộng Sản im tiếng, thì
bổng nhiên có một người ngụy tạo ra một tài liệu bảo rằng những nạn nhân
tết Mậu Thân đều do máy bay Mỹ giết hại. Khi quật những nấm mồ tập thể,
tất cả những nạn nhân bị cột tay chung với nhau, đầu bị vỡ sọ. Như vậy
họ dùng cuốc xẻng đập vào đầu, không thấy một vết đạn nào. Lại nghe nói
một ông đạo diễn dàn dựng một cuốn phim về tết Mậu Thân quy tội cho Mỹ
Và quân đội Cộng Hòa. Còn cán binh Bắc Việt vô tôi. Việc làm nầy đi
ngược lại sự thật đã trở thành hiển nhiên, mà họ tán tận lương tâm thêu
dệt ra để tránh tội. Họ quên nghĩ rằng, những vùng của họ chiếm đóng làm
sao có lính Cộng Hòa vào bắt đồng đội của mình đem ra giết. Cho nên vải
thưa không thể che mắt thánh. Chuyện của họ làm người dân Huế
đều biết rỏ, không chối cải được. Người Mỹ trước đây quá mệt mõi “Cuộc
Chiến Việt Nam”, họ không muốn khui lên đống tro tàn sợ đau lòng dân
chúng Mỹ. Những năm gần đây, sự việc đã trở nên nguội lạnh, đây chính
những Quân Nhân Mỹ tham chiến tại Việt Nam bắt đầu lên tiếng. Họ cho
rằng QLVNCH là một quân lực hùng mạnh nhưng phải thua vì thiếu vũ khí và
đạn dược. Chính nước Mỹ gây ra oan khiên nầy. Song song đó thì bà Giáo
Sư Orgar Dror phân khoa lịch sử Đại học Texas A&M (một người Do Thái
gốc Nga) Bà dịch quyển sách “:GIẢI KHĂN SÔ CHO HUẾ” Ra tiếng Anh với
nhan đề “MOURNING HEADBAND FOR HUE” Nguyên bản chính của Nhà Văn Nhã Ca,
tố cáo những tội ác của quân Bắc Việt gây ra tang thương cho Huế. Chính
chị Nhã Ca đã có mặt ở Huế lúc đó, Chi là một nhân chứng sống, chị viết
với một tấm lòng dành cho Huế, không thêu dệt hay bịa đặt. Cuộc ra mắt
sách tại Đại Học UC Berkeley, California. Đưiợc sinh viên Mỹ hoan hô
nhiệt liệt. Sau
khi Huế được Quân Đội Cộng Hòa chiếm lại, chừng một tháng sau, tôi có
dịp ra Huế. Cầu Trường Tiền sụp, nhà cửa tiêu điều, đường phố vắng
người. Chỉ có xe quân đội tuần tiểu trên đường phố. Nhìn Huế, tôi có cảm
tưởng như Huế mắc phải cơn trọng bịnh chưa kịp hồi phục, sống trong uể
oải, nhìn thấy người đi đường mặt buồn thiu. Huế tang thương như vậy đó,
thật tôi nghiệp. Đi đâu cũng thấy vết tích chiến tranh, số người chết
nhiều quá, nhiều hơn ngày Kinh thành Huế thất thủ trong tháng năm ta ,
khi vua Hàm Nghi khởi nghĩa cuộc binh biến bất thành. Sau đó quân Pháp
tràn vào gặp ai giết đó, bất kể người có tội hay không. Huế nơi nào cũng
có máu đổ. Sau nầy người dân Huế nhà nào cũng lập đàn cúng cô hồn trong
ngày Kinh Thành thất thủ.Sau nầy đêm giao thừa người dân Huế cũng lập
đàn cúng tế cho những vong hồn bị Việt Cộng giết trong tết Mậu Thân. Số
người bị giết chết trong tết Mậu Thân nhiều hơn số người bị Pháp giết
trong ngày Kinh Đô thất thủ. Khi
ra đơn vị, tôi trình diện Trung Đoàn 51 Biệt Lập, đồn trú tại Quảng
Nam, vào khoảng hai mươi tháng chạp, nghĩa là chỉ còn 10 ngày nữa tới
tết. Đây là cái tết đầu tiên của tôi ở quân đội. Năm thằng sĩ quan ở
chung một phòng. Người lính phụ trách câu-lạc-bô, đêm giao thừa mang tới
cho chúng tôi 2 lít rượu đế và 5 lon thịt ba lát, bảo rằng Đại Úy Đại
Đội Trưởng bảo mang đến cho các ông uống rượu mừng xuân. Năm đứa trải
chiếu ngồi xuống sàn nhà bắt đầu uống rượu. Thú thật đây là cái tết buồn
nhất trong đời tôi, chúng tôi ngồi uống rượu mà không nói một lời, mỗi
đứa mang một tâm trạng khác nhau. Nhớ nhà, nhớ người yêu, nhớ bạn bè còn
bên ngoài, nhớ quán cà phê… Uống hết hai lít rượu định dọn dẹp đi nằm
thì mấy người lính ở Trung Đội của tôi trông coi, mang rượu vào nhập
cuộc, lúc nầy đông người chúng tôi mới cảm thấy hứng chí. Cuộc rượu cho
đến sáng mồng một mới tan hàng. Suốt ngày mồng một chúng tôi ngủ li bì. Sau
1975, tôi sống ở Sài Gòn. Có một năm tôi về Đà Nẵng ăn tết. Chiều 28
tháng chạp, Ba tôi và tôi ra chợ hoa tìm một cành mai. Tôi muốn mua một
cành mai lớn, Ba tôi thì bảo mai lớn mắc tiền trong lúc kinh tế khó
khăn, nên mua một cành nhỏ cho đỡ tốn kém. Tôi đồng ý vì nghĩ lại mọi
người đang chật vật mà mình phung phí như vậy cũng khó coi. Tất cả hoa
hồng và hoa cúc Ba tôi trồng nở rực rỡ nên cái tết năm đó thật vui cửa
vui nhà. Mồng bốn tết tôi chuẩn bị vào lại Sài Gòn thì Công An mời lên
Phường làm việc vì họ nghi tôi thuộc diện sĩ quan trốn học tập. Tôi đi
theo người Công An khu vực lên phường, trình bày các giấy tờ trình diện
cho họ xem, tôi bị thương được cho về địa phương học tập tại chỗ. Ông
trưởng Công An phường bảo tôi để giấy tờ ở đây để họ xác minh. Tôi thấy
không xong nên tìm người giúp đở. Cũng may thằng cháu gọi tôi bằng cậu
bảo với tôi là rõ ràng tụi nầy muốn làm tiền, cậu đưa một ít tiền con đi
lấy giấy tờ về cho cậu. Quả nhiên một lúc thằng cháu mang giấy tờ về
cho tôi. Từ đó, tôi không bao giờ về Đà Nẵng ăn tết nữa. Ở Sài Gòn
những ngày tết đến, tôi nhớ nhà quay quắt thế nhưng nghĩ lại cái cảnh
làm tiền trắng trợn, bắt nạt dân chúng của Công An địa phương, tôi đành
phải từ bỏ ý định trở về. Một điều lạ là các cán bộ ở ngoài Bắc vào, họ
đi thăm nhà các người quen họ mặc đồ veston dân sự, nhưng trên ngực họ
đeo đầy huy chương. Chỉ thấy ở Đà Nẵng có hiện tượng nầy, còn ở Sài Gòn
tôi không thấy. Hình như họ muốn khoe cho mọi người biết chiến công của
họ đạt được. Tôi còn nhớ lối ăn nói của những người nầy, họ khoe khoang
khoác lác tô bóng chế độ, mà không có ai dám cãi lại họ. Họ thể hiện cái
ngu dốt nên tạo ra trò hề cho người nghe. Những người dân Miền Nam họ
rất ngán ngẩm loại người nầy. Ở
Sài Gòn mỗi năm tôi đều nấu bánh tét để biếu cho công nhân làm trong cơ
sở của tôi, và cũng để ở nhà khi có khách đến thăm. Tôi nhớ có một năm
ngay trong ngày mồng một tất cả đồ ăn trong nhà nấu để đãi khách đều hết
sạch. Các công nhân tụ tới nhà tôi chơi cả ngày, đánh bài, ăn uống… Sau
khi thăm bạn bè về nhà, Vú Hai gọi tôi ra sau bếp báo cho biết không
còn đồ ăn, tôi phải chở bà ra chợ Bà Chiểu mua thêm thức ăn nấu cho ngày
mai. Tôi nói với Bà Vú để cho các em tự do muốn ăn gì cứ việc lấy, vui
vẻ đừng nói gì phiền các em. Tết năm đó nhà tôi đông vui. Theo thông lệ
các em giúp việc trong cơ sở của tôi mỗi năm được lảnh 2 đòn bánh tét,
hai ký thịt heo, và một số tiền thưởng cuối năm. Những năm khốn khó đó,
thịt heo rất hiếm, phải mua chợ đen. Thú thật làm ăn tại Sài Gòn trong
lúc tranh tối tranh sáng cũng kiếm ăn được. Nhưng bù lại phải đút lót,
biếu xén cho cán bộ, phải chống chọi đủ mọi thứ. Nhiều khi tết đến mà
ngân hàng không còn tiền chi trả. Chúng tôi phải vay mượn để trang trải
cho nên tiền lãi tính ra rất khả quan, nhưng đến khi ngân hàng trả cho
mình thì tròm trèm vừa đủ vốn. Làm ăn vay mượn phải tính bằng vàng, mà
vàng thì lên giá hàng ngày. Có những cơ sở không đủ vốn nên đi vay mượn
thì phải phá sản, không cách nào hoàn vốn lại cho chủ nợ. Làm ăn tư nhân
ở Sài Gòn, mỗi năm đều phải quà tết cho cán bộ. Đó là một tệ nạn rất
thối tha cho chế độ. Thực
tình mà nói, mười lăm năm sống trong nước, tôi trãi qua cay đắng, vinh
nhục. Nhưng rồi mọi chuyện cũng trôi qua. Ở ngay trên quê hương mình mà
mỗi lần đến tết không dám về thăm nhà, nghĩ cũng buồn thật. Sáng mồng
một tết, tôi chở hai con đi chùa, Chùa chúng tôi đi ở Cống Bà Xếp, gần
ga Hòa Hưng, Sài Gòn. Chùa do một vị Trụ Trì người Miền Trung (hình như
là Bình Định)trông coi. Vì chùa nhỏ ở trong một con hẽm sâu nên người đi
viếng chùa đầu năm cũng không nhiều. Thầy rất quý mến tôi. Đến chùa nầy
tôi nhớ lại chùa Nại Hiên của tôi, mỗi năm đi với Ba tôi, cùng ngồi
trên bàn với mấy bác bạn với Ba tôi trong làng, uống nước trà, nói
chuyện râm rang. Khi về lại nhà thì quá nửa đêm, bao giờ Ba cũng bảo tôi
vào nhà trước để “đập đất”. Mặc dù thức khuya, nhưng bao giờ Ba tôi
cũng dậy sớm pha trà cúng đầu năm. Cái đêm ba mươi trầm lặng, thế mà mỗi
khi xa nhà nhớ lại thấy nó lâng lâng, lòng bỗng dưng cồn cào quay quắt.
Cho đến bây giờ hơn hai mươi lăm năm xa xứ lòng tôi càng quặn đau thêm.
Nếu có ai hỏi tôi, đêm 30 tết ở Đà Nẵng có cái gì khác với đêm 30 tết ở
Sài Gòn trước đây hay Hải Ngoại bây giờ? Tôi sẽ không trả lời được. Có
những điều chỉ biết cảm nhận nhưng không thể mô tả bằng ngôn ngữ, trường
hợp nầy cũng vậy. Tôi
đến Mỹ năm 1990. Năm đó tôi sống ở Philadelphia thuộc tiểu bang
Pennsylvania. Đêm 30 tết tôi có đi dự đón giao thừa ở nhà thờ gần nhà,
mặc dù chúng tôi không phải là giáo dân. Tôi cảm thấy lẻ loi, những
người tham dự rất vui. Hay là tâm trạng của người mới hội nhập chưa
thích ứng với cuộc sống nơi đây, nhưng sau nầy tôi có một thời gian sống
ở Oakland gần San Jose, California, thành phố người Việt đông, thế mà
tôi vẫn không tìm thấy cái không khí như bên quê nhà. Mới biết quê hương
đã ăn sâu, thấm đẫm trong lòng chúng tôi. Không có bất kỳ nơi nào giống
và cũng không có nơi nào bằng quê tôi. Có thể nơi đây thừa mứa vật
chất, giàu sang, tiện nghi đầy đủ. Những cái đó không bù đắp được cái
trống rổng trong lòng tôi, những thiếu thốn nghèo nàn, những bữa ăn
trong ngày tết đơn giản đạm bạc, những trẻ con xúng xính trong bộ áo
quần mới rộng rinh trừ hao khi lớn lên chút đỉnh có thể mặc được. Tôi
vẫn thấy mọi thứ trên quê hương nghèo nàn của tôi mang một vẻ đẹp tuyệt
vời, thắm động nghĩa tình mà không nơi nào thay thế được. Sau nầy tôi
định cư ngụ nhiều chổ khác nhau, nhiều tiểu bang khác nhau. Dù có bận
rộn đêm 30 tết tôi vẫn chở các con đi lễ chùa, vì đó là cách tốt nhất
còn gìn giử lại được một chút gì đó cho quê hương. Giống
như Ba tôi ngày xưa, sau khi cúng giao thừa tôi ngồi một mình uống trà.
Chính lúc nầy là lúc nhớ nhà. Theo thói quen đầu năm tôi thường làm vài
câu thơ mà người xưa hay bảo là khai bút: “những câu thơ khiến ta chùng bước lời ru quen đẩm nát lòng nhau một thuở nhớ hoài thành mỏi mệt cuối năm trời lạnh thêm nỗi sầu” * NHỚ NGƯỜI, CHIỀU CUỐI NĂM Trong thi tập “TÁT CẠN ĐỜI SÔNG” Hoặc: “trời lạnh, đêm tàn, một mình uống rượu một mình ngồi giữa đêm ba mươi tìm quanh không thấy một bóng người lòng rũ, mắt đục mờ sương khói.” * ĐÊM BA MƯƠI, UỐNG RƯỢU Trong thi tập “TÁT CẠN ĐỜI SÔNG” Bây
giờ đã hơn bốn mươi năm từ Miền Nam rơi vào tay Cộng Sản. Những người
Việt dồn dập đến đinh cư rải rác trên các đất nước khác nhau. Họ hội
nhập hoàn toàn vào những nơi mà họ định cư, thế nhưng họ không quên được
ngày tết trên quê hương. Gia đình nào cũng có vài cái bánh chưng hay
vài đòn bánh tét, ăn để đỡ nhớ hay ăn để nhớ lại cảnh tết trên quê mình.
Dù bây giờ việc trở về nó không khó khăn như trước đây. Thế nhưng trở
về cũng cảm thấy xa lạ. Có lẽ vì xa nhau quá lâu cái tình nó cũng vơi đi
ít nhiều. Đêm ba mươi nó không trầm lặng như ngày xưa, mọi người đổ ra
đường chật ních, chùa hay nhà thờ không chen chân lọt bởi lẽ người thực
tâm đi cúng Phật, lạy Chúa thì ít, mà người đi đến các nơi đó để phô bày
thời trang, trai gái chọc ghẹo nhau thì nhiều. Sau một đêm 30 tết, cây
cỏ ở chùa trụi lũi vì cái chuyện hái lộc đầu năm. Tôi là người hăng hái
trở về ăn tết ở quê nhà nhiều nhất, thế mà khi trở về chứng kiến cái
cảnh đón tết như vậy, xô bồ, thiếu văn hóa. Tôi sợ, ngao ngán và không
cảm thấy thích thú. Tôi trở thành kẻ xa lạ ngay cả trên quên hương mình.
Tôi đau vì những cái trân trọng nhất bị người ta lợi dụng, biến nó trở
thành một trò chơi, giành giựt nhau ngay những chổ tôn nghiêm nhất. Xem
trên internet cảnh hái lộc đầu năm tại các chùa danh tiếng ở Miền Bắc ta
phải kinh hồn, chen lấn nhau, giành giựt nhau những hoa quả cúng Phật,
biến bàn thờ trang nghiêm của Phật thành một bãi chiến trường, đồ đạc
lăn lóc, vung vãi từ bàn thờ ra đến sân chùa. Hôm
nay là ngày đầu năm, tôi viết lại hồi ức nầy để tưởng nhớ, để suy ngẫm.
Những điều hay cũng có, những điều không hay cũng nhiều. Tất cả đều rơi
vào thời kỳ quá vãng. Dù hay dù dở nó đều gợi lại cho tôi một chút kỹ
niệm vui buồn. Khi bắt đầu lớn lên chiến trường cũng bắt đầu sôi động,
những cái tết trong lo âu, trong sợ hãi, trong chết chóc. Rồi tới thời
kỳ quân đội Bắc Việt chiếm Miền Nam, ăn những cái tết nghèo nàn thiếu
thốn, gia đình ly tán. Cho đến năm 1990 mới thực sự có tết đúng nghĩa,
vì đất nước mở cửa có sự đầu tư của nước ngoài. Người dân được nới lỏng,
cũng trong thời điểm nầy tôi bắt đầu rời khỏi đất nước.Tôi mong rằng từ
nay về sau đất nước tôi không bị những thế lực đè lên đầu nhân dân,
khiến những bất hạnh cứ đeo mãi, người dân không ngóc đầu lên nổi./ Phan Xuân Sinh
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 197 |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |