Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Sức Khỏe - Y Tế | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Khoa Học - Kỷ Thuật :Sức Khỏe - Y Tế |
Chủ đề: CÁC THÔNG TIN VỀ SỨC KHỎE | |
<< phần trước Trang of 185 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23096 |
Gởi ngày: 19/Aug/2024 lúc 2:00pm |
#278 - Nước rửa rau củ có rửa sạch thuốc trừ sâu không? lá lách to do đâu? ngủ rũ, miệng đắng <<<<<<Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/Aug/2024 lúc 2:01pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23096 |
Gởi ngày: 22/Aug/2024 lúc 7:22am |
Bị Ung Thư Gan Giai Đoạn Cuối, Vị GS Sống Khỏe Nhờ Bí Quyết 3 Chữ
Ông Han Man Cheong, GS danh dự, nguyên Hiệu trưởng Đại học Y, Đại học Quốc gia Seoul bị ung thư gan giai đoạn cuối nhưng vẫn khỏe mạnh suốt 16 năm nay đã trở thành câu chuyện rất nổi tiếng ở Hàn Quốc. Ông đã viết thành sách để nói về bí quyết sinh tồn kỳ diệu của mình. Điều tuyệt vời ở chỗ, "bí quyết" ấy nằm gọn trong 3 chữ: CHẾ ĐỘ ĂN, nên nó rất dễ để những người bệnh ung thư khác tham khảo hoặc áp dụng vào bản thân mình. Dưới đây là câu chuyện hoàn toàn theo lời kể của ông trong sách, chúng tôi tóm lược lại. Tiêu đề phụ trong bài do tòa soạn đặt. Cánh cửa địa ngục Từ năm 1998, tôi được chẩn đoán mắc ung thư gan giai đoạn muộn. Chỉ sau chưa đầy 2 tháng, các khối u gan di căn sang phổi. Tôi cũng từng hoảng loạn khi bác sĩ cho biết cơ hội sống chưa đến 5%. Khi cầm trên tay tờ giấy "tử thần", tôi biết không ai tin tôi có thể sống sót. Nhưng cuộc đời nhanh hơn chớp mắt, ngày "khủng khiếp" ấy đến bây giờ đã hơn 16 năm. Chuyên gia ngành y gọi tôi là bệnh nhân có sự "hồi phục thần kỳ". Khi biết mình bị bệnh, tôi đã từng nghĩ cuộc đời mình thế là đoản mệnh, không thể ngờ bệnh hiểm nghèo như vậy mà vẫn sống đến tuổi này. Giờ tôi cũng đã sống hơn 80 tuổi. Không những thế, ngoài việc tham gia vào nghiên cứu, tư vấn, giảng dạy, tôi còn có thể đi du lịch nước ngoài, chơi golf... Sau khi bị ung thư đến nay, tôi liên tục duy trì thói quen đọc sách và áp dụng kiến thức trong sách vào cuộc sống. Tôi không hề trách số phận mình vì sao lại kém may mắn. Tôi cũng không hề tuyệt vọng mà ngược lại còn cảm thấy hy vọng nhiều hơn. Khi không còn loại thuốc nào có thể cứu sống mình, tôi đành dựa vào những nguyên tắc riêng của mình để tiếp tục tồn tại. Tôi ngồi trong phòng tĩnh tâm và suy nghĩ, giả sử cái bệnh ung thư khủng khiếp này không gõ cửa nhà mình, thì cuộc sống của tôi sau đó sẽ diễn ra như thế nào? Tất nhiên là sẽ có muôn vàn khả năng khác nhau xảy ra trong tương lai, nhưng tôi không chắc chắn sẽ có một cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh, thậm chí không chắc là sẽ khỏe hơn hiện tại. Sau khi bị ung thư, nhiều lần tôi nghĩ rằng mình đang phải đối mặt với việc lần lượt mở các cánh cửa địa ngục. Nhưng ung thư cũng đã làm cho tôi nhận thức được rất nhiều cảm hứng mới về sự sống. Điều quan trọng nhất về nhận thức đó là mình cần phải giữ gìn sức khỏe tốt, điều mà trước đó tôi gần như không hề mảy may nghĩ đến. Hãy chăm sóc "ung thư" thật tốt và tiễn nó ra khỏi cuộc đời bạn! Bìa cuốn sách "Tôi đã sống thêm 16 năm, vượt quá tỉ lệ sống 5% của bệnh án" của ông Han. Từ khi có bệnh, tôi coi ung thư như "một người bạn không mời mà tới". Luôn đối xử ân cần dịu dàng và vui vẻ với "bạn", cố gắng để ngăn chặn "bạn" không bạo lực hoặc gây tức giận trở lại với tôi. Nghĩa là, bất cứ khi nào tôi cũng đều cẩn thận duy trì thái độ lành mạnh với cuộc sống. Tôi đã tạo ra cho mình một cuộc sống với triết lý vô cùng đơn giản rằng, hãy thiết lập một cuộc sống hoàn hảo nhất có thể bằng cách: ăn, ngủ, bài tiết tốt, vận động tốt, giữ cho thái độ về cuộc sống mỗi ngày một tốt hơn. Có thể nói rằng các nguyên tắc của tôi về cuộc sống là chỉ làm những điều bình thường, đơn giản. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, thế giới này không có cách sống lành mạnh nào phù hợp cho tất cả mọi người, hãy tự tìm ra cách sống riêng phù hợp nhất với bản thân mình. Vì vậy, nếu ai hỏi tôi kinh nghiệm, tôi sẽ nói rằng bạn phải cố gắng thử xem cách sống của những người khác có thể áp dụng cho riêng bạn hay không. Tuy nhiên, tối thiểu bạn không quên hai nguyên tắc sau đây. - Một là, bạn không nên miễn cưỡng thực hiện cách sống đó, phải chọn cách mà bạn thấy hạnh phúc và luôn mong được sống như thế. - Hai là, bạn không nên quá vội vã sốt ruột, hãy kiên trì mỗi ngày theo cách nghĩ rằng, việc gì cũng giống như nước chảy đá mòn vậy. Tôi phải nhấn mạnh rằng, để có thể sống được đến nay và nói ra những lời này, là điều tiếp theo tôi muốn giới thiệu tới các bạn. Cách làm cho tôi hạnh phúc và thoải mái nhất trong cuộc sống, không phải là câu trả lời cuối cùng cho việc làm sao để thoát khỏi bệnh. Đây cũng không thể trở thành một tiêu chuẩn thống nhất cho tất cả mọi người. Tôi chỉ có thể hy vọng rằng, người đọc những câu chuyện của tôi chia sẻ ở đây có thể rút ra cho mình một cách riêng để vượt qua bệnh tật. Duy trì chế độ ăn uống bình thường để khỏe mạnh 1. Trước đây tôi có thói quen uống cà phê, thậm chí trước khi phát hiện bị ung thư tôi vẫn đang thường xuyên hút thuốc. Sau khi biết bệnh, mặc dù bỏ hút thuốc lá, nhưng tôi vẫn uống một tách cà phê/ngày ngay cả sau khi phẫu thuật. 2. Với tôi, ăn sáng luôn là bữa ăn quan trọng nhất. Mặc dù trong thực tế, bữa sáng tại nhà của chúng tôi cũng không có gì đặc biệt. Tôi thường nói với vợ chế độ ăn uống cần nhấn mạnh 3 nguyên tắc: - Thứ nhất, không ăn trực tiếp thực phẩm chế biến ở dạng tươi sống (gỏi, thịt cá sống). - Thứ hai, không ăn thức ăn nhanh. - Thứ ba, không ăn quá mặn. Trong thực tế, tôi không yêu cầu phải được chuẩn bị đầy đủ các món ăn thịnh soạn. Chỉ chuẩn bị bữa ăn bằng các thực phẩm tươi, lựa chọn theo mùa. 3. Tôi duy trì nguyên tắc "tủ lạnh trống không" khi quyết định lựa chọn các món ăn tươi và nấu ăn trực tiếp thay vì mua thật nhiều thức ăn cất vào tủ lạnh ăn dần. Bạn cứ thử ăn những thức ăn lấy từ tủ lạnh ra hâm đi hâm lại, rồi so sánh với món ăn tươi bạn vừa mới nấu mới thực sự thấy kết quả rõ ràng. 4. Một kinh nghiệm nữa là tôi bắt đầu ăn sáng bằng rau sống. Ban đầu, rau sống hơi khó ăn nên tôi thường cho thêm các loại nước sốt hoặc giấm chua, nước mắm để ăn kèm cho được nhiều. Sau một thời gian, ăn như vậy cũng không dễ nuốt, tôi bắt đầu thử ăn rau sống riêng, rồi dần dần cảm nhận rằng, cách ăn này khá thú vị. Có thể cảm nhận rất rõ hương vị tươi ngon của rau, đồng thời có thể ăn nhiều hơn. Tôi tiếp tục phát hiện ra rằng ăn rau diếp với một vài quả cà chua, táo và các loại quả khác có thể dễ dàng thay thế nước sốt rưới lên rau. Cách ăn này giúp cảm nhận rất rõ hương vị tự nhiên nhất của thực phẩm tươi sống đồng thời giữ nguyên kết cấu dinh dưỡng của thực phẩm. 5. Ngoài ra, tôi đã duy trì ăn một quả trứng gà và một ly sữa mỗi ngày. Trứng gà thường được luộc chín trong nước sôi rồi ăn ngay mà không thêm muối. Sự kết hợp của trứng gà và sữa góp phần duy trì sự ổn định của lượng protein và canxi cần thiết cho cơ thể trong một ngày. Hoặc đôi khi, tôi kết hợp một chút cháo hoặc các món ăn được chế biến từ gạo. 6. Trong các bữa ở nhà, tôi thường ưu tiên chế biến các món ăn theo cách truyền thống của Hàn Quốc với nguyên tắc "cân bằng". Để làm điều này, tôi kiên trì với suất ăn 2 bát cơm/bữa cùng với lượng thức ăn phù hợp đủ để ăn với cơm. Nhà tôi cũng tự làm kim chi theo khẩu vị của gia đình nên đôi khi chỉ cần vài đũa kim chi cũng có thể ăn hết 2 bát cơm định mức đó. 7. Đọc đến đây, bạn có thể nghĩ tôi hơi cầu kỳ, nhưng trong thực tế, bữa trưa tôi vẫn thường đi ăn cơm ở nhà ăn công cộng như những người khác, chỉ có bữa sáng và tối là thực hiện theo nguyên tắc của mình. Thành thật mà nói, những việc tôi có thể làm cũng chỉ là thở, tập thể dục và chế độ ăn uống. Trong khi đó, chỉ có mỗi chế độ ăn uống là tôi phải bận tâm hơn. Kể từ khi bị ung thư, tôi đã có thái độ rất khác về cách ăn uống, tập thể dục. Trong đó, tôi luôn nghĩ rằng thực phẩm là nguồn gốc của sức sống con người. Ngoài ra, thói quen sinh hoạt và thời gian tập thể dục cũng vô cùng quan trọng. Kinh nghiệm của tôi cho thấy, cần phải tự tìm ra cho riêng mình một cách phù hợp nhất dựa trên những nền tảng này và làm nó với tâm thế vui vẻ nhất. Mốc thời gian còn lại của sự sống sau khi mắc ung thư có ý nghĩa gì? Tất cả các bệnh nhân ung thư đều cần phải căn cứ trên mức độ phát triển của khối u sau khi đo khám, xác định diễn tiến bệnh để phán đoán và lựa chọn phương pháp điều trị theo lộ trình. Cho đến nay thì nhiều nơi vẫn dùng phương pháp đo vòng đời bệnh bằng hệ thống TNM (TNM staging system), Trong đó: - T là Tumor – khối u ung thư, đề cập đến kích thước của khối u nguyên phát. - N là Node - hạch bạch huyết, đề cập đến mức độ của các nút khuếch tán bạch huyết. - M là Metastasis - di căn, là việc phán đoán liệu khối u có di chuyển đến các cơ quan cơ thể như thế nào, thông thường chia thành 4 giai đoạn để dễ hình dung hơn. Ví dụ bệnh ung thư phổi, khi 1 trong hai lá phổi có khối u với kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 3cm, các bác sĩ sẽ xếp bệnh nhân vào giai đoạn 1 của ung thư. Khi khối ung thư chính bắt đầu lan ra xung quanh thì tính là giai đoạn thứ hai. Khi các tế bào ung thư không chỉ nằm trong các hạch bạch huyết mà lan tiếp ra phần trên của chuỗi xương ngực và các bộ phận khác được tính là giai đoạn thứ ba. Tồi tệ hơn, khối u di căn đến các cơ quan xa hơn như gan, não, xương thì đây được xem là giai đoạn thứ tư, mốc cuối cùng dẫn đến cái chết. Vậy, dưới góc độ là một bệnh nhân, bạn đã biết rõ 4 giai đoạn tiến triển của ung thư như vậy, bạn luôn biết mình sẽ làm gì. Theo thống kê, tỉ lệ chữa khỏi bệnh ung thư bao nhiêu dựa vào giai đoạn cụ thể của từng bệnh nhân và thể trạng riêng của người bệnh. Tuy nhiên, chúng ta có thể tham chiếu công thức chung để biết thêm về thời gian sống sót của mình ở ngưỡng nào. Giả sử thời gian sống sót sau ung thư trung bình là 5 năm, thì những người bị ung thư giai đoạn 1 có xác suất sống khoảng 90% thời gian trên. Giai đoạn 2 chỉ còn khoảng 67%, giai đoạn 3 khoảng 33% và giai đoạn cuối thì chỉ chữa bệnh với mục đích kéo dài sự sống. Tôi nhận ra rằng, bệnh ung thư này sẽ phải liên quan đến hệ thống khám xét bằng kỹ thuật số, bạn cần biết rõ về các thông số bệnh, ở những thời điểm khám khác nhau. Tôi đã từng có cảm giác như bay trên mây khi nghe những con số mà các bác sĩ và y tá trao đổi với nhau. Đặc biệt đối với những người không có kiến thức chuyên môn về y khoa, khi nghe tin này cũng đủ hoang mang sợ hãi. Lời khuyên của tôi là bạn hãy dừng ngay việc nghĩ rằng bạn đang bị ung thư giai đoạn mấy. Nếu khi ở giai đoạn 1, bạn nghĩ mình thuộc 90% người có thể cứu sống. Còn khi ở giai đoạn 4, bạn lại tin là mình đã chạm tay vào cái chết. Vậy liệu bạn có nghĩ tôi là "ngoại lệ" không? Rất nhiều đồng nghiệp, bạn bè của tôi nghĩ rằng tôi chẳng còn đường sống nào khi ung thư đã ở giai đoạn cuối. Thế nhưng tôi lại có thể sống khỏe mạnh như thế này, cho nên tôi cho rằng, ở một góc độ nào đó, hãy tin rằng con số thông báo về việc bạn có thể kéo dài sự sống bao nhiêu thực sự không phải là hoàn toàn chính xác như vậy. Bị ung thư gan giai đoạn cuối, vị GS sống khỏe nhờ bí quyết 3 chữ (afamily.vn) Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Aug/2024 lúc 11:52am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23096 |
Gởi ngày: 24/Aug/2024 lúc 7:41am |
#262 - Thuốc hết hạn có nên dùng? tự kiểm tra tim, phổi. Nấm miệng, tác dụng phụ của nhiều thuốc <<<<<<Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/Aug/2024 lúc 2:56pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23096 |
Gởi ngày: 26/Aug/2024 lúc 3:00pm |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23096 |
Gởi ngày: 29/Aug/2024 lúc 7:44am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23096 |
Gởi ngày: 03/Sep/2024 lúc 9:44am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23096 |
Gởi ngày: 07/Sep/2024 lúc 9:14am |
#289 - Hi vọng khi xuất huyết não, mùa đông tay nhức dữ dội, men gan cao, tiểu không tự chủ <<<<<<Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/Sep/2024 lúc 9:18am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23096 |
Gởi ngày: 07/Sep/2024 lúc 9:43am |
Câu Chuyện Cái BụngTheo hiểu biết thông thường, con người chỉ có một não bộ nằm trong sọ. Năm 1998, người ta bắt đầu nói tới não bộ thứ hai, do quyển sách “The Second brain” của Michael D. Gershon, giáo sư Đại Học Columbia, ông nhận thấy có sự tương đồng của não bộ và các neurons, lót mặt trong ruột, ông cũng nhận thấy hai não bộ liên lạc chặt chẽ với nhau, tạo nên một trục não bộ-ruột, các vi trùng trong ruột tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitteurs) Trong ruột, các vi trùng vô hại (nói đúng hơn là có lợi cho loài người) nhiều đến nỗi không tài nào đặt tên cho hết được, trước kia gọi là flores intestinaux nay gọi là “microbiotes ” (tiếng Anh:microbiota) Vi trùng đường ruột quyết định nhiều chuyện trong lĩnh vực y khoa, mà trong tương lai, các khảo cứu sẽ nhắm vào đó để định bệnh, chữa bệnh, tiên liệu bệnh sắp xảy ra v.v.. Mới đây, người ta nhận thấy trẻ sơ sinh nếu thiếu 4 loại vi trùng đường ruột trước ba tháng tuổi sẽ tăng nguy cơ bị bệnh suyễn (có nghĩa là ở dơ sống lâu chăng?) Lucy, tổ tiên loài người , sống cách đây 3 triệu năm, ruột chỉ dài 1,2m. Nhưng, ngày nay, chúng ta có ruột dài tới 8 mét với bề mặt trong ruột 200m vuông, tương đương với một sân tennis chứa 200 triệu neurons,100.000 tỉ vi trùng, gồm 8000 đến 10.000 loài khác nhau, mười lần hơn số tế bào của cơ thể loài người. Vi trùng ruột có 500.000 genes, so với 22.000 genes của loài người. Trong phân người, 90% là xác vi trùng (ghê chưa?) Khi nói tới vi trùng, thì phải nói thuốc trụ sinh, Brett Finley của đại học BC Canada, nhận thấy, nếu cho Vancomycine cho chuột con, sẽ làm đảo lộn microbiotes, và gây bệnh suyễn, còn nếu cho thuốc này cho chuột đã trưởng thành thì không sao. Phản ứng cũng tương tự như vậy ở trẻ sơ sinh trước 24 tháng tuổi. Trong ruột, càng có nhiều vi trùng càng tốt, điều này làm các nhà vi trùng học đặt lại vấn đề: dân cư ở các nước tiên tiến có khuynh hướng ở sạch thái quá, lúc nào cũng xài thuốc khử trùng, xịt xịt khắp nơi, làm cho số vi trùng đường ruột giảm thiểu, khiến làm tăng các bệnh: béo phì, dị ứng, tiểu đường, cao huyết áp, thiếu phản ứng miễn nhiễm, tăng bệnh tim mạch, bệnh cröhn v.v… Người ta thắc mắc có phải là các bệnh tâm thần, tự kỉ (autisme), trầm cảm (dépression) quên v.v… là do thiếu hụt các microbiotes mà ra. Theo bài báo đăng trên Nature (2013) các nhà nghiên cứu nhận thấy số vi trùng trong ruột bệnh nhân béo phì ít hơn so với nhóm người không béo phì.
Một thí nghiệm khác, lí thú hơn (đăng trong báo Science của đại học Washington ở St Louis): khi đem vi trùng ruột của người béo phì cấy vào ruột chuột A và vi trùng ruột của người với số cân bình thường cấy vào ruột chuột B , A và B là 2 chuột sanh đôi đồng nhât, ăn cùng một loại thực phẩm; một thời gian sau, chuột A trở nên béo phì. Một khảo cứu khác trên bệnh tiểu đường loại 1, đăng trên tờ Immunity cho thấy vi trùng đường ruột có khả năng bảo vệ, hơn nữa chữa khỏi bệnh tiểu đường loại 1 trên chuột. Đối với các bệnh tâm thần, giáo sư Stephen Collins, bs chuyên khoa đường ruột của đại học Mc Master ở Hamilton(Ontario) nghĩ là các vi trùng trong ruột tiết ra các chẩt có thể ảnh hưởng trên não bộ, và các chất này sẽ kiểm soát độ stress, vui buồn của chúng ta, nhưng là vi trùng gì? Đó là đề tài nghiên cứu hết sức nóng bỏng. Ở Montreal, gs Guy Rousseau, thuộc bệnh viện Sacré Coeur, chứng minh là sau khi bị nhồi máu cơ tim (infarctus) 65% bệnh nhân bị trầm cảm, và cách tránh trầm cảm mà ông làm là đem vi trùng cấy vào ruột bệnh nhân. Ở London, Western Ontario, Canada, gs Derick Fabe, giám đốc chương trình nghiên cứu về bệnh tự kỉ, thấy là các trẻ em Somalie, sau khi định cư ở Canada, tỉ số bệnh tăng lên, ông nghi là do các chất độc tiết ra bởi các vi trùng đường ruột, do không tiêu hóa được các thứ thực phẩm mà dân Somalie không quen dùng như lúa mì và sữa , quan điểm này còn nhiều tranh cãi. Trong số ba bệnh neurodegenerative: Alzheimer, Parkinson, SLA (slérose latérale amyotrophique) nhất là bệnh Parkinson, người ta nhận thấy ở các bệnh nhân này, các triệu chứng đường ruột xuất hiện khá lâu trước khi các bệnh trên xuất hiện. Ngày nay người ta xếp lọai các vi trùng đường ruột vào ba nhóm chính: – Bactesroides – Prevotelle – Ruminococcus Kế đó các vi trùng sẽ được xếp vào các nhóm nhỏ để tiện việc khảo cứu. Hi vọng một ngày không xa, chúng ta sẽ có một “carte de microbiotes” giúp bác sĩ biết được bệnh nhân thiếu vi trùng gì trong ruột để bôm vào ruột chữa bệnh! Bệnh colite pseudomembraneuse gây ra bởi Clostridium difficile, khi hết thuốc chữa, bác sĩ dùng phân của người lành bơm vô ruột già của người bệnh giúp chữa khỏi nhiều trường hợp nan giải. Cả ngàn năm trước, sách thuốc Trung Hoa đã viết “bệnh đi vào bằng cửa miệng”, có thể do thức ăn , một loại vi trùng nào đó sẽ sanh sôi nẩy nở hơn các vi trùng khác. Như vậy, một nông dân ở đồng bằng nam bộ, xơi tất cả con gì nhúc nhích, thì sẽ có nhiều vi trùng, sẽ khỏe như voi. Còn các cô tiểu thư khuê các ăn uống nhỏ nhẹ, kiêng khem sẽ bị đủ thứ bệnh chăng? Đó là ý riêng của tác giả, chưa có khảo cứu nào chứng minh Tác giả mong bài viết này, giúp độc giả có khái niệm về microbiotes và vai trò của nó, mà càng ngày giới truyền thông sẽ nói tới rất nhiều.
BS. Tăng Quốc Kiệt |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23096 |
Gởi ngày: 09/Sep/2024 lúc 12:03pm |
Tôi Đã Chữa Lành Chứng Đau Thần Kinh Tọa Như Thế NàoĐau thần kinh tọa là tình trạng đau đớn mà lên tới 40% người dân Hoa Kỳ sẽ phát triển vào một lúc nào đó trong cuộc sống của họ. May mắn thay, bệnh này có thể được ngăn chặn và chữa khỏi tự nhiên. (Ảnh: Mari C/Shutterstock) Chúng ta là xã hội ít vận động, đặc biệt là khi chúng ta già đi. Chúng ta càng lớn lên, việc giữ cho mình không ngồi quá nhiều càng khó khăn hơn. Cơ thể chúng ta có thể đau nhức, chân không vững, năng lượng kém hơn và chúng ta không tập thể dục thường xuyên. Đại dịch thậm chí còn làm trầm trọng thêm xu hướng này khi chúng ta phải cách ly và chủ yếu ở trong nhà xem TV, làm việc trên máy tính, đọc sách, ngả lưng trên ghế và ăn những thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Theo Hiệp hội Chuyên gia chỉnh xương Hoa Kỳ, đau lưng là lý do phổ biến thứ ba khiến mọi người đến gặp nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe của họ. Và bệnh viện Cleveland báo cáo rằng khoảng 40% người Mỹ đôi khi bị đau thần kinh tọa trong đời. Mặc dù đau thần kinh tọa có thể do chấn thương đột ngột, thoát vị đĩa đệm, hoặc viêm khớp, nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là do tư thế ngồi không đúng, thiếu vận động hoặc cử động không thăng bằng. Biết được những nguy cơ và các phương pháp điều trị tự chăm sóc sẵn có có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng đau đớn này một cách lâu dài. Đau thần kinh tọa là gìNếu bạn bị đau thần kinh tọa, bạn sẽ biết bệnh này làm mất khả năng như thế nào. Nếu bạn đã trải nghiệm điều này, hãy đọc tiếp và bạn có thể học cách tránh căn bệnh thường gặp này. Đau thần kinh tọa phát sinh khi một phần của dây thần kinh tọa bị chèn ép, bị viêm, hoặc bị nén. Dây thần kinh này bao gồm các rễ thần kinh L4 qua S2 của các đốt sống cùng chậu để tạo thành dây thần kinh tọa. Đó là dây thần kinh dày nhất và dài nhất trong cơ thể. Bạn có thể cảm thấy sự khó chịu ở hầu hết mọi nơi dọc theo đường đi của dây thần kinh, nhưng điều này thường xuất hiện từ lưng dưới và bắp chân của bạn. Cơn đau có thể thay đổi từ nhẹ đến cảm giác nhói, nóng rát hoặc khó chịu. Đôi khi, điều ấy có thể cảm thấy như một sự choáng váng hay cú sốc điện. Triệu chứng có thể xấu khi bạn ho hoặc hắt hơi, và việc ngồi kéo dài có thể làm nặng thêm các triệu chứng. Một số người cũng bị tê, ngứa ran hoặc yếu cơ ở chân hoặc bàn chân bị ảnh hưởng. Thông thường, chỉ có một bên cơ thể của bạn bị ảnh hưởng, mặc dù cả hai bên có thể bị đau. Có bốn loại đau thần kinh tọa: · Phổ biến nhất là cấp tính, với sự khởi phát gần đây của các triệu chứng kéo dài bốn đến tám tuần. · Đau thần kinh tọa mạn tính kéo dài hơn 8 tuần và không thuyên giảm khi tự điều trị. · Đau thần kinh toạ thay đổi xen kẽ di chuyển từ bên này sang bên kia · Đau thần kinh tọa hai bên xảy ra ở cả hai chân. Các yếu tố nguy cơCả hai bệnh viện Cleveland ở Ohio và bệnh viện Mayo ở Minnesota đã liệt kê các yếu tố nguy cơ sau đây mà họ đã phát hiện ra sự phát triển của đau thần kinh tọa. Tuổi: Đĩa thoát vị và gai xương do lão hóa là nguyên nhân phổ biến nhất của đau thần kinh tọa. Béo phì: Trọng lượng tăng thêm làm tăng căng thẳng trên cột sống của bạn, có thể kích hoạt đau thần kinh tọa. Nghề nghiệp: Các công việc đòi hỏi phải vặn vẹo cơ thể, nâng tải nặng, lái xe trong thời gian lâu, hay ngồi trước máy tính có thể gây ra thần kinh tọa. Ngồi: Ngồi kéo dài hoặc lối sống ít vận động có nhiều khả năng dẫn đến đau thần kinh tọa. Bệnh tiểu đường: Có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn dùng lượng đường trong máu, do đó làm tăng nguy cơ tổn thương thần kinh. Viêm khớp: Có thể gây tổn thương cho cột sống của bạn và khiến các dây thần kinh có nguy cơ bị chấn thương. Hút thuốc: Nicotine trong thuốc lá có thể làm hỏng mô cột sống, làm suy yếu xương và tăng tốc độ mòn của đĩa đốt sống. Chẩn đoánKhi bạn bắt đầu bị đau, hãy làm chẩn đoán lâm sàng. Kiểm tra bệnh sử và thể chất kỹ lưỡng là điều cần thiết để đánh giá đầy đủ. Các bác sĩ y khoa về chỉnh xương, y học thể thao và thể dục thể chất đều biết các dấu hiệu và nguyên nhân của đau thần kinh tọa. Kinh nghiệm và đào tạo của họ có thể chẩn đoán tình hình của bạn và cung cấp các lựa chọn để chữa trị. Hình ảnh ban đầu ít có giá trị trừ khi cơn đau của bạn vẫn tồn tại trong 6 – 8 tuần và không đáp ứng với việc tự quản lý. Trong trường hợp này, MRI là kỹ thuật tốt nhất. MRI thường sẽ có thể chẩn đoán nguyên nhân gây đau thần kinh tọa, bao gồm thoát vị đĩa đệm, viêm xương khớp, hẹp cột sống thắt lưng hoặc các loại chấn thương khác. Lần đầu tiên tôi trải nghiệm những gì sau này được chẩn đoán là đau thần kinh tọa khi làm công việc văn phòng trước đây. Tôi không ngờ rằng việc ngồi có thể là khởi đầu của sự khó chịu về thể chất và cuối cùng là đau đớn và chấn thương. Trong những năm tiếp theo, tôi đã phát triển chương trình sau đây đã chữa lành bệnh thần kinh tọa của tôi và giữ cho bệnh không tái phát. Chỉnh xươngCác chuyến thăm chỉnh xương đã giúp tôi ngừng đau thần kinh tọa trong hơn 15 năm. Khi xảy ra đợt đau cấp, tôi sẽ đến bác sĩ chỉnh xương để kéo giãn cơ, điều chỉnh [tư thế], trị liệu nhiệt và đôi khi kích thích điện tử (ESWT) ở lưng để giúp giải tỏa co thắt cơ bắp. Bây giờ tôi đã được chữa lành, tôi đến thăm bác sĩ chỉnh xương mỗi tháng/lần để bảo trì. Vật lý trị liệuBài tập được lập trình là một trong những quy trình dài hạn quan trọng nhất để giữ cho lưng tôi mạnh mẽ. Khi tôi được đánh giá bởi nhà vật lý trị liệu, tôi đã được tập thể dục làm giảm đau thần kinh tọa của tôi bằng cách giảm áp lực lên dây thần kinh. Chương trình tập thể dục nên bao gồm các bài tập kéo dài để cải thiện tính linh hoạt của cơ bắp và, khi bạn cảm thấy tốt hơn, thực hiện các bài tập để tăng cường cơ bắp cốt lõi của bạn. YogaTôi đã bắt đầu thực hiện các tư thế yoga từ lâu và sau đó bỏ thuốc do chấn thương lưng làm nặng thêm cơn đau. Cuối cùng, tôi đã trở lại thực hiện các tư thế yoga nhẹ nhàng trong nhà bao gồm kéo dài cột sống thắt lưng và gân kheo, ngồi vặn cột sống, tư thế con mèo, tư thế chó úp mặt, và tư thế gác chân lên tường. Nếu cơn đau trở lại, tôi dừng lại trong vài ngày. Điều cần thiết là lắng nghe cơ thể của bạn. Yoga là sự kết hợp giữa bài tập thể chất, thiền định và kỹ thuật kiểm soát hơi thở. (Ảnh: JOSEPH PREZIOSO/AFP qua Getty Images) Đi bộ hàng ngàyĐi bộ là cách tiếp cận hiệu quả đáng ngạc nhiên để giảm đau tọa. Đi bộ thường xuyên thúc đẩy việc tiết ra các endorphin chống đau và giảm viêm. Dùng tư thế thích hợp trong khi đi bộ, vì tư thế kém có thể làm nặng thêm các triệu chứng đau thần kinh tọa của bạn. Nghiên cứu được công bố vào tháng 10/2017 trong Biên niên sử của Y khoa Phục hồi chức năng đã xem xét thói quen đi bộ của 5,982 người từ 50 tuổi trở lên, 26% trong số họ báo cáo bị đau lưng dưới. Các nhà điều tra phát hiện ra rằng những người đi bộ hầu hết là ít có khả năng bị đau lưng. Bơi lội hàng ngàyTôi sống gần một hồ bơi và nhận thấy rằng độ nổi của nước giúp giữ cho lưng và chân của tôi linh hoạt trong các vòng đua và các bài tập dưới nước. Quản lý cơn đauLiệu pháp nhiệt và nước đá xen kẽ có thể giúp giảm đau thần kinh tọa ngay lập tức. Nước đá giúp giảm viêm, trong khi nhiệt khuyến khích lưu lượng máu đến khu vực đau đớn và tốc độ chữa lành. Nhiệt và nước đá có thể giúp giảm bớt các cơn co thắt cơ bắp thường đi kèm với đau thần kinh tọa. Mặc dù tôi thỉnh thoảng dùng thuốc giảm đau ibuprofen, tôi tránh được nhiều thuốc giảm đau mạnh và các loại thuốc khác. Đây chỉ là những giải pháp tạm thời. Tốt nhất là nên thay đổi về thể chất và môi trường ngồi của bạn để chữa lành đau thần kinh tọa trong một thời gian dài. Không gian làm việc tiện dụngCông thái học (Ergonomics) là khoa học sắp xếp không gian hoặc những vật bạn dùng trong cuộc sống hàng ngày sao cho phù hợp với nhu cầu và cơ thể của bạn, từ đó giảm bớt sự khó chịu và tăng hiệu quả làm việc. Tư thế ngồi đúng là điều cần thiết trong việc giảm căng thẳng cho lưng của bạn. Mọi cơn đau lưng tái phát đều biến mất khi tôi thay đổi bàn ghế cho phù hợp với các nguyên tắc công thái học. Ăn kiêngMặc dù hầu hết các bác sĩ lâm sàng không đề cập đến mối quan hệ của thực phẩm với bệnh đau thần kinh tọa nhưng bạn ít nhất nên đánh giá những gì bạn đang ăn. Viêm đóng vai trò lớn trong việc kích thích dây thần kinh tọa. Ăn theo phương pháp ăn chống viêm với các thực phẩm giúp bạn duy trì dinh dưỡng tốt là điều quan trọng. Tập trung vào sự kết hợp lành mạnh của các loại thực phẩm chủ yếu có nguồn gốc thực vật. Cách ăn dồi dào magnesium thúc đẩy quá trình tái tạo dây thần kinh tọa và giảm viêm. Thực phẩm chứa rất nhiều magnesium bao gồm các loại rau lá xanh đậm như rau bina non, rau cải rổ xanh, cải xoăn hoặc cải cầu vồng. Ngoài ra còn bao gồm chocolate đen, hạt bí, đậu đen, quả bơ, quả sung sấy, sữa chua, chuối, sữa, và mơ. Ngoài ra, chuyên gia dinh dưỡng Akanksha Mishra khuyên bạn nên bổ sung trà xanh, nghệ, gừng và acid béo omega-3 trong dầu cá, hạt óc chó, và dầu ô liu. Các vitamin B rất quan trọng đối với sức khỏe thần kinh và chữa lành tổn thương đau thần kinh tọa. Bạn nên chọn cá hồi, trứng, và nấm là nguồn cung cấp tốt nhất. Tránh chất béo bão hòa được biết là làm tăng tình trạng viêm. Danh mục này bao gồm các sản phẩm từ sữa chứa rất nhiều chất béo, thịt đỏ béo, và thực phẩm chế biến sẵn hoặc thức ăn nhanh có chứa dầu hydro hóa một phần, như thực phẩm chiên, bánh mì trắng, mì ống, khoai tây chiên, bánh quy giòn, và đồ ăn nhẹ. Tôi đã mất vài năm thử nghiệm nhiều phương pháp khác nhau trước khi tìm ra sự kết hợp phù hợp giữa các hoạt động và phương pháp điều trị để kiểm soát và chữa lành chứng đau thần kinh tọa của mình, nhưng đây là những điều đã giúp ích. Ngăn ngừa đau thần kinh tọaChìa khóa để phòng ngừa đau thần kinh tọa là hiểu nguyên nhân gây ra bệnh và thực hành những thói quen có thể ngăn chặn bệnh phát triển. · Đi bộ hàng ngày nếu có thể trong khi duy trì tư thế tốt. · Thực hiện theo phương pháp tập thể dục thường xuyên để giữ cho lưng của bạn khỏe mạnh. Đặc biệt chú ý đến các cơ cốt lõi ở bụng và lưng dưới cần thiết để có tư thế, trợ giúp và căn chỉnh thích hợp. · Tránh các hoạt động gây kích ứng lưng, đặc biệt là ngồi và đứng kéo dài. · Duy trì tư thế thích hợp. Chọn ghế có tựa lưng tốt, có tay vịn và chân đế xoay. Giữ đầu gối và hông của bạn ngang bằng. Cân nhắc đặt một chiếc gối hoặc một chiếc khăn cuộn ở phần lưng của bạn để duy trì đường cong chuẩn của lưng. · Dùng cơ học tốt của cơ thể, đặc biệt là khi nâng, xoay, và gập. · Giảm cân nếu cần thiết. Theo Viện Cột sống Đông Nam Texas, thừa cân là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau thần kinh tọa. Mang thêm trọng lượng, đặc biệt nếu bạn không tăng cường cơ cốt lõi qua các bài tập thích hợp. Ngay cả việc giảm cân một chút cũng có thể làm giảm tình trạng viêm và căng thẳng lên dây thần kinh tọa của bạn. · Ăn theo phương pháp ăn uống cân bằng gồm các thực phẩm tươi nguyên chất để trợ giúp sức khỏe tốt và lưng chắc khỏe. Ngọc Thuần biên dịch Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23096 |
Gởi ngày: 11/Sep/2024 lúc 10:06am |
Đu
đủ – Thiên thần của các loại quả
Vài
nét về đu đủ
Ban đầu, đu đủ
ban chỉ có ở miền nam Mexico
và các nước lân cận. Sau đó, nó được trồng phổ biến ở hầu hết các nước có khí
hậu nhiệt đới.
Đây là loại trái cây hình cầu hoặc hình quả lê. Thịt của đu đủ là một màu cam hoặc có màu sắc phong phú của sự kết hợp giữa màu vàng và màu hồng. Các khoang bên trong của quả là những hạt đen tròn. Đu đủ ăn được hạt, mặc dù hương vị cay của nó có phần cay và đắng.
Từ lâu, nhà
thám hiểm Christopher Columbus đã gọi đu đủ với cái tên trìu mến “Thiên thần
của các loại quả”. Thực tế, đu đủ là một trong những nguồn giàu chất dinh
dưỡng, chất chống oxy hóa, chất khoáng và chất xơ phong phú hơn hẳn các loại
quả khác.
Trong quả đu đủ, đặc biệt là đu đủ xanh có chứa papain, một loại enzyme giúp tiêu hóa protein trong cơ thể. Ngoài ra, enzyme này cũng được sử dụng để điều trị chấn thương khi chơi thể thao hoặc ứng phó với các nguyên nhân khác gây chấn thương, dị ứng khác.
Lợi ích sức
khỏe của đu đủ
Bệnh tim: đu đủ có thể rất hữu ích cho công tác phòng chống xơ vữa động mạch và bệnh tim, tiểu đường. Chất chống ô xy hóa mạnh mẽ: Đu đủ là một nguồn vitamin C tuyệt vời cũng như một nguồn vitamin E và beta-carotene dồi dào. Đây được coi là 3 chất chống oxy hóa rất mạnh, có lợi cho sức khỏe con người. Giảm đau tim, đột quỵ: Những dưỡng chất trong đu đủ còn giúp ngăn chặn sự oxy hóa cholesterol. Khi cholesterol bị oxy hóa sẽ có thể dính và tích tụ trong thành mạch máu, tạo thành mảng bám nguy hiểm mà cuối cùng có thể gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ. Giảm cholesterol cao: đu đủ cũng là một nguồn chất xơ dồi dào nên có tác dụng giảm mức cholesterol cao.
Axit amin lành tính: Các
acid folic được tìm thấy trong đu đủ cần thiết cho việc chuyển đổi chất gọi là
homocysteine thành các axit amin lành tính, có lợi cho cơ thể.
Bởi vì nếu chất homocysteine không được chuyển đổi có thể gây thiệt hại cho các
thành mạch máu và được xem là một nguy cơ quan trọng tạo nên những cơn đau tim
hoặc đột quỵ.
Chống ung thư: Chất xơ
trong đu đủ có thể liên kết với các chất độc gây ung thư trong ruột kết và làm
cho chúng đi ra khỏi các tế bào ruột già.
Ngoài ra, đu đủ có nhiều folate, vitamin C, beta-carotene và vitamin E được kết
hợp để giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Các dưỡng chất này bảo vệ cho tế bào ruột
kết, chống lại thiệt hại của các gốc tự do. Do đó, bạn nên tăng cường tiêu thụ
các chất dinh dưỡng có trong đu đủ bởi nó thực sự tốt cho những người bị ung
thư ruột kết.
Giảm viêm nhiễm: Các enzym
có trong đu đủ có thể giúp giảm tình trạng viêm nhiễm và cải thiện những vết
bỏng từ nặng đến nhẹ.
Ngoài ra, các chất chống oxy hóa được tìm thấy trong đu đủ cũng rất tốt trong
việc giảm bệnh suyễn, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp nên bạn tích cực ăn
đu đủ nhiều. Những nghiên cứu chỉ ra rằng các loại thực phẩm giàu
vitamin C như đu đủ rất tốt cho những người bị viêm khớp dạng thấp ở hai hoặc
nhiều khớp.
Các lợi ích khác: Các chất
xơ được tìm thấy trong đu đủ cũng có thể cải thiện các triệu chứng của hội
chứng ruột kích thích.
Tăng cường hệ miễn dịch: Ngoài vitamin C, đu đủ còn có nhiều vitamin A cần
thiết cho các chức năng trong cơ thể và tạo nên một hệ thống miễn dịch
khỏe mạnh. Đu đủ là một trái cây lành mạnh để ngăn ngừa các bệnh như nhiễm
trùng tai tái phát, cảm lạnh và cảm cúm.
Các chuyên gia
sức khỏe còn coi chất papain có trong đu đủ là một phương thuốc hiệu quả điều
trị cho chứng rối loạn bụng. Vì thế, nó là một loại thuốc tốt cho bệnh lỵ, khó
tiêu, quá nhiều lượng a xit và táo bón.
Làm đẹp da: Nếu như bạn bị nổi mụn, bạn có thể lấy nhựa màu trắng của đu đủ xanh để cọ xát vào mặt. Điều này sẽ giúp điều trị mụn, mang đến cho bạn một làn da căng mịn và loại bỏ nếp nhăn.
BM
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 11/Sep/2024 lúc 10:19am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 185 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |