Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Sức Khỏe - Y Tế
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Khoa Học - Kỷ Thuật :Sức Khỏe - Y Tế  
Message Icon Chủ đề: CÁC THÔNG TIN VỀ SỨC KHỎE Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 184 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Dec/2023 lúc 11:44am

CAO HUYẾT ÁP - Hiểu đúng, điều trị đúng, phòng ngừa sớm   <<<<<<

5|%20CAO%20HUYẾT%20ÁP%20-%20Hiểu%20đúng,%20điều%20trị%20đúng,%20phòng%20ngừa%20sớm%20-%20YouTube


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 18/Dec/2023 lúc 11:48am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Dec/2023 lúc 9:42am

Đu đủ có nhiều lợi ích nhưng không phải ai cũng nên ăn

 BM

Không chỉ phần thịt thơm ngon, mà vỏ và hạt của trái đu đủ cũng chứa rất nhiều dinh dưỡng và có tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, một số người không nên ăn nhiều đu đủ.


Đu đủ (Carica papaya) còn được gọi là pawpaw bắt nguồn từ Mexico và có niên đại hơn 1,000 năm. Nhiều loại đu đủ có trọng lượng đáng kinh ngạc, từ nửa pound (0.23kg) đến 22 pound (9.98kg).


Mặc dù nhiều người không ăn phần hạt đen nhỏ của đu đủ nhưng hạt lại rất bổ dưỡng và an toàn. Hạt đu đủ có độ giòn và hương vị hơi cay. Sau khi rang, bạn có thể nghiền hạt trong máy xay hạt tiêu và dùng để thay thế hạt tiêu đen.

BM

Loại quả này cũng có đặc tính chữa bệnh.


BM

Y học Ayurvedic và Trung y kết hợp tất cả các phần của trái đu đủ để tạo ra nhiều phương thuốc chữa bệnh khác nhau. Ví dụ, chiết xuất từ vỏ để điều trị bệnh sốt rét, đặc biệt ở các nước nhiệt đới nơi trồng đu đủ. Hạt đu đủ được dùng để thải độc gan, loại bỏ ký sinh trùng đường ruột và giảm ngứa do muỗi đốt.


Những lợi ích của trái đu đủ


Các hợp chất có hoạt tính sinh học trong đu đủ đem lại nhiều đặc tính nâng cao sức khỏe, bao gồm các chất chống ung thư, chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn và kháng nấm. Đặc biệt, chất chống oxy hóa carotenoid beta carotene tạo nên màu sắc cho đu đủ là tiền chất của vitamin A. Loại vitamin thiết yếu này bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, từ đó giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư và bệnh tim.


BM


1_ Trái tim


Các chất chống oxy hóa trong đu đủ giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol vốn có thể tạo ra tắc nghẽn [mạch máu] dẫn đến bệnh tim. Đu đủ còn chứa acid folic, chất cần thiết để chuyển đổi acid amin homocysteine thành acid amin ít gây hại hơn, từ đó giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim.


2_ Mắt


Zeaxanthin, một chất chống oxy hóa khác của đu đủ, rất tốt cho điểm vàng và võng mạc của mắt. Zeaxanthin được cho là có chức năng như bộ lọc các tia UV có hại. Nghiên cứu cho thấy việc bổ sung lutein, zeaxanthin và meso-zeaxanthin zeaxanthin giúp cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ tổng thể, số lần bị đau đầu, mỏi mắt và tất cả các hoạt động thị giác.


3_ Bệnh ung thư


Thịt và hạt của trái đu đủ là nguồn cung cấp carotenoid lycopene tốt. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng lycopene có thể làm giảm nguy cơ bị một số bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư tuyến tiền liệt, đại trực tràng, cổ tử cung và vú.

 

4_ Bộ não


Các nghiên cứu về Lycopene cũng cho thấy khả năng chống lão hóa não, vì hợp chất này ức chế căng thẳng oxy hóa và viêm, do đó làm giảm nguy cơ rối loạn thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ và bệnh Parkinson.


5_ Tiêu hóa


Trong lịch sử, người ta đã dùng nước ép trái đu đủ để chữa chứng khó tiêu, đau họng, viêm, sưng tấy, nhiễm trùng, và dị ứng.


Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đã thử nghiệm phương pháp điều trị làm từ đu đủ để nghiên cứu tác dụng của nó đối với các vấn đề tiêu hóa thông thường. Được đăng trên Tập san Neuroendocrinology Letters (Lá thư Nội tiết thần kinh) vào năm 2013, báo cáo cho thấy những người tham gia sử dụng phương pháp điều trị này “đã cho thấy những cải thiện đáng kể về mặt thống kê” đối với các triệu chứng “táo bón” và “đầy hơi.”


6_ Giấc ngủ


Hàm lượng magnesium cao trong đu đủ giúp điều trị chứng mất ngủ đồng thời cải thiện chất lượng và thời gian ngủ.


7_ Làn da


Theo Bệnh viện Cleveland, dưỡng chất chống lão hóa retinol một dạng vitamin A có trong đu đủ, có thể giúp cải thiện độ đàn hồi của da, giảm sự xuất hiện của vết nhăn nhỏ và nếp nhăn thông qua tác động đến việc sản xuất collagen.

Ở các bệnh viện nông thôn vùng xa, người ta thường đắp bột đu đủ trực tiếp lên da lên vết bỏng và loét da để đẩy nhanh quá trình lành vết thương. Retinol được sử dụng rộng rãi trong ngành mỹ phẩm.


Giá trị dinh dưỡng


BM


Theo Dữ liệu Thực phẩm của USDA, năm 2019, một chén (khoảng 136g) đu đủ cắt nhỏ chứa khoảng:

 

* 43 calorie

* 0.47g chất đạm

* 11g carbohydrate

* 0.3g chất béo

* 1.7g chất xơ

* 7.8g đường

* 61mg vitamin C

* 21mg magnesium

* 182mg pot***ium

* 1830mg lycopen

* 274mg beta carotene

* 37mcg folate

* 950 IU vitamin A


Rủi ro khi ăn đu đủ


BM


Đu đủ chưa chín có nhiều nhựa. Phụ nữ mang thai nên tránh ăn đu đủ xanh vì dịch nhựa có thể gây sảy thai do kích thích co bóp tử cung. Đu đủ chưa chín cũng có thể gây cảm giác nóng rát trên da, vì vậy những người bị dị ứng với nhựa cây nên tránh ăn đu đủ xanh.


Ăn quá nhiều hạt đu đủ có thể gây viêm dạ dày vì hàm lượng benzyl glucosinolate. Ăn quá nhiều đu đủ cũng có thể gây tiêu chảy và đau bụng do tác dụng nhuận tràng.


Lời khuyên khi ăn đu đủ


BM


Đu đủ xanh sẽ không có hương vị hoặc kết cấu đặc trưng của đu đủ chín. Đu đủ chín có vỏ màu cam đậm hoặc vàng. Khi ấn vỏ trái thấy mềm, đu đủ sẽ có hương vị thơm ngon nhất.


Khi ăn, hãy cắt đôi dọc theo chiều dài của trái, sau đó múc hạt và múc cùi cam ra. Ngoài ra, bạn có thể gọt vỏ và cắt lát. Một số người thích vắt một chút nước cốt chanh lên những miếng đu đủ. Hãy giữ lại hạt nếu bạn muốn ăn hoặc phơi khô để dành.


Hãy thử cắt đôi trái đu đủ và loại bỏ hạt, sau đó đổ đầy bằng sữa chua. Đây sẽ là một cách trình bày mới lạ và thật đẹp mắt!




Sandra Cesca  _  Nam Khanh



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/Dec/2023 lúc 9:44am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Dec/2023 lúc 10:26am

Trái lựu đỏ với những lợi ích sức khỏe

 BM

Dưới lớp da cứng, lựu chứa hàng trăm hạt có thể ăn được, gọi là arils, mỗi hạt bao quanh bởi nước ép ngọt và chua bao quanh một hạt nhỏ, trắng, giòn. Vỏ, lá và rễ của trái lựu chứa nhiều các hợp chất có lợi cho sức khỏe.


Lịch sử


Cây lựu – có tên Latin là Punica granatum – có lịch sử lâu đời và đầy màu sắc. Từ các bản ghi chép cổ, cây lựu khởi nguồn từ Iran và đã được trồng khắp khu vực Địa Trung Hải, bao gồm Á, Phi, Âu, và Bắc Ấn Độ trong hàng thế kỷ qua, do khả năng dự phòng và điều trị nhiều bệnh tật. Nhiều nền văn hóa đã tôn vinh trái lựu do ý nghĩa tâm linh và tôn giáo. Ví dụ:

 

·       Theo truyền thống Do Thái, trái lựu thiêng liêng, vì thỉnh thoảng có trái lựu chứa 613 hạt, được tin là tượng trưng cho 613 điều răn trong Kinh Torah.

 

·       Trong thần thoại Hy Lạp, trái lựu là một ẩn dụ cho ham muốn và tội lỗi.

 

·       Trong một số nền văn hóa Á châu, trái lựu là biểu tượng cho khả năng sinh sản và phong phú.

 

·       Ở Ấn Độ, y học Ayurvedic coi trái lựu như một loại dược phẩm toàn diện. Ngày nay, cồn thuốc và bột thuốc từ hạt, nước ép, và vỏ của trái lựu được sử dụng để điều trị ký sinh trùng, tiêu chảy, lở loét và các tình trạng khác.


Lợi ích sức khỏe của trái lựu


BM

Trái lựu có lợi cho sức khỏe đến từ hàm lượng cao các chất chống oxy hóa độc đáo, giúp chống lại nhiều loại gốc tự do.


Hạt và vỏ trái lựu chứa hai chất chống oxy hóa chính, punicalagin và acid punicic. Hạt cũng giàu vitamin B và C, acid folic( Vitamin B9), pot***ium, và sắt. Vỏ chứa flavonoid anthocyanin, làm cho trái lựu có màu đỏ rực rỡ. Loại lựu màu vàng hiếm gặp có ít lợi ích sức khỏe hơn.


Trái lựu có lợi cho sức khỏe tim


BM

Nước ép lựu đã được chứng minh có lợi cho tim do hàm lượng chất chống oxy hóa cao và cải thiện cao huyết áp và tình trạng viêm. Các hợp chất polyphenol punicalagin và ellagitannin giúp ngăn chặn thành mạch máu dày lên, do đó làm giảm cholesterol tích tụ và mảng bám. Các anthocyanins trong nước ép đã được chứng minh có tính chất bảo vệ tim mạch đối với bệnh tim thiếu máu cục bộ.


Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước ép lựu giảm cả huyết áp tâm thu và tâm trương.


Trái lựu có lợi cho sức khỏe bộ não


BM

Ellagitannin trong trái lựu giúp giảm viêm. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ellagitannin giúp bảo vệ bộ não khỏi bệnh Alzheimer và Parkinson bằng cách giảm tổn thương oxy hóa và tăng sự sống sót các tế bào não.


Trái lựu và bệnh ung thư


BM

Các nhà khoa học nhận thấy triển vọng lớn trong lĩnh vực dự phòng ung thư của trái lựu. Sự quan tâm của cộng đồng khoa học đối với lựu tăng cao trong những năm gần đây do khả năng ngăn chặn hoặc ức chế một số loại ung thư, chi phí thấp và dễ dàng tìm kiếm.


Số lượng nghiên cứu về quả lựu được công cụ tìm kiếm PubMed của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ đã tăng lên nhanh chóng trong năm năm qua.


Trong một số nghiên cứu sơ bộ trong nuôi cấy mô và thí nghiệm trên động vật, các chiết xuất từ trái lựu cho thấy khả năng ngăn chặn ung thư tiền liệt tuyến, vú, phổi và đại tràng bằng cách ảnh hưởng đến tình trạng viêm nhiễm, giúp ức chế hoặc ngăn chặn tế bào chuyển hóa, phát triển, tăng sinh khối u và di căn. Tuy nhiên, các nhà khoa học cần tiến hành thêm nghiên cứu lâm sàng để sao chép kết quả đã được tìm thấy trong nghiên cứu này.


Trái lựu có lợi cho sức khỏe thận


BM

Trong một nghiên cứu, chiết xuất trái lựu có khả năng ức chế cơ chế hình thành sỏi ở những người có tiền sử sỏi thận tái phát, do pot***ium và chất chống oxy hóa trong nước ép lựu.


Nghiên cứu trên động vật đã phát hiện ra rằng chiết xuất lựu giúp điều chỉnh những thành phần thường gây sỏi thận trong máu gồm nồng độ oxalate, calcium và phosphate.


Trái lựu có lợi cho sức khỏe làn da


BM

Trong y học Ayurvedic, từ lâu chiết xuất và tinh chất lựu được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề về da, vết thương và lở loét. Ngoài ra, trái lựu điều trị hiệu quả và ngăn ngừa tái phát mụn trứng cá và mụn nhọt.


Các nghiên cứu gần đây trong phòng thí nghiệm về chiết xuất của trái lựu cho thấy khả năng ngăn chặn ung thư da do tác động của tia UV.


Trái lựu có lợi cho sức khỏe xương


BM

Lâu nay, cộng đồng khoa học đã biết rằng các chất chống oxy hóa polyphenol giúp hình thành và tái tạo xương thông qua việc giảm viêm và giảm căng thẳng oxy hóa.


Theo một nghiên cứu, tất cả các bộ phận của trái lựu đều có hiệu quả trong việc ngăn chặn mất xương ở chuột thí nghiệm vì lựu chứa đầy chất chống oxy hóa. Các nhà khoa học giả thuyết rằng chiết xuất lựu là một phương pháp trị liệu tiềm năng cho phụ nữ bị loãng xương sau mãn kinh.


Trái lựu và và bệnh tiểu đường


BM

Trong một nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nước ép lựu tươi tăng cường mức insulin và giảm kháng insulin ở những đối tượng bị tiền tiểu đường.


Do chỉ số tải đường huyết GL của lựu là 18, lựu là loại trái cây tuyệt vời giúp quản lý tốt đường huyết.


Trái lựu có lợi cho sức khỏe sinh sản


BM

Do nước ép lựu làm tăng mức testosterone trong nước bọt của những người tham gia thử nghiệm, các nhà nghiên cứu giả thuyết rằng lựu có thể trở thành một phương pháp trị liệu trong tương lai cho các vấn đề về sinh sản ở nam giới có mức testosterone thấp.


Tuy nhiên, các thử nghiệm lâm sàng cần được thực hiện thêm để chứng minh điều này. Nước ép lựu cũng chứa folate, dưỡng chất cần thiết cho việc thụ thai và bảo vệ chống lại khuyết tật não có thể xảy ra trong thai kỳ.


Danh sách đầy đủ thông tin dinh dưỡng của trái lựu có sẵn trên trang web FoodData Central của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.


Thận trọng khi ăn trái lựu


Những người đang dùng thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) và những người bị tiêu chảy không nên ăn hoặc uống nước ép lựu.


Bí quyết ăn trái lựu:


BM

·       Hạt lựu có hàm lượng vitamin C cao nhất

·       Uống nước ép vào buổi sáng, khi đói bụng, để hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng.

·       Tiêu thụ hạt lựu với sal hoặc sữa chua với granola.

·       Làm sinh tố gồm nước ép lựu, chuối và sữa chua.

·       Pha trộn nước ép lựu, giấm gạo, dầu, tỏi và đường để làm nước sốt salad.




Sandra Cesca  _  Thiên Vân
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Dec/2023 lúc 9:57am

Bàn tay tiết lộ điều gì về tình trạng sức khỏe

 image

Bác sĩ Hy Lạp cổ đại lần đầu tiên mô tả “ngón tay dùi trống” ở một bệnh nhân bị tràn mủ màng phổi (mủ lấp đầy khoảng trống giữa phổi và lớp màng xung quanh) vào thế kỷ thứ năm trước Công nguyên. Ngón tay dùi trống là hiện tượng móng tay khum, giống như mặt sau của chiếc thìa, hiện vẫn được xem là một dấu hiệu của bệnh tật.

 

Thời nay, ngón tay dùi trống không chỉ liên quan đến bệnh tràn mủ màng phổi mà còn liên quan đến bệnh xơ nang (cystic fibrosis), xơ gan, và các bệnh về tuyến giáp.

 

Một dấu hiệu bệnh tật khác là móng Lindsay. Đây là trường hợp một hoặc nhiều móng tay có một nửa trắng một nửa đỏ nâu. Khoảng 50% số người bị bệnh thận mạn tính có kiểu móng này. Nhưng móng Lindsay cũng có thể là dấu hiệu của bệnh xơ gan và bệnh Behcet, một tình trạng hiếm gặp gây viêm mạch máu.

 

Móng Terry, là hiện tượng một hoặc nhiều móng tay có hình dạng như kính mờ. Đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh xơ gan, nhưng cũng liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2, suy thận và HIV.

image

Nghe có vẻ mang tính y học hơn một chút và hơi giống một tiệm làm móng trên tuyến phố lớn, móng Muehrcke, là hiện tượng có một hoặc nhiều đường ngang ở móng tay. Kiểu móng tay này cho thấy sự suy giảm của loại protein nhiều nhất trong máu: albumin. Móng Muehrcke có thể là dấu hiệu của bệnh thận.

 

Nhưng đôi khi, sự thay đổi về màu sắc và hình dạng móng tay không hề nguy hiểm mà chỉ đơn thuần là dấu hiệu của sự lão hóa. Ví dụ móng Neapolitan, có ba vùng màu riêng biệt, thường thấy ở những người trên 70 tuổi và không có gì phải lo lắng.

 

Lòng bàn tay


image


Tuy nhiên, móng tay không phải là bộ phận duy nhất của bàn tay có thể tiết lộ tình trạng sức khỏe kém. Lòng bàn tay cũng có thể tiết lộ tình trạng sức khỏe.

 

Nếu bạn nhận thấy lòng bàn tay mình đổ mồ hôi dù không lo lắng, trong môi trường nhiệt độ cao hoặc tập thể dục, đó có thể là do các tín hiệu thần kinh không chính xác khiến tuyến mồ hôi hoạt động. Điều này có thể chứng tăng tiết mồ hôi nguyên phát lành tính. Nhưng lòng bàn tay đổ mồ hôi không rõ nguyên nhân, và cả ở mặt, cổ, nách có thể là dấu hiệu của bệnh tuyến giáp.


Cường tuyến giáp là tình trạng tuyến giáp ở cổ sản xuất quá nhiều thyroxine. Sự dư thừa hormone này sẽ làm tăng nhanh các quá trình [chuyển hóa] trong cơ thể và có thể là nguyên nhân khiến lòng bàn tay đổ mồ hôi. Rất may, cường tuyến giáp có thể dễ dàng điều trị bằng các loại thuốc phù hợp.

 

Một sự thay đổi đáng lo ngại hơn là sự xuất hiện của các vùng nhỏ đổi màu đỏ hoặc tím trên lòng bàn tay và các ngón tay. Đây có thể là dấu hiệu của viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (viêm lớp lót bên trong của tim), có tỷ lệ tử vong cao.

 

Sự đổi màu này có hai dạng: nốt Osler và tổn thương Janeway. Nốt Osler thường là các nốt màu đỏ, kích thước từ 1 đến 10mm, gây đau trên các ngón tay, xuất hiện trong nhiều giờ đến nhiều ngày. Trong khi đó, các tổn thương Janeway có hình dạng không đều với các kích cỡ khác nhau, thường thấy ở lòng bàn tay và không gây đau, tồn tại trong vài ngày cho đến vài tuần.

 

Cả hai kiểu lòng bàn tay này đều rất nguy hiểm và cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.

 

Cảm giác kim châm


image


Nếu bạn có cảm giác như kim châm ở bàn tay mà không thể khiến nó biến mất, thì đó có thể là dấu hiệu của hội chứng ống cổ tay (carpal tunnel syndrome). Đây là hiện tượng dây thần kinh chính (dây thần kinh giữa) ở cổ tay bị chèn ép, gây tê, ngứa ran hoặc đau.

 

Thường thì tình trạng sẽ thuyên giảm mà không cần điều trị, nhưng nẹp cổ tay có thể giúp giảm áp lực lên dây thần kinh. Những người thừa cân hoặc đang mang thai có nguy cơ bị hội chứng ống cổ tay cao hơn.

 

Cảm giác kim châm ở bàn tay cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Đường huyết tăng ở bệnh tiểu đường gây tổn thương thần kinh, biểu hiện dưới dạng cảm giác ngứa ran hoặc tê ở các chi, chẳng hạn như bàn tay. Tình trạng này được gọi là “bệnh dây thần kinh do tiểu đường.”

 

Mọi người đều gặp phải cảm giác kim châm ở một thời điểm nào đó, nhưng nếu bạn thường xuyên có cảm giác này hoặc tình trạng này kéo dài thì bạn nên đến gặp bác sĩ.


Chiều dài ngón tay


image

Ngón đeo nhẫn dài hơn ngón trỏ có liên quan đến thành tích tốt hơn trong một số môn thể thao ở nam và nữ, nhưng cũng có nguy cơ phát triển bệnh thoái hóa đầu gối và khớp hông ở phụ nữ.


Bạn không thể làm gì để thay đổi độ dài ngón tay của mình, nhưng bạn có thể ngăn ngừa chứng viêm xương khớp bằng cách giữ cân nặng khỏe mạnh, duy trì hoạt động và kiểm soát đường huyết. Trên thực tế, nếu làm theo những lời khuyên đó, bạn có thể ngăn ngừa được hầu hết các bệnh tật.




Adam Michael Molon  _  Thiên Vân


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Dec/2023 lúc 8:29am

Đi Nhanh Để Sống Lâu


Nghiên cứu được Telegraph đăng tải mới đây, phát hiện ra rằng những người đi bộ nhanh có khả năng sống lâu hơn những người đi bộ bình thường hoặc đi “chậm như rùa”.


Telegraph đưa tin về dữ liệu từ gần 400,000 người Anh được theo dõi trong hơn một thập niên qua, cho thấy những người tự nhận mình là ‘người đi bộ nhanh’ có nguy cơ tử vong vì bệnh ung thư thấp hơn ¼ so với người đi đứng nền nã, khoan dung.

Với người có thói quen đi nhanh, nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch cũng thấp hơn 60% so với những người đi chậm.

Để xác định tốc độ của người tham gia, những người này được hỏi xem trước giờ họ nghĩ mình là người đi nhanh, đi chậm hay trung bình.

Những người tham gia được cung cấp một hướng dẫn cho thấy tốc độ chậm là dưới ba dặm một giờ, tốc độ trung bình là ba đến bốn dặm một giờ và tốc độ nhanh là hơn bốn dặm một giờ.

Các tác giả viết trong nghiên cứu của họ, công bố trên tạp chí Progress in Cardiovascular Diseases, rằng: “So với những người đi bộ chậm, cả người đi bộ nhanh và trung bình đều có liên quan đến tỷ lệ tử vong thấp hơn liên quan đến bệnh tim mạch, ung thư và các nguyên nhân khác.

Do đó, tốc độ di chuyển được sử dụng trong thực hành lâm sàng thông thường như một dấu hiệu dự đoán bệnh tim mạch và đặc biệt là tỷ lệ tử vong liên quan đến các nguyên nhân khác.”

Tiến sĩ Jonathan Goldney, tác giả chính của nghiên cứu từ University of Leicester, hiện đang khuyến khích mọi người tăng tốc độ di chuyển lên, nếu được, vì điều này có khả năng cải thiện tuổi thọ và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác.

Ông nói: “Các bác sĩ cũng nên cân nhắc việc hỏi han bệnh nhân xem họ đi bộ nhanh như thế nào, vì điều này có thể cho họ biết nhiều điều về nguy cơ tử vong, từ đó hướng dẫn việc sử dụng các chiến lược để ngăn ngừa sớm các bệnh tật.”

Năm ngoái, University of Sydney và University of Southern Denmark phát hiện ra rằng việc đi bộ 10,000 bước mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc nhiều loại bệnh về tim mạch và giúp ngủ ngon hơn.

Các nhà khoa học đã quan sát 78,500 người trưởng thành ở Anh đeo thiết bị theo dõi trong hơn hai năm và so sánh kết quả này với kết quả sức khỏe của họ bảy năm sau đó.

Đồng tác giả – Tiến sĩ Matthew Ahmadi, và là nhà nghiên cứu tại University of Sydney, cho biết 10,000 bước mỗi ngày là “con số lý tưởng” cho việc đi bộ vì bạn có thể giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ tới khoảng 50%.

Ông cho biết thêm rằng đối với bệnh tim mạch và ung thư, sẽ giảm tỷ lệ này xuống được từ 30 đến 40%.

Bạn là người có số vất vả (đi nhanh)?, hay số nhàn hạ (đi chậm)? Thật ra đó không phải là số mệnh gì. Nhưng nếu có thói quen đi chậm để ngắm hoa bướm, đất trời, thì chịu khó tăng tốc hơn một chút, để có sức khỏe tốt hơn, bạn nhé!


Duy Lê

Đi nhanh để sống lâu (saigonnhonews.com)

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Dec/2023 lúc 3:31am

Lấy lại sức khỏe giữa thế giới độc hại

 BM

Năm 1979, khi Amy Ziff lên 9 tuổi, cô bị chứng đau nửa đầu trầm trọng kèm theo tình trạng run rẩy không kiểm soát được. Sau khi được chẩn đoán bị bệnh thần kinh tiến triển mạn tính, các bác sĩ cho biết cô chắc chắn sẽ phải dùng thuốc giảm đau và tử vong sớm. Khi đó, mẹ cô đã không đồng ý với chẩn đoán này. Sau khi đi hết bác sĩ này đến bác sĩ khác, mẹ cô cuối cùng cũng tìm được một bác sĩ chuyên khoa dị ứng, người mà cô Ziff khẳng định đã cứu sống mình.


Cô Ziff ghi lại nhật ký thực phẩm, và kết quả xét nghiệm dị ứng cho thấy cô dị ứng mạnh với nhiều thứ trong nhà và môi trường như: bụi, mạt bụi, vảy da, nấm mốc, cây cối, cỏ, mèo, chó, và quần áo. Sau khi ngừng tiếp xúc với nhiều chất gây dị ứng đó và thay đổi cách ăn uống, các triệu chứng đã biến mất và cô đã trở thành một “học sinh lớp bốn bình thường.” Mặc dù vẫn rất nhạy cảm nhưng hiện giờ cô Ziff đã biết cách chế ngự điều đó.


BM


Trải nghiệm hình thành trong thời thơ ấu cũng đã giúp cô lựa chọn nghề nghiệp nâng cao nhận thức về các hóa chất độc hại đã thâm nhập rộng khắp trên thế giới và cuộc sống của chúng ta.


Cô Ziff là một ký giả, huấn luyện viên sức khỏe, người sáng lập Me Safe một chương trình chứng nhận sản phẩm tập trung vào sức khỏe con người và hệ sinh thái. Gần đây cô đã thuyết giảng bài “Những cách đơn giản để giảm tổng lượng chất độc hại” tại Documenting Hope Conference (Hội Nghị Hy Vọng Có Dẫn Chứng) ở Orlando, Florida.


BM


Một con số đáng kinh ngạc là chín triệu người tử vong mỗi năm vì các bệnh mạn tính do ô nhiễm môi trường. Giảm thiểu những nguy cơ từ môi trường có thể ngăn ngừa gần 1/4 số ca tử vong trên toàn thế giới.


Theo cô Ziff, mỗi năm thị trường có thêm khoảng 7000 hóa chất và hầu hết các nhà sản xuất không tiến hành bất kỳ nghiên cứu trước khi đưa [sản phẩm] ra thị trường. Tức là những hóa chất này được đưa ra thị trường mà chúng ta không hề biết về tác động của chúng đối với môi trường và sức khỏe. Cô nói rằng chúng ta đã trở thành một xã hội “hóa chất đi trước các hậu quả.”


BM


Các hóa chất tổng hợp liên tục tràn ngập trong thực phẩm, không khí, nước và các sản phẩm chúng ta mua. Trong bài giảng của mình, cô Ziff đã chỉ ra một số ví dụ mà cô gọi là “hoá chất độc hại P,” bao gồm:

·       Thực phẩm đã qua chế biến (Processed foods).

·       Thuốc trừ sâu (Pesticides).

·       PFAS (các chất per-và polyfluoroalkyl).

·       Nhựa và hóa chất làm dẻo (Plastics and plasticizing chemicals).

·       Chất chống cháy (Performance flame retardants).

·       Sản phẩm ô nhiễm (Product pollution).


Ví dụ: Theo U.S. Right to Know, thuốc trừ sâu chlorpyrifos được sử dụng rộng rãi ở Hoa Kỳ cho đến khi bị cấm vào năm 2021 có liên quan chặt chẽ đến một số tác động có hại ở trẻ em, bao gồm cả tổn thương não. Một tổng quan năm 2017 cho biết các nghiên cứu dịch tễ học mà họ xem xét “đã báo cáo mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa phơi nhiễm trước khi sinh với CPF [chlorpyrifos] và các biến chứng thần kinh sau sinh, đặc biệt là suy giảm nhận thức cũng liên quan đến sự phá vỡ tính toàn vẹn cấu trúc của não bộ.”


Atrazine đã bị cấm sử dụng ở Liên minh Âu Châu từ năm 2004. Đây là một chất diệt cỏ được sử dụng rộng rãi thứ hai ở Hoa Kỳ và gây rối loạn nội tiết mạnh. Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, hơn 70 triệu pound (31.7 triệu kg) atrazine được sử dụng trên khắp đất nước mỗi năm. Atrazine có liên quan đến nhiều bệnh ung thư, sinh non và khuyết tật bẩm sinh.


Tiếp theo là thực phẩm.


BM


Aspartame là một thành phần phổ biến trong các sản phẩm ăn kiêng và giảm cân. Nhiều nghiên cứu đã liên kết chất làm ngọt nhân tạo này với nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm đau đầu, đau nửa đầu, rối loạn tâm trạng, co giật, bệnh Alzheimer, bệnh tim mạch, và ung thư.


Và danh sách vẫn còn.


Khi hiểu được mức độ phổ biến của các hóa chất độc hại này, bạn có thể sẽ cảm thấy choáng ngợp. May mắn là việc giảm thiểu và thay thế các hóa chất độc hại bằng những lựa chọn tự nhiên hơn là khả thi và đáng giá, nhờ đó giúp giảm lượng chất độc hại và nâng cao sức khỏe của chúng ta cũng như của cả gia đình.


Thực phẩm


Cô Ziff đã đưa ra một số lời khuyên thiết thực về cách loại bỏ thực phẩm [độc hại] và hóa chất, cũng như những thứ có thể thay thế để giảm lượng chất độc hại và tăng khả năng phục hồi.


Thực phẩm là một ví dụ tuyệt vời thể hiện mức độ ảnh hưởng của cách lựa chọn đến lượng hóa chất tiêu thụ. Dưới đây là một số ví dụ về các mặt hàng và thành phần nên hạn chế, tránh hoặc loại bỏ để giảm khả năng tiếp xúc với hóa chất.


Tránh các thành phần hóa học bằng cách ăn thực phẩm nguyên chất, hữu cơ khi có thể.


BM

·       Loại bỏ thực phẩm chế biến.

·       Không dùng dầu đã qua chế biến.

·       Tránh thuốc nhuộm và hương liệu.

·       Tránh dùng túi và màng bọc thực phẩm vì chúng có thể thấm hóa chất vào thực phẩm.

·       Tránh soda và nước trái cây có chứa thành phần hóa học và thêm đường đã qua chế biến.

·       Tránh GMO.


Lựa chọn thực phẩm chế biến sẵn sử dụng ít nguyên liệu hơn.


Lời khuyên để lựa chọn lành mạnh:


·       Ăn thực phẩm toàn phần (đặc biệt là thực vật) trong mỗi bữa ăn.

·       Ăn thực phẩm hữu cơ không có thuốc trừ sâu khi có thể.

·       Ăn bữa ăn cầu vồng mỗi ngày gồm nhiều loại rau củ quả với đủ màu sắc để nhận được nhiều loại vitamin và chất dinh dưỡng.

·       Ngâm trái cây và rau quả trong 2 thìa baking soda và nước để làm sạch.

·       Lọc nước uống.

·       Uống kombucha hoặc nước lọc đơn giản với một chút chanh tươi.

·       Ăn các loại hạt nguyên chất không thêm dầu hoặc hương liệu.

·       Ăn chủ yếu thực vật để giảm độc tố và sử dụng ít tài nguyên hơn.

·       Nhịn ăn ít nhất 12 tiếng mỗi đêm để cơ thể được nghỉ ngơi và thải độc.


Con đường phía trước

Việc bắt đầu từ đâu có vẻ khó khăn khi bạn hiểu về khối lượng hóa chất khổng lồ gặp phải hàng ngày và cách chúng tàn phá sức khỏe. Tuy nhiên, cô Ziff giải thích rằng chúng ta có thể làm những điều đơn giản, tự nhiên để bảo vệ bản thân và trau dồi sức khỏe. Dưới đây là một số cách khởi đầu:


Hít thở. Hít thở sâu giúp nuôi dưỡng tế bào, giảm huyết áp và tốt cho hệ thần kinh. Các bài tập thở cũng giúp giảm căng thẳng, cải thiện chức năng nhận thức và giấc ngủ thời điểm quan trọng cơ thể thực hiện quá trình chữa lành và thải độc.


Ngủ. Đặc biệt quan trọng đối với trẻ em, việc ngủ phải được thực hiện trong phòng tối, sạch sẽ, mát mẻ, không có thiết bị điện tử. Để tất cả các thiết bị điện tử ở phòng khác và hạn chế thời gian trước màn hình trước khi đi ngủ.


Đổ mồ hôi. Đổ mồ hôi là một trong những con đường thải độc chính của cơ thể, vì vậy tập thể dục thường xuyên đến mức đổ mồ hôi sẽ giúp cơ thể thải độc và loại bỏ bất kỳ hóa chất nào đang tích tụ. Hãy cố gắng đổ mồ hôi mỗi ngày bằng cách tập thể dục hoặc sử dụng phòng xông hơi hồng ngoại.


Thiền. Thiền là phương pháp tuyệt vời để quản lý căng thẳng và bình tâm. Thiền giúp nâng cao sự tự nhận thức và cho phép bạn tập trung vào hiện tại. Thiền cũng đã được chứng minh giúp giảm nhịp tim, huyết áp khi nghỉ ngơi và cải thiện giấc ngủ.


Hòa mình vào thiên nhiên. Mỗi ngày dành một khoảng thời gian ở ngoài trời rất hữu ích cho thân và tâm. Ngoài ra hãy tiếp đất bằng cách cởi giày và đi bộ trên bãi cỏ. Làm vườn là một hoạt động khác giúp tăng sức khỏe và đưa bạn ra ngoài cũng như kết nối nhiều hơn với trái đất và thực phẩm.


Đôi lời cuối


BM


Việc tiếp xúc với chất độc hại và những ảnh hưởng đối với sức khỏe của trẻ em là một chủ đề cam go nhưng vẫn có hy vọng. Chúng ta cần bắt đầu từ việc nhận thức vấn đề và giảm lượng chất độc hại cho gia đình, sau đó là giới thiệu các phương pháp chữa lành giúp xây dựng khả năng phục hồi và thải độc các hóa chất không thể tránh khỏi.


Đơn giản hóa cuộc sống và quay trở lại với thiên nhiên là những bước khởi đầu tốt.




Emma Suttie  _  Đại Hải

         
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Jan/2024 lúc 9:55am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Jan/2024 lúc 10:30am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Jan/2024 lúc 12:18pm

6 loại thực phẩm nên ăn sau tuổi 50

 BM

Vẫn chưa muộn khi bắt đầu một lối sống lành mạnh ở tuổi 50.


Khi một người bước sang tuổi 50, công việc và cuộc sống gia đình thường ổn định hơn. Làm thế nào những người trên 50 tuổi có thể duy trì sức khỏe và tinh thần tốt, già đi một cách “đẹp lão” bên cạnh bạn đời, vẫn hoạt bát mà không cần dựa vào xe lăn và tiếp tục tận hưởng những chuyến phiêu lưu ngoài trời?


Ông Quách Đại Duy, giám đốc chính của Viện Đa khoa Vân Lâm, phòng khám Trung y Phù Nguyên, đã giới thiệu cách chăm sóc sức khỏe cho những người ở độ tuổi 50 trên chương trình “Health 1+1” của The Epoch Times. Ông khuyến nghị các phương pháp ăn uống và rèn luyện sức khỏe cho người trung niên cũng như các liệu pháp bấm huyệt và ăn uống đơn giản giúp duy trì lá phổi khỏe mạnh vào mùa thu.


Ông Quách nhấn mạnh những người trên 50 tuổi muốn duy trì sức khỏe nên hạn chế hút thuốc lá và rượu. Điều quan trọng là quản lý cân nặng cơ thể, duy trì ăn uống điều độ, tập thể dục vừa phải và học cách để đầu óc thư thái trong khi gìn giữ quan điểm tích cực.


Phương pháp ăn uống


Ông Quách cho biết những người trên 50 tuổi nên ăn nhiều hơn 6 loại thực phẩm sau:


1. Berries (Trái mọng)


BM


Trái việt quất, trái nam việt quất, và bụp giấm đều chứa nhiều chất xơ, vitamin C và flavonoid. Flavonoid có thể tạo ra một lượng đáng kể chất chống oxy hóa trong cơ thể giúp giảm viêm, trợ giúp sức khỏe não bộ, cải thiện cả trí nhớ dài hạn và ngắn hạn, đồng thời ngăn ngừa chứng mất trí nhớ.


Nghiên cứu cho thấy thực phẩm và chất bổ sung có nguồn gốc từ trái mọng hữu ích cho chức năng nhận thức, hiệu suất trí nhớ, chức năng điều khiển và tốc độ xử lý thông tin.


2. Rau lá có màu xanh đậm


BM


Các loại rau có màu xanh đậm như bông cải xanh, cải xoăn, rau bina, lá khoai lang có nhiều chất xơ, giúp kích thích nhu động ruột và giảm nguy cơ các bệnh tim mạch.


3. Cá


BM


Tiêu thụ cá biển sâu hoặc cá đại dương như cá hồi, cá tuyết và cá hồi vân (trout), nhiều EPA, omega-3 và DHA tốt cho trí óc, có thể giúp giảm viêm mạch máu. Những người tuân theo khẩu phần ăn nhiều thực phẩm có đường và chất béo có thể tích tụ một lượng đáng kể cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) trong mạch máu. Tiêu thụ cá biển sâu có thể giúp loại bỏ cholesterol xấu và khôi phục tính đàn hồi của mạch máu, từ đó giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch.


4. Các loại hạt


BM


Các loại hạt là nguồn dồi dào vitamin E, phosphorus, magnesium, pot***ium và các khoáng chất khác. Tuy nhiên, không nên tiêu thụ quá nhiều do hàm lượng dầu cao.


Nghiên cứu cho thấy các loại hạt chứa rất nhiều acid béo không bão hòa đơn, acid béo không bão hòa đa, protein thực vật, chất xơ, vitamin, khoáng chất, phytosterol và carotenoids có khả năng chống oxy hóa. Chúng giúp cải thiện lượng đường máu và chuyển hóa lipid, đồng thời giảm viêm, từ đó ngăn ngừa một số bệnh mạn tính.


5. Phô mai


BM


Phô mai chứa lượng lớn đạm whey và là nguồn cung cấp vitamin D. Tuy nhiên, những người bị mề đay hoặc viêm da cơ địa nên thận trọng vì đạm whey có thể gây dị ứng.


Vitamin D có trong phô mai có thể kích thích quá trình hấp thụ calcium, chống mất xương, và ngăn ngừa loãng xương. Các nguồn vitamin D khác bao gồm gan động vật, hải sản, trứng và đậu hũ.


Đáng chú ý, việc tiếp xúc với ánh nắng vừa phải và các bài tập chịu sức nặng có thể làm tăng khả năng hấp thụ vitamin D và calcium trong cơ thể.


6. Sản phẩm từ đậu tương


BM


Đậu tương và sữa đậu tương rất nhiều chất sắt, pot***ium, và magnesium, có thể làm giảm mức cholesterol một cách hiệu quả. Magnesium cũng giúp cải thiện giấc ngủ và đặc biệt hữu ích cho phụ nữ mãn kinh.


Pot***ium giúp hạ huyết áp và giảm các biến chứng liên quan đến cao huyết áp và các bệnh tim mạch. Nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhiều chất xơ, bao gồm rau, trái cây, các loại hạt, yến mạch, bánh mì nguyên hạt và gạo lứt, là nguồn cung cấp pot***ium dồi dào.


Chăm sóc các cơ quan quan trọng để có sức khỏe tối ưu


Ông Quách khuyên những người ở độ tuổi 50 nên đặc biệt chú ý đến sức khỏe thận, lá lách, dạ dày và tim.


1. Thận


BM


Theo Trung y, thận chịu trách nhiệm sinh tủy xương. Sự thiếu hụt năng lượng của thận có thể dẫn đến các dấu hiệu lão hóa sớm như đau lưng và đầu gối, chóng mặt, bạc tóc hoặc rụng tóc sớm và lung lay răng. Những vấn đề này thường liên quan đến làm việc quá sức do đó cần tránh gắng sức quá mức để bảo vệ thận.


2. Lá lách và dạ dày


BM


Duy trì nhu động ruột đều đặn và trơn tru là rất quan trọng cho sức khỏe toàn diện. Ông Quách khuyên nên ăn cho đến khi no khoảng 70%. Điều này khiến cơ thể luôn ở trạng thái hơi đói giúp giảm gánh nặng trao đổi chất cho cơ thể.


Nhiều người ở độ tuổi 50 có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa và nhu động ruột không đều mặc dù đã bổ sung enzyme hoặc men vi sinh. Ông Quách giải thích rằng một số chất bổ sung enzyme có thể chứa các thành phần như chiết xuất hạt quế hoặc sennoside, có tác dụng nhuận tràng. Việc sử dụng các sản phẩm này trong thời gian dài có thể khiến hệ tiêu hóa phụ thuộc vào chúng, dẫn đến mất nhu động ruột tự nhiên. Vì vậy, cách tốt nhất để kích thích nhu động ruột đều đặn là qua ăn uống cân bằng và hoạt động thể chất.


3. Tim


BM


Theo Trung y, trái tim chi phối các mạch máu và làm chủ tinh thần. Điều này cho thấy rằng trái tim đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hòa lưu thông máu và quản lý sức khỏe tinh thần. Ông Quách nhấn mạnh rằng cách suy nghĩ có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe. Một thái độ tích cực và vui vẻ có thể nâng cao khả năng tự phục hồi của cơ thể.


Ông Quách nhớ lại bức tranh thư pháp được một người bạn tặng khi ông mới bắt đầu kinh doanh. Trên đó viết: “Một trái tim vui vẻ là liều thuốc tốt nhất.” Vào thời điểm đó, ông tin rằng câu nói đó dành cho bệnh nhân, nhưng giờ đây ông xem bức thư pháp như một lời nhắc nhở bản thân.


Bí quyết bổ phế cho mùa thu


BM


Nhiều người có xu hướng gặp các triệu chứng ho khi mùa thu đến gần. Trung y nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng lá phổi trong mùa này. Do đó, ông Quách đã cung cấp năm thực đơn đơn giản giúp nuôi dưỡng sức khỏe lá phổi.


1. Súp củ hoa huệ với thân rễ Ngọc trúc thơm


BM


Thành phần: 10 – 20g củ hoa huệ, thân rễ Ngọc trúc thơm và Lan hoàng thảo.

Cách thực hiện: Rửa sạch ba vị dược liệu trên bằng nước lạnh, sau đó đun sôi với nước, và dùng khi đã nguội.


2. Trái mơ bỏ hạt hấp với hoa huệ và củ Bối mẫu


BM


Thành phần: Củ hoa huệ, củ Bối mẫu, nhân mơ và trái mơ bỏ hạt mỗi loại 15g.


Chuẩn bị: Trái mơ bỏ hạt, sau đó xay thành bột cùng với củ Bối mẫu, củ huệ và nhân mơ. Sau đó hấp bằng nồi hơi đôi với nhiệt độ cao trong 25 phút trước khi dùng.


Củ hoa huệ có thể giúp giảm ho và khô họng, thanh nhiệt và duy trì độ ẩm cho lá phổi. Chiết xuất củ hoa huệ, được lên men với Lactobacillus acidophilus, có thể làm giảm tình trạng viêm trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), giúp chống tổn thương phổi.


Củ Bối mẫu khô đã được sử dụng làm thuốc giảm ho và chữa bệnh hen suyễn từ thời nhà Hán ở Trung Hoa. Thành phần hóa học chính của Bối mẫu là các alkaloid, được biết đến với đặc tính làm giảm ho, đờm và hen suyễn. Củ Bối mẫu đã được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh về đường hô hấp khác nhau, bao gồm cả COVID-19.


3. Súp nấm tuyết táo tàu


BM


Nguyên liệu: 1 đến 2 miếng nấm tuyết, 2 miếng táo tàu, 3g nhân sâm Mỹ, 10g củ hoa huệ, 10g khoai lang và 5 hạt bạch quả.


Chuẩn bị: Ngâm nấm tuyết trước, rửa sạch rồi cắt thành từng miếng nhỏ, sau đó vào nồi và nấu trong khoảng một tiếng. TIếp theo, cho các nguyên liệu còn lại vào nồi và đun nhỏ lửa cho đến khi tạo thành hỗn hợp đặc sệt như súp.


4. Cháo củ Bối mẫu và lê tuyết


BM


Nguyên liệu: 500g lê tuyết và 100g gạo nếp.


Chuẩn bị: Ngâm củ Bối mẫu và gạo nếp vào nước lạnh trong một tiếng. Rửa sạch lê tuyết và thái lát. Sau khi nước sôi, cho củ Bối mẫu và gạo nếp vào, đun nhỏ lửa trong 20 phút. Sau đó, thêm lê tuyết thái lát và đun nhỏ lửa thêm 20 phút.


5. Nước giải khát từ 5 loại nước ép


BM


Thành phần: Nước ép lê tuyết, nước ép củ sen, nước ép mía, nước ép củ Mạch môn và nước ép củ Mã thầy.


Chuẩn bị: Lấy các nguyên liệu với lượng như nhau và ép lấy nước uống.


Ông Quách cũng khuyến cáo ba huyệt trên kinh phổi giúp bổ phế trong mùa thu: huyệt Thiếu thương, nằm ở rìa móng tay cái; huyệt Ngư tế, nằm ở gốc ngón tay cái; và huyệt Liệt khuyết, nằm trên cổ tay.


Theo Trung y, kinh tuyến là những kênh năng lượng luân chuyển trong cơ thể con người. Các cơ quan nội tạng được kết nối với bề mặt cơ thể qua các kinh tuyến này. Dọc theo các kinh tuyến là các điểm cụ thể được gọi là huyệt, có chức năng đơn nhất. Bằng cách kích thích các huyệt tương ứng qua các kỹ thuật như châm cứu và xoa bóp, có thể điều trị các bệnh liên quan đến các cơ quan cụ thể.


BM

Ông Quách nhấn mạnh rằng sức khỏe không chỉ bao gồm chăm sóc thể chất mà còn bao gồm việc nuôi dưỡng sức khỏe tinh thần. Giữ cho đầu óc thư thái và tuân theo thói quen đều đặn hàng ngày là cách tiếp cận tốt nhất để có được sức khỏe toàn diện.


Một số loại thảo mộc được đề cập trong bài viết này có thể không quen thuộc nhưng thường có sẵn ở các tiệm thực phẩm sức khỏe và tiệm tạp hóa Á Châu. Điều quan trọng cần lưu ý là phương pháp điều trị có thể khác nhau tùy theo từng người. Vui lòng tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc y tế để có kế hoạch điều trị cụ thể.




JoJo Novaes & T C Yang  _  Thanh Long
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Jan/2024 lúc 8:43am

Những Thay Đổi Trong Cơ Thể Khi Về Già - 



Với sự hóa già, sẽ có vài thay đổi về cấu tạo cũng như chức năng của một số cơ quan bộ phận chính trong cơ thể như sau đây :

1- Thay đổi của bộ máy tiêu hóa

Sự tiêu hóa thực phẩm bắt đầu từ miệng.
Thức ăn được răng nhai nghiền nhỏ để có thể nuốt xuống dạ dày, với sự hỗ trợ của nước miếng.
Dạ dày co bóp, chuyển động như cái máy giặt quần áo để biến đổi thức ăn sang trạng thái lỏng, với tác dụng của dịch vị tiết từ bao tử. Một phần lớn chất đạm được tiêu hóa ở đây.
Sau đó thức ăn được chuyển xuống sáu thước ruột non. Nơi đây, hóa chất hữu cơ của tuỵ tạng và ruột non tiếp tục tiêu hoá đạm chất và tinh bột, đồng thời cũng có sự tiêu hóa chất mỡ dưới tác dụng của mật. Cũng chính ở ruột non, việc nuôi dưỡng cụ thể cho con người được thực hiện với sự hấp thụ các chất bổ dưỡng vào mạch máu.
Khi thức ăn vào đến ruột già, nước được hút lại, còn chất bã được phế thải ra ngoài.
Trung bình, sự tiêu hóa thực phẩm từ khi vào miệng tới khi phế thải kéo dài từ 7 đến 12 giờ đồng hồ.
Với tuổi cao, sẽ có vài thay đổi như sau:
Miệng khô vì hạch nước miếng tiết ít nước làm ta nhai khó khăn và giảm thưởng thức vị ngon của thực phẩm.
Dịch vị bao tử giảm khoảng 25% khi ta tới tuổi 60, sự co bóp của bao tử cũng yếu đi chút ít.
Nơi ruột non, sự hấp thụ calcium giảm làm xương yếu; hấp thụ sinh tố B12 kém. Sinh tố này cần cho việc sản xuất hồng huyết cầu cũng như tạo ra sinh lực trong cơ thể.
Trái với quan niệm thông thường, không có thay đổi mấy về chức năng của ruột già khi tuổi tăng. Nhiều người cứ cho là già hay bị táo bón, chứ thực ra sự đại tiện của người cao tuổi đều lành mạnh giống như của người trẻ. Vậy mà việc tiêu thụ thuốc nhuận tràng vẫn rất nhiều ở lớp tuổi cao này.
Khi già, sản suất mật của gan để biến hóa mỡ không thay đổi mấy. Dù có cắt đi 80% lá gan, ta cũng còn đủ mật cần thiết cho cơ thể.
Thành của ruột già trở nên mỏng hơn, vài chỗ phình ra thành túi nhỏ, dễ bị nhiễm trùng.
Nói chung, khi về già không có thay đổi đáng kể trong hệ thống tiêu hóa ngoài vài lủng củng nhỏ mà phần lớn liên hệ tới ăn uống không điều độ, thiếu dinh dưõng, không vận động cơ thể, tác dụng phụ của dược phẩm…
Cho nên ta vẫn thưởng thức được những món ăn mà ta thích từ lúc còn trẻ.


2- Thay đổi cơ quan hô hấp

Bộ phận hô hấp, với nhiệm vụ mang dưỡng khí nuôi cơ thể, gồm hai lá phổi và phế quản.
Phổi gồm cả triệu phế nang, mà khi trải rộng ra có thể bao phủ cả một sân quần vợt. Chính ở những phế nang này mà dưỡng khí được chuyển sang mạch máu nuôi cơ thể và lấy thán khí thải ra ngoài.
Phế quản nom giống như một cái cây lộn ngược, với rất nhiều nhánh nhỏ để dẫn không khí vào phế nang.
Nhịp thở trung bình khi nghỉ là 15 nhịp một phút, nhanh khi cơ thể họat động mạnh hoặc thán khí trong máu lên cao.Trong mỗi nhịp thở có khoảng 1/2 lít không khí ra vào phổi.
Khi sự hô hấp ngưng chừng 5 phút thì não bộ đã chịu những tổn thất vĩnh viễn, trầm trọng vì não bộ liên tục cần oxygen.
Với tuổi cao, không có thay đổi đáng kể về hô hấp, ngoại trừ trong phế nang dưỡng khí ít mà thán khí lại cao. Do đó dưỡng khí trong máu giảm, làm cho cơ thể chóng mệt khi hoạt động mạnh.

 

3-Thay đổi hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn gồm bộ phận bơm đẩy là trái tim và mạng lưới mạch máu lớn nhỏ chạy khắp cơ thể.
Tim được ví như toà nhà song lập hai tầng với hai tâm nhĩ ở trên, hai tâm thất ở dưới ngăn cách nhau bằng một chiếc van để hướng dẫn máu lưu thông một chiều từ trên xuống dưới.
Mạng lưới mạch máu gồm mạch máu phổi bắt nguồn từ tâm thất phải, đưa máu nhiều thán khí lên phổi để trao đổi lấy dưỡng khí. Còn mạng mạch máu tổng quát thì đưa máu đỏ nhiều oxy từ tâm thất trái đi nuôi dưỡng khắp châu thân.
Mỗi ngày tim bơm khoảng 7000 lít máu vào hơn 100,000 cây số mạch máu lớn, nhỏ. Nhịp tim bình thường là 70-80 / một phút. Một tế bào máu chạy từ tim xuống ngón chân rồi trở lại tim mất 12 giây.
Khi tới tuổi cao, sẽ có một vài thay đổi về chức năng cũng như cấu tạo của hệ tuần hoàn.
Cách đây 5 thế kỷ, Leonardo da Vinci đã quả quyết là sự dầy cứng của mạch máu làm ta già, ngăn cản sự lưu thông của máu và làm giảm sự nuôi dưỡng cơ thể.
Khoa học ngày nay đồng ý một phần nào với da Vinci, nhưng nêu câu hỏi là những thay đổi đó có phải do tuổi già hay do lối sống của con người mà ra.
Thay đổi quan trọng nhất là vách tâm nhĩ trái dầy lên, cứng, kém đàn hồi, làm giảm sức bơm của tim, máu đi nuôi cơ thể ít oxy và dưỡng chất.
Mạch máu cũng cứng, dầy kém đàn hồi vì có nhiều chất vôi và collagen đóng lên vách mạch máu, khiến cho máu lưu thông khó khăn, chậm chạp.
Nói chung, với tuổi già, chỉ có một chút giảm sự lưu thông của máu trong cơ thể, giảm cung cấp dưỡng khí khiến ta mau mệt khi hoạt động mạnh.
Còn thắc mắc là tỷ lệ tử vong do bệnh tim ở người già rất cao, thì đó là vì con người mắc bệnh tim do tập quán ăn uống, lối sống, môi trường xấu … chứ không phải do sự hoá già mà ra.

 

4-Thay đổi Xương Khớp

a-Xương
Bộ xương giúp cơ thể đứng vững, di chuyển, che trở các bộ phận cốt yếu và là nơi dự trữ calci.
Xương được cấu tạo bởi một hỗn hợp gồm khoáng chất (nhất là calci 45%), cơ mềm với mạch máu, tế bào (30%) và nước (25%).
Có ba loại xương: xương dài cứng; xương ngắn mềm và xương dẹp.
Xương được liên tục tu bổ để thay thế xương cũ bằng xương mới. Khoáng chất calci giữ vai trò rất quan trọng trong việc tạo xương. Khi về già, calci trong máu giảm, vì ruột non không hấp thụ calci tốt như khi còn trẻ và vì khẩu phần không có cân bằng calci. Do đó xương trở nên yếu, ròn, dễ gẫy lại lâu lành.
Thêm vào đó, khi calci trong máu xuống thấp, cơ thể lại lấy calci ở xương ra để thỏa mãn các nhu cầu khác như hoạt động của hệ thần kinh, làm đông máu, hoạt động của cơ thịt.
Khối lượng xương cũng giảm, nhất là ở nữ giới khi hết kinh vì kích thích tố nữ estrogen ít đi.

b-Khớp xương
Khớp là nơi hai mặt xương tiếp giáp với nhau.
Có 3 loại khớp chính:
-khớp cử động tự do như khớp xương đầu gối, cổ tay
-khớp cử động có giới hạn như xương sống và
– khớp không cử động như khớp xương sọ.
Sở dĩ khớp cử động êm ả là nhờ hoá chất nhờn và sụn nằm độn giữa khớp, như một cái bao, bọc hai đầu xương, đồng thời cũng để tránh sự cọ xát của mặt xương.
Khớp được giữ ở đúng vị trí để cử động nhờ những dây chằng như gân, nối xương với bắp thịt, dây chằng nối hai xương với nhau.
Khi về già, hóa chất nhờn và sụn giảm, gân và dây chằng ít đàn hồi làm cho sự co-ruỗi của khớp bị giới hạn.
Với thời gian, khớp cũng gặp những thương tích tuy nhẹ nhưng tích luỹ, khiến khớp hay bị đau nhức và cử động khó khăn.


5-Thay đổi cơ bắp.

Trong cơ thể, cơ bắp chiếm gần nửa trọng lượng toàn thân.
Đó là cơ ở trái tim, thành mạch máu, bao tử, ruột, nhất là cơ thịt ở bộ xương gồm những mô nối vào xương và khớp qua gân, dây chằng. Sự kết nối này giúp con người cử động, di chuyển một cách rất tài tình mỗi khi cơ co giãn hay đàn hồi theo ý muốn của ta.
Cử động không những là nhu cầu sinh hoạt cho cơ thể mà còn để duy trì cơ thịt. Vì nếu không vận động, cơ thịt sẽ teo đi, và được thay thế bằng mô mỡ, nước.
Khi hoạt động, cơ cần năng lượng do dưỡng khí và chất dinh dưỡng cung cấp, đồng thời nó cũng thải ra chất bã như lactic acid. Khi tích tụ nhiều, acid sẽ làm cơ đau nhức, mau mệt và ta cần hít thở để oxy đốt acid này.
Chất dinh dưỡng chính của cơ bắp là thức ăn do máu cung cấp như tinh bột, đạm chất, chất béo.
Với tuổi già, khối bắp thịt nhỏ dần do sự giảm kích thước nhất là giảm số lượng những tế bào thịt.

Tế bào thịt, cũng như tế bào thần kinh, khi giảm đi sẽ không được thay thế. Sinh ra, ta đã có một số cơ thịt nhất định và số lượng này được dự trù là sẽ hiện diện suốt đời nguời.
Khi không được sử dụng, kém dinh dưỡng hay không tiếp nối với hệ thần kinh, cơ sẽ teo đi. Sự vận động cơ thể không làm tăng số cơ thịt nhưng làm chúng to hơn.
Ở người cao tuổi, đã ít tập dượt lại sống quá tĩnh tại, chức năng bắp thịt thay đổi rõ rệt. Sức mạnh bắp thịt giảm chút ít vào tuổi 40, 50; giảm 20% ở tuổi 50; giảm 40% khi tới tuổi 70-80. Sự suy yếu này xẩy ra ở chân nhiều hơn ở tay.
Ngoài ra, chức năng cơ thịt người già cũng giảm vì sự thoái hóa, mất tính đàn hồi của gân và dây chằng.

 

6- Thay đổi não bộ

Nặng chừng 1, 5 kí lô, não bộ của người trưởng thành là một khối mềm như bột gạo ướt với cả ngàn tỷ tế bào thần kinh mầu xám nhạt.
Mỗi tế bào thần kinh nối kết với nhau theo nhiều cách, tạo ra một mạng lưới có tác dụng sinh học rộng lớn để điều hòa mọi sinh hoạt của cơ thể.
Sanh ra, ta có số tế bào thần kinh nhất định, không tăng hay tái tạo, nhưng lại mất dần với tuổi tác. Mỗi ngày có từ 50,000 tới 100,000 tế bào chết đi ở những vũng não khác nhau. Cho tới tuổi 65 thì hầu như 1/10 tổng số tế bào thần kinh sẽ bị tiêu hủy vĩnh viễn, không được thay thế.
Câu hỏi thường được đặt ra là tế bào mất tới mức độ nào thì sẽ gây ra sự thay đổi các chức năng của não?
Có nhận xét khoa học cho là, khi một tế bào thần kinh chết đi thì tế bào kế cận sẽ phát ra một hệ thống nối tiếp mới, để hoạt động thay thế tế bào đã mất. Nhờ đó não vẫn hoạt động đều hoà cho tới khi con người đi vào khâu tử, ngoại trừ khi não mang thêm những tổn thất gây ra do bệnh tật, thương tích.
Khi hóa già, có những thay đổi sau đây:

a- Cuống não.
Cuống não chịu một phần trách nhiệm trong việc điều hoà nhịp thở của phổi, nhịp đập của tim, sự đi đứng, ngủ nghỉ.
Tế bào cuống não ít bị tiêu hao, ngoại trừ ở phần kiểm soát sự ngủ. Do đó người cao tuổi thường hay có khó khăn khi ngủ, nghỉ.

b- Tiểu não.
Tiểu não điều khiển tư thế, tác phong con người, như đi, đứng, ngồi, chạy, bằng cách kiểm soát chức năng của cơ thịt, gân, khớp xương. Tiểu não đặt một giới hạn cho các động tác cơ thể.
Khi về già, tế bào tiểu não bị tổn thất rất nhiều, nên người cao tuổi mất thăng bằng khi đi đứng, cử động khó khăn, đôi khi không phối hợp nhịp nhàng với nhau được.

c-Thông não.
Thông não nằm sâu trong não bộ, kiểm soát và điều hoà một phần cảm xúc như sợ hãi, tức giận; một số khả năng ngửi mùi vị, nghe âm thanh; điều hoà thân nhiệt, huyết áp.
Thông não thay đổi rất ít với tuổi cao.

d-Hệ viền.
Bộ phận chính của hệ viền (limbic system) là hải mã (hippocampus), có nhiệm vụ quan trọng trong việc ghi nhận trí nhớ, nhất là chuyển trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn. Ngoài ra hệ viền còn điều hòa khứu giác, khả năng học hỏi, cảm xúc vui, sợ, giận dữ.
Hệ viền bị ảnh hưởng rất nhiều vì tuổi cao. Tại vài nơi của hệ viền, có tới 30% tế bào mất đi, gây trở ngại cho sự học cũng như ghi nhận trí nhớ.

e- Não.
Não là hai khối hình bán cầu, mà phần chính là vỏ não với 75% tổng số tế bào thần kinh.
Vỏ não được chia làm nhiều vùng với nhiệm vụ riêng biệt cũng như chịu những tổn thất khác nhau vì sự hóa già.Vùng kiểm soát cử động mất từ 20 tới 50%; vùng thị giác mất 50%, vùng thính giác mất 30-40%; vùng trí nhớ hầu như không bị thất thoát gì.
Ngoài ra, với tuổi cao, máu đưa tới não bộ giảm, dưỡng khí và chất dinh dưỡng ít đi. Não thay đổi hình dáng, có nhiều hóa chất có mầu như lipofuscin được tạo ra, bám vào tế bào não, gây ra một số trở ngại cho nhiều chức năng cuả hệ thần kinh.
Nhưng nói chung, não là cơ quan duy nhất trong cơ thể mà khi về già vẫn tiếp tục cải tiến, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm, sự khéo léo, sức sáng tạo, sự xét đoán, độ nhậy cảm và sự khôn ngoan của con người.

 

7-Thay đổi tính miễn dịch

Khi sanh ra, con người đã được tạo hoá ban cho những hệ thống phòng thủ chống lại bệnh tật, trong đó có khả năng miễn dịch.
Khả năng này được thực hiện qua hai loại bạch huyết cầu T-cells, B-cells. Chúng tạo ra kháng thể đặc biệt để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và ngăn ngừa sự tái phát của bệnh đó trong tương lai. Chúng cũng rất công hiệu trong việc tiêu diệt tế bào ung thư.
Lúc mới sanh, các huyết cầu này được tuyến ức (Thymus) nằm sau xương ức sản xuất, huấn luyện để chống tác nhân gây bệnh. Đáng tiếc là tuyến thoái hóa với thời gian.
Sau đó thì các huyết cầu miễn dịch sẽ được tủy sống, các hạch và lá lách sản xuất. Nhưng vì không được sự điều khiển, huấn luyện của tuyến ức nên việc phòng vệ cơ thể kém phần hiệu nghiệm. Người già do đó dễ bị các bệnh nhiễm trùng cũng như ung thư.

Kết luận

Nói chung, các thay đổi nội quan cũng không gây ra nhiều khó khăn cho sinh hoạt của người cao tuổi, nhất là khi họ duy trì được một nếp sống lành mạnh, tích cực và yêu đời./.

 

 Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 184 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 2.065 seconds.