Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 135 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 24/Jan/2013 lúc 12:12pm

Chị Gái Và Em Trai

    
hị và em sinh ra trong một gia đình , cùng một cha một mẹ sống chung dưới một mái nhà , chị là con gái và em là con trai.Chị lớn hơn em 3 tuổi bấy nhiêu cũng đủ làm một bà chị Hai đúng nghĩa .Cách nhau chừng ấy tuổi nhưng chị già dặn hơn em đến cả một cái đầu trong tất cả những vấn đề .Chị sinh thiếu tháng từ bé đến tận bây giờ chị luôn là người yếu ớt mỏng manh về hình dáng .Em bụ bẵm khoẻ mạnh lớn lên thì cao ráo mạnh khoẻ .Chị luôn là kẻ kiên định đến cố chấp bướng bỉnh, khi quyết định làm gì chị sẽ cố làm cho bằng được .Em là lại đứa sống rất tình cảm .Chị nhỏ nhẹ khéo ăn khéo nói nên luôn được lòng người chung quanh .Em thành thật đến thẳng thắn thành ra luôn tạo cảm giác khó gần và khiến em mất điểm trong mắt nhiều người .
Chị vẩn còn nhớ như in hình ảnh hai chị em loắt choắt dẩn nhau tới trường trên đường làng để học những năm vở lòng tiểu học .Khoảng thời gian ấy cuộc sống miền quê nhiều thiếu thốn khó khăn chứ không riêng gì nhà mình .Bánh trái qùa vặt là thứ xa xỉ thỉnh thoảng khi đi bán những nông sản ngoài chợ mẹ nhín chút tiền mua đôi ba cái bánh làm qùa cho chị em .Em còn nhỏ chưa thấu hiểu hết cái khổ đang tuổi con nít vô tư tham ăn .Nhưng chưa bao giờ em ăn hơn phần được dành cho mình dù chị không có mặt ở nơi đó .Em đếm có bao nhiêu cái bánh , em ăn phân nửa và chừa phần kia cho chị .Em là như thế từ nhỏ đã là một đứa trẻ chẳng biết gian dối .Cái tính rõ ràng theo em đến tận ngày hôm nay và giữa cái đời lắm xảo trả nắng bề nào che bề đó thì cái tính kia khiến em chịu thiệt thòi không ít .
Ngày còn đi học em sáng dạ học là nhớ ngay , nhưng tính em vốn ham chơi không quen lo xa , con trai mà .Chị lại đứa cần mẫn học '' gạo '' dù sự thật mà nói chị không hề nhanh nhạy nắm bắt được bài học bằng em . Em năm nào cũng lãnh thưởng cho thành tích của mình nhưng em lại ít được nhìn nhận thành tích đó ngược lại em luôn bị đem so với chị .Mặc dù vấn đề so sánh đó chẳng liên quan gì nhiều tới chuyện nổ lực học ví dụ như chử viết của chị đẹp hơn em chẳng hạn .Bình thường thôi do chị quen tỉ mỉ cẩn thận .Ngày bé em trắng trẻo môi son đỏ tươi , mắt long lanh .Chị đen thui , ốm nhách cao nhồng .Nhiều lúc chị ước phải chi em là con gái như chị thì tốt qúa để chị có thể chia kẹp tóc hay thắt bím cho em .
Chị luôn là hình ảnh cá tính có phần mạnh dạn trong mắt em .Nhưng có nhiều chuyện chị chưa bao giờ thú thật với em .Chị xưa nay vẩn thế , không thích chia sẽ , không thích nói cái mình nghĩ .Chị chẳng nghĩ mình mạnh mẽ như nhiều người nói , chị chưa bao giờ mạnh mẽ cả em ạ.Ngày còn nhỏ khi đi học thời trẻ con thì hay có lắm chuyện trẻ con , chị và em luôn bị đám trẻ xóm chợ ghét chả biết lý do tại vì sao .Thỉnh thoảng chị cũng như em bị chúng quẳng cho con chuột chết vào người để rồi sợ hãi bỏ chạy hay khóc tức tưởi .Chỉ là những khi đó em không đi cùng nên không biết mà thôi .Cho đến một ngày chị và em bị chúng chặn đường khi đi học về để bắt nạt .Tới tận bây giờ chị vẩn nhớ khuôn mặt bầu bĩnh nhoè nước mắt của em .Lần đầu tiên chị biết đánh nhau , chị thắng chẳng vẻ vang gì cả .Thấy chị như con điên cứ nhào tới cào cấu lì lợm giỏi chịu đòn khiến chúng hoảng qúa và bỏ chạy .Để rồi sau đó chị với quần áo lấm lem cát bụi , vài vết bầm trầy xướt trên người , nói rằng ''Chị không đau '' trong tiếng reo hò chiến thắng duy nhất của em. Nhiều lúc chị nghĩ nếu không có em liệu chị có dám đánh nhau không ? .Nhờ chuyện đó chị hiểu thêm rằng sống là phải biết chống trả .Có lắm cái ác phải đối đầu chứ không phải tránh né .Giá của chiến thắng được trả bằng nổi đau thậm chí là cả máu nhưng đời không dung nạp nhưng kẻ yếu đuối qúa nhiều do dự.
Lúc có chút trí khôn đủ thấu hiểu tình chị em ruột thịt máu mủ ra sao , chị lại phải xa nhà .Chị không nhớ chị đã khóc bao nhiêu lần vì nhớ em Trong những lá thư mẹ gởi sang thỉnh thoảng kèm một lá thư với nét chử học trò xiêu vẹo của em .Lớn một chút nữa thì chị lại thương em đến đến xót lòng bởi chị biết em chị ở bên kia sống rất thiếu thốn .Ở nơi mới chị có rất nhiều thứ mà hồi xưa trong mơ chị em mình cũng không dám mơ.Chị sống cô đơn giữa căn phòng có hàng trăm con thú nhồi bông .Em của chị bên kia một con cũng không có .Em sống vui vẻ cùng gia đình mình với con dế , cánh diều hồn nhiên của tuổi thơ .Thì chị sống với những người xa lạ phải đổ mồ hôi , nước mắt cho những bài học khắc nghiệt dành cho con bé như chị .Chị được đào tạo để kế thừa cho những thứ chị không hề yêu thích , thậm chí căm ghét và chị không có sự lựa chọn nào khác ngoài cái qũy đạo xoay tròn đó .
Một năm khi chị gọi về chúc mừng năm mới em thỏ thẻ hỏi chị tại sao không về ăn tết cùng em , em có một mình buồn lắm .Chị mím môi bên đầu dây đáp cứng cỏi rằng bên đây rất vui có những khu giải trí mênh mông cùng những con chuột Mickey xinh xắn và kết thúc bằng một câu dè bĩu ở quê chán thí mồ. Em bên kia háo hức vô tư dặn chị khi về nhớ kể cho em ra .Để rồi sau đó cúp điện thoại xong chị chui vào chăn khóc như mưa như bấc vì nhớ nhà , nhớ em .Chị muốn nói sự thật không phải muốn về thì được ,bao nhiêu khu giải trí cũng không bằng cái sân be bé trước nhà mình .Những con rối đó làm sao sánh với em biết nói , biết cười của chị .
Hạnh phúc ngày cũ của chị là được về nhà mình ngày hè , nhìn em vui mừng trước những món qùa chị mang về .Chị lại tiếp tục lắc đầu nói dối như ngày xưa với câu nói ''Chị không đau '' khi em hỏi về những chấn thương mà chị gặp phải lúc tập luyện .Có điều chị còn biết nói thêm nhiều câu nói dối mới đại loại : '' Chị rất ổn , chị rất tốt '' .Một lần khi chị về thăm thì em còn đang đi học , năm đó em đã vào cấp hai .Chị nôn nóng thấy em nên chị lấy xe đạp đi ra trường đón em .Gần đến trường chị thấy em đang đi ngược chiều cười nói cùng đám bạn .Em đã nhảy cẩng lên khi chị gọi , trên đường về chị ao ước phải chi được sống như thế này mãi mãi .
Thời gian cứ trôi chị của em bắt đầu có những thay đổi dù vẩn yêu thương em .Chị có những công việc phải làm , những mục tiêu thắng thua đôi khi chị quên lửng mất gia đình nhỏ của mình bên kia bờ đại dương .Chị chỉ quen theo bổn phận qùa cáp vật chất mà không nhớ rằng tình cảm vẩn là điều quan trọng .Chị quen hỏi em thích cái gì mà quên đi thời gian về thăm nhà càng thưa và ít đi .Chị bị nơi gọi '' ... như chiến trường '' cuốn vào , chị lo đấu đá cho vị trí của mình để rồi một ngày khi nghe em nói : Chị bây giờ sau khác chị ngày xưa , em muốn nói chuyện điện thoại với chị cũng rất khó .Chị đưa tay lau vội giọt nước mắt vừa chảy ra khi nghe câu đó dù bao năm ở cái xứ người chị chưa biết khóc cho ai càng không khóc cho những gì chị gặp phải .
Tới tận bây giờ em vẩn giữ cái tính thẳng thắng ngày bé nên em bị thua thiệt đôi khi làm người khác giận .Em không ngại vất vả , chịu đựng nhưng em lận đận trong cuộc sống .Em luôn bị lấy ra so với chị , chị che khuất đi những cố gắng của em .Em có làm gì thì cũng không bước qua nổi cái bóng thành công của chị .Nhiều khi chị nghĩ thật là khập khiễng làm sao khi so sánh một cái cây tự mọc ngoài thiên nhiên với một chậu bonsai được uốn nắn từ nhỏ .Môi trường sống của chị và em thật sự rất khác xa nhau .Giá của thành công không hề rẽ thậm chí rất đắt nhưng hình như ít nghe nhắc tới tại người ta không nhìn thấy hay giả vờ phớt lờ ? Chị hiểu em buồn lắm , em bị nhiều áp lực tại em quen im lặng không than phiền .Cũng như chị hiểu em chưa bao giờ tị hiềm hay buồn vì những chuyện đó .Nhưng em biết không nếu cho chị chọn lựa, chị chọn là cái cây mọc tự nhiên .Những gì chị có hôm nay , những gì chị làm bởi chị bị rơi vào cái thế không thể khác hơn .Không vùng vẩy thì tất sẽ chìm đơn giản vậy thôi chẳng có gì hay ho như người ngoài nhìn vào .
Nhiều người chung quanh và bạn bè thường hỏi tại sao chị không hướng em đi theo con đường của chị .Chị chỉ cười khi thay cho câu trả lời , chị tin em hiểu bởi sống trên đời , được làm những cái mình thích cũng như tự thực hiện những ước mơ luôn là điều hạnh phúc nhất. Thành công không có thước đo, không có con đường nào y chang nhau vấn đề là có chạm được đích đến phía cuối con đường hay không ? Quan niệm sống thì càng khác biệt giữa từng cá nhân .
Trớ trêu thay con đường tương lai chị em mình cũng ngược nhau .Chị được coi có năng khiếu , tố chất về nghệ thuật nhưng chị lại rẽ sang kinh doanh bởi chị thực tế .Em lại chọn nghệ thuật mà chị biết con đường em đi nó chông gai biết bao nhiêu. Nhất là khi em bất đầu hơi trể so với người khác. Ngày trước dù không nói ra nhưng trong lòng chị thật sự không đánh giá cao thế giới đó .Cho chị ấu trĩ thì chị chịu , nhưng chị chẳng tin được cái chốn đèn màu chớp nháy , đẹp thì đẹp đấy nhưng lắm thị phi , giả tạo .Môi trường đua chen tính đối chọi rất cao trăm người thì chỉ có năm ba người gọi là có tiếng tăm . Cạm bẫy ánh hào quang danh tiếng có thể khiến con người ta như thiêu thân lao vào lửa sẳn sàng đánh đổi nhiều thứ và đáng mất đi những tính cách tốt mà mình vốn có .
Chị không phản đối nhưng không mấy ủng hộ chị đứng bên lề con đường em chọn với tâm trạng hồi hộp lẩn lo ngại em sẽ trượt ngã bất cứ lúc nào .Lắm lúc thấy em vất vả , hốc hác vì công việc chị lại xót xa khi nghĩ chỉ vì sở thích mà phải nay đây mai đó dầm sương đội nắng . Dần dần em bắt đầu chứng minh được cho chị thấy con đường em chọn là không sai .Không phải ai cũng bị môi trường tác động ,chi phối .Ngày hôm nay công việc của em chỉ mới bắt đầu có chiều hướng phát triển có thể em không đạt được thành công như người khác nhưng có nghĩa gì đâu , chỉ cần em dám làm dám thực hiện mơ ước là đủ .Chuyện ngày mai sau này thì cứ hãy để tương lai trả lời ai mà biết trước được phải không em ? Chị tin rằng chỉ cần mình cố gắng hết khả năng có được và không ngừng học hỏi , trau dồi thì kết qủa thu về không tệ .Cuộc đời không bỏ rơi mình cây kiên nhẫn tuy đắng nhưng trái nó lại ngọt .
Rồi em có bạn gái ,cô bé ấy hiền lành , ngoan ngoãn chị lại có một cô em gọi bằng Chị Hai như em , xem như đã thoả nguyện cái ước mơ ngày nhỏ mong có em gái .Cứ ngỡ có những niềm vui riêng em sẽ bớt chú ý đến chị ấy vậy mà ngược lại em quan tâm đến chị nhiều hơn trước từ vấn đề sức khoẻ đến chuyện tình cảm .Thỉnh thoảng em lại khe khẽ bảo '' Chị à , làm bao nhiêu đó đủ rồi lấy chồng thôi '' . Chị lại bật cười bảo em giống ông cụ non .
Nhiều năm chị không về Việt Nam ăn tết cùng gia đình , không phải qúa bận rộn tới nổi không có thời gian cho mình hay chị ở xa xôi gì cho cam .Chị sợ khung cảnh đầm ấm ngày tết để sau đó chị phải buồn rất lâu mới dứt ra được tâm trạng ấy .Chị sợ mới qua tết khi chị kéo vali đi thì mẹ và bà Ngoại lại lén len lau nước mắt .Cuộc đời có rất nhiều thứ người ta không thể chọn lựa , người ta sống phải có ước mơ hoài bão và chị cũng không là người ngoại lệ .
Hôm tháng trước khi nói chuyện điện thoại với em .Nghe em kể cây mai ở góc vườn nhà mình năm nay có người ta tới hỏi mua nó với một cái giá rất cao nhưng em không bán . Chị quen thói cân đo kinh tế ngạc nhiên hỏi em tại sao ,chị nghĩ nó mọc ở góc vườn chứ nào trước sân nhà mà phải tiếc , cái giá hời thế mà .Em vô tư trả lời bởi ngày nhỏ những năm tết đến chị và em điều trèo lên vặt lá vào những ngày rằm tháng chạp âm lịch để giúp nó ra hoa đẹp là kỷ niệm nên bao nhiêu em cũng không bán . Bên đây đầu dây chị lặng người nghe có cái gì nghèn nghẹn dâng lên .Nhìn mấy cái hợp đồng dành cho năm mới chị thấy nó vô duyên qúa đổi .Vậy mà trước đó chị còn huyên thuyên khoe với em trong sự hài lòng của mình về chúng , xem chúng như thước đo sự giỏi giành giật với thiên hạ của chị .Những ký ức tràn về trong mắt chị như thước phim quay chậm , chị nhớ ngày gần tết mình hay xách nước tới những cây mai ấy .Chị quyết định nhanh trong một phút , chị nói với em năm nay chị sẽ về ăn tết . Bên kia em vui hẳn lên và tin chuyện chị nói là đã mua sẳn vé nhưng muốn em bất ngờ nên không nói trước . Xin lổi em , chị lại tiếp tục nói dối em và em lại lần nữa luôn tin tưởng chị .
Sáng nay em lại gọi hỏi thăm sao dạo này ít thấy chị online .Em nói với chị em chuẩn bị ngày tết năm nay ra sao tranh thủ cố gắng làm sớm để về nhà cùng chị dọn dẹp chưng dọn ăn một cái tết thật vui vẻ . Chị nghe và cũng cố lấy giọng hào hứng phụ họa cùng em .Cúp máy với em rồi đưa tay đẩy đống bản vẽ thiết kế dang dở qua một bên chị bật máy đổi vé về Việt Nam sớm hơn dự định . Trong phút chốc chị thấy hiểu rõ hơn bao giờ hết cái gọi tình thâm . Chị biết trên dòng thời gian trôi chị và em sẽ như những dòng sông chảy những hướng riêng rẽ thậm chí ngược chiều nhau ở tương lai .Sẽ có những thứ chúng ta quên nhớ cũng như thay đổi cho phù hợp với số tuổi , môi trường cuộc sống .Nhưng có một thứ không bao giờ thay đổi đó là chúng ta có cùng một cội nguồn , cùng chung gia đình cùng chung một cha mẹ mãi mãi là thế .
Chờ chị về em nhé ! Về để chọn cành mai đẹp nhất cắm vào nhà ngày tết . Về để sống lại tuổi thơ năm nào mà nhiều lúc chị quên lãng giữa cuộc đời đầy bộn bề.
Song Nhi
 
 Hoa%20Mai%20Hoa-Mai_2.jpg


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 24/Jan/2013 lúc 12:13pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 26/Jan/2013 lúc 10:39pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 19/Feb/2013 lúc 4:40pm
Thang Cho De Cua Ma
Tieu Tu
Son Huy & Thuc Quyen
http://www.mediafire.com/file/yuygzyzotyw





Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 19/Feb/2013 lúc 4:41pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23784
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Feb/2013 lúc 6:37pm
Khong Con Neo Quay Ve_VOA.mp3
http://www.mediafire.com/file/jkhojtnujut


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 01/Mar/2013 lúc 7:52am
Thầy Năm Chén
Tiểu Tử
Sơn Huy & Thục Quyên.mp3
http://www.mediafire.com/file/fykwtmtfgz2


Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23784
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Mar/2013 lúc 9:04am
Chuyen Cua Nguoi Song
Nguyen Thu Phuong
Son Huy & Thuc Quyen.mp3
http://www.mediafire.com/file/jl4ztziyzyq
Mộ%20phần%20Thi%20sĩ%20Bùi%20Giáng
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 14/Mar/2013 lúc 4:33am
Đời Như Ý - Nguyễn Ngọc Tư #Yến Uyên & Nguyễn Đình Khánh# =21'=
 





Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 14/Mar/2013 lúc 5:23am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23784
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Mar/2013 lúc 12:26am

LẤY CHỒNG XA  <<<<

Phương Lan



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/Mar/2013 lúc 12:39am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 25/Mar/2013 lúc 1:36pm
CHUYỆN NGƯỜI GIÀ Ở MỸ 
image Thấm thoát mà ông bà Mạnh đã vào nhà dưỡng lão được 18 tháng. Hàng tuần Minh đều vào thăm ông bà vì ông bà là nhạc gia, nhạc mẫu của chàng. Từ hồi vô đây đến nay, sức khoẻ bà Mạnh đỡ hơn đôi chút. Bà cũng có dịp gặp những cụ láng giềng trong nhà dưỡng lão để chào hỏi. Trí nhớ của bà cũng hồi phục nhiều. Ông Mạnh thì phải vô bịnh viện nhiều lần và vẫn nhăn nhó vì còn đau nhiều sau mấy lần bị té mấy năm trước và lần mổ để đặt ống vào bao tử mới đây. Cuộc sống của những người tỵ nạn già người Việt ở Mỹ thật buồn. Xin bắt đầu câu chuyện từ lúc hai cụ còn ở nhà ... Minh nhớ lại gần hai năm trước, khi ông bà Mạnh còn minh mẫn và ở trong một chung cư dành cho người già tại Westminster. Với tiền trợ cấp của chánh phủ và tiền đóng góp của anh chị em trong nhà, họ đã mướn chị Năm, một phụ nữ từ Việt Nam mới qua để trông coi hai cụ 6 ngày trong tuần. Cuối tuần thì Minh và vợ sẽ đến thay cho chị để chị được nghỉ đi chơi một buổi. Mỗi tháng gia đình trả cho chị gần 1.500 đô la bằng tiền mặt. Chị lo nấu nướng, giặt giũ và nâng đỡ hai cụ khi đi vệ sinh ... Công việc không khó khăn nhưng cần có sự hiện diện của chị 24/24. Vậy mà có vấn đề hoài. Khi thì chị nói: " Ông bà khó tánh quá, chìu không nổi". Khi thì chị than :"Tối qua bà cụ đi vệ sinh nhiều quá, làm chị không ngủ nghê gì được hết".  Khi thì chị hù: "Chắc chị phải nghỉ vì cực quá" ... Anh chị em phải cố gắng nhịn chị để chị lo lắng cho cha mẹ mình. Đúng là ôsin thời nguyên tử. Họ ăn lương mà không muốn làm ... image Vậy mà có lần ông Mạnh đã bị té gảy xương. Tối hôm đó, ông lò mò tự đi vệ sinh mà không dám kêu chị Năm để phụ. Ông ngại chị phàn nàn. Kết quả ông Mạnh phải bị đi cấp cứu ở nhà thương để bác sĩ mổ thay phần xương bị bể bằng một mẩu xương nhân tạo. Phải công nhận bác sĩ Mỹ quá giỏi. Ở tuổi gần 90 mà bác sĩ còn mổ rồi thay chỗ xương gảy bằng một mẩu xương mới (nhân tạo) dễ dàng. Sau đó, ông Mạnh phải nằm mấy tháng ở một trung tâm vật lý trị liệu và tập đi đứng với mẩu xương giả. Từ đó tới nay miếng xương mới nằm cơ thể của ông một cách êm ả, không biến chứng.
Bà Mạnh thì đã hơi lú lẫn rồi. Bà không còn nhớ những chuyện quá khứ. Có một lần bà cũng bị té khi vào cuối tuần, khi chị Năm bỏ về thăm by Text-Enhance">con, trong khi Minh và vợ bị kẹt xe chưa tới kịp. Thấy bà cụ té nằm dưới đất, đau đớn mà không nói tiếng nào, Minh ứa nước mắt. Thương cho cụ mà cũng "rủa" thầm bà ôsin làm biếng không chịu đợi mình dù chỉ 10 phút. image Sau vụ nầy, các con của ông bà Mạnh quyết định phải đưa hai ông bà vào nhà dưỡng lão. Lúc đó ai cũng đắn đo nhiều lắm. Họ sợ ba má họ không chịu, đòi về nhà thì không biết làm sao, vì ai cũng bận rộn hết. Họ cũng áy náy là mình đã không thể lo lắng cho cha mẹ già. Đối với người Việt, đưa cha mẹ già vào nhà dưỡng lão là một điều không ai muốn. Họ nghĩ rằng chỉ có những người nghèo, không con cái, bị bạc đãi mới "bị" vô đó. Điều nầy là một sự suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Minh có anh bạn ở San Jose cũng có cha mẹ già. Anh nầy nói: "Bạn nhớ đừng bao giờ đưa ông bà cụ vào nhà dưỡng lão. Vô đó chỉ ba tháng sau là chết." Sự thật đã chứng minh anh bạn nầy sai hoàn toàn bởi vì Minh có một ông bạn già. Ông nầy bị "đứt gân máu" rồi bị liệt nên phải vô ở nhà dưỡng lão sau khi ra bịnh viện. Vậy mà ông vẫn sống, tới nay đã hơn 6 năm. Về phần mình, khi hỏi ý kiến ông bà Mạnh thì ông bà tỏ vẻ buồn và cũng không muốn vô đó cho lắm. Nhưng đã hết cách. Chị Năm thì xin nghỉ để về Việt Nam chơi. Mấy đứa con của ông bà thì đứa nào cũng bận công ăn việc làm không thể nào ở với ông bà 100% được. Mướn người khác thì quá khó, và kinh nghiệm bao nhiêu lần mướn rồi đã cho thấy: chỉ một người mà thôi thì không thể nào lo lắng chu toàn cho ông bà được. image Mấy chị của Minh chọn nhà dưỡng lão H H ở Westminster để gởi ông bà Mạnh vào. Ở đây, họ được anh P. là quản lý chỉ dẫn tận tình về vấn đề giấy tờ để ông bà được vào. (Không phải dễ dàng được thu nhận vào nhà dưỡng lão nầy, mà phải thoả mãn những điều kiện khó khăn của tiểu bang). Hai người được ở chung một phòng. Trong phòng có hai giường, có tủ quần áo và phòng vệ sinh. Ở đây có phòng tắm rất rộng rãi, thiết kế đặc biệt cho người già, ngồi xe lăn. Khi cần tắm sẽ có nhân viên tắm cho mình. Ngoài ra còn có phòng vật lý trị liệu, nhà ăn, phòng sinh hoạt. Giữa các phòng còn có một sân trống rất mát mẻ để có thể ra đó tắm nắng, hưởng gió mát, ngắm bông hoa ... Cơ sở vật chất ở đây rất đầy đủ và tiện nghi. Nhân viên ở nhà dưỡng lão nầy rất nhiều. Số nhân lực gần bằng số các cụ hiện diện ở đây. Họ là bác sĩ, y tá, lao công, nhân viên phục vụ ... Trong số đó, hơn 40% là người Việt. Khi nào ông bà cần sự giúp đỡ thì chỉ cần bấm một cái nút thì trong vòng năm, mười phút sau sẽ có người tới liền.
Việc ăn uống thì ngày ăn ba bữa. Những người yếu quá, ăn không nổi thì sẽ có người đút cơm cho ăn. image Điều mà Minh và anh chị em vợ lo nhứt là cách cư xử của nhân viên đối với các cụ. Nghe nói các cụ dễ bị bạc đãi khi vào các nhà dưỡng lão. Điều đó hoàn toàn không có ở đây. Tất cả nhân viên của viện dưỡng lão nầy từ y tá, lao công tới các nhân viên phuc vụ đều rất tận tình giúp đỡ mỗi khi mình yêu cầu. Những nhân viên nầy có đủ sắc dân như Mễ, Phi, Mỹ, Việt ... Ai cũng lịch sự và tận tuỵ trong công việc. Có một anh người Việt làm công việc phục vụ cho các cụ ở đây. Có lần Minh tặng anh chút tiền típ vì nghĩ anh làm việc cực quá nhưng anh không nhận. Anh tâm sự với Minh rằng: " Khi làm việc ở đây, tôi coi các cụ như cha mẹ mình và khi nào cụ gọi thì tôi đến giúp. Phải có lòng nhân đạo chớ nếu chỉ làm việc vì đồng lương thì khó hoàn tất công việc ở đây vì thật ra, việc vệ sinh cho các cụ cũng không sạch sẽ gì cho lắm". Minh nghĩ chắc đây là phương châm làm việc của nơi đây. Anh P., quản lý nhà dưỡng lão nầy là một người vui vẻ và hiểu biết hoàn cảnh của mỗi cụ ông, cụ bà . image Từ ngày vào viện dưỡng lão nầy ông bà Mạnh đã không bị té nữa. Sức khoẻ cũng ổn định và được uống thuốc đầy đủ. Khi nào cần thì ông Mạnh lại được vô nước biển. Sinh hoạt của ông bà đã trở nên bình thường. Bà Mạnh đã hồi phục phần nào trí nhớ và đã có thể nói chuyện khá nhiều.
Mỗi ngày, anh chị em ở gần thay nhau vào thăm. Cuối tuần, có Minh và vợ hay hai chị vợ từ xa đến chơi. Cô cháu ngoại cũng hay đến thăm làm ông bà vui lắm. Lâu lâu, Minh và vợ lại đón ông bà Mạnh về nhà bà chị chơi. Họ sẽ tụ họp, ăn uống và săn sóc ông bà. Ông bà Mạnh cũng yếu lắm rồi. Khi đi chơi là phải ngồi xe lăn từ phòng ra xe, từ xe vô nhà ... Vì ông bà rất yếu nên mỗi lần lên xuống xe là cả một vấn đề. Nhưng Minh và bà xã không nề hà. Lâu lâu cũng nên cho ông bà ra ngoài hóng gió để thấy thiên hạ cho vui vậy thôi. Có lân, khi đưa ông bà trở về nhà dưỡng lão, ông có vẻ vui và nói với Minh: "Tuần sau sẽ đi nữa!". Còn bà thì hỏi: "Chừng nào thì má sẽ được về nhà con". Minh nghe bà hỏi mà buồn ... image Thỉnh thoảng, Minh cũng nói chuyện với mấy ông bà cụ già ở các phòng xung quanh. Đa số họ đã lẫn lộn hết rồi, và họ không còn nhớ chuyện gì. Khi nói chuyện với các cụ, Minh chỉ nói chuyện vui và giởn với các cụ chớ không cần ...nói đúng. Có một cụ, mỗi khi ăn cơm xong thường lấy thêm một trái chuối đem về phòng. Hỏi tại sao thì cụ nói: "Để dành cho cụ ông, ông ấy thích ăn chuối lắm". (Thật ra, cụ ông đã bịnh bịnh nặng và không còn ăn được nữa). Câu chuyện nghe thật cảm động về tình cảm của một người già đã lú lẫn mà vẫn còn nhớ và yêu thương chồng mình. Minh để ý thấy người Việt vô thăm cha mẹ già rất nhiều, còn người Mỹ rất ít. Có một bà Mỹ già nằm một chỗ mà hầu như không có ai đến thăm. Thế nhưng bà vẫn khoẻ mạnh bình thường.
Một điều có thể làm cho nhiều người tới thăm các nhà dưỡng lão thấy chán nãn vì sao ở đây có nhiều người già quá. Và coi bộ ai cũng yếu đuối hết. Nhà dưỡng lão mà, dĩ nhiên phải có nhiều người già. Đây đâu phải là .. nhà trẻ đâu. Được một điều là nơi đây có "ông đi qua, bà đi lại" nhiều nên cũng vui hơn khi hai cụ ở nhà một mình. image Minh cũng rất thán phục nhiều người thiện nguyện của các tôn giáo. Minh thấy chủ nhựt nào họ cũng đến đây, giúp đưa các cụ ra phòng sinh hoạt rồi tổ chức làm lễ cầu kinh hay tụng kinh, niệm Phật. Thỉnh thoảng, khi có lễ Mẹ, lễ Cha, Tết Trung Thu, Lễ Vu Lan ... lại thấy nhiều đoàn thể thiện nguyện khác tới tổ chức văn nghệ, ca hát phục vụ cho quý cụ. Nhà dưỡng lão nầy có nhiều người Việt nên có rất nhiều tổ chức của người Việt đến thăm . Tất cả chi phí của hai cụ khi ở đây đều do chánh phủ đài thọ. Nghe nói con số không nhỏ, chắc cũng phải 6.000-7.000 đô la một tháng chưa kể tiền thuốc. Mỗi ngày hai lần sáng chiều, có y tá đến săn sóc và cho uống thuốc. Khi bịnh thì có bác sĩ tới khám liền.
Mỗi lần ông Mạnh bị thiếu nước thì lại được bác sĩ vô nước biển. Một lần khác ông bị sưng phổi thì người ta hay liền và đưa đi bịnh viện. Kỳ đó, nếu ông ở nhà thì có thể đã không cấp cứu kịp thời và có thể đã qua đời rồi. Mới đây, ông Mạnh yếu quá và không thể ăn uống được nữa thì người ta lại đưa vô bịnh viện để mổ và đặt một ống thông vào bao tử. Sau đó người ta sẽ bơm thức ăn lõng vào ống nầy để nuôi ông. Người ta cố gắng kéo dài sự sống của ông được ngày nào hay ngày nấy ...
Chúng ta được may mắn đến vùng đất tự do và con người được tôn trọng. Bây giờ đi làm thì đóng thuế, khi về già, bảo đảm chúng ta sẽ được xã hội lo lắng đúng mức chớ không sợ khi già yếu, bịnh hoạn không có tiền ăn, không ai lo lắng như ở quê nhà. Tâm lý và tình cảm của người Việt chúng ta là con cái phải lo cho cha mẹ. Không lo cho cha mẹ là bất hiếu ... Đưa cha mẹ vào nhà dưỡng lão là bất nhân ... Điều nầy chắc phải xét lại trong hoàn cảnh ở Mỹ nầy. Nếu ai có khả năng tự lo cho cha mẹ già thì rất tốt, nhưng đưa cha mẹ vào nhà dưỡng lão cũng không có gì là tội lỗi và phải áy náy vì hệ thống nhà dưỡng lão ở Mỹ rất chuyên nghiệp và được nhân viên tiểu bang thanh tra, kiểm soát thường xuyên. Như ở nhà dưỡng lão nầy, cha mẹ vợ của chàng được săn sóc đúng mức hơn và đầy đủ hơn khi ở nhà. Ngay cả khi chúng ta mướn người phục vụ 24/24 cũng không thể nào bằng được. Sự làm việc của nhân viên, y tá ở đây đều rất chuyên nghiệp và do đó sức khoẻ của các cụ sẽ được lo lắng đúng mức trong những ngày còn lại của cuộc đời. image Dĩ nhiên, không phải chúng ta đưa cha mẹ vào nhà dưỡng lão rồi ... phủi tay để mặc cho họ lo. Bởi vì không phải các cụ ở nhà dưỡng lão sẽ hoàn toàn sung sướng. Thật ra, ở đó cũng có vài điều mà các cụ không vừa ý như các cụ thường cảm thấy cô đơn, bị bỏ rơi và buồn bã. Mỗi khi người ta thay khăn trãi giường, làm vệ sinh giường thì các cụ bị đưa lên xe lăn đặt ngồi ở hành lang. Có cụ ngồi gục gục, còng lưng chịu đựng thấy rất khổ. Những cụ không biết tiếng Anh còn khổ hơn nhiều. Muốn uống nước, muốn đi vệ sinh thì các cụ không biết làm sao... Có rất nhiều người Việt làm cho những viện dưỡng lão quanh khu Little Saigon, nhưng không phải hoàn toàn 100%, nên không biết tiếng Anh là khó khăn lớn nhứt của các cụ mà Minh nhận thấy. Nếu biết chút tiếng Anh thì cuộc sống cuối đời của các cụ trong các nhà dưỡng lão sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Ở Việt Nam, khi già cả có thể ta sẽ có con cái, hàng xóm láng giềng tới thăm hỏi nhưng y tế yếu kém. Người già ở Mỹ thì sống trong viện dưỡng lão, tuy tiện nghi đầy đủ nhưng hơi buồn vì không có hàng xóm láng giềng. Còn con cái thì thỉnh thoảng mới vào thăm. Đó là thực tế mà mỗi người trong chúng ta phải chuẩn bị để chấp nhận. Trước khi kết thúc bài viết, xin kể một câu chuyện ngắn để bạn suy nghĩ. Mỗi lần vào nhà dưỡng lão H.H. , Minh đều gặp cụ T.. image Lúc nào cụ cũng nhờ Minh đẩy xe lăn của cụ ra trước cổng. Cụ nói: "Cậu làm ơn đẩy tôi ra trước cổng để tôi đón con tôi". Đó chắc là mong ước của không những cụ T. mà của tất cả các cụ khác trong nhà dưỡng lão nầy. Nhưng Minh cũng hiểu rằng không chắc gì con cụ sẽ tới thăm cụ hôm nay!. MINH TÂM

(1) http://baomai.blogspot.ca/2011/04/chuyen-nguoi-gia-o-my.html
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23784
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Apr/2013 lúc 12:20pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 135 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.430 seconds.