Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Chuyện Linh Tinh | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh |
Chủ đề: DU LỊCH VÒNG QUANH THẾ GIỚI | |
<< phần trước Trang of 19 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23100 |
Gởi ngày: 24/Nov/2021 lúc 8:44am |
Sầu RiêngTrưa ngày thứ sáu 15/10 vừa qua, tại thủ đô Canberra của Úc, sầu riêng lại đại náo xứ sở kangarou. Lính cứu hỏa đã được điều tới ngăn chặn một vụ mà người ta cho là rò rỉ khí đốt. Theo báo Washington Post, ông Phương Trần đã biết tỏng đây là chuyện của thứ trái thân quen với miền Đông Nam Á. Ai cũng nghĩ ông nói đùa nhưng, sau khoảng một giờ tìm kiếm, thủ phạm vụ thả mùi đúng là hắn: sầu riêng! Ông Phương có thừa kinh nghiệm. Được hỏi tại sao ông đoán trúng phóc, ông cho biết có chi khó đâu, mùi vị thoát ra từ khu Dickson, nơi có nhiều tiệm ăn và chợ Á Đông. Vậy là đúng tổ con chuồn chuồn. Sầu riêng, thứ trái cây mà nhiều người rất ghiền, đã có thành tích từ khuya. Tại Úc cũng như tại nhiều nơi trên thế giới. Có thể nói đây là một tên phá bĩnh quen thuộc trên trái đất này. Tại trường kỹ thuật Royal Melbourne Intitute of Technology, vào năm 2018, khoảng 500 sinh viên đã chạy tóe khói ra khỏi khuôn viên trường vì có báo động về “một chất hóa học nguy hiểm” bị rò rỉ. Thủ phạm được tìm thấy là một múi sầu riêng hư thối bị bỏ trong một ngăn tủ. Năm 2019, tại thư viện đại học University of Canberra cũng báo động vì có “mùi hôi của khí đốt”. Đích danh thủ phạm cũng là sầu riêng. Ngày 21/6/2020, cảnh sát và lính cứu hỏa đã được điều hỏa tốc tới một trạm bưu điện ở thị trấn Schweinfurt, Bavaria, Đức, sau khi nhân viên tại đây nhận thấy một bưu kiện “phát ra một mùi hôi kỳ quái”. Toàn bộ 60 nhân viên của tòa nhà đã được yêu cầu sơ tán ngay lập tức. Có 12 nhân viên cảm thấy buồn nôn nên phải chăm sóc y tế tại chỗ và 6 người khác đã được chở đi bệnh viện. Có 6 xe cứu thương và 5 xe đặc nhiệm của toán phản ứng nhanh đã khẩn cấp tới săn sóc những nạn nhân này. Khi cảnh sát mở gói bưu kiện phát mùi thì thấy có bốn trái sầu riêng! Tháng 11 năm 2018, một chuyến máy bay cất cánh từ Bengkulu, Indonesia, đã phải hạ cánh khẩn cấp khi hành khách không chịu nổi một “mùi hôi thối” tỏa ra từ một kiện hàng sầu riêng. Kiện hàng nặng 2 tấn gồm toàn sầu riêng đã khiến hành khách bịt mũi khi bước lên máy bay. Họ đồng lòng yêu cầu phi hành đoàn bỏ kiện hàng này lại. Một người đàn ông đã tụng kinh phản đối. Nhưng phi hành đoàn giải thích là khi máy bay lên cao, mùi này sẽ hết. Theo đài BBC, một vài hành khách rất tức giận tới mức muốn ẩu đả với phi hành đoàn. Cuối cùng kiện hàng sầu riêng đã bị bỏ lại. Tháng 10 năm 2019, chuyến bay mang số hiệu ROU1566 của hãng Air Canada với 245 hành khách đã phải quay đầu lại nơi xuất phát là Vancouver sau khi bay được 37 phút. Khi đó máy bay đang ở độ cao 2.100 thước, trong khoang máy bay nồng nặc mùi hôi. Phi hành đoàn tìm mọi cách làm giảm mùi nhưng bất thành. Phi công buộc phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp mức độ 2 Pan Pan. Có nghĩa là tình trạng nghiêm trọng nhưng không gây nguy hiểm tới tính mạng. Phi công đã phải đeo mặt nạ dưỡng khí để điều khiển hạ cánh. Ủy Ban An Toàn Giao Thông Canada cho biết mùi hôi xuất phát từ một lô sầu riêng mà nhiều hành khách mô tả là “mùi hành tây thối, nhựa thông hay nước tiểu”. Trong một khách sạn tại Chieng Mai, Thái Lan, tôi đã thấy có yết một tấm bảng nơi thang máy cấm mang sầu riêng vào khách sạn. Khổ nỗi múi sầu riêng được tách ra trưng bày trong tủ kính của cửa hàng trái cây có màu vàng hấp dẫn, múi lại rất bụ bẫm khiến hai vợ chồng một ông bạn đi cùng không nhịn thèm được. Họ mua ngay hai vỉ tổ chảng. Khi được tôi nhắc nhở, cả hai mới tỉnh giấc mơ sầu riêng. Trả lại không được, họ phải ngồi ngay lề đường ăn ngấu nghiến cho xong. Tôi chưa bao giờ thấy một cách ăn tội nghiệp như vậy. Sầu riêng bị xua đuổi tàn nhẫn khắp nơi vì cái mùi gây chia rẽ trầm trọng trong nhiều gia đình cũng như ngoài xã hội. Người bịt mũi cũng nhiều mà người hít hà cũng lắm. Rất nhiều người ghiền sầu riêng. Ông Khánh Trường là người bị bắt buộc nhàn rỗi. Mỗi tuần ba lần ông phải đi lọc máu. Mỗi lần lọc ông phải nằm bốn tiếng đồng hồ cho máu chạy ra chạy vô. Ông vừa cho bà con cô bác trên Facebook biết, trong lần lọc máu vừa rồi, ông đã xem tin tức của 12 đài truyền hình, đọc linh tinh các báo mạng cả trong lẫn ngoài nước. Điều ông thấy là sau đại dịch, giá cả sinh hoạt bay lên trời với tốc độ của hỏa tiễn. Ông hài ra giá xăng, giá cà phê, giá nước mắm, giá phở và giá…sầu riêng. Ông post: “Nghĩ buồn cười, vợ tôi là tín đồ của sầu riêng, ngày nào không xơi một hai múi mùi vị thum thủm nớ là bứt rứt không yên. Trước đây một trái đắt lắm cũng khoảng10 đô, nay một trái 20 đô. Tôi chọc, em ăn một múi sầu riêng bằng nhà nghèo ở Việt Nam đong được hai ký gạo. Tàn nhẫn!”. Bằng vào chữ “thum thủm” ông dùng, tôi biết ông không có cảm tình với mùi sầu riêng. Chuyện vợ chồng chia rẽ vì cái mùi không giống ai của sầu riêng chẳng phải chỉ có vợ chồng ông Khánh Trường. Chẳng lẽ tôi phải nói tôi rất thông cảm và chia sẻ với ông bạn về những cái mũi đi về hai hướng khác nhau này. Cái mùi thiếu đoàn kết của sầu riêng phát ra từ chất chi mà hung hãn như vậy, chuyện đã làm phiền các nhà khoa học. Các nhà nghiên cứu của Đại học Kỹ Thuật Munich bên Đức đã tìm ra chất acid amin ethionine hiếm trong một vài loại trái cây, trong đó nồng nàn nhất là sầu riêng. Cái mùi đặc biệt quyến rũ đối với các fan của sầu riêng rõ ràng là của chung, mũi ai cũng có thể bắt được cái mùi nồng nàn này, nhưng tại sao cái trái thô kệch, gai góc khắp người trông phát ớn này lại có cái tên khá thơ mộng “sầu riêng”? Có sự tích cả đấy. Vào thời Tây Sơn, tại vùng Đồng Nai có một chàng trai văn võ kiêm toàn. Chàng đã hưởng ứng theo giúp đoàn quân áo vải khiến quan quân của chúa Nguyễn vô cùng khiếp đảm. Khi Gia Long lên ngôi vua, quan quân được lệnh lùng giết những người đã theo Tây Sơn, chàng lui về quê nhà, mượn nghề dạy học để mai danh ẩn tích. Dân làng thấy nguy cơ chàng bị phát hiện nên khuyên chàng trốn đi thật xa để an toàn tính mạng. Chàng đã xuôi dòng Cửu Long đi sâu về phía Nam. Một bữa kia, khi lên bờ mua thực phẩm, chàng thấy một bà già ngồi ủ rũ bên người con gái nằm bất động. Cô gái đang bị bệnh nặng. Chàng vốn có nghề thuốc nên đã giúp cô gái thuốc thang hồi phục và dùng thuyền đưa hai mẹ con về tận nhà. Vẻ thùy mị của cô gái đã làm chàng cảm mến. Sau một tuần chay tạ ơn Trời Phật, mẹ cô gái cho biết là được thần báo mộng cho hai người nên duyên chồng vợ. Họ thành thân. Hai vợ chồng làm ruộng, nuôi tằm sống những ngày rất hạnh phúc. Trong vườn, vợ chàng trồng thứ cây có tên là “tu-rên” mà ở quê chàng không có. Khi có trái chín, vợ chàng hái xuống, tách vỏ mời chồng ăn. Ngửi mùi, chàng nhăn mặt. Vợ vội dỗ dành: “Anh cứ ăn sẽ biết nó đậm đà như lòng em đối với anh”. Ít lâu sau, vợ chàng đi chùa bị cảm gió và qua đời. Chàng nhớ thương vợ hết mực, thề hứa sẽ không bao giờ quên vợ. Khi đó tại quê nhà của chàng, quan quân nhà Nguyễn đã lơi việc lùng bắt, dân làng khuyên chàng trở về quê cũ. Trước ngày chàng lên đường, vợ chàng báo mộng cho biết sẽ theo chàng đến sơn cùng thủy tận. Năm đó cây “tu-rên” chỉ có độc nhất một trái. Khi chàng ra thăm cây kỷ niệm trước khi tạm biệt khu vườn, trái cây độc nhất này rụng xuống. Chàng mang trái theo và gieo hạt “tu-rên” trong vườn quê chàng. Lại chục năm nữa trôi qua, tóc chàng đã muối tiêu, khi trái “tu-rên” chín đúng vào ngày giỗ vợ, chàng mời mọi người tới thưởng thức thứ trái cây lạ này. Mùi của trái khiến mọi người khó chịu. Chàng vội trấn an: “Nó xấu xí, mùi vị chưa quen, nhưng múi của nó lại đẹp đẽ thơm tho như mối tình đậm đà của đôi vợ chồng son trẻ”. Chàng tách múi mời mọi người nếm. Và chàng xúc động kể lại chuyện tình của vợ chồng chàng cho mọi người nghe. Không cầm được cảm xúc, chàng khóc, hai giọt nước mắt lăn trên má chàng rơi xuống múi trái cây chàng đang cầm trên tay. Nước mắt nhớ thương bỗng sôi lên sùng sục khi thấm vào múi “tu-rên”. Ba ngày sau, chẳng tật bệnh chi, chàng mất. Từ đó, mỗi khi ăn thứ trái cây này, dân làng cảm thương đến mối tình chung của người trồng cây. Họ gọi trái “tu-rên” là trái “sầu riêng”. Chuyện sự tích trái sầu riêng trên đây do ông Nguyễn Hữu Hiếu kể lại trong cuốn “Nam Kỳ Cố Sử”. Cái tên “sầu riêng” nghe mà xao xuyến. Dân vùng ruộng Lái Thiêu có câu hát: Trái chi hương vị lạ đời Sầu Riêng ấy trái dễ mời khó ăn. Khó ăn nhưng dễ đi vào văn học. Không biết có bao nhiêu bản nhạc nói về trái sầu riêng. Tôi thử vào internet kiếm. “Buồn Trái Sầu Riêng” của Lâm Tuấn Anh, “Tương Tư Cô Bán Sầu Riêng” của Mai Lệ Quyên, “Chuyện Tình Sầu Riêng” của Mộng Thi, “Ôm Trái Sầu Riêng” của Quang Nguyên, “Hương Sầu Riêng Buồn” của Sơn Hạ. Tôi chỉ kê ra vài bài tiêu biểu. Bài nhạc đầu tay của nhạc sĩ nổi tiếng Thanh Tùng cũng…sầu riêng: “Cây Sầu Riêng Trổ Bông”. Những bài hát quê hương có mùi sầu riêng này được nhiều ca sĩ trình bày, trong đó có ca sĩ vừa ra đi Phi Nhung. Nhân chuyện Phi Nhung, người ta nhắc lại một…giai thoại. Tro cốt của Phi Nhưng được vợ chồng Việt Hương và Hoài Phương mang từ Việt Nam sang Mỹ để trao lại cho gia đình. Hoài Phương, ngoài tài thổi kèn và hát với giọng ca khá tình cảm, còn là một người chiều vợ hết mức. Anh đã theo vợ trở về định cư tại Việt Nam, tháp tùng vợ đi khắp nơi, dành hết thời gian bên vợ. Mới đây, Việt Hương đã livestream cảnh Hoài Phương bổ bốn trái sầu riêng giùm vợ. Chuyện đáng nói là Hoài Phương không chịu được mùi sầu riêng nhưng vì yêu vợ mà hy sinh…lỗ mũi. Anh mang khẩu trang, nhét thêm vào một túi cà phê để khử mùi khi thi hành sứ mạng chiều vợ! Nhà văn miệt đất mũi Cà Mau Nguyễn Ngọc Tư, khi trả lời câu hỏi của một phóng viên: “Chị phản ứng như thế nào trước những ý kiến “chê” văn của mình”, đã ví von: “Tôi chỉ cười. Mà tôi cũng đã nói một đôi lần với ai đó rằng mình là trái sầu riêng, so sánh thế này tôi vẫn còn thấy mình…chảnh, vì đáng lẽ tôi cỡ cóc, mận, ổi là cùng, nhưng cái mùi sầu riêng quả là đặc biệt, có người thích mê, có người nhăn nhó chê nó thối ùm. Văn của tôi cũng vậy. Đôi khi cũng buồn một chút, chứ hằn học mà làm gì!”. Nhà thơ Nguyễn Phúc Sông Hương, giữa súng đạn ầm ỳ, trong lúc rút quân khỏi Xuân Lộc, cũng vẫn kịp đưa trái sầu riêng vào thơ. Trong bài “Nửa Hồn Xuân Lộc”, ông đã thơ: Sáng mai chắc chắn em buồn lắm Sẽ trách sao ta lại phụ người. Lòng ta như trái sầu riêng rụng Trong vườn em đó vỡ làm đôi Ông bạn tôi, nhà văn Võ Kỳ Điền, gốc gác miệt Bình Dương, dĩ nhiên cũng dính mùi sầu riêng. Ông có một truyện ngắn mang tên “Cây Sầu Riêng Vườn Cũ”. Ông vượt biển qua tới Mã Lai, sống trong trại tị nạn, có nhiều bạn tại trại. Ông thân nhất với ông Hai Thợ Bạc, người Sóc Trăng. Thời giờ trong trại rất quởn, hai ông ngồi trong bóng mát, trên một chiếc băng ghế, nhìn xuống sườn đồi thoai thoải có vài mảnh vườn, cây cối xanh tươi, tán gẫu đủ thứ chuyện trên đời. “Chợt chú đưa tay chỉ xuống phía dưới sườn đồi hỏi: “Cái vườn ở dưới đó trồng cây gì mà cành lá xanh um?”. Tôi nhìn theo, trả lời ngay: “Cây sầu riêng đó. Mấy cây nầy mới trồng chừng ba bốn năm, còn nhỏ chưa có trái. Nếu lớn hơn một chút thì mùa nầy đã có bông rồi”. Tôi nhìn cây sầu riêng Mã Lai lá nhỏ nhưng tàn rậm hơn sầu riêng ở Việt Nam. Thấy khu vườn nầy lòng tôi đâm ngẩn ngơ. Quê tôi là xứ của sầu riêng, măng cụt, bây giờ nó ra sao? Tôi quay qua hỏi chú hai: “Ủa, chú chưa bao giờ thấy cây sầu riêng sao? Chú có ăn được sầu riêng không? Có nhiều người hễ nghe tới mùi là chạy mất, họ nói hôi không chịu nổi”. “Tôi khoái lắm chớ. Cứ tới mùa trái cây là mua mỗi lần cả chục kí, ăn tới mờ con mắt… Nhưng tiếc quá, tôi chưa có dịp đi vườn để thấy cây của nó”… “Mà chú Hai ơi, ăn sầu riêng mà ăn một mình cũng chưa đủ ngon. Phải đi vào vườn với một cô bạn gái dễ thương, lựa một nơi im mát, gom cỏ khô lại làm đệm, khui trái sầu riêng chín thơm nực nồng, cầm từng múi bằng năm ngón tay, ăn hết rồi còn liếm cơm còn dính trên các ngón tay, mút chùn chụt, nhìn nhau mà cười mới đã thèm”. “Sao tả cảnh nghe mê quá vậy. Chắc thầy Tư ăn sầu riêng kiểu đó hoài?”. “Phải được như chú nói, cũng đỡ. Nhiều khi tôi nghĩ tới còn tức mình. Hồi đó tới giờ, ngồi dưới gốc cây sầu riêng thì nhiều, còn ăn như vậy thì chưa bao nhiêu. Bây giờ ngồi đây, nhớ tới kỷ niệm mà trong lòng nao nao. Lúc đó tôi vừa được hai mươi tuổi…”. Nhân vật xưng tôi, đánh chết cũng chính là tác giả, nhớ lại chuyện xưa. Sở dĩ tôi nói vậy vì tôi biết ở ngoài đời ông nhà văn họ Võ này thật thà như đếm, có chi nói đó, thẳng tuồn tuột. Hai chục năm trước, ông có một mối tình với cô em của bạn tên Phương. Ông thường xuống vườn của gia đình cô Phương ở Cầu Ngang chơi. “Phương xinh xắn, dễ thương, lăng xăng làm các món ngon để đãi khách. Chúng tôi thường ăn dưới gốc cây sầu riêng lớn. Vườn nhà Phương rất rộng, các mương nước nhỏ đầy rong. Nước trong vắt, thấy được những con cá bãi trầu, cá lia thia, cá lìm kìm, lội nhởn nhơ dưới đó. Đất đen mầu mỡ, cây dâu, cây măng cụt, cây sầu riêng, có những tàng lá xanh um, mát rượi. Tôi ngồi mà nghe lòng khoan khoái, mắt nhìn ánh nắng lấp lánh qua các khoảng lá thưa. Đâu đây có con chim hót trên cành, tiếng nghe trong trẻo quá”. Thời buổi chiến tranh, người trong quân ngũ, người nơi vườn quê, chàng trai lính chiến không dám đèo bòng, sợ nếu có mệnh hệ nào thì tội cho người tình…sầu riêng. Bàn tay vướng víu súng đạn không níu được trái sầu riêng vườn nhà. “Câu chuyện đã trên hai mươi năm rồi, bây giờ tôi còn nhớ lại như in. Cái kỷ niệm ngày xưa sao mà êm ái nhẹ nhàng quá. Tôi với chú Hai thợ bạc, ngồi im lặng bên nhau. Mỗi người một ý nghĩ vụn vặt, tản mác. Xa quê hương là xa hết những cảnh, những vật, những người thân yêu. Trước mắt tôi, bây giờ cũng có cây sầu riêng. Nhưng đâu phải là cây sầu riêng vườn cũ. Phương bây giờ đã có chồng, có con. Biết được nàng hạnh phúc, tôi mừng lắm. Nhưng rồi vận nước đổi thay. Hiện giờ vợ chồng con cái nàng vẫn còn ở nguyên nơi quê xưa. Liệu nàng có đủ sức khoẻ và nghị lực để vượt qua những khổ nhục mà chế độ mới đưa tới hay không?”. Câu hỏi không chỉ riêng của tác giả mà của tất cả mọi người xa nhau vì nước mất nhà tan. Tôi muốn trách ông bạn nhà văn. Ông đã biến sầu riêng thành sầu chung! 11/2021 Website: www.songthao.com |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23100 |
Gởi ngày: 24/Nov/2021 lúc 8:45am |
Sầu RiêngTrưa ngày thứ sáu 15/10 vừa qua, tại thủ đô Canberra của Úc, sầu riêng lại đại náo xứ sở kangarou. Lính cứu hỏa đã được điều tới ngăn chặn một vụ mà người ta cho là rò rỉ khí đốt. Theo báo Washington Post, ông Phương Trần đã biết tỏng đây là chuyện của thứ trái thân quen với miền Đông Nam Á. Ai cũng nghĩ ông nói đùa nhưng, sau khoảng một giờ tìm kiếm, thủ phạm vụ thả mùi đúng là hắn: sầu riêng! Ông Phương có thừa kinh nghiệm. Được hỏi tại sao ông đoán trúng phóc, ông cho biết có chi khó đâu, mùi vị thoát ra từ khu Dickson, nơi có nhiều tiệm ăn và chợ Á Đông. Vậy là đúng tổ con chuồn chuồn. Sầu riêng, thứ trái cây mà nhiều người rất ghiền, đã có thành tích từ khuya. Tại Úc cũng như tại nhiều nơi trên thế giới. Có thể nói đây là một tên phá bĩnh quen thuộc trên trái đất này. Tại trường kỹ thuật Royal Melbourne Intitute of Technology, vào năm 2018, khoảng 500 sinh viên đã chạy tóe khói ra khỏi khuôn viên trường vì có báo động về “một chất hóa học nguy hiểm” bị rò rỉ. Thủ phạm được tìm thấy là một múi sầu riêng hư thối bị bỏ trong một ngăn tủ. Năm 2019, tại thư viện đại học University of Canberra cũng báo động vì có “mùi hôi của khí đốt”. Đích danh thủ phạm cũng là sầu riêng. Ngày 21/6/2020, cảnh sát và lính cứu hỏa đã được điều hỏa tốc tới một trạm bưu điện ở thị trấn Schweinfurt, Bavaria, Đức, sau khi nhân viên tại đây nhận thấy một bưu kiện “phát ra một mùi hôi kỳ quái”. Toàn bộ 60 nhân viên của tòa nhà đã được yêu cầu sơ tán ngay lập tức. Có 12 nhân viên cảm thấy buồn nôn nên phải chăm sóc y tế tại chỗ và 6 người khác đã được chở đi bệnh viện. Có 6 xe cứu thương và 5 xe đặc nhiệm của toán phản ứng nhanh đã khẩn cấp tới săn sóc những nạn nhân này. Khi cảnh sát mở gói bưu kiện phát mùi thì thấy có bốn trái sầu riêng! Tháng 11 năm 2018, một chuyến máy bay cất cánh từ Bengkulu, Indonesia, đã phải hạ cánh khẩn cấp khi hành khách không chịu nổi một “mùi hôi thối” tỏa ra từ một kiện hàng sầu riêng. Kiện hàng nặng 2 tấn gồm toàn sầu riêng đã khiến hành khách bịt mũi khi bước lên máy bay. Họ đồng lòng yêu cầu phi hành đoàn bỏ kiện hàng này lại. Một người đàn ông đã tụng kinh phản đối. Nhưng phi hành đoàn giải thích là khi máy bay lên cao, mùi này sẽ hết. Theo đài BBC, một vài hành khách rất tức giận tới mức muốn ẩu đả với phi hành đoàn. Cuối cùng kiện hàng sầu riêng đã bị bỏ lại. Tháng 10 năm 2019, chuyến bay mang số hiệu ROU1566 của hãng Air Canada với 245 hành khách đã phải quay đầu lại nơi xuất phát là Vancouver sau khi bay được 37 phút. Khi đó máy bay đang ở độ cao 2.100 thước, trong khoang máy bay nồng nặc mùi hôi. Phi hành đoàn tìm mọi cách làm giảm mùi nhưng bất thành. Phi công buộc phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp mức độ 2 Pan Pan. Có nghĩa là tình trạng nghiêm trọng nhưng không gây nguy hiểm tới tính mạng. Phi công đã phải đeo mặt nạ dưỡng khí để điều khiển hạ cánh. Ủy Ban An Toàn Giao Thông Canada cho biết mùi hôi xuất phát từ một lô sầu riêng mà nhiều hành khách mô tả là “mùi hành tây thối, nhựa thông hay nước tiểu”. Trong một khách sạn tại Chieng Mai, Thái Lan, tôi đã thấy có yết một tấm bảng nơi thang máy cấm mang sầu riêng vào khách sạn. Khổ nỗi múi sầu riêng được tách ra trưng bày trong tủ kính của cửa hàng trái cây có màu vàng hấp dẫn, múi lại rất bụ bẫm khiến hai vợ chồng một ông bạn đi cùng không nhịn thèm được. Họ mua ngay hai vỉ tổ chảng. Khi được tôi nhắc nhở, cả hai mới tỉnh giấc mơ sầu riêng. Trả lại không được, họ phải ngồi ngay lề đường ăn ngấu nghiến cho xong. Tôi chưa bao giờ thấy một cách ăn tội nghiệp như vậy. Sầu riêng bị xua đuổi tàn nhẫn khắp nơi vì cái mùi gây chia rẽ trầm trọng trong nhiều gia đình cũng như ngoài xã hội. Người bịt mũi cũng nhiều mà người hít hà cũng lắm. Rất nhiều người ghiền sầu riêng. Ông Khánh Trường là người bị bắt buộc nhàn rỗi. Mỗi tuần ba lần ông phải đi lọc máu. Mỗi lần lọc ông phải nằm bốn tiếng đồng hồ cho máu chạy ra chạy vô. Ông vừa cho bà con cô bác trên Facebook biết, trong lần lọc máu vừa rồi, ông đã xem tin tức của 12 đài truyền hình, đọc linh tinh các báo mạng cả trong lẫn ngoài nước. Điều ông thấy là sau đại dịch, giá cả sinh hoạt bay lên trời với tốc độ của hỏa tiễn. Ông hài ra giá xăng, giá cà phê, giá nước mắm, giá phở và giá…sầu riêng. Ông post: “Nghĩ buồn cười, vợ tôi là tín đồ của sầu riêng, ngày nào không xơi một hai múi mùi vị thum thủm nớ là bứt rứt không yên. Trước đây một trái đắt lắm cũng khoảng10 đô, nay một trái 20 đô. Tôi chọc, em ăn một múi sầu riêng bằng nhà nghèo ở Việt Nam đong được hai ký gạo. Tàn nhẫn!”. Bằng vào chữ “thum thủm” ông dùng, tôi biết ông không có cảm tình với mùi sầu riêng. Chuyện vợ chồng chia rẽ vì cái mùi không giống ai của sầu riêng chẳng phải chỉ có vợ chồng ông Khánh Trường. Chẳng lẽ tôi phải nói tôi rất thông cảm và chia sẻ với ông bạn về những cái mũi đi về hai hướng khác nhau này. Cái mùi thiếu đoàn kết của sầu riêng phát ra từ chất chi mà hung hãn như vậy, chuyện đã làm phiền các nhà khoa học. Các nhà nghiên cứu của Đại học Kỹ Thuật Munich bên Đức đã tìm ra chất acid amin ethionine hiếm trong một vài loại trái cây, trong đó nồng nàn nhất là sầu riêng. Cái mùi đặc biệt quyến rũ đối với các fan của sầu riêng rõ ràng là của chung, mũi ai cũng có thể bắt được cái mùi nồng nàn này, nhưng tại sao cái trái thô kệch, gai góc khắp người trông phát ớn này lại có cái tên khá thơ mộng “sầu riêng”? Có sự tích cả đấy. Vào thời Tây Sơn, tại vùng Đồng Nai có một chàng trai văn võ kiêm toàn. Chàng đã hưởng ứng theo giúp đoàn quân áo vải khiến quan quân của chúa Nguyễn vô cùng khiếp đảm. Khi Gia Long lên ngôi vua, quan quân được lệnh lùng giết những người đã theo Tây Sơn, chàng lui về quê nhà, mượn nghề dạy học để mai danh ẩn tích. Dân làng thấy nguy cơ chàng bị phát hiện nên khuyên chàng trốn đi thật xa để an toàn tính mạng. Chàng đã xuôi dòng Cửu Long đi sâu về phía Nam. Một bữa kia, khi lên bờ mua thực phẩm, chàng thấy một bà già ngồi ủ rũ bên người con gái nằm bất động. Cô gái đang bị bệnh nặng. Chàng vốn có nghề thuốc nên đã giúp cô gái thuốc thang hồi phục và dùng thuyền đưa hai mẹ con về tận nhà. Vẻ thùy mị của cô gái đã làm chàng cảm mến. Sau một tuần chay tạ ơn Trời Phật, mẹ cô gái cho biết là được thần báo mộng cho hai người nên duyên chồng vợ. Họ thành thân. Hai vợ chồng làm ruộng, nuôi tằm sống những ngày rất hạnh phúc. Trong vườn, vợ chàng trồng thứ cây có tên là “tu-rên” mà ở quê chàng không có. Khi có trái chín, vợ chàng hái xuống, tách vỏ mời chồng ăn. Ngửi mùi, chàng nhăn mặt. Vợ vội dỗ dành: “Anh cứ ăn sẽ biết nó đậm đà như lòng em đối với anh”. Ít lâu sau, vợ chàng đi chùa bị cảm gió và qua đời. Chàng nhớ thương vợ hết mực, thề hứa sẽ không bao giờ quên vợ. Khi đó tại quê nhà của chàng, quan quân nhà Nguyễn đã lơi việc lùng bắt, dân làng khuyên chàng trở về quê cũ. Trước ngày chàng lên đường, vợ chàng báo mộng cho biết sẽ theo chàng đến sơn cùng thủy tận. Năm đó cây “tu-rên” chỉ có độc nhất một trái. Khi chàng ra thăm cây kỷ niệm trước khi tạm biệt khu vườn, trái cây độc nhất này rụng xuống. Chàng mang trái theo và gieo hạt “tu-rên” trong vườn quê chàng. Lại chục năm nữa trôi qua, tóc chàng đã muối tiêu, khi trái “tu-rên” chín đúng vào ngày giỗ vợ, chàng mời mọi người tới thưởng thức thứ trái cây lạ này. Mùi của trái khiến mọi người khó chịu. Chàng vội trấn an: “Nó xấu xí, mùi vị chưa quen, nhưng múi của nó lại đẹp đẽ thơm tho như mối tình đậm đà của đôi vợ chồng son trẻ”. Chàng tách múi mời mọi người nếm. Và chàng xúc động kể lại chuyện tình của vợ chồng chàng cho mọi người nghe. Không cầm được cảm xúc, chàng khóc, hai giọt nước mắt lăn trên má chàng rơi xuống múi trái cây chàng đang cầm trên tay. Nước mắt nhớ thương bỗng sôi lên sùng sục khi thấm vào múi “tu-rên”. Ba ngày sau, chẳng tật bệnh chi, chàng mất. Từ đó, mỗi khi ăn thứ trái cây này, dân làng cảm thương đến mối tình chung của người trồng cây. Họ gọi trái “tu-rên” là trái “sầu riêng”. Chuyện sự tích trái sầu riêng trên đây do ông Nguyễn Hữu Hiếu kể lại trong cuốn “Nam Kỳ Cố Sử”. Cái tên “sầu riêng” nghe mà xao xuyến. Dân vùng ruộng Lái Thiêu có câu hát: Trái chi hương vị lạ đời Sầu Riêng ấy trái dễ mời khó ăn. Khó ăn nhưng dễ đi vào văn học. Không biết có bao nhiêu bản nhạc nói về trái sầu riêng. Tôi thử vào internet kiếm. “Buồn Trái Sầu Riêng” của Lâm Tuấn Anh, “Tương Tư Cô Bán Sầu Riêng” của Mai Lệ Quyên, “Chuyện Tình Sầu Riêng” của Mộng Thi, “Ôm Trái Sầu Riêng” của Quang Nguyên, “Hương Sầu Riêng Buồn” của Sơn Hạ. Tôi chỉ kê ra vài bài tiêu biểu. Bài nhạc đầu tay của nhạc sĩ nổi tiếng Thanh Tùng cũng…sầu riêng: “Cây Sầu Riêng Trổ Bông”. Những bài hát quê hương có mùi sầu riêng này được nhiều ca sĩ trình bày, trong đó có ca sĩ vừa ra đi Phi Nhung. Nhân chuyện Phi Nhung, người ta nhắc lại một…giai thoại. Tro cốt của Phi Nhưng được vợ chồng Việt Hương và Hoài Phương mang từ Việt Nam sang Mỹ để trao lại cho gia đình. Hoài Phương, ngoài tài thổi kèn và hát với giọng ca khá tình cảm, còn là một người chiều vợ hết mức. Anh đã theo vợ trở về định cư tại Việt Nam, tháp tùng vợ đi khắp nơi, dành hết thời gian bên vợ. Mới đây, Việt Hương đã livestream cảnh Hoài Phương bổ bốn trái sầu riêng giùm vợ. Chuyện đáng nói là Hoài Phương không chịu được mùi sầu riêng nhưng vì yêu vợ mà hy sinh…lỗ mũi. Anh mang khẩu trang, nhét thêm vào một túi cà phê để khử mùi khi thi hành sứ mạng chiều vợ! Nhà văn miệt đất mũi Cà Mau Nguyễn Ngọc Tư, khi trả lời câu hỏi của một phóng viên: “Chị phản ứng như thế nào trước những ý kiến “chê” văn của mình”, đã ví von: “Tôi chỉ cười. Mà tôi cũng đã nói một đôi lần với ai đó rằng mình là trái sầu riêng, so sánh thế này tôi vẫn còn thấy mình…chảnh, vì đáng lẽ tôi cỡ cóc, mận, ổi là cùng, nhưng cái mùi sầu riêng quả là đặc biệt, có người thích mê, có người nhăn nhó chê nó thối ùm. Văn của tôi cũng vậy. Đôi khi cũng buồn một chút, chứ hằn học mà làm gì!”. Nhà thơ Nguyễn Phúc Sông Hương, giữa súng đạn ầm ỳ, trong lúc rút quân khỏi Xuân Lộc, cũng vẫn kịp đưa trái sầu riêng vào thơ. Trong bài “Nửa Hồn Xuân Lộc”, ông đã thơ: Sáng mai chắc chắn em buồn lắm Sẽ trách sao ta lại phụ người. Lòng ta như trái sầu riêng rụng Trong vườn em đó vỡ làm đôi Ông bạn tôi, nhà văn Võ Kỳ Điền, gốc gác miệt Bình Dương, dĩ nhiên cũng dính mùi sầu riêng. Ông có một truyện ngắn mang tên “Cây Sầu Riêng Vườn Cũ”. Ông vượt biển qua tới Mã Lai, sống trong trại tị nạn, có nhiều bạn tại trại. Ông thân nhất với ông Hai Thợ Bạc, người Sóc Trăng. Thời giờ trong trại rất quởn, hai ông ngồi trong bóng mát, trên một chiếc băng ghế, nhìn xuống sườn đồi thoai thoải có vài mảnh vườn, cây cối xanh tươi, tán gẫu đủ thứ chuyện trên đời. “Chợt chú đưa tay chỉ xuống phía dưới sườn đồi hỏi: “Cái vườn ở dưới đó trồng cây gì mà cành lá xanh um?”. Tôi nhìn theo, trả lời ngay: “Cây sầu riêng đó. Mấy cây nầy mới trồng chừng ba bốn năm, còn nhỏ chưa có trái. Nếu lớn hơn một chút thì mùa nầy đã có bông rồi”. Tôi nhìn cây sầu riêng Mã Lai lá nhỏ nhưng tàn rậm hơn sầu riêng ở Việt Nam. Thấy khu vườn nầy lòng tôi đâm ngẩn ngơ. Quê tôi là xứ của sầu riêng, măng cụt, bây giờ nó ra sao? Tôi quay qua hỏi chú hai: “Ủa, chú chưa bao giờ thấy cây sầu riêng sao? Chú có ăn được sầu riêng không? Có nhiều người hễ nghe tới mùi là chạy mất, họ nói hôi không chịu nổi”. “Tôi khoái lắm chớ. Cứ tới mùa trái cây là mua mỗi lần cả chục kí, ăn tới mờ con mắt… Nhưng tiếc quá, tôi chưa có dịp đi vườn để thấy cây của nó”… “Mà chú Hai ơi, ăn sầu riêng mà ăn một mình cũng chưa đủ ngon. Phải đi vào vườn với một cô bạn gái dễ thương, lựa một nơi im mát, gom cỏ khô lại làm đệm, khui trái sầu riêng chín thơm nực nồng, cầm từng múi bằng năm ngón tay, ăn hết rồi còn liếm cơm còn dính trên các ngón tay, mút chùn chụt, nhìn nhau mà cười mới đã thèm”. “Sao tả cảnh nghe mê quá vậy. Chắc thầy Tư ăn sầu riêng kiểu đó hoài?”. “Phải được như chú nói, cũng đỡ. Nhiều khi tôi nghĩ tới còn tức mình. Hồi đó tới giờ, ngồi dưới gốc cây sầu riêng thì nhiều, còn ăn như vậy thì chưa bao nhiêu. Bây giờ ngồi đây, nhớ tới kỷ niệm mà trong lòng nao nao. Lúc đó tôi vừa được hai mươi tuổi…”. Nhân vật xưng tôi, đánh chết cũng chính là tác giả, nhớ lại chuyện xưa. Sở dĩ tôi nói vậy vì tôi biết ở ngoài đời ông nhà văn họ Võ này thật thà như đếm, có chi nói đó, thẳng tuồn tuột. Hai chục năm trước, ông có một mối tình với cô em của bạn tên Phương. Ông thường xuống vườn của gia đình cô Phương ở Cầu Ngang chơi. “Phương xinh xắn, dễ thương, lăng xăng làm các món ngon để đãi khách. Chúng tôi thường ăn dưới gốc cây sầu riêng lớn. Vườn nhà Phương rất rộng, các mương nước nhỏ đầy rong. Nước trong vắt, thấy được những con cá bãi trầu, cá lia thia, cá lìm kìm, lội nhởn nhơ dưới đó. Đất đen mầu mỡ, cây dâu, cây măng cụt, cây sầu riêng, có những tàng lá xanh um, mát rượi. Tôi ngồi mà nghe lòng khoan khoái, mắt nhìn ánh nắng lấp lánh qua các khoảng lá thưa. Đâu đây có con chim hót trên cành, tiếng nghe trong trẻo quá”. Thời buổi chiến tranh, người trong quân ngũ, người nơi vườn quê, chàng trai lính chiến không dám đèo bòng, sợ nếu có mệnh hệ nào thì tội cho người tình…sầu riêng. Bàn tay vướng víu súng đạn không níu được trái sầu riêng vườn nhà. “Câu chuyện đã trên hai mươi năm rồi, bây giờ tôi còn nhớ lại như in. Cái kỷ niệm ngày xưa sao mà êm ái nhẹ nhàng quá. Tôi với chú Hai thợ bạc, ngồi im lặng bên nhau. Mỗi người một ý nghĩ vụn vặt, tản mác. Xa quê hương là xa hết những cảnh, những vật, những người thân yêu. Trước mắt tôi, bây giờ cũng có cây sầu riêng. Nhưng đâu phải là cây sầu riêng vườn cũ. Phương bây giờ đã có chồng, có con. Biết được nàng hạnh phúc, tôi mừng lắm. Nhưng rồi vận nước đổi thay. Hiện giờ vợ chồng con cái nàng vẫn còn ở nguyên nơi quê xưa. Liệu nàng có đủ sức khoẻ và nghị lực để vượt qua những khổ nhục mà chế độ mới đưa tới hay không?”. Câu hỏi không chỉ riêng của tác giả mà của tất cả mọi người xa nhau vì nước mất nhà tan. Tôi muốn trách ông bạn nhà văn. Ông đã biến sầu riêng thành sầu chung! 11/2021 Website: www.songthao.com |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23100 |
Gởi ngày: 07/Dec/2021 lúc 12:50pm |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23100 |
Gởi ngày: 16/Dec/2021 lúc 2:55pm |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23100 |
Gởi ngày: 07/Aug/2022 lúc 6:52am |
Chuyến đi dọc Bờ Tây _ Từ LA đến Seattle
Vùng Bờ Tây từ lâu đã trở thành miền đất hứa của Hoa Kỳ. Từ những chuyến tàu chở hàng lăn bánh đến miền tây để kiếm tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn, cho đến những ánh mắt sáng ngời, tràn đầy hy vọng hướng đến Hollywood để tìm kiếm bước đột phá trong sự nghiệp của họ, miền Tây đã trở thành điểm đến cho nhiều người. Và trong năm 2021 – khi những chuyến du hành trên xa lộ vẫn rất được mọi người ưa thích – thì nhiều tay lái môtô sẽ trả lời [cho bạn biết lý do tại sao]. Miền Tây là vùng đất rộng lớn mênh mông. Một khi đi dọc bờ Tây, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều nơi để dạo chơi. Bắt đầu từ miền nam California, bỏ lại phía sau khói bụi và giao thông đông đúc của Los Angeles, bạn đi dọc theo Đường cao tốc Bờ biển Thái Bình Dương (PCH). Rồi sau đó, khi đi xa hơn, bạn sẽ khám phá ra những khu rừng gỗ đỏ và những thành thị tiểu bang Oregon giản dị và tự nhiên. Chuyến đi hướng về phía bắc sẽ dẫn bạn đến với vịnh Puget Sound và thành phố Seattle. Trên đường đi, bạn sẽ có nhiều cơ hội để dạo quanh bên ngoài thiên nhiên hoang sơ dưới bầu trời bao la và những chân trời trải dài vô tận, hít thở bầu không khí trong lành nơi rìa tây tổ quốc.
Một chút lịch sử Những
chuyến du hành trên xa lộ được kể nhiều nhất ở nước Mỹ thường là những
chuyến đi từ đông sang tây, với di sản là Xa lộ 66 vẫn có sức ảnh hưởng
to lớn trong nền văn hóa Mỹ. Tuy nhiên, người ta cũng đi du lịch qua
đường bờ biển trong một thời gian dài. Được đề xướng bởi một nhà tiên
phong vận tải tên là Sam Hill, người đã xây dựng nên Cổng vòm Hòa Bình
(Peace Arch) mang tính biểu tượng ở biên giới giữa hai tiểu bang
Washington (Hoa Kỳ) và British Columbia (Canada), Đường cao tốc Thái
Bình Dương trở thành con đường được trải nhựa liên tục dài nhất thế giới
vào năm 1926, với gần 1,700 dặm đường cứng. Sau những năm 1920 và nhiều
thập niên sau đó, nó được đặt tên là Xa lộ 99 của Hoa Kỳ, và trở thành
Chính Lộ (con đường chính) của tiểu bang California, cũng gọi là Đường
cao tốc Golden State. Bị ngừng hoạt động vào năm 1968, giống như Xa lộ 66, Xa lộ 99 đã trở thành một con đường được chắp vá bởi nhiều con đường địa phương và đường cao tốc nhỏ, phần lớn được trải nhựa nhờ nhiều làn đường của Xa lộ Liên tiểu bang 5 (I-5). Kể từ năm 1956, I-5 đã trở thành con đường nhanh nhất để lái xe từ biên giới Mexico ở phía nam lên biên giới Canada ở phía bắc. Mặc dù tuyến đường đó không được vạch ra một cách chính xác, di sản của Đường cao tốc Thái Bình Dương là nguồn cảm hứng cho con đường này. Rời Los Angeles Chắc chắn có rất nhiều điều khiến bạn say mê ở Los Angeles, từ những chuyến tham quan trường quay và truyền hình đến những bể bơi trên sân thượng của thành phố West Hollywood và những ánh đèn của nhánh đường Sunset Strip. Tuy nhiên, bất kỳ ai đã từng đến đó sẽ nói cho bạn biết rằng – tình trạng kẹt xe thường thấy ở LA khiến thành phố này không phải là nơi lý tưởng cho một chuyến đi thú vị.
Rời khỏi thành phố Los Angeles với vô số những cao ốc và đi về phía bắc, trên Tuyến đường 101 đến phía tây bắc nước Mỹ, thì mật độ dân cư cũng thưa thớt dần, những ngọn đồi trở nên xanh hơn, những nhà máy sản xuất rượu vang và nơi vui chơi sẽ ít dần đi dọc theo tuyến đường. [Bạn] hãy cân nhắc một khoảng nghỉ giữa chừng – và thậm chí có thể là dành cả một đêm – ở thành phố biển Santa Barbara, California. Hãy tản bộ bên bờ biển và bên những bến du thuyền nhàn nhã, cũng như khu trung tâm di tích lịch sử có nhiều những kiến trúc của Hội truyền giáo Tây Ban Nha, những nhà hàng gia đình với đồ ăn tuyệt ngon, và những sân hiên ngoài trời lớn.
Đường cao tốc Bờ biển Thái Bình Dương Chuyển hướng sang Quốc lộ 1 của California, và bắt đầu chuyến hành trình của bạn trên đường cao tốc Bờ biển Thái Bình Dương nổi tiếng. Bản thân chuyến đi có thể là một kỳ nghỉ kéo dài cả tuần. Con đường uốn lượn xung quanh những vách núi cheo leo, với vô số các trạm nghỉ dọc đường. Tại vịnh Morro, California, nơi có tảng đá Morro cao 580 feet, có hình dạng giống tảng đá Gibraltar, bạn có thể ghé chơi với những chú rái cá biển tinh nghịch.
Tại dinh thự Hearst Castle ở San Simeon, California, bạn có thể trầm trồ kinh ngạc trước cung điện mùa hè Xanadu ngoài đời thực, nơi ông trùm truyền thông William Randolph Hearst chủ trì [những cuộc vui chơi nghỉ dưỡng cho] cả các thành viên hoàng gia lẫn các minh tinh Hollywood tại cung điện 165 phòng trên sườn đồi của mình, đi kèm với một hồ bơi kiểu La Mã và vườn thú tư nhân lớn nhất thế giới một thời. Xa hơn nữa, đi bộ đến thác nước trong Công viên Tiểu bang Pfeiffer và qua những cánh rừng gỗ đỏ ở Big Sur, bạn hãy chụp một tấm ảnh selfie đặc trưng của riêng mình tại cây cầu Bixby Bridge, đó có thể là dấu mốc đặc biệt nhất trên tuyến đường. Cây cầu từng là cầu vòm một dải cao nhất thế giới, dài 700 feet bắc qua hẻm núi cao 280 feet bên dưới.
San Francisco Mặc dù San Francisco là một thành phố lớn với rất nhiều những con đường khó lái xe qua – đặc biệt là trên những ngọn đồi dốc và hiểm trở ở trung tâm thành phố – đây vẫn là một nơi đáng để tham quan ít nhất một đến hai ngày.
Đông đúc khách du lịch nhưng đầy thú vị, Bến Ngư Phủ (Fisherman’s Wharf) là nơi tuyệt vời để ghé vào một nhà hàng nhỏ và thưởng thức một tô súp hải sản cioppino bốc hơi nghi ngút – món cá hầm trong nước sốt cà chua và rượu vang – với vô số các loại hải sản địa phương, từ hến và vẹm cho đến cua và sò điệp (được phát âm là “chip-eeno,” theo truyền thuyết địa phương, thì tên gọi này bắt nguồn từ khi những ngư dân địa phương kết thúc công việc một ngày tại bến tàu và lót dạ bằng bất cứ thức ăn gì họ có trong một nồi hầm chung). Thác nước Trillium Falls, Công viên Quốc gia Redwood. Từ San Francisco, đi hướng về phía bắc trên Xa lộ Liên tiểu bang 5, bạn sẽ đến được những khu rừng một cách nhanh chóng hơn. Trong công viên quốc gia liên kết tiểu bang, có diện tích 139,000 mẫu Anh, bạn có thể dành thời gian [dạo chơi] dưới những cái cây cao nhất thế giới, còn cao hơn cả một tòa nhà 30 tầng.
Tán cây ở tít trên cao, [từ trên đó nhìn xuống thì] cánh rừng bên dưới có chút tựa như một khu rừng thần tiên vậy. Một thú vui được biết đến nhiều là lái xe qua một trong những cái cây khổng lồ ở đó. Hoặc một cách hay ho hơn, bạn có thể thuê một chiếc xe đạp và đạp qua những con đường mòn được cải tạo lại từ những con đường khai thác gỗ cũ.
Bãi biển Gold Beach, Oregon. Thay vì quay lại Xa lộ I-5, hãy thẳng tiến về phía bắc trên Tuyến đường 101 uốn lượn theo rìa đại dương. [Từ trong xe nhìn ra, mọi thứ] bên ngoài nhấp nhô gập ghềnh nhưng đầy phấn khích và lý thú.
Tại sông Pistol, hãy khám phá những đụn cát không ngừng thay đổi và những tảng đá nguyên khối đồ sộ nằm bên bờ biển sóng vỗ ì oạp. Ở thị trấn nhỏ bên bãi biển Gold Beach, bạn có thể tản bộ và bơi lội nơi bãi biển trải dài, khám phá về con tàu đắm địa phương (Mary D. Hume), và ăn vặt với cá và khoai tây chiên. Rồi sau đó, hãy lấy hết can đảm của bạn và náo động con sông Rogue, với tầm nhìn đẹp nhất là từ boong của một chiếc du thuyền phản lực.
Portland, Oregon Được nhại lại một cách hài hước là “Portlandia” trên các chương trình truyền hình, thành phố Portland thường sống theo khẩu hiệu địa phương nổi tiếng, được lặp đi lặp lại: “Giữ cho Portland luôn kỳ lạ khác thường.”
Bạn hãy thử ở lại trong một khách sạn – ngôi nhà nhỏ, nơi những buổi giao lưu ngoài trời đông kín người là một hoạt động được ưa thích vào buổi tối; và dùng bữa với một thực đơn đa dạng, toàn những món ăn thuần chay, bao gồm nhiều loại hoa ăn được được trồng ở địa phương. Rồi hãy thử đi tới một ngôi làng nhỏ đầy những xe đồ ăn, mỗi xe có một lò nướng tandoori được xây lên ngay bên trong xe. Và sau đó, hãy nốc 1 pint (gần nửa lít) bia ở xưởng sản xuất bia Breakside Brewery, một trong những công xưởng đi đầu về sản xuất bia thủ công trong thành phố. Là đỉnh núi băng giá nhất ở Mỹ Châu, đỉnh núi Rainier trắng tuyết cao 14,410 feet vượt lên hẳn những thung lũng xung quanh ở Washington, và có thể được nhìn thấy từ mọi hướng cách xa nhiều dặm. Ngọn núi Rainier là một núi lửa đang hoạt động và là đầu nguồn của năm con sông khác nhau.
Công viên quốc gia có diện tích hơn 235,000 mẫu Anh, đi kèm với đủ mọi loại hoạt động giải trí ngoài trời, như đi bộ qua những đồng cỏ hoa ở Paradise dưới sườn núi, hay qua những rừng cây lá kim Douglas Firs rậm rạp và rừng cây thông đỏ ở phía tây, cũng như qua những cây cầu dây cáp và những thác nước gầm thét tại sông Ohanapecosh.
Bạn hãy đi tiếp tới Sunrise, nơi có độ cao 6,400 feet, và có hệ thống đường mòn trải rộng, cũng như có những tầm nhìn đẹp nhất trong công viên – không chỉ của ngọn núi Rainier, mà còn của sông băng Emmons và vô vàn các đỉnh núi lửa khác trong Dãy Cascade.
Seattle, Washington Là thành phố lớn nhất phía Tây bắc Thái Bình Dương, Seattle có đường chân trời trong suốt như thủy tinh hiện lên bên cạnh những vùng nước trong vịnh Puget Sound, và tòa tháp Space Needle đặc trưng của thành phố, được xây dựng cho Hội chợ Thế giới năm 1962, hiện lên một cách nổi bật.
Nếu đi lên đỉnh tòa tháp và đi bộ trên sàn kính nơi đó, bạn sẽ có cảm giác hoa mắt chóng mặt. Không xa tòa tháp là chợ cá Pike Place, với nhịp sống hối hả đầy năng lượng, nơi những ngư dân chuyền qua cho nhau mẻ cá bắt được của một ngày trước khi đóng gói chúng cho các khách hàng.
Đó là một chặng đường dài, nhưng sẽ ra sao nếu bạn chưa đủ sẵn sàng để đến được điểm cuối con đường? À thì, hãy cứ đi tiếp thôi – có lẽ [khi bạn đang] trên một con phà hơi nước cập bến vịnh Sound, vô số những hòn đảo tuyệt đẹp đang chờ bạn khám phá.
Tim Johnson _ Nhã Liên |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23100 |
Gởi ngày: 18/Aug/2022 lúc 10:01am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23100 |
Gởi ngày: 18/Aug/2022 lúc 10:04am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23100 |
Gởi ngày: 04/Oct/2022 lúc 9:30am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23100 |
Gởi ngày: 24/Oct/2022 lúc 9:46am |
Best Places to see Fall Foliage according to Travel+Leisure <<<<<<Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 24/Oct/2022 lúc 9:47am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23100 |
Gởi ngày: 06/Dec/2022 lúc 9:40am |
Món Ăn Sáng Của Mọi NơiThế Giới Ăn Gì Vào Bữa Sáng? Nếu như người dân Italia có một bữa sáng siêu nhẹ thì Peru lại có cả một đại tiệc hải sản để nạp năng lượng cho ngày mới đấy ! 1. Anh Người dân xứ sương mù nổi tiếng với bữa điểm tâm vô cùng đa dạng và bổ dưỡng. Đối với họ, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất để khởi động một ngày mới tràn đầy năng lượng. Đĩa sáng thịnh soạn này gồm đậu, xúc xích, thịt xông khói, trứng ốp-la, nấm, cà chua, bánh mì nướng và khoai tây chiên thường được họ uống kèm với một tách cà phê nóng hổi. 2. Iran Người dân Iran thường khởi động một ngày mới của mình bằng việc thưởng thức bánh mì naan (một loại bánh mì nướng phổ biến ở vùng tây và nam Á) với bơ và mứt. Nhưng nếu muốn đổi món, họ sẽ chuyển sang dùng món Halim. Halim là hỗn hợp được dùng khi nóng hoặc lạnh, bao gồm lúa mì, quế, bơ, đường nấu lên cùng thịt băm nhỏ cho tới khi chín nhừ, sền sệt. 3. Italia Phải chăng xứ sở của những chàng trai Ý ngọt ngào và lãng mạn này đang “để bụng” cho bữa trưa với món bánh pizza cỡ bự hay bữa tối với đĩa mì ống spaghetti nổi tiếng, để thưởng thức bữa sáng siêu nhẹ. Đơn giản, chỉ với một ly cappuccino thượng hạng, thơm lừng cùng chiếc bánh mì sừng bò dải sô cô la vô cùng tuyệt vời, bạn sẽ hiểu vì sao đây là sự lựa chọn hoàn hảo để bắt đầu ngày mới của người dân nơi đây. 4. Ma-rốc Nhìn bữa sáng đáng yêu và hấp dẫn thế này, ít thực khách nào có thể chối từ cơ hội được một lần thưởng thức đĩa bánh mì được chế biến theo nhiều hình dáng và hương vị khác nhau với bơ, mứt, phô mai hoặc tương ớt. Chưa hết, người dân vương quốc vùng Bắc Phi này còn có món bánh mì Baghir (gần giống với bánh kếp) rất tuyệt hảo. 5. Việt Nam Thay vì những đĩa bánh mì ngọt như phương Tây, người dân Việt Nam thường thưởng thức bữa sáng bằng một tô phở, bún, cháo hoặc chút sôi nóng hổi. Có lẽ, chính điều này đã tạo nên style ăn uống riêng và được các nước khác cho vào danh sách ẩm thực đặc biệt. Còn gì tuyệt hơn khi bạn bắt đầu một ngày mới với những món ăn đậm vùng sông nước như thế này. 6. Peru Bữa đại tiệc hải sản chế biến từ các loại cá tươi ướp ngập trong nước cốt chanh rồi rưới đều lên bằng lớp nước ớt sốt cay nóng này hẳn là một bữa sáng khổng lồ, ngon lành và cực kỳ bổ dưỡng, made in Peru này sẽ làm thỏa lòng những vị thực khách đang đói meo bụng sau một đêm dài say giấc nồng. 7. Nhật Bản Người dân đất nước mặt trời mọc
có một bữa sáng cực kỳ “lạ lẫm” và độc đáo để nạp năng lượng cho ngày mới. Đó là món đậu nành lên men ăn cùng tô cơm dẻo thơm, bên cạnh là ít đậu phụ cùng
bát súp miso và cốc trà xanh nóng hổi. Bật mí cho teen biết nhé, bữa ăn này rất
thích hợp cho người đang ăn kiêng và muốn giảm cân đấy.
8. Philippines Bữa sáng với tất cả các hương vị đậm chất vùng nhiệt đới gió mùa của đĩa xoài chín vàng, cùng đĩa cơm rang với muối và tỏi, quấn trong lớp lá chuối tươi cho tăng thêm mùi vị ăn kèm cùng trứng rán, đậu và thịt này luôn là sự lựa chọn hàng đầu ở nơi đây để “nạp năng lượng” cho một ngày mới suôn sẻ của đất nước vùng Đông Nam Á này. 9. Mexico Được xem là “bữa sáng tình yêu” của người dân đất nước vùng Trung Mỹ, có nguồn gốc từ bán đảo Yucatán (phía đông nam Mexico), Huevos Motulenos là tên của món ăn nhìn vô cùng thích mắt với thành phần gồm 2 quả trứng ốpla, giăm bông, đậu Hà Lan, vài lát chuối chín chiên, bơ, đậu đen, tất cả ngập trong bát nước sốt cà chua thanh ngọt. Món ăn này rất ngon, đáng để bạn nếm thử một lần. Chúng ta tiếp tục ghé thăm Hawaii nào! 10. Hawaii Nhìn bữa sáng với đủ sắc màu tươi tắn và dồi dào lượng vitamin của các loại hoa quả tươi như cam, nho, dâu tây, đu đủ, táo kèm theo đôi lát bánh mì nướng ở quần đảo Hawaii phía xa vùng Thái Bình Dương này, thực khách dễ dàng liên tưởng đến những biển xanh, nắng vàng và cát trắng. Hãy du lịch đến Hawaii để có dịp thưởng thức bữa sáng “cây nhà lá vườn” tuyệt cú mèo này nhé. 11. Thổ Nhĩ Kỳ Món súp Tarhana “đa năng” dành cho không chỉ bữa sáng mà còn cho tất cả các bữa ăn trong ngày của người Thổ Nhĩ Kỳ quả thực khá lạ và đặc biệt. Chỉ với một bát Tarhana chế biến đơn giản từ bột mì, sữa chua và rau tươi, người dân nơi đây dường như rất vui vẻ thưởng thức bữa điểm tâm nhẹ bụng để khởi động vào ngày mới. 12. Thái Lan Không ngũ cốc, không bánh mì và cả không món trứng bác dồi dào chất đạm, người Thái Lan thưởng thức bữa sáng của mình bằng đĩa cơm trắng dẻo thơm ngon với món cà ri bạc hà cay ngon nức nở. Nếu có cơ hội đến Thái Lan, sao bạn không thử món ăn truyền thống đậm chất dân tộc này nhỉ. Bạn cũng có thể đổi món với tô phở cay nóng hổi đấy. 13. Đan Mạch Hãy thử nghía xem đất nước siêng lưu thông bằng xe đạp họ ăn gì vào bữa sáng nhé! Trên đĩa sáng tràn đầy năng lượng của người Đan Mạch, bạn có thể thấy vài lát bánh mì đen, pho mát, xúc xích, giăm bông, trứng, patê, mật ong, mứt và sô cô la. Đừng ngạc nhiên vì bữa sáng dồi dào protein này nhé, bởi đây quả thực là khẩu phần tiêu chuẩn cho một bữa sáng rất cần thiết cho một ngày mới! 14. Ba Lan Bữa sáng truyền thống của người dân Ba Lan chính là món Jajecznica. Jajecznica là một đĩa thức ăn phong phú về màu sắc và đa dạng về năng lượng, bao gồm một quả trứng rán, bánh kếp khoai tây, xúc xích và salad trộn, và tất nhiên là không thể thiếu món lạp xưởng vùng Đông Âu - Kielbasa nổi tiếng. 15. Pháp
Pháp là quốc gia nổi tiếng với nhiều loại bánh mì được chế biến rất phong phú, đẹp mắt và ngon miệng. Nhìn những chiếc bánh mì rắc nho khô vàng ruộm, bên trong là hạt hạnh nhân nghiền trộn với sô cô la, bơ và kem ngon vô cùng này khó ai có thể cưỡng lại việc cắn thử một miếng, để rồi dễ bị “nghiện” ngay lúc ấy. Bữa sáng của bạn sẽ hoàn hảo hơn nếu thưởng thức chúng bên tách trà hay cà phê nóng hổi. 16. Hàn Quốc
Người dân xứ Hàn thường thưởng thức bữa sáng của mình khá chỉn chu. Bên cạnh bát cơm thơm dẻo, nóng hổi là đĩa kim chi ngon tuyệt cùng một bát canh rau có thêm một quả trứng ốpla. Bữa sáng với đầy đủ chất xơ và dinh dưỡng này thường được người dân nơi đây chọn làm bữa trưa hay bữa tối đều được cả. 17. Ấn Độ Tín đồ đạo Hindu không còn xa lạ gì với bữa điểm tâm mang tên Khichdi của mình. Món cơm chiên được làm từ những hạt cơm dẻo thơm, vàng ruộm cùng đậu lăng và những loại gia vị tuyệt hảo, ăn kèm với cà tím chiên, dưa muối và sữa chua này còn được người dân các nước Pakistan, Bangladesh vô cùng ưa thích. 18. Iceland Để chiến đấu với đêm đông và cái lạnh khủng khiếp của vùng Băng Đảo, người dân nơi đây cứ hàng sáng xuýt xoa thưởng thức vị nóng hổi và ngọt ngào của món súp mang tên Hafragrautur (bột yến mạch). Bữa sáng nhẹ bụng, ngọt ngào với chút hạt nho khô hay hạt hạnh nhân bên tô yến mạch ngọt ngào này luôn đồng hành cùng người dân đảo Aixơlen, trở thành một món ăn truyền thống, không thể thiếu. Lượn đến Australia rùi nè. 19. Australia Thành phần chủ đạo tạo nên bữa điểm tâm ngon tuyệt ở xứ kangaroo chính là Vegemite - một loại bơ pha trộn giữa các thành phần chiết xuất từ men bia, rau và gia vị vô cùng phổ biến ở Úc. Người Úc dùng loại bơ rau quả này để phết lên bánh mì hoặc bánh quy giòn. Hương vị độc đáo của Vegemite sẽ sớm đem lại cho thực khách một cảm giác thú vị cho một ngày mới bắt đầu. 20. Brazil Không quá đơn giản và gọn nhẹ như món điểm tâm của người Úc, người dân đất nước lễ hội Brazil lại tự thưởng cho mình bữa sáng vô cùng hoành tráng và đủ đầy protein. Cùng với một ly rượu vang khai vị là đĩa sáng gồm 2 khúc bánh mì nướng, 2 miếng thịt giăm bông, lạp xưởng, bơ và pho mát. Hẳn rồi, năng lượng dồi dào rất cần thiết cho các hoạt động lễ hội náo nhiệt mà. 21. Đức
Hãy xem đất nước đang từng bừng với lễ hội bia nổi tiếng dùng gì trong bữa sáng của mình nhé. Theo truyền thống, người dân nơi đây rất hay thưởng thức bữa sáng với một vài lát bánh mì nướng cùng xúc xích và bơ, tất nhiên là không thể nào thiếu tách cà phê đen hay nâu nóng hổi. 22. Ai Cập Foul Madamas chính là tên của món ăn được vô cùng ưa chuộng của đất nước xứ kim tự tháp nổi tiếng. Món ăn có thành phần thập cẩm này bao gồm nước sốt Tahini làm từ rau và thịt, một quả trứng luộc, dầu ôliu, ớt bột khô và những loại rau tươi xắt hạt lựu. Teen biết không, Foul Madamas không những phổ biến ở Ai Cập mà nó còn được yêu thích bởi người dân vùng Trung Đông đấy! 23. Costa Rica Gallo Pinto là bữa điểm tâm được người dân đất nước vùng Trung Mỹ vô cùng yêu thích mà lại không hề xa lạ với người dân Việt Nam. Thành phần của món Gallo Pinto là xôi đậu đen ăn cùng với bánh làm bằng bột ngô và nước sốt trái cây salsa vị cay cay. Có đôi khi, họ thưởng thức món này kèm chút chuối chín chiên, bơ và một ly nước mát lành. 24. Uganda Được xem là bữa điểm tâm phổ biến ở đất nước có rất nhiều món ăn dành cho bữa sáng ở vùng tây Phi, Katago vẫn là lựa chọn hàng đầu của người dân Uganda. Thành phần chính của Katago chính là chuối tiêu xanh ninh nhừ cùng nước hầm thịt bò hay nước súp từ các loại rau. Khi tới đây, tại sao bạn không thử món ăn độc đáo này nhỉ! 25. Trung Quốc Giống với người Việt Nam, người Trung Quốc bắt đầu một ngày mới bằng một tô mì nóng hổi. Những sợi mì vàng ruộm “tắm” trong tô nước dùng hầm từ thịt và xương với rất nhiều gia vị đặc trưng, bên trên là miếng trứng rán vàng thơm kèm chút rau nhúng cho tăng phần dinh dưỡng này là lựa chọn đúng đắn để khởi động ngày mới tràn đầy năng lượng. 26. Ghana Ghana, hòn ngọc châu Phi, đất nước được thiên nhiên ban tặng cho những cảnh đẹp nên thơ cùng nền văn hóa cổ xưa giàu bản sắc này thường dùng waakye - món ăn gồm chủ yếu là cơm nấu lẫn với đậu hay đỗ cho buổi đầu tiên trong ngày. Nếu có dịp tới Ghana, đừng quên thưởng thức bữa ăn sáng vừa lạ vừa ngon của người dân nước này nha . Conan Ảnh: BH
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 19 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |