Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn
Message Icon Chủ đề: CẦU HUYỆN QUÊ HƯƠNG TÔI Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 18 phần sau >>
Người gởi Nội dung
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 12/Dec/2014 lúc 10:15am
THƯ GỞI VỢ YÊU !

Hôm nay kỹ niệm 49 ngày về nhà, nơi 62 năm trước em làm cuộc viễn du
Phật Giáo Bắc Tông tin rằng 49 ngày kỳ hạn chót cho những người bất hạnh nhất mang thân trung ấm tìm được chiếc áo tạm cho mình.
Nếu chúng ta là những Phật tử thuận thành, thời hạn 49 ngày là thời gian quá dài với em. Còn nhớ khi em hóa trị lần thứ 3 đưa tay vuốt nhẹ lên đầu tóc tuột ra từng chùm, cứ vuốt hoài như vậy, em như mới vừa xuống tóc.
Tự Quy Y và Đức Phật đã chứng minh lễ xuống tóc ngày hôm ấy, chứ thuốc men nào làm được chuyện như vậy với em ?!
Nhìn cái đầu láng o, giữa đỉnh đầu lõm xuống, anh nói với em và con :
- Quy y rồi cố gắng tu hành, thấy không kẻ đầy thần thông, hiểu biết nhiều, cuộc sống sang giàu như Ngạ Quỷ đỉnh đầu luôn lõm xuống !
Hơn 2 năm dài miên mật ngồi thiền … đỉnh đầu em mỗi ngày một cao, cao tròn và đẹp !
Vì vậy khi xem hình ngày đưa tiển em về với bản thể, con trai đã nói :
- Những phép lạ mẹ nhận được do ơn trên ban, bạn bè từ ái tặng, con nghĩ trên đường tu mẹ đã đạt được điều gì đó !

Chúng ta có niềm tin khác.
2 giờ sáng ngày 22 tháng 10, những cơn đau dồn dập đến, anh gọi Bác Sĩ nói tình hình bệnh em, trong khi chờ Bác Sĩ đến, theo lệnh anh đã nhiểu nhiều giọt thuốc vào miệng làm em hôn mê. Trong thời gian ấy anh đã lần chuổi và đọc kinh Lòng thương xót Chúa, tuy hôn mê nhưng anh biết em đang nghe và đọc kinh chung với anh, chợt em nói :
- Anh ơi, nhiều bóng đen nhảy nhót, la hét gọi em kìa !
Anh hỏi :
- Chúng nó đứng đâu ?
Em bảo :
- Tụi đen, đứng ở vách tường gần đầu em
Anh lấy cây Thánh Giá đặt bên tai phải nơi gần với vách tường, rồi nói:
- Xin chào các vị, mời các vị đọc kinh theo chúng tôi nhé.
Anh đọc kinh lớn hơn, nhà vắng vẻ quá chỉ có hai chúng ta, trong đêm khuya tiếng kinh vang vang, chợt em nói :
- Chúng nó khoát tay không chịu … đang tiến rất gần em kìa !
- Đứng lại. Các vị hảy nghe, ai đọc kinh thì ở lại, ai không đọc kinh mời đi nơi khác không được lộn xộn nơi đây, xin mời !
Anh nói lớn và tiếp tục đọc kinh to hơn, khoảng 10 phút sau em nói
- Chúng nó bỏ đi hết rồi !
Đọc kinh độ 5 phút nữa, em bảo:
- Một bức mán trắng từ xa bay đến, cánh màn kéo ra !
Chưa kịp nói gì, chợt em reo lên như một đứa trẻ
- Ánh sáng, ánh sáng !!!
Em rất sợ ánh sáng chiếu vào mắt, trên người những nơi có nước đều bị thuốc chửa ung thư làm cho đau đớn, mắt, miệng, bao tử … bị thuốc công phá, Khi em hôn mê, tất cả đèn trong nhà đều đươc bật sáng vì vậy anh hỏi:
- Tắt bớt đèn phải không ?
Giọng hân hoan em nói :
- Ánh sáng trắng, ánh sáng trắng tinh !
Anh giục nhanh :
- Chúa đến rước em đó, em hảy an tâm ra đi đi!
Xiết chặt tay nhau, em hôn mê ngay lúc đó
3 giờ 15 sáng, Bác Sĩ Jacob bước vào nhà anh vẫn đọc kinh, trong khi ông chửa bệnh, Bác sĩ bảo
- Chú mở khí dung cho Cô Hồng thở
Trong khi Ông dùng kim châm cứu, nhưng em vẫn hôn mê
Bác Sĩ cùng anh liên tục đọc kinh Lòng Thương Xót Chúa cho đến 6 giờ 30 sáng Bác Sĩ ra về. Chỉ ở Nước Mỹ mới có vị Bác Sĩ Jacob vô cùng dể thương như thế, Gia đình chúng tôi xin tri ơn ông !
Anh đã biết em đi đâu về đâu !
Vì Vậy chuyện Cầu Siêu, Xin Lễ người ta bày ra để an lòng cho người sống ?!
Anh không Cầu Siêu, không xin lễ Nhà Thờ , đêm qua anh ngồi nhớ về em những điều phải và không phải đã hành xử với nhau, anh không ân hận điều nào cả trong hơn 10 năm yêu em, 28 năm kết nghĩa vợ chồng.
Duy nhất một điều làm anh buồn, vì nghèo và an phận nên đã không lo đầy đủ cho em và con.
Nhưng em đã được Ơn trên cùng bạn bè bù đấp rồi ! vậy nha em hảy phù hộ những người đã giúp đở và những bạn chưa có điều kiện giúp đở chúng ta, nhớ và phải thực hiện cho bằng được nha em !
Viết bài này món quà gởi đến em xem cho vui

Người bạn đời ngắn ngủi của em.

Cao Thệ
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 18/Dec/2014 lúc 4:58am
HẠ CỦA HỒNG

Hạ nung hết lá vàng
Con đường nào cũng nắng
Ôm nỗi buồn thênh thang
Đi giữa trời quạnh vắng

Lá me vàng nho nhỏ
Trăn trở dài gót chân
Kỹ niệm như còn đó
Thương bước đi ngại ngần

Trăm đường về một phố
Đi khắp nào thấy nhau
Thương một đời Chức Nữ
Chờ từng mùa mưa Ngâu !

Thệ Hồng Ân
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 16/Jan/2015 lúc 6:39am
XỨ LẠ

Chú chim sâu bé nhỏ
Giữa vườn thắm ngàn hoa
Bình minh vươn lá cỏ
Luồn trong cành chim ca !

Tuyệt vời sao tiếng hát
Bài tình ca thật buồn
Đông về sầu ray rứt
Kéo mây về , mưa luôn

Chàng lãng tử không nhà
Tình cờ sang xứ lạ
Nghe tiếng chim buồn bã
Sầu chi sầu lạ thường

Lòng mục nát, củi khô
Chút mầm yêu trổ lá
Dòng đời qua tất tả
Lòng nặng hoài, nhớ thương !

Cao Thệ
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 02/Feb/2015 lúc 11:14pm
Hồng yêu !

Hôm nay ngày thứ 100 anh và con mất em, theo Phật Giáo từ ngày nay gia đình sẽ không cúng cơm mỗi ngày nữa, họ bảo kể từ hôm nay em có cuộc đời mới tự lập rồi ?!!!
Thật ra trong suốt 100 ngày qua, anh không cúng cơm em ngày nào, chỉ lầm thầm trong miệng mời em về ăn cơm với anh
Từ khi lên Sài Gòn học đệ thất là anh chỉ ăn cơm tiệm, ít khi ăn ở nhà hơn 55 năm sống như vậy !
Suốt ngày anh trốn em đi hết từ nhà người bạn nầy đến nhà người bạn khác, anh sợ phải về nhà gặp em hoặc nhìn những kỹ vật em còn quanh quẩn bên anh. Chỉ về nhà lúc đã mõi mòn ngã lưng xuống, sáng sớm lại ra đi
Cuộc trốn chạy gượng gạo nói rằng , để trốn em nhưng kỳ thật để trốn anh, trốn cái tính yếu đuối rệu rã của thằng đàn ông già mà không chịu trưởng thành.
Hôm nay em có cuộc đời mới rồi, anh cũng phải trở lại đời sống của anh không có em bên cạnh.
Một mình lầm lũi đi trong mưa gió cuộc đời !
Hồi nảy, trong nhà thờ gặp bác Lâm, bà chủ nhà cho vợ chồng mình thuê phòng, hai bác cháu ôm nhau khóc, bà cho biết hôm nay 100 ngày mất bà biểu cháu ngoại chở đi nhà thờ cầu nguyện cho em !
Như vậy là vui rồi , em an tâm ra đi, vĩnh biệt

Cao Thệ
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 23/Mar/2015 lúc 8:08pm
KẾT, XÓM CẦU HUYỆN BÊN SÔNG

Đường mé sông khởi đầu từ Trường Bà Phước cho đến Đất Thánh không dài bao nhiêu nhưng nơi đây được chia ra làm ba khu vực rõ rệt
- Khu A tập trung thành phần giàu có, trí thức của Gò Công
- Khu B nơi ở mới của những vị công chức trung lưu
- Khu C thuộc loại bình dân, lao động, mua bán

Khu A ( khoảng 13 căn nhà )
Từ Trường Bà Phước dài đến khu Nghĩa Địa nơi tập trung những nhà trí thức, giàu có ở Gò Công nhà cửa hầu hết là biệt thự hoặc những nhà ba , năm gian tường gạch lợp ngói được xây dựng trên những vuông đất rộng và đẹp thơ mộng nhìn ra sông Cầu Huyện đẹp như tranh.

Khu B ( khoảng 18 ngôi nhà )
Khu Nghĩa Địa mồ mả được lấy cốt san lấp xây dựng những ngôi biệt thự 2 căn dính liền nhau cho những vị công chức cao cấp thuê. Gia đình Bích Hồng ( nhà tôi ) thuê được căn thứ ba, năm 1957 Gò Công nhập với Mỹ Tho lập thành tỉnh Định Tường gia đình thuyên chuyển về Mỹ Tho, ông anh họ làm giáo viên Thầy Bảy Ẩn thuê căn cuối cùng sát bên nhà máy nước đá, sau này anh mua đất ở ngã ba Sài Gòn đào ao lấy đất đấp nền cất nhà dời gia đình về bên ấy.
Bên kia nghĩa địa được xây 10 căn phố dính liền cho công chức cấp thấp thuê
Khu vực này những vị công chức giáo viên có ngạch lương thấp, vào những năm 1959- 1960 các giáo viên công chức muốn thăng tiến phải có bằng Trung Học, phong trào học tự học nở rộ ở khu vực này, đêm đêm các vị chủ nhà được các Giáo viên dạy thêm chong đèn sáng rực ( nghe nói trông số giáo viên dạy thêm này có Ông thi 7 lần Trung Học không đậu mà dạy học trò nào thi cũng đậu, thiệt là học tài thi phận ! ) Rất nhiều vị đậu bằng Trung học tiếp tục học thêm thi Tú Tài I, Tú Tài II … ghi danh vào Đại Học Luật, Văn Khoa.
Trong phong trào tự học để vươn lên vị Thủ Khoa của phong trào này phải trao cho Thầy Phan Thanh Sắc ( tôi nhớ hình như Thầy có thời gian ngụ bên dãy phố 10 căn )

Khu C
Cặp theo bờ sông từ nhà Bác Năm Quăn, phía bên kia đường được tính từ nhà máy nước đá đến đường Tống Thứ thuộc về nhóm bình dân, dân lao động chân tay khoảng 18 căn nhà

Khu A và B tập trung những gia đình giàu có, công chúc hạng ngạch cao, đa số phục vụ trong ngành giáo dục trí thức bậc nhất nhì Gò Công, nhưng tìm một vị nổi trội có tâm có tầm yêu quê hương đất nước hầu giới thiệu thế hệ sau, ngẫm lại không một ai ?!
Hầu hết các vị bằng lòng những quyền lợi vật chất an vui những điều mình đạt được vun bón gia đình, đến khi đất nước mất rồi những vun đấp cũng mất theo, hiểu được thì đã trể ! Một số vị hiểu biết, nhưng hiểu biết mù quáng tranh đấu mang khổ đau về cho dân tộc các bậc “ trí ngủ “ này không đáng được viết vào đây, nêu gương xấu cho thế hệ trẻ hiện nay !
Tôi là thằng bé phá xóm phá làng sự học và hiểu biết không bao nhiêu chẳng bằng ai nhưng cũng có nhận xét của mình

Hai vị trong Xóm Cầu Huyện Bên Sông mà tôi kính trọng, xin tôn vinh giới thiệu đến những thế hệ sau :
- Ông Hương Quản Huỳnh Đình Phát vị Bắc Đẩu của xóm Cầu Huyện Bên Sông, cuộc sống trong sáng nêu gương tốt cho các vị đương quyền, suốt đời phục vụ và hy sinh cho chính nghĩa !
- Ông Nguyễn Kỳ Sơn tức nhà văn, nhà thơ Thy Lan Thảo, luôn giữ gìn ngọn đuốc Tự Do cháy mãi, gương sáng cho thế hệ trẻ Cầu Huyện noi theo !
Cầu Huyện Bên Sông, nơi tập trung những vị tài đức, hội tụ các nhà “ thức giả” của Gò Công, nhưng bậc “ thức thật” thì quá ít, đáng chê trách !

Trồng cây ăn trái, cây không trái
Trồng cây hoa, cây chẳng ra hoa
Đứng chật đất vì vậy nên đốn bỏ, cho cỏ mọc nuôi gà vịt sẽ lợi ích hơn !

Cao Thệ





Chỉnh sửa lại bởi cao the - 23/Mar/2015 lúc 8:10pm
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 04/Aug/2015 lúc 10:59pm
KỲ TỨ

Đổ Phủ

Nghe nói Trường An tựa cuộc cờ
Mấy nghìn năm trước, khác nay đâu ?
Công Khanh, dinh phủ thay người mới
Áo mảo, quan quân lại đổi màu
Ải Bắc ầm ầm vang trống trận
Trời Nam mờ mịt, lửa binh đao
Cá tôm vắng ngắt, dòng sông lạnh
Nước cũ thanh bình nay thấy đâu !

Cao Thệ dịch
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 30/Aug/2015 lúc 12:41am
KINH TẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
----o0o----

Tôi gặp người tổ chức chuyến đi trước đây đã đóng tiền nhưng chưa xuống được con cá nhỏ, chờ đợi hò hẹn hoài sau cùng bà ấy đề nghị:
- Hay là chị gởi em xuống ghe chở hàng Sài Gòn Long Xuyên tập cho quen sông nước, bao giờ đi chị gọi về.
Thời gian này bạn bè thi nhau “ vào hộp ”, ông bí thư trường đã gọi lên cảnh cáo vì cái sự “ giao thiệp rộng mênh mong “ của tôi. Hơn nữa xét cho cùng bản thân mình chẳng xứng đáng đứng trong hàng ngũ Văn Nghệ Sĩ nên xấu hổ rút lui dần.
Ngành Giáo Dục đáng kính, nhưng từ khi nền giáo dục kiểu “ trăm năm trồng người “ vĩ đại tiếp quản thò chân sâu vào, giáo viên xã hội chủ nghĩa ngoài Bắc theo đoàn quân chiến thắng ùn ùn tiến vào Nam chi viện, từ đấy sự giả dối tráo trở khôn lường len vào trường học, việc trồng người cứ làm tôi ray rứt mãi ! Thầy giáo học sinh miền Nam điều bị lừa và gạt, thi đại học 1-2 điểm thì lùa vào Đại Học Sư Phạm để học việc trồng người, con cán bộ ở “ hóc bà tó ” vừa chui ra thành phố học trường bổ túc văn hoá được đẩy vào Trường Y để học cứu người … Học ngành Điện tử, Nguội, Tiện, Phay bào ra trường phân công về các nhà máy được chuyển sang làm bảo vệ, lao công, tạp vụ bởi máy móc và công việc ở đâu ra mà sản xuất, trên phân về phải nhận làm thành gánh nặng công ty ?!
Trường Kỹ Thuật chúng tôi phải dạy ca 3 đào tạo thợ chuyên môn phục vụ cho sản xuất xã hội chủ nghĩa, thầy thợ hàng hàng lớp lớp chen chúc trong le que mấy nhà máy của bọn tư sản mại bản cách mạng vừa chiếm được, trưởng một nền sản xuất xã nghĩa vĩ đại mà ngài bộ trưởng bộ công nghiệp đề nghị trong kỳ đại hội công đoàn toàn quốc năm 1976 :
- Để phục vụ cho nền kinh tế mới, đề nghị các đồng chí khoan nói về chế tạo máy móc … khẩn trương sản xuất cái cuốc làm sao chất lượng đạt ngang bằng với lưỡi cuốc hiệu Con Cò là thành công rồi !
Hiệu Trưởng Lâm Ngọc Anh ra tuốt ngoài Ba Đình họp về nói lại như vậy, nên tôi biết được nền công nghiệp xã hội chủ nghĩa đang đứng ở đâu !
Nhân dịp này tôi còn đợi gì mà không giã từ nghề giáo, để khỏi thấy những cái chướng tai gai mắt trong ngành … bỏ nghiệp “ dứt cháo “ chấp nhận gia nhập đời gạo chợ nước sông lòng ray rứt không nguôi, nhưng như vậy mà hay !
Tôi xách túi vãi chứa 2 bộ quần áo và một ít đồ dùng cá nhân, thẳng tiến ra bến Bình Đông xuống ghe, từ nay ghe chở hàng Phế Liệu là nhà, ngược xuôi cùng sông nước.
Bọn thuyền viên chúng tôi gồm 4 tên có sổ đăng ký Hộ Khẩu trên sông đàng hoàng do công an đường sông thành phố cấp, không có là chết chắc thử đi ngang trạm thuế Đồng Tranh mà xem, thành viên đứng xắp hàng ngay ngắn trên nóc ghe như lính đứng chào cờ mỗi sáng, cán bộ thuế đến khám giấy tờ tuỳ thân nhìn hình đọ người tìm từng dấu vết trên mặt, rờ rẫm sâu những vùng kín trên cơ thể ve vuốt từng cái lai quần lai áo, bươi móc từng góc kẹt trên ghe, khổ cho vị nào trong người hoặc đồ dùng cá nhân có tiếng Tây tiếng Mỹ … lên bờ ngay đi tù là cái chắc !
Có hộ khẩu trên sông như có “ Sự Vụ Lệnh ” của Bà Cậu cấp !
Tôi già nhất bí danh : Tám mắt kiếng, phụ trách chung kiêm chức đi chợ.
Tùng xèng : Cháu Bà Bảy trưởng ghe, lo việc hàng hoá thuế má
Sơn đầu bò : Cháu Bà Bảy tài công, bếp trưởng
Hiệp gà : tài công chuyên viên rửa chén
Bảng Phân Nhiệm này được đích danh Bà Bảy Phế Liệu chủ ghe, tuyên đọc trong một buổi họp thắm đậm tình hữu nghị.
Ghe chúng tôi chở hàng thuộc loại ghe Cần Đước dài 14 m trọng tải khoảng 12 tấn, đuôi ghe được cơi nới thêm giàn xề hình vuông mỗi cạnh khoảng 4m, gắn xà xà sát mặt nước, lấp đặt máy F10 nên lực đẩy được tăng cường, chở 16-17 tấn vẫn chạy te te, nhưng để bảo đảm an toàn 14 tấn là thích hợp nhất. Trên nóc ghe có Cabin cho tài công tránh nắng trốn mưa, ngồi bẹp trên chiếu tay cầm đòn lái thật là tiện !
Thời đó trạm thuế Tân Hương là hung thần số một trên đường bộ, câu nói truyền khẩu để đời của nhân viên trạm với tài xế của tổng bí thư, dân xe đò chạy chuyến Miền Tây cũng biết, số là xe của đồng chí đi công tác các tỉnh miền Nam khi về chạy ngang qua trạm thì bị thổi, xe có chở quà người tài xế nói nhỏ với cán bộ thuế :
- Xe chở đồng chí Đổ Mười
Nhân viên trạm thuế đáp tỉnh rụi
- Đổ Mười nhằm nhoà gì, Đổ Mười Một tao cũng xét như thường!
Lưu thông đường sông trạm nào cũng là trạm Tân Hương.
Tôi xem truyện Tàu nói về bọn đầu trộm đuôi cướp đón đường mãi lộ chẳng thèm tin, ai ngờ 2 - 3 ngàn năm sau, bọn cướp ngày nhan nhản trước mặt mình còn tàn độc hơn các tổ sư của chúng, cấm cây cờ đỏ sao vàng sát bờ kinh hoặc tấm vãi đỏ buộc ngang bắp tay là trạm thuế được thiết lập, chỉ cần cây súng trên vai mọi ghe thuyền đều phải dừng lại, không dừng lại nổ súng ghe dừng bắt tài công đi lượm đầu đạn vừa bắn, lượm không được phải đền cứ đùng một tiếng là 150 đồng, bóp cò một cái hơn 2 tháng lương của tôi, đi bán cháo phổi một tháng lãnh 64 đồng 2 hào.
Nhân viên trạm thuế kiểm hàng xuống ghe lục soát không chừa thứ gì, kể cả thọt tay vào túi quần mò tìm tiền bạc, thiếu tiền nọp mãi lộ chúng cầm giữ cả nồi nêu soang chảo áo quần để chuyến sau đi ngang thì chuộc, đi ngang không thấy mặt kể mất luôn. Trạm thuế Chợ Mới đặt trên chiếc “ Hobo của Mỹ ” nằm chình ình ngay ngã ba sông tạm giữ một số “ quần bò “ của Tùng xèng anh nó từ Mỹ gởi về và toàn bộ nồi niêu soang chảo vì thiếu tiền nọp thuế. Chuyền sau lên Sài Gòn đóng tiền thiếu xong nhân viên thuế phải trả lại quần bò nhưng cán bộ tìm quần không thấy ! Quần bò “ Levi chử đỏ ” thuở ấy giá trị tương đương với cái iphon 6 hiện giờ !
Từ Sài Gòn nếu ghe về Long Xuyên tôi biết có 3 hướng đi
* Kinh Chợ Gạo
* Vàm Cỏ Đông
* Vàm Cỏ Tây
- Tuyến Kinh Chợ Gạo : nghe nói Trạm Cây Khô máy còn không dám nổ huống chi tụi tôi
- Tuyến Vàm Cỏ Đông :
Khởi đầu bến Bình Đông, cầu Rạch Cát chỉ hai trạm thuế này thôi đã là một ngày. Qua chợ Đệm, Chợ Bến Lức Long An, Thủ Thừa, Phú Mỹ, Rạch Chanh, Mỹ Phước, Mỹ Đức Tây, Thiên Hộ, Đốc Binh Kiều, Mỹ An … Ba Sao, Vàm Phong Mỹ, Chợ Mới, Cù Lao Ông Chưởng, Long Xuyên tất cả 25 trạm thuế cố định, nếu tính trạm đột xuất thì không biết bao nhiêu mà kể !
- Tuyến Vàm Cỏ Tây : Đi trốn những trạm tàn độc ác ôn như: Thủ Thừa, Phú Mỹ, Rạch Chanh, Thiên Hộ và những trạm chỉ cấm cây cờ thì phải đi vòng vèo xa lắc xa lơ, đến Bến Lức ghe chạy thẳng lối này ghe đi giữa đồng không mong quạnh rất nguy hiểm, nhưng gặp phải Trạm Bo Bo, Tân Phước, Kiến Bình dể chịu hơn.

Ở Kiến Bình có gạo Huyết Rồng ăn rất ngon, bà con nhờ mua dùm người một giạ 80 kg/ 2 giạ, khoảng 10 giờ đêm khi ghe vừa ra Vàm Phong Mỹ, trạm đột xuất của Xã Mỹ Hiệp chận lại xét, ghe trống không chỉ thấy hai bao gạo, cán bộ xã đội bèn xử dụng luật đường phố đòi 500 đồng không bớt, phần phải về Long Xuyên gấp chở hàng, xin nọp 200 đồng không chịu, bọn cướp đêm dẫn ghe về đậu trước xã Mỹ Hiệp lúc này khoảng 2 giờ sáng chúng tôi làm một giấc, khi nghe tiếng gọi ồn ào mở mắt ra người trong xã tụ tập như xem hát Sơn Đông, bọn bốc vác cả chục người đứng trên bờ kêu la ỏm tỏi bảo bắt đòn dài lên để chúng xuống vác gạo.
Đến lúc Cán Bộ Thuế thứ thiệt xuống nhìn thấy thì hởi ôi !
Những tưởng một ghe gạo gọi cả đội bốc vác mười mấy vị đến để vác lên ai ngờ !
Mua 60 đồng đóng thuế 50 đồng, trà nước cho cán bộ phòng thuế 100 đồng kèm thêm gói ba số chúng tôi mới thoát được. Làm việc với cán bộ thuế đóng tiến phạt xong nước ròng trơ đáy, không thể nào lui ra con rạch ngoằn nghoèo hơn 1 giờ chiều nước lớn lên mới thoát, kể như gần hai ngày về tới nhà trể xuống hàng Bà Bảy chưởi tắt bếp.
Theo kinh nghiệm đi ghe chở hàng của tôi, cái gọi là “ kinh tế xã hội chủ nghĩa” một công cụ vĩ đại do cọng sản chế ra để hành dân nọp tiền cho cán bộ, tiền về đến kho bạc nhà nước chẳng được bao nhiêu !
Câu tục ngữ từ ngoài Bắc bay vào chi viện cho dân miền Nam ai đã chẳng nghe :
“ Công nhân lao động bằng hai
Để cho cán bộ mua đài mua xe ( xe đạp )
Công nhân lao động bằng ba
Để cho cán bộ xây nhà đúc sân “

Cao Thệ
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 09/Sep/2015 lúc 9:35am
Đất nước chúng ta ngày xưa có Thập Nhị Sứ Quân, nước Cọng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa rất dân chủ nên mỗi ấp mỗi xã đã có một Sứ Quân rồi! Mỗi vùng là một quốc gia có luật lệ riêng của nó lệnh trung ương từ Ba Đình chẳng nhằm nhò gì. Thời gian này tại tỉnh Long Xuyên những đồ phế thải đem bán ve chai đều là hàng “ quốc cấm “. Ghe chở hàng phế liệu dép cũ, nhôm, lông vịt, miểng chai chạy đi ra khỏi tỉnh là hàng lậu, ở tù mọt gông, thật là khốn nạn !
Lậu là bởi vì Ông Thái Văn Hừng lúc này chưa thành lập hảng giày dép Hừng Sáng ở thành phố, Ông ta từ Cần Thơ xuống liên doanh với tỉnh uỷ Long Xuyên sản xuất dép, nhôm và bí thư ra lệnh cấm bán dép cũ, nhôm vụn bể ra khỏi tỉnh.
Nghề ve chai lông vịt mà cấm bán những thứ phế liệu này thì khổ quá ! Vì ghe chở hàng lậu nên lên hàng cũng phải nguỵ trang, xuất hiện xuống hàng tức thì xuất bến. Xuất bến phải đem tiền nhờ Thầy Bói chọn ngày lành giờ Hoàng Đạo cho ghe xuất hành, cúng vái lo lót thần thánh để đi êm xuôi trót lọt, lên hàng xong sớm năm ba phút ghe nằm đó chờ, thiệt là ngộ hết biết !
Tụi ve chai lông vịt là dân nghèo, mượn tiền mua bán phải trả lời rất cao 12%, ( tại cha nội Nước Hoa Thanh Hương góp vốn lời trên 20% rồi )
Hàng phế liệu đem bán, ban kinh tài tỉnh uỷ mua thì giá như cho, lại cân gian cân dối, lấy hàng xong không trả tiền chỉ nhận tấm Biên Lai, hách như cầm tấm bằng Tổ Quốc Ghi Công, Bà Bảy cầm một xấp Tổ Quốc Ghi Công chầu chực ngày này qua ngày nọ chẳng lấy được tiền, lý do ông Thái Văn Hừng chiếm dụng vốn xây nhà máy giầy Hừng Sáng trên Sài Gòn. Ai muốn lấy tiền sớm phải chi 12% thật là cướp cạn !
Bà Hương mua ve chai nhà ở Cầu Quây sát bên Vựa “ Bà Bảy Thuỷ “ là đệ tử ruột của Thái Văn Hừng ai muốn lấy tiền sớm giao tận nhà phải chi 17 % Hương bỏ túi 5% thật là hiết biết, một lũ đầu trộm đuôi cướp !
Vựa phế liệu Tám mắt kiếng nằm trên địa bàn xã Vĩnh Trạch, nên chịu sự quản lý của Phòng Công Nghiệp huyện Thoại Sơn. Như đã nói phần trên kiểu cai trị của xã hội chủ nghĩa là mạnh ai nấy làm, tỉnh cấm xuất khẩu lông vịt nhưng huyện thì cho làm gì nhau ?! nhưng để phòng ngừa bất trắc huyện cử 2 ông cán bộ đi theo, chi phí đi lại ăn uống chủ hàng thanh toán thật là quan tâm cách đặc biệt. Ngược lại chúng tôi cũng phải quan tâm trên mức đặc biệt với hai vị cán bộ không cần mà đến, cơm dâng rượu rót hằng ngày, mỗi sáng ghe đang chạy gặp chợ búa phải dừng lại dẫn cán bộ ăn sáng uống cà phê thuốc lá 3 số 5. Tiền cán bộ ngoại giao các trạm thuế, tiền chìm, tiền nổi … thôi thì trăm thứ !
Nghề ve chai bụi bậm hôi hám, nhất là lông vịt ẩm thúi mùi chuột chết, miểng chai hôi mùi thuốc rầy, nằm dưới ghe như nằm trong sở rác. Đã vậy còn mang tiếng đi chui đi lũi. Chúng tôi thay phiên nhau lái trên đoạn đường không đầy 200 km phải đi 4-5 ngày nhiều khi cả tuần lể là thường. Một lần máy hư nằm giữa chợ Mỹ An và Chợ Ba Sao, bà chủ gởi cho mấy ông chủ vựa trên Sài Gòn mắm ruột, mắm Thái lũ chúng tôi nằm giữa đồng không mong quạnh chờ sửa máy ăn sạch bách, mấy ngày sau mình mẩy nổi u nổi cục cả bọn cùng hợp nhau gảy.
Trên đường từ Sài Gòn về khi qua Kinh Đốc Binh Kiều gần đến chợ Mỹ An có vườn cò, ba bốn nhà kế liền nhau cò tụ lại làm tổ, bọn cò làm tổ sơ sài trên những ngọn tre cao nghệu gió đẩy đưa lũ cò con văng xuống đất, người ta bắt lấy đổi 1 con cò con 1 miếng ngói, không có ngói quy ra tiền, cò con chưa ra ràng không đủ lông mua về làm món cò xào bầu rất ngon. Nhưng tôi không ăn nổi !
Nhiều đêm sương mù đầy đặc, gió Heo May lành lạnh tiếng máy F10 nổ bình bịch vang vang gợi nhớ Sài Gòn, nhớ những ngày vui qua mau, nhớ trường nhớ lớp nhớ bạn nhớ bè … sông rộng mênh mong lục bình trôi man mác, ghe lênh đênh trong đêm vắng gợi lên những nổi buồn …
Thuyền chảy theo dòng trăng lênh đênh
Ôm bầu ta uống cạn, buồn tênh
Người ơi ! chẳng lẽ mình không nợ
Hay gút tơ hồng Lão Nguyệt quên !

Ngã ba kênh sáng Xã Mỹ Phước, một đầu về Vàm Phong Mỹ, một đầu Long Định có lần đêm về ngang đây ghe chết máy sửa hoài không được bỏ neo đậu ngủ, nữa khuya xuồng ghe thắp đuốc tấp nập bán buôn chật cả ngã ba sông, tiếng cười nói ngả giá vang một góc trời, định mua rau cải một ít đồ dùng mới hừng sáng chợ tan hết im vắng chẳng dấu vết lưu lại, hỏi dân địa phương họ bảo thời chiến tranh người ta họp chợ như vậy đó máy bay đến thì tắt đuốc lạnh tanh.
*
Mỗi lần ghe từ Sài Gòn về có chở hàng nhiều, không đi ngã Thủ Thừa phải đi qua sông Vàm Cỏ Tây nhìn những căn nhà ngập sâu dưới nước, người ta dở mái gát cây trên nóc nhà kê lên đó chiếc giường ngủ, mọi sinh hoạt trên chiếc giường ọp ẹp đó, gà chó, bếp lò, vợ chồng con cái cũng trên khoảng không gian bé tí mà đau lòng.
Ông bạn tôi chết vào mùa nước nổi, không thể nào chôn được, phải tìm thân cây treo hòm lên chờ nước rút.
Mùa này dọc theo bờ kinh Vàm Cỏ hoa Điên Điển vàng tươi hai bờ, ghe chạy trên sông mà ngở như ngồi trên xe chạy giữa lòng Sài Gòn ngày lễ. Hoa Điên Điển nở là mùa cá Linh đến, hoa Điên Điển bóp giấm ăn với mắm kho cá Linh chất đăng đắng của nhuỵ hoa, chua chua của giấm, cay xè bởi những miếng ớt sừng trâu, mằn mặn của mắm cá Linh, thắm đậm vào những chú cá Linh tươi, chua cay đắng mặn nồng quả là…không chê vào đâu được !
Kinh Bo Bo nước trong xanh tới đáy, từng đàn cá bơi vun vút kiếm mồi, nước nhiểm phèn đến độ xà phòng không tan được chỉ sền sệt, ven hai bờ le que vài khóm Mù U hoa trằng muốt, một vài thuở đất trồng khóm, còn lại mênh mong cây Bàng, người ta cắt đem về để dệt túi đệm, đan dệt những sản phẩm xuất khẩu.
Ở vùng này nuôi trâu thành bầy cả trăm con đêm ngủ nghe chúng thở phèo phèo sợ ớn óc, hoá ra chúng trầm mình núp trong những đám bàng không chú ý chẳng thấy được.
Các Trạm thuế thường giữ ghe xuồng đi ngang qua ngủ đêm. Trạm Đồng Tranh Biên Hoà thì sợ tấp vào đâu đó tối vượt biên, các trạm ven kênh rạch giử lại để canh gác cho chúng ngủ, người đông khỏi sợ bị trả thù, còn có lợi là lo cho chúng ăn nhậu ban đêm, ăn sáng thuốc ba số, câu truyền miệng đã trở thành thông lệ “ ba số năm vừa nằm vừa ký mà ” !
Nhớ có lần tại trạm thuế số 2 nằm ven khu cư xá Ngân Hàng bên quận tư, cán bộ thuế xuống khoan máy gặp tôi hắn hỏi :
- Chú đi chuyến đầu tiên hả ?
Tôi ngạc nhiên không hiểu vì sao hắn biết, nên hỏi lại
- Sao chú biết hay vậy
Hắn hỏi lần nữa
- Chú đi chuyến đầu tiên phải không ?
Tôi bèn :
- Dạ
Hắn nhìn tôi
- Ngu quá !
Tôi chợt nhớ “ Đầu Tiên “ là “ tiền đâu “
Bèn gọi
- Tùng ơi, đến gặp Thuế vụ
Dưới ghe chúng tôi mỗi lần đi ngã Kiến Bình ghé vào chợ Tân Phước mua nào Rùa Rắn, Cá các loại, ốc bưu bỏ đầy dưới khoan, trạm thuế này dặn mua, trạm thuế kia biểu đem về, các cha khoái món Rùa rang muối. Dân đi ghe lại cử chuyện chở Rùa, như trên đường bộ người ta cử chở Mèo, Ngổng.
Mà dân mình cũng ngộ, dưới ghe thì cử cúng chuối, sợ không ngóc đầu lên nổi, không được giăng mùng sợ dính chuyện này chuyện nọ ngủ nóp ngọp thấy mồ tổ, không được đem gái xuống sợ ghe bị phá nước, ngồi trên đòn dài mà thòng chân xuống nước bị đạp lọt xuống sông luôn, đòn dài là tấm ván dùng bắt lên bờ để người lên xuống, ôi thôi trăm thứ … mê tín hết biết !
Món đặc sản không phải ai cũng dùng được là Chuột đồng, đi chợ quê chuột được lột da trắng phau chổ nào cũng thấy, Sơn đầu bò thể theo yêu cầu của dân Long Xuyên mua chuột về xào xả, chiên dòn, nấu canh, tôi ghê quá chỉ ăn nước mắm. Hội đồng ghe cầm đầu là Tùng xèng, đề nghị chú Tám mắt kiếng dưới ghe không được chia bè phái, phái ăn nước mắm, phái xơi thịt chuột. Chú phải ăn thịt chuột, thế là cả đám ép tôi phải ăn, chuột chiên dòn món trời ơi mà ngon hết biết.
Hiệp gà bảo :
- Sẽ làm món tuyệt chiêu nữa đãi chú !
Thế là phái ăn thịt chuột cho ghe ghé chợ Mỹ An, chợ Mỹ An ngay ngã tư sông mùa này đi chợ phải bằng xuồng, nếu không xăn quần tới háng. Trong đồng ruộng hoang vu cũng bày đặt có nhà hàng, Nhà Hàng Tháp Mười lấn chiếm lòng Kinh, để chiêu đãi mấy cha cán bộ chứ ai có tiền mà vào, điều lạ lùng nữa là Chợ và Rạp hát Thiên Hộ Dương cách đó không xa, chợ rộng mênh mong để ma ngủ , bạn hàng chẳng ai chịu vào bán, du kích lùa người bán vào chợ du kích về lại dọn ra. Rạp hát thật là vĩ đại lớn nhầt tỉnh Tiền Giang, lớn hơn cả rạp hát Cái Bè, rạp lớn chẳng có gánh hát nào đến, dân quá nghèo gánh hát về ai xem, cất bỏ … đó !
Trở lại cái chuyện Hiệp gà đi chợ Mỹ An, xách về một giỏ chuột trắng bốc, cái món ngon ghê tới cần cổ.
Tưởng phen này động dao động thớt ghê gớm, tôi trên cabin lái ghe chẳng nghe động tịnh gì, chỉ vo gạo nấu cơm rồi thót lên cabin nằm ngủ tỉnh queo.
Đến giờ cơm cũng chẳng thấy động đậy gì, chỉ có chén muối ớt, tôi nghỉ đến món thịt cọp của mấy cha thanh niên xung phong đãi nhau mà ngán đến cổ họng. Tùng xèng bưng nồi cơm lên hỏi Hiệp gà:
- Thức ăn đâu cha nội
Hiệp gà cười đưa hàm răng sún
- Thì dở nắp nồi cơm ra
Tùng xèng dở nắp nồi cơm, tôi địa vào.
Trời ơi một bầy chuột trắng phếu nằm chật trong nồi cơm, thấy ghê đến mọc óc
Chuột chiên có màu vàng, chuột xào xả ớt chặt khúc không còn hình dáng chuột nữa, món chuột hấp cơm thật tình nhìn vào ghê quá.
Hiệp gà bảo ăn đi rồi biết. Sơn đầu bò nó có cái đầu bự phải khôn, nhưng ngu quá nó lại chơi trước hết, xé ra chắm muối ớt ăn ngon lành, đến lượt Tùng Xèng cho vào miệng rồi bảo:
- Không chê vào đâu được !
Nhìn bọn nó cười nói oan oan, trong bụng tôi nghĩ dể gì mắc bẩy tụi bây, ăn cơm muối ớt ngon hơn
Hiệp Gà chân lái ghe tay bốc chuột xé ăn ngon lành
Tùng xèng thảy vào chén tôi một đùi chuột chắm muối ớt, kẹt quá đành phải ăn
Thịt chuột hấp cơm ngọt ngon vô cùng, ngon hơn cả thịt tôm tích ở biển, không thể tả bằng lời thật là một món ăn đặc sản thú vị !

Cao Thệ
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 17/Sep/2015 lúc 6:12pm
Một lần chờ xuống hàng trong buổi cơm chiều, Bà Bảy tâm sự, làm ăn càng ngày càng lớn, nhưng chẳng thầy tiền đâu, lại mang nợ cái nghề này là vậy! đến khi hết tiền mới biết mình sạt nghiệp!
Nhìn chị thật tội nghiệp vì lời nói phát ra tự đáy lòng, tôi lở miệng:
- Làm ăn mà không kiểm soát được công việc thì chẳng nên làm !
Bà bảy trợn mắt nhìn tôi:
- Cậu nói thánh, nói tướng nghề nào chứ nghề ve chai này làm sổ sách sao được, anh Bảy cậu là Hiệu Trưởng còn bó tay nói chi ai !
Tôi nhìn chị thấy đôi mắt tròn xoe núp với đôi chân mày kẻ viết chì bự chản quăng ra cái nhìn đầy thách thức. Dịu giọng nhẹ nhàng nhưng rất cương quyết tôi nói :
- Cố gắng cũng phải được thôi !
Bà Bảy buông đủa xuống nhìn tôi như nhìn con thằn lằn ( Bà Bảy rất sợ con thằn lằn ) tôi tỉnh queo tiếp :
-Em sẽ giúp chị làm được mà, chị tin đi.
Bà Bảy Tâm như Phật Bà, anh chị em, con cháu, sau năm 75 tụ tập về nương náu bà lo hết. Cực khổ nên nhiều khi nổi cáo sảng, anh hai Chiểu em bạn dì của bà tâm sự với tôi:
- Lấy cây compa mở ra đường bán kính một thước tây tâm điểm là Bà Bảy quây vòng tròn, ngoài vòng tròn là kẻ thù hết.
Mèn đét ơi thế thì tội nghiệp cho Bà Bảy quá !
Vựa ve chai của Bà Bảy Thuỷ ở dốc Cầu Quây nếu ở chợ Long Xuyên đi xuống qua cầu quẹo trái phía nhà máy cháy, đi qua chợ Cầu Quây gặp ngôi Villa nhìn ra ngả ba sông Thoại Giang đấy là Tổng kho, trước villa căn nhà lá cất dọc theo bờ sông là nhà và cũng là địa điểm mua ve chai của Bà Bảy Thuỷ
Anh Bảy là Hiệu Trưởng của Trường Tiểu Học phải nghỉ việc ở nhà mua hàng, chị Bảy nói với tôi:
- Ổng làm Hiệu Trưởng chỉ biết đì các giáo viên làm sổ sách họp hành giao việc rốt cuộc chẳng đi tới đâu, cho ổng nghỉ ở nhà là hình thức giúp cho giáo viên dạy tốt !
Nhiệm vụ chị Bảy thì đi ngoại giao các đồng chí bự, chạy tiền và giao hàng trên Sài Gòn. Bốn Năm đứa cháu con anh Ba, anh Tám phụ việc phơi lông vịt, xấp sếp và vô bao hàng hoá .
Bạn Hàng thì ghe lớn từ Hà Tiên về, ghe nhỏ thì miệt kinh G kinh H, Chắc Cà Đao, Đồng Tháp chở lông vịt tụ tập lên hàng, xuống hàng huyên náo, ban đêm dân ve chai họp nhau trên ghe ăn nhậu ca hát vang trời.
Bốn năm đứa cháu Thiên Lôi đánh gảy búa phụ phá của, ban đêm làm chuột ( ăn cắp hàng ) bán cho bà Hương lấy tiền ăn nhậu, chơi bời để buổi chiều bà Hương đem qua cân lại cho anh Bảy. Điểm mua ve chai lông vịt của Bà Hương cất dọc bên sông cách vựa ve chai Bà Bảy một căn nhà, vòng đời cứ quanh quẩn như thế bà Hương mỗi ngày mỗi giàu lên, đám cháu Bà Bảy ăn chơi mỗi đêm mỗi dữ dằn hơn, Bà Bảy thì chẳng biết vì sao vốn liếng mỗi ngày mỗi teo tóp dần !
*
Xã Vĩnh Trạch nằm trên đường Long Xuyên đi Núi Sập, qua chợ Phú Hoà đến Cầu Mương Trâu quẹo mặt đi vào cuối đường quẹo trái cặp theo bờ sông. Xã Vĩnh Trạch coi vậy mà nổi tiếng vì là quê hương của kép cải lương Tấn Tài . Tiếp tục đi lên là xã Định Thành, Định Mỹ, Núi Sập đến kinh Thoại Giang vòng vào đến Núi Ba Thê là Xã Vọng Thê, Tây Phú ….
Tôi đi chuyến hàng chót, sau đó vào Xã Vĩnh Trạch mở vựa mua ve chai, lông vịt.
Bắt đầu công việc mình tôi chẳng biết gì, giao tiếp với nhiều thành phần trong xã hội, thương trường quỹ quyệt đầu óc phải cảnh giác không ngừng.
Tôi bắt đầu làm sổ sách.     
- Khi mua hàng tôi viết vào sổ cái, tính tiền.
- Căn cứ vào sổ, viết ra hoá đơn đưa cho người bán.
- Đêm về tôi cộng từng mặt hàng, tiền mua hàng trong sổ cái.
- Sau hết hàng thì nhập vào sổ kho, tiền nhập vào sổ chi thu
- Nữa tháng một lần đem sổ sách về cho anh Bảy kiểm tra
Tổng cộng 126 mặt hàng tôi nắm đầy đủ số lượng, trọng lượng lẫn tiền mua hàng. Bà Bảy bất cứ lúc nào hỏi tôi đều trả lời không sai.
Khi trọng lượng gần 14 tấn, tôi làm bảng báo xuất hàng, trong đó ghi trọng lượng từng mặt hàng, tiền hàng từng loại và tổng số tiền mua .
Ghe vào cân xuống hàng không sai sót.
Chỉ chờ có tiền bán ra là sơ khởi biết ngay mặt hàng nào lời lỗ.
Từ đó Bà Bảy gặp ai cũng đưa tôi tuốt trên mây xanh. Ông Tư Mủ chủ vựa, thằng Phát mỏ nhọn thầu nhôm và ve chai, Ông Tấn Long An thu mua lông vịt … ai ai cũng biết danh Tám mắt kiếng, em Bà Bảy ve chai !
Bạn hàng tôi đa số là người Huế sau 75 chạy tản lạc về đây không nghề nghiệp họ mua ve chai bán kiếm lời sinh sống, tôi tìm đến từng gia đình tiếp xúc thăm hỏi và giúp đở những khi cần. Ai muốn đi buôn tôi mua tặng gánh dóng, không vốn cho mượn tiền đi mua, bạn hàng mỗi ngày mỗi đông.
Bạn hàng, tôi chia ra làm ba thành phần :
1- Dạng gánh, xe đạp mua bán trong ngày.
2- Dạng ghe xuồng đi mua hàng tuần lễ đầy ghe hoặc hết tiền thì về.
3- Ghe lớn đi cả tháng, là trạm thu mua hàng từ Rạch Giá, Hà Tiên hạng này ưu tiên 1 giá cả được mua cao hơn vì hàng phế liệu mũ, lưới, bọc … thật tốt đa phần các ghe đánh cá vớt ngoài biển về bán lại.
Dạng gánh mua bán hằng ngày và xuồng đa phần thì gian hết biết, nếu lở mua gian thì phải bán lận, không thể cấm được, bạn hàng đa số là người Huế dân địa phương gọi họ là người Bắc. Thau nhôm thì vành thau trét đất sét nặng chịch, ấm nhôm thì vòi chế nước đất đóng cục, nồi nhôm đạp dẹp có cục gạch ở trong, hàng nhựa thì chai lọ nào đựng nước đựng đất, gạch, thật là vi diệu !
Lông vịt thì pha lông gà, nắn từng chút đất gắn vào lông, lông cánh thì ghim đinh 2- 3 phân vào, có người còn trộn lắc chì gắn trong bình Accu, cái nầy rất nguy hiểm mục cả bao lông vịt như không, bình thường khi phơi thì chà xuống đất cho đất bám vào tăng thêm trọng lượng, mỗi người mỗi kiểu, mỗi vẻ. Một chiêu nữa là lông vịt sau khi qua máy thổi lấy lông vũ, công ty thải ra phần lông mình để làm nệm làm gối, bạn hàng mua về trộn vào lông vịt bán tiếp !
Một buổi sáng sớm đong đưa trên võng mắc giữa thân 2 gốc soài chiếc xuồng ba lá phăng phăng đăm vào, trên xuồng chở đầy thau rổ bằng nhựa mới tinh đủ các loại, xuồng cặp bến tôi nói đùa
- Vựa phế liệu không mua hàng mới !
Chủ hàng nói
- Hàng mới nhưng bán giá phế liệu chú không mua sao ?
Tôi suy nghĩ hay là mấy cha Quản Lý Thị Trường tìm cách bụp mình đây, quan sát thấy mặt mày người bán hàng không lộ nét gì gian ác tôi hỏi:
- Cháu mua hàng ở đâu vậy ?
- Trên Hợp tác xã Định Thành !
Hàng này bán cho dân mỗi hộ gia đình chỉ mua được 1 hoặc 2 cái rổ thêm cái thau là ưu đãi lắm rồi ở đâu mà chở cả xuồng
- Cháu chặt ra hoặc đập bể chú sẽ mua.
Chủ hàng chất thau rổ đầy sân ôm cục đá hộc tôi đặt ở góc soài giả làm Ông Tà đưa lên cao buông xuống rơm rớp trong nháy mắt hàng trăm thau rổ mới tinh bể nát, người phụ việc giúp nhặt bỏ vào bao đem cân.
Thật đau lòng, ngành ép nhựa là nghề của tôi mà ! nào là tiền hạt nhựa, bột màu, công nhân, khấu hao máy móc, tiền điện, tiền thuế, tiền ngoại giao ép ra thành phẩm chuyên chở tận nơi khỉ ho cò gáy này, tiền lương cán bộ phụ trách. Nay đem thành phẩm bán ra làm nguyên liệu thô người bán vẫn có lời là sao ? Hiểu hổng nổi !
Qua đợt thau rổ nhựa đến đợt thau rổ nhôm, pittông máy nổ làm bằng nhôm cứng còn mới tinh được bôi mở bò bọc giấy dầu chưa qua sử dụng từ Chợ Mới chở qua Vĩnh Trạch đem bán ve chai vẫn có lời. Khâu sản xuất mua nhôm phế liệu, nấu nhôm đổ thành từng thoi, tiện thành piton, mở bò đóng gói chở đem bán phế liệu lại có lời ? Vì sao có lời hiểu được chết liền ! Kinh tế xã hội thiệt là siêu việt !
Rồi đến lượt chở ống nước còn nguyên bành mới tinh chưa tháo dây, người trồng trọt rất cần để tưới vườn rau cây trái tìm mua không ra, nay chở bành bành mới tinh đem bán vựa phế liệu, người bán lại phải dùng cưa cắt ra từng khúc. Lại có lời !
Trong sãn xuất bất cứ ở đâu, thời gian nào chưa bao giờ đem thành phẩm vừa sản xuất không bán cho người tiêu dùng, đem bán làm phế liệu mà có lời ?! Chỉ ở nền Kinh tế xã hội chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa đỉnh cao mới được như vậy!
Một đêm 2-3 giờ sáng đang ngủ ngon bổng nghe tiếng máy ghe nổ phành phạch trước vựa có tiếng hỏi:
- Chú Tám ông mua thứ này không ?
Tôi hỏi
- Mua gì ?
- Nhựa và nhôm cứng
Xịt đèn pin trong thấy 2 chú bộ đội đi ghe chở đầy bao cát. Bộ Đội cũng tham gia trò chơi phế liệu !
Khi đệ tử xổ bao ra nhựa là những vỏ lựu đạn mới tinh, cùng những đầu đạn B40, tưởng nó là nhôm cứng không ngờ đầu B40 Việt Nam làm bằng sắt sơn phết trắng như nhôm vì mua hàng lậu ánh sáng chập chờn bởi ngọn đèn dầu kiểm soát qua loa, đầu đạn B40 này tôi mua lầm ! từ ấy không mua nữa, nằm ấp như chơi.

Cao Thệ
IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 17/Sep/2015 lúc 10:08pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ cao the

THƯ GỞI VỢ YÊU !

Hôm nay kỹ niệm 49 ngày về nhà, nơi 62 năm trước em làm cuộc viễn du
Phật Giáo Bắc Tông tin rằng 49 ngày kỳ hạn chót cho những người bất hạnh nhất mang thân trung ấm tìm được chiếc áo tạm cho mình.
Nếu chúng ta là những Phật tử thuận thành, thời hạn 49 ngày là thời gian quá dài với em. Còn nhớ khi em hóa trị lần thứ 3 đưa tay vuốt nhẹ lên đầu tóc tuột ra từng chùm, cứ vuốt hoài như vậy, em như mới vừa xuống tóc.
Tự Quy Y và Đức Phật đã chứng minh lễ xuống tóc ngày hôm ấy, chứ thuốc men nào làm được chuyện như vậy với em ?!
Nhìn cái đầu láng o, giữa đỉnh đầu lõm xuống, anh nói với em và con :
- Quy y rồi cố gắng tu hành, thấy không kẻ đầy thần thông, hiểu biết nhiều, cuộc sống sang giàu như Ngạ Quỷ đỉnh đầu luôn lõm xuống !
Hơn 2 năm dài miên mật ngồi thiền … đỉnh đầu em mỗi ngày một cao, cao tròn và đẹp !
Vì vậy khi xem hình ngày đưa tiển em về với bản thể, con trai đã nói :
- Những phép lạ mẹ nhận được do ơn trên ban, bạn bè từ ái tặng, con nghĩ trên đường tu mẹ đã đạt được điều gì đó !

Chúng ta có niềm tin khác.
2 giờ sáng ngày 22 tháng 10, những cơn đau dồn dập đến, anh gọi Bác Sĩ nói tình hình bệnh em, trong khi chờ Bác Sĩ đến, theo lệnh anh đã nhiểu nhiều giọt thuốc vào miệng làm em hôn mê. Trong thời gian ấy anh đã lần chuổi và đọc kinh Lòng thương xót Chúa, tuy hôn mê nhưng anh biết em đang nghe và đọc kinh chung với anh, chợt em nói :
- Anh ơi, nhiều bóng đen nhảy nhót, la hét gọi em kìa !
Anh hỏi :
- Chúng nó đứng đâu ?
Em bảo :
- Tụi đen, đứng ở vách tường gần đầu em
Anh lấy cây Thánh Giá đặt bên tai phải nơi gần với vách tường, rồi nói:
- Xin chào các vị, mời các vị đọc kinh theo chúng tôi nhé.
Anh đọc kinh lớn hơn, nhà vắng vẻ quá chỉ có hai chúng ta, trong đêm khuya tiếng kinh vang vang, chợt em nói :
- Chúng nó khoát tay không chịu … đang tiến rất gần em kìa !
- Đứng lại. Các vị hảy nghe, ai đọc kinh thì ở lại, ai không đọc kinh mời đi nơi khác không được lộn xộn nơi đây, xin mời !
Anh nói lớn và tiếp tục đọc kinh to hơn, khoảng 10 phút sau em nói
- Chúng nó bỏ đi hết rồi !
Đọc kinh độ 5 phút nữa, em bảo:
- Một bức mán trắng từ xa bay đến, cánh màn kéo ra !
Chưa kịp nói gì, chợt em reo lên như một đứa trẻ
- Ánh sáng, ánh sáng !!!
Em rất sợ ánh sáng chiếu vào mắt, trên người những nơi có nước đều bị thuốc chửa ung thư làm cho đau đớn, mắt, miệng, bao tử … bị thuốc công phá, Khi em hôn mê, tất cả đèn trong nhà đều đươc bật sáng vì vậy anh hỏi:
- Tắt bớt đèn phải không ?
Giọng hân hoan em nói :
- Ánh sáng trắng, ánh sáng trắng tinh !
Anh giục nhanh :
- Chúa đến rước em đó, em hảy an tâm ra đi đi!
Xiết chặt tay nhau, em hôn mê ngay lúc đó
3 giờ 15 sáng, Bác Sĩ Jacob bước vào nhà anh vẫn đọc kinh, trong khi ông chửa bệnh, Bác sĩ bảo
- Chú mở khí dung cho Cô Hồng thở
Trong khi Ông dùng kim châm cứu, nhưng em vẫn hôn mê
Bác Sĩ cùng anh liên tục đọc kinh Lòng Thương Xót Chúa cho đến 6 giờ 30 sáng Bác Sĩ ra về. Chỉ ở Nước Mỹ mới có vị Bác Sĩ Jacob vô cùng dể thương như thế, Gia đình chúng tôi xin tri ơn ông !
Anh đã biết em đi đâu về đâu !
Vì Vậy chuyện Cầu Siêu, Xin Lễ người ta bày ra để an lòng cho người sống ?!
Anh không Cầu Siêu, không xin lễ Nhà Thờ , đêm qua anh ngồi nhớ về em những điều phải và không phải đã hành xử với nhau, anh không ân hận điều nào cả trong hơn 10 năm yêu em, 28 năm kết nghĩa vợ chồng.
Duy nhất một điều làm anh buồn, vì nghèo và an phận nên đã không lo đầy đủ cho em và con.
Nhưng em đã được Ơn trên cùng bạn bè bù đấp rồi ! vậy nha em hảy phù hộ những người đã giúp đở và những bạn chưa có điều kiện giúp đở chúng ta, nhớ và phải thực hiện cho bằng được nha em !
Viết bài này món quà gởi đến em xem cho vui

Người bạn đời ngắn ngủi của em.

Cao Thệ



Xin chia sẻ cùng anh Cao Thệ, tuy muộn màng nhưng với tất cả lòng cảm thông ...
Thân kính
HH





Chỉnh sửa lại bởi Hoa Hạ - 18/Sep/2015 lúc 9:02am

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 18 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.270 seconds.