Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Thơ Văn | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn |
Chủ đề: TRUYỆN HAY CHỌN LỌC | |
<< phần trước Trang of 195 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 13/Apr/2022 lúc 2:27pm |
Tình yêu
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 13/Apr/2022 lúc 2:32pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 14/Apr/2022 lúc 9:18am |
HươngNó dắt em gái đến gốc cây dầu ở giữa con phố nhiều quán xá rồi xách thùng đi đánh giày. Sáng hôm ấy nó làm được ba người khách, lòng thấy vui lắm, có lẽ dễ sống hơn ở chỗ cũ. Nó nghĩ như thế và đang ngồi mơ màng bên gốc cây; bỗng một cú tát như trời giáng làm nó ngã chúi nhủi, nhìn lên thì thấy gương mặt lạnh lùng của một thằng côn đồ to con đang nhìn nó. – Ai cho mầy dám xâm nhập vào khu vực của tao? Thằng côn đồ quát. Nó im lặng, cũng không biết nói gì, nó lăn lộn vào đời từ nhỏ nên cũng biết đây là luật. Nó còn đang suy nghĩ thì thằng kia đá hộp đồ nghề của nó lăn lông lốc rồi nắm cổ áo nó kéo dậy, tay kia móc sạch những đồng tiền sáng nay nó kiếm được. Thằng côn đồ cười khoái trá: – Mới sáng mà mày kiếm được nhiêu đây hả? Giỏi đó nhóc! Bây giờ mầy muốn làm ăn ở đây thì phải chia tứ lục, bằng không thì biến! Nó gật đầu đồng ý, thế rồi từ đó mỗi ngày thằng kia đều đặn giám sát nó, hễ làm được đồng nào thì thằng kia lại lấy đi bốn phần. Nó uất ức lắm nhưng không làm gì được. Ban ngày đi đánh giày, tối hai anh em về dưới gầm cầu bên con kinh thúi hoắc ôm nhau ngủ. Ba nó bỏ đi lúc nào nó không biết, mẹ nó bỏ đi khi em gái biết chạy nhảy. Nó lần hồi vào đời kiếm sống và nuôi em gái, dù đói khát, dù khốn khó… nhưng nó thương em gái nó vô cùng. Nhiều khi giữa đêm khuya, con nhỏ kêu: – Anh Hai, có gì ăn không? Em đói quá! Nó ôm em gái mà nước mắt chảy dài: – Ráng ngủ đi em, sáng anh mua đồ cho em ăn. Nói vậy thôi chứ túi nó không có một xu lấy gì mua. Cũng vì thương em gái đói, có lần làm liều ăn cắp ổ bánh mì mà người ta đánh nó một trận nhớ đời. Cuộc đời sao mà cay nghiệt với nó quá, nhiều lúc sáng sớm thấy bọn trẻ cùng tuổi tung tăng đến trường, có đứa cha mẹ chở vào quán ăn mà còn nũng nịu không ăn, nó thấy thương mình, thương em gái. Có lần nó dắt em gái đi ngang một trường tiểu học, con bé bám vào song sắt nhìn những đứa trẻ đồng trang lứa đang tung tăng chơi trong sân, con bé cứ nhìn mãi, không chịu đi. Nó biết em gái thèm muốn được như những đứa bé trong sân trường, nhưng làm sao được? Ai cho nó cơ hội đây? Anh em nó là trẻ bụi đời, cơm ăn áo mặc còn chưa có, làm sao mà mơ cắp sách đến trường! Nó thương em gái. Nó dầu gì cũng được học hết lớp ba, trước khi bị quẳng ra đường. Trên cổng trường nó đọc thấy câu khẩu hiệu: “Trẻ con là tương lai của nước nhà! Chính phủ và xã hội hết lòng chăm sóc con em chúng ta!”. Nó không hiểu sâu nhưng cũng lõm bõm hiểu ý nghĩa nên lẩm bẩm: “Xạo tổ!”, rồi quyết liệt gỡ tay con bé khỏi song sắt và kéo nó đi thật nhanh mà trong lòng vừa buồn vừa thương em. Thời gian lừng lững trôi qua, nó đã mười lăm tuổi. Nó chẳng cần thời gian và cũng không quan tâm đến thời gian nhưng dòng thời gian vẫn đóng dấu lên cuộc đời nó. Chẳng mấy chốc, nó cũng đến tuổi dậy thì; mặc dù đói khát, mặc dù không nhà cửa, sống cù bất cù bơ ở gầm cầu; áo quần dơ dáy… nhưng vẫn không thể che phủ được khuôn mặt thanh tú của nó. Nhiều khách đưa giày cho nó đánh đều có cảm tình, thường cho thêm nó ít tiền, có lẽ không chỉ vì nó làm cẩn thận mà còn vì khuôn mặt dễ thương ấy, đặc biệt đôi mắt đen lay láy rất đẹp và lúc nào cũng như có khói sương phảng phất, trông rất sầu mà đẹp đến nao lòng. Một ngày, nó đang đánh giày chợt thấy thằng du côn ở đằng xa dở trò sàm sỡ em gái nó. Nó lập tức nhào đến húc thằng kia một cái ngã nhào, nó xông vào đánh túi bụi. Thằng kia quá bất ngờ nên cũng chưa kịp phản ứng gì. – Mầy muốn gì tao cũng chịu nhưng mầy đụng đến em gái tao là không được! Nó hét lên vừa thoi thêm mấy cái nữa mới thôi. Nhiều người hiếu kỳ đứng nhìn, thằng du côn quê độ quá: – Liệu hồn mầy, mầy chờ đi! Nói xong, nó hầm hầm bỏ đi. Mấy hôm nay nó thấy trong lòng có gì là lạ, con nhỏ bán trái cây dạo sao dạo này dễ thương quá. Nó thỉnh thoảng mua trái cóc, miếng xoài cho em gái ăn. Con nhỏ có khi còn tặng “khuyến mãi” cho em nó miếng khóm nữa. Một hôm nó lấy hết can đảm, hỏi: – Bồ tên gì? Con nhỏ cười cười: – Hỏi chi vậy? – Ðể biết tên. – Biết để làm gì? – Thì chỉ để biết chứ chẳng làm gì! Con nhỏ bỏ đi một quãng ngắn rồi quay lại, bỏ gọn lỏn: – Hương. Chỉ có vậy thôi mà nó sướng suốt cả ngày hôm đó. Bẵng mấy ngày con nhỏ đi qua mà hổng nói gì, đột nhiên một hôm nó nói: – Ông biết tên tui mà sao không cho người ta biết tên ông? – Người ta là ai? Nó ghẹo con nhỏ. – Người ta là người ta chứ còn ai nữa! Con nhỏ ngúng nguẩy. Bây giờ nó thật thà: – Lúc nhỏ, mẹ tui kêu tui là Hải, rồi mẹ tui bỏ đi, tui cũng không biết tên mình là gì nữa. – Buồn quá hén! Nhưng mẹ kêu là Hải thì là Hải chứ còn tên gì nữa. Nói xong con nhỏ bỏ đi. Nó ngẩn ngơ như vừa ra khỏi một giấc mơ. Cuộc sống bụi đời xù xì, gai góc… chưa bao giờ nó cảm nhận phút giây ngọt ngào và đẹp như hôm nay. Tháng ngày dần trôi qua, cây dầu đã mấy mùa thả trái bay quay tít trong không trung. Nó dần trưởng thành. Trong lòng nó nghĩ: “Không lẽ tuổi này mà còn đánh giày?”. Nghĩ vậy nhưng nó cũng chưa biết làm gì khác. Mùa mưa đến, những cơn mưa đến bất chợt rồi lại tạnh ráo. Nó có nhiều khách hơn vì họ đi làm mà giày dơ nên cần phải đánh lại. Nó làm tíu tít. Lòng nó vui vì có thêm chút tiền, nó ky cóp để dành, hy vọng sẽ kiếm một việc khác hợp hơn. Hôm nọ nó hỏi con nhỏ: – Hương, chiều nay bán xong ra gầm cầu chơi nhen? Con nhỏ không nói gì nhưng nhìn ánh mắt thì nó hiểu con nhỏ chịu lời. Chiều nó về gầm cầu sớm, chọn cái áo tươm tất nhất mặc vào. Nó không quên mua mấy chai xá xị, đậu phộng luộc và mấy con khô mực… chờ đãi Hương. Hoàng hôn đỏ rực trên phố, dưới gầm cầu mờ mờ tối, hai đứa ngồi bó gối nhìn ánh đèn vàng hắt bóng xuống con kinh. Cả hai im lặng hồi lâu. Nó bảo Hương uống xá xị đi, rồi xé khô mực cho Hương nhai. – Hương! Nó gọi. – Gì vậy? Hương hỏi lại. – Có bồ chưa? – Em nghèo quá, ai thèm thương mà có bồ! – Thì nghèo thương nghèo. – Hải muốn nói ai vậy? -Ừ, thì nói người ta đó mà. Hai đứa cứ nói cụt lủn, trổng lơ vậy nhưng trong những từ ngữ ấy lại ngầm chứa bao nhiêu là sự hồi hộp yêu thương, theo cái lẽ mà người ta nói: “Tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Nó thò tay cầm lấy bàn tay Hương, con nhỏ để yên. Nó mân mê bàn tay một hồi bất chợt kéo con nhỏ ngã vào lòng rồi hôn cái chụt. Con nhỏ chống đỡ yếu ớt nhưng hơi thở gấp gáp lắm rồi, bất chợt có tiếng kêu: – Anh Hai, tối mịt rồi, có gì cho em ăn không? Hai đứa buông ra. Ðứa em gái chơi ngoài chạy vào. Hương lấy khô mực đưa nó ăn và nói: – Ăn khô mực đi, lát nữa chị mua dĩa cơm sườn cho em nhen! Con bé gật đầu cười, cầm miếng khô mực chạy tuốt ra ngoài xóm nhà chồ chơi. Hai đứa lại ngồi im, giờ nó bạo dạn hơn rồi, nó ôm vai Hương. Hai đứa ngồi nhìn ra dòng kinh đen kịt, bốc mùi hôi nồng nặc. Nó hôn lên tóc Hương, mùi khét nắng cả ngày mưu sinh. Nó hôn lên cổ Hương, mùi đàn bà đầy quyến rũ cho dù cả ngày chưa tắm, cái mùi khơi dậy bản năng giống đực pha lẫn mùi chua của mồ hôi làm nó ngất ngây… Nó lần mò toan mở nút áo nhưng con nhỏ giữ lại. – Ðừng anh Hải, má đánh chết. Nó chống chế: – Má sao biết được? – Nhưng chưa được đâu. Hương kiên quyết không cho Hải quá đà. Hải cũng thôi, nó biết mình trong phút chốc hứng khởi quá nên mới vậy. Nó giả lả: – Ðừng giận tui nha Hương. Con nhỏ im lặng nhưng cầm bàn tay nó thật chặt. Lát sau, Hương nói: – Em về, hôm nào mình gặp sau. Hương đi rồi, nó nằm dưới gầm cầu mắt mở to, phút giây thần tiên trong đời nó. Nó đã hôn, lần đầu nó ngửi được mùi giống cái. Dòng kinh hôi thối không thể làm loãng cái mùi hương từ Hương. Cái mùi nồng nồng, ngái ngái, chua chua… Nó bất chợt mỉm cười rồi hét lớn: “Ây da… đã quá!”. Hình như nó đã yêu, trái tim nó biết rung động. Sống đời bụi bặm nhưng không làm cho cảm xúc nó chai lì. Từ ngày mẹ nó bỏ đi, đây là lần đầu tiên nó thấy mình sống như một con người! Nó đang mông lung tính toán, mơ mộng cho những ngày sắp tới… Mình sẽ tìm việc gì để làm đây? Mình sẽ nói thương Hương, mình sẽ nói với Hương về chuyện hai đứa… Bao nhiêu việc phải tính. Rồi nó chợt thiếp đi cho đến khi con em gái chạy về lay: – Anh Hai, em đói bụng quá nè! Nó vươn vai đứng dậy dắt em ra quán cơm bà Ba bên vỉa hè mua cho con bé dĩa cơm sườn. Nó tự nhủ trong lòng, hôm nay ngày vui của đời mình, mình thưởng cho em gái một chút hương, chút mật ngọt hiếm hoi giữa cuộc đời này. Nó còn lơ mơ thì tiếng bà Ba rổn rảng: – Chà, bữa nay bảnh quá nhen! Bộ mới vô mánh hả Hải? – Dạ, có gì đâu dì Ba! Lâu lâu thưởng cho em gái một bữa cơm ngon. Nó ngồi nhìn em gái ăn cơm mà lòng nghe sung sướng vô bờ.
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 15/Apr/2022 lúc 8:51am |
Xâu Chuỗi Da VoiHình minh họa 1. Sáng nay là tới ngày hẹn, tuần trước Tuấn hứa sáng sẽ ghé nhà thăm ba má tôi và ra mắt ông ngoại. Tôi thẹn thùng lí nhí báo tin với má, bà cười hiền không nói gì nhưng từ hai ba bữa trước đã đi chợ hơi sang, thoáng lắm. Tôi biết tánh má, đã sỡi lỡi mà lại cứ sợ người ta chê cười mình bỏn xẻn, không biết cách tiếp khách. Tuấn nói úp úp, mở mở là sẽ có món quà cho tôi và cả gia đình. Tôi không trông quà, tôi biết ý nghĩa của thành ngữ há miệng mắc quai nên từ trước tới giờ từ chối tất tần tật mọi biếu xén nầy, quà nọ của bất kỳ anh chàng nào. Tôi trông chờ từng phút vì ngại Tuấn mất điểm với các trưởng thượng trong nhà. Thành kiến ban đầu dễ để lại ấn tượng, tôi muốn ai tới nhà nầy cũng đều được ấn tượng tốt trước tiên. Đó là lẽ công bình. Thế mà! Anh cứ hẹn nhưng anh đừng đến nhé, để lòng buồn em dạo khắp quanh sân. (Hồ Dzếnh). Hẹn sáng mà quá trưa anh chàng vẫn chưa ló mặt. Cũng chẳng điện thoại để báo là mình đến trễ. Cha cằn nhằn là cái thằng coi bộ không biết điều chút nào. Hẹn với hò như thể cá trê chui ống. Tôi không đủ thời giờ để hiểu coi có sự tương quan nào giữa lời thề cá trê chui ống với hẹn đến nhưng mà đến trễ. Chỉ đi ra đi vô cố tình tỏ ra vẻ thiệt bình thường, cốt để ba và ông ngoại không coi đây là chuyện quan trọng. Má thì cứ binh anh ta chầm chập. Nào là: ‘Nó có chuyện gì đó quan trọng nên mới vậy’. Nào là: ‘Nó ngại điện thoại thì con lo nầy lo kia bâng quơ nên mới làm thinh’. Nào là: ‘Chắc có lý do gì đó…’. Bào chữa như là chàng rể quý đã được chấm điểm xong xuôi không bằng! Tôi thiệt tình không thích hẹn hứa kiểu nầy, nhứt là có dính dáng tới người trên kẻ trước. Phong cách kẻ cả, coi người khác không ra gì khiến anh chàng chẳng bận tâm giữ lời hứa về giờ giấc với cả người con gái mới quen! Tưởng cái mã hoàng thân đỏ và cái gọi là ‘đẳng cấp’ đại thiếu gia đè bẹp được lòng tự trọng của tôi chắc. Tôi ra vườn ngó lên cây ổi sai trái đương đong đưa những chùm bự xộn trắng xanh bóng lưởng thấy thèm nhiễu nước miếng. Thời gian qua mau, con người trong nháy mắt đã phải sống theo cái tuổi xã hội của mình, không còn được tùy theo bản tánh nữa. Mới bốn năm trước tôi còn xắn ống quần nhảy qua mương nước hay lận lưng quần để nhảy lò cò, mấy anh chàng lối xóm đứng xa xa trơ mắt ếch mà tôi chẳng lý gì, cứ việc nhảy, nhảy… Mới hai năm trước thôi tôi còn trèo lên cháng ba ngồi vắt vẻo trên đó cắn ăn ngon lành những trái ổi vừa chín tới. Bây giờ thì chỉ mới ngước mặt ngó lên cây đã bị má la chằng chằng, đành nuốt nước miếng, làm yểu điệu thục nữ lấy lồng mà hái như kiểu tiên nữ hái trăng! Má không biết rằng thưởng thức trái cây bình thường từ chợ mua về hay ai đó hái sẵn rửa sạch, chưng bày trên dĩa coi vậy không thú vị bằng thú được leo trèo, lựa chọn, bấm trái nầy, nghía trái kia, thỉnh thoảng với tay ra thiệt xa ngắt một trái ngon lành nhứt, chùi đại đùa sơ sài vô tay áo rồi cắn một miếng thiệt lớn, nhai nhồm nhoàm… Tôi cười một mình khi nghĩ tới ý nầy. Nhớ tới nhỏ Thu ưa xù xì với tôi về chuyện lựa bỏ phũ phàng mấy khách tình si của nó: ‘Tao thích lựa chọn, giống như bắt lên bỏ xuống mấy con gà, con vịt khi đi chợ, lúc đó mình thiệt thọ là chủ nhơn, là nữ hoàng. Ông gì thì ông, mình nói nô là họ tiu nghỉu cụp đuôi như con Cún bị rầy, rồi từ từ biến. Giàu cách mấy, đi xế hộp xịn cách mấy thấy không hợp là cho de không thương tiếc quá khứ…’. Nó thường tâm sự với tôi trong tiếng thở dài: ‘Tao sợ tụi mình rồi ra sẽ ế, dầu bây giờ lúc nào cũng có cả tá đón đưa. Mầy biết tại sao không? Đàn ông ở đây ngày nay sao mà mạt hạng, không rượu chè bóc hốt gà móng đỏ dài ngày tháng cũng đàng điếm lê lết ở các nhà nghỉ sang hèn với bò lạc đường, nai bơ vơ. Không hung dữ ác độc với người cô thế dưới quyền thì cũng ù lì, nhắm mắt sống chết mặc ai, chỉ biết vinh thân cho mình và cái gia đình nhỏ…’. Thấy tôi làm thinh suy nghĩ, thường nó chấm dứt bằng một câu nghe quá nhiều tới nhàm tai: ‘Mấy cha nội sống kiểu đó cần gắn thêm cái đuôi với cặp sừng là đủ bộ’. Tôi nghe mà ừ hử cho qua buổi. Nó khắt khe quá chăng? Thời buổi nầy cũng nên nương nhẹ chút, tiêu chuẩn quá thì ‘quy mã’ may ra mới gặp người vừa ý! Rồi Tuấn cũng tới, quá giờ cơm chút chút. Tóc tai bảnh bao, người thơm phức, áo quần và hơi thở hôi mùi thuốc lá. Tôi làm mặt tỉnh để coi anh chàng nói gì. Không có một lời xin lỗi. Chỉ đưa lý do là phải tranh đấu với hai ba khách xộp khác để thủ đắc được mấy món quà đặc biệt cho tôi. Và phải ghé chỗ thường chịu ơn nhờ vả để lấy hàng cho ông ngoại với ba má được chuồn từ Cam Bốt sang theo đường cửa khẩu Mộc Bài… Tôi chẳng cần hỏi quà gì cho tôi, chỉ nháy nhó nhắc anh ta xin lỗi ba bậc trưởng thượng trong nhà, họ đương ngó coi tình hình để đánh giá thí sinh. Má coi bộ cưng ứng viên nầy nên săn sái dọn cơm và rầy tôi nói lỗi phải gì cho thêm phần hình thức, lo cơm nước cho cậu ấy, trưa quá rồi, khách đói bụng…
2. Tuấn bước ra chỗ xe đậu, oang oang ra lịnh: - Mầy lấy mấy gói hàng mới nhận được ở cửa khẩu khi sáng đem ra đây tao. Sao mà rùa vậy không biết. Rùa như mầy thì cạp đất ăn là phải. Anh tài xế lật đật mở cốp sau lục lựa trong đám hàng lỉnh kỉnh những thứ chủ mình cần. - Mầy sao ngu tuyệt trần đời, đã nói là thứ mới được trao tay khi sáng chính mắt mầy thấy sao lại phải đi tìm. Hậu đậu thế! Mầy có tắt nhạc đi không? Làm việc mà mầy để nhạc thì chú tâm sao được!. Lục lọi, chất chồng rồi thì anh tài xế cũng khệ nệ mang vô lỉnh kỉnh những hộp nầy, hộp nọ gói trong những tờ giấy màu sang trọng đẹp mắt. Tuấn đủng đỉnh xách hai chai rượu đi theo sau. Con Cún thấy lùm xùm sủa vang, ba của Thảo phải nạt nó lui ra sau. Đứng dưới máy hiên, Thảo chứng kiến hết mọi chuyện. Cô day mặt như là không thấy gì khi Tuấn bước vô nhà, nháy mắt cho Tuấn đưa quà kính biếu ông ngoại trước tiên. Vậy mà anh chàng cũng lỡ bộ tới sát thiếu điều đụng cô rồi mới quay lại. Ba má mỗi người được hai gói. Thằng Cảnh em trai Thảo được hai chai rượu ngoại. Thảo không mở quà, Tuấn lí nhí nói: - Mua cho em chai nước hoa hảo hạng, thứ quý nhứt không đụng hàng và vài ba chai kem dưỡng da mà các siêu sao Nam Hàn thích sử dụng. Hàng chỉ nhập số rất ít theo yêu cầu vì giá hơi khủng… Cha mẹ ơi! Nghe mà bắt mệt. Tôi đâu ham hố gì những thứ đó. Tôi cần tấm tình chơn thật và cần con người có giá trị. Nếu hàng tặng quý giá thay thế được con người thì cuộc đời nầy đảo lộn hết giá trị, và đâu còn những mối tình trong sáng đáng ca ngợi nữa… Ông ngoại được hai xâu chuỗi da voi với một cái sừng tê giác. Cha Thảo được một chai lớn bự xộn rượu thuốc hảo hạng ngâm rắn mãng xà… Má Thảo có mấy hộp yến huyết, vài hộp vi cá Bắc Kinh và ba bốn hộp sữa ong chúa. Cả ba người nhận quà, mở quà theo phép lịch sự nhưng khi thấy vật được tặng thì không có bất kỳ ánh mắt thích thú ở một ai dầu là cái cười gượng gạo và lời cám ơn ngoại giao cần có. Thằng Cảnh vui nhứt. Nó rủ rê ‘ông thí sinh anh rể’ ra ngồi riêng để chén chú chén anh khai trương chai rượu mà nó nói là thứ hàng độc của đại gia không phải ai cũng có cơ hội thưởng thức. Được một chập, chừng hơi sừng sừng, Tuấn bưng ly rượu tới trước ông ngoại cúi chào lễ phép: ‘Thưa ông, cháu kính chúc ông sức khỏe và trường thọ’. Ông lão đưa tay bưng ly, cố gượng đứng dậy, ngước cao mặt lên trời: - Được vậy thì quý hóa. Mấy năm học tập trong rừng, sức khỏe tôi hao mòn gần tới cuối dốc. Bây giờ được như vầy cũng nhờ ơn Trời. Cám ơn cậu nhiều. Người đối diện hơi tiu nghỉu nhưng chuyển đề tài thiệt lẹ: - Cháu biết vậy nên chọn thứ cần cho ông. Sừng tê giác mài uống khi cảm thấy mệt sẽ điều hòa tim. Chuỗi hột da voi ngoài giá trị trang sức còn trừ được nhiều bịnh tật như cao máu, bổ thận, cường dương, ngăn ngừa ung thư… Ông ngoại chêm vô không cho đương sự nói hết ý: - Da voi thì cũng như da trâu, da bò thôi, chỉ có điều là voi lớn con nên da nó dầy hơn, làm sao mà trừ được nhiều bịnh nan y như vậy? Còn sừng tê giác nữa, bất quá như sừng trâu sừng bò thôi, cũng là sừng thú, cấu tạo cùng một chất… Tụi con buôn bày đặt bày điều lừa gạt người nhẹ dạ mà làm giàu thôi. Để chữa quê độ, Tuấn uống cạn ly của mình, xua tay phân bua, cười mơn: - Thiệt đó ông, nhiều người đã dùng rồi lên tiếng xác nhận hiệu nghiệm vô cùng đó ông. Bởi vậy chuỗi da voi bên Miến Điện bán đắt hàng lắm, cả trăm đô một chuỗi. Đem về đây tốn thêm tiền di chuyển, chung chi, bôi trơn và giao tiếp nầy nọ nên giá thành 8 tới 10 triệu. Dân chạy hàng đem về bao nhiêu cũng hết. Kỳ nào cũng cháy hàng. Toàn là ‘đại gia’ dùng thôi. Cháu có máu mặt nên giành mua được chỉ có mỗi bốn chuỗi cho gia đình Thảo, chẳng có vòng nào cho bố của cháu. Ông lão, ngồi xuống, hơi thở mạnh, trả lời nhẹ nhàng nhưng quyết liệt: - Thôi tôi không đeo thứ vòng tiên đó đâu. Giá trên trời! Tôi mà mua vòng đó thì không mang bị chín quai cũng bị chúng níu. Tuấn ngó sang Thảo cầu cứu vì anh thiệt sự không hiểu ông cụ nói gì. Thảo cứu bồ: - Ông nói vòng nầy mắc tiền quá, ông mua thì nghèo mạt rệp, nếu không đi ăn xin thì cũng mang nợ. Tuấn cười ruồi: - Dạ đâu có ông, cháu mua tặng ông, hai bác và Thảo… Ông biết không, muốn có da voi để làm vòng nầy, bọn săn voi sẽ đi từng nhóm năm, sáu tên với đầy đủ thức ăn, lặn lội trong rừng già cả tháng. Họ lần mò đến nơi thường có đàn voi đi qua, đứng xa xa rồi dùng súng bắn kim bơm thuốc độc nhắm vô chừng một, hai con là đủ cho chuyến. Thuốc thấm, con voi cũng đi được theo đàn nhưng dần dần chậm lại vì sự đau đớn càng lúc càng tăng, cả đàn thỉnh thoảng đứng lại chờ. Chừng ba bốn ngày thì nó mệt lã, rú lên những tiếng rú vang dội khắp cả khu rừng nghe thảm thiết lắm, cuối cùng ngã xuống chết. Đàn voi thương tiếc bạn, lẩn quẩn kế bên lấy vòi khều khều bạn chừng nửa ngày rồi cũng bỏ đi. Những người trong nhà mở tròn mắt, vảnh ngược tai. Người kể vẫn còn hào hứng: - Họ đợi đàn voi tới con chót đi khỏi mới tới bên con voi xấu số, lạn lấy lớp da sần sùi dầy cộm của voi, lạn được càng nhiều càng tốt, vì đem về là tiền nhưng da thì nặng mà đường rừng thì nhiêu khê. Có khi lại gặp cướp… Đem về họ rửa sạch, cắt ra từng sợi bằng ngón tay cái, sau đó cắt thành hình khối vuông như cục xí ngầu, rồi cho qua một quá trình tác dụng hóa học ít người biết, xong cắt đẽo thành những viên đạn lớn nhỏ tùy theo nhu cầu. Giai đoạn sau cùng là đánh bóng để thành ra những viên có màu huyết dụ, rồi kết thành các chuỗi hạt để người mua đeo vô cườm tay, trị bịnh… Thấy cả nhà trầm ngâm sau câu chuyện kể hào hứng của mình, Tuấn tiếp, chửa lữa: - Để có được những thứ thuốc tiên kia, một số con vật bị chết oan. Nhưng mà ông bà mình đã nói vật dưỡng nhơn, trời đất sanh ra thú vật là để nuôi sống con người. Cả nhà im lặng thêm chừng năm mười phút nữa. Thảo biết rằng họ không muốn phát pháo mở đầu một cuộc tranh luận sẽ không có điểm kết thúc nên ngậm miệng làm thinh. Cảnh ngồi hơi xa, hỏi vọng tới để phá tan bầu không khí nặng nề: - Giết voi để lấy da, họ có lấy ngà không? - Sao lại không? Bịnh sao bỏ! Họ dùng cưa máy, cưa cặp ngà, họ tranh nhau vặt lông đuôi bỏ vô túi. Cô gái độc nhứt trong nhà bụm miệng hỏi qua kẽ tay: - Để làm gì vậy? - Lông đuôi voi kết thành nhẫn đeo tay trừ tà ma và đem lại điều hên cho người đeo! Bỏ theo trong bóp cũng có tác dụng tốt tương tợ. - Tuấn vừa nói vừa đưa tay ra túi sau như lấy bóp trình làng. Ba của Thảo bây giờ mới lên tiếng đồng thời với cái xua tay: - Thôi khỏi cần chứng minh! Bày đặt! Bày đặt lòi đuôi! Tụi con buôn đặt điều xạo rồi tuyên truyền cho người nhẹ dạ tưởng thiệt. Cuối cùng không chỉ là voi mà cả hùm beo, tê giác, heo rừng, gấu, yến, dơi, rắn rùa, ba ba, cá voi, cá mập… đều bị chết do lòng tham lam và ham sống của con người. Thữ nghĩ nếu mấy con thú đó có khả năng đem tới cái hên cho người, thân thể nó đem lại sức khỏe cho con người thì chúng đã là thần, chúng sống dai, có đâu bị loài người giết hại tới gần tuyệt chủng…’ Anh chàng Tuấn chống chế trong tuyệt vọng: - Thiệt mà bác, cả bao nhiêu nước ở Á châu nầy đều tin chuyện đó. Người Trung thì càng tin nhiều hơn. Bao nhiêu chuỗi, bao nhiêu sừng tê giác, cả tấn yến huyết, vi cá… đem về đều hết… Má của Thảo nói với con gái: - Má không đeo vòng da voi đâu! Chịu! Nghe kể mà thương bầy voi, thương mấy con nầy con kia quá. Mình muốn tốt, muốn sống sung sướng mà giết hại chúng nó thì là quá tàn nhẫn… Ngừng một chút, như để lấy lòng người tặng quà, bà tiếp: - Có lẽ má dùng yến huyết, nghe nói đó là thứ bổ hảo hạng. Với lại đó là nước miếng của chim yến, lấy tổ của nó người ta chẳng cần phải sát sinh như các trường hợp khác. Người chồng lên tiếng bác ý kiến vợ: - Bà nói vậy mà nghe được! Bà biết không, tổ yến làm bằng nước miếng của yến với lông của nó. Lấy tổ nó thì nó phải khạc nước miếng ra, nhổ lông mình để làm tổ khác. Khạc hoài thì nó chảy máu cổ, rồi có thể rũ ra chết… Nghĩa là ăn tổ yến cũng là giết yến. Một cách sát sinh…. Mà nói cho bà nghe nha: Yến huyết chẳng có nhiều đâu, bọn con buôn bỏ phẩm màu làm như máu yến đó. Yến nhỏ hí, có bao nhiêu máu mà họ bán đầy trời yến huyết từ nước nầy qua nước khác. Thấy bạn bị đì quá, Thảo kêu em cứu bồ, kéo bạn mình trở lại bàn nhậu hai người bỏ dở nãy giờ. Những tiếng vô … vô điếc tai thỉnh thoảng lại vang lên. Mỗi lần nghe Thảo đều nhăn mặt. Tuy không chú ý nghe đề tài họ trao đổi, thỉnh thoảng cả nhà đều nghe Tuấn và Cảnh nói nầy nọ, nào là xả lũ đúng quy trình, nào là ngập lụt xứ nào chẳng có, nào là ở Phi châu, ở Trung Quốc họ còn tham nhũng gấp mười, ở Mexico chánh quyền giết cả mấy ngàn người để bịt miệng…. Những ánh mắt thất vọng được trao đổi nhanh, thầm lén… 3. Sau khi Tuấn ra về chừng cả tiếng đồng hồ, gia đình nhỏ chúng tôi năm người mới trở lại bình thường. Ba lên tiếng trước tiên: - Cái thằng ma lồi nầy tao coi bộ không được. - Ngó thẳng vô mặt tôi ba tiếp - Bây giao thiệp với nó thì coi chừng. Thứ đội trên đạp dưới. Thứ ăn tươi nuốt sống con nầy, vật kia để bổ máu, cường dương thì sau nầy bây bị nó nhai xương cái rột khỏi cần chặt khúc nấu nhừ. Tôi xụ mặt bỏ xuống nhà dưới nhưng đã quyết định rút lui từ cả giờ trước. Lấy anh ta thì tôi phải làm thêm nhiệm vụ giúp anh chống lại lòng ích kỷ của anh. Con người mà! Chống lại lòng ích kỷ của mình đã khó, làm sao tôi có thể cưu mang thêm một nhiệm vụ nữa? Lấy anh ta là tự nhiên tôi đeo cái vòng kim cô trách nhiệm hòa hợp giữa con người chỉ biết mình của anh với lòng nhân từ đạo đức bình thường của gia đình tôi. Trời Phật ơi, mới nghĩ tới tôi đã thấy ngộp. Ông ngoại chậm rãi hơn: - Tao không khuyên đừng, cũng không khuyến khích. Tao chỉ nhận xét là thằng nầy mê muội lắm. Ỷ có tiền, nó xài vung tay. Nghe ai thuốc nước món nào quí, món nào bổ là nhào vô. Mà mấy món sừng tê giác, chuỗi da voi, yến huyết thì nói thiệt mà nghe, cũng như đông trùng hạ thảo, cũng như sữa ong chúa hay tế bào gốc chỉ là đồ xạo. Tin họ thì hết tiền, thì tật mang, thì bị dán cái bảng NGU to tổ chảng trên trán… Mà nghe nó kể chuyện giết voi, săn tê giác với phương châm vật dưỡng nhơn sao tao thấy tiếc điểm với nó quá! - Ông cười lớn, vui tới bắt ho, nói trong từng tiếng ho đứt khoảng - Tao.. tao…tao cho …dưới … dưới …điểm loại… Cả nhà cười ồ. Cảnh đứng dậy cái rột, tới trước mặt ông ngoại, đỏ mặt giơ lên chai rượu còn nguyên và cái nón bảo hiểm của dân đi mô tô ở Mỹ: - Ông ngoại ghét anh ta thì nói vậy, chớ riêng con thì con chấm đậu. Anh Tuấn cho con rượu đã đành. Anh ta còn hào sảng tặng con cái nón nầy. Mua bên nầy làm sao có? Thấy đẹp con khen là anh ta phóng tay cho ngay mà còn kể về thành tích tại sao có cái nón đó. Má vừa dọn dẹp vừa nói: - Đâu con kể thành tích nó coi được không! - Anh Tuấn khôn lanh lắm. - Đã biểu kể mà ở đó kà kê dê ngỗng hoài. Anh Tuấn, anh Tuấn hoài, thấy bắt mệt. Kể lẹ đi để má còn dọn dẹp nhà cửa. Cảnh lấy cái nón bảo hiểm, giơ lên cao lần nữa: - Nón nầy do hãng Davidson Motor bên Đức sản xuất cho người đi mô tô. Vậy cho nên rất chắc, té mạnh mấy cũng không bể. Một bữa kia ảnh thấy ông Việt kiều nọ chạy xe máy, đội nón nầy. Anh rà theo, tới chừng ông ta đi gửi xe, gửi luôn cái nón thì anh vô thương lượng với tên giữ xe kêu nó bán cái nón với giá bốn triệu, dặn nó sau đó nói với ông Việt Kiều rằng chỗ gửi xe không chịu trách nhiệm nón áo… cho nên mất rồi. Việt kiều lớ ngớ bực bội lầu bầu một lúc rồi thì cũng bỏ đi chớ làm gì ai. Cả nhà coi anh ta khôn lanh quyền biến không? Má nói sau cái chép miệng: - Khôn lanh kiểu đó sao tao ớn tới cần cổ. Chỉ có mình mầy thích vì ‘còn nó còn những món quà cho mầy, hết nó thì mầy bơ mỏ’. Cho nên mầy xắn tay áo bảo vệ bất kể trật trúng.
4. Tôi bỏ ra vườn. Trên nhánh ổi cao hai con chim chìa vôi nhảy qua lại thiệt là thanh bình trong khi lòng tôi lăn tăn gợn sóng. Hình như từ đây tôi sẽ không được như chúng một thời gian dài. Cuộc chia tay nào chẳng có lý do hữu lý. Nhưng chắc chắn đoạn cuối cuộc tình nào cũng phảng phất một chút u buồn dầu mình là người quyết định chấm dứt. Không thể nói nô dễ dàng như nhỏ Thu nhưng tôi sẽ nói. Anh chàng Tuấn nầy mánh mung và máu lạnh. Tai tiếng như âm thanh xì xào của bụi tre làng làm sao chặn được? Như phấn hoa gió thổi bay tràn lan trong không khí, tay nào chụp bắt cho hết? Rồi cả nhà sẽ gánh nhuốc lây… Ngày mai tôi sẽ đổi số điện thoại. Và sẽ chẳng bao giờ mở gói quà vừa nhận khi nãy. Ngoài kia dòng sông Cổ Chiên chạy qua chợ Bãi Vàng vẫn lặng lẽ trôi. Những con đò xuôi ngược đầy người trên đường ra chợ hay trên đường từ chợ về, thỉnh thoảng con đò máy Bãi Vàng - Hòa Minh ghé bến trước nhà đổ xuống từng đoàn người cười cười, nói nói. Có ai biết được tâm tình của tôi! Buồn ơi chào mi! Ta thả mi xuống dòng nước, hãy trôi ra cửa biển tới tận ngoài Cồn Ngao nha, xa hơn nữa càng tốt, như những ngày thơ ấu ta thả thuyền giấy xuống con sông tuổi thơ nầy và van vái nó trôi ra thật xa, biền biệt…. Victorville, CA, Oct., 2017 (Tháng 10 nhớ lại tháng 10 sống ở Trà Vinh 1978 lo chuyện đi xa.) Nguyễn Văn Sâm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 16/Apr/2022 lúc 12:27pm |
Bần Và Mận Bần là một loại cây ngập mặn, có thể cao đến 20 thước và đường kính đến 5 tấc. Bần mọc trên các bãi bùn, thủy triều lên xuống, nước lớn nước ròng. Cây bần làm củi bán cho lò đường. Trái bần hái về cho má nấu canh chua. Rễ dùng làm nút chai, gọi là “*** bần”. Hồi nhỏ, tui thấy ở hai đầu cù lao Rồng, ngang thị xã Mỹ Tho bần nhiều lắm. Mấy lần đi chơi với em yêu, lúc còn mèo chuột, tui kêu em ghé xuồng vô, hái bần chín, chấm muối ớt ăn chơi. Em lè lưỡi. Cắm đầu vô, ong bần nó quánh hai đứa mình thấy mẹ. Còn mận Trung Lương có mận hồng đào sọc, hồng đào đá (Bắc gọi là roi). Mận Hồng Ðào trồng nhiều nhất ở miệt Ðạo Thạnh, Trung An, gần bến đò Nhà Thiếc, ngã ba Trung Lương, cách chợ Mỹ Tho chừng 5 cây số. Mận hồng đào sọc thì trái tròn, có sọc trắng hồng chạy dài từ cuống đến đít trái mận. Rỗng ruột. Mận hồng đào đá cứng nên gọi là đá, da hồng. Cả hai loại mận này ăn đều giòn, ngọt, không chua. Lấy tay tách trái mận ra làm hai, chấm nước mắm đường có vài lát ớt sừng trâu cay cay nhai rốp rốp thì ngon bá chấy bù chét. o O o Tại sao ngang xương mà tui lại nhắc tới cây bần và trái mận quê mình chi vậy? Chẳng qua tui vốn thiệt tên Bần và em yêu của tui tên Mận. Tên hai vợ chồng tui dẫu có vẻ quê mùa như vậy nhưng cũng ướt đẫm dầm dề văn học lắm đó nhe. Nhớ mùa Hè đỏ lửa, năm 1972, đi lính ra trường, tui chọn về Mỹ Tho để gần nguyên quán. Tiểu khu Ðịnh Tường kêu tui về đại đội 402 ông Ðịa (Phương Quân) biệt lập, thuộc Chi khu Sầm Giang, đóng tại xã Vĩnh Kim. Ðại đội tui hay lội qua Hốc Ðùn, từ ngã ba Trung Lương nhìn qua sông Bảo Ðịnh để bảo vệ Quốc lộ 4. Mà nói tới Trung Lương có thể bà con cả miền Nam mình ai cũng đều biết mận Trung Lương. Dà, em yêu của tui được tía em đặt tên là Mận là vậy đó. Sau nầy, em thường hay càm ràm sao tía em đặt tên em là Mận? Nó quê mùa quá đỗi. Mận Hồng Ðào thì bỏ chữ mận đi, lấy Hồng Ðào đặt tên cho em. Biết đâu chừng em nổi tiếng không thua gì diễn viên Hồng Ðào bên Mỹ đâu nhe. Tên Mận, quê mình, mà chê cái gì chớ! Như anh, nhà ở đầu cù lao Rồng, nên tía anh đặt tên Bần. Anh rất thích em tên Mận. Tại vì Mận nó ngon. Cắn nó đã chớ sao! Mận Hồng Ðào có màu da hồng nhạt, có sọc dưa giống da em nè. Mận hình tròn, có nhiều trái bề ngang lại lớn hơn cả bề dài. Giống tướng em nè! Ôi nhớ tình xưa, một thời dắt lính lội ngang nhà em. Sao nghe đứa nào hát ru con thiệt là mùi, như nhắn gởi với tay chuẩn úy sữa mới ra trường vầy cà? “Ầu ơ… bánh canh trắng, cọng vắn cọng dài. Bánh tằm xe, cọng dài cọng vắn Xứ Mỹ Tho gạo trắng nước trong Gái Mỹ Tho tuy dang nắng. (Mà) má vẫn hồng như điểm phấn tô son. Anh ơi, muốn chơi hoa thì kiếm gái Sài Gòn. Còn (như) muốn tìm người vợ hiền dâu thảo Thì anh hãy xuống miệt vườn Trung Lương…” Ngó vô nhà thấy có một đứa còn kẹp tóc, ngồi đưa võng ru con. Thằng “tà lọt” bỏ nhỏ: “Ông Thầy, con Mận ru em nó đó. Không phải ru con đâu. Nó chưa chồng. Em tính xáp vô mà nó chê em dốt. Tía Mận làm hương sư, là thầy giáo làng đó. Con gái khoái quan chê lính. Chắc nó chịu đèn ông Thầy rồi. Ủi tới đi ông Thầy. Chắc ăn như ăn Mận. Em de ra nhường cho ông Thầy ủi vô. Hu hu! Ðể em dắt ông Thầy đi mua mận. Xong, ông Thầy kiếm cớ ngồi đàm đạo, tụi em rút ra ngoài canh chừng Việt Cộng”. Nghe xúi bậy, tui cũng khoái; bèn y như kế mà làm. Em Mận hái cho thằng đệ tử của tui một giỏ mận đầy nhóc; nó vác ra vườn ngồi chung với mấy đứa khác, ăn mận chấm nước mắm đường có giằm ớt hiểm. Miệng nhai nghe rốp rốp. Còn trong nhà, tui và em Mận đàm luận chuyện văn chương. Hi hi! Mới quen, tình lính tính liền… đâu có tiện hè. Tui mới ướm em vầy: “Chim buồn tình, chim bay về núi. Cá buồn tình, cá lủi xuống sông. Anh buồn tình, anh dạo chốn non bồng. Dạo miền sơn cước, xuống chốn ruộng đồng mới gặp em” Thưa bà con, con trai yêu bằng con mắt. Con gái yêu bằng cái lỗ tai. Em Mận cũng không là ngoại lệ. Nghe tui tán có kinh có kệ… nên em có vẻ chịu đèn. Nên Mận “nổ” lại rằng: “Sông Cửu Long chín cửa, hai dòng. Người thương em vô số, nhưng chỉ một lòng với anh” Tình đang nồng thắm được vài tháng thì sập tiệm. Lúc đó tui đang đóng đồn ở xã Hữu Ðạo, quận Long Ðịnh. Ðại đội tui hổng chịu đầu hàng (vì hồi đó tới giờ chưa làm bao giờ nên hổng biết). Cho dù Dương Văn Minh đã lên Ðài phát thanh Sài Gòn kêu buông súng để bàn giao. Buông súng nó bắn mình sao? Tụi du kích địa phương nói đại đội của tui ngoan cố. Nên lính thì nó thả hết cho về; còn có hai thằng sĩ quan là tui với một tay chuẩn úy đàn anh làm đại đội trưởng, tụi nó dắt tuốt vô trong bưng nhốt để cải tạo. Ba tháng sau mới thả tui về lại Mỹ Tho. Tui buồn như dế kêu vì thua tụi nó. Tủi thân phận mình, tui hổng muốn gặp lại người nào nữa kể cả Mận. Xưa mình là quan. Giờ là tù mới về. Thì nhận được thơ Mận viết vầy: “Cúc mọc dưới sông sông kêu rằng cúc thủy. Sài Gòn xa, chợ Mỹ không xa. Gởi thơ thăm hết mọi nhà. Trước thăm phụ mẫu sau là thăm anh” Tui vẫn còn biết Mận tưởng tới tình tui; nhưng nghĩ phận mình giờ trụi lủi, tương lai không còn gì nữa; nên tui tính gài số de. Vì ủi tới người ta, nhứt là tía má em không chịu gả thì tội nghiệp cho mặt mũi tía má tui! Giờ thời thế đã đổi thay, ông xuống làm thằng; thằng lại lên ông. Nên tui thoái thác là: “Sông kia bên lở bên bồi. Một con cá lội mấy người buông câu” Nhưng em vẫn ngoan cố tình ta: “Phượng hoàng đậu nhánh vông nem Phải dè năm ngoái (anh) cưới em cho rồi” Nhưng giờ cũng chưa có muộn nếu Bần muốn. Cứ dắt tía má Bần xuống nói một tiếng cho phải lễ. Phần còn lại để Mận lo. Thôi thì Mận không tham phú phụ bần… thì Bần sẽ lấn tới vậy. Ngày coi mắt, bà con chòm xóm của Mận đông như ruồi. Trong đó có một thằng Hai Mít (hồi trước trốn lính) giờ được làm chủ tịch Hội nông dân Xã, ra vẻ hương chức, hội tề của cách mạng. Chắc thằng Hai Mít nầy cũng thèm ăn Mận của tui, nên nó cà khịa với tui rằng: “Nghe nói chuẩn úy Bần là người có ăn học. Tui là nông dân, làm ruộng nên ít học (làm ruộng, đâu phải ai cũng ít học đâu. Tại thằng Hai Mít nầy nó làm biếng học). Tui, tức thằng Hai Mít xin ra câu đối như vầy: “Sóng vỗ c… bần run bây bẩy” Ý thằng Hai Mít muốn cười cái tên Bần của tui, lúc phải tuân lịnh Dương Văn Minh đầu hàng mà sợ đến run bây bẩy. Hai Mít cố tình làm nhục tui, làm nhục sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa trước mặt Mận và bà con quyến thuộc của em đó mà. Tui giận xanh râu luôn, bèn đối chan chát lại rằng: “Sóng vỗ c… bần run bây bẩy Gió đưa d… mít giẫy tê tê” Bà con cô bác ai nấy cũng tấm tắc khen hay. Làm thằng Hai Mít quê quá, mặt xám lại rồi chuyển sang xanh chành như đít nhái vì sợ chữ của tui. Chưa kịp làm đám cưới thì tía má tui kiếm được đường dây vượt biên. Tui hẹn Mận ra bến nước rồi cả hai xuống “taxi” ra thuyền lớn, dông luôn. Bốn mươi lăm năm tình lận đận cùng Mận (Trung Lương)! Tháng Tư đen lại về. “Lạc loài cách bến xa sông. Gió Thu hiu hắt chạnh lòng cố hương”. Tui nhớ tới câu đối ngày xưa, ngồi phè, nhâm nhi ly rượu whiskey, tui cười khè khè! Ai bảo là những chữ dùng nghe không được thanh tao là không có tánh văn chương đâu nè? ĐXT https://baotreonline.com Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Apr/2022 lúc 12:36pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 27/Jul/2022 lúc 4:01pm |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 28/Jul/2022 lúc 9:55am |
Người lính trở vềNhững ngày này, cả nước Mỹ đang bước vào mùa lễ “Memorial Day” để tưởng niệm những người con thân yêu của mình đã cống hiến trong các cuộc chiến tranh. Họ phần lớn là vô danh, không ai biết tên tuổi của họ, nhưng họ đã hy sinh cả thanh xuân của đời mình cho an vui chung của mọi người. Ngay cả những người lính đã trở về, cũng vẫn có tấm lòng hy sinh cao cả … Như trong câu chuyện sau đây, mời các bạn cùng chia sẻ. NS Gia đình tôi có một giai thoại mà cha tôi thường hay kể cho chúng tôi nghe. Ðó là câu chuyện về bà nội tôi. Năm 1949, cha tôi trở về nhà sau chiến tranh. Trên mọi nẻo đường khắp nước Mỹ, bạn có thể thấy những người lính đang xin đi nhờ xe để trở về với gia đình mình. Chuyện đó đã trở thành chuyện bình thường ở Mỹ lúc bấy giờ. Không may là, niềm vui sướng được trở về đoàn tụ với gia đình của cha tôi nhanh chóng lụi tàn. Bà nội tôi bị bệnh rất nặng phải đưa vào bệnh viện. Thận của bà có vấn đề. Bác sĩ nói, bà phải được truyền máu ngay nếu không sẽ không qua khỏi đêm nay. Vấn đề là ở chỗ, máu của bà nội thuộc nhóm AB, một loại máu cho đến ngày nay vẫn còn rất hiếm chứ đừng nói gì đến thời đó, cái thời mà chưa có các ngân hàng máu hay các chuyến bay phục vụ cho công tác y tế. Tất cả mọi người trong gia đình đều đến làm xét nghiệm, nhưng chẳng ai có nhóm máu giống bà. Không còn hy vọng gì nữa, bà nội đang hấp hối. Cha tôi rời bệnh viện mà nước mắt ròng ròng. Ông phải đi đón mọi người trong gia đình đến để nói lời chia tay với bà nội. Ðang đi trên đường, cha tôi gặp một người lính đang vẫy tay xin đi quá giang về nhà. Ðang buồn như thế, cha tôi chẳng còn tâm trí đâu mà đi giúp người khác. Nhưng, dường như có một sức mạnh nào đó khiến ông dừng xe lại cho người lạ mặt đó bước lên xe. Trong lúc tâm trạng rối bời, cha cũng chẳng buồn hỏi xem người lính đó tên là gì, nhưng khi vừa lên xe ông ta đã nhìn thấy những giọt nước mắt của cha và hỏi xem chuyện gì đã xảy ra. Qua dòng nước mắt, cha tôi kể cho người đàn ông xa lạ nghe chuyện mẹ mình đang nằm chờ chết trong bệnh viện vì bác sĩ không thể nào tìm ra người có nhóm máu AB – giống như bà. Và nếu họ không tìm được trước đêm nay, bà chắc chắn sẽ chết. Không khí trong xe chợt chùng xuống. Rồi người lính xa lạ đưa tay mình cho cha tôi, lòng bàn tay xòe ra. Nằm gọn trong lòng bàn tay ông là một chiếc thẻ bài ông vừa tháo trên cổ mình xuống, trên đó ghi: nhóm máu AB. Rồi người lính nọ bảo cha tôi quành xe trở lại, đưa ông đến bệnh viện. NS (theo Chicken Soup for the Soul) Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 28/Jul/2022 lúc 10:38am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 29/Jul/2022 lúc 11:46am |
Đêm trong bệnh viện với người lính về từ chiến trường“Chiều năm xưa. đi trên đường quê hương thấy lòng mình bát ngát thương yêu người thương yêu đời và muốn làm thi sĩ chia sẻ bát cơm cho trẻ mồ côi chuyện trò cùng người tuyệt vọng đắp bài thơ trên những phận người” Vâng. Người thi sĩ viết những câu thơ trên khi hãy còn rất trẻ, lòng còn trong trắng, hồn nhiên. Nghĩa là đầy lý tưởng. Bây giờ, tuổi thanh xuân đã qua lâu rồi, mắt vương bụi đời, liệu người thi sĩ ấy còn giữ được tấm lòng thương yêu người thương yêu đời như ngày xưa. Mà tình yêu nhân loại không thể chỉ là một ý nghĩ trừu tượng. Yêu nhân loại phải là yêu từng con người cụ thể. Làm sao ta có thể ôm vào lòng một em bé lạc mẹ đứng khóc trên đường phố. Hay nắm lấy bàn tay an ủi một người vừa mất đi mái nhà và những người thân yêu trong cơn bão. Hoặc mang những phần ăn đến cho người homeless trong đêm mùa đông tuyết rơi. Và như người lính Thủy Quân Lục Chiến trẻ tuổi sau đây trong một đêm ở bệnh viện đèn mờ… NS “Ðây, con trai của ông đây!” Người nữ điều dưỡng nói với ông già đang nằm trên giường bệnh. Cô phải lặp đi lặp lại câu nói nhiều lần ông già mới mở mắt. Thật ra, sau một cơn suy tim nặng hồi đêm qua, giờ đây ông chỉ thấy mờ mờ hình dáng người thanh niên trong bộ quân phục Thủy Quân Lục Chiến đang đứng cạnh giường ông. Và rồi ông đưa bàn tay khô héo ra cho chàng thanh niên nắm lấy. Những ngón tay thô cứng vụng về của anh siết nhè nhẹ cổ tay khẳng khiu của ông già. Cô nữ điều dưỡng đem một cái ghế tới đặt cạnh giường và người lính trẻ ngồi xuống đó. Suốt đêm, người lính Thủy Quân Lục Chiến vẫn ngồi thức trong khu bệnh viện đèn mờ, tay anh nắm lấy tay người bệnh và anh nói những lời an ủi bên tai ông. Ông già vẫn nằm im không nói gì, bàn tay chỉ bóp nhẹ tay người thanh niên. Trong khi đó, người lính trẻ hầu như không để ý gì tới âm thanh của bình dưỡng khí bên cạnh, cả tiếng rên của những người bệnh khác và tiếng bước chân lạt sạt của nhân viên bệnh viện vào ra, anh ngồi yên canh thức bên cạnh giường người bệnh. Nhiều lần người nữ điều dưỡng đi thăm bệnh nhân ghé qua vẫn thấy người thanh niên ngồi đó, nói những lời thật dịu dàng với người bệnh đang mê man. Có lúc cô đến gần nhắc anh ta hãy tạm đi nghỉ một lúc nhưng anh ta vẫn không rời ghế.
Thắm Nguyễn Trời vừa hừng sáng thì bệnh nhân lìa đời. Người lính Thủy Quân Lục Chiến nhẹ nhàng đặt cánh tay giá lạnh của ông già xuống giường rồi đứng lên đi tìm người nữ điều dưỡng. Và trong lúc cô bận đưa ông già đi và thực hiện vài thủ tục cần thiết, anh kiên nhẫn chờ. Rồi cô trở lại và ngỏ lời chia buồn với anh. Ngạc nhiên, anh ngắt lời cô: – “Thưa cô, cô nói gì vậy? Tôi đâu phải là người để cô chia buồn.” Cô nữ điều dưỡng giật mình: – Ông ấy là cha của anh mà! – Không, không phải, người lính trẻ nói. Tôi chưa bao giờ gặp ông ấy trong đời. – Thế sao anh không nói gì cả khi tôi đưa anh vào gặp ông ấy? – Tôi đã biết là có một sự nhầm lẫn nào đó khi người ta khẩn cấp cho tôi nghỉ phép về nhà. Sự thật là tôi và con trai ruột ông ấy trùng tên, lại ở cùng thành phố và có số quân tương tự như nhau. Chẳng qua vì một sự nhầm lẫn mà họ cho tôi về. Người lính trẻ giải thích. Và anh nói thêm: Nhưng tôi biết chắc một điều ông ấy rất cần người con trai mà anh ấy thì lại không có mặt bên cạnh ông lúc lâm chung. Tôi cũng biết lúc ấy ông đã quá yếu không còn nhận ra tôi có đúng là con trai ông không. Và khi tôi hiểu rằng ông cần một ai đó bên giường bệnh trước lúc ra đi, tôi liền quyết định ở lại với ông. NS |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 01/Aug/2022 lúc 8:49am |
Thằng Cu Đen
Lối xóm xa gần kể lại, người mẹ trẻ nửa đêm trốn khỏi nhà bà mụ Xuân và bỏ lại đứa nhỏ còn đỏ hỏn. Không một ai muốn mang về nuôi dưỡng, không phải vì ngại ngần món tiền phí tổn sanh đẻ phải thanh toán cho bà mụ vườn mà vì thằng bé có nước da đen thui mang hai dòng máu Việt-Mỹ. Mặc cho lời hăm he từ con của cha mẹ, mặc cho thiên hạ dèm pha tiếng chì tiếng bấc, chị Gái vẫn muốn đưa thằng bé về nhà chăm sóc : “đen trắng gì cũng nuôi hết” ! Thằng bé sanh thiếu tháng nhưng mập mạp cùi cụi, được chị Gái mang về và đặt nằm trong cái nia. Bà con lối xóm, kẻ gạo, người tiền ít nhiều giúp đỡ người mẹ trẻ nghèo khó nhưng giàu lòng thiện tâm. Mấy anh lính GI, lính Cộng Hòa đi ngang qua cũng dúi vào tay chị bánh quà, tiền nong để mua thêm chút sữa nuôi thằng Cu Đen mau lớn. Chị đặt tên nó là Quí, con của người ta vứt bỏ nhưng được chị đem về nuôi và quý yêu như ngọc, như vàng. Ít lâu sau, chị mang về thêm một đứa bé gái nhỏ nhắn mà mẹ cha sớm qua đời vì cơn lũ lụt. Mười năm thấm thoát thoi đưa, hai đứa nhỏ lớn lên trong sự nâng niu, chăm sóc của người mẹ hiền hòa, bao dung. Hai đứa được gửi tới trường học hành như các bạn cùng trang lứa trong xóm. Thằng Cu Đen tánh tình hiếu động hay nghịch phá làng trên, xóm dưới. Đứa con gái dễ thương, ngoan hiền đỡ đần sớm tối mấy công việc lặt vặt trong nhà. Một ngày kia, Cu Đen chẳng may bị tai nạn xe cộ khó bề chạy chữa. Đất miền Trung khô cằn sỏi đá, người dân cơ cực quanh năm và hoàn cảnh thiếu trước hụt sau không thể tiếp tục chăm sóc con trai đến nơi đến chốn, chị Gái phải đau lòng đem nó giao cho các ma soeur trên tỉnh. Buổi chia tay bịn rịn người đi kẻ ở, chị nói khẽ vào tai con : – Con ở đây để con được chăm sóc và ăn học tốt hơn. Con ráng ngoan ngoãn nghe lời các soeur cho mạ vui lòng nha ! Trong màn nước mắt, Cu Đen thốt lên : – Mạ ráng nuôi em, đừng đem em cho người ta nhe ! Chiến sự chao đảo, ngôi nhà của các ma soeur cũng kịp theo chân đoàn người di tản một sáng mùa xuân năm 1975. Nửa thế kỷ ngót nghét trôi xa. Nhờ vào sự phát triển của hệ thống internet toàn cầu và nhịp cầu kết nối tìm người thân, Cu Đen từ đất Mỹ xa xôi may mắn tìm được tung tích của chị Gái. Trong cuộc điện đàm sum họp, nó không có được một lời cảm ơn hay thăm hỏi mà chỉ lên tiếng chất vấn người mẹ ân nhân : “Tại sao ngày đó mẹ mang con cho người khác?”. Nó cũng đề nghị chị Gái đi thử nghiệm DNA để xác định tung tích người mẹ năm xưa ! Mấy mươi năm vật đổi sao dời, chị Gái giờ đây là một bà lão tuổi trên tám mươi, lãng tai, chân tay liêu xiêu và sống nhờ vào sự chăm sóc của đứa cháu ngoại – là con gái của đứa em gái thằng Cu Đen năm xưa. Thay lời ngoại, con bé kể lại cho cậu Quí biết câu chuyện ngày xưa, cậu và mẹ nó không phải là ruột thịt của ngoại và ngoại cũng ở vậy dưỡng nuôi hai trẻ từ thuở còn con gái. Sau lần gặp gỡ qua điện thoại, Cu Đen không hề gọi thăm chị Gái lần nữa. Đen cũng nhắn với bên tìm kiếm người thân xóa giùm đoạn video điện đàm với chị Gái vừa qua. Có lẽ trong thâm tâm, Đen chỉ muốn đi tìm ra người mẹ ruột thịt để trút nỗi ức hờn mang mểnh mấy chục năm nay và nhất là để đặt câu hỏi : “Vì sao mẹ bỏ con?”
Thằng Cu Đen vô ơn, bạc nghĩa, đã thắp
lên nỗi mừng vui trong lòng chị Gái sau bao năm thất lạc và nhẫn tâm
dụi tắt niềm hân hoan sum họp trong cái chớp mắt. Dẫu được sống ở một xứ
sở văn minh, nó vẫn nuôi nấng nỗi oán hờn vì bị bỏ rơi và niềm sân hận
kia đã ấp ủ vượt thời gian và vượt cả không gian Vưu Văn Tâm
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 01/Aug/2022 lúc 8:53am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 02/Aug/2022 lúc 8:41am |
MANG THEO QUÊ HƯƠNGHơn hai thập niên trước, hàng đêm tôi thường thao thức lắng nghe chương trình “Chúng Ta Đi Mang Theo Quê Hương” của nhạc sỹ Ngô Mạnh Thu trên đài phát thanh Little Sài gòn tại Orange County, miền Nam California. Tôi say mê với những bài dân ca của ba miền đất nước, câu ca dao tục ngữ, câu hát tiếng hò, phụ họa với tiếng đàn tranh, đàn bầu…nghe thật thấm thía nỗi nhung nhớ quê hương. Nó còn gợi lại trong tôi niềm tự hào về quê hương đất tổ, nơi mình đã sinh ra và lớn lên; cho đến khi phải ra đi, chọn một nơi xa tít bên kia nửa vòng trái đất làm quê hương thứ hai! Điều đáng mừng là một số lớn người Việt khi rời quê hương đất nước, dẫu đau lòng bỏ lại nhà cửa, mồ mả tổ tiên.., ra đi vẫn mang theo quê hương, mang theo “văn hóa lũy tre làng” với lối sống quần tụ bên nhau, đến miền đất mới định cư... Quê hương mà tôi muốn nói ở đây không phải “quê hương là chùm khế ngọt” mà một nhạc sĩ trong nước đã ca tụng. Cũng không phải “Yêu Quê hương Tổ quốc là yêu XHCN”; và cũng không phải là lối sống bạc nghĩa bạc tình, chỉ biết tiền tài vật chất… của lớp người mới trong xã hội Việt Nam hiện nay... Quê hương mà chúng tôi ra đi mang theo như một hành trang đáng quý trên đường tỵ nạn, chính là Văn Hoá, một thứ văn hóa thuần túy dân tộc, đã có trước ngày quê hương bị nhuộm đỏ bởi một chủ nghĩa ngoại lai! Đã nhiều lần tôi muốn trao đổi với những người Mỹ bản xứ về quan điểm văn hóa dân tộc của họ. Thật ra, nguyên thủy họ cũng là những người di dân như chúng tôi, vì đa số đều là những con chim di thê, đã rời tổ ấm quê hương ở châu Âu, bay sang làm tổ nơi miền đất hứa Mỹ châu... Tôi muốn tìm hiểu trong mỗi gia đình của họ ngày nay, còn lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống mà họ mang theo khi sang lập nghiệp ở quê hương thứ hai này không?... May thay, điều thắc mắc của tôi đã được giải tỏa phần nào, bởi một dịp tình cờ... Hôm ấy tôi đang chăm sóc những luống hoa nhiều màu sắc mới trồng ở mảnh vườn trước nhà. Bỗng tôi nghe sau lưng có tiếng giày khua nhẹ trên lề đường và một giọng nói trong trẻo: - Hello! Tôi quay lại, tự động chào trước khi nhận ra đó là một cô gái Mỹ dong dỏng cao, da trắng tóc vàng. Cô đang đẩy chiếc xe trẻ em, mái che kín mít, và đi bên cạnh là chú chó mập tròn, lông nâu óng mượt. Cô gái quan sát vườn hoa với vẻ thích thú: - Ồ! hoa đẹp lắm! Ông tự trồng lấy hay thuê thợ trồng cho ông? - Tôi và các con gái tôi trồng, thưa cô…Tôi trả lời với chút hãnh diện. Cô gái bước tới chìa tay làm quen với tôi: - Tôi tên Christa! Rất vui được gặp ông. Tên ông là gì? Tháo chiếc bao tay làm vườn, tôi chìa tay nắm nhẹ bàn tay mềm mại của cô gái: - Hân hạnh được gặp Christa! Xin gọi tôi là Đinh. Cô gái lập lại tên Việt nam của tôi, nhưng bằng giọng Mỹ: - Dean? Có giống tên của Dean Martin không? Ông biết Dean Martin, ca sĩ nổi tiếng vào thời của ông chứ? Tôi tiếp lời cô gái cho vui câu chuyện, và tự thấy không cần phải đính chính về việc cô đọc sai tên của mình... - Vâng, tôi còn biết ông ta đóng phim hài hước với Jerry Lewis vào thập niên 60’, Cô Christa à! Thấy tôi lùi lại trước con chó cưng to lớn của cô, cô gái kéo mạnh sợi dây da buộc cổ nó, nhẹ nhàng mắng:
Chú chó nhìn tôi, ánh mắt có vẻ thân thiện. Tôi rụt rè đưa tay vuốt đầu con thú cưng của cô chủ xinh đẹp: - Tên nó là Baby à? Tên dễ thương nhỉ ? Thế còn baby của cô nằm trong xe đẩy tên là gì, Christa ? Cô gái ngước mắt nhìn tôi, tỏ vẻ ngạc nhiên. Chợt cô hiểu ra, chỉ vào xe và phá lên cười : - Ồ ! Không phải đứa con (child) của tôi nằm trong đó đâu ! Ông xem này ... Cô gái cúi xuống chiếc xe đẩy, cẩn thận kéo mui và bế ra một chú mèo, lông đen trắng... Nàng vuốt ve chú mèo và âu yếm hôn lên đầu nó như một người mẹ đang nựng nịu đứa con cưng ! Cô chủ tóc vàng đặt con mèo cưng của cô trở lại chiếc xe đẩy, giải thích thêm : - Tôi chưa có con vì còn ngại lập gia đình lắm... Đủ mọi thứ chi tiêu, kể cả tiền thuê người săn sóc em bé ; để tôi còn rảnh tay đi làm nữa chứ !... Tôi im lặng, không dám có ý kiến. Việc lập gia đình, sinh con đẻ cái, vừa đi làm vừa nuôi con… là vấn đề được bàn cãi trong giới phụ nữ trẻ ngày nay. Điều tôi được biết là người Tây phương thích nuôi thú cưng vì nó trung thành với chủ... Con cái của họ, đến mười tám tuổi sẽ phải “thoát ly gia đình” để có một cuộc sống tự lập, mặc cho bố mẹ già sống cô quạnh với nhau, hay sống âm thầm trong nhà dưỡng lão ! Nếu đứa con nào chí hiếu lắm, thỉnh thoảng đến thăm ; hoặc tới ngày sinh nhật gởi quà đến, kèm theo thiệp “ Happy Birthday” với câu giải thích lý do : bận công việc quá không thể đến thăm bố mẹ được... Những con thú cưng như chó, mèo..., trái lại, sống với chủ suốt đời. Chúng không bao giờ nặng lời, hỗn láo, hoặc cãi vả với người đã nuôi dạy chúng. Chúng tỏ ra rất trung thành, thương yêu chủ và người chủ cũng yêu thương chúng hết lòng. Tôi đã từng đi qua một nghĩa địa chó mèo ở Huntington Beach, miền Nam California.. Và tôi đã thấy người đàn bà lớn tuổi, u buồn, lặng lẽ cắm những cành hoa trên những nấm mộ nhỏ xíu của một chú thú cưng nào đó đã lìa đời. Trong buổi hoàng hôn, buồn ảm đạm, ảm đạm như nỗi cô đơn và cô độc của người đàn bà đã đến tuổi bóng xế của cuộc đời... o0o Tôi đang miên man suy nghĩ, bỗng có tiếng khóc trẻ thơ từ cửa sổ trên lầu nhà tôi vọng xuống . Cô gái ngước nhìn lên, đôi mắt xanh lam mở to, long lanh trong ánh chiều tà:
Tôi mỉm cười đáp : - Vâng, đúng là baby khóc, nhưng không phải là con (child)... mà là cháu ngoại (grandchild) của tôi, vừa được hai tháng tuổi ... Christa tò mò nhìn tôi hỏi : - Thế ông có bao nhiêu con và cháu, ông Dean ? - Tôi có bốn con, hai rể, một dâu và năm cháu ngoại. Cuối năm nay tôi sẽ có thêm một cháu nội nữa đấy ! Cô gái nhìn tôi thắc mắc : - Thế tất cả con cháu của ông đều ở trong căn nhà hai tầng này sao ? Có mấy phòng ngủ tất cả, ông Dean? Tôi suy nghĩa một chút rồi đáp : - Nhà có 4 phòng ngủ ... Thật ra chỉ có 2 con và một dâu, cùng một cháu của chúng tôi ở chung trong nhà này thôi. Còn hai con gái hiện sống với chồng có nhà riêng nơi khác... Cô gái Mỹ nhìn tôi với đôi mắt chăm chú, tò mò lẫn ngạc nhiên. Tôi không hiểu cô gái Tây phương này có cảm thông được lối sống quần tụ của một đại gia đình đông con cháu theo kiểu “văn hóa lũy tre làng” của quê hương Việt Nam trước đây của tôi không ? Tôi hỏi cô gái :
Cô gái quay lại chỉ khu chung cư (Apartment) bên kia bức tường : - Không, tôi không ở khu này! Tôi sống với bà ngoại tôi trong khu nhà thuê bên kia, ông Dean à! Mỗi chiều đi làm về, tôi rủ bà tôi cùng đi bộ trên những con đường yên tĩnh và đẹp đẽ bên này. Bà tôi yếu quá không đi được, nên tôi đi một mình với con Baby. Tôi tò mò hỏi : - Xin lỗi Christa, tôi muốn hỏi về bố mẹ và anh chị em của cô. Họ không cùng sống với cô và bà ngoại của cô sao ? - Bố mẹ tôi và các anh chị tôi đều thuê nhà ở riêng. Tôi ở với bà ngoại ; chúng tôi thích khu nhà bên này lắm, nhưng không có tiền để mua ... Tôi ngạc nhiên và ái ngại nhìn cô gái. Một cô gái Mỹ xinh đẹp, sinh ra và lớn lên ở xứ sở này, lại có công ăn việc làm, có gia đình đông đủ... Thế mà niềm mơ ước được mua căn nhà như căn nhà của một người tỵ nạn mới sang Mỹ gần mười lăm năm ...vẫn chỉ là niềm ước mơ thôi sao ? Tôi thắc mắc trong lòng : vì sao có điều nghịch lý như vậy ? Cô gái nhìn tôi giây lát như đắn đo điều gì, rồi nhẹ nhàng hỏi :
- Không đâu, Christa ! Chúng tôi là những người tỵ nạn chính trị , không phải là những doanh nhân VN giàu có, mang tiền đến Mỹ để làm ăn đâu ! Cô gái thắc mắc hỏi thêm : - Thế thì bằng cách nào ông và gia đình đến xứ Mỹ nếu không có thân nhân bảo lãnh, ông Dean ? Tôi đắn đo một lúc, nhìn cô gái tóc vàng, do dự trước khi trả lời…Cô còn quá trẻ so với cuộc chiến đã xảy ra tại một xứ sở xa xôi như ở Việt Nam. Cuộc chiến ấy cũng đã chấm dứt từ lâu rồi ! Liệu cô có tin những điều tôi sẽ nói, đã xảy ra ở đất nước tôi trước đây, sau khi những người lính Mỹ, thế hệ cha anh của cô, đã rút về nước ? Họ đã để lại một Miền Nam Việt Nam nghèo đói ; để lại những chiến binh đồng minh da vàng bị tù đày, hành hạ ; đã để lại người dân dân bị đàn áp, bị tước đoạt tự do không ? Nhưng tôi không thể im lặng trước ánh mắt tò mò, thắc mắc của cô gái Mỹ. Cô đang cố tìm hiểu về đời sống của một gia đình tỵ nạn chính trị như chúng tôi. Tôi cố giải thích: -Như cô đã đọc sách báo, sau khi Saigon thất thủ, phe Miền Nam chúng tôi thua cuộc. Những người Cộng Sản thắng trận đã bắt các sỹ quan chúng tôi nhốt vào các trại tù nơi rừng thiêng nước độc ! Họ muốn tiêu diệt chúng tôi một cách nhẹ nhàng và ít tốn kém bằng cách cho ăn thật ít và bắt làm việc thật nhiều ! Đã có rất nhiều người đã bỏ mạng nơi những trại tù đó ! May mắn thay, chúng tôi được cứu giúp bởi chính phủ và người dân Mỹ quảng đại. Họ đã mở một chương trình đón nhận những người còn sống sót từ những trại tù CS, cùng với vợ con sang định cư nơi xứ sở Tự do này. Từ đó chúng tôi cố gắng làm việc, con cái học hành ngày đêm để xây dựng lại cuộc sống mới trên quê hương thứ hai này… Trời đã về chiều. Ánh nắng nhạt dần trên những hàng cây trỗ hoa Magnolia trước nhà. Tôi im lặng vì không muốn gợi lại quá khứ đau thương của mình cho cô gái trẻ tóc vàng này ! Cô mỉm cười chào tạm biệt, ánh mắt như còn vương chút luyến tiếc : - Bye-bye, ông Dean ! Hy vọng chiều mai gặp ông nơi này, nếu ông thích vừa làm vườn vừa nói chuyện về quá khứ của ông... o0o Gần mười năm trước, tôi làm việc ở Văn phòng một Tổ chức Bất Vụ Lợi (Non-Profit Organizations), trong đó có những dịch vụ như : giúp đỡ người Việt tỵ nạn mới sang định cư tại đất Mỹ, dạy tiếng Việt cho trẻ em gốc Việt sinh ra và lớn lên tại đất Mỹ... Điều thích thú nhất đối với tôi là mỗi buổi chiều, nhìn thấy những em học sinh nhỏ bước vào lớp học, khoanh tay cúi đầu chào cô giáo, cố gắng nói những câu tiếng Việt trọ trẹ, nhưng không pha lẫn tiếng Anh - ngôn ngữ quen thuộc của các em...Các em thật ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành. Một hôm bà Giám đốc đi họp về, kể lại cuộc đối thoại với một bà người Mỹ, khi họ cùng tham dự một cuộc họp đông đảo các sắc dân thiểu số...Trong lúc nghỉ giải lao, bà người Mỹ hỏi bà Giám đốc gốc Việt nam: - Thưa bà, tôi ngạc nhiên và thán phục về những người Việt đang sống trong thành phố chúng ta. Họ định cư nơi đây chưa lâu lắm, nhưng con cái họ phần nhiều học hành thành đạt, mua sắm nhà cửa, xe cộ đời mới...Họ có bí quyết gì trong cuộc sống vậy ? Bà Giám Đốc người Việt mỉm cười đáp : - Chẳng có bí quyết gì đặc biệt cả, thưa bà. Những người Việt tỵ nạn chúng tôi đã đem văn hóa của quê hương mình đến nước Mỹ và đã đưa nó vào nếp sống tại xứ sở đa văn hóa này. Đó là văn hóa cổ truyền và thuần túy Việt nam. Theo đó mọi người sống quần tụ với nhau. Người trẻ đi làm nuôi người già, người già lo việc nhà, săn sóc con cái của đám trẻ... Họ cùng sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một mâm, trên đó có một nồi cơm chung, những dĩa thức ăn chung, và cùng giải trí bằng một TV chung trong phòng khách...Khi con họ có baby, chúng không phải tốn tiền thuê baby- sitter . Cha mẹ già không phải sống âm thầm trong Nursing Home, nhưng ở với con cái để bồng bế, trông nom cháu...! Cuối tuần, cả gia đình đưa nhau đi dạo phố Bolsa, gặp đồng hương trong khu Phước Lộc Thọ, khoản đãi nhau tô phở, bát mì... Người đàn bà Mỹ bản xứ thắc mắc : - Nhưng vì sao họ sống tìết kiệm khắc khổ như vậy ? Họ không có lấy ngày nghỉ, không đi du lịch xa với gia đình hay sao ? Bà Giám Đốc người Việt giải thích : - Chắc bà cũng biết : những người tỵ nạn chúng tôi đã trải qua muôn ngàn khó khăn, khổ đau...trước khi đến đất nước này. Cái quá khứ đắng cay, kinh hãi ấy vẫn luôn ám ảnh chúng tôi. Chúng tôi thường khuyên nhủ con cái phải cố gắng học hành, cố gắng làm việc, cố gắng tiết kiệm để vượt thoát cái quá khứ đáng sợ ấy ! Và kết quả của những cố gắng hy sinh đã đem lại sự vẻ vang cho cộng đồng tỵ nạn chúng tôi, như bà thấy đó ! oOo Tôi muốn đem câu chuyện này kể lại cho cô gái tóc vàng da trắng Christa. Tôi chờ có dịp, khi cô dẫn con chó cưng Baby đi bách bộ qua nhà tôi vào chiều mai, như cô đã hứa. Nhưng liệu cô có thể và có muốn đưa văn hóa của người Việt - lối sống đoàn kết, nương tựa nhau... vào đại gia đình Mỹ của cô chăng ? Tôi nhớ câu nói bất hủ của nhà bác học Albert Einstein : “Đánh vỡ một nguyên tử thì dễ, nhưng đánh đổ một thành kiến thật khó !” Cô gái Christa này, đã sinh ra và lớn lên trong cái nôi văn hóa Tây phương.Cô đã quen với lối sống cá nhân thích độc lập, tự chủ, không muốn lệ thuộc bất cứ ai, kể cả cha mẹ, con cái.... Liệu cô có dễ dàng cảm thông và chấp nhận nếp sống như chúng tôi được không ? Ngày hôm sau, vào buổi chiều, tôi vừa làm vườn, vừa chờ cô bạn Mỹ mới quen để “nói chuyện quá khứ” như đã hứa...nhưng cô gái đã không đến ! Hàng ngày, sáng sớm hoặc chiều tối, có những người đi bộ trên con đường nhỏ trước nhà tôi. Họ là những “vận động viên thể dục tài tử” gồm nhiều màu da, màu tóc khác nhau. Họ đi bộ hoặc chạy bộ hàng ngày một cách cần mẫn và nghiêm túc. Thỉnh thoảng họ trông thấy tôi, mỉm cười, hoặc đưa tay chào với một câu xã giao ngắn gọn “Hi ”. Rồi họ lại hối hả tiếp tục những thao tác thể dục của mình… Nhưng đã lâu, thật lâu, tôi không thấy cô gái tóc vàng, mắt xanh đi qua nhà tôi và dừng lại trao đổi vài câu chuyện phiếm nữa…Tôi nghĩ, có lẽ cô gái đã dọn nhà đi nơi khác, hoặc cô không còn thích “con đường yên tĩnh và đẹp đẽ ” nơi khu tôi đang ở, nên cô thay đổi lộ trình đi bách bộ cùng với hai con thú cưng của cô chăng ? o0o Thời gian trôi qua rất nhanh, nhất là tại xứ sở thanh bình này. Đã hai năm rồi, tôi vẫn chưa có dịp gặp lại cô gái Mỹ tóc vàng để kể lại những mẩu chuyện về văn hóa Việt nam mà chúng tôi đã mang đến quê hương thứ hai này. Một hôm, có người bạn cũ từ tiểu bang Virginia sang thăm bà con ở đây, nhân tiện ghé thăm tôi và cùng tôi đi ăn trưa. Chúng tôi đến một tiệm ăn do người Việt làm chủ, ở vùng Little Sàigòn. Chủ tiệm là người Bắc di cư vào Sài gòn năm 1954 và lại di cư lần nữa sang vùng Nam Cali đúng 21 năm sau. Đặc điểm của quán là cách trang trí cũng như món ăn có nhiều tính chất đặc thù Việt nam. Trên tường, một bức tranh sơn mài in hình cô gái mặc áo tứ thân, chít khăn mỏ quạ, đang ngồi ru con trên chiếc võng dây gai . Một bức tranh khác in hình chùa Một Cột đứng cô đơn trên mặt nước Hồ Tây phẳng lặng…Cạnh đó, những nhạc cụ cổ truyền Việt nam như đàn tranh, đàn bầu…được treo trên tường một cách rất mỹ thuật. Một đặc điểm nữa là thực khách đến đây phần nhiều là cả một gia đình đông đảo ; hoặc một nhóm bạn học ở Việt Nam năm xưa…Nơi đây, cái không khí “văn hóa lũy tre làng” được những người Việt mang từ miền Bắc vào Nam, rồi mang sang đây. Nó vẫn còn bàng bạc trong ngôn ngữ, trong lối nói chuyện, trong cách gọi những món ăn đặc biệt địa phương Miền Bắc. Trong lúc bạn tôi chọn món ăn trên bảng thực đơn, tôi đưa mắt nhìn khắp một lượt trong quán. Bỗng tôi nhận thấy, nổi bật trong đám thực khách của nhà hàng với những mái tóc đen, nâu , muối tiêu, bạc trắng…là một mái tóc vàng. Chủ của nó, một cô gái da trắng đang chuyện với một người đàn ông Á châu trẻ tuổi ngồi đối diện. Cô gái quay mặt về phía tôi đang ngồi . Đột nhiên tôi thoáng thấy một nét quen thuộc trong đôi mắt xanh lam của nàng. Cô gái cũng nhận ra tôi nên đưa tay chào và nở một nụ cười vui mừng lẫn ngạc nhiên. Tôi kéo ghế đứng dậy nói với bạn : - Ông ngồi chờ tôi tí nhé. Tôi đến gặp người quen, trao đổi vài câu chuyện rồi sẽ trở lại ngay… Tôi bước đến cạnh bàn cô gái, dè dặt hỏi :
Cô gái tóc vàng mỉm cười trước vẻ ngập ngừng của tôi :
Cô gái quay sang chỉ với người thanh niên Á châu ngồi cùng bàn, giới thiệu :
Rồi cô gái nói tiếp với chồng : - Cưng ạ ! Ông Dean đây là bạn láng giềng của em hai năm trước. Ông ta có một ngôi nhà mới và một gia đình đông đảo hạnh phúc lắm . Người thanh niên Á châu cao lớn, mập mạp như một người Đại hàn. Anh ta chào tôi bằng tiếng Việt: - Dạ !Chào bác Dean ! Cháu có nghe vợ cháu nói về bác. Chúng cháu lấy nhau cách đây hai năm. Sau đó cô ấy về ở với gia đình cháu. Vợ cháu đã để lại cả chó lẫn mèo cho bà nội - hình như ở gần nhà bác đó, phải không thưa bác ? Tôi bắt tay người chồng, rồi quay sang hỏi cô vợ tóc vàng :
Cô gái bỗng im lặng cúi đầu, gương mặt buồn thiu. Cô ngẩng lên nhìn tôi với đôi mắt xanh đẫm lệ, giọng thật buồn :
Tôi bỗng thầm nghĩ, với ý nghĩ thật thông thường của một người Việt. Chuyện ‘‘ chó chết ” có gì quan trọng lắm đâu mà cô bé lại xúc động đến rơi lệ như thế ? Tuy nhiên tôi vẫn hỏi nàng với giọng nghiêm trang: - Xin thành thật chia buồn với cô, Christa ! Nhưng vì sao con Baby đáng thương đã qua đời như thế ? Giọng cô gái tóc vàng vẫn còn đẫm nước mắt : - Xin cám ơn ông Dean ! Nó chết vì quá già ông ạ ! Tội nghiệp nó quá ! Tôi quay sang nhìn chiếc xe đẩy trẻ con, che mui kín, hỏi cô gái :
Khuôn mặt u buồn của nàng bỗng nhiên vui tươi trở lại. Đôi mắt xanh của cô mở to, miệng cười thật tươi, đáp lời tôi : - Ồ ! con mèo đó tôi đã để lại cho Bà tôi nuôi trước khi tôi lấy chồng. Nhưng baby của tôi còn đẹp hơn con mèo nữa đấy! Vừa nói, cô vừa cúi xuống chiếc xe đẩy. Cô kéo chiếc mui che, để lộ khuôn mặt một cậu bé lai trắng trẻo, tóc đen nhạt màu, trông thật bụ bẫm. Chú bé say sưa ngủ, đôi môi hồng đang ngậm chiếc vú giả bé tí. Đôi mắt chú bé nhắm nghiền, nên tôi không thể biết có cùng màu xanh lam như mắt mẹ cháu không ? Tôi sực nhớ tên người chồng Việt của cô, nói đùa bằng tiếng Anh bằng cách “chơi chữ”: - Chúc mừng cô, Christa. Thế là Cô có hai con trai đấy ! Giống như trường hợp nói đùa của tôi hai năm trước về con chó Baby của nàng, cô gái Mỹ ngạc nhiên nhìn tôi tỏ ý không hiểu. Người chồng Việt mỉm cười, nói với tôi bằng tiếng Việt : - Tên cháu là Sơn, mà cô ấy cứ gọi là Son! Cháu cứ tưởng cô ấy đùa, xem cháu như con trai cô ấy ! Người nhà hàng mang đến bàn họ một mâm thức ăn nghi ngút khói, thơm phức mùi cá nướng, mùi mỡ hành... Đó là Món Chả Cá Thăng Long, đặc sản của Nhà hàng tôi vốn rất thích ! Tôi nhìn thấy trên bàn đã bày sẵn đồ gia phụ : rau sống, bún, đậu phộng rang, bánh tráng mè đã nướng chín, hai dĩa nhỏ đựng mắm tôm và một dĩa chanh ớt… Tôi chào từ giã đôi vợ chồng hạnh phúc này, thầm cảm phục người chồng Việt đã chinh phục cô vợ Mỹ bằng món ăn thuần túy Việt nam . Khi tôi trở lại bàn cũ, người bạn nhìn tôi ánh mắt tò mò :
Tôi trả lời lơ lửng : - À ! Đó là người chủ nợ cũ của tôi hai năm về trước. Cho đến nay tôi vẫn chưa trả xong món nợ ấy nữa… Người bạn nối khố từ hồi còn đi học ở Sài gòn, nhìn tôi nói đùa: - Ông mà cũng mắc nợ kia à ? Nợ gì thế, nợ tiền hay nợ tình? Tôi bóng bẩy giải thích : - Đó là món nợ văn hóa dân tộc. Hai năm trước đây, tôi định trình bày với cô ta về “văn hóa lũy tre làng” của người Việt nam... Nhưng tôi chưa có dịp gặp lại, cô ấy đã đi lấy chồng. Bây giờ người chồng Việt đã trả nợ thay cho tôi!
oOo Tôi nhìn sang bàn của đôi vợ chồng Việt Mỹ đang vui vẻ ăn uống. Cạnh đó, đứa con trai của họ đang ngủ li bì trong nôi , mặc cho tiếng cười nói lao xao của những thực khách chung quanh. Tôi muốn gửi đến cô vợ lời Chúc mừng Hạnh phúc! Bởi cô gái Mỹ này đã tìm được niềm sung sướng trong cuộc sống mới, thích ứng với một nền văn hóa xa lạ nhưng hấp dẫn đời cô. Cô đã thực hiện niềm mơ ước giản đơn của mình : có một căn nhà, một gia đình và một đứa con kháu khỉnh. Niềm sung sướng của cô khiến tôi nhớ lại những lời ca ngọt ngào trong bài Ngày Hạnh Phúc của nhạc sĩ Lam Phương : Từ khi sánh vai nên đôi bạn hiền Đêm về nghe con khóc vui triền miên Lời ru trong đêm vắng với tình thương chứa chan Còn mong ước gì vì ta vẫn bên nhau Tam Bách Đinh Bá Tâm Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 02/Aug/2022 lúc 9:05am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 03/Aug/2022 lúc 10:54am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 195 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |