Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: Linh tinh lượm lặt Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 17 phần sau >>
Người gởi Nội dung
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 22/Sep/2013 lúc 11:04am
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
van phan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 12/Mar/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 173
Quote van phan Replybullet Gởi ngày: 13/Oct/2013 lúc 9:27am

*

 
Indochine. Des territoires et des hommes, 1856-1956
 
 
*
 
 

Paris chuẩn bị triển lãm « Một thế kỷ Pháp tại Đông Dương »

%28musee-armee.fr%29
(musee-armee.fr)

Cuộc triển lãm quy mô mang tên « Đông Dương, miền đất và con người 1856-1956 » sẽ được khai mạc vào thứ Tư 16/10/2013 và kéo dài đến 26/01/2014 tại Bảo tàng Quân đội ở Paris. Một trăm năm lịch sử hiện diện của Pháp tại Đông Dương được vẽ lại ở đây, từ những sĩ quan hải quân đầu tiên ngược dòng sông Mêkông vào giữa thế kỷ 19, cho đến sự kiện Điện Biên Phủ thất thủ.

Gần 400 hiện vật, từ trang phục, bản rập, tài liệu lưu trữ, phim, vũ khí…được đưa về từ Bảo tàng Quân đội, Bảo tàng Quai Branly và kho lưu trữ của lãnh thổ hải ngoại Pháp, trưng bày trên diện tích 600 m2, làm sống lại thời kỳ Pháp đô hộ Đông Dương. 

Triển lãm giới thiệu hình ảnh không chỉ những người lính và sĩ quan viễn chinh, các nhà dân tộc học, địa lý học Pháp, mà cả các chiến binh Đông Dương chiến đấu chống lại quân Pháp, và những người lính Việt Minh cuối cùng đã đè bẹp lực lượng Pháp vào tháng 5/1954 trong trận đánh Điện Biên Phủ. 

Tướng Christian Baptiste, giám đốc Bảo tàng Quân đội nhấn mạnh : « Bảo tàng không muốn đóng vai trò luật sư hay công tố, mà chỉ trình bày tất cả, với phương pháp giải thích và minh họa một cách khoa học » về những thời kỳ đôi khi khủng khiếp của lịch sử thuộc địa. 

Ban đầu, chính phủ Pháp muốn đặt chân vào châu Á để mở ra thị trường Trung Hoa, chống lại ảnh hưởng của Anh. Hai bộ triều phục lộng lẫy bằng lụa thêu của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương tượng trưng cho cuộc kháng chiến của người dân Việt trước cuộc xâm lăng của Pháp. Lúc đầu còn do dự, nhưng sau Hoàng đế Napoléon đệ tam đã xuôi theo ý định chiếm đóng thuộc địa. 

Những tấm bản đồ đầu tiên của thung lũng Mêkông và các vùng biên minh họa nhiều thập kỷ hiện diện. Sau quân đội, đến lượt các nhà truyền giáo và công chức, phụ trách quản lý và khai thác mảnh đất thuộc địa. Những bộ quân phục và vũ khí nhắc nhở rằng hàng chục ngàn tay súng Đông Dương đã chiến đấu tại Pháp và châu Âu trong hai cuộc đại chiến thế giới. 

Christophe Bertrand, một trong những người chịu trách nhiệm triển lãm nhận xét : « Sau năm 1945, chiến tranh Đông Dương không còn là một cuộc chiến thuộc địa cổ điển, mà trong khuôn khổ chiến tranh lạnh ». 

Tại Pháp, người ta nói về một cuộc « chiến tranh bẩn thỉu ». Một tấm áp-phích của đảng Cộng sản Pháp vào thời đó, được chưng trong gian cuối triển lãm, kêu gọi chấm dứt tình trạng thù địch : « Đã quá đủ tang tóc, đã quá nhiều tiền bạc bị lãng phí ». 

Cuộc phiêu lưu trở thành thảm họa đối với mấy ngàn người lính Pháp sống sót sau trận Điện Biên Phủ. Những dạng hình ốm đói nằm dài trên những chiếc băng-ca, được ghi lại trong những thước phim lưu trữ của quân đội và vài chục tấm ảnh minh chứng cho giai đoạn này. 

Ở gian cuối triển lãm, một bức ảnh đen trắng khổ thật to nhắc lại rằng hồi kết của cuộc chiến Đông Dương đánh dấu sự khởi đầu của chiến tranh Việt Nam, những người lính Mỹ thay chân lính Pháp. 

Cuộc triển lãm của Bảo tàng Quân đội mở đầu cho « Mùa Đông Dương », có sự tham gia của Bảo tàng Guimet ở Paris và Bảo tàng Thập niên 30 ở Boulogne-Billancourt.

modDimensions('#image') < ="/js/jquery-1.9.1.min.js"> < ="/js/bootstrap.min.js"> < ="/js/template.js">
IP IP Logged
van phan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 12/Mar/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 173
Quote van phan Replybullet Gởi ngày: 23/Nov/2013 lúc 11:17am
                                            M.DURAS và " NGƯỜI TÌNH"
Từ huyền thoại tới sự thật
Người Tình , tiểu thuyết ba xu , rẽ tiền
Căn%20nhà%20của%20bà%20Marguerite%20Duras%20tại%20Sa%20Đéc%20AFP%20/C.%20Boisvieux
Căn nhà của bà Marguerite Duras tại Sa Đéc AFP /C. Boisvieux

Hè 03 tháng Sáu năm 1929, trên chuyến phà băng qua một nhánh sông Mêkông để đi về Sài Gòn, một nữ sinh trung học người Pháp tình cờ làm quen với một chàng công tử người Việt gốc Hoa, sống tại Sa Đéc. Người sau đó đã trở thành tình nhân của cô.

Mối quan hệ tình cảm này đã ghi lại một dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn thiếu nữ và sau này trở thành nguồn cảm hứng cho ba tác phẩm văn học, làm nên tên tuổi nữ sĩ Pháp Marguerite Duras. Trong đó, tác phẩm “L’amant” (Người tình) đã đoạt giải Goncourt năm 1984, giải thưởng văn học danh giá của Pháp. Tác phẩm được đạo diễn Jean-Jacques Annaud chuyển thể thành phim cùng tên vào năm 1990.

Trong loạt bài mùa hè có tiêu đề « Những nhà văn Viễn Đông » của nhật báo Le Monde số ra trung tuần tháng Tám này, Bruno Philips, tác giả bài viết « ‘Marguerite Duras ở Sa Đéc’ : Những mối quan hệ nguy hiểm » đã có dịp quay lại vùng đất Nam Bộ năm xưa, tìm kiếm những vết tích còn đọng lại như để hiểu rõ thực tại trong toàn bộ không gian hư ảo của Duras. Cái « thực tại » mà Duras suốt cả cuộc đời mình luôn tìm cách chối bỏ. Và cả nghiền ngẫm nữa.

« Tôi phải nói gì với bạn đây, khi ấy tôi mười lăm tuổi rưỡi. Đó là chuyến phà băng qua sông Mêkông », câu mở đầu nổi tiếng của tác phẩm. Chính trên chuyến phà đó, mọi chuyện đã bắt đầu.

Con phà năm xưa giờ không còn nữa. Thấp thoáng xa xa là hình bóng cây cầu hiện đại, được khánh thành vào năm 2000, bắc qua một nhánh sông Mêkông mà người dân bản xứ gọi là « Cửu Long » tức chín con rồng. Dấu ấn còn lại của con phà năm xưa giờ chỉ là chiếc cầu kè bê-tông vẫn còn nằm trơ ra phía sông. Tuy cảnh vật có thay đổi chút với thời gian, nhưng không gian của Duras như vẫn còn đọng lại đó : cũng dòng sông nặng trĩu phù sa, cuồn cuộn chảy xiết, lu mờ dưới làn mưa không ngớt.

Đông Dương: điểm xuất phát cho sự nghiệp của Marguerite Duras

Phông cảnh nền đó đã được Jean-Jacques Anneaud tái hiện một cách trung thành trong bộ phim cùng tên, chuyển thể từ tác phẩm « Người tình » của Marguerite Duras. Người xem tại Việt Nam chắc cũng không khỏi ngỡ ngàng trước ống kính tài tình của đạo diễn, đưa một góc sông nước Hậu Giang hiện đại ngày nay trở lại với không gian Đông Dương những thập niên 20 của thế kỷ trước: một miền đất đậm chất Nam Bộ mộc mạc, giản dị của một thời còn là thuộc địa.

ây cũng chính là điểm xuất phát cho sự nghiệp văn chương của nữ sĩ Pháp Duras. Vùng đất Nam Bộ đó như là một phần xương thịt trong con người bà. Khi trả lời phỏng vấn nữ phóng viên người Ý, Leopoldina Pallota della Torre, Duras thổ lộ “Đôi khi tôi cũng nghĩ rằng sự nghiệp viết lách của tôi bắt đầu từ đó, giữa những cánh đồng, những khu rừng, và trong sự hiu quạnh. Có một đứa trẻ da trắng, gầy còm và lạc lõng mà người đó chính là tôi, giống người Việt hơn là Pháp, lúc nào cũng chân đất, không biết giờ giấc, không biết cách sống, thích ngắm chiều hoàng hôn trải dài trên sông, với khuôn mặt bị rám nắng”.

Trở lại với chuyến phà nối đôi bờ một nhánh sông Mêkông, nơi diễn ra buổi đầu gặp gỡ của đôi tình nhân. Có thể nói buổi gặp định mệnh đó chính là cột mốc quan trọng cho cả cuộc đời nữ sĩ. Nó ám ảnh, đeo đuổi dai dẳng trong tâm hồn Duras, đến nỗi mà trong vòng bốn thập niên liên tiếp bà có đến những ba phiên bản khác nhau cho cuộc phiêu lưu tình cảm đó: Un barrage contre le Pacifique (tạm dịch là Đập chắn Thái Bình Dương – 1950), L’Amant (Người tình – 1984, giải Goncourt cùng năm), cho đến L’Amant de la Chine du Nord (Người tình Hoa Bắc - 1991).

Nhân vật nam chính trên chuyến phà được bà tái hiện dưới ba nhân dạng khác nhau : Ông « Jo » da trắng trong tác phẩm đầu cho đến « công tử người Hoa », tình nhân không tên trong tác phẩm “Người tình”. Riêng đến tác phẩm thứ ba “Người tình Hoa Bắc”, nhân vật huyền thoại lại được phác họa dưới một góc cạnh rất là điện ảnh. Cũng chính là anh chàng đó, nhưng lại điển trai hơn và cao to hơn so với nhân vật chính trong L’Amant : một kẻ nghiện ngập, nhu nhược và biếng nhác. Và đây cũng chính là con người thật ở ngoài đời.

Theo nhà báo Laure Adler, người viết tiểu sử Marguerite Duras, nhân vật “công tử người Hoa” ngoài đời thật sự ra không mấy điển trai như nhân vật Léo trong tác phẩm thứ ba hay như trên phim. Anh ta thật sự rất giàu và rất lịch lãm, nhưng gương mặt xấu xí, bị hủy hoại vì căn bệnh đậu mùa. Thực tế này quả thật quá khác xa với những gì độc giả tưởng tượng, hay chí ít ra như những gì ta đã xem qua trong phim của Jean Jacques Annaud: một anh chàng cao to, gương mặt điển trai, lịch lãm với những cảnh ái ân nồng cháy, khát vọng nhục dục lồng trong một không gian lãng mạn đầy huyễn hoặc. Đây cũng chính là điểm bất đồng giữa nữ sĩ với đạo diễn.
Annaud thì nghĩ đến việc khai thác câu chuyện tình giữa một cô gái Pháp mới lớn đầy khêu gợi với người tình gốc Hoa điển trai, trên một phông nền thuộc địa lãng mạn.

Marguerites Duras : “Người tình”, tiểu thuyết ba xu rẻ tiền !

Nhưng đối với Marguerite Duras, cả « Người tình » lẫn hai tác phẩm còn lại là những quyển tự truyện về chính cuộc đời bà, về tuổi thơ và tuổi trẻ của bà tại cựu thuộc địa Đông Dương, nơi bà được sinh ra và lớn lên, dù rằng cho đến lúc gần cuối đời bà cũng không bao giờ chịu nhìn nhận. Bà nhắc đi nhắc lại là « Người tình » chỉ là một câu chuyện giả tưởng. Cuộc phiêu lưu tình ái đó không bao giờ tồn tại. Sự phủ nhận của nữ sĩ mãnh liệt đến mức bà chối bỏ cả tuyệt tác của mình một năm sau khi xuất bản. Duras nói rằng: “ Người tình, chỉ là một quyển tiểu thuyết ba xu, rẻ tiền. Tôi viết nó trong một lúc say xỉn mà thôi”. Bởi vì Duras nghĩ rằng “chuyện đời bà chẳng có gì đáng để mà kể”.

Chính vì vậy, trong suốt tác phẩm « Người tình », các nhân vật chính là những kẻ vô danh, không tên gọi, được hiện ra dưới những cách gọi « cô gái » và « công tử người Hoa ». Trên chuyến phà ngày ấy, đưa « cô bé » đi về Sài Gòn, còn có « anh chàng người Hoa ». « Cô bé » đó không ai khác chính là nữ sĩ, khi ấy cũng vừa được 15 tuổi. Còn « chàng công tử người Hoa », ngoài đời tên thật là Huỳnh Thủy Lê, lúc ấy được 27 tuổi, là con trai của một điền chủ gốc Hoa sống tại Sa Đéc. Vào thời điểm đó, Marguerite Duras vừa đi thăm mẹ ở Sa Đéc về.

Ta không khỏi tự hỏi vì sao Marguerite Duras lại có những thái độ tiêu cực đối với đứa con đẻ tinh thần của mình đến như vậy. Bà đã mất tổng cộng bốn thập niên để mà thêu dệt nên ba tuyệt tác, trong đó tác phẩm « Người tình » đã đoạt giải Goncourt năm 1984, một giải thưởng văn học cao quý của Pháp, đưa tên tuổi của bà ra toàn thế giới. Tác phẩm « Người tình » đã được dịch ra 35 thứ tiếng và hơn 2,5 triệu bản đã được bán chạy.

Marguerite Duras: hiện thân của sự nổi loạn

Theo Bruno Philips, có lẽ chính vì tuổi thơ buồn tủi, đầy khó khăn, cô độc và thiếu vắng tình thương của gia đình đã dẫn nữ sĩ có những hành động « chối bỏ » kỳ quặc như thế. Sinh ngày 04/04/1914, tại Gia Định (tên cũ của Sài Gòn), Marguerite Donnadieu, tên thật của nữ sĩ, là đứa con gái duy nhất trong một gia đình có ba anh em. Thế nhưng, nữ sĩ lại sớm chịu cảnh mồ côi cha khi vừa được bốn tuổi. Mẹ bà một giáo viên tiểu học, trải qua nhiều nhiệm sở Hà Nội, Phnom Penh, Vĩnh Long rồi sau này là hiệu trưởng một trường nữ sinh tại Sa Đéc (giờ là trường Trưng Vương). Tuổi thơ của nữ sĩ hầu như trải qua tại Đông Dương, nhưng giữa sự hung bạo của người anh cả, sự lạnh lùng và những cơn điên loạn của bà mẹ bởi nỗi ám ảnh thiếu thốn tiền nong.

Chính vì vậy, Duras cũng có lần nhìn nhận rằng lúc ban đầu khi bà đến với “chàng công tử” triệu phú người Hoa đó cũng chỉ vì tiền. Trong tác phẩm “Người tình”, Duras có nói rằng bà không bao giờ kể cho mẹ bà biết mối quan hệ vụng trộm này. Nữ sĩ nhận thức được rằng, đấy sẽ là một điều sỉ nhục cho gia đình, cho mẹ bà. Nhưng với bản năng của người mẹ, nên có lẽ mẫu thân nữ sĩ cũng có những nghi ngờ.

Đôi lúc bà vừa đánh đập cô con gái vừa gào thét « con gái bà là một con điếm, bà sẽ vứt cô ra ngoài, bà ước gì thấy cô chết bờ chết bụi và không ai muốn thấy cô nữa, cô ấy đã bị ô uế thanh danh, thà làm con chó còn hơn ». Trên thực tế, chưa bao giờ Duras được hưởng chút tình thương yêu của mẹ. Mọi tình thương và kỳ vọng mẹ bà đều dành trọn cho người anh cả, một kẻ hư hỏng, thô bạo, bê tha cờ bạc rượu chè, nghiện ngập, suốt ngày chỉ biết hành hung hai đứa em của mình.

Marguerite Duras : viết sách là để giải bày những điều thầm kín

Cuộc đời của Marguerite hầu như tan vỡ, sống không chủ đích. Cuộc phiêu lưu tình ái đó cũng phản ảnh phần nào tâm trạng nổi loạn của bà như để bù đắp lại khoảng trống tình thương trong tâm hồn. Tuy nhiên, cho dù cuộc tình đó nó có thật hay không, điều đó đối với nữ sĩ cũng không có chút tầm quan trọng nào. Nó chỉ là một công cụ để Duras có dịp khuất lấp sự thiếu thốn về tinh thần và vật chất.

Ngay từ đầu tiểu thuyết « Người tình », Duras đã viết rằng : « Sử dụng chuyện viết lách không chỉ nhằm tái hiện sự việc dưới dạng huyền thoại mà còn là cách để tiếp cận với nhiều điều khác nữa, vẫn còn ẩn náu trong sâu thẳm tâm hồn mù quáng […] ». Đúng như là lời giải thích của nhà văn Laure Adler, người viết tiểu sử về Marguerite Duras, tham vọng của tác phẩm thể hiện « ao ước được giải bày hơn là để mà tự kể về mình ».

Về phần nhân vật « người tình », các nhân chứng hiếm hoi mà Bruno Philips, phóng viên báo Le Monde may mắn gặp được tại Sa Đéc cho biết sau khi chia tay với người bạn tình Pháp, Huỳnh Thủy Lê phải nghe lời cha lấy một cô gái rất xinh đẹp, con của một điền chủ giàu có khác tại Tiền Giang, nhằm cứu rỗi kinh tế gia đình do làm ăn thất bại. “Người tình gốc Hoa” của bà sau khi đám cưới còn sống chung lén lút với người em vợ.

Sau thống nhất, Huỳnh Thủy Lê đã cùng gia đình di tản sang Mỹ. Vốn là người rất trọng truyền thống, trước khi mất ông có tâm nguyện muốn được chôn cất tại quê nhà Sa Đéc. Một người cháu của Huỳnh Thủy Lê buồn tủi cho tác giả Bruno Philips biết, các hậu thế trực tiếp của Huỳnh Thủy Lê hiện đều có cuộc sống giàu sang đây đó tại Mỹ hay Pháp, nhưng để ông mồ côi mả quạnh tại Sa Đéc, do vài đứa cháu nghèo khổ còn sót lại trông coi.


< ="http://www.youtube.com//apdgsxdlZhw" allowfullscreen="" border="0" height="315" width="560">
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 23/Nov/2013 lúc 6:57pm
Marguerite Duras & Huỳnh Thủy Lê –

Mãi mãi là Người tình


  October 14, 2013 ♦ 


Trên chuyến tàu trở về Pháp, cô gái trẻ mải miết dõi mắt vào đám đông trên bờ, tìm kiếm một hình bóng quen thuộc. Chàng trai của cô, lặng lẽ ở một góc khuất nhỏ với cảm giác trống rỗng không bao giờ lấp đầy. Anh đứng đó mà lòng như đã chết. Và khi màn đêm buông xuống, một mình trên boong tầu, trong tiếng nhạc như thôi thúc, cô gái trẻ bật khóc. Cô đã mãi mãi để lại trái tim tuổi thanh xuân của mình ở mảnh đất Sa Đéc, nơi cô đã thành đàn bà và lớn lên bằng một tình yêu éo le. Gần 50 năm sau, cô gái đã trở thành một nhà văn già, bỗng nhận được một cuộc điện thoại. Đầu dây bên kia, chàng trai năm xưa ấy, ngập ngừng: “Tôi vẫn yêu bà như ngày xưa…”.

Cảnh phim Người tình


Câu nói của người tình năm xưa, Huỳnh Thủy Lê, như khơi lại trong lòng nhà văn Marguerite Duras những day dứt của mối tình đầu mà bà không thể nào quên. Sau hai cuộc hôn nhân đổ vỡ cùng nhiều mối tình phóng túng thoáng qua, có lẽ bà đã nhận ra rằng, tình yêu đích thực của mình, bà đã để lại ở mảnh đất Sài Gòn, nó chợt đến trong một chuyến phà Sa Đéc-Vĩnh Long năm 1929 và khép lại khi bà bật khóc trên boong tàu năm 1932, khi cùng gia đình trở về nước Pháp. Ba năm ngắn ngủi đã được khơi nguồn bằng kỷ niệm, bà quyết định kể lại mối tình đầu của mình, nhất là sau khi biết tin người tình Huỳnh Thủy Lê qua đời năm 1972. Bằng con tim và nước mắt, những câu chữ thấm đẫm nỗi nhớ nhung như chứng tỏ rằng, mối tình hơn 50 năm trước chưa bao giờ rời khỏi trái tim bà. Năm 1984, tiểu thuyết Người tình (L’Amant) được xuất bản, gây tiếng vang lớn, được dịch ra 43 thứ tiếng trên thế giới và đoạt được giải thưởng danh giá Goncourt. Nhưng dù nhiều người phỏng vấn, nhà văn Marguerite Duras vẫn không hề thừa nhận cô gái trong tiểu thuyết chính là mình cho đến khi Người tình được đạo diễn Jean Jacques Annaud dựng thành phim, bà mới thừa nhận.

Marguerite Duras về già


Người tình (được bấm máy năm 1986, hoàn thành năm 1990 và ra mắt năm 1991) được khán giả thế giới tán thưởng, được đạo diễn miêu tả là “chân thực với nội dung cũng như cảm xúc của tác phẩm” với diễn xuất tuyệt vời của hai diễn viên chính Lương Gia Huy (Hồng Kông) và Jane March (người Anh). Đó dường như là món quà tuyệt vời dành cho nhà văn Marguerite Duras vào thời khắc cuối đời bởi 5 năm sau (1996), nữ văn sĩ này qua đời ở tuổi 82.

Nhà văn Marguerite Duras sinh năm 1914 tại Gia Định. Cha bà, một giáo sư toán mở đồn điền, nhưng thất bại, lâm vào cảnh nợ nần và mất năm Marguerite mới có 4 tuổi. Mẹ bà, giáo viên tiểu học, sau được bổ nhiệm là hiệu trưởng Trường École de jeunes filles ở thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp (ngày nay là Trường Trưng Vương) ở vậy một mình nuôi 3 đứa con trong cảnh khốn khó. Marguerite có người anh trai nghiện ngập và người em thì quá yếu đuối. Và năm 15 tuổi, Marguerite được gửi lên Sài Gòn đi học. Tất cả điều này đều được bà mô tả chân thật trong tiểu tuyết của mình.

Cảnh phim Người tình


Và chuyến phà định mệnh từ Vĩnh Long sang Sa Đéc đã khiến cô gái 15 tuổi rưỡi Marguerite gặp gỡ chàng công tử Huỳnh Thủy Lê 27 tuổi, mới du học từ Pháp về chạm mặt. Không ai cắt nghĩa được vì sao chàng công tử hào hoa, giàu có, nhiều gái đẹp vây quanh lại say đắm một cô gái 15 tuổi, gầy gò, cơ thể còn chưa phát triển hết. Và tình yêu giữa hai người đã nảy nở từ cuộc gặp đó. Chàng công tử Huỳnh Thủy Lê đã thuê nhà ở Sài Gòn và hai người đã sống với nhau như vợ chồng khoảng gần 2 năm. Thực sự, anh muốn cưới cô. Nhưng, mối tình của họ tréo ngoe ở chỗ, nếu Huỳnh Thủy Lê là “thiếu gia” của gia tộc gốc Hoa họ Huỳnh, là điền chủ danh giá nức tiếng nhất nhì Sa Đéc, sở hữu những vựa gạo khổng lồ cũng như đất đai, ruộng vườn, nhà cửa thì Marguerite, lại là một cô gái con một gia đình túng thiếu. Và với cha của Huỳnh Thủy Lê, ông Huỳnh Cẩm Thuận, thì hai gia đình thật sự “không môn đăng hộ đối”. Chưa kể, với một gia tộc lớn người Hoa thì việc có hẹn ước từ thời niên thiếu là điều không tránh khỏi. Còn với gia đình Marguerite, Huỳnh Thủy Lê chỉ là một gã thanh niên bản xứ ở nước thuộc địa, không xứng với một gia đình “đại quốc”.


Hình ảnh nữ nhà văn Marguerite Duras tại căn nhà của Huỳnh Thủy Lê


Mặt khác, lúc này, gia tộc họ Huỳnh cũng đang lâm vào cảnh khó khăn và cuộc hôn nhân của Huỳnh Thủy Lê với người đẹp xứ Tiền Giang Nguyễn Thị Mỹ, con gái của một gia đình giàu có nổi tiếng miền Tây, người vợ hẹn ước thời niên thiếu, là nước cờ lớn để vực dậy kinh tế, danh tiếng. Vì gia đình, Huỳnh Thủy Lê đành chấp nhận cuộc hôn nhân này. Vợ chồng ông Huỳnh Thủy Lê có với nhau ba gái, hai trai. Đời sống sau này của ông khá bình an. Con cái của ông đều thành đạt, là giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ định cư ở nước ngoài. Con gái út của ông cũng có thời gian về Việt Nam sinh sống. Năm 1972, ông mất và được an táng tại Sa Đéc theo di nguyện. Vợ ông, bà Nguyễn Thị Mỹ, mất năm 2004 tại Mỹ.

Ông Huỳnh Thủy Lê và vợ


Không chỉ lưu dấu bằng tiểu thuyết, bằng phim ảnh, chuyện tình Marguerite và chàng công tử Huỳnh Thủy Lê hiện còn được lưu giữ bằng dấu tích ở nơi mà mối tình nảy sinh. Hiện, ngôi nhà cổ 130 năm của gia đình ông Huỳnh Thủy Lê ở số 225A Nguyễn Huệ và ngôi trường ngày xưa mẹ bà Marguerite Duras làm hiệu trưởng (tức trường Trưng Vương) đã trở thành hai địa danh nổi tiếng ở Sa Đéc, Đồng Tháp. Ngôi nhà cổ của ông Huỳnh Thủy Lê đã được công nhận di tích cấp quốc gia, mỗi tháng đón khoảng hơn 2.000 khách, chủ yếu là du khách nước ngoài. Trong căn nhà, ngoài giữ nguyên đồ vật, hình ảnh gia đình ông Huỳnh Thủy Lê thì một phần nhỏ được trưng bày hình ảnh về gia đình bà Marguerite cũng như hai diễn viên chính Lương Gia Huy và Jane March, nhân vật chính làm nên tác phẩm điện ảnh Người tình. Ngoài ra, nếu muốn, khách du lịch có thể trả 32 đô la để được ngủ lại đây một đêm, cảm nhận cuộc sống của một gia đình giàu có thời xưa.

Còn Marguerite, bà cùng mẹ và anh trai về Pháp. Tại đây bà đã tiếp tục việc học, tốt nghiệp cử nhân Luật và Khoa học chính trị rồi chuyển sang viết văn. Về đời sống riêng, bà trải qua hai cuộc hôn nhân không hạnh phúc, ngập tràn trong rượu, thuốc lá và những mối tình phóng túng. Những năm cuối đời, bà còn sống với một chàng trai mê văn của mình, trẻ hơn bà tận 38 tuổi. Và bà bắt tay vào viết Người tình khi ông Huỳnh Thủy Lê, trong chuyến du lịch cùng gia đình sang Pháp đã gọi điện cho bà, nói rằng: “Tôi vẫn yêu bà như ngày xưa…”.

Phương Ngọc


Nguồn: http://www.baomoi.com/Marguerite-Duras–Huynh-Thuy-Le–Mai-mai-la-Nguoi-tinh/152/10742905.epi


mk
IP IP Logged
van phan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 12/Mar/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 173
Quote van phan Replybullet Gởi ngày: 24/Nov/2013 lúc 1:00pm

Marguerite Duras au Vietnam : liaisons dangereuses à Sadec

Le Monde | • Mis à jour le | Par

La tombe est une simple stèle de ciment gris, cl***iquement chinoise, avec des bâtons d'encens posés devant. Une inscription indique que Huynh Thuy Le, né en 1906, est mort le 10 août 1972. ( theo báo Le Monde )

*

A peine un an après la sortie du livre, Duras commence à se détacher de son œuvre. Personnalité souvent d'un extrême narcissisme, elle crache pour une fois sur ce qu'elle a écrit. "L'Amant, c'est de la merde. C'est un roman de gare. Je l'ai écrit quand j'étais saoule."

Lécrivain%20français%20Marguerite%20Duras%20%281914-1996%29%20pose%20pour%20le%20photographe,%20au%20début%20des%20années%201950,%20à%20son%20domicile%20parisien.

                                                 MARGUERITE DURAS



Chỉnh sửa lại bởi van phan - 25/Nov/2013 lúc 2:44am
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 28/Nov/2013 lúc 11:17pm
 
 
 
10 bí ẩn về Nam Hàn

 Tong-thong-Han-Quoc-1-1378701940.jpg
 - Văn hóa Hàn Quốc từ ẩm thực cho đến âm nhạc, các chương trình truyền hình đang xâm chiếm châu Á. Tuy nhiên, không ai phải cũng biết những sự thật thú vị về nền văn hóa này.
alt
1.  Văn hóa uống rượu Uống rượu là một phần quan trọng trong xã hội Hàn Quốc. Đó là cách mọi người giao tiếp và tìm hiểu lẫn nhau. Ít nhất mỗi tháng một lần, thậm chí mỗi tuần một lần, người Hàn Quốc đi ra ngoài ăn uống với đồng nghiệp của mình. Những sự kiện này được gọi là "hoesik" và thường uống nhiều rượu. Hàn Quốc có rất nhiều quy tắc khi nói đến uống rượu. Nếu một trưởng bối rót cho bạn bạn một ly rượu, bạn phải giữ chén thành kính bằng hai tay. Và nếu bạn rót rượu cho một người lớn tuổi hơn, bạn cũng phải giữ chai rượu bằng hai tay. Chỉ có người cao niên hoặc người có địa vị cao hơn mới có thể sử dụng một tay.
alt
Luôn phải giữ lại một chút rượu trong chén, và không bao giờ đổ đồ uống xuống đất. Không có giới hạn cho một buổi "hoesik." Mọi người tiếp tục uống và uống và tất cả các trong khi la lớn: "Kon-Bay( có nghĩa là “Chúc mừng!") và thức dậy vào sáng hôm sau, để ăn một bát súp thịt heo được gọi là "haejangguk” để giải rượu.
alt
2. Kiêng kị màu mực đỏ Mọi đất nước đều có sự mê tín dị riêng của mình. Trong khi phương Tây lo lắng về con mèo đen, muối đổ, con số 13 thì Hàn Quốc lại sợ “mực đỏ”. Ở Hàn Quốc, người ta cho là nếu ai bị viết tên bằng bút màu đỏ thì là người không được may mắn và sẽ gặp nhiều tai ương, thậm chỉ sẽ chết.
alt
Vì vậy, tại sao người Hàn Quốc lại sợ bút màu đỏ? Người Hàn Quốc tin rằng màu mực đỏ có thể xua tan ma quỷ và bảo vệ người chết, nhưng nếu viết tên của một người sống trong màu đỏ, sẽ có được tác dụng ngược lại. Vì vậy, người Hàn Quốc kiêng kị  ký hợp đồng, viết thư, hoặc viết thông báo bằng màu chữ đỏ mà thay vào đó sử dụng hoàn toàn bằng màu đen.
alt
3.Tôn trọng cái bắt tay Người sáng lập tập đoàn Microsoft, Bill Gates đã bị một số phương tiện truyền thông Hàn Quốc chỉ trích khi ông vừa bắt tay Tổng thống Park Geun-Hye vừa để một tay trong quần. Ngay lập tức các tờ báo lớn của Hàn đã đăng bức ảnh này cùng với dòng chú thích: "Sự khác biệt văn hóa, hay một hành động thiếu tôn trọng?". “Cái bắt tay thiếu tôn trọng? Cái bắt tay bình thường?”.
alt
Hàn Quốc là đất nước rất coi trọng nghi thức nho giáo và đặc biệt nhạy cảm đối với niềm tự hào dân tộc. Tại Hàn Quốc, bắt tay đôi khi cũng là một hành động bình thường trong giao tiếp nhưng trong một số trường hợp, họ có thể bao hàm sự vượt trội. Nếu bạn đang bắt tay với một người ngang hoặc ít tuổi hơn thì có thể hãy sử dụng một tay. Nhưng nếu bạn đang gặp gỡ một người nào đó nhiều tuổi hơn hoặc ở vị trí cao hơn, bạn phải sử dụng cả hai tay). Vì vậy, nếu bao giờ khi bắt tay với một ông chủ Hàn Quốc, bạn cũng phải đỡ bằng hai tay và mắt luôn phải nhìn thẳng
alt
4.Giáo dục của Hàn Quốc Sinh viên Hàn Quốc được cho là rất thông minh. Hàn Quốc có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cao khoảng 93 % ( trong khi Mỹ chỉ có 77 %) , và có hệ thống giáo dục tốt thứ hai trên thế giới. Tất cả điều này đều là nhờ các "hagwons” . Hagwons là các nhà quản lý và giáo viên công tác tại các trường học thêm tư. Giáo dục tư nhân trở thành một ngành công nghiệp khổng lồ trong suốt thập niên qua khi các bậc phụ huynh tìm mọi cách để tạo điều kiện cho con có lợi thế trong một xã hội mà sự thành công được định nghĩa rất hạn hẹp, thông thường chỉ là vào một trong ít trường nổi tiếng sau đó có sự nghiệp trong cơ quan chính phủ hoặc tập đoàn lớn.
alt
Chính phủ nước này ước tính có 95.000 hagwons và 84.000 cá nhân cung cấp dịch vụ dạy kèm và còn nhiều người khác cung cấp các dịch vụ ngoài tầm kiểm soát của các nhà giám sát thuế. Các bậc phụ huynh thường chi khoảng 1.000 USD/tháng cho mỗi đứa trẻ ở hagwons và cũng thường xuyên, học sinh ở các học viện như vậy cho tới tận đêm. Phụ huynh sẽ nhận được tin nhắn thông báo khi con cái họ tới trường vào mỗi buổi chiều, sau đó lại là một tin nhắn khác thông báo sự tiến triển trong học tập của học sinh.
alt
5. Cuộc đối đầu Hàn Quốc-Nhật Bản Trong quá khứ, Nhật Bản đã từng xâm lược bán đảo Triều Tiên và cai trị với một chế độ hà khắc. Đặc biệt trong chiến tranh thế giới lần thứ II quân đội Nhật bắt gần 200.000 phụ nữ Hàn Quốc làm nô lệ tình dục trong các nhà thổ trên khắp Trung Quốc và hàng ngàn người Hàn Quốc đã bị tra tấn trong các đơn vị 731 nổi tiếng.
alt
Nhiều thập kỷ sau đó, nhiều người Hàn Quốc vẫn còn giữ mối hận thù và cảm thấy rằng Nhật Bản đã không xin lỗi về tội ác chiến tranh trên.Vấn đề phức tạp hơn bởi liên quan đến tranh chấp với một nhóm các hòn đảo ngoài khơi bờ biển của mà Hàn Quốc gọi là Dokdo còn Nhật goi là Takeshima. Năm ngoái, một công ty chuyên về khảo sát là Gallup đã có cuộc thăm dò để xem quốc gia nào bị người dân Hàn Quốc xem thường nhất. Kết quả cho thấy 44,1% người Hàn Quốc chọn Nhật Bản và chỉ 11,7% chọn Bắc Triều Tiên.
alt
6. Đấu tranh váy Hàn Quốc là một đất nước rất bảo thủ , vì vậy thời trang "không quần" đang thịnh hành ở đất nước này đã khiến nhiều người ngạc nhiên. Các cô gái thường xuyên mặc váy ngắn và quần short, ngay cả phụ nữ làm kinh doanh thường xuyên mặc váy ngắn để làm việc. Từ năm 1963 đến năm 1979, Hàn Quốc dưới quyền của Tổng thống Park Chung-hee, bố của Tổng thống hiện tại của Hàn Quốc Park Geun-Hye, quần áo của phụ nữ Hàn được quy định rõ ràng. Nếu ai mặc váy ngắn hơn 20cm hoặc cao hơn đầu gối sẽ bị coi là phạm pháp. Đặc biệt tại các trường học phải nghiêm chỉnh thi hành luật lệ này, các giáo viên thường xuyên phải đo váy trước khi đến lớp.
alt
7. Công viên nhà vệ sinh Du khách tới thành phố Suwon, phía Nam thủ đô Seoul sẽ phải “ngã ngửa” trước một trong những công viên chủ đề độc đáo nhất thế giới: công viên Văn hóa toilet. Công viên này được lấy ý tưởng xây dựng để tướng nhớ vị thị trưởng cũ của thành phố là Mr Toilet, ông Sim Jae-Duck. Ông là người nổi tiếng là một người đam mê mọi thứ liên quan đến nhà vệ sinh và đã dành cả cuộc đời thực hiện chiến dịch cải tiến nhà vệ sinh công cộng ở Hàn Quốc. Sự thật là ông đã được sinh ra ngay trong phòng vệ sinh nhà mình! Ông thậm chí còn xây ngôi nhà của mình với hình dáng của một chiếc… bồn cầu. Ngày nay, ngôi nhà này đã được sử dụng để làm khu bảo tàng trong công viên chủ đề có một không hai này, càng thu hút sự chú ý của du khách tới tham quan.
alt
8. Phẫu thuật thẫm mỹ Theo một cuộc khảo sát năm 2009, cứ 5 người phụ nữ Hàn lại có 1 người phẫu thuật thẩm mỹ. Không giống ở nước khác, phẫu thuật thẫm mỹ là chuyện hết sức bình thường ở Hàn Quốc. Từ nữ sinh cho đến người mẫu, hoa hậu ở xứ Kim chi đều hài lòng với việc này. Ngay cả đàn ông ở Hàn Quốc cũng cho rằng, nếu xuất hiện với một dung mạo bắt mắt cũng có lợi cho sự nghiệp của họ hơn. Hầu hết phụ nữ Hàn Quốc đều muốn có một chiếc mũi nhỏ, cằm V-line, đôi mắt to long lanh. Nhưng cái gì cũng có giá của nó, ngoài chi phí đắt đỏ, những hậu quả, di chứng của việc phẫu thuật cũng đang làm phụ nữ Hàn Quốc lao đao.               
alt
9. Đấu bò Đấu bò ở Hàn Quốc là một văn hóa truyền thống, nhưng khác với Tây Ban Nha, ở đây không áo choàng màu đỏ, không kiếm sĩ, chỉ có 2 con bò đực lực lưỡng so tài với nhau. Những con bò này đến từ 500 trang trại trên khắp Hàn Quốc, phải có sừng lớn, cổ dày và thân mình thấp. Chúng cũng có chế độ ăn đặc biệt bao gồm cá, bạch tuộc sống và rắn.  Trước khi vào đấu, các ông chủ thường cho con bò của mình uống rượi soju và vẽ tên hoặc ký hiệu của mình lên trên con bò. Trận chiến chỉ kết thúc khi một trong hai con bò bỏ đi. Khác với chọi trâu ở Việt Nam, con trâu thua cuộc thường bị xẻ thịt thì con bò thua cuộc ở Hàn Quốc chỉ bị cho uống rượu say mèm.
alt
10 .  Robot tiêu diệt sứa Nghe như tên của một bộ phim khoa học viễn tưởng nhưng  đó là những gì đang xảy ra ngoài khơi bờ biển của Hàn Quốc. Mỗi năm, Hàn Quốc thiệt hại khoảng 300 triệu USD vì nhiều vụ sứa tấn công gây hại cho con người và các loài sinh vật biển. Chính vì vậy mà các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Cao Hàn Quốc (KAIST) đã phát triển Hệ thống Robot Loại bỏ Sứa (JEROS) có khả năng bắt gọn và tiêu diệt các đàn sứa.  Những con robot đầu tiên có thể tiêu diệt khoảng 400 kg sứa trong một giờ. Trong khi đó những con robot phiên bản mới có thể thực hiện tương tự với 900 kg sứa trong cùng khoảng thời gian đó.



Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 22/Dec/2013 lúc 12:50am
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 22/Mar/2014 lúc 10:17pm
 
 

Hinh ảnh hiếm ngày thiên tài Albert Einstein qua đời

Einstein%201921%20by%20F%20Schmutzer.jpg
Albert Einstein in 1921
- Lễ tang của thiên tài Einstein chỉ có duy nhất một nhiếp ảnh gia được mời đến, và đến hôm nay, sau 60 năm, những bức ảnh này lần đầu được công bố.
Kỷ niệm 60 năm ngày mất của ông, tạp chí Life đã tiết lộ bộ hình hiếm hoi, ghi lại khoảnh khắc ngày ông qua đời.
 
Nhà vật lý học Albert Einstein, người đưa ra thuyết tương đối và định hình cách chúng ta hiểu về vũ trụ đã qua đời ngày 18/4/1955, hưởng thọ 76 tuổi. Đám tang của ông diễn ra trong bí mật, và chỉ có nhiếp ảnh gia Ralph Morse tạp chí LIFE là người duy nhất ghi lại được hình ảnh của sự kiện diễn ra ngày hôm đó.
Với chiếc máy ảnh đơn sơ và một thùng rượu, Morse đã thu thập lại được những hình ảnh về sự ra đi của một trong những biểu tượng của thế kỉ 20. Nhưng ngoài tấm ảnh nổi tiếng ghi lại cảnh văn phòng của Einstein, được chụp sau khi ông qua đời chỉ vài giờ, tất cả các bức ảnh Morse chụp hôm đó đều chưa từng được công bố. Con trai của Einstein yêu cầu sự tôn trọng dành cho gia đình họ, do đó ban biên tập của LIFE đã không công bố toàn bộ số ảnh. Và trong hơn 5 thập niên, các bức tranh của Morse bị bỏ quên trong kho lưu trữ của tạp chí.
Đặc biệt câu chuyện về cách mà Morse chụp được những bức ảnh đó là một bài học về sự kiên trì và khả năng ứng biến. Sau khi nhận tin Einstein qua đời, Morse đã cầm máy ảnh và lái xe trên quãng đường 150km từ nhà ông (phía Bắc New Jersey) tới Princeton. Nhiếp ảnh gia Morse kể lại: “Einstein qua đời ở Bệnh viên Princeton, nên tôi qua đó trước. Nhưng nó thật hỗn loạn, rất nhiều nhà báo, nhiếp ảnh gia, người hiếu kì ở đó. Do vậy tôi quyết định tới văn phòng của Einstein ở Viện nghiên cứu cao cấp. Trên đường đi, tôi mua một thùng rượu scotch. Tôi biết người ta sẽ rất khó nói chuyện, nhưng hầu hết mọi người sẽ chấp nhận giúp đỡ chỉ với một chai rượu, thay vì đưa tiền cho họ. Và thế là tôi tới đó, tìm gặp người quản lý, biếu ông ấy một chai rượu và ông ấy đã mở cửa văn phòng cho tôi”.
Đầu giờ chiều, thi hài của Einstein được di chuyển tới nhà tang lễ Princeton và được đặt ở đó trong 1 đến 2 giờ. Theo dự đoán của Morse lễ an táng sẽ diễn ra rất sớm. Để tìm vị trí gần ngôi mộ, ông mau chóng lái xe tới Nghĩa trang Princeton.
“Tôi lái xe tới nghĩa trang để thử tìm nơi Einstein sẽ được chôn cất. Nhưng phải có hơn 20 ngôi mộ được đào sẵn vào ngày hôm đó. Tôi thấy một nhóm người đang đào mộ, tặng cho họ một chai rượu và hỏi xem họ có manh mối nào không. Một trong số đó cho biết: “Ông ấy sẽ được hỏa táng trong vòng 20 phút, ở Trenton!”. Sau đó tôi cho họ số rượu còn lại, nhảy lên xe và tới nhà hỏa táng ở Trenton ngay trước khi bạn bè và gia đình Einstein xuất hiện.” Và như vậy Morse là nhiếp ảnh gia duy nhất có mặt ở hiện trường, nơi an táng Einstein.
Trước đó, con trai của Einstein là Hans có hỏi tên của Morse. Đó là một hành động bình thường, nhưng lại có tác động rất lớn. Morse nhớ lại: “Tôi rất sung sướng, vì tôi biết mình là người duy nhất có những bức ảnh đó. Đó là một tin chấn động. Einstein là một hình mẫu lớn, nổi tiếng thế giới và chỉ chúng tôi có hình ảnh về sự kiện này.” Ông tới văn phòng của LIFE ở Manhattan và chắc chắn mình sẽ có câu chuyện để đời.
Morse cầm cuộn phim tới New York gặp Ed Thompson, biên tập viên của LIFE, một nhà báo lỗi lạc. Ed cho biết là tạp chí LIFE sẽ không phát hành câu chuyện về cái chết của Einstein. Điều này khiến Morse choáng váng. Hóa ra Hans Einstein đã gọi tới văn phòng của LIFE và yêu cầu họ không đăng báo về sự kiện này để tôn trọng sự riêng tư của gia đình. Và thế là Morse đành chấp nhận và tiếp tục công việc của mình. Ông nghĩ rằng các bức ảnh sẽ không bao giờ xuất hiện trở lại và hoàn toàn lãng quên chúng.
Tuy nhiên 60 năm sau, tạp chí LIFE đã lật lại hồ sơ và cho công bố một loạt ảnh chụp ngày hôm đó, những bức ảnh ghi lại một buổi sáng mà Albert Einstein từ giã cõi đời, để lại bao tiếc nuối với cả thế giới.
Công%20bố%20ảnh%20hiếm%20ngày%20thiên%20tài%20Albert%20Einstein%20qua%20đời
Ảnh chụp văn phòng của Albert Einstein chỉ vài giờ sau khi ông qua đời, tại Princeton, New Jersey, tháng 4 năm 1955.
Công%20bố%20ảnh%20hiếm%20ngày%20thiên%20tài%20Albert%20Einstein%20qua%20đời
Tài liệu giấy tờ, tẩu thuốc, gạt tàn và đồ dùng cá nhân khác của Einstein vẫn còn nguyên trên bàn làm việc trong văn phòng tại Princeton, 18 tháng 4 năm 1955.
Công%20bố%20ảnh%20hiếm%20ngày%20thiên%20tài%20Albert%20Einstein%20qua%20đời
Quan tài của Albert Einstein, di chuyển trong từ Bệnh viện Princeton đến nhà tang lễ, tại Princeton, New Jersey, tháng 4 năm 1955.
Công%20bố%20ảnh%20hiếm%20ngày%20thiên%20tài%20Albert%20Einstein%20qua%20đời
Con trai của Einstein (Hans) cùng người thân và bạn bè của Albert Einstein trên đường tới nhà hỏa táng Ewing, tại Trenton, New Jersey, ngày 18 Tháng Tư 1955.
Đoàn%20người%20đưa%20tiễn%20đi%20qua%20chiếc%20xe%20chở%20linh%20cữu%20của%20Einstein%20từ%20Princeton.
Đoàn người đưa tiễn đi qua chiếc xe chở linh cữu của Einstein từ Princeton.
Bạn%20bè%20và%20đồng%20nghiệp%20của%20nhà%20vật%20lý%20tham%20dự%20đám%20tang%20trong%20lặng%20lễ.
Bạn bè và đồng nghiệp của nhà vật lý tham dự đám tang trong lặng lễ.
Thư%20ký%20của%20Albert%20Einstein,%20bà%20Helen%20Dukas,%20chuẩn%20bị%20theo%20đoàn%20xe%20hỏa%20táng%20tháng%204%20năm%201955.
Thư ký của Albert Einstein, bà Helen Dukas, chuẩn bị theo đoàn xe hỏa táng tháng 4 năm 1955.
Thư%20ký%20của%20Albert%20Einstein,%20bà%20Helen%20Dukas,%20chuẩn%20bị%20theo%20đoàn%20xe%20hỏa%20táng%20tháng%204%20năm%201955.
Gia đình và bạn bè trở về nhà của Einstein tại 112 Mercer Street ở Princeton, nơi ông đã sống 20 năm, sau khi đám tang kết thúc.
Thư%20ký%20của%20Albert%20Einstein,%20bà%20Helen%20Dukas,%20chuẩn%20bị%20theo%20đoàn%20xe%20hỏa%20táng%20tháng%204%20năm%201955.
Tiến sĩ Thomas Harvey (1912 – 2007), nhà nghiên cứu bệnh học đã là người tiến hành khám nghiệm tử thi của Einstein tại bệnh viện Princeton vào năm 1955.
Theo Life


Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 30/Mar/2014 lúc 8:08pm
 
 
 
California rúng động vì dư chấn sau trận động đất 5.1 độ
 
 
 
 
Một%20người%20đàn%20ông%20nhặt%20các%20vật%20bị%20rơi%20sau%20trận%20động%20đất%20tại%201%20cửa%20hàng%20CVS,%20ở%20La%20Mirada,%20California,%2028/3/2014
Một người đàn ông nhặt các vật bị rơi sau trận động đất tại 1 cửa hàng CVS, ở La Mirada, California, 28/3/2014

Cảnh đổ nát sau động đất tại Los Angeles

Một cơn địa chấn có cường độ 5,1 độ Richter xảy ra vào khoảng 21h09 hôm 28/3 theo giờ Mỹ . Tâm chấn của động đất nằm gần thành phố Los Angeles, bang Califorina. Ảnh: AP
Ô tô lật, hàng trăm người chạy ra khỏi khu vui chơi, hàng hóa rơi trên sàn siêu thị là những cảnh tượng sau trận động đất tại Mỹ hôm nay.
Nhập%20mô%20tả%20cho%20ảnh
Một cơn địa chấn có cường độ 5,1 độ Richter xảy ra vào khoảng 21h09 hôm 28/3 theo giờ Mỹ (vào sáng 29/3 theo giờ Việt Nam). Tâm chấn của động đất nằm gần thành phố Los Angeles, bang Califorina. Ảnh: AP
Nhập%20mô%20tả%20cho%20ảnh
Ô tô lật nhào vì lở đất tại thành phố Los Angeles. Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ thông báo tâm chấn của động đất nằm ở độ sâu khoảng 9 km. Ảnh: AP
Nhập%20mô%20tả%20cho%20ảnh
Hàng hóa rơi khỏi kệ trong một cửa hàng. Hơn 20 dư chấn xuất hiện sau trận động đất, với cường độ từ 2 tới 3,6 độ Richter. Ảnh: Instagram
Nhập%20mô%20tả%20cho%20ảnh
Hàng trăm người chạy ra khỏi công viên Disneyland sau khi động đất xảy ra. Ảnh: Twitter
Nhập%20mô%20tả%20cho%20ảnh
Chất lỏng tràn ra sàn của một siêu thị. Nhà chức trách cho hay chỉ vài người bị thương nhẹ vì động đất. Ảnh: Instagram
Nhập%20mô%20tả%20cho%20ảnh
Đồ đạc trong một căn hộ rơi và vỡ. Ảnh: Instagram
Nhập%20mô%20tả%20cho%20ảnh
Ông Eric Garcetti, thị trưởng thành phố Los Angeles, nói rằng đây là trận động đất thứ hai trong khu vực trong vòng hai tuần qua. 



Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 30/Mar/2014 lúc 8:11pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 14/Nov/2014 lúc 6:46pm
 
 



Tổng Hợp các Loại Tiền Trước 1975 
(Currencies Pre-1975 in South Vietnam)

Chắc chắn bạn không bao giờ quên. Những đồng tiền trước 1975.


 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 

 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
 


 
 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
 

 

 

 
 
 


 
 
 
 


 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

Tiền Giấy Thời Pháp Thuộc

 
 
 
 


 
 
 
 
 

 
                                                     
 




Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 25/Dec/2014 lúc 2:55pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 24/Dec/2014 lúc 11:03am


Vào đây xem, ghê quá!

https://www.facebook.com/video.php?v=1579800202238060&pnref=story
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 24/Dec/2014 lúc 11:18am
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 17 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.172 seconds.