M.DURAS và " NGƯỜI TÌNH"
Từ huyền thoại tới sự thật
Người Tình , tiểu thuyết ba xu , rẽ tiền
Căn nhà của bà Marguerite Duras tại Sa Đéc AFP /C. Boisvieux
Hè
03 tháng Sáu năm 1929, trên chuyến phà băng qua một nhánh sông Mêkông
để đi về Sài Gòn, một nữ sinh trung học người Pháp tình cờ làm quen với
một chàng công tử người Việt gốc Hoa, sống tại Sa Đéc. Người sau đó đã
trở thành tình nhân của cô.
Mối
quan hệ tình cảm này đã ghi lại một dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn thiếu
nữ và sau này trở thành nguồn cảm hứng cho ba tác phẩm văn học, làm nên
tên tuổi nữ sĩ Pháp Marguerite Duras. Trong đó, tác phẩm “L’amant”
(Người tình) đã đoạt giải Goncourt năm 1984, giải thưởng văn học danh
giá của Pháp. Tác phẩm được đạo diễn Jean-Jacques Annaud chuyển thể
thành phim cùng tên vào năm 1990.
Trong loạt bài mùa hè có tiêu đề « Những nhà văn Viễn Đông » của
nhật báo Le Monde số ra trung tuần tháng Tám này, Bruno Philips, tác
giả bài viết « ‘Marguerite Duras ở Sa Đéc’ : Những mối quan hệ nguy
hiểm » đã có dịp quay lại vùng đất Nam Bộ năm xưa, tìm kiếm những vết
tích còn đọng lại như để hiểu rõ thực tại trong toàn bộ không gian hư
ảo của Duras. Cái « thực tại » mà Duras suốt cả cuộc đời mình luôn tìm
cách chối bỏ. Và cả nghiền ngẫm nữa.
« Tôi phải nói gì với bạn đây, khi ấy tôi mười lăm tuổi rưỡi. Đó là chuyến phà băng qua sông Mêkông », câu mở đầu nổi tiếng của tác phẩm. Chính trên chuyến phà đó, mọi chuyện đã bắt đầu.
Con phà năm xưa giờ không còn nữa. Thấp thoáng xa xa là hình bóng
cây cầu hiện đại, được khánh thành vào năm 2000, bắc qua một nhánh sông
Mêkông mà người dân bản xứ gọi là « Cửu Long » tức chín con rồng. Dấu
ấn còn lại của con phà năm xưa giờ chỉ là chiếc cầu kè bê-tông vẫn còn
nằm trơ ra phía sông. Tuy cảnh vật có thay đổi chút với thời gian,
nhưng không gian của Duras như vẫn còn đọng lại đó : cũng dòng sông
nặng trĩu phù sa, cuồn cuộn chảy xiết, lu mờ dưới làn mưa không ngớt.
Đông Dương: điểm xuất phát cho sự nghiệp của Marguerite Duras
Phông cảnh nền đó đã được Jean-Jacques Anneaud tái hiện một cách
trung thành trong bộ phim cùng tên, chuyển thể từ tác phẩm « Người tình
» của Marguerite Duras. Người xem tại Việt Nam chắc cũng không khỏi ngỡ
ngàng trước ống kính tài tình của đạo diễn, đưa một góc sông nước Hậu
Giang hiện đại ngày nay trở lại với không gian Đông Dương những thập
niên 20 của thế kỷ trước: một miền đất đậm chất Nam Bộ mộc mạc, giản dị
của một thời còn là thuộc địa.
ây cũng chính là điểm xuất phát cho sự nghiệp văn chương của nữ sĩ
Pháp Duras. Vùng đất Nam Bộ đó như là một phần xương thịt trong con
người bà. Khi trả lời phỏng vấn nữ phóng viên người Ý, Leopoldina
Pallota della Torre, Duras thổ lộ “Đôi khi tôi cũng nghĩ rằng sự
nghiệp viết lách của tôi bắt đầu từ đó, giữa những cánh đồng, những khu
rừng, và trong sự hiu quạnh. Có một đứa trẻ da trắng, gầy còm và lạc
lõng mà người đó chính là tôi, giống người Việt hơn là Pháp, lúc nào
cũng chân đất, không biết giờ giấc, không biết cách sống, thích ngắm
chiều hoàng hôn trải dài trên sông, với khuôn mặt bị rám nắng”.
Trở lại với chuyến phà nối đôi bờ một nhánh sông Mêkông, nơi diễn ra
buổi đầu gặp gỡ của đôi tình nhân. Có thể nói buổi gặp định mệnh đó
chính là cột mốc quan trọng cho cả cuộc đời nữ sĩ. Nó ám ảnh, đeo đuổi
dai dẳng trong tâm hồn Duras, đến nỗi mà trong vòng bốn thập niên liên
tiếp bà có đến những ba phiên bản khác nhau cho cuộc phiêu lưu tình cảm
đó: Un barrage contre le Pacifique (tạm dịch là Đập chắn Thái Bình
Dương – 1950), L’Amant (Người tình – 1984, giải Goncourt cùng năm), cho
đến L’Amant de la Chine du Nord (Người tình Hoa Bắc - 1991).
Nhân vật nam chính trên chuyến phà được bà tái hiện dưới ba nhân
dạng khác nhau : Ông « Jo » da trắng trong tác phẩm đầu cho đến « công
tử người Hoa », tình nhân không tên trong tác phẩm “Người tình”. Riêng
đến tác phẩm thứ ba “Người tình Hoa Bắc”, nhân vật huyền thoại lại được
phác họa dưới một góc cạnh rất là điện ảnh. Cũng chính là anh chàng đó,
nhưng lại điển trai hơn và cao to hơn so với nhân vật chính trong
L’Amant : một kẻ nghiện ngập, nhu nhược và biếng nhác. Và đây cũng
chính là con người thật ở ngoài đời.
Theo nhà báo Laure Adler, người viết tiểu sử Marguerite Duras, nhân
vật “công tử người Hoa” ngoài đời thật sự ra không mấy điển trai như
nhân vật Léo trong tác phẩm thứ ba hay như trên phim. Anh ta thật sự
rất giàu và rất lịch lãm, nhưng gương mặt xấu xí, bị hủy hoại vì căn
bệnh đậu mùa. Thực tế này quả thật quá khác xa với những gì độc giả
tưởng tượng, hay chí ít ra như những gì ta đã xem qua trong phim của
Jean Jacques Annaud: một anh chàng cao to, gương mặt điển trai, lịch
lãm với những cảnh ái ân nồng cháy, khát vọng nhục dục lồng trong một
không gian lãng mạn đầy huyễn hoặc. Đây cũng chính là điểm bất đồng
giữa nữ sĩ với đạo diễn.
Annaud thì nghĩ đến việc khai thác câu chuyện tình giữa một cô gái
Pháp mới lớn đầy khêu gợi với người tình gốc Hoa điển trai, trên một
phông nền thuộc địa lãng mạn.
Marguerites Duras : “Người tình”, tiểu thuyết ba xu rẻ tiền !
Nhưng đối với Marguerite Duras, cả « Người tình » lẫn hai tác phẩm
còn lại là những quyển tự truyện về chính cuộc đời bà, về tuổi thơ và
tuổi trẻ của bà tại cựu thuộc địa Đông Dương, nơi bà được sinh ra và
lớn lên, dù rằng cho đến lúc gần cuối đời bà cũng không bao giờ chịu
nhìn nhận. Bà nhắc đi nhắc lại là « Người tình » chỉ là một câu chuyện
giả tưởng. Cuộc phiêu lưu tình ái đó không bao giờ tồn tại. Sự phủ nhận
của nữ sĩ mãnh liệt đến mức bà chối bỏ cả tuyệt tác của mình một năm
sau khi xuất bản. Duras nói rằng: “ Người tình, chỉ là một quyển tiểu thuyết ba xu, rẻ tiền. Tôi viết nó trong một lúc say xỉn mà thôi”. Bởi vì Duras nghĩ rằng “chuyện đời bà chẳng có gì đáng để mà kể”.
Chính vì vậy, trong suốt tác phẩm « Người tình », các nhân vật chính
là những kẻ vô danh, không tên gọi, được hiện ra dưới những cách gọi «
cô gái » và « công tử người Hoa ». Trên chuyến phà ngày ấy, đưa « cô bé
» đi về Sài Gòn, còn có « anh chàng người Hoa ». « Cô bé » đó không ai
khác chính là nữ sĩ, khi ấy cũng vừa được 15 tuổi. Còn « chàng công tử
người Hoa », ngoài đời tên thật là Huỳnh Thủy Lê, lúc ấy được 27 tuổi,
là con trai của một điền chủ gốc Hoa sống tại Sa Đéc. Vào thời điểm đó,
Marguerite Duras vừa đi thăm mẹ ở Sa Đéc về.
Ta không khỏi tự hỏi vì sao Marguerite Duras lại có những thái độ
tiêu cực đối với đứa con đẻ tinh thần của mình đến như vậy. Bà đã mất
tổng cộng bốn thập niên để mà thêu dệt nên ba tuyệt tác, trong đó tác
phẩm « Người tình » đã đoạt giải Goncourt năm 1984, một giải thưởng văn
học cao quý của Pháp, đưa tên tuổi của bà ra toàn thế giới. Tác phẩm «
Người tình » đã được dịch ra 35 thứ tiếng và hơn 2,5 triệu bản đã được
bán chạy.
Marguerite Duras: hiện thân của sự nổi loạn
Theo Bruno Philips, có lẽ chính vì tuổi thơ buồn tủi, đầy khó khăn,
cô độc và thiếu vắng tình thương của gia đình đã dẫn nữ sĩ có những
hành động « chối bỏ » kỳ quặc như thế. Sinh ngày 04/04/1914, tại Gia
Định (tên cũ của Sài Gòn), Marguerite Donnadieu, tên thật của nữ sĩ, là
đứa con gái duy nhất trong một gia đình có ba anh em. Thế nhưng, nữ sĩ
lại sớm chịu cảnh mồ côi cha khi vừa được bốn tuổi. Mẹ bà một giáo viên
tiểu học, trải qua nhiều nhiệm sở Hà Nội, Phnom Penh, Vĩnh Long rồi sau
này là hiệu trưởng một trường nữ sinh tại Sa Đéc (giờ là trường Trưng
Vương). Tuổi thơ của nữ sĩ hầu như trải qua tại Đông Dương, nhưng giữa
sự hung bạo của người anh cả, sự lạnh lùng và những cơn điên loạn của
bà mẹ bởi nỗi ám ảnh thiếu thốn tiền nong.
Chính vì vậy, Duras cũng có lần nhìn nhận rằng lúc ban đầu khi bà đến
với “chàng công tử” triệu phú người Hoa đó cũng chỉ vì tiền. Trong tác
phẩm “Người tình”, Duras có nói rằng bà không bao giờ kể cho mẹ bà biết
mối quan hệ vụng trộm này. Nữ sĩ nhận thức được rằng, đấy sẽ là một
điều sỉ nhục cho gia đình, cho mẹ bà. Nhưng với bản năng của người mẹ,
nên có lẽ mẫu thân nữ sĩ cũng có những nghi ngờ.
Đôi lúc bà vừa đánh đập cô con gái vừa gào thét « con gái bà là
một con điếm, bà sẽ vứt cô ra ngoài, bà ước gì thấy cô chết bờ chết bụi
và không ai muốn thấy cô nữa, cô ấy đã bị ô uế thanh danh, thà làm con
chó còn hơn ». Trên thực tế, chưa bao giờ Duras được hưởng chút
tình thương yêu của mẹ. Mọi tình thương và kỳ vọng mẹ bà đều dành trọn
cho người anh cả, một kẻ hư hỏng, thô bạo, bê tha cờ bạc rượu chè,
nghiện ngập, suốt ngày chỉ biết hành hung hai đứa em của mình.
Marguerite Duras : viết sách là để giải bày những điều thầm kín
Cuộc đời của Marguerite hầu như tan vỡ, sống không chủ đích. Cuộc
phiêu lưu tình ái đó cũng phản ảnh phần nào tâm trạng nổi loạn của bà
như để bù đắp lại khoảng trống tình thương trong tâm hồn. Tuy nhiên,
cho dù cuộc tình đó nó có thật hay không, điều đó đối với nữ sĩ cũng
không có chút tầm quan trọng nào. Nó chỉ là một công cụ để Duras có dịp
khuất lấp sự thiếu thốn về tinh thần và vật chất.
Ngay từ đầu tiểu thuyết « Người tình », Duras đã viết rằng : « Sử
dụng chuyện viết lách không chỉ nhằm tái hiện sự việc dưới dạng huyền
thoại mà còn là cách để tiếp cận với nhiều điều khác nữa, vẫn còn ẩn
náu trong sâu thẳm tâm hồn mù quáng […] ». Đúng như là lời giải
thích của nhà văn Laure Adler, người viết tiểu sử về Marguerite Duras,
tham vọng của tác phẩm thể hiện « ao ước được giải bày hơn là để mà tự kể về mình ».
Về phần nhân vật « người tình », các nhân chứng hiếm hoi mà Bruno
Philips, phóng viên báo Le Monde may mắn gặp được tại Sa Đéc cho biết
sau khi chia tay với người bạn tình Pháp, Huỳnh Thủy Lê phải nghe lời
cha lấy một cô gái rất xinh đẹp, con của một điền chủ giàu có khác tại
Tiền Giang, nhằm cứu rỗi kinh tế gia đình do làm ăn thất bại. “Người
tình gốc Hoa” của bà sau khi đám cưới còn sống chung lén lút với người
em vợ.
Sau thống nhất, Huỳnh Thủy Lê đã cùng gia đình di tản sang Mỹ. Vốn
là người rất trọng truyền thống, trước khi mất ông có tâm nguyện muốn
được chôn cất tại quê nhà Sa Đéc. Một người cháu của Huỳnh Thủy Lê buồn
tủi cho tác giả Bruno Philips biết, các hậu thế trực tiếp của Huỳnh
Thủy Lê hiện đều có cuộc sống giàu sang đây đó tại Mỹ hay Pháp, nhưng
để ông mồ côi mả quạnh tại Sa Đéc, do vài đứa cháu nghèo khổ còn sót
lại trông coi.
|
< ="http://www.youtube.com//apdgsxdlZhw" allowfullscreen="" border="0" height="315" width="560">>
|