Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: DU LỊCH VÒNG QUANH THẾ GIỚI Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 19 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 17/May/2021 lúc 8:02am

Nhật Bản Vào Xuân


Đã vào giữa tháng 4, mùa xuân đã đến nhưng vùng Bắc Mỹ (Seattle, Vancouver – Canada) vẫn còn lạnh và mưa.
Hoa tulip vùng Bắc Mỹ chưa nở nhưng ở Nhật đã có nắng ấm nên sau hoa anh đào là tulip, shibazakura, tsutsuji (azaela) sẽ lần lượt khoe sắc mùa xuân.
Chia xẻ vài hình chụp ngày Chủ nhật 14/4/2013 vừa qua tại Showa Kinen Park / 昭和記念公園













Cũng ở Công viên Kỷ Niệm Chiêu Hòa chụp ngày 9/4/2013


Dưới đây là hình ở Công viên Kỷ Niệm Chiêu Hòa chụp ngày 14/4/2013







Hoa Shibazakura Moss Phlox 芝桜 ở Showa Kinen Park / 昭和記念公園




Sưu tầm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 17/May/2021 lúc 8:30am

THE WORLD'S MOST DANGEROUS BRIDGES

The World’s Most Dangerous Bridges Are Not For the Faint of Heart

By  

Canopy Walk, Ghana


Source: Pinterestt

Standing at over 100 feet tall, it’s no surprise that the people of Ghana call this type of bridge a canopy walk. Upon crossing this nearly 1,000 foot-long suspended bridge, the Kakum Canopy Walkway will leave visitors feeling accomplished as this is one of only three canopy walkways in Africa.

Langkawi Sky Bridge, Malaysia
Source: Pinterest


Completed in 2005, the Langkawi Sky Bridge spans 410 feet as a pedestrian cable-stayed bridge in Malaysia. In order to reach this cloud-reaching locale, travelers must first take the Langkawi Cable Car to then ride an inclined lift – SkyGlide – in order to reach the 2,170 foot above sea level bridge deck.

Titlis Cliff Walk, Switzerland

Source: Pinterest

Hugging just one of the many mountains in the Swiss Alps mountain range, the Titlis Cliff Walk is an astonishing 10,000 feet above sea level. At 320 feet it’s not very long, but as it’s only three feet wide (in addition to its insane geographic location), the Titlis has often been named the “world’s scariest bridge.”

Vitim River Bridge, Russia


Source: Pinterestt

Located in Siberia, the Vitim River Bridge once held train tracks on its now rotting wooden planks. With a width of merely six feet and no safety rails, average p***enger cars are at risk of falling into the Vitim River nearly 50 feet below. Still, that doesn’t stop visitors from claiming victory by crossing this questionable bridge.

Puente de Ojuela, Mexico


Source: Pinterest

Also known as the “[straightforward] Ojuela” or “Mapimi” bridge, this suspension-style bridge is located in the Mexican state of Durango. While it now serves as a foot bridge for pedestrians, it once served as a major road to the site of the Ojuela Goldmine.

Iya Kazurabashi Bridge, Japan

Source: Pinterest

“Kazurabashi” in Japanese translates to “mountain vine” in English. Therefore, it should come as no surprise that the Japanese Iya Kazurabashi bridges are three remaining mountain vine-made bridges crossing the Iya Valley. In fact, these bridges are rebuilt every three years with the addition of a steel cable in the vines for safety. Interestingly, these bridges can only be crossed in one direction.

Eshima Ohashi Bridge, Japan


Source: Pinterest

Rising high above Nakaumi Lake, the widely photographed Eshima Ohashi Bridge connects Matsue and Sakaiminato in Japan. Built over seen years, the bridge holds only a 6.1% gradient, meaning it’s not very steep. But when captured at the correct distance with a telephoto lens, the bridge appears to be incredibly steep. 4,000 cars travel across this bridge every day.

The Bridge of Immortals, China

Source: Pinterest

The Bridge of Immortals is found in Huangshan, China. Known also as the “Fairyland Bridge,” this stone-carved bridge connects the p***age between two tunnels hewn out of the rock of these two nearby mountaintops. Although its birth looks to be centuries old, it was actually built in 1987.

Montenegro Rainforest Bridge, Costa Rica

Source: Pinterest

Six of these foot bridges interconnect to lead Costa Rica climbers along a 984 feet path above the Monteverde Rainforest. With plenty of canopy and a moisture-rich environment, keep your eyes out for jaguars and snakes as you swat the bugs away.

U Bein Bridge, Myanmar

Source: Pinterest

Standing nearly three-quarters of a mile across the Taungthaman Lake in Myanmar, the U Bein Bridge was constructed in the 1850s. With no guardrails and decaying teak walking planks, the bridge is slowly breaking down, especially with its tremendous amount of foot traffic. Interestingly, a police force has been established to guard the bridge, especially for tourists’ sake, as crime has been on the rise in recent years.

Royal Gorge Bridge, Colorado

Source: Pinterest

When the 1,260 foot-long Royal Gorge Bridge was first built in 1929 in the state of Colorado, it was crafted without support cables. This changed in 1982 when wind cables were added for structural integrity. Still, don’t bother looking over the edge unless you’re a thrill-seeker who loves heights.

Cloud Bridge at Daedunsan Mountain, South Korea

Source: Pinterest

Located in South Korea, specifically the South Jeolla province, the Cloud Bridge is held within the confines of the Wolchulsan National Park – the smallest park in the country. That said, it’s the steps leading to the bridge that actually get most of the attention.

Aiguille du Midi Bridge, French Alps

Source: Pinterest

Translated from French, “Aiguille Du Midi” or “Needle of Midday” refers to the space between a rock and a hard place. While the panorama must be breathtaking, standing 12,605 feet above sea level, it’s going to take a 20-minute, 9,200 foot-rising cable car ride to get there.

Zhangjiajie Gl*** Bridge, China

Source: Pinterest


Located above the Wulingyuan area of Zhangjiajie in Hunan, China, the Zhangjiajie Gl*** Bridge is a pedestrian skywalk bridge constructed of transparent gl*** panels. When the bridge opened in 2016, mere weeks after it was opened to tourists, it was shut down by authorities. The bridge, capable of holding 800 people at a time, was expecting 8,000 visitors per day. Instead, it initially received 80,000. Authorities shut down the bridge to further build out the infrastructure on both sides to accommodate more visitors.

Trift Bridge, Switzerland

Source: Pinterest

The Trift Bridge hangs 328 feet above Swiss glaciers near the town of Gadmen. Built in 2004, the bridge originally swung violently, side-to-side, due to not having stabilizing cables. This was fixed in 2009 but surely the original bridge would have been frightening.

Sidu River Bridge, China

Source: Pinterest

In Dadong county, China, stands the Sidu River Bridge. At its highest height the bridge stands 1,600 feet above the ground, and spans over 4,000 feet long. At its completion in 2009, it was the tallest bridge in the world.

Tianmen Skywalk, China

Source: Pinterest

4,700 feet up in the air, a clear bridge that’s only three feet wide (2 1/2 inches thick), and only wraps around the Tianmen “Heavenly Gate” Mountain for 200 feet, the Tianmen Skywalk is no joke.

Hussaini Hanging Bridge, Pakistan

Source: Pinterest


Adjacent to Borat Lake in Northern Pakistan stands the rickety Hussaini Hanging Bridge. At no point in time was the bridge professionally constructed. Instead, it’s been destroyed and continuously rebuilt with uneven spacing composed sticks and wooden planks.

Seven Mile Bridge, Florida

Source: Pinterest

Not quite spanning the full seven miles, the Seven Mile Bridge can be stretching from Knight’s Key in Marathon, Florida to the lower Florida keys. On a sunny day, conditions appears quite lovely, but due to frequent hurricane-like conditions, Seven Mile Bridge can be considered one of the more deadly bridges in existence.

Storseisundet Bridge, Norway

Source: Pinterest

The Storseisundet Bridge in Norway connects the island of Averøya to the country mainland. Interestingly, although the bridge sits near sea level, barely reaching over 75 feet tall at its highest point, this 850 foot-long bridge took six years to build. Why? Well, construction was delayed by 12 hurricanes.

Keshwa Chaca Bridge, Peru

Source: Pinterest


Built during the rule of the Incans, the Keshwa Chaca Bridge in Peru is a statement of ancient engineering. 500 years ago, this bridge was constructed out of gr***, of all things. The women braided thin ropes while the men took these thin ropes and transformed them into “support cables.” Given its material and age, this is one of the last examples of the engineering prowess displayed by the Incans.

Longjiang Suspension Bridge, China

Source: Pinterest


At a cost of 1.96 billion yuan ($300+ million), the Longjiang Bridge was constructed in Baoshan, Yunnan, China in 2016. Connecting Baoshan and Tengchong with Myanmar, the Longjiang Bridge is one the highest standing – 920 feet above the river below.

Moses Bridge, Netherlands

Source: Pinterest

The Moses Bridge, found in the Fort De Roovere (an earthen fort located in the Netherlands), was established as a water-based defense conceived and built during the Eighty Years War in 1628. Its design captures the curiosity of those near and far, especially because it’s sunken into a moat fortress.

Plank Bridge, Indonesia

Source: Pinterest

In Indonesia you have the opportunity to come face-to-face with this disaster of a plank bridge. As noted by its one line horizontal and vertical support, this plank bridge has seen better days. Local Indonesians who still need to cross the river must do so very carefully or risk falling into these questionable waters.

Monkey Bridges, Vietnam

Source: Pinterest

“Monkey bridges,” as they’re known in Vietnam, are wooden or bamboo p***ageways, often hanging over gullies or streams. They may also be composed of bamboo or coconut. They may or may not be built with hand rails, making them difficult to maneuver, regardless. Even locals have been known to fall in the water.

Carrick-a-Rede Rope Bridge, Northern Ireland

Source: Viator

This rope bridge might be situated in the most beautiful location on our list: between two islands in Northern Ireland. The bridge itself is probably safe, considering there’s a crossing fee for upkeep, but it’s still a bit of terrifying journey, leading many travelers to only cross the bridge one way and return by different means.

Sunshine Skyway Bridge, U.S.A.

Source: Pinterest

Tampa Bay’s Sunshine Skyway Bridge was born out of tragedy. The structure, which opened in 1987, was the replacement of a previous bridge of the same name that was destroyed when an oil tanker collided with one if its supports in 1980, killing 35 people in the process. The new structures has had its fair share of darkness as well, with more than 200 documented jumpers in the structure’s history.


Quepos Bridge, Costa Rica

The reputation of Costa Rica’s Quepos Bridge can be summed up nicely by the nickname locals have colloquially nicknamed it: “the bridge of death.” Nuff said there.


Lake Pontchartrain Causeway, U.S.A.


Source: Roadtrippers
The Lake Pontchartrain Causeway, which connects Mandeville with Metairie in Louisiana. It holds the record for longest continuous bridge over water in the world, and the experience of driving over it with no land in sight for miles and miles can be terrifying.

Deception P***, U.S.A.


Source: TouringPlans


The Deception P*** Bridge is a set of two, two lane bridges that connect Whidbey Island to Fidalgo Island across the Puget Sound in Washington state. The bridges are well-known for the copious amount of fog that overtake them at times, giving them a cliche horror movie look at times.

Capilano Suspension Bridge, Canada


Source: Wikipedia



Vancouver’s Capilano Suspension Bridge is one of Canada’s best known tourist attractions… and one off its most infamous. Over the course of its life, the privately owned 460 ft. span has seen several well-publicized death.

Hanging Bridge of Ghasa, Nepal


Source: Pinterest

Nepal’s Hanging Bridge of Ghasa is most famous for use transporting livestock, as seen above. Perhaps this is because it’s way to terrifying for most humans.

Kawarau Bridge, New Zealand

Source: Viator

New Zealand’s Kawarau Gorge Suspension Bridge runs over the Kawarau River in the Otago region in the South Island of New Zealand. It’s renown for being the world’s first site to offer commercial bungee jumping, which in turn makes it the only entry on our list where jumping of any sort is encouraged.

Windsor Bridge, Gibraltar

Source: Caleta Hotel

The fact that the Windsor Bridge is located along a path known as “thrill seeker’s trail” should give one. pretty good idea of just how terrifying crossing it can be.

Millau Viaduct Bridge, France

Source: DangerousRoads


Standing  1,125 above the gorge of the Tarn River valley in southern France., the Millau Viaduct Bridge is a marvel. At 8,000 feet long and 105 feet wide, traversing the bridge can feel like flying amongst the clouds, which can be exhilarating or terrifying depending how one feels about heights.

https://definition.org/
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/May/2021 lúc 9:54am

15 Khu Vuon Dep Tren The Gioi - Hoa tau - BP (HD)   <<<<<

Những%20con%20số%20khủng%20ở%20khu%20vườn%20kì%20diệu%20tại%20Dubai%20-%20Kenhdulich.info.vn


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 24/May/2021 lúc 10:52am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Jun/2021 lúc 8:19am
< method="post" ="http://www.thukhoahuan.com/index.php/kho-cu/21605-cay-xoai?hitcount=0" ="-inline">

Cây Xoài

4120%201%20CayXoaiThaiCgTung

(ảnh tác giả Thái Công Tụng)

4120%202%20CayXoaiThaiCgTung

Xoài tượng Bình Định

1.Dẫn nhập.  Cây xoài có nguồn gốc từ Ấn Độ nên trong danh pháp thực vật có tên là Mangifera indica. Mãi đến thế kỷ 16, người Arab mới du nhập giống xoài qua Phi Châu và người Portugal đưa xoài vào Bresil. Từ thế kỷ 17 trở đi, xoài gặp tại nhiều xứ nhiệt đới khác.Cây xoài là cây quốc gia của Bangladesh, Ấn Độ. Trong một số nền văn hóa, trái cây và lá của nó được sử dụng như là nghi lễ trang trí tại các đám cưới, lễ kỷ niệm, và nghi lễ tôn giáo.

Vài ca dao liên quan:

–  Ăn xoài lấy hột mà ương

Làm thân con gái chớ thương chồng người.

– Gió đưa mười tám lá xoài

Ai đưa duyên bạn lạc loài đến đây

      Ta gặp cây xoài ở Ấn Độ,  Thái Lan,  Lào,  Miên,  Việt Nam, Philippin v.v. Xoài bán ở Canada phần lớn là từ Mexico hay từ các nước Trung Mỹ như Salvador, Guatemala.

      Cây xoài cũng trồng nhiều ở vài xứ Phi Châu, đặc biệt ở Mali: khi Tổng Thống Pháp Macron đi thăm lính Pháp trú quân ở Mali dưới lá cờ Liên Hiệp Quốc, Tổng Thống Mali biếu cho Tổng Thống Pháp cả mấy chục  thùng xoài và ông này để lại cho lính Pháp.

      Cây xoài thich nghi với những đất phù sa và trong những nơi có cao độ thấp hơn 700 mét. Trồng xoài phải lựa những vùng không bị mưa lúc xoài ra hoa.

      Miền Đông Nam Á trồng nhiều xoài. Cây xoài cao từ 10 mét đến 25 mét, thuộc họ Anacardiaceae. Lá đơn, mọc cách, phiến lá hình thuôn. Hoa có 5 cánh, màu vàng hơi đỏ, 5 nhị (nhưng chỉ 1 hay 2 nhị sinh sản).  Quả hình thận, thịt mọng nước, thơm, ngọt. Sau khi ra hoa, phải chờ vài tháng sau đó quả xoài mới chín. Xoài tháp thì cho quả sau 3 hay 4 năm, còn xoài trồng hột phải chừng 10 năm mới cho trái. Xoài trồng bằng hột sống lâu hơn, có thể trên 100 năm.

      Cây xoài có thể được trồng từ một hạt giống trên mặt đất, nhưng phải chờ cả chục năm để cây ra quả nên người ta chỉ trồng cây xoài ghép chỉ mất khoảng 4 năm để ra  trái.

2-Vài Giống Xoài ở Việt Nam

      Xoài có rất nhiều giống, nhưng có 2 nhóm giống cơ bản là nhóm Ấn Độ (hạt đơn phôi) và nhóm Đông Nam Á (hạt đa phôi). Nhóm đơn phôi thường cho trái quanh năm. Cây xoài ở ĐBSCL có diện tích gần 50.000 ha (cả nước 85.900 ha). Riêng tỉnh Đồng Tháp có diện tích xoài 9.800 ha, tỉnh Tiền Giang có diện tích hơn 3.900 ha. Huyện Cao Lãnh có hợp tác xã  Mỹ Xương đạt sản lượng xoài bình quân 5.000 tấn/năm, trong đó xoài Cát Chu chiếm 70% sản lượng, xoài Cát Hòa Lộc chiếm 30%. Vụ chính từ tháng 12 đến tháng 6; vụ nghịch từ tháng 6 đến tháng 9. Việc điều khiển ra hoa, ra trái hoàn toàn chủ động, theo kinh nghiệm nhà vườn.

      Lợi ích kinh tế: trồng xoài có thể thu lợi nhuận gấp 5-6 lần trồng lúa. Trung bình 1 cây xoài thu hoạch khoảng 100 – 200 kg, sau khi trừ hết các chi phí lãi từ 250 – 300 triệu đồng/ha/vụ. Xoài Việt Nam đã được xuất cảng vào hơn 40 thị trường trên thế giới như: Châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand. Đây cũng là loại trái cây thứ 6 của Việt Nam được cấp phép xuất cảng sang thị trường Mỹ, chỉ sau thanh long, chôm chôm, nhãn, vải, vú sữa. Năm 2017, xoài Cát Chu Cao Lãnh tiếp tục được cấp phép xuất cảng vào Úc. Đây là một trong những thị trường khó tính bậc nhất thế giới với những tiêu chuẩn rất ngặt nghèo. Cấp mã số vùng trồng (QR code, tức Quick Response Code) là giai đoạn rất quan trọng để có thể tiến đến việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản, gắn chặt với quy trình sản xuất đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của các thị trường nhập khẩu hiện nay.

      Tại Việt Nam, ngoài xoài trồng ở miền châu thổ Củu Long, còn gặp xoài tại vài vùng ở Khánh Hoà. Có rất nhiều loại xoài, khác nhau về hình dạng, kích cỡ, kết cấu và màu sắc. Thịt của xoài chín khác nhau từ kết cấu mềm đến kết cấu cứng hoặc sợi. Sau đây là vài giống xoài quan trọng trồng ở Viet Nam:

      2.1. tại đồng bằng Nha Trang, giống xoài Tứ Quý chiếm 60-70% tổng diện tích xoài của địa phương. Ưu điểm giống xoài này cho trái to, trọng lượng thu hoạch từ 0,5-1kg/trái. Mùa chính xoài này từ tháng 2-4 âm lịch. Xoài Tứ Quý lại phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu trên địa bàn nên sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất khá. Những năm qua nông dân đã tập trung phát triển mạnh giống xoài này bao gồm trồng mới và ghép cải tạo các giống xoài Canh nông, cát Hòa Lộc thay bằng giống xoài Tứ Quý.

      2.2. Tại miền châu thổ Cửu Long,  còn có giống xoài Úc, xoài cát Hoà Lộc, xoài Cát Chu,  xoài xanh Đài Loan và xoài keo là những giống xoài xuất cảng hiện nay của Việt Nam đi Trung Quốc, Mỹ và Australia. Xoài Hòa Lộc là đệ nhất danh xoài của miền Tây, nổi tiếng ngon, ngọt.

4120%203%20CayXoaiTCTung

Giống xoài Tứ Quý ở Nha Trang

      Xoài cát Hòa Lộc nổi tiếng ngon, ngọt. Giống xoài này  được trồng phổ biến ở xã Hòa Lộc, huyện Cái Bè, Tiền Giang.  Do vậy, giá bán của nó lúc nào cũng gấp đôi, gấp ba so với xoài Cát Chu.Trái to, trọng lượng trái 400 – 600gr, thịt trái vàng, dẽ, thơm, ngọt, hạt dẹp, được coi là giống xoài có phẩm chất ngon. Thời gian từ trổ bông đến chín trung bình 3, 5 – 4 tháng.

4120%204%20CayXoaiTCTung

Xoài cát Hòa Lộc

      Xoài Cát Chu, do có giá cả phải chăng nên là giống xoài xuất cảng qua Nhật, Mỹ và Australia hiện nay. Năng suất của xoài Cát Chu cũng cao hơn xoài cát Hòa Lộc do dễ đậu trái hơn và được trồng tập trung ở huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp. Phẩm chất trái ngon, thịt thơm ngọt có vị hơi chua, dạng trái hơi tròn, trọng lượng trái trung bình 250 – 350gr, vỏ trái mỏng. Đây là giống xoài ra hoa rất tập trung và dễ đậu trái, năng suất rất cao.

Riêng giống xoài xanh Đài Loan được trồng ra tận miền Bắc, cụ thể là ở Sơn La.

– Xoài keo thì có nguồn gốc từ Campuchia, gần đây được nhà vườn ở ĐBSCL trồng nhiều do đặc tính dễ trồng, năng suất cao, ăn xanh cũng khá ngon và có hình dáng đẹp, tương tự xoài cát Hòa Lộc.

– Xoài Tứ Quí: Tán thưa, lá to bản, mép gợn sóng. Trái nặng trung bình 320gr, hình bầu dục, đầu trái nhọn, vỏ mỏng láng, màu vàng đẹp, ngọt, thơm, hạt nhỏ. Từ khi nở hoa đến thu hoạch 115 ngày.

4120%205%20CayXoaiTCTg

Xoài tứ quý

– Xoài Xiêm: Phẩm chất tương đối ngon, cơm vàng, thịt dẻo, mịn, hạt nhỏ, vỏ trái dầy. Đây là giống dễ đậu trái, năng suất cao

4120%206%20CayXoaiTCT

Xoài xiêm

– Xoài Tượng : Là giống xoài ăn còn xanh chấm mắm đường rất được ưa chuộng,, vỏ màu xanh nhạt, cơm xoài nhai giòn rau ráu, mùi thơm và vị chỉ chua thoang thoảng. Loại này trồng rất nhiều ở các vùng miền Trung.

4120%207%20XoaiTgBinhDinhTCT

Xoài tượng Bình Định

– Xoài Thanh Ca: Là giống xoài ăn xanh, cây phát triển mạnh, lá thon dài, đầu hơi nhọn, trái dài hơi cong, nặng trung bình 300gr.

4120%208%20XoaiThanhCaBDinhTCT

Xoài thanh ca Bình Định

– Xoài tím: Đây là giống xoài lai, trong đó có một giống xoài vỏ hồng Hong Ju của Đài Loan. Khi phát triển đầy đủ, trọng lượng trung bình của xoài từ 0,8-1,2 kg quả. Trái xoài tím có hình dạng hình trứng, vỏ căng mịn. Giống cây có khả năng kháng sâu bệnh tốt. Cây xoài cao trung bình từ 3-4m, thích hợp trồng ở khu vườn nhỏ, thậm chí có thể trồng làm cảnh. Thịt xoài bên trong có màu vàng sậm, mùi thơm và ngọt. Tuy nhiên, khi quả còn xanh, xoài chua hơn các giống thường thấy. Xoài xanh thường được chế biến thành các món nộm, ăn thường. Xoài tím cho trái chín từ tháng 8 đến tháng 9. Cây trồng rất ưa ánh sáng trực tiếp của mặt trời.

4120%209%20XoaiTimDLoanTCT

Xoài tím lai Đài Loan

– Xoài Bắc Úc: Xoài vùng Bắc Úc (Northern Territory Mango) là một loại trái cây có giá trị kinh tế rất cao. Vụ mùa thu hoạc này thường bắt đầu từ thứ 6 đầu tiên của tháng 10. Tuy nhiên, vụ mùa sẽ thay đổi tùy vào từng năm, phụ thuộc vào sự thay đổi của mùa vụ. Trái xoài trên cây sẽ chuyển dần từ màu xanh sang màu đỏ hồng. Đến trái cây khi chuyển sang màu vàng đồng nghĩa với việc nó đã đến lúc được thu hoạch.

4120%2010%20XoaiBacUcTCT

Xoài Bắc Úc

– Xoài Thái Lan: Xoài thái cho trái tròn dài, hơi cong ở phía đuôi, vỏ xanh đậm có thể ăn xanh, chín đều rất ngon. Với kỹ thuật trồng cây xoài Thái Lan đơn giản nên hiện nay người dân rất ưa trồng loài cây này.

4120%2011%20XoaiBacUcTCT

Xoài Thái Lan

3-Thành Phần Hóa Học Có Trong Quả Xoài.

      Quả xoài có giá trị dinh dưỡng cao, thịt quả có hàm lượng vitamin B, C chiếm từ 2 – 3%, đường chiếm 20% (là loại đường đơn được hấp thu hoàn toàn), Acid citric, Caroten (tiền sinh tố A) 15%. Quả chứa nhiều caroten và vitamin B1, B2 và C. Hạch quả chứa nhiều tinh bột, dầu và tanin. Lá chứa tanin và một hợp nhất flavonoid là mangiferin. Vỏ thân chứa 3% tanin và mangiferin. Quả xoài xanh thái mỏng, phơi khô hoặc sấy khô là nguồn vitamin C thiên nhiên dồi dào.

4120%2012%20XoaiTCT

      Tác dụng của xoài chín. Xoài chín có tác dụng bổ não, có lợi cho người làm việc trí óc, suy nhược thần kinh. Ăn ít xoài chín thì nhuận trường, ăn nhiều sẽ bị tiêu chảy, người nóng bứt rứt, rôm sảy, mụn nhọt.  Xoài chín giúp tăng cường sức đề kháng, chống viêm, phòng ngừa ung thư, giảm béo, cải thiện hệ tiêu hóa, giúp hạ cholesterol máu, hạ huyết áp, phòng bệnh mạch vành, ngừa ung thư ruột kết (do làm tăng nhu động ruột, chống táo bón).

4120%2013%20NuocXoaiTCT

      Tác dụng của xoài xanh. Xoài xanh có nhiều vitamin C, có nhiều chất chát, có thể gây táo bón, không nên ăn vào lúc đói bụng.

Thái CôngTụng

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Jun/2021 lúc 2:40pm

Cảm Nghĩ Của Một Người Du Lịch Xứ Tàu Cộng.


Van%20Ly%20Truong%20Thanh
Tôi vừa đi chơi 2 tuần bên Tàu về. Vâng, tôi vừa thực hiện được ước mơ bấy lâu nay của tôi là đặt chân lên Vạn Lý Truờng Thành.


Mặc dù ý thức được chuyến đi du lịch bên Tàu của tôi rơi không đúng thời điểm, tôi vẫn bắt buộc phải thực hiện điều này năm nay vì qua năm tới, về hưu, tôi sẽ không còn khả năng tài chánh, và có thể cả sức khỏe để làm được.

Vợ chồng tôi đã ghi tên đi theo tour cùng với một số người Pháp. Điều gây ấn tuợng nhất đối với tôi qua chuyến đi này là phong cảnh hùng vĩ của nước Tàu và cái phồn vinh (giả tạo?) của các thành phố lớn, nhất là Shanghai.
Từ trên tháp cao hơn 300m nhìn xuống không thua gì New York, với bạt ngàn tòa nhà chọc trời.
Khi ngồi trên tàu thuởng ngoạn Shanghai by night … đèn néon muôn màu chớp tắt… nhu đi bâteau mouche trên sông Seine.

Đại đa số xe hơi toàn các hiệu xịn, nhập từ nuớc ngoài cũng có, ráp tại nội địa cũng có. Và dĩ nhiên cảnh kẹt xe khủng khiếp, kẹt xe hơi chứ không phải kẹt xe gắn máy như bên VN mình. Đường xá thì rộng và sạch sẽ hơn cả bên Paris.
Đó là những điểm khen của tôi. Còn mặt trái thì sao?

Ngay từ khi được người hướng dẫn đón đoàn chúng tôi tại sân bay Shanghai, một người đàn ông 51t, nói tiếng Pháp còn giỏi và lưu loát hơn rất nhiều người ngoại quốc sống lâu năm trên đất Pháp, trên xe bus, anh ta đã căn dặn chúng tôi những điều sau đây:

- Luôn luôn phải đề phòng bọn móc túi, móc bóp, phải cẩn thận nhất là p***port. Túi đeo lưng phải đeo truớc ngực.
- Khi được mời mọc mua bất cứ thứ gì, cố gắng đừng trả lời vì một khi đã lỡ hỏi “How much?” là chắc chắn sẽ bị đeo đuổi và bị phải mua cho bằng được vì những người buôn bán có thái độ rất hung hãn, bám dai còn hơn đỉa.
- Nếu muốn mua thì phải trả giá, mặc cả tối đa, vì tụi bán hàng sẽ nói giá trên trời (cụ thể: Có một người trong đoàn muốn mua chiếc áo đầm xẩm, bảng giá ghi rõ ràng 1250 yuan, tương đương 140 euros. Rốt cuộc chiếc áo được bán với giá 150 yuan tức 18 euros!). Đó vẫn còn là bị mua hớ rồi đó.
- Khi qua đường phải hết sức cẩn thận, ngó phải ngó trái cho thật chắc chắn dù mình băng qua đường trên đường dành cho người đi bộ và đèn thì xanh, vì bên này xe hơi không có ưu tiên cho người đi bộ đâu.
(Truớc khi đi Tàu, tôi có xem được một video về cảnh người đi bộ bên Tàu bị xe cán chết như rươi khi băng qua đường hoặc đứng chờ đèn xanh để băng qua, thấy “hãi” quá nên mỗi khi qua đường hồi hộp vô cùng. Quả thật, xe hơi cũng như xé gắn máy, không xe nào chịu ngừng lại cho mình qua cả, phải liều mạng thôi!).

- Khi xử dụng nhà vệ sinh công cộng phải nhớ mang theo giấy chùi …. Điều này, hãng du lịch ở Paris cũng đã lưu ý trên giấy trắng mực đen rồi.
Quả thật, 90% nhà cầu bên Tàu đều không có giấy, chưa kể tới tình trạng vệ sinh nhiều nơi bước vô là dội ra liền, hết muốn tè hay ị luôn!
Tệ nhất là ngay cả những phòng vệ sinh ở các nơi quan trọng, thu hút rất đông du khách như các viện bảo tàng quốc gia, quảng truờng Thiên An Môn, Cấm Thành, Vạn Lý Truờng Thành… và cả những nhà hàng sang trọng hạng 4 sao.
Thậm chí tại một nhà hàng, có một nhân viên đứng cạnh nhà cầu với một cuộn giấy vệ sinh và phát cho mỗi người một đoạn giấy, vừa để chùi!!!!! Hết ý luôn.

- Được hỏi tại sao đất nuớc anh hãnh diện là có nền kinh tế hàng đầu thế giới, qua mặt cả Mỹ và Nhật, vậy mà cũng không có đủ giấy vệ sinh cho người xử dụng?
Người hướng dẫn ngượng ngùng giải thích là dân trí đa số người Tàu còn thấp, ích kỷ, không biết nghĩ tới người khác nên cứ để cuộn giấy nào là mất ngay!!!
Nói về dân trí tụi Tàu thì qua đó mới thấy rõ được, quả thật họ còn quá lạc hậu. Vẫn còn vấn đề khạc nhổ ngoài đường và nơi công cộng.
Còn đi ngoài đường, nếu như ngay giữa thủ đô ánh sáng Paris, phải cẩn thận nếu không muốn đạp lên phân chó trên vỉa hè thì bên Tàu, phải thỉnh thoảng nhìn trước mặt nếu không muốn đạp lên những cục đàm của tụi Chệt.

Ngoài ra, còn thêm một đặc điểm nữa của tụi Tàu là họ nói rất lớn, ở bất cứ nơi nào. Ngay cả trong khi đang coi show, cell phone reo, một thằng chệt lên tiếng allo và cứ thế nói oang oang như thể trong rạp chỉ có một mình hắn.
Bao nhiêu khách ngoại quốc lên tiếng suỵt suỵt, hắn cứ tỉnh bơ tiếp tục thao thao bất tuyệt gần cả phút trước khi có bảo vệ vô yêu cầu hắn ra khỏi rạp để nói chuyện điện thoại.

Hướng dẫn viên còn lưu ý đoàn chúng tôi một điểm nữa là đừng ngạc nghiên nếu như mình chào người Hoa mà không được người ta đáp lại vì người Tàu không có thói quen chào hỏi những người lạ.
Trong thang máy, nếu mình nhìn lên trần, họ sẽ nhìn xuống dưới đất và ngược lại. Nhìn vào mắt người không quen biết là bất lịch sự !
Tại bàn ăn, nhân viên phục vụ luôn luôn rót ruợu bia hay nước uống cho đàn ông truớc, sau đó mới tới phụ nữ, vì vậy xin các madames đừng ngạc nghiên hoặc bất bình, và cũng xin các bà đừng bị tự ái khi người ta hỏi tuổi các bà, bên Tàu đó là chuyện thường.

Trong suốt hai tuần lễ bên Tàu, điều gây khó khăn trở ngại nhất cho đoàn chúng tôi là hàng rào ngôn ngữ: mặc dù hướng dẫn viên khoe khoang tuyên truyền là bên Tàu, các học sinh được học ngoại ngữ ngay từ bậc tiểu học, nhưng rất hiếm khi chúng tôi gặp được một người nói được chút tiếng Anh, ngay cả các nhân viên làm ở quầy tiếp tân là những người lẽ ra phải biết chút căn bản tiếng Anh trước khi được thâu nhận vào làm. Không có người hướng dẫn bên cạnh là chúng tôi chới với.

Trong nhà hàng, phòng ăn, muốn hỏi xin thêm đường hay sữa, hay muối tiêu là cả một vấn đề, mỏi tay vô cùng. Một bà đầm trong đoàn muốn hỏi sữa để uống café phải bắt truớc con bò “meuh meuh” và tự bóp vú mình như thể vắt sữa bò làm cả bàn cười bò ra…

Một người khác, ăn bữa ăn xong, muốn uống trà, thấy bình trà đã nguội tanh, ngoắc cô hầu bàn lại, chỉ vào bình trà và nói “Too cold”. Kết quả cô hầu bàn mang ra cho 2 lon coca vì tuởng là “two colas”!!! (vì tụi Tàu gọi Coca Cola là “Cola”).

Một điều không tưởng khác nữa là một vài hotels bên Tàu đều khóa cái tủ lạnh mini bar trong phòng ngủ của khách. Muốn dùng gì, phải kêu reception cho người lên mở khóa!
Tụi này thắc mắc thì hotel cho hay là khách dùng rồi bỏ đi mà không thanh toán tiền nước uống. Có hotel buộc khách phải đặt tiền thế chân 200 yuan (24 euros) nếu muốn xử dụng mini bar trong phòng.

Các hướng dẫn viên còn lưu ý đoàn là phải cẩn thận khi thanh toán món hàng bằng một tờ giấy bạc lớn như 100 yuan vì có những con buôn lưu manh sẽ thối tiền giả hoặc tiền các nước khác không có giá trị, như tiền Liên Sô…

Các bữa ăn phục vụ cho đoàn chúng tôi mặc dù rất phong phú, tối thiểu 10 món, nhưng món nào cũng quá nhiều dầu mỡ, hai ba ngày đầu thì còn thấy lạ và ngon miệng nhưng về sau, cả đoàn đều ớn tới mang tai.
Trong đoàn có 10 người thì hết 6 người, trong đó có tôi, bị tiêu chảy. May là ai cũng chuẩn bị, mang theo thuốc men đầy đủ.

Và sau cùng, điều thú vị tôi ghi nhận được qua chuyến đi này là do người hướng dẫn sau cùng mang lại. Ông này 64t, phụ trách đi với chúng tôi 4 ngày sau cùng ở Bắc Kinh, nói tiếng Pháp cũng khá lưu loát.
Ba ngày đầu thì tỏ vẻ nghiêm nghị, cũng tuôn ra những lời tuyên truyền như bất cứ guide CS nào, nhưng qua ngày cuối thì mới thổ lộ ông ta là cựu đại tá công an đã về hưu được 2 năm sau 32 năm phục vụ, nhưng vẫn được phép đi làm kiếm thêm chút tiền.

Ông ta tâm sự là vô đảng để được hưởng nhiều quyền lợi, nay thì không còn tin tưởng vào đảng nữa vì tất cả các quan chức cao cấp đều quá tham nhũng, giàu có hàng tỷ yuan.
Con gái Hồ Diệu Bang cũng như các cậu ấm, cô chiêu, con cái các đảng viên cao cấp, lợi dụng quyền uy của cha mẹ để kinh doanh, mượn vốn ngân hàng nhà nước rồi xù luôn, không ai dám làm gì cả.
Tôi nói, nếu đúng như vậy thì tình trạng này giống y hệt bên VN hiện nay. Ông ta nói “Bên Tàu còn tệ hơn bên VN của ông”!
Con gái ông ta được qua Bỉ du học và lấy một anh chồng Bỉ và ở lại luôn. Tôi hỏi nếu đúng vậy, tại sao người dân không có phản ứng gì cả, thì ông ta nói ngày nào quân đội còn nằm trong tay của đảng CS thì không ai dám làm gì cả.

Các tướng lãnh đều được trả lương rất cao và được hưởng rất nhiều quyền lợi. Quân đội Tàu mạnh hơn bên công an và cả 2 quyền lực chủ chốt này đều nói “Còn đảng thì còn ta” tức phải tuyệt đối trung thành với đảng. (Đúng là cha nào, con nấy. Thày nào, trò nấy).
Khi tôi hỏi: Liệu ngày nào đó nước của anh có sẽ có được dân chủ không thì ông ta trả lời: Chắc chắn sẽ có nhưng cũng phải khoảng 20 năm nữa, trừ khi trước đó có một cuộc cách mạng đẫm máu.

Thôi, tôi xin tạm ngưng bản báo cáo của tôi vì quá buồn ngủ. Tôi bắt đầu ngồi gõ từ lúc 3 giờ sáng, giờ Paris (9AM bên Tàu). Vì cách biệt giờ giấc, có thể chưa trở lại bình thường nên đầu óc kém minh mẫn, viết lung tung, mong các bạn thông cảm. Thân.

Phan Cao Tri
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Aug/2021 lúc 10:55am

208- Beautiful Hawaii -Ha Uy Di thơ mộng(LK 6 Mar 2014)HD   <<<<<

The%20Most%20Beautiful%20Places%20In%20Hawaii,%20US


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 11/Aug/2021 lúc 10:59am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Sep/2021 lúc 10:44am

Anh Ba Râu!

Quán%20phở%2060%20năm%20không%20phục%20vụ%20rau%20giá%20ở%20Sài%20Gòn%20-%20VnExpress%20Du%20lịch

Anh Ba Râu là bạn cố cựu thuở ly hương rồi tha phương của tui ở cái đất Footscray, Melbourne, Úc Châu nầy đây. Dẫu là dân Nam Kỳ rặt ri, ảnh lại đi bán phở, món ruột của người Bắc để kiếm cơm. Anh phải bán cơm tấm, hủ tiếu mì hay bò vò viên mới đúng chớ?! Sao tréo cẳng ngỗng vậy anh?

Thì ảnh cười hè hè, trả lời: À! Bán phở là nghề cha truyền con nối của con vợ tui. Ông bà nhạc của tui bế nó từ Hải Phòng theo tàu há mồm vào Nam, năm 54. Mới đầu ở Ngã Ba Ông Tạ. Nhưng khu đó toàn là Bắc Kỳ di cư không hè! Ai cũng biết nấu phở. Có người nấu còn ngon hơn mình. Mở tiệm phở ở Ngã Ba ông Tạ ai thèm ăn? Vậy là nhà em mở tiệm phở ở vùng Tân Ðịnh. Dân Tân Ðịnh đa phần làm công chức. Ðời sống trung lưu, có tiền. Sáng ăn hủ tiếu, mì riết ngán; họ đổi qua ăn phở nên mình sống được và sống khỏe!


Cai%20Be%20-%20Place%20of%20Unique%20Life%20on%20Water%20in%20Vietnam

Còn ông Ngoại tui là điền chủ miệt Cái Bè, Mỹ Tho. Hồi 9 năm (1945-1954), Việt Minh dậy, tụi nó lấy đất điền. Lại còn giết ông Ngoại của tui. Nên Tía Má tui sợ quá phải bỏ nhà cửa; bồng bế anh em tui chạy tuốt lên cái đất Sài Gòn mà tị nạn CS.

Chạy cũng không thoát! Sau 75, CS Bắc Việt vào. Tiệm phở nhà tui nhỏ! Lính của Ðỗ Mười không bắt vô công tư hợp doanh. Nhưng khổ cái là: bữa nay thằng Bí thơ, mai thằng Chủ tịch, mốt thì tới thằng Công an Khu vực tới ăn chực. Rồi đóng góp quỹ bồi dưỡng an ninh tổ quốc, tức bọn Công an. Quỹ dân phòng của bọn Phường đội..


Tau%20Vuot%20Bien%20-%20Shefalitayal

Dân thì mạt. Khách ăn Phở không nhiều như xưa nữa. Bán ế riết. Chịu hết xiết! Tui bàn với con vợ tui sang tiệm phở. Bán nhà luôn cho đám bà con của nó từ ngoài Bắc tràn vô đất Sài Gòn đông như ruồi. Vợ chồng gom đâu được hơn chục cây vàng; bèn bồng bế thằng Tèo, thằng Tí, hai đứa con tui, vượt biển.

Qua tới đây, thằng Tèo, thông minh giống tui, siêng học! Nó học tới Tiến sĩ rồi đi dạy Ðại học Melbourne.

Còn bà xã anh, chuyện chữ nghĩa bả hổng có ham. Bả ham phim tập Hàn quốc! Thằng Tí giống hịt Mẹ, nó nói: “Anh Tèo học đến mặt mày xanh xao vàng võ. Học đến kiếng cận thị dày cui, cả chục độ. Nặng trịch, đeo thiếu điều gãy sóng mũi. Cuối cùng có tiếng mà không có miếng. Lương Giáo sư Ðại học nghe oách thiệt nhưng năm kiếm được 200 ngàn đô Úc là đụng la phông. Chi bằng con theo nghề của Mẹ. Con đi bán phở. Năm con kiếm nửa triệu đô là chuyện nhỏ! Con cần miếng hơn cần tiếng!” (Thiệt cái thằng ở Úc mà nó thực dụng như Mỹ!)

“Cái còn vướng mắc là phải có người coi tủ tiền. Không thể giao trứng cho ác được. Nó ăn cắp ngày vài chục đô thôi là Tía mình cũng chết. Cốc mò cò xơi! Tía ở không đi nhậu làm gì? Mẹ cằn nhằn, cửi nhửi mãi! Nhà như cái địa ngục. Tía cứ bắt Mẹ làm chúa ngục hoài đâu có được! Ra ngồi thu tiền cho con! Con trả cho Tía ngày 100 đô. 9 giờ tối đóng cửa tiệm, nồi súp còn xí quách. Tía rủ bạn già, ai chơi được, đến nhậu thoải mái!”

“Nhưng Tía mầy chỉ biết tiếng Em! Tía đâu biết tiếng Anh.” “Ngồi thâu tiền cần gì biết tiếng Anh! Biết hai tiếng là đủ. Một là ‘ten đô la’ (ten dollars), giá tô phở. Hai là: ‘Thánh kiu’ (thank you). Phẻ re như con bò kéo xe thì Tía còn lo gì?”


Từng%20đen%20thối%20như%20sông%20Tô%20Lịch,%20kênh%20Nhiêu%20Lộc%20&#39;khét%20tiếng&#39;%20giờ%20ra%20sao?

Vậy là dòng đời của anh Ba Râu êm đềm trôi chảy như dòng kinh Nhiêu Lộc, Thị Nghè của quê nhà năm cũ. Mỗi tuần một lần, lúc 9 giờ tối, tiệm đóng cửa, có chuyện gì vui, ảnh hú tui đem hai cái lỗ tai ra để nghe ảnh chia vui. Có chuyện gì buồn, anh cũng hú tui đến để trải lòng tâm sự. Tui được nhậu chùa, không tốn tiền nhà! Nên con vợ tui cũng không có càm ràm gì ráo trọi.

Tất cả những ngày vàng son đó đột nhiên rã bèn như vàng mã mắc mưa. Cũng tại con ‘virus’ COVID-19 xuất phát từ Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc bên Tàu mà ra.



o O o

Nửa đêm tối thứ Ba, ngày 27, tháng Bảy vừa qua, sau hai tuần cô lập, nội bất xuất ngoại bất nhập, chánh phủ cho tiểu bang Victoria he hé mở cửa ra.

Tối thứ Tư, anh Ba Râu gọi tui ra quán nhậu chơi. Vì hai tuần lễ nằm nhà, ảnh cũng nhớ bạn hiền.

Lúc tui vác cái miệng tới, ảnh đóng cửa quán, tắt bớt đèn, cho đỡ tốn điện. Ảnh bưng ra một thau xí quách bự chà bá. Tui khui chai rượu đỏ giá 10 đô .

Mừng ngày tương ngộ, tui không thấy ảnh cười vui giựt giựt hai hàm râu cá chốt như xưa! Chỉ nghe tiếng ảnh thở than như cọng nhang tàn thắp khuya.

“Cô lập 5 lần rồi và lần nầy không phải là lần cuối đâu!” Nghe ảnh nói, tui cũng buồn trong tấc dạ.


Dân%20tình%20rần%20rần%20rủ%20nhau%20mở%20tiệc%20ngủ%20ngay%20ngày%20đầu%20tiên%20Sài%20Gòn%20ra%20lệnh%2018h%20giới%20%20nghiêm

“Tình hình dịch bịnh COVID-19 do biến thể Delta lây lan rất nhanh nầy làm thủ phủ Sydney và Sài Gòn găng lắm! Từ hải ngoại, nghe tiếng kêu cứu khẩn thiết của bà con ở quê nhà đang chông chênh trên bờ vực, đang rơi vào nạn đói như năm 1945! “Anh ráng cứu em!”.

Sức mình thì có hạn! Dẫu là sỏi đá nghe tiếng khóc bi ai như vậy hỏi lòng ai mà không tan chảy?”

“Anh sẽ thấy Sài Gòn sẽ xảy ra biến loạn vào những ngày sắp tới y chang như ngày 30 tháng Tư lúc CS Bắc Việt chiếm được Sài Gòn!”

o O o


Biểu%20tình%20lan%20sang%20Australia%20-%20VnExpress

Tui bèn hỏi anh Ba Râu nghĩ sao khi hơn cả chục ngàn người Úc biểu tình ở Sydney và Melbourne hôm thứ Bảy rồi để chống lịnh cô lập của chánh phủ tiểu bang.

Anh Ba Râu từ tốn trả lời: “Dân Úc xưa giờ hiền hòa, tuân theo luật pháp. Mấy lần bị cô lập trước, họ đâu có quậy quạng gì đâu? Nhưng cứ cô lập hoài! Chịu hết nổi! Tức nước phải vỡ bờ!”

“Một mặt, tui không ủng hộ việc tụ tập đông người! Vì cả trăm người Úc bị nhiễm ‘virus’ mỗi ngày. Mặt khác, tui cũng hiểu tại sao họ lại tức giận đến thế!

Nếu anh làm ăn cò con như: bán phở, bán hủ tiếu, bán bánh tiêu, bánh bò… bán lắt nhắt, hầm bà lằng xắng cấu làm cần câu cơm thì anh sẽ thông cảm cho họ! Nào là tiền mướn ‘shop’, tiền điện, tiền nước, tiền ga, tiền cáo sồ (Council rate). Tất cả phải chi ra. Mà không thu vô được cắc nào!

Melbourne cứ mở vài tháng lại đóng sập! Rồi mở rồi đóng! Làm nền kinh tế như bị mắc kinh phong. Làm riết, họ bị lâm vào vòng cùng quẫn, sát bên bờ khánh tận. Nghe tin tiểu bang Victoria lại bị cô lập lần thứ 5, những người Mẹ, người Chị đi làm kiếm sữa về cho con, kiếm cơm về cho Má, khóc nức nở trước ống kính truyền hình! Những người Mẹ, người Chị sớm hôm tần tảo đó, họ không có IQ thấp; họ không có ngu như bị một số người chửi bới họ đâu anh! Họ dám tụ tập biểu tình trong lúc dịch bịnh tràn lan là vì họ đã bị ví vào bước đường cùng. Nhìn nét bi thương đó, lòng tui đau xót lắm!

“Còn tiền trợ cấp của chánh phủ cho anh nghỉ ở nhà chơi chi anh?” Tui hỏi. Anh trả lời hơi lớn giọng làm tui giựt mình, thiếu điều té ghế: “Tiền chánh phủ Liên bang trợ cấp chỉ đủ ăn KFC, Hungry Jack’s hay McDonald’s…”

Tui vuốt đuôi cho anh hạ hỏa: “Thế giới sửng sốt nhìn mà không biết Úc đang làm cái giống gì?!” “Tại sao chánh phủ tiểu bang cứ hết đóng rồi mở! Mở rồi đóng! Như mắc bịnh cà lăm vậy?”

“Giờ làm sao mình ra khỏi cánh rừng nầy?”

Anh Ba Râu như một chuyên gia thứ thiệt dù không có bằng cấp gì ráo trả lời như đinh đóng cột: “Chích ngừa! Chích ngừa! Và chích ngừa!” Bằng chích ngừa cứ ầu ơ ví dầu như vầy nước Úc đóng mở cà lăm tới tận sang năm.

Các nước Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha… đã từng bị cô lập như Úc nhưng nhờ dân chích ngừa nhiều nên họ  đã từ từ mở cửa.

Xin quý ông bà Thủ tướng, Thủ hiến của nước Úc nầy đây đừng ngủ mê, ngủ say, ke chảy tùm lum khoé miệng nữa!

Vòng nguyệt quế của giới truyền thông quốc tế trao cho vì thành công trong việc kiểm dịch COVID-19 hồi năm ngoái đã héo rũ hết rồi mấy Cha, mấy Má!


Đoàn Xuân Thu



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/Sep/2021 lúc 10:48am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Oct/2021 lúc 8:32am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Oct/2021 lúc 8:07am

Chuyện xứ "Lèo"

 BM

Nhiều người hay đem những đức tính cao quý của người Nhật ra để so sánh, để thấy người Việt mình tệ biết chừng nào.


Rồi nhiều người khác kêu rằng so sánh như vậy là khập khiễng. Khập khiễng vì nước Nhật giàu có và văn minh từ lâu, sao bì được.


BM


Tôi thấy vầy: Có thể phú quý sinh lễ nghĩa; rách quá, đôi khi cũng khó mà thơm, thế nhưng văn minh là chuyện khác. Không phải cứ giàu là văn minh, và ngược lại (Tôi, và chắc các bạn cũng vậy, đã nhiều lần chứng kiến lắm kẻ giàu nứt đố nhưng văn minh vẫn là zero đó thôi).


Không nói đâu xa xôi, sát bên nách mình thôi, nước Lào nè. Trời ơi, họ văn minh khủng khiếp. Chân đã đi nát mặt địa cầu nhưng nếu hỏi Tôi yêu quý dân tộc nào nhất, câu trả lời sẽ là Lào.


BM


Người Nhật văn minh vì đôi khi họ buộc phải gồng lên làm điều đó để thỏa mãn những chuẩn mực tối thiểu của một nền văn hóa khắt khe, dần dà thành bản tính đặc hữu giống nòi.


Người Lào thì khác, họ văn minh một cách rất hồn nhiên, như máu họ sẵn có, như ngàn đời nay vẫn vậy, chẳng cần cố gắng gì.


BM


Nước Lào tươi đẹp, tươi đẹp vì xanh mát, trong lành và bình yên. Người Lào hồn nhiên, hiền hậu, chân thật, lịch sự và điềm đạm. Từ lao động chân tay đến trí thức, cảnh sát hay doanh nhân, ai ai cũng toát lên một thần thái an lạc.


Nước Lào ít có người giàu, phần lớn những người giàu nhất là doanh nhân Hoa kiều và Việt kiều. Vì người Lào ít kinh doanh. Nếu có, họ cũng đóng cửa sớm lắm. Khi thấy mới 5 giờ chiều họ đã đóng cửa hàng, Tôi hỏi sao sớm quá, không bán thêm vài tiếng nữa, anh chị cười cười “Thôi, nhiêu đó đủ rồi, về ăn cơm rồi xem ti vi”. Là không phải họ lười biếng, là không phải họ hổng biết kinh doanh, là không phải họ chê tiền, chỉ là họ biết đủ. Làm được điều này như họ khó, khó lắm.


BM



Ở Lào rất rất hiếm có chuyện cướp giật hay mất trộm ngoài đường. Chiếc xe máy dựng trước thềm nhà không khóa, sáng ra vẫn y nguyên. Nửa khuya, giữa ngã tư thênh thang vắng, người ta vẫn dừng đúng vạch đèn đỏ. Giao thông bên ấy rất tuyệt vời, thi thoảng giữa thủ đô cũng có kẹt xe giờ tan tầm nhưng tuyệt nhiên không có chen lấn hay bóp còi, không có cáu gắt hay bực dọc. Khi bạn băng qua đường, dù không trên vạch trắng, xe cộ thấy bạn từ xa, họ đã hãm tốc.


BM


Thành phố lúc nào cũng lằng lặng, ngày cũng như đêm. Đi mua sắm, lựa chọn đã đời, xách đít không đi ra họvẫn vui vẻ chắp tay chào.


Và còn nhiều nữa… Vũ trường ở Lào, nói thiệt, như cái quán hủ tíu bên mình vậy, sơ sài, nghèo nàn và vắng vẻ. Nhưng bảo tàng và thư viện rất to, nhà hát rất đẹp, lúc nào cũng đông.


Tự suy ra nhé


BM


Để Tôi kể chuyện này cho nghe, hồi SEA Games 25, lúc biết bóng đá Việt Nam vào được chung kết và cơ hội thắng Malaysia để vô địch là rất cao, Tôi rủ thằng bạn bay qua Viêng Chăn để ủng hộ đội nhà, để sướng với cảm giác vô địch. Trần ai kiếm được vé máy bay, qua tới nơi, khách sạn sang hèn, nhà trọ lớn nhỏ không còn một chỗ trống. Dân Việt Nam ngập tràn bên đó, phần lớn đi đường bộ qua cửa khẩu Lao Bảo.


Anh taxi cũng khốn đốn tới khuya để chở tụi Tôi đi tìm nơi ở, rồi anh xin lỗi vì không giúp được. Thì thôi, kiếm chỗ nào có mái che, lăn ra ngủ vậy, cổ động viên bóng đá chứ có phải doanh nhân đi nghỉ dưỡng đâu. Nghe vậy, anh taxi hổng chịu. Anh nói ở đây an toàn, không sợ gì con người nhưng anh sợ nửa đêm gió sương… Rồi anh mời tụi Tôi về nhà, gọi vợ mình dậy nấu mì cho ăn. Khách tắm rửa xong, vợ chồng anh nhường cho họ phòng ngủ của mình. Sáng ra, anh chở đi tìm vé vào sân vận động (ui trời, dân bán vé chợ đen toàn Việt Nam tràn qua).


Gửi biếu anh chị tiền, họ nhất mực không nhận, chỉ lấy tiền taxi. Vậy đó. Ai mơ ước người Việt được như người Nhật thì cứ việc.


BM


Tôi tỉnh táo và thực tế hơn, mơ ước dân mình được như… Lèo




Hồng Hải
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Nov/2021 lúc 10:01am

Mùa Thu Virginia


Explore%20swimming,%20boating,%20and%20more%20at%20these%20lakes%20near%20Northern%20Virginia


      Ðã lâu lắm, những giọt mưa nhẹ nhàng của mùa Thu mới lại rơi trên đôi vai một kẻ bộ hành tới từ miền gió cát. Hôm nay vào giữa Tháng Mười, từ California tôi trở lại Arlington, một quận hạt của tiểu bang Virginia, bên này cầu Key, nơi tọa lạc ngôi nhà đầu tiên gia đình chúng tôi cư ngụ tại Hoa Kỳ.

2082%201%20MuathuVirginiaVienLinh
(Cầu Key trong mùa Thu nhìn từ Virginia qua khu Georgetown, Washington, D.C.)


      Bên kia là khu Georgetown của thủ đô Washington, D.C. – chỉ cần hai chục phút đi bộ qua cầu là tới. Cây cầu không có gì hùng vĩ, tuy nhiên Francis Scott Key (1779-1843) – tên ông được đặt cho cây cầu, là người có những lời ca ngợi nước Mỹ mà không một ai trong chúng ta, không từng nghe, hay không từng hát lên: lời ca của bản Quốc ca Hoa Kỳ chính là lời ông viết vào năm 1814:


Oh, say can you see by the dawn’s early light
What so proudly we hailed at the twilight’s last gleaming?
Oh, say does that star-spangled banner yet wage
O’er the land of the free and the home of the brave.

     Khi nghe hát hay hát theo những lời ấy, khi đứng nghiêm chỉnh hướng tầm mắt lên cao, hay nhìn thẳng vào lá cờ sao và sọc, màu đỏ pha đen của lửa và thép, và màu xanh da trời ánh khói của kỹ nghệ, nhiều người trong chúng ta hẳn đã từng nghẹn ngào, biết đến bao giờ nước mình được gọi là đất nước tự do, biết đến bao giờ quê hương mình trong thế kỷ này có được một vị quốc trưởng dũng cảm và khoan dung? Và đến bao giờ màu cờ sắc áo của dân tộc mới hết là màu máu huyết, giết chóc hung tàn, thay vào đó là thanh thiên lưu thủy, dương khí trần hoàn, nhẹ nhàng êm đềm như bóng thiên nga, với vẻ hạo nhiên, dáng thái hòa và hồn linh khí? Ôi, giấc mộng giản dị ấy của gần trăm triệu người vẫn chỉ thấy là sự phỉ nhổ của một lá cờ dơ bẩn, dính máu oan cừu, kể từ máu của bầy chó bị giết trộm những đêm đầu tiên cho mã tấu du kích tự do thủ tiêu ám sát dân lành ngay trong xóm làng mình, vì những kẻ mê muội nghe theo những đề cương và huấn dụ và cương lĩnh gian xảo từ phương Bắc xuống, từ quần đảo ngục tù sang? Qua biết bao ngôn ngữ ì ồ dịch thuật ngỡ là cao nhã, tiếng nói the thé nhức óc trau chuốt bằng vần điệu ca dao nơi chó ăn đá, gà ăn muối, được cay độc hiển dương thành máng cỏ của chúa hang, linh địa của ngao chủ, ngỡ là sự thật.


HD%20wallpaper:%20Old%20Wooden%20Mill%20Glade%20Creek%20Grist%20Mill%20In%20Abcock%20State%20Park,%20%20West%20Virginia%201920×1200%20|%20Wallpaper%20Flare


      Tháng Mười ở Miền Ðông Hoa Kỳ đã mang cho tôi nhiều cảm xúc tuyệt vời, từ lùm cây lá phong đỏ màu rượu chát tới cái lạnh vừa đủ thấy ấm qua một chiếc áo len nhẹ nhàng. Mùa Thu Virginia đã khởi sự nơi tôi một cuộc đời mới, còn tiếp diễn không ngừng. Sung sướng thay, nó diễn ra từ định hướng văn chương, công sức học hỏi, và sự may mắn.
Về thăm lại Arlington, Virginia, nơi từ lâu người viết bài này tự coi là quê hương thứ hai của mình, trong khi quê hương chính đã không còn, cho tôi viết ít dòng riêng tư, nhất là về Tháng Mười của tôi, năm 1975.
     Trong những ngày ở trại tị nạn Indiantown Gap, Pennsylvania, từ đầu Tháng Sáu tới hết Tháng Bảy, 1975, trên giấy tờ xin định cư, và trong các cuộc phỏng vấn chọn nơi rời trại, là chủ gia đình, tôi chỉ xin rời trại nếu được tới định cư ở Washington, D.C., hay New York City. Gia đình một giáo sư Mỹ ở Pittsburg muốn bảo trợ, tôi đã khổ tâm để từ chối, không rời trại. Một hôm, một mình tôi được mời lên văn phòng một cơ quan thiện nguyện, nhớ hình như là The Tolstoy Foundation, người đối diện tôi có khuôn mặt của một người điền chủ xứ băng tuyết, hàm râu rậm, cái nhìn lạnh lẽo. Ông hỏi tôi rất nhẹ nhàng: ông có thể cho chúng tôi biết, vì sao gia đình ông chỉ chịu đi định cư ở một trong hai thành phố đó? Trại rất đông người rồi, gia đình ông đã ở đây hơn 2 tháng. Chúng tôi cần đón tiếp thêm những đồng bào khác của ông càng ngày càng đông nơi các trại tị nạn ở Ðông Nam Á.
      Tôi cố sắp xếp ngôn ngữ để nói thật ngắn gọn và thật hợp lý. Nói cho thật đúng, tôi đã viết sẵn xuống cuốn sổ cầm trong tay, và tay kia cầm cái bút, để viết ra những chữ cần viết, nếu cần thì đưa họ thấy. Tôi nói, tôi là nhà văn, nhà báo. Hai chục năm qua tôi mưu sinh bằng ngòi bút. Tôi nghe nói ở New York có Thư Viện Ðại Học Cornell và ở Washington, D.C. có Thư Viện Quốc Hội, là hai nơi có hai thư viện lớn nhất nhì thế giới có đầy đủ sách báo của nước tôi, cho tôi về một trong hai nơi đó thì sự mưu sinh của tôi sẽ dễ dàng hơn, sự tái tạo cuộc đời tôi và gia đình sẽ dễ dàng hơn, và tôi biết trong hai thư viện đó có một số tác phẩm của chính tôi và mấy tờ báo do tôi làm chủ bút, vậy nếu ông giúp được tôi, là ông đã giúp tôi dễ dàng làm lại cuộc đời ở Mỹ. Tôi vô cùng nhớ ơn.
      Ngày mồng 3 Tháng Tám 1975, chiếc xe buýt Trailways dừng lại tại bến. Tôi sửa sang lại cái cà vạt to bản, chiếc sơ mi sọc xanh, mái tóc dài phủ gáy, vì cả ba bốn tháng chưa cắt, và chậm rãi đặt chân xuống mặt đường. Tôi bước rất chậm rãi, tuy không bao phủ trên người bộ áo màu bạc cồng kềnh như phi hành gia Armstrong khi đặt chân xuống mặt trăng năm 1960, nhưng trong đầu tôi văng vẳng một câu nói, câu nói của chính tôi.
“Mình sắp đặt bước chân đầu tiên xuống thủ đô Hoa Kỳ, hãy nhớ lấy lời ước nguyện.”
      Tôi bước xuống lề đường, nhìn quanh, có một cặp vợ chồng người Mỹ tóc bạc, nhìn tôi với nét mặt tươi cười. Tôi bước lui vài bước để vợ cùng ba con bước xuống.


Outside%20-%20Picture%20of%20Luther%20Place%20Memorial%20Church,%20Washington%20DC%20-%20%20Tripadvisor

     Người đàn ông Mỹ tự giới thiệu, vợ ông bên cạnh đây, và ông, tên là Charruth, đại diện cho nhà thờ The Mount Vermont Place Church tại đường East 9th Street, Washington, D.C., là nhà thờ đứng ra bảo trợ gia đình chúng tôi. Ông chào mừng chúng tôi. Rồi nhanh nhẹn lấy hành lý của chúng tôi từ ngăn đáy của xe buýt chất lên chiếc xe hơi wagon station của ông.
Chiếc xe dừng lại tại một tiệm ăn Trung Hoa. Chúng tôi ăn mì vịt hay các thứ khác, và ngay sau đó, xe qua cầu Key, dừng lại trước một ngôi nhà hai tầng. Ông Charruth nói đây là ngôi nhà có 3 phòng ngủ, có lò sưởi điện và bếp ga, có đủ giường nệm, thực phẩm trong tủ lạnh và 47 Mỹ kim cho một tuần đi chợ dành cho gia đình 5 người chúng tôi. Ðây là đường… thuộc hạt Arlington, tiểu bang Virginia. Trong gara bên cạnh có 3 cái xe đạp ba bánh cho các cháu, đứa lớn nhất mới 6 tuổi. Từ đây tới Thư Viện Quốc Hội chỉ khoảng 20 phút xe buýt.
      Ông Charruth, vào Tháng Mười 1975, đã là người giúp tôi một việc vĩ đại. Số là khi còn trong trại tị nạn, tôi đọc một mẩu tin ngắn một cột, dài cỡ 6, 7 cm, nói rằng hàng năm tổ chức The Ford Foundation vẫn phát học bổng nghiên cứu cho các học giả và các chuyên gia trong Chương Trình Nghiên Cứu Ðông Dương, nay cả ba nước Lào-Miên-Việt Nam Cộng Hòa đã lần lượt mất vào tay cộng sản, còn hơn hai trăm ngàn Mỹ kim, họ sẽ phát ra lần cuối cùng, và dẹp bỏ chương trình ấy.
Tôi trình bày vấn đề với ông Charruth và bà Roberts, hai đại diện của nhà thờ, giúp tôi xin giấy tờ cần thiết để biết phải làm gì. Giấy gửi về: Ðiều kiện: phải có Ph.D., hay ít ra, đang soạn thi tiến sĩ. Tôi lộ vẻ thất vọng. Bà Roberts nói một câu như một cú sét, một ngọn lửa thiên lôi:
      Nếu cứ chọn tiến sĩ, cao học để trao học bổng [khoảng 12 ngàn và 50 ngàn bảo hiểm y tế cho người trúng giải trong một năm], thì phải trao cho vài vạn tiến sĩ kia kìa. Trong hai thư viện Quốc Hội và Cornell, có 11 cuốn sách của ông và 3 tờ báo văn học do ông làm chủ nhiệm chủ bút [Nghệ Thuật, Khởi Hành, Diễn Ðàn, Thời Tập] tôi tin ông sẽ được trao học bổng.” Ông Carruth và tôi, với hai cuốn Từ Ðiển Anh Việt, Việt Anh của Nguyễn Văn Khôn, trong hai ngày đã hoàn tất cái “summary 2000 chữ” gửi đi đúng vào ngày chót, Tháng Mười 1975.
      Hơn mười người nhận được The Ford Foundation Research Award, tôi còn nhớ có các vị như giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, LM Lương Kim Ðịnh, Tướng Lào Vang Pao, anh Dohamid dân tộc Chàm, cựu đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Kim Phượng [?], các anh Vũ Khắc Khoan, Cao Thế Dung, và tôi; không kể vài học giả Âu Mỹ khác. Tiến Sĩ Charles Benoit của Ford Foundation trong thư chúc mừng tôi, cho biết lẽ ra tôi đã tuột sổ, vì gửi quá trễ. Nhưng tôi hiểu trong các dự án xin bảo trợ, tất cả viết về chính trị, đảng phái, tôn giáo, nông nghiệp (anh Cao Thế Dung viết về Hoa kiều và thị trường lúa gạo Việt Nam) chỉ có anh Vũ Khắc Khoan (viết về Chèo Cổ Việt Nam) và tôi viết về Văn Học Miền Nam 1954-1975. Kiến thức của một người tự học như tôi mà được đãi ngộ như thế, thật là quá điều mong ước.

Đắm%20mình%20trong%20sắc%20thu%20đầy%20quyến%20rũ%20tại%20New%20England


      Tháng Mười ở Arlington đối với tôi, là mùa Thu trên thiên đường, ngày nào cũng đẹp, nhất là ngày chót cuối tháng, nếu Tháng Mười không có ngày 31, tôi đâu có được may mắn như thế?


Viên Linh


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 18/Nov/2021 lúc 10:05am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 19 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.207 seconds.