Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NHÓM 12 YÊU THƯƠNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 157 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23169
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Aug/2024 lúc 3:01pm

Ly hương, sự lựa chọn nghiệt ngã

Ly%20Hương,%20Sự%20Chọn%20Lựa%20Nghiệt%20Ngã!%20%28Nguyễn%20Thị%20Oanh%29%20—%20Bức%20Tranh%20Vân%20Cẩu
Cuối cùng cũng đến ngày em gái út cùng chồng và con sang Mỹ định cư. Thế là lại thêm một gia đình người thân nữa của tôi rời bỏ đất nước này.
43 tuổi, em đang có việc làm ổn định ở một doanh nghiệp nhà nước với mức thu nhập vài chục triệu đồng mỗi tháng. Hai vợ chồng có biệt thự, xe hơi và chồng còn sở hữu một cơ ngơi làm ăn riêng, tuy nhỏ nhưng cũng đáng để cho nhiều người phải mơ ước. Vậy mà điều gì đã khiến các em bỏ hết mọi thứ và dắt díu ba đứa con nhỏ dại từ giã quê hương để bắt đầu làm lại cuộc sống nơi xứ người cách đây nửa vòng trái đất? Câu trả lời nghe vẫn quen thuộc như nhiều lần tôi đã từng nghe: “Vì tương lai con cái!”.
Vâng! Đó là lý do mà rất nhiều người Việt trong dòng chảy nhập cư nước ngoài những năm gần đây thường nêu lên để giải thích cho việc ra đi của mình. Thật chua chát khi hơn 40 năm sau ngày 30-4-1975, ký ức “thuyền nhân” lại trở về dưới một dạng thức khác. Lần này, các “thuyền nhân” ra đi không phải trong tâm thế trốn chạy hoảng loạn, vội vã mà là được cân nhắc, chuẩn bị cẩn thận. Không phải trên những chiếc thuyền lênh đênh đầy bất trắc mà là trên những chuyến bay tiện nghi, an toàn. Không phải lén lút, vô định mà là công khai và được chuẩn bị sẵn mọi thứ cho đến khi cầm visa trong tay mới lên đường. Các công ty tư vấn nhập cư dạo này nhan nhản khắp nơi với những chương trình mời gọi đi định cư châu Âu, Mỹ, Canada, Úc…
Giờ gặp nhau, người ta hỏi thăm đã có PR (permanent resident) của nước nọ nước kia chưa, như một điều bình thường! Người có tài tìm đường đi theo dạng skill worker hoặc doanh nhân khởi nghiệp. Người có tiền thì bỏ tiền ra mua quốc tịch hoặc “thẻ xanh” cho nhanh. Người ít cả tiền và tài thì hy vọng kiếm được một suất đi lao động nước ngoài rồi tìm đường ở lại bằng đủ cách. Lớp trẻ đi du học hầu hết cũng không muốn trở về. Năm 2014, báo chí thông tin có 12/13 quán quân của cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” không trở về nước sau khi kết thúc thời gian du học ở Úc với học bổng toàn phần cho người chiến thắng chung cuộc. Con số đó đến nay chắc đã tăng thêm sau bốn năm.
Tháng 7-2017, Hiệp hội Quốc gia chuyên viên địa ốc Hoa Kỳ công bố báo cáo hằng năm cho thấy Việt Nam đứng trong top 10 nước hàng đầu mua nhà tại Mỹ. Trả lời BBC, tổ chức này cho biết chỉ trong thời gian từ tháng 4-2016 đến tháng 3-2017, công dân Việt Nam đã mua bất động sản tại Mỹ trị giá lên tới 3,06 tỷ USD. Đó là mới tính số tiền chuyển đi để mua nhà tại Mỹ chứ chưa tính ở các nước khác và tất nhiên, đó cũng chỉ là phần nổi của tảng băng! Đất nước như một bao gạo bị thủng để trí lực, tài lực cứ chảy dần ra nước ngoài cho đến khi rỗng ruột. Quê hương chôn rau cắt rốn ở đây mà dường như chỉ là chốn dừng chân tạm bợ với rất nhiều người Việt bây giờ…
Làm sao có thể trách em tôi cũng như hàng triệu người dân khác đã và đang tính bỏ nước ra đi? Bởi cái lý do “vì tương lai con cái” nghe nhẹ bâng vậy mà trĩu nặng quá chừng! Sự lo toan và hy sinh vô bờ cho con cái vốn là nét văn hoá đặc trưng của người Việt.
Những bậc cha mẹ thuộc nhiều thế hệ đã trải qua các cuộc chiến tranh trên đất nước nhỏ bé này, càng khổ cực nhiều ở đời mình lại càng thấm thía sâu sắc ước mơ về một cuộc sống bình yên và hạnh phúc cho đời con cháu. Nhưng nỗi lo bây giờ không còn là chuyện cơm ăn áo mặc hàng ngày cho phần “con”, như trong thời kỳ phải thắt lưng buộc bụng vì chiến tranh và sự mông muội. Nỗi lo bây giờ là về chất lượng cuộc sống cho nhu cầu của phần “người”. Có thể nào sống an yên khi môi trường bị phá hoại tàn khốc, tài nguyên đất nước bị khai thác tới cạn kiệt, thực phẩm bẩn tràn lan khắp nơi và tham nhũng thì như ổ dịch bệnh hoành hành từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài? Có thể nào sống hạnh phúc khi nền giáo dục và y tế ngày càng xuống cấp, các phúc lợi xã hội không chỉ kém chất lượng mà còn tiếp tục giảm sút, các giá trị văn hoá – đạo đức bị tha hoá và đảo lộn?…
Bây giờ, bước ra đường là thấy lo: Lo nạn cướp giật, móc túi; lo tai nạn giao thông; lo ăn uống bị ngộ độc thực phẩm; lo hít khói bụi bị ung thư; lo bọn trẻ bị dụ dỗ sa vào ma túy hoặc bị xâm hại, bắt cóc… Cứ thế mà ngút ngàn triền miên lo. Thà chỉ phải lo cơm áo như ngày xưa còn dễ hơn bội phần! Xã hội càng bất ổn, lòng người càng bất an. Làm sao có thể yên tâm để con cái lớn lên trong một môi trường sống như vậy? Chưa kể, những lời đồn đoán về một tương lai xám xịt của đất nước gắn với những thỏa thuận của Việt Nam và Trung Quốc trong Hội nghị Thành Đô năm 1990 cũng là một trong những nguyên nhân gây hoang mang khiến cho nhiều người phải tính đường tháo chạy trước. 28 năm qua, Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam vẫn giữ bí mật, nhất quyết không công khai những nội dung đã ký kết với Đảng cộng sản và Nhà nước Trung Quốc trong Hội nghị Thành Đô. Vì thế, những đồn đãi càng ngày càng lan rộng, bất chấp mọi nỗ lực trấn an dân chúng của chính quyền. Và dù đã bước sang thế kỷ 21, thế nhưng nhà nước Việt Nam vẫn chủ trương quản lý, định hướng về tư tưởng và bưng bít thông tin không khác gì ở trong thế kỷ trước.
Hôm biết tin Quốc hội đã thông qua Luật An ninh mạng, một người quen của tôi là tiến sĩ trong lĩnh vực tài chính từng hăm hở từ Mỹ trở về nước cách đây 10 năm ngậm ngùi chia sẻ: “Em đã hoàn tất thủ tục cho cả gia đình trở lại Mỹ cách đây mấy tháng, nhưng vẫn còn cố nấn ná… Giờ thì phải ra đi thôi chị ạ, không thể để bọn trẻ lớn lên trong bầu không khí ngày càng ngột ngạt thế này…”. Bao nhiêu người trẻ có tri thức và nặng tình với quê hương đã “vội vã trở về, vội vã ra đi” như thế?
***
Hồi đi thăm Israel, tôi thường đứng lặng thật lâu trước hình ảnh những con tàu hồi hương hiện diện khắp mọi nơi, như một niềm kiêu hãnh trong lịch sử lập quốc của đất nước này.
Đó là những chuyến tàu từ châu Âu, châu Mỹ… đưa hàng triệu người Do Thái ở khắp nơi trên thế giới trở về xây dựng quê hương sau khi Israel chính thức được thành lập vào năm 1948. Những gương mặt người Do Thái hồi hương khi ấy còn vương nét nhọc nhằn sau Thế chiến, nhưng vẫn bừng sáng niềm hy vọng vào tương lai và ý chí quyết tâm kiến thiết quốc gia.
70 năm sau khi lập quốc, ngày nay Israel đã trở thành một trong số các quốc gia phát triển hàng đầu và là nền kinh tế lớn thứ 34 thế giới (tính theo GDP danh nghĩa năm 2016). Những chuyến tàu hồi hương ngày đó đã mang về cho quốc gia này vốn liếng quý nhất là những con người tinh hoa để xây dựng thành công một đất nước đã từng không có tên trên bản đồ thế giới.
Còn chúng ta? Sau 73 năm thành lập và thống nhất đất nước (dài hơn thời gian lập quốc của Israel), những chuyến tàu (cả tàu thuỷ và tàu bay) sao lại chỉ mang dân ta ra đi mà không có trở về? Lịch sử dân tộc Việt Nam dường như gắn liền với các cuộc di dân, nhưng chua xót hơn là cho tới tận bây giờ, những cuộc di dân ra nước ngoài vẫn chưa biết bao giờ mới dừng lại? Bao câu hỏi cứ quay quắt trong tôi khi nghĩ đến em gái. Ngoài kia, trời Sài Gòn vẫn vần vũ mưa. Tiếng hát Thái Thanh vọng từ nhà ai đó nghe nức nở: “Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui, khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi…”.
Và trong tôi, không hiểu sao cứ thấp thoáng khôn nguôi hình ảnh những con tàu hồi hương về Israel cùng những con tàu ly hương rời Việt Nam…
Nguyễn Thị Oanh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23169
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Aug/2024 lúc 3:40pm

Ảnh%20mưa%20Sài%20Gòn:%20Khám%20phá%20vẻ%20đẹp%20lãng%20mạn%20trong%20cơn%20mưa.%20Nhấp%20vào%20để%20xem%20%20ảnh%20đẹp%20mê%20hồn!%20-%20Cl***ic%20Shop%20-%20Phòng%20Tranh%20&%20Cá%20Cảnh%20Phước%20Sang


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 28/Aug/2024 lúc 3:42pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23169
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Sep/2024 lúc 9:26am

Giàn Bầu Trước Ngõ

 

Tôi không thích khi cưỡi xe vào tận thềm nhà lại phải rạp mình dưới giàn bầu ấy. Chị và mẹ tôi lại ngại tóc rối. Cha tôi khó chịu khi phải dắt quan khách len lỏi bên mấy trái bầu để vào căn nhà sang trọng. Nhưng không ai dám chặt phá giàn bầu bởi nó của bà nội tôi. Bà trông nó từ hồi trong quê ra. Thoạt đầu, chị em chúng tôi thích lắm, chiều chiều lon ton xách thùng ra tưới. Chúng tôi tưới như tưới hoa. Nội cười: “Bay tưới như thằn lằn đái”. Rồi bà đổ nước soàn soạt, chúng tôi nghe theo, đổ nước soàn soạt. Dây bầu lớn. Trong cái nách mập mạp lú ra mấy trái con xanh xanh. Trái bằng đầu đũa, bằng ngón tay, cườm tay rồi to to mãi. Bữa canh đầu tiên cả nhà háo hức, nuốt tuồn tuột từng miếng bầu trong veo, ngọt lịm. Ba gật gật khen ngon, day sang trách mẹ:

 “Sao trước giờ không mua bầu mà nấu ăn bà ha?”
 
Một lần, hai lần rồi ba lần, chúng tôi ngán tận cổ. Mà, chết thật, nội tôi cứ trồng mãi, trồng mãi, giàn bầu ngày càng rộng ra choán hết khoảng sân kiểng của cha xanh rầm rì. Trái già đến vàng khô, không ai ăn, bà mang cho hàng xóm. Hàng xóm chúng tôi cũng giàu có, họ chê nhưng cũng nhận bởi họ nể cha tôi. Nhiều quá, sớm sớm, chiều chiều, nội mang ra ngõ, này cho chị xôi chè một quả “Ăn lấy thảo”, này cho bác xích lô trái bầu “Về nấu cho sắp nhỏ”. Rồi bà lại trồng. Chị Lan nhăn nhó:
- Nội ơi, trồng chi nhiều vậy? 
Bà nội cười, buồn buồn.
- Nội làm lặt vặt quen rồi. Trồng trọt để đỡ nhớ quê.
 
Ôi cái quê của nội. Cái quê heo hút muốn về phải đi mấy chặng xe, tàu. Cái quê mà mỗi lần về, vào cuối mùa mưa, đất bùn quến vào móng chân tôi, ém chặt thối đen. Cái quê đèn cầy, đèn cóc, đêm nhóc nhen kêu buồn nẫu ruột, mùa lũ, lơ phơ chỉ thấy mấy nóc nhà. Ba tôi nói: “Làm người đừng suy nghĩ hẹp hòi, đừng tưởng nơi mình sinh ra, nơi có mồ mả ông cha là quê hương, khắp đất nước này chỗ nào cũng là quê cả”. Cha tôi nói đúng và ông rước bà nội lên thành phố. Trước, ông chủ tịch đến nhà chơi, uống bia khà khà rồi nhắc: “Lâu quá không gặp má, hôm nào chú mầy rước má lên, tội nghiệp bà già… ”Cha bưng bát hương ông đi trước, bà nội lúi húi bưng bát hương chú Út theo sau. Ở nhà tôi, công việc nhàn đến mức bà thơ thẩn vào rồi lại thơ thẩn ra. Nhà cao cửa rộng, khéo đi, cả ngày chẳng ai gặp mặt ai. Chị tôi đi học cả ngày, mẹ tôi đến sở. Bà ra cửa trước, tôi vào cửa sau, bà lên lầu, cha đi xuống, gặp nhau ở lối ngõ cầu thang, nội ngó cha, nhắc:

“Lúc này bay bận rộn, đến không ăn cơm ở nhà, khéo ngã bệnh nghen con”. 

Cha cười: “Má khỏi lo”.

 Rồi mỗi người mỗi ngả.

 Bà năng xuống bếp, quấn quít ở đấy. Chị bếp khoe:
- Bác ơi, con làm bánh tổ nè, bác cháu mình cùng ăn nghen.
 
Bà tôi gật gù khen ngon. Tôi tò mò nhón lấy một miếng ăn thử, nó ngòn ngọt dai dai. Thứ bánh nhà quê này xem ra có khác với Sandwich, chocolate. Bà làm nhiều thứ bánh lắm, không kể hết được, nào là bánh ngọt, bánh ú... toàn là bánh nhà quê, mà hình như chỉ tôi ăn, ba mẹ, chị Lan đều tránh xa xa hỏi:

"Bánh đó ăn ra làm sao?"

 Tôi khoe: "Sáng này nội làm bánh khọt ngọt ngon lắm."  

Chị Lan tròn mắt:

“Bánh gì tên ngộ vậy?”
 
Ừ, ngộ, ngộ chứ. Nội mua về cái lò đất khói tù mù. Cha tôi chê. Nội mang ra ngoài hè để đỡ ám khói tường nhà.  

Bà bảo: "Làm bánh khọt thì phải đốt bằng lò đất, nó mới ngon". 

Bà đốt lửa, mắt già tèm nhem nước mắt, mùi khói thơm thơm, cay nồng. Mùa này nhiều trái bầu khô, nội hái vào móc ruột ra, lấy cái vỏ mằn mì gọt. Lâu lâu nội đưa lên nhìn, nheo nheo mắt. Tôi hỏi, nội gọt gì. Nội cười, đưa cho tôi mảnh vỏ dầy hình trái tim nhỏ xíu.
 
- Mặt dây chuyền cho tụi nhỏ đeo.
Tôi không nén được xuỳ một tiếng.
 
- Thời này ai đeo mấy thứ này, nội làm chi mất công.
 
Trong đôi mắt đùng đục của bà, tôi thấy có một nỗi buồn sâu kín.
 
Con chị bếp dưới quê lên, bà gói dúi vào tay nó mấy mảnh bầu. Con nhỏ hớn hở, vui thiệt là vui. Cũng niềm vui ấy, con bé bán vé số lỏn lẻn cười:

 "Bà đẽo đẹp ghê ha".

Hôm sau tôi thấy nó xúng xính xỏ cọng chỉ vào, đeo tòn ten trước cổ lạ lắm. Hình như tôi ngắm vàng ròng, cẩm thạch quen rồi. Tôi xin, bà móm mém cười:

"Bà để dành cho bay cái đẹp nhất nè".
 
Tôi gói trái tim xíu xiu kia bỏ vào ngăn tủ, chị Lan trông thấy giành:

 "Cho chị đi". 

Tôi lắc đầu. Chị giận bảo:

 "Chị cóc cần, ở chợ bán hàng khối". Nhưng rồi chị quay về nài nỉ tôi . Lần đầu tiên, tôi thấy món quà của nội dễ thương đến thế.                    

Giàn bầu vẫn trước ngõ. Cha tôi đã thôi khó chịu, hay bực dọc riết rồi chai đi, chẳng biết bực là gì nữa. Nhưng khách đến nhà, ai cũng khen: "Anh Ba có giàn bầu đẹp thiệt". Họ săm soi, từng mảng lá cuống hoa. Khách nước ngoài còn kề má bên trái bầu xanh lún phún lông tơ mà chụp hình kỷ niệm. Mấy anh chị sinh viên đạp xe ngang dừng lại nhìn đau đáu qua rào rồi kháo nhau:  

"Nhớ nhà quá, tụi mày ơi". 

 

Chiều chiều, tôi ra giàn bầu xanh rượi, mơ màng nghe con ong vò vẽ trên từng phiến lá, chớp mắt nhìn chim sâu lích rích chuyển cành, chuồn chuồn rồi bướm rồi hoa thi nhau nở chấp chới. Bà nội tôi yếu hơn trước, mùa mưa bắt đầu lướt sướt đi qua. Ông chủ tịch đến chơi nhà, ôm chầm lấy nội, lắc lắc  

"Lúc này má khoẻ không?"

Nội cười xoà mà nghe nghẹn nghẹn

"Khoẻ, má khỏe" .

Cha tôi sai chị bếp mang rượu thịt ra ông chủ tịch khoát tay:

- Thôi, chú bảo chị ấy nấu canh bầu ăn.
 
Cha hẩng mặt. Chị bếp lúi húi gọt bầu, mùi nước canh xông vào mũi thơm lừng. Ông chủ tịch day qua bà nội khoe:

 "Lâu quá không ăn canh bầu rồi, má!". 

Nội cười: "Má nhớ bay thích nhất là ăn bầu nấu tép bạc". 

Cha tôi dợm mình: "Để con đi mua tôm".  

Ông chủ tịch ấn vai, bảo:

 "Thôi, chú cứ ngồì xuống, anh thèm lắm rồi, không chờ chú được đâu".  

Hôm ấy cả nhà tôi ăn lại bát canh ngày xưa, nghe ngọt lìm lịm lưỡi. Chị bếp ngó nội, khoái chí cười đầy hàm ý. Hình như nội tôi vui.
 
Giàn bầu thưa hẳn đi. Cái giống lạ thật. Nắng bao lâu vẫn xanh tốt, mới mưa dầm lại héo dây. Tôi đập vỡ trái bầu khô, lấy hạt ra ươm. Mùa mưa dữ dội, nội tôi bệnh, bà bị chứng tai biến não. Nội lơ ngơ, đã cười đã khóc thì không sao dừng được, tay run rẩy cầm ca nước, bát cơm cũng khó. Trời đổ mưa, sấm giật ầm ầm, nội thều thào nhắc:
 
- Sắp nhỏ đừng hứng nước mưa đầu mùa, hỏng tốt. Chà, mưa vầy ngập đồng rồi, ngâm giống gieo mạ đi thôi.
 
Bà nội lẩn thơ lẩn thẩn rồi, mà hình như bà chỉ nhớ về quá khứ. Nội hay ra ngoài hiên, chăm chăm nhìn giàn bầu đang run rẩy trong gió. Bà ngồi đấy lặng lẽ, thẫn thờ, như chờ một tiếng vạc sành, một tiếng ếch kêu. Tay bà lạnh ngắt, tôi chạy vào phòng lấy lọ dầu thoa, vẫn thấy mảnh bầu trái tim màu vàng trong ngăn kéo, cái màu vàng như của rạ, của lúa, như của mái nhà lá nhỏ lơ phơ dưới nắng chiều. Giàn bầu vẫn trước ngõ, có kẻ đi qua kêu lên:

"Tôi nhớ nhà". 

Cha tôi bảo: "Có thể bứt người ta ra khỏi quê hương nhưng không thể tách quê hương ra khỏi trái tim con người." 

Và cha tôi lại nói đúng.

 

Nguyễn Ngọc Tư

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23169
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Sep/2024 lúc 8:35am

Thu Gợi Nhớ

 

Trời thu vàng vọt lắm đìu hiu
Cảnh sắc rừng thu bóng xế chiều
Róc rách giọt sầu khe nước chảy
Vi vu cô tịch tiếng ve kêu
Lạc loài cánh nhạn chao hoang vắng
Ảm đạm lưng đồi bóng tịch liêu
Thu đến mang theo nhiều nỗi nhớ
Vùng trời kỷ niệm lắm thương yêu...
….
Ngư Sĩ
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23169
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Sep/2024 lúc 1:53pm

Hội%20Ái%20Hữu%20Petrus%20Trương%20Vĩnh%20Ký%20Úc%20Châu


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 09/Sep/2024 lúc 1:54pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23169
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Sep/2024 lúc 9:41am

Mây Lìa Ngàn

5249%201%20Thi%20SiDinhHung

Nhà thơ Đinh Hùng (1920-1967)

5249%202%20MayLiaNganDinhHung

       Câu chuyện tôi thuật lại đây khởi đầu từ những ngày xa xôi cũ ở miền Bắc, để rồi vào tới miền Nam này mới kết thúc – gọi là “tạm kết thúc” thì đúng hơn. Bởi vì đấy là một thiên hồi ký, động tác biến chuyển theo thời gian, cũng như chuyển theo từng kỷ niệm vui, buồn trong cuộc sống. Và động tác đều do tự nhiên sắp đặt. Tự nhiên sẽ dành cho ta tất cả mọi bất ngờ. Tác giả thiên hồi ký này, dù muốn, cũng không thể đóng vai chủ động. Vai chủ động trong câu truyện chính là Định Mệnh. Định Mệnh dàn bày, bố cục tất cả.

       Câu truyện khởi đầu từ một miền rừng ngoài Bắc, đã từ lâu chìm lắng, qua đi tưởng chừng không còn vang bóng. Thế rồi, một ngày ở miền Nam ngẫu nhiên kỷ niệm hiện về toàn vẹn. Quá khứ lại kế gần hiện tại. Những hình bóng của ngày xưa, đã tưởng vĩnh viễn tan biến vào hư không như một bóng mây bay đi mãi mãi. Nhưng bóng mây xưa lại chập chờn trước mắt.

       Câu chuyện “Mây Lìa Ngàn” lại trở về trong ký ức tôi, với nguyên vẹn cái phong vị hoang sơ của buổi hạnh ngộ ban đầu...

*****

       Tôi gặp cô gái ấy một chiều nàng đi xem hội về cùng cả 1 đoàn phụ nữ lâm tuyền. “Nàng” chỉ là một cô gái Mán, con đẻ của núi rừng, người của những bộ lạc dân tộc thiểu số sống ở vùng sơn cước miền Tây Bắc Bắc Việt.

       Người đoàn trưởng là một đàn ông đứng tuổi tay cầm dao quắm, thắt lưng điều,áo chàm khăn lam quấn chéo. Bầy phụ nữ theo sau, y phục đồng loạt bó sát lấy thân hình, màu chàm nổi bật lên trên nền đất núi cỏ vàng. Trong nắng xế chiều thu, khoảnh khắc vàng rực lên như một ảo ảnh đột nhiên bừng sáng, những cái bóng chênh chênh đổ xuống từ lưng chừng non cao, dài thướt tha vĩ đại, gợi nhớ tới một đoàn nữ binh của Hai Bà Trưng, Bà Triệu ngày xưa.

       Qua sơn thôn “của” chúng tôi, đoàn người vào nghỉ chân. Bọn tôi liền sửa soạn một cuộc nghênh tiếp long trọng. Chúng tôi là 1 bọn người văn nghệ đi tránh khói lửa thời chinh chiến. Tuy mới đến đây từ cuối hạ, sống nhờ dưới mái nhà sàn bao dung của một làng Mường, chúng tôi đã quen thuộc ngay với cỏ cây vùng này, và nhận luôn rừng núi hoang vu là vật sở hữu của mình.

       Đồng bào Mường rất dễ tính, hình như không cần xác định địa vị chủ nhân, cứ để mặc chúng tôi xâm chiếm núi rừng. Hơn đâu hết, ở đây chúng tôi được quyền nghĩ rằng: thiên nhiên là của chung tất cả mọi người.

       Bởi vậy chúng tôi đã mệnh danh cho nơi sơn thôn hẻo lánh này là “Trại Văn Nghệ Tự Do”. Đó là thời kháng chiến, cái thời mà những người tản cư như chúng tôi đang cố níu lấy một chút ảo tưởng tự do, nên mỗi khi có thể hưởng thụ một chút tự do thực sự- dù chỉ mong manh- tất cả không ai bỏ lỡ cơ hội.

       Đoàn phụ nữ sơn cước qua đây và quyết định nghỉ chân tại đây cả một đêm. Từ sơn thôn này về làng của họ còn phải vượt qua ba bốn trái núi, mà tới đây thì trời đã ngả chiều, đi xa hơn nữa không tiện.

       Các cô gái Mán bỡ ngỡ nhìn con trai tỉnh thành bưng miệng cười khúc khích. Hàm răng đều, trắng bóng, nở ra như đóa hoa nguồn.

       Các cô gái, gọi tên nhau líu ríu. Chúng tôi không ai biết nói tiếng miền Thượng, nhưng các cô biết ít nhiều tiếng kinh. Chưa được sõi lắm, nên càng có duyên, một cái duyên hoang dã của núi rừng. Tên các cô Mán cũng chỉ giản dị là Liên, Hoa, Mây, Thắm... chứ không phải là những Pan Slao hay Ptầy Lùng như tôi vẫn tưởng.

       Cô Mây duyên dáng nhất. Chắc phải là hoa khôi đất Mán. Khuôn mặt tròn, nước da hồng đậm mát, như một trái dâu da rừng vừa ửng chín.Đôi mắt to, mi dài, tưởng chừng gờn gợn cả ánh mây, sắc núi. Thân hình tròn lẳn tươi khoẻ, uyển chuyển như một con báo, tỏa ra nguồn sinh lực thiên nhiên. Tôi có cảm giác nhìn thấy một  người con gái ở những đảo xứ nóng miền Bắc xích đạo: một cô gái đảo Hawai hay Tahiti. Tôi lại liên tưởng đến một thiếu nữ Arlésienne lượn mình theo âm hưởng một bản nhạc của Bizet...

       Phải so sánh nhiều như vậy là vì đôi mắt của cô Mán, và cả người cô Mán đó thế mà có mãnh lực quyến rũ vô cùng. Tôi nhận thấy thường thường các phụ nữ Mường và Mán miền Châu Rể thuộc Hòa Bình này, rất ít người có nhan sắc. Tuy nhiên, nếu đã có người nhan sắc, thì đó là một sắc mặn mà đặc biệt, với những nét độc đáo khác vời.

       Trong khi cô gái Mường nào ở đây cũng... trọc đầu, thì cô gái Mán để tóc dài óng ả. Đồng bào Mán vùng này không “sơn đầu” như ở một vài địa phương khác. Dưới nếp khăn lam tỏa rộng như một thứ lá cây rừng kỳ lạ ngẫu nhiên phủ trên vầng trán, mái tóc cô gái Mán lòa xòa đen nhánh, lại bôi dầu thơm kín đáo, phảng phất hương thơm của cỏ dại, của vỏ cây rừng nồng say.

5249%203%20May%20LiaNganDinh%20Hung

       Ở rừng, chúng tôi phân biệt các loại dân tộc thiểu số  theo từng thổ ngơi sinh hoạt của họ: người Thổ hay ở những khu rừng ngoài gần đồng bằng. Trong rừng sâu, người Mường trú ngụ, thường ở sát bên chân núi, chênh vênh sườn non cao hoặc chót vót hẳn trên đỉnh núi là chỗ dừng chân của dân tộc Mán.

       Dừng chân, vì người Mán vẫn còn sống đời du mục phiêu lưu. Ngày nào kia, họ tìm đến một miền núi phì nhiêu, nhận thấy đất núi đủ nuôi sống người, suối ngàn không phản trắc. Họ rẫy núi hoang dại làm nương, chặt tre rừng già làm nhà, đặt máng ống bương dẫn nước nguồn cao. Thế rồi một sớm, một chiều, từng căn nhà sàn được dựng lên, thô sơ mà kiên cố. Nhà nào cũng có một bể đựng nước ghép bằng ván; suốt ngày, suốt đêm, đều đều, bất tận, nước suối theo máng chảy vào bể tràn đầy ăm ắp. Nhà nào cũng có một bếp tre rộng ngay chính giữa, suốt ngày đêm có than hồng nên lúc nào cũng sẵn nước sôi. Và đồng bào Mán tắm rửa toàn bằng nước pha nóng bốc khói, khả dĩ tiêu tán hết chướng khí sơn lam.

       Một làng chỉ độ 9, 10 nhà lơ thơ, trên từng chòm núi, nương ngô xanh trùng điệp bao kín chung quanh. Muốn đi từ nhà này sang nhà kia, người ta xuống núi rồi lại lên núi theo những bậc đá thiên tạo, có lẽ cũng dễ dàng như người thị thành trèo một cầu thang ngắn.

       Chiều chiều, từ lưng chừng núi, những tiếng “khèn” xa vắng, ngập ngừng, theo mây trôi lờ lững, như một nỗi niềm nhớ nhung trời biển. Đó là lúc cô gái Mán mắt thăm thẳm rõi ngàn xanh, cất lên tiếng hát âm u như tiếng chim rừng.

       Cho tới một ngày nào, nhận thấy chung quanh đất hết hoa mầu, đoàn người du mục lại lìa ngàn đi tìm một rừng núi mới. Trước khi rời bỏ những mái nhà sàn đã từ bao lâu dùng làm tổ ấm, người Mán không ngần ngại tự tay gieo một mồi lửa, thiêu hủy hết công trình xây dựng, không muốn để lại một dấu vết gì của chỗ ở xưa.

còn tiếp...

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23169
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Sep/2024 lúc 9:43am
Mây Lìa Ngàn tiếp theo...

Tối đó, “Trại Văn nghệ” của chúng tôi mở hội. Chúng tôi gọi là “Đêm Liên Hoan đón tiếp Đồng Bào Thiểu số”.

       Thể theo lời mời chân thành của chúng tôi, bầy phụ nữ Mán lưu bước ở lại xóm Mường chung một lớp nhà sàn với chúng tôi.

       Một bữa ăn chiều thịnh soạn đã được tổ chức ngoài trời với tất cả kỹ thuật nấu ăn tỉnh thành của những lâm thời đầu bếp. Ở nơi rừng sâu này xa chợ, chúng tôi phải mua sắm thức ăn đủ dùng cho cả tháng. Được dịp thết khách, có bao nhiêu trân vị quý báu lưu trữ, chúng tôi trút hết cả vào bữa cơm tri ngộ. Đồng bào thiểu số Mán, quanh năm chỉ quen dùng cơm nếp hoặc ngô bung, hôm đó được thưởng thức một bữa cơm tẻ gạo trắng với một thực đơn gồm những 4 món (không phải để “ăn chơi”, mà chính là để ăn no thực sự) vì đó là thịt kho, cá kho, tôm kho và dừa cũng kho... Đồng bào có vẻ cảm động lắm.Trừ người trưởng đoàn, tất cả có 8 cô nàng: Liên, Hoa, Mây, Thắm, Miên, Man, Mừng, Cầm.

        8 bông hoa sơn cước hồn nhiên, chất phác, nhưng chỉ có 4 đóa sắc hương đặc biệt: Mây linh động nhất. Miên, Man, hai chị em, mặt bầu bĩnh, mắt lá răm, đẹp cái đẹp bình dị của một thứ trái cây vừa chín tới, ngọt và hiền, nhưng chỉ khiến người ta thích, không làm người ta say đến độ thèm. Cầm ít tuổi hơn cả, thơ ngây hiền lành như con nai vàng.

       Sau bữa cơm chiều, sương thu đã dâng lên bàng bạc núi rừng. Giữa khung trời mênh mông tím dần một màn ảo mộng, những điểm sao long lanh buồn như những cặp mắt ân tình nhớ thương nhau. Thế rồi trăng lên. Trăng của rừng thu, đó là một vầng trăng muôn thuở u sầu. Trăng hình như chảy láng thủy ngân trên sườn núi đá xanh huyền hoặc màu ngọc thạch. Trăng lả lướt vương trên những chùm phong lan trắng, mơ hồ nổi lên như một nét cười hư ảo, giữa vùng lá cây ngàn rung động chập chờn. Rừng thu đêm trăng đẹp như một viên ngọc quý.

       Chúng tôi ngồi cả ngoài sân, uống một thứ café rừng mới hái, rang bằng nồi đất, xay bằng cối giã gạo, pha bằng nồi đồng, lọc bằng túi vải, rót vào bát đàn, hòa với thứ đường bánh trôi hăng hắc.

       Các cô gái Mán, mắt đầy trăng, chúm chím môi nhắm nháp từng ngụm nhỏ thứ café “lập thể” đó, chắc đang tơ tưởng đến cuộc sống văn minh tiến bộ của bọn người đô thị chúng tôi. Sân giăng in bóng núi. Mắt các cô nàng càng vời vợi xa xôi.

       Mọi người bày ra cuộc hát đối đáp nhau, nghĩa là bên nam, bên nữ lần lượt mỗi người phải hát một bài. Phía đàn ông chúng tôi hát trước. Một vài người cất tiếng hát những bài ca thời đại. Vang núi hắt lại rung chuyển cả đêm rừng.

Mấy bà “mế” già kinh động, sợ hãi bảo chúng tôi:

– Đêm khuya, các thầy đừng hát to thế. Cái ma nó về đấy. Cái ma rừng ở đây thiêng lắm!

       Đến lượt các thiếu nữ Mán cất giọng ca khe khẽ. Tiếng hát tiêu vong trầm trầm, đứt đoạn. Tiếng hát nghẹn ngào trong cổ họng, âm u, hiu hắt như tiếng hòa điệu của loài côn trùng giữa đêm khuya vắng. Chính giọng hát rừng rú đó nghe như tiếng hát chiêu hồn, tiếng hát gọi ma. Tiếng hát đó cất lên, hình như đánh thức dậy cả linh hồn rừng núi hoang sơ.

       Giọng Mây và giọng Thắm nghe rõ nhất, vì trong nhất và ngân dài nhất. Như một âm hồ cầm nhấn rung trên cung bậc. Bài hát tắt lúc nào, dư âm vẫn còn chìm đọng chưa dứt, tưởng chừng hơi thở còn vương trong không gian. Chúng tôi cũng thấy rợn người lên một lúc. Cùng một lúc, tôi tưởng vừa bắt gặp một linh hồn đi dạo trong đêm mênh mang huyền bí của lâm tuyền.

       Mắt tôi bỗng gặp mắt nàng Mây, trong đó như lấp lánh cả một giải nước nguồn lay động sao khuya. Làn mi dài từ từ dương lên rồi cụp xuống như một cành lá hỗ ngươi. Tôi cảm thấy làn mi đó chạm vào da thịt tôi, êm như một chất tơ nhung. Và tôi vụt nghĩ đến những chuyện bùa chài của miền sơn cước. Chính tôi là kẻ đang muốn được chài.

       Sương núi đã thấm lạnh vai áo. Xung quanh bếp lửa quây vuông trên nhà sàn, chúng tôi từng cặp, từng cặp, cứ một cậu trai lại đến một cô “mới”, ngồi sát cánh nhau, ngả đầu vào vai nhau, thân mật, tự nhiên như đã quen nhau từ thuở nào.

       Tôi ngồi cạnh Mây. Mây ngả đầu vào vai tôi. Và tôi nắm lấy cánh tay tròn lẳn của Mây. Gần nhau rất ngẫu nhiên, thân nhau không hẹn trước vậy mà tôi cảm thấy chỉ một cái ngả đầu, một cử động nhích tay lúc này cũng đủ trở nên một dấu hiệu của Định Mệnh.

       Điếu thuốc lào được chuyển qua tay này sang tay khác. Phong tục ở đây, cái điếu cày bằng ống tre rừng là dây tơ hồng ràng buộc, là quả tơ hồng trao duyên: người con trai muốn tỏ tình cùng người con gái, chỉ cần hút một mồi thuốc lào; xong, nhồi một mồi nữa, mời người con gái. Cô gái nhận điếu thuốc châm lửa hút, là thuận tình. Chỉ nhận điếu thuốc mà không hút, mới là cảm tình xã giao. Giản dị vậy thôi, kỳ thú như vậy đó.

       Bếp lửa đốt bằng hai khúc cây lớn đỏ hồng. Má các cô nàng cũng hồng đỏ.

Tôi hút một mồi thuốc lào, lại nhồi một mồi thuốc nữa đưa cho Mây. Mây cầm điếu thuốc, lim dim mắt thủ thỉ:

– ‘‘Cái” anh cho em hút điếu thuốc này, em “say” anh, em theo anh về Thủ Đô thì sao?

Dứt lời, cô nàng châm lửa hút luôn. Và cô nàng say, ngả lưng trên cánh tay tôi.

Tôi hỏi Mây:

– Em có muốn theo anh về Thủ Đô không?

Mây đáp:

– Em có muốn. Nhưng “cái” anh nói dối. Đánh nhau thế này, đời nào “cái” anh về Thủ Đô!

Để cho Mây tin rằng tôi không nói dối, tôi liền... nói dối luôn, giọng chắc nịch:

– Không, anh nói thực. Mai anh về Thủ Đô đấy.

Cô nàng mở tròn cặp mắt tin tưởng:

– Thế à? Thế mai em theo anh về với nhé! À! Ngày kia hẵng về, anh ạ. Sáng mai, em còn phải vào rừng bẻ măng...

       Câu chuyện của chúng tôi cứ lẩn thẩn như thế mà cũng kéo dài cho tới lúc bên ngoài trăng đã khuất, cuối cương xa vọng lại một tiếng vượn sầu gọi trăng.

Có lẽ đêm đã khuya lắm. Xóm Mường ngủ im phăng phắc. Trừ bọn chúng tôi còn thức.

Tôi “phỏng vấn” Mây:

– Chúng anh muốn tỏ tình với các em thì chúng anh đưa cho các em hút điếu thuốc lào. Còn các em muốn tỏ tình với chúng anh, thì các em làm thế nào?

Mây cười ngây thơ:

– Nhưng “tỏ tình” là gì hả anh?

– Tỏ tình là giải tỏ tình yêu, là... nói chuyện ái tình ấy!

– Thế tình yêu với ái tình là gì?

       Tôi cố giải thích, nhưng xem chừng những danh từ văn hoa chẳng làm cho Mây hiểu được gì hơn. Một anh bạn tôi phải cắt nghĩa giùm:

– Tình yêu hay ái tình là... người con trai với người con gái say nhau, phải lòng nhau, thương nhau, mến nhau ấy mà. Chẳng hạn như bây giờ Mây thương ai mà người ta không biết thì Mây làm thế nào?

Bây giờ Mây mới có vẻ hiểu:

– À! Muốn tỏ lòng mến anh, em đợi lúc anh đi ngủ, em ra bếp lấy lửa... đốt vào bàn chân anh. Thế là anh biết, anh thức dậy.

Tôi cố ý hỏi lẩn thẩn:

– Em đốt chân anh, anh thức dậy... Xong rồi để làm gì?

– À! Anh thức dậy, xong rồi em rủ anh ra suối.

– Ra suối rồi... để làm gì?

– À! Ra suối để chúng mình... nói chuyện!

       Thì ra, bài thơ Ân Tình của cô gái Mán không phức tạp chi hết. Tất cả, chỉ gồm có mấy động tác căn bản thô sơ: đốt chân, rồi đi ra suối. Đi ra suối, để... nói chuyện!

       Ngay sau lúc ấy tôi đã đi ngủ, để cho Mây tìm đến đốt chân, để cùng đi với Mây ra suối, và để rồi chúng tôi... nói chuyện!

       Sau cái đêm thi vị “nói chuyện bên suối” đó, Mây không theo tôi về Thủ Đô. Trái lại, tôi theo Mây lên núi – nghĩa là về làng của Mây. Để được Mây tặng cho rất nhiều: đu đủ chín, dưa hồng, ngô nếp, dâu da, hồng bì, và cả một chiếc vòng tay bằng bạc. Mây lại thêu vào khăn tay của tôi một con chim và một đóa hoa ngũ sắc, làm kỷ niệm. Cũng như hầu hết các cô gái Mán khác ở đây, Mây thêu rất nhanh. Đặt tay xuống, nhấc tay lên vài lần là xong một đóa hoa. Lượn đường kim vài lượt trên vải đã trở thành một con chim. Nét thêu đơn giản mà linh động, hình thức chim hoa hơi kiểu thức hóa, tựa những nét họa trang trí trong kiến trúc Đế Thiên.

       Ghi kỷ niệm vào một chiếc khăn tay chưa đủ, tôi đưa cả áo “sơ mi” cho Mây thêu vào ngực, đưa cả “vét tông” để Mây thêu vào ve áo, và đưa cả “ba lô” cho cô nàng thêu vào hai túi. Suốt nửa ngày ở chơi trên làng Mán với Mây, câu chuyện giữa hai chúng tôi chỉ loanh quanh với mấy câu nói đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần, mà cái luận điệu lẩn thẩn không làm cho tôi chán:

– Thế bao giờ anh mới về Thủ Đô?

– Bao giờ hết chiến tranh thì anh về. Chừng đó anh sẽ đưa em về cùng.

– Hết chiến tranh thì lâu quá nhỉ? Hay là anh ở lại hẳn trên này với em. Ở đây đi làm nương vui lắm...

Tôi cứ gật đầu liều, tuy biết rằng lệ làng Mán, lấy con gái Mán, phải nhập tịch làng Mán, cùng sống, cùng chết, cùng phiêu lưu với bộ lạc.

Mây tỏ vẻ không tin, lắc đầu nói:

– Anh nói dối. “Cái” anh như con chim ấy, hôm nay ở đây, mai bay đi chỗ khác. Em không giữ được anh, em xót lắm.

       Câu nói ấy như là thơ, mà thú thực, lời chưa thấy có ở tác phẩm của một nữ sĩ Việt Nam hiện đại nào.

       Bài thơ độc nhất trong thời loạn đó chỉ kéo dài có 5, 6 phiên chợ. Ở đây, cứ 5 ngày một phiên chợ Bến, tôi đợi Mây từ trong núi đem măng, đem sắn cùng các lâm sản khác đi qua, ghé lại “Trại Văn Nghệ” có khi nửa ngày, có khi cả một đêm. Ngẫu nhiên, “Trại Văn nghệ” của chúng tôi trở nên một cái trạm dừng chân giữa đường sơn cước: xuôi về đồng bằng gần 20 cây số là chợ Bến, và hướng về non cao, trại chúng tôi chỉ cách làng Mán chừng 4, 5 cây số đường núi.

       Đã 5, 6 phiên chợ qua đi. Mối tình của tôi với cô gái Mán vẫn không có gì thay đổi. Mây vẫn ngây thơ, duyên dáng, và mỗi ngày mỗi đáng yêu hơn, vì Mây vẫn rất đa tình. Cho nên đã có tới 5, 6 lần tôi bị cô nàng đốt bỏng cả hai chân.

       Chiến sự ở những vùng Chợ Bến và Hòa Bình ngày càng lan rộng. Đêm đêm, đứng trên núi cao, nhìn thấy từ những miền rừng xa ánh lửa bập bùng hắt lên nền mây đen vần vũ, có khi thấy cả ánh đèn “pha” quét dài từng vệt trong sương đêm như ánh chớp nguồn.

       Chiến sự biến chuyển thì nhiệm kỳ ở rừng của đoàn Văn nghệ chúng tôi chấm dứt. Nghĩa là phải nhổ trại lìa rừng. Riêng tôi không hưởng ửng sự xê dịch chút nào. Tôi nghĩ đến Mây, sắp sửa phải xa cách nhau chưa biết bao nhiêu sông núi.

       Tôi muốn gặp Mây trước khi cách biệt. Vì tuy không hưởng ứng, tôi vẫn phải theo ý định của phần đông. Từ sáng, trong lúc mọi người sửa soạn để chiều hôm đó lên đường về xuôi, tôi lén đi một mình lên làng Mán.

       Đường đi vẫn chập chùng đồi,núi. Lội suối,trèo non,sau gần 4 tiếng đồng hồ,tôi đến bên chân dãy núi làng Mây. Nương ngô cuối vụ hái bắp xạc xào. Lá xanh dài che kín lối đăng sơn. Tôi rẽ lá tiến lên. Tới lưng chừng núi, hết rặng ngô, ngọn núi hiện ra giữa khung trời bát ngát.

       Tôi bỗng giật mình. Tôi ngờ tôi mê hoảng. Tôi mở mắt thực to mà vẫn tưởng mình trông nhầm: trước mắt tôi, không thấy những mái nhà sàn quen thuộc mọi khi. Những mái nhà có rừng vàng óng của làng Mán, mỗi lần tôi đến đây, vẫn hiện ra trên ngọn núi, thân mật, chào đón. Giờ đây, những mái nhà đó biến mất.

       Tôi nhảy vội từng ba bậc đá lên tới ngọn núi. Ở chỗ những ngôi nhà sàn mọc lên ấm cúng xưa kia, nay chỉ còn là một đống tro than quạnh quẽ đìu hiu. Trên những chòm núi khác cũng vậy, không một bóng nhà sàn, không một bóng người Mán, cả một làng Mán gồm 9, 10 nóc nhà đều biến đi như giấc chiêm bao.

        Không phải đây là kết quả một vụ oanh tạc. Không có dấu vết gì chứng tỏ phi cơ đã tàn phá xóm nhà sàn cô tịch này. Chỉ còn chút tàn tro phơ phất bay vào cơn gió ngàn lạc qua đỉnh núi.

       Chắc người Mán ở đây, theo tiếng gọi của đời du mục, đã tự thiêu hủy làng mình, lên đường đi tìm rừng núi khác. Chính cô nàng Mây đã là một con chim lạ rừng thu vừa bay đi mất.

       Cuộc sống chảy trôi đưa tôi từ núi rừng về đồng ruộng, rồi từ đồng ruộng lên ngàn, xuống biển, để rồi lại trở về Hà Nội. Đã nhiều ngày tháng qua đi, cái bóng “Mây” bay đi dạo đó đã bay đi biền biệt, không còn dấu vết.

       Tuy nhiên, tôi vẫn còn giữ được chiếc vòng bạc cùng chiếc khăn tay thêu chim hoa chỉ ngũ sắc của Mây trao tặng. Mỗi lần giở tới những kỷ vật đó, tôi lại thấy nao nao thương nhớ, một niềm nhớ thương day dứt, thấm thía. Nhưng, tôi nhớ tới núi rừng nhiều hơn nhớ tới cô gái Mán. Tôi nhớ núi rừng tha thiết như nhớ tới chính miền quê cha đất tổ của mình, nhớ hơn cả bất cứ một người nhân tình nào, có lẽ trong tiềm thức sâu thẳm của tôi vẫn chìm lắng cái truyền thống hoang dã của người dân du mục phiêu lưu- cái bản năng sơ khai của Bộ lạc. Trong khi hình bóng cô nàng Mây mờ nhạt dần trong tâm trí tôi, thì cái bóng hình thâm u của rừng núi nhiều lúc vẫn mênh mang bao phủ linh hồn tôi như một niềm ám ảnh.

       Cho tới 1954. Quân đội Pháp từ các miền sơn cước rút về Hà Nội. Đồng bào Thượng cũng lũ lượt kéo về đô thị. Trên các phố phường chen chúc, tôi đã thấy hiện ra những vuông khăn trắng bắt đầu cùng tà áo trắng dài lòa xòa phủ ngoài vạt xiêm thổ cẩm của các cô nàng Hòa Bình,Lạng Sơn; những chiếc vòng bạc nổi trên nền áo lam của cô gái Thổ Cao Bằng, Lạng Sơn; những chiếc váy lĩnh thướt tha của cô Thái Trắng Lai Châu... Nét mặt người nào cũng thẫn thờ ngơ ngác tựa những con nai lạc bầy. Những con người của núi rừng hoang dã giờ đây cũng đang lạc giữa rừng người thành thị, bước chân ngượng ngập, rụt rè như còn lưu luyến với cỏ dại cùng sỏi đá lâm tuyền.

       Đồng bào thiểu số bỏ rừng về tỉnh mỗi ngày mỗi nhiều. Nhưng, giữa bầy chim lìa ngàn, tôi không tìm thấy “con chim lạ rừng thu” ngày nào của miền Châu Rễ, bên cạnh những người Thổ, người Mường, người Thái di cư về Hà Nội, tôi nhận thấy không có bóng người Mán. Và tuyệt nhiên, tôi chưa tìm thấy bóng dáng cô nàng Mây. Người thiếu nữ thuộc Bộ Lạc Mán ở những dẫy núi cao miền Tây Bắc Bắc Việt một ngày nào từng ao ước “theo tôi về Thủ Đô”, chẳng biết giờ đây có thả mình theo chiều gió cuốn lìa rừng?

       Tôi đã tìm đến mấy khu tạm trú của các đồng bào miền Thượng. Tôi hỏi thăm, và được biết: các đồng bào ở rừng núi di cư được về Hà Nội cũng phải có hoàn cảnh đặc biệt. Trước hết, phải thuộc dòng họ Quan Lang, và phải là những dòng Lang có thế lực, có cơ sở hoặc bà con thân quyến ở Hà Nội. Từ những miền sơn cước đèo heo hút gió về được tới chốn cố đô “ngàn năm văn vật” đâu phải chuyện dễ dàng? Phiêu bạt được về đô thị lúc này là một số tối thiểu của các khối thiểu số đồng bào miền Thượng xứ Bắc mà thôi: họ Đinh, họ Quách ở Hòa Bình, họ Bế ở Lạng Sơn... cô gái Mán tên là Mây “của tôi” tất không ở trong số những người đó.

Tôi nhớ tới lời một vài phụ nữ Thổ nói với tôi, khi thấy tôi lưu ý thăm hỏi về rừng núi thân yêu của họ:

– “Cái” em buồn lắm, khổ lắm, thầy ạ...“Cái” em thương cha nhớ mẹ lắm. Cái em nhớ rừng lắm...

       Tự nhiên tôi cũng thấy nhớ rừng, nhớ núi, nhớ suối, nhớ nương, nhớ nhà sàn. Y như chính mình vừa mới lìa rừng xa Bộ Lạc.

Thế rồi hiệp định Genève.

Tôi di cư vào miền Nam. Quả nhiên đến lượt mình cũng là một con chim lìa tổ.

Câu truyện cô nàng Mây càng thêm trở nên xa xôi.

       5, 6 năm trời đã trôi qua. Những mái nhà sàn chênh vênh trên ngọn núi cao của xóm Mán giờ đây chỉ còn là hình ảnh đang chìm vào quá khứ.

       Tình cờ, một ngày đẹp trời kia, tôi có dịp đi chơi về vùng Ban Mê Thuột cùng mấy người bạn.

       Chiếc xe hơi của chúng tôi qua tỉnh lỵ và tiến về những miền rừng bát ngát. Qua những đồi núi chập chùng, lác đác hiện ra hai bên dọc đường những mái nhà sàn thấp thoáng. Để ngắm cảnh núi rừng, chúng tôi cho xe chạy từ từ. Rừng núi miền Nam cũng không thiếu vẻ hoang vu, hùng vỹ. Hơn nữa, còn nguyên vẹn cả cái vẻ cường tráng man dại của một thiên nhiên đang lớn mạnh. Tự dưng tôi hồi hộp chờ đợi, như sắp sửa được gặp lại một linh hồn bè bạn vô cùng bao dung. Có lẽ vì tôi đang đi sâu vào trong tiềm thức tôi.

        Chợt, phía trước mặt, từ trên một sườn đồi thoai thoải dốc xuống ngay bờ đường bên phải, hiện ra một đoàn người áo chàm đi hàng một. Thiếu chút nữa tôi buột miệng thốt lên một tiếng kêu, nhưng lại nén được ngay: cả một kỷ niệm xa xưa vừa sống lại trước mắt tôi! Bởi vì, đoàn người áo chàm kia là một đoàn phụ nữ Mán. Một đoàn phụ nữ Mán, mà người đi đầu lại chính là cô nàng Mây! Chính cô nàng Mây “của” tôi ngày nào, không thể nhầm được, vẫn dáng điệu ấy, vẫn y phục ấy, vẫn nét mặt ấy, chỉ hơi kém vẻ thơ ngây đôi chút, nhưng lại có vẻ sắc sảo, đậm duyên hơn.

       Tôi không mê hoảng. Tôi không nhìn lẫn. Nhưng Mây ngẩn mặt ra nhìn thẳng vào mắt tôi như nhìn một người chưa bao giờ quen biết.

        Chiếc xe chở chúng tôi đi xa dần cho tới khi khuất bóng đoàn phụ nữ Mán. Tôi không yêu cầu người bạn tôi dừng xe lại. Tôi cũng chẳng muốn gọi Mây để nhắc lại tình xưa, nghĩa cũ. Tôi hiểu rằng bao giờ “Mây” cũng chỉ là “mây” của rừng, của núi, của bốn phương trời.

Mây đã lìa ngàn. Mây đã bay thoát khỏi ngục tù.

Tôi cũng mừng hộ cho nàng, và tự dưng thấy nhẹ nhàng, thanh thản....

Đinh Hùng

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23169
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Sep/2024 lúc 2:17pm

Nhan Sắc... Mùa Thu


Page%202%20|%20Edmonton%20Canada%20Images%20-%20Free%20Download%20on%20Freepik

Cũng giống như nhiều thành phố khác của Canada và của các nước xứ lạnh trên thế giới, Edmonton của tôi đón mùa thu vàng xao xuyến lòng người mỗi độ “gió heo may lại về…”

Lái xe qua khắp các nẻo đường của thành phố, dù muốn hay không muốn, người ta vẫn bị bâng khuâng bởi những cây lá đổi màu, đẹp như “thiên đường trần gian” mà tạo hóa đã ban tặng cho loài người. Khi đi bộ, đi hiking trong những rẻo mini trails, với người đam mê chụp ảnh thì thời gian dừng lại chụp hình hoặc selfie còn… dài hơn cả thời gian đi bộ. Cuối tuần, người ta lại rủ nhau đi picnic ở các công viên, tận hưởng giờ phút ăn uống nghỉ ngơi bên hồ nước soi bóng những lá vàng rụng rơi theo từng cơn gió, vì chẳng bao lâu nữa là bước vào mùa đông giá rét.

Xóm tôi ở gần một trong những “danh lam thắng cảnh” khi Thu về của miền bắc thành phố Edmonton, con đường số 97 street. Từ khi lá mới chớm màu, cho đến khi Thu chín rực trên các hàng cây với màu vàng, cam, nâu, xanh lẫn lộn, tạo nên một bức tranh lộng lẫy cả một đoạn đường hơn một cây số. Người ta từ khắp nơi, bắt đầu đổ bộ lai rai xuống những tàn cây để chụp hình kỷ niệm.

Hàng ngày đi làm, đi chợ, hay đi công việc, tôi đều đi qua đoạn đường Lá Vàng này, nhất là khi chiều buông, thấy cả hàng xe nối đuôi nhau, thả từng nhóm người xuống, có khi còn mang theo “phụ kiện” cho những tấm hình thêm sống động: nào cây đàn guitar, nào tấm trải, giỏ picnic, nào cả va li aó quần để thay đổi, thậm chí có cả… chó và mèo cưng nữa. Đôi khi, có những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, đem theo lỉnh kỉnh đồ nghề tác nghiệp, khuân ra vác vào, làm vui nhộn và rộn ràng cả khúc đường. Thỉnh thoảng còn có cả những cặp tân hôn, còn nguyên váy áo cô dâu chú rể, cả đoàn xe cưới kéo đến đây chụp hình, náo động tưng bừng, trao lời thề nguyền yêu nhau cho đến… mùa thu cuộc đời! Chẳng biết sở Cảnh Sát có cho biết thống kê tai nạn xe cộ ở con đường này chưa, vì hầu như lần nào tôi đi qua đây đều phải ghé mắt nhìn, nhiều lần bị những xe phía sau bóp còi inh ỏi.

Tuy nhiên, tôi để ý, hầu hết các nhóm người đổ bộ xuống con đường Lá Vàng đều là những sắc dân di dân, như Việt Nam, Philippines, Tàu, Ấn Độ, Trung Đông… mà rất ít những người dân bản xứ da trắng. Chẳng lẽ họ không có tâm hồn lãng mạn, yêu thiên nhiên như người di dân chúng ta, không rung động trước những lùm cây màu vàng ngây ngất, bên thảm lá khô xào xạc (dù không có… con nai vàng ngơ ngác…)???

Ông xã tôi thì cho rằng, dân da trắng sinh ra và lớn lên nơi này, nên họ đã quá quen với sự thay đổi thời tiết bốn mùa, vì vậy họ không ngạc nhiên, trầm trồ như chúng ta.

Còn tôi thì nghĩ, có lẽ người bản xứ da trắng không chơi… facebook, chớ dân Việt mình mùa này thì trên facebook đầy những hình Thu Vàng, xem mà lóa con mắt. Rõ ràng là “tụi Tây” không bằng chúng ta cái vụ này!

Những năm đầu mới định cư ở Canada, đến khi các con còn bé, gia đình chúng tôi cũng từng hăng hái bon chen đi chụp những tấm hình đủ kiểu đứng ngồi quỳ nằm trong rừng thu, hình còn đầy trong các cuốn albums trong nhà. Đến bây giờ thì thật sự ngán ngẩm, thay vào đó là chiều chiều, tôi ngồi nhìn qua cửa sổ,ngắm “mùa thu lá bay anh đã đi rồi” mà than vãn, hờn giận vu vơ và… chế thơ Xuân Diệu:

Thu của đất trời nay mới đến
Trong tôi Thu đến đã… lâu rồi
Từ lúc tóc xanh pha tóc bạc
Đêm về thương tiếc tuổi đôi mươi!

Mà Thu xứ này ngắn ngủi quá! Nào có xa xôi gì đâu! Chỉ mới một hai tuần trước thôi, con đường Lá Vàng còn rực rỡ một khung trời của Mùa Thu chín, những hàng cây điệu đà với muôn sắc màu của lá, chiều nào cũng dập dìu người và xe dừng lại,thưởng thức ngắm nghía, chụp hình tới tấp, dạo chơi vui vẻ trong tiếng rơi lả lơi của những chiếc lá nhẹ bay…

Nhưng khi quý vị độc giả đọc được bài này thì những hàng cây đang rụng lá, khẳng khiu, trơ trọi giữa những cơn gió cuốn cuối mùa, lạnh lẽo theo những vầng mây xám vây quanh. Và người ta vẫn chạy xe qua con đường ấy, nhưng chẳng còn ai dừng lại, (dù là nửa con mắt) để nhìn vùng lá khô ấy, dù chỉ là một phút thôi. Con người ta vô tình quá đỗi, hờ hững như chưa hề đắm đuối say mê, chưa từng suýt xoa chiêm ngắm, chưa từng ôm ấp mộng mị làm thơ nhớ nhung, khi nơi đây còn là một tuyệt tác mỹ miều, rạo rực lòng người, tôi cũng buồn lây mà cảm hứng xót xa giùm… Mùa Thu:

Thu lộng lẫy nồng nàn
Bao kẻ đón người đưa
Thu cuối mùa tàn úa
Giận ai kia hững hờ…

Đời bạc thế!!! Bởi vậy, các ca sỹ, nghệ sỹ, các bà cô… khi vào tuổi “lá úa khóc người đi” cũng nên chấp nhận sự thật phũ phàng này. Ai cũng chỉ có một thời thanh xuân rất đẹp (cái thời mà không cần trang điểm, không kẻ mắt tô son, mà vẫn đẹp xinh, đầy sức sống). Đừng nên cố gắng níu kéo một cách thái quá. Nhiều người không chịu… già, vẫn diện những bộ áo quần rất “trẻ trung” hơn mức cần thiết, tóc cắt kiểu “maika” để thêm phần… nhí nhảnh, rồi đi thẩm mỹ viện cắt mắt để vẫn… mơ màng ngây thơ, đi bơm môi để vẫn có làn “môi cherry” đỏ mọng xinh xinh nũng nịu. Nhưng đó chỉ là những cứu vãn bên ngoài, nhìn xa xa thì cũng hấp dẫn, chớ lại gần thì… hổng phải vậy, chồng con trong nhà biết rõ lắm á, nhất là mỗi sáng ngủ dậy… giật mình cứ tưởng còn Halloween. Bởi thế tôi đã từng làm thơ nịnh chồng:

Không có đờn ông, chắc đời… buồn lắm
Ai sẽ cùng ta thức dậy mỗi ngày?
Ta chưa điểm trang, tô vẽ lông mày
Người vẫn nhìn ta dù ta đang… xấu !!

Tôi không phản đối thẩm mỹ khi cần thiết, miễn sao đừng quá lố mà phản tác dụng. Tôi phải nói vậy, vì biết đâu sau này, nổi hứng… hồi xuân bất chợt, tôi lại đi trùng tu nhan sắc đang về chiều của mình, dù rằng tôi không bao giờ có ý định đó, nhưng never say never, phải không quý vị!?

Nói chung, ở tuổi mùa thu hay mùa đông của cuộc đời, tâm hồn lạc quan tươi trẻ, tinh thần vui vẻ, bao dung... mới là điều quan trọng.

Hình như tôi đang đi… lạc đề thì phải? Đang nói đến Mùa Thu đẹp thế cơ mà! Dù Thu Vàng hay Thu Sầu lá héo khô, cũng cho chúng ta những phút giây thổn thức và những bài thơ bài nhạc tuyệt vời ngẩn ngơ, thấm thía tim gan. Vì Mùa Thu mà có thi nhân hay vì có thi nhân mà Thượng Đế phải tạo ra Mùa Thu?

Cái nào cũng được, xin cám ơn cuộc đời, cám ơn Mùa Thu!

Kim Loan
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23169
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Sep/2024 lúc 3:04pm

Hoa Tường Vi Nở Sớm


hoa%20tường%20vi%20cánh%20mỏng


Bố là một nhà thơ nghiệp dư, tuy tuổi tác đã cao nhưng vẫn còn yêu thích văn chương. Mẹ còn trẻ, thua bố những hai mươi tuổi, làm kế toán cho một công ty kinh doanh thuỷ sản đang mùa làm ăn phát đạt. Mẹ đi làm, thường vắng nhà. Thư đi học buổi sáng, lớp tám, ở nhà, bố thích ra khoảnh vườn con phía trước chăm sóc mấy chậu hoa kiểng, thỉnh thoảng nằm đu đưa trên cái võng treo ở hai cây khế bên hông nhà, viết viết xoá xoá hoặc tiếp vài người bạn văn nghệ ở xa đến chơi .

Bạn học cùng lớp của Thư đôi khi ghé nhà đều ngại bố. Tính bố ít nói, luôn giữ một khoảng cách đối với người khác, nên khó ai gần. Bố chỉ thích nói chuyện văn chương, khi say mê, quên cả việc nấu ăn buổi trưa cho hai bố con. Những lúc ấy, khi đi học về. Thư sẽ cất cặp, thay nhanh đồ, vào làm bếp. Thư hay dỗi bố về chuyện này, bố chỉ cười, xoa đầu con gái : “ Bố quên, con tập nấu ăn cho quen”.

Thơ của bố thế nào, với ai khác thì Thư không biết, nhưng với Thư, thơ của bố là nhất. Thảng hoặc bố viết tặng Thư một bài thơ ngắn, nhân sinh nhật của Thư hay nhân có một kỷ niệm nào đó, một chuyến về quê thăm nội, đi tắm biển với cả bố mẹ vào dịp nghỉ cuối tuần. Những bài thơ ấy được Thư cẩn thận đặt vào tập an-bum riêng, chung với những ảnh chụp từ lúc Thư còn bé.

Riêng mẹ không thích thơ của bố, tuy mẹ không nói ra. Mẹ đẹp, ăn mặc theo “mốt”, lịch sự, nhưng mẹ chỉ chú ý tới những con số, những ký cá hoặc mực tươi mang về nhà buổi chiều. Buổi tối, mẹ nấu ăn, dọn dẹp, hỏi Thư dăm ba điều, xem ti-vi một tí rồi đi ngủ. Có lẽ, những số liệu đã làm mẹ bận rộn tâm trí cả ngày, ban đêm cần nghỉ ngơi sớm. Thư ngủ với mẹ dưới nhà. Bố hay thức khuya ở trên gác. Mỗi người thư thả sống trong khoảng không gian riêng mình. Đôi khi Thư tự hỏi, bố và mẹ có còn yêu nhau nữa không ?

Một trong vài loại hoa được bố đặt biệt yêu thích là hoa tường vi. Bố trồng cây tường vi thành khóm nhỏ trên đất, cho leo trên bờ rào lưới B40. Bố nói, hoa tường vi trồng bằng cách giâm cành nhưng khó trồng vào mùa mưa. Phải trồng chỗ đất ráo kẻo bị úng nước, cây sẽ khó phát triển. Khóm hoa tường vi trước nhà được bố mang giống từ quê nội vào. Kỷ niệm thời tuổi trẻ của bố gắn liền với những mùa hoa tường vi.

Có những ban mai Thư thức sớm học bài đã thấy bố lui cui ngồi một mình uống trà bên khóm tường vi có mấy bông đang nở. Trên những cánh hoa màu hường nhạt còn long lanh mấy giọt sương. Hoa tường vi đẹp mỏng manh sương khói như nụ cười mơ màng đài các của những nàng tôn nữ. Trong cái lạnh sớm mai, một làn hương từ khóm hoa toả ra phảng phất nhẹ nhàng. Bố ngồi im lặng uống từng ngụm trà, râu tóc đã pha sương như một cụ già đang tưởng nhớ những ngày trai trẻ quyện trong mùi hương tường vi.

Nhưng mẹ không thích hoa tường vi, mẹ chỉ yêu màu vàng rực rỡ lâu tàn của hoa cúc. Một lần, cùng đứng bên chậu cúc với Thư, mẹ đọc hai câu thơ của Nguyên Sa viết về loài hoa này : “ Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc, áo nàng xanh anh mến lá sân trường”. Thư lại tiếc là sao bố lại không làm thơ về hoa tường vi để cho mẹ đọc.

Chiều hôm ấy, khi chỉ còn hai bố con ở nhà, Thư ngập ngừng hỏi :
- Bố ơi ! cho con hỏi điều này . . .
Bố đang nằm đong đưa trên chiếc võng ngoài hiên, bỗng nhỏm dậy :
- Có chuyện gì vậy con ?
- Sao bố không làm thơ tường vi để tặng mẹ ?
Bố cười, nụ cười thật hiền hậu :
- Vì mẹ chỉ yêu hoa cúc.
- Sao mẹ lại không thích hoa tường vi như bố nhỉ ?
- Mỗi người có một sở thích khác nhau, con ạ ! Nếu ai cũng thích hoa tường vi, vườn hoa của bố sẽ buồn tẻ lắm.
- Con hiểu rồi, bố và mẹ …
Thư kịp ngừng lại. Mình không nên làm bố buồn. Bố hỏi Thư:
- Bố và mẹ thế nào?
Thư cười:
- Một người yêu hoa cúc, một người yêu hoa tường vi!

Và Thư chạy nhanh vào nhà.
Bố có khách. Hai người bạn thơ đến chơi với bố cả buổi chiều. Một người già, một người trẻ. Thư vừa làm bài vừa nghe bố nói chuyện thơ. Không phải Thư thích nghe lỏm chuyện của người lớn, nhưng tiếng nói của bố và của họ vang đến chỗ Thư ngồi học. Thư muốn xin phép bố đi chơi nhưng nghĩ lại, nhỡ bố có sai làm gì, nên thôi.
Người già nói:
- Thời xưa, người bình thơ hay rất được kính trọng. Người ta phải đi qua biết bao dặm đường, lễ mễ mang lễ vật đến nhờ người bình một bài thơ mới làm. Nếu người bình khuyên tròn một chữ cho là có thi nhãn, người làm thơ sướng như đi lên cõi tiên!

Bố của Thư gật gù:
- Còn khi đọc sách, người ta phải chọn nơi yên tĩnh, xông hương trầm cho thơm rồi mới giở từng trang đọc. Ông cụ quen, mới đây đã kể một chuyện nghe thật ý vị. Một hôm, ông đến chơi nhà một người bạn thân, gặp lúc bạn đang chăm chú ngồi đọc sách. Ở ngoài khung cửa nhìn vào, ông cụ thấy có cái bóng trắng đứng sau lưng người bạn. Ông cụ bảo: Đọc sách có ma! Đôi khi, người ta thấy gần gũi với người xưa qua trang sách.

Người trẻ yên lặng lắng nghe, nâng ly uống một ngụm trà, bỗng hỏi bố:
- Trong nhà của chú có mùi hương gì mà đặc biệt thế?
Bố chỉ ra phía bờ dậu:
- Tường vi! Chỉ cần nhặt mấy cánh hoa tươi bỏ vào ấm trà là cậu đã có trà tường vi. Nhưng muốn thưởng thức mùi hương của trà tường vi, cậu phải uống lạnh. Tường vi hợp với không khí lạnh lẽo của sớm mai có mấy giọt sương còn đọng trên cành…

Bỗng có tiếng xe đỗ trước cổng. A, mẹ Thư đã về! Mẹ dắt xe vào nhà, gật nhẹ đầu chào khách đang ngồi bên hiên, nhưng lại im lặng nhìn bố. Mùi cá nồng nặc bay trong gió át đi làn hương thoang thoảng của trà tường vi.

Khách chào bố. Họ lặng lẽ ra về.

*
Bây giờ mẹ đã đột ngột bỏ đi xa mà không để lại dòng chữ nào cho Thư và cho bố. Bố khổ tâm, loay hoay dò hỏi tìm kiếm nhưng cũng chẳng biết mẹ đi đâu. Cũng có thể bố đã biết nhưng không cho Thư hay, sợ ảnh hưởng đến việc học của Thư. Nhiều tin đồn tung ra, người ta xì xào quanh chuyện mẹ Thư bỏ công ty thủy sản ra đi có liên quan đến chuyện tiền bạc gì đó, nhưng Thư biết không phải vậy. Mẹ vốn chi li, rõ ràng, đâu vào đấy. Bố thì vô tư trong đời sống, nhìn cuộc đời lãng đãng như có như không trong mùi hương tường vi. Thư tôn trọng nỗi buồn của bố, không nhắc thêm gì về mẹ, cố gắng chăm học, cố gắng thay mẹ chăm sóc những bữa ăn cho bố, nhưng bố cũng chẳng thích ăn gì nhiều. Bố chỉ bảo Thư một câu nhớ đời: “Lớn lên, khi con đã đến tuổi lập gia đình, đừng bao giờ lấy người chồng quá chênh lệch về tuối tác”. Thư giẩy nẩy: “Không! Con sẽ ở bên bố suốt đời…”

Mẹ đi, bố đóng kín cửa nhà, không còn thiết gì đến hoa và thơ. Buổi chiều, khi rãnh rỗi, Thư múc từng ca nước nhỏ đem tưới vài khóm tường vi của bố và giậu cúc của mẹ. Thư yêu cả màu hường mong manh của hoa tường vi và màu vàng rực rỡ của hoa cúc. Nhưng khóm tường vi của bố không còn bông hoa nào, cành lá trơ trụi, héo hắt theo nỗi trông chờ của bố. Bố cũng không thích ngồi uống trà buổi sớm nữa, trông bố già đi, còm cõi.

Ban mai, Thư thức sớm trên chiếc giường trống trải của mẹ, khi bố còn ở trên gác. Thư ra hiên, lấy chổi quét đi quét lại từng chiếc lá rụng. Đến khoảnh vườn nhỏ của bố, bất chợt Thư trông thấy một nụ hoa tường vi đang hé nở. Quanh mấy chồi lá xanh màu tím biếc, nụ hoa hé ra từng cánh nõn tươi như nụ cười của trẻ thơ, một làn hương tinh khiết lan tỏa quanh Thư như hơi thở từ khóm hoa đã cỗi.

Nụ hoa tường vi nở sớm đang thắp lên một đóm lửa nhỏ trong không khí lạnh lẽo và yên tĩnh của ban mai.

Hồ Ngạc Ngữ


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 25/Sep/2024 lúc 3:07pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 23169
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Sep/2024 lúc 7:43am
“Đưa Người Ta Không Đưa Qua Sông…” - Chúc Thanh<<<<<<

BÍCH%20THUẬN%20–%20BÍCH%20SƠN%20–%20TÚY%20PHƯỢNG%20|%20Một%20thời%20Sài%20Gòn


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 28/Sep/2024 lúc 7:55am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 157 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 2.395 seconds.