Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn  
Message Icon Chủ đề: TRUYỆN HAY CHỌN LỌC Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 201 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23789
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Jun/2021 lúc 8:14am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23789
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Jun/2021 lúc 2:08pm

NGÔI NHÀ HOANG

Ngôi%20Nhà%20Hoang

“Phải đưa mẹ về quê! Ở thế này mệt mỏi lắm.” – Cô nói

   “Ấy dại! Ở quê có còn ai đâu, mới cả đưa mẹ về bà lại kể lể cho đám bần nông đó thì bẽ mặt.” – Anh nói

   “Anh tính thế nào thì tính chứ ở thế này không được đâu?”

   “Để sau đợt hàng này gom tiền xây thêm tầng 4. Vợ chồng mình ở tầng hai, thằng Duy ở tầng 3, thế là yên chuyện. Sáng thì em đi sớm, tối về thì vợ chồng mình cùng đi nhà hàng.”

   “Nhà mình mà cứ như nhà ai vậy.”

     Anh cười khì khì, anh tiếp tục xem vô tuyến. Cô vợ thở dài, cô cầm lấy tập kịch bản quan trọng mà cuối tuần đã bắt đầu bấm máy ra đọc. Phòng của cô nằm dưới phòng bà Tạ, trần nhà lại tương đối mỏng nên bà làm gì cô đều nghe rõ. Cô diễn viên xinh đẹp không thể chịu được tính cách khắt khe của bà mẹ chồng khó tính, cái khăn, cái áo hay thậm chí cái cốc uống nước dù đã cũ, hỏng nhưng bà vẫn một mực giữ lại và dù cô có cãi tới đâu, thậm chí len lén lúc bà cụ lên phòng để ném tất cả vào sọt rác thì sáng sớm hôm sau cô vẫn thấy nó ở một nơi nào đó trong căn phòng. Cô và mẹ chồng cãi nhau với đủ mọi lý do. Mọi cử động của cô đều bị bà Tạ nhòm ngó, chỉ cần cô sơ xẩy làm hỏng chuyện gì là ngay lập tức bà cụ xuất hiện và sau vài lời phê bình là cả một bài giáo huấn cổ hủ mà bà luôn nói rằng “ đạo làm dâu phải hiểu”.

     Thằng Duy học lớp 8, nó và bà Tạ cũng chẳng hợp nhau. Hễ bà ôm lấy nó thì nó lại lè lưỡi nói “Bà nội hôi rình.” Rồi thì nó phủi đít, chạy tót xuống nhà và vùi mình hàng giờ vào trò games online. Bà không bảo được nó.

     Chuyện gì trong ngôi nhà này hễ có chút xíu đả động tới bà cụ hom hem đấy là cô lại thấy khó chịu. Chồng cô bảnh trai và có ánh mắt phong tình nên cô không muốn thuê người làm. Giúp việc trẻ cô không an tâm còn người già thì cô rất hãi. Cô cáng đáng hết việc nhà, chỉ cần xong vai diễn là cô tất tưởi chạy về nhà, lo chu toàn mọi chuyện trong gia đình. Riêng chủ nhật cô xin nghỉ để quét dọn nhà cửa. Cô chưa lần nào làm anh phải cau mày, nhưng bà cụ khó tính kia thì có. Có lần bà Tạ đánh đổ bô nước tiểu cất trong gầm giường xuống sàn nhà, bà với tiếng gọi cô với giọng khẩn khoản và khi tức tốc chạy lên thì một mùi khó chịu ộc lên khiến cô buồn nôn. “Lau cho mẹ nhé. Mẹ nhỡ tay”. Cô bịt mũi, mùi khăm khẳm của nước tiểu để lâu ngày bốc sặc sụa khắp căn phòng. Cô oẹ một cái rồi chạy xuống buồng dưới, lát sau cô đi lên và cùng với sự cau có anh dọn hết tất cả. Anh nói :

   “Nhà có buồng vệ sinh riêng sao mẹ không dùng!”

   “Tao quen ở quê thế rồi ! – Con dâu gì mới nhờ chút việc đã bĩu môi rồi, rõ là…”

   “Thôi, lần sau mẹ vào nhà vệ sinh đi. Quê thấy rõ.”

   “Tiên sư mày ! Thế mày chui ở Hà Nội ra chắc.”

     Anh chẳng nói gì, hôm sau lén lén lúc bà cụ ra ngoài đem cái bô vứt đi. Bà Tạ biết nhưng cũng đành im lặng, từ hôm đó trở đi bà ghét anh ra mặt.

*

     Năm sau, thằng Duy lớp chín. Nó chơi games mải miết. Anh xây thêm tầng nữa, bà Tạ dọn lên tầng trên và côi cút trên đó. Nhưng dù là thế thì việc giáp mặt nhau vẫn khiến cô khó xử. Hàng tuần cô vẫn phải lên đó quét dọn và lần nào mùi bã trầu, rác và mùi khăm khắm của nhà vệ sinh lâu ngày không dội cũng khiến cô  cau mày. Cô đeo khẩu trang, cầm chổi quét còn ánh mắt thì cứ nhìn bà cụ đăm đăm.

     Bà Tạ bị đau gan cấp tính, bệnh rất nặng. Anh phải mua đủ thứ thuốc về. Bà uống nhưng mọi thứ đông trùng hạ thảo chẳng thể khôi phục được sức khoẻ đang ngày một héo mòn vì tuổi già. Bà Tạ ngày càng gầy, khuôn mặt co lại như quả dừa khô, các nếp nhăn ngày một nhiều, bà đi chuệnh choạng như người say. Đôi lúc bà ho ra đờm và lần nào bà cũng nhằm sàn nhà mà nhổ. Những bãi đờm đặc sệt dính nhơn nhớp khắp nơi làm cô cảm thấy khó chịu, cô nói khéo để chồng đưa bà cụ về quê nhưng không được. Bà phàn nàn về đủ mọi chuyện trong nhà, chỉ có thằng Duy là dám hỗn công khai với bà. Có hôm bà nhờ nó đấm lưng, nó ậm ờ rồi đấm một cái thật mạnh khiến sống lưng của bà như sụm xuống, rồi khi bà ngã xuống nó chuồn thẳng. Bà định đánh nó thì cô can lại. Cô trách con vài câu rồi bảo “ mày mà còn tới gần bà nội là tao đánh tuốt xác”. Thằng Duy “dạ” một tiếng rồi tót vào phòng, lát sau đã nghe thấy trong phòng nó văng vẳng tiếng kêu la, khua vũ khí.

     Bà Tạ nằm liệt giường, không cử động được. Chứng xơ gan ngày càng nặng và việc phẫu thuật lại trở thành vấn đề nan giải.

   “Hay đưa mẹ vào viện đi!”

   “Chỉ sợ mẹ không đồng ý.”

   “Ôi dào! Anh đặt một suất ở bệnh viện bác sỹ Triệu. Trọn gói luôn.”

   “Vợ chồng mình bận bịu, còn chuyện học hành của thằng Duy nữa. Cứ đưa mẹ vào viện, khi nào khoẻ thì đón về.”

   “Ừ! Cũng đúng.”

*

     Cô có chuyến du diễn ở Trung Quốc nên phải vắng nhà một thời gian, anh cũng lo cho chuyến hàng sắp tới nên việc đưa bà cụ vào bệnh viện trở thành biện pháp hữu hiệu. Bà Tạ liệt phải nằm một chỗ nhưng khi hai vợ chồng vào trình bày chuyện chuyển bà vào viện bà có thể nhìn thấy vẻ tự đắc của cô con dâu. “Ắt hẳn đây là ý kiến của nó, nó muốn tống mình ra khỏi nhà”. Bà trừng mắt lườm cô cho tới lúc cô ra khỏi phòng. “ Lát nữa bác sỹ sẽ tới đón mẹ, thôi tụi con phải đi rồi”. Cánh cửa được đóng chặt lại, ra khỏi phòng cô  bảo “Nhẹ cả người anh nhỉ”.

     Cô vào phòng thằng Duy, lấy một phong bì dày cộm đưa cho nó rồi bảo “Lát bác sỹ đến mày đưa cái này cho ông ấy”. Thằng Duy không ngoảnh lại, nó dán mắt vào màn vi tính chăm chú như đang khảo cứu công trình khoa học. “Tao và bố vắng nhà một thời gian, việc học hành ăn uống mày tự lo lấy. Đồ ăn đầy trong tủ không cần mua đâu”. Cô lấy trong túi ra hai triệu, đặt ở mép bàn, cô bảo “Cầm lấy đóng tiền học và…Làm gì thì làm”. Thằng Duy không nói gì, những con quái thú với đủ mọi hình thù vẫn cuốn hút nó hơn.

     Bà Tạ nằm trên phòng, bà cố gượng dậy nhưng không được. Từ ngày lên thành phố bà đâm ra lười nhác. Sự nuông chiều của con trai không khiến bà vui chút nào, vật chất đầy đủ khiến bà cảm thấy thừa thãi. Bà định gọi thằng Duy lên trò chuyện cho đỡ buồn nhưng ý nghĩ vừa mới manh nha đã lập tức biến mất. Bà thở dài, hai tay đặt lên bụng, bà cố ru mình vào giấc ngủ.

     Lát sau bà nghe thấy tiếng bấm chuông, bác sỹ đã tới vậy là thời gian tới đây bà lại phải nằm trong căn phòng xa lạ nồng nặc thuốc sát trùng.

*

     Căn phòng lâu ngày không có ai quét dọn trở nên bừa bãi và luộm thuộm. Thật chẳng rõ thằng Duy bày biện kiểu gì mà nhà của tan hoang như một bãi rác. Vỏ bánh, vỏ kẹo, mỳ tôm, hộp cơm nằm la liệt khắp nơi trong phòng, mùi xú uế quện đặc sệt. Anh cũng chẳng hiểu số tiền mà cô đưa thằng Duy nó đã làm gì mà hai tuần đã hết nhẵn. Nhưng dù sao thì cô vẫn cảm thấy vui vì bà cụ đáng ghét đó đã không còn làm phiền cô. Hôm sau chồng cô sẽ về và để tạo sự bất ngờ cô quét dọn nhà cửa thật sạch sẽ. Sau bộ phim “Nàng dâu hiền” cô được nghỉ hai tuần. Thời gian này dùng để nghỉ ngơi và làm việc nhà thì thật hữu ích.

     Cô quét dọn cẩn thận tất cả ngóc ngách trong căn nhà, dĩ nhiên là trừ tầng tư của bà Tạ. Trước khi bà cụ tới bệnh viện căn phòng đấy đã được cô quét dọn cẩn thận. Thằng Duy thì chẳng bao giờ lên đó nên chắc việc quét dọn cũng không cần. Hôm sau cô về và sau bữa lẩu thịnh soạn hai người đưa nhau vào phòng. Hai người quấn chặt lấy nhau như đôi trăn kì động dục. Chưa lần nào họ quan hệ thỏa thê tới mức không cần đóng cửa phòng.

*

     Anh định mua ít thức ăn vào viện thăm bà Tạ nhưng cô gạt đi. Cô nói “không cần đâu, mình đã đưa ngần ấy tiền cho ông Triệu, ông ấy là người biết chuyện, chắc chắn sẽ chăm lo chu đáo.” Anh ậm ừ nghe theo. Rồi anh nhìn thằng Duy, nó đang lục lọi đống bim bim ở tủ lạnh để mang lên phòng. “Hay mai đi học về con ghé thăm bà nội đi”.Cô vỗ mạnh vào vai anh rồi nói “Anh này, con nó còn phải học thời gian đâu mà…” Anh định nói thêm vài câu thì cô đã cười xoà rồi lấy lý do phải đọc kịch bản để đuổi thằng Duy lên lầu.

*

     “Anh Tuấn phải không. Tôi là Triệu, bác sỹ của bệnh viện…Thành thật xin lỗi anh hôm trước nhận lời anh tôi đưa xe tới đón bà cụ nhưng bấm chuông không ai mở cửa. Tôi định điện để hẹn lại thì có người ở viện bảo có một ca phẫu thuật cần có sự giúp đỡ của tôi. Sau đó tôi cũng bận quá nên không báo lại. Xin lỗi anh, chiều nay tôi tới đón bà cụ được chứ.”

*

     Anh lên phòng trên. Gõ cửa không ai mở. Tiếng cửa nín lặng trong tiếng xương chạm mặt gỗ, cốc cốc cốc. Anh lần chìa khóa, tra chìa và đánh rơi cả chìa. Nhặt lại chìa, anh mở khóa căn phòng. Chìa không rơi nữa vì đã cắm ngập ổ khóa như mũi tên. Cửa hé vào trong, anh nghe tiếng ruồi bay kéo trận. Vo ve vo ve….

Tru Sa



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 25/Jun/2021 lúc 2:12pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23789
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Jun/2021 lúc 12:08pm

Vết cắt



Vừa chớm tháng 12 mà tuyết đã rơi hết lớp này đến lớp khác dày đặc, phủ một màu trắng lạnh lên thị trấn Patterson, tiểu bang Iowa. Tôi ngồi bất động, lẩm bẩm đếm tuyết rơi. Hai giờ sáng. Đêm lặng. Dăm ba phút, bà chủ nhà Munro lại mở cửa ngóng ra. Sao con không chịu vào nhà. Trời lạnh chừng 36 độ F, nhưng tim tôi đã đóng băng. Vài tiếng đồng hồ trước, tôi mơ màng, hi vọng, háo hức khi hình dung căn nhà này như một chốn dừng chân. Thế mà… Trên tay tôi, một bức thư nhàu nát, không biết đã đọc bao lần. Tôi không muốn vào nhà nữa. Mong trời mau sáng, tôi lái xe quay lại thủ phủ Iowa, rồi bay về Minneapolis.

Đèn%20trang%20trí%20sân%20vườn%20ánh%20lửa%20hình%20ngọn%20nến%20sử%20dụng%20năng%20lượng%20mặt%20trời,%20treo%20cây,%20để%20ngoài%20trời%20HT8613

Ánh đèn ngoài sân hắt lên mặt tôi vàng èo ọt. Khác hẳn khuôn mặt hồng hào của ông già Noel treo ngay cửa chính. Mới ngưỡng bốn mươi, mặt tôi đã đầy nếp nhăn – dấu ấn thời gian hai mươi lăm năm rong ruổi khắp nước Mỹ hòng lý giải góc khuất cuộc đời. Ngày chia tay, tôi hứa với Thắm nếu không tìm được cha tôi sẽ về. Bao mùa Giáng sinh, tin cha vẫn mịt mù. Thư viết cho Thắm rồi để đó, đã đầy hộc tủ, và lớp bụi thời gian phủ trên những mảnh vụn khốn khó đời tôi.

Nhíu chân mày, có lẽ tôi lạnh, hằn rõ năm nếp nhăn vắt ngang vầng trán. Đôi giày boot nhà binh đầy vết dầu mỡ ngọ nguậy trong tuyết. Mới nửa tiếng, tuyết đã mon men từ ngoài sân lên thềm bậc cửa. Trời nắng hay mưa, tôi đều mang giày cao cổ. Chút di truyền gì đó từ người cha cựu chiến binh? Không hề. Chẳng qua tôi muốn khác người và ngầu hơn.

Trời lạnh mà người tôi nóng ran. Chết tiệt, sốt thật rồi. Tôi mở túi y tế cá nhân. Nuốt vội vài viên giảm sốt Tylenol. Lúc nào tôi cũng uống thuốc gấp đôi liều chỉ dẫn. Hãng thuốc tây Jonhson & Jonhson chỉ tính liều theo cân nặng mà quên mất bản tính lì lợm kháng thuốc của tôi. Rời bậc thềm, tôi nện gót giày trên ván gỗ rồi ngả mình trên chiếc xích đu trắng đã loang lổ vết sơn. Trong cơn mê, tôi biến thành thiên thần có cánh bay theo chiều không gian thứ tư, chiều thời gian. Tôi lướt qua cơ thể mình đầy vết sẹo hữu hình và vô hình. Luồn qua lớp áo dạ dày cộp, bàn tay tôi mân mê các vết sẹo. Bản thân mỗi vết cắt là hiện thân một câu chuyện buồn. Tôi nhớ NÓ của thời trẻ ham chơi. NÓ lúc nào cũng hiện diện trong tôi, trong giấc mơ, cả những lúc ngồi một mình rít thuốc…

*

* *

Nó gần như mồ côi. Mà mồ côi thật. Mới ba ngày tuổi, nó đã nằm bơ vơ một góc trong chánh điện chùa Phước Hưng. Nó ở với mẹ nuôi. Bà cũng chẳng khá gì. Nó tự bươn chải tất cả ngay từ những bước chân đầu tiên. Cuộc đời nó là chuỗi ngày hoảng loạn và vô vọng trốn chạy quá khứ, đi tìm hạnh phúc. Mẹ nuôi chết. Nó lại trôi dạt, lúc Sông Bé, khi Tây Ninh. Ngạc nhiên, bàn tay phải của nó lúc nào cũng ngửa. Dị tật? Hay thói quen xin ăn từ lúc nhỏ.

Ông trời thương nó. Dù lang thang cơ nhỡ nhưng nó có vóc dáng khác người. Trong đám trẻ nghèo xơ xác ấy, nó nổi bật nhất. Mái tóc vàng mềm như lụa từng lọn thả dài (nghèo, tiền đâu cắt tóc), khuất khuất che che đôi mắt màu xanh ve chai, tương phản nước da trắng như tuyết, dù suốt ngày giang nắng. Nó, một sản phẩm tuyệt hảo nhưng bị ruồng bỏ người mẹ Việt và cha Mỹ. Như bao đứa trẻ lai, người ta gọi nó bằng cái tên mĩ miều nhưng khinh miệt, thằng Mỹ. Nó luôn năn nỉ bọn trẻ trong xóm gọi nó là Phương, Trần Phương. Họ Trần chính là họ mẹ nuôi. Nó chẳng biết mẹ ruột là ai, họ gì. Nhưng nó luôn bênh vực mẹ.

Thằng nào, con nào trong xóm dám mỉa mai mẹ nó làm đĩ, lấy Mỹ đẻ ra nó, coi như số đứa đó đã tận. Nó phùng má, mặt đỏ như tượng Quan Công, gân máu nổi hằn lên hai bên cổ, rồi đè đứa hỗn hào xuống đất đánh tưng bừng. Đánh đã xong, nó khóc. Mẹ tao không phải như vậy. Bọn trẻ nhao nhao, sao mày biết. Nó im lặng lườm bọn nhóc. Cởi nút áo trên cùng, lấy ra khỏi cổ chiếc đồng hồ quả quýt hiệu Charles Hubert. Mặt ngoài khắc chạm tinh xảo hình chú chim đại bàng đang sải cánh. Phía dưới chạy lượn dòng chữ Kenneth Munro. Lật nắp bên trong, bên phải là mặt đồng hồ, bên trái lồng tấm hình mẹ và cha. Mẹ nuôi kể lại, nhà chùa nhặt được nó cùng chiếc đồng hồ. Nó qúy lắm, nâng niu đồng hồ như báu vật. Ai gạ bán cũng lắc đầu, dù có lúc nó đói tới gần chết, nằm tã tượi bên đường như chiếc mền rách. Nó phải giữ chiếc đồng hồ để tìm cha mẹ. Ngắm mẹ, mắt nó sáng rực, rồi bảo, mẹ tao nhìn hiền và thánh thiện như vậy mà tụi bay dám… Nói xong nó bỏ đi một mạch.

Mười bốn tuổi nó đã dậy thì. Vỡ giọng và biết nhìn lén con gái. Cách ngày nó lại lẻn vào căn nhà hoang cuối xóm. Người ta đồn có ma trong nhà đó. Nó chả sợ. Nó vô đó để bắn cái hoan lạc qua cửa sổ, vút qua vườn trái cây. Phiêu lắm. Nhưng xong rồi nó lại có cảm giác lạc lõng ê chề. Ước gì có Thắm… Một lần đang đê mê, nó hấp tấp rụt lại bởi thoáng mái tóc dài màu vàng hoe lướt qua cửa cùng nụ cười khanh khách. Nó biết ngay con Thắm. Trong xóm này chỉ có hai đứa trẻ tóc vàng. Nó, do di truyền. Và con Thắm, do giam nắng. Từ đó nó cạch bén mảng căn nhà hoang.

Đôi khi nó đi đây đó vài tháng. Chờ chực, bưng, húp tô phở thừa của khách. Rồi lại về xóm nghèo. Gặp lại Thắm, chẳng biết mừng hay vui. Con Thắm cười nhạo: Mẹ tao nói, giang hồ như mày chỉ giang hồ vặt, nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà…

Thời đó, đám trẻ suốt ngày quần xà lỏn tòn ten chạy rông từ đầu đến cuối xóm. Và cung đường rầy xe lửa cắt ngang làng hiển nhiên thành điểm chơi kì vĩ. Cứ nhắc đến đường ray, mắt tụi nó sáng như đèn pha. Nó, thủ lĩnh bày đủ trò cho đám con nít. Cả bọn thi nhau đặt đồng tiền kẽm trên đường rầy. Tàu chạy qua nghiến ren rét, chà nát đồng tiền. Bọn chúng lao nhao, tiền tao hình chữ C, tiền tao hình chữ L… Người lớn không biết gì vội mắng tụi bây con nít ranh nói bậy. Một tay chống nạnh, tay kia giơ đồng tiền bị uốn cong, nó cãi cho bằng được.

Chơi trò đồng xu chán, nó liền bày trò chổng mông trên đường ray lắng nghe tiếng tàu chạy từ xa. Đoán thử tàu hàng hay tàu chợ. Lúc nào nó cũng thắng cuộc. Lỗ tai nó thính lạ thường. Mỗi lần chổng mông, vành tai nó vểnh lên đung đưa, rồi hướng về hướng tàu chạy. Thảo nào, nó đoán trúng chóc. Tàu hàng, nặng, nghe âm đùng đục, chắc nịch. Tàu khách, nhẹ hơn, nghe âm rất thanh, cứ bong bong hẳn lên.

Nó thích thú chiêm ngưỡng cái đám chổng mông hai bên đường rày. Mông con Thắm lúc nào cũng nổi bật, tròn trịa, to nhất đám. Mới mười lăm tuổi con Thắm đã lớn phổng phao. Mỗi khi con Thắm ngúng nguẩy, dường như trái đất đang quặn mình trong cơn động đất.

Đột nhiên nó đứng dậy hớt hải. Đường rầy bị lệch hoặc con ốc lung lay. Bọn trẻ chia thành hai nhóm chạy về phía tàu đang vào ga. Nó chạy như bay trên đường ray. Mồ hôi nhễ nhại. Mặt trời trên đầu đỏ như máu. Những hạt đá xanh to bằng trứng gà bật tới tấp vào chân. Mặc kệ, nó vẫn chạy. Ngã, đứng lên, rồi chạy tiếp, hai đầu gối tứa máu. Cuối cùng nó đã thấy ga xe lửa. Chẳng ai tin một thằng nhóc mười mấy tuổi dùng tai mà biết đường rầy bị hư. Ba toa tàu ngã nhào. Rất may, tàu hàng…

Chán cảnh chổng mông, bọn trẻ lại thi nhau ngồi lì trên đường rày khi tàu đang đến. Nó bạo gan nhất. Bọn trẻ mới nghe tàu hú đã chạy vãi hồn. Nó ung dung nhìn đầu máy xe lửa đến thật gần mới dọt. Nhưng khi tàu đến quá gần, nó cuống không thể bật dậy. Những tiếng rú đồng thanh xé trời. Thằng Mỹ nguy rồi! Chợt con Thắm nhảy ào vô đường ray. Đoàn tàu vun vút lướt qua. Không ai thấy gì dưới thân tàu, chỉ nghe tiếng khóc thét của tụi nhóc đang đứng lố nhố. Tiếng thắng tàu rin rít ghê hồn.

Tàu dừng hẳn. Hai thân hình bất động rồi… ngọ nguậy. Trên lưng nó hằn vết cắt sâu, dài chừng gang tay, máu vẫn chảy. Con Thắm chỉ xây xước nhẹ. Thắm không liều mình nhảy vô kéo nó lọt xuống giữa hai thanh đường ray, có lẽ nó đã theo ông bà luôn. Nó muốn đứng dậy nhưng không thể chống bàn tay phải xuống đất. Tội cho nó, bàn tay dị tật lóng ngóng, luôn ngửa. Chiếc quần xà lỏn của nó biến mất tiêu. Gầm tàu lửa vuốt ngang lưng nó và kéo phăng luôn chiếc quần.

Nó chỉ kịp lột áo che mông. Thắm cõng nó ào vô trạm y tế. Hồn nó vẫn còn lâng lâng đâu đó. Điều duy nhất nó biết, nó vẫn tồn tại. Mười ba toa tàu hầm hập, vồ, ghì, nghiền hai đường ray chả khác gì đang tra tấn. Tiếng ồn dã man ấy ám nó trong vòng hai mươi lăm giây, rồi kéo dài mãi… hai mươi lăm năm sau. Có ai hỏi, nhớ gì không, nó cười. Nó chỉ biết mùi da thịt con Thắm khi hai đứa nằm sát bên nhau dưới đường ray. Nhớ cảm giác âm ấm khi ngồi trên lưng Thắm. Bọn con trai choai choai mới lớn nhớ gì ngoài mùi khác giới.

Thả nó xuống nền xi măng lạnh lẽo trạm xá, Thắm ngồi bệt thở dốc. Máu đỏ tươi, chẳng biết từ đâu, thấm ra đáy quần Thắm. Nó lặng câm há hốc nhìn. Thắm khóc. Chị y tá kéo Thắm vào trong phòng giải thích. Thắm đã thành thiếu nữ mà không hay. Thắm hù nó, thiên hạ biết chuyện này là mày đi tong. Từ đó, nó chẳng chơi đường tàu, chơi với Thắm thôi. Thằng Nhân cùng xóm ghét nó ra mặt. Nhân tuy xấu trai, bù lại hiền, làm việc hùng hục. Nhân mê Thắm nhưng còn ngại ngùng. Giáp mặt Thắm, Nhân chỉ biết nhìn trời nhìn mây, ngẩn tò te.

Một lần bạo gan, nó kéo Thắm vào căn nhà hoang. Thắm do dự. Rồi khe khẽ bước vào. Chợt hai đứa giật bắn mình. Chiếc cửa sút đinh bỗng cọt kẹt. Tiếng cưa sắt xoèn xoẹt như cứa vào da thịt hai đứa. Vài chú dơi hốt hoảng bay ra. Khói từ đâu bắt đầu lan nhẹ trên nền nhà đất. Rồi mịt mù các cánh cửa. Mùi nồng nặc như mùi phân bò khô đốt cháy. Hai đứa ù chạy.

Hôm sau hai đứa lại đứng tần ngần trước nhà hoang. Khi vừa dợm bước vào thì tiếng cọt kẹt, xoèn xoẹt lại bất ngờ vang lên. Rồi hai đứa nghe tiếng chân người hốt hoảng chạy quanh nhà. Và lửa lan tứ bề. Cánh cửa đỏ rực đổ sập cắt gót chân nó. Căn nhà hoang cháy trụi…

Trước ngày nó đi Mỹ diện con lai, Nhân kéo nó vào ngôi đình cuối xóm, nghe đâu thờ thần cẩu linh thiêng lắm. Nhân nghiêm nghị như ông già hỏi: Mày có gì với con Thắm hả? Nó thề: Tao chẳng có gì. Nhân dò: Mày có cưới Thắm không? Nó cười nhạt: Tao không muốn thêm một thằng không cha không mẹ như tao. Chưa giải mã cuộc đời này, tao không thèm lấy vợ. Nhân chộp con thằn lằn trên vách đưa cho nó bảo: Mày phải thề rồi nuốt sống thì tao mới tin. Nó quả quyết với lấy trái chuối trên bàn thờ. Nhét con thằn lằn vào giữa. Nó nuốt ực. Mày tin chưa? Nhân cười giả lả: Hôm đó, căn nhà hoang không cháy thì mày có thề một vạn lần tao cũng chẳng tin. Nó nhìn sững thằng Nhân: À, thì ra… mày…

Trước khi đi phỏng vấn tại lãnh sự quán Hoa Kỳ, nó tìm Thắm. Hai đứa nhìn nhau mãi nó mới ấp úng mở lời: Thắm… có chê thằng này… mồ côi không? Thắm trả lời ngay: Phương mồ côi… Nhưng trái tim của Phương đâu có mồ côi.

Nó nhìn Thắm bằng đôi mắt chan chứa biết ơn. Điều Thắm vừa nói chỉ đúng với Thắm, với bọn trẻ thôi. Chứ còn với người lớn… Mẹ Thắm luôn cấm cửa nó. Cứ thấy nó, bà lẩm bẩm, lại thằng con lai. Bà chỉ thích Nhân. Mà thằng Nhân có gì hơn nó ngoài một điều có đủ cha đủ mẹ.

Đến Mỹ dịp vào Đông. Lạnh. Hiu quạnh. Buồn tê tái. Mới vài tuần, nó gầy rộc hẳn. Nó nhớ Thắm quay quắt. Tay cầm phone, nó hồi hộp lắm. Nhà Thắm không có điện thoại. Mỗi lần gọi phải gọi nhờ vào trạm điện thoại gần nhà Thắm. Nó chờ người ta chạy đi gọi Thắm. Dăm phút chờ sao dài đằng đẵng. Có tiếng hello. Nó căng tai nghe. Hồn nó lắng lại như chiếc lá vàng đang lìa cành trước gió đông. Giọng thằng Nhân. “Thắm đang tắm”, giọng Nhân mừng khôn xiết. Nó biết không phải Nhân vui vì gặp nó. Mà Nhân mừng vì không còn đối thủ. Nó và Nhân chuyện trò gượng gạo cả chục phút. Đến khi Thắm bắt máy, không hiểu vì lí do gì nó buột miệng nói ngay: Phương đã tìm được cha… Phương sẽ ở lại Mỹ làm lại cuộc đời… Sau câu đó, cả nó và Thắm cùng chết lặng. Nó nghe tiếng tút tút vang dài. Nó ngồi thừ. Một chút gì mằn mặn trên nếp má mũi, lăn dài xuống cằm. Nó đã khóc. Một đời trốn chạy quá khứ, nay nó phải trốn chạy tình yêu.

*

* *

Chiều. Đường vào thị trấn Patterson mơ hồ như ý thức của tôi. Tuyết lấp muôn lối. Con đường hẹp lại. Tôi lái xe như trong hư vô. Đến nhà cha hay không? Câu hỏi cứ xoáy mãi trong tâm trí. Bà Munro – vợ chính thức cha tôi – đón tôi ngay cửa. Tôi đã nói chuyện với bà dăm ba lần qua phone. Bà đã ngoài sáu mươi. Bà đưa tôi xem những tấm ảnh trắng đen nhòe nhoẹt thời cha tôi ở Việt Nam. Có một tấm y hệt tấm hình trong chiếc đồng hồ quả quýt của tôi. Tiện tay bà mở nhạc cho thời gian trong căn phòng bớt nặng nề. Tôi rùng mình khi bản nhạc Đêm Giáng sinh trắng vang lên:

Anh đang mơ về một Giáng sinh trắng

Có thiệp Giáng sinh anh viết

Viết tặng người thân chúc vui tươi…

– Cha con thường nghe bài này – Bà Munro nói.

– Tôi cũng vậy – Tôi đáp.

Bài hát này là mật hiệu cho cuộc di tản người Mỹ năm bảy lăm xa xưa. Nghe bài hát tôi khóc ngon lành. Khóc vì hận người mẹ Việt cha Mỹ đã bỏ rơi tôi. Hận luôn cuộc chiến tranh này. Dù tôi biết rằng nhờ cuộc chiến ấy tôi mới đến Hoa Kỳ. Trong cuộc đời có những điều mà tôi không thể định đoạt, nơi sinh ra và giới tính, cũng như chủng tộc. Tôi đâu muốn được sinh ra để rồi bơ vơ trong cõi đời này.

Tôi thường mơ về cha. Không phải người cha cường tráng trong ký ức bọn trẻ. Tôi chỉ thấy người đàn ông với nước da xanh mét, cặp mắt cũng xanh, hàm râu lởm chởm, tóc lưa thưa. Nhìn cha có vẻ không sạch sẽ và nhủn nhủn. Lúc nào cha cũng đói và cáu gắt. Tôi cố gắng đưa cha về nhà, nhưng vạn vật đều ngăn cản tôi. Tôi nổ máy xe. Xe chết máy cứ lì ra đó. Xách vali lên, vali rách tả tơi. Áo quần trên người cha rộng thùng thình quá khổ. Đôi khi tôi mơ, tôi đang đi trên con đường vô tận đầy ánh hào quang. Cha bên tôi. Người luôn nhắc nhở. Con phải giữ lưng thẳng, không buông xuôi vai. Ngẩng cao đầu quan sát thế giới này. Hãy đi như con muốn. Cơn mơ cứ lặp đi lặp lại. Có lẽ mơ trái ngược cuộc đời. Tôi an ủi. Tôi tự lý giải giấc mơ. Có thể ba tôi đã chết trong cuộc chiến hoặc hai cha con không bao giờ đoàn tụ….

… Merry Christmas, my son!

Những câu cuối của bài hát vừa dứt, giọng trầm ấm, bà Munro đưa tôi trở về đời thực:

– Ba con đã chết một tuần…

Bà Munro nói và đưa cho tôi lá thư. Mắt bà nhìn tôi ấm áp nhưng vẫn không giấu nổi nỗi cô đơn ẩn sâu vời vợi.

Con thương yêu của cha.

Xin lỗi con vì cha không hề biết tên con. Cha viết lá thư này từ khi bắt đầu tìm con. Nếu cha con mình gặp nhau, cha sẽ hủy lá thư. Nếu con đọc thư này tức là cha không còn trên dương thế.

Đã hơn một ngàn đêm cha trằn trọc, không ngủ được khi nghĩ về đứa con mà cha đã để lại ở Việt Nam. Cha luôn nghĩ con có đủ áo quần và có chịu cảnh đói khát không?

Ngày đó cha đóng quân ở Long Bình, Đồng Nai với nghề lái xe tải. Mẹ con tên là Nguyễn Thị Thúy. Cha thường đến nhà mẹ con để mua nước giải khát rồi quen nhau. Đến cuối năm 71, hết hạn phục vụ, cha về Hoa Kỳ. Cha không hề biết mẹ con có thai. Mấy tháng sau, cha nhận được thư của mẹ con báo tin, cha rất vui và muốn quay lại Việt Nam. Nhưng đời binh nghiệp đâu phải muốn là được. Cha lại nhận nhiệm vụ ở châu Âu. Rồi cuộc chiến kết thúc. Mọi con đường liên lạc Việt Nam đều đóng băng.

Rồi cha lập gia đình. Nhưng cha và bà Munro đã không thể có con. Có lẽ đó là định mệnh. Cha có quay về Long Bình tìm con và mẹ. Mọi thứ ở đây khác xưa nhiều. Tất cả con lai đều đến Mỹ. Cả gia đình mẹ con đã di tản năm 75. Cha tuyệt vọng. Và đăng chuyện của chúng ta trên trang web “Tìm cha” dành cho những đứa con lai…

Cha và bà Munro quyết định để lại tiệm sửa xe cho con. Bà Munro rất quý con và xem con như con trai vậy. Con có quyền ở lại căn nhà này nếu con thích.

Đừng bao giờ nghĩ cuộc đời con không có ý nghĩa gì. Chính con mới là người đem lại ý nghĩa cho đời con.

Tha thứ cho cha tất cả.

Cầu chúc con trai của ta luôn hạnh phúc.

Gấp lại lá thư. Đời tôi đã được giải mã. Những mật mã buồn. Biết tìm mẹ tôi ở đâu? Tôi xin phép bà Munro ra về dù bà không hề muốn tôi đi.

Sáng sớm hôm ấy, người dân thị trấn Patterson ngạc nhiên nghe tiếng xe thắng gấp bên đường. Chiếc Mustang hai cửa màu đỏ quay một vòng 180 độ. Xe băng ngang, trượt trên tuyết. Tấp vào đường rầy xe lửa chạy song song con phố. Đầu tôi nóng hầm hập. Ký ức tuổi thơ chợt ùa về…

TÔI bước ra xe, chổng mông trên đường rầy lắng nghe tiếng tàu chạy. Hình như cả tiếng Thắm từ bên kia đại dương. Tàu đến gần lắm. TÔI thấy NÓ mờ mờ ảo ảo. Mặt NÓ tái mét. NÓ la. Cầu cứu Thắm đi. Thắm đã một nách ba con, cứu gì nổi. NÓ hoảng. Làm sao chống tay để đứng lên. TÔI la NÓ: Mày ngu quá. Bàn tay phải của tao hết dị tật rồi. Úp, ngửa được nè…

Có người trễ chuyến bay về Minneapolis.

Một tháng sau, Thắm và Nhân hồi hộp mở thùng quà của Phương gởi từ Mỹ. Dưới lớp giấy lụa, lấp ló chiếc đồng hồ quả quýt năm xưa. Bên trong nắp hình, Phương đang cười mỉm. Thắm chợt lặng người. Một vết cắt ngọt xớt trên sợi dây đeo đồng hồ. Hay là… bánh xe lửa cắt? Tối qua Thắm nằm mơ Phương đang giẫy giụa dưới đường tàu, thân hình bê bết máu.

Thắm hét: Kh.ô.ng!!! Tiếng la làm rung các cửa kiếng trong nhà. Thắm ào ra ngoài. Chạy như dại trong cơn mưa. Sấm, chớp nổi đằng đông. Thắm chạy đằng tây. Nhân chẳng biết chuyện gì. Lục hết thùng quà, đọc lá thư. Nhân lại ùa ra đường. Tay vẫy vẫy lá thư gào to: Không có chuyện gì đâu. Thằng Phương hứa sẽ về đây mở tiệm sửa xe hơi. Rồi mời bọn trẻ xóm nghèo ngày xưa về làm việc.

Hai vợ chồng bá vai nhảy vòng vòng dưới mưa, cười nắc nẻ.

Mưa chắc nhiều a xít. Lá thư nhòe nhoẹt hết. Kỳ lạ, chỉ một câu vẫn còn rõ.

Phương vẫn nhớ lời Thắm lúc chia tay. Nếu qua bên ấy, không tìm được tình thương, Phương cứ về lại đây ở với tụi này nha.

Nhân vuốt vội những giọt nước mưa đọng trên mặt. Nhìn xa xăm cung đường tàu lửa cuối xóm, lòng chợt lo lo, Nhân tự hỏi, có khi nào hai đường rầy xe lửa cắt nhau không?

Và câu trả lời của TÔI hôm nay, NÓ ngày xưa là KHÔNG!

THÁI BẢO



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/Jun/2021 lúc 12:22pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23789
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Jun/2021 lúc 8:03am

Món Nợ Không Thể Đòi

(Hình minh họa: internet)

Mẹ đi đằng trước, con lẽo đẽo theo sau, buổi chợ sớm mai thưa người nhưng chộn rộn vì những câu hỏi ríu ran của thằng nhỏ. Mẹ ơi, con cá gì mà có cái mỏ dài quá vậy, thằng con chỉ tay vào con... vịt, hỏi. Nhưng khi mẹ trả lời đấy là con vịt, nó giãy nảy, con vịt phải có lông chứ. Dằng dặc sau đó là những câu hỏi khác, tại sao con cá kia lại nằm im re, vì sao nó chết, ai làm nó chết. Tại sao cọng rau này màu tím còn rau kia màu xanh. Mẹ vẫn nhẫn nại trả lời con và diễn đạt làm sao cho giản dị, dễ hiểu. Chỉ câu hỏi: “Mẹ ơi, tại sao người ta đem bán cá em bé? Sao người ta không cho cá em bé đi học mẫu giáo mà ăn thịt tụi nó làm chi, tội nghiệp...”, mẹ phải ngẩn ra rất lâu, phân vân tìm câu trả lời.

Nhưng không thể lờ đi, vì thằng con ngước con mắt đầy vẻ xót thương nhìn mẹ, như chờ đợi, như van xin, như cầu cứu. Trong cái thau gần đầy nước, hàng triệu con cá con (mà thằng nhỏ xem như bạn đồng trang lứa với nó) đang chen chúc nhau đớp không khí một cách tuyệt vọng. Lứa cá nhỏ hơn đầu đũa này thường là từ 15-30 ngày tuổi, người ta gọi là rồng rồng. Hơi giống trẻ con, lúc mới chào đời rồng rồng có màu đỏ, và ngả sang đen khi chúng lớn dần lên. Lúc ấy, chúng sẽ từ bỏ cái tên cúng cơm của mình, xúng xính với tên mới: Cá lóc. 

Rồng rồng được cá mẹ sinh khi trời bắt đầu rải xuống những sợi mưa. Nước hớn hở dâng lên, tắm mát những ao, đìa đã mỏi mê vì những ngày khô kiệt. Sấm chớp vẫn lừ đừ, gầm gừ trong những đám mây nặng trĩu nước. Sa mưa ! Những nụ mầm mới bắt đầu nhú lên trên những cọng rau muống, rau đắng, rau ngổ... già nua. Những sinh vật của ruộng đồng như cá, ếch... vào mùa sinh sản. Lúc này, trong ao hay xuất hiện những bầy rồng rồng - những quầng đỏ lâm nhâm trên mặt nước, to như cái nia, di chuyển lấp lánh, nhịp nhàng. 

Đây cũng là khoảng thời gian mẹ đi chợ, hay thấy lòng buồn rợn ngợp. Đầu chợ là cá rồng rồng, cuối chợ cũng cá rồng rồng. Trên nền chợ đẫm nước, bên mớ rau đồng xanh non, là những con ếch, nhái đã bị lột da tuyệt vọng chắp tay lạy lia lịa, ọc ạch nhảy trên mâm, na cái bụng trứng lặc lè. Ai cũng có thể nhìn thấy muôn vạn hạt trứng nhỏ lấm tấm bên trong. Dài theo lối đi, người ta bày bán mấy con cá lóc ốm nhom vật vờ bên cạnh lũ cá rô, cũng lép kẹp, chỉ bụng là quá khổ vì phải bọc lấy trứng. Cá quãng này ăn không béo, nhiều nhớt, tanh, thịt cứng, dai nhách. Dường như lũ cá đã cố ép xác, tự làm mình xấu đi, già đi, nhếch nhác, xóa dấu của sự hấp dẫn để bảo vệ lũ con sắp chào đời nhưng cũng không thoát khỏi bàn tay của con người.

Nhưng giữa chợ đời, chẳng mấy ai để tâm mà cám cảnh cho phận rồng rồng, cho con cá... có bầu, như mẹ. Hay ai cũng thấy bất nhẫn, nhưng họ cũng im lặng làm ngơ, như mẹ. Khi lấy đũa gắp mớ rồng rồng kho tiêu thơm lựng, họ cũng thấy áy náy, quá nhiều sinh vật mất cơ hội sống chỉ vì một miếng ăn của con người? Hay họ vô tư, chẳng nghĩ gì cả, bằng chứng là những sinh vật tội nghiệp ấy đã bị tận diệt hết sa mưa này đến sa mưa khác, bất chấp lệnh cấm của chính quyền (cũng phải, ngang nhiên bày bán mà có thấy ông chính quyền nào lên tiếng đâu, mắc gì phải sợ).

Mẹ đắn đo rất lâu, mẹ sợ suy nghĩ kia được nói nên lời sẽ là quá tàn nhẫn đối với đứa trẻ. Cuối cùng, mẹ nói, tại bà con mình còn nghèo. Vì nghèo, nên phải dầm mình kéo từng bầy rồng rồng, lội ròng rãi trên khắp đồng bãi tìm bắt từng con nhái, con ếch để đổi lấy ít gạo. Vì nghèo, nên đang cạy cơm cháy bữa sáng đã lo ngay ngáy bữa chiều, hơi sức đâu nghĩ tới tương lai xa vời. Và vì bụng chưa no, nên những gì người ta rao trên đài, nào là phát triển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, giữ gìn hệ sinh thái... chỉ là những ngôn ngữ xa vời. 

Mẹ buộc phải nói những điều quá phức tạp, đối với thằng con năm tuổi. Nhưng đó là câu trả lời bao dung nhất, ít đau đớn nhất... Chắc chắn, lớn lên nó sẽ hiểu. Chỉ sợ, lúc đó, những sản vật của ao đồng trở thành hàng quý hiếm. Và vĩnh viễn thằng con không biết âm thanh ếch, nhái kêu ran ngoài đồng sau mưa, cảnh cá rô, thác lác ục sôi dưới đìa mùa hạn, tiếng cá lóc táp lụp bụp như dừa rụng xuống ao.

Tất cả những thứ ấy, như một món nợ mà lớp con cháu không thể đòi lại từ những thế hệ đi trước. Có trả nổi đâu mà đòi...

 

Nguyễn Ngọc Tư

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23789
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Jun/2021 lúc 12:38pm

Tình cũ phải rủ mới tới

 BM

Nàng dán chặt đôi mắt mình vào cái hình đăng ở trang đầu của một tờ báo, tim nàng như ngừng đập khi nhận ra gương mặt ấy, vẫn rõ những nét xưa, giờ thêm những... ba mươi mấy vết hằn thời gian. Đúng là chàng. Nàng bồi hồi đến nỗi đọc xong bài báo mà chẳng nhớ gì ngoài cái chức danh và nơi chàng đang làm việc, hai chi tiết ấy cứ thôi thúc nàng gửi đến chàng một... bức thư tình, bức thư chỉ vỏn vẹn một câu:

 

 " Là em, người thoắt ẩn, thoắt hiện, làm khổ đời anh. Phone 090..." 

 

 Thế thôi, rồi nôn nao từng ngày đợi chờ một cuộc gọi. Nhưng không, không một cuộc gọi nào, chỉ có cái tin nhắn từ số máy lạ:

 

 "Là anh đây, pt?"

 

BM


Ôi, không thể nào nhầm lẫn được, cái chữ "pt" không bao giờ viết hoa ấy, là tên nàng, chàng vẫn gọi như vậy trong cách viết của chàng.

 

Thế là bắt đầu bằng những message chàng - nàng lại... quen nhau lần nữa. Đã từng lạc mất nhau vài lần mà lần nào cũng do nàng, nàng tự ẩn, tự hiện, rồi rủ rê, hẹn hò. Nhớ ngày xưa chàng đến chơi nhà nàng, cứ ngồi lỳ, chẳng nói năng chi, chỉ khi nàng cảm thấy ngột ngạt, rủ rê ra ngoài lang thang thì chàng mới sáng mắt ra cười. Có lần, trong một quán nước, chàng ngồi bên cạnh, tay hờ hững quàng vai nàng rất rất lâu, nàng cứ chờ, chờ mãi không nghe lấy một câu ngôn tình, nói chi đến một ... cái hôn.


BM


Phải chăng ngày ấy chàng chưa hiểu  một điều, phụ nữ yêu bằng tai mà chàng thì cứ mãi tỏ tình bằng mắt. Và phải chăng, chàng là một người tự kiêu, tự kiêu đến nỗi mãi tự dối lòng: "hình như là tình yêu", còn nàng thì chảnh choẹ, "nên đến trăm lần nhất định mình chưa yêu", cứ như thế mà tình cứ mãi... lơ lửng đến ngàn sau!


BM

https://www.youtube.com/watch?v=6u_V-oSTWm0


 Một ý tưởng táo bạo, rộn ràng thôi thúc nàng: sao không gặp nhau mà cứ loay hoay hoài với message. Thế là  rủ rê:

 

"Cafe nhé."

 

Chàng đáp:

 

" Giờ ai cũng đã là... của riêng ai!"

 

Ôi, lại tự kiêu, điều này càng khiến nàng thêm hứng thú, nhất quyết phải...cưa đổ chàng .

 

Đó là dịp sinh nhật nàng, chàng không thể không đến. Điểm hẹn là một nhà hàng nhỏ xinh, mà cô chủ là bạn nàng nên nàng được giành một góc riêng tư với một playlist nhạc do nàng order cho riêng mình. Chuẩn bị xong các thứ, nàng quyết định đến sớm để đón chàng, nhưng thật bất ngờ, chàng đã đến trước từ bao giờ, vừa thấy nàng, chàng vội vàng đứng lên, hai tay dang rộng đợi chờ... một cái ôm, nàng bước tới không chút do dự, thế là cả hai cùng lắng nghe nhịp tim của nhau...


BM


Khi tiếng nhạc không lời rất nhẹ, vang lên bài Happy birthday làm hai người ... ngừng say, buông nhau ra, rồi tìm ghế ngồi đối diện nhau.

 

Chàng nhìn quanh, có chút ngỡ ngàng, cứ tưởng buổi tiệc nhiều hơn hai người. Nàng hiểu ý, cười đắc thắng: "Em phải lừa anh đó, chàng tự kiêu à".

 

Dưới ánh đèn vàng nhạt, văng vẳng rất nhẹ những bài tình ca muôn thuở: Anh còn nợ em, Xin trả nợ người, Mắt buồn, Có những niềm riêng, Tưởng niệm...v.v, lời ca nhẹ đưa hai người đi về giữa bây giờ và một thời đã rất xa.

 

Bàn tay nàng đã nằm gọn trong tay chàng từ lúc nào. Nàng nhắm lại tận hưởng bao cảm xúc dạt dào,mơ hồ cảm nhận một nụ hôn vội vàng nhẹ rơi đâu đó, trên tóc, trên vai. Còn chàng thì tay bưng ly rượu đầy, chưa kịp cạn cùng nàng, đã...say. Cả hai cùng say,dù chưa uống chút nào,cho đến lúc cùng...quờ quạng tìm cái mắt kính để đọc... menu, mới chợt tỉnh ra: ôi tình già! Rồi cùng cười, cùng nhau ôn lại bài thơ "Tình già" của Phan Khôi:


BM

Hai câu thơ cuối  làm mắt nàng cay cay. Gặp nhau chi rồi lại phải chia tay. Chỉ tại mình lúc ẩn ,lúc hiện, tưởng làm khổ chàng hóa ra tự làm khổ mình.Nàng lại nhắm mắt, lần này là để nhốt chặt vào lòng, giữ mãi cho riêng mình, mọi hình ảnh hôm nay, từ cử chỉ,ánh mắt, nụ cười,câu nói của chàng, nhất là cái ôm ấy ,"ngàn năm hồ dễ mấy ai quên".


BM

https://www.youtube.com/watch?v=cfbkbjCrT_w


Chia tay nhau đơn giản để không nghe tiếng sóng vỗ trong lòng. Nàng ra về không để lại đuôi mắt.

 

Cuối cùng, khi nhận ra không control được mình sau lần gặp gỡ đó, nàng quyết định, một lần nữa phải... ẩn thôi. Nàng cầm điện thoại lên, lấy sim ra, ngập ngừng một chút, rồi bẻ làm đôi , trước khi kịp đọc tin nhắn sau cùng của chàng:


BM





Thủ Đức

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23789
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Jul/2021 lúc 8:50am
MẸ TÔI
   
Bà Hoàng Đạo
Tôi không biết phải bắt đầu ra sao khi viết về mẹ tôi, vì có rất nhiều điều để nói. Cũng có thể dưới con mắt chủ quan, tôi nghĩ bà là một trong những người phụ nữ phương Đông tuyệt vời nhất trên cõi đời này. Người mẹ dịu hiền mà tôi được may mắn biết đến, với đầy đủ những đức tính về công, dung, ngôn, hạnh của một người đàn bà Á Đông, đã hy sinh cả một cuộc đời mình cho chồng, cho con và cho những nghĩa cử từ thiện ngoài xã hội với nụ cười luôn trên môi cùng chiếc răng khểnh duyên dáng.

Công, Dung, Ngôn, Hạnh

Về mặt dung nhan, vẻ đẹp dịu dàng và đằm thắm của mẹ tôi đã hơn một lần làm rung động những người phái nam có địa vị quan trọng trong nhiều lãnh vực xã hội. Bà cao dong dỏng, thân hình đều đặn thanh tú, nước da mịn màng trắng trẻo, dáng đi yểu điệu và uyển chuyển, khuôn mặt trái soan, cặp mắt hơi hiếng (lé kim), mơ màng nhưng sâu sắc, miệng cười duyên dáng với chiếc răng khểnh và cặp môi đầy đặn. Tôi có đọc vài cuốn sách viết về mẹ tôi với những lời mô tả thiên lệch bắt nguồn từ những ghen ghét nhỏ mọn. Những người viết này cố tình hạ thấp dung nhan, phẩm hạnh của bà vì đố kị nên những người từng được tiếp xúc với bà vô cùng bất mãn vì những dối trá trắng trợn đó. Theo ý một số những người có dịp tiếp xúc với bà, bà là một trong những người đẹp và hợp thời trang nhất tại Hà Nội vào những thập niên 1930-40. Ngay cả về sau, khi đã trên bốn mươi tuổi và có bốn người con lớn, bà vẫn là một phụ nữ có vẻ đẹp sang trọng và thanh lịch có tiếng ở Sài Gòn.

Tôi còn nhớ, trong lúc ở giá để nuôi các con ăn học thành tài, mẹ tôi đã từ chối khéo léo và khiêm nhượng những người đàn ông theo đuổi bà và về sau họ vẫn quý mến và nể phục tư cách của mẹ tôi. Một trong những người này đã qua đời đã giữ lòng thương quý mẹ tôi ngay cả khi bà đã tạ thế. Khi ra đi nước ngoài, ông gửi thơ về nhờ tôi đặt lên mộ mẹ tôi một bó hồng đỏ thắm mỗi tuần lễ, như ông vẫn thường làm trước khi ra đi!

Mẹ tôi đã từ chối tất cả những người đàn ông đến sau, vì trong trái tim của bà chỉ có hình bóng của một người yêu duy nhất, đó là ba tôi, Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long.

Về công, tức là tài năng khéo léo, ít có người phụ nữ nào có tài nấu nướng những món ăn Việt cũng như Pháp tuyệt xảo như mẹ tôi. Nào canh bóng, vây, bào ngư, nấm nhồi giò, chả nem rán, bánh chưng gói, món Tây thì súp legume, bò hầm đậu, cua phá xi...

Các ngày giỗ chạp, tiệc rượu linh đình, một mặt mẹ tôi nấu ăn và chỉ dẫn cho người giúp việc, một mặt tiếp đãi khách với nụ cười hiền thục trên môi. Ai cũng phải mến yêu bà. Chị Thu tôi đã lớn thì giúp một tay, còn tôi bé út nhất nhà (cách anh Lân đến 9 tuổi) chỉ chạy chơi và chực ăn trứng luộc trên bàn thờ!

Sau này mẹ tôi mở tiệm Chả Cá Thăng Long (1959) ở đầu đường Phan Thanh Giản. Tiệm rất đắt khách và là một trong những tiệm ăn sang trọng thanh lịch và ngon lành tinh khiết nhất Sài Gòn lúc bấy giờ.

Về ngôn, khoa ăn nói, mẹ tôi ăn nói nhã nhặn, điềm đạm và nhu thuận, lúc nào cũng giữ vẻ bình tĩnh. Bà cũng dạy các con phải ăn nói đàng hoàng. Ngoài phái nam ra, phái nữ cũng thương mến bà, bạn bè và các bà cô, dì hai bên họ đều tìm đến bà khi hoạn nạn, nhưng cũng có một số nhỏ đem lòng ganh tị và tìm cách bôi nhọ thanh danh bà.

Về phẩm hạnh, không ai có thể chối cãi rằng mẹ tôi là một phụ nữ đảm đang, hy sinh cả cuộc đời cho chồng, cho con mà không hề phàn nàn, than vãn.

THỜI THƠ ẤU CỦA MẸ TÔI  BA MẸ TÔI GẶP GỠ NHAU 

Sinh ra trong một gia đình quý phái, trưởng giả, mẹ tôi lại có những đức tính đơn giản, tốt bụng hay thương người. Ông ngoại tôi làm tham tá công chánh dưới thời Pháp thuộc, bà ngoại tôi là một mệnh phụ đài các nhưng khôn ngoan, biết quản lý tài sản của ông tôi, biết tiết kiệm. Mẹ tôi lại là con một nên được lo toan rất chu đáo, quá chu đáo đến nỗi mẹ tôi cảm thấy ngộp thở. Bà ngoại tôi tính tình độc đoán, muốn chồng con phải phục tùng theo cách sinh hoạt của bà. Thậm chí mẹ tôi chỉ được quyền chơi những đồ chơi bà ngoại cho phép. Mẹ tôi kể lại rằng một lần ông ngoại lén cho mẹ một con búp bê mà mẹ tôi thích, khi bà ngoại biết được, bà lập tức vứt đi. Mẹ tôi khóc và nhớ mãi chuyện ấy. Bà ngoại rất yêu mẹ tôi, nhưng cụ vẫn giữ tính khắc nghiệt đó nên có những đụng chạm cãi vã không thể tránh được giữa hai mẹ con.

Khi ba mẹ tôi gặp gỡ nhau, họ bị tiếng sét ái tình đánh choáng váng. Một bên cảm vì sắc, một bên mến vì tài. Ba tôi tuy ít nói, nhưng có lối châm biếm khôi hài thật duyên dáng và sâu sắc đã chinh phục được trái tim trong trắng của mẹ tôi. Tính cách khôi hài này được thể hiện trong tập “Trước vành móng ngựa”. Mối tình của ba mẹ tôi là nguồn hứng khởi của mối tình của Duy và Thơ trong “Con đường sáng”. Là một phụ nữ có tâm hồn nhạy cảm và chịu ảnh hưởng phong trào văn hóa mới vì mẹ tôi theo học trường Pháp và tốt nghiệp trường Pháp, bà thông cảm và hỗ trợ chí hướng phi thường của ba tôi, người đã từ chối chức tri huyện khi tốt nghiệp cử nhân luật, sau lại bỏ chức biện lý vì chống lại tòa án Pháp thuộc ngày đó. Điều này thể hiện trong tác phẩm “Trước vành móng ngựa”.

Phải là một phụ nữ phi thường mới thấu hiểu và tôn trọng một tâm hồn phi thường như ba tôi, và mới hy sinh tuổi xuân sắc để giúp đỡ chồng một cách đắc lực trong quá trình tranh đấu cho dân tộc và đất nước.

Lần đầu khi đi xem mắt mẹ tôi tại tòa biệt thự của bà ngoại tôi ở bãi biển Sầm Sơn, ba tôi đã bị tiếng sét ái tình. Mối tình đẹp như thơ đó đã bị cả hai bên gia đình phản đối, bên nội vì lý do bà nội tôi không chuộng gia đình trưởng giả, bên ngoại vì không cho là đủ môn đăng hộ đối. Nhưng ba mẹ tôi đã vượt thắng tất cả để tìm đến nhau và lập gia đình!

MỘT CUỘC HÔN NHÂN ĐẦY HY SINH VÀ CHIA LY

Chị cả tôi, chị Minh Thu, ra đời năm 1934, là tác phẩm đầu tiên của sự kết hợp tuyệt vời đó. Năm kế là anh Nguyễn Tường Ánh và cách một năm nữa là anh Nguyễn Lân. Ba mẹ tôi những tưởng anh Lân là con út rồi vì lúc đó ba tôi rất ít khi ở nhà, ông đã bị quay vào guồng máy thời cuộc lúc ấy. Khi ba tôi bị bắt, bị tra tấn tại sở mật thám và sau bị đi đày ở Vụ Bản, Chân Lạp Sơn, mẹ tôi rất lo buồn và đi lại tiếp tế nhiều lần. Tháng Tám, 1946, ba tôi cầm đầu phái đoàn hòa giải, trong đó có cả người của Việt Nam Quốc Dân Đảng, của bên Việt Minh, và có nhân viên bộ Công Chính là kỹ sư Đỗ Xuân Dung để xem tình hình nước lụt ở Việt Trì (ngã ba sông Hồng Đào) và ba tôi bị bắt. Khi được thả ra, ba tôi sang Trung Hoa gặp gỡ bác Nguyễn Tường Tam và các anh em khác. Thời gian đó mẹ tôi thường xuyên mang vật phẩm và tiền bạc sang tiếp tế cho ba tôi và các anh em khác. Ngoài ra, một tay bà lo dạy dỗ các con, chăm sóc mẹ già và cũng một tay bà lo toan hỗ trợ người chồng cách mạng lưu vong nơi xứ người. Phụ nữ như thế không phải ở thời đại nào cũng có!

Ba mẹ tôi lúc ấy như Chức Nữ Ngưu Lang, chẳng được thường xuyên gặp gỡ nên mỗi lần trùng phùng thật quý giá vô cùng! Tôi là kết qủa của một trong những lần gặp gỡ đó. Ba tôi gởi thư về dặn mẹ nếu là con gái thì đặt tên Từ Dung, con trai thì Duy hoặc Giản. Như vậy Từ Dung là tên cúng cơm của tôi chứ không phải tên hát xướng đặt theo một nhân vật khác! Từ Dung có nghĩa là hình Dung giống mẹ, vì ba tôi lúc nào cũng tưởng nhớ mẹ tôi.

Tôi ra đời ngày 30 tháng Mười năm 1946 tại Hà Nội trong tình thương yêu của cả nhà. Ba tôi vẫn ở biền biệt bên Trung Hoa nên chẳng thấy mặt tôi, chỉ nhận được tin tức qua thư tín gia đình.

Lần gặp gỡ cuối cùng của ba mẹ tôi năm 1948 tại Hongkong rồi sau đó ba tôi bị một cơn đau tim tạ thế trên đường đi xe lửa về Quảng Châu, lúc đó tôi được 19 tháng. Được tin sét đánh, mẹ tôi phải lo tiền bạc quay trở lại chôn cất ba tôi tại Quảng Châu. Hiện nay không còn biết mộ phần nằm đâu nữa vì các nấm mồ đều bị khai quật dưới chế độ Cộng Sản!

Kể từ đó, mẹ tôi ở vậy nuôi con cho đến khi các con khôn lớn. Bố con tôi chỉ biết nhau qua hình ảnh thư từ. Tôi được nghe kể lại về ba tôi qua lời nói của mẹ, của anh chị và của cậu tôi, Như Phong Lê Văn Tiến.

Tôi nghĩ rằng tôi được thừa hưởng óc khôi hài châm biếm của ba tôi, cũng như dòng máu văn chương chảy cuồn cuộn trong tim óc!

Tại Hà Nội, gia đình tôi sống tại đường Lý Thái Tổ, Hàng Vôi. Trường Hàng Vôi là ngôi trường đầu tiên trên con đường học vấn của tôi. Năm 1990, trước khi rời Việt Nam, tôi ghé thăm ngôi nhà gia đình và ngôi trường thơ ấu. Ngôi nhà xinh đẹp hai tầng có cây bàng trước sân giờ đây ngăn ra cho tám hộ ở, phòng ngăn bằng vải rideau. Bàn thờ tổ tiên vẫn còn nguyên chỗ cũ nhưng chỉ còn một ông lão còn nhớ về  nguồn gốc căn nhà.

Trở lại năm 1954, chúng tôi rời căn nhà thân yêu lên đường vào Nam trên một chiếc phi cơ quân đội. Tôi mới có 8 tuổi nên chỉ nhớ là mẹ tôi vội trở lại miền Bắc để thanh toán mấy căn nhà ở Hà Nội của bà tôi và gom tiền bạc để sinh sống trong Nam. Lúc đó sắp sửa đóng cửa ra vào hai miền nên các anh chị, tôi lo lắng sợ mẹ tôi bị kẹt lại Hà Nội.

Khi mẹ về, chúng tôi hết sức mừng rỡ. Chúng tôi tạm ở chia với họ hàng bên ngoại một căn nhà đường Đặng Dung, Tân Định. Đó là thời gian đẹp nhất của đời tôi! Mẹ con, anh chị em đoàn tụ yêu mến nhau. Tôi ở tuổi bắt đầu ý thức được tình cảm quý báu của gia đình. Ý nguyện của tôi là anh chị em tôi sẽ trở lại quây quần như thời đó!

Khi đến học lớp Tư trường Huỳnh Thị Ngà thì tôi gặp khó khăn với cô giáo Nam Kỳ với giọng đọc chính tả mới lạ. Tôi có đến mười lỗi trong bài  “Lạc vào rừng” vì tôi không hiểu gì cả. Các bạn chế nhạo accent Bắc kỳ và gọi tôi “Bắc kỳ ăn rau muống”. Đó là bài học đầu tiên của tôi về kỳ thị địa phương dạy tôi sau này chống lại mọi thứ kỳ thị trên cõi đời này!

ĐỜI SỐNG TẠI SAIGON 

Cùng lúc ấy, mẹ tôi mở tiệm phở và chả cá Thăng Long trên đường Trần Quang Khải, Tân Định, sau chuyển về tiệm chả cá Thăng Long trên đường Phan Thanh Giản. Sau này ngẫu nhiên quán cà phê nhạc Từ Dung của tôi mở năm 1978 cũng lại tọa lạc trên con đường Trần Quang Khải và người hầu bàn trưởng tại chả cá Thăng Long tên là anh Tư lại trở thành người pha cà phê chính của quán Từ Dung.

Tiệm chả cá Thăng Long do họa sĩ Nguyễn Gia Trí trang hoàng có một vẻ Á Đông trang nhã với những chiếc cột đỏ, những tấm bình phong và hình vẽ đặc biệt Việt Nam rất mỹ thuật. Một tấm tranh dân gian của Phạm Tăng treo dọc cả bức tường trong căn phòng riêng của quán. Bức tranh này sau tôi bị một tay văn sĩ hạng b, c gì đó lừa lấy mất!

Căn nhà mẹ tôi mua rộng lớn, một bên mở tiệm, còn một bên gồm năm phòng để gia đình tôi ở. Tiệm luôn đông khách tấp nập và các danh nhân, nghệ sĩ như Mặc Thu, Nguyễn Hoạt, bác Nhất Linh, Chu Tử thường xuyên đến ăn chả cá. Thế nhưng vấn đề tài chính không mấy khả quan vì mẹ tôi quá tốt bụng, luôn nuôi ăn ở và trả lương cho 6,7 người giúp việc nên tiền vào tuy khá nhưng ra cũng lắm. Mẹ tôi không bao giờ từ chối mở hầu bao giúp cho những người đến cầu cứu gia đình tôi!

Lúc đó chị Minh Thu, anh Tường Ánh lập gia đình nhưng lúc đầu anh Ánh vẫn ở chung với mẹ tôi. Các anh chị có gia đình riêng nên không còn gần gũi nhau như xưa. Tôi cảm thấy mẹ buồn nhưng không biết an ủi mẹ ra sao, chỉ biết rúc vào lòng mẹ. Khi anh Ánh và vợ dọn đi ở riêng trong một căn nhà mẹ mua cho anh, tôi được thừa hưởng căn phòng trống cạnh phòng anh Lân. Trước mặt hai căn phòng là một sân cement nhỏ trồng vài cây cảnh như cây trúc đào, cây mận sai trái vì tôi chôn xác con mèo dưới gốc cây.

Đằng sau phòng tôi là một cây trứng cá trái mọng nước và rất ngọt. Căn phòng này đã ghi một ấn tượng sâu đậm về thời thơ ấu của tôi sống êm đềm trong tay mẹ hiền. Có phòng riêng rồi nhưng tôi vẫn đòi ngủ với mẹ để được hít mùi da thịt của bà, thơm mùi nước hoa Guerlain và mùi phấn. Tôi cũng đòi mẹ ngâm thơ Kiều hoặc hát quan họ cho nghe như lúc còn bé tí. Cũng vì vậy mà tôi rất thuộc Kiều và những bài thơ ru em. Mẹ tôi yêu nhạc Đông phương nhưng cũng mê nhạc cổ điển Tây phương, nên khi mẹ mất, gia đình tôi mở nhạc Bach và Beethoven bên quan tài để hương hồn mẹ tôi về thưởng thức, thay vì giọng ê a của các vị sư hay kinh của các cha cố!

Sau này mẹ tôi bắt đầu gặp khó khăn về tài chính nên phải bán đi một số nữ trang. Lúc đó là đầu thập niên 1960, quân đội Mỹ đổ sang Việt Nam nên mẹ tôi theo trào lưu cũng dẹp tiệm chả cá và cho Mỹ thuê một bên nhà để mở nhà hàng có âm nhạc tên là Kontiki. Đêm nào tôi cũng được nghe tiếng đàn hát vọng sang từ bên nhà hàng của ban nhạc Đăng Tiến, thỉnh thoảng tôi cũng sang hát chơi những bản như Autumn leaves, A very precious love, Mona Lisa....

Tôi khoảng 16 tuổi, tuổi đầy mộng đẹp và bắt đầu mơ đến tình yêu!

Mấy năm sau mẹ tôi bán căn nhà rộng lớn đường Phan Thanh Giản và mua căn nhà nhỏ hơn có ba phòng ngủ và một căn gác ở Ngã năm bình hòa đường Chu Văn An. Nhiều người ngăn cản bà mua căn nhà này vì nó nằm cuối ngõ cụt và có mộ phần đằng sau nhà nên theo địa lý rất xấu. Không biết có phải là mê tín không mà sau này mẹ tôi bị ung thư nặng và chết tại nhà đó, bà ngoại tôi cũng chết theo ở tuổi 98 vì quá đau đớn, mẹ tôi là con duy nhất của cụ, cậu tôi Như Phong Lê văn Tiến bị bắt giam cũng ở đó, gia đình vợ chồng tôi thì phân tán, chia ly. Năm Mậu Thân 1968 nơi này là tử địa của tàn quân Việt Cộng, sau khi VC thất bại trong trận tổng công kích Saigon đã rút lui về nơi đây. Ngôi nhà chúng tôi bị đạn bắn từ máy bay xuống lỗ chỗ đầy những vết đạn, cũng may là khi cả khu phố bốc cháy như một con rồng lửa thì bỗng dừng lại khi tới nhà chúng tôi. Thật là một phép lạ!

Tôi giúp mẹ, bà ngoại và hai mẹ con bác giúp việc chạy khỏi nhà, chân phải chạy lung tung tránh xác VC nằm đầy ngõ và tránh tầm đạn của hai bên bắn nhau. Một ông hỏi ông khác «ai đánh ai?», ông kia trả lời «quân mình đánh quân ta»!

Từ lúc đó mẹ tôi bị ung thư bên cánh tay trái và căn bệnh kéo dài tới năm 1975 thì mẹ tôi mất. Người y sĩ đã hết lòng chữa chạy cho mẹ là bác sĩ Trần Ngọc Ninh, một người bạn thân của gia đình. Hai bác sĩ khác của gia đình tôi là bác sĩ Phan Huy Quát và bác sĩ Kỳ Quan Thân.

Cánh tay xinh đẹp, nuột nà, trắng bóc của mẹ tôi chỉ để đeo những nữ trang qúy giá nay đã bị cắt đi đến hai lần, và sau cùng căn bệnh quái ác đã ăn vào tủy sống làm mẹ hôn mê trong 24 tiếng đồng hồ trước khi từ gĩa cõi đời. Trước khi bị hôn mê, căn bệnh ăn vào tủy làm bà thấy mọi vật nhuộm muôn màu muôn sắc.

Không có gì diễn tả nổi nỗi đau đớn của người mắc bệnh ung thư. Lầu 5 của viện ung thư ở Gia Định phải rào lại vì nhiều người trong cơn đau đã nhảy xuống tự vận. Trong khoảng cuối cùng của cuộc đời đầy hy sinh, chịu đựng, đau đớn, bà vẫn tiếp tục làm phước, giúp người. Bà bảo trợ cho một số người bị ung thư trong viện, trong số đó có một anh binh sĩ trẻ, đẹp trai như Alain Delon. Anh bị ung thư xương chân, chỉ trong vài tháng là từ trần. Mẹ tôi, lúc đó đã phải dùng tới codein cho bớt đau và bò lết dưới đất rên la, cũng vẫn lo cho anh trong những ngày chót của cuộc đời anh!

Tại sao một phụ nữ hiền hậu như mẹ tôi và có lòng thương người lại phải chịu một số phận đớn đau như vậy? Khi mẹ tôi chết đi, bà không bám víu vào một niềm tin tôn giáo nào cả vì bà không tìm thấy đức tin nơi cuối đời. Lúc gần chết, bà cảm thấy hoang mang...

Khi nhìn ngắm xác mẹ trong chiếc áo trắng tôi mặc cho bà và cành hoa lan trắng trước ngực bà, tôi mới ý thức được nỗi mất mát lớn lao đến thế nào. Đã quá muộn để chiều chuộng mẹ, để nói rằng mẹ ơi con yêu mẹ, để cám ơn bà cho tôi đời sống hôm nay và niềm tin ngày mai.

Có một con bướm trắng bay quanh quan tài của mẹ nhiều lần trước khi hạ huyệt, có phải chăng linh hồn mẹ muốn từ giã các con lần cuối?

Từ Dung xin thay mặt người quá cố cũng như các anh chị gửi lời cám ơn anh Sơn con của cô Thế đã lo việc rải tro xuống biển cho bà và mẹ chúng tôi tại Việt Nam để linh hồn bà và mẹ chúng tôi được siêu thoát và xin Chuá ban phước lành cho anh và gia đình anh.

TỪ DUNG, CON GÁI ÚT HOÀNG ĐẠO


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 03/Jul/2021 lúc 8:51am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23789
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Jul/2021 lúc 8:52am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23789
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Jul/2021 lúc 4:00pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23789
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Jul/2021 lúc 11:26am

Chiếc Nhẫn Kim Cương 


Hỏi mãi, hỏi mãi, hắn mới tìm thấy nhà ông giáo già. Ngôi nhà mái ngói nhỏ nằm nép trong con ngõ nhỏ ngoằn ngoèo, qua cả chục lần rẽ phải rồi rẽ trái. Đứng trước hai cánh cổng sắt khép hờ, đôi tay gân guốc đầy những hình xăm vằn vện dường như không đủ sức để đưa ra bấm chuông. 

Ông giáo già tiếp vị khách không mời với thái độ ngạc nhiên không giấu giếm. Không phải vì hắn là người lạ, mà vì trong số khách khứa vẫn lui tới nhà ông, không ai có bộ dạng thế này. Nhìn hắn thật lạc lõng với khung cảnh giản dị, hiền lành và lương thiện của cả căn nhà…

Khi hắn xưng tên, nói mối liên hệ và mục đích chuyến viếng thăm đường đột này bằng giọng điệu khó nhọc như thể công việc này thật quá sức đối với hắn, ông giáo sững sờ đến mức chiếc ấm pha trà đang cầm trên tay rơi xuống mặt bàn. Câu chuyện hơn ba năm trước trở về trong trí nhớ, kéo theo biết bao đau đớn…

Ngày ấy, khi biết bà giáo - vợ mình bệnh nặng, ông rơi vào trạng thái “không trọng lượng” hàng tháng trời. Những lời bác sĩ trao đổi như tiếng sét giữa trời quang. Bà bị ung thư phổi giai đoạn cuối. Sau cơn choáng ban đầu, ông giáo gắng gượng lấy lại bình tĩnh. Hai vợ chồng già không con nương vào nhau mà sống, giờ bà mắc trọng bệnh, không biết sẽ ra đi lúc nào, thực sự ông thấy mình hết sức lực và hết cả nghị lực sống. Thế nhưng, trong những đêm trắng ngồi cạnh giường bệnh, nhìn vợ vật vã thiếp đi trong cơn đau, ông tự nhủ ngay lúc này đây mình phải cố gắng trấn tĩnh lại để làm chỗ dựa cho bà trong những ngày tháng cuối cùng này. Những ngày tháng ấy, ông luôn bên cạnh bà, không rời bà quá mười phút. Mọi chuyện nâng giấc, chăm sóc bà chỉ một tay ông… 

Tính đến ngày bà lâm trọng bệnh, họ đã có tròn bốn mươi năm bên nhau. Bốn mươi năm ấy, chưa một lần bà nói ông nặng lời, chưa một lần ông giận dữ với bà. Bốn mươi năm, căn nhà nhỏ chỉ có ông và bà. Không một lần có tiếng khóc trẻ con. Chưa một lần bà làm mẹ. Khi biết mình không có khả năng sinh con, ông đã thức trắng hai đêm trước khi đưa ra đề nghị chia tay để bà đi tìm hạnh phúc mới. Nhưng bà khóc nấc lên nói hạnh phúc của bà là ông. Chỗ của bà trong cuộc đời này là ở cạnh ông, trong căn nhà này. Sống trọn vẹn một đời bên ông, bà chịu thiệt thòi nhiều quá. Ngay cái ngày bà về với ông cũng thật gian truân. Chiến tranh, không có một đám cưới đúng nghĩa, chỉ có cơi trầu bố mẹ ông mang sang nhà bà để xin dâu. Lúc đó, ông cũng không có nhà. Bom đạn mù trời, ông không về kịp ngày xin dâu đã định. Cưới một tuần rồi bà mới được gặp ông. Cũng vội vã được có ba ngày, rồi ông lại phải đi…

Bà vẫn nói vui với ông rằng, bà về làm dâu mà không lễ gia tiên cùng chú rể, không áo cô dâu cũng không nhẫn cưới như bọn trẻ ngày nay. Ông bảo trọn đời ông vẫn nợ bà một đám cưới đúng nghĩa. Bà lại gạt đi, nói miễn ông bà sống với nhau trọn vẹn và hạnh phúc. Thế nhưng những ngày cuối cùng của bà, nhìn bà vật vã trên giường bệnh, nắm bàn tay khô gầy của bà, ông đã có một quyết định thật bất ngờ.

Gom hết tiền tiết kiệm của hai vợ chồng, ông tạm biệt bà một buổi sáng để đi thành phố. Số tiền này lẽ ra là tiền dưỡng già của hai vợ chồng, nhưng giờ bà sắp từ biệt ông để về thế giới khác, tiền bạc với ông chẳng còn nghĩa lý gì. Ông muốn mua tặng bà một chiếc nhẫn cưới thật đẹp. Một chiếc nhẫn kim cương, đẹp và vĩnh cửu như tình yêu của hai vợ chồng già. Cô bé trông coi cửa hàng gọi ông chủ tiệm kim hoàn. “Hôm nay bà chủ đi vắng ông ạ”, cô bé giải thích. 

Ông chủ tiệm kim hoàn có bộ râu quai nón và ánh nhìn dữ tợn. Khi ấy, vì vội về với bà ở nhà, ông đã không băn khoăn nhiều trước vẻ ngoài bặm trợn của chủ tiệm kim hoàn, cũng không băn khoăn gì về chiếc nhẫn lấp lánh đang cầm trên tay. Ông đã thật thà một cách đau xót kể về mục đích mua chiếc nhẫn kim cương của mình khi được hỏi ông mua quà cưới để tặng con hay cháu. Ông mua nó để tặng cho bà. Tặng cho người vợ chưa khi nào được đeo nhẫn cưới. Tặng cho một người sắp từ giã cõi đời này. 

…Hắn cúi gằm mặt trước mái đầu bạc trắng của ông giáo già. Trong cả cuộc đời giang hồ ngang dọc, chưa khi nào hắn sợ hãi thế này. Tiệm kim hoàn chỉ là thứ để hắn che mắt thế gian. Thông thường, không làm mà vẫn có ăn thì chỉ là quân ăn cướp và ăn cắp, qua mắt làm sao được những kẻ xung quanh. Thế nên hắn phải tạo cho mình một vỏ bọc có vẻ làm ăn lương thiện. Vợ hắn, ngoài việc kinh doanh vàng bạc, còn có tủ hàng tạp hóa bán đủ thứ trên đời, từ gói mì tôm cho đến cái kim băng. Có cả những đồ trang sức giả vàng giả bạc để bán cho những cô gái quê lên thành phố, muốn có đồ trang sức như vàng bạc mà lại chẳng có nhiều tiền. Công nhận là công nghệ chế tác đồ trang sức giả vàng, bạc thật tinh vi. Giả sử có đặt đồ thật bên cạnh đồ giả, bảo hắn phân biệt hắn cũng chẳng biết đâu mà lần. 

Cái hôm ông giáo già lập cập đòi mua nhẫn kim cương, nhìn vẻ hiền lành đến ú ớ của ông, máu lưu manh trong hắn rần rật chảy. Nhất là khi ông tâm sự muốn mua nhẫn cưới kim cương để tặng cho người vợ già sắp chết. Hắn nói với ông chờ một lát rồi lẹ làng chạy sang gian bên cạnh, nơi có tủ hàng tạp hóa của vợ. Hắn lựa một chiếc nhẫn nhìn đẹp nhất, mặt kim cương giả lóng lánh nhất mang sang. Hắn bảo đó là bạch kim đính kim cương nhân tạo… 

Và chiếc nhẫn kim cương giả kia đã theo bà giáo. 

Nhưng mọi chuyện lại bắt đầu từ mụ vợ lắm điều của hắn. Con bé bán hàng bép xép với vợ hắn về chuyện ông già đi mua nhẫn cưới kim cương và hắn bán hàng. Hắn đắc chí chỉ cho vợ xem xấp tiền của ông giáo và kể về chiếc nhẫn giả trong tủ tạp hóa của thị, kể về câu chuyện chiếc nhẫn cưới cho bà vợ sắp lìa đời của ông giáo. Nào ngờ mụ vợ ngồi lặng đi, nước mắt giàn giụa và một hai đòi hắn mang tiền đến trả cho ông giáo. Lần đầu, hắn tát vợ hai cái. Lần thứ hai, hắn chỉ tát một cái. Lần thứ ba, hắn gườm gườm nhìn vợ như nhìn quái vật. Lần thứ tư, thứ năm thì hắn gầm lên: Tao biết ông ấy ở đâu mà trả!

Sau vụ chiếc nhẫn kim cương ấy, vợ hắn như lên cơn điên. Trước đây mụ sợ hắn một phép thì tự dưng giở chứng cãi lại chồng. Mụ còn dám nói về luật nhân quả, về việc sống đừng làm nhiều điều thất đức mà di hại đến mấy đời sau…

Người mong chết là vợ hắn thì không sao cả, nhưng thằng con trai mười hai tuổi của hắn tự dưng không ốm không đau gì lại không bao giờ tỉnh lại nữa sau một đêm ngủ. Sáng ra, không thấy con dậy đi học như mọi ngày, hắn vào giường phát vào mông nó, gọi dậy. Nào ngờ con chết cứng tự lúc nào. Thằng con trai duy nhất của hắn. Thằng cháu trai duy nhất của bố hắn. Vợ hắn chết đi sống lại. Hắn cũng chết đi sống lại bao lần. Gượng dậy sau đám tang con, vợ hắn ném vào mặt hắn một câu: Trời quả báo ông đấy! Rồi mụ ôm quần áo lên chùa nương náu, không một lần ngoảnh lại.

Những giấc mơ hãi hùng cứ hành hạ hắn hàng đêm. Thằng con hắn, mụ vợ hắn cứ lần lượt sỉ vả, trách cứ hắn. Rồi bố hắn, mẹ hắn, hai người đã qua đời từ lâu, cũng thường xuyên trở về trong những giấc mơ để hỏi hắn về chuyện chiếc nhẫn kim cương. Hễ nhắm mắt vào là hắn gặp những con người ấy. Sau một thời gian dài phờ phạc vì mất ngủ và sợ hãi, hắn nhận ra một điều: mình đã làm một việc thực sự thất đức, bất nhân, như lời vợ hắn nói. Và cuối cùng, hắn quyết tâm đi tìm ông giáo. Trong lần hắn bán nhẫn giả cho ông, ông đã kể rất rành mạch về mình…

Ông giáo già chết lặng trước những lời thú nhận của hắn, trước chiếc nhẫn kim cương thật đặt ở trên bàn đang lấp lánh, lấp lánh. Nỗi đau không thể bật thành lời. Chỉ có tiếng đồng hồ tích tắc nhẫn nại vang lên. Cuối cùng, ông là người lên tiếng trước. Ông nhìn sâu vào đôi mắt đang bạc đi của hắn, rồi chậm rãi bảo: “Chuyện đã qua rồi… Anh biết lỗi, biết quay đầu lại, vậy là tốt rồi. Kim cương thì quý thật, nhưng có thứ còn quý hơn nhiều, đó là sự tử tế của con người. Anh biết trở thành một con người tử tế, thì một chiếc nhẫn kim cương chứ một ngàn chiếc nhẫn kim cương cũng không sánh được. Tôi tin dưới suối vàng, bà ấy cũng sẽ tha lỗi cho anh…”

Hắn òa lên khóc như một đứa trẻ! 

Nguyễn Thị Việt Nga

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23789
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Jul/2021 lúc 8:11am

Xin đừng gác máy!

https://baomai.blogspot.com/

Khoảng 3h sáng ngày 13/11/1953, tổng đài của đội phòng cháy chữa cháy thủ đô Copenhagen, Đan Mạch nhận được một cuộc điện thoại. 

Người lính cứu hỏa 22 tuổi tên là Erich đã tiếp nhận cuộc gọi: “Vâng, đây là đội phòng cháy chữa cháy”. Đầu dây bên kia không có ai trả lời nhưng Erich nghe thấy tiếng thở dốc nặng nề.

Không lâu sau đó, một giọng nói gấp gáp vang lên: “Cứu với, cứu tôi với… Tôi không đứng dậy được, tôi đang bị chảy máu”.

“Đừng hoảng hốt, thưa bà”, Erich đáp lại, “Bà đang ở đâu, chúng tôi sẽ lập tức tới ngay?”
“Tôi không biết nữa”.

“Có phải bà đang ở nhà không?”

“Vâng, tôi nghĩ là tôi đang ở nhà”.

“Nhà bà ở đâu, đường nào vậy ạ?”

“Tôi không biết, đầu tôi choáng quá, tôi đang bị chảy máu”.

“Bà ít nhất cần nói cho tôi biết tên bà là gì?”

“Tôi không nhớ, tôi nghĩ là tôi bị đập vào đầu”.

“Xin đừng gác máy”. Erich vừa nói vừa nhấc chiếc điện thoại khác để gọi đến công ty, một người đàn ông lớn tuổi nghe máy.

https://baomai.blogspot.com/
Note: hình trong bài này là minh họa

“Xin hãy giúp tôi tìm ra người đang sử dụng số điện thoại này, bà ấy đang gọi đến đội phòng chữa cháy”.

“Không, tôi không thể, tôi chỉ là bảo vệ gác đêm thôi, tôi không biết những việc này. Hơn nữa hôm nay là thứ bảy nên cũng không có ai ở đây cả”.

Erich cúp máy và nghĩ ra một ý tưởng khác, anh hỏi người phụ nữ: “Làm cách nào mà bà có số điện thoại của đội phòng chữa cháy ạ?”

Người phụ nữ trả lời yếu ớt: “Số này đã được lưu trên điện thoại, lúc bị ngã tôi kéo điện thoại và nó đã gọi đến”.

Erich nói tiếp: “Vậy bà nhìn xem trên điện thoại có số điện thoại của nhà bà hay không?”

“Không có, không có dãy số nào khác, xin các anh hãy đến đây nhanh lên!”. Giọng người phụ nữ càng lúc càng yếu đi.

Erich vội vàng hỏi: “Xin bà hãy nói cho tôi biết bà có thể nhìn thấy vật gì?”

“Tôi… tôi nhìn thấy cửa sổ. Ngoài cửa sổ có đèn đường”

Lúc này, Erich đã có một chút manh mối: Nhà của người phụ nữ hướng ra đường cái, hơn nữa chắc chắn ở lầu không cao, vì có thể nhìn thấy đèn đường.

“Cửa sổ như thế nào, có phải hình vuông không ạ?”

“Không, là hình chữ nhật”.

Căn cứ và hình dạng cửa sổ, Erich đoán người phụ nữ có thể đang sống ở một khu nhà cổ.

“Đèn nhà bà có bật không?” – Đây là câu hỏi cuối cùng của người lính cứu hỏa Erich.

“Vâng, có bật”.

Erich muốn hỏi thêm nhiều manh mối hơn nữa nhưng đầu bên kia đã không còn trả lời, điện thoại chưa bị cúp.

Erich biết rằng phải lập tức hành động. Nhưng chỉ dựa vào những manh mối đó, anh có thể làm gì đây? Anh gọi cho đội trưởng, trình bày lại vụ việc.

Vị đội trưởng nghe xong liền nói: “Không có cách nào cả, không thể tìm được người phụ nữ này…”.

Erich nghe vậy nhưng vẫn không muốn bỏ cuộc. Nhiệm vụ hàng đầu của người lính cứu hỏa là “Cứu người”, anh đã được dạy như thế.

Vào thời điểm này, Eric đã đưa ra một ý tưởng táo báo và không do dự bày tỏ suy nghĩ của mình với thủ trưởng. Đội trưởng nghe xong giật mình kinh ngạc: “Cậu làm như vậy thì dân chúng lại nghĩ là đang nổ ra một cuộc chiến tranh hạt nhân đấy”.

“Tôi khẩn cầu ngài”, Erich nói, “Chúng ta phải mau chóng hành động, nếu bỏ qua cơ hội cứu người này, thì hết thảy đều phí công vô ích”.

Đầu dây bên kia im lặng một lúc, sau đó đội trưởng nói: “Được, chúng ta hãy làm như vậy, tôi chạy qua ngay”.

https://baomai.blogspot.com/

10 phút sau, 20 chiếc xe cứu hỏa hú còi báo động inh ỏi trong thành phố, mỗi xe một khu vực, chạy khắp các nẻo đường.

Tiếp theo, Erich cẩn thận lắng nghe đầu dây bên phía người phụ nữ, anh vẫn nghe thấy tiếng thở dốc của bà.

Sau đó, vị đội trưởng hỏi anh đã nghe thấy tiếng còi xe cứu hỏa chưa? “Tôi đã nghe thấy”, Erich trả lời.

Vị đội trưởng ra lệnh: “Xe số 2, tắt còi báo động”. Lần này Erich trả lời: “Tôi vẫn còn nghe thấy tiếng còi xe”.

Cho đến chiếc xe thứ 12, Erich hô lên: “Tôi không nghe thấy nữa”.

“Xe số 12, mở còi báo động”.

“Tôi đã nghe thấy tiếng còi xe, nhưng càng chạy càng xa”.

“Xe số 12, quay đầu lại” – đội trưởng ra lệnh.

https://baomai.blogspot.com/

Ngay sau đó, Erich reo lên: “Đang tới gần rồi, âm thanh nghe ngày càng chói tai, chắc hẳn sắp tới con đường phía nhà người phụ nữ rồi”.

Vị đội trưởng hỏi: “Xe số 12, các bạn có nhìn thấy một cột đèn đường không?”

“Có hơn trăm đèn đường, mọi người đang ngó ra cửa sổ xem xảy ra chuyện gì”.

“Hãy dùng loa”, vị đội trưởng ra lệnh.

Erich nghe thấy tiếng loa: “Thưa quý ông quý bà, chúng tôi đang tìm kiếm một người phụ nữ đang trong tình trạng nguy kịch, chúng tôi chỉ biết bà ấy đang ở trong một căn nhà có đèn sáng, vậy nên mong các vị hãy tắt đèn nhà mình đi”. Sau khi nghe hiệu lệnh, người dân lập tức tắt hết đèn.

Chỉ trong chốc lát, tất cả căn nhà đều tối, chỉ trừ một cửa sổ…

Không lâu sau đó, Erich nghe thấy tiếng nhân viên cứu hỏa đi vào trong phòng, một người nói qua bộ đàm: “Người phụ nữ này đã mất ý thức, nhưng mạch vẫn đập. Chúng tôi lập tức đưa bà ấy đến bệnh viện, tôi tin rằng sẽ cứu được bà ấy”.

https://baomai.blogspot.com/

Helen Thornda – đây là tên của người phụ nữ đã được cứu sống. Bà tỉnh lại và hồi phục trí nhớ của mình vài tuần sau đó.

Sự kiên trì nỗ lực của người lính cứu hỏa trẻ tuổi Erich đã cứu sống được một sinh mạng. Sự việc này đã chứng minh một vấn đề: “Nếu bạn thực sự muốn làm một điều gì đó, bạn nhất định sẽ tìm ra cách. Ngược lại, nếu bạn muốn từ bỏ một điều gì đó, bạn sẽ tìm ra rất nhiều lý do để thuyết phục mình.

Làm hay không là do bạn lựa chọn!”



Bạch Vân

https://baomai.blogspot.com/
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 201 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.703 seconds.