Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Quê Hương Gò Công
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Quê Hương Gò Công  
Message Icon Chủ đề: GÒ CÔNG...VỀ TẤT CẢ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 216 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23809
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/May/2011 lúc 4:23am
Chấm dứt hợp đồng cho thuê di tích nuôi yến trong năm nay
Liên quan đến vụ UBND thị xã Gò Công (Tiền Giang) cho thuê di tích dinh tỉnh trưởng và chợ thị xã để nuôi yến (Tuổi Trẻ đã phản ánh), ngày 5-5 Ban thường vụ Thị ủy thị xã Gò Công đã có nghị quyết chấm dứt hợp đồng cho thuê hai địa điểm trên trong năm nay.
 
 

Theo đó, UBND thị xã Gò Công phải làm việc với doanh nghiệp nuôi yến để cắt hợp đồng cho thuê nhà l**ng chợ thị xã nuôi yến ngay trong tháng 5.

Riêng hợp đồng cho thuê dinh tỉnh trưởng Gò Công sẽ kết thúc vào tháng 11-2011 và không cho thuê tiếp. Sau đó thị xã sẽ tiến hành trùng tu dinh tỉnh trưởng để đủ điều kiện được công nhận là di tích văn hóa - lịch sử (hồ sơ đã gửi Sở Văn hóa - thể thao & du lịch Tiền Giang).

V.TR. - N.HẬU



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/May/2011 lúc 4:24am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23809
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/May/2011 lúc 5:41am
Dấu xưa phố cổ Gò Công

 Nhà%20xưa%20Gò%20Công

 



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 20/May/2011 lúc 5:43am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23809
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/May/2011 lúc 3:52am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23809
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/May/2011 lúc 4:44am
Gởi Em Cô Gái Gò Công


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 25/May/2011 lúc 4:44am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23809
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/May/2011 lúc 9:52pm



Bố tôi là một cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.Với cấp bậc Trung Tá, Ông đi tù 10 năm, tận miền Bắc.Trong gia đình, em trai tôi học Y khoa. Em gái tôi vào ngành Sư Phạm. Em trai kế nữa muốn thi vào Học Viện Quốc Gia Hành Chánh. Các em nhỏ không tính, vì chúng chưa biết định hướng tương lai. Duy chỉ mình tôi nối nghiệp Bố. Tôi cũng là quân nhân. Nhờ địa vị Bố tôi, tôi được biệt đãi trong đơn vị mình. 30 tháng 4 năm 1975 tôi vừa tròn 25 tuổi. Tuổi mơn mởn đào tơ của một cô gái thị thành. Tuổi dạt dào nhựa sống. Lúc đó, tôi vẫn chưa biết yêu ai. Mỗi lần Bố hỏi :

- Sao? Đưa anh ta về gặp Bố đi chứ? Con gái lớn rồi!

Tôi ngoe nguẩy:

- Con chưa tìm được người nào giống như Bố.

Bố tôi phì cười:

Giống như Bố là giống làm sao? 

Tôi bắt đầu tả người trai trong mộng của tôi:

- Cao trên 1mét 7. Da trắng. Đẹp hiên ngang.

Bố tôi cốc đầu tôi và nói:

- Thôi được. Bố chờ.

Là trưởng nữ, tôi rất được Bố thương. Tôi cũng rất thương Bố. Hình ảnh Bố trong bộ đồ nhà binh. Dáng thẳng oai phong làm tôi ao ước mãi. Người yêu tôi sau nầy phải giống Bố tôi về ngoại hình, về phong cách, về tình thương.

Nhưng bầu trời phía trước được tôi nhìn qua lăng kính màu hồng ấy đã nổi bão giông. Nước mất. Bố tôi đi tù. Cứ ba tháng một lần tôi thay Mẹ ra Bắc thăm Bố. Đúng 49 lần thăm thì Bố tôi " được tha".Về đến nhà, việc đầu tiên là Bố tôi mang hết mấy quyển Album gia đình ra Bố chọn một tấm ảnh chân dung của ông trong bộ quân phục. Bố nói:

- Bố thích tấm ảnh nầy. Bố chụp khi con vừa lên 3 tuổi đấy...

Hai tuần sau Bố tôi mất khi Ông chưa đến tuổi 60. Kiếp nguời thật mong manh quá! Mẹ tôi như người mất trí. Các anh chị em tôi rất đỗi bàng hoàng. Đau đớn. Hụt hẩng. Căm phẩn tột cùng nơi đã làm cạn nguồn sinh lực Bố tôi. Cả gia đình ngồi lại. Mẹ tôi quyết định đem hết của tiền còn lại, cho ba trong số bảy chị em chúng tôi vượt biên.

Mẹ tôi nói:

- Cả gia đình mình đánh đu với phần số đây.

Em trai tôi nói vui một cách vô tư:

- Mẹ đừng lo. Con nghe các bạn con hay nói như vầy: Một là má nuôi con. Hai là con nuôi cá. Ba là con nuôi má. Thôi cứ vậy mà đi. 

Cả nhà cười vui vẻ y như sắp đi ăn tiệc không bằng. Chẳng có gì là căng thẳng cả.

Một năm sau.

Em trai tôi được bà cô bảo lãnh vào Úc. Em gái kế đi Pháp.Còn tôi đi Mỹ.

Sáu tháng đầu tôi làm " người tàn tật". Điếc: vì không nghe rõ được tiếng nói của người bản xứ.Què: vì không biết lái xe. Câm: vì hễ mở miệng ra sợ nói tiếng Mỹ " ngọng" bị cười. Cho đến một ngày tôi gặp anh. Anh là "tuỳ viên" của Bố tôi ngày trước.Vượt biển với cả gia đình từ năm 80. Vợ anh chia tay anh trong một tình huống bất ngờ: Chị gặp lại người tình cũ thời còn đi học. Giờ đang là thương gia giàu có. Chỉ có thế mà bỏ anh. Tôi được một bà Mỹ tốt bụng nhận làm con nuôi. Nhà bà có ba phòng do các con lập gia đình ở riêng .Trống và vắng. Anh tới lui thăm tôi thường. Đưa giúp tôi đi chợ. Dạy tôi học lái xe. Xin việc làm và nhiều sự quan tâm chăm sóc khác. Có anh tôi thấy ấm lòng. Tôi đã gần 40 tuổi. Còn anh ngoài 50. Nếu ở Việt Nam tôi được xếp vào tuổi " quá lứa, lở thì". Thành ra, khi anh ngõ ý yêu tôi tôi nhận lời không chút do dự. Từ đó tôi xin phép bà má nuôi cho tôi ở riêng. Hằng ngày, anh đưa tôi đi làm. Anh cũng đi làm. Nhưng về đến nhà, anh giành làm hết mọi việc: bếp núc, giặt giũ, rửa chén, clean nhà. Tôi ái ngại thì anh dịu dàng:

- Anh sống một mình đã lâu. Đâu đó có trật tự. Em đừng làm xáo trộn chi cho phiền. Để anh làm hết cho. Mai mốt anh già chút nữa giao lại cho em. Tha hồ mà làm. Được không?

Tôi mỉm cười hạnh phúc. Nửa năm qua mau. Anh vẫn yêu thương tôi với tình yêu của người chồng cưng vợ. Tôi đã biết tự lái xe đi làm. Những hôm về sớm bất chợt, tôi bắt gặp anh ngồi trầm tư, mắt nhìn vào khoảng trời xa xăm cách vô hồn. Gặng hỏi thì anh bảo không có gì. Người sống nội tâm hay như thế. Anh vẫn cư xử ôn hoà nên tôi mau quên. Bạn bè nói tôi hạnh phúc quá. Dù anh lón tuổi và chúng tôi không còn hy vọng sinh con. Nhưng tình yêu tôi chân thành. Tình yêu anh bao la. Nhiều điểm anh cũng phảng phất giống Bố tôi. Tôi thích!

Nếu sống ở đất Mỹ nầy mà gia đình vợ chồng sớm tối đi về có nhau. Rất mực yêu thương nhau. Thuận hoà hạnh phúc mãi thì tôi nghĩ chắc không ai còn nghĩ đến thiên đàng. Biển đời mà người ta hay gọi là " biển trần khổ vơi vơi trời nước " ấy cũng có lúc dậy sóng ba đào bởi bão giông.

Hôm đó, tôi trở về nhà trễ hơn thường lệ. Vừa ghé chợ mua ít thức ăn. Tôi muốn đãi anh món cá hấp cuốn bánh tráng. Anh thường nói:

- Lớn tuổi rồi ăn nhiều thịt không tốt. Ăn cá, ăn rau người sẽ khoẻ hơn.

Bảy tháng sau ngày làm vợ anh, đây là lần đầu tiên tôi làm bếp. Hôm qua tôi nói với anh rằng:

- Hạnh phúc của người vợ là nhìn chồng ăn một cách ngon lành những món mình đã nấu. Hãy cho em được hạnh phúc ấy một lần.

Anh cười:

- Bộ anh nấu thì mình không hạnh phúc sao? 

Tôi hả hê lòng nhưng vẫn nằn nì:

- Đừng cưng em quá em hư Phụ nữ Việt Nam là " bà nội trợ ". Không có "ông nội"!

Anh gật đầu. 



Đóng cửa xe, tôi đi thẳng vào bếp. Lạ ! Đèn chỗ nào cũng sáng trưng. Tôi vào phòng để computer, không có anh. Vào phòng ngủ không có anh! Restroom mở cửa. Tôi không thấy anh đâu cả....

Tôi bày biện thức ăn ra bàn rồi ngồi chờ. 9 giờ. 10 giờ . 11 giờ. 12giờ... Tôi đứng lên.Khi lục tung hết tủ bàn tôi mới hay anh đã mang toàn bộ quần áo, đồ đạc của anh theo. Dưới gối là hai dòng thư ngắn ngủi:

Em,

Anh xin lỗi đã ra đi mà không báo cho em biết trước. Rồi em sẽ quên. Hãy tha thứ cho anh!

Tường Lân.

Tôi hốt hoảng thật sự! Vừa khóc vừa gọi tên anh. Suốt đêm đó tôi không ngủ. Hôm sau vào chỗ làm mệt ngất ngư. Một ngày, hai ngàỵ Một đêm, hai đêm. Liên tiếp nhiều ngày nhiều đêm như vậy trôi qua. Rồi cũng qua! Những ngày, những tháng, những năm sống như người ảo chấm hết thực sự khi tôi nhận được thư anh.

M***achusetts ngày 22 tháng 6 năm 1987.

Hồng Bích yêu thương,

Anh muốn không bao giờ viết cho em nữa. Nhưng em còn nhớ 2 câu thơ của ai đó mà em nhắc anh hồi mới gặp lại nhau, khi nói về cuộc tình của anh Thao và chị Tường Loan không?

Nợ tình chưa trả cho ai,

Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan.

Anh bây giờ sống rất gấp. Anh quyết định viết vội cho em. Mà em hứa với anh đi. Đọc thư anh em không khóc. Hôm em nằng nặc đòi anh cho em làm bếp để đãi anh món cá hấp, anh vừa trả lời em vừa gập người nén chặt cơn đau mấy lần. Làm sao em biết được lòng anh quặn thắt cở nào.

Em à! Người chưa đến Mỹ gọi đất Mỹ là Đất Hứa. Tưởng rằng nước Mỹ là xứ sở thần tiên. Người còn ở lại quê nhà tưởng tại Mỹ "dollar lót đàng , vàng lót ngõ". Nhiều người cho rằng nước Mỹ là nơi lắm bạc nhiều tiền, làm sao còn có cảnh cơm không lành , canh không ngọt? Làm gì có chuyện vợ chồng chia tay nhau, khi mọi tiện nghi đều dễ kiếm.Thậm chí có người còn khẳng định: Ở Mỹ không sợ bịnh. Lỡ có bịnh cũng không sợ chết . Vì y học quá tiến bộ. Đâu phải như ở Việt Nam: Nghèo - khổ - bịnh - tật - chết. Đã nghèo thì phải khổ. Đã khổ thì đổ đau,đổ bịnh. Bịnh không tiền hay không đủ tiền chữa thì phải chịu tật hay là chết. Phải vậy không em?

Gặp lại em anh mừng lắm. Anh nhớ những ngày cận kề bên Bố. Dù cấp bậc có một khoảng cách nhất định nhưng Bố rất tốt với anh. Với kỷ luật thì Bố dùng kỷ luật thép. Nhưng với tình thương thì Bố thật khoan nhân. Vì vậy mà Bố là cấp chỉ huy được lòng mọi người yêu mến. Trong cuộc đời anh. Mẹ là người anh yêu nhất. Hôm mẹ anh mất Bố cho ngày về phép còn cho cả tiền. Thế mà khi Bố chết anh không có cơ hội viếng ngườị Những mỹ cảm về Bố trong anh, anh đã đem mà đối xử với em như em đã thấỵ Tiếc một điều anh không thể sống mãi bên em.

Hồng Bích,

Anh bị chứng bịnh ung thư máụ Thật tình anh không biết. Cho đến khi làm chồng em được 5 tháng 12 ngàỵ Tại sao anh tính kỹ như vậy? Bác sĩ nói anh sống rất gấp mà! Những lúc ở bên em. Những lúc nhìn em nói cười vô tự Mắt sáng ngời hạnh phúc anh yêu quá. Muốn nói sự thật cũng không nỡ. Chờ cho em ổn định cuộc sống. Anh quyết định bỏ đi.Thà là anh bỏ đi. Đi để trốn chạy thực tại đau thương. Chắc lúc đó em nghĩ anh trở về với vợ cũ. Hay em cho anh là tên giả dối, phản bội em? Có lúc nào em nguyền rủa anh chưa? Hay em chỉ ôm đầu ngồi khóc? Anh thật có lỗi với Bố vì đã gieo vào cuộc đời con gái Bố những luỵ phiền. Cho tới giờ phút nầy anh vẫn có thể quả quyết thưa với Bố rằng : Con còn yêu Hồng Bích lắm.

Em,

Anh có căn dặn Huy - bạn anh- làm ơn mang thư nầy trao tận tay em. Còn đây, nắm tro tàn của anh. Em hãy mang ra mé biển. Anh nhớ buổi chiều tháng ba, hãy còn là mùa Xuân gió lộng. Mình đi bộ trên đồi. Nhìn ra biển. Biển bát ngát màu xanh, xa tít đến tận đường chân trời. Biển buổi chiều đẹp quá, anh không quên.

Hồng Bích thương yêu,

Sự sống anh còn rất ít. Một chút nữa thôi. Anh dành hết cho em. Anh muốn giữ em đến hết cuộc đời mà không thể. Bây giờ hiểu rõ vì sao anh bỏ em đi rồị Em có còn hờn giận gì anh không? Em! Anh xin lỗi! Anh thật là không phải.

Mãi mãi yêu em,

Tường Lân.


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/May/2011 lúc 9:55pm
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23809
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/May/2011 lúc 5:41am
Sao em không nhớ Gò Công


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 28/May/2011 lúc 5:41am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23809
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/May/2011 lúc 8:55pm
Về Gò Công chơi biển Tân Thành
 
Chơi biển Tân Thành không chỉ là tìm đến với không khí trong lành của xứ biển, mà còn là dịp hòa mình vào sinh hoạt của cư dân nơi đây và thưởng thức những vị ngon của hải sản Gò Công vốn nức tiếng với con nghêu, con ốc...

Từ Sài Gòn về Gò Công theo con đường qua bắc Mỹ Lợi (ngày xưa gọi bắc Cầu Nổi) dài khoảng 60 cây số là tới thị xã Gò Công; đi thêm 16 cây số nữa sẽ tới Tân Thành. Dọc tuyến đường này có nhiều điểm di tích rất đáng để khách dừng chân ghé lại thăm vài giờ trước khi tiếp tục hành trình.

Đầu tiên là khu di tích Lăng Hoàng Gia rộng khoảng 4.000 mét vuông, với ngôi nhà thờ và phần mộ danh thần triều Nguyễn là đức Quốc công Phạm Đăng Hưng (1765-1825), soạn giả bộ sử Đại Nam thực lục và là thân sinh bà Phạm Thị Hằng, tức là hoàng thái hậu Từ Dũ.

 
Kế đó là xã Hòa Nghị, ngoài cây dầu cổ thụ sống mấy trăm năm, nơi đây còn được mệnh danh là “quê hương trái sơ ri”. Tiếp theo, bạn đến thăm đền thờ Trương Định ở xã Tân Hòa, nơi khởi binh chống Pháp của người anh hùng dân tộc lừng lẫy với địa danh “đám lá tối trời” mà thực dân và tay sai khi nghe tới đều rụng rời tay chân, khiếp đảm tinh thần.

Ở Tân Hòa, bạn đừng quên thưởng thức các món đặc sản như bánh giá, mắm còng và mắm tôm chua với rượu sơ ri, trước khi rong xe thẳng tới biển Tân Thành.

Bờ biển Tân Thành dài khoảng 7 cây số. Riêng khu du lịch biển Tân Thành đã làm được bờ kè dài gần 300 mét. Bờ kè tuy đẹp, giúp ngăn chặn những cơn sóng dữ mùa gió chướng làm sạt lở bờ nhưng lại khiến nó trở thành bờ biển “chết” vì chẳng mấy du khách đoái hoài tới chuyện đừa giỡn thỏa thuê với con sóng từ đại dương ùa vào! Tại đây, nhìn ra xa thấy những chiếc chòi giữ nghêu cao lênh khênh trên sóng biển. Nhưng, điều hấp dẫn du khách đến với Tân Thành chính là đặc sản biển.

Người ta nói “chánh quán” của con nghêu Gò Công nổi tiếng xưa nay chính là biển Tân Thành. Mùa gió nồm (gió đông nam, từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch) là mùa nghêu. Để thưởng thức món ngon dân dã này không gì bằng tham gia đi xúc nghêu. Nước ròng, hàng bao nhiêu người lần theo bờ nước rút dùng cào, cuốc xúc nghêu.

Đây là lúc ruộng đồng Gò Công khô khốc, nước sông còn mặn chát, nhưng lại là lúc biển Tân Thành tràn ngập những nghêu là nghêu. Nhưng vào tháng 7 âm lịch, khi con nghêu đã trọng, mới là lúc các món chế biến từ con nghêu có vị ngon số dách. Ca dao xưa có câu: “Gió nồm là gió nồm nam / Trách người quân tử ăn tham không mời”, có ý “khen” con nghêu Tân Thành đã khiến “người quân tử” chẳng thèm đoái hoài tới “ai” bên cạnh mình!

Nghêu được chế thành nhiều món ăn: xào mướp hương, xào bầu, kho tiêu... nhưng ngon và khoái khẩu nhất có lẽ là nghêu nướng hoặc hấp. Nghêu nướng phải chọn những con bự mới ngon. Nướng con nào ăn con đó. Nghêu hả miệng là chín, banh vỏ, nặn chút chanh, chấm muối tiêu rồi húp nước. Sau đó dùng răng rứt nghêu, ăn kèm đọt nhàu, lá gừng, lá nghệ.

Nếu hấp lá chanh, lá sả, lá bưởi thì chỉ cần những con nghêu don don. Thưởng thức món này sẽ giúp bạn thơm tho, sảng khoái miệng lưỡi. Riêng món nghêu nhúng giấm mới là “độc chiêu” của người dân xứ này. Thịt nghêu nhúng vô nồi giấm đang sôi, gắp ra, cuộn trong lớp bánh tráng đã sắp sẵn rau thơm cùng dưa leo, chuối chát, khóm, khế... chấm nước mắm chanh tỏi ớt.

Có điều xin nhớ là dù làm món gì, muốn ngon, cũng phải dùng nghêu sống và phải ngâm nước vo gạo hoặc nước pha chút giấm để nghêu nhả hết chất dơ ra. Những đặc sản này nhậu với rượu ngâm trái sơ ri thì quên dừng tay nâng chén, nhưng lỡ có say cũng không lo vì đã sẵn món cháo nghêu “đặc trị”. Cháo nghêu nấu với nước cốt dừa vừa béo vừa ngọt vừa nóng hổi, toát mồ hôi, nhanh chóng giúp “giải nghễ” cơn say.

Tham gia một đêm bắt ốc hương gần đuôi cồn Cống cũng thú vị không kém. Đêm đen kịt. Thủy triều xuống. Lấp loáng vô số ánh đèn pin di chuyển dọc dài trên bãi kiệt nước. Ngồi một chân xếp trên “cái mông” (ván lướt), một chân thò xuống bùn non mà đẩy. Vừa đẩy vừa nhanh tay chụp lấy những con ốc hương hiện ra trong ánh sáng đèn bình. Chẳng bao lâu, bạn đã có lủ khủ những chú ốc xinh đẹp đủ để làm thành món nhậu hấp dẫn. Ốc hương luộc, hoặc hấp chín thì cho vào tủ lạnh. Khi ăn lấy ra chấm muối tiêu chanh sẽ có vị ngọt và giòn và lạnh thấu tủy răng. Ốc hương là loại ốc cao cấp rất được các nhà hàng có “sao” ở Sài Gòn săn lùng.

Ngày mồng năm tháng năm âm lịch hằng năm, biển Tân Thành thường xuất hiện một loại hải sản rất đắt giá là con móng tay. Con móng tay sống trong cát bùn, chỉ ăn phiêu sinh vật. Khi thủy triều lên, nó trồi ra khỏi hốc, lủi ngay vô cát khi có tiếng động. Vậy mà săn bắt những con này rất dễ với cây que dừa cùng một ít vôi. Chỉ cần hấp, xào hoặc nấu cháo là ta đã có thể ngậm nghe vị ngọt của những miếng thịt con móng tay giòn tan trong răng. Một cảm giác thú vị mà không một nhà hàng nào ở thành phố có thể đem lại cho thực khách.

(Theo Phương Kiều // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 30/May/2011 lúc 10:32pm
.
 
Đặc biệt biển Tân thành Gò Công có con móng tay
 
 
 
 
 
Xin mời
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 30/May/2011 lúc 10:37pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23809
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Jun/2011 lúc 10:38pm
Gò Công - Vùng đất nhỏ nhưng nhiều nhân vật lạ lùng
Gò Công, mảnh đất nhỏ ở Nam Phần, có khi chỉ là một huyện, có khi được là một tỉnh, Nơi đây dân không đông, đất không rộng. Thế nhưng Gò Công lại là một vùng đất có nhiều nhân vật lừng danh trong lịch sử nước nhà. Trong bài viết  ngắn nầy, chúng tôi xin ghi lại một vài vị nổi tiếng nhứt. Đó là:

1. Hoài Quốc Công Võ Tánh: người đã từng chiêu mộ hào kiệt lập ra một đạo quân riêng gọi là Kiến Hoà Đạo đóng tại Gò Công. Họ từng đánh bại quân Tây Sơn tại Giồng Tre và Đầm Vạn Thắng. Sau nầy ông lấy công chúa Ngọc Du con của chúa Nguyễn Ánh. Ông cùng với Ngô Tùng Châu đã tự vẩn khi quân Tây Sơn của tướng Trần Quang Diệu vây thành Quy Nhơn năm 1801.

 
2. Quốc Công Phạm Đăng Hưng: là một trong những vị quan lớn của triều Gia Long và Minh Mạng. chức vụ lớn nhứt của ông là Lễ Bộ Thượng Thơ. Nhưng ông lại chính là ông ngoại của vua Tự Đức vì con gái của ông chính là bà Từ Dũ.

3. Bà Từ Dũ: tên thật là Phạm thị Hằng sinh quán tại Giồng Sơn Quy – Gò Công. Được tiến cung từ năm 14 tuổi để làm vợ hoàng tử Miên Tông sau nầy là vua Thiệu Trị. Bà là mẹ của vua Tự Đức. Bà Từ Dũ nổi tiếng là một người tiết hạnh đoan trang .

4. Bình Tây Đại Tướng Trương công Định: người đã gây cho quân xâm lược Pháp nhiều khổ sở mới bình định được vùng đất Gò Công. Một trong những trận đánh nổi tiếng của nghĩa quân là trân đánh đồn Cần Giuộc. Nghĩa quân với vũ khí thô sơ đã dám chống lại với súng đồng tàu chiến, đem xương máu trả nợ núi sông. Ông bị Huỳnh công Tấn dò tìm được nơi lẩn trốn và dẫn quân Pháp tấn công. Ông bị thương và chết năm 1864. Khi ông chết, người Pháp phải kính phục và cho một toán lính Pháp, Ấn mang súng đến hầu và đưa linh cửu tận huyệt. Mộ của ông ngày nay đã được trùng tu (còn mộ của tên gian tế Huỳnh công Tấn đã bị dân chúng phá bỏ năm 1945).

5. Hoàng Hậu Nam Phương: tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan là vợ của vua Bảo Đại.

Ngoài ra, Gò Công còn có những nhân vật  nổi tiếng khác đó là:

1. Nhà văn Hồ biểu Chánh: tên thật là Hồ văn Trung (1885-1958), người có làm quan, làm chánh trị... nhưng cái mà ông để lại cho đời chính là sự nghiêp văn học to lớn với rất nhiều tiểu thuyết có văn phong miền Nam như: Ngọn cỏ gió đùa, Chúa Tàu Kim Quy, Con nhà nghèo, Cha con nghĩa nặng ... Văn của ông bình dân, chuyện của ông đều có tính giáo dục. Ngày nay các nhà xuất bản trong nước đã xuất bản lại hầu hết tác phẩm của ông.

2. Linh mục Nguyễn bá Tòng: (1868-1949) nổi tiếng là một người chăm lo cho việc học hành của những người nghèo. Ở Sài Gòn trước 1975 có trung học Nguyễn bá Tòng với ý biểu dương công đức của ông.

3. Ông Lê quang Liêm: nghị viên Hội Đồng Quản Hạt – Nam Kỳ khoảng thập niên 1930

4. Luật sư Vương quang Nhường: từng là Bộ Trưởng Giáo Dục thời chánh phủ Trần văn Hữu và Nguyễn văn Tâm.

Đất Gò Công cũng sản sinh ra một nhân vật kỳ lạ đó là Cậu Hai Miên con của Huỳnh công Tấn. Ông nầy nổi tiếng về mặt ăn chơi và du lịch. Ông  cũng nổi tiếng là một người có tánh hào hiệp như những tay anh chị. Ông hưởng gia tài của cha, lại được Pháp trợ cấp nên sống một cuộc sống sung sướng. Người ta nói rằng khi nào cậu Hai hết tiền thì cứ tới kho bạc viết “bông” lấy tiền ra xài. Do đó, mà có câu vè:

“Cậu Hai cậu chớ có lo
Hết tiền cậu xuống dưới kho cậu lấy mà xài”

Gò Công, vùng đất nhỏ nhưng cũng có nhiều nhân vật lạ lùng


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 01/Jun/2011 lúc 10:40pm
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23809
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Jun/2011 lúc 9:23am
Sao Anh Không Về Thăm Lại Gò Công
Phương Dung


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/Jun/2011 lúc 9:23am
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 216 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.293 seconds.