Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn
Message Icon Chủ đề: CẦU HUYỆN QUÊ HƯƠNG TÔI Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 18 phần sau >>
Người gởi Nội dung
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 19/May/2013 lúc 11:00pm

Trường Nữ Tiểu Học

Trường Nữ Tiểu Học với Nam Tiểu Học được xây dựng cách nhau con đường, trên một diện tích tương đồng. Trường Nam ba mặt được xây tường gạch chồng lên nhau cứ một khoảng trống là một viên gạch. Trường Nữ ba mặt được trồng cây keo ù cắt cao, mặt giáp đường Gia Long có nhà Đốc Học Nữ được xây tường thấp.

Trường nữ được cất trên một nền cao mặt nhìn về vườn bông trước nhà Đốc Phủ Hải, nếu kết hợp với trường Mẫu Giáo có hình dáng chữ L.

Thằng Bình cũng nói riêng với tôi Trường Nữ Tiểu Học trước đây là Bảo Sanh Viện ! Ma con nít nhiều lắm. Một lần đi lên bậc tam cấp, chính nó còn bị đám ma con nít xô cho té. Cái thằng chẳng biết qua trường Nữ dòm ngó em nào bước lên bậc thang bị té, mắc cở với mấy em rồi đổ thừa ma xô .  Mà cái thằng này thật là ngộ, nhìn nhà nào cũng thành nhà thương, chổ nào nó đưa mắt tới là y chang chổ đó có ma, tôi hỏi nó

- Ai nói ?

Phen này nó không nói Bà Ngoại nữa mà bảo tôi

- Mấy có thấy nền trường gì mà cao nghiệu, lại còn lót gạch bông, mầy thấy lớp học nào lót gạch bông bóng lượn như vậy không ? đâu khác gì Nhà Bảo Sanh,  qua nhà thương ông Huân hoặc lên nhà thương dòm là biết ngay cần gì ai nói !

Nó còn lên mặt đàn anh

- Học lớp nhất rồi hảy tập quan sát, dượng Sáu tao lúc chưa đi tu, ổng biểu tao như vậy, với mày tao mới nói cho nghe.

Cái thằng luôn tung tin giựt gân, đã vậy còn lên mặt dạy đời, thế mà lúc nào tôi cũng cho lời nó nói là đúng. Vậy mới chết !

 

Vào năm 1956 -1957 gì đó ? phía Tây Nam góc trường Nữ Tiểu Học, kề bên cây me trong khuôn viên trường có hai phòng được sửa làm Lớp Mẫu Giáo, ôi cái lớp học đẹp làm sao ? đầy màu sắc, nhiều trò chơi, nhìn cây cầu tuột vẽ hoa vẽ bông mà phát thèm, lũ chúng tôi giả bộ chờ rước em, rồi đi quanh quẩn hàng rào giả vờ cúi cúi lượm me, liếc nhìn lên không thấy ai, tức thì chạy lên thang tuột xuống, thật là đả !

Muốn khai thụt tuổi nhỏ lại để được vào lớp Mẫu Giáo quá chừng!

Cổng Phía sau trường xây bằng gạch tô cement hơi nhỏ, ra phía sau bờ sông Cầu Huyện, bờ bên kia là bến đò, tôi nhớ ghe của Ông Bảy Tre đậu ở bến này, bờ sông bên này mọc đầy cỏ và có nhà cơm cho học sinh ở xa buổi trưa ra đây ăn cơm, chiều đi học tiếp.

Nhà cơm được xây trên nền cement cao nghệu, nhà bằng gổ lợp tôn “ fip rô”  gồm hai phòng, phòng bếp và phòng ăn

Phòng bếp vách gổ, bên trong chứa vật dụng nấu ăn, phòng này dành riêng cho nhân viên nhà ăn, mỗi chiều ra về nhân viên khoá cửa lại.

Phòng ăn diện tích 6m x 8m ( phỏng chừng ) chỉ làm lan can bằng gổ ba bên, gió mát lồng lộng, phòng được kê bàn ăn có ghế gổ ngựa dọc hai bên, học sinh ở xa đi học đem theo cà mên hoặc lon ghi gô cơm, buổi trưa ra đây ăn, nhà ăn có sẳn nước cho uống, xong có thể lăn trên bàn trên ghế ngủ một giấc. Nơi này bọn tôi thường trốn học chơi ở đây, những gánh hàng rong, xe cà rem cũng tụ tập ở nơi này.

 

Trong khuôn viên có Trường Nữ Công nằm song song với dãy phòng học sinh Nữ, cổng đi riêng quây mặt về hướng Bắc nhìn ra đường Nguyễn Trường Tộ hiện nay, bên kia đường hông Sở Hiến Binh.

Thật lòng tôi không biết Trường Nử công học những môn gì, nhưng nghĩ các cô chỉ có hai môn chánh

- May thêu

- Nấu ăn

Hình như học sinh muốn học tiếp sẽ thi lên trường Phú Thọ ngành học Nữ công gia chánh.?

 

Nhà Hiệu Trưởng Trường Nữ Tiểu Học

Ngôi dinh thự này, xây đẹp hơn nhà Đốc Học Nam và bề thế hơn, tôi thấy nhiều vị quan chức ngành giáo dục có văn phòng như :

-         Ông Thanh Tra Phạm Văn Lắm

-         Hiệu Trưởng Trường Học Nghề

-         Văn phòng Hiệu Trưởng Trường Nữ

-         Và khu nhà ở của vị chức sắc nào đó

 

Tôi kẻ hậu sinh học hành chẳng bao nhiêu lại hời hợt, nhưng nhìn dinh thự ở Gò Công, ngoài những dinh thự phục vụ cho các quan lại cai trị hoặc công sở, đồn lính … ta thấy có 2 nhà đốc học trong coi bậc Tiểu Học được xây dựng thật đẹp, trên một vuông đất rất tốt, một  hình thức khuyến học ?

Nên suy nghĩ việc làm của Đế quốc Pháp !

 

Khi bắt đầu vào tuổi đi học, người Pháp đã về nước.

Nhìn những gì “ đế quốc Pháp” đã làm trên đất nước mình, cách cai trị của họ người bị trị được tự do được lập đảng, ra báo chống lại người Pháp… hành xử một số quyền dù đang ở thế kỹ 19 vẫn hơn hẳn một số người có đỉnh cao trí tuệ đang cai trị dân tộc Việt Nam ở thế kỷ 21này !

 

Hảy đem so sánh vụ án chánh quyền cướp đất tại Đồng Nộc Nạn ở Bạc Liêu năm 1928 người dân giết chết quan cò người Pháp và Toà Án đế quốc xử dân Việt Nam

Với vụ án Cống Rộc, nhà nước nhân dân cưởng chế thu hồi đất của nhân dân thuộc Hải Phòng năm 2012, chỉ nổ viên đạn hoa cải, công an hợp với bộ đội cụ Hồ đập phá san bằng nhà dân, cướp tôm cá hoa màu, toà án nhân dân nước cộng hoà xã hội Việt Nam, xử dân mình  thì thấy bọn đế quốc cách đây 100 năm  tình người và công lý hơn hẳn bọn cộng sản bây giờ, chẳng hiểu tại sao ?

 

Đối ngoại, họ tranh luận quyết liệt với nhà Thanh nước Tàu để giữ gìn từng tấc đất quê hương trên những cột mốc biên giới ở phía Bắc, trong Nam.

Lập khu hành chánh ngoài đảo Hoàng sa, xây dựng cột mốc trên quần đảo Trường sa xác định chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

 

So với nhóm người Việt cai trị đất nước tự xưng là anh hùng, là yêu nước, thật lòng tôi kính trọng người Pháp hơn.

 

Những gia đình, công sở dọc theo bờ Bắc sông Cầu Huyện tôi chỉ biết đến đây. Vào năm 1960 lên Sài Gòn học rồi lang bạt kỳ hồ từ ấy quê hương mỗi ngày mỗi xa thêm, một nhân duyên thật mầu nhiệm được biết trang Web Gò Công.

Bài tập đọc xưa, xưa lắm trong quyển Quốc Văn Giáo Khoa Thư, vẫn thuộc nằm lòng “ Tôi sinh ra đời bằng một ngôi sao xấu, khi ở tuổi vừa …. “. 

Viết về Gò Công để bớt nhớ Gò Công, cố ôn lại những ngày thơ ấu nhọc nhằn hành trang không thể thiếu trong cuộc đời tôi !

 

Chân thành cám ơn Hội Thân Hữu Gò Công Vùng Hoa Thịnh Đốn tạo điều kiện để huynh đệ Gò Công bốn phương tìm về tâm tình, trang trãi nỗi lòng trong những ngày xa xứ !

 

Thành kính tri ân quê hương mãnh đất tình người bé nhỏ như chiếc lá Sơ Ri giữa dòng, đã nuôi lớn những tâm hồn cao đẹp đáng kính, góp phần nhỏ trong trang sử Việt dựng nước và giữ nước oai hùng .

Gò Công quê tôi “ Hào kiệt anh thư đời nào cũng có  như Võ Tánh, Ngô Tùng Châu, Trương Định… Phạm Thị Thàng

Ngưởng mong chư liệt vị phù hộ quê hương Gò Công và đất nước vững bền.

 

Cao Thệ



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 10/Aug/2013 lúc 11:22pm
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 16/Jul/2013 lúc 4:50pm

Đôi lời thanh minh

Năm 1960 vừa đúng 12 tuổi lên Sài Gòn học cho đến nay.

Buồn xa xứ nhân biết được trang Web Gò Công …  xem bài viết về Cầu Huyện của Nhà thơ, nhà văn Thi Lan Thảo thấy còn thiếu “ xóm nhà lá Cầu Huyện “ nơi nuôi dưỡng tuổi thơ tôi.

Vốn học nghề từ nhỏ, chuyện văn chương chỉ ngó thoáng qua năm Đệ Thất, Đệ Lục cho biết với người ta chứ chẳng thi cử gì ! Rồi … làm thợ suốt cả đời, nay buông mỏ lết xuống cầm bút lên thử nghệch ngoạc viết vài câu bon chen với các bậc đàn anh đàn chị đặng mà giới thiệu “ Cầu Huyện Quê Hương Tôi ” trên trang nhà. Số lượng anh chị, bạn bè em cháu vào xem đã kích thích người viết cố gắng nhớ để viết thêm, bài viết thực chất là kể chuyện, chỉ dùng chuyên chở ý ngoài ra   lỗi chính tả mịt trời, chẳng một chút gì văn chương.

Nhân đây xin chân thành cám ơn các bạn và Nhà Thơ Thi Lan Thảo vì chình Nhà Thơ đã gián tiếp đẩy tôi vào cõi thơ văn này.

55 năm dài xa Gò Công, hiện nay đầu óc già nua lú lẫn nên có chuyện nhớ chuyện quên trong đó nhiều chuyện nhớ sai, quên trúng, ngưởng mong các bậc đàn anh, đàn chị bỏ qua và bổ khuyết thêm, góp tay để lại chút quà quê hương cho em cháu

Thời gian ở Gò Công thật lòng chỉ biết con đường trên chợ là Trưng nữ Vương, trong giao tiếp hằng ngày giới bình dân ít học như lũ chúng tôi đa phần chỉ biết đường Lộ Me, đường Ao Trường Đua, đường Mé Sông, Lộ Dây Thép, đường Lộ Dương, Lộ Nhựa, đường đi Bình Ân, đường đi Tân Tây là hết. Con đường Tống Thứ trước nhà là sân bóng một thời, đá banh sức mấy cái móng giò chỉ mới biết tên khi vào trang Web này.

Mới đây muốn viết tiếp con đường từ Nhà Thờ đến Nhà Đèn phải hỏi Bác Sĩ Trần Văn Sáng :

- Con đường trước nhà Ông  thời trước 75 mang tên gì ?

Đưa mắt nhìn tôi xem coi hỏi thiệt hay hỏi giả rồi Ông đáp gọn hơ :

-         Thái Lập Thành.

Chu mẹt ơi ! Con đường Thái Lập Thành ở ngã Tư Phú Nhuận trước năm 1975, Ca Sĩ Phương Dung ngụ tại số 12 phía sau nhà là vườn chuối, nhà tôi trong hẻm số 6 nằm cạnh vườn chuối đó suốt mười mấy năm dài mà chẳng biết Ông Thái Lập Thành là Chủ Tỉnh Gò Công !

Trong bản vẽ “ Sơ Đồ Thành Phố Gò Công trước năm 1960 “ vẽ xong, trong đó có một chi tiết nhóm ao chứa nước phía sau Dinh Tỉnh tên gì để ghi vào, ba tháng trời suy nghĩ mãi không ra ! Những công việc thắc mắc chẳng biết hỏi ai !

Để kích thích tin thần vẽ bản đồ của tôi Anh Lộ Công Thông cho một lúc 60 cây viết chì màu cáu cạnh đựng trong hộp, một hôm vô tình cầm hộp viết chì màu bằng thiếc trên tay bổng nhớ ra

-         Ao Thiếc

Tội nghiệp cho người Gò công viết về Gò Công chẳng hiểu gì Gò Công, Anh Lộ Công Thông bèn mỡ lòng từ bi tặng cho quyển Gò Công Xưa và Nay của Huỳnh Minh để tham khảo viết về Gò Công cho trúng.  Trang 225 giòng 22 nói về Đường Pétrus – Ký, nhân tiện đang viết bèn hí hửng chom chỉa đặt vào, ai ngờ sai !

Nhân ngày “ Họp mặt  mùa Hè của Hội Đồng Hương Gò Công “ tổ chức vào ngày 7 tháng 7 năm 2013,  tiền bối Lộ Công Mười Lăm từ Canada sang tham dự, kêu lại nói nhỏ cho biết

- Có vị tiền bối nói Đường Pétrus – Ký chú viết, con đường rộng trải đá được trồng cây Dầu Dái Ngựa cặp theo dinh Tỉnh từ đường Lộ Dương qua cổng sau, cổng truớc Sân Vận Động ( xem bản đồ Gò Công trước năm 1960, Cao Thệ vẽ ) băng qua đường Thái Lập Thành chạy  cặp theo Sân Vận Động cũ giờ là Trường Trương Định, qua ngả ba đến dinh Phó Tỉnh Trưởng gặp đường lộ nhựa dọc theo sông Cầu Huyện như tôi đã viết, vốn chẳng phải đường Pétrus – Ký đâu. Mà là con hẻm nhỏ cặp theo Trung Tâm Cải Huấn phía bên nhà Thầy Hiệu Trưởng Võ Văn Giáp.

“ Con Đường Pétrus – Ký theo lời Vị Tiền Bối  nói lại chính là nhà Ông ngụ trên con đường đó “ nên không thể nào sai được !

- Ối trời ơi, như vậy tôi sai rồi !

Trước năm 1960 tôi biết con đường này là con hẻm nhỏ đường đất hai mép bờ cỏ mọc xanh um, trước cửa nhà ai đó có mấy cây Chùm Bát. Bề ngang mặt lộ chưa đầy 3 mét, dọc theo con đường người ta đào mương nhỏ dẫn nước thải ra sông Cầu Huyện, con đường sau này mới thấy lót dale. Không biết giờ đã được tráng nhựa chưa ?

Đường  Pétrus – Ký này một đầu giáp với đường Thái Lập Thành bên kia  là ranh đất giữa Toà Án với Nhà Thờ, cuối đường nối liền lộ nhựa chạy dọc theo sông Cầu Huyện.

Con đường nho nhỏ mang tên Nhà Ngôn Ngữ học kỳ vỉ của Việt Nam

- Một bên là trại Lính Bảo An, dường như sau 1960 Trại lính xây tường gạch ngăn đôi giữa văn phòng và trại giam, phần trại giam xây thêm phần tường hai bên hông và mặt sau giáp với đường Thái Lập Thành hai góc nhà giam có xây 2 tháp canh.

- Lề đường bên này gồm những căn nhà như sau ( có thể không đúng lắm ):

-         Đầu hẻm nhà Thầy Chín Hải Cảnh Sát

-         Nhà Ông Thoại

-         Nhà  Ba Bỉnh

-         Nhà Thầy Năm Tốt Thuế Vụ

-         Nhà Cô Chín Dinh

-         Không biết tên (thời này chủ nhà hiện nay là Thầy Non còn nhỏ, đang ở Trọ nhà Cai Tư xóm Cầu Huyện đi học, sau này mới về ngụ tại đây)

-         Miếng đất trống

Như vậy con đường mà tôi gọi là đường Pétrus – Ký, nằm trước cổng Sân Vận Động vốn chẳng phải là đường Pétrus – Ký !

Xin cáo lỗi các bạn và chân thành cám ơn vị tiền bối đã cho biết về con đường Pétrus – Ký này

Cao Thệ



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 16/Jul/2013 lúc 4:51pm
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 30/Jul/2013 lúc 12:00am

ĐƯỜNG AO TRƯỜNG ĐUA

----o0o----

Định viết về đoạn đường Ao Trường Đua lâu lắm sau loạt bài Cầu Huyện Quê  Hương tôi nhưng ngồi vo đầu bóp trán nhớ mãi chỉ ra cái Ao Trường Đua và nhà Thầy Bích, nhớ thêm chút nữa ra Chùa Phước Thiện, Quán tạp hoá Năm Châu và gara Cắc Chú Năm, muốn viết về  những con đường nằm trên xóm Cầu Huyện, nhưng nghĩ mãi chưa ra, thắc mắc chẳng biết hỏi ai ?

Bổng dưng hôm nay những hình ảnh trên đường Ao Trường Đua tự trong đầu chảy ra nữa mơ nữa thật, cứ theo nhớ mà viết, vì vậy sắc xuất đúng chẳng thể bảo đãm 100%  nhưng chắc chắn không thêu hoa dệt gấm thêm. Các vị tiền bối biết xin mở lòng hải hà chỉnh sửa dùm hầu bài viết đầy đủ hơn, con cháu hiểu thêm người và Đất Cầu Huyện để yêu quê hương nòi giống mình hơn, giống Tiên Rồng cứ bay mãi về phương Nam  !!!

Thời tôi còn nhỏ ít ai gọi là Tống Thứ chỉ nói với nhau rằng đi chợ đi học ngã Ao Trường Đua, từ Cầu Huyện nếu đi đến Pissine Bà Phước đếm chưa được 30 căn nhà nằm trên con đường hình cây thước góc của các vị thợ mộc, bởi đường Ao Trường Đua và Nguyễn Thái Học kết thành. Trên đoạn đường cây thước góc này ghi ít nhiều kỹ niệm đời tôi.

Những đêm rằm mùng 1, khoảng 8- 9 giờ đêm lũ chúng tôi tụ hợp nhau đi dọn bàn Thiên. Thuở ấy việc biết giờ là chuyện rất khó khăn, cái đồng hồ không phải nhà ai cũng có, cứ giả vờ nằm trên ván ngủ đợi gà gáy canh một, hoặc nghe ám hiệu là chung lổ chó đào thoát ra đường, đứa xách túi đệm , đứa cởi áo làm bao đựng chiến lợi phẩm, lũ con nít chúng tôi phút chốc hoá thành những chàng Lương Sơn Bạc !

Con đường Ao Trường Đua cô bác nhà ở mặt tiền tâm thiện lành, những ngày cúng vía không bỏ xót, bàn thiên trái cây và chuối không xao lãng, nhất là căn nhà sát bên cây táo nhà Chín Nheo ở ngã tư Trường Đua, ngoài bàn Thiên còn bàn đặt dưới đất trà bánh trái cây đầy đủ, bác gái chủ nhà trải chiếu xì xụp lạy, mỗi lạy mặt úp giữa hai bàn tay đầu chạm đất vái van đủ thứ đến khi ngước mặt lên nhìn bàn mất nải chuối, dĩa bánh vẫn làm thinh tiếp tục mà không bỏ cúng lễ, lễ vật bị chơm chỉa chẳng la hét như các nhà nạn nhân khác của bọn quỷ chúng tôi, thật là đức độ và phúc hạnh !

Từ Cầu Huyện đến hẻm Dưỡng Lão đường trải đá, từ đây đến Pissine Bà Phước được tráng nhựa láng o. Hàng rào hai bên đường chẳng thấy nhà nào cho ra hồn chỉ có nhà Chín Nheo xây gạch và tiệm tạp hoá Năm Châu thì dựng hàng rào kẻm gai tàm tạm

Ngay đầu ngã ba Lộ Me đám cây gai keo nhà Bác Mười Hiền rợp bóng che những lồng gá nòi, trên khoảng sân rộng, ông bị mù mà nuôi gà đá gà có tiếng. Con đường  đa phần các gia đình trồng cây bông bụp làm hàng rào, năm khi mười họa nở một vài bông hoa đỏ chói.

Đường Nguyễn Thái Học còn chán hơn từ ngã tư Ao Trường Đua ra đến mé sông le que 7-8 căn nhà phần còn lại là ruộng, gò mả và ao hồ. Lề đường lác đác những cây Dầu Giái Ngựa thuộc hạng cổ thụ, bên kia đường khuôn viên trường Khai Trí trước đây là trại lính còn lơ thơ vài cây Bã Đậu thân cây vươn gai ra tua tủa. Tôi  chán đi ngã này bởi không bày ra được trò gì chơi, chẳng nhà nào trồng cây hái trái ăn được, chỉ độc nhất một cây táo ở nhà Chín Nheo, nhưng chỉ lượm rất khó chọi, đạn lạc rớt trên nóc nhà như chơi, lại còn đi trên đường nhựa nắng chảy mềm xèo nóng bàn chân thấy bà cố tổ. Vì vậy mà không biết nhiều về những gia đình cư ngụ trên đoạn đường này







Từ đầu Cầu Huyện ngay ngả tư đi chợ, bên phải gồm những căn nhà sau:

1- Nhà Bác Tám

Căn nhà lá ba gian trước sân kê những chậu trồng kiểng , hòn non bộ bằng đá ông tự làm đặt giữa sân nhà. Mấy lồng cu mốc trước hàng ba đi ngang qua nhà thỉnh thoảng nghe tiếng cu gáy .

Ngoài sân úp vài ba cái lồng gà, gà Bác Tám cũng nổi tiếng một thời, tôi chơm được của Bác Tám chiêu thức ngâm lúa lú mầm cho gà ăn                                                          Căn nhà lá ba gian, mặt nhìn ra cây điệp tây hoa vàng bên lề đường

Ngay góc ngã tư cất cái thum hớt tóc, sau này thấy Anh Tư Giàu con trai Bác hành nghề, nghe nói Anh Tư sau ngày Sài Gòn sập tiệm anh tập tành làm chuyện cách mạng, bưng được chức gì đó cũng to to

2- Nhà Thầy Lộ Công Bích

Bài viết  được chia làm 3 phần

I- Vuông đất và tấm bản đồ

II- Gia đình Thầy

III- Chú Lộ Công Mười Lăm

I – Vuông đất và tấm bản đồ

Thuở đi học ngang qua vuông đất nhà thầy, thấy vuông đất lớn nhất xóm.

Trên trang Web này, xem được bản đồ 1882 Chú Lộ Công Mười Lăm cho đăng tải, hoá ra đất nhà Thầy còn rộng, còn lớn hơn thế nữa

- Hướng Bắc giáp ranh con rạch nhà Thôn Khoa

- Hướng Nam giáp đường Tống Thứ

- Hướng Đông , sông Cầu Huyện là đường ranh

- Hướng Tây, hẻm lò bún thẳng đến rạch nhà Thôn Khoa

Nhìn Bản đồ 1882 thì rõ, nhân đây cũng xin trình bày ý kiến của kẻ hậu sinh

Đôi lời về tấm bản đồ cấp đất của Bà Nguyễn Thị Mai

A- Hướng Bắc trong bản vẽ

Trong Quyển : Gò Công…Lặng Thầm Hương Sắc

Tác giả : Nhà Giáo Ưu Tú Phan Thanh Sắc

Trang 308 dòng 5, Thầy viết như sau:

IV – Thực Trạng Tấm Bản Đồ Địa Bạ 1882

Tấm bản đồ nầy vẽ không theo hướng Bắc phía trên. So với thực tế thì hướng Bắc nằm bên phải. Ta quay tấm bản đồ lại như sau:

Ta thấy theo chiều này, tuy có chếch về phía Tây Bắc chừng 30 độ nhưng có thể nhận ra địa thế. So với bản đồ thực ngày nay.



Bản Đồ năm 1882 nguyên trạng

Theo đường vẽ màu xanh biển chính là con Rạch Cầu Huyện trước năm 1960, người viết bắt cua bắt cá suốt trong những năm tuổi đời 9- 10 tuổi, nên hiện giờ vẫn nhớ từng cây bần ổi, bần chua, đám giây mây, ô rô, cốc kèn … trên đoạn sông này, cầu huyện khi được dỡ đi để lấp cồng thì đoạn sông sau khu vực Cải Muối của nhà ông Cao Văn Báu lên đến nhả Ông Thân Bính … đến cống Piscine Bà Phước càng ngày càng cạn dần, đất bên Xóm Cầu Huyện phình ra đẩy tâm dòng chảy về sát bên phần đất Ấp Nhà Thờ

- Đường vẽ màu đỏ là đoạn rạch Cầu Huyện trong tấm bản đồ 1882

B- Theo quan niệm của người viết

Để xác định tấm Bản đồ Địa bạ 1882, hướng Bắc nằm ở đâu :

- Trước hết trên tấm Bản đồ Địa bạ 1882 ta vẽ thêm con đường Mé Sông từ chử Công thổ cặp theo bờ sông kéo dài đến chân cây cầu và nối liền với đường Rue.

- Chúng ta biết rằng Tấm Bản Đồ của Google hướng Bắc luôn nằm phía trên

- Đường Tống Thứ ngày xưa là đường Nguyễn Huệ ngày nay với đường Rue trong bản đồ Địa Bạ 1882 là một.

- Đường Mé Sông trên Bản đồ Địa bạ 1882 mà ta vừa vẽ so với con đường Hai Bà Trưng hiện nay có thể không đúng vị trí nhưng vẫn không khác nhau.

Như vậy Tấm bản đồ địa bạ dù được vẽ từ Năm 1882 vào đời Vua Tự Đức nhưng vẫn không khác với công việc của Đồ Hoạ Viên ngày nay.

 

Toàn bộ khu đất từ sông Cầu Huyện lên đến cống ông Thôn Khoa, theo mép ranh khu nghĩa địa đền hẻm Lò Bún là đất của nhà Thầy tổng cộng 2 Ha 8582

Thời cuộc đổi thay, đất nhà không bán cho ai mà người ở trên đất ấy đều có Sổ Đỏ, thiệt là kỳ thiệt !

Trước tiên là khu vực nghĩa địa,  Kiến Ốc Cục báo cho người nhà lấy cốt, số mả còn lại được san bằng, phong trào xây cơ thời ấy đưa đẩy tôi vào đây kiếm miếng ván hòm hay mảnh xương sọ về nhà gọt giữa làm cơ để liên lạc với người âm hỏi chuyện dương thế, đi vào gần với hàng rào nhìn thấy xương cẳng, xương tay nằm dưới rảnh trên bờ mà sợ

Đất bên phía ông Thôn Khoa người ta xây 2 căn villa liền vách, hai bên chừa miếng đất để trồng hoa chiều dài sâu vào đến hàng rào keo gai.

Mỗi căn có 2 phòng biệt lập gồm : phòng khách, phòng ngủ có thể kê 3 giường và phòng bếp

Từ Cống Thôn Khoa đến Nhà Máy Nước Đá được 4 lô gồm 8 căn cho công chức cao cấp thuê

Bên bờ sông đất trước nhà Tàu Báu chiếm lấy làm khu vực phơi cải muối.

Từ nhà Bác Năm Quăn đến đường đi vào nhà cải muối. Kiến Ốc Cục xây một dãy phố 10 căn nối liền nhau. Mỗi căn gồm một phòng khách, phòng ngủ, giếng trời và phòng bếp cho những công chức cấp thấp thuê.

Thế là đi đoong hết ½ lô đất, khoảng 25 nhà còn lại đóng tiền đất ngày một thưa dần cho đến khi cầm Sổ Đỏ trên tay thì hô biến. Ngộ không !

Thì ra bán đất kiểu tích phước này ít người làm !

 

Cao Thệ



 

 


Chỉnh sửa lại bởi cao the - 04/Sep/2013 lúc 10:09pm
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 12/Sep/2013 lúc 4:59pm

II – Gia đình Thầy

Nhà Thầy chiếm một phần mặt tiền đường Tống Thứ từ ngã tư Cầu Huyện đến hẻm Lò Bún, trồng cây đủ loại để làm hàng rào. Trước căn nhà năm gian là cây Sơ Ri trưởng lão loà xoà thả cành nhánh trên giàn được dựng bằng những cây tre do chú Mười Lăm bỏ công cả ngày ràng rịt .

Nhà 5 gian tức là có 5 cửa cái, phong thủy chê, gia đình giàu có không bền, nhiều tranh chấp

Ngỏ vào nhà lại đặt bên trái, trong thuật phong thuỷ chê vì họ bảo:

- “ Thanh Long nghi tịnh “ chổ con rồng nằm phải yên tịnh.

Điều thiếu xót của tôi là biết rất ít về gia đình Thầy, ngày trước nghe Ông Ngoại kể chuyện sau trận bảo năm Thìn, từ Hoà Đồng ông đi bộ xuống Vàm Láng để phụ nhặt và chôn người chết, ông nói :

- Thây người chết nổi xấp xấp theo triều nước như bập dừa vào mùa người ta xắn để chẻ lạt sau đó thả bập dừa trôi nổi đầy sông rạch. Xác đàn bà thì nằm ngữa, đàn ông nằm sấp người thân đi tìm cứ lật ngữa xác lên nhìn.

Ông có kể sơ qua, nước lấp xấp trên mắt cá người ta đến tạm trú nhà Thầy thật đông và được gia đình tận tình giúp đở, thật là phước đức !

Thuở còn đi học, hàng rào trước nhà Thầy lùm xùm những cây và loài dây leo dại, cạnh đám cây dại đó sát bên lề đường tôi nhìn thấy cái miếu nhỏ hình ngôi nhà được đúc bằng xi măng do cơ sở Bác Sáu Ngân xóm tôi sản xuất. Thường thấy đặt trên đường lộ những nơi có người chết do tai nạn xe cộ. Ngày ra quân của bọn giải phóng miền nam chúng chia nhau đi đập tất cả các miếu ấy đa phần trên đường dây thép đi Mỹ Tho, lộ Sơn Quy đi Sài Gòn miếu Cô Thuỷ và miếu này cũng không thoát khỏi.

Cuối ranh đất giáp với hẻm Lò Bún có xây miếu thờ Ngủ Hành miếu này chúng không dám đập,  đôi lần tôi thấy trước Miếu dựng rạp dân chúng tụ lại làm lễ cúng, thời này Thầy Pháp cúng họ mặc quần áo như hát bội, ngậm đuốc vào miệng phun lửa xèo xèo lũ con nít chúng tôi thất kinh hồn vía, chương trình đặc biệt nhất là hai vị nữ múa Mâm Vàng, giấy vàng bạc xếp thành thanh vuông dài kết vào nhau thành chiếc Tháp dạng tháp Chàm ngoài Trung , mâm từ trên đầu được di chuyển xuống lưng, ra tay xuống chân v.v… đám con nít chúng tôi nín thở theo dỏi.   Đoàn văn nghệ cúng Bà này nhà bên ấp Đạo chuyên đi cúng cho những nhà nào có thờ Mẫu Mẹ ( Tôi chẳng biết Mẫu Mẹ là ai ! chẳng lẽ là Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ ? thôi thì nghe Cô Bác gọi nên gọi theo )

Hầu hết những cây trái trồng trên đường tôi đi qua đều được ăn thử, xoài, nhản, mận nhà ông Thôn Khoa, ổi nhà ông Hai Nảng cao như cây tre miểu với dàn chó bạt vía kinh hồn thằng “ Rọt mỏ chuột”  nói thế, tôi còn lẻn vào leo lên những cây ổi cao như cây tre, hái trái lận lưng quần, nhưng mãng cầu, táo và cây sơ ri nhà Thầy Bích thì chào thua ! vì sân trống huơ trống hoát cây lại rất xa đường lộ cộng thêm chó dữ.

Sau này lớn lên xem lóm được mấy quyển sách nói về Gò Công của Huỳnh Minh, Việt Cúc … biết được những việc làm phước đức của gia đình Thầy tôi thật lòng ngưỡng phục.

Nhà Thầy đông con, ngoài chuyện góp lúa ruộng hàng năm, Thầy phải kinh doanh thêm để có đồng ra đồng vào.

Vườn bông “ Trường Nữ “ bên đường Trưng Nữ Vương trước nhà Đốc Phủ Hải “ Ki ốt “ đầu tiên của gia đình thầy chuyên bán tập vở , giấy bút dụng cụ học trò rất đông khách, sau này thấy có thêm bàn banh bàn đặt bên hông, phía sau là dòng sông bị lấp có cái cống rất to dẫn nước vào ra Piscine Trường Nam.

Trước nhà Cai Tổng Thới, khoảng đất trống từ ranh nhà Bác Năm Bi cho đến cống,  gạch ngói chất thành hàng thẳng tấp, đá 4x6, đá hộc đổ đống chật cứng cả khoảng đất giáp với con rạch, buôn bán ghe chở gạch lui tới ì xèo.

Điểm bán vật liệu xây dựng do Cậu Ba em Thầy quản lý.

Cậu Ba rất hiền, không thấy “ văn phòng “ Cậu đặt ở đâu, mỗi khi khách hàng đến, Bác Năm Bi hoặc anh Cúc lên tiếng

- Cậu Ba có khách

Tức thì có mặt Cậu

 

Một dạo về ngang qua nhà Thầy, thấy trước sân nhà là điểm Trượt “ Pa te” nhạc phát xập xình, thu hút nhiều bạn trẻ

 

Điều tôi biết thêm nữa là Huân, con Thầy học chung với thằng Cai Ròm xóm tôi.

Thỉnh thoảng đi ngang bắt gặp mấy tiểu thư  chẳng biết là ai, gia đình Thầy tôi chỉ biết được bấy nhiêu đó !

Thấy là con trai trưởng , nên thừa hưởng ngôi nhà này

Gia đình Ông Lộ Công Tập rất nhiều con, dù phước đức mãn đường vẫn có con đứa vầy đứa khác, nhưng tụ chung đều thành đạt hơn người.

Ngôi nhà Thầy, tiếc quá thời cuộc thay đổi con cháu không gìn giữ nguyên vẹn di sản của cha ông thật là uổng

Cao Thệ

IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 25/Sep/2013 lúc 11:17pm

Cuối đường dẫn vào nhà Thầy là cây Táo tổ, sở dỉ gọi như vậy vì nó “ ế cum “ cao to và cành nhánh xum xê, nên cho đó  “ thế  long  thăng “ rất hay. Vì cây táo sát nhà nên Cậu Út tốt số ?! ( coi phong thuỷ kiểu này có ngày  hàm răng chẳng còn, mà chẳng còn thật nên cứ nói búa xua )

Tôi vốn dốt đặc cán mai, nhưng với bạn bè thân thiết khoái đoán mò, nếu đúng chỉ cho cách hoá giải, vậy mà lắm kẻ tin.  Rất nhiều vị tin nhân tiện kể vài “ chiện ” nghe qua rồi bỏ.

Trường tôi dạy trên địa bàn Gò Vấp ngài Hiệu Trưởng móc nối với đám thợ xây, xây rất nhiều nhà cao tầng, trong đó có Tháp Thông Tin, tháp cao ngất ngưỡng giống như tháp Babel người xưa xây, đứng ở cầu Sài Gòn, tận trên Quang Trung, Hốc Môn cũng nhìn thấy cột thu lôi trên nóc tháp như gậy mấy cha “ côn an ” cứ thọt lét ông trời. Các giáo viên trường tự hào về công trình “ vĩ đại ” đó  ( xin đừng đọc lái và luôn luôn ghi nhớ chữ này chỉ dành riêng duy nhất cho một người Việt Nam, dùng lộn xộn phạm uý mà đi tù )

Ngài Thư Ký Hiệu Trưởng cùng ông Cán Bộ Vật Tư của trường khoe với tôi ,  Hiệu Trưởng giỏi thật.

Tôi bảo ngay:

- Căn cứ vào cái Tháp Thông Tin trên tổng thể cuộc đất, thầy Tề ( gia chủ ) công danh sự nghiệp tiêu tan hết vì gái làm loạn một cách rất bất ngờ, nhứt là kết hợp thêm  giọng nói khao khao của ổng, sự sập tiệm càng nhanh chóng bất ngờ hơn, chờ xem !

Khi Thầy Hiệu Trưởng nhận bằng Anh Hùng thời Xây Dựng gì gì đó, các vị ấy lại nói với tôi

-  Tề bây giờ nắm “ Thượng Phương Bảo Kiếm ” trong tay,  rồi sẽ như hổ thêm cánh, chuyện ông nói sai bét !

Tôi cười chịu thua nhưng vẫn cố nói :

- “ Thượng Phương Bảo Kiếm ” thời này giá ngang ngữa với chiếc xe BMW, đức vua Triết chuẩn bị về vườn muốn kiếm chút cháo rao bán đầy trên mạng hảy vào ” gốc gồ chấm tiên lãng “ mà mua !  ai thừa tiền muốn có bằng ấy mà chẳng được ! đức vua vừa ghé thăm trường đúng không ? Việc mời vua ghé thăm trường phong bì gởi bao nhiêu xấp ? ! vua ghé thì ghé hiệu trưởng chết vẫn phải chết ! Thầy Tề  an toàn hạ cánh ấy là may mắn rồi, chỉ tội nghiệp cho mấy cọng “ rau Răm ở lại chịu nhiều đắng cay “ !

Quả tình 6 năm sau, công danh sự nghiệp thầy Hiệu Trưởng  nói theo kiểu cộng sản “ tuột dóc không phanh “.

Nhìn bao quát khuôn viên Trường trên một diện tích chẳng bao nhiêu nhà xưởng xây dựng nhiều như bó đủa cấm trong ống đủa, đường xá chung quanh chật hẹp hằng ngày khoảng 5- 60 ngàn học sinh đến học, tôi không dám nghĩ nếu tai nạn như cháy, nổ bình điện … hoặc như năm 1977 bảo vệ xách súng rượt đuổi bắn chết học trò …  xẩy ra, hậu quả không biết sẽ như thế nào ?!

Tôi nghĩ Thầy Tề vì lòng tham xây… cất. Lại tin vào Phong Thuỷ nhiều quá ( báo chí trường Đại học công nghiệp phát hành cũng cho đăng bài phong thuỷ, bói quẻ dịchcạnh tranh phong thuỷ bói toán với báo Sài Gòn giải phóng tiếng nói của đảng cộng sản Việt Nam ) do tin vào tạp nham đó nên tự kết liễu công danh sự nghiệp của mình, nhìn hàng rào trường dạy nghề ta thầy tiền đồng treo đầy trên các thanh sắt ? đừng trước sân trường cứ ngở đến ngân hàng Tín Nghĩa ngày xưa !

Nhớ năm 1976 lúc Thầy là đảng viên học sinh ban điện, mặc bộ quần áo bộ đội bạc màu đến trường, khiêm tốn, chân thành. Sau này làm lãnh đạo sống rất tình nghĩa trước sau như một với thầy cô, bạn bè mà đau xót cho Thầy.  Nghiệp quả biết sao ?!

Thêm một chuyện nữa,

Ông Bá Phó Giám Đốc Ngân Hàng ACB đóng tại Mạc Đỉnh Chi, nhân lễ giổ tại căn Villa to đùng của ông nằm cận đường Công Lý, Ông tâm tình với tôi

- Vợ tôi được làm trưởng ( chị Kim Anh giám đốc ACB chi nhánh Trương Minh Giảng ) còn tôi vì sao suốt đời chỉ làm phó ?

Tôi nói với ông rằng :

- Hôm nay là lễ giổ ông cúng kiến linh đình, nhưng ông bị cha mẹ cho là thằng bất hiếu, bao giờ trả hiếu xong ông lên Trưởng ngay

Ông nhìn vào mắt tôi

- Anh nói sai rồi, tôi giờ chẳng còn ai, Cha má tôi chết lâu lắm rồi

- Anh ở nhà như dinh thự to tát thế này, ba anh thì lạnh lẽo giữa đồng hoang không bất hiếu thì là gì ?

Ông Bá tóc tai dựng ngược, dương cặp mắt nhìn 

- Tôi vừa mới cho chúng nó xây lại rồi, chỉ có điều là nơi này ngập nước quá, mấy chục bao xi măng đổ thành một khối.

Ai biểu tin vào bói toán làm chi ? Chọn ngày chọn tháng vùng Đức Hoà, Đức Huệ Sông Vàm Cỏ Tây dâng nước ruộng ngập đồng lênh láng lại đi xây mả…

Sau này có việc vào Ngân Hàng ACB trên đường Mạc Đỉnh Chi, Ông Bá lúc này làm Giám Đốc mời tôi vào phòng.

- Nghe ông nói, tôi lên xem lại cái mả của Ông già, lũ thợ làm ẩu quá, do nước ngập đất thành bùn xử lý kém nên mả ông già bị lún bên thấp bên cao, xi măng chưa khô bị sóng đánh rả trông nham nhở quá, Thanh Minh năm rồi tôi cho sửa lại như lời anh nói.

Tôi chẳng trách ông , cha mẹ nuôi dưỡng con cái khó nhọc biết là dường nào, khi chết rồi nằm ngoài ruộng hoang nước ngập, sau khi hưởng giàu có đã đời chợt nhớ đến mẹ cha cho người mang cement ra đổ đại xuống xây mồ, làm con mà đối xử với cha mẹ như thế , bạn bè kể chi !

Thỉnh thoảng đến nhậu với Ông ở quán trước Ngân Hàng ACB trên đường Mạc Đỉnh Chi , từ lúc nghe biết chuyện tôi chẳng bao giờ gặp lại vợ chồng ông nữa.

Thêm một chuyện

Chú Lộ Công Mười Lăm, Tết vừa qua cùng tôi nói chuyện tại nhà Lộ Công Thông cũng việc phong thuỷ bói toán nhân đây tôi cho chú biết

- Trên gương mặt Chú và cả trong tờ Tử Vi, tôi thấy phần mộ người đàn bà, thuộc hàng cụ tổ, sao để chìm trong nước !

Chú bảo

- Vừa qua tất cả mộ trong dòng họ Chú đã làm xong hết rồi, nên không còn mộ nào chưa sửa sang lại.

Anh Thông tức thì gọi điện về Việt Nam, bảo thằng em lấy xe từ chợ chạy xuống Gò Tre , quan sát mồ mả rồi gọi điện ngay cho biết và quả đúng y như vậy !

Đá gà coi vảy gà nói trúng phóc, người đi biển nhìn trời nhìn mây biết gió bảo nắng mưa ít khi sai, chẳng có gì là giỏi, kinh nghiệm nghìn đời từ cha ông truyền lại chỉ có người nghiên cứu người không thế thôi !

Nổ một chút để quảng cáo, thay đổi không khí trên trang viết cho vui, giờ trở về vần đề chánh.

 

III- Giáo Sư Tiến Sĩ Lộ Công Mười Lăm

 

Quê hương gắn với tên người

Vinh danh Cầu Huyện, rạng ngời Mười Lăm

Cao Thệ

IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 29/Sep/2013 lúc 10:24pm

Xem những bài viết của Ông với tác giả ngtuan2910 trên diển đàn, trong chủ đề “ Tết miệt vườn

Ta thấy những danh gia vọng tộc, ở Gò Công có liên hệ huyết thống xa gần với nhau, Kiến họ Lộ Công cũng nằm trong trường hợp này.

Trên nhiều bài viết khác nói về bảo lụt Năm Thìn, ai cũng biết gia đình Ông Lộ Công Tập tâm từ vào hàng bậc nhất Gò Công thời đó.

Giàu có nhưng chân chất thật lòng không “chảnh” như những vị khác,  nhìn tên con … Mười Ba, Mười Bốn, Mười Lăm biết ngay tâm cha mẹ rất dung dị gần gủi với đời thường

Cây lành sanh trái ngọt

Giáo Sư Tiến Sĩ Lộ Công Mười Lăm, con trai út của Ông Lộ Công Ngọc chào đời lúc 8 giờ sáng ngày 09 tháng 12 năm 1939 tại Xóm Cầu Huyện

Ông là người đã vinh danh Cầu Huyện quê mình trên thế giới, nhất là ở Canada.

Xứ sở Canada cũng vinh danh Ông, người Cầu Huyện quê mình một cách trân trọng và xứng đáng.

Thuở thiếu thời, học Tiểu học tại Gò Công, những ngày nghỉ lễ ông thường xách ô trầu theo bà Nội đánh Tứ sắc với các bà lớn, không hiểu khi các bà lên xòng thì Cậu Mười Lăm làm gì ? nếu ngồi xem đánh bài thì buồn chết được !

Ông thuộc giai cấp quý tộc, nhưng cũng bon chen những trò chơi dân dã theo ông tâm sự trên trang Web nhà.

Ông cũng trèo cây hái ổi, vào vườn hái mãn cầu, nhưng là hái của nhà người khác ăn mới ngon . Cậu Ấm thật là ngon !

Ông viết “ Lại có một lần gần Tết tôi đi "đá dưa" trên bải biển nữa”

Cái món này là món ruột của lũ cô hồn chúng tôi mà Ông cũng tham gia. Đúng ra là “ đá cá, lăn dưa “ vì công việc không chuyên nghiệp lắm nên ông gọi là “ đá dưa ”

Khi đi vào chợ cá, cá họ đổ cả đống, thằng đi trước ngang qua đống cá lấy bàn chân đá con cá cho nó văng ra ngoài đường thằng đi sau xách giỏ đệm cuối xuống lượm bỏ vào

Dưa hấu ngày xưa quý hiếm lắm chỉ có vào dịp tết không như bây giờ, thời gian đó chỉ có ở chợ Đa Kao duy nhất một gian hàng dưa hấu ngày nào cũng có.

Vào dịp lễ tết, người bán chở dưa chất thành đống người mua mặc sức chọn lựa, người bán thức khuya nhiều ngày đôi mắt lờ đờ , đèn hột vịt hoặc đèn “ măng xon” thì mờ mờ tỏ tỏ, đêm đến một thằng bảnh bao nhất trong bọn xà lại ngồi chòm hỏm lựa … chọn được trái vừa ý cho vào giữa háng thời cơ thuận lợi, làm bộ chòm lên lấy trái dưa trên cao nhanh tay lăn trái dưa giữa háng chạy ra sau đít, thằng ngồi phía sau tức thì ôm trái dưa đứng dậy quay lưng vào vựa  từ từ ra đi … thế là xong. Đá cá lăn dưa là vậy !

Thi lấy bằng Tiểu Học xong,  Ông đậu vào trường Trung Học Petrus Ký với thứ hạng rất cao và từ đó lên Sài Gòn tiếp tục việc học.

Thời gian này hè Ông thường về lại Gò Công, không xách ô trầu theo nội đánh Tứ sắc nữa mà theo bạn bè chơi những trò chơi dân dã, như bắt cá, bơi xuồng, tắm biển Tân Thành …

Sau khi đậu Tú Tài, Giáo Sư được học bổng Colombo du học tại Canada .

Thời gian này cha mẹ đã qua đời, Giáo Sư sống với bà nội. ( Bà Nguyễn thị Lẩm cháu nội bà Trần thị Dư, chị bà Trần thị Sanh ) và người anh thứ ba là Thầy Lộ Công Bích.

Khi biết mình được đi du học , thấy anh mình còn phải lo cho gia đình đến 10 người con, Giáo Sư tỏ ý muốn học nghề để mau tìm được việc làm  đở gánh nặng cho anh.

Thầy Lộ Công Bích trả lời :

- “Việc học là quan trọng, em phải tiếp tục, cho dù phải bán nhà, đợ con anh vẫn phải làm !”

Quyền huynh thế phụ . Giữa thời buổi này rất hiếm !

Do giấy tờ chậm trể nên Giáo Sư nhận được Sự Vụ Lịnh du học chỉ vài ngày trước khi lên máy bay.

Ngày thứ năm bà chủ nhà nơi Giáo Sư ở trọ, nhận được thư báo tin do một nhân viên cảnh sát mang đến, thấy Cảnh Sát đưa thư bà rất lo sợ chẳng biết chuyện gì xẩy ra cho cậu học trò.

Thời gian này, năm 1960 Giáo Sư  đang học tại Đại học Sư phạm Sài Gòn, về thăm nhà khi ra đi thầy Lộ Công Bích gom cho một số tiền nhỏ giao cho em nhờ mua sách cho “ki ot”  Cô Giang. Nhưng kỳ nầy Thầy giao cho Giáo Sư dùng để trang trải việc đi du học.

 Ngày thứ sáu, Giáo Sư  đi chợ “Dân Sinh” mua một áo lạnh củ, số tiền còn lại đổi được $45 đô la để mang theo mình sang Canada.

Thứ Bảy Giáo Sư về lại Gò Công, Chúa nhật là đám giổ ông Lộ Công Tập.

Nhân dip nầy gia đình có mời thầy Châu văn Giao, thầy Sở, thầy Võ văn Giáp là giáo viên dạy Giáo Sư thời Tiểu Học và thầy Phan Thanh Sắc đến nhà ăn giổ đồng thời cho mọi người biết thứ hai Giáo Sư sẽ đi du hoc tại Canada. Tối hôm đó con gái của Thầy Bích phát bịnh nên gia đình phải thuê một xe “lô” của Năm Châu để đưa lên nhà thương Saint Paul, Giáo Sư theo xe lên Sài Gòn

Ngày hôm sau ra phi trường đi du học Canada.

Cao Thệ

IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 18/Oct/2013 lúc 10:14pm

 

 
 
 
 
 

Cái lạnh mượt mà như cắt da xé thịt không ít thì nhiều cũng gây khó khăn ban đầu

Canada ! những buổi chiều buồn, qua khung cửa nhìn tuyết rơi trắng xoá

Nhớ mái ấm gia đình anh chị , cùng các cháu quay quần bên mâm cơm

Nhớ những chiều đánh vũ cầu cùng anh trên sân Vườn Bông Bà Phủ

 
Thầy Lộ Công Bích (đánh tay trái) và thầy Lộ Công Mười Lăm (thấy lưng)
tại mộ Phủ Hải
 

Những ngày hè kỹ niệm cùng bạn bè ở Biển Tân Thành

Ngôi trường Petrus Ký thân thương … muôn vàn nổi nhớ quê nhà như kim châm vào lòng !

Nhập học trể 1 tháng

Là học sinh giỏi môn tiếng Anh nhưng ngôn ngữ chánh ở Quebec lại là tiếng Pháp

Bài kiểm tra đầu tiên chỉ đạt điểm 25%

Khắc ghi lời khẳng khái của người anh kính yêu, nên hết lòng chú tâm vào việc học

Đến kỳ thi thứ 2, Giáo Sư chủ nhiệm thông báo cho toàn thể lớp

- Người có số điểm cao nhất 99% không phải học sinh nội địa, mà là người đến từ Việt Nam

-        Lộ Công Mười Lăm

Với học bổng $140 tháng, đóng tiền cư xá $28, còn $112 để tiêu xài ăn uống thỉnh thoảng có dư mua quà gởi về Việt Nam

Dòng đời phẳng lặng 4 năm trôi qua như giấc ngủ trưa, Giáo Sư

-        Tốt nghiệp Kỹ Sư ngành Điện

Tiếp tục học

-        Bằng Master of  Science

-        Bằng  MBA

Thuỷ điện là nguồn điện được tạo ra từ năng lượng nước, không lệ thuộc vào các nguồn năng lượng khác như dầu, khí và than …vì vậy có giá thành thấp

Canada là nước sản xuất thuỷ điện nhiều nhất thế giới

Công ty Hydro-Québec sản xuất thuỷ điện lớn nhất thế giới.

Nguồn điện ban đầu 735,000 volt phải hạ dần xuống khi đến người tiêu thụ còn 220 Volt

Nơi trực tiếp nối dòng điện ban đầu vào máy hạ thế, khi chập mạch tiếng nổ như bom con heo ?! ( loại 500 cân gắn trên phi cơ AD5 của không quân Việt Nam Cộng Hoà ), điện lên đến 2,000,000 volt

Làm thế nào hạ nguồn điện ban đầu với đề tài này Giáo Sư hoàn thành luận án Tiến Sĩ xuất sắc

- 1968 nhà thương Cựu Chiến Binh bán cho Đại Học Laval với giá $1 để thành lập bệnh viện của trường, Giáo Sư là người đầu tiên tiếp nhận lấp đặt toàn bộ trang thiết bị điện tử cùng hệ thống computer.

- 1970 Giáo Sư Tiến Sĩ, thành lập phân khoa Tin Học tại trường Đại Học Laval

- Thành lập và giữ chức Chủ Tịch chi nhánh Hội Tin học Canada tại Quebec ( Canada Infotmation Processing Society )

- Thành lập và giữ chức Chủ Tịch Tổng hội Tin học Quebec ( Fédération de l’Informatique du Quebec )

- Quản trị viên cho Dược sỉ đoàn Quebec.

- Phó chủ tịch Công đoàn  (union, syndicat) giáo sư Đại học Laval, Quebec.

- Giáo sư tiến sĩ tại Đại học Laval (trên 30 năm) với nhiều chức vụ như: Responsable Pédagogique, hợp tác quốc tế và Giám đốc các chương trình đào tạo (Directeur de programme).

Giáo Sư tham gia tích cực giúp đở những thuyền nhân

- Chủ tịch Hội Bảo Trợ Người Việt Tị Nạn (Comité vietnamien de parainnage des réfugiés, COVIPAR)  tại Quebec.
 
- Về phương diện hợp tác quốc tế Giáo Sư đi các nước châu Âu như Pháp,Đức,
Ý, Tây ban nha,Hòa lan,Thụy điển,Thụy sỉ...
Mỹ châu có Mỹ, Mể, Ba tây, Chile, Argentina.
Á châu có Trung quốc, VN, Thái lan, Nhật
và Úc châu.

- Năm 1993 thành lập trường Tin Học tiếng Pháp tại Hà Nội, nhưng có những khó khăn không thể tránh khỏi, Giáo Sư không tiếp tục hợp tác .

Hoàn thành công việc chuyên môn, tích cực giúp đở cộng đồng Việt, thời gian có hạn, những công việc hằng ngày lại không giới hạn.

Sự làm việc không mệt mõi của Giáo Sư được nhân dân Canada  đền đáp xứng đáng
Giáo Sư được vinh danh (Viện bảo tàng Văn minh) cùng với bà Michaëlle Jean   (cựu Quốc trưởng Canada ) cùng một số di dân khác đã có công trong xã hội Quebec và Canada.

 
 
Hình những người được vinh danh (1996) 


-         Hình số 18, Thầy Lộ Công Mười Lăm

Hình số 20, Bà Michaëlle Jean (Quốc trưởng thứ 27 của Canada)



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 29/Nov/2013 lúc 11:16pm
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 27/Oct/2013 lúc 10:28am

Gia đình :

-         Năm 1966 Giáo Sư lập gia đình

-         Bà Giáo Sư Tiến Sĩ Lộ Công Mười Lăm

       Nhũ danh Alice Hồ Văn Hạp

Bà được học bổng chương trình Colombo năm 1959 là em cô cậu với Dược Sĩ  La Thành Nghệ  biệt danh “ Vua Thuốc đỏ “ , Laboratoire  La Thành nằm trên đường Tự Do giữa rạp chớp bóng Eden và nhà hàng La Pagode đối diện Khách sạn Continental.

Năm 1967 ông đắc cử Nghị sĩ Quốc Hội, dòng tộc La Thành giàu có nổi tiếng nhưng cuộc sống rất gương mẫu, người Sài Gòn hầu hết ai cũng biết tên.

Bà tốt nghiệp

- Dược Sĩ

- Cao Học Dược ( M Sc )

- Tiến Sĩ Sinh Hoá Học Y khoa ( Ph D Biochemistry )

Đã kinh qua các chức vụ :

-         Giám Đốc phòng Thí Nghiệm Sinh Hoá tại bệnh viện Saint Michel Archange.

-         Giám đốc phòng thí nghiệm Labex, Quebec.

-         Giáo Sư Dinh Dưỡng tại Đại Học Laval Quebec, Canada năm 1982-2006

- Năm 1967, mừng 100 năm Quốc Khánh Canada, cậu ấm  Lộ Công Khanh Phillip chào đời

Hiện gia đình Giáo Sư đang ở tại Manoir Kilmarnock , một lâu đài đồ sộ được xây bằng đá cách đây hơn 200 năm, bởi một người Scotland tước Seigneur.

Giáo sư đã nghỉ hưu, sống bình dị đời thường, tham gia gần như tất cả những buổi sinh hoạt đồng hương .

Trong sinh hoạt hội đoàn và trên trang Diển Đàn Gò Công thấy ông hoà đồng với tất cả mọi người.

Với tôi ông là một mẫu mực, là ngọn đuốc soi đường.

 

Các quốc gia trong khối Đông Nam Á, Miền Nam Việt Nam xưa trình độ dân trí, mức sống người dân có thứ bậc rất cao.

Từ ngày “ Mỹ Nguỵ “ tháo chạy, đất nước ta hiện nay đang phấn đấu để kịp bằng Lào và Cambodia hai quốc gia đứng chót trong vùng.

Tương lai đất nước nằm trong tầm tay các bạn trẻ vì vậy ngày hôm nay phải cố gắng học hành.

Viết bài này không phải để vinh danh Giáo Sư Lộ Công Mười Lăm vì ông đã được vinh danh rồi, chỉ dám khêu lên đóm lửa soi đường cho người trẻ xóm Cầu Huyện hôm nay nhìn gương cha chú gắng noi theo ăn học thành người tài để cha mẹ vui lòng, đẹp ý quê hương từng ngày mong đợi !

Người lỡ thời lỡ vận, hôm nay phải gắng dạy dổ cháu con nên người hầu mai này gặp lại cha ông, những bậc tiền nhân đã xây dựng một thế hệ Việt Nam cường thịnh mà lòng không thẹn !

Xóm Cầu Huyện các bậc thân hào, nhân sĩ không ít như :

-         Ông Luật Sư Nguyễn Minh Hiếu

-         Ông Quản Huỳnh Đình Phát

-         Trưởng đoàn 5 khất sĩ Hoà Thượng Thích Giác Lý v.v…

Nhưng Giáo Sư Lộ Công Mười Lăm là nhân sĩ bậc nhất xóm Cầu Huyện ta, các vị cha mẹ nên lấy tấm gương sáng, hiếu học của người dạy dổ con cháu, nếu Cầu Huyện có được 10 vị như Giáo Sư thì đất nước Việt Nam chắc chắn sẽ cường thịnh phồn vinh, ngày ấy sẽ không xa !

Tỉnh Gò Công còn vị nhân sĩ bậc nhất đáng được vinh danh, Giáo Sư Nguyễn Văn Bông Viện Trưởng Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, tiếc thay Giáo Sư  đã bị bọn cộng sản ám sát vào ngày 10 tháng 11 năm 1971 tại ngã tư Cao Thắng Phan Thanh Giản khi người mới 42 tuổi !

----------------------------------------------------------------------------------------------------

*  Tài liệu để viết bài và hình ảnh về Giáo Sư Tiến Sĩ Lộ Công Mười Lăm được sưu tầm và copy trên các bài viết Diển Đàn Hội Thân Hữu Gò Công.

- Mộ Đốc Phủ Hải : tác giả lo cong, trang 11- Quê Hương Gò Công

- Giáo Sư Tiến Sĩ Lộ Công Mười Lăm : tác giả tuannguyen trang 13-Lịch Sử Nhân Văn

- Những buổi nói chuyện cùng Giáo Sư, anh Thông Lộ và chị Mỹ Nhị tại gia đình ở Lorton, Virginia

Xin chân thành cám ơn lo cong, tuannguyen, anh Thông Lộ và chị Mỹ Nhị

Cao Thệ

 



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 27/Oct/2013 lúc 2:04pm
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 01/Nov/2013 lúc 11:10am

Hẻm Lò Bún

Đầu hẻm có ngôi miếu Ngũ Hành, là Miếu của riêng trên ranh đất nhà Thầy Bích, thường ở thôn quê người ta làm ngôi miếu bằng tre lá gia đình chiều chiều thắp nhang, ngày Việt cộng nổi lên miểu này kiên cố lũ phá nhà đập không nổi nên còn sót lại,  chắc nơi này có nhiều linh ứng người dân xí phần nhang khói trở thành miều công lúc nào không biết. Cuối hẻm đụng phải cái ao chắn, hẻm tách thành hai

- Nều rẻ mặt phía sau nhà máy nước đá dẫn ra đường Mé sông,

- Còn rẻ trái đi ra đường Lộ me lối đi này thật mát nhưng sình nhất là vào tháng mưa hoặc những ngày triều cường.

Con đường nào ở xóm Cầu Huyện cũng mang nặng yêu thương.

Xóm tôi đa phần thuộc giới bình dân vì vậy những tên gọi công trình địa phương cũng bình dị dân dã, thân thương hẻm có lò bún gọi là hẻm Lò Bún.

Trong hẻm có thầy Ba Nô là Y tá chích dạo chòm xóm ai bệnh hoạn, tai nạn cần băng bó mời thầy, thuốc của Thầy hoặc mình mua Thầy chích ăn công. Chiếc xe đạp đòn dong treo túi thuốc tòn ten thế là thầy ung dung hành hiệp. Thầy cũng có cách lên xe đạp đọc chiêu như Bác Hai Thi tay cầm ghi đông , một chân đứng trên bàn đạp một chân chọt chọt dưới đường đẩy chiếc xe đạp chạy bộ bắt trớn rồi mới thót lên yên ngồi

Hẻm tôi Bà Hai Trầu là “ khách hàng “ thường xuyên của Thầy chuyên chích thuốc trả góp khi nào học trò đóng tiền ngắt nhéo chút ít trả Thầy, chính vì vậy ở xóm tôi chỉ một mình thằng Long con bà Hai Trầu gọi là hẻm Lò Bún là hẻm Thầy Ba Nô

Nhiều bửa làm biếng nấu cơm lên hẻm mua bún về chan nước tương, có hôm hết bún tôi ngồi chờ, ôi cái sự nghiệp làm bún tôi thấy dể ăn làm sao, lò trấu đun nước trong chảo lá sen sôi ùng ục hai bên chảo hai trục gổ, giữa hai trục gổ người ta gắn khuôn ép dưới đáy khuôn được soi lổ, bột được nắn thành từng cục như bắp cẳng  bỏ vào khuôn, người thợ kéo tay đòn xuống ép bột theo lổ qua khuôn thành từng sợi lọt xuống chảo nước sôi … dùng giá vớt ra chao qua lại vài vòng trong thau nước lạnh thế là xong.

Xóm tôi coi vậy mà ngon lành trước năm 1960 nền công nghệ nhẹ phát triển rất dữ dội đâu coi :

Giả tỷ như có cây compa đường kính chừng hơn 100 mét dựng tại đầu Cầu Huyện, ngã tư Tống Thứ với Tổng Đốc Phương quay một vòng tròn trong ấy gồm các cơ sở sản xuất nổi tiếng như sau :

-         Nhà máy nước đá Xuân Trường

-         Cơ sở cải muối của Ông Tàu Báu thu hút số nhân công đáng kể

-         Lò muối của Bác Năm Phát

-         Lò Bún

-         Cơ sở sản xuất mắm của bà Sáu Mắm má thằng Cai Ròm

-         Cơ sở làm khô của Bác Năm má Năm Cao bên Mé Sông

-         Đánh bắt thuỷ sản Ông Hai Vó

-         Nhà máy xay lúa ở ngã tư Bình Ân

-         Cơ sở Thủ Công Mỹ Nghệ, trang trí ghe hầu, bài vị theo phong cách Huế cơ sở Bác Tám Trại Hàng

-         Cơ sở Sáu Ngân chuyên đúc hồ chứa nước mưa, bia mộ và miếu đặt dọc đường

-         Xưởng làm đủa mun cao cấp của chú Hai Thiện

-         Lò rèn của Cắc Chú Năm chuyên sản xuất dụng cụ cằm tay đẹp và bền nổi tiếng, nhớ ngày cộng sản vào Sài Gòn ông Hiệu Trưởng trường tôi, Thầy Lâm Ngọc Anh lập lại lời của vị Bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp gì đó nói trong ngày đại hội công đoàn cả nước “ trong thời kỳ Đại Nhảy Vọt phát triển kinh tế mới, Bộ Công Nghiệp chưa cần sản xuất máy này máy nọ chỉ yêu cầu tập trung sản xuất được lưởi cuốc sánh kịp với lưỡi cuốc hiệu Con Cò là đạt yêu cầu ” .

Cuốc con cò giồng như tầm sắt hình chử nhật hàn cái khoen vào thế là có lưởi cuốc, trong Nam mình che, chỉ có mấy ông lục lộ xài, nhà nông cuốc đất , lưỡi cuốc hình chữ C phải nhờ lò rèn. Thấy chưa như vậy là lò rèn của Cắc Chú Năm trước năm 1960 đã hơn các đỉnh cao trí tệ ở Bộ Công Nghiệp năm 1976 xa lắc xa lơ

-         Chưa tính những hảng rượu lậu như Tám Tửng … lấy hèm nuôi heo phát triển kinh tế gia đình, mô hình mà các nhà lãnh đạo nước Việt Nam dân chủ cộng hoà học tập, sau năm 1975 nhà cán bộ cấp cao nào chẳng nuôi lợn ?!

Điều tự hào nhất là trường học Bà Hai Trầu nơi ươm mầm nhân tài xóm tôi. Ca Sĩ Ngọc Hiếu xuất thân từ trường này, hai ông Tây “ Mu Rích” và  “ Lu I đệ nhị cháu ông Ba Dê trước khi đi Tây cũng học tại đây …

Xóm Cầu Huyện thuộc khu vực nhà lá mà có nền công nghiệp thật ngon lành rất đáng tự hào, làm gương cho cả nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa học tập !

Lạc đề rồi , trở lại hẻm Lò Bún. 

Đi học nếu không trốn bạn ít khi tôi đi ngỏ này vì từ hẻm lò rèn đi hết khu vực nhà bà Tư Hường tẻ qua khu vực nhà thầu Quê Hương thì ngập nước bùn sình đến đầu gối như không, qua khỏi hẻm phải ôm cây Tra thòng chân xuống ao huơ qua huơ lại , chuyện áo quần dính sình đất thì không thể nào tránh khỏi

Dưới con mắt của tôi còn lâu hẻm Lò Bún mới bằng hẻm Ông Ba Nghi, hẻm này trời mưa xuống hớt hơ hớt hải đi không bấm ngón chân cái xuống đất là chụp ếch như không, nhà trong hẻm hàng rào trồng cây ít được cắt tỉa gọn như hẻm tôi.

Một lần nghỉ hè về quê đi từ Ao Trường Đua xuống Cầu Huyện nơi nào cũng gặp lính Trung đoàn 12, Sư Đoàn 7 Bộ Binh, nhà Hội Đồng Can nơi đóng bộ chỉ huy của Đại Đội, vì vậy khu vực này như là doanh trại nhìn đâu cũng thấy lính , hẻm lò bún càng nhiều hơn. Hẻm Lò Bún tuy nhỏ tầm thường nhưng về mặt “ Quân Sự “ nó lại là yết hầu, khi hữu sự sẽ kiểm soát toàn bộ Cầu Huyện một cách nhanh chóng .

Lính không đóng quân trong đồn bót mà ăn ở cùng với dân, ngủ ngoài vườn cây , bên mái hiên nhà, nhìn các anh nằm ngoài sương gió mà thương cho đời lính gian truân

Từ đây, các anh tủa ra vào các vùng lân cận khởi đầu chiến dịch bình định ?

Gò Công một quận mà ven thành phố, ban đêm bọn cộng sản huy động dân chúng rầm rập đào đường cuốc lộ như trẩy hội . Cống Bà Chài cách dinh Tỉnh chẳng bao xa, chúng còn di chuyển quân tổ chức cuộc phục kích Ông Quận trưởng thành công.

Thế mà các anh lính Sư Đoàn 7 về chẳng bao lâu Gò Công trở thành một trong hai Tỉnh bình yên nhất tại Vùng 4 Chiến Thuật trong khi đất nước đang chiến tranh dữ dội

Các anh đến tiểu đoàn 514 của Thanh hải, bọn Việt gian cộng sản còn le que mấy thằng vẫn không chốn dung thân đêm đêm chui ra khỏi hầm ôm bập dừa lội sông qua Bến Tre nương náu.

Cảm cái ơn ấy, Gò Công có con đường Chiến Sĩ 12, con đường nhớ ơn các anh gánh chịu mưa nắng gian truân đời lính, để cho người dân an ổn làm ăn.    

Sau 75 mỗi lần về Cầu Huyện ngang đường Tống Thứ tiếng cười nói của các anh vẫn còn nghe nguyên vẹn trong tôi !

Cao Thệ



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 01/Nov/2013 lúc 2:34pm
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 10/Nov/2013 lúc 11:48pm

4- Nhà Chủ ấp Lê Văn Chấp ?

Đầu hẻm Lò Bún bên này là Miếu Ngũ Hành, bên kia là nhà ông Chủ Ấp, ranh đất nhà ông chủ ấp được trồng hàng rào bông bụp xanh rờn cắt tỉa gọn gàng, trước của nhà có bàn thiên ngày rằm nào cũng cúng mỗi lần đi dọn bàn Thiên chúng tôi ít khi bỏ qua.

Nhà Bác Năm cất theo dạng chữ q, bề ngang nhà trên ngắn hơn bề dài nhà bếp. Dọc hông nhà là đường vào thẳng nhà bếp

Trong một lần từ Sài Gòn về Gò Công để làm giấy tờ,  khoảng 12 giờ trưa trên đường về ngang qua nhà ông chủ ấp, nghe tiếng khóc la vang trong nhà, trước Miếu thấy hai người mặc bộ đồ ka ki xanh biển bạc màu cùng đi một chiếc xe đạp cùi một người đang hết sức đẩy xe đạp chạy nhanh sau đó nhảy lên ngồi lệch trên yên xe nói cười rom rả, phía sau là con trai út của ông chủ ấp cầm dao phay từ trong nhà chạy ra phang về phía hai thằng đi xe đạp, trong đầu tôi nghĩ đây là hai tên phụ hồ, nhưng không đó là hai tên vô loại đi giải phóng ông chủ ấp, sau khi giết người dã man chúng cười nói như không, cho thấy hai thằng này chuyên đi giết người theo lệnh bọn côn đồ dấu mặt, giải phóng miền Nam !

Theo Bác Năm gái nói lại khoảng 11 giờ trưa hai thằng này đến nhà một đứng trước cửa cái, một thằng cập vách đi vào nhà bếp hỏi.

- Thiếm Năm có chú Năm ở nhà không ?

- Ổng chưa về, có chuyện gì không ?

- Nhờ chứng giấy tờ

- Chắc ổng cũng sắp về tới.

Hai đứa ra đi. Bác Năm trai đi làm về đang ngồi ăn cơm, nhìn thấy hai thằng từ ngỏ đi vào linh tính có chuyện không mai, Bác bỏ đủa chạy lên nhà trên bị thằng vô loại núp trước cửa ôm lại bắt thúc ké, thằng từ nhà cơm chạy lên dùng dao đâm vào bụng rạch một đường , máu đỏ ruột gan đổ ra văng đầy cửa, thằng con trai Út đi học về đang thay đồ trong buồng vội chạy ra thấy cha nằm trên vũng máu, lượm vội cây dao rượt đuổi !

Tiếc quá em nhỏ chẳng làm được gì, hai thằng vô loại còn quây lại nhìn cười hô hố ! tôi nhìn chúng đến ngã tư Bình Ân và quẹo lên đường Hộ Mưu. Không biết phải dùng từ nào để gọi hai thằng này, chỉ có mấy từ bỉ ổi nhứt thời đại để gọi, “ lũ giải phóng” ! Tôi nghĩ chắc hai thằng này đã trả xong nợ việc nó làm rồi.

Cộng sản tàn ác tôi chứng kiến ở Cầu Huyện những cảnh giết người dã man, nhiều lần chúng pháo vào dinh tỉnh nằm trong “ tản xê” nghe tiếng đạn pháo xè xè trên đầu sợ quá ráng học lên Sài Gòn để trốn, chẳng ngờ lên Sài Gòn nhìn thấy cảnh đặt mìn của bọn giải phóng miền Nam giết người còn tàn bạo ác ôn hơn, nhất là trước cột cờ Thủ Ngữ bến đò qua Thủ Thiêm. Người dân mình nghe tiếng nổ thứ nhất vội chạy đến xem, y tá bác sĩ, xe cứu thương , cảnh sát đến lập trật tự thêm một tiếng nổ thứ hai, hằng trăm người ngã xuống tàn ác không ? Hai tiếng nổ cách nhau khoảng 30 phút, chỉ có bọn giải phóng miền Nam mới dám làm !

Nhà Bác Năm có hai người con trai, bác làm chủ ấp để được miễn dịch ở nhà, dạng né đi lính, chẳng ngờ ông không chết vì bơm đạn ở chiến trường mà chết vì dao.

Dường như tên Ông người ta lấy để đặt tên con hẻm nào đó, hay nhất hẻm Lò Bún nên đặt tên Ông. Xin người Cầu Huyện hảy nhớ đến người nằm xuống vì tự do dân chủ

Cao Thệ

IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 18 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.188 seconds.