![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Tâm Tình | |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< phần trước Trang of 145 |
Người gởi | Nội dung |
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
Người Mỹ Tự Tin Trong Giao Tiếp Như Thế Nào ?Các thế hệ đi trước chúng ta ít có sự lựa chọn, nên phần nào đó họ thường giáo dục chúng ta như thế, liệu chúng ta có muốn theo cách như vậy để giáo dục các thế hệ tiếp nối hay không ? Dưới đây là chia sẻ của một người
Châu Á khi hòa nhập vào xã hội Mỹ và cảm thấy một số điều khác lạ nhưng thú vị. Tôi còn nhớ khi mới đến Mỹ, đi mua thực phẩm, về bia đã có hơn chục thương hiệu khác nhau, chủng loại khác nhau để lựa chọn. Tôi đã quen với xã hội không có quá nhiều sự lựa chọn và từ đó tôi phải bắt đầu làm quen với việc chọn lựa. Cuộc sống trong xã hội Mỹ cho tôi nhiều lựa chọn, đồng thời cũng khiến tôi sống có trách nhiệm và tự tin hơn. Có nhiều người Châu Á mới phất lên khi đến Mỹ, họ sớm phát hiện ra chẳng có ai ngưỡng mộ sự giàu có của mình, và rất dễ cảm thấy lạc lõng. Rồi họ dễ dàng phát danh thiếp với chức danh chủ tịch gì đó, hy vọng mang lại sự ảnh hưởng nhất định nhưng đều vô ích. Họ vung tay tiêu tiền, mua nhà đẹp, xe hơi đắt tiền. Nhưng ngay cả những người Mỹ ở khu ổ chuột, đi xe bình dân vẫn thản nhiên, không trầm trồ khi thấy những chiếc xe Mercedes lái qua. Và họ lại càng không chú ý đến những chiếc áo măng sét hay cổ áo hàng hiệu của người khác. Công việc nào cũng đều có sự tự tin Ở Mỹ, lương của một người dân thường không phải là cao, và dĩ nhiên không phải ai cũng có nhà đẹp, xe xịn. Rất nhiều người Mỹ đi làm thuê, nhưng họ thấy đủ và mãn nguyện. Khi bạn từ một khách sạn sang trọng bước ra gọi xe, bạn sẽ thấy người phục vụ đúng mực, lễ phép chu đáo, bạn sẽ cảm nhận được sự tự tin của anh ấy. Người phục vụ ấy sẽ không ngưỡng mộ con đường mà bạn hay tôi chọn lựa. Anh ta sẽ dựa vào tình huống thực tế của bản thân để lựa chọn công việc, lựa chọn các phương diện trong cuộc sống. Điều này cũng thể hiện sự tự tin của anh ấy. Vì vậy, các "quý nhân" ở Châu Á vốn quen với chỉ tay năm ngón khi đến đất Mỹ thì mất hết sự kiêu ngạo. Một viên chức Châu Á đã từng nói rằng : "Ở trong nước, người khác nhìn tôi là cúi đầu khom lưng. Nhưng ở Mỹ, ngay cả người nhặt ve chai họ vẫn luôn đứng thẳng". Đúng vậy, khi thanh thế không thể khiến một cá nhân sợ hãi thì cả dân tộc đó có thể khiến người khác kính nể. Văn phòng tôi có một nhân viên người Mỹ sửa hệ thống kế toán. Anh này đã tốt nghiệp đại học và đi làm được 10 năm, là một người rất bình thường. Mỗi ngày chúng tôi đều gặp và nói vài câu trêu đùa. Một hôm, tôi hỏi cậu ấy : "Tại sao cậu không sang làm cho Microsoft ? Mấy năm vừa qua cổ phiếu đã lên nhanh". Cậu ấy nói : "Tôi không thích Microsoft, ở đây cũng tốt". Sau đó tôi phát hiện cậu ấy có một tấm ảnh chụp chung trong đó có cậu ấy, chị gái, chồng của chị gái và Bill Gates. Hóa ra chị gái cậu ấy cùng Bill Gates thành lập ra Microsoft, hiện đảm nhiệm chức vụ phó tổng giám đốc, cũng là tỷ phú. Trong văn phòng có người biết, nhưng không có ai lân la lấy lòng, mọi người coi anh như bình thường. Anh ấy không mong làm giàu, có phần yên ổn đạm bạc. Ở Mỹ, có nhiều tiến sĩ mà lựa chọn đầu tiên của họ là làm giáo sư thay vì đi làm cho công ty mặc dù làm giáo sư lương thấp hơn, lại vất vả. Tuy nhiên làm giáo sư được tự do về thời gian và có cơ hội học tập hơn. Vui vẻ chúc mừng thành công của người khác Tôi có một người bạn làm trợ lý giáo sư ở một trường đại học. Công ty chế dược lớn nhất của Mỹ mời cậu ấy làm giám đốc một bộ phận nghiên cứu với mức lương khởi điểm cao gấp 3 lần lương ở trường. Nhưng cậu ấy không đồng ý, cậu chỉ muốn làm giáo sư. Cậu bạn này cũng rất quan tâm tới bài viết của tôi. Gần đây, phát hiện của anh được Hiệp hội Dịch vụ Y khoa xem như là thách thức đối với Y học truyền thống và thu hút được sự quan tâm của truyền thông nước Mỹ. Một giáo sư lâu năm ở Mỹ đã nói với anh ấy rằng : "Tôi đã nghiên cứu nhiều năm, cũng luôn hy vọng thành quả của mình thu hút được nhiều quan tâm như vậy". Không chỉ thế, vị giáo sư này còn nghiêm túc quan tâm đến ý tưởng của anh ấy, muốn đưa ảnh hưởng của nghiên cứu đó phát hiển hơn lên. Không biết rằng nếu tôi là vị giáo sư ấy, liệu tôi có chân thành xúc động vì thành công của người khác và mong muốn làm cho nó tốt hơn nữa không. Người Mỹ rất bình đẳng và tự tin
trong giao tiếp. (Ảnh : Internet)
Người Mỹ có sự tự tin, nên họ vui vẻ chúc mừng thành công của người khác. Khi không có sự tự tin, bạn rất khó bình tâm chúc mừng những người xung quanh, dù cho đó có là bạn thân đi nữa. Không phải là người ta lấy mất cơ hội của bạn, mà là thành công của họ làm dấy lên sự tự ti và sự ganh tức trong lòng bạn, khiến bạn không thể bình tâm được. Còn nếu như kiêu ngạo trên sự thất bại của người khác, thì đồng nghĩa với việc sự tự tin đó được kiến lập trên sự tự ti thấp kém. Học vị cao không tạo ra khoảng cách Tôi có một người bạn vừa nhận danh vị giáo sư, rất cao hứng từ M***achusets tới California thuê căn hộ sống. Là giáo sư, sống chung cư đương nhiên không có vấn đề gì. Hàng xóm bên cạnh là một gia đình người Mexico, mỗi ngày gặp mặt nhau đều chào hỏi. Khi nói chuyện, người đàn ông Mexico đầy mùi mực, là một người lao động, ít học nhưng vẫn toát lên vẻ tự tin mãn nguyện với cuộc sống. Anh giáo sư này nghĩ, người hàng xóm tuy có không học vấn cao, nhưng lại dám nói chuyện cười đùa vui vẻ với một giáo sư như anh, thì có thể cũng là loại thành công trong kinh doanh. Nhưng hóa ra không phải, công việc vị này bấp bênh, phải nhận trợ cấp của chính phủ cho 5 đứa con nhỏ, mỗi người vài trăm đô một tháng. Bạn tôi cảm khái mà nghĩ thầm : e rằng Tống thống có đến thì người đàn ông Mexico này cũng không chùn gối. Chức vụ cũng không thể làm giảm đi sự tự tin của người khác. Dưới bầu trời tự do của Mỹ, ta sẽ hiểu được sự tôn trọng quyền lựa chọn của người khác. Bởi vì người ta không phải cố gắng làm giáo sư để khiến mình thanh cao hơn hay dùng học vị tiến sĩ của bản thân để nhấn mạnh sự thấp kém của người công nhân, dùng xe mới chạy khắp nơi khoe mẽ để khiến xe cũ xấu hổ hay dùng nhà đẹp để khiến hàng xóm cảm thấy tự ti nhụt chí. Người quyền quý cũng không thể ngang ngược Ngày 11/12/1997, phóng viên nổi tiếng Cindy rốt cuộc cũng có được một cuộc hẹn phỏng vấn riêng với vợ của Tổng thống Clinton sau nhiều nỗ lực. Bà Clinton đồng ý sau khi diễn thuyết tại hội nghị phụ nữ của câu lạc bộ trường đại học Manhattan New York sẽ dành một giờ để trò chuyện cùng Cindy. Buổi phỏng vấn dự định diễn ra tại câu lạc bộ này của trường. Đây là một câu lạc bộ truyền thống trang nghiêm, màu sắc cổ kính đã có lịch sử cả 100 năm rồi. Cindy đến trước và ngồi chờ bà Clinton ở đại sảnh. Trong lúc chờ đợi, cô lấy điện thoại ra và gọi. Một người bảo vệ lớn tuổi tiến đến và hỏi : "Thưa bà, bà đang làm gì thế ?" Phóng viên Cindy trả lời "Tôi có hẹn với phu nhân Tổng thống Clinton". Người bảo vệ nói "Bà không được dùng điện thoại trong câu lạc bộ, xin mời bà ra ngoài". Nói xong, ông rời đi và Cindy cũng cất điện thoại. Một lát sau người bảo vệ quay lại, thấy cô phóng viên vẫn chưa đi, còn đang bàn chuyện với phu nhân Clinton ở đại sảnh, ở đó có cả các trợ lý cao cấp của phủ Tổng thống. Người bảo vệ già có vẻ không vui nói : "Hành vi này không thể chấp nhận được, các ông bà phải rời khỏi đây". Bà Clinton liền kéo Cindy nhanh chóng rời khỏi đó. Người bảo vệ lớn tuổi không phải là nhân viên canh gác thủ phủ to lớn gì lắm. Ông chọn lựa sự tuân thủ luật lệ, nguyên tắc khiến ngay cả những người quyền quý cũng không thể ngang ngược trước mình. Bài học về sự lựa chọn của người Mỹ giúp tôi phát triển bản thân theo một cách phù hợp hơn. Tôi không dùng giá trị của người khác làm tiêu chuẩn thành công của bản thân, hạnh phúc là không có phân biệt giàu nghèo. Tại một số quốc gia Châu Á, người ta đã quen với kiểu sống và tìm kiếm sự công nhận của người khác như cha mẹ, bạn bè, nhà chồng, bạn học, đồng nghiệp, người thân, thậm chí là sự công nhận trong ánh mắt thoáng qua vài giây của người hàng xóm. Chúng ta không thể chấp nhận con người thực của chính mình, càng không biết cách khiến cho cuộc đời trở nên phong phú và ý nghĩa hơn. Các thế hệ đi trước chúng ta ít có sự lựa chọn, nên phần nào đó họ thường giáo dục chúng ta như thế, liệu chúng ta có muốn theo cách như vậy để giáo dục các thế hệ tiếp nối hay không ? Thanh Phong |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23509 |
![]() ![]() ![]() |
Rạch Giá - Món Nợ Ân TìnhCâu chuyện bắt đầu từ một chuyến đi định mệnh trong đời tôi. Đêm khuya đầu tuần, tháng Ba năm 1979, bầu trời tối đen như mực. Những ngọn đèn đường vàng vọt, leo lét chẳng đủ soi tỏ bóng người đi phía trước. Không gian lặng như tờ, chỉ có tiếng xe thưa thớt vọng lại từ xa. Chị tôi lặng lẽ đưa tôi ra bến xe Miền Tây trên chuyến xe lam nửa khuya, xuất phát từ chợ Trương Minh Giảng. Đích đến là Rạch Giá—một cái tên quen thuộc, nhưng mảnh đất ấy lại quá xa lạ với tôi. Nơi đó, tôi sẽ chờ tàu với hy vọng rời khỏi quê hương. Khi chiếc xe vừa chuyển bánh rời sân, tôi vẫy tay chào chị. Tôi vẫy tay chậm rãi, mà lòng tôi nặng trĩu ưu tư. Một cảm giác bất an len lỏi trong từng suy nghĩ. Vất vả lắm chị mới lo được cho tôi một chỗ ngồi trên chiếc ghế xúp (ghế phụ) của chuyến xe khởi hành lúc 5 giờ sáng. Quãng đường chưa đầy 200 cây số, vậy mà kéo dài hơn 9 tiếng đồng hồ. Chiếc xe ì ạch bò qua những cây cầu, xuống phà, lăn bánh qua những con đường gập ghềnh, sình lầy, nước đọng đầy vũng. Chưa bao giờ Rạch Giá dường như xa xôi đến vậy. Trời chạng vạng tối khi tôi đặt chân đến bến xe Rạch Giá. Một vùng đất hoàn toàn xa lạ. Tôi kéo thấp cái mũ tai bèo, lặng lẽ bước vào một quán cơm nhỏ nằm khuất sau những chiếc xe nằm ụ, chờ đến chuyến. Lòng vẫn chưa hết hoang mang… lo sợ. Mỗi bước chân đi tìm chỗ trọ qua đêm đều nặng trĩu những âu lo. Tôi nhìn trước ngó sau, tưởng chừng có ai đó đang theo dõi mình. Đêm nay, tôi chỉ cần một chỗ tạm để nằm, một góc khuất nào đó có thể nương náu qua đêm. Cuối cùng, tôi cũng thuê được một chiếc chiếu rách, trải tạm lên nền đất ẩm lạnh ở một góc nhỏ bên hông bức tường cũ kỹ. Bóng đêm bao trùm, mùi rác rưởi nồng nặc quyện vào hơi ẩm lạnh lẽo, tạo nên một thứ không khí đặc quánh, khó chịu. Tôi quấn chặt chiếc áo ka ki đồng phục màu cứt ngựa của thanh niên xung phong sờn cũ quanh người, thu mình vào bóng tối, lắng nghe những âm thanh thưa thớt, rời rạc của bến xe về khuya.. Chuyến đi này, tôi biết, chỉ mới bắt đầu…
Vì quá mệt mỏi, tôi thiếp đi lúc nào không hay. Khi giật mình thức giấc, những người xung quanh đã đi đâu mất từ bao giờ.Tôi bật dậy, ngơ ngác nhìn quanh. Không gian vắng lặng, chỉ còn lại những vệt bánh xe hằn trên nền đất sình lầy. Trời đã sáng hẳn. Tôi chưa biết phải làm gì, cũng chẳng biết tìm nước rửa mặt ở đâu, hay lấy gì để vệ sinh cá nhân. Mùi cà phê thoảng ra từ những hàng quán bên cạnh, gợi lên một cảm giác thèm thuồng. Bụng đói cồn cào, nhưng cái đói đã trở thành điều quen thuộc. Tôi nhủ thầm: Chờ đến trưa rồi tìm một ổ bánh mì hay tô bún có nhiều rau cho đỡ tốn. Tôi không biết mình sẽ còn ở đây bao lâu, Nếu lỡ chuyến đi—nhưng ngay cả số tiền để quay về cũng chẳng dư dả mà số tiền mang theo chỉ đủ tiêu trong hai ngày nữa. Nếu lỡ chuyến đi, tôi còn phải giữ lại ít tiền để mua vé xe về lại Sài Gòn. Tôi nhớ lời chị dặn: "Không nên đứng yên một chỗ, phải di chuyển liên tục trong bến xe, tránh ánh mắt tò mò của người khác." Bất chợt, một cô gái xuất hiện.Cô có vẻ hiền lành, nhưng trong ánh mắt ẩn chứa một nỗi lo âu, như thể đang mang chung tâm trạng với tôi.. Cô lặng lẽ tiến sát lại gần, thì thầm bên tai tôi: "Anh Quý phải không?" Tôi giật mình, chưa kịp phản ứng thì cô nói tiếp, giọng nhỏ nhưng gấp gáp: "Anh Đa nhắn, hôm nay chưa có tàu. Mình còn ở đây thêm vài ngày nữa." Nói xong, cô quay lưng đi nhanh, để lại tôi đứng sững, chưa kịp định thần, lòng ngổn ngang những câu hỏi.. Một cảm giác khó tả tràn ngập trong lòng. Sau này, khi con tàu rẽ sóng ra khơi, tôi mới biết cô tên Dung – một người cũng ôm chung hy vọng như tôi. Ba ngày vất vưởng nơi bến xe, tôi lang thang qua cầu Đúc, lẩn mình vào chợ Lồng, len lỏi qua những con hẻm chật chội, rồi men theo con đường đẫm gió biển.. Mùi sình lầy, hơi nước mặn nồng nặc quyện vào không khí, bất giác gợi tôi nhớ về quê nhà. Nhớ gia đình chị, nhớ người yêu chưa kịp từ giã của tôi. Sang ngày thứ ba, khi đi ngang quầy cháo cá trong chợ Lồng, mùi hành phi thơm lừng bỗng khiến bao tử tôi cồn cào. Tôi thèm lắm, nhưng trong túi chỉ còn vỏn vẹn số tiền đủ mua vé xe về lại Sài Gòn. Sau một thoáng đắn đo, tôi chậm rãi kéo nhẹ chiếc ghế nhựa, như thể sợ ai đó sẽ nhận ra sự túng quẫn của mình, rồi khẽ lên tiếng:: "Chị cho em tô bún lòng cá nhỏ." Chị bán hàng ngước nhìn tôi, ánh mắt đượm chút cảm thông, nụ cười hiền hậu: "Em mới ở thành phố xuống, đi mình ên à?" Tôi khựng lại. Câu hỏi bất ngờ như một nhát dao rạch toang lớp vỏ bọc mà tôi đang gắng sức giữ chặt.. Tôi không dám trả lời. Tôi húp vội muỗng nước lèo cuối cùng, đặt đũa xuống, lục nhanh những đồng tiền lẻ trong túi, rồi hấp tấp rời khỏi quán. Không dám nhìn lại. Đúng sáu giờ, như mọi ngày, tôi có mặt ở bến xe, mắt dáo dác tìm tín hiệu. Hôm nay, giờ khởi hành đã được ấn định. Một chiếc xe lôi ba bánh đậu sẵn bên đường, động cơ vẫn nổ lạch phạch. Tôi nhận ra cô gái đưa tin – người đã khẽ thì thầm với tôi ba ngày trước. Cô đã ngồi yên vị trên xe, ánh mắt lặng lẽ lướt qua tôi như nhắc nhở. Không chần chừ, tôi nhanh chóng bước lên xe, chiếm lấy chỗ trống cuối cùng ở thùng xe lôi. Người tài xế không nói gì, chỉ nhấn ga nhẹ, chiếc xe lắc lư chuyển bánh, hòa vào bóng tối chạng vạng của phố xá. Chiếc xe lắc lư qua cầu Đúc, rồi đột ngột rẽ phải, xuyên vào khu chợ đông đúc, như thể đang dò xét động tĩnh. Không lâu sau, xe vòng ngược trở lại, lặp lại hành trình ban nãy. Từng khúc cua, từng cú nghiêng nhẹ của chiếc xe đều toát lên sự cẩn trọng. Không ai trên xe cất lời, chỉ có tiếng động cơ lạch phạch vang lên giữa không gian chạng vạng. Tôi cảm nhận được sự cẩn trọng trong từng chặng đường. Khi đến mép cầu, xe rẽ trái, tiếp tục chạy dọc theo con sông. Những căn nhà sàn chênh vênh trên mặt nước lấm tấm ánh đèn dầu, hắt xuống mặt sông đen thẫm những vệt sáng mờ ảo, chập chờn như chính số phận những con người đang sắp sửa dấn thân vào hành trình định mệnh.
Những căn nhà sàn chênh vênh trên mặt nước bắt đầu lên đèn, ánh sáng leo lét phản chiếu xuống mặt sông đen sẫm. Tiếng máy ghe từ xa vẳng lại, hòa vào tiếng nước vỗ vào chân nhà sàn, tạo nên một âm thanh buồn bã, dường như càng nhấn chìm tôi vào tâm trạng lo âu, hồi hộp. Khi xe dừng hẳn, chúng tôi lặng lẽ bước xuống. Trời đã nhá nhem tối, tôi cảm nhận được hơi nước lạnh bốc lên từ lòng sông. Không ai bảo ai, tất cả men theo những ván gỗ, lội bì bõm qua con nước cạn để đến một chiếc ghe đang chờ sẵn, nép mình bên những trại cưa chứa đầy ván gỗ. Tôi rùng mình. Khoảnh khắc này, tôi biết… chuyến đi đã thật sự bắt đầu. Nỗi sợ hãi càng dâng cao khi tôi nhận ra chiếc ghe nhỏ bé chỉ chứa vỏn vẹn 21 người, cả trẻ em lẫn người lớn, mà nước đã bắt đầu tràn vào, liếm dần theo mép ghe. Chúng tôi không dám thở mạnh, chỉ biết nằm im chờ đợi. Sau hơn sáu giờ căng thẳng, khi thủy triều rút, ghe từ từ luồn qua gầm cầu trong gang tấc.Nhưng niềm vui chưa kịp nhen nhóm thì tai họa ập đến—ghe mắc cạn! Con nước rút nhanh hơn dự tính, để lại chiếc ghe kẹt cứng giữa những bãi bùn lầy. Không ai dám thở mạnh, tim tôi đập thình thịch trong lồng ngực.Tròng trành giữa con nước cạn, chúng tôi tưởng chừng như mọi thứ đã chấm dứt ngay tại đây. Thế nhưng, sau bao nỗ lực, bao lần nín thở trước những tình huống hiểm nguy, cuối cùng, chiếc ghe cũng thoát ra được, lao về phía vùng hải phận quốc tế. Ba ngày ba đêm lênh đênh giữa đại dương mênh mông, đối diện với bao thử thách: đói khát, sóng gió, nỗi ám ảnh từ những chiếc thuyền cướp biển vô tình lướt qua. Không còn lương thực, không một giọt nước uống, chúng tôi chỉ còn biết bám víu vào niềm hy vọng mong manh. Và rồi, phép màu đã đến—chúng tôi đặt chân đến đất Thái Lan. Từ đó, hành trình tìm tự do đưa mỗi người đến một nơi. Hầu hết chúng tôi được định cư tại Hoa Kỳ và Úc. Sau sáu năm vật lộn với cuộc sống mới nơi đất khách quê người—trải qua bao khó khăn, thử thách, và cả một mối tình dang dở—đến khi mọi thứ tạm gọi là ổn định, tôi mới nghĩ đến việc tìm kiếm một nửa của mình. Và rồi, như một sự sắp đặt của số phận, tôi gặp một cô gái Rạch Giá—người con của mảnh đất từng cưu mang tôi trong những ngày gian khổ nhất. Như một cách trả ơn cho đời, tôi nên duyên với cô, cô là cháu gái của một ông chủ trại cưa—cái trại cưa từng che chở, giúp tôi có một góc trú ẩn an toàn trước đêm vượt biển định mệnh. Như một vòng tròn khép kín của số phận, mảnh đất từng là điểm khởi đầu cho hành trình trốn chạy nay lại trở thành nơi tôi neo đậu cuộc đời. Ngày ấy, tôi ra đi với đôi bàn tay trắng. Ngày trở lại, tôi không chỉ có một mái nhà, mà còn có một tình yêu—tựa như món quà mà Rạch Giá đã dành sẵn cho kẻ lữ hành năm xưa. Sau này, khi cuộc sống đã ổn định, tôi có cơ hội đưa vợ và ba đứa con trở về Rạch Giá nhiều lần, dù gia đình vợ tôi không còn bà con thân thích ở Rạch Sỏi hay Rạch Giá. Lần đầu tiên trở lại, tôi ngỡ ngàng trước những đổi thay của vùng đất năm xưa.Cổng tam quan ngày nào đã biến mất, bến xe cũ chìm vào ký ức, phi trường đối diện giờ hóa thành những tòa nhà cao tầng sừng sững. Những con đường ngày xưa tôi từng lầm lũi đi qua giờ rộng thênh thang, nhộn nhịp xe cộ, như thể chưa từng có một quá khứ lặng lẽ và âm thầm. Bệnh viện, trường Trung học Nguyễn Trung Trực vẫn còn đó, nhưng những kỷ niệm của tôi với nơi này dường như chỉ còn vương trong ký ức. Cây cầu Đúc vẫn trầm mặc qua năm tháng, soi bóng xuống dòng nước lặng lờ. Nhưng chị bán bún cá nước lèo trong chợ Lồng—người phụ nữ với ánh mắt hiền hậu từng khiến tôi hoảng hốt năm xưa—đã chẳng còn ở đó. Tôi tự hỏi, giờ này chị đang ở đâu? Chị đã rời xa nơi này, hay đã lặng lẽ hòa vào dòng chảy thời gian, như bao phận người thầm lặng khác?, hoặc cũng có thể… chị chẳng bao giờ biết có một chàng trai trẻ năm xưa từng né tránh ánh mắt của chị trong một buổi chiều xa lạ và đầy lo âu. Thời gian có thể làm phai mờ cảnh vật, nhưng lòng tôi vẫn vẹn nguyên một nỗi biết ơn. Biết ơn Rạch Giá—không chỉ vì đã cưu mang tôi trong những ngày chông chênh, mà còn vì đã cho tôi một gia đình: một người vợ hiền thục, chung tình, mẫu mực, một người mẹ tận tụy yêu chồng thương con. Giữa những bữa cơm chiều đầm ấm, tôi kể cho các con nghe về Rạch Giá, về hành trình tìm tự do của mình, và về món nợ ân tình mà tôi mãi mãi mang theo. Có lần, cậu con trai bất ngờ quay sang mẹ và nói: "Quê của Dad đâu phải Đà Nẵng nữa Mom… mà là Rạch Giá rồi!" Rạch Giá—tôi mãi mãi biết ơn mảnh đất này. - Đỗ Xuân Quý |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23509 |
![]() ![]() ![]() |
20 Câu Nói THÂM Mà THẤM về Cuộc Đời Giúp Ta Tỉnh Ngộ ~ooOoo~ Dưới đây là một vài câu nói rất sâu sắc về cuộc sống để mỗi người trong chúng ta cùng chiêm nghiệm và cảm nhận.
st.
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
<< phần trước Trang of 145 |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |