![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Thơ Văn | |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< phần trước Trang of 201 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23786 |
![]() ![]() ![]() |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23786 |
![]() ![]() ![]() |
Gần cuối mùa Thu rồi! Chỉ còn vài tuần ngắn sau cùng, thời tiết sẽ sang mùa đông. Dù tháng ngày còn là mùa Thu, và mùa Đông hãy còn lang thang đâu đó, chưa về tới; có hôm gió rét lạnh, như sáng nay, dễ làm mình ngỡ là trời đã sang đông. Quán mới mở cửa, còn vắng lắm; dễ tìm một bàn ngồi gần cửa kính, để nhìn ngắm cảnh sắc bên ngoài. Sáng sớm, chưa thấy ánh mặt trời. Bên ngoài khung cửa kính, trời sương mù, thành phố trắng mờ mờ, có vẻ thơ mộng, trông đẹp và có vẻ mùa đông lắm. Giọt cà phê đậm màu khoan thai rơi, kéo dài chờ đợi, cho thời gian và không gian thêm nồng nàn, quyến rũ. Cà phê sáng! Ở đây, cà phê thì có thể uống bất cứ lúc nào tùy thích, nhâm nhi ở bất cứ nơi đâu thuận tiện, chẳng nhất thiết phải là cà phê sáng. Cà phê sáng lại càng quá bình thường. Ngày làm việc, ít thời gian, người đi làm thường ghé qua quán cà phê mua cho mình một ly, rồi cầm đi theo mình; để lai rai từ trên xe đến nơi làm việc. Lúc trời lạnh, không có bàn tay người tình, có ly cà phê nóng ấm cũng có phần ấm tay và ấm lòng lắm. Cơn dịch cúm còn lan tràn, tổng số nhiễm bệnh và tử vong trong mấy tuần nay lại tăng vùn vụt trở lên. Vì con vi trùng cúm “lạ” này, quán cà phê ở đây giới hạn số người, hay không cho khách vào bên trong; hầu hết chỉ bán cho người mua thức ăn hay thức uống mang đi mà thôi. Từ thời miền Nam mình còn Sài Gòn, cà phê cũng đã có trong các hàng quán ở khắp nơi nơi, tỉnh thành, phố phường; từ hạng cà phê pha bằng túi vải trong các quán cóc bình dân với ghế ngồi thấp lè tè trên lề đường, đến quán có cà phê “phin” với ghế nệm bọc da cao ráo sang trọng hơn. Nơi đây, trên các xứ Bắc Mỹ, cà phê cũng rất phổ thông. Tại nhiều công xưởng, cơ quan, cà phê lúc nào cũng có sẵn trong bình, từ trên văn phòng và dưới phòng ăn; ai cần thêm thì cứ tự nhiên cho cà phê vô lượt, rồi đong nước vào máy pha cà phê. Chốc sau quay lại, bình có đầy cà phê mới vừa pha xong, hương vị đậm đà và thơm ngon. Lúc gấp rút và không màng đến hương vị cho lắm, chỉ cần có chút chất đắng để dễ suy tư hay ngẫm nghĩ chuyện riêng, thì dùng bột cà phê khô, chế nước nóng vô, khuấy khuấy vài cái là có ly cà phê ngay. Loại cà phê bột bào chế sẵn này uống cũng được lắm, cũng giống cà phê vậy. Nơi đây, hương vị cà phê của địa phương không giống mùi thơm và chất đắng của cà phê Việt Nam cho lắm, nhưng là thức uống hấp dẫn và gần gũi với nhiều người. Người ta thường có sẵn cà phê trong tay, hay đặt đâu đó gần bên mình, để chỉ cần cái vói tay ngắn là có ngay. Cũng vì thế, nhiều khi, cả ngày chỉ nhớ uống cà phê mà quên uống nước. Chuyện uống cà phê thì bình thường lắm, chẳng có gì đáng chuyện. Thế nhưng, cà phê sáng, lúc sáng sớm và lại là sáng sớm cuối tuần, thì nó có cái gì đó khác hơn là bình thường; cái gì đó khác lạ, lắng đọng, đậm tình … mà không phải lúc nào cũng tìm được, ở thời điểm khác. Mỗi thời điểm trong ngày đều có cái đặc điểm riêng của nó. Ngồi trong quán, bên ly cà phê sáng và là sáng cuối tuần, có lẽ là lúc thú vị nhất; để mình chậm rãi nhìn ngắm thành phố lững thững thức dậy sau một đêm dài. Những bận rộn, hối hả của một ngày dài và của cả tuần dài, dường như chỉ được lắng đọng, êm đềm vào khoảnh khắc nhàn rỗi đầu ngày của buổi sáng cuối tuần. Lúc ấy, mình được ngồi trong quán nhàn hạ, ung dung nhấm nháp cà phê, thanh thản mân mê cái vị đắng đậm đà. Năm trước, cũng vào thời gian mùa Noël sắp trở về; ngồi đây, tôi đã được nghe bài hát Bài Thánh Ca Buồn. Tiếng hát như lời tâm tình: “… Bài thánh ca đó, còn nhớ không
em? Tiếng nhạc thoang thoáng, nhẹ nhàng, với lời nguyện ước êm đềm, chân thành. Không gian quanh mình chợt thơ mộng thanh thoát. Lời hát mang về nhớ nhung, luyến tiếc tháng ngày còn trên quê nhà. Dòng nhạc đưa lòng người lờ lững trên dòng sông kỷ niệm, chan hòa những tình khúc và tình người. Như còn đây, giọng hát mênh mang buồn. Ngày xưa, tuổi mới lớn, biết yêu thương hay chưa từng ngỏ ý, là người ngoại đạo hay tín đồ ngoan đạo, tâm hồn đồng lãng mạn, ngẩn ngơ, cùng nỗi niềm với chuyện tình thật hồn nhiên và thánh thiện của tác giả, trong Bài Thánh Ca Buồn. Thuở ấy, Nguyễn Vũ chỉ mới 14 tuổi. Ngày ngày cậu bé Nguyễn Vũ rất chịu khó đi lễ ở nhà thờ; nhà thờ chính tòa Ðà Lạt, còn có tên gọi khác là nhà thờ Con Gà, vì trên đỉnh tháp chuông có hình con gà lớn. Đây là nhà thờ lớn nhất Đà Lạt, một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất của thành phố này do người Pháp để lại. Tác giả kể rằng: “Không hẳn vì tôi ngoan đạo, vì tôi phát hiện ra một cô gái rất xinh và ngoan đạo, mỗi ngày vẫn ngang qua ngõ nhà mình để đến nhà thờ… Trái tim vụng dại của đứa con trai mới lớn đập loạn nhịp trước bóng hình thiếu nữ tóc xõa vai mềm bềnh bồng trong gió cao nguyên. Ngày lại qua ngày, suốt hơn ba tháng trời, tôi âm thầm, lầm lũi làm “cái đuôi” cô ấy, kẻ trước người sau đi về mỗi bận trên 3 km đường đèo, nhưng một lời bẻ đôi tôi không dám thốt. “Lòng thành” của tôi chỉ được hưởng một “ân huệ” cỏn con: đó là tôi được biết tên nàng, nàng lớn hơn tôi hai tuổi… Thế rồi, một buổi chiều gần lễ Giáng Sinh. Tan lễ ra thì trời đổ mưa, “đối tượng” của tôi nép vội vào mái hiên trú mưa, tôi cũng… trú tạm bên cạnh, hai người chỉ cách nhau độ một gang tay. Hòa lẫn trong tiếng mưa là giai điệu quen thuộc của bản Thánh ca Đêm Thánh Vô Cùng, vẳng ra từ ngôi nhà gần đấy: “Đêm Thánh vô cùng, Nàng đưa tay hứng lấy những giọt nước mưa và khẽ hát theo. Tôi lặng người. Giọng hát nàng sao mà buồn da diết. Tự dưng tôi cảm thấy hết… sợ quê, khẽ đưa tay vuốt nhẹ lên… những hạt mưa bụi li ti bám bên ngoài chiếc áo ấm của nàng, bất chợt nàng quay sang tôi nhoẻn miệng cười: “Cảm ơn nghen!”. Mưa tạnh, “người trong mộng” đã khuất dạng tự bao giờ mà thằng con trai 14 tuổi vẫn còn đứng ngẩn ngơ như … “một nửa hồn tôi mất”. Ba ngày sau, gia đình tôi di
chuyển vào Sài Gòn sinh sống, thế là hết. Tâm trạng tôi lúc đó, y
như người vừa đánh mất một vật quý giá. Từ đó, mỗi khi chợt nghe bài
Thánh ca Đêm Thánh Vô Cùng, lòng tôi lại tái tê với ánh mắt, nụ cười
hồn nhiên, thánh thiện tựa thiên thần của “người ấy”. Ôm hình bóng
ấy cho đến mãi 14 năm sau, tình cờ nghe lại bài hát Đêm Thánh Vô
Cùng từ chiếc máy đĩa, bỗng dưng cảm xúc từ một mối tình thánh
thiện, hồn nhiên như trẻ thơ – tưởng như đã vùi sâu dưới lớp bụi
thời gian – chợt ùa về trong ký ức, thôi thúc tôi và … “Bài Thánh Ca
Buồn” ra đời.…..”. Tuổi thơ của miền Nam ngày xưa được may mắn lớn lên trong thương yêu, giáo dục đầy tình người. Lời hát của “Bài Thánh Ca Buồn” có nhắc đến bài Thánh ca Đêm Thánh Vô Cùng (Silent Night). Nhắc nhớ dòng nhạc đón mừng ngôi Hai, trầm lắng, thánh thiện: " Ðêm Thánh vô cùng, giây phút tưng bừng. Ðất với trời se chữ Ðồng…" Bài Thánh Ca cổ kính, được một linh
mục người Áo biên soạn từ thế kỷ 18, vẫn được các thế hệ lưu truyền
qua nhiều ngôn ngữ khác nhau. Từng lời nhạc êm đềm thấm vào lòng
người, người có đạo và ngưới ngoại đạo, đã làm những kẻ cưởng chiếm
miền Nam phải sợ hãi, cố dùng mọi quyền lực để ngăn cấm phổ biến các
bài Thánh ca hay nhạc Giáng Sinh, nhất là trong tháng ngày mùa Noël.
Thế nhưng, bạo quyền không bao giờ hủy diệt được đức tin và chính
nghĩa. Thánh ca và những bài hát đón mừng Giáng Sinh vẫn bất diệt! Cái giá buốt trên vùng đất ẩm ướt của Bắc Mỹ, làm mùa đông nơi đây có ngày ngắn lại và đêm dài thêm, thêm day dứt nỗi nhớ quê nhà. Quê nhà và tình người ngày xưa. Tất cả, giờ thì … có lẽ, chỉ còn tìm lại được trong ký ức mà thôi. Sài Gòn, miền Nam mình, khi còn tự do như ngày xưa, cả tháng Mười Hai với muôn vàn ca khúc làm xao xuyến tâm hồn người có đạo cùng người ngoại đạo, và vẫn còn mãi đến ngày nay. Vẫn còn đó: Đêm Đông, Mùa Sao Sáng, Tà Áo Đêm Noël, Chiều Bên Giáo Đường, Cao Cung Lên, Niềm Tin, … Ngày ấy, năm nào cũng nghe, rồi lại được nghe, nhưng những dòng nhạc quen thuộc như vòng tay người tình trở về ôm ấp, vẫn nồng nàn. Bài hát Dư Âm Mùa Giáng Sinh như môi hôn ấm mềm tâm tình: “Bài hát đêm đông chạnh lòng tôi
nhớ nhiều. Và rồi người tha hương vẫn thấy nhớ … nhớ cả tháng Mười Hai của Sài Gòn, của miền Nam mình trước đây, với những lời hát êm đềm trong mùa Noël năm nào: “Lạy Mẹ sầu bi ban ơn, Giờ đây, người ta nhân danh “nhân dân” để phán quyết, để ra lệnh giam cầm và giết hại người yêu nước. Các cái gọi là tòa án, “phiên tòa phúc thẩm” … của “Nhà Nước”; thản nhiên tuyên án đến cả chục năm tù cho bất cứ những ai dám lên tiếng vì tự do, nhân quyền, vì muốn bảo vệ ngư dân cùng biển nước Việt Nam… Cà phê còn trong ly, còn đậm màu cà
phê, nhưng hương vị bây giờ nhạt nhẽo; cái vị đắng thú vị của cà
phê, bây giờ … đắng chát! Sài Gòn đã mất tên! Sài Gòn bây giờ như … người tình áo trắng đã thay màu! Nhớ nhung! Xót xa đau! Giáo đường dấu yêu trên quê nhà … Tiếng Thánh ca ngày xưa vang đêm tối … Nhớ quá đi thôi! … Vẫn có đó! … Đêm Thánh Vô Cùng! |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23786 |
![]() ![]() ![]() |
Chuyện Chẳng Có Gì Hết
Bé gái đang phụ mẹ chất đồ lên quầy cũng ngừng tay nhìn tôi cúi đầu chào… Thấy thương quá! Mấy hôm sau, tôi viết cho nó một bức thư dài, nhắc lại những kỷ niệm cũ mà hôm gặp lại nhau còn quên chưa kịp nhắc. Thằng con tôi bảo tôi viết xong đưa nó đánh vào máy vi tính rồi in ra cho tôi. Máy của nó có hệ VNI nên đánh chữ Việt Nam được. Tôi nói: “Không! Ba muốn gởi thư viết tay, nó trang trọng hơn. Ngoài ra, khi bạn của ba cầm lá thư trên tay, chưa đọc, chỉ nhìn tuồng chữ thôi, ông ta cũng sẽ thấy được ba trong từng nét bút. Còn thư đánh máy, nó không mang một bản sắc nào hết, nó cứng ngắc, vô hồn…” Mươi ngày sau, tôi nhận được lá thư hồi âm của nó. Thư đánh máy và bằng tiếng Pháp. Tôi cảm thấy thật hụt hẫng. Tôi đâu có dè nó “mất gốc” đến độ như vậy! Tôi chỉ còn nhìn ra được thằng bạn tôi ở cái chữ ký, còn lại là một thằng tây nào đó chớ không phải một thằng Việt Nam! Tôi chua xót, nhưng cũng ráng đọc cho hết bức thư trước khi thả nó rơi vào sọt rác. Tình bạn mà tôi đã dành cho nó từ thời tuổi nhỏ chắc cũng đã rơi theo vào sọt rác, nghe nhẹ như hơi thở dài… Đó! Câu chuyện không có gì hết mà tôi muốn kể lại. Suy cho cùng, chắc nó có mang một “cái gì đó” chớ không phải “không có gì hết”. Tại vì tôi không thấy. Chớ nếu nó không “nói” lên cái gì hết thì tại sao tôi cứ phải nghĩ ngợi băn khoăn? Có lẽ tại vì lâu nay tôi thường nghe người Việt lưu vong than đã mất quê hương, mà tôi thì cứ cho là chuyện bình thường, chẳng có gì phải suy nghĩ. Chính cái cung cách khoanh tay cuối đầu chào của cô bé tóc vàng mắt xanh đã bắt tôi phải suy nghĩ. Nếu người Việt lưu vong giống thằng bạn của tôi thì đúng là họ đã để mất quê hương thật. Còn như họ giống mẹ con người thiếu phụ trẻ tuổi mà tôi gặp trong siêu thị thì làm sao nói mất quê hương? Quê hương còn nguyên đó chớ, thể hiện bằng tư duy, bằng ngôn ngữ, bằng phong cách đặc thù Việt Nam. Đó là cái gốc mà mình đã mang theo, chỉ cần một quyết tâm gìn giữ, vun bồi là nó sẽ đâm chồi nẩy lộc… Còn hay hơn nữa: mình nên bắt chước người mẹ trẻ tuổi đó, coi chuyện gìn giữ cái gốc là chuyện tự nhiên, ai ai cũng phải làm. Tôi nhớ hoài câu nói của cô ta: “Dạ! Có gì đâu? Mình là người Việt Nam mà bác!”. Và tôi tin chắc: một người như cô ta chẳng bao giờ than rằng đã mất quê hương! Bây giờ thì tôi thấy “câu chuyện không có gì hết” thật sự không phải không có gì hết! Tiểu Tử
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23786 |
![]() ![]() ![]() |
Văn HẠT CÁT BÊN ĐỜI - <<<<<Nhạc Tóc Gió Thôi Bay & Mắt Lệ Cho Người 07- 2020![]() Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 10/Dec/2020 lúc 4:38am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23786 |
![]() ![]() ![]() |
Cô Giáo Miền Nam, Học Trò Miền BắcHình minh họa Hơn 30 năm sau, họ mới gặp lại nhau trên đất Hợp Chủng Quốc. Cô giáo nay đã già. Học trò cũng không còn trẻ nữa. Cô dĩ nhiên không nhận ra trò, nhưng trò đã nhận ra cô. Và cô giáo Oanh bỗng nhớ lại tất cả những ngày giờ tai hoạ. ------ - Các đằng ấy ơi, cho tớ chơi với! Con
nhỏ cố nở nụ cười thân thiện nhất năn nỉ ba đứa bạn khác cùng lớp đang
đánh đũa trước sân. Một đứa đang định tung trái banh lên, bỗng dừng lại,
che miệng cười khúc khích. - Đằng ấy? Hí! Hí! Đứa kia chanh chua hơn: - Ậy, tụi “tớ” chơi dở lắm, không dám chơi với “đằng ấy” đâu. Cả bọn cùng cười xòa sau câu đùa của đồng bọn. Đứa thứ ba có vẻ biết điều hơn một chút: -Tụi tao chơi gần hết bàn rồi, để mai rồi mày chơi chung nghe. Con
nhỏ buồn rầu quay lại. Nó biết con kia chỉ nói cho có lệ mà thôi. Ngày
mai tụi nó sẽ nói những câu tương tự, hay cũng kiếm những cớ khác để từ
chối không muốn cho nó chơi chung. Đây không phải là lần đầu tôi chứng
kiến những đứa học trò trong lớp đồng lõa nhau cô lập Vân. Nó là đứa học
sinh miền Bắc đầu tiên trong lớp tôi của niên khóa 1976/77. Nhớ
lại sau hôm khai giảng niên khóa mới được hai ngày, tôi đã giật mình lo
lắng khi bỗng nhiên bị gọi lên phòng Giám Hiệu có chuyện cần! Chuyện
gì? Đối với tình hình bây giờ, bị gọi lên văn phòng riêng rẻ như lúc này
là một dấu hiệu không tốt. Nhưng sau khi “tự kiểm điểm”, tôi thấy mình
không phạm điều gì sai nên cũng yên tâm đôi chút. Mụ
hiệu trưởng đón tôi niềm nở hơn mọi ngày. Thấy tôi đi vào, một người
đàn ông trong trang phục bộ đội với cái nón cối trên bàn ngừng tay vấn
thuốc đứng dậy chào. “Đồng chí” Trần Bình, theo lời giới thiệu, là một
cán bộ cao cấp từ Hà Nội đang trong thời gian công tác dài hạn tại thành
phố ************. Vân là con gái ông ta. Con bé hôm đó mặc áo bà ba
trắng, quần satin đen, tóc dài và rậm kẹp lại gọn gàng phía sau … Nhìn
Vân lễ phép chào, tôi bỗng nghe bỗng nghe một chút xót xa. Quả là một
xưởng đúc tuyệt vời! Con nhỏ trông không khác chi một cô cán bộ tí hon.
Màu sắc duy nhất trên người con bé là đôi dép rỗ màu vàng nhạt. Đôi dép
vẫn còn mới lắm. Tôi
dắt Vân về lớp và xếp ngồi bàn đầu để có thể dễ dàng “chú ý giúp đỡ”
như lời cha nó ân cần nhắn nhủ. Bỏ qua những gì bên ngoài, nó cũng khá
xinh xắn. Gương mặt bầu bĩnh tuy hơi đen, nói thưa lễ độ. Tuy chán ghét
mụ hiệu trưởng đến thậm tệ, không chút cảm tình với người đàn ông trong
bộ quân phục chuyên chính màu xanh ấy, tôi vẫn không thấy có lý do gì để
ghét bỏ Vân. Nhưng,
bốn mươi mấy học sinh trong lớp tôi lại không nghĩ như vậy. Những ánh
mắt kỳ thị ngày càng rõ rệt. Những mái đầu xanh tụm năm tụm ba xì xầm
bàn tán. Tôi nghe rõ một lần chúng gọi Vân là “con bộ đội”, kháo nhau
“Coi chừng nó cho mày đi học tập cải tạo đó!” v.v và vv…Vì thế mà đã gần
tháng, con bé vẫn chưa hội nhập vào chúng bạn, mặc dù nó cũng cố gắng
lắm. Tôi tội nghiệp giùm Vân, nhưng cũng không trách được lũ học trò còn
lại. Xã hội và hoàn cảnh đã gieo vào đầu óc lũ trẻ thơ ngây những tư
tưởng nghi kỵ, oán ghét tất cả những người đã trực tiếp, hay có liên hệ
đến sự mất mát trong gia đình chúng. Tôi biết trong lớp có đứa cha là
lính Cộng Hòa đã hy sinh đền nợ nước. Một số khác là con em của sĩ quan
hay công chức dưới chế độ Sai gon cũ đang bị đi học tập cải tạo tại một
vùng hoang vu nào đó, chưa rõ ngày về. Anh
Hai tôi là Đại Úy Biệt Động Quân, cũng khăn gói quả mướp theo lời nửa
dụ dỗ nửa đe dọa của chính quyền nay đã hơn một năm. Tin tức duy nhất
nhận được là vài lá thư gởi về mà địa chỉ là một hòm thư vô nghĩa. Lá
thơ theo một khuôn mẫu nhất định như trăm ngàn cái khác, trấn an và động
viên gia đình tham gia lao động, triệt để thi hành chính sách của nhà
nước. Chị dâu tôi mòn mỏi trông chờ. Quỹ gia đình thu hẹp, chị phải dấn
thân ra chợ trời chụp giựt, tráo trở để kiếm tiền nuôi ba đứa con. Những
lúc tôi sang thăm cháu là dịp chị mở bầu tâm sự. Chị nguyền rủa, oán
than không tiếc lời với thời thế đảo diên sâu bọ làm người … ngay trước
bọn nhỏ. Cha
mẹ đã vậy, con cái cũng dễ dàng ảnh hưởng. Người lớn oán người lớn, thì
trẻ con cũng …ghét trẻ con. Dĩ nhiên những mái đầu thơ chưa đủ trí khôn
để hiểu thế nào là độc tài, là đảng trị, là mất mát tự do … Đầu óc lũ
trẻ như những trang giấy trắng mà lớp cha anh đã vô tình quệt vào một
vết đen thù ghét, tị hiềm. Tôi
không ghét Vân như học trò tôi. Trái lại là khác. Tôi biết nó đang bị
cô lập và lạc loài giữa một môi trường xa lạ. Nhưng mỗi lần nhìn Vân,
tôi không khỏi liên tưởng tới mụ hiệu trưởng hợm hĩnh, lúc nào cũng rình
rập các giáo viên. Mụ cũng đi làm bằng áo bà ba trắng, quần satin đen
khuôn mẩu đó, ngồi bắt chân lên ghế salon trong văn phòng say sửa giảng
chủ nghĩa Mác-Lê. Tôi cũng thấy qua con bé, cha nó hôm gặp mặt. Mặc dù
ông ta vẫn lịch sự và nhũn nhặn, tôi cũng không khỏi mang tư tưởng đây
là người đã cướp đi tất cả tự do của toàn miền nam, trong đó có tôi.
Không chừng ông ta đã đối diện với anh tôi trong một trận chiến nào đó. Vân
học thua kém chúng bạn rõ ràng. Những môn phải học thuộc lòng, con bé
tương đối chu toàn một cách chăm chỉ. Nhưng về toán số thì thật bết bát.
Những bài toán đố đơn giản với trình độ học sinh lớp bốn cũng khiến con
bé ngồi cắn bút. Tôi cũng không rõ ngoài Bắc nó đã học lớp mấy, nên khi
lên gặp mụ hiệu trưởng, tưởng là sẽ tìm hiểu thêm trình độ con bé để
xếp lớp cho đúng. Ai ngờ mụ trừng mắt nhìn tôi: -
Chị bảo sao? Vân mà kém toán ư? Vô lý thật. Nó là học sinh tiên tiến,
và xong lớp hai ở Hà Nội rồi. Chị cũng biết trung học ở miền Bắc ưu việt
chỉ 10 năm thôi là đã tương đương với lớp 12 trong này rồi (mụ hãnh
diện). Nếu cứ học ngoài ấy, nó lên lớp ba, là phải bằng… lớp năm trong
này cơ đấy. Tôi xếp nó vào lớp bốn của chị để thử, rồi tính sau… Mụ ngừng một chút lấy hơi, rồi tiếp: - Chị có theo đúng chương trình không? Tôi muốn xem lại giáo án của chị. Trời
ơi lý luận như mụ thật là độc đáo. Bỏ qua trình độ của hai học sinh tốt
nghiệp hệ 10 năm và 12 năm. Nhưng nói một học sinh lớp hai miền Bắc đã
tương đương với lớp bốn trong Nam, thì tôi cũng đành chịu. Cơn tức giận
trào lên, tôi định cãi. Nhưng câu cuối cùng của mụ làm tôi chột dạ, ngậm
bồ hòn nuốt xuống. Nói thêm với người đàn bà này chỉ vô ích. Không
chừng mụ lại ghép cho tôi tội phản động, bài bác chế độ … thì mất việc.
Đối với hoàn cảnh hiện nay, mất việc là không lao động, là kinh tế mới.
Thôi được, mụ là kẻ chiến thắng làm vua, tôi thua phải làm giặc thôi! Chiến
tranh đã qua, Nam Bắc một nhà cùng nhau tiến nhanh, tiến mạnh, tiến
vững chắc lên xã hội chủ nghĩa. Những cái loa thông tin nhai đi nhai lại
một điệp khúc cằn cỗi và trơ trẽn. Chỉ một thời gian ngắn, toàn miền
Nam đã thấm đòn. Người ta bảo nhau trông thấy Văn Vĩ lái xe Honda dạo
mát Sàigòn! Đi đâu tôi cũng nghe bàn tán về những chuyến đi danh từ nói:
tàu 3 blocks, máy Yammar đầu xanh, đầu bạc v.v…Chỉ nghe và biết thế
thôi, tôi hiểu mình không có diễm phúc tham dự vì gia đình không đủ khả
năng tài chánh. Nếu có, ba mẹ tôi cũng phải ưu tiên cho hai đứa em trai
đang tuổi sắp đi nghĩa vụ quân sự. Tôi chuẩn bị tinh thần làm cái cột
đèn bất đắc dĩ. Một
người bạn tù chung trại vốn là bác sĩ quân y có chuyên môn nên được thả
về trong đợt đầu tiên ghé qua báo tin, anh Hai tôi đã ra đi vĩnh viễn.
Mấy tháng trước, đúng một năm sau ngày tình nguyện đi học tập cải tạo,
anh và một số sĩ quan khác chung cảnh ngộ đã cùng nhau đòi hỏi ban quản
giáo nếu họ có tội gì hãy đưa ra tòa xét xử công bằng. Tại sao lừa dối
họ nói đi học tập có 10 ngày mà nay đã một năm trôi qua, ai cũng để lại
vợ dại con thơ không rõ cuộc sống thế nào, đem thân khổ sai lao động
trên những vùng rừng thiêng nước độc mà ngày về tăm tối mù khơi. Kết
quả nhóm sĩ quan đó bị kết tội toan tính chống đối nhà nước, biệt giam
với những hình phạt khắc nghiệt. Anh Hai tôi vốn đang bị bệnh, thể chất
suy yếu nên không kham nổi, ra đi về miền vĩnh cửu. Anh mất đã mấy tháng
rồi nhưng gia đình, cha mẹ, vợ con hoàn toàn không hay… Tôi
lãnh nhiệm vụ qua báo tin dữ cho chị Hai, vì người bạn tù chỉ đến nhà
ba mẹ tôi nói vài câu ngắn rồi phải đi ngay. Tối hôm đó, mắt tôi quầng
đỏ ấp a ấp úng không thành lời. Chị vẫn bình tĩnh hỏi chuyện gì đã xẩy
ra cho anh Hai? Tôi như được mở khóa, khóc òa như đứa trẻ, kể lể. Chị
ngồi bất động, không một phản ứng. Nhìn chị, tự nhiên tôi cảm thấy rờn
rợn. Người đàn bà trước mặt chỉ hơn tôi hai tuổi mà như xa cách đến hai
mươi năm. Chỉ hai năm trời tảo tần nuôi con, nuôi chồng, đã tàn phá dung
nhan chị đến độ tàn nhẫn. Nay niềm hy vọng cuối cùng đã tắt. Chị ngồi
yên hồi lâu, lẳng lặng đứng dậy bên giường ôm thằng Út lúc đó đang ngủ
vùi vào lòng, xua tay ra hiệu cho tôi đi về. Tôi biết mình không thể nói
được điều gì thêm. Tất cả những lời an ủi hay khuyên nhủ lúc này chỉ là
vô nghĩa. Bước ra cửa, tôi quay lại nhìn và thấy giọt nước mắt đầu tiên
của chị rơi trên mặt thằng bé. * Hòa
bình rồi mà súng vẫn nổ trên khắp mọi miền. Đâu đó vẫn còn có kẻ ngã
gục, còn tù tội, chống đối. Suốt hai mươi năm nội chiến, gia đình tôi đã
may mắn toàn vẹn. Anh Hai tôi là người duy nhất trong gia đình chính
thức cầm súng chiến đấu, nhưng đã trở về với mái ấm gia đình sau lời kêu
gọi đầu hàng của cấp lãnh đạo từ tháng tư năm ấy. Nay anh đã nằm xuống,
hy sinh trong muộn màng và tức tưởi. Sự ra đi của anh đã tác động vào
tâm lý tôi mãnh liệt. Ngày
Sàigòn hoàn toàn rơi vào tay cộng sản, gia đình tôi cũng như tất cả
người miền nam dù biết là tương lai bất định, nhưng dù sao cũng còn niềm
hy vọng mong manh: hòa bình. Cộng sản hay quốc gia, cũng là người Việt.
Giải đất này từ bắc chí nam đã rách nát sau bao năm chịu đựng bom đạn.
Đã đến lúc mọi người dẹp hết hận thù, chủ nghĩa, để cùng nhau hàn gắn. Mọi
hy vọng chỉ là cái bánh vẽ to tướng. Dân miền Nam thấm đòn. Đã muộn
rồi. Mỹ đã cút và Ngụy cũng đã nhào. Chính phủ mới nắm chặt bao tử người
dân qua chính sách hộ khẩu. Hàng ngũ công an dày đặc khắp phố phường
làm dân chúng hết đường cục cựa, chỉ còn âm thầm chịu đựng và… nguyền
rủa. Đến
bây giờ tôi mới biết thế nào là căm hờn. Thời gian qua, tôi cũng như
bao người khác, chán chường một cách thụ động. Nhưng ngoài những mất mát
chung, chế độ cũng chưa đụng chạm gì đến gia đình tôi. Nhìn chung
quanh, những gia đình với nhiều bất hạnh; những người mất nhà mất cửa từ
vùng kinh tế mới trở về thành phố lang thang đói khát không hiện tại
không tương lai.. tôi đã thấy thỏa mãn vì hoàn cảnh mình cũng còn sáng
sủa hơn bao người khác. Tôi
đã lầm. Sự yên ổn hiện tại của mình chỉ là tạm thời. Chế độ sẽ không
chừa một ai khi thời gian cho phép. Cái chết của anh Hai tôi là phát
súng khai hỏa đầu tiên. Tôi căm hờn nhìn những cái nón cối, đôi dép râu,
khẩu súng AK … những thứ tiểu biểu tượng trưng cho chế độ. Vân
đập vào mắt tôi mỗi ngày qua cách ăn mặc và cái giọng Bắc Kỳ chua chua
của nó. Ôi đối tôi, con nhỏ này đã được nhào nặn từ lúc mới sinh ra. Đầu
óc nó chắc chứa đầy những …Bác, và đương nhiên khi lớn lên sẽ sẵn sàng
chết cho Đảng. Trời ơi, nó sẽ là một con nhỏ cộng-sản! Trước
kia tôi còn thông cảm, giúp đỡ Vân, nay tôi lại ngấm ngầm khoái trá
nhìn học trò cô lập “con bộ đội” này (?). Tôi biết mình đã nhỏ mọn và
sai lầm khi tự nhiên ghét bỏ Vân, nhưng cái chết của anh tôi như đám mây
đen kịt che khuất mọi suy nghĩ công bằng mà một người lớn, có học như
tôi phải nhận rõ. Có
lẽ Vân cũng thấy sự thay đổi và thắc mắc lắm. Người duy nhất trong lớp
đối xử tốt với nó đã về hùa với đám đông để nó một mình. Vân càng mặc
cảm hơn khi biết mình thua kém bạn bè trong các môn học. Đôi khi nhìn
con bé ở lại trong lớp lơ đãng nhìn các đứa khác chơi đùa ngoài sân
trong giờ giải lao, tôi cảm thấy tội nghiệp. Nhưng rồi hình ảnh anh tôi
ngã gục nơi trại cải tạo nổi lên, tôi lại ghét nó thêm. * Sau
khi vào lớp độ nửa tiếng, tôi được gọi lên phòng Giám Hiệu. Thôi chết!
Hậu quả đã đến như tôi lo sợ, nhất là hôm nay Vân vắng mặt. Sự
việc bắt đầu từ tuần trước, khi trong giờ sinh hoạt tôi chọn bài hát
“Đêm qua em mơ gặp bác Hồ” cho cả lớp cùng ca. Thay vì câu “râu bác dài
tóc bác bạc phơ”, hai ba cái miệng từ cuối lớp gào lên “chân bác dài,
bác đạp xích lô” tôi thấy Vân quay lại nhìn thằng Tùng to giọng nhất.
Thằng nhỏ không biết tai họa sắp tới, còn làm mặt xấu chọc Vân. Tôi làm
ngơ, vội vàng chấm dứt ngay giờ sinh hoạt và để ý Vân. Nhưng con nhỏ
không để lộ nét gì khác hơn ra ngoài mặt. Một
tuần qua, tôi hồi hộp sợ Vân lên báo cáo mụ hiệu trưởng. Thằng Tùng
chắc chắn bị đuổi học vì tội phản động. Ba mẹ nó ở nhà dĩ nhiên gánh lấy
hậu quả. Và tôi cũng bị rắc rối to, nhất là đã lơ qua không xét đến. Khi
lên tới phòng giám hiệu và nhìn vào, tim tôi chùng xuống vì thấy Vân
lấp ló trong đó. Niềm lo âu đã thành sự thật! Không còn đường tháo lui,
đành đẩy cửa bước vô. Tôi ngạc nhiên vì người đứng dậy chào không phải
mụ hiệu trưởng đáng ghét. Người đàn ông là cha của Vân. Ông ta vẫn trong
bộ quân phục màu xanh, cái nón cối để bên cạnh như lần đầu gặp gỡ cách
đây mấy tháng. Hắn đến đây để bắt tôi ư? Câu hát giễu vô ý thức của một
đứa trẻ có thể đưa đến kết quả nghiêm trọng như vậy sao? Tôi thực sự lo
sợ. Cha
của Vân không đi ngay vào vấn đề như tôi nghĩ. Ông ta quanh co hỏi thăm
tình hình nhà trường học sinh … đủ mọi chuyện. Đôi khi đi vào chuyện cá
nhân riêng tôi nữa. Hắn muốn gì đây? Định giở trò mèo vờn chuột ư? Tự
ái sùng sục nổi dậy đẩy lui niềm lo sợ lúc ban đầu. Tôi thấy mình đang
đối diện với một kẻ thù xảo trá. Hắn đã chiến thắng chúng tôi bằng vũ
lực, và nay đang muốn đánh gục tôi bằng tâm lý.Tôi ngang nhiên đối đáp
với tất cả niềm ấm ức bấy lâu chất chứa về phương pháp giảng dạy, chương
trình, giáo án v.v… và nhất là nhấn mạnh về trường hợp Vân không thể
theo nổi các bạn cùng lớp khác. Hắn kiên nhẫn nghe, thỉnh thoảng gật gù.
Tôi hăng say bày tỏ tư tưởng không chút e ngại. Tôi cảm thấy sung
sướng. Ít ra tôi cũng một lần hiên ngang đối diện với hoàn cảnh. Khi tôi ngưng nói, người đàn ông nhìn tôi thật lâu, và chậm rãi: -
Cám ơn cô đã cho biết những điều vừa rồi. Quả thực tôi chưa bao giờ
nghĩ đến … Dù sao, tôi đến đây hôm nay là để cùng cháu Vân từ giã cô.
Tuần tới tôi trở ra công tác tại Hà Nội và Vân sẽ theo tôi ra ngoài ấy. Câu
nói thật bất ngờ làm tôi không tin ở tai mình. Ông ta và Vân gọi tôi
lên đây để từ giã, không phải để bắt mình ư? Tôi quay sang nhìn Vân và
nghe nó nói: - Thưa cô, em xin chào cô. Sự
việc xẩy ra làm tôi hơi lúng túng. Thì ra Vân không báo cáo gì về vụ
thằng Tùng. Bỗng dưng tôi thấy hổ thẹn. Mình đã ngờ oan, lại thêm đối xử
không đẹp với Vân gần tháng qua. Tôi cảm thấy cay cay ở mắt. Bỗng nhiên
cái nón cối không còn nằm trên đầu của Vân nữa. Đôi dép râu cũng trở
lại nguyên hình đôi dép ny-lông màu vàng nhạt. Trước mặt tôi là một học
trò thơ ngây như bao nhiêu đứa trẻ khác. Nhân chi sơ, tính bản thiện.
Trong đầu óc của Vân có thể chứa đầy bác và đảng, đoàn và đội, nhưng tất
cả cũng chỉ vì nó lỡ sinh ra và lớn lên trong xã hội, trong một chế độ
như vậy. Hay đúng ra, Vân cũng như bao kẻ khác, là nạn nhân của chính
sách “Vì lợi ích mười năm: trồng cây; vì lợi ích trăm năm: trồng người”
mà thôi. Lần
đầu tiên sau cái chết của anh Hai, tôi trở về với bản ngã vô tư của
mình. Đành rằng chế độ có nghiệt ngã, đó là chuyện người lớn. Trẻ thơ ở
đâu cũng chỉ là những trang giấy trắng. Nếu tôi không thể tô xanh điểm
hồng trên những trang giấy ấy, thì ít nhứt cũng không có quyền bôi lọ
bằng những giọt mực đen. Vân
đứng khép nép ở góc phòng, sau lưng cha nó, ngượng nghịu cúi gầm mặt,
thỉnh thoảng len lén nhìn tôi. Năm năm trời làm nghề giáo, trường hợp
học trò nghỉ học giữa niên khóa là chuyện đã xẩy ra. Những lần ấy, tôi
thường cảm động nắm tay chúng để nhắn nhủ, cầu chúc em những lời sau
cùng. Nhìn đứa học trò bé dại vì hoàn cảnh phải rời ghế nhà trường, tôi
thường bâng khuâng khi nghĩ rằng trong lớp từ đây sẽ thiếu vắng một bóng
dáng quen thuộc, giọng nói ngây thơ. Nhưng tôi cũng cảm thấy tâm hồn
yên ổn vì những ngày tháng qua đã hết lòng thương yêu, dạy dỗ chúng. Đối
với Vân lúc này, tôi thấy có sự thiếu sót, một món nợ ân tình với con
bé. Tôi muốn chạy lại ôm Vân vào lòng, quên đi tất cả những hận thù, bom
đạn, chủ nghĩa…, tất cả những gì đã chia cách hai chúng tôi. Cha của Vân nhìn đồng hồ và đứng dậy: - Đến giờ chúng tôi phải lên đường. Xin chào cô. Ông ta bắt tay tôi từ giã. Vân lẳng lặng theo sau, nó lí nhí: - Thưa cô em đi. Cổ tôi nghèn nghẹn, muốn nói vài lời, nhưng không thốt lên được, chỉ gật đầu. Ra tới cửa, ba của Vân dừng lại, hơi đắn đo một chút rồi nói: -
Tôi muốn thành thực khuyên cô một điều. Những gì cô vừa nói với tôi,
đừng nói thế với ai cả. Không thay đổi gì được đâu. Với thời thế bây
giờ, cô cũng biết… Ông bỏ dở câu nói. Tôi gật đầu hiểu ý, và nhìn hai cha con bước mau trên sân trường đầy nắng. * Món
nợ ân tình của cô giáo Oanh, nhân vật xưng “tôi” từ đầu câu chuyện với
cô bé Vân đó, đến hơn ba mươi năm sau mới được trả, trên mảnh đất tự do
có tên Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ này. Cô
học trò từ miền bắc xã hội chủ nghĩa đi lao động xuất khẩu tại Cộng Hoà
Dân Chủ Đức. Năm 1989, khi bức tường Bá Linh sụp đổ, đánh dấu sự cáo
chung của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Âu, Vân đã mau mắn xin ở lại xin
tỵ nạn với nước Đức tự do nhân ái, không về Việt Nam nữa. Ba năm sau, cô
gặp một người Việt du lịch từ Hoa Kỳ sang, kết hôn, và di dân theo
chồng về Mỹ. Cô đang làm phụ tá văn phòng cho một bác sĩ Việt Nam ở Cali Cô
giáo Oanh ở lại Sài Gòn một thời gian, cùng chồng là một sĩ quan quân
lực Việt Nam Cộng Hòa từng bị đi học tập cải tạo. Hai vợ chồng và gia
đình được chương trình HO đưa sang định cư tại Cali 1991. Cô nay đã già, hồi hưu, và đi khám bác sĩ. Hai
người gặp lại nhau tại phòng mạch. Cô dĩ nhiên không nhận ra trò, nhưng
trò đã nhận ra cô. Hai cô trò đã ôm nhau mừng mừng tủi tủi sau hơn ba
mươi năm xa cách. Còn ông cán bộ Trần Bình? Vân
ngậm ngùi cho hay cha của cô đã tử trận trong cuộc chiến biên giới 1979
với Trung Cộng. Mẹ của Vân đã dùng tất cả tài sản dành dụm được chạy
chọt cho Vân đi lao động sang Đông Đức, dặn dò con gái tìm cơ hội đi
luôn, nếu có thời cơ hãy đào thoát về miền tự do, đừng bao giờ trở lại
Việt Nam nữa. Vân đã thành công. Cô đã là một công dân Mỹ. Các con của Vân đều được sinh ra trên đất nước tự do này. Về phần tôi, tác giả bài viết, may mắn được cô giáo Oanh kể lại mối duyên gặp gỡ với cô học trò tên Vân. Cô giáo Oanh đó, là chị của tôi. TháiNC |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23786 |
![]() ![]() ![]() |
Gả con cho giặc![]() Cô Lạc báo tin cho cha mẹ là sẽ về thăm Việt Nam cả tháng nay thì cả tháng nay anh chị Siêu mừng vui đến mất ăn mất ngủ.
Ở Việt Nam người ta mua gian bán lận, làm hàng gỉa, lừa đảo khách hàng vì lợi nhuận, vì lòng tham sao cho đầy túi, làm gì có chuyện mua hàng về nhà xài rồi đem trả lại? Chúng đã không đổi cho mà còn mắng chửi té tát vào mặt. Ngay như mua vàng hôm trước, hôm sau mang ra chính tiệm ấy bán lại, chúng cũng kiếm cách ăn chận, nào là hôm nay vàng vừa mới xuống gía, nào là vàng…hao hụt, để trả gía rẻ, để lời nhiều. Hàng hóa gỉa, còn có cả bằng cấp rổm nữa, những anh chị y tá có công với đảng được “đề bạt” học bổ túc chuyên môn là trở thành bác sĩ, hay con ông cháu cha học hành thì ít ăn chơi thì nhiều nhưng chạy chọt vào trường Y khoa, cũng ra trường bác sĩ như ai dù kiến thức thì chẳng bằng ai. Nên các bệnh nhân ở Việt Nam gặp nhiều ‘biến cố” chết người không có gì làm lạ. Những chuyện đời thường của nước Mỹ mà nghe xong anh Chị Siêu còn giật mình không muốn tin, nếu không do chính con gái anh chị kể ra thì chắc chắn anh chị cho là bịa đặt, là chuyện hoang đường trên trời rơi xuống. Anh chị dần dần cảm mến nước Mỹ, những nước thuộc thế giới tự do họ có lý tưởng của họ trong chiến tranh, Mỹ có căm thù gì dân Việt Nam đâu mà tàn ác giết hại dân Việt Nam?. Anh chị thương thằng con rể Mỹ, nó hiền hòa, trung thực, nó đã đổi đời cho Lạc, thương yêu chiều chuộng con gái anh, đối xử tốt với gia đình nhà vợ. Người xấu người tốt ở đâu cũng có, cũng tùy người.. Anh Siêu thấy xấu hổ khi nhớ lại ngày xưa anh đã căm thù đế quốc Mỹ, hình ảnh những người lính Mỹ là tàn ác, ghê gớm, là gieo rắc đau thương cho xóm làng, nhân dân Việt Nam. Anh đã đăng ký đi bộ đội sớm, khi chưa đủ tuổi để mong tiêu diệt kẻ thù, bằng chứng là tấm giấy khen công anh hùng diệt Mỹ của anh vẫn còn kia, vì anh đã cùng vài người khác tóm cổ được một lính Mỹ đi lạc trong rừng. Năm ấy anh Siêu mới 18 tuổi, cái tuổi trẻ mới lớn dễ tin người, tin đời. Anh hãnh diện nghĩ mình đã lập được công trạng cho đất nước, cho đồng bào. Ngày anh chị Siêu mong chờ cũng đã đến. Từ Mỹ vợ chồng Lạc và đứa con về thăm làng An Bình. Anh chị thuê chiếc xe tải nhỏ ra phi trường Nội Bài đón con cháu. Xe về làng, về nhà, mấy va ly, mấy thùng qùa Mỹ được mở ra, mùi thơm thơm lạ lùng từ một phương trời xa mà cả đời anh chị Siêu chưa được biết đến. Anh chị hoa mắt sung sướng với đủ những món qùa anh chị Siêu đã dặn con gái mua cho, nào kính mát, áo vét cho anh Siêu, nào áo khoác ấm cho chị Siêu, vì mùa Đông miền Bắc dài và lạnh, rồi quà cho các em, họ hàng chú bác, đến hàng xóm láng giềng ít nhất cũng được cục xà bông hay bịch kẹo “sô cô la”, cũng được hưởng mùi qùa Mỹ. Lần này thì dân làng tận mắt thấy mặt chồng Lạc, vẫn là ông Mỹ cách đây 3 năm. Có khác chăng là bây giờ ông Richard biết nói những câu tiếng Việt thông dụng, ai hỏi thì ông vui vẻ và thân thiện trả lời, giọng nói âm hưởng Mỹ nhưng tiếng Việt Nam ngọng ngịu của ông Richard làm mọi người cười vui. Họ không thấy ở ông Richard một chút nào hình ảnh thằng giặc Mỹ tàn ác thời chiến tranh mà họ đã nghe qua sự tuyên truyền của đảng vẫn còn ít nhiều trong tâm tư họ nữa. Lạc thì đổi mới hẳn ra, đẹp xinh với quần áo lụa là sang trọng, không phải là cô Lạc nhếch nhác quần đen ngắn lấc cấc với áo vải ngày nào. Còn đứa con gái của họ vừa có nét thùy mị Việt Nam vừa có nét phương tây mạnh mẽ trông thật dễ thương. Chị Siêu mang qùa của con gái đi biếu hầu như cả làng, đến nhà bà Cào, chị hơi e dè, sợ lại phải nghe những lời mỉa mai. Nhưng lạ chưa, bà Cào đã nắm tay chị Siêu, nói với tất cả niềm chân tình và rất lịch sự: – Tôi cám ơn chị và cháu lắm. Nhờ chị nói với cô Lạc rằng về Mỹ xem có anh Mỹ nào thì làm mai cho con gái tôi với nhé, tôi còn hai đứa con gái chưa lấy chồng đây. Khổ quá, con lớn nhà tôi lấy chồng cùng thời với cô Lạc, tưởng ở lại làng để làm nghề cào lưới tôm cá cũng đủ sống rồi, ai ngờ khốn khổ chị ơi, bữa đói bữa no. Thà cứ gả quách cho giặc Mỹ… ấy chết, xin lỗi chị tôi cứ quen mồm, thà cứ gả quách cho người Mỹ như cô Lạc nhà chị mà sướng tấm thân và cả nhà được nhờ. – Vâng, để em bảo cháu. Nhưng chẳng phải dễ đâu, bác nó ở Hà Nội có con gái vừa đẹp vừa học giỏi cũng đang kiếm chồng Mỹ cho con để xuất ngoại đổi đời mà chưa có đám nào. Bà Cào nài nỉ: – Thì tôi cứ dặn phòng xa thế, may ra có duyên nợ thì gặp. Chị nhớ nhé? Chị Siêu về nhà thấy hả hê nhẹ cả lòng, bà Cào là người đanh đá mồm miệng nhất làng mà đã chịu xuống nước, nhìn vào sự thật như thế thì từ đây cả làng cũng sẽ nguôi ngoai, không ai có lý do gì để động chạm đến việc Lạc lấy chồng Mỹ, hay kết tội anh chị gả con cho giặc Mỹ nữa. Gia đình Lạc ở làng quê An Bình chơi 4 tuần, ông Richard theo vợ đi chơi khắp làng, đến thăm họ hàng, hàng xóm. Đến nhà nào ông Richard cũng chào hỏi tử tế bằng mấy câu Việt Nam thấy mà thương. Đến ngày trở về Mỹ, chiếc xe tải nhỏ lại được thuê chở khách Việt Kiều ra phi trường Nội Bài. Anh chị Siêu kể cho họ hàng và những nhà hàng xóm thân rằng sang năm Lạc có quốc tịch Mỹ và sẽ làm đơn bảo lãnh cha mẹ sang Mỹ định cư. Tin này đã nhanh chóng lan ra cả làng, ai cũng nói là vài năm nữa cả nhà anh Siêu sẽ sang Mỹ đoàn tụ với con gái. Cái nhà ấy có phước to. Có
người thật tình, có người vì tò mò đến nhà anh Siêu chơi để nghe thêm
chuyện. Họ thấy trên tường, nơi phòng khách trang trọng nhất, nơi mà từ
hồi căn nhà cũ, trên vách tường cũ vẫn treo tấm giấy khen “Anh hùng diệt
Mỹ” đóng khung, lồng kính và đã bạc màu hoen ố theo thời gian của anh
Siêu không còn nữa, mà thay thế vào là khung hình mới tinh, trên bức
tường cũng mới tinh, hình gia đình cô Lạc, cô với người chồng Mỹ và đứa
con gái của họ, thật là đẹp và hạnh phúc chứa chan. Nguyễn Thị Thanh Dương
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 06/Jan/2021 lúc 8:22am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23786 |
![]() ![]() ![]() |
CON HEO ĐẤT![]() Thấy bác Tư xách cái
giỏ đệm đi chợ để mua sắm đồ Tết, thằng Hoàng từ trong bếp chạy ra sân
nó đưa tay níu cái giỏ rồi nói với bác Tư:
-Má đi chợ nhớ mua đồ cho con mặc Tết nghe má, quần áo con cũ mèm hết rồi, Tết mà không có đồ mới thì buồn lắm.
Nghe thằng Hoàng nói vậy bác Tư lấy tay xoa lên đầu nó rồi bác nói:
-Má cũng tính mua hà tiện chừa tiền để mua cho con một bộ đồ mặc Tết, nhà mình nghèo nên thiếu trước hụt sau con ơi.
Nghe bác Tư nói vậy, thằng Hoàng kéo bác Tư đi về phía căn buồng bên trong nhà rồi nó nói:
-Má chờ con một chút, con có cái này phụ với má mua đồ Tết nè.
Bác Tư ngạc nhiên vô cùng, vì thằng Hoàng tuổi “ăn
chưa no lo chưa tới” thì nó lấy cái gì để phụ với mình mua đồ Tết nên
bác Tư hỏi nó:
-Hoàng nè, con nói phụ với má là phụ cái gì, tiền bạc ở đâu con có, cha chả có làm gì quấy hông mà có tiền (dậy) ông con?
Không trả lời liền cho bác Tư, thằng Hoàng nhanh tay
lật cái rương bằng gỗ ra, nó khệ nệ ôm con heo đất để lên bàn rồi nó hí
hửng nói với bác Tư :
-Đây gia tài của con nè, con không có mần gì bậy bạ đâu
má ơi, tiền ba cho con đi học, con không có xài con bỏ hết vô ống heo,
chắc cũng khá lắm rồi má.
Bác Tư ngạc nhiên vô cùng, bác không ngờ thằng Hoàng
lại biết để dành tiền bằng cách này, bác kéo thằng Hoàng vào lòng và hôn
lên mái tóc của nó, rồi tự dưng đôi mắt bác đỏ hoe vì xúc động, bác nói
:
-Con giỏi ghê má không ngờ con tập tính tốt này từ bao
giờ, dậy đó ông bà mình nói “tích tiểu thành đại” con thấy không, giờ
thì muốn mua gì cũng có tiền.
Thằng Hoàng cười sung sướng vì được bác Tư khen một
cách thật tình, nó lấy cây búa đóng đinh của ba nó để đập con heo,
bụp..bụp, con heo vỡ toang rồi những đồng tiền xu, tiền cắc rơi đầy trên
nền xi măng văng ra tung tóe, Hoàng lấy hai tay lùa những đồng tiền lại
rồi bổng dưng gương mặt nó thất thần vì toàn tiền cắc, tiền giấy thì
không còn lấy một tờ, trước tình trạng này nó thảng thốt kêu lên:
– Ủa sao kỳ vậy cà, sao tiền lẻ không (dậy)? Tiền giấy không còn tờ nào má ơi!
Bác Tư cũng lấy làm lạ khi nghe thằng Hoàng nói như vậy, nhưng bán tín bán nghi bác Tư gặng hỏi lại nó:
-Con có nhớ cho kỹ là có bỏ tiền giấy vô con heo không, bây có nhớ lộn không, nếu con bỏ tiền giấy vô đó thì làm sao mất được .
Thằng Hoàng tức tối nó nói cho bác Tư biết:
-Con có bỏ tiền giấy (dô) rõ ràng, giấy hai mươi đồng,
mười đồng, năm đồng, đủ hết má ơi chưa kể giấy một và hai đồng nữa, chắc
chắn có ai (dô) nhà mình lấy tiền của con rồi.
Nghe thằng Hoàng khai ra những tờ giấy bạc mười và hai
mươi đồng, bác Tư hết hồn và đánh dấu hỏi to tướng vì tiền đi học mỗi
ngày được giỏi lắm năm cắc bạc, thường thì bác Tư trai cho nó chừng hai
ba cắc thì lấy đâu ra thằng Hoàng lại sở hữu các tờ giấy bạc có mệnh
giá lớn như vậy, một là thằng Hoàng lấy cắp của ai hoặc làm chuyện mờ
ám nào đó mới có số tiền lớn kia, bác Tư bắt đầu truy vấn nó:
-Hoàng nè, con nói thiệt cho má nghe, tiền đâu con có
giấy mười đồng, hai chục, bây khai mau nếu cố tình nói dóc má đánh tróc
đít luôn nghe chưa.
Nói rồi bác Tư làm bộ giận dữ rút cây roi mây vắt bên
vách lá ở hông nhà, bác nhịp nhịp cây roi lên mặt bàn nghe chan chát
thấy phát ớn nhằm răn đe thằng Hoàng, thằng Hoàng không ngờ vừa bị mất
tiền vừa bị má mình nghi oan mình làm điều bậy bạ gì đó mới có số tiền
lớn kia, không muốn má mình hiểu lầm nó khai ra tuốt tuồn tuột :
-Dạ thưa má, sở dĩ con có những tờ tiền lớn kia là do ông Năm và ông Bảy ở nhà Cô Ba bán quán cho con đó.
Bác Tư nghĩ thằng Hoàng cố tình nói dóc để chạy tội và che giấu nguồn gốc những tờ giấy bạc kia, bác Tư gầm gừ :
-Mắc chứng gì ông Năm (dới) ông Bảy cho bây số tiền lớn kia, nói thiệt liền không thôi ăn “bánh tét nhưn mây” nghe con.
Điềm tĩnh vì thằng Hoàng biết rõ số tiền kia nó có được
do nó “làm công” cho hai ông hàng xóm, chớ nó nào có làm chuyện bậy bạ
đâu mà phải sợ sệt nên thằng Hoàng kể lể :
-Má ơi, mấy lúc con với anh Cuộc Mù qua nhà cô Ba quán
chơi thì ông Năm với ông Bảy kêu con với anh Cuộc đấm lưng và bóp tay
bóp chân cho ông, rồi hai ông cho tiền tụi con, ban đầu hai đứa con
không dám lấy vì mỗi khi đến chơi tụi con nằm lên bộ ván ngựa mát cả cái
lưng, đã vậy cô Ba quán còn cho bánh ăn chơi nữa, khi hai ông nhờ tụi
con đấm bóp mà lấy tiền coi sao đặng, nên con và anh Cuộc mù không lấy
tiền, ông Năm và ông Bảy giận nói nếu cho tiền không lấy thì không cho
qua nhà chơi nữa, ông Năm nói riết tụi con đành lấy tiền rồi để dành
thành ra nhiều lắm đó má.
Nghe thằng Hoàng nói vậy bác Tư thở phào nhẹ nhõm, rồi bác tiếc nuối :
-(Dậy) là mất tiền thiệt rồi, ai cả gan vô nhà mình
lấy tiền của bây, mà cũng kỳ nếu trộm thì nó rinh luôn con heo mất đất
rồi, chứ mắc gì mà nó chừa lại cho bây tiền cắc kia chứ.
Câu hỏi lởn vởn trong đầu, của bác Tư và thằng Hoàng
trùng khớp với nhau, họ nghi vấn ba người có thể là thủ phạm, trong đó
gồm một người lớn và hai thằng nhóc tì trong xóm.
***
Bà Năm là người mà hai má con bác Tư đặt nghi vấn nhắm
tới, bà thường ghé nhà bác Tư chơi, bà Năm cũng hoàn cảnh nghèo y như
nhà bác Tư, tuy vậy thỉnh thoảng bà Năm mang qua cho Bác Tư con cá, trái
bầu, tình nghĩa lối xóm chan hòa, những lần bà Năm qua chơi lắm lúc
thằng Hoàng lôi con Heo đất ra nhét tiền vô trước mặt bà, bây giờ mất
tiền thì bà Năm nằm trong diện nghi vấn trong đầu nhà bác Tư cũng là
điều hiển nhiên, tuy có lòng nghi ngờ như vậy, nhưng bác Tư cũng áy náy
trong lòng bởi cái nghĩa cái tình của bà Năm dành cho nhà mình trước sau
thật gắn bó, người bị nghi vấn tiếp theo là thằng Ngọc, cũng là người
bạn thân tình với thằng Hoàng vô cùng, vì mỗi khi chơi (búng thun), hoặc
(tạt hình) hai đứa hùn vốn với nhau, nhiều khi thua hết vốn thằng Hoàng
dẫn thằng Ngọc vô buồng nơi để cái rương gỗ, nó lôi con heo đất ra để
móc tiền đi mua dây thun hoặc hình nên Ngọc nhà ta được có tên trong
thành phần nghi ngờ “chôm” tiền của thằng Hoàng, người còn lại là thằng
Hướng, người chót trong danh sách nghi ngờ trên, vì có lần chú Hai
“Cắc chú” đẩy xe cà rem đứng ngay chỗ cả đám đang chơi “tạt lon”, lúc
này trời nắng gay gắt nên Hoàng nhà ta thèm cây cà rem đậu xanh của chú
Hai bán, nó rủ rê thằng Hướng vô nhà lấy tiền, cũng con heo đất đó, vậy
mà hôm ấy thằng Hoàng móc hoài mà chẳng có xu nào rớt ra, thằng Hướng
bày cách cho thằng Hoàng lấy cây nhíp nhổ râu của bácTư trai ra để thò
vô cái khe trên lưng con heo kẹp tiền móc ra dễ ẹt, vì lẽ này cho nên
thằng Hướng dính vô vụ mất trộm tiền của thằng Hoàng là điều khó mà chối
cãi.
Nghi ngờ như vậy nhưng muốn mở lời hỏi han thì bác Tư
rất e ngại, bác nghĩ hỏi thẳng quá thì mất lòng, còn chọn cách nói xa
nói gần nhiều khi bà Năm và hai thằng nhóc kia không hiểu, sau khi phân
vân so tính thiệt hơn bác Tư chọn cách nói gần nói xa để “Điều tra” vụ
này.
Hăm ba tháng chạp chợ búa làng quê bắt đầu chộn rộn,
phía ngoài đường lộ những chiếc xe bò, xe ngựa chở đồ hàng bông, rau
cải, hoa quả, từ trong vườn ra chợ, con đường đất đỏ trước nhà thằng
Hoàng suốt đêm nghe tiếng xe bò xe ngựa qua lại liên hồi, tiếng “cút kít
” cú bánh xe hòa lẫn tiếng leng keng của mấy cái chuông treo trên cổ
con bò con ngựa lúc nào cũng khua vang, đã vậy thỉnh thoảng tiếng của
những ông điều khiển xe bò xe ngựa, vang lên cùng tiếng roi đánh chan
chát trên lưng các con vật này.
Các bà các cô người “Di cư” gánh những gánh rau muống
cao nghệu họ đi thoan thoát trong đêm sương, tiếng chiếc đòn gánh và hai
chiếc gióng ở hai đầu kêu kẽo kẹt theo nhịp bước chân của họ, những âm
thanh ấy tạo nên sự hối hả của mọi người làm cho các gia đình sống ven
con đường phải thức sớm để lo những việc cho ngày tết.
Tình cờ gặp nhau ở đầu xóm, bác Tư thấy bà Năm cầm cây đèn hột vịt từ trong hẻm trờ tới, bác Tư bắt chuyện:
-Chị Năm cũng đi chợ sớm há, tui cũng đi chợ nè, chị
gửi cây đèn cho nhà ông Hai đi, từ đây ra chợ cũng gần sáng rồi, chị cầm
theo mắc công lắm, có gì tui nắm tay dẫn chị đi cho.
Trên đường ra chợ, bác Tư hỏi dò về con heo đất, bác Tư
kể lể thằng Hoàng bày đặt nuôi heo đất mần chi, tiền không có xài mà
bày đặt dành dụm chi cho mắc công, nghe bác Tư đả phá việc nuôi heo đất,
bà Năm lên tiếng:
-í cháu nó mần dậy tốt chứ chị Tư, kệ nó thằng Hoàng bỏ
nhiêu hay nhiêu chị ơi, thằng Thành nhà tui nó không được cái tánh như
cháu Hoàng đâu, có nhiêu tiền nó thồn hết (dô) họng hà chị.
Rồi vô tình bà Năm hỏi tiếp:
-Cháu nó nuôi heo được lâu mau rồi chị, chắc bộn bạc há.
Sẳn dịp bác Tư “xổ” luôn :
– Nó mới đập heo hôm qua đó chị Năm, chèn ơi nó thấy
heo toàn bạc cắc không hà, thằng Hoàng nó nhét tiền giấy (dô) cũng bộn,
(dậy) mà đập ra không còn một tờ.
Bà Năm nghe vậy bà nói ngay:
-Chèn mẹc ơi, (dậy) là có cái quân nào nhám nhúa tay chưn “ẳm” tiền của thằng Hoàng rồi, cái thứ gì bất nhơn quá dậy cà.
Nghe bà Năm rủa xả tên “Đạo chích” nào đó quá mạng, bà
Tư nghĩ chẳng phải bà Năm là thủ phạm, vì nếu bà Năm có lòng tham thì
chẳng lẽ bà tự chửi mình hay sao, nghĩ vậy bác Tư thấy nhẹ lòng vì bà
Năm được loại ra khỏi vòng nghi vấn này…
Đêm giao thừa, bà Tư cũng gói được vài đòn bánh tét, bà
bắt nồi bánh trên mấy cục gạch làm ông Táo trước sân nhà, bà Tư nổi lửa
lên, ánh lửa cháy bập bùng bên cái không khí se se lạnh của đêm trừ
tịch, thằng Ngọc, thằng Hướng , thằng Hoàng xúm xít quanh nồi bánh, bà
Tư vừa canh lửa vừa hỏi dò hai thằng nhóc kia vụ con heo đất của thằng
Hoàng, hai thằng nhóc thề bán mạng tụi nó chẳng bao giờ lấy cắp tiền của
Hoàng vì biết nhà Hoàng nghèo đồng cảnh ngộ với mình thì lòng dạ nào ăn
cắp tiền của bạn..
Vậy là số tiền giấy của thằng Hoàng “ra đi” không hẹn
ngày trở lại, tên trộm vô hình nào đó cao tay ấn không để lại dấu vết gì
khiến cho việc “Điều tra” của bác Tư đi vào bế tắc .
Bác Tư quan niệm với câu lầm thầm :
“Thôi thì của đi thay người, ai mà lấy tiền của thằng Hoàng mình chắc họ cũng khỗ cực như mình nên mới mượn tạm”
Bác Tư cho rằng việc gì cũng có nhân quả, gieo nhân nào
thì gặt quả nấy vì bác Tư thường nghe sư bà ở tịnh thất gần nhà rao
giảng như vậy, bác Tư thanh thản trong lòng kêu thằng Hoàng đem trái dưa
hấu nhỏ cắt ra cho lũ nhóc ăn lấy hên để bước qua năm mới ….
***
Ông Hướng treo dây pháo dài gần hai trước trên (ban
công) nhà mình, tiếng pháo nhà ông nổ vang cả góc phố, sắp đến giao thừa
chuẩn bị dọn bàn thiên ngoài trời để cúng, chợt ông thấy dáng của ai y
như ông Hoàng, chừng nhìn kỹ đúng là ông Hoàng bạn chí cốt ngày xưa đã
xa cách mấy mươi năm giờ mới gặp.
Mời bạn vô nhà , bên tách trà thơm, bên bánh mức ngon
ngọt ông Hướng thiết đãi bạn mình chu đáo, hỏi han hoàn cảnh thì ông
Hoàng cho biết từ khi đi vùng Kinh tế mới, đến nơi sơn lâm chướng khí
đời sống kham khổ nên một thời gian sau hai bác Tư lần lượt qua đời, còn
lại một mình Hoàng cố gắng làm lụng sống đắp đổi qua ngày, gần tết sau
mấy mươi năm xa cách, tiềm thức thúc đẩy Hoàng quay về xóm cũ, vật đổi
sao dời làng xóm người cũ không còn được lại bao nhiêu người, phần đông
người từ phía miền ngoài di dân về nhiều nên lạ hoắc lạ huơ.
Gửi cho bạn một ít tiền để gọi là quà tết, Hoàng quay
lại vùng Kinh tế mới sinh sống, ông Hướng từ lúc biết hoàn cảnh thằng
bạn thời con nít của mình đang lâm vào hoàn cảnh khốn khó nên ….
***
Ông Hướng xuống xe đò, theo chỉ dẩn của ông Hoàng nên
sau một hồi hỏi thăm người dân họ cũng chỉ ra được nhà ông Hoàng, được
chú em nhỏ cho quá giang nên ông Hướng không phải lội bộ vô đến nhà ông
Hoàng, sau khi lên mấy đoạn dốc, xuống một vài khe suối ông Hướng đến
“căn nhà” của ông Hoàng, nghe tiếng kêu ông Hoàng tất tả chạy ra sân
đón thằng bạn ngày xưa đến sơn lâm cùng cốc để thăm mình, đôi bạn mừng
mừng tủi tủi khi nhắc lại chuyện ngày xưa trong xóm nghèo, mấy mươi năm
qua tình cảm họ vẫn như ngày nào, sau một hồi cơm nước đạm bạc, hai bạn
già ra ngoài sân ngồi uống trà nơi cái bàn làm bằng tre nứa, ông Hướng
bổng nhắc lại con heo đất của ông Hoàng, sau khi dò hỏi kỹ lưỡng xem ông
Hoàng và bác Tư có tìm ra chút manh mối nào không, ông Hướng nghe ông
Hoàng nói :
-Trời đất, chuyện lâu lắc dậy mà ông còn nhớ nữa hả,
mất tiền tui ấm ức lắm chứ, nhưng má tui nói thôi kệ con ơi của đi thay
người, mình còn đôi bàn tay mình sẽ làm lụng có tiền lại thôi, nghe má
khuyên dậy tui cũng nguôi ngoai và quên phức lâu lắm rồi .
Ông Hướng thở hắt ra một cái thật nhẹ ông trả lời:
-Chèn ơi, cũng là kỷ niệm đáng nhớ đó ông ơi, bác Tư
hỏi tui (dới) thằng ngọc (dụ) này, tui áy náy ghê luôn, lúc đó tui cố
làm ra vẻ (dô can) mà bác Tư cũng tin nữa.
Hớp ngụm nước trà, rồi đưa mắt nhìn lên bầu trời thấy
vài vì sao lấp lánh trên không, hít thật mạnh vào buồng phổi làn không
khí trong lành của bầu trời đêm miền sơn cước, ông Hướng khẽ nói:
-Hoàng nè, hôm nay mình cố tình lên đây (dới) ông là ( dì)…
Nghe ông Hướng nói lấp lửng, nóng ruột vì biết bạn mình sắp nói ra điều gì hệ trọng, ông Hoàng thúc giục :
-Có gì ông ông cứ nói đi, ai ăn thịt ăn cá ông đâu mà ông sợ:
Nghe đến đây, tự dưng hai hàng nước mắt rươm rướm ông Hướng nói:
-Tui lấy tiền trong con heo đất của ông ngày xưa chứ
ai, tui không dám nhận đã (dậy) còn để thằng Ngọc (dà) bà Năm mang tiếng
nữa, mà tui nói dóc cũng có căn lắm nên bác Tư tin hà rầm.
Đến đây thì ông Hoàng cười nhẹ với bạn mình, ông vỗ vai ông Hướng rồi nói:
-Chuyện nhỏ này tui bỏ qua và quên nó lâu rồi, thôi thì
ông nói ra nên tui mới nói nha. Má tui biết ông lấy tiền tui chứ đâu,
ban đầu tui tính đòi ông dữ lắm, nhưng má nói, thôi con thằng Hướng nó
cũng là bạn tốt, nhiều khi nó cần tiền làm gì đó nên nó lấy của con, coi
như nó mượn của con đó, nó không trả lại cho con thì sau này cũng có
người khác cho con thứ khác.
Nghe xong ông Hướng ngạc nhiên rồi hỏi :
– Trời, mà sao bác Tư biết hay (dậy):
Ông Hoàng kể tiếp:
-Chắc bữa lấy tiền ống heo tui ông cũng không bình
tĩnh, ông để lại một vật chứng tố cáo mình mà ông chẳng hay, má tui thấy
ông để quên lại nên biết ngay là ông.
Ông Hướng hỏi tiếp:
– Là vật gì :
Ông Hoàng chậm rãi kể:
– Ba tui cho ông cái Bông vụ (xà beng) giống cái của
tui, có điều trước khi cho ông má tui nói phải sơn cái chấm trên đầu
Bông vụ cho khác màu, để lúc hai đứa chơi chung biết màu mà phân biệt,
cái của ông màu vàng, tui màu xanh, hôm đó ổng để quên kế bên con heo
đất của tui, má tui bả có máu thám tử bả đoán ngay chóc luôn.
Đến đây thì thật sự ông Hướng hoàn toàn kính phục tài
năng bà đức độ của bác Tư gái, ông Hướng móc trong túi cái bao thơ dầy
cộp đưa cho ông Hoàng, rồi ông nói tha thiết:
-Hoàng nè, đây là số tiền tui coi như bù đắp lại lỗi
lầm của tui khi còn thơ dại, ông nhận cho tui (dui), tui dự tính từ lâu
rồi hôm nay mới có dịp thực hiện.
Nói xong ông Hướng ôm chầm ông Hoàng ghì chặt vào mình hệt như hai anh em ruột thịt sau bao ngày xa cách…
***
Trước mộ phần hai bác Tư, ông Hướng và ông Hoàng thắp
nhang cung kính khấn vái, ông thì ăn năn xin tha thứ lỗi lầm, ông thì
xin ba má cho mình kết nghĩa anh em suốt đời với người bạn cố tri ngày
xưa. Làn khói mong manh bay nhẹ trong gió, tàn nhang uốn cong queo như
thể hai bác Tư mãn nguyện và chấp nhận điều cầu xin của hai “trẻ”.
Bất chợt hai cánh bướm nhỏ vờn bay quanh mộ phần của
hai Bác Tư khiến cho hai ông bạn già càng tin tưởng rằng cha mẹ mình đã
chứng cho lời cầu nguyện kia và hai bác Tư mượn đôi bướm ngầm báo cho họ
biết điều tốt đẹp kia .
Lại một cái Tết sắp về trên quê hương, hai ông bạn già
lại có dịp gặp nhau để hàn huyên tâm sự, ông Hướng tậu sẳn con heo đất
thật bự, nó được sơn và dát vàng, ông bỏ vô đó những tờ giấy bạc mới
tinh để tặng cho ông bạn mình, tuy co heo này nhẹ hổng nhưng nó rất
“nặng” để ghi dấu lại những ngày xưa thân ái, tuy ai cũng nghèo nhưng
tình nghĩa lúc nào cũng sâu nặng vô phương.
Hai Hùng SG
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23786 |
![]() ![]() ![]() |
Chuyện Tình Nữ Tiếp Viên - Pierre Bellemare -(Hình minh họa) Trên chuyến bay Tokyo – Osaka. Mải mê chăm chú đọc tờ Yomiuri Shimbun, chuyên mục Tài chính – Chứng khoán, Yukato Shimuza không chú ý đến nữ tiếp viên hàng không đến kế bên. Thậm chí khi cô ta hỏi anh ta dùng chi thì Yukato vẫn không nghe. Ðôi môi nở nụ cười tươi, nữ tiếp viên lặp lại câu hỏi: “Ông dùng thức uống nào ạ?” Ngước nhìn nữ tiếp viên, chàng trai ngẩn ngơ trước vẻ đẹp hoa nhường nguyệt thẹn của nàng. Trong trang phục tiếp viên hàng không, trông nàng đẹp rực rỡ, duyên dáng như một tiên nữ tốt bụng mà mẹ chàng thường kể thuở bé. – Em cho tôi biết quý danh có được không? Câu hỏi bất ngờ được thốt lên từ miệng của chàng trai một cách thiếu tự chủ. Có vẻ như chàng “bị choáng” trước sắc đẹp của nữ tiếp viên… Nàng đáp nhẹ nhàng: – Fumiko! Xin lỗi ông, em phải đi phục vụ khách tiếp… Phi cơ đáp xuống phi trường Osaka. Trước lúc rời phi cơ, Yukato ân cần hỏi thăm Fumiko như chính nàng là phi công lái chiếc Boeing. Tiếng khúc khích cười chòng ghẹo của các nữ tiếp viên đồng nghiệp làm cho Fumiko ửng hồng đôi má vì e thẹn. Sự việc diễn ra suôn sẻ. Yukato, chàng trai vốn dĩ rụt rè và chăm chỉ, dường như vừa được chắp thêm đôi cánh. Về phần mình, Fumiko không giấu giếm cảm giác lâng lâng vui mừng được quen biết Yukato. Phải chăng đây là tiếng sét ái tình? – Ðây là danh thiếp của anh. Hy vọng sẽ được gặp lại em ở Osaka hoặc Tokyo! – Tại Osaka, em và một nữ đồng nghiệp cùng thuê chung căn nhà. Em thường xuyên phục vụ đường bay Tokyo – Osaka. Em cũng sẽ rất vui nếu được gặp lại anh. – Nếu em cho phép, anh sẽ điện thoại mời em dùng cơm tối vào dịp thuận tiện. Yukato và Fumiko thuộc thế hệ trẻ trưởng thành sau chiến tranh. Cuộc sống, suy nghĩ của họ khá tự do, thông thoáng. Vài tháng sau cuộc hội ngộ, họ nhiều lần cùng nhau dùng cơm tối, xem phim, đi thăm viện bảo tàng… Một hôm, Yukato đề cập đến vấn đề mà Fumiko hằng mong đợi: – Fumiko, em có chấp nhận lời cầu hôn của anh không? – Ðó là niềm vinh hạnh đối với em. Nhưng liệu bố anh, ông Shimuza, có chấp nhận cuộc hôn nhân của chúng mình không? Em chỉ là một cô gái bình thường, còn anh, ở cương vị của anh hiện tại, có lẽ bố anh sẽ chọn một gia đình môn đăng hộ đối để kết thông gia. Yukato trầm ngâm suy nghĩ: “Gần một năm nay mình vô cùng hạnh phúc bên cạnh người yêu mà quên mất rằng bố mình vẫn chưa hay biết gì về người bạn gái”. – Ngay tối nay, anh sẽ thưa chuyện của chúng mình với bố. Bây giờ thì anh đưa em đến viếng mộ, cầu nguyện tổ tiên ban cho anh niềm tin, sức mạnh để vượt qua mọi trở ngại. Tối hôm đó, Yukato về nhà bố. Anh kiên nhẫn chờ đợi bố anh, ông Tadao Shimuza, chủ nhân tập đoàn Shimuza danh tiếng, đi làm về. Mãi tận khuya, chiếc limousine mới đưa ông Tadao về đến nhà. Bà Tadao và con trai Yukato cúi rạp người chào ông chủ gia đình. Hai mẹ con sẽ tường trình với ông Tadao diễn biến trong ngày và các vấn đề cần trao đổi… – Yukato, con có việc gì thưa với bố chăng?
Mẹ của Yukato mỉm cười im lặng. – Thưa bố, con có một việc hệ trọng muốn trình với bố. Ông Tadao ngồi lắng nghe nhưng tuyệt nhiên không biểu lộ một cảm xúc nào. – Con quen biết một người bạn gái. Chúng con yêu nhau và xin bố cho phép con được cưới nàng. Có lẽ không có cách trình bày nào giản đơn và ngắn gọn hơn thế. Vẫn với thái độ nghiêm nghị, ông Tadao hỏi: – Cô ta có thuộc dòng dõi trâm anh thế phiệt không? – Bố của nàng đã hy sinh vì Nhật Hoàng. – Chỉ vậy thôi sao? Gia đình cô ta có ngang tầm với gia đình mình không? Hẳn con biết rằng bố sẽ không đồng ý cho con cưới một cô gái tầm thường! Hơn hai mươi năm qua, ông Tadao luôn quan tâm đến việc giáo dục con trai sao cho xứng đáng với phẩm cách người thừa kế tài sản hàng triệu Yen của tập đoàn Shimuza lừng danh trong ngành đánh bắt và kinh doanh cá voi. – Con có thể cưới về một cô gái thuộc gia đình giàu có nhất nhì Tokyo. Nếu bạn gái của con thuộc giai cấp bần cùng thì chỉ là ảo vọng mà thôi cho dù cô ta có sắc đẹp khuynh thành… Cuộc trò chuyện kết thúc. Yukato thuật lại cho người yêu thái độ dứt khoát của bố về chuyện hôn nhân của họ. Ðôi mắt buồn ngấn lệ, Fumiko kết luận: – Vậy thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ nên duyên vợ chồng vì em chẳng có tài sản gì đáng giá. Ðồng lương tiếp viên hàng không ít ỏi của em cũng chỉ đủ nuôi nấng mẹ già! Vài hôm sau, bố con nhà Shimuza có dịp bàn lại vấn đề hôn nhân, nhưng lần này trong bầu không khí cởi mở hơn. Bố Shimuza: – Con trai yêu dấu. Tốt nhất là con nên từ bỏ ý định cưới cô gái nghèo ấy. Cô ta có thể là người tình hờ của con. Ngay cả khi con cưới người con gái khác làm vợ, đâu có ai ngăn trở con quan hệ với người tình cũ. Nếu cô ta thật sự yêu con, ba nghĩ đó là giải pháp tốt nhất. Mà tên của cô ta là gì nhỉ? – Fumiko Shigefusa. – Shigefusa? Có phải đó là nhà điêu khắc lừng danh một thời? – Ðúng thế. – Ðúng là một gia tộc danh tiếng. Nhưng tiếc thay giờ thì họ đã phá sản! Với giải pháp bố đề ra, người tình của con sẽ không được sinh con và nhờ thế mà sắc đẹp của cô ta sẽ bền vững hơn. Câu chuyện giữa hai bố con kéo dài khoảng một giờ. Nhưng Yukato vẫn chưa “tâm phục khẩu phục” với đề xuất mà bố đưa ra. Yukato thuộc thế hệ trẻ, đọc nhiều tiểu thuyết phương Tây. Yukato tin tưởng rằng tình yêu mà anh dành cho Fumiko là thứ tình yêu đích thực và chàng chỉ muốn cưới một mình nàng. Chỉ có một Fumiko mà thôi dù nàng giàu hay nghèo! Tư tưởng dứt khoát, Yukato đáp lời bố: –
Con sẽ chẳng bao giờ cưới người con gái “vàng” do bố chọn. Con sẽ không
cưới bất kỳ ai ngoài Fumiko, ngay cả khi con phải từ bỏ tất cả…
– Con nói phải từ bỏ gì…? Gương mặt ông bố Shimuza bỗng thay đổi từ trạng thái vô cảm sang tức giận. Dường như những tia lửa tóe ra từ đôi mắt ông bố. Thế nhưng Yukato không quan tâm. Lòng anh đã quyết… Câu chuyện giữa hai bố con kết thúc trong đổ vỡ. – Fumiko yêu dấu. Anh rất thất vọng… vì bố anh một mực từ chối cuộc hôn nhân của đôi ta. Bố anh thậm chí từ chối gặp mặt em! Có lẽ đoán trước được kết quả, Fumiko chỉ thoáng buồn khi nghe người yêu thuật lại sự việc. Nhưng ngay sau đó, Fumiko vui vẻ báo tin: – Công ty vừa cho biết từ nay trở đi, em sẽ bay tuyến Tokyo – San Francisco ! – Thế chuyện của chúng mình em tính sao đây? – Anh chưa nghĩ ra sao? Thế này nhé. Bố anh dứt khoát phản đối chúng mình cưới nhau. Anh giả vờ vâng lời bố và để cho bố vững tin, anh xin bố đi nước ngoài, cụ thể là đi San Francisco để mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu sang Hoa Kỳ… Hai ngày sau, Yukato lại đưa ra yêu cầu xin bố cho cưới Fumiko. Tất nhiên là bố Shimuza run lên vì giận: – Bố cấm con gặp lại cô gái đó… – Bằng cách nào…? – Ðơn giản thôi. Từ ngày mai, bố đưa con đi nước ngoài ! – Con không đi! – Tháng sau, con đi Hàn Quốc… – Rồi con sẽ sớm quay về thôi. – Không! Không đi Hàn Quốc mà đi San Francisco xa xôi, con sẽ khó về lại Nhật hơn. Thế là đầu năm sau, Yukato và Fumiko nắm tay nhau tung tăng dạo phố ở tận San Francisco mỗi khi nàng kết thúc chuyến bay Tokyo – San Francisco! Fumiko thỏ thẻ vào tai người yêu: – Mọi chuyện rồi sẽ nguôi dịu đi thôi. – Bố anh mới có hơn bốn mươi tuổi. Bố sẽ sống đến chín mươi tuổi hoặc hơn nữa. Em nghĩ chúng mình sẽ cưới nhau năm bảy mươi tuổi sao? Anh muốn em sinh con cho anh càng sớm càng tốt. – Em có thể làm chuyện đó mà không cần đợi đến đám cưới ! – Không bao giờ anh chấp nhận điều đó vì nó sẽ hạ thấp danh dự của em ! Anh muốn em sẽ đường hoàng là phu nhân của Yukato Shimuza công khai trước mặt mọi người ! Nhưng than ôi, cuộc tình vụng trộm của đôi nam nữ không thể qua mặt được ông bố dạn dày kinh nghiệm. Bố Tadao Shimuza đặt nghi vấn với mẹ của Yukato: – Lạ thật, từ khi đi San Francisco đến nay, Yukato hầu như quên hẳn Fumiko. Ngay cả trong lúc nói chuyện qua điện thọai nó cũng chẳng màng đề cập đến chuyện cưới hỏi Fumiko. Hẳn là có chuyện mờ ám gì đây. Thế là bố Tadao tiến hành cuộc điều tra… Chỉ cần vài hôm sau, Tadao nổi giận khi biết “Nữ tiếp viên hàng không Fumiko Shigefusa đã chuyển sang bay tuyến Tokyo – San Francisco”. Ngay tuần lễ sau đó, bố Tadao “điều động khẩn” Yukato về lại Tokyo.
Buồn vô hạn vì bị cách ly với người yêu, Yukato quyết tâm thuyết phục bố Tadao… nhưng chỉ vô ích. Với anh, thế là hết. Hạnh phúc vĩnh viễn đã vuột khỏi tầm tay. Một buổi sáng, Yukato rời ngôi biệt thự của bố mẹ. Vài giờ sau, nông dân đang làm đồng nhìn thấy một chàng trai trẻ đi lên dốc núi lửa Mihara. Miệng núi lửa đang hoạt động này đã “đón chào” không biết bao kẻ tuyệt vọng vì tình. Núi lửa phun dung nham theo chu kỳ ba giờ một lần. Với tâm trạng bình thản, Yukato tiến đến miệng núi lửa, nơi thần âm phủ Shoko-O-Kamakura, chực sẵn để đón nhận linh hồn anh. Sau khi hô to ”Fumiko, Fumiko… Anh yêu em, Vĩnh biệt em yêu dấu !”, Yukato nhảy vào miệng núi lửa đang tạm ngưng phun nham thạch theo chu kỳ! Nhìn thấy Yukato tự tử, một người vội la to: – Takashi, Soichiro! Nhìn kìa, một kẻ thất tình vừa nhảy vào miệng núi lửa. Mọi người hiểu rõ rằng lý do khiến kẻ tuyệt vọng nhảy vào núi lửa chỉ có thể là vì tình duyên trắc trở. – Nhanh lên, mặc bộ đồ chống cháy đi cứu anh ta làm phúc! Nếu chậm trễ, anh ta sẽ chết mất. Người vừa hô to chính là Kamazaki, giáo sư trường đại học Tokyo. Quả là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Giáo sư Kamazaki đang ở dốc núi lửa gần đó. Yukato chỉ nghĩ đến cái chết nên không nhìn thấy Kamakazi hiện diện gần bên. Nhóm người của giáo sư Kamakazi đang thí nghiệm chất liệu phòng bắt lửa mới dùng chế tạo đồ chống cháy cho ngành phòng cháy chữa cháy. Kamakazi cùng một đồng nghiệp mặc vội bộ đồ chống cháy, đội nón, mang mặt nạ vào. Họ đến bên miệng núi lửa và nhìn thấy Yukato nằm bất động trên gờ đất bốc khói bên dưới, cách miệng núi lửa độ ba mét. Một cái móc được thả xuống. Sau nhiều lần trật vuột, cái móc ghim chặt vào y phục và cơ thể bất động của Yukato. Cái móc được từ từ kéo lên… Vài tiếng gầm gừ phát ra báo hiệu đợt phun trào nham thạch mới sắp diễn ra. Nhưng rất may, Yukato được mang ra khỏi miệng núi lửa kịp lúc. Nhóm “cứu hộ” của giáo sư Kamakazi tức tốc lái xe Jeep đưa Yukato thẳng đến bệnh viện gần nhất. Tuy bị bỏng và vấy máu vì thương tích, Yukato vẫn còn thở… Ông bà Tadao Shimuza, bố mẹ Yukato, gặp mặt Fumiko lần đầu tiên tại bệnh viện. Fumiko đáp chuyến bay sớm nhất từ San Francisco về Tokyo săn sóc người yêu vừa may mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Nét mặt thoáng buồn càng làm tăng vẻ đẹp và duyên dáng của Fukimo. Yukato trìu mến nhìn người yêu… Tấm chân tình của đôi trai tài gái sắc khiến bố Tadao mềm lòng và thuận tình cho họ kết duyên. Đào Duy Hòa Phỏng Dịch
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23786 |
![]() ![]() ![]() |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23786 |
![]() ![]() ![]() |
Giọt Nước Nghiêng Mình... -1. Virginia, xe chạy đường trường hơn một giờ, lòng vòng trong xóm quê thêm độ nửa giờ nữa thì rẽ vô một khu hơi nghèo vắng rồi ngừng lại trong sân một căn nhà có vẻ khang trang trên khu đất rộng. Tấm bảng sơn xanh chữ đỏ có tên ngôi chùa nằm khiêm nhường bên một cội cây cành lá xum xuê. Tên chùa cũng bình thường nhưng chữ chùa khiến già Thanh có cảm tình hơn tiếng tự thường gặp. ‘Chùa Pháp Vân.’ nghe gần gũi hơn ‘Pháp Vân Tự’ nhiều, già lẩm nhẩm trong trí. Cũng không thấy những câu đối liễn màu đỏ chói chang, mệt mắt với kiểu chữ Việt viết tròn tròn giả Hán tự thường có. Già Thanh nói thầm trong bụng: ‘Chắc chắn sư trụ trì nhiều Việt tính... những chi tiết nho nhỏ như thế nầy rất đáng ngưỡng phục và nên khuếch tán. Hẳn sẽ có nhiều điều đáng nghe, đáng học ở vị sư nầy.’ Cảnh quang khoáng đãng, vắng bóng những tượng đá trắng rườm rà phô trương tạc những nhân vật huyền thoại, Phật thoại chẳng ai biết nghệ nhân lấy chi tiết từ đâu. Chỉ có một mình ngôi tượng mẹ Quan Âm đưa thiên nhãn hiền từ nhìn khách, như theo dõi để che chở những bước chân của tín chúng thập phương. Cả ba người bước tới chưn tượng xá ba xá làm lễ ra mắt rồi đến cửa, bấm chuông. Hai chiếc xe quẹo vô bãi đậu, ba cặp khách Mỹ tới dưới chân tượng, chấp tay ngang bụng, nghiêm chỉnh đứng mặc niệm. Người phụ nữ mỉm cười hãnh diện trao ánh mắt với chồng như thầm nói đạo Phật của mình cũng có chút nào ảnh hưởng lên người bản địa. ‘Hình tượng Phật Bà dễ được kính tin vì tương tợ với hình tượng Đức Mẹ của họ.’ Già Thanh nói với con gái, mắt không rời những vị khách tóc vàng với lòng cảm phục. ‘Chùa Việt Nam nơi xứ người dựng tượng Phật Bà ngoài sân trống trải mục đích là tạo sự dễ dàng cho việc chiêm bái ngoài nghi thức. Người bản xứ chỉ cần đến cầu nguyện rồi về, không phải vào chánh điện, không phải nói chuyện với vị trụ trì, vốn trở ngại về ngôn ngữ tôn giáo.’ Người phụ nữ áy náy nói với cha rằng mình rất ngại khi đến đây mà không thông báo trước cho ni sư. Anh chồng cô nói mình có lý do vì làm theo ý cha từ xa đến muốn thăm linh của cháu, nhân tiện viếng cảnh một ngôi chùa địa phương. Vậy mà chúng không cho mình biết đây là chùa sư nữ! Già Thanh hơi ngạc nhiên rồi mạnh dạn bước lên thềm bấm chuông. Hình như lâu lắm, chừng hơn mười phút, sư cô trụ trì mới ra mở cửa. Nụ cười hiền hòa và thân thiện chiếm ngay cảm tình của khách. ‘Xin lỗi vì để quí khách đợi hơi lâu. Ngày thường chùa vắng, phải đóng cửa, tín hữu đến viếng thì bấm chuông, ni ở đây chỉ cô độc một mình, phải cẩn thận phòng ngừa những bất trắc có thể xảy ra.’ Trụ trì thân mật dẫn khách đi viếng phòng ốc. Chánh điện trang nghiêm. Gian phòng thờ các linh sạch sẽ, ấm cúng trong cách trình bày đơn giản. Hình đứa cháu gái chớm tuổi hai mươi đang nở nụ cười vui như cười chào cha mẹ và ông ngoại đến thăm. Con bé toát ra nét trẻ trung yêu đời biết bao bên cạnh hàng mấy mươi hình đồng cảnh khác. Già Thanh nhìn từng hình, từng hình. Hầu hết là những bức hình tươi trẻ. Có thể người nhà đã chọn tấm ảnh đẹp nhứt cho người nằm xuống. Già Thanh không thấy mình khác với họ bao nhiêu khi nghĩ rằng bất kỳ ai trong các hình kia trước đây cũng như mình và sau nầy mình cũng như họ thôi. Người mẹ ngước nhìn hình con gái mình, thân thiết, mắt đỏ hoe, mọng ước, đưa tay len lén dụi. Người cha day mặt ra sau, cúi đầu. Không khí lắng đọng. Già Thanh muốn đưa tay lên sờ tấm hình cháu ngoại nhưng ngại tạo thêm nỗi buồn cho cha mẹ nó nên đành thôi. Nói nhỏ: ‘Cháu ở chùa nghe kinh, mau siêu thoát.’ Tiếng ni sư phá tan sự buồn thảm đó: ‘Cũng gần giáp năm cháu rồi. Mau quá. Hai tháng nữa chứ mấy.’ Người mẹ: ‘Dạ, sư cô nhớ hay quá. Đến lúc đó cũng xin nhờ sư cô lo liệu mọi sự cho cháu. Chúng con không hiểu biết lắm những gì cần phải làm.’ Tiếng con của người tín hữu xem chừng bằng tuổi với ni sư trụ trì khiến già Thanh thấy vui vui. Con gái mình đã phần nào đè xuống cái ngã mạn khi thốt ra trôi chảy tiếng con. Bản ngã nói cho cùng cũng là không, chỉ vì con người gán cho nó tánh cách nhập làm một với hình hài huyễn hóa hiện tại vốn bị lầm tưởng là thường trụ, nên ngại ngùng khi sử dụng với người tu hành ngang tuổi đời... Sư nữ để tay lên vai người đàn bà như chấp nhận, như hứa hẹn... Sang phòng kinh sách. Từng kệ, từng kệ kinh sách và đĩa kinh giảng. Ni sư mỉm cười. ‘Khi ni về đây thì phòng nầy rất là lộn xộn, kinh sách chất đống ngổn ngang dưới thềm. Phải cho đóng kệ và sắp xếp lại để ai cần tìm hiểu thêm về đạo dễ dàng tham khảo. Sắp xếp lại, mất thời giờ vậy mà vui. Vô tình thấy được những quyển kinh hoặc vài ba bài báo mình cần đọc hay trả lời được những điều mình đương thắc mắc.’ Đưa mắt của người ham sách quan sát, già Thanh thấy có mấy quyển sách về linh hồn, về luân hồi, tái sinh của Feffrey Long và Paul Newton (Evidence After Life), của Michael Newton (Journey of Souls và Destiny of Souls) mấy quyển sách nói về linh hồn rất được ưa thích gần đây. Già đưa tay với lấy quyển sách nhỏ mỏng của tác giả trẻ Chung Mậu Sum 鍾 茂 森 của Đài Bắc, ‘Nhân Quả Luân Hồi Đích Khoa Học Chứng Minh’, hỏi: ‘Thưa, ni sư có thích đọc những quyển sách quí nầy?’ “Cũng muốn đọc lắm nhưng chưa đủ cơ duyên. Ni sang đây chưa lâu, trình độ Anh ngữ còn phải trau luyện nhiều.’ Già Thanh thích câu trả lời thiệt tình như vậy. Ở bên kia ni sư chịu ảnh hưởng một nền giáo dục khác nên cần có thời gian cho những cuốn sách loại nầy thẩm thấu, không có gì phải giấu diếm...
2. ‘Ni ở trong chùa nầy một mình, tuần sáu ngày cô độc, chỉ Chúa Nhựt mới có độ chục tín hữu đến sinh hoạt. Quí khách thử tưởng tượng đêm vắng, không một tiếng động, chùa rộng hơn nhà thường, lại có phòng thờ các linh, nếu không đủ tinh tấn thì dễ buồn chán biết bao.’ Người ni sư trụ trì nói xong nhìn bao quát mấy bàn thờ các linh, chớp chớp mắt, miệng mỉm cười như bằng lòng với hoàn cảnh của chùa. ‘Trước đây nhiều sư đến, chỉ sau vài ba tháng trụ là từ giã. Có nhiều lý do, ngoài cảnh vắng vẻ còn có sự cực nhọc phải tự lo ẩm thực, giặt gỵa, tài chánh... Chùa vắng, Phật tử cúng dường không đủ chi trả cho tiền cơ sở nói gì tới tiền tiêu vặt và bảo hiểm y tế...’ Già Thanh dà dạ vuốt đuôi. ‘Nhờ ni sư nói chúng tôi mới biết được những điều đó. Cứ tưởng là đi tu không còn những chuyện phải lo lắng tầm thường như người ngoài đời.’ Vị trụ trì cười tươi: ‘Rồi mọi chuyện cũng đâu vô đó. Có đức Phật lo hết. Ông coi, khi ni về đây thì cửa chánh điện chưa mở ra phía trước như hiện giờ. Chưa có đường riêng cho người khuyết tật. Phòng khách nầy nguyên là căn phòng chỉ có một cửa sổ thôi. Nay thì khá hơn nhiều. Nhờ đức Phật lo hết.’ Ni sư lập lại lần nữa câu nói ưng ý. ... ‘Sư coi vậy tu cũng còn dễ dàng, ni chúng tôi khó hơn chút đỉnh. Nhiều trường hợp bị thúc bách của gia đình hay cha mẹ, không thể từ chối được phải đội tóc giả đi làm nail.’ Ba người khách đồng loạt ồ ngạc nhiên và đổi thế ngồi. Ni sư chầm chậm bưng chén nước đưa lên miệng: ‘Nữ phái dầu đã xuất gia, tình cảm với mẹ cha cũng còn nặng nề. Chữ hiếu khó lòng bị xóa bỏ hoàn toàn khi nhớ đến cha mẹ già yếu bịnh hoạn đương sống nghèo khổ nơi quê nhà.’ Những cái gật đầu biểu đồng tình nhiều hơn của người nghe. ‘...Dầu sao tu bên nầy cũng êm ấm, đường tu hành cũng ít trắc trở. Bên kia, chùa thường bị đập phá, can thiệp, o ép. Nhiều sư trẻ không biết xuất thân từ đâu được gởi tới chùa nầy chùa kia, thét rồi sư chân chánh với sư bia, sư karaoke, sư có nợ phong lưu, sư sát thủ... chẳng thể nào phân biệt được. Tà chánh khó phân.’ Ni sư trở giọng sau tiếng thở dài: ‘Xin lỗi khách. Kẻ xuất gia không nên để tâm mình trĩu nặng như vậy. Đáng lẽ không nên nói nhiều.’ Đưa tay lật lật một quyển tập nãy giờ để trước mặt, ni sư nói thêm: ‘Ngoài tụng niệm kinh kệ và chăm chút ngôi chùa, thời giờ rảnh rang, ni thích đọc chép những vần thơ liên quan tới việc tu hành của người xưa. Chẳng hạn bà Quỳnh Hoa Công Chúa nói khi tu hành thấy thời gian qua mau, bà mỗi lúc một lớn tuổi, không còn sự tinh anh như trước: Mắt phụng long lanh phai vẻ nước, Mày nga lấp lánh nhạt màu xuân. Và bà Huyền Tùng Quận Chúa nói chăm chỉ việc tu hành khiến mình hiểu đạo hơn: Trông về cổ tích ngàn thu trước, Mở lá niệm kinh thấy rõ ràng.’ Gió lạnh tạt vô phòng khách, kéo theo những giọt mưa hung hăng... Già Thanh đứng dậy bước ra đóng cửa lại. Mọi người yên lặng ngó mong lung ra ngoài trời. Cơn mưa coi chừng hơi nặng hột. Người đàn bà kéo hai vạt áo lại che bớt hơi lạnh, cặp mắt vẫn đỏ. Ni sư đưa tay lượm vài cánh bông rơi rụng trên bàn bỏ vô dĩa đựng tách trà, ngó thẳng vô mặt người khách nữ, nói như khuyên giải: ‘Tiểu bang nầy lắm mưa, nhiều khi một mình ngồi ngó mưa rơi, ni nghĩ rằng từng giọt mưa là từng linh hồn con người nghiêng mình rớt xuống để nhập làm một với Đại Ngã là sông, biển. Chết là giai đoạn hủy xác, hồn về lại nơi phát sinh. Chết sống chỉ là những giai đoạn du hành rong chơi của tiểu linh hồn.’ Người mẹ đưa mắt về phòng thờ linh bên kia, như cố tìm hình ảnh đứa con gái của mình...
3. Trên đường về, người con gái phá tan sự yên lặng, rụt rè hỏi cha mình: ‘Con thấy ni sư thông tuệ. Nhưng sự so sánh sông biển với cái Đại Ngã ba thấy có đúng không? ‘Mọi so sánh tỷ dụ đều khiến cho vấn đề trở nên dễ hiểu hơn.’ Già Thanh trả lời không suy nghĩ, ngừng một lúc hèn lâu, nuốt nước miếng, ông nói thêm: ‘Nhưng so sánh nào cũng vậy, chỉ có giá trị tương đối. Vũng nước, ao hồ, biển cả có thể ví như cái Đại Ngã của nhân loại như ni sư đã nói theo sách, mà cũng có thể ví như hồn dân tộc, như nền văn hóa của một sắc dân, như nguồn sống của một quốc gia. Điều quan trọng là mọi giọt nước đều nghiêng mình để bơi về hợp với vùng nước lớn, cách nầy hay cách khác, trực tiếp hay gián tiếp.’ Người con rể, vốn ít mở miệng bây giờ mới lên tiếng, thiệt chí lí: ‘Kẻ nào, nhà cầm quyền nào bao che cho bất kỳ ai làm ô nhiễm vùng nước lớn thì đều có tội tày trời, hoặc là đã làm hư hoại cái Đại Ngã của nhơn loại, hoặc là làm tàn hại nguồn sống của một dân tộc, khiến cho dân tộc tội nghiệp đó có nguy cơ bị teo cụm lần lần rồi biến mất trên quả địa cầu.’ Già Thanh gật gật đầu biểu đồng tình. Cơn mưa chuyển sang ồ ạt, dũng mãnh kinh hồn. Những giọt nước hai bên cửa kiếng hông xe cuống quít nghiêng mình chạy mau hơn để nhập bọn với nhau. Trong trí già Thanh, những giọt nước mắt của anh ngư phủ ‘mất cá’ ngồi khóc trên bờ biển chết cũng tương tợ như vậy. Chúng cuống quít nghiêng mình xuống cát, len lỏi ra biển lớn. Nhưng than ôi, biển lớn bây giờ đã chết vì chất độc. Giọt nước nào, dòng sông nào nghiêng mình ra biển cũng đều thất vọng. Trong âm thanh ồn ào của tiếng mưa rơi ngoài kia, giọng ngâm nga lạc điệu của già Thanh cất lên: ‘Giọt nước nghiêng mình khóc biển Đông.’ Người con gái và chàng rể của già Thanh tròn xoe mắt ngác ngơ. Trên đường về từ đó cả ba người đều đắm mình trong những suy nghĩ mông lung, man mác buồn. Bên ngoài mưa vẫn nặng hột. Nguyễn Văn Sâm Charlotteville, VA, Oct. 1- 3, 2015 (Cảm hứng sau khi ông ngoại đi thăm linh cháu ở chùa.) Bốn câu thơ trong bài được trích từ quyển sách Nôm tựa là Tẩy Tâm Chơn Kinh, khắc in năm Bảo Đại Thứ Tư (1929). Mở lá: Lật sách kinh, xưa kinh viết trên lá. |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
<< phần trước Trang of 201 phần sau >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |