Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Tâm Tình | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình |
Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ | |
<< phần trước Trang of 142 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23127 |
Gởi ngày: 07/Nov/2024 lúc 8:42am |
Mùa Thu Uống Trà Nhìn Lá Rơi Bên Song CửaTôi vẫn nghĩ thú uống trà là một thú vui tao nhã của những bậc thi nhân ẩn sĩ. Nhiều tài liệu đã nói về cái thú tao nhã này. Xin hãy đọc những dòng chữ giới thiệu về thú uống trà của ông Nguyễn Duy Chính qua Lời Mở Đầu trong bài viết “Trà Tàu và Ấm Nghi Hưng” của ông dưới đây:
“Uống trà tàu vốn dĩ phổ thông thời trước, đến nay đã trở thành hiếm hoi trong xã hội Việt nam. Thanh niên ngày nay chỉ mường tượng được cái hình ảnh đó qua truyện ngắn của Nguyễn Tuân trong Vang bóng một thời, Những chiếc ấm đất, Chén trà trong sương sớm). Sách vở viết về trà lại càng ít ỏi. Tại Việt năm thời trước, ngoài cuốn Vang bóng một thời chỉ lác đác một vài ba cuốn khác. Trà đạo kiểu Nhật thì có bản dịch cuốn Trà Thư (The Book of Tea) của Okakura Kakuzo của Bảo Sơn
Một tiểu thuyết cũng viết nhiều về thú uống trà là cuốn Trà Thất của Minh Đức Hoài Trinh. Ở hải ngoại, cuốn Trà Kinh của Vũ Thế Ngọc là một biên khảo tương đối công phu. Ngoài ra, thỉnh thoảng có một đoản thiên nghiên cứu về trà Tầu hay ấm trà đang rải rác trong tạp chí. Mới đây tôi được đọc bài của Phan Quốc Sơn về ấm Nghi Hưng rất thú vị.
Trong tác phẩm Sống Đẹp, Lâm Ngữ Đường cho rằng uống trà là một phát minh quan trọng nhất trong đời sống. Trà là một phần và cũng là một biểu tượng của sự nhàn nhã, Ông để hẳn một mục để bàn về Trà và Tình Bạn.
Viết về cách uống trà, thưởng thức trà thì Tây Phương có hằng trăm cuốn nhưng phần lớn viết theo cách nghiên cứu một loại thực phẩm. Người Trung Hoa cũng có nhiều sách viết về trà, nghệ thuật uống trà, còn người Nhật thì đưa hẳn lên thành một đạo sống(Trà Đạo). Riêng Việt nam mặc dầu uống trà rất thịnh hành nhưng lại ít ai để tâm nghiên cứu. Vũ Thế Ngọc, tác giả cuốn Trà Kinh đã ngậm ngùi mà than rằng: “viết về trà thì gần như chưa có ai viết” hoặc “viết vô cùng sơ lược”. Nhận xét đó có lẻ không sai. Và vì thế ông tự cho rằng cuốn sách ông soạn “là quyển sách đầu tiên về nghệ thuật uống trà bằng Việt ngữ tương đối đầy đủ hơn cả” thì cũng không ngoa”.
( Nguồn: Trà Tầu Và ấm Nghi Hưng của Nguyễn Duy Chính)
Tác giả Nguyễn Duy Chính là bạn học đồng môn QGHC với người viết. Ông là một nhà nghiên cứu, dịch giả và tác giả của nhiều bài viết rất có giá trị như Nhân sâm, Linh Chi, Cà phê, Bảo kiếm, Thư họa, v..v…. Tính tình giản dị, hiền hòa, học rộng hiểu nhiều, ông là một “sư đệ” mà tôi rất quý phục. Xin có lời thăm hỏi và cám ơn tác giả Nguyễn Duy Chính về những bài viết rất có giá trị của NDC mà tôi đã đọc.
Tôi còn nhớ năm 2003 tôi có đến thăm “hàn nho phong vị phú gia trang” của NDC và tôi đã tâm tình như sau về gia đình của người sư đệ quý mến này: “Nhìn tủ kiếng đựng những ấm trà sưu tập và nhìn NDC pha trà đãi khách, tôi thấy cả một “khung trời nghệ thuật uống trà” trong gian nhà nhỏ này. Bà xã KT còn tặng cho tôi một bọc hoa thiên lý mà bây giờ “khi nấu canh rau, chồng vợ húp”, tôi đã “phải nhớ đời” bởi câu hát của người miền Trung mà đại huynh BV từ Miền Đông gửi đến:
“Thương chồng nấu cháo le le Nấu canh thiên lý, nấu chè hạt sen »
(Nguồn : Một Chuyến du Cali 2003 của SL) Tản mạn dông dài về thú uống trà, người viết lại nhớ đến tách trà Triệu Châu dưới đây:
Trà Triệu Châu
Tăng đến tham bái, Triệu Châu hỏi: Ông đã từng đến đây chưa ? Tăng đáp : Dạ đến rối. Vào trong uống trà đi. Lại hỏi một Tăng khác: Ông đã từng đến đây chưa? Thưa con mới đến. Vào trong uống trà đi. Viện chủ thấy vậy thắc mắc: Quái ! Đến rồi cũng uống trà đi, chưa đến rồi cũng uống trà đi. Tại sao vậy cà? Triệu Châu gọi: Viện chủ. Thưa vâng. Vào trong uống trà đi.
Bình: Trà Triệu Châu bình đẳng, đối với kẻ cũ người mới đều thể hiện tâm bình thường. Viện chủ không bình thường mới thắc mắc nên cũng cần uống trà đi. (Nguồn: Thiền là gì ? Giác Nguyên)
Chúng ta là người tầm thường, chắc chắn sẽ cùng một ý nghĩ như vị viện chủ nói trên vì chúng ta còn cái tâm phân biệt kẻ trước người sau, kẻ lớn người nhỏ. Nhưng với Triệu Châu, một bậc thiền sư chân chính, Ngài đã dùng với cái tâm bình đẳng đối đãi mọi người như nhau, nên với ai Ngài cũng mời ai uống trà là thế đó!
Cũng nhân việc uống trà, người viết xin mời Bạn đọc tiếp một chuyện uống trà khác nữa nhé.
Chén trà Thiền lý Có một học giả đến hỏi thiền nơi Thiền sư Nam Ẩn. Sư mang trà ra rót vào chén để đãi khách. Trà tràn đầy ra ngoài mà sư vẫn cứ rót. Học giả bèn thưa: Sư phụ, trà đầy rồi xin dừng tay lại. Nam Ẩn đáp: Ông có khác chi chén trà này, trong lòng đầy ấp những tri giải, định kiến. Nếu ông không cạn chén trà tri giải nơi mình trước. Ta biết làm sao nói Thiền cho ông nghe.
Bình: Hãy cạn chén trà
Hôm nay, nhân ngày mùa Thu lạnh, người viết pha trà uống cho ấm lòng và chia sẻ với bạn về thú uống trà. Hy vọng bạn cũng có thú uống trà như người viết và đã đọc nhiều tài liệu về trà nên chắc chắn Bạn sẽ cảm thông dễ dàng với tâm tình của người viết hôm nay.
Có thể Bạn cũng nghe nhiều người còn nói rằng uống trà xanh có thể phòng chống bệnh ung thư nhờ các hoá chất gọi là Polyphenols, tannins, catechins trong trà, tuy rằng y học chưa khẳng định tác dụng rõ rệt của trà xanh đối với bệnh ung thư. Như vậy uống trà cũng tốt lắm nhỉ?
Riêng đối với người viết, ngồi trong căn phòng ấm cúng uống một tách trà nóng, ngắm nhìn lá rơi bên song cửa có cái thi vị của nó. Trong cái không gian yên lặng này, tôi thấy tâm hồn mình cũng được an tĩnh. Khi tâm hồn được an tĩnh thì đấy là hạnh phúc vì đối với tôi hạnh phúc là những phút giây hiện tại bình an, nếu ta cảm nhận đấy là hạnh phúc. Bạn đồng ý chứ?
“Đừng tìm mãi
nơi đâu là hạnh phúc Có thể gần, cũng có thể thật xa Xa hay gần là ở tại Tâm ta Ta cảm nhận thế nào là thế đó
(Thơ Hạnh Phúc ở Nơi Đâu của SL)
Mời xem Youtube Trà Thiền do Sương Lam thực hiện https://www.youtube.com/watch?v=IActYyB5xlc
Chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.
Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn Sương Lam Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 09/Nov/2024 lúc 9:17am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23127 |
Gởi ngày: 09/Nov/2024 lúc 9:06am |
Làm Kẻ Ngốc Trên Đời Không Phải Thiệt Thòi Mà Là Cảnh Giới Trí Tuệ Thâm SâuNhiều người cho rằng sống trên đời khôn ngoan một chút thì được thoải mái hơn một phần. Vậy nên ai cũng tranh tranh đoạt đoạt, cố giành phần lợi cho mình. Nhưng thông minh quá liệu có thực sự là chuyện tốt?Người đời hay nói “Khôn sống, mống chết“, xem ra câu ấy không phải lúc nào cũng thật đúng. Khôn ngoan, tài giỏi lắm thì thường gặp vạ. Cổ nhân nói: “Anh hùng đa nạn, hồng nhan đa truân” là vậy. Hơn 2000 năm trước, Trang Tử cũng từng nói: “Khôn chết, dại chết, biết sống“. Chuyện kể rằng, một hôm Trang Tử cùng học trò ra ngoài vân du, ngắm cảnh núi sông. Lúc lên núi chơi, họ bắt gặp mấy người tiều phu đứng bên cạnh một gốc cây to đùng, cành lá rườm rà, quặt quẹo. Mấy tiều phu nói với nhau: “Cây này chẳng dùng vào việc gì được, tìm cây khác mà đốn vậy“. Trang Tử quay sang bảo với học trò: “Cái cây này vì bất tài mà thoát chết vậy“. Lúc sau, họ đi xuống một thôn làng dưới chân núi, vào nhà người quen thăm hỏi. Chủ nhà thấy Trang Tử đến thì mừng lắm, sai gia nhân đi chuẩn bị tiệc chiêu đãi cho mấy thầy trò. Gia nhân hỏi: “Có hai con chim, một con biết gáy, một con không. Thịt con nào ạ?“. Chủ nhà nói: “Thịt con không biết gáy“. Học trò ngơ ngác nhìn Trang Tử hỏi: “Hôm qua thầy bảo cái cây vì bất tài mà được sống, sao hôm nay con chim không biết gáy lại phải chết?“. Trang Tử ôn tồn giảng: “Có tài hay là bất tài thì cũng đều không tốt cả. Khôn chết, dại cũng chết, chỉ có biết mới sống“. “Biết” ở đây chính là hiểu thời thế, biết tiến biết lùi, biết lúc nào nên khôn, lúc nào nên dại, biết hàm dưỡng trong xử thế. Lão Tử cũng từng giảng: “Đại trí nhược ngu“, ý tứ là những bậc có trí tuệ lớn thường nhìn bề ngoài như ngốc nghếch. Đương nhiên họ không ngốc thật, chỉ là biết cách cư xử mà thôi. Lại kể một chuyện nữa, một lần Khổng Tử vượt nghìn dặm xa xôi đến thỉnh giảng Lão Tử về Đạo. Đàm đạo cùng nhau mãi, cuối cùng trên đường tiễn Khổng Tử, Lão Tử nói mấy câu này: “Ông phải nhớ kỹ: Không tranh với đời, thì thiên hạ không ai có thể tranh cùng, đó là học theo đức của nước vậy. Nước gần với Đạo. Đạo không nơi nào không có, nước không nơi nào không có lợi, tránh chỗ cao mà về chỗ thấp, chưa bao giờ trái ngược, là giỏi tìm chỗ đứng. Ông lần này đi rồi, nên bỏ cái ngạo khí trong lời nói và biểu cảm, xóa bỏ cái chí dục ở dung mạo. Nếu không, người chưa đến mà tiếng tăm đã đến, thân chưa tới mà gió đã động, hiển lộ phô trương, như hổ đi trên phố, ai dám dùng ông?“. Khổng Tử là bậc hiền nhân quân tử, ôm cái chí cao vọng muốn sửa đổi lễ phép của thiên hạ, hướng lòng người về truyền thống, có thể nói là tài năng hơn người, vạn người hiếm gặp. Nhưng cũng chính vì thanh danh của Khổng Tử quá lớn như vậy nên chẳng có bậc quân chủ nào thực bụng dùng ông. Lão Tử thậm chí đã tiên đoán được trước cuộc đời Khổng Tử, ấy là ngạo khí quá cao, chí dục quá lớn nên long đong bao nhiêu nước mà chẳng tìm được minh quân để thực hành đạo học của mình. Phàm là người khôn thì đều là giả ngốc, biết một trượng nhưng chỉ nói một thước, tài học mênh mông như nước Đông Hải nhưng thể hiện ra bên ngoài thì có phần hồ đồ, nông cạn. Ấy mới thực sự là người khôn thật sự vậy. Ngẫm kỹ ra, trên đời, ngốc nghếch một chút cũng tốt. Sống đơn giản thì đời thanh thản, không so đo được mất thì nhẹ nhõm tâm thân, tự tại an nhiên. Việc gì cũng kỹ càng, sáng suốt quá thì dễ khiến tâm can tổn thương, lao tâm khổ lực, mệt mỏi vô cùng. Người quân tử nhìn sự vật đều là phóng khoáng, khoan dung, cho nên cũng không cầu sự tranh đoạt. Chỉ có kẻ tiểu nhân mới soi xét kỹ càng, xét nét tiểu tiết. Do vậy những bậc anh hùng thực sự trên đời đều ít nhiều có chút “dại dột” trong con mắt người khác vậy. Trong lịch sử, có biết bao nhiêu kẻ kiêu dũng vì quá ngạo mạn mà phải chịu kết cục thảm bi. Văn Chủng cùng với Phạm Lãi, làm quân sư cho Việt Vương Câu Tiễn. Sau này khi đại nghiệp của Câu Tiễn đã thành, Phạm Lãi lập tức cáo quan đi du ngoạn sông hồ, ai cũng cho là dại. Văn Chủng không nghe lời khuyên của bạn, cứ ở lại hầu hạ Câu Tiễn. Cuối cùng, Phạm Lãi sau này kinh doanh phát đạt, trở thành đại thương nhân. Còn Văn Chủng ở lại bị Câu Tiễn nghi ngờ, cuối cùng dùng kiếm chém chết. Nếu Văn Chủng có thể biết “dại dột” hơn một chút thì có lẽ số phận đã không ngang trái như vậy. Ngốc nghếch không phải là xuẩn ngốc, mà là sống chân thật, trung hậu với người. Ngốc nghếch không phải là cam chịu bắt nạt, mà là rộng lượng, phóng khoáng. Ngốc nghếch không phải là kém cỏi, mà là nhường nhịn, ẩn nhẫn trước dòng đời. Người làm ra bộ ngốc nghếch thực ra đều nhìn thấu lẽ đời, chỉ là họ không thích soi mói, tranh đua hơn thiệt mà thôi. Nhân sinh như mộng, cùng lắm là mấy chục năm trời hưởng niềm hoan lạc thế gian, hà tất phải so đo hơn thiệt, vì mối lợi nhỏ mà nhìn nhau như kẻ thù. Không tranh với đời thì chính là người trí huệ, biết buông bỏ lại là cảnh giới của cao nhân, hoàn toàn không phải kẻ ngu ngốc. Phật gia giảng, mọi thứ có được ở kiếp này đều là phúc đức kiếp trước dồn tích lại, căn bản không phải bởi vì tranh giành mà có được, càng không phải do khôn ngoan mà chiếm lấy. Người ngốc nghếch một chút, dại khờ một chút thì đêm kê cao gối ngủ an lành, ra đường không sợ tai họa rình rập, quan hệ với người thì cũng chẳng e ngại, ý tứ trước sau. Tâm nhàn chính là phúc khí lớn nhất của đời người. Không tranh thì tự nhiên được ung dung, thanh thản. Dại khờ một chút cũng có sao? Chính là: Người nhàn hoa quế rụng rơi |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23127 |
Gởi ngày: 18/Nov/2024 lúc 11:28am |
Thấy Lợi Trước Mắt Quên Hại Sau Lưng
Vua
nước Ngô muốn đem quân đi đánh nước Kinh. Đã nhiều người ngăn cản, vua
nhất định không nghe. Sau lại hạ lệnh rằng: “Ai can ta đánh nước Kinh
thì phải xử tử.” Có một viên quan trẻ tuổi muốn can ngăn nhà vua mà
không giám nói, luôn ba ngày, cứ sáng sớm cầm cung tên đến đứng vườn sau
nhà vua, sương xuống ướt đầm cả áo. Hôm thứ ba, vua gặp mới hỏi rằng:
“Ngươi đến đây làm gì mà để sương xuống ướt đầm cả áo như thế?” Viên
quan thưa rằng: “Trong vườn có một cây cổ thụ. Chót vót trên ngọn cây có
con ve sầu hút gió uống sương, rả rích kêu cả ngày, tưởng đã được yên
thân lắm. Biết đâu đằng sau có con bọ ngựa, đang giơ hai càng chực bắt.
Chính con bọ ngựa muốn bắt con ve sầu lại biết đâu đằng sau có con chim
sẻ nghển cổ chực mổ. Chính con chim sẻ muốn bắt con bọ ngựa lại biết đâu
dưới gốc cây có tôi cầm cung tên chực bắn. Chính tôi đây muốn bắn con
chim sẻ mà không biết sương xuống ướt cả áo…Như thế đều là chỉ vì cái
lợi trước mắt mà quên hẳn cái hại ngay say lưng vậy”. Vua nghe nói tỉnh
ngộ bèn thôi không đánh nước Yên nữa. Thanh Lê Tử GIẢI
NGHĨA Ngô: Tên nước thời Xuân Thu bây giờ vào địa phận phía Nam sông
Hoài, sông Tử cho đến tỉnh Triết Giang bây giờ. Thanh Lê Tử: tức là Lưu
Hướng, người nhà Hán làm quan Gián Nghị đại phu, giỏi về văn chương lại
kiêm cả kinh thuật và thiên văn. *** ST ** Hàn Thiên Lương
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 18/Nov/2024 lúc 11:29am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23127 |
Gởi ngày: 25/Nov/2024 lúc 4:18pm |
Đã Ăn Hột Gạo Của Miền Nam, Đừng Giở Giọng Vô ƠnXưa rày dân Nam Kỳ và dân Ngũ Quảng chưa bao giờ dám mạnh miệng mà nói đất Nam Kỳ là đất được thiên nhiên ưu đãi, bị dân người ta sống đây xưa giờ, ưu đãi hay không thì người ta quá rõ. Chỉ có đám người tới đây sau khi ông bà của đất Nam Kỳ đã hoàn tất xong công việc khai khẩn lập làng lập chợ, đám này mới trơ trẽn tuyên truyền câu nói đó, một số thì do không hiểu về Nam Kỳ, số còn lại .... Cốt là để chối bỏ công sức tiền nhơn ta đã đổ xương đổ máu cho mảnh đất này! Cốt là để thế hệ mai sau quên đi ơn đức của tiền nhơn đất Nam Kỳ đã cống hiến cuộc đời lao khổ của mình cho mảnh đất này. Cốt là để làm mờ đi sự ảnh hưởng vô cùng lớn lao của những người đi định cõi năm xưa bao gồm: dân Thuận Quảng (dân xứ Đàng Trong vào khai hoang), các sắc dân khác như Chân Lạp, Chăm Pa , dân Stieng, dân Minh hương. Nhiều khi nghe người ta nói đất Nam Kỳ thiên nhiên ưu đãi mà lòng tui thấy đau, công sức tiền nhơn trầy vi tróc vẩy vì mảnh đất "rừng thiêng nước độc" trong cả mấy trăm năm không được hậu nhơn nói được câu cảm ơn mà chỉ ban tặng cho bốn chữ vàng "thiên nhiên ưu đãi". Ưu đãi giống gì mà biết bao nhiêu con người đã bỏ mạng tật nguyền vì lo tạo dựng một chốn an bình cho con cháu mai sau! Ưu đãi gì giữa nước mặn phèn chua quanh năm nắng gắt thì khô cằn, mưa về thì lụt lội ún ruộng ngập vườn! Ưu đãi gì mà rắn rít beo hùm tùm lum tế lê , thậm chí con muỗi con đĩa còn giết được người đó đa! Mỗi khi làm gì dân Nam kỳ cũng phải làm mâm cơm để cúng mấy ông hùm ông tý đặng mấy ổng không quấy phá (Hùm được coi là linh vật của đất Nam Kỳ)! Cũng như công sức cha mẹ người ta đổ ruột đổ gan mà tạo dựng được một căn nhà khang trang, đất đai trồng trọt ê hề cho con cháu có huê lợi mà hưởng. Xong, bạn tới ăn nhờ ở đậu rồi kéo bầy kéo lũ tới nương nhờ mần mướn mần thuê ăn chực ăn ké trên đất này, rồi nói cái nhà này trù phú đất đai ê hề dễ mần ăn lắm, con cái trong nhà này thì lười nhác nhàn rỗi ăn trên ngồi trước không như bọn mình siêng năng cần mẫn. Lạ thay lạ thay, của cha của mẹ người ta tạo dựng con cháu người ta phải hưởng không lẽ chó hưởng? Mấy bạn khổ là do cha mẹ mấy bạn nghèo không biết vun vén tương lai cho mấy bạn, sao lại lấy cái sự nghèo sự cực của mình mà đi so sánh với cái sự "nhàn hạ" mà cha ông con cháu người ta đánh đổi bằng máu mà có đặng; lại còn đi lấy sự "nhàn hạ" của những con người trên mảnh đất có ơn với bạn bằng sự dè bĩu trơ trẽn (cái này là chỉ nói tới những kẻ vô ơn mất dạy)! Cái mảnh đất này, tuy khắc nghiệt là có, nhưng nhờ những con người hiền hoà xứ này chịu cực chịu khổ nên mới có được cái nơi cho con cháu và thiên hạ cắm dùi mần ăn. Ai tới đây thì dân xứ này đều dang tay chào đón, bị ông bà người ta cũng phận lưu dân nên hiểu nỗi khổ của hạng lưu dân như các bạn. Nếu các bạn sống đường hoàng thì đất này sẽ bao bọc bạn, dân xứ này cũng sẽ đãi tốt các bạn, bị ai thương thì đất này thương lại hà! Ngược bằng tới đây trịch thượng giọng cha giọng mẹ coi thường dân xứ này, coi rẻ đất đai xứ này thì coi chừng "ông ứng bà hành" méo mỏ! Những người tuy không sanh đẻ tại đây nhưng đang uống nước Nam Kỳ, ăn hột gạo của Nam Kỳ, xin hãy yêu thương mảnh đất này như những người con Nam Kỳ xưa giờ vẫn làm. Mỗi khi tới ngày giỗ quãi cúng kiến, xin hãy chừa ra một mâm cơm nhỏ, có gì cúng nấy, rồi thắp nén nhang đốt vài ba tờ giấy tiền vàng bạc đem ra trước sân nhà bái lạy tạ ơn những người khuất mặt khuất mày đã bỏ mạng vì sự tôn tạo kiến lập mảnh đất yêu thương này. Những người mà ta kêu là "khuất mặt khuất mày", chính là tiền nhơn mình đó đa! Sự "kính ơn" này kể cũng coi như đã trọn đạo với tiền nhơn xứ này rồi đó. Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 25/Nov/2024 lúc 4:19pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23127 |
Gởi ngày: 26/Nov/2024 lúc 9:39am |
Không Thể Xóa Một Nền Văn Hóa, Văn Chương Nghệ ThuậtNgười ta có thể đập bỏ một di tích đã hơn 100 năm, người ta cũng có thể phá nát một ngôi chùa cổ, và người ta cũng có thể đốn hạ những hàng cây cổ thụ rợp bóng ký ức của nhiều người, xoá sạch những dinh thự, những kiến trúc đã hiện diện ở miền Nam này suốt cả thế kỷ. Tất cả
sẽ biến mất nhường lại cho những khối bê tông đồ sộ, những dãy nhà chọc
trời. Năm, mười năm sau, thế hệ trẻ lớn lên sẽ không biết, không nhớ
những di tích đã bị tiêu diệt. Nhiều thành phố sẽ bị đánh mất ký ức về
những kiến trúc, những hàng cây, và khi những người già mất đi, sẽ còn
ai nhớ đến chúng. Có chăng chỉ còn là những hình ảnh trên bưu ảnh, trong
những cuốn sách ảnh đã ố vàng phủ bụi thời gian. Nhưng
văn chương, hội hoạ, thơ ca, âm nhạc thì không thế. Bởi đó là văn hoá
của một vùng đất, là hơi thở của một quãng đời. Nhà thờ, dinh thự, hàng
cây có thể bị đánh mất và lụi tàn trong tâm khảm của nhiều người, nhưng
văn hoá thì không. Miền Nam Việt Nam trải qua hai mươi năm chiến tranh
và trong khoảng thời gian ấy tồn tại một nền văn hoá văn nghệ không thể
phủ nhận. Nó là tiếng nói, là suy nghĩ của một thời đại được phản ánh
trong văn học nghệ thuật. Nó mang hơi thở của chiến tranh nhưng đầy ắp
tính nhân văn và cũng không thiếu những tình tự dân tộc. Và chính điều
đó làm cho nó tồn tại dù đã bị nhiều lần vùi dập. Tại
sao chiến tranh đã chấm dứt gần bốn mươi lăm năm rồi, văn hoá, văn nghệ
của miền Nam thất trận vẫn được người dân yêu thích và tán dương. Và
không chỉ ở miền Nam, những người đã từng đọc, từng nghe, từng thấy
trong suốt cuộc chiến tranh mà cả người miền Bắc sau cuộc chiến cũng bị
thu phục. Lúc cuộc chiến đang diễn ra, nhạc đỏ, văn chương, thơ ca của
miền Bắc có nhiệm vụ hô hào, kích động và cổ vũ chiến đấu. Khi hoà bình,
văn nghệ tung hô lại trở thành lạc lõng, không còn hợp thời và chính
điều đó khiến cho những tác phẩm đó không còn được yêu thích và ưa
chuộng. Nó trở thành dĩ vãng, kỷ niệm của một thời đã đi qua. Người
ta nhắc lại nó, trình diễn nó trong những buổi lễ kỷ niệm, những lễ
lạt. Và chúng không còn khán giả. Tất nhiên khi không còn hoặc quá ít
người thưởng thức thì không có nhà đài nào, nhà xuất bản nào trong thời
buổi kinh tế như thế này dám dùng nó để kiếm tiền. Bởi văn hoá văn nghệ
thời nay cũng chỉ là một cách để kinh doanh. Không ai làm kinh doanh để
nhận lấy lỗ trắng tay cả. Và
văn hoá, văn nghệ miền Nam trước 1975, không phải tất cả đều có giá
trị, không phải tác phẩm, tác giả nào cũng hay. Thế nhưng đa số nó mang
nỗi lòng của con người, của mỗi cá nhân. Nó mang tình cảm thật của một
thế hệ, không lên gân, không hô hào. Ca nhạc miền Nam không phải chỉ có
nhạc Boléro, phải biết rõ điều đó, chẳng qua là suốt hơn bốn mươi năm,
âm nhạc của thời đại không có gì nổi bật để hấp dẫn quần chúng nên họ
tìm về cái cũ, cái mang tình người, tính nhân văn, thể hiện được tình
cảm của họ. Mà nhạc Boléro của miền Nam đầy ắp điều đó. Âm
nhạc của miền Nam còn có Phạm Duy, Trầm Tử Thiêng, Phạm Thế Mỹ, Anh
Việt Thu, Y Vân, Y Vũ, Dương Thiệu Tước, Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An,
Ngô Thuỵ Miên, Hoàng Thi Thơ, Từ Công Phụng, Ngô Mạnh Thu, Nguyễn Đức
Quang, Phạm Đình Chương, Văn Phụng, Phạm Mạnh Cương, Lê Uyên Phương,
Trần Thiện Thanh, Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang… và nhiều nhiều nữa không
kể hết, nhạc của những nhạc sĩ này đâu chỉ có điệu Boléro, nhưng vẫn là
những bài hát tiêu biểu của miền Nam, mang tình tự dân tộc, mang hơi
thở cuộc sống và nỗi niềm riêng của mỗi con người về tình yêu, về thân
phận, về cuộc đời. Không ai có thể xoá được. Và cũng chẳng thế nào xoá
được. Thế
mà ở hội nghị giao ban quý III/2019 của Hội đồng lý luận phê bình văn
học, nghệ thuật TP.HCM ngày 10/11, nhà nghiên cứu Mai Quốc Liên nhận
định sáng tác văn học, nghệ thuật đang xuống thấp một cách không tưởng
và ông phát biểu: “Giữ
chế độ này là giữ thành quả cách mạng, nhưng giờ bỏ qua hết, chạy theo
giải trí, game show… Trong khi để kế thừa cái đã có thì làm không tốt,
mà lại ca ngợi boléro của chế độ cũ thì chính là ca ngợi luôn đời sống
của giai đoạn đó… Cũng từ khi đi vào thị trường, hội nhập, chúng ta lại
quên đi biến động vô cùng phức tạp. Chương trình Âm nhạc Việt Nam –
Những chặng đường trên VTV không biết chủ trương của Bộ Chính trị hay
của ai, vì cái này ca ngợi nhạc của Sài Gòn cũ bằng những lời có cánh”. Đồng
thời, Nhạc sĩ Trần Long Ẩn với tư cách Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn
học Nghệ thuật TPHCM cũng cho rằng, nói chua cay, mỉa mai như báo chí
thì nhạc cách mạng hiện nay gần như đã “rút lui vào hoạt động bí mật”.
Các chương trình chính thống muốn lên đài truyền hình vào giờ vàng thì
khó lắm. Cũng
theo ông Ẩn, nhạc ca ngợi Việt Nam Cộng hòa mà giờ cũng cho là ca ngợi
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì không được: “Chúng tôi đề
xuất phải hết sức thận trọng với trang sử đen tối của miền Nam Việt Nam
lúc bấy giờ là bị xâm lược. Văn học, nghệ thuật độc hại của nó xuyên tạc
đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng ở miền Nam và hiện nay không thể
tẩy xóa. Vậy mà đồng thời, phong trào cách mạng ở miền Nam trong văn
học, nghệ thuật rất dữ dội, rất lớn thì không biểu dương, không tôn
vinh, không học tập, không nhân rộng mà lại đòi xóa nhòa không còn khái
niệm âm nhạc cũ trước giải phóng nữa”. (Trích báo Phụ Nữ) Đó
là những quan niệm quá lạc hậu và lỗi thời. Và theo ý ông Liên và ông
Ẩn thì không nên phổ biến và nên xoá sạch loại văn hoá độc hại của miền
Nam trước 1975. Sau 75, chế độ mới đã phát động đốt sạch cái họ gọi là
văn hoá đồi truỵ, phản động. Hàng ngàn tấn sách đã bị đốt, nhưng không
đốt được văn hoá trong tim của người miền Nam. Đó
là điều bất khả thi, vì những thứ mà các ông cho là độc hại đó là tinh
hoa của miền Nam đã thấm đẫm trong lòng người, mà như trên đã nói, có
thể xoá bỏ một ngôi chùa, một dinh thự, một con đường, đập phá nát bia
mộ, lăng tẩm, chứ không thể xoá bỏ được một nền văn hoá. Người nào kêu
gọi và thực thi việc xoá nhoà, tấy sạch một nền văn hoá thì kẻ đó đi
ngược lại với lịch sử, là kẻ mọi rợ, là kẻ vô văn hoá. Bỏ quên văn
chương nghệ thuật miền Nam trước 1975 trong văn học sử hiện đại đã là
một sai lầm, đòi xoá sạch nó lại là một tội lỗi khó bào chữa. Đã
qua rồi thời đốt sách, đã không còn là thời đấu tố, đã không còn có thể
cấm hát, cấm đọc. Bởi cấm cũng không được khi lòng người còn luyến tiếc
mà chẳng có gì để thế chỗ. Đừng dao to búa lớn làm chi, các ông có
những sáng tác hay hơn cái cũ của miền Nam thì tất nhiên cái cũ đấy sẽ
bị lãng quên, chẳng cần chi kêu gào xoá sạch làm gì. Nhưng các ông lại
không đủ tài năng để làm điều đó. Đỗ Duy Ngọc |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23127 |
Gởi ngày: 27/Nov/2024 lúc 9:25am |
Làm Người Tốt Làm Đến CùngBố mẹ tôi kiếm sống bằng quán bán tạp hóa nhỏ. Bố tôi chia quán thành hai phòng, bán đồ bên ngoài và kê một cái giường bên trong để có thể nghỉ ngơi và nấu nướng khi đến trông quán vào buổi trưa. Công việc này của bố mẹ tôi khá ổn định, khách hàng quen thuộc đều là láng giềng sống xung quanh gần đó. Trong kỳ nghỉ hè năm lớp 7, tôi thường giúp bố trông quán, bố đề xuất tôi phụ trách tiền nong để cải thiện khả năng tính toán cũng như kết quả môn toán của mình. Tôi còn bé, thích chạy nhảy vậy mà chỉ có thể ngồi yên, vừa chơi điện thoại di động vừa làm ma-nơ-canh cho quán. Có hôm, tôi dậy sớm, xong xuôi các việc ở nhà, đạp xe từ nhà đến quán mới 8 giờ. Tôi vui vẻ bước vào, chỉ thấy một bà cụ trong bộ quần áo lam lũ xách một túi gạo nhỏ, đang nhận 10 ngàn từ bố tôi và còng lưng bước ra ngoài. “Bố ơi, hôm nay con đến sớm nhé!” Tôi trông tự mãn. “Chà, sớm quá, mặt trời còn chưa lặn!” Bố liếc tôi một cái rồi ngồi xuống ghế. “À, bố ơi, sao bà ấy mua có chút xíu gạo vậy ạ?” Tôi thắc mắc. “Bà ấy à, không có tiền, mua 3 lạng gạo thôi …” Bố vẻ mặt trầm ngâm. “Mua 3 lạng gạo? 1 cân là 15 ngàn, bà ấy mua 3 lạng gạo, 3 lạng gạo là 4 ngàn rưỡi mà?” Tôi lẩm nhẩm tính toán rồi trố mắt hét to: “Bố! Phải bố thối nhầm tiền rồi không ạ? Bà ấy mua 3 lạng gạo, bố trả lại cho bà 10 ngàn, vậy là bà ấy đã đưa cho bố bao nhiêu ạ?” “Bà ấy đã cho bố 5 ngàn …”, bố nói. “Ôiii!” Tôi sững sờ, một đứa luôn xếp hạng trung bình môn toán như tôi đang bị bối rối: “Bố, bố có thể đếm trên đầu ngón tay là ra rồi mà. Bố nhầm tiền rồi! Bà ấy mua 3 lạng gạo với giá 5 ngàn, nhưng bố lại thối cho bà ấy 10 ngàn? Bố, bố bị ốm phải không bố?” “Haizzz…”, bố xua tay. “Bà ấy là hàng xóm cũ ở phố này, bà ấy góa chồng, neo đơn, nay đã già lại không con cái, chỉ sống dựa vào chút tiền trợ cấp và công việc nhặt rác. Hơn 10 năm nay, bà ấy rất quan tâm đến công việc bán hàng của chúng ta, bất kể là mua gì bà ấy cũng sẽ đến quán chúng ta mua. Nhưng mà 2 năm nay, bà dường như bị mất trí nhớ, đôi lúc ngây ngây ngô ngô, không nhớ được gì rõ ràng cả. Bố nghĩ bà đã thành như vậy rồi thì phải giúp bà ấy thôi. Vậy nên 2 năm qua, bà mua 3 lạng ở quán chúng ta bằng 5 ngàn, và bố sẽ trả lại bà ấy 10 ngàn. Nếu không, dựa vào chút tiền trợ cấp đó, bà ấy sao mà mua được gạo, rau, nhu yếu phẩm hàng ngày đây? Rồi bà ấy sống sao con?” Tôi lặng lẽ lắng nghe và ngước nhìn lên khuôn mặt người cha 50 tuổi của mình. Tôi chợt phát hiện ra rằng ông bố “vạn năng” trong tâm trí tôi giờ cũng đã già rồi. Sáng hôm sau, khi tôi với tay tắt đồng hồ báo thức, định bụng ngủ lại một chút thì nghe tiếng bố dậy, tôi cũng bật dậy theo. Hai bố con ăn mì mẹ nấu xong rồi chạy xe đến quán. Mở cửa chưa được bao lâu, bà cụ lại đến. Đôi tay bà run run, móc ra 5 ngàn từ trong túi, trên môi nở nụ cười, rồi đưa bàn tay nhăn nheo trả tiền cho bố: “Chủ quán, 3 lạng gạo.” “Vâng ạ!” Tôi nắm lấy 5 ngàn từ trên tay bố vuốt phẳng ra và đặt vào ngăn kéo, sau đó lấy một cái túi ni lông, cho gạo vào rồi buộc lại và đưa cho bà cụ: “Bà ơi, 3 lạng gạo!” Bà cụ cẩn thận đón lấy bao gạo, hình như thấy khá nặng, bà ngẩng đầu lên tròn mắt nhìn tôi. “Ồ, cháu quên thối tiền!” Tôi gãi gãi đầu rồi nhanh chóng lấy từ trong ngăn kéo ra một tờ tiền 10 ngàn: “Bà ơi, cháu gửi lại bà tiền thừa!” Bà cụ cầm lấy tiền, cẩn thận cất vào túi rồi run rẩy bước đi nặng nhọc … “Con trai, cũng biết bắt chước à!” Bố gõ vào đầu tôi: “Bao gạo của con ít nhất cũng 2 cân!” “Làm người tốt làm đến cùng, tiễn Phật tiễn đến tận Tây Thiên”. Tôi lúc này cảm thấy mình thật dư giả, cao lớn, trên mặt bỗng nhiên ấm bừng: “Bố, con còn chưa học được bố. Con đang thử cố gắng làm người tốt.” Mấy ngày sau, tôi theo bố đi trông quán, mỗi lần mở cửa, bà cụ đều đến. Bà ấy vẫn lấy ra 5 ngàn để mua 3 lạng gạo như mọi hôm, tôi cũng thành quen một bộ như vậy, đưa gạo và gửi lại bà 10 ngàn. Một tháng sau, bà cụ đã mấy ngày không đến, tôi hỏi bố: “Bố ơi, sao bà ấy mấy ngày rồi không đến quán?” “Nghe nói bà bị bệnh, giờ đang nằm viện.” Bố tỏ vẻ bất lực: “Bà ấy chỉ sống dựa vào chút tiền trợ cấp và công việc nhặt rác, thật quá bấp bênh. Cuộc đời là vô thường!”. “Haizzz …” Năm 14 tuổi, tôi cũng học được cách thở dài. Vài ngày sau, bố tôi nhận được một lá thư từ người được ủy thác của bà cụ. Bố mở phong bì, tìm thấy một giấy chứng nhận bất động sản và một tờ di chúc: “Ông Hải, cảm ơn ông và con trai của ông. Những ngày cuối cùng trong bệnh viện, đầu óc tôi chợt sáng suốt trở lại. Tôi bỗng hiểu ra nếu không có sự quan tâm và thiện tâm của hai bố con ông trong 2 năm qua, tôi sẽ không sống được đến ngày hôm nay, cảm ơn mọi người.” “Tôi ra đi, không chút lưu luyến, ngoại trừ một điều tiếc nuối duy nhất là tấm lòng chân thành của bố con ông suốt 2 năm trời, tôi chưa có gì để đền đáp lại. Thứ còn lại duy nhất của tôi là ngôi nhà cũ này, nơi tôi đã sống mấy chục năm nay, mong ông hãy nhận lấy. Vạn phần cảm ơn, tôi ở trên trời chúc phúc cho mọi người.” Bố tôi cầm bức thư trong tay, nước mắt lã chã rơi, đọc thư không tròn tiếng, tôi đã ôm chặt lấy bố… Vì sao chúng ta phải lựa chọn làm người tốt?Chúng ta làm việc tốt, không phải vì để cho người khác biết, thậm chí người được giúp cũng không cần biết, tự mình ta biết là được rồi. Bởi vì làm việc tốt khiến ta cảm nhận được bản thân mình tồn tại, cũng khiến ta xác thực tin bản thân mình là một người lương thiện. Đây chính là ý nghĩa lớn nhất khi chúng ta làm việc tốt. Phần thưởng lớn nhất cho làm chuyện tốt chính là tâm hồn vui sướng hạnh phúc T. Linh |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23127 |
Gởi ngày: 29/Nov/2024 lúc 10:19am |
Cô Bé bán vé số chợ Phú QuốcBuổi
sáng vừa ra cửa đi làm, chợt nghe thoáng lạnh, tôi vội quay vào khoác
chiếc áo choàng loại nhẹ. Trời lại bắt đầu vào thu. Thoáng chốc, trôi
nhanh “trăm năm là mấy, một ngày dài ghê”. Những chiếc lá khô vàng đã bắt đầu rụng rải rác phía sau nhà. Thời gian chợt như trêu ghẹo, đùa cợt với chúng ta. Nhiều lúc soi gương, tôi cứ tưởng mình đang nhìn một người khác. Một tôi phía bên ngoài đang nhìn chăm chăm một tôi bên trong mặt gương soi thật xa lạ với thời gian. Con người của hôm qua chưa kịp nhận diện con người của hôm nay..? Trên con đường đến chỗ làm, chạy thẳng, quẹo trái quẹo phải, tất cả đều là những phản ứng tự nhiên của thói quen (đôi lúc không cần đến cả ý thức). Chừng như tuổi càng cao chúng ta càng có nhiều thói quen và chi phối bởi thói quen, từ thể chất đến tinh thần. Mọi sai lệch trong sinh hoạt hằng ngày đều khiến chúng ta dễ bực dọc, khó chịu và ngay cả tức giận, nhiều khi rất vô lý. Khả năng thích nghi với hoàn cảnh chung quanh đã không còn nhiều… Tôi
cho đèn hiệu quẹo vào tiệm thức ăn nhanh phổ biến của cả nước Mỹ
“McDonald’s”, như một thói quen! Và cũng như mọi khi, tôi gọi một
biscuit với trứng, thịt bằm và phô-mai qua cửa sổ mà không phải ra khỏi
xe. Đây là món ăn sáng “gần gũi” nhất của tôi mấy năm nay. Cà phê và
nước uống thì chỗ làm tôi lúc nào cũng có sẵn, “miễn phí” cho nhân viên
ngày lẫn đêm. Bà xã thường gọi tôi là “hai lúa” vì thói quen ăn uống của
mình: ngày ba cữ, sáng trưa chiều, không hề biết ăn vặt và không thể
sống thiếu cơm! Những lần đi công tác xa, nếu may tìm
thấy được quán phở của người Việt mình, mỗi chiều ăn phở tôi đều gọi
thêm một chén cơm trắng. Bà chủ tiệm thấy vậy hỏi tôi, phở không đủ ăn
hay sao ông phải kêu thêm cơm? Tôi cười lắc đầu, không phải phở ít mà
tôi thèm cơm! Mà thật vậy, ăn phở bao giờ tôi cũng kết thúc bằng một
chén cơm trộn phở, ngon đến muỗng cuối cùng. Nghĩ ngợi lan man tôi chợt nhìn thấy bên lề đường, dọc theo một góc phố ba mẹ con người da trắng đang ngồi cầm hai tấm bảng viết tay nguệch ngoạc. Hình như đứa nhỏ nhất vẫn còn ẵm trên tay. Trời đang vào thu, gió trở mùa và se sắt lạnh. Tôi cho xe chạy chậm lại, sát hơn vào lề đường. Đó là hình ảnh một người phụ nữ da trắng trẻ ngồi bệt dưới vỉa hè với đứa con trai chừng 4, 5 tuổi và một cháu bé trong lòng. “Vô Gia Cư – Xin vui lòng giúp đỡ”, bằng mực màu viết trên hai miếng bìa cứng xé ra từ chiếc thùng giấy. Đây cũng không phải lần đầu hay hình ảnh xa lạ gì nơi thành phố tôi đang ở. Nhưng thường thấy là người lớn và không có con nít mang theo. Nhìn kỹ cả ba mẹ con đều xinh đẹp, dễ thương. Chưa kịp phản ứng gì, thì tôi bắt gặp nụ cười thật vô tư, hồn nhiên của cháu trai nhỏ. Chừng như cậu bé chưa nhận thức được hết những gì đang xảy ra cho ba mẹ con. Hoặc cậu bé đã quá quen thuộc với hoàn cảnh lang thang “không nhà cửa” này. Buổi sáng trong giờ cao điểm, xe cộ tấp nập từ mọi phía của đường phố. Không thể gây phiền phức, cản trở giao thông tôi móc vội phần tiền còn lại trong túi và phần bánh biscuit vừa mua vẫn còn nóng. Tôi bấm đèn hiệu dừng xe “khẩn cấp” và ra dấu cho ba mẹ con ra nhận. Đứa bé trai buông tấm bảng giấy, cười tươi chạy về phía tôi. Đôi mắt mệt mỏi, mất ngủ của người phụ nữ da trắng thoáng lên chút hân hoan rồi chìm vào ánh nhìn xa xăm, tĩnh lặng. “Thank you…”, tiếng cảm ơn trong trẻo của cậu bé chạm đáy lòng một buổi sáng đầu thu. Chiếc xe tôi trở vội đi, để lại phía sau góc phố hình ảnh của ba mẹ con người da trắng không nhà, đang chờ những tấm lòng thương cảm. Cho dù số phận con người thế nào, ra sao đi nữa cuộc sống vẫn mãi trôi qua giữa lòng đời và lòng người không dứt… Giấc mơ bao giờ cũng ngắt khoảng, lẫn lộn. Có khi nằm trong tiềm thức hay trong ký ức của chúng ta một lần thoáng hiện. Hoặc đôi khi hoàn toàn xa lạ mà người mơ thấy tưởng như không hề có thật. Đất nước Mỹ, phải chăng là giấc mơ của biết bao nhiêu con người trên mặt địa cầu? Nhưng đôi khi các bạn biết không, giấc mơ chỉ hiện hữu trong giấc ngủ lúc nhắm nghiền đôi mắt và bước ra khỏi cuộc sống đời thường. Tôi
tin rằng sẽ không có bất cứ đất nước nào trên cõi đời này sẽ đem lại
giấc mơ cho chúng ta, nếu chúng ta không mang nó theo sẵn trong tim.
Hình ảnh ba mẹ con người da trắng chừng như nhắc nhở tôi, thiên đường
nào cũng có sự may mắn và nỗi bất hạnh gần bên. Ánh mắt hồn nhiên của
cậu bé “vô gia cư” da trắng chỉ khiến tôi thoáng chút thương cảm tình
người. Thế thôi. Nhưng ánh mắt thơ ngây ấy lại xô đẩy tôi về với một xót
xa khác, một hình ảnh trong tận cùng của ký ức. Buổi chiều trên bờ biển Phú Quốc thật yên bình và thật đẹp. Xa xa là Dinh Cậu nằm trên một doi đá cơi ra phía ngoài khơi. Mặt trời như trái banh lửa khổng lồ đang lăn và chìm dần vào lòng biển xa. Đây là lần đầu tiên tôi viếng thăm hòn đảo ngọc Phú Quốc. Nhiều nơi trên đảo vẫn còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ, chưa bị bàn tay con người xâm lấn, cưỡng chiếm. Nhưng xa gần đã bắt đầu có dấu hiệu của sự phát triển thương mại, những khu nghỉ dưỡng và các khách sạn 5 sao đang đẩy thiên nhiên vào bờ vực nguy cơ của ô nhiễm môi trường… Tôi đi dọc theo khu “Chợ Đêm Phú Quốc” mà mọi người đang chuẩn bị bày biện, chất hàng cho buổi tối. Những tiếng bàn ghế và mùi bếp lửa cũng bắt đầu vang vọng, tỏa lan. Chỉ vài giờ nữa khu phố chợ thưa thớt này sẽ tấp nập những người và tràn ngập quán ăn đêm. Gió hanh hanh thổi theo hơi biển mặn và mùi cá phơi khô như một đặc sản không gian của quê hương Rạch Giá, từ đất liền đến đảo xa. Mùi vị quê nhà thấm sâu vào mọi giác quan của mỗi người con đất biển. Buổi chiều đang rơi nhè nhẹ theo từng giọt nắng vàng treo lơ lửng hai bên mặt đường. Chợt thoang thoảng đâu đây mùi thơm quen thuộc của tuổi thơ tôi. Mùi thơm của sữa. Mùi thơm của sữa đậu nành đây mà! Tôi thấy khát và thèm vô cùng một ly sữa đậu nành nóng! “Trà sữa – Sữa đậu nành – Chè các loại”, trước mặt tôi là chiếc xe che kiếng
với vài chiếc bàn nhỏ và tấm bảng ghi bắt mắt. Ngồi xuống ghế, tôi gọi
một ly sữa đậu nành nóng. - “Bác có bỏ thêm đường hông?”, cô gái bán
hàng hỏi. Tôi cười, gật đầu. Ly sữa đậu nành bốc khói, thơm phức. Khuấy
vài muỗng thì tôi thấy mấy con kiến đen nổi lên, có lẽ ở trong đường.
Thường thì chẳng hề hấn gì, nhưng tôi đang ho mấy hôm nay vì chưa thích
nghi lắm với thời tiết chung quanh. Còn đang phân vân thì có tiếng: -
“Mua giùm con vài tấm vé số đi bác”! Đó là cô bé gái khoảng 11, 12 tuổi
cầm trên tay xấp vé số quen thuộc mời mọc. Định cười lắc đầu, - “Mua
giúp con đi bác. Độc đắc mấy chục tỷ lận, con thấy bác có số may mắn
đó”. Dưới chiếc nón rộng vành, khuôn mặt xinh xắn là đôi mắt thơ ngây
trong sáng của cô bé (lẽ ra phải đang cùng gia đình ngồi ăn buổi cơm
chiều). Ánh mắt cô bé không hiểu sao, có cái gì đó khiến tôi khó xử, khó
chối từ. - “Bao nhiêu một tấm con”? - “Dạ 10 ngàn”. Nhớ ra trong túi
tôi chỉ còn chừng hai trăm ngàn, mà lúc nãy tôi quên nhắc bà xã đưa thêm
dằn túi. - “Bác mua cho con 10 tấm thôi nghen”. - “Dạ 100 ngàn, bác lựa
đi”. Tôi lấy vội và đưa cô bé tờ giấy 100 ngàn màu xanh. Cất tiền xong,
cô bé vẫn còn nhìn tôi ngập ngừng: - “Bác có uống ly đậu nành có mấy con kiến đó không bác”? Bây giờ tôi mới nhớ ly sữa đậu nành mà tôi đẩy sang một bên, phân vân vì mấy con kiến đen. - “Con muốn uống sữa đậu nành, bác kêu cho con một ly khác”. - “Hổng phải con uống đâu bác… Bỏ mấy con kiến ra, con xin đem dzề cho đứa em nhỏ con uống…”, cô bé vừa nói vừa lấy trong cái túi vải khoác vai, một chiếc bình bằng nhựa màu xanh. Cử chỉ và lời nói tự nhiên của cô bé làm tôi xúc động vô cùng. Tuổi thơ trong chiến tranh tôi đã “lớn trước tuổi”, đất nước hòa bình phát triển giàu mạnh cũng mang theo những lớp tuổi thơ “già trước tuổi” biết chừng nào! Tôi giúp cô bé vớt bỏ mấy con kiến đen “vô tội vạ” ra khỏi ly sữa đậu nành và gọi thêm một ly nữa mang đi. Tôi đưa cô bé thêm ly mang đi kèm theo tờ giấy 100 ngàn còn lại. - “Má con dặn không được lấy tiền người lạ. Con lấy sữa đậu nành thôi”, cô bé trả tôi lại tờ giấy bạc. Hơi bất ngờ, nhưng tôi cũng vội kiềm chế cảm xúc: - “Hay con lựa cho bác thêm 10 tờ vé số nữa đi…”. Cô bé đếm vé số cho tôi và cất giữ lại tờ giấy bạc 100 ngàn. - “Con ngoan lắm. Ba má con đâu, mà con phải đi bán vé số”? - “Má con bệnh… Con hổng có ba…”, cô bé trả lời nhỏ giọng, đượm buồn. Tôi nghèn nghẹn ở cổ, không dám hỏi hay nói lời gì thêm, lặng nhìn cô bé bán vé số với chiếc túi đựng hai ly sữa đậu nành bước đi vào giữa những sợi nắng vàng vọt, mong manh của buổi chiều… Nhiều người “than phiền” người Việt không có thói quen nói tiếng “cám ơn”! Nhưng trong giây phút nầy, mọi tiếng cám ơn chừng như đều “thừa thãi”, đãi bôi và vô nghĩa như nhau. Ánh mắt, tấm lòng của cô bé bán vé số ở khu chợ Phú Quốc là cả một tấm gương soi cho những kiếp đời này. Chợt đâu đó có tiếng hát phát ra từ chiếc loa của một hàng quán bên đường: “Cuộc đời vẫn đẹp sao / Tình yêu vẫn đẹp sao…”, nghe thật bùi ngùi, mai mỉa. Khu chợ đêm bắt đầu nhộn nhịp tiếng người như xô dạt bóng dáng cô bé trong từng cơn gió mùa biển mặn. Trên đường về buổi chiều hôm đó, tôi không còn nhìn thấy ba mẹ con người phụ nữ da trắng nữa. Rồi những ngày sau cũng không. Góc lề đường nhỏ trở lại bình thường như không hề có chuyện gì xảy ra. Chắc họ đã về một nơi nào đó, một khu tạm trú dành cho những người vô gia cư? Gió đầu thu cũng bắt đầu trở lạnh, kéo theo ngày “tháng Mười chưa cười đã tối”. Hình ảnh ba mẹ con vô gia cư người da trắng khiến tôi nhớ vô cùng cô bé bán vé số và ly sữa đậu nành ở khu chợ đêm Phú Quốc năm nào. Cũng 8 năm rồi, cô bé ngày nay chắc đã trở thành một thiếu nữ 19, 20 xinh đẹp? Cô thiếu nữ ấy bây giờ ra sao, hay vẫn còn giúp mẹ nuôi em bằng những tờ vé số cầm tay? Mong rằng không phải vậy. Mong rằng những may mắn sẽ đáp xuống cuộc đời cô bé để ánh mắt thơ ngây thoát khỏi bao nét nhọc nhằn, bất hạnh. Mong rằng cô bé sẽ quên tôi và ly sữa đậu nành, như quên đi những ký ức buồn trong mênh mông dòng đời nghiệt ngã trôi xa? Bên ngoài trời đang mùa gió trở. Gió vào thu heo hắt lạnh mặt người. Gió mùa này sẽ thổi về đâu, cho mùa sau nối tiếp? Cô bé ơi, xin hãy đi trọn kiếp người với một tấm lòng trong sáng cưu mang, như những cơn gió mùa thơm ngát của hôm qua… Nguyễn Vĩnh Long |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23127 |
Gởi ngày: 30/Nov/2024 lúc 8:44am |
Đau Khổ Là Một Mầu NhiệmGiáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Huế Năm 1993, khi mới đến Mỹ, gia đình chúng tôi đến văn phòng Hội USCC San Diego để làm một số giấy tờ của người mới định cư. Trong khi đang chờ đợi bỗng có một nhân viên ở đó đưa cho tôi tờ nhắn tin như sau: “Quí vị nào biết gia đình ông Bửu Uyển ở đâu, xin liên lạc với: Lê Văn Thành, điện thoại số 2514468353 Địa chỉ 428 E Church St., Atmore, AL 36502 Tôi vô cùng ngỡ ngàng và cảm động vì Thành là bạn thân của tôi từ lúc chúng tôi còn nhỏ. Khi hoàn tất các giấy tờ ở Hội USCC, tôi vội vàng trở về nhà, gọi điện thoại ngay cho Thành. Ở đầu dây bên kia, giọng Thành cảm động: -Cậu đó hả! Tạ ơn Chúa, tạ ơn Đức Mẹ, cuối cùng mình cũng gặp lại nhau. Mình tìm kiếm cậu khắp nơi từ bao lâu nay. Thế gia đình cậu qua Mỹ lúc nào vậy? -Mình mới qua được 5 ngày. -Được rồi, đọc lại số điện thoại của cậu và cho mình địa chỉ, vợ chồng mình sẽ qua thăm cậu. Một tuần sau, vợ chồng Thành qua San Diego thăm chúng tôi. Thành ôm chầm lấy tôi, xúc động nói: -Thật vui mừng được gặp lại cậu, Trông chờ mãi, lắm lúc mình nghĩ có lẽ không bao giờ gặp lại nhau. Cậu ốm qua, nhưng không sao, qua Mỹ một thời gian sẽ mập ra thôi. Thành quay ra giới thiệu: “Đây là Thoa, vợ mình.” Tôi hơi ngạc nhiên, Thành nói ngay: -Đây là vợ sau của mình. Câu chuyện dài dòng lắm, để lát nữa mình sẽ kể cho cậu nghe. Tôi trò chuyện với Thành, còn Thoa vui vẻ chỉ dẫn cho vợ tôi một vài kinh nghiệm sống ở Mỹ. Mới gặp nhau lần đầu nhưng Thoa và vợ tôi thân mật như đôi bạn quen nhau từ lâu. Thành kéo tay tôi: “Để cho hai bà nói chuyện áo quần, bếp núc. Tụi mình đi kiếm gì ăn, rồi mua về cho mấy cháu.” Ngồi trong một tiệm ăn Việt Nam, khi chờ thức ăn mang lên, Thành nhìn qua cửa sổ, trầm buồn nói với tôi: -“Anh nhớ không, từ nhỏ, tụi mình thân nhau như an hem ruột; cùng sinh hoạt Hùng Tâm, Dũng Chí ở Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Huế, cùng giúp lễ cho cha Đài, cha Ngà, cha Nghiễm, cha Phục. Năm 1964, tôi bị động viên vào Thũ Đức, ra chuẩn úy, về phục vụ Sư đoàn 1. Năm 1968, tôi lập gia đình với Chi. Hai năm sau, chúng tôi có con gái đầu long, là bé Oanh. Sau đó chúng tôi có thêm một cháu trai và một cháu gái nữa, Ngày 30-4-1975 ập đến, như một cơn lốc cuồng loạn, thổi phăng hạnh phúc của gia đình chúng tôi. Tôi quyết định không trình diện cải tạo, ở lang thang nay đây mai đó trong thành phố Đà Nẵng, hành nghề xe đạp ôm để phụ với vợ nuôi con. Còn Chi thì mua bán áo quần cũ ở Chợ Cồn. Vì cuộc sống vất vả, ăn uống thiếu thốn, lại lo buồn cho chồng, cho con, một năm sau, Chi nhuốm bệnh. Không được bồi dưỡng, không thuốc thang, nên năm 1978, Chi qua đời. Đám tang của Chi là một đám tang nghèo nàn, tẻ nhạt và cô đơn hơn tất cả những đám tang trên thế gian này. Chồng của Chi là tôi, đi theo sau quan tài của vợ mà phải đi xa xa, sợ công an phát hiện. Nhìn 3 đứa con với vành khăn tang trên đầu, khóc lóc đi sau quan tài của mẹ, tôi muốn đi lên.” Thành quá xúc động, lấy khăn tay lau nước mắt, rồi anh kể tiếp: - Sau đó, 3 đứa con tôi được các Soeurs dòng Thánh Phao Lồ đem về nuôi như những trẻ mồ côi khác. Buồn khổ quá, tôi thất thểu đạp xe vào nhà thờ Đà Nẵng, đi đến trước hang đá. Tôi ngước lên nhìn tượng Đức Mẹ, bỗng nhiên nước mắt tôi chảy ra ràn rụa, tôi khóc; khóc thành tiếng, mặc cho người chung quanh nhìn tôi, tho co nôi thấy lòng vơi bớt sầu khổ. Tôi lại nhìn lên tượng Đức Mẹ. Tôi nghe như Đức Mẹ an ủi tôi: “Hởi con, hãy can đảm lên, phấn đấu để sống cho con và các con của con; chúng rất cần sự yêu thương của con. Con hãy trông cậy vào Chúa. Chúa không bỏ con đâu". Tôi như bừng tỉnh. Tôi tạ ơn Đức Mẹ. Cuộc sống của tôi thật vô cùng khốn khổ nhưng ngày nào tôi cũng đến viếng Đức Mẹ và càu xin Đức Mẹ từ bi nhơn hậu phù hộ, cứu giúp cho cha con chúng tôi. Bỗng một hôm, mẹ vợ của tôi đến gặp tôi khi tôi đang đón khách ở chợ Cồn. Bà hốt hoảng bảo tôi: Con nên rời khỏi đây ngay, họ đã biết có con ở đây. Mấy hôm nay họ đã lùng sục ở mấy nhà quen rồi, hiện nhà mình bị canh chừng kỹ lắm. Con nên đi vô Nam, trong đó đất rộng, người đông, không ai biết ai, dễ sống. Ba đứa nhỏ đã có các Soeurts và mẹ lo, con cứ yên tâm đi đi. Tôi về ngay nhà trọ, lấy vội cặp áo quần cũ với vài vật dụng linh tinh, cho vào một giỏ đệm, treo lên ghi đông xe đạp, rồi đạp xe đi về hướng Nam. Nghĩ lại, thật nực cười cho tôi vì tôi tính đi vào Sài Gòn bằng chiếc xe đạp cũ kỹ của mình. Nhưng ngày qua ngày. Tôi đến Tam Kỳ, rồi Quảng Ngãi. Đi đến đâu, hành nghề xe đạp ôm đến đó để sống. Tôi đi lần vào Nam. Hơn một tháng sau, tôi đến thị trấn Tam Quan, tình cờ khi tôi đang lân la ở bến xe để đón khách, tôi xin một xe chở hàng cho tôi đi quá giang vào Nha Trang. Xe đến Nha Trang lúc 7,8 giờ tối gì đó. Tôi mua một ổ bánh mì, ăn vội, rồi lửng thửng đạp xe đi trong một thành phố hoàn toàn xa lạ đối với tôi. Khi đi ngang qua một nhà thờ, tôi ghé vào nhưng nhà thờ đã đóng cửa, tôi đi ra hang đá ở cuối nhà thờ, quì xuống. Tôi lại khóc. Không hiểu sao cứ mỗi lần nhìn tượng Đức Mẹ và cầu nguyện với Đức Mẹ là tôi khóc, khóc sướt mướt như một đứa trẻ làm nũng với Mẹ vậy. Trong hoàn cảnh tuyệt vọng của tôi, nếu không có trông cậy vào Đức Mẹ, chắc tôi không sống nỗi. Rời hang đá trong gia đình của những người con Đức Mẹ,tôi tiếp tục đạp xe đi lang thang trong thành phố Nha Trang đã lên đèn. Quá mệt mõi và chán nản, tôi dừng xe trước một căn nhà đã đóng cửa đi ngủ. Nhà ấy có một mái hiên khá kín đáo, có thể giúp tôi ngủ qua đêm được. Dựng xe đạp vào vách tường, tôi nằm lăn ra ngủ. Đến quá nửa đêm , tôi giật mình thức giấc vì người trong nhà ấy đã thức dậy. Tôi ngạc nhiên vì trời còn tối (có lẽ khoảng 3,4 giờ sáng gì đó), họ thức dậy làm gì mà sớm vậy! Nhưng chỉ một lát sau, khi nhìn những túi xách nhỏ, gọn gang của họ; nhìn những gương mặt ngơ ngác, lo lắng, sợ sệt của những người trong gia đình …tôi hiểu ngay: họ đang chuẩn bị vượt biên. Một người đàn ông ra mở cửa để đi, họ thấy tôi ngồi đó, ai cũng ngỡ ngàng , pha chút bối rối. Tôi đánh bạo nói: Các bác đi đâu cho tôi theo với. Người đàn ông quay nhìn vợ, ngần ngừ một lát rồi ông ta quyết định: - Được rồi! Anh muốn đi, tôi cho đi, cùng sống cùng chết với nhau. Ngay lúc đó, một chiếc xe Lam 3 bánh dừng lại trước nhà, đưa gia đình ấy và tôi đến một bãi biển khá xa thành phố. Mọi người lên một ghe nhỏ, chèo tay, đưa ra một ghe lớn đậu tít ngoài khơi. Trước lúc trời sáng, ghe nổ máy ra đi. Người đàn ông chủ ghe tên Đông, giao cho tôi nhiệm vụ tát nước, khi dưới khoang thuyền có nước. Khoảng 15 phút sau, ghe chạy đều đều trên biển, tôi làm dấu thánh giá và đọc kinh, tạ ơn Đức Mẹ. Tôi biết, tôi tin, chỉ có Đức mẹ mới sắp xếp được cho tôi một chuyến vượt biên kỳ lạ như vậy.
Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, chúng tôi được tàu kéo đến trạ Palawan bình yên. Ỡ trại một thời gian, tôi được IOM cho đi định cư ở Mỹ. Vì tôi không có thân nhân ở Mỹ nên Hội USCC đã nhờ Linh mục Michael ở Alabama bảo trợ cho tôi. Cha Michael là cha xứ của Họ đạo "Our Lady of Perpetual Help Church" ở thành phố Atmore. Cha Michael cho tôi làm công việc chăm sóc cây cảnh, vườn cỏ của giáo xứ với mức lương tôi không dám mơ ước: 600 đô la một tháng! Mỗi tháng, tôi gởi một ít tiền về cho cơ sở Dòng Thánh Phao Lồ ở Đà Nẵng để quí Soeurs lo cho các trẻ mồ côi, trong đó có 3 con của tôi. Trong những ngày chăm sóc cây cảnh cho giáo xứ, tôi thấy một bé gái khoảng 9,10 tuổi thường đến xem tôi làm việc. Thấy cháu bé có nét mặt người Việt Nam, tôi tò mò hỏi: cháu tên gì? Em bé ngạc nhiên, vui mừng nhìn tôi và hỏi lại : Bác là người Viêt Nam hả? Từ đó tôi có một người bạn nhỏ và duy nhất vì trong giáo xứ toàn người Mỹ. Tên của cháu bé là Kathrine. Giáo xứ có một nhà kho khá rộng, cha Michael sơn quét sạch sẽ rồi cho tôi làm chỗ ở. Mùa đông 1981 tôi bị cảm cúm nặng, nằm liệt giường. Một hôm, tôi thấy bé Kathrine đi thơ thẩn ngoài vườn hoa của giáo xứ, có lẽ cháu đi tìm tôi. Tôi cố gắng ngồi dậy, mở cửa gọi cháu. Kathrine chạy đến, thấy tôi tiều tụy xanh xao, bé ôm lấy tôi và khóc rưng rức. Tôi kể cho bé Kathrine, tôi bị cảm cúm mấy hôm nay, nhưng không biết nhờ ai đi bác sĩ. Bé Kathrine chạy vội về nhà, một lát sau trở lại với một bà đứng tuổi, tôi đoán là mẹ của cháu. Vừa gặp tôi, bà ấy nói ngay: Bác là bác Thành phải không? Tôi thường nghe con gái tôi nói về bác, cháu nó mến bác lắm. Cháu vừa cho biết bác bị cảm cúm mà không ai đưa đi bác sĩ. Tôi là người đồng hương với bác, để tôi giúp bác. Từ đó, tôi có thêm một người bạn, ngoài cháu Kathrine. Bà ấy tên là Thoa. Năm 1969, bà ấy kết hôn với một sĩ quan Không quân Mỹ ở Biên Hòa. Năm 1971, bà theo chồng về Mỹ. Không may cho gia đình ấy, năm 1976, chồng bà qua đời vì một tai nạn xe cộ. Ngừng một lát, Thành kể tiếp: Biết được hoàn cảnh của cha con tôi, bà ấy thường gởi tiền vè nuôi các con của tôi. trước các dịp lễ lớn, như Noel, Tết…, bà gởi về cho các con tôi những thùng quà rất giá trị . Quí Soeurs ở Việt Nam thường gởi thư qua cảm ơn vì quà của bà gởi về, ngoài 3 con của tôi đươc hưởng, Soeurs còn phân phát cho các em khác nữa. Tôi mang ơn bà ấy. Tôi còn nhớ, trong một party của giáo xứ nhân ngày đầu năm, Cha Michael gặp chúng tôi, nửa đùa nửa thật, cha nói với chúng tôi: Có gì ngăn trở đâu, sao ông bà không kết hôn với nhau?! Tôi nhìn bà ấy, bà mỉm cười. Sau khi chúng tôi kết hôn với nhau, Thoa làm đơn bảo lãnh 3 con của tôi qua Mỹ. Vì Thoa có quốc tịch Mỹ, lại có đầy đủ tài chánh nên chỉ một thời gian ngắn, cả 3 con của tôi đã đoàn tụ với tôi ở Mỹ. Việc đoàn tụ một cách lạ lùng của 3 cha con chúng tôi làm cho tôi tin rằng: Không có việc gì mà Đức Mẹ không làm được, nếu ta thành khẩn kêu xin. Tôi nhớ lại ngày xưa, Cha Ngà (Dòng Chúa Cứu Thế) thường giảng rằng; Đau khổ là một mầu nhiệm. Lúc ấy, tôi không hiểu Ngài muốn dạy điều gì. Nhưng sau mấy chục năm gian khổ của cuộc sống, với ơn Chúa giúp, với sự phù hộ của Đức Mẹ, tôi đã có thể chịu đựng và vượt qua mọi đau khổ, nhờ vậy, tôi thấy mình lớn lên trong đức tin, bền đỗ trong đức cậy và dạt dào lòng yêu mến Chúa. Tôi cũng bắt đầu cảm nhận rằng: Lòng Mẹ Maria yêu thương tôi không những chỉ là những hồng ân tốt đẹp mà Mẹ đã ban cho tôi, mà ngay cả những đau khổ, khốn khó tôi đã gánh chịu, cũng nói lên lòng Đức Mẹ yêu thương tôi biết dường nào! “Xin tạ ơn Chúa Bửu Uyển |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23127 |
Gởi ngày: 02/Dec/2024 lúc 3:52pm |
“Quẳng Gánh Lo Đi” Đâu Quá Khó?Khi đặt hoa cho đám tang, họ thường chọn màu sắc rực rỡ, sặc sỡ càng tốt. (Hình minh hoạ: Alexi J. Rosenfeld/Getty Images) “Quẳng gánh lo đi mà vui sống,” vượt qua cơn khủng hoảng tinh thần thực ra không hẳn là chuyện “nói nghe thì dễ, làm được mới khó.” Chỉ cần có quyết tâm thì mỗi người đều có thể “vượt qua chính mình.” Có điều kiện tiếp xúc, nghe, thấy không quá nhiều nhưng đủ để tôi phải thừa nhận một điều rằng người Mỹ biết cách vượt qua nỗi buồn để sống lạc quan rất hay, rất đáng để mình học hỏi ở họ. Cô em tôi là chủ một tiệm nail. Lần nọ, một bà khách quen của tiệm em đến làm nail và kể, vợ chồng bà vừa trở về sau chuyến du lịch châu Âu và chồng bà đã mất khi họ vừa trở về nhà sau chuyến đi ấy. Chồng bà bị ung thư thời kỳ cuối. Biết mình chẳng còn sống được bao lâu, tranh thủ những lúc sức khoẻ của ông tạm ổn, hai vợ chồng bà đã thực hiện những chuyến du lịch đến những nơi mà cả hai đều thích nhưng chưa có dịp đến trước đó. Ông đã tận hưởng cuộc sống của mình đến giây phút cuối cùng trong niềm hạnh phúc viên mãn nên lúc ra đi chẳng còn luyến tiếc điều gì. Trong khi đó, nhiều người bệnh nan y ở Việt Nam mà tôi từng thấy (nhất là bệnh ung thư) đã suy sụp tinh thần ngay từ giây phút nhận kết quả chẩn đoán từ bác sĩ. Từ bi quan, tuyệt vọng, họ bắt đầu chán ăn, mất ngủ, sụt cân nhanh chóng. Họ xem kết luận của bác sĩ như một cái án tử treo lơ lửng khiến tinh thần bị stress, thậm chí trầm cảm đến mức có người muốn huỷ hoại cuộc sống ngay khi biết mình mắc bệnh hoặc bệnh không có khả năng cứu chữa được nữa. Rốt cục, có người đã từ giã cuộc sống vì những lý do khác trong khi căn bệnh ấy chưa kịp phát tác. Khi tôi đi đặt vòng hoa để viếng đám tang của một người thân, chị chủ tiệm bán hoa tư vấn: bên này người Mỹ họ lạc quan và thực tế lắm, khi đặt hoa cho đám tang, họ thường chọn màu sắc rực rỡ, sặc sỡ càng tốt. Mục đích là để không khí trong đám tang đỡ u uất, người đã mất thì cũng mất rồi, người ở lại cũng cần vực dậy tinh thần mà lạc quan sống tiếp chứ không lẽ cứ ủ rủ, bi luỵ hoài sao? Chứ thương (người đã mất) thì ai lại không thương? Trong khi ở Việt Nam, người ta thường chọn hoa màu trắng để chưng, cúng hay viếng người quá cố (màu trắng mới đúng là màu tang tóc chăng?) Những màu sắc sặc sỡ bị cho là chỏi, không tôn kính, không phù hợp. Hoá ra chính người Việt mình đã tự làm cho tình hình trở nên bi đát hơn, khiến cho mọi người thêm uỷ mị, khó nguôi ngoai để vượt qua nỗi đau mất mát người thân. Cách người Mỹ bày biện một đám tang cũng đơn giản mà nhẹ nhõm chứ không quá sầu thảm như ở ta. Mọi người vẫn mặc trang phục màu đen để bày tỏ sự chia buồn nhưng những người trong gia đình có quan hệ trực tiếp với người quá cố không đeo tang, không mặc các loại áo sô, áo gai, đội mũ nhìn ghê rợn như ở ta. Và thay vì kèn trống (dành riêng cho đám tang) ồn ào chỉ gây đinh tai nhức óc cho người xung quanh hay các thể loại nhạc trong đám ma rên rỉ, sến súa nghe phản cảm, các đám tang người nước ngoài cũng mở nhạc nhưng là các bài nhạc không lời, nhẹ nhàng hay nhạc thiền mở với volume vừa phải nghe xong thấy thư giãn, dễ chịu. Không lẽ nếu không làm cho sự bi lụy quá lên như vậy thì dân mình sợ bị cho là không buồn bã, thương tiếc người đã mất hay đám tang bớt đi sự hoành tráng, long trọng hay sao? Hay bản thân họ không buồn bã, sầu thảm gì nên phải vay mượn thêm các yếu tố trên từ các dịch vụ để người ngoài khỏi đánh giá? Lần đi nuôi người thân của tôi tại một bệnh viện, tôi lại có dịp chứng kiến tinh thần lạc quan bất kể bệnh tật của người Mỹ. Có những người bệnh được người thân vô thăm kèm theo hoa, quà và bánh sinh nhật. Họ kéo nhau ra bộ bàn ghế trên mảnh sân bên hông bệnh viện rồi tổ chức sinh nhật cho người bệnh như với một người bình thường. Họ vỗ tay ca hát chúc mừng sinh nhật, thổi nến và cắt bánh kem, vừa ăn bánh vừa chuyện trò vui vẻ như chưa từng có bệnh tật gì ở đây. Dù người thân của mình đang mắc bệnh nan y và cũng đang nằm ở ICU nhưng nhìn sự vui tươi, yêu đời của họ, tôi dường như cũng nhận được phần nào năng lượng tích cực từ họ để thấy cuộc đời này không toàn những điều u ám. tôi lại có dịp chứng kiến tinh thần lạc quan bất kể bệnh tật của người Mỹ. (Hình minh hoạ: CLEMENT MAHOUDEAU/AFP via Getty Images)
Nói vậy không có nghĩa là người Việt Nam không biết sống lạc quan, tích cực. Tôi từng chứng kiến một chị bạn mắc bệnh nan y, cơ thể đã yếu lắm sau những lần hoá trị, xạ trị liên tục lẫn sụt cân nhưng chị vẫn tự tin bay sang Mỹ thăm hết những người thân trong gia đình mình. Chị đã mua vé máy bay khoang đặc biệt, đi cùng một bác sĩ thân tín để chăm sóc chị trên các chặng bay. Trở về sau chuyến bay dài, chị thanh thản ra đi, không chút vướng bận. Nghe chuyện, bạn bè đều thán phục sự kiên cường của chị, ai cũng mong nếu chẳng may rơi vào hoàn cảnh ấy, họ cũng được mạnh mẽ, lạc quan đến phút cuối như chị. Loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, lo âu, những tư tưởng bi quan không hẳn là quên hết những khó khăn, thử thách đang tồn tại để phó mặc hên xui may rủi hay sống cho hôm nay mà bất chấp ngày mai. Lạc quan, hy vọng ở tương lai cũng không hứa hẹn những khó khăn ở hiện tại sẽ được giải quyết nhưng ít ra, tinh thần lạc quan giúp con người ta có thể chấp nhận hay vượt qua khó khăn một cách dễ dàng hơn cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Xác định sự tiêu cực, bi quan không đơn giản ở ý chí của một người mà còn phụ thuộc ở khả năng “tự định bệnh” của họ, đôi khi còn cần đến sự hỗ trợ của người thân, thậm chí của bác sĩ tâm lý và cả những hỗ trợ y khoa, thuốc men điều trị. Người Mỹ, người Việt Nam hay bất kỳ chủng tộc nào trên thế giới này đều trải qua những cung bậc thăng – trầm, những buồn – vui, được – mất trong cuộc sống này nhưng cách họ đối mặt với nghịch cảnh, đương đầu với khó khăn dường như nhẹ nhàng, dễ dàng hơn chúng ta ắt cũng không nằm ngoài lối sống bắt đầu trong mỗi gia đình từ khi họ còn nhỏ. Chưa kể nếp sống ấy của mỗi gia đình còn bị ảnh hưởng bởi văn hoá của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Tuy nhiên, nguồn gốc vấn đề vẫn nằm ở nội tại của mỗi người. Nếu bản thân họ không tự vực mình dậy bằng ý chí và sức mạnh tự thân thì dù được hỗ trợ thế nào đi nữa cũng chẳng ai có thể giúp họ quẳng gánh lo trên vai đi mà vui sống được. |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23127 |
Gởi ngày: 07/Dec/2024 lúc 9:40am |
Có Bao Giờ Bạn Tự Hỏi Mình ?Bài
viết này xin dành cho các cặp tình nhân từ lứa tuổi đang yêu cho đến những cặp
vợ chồng tuổi đời đã in hằn trên mái tóc bạc để chờ ngày xuống lỗ.
Đây
cũng có thể gọi là ”cẩm nang hạnh phúc”, những bài học nhỏ nhưng lại có
tác dụng to lớn trong cuộc sống hôn nhân. Khi còn trẻ, người ta ít khi nào có những câu hỏi tự chất vấn bản thân mình vì lý do thật dễ hiểu: còn bận bịu với “cơm, áo, gạo, tiền”, thì giờ đâu để thắc mắc đến những chuyện… yêu đương vớ vẩn! Đến khi về già thì “lực bất tòng tâm”, chỉ lo cho sức khoẻ, ít ai lại nghĩ đến Hạnh Phúc của hai thể xác đã hao mòn vì năm tháng. Nhiều người lại có suy nghĩ khác: đây là quãng thời gian quý giá nhất để ôn lại một cuộc đời nhiều biến cố đã xảy ra. Có bao giờ bạn tự hỏi mình một câu “lãng xẹc” về những chuyện đã qua? Thế nào là Hạnh Phúc? Ngày xưa khi mới lấy nhau chàng và nàng có một thói quen, phải nói là rất tự nhiên. Ai ngủ dậy trước sẽ vào phòng tắm làm vệ sinh cá nhân… trước khi xong việc sẽ không quên nặn kem đánh răng cho người vào sau. Chỉ có vậy thôi… nhưng trong giây phút đó Hạnh Phúc rõ ràng đã hiện ra trong đầu cặp vợ chồng trẻ! Người chồng đi công tác xa nhà ngày nào cũng nhắn tin cho vợ toàn những chuyện vặt vãnh: “Hôm qua em ngủ có ngon không?” “Mùa này trời trở lạnh, em nhớ khoác áo ấm khi ra ngoài nhé!” “Nhớ em quá… mai này anh xong việc sẽ về ngay!”. Người vợ từ sở làm nhắn tin cho chồng: “Chiều nay em nấu món đặc biệt, anh nhớ về sớm nhé?”. Nhận được tin nhắn, anh chồng về ngay… Hoá ra “món đặc biệt” chỉ là bát canh gà nấu với lá giang chẳng khác gì món canh sấu nấu với thịt nạc như mẹ anh hồi xưa vẫn thường nấu! Bây giờ cả hai đã về hưu. Có một sáng thay vì order quà sáng do shipper mang lại, hai ông bà nổi hứng dắt nhau ra tiệm mì tàu ở gần nhà. Đi bên nhau và tay trong tay chẳng khác gi Francoise Hardy hát ”… main dans la main…” trong bài “Tous les garcons et les filles”! Ông thì thầm bên tai bà: “Không biết ai dắt ai đây?”. Đó là một trong những niềm hạnh phúc của tuổi già rất hiếm khi xảy ra khi hai người đã vào tuổi thất thập. Họ ung dung chờ đợi một đoạn kết… nhưng không biết ai sẽ là người đi trước. Người ở lại chắc hẳn sẽ suy sụp khi bàn tay xương xẩu không còn nằm yên trong lòng bàn tay lạnh giá của mình. Có bao giờ bạn hỏi thế nào là Hạnh Phúc? Tôi chỉ biết trả lời: * Đó là những phút giây ngắn ngủi nhưng đầm ấm bên nhau. * Đó là cử chỉ ngọt ngào thầm kín giữa hai người. * Đó là những âm thanh của sự riêng tư. Và đó là tất cả Hạnh Phúc của cả một đời người! Nguyễn Ngọc Chính |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 142 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |