Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Tâm Tình | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình |
Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ | |
<< phần trước Trang of 142 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23127 |
Gởi ngày: 10/Sep/2024 lúc 8:27am |
Học Trò Thời Nay
(Ảnh Tác Giả) Thảo gọi phôn cho tôi và mở đầu bằng một câu than thở: - Khiếp quá, nếu mình là cô giáo ở Việt Nam thời buổi nay là không yên thân với lũ học trò và cả phụ huynh luôn. Nghề dạy học cao quý bây giờ xuống cấp rồi. Thảo bạn học Trung học với tôi ở Việt nam. Trước 1975 nàng vào ngành sư phạm và yêu nghề này lắm. Tôi hỏi: - Chắc bạn mới đọc tin trên báo mạng Việt Nam vụ học trò ở Tuyên Quang nhốt cô giáo trong lớp và ném rác ném đồ vào cô giáo hả? (cô giáo ở Tuyên Quang bị học sinh lăng mạ, ném dép vào đầu đến mức ngất xỉu) - Ừ, ở Đồng Tháp có vụ phụ huynh túm tóc đánh cô giáo giữa sân trường nữa cơ, hành xử “bạo lực” như giang hồ ấy. - Vụ này mình cũng đọc. Bố và bà nội thể hiện ”tình thương con thương cháu vô bờ bến”, đến “xử tội” cô giáo vì dám tát con cháu họ dù cô giáo đã biết điều gọi phôn đến nhà xin lỗi. - Cô giáo Tuyên Quang và cô giáo Đồng Tháp kia dù có sai trái, đám học trò và phụ huynh tấn công cô giáo càng sai trái hơn… Thảo kể thêm: - Vì mình từng là dân sư phạm nên luôn quan tâm đến những gì liên quan mà buồn. Đấy là phần thày cô giáo là nạn nhân của học sinh, còn học sinh là nạn nhân của chính bạn học thì đếm không xuể, tại thành phố ************ nam sinh bị bạn đâm dao thủng cổ. Tại Long An nữ sinh lớp 8 bị nhóm bạn lột áo, đánh bằng mũ bảo hiểm đến chấn thương phần đầu và cổ. Đứa thì đánh, đứa thì đứng quay video lát sau phát tán lên mạng. Chúng chẳng sợ gì ai, coi trời bằng vung. Tôi cũng đã từng xem trên báo net Việt Nam những đoạn video nhóm nữ sinh xúm vào đánh hội đồng 1 đứa bạn vì tội gì đó, các nữ sinh mặc áo dài mà “vũ phu” dơ chân múa tay “tung chưởng” tấn công đấm đá tới tấp vào người nạn nhân mặc cho nạn nhân bò lê bò càng ra chịu trận, khóc lóc và hết lời van xin tha tội. Ôi, tội nghiệp những tà áo dài Việt Nam dịu dàng tha thướt mà kẻ mặc nó tính cách hung dữ côn đồ mang danh là nữ sinh. Những học sinh này không biết đến “Tiên học lễ hậu học văn” và môn công dân giáo dục là gì. Dù đó chỉ là một thiểu số học sinh hư nhưng vẫn đáng lo đáng buồn cho ngành giáo dục nơi quê nhà. Thảo tiếc nuối nhớ về quá khứ: - Ngày xưa học trò tụi mình thật là ngoan, thày cô giáo là thần tượng của mình, một lòng yêu kính tin cậy và vâng lời thầy cô dạy bảo, tình cờ gặp thày cô ngoài đường mình còn rụt rè e ngại nào dám lại gần nói chi chuyện động tay động chân như học trò ngày nay. Tôi bổ sung vào: - Với bạn bè nếu có xích mích chỉ giận hờn nhau nhẹ nhàng như mưa bóng mây, chẳng mấy khi chúng ta giận dữ cãi nhau với bạn học chứ đừng nói là đánh nhau đấm đá túm tóc chảy máu bị thương như học trò ngày nay. Thảo tỉ tê kể: - Mình nhớ hồi cấp hai lúc tan học có lần thày giáo nhờ mình giữ giùm thày cái cặp táp khi thày bận ôm một đống sách vở lên phòng học vụ. Ôi, mình đứng trước cửa lớp khư khư ôm chiếc cặp của thày với niềm sung sướng và hãnh diện vô biên, vì cả lớp có mấy chục đứa học trò má thày chỉ nhờ mình, thế mới oai. Giá ngay lúc ấy có kẻ cướp đến giụt chiếc cặp táp của thày chắc chắn mình sẽ gào khóc và bảo vệ chiếc cặp của thày đến….hơi thở cuối cùng luôn. Tôi cũng có kỷ niệm để khoe với Thảo, những kỷ niệm mà tôi chẳng bao giờ quên: - Còn mình hồi lớp nhất ban đầu mình học thày Muôn, thày bệnh mình và Tới nhỏ bạn cùng xóm đã lò mò đến Tổng Y Viện Cộng Hòa thăm thầy, sau đó thày Muôn nghỉ dạy, học cô giáo Bích, có một buổi chiều mình và Tới rủ nhau đến nhà cô chơi. Hai đứa đi bộ từ nhà đến hẻm chùa Huỳnh Kim, Hạnh Thông Tây, quẹo vào xóm nhỏ vừa đi vừa hỏi thăm đến được nhà cô giáo Bích hai đứa mừng như bắt được vàng. Thày cô vừa ăn cơm xong, thày đang nằm võng tòn ten nghe đài radio bên cạnh, cô Bích đang dọn dẹp bàn ăn, thế là mình và bạn cùng phụ cô, đứa rửa bát đứa quét nhà sạch sẽ, sạch hơn khi quét nhà mình nữa cơ. Nhà cô Bích có một cây chùm ruột trước sân, chẳng có gì làm quà cho hai đứa học trò cô bèn ra hái một rổ chùm ruột chín vàng trên cây vào chấm muối ớt. Chùm ruột chua mà hai đứa cùng hí hửng ăn, vì chua thì chua nhưng của nhà cô giáo vẫn quý và ngon hơn mua ở chợ. Thảo cười khúc khích: - Mình cũng thế, đi ngang nhà cô giáo, nhìn vào sân thấy con chó nhà cô cũng… dễ thương làm sao. *** Sau 1975 Hàng xóm tôi có gia đình bác Tâm, đời cha bác, đời bác đều là nhà giáo. Bác Tâm có 3 người con gái Lan Huệ Cúc, bác khuyên ba con thi vào sư phạm “nối nghiệp” cha ông. Ba cô Lan Huệ Cúc ngoan ngoãn vâng lời cha dù ngày nay không phải ai cũng quan niệm nghề giáo cao cả như suy nghĩ của cha mình, dù “ Nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà giáo. đều là nhà…nghèo.” có mấy ai giàu đâu, chưa kể nghề giáo phần nhiều là phái nữ ít đồng nghiệp nam, nên cô giáo thường bị…ế chồng. Mỗi năm đến ngày nhà giáo học trò tặng hoa tặng quà cho thày cô. Nhà bác Tâm đầy hoa không biết cắm vào đâu nữa, bác gái bảo mấy nhà hàng xóm sang nhà bác lấy hoa về mà cắm cho bác bớt chật nhà. Thế là hàng xóm được hoa đẹp miễn phí, được “ thơm” lây vinh dự ngày nhà giáo. Tôi cũng có hai người em là nhà giáo nên thông cảm vụ này lắm. Thời bao cấp cả nước đói nghèo, học sinh nào tặng thày cô hiện vật hay hiện kim bỏ vào phong bì thì quý biết bao còn hoa thì đẹp đấy nhưng chỉ nhìn bằng mắt, nhiều hoa quá mà bụng đói thì thày cô cũng…. hoa cả mắt. Hai bác Tâm luôn hãnh diện gia đình mình từ cha ông đến con cái nghề nghiệp trí thức. Ngày ấy cô Lan con gái lớn quen và yêu một anh công nhân trong xóm nhưng hai bác nhất định phản đối, chê anh công nhân không xứng với con gái cô giáo của họ. Vài năm sau anh công nhân lấy vợ có hai con rồi mà cô Lan vẫn ế chưa có một tấm chồng tương xứng. Lúc ấy bà giáo Tâm mới kinh nghiệm “xuống nước” để gả hai cô con gái còn lại kẻo …bị lây cái ế của cô chị. Ba cô giáo Lan Huệ Cúc ở nhà hiền ngoan đến trường lại là cô giáo giỏi, tư cách đàng hoàng nên được học trò yêu mến, học trò các cô thường đến nhà chơi. Những thày cô tư cách như thế thì trò nào dám lờn mặt dở thói côn đồ cho được. *** Ngày nay lứa tuổi học trò của mấy chục năm trước, các cựu học sinh trường lớn trường nhỏ, trường ở ngay thủ đô Sài Gòn hay ở những tỉnh thành xa hiện đang sống tại hải ngoại, dù tuổi đời những học trò đã cao , có “trò” đã lưng đau gối mỏi, cao mỡ cao máu ngày uống mấy loại thuốc nhưng các “trò” vẫn háo hức chờ mong ngày họp mặt hàng năm hoặc vài ba năm một lần để gặp lại thầy cô bạn bè, cùng nhớ lại những kỷ niệm đẹp thuở áo trắng học trò. Không biết mấy chục năm sau những lứa tuổi học trò ngày nay tại Việt Nam họ cũng sẽ họp mặt trường lớp cũ, họ cũng có những kỷ niệm đẹp dưới mái trường xưa với thày cô, bạn bè, nhưng bên cạnh những kỷ niệm đẹp ấy họ có quên được không những vụ bạo lực học đường mà họ đã là nạn nhân hoặc nhân chứng một thời? Nguyễn Thị Thanh Dương |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23127 |
Gởi ngày: 16/Sep/2024 lúc 8:28am |
Tôi Đi BầuGần đến bầu cử quốc hội bên Việt Nam và nghe thiên hạ bàn qua tán lại về chuyện ‘ đảng cử dân bầu ‘….làm tôi nhớ lại hồi tôi đi bầu quốc hội VC sau tháng Tư năm 1975. Đó là lần đầu tiên dân miền Nam đi bầu theo kiểu ‘ cách mạng ‘. Đầu tiên là ‘ nhân dân làm chủ ‘ phải học tập bầu cử. ( Ở chế độ mới này, không lúc nào thấy ngưng nghỉ học tập. Hết học tập chuyện này là tiếp ngay học tập chuyện khác. Vừa xong học tập ở tổ dân phố là đã thấy phải kéo nhau ra học tập ở phường, chưa kể những người đi làm còn phải học tập ở cơ quan…v v ! ) Ông tổ trưởng tổ dân phố xóm tôi - hồi trước làm kế toán cho một hãng bào chế thuốc Tây – cho người mời các tổ viên đến nhà ông họp vào một buổi tối để học tập bầu cử. Sau khi mọi người đã an vị, nghĩa là ngồi chồm hổm hay ngồi bẹp dưới đất, ông tổ trưởng - ngồi sau một cái bàn thấp trên đó có để mấy xấp giấy vuông vuông và một lô bút bi - tằng hắng rồi nói một cách trịnh trọng : « Tôi mời bà con đến đây để chúng ta cùng học tập bầu cử. Khác với thời ngụy, ứng cử loạn xà ngầu, vàng thau lẫn lộn, chẳng biết ai là ai hết, bây giờ, trong chế độ ta, đảng có bổn phận chọn người đứng đắng, có đạo đức cách mạng… để đề nghị nhân dân bầu. Như vậy, nhân dân khỏi sợ chọn lầm người như ta vẫn thường thấy trong thời ngụy trước đây. » Tổ viên im lặng nghe. Phần đông hùt thuốc hay xỉa răng. Thỉnh thoảng có tiếng đập muỗi và vài tiếng … ngáp. Thấy có vẻ… được, ông tổ trưởng phấn khởi nói tiếp : ’’ Đơn vị của mình được 10 dân biểu, nhưng vì là một cuộc bầu cử nên trên lá phiếu có in 12 tên đánh số từ 1 đến 12 để mình gạch bỏ 2 tên .’’ Nói đến đây, ông lấy xấp giấy vuông vuông trên bàn đi phát cho mỗi người một tấm, vừa làm vừa nói : ’’ Đây là lá phiếu. Nó như thế này đấy.’’ Rồi ông cầm một phiếu đưa lên cao : ’’ Bà con thấy không , có 12 người. Khi đi bầu, mình phải gạch bỏ 2 tên như vầy nè .’’ Vừa nói ông vừa lấy bút bi gạch hai tên mang số 11 và 12, rồi tiếp : ’’ Bà con rõ chưa ? Bây giờ, mình bầu thử cho quen.’’ Ông lấy bút bi trao cho tổ viên : “ Bà con làm như mình đi bỏ phiếu thiệt vậy. Gạch như tôi chỉ rồi xếp giấy lại làm tư. Mà… đừng ai nhìn ai hết nghe. Mình bỏ phiếu kín mà ! Gạch xong mỗi người tự mang phiếu đến cho tôi xem coi có đúng không, nghĩa là có hợp lệ không.’’ Ổng trở vào ngồi sau cái bàn thấp, đốt thuốc hút. Một lúc, ổng hỏi : “ Xong chưa nà ?’’ Các tổ viên đồng thanh : “ Dạ rồi " Ông tổ trưởng có vẻ hài lòng, nói : “ Từng người một tuần tự mang phiếu đến tôi xem nào.“ Ổng mở từng phiếu coi rồi gật đầu nói : ’’ Đúng !’’ Từ đầu, tôi đã thấy…. hề quá nên thay vì gạch số 11 và 12, tôi gạch đại hai số nằm phía bên trên. Khi ông xem phiếu của tôi, ổng giật mình ngạc nhiên nhìn tôi, dò xét. Rồi ổng ra dấu gọi tôi đến gần kề miệng vào tai tôi, nói nhỏ : “ Không phải hai thằng cha này, ông nội ơi !“ Tôi cười khẩy : “ Vậy hả bác ?“
Đến ngày đi bầu, ông tổ trưởng… gom chúng tôi trước nhà ổng lúc 10 giờ 30 sáng bởi vì tổ chúng tôi – theo lịch trình ấn định - sẽ vào phòng phiếu lúc 11 giờ. Sau khi đếm đủ nhân số 23 người, ổng dẫn chúng tôi đến trước phòng phiếu, bắt đứng thành hàng một, rồi ổng bước vào bên trong. Một lúc sau, ổng đi ra với một người nữa lạ hoắc vì không phải là dân trong xóm. Ổng vừa trao cho người đó một tấm giấy ( chắc là giấy kê khai dân số ) vừa chỉ vào… cái đuôi của tổ : “ Đây ! Đồng chí đếm đi ! 23 người đầy đủ !“ Ông đồng chí đếm xong nói : “ Đồng bào xếp hàng vào cái đuôi này.“ Ổng chỉ vào hàng….dép guốc từng đôi nối nhau dài dài nằm phơi dưới nắng. Tôi nhìn quanh : thì ra đồng bào, trong khi chờ đến phiên mình vào bỏ phiếu, đã vào núp nắng dưới hiên nhà dân, để giày dép làm đuôi thay thế ! Tổ chúng tôi bèn cởi giày dép guốc làm y như vậy, cười cười nói nói vì thấy… vừa lạ vừa vui ! Người đi bầu lần lượt mang lại giày dép để vào phòng phiếu cho nên lâu lâu phải…đôn từng đôi giày dép guốc lên, giống như cái đuôi người nhích tới mỗi khi phía trước có chỗ trống. Tôi thấy có một thằng nhỏ trong căn phố nằm cạnh phòng phiếu chạy ra làm việc này. Có lẽ người lớn trong nhà tự động biểu nó làm, vì họ thông cảm người cùng xóm đang bị cảnh trời trưa nắng gắt ! Khi gần đến tổ chúng tôi bầu, bỗng nghe có người la lên : “ Chết cha ! Tụi nào lấy mẹ nó đôi dép da của tôi rồi !“ Vậy là những người đang núp nắng chạy ào ra cái đuôi giày dép nhìn đồ của mình, rồi, chẳng ai bảo ai, mỗi người tự động lấy đi một chiếc của mình nhét vào lưng quần hay cầm trên tay, điềm nhiên trở về chỗ núp nắng cũ, để lại hàng dép guốc bây giờ mỗi thứ chỉ còn có một chiếc ! Thằng nhỏ vẫn lâu lâu đẩy từng chiếc lên, như chẳng có chuyện gì xảy ra hết ! Lần bầu cử đó, theo báo cáo của Nhà Nước, đã đạt 99,99%. Có điều là người dân đi bầu chẳng thấy mặt ứng cử viên nào hết ! Chú Bảy thợ hồ xóm tôi….phát biểu : “ Mẹ ! Đã nói nhắm mắt bầu mà đòi thấy con khỉ gì , hả ?“ Đó là lần đầu cũng là lần cuối tôi đi bầu quốc hội V C, bởi vì sau đó, tôi đã….nhắm mắt vượt biên ! Tiểu TửChỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Sep/2024 lúc 8:29am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23127 |
Gởi ngày: 18/Sep/2024 lúc 8:58am |
Khóc Bạn (Về Cái Chết Của Một Bác Sĩ) -Dưới đây là một trích đoạn trong hồi ký của chúng tôi: “... Huế, những ngày tháng 3 năm 1975. Căn cứ Dạ Lê, Tổng Hành Dinh Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Tại đơn vị Tiểu Đoàn 1 Quân Y, bác sĩ Bùi Hữu Út, tiểu đoàn trưởng đi họp ở Bộ Tham Mưu Sư Đoàn, tôi tạm thay thế để điều động đơn vị dù chưa chính thức bổ nhiệm tiểu đoàn phó. Điện thoại reo, hạ sĩ quan quân cảnh ở cổng Bộ Tư Lệnh báo là có một bác sĩ Thủy Quân Lục Chiến muốn vào gặp tôi, chưa rõ là ai, nhưng nghe bác sĩ quân y, tôi vui mừng mời vào. Trong khi chờ đợi, tôi thầm đoán có lẽ đây là vị bác sĩ TQLC đã từng dẫn toán quân y của anh đến cùng làm việc với toán của tôi trong mấy cuộc hành quân phối hợp Việt-Mỹ vào những năm 71,72 tại 18th Surgery Hospital của quân đội Hoa Kỳ tại Ái Tử Quảng Trị. Đến khi gặp người bác sĩ trẻ và lạ, tôi hơi bỡ ngỡ, bác sĩ Giang tự giới thiệu khi bắt tay tôi. Trong khi mời uống nước, tôi tò mò hỏi Giang: - Làm sao Giang lại biết tôi? - Tôi nghe một số đàn anh bên Nhảy Dù nói anh là tay đàn guitare Cl***ique điêu luyện và chơi cả Flamenco nữa, nên tôi tìm đến xin anh cho thưởng thức. - Thế anh Giang thích bài nào? Tuy trong tình trạng chiến tranh nầy tôi vẫn rất sẵn sàng làm vui lòng bạn mộ điệu. - Tôi nghe bác sĩ Nguyễn Mạnh Tiêu nói anh chơi bản Romance hay lắm, tôi có nghe Đỗ Đình Phương độc tấu guitare bài nầy qua radio, nhưng lại không có đoạn introduction. - Đúng vậy, tôi may mắn có đoạn introduction do Vincent Gomez soạn, bản in từ Paris và ông ta ghi đề bản nhạc là Jeux Interdits cùng với chữ “Romance d’Amour” trong dấu ngoặc đơn. - Thế chắc anh học trường nhạc từ lâu? - Không, thật ra tôi chẳng học trường nhạc nào cả, từ 11 tuổi, tôi tự học guitare theo sách Caruly và Léo Laurant, gia đình tôi đều chơi nhạc. Giang ngồi chăm chú, vừa nghe vừa theo dõi từng ngón tay của tôi, dứt bản đàn, Giang còn yêu cầu tôi chơi lại đoạn introduction. - Có dịp, tôi sẽ chép lại cho anh đoạn nhạc nầy, Giang cũng chơi guitare? - Không, tôi không biết đàn, nhưng biết thưởng thức nhạc. Trong câu chuyện khi hỏi về gia đình Giang cho biết anh còn mẹ và 2 em ở Sài Gòn, Giang còn thổ lộ với tôi rằng anh rất mong được phép về thăm nhà dù mình mới bổ dụng ra đơn vị không bao lâu. Lần đầu gặp gỡ tôi đã cảm thấy mến Giang lạ lùng, dù trong bộ quân phục rằn ri, Giang vẫn toát ra một tính chất nho nhã, hiền lành và lãng mạn. Giang và tôi lại cùng một cảnh ngộ chỉ khác là vợ con tôi đang lánh nạn tại Đà Nẵng xa vùng chiến tuyến đang ác liệt, người yêu của Giang thì ở mãi tận Sàigòn. - Và bây giờ, mình chơi bản nầy tặng cậu nhé, bản Letter à Elize (Fur Eliz) của Beethoven, chắc Giang biết bài nầy? - Vâng, vâng, xin anh! Tôi có nghe bản nầy nhưng với đàn Piano, và... tôi lại có kỹ niệm đẹp qua bài nầy. Rõ ràng Giang đang lắng hồn trong ý nhạc của Beethoven viết khi chờ đợi Elize, cô học trò dương cầm mà ông yêu. Ngưng đàn, tôi khẽ hát: “Au dernier rayon du soleil dort...” Nhạc đã dừng nhưng Giang vẫn còn ngồi im thả hồn về đâu, mắt anh chớp chớp, tôi nghĩ là anh đang nhớ nhà, nhớ người yêu... Thật ra, lúc đó, bên ngoài xa vẫn vang vọng tiếng hỏa tiển 122 ly của Việt Cộng đang nả vào vòng đai căn cứ Sư Đoàn 1. Một lúc sau, Giang ngẩng lên nhìn tôi, thoáng ngượng ngùng, anh kéo chiếc ghế đang ngồi để phá tan không khí im lặng đó, chính tôi cũng tự trách mình đã để âm nhạc ru lòng người bạn trẻ mềm yếu và buồn nhớ, dù chỉ là nhất thời. Tôi lại cầm đàn và rãi hợp âm Mi trưởng thật dòn khởi đầu cho bản nhạc Flamenco “Los Sitios Di Zarogoza” với thể điệu hành khúc hùng tráng, bản nhạc dài 8 phút, chấm dứt thật mạnh và dứt khoát. Giang đứng phắt dậy, hai tay ghì chặt bàn tay tôi: - Anh Định! Phải thành thật mà nói là... tuyệt! Cảm ơn anh rất nhiều! Mong lần khác đến thăm anh và sẽ được nghe anh đàn nữa, bây giờ tôi phải đi, phải ra tận Quảng Trị. - Vâng, khi khác vậy. Giang đi nhé! À, có dịp gặp bác sĩ Trương Thanh Trừng, cũng TQLC, nhờ cậu nói là mình gởi lời thăm, Trừng là bạn học rất thân với mình. ***** Chiến cuộc ngày càng xấu đi cho QLVNCH, thật sự, có nhiều đơn vị uất ức vì chưa được đối đầu với địch mà lệnh trên buộc rút lui để rồi 2 tỉnh phía bắc đèo Hải Vân gần như bị Việt Cộng khống chế trong thời gian ngắn vào cuối tháng 3 1975. Đêm 25 tháng 3, đêm cuối cùng của Huế Tự Do diễn ra ở bãi biển Thuận An, một đêm hỗn loạn cả quân và dân, và không ngờ đêm đó Giang cũng ở Thuận An mà tôi không được gặp. ****** ... Thời gian hơn 1 năm lao động khổ sai ở trại 1 Ái Tử Quảng Trị, tôi không biết có Giang ở trại 3. Tổng trại tù Ái Tử có 5 trại, trại 1 giam các sĩ quan từ cấp đại úy đến trung tá, trại 2 cho cấp sĩ quan chuẩn úy và thiếu úy, trại 3 và trại 4 giam các sĩ quan cấp trung úy và trại 5 dành cho hạ sĩ quan, binh sĩ, Địa Phương quân, Nghĩa quân cùng anh em Chiêu Hồi (quân VC về với VNCH), mỗi tiểu trại cách nhau chừng vài cây số đường đồi núi. Mỗi tiểu trại chứa trên 500 tù binh, ban giám thị mỗi trại giam gồm chừng 30-50 bộ đội, tất cả đều trực thuộc Đoàn 76. Họ cũng tổ chức ban y tế cho tù binh thuộc từng tiểu trại, nhưng chỉ chọn các y tá sơ cấp hoặc nhân viên hành chánh quân y; còn tất cả bác sĩ và sĩ quan trợ y đều bị đưa đi lao động khổ sai. Đặc biệt ở trại 3 có vài dược sĩ và bác sĩ được đưa vào toán Đông Y đi rừng hái lá, đào rễ, bới củ về làm thuốc; trong số đó có dược sĩ Lê Bá Thuận và bác sĩ Vũ Đức Giang. Ban quản lý tổng trại giam Ái Tử với cái tên Đoàn 76 và trạm xá là 2 cơ sở cạnh tiểu trại 3, chỉ cách nhau 10 phút đi bộ qua mấy ngọn đồi,vùng nầy gồm toàn những đồi tranh và lau lách. Trạm xá Đoàn 76 gồm một số nhà tranh vách đất trên sườn đồi thoai thoải, phần lớn trạm xá dành cho bệnh nhân bộ đội với khoảng 20 bộ đội đãm trách và kiêm việc kiểm soát trạm xá nhỏ dành cho tù binh. Họ có 1 bác sĩ, vài y tá và một nửa căn nhà làm kho thuốc. Trạm xá của tù binh chỉ gồm vỏn vẹn 1 nhà nhỏ với 4 giường cho bệnh nhân tù binh từ các tiểu trại đưa đến, nếu là bệnh nặng, có 3 tù binh trong đó chỉ có 1 người là y tá sơ cấp và 2 người thuộc hành chánh quân y được chọn coi sóc thuốc men và ăn ở cho bệnh nhân tù ngoài ra còn đảm trách những việc trồng trọt, chăn nuôi và sai vặt cho bộ đội nữa. Tháng 5 năm 1976, một hôm bị bệnh, tôi được sung vào toán “lao động nhẹ”, “nhẹ” nghĩa là vượt 7 cây số đường núi đồi từ tiểu trại 1 đến trạm xá Đoàn 76 để cuốc cỏ tranh xung quanh các nhà nơi đây. Sau giờ ăn trưa, được nghỉ ngơi nửa giờ, tôi nằm dài trên đất dưới mái hiên một nhà nào đó để mong được hưởng hơi mát từ đất, dưới ngọn nắng gay gắt, chói chang và gió Nam Lào hừng hực, tôi thiếp đi trong mệt mõi. Tôi được đánh thức dậy bằng mấy cái đá nhẹ vào đùi, bừng mắt thấy1 cán binh bộ đội sừng sững nhìn tôi: - Anh là Định? Theo tôi vào làm việc! Tôi bàng hoàng chẳng biết mình có làm điều gì sai phạm để phải bị “làm việc”, mọi tù binh đều rất sợ chữ “làm việc” vì có nghĩa là bị thẩm vấn, tra hỏi về vấn đề gì không tốt cho mình. Theo người cán binh bộ đội vào nhà, không khí bên trong mát dịu làm tôi tỉnh táo, tôi thầm nghĩ: - Mang thân phận tù là tận cùng rồi thì còn sợ cái quái gì nữa? Một người bộ đội đứng tuổi với phong cách như là vị chỉ huy nhìn tôi không có vẻ gì ác cảm, giọng nhẹ nhàng làm tôi khá bở ngỡ, ông ta hỏi tôi: - Anh là bác sĩ bên đối tượng? Anh phẩu được? Bộ đội Cộng sản dùng từ “đối tượng” để chỉ tù binh và từ “phẩu” nghĩa là giải phẩu. Tôi gật đầu: - Thưa, tôi là bác sĩ giải phẩu. - Có một anh bị tai nạn lao động, cần anh vào xem. Thế là với bộ áo quần tù lem luốc, tôi được hướng dẫn đi rửa tay. Một y tá bộ đội giọng ra lệnh: - Rửa tay thật kỹ vào! Không có bao tay (gloves) đâu. Tôi đang rửa tay, anh y tá bộ đội quấn lên đầu tôi một mảnh vải thay thế mũ trùm đầu, rồi dùng 1 chiếc khăn vuông gấp chéo, quàng qua mặt tôi, gọi là mask. Lúc đó trông tôi chắc là giống mấy tay cowboys trong phim Western. Một gian nhà tranh vách đất nhỏ được gọi là phòng mỗ với bên trong được bọc kín bằng một loại vải mùng, nền là những tấm ghi sắt sân bay ghép lại. Tôi đã giải quyết cho 1 anh tù binh trẻ thuộc tiểu trại 2, tên Huấn, cấp bực chuẩn úy bị tai nạn lao động do cuốc phải đầu đạn M72. Bác sĩ bộ đội và toán giải phẩu của ông ta định cắt bỏ cánh tay trái của Huấn sau hơn 3 giờ không tìm được mạch máu bị cắt cũng như mãnh đạn. Để chứng tỏ có nhân chứng xác nhận là họ đã tận tình cứu chữa nhưng không cách gì khác hơn là phải hy sinh cánh tay người tù trẻ, họ hỏi ý kiến anh Quý, một tù binh phục vụ trạm xá, anh ta bối rối không dám quả quyết một vấn đề quan trọng như vậy và anh đã đề nghị họ gọi tôi. 20 phút sau khi giải quyết xong trường hợp của Huấn, tôi còn phải mỗ thêm cho 1 anh tù binh khác cùng bị tai nạn do quả M72 nổ, anh nầy bị mãnh đạn xuyên má bên trái, cắt ngang hai cái răng, mọi việc tốt đẹp, từ đó họ giữ tôi ở lại trạm xá, đây là điểm y tế gọi là cao nhất và là cuối cùng cho anh em bệnh nhân tù. Càng ngày, vùng khai hoang càng nới rộng, số anh em tù bị đẩy đi lao động khổ sai càng gặp nhiều tai nạn; phần lớn là do bom, mìn, đạn dược vung vãi khắp những nơi mà trước đây là vùng giao tranh ác liệt. Với một số ít dụng cụ y khoa sản xuất tại Trung Quốc, điều kiện thuốc men hạn chế, phòng ốc thiếu vệ sinh... tôi phải giải quyết mọi trường hợp mỗ lớn y như là một bệnh viện. Trên nguyên tắc, trạm xá tù chỉ điều trị cho tù binh mà thôi, nhưng khi dân chúng quanh vùng gặp những trường hợp cấp cứu, phía bộ đội lại giao cho chúng tôi giải quyết, có người đã được chúng tôi mỗ nối ruột non và tạo hậu môn nhân tạo - artificial anus. Ngay cả phía bệnh nhân bộ đội, có nhiều người đã yêu cầu tù binh chúng tôi giải phẩu cho họ, để giữ an toàn, chúng tôi đã tế nhị đòi hỏi họ viết tờ cam đoan với sự xác nhận từ bác sĩ bộ đội của họ là sẽ không làm khó dễ toán y tế tù nếu xẫy ra những điều bất như ý hoặc tai nạn khó lường trong giải phẩu. Tôi còn yêu cầu họ đóng 1 bàn mỗ theo bản vẽ thiết kế của tôi, còn về thuốc men cho tù binh ở trạm xá cũng như các tiểu trại, tôi cũng xin được bổ túc thêm, nhất là dành cho cấp cứu tại chỗ. Vì nhu cầu y tế ngày càng tăng, tôi đã đề nghị bác sĩ bộ đội cho chúng tôi thêm nhân sự, được chấp thuận, tôi viết danh sách gồm nhiều bác sĩ và sĩquan trợ y ở khắp các tiểu trại, và họ đã chọn những người từ tiểu trại 4 trong đó có BS Trương Ngọc Hiền, thuộc TQLC và BS Nguyễn Văn Thông, Bộ Binh, cùng với 3 sĩ quan trợ y là các anh Lê Như Thành, Nguyễn Văn Tường, Lê Văn Đàn; những sĩ quan trợ y nầy trước đây là những trung đội trưởng trong đại đội quân y do tôi làm đại đội trưởng. Bam giám thị trạm xá còn dựng 1 phòng bệnh khá vững chắc có sức chứa 40 bệnh nhân tù và có cả phòng ăn kế bên, số anh em tù từ các tiểu trại bị bệnh khá nặng đều được chuyển đến trạm xá chúng tôi. Một ngày trời mưa tầm tả và bắt đầu se lạnh của tháng 10 năm 1976, tôi đang viết danh sách số thuốc yêu cầu cho bệnh nhân tù thì liếp cửa bật mở, BS Giang bước vào, người anh ướt đẫm từ đầu đến chân, anh vừa cười vừa rũ nước trên chiếc nón vải nặng trĩu: - Hay quá! Có anh ở đây! Tôi rất mừng gặp bạn, nhưng sợ phạm phải tội liên lạc với người khác trại nên tôi vội bước ra ngoài nhìn qua lại xem có giám thị trạm xá thấy Giang vào đây không, không có ai qua lại, tôi yên chí cầm túi vải ướt đẫm nước của Giang vào nhà. Trong tất cả các trại giam thuộc Đoàn 76, trạm xá nầy là nơi độc nhất không có hàng rào kẽm gai vây quanh, nhưng chẳng tù binh nào dám trốn trại, vì khắp vùng đều nhan nhản bộ đội và dân quân tuần tra nghiêm nhặt. Đưa khăn cho Giang lau mặt, tôi ái ngại nhìn bạn: - Cậu đi đâu về mà ướt đẫm thế nầy? - Em đi rừng đào củ Hà Thủ Ô, còn rộng thì giờ, em vào đây nghe anh đàn. Tôi kéo bếp than nóng để cạnh bạn và đưa trà nóng cho Giang. Tôi luôn có trà nóng nhờ bếp than dùng nấu syringues và kim chích. Sau khi hít một hơi thuốc Lào dài, tôi cầm cây đàn guitare. Tù binh chúng tôi chống lại với cái lạnh buốt tới xương của vùng rừng núi ẩm thấp của phía tây Quãng Trị nầy bằng cách hút thuốc lào, một loại thuốc rẽ tiền nhất. Sau 30 tháng 4,1975, trong giấy trình diện mà họ gọi là “đi học tập cải tạo” có phần bị chú ghi “trại viên nên mang theo dụng cụ thể thao, âm nhạc...”, điều đó làm cho mọi người nghĩ rằng thời gian “học tập” chắc sẽ chỉ vài ngày hoặc vài tuần. Sự thật thì không phải học tập mà là đi tù và đơn vị thời gian không phải là ngày,tuần,tháng mà là năm hay chục năm. Biết bạn thích những bản nhạc nào, tôi đàn ngay, Giang ngồi sưởi ấm vừa nhấm nháp trà vừa nghe nhạc, sau khi chấm dứt bản nhạc Panpancuillo của Francisco Tarréga, Giang ung dung đặt chén trà xuống bàn: - Bản nầy nghe âm hưởng như nhạc Nhật Bản, phải không anh Định? - Đúng vậy! Giang còn nhớ bản nhạc Tranonto không? - Tiết tấu của bản đó hay thật, nhưng nghe buồn đến héo hắt, y như cái buồn của kẻ lưu đày, của người mất nước. Nghe lời bình phẩm của Giang qua giọng Bắc nhẹ nhàng đầy truyền cảm của anh, lòng tôi se thắt chợt nghĩ đến thân phận tù đày hiện tại của mình cũng như các chiến hữu thuộc mọi binh chủng VNCH và kể cả toàn dân miền Nam đang sống trong 1 nhà tù rộng lớn. Tình cảm giữa Giang và tôi ngày thêm mật thiết, chúng tôi trở thành đôi tri kỷ; từ đó, mỗi lần soạn thêm bản nhạc nào hoặc có bài ca nào mới sáng tác, tôi lại nhờ mấy bạn tù thân thiết nhắn Giang sang thưởng thức. Có lần, sau khi đã cẩn thận xem xung quanh không có ai, tôi khẽ hát cho Giang nghe đoạn nhạc mở đầu bài ca đang sáng tác: “Huế ơi! Huế ơi! Em đã tắt nụ cười, Dưới cờ đỏ máu tươi, Xơ xác thân hao gầy, Đói cơm xót xa từng ngày...” Giang gật gù thích chí, rồi trang nghiêm xuống giọng: - Nầy anh Định! Anh đừng viết lời ca nầy ra trên giấy nhé! Tôi thầm cảm ơn Giang đã lo lắng cho tôi, chúng tôi ngầm hiểu rằng nếu giám thị trại giam đọc được lời bài nhạc nầy, họ sẽ xử tôi với nhiều tội danh, thế là tôi đã viết nhạc ra giấy còn lời thì ghi khắc trong trí. Một đôi lần Giang rủ Dược sĩ Lê Bá Thuận cùng sang thăm tôi, tôi cố tránh không đàn những bản nhạc quá buồn gợi Giang buồn nhớ người thân. Trong hoàn cảnh tù đày buồn tủi, uất hận, vợ con tôi thường xuyên bới xách thức ăn, thuốc men, nhất là với tình yêu chồng, thương cha của vợ con tôi đã là một hỗ trợ lớn lao cho tinh thần tôi được xoa dịu, người thêm sức sống, lại thêm người bạn tri kỷ về âm nhạc, thật là một an ủi lớn cho tôi. Thế rồi, năm 76 qua đi từ hồi nào, xuân 77 đến, anh em tù binh náo nức về cái Tết Đinh Tỵ sắp đến, mọi tù binh bàn tán xôn xao vì cứ mỗi dịp Tết Nguyên Đán, lại có một số người được phóng thích trước Tết. Anh em tù binh truyền miệng, thông báo cho nhau biết họ tên của những người khắp các tiểu trại giam được về với gia đình, trạm xá có BS Hiền và BS Thông cùng được nhận giấy tha, trại 1 cũng có 2 bác sĩ được ra khỏi trại đó là BS Bùi Hữu Út, thiếu tá và BS Vĩnh Tráng, đại úy. Ban giám thị mỗi tiểu trại rất rõ về sự xôn xao trong số tù binh còn lại, họ sợ bất cứ những bàn tán, bình luận, truyền miệng nhau trong đám tù binh, từ đó có thể dẫn tới những bất mãn rồi đi đến chống đối, mà họ gọi là “phản động”. Cá nhân uất ức có thể tự giải quyết cho mình bằng cách trốn tù hoặc tự sát. Những sự việc như vậy sẽ gây tiếng vang khắp các tiểu trại và lan ra đến dân chúng, bất lợi cho họ; điển hình là trường hợp anh Q, 1 thiếu úy trẻ đã lớn tiếng chửi bới, đả đảo CộngSản. Họ đã dàn cảnh để anh Q. đi đốn củi trong rừng sâu rồi bắn chết anh rồi phao tin là Q. trốn trại và bị dân quân địa phương bắn chết. Mấy ngày sau, dân chúng đi rừng phát giác xác chết của anh Q. với áo quần tù binh, họ mang về trao cho trại, thú rừng đã xâu xé gần hết cơ thể của người tù binh xấu số. Họ muốn dằn mặt, đe dọa tù binh bằng phương cách dã man đó, mặt khác, họ lại xoa dịu tù nhân bằng cách tổ chức những buổi sinh hoạt vui chơi, ca hát, ăn uống.. hoặc bày ra những lớp học chính trị, buộc tù binh phải phát biểu, phê bình kiểm điểm bản thân và chiến hữu. Về sau, dược sĩ Lê Bá Thuận kể lại chi tiết về những ngày gần cuối đời của BS Giang sau đợt phóng thích tù binh nhân dịp Tết. Giang còn ở lại trong tù, anh chán chường thất vọng đến rũ rượi. Chiều 30 Tết, trong đội của Giang, mọi người đang ngồi gom lại trong 1 căn để sinh hoạt gần cuối lán, BS Giang cáo bệnh không ăn, anh nằm trùm chăn im lặng. Bạn bè vẫn nghĩ rằng Giang bệnh, để yên cho anh ngủ, khoảng 1 giờ sau, mọi người nghe Giang vùng mạnh trong chăn rồi ự, ự lên mấy tiếng. Dược sĩ Thuận, người vẫn nằm cạnh Giang chợt nghĩ có điều gì bất ổn cho Giang, anh vụt đứng dậy, chạy lại giật tấm chăn trên người bạn, mọi người cùng xúm lại, toàn thân Giang run lên, tay chân co quắp rồi từ từ duỗi ra bất động. Thuận lay mạnh vai bạn: - Giang! Giang! Cậu làm sao vậy? Im lặng hoàn toàn, Thuận hốt hoảng: - Ái! Ái ơi! Cậu xem Giang sao vậy nầy! Nguyễn Đình Ái, Y sĩ trung úy trưng tập, cùng đơn vị với tôi. Ái giật chiếc ống nghe trên đầu nằm của Thắng, y tá trại 3, vừa nghe tim vừa tìm mạch trên cườm tay Giang. Không còn nhịp tim mạch. Thường ngày Ái rất nhỏ nhẹ, ăn nói từ tốn, lúc đó anh thét lớn: - Adrénaline ngay! Trong khi chờ đợi y tá sửa soạn thuốc, BS Ái bảo DS Thuận xoa bóp lồng ngực Giang còn mình thì dùng phương pháp bouche à bouche (mouth by mouth) mong cứu sống bạn. BS Ái chích Adrénaline trực tiếp vào cơ tim Giang và cùng DS Thuận tiếp tục làm cấp cứu hồi sinh, dù biết rằng nếu cứu được chỉ sẽ xẩy ra trong vài phút, nhưng BS Ái và DS Thuận vẫn cố cứu bạn suốt cả giờ. Vô vọng, 2 người quỳ gối bên xác bạn, BS Ái gục đầu giữa đôi vai, tay buông xuôi, rã rời, DS Thuận thì khóc như chưa bao giờ được khóc, bạn tù trong đội sững sờ, đứng im như những pho tượng. Một cảnh tang tóc thảm sầu. Gần 6 giờ chiều, trời đã nhá nhem tối, bên phía trạm xá Đoàn 76, cách trại 3 chỉ một ngọn đồi, tôi chẳng biết chuyện gì cho tới khi BS Phan Xuân Tín, trưởng trạm xá bộ đội hấp tấp tìm tôi: - Định, theo tao qua trại 3 có việc gấp! Mang theo túi cấp cứu! Trên đường đi, người bác sĩ bộ đội vắn tắt với tôi về sự việc 1 trại viên vừa chết, dường như là tự tử. Vừa thấy tôi, DS Thuận nước mắt ràn rụa, chụp lấy tay tôi, giọng lắp bắp: - Anh Định! Giang đó... Vũ Đức Giang... chết rồi! Như tiếng sét đánh ngang tai, tôi bỗng thấy đầu óc thoạt trống rỗng, sửng sốt, rồi bao nhiêu hình ảnh Giang dồn dập chen chồng ập tới. Tôi theo chân DS Thuận đi về phía Giang, đứng yên nhìn người bạn trẻ im lìm trong chăn phủ kín. Cả lán im lặng, một thứ tịch mịch đến rùng rợn, tôi cố trấn tỉnh đảo mắt xung quanh tìm BS Ái, rồi đến bên anh dọ hỏi, Ái lắc đầu thiểu não. Ông Tín giục: - Anh Định! Cố thử xem có làm được gì hơn không! Tôi tin tài của BS Ái, biết chẳng còn gì cứu vãn được nữa, nhưng vẫn đến ngồi bên Giang, lật chăn để nhìn bạn lần cuối. Tôi quan sát thấy đồng tử của người bạn xấu số đã hoàn toàn nở rộng. Thật hết rồi! Tôi ghé sát miệng Giang và ngửi mùi hăng hắc đặc biệt ở những người tự tử bằng Chloroquine. Chống tay đứng dậy, tôi cảm thấy mình yếu xuội hẵn đi. Tôi hỏi anh y tá của trại 3, anh nói nhỏ bên tai tôi: - Mất đến mấy chục viên CP (Chloroquine-Primaquine). Sau đó anh em trong lán mỗi người một tay lo phần cuối cùng cho người bạn tù, tôi đến xin BS Tín để được ở lại với Giang một lúc, ông ta gật đầu rồi bỏ ra ngoài. Nhà kế bên là nơi dành cho toán thợ rèn, vào dịp Tết nên lúc đó không ai làm việc, chúng tôi vào chung sức dọn dẹp đồ đạc để có một khoảng trống cho chiếc quan tài vừa đóng vội. Các bạn tù thân nhất của Giang và tôi mang xác anh ấy sang để cạnh quan tài, hầu hết anh em trong lán đều còn trẻ, chưa biết thủ tục liệm xác. Tôi nhờ 1 số anh nấu 1 nồi nước ấm rồi tắm rửa cho Giang, đang lau khô thân thể bạn, anh đội trưởng của lán mang lại đưa cho tôi 1 bộ quần áo tù mới tinh, anh nói: - Ban giám thị vừa đem xuống cho anh Giang. Tôi tần ngần, một ý nghĩ thoáng vụt qua, tôi đứng dậy kéo DS Thuận ra xa mọi người: - Cậu tìm trong hành lý của Giang có bộ đồ trận nào không, mình nhớ có lần Giang qua mình chơi với bộ đồ trận. Thuận vội vã đi và trở lại trao cho tôi một bộ áo quần bộ binh VNCH của Giang với cả đôi vớ lính, Thuận hiểu ý tôi là không muốn Giang đã chết mà còn mang bất cứ cái gì thuộc về nhà tù theo với anh. Vừa mặc cho Giang, tôi thầm nghĩ như đang nói với bạn: “Nếu có bộ đồ TQLC mặc cho cậu thì hay hơn, thôi đành vậy nhá! Còn lá cờ vàng ba sọc đỏ thì... bây giờ thật khó quá... Dù thế nào, cậu vẫn mãi mãi trong lòng các bạn và chiến hữu.” Thật may mắn cho tôi, vừa đặt Giang vào quan tài thì BS Tín trở lại gọi tôi về lại trạm xá. Tôi còn dặn DS Thuận cố gắng có một bát cơm với một đôi đũa cắm lên cơm để cúng Giang, không có nhang và đèn cầy, nhưng bạn hữu trong lán mang đèn dầu tự tạo thắp xung quanh quan tài Giang sáng rực. Đứng trước quan tài chưa đậy nắp, nhìn người bạn trẻ tri kỷ vừa là đồng nghiệp lần cuối cùng, tôi chắp tay ngang ngực rồi vái Giang hai cái, nhưng trong trí tôi vẫn nghĩ mình đang chào theo quân kỷ đối với một chiến hữu vừa nằm xuống. Ra đến bên ngoài tôi ngỏ ý với BS Tín nói với ban giám thị cho anh em trong đội thay phiên nhau ngồi với Giang suốt đêm. Ông Tín có vẻ xúc động và hứa sẽ nói lại với ban giám thị trại 3 và ông đã giữ lời. Về sau, trong một nhà vệ sinh, tôi tình cờ đọc được tờ viết nháp “Bản Kiểm Điểm” của BS Tín gởi chính trị viên Đoàn 76, tên Hỷ, là bạn học cũ của ông Tín. Trong bản “Tự Kiểm” ông Tín nhận khuyết điểm vì đã cho tôi ở lại trại 3 khá lâu, đủ thì giờ để sắp xếp một buổi tẩm liệm mà họ gọi là trọng thể và vô tình tạo 1 sự tổ chức có quy củ trong hàng ngủ “Quân Đội Sài Gòn” ngay trong trại tù, đó là điều họ rất lo sợ. Tờ mờ sáng mồng 1 Tết Đinh Tỵ, giờ đưa đám BS Vũ Đức Giang. Ban quản lý trại giam chọn một số ít tù binh không cùng một đội với Giang gánh quan tài anh ra khỏi trại. Nghĩa địa là một đồi cao với lau lách và cỏ tranh vây quanh; ở đó đã có sẵn 2 nấm mồ, 1 là của trung úy V. thuộc trại 3, anh nầy đã bị giám thị tù đánh chết và phao tin là V. thắt cổ tự tử trong hầm biệt giam; mộ thứ nhì là của đại úy Đ.R. thuộc trại 1, chết vì 1 tai nạn do chính anh gây nên. Trong 3 ngôi mộ, chỉ có ngôi của Giang được bạn tù trong toán thợ rèn làm một bia mộ bằng một tấm kẽm đục thủng lỗ thành hàng chữ với họ, tên cũng như ngày tạ thế của BS Giang. Mấy tháng sau, một buổi chiều đầu Thu, ban quản lý trạm xá gọi tôi hướng dẫn thân nhân của BS Giang từ Sàigòn ra thăm mộ. Họ căn dặn tôi không được tiết lộ mọi tin tức về cái chết của Giang. Một người bộ đội quản lý cầm súng đi kèm tôi. Sau khi chỉ ngôi mộ của Giang, người bộ đội ra dấu bảo tôi đứng xa 2 người phụ nữ, tôi tần ngần một lúc rồi đến chào mẹ và người yêu của Giang xong bước về hướng trạm xá, đứng ẩn trong đám cỏ tranh cao quá đầu người. Cả 2 người phụ nữ đều gầy, mẹ của Giang tóc đã xám bạc cả đầu với chiếc khăn nhung đen vấn theo lối đặc biệt của đàn bà miền Bắc, đôi vai khẳng khiu trong bộ áo quần màu trắng ngà lấm tấm bụi đất đỏ; đôi mắt đờ đẫn mờ đục trong khuôn mặt khắc khổ hằn rõ nét đớn đau vô bờ bến của người mẹ mất đứa con trai tài danh và hiền lành. Cô gái hãy còn trẻ lắm, đôi mắt đỏ hoe, nước mắt nhạt nhòa trên má, chảy dài xuống cằm rồi lã chã xuống chiếc áo dài trắng, đôi cánh tay nhỏ quàng qua quai chiếc nón lá Huế, hai bàn tay siết vào nhau cố ghì lại những cơn nấc rung cả người. Nắng chiều gần tắt, từng đám hoa tranh trắng nuốt hiện rõ trên nền trời pha sắc tím hồng phất phơ trong gió, khói nhang lam nhạt là đà bay vờn quanh 2 người phụ nữ bên nấm mồ bác sĩ Giang uất nghẹn dâng tràn. Đôi bàn tay gầy gò của mẹ Giang lần mò trên đất sõi đỏ như đang vuốt ve thân thể của đứa con trai yêu dấu. Vị hôn thê của Giang tì cằm trên hai gối bó chặt trong vòng tay, nhìn chòng chọc nấm mồ với gió chiều vun vút qua hàng chữ đục thủng trên tấm bia bằng nhôm. Trời đã ngã sang màu xám, bó nhang trên mộ đã tắt ngấm từ lâu, 2 người phụ nữ rã rời chống tay đứng dậy, họ trầm ngâm một lúc trước mộ của Giang rồi chậm rãi quay lưng, ra đến khoảng đường đất đỏ, hai người còn mấy lần quay lại nhìn lại chốn đau thương vô cùng ấy. Người bộ đội dẫn đường cho 2 người ra lối cũ về trục lộ chính, tôi còn đứng lại bồi hồi nhìn quang cảnh đồi tranh với 3 nấm mồ, riêng trên mộ của Giang, cô gái còn để lại chiếc nón lá nằm nghiêng với chiếc khăn tay trắng đẫm nước mắt cột chéo vào giãi nón màu xanh lơ. - Sao trên đời nầy còn có cảnh bi thương đến như thế?! Đó là chứng tích buồn đã gây xúc động trong lòng mọi người qua lại chốn nầy, riêng tôi, cảnh chiếc nón lá của vị hôn thê đặt trên mộ người yêu còn gây ấn tượng mạnh hơn cả cảnh bi hùng với chiếc súng gắn lưỡi lê cắm lên vùng gió cát, treo đong đưa chiếc nón sắt đã hoen rĩ từ lâu theo cát bụi và thời gian của người lính đã giã từ vũ khí. |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23127 |
Gởi ngày: 20/Sep/2024 lúc 9:16am |
Lời Than Của ĐấtNgười hầu bàn vừa để tô phở trước mặt tôi thì có ba người khách cùng đến ngồi vào ba chiếc ghế còn trống của cái bàn có bốn chỗ ngồi cho khách. Ngày lễ Quốc-khánh 14/7/1980 của Pháp nên tiệm phở đông khách Pháp lẫn Việt. Tiệm phở nằm trên khu phố Á-châu của quận 13 thuộc thành phố Paris. Họ là một cặp người Pháp và một thiếu niên Châu Á. Tôi đưa mắt nhìn họ định nói lời chào xã-giao thì người đàn ông lên tiếng trước: - Chào ông, ông là ông Hoàng ? Ông còn nhớ vợ chồng tôi không? Tôi hơi bỡ ngỡ một chút rồi nhớ ra ngay. Người đàn ông là Daniel, trước năm 1975 làm việc tại lãnh sự quán Pháp, thành phố Đà-nẵng. Người đàn bà là Sophie vợ của Daniel. Ba chúng tôi đã quen biết nhau từ dạo ấy. Chúng tôi bắt tay nhau mừng rỡ, hỏi thăm tin túc nhau sau sáu năm mất liên lạc. Trước năm 1975, tôi làm việc cho Phòng văn hóa Pháp của thành phố Đà-nẵng nên chúng tôi gặp nhau thường xuyên và biết rõ nhau như trong một gia-đình. Khi thành phố Đà-nẵng bị mất vào tay quân-đội Bắc-việt, chúng tôi không còn có tin tức của nhau. Daniel chỉ tay về phía cậu thiếu niên mặt mày sáng sủa ngồi đối diện và hỏi tôi: - Ông Hoàng còn nhớ Văn không, con của Liên đấy? Tôi do dự một chút rồi gật đầu: - Tôi nhớ rồi, Văn bây giờ cũng mười tuổi rồi, nếu tôi nhớ không sai. - Tháng 10 tới sẽ là sinh nhật thứ Mười của cháu, Sophie nói. Tôi bắt tay Văn, nhìn kỹ vào mặt Văn, thấy cháu giống Luân nhiều hơn giống Liên. Khi chia tay, Sophie mời tôi dự sinh nhật của Văn vào đầu tháng tới và không quên nói thêm: - Bà ngoại của Văn hiện đang sống với gia-đình chúng tôi. Ông sẽ có dịp gặp lại đồng hương của ông. **** Tôi và Luân là đôi bạn từ những năm còn học tiểu-học cho đến những năm hoàn tất xong tú tài phần thứ nhất thì xa nhau. Tôi không biết rõ về gia-đình của Luân, chỉ biết Luân sống với gia-đình người chú, buôn bán tạp hóa trong chợ Hàn Đà-nẵng. Luân cao ráo, đẹp trai, nhất là cặp mắt, hai con mắt của Luân long lanh như hai viên bi chai. Đậu xong tú-tài bán phần, tôi xin được việc làm tại Phòng văn hóa Pháp, thì một hôm tôi bị ty cảnh-sát Quốc-gia Dà-nẵng mời. đến ty nói chuyện. Người cảnh-sát trẻ tuổi và lịch sự hỏi tôi rất nhiều về mối quan-hệ giữa tôi và Luân. Tôi trả lời rất rõ-ràng rằng hai chúng tôi chỉ là bạn học, ngoài sinh hoạt học-đường và giao-lưu bạn bè thì không có gì đặc biệt, nguoi cảnh sảt hỏi rất nhiều về Luân, hỏi tôi có biết cách sinh hoạt bạn bè và giao tiếp của Luân, tôi đã trả lời ngay thẳng những gì tôi đã biết cho người thẩm-vấn nghe. Khi hỏi về Liên, vợ mới cưới của Luân, tôi cũng đã khai những gì tôi biết về hai nguoi từ lúc mới quen nhau. Giữa năm học thi tú-tài một, một ngày chủ nhật, tôi và Luân cùng ba người bạn trong lớp rủ nhau đi Hội-an để ăn mì Cao-lầu bà Cảnh , tiệm cao lầu nổi tiếng thời đó. Chúng tôi ngồi vào một bàn đã có một cô gái đang ngồi ăn. Lúc bắt đầu ăn, Luân đưa tô mì lên ngữi hít hít vài tiếng rồi nói: - Tô mì của tao sao không thơm mùi mì mà chỉ thom mùi nước hoa của con gái. Chúng tôi cùng cười biết Luân đang ghẹo cô gái, tôi nhìn thấy mặt cô gái hồng lên, mặt cúi gầm xuống tô mì đang ăn, cô mắc cỡ. Ngoài vẻ đẹp trai, Luân có thêm tính khôi hài nên Luân có nhiều bạn bè trai lẫn gái. Phụ họa theo Luân, tất cả chúng tôi đều chúi mũi vào tô mì của mình, cùng hít hít và nói: - Đúng, đúng, tô mì của tao cũng có mùi dầu thơm của đàn bà con gái. Cô gái không ăn hết tô mì, vội vã bước đến quày trả tiền. Cô vừa bước ra khỏi quán thì Luân cũng để tô mì lại bàn ăn, hấp tấp bước đi theo cô gái. Luân không quên quay đầu lại nháy tụi tôi, một tay che miệng nói : - Em không đẹp mà dễ thương, phải không tụi bây? Hôm đó chờ mãi không thấy Luân quay lại quán, bọn chúng tôi đành trở về Đà-nẵng. Ngày hôm sau vào trường, Luân báo cáo lại cho chúng tôi nghe như sau: Luân theo cô gái từ quán Cao-lầu đến đường Nguyễn-thái-Học thì cô dừng lại trước một ngôi nhà có một cô gái khác cùng trang lứa đang lau cửa kính. Hai người nhỏ to với nhau vài câu rồi cô gái “dễ thuơng”tiếp tục đi. Bỗng nhiên cô gái đang lau kính gọi theo: - Liên, ngày mai sau buổi dạy nhớ ghé lại đây giúp mình cắt bộ đồ ngủ cho thằng em, bộ đồ ngủ nó đang mặc cũ quá rồi. Liên quay người lại trả lời cô gái đang lau kính: - Ngày mai mình hơi bận chút xíu không đến giúp bạn được, Hôm nay không dạy, bây giờ mình vào trường gặp bà hiệu trưởng có chuyện riêng, chút nữa mình trở lại giúp bạn được không ? Cô gái lau kính cười lớn tiếng: - Vậy thì tốt quá, mình chờ bạn và sẽ nấu chè bắp đãi bạn. Kể đến đây Luân cười thích thú về chiến công của minh: - Em tên Liên. Em dạy trường tiểu học Nam sinh Hội-an, hôm đó tau theo sát cho đến lúc em vào trường. Tau chưa biết nhà em ở đâu, nhưng rồi sẽ biết, nhất định sẽ biết. Tuần lễ tiếp theo, sau ngày thứ năm không có giờ học, Luân vào Hội-an đến trước trường tiểu học Liên đang dạy, chờ giờ tan học Luân theo Liên cho đến tận nhà. Hai tuần sau nữa, Luân khoe với chúng tôi: Luân đã viết thơ và nhờ một học sinh trong trường chuyển cho cô giáo Liên. Tết năm đó, trường chúng tôi có tổ chức hội-chợ, chúng tôi thấy Luân và Liên tay trong tay đến tham dự. Tất cả chúng tôi đều thán phục tài chinh phục người đẹp của Luân. Sau kỳ thi tú tài bán phần, Luân và chúng tôi đều có kết quả tốt. Luân nghỉ học và làm đám cưới với Liên rồi theo vợ vào sống ở Hội-an. Những tháng sau đó, thỉnh thoảng cuối tuần, tôi thường gặp Luân và Liên về Đà Nẵng thăm bà Loan. Bà Loan là mẹ của Liên, bà đang giúp việc nội trợ cho gia đình Daniel và Sophie. Vì làm việc chung tại Phòng văn hóa Pháp, tôi thường xuyên gặp cặp vợ chồng này tại nơi làm việc hoặc tại nhà riêng vì nhà của họ tọa lạc trong khuôn viên phòng văn hóa. Chúng tôi hay uống trà hay cà-phê tại nhà họ, hầu như mỗi buổi sáng, do đó tôi quen biết bà Loan làm viêc tại nhà hai người nầy.Tôi gặp bà Loan là mẹ của Liên lần đầu khi dự ngày cưới của Liên và Luân. Liên là con gái duy nhất của bà Loan, bà dân Quảng-nam nhưng học trường Jeanne d'Arc ngoài Huế, nhờ vậy bà có vốn tiếng Pháp rất khá. Bà có chồng là một sĩ quan quân đội Quốc-gia thời thuộc Pháp năm mười tám tuổi. Khi bà mang thai Liên thì chồng tử nạn. Bà xin được việc làm cho vợ chồng Daniel và Sophie khi được tin tòa lãnh sự Pháp cần tim một phụ nữ biết tiêng Pháp giúp việc nhà. Bà nạp đơn và được chấp nhận. Lúc đó Liên đang được bà Loan gởi cho gia đình bên nội nuôi tại Hội-an. ****** Vài ngày trước khi tôi bị Cảnh-sát Quốc-Gia Đà-nẵng mời tới hỏi về quan hệ giữa tôi và Luân, thì bạn bè trong trường cũng như ngoài trường, bàn tán việc Luân mất tích. Một vài tin nói Luân hoạt động cho Việt-cộng nên bị bắt. Một tin khác nói Luân về thăm quê thì bị du kích Cộng sản địa phương đến nhà bắt đi vào ban đêm. Một vài tin nữa nói Luân "chạy núi" vì cha mẹ Luân trước đây cũng đã "chạy núi", nên Luân mới được người chú đem về nuôi dưỡng. Nhiều tin đồn như vậy nên tôi không biết tin nào chính xác. Tôi đến thăm bà Loan, bà cho biết ty Cảnh-sát quốc gia Hội-an cũng có mời Liên hỏi tin túc về Luân. Liên có kể cho bà biết cha mẹ Luân "chạy núi" khi Luân mới có năm tuổi, nhưng trước khi cưới nhau Luân chỉ cho biết cha mẹ của Luân chết vì tai nạn lụt lội tại quê nhà quận Hiếu-Đức. Luân được người chú đem về nuôi. Sau nhiều lần Liên hỏi và nhắc Luân cho biết ngày chết của cha mẹ chồng để hằng năm nàng làm giỗ, biết không che dấu hoài được, Luân phải cho Liên biết Cha mẹ "thoát ly" hoạt động cho Cộng sản trong mật-khu Quảng-Đà. Một một ngày không xa sau khi bị cảnh-sát quốc-gia mời hỏi tin tức về quan hệ giữa tôi và Luân, tôi có dịp đi Túy-Loan do lời mời của người bạn cùng xóm đã nhập ngũ, hiện đóng quân ở miền Tây, nhân có dịp về phép thường-niên, chúng tôi rủ nhau về quê ngoại ăn mì Quảng. Túy-Loan là một phố nhỏ an bình trong thời chiến, thuộc quận Hòa-vang Quảng-Nam. Chi khu Hiếu-Đức đóng tại đây.. Từ Đà-nẵng, nếu dùng xe Honda làm phương tiện di chuyển thì chỉ mất hai mươi phút. Mì-quảng Túy-Loan nổi tiếng ngon nhưng chỉ bán hàng gánh hai bên đường hoặc trong chợ. Tôi tình cờ gặp trung sĩ Tân, bạn cùng lớp, nhưng Tân đã nghỉ học sau khi thi rớt trung học, đăng vào lính, đang làm phụ tá ban 2 của Chi khu Hiếu-Đức. Tân đã ăn xong, đang trả tiền thì chúng tôi vừa tới. Sau vài câu chào hỏi nhau,Tân vội vàng mở máy xe Honda để trở về chi-khu làm việc. Truớc khi cho xe chạy, Tân nói với tôi: - Hoàng còn nhớ thằng Luân không, trước đây nó học chung lớp đệ tứ với bọn mình đó, nó "chạy núi" rồi. Hiện nó đang hoạt động vùng ven quận Hiếu-Đúc. Tôi gật đầu trả lời: - Anh em bạn cũ nói với nhau, chỉ nghe Luân mất tích thôi. Tân lắc đầu: - Mất tích gì ! Nó đang hoạt động cho du-kích huyện Hòa-Vang, địa bàn chi khu Hiếu-Đức, mình làm trong ban 2 của chi khu nên tin tức rất chính xác.(1). Tôi đem lời của Tân kể lại cho bà Loan nghe. Bà và tôi đồng ý không cho Liên biết tin nầy vì Liên đang có thai.
Nhân ngày lễ kỹ niêm Hai Bà Trưng năm đó, mồng 6 tháng 2, Liên được bà Loan đưa về quê chồng quận Đại-lộc để thăm bà con, đồng thời tìm người giúp việc cho Liên trong thời gian sinh nở vì ngày ở cử gần đến. Xe đò chở 2 mẹ con đến gò Cà thì bị mìn, nhiều người chết và bị thương. Bà Loan bị thương nhẹ, Liên bị nặng, máu ra quá nhiều nên ưu tiên được trực thăng tải thương đưa về cấp cứu tại bịnh viện Đà-nẵng. Gò Cà là một địa danh nằm trên trục giao thông nối liền quận Hiếu-đúc và quận Đại-lộc, nhưng thuộc lãnh thổ chi khu Hiếu-đức. Liên bị mảnh mìn ghim vào đầu khá sâu, bể sọ não nên không thể cứu được và để bảo toàn sinh mệnh cho thai nhi, bác sĩ đã giải phẫu bào thai, cứu đứa trẻ, một bé trai. Bà Loan đặt tên cho cháu là Văn. Bà nuôi cháu được vài tháng thì vợ chồng Daniel và Sophie lập thủ tục nhận Văn làm con, vì Sophie và Daniel bị hiếm con. Bà Loan trở thành quản -gia cho gia-đình Daniel và Sophie, đồng thời săn sóc nuôi dưỡng Văn. Thời gian đó là vào giữa năm 1970. ******** Sau ngày dự sinh nhật của Văn, tôi có dịp gặp lại bà Loan thường xuyên vì chúng tôi cùng cư ngụ trong thành phố Paris đồng thời Daniel và Sophie muốn tôi đến chơi thường xuyên để nói tiếng Việt với Văn. Sophie có lần nói với tôi : "Cái chết của mẹ Văn là một thảm cảnh của chiến tranh”. Sophie rất yêu mến nước Việt-Nam, một đất nước, một dân tộc triền miên trong chiến tranh, không bên nào chịu công nhận sự hòa giải. Người dân vô tội chết nhiều hơn các nguời lính tham dự trực tiếp vào cuộc chiến. Dân chết tức tửi và oan nghiệt, Chết khi đang vui cười, chết khi đang chia sẻ ái ân và thương yêu, chết khi đang nằm ngủ yên thanh thản, chết không có hận thù... Vợ chồng Sophie không muốn đổi tên Văn bằng một tên Tây vì tôn trọng giòng máu thuần túy Việt-nam và họ không muốn đứa trẻ khi lớn lên quên mất cội ngưồn của mình. Bà Loan thường tâm-sự với tôi, đợi khi nào Văn lớn lên và trưởng thành bà sẽ đem Văn về nước cho thăm viềng mồ của Liên và tìm thăm tin tức Luân, người cha biệt tăm khi Văn vừa mới tượng hình trong bụng mẹ. Bà vẫn hi-vọng Luân còn sống một nơi nào đó trên quê hương sau khi cuộc chiến đã tàn. Hiện tại bà không muốn ai cho Văn biết về cái chết của mẹ Văn cũng như sự ra đi theo tổ chức MTGP/MNVN của Cộng sản Hà-nội thời đó của cha Văn, Luân. Bà chỉ muốn, sau nầy khi Văn lớn lên, tự tìm hiểu một cách khách quan và công bình, bỡi lẽ theo bà, người đã sống trong thời chiến thường có thiên kiến, không khách quan. Bà Loan thường nói với tôi, tận lòng bà, bà không muốn sống trên nước Pháp, bà đến Pháp như là một an bày của thời thế. Bà kể, sau khi Văn được vợ chồng Daniel và Sophie nhận làm con nuôi và bà giúp đôi vợ chồngnầy săn sóc Văn thì vào tháng 2/1975 khi thành phố Đà-nẵng sắp sửa bị mất vào tay Cộng sản Hà-nội, Toàn bộ lãnh sự quán Pháp tại Đà-nẵng có lệnh di chuyển vào Sài-gòn. Bà theo gia-đình Daniel và Sophie định tạm vào Sài-gòn tránh chiến-tranh ác-liệt, nhưng chuyến bay hôm đó của lãnh sụ quán không đáp xuống phi-trường Tân-sơn-Nhất được vì phi trường đã quá tải nên phi đoàn có lệnh bay qua phi-trường Thái-Lan chờ lệnh. Sau gần mười ngày chờ đợi ở Thái Lan, phi hành đoàn được lệnh bay thẳng về Pháp vì tình hình chiến sự không thuận tiện cho hành khách của chuyến bay trở lại Viêt-Nam. Kể từ đó, bà trở thành người tị-nạn vô-tổ quốc trên nước Pháp. Mùa hè năm 1985, tôi đến OFPRA, cơ quan Pháp bảo vệ người tị-nan và người vô tổ quốc để điều chỉnh vài giấy tờ cần thiết, tình cờ tôi gặp lại Tân. Tân và gia-đình vượt biển tị-nạn cộng sản được tàu Ile de-Lumière của Pháp cứu, và đang được một chủ nông-trại Pháp vùng Midi bảo trợ. Trong lúc chờ đợi giờ hẹn, hai chúng tôi cùng uống cà-phê mua từ máy tự động. Khi nhắc đến bạn bè cũ ai còn, ai mất, ai đang ở đâu,Tân lại nhắc đến Luân. Tân biết tôi và Luân thân nhau thưở còn đi học. Tân nhắc, sau ngày Luân đưa du-kích xã về đặt mìn ở Gò-Cà trên trục lộ xe đò chở khách Đà_nẵng Đai-Lộc, gây ra cái chết cho Loan, vợ nó và một số hành khách năm 1970, mấy tuần sau nó lại đưa du-kích về vùng ven chi-khu Hiếu- Đức tiếp tục đặt mìn xe đò và bắn sẻ. Được mật báo, chi khu Hiếu-Đức mở cuộc hành-quân phục kích. Kết quả, Luân bị bắn chết đang lúc gài-mìn, mìn nổ nên chết không toàn thây. Nỗi xót xa chĩu xuống toàn thân tôi, nước mắt tôi bất giác trào ra không ngăn lại được.Tôi im lặng, nghe nỗi buồn lặng vào tim. Tôi hỏi Tân: - Sao bạn biết Loan chết do mìn của Luân đặt ? Tân trả lời không do dự: - Thời đó, đó chỉ có Luân làm trưởng du kích vùng đó. Tin kiểm thính điện đài Chi khu cũng nghe được báo cáo của Luân lên cấp trên của nó về việc đặt mìn; ngoài ra còn có tin của mật báo và của dân chúng địa phương. Tôi không đem chuyện nầy kể lại cho một ai. Năm 1995, bà Loan qua đời sau một cơn bạo bịnh. Trước khi ra đi, bà trăn trối nhờ tôi khi nào Văn học hành thành tài, có công ăn việc làm nên tìm cách đưa Văn về Việt-nam tìm thăm mộ của Liên và tìm tin tức của Luân. Bà trao cho tôi một tấm hình chụp Luân và Liên trong ngày cưới. Bà căn dặn tôi, nếu sau nầy không biết tin túc của Luân thì xem như Luân đã chết, hướng dẫn Văn thờ phượng cha mẹ trên chùa, lấy ngày chết của Liên làm ngày chết của hai người.
Năm 2000, Văn làm việc được hai năm sau khi ra trường Kỹ-sư cầu cống, được chính phủ Pháp cử qua Việt-nam trong công-tác của chương-trình Viện trợ phát triển giao thông.Văn sẽ làm việc tuyến đường Huế -Đà-nẵng. Được tin nầy, tôi rất vui mừng, biết đây là cơ hội giúp Văn tìm thăm mộ của Liên. Ngày đám tang Liên tôi có tham dự, biết Liên được chôn trong nghĩa trang thành phố thời bấy giờ. Tôi đề nghị việc nầy và được Văn vui mừng chấp thuận. Một tháng sau, tôi về Đà-nẵng. Thành phố thay đổi quá nhiều; tôi đi trong lòng quê hương, nơi được sinh ra và được lớn lên mà cảm thấy mình như một người xa lạ.nCảnh vật và người đều đổi thay. Ngôi nhà cũ không còn dấu tích. Bà con chòm xóm không biết trôi lạc phương nào. Bạn bè tan biến một nơi nào đó. Đi trong lòng phố, mỗi bước chân như gánh nặng nỗi đau thương. Cảnh vật cứ nhỏa đi vì nước mắt. Khi đền nghĩa trang, một cảnh hoang tàn trước mắt. Nghĩa trang đã được dời đi trước đó mấy tháng để mở một con đường xuyên qua đó. Lòng tôi nhói đau, khi được biết con đường nầy đang nằm trong chương trình Văn đang thực hiện . Tôi và Văn hỏi thăm một người dân có nhà cạnh khu nghĩa-trang để được biết những ngôi mộ không có thân nhân di dời đã được đưa về đâu, họ lắc đầu,trả lời theo tiếng thở dài: những mộ vô chủ đã được hỏa thiêu,tro cốt nghe nói được rãi một nơi nào đó không ai biết. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy Văn khóc, không biết Văn nghĩ gì trong đầu lúc đó. Tôi yên lặng đứng cạnh Văn,nghe tiếng uất nghẹn trong ngực Văn. Tôi cũng không cầm được nước mắt. Những ngày sau đó, vẫn còn nghe tiếng Văn thở dài. ****** Sau khi Văn trở lại Huế làm việc, tôi còn hai ngày để chờ có chuyến bay vào Sài-gòn để về lại Pháp.Tôi nhớ lời bà Loan dặn trước khi chết, nhân còn thòi gian, tôi đón xe ôm đi Đại-Lộc tìm tin tức người cháu họ bên chồng của bà. Biết tôi muốn đi Đại-Lộc, người xe ôm của tôi hỏi giới thiệu một người khác chuyên chạy khách đường Đại-Lộc. Khi xe chạy ra khỏi thành phố khoảng hai mươi phút, người lái xe ôm đột nhiên quay lại hỏi tôi: - Ông biết chỗ nầy không?Thời chiến tranh nơi nầy du kích hoạt động mạnh lắm, lính Cộng hòa và lính du-kích Giải-phóng đụng độ nhau thường xuyên ở đây. Tôi không trả lời câu hỏi của người lái xe ôm, ông nói tiếp: - Nơi đây xe đò bị chạy trúng mìn làm nhiều người chết lắm. Tôi có ông chú lái xe đò đường nầy bị mìn chết, chuyến đó chết mấy người, trong số đó có một cô giáo đang mang thai bị thương nặng không cứu được, phải mỗ người mẹ để cứu đứa con. Người ta nói thằng du-kích đặt mìn hôm đó là chồng của cô giáo. Thằng du-kích đó mấy tuần sau bị lính Cộng hòa bắn chết, chôn xác ở Gò-Cà. Người xe ôm đưa tay chỉ vào khoảng trống thưa thớt vài hàng cây lớn, nói tiếp: - Sau Giải-phóng, người ta quy hoạch nơi đây làm Nghiã trang Liệt-sĩ, nhưng liên tiếp mấy năm rồi nước lũ mạnh quá đã cuốn trôi mất nghĩa trang nầy,nay chỉ còn một ngọn đồi trống. Để tham gia vào câu chuyện của người xe ôm, tôi hỏi: "Chuyện thời đó sao chú biết rành vậy?" Người xe ôm trả lời trong giọng cười chua chát: - Lúc đó tôi được năm hay sáu tuổi rồi, ông già tôi là lính Địa-phương Quân trong quận Hiếu-đức. Gia đình tôi ở trong trại gia-binh, ban đêm mọi người đều ngủ dưới hầm để tránh pháo-kích của mấy ông trong rừng, nên chuyện gì xẩy ra quanh chi khu, chúng tôi biết hết. Hôm chiếc xe hàng bị trúng mìn do chú tôi lái, tôi có chạy ra đây xem nên thấy hết. Mấy tuần sau thì thằng du-kích đặt mìn kỳ đó lại mò về tính gài mìn tiếp nhưng bị Nghĩa-quân và Đia-phương-quân chi khu phục kích bắn chết nó với hai tên khác cùng đi.
Tôi nghĩ đến Liên, tôi nghĩ đến Luân, tôi đang nghĩ đến chiến tranh không tha cho một ai, dù người tham gia hay không tham gia cuộc chiến. Như để san sẻ hiểu biết về sự mất mát người chú lái xe đò của người xe ôm, tôi nói: - Chiến tranh không chừa một ai phải không chú ? Và tôi nói tiếp những lời không kiểm soát được, như muốn che đậy sự thật, không muốn nói đến cái chết của Luân: - Tôi có một người bạn học, vào một mùa hè năm nào đó, đi honda về thăm quê, khi đi ngang qua đây (Gò-Cà) thì bị bắn sẻ chết. Hồi chiến tranh nghe nói đến địa danh Gò-Cà nhưng nay mới được biết tường tận tại chỗ. Đến Đại Lộc, người xe ôm giúp đưa tôi chạy lòng vòng qua nhiều khu dân cư tìm hỏi thăm tin-tức người cháu họ của chồng bà Loan, không một ai biết. Trên đường trở về, tôi mời người xe ôm dùng cơm trưa một quán bên đường. Lúc đang ăn người lái xe ôm hỏi tôi: - Tôi tin chắc là ông người Việt sống ở nước ngoài mới về nước? Tôi cười: - Sao ông biết ? Người lái xe ôm nhỏ nhẹ đáp: - Có gì đâu mà không biết, khi đưa ông chạy vòng vòng hỏi thăm tin tức người nhà của ông, những người ông hói và được trả lời không phải là dân địa phương, họ toàn là dân ngoài Bắc đưa vô sau chiến tranh. Lúc đầu là mấy ông mấy bà làm tổ trưởng,khóm trưởng, phường trưởng cùng gia đình, sau đó là bà con xa gần, rồi cả một làng. Dân chúng cũ ở đây "kỵ" nhữngngười nầy lắm nên lần hồi bỏ đi nơi khác Họ là người mới mà ông tìm người cũ thì làm sao họ biết được. Chỉ có người sống ở nước ngoài như ông mới không biết thôi.
Lúc rời quán cơm, tôi không quên tìm mua một bó nhang.Trên đường về, người lái xe ôm theo yêu cầu của tôi, dừng xe tại Gò-Cà.Tôi đốt nhang và chia một ít cho người lái xe ôm, theo lời chú kể, có người chú lái xe đò chết vì mìn ở đây, tôi có người bạn bị bắn "sé" chết ở đây, vậy hôm nay có dịp chúng ta thắp cho những người nằm ở đây một nến hương để tưởng nhớ họ. Cảnh vật thay đổi nhiều, người lái xe ôm cũng không còn nhớ rõ nơi chiếc xe đò của người chú bị mìn nổ; hai chúng tôi đi tìm một chỗ cao bên đường thắp nhang. Tôi nghe lòng rưng rưng và nước mắt trào ra. Tôi nghĩ đến Liên, tôi nghĩ đến Luân, tôi nghĩ đến Văn, những bi đát của chiến tranh đă mang đến cho họ. Tôi nghe tiếng chim cu đất gọi nhau tù những hàng cây soan trơ trụi lá từ xa vọng lại, âm thanh hòa trong ánh sáng vàng vọt của buổi chiều, cảnh vật âm -u như có bóng hình ai đó ẩn-hiện bên trong. Bàn tay người lái xe ôm chạm vào người tôi, trở về thực tai, người xe ôm nói: - Chúng ta đi thôi, chiều rồi. Tôi theo người lái xe ôm, tôi nghe ông nói: người chú của tôi chết cũng còn trẻ lắm. Hai mươi tuổi vào lính. Hai mươi ba tuổi bị thương; được giải ngũ, làm nghề lái xe đò, còn mấy tháng nữa cưới vộ thì bị chết. Ông quay lưng lại, nhìn vào khoảng xa xôi nào đó, lắc đầu, đôi mắt ông buồn hiu hắc. Tôi ngồi sau xe, một cơn gió nhẹ tù hướng trong gò đất cao thổi đến,cơn gió thật nhẹ nhưng tôi cảm thấy rùng mình, lạnh toàn thân, tôi nghe như có tiếng đàn tì Bà thoáng qua.đâu đó. Tôi thấy người lái xe ôm cũng rùng mình. Ông nói: - Ở đây, vào buổi chiều thường có những cơn gió như vậy, gió rất nhe nhưng làm lạnh người, tiếng gió như tiêng thở của những ai đó từ ngọn đồi xa kia mang đến. Trước khi rời Gò-Cà, người xe ôm nói tiếp: - Ông biết không, người dân vùng nầy gọi những cơn gió như "rứa" là lời than của đất.? Tôi im lặng tụ hỏi: Sao không gọi là lời than của người đã chết? Người ta muốn quên đi dấu vết của một địa danh chiến tranh ? Tôi lại nghĩ trong đầu: không biết lúc nào Văn trở lại Pháp? Lúc đó tôi sẽ giúp Văn đưa tấm hình chụp đám cưới của cha mẹ nó vào thờ trong chùa. Tôi cũng không biết có nên kể lại cho Văn biết về cái chết của Luân và Liên ? Tôi phải quyết định sao đây ?
(1) Ban 2: có trách nhiệm thu nhận tin tức tình báo đối phương thời chiến tranh.
Nguyễn Đại
Thuật Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 20/Sep/2024 lúc 9:32am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23127 |
Gởi ngày: 26/Sep/2024 lúc 9:08am |
Chuyện Suy Gẫm Bốn bà vợ Một anh giàu có ... có 4 bà vợ. Ông yêu người vợ thứ tư nhất, luôn mua sắm cho bà ta những bộ đồ sang trọng đắt tiền. *Ông nâng niu chiều chuộng, "Coi người vợ thứ tư như một món đồ trang sức quý ...". *Ông cũng rất yêu người vợ thứ ba. Ông tự hào về người vợ này và luôn muốn “khoe” vợ với bạn bè. Tuy nhiên, trong ông luôn thường trực nỗi lo sợ bà bỏ đi với người đàn ông khác. *Ông cũng yêu người vợ thứ hai. Ông coi bà như người bạn tâm tình, người giúp ông vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Bất cứ khi nào gặp khúc mắc, ông đều tìm đến bà. *Người vợ thứ nhất lại là người rất chân thành, chung thuỷ, luôn kề vai sát cánh bên ông lo toan chu đáo chuyện gia đình. Tuy nhiên, ông lại không yêu bà vợ thứ nhất. Mặc dù bà rất yêu ông, ông hầu như chẳng bao giờ chú ý đến bà.
Một ngày, ông ngã bệnh. Ông tự biết rằng mình sắp từ giã cõi trần. Ông nghĩ về cuộc sống giàu sang xa hoa và tự nhủ : “Hiện mình có 4 bà vợ. Nhưng khi mình chết, lại chỉ có một mình. Thật cô đơn làm sao !”.
Ông ta hỏi bà vợ thứ tư : “Tôi yêu mình nhất, luôn dành cho mình sự quan tâm đặc biệt và những điều tốt đẹp nhất. Tôi chẳng còn sống được bao lâu nữa, liệu khi tôi chết, mình có nguyện đi theo tôi không ?”. “Không đâu” - Bà vợ thứ tư đáp lại và bước đi. Câu trả lời như một nhát dao cứa vào.
Ông hỏi người vợ thứ ba : “Tôi yêu bà nhiều lắm, tôi sắp chết rồi, bà có nguyện theo tôi không ?”. “Không, cuộc sống vẫn đang đẹp mà. Sau khi ông chết, tôi sẽ tái hôn”. Trái tim ông run lên đau đớn.
Sau đó, ông hỏi người vợ thứ hai : “Bất cứ khi nào gặp vấn đề khó khăn rắc rối gì tôi cũng đều tìm đến bà. Bây giờ tôi xin bà hãy kề vai sát cánh cùng tôi lần cuối cùng. Khi tôi chết, bà có nguyện đi theo tôi không ?”. Bà vợ thứ hai trả lời : “Xin lỗi, lúc này tôi không thể giúp ông được. Nếu có, tôi chỉ đưa linh cữu ông ra mộ thôi”. Ông nghe câu trả lời mà như sét đánh ngang tai. Ông thực sự quá đau đớn vì người mà ông nghĩ có thể tin tưởng nhất cũng bỏ rơi ông.
Bỗng có một giọng nói cất lên : “Tôi sẽ đi cùng ông, đi đến bất cứ nơi nào ông tới”. Ông dáo dác tìm kiếm chủ nhân của giọng nói và nhận ra đó chính là người vợ thứ nhất, người mà chẳng mấy khi ông để ý tới. Trông bà gầy và xanh xao quá. Rưng rưng xúc động, ông nói : “Đáng lẽ ra trước đây tôi phải chăm sóc bà nhiều hơn nữa”.
*Mỗi chúng ta ai cũng có 4 bà vợ. Bà vợ thứ tư chính là thân thể của chúng ta. Cho dù ta có chăm chút, trau chuốt đến mấy, rồi nó cũng rời bỏ ta khi ta chết. Còn bà vợ thứ ba ? Đó chính là của cải, địa vị ... Khi chúng ta chết, chúng sẵn sàng đi theo người khác. Bà vợ thứ hai chính là gia đình và bạn bè. Cho dù có thân thiết đến mức độ nào, khi ta chết, họ cũng chỉ khóc đưa ta ra mộ mà thôi. Bà vợ thứ nhất chính là tâm hồn ta, thường bị lãng quên khi ta chạy theo tiền tài, địa vị, danh vọng, của cải, nhưng nó sẽ theo ta suốt cuộc đời. Tốt hơn hết là nuôi dưỡng tâm hồn ngay từ bây giờ, vì đó là “người” thân tín nhất bên ta. Đừng để phải hối hận vì đã lãng quên nó ! Hàn Thiên LươngChỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/Sep/2024 lúc 10:09am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23127 |
Gởi ngày: 27/Sep/2024 lúc 9:19am |
Thế nào bố cũng đếnHôm nay, Như Sao xin gởi đến các bạn một chuyện cảm động về tình cha con đầy tính nhân văn. NS. Năm 1989, một trận động đất 8.2 độ richter đã gần như san bằng xứ Armenia, giết chết trên 30,000 người chỉ trong vòng chưa tới 4 phút. Giữa sự tàn phá và những đổ nát khủng khiếp, một người cha đã để vợ mình an toàn ở nhà, chạy tới ngôi trường con ông học, để chỉ thấy tòa nhà dẹp lép như cái bánh pancake. Sau chấn động tinh thần đầu tiên, người cha nhớ lại lới hứa của mình với con: “Cho dầu có gì xảy ra đi nữa, cha vẫn có mặt ở đó với con.” Và nước mắt bắt đầu trào ra. Khi ông nhìn cái đống đổ nát mà xưa kia là ngôi trường, ông cảm thấy hầu như là vô hy vọng, nhưng ông không quên lời hứa của ông với con. Ông bắt đầu chú tâm tìm ra cái nơi ông dẫn con trai vào lớp mỗi sáng. Ông nhớ lớp của con ông nằm ở góc bên trái của tòa nhà bèn chạy tới và bắt đầu đào qua đống gạch đá. Trong khi ông đang đào bới, những phụ huynh tuyệt vọng khác cũng vừa đến, bóp chặt con tim, kêu lên: “Ôi, con trai tôi! Con gái tôi!” Những phụ huynh khác có suy nghĩ hơn, cố gắng kéo ông bố ra khỏi khu đổ nát. Họ nói: “Trễ quá rồi! Lũ trẻ chẳng còn sống đâu! Ông chẳng còn làm gì được đâu” Với mỗi phụ huynh, ông chỉ có một câu: “Ông/bà có bằng lòng giúp tôi không?” Và ông tiếp tục đào, lật hết tảng đá này tới tảng đá khác, với hy vọng tìm được con trai. Ông đội trưởng đội cứu hỏa đến cũng cố gắng lôi ông ra khỏi đống gạch và đá của ngôi trường. “Lửa đang bùng lên đấy. Nguy hiểm lắm. Để chúng tôi lo dọn dẹp. Ông về nhà đi!” Nghe nói thế, người cha đầy lòng thương con chỉ nói: “Ông có bằng lòng giúp tôi không?” Người cảnh sát cũng vừa xuất hiện. Ông ta la lên: “Ông điên rồi. Mọi sự đã rồi. Ông chỉ làm nguy hiểm lây cho những người khác thôi. Về đi! Về đi! Để cho chúng tôi lo.” Trước những lời của viên cảnh sát, ông chỉ nói độc một câu: “Ông có bằng lòng giúp tôi không?” Chẳng ai giúp ông cả. Một cách can đảm, ông tiếp tục công việc một mình vì ông muốn biết con trai ông còn sống không hay đã chết. Ông đào suốt 8 tiếng đồng hồ, rồi 12 tiếng, 24 tiếng…36 tiếng. Thế rồi, vào giờ thứ 38, ông lật một tảng đá lên thì nghe tiếng con trai ông. Ông gào lên tên con mình. “Armand!…” và ông nghe tiếng con ông đáp lại: “Bố! Con đây, bố. Con bảo các bạn con đừng lo. Nếu bố còn sống, thế nào bố cũng cứu con, và cả bọn sẽ được cứu. Bố đã hứa với con mà, Cho dầu xảy ra chuyện gì đi nữa, bố luôn luôn ở bên con. Và bố đã làm đúng như thế, bố ơi.” “Ở bên trong đó ra sao? Con cho bố biết đi.” “Có 14 đứa, trong tổng số 33 đứa, hiện có mặt ở đây. Chúng con sợ hãi, đói và khát, ơn trời bố đã có mặt ở đây. Khi tòa nhà đổ xuống, nó tạo thành một cái chỗ trống, hình một tam giác, nhờ thế chúng con được sống.” “Bây giờ, con đi ra đi!” “Không, bố ơi. Để cho những đứa khác ra trước, vì con biết rằng thế nào bố cũng cứu con. Bố chẳng nói luôn luôn ở bên con đó sao!” Như Sao |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23127 |
Gởi ngày: 28/Sep/2024 lúc 12:02pm |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23127 |
Gởi ngày: 01/Oct/2024 lúc 7:56am |
Còn Những Tấm LòngNgày đầu tiên trình diện sở làm, Mai được dẫn đến gặp ông Dan. Ông nầy mới trên năm mươi tuổi mà Mai tưởng ông đã già lắm, vì thấy tóc ông màu bạch kim trắng xóa, và khi nói, thì ông run run cái cằm nhiều lần mới phát ra được những tiếng lắp bắp. Ông bị cà lăm mà Mai không biết. Buổi chiều về nhà Mai nói với chồng: “Ông chỉ huy của em trông tội nghiệp lắm.”” “Sao vậy?”” “Ông ta đã quá già, già lắm rồi mà còn phải đi làm việc. Tóc ông trắng phau, già đến nỗi nói không ra hơi.”” Gần một năm sau, Mai mới biết tuổi tác của ông, và biết ông bị bệnh cà lăm, chứ không phải là già đến nỗi nói lập bập không ra hơi. Ông Dan là kỹ sư trưởng công trình, chỉ huy năm người khác, trong đó có Mai. Mai đã ba mươi tuổi, vừa học xong đại học, may mắn được tuyển dụng sau ba tháng tung đơn tìm việc đi khắp nơi. Đây là công việc đầu tiên của Mai trên nước Mỹ. Khi còn ở Việt Nam, Mai cũng đã đi từng làm rồi, nhưng vì lương bổng trong thời xã hội chủ nghĩa không đủ ăn sáng, sửa xe đạp, mà còn phải ngửa tay xin thêm tiền cha mẹ để chi tiêu, cho nên liều mạng bỏ ngang. Mai khai bệnh đau bao tử, để xin nghỉ việc mà khỏi bị rắc rối về mặt chính trị. Nhờ nghỉ việc, nên có nhiều thì giờ chạy theo các tổ chức vượt biên đào thoát ra khỏi xứ. Đến Mỹ, Mai theo lời khuyên của bạn bè đi học lại, vì theo họ, học hành là một lối đầu tư dễ dàng nhất, và chắc chắn nhất cho tương lai. Ông Dan bụng phệ, căng tròn, to như đàn bà có bầu sắp sinh con. Cái thắt lưng chạy vòng xệ xuống, nâng đỡ cái quần nhăn nhúm đằng sau, bao lấy một vùng mông teo rí, trớt lợt. Nụ cười của ông thường mở rộng toe toét. Ông hay nói chuyện khôi hài cho mọi người cười vui. Được một cấp chỉ huy cởi mở như ông Dan, Mai cũng khá yên lòng. Trong nhóm đồng nghiệp nầy, chỉ có ông Bill là đáng ngại. Ông nầy cao lớn, đầu trọc lóc, cằm bạnh ra, và đôi môi mỏng dính, miệng như một cái khe nứt, quặp xuống. Ánh mắt của ông lạnh lùng, ông có vẻ kỳ thị ra mặt. Lần đầu ông Dan giới thiệu Mai với mọi người trong nhóm, các ông khác đều cười vui, nói lời chúc mừng, mà ông Bill thì chỉ hự một tiếng trong cổ họng thôi. Mới vào làm việc, Mai e dè, nhút nhát, nói nhẹ như hơi thở, và khi nào cũng sợ mất lòng mọi người chung quanh, tưởng như ai cũng có quyền đuổi Mai ra khỏi sở nầy. Là dân tị nạn, ăn nói còn lọng cọng, ngọng nghịu, việc làm chưa quen. Mai cố gắng làm sao cho khỏi mất lòng mọi người chung quanh. Mai là phái nữ duy nhất trong nhóm nầy. Thấy thái độ nhút nhát, sợ sệt của Mai, ông Dan cười mà nói: “”Cô Mai, cứ yên tâm. Công việc chưa quen thì học, học thì biết và làm được. Làm xong một vài dự án, thì về sau không có chi khó khăn cả. Hồi tôi mới ra trường, cũng chưa biết gì cả. Nhờ các đồng nghiệp khác, dẫn dắt, như nắm tay dắt đi. Mọi người trong nhóm nầy đều tốt cả.”” Nói câu đó xong, ông Dan liếc mau về phía ông Bill, mà ông Bill thì nhìn lơ, không nói năng gì cả. Nhờ câu nói của ông Dan mà Mai yên lòng. Lần đầu tiên đi làm, nghe câu nói tử tế của ông chỉ huy, Mai nhớ suốt một đời, và không quên ơn ông. Về sau, khi nào gặp một đồng nghiệp mới, Mai cũng đem lời ông Dan ra mà trấn an, làm họ bớt lo lắng, bớt bỡ ngỡ trong thời gian đầu. Một hôm ông Bill lục lọi trong đám hồ sơ cá nhân của ông, tìm ra một thông cáo tuyển dụng kỹ sư vào cuối thập niên 1950 và đưa cho Mai đọc. Bên dưới hàng chữ thông cáo tuyển dụng kỹ sư, có ghi thêm một giòng đậm“’Không chấp nhận đàn bà’. À, thì ra nước Mỹ vào thời đó, còn kỳ thị nam nữ đến thế. Mai chuyển tờ thông cáo qua cho ông Dan đọc. Ông Dan nhìn ông Bill với ánh mắt trách móc và nói: “ “Chuyện nầy xưa lắm rồi. Ông đem ra làm chi, đừng để cho người khác hiểu lầm, tội nghiệp. Bây giờ mà kỳ thị nam nữ là mệt lắm đó.”” Ông Dan biết tiếng Anh của Mai còn kém, chưa nghe và nói thông thạo, nên mỗi khi nói chuyện, hay đưa chỉ thị, ông thường gắng nói rất chậm rãi, rõ ràng, và vì mang tật nói lắp, nên ông càng nói lắp nhiều hơn nữa. Khi Mai nói chuyện, thì các ông khác đều hiểu, không biết có hiểu hết hay không, nhưng ông Bill thì luôn luôn lắc đầu bảo rằng, ông không hiểu Mai nói gì. Ông Dan cố tránh, không để Mai làm những công việc chung với ông Bill. Vì nhỏ con, không mua được áo quần cho vừa, nên Mai phải mua loại dành cho con nít mà mặc. Tóc Mai cắt ngắn, khuôn mặt lại đầy đặn mà không son phấn, nên trông có dáng dấp của một em bé Mỹ mới chín mười tuổi. Một hôm gần lễ Tạ Ơn, nhiều người đem con cái đến sở chơi, một ông cụ nhân viên cũ cũng ghé lại thăm. Ông tưởng Mai là con gái của một đồng nghiệp nào đó vào chơi, ông chạy đến xốc nách Mai đưa lên cao và hỏi: “Cháu là con của ai đây? Trông dễ thương quá !”” Ông Dan hốt hoảng la ơi ới, bảo: “Đừng, đừng”, và cho biết cô nầy là kỹ sư mới vào làm mấy tháng nay. Ông cụ bỏ Mai xuống, và xin lỗi rối rít. Mai cũng đỏ bừng mặt, và nói cho ông cụ bớt ngượng: “ “Không có chi. Tuổi bố tôi cũng gần bằng tuổi ông. Tôi xem ông như bố tôi vậy.”” Cả nhóm cười vang. Ông khách nói chuyện thêm vài câu, rồi vội vàng chạy qua nơi khác. Mấy hôm sau, một bà đồng nghiệp người Trung Hoa ghé lại văn phòng nói chuyện tào lao chơi, bà cho Mai địa chỉ mấy tiệm bán áo quần đàn bà tại phố Tàu San Francisco, cho những người nhỏ con và thấp. Sau này Mai mới biết, đó là hảo ý của ông Dan, ông nhờ bà Trung Hoa nầy chỉ dẫn cho Mai nơi bán áo quần mặc cho vừa tác người. Một hôm trong giờ giải lao, có người đến thu góp tiền cứu trợ, để mua nước và thức ăn đặt rải rác dọc theo các vùng sa mạc gần biên giới Mỹ và Mễ. Cho những người nhập cư bất hợp pháp khỏi bị chết đói, chết khát khi băng qua biên giới. Ông Dan móc tiền ra hăng hái đóng, Mai cũng bắt chước đóng theo. Ông Bill phản đối, bảo đừng tiếp tay giúp bọn nhập cư bất hợp pháp vào phá rối và làm hỗn loạn nước Mỹ. Ông Dan nói với ông Bill: “ “Tổ tiên ông cũng từ đâu đó bên châu Âu đi tìm đất sống mà vào đây lập nghiệp. Nếu ngày xưa, họ không cho tổ tiên ông vào Mỹ, thì ông nghĩ sao?”” “ “Không nghĩ sao cả. Việc nhập cư đã có chính sách của chính quyền. Có luật pháp quy định. Đóng tiền mua thức ăn và nước uống cho những kẻ nhập cư bất hợp pháp, là vô tình phạm vào luật.”” Ông Bill quay qua Mai, hỏi với giọng xoi mói: “Thế thì trường hợp của cô ra sao? Sao không ở bên xứ cô, mà lại vào đây? Cô vào đây bằng cách nào?”” ”Tôi đi tị nạn chính trị. Được chính quyền Mỹ chấp thuận cho vào đây tìm tự do sinh sống.”” “Tị nạn chính trị ? Như cô, thì làm được cái gì mà phải đi tị nạn?”” “Không sống nổi với chế độ độc tài, tôi ra đi. Chín phần chết một phần sống, đi tìm tự do.”” “Không có tự do thì không sống được sao?”” Mai giận, không cần giữ lịch sự nữa, nói gằn lại, mà nước mắt rưng rưng: ”Đúng. Không có tự do thì có sống cũng tệ hơn chết. Nè ông Bill, nếu chính quyền tịch thu nhà ông, lấy hết tài sản ông, lấy sạch tiền trong chương mục trong ngân hàng của ông, rồi đuổi ông lên rừng ở, hoặc bắt ông đi tù khổ sai, vì ông có một chút của cải. Không cho ông đi từ thành phố nầy qua thành phố khác. Công an luôn luôn dòm ngó, báo cáo và hạch hỏi từng hành động, từng lời nói của ông, sống trong lo âu sợ hãi, thì ông có muốn đi tìm tự do không?”” Ông Bill trề cái môi dưới ra dài, nói mai mĩa: “Cô tưởng tôi là trẻ con năm sáu tuổi hay sao mà nói những chuyện hoang đường ngô nghê vô lý như thế được?”” Một ông trong nhóm cũng cười khành khạch, và hóm hỉnh nhìn Mai, có lẽ ông ta cũng đồng tình với ông Bill, mà cho rằng Mai đặt điều một cách ngô nghê ấu trỉ. Mai rưng rưng nước mắt, biết là không thể nói cho ai tin được. Phải có sống mới biết. Nói theo giọng ông ************, là phải “kinh qua” mới biết rõ. Mai nói, giọng đầy cả nước mắt: “Tôi đi tìm tự do. Tôi xác định. Các ông không tin thì tôi cũng không cần. Nước Mỹ cho tôi đến đây để được tự do sinh sống, tránh độc tài, áp bức. Nếu không có độc tài áp bức, thì tôi không bao giờ bỏ quê hương mà ra đi, đón nhận trăm ngàn hiểm nguy, chín phần chết, một phần sống. Các ông có biết gần nửa triệu người Việt Nam chúng tôi đã bỏ mạng trên biển không? Anh trai tôi, và em gái tôi cũng đã chết trên đường đi tìm tự do.”” Nói đến đây, Mai không cầm được xúc động, và òa khóc. Tiếng khóc của Mai làm cho mọi người trong phòng tái mặt, sợ hãi. Ông Bill bỏ đi ra khỏi phòng. Chiều hôm đó, sau khi mọi người về hết, chỉ còn Mai và ông Dan trong phòng làm việc. Ông Dan ôn tồn nói: “Tôi hiểu hoàn cảnh của cô. Không ai muốn lìa bỏ quê hương mà ra đi cả. Khi đã quyết định ra đi, dù cho vì bất cứ lý do nào, thì cũng là chính đáng. Bố mẹ tôi đã lìa bỏ Ái Nhĩ Lan, đem tôi qua đây khi còn bé, cũng vì không sống nổi nơi quê nhà. Cô có nghe cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào năm 1929 không? Có lẽ cô còn nhỏ tuổi, không biết đâu. Khủng hoảng kinh tế thế giới, người người không có công ăn việc làm. Ở Ái Nhĩ Lan không đủ ăn. Lúc đó tôi mới vài ba tuổi gì đó thôi. Bố tôi bán sạch hết nhà cửa, đồ đạc, vay mượn thêm tiền, mua vé tàu thủy đem mẹ con tôi qua Mỹ để kiếm ăn, có ông cậu tôi đi theo. Nghe đâu đi cả mấy chục ngày rề rề trên biển mới thấu Mỹ, đến hải cảng New York. Dạo nầy, ngay cả dân Mỹ cũng thất nghiệp tràn đìa. Hàng ngày, thiên hạ xếp đuôi dài, chờ hàng ba bốn tiếng đồng hồ để được bố thí một bữa ăn. Dân địa phương còn chưa kiếm ra việc làm, thì bố mẹ tôi mới đến, lạ nước lạ cái, làm sao tìm ra việc để sinh sống. Thế nhưng dân Âu Châu vẫn cứ ùn ùn kéo đến Mỹ, vì bên Âu Châu cuộc sống vô cùng khó khăn. Tôi không biết bố mẹ tôi làm sao mà sống còn qua thời gian đó. Dạo nầy, chưa có một chương trình trợ cấp xã hội nào cả. Gia đình chúng tôi, bữa no, bữa đói thường trực. Tôi không biết sau đó bao lâu, thì vì tuyệt vọng quá, bố tôi một mình, tách qua Úc Châu, hy vọng kiếm được việc làm, và dành dụm tiền, đưa gia đình qua sau. Chắc khi chia tay, bố mẹ tôi buồn khổ lắm. Nhưng không còn đường nào hơn. Bố tôi đi, mẹ tôi gánh hết trách nhiệm nuôi hai con và ông cậu tôi. Không biết làm sao mà mẹ tôi đã vượt qua những ngày tháng khốn khó đó được. Dạo nầy, tôi còn nhỏ quá, không biết, và không nhớ chi tiết về tin tức của bố tôi. Nhưng hình như một thời gian sau, chúng tôi bặt tin của ông. Không biết ông bệnh chết hay gặp tai nạn ở một nơi nào đó rồi. Cũng có thể ông gặp khó khăn quá, khốn khó quá, và biết không thể làm gì hơn để giúp đỡ vợ con, nên vắng luôn tin tức. Mẹ tôi khổ nhọc cùng cực, và không kiếm ra việc làm, đành nhắm mắt đưa chân, đem con và em theo đoàn người xuyên lục địa đi về miền Tây nước Mỹ. Nghe nói miền Tây đất đai mầu mỡ, thưa người, công ăn việc làm dễ kiếm hơn. Mẹ tôi dừng chân phiêu bạt lại thành phố San Francisco. Ở đây, bà kiếm ra được những việc lao động tay chân tại các tiệm giặt, tiệm ăn và tiệm bán rau cải để nuôi con và nuôi em. Bà làm lụng cực nhọc đến phát bệnh lao phổi mà chết. Để chúng tôi lại cho ông cậu, khi đó ông mới mười sáu tuổi, ông đưa lưng ra gánh lấy trách nhiệm nuôi nấng hai đứa cháu thơ dại. Ông cậu thay bố mẹ nuôi chúng tôi, chắt chiu có nhau trong tình thương. Ông đã hy sinh cả tuổi trẻ để nuôi nấng các cháu. Ông làm lụng đầu tắt mặt tối để nuôi chúng tôi ăn học, gây dựng tương lai cho chúng tôi. Ông cậu thường khuyên rằng, nếu không có một tài ba nào đặc biệt, thì phải lo học để tương lai khá hơn, đó là con đường dễ dàng nhất cho mọi người thoát cảnh đói, nghèo. Ông không có một thú vui riêng nào, cũng không có bạn bè, trai gái, chăm sóc chúng tôi như con ruột. Hai anh em tôi cứ nhởn nhơ trong bảo bọc cực nhọc của ông cậu, và buồn bã không nguôi vì nhớ mẹ, thương cha . Khi chúng tôi đã khôn lớn, đã lập gia đình, và có con cái, thì mới biết thấm thía công ơn khó nhọc của ông. Và ông vẫn ở mãi trong tình trạng độc thân cho đến già. Tôi cũng chưa làm được gì để báo đáp ơn ông, thế mà thỉnh thoảng còn vay mượn tiền của ông nữa. Ông khi nào cũng hào phóng, hết lòng hết dạ với các cháu.”” Ông Dan thấy Mai liếc nhìn đồng hồ trên tường, ông ngưng nói, cất giấy tờ vào cặp, chuẩn bị ra về. Trước khi ra cửa, ông nói thêm: “Thế hệ di dân thứ nhất, thường phải chịu trăm ngàn khó khăn, đôi khi tưởng như không qua được, và ai cũng phải nỗ lực, cố gắng để vươn lên. Nước Mỹ nầy, có nhiều cơ hội tốt cho bất cứ ai, nếu họ quyết tâm. Tôi nghĩ, những người di dân ngày nay, có nhiều thuận lợi và được giúp đỡ nhiều hơn chúng tôi ngày xưa. Đó là những chương trình phúc lợi xã hội, những trợ cấp tài chánh mà ngày trước không hề có.”” Mai không ngờ ông Dan cũng thuộc thế hệ di cư thứ nhất. Ông cũng đã từng đói, khổ, gặp khó khăn trên đất mới, có lẽ nhờ vậy nên ông đối xử đầy tròn với những người đồng cảnh ngộ đi sau. Trên vùng đất mới nầy, Mai chưa hề một lần đói, lạnh. Dù khó khăn ban đầu thì tràn ngập, nhưng lại được no ấm, đầy đủ. Được trợ cấp một thời gian khi mới đến, và công việc làm ăn lúc ban đầu, thì cũng có khó khăn, nặng nhọc, nhưng cũng không phải khó khăn trăm bề như những người di cư thuở trước. Bây giờ, còn có thể vay tiền đi học, làm việc bán thời gian tại trường đại học, đủ cho cuộc sống của sinh viên nghèo. Có lần vui, ông Dan đưa hình vợ con cho Mai xem. Ông có một người con trai và ba cô con gái. Mấy cô con gái mặt mày thanh tú, thân hình đẹp dẽ, có hai cô được chọn vào ban múa để reo hò, tán trợ tinh thần các đội thể thao thành phố nhà. Tấm hình vợ ông hồi trẻ sắc sảo và đẹp như minh tinh màn ảnh thuở xưa. Mai hỏi: “Làm sao mà ông làm quen được với một người đẹp như thế nầy? Tôi nghĩ, sắc nước hương trời như bà, thì có biết bao nhiều người theo đuổi, ông làm sao mà chinh phục được trái tim bà, giỏi thế?”” Ông cười, nụ cười vui vẻ, thỏa mãn: “Vợ tôi là bạn học của cô em tôi. Bà nầy gốc người Nicaragua, Nam Mỹ. Hai cô chơi thân nhau lắm.”” “À, thì ra thế. Cô em của ông chắc cũng đẹp lắm? Bây giờ bà ấy ở đâu?”” Ông Dan lặng người đi một chốc, rồi đưa ngón tay chỉ lên trời, run run nói: “Tôi tin, bây giờ, em tôi ở trên đó, nước Chúa. Bình yên và vui thú hơn khi còn sống ở trần gian.”” Rồi ông kể cho Mai nghe cuộc đời của cô em ông. Chồng của bà chết vì tai nạn xe. Bà buồn và quẫn trí mất một thời gian dài. Mỗi tuần hai lần, ông vào bệnh viện tâm trí thăm, và an ủi bà. Khi xuất viện, đầu óc bà không còn được bình thường nữa. Cứ bị mất việc hoài, mỗi việc, bà làm được năm sáu tháng thì bị đuổi. Rồi cách đây hai năm, bà chết vì bị uống lạm thuốc. Người ta nghi bà tự vẫn, nhưng ông không tin như vậy, vì bà có đạo, và ngoan đạo, mà luật đạo thì cấm hủy hoại thân thể. Khi kể đến đây, hai con mắt ông đỏ hoe, tiếng nói lắp bắp nhiều hơn. Ông lắc đầu, hạ giọng buồn bã: “Không có gì mệt hơn chăm sóc một người bệnh tâm thần. Thà bệnh gì khác, người bệnh còn nghe, còn biết. Người bị tâm thần họ suy nghĩ cách khác, và không chịu nghe ai cả.”” Suốt trong hai năm liên tiếp, trưa nào ông Dan cũng vội vã cầm miếng bánh mì, rời sở sớm chừng mười phút trước giờ nghỉ ăn trưa. Không biết ông đi đâu, không ai dám hỏi, mà cũng không ai muốn xen vào đời tư của người khác. Đúng giờ làm việc, ông Dan trở lại với mồ hôi lấm tấm. Cả những ngày mùa đông ướt át, lạnh lẽo, ông cũng hấp tấp ra đi. Mai nghĩ, không chừng ông nầy có một bà tình nhân, che dấu ở đâu đó. Mấy ông có vẻ hiền lành bên ngoài, thường hay lén lút làm chuyện động trời. Sau nầy, ông khai ra là mỗi ngày đi thăm ông cậu tại viện phục hồi. Cậu của ông bị bệnh teo bắp thịt, và không còn đi lại được, phải nằm trên giường. Mỗi ngày, ông đón xe buýt đến thăm, và an ủi ông cậu, để ông nầy bớt thấy cô đơn. Ông cậu đã già, không vợ không con. Thật ra, những năm sau nầy, ông có một bà bạn. Hai người muốn kết hôn mà không được, vì bà nầy li dị, mà chồng cũ thì còn sống. Họ đều là những người theo đạo Chúa thuần thành, luật đạo không cho phép tái giá nếu khi người chồng, hay người vợ cũ còn sống. Một ngày thứ hai trong tuần, ông Dan vui vẻ rộn ràng, cứ cười cười hoài. Mai hỏi ông có chuyện gì vui không. Ông Dan cười tươi và nói: “Tuyệt vời. Một cái đám cưới tuyệt đẹp, hiếm hoi.”” “Đám cười của ai ?”” “Đám cưới ông cậu của tôi. Ông rể nằm trên giường, cô dâu mặc áo dài thụng đứng bên cạnh. Cả cô dâu và chú rể đều trên bảy mươi tuổi. Tội nghiệp cho hai người, thương nhau gần cả chục năm trời, mới được phép kết hôn. Họ lo làm gấp, sợ không kịp nữa, vì ông cậu tôi đã yếu lắm rồi.”” ““Thế thì... ông chồng cũ của bà ấy vẫn còn chứ? Họ vượt qua cái luật khắt khe của đạo là đúng” Mai bàn luận. “Không. Ông chồng cũ bà ấy mất cách đây chừng mươi ngày”” Mấy tuần sau, cậu của ông Dan chết. Có lẽ được lấy vợ trước khi chết, cũng là một an ủi lớn cho ông già nầy. Mai có đi đưa đám. Ông nằm thanh thản trong quan tài, mặt xương và tái, miệng hơi cười. Bà vợ già của cậu ông Dan khô đét như con mắm, mặt nhăn nheo như một tờ giấy vò nát. Nghĩ đến tấm lòng nhân hậu của cậu ông Dan mà Mai cảm phục, và nghĩ đến các ông Thánh. Đời có những vị thánh sống không ai biết, không ai xưng tụng, ca ngợi, có lẽ họ cũng không cần các thứ đó. Trong tang lễ, Mai gặp bà vợ ông Dan. Bà nầy bị bệnh run rẩy tay chân. Run bần bật không ngừng. Bà không còn một nét đẹp nào trong những tấm hình mà ông Dan đã cho Mai xem. Thỉnh thoảng bà gắt gỏng than phiền những chuyện không đâu. Ông Dan cứ thì thầm với bà: “Xong, xong rồi, mọi việc xong cả rồi. Bà đừng nói nữa.”” Nhà ông Dan ở phía Bắc của cầu Golden Gate, một thành phố nhỏ hiền hòa. Ông Dan cùng một nhóm đồng nghiệp đi xe chung. Mỗi khi có họp ra trễ, không kịp cùng về xe chung, thì ông phải dùng phương tiện chuyên chở công cộng. Từ sở về nhà, phải thay bốn tuyến xe, chưa kể đi bộ và chờ đợi. Về đến nhà thì đã gần mười giờ đêm. Thế mà có khi ông phải nấu ăn vào giờ đó, vì bà vợ bị bệnh run rẩy tay chân, không làm được, sợ tai nạn. Không hề nghe ông than van khổ nhọc, khó khăn. Nhiều lúc Mai thấy ông Dan vất vả quá, khuyên ông nên lái xe đi làm vào những ngày có họp, hoặc những khi biết không về kịp với chuyến xe đi chung. Ông Dan lắc đầu cho biết, từ mấy năm qua, ông không có xe. Không thể mua xe, vì có xe thì bà vợ dành lấy mà lái. Bà run tay chân, và tâm trí không còn bình tĩnh, bà đã gây nhiều tai nạn. Các hãng bảo hiểm khước từ, không bán bảo hiểm tai nạn cho ông. Dù bà đã bị rút bằng lái, nhưng bà vẫn cứ lái xe. Bà không sợ ai cả. Ông không muốn bà bị tù, và nếu bà có ở tù, thì ông còn khổ hơn bà nữa. Không có xe là giải pháp tốt nhất. Mai rùng mình, không thể tưởng tượng được một người sống trên đất Mỹ mà không có chiếc xe để đi làm ăn. " Thế thì làm sao mà ông đi chợ, đi mua hàng hóa?" Ông cười nói: "Đi chợ? Cứ đẩy chiếc xe có bốn bánh từ chợ về nhà như mấy ông vô gia cư, rồi đem xe trả lại. Khi nào thuận tiện, gặp lúc ông bà hàng xóm đi chợ, thì xin đi theo." " Bất tiện quá nhỉ!" " Thì cũng phải chịu, chứ làm sao bây giờ?"
Nhiều buổi sáng ông Dan vào sở với hai con mắt đỏ ngầu, dáng điệu mệt mỏi, tay che miệng ngáp lia lịa. Ai cũng đoán biết là đêm qua ông bị bà vợ quấy phá, không cho ngủ. Bà ngủ gà ngủ gật suốt ngày, nên ban đêm không ngủ được, quấy quả, làm ông mất ngủ theo. Bạn bè khuyên ông nên ngủ riêng, vì ông cần ngủ đủ, để có sức khỏe mà đi làm. Ông thường nói rằng: "Vợ chồng, những khi đau yếu cần có nhau, an ủi nhau. Khi khỏe mạnh thì ngủ chung, khi đau yếu thì ngủ riêng sao được?" Không ai dám bàn thêm gì cả. Có người thì chê ông vụng tính, nếu không lo giữ gìn sức khỏe, khi gục xuống, lấy ai lo cho cả hai ông bà? Có người thì khen ông là người nhân hậu, tình nghĩa.
Có lần ông Dan lái xe sở đi công tác ở một thành phố cách xa hơn một trăm dặm, hai ba ngày sau vẫn chưa thấy về, cũng không nghe ai nhắn gì cả. Toàn sở nhốn nháo kêu điện thoại tìm ông. Kêu điện thoại về nhà ông, không có ai trả lời. Sở phái người đến nhà gõ cửa, cũng không ai mở. Cuối cùng, người ta tìm ra ông nằm trong bệnh viện ở thành phố mà ông đi công tác. Ông ngất xỉu, được đem vào phòng cấp cứu, bác sĩ quyết định giải phẫu ngay. Mai hỏi đồng nghiệp trong sở xem ông bị bệnh gì. Một ông cười cười, đưa bàn tay chặt ngang phía dưới một nhát, và bảo : "Đi đong, không còn gì nữa. Chẳng còn là đàn ông, mà cũng chẳng là đàn bà". Mai không dám hỏi thêm nữa. Ba tuần sau, ông Dan trở lại làm việc, trông ông hồng hào hơn cũ. Mai không dám đả động đến cái bệnh của ông Dan, sợ ông xấu hổ. Mai chỉ biết chúc mừng ông trở lại, và nói vài lời an ủi. Về sau, Mai biết ông bị xuất huyết bao tử vì quá lo lắng, và phải giải phẫu gấp. Mấy người con của ông Dan cũng gây cho ông không biết bao nhiêu rắc rối, mà ông phải gánh chịu. Anh con trai đi lính, bị đuổi khỏi quân trường, về nhà ở với ông hơn cả năm, không làm ăn gì cả. Ông phải vay mượn tiền của ngân hàng, để cho anh nầy hoàn trả cho quân đội. Cô con gái lớn, lấy chồng được mấy năm, có một đứa con, thì li dị. Cô nầy cũng dọn về ở với ông bà, và gây cho ông nhiều rắc rối nhất. Ông nói với Mai: "Khi có con, thì trách nhiệm và tình thương còn đeo đuổi mãi, có nhắm mắt nằm xuống, may ra mới hết được. Con cái, dù nó có tội lỗi, có tù đày, mình cũng cứ thương." Có lần, ông Dan xin nghỉ phép một tuần, để đi vào miền núi xa, hoang vắng. Thuê một căn phòng nhỏ trong một tu viện để tĩnh tâm, để được ngủ yên, và không còn suy tư, không còn lo lắng, bận rộn gì nữa. Ngày hai lần xuống phòng ăn của tu viện dùng bữa, được các bà phước dọn sẵn. Tạm quên đi cuộc đời nhiều rắc rối bất hạnh của ông. Thì ra, ông không hề đọc sách thiền, mà ông cũng biết chuyện thiền, để rũ bỏ phần nào khổ đau đang gánh nặng. Mai có đưa quảng cáo các lớp học thiền, do các vị tăng sư tổ chức, ông chỉ cám ơn, mà không tham dự. Rồi ông Dan đột ngột tuyên bố về hưu, làm Mai choáng váng, buồn, như sắp mất đi một cái gì quý báu. Mười mấy năm làm chung với ông Dan, Mai chưa hề nghe ông thúc hối, to tiếng la rầy, hoặc tỏ thái độ bực mình với ai. Vì cách đối xử nhã nhặn, lịch sự, dịu dàng của ông, nên ai cũng cố gắng làm việc, làm hết lòng, không chờ ông nhắc nhở. Hoàn cảnh gia đình ông như vậy, khó khăn và rắc rối triền miên, mà khi nào ông cũng giữ được phong thái bình tĩnh, nhẹ nhàng, không đem cái cáu bẵn từ nhà vào sở. Khi nào cũng nói lời tử tế, như : " Anh , chị có vui lòng làm giúp tôi việc nầy không?” Hoặc: “Việc nầy họ thúc hối quá, không biết mình làm có kịp hay không, thôi thì rán làm đến đâu hay đến đó, đừng quá lo lắng, không kịp cũng chẳng chết ai”. Với cách nói tử tế đó, không ai nỡ phụ lòng tốt của ông. Để đáp lại, gặp những lúc công việc khẩn cấp, Mai bỏ cả giờ ăn trưa, bỏ cả giờ nghỉ xả hơi, gắng làm cho xong việc, kịp hạn định. Ông không thúc hối, không làm áp lực. Mười mấy năm làm việc với ông, Mai cảm thấy thong dong, nhẹ nhàng, và trong cái văn phòng nầy, có sự ấm áp, có yên ổn, an bình. Bây giờ, ông Dan tuyên bố về hưu, không biết người chỉ huy mới có tạo được cái không khí thoải mái, dễ dàng nữa không. Bởi vậy, nên Mai buồn. Ông Dan cho biết, mấy năm sau nầy bệnh vợ ông trở nặng, ông phải đem vào nơi chăm sóc đặc biệt, cho bà ở hẳn trong bệnh viện. Chi phí mỗi năm tốn gần trăm ngàn đồng. Ông không đủ tiền để trang trải chi phí, nên phải xin nghỉ hưu sở nầy, và đi làm việc cho nơi khác. Nếu cả tiền hưu sở nầy, cọng với tiền lương sở mới, may ra mới đủ chi phí chăm sóc bà vợ. Ông ra làm kỹ sư cho hãng thầu xây cất, đứng giữa trời gió bụi, nắng mưa và xe cộ nguy hiểm. Thời khắc làm việc lại bất thường, không kể ngày đêm, mà tuổi già thì bệnh hoạn, mệt mỏi. Những công tác xây cất xa lộ, thường làm đêm khuya khoắt để tránh kẹt xe. Ông Dan vẫn không ngại ngần, thức trắng đêm trong khói bụi công trường. Có lần Mai hỏi ông Dan rằng, trong đời, có khi nào ông được thong dong, thanh thản hay không? Ông Dan cười trả lời rằng: "Mình phải tự tạo lấy cái thong dong, thanh thản. Chứ cuộc đời là một chuỗi dài khó khăn, trắc trở, đau buồn. Nhưng mình cũng có những khoảng trống xen lẫn, để mà tự tạo lấy niềm vui, nắm lấy vài phút giây hạnh phúc. Nếu không, thì gục ngã ngay.”” Nhìn vào cuộc đời ông Dan, Mai tự thấy mình quá hạnh phúc, quá sung sướng, được trời dành cho vô vàn ân sũng, nên thường không dám đòi hỏi gì hơn, chỉ mong được yên bình khỏe mạnh là đủ./. Tràm Cà Mau Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 01/Oct/2024 lúc 8:02am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23127 |
Gởi ngày: 03/Oct/2024 lúc 8:34am |
Những Nhà vệ sinh Tôi Đã Đi QuaHình minh họa Một nơi mà bất cứ ai khi đi du lịch cũng bắt buộc phải thăm viếng, “tham quan”, nhiều khi còn quan trọng, cần thiết hơn cả đền đài, lăng miếu, đó là....... nhà vệ sinh. Đi qua nhiều nhà vệ sinh trên thế giới, tôi nhận ra một điều là nhìn vào phòng vệ sinh công cộng của một nước, nhất là nhà vệ sinh công cộng của dân bản xứ, là ta có thể nhìn thấy rất rõ bộ mặt thật của giới lãnh đạo của nước đó. Nhà vệ sinh càng hôi thối, bẩn thỉu, đầy ròi bọ thì bộ mặt thật của giới lãnh đạo nước này cũng vậy . EUROPE Những cường quốc châu Âu vốn tự hào là có một nền văn minh cao hơn mọi người nhưng các nhà vệ sinh còn nhiều bất tiện. Các nhà vệ sinh ở những nơi công cộng thường thiếu, không cung ứng đủ nhu cầu ở những nơi có hàng ngàn du khách viếng thăm một lúc nên tình trạng giữ gìn vệ sinh thiếu kém và phải chờ đợi lâu ví dụ như ở quảng trường St Peter ở Vatican chẳng hạn. Du khách thường phải vào các tiệm ăn, quán nước ăn uống để dùng phòng vệ sinh. Nếu không ăn uống thì phải trả tiền. Trong phòng vệ sinh thường có một mụ già trông như bà chằng đứng đòi tiền, nếu không trả tiền trước thì sẽ bị nghe tiếng Ý, tiếng Tây, tiếng Tây Ban Nha…, có khi bị chận lại không cho vào. Vì thế du khách lúc nào cũng phải thủ vài đồng tiền lẻ trong túi mà phải là tiền địa phương, nhiều chỗ không nhận tiền đô la, nhất là lúc này Mỹ kim bị mất giá. Mấy đồng bạc lẻ đối với một người du khách không đáng vào đâu nhưng khiến du khách muốn tìm cái tiểu tiện hay đại tiện mà chỉ thấy bất tiện, phiền toái nhất là đang khi cái bọng nước căng tức óc ách, cảm thấy thương hại cho những người giữ phòng vệ sinh và cảm thấy ô nhục cho nước chủ nhà thật là ti tiện. Nhất Tây phương và có lẽ cả thế giới là nhà vệ sinh công cộng của Hoa Kỳ. Vào nhà vệ sinh Hoa Kỳ có được cái cảm giác thư thái, nghỉ ngơi đúng như cái tên gọi rest room. Ở Á châu hầu hết các nhà vệ sinh công cộng còn thua xa các nước Tây phương. Ở nhiều quốc gia này, nhiều khi thật là kinh tởm và kinh hoàng, rợn người khi bước vào. INDIA Bước xuống phi trừơng Dheli, cái hàng chờ kiểm tra nhập cảnh ngoằn ngoèo cả
ngàn người xếp hàng. Trong khi chờ đợi, bực bội, bước vào phòng vệ sinh muốn
tìm một chút thoải mái. Bước qua cửa. Bồn tiểu kiểu dân gian Ấn Độ nhuộm mầu cà
ri vàng khè, nồng nặc mùi khai. Người gác cửa một tay cầm một lon nước, một tay
cầm mớ giấy vệ sinh cũng vàng khè mầu gia vị masala. Người dùng có quyền chọn
lựa. Nếu lấy lon nước (thường là dân bản sứ) thì phải cho tiền trà nước (tiền
tip), có ít một chút cũng không sao, còn nếu cầm xấp giấy thì bắt buộc phải trả
tiền mua giấy. Anh ta bán giấy chứ không cho giấy. Bán thì có giá của nó. Chịu
không nổi, không thể bước thêm vào trong nữa, tôi phải dội ra ngay. Những ngày
sau đó, ngồi trên xe bus, xe lửa ngắm cảnh bên đường. Buổi sáng sớm, sát cạnh
ven đường, hàng dẫy người, ngồi xổm, bên cạnh để một lon sữa bò đựng nước, ngắm
nhìn du khách đi qua. Những ghat (bến) sông Hằng ở Varanasi là những cái nhà vệ sinh
khổng lồ, lớn nhất thế giới. Người ta thưởng thức tất cả tứ khoái và chiêm bái
thần linh, ma quỉ tại chỗ cùng chung với thú vật, xác người… Chưa ở một nơi nào
tôi thấy đàn ông thản nhiên đứng tè giữa phố đông người qua lại, cùng chung với
bò thờ như ở xứ này. CHINA Trung Hoa đang cố vươn lên thành đại cường quốc nhưng phòng vệ
sinh hãy còn chưa thấy được tới mức… đại tiện (lợi). Ở những khu xóm tân tiến
đầu xóm thường có nhà cầu công cộng nhưng du khách khuyên không nên bước vào.
Ngay cả những nơi dành cho du khách cũng rất ư là thiếu… cách mạng. Những phòng
vệ sinh tại phi trường hiện đại, nhà vệ sinh làm theo kiểu Tây phương, bước
vào, mù mịt khói thuốc lá, ngộp thở. Phải nín thở. Mắt cay xè, vừa trút bầu
nước vừa khóc ròng ròng. Mấy ông chui vào phòng vệ sinh hút thuốc. Mẩu thuốc lá
đầy trong bồn tiểu. Đi máy bay Trung Hoa, nhà vệ sinh cũng khủng khiếp. Nếu vô
phúc ngồi phải những hàng ghế gần phòng vệ sinh thì sẽ phải ngửi mùi nồng nặc
từ trong đó xông ra suốt cả một chuyến bay dài. Gần đây nhân dịp Thế Vận Hội 08-8-08, cố gắng giữ cho mặt mũi nước Trung Hoa
được vệ sinh hơn, chính phủ đã cho xây một số nhà vệ sinh ở những nơi có nhiều
du khách viếng thăm và tự hào xếp loại nhà vệ sinh giống như xếp hạng các khách
sạn theo số lượng ngôi sao. Tôi bước vào một phòng vệ sinh 4 sao ở Tử Cấm Thành
tìm cái tiền tiện nho nhỏ “bốn sao”. Bồn vệ sinh theo kiểu Tây phương nhưng
dùng chung với hàng triệu dân Trung Hoa ghiền trà đặc không lau rửa thường xuyên
nên nhuộm màu nước trà đặc, đóng cáu bẩn giống như cáu bẩn nước trà đặc trong
bình trà, trông như đồ giả cổ Trung Hoa. Sự bảo trì vẫn mang tinh thần đại đồng
của chủ nghĩa cộng sản, nghĩa là làm cho xong. Số lượng bồn tiểu không đủ cung
ứng cho người dùng, người chờ đông như kiến. Ở Hoa Kỳ luật lệ bắt buộc những cơ
sở công cộng phải cung cấp số bồn vệ sinh tính theo số người dùng. Nhà vệ sinh
của Liên Xô vĩ đại vốn theo chủ nghĩa cộng sản cũng không hơn gì Trung Hoa. VIETNAM Tôi đi du lịch Việt Nam trong một tour của người Mỹ tổ chức. Bước xuống phi trường Nội Bài, vào phòng vệ sinh. Phi trường mới xây nhưng nhà vệ sinh để lộ cho thấy kỹ thuật xây cất còn theo kiểu tiểu công nghệ hay những tay thợ làm cẩu thả. Đi tiểu, rửa tay xong, tôi và một vài ông Mỹ trong đoàn nhìn quanh tìm giấy lau tay. Tìm mãi không thấy. Cuối cùng tìm thấy một vật trông như cái hộp hở miệng giống như cái lò nướng bánh mì (toaster) lớn. Đây là cái “lò” xấy tay. Người dùng đút tay vào lò xấy cho khô tay. Nhìn vào lò, mốc meo mọc đầy vì nước ở tay nhỏ xuống hợp với độ ấm của lò tạo ra một môi trường thuận tiện cho mốc meo mọc. Một cái lò cấy nấm mốc. Trong “lò” có cả mẩu thuốc lá. Sự bảo trì, không đạt tới “chỉ tiêu”, “chỉ đạo” kém. Mấy ông Mỹ chậm hiểu không biết là cái gì vì không có đề chữ (dù là chữ Việt). Bao nhiêu chữ nghĩa ban “quản lý” để dành viết khẩu hiệu. Đáng lý nếu hà tiện chữ nghĩa hay ngại viết tiếng Anh thì cũng nên vẽ cho một cái hình cũng được. Chẳng ai dám thò tay vào lò. Để xoa dịu và để giữ mặt cho quê hương, tôi móc túi lấy gói giấy lau tay chia cho mọi người. Đền Ngọc Sơn ở Hồ Hoàn Kiếm giữa thủ đô Hà Nội là chỗ thờ các đấng thiêng liêng, thần thánh, một trong những biểu tượng tiêu biểu của thủ đô ngàn năm văn vật, tiếp đón hàng trăm du khách một lúc, vậy mà chỉ có một cái “nhà ỉa” kiểu ngồi xổm nhỏ như cái chuồng xí, mùi nồng nặc, nước rửa tràn ra ngoài lênh láng, chắc chắn làm ô nhiễm nước hồ. Rồi đây Rùa Thần chắc sẽ về chầu trời sớm để được siêu thoát. Phóng uế ngay trên các đại lộ chính của thành phố vẫn còn thấy khắp nới. Chẳng đâu xa, ngay bên kia đường của khách sạn bốn sao chỗ tôi đang ở, trên tường giữa những khẩu hiệu rực rỡ mầu máu đỏ da vàng ca tụng đảng và nhà nước nổi bật rõ mồn một câu “khẩu hiệu” mầu trắng Cấm ỉa. Tôi không có dịp “tham quan” một phòng vệ sinh công cộng dân dã của Việt Nam ta ngày nay để xem ra sao, nhưng dừng chân dọc đường nhìn các nhà vệ trong các quán ăn thật là lợm giọng. Hành nghề y khoa nên có “tật” phải rửa tay trước khi ăn, nhưng tôi không dám bước chân vào phần lớn các nhà hàng ăn nổi tiếng của người Việt Nam ở trong nước (và ngay cả ở hải ngoại) vì bước vào, lúc ra sẽ không dám ăn. Tôi phải dùng giấy lau tẩm cồn lau tay trước khi ăn, rồi sau khi ăn xong mới dám liều mình bước vào nhà vệ sinh. Hầu hết các nước Á châu khác và ở hải đảo, ngoại trừ Úc, nhà vệ sinh công cộng cũng đều tồi tệ. JAPAN Chỉ có một nơi ở Á châu mà phòng vệ sinh tôi cho là sạch sẽ vào
bậc nhất là Nhật Bản. Một trong những yếu tố giúp người Nhật sống lâu là vấn đề
vệ sinh. Người Nhật rất sạch sẽ. Nhà vệ sinh công cộng của Nhật ở những nơi có
du khách tới rất tiêu chuẩn, đầy đủ, chăm sóc kỹ lưỡng, sạch sẽ, miễn phí, đạt
tới mức một chín một mười so với ở Mỹ. Nhân viên lau chùi cầu tiêu Nhật làm
việc với tinh thần Thần Đạo, Võ Sĩ Đạo. Họ rất hãnh diện và tự hào khi nhìn
thấy phòng vệ sinh của nước mình sạch sẽ. Về tiện nghi họ còn hơn cả Mỹ. Họ cung cấp tay vịn ở bồn tiểu loại đứng cho các
người tàn tật phái nam, có cả bồn rửa trôn (bidet) cho phái nữ và bồn rửa tay
riêng cho trẻ em.
Phòng vệ sinh có hai loại: một loại theo Tây phương và một loại cổ
truyền Nhật dành cho những người thích ngồi xổm kiểu Á châu dân dã. Ngoài cửa
mỗi loại nhà vệ sinh đều có bảng hiệu vẽ hình chỉ rõ. Lưu ý là nếu dùng bồn cầu
ngồi xổm Nhật Bản thì ngồi quay mặt vào trong (để lỡ cửa có bung ra cũng an
toàn không bị ai nhìn thấy). Phía trong có tay vịn giúp những người phế tật nắm
giữ khi ngồi xuống đứng lên. Nhà vệ sinh công cộng Nhật không một nước Á châu
nào sánh bằng. Đại Hàn và Đài Loan bị Nhật chiếm đóng một thời gian khá lâu
cũng học được ít nhiều cái tính sạch sẽ của Nhật nên phòng vệ sinh công cộng
của hai nước này cũng tương đối sạch. Ta cũng thấy rất rõ là ở thành phố Hội An
nhờ có người Nhật ngày xưa đặt chân tới mà thành phố còn có những căn nhà
cổ làm theo sắc thái Nhật, trông rất gọn gàng, khang trang, thanh lịch với
những phòng vệ sinh được chăm sóc sạch sẽ hơn ở phố cổ Hà Nội.
Trên nóc thế giới, ngay ở đền Potola, Lhasa Tây Tạng, ngày nay đã bị Trung Hoa xâm chiếm, phòng vệ sinh cũng bị Hoa hóa. Còn các phòng vệ sinh trong khách sạn thì Nhật ăn đứt Hoa Kỳ. Trong các khách sạn bốn, năm sao tôi ở, hệ thống phòng tắm đã tới mức “siêu hiện đại”. Bồn cầu có bàn cầu sưởi ấm, có vòi nước ấm rửa, vẽ hình cái mông và vòi nước rửa riêng cho các bà (bidet) vẽ hình đầu phụ nữ, có chỗ có thêm hơi nóng xấy khô, có xịt nước hoa. Chỉ cần bấm cái nút. Tôi giả vờ như một anh chàng nhà quê không biết tiếng Nhật và tiếng Anh bấm thử cái nút dùng cho phái nữ có vẽ hình đầu phụ nữ xem vòi nước của phái nữ có khác cái vòi nước rửa dành cho hai phái không. Vòi nước dành riêng cho phái nữ bắn ra phía trước nhiều hơn, êm dịu, mơn trớn hơn. Cũng nên biết là vòi nước giữ cố định một chỗ nhiều khi phải xê dịch bàn tọa của mình để nhắm cho vòi nước bắn trúng đích. Cách lau chùi thay đổi theo từng vùng trên thế giới, theo từng nền văn hóa. MIDDLE EAST Một lần ở Ai Cập, theo chân đoàn lạc đà vào sa mạc sống đời du mục với tộc người Bedouins, đêm về dựng lều ngủ giữa sa mạc mênh mông. Không còn gì thú hơn ngồi và hóng gió trên biển cát mênh mông dưới trời trăng lồng lộng. Trước khi đi hóng gió sa mạc, tôi hỏi xin giấy vệ sinh. Đám dân du mục rũ ra cười, cho tôi là dân tỉnh ngố, họ bảo rằng tôi cứ yên chí, ngoài đó đã có sẵn đồ chùi. Giữa hoang vu của đêm trăng sa mạc, không một bóng người nhưng tôi vẫn thấy ngại ngùng, tìm đến một mô cát rồi ngồi núp ở phía sau, không có người nhưng có chị Hằng, sợ chị xấu hổ mà chui vào nấp trong mây dấu mặt thì mất cả cái thú vừa ngắm trăng vừa hóng gió. Nhìn quanh, chỉ mênh mông cát và cát, nhiều hơn cả Hằng hà sa số, không có cả một cái lá cây, không một cọng cỏ. Cuối cùng thì tôi biết. Những người sống trong sa mạc họ chùi bằng… cát. Chịu thua. Tôi đành phải hy sinh lấy cái quần lót. Chùi xong tôi bới cát chôn chiếc quần, sợ dân sa mạc này mà biết được, họ sẽ chế diễu mình là dân… thành phố có đầu óc rởm Đây không phải là lần đầu tiên tôi dùng đồ lót. Tôi còn nhớ mãi những ngày biến động của đời sinh viên thủa trước. Lần đó theo đoàn biểu tình xuống công trường Con Rùa trước Viện Đại Học tham dự lễ “xuống tóc”của luật sư Vũ Văn Mẫu, tôi bị bắt đem về giam ở khu B tại Tổng Nha Cảnh Sát Saigon. Căn phòng hẹp như chuồng cọp giam mấy chục mạng sinh viên, phải ngồi dựa sát vào nhau, không nằm được. Góc phòng có một cái thùng vệ sinh. Có đứa đi vệ sinh xong để nguyên, có đứa đánh trịn. Tôi không thể nào làm được như thế bèn bắt đầu xé vòng quanh phần dưới của chiếc áo lót “may-ô” dùng làm giấy vệ sinh. Nhiều người ùa đến xin một mảnh áo. Tôi đã “xẻ áo” cho họ nhưng họ không hề nghĩ tới “chia cơm” cho tôi. Một mảnh áo, một miếng cơm trong tù quí hơn vàng. Khi được thả về, chiếc áo may ô của tôi chỉ còn cái vòng ở cổ, trông giống như tôi đeo kiềng. Những
người sống trong rừng dĩ nhiên dùng lá. Người Nhật nghĩ ra cách rửa
trôn này có lẽ bắt nguồn từ thói quen dùng nước của người Á châu từ ngàn
xưa. Người Âu châu ở xứ lạnh không thích rửa nước nhất là về mùa đông.
Người Âu Mỹ thích lau chùi vì thế phòng vệ sinh còn có tên gọi là toilet. Từ toilet, Pháp ngữ là toilette có gốc Pháp ngữ toile, vải (vải “toan”). Toilet là phòng “lau chùi”. Người Âu châu rửa nước chưa quen thấy… nhột. Tuy nhiên những ai đau khổ vì bệnh trĩ (trĩ ngoại) lại rất khoái. …… Biết
đến bao giờ cái bàn tọa của dân dã Việt Nam được các nhà lãnh đạo chăm
sóc như dân Nhật? Ngày nào cái phòng vệ sinh công cộng ở Việt Nam còn
chưa bằng ở Nhật thì xìn đừng nói là Việt Nam đã tiến bộ. Đi
qua nhiều nhà vệ sinh trên thế giới, tôi nhận ra một điều là nhìn vào
phòng vệ sinh công cộng của dân bản sứ của một nước là ta có thể nhìn
thấy rất rõ trình độ dân trí của dân tộc đó. Nhìn vào phòng vệ sinh công
cộng của dân bản sứ của một nước là ta có thể nhìn thấy rất rõ bộ mặt
thật của giới lãnh đạo của nước đó. Nhà vệ sinh càng hôi thối, bẩn thỉu,
đầy ròi bọ thì bộ mặt thật của giới lãnh đạo nước này cũng vậy. Người Việt mỗi lần vào phòng vệ sinh công cộng ở đất nước mình, xin hãy cúi đầu ngồi xuống mà suy ngẫm về đất nước Việt Nam mình. NHỮNG NHÀ VỆ SINH TÔI ĐÃ ĐI QUA | Bac Si Nguyen Xuan Quang's Blog (wordpress.com) |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23127 |
Gởi ngày: 04/Oct/2024 lúc 8:53am |
Tình hàng xóm láng giềng mang lại hy vọng hậu bão HeleneBà
Sarah Vekasi là một thợ gốm điều hành một cửa hàng ở Black Mountain,
North Carolina, có tên là Sarah Sunshine Pottery, được đặt theo tên tính
cách vui vẻ thường ngày của bà. Nhưng những ngày này, bà đang phải vật
lộn với chấn thương do cơn bão Helene gây ra và sự bất định về tương lai
của doanh nghiệp mình. “Tất cả những gì tôi có thể nói là tôi vẫn còn sống. Tôi không ổn lắm. Tôi không ổn. Nhưng tôi vô cùng biết ơn vì vẫn còn sống, đặc biệt là khi rất nhiều người không còn sống nữa,” bà Vekasi nói. Một điều khiến bà cảm thấy khá hơn một chút là tình bạn trong cuộc họp thị trấn hàng ngày tại quảng trường. “Thật tuyệt vời khi có thể gặp mặt trực tiếp,” bà Vekasi, người đã bị cô lập bởi những con đường không thể đi qua trong nhiều ngày, cho biết. Tại phiên họp hôm 2/10, hơn 150 người đã tụ tập khi các nhà lãnh đạo địa phương đứng trên một chiếc bàn dã ngoại lớn tiếng đưa ra những thông tin cập nhật. Giữa
sự tàn phá khủng khiếp do cơn bão chết chóc nhất tấn công vào đất liền
Hoa Kỳ kể từ cơn bão Katrina, những mối liên hệ giữa con người với nhau
đang mang lại hy vọng cho những người sống sót ở phía tây North
Carolina. Trong khi máy bay chở hàng của chính phủ mang thức ăn và nước
đến những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất và các đội cứu hộ lội qua
các con lạch để tìm kiếm những người sống sót, những người đã vượt qua
cơn bão, với số người chết đã lên tới 200, đang nương tựa vào nhau. Bà Martha Sullivan, cũng có mặt tại cuộc họp thị trấn, ghi chép cẩn thận để có thể chia sẻ thông tin — đường sá đã mở cửa trở lại, tiến độ khôi phục điện, nỗ lực khai thông dòng nước — với những người khác. Bà Sullivan, người đã sống ở Black Mountain trong 43 năm, cho biết các con bà đã mời bà đến Charlotte sau cơn bão, nhưng bà muốn ở lại cộng đồng của mình và chăm sóc hàng xóm. “Tôi sẽ ở lại miễn là tôi cảm thấy mình có ích”, bà Sullivan nói. Giúp đỡ lẫn nhau ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất Ở
những vùng núi xa xôi, trực thăng đã đưa những người mắc kẹt đến nơi an
toàn trong khi các đội tìm kiếm di chuyển những cây đổ để có thể đi
từng nhà tìm kiếm người sống sót. Ở một số nơi, những ngôi nhà chênh
vênh trên sườn đồi và bờ sông bị cuốn trôi. Theo poweroutage.us, điện đang được khôi phục chậm chạp vì số lượng nhà cửa và doanh nghiệp không có điện đã giảm xuống dưới 1 triệu lần đầu tiên kể từ cuối tuần trước. Hầu hết các vụ mất điện xảy ra ở Carolinas và Georgia, nơi Helene tấn công sau khi đổ bộ vào Bờ biển Vịnh Florida với cường độ bão cấp 4. Ngoài Carolinas, đã có báo cáo về số người tử vong ở Florida, Georgia, Tennessee và Virginia. Bà Robin Wynn mất điện tại nhà ở Asheville vào sáng ngày 27/9 và đã có thể lấy một túi đồ hộp và nước trước khi đến nơi trú ẩn mặc dù nước ngập đến đầu gối. “Tôi không biết mình sẽ đi đâu, không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Nhưng tôi đã ra ngoài và tôi vẫn còn sống”, bà Wynn nói vào ngày 2/10. Bây giờ bà ấy đã trở về nhà, những người hàng xóm của bà để mắt đến nhau. Rất nhiều người đã đến để đảm bảo mọi người đều có một bữa ăn nóng và nước, bà nói. Ông Eric Williamson, làm việc tại Nhà thờ Baptist đầu tiên ở Hendersonville, thường đến thăm nhà những thành viên không thể đến nhà thờ. Tuần này, ông là đường dây cứu sinh của họ, giao thực phẩm đáp ứng các hạn chế về chế độ ăn uống và vứt bỏ thực phẩm đã hỏng. Ngoài việc kiểm tra những thứ cần thiết, ông nói rằng điều quan trọng là chỉ cần giao lưu với mọi người trong khoảnh khắc như thế này để giúp họ biết rằng họ không đơn độc. Ông có một danh sách viết tay về những người mà ông cần đến thăm. “Họ không có dịch vụ điện thoại, ngay cả khi họ có điện thoại cố định, rất nhiều dịch vụ không hoạt động”, ông Williamson nói. “Vì vậy, chúng tôi mang thức ăn và nước uống cho họ, nhưng cũng mang theo nụ cười và lời cầu nguyện để an ủi họ”. Các tình nguyện viên ở Asheville tập trung vào ngày 2/10 trước khi ra ngoài để giúp tìm những người không thể liên lạc được do mất điện thoại và internet. Họ mang theo những hộp nước uống và hướng dẫn để đích thân mang kết quả về. Ngay cả việc thông báo cho người thân của những người đã chết trong cơn bão cũng rất khó khăn. “Thành thật mà nói, thách thức của chúng tôi là không có dịch vụ di động, không có cách nào để liên lạc với người thân”, ông Avril Pinder, một viên chức tại Quận Buncombe, nơi có ít nhất 61 người chết, cho biết. “Chúng tôi đã xác nhận được số người chết, nhưng chúng tôi không có thông tin nhận dạng của tất cả mọi người hoặc thông báo cho người thân”. Bà Pinder cho biết ngày 3/10 đánh dấu ngày thứ bảy của các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ, đồng thời cho biết thêm rằng quận không có số liệu chính thức về những người mất tích hoặc mất tích. “Chúng
tôi đang tiếp tục tìm kiếm mọi người. Chúng tôi biết rằng có những nhóm
người bị cô lập do lở đất và cầu bị phá hủy”, bà nói “Vì vậy, họ bị mất
kết nối nhưng không mất tích”. Ông Biden và bà Harris tận mắt chứng kiến Tổng thống Joe Biden đã bay qua vùng bị tàn phá ở North và South Carolina, tận mắt chứng kiến cảnh hỗn loạn do cơn bão gây ra, hiện đã giết chết ít nhất 200 người. Phát biểu sau đó tại Raleigh, North Carolina, ông Biden ca ngợi thống đốc đảng Dân chủ của North Carolina và thống đốc đảng Cộng hòa của South Carolina về phản ứng của họ đối với cơn bão, nói rằng sau thảm họa, “chúng ta gạt chính trị sang một bên”. “Nhiệm vụ của chúng tôi là giúp đỡ càng nhiều người càng tốt, nhanh nhất có thể và triệt để nhất có thể”, ông nói. Điều đó bao gồm cam kết từ chính phủ liên bang sẽ chi trả hóa đơn dọn dẹp mảnh vỡ và các biện pháp bảo vệ khẩn cấp trong sáu tháng. Khoản tiền này sẽ giải quyết tác động của lở đất và lũ lụt và sẽ trang trải chi phí cho những người ứng cứu đầu tiên, đội tìm kiếm và cứu nạn, nơi trú ẩn và cung cấp thức ăn hàng loạt. “Chúng tôi sẽ không rời đi cho đến khi các bạn hoàn toàn bình phục”, ông Biden nói. Phó Tổng thống Kamala Harris đã đến Georgia lân cận, nơi bà cho biết tổng thống đã chấp thuận yêu cầu chi trả cho các khoản viện trợ khẩn cấp tương tự tại đó trong ba tháng. Ông Biden có kế hoạch đến các khu vực thiên tai ở Florida và Georgia vào ngày 3/10. Sự tàn phá từ Florida đến Tennessee Những
nhân viên tại một nhà máy nhựa ở vùng nông thôn Tennessee, những người
tiếp tục làm việc vào tuần trước cho đến khi nước tràn vào bãi đậu xe
của họ và nhà máy mất điện, là những người nằm trong số những nạn nhân
thiệt mạng. Lũ lụt đã cuốn trôi 11 công nhân và chỉ có năm người được
cứu. Hai người tử vong. Chính quyền tiểu bang Tennessee cho biết họ đang điều tra công ty sở hữu nhà máy sau khi một số nhân viên cho biết họ không được phép rời đi kịp thời để tránh tác động của cơn bão. Các bệnh viện và tổ chức chăm sóc sức khỏe ở Đông Nam hầu hết vẫn mở cửa mặc dù phải đối mặt với tình trạng mất điện, thiệt hại do gió, vấn đề cung ứng và lũ lụt. Nhiều bệnh viện đã dừng các thủ thuật tự chọn, trong khi chỉ một số ít đóng cửa hoàn toàn. Tại Florida, các quan chức đang cho các tù nhân “có nguy cơ thấp” giúp dọn sạch những đống đổ nát còn sót lại. “Sở Cải huấn, dù sao thì họ cũng làm lao động trong tù. Vì vậy, Sở đưa họ đến để dọn dẹp đống đổ nát”, Thống đốc Ron DeSantis nói với các phóng viên vào ngày 2/10. AP *** Bão Helene càn quét Florida và GeorgiaCơn bão cấp 4 đổ bộ vào đất liền vào khoảng nửa đêm, để lại cảnh hỗn loạn với những chiếc thuyền bị lật úp trong bến cảng, cây cối đổ rạp, ô tô mắc kẹt và đường phố ngập lụt, theo những hình ảnh từ Tampa, Naples và St. Petersburg trên bờ biển Florida. |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 142 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |