Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NHÓM 12 YÊU THƯƠNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 156 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Dec/2021 lúc 9:37pm

CHỊ TÔI



Tâm%20sự%20của%20người%20phụ%20nữ%20&quot;có%20chồng%20cũng%20như%20không&quot;%20|%20VOV.VN 

Gia đình tôi đến phi trường San Francisco đón bà chị ruột từ Việt Nam sang du lịch Hoa Kỳ. Cháu Út đã chuẩn bị banner dán đầy đủ họ tên của chị, vừa chào mừng vừa là dấu hiệu cho chị tôi nhận biết có người nhà đang đón, đỡ phần bối rối.

 

Khu chờ đợi đã chật ních người. Các phi công và tiếp viên chuyến bay 124 của hãng hàng không Eva đã lần lượt đi ra. Dăm ba tấm bảng chào đón người từ bên kia Thái Bình Dương sang bắt đầu trưng lên, đám con tôi cũng vội vàng làm theo. Tôi đã dặn dò cặn kẽ tấm bảng viết bằng tiếng Việt : Chào Mừng bà Nguyễn Thị Lưu Luyến, nhưng vì hiệu Office Depots chỉ có bán mẫu tự không dấu lại quen cách viết ở Mỹ, con tôi đã dán dòng chữ hoàn toàn khác với ý tôi, do vậy, khi giương bảng lên tôi thật sự ngỡ ngàng. Mọi việc đã lỡ, đành chịu vậy.

 

Chúng tôi đứng cách cửa quá xa nên lúc chị đi ra không ai nhìn thấy. Giữa lượng sóng người, một bà Việt Nam vóc người đầy đặn, mặc áo dài xanh đậm, vai choàng chiếc khăn voan, đầu tóc búi cao đi tới đi lui lức láo  trong đám đông đang chen chúc. Chợt tôi nhận ra chị tôi thì nước mắt lo âu của chị đã lưng tròng. Cả nhà ùa tới vây quanh mừng rỡ.

 

Câu đầu tiên của chị là trách chúng tôi không có tấm bảng đề tên chị như đã thông báo qua điên thọai. Ðể chứng minh là chúng tôi đã lo đầy đủ, cháu Út vội vàng căng tấm vải nhựa ra trước mặt chị.  Nhìn dòng chữ Welcome MRS. LUYEN THI LUU NGUYEN, chị nói :

- Cô đã nhìn thấy tấm bảng nầy rồi, nhưng đâu phải tên họ của cô. Bộ tụi bay đổi tên cô thành tên Mỹ rồi sao ?

 

- Thưa cô, vẫn  là tên Nguyễn thị Lưu Luyến nhưng ở Mỹ viết không bỏ dấu lại đảo ngược tên họ thế đấy, con tôi giải thích.

 

- Bà Cố Tổ tao có sống dậy cũng không nhận ra, ở Mỹ cái gì cũng ngược đời. Nói xong, chị cười để lộ đôi hàm răng đen rức rức như hạt huyền. Nụ cười của chị thật hồn nhiên, cởi mở.  Nhìn thấy hàm răng đen, đứa cháu ngoại tôi sợ hãi giấu mặt vào lòng mẹ.

 

Vào mùa Halloween, trẻ con ở Hoa Kỳ thường xem phim ma, phim quỷ hút máu người, Vampire, Dracula hoặc đi coi nhà ma có cả đầu lâu nhe răng trắng nhởn. Hôm nay, trước mặt nó là người phàm mắt thịt lại mang hàm răng đen, hỏi làm sao không sợ ! Chị tôi không biết cái sợ đích thực của thằng nhóc mà ngỡ rằng bà cô còn xa lạ.

        

Trong lúc ngồi đợi các con tôi đi lấy xe ngoài parking lot, chị moi trong bọc ny-lông lấy ra một miếng trầu tươi đã têm sẵn cùng miếng cau bỏ vào miệng nhai rào rạo. Ðứa cháu ngọai dù sợ nhưng lúc nào cũng hé mắt nhìn bà cô lạ lùng. Nó hỏi :

- Mommy, what’s she eating ?  

      
 Mẹ nó lúng túng chẳng biết tiếng Anh gọi trầu là gì, đành trả lời :  

- Bà ăn kẹo gum Việt Nam !   

 

Lát sau, chị tôi thò tay vào túi xách lấy ra một cái chai trống không, có nắp vặn hẳn hoi. Chị mở nắp nhổ vào đó phần nước trầu dư. Thằng nhóc con hoảng hốt ôm chặt cổ mẹ. Con gái tôi vội hỏi:

- Chuyện gì thế con ?    

    

Bé hớt hãi :           

-  Blood, blood !

          
Mọi người cười ồ.  Chị tôi ngạc nhiên nhìn từ người nầy, qua người khác. Vợ tôi giải thích
:

- Chị nhổ nước trầu mà cháu nhỏ tưởng chị ói ra máu.   


Chị đưa tay vò đầu thằng bé rồi dùng khăn tay lau hai khoé miệng dính nước trầu đỏ tươi, chị phân trần :


- Cả ngày trên máy bay nhịn trầu, thèm không chịu nỗi. Tao có thể nhịn cơm vài ngày nhưng mà nhịn trầu một ngày là đủ thấy khùng rồi. Ðã vậy còn ngồi cùng ghế với con mẹ mũi lõ tóc vàng, cái mông to như chiếc thúng chai của mấy người làm biển. Cứ cách vài giờ là mụ ì ạch đi nhà xí. Mình có ngồi yên được đâu, vừa chợp mắt là mụ vỗ vỗ, mình phải đứng dậy. Tao đâu dám ngồi lỳ, không khéo cái mông dềnh dàng đó nó để cả vào mặt mình là nghẹt thở. Ăn cái ngữ gì mà to đến thế ! Cũng may là mình không  cùng tiếng nói với mụ, khỏi sinh cãi vã.  Cả nhà cười rộ trước lối kể chuyện mộc mạc, chân chất của dân miền quê .

 

Dù là vai chị nhưng tôi thương yêu và quý trọng chị như Mẹ. Tôi có hai người chị lớn đã có gia đình riêng. Chị là con gái thứ tư và tôi là trai út sinh sau đẻ muộn. Thuở ấy, gia đình tôi có chiếc thuyền buôn. Cha tôi  cùng một số trai bạn thường xuyên xuôi Nam chở theo các loại đường mía. Lược về chở vải vóc hoặc đồ gốm. Mẹ tôi suốt ngày lo việc buôn bán, tiếp bạn hàng và điều khiển người làm tại các vựa, các chành. Chị hơn tôi tới mười lăm tuổi lo quán xuyến công việc nhà. Dù có người giúp việc, song chị muốn tận tay chăm sóc tôi từ việc nhỏ đến việc lớn. Lên năm, sáu tuổi rồi mà tôi vẫn luôn làm nũng với chị. Tôi thích ngủ võng và thường bắt chị đưa hát ru trong những đêm hè. Chị nuôi dưỡng tâm hồn tôi lớn lên theo lời ru ngọt ngào của ca dao, truyện Kiều, Lục Vân Tiên đầy tình tự dân tộc. Mẹ là tiếng gọi đầu đời của tuổi thơ. Riêng tôi, chị là tiếng bập bẹ đầu tiên khi tôi chập chững bước đi.

 

Lúc tôi vừa lên tám, Mẹ lâm trọng binh qua đời. Thế là chị đóng vai người mẹ chăm sóc và nuôi nấng tôi suốt thời thơ ấu.  

   
Năm hai mươi ba tuổi chị tôi yêu anh Vương Văn Ðỉnh, dáng người cao ráo có mái tóc bồng gợn sóng rất nghệ sĩ. Anh nói giỏi tiếng Pháp, xử dụng điêu luyện các loại đàn, sáo và cả harmonica

 

Ngày anh  Ðỉnh cho người mai mối đến dạm hỏi thì cha tôi đã hứa gã chị cho con trai ông Tú Bang, bạn học của cha từ thời niên thiếu. Người chồng tương lai của chị là một thầy giáo. Trước ngày chị tôi lên xe hoa, anh Ðỉnh đến nhà từ biệt chị ra đi. Ðể tránh đau khổ, anh quyết định bỏ quê vào Sài gòn tiếp tục con đường học vấn. Chị khóc trên vai anh và nước mắt anh cũng đầm đìa. Ngày đó tôi chưa hiểu gì về tình yêu nhưng tôi cảm thấy tội nghiệp cho hai người.

 

Ngày lễ Vu quy của chị, cha tôi  tổ chức hai ngày nhóm họ đãi đằng bà con, bạn bè và khách hàng buôn bán với gia đình tôi từ xưa đến nay. Ðám rước dâu khá linh đình, với hai chiếc xe hơi màu đen bóng được trang trí hoa và dải lụa hồng rực rỡ. Bà con láng giềng trầm trồ khen cô dâu chú rể đẹp đôi.

 
Cha tôi rất hãnh diện và vui mừng vì đã chọn cho con gái mình người chồng xứng đáng. Chị tôi  tuân lệnh cha theo chồng nhưng  mang theo cõi lòng tan nát. Chị đã khóc suốt mấy đêm liền trước ngày cưới. Hình ảnh áo nảo,  thất chí của anh Ðỉnh trong giờ chia tay vẫn chưa phai mờ trong lòng chị

 

Chồng chị  dạy học ở một trường khá xa, lâu lâu mới về thăm nhà. Chị nại cớ đứa  em út còn nhỏ dại cần người chăm sóc và dạy dỗ, nên xin phép bên chồng được về nhà cha thường ngày.

 

*  *  *

 

Thời gian thấm thoát trôi qua một năm rồi hai năm chẳng có tin tức gì về anh Ðỉnh, đến một buổi sáng nọ có người mang đến trao cho chị tôi  một bao thơ. Không biết thư nói gì , bỗng dưng chị òa khóc. Tôi chạy sà vào lòng chị. Chị ôm chặt lấy tôi thổn thức :    “Anh Ðỉnh của em không còn nữa. Anh ấy bị thương trên chiến trường về đến bệnh viện mới tắt thở. Anh gởi lại chiếc khăn tay của chị tặng ngày trước.Vừa nói chị vừa mở khăn ra, một dòng chữ viết nguệch ngoạc bằng máu : “Yêu Em trọn đời”. Chị đưa chiếc khăn lên môi hôn mà nước mắt tuôn trào.

 

Ba tháng sau, chồng chị bị tử nạn trên đường đến trường khai giảng mùa học mới. Chưa đầy nửa năm chị tôi đã chịu hai cái tang đau đớn. Hình như  nước mắt cạn nguồn và con  tim tê dại, chị vùi đầu trong công việc và tập ăn trầu để lảng quên nỗi đau đang vò xé. Hai má chị ửng hồng và chân đi chếnh choáng vì say trầu.  

   

Chị tôi nổi tiếng có hàm răng đẹp nhất làng. Răng chị trắng đều như những hạt ngọc. Nụ cười rạng rỡ, thu hút cảm tình của người xung quanh. Những ngày mới quen nhau, anh Ðỉnh thường nói với chị : “Mỗi khi em cười là mang nguồn hạnh phúc cho người đối diện”.  Một hôm, tôi vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện hàm răng chị trở thành màu đen nhánh. Tôi hỏi vì sao, chị bảo ăn trầu phải nhuộm răng đen. Lòng buồn vô hạn, tôi tiếc rẻ hàm răng trắng và giận chị suốt mấy ngày.

 

Chị tôi không còn yêu ai mà cũng chẳng chịu bước thêm bước nữa. Cha tôi nhiều lần khuyên nhủ, chị bảo: “Con dành phần đời còn lại để lo cho cha và cho em. Xin cha đừng ép uổng con nữa.” Từ ngày mẹ tôi mất, sức khoẻ cha tôi xuống một cách thê thảm. Ông không còn đủ sức vượt đường xa trên sóng nước bồng bềnh nên quyết định bỏ nghề. Nhiều người xin mua lại chiếc thuyền nhưng cha tôi nhất định không bán, ông cho người kéo chiếc ghe đồ sộ lên bờ giữ lại làm vật kỷ niệm và cho tiền đám trai bạn làm công  về quê tìm công việc làm ăn khác. Ba năm sau cha tôi qua đời. Ngôi nhà chỉ còn lại hai chị em tôi.

 

* * *


Ngoài số quà cáp chị mang cho chúng tôi, phần còn lại là trầu. Những lá trầu khô được sắp đầy gần nửa va-li và một túi cau khô. Ngày chúng tôi ngỏ ý mời chị sang du lịch Hoa Kỳ câu hỏi đầu tiên của chị là bên đó có trầu không. Mặc dầu chúng tôi bảo đảm sẽ cung cấp đầy đủ trầu tươi, cau tươi cho chị dùng, chị vẫn lo ngại ở Mỹ làm sao có loại trầu nguồn ở miệt Sơn Hà, Minh Long thuộc các vùng miền núi vừa ngọt, vừa cay lại có độ nồng đậm đà hơn cả trầu vườn. Chị ghiền loại trầu nầy như người miền Bắc ghiền thuốc lào Ba số tám.
 Phải ngâm nước những lá trầu khô trước một ngày mới nhai được. Trầu khô vừa dai vừa giảm bớt độ nồng. Thấy vậy, vợ tôi mua mấy xấp trầu tươi ướp lạnh nhập cảng cho chị dùng, chị chê loại nầy nhạt nhẽo không hợp khẩu vị .

 

Tôi lấy hai tuần lễ vacation đưa chị đi viếng những thắng cảnh nổi tiếng ở miền Tây Hoa Kỳ. Trước những kiến trúc tân kỳ, công trình xây dựng vĩ đại, tôi thấy chị không háo hức, thán phục hay xúc cảm. Hình như điều đó đối với chị chỉ là thứ yếu. Chị sang Mỹ với một niềm thiết tha là thăm tôi, gần gũi tôi để vơi đi niềm thương nhớ. Xa tôi đã mười hai năm, như người mẹ xa con, chị cô đơn, mong chờ và lo lắng.

 
Chỉ qua vài tuần lễ là chị đã gần gũi, chăm sóc và tắm rửa cho đứa cháu ngoại lên năm của tôi. Chẳng những hết sợ hãi mà cháu còn vạch miệng bà cô để xem hàm răng đen như xem vật lạ mỗi lần chị bồng nó. Bé hỏi :

 

- Sao răng bà màu đen ? Chị tôi chỉ cười rồi hôn lên má nó. Thế là nó dùng tay chùi lên vết trầu dính, nó chà xát làm nổi đỏ cả vùng da trên mặt nó. Cháu bé thích được bà cô dắt tay đi dạo bộ trong khu công viên cạnh nhà, nhưng lại sợ bà hôn làm vấy nước trầu lên má.

         

Con tôi đề nghị chị tẩy trắng hàm răng. Chị phản đối, lấy lý do không thể bỏ trầu. Chúng cam đoan ăn trầu vẫn giữ được màu răng trắng, chỉ cần chịu khó đánh răng thường xuyên. Ngày này qua ngày nọ, mỗi đứa cháu một lời khuyên khiến chị tôi xiêu lòng.  Con tôi vô cùng ngạc nhiên trước đôi hàm răng vẫn còn nguyên vẹn dù tuổi đời của chị đã ngoài bảy mươi.

 

Răng được tẩy trắng, dầu không bằng màu trắng óng ánh như thuở còn thanh xuân, nhưng đã trả lại cho chị nụ cười sáng sủa. Chị cười khoe đôi hàm răng trắng trông chị tươi mát như trẻ lại mười tuổi, thế nhưng lòng chị lại không vui. Nụ cười của chị bây giờ không còn tự nhiên nữa, gượng gạo và héo hắt. Tôi bắt gặp bất chợt lúc chị đang soi gương mà mắt còn ngấn lệ. Ngỡ là chị nhớ nhà nên tôi không lưu tâm lắm.

 

Ðêm đã về khuya, ngoài trời đổ mưa do ảnh hưởng cơn bão từ biển thổi vào, tôi đi kiểm soát các cửa sổ chợt nghe tiếng khóc thút thít trong phòng chị, tôi vội vàng gõ cửa vào. Ðèn bật sáng, chị đang ngồi khóc, tôi hỏi: 

- Các cháu có làm điều gì phật ý chị không ?


Chị lắc đầu, rồi bảo tôi ngồi bên cạnh, chị tâm sự :    

- Ngày Ðỉnh yêu chị, anh ấy đã hết mình bảo vệ đôi hàm răng đẹp của chị. Anh đã nhờ người mua kem và bàn chải đánh răng loại ngoại nhập cho chị dùng. Anh luôn nhắc nhở chị không được dùng răng cắn móng tay và cắn bất cứ vật gì có độ cứng. Có lần anh bảo : “Anh quý đôi hàm răng em như quý sinh mạng của anh vậy”. Anh Ðỉnh chết là lỗi ở chị. Nếu chị cưỡng lời cha không chịu về làm vợ người ta thì anh ấy đâu có bỏ quê vào Nam. Chị lại ôm mặt khóc.   

 

Tôi khuyên chị nên quên đi, đã mấy chục năm rồi còn gì nữa mà lưu luyến, mà tự trách mình. Chị lau nước mắt rồi tiếp :

- Em đâu biết, mỗi lần bắt gặp nụ cười trong gương là lòng chị tái tê và ân hận bởi hình ảnh của Ðỉnh hiện ra với đôi mắt chan chứa tình yêu xen lẫn trách hờn. Hồi đó, chị muốn vào chùa xuống tóc đi tu, sau nghĩ lại mình còn cha già, em dại ai nuôi nấng, thuốc thang. Vì vậy, chị quyết định nhuộm răng đen để chuộc lỗi đã không vẹn lời thề với Ðỉnh, đồng thời giấu đi những kỹ niệm đau buồn. Chị ngừng nói, lấy khăn thấm dòng lệ ướt nhòa trên má:                                                                                              

- Chị thương các em và các cháu nên chiều theo ý muốn tẩy bộ răng đen làm vui lòng mọi người. Nhưng có ngờ đâu, khi nhìn hàm răng trắng trở lại, lòng chị lại cảm thấy bứt rứt, bồn chồn. Những hình ảnh xa xưa lại hiện về khiến chị xót xa không cầm được nước mắt.

 

Ngày hôm sau, chị yêu cầu chúng tôi lấy vé máy bay tuần tới chị trở về Việt Nam. Cả nhà sững sốt. Visa cho đi sáu tháng, ở Mỹ chưa đầy bốn tháng chị lại đòi về. Các cháu năn nỉ cô ở lại và xin bỏ qua những gì thiếu sót. Chị ôm vai từng đứa rồi chậm rãi nói :


- Các con có lỗi lầm gì đâu, ngược lại, càng thương yêu và chăm sóc cô rất chu đáo . Như cả nhà đều rõ, hàng năm, cô phải lo bốn cái giỗ. Một, giỗ ông Nội ngày 17 thángTư, hai, giỗ bà Nội ngày Rằm Tháng Chín, ba, giỗ chồng cô 12 tháng Tám và bốn...Ðến đây, bỗng dưng chị khựng lại, trước mấy đứa cháu chẳng biết gọi thế nào cho ổn. Tôi bèn đỡ lời chị :                                                                       

- Ðó là ngày kỵ bác Ðỉnh, người yêu của cô trước khi lấy chồng đã hy sinh ngoài chiến trường. Bác Ðỉnh chết trước chồng cô ba tháng, như vậy chỉ còn hai tuần lễ nữa là đến ngày giỗ Bác ấy 14 tháng Năm. Tôi nhìn chị mà lòng bùi ngùi. Mối tình đầu của chị là anh Ðỉnh. Hai người đã dệt bao nhiêu mộng đẹp trong tương lai. Cũng bởi lễ giáo khắt khe mà cha tôi đã vô tình “chia uyên rẽ thúy”. Người không thấu được tình cảm riêng tư của con gái mình mà đinh ninh rằng: “Môn đăng hộ đối là cơ sở bền vững cho hạnh phúc lứa đôi”.

         

* * *


Chị tôi về lại quê nhà được một năm thì có điện thoại của cháu tôi báo chị lâm trọng bịnh đang hấp hối. Tôi lấy vé khẩn cấp bay về Việt Nam.    

    

Gia đình của hai bà chị lớn đã có mặt đầy đủ. Chị tôi nằm thoi thóp trên giường bệnh. Khuôn mặt chị gầy đi khá nhiều nhưng điều khiến tôi ngạc nhiên hơn cả là hàm răng chị được nhuộm đen trở lại và hai chiếc răng cửa đã rụng từ bao giờ. Trực nhìn trên đầu giường chị nằm, có một chiếc hộp màu nâu đặt cạnh gối, tôi vội mở ra, hai chiếc răng cửa màu trắng bóng láng gói trong chiếc khăn tay có bốn chữ “Yêu Em trọn đời” của anh Ðỉnh viết bằng máu lúc anh bị thương ngoài mặt trận. Dưới đáy hộp là một mảnh giấy nhỏ của chị ghi lời yêu cầu: “Xin được đặt hộp nầy trên bàn thờ anh Vương văn  Ðỉnh.”

 

Chị tôi qua đời lúc trời vừa rạng sáng. Sau khi chôn cất và xây mộ hoàn tất, tôi mang hộp răng của chị đến nhà cháu anh Ðỉnh và xin được đặt bên di ảnh của người quá cố để trọn lời ước thệ năm xưa của anh chị.

 

Trên chiếc Boeing 747 đưa tôi trở về Hoa Kỳ sum họp với gia đình mà lòng tôi lại cảm thấy cô đơn trống vắng vô hạn.  Chị tôi mất rồi, miên viễn xa tôi rồi. Hình ảnh tươi mát của chị ngày nào, ân cần và chiều chuộng giờ đã thay vào ký ức tôi một bà già khô héo nằm bất động trên chiếc giường gỗ lim cũ kỹ của bảy mươi năm về trước trong ngôi nhà xưa mênh mông hiu quạnh. Chị bị bệnh mà tôi chẳng hề hay biết. Bỗng dưng tim tôi quặn thắt, nước mắt trào ra. Tôi ấm ức khóc và tự trách mình. Tôi muốn gào lên :


“Chị ơi, trái tim chị bao la quá, vĩ đại quá. Trọn cuộc đời chị đã dành cho em, mà em thì chưa có một ngày nào đền đáp công ơn.”   

 

Chị tôi đã trải qua bao tháng năm âm thầm ôm nỗi đau tình đầu dang dở, âm thầm chịu đựng trước những nghiệt ngã của cuộc đời. Và tình yêu của chị cũng âm thầm nhưng bền vững như dòng nước ngầm dưới đáy đại dương cuồn cuộn chảy năm nầy qua năm khác...

 


Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Dec/2021 lúc 10:43am

Lá Thư Gửi Lạc





Chiều hôm ấy, hơn một tuần trước lễ Giáng Sinh, bà Ann bước ra sân sau ngôi nhà của hai ông bà để thăm vườn tược mùa đông thì phát hiện một vị khách không mời mà đến. Một chiếc bong bóng màu đỏ tươi bay là là trong vườn nhà. Bà đuổi theo cho đến lúc chiếc bong bóng bị vướng vào cành cây thông monkey-puzzle tree và không bay được nữa.
“Merry Christmas!” bà Ann đọc thấy hàng chữ trên chiếc bong bóng. Bà cũng trông thấy một mảnh giấy, một phong bì nhỏ đúng hơn, buộc vào sợi dây cột quả bóng. Gỡ được sợi dây, cầm trên tay chiếc phong bì, bà đọc được dòng chữ “To my Dad in Heaven” (Gửi cho Bố trên Thiên Đường). Bên trong là lá thư, với nét chữ nguệch ngoạc của một đứa trẻ con. Bà Ann đọc:
“Bố ơi,
Con viết thư này để nói với Bố là con nhớ Bố lắm. Bố vẫn khỏe chứ? Bố nhớ uống thuốc bổ nhé. Mẹ nói với con là ở trên ấy Bố vui lắm, có chuyện gì vui Bố kể con nghe nhé! Mấy hôm nay trời lạnh quá, có tuyết rơi nữa. Trên bố có lạnh không? Tuần sau là lễ Giáng Sinh rồi, và tháng sau là sinh nhật của Bố đấy, bố có nhớ không?
Con ước gì có Bố ở đây. Nếu Bố xin về thăm nhà được một ngày, Mẹ và con sẽ vui lắm. Con ghi ra đây những món quà mà con thích: giày Nike, Rubik’s cube, Lego Spider-Man, Nintendo amiibo, bút crayon colors, truyện tranh dinosaurs. Nếu bố không có đủ tiền thì mua cho con một hay hai thứ cũng được.
Bố cho con gửi lời thăm bà Nội nhé. Nhận được thư này Bố nhớ viết trả lời con, và đặt ở dưới gối của con nghe Bố!
Con yêu Bố, yêu Mẹ. Con trai của Bố.
Ben
Merry First Christmas in Heaven, Daddy!!!” (Chúc bố Giáng Sinh vui vẻ trên Thiên Đường)
Bà Ann lặng người đi. Bà cầm mãi lá thư trên tay, ngẩn ngơ, không biết phải làm gì. Một lúc sau bà cầm chiếc bong bóng và lá thư trở vào nhà, tìm Dick, ông chồng bà, đưa cho ông xem lá thư gửi lạc địa chỉ. Dick giải quyết nhanh hơn bà tưởng. Ông nói Ann viết thư về địa chỉ người gửi ở Tacoma ghi trên phong bì, báo tin đã nhận được thư này và muốn tiếp xúc với người nhà của cậu bé tên Ben.
Sau đó hai ông bà bàn bạc với nhau sẽ làm gì, làm gì nếu liên lạc được với mẹ của cậu bé. “Nhận được thư này Bố nhớ viết trả lời con nghe Bố”, câu cuối trong lá thư khiến Dick nảy ra ý tưởng làm điều gì đó.
Bà Ann máng quả bóng đỏ có hàng chữ “Merry Christmas!” màu vàng trước cửa nhà.
“Ðây là lời chúc Giáng Sinh đến sớm nhất, và cũng sẽ mang đến cho chúng mình những điều may mắn.”, Dick nói với Ann, và ông nhớ tới cuốn phim The Red Balloon với câu chuyện chiếc bong bóng đỏ kỳ diệu mà ông đã xem và say mê khi còn bé.
---------
Buổi sáng cùng ngày, ngồi bên cạnh Ben, Kate chăm chú nhìn con trai đang nắn nót viết từng chữ lá thư gửi cho Bố.
“Con muốn viết sao thì viết,” cô nói. “Viết dài dài một chút, Bố rất thích đọc thư con.”
Viết xong, Ben đưa cho Mẹ đọc lại. Kate đọc xong, khen con viết thư hay, rồi quay mặt đi không cho Ben nhìn thấy những giọt nước mắt. Cô đưa cho Ben cây bút marker để viết tên người nhận và địa chỉ người gửi lên phong bì, rồi cho lá thư vào và dán con tem có hình ông già Noel lên bì thư. Xong, cô cuộn tròn phong thư, buộc chặt vào sợi dây của chiếc bong bóng bay màu đỏ tươi. Ben cầm chặt sợi dây, theo Mẹ bước ra khoảng sân trống sau nhà. Cả hai cùng cúi đầu lâm râm cầu nguyện cho lá thư đi nhanh để bố Ben sớm nhận được. Sau đó, hai mẹ con cùng nhau đếm ngược từ 10 đến 1.
“… 3, 2, 1. Thả sợi dây ra đi, Ben!”
Ben buông tay. Chiếc bong bóng khẽ rùng mình, nghiêng đầu qua trái, qua phải như chào từ biệt mẹ con Ben rồi nhấc mình bay vụt lên như chú chim sổ lồng. Vướng vào một tàn cây cao, chiếc bóng nhẹ nhàng lách ra, bay tiếp, bay mãi lên không trung. Hai mẹ con ngước mắt dõi theo chiếc bong bóng đỏ bềnh bồng nơi xa tít, đến lúc chỉ còn một chấm nhỏ li ti trên nền trời xanh mây trắng bao la. Ben đứng nhìn theo, nhìn theo mãi cho đến khi chiếc bóng bay hoàn toàn mất dấu …
Chiều nào đi học về Ben cũng hỏi Mẹ có tin gì của Bố. Hai ngày sau khi lá thư được gửi đi, Kate nhận được một phong thư với nét chữ lạ, ghi tên người nhận là “Mẹ của cháu Ben”. Cô mở ra đọc. Thư ký tên Ann, tin cô hay là lá thư của Ben gửi cho Bố thay vì bay vào cổng Thiên Ðàng thì bay lạc vào “Vườn địa đàng” của vợ chồng bà ở thành phố Bellevue. Người gửi cho số điện thoại và ngỏ ý muốn được nói chuyện với mẹ của Ben.
Cũng như Ann, Kate lặng người đi một lúc. Như vậy là ngoài hai mẹ con cô, bây giờ có thêm ít nhất hai người nữa biết được câu chuyện Ben viết thư Giáng Sinh gửi cho Bố trên Thiên Ðường.
Từ Tacoma đến Bellevue, khoảng cách giữa hai thành phố ở Washington, là cuộc hành trình dài gần 40 dặm của chiếc bong bóng bay, từ lúc được Ben phóng đi cho đến lúc cạn nhiên liệu.
Nghĩ ngợi một lúc, Kate gọi đến số điện thoại trong lá thư. Ann kể với bà câu chuyện “bắt” được lá thư như thế nào, và đề nghị với bà về “sáng kiến” của ông chồng mình: Dick sẽ thay bố của Ben viết thư trả lời cậu, và hai vợ chồng Ann sẽ tìm mua những thứ Ben hỏi xin Bố để làm quà Giáng sinh cho cậu.
“Xin phép cô cho chúng tôi được làm việc này,” Ann khẩn khoản, “để mang đến chút niềm vui cho cháu Ben. Cháu sẽ thất vọng nếu thư đi mà chẳng có tin về.”
Kate còn đang ngần ngừ thì Ann nói tiếp.
“Nếu cô cho phép, chúng tôi xem cháu Ben như là con trai mình. Chúng tôi cũng từng có đứa con trai, cháu mất vì bệnh, lúc trạc tuổi Ben ..” Giọng Ann như nghẹn lại. “Cô không phải ngại, những món quà ấy không tốn kém nhiều. Tôi hiểu rằng, nếu chúng tôi không làm việc ấy thì cô cũng sẽ làm thôi. Tuy nhiên, xin cho vợ chồng tôi cái vui ấy, và như thế, tất cả chúng ta đều có được niềm vui trong mùa Giáng sinh này.”
Ann đưa mắt nhìn Dick và trao điện thoại cho ông.
“Chiếc bong bóng đã bay vào vườn nhà chúng tôi và đậu xuống trái tim tôi,” Dick nói.
Nước mắt Kate muốn ứa ra.
Câu chuyện tiếp theo, ai cũng đoán được. Hai bà mẹ tìm đến nhau, cùng ngồi gói những phần quà cho Ben, trong lúc Dick ngồi hý hoáy viết “lá thư từ Thiên Ðường”.
------------
Sáng sớm Chủ Nhật, trong lúc bà Kate đang bày biện hang đá nhỏ và đặt cây thông giáng sinh bên cạnh bàn thờ thì Ben từ phòng ngủ trên lầu chạy xuống, hí hửng khoe với Mẹ cậu tìm thấy lá thư của Bố ở dưới gối khi vừa ngủ dậy. Hai mẹ con vui mừng ôm chầm lấy nhau và cùng chụm đầu đọc thư của Bố gửi cho Ben.
“Thiên Ðường, ngày 24/12/2017
Ben yêu quý của Bố,
Bố nhận được thư con một ngày trước ngày lễ Giáng Sinh. Hai mẹ con đừng lo cho Bố. Ở đây trời ấm áp, mọi chuyện đều ổn cả.
Cám ơn Ben nhắc Bố nhớ ngày sinh nhật của Bố. Bố rất vui biết con học giỏi, được phần thưởng. Con cố gắng chăm học và vâng lời Mẹ cho Mẹ vui, và Bố cũng vui nữa Ben nhé.
Lễ Giáng Sinh năm nay Bố vắng nhà. Nhưng không hề chi, Thiên Ðường không xa lắm đâu
Ben. Bất cứ lúc nào con nghĩ tới Bố là Bố ở ngay bên cạnh con. Bất cứ lúc nào con chuyện trò với Bố hay cầu nguyện là Bố đều nghe được cả.
Còn bây giờ con hãy nhắm mắt lại, hãy tưởng tượng bố con mình đang ngồi bên nhau cạnh lò sưởi trong ngôi nhà ấm cúng của gia đình mình. Và hai bố con cùng hát bài "Don’t Cry Mr. Snowman!" mà Bố dạy con hát mùa Giáng Sinh năm rồi, con còn nhớ chứ? Thật vui phải không Ben?
Bố đã nhờ ông già Noel mang xuống cho con những món quà con thích. Bố và Mẹ và con, chúng ta nhớ nhau trong lời nguyện cầu, Ben nhé!
Hôn con và Mẹ. Merry Christmas cả nhà! Bố.”
Ðối với Kate, mọi chuyện xảy đến như là một “phép lạ”. Bà nhớ Dick mỉm cười, nói với hai bà mẹ: “Mai đây, đến một lúc nào đó, cháu Ben hiểu ra rằng câu chuyện hôm nay là không có thật, cũng như ông già Noel là không có thật, nhưng rồi cháu sẽ thông cảm với những người lớn về những lời nói dối ngọt ngào.”
Khi ấy, chỉ còn lại một điều có thật: bố của Ben hiện đang ở trên Thiên Ðường. Ben và mẹ cậu, và những người thân của gia đình cậu vẫn cứ tin như vậy. Sau ngày bố cậu, một cảnh sát viên, hy sinh trong lúc thi hành công vụ, các cô các chú bạn của Bố đều nói với Ben rằng “Trên Thiên Ðường đang cần một người hùng, và bố cháu được chọn.”
Ðúng như lời Dick nói, cả hai gia đình đều có chung niềm vui trong Giáng Sinh này. Người vui nhất là Ben, chưa bao giờ Ben nhận được nhiều quà một lúc đến như thế. Bố không những cho Ben nhiều quà mà còn cho cậu bé giấc ngủ thật êm đềm trong đêm Giáng Sinh. Ben mơ thấy Bố ngồi sát bên cậu y như Giáng Sinh năm rồi. Bố cùng hát với Ben, cùng đọc truyện tranh với Ben, cùng chơi đùa với Ben những món đồ chơi Bố gửi về cho cậu từ Thiên Ðường.
Trong mơ, Ben nghe rõ cả tiếng cười của bố, tiếng cười của hai bố con. Ôi, Bố chẳng lúc nào xa con! “Thiên Ðường không xa lắm đâu Ben”, Bố đã chẳng nói vậy sao? Bố vẫn ở bên Ben trong lời nguyện cầu mỗi đêm của cậu trên giường ngủ.
“Nhớ nhau trong lời nguyện cầu”, Ben nhớ lời Bố dặn.

Nguồn : Share từ Lê Hữu (ABC News).
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Dec/2021 lúc 8:45am

SỐNG Ở ĐỜI LUÔN GẶP BÃO TỐ, QUAN TRỌNG LÀ LUÔN VỮNG TAY LÁI  <<<<<


Beautiful%20Winter%20-%20PicMix


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 29/Dec/2021 lúc 8:48am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Jan/2022 lúc 8:20pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Jan/2022 lúc 2:57pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Jan/2022 lúc 10:29am


 

Sáng sớm, thấy trời có chút nắng, tôi trải cái nóp lên trên băng ghế ngồi lái ghe, để phơi cho khô. Sương xuống suốt đêm hôm qua, thấm vào cọng bàng dệt nóp, ướt đẫm cả mảng lớn, thành màu thâm nâu. Thường thì, tôi chỉ cần nằm trên băng ghế này, trùm qua cái mền là xong chuyện ngủ nghê. Thế nhưng, khởi từ đêm 28 Tết, muỗi cả đám, cả đàn, chẳng biết chúng hẹn hò nhau từ lúc nào, kéo về khu bến tàu này. Từ lúc trời mới chạng vạng, muỗi đã túa ra, vi veo inh ỏi gọi nhau bay đi kiếm ăn. Hình như, cái giống muỗi vùng Cà Mau này thô kệch, chớ không thanh nhã, mềm yếu, ẻo lả… như muỗi tỉnh thành, muỗi Sài Gòn. Đã thế, chúng nó gian manh, lại rất hung hăng, tàn bạo như một loài quỉ đỏ khát máu; bụng phình to, căng đỏ, bị động đậy cách mấy, chúng vẫn lì lợm cắm đầu mà hút máu. Mấy đêm nay muỗi nhiều quá, quơ tay là đụng cả đám. Chúng tranh nhau tìm mọi kẻ hở để chui vào trong mền và bu lại châm chích tất cả các chỗ da thịt cạ sát với mền, để hút lấy máu người. Hồi tối này, tôi phải chui vào nóp mà ngủ cho yên thân.

Vũ cũng thức rồi, nghe động đậy trên mui, leo lên đứng bên trên hầm máy, ló người qua mui tàu. Bạn tôi đốt thuốc hút, nhìn quanh quẩn một lúc:

- Ê, vắng quá há mậy!

Tôi ngó lòng vòng từ trên bến tàu xuống dòng sông, rồi lừng khừng nói theo:

- Ừ,… vắng thiệt…!

Bến tàu vắng lặng thật. Không chuyến đi, không chuyến về, như thường ngày. Thường ngày, bến tàu ồn ào gần như suốt cả ngày và đêm; với tiếng máy tàu, tiếng người, tiếng hàng chuyển lên nhà máy, tiếng thùng không kéo xuống tàu,…

Trưa hôm qua, chuyến chở hàng về của ghe chú Tài là chuyến cuối cùng trong năm. Sau đó, văn phòng, công ty đóng cửa nghỉ Tết. Nhân dịp này, ghe tàu chở hàng chạy về quê nhà, hay bến quen của mình, để đón Giao Thừa, ăn Tết với thân quyến, bạn bè. Mấy chiếc từ xa xuống đây làm ăn, như ghe của chúng tôi, thì nằm lại bên bến của công ty. Hai đứa tôi lẩn quẩn ở đây để coi chừng ghe; để lắm lúc bâng khuâng, nghe lòng mình bùi ngùi: xuân này vắng nhà!

Chiều Ba Mươi, chợ tan sớm. Thỉnh thoảng, có chiếc xuồng nhỏ lấp lửng mặt nước, chở dưa hấu, chở mấy chậu hoa cúc, hoa vạn thọ,… các thứ bán không hết về nhà. Trời về chiều u buồn, càng buồn thảm hơn cho cảnh cuối năm còn bị buôn bán ế ẩm…

Đêm hôm qua, đêm Giao Thừa qua đi trong âm thầm, vắng lặng. Không tiếng pháo đón mừng Xuân sang, như những ngày Xuân trước đây, trước Tết Mậu Thân 68. Mấy năm đầu, sau khi chiếm được miền Nam; nhưng không bao giờ chiếm được lòng người. Thừa biết lòng dân căm thù cộng sản, kẻ cai trị cứ nơm nớp sợ hãi, sợ mọi người cùng mọi thứ chung quanh, sợ cả tiếng pháo nổ khi Tết đến. Chiều Ba Mươi vắng lặng. Đêm Giao Thừa u uất, không tiếng pháo rộn rã đón mừng Năm Mới như khi miền Nam còn tự do, an bình.

Sáng nay, ngày Đầu Năm, không mấy ai muốn nhóm chợ. Nãy giờ, lèo tèo vài chiếc xuồng chèo ra hướng chợ, nhưng không thấy chở theo hàng hóa để bán buôn chi cả, chắc người ta chỉ đi đâu đó. Sông nước quanh tôi tĩnh lặng. Nước vào đầy sông. Dòng sông lững lờ, ngừng trôi chảy, chờ lúc đổi chiều đổ ra biển. Mặt sông trông như mặt hồ, như dòng sông Hương của Huế.

“Hò lơ ơ ơ ..... con sông dùng dằng, con sông chảy…
Sông chảy vào lòng,… ơ… ơ…
Hò ơ… Sông chảy vào lòng, nên Huế rất sâu… ơ… hò…”

Con sông dùng dằng. Người muốn rời Huế, dùng dằng không đi được!

Sông chảy vào lòng sông như sông chảy vào lòng người. Mà lòng người Huế thì rất sâu, rất đậm trong vui buồn, trong nhung nhớ, trong yêu thương!

Để rồi, từ sau Tết năm Mậu Thân, ở Huế, câu hò ấy thường làm người ta liên tưởng, như trong lòng sông hãy còn xác người chết oan, chết thảm hồi Tết năm 68, làm cho con sông dùng dằng, quyến luyến, không muốn chảy qua!

Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tương tàn trên quê hương. Cuộc chiến ấy dài lạ lùng với cái bóng thê lương và dài hơn là chính nó. Đó là cái bóng của trận tổng tấn công tại Huế, Tết năm 1968, do cộng sản chủ trương thực hiện. Phản bội hiệp ước đình chiến Tết Mậu Thân, quân cộng sản tấn công nhiều thành phố và địa phương trên miền Nam Việt Nam - trong đó có Sài Gòn và Huế.
Huế bị tang thương nhất!

Đêm Mồng Một Tết Mậu Thân 1968, cộng quân tràn vào thành phố Huế và chiếm đóng suốt 25 ngày đêm; chúng đã biến Huế thành địa ngục trần gian. Bọn nằm vùng cùng những tên đi theo cộng sản trở lại Huế, có nhiều cơ hội, có nhiều thời gian, để lùng bắt và giết tất cả những người, những gia đình mà chúng nó không ưa thích hay cho là thù địch của đảng.
Nhã Ca có kể chuyện ngày Tết năm ấy:

“Là người sống sót từ trận chiến Tết Mậu Thân, tôi viết "Giải Khăn Sô cho Huế". Đây không phải tiểu thuyết hư cấu. Cũng chẳng phải văn chương thơ phú. Chỉ là chuyện thật, chuyện chạy bom chạy đạn. Chuyện mình, chuyện người. Mắt thấy tai nghe. Có sao viết vậy.

Ký ức một thời về chiến tranh, khủng bố.

Từ thủa còn bé thơ, hai ba tuổi, tôi đã biết nếm mùi chiến tranh, bom đạn, nhà cửa bị đốt cháy, cả nhà phải chạy loạn, đi tản cư trên những chiếc ghe, người lớn chèo trối chết, thuận hoặc ngược dòng sông để lánh nạn.

Năm 5, 6 tuổi, có lần theo lũ trẻ chơi đùa trên sân đình làng quê, thấy một bãi máu nhuộm đỏ từ gốc cây sung, bọn trẻ chạy theo, lên thềm đình. Xác một người đàn ông bị cưa ra làm 3 khúc. Đầu treo trên cây, thân nằm giữa sân và tay chân sắp trên thềm đình. Người bị giết là một thợ rèn, hiền lành. Việt Minh giết.

Năm tôi 9 tuổi. Tại Huế, Việt Minh cướp chính quyền, vua Bảo Đại thoái vị, con đường Nam Giao của Huế, nơi có nhiều vườn chùa êm ả bỗng dấy lên nhiều cảnh kinh hoàng. Lúc đó, tôi học ở một trường tiểu học tên là trường Nam Giao. Sáng sớm, mấy bạn trong xóm rủ nhau đi học, bọn con nít chúng tôi thường kinh hoàng la hét, khi thấy một cái đầu bị cắt đứt lìa từ cổ để trong một cái rổ tre với một miểng giấy ghi của Việt Minh lên án Việt gian. Có khi đầu lâu hay thân người, hay cánh tay, đùi chân đặt trên cái rá, cái thúng. Có người tứ chi bị cắt rời, thân bỏ vào bao bố, đầu để ra ngoài, hai con mắt mở trừng trừng, miệng còn dính máu đông, rất hãi hùng.

Nhưng rồi... có một lần, bạn tôi không la, không hét, không xô đẩy. Mà cũng như thấy xung quanh không hề có ai. Cũng không nhấc tay, dợm chân. Bạn đứng sững. Tuy còn là một đứa nhỏ, nhưng tôi biết "đứng như trời trồng" là lúc bạn đứng đó. Hai cái đầu được bày trên hai cái nón lá chính là ba và mẹ của bạn. Bạn ra sao lúc đó? Bạn cứ đứng vậy. Hai mắt bạn cũng trắng dã, trợn trừng như bốn con mắt không thể nhắm của ba mẹ bạn.

Tôi cũng đứng như vậy. Không nhấc nổi tay chân. Không mở miệng. Sau đó, người ta xua đuổi bọn con nít đi...

Và rồi, Tết Mậu Thân 1968, chuyện tàn sát tập thể bằng cách chôn sống đã diễn ra tại Huế. Hàng ngàn dân Huế bị chôn ở Thành Nội, ở Gia Hội, ở Bãi Dâu, ở Phú Thứ, ở khe Đá Mài... Không chỉ trong núi trong rừng, nơi họ bị chôn còn là đất chùa, đất nhà thờ, đất trường học, và ngay tại vườn nhà.

Trong số những người bị chôn có chị Tâm Tuý, cô bạn trường Đồng Khánh của tôi. Khi xác được đào lên, thấy tóc mọc dài hơn, móng tay mọc dài hơn. Bạn tôi bị chôn sống khi còn đầy sức sống, như nhiều nạn nhân khác.

Trong cuộc hưu chiến đêm giao thừa mùng một tháng Giêng Tết Mậu Thân, nhằm ngày 29 tháng Giêng 1968, các đơn vị cộng quân - gồm cả quân chính qui Bắc Việt và dân quân địa phương- lặng lẽ tiến vào Huế, kiểm soát được khu Gia Hội trong 20 ngày. Chỉ trong thời gian ngắn ngủi này, có tới 473 người Huế bị chôn sống.

Tiếng kêu Tết Mậu Thân từ "Giải Khăn Sô cho Huế" mới chỉ là những ghi nhận đầu tiên. Còn hàng ngàn tiếng kêu khác bao năm qua vẫn liên tục cất lên, ngay trên đất Hoa Kỳ. Xin kể một trường hợp mà chính tôi biết rõ: Ông Võ Trang, 56 tuổi, cư dân San Diego, một kỹ sư điện đang làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại đây, hồi tưởng việc bố của ông được mời đi "họp" chỉ 2 ngày trước khi quân đội quốc gia tái chiếm thành phố Huế. Ngày ấy, ông còn là một thiếu niên 15 tuổi. Sau đây là đoạn trích do ông Võ Trang viết: "Trong khi tôi đang ngồi cạo chiếc ghế xích đu cũ để sơn lại thì bỗng có người vỗ vai tôi và hỏi nhẹ "Em ơi! Có ba ở nhà không?" Tôi bàng hoàng quay lại. Hai người, một dân quân áo bà ba quần cụt, một chính quy với dép râu và quân phục, nón cối màu vàng. Tôi hỏi lại họ muốn kiếm ai thì họ nói tên ba tôi rõ ràng. Chị giúp việc mà gia đình tôi vừa thuê vài tháng trước đã mở cửa sau cho họ. Tôi vào kêu ba tôi trong hầm giã chiến. Hết đường chạy rồi! Phòng chỉ có một cửa ra vào thì họ đã đứng chận. Ba tôi mặt tái xanh và không nói gì nữa. Trong hầm còn có một người em trai của mẹ tôi, là một cảnh sát viên, đã khuyên ba tôi nên đi ra để họ khỏi xông vào bắt thêm những người họ không dự định. Mẹ tôi đưa thêm chiếc áo len cho cho ba tôi mặc vào. Người anh thứ hai của tôi chạy theo xin đi thế nhưng họ không cho. Hôm đó là ngày 19 âm lịch tháng Giêng năm Mậu-Thân...

"Khoảng hơn một tuần sau, các hầm chôn người tập thể nằm phía sân sau của trường Tiểu Học Gia Hội được phát hiện. Xác người khi được khai quật, tuy chưa bị rữa nhưng đã sưng phồng lên và bốc mùi.

"Cái thây người được kéo lên để nằm ngửa người trên một u đất, miệng há hốc, mặt đen xám và dính đầy đất, hình ảnh mà cả cuộc đời tôi không bao giờ quên. Đó là ba của tôi. Những chứng cớ không thể chối cãi. Chiếc áo có vẽ 4 cái đầu của ban nhạc "The Beatles" bên ngực trái, là chiếc áo độc nhất vô nhị của anh tôi mà ba tôi rất thích. Hai chiếc tất (vớ) thêu lủng lỗ mà anh em chúng tôi đều biết được chia đều vào 2 túi quần. Rõ ràng là dấu hiệu ba tôi để lại cho gia đình nhận diện. Tôi không biết ba tôi đã vật vã như thế nào vào giờ phút đó nhưng me tôi và các anh em tôi thì vẫn đau đớn cho đến bây giờ...".

Võ Trang cho biết trong số người bị chôn có cả cô gái 19 tuổi ở cách nhà ông hai căn. Người anh là một cảnh sát viên vắng mặt nhưng có tên trong danh sách được mời, cô em thay thế anh "đi họp"!

Và anh kể thêm: "Thảm sát tập thể như thế này cũng đã xảy ra ở Sịa, vùng quê gần Huế, vào năm 1947. trước khi rút lui vì nghe tin quân Pháp sắp trở lại, cộng sản kêu gọi dân chúng đi đào hầm chống Pháp. Những hầm này thật ra chính là những hầm chôn tập thể chỉ trong vài ngày sau đó. Theo lời chú tôi kể lại họ đi bắt người cả ban ngày và ban đêm. Ông Cố Nội của tôi, đã 70 tuổi cũng đã bị bắt đi vào ngày 17 tháng 2 nhằm ngày 20 Tết Âm Lịch. Lúc đầu người ta phát giác xác anh TH., một nhân vật có võ được biết trong làng, chết bên vệ đường với nhiều vết chém, đứt cả bàn tay. Rồi lần theo vết máu người ta tìm đến những hầm chôn người tập thể trong đó có cả Ông Cố Nội của tôi và em của Ông. Những vết cắt cho thấy họ bị chặt đầu bằng mã tấu!

. . .

Sau Tết Mậu Thân, đến khoảng rằm tháng Giêng, tình hình ở Sài Gòn và hầu hết các thành phố khác ở miền Nam bắt đầu có phần ổn định hơn. Tổng nha Thanh niên kêu gọi tham gia cứu trợ đồng bào Huế, chủ yếu là giúp tìm xác trong các hố hầm chôn người tập thể của quân cộng sản. Lúc đó, thành phố Huế nhiều nơi vẫn còn bị cộng sản chiếm giữ, chưa thật sự an ninh. Đến cuối tháng Giêng, tình hình Huế an ninh hơn, chương trình cứu trợ được xúc tiến.

Huế, mới vừa thoát khỏi thảm nạn cộng sản, thiếu hụt mọi bề, nhất là thực phẩm… địa phương chỉ lo cho đoàn cứu trợ có nơi trú ngụ tạm thời, chính phủ giúp phương tiện di chuyển. Thiện nguyện viên phải đem theo gạo, mì khô, đồ hộp…. Mỗi người mang hai ba-lô, đeo sau lưng và cả trước ngực; gồm lương thực, vật dụng cá nhân cho mình trong hai tuần. Máy bay C130 chở 100 người tình nguyện đáp xuống phi trường Phú Bài. Sau đó, có đoàn xe GMC chở vào thành phố Huế, về ở trong Cercle Nautique de Huế, gần chợ Đông Ba; đây là Câu lạc bộ về các bộ môn thể thao dưới nước nên được xây cất sát bờ sông Hương.

Huế: núi Ngự, sông Hương, áo tím Đồng Khánh cùng tà áo dài trắng thướt tha, giờ tan trường trên các nhịp cầu Trường Tiền… Huế đã đi vào thơ văn, đã làm xao xuyến lòng người. Nét đẹp, hồn thơ của Huế còn mãi đó với thời gian.

Huế: duyên dáng, yêu kiều, ngẩn ngơ, mộng mơ,… thơ thẩn người đi, chân bước không đành.

“Một tiếng dạ! Huế ơi, lòng xao xuyến,
Tà áo dài tha thướt ướt hoàng hôn.”

Mùa Xuân miền Trung năm này lạnh. Người trong đoàn được cấp cho cái mền mới, loại dùng tạm thời của quân đội Mỹ. Tuy làm bằng hỗn hợp giấy, mền cũng đủ ấm và bền đến cả tháng. Sau khi được các giới chức có trách nhiệm đến thăm chào, tiếp nhận và thuyết tình tổng quát về tình hình ở địa phương, mỗi người được cấp cho bảng tên đeo trên ngực “Đoàn Cứu Trợ- Tổng Nha Thanh Niên” và chính thức nhận việc.

Đây, Huế!

Huế bây giờ hãy còn đầy thê lương, tang tóc… trong hơi thở, trong ánh mắt của mọi người. Huế còn đầy nước mắt, ngơ ngác, bàng hoàng của nạn nhân còn sống sót!

Đây, cầu Trường Tiền!

Cầu Trường Tiền, biểu tượng thân yêu của Huế, bây giờ nằm gãy gục xuống dòng sông Hương, như thi thể những nạn nhân bị vùi vập cong vẹo trong các hố chôn người của cộng sản.

Lúc này, Công binh của quân lực miền Nam đã bắt hai cây cầu tạm. Tuy chỉ một lối đi bộ hẹp trên mỗi chiều, nhưng giúp nối liền hai bên bờ sông Hương.

Qua bên kia bờ sông Hương, qua cầu Đông Ba, khỏi ngã ba Nguyễn Du, đoàn Cứu Trợ qua thêm hai ngã ba đường lớn, bên phải gặp Trường Trung học Gia Hội; đi xéo phía trước thêm chút là đến Tăng Quang Tự, còn được gọi là Chùa Áo Vàng, tọa lạc bên trái con đường.

Trong sân chùa và trường học, một số hầm hố chôn người đã phát hiện và đang khai quật. Thân nhân cùng dân chúng đào xới đất, để tìm thi thể nạn nhân bị vùi dập trong đó. Tình người, tình đồng bào, đã giúp cho những người dù không phải là thân quyến, không còn e dè trước mùi tử thi đậm đặc trong không khí.

Hầu hết, nạn nhân bị cộng sản giết bằng cách đập vỡ đầu với các vật cứng như xẻng đào đất, hay bị xô đạp cho rớt chúi xuống hố rồi bị chôn sống. Trong số những người bị chôn sống đó, chắc hẳn có những xác giống như chị Tâm Tuý, cô bạn trường Đồng Khánh của nhà văn Nhã Ca: “Khi xác được đào lên, thấy tóc mọc dài hơn, móng tay mọc dài hơn. Bạn tôi bị chôn sống khi còn đầy sức sống, như nhiều nạn nhân khác.”

Xác còn bị trói ghịt hai tay và cột nối với nhau thành từng xâu 10 đến 12 người, bằng các thứ dây oan nghiệt: dây điện thoại, dây kẻm gai sắc nhọn, … Trong đất bùn nhầy nhụa có xác thịt con người bất hạnh bị rữa nát, có mảng xương sọ còn lọn tóc rối nùi dính theo. Xác gồm thanh niên, sinh viên, học sinh, đàn ông, phụ nữ và cả trẻ em. Thi thể nạn nhân đủ các dạng nằm, ngồi, cong queo, gãy gập….

Cảnh tượng vô cùng thương tâm. Cho dù đã được nghe biết trước, tất cả những thảm thương trước mắt và quanh mình là nỗi kinh hoàng không sao ghi trọn vẹn bằng ngôn ngữ. Huế chưa thật sự an bình. Thành phố còn trong luật giới nghiêm từ 2 giờ trưa đến 8 giờ sáng hôm sau. Đến giờ giới nghiêm, dân chúng cùng thân quyến tìm được xác người thân hay chưa đều phải về nhà. Những người có trách nhiệm được ở lại, tiếp tục công cuộc đào xới, cắt bỏ dây trói,… đem thi thể nạn nhân lên trên mặt đất. Các di vật may mắn tìm thấy, được bao bọc thận trọng, rồi đặt bên cạnh đầu nạn nhân; hầu giúp thân quyến dễ nhận xác.

Đến khoảng 4 giờ chiều, tất cả mọi người mới nghỉ việc để trở về nơi tạm trú.

Nhúng áo quần đã mặc đi đào xác vào chảo nước sôi lớn có pha xà bông bột, đặt ngoài sân; khói lửa cùng hơi nước từ các bộ áo quần trong chảo bốc lên mù mù. Nước sôi, rồi nước sông Hương; giặc giũ mãi, mùi xác chết vẫn còn đó, còn ướp đậm trong từng sợi vải.

Công tác giúp đồng bào Huế tìm xác thân nhân qua hơn hai tuần dự trù, phải thêm tuần thứ ba mới tạm gọi là xong. …

Huế! Mậu Thân 1968!

Nơi đây, tôi đã thấy, tôi đã thấy những hố hầm mà cộng sản đã chôn vùi thân xác anh em, thân xác đồng bào vô tội!

Nơi đây, không ai “hát trên xác người”, chỉ nghe tiếng kêu khóc đau thương mất mát!

Huế! Thảm sát Mậu Thân 68!

Vòng khăn sô, nước mắt uất hận còn âm ỉ mãi mãi trong lòng người!

. . .

Không như những cuốn lịch treo trong nhà, năm mới lại có lịch mới. Mỗi người đều cất giữ cho mình những tờ lịch không thể tàn phai theo năm tháng, còn mãi trong ký ức mình. Mỗi tờ lịch trong ký ức, không chỉ ghi ngày tháng, còn có những câu chuyện riêng của nó. Những tờ lịch và câu chuyện ngày Tết Mậu Thân 1968 tưởng như trôi lạc theo dòng đời, mỗi năm vẫn trở về nhắc nhớ khi Tết lại đến. Với những hầm chôn người và hàng ngàn thường dân Huế bị tàn sát, cái bóng oan khiên ấy ngày càng được khai quật, nối dài thêm hơn; sẽ không bao giờ dừng lại, bất cứ nơi đâu còn có hình bóng của lá cờ đỏ vấy máu dân lành.

Chỉ còn vài tuần là hết năm. Sáng ngày 14 tháng 12 này, tại tỉnh Hòa Bình, gia đình cùng bạn hữu đã tổ chức tang lễ cho thầy giáo Đào Quang Thực tại nhà. Đám tang không giống như những tang lễ bình thường, một tang lễ không có quan tài.

Thầy giáo Thực đã về hưu, thường xuyên viết bài trên các mạng xã hội, nhận định về những chính sách bất công, sai lầm của nhà nước, về chủ quyền biển đảo bị đảng dâng bán cho quan thầy Trung cộng… Ông đã bị “tòa án nhân dân” của đảng kết án 13 năm tù và 5 năm quản chế, vì tội “lật đổ chính quyền nhân dân”. Và rồi, ông giáo Đào Quang Thực bị chết bất ngờ, hôm 10 tháng 12, khi đang thụ án tù giam. Ông không phải là người duy nhất bị chết khi đang thụ án. Người ta chưa quên cái chết tương tự, của thầy giáo Đinh Đăng Định; mới hôm tháng 8 năm nay.

Xác của thầy giáo Đào Quang Thực đã bị vùi ở đâu đó theo luật man rợ của nhà nước cộng sản Việt Nam, với lý do rất là đơn giản: “việc giao thi thể về nhà sẽ gây mất an ninh”. Cũng theo thông báo của nhà nước, phải đến 3 năm sau, gia đình mới được phép lên trại giam số 6, Nghệ An, để làm đơn xin cải táng. Nhà hoạt động Nguyễn Hoàng Vi nhận xét: “ISIS giết xong còn cho người ta tới lấy xác, cộng sản còn tàn bạo hơn cả ISIS!”

. . .

Rồi Tết lại đến!

Chuyện Tết, từ khi quê hương dưới ách cai trị của đảng, bây giờ cũng thế, buồn nhiều hơn vui. Đảng luôn miệng kêu gọi quên đi quá khứ, cộng tác với nhà nước cộng sản. Thế nhưng, tội ác của cộng sản không chỉ là quá khứ, mà còn tiếp diễn đến ngày hôm nay. Quá khứ ấy như những vết thương chưa lành, lại bị đảng và nhà nước cứ khấy chọc vào tùy thích.

Xin đừng vì chút danh lợi mà tiếp tay cho chế độ cộng sản bạo tàn, tổ chức hay tham dự những cuộc ăn mừng vui chơi; để tung hô vung vẫy lá cờ sao vàng nhuốm đỏ máu dân lành, ngay trong cộng đồng người tỵ nạn cộng sản. Hãy lắng nghe tiếng trách hờn từ đáy lương tâm con người trong lòng mình; đừng nhẫn tâm, đừng làm ngơ mà khoác lên thân thể mình những chiếc áo dài gọi là truyền thống mang màu sắc của lá cờ đỏ tanh hôi, còn đang vấy máu đồng bào mình.

Xin hãy vì lương tâm con người, vì tình đồng bào!

Người vẫn về!

Người vẫn trốn đi!

Người trốn đi để rồi chết cóng trong những thùng xe đông lạnh, vì chế độ buôn người.

Ngày còn sinh ly!

Đêm còn từ biệt!

Xin hãy vì tình người còn lại hôm nay, đối với nhau trong tình yêu người và người!

Bùi Đức Tính
 

 

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Jan/2022 lúc 9:40am

Làm thế nào thoát khỏi những mối lo của bản thân

 BM

Hãy viết ra những điều khiến bạn lo lắng


Những cảm xúc lo lắng, bất an có thể được xem là “bạn đồng hành đáng ghét” của bất kỳ ai trong chúng ta. Dù vậy, nếu áp dụng đúng phương pháp, bạn có thể khiến chúng ở trong tầm “kiểm soát” của mình…


BM

Những cảm xúc lo lắng, bất an có thể được xem là “bạn đồng hành đáng ghét” của bất kỳ ai trong chúng ta.

 

Có lẽ ai ai cũng không thể nhớ rõ đã bao nhiêu lần mình cảm thấy bất an, hay có bao nhiêu lý do dường như “chính đáng” cho những âu lo ấy. Thực vậy, chúng ta dễ dàng lo lắng khi một vấn đề chưa có lời giải, một “mối đe dọa” về tình cảm, tài chính, danh tiếng… bỗng nhiên xuất hiện, hoặc giá trị hay mục tiêu của bản thân bị phá vỡ, v.v. 

 

Tuy nhiên, thường xuyên “chấp nhận” cảm giác bất an có thể khiến chúng ta bị các bệnh lý về thân thể như đau đầu, đau bao tử, đau ngực hoặc đau lưng. Ngoài ra, cảm giác này còn khiến tâm trí chúng ta mệt mỏi với những triệu chứng như khó tập trung, tâm trí trống rỗng hoặc rối loạn.

 

Phản ứng của chúng ta trước sự bất an


BM


Ngay từ đầu, để tránh việc phải chịu đựng cảm giác âu lo, nhiều người đã chọn cách né tránh tất cả những “nguy cơ” có khả năng gây ra sự lo lắng cho mình. Tuy nhiên điều này có thể khiến chúng ta tạo thành thói quen trì hoãn đối với những việc cần thực hiện, và kết quả là chúng ta cảm thấy bất an hơn…

 

Đây là một ví dụ từ khách hàng tên là Marci. Cô ấy phàn nàn về việc khó ngủ và thường xuyên tỉnh giấc với cảm giác hoảng loạn, khó thở kéo dài và tức ngực.

 

Nhiều người quen của Marci khuyên cô tập thể dục nhiều hơn để giảm tình trạng bất an này.


BM


Làm theo những lời khuyên ấy, cô đã ghi danh vào lớp tập thể dục và cam kết sẽ tập luyện bốn lần mỗi tuần. Tuy nhiên, cam kết này lại trở thành một áp lực mới khiến cô ấy cảm thấy bồn chồn, lo lắng hơn. Cô trì hoãn việc đến phòng tập thể dục để dành thời gian tận hưởng những bộ phim dài tập yêu thích. Sau đó, cô càng cảm thấy khó ngủ hơn và bất an hơn. Tuy việc trì hoãn không phải là lý do duy nhất, nhưng điều này khiến chúng ta phá vỡ các cam kết và kế hoạch của mình; thế là cảm giác lo âu lại tìm đến…

 

Có những người đối mặt với nỗi lo lắng của bản thân bằng cách cố gắng gánh vác thêm nhiều công việc và hoàn thành chúng càng nhanh càng tốt. Họ vội vã để có thể làm hết việc này này đến việc khác. Tuy nhiên sự vội vã như thế thường không đem lại kết quả tốt. Một số người lại theo chủ nghĩa hoàn hảo. Họ tập trung vào từng chi tiết của công việc nhưng lại không có tầm nhìn tổng thể; do đó, đôi khi, điều này khiến họ phí công vô ích.

 

Tóm lại, sự lo lắng xuất hiện khi bạn cố gắng tìm hiểu gốc rễ của vấn đề, bạn muốn biết rõ nguyên do của nỗi lo ấy. Tâm trí của bạn trở nên “quá tải” vì chứa rất nhiều thông tin.


BM


Dưới đây là lời khuyên để bạn loại bỏ sự lo lắng của bản thân:

 

Hãy lập kế hoạch cho các việc 

 

Lập kế hoạch chi tiết là cách rất hiệu quả giúp bạn có thể đánh bại “con quái vật” lo lắng này.

 

Điều này rất hiệu quả đối với các khách hàng của tôi. Họ thường phàn nàn về các cảm giác khác nhau: choáng ngợp, u sầu, xao nhãng, chần chừ, vội vã hoặc quá cầu toàn. Thay vì chìm đắm trong những cảm xúc tiêu cực đó, hãy dành thời gian của bạn để lập kế hoạch cụ thể với các bước như sau:


BM

Lập kế hoạch chi tiết là cách rất hiệu quả giúp bạn có thể đánh bại “con quái vật” lo lắng này.

 

Trước tiên, hãy viết ra những điều khiến bạn lo lắng. Chia chúng thành hai nhóm: một nhóm bao gồm những điều bạn có thể thay đổi, và nhóm còn lại bao gồm những điều bạn không kiểm soát được.

 

Tiếp theo, xem xét danh sách không kiểm soát được, gạch bỏ những điều ít có khả năng xảy ra và ngừng lo lắng về những điều đó. Khi những điều thuộc nhóm này xảy ra, hãy tin rằng bạn sẽ có thể chịu đựng được, và nhắc nhở bản thân rằng chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận những điều không thể kiểm soát.

 

Sau đó, xem xét danh sách những điều trong nhóm có thể thay đổi, đánh số thứ tự ưu tiên cho mỗi việc từ 1 đến 10. Tiếp theo, bạn phân loại và dán nhãn cho từng việc, ví dụ: dán nhãn D đối với các dự án, nhãn N đối với các nhiệm vụ. 

 

Đối với các nhiệm vụ: có thể được thực hiện trong một bước với thời gian từ năm phút đến vài giờ như là đặt một cuộc hẹn. 

 

Đối với các dự án: có thể chia thành nhiều nhiệm vụ nhỏ. Chẳng hạn như dọn dẹp và sắp xếp nhà kho có thể được xem là một dự án, với những nhiệm vụ nhỏ trong đó như: chuẩn bị dụng cụ, sắp xếp đồ đạc, v.v.

 

Hãy thực hiện các nhiệm vụ của bạn theo thứ tự ưu tiên, và bạn sẽ thấy rằng sự lo âu không còn là một căn bệnh khó trị nữa.


BM

Hãy thực hiện các nhiệm vụ của bạn theo thứ tự ưu tiên, và bạn sẽ thấy rằng sự lo âu không còn là một căn bệnh khó trị nữa.

 

Michael Courter là một nhà trị liệu và tư vấn, tin tưởng vào sức mạnh của sự phát triển cá nhân, hàn gắn các mối liên hệ và theo đuổi ước mơ của bạn.

 

 

 

Michael Courter  _  My My

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Jan/2022 lúc 9:29am

TRUYỆN NGẮN : NGƯỜI THỢ XÂY - TÁC GIẢ : QUANG NGUYỄN | GIỌNG ĐỌC : ANH KHÔI   <<<<<<


Nỗi%20lòng%20người%20thợ%20xây:%20&quot;Đi%20làm%20từ%20ngày%20còn%20xanh%20tóc,%20giờ%20bạc%20trắng%20rồi%20tôi%20%20chưa%20bao%20giờ%20nhìn%20thấy%20cái%20bản%20hợp%20đồng%20lao%20động.&quot;%20-%20Blog%20Việcngay.vn


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/Jan/2022 lúc 9:30am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Jan/2022 lúc 9:00am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Jan/2022 lúc 10:45am
Một Chuyện Tình
Image%20result%20for%20beautiful%20rose%20pinterest"


Air%20France%20Flight&#39;s%20Turbulence%20Leads%20to%20Truly%20Terrifying%20Scene%20|%20TravelPulse

1/- Chiếc Boing của Hãng Hàng không Pháp nhẹ nhàng hạ dần cao độ, bên khung cửa kính trong khoang giữa một người đàn ông khoảng 30 tuổi đang dõi mắt nhìn xuống bên dưới, Thành phố gần trưa dưới ánh nắng chói chang của mùa hè, cũng vẫn những cao ốc như xưa nhưng dáng vẻ thật là cũ kỹ và lọt thỏm bên dưới là những khu lao động với những mái nhà nhấp nhô cao thấp, những mái nhà loang lổ rỉ sét trông thật nhếch nhác hầu như bao năm rồi không được tu bổ làm lòng chàng trũng xuống cùng những nỗi lo âu, khắc khoải càng lúc càng hiện về đầy ắp trong tâm hồn chàng.


image

Biến động mùa xuân 75 đã xo đẩy hàng vạn người trong đó có gia đình chàng vào cuộc viễn du bất đắc dĩ, ngày ấy chàng đang theo học lớp cuối của bậc Trung học; Trong lớp 12 A ấy có một người con gái mà sau nhiều năm cùng học chung lớp, chung trường hai người đã yêu nhau và những câu hẹn hò thề non hẹn biển đã theo chàng suốt 12 năm nay cho dù người góc bể, kẻ chân mây nhưng trong lòng chàng vẫn là hình bóng người con gái ấy.

Tan%20Son%20Nhat%20International%20Airport%203


Sau 12 năm kể từ ngày ấy, chàng đã viết biết bao nhiêu lá thư nhưng chẳng có hồi âm, bóng nàng vẫn biệt vô tăm tích; Sau 12 năm ấy thế gian này cũng có nhiều thay đổi, lác đác cũng đã có người về thăm lại quê hương, và sau nhiều đêm trăn trở chàng cũng quyết định trở về tìm lại người xưa, cho dù có xảy ra chuyện gì chăng nữa, ngày tiễn chàng ra phi trường người mẹ già đã dặn đi dặn lại chàng :



Image%20result%20for%20tan%20son%20nhat"



- Con về phải cẩn thận, mẹ đã biết ý con cương quyết về tìm nó, mẹ cũng không ngăn cản, con phải cố gắng tìm, theo mẹ nghĩ chắc gia đình nó có chuyện gì đó chứ nó mẹ rất tin tưởng, ngay ngày đầu tiên gặp nó mẹ đã đem lòng yêu thương nó rồi..... Đang miên man suy nghĩ, chàng bỗng giật mình vì có một bàn tay đang vỗ nhẹ lên vai chàng, quay nhìn lại thì ra người nữ tiếp viên hàng không đang nhăc chàng thắt lại dây an toàn vì phi cơ đang hạ cánh.


xXx

 

Sài%20Gòn

2/- Lối vào con hẻm nhỏ sau cơn mưa đường rất lầy lội, chàng chậm rãi đi sâu vào con hẻm, cảnh vật vẫn như xưa nhưng tất cả đều như ảm đạm tiêu điều, lác đác mới có vài đứa trẻ nghịch nước bên hàng hiên nhà nhìn chàng bằng ánh mắt lơ đễnh, đang đi chợt chàng nhìn thấy một người đàn ông chạy một chiêc xe Honda từ trong hẻm phóng ra, đã 12 năm trôi qua nên chàng ngờ ngợ nhưng chàng vẫn vội gọi :


- Anh Khánh có phải không?
Người đàn ông nghe tiếng gọi vội dừng xe và quay trở lại, ông nhìn chàng từ đầu đến chân
- Anh Khánh, em là Dũng đây, Dũng "gầy" ngày xưa đó, chàng vội lên tiếng
Người đàn ông chống vội chiếc xe ào đến ôm lấy chàng :
- Dũng đó ư, 12 năm rồi anh không còn nhận ra em, em bây giờ ở đâu, làm gì?
- Thôi về nhà anh nói chuyện Ông leo lên yên chiếc xe đạp máy nói vọng lại
- Em lên đây anh chở về


xXx




Phong%20trào%20kinh%20tế%20mới%20–%20Trích%20hồi%20ký%20Nguyễn%20Hiến%20Lê%20-%20Pháp%20Luân%20Công%20và%20Sự%20%20Thật
3/- Lời kể của anh Khánh :
Từ ngày đó biệt tin em, qua năm sau gia đình Lệ đi vùng kinh tế mới, anh nghe nói đâu vùng Sông Bé nhưng không biết ở chỗ nào, gia đình anh quyết định bám trụ không đi, bây giờ anh làm nghề lái xe ôm cũng sống qua ngày

xXx






4/- Đã ba tuấn qua, nhờ anh Khánh lái xe đưa đi, Dũng đã đi tìm Lệ khắp nơi từ Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia Mập với các khu kinh tế mới Tân Long, Tân Minh, Tân Hạ v.v... nhưng bóng nàng vẫn biền biệt, ngày trở lại Hoa Kỳ cũng sắp đến, lòng chàng rối bời nhưng được sự đồng cảm của anh Khánh nên chàng cũng tạm khuây khoả và biết ơn anh rất nhiều vì anh không quản ngại đón đưa chàng, hôm nay anh cho chàng biết trong vùng này còn một khu kinh tế nữa nhưng nó nằm rất sâu trong rừng, đang buồn nghe nói tới đó lòng chàng lại dâng lên niềm hy vọng, Đường vào rừng càng sâu càng khó đi, những còn đường bị những chiếc xe vận tải cày nát nên chiếc xe gắn máy phải chạy rất chậm và khi đến nơi bầu trời cũng đã về chiều, anh Khánh lái xe ôm cho xe chạy đến những nhà gần đó hỏi thăm sau cùng có một người dân cho biết :

- Tui cũng không chắc lắm, hai người cứ đi hết con đường này đến một ngã tư xe be quẹo trái khoảng nửa cây số là tới.


xXx


Long%20Hồ%20Vĩnh%20Long:%202015-12-27

5/- Một mái nhà tranh bạc thếch ẩn hiện sau dàn bầu, bí, khi anh Khánh và chàng đến nơi thi trời cũng sâm sẩm tối, anh Khánh dừng xe trước cổng để chàng bước vào
- Có ai ở nhà không? cho tôi hỏi thăm
- Ai đó, có tiếng một người đàn bà trong nhà hỏi vọng ra
- Thưa bác cho cháu hỏi thăm, có phải nhà cô Lệ ở đây phải không thưa bác?
Trong nhà bước ra một người đàn bà ăn mặc lam lũ, bà ngước nhìn chàng trong thoáng chốc, bà nhíu trán cố nhớ xem là ai nhung chưa thể nhớ ra
Chàng vội lên tiếng
- Thưa bác cháu là Dũng, ngày xưa cùng học với Lệ, có phải bác là Bà Đức Thành không?
Người đàn bà đưa hai tay ra phía trước chụp lấy đôi vai của chàng miệng reo lên :
- Bác nhớ ra rồi, Dũng, Lạy trời! bây giờ mới gặp lại con, 12 năm rồi còn gì, Lệ ơi!


xXx

Hình%20ảnh%20Thú%20vị%20đi%20“săn”%20chim%20trời%20ở%20Pháp%20số%2011

Phần cuối :

Trên chiếc băng ghế đan bằng những cây tre được đập dập kê dưới dàn mướp có hai mái đầu đang chụm vào nhau, không ai biết họ đang nói những gì sau 12 năm xa cách, chỉ nghe tiếng gió thổi xôn xao và ánh sáng lấp lánh của ánh trăng soi len qua những kẽ lá rọi đến chỗ hai người với những tia sáng vàng trông giống như con suối mùa xuân đang êm đềm trôi trong màn đêm hạnh phúc .


bienchet


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 20/Jan/2022 lúc 10:47am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 156 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.518 seconds.