Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Sức Khỏe - Y Tế
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Khoa Học - Kỷ Thuật :Sức Khỏe - Y Tế  
Message Icon Chủ đề: CÁC THÔNG TIN VỀ SỨC KHỎE Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 183 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22890
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Mar/2021 lúc 11:22am

Sơ Lược Căn Bản Về Thuốc Chủng Ngừa Covid-19 

Để khẩn cấp chống lại đại dịch covid-19, FDA cho phép “sử dụng khẩn cấp” 3 loại thuốc chủng ngừa của Pfizer, Moderna và J&J.

Hỏi: Vaccine là gì? Cơ chế hoạt động (mechanism) như thế nào?

Đáp: Vaccine (phiên âm = vắc xin) (còn gọi là thuốc chủng ngừa hay thuốc chủng) là thuốc giúp cho cơ thể tạo ra sự miễn nhiễm chống lại sự tấn công của vi khuẩn (hoặc siêu vi) từ bên ngoài xâm nhập cơ thể. Vaccine có thể là thuốc nước, hoặc thuốc chích…, thông thường là thuốc chích.

Sự chích ngừa (chủng ngừa) tiếng Anh gọi là vaccination.

Nguyên lý của chích ngừa (mechanism): Khi chích hoặc uống thuốc ngừa vào cơ thể, cơ thể được kích động tạo ra chất đề kháng gọi là kháng thể (antibody) có khả năng miễn nhiễm chống lại sự xâm nhập của loại vi khuẩn đó từ bên ngoài được gọi là kháng nguyên (antigen).

Hỏi: Phương pháp chế tạo thuốc chủng ngừa như thế nào?

Có nhiều cách chế tạo thuốc chủng:

1-      Dùng chính con vi khuẩn (hoặc siêu vi khuẩn) còn sống được làm yếu đi, hoặc đã chết, hoặc mất hết độc tính.

2-      Dùng độc chất (toxin) của vi trùng nhưng đã được làm giảm hoặc mất độc tính.

3-      Dùng một loại chất có khả năng tạo ra tín hiệu (messenger) khiến cho cơ thể tưởng là vi khuẩn xâm nhập nên tự động tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn đó. Loại thuốc chủng này được gọi thuốc chủng loại mRNA.

Thường thường muốn tạo ra thuốc chủng ngừa phải mất ít nhất từ 2 đến nhiều năm (có thể mất 10-20 năm). Tuy nhiên, trong năm đại dịch 2020, chính phủ của TT Trump đã tạo ra một phương pháp đặc biệt gọi là “Operation Warp Speed” (chiến dịch thần tốc) (*) đã đạt kết quả mau chóng không ngờ kể từ khi khởi đầu ngày 15-5-2020. Virus gây đại dịch covid-19 có tên là Noval Coronavirus 2019 (SARS-CoV-2).


Hỏi: Hiện nay có những thuốc ngừa nào chống lại siêu vi Coronavirus 2019 được chấp nhận tại Hoa Kỳ?

Đáp: Để khẩn cấp chống lại đại dịch covid-19 đang tàn phá thế giới, cơ quan FDA (cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) đã cho phép “sử dụng khẩn cấp” 3 loại thuốc chủng ngừa như sau:

1-      Thuốc chủng của hãng Pfizer, được chấp thuận ngày 11 tháng 12, 2020, thuộc loại mRNA.

2-      Thuốc chủng của hãng Moderna được chấp thuận một tuần sau đó cũng thuộc loại mRNA.

3-      Thuốc chủng của hãng Johnson & Johnson (J&J) được chấp thuận ngày 27/2/2021 xếp vào loại DNA vì dựa trên adenovirus của bệnh cúm nhẹ cấy vào cơ thể, nên được gọi là ADN.

Sở dĩ có việc “sử dụng khẩn cấp” vì nó chưa chính thức được chấp nhận. Chỉ khi có những dữ kiện mới chứng minh sự hiệu nghiệm và an toàn sau một thời gian sử dụng khẩn cấp trên bình diện rộng thì mới được chính thức xác nhận. Những thuốc chủng ngừa bệnh hiện được chính thức công nhận tại Mỹ gồm có thuốc ngừa cúm, ngừa viêm gan, ngừa phong đòn gánh, ngừa bệnh sởi, đậu mùa vân vân…


Hỏi: tính hiệu nghiệm, sự an toàn và số lần tiêm chủng của các thuốc ngừa đó như thế nào?

Đáp: Sau nhiều đợt thử nghiệm trên động vật, sau đó trên những người tình nguyện, những thuốc chủng này đã chứng tỏ có hiệu quả và an toàn (nghĩa là không có tác dụng phụ nguy hiểm.)

Tính hiệu nghiệm thuốc chủng của hãng Pfizer và Moderna là khoảng 95% (chỉ cần khoảng 60-70 % đã được xem là có kết quả tốt). Riêng thuốc do hãng J&J chế tạo có hiệu nghiệm 85%.

Thuốc do hãng Pfizer chích hai lần cách nhau 3 tuần, cần được bảo quản ở nhiệt độ rất thấp.

Thuốc của hãng Moderna chích hai lần cách nhau 1 tháng, được bảo quản ở nhiệt độ thấp vừa.

Thuốc của hãng J&J chỉ cần một lần dễ bảo quản ở nhiệt độ trung bình.

Thời gian hiệu nghiệm của các thuốc chủng ngừa nói trên kéo dài bao lâu đang được nghiên cứu.


Hỏi: Bao lâu sau khi chích ngừa mới được xem là an toàn không bị nhiễm bệnh.

Đáp: Từ 10 đến 14 ngày sau khi chích mũi cuối cùng, việc chích ngừa mới đạt được sự miễn nhiễm hoàn toàn và ta có thể yên tâm là sẽ không bị lây bệnh. Vì thế, người vừa được chích ngừa vẫn có thể mắc bệnh và lây cho người khác, nên tiếp tục các biện pháp đề phòng căn bản.


Hỏi: Những phản ứng phụ và dị ứng thuốc như thế nào?

Đáp: Giống như bất cứ các loại thuốc khác, thuốc chủng ngừa Covid-19 có thể gây ra những phản ứng phụ (hầu hết là nhẹ) trong vòng 24-48 giờ sau khi chích, như: đau chỗ chích, bần thần, mệt mỏi, đau nhức bắp thịt, nhức đầu... nặng nhẹ tùy theo cá nhân. Nếu sau 3 ngày mà vẫn còn các triệu chứng này, nên thông báo cho nhân viên y tế.

Sau mũi chích thứ hai, có thể bị sốt nhẹ hoặc có phản ứng phụ nhiều hơn mũi thứ nhất. Có thể uống thuốc Tylenol (acetaminophen) hoặc ibuprofen để làm giảm đau nhức sau khi chích.

Về dị ứng: có rất ít trường hợp bị dị ứng nhẹ trong vòng 4 giờ sau khi chích như nổi mề đay, ngứa ngáy, sưng người, nổi suyễn…. Một số rất hiếm bị dị ứng nặng cần được theo dõi và điều trị. Vì thế, sau khi chích ngừa, quý vị cần được theo dõi 15 phút tại chỗ. Người có các bệnh kinh niên nặng khác hoặc từng có phản ứng nặng trước đây thì cần được theo dõi 30 phút sau khi chích.

Nếu có phản ứng nặng sau mũi chích đầu tiên, quý vị cần tham khảo với bác sĩ gia đình để được cố vấn cho mũi thứ hai.


Hỏi: Thuốc chủng có hiệu nghiệm đối với các loại biến thể của covid-19 không?

Đáp: Hiện nay có hai loại biến thể của covid-19 được tìm thấy: một ở Anh Quốc (loại B.1.1.1), một ở Nam Phi (loại B.1.351).

Thuốc chủng của Pfizer và Moderna có hiệu nghiệm với biến thể Anh Quốc, nhưng ít hiệu nghiệm với biến thể Nam Phi. Thuốc của J&J có hiệu nghiệm với biến thể Nam Phi.


Hỏi: Những ai được ưu tiên chích ngừa?.

Đáp: Mục tiêu là mọi người đều phải được chủng ngừa để toàn xã hội không còn nhiễm bệnh. Tuy nhiên vì số lượng chế tạo thuốc phải tốn nhiều thời gian nên việc chích ngừa ưu tiên theo thứ tự như sau:

-          Nhân viên y tế và những người đang ở trong các nơi điều trị lâu dài như bệnh viện, viện dưỡng lão…

-          Những người già trên 65 tuổi (ưu tiên lần lượt trên 85, 75, 65) và những người dưới 65 nhưng có bệnh kinh niên nguy hiểm (tiểu đường, tim, thận…)

-          Những người thường xuyên tiếp xúc với công chúng như thầy cô giáo, cảnh sát, lính chữa lửa…

-          Những người thuộc mọi lứa tuổi khi có đủ thuốc.

Ghi chú:

-          Các bà mẹ có thai và cho con bú vẫn có thể chích ngừa (nên tham khảo với Bs gia đình).

-          Trẻ em từ 16 tuổi trở lên có thể được chích ngừa với thuốc của hãng Pfizer. Hãng Moderna và J&J chỉ chích cho người từ 18 trở lên. Việc chích ngừa cho các trẻ em khác đang được nghiên cứu.

-          Người có bệnh ung thư cũng cần được chích ngừa ưu tiên nhưng cần được theo dõi bởi bác sĩ điều trị ung thư.

-          Người đã mắc bệnh covid-19 có thể được chích ngừa 3 tháng sau khi khỏi bệnh.

-          Mọi người nên chích ngừa khi có điều kiện.


Những ai không nên hoặc cẩn thận khi chích ngừa?

-          Người dị ứng với những hợp chất trong thuốc chủng như polyethylene glycol và polysorbate (không nên chích).

-          Người từng bị phản ứng dị ứng nặng với mũi đầu tiên trong vòng 30 phút thì không nên chích.

-          Người có triệu chứng của covid-19, hoặc cảm cúm, sưng phổi, nhiễm trùng hô hấp… trong vòng hai tuần qua… thì cần hoãn lại cho đến khi không còn các dấu hiệu trên.


Hỏi: Muốn chích ngừa thì phải làm gì?

Đáp: Bộ Y Tế Liên Bang có kế hoạch gửi thuốc chích ngừa đến các bệnh viện, các trung tâm y tế, các cơ quan y tế tiểu bang; tiểu bang sẽ phân phối đến các cơ quan y tế County hoặc Thành Phố để tổ chức chích ngừa..

Nhà chức trách địa phương sẽ thực hiện kế hoạch chích ngừa theo thứ tự ưu tiên bằng cách công bố cách thức để các gia đình gọi hẹn chích ngừa tại các địa điểm và ngày giờ ấn định. Hiện nay các nhà thuốc tây cũng đã hợp tác tổ chức chích ngừa theo kế hoạch của County hoặc thành phố. Các bác sĩ gia đình cũng có thể giới thiệu bệnh nhân chích ngừa theo nhu cầu…

Tại địa điểm chích ngừa, các chuyên viên giúp đỡ điền đơn, thường thường người hẹn phải lái xe hoặc được gia đình chở đi, cần điền trả lời các câu hỏi về bệnh sử cũng như tiền sử dị ứng, hiện nay có triệu chứng gì không. Sau đó được hướng dẫn đến chỗ chích ngừa, rồi chờ ở một nơi trong 15 phút để theo dõi, nếu không có gì xảy ra sẽ có thể ra về với một thẻ chứng nhận và hẹn lần tới.

Các cơ quan y tế thường gọi điện thoại hỏi thăm theo dõi trong vòng vài ngày sau đó xem có biến chứng gì không.


Hỏi: Khi nào thì xã hội được xem là an toàn không còn bị nhiễm coronavirus 2019?                     

Đáp: Trong đại dịch covid-19, nếu mọi người trong đều được chích ngừa đầy đủ và có hiệu nghiệm sau thời gian 10-14 ngày tiếp theo mũi chích thứ hai (nếu chích 2 lần) thì xã hội đó mới được xem là an toàn, không còn lây nhiễm.

Nếu chỉ chích ngừa cho tất cả người lớn, nhưng trẻ em vẫn chưa được chích thì sự lây bệnh trong xã hội vẫn còn, tuy nhiên trẻ em ít có nguy cơ bị nặng như người lớn.

Hiện nay thuốc ngừa đã được tìm ra và được cho phép sử dụng kể từ tháng 11 năm 2020; đã có 3 công ty Mỹ cung cấp thuốc chủng, đây là điều căn bản tối quan trọng đã được chính quyền TT Trump thực hiện, chỉ cần các bước kế tiếp như sản xuất, phân phối và tiêm chủng. Triển vọng thoát khỏi đại dịch rất cao tại Mỹ.

Tuy nhiên vấn đề còn lại tùy thuộc tốc độ chế tạo thuốc, việc phân phối và chích ngừa đầy đủ, nhanh chóng cho mọi người (người lớn và trẻ em), ngoài ra còn phải kể đến sự xuất hiện của những loại biến thể virus mới, việc kiểm soát người nhập cư vào Hoa Kỳ từ các nước chưa được chích ngừa…, vì thế khó có thể dự đoán chính xác là khi nào Hoa Kỳ sẽ hoàn toàn thoát khỏi đại dịch covid-19.

Hiện tình hình chích ngừa Covid-19 như sau (13/3/2021):

-          Chích hai mũi: 36 triệu

-          Chích mũi thứ nhất: 69,8 triệu

-          Dân số: 332 triệu.

-          Tỉ lệ chích ngừa: 32.5 / 100 người.

Bs Đỗ Văn Hội,

Cập nhật ngày 14/3/2021)

__________________________________________________________

(*) Chiến dịch “Operation Warp Speed” phối hợp giữa các cơ quan chính quyền, quân đội, tư nhân, … với 10 tỷ Mỹ Kim đầu tư để thúc đẩy việc nghiên cứu khẩn cấp thuốc ngừa, cách phân phối nhờ đó đã đạt kết quả mau chóng không ngờ, chỉ trong vòng 6 tháng kể từ ngày chính thức công bố 15-5-2020 đã có được một số thuốc chủng ngừa được chấp nhận như hiện nay.

Xem thêm ở các trang mạng:

https://health.clevelandclinic.org/why-a-covid-19-vaccine-for-children-may-take-awhile/

https://www.cdc.gov/mmwr/volumes/70/wr/mm7002e1.htm

Trung tâm Coronavirus đại học Harvard.

https://www.cdc.gov/vaccines/covid-19/index.html


https://www.voatiengviet.com/a/chung-ngua-vaccine-covid-19/5819385.html

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22890
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Mar/2021 lúc 8:35am

Tôi Đi Soi Ruột 



Theo lời bác sĩ, những người trên 50  trở lên cần phải  làm “Colon Cancer Screening” để truy tầm, phát hiện  ung thư ruột già hầu  có thể chữa trị sớm qua hai phương pháp:

1- Colonoscopy  (soi ruột kết trang  nội soi đại tràng)  mỗi 10 năm .

2- Sigmoidoscopy (phép soi đại tràng sigma) mỗi 5 năm  

Cả hai phương pháp nội soi đại tràng và nội soi đều được sử dụng làm công cụ sàng lọc cho một số loại ung thư, bao gồm ung thư ruột kết. Cả hai phương pháp này đều sử dụng ống mỏng và linh hoạt với một máy ảnh gắn vào hình dung bên trong đại tràng. Sự khác biệt nằm ở những khu vực của đại tràng mà họ có thể nhìn thấy.

  • Xét nghiệm nội soi kiểm tra toàn bộ nội soi
  • Xét nghiệm nội soi chỉ kiểm tra phía bên trái của dấu hai chấm

Nội soi Sigmoidoscopy ít thâm canh hơn so với nội soi đại tràng và liên quan đến việc chuẩn bị và an thần ít hơn đáng kể. Vấn đề nằm ở thực tế là nó chỉ là một phần kiểm tra và có thể có vấn đề trong phần chưa được kiểm tra.

Nội soi đại tràng kiểm tra toàn bộ đại tràng Colonoscopy và do đó là toàn diện hơn, nhưng đòi hỏi phải chuẩn bị kỹ lưỡng, an thần hoặc đôi khi ngay cả gây tê còn xâm lấn hơn và khó hơn ở bệnh nhân.

( Nguồn: soi ruột kết (kết tràng)

https://www.rung.vn/dict/en_vn/Colonoscopy)

Nội soi là gì?

Nội soi là phương pháp thăm khám bằng cách sử dụng một ống có gắn đèn và camera đưa vào bên trong cơ thể bệnh nhân. Bác sĩ sẽ nhìn rõ được các bộ phận bên trong của người bệnh thông qua hình ảnh trên một chiếc màn hình TV và đưa ra chẩn đoán về tình trạng bệnh của bệnh nhân.

Nội soi là một trong những kỹ thuật y khoa tiên tiến nhất và đem lại hiệu quả cao trong số các công nghệ hiện đại được sử dụng trong ngành y tế. (Bạn cũng có thể tham khảo thêm khái niệm nội soi là gì trên Wikipedia TẠI ĐÂY).

Phương pháp này không chỉ giúp các bác sĩ nhìn rõ ràng những bộ phận cần thăm khám trong cơ thể bệnh nhân mà thông qua quá trình nội soi, họ còn có thể tìm ra các dị vật có trong cơ thể người bệnh, làm sinh thiết, thực hiện các ca phẫu thuật nội soi khi cần thiết. 

 (Nguồn: sưu tầm trên internet)

Thứ tư tuần rồi, người viết phải đi soi ruột như lời bác sĩ gia đình của tôi đã giới thiệu tại bịnh viện Adventist Medical Center ở Portland,Oregon.

Úi chào, nói đến cái màn đi soi ruột ai cũng lắc đầu, sợ hãi vì phải uống một hợp chất rất là khó uống cách nhau từ 10 đến 20 phút rồi sau đó ôm bụng chạy nhanh vào “restroom” làm thủ tục "happy out" cho nhanh "liền tù tì", mệt hết hơi vì suốt ngày hôm qua phải nhịn đói, không được ăn gì cả mà chỉ uống một bình bự chảng 4 lít nước hỗn hợp khó uống đó. Mệt thật!

Người viết tuân hành các lời hướng dẫn của vị bác sĩ phụ trách phẫu thuật một cách nghiêm chỉnh ngay sau khi nhận được bảng hướng dẫn bằng tiếng Anh được gửi qua Mychart của tôi. 

May mắn thay, người viết còn giữ lại bản tiếng Việt 5 năm về trước, nên tôi rị mọ đánh máy lại để giúp quý vị cao niên người Việt của mục Một Cõi Thiền Nhàn có tài liệu  tiếng Việt đọc và thi hành dễ dàng hơn là đọc bản tiếng Mỹ. 

Mời quý bạn cùng đọc với người viết nhé

Hướng dẫn để chuẩn bị cho cuộc nội soi của Bạn

1-Ba ngày trước khi làm thủ thuật:

Không bắp ngô, các loại hạt, hạt giống hay rau cả cho đến sau khi làm xong thủ thuật. 

2 - Vào ngày trước khi làm thủ thuật:

* Không ăn bất kỳ loại thực phẩm cứng hoặc bất kỳ sản phẩm có sữa.

* Chỉ có chất lỏng như nước trái cây ( táo và nho trắng), nước canh, nước cốt canh,cà phê đen, trà, kem đá, Kool Aid ,soda, Gatorade, Jello. Không có trái cây. Không Rượu, Không có chất lỏng màu đỏ, cam hoạc tím.

 * Pha hỗn hợp chuẩn bị của Bạn theo cách hướng dẫn và trữ nó trong tủ lạnh

* Bắt đầu từ 5 giờ chiều, uống một ly 8 ounce ( cup) của hỗn hợp chuẩn bị mỗi 10-20 phút cho đến khi hết phân nửa (1/2). Nếu bạn cảm thấy buồn nôn, đau bụng, hoặc cảm thấy rất đầy hơi, chờ 10 phút cho đến khi uống ly tiếp theo.  Uống mỗi ly của hỗn hợp một cách nhanh chóng có thể dễ uống hơn uống từ từ. Ướp lạnh phần còn lại của hỗn hợp chuẩn bị cho đến khi buổi sáng.

* Trong đêm, bạn có thể tiếp tục uống chất lỏng trong (không màu) suốt đêm.

 3- Vào ngày làm thủ thuật:

* Uống 1 ly 8 ounce (1 cup) của hỗn hợp chuẩn bị mỗi 10-20 phút cho đến khi hết hỗn hợp chuẩn bị. Hoàn tất toàn bộ hỗn hợp trước vào... .... AM/ PM

Hỗn  hợp chuẩn bị phải uống hết 4 tiếng trước giờ làm thủ thuật.

* Sau khi uống hết hỗn hợp chuẩn bị, không ăn hoặc không uống gì trước giờ hẹn của bạn., thậm chí không kẹo, kẹo cao su, kẹo bạc hà.  Tuy nhiên, bạn có thể uống thuốc với một ngụm nước.

* Nếu bạn bị bịnh tiểu đường, xin vui lòng kiểm tra lượng đường trong máu của bạn và mang theo kết quả khi đến làm thủ thuật. Nếu bạn đang dùng INSULIN, cắt liều lượng của bạn xuống còn một nửa (1/2) vào buổi tối trước và buổi sáng của thủ thuật.  Nếu bạn đang Uống Thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu của bạn, xin vui lòng giữ liều buổi sáng làm thủ thuật.

Có mặt để nhập viện Adventist Medical center (Hospital Entrance) vào lúc.....AM/PM

Bạn sẽ cần một người lái xe và hộ tống về nhà khoảng 1 giờ sau khi làm thủ thuật.  Đừng nên dự tính lái xe hoặc làm việc trong phần còn lại của ngày.

Lưu ý: Nếu bạn sẽ được gây mê tổng quát cho cuộc thủ thuật  của bạn, xin vui lòng thử máu trong vòng 7 ngày trước khi làm thủ thuật.

(Nguồn: tài liệu của Adventist Medical center Portland) 

Đến ngày hẹn, người viết đi làm thủ tục  nhập viện.  Mặc dù tôi đã chích xong 2 mũi vaccine Covid 19  rồi nhưng ông Bác sĩ vẫn ra lịnh người viết  phải đi "thử test Covid" trước khi đi vào phòng phẩu thuật soi ruột.

Tôi phải đi thử test và kết quả là "negative" nên mới được đưa vào phòng mổ.  Nếu không thì tôi sẽ bị đuổi về  vì  bịnh viện Adventist rất cẩn thận sợ  người bên ngoài  lây bịnh cho nhân viên của bịnh viện.

Thế là mọi thủ tục được tiến hành  một cách nhanh chóng theo trình tự: vào nước biển, gây mê  và các  bác sĩ, y tá đã làm gì, tôi không biết được, Khi tỉnh dậy tôi thấy trên bàn trong phòng tạm nghỉ của tôi đã có sẵn bánh ngọt, nước trái cây cho tôi giải lao. Người viết phải nằm lại khoảng 30 phút nữa mới được ông xã chở về  nhà cho an toàn theo lời hướng dẫn. Buổi ăn trưa hôm đó tôi ăn thật ngon miệng vì đã nhín đói gần 2 ngày rồi.

Về nhà người viết tiếp tục ngủ  ngon lành vì đã quá mệt  và  vì còn ảnh hưởng bởi thuốc gây mê.

Khoẻ re!  Tôi không bị phản ứng gì sau khi được soi ruột. Thế là tôi lại làm việc "u như k(c)ỹ" các sinh hoạt của tôi và phải đợi 5 năm sau nữa sẽ được đi soi ruột lần nữa.  Mệt thật!

Người viết chia sẻ với qúy vị cao niên đừng quá lo lắng về việc phải đi soi ruột nhé mặc dù hơi mệt một tí vì  bạn phải làm sạch đường ruột trước khi được đưa vào phòng mổ.  Nếu phát hiện có gì nguy hiểm của sự ung thư đường ruột thì sẽ được chữa trị sớm vẫn tốt hơn. 

Mời xem 3 Youtube truy tầm Ung Thư Ruột Già Tiếng Việt

 Hình sưu tầm trên internet

ProjectHealth - YouTube

1 -Ung Thư Ruột Già (Tiếng Việt; 1 của 3) 

 https://www.youtube.com/watch?v=nVuTZlE_MWQ

2 -Câu chuyện của về bệnh ung thư ruột già (tiếng Việt; 2 của 3)

https://www.youtube.com/watch?v=7Ft2t2ftTkw

3 - Nội Soi Ruột Già (Colonoscopy) (Tiếng Việt; 3 của 3) 

 https://www.youtube.com/watch?v=7Nq5jOGGXlA

Chuyên chữa trị và bảo toàn sức khỏe của chúng ta là phần vụ của qúy vị bác sĩ và nhân viên có kiến thức y khoa chuyên môn đặc biệt. Người viết chỉ là người thích tìm hiểu, thích sưu tầm  tài liệu  để đọc và chia sẻ với thân nhân, bạn hữu cho thăng hoa kiến thức mà thôi, chứ không dám lạm bàn về các lĩnh vực chuyên môn nào cả. Xin bạn hiểu và cảm thông với người viết nhé. Tôi xin đa tạ.

Sương Lam



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/Mar/2021 lúc 8:37am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22890
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Mar/2021 lúc 2:37pm

Thần Dược Đây! Mại Dô, Mại Dô !


Than%20Duoc

TV nhà tôi không bao giờ tắt. Người ta xem TV để mở rộng kiến thức, còn nhà tôi coi TV để sưởi ấm cái phòng khách và làm từ thiện cho công ty điện SCE.
Dẫu muốn hay không tôi cũng phải nuốt cho trôi mấy cái quảng cáo rẻ tiền lè nhè suốt ngày, thét rồi thuộc làu làu lúc nào không biết.
Nếu học ESL mà nhớ được như vậy, chắc tôi không dốt như ngày nay.

Nghe hoài sinh bực, tôi định viết bài vạch trần cái trò bịp bợm của mấy ông ”bác sĩ“ gõ leng keng, chuyên nghề đấm bóp thành bác sĩ bào chế thần được để thành triệu phú.
Nhưng tôi nghĩ lại, chắc không có đài TV hoặc một tờ báo nào nhận đăng bài của tôi đâu, vì nếu công chúng thức tỉnh, không mua thuốc dỏm nữa, các hãng thuốc sập tiệm, thì họ lấy đâu ra quảng cáo mà sống?

Làm sao mà nuốt được khi nghe quảng cáo “thuốc” Đông Trùng Hạ Thảo thu hoạch trên vùng núi cao hiểm trở ở tận Tây Tạng, đem về bào chế theo tiêu chuẩn Mỹ để chỉ bán trong mấy tiệm thuốc Bắc Việt Nam, lại “on sale” mua một tặng một!!
Có nhiều ông bà nổi tiếng trong cộng đồng người Việt đã bán rẻ lương tâm và và danh dự của mình làm “cò mồi” cho bọn cá mập. Trong đó có một ông trí thức quảng cáo một sản phẩm tân tiến, kết quả của “sự hợp tác của 3 quốc gia Úc, Mỹ, Đại Hàn”, để chế ra ……“thuốc gội đầu”!!!

Tệ hơn, còn có cái ông bà gì đó, dám lấy cái danh dự của mình để chứng minh là “thuốc” đau khớp có hiệu quả tốt trên cá nhân mình.
Họ đều là người có trình độ, nhận tiền để xúi người làm bậy, chứ dại gì làm con chuột bạch, để thử nghiệm mấy cái đồ dổm này trên cá nhân mình.
Có cô xướng ngôn viên, quảng cáo mỹ phẩm làm bằng “tinh chất hạt trai”, “bột kim cương”.
Tội nghiệp cho Cô, chắc cô học luật nhiều nên dốt đặc củ khoai về hóa học. Hạt trai và kim cương thuộc loại khoáng chất thì làm gì có tinh chất?!!

Kim cương là tinh thể của than ròng, không có phản ứng hóa học với các hóa chất (inert) thì làm làm sao có thể giúp cho sản phẩm làm đẹp của cô?!!
Lần sau làm ơn nhớ đọc cho kỹ lời quảng cáo trước khi nhận lời.
Dùng tên tuổi mình để làm quảng cáo là chuyện thường tình. Michael Jordan lợi tức quảng cáo hàng năm lên tới $100 triệu. Tiger Wood kiếm $55 triệu.
Nhưng họ dùng tên tuổi mình để đem sự chú ý đến sản phẩm mà mình quảng cáo, chứ không ai dùng danh dự mình để bảo đảm món hàng dổm là thứ thiệt!

Không biết mấy vị trí thức nhưng chậm hiểu VN bị chúng gạt, hay họ tình nguyện bán rẻ lương tâm và danh dự của mình, để hùa theo bọn con buôn, lường gạt người đồng hương nhẹ dạ?
Có vô số kể hàng dỏm loại này. Nào là “Đông Trùng Hạ Thảo, “Rêu Hoàng Hậu”, “Bạch Liên Trà”, Nấm “Linh Chi”...
Từ cổ chí kim, có ai nghe đến mấy cái tên lạ huắc này bao giờ, không biết họ lượm được ở đâu, đem về quảng cáo rầm rộ, “hô biến” thành thần dược, bán như tôm tươi..

Với một chút “động não”, có ai tin một loại thuốc có thể trị bá bịnh, mà toàn là các bịnh nan y???
Đố ai tìm được một loại thuốc Tây trị bịnh cao máu, cao mở, tiểu đường, đồng thời ngăn ngừa ung bứu, chống ung thư, tăng cường miễn nhiễm phòng ngừa bịnh tật…?!!!

Chỉ cần một loại thuốc này thôi là đủ để thay thế cho cả một hệ thống y khoa tân tiến ngày nay.
Nếu thật sự có ai khám phá ra cách ngừa hoặc chữa bịnh ung thư, làm mọc tóc vĩnh viễn, thì đã là một vĩ nhân của nhân loại, và đã là triệu phú qua đêm, khỏi chơi cái trò quảng cáo lường gạt này chi cho mệt.

Để cạnh tranh quảng cáo cho nổi hơn các đối thủ, các “tác giả” nghĩ ra các quảng cáo nghe nổ như sấm, nhưng ngây ngô như con nít .
Thí dụ : Sản phẩm được tinh chế từ “mầm tế báo gốc của nhau trứng cá hồi”.
Chu choa ơi! Nhau chỉ có ở đông vật có vú, lúc có con. Cá Hồi làm gì có nhau, mà đây là nhau của trứng cá !!!

 Hơn nữa, sản phẩm còn ghê gớm hơn nhiều, làm từ “mầm tế bào gốc”(stem cell) !!!
Chỉ một câu thôi, nó hàm chứa tất cả (sự ngu xuẩn!) những chất liệu kỳ diệu của y khoa, thuốc tiên mà !!!.

Đám lang băm nhắm vào nhu cầu của bịnh nhân để chế ra sản phẩm. Gia đình nào có thân nhân bị mắc bịnh nan y, bác sĩ chạy, chuyện xí cô hồn vài trăm bạc mua “”thần dược” về xài thử cầu may là chuyện nhỏ.
Tuổi già da nhăn, da xệ, không đủ tiền đi căng da mặt, xài sản phẩm Collagen vừa rẻ vừa dễ dàng. Mỗi nạn nhân cúng cho lang băm vài trăm, đủ cho họ làm giàu.

Phong trào thuốc tiên đang đánh mạnh vào các thành phần “no cơm rửng mỡ”..
Ngày xưa còn nghèo, không đủ cơm ăn cho no, thì lấy đâu ra mỡ mà rửng?
Bây giờ các cụ có check “Obama” gởi tận nhà băng, các mệ giũa móng, tiền “bo” rủng rỉnh. Giàu sang sinh lễ….mễ, chuyện nọ kia cho vui vẻ cuộc đời!

Các cụ tuy “ lực bất tòng tâm” nhưng tim còn rộn rả, lâu lâu mới được sổ lồng về Việt Nam để “ cứu đói giảm nghèo” cho mấy em chân dài, chém cha cũng dấu dưới gầm giường một hai chai Đông Trùng Hạ Thảo để xài thử cầu may.
Mấy mệ sồn sồn, điện nước bất thường, đầm khô cỏ cháy, đặt hy vọng vào sữa ong chúa sẽ làm mượt da, mát thịt, đầm ướt cỏ tươi. Mỗi mệ đóng hụi chết mổi tháng vài chục thôi, cũng đủ giúp các “Bác sĩ” gõ leng keng thành triệu phú.

Ai có đi “bác sĩ đông y dỏm” khám bịnh, thế nào cũng lòi ra bịnh “yếu”: Yếu tim, yếu gan, yếu phổi, yếu phèo… cho nên sinh ra hằng trăm thứ thuốc bổ : Bổ tim, bổ gan, bổ phổi, bổ phèo…!
Với Tây Y, có bịnh thì chữa, không bịnh thì đi về, không có chuyện “yếu”. Nếu ‘Yếu”cần uống thuốc “bổ” thì còn có lý, nhưng không “yếu” uống thêm thuốc cho ”bổ” thì bó tay, hết bàn!!

Chuyện thần dược xưa như trái đất.. Sâm, nhung, mật gấu, sừng tê giác, ngọc dương hải cẩu đã xưa rồi.
Gần đây có phong trào nhào Noni, sữa ong chúa, nấm Linh Chi, đang đi vào quên lãng. Hiện tại đang rầm rộ phong trào mới đang hốt bạc: Đông Trùng Hạ Thảo, rong biển, collagen và tế bào gốc.
Bà con lẹ tay mua đi vì giá còn cao, nếu chậm tay sẽ mất giá, quý vị mất đi cơ hội làm từ thiện đó.

Thần dược phải là hàng quý hiếm. Lên núi cao tìm Đông Trùng Hạ Thảo, hái Sâm, hái nấm Linh Chi, lặn dưới bể sâu hái rong biển Rêu Hoàng Hậu, leo vách núi cheo leo thu hoạch Yến sào….. (chỉ có vua chúa ngày xưa mới có mà xài), bây giờ bán đầy chợ Việt Nam, giá rẻ như bèo, lại đang “on sale” bao nhiêu cũng bán.

Đồ quý hiếm không bao lâu sẽ không quý hiếm nữa. Sâm Đại Hàn nay được trồng như củ cải. Đông Trùng Hạ Thảo, nuôi cấy như làm giá. Nấm Linh Chi trồng như nấm mèo, nấm rơm.

Theo thống kê, (Nếu không biết dùng thuốc quý hiếm) tuổi thọ bình quân toàn cầu năm 2010-2013 là 71.0 tuổi.
Vua chúa ngày xưa được dùng thuốc quý hiếm nên tuổi thọ các ngài trên dưới 40 !!
Có cụ ngày nay có phương tiện sống như vua chúa ngày xưa, dùng các bí quyết gia truyền để mang tuổi thọ của mình xuống 40.
OK. Nếu đó là nguyện vọng của các cụ. Không ai dám cản.

Ai quảng cáo thế nào thì mặc họ, nghe hay không là quyền của chúng ta, đừng để mình bị mắc lừa bởi bọn con buôn.
Chúng ta phải biết rằng những sản phẩm đang được (bác sĩ đông y dổm) quảng cáo rầm rộ là “thuốc” để trị bịnh đều là “dinh dưỡng phụ trội” (Dietary supplement) được ghi chép rõ ràng trên nhãn hiệu của hộp.
Quảng cáo “chất dinh dưỡng phụ” là “thuốc” để trị bịnh là hướng dẫn sai lầm, vi phạm tội lường gạt.

Có ông chủ đài TV, chuyên bán thuốc dổm, tuyên bố thuốc là “thuốc“ của ngài bán, được USDA và FDA cho phép (approved).
Đây là quảng cáo lường gạt. Theo luật, nhà sản xuất và nhà phân phối phải ghi danh (register) với cơ quan FDA (Food and Drug Administrator), nhưng không bắt buộc phải có giấy phép để sản xuất hoặc bán các sản phẩm này.
Nhãn hiệu (label) cũng phải cầu chứng.

Các ngài ma giáo dùng chữ cho phép (approved) thay vì ghi danh (registered). Còn cơ quan USDA (United State Department of Agriculture) không có liên hệ gì đến mấy thứ dổm này, để tên vào cho nó xôm tụ mới gạt được người ta chứ!!!.
Theo quy chế về dinh dưỡng phụ trội, nhà phân phối có quyền tùy ý phát biểu thế nào cũng được, về sản phẩm của mình trên nhãn hiệu cầu chứng, thí dụ:

Trị bá bịnh, bảo đảm có kết quả 100%, không có phản ứng phụ (điều này đúng , vì nếu sản phẩm làm toàn bằng bột mì thì làm gì có phản ứng phụ ), nhưng phải có đính kèm câu sau đây, thường được in bằng chữ rất nhỏ để khó đọc hoặc không ai để ý đến:
”These statements have not been evaluated by the Food and Drug Administration. This product is not intended to diagnose, treat, cure-or prevent any disease.”

Xin tạm dịch: “Những phát biểu trên không được FDA kiểm nghiệm. Sản phẩm này không có ý định để chẩn đoán, điều trị, chữa lành, hoặc phòng chống bất cứ bịnh tật nào.”
Nếu có ai thưa kiện bị lường gạt, nhà sản xuất đưa nhãn hiệu có cầu chứng ra mà bảo: Nhãn hiệu ghi chú quá rõ ràng: Sản phẩm này không phải thuốc thang chữa trị gì cả.
Làm ơn chống mắt lên đọc giùm. Ai ngu bỏ tiền mua thì ráng chịu, chớ có than van!!!. Ha, Ha, Ha.

Đinh Thông
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22890
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Apr/2021 lúc 9:17am

Đường máu cao có thể dẫn đến tổn thương não bộ

 image

Tăng đường máu không chỉ có biến chứng lên tim mạch, gây béo phì mà còn có hậu quả lên não bộ, hệ thống thần kinh của bạn.

 

Lượng đường trong máu cao – thậm chí dưới mức tiểu đường – có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ.

 

Một nghiên cứu mới từ Đại học College London ở Vương quốc Anh cho thấy ở trạng thái “tiền đái tháo đường” – tình trạng lượng đường trong máu cao nhưng không cao bằng bệnh đái tháo đường thật sự – có thể đe dọa sức khỏe não bộ. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tiểu đường, Béo phì và Chuyển hóa.


image


Xem xét dữ liệu từ Ngân hàng Biobank của Vương quốc Anh trên nửa triệu người trong độ tuổi từ 40 đến 69, các nhà nghiên cứu nhận thấy những người bị tiền tiểu đường sau 4 năm có nguy cơ suy giảm sức khỏe tinh thần cao hơn 42% so với những người có lượng đường trong máu bình thường.

 

Sau 8 năm, họ có khả năng mắc chứng sa sút trí tuệ cao hơn 54%, một loại bệnh mất trí nhớ phổ biến do giảm lưu lượng máu đến não. Các nhà nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ nào với nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

 

Khi nhóm nghiên cứu kiểm tra những người mắc bệnh tiểu đường type II thì nhận thấy họ có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ cao gấp 3 lần và dễ mắc bệnh Alzheimer hơn những người có lượng đường trong máu bình thường.


image


Ta thường chỉ đi khám bệnh một cơ quan nào đó mà bỏ qua sự liên quan của các bộ phận với nhau trong cùng một cơ thể. Khi lượng đường trong máu cao, nó có thể dẫn đến viêm và tắc nghẽn động mạch theo thời gian. Điều này có thể dẫn đến giảm lưu lượng máu lên não, có liên quan đến chứng sa sút trí tuệ.

 

Bạn có thể hạn chế nguy cơ sa sút trí tuệ bằng cách điều chỉnh lượng đường trong máu. Chế độ ăn ít thực phẩm chiên xào và đóng hộp, bao gồm đồ ăn vặt và đồ uống có đường, là cách tốt nhất để bắt đầu. Tập thể dục thường xuyên cũng có thể hữu ích.


image


Khi giữ lượng đường trong máu ở mức an toàn, bạn có thể ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh đái tháo đường, có khả năng bảo vệ não của bạn trong biến chứng của nó.

 

Mat Lecompte là một nhà báo tự do về sức khỏe và sức khỏe. Bài báo này được xuất bản lần đầu tiên trên Bel Marra Health.

 

 

 

Mat Lecompte _ Công Thành


image



Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22890
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Apr/2021 lúc 9:32am

Hiện tượng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer

 image

Tình trạng mất trí nhớ (dementia) thường xảy ra cho người già, nhưng không phải mọi người khi già đều mất trí nhớ.


Nhiều người tưởng lầm là sự mất trí nhớ và bệnh Alzheimer cùng là một thứ bệnh, nhưng thật ra không phải như vậy.


Trung bình chỉ có 10% số người trên 65 tuổi bị bệnh Alzheimer, nhưng cho những cụ trên 85, tỷ số là 1/3.

Hiện nay, theo ước tính, có khoảng năm triệu người Mỹ trên 65 tuổi bị bệnh Alzheimer và trên toàn thế giới có khoảng 35.6 triệu người bị mất trí nhớ.


Nói đúng ra, trí nhớ của tất cả mọi người đều không hoàn hảo. Có những dữ kiện chúng ta tưởng là nhớ đúng 100% nhưng trên thực tế theo thời gian, trí nhớ bị phai mờ với những “lỗ hổng”.

image


Bộ não chúng ta sẽ tìm cách điền vào những “chỗ trống” đó bằng những hư cấu không có thực hay không chính xác.


Vì thế khi chúng ta lớn tuổi, chuyện giảm trí nhớ xảy ra cho tất cả mọi người, nhưng mức độ và tốc độ suy sụp tùy theo bản chất của mỗi cá nhân.


Riêng những người bị Alzheimer, tốc độ suy sụp rất nhanh, có khi trong vòng vài tháng đã thấy sự khác biệt.


image


Thế thì, những dấu hiệu khác biệt đó là gì?

Hầu hết các sách y khoa đều nói rằng dấu hiệu sớm nhất của bệnh Alzheimer là mất trí nhớ.


Khổ nỗi là sự mất trí nhớ không xảy ra qua đêm trong thời gian đầu nên rất khó mà nhận biết.


Mà nếu có chút lãng trí xảy ra thì thường bị bỏ qua, hay bị người thân phán cho những chữ như “già rồi, lẩm cẩm” là xong câu chuyện.


Một khi sự mất trí nhớ xảy ra có thể nhận thấy được thì thường là quá trễ.

image


Người có triệu chứng Alzheimer thường bắt đầu lặp lại những câu chuyện hay câu hỏi nhiều lần và bất chợt. Ví dụ, có khi họ đang nói chuyện thời năm 1975, đùng một cái nhảy qua nói chuyện đánh football năm 2015, rồi quay lại thời cụ Diệm bị đảo chánh và vài ngày sau lại nhắc lại những chuyện đó.


Hoặc, họ có vấn đề theo dõi câu chuyện của người khác. Ví dụ người ta đang bàn chuyện đám cưới, người có vấn đề lại “đóng góp” chuyện lính Mỹ đổ bộ ở Normandy!


Nghĩa là, nhớ đâu nói đó, không có thứ tự. Không nên nhầm lẫn với thói quen suy nghĩ của người bệnh. Đa số, thường bị bỏ qua là “lâu nay tánh vẫn thế!”.

Cùng lúc với chuyện lãng trí, quên chỗ này, chỗ kia, dấu hiệu sớm nhất của bệnh Alzheimer là việc đi đứng không vững và hay té ngã.


BM

Dĩ nhiên là khi người lớn tuổi, hay bị té ngã có thể do nhiều nguyên do khác nhau đưa đến, nhưng không nên bỏ qua mà phán cho câu “già yếu nên như vậy”.


Có người đang ngồi trên ghế vẫn bị té lăn quay xuống đất vì không giữ được thăng bằng, như vậy không phải hoàn toàn là yếu!


Người bị Alzheimer thường có dáng đi như lê lết trên mặt đất như chim cánh cụt.


Họ không nhấc được bàn chân khỏi mặt đất và hai chân thường hay bị quíu, như không biết chân nào phải bước trước và chân nào theo sau.


Có khi họ như lúng túng muốn bước hai chân tới trước cùng một lúc. Đó là lý do tại sao họ dễ bị té.

Ngoài ra, lý do dễ mất thăng bằng, và hay bị té là khả năng nhìn vật thể chung quanh theo định thức không gian 3 chiều không còn chính xác nữa.


Thí dụ cái bàn, cái ghế có thể bị nhìn méo đi, hay khoảng cách ước lượng từ điểm A đến điểm B không còn đúng nữa.

image


Khoa học vẫn chưa tìm ra gene di truyền gây ra bệnh Alzheimer. Người ta đã tìm khắp bộ DNA của con người và ghi nhận được 33 điểm khả nghi.


Tuy nhiên những người có gene apolipoprotein E (APOE) ở trên nhiễm sắc thể số 19 sẽ có nguy cơ tăng cao. Ngoài ra nguy cơ có thể thay đổi qua sự tương tác giữa gene và môi trường.

image


Căn nguyên của bệnh Alzheimer là do những vảy (plaques) chung quanh tế bào não, tương tự như vảy đóng trong mạch máu.


Khác với vảy cholesterol trong máu, những vảy trong não này được tạo thành bởi chất protein.


Những vảy protein như những chất cách điện, hệ quả là những tín hiệu được truyền đi từ một tế bào thần kinh này đến tế bào khác bị ngăn chặn.

Hiện tượng cách ly này không chỉ xảy ra giữa tế bào này với tế bào khác mà còn ở ngay trong tế bào thần kinh, như những chùm tơ nhện, gọi là “tangles of Tau protein”.


image


Ngoài việc cách ly sóng điện những vảy protein còn tiết ra chất độc để hủy diệt tế bào thần kinh, vì thế não bộ dần dần teo nhỏ lại.

Hiện tượng đóng vảy không xảy ra qua đêm mà kéo dài có khi cả chục năm trước khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Nói cho dễ hiểu, “người thường” không có bệnh Alzheimer cũng bị đóng vảy trong não chút đỉnh khi… già yếu.


Nhưng đối với người có bệnh, tốc độ suy sụp, đổ dốc sẽ rất nhanh.

Dĩ nhiên, triệu chứng mấu chốt của bệnh mất trí nhớ phải là sự mất khả năng tư duy, khả năng nhớ, nhưng những triệu chứng khác do sự suy yếu của não bộ đưa đến, ví dụ như khả năng nói và vệ sinh cá nhân sẽ xảy ra cùng lúc, chứ không theo thứ tự.


Như thế, sự suy yếu xảy ra một cách toàn bộ, từ trí nhớ, đến suy yếu thị giác và khả năng giữ thăng bằng.

Khi bệnh càng nặng, người bệnh sẽ mất khả năng tư duy, không còn nhận biết người quen, không nhớ những chuyện mới xảy ra gần như tức thì.


Họ sẽ có vấn đề hiểu câu hỏi, sử dụng từ ngữ để diễn tả hay tốn nhiều thì giờ để trả lời một câu hỏi có khi rất đơn giản.


Khuôn mặt như khờ đi, không biểu lộ được cảm xúc.


Họ mất khái niệm về thời gian và không gian.


image


Tâm tính của người bị mất trí nhớ cũng thay đổi, có khi họ trở nên trầm cảm, cô đơn nhưng có lúc hung dữ, bướng bỉnh vì trong tư duy hạn hẹp, không ai hiểu được họ.

Cuối cùng là mất luôn khả năng vệ sinh cá nhân như tiểu tiện và đại tiện. Người bệnh chỉ nhận biết được một vài người thân săn sóc cho họ.


Khi thiếu những người này, hay khi phải rời xa những môi trường quen thuộc, thường sẽ bị kích động những cơn sợ khủng hoảng tinh thần, gọi là panic attacks, làm cho họ cứng người đi, càng dễ bị té ngã thêm.

Trong phạm vi bài viết này, tôi không đi sâu vào việc chẩn bệnh và thuốc chữa trị. Tuy nhiên, dựa trên những kiến thức cơ bản ở trên, tôi hy vọng bạn đọc có thể phát hiện ra bệnh tình của người thân và đưa họ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nên nhớ tất cả các loại “thuốc chữa” hiện nay không có khả năng chữa dứt bệnh mà chỉ làm cho tốc độ phát triển của bệnh chậm đi.


Và nếu thuốc chữa càng sớm thì phẩm chất đời sống của bệnh nhân cũng như của người thân săn sóc cho bệnh nhân sẽ đỡ khổ hơn nhiều.


image


Nói chung, mọi người khi lớn tuổi đều có nguy cơ bị mất trí nhớ. Để giảm bớt nguy cơ bị mất trí nhớ, một số biện pháp cần thực thi ngay từ bây giờ:

Trước hết, bạn phải có một chế độ ăn uống cân bằng, điều độ, nhiều rau trái, tập thể dục đều đặn, như đi bộ ba tới năm giờ mỗi tuần, và ngủ đủ tám tiếng mỗi ngày.


Ngủ đêm không đủ thì tranh thủ ngủ ngày! Những người ngủ đầy đủ và có ngủ trưa thường sống lâu và ít bị mất trí nhớ.

1. Học khiêu vũ:

image


Ta nói nôm na là tập… “nhảy đầm”. Nghiên cứu đăng trên tờ New England Journal of Medicine năm 2003 cho biết khiêu vũ vừa là một môn thể dục thể thao, vừa là một trò chơi đòi hỏi suy nghĩ, tiến thoái trong mỗi bước.


Khi khiêu vũ, lượng máu không những chỉ dồn về bắp thịt mà còn đổ về phía não bộ nhiều hơn vì khiêu vũ đòi hỏi cả thể lực lẫn trí tuệ.

2. Học chơi một thứ nhạc cụ hoặc nghe nhạc:

image


Nhiều nghiên cứu cho thấy người chơi nhạc cụ trên 10 năm sẽ có trí nhớ tốt hơn một người không chơi nhạc.


Trong trường hợp bạn không có đủ thời giờ hay năng khiếu âm nhạc, nên tập nghe và thưởng thức âm nhạc.

3. Học một ngôn ngữ khác:

image


Một nghiên cứu đăng trên tờ Neurology năm 2013 cho biết những người nói thông thạo hai thứ tiếng, khả năng bị mất trí nhớ chậm đi bốn năm rưỡi so với người chỉ biết một thứ tiếng.

4. Học đánh cờ hay chơi video game:

image


Một nghiên cứu của Pháp năm 2013 cho thấy những ai chơi cờ, hay chơi các loại game như bingo, xì lát, poker… (nhưng đừng ghiền quá, và cũng tránh “ngồi computer” hay TV nhiều nhé), khả năng bị mất trí nhớ giảm đi 15%.

5. Đọc sách:

image


Không cần phải đọc nhiều, nhưng khi đọc sách nên bỏ thì giờ suy nghĩ, nghiền ngẫm nội dung của sách, truyện.


Đọc truyện mới lạ có lợi hơn là đọc chuyện cũ đã biết.


Đừng đọc Thiên Long Bát Bộ hay Tam Quốc Chí đến lần thứ 10!

6. Chú tâm làm một việc cho xong, đừng ôm đồm nhiều thứ vô một:

image


Người chú tâm làm xong một việc ít bị lãng trí hay mất trí nhớ hơn người làm hai ba việc cùng một lúc.


Ví dụ khi ăn thì đừng xem TV! Ngoài ra nên biết dùng thời giờ một cách hữu hiệu.

7. Học đan, may vá, hay làm vườn:

image


Khảo sát thống kê năm 2013 cho biết những người có những thú vui kể trên, trí óc minh mẫn hơn những người không có “thú vui ” để tiêu khiển.

8. Sống có mục đích:

image


Sống lạc quan, yêu đời và có giao thiệp với bạn bè người thân làm bớt tình trạng cô độc, sầu muộn.

9. Tập viết:

image


Viết văn, viết truyện, viết thơ cho bạn bè, viết nhật ký, viết hồi ký… làm giảm khả năng mất trí nhớ về sau.

10. Cuối cùng, tập làm việc nhà:

image


Những người làm lụng chân tay, làm việc trong nhà ít bị mất trí nhớ hơn người ngồi một chỗ xem TV hay nhìn “bóng câu qua khung cửa sổ”.


Nói chung là phải tích cực “động não”. Tất cả các hoạt động trên đây nên bắt đầu từ hôm nay, bất kỳ ở lứa tuổi nào. Không nên đợi tới 60, 70 mới lo ngăn ngừa mất trí nhớ!

 

 

 

Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh


image


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22890
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Apr/2021 lúc 7:39am

ĂN UỐNG SỐNG THỌ THEO KIỂU NGƯỜI NHẬT


Nguyên%20tắc%20ăn%20uống%20của%20người%20Nhật%20giúp%20kéo%20dài%20tuổi%20thọ%20|%20Ăn%20sạch%20sống%20khỏe%20%20|%20PLO


NHẬT BẢN --  Nếu bạn muốn sống tới trăm tuổi, hãy học theo các cụ già ở thành phố Okinawa, nơi nổi tiếng về các quy tắc ăn uống khoa học.

Cứ 100.000 người tại Okinawa lại có 68 cụ ở độ tuổi từ 100 trở lên - tỷ lệ nhiều gấp ba lần so với Mỹ, theo một nghiên cứu đăng trên ScienceDirect, năm 2017. Ăn uống cẩn trọng và từ tốn được chứng minh là yếu tố quan trọng giúp kéo dài tuổi thọ ở Okinawa.

Nếu có dịp dùng bữa cùng một người cao tuổi ở thành phố này, bạn sẽ nghe thấy họ mở đầu bữa ăn bằng câu nói lấy cảm hứng từ Nho giáo "Hara hachi bu", như lời nhắc nhở hãy dừng ăn khi bụng đã no 80%. Theo một nghiên cứu đăng trên Harvard Health Publishing năm 2010, mất 15-20 phút để não phát tín hiệu rằng bụng đã đầy. Vì thế, nếu ăn chậm và áp dụng hara hachi bu, bạn sẽ dừng ăn đúng lúc bạn thực sự no.

Tiến sĩ Brian Wansink, tác giả cuốn sách "Ăn uống vô tâm", đã dành nhiều thời gian nghiên cứu cách ăn tại nhiều nơi trên thế giới. "Có sự chênh lệch lớn về lượng calo được tiêu thụ khi so sánh người Mỹ và người Okinawa", ông Wansink cho biết.

Theo nghiên cứu năm 2016 của Trung tâm Nghiên cứu Pew, người Mỹ nạp nhiều calo mỗi ngày hơn mức khuyến cáo của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ (1.600-2.400 calo đối với phụ nữ, 2.000 – 3.000 calo đối với đàn ông). Nghiên cứu cho thấy vào năm 2017, trung bình người Mỹ nạp 3.600 calo mỗi ngày, tăng 24% so với mức 2.880 calo của năm 1961.

Bên cạnh việc kiểm soát lượng thức ăn, người Okinawa chủ yếu sử dụng thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Bữa ăn phần lớn là đỗ xào, rau chân vịt, cải xanh, khoai lang và đậu phụ - tất cả đều giàu dinh dưỡng. Mướp đắng là thực phẩm quan trọng, chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất, giúp ổn định đường huyết và tăng cường miễn dịch.

Người Okinawa chỉ tiêu thụ một phần nhỏ thịt lợn, cá và các loại thịt khác trong các bữa ăn. Vậy làm thế nào để ăn như người Okinawa? Bạn có thể tham khảo những mẹo sau và thay đổi dần dần thói quen ăn uống mỗi ngày.

Loại bỏ nỗi ám ảnh về calo và cân nặng. Người dân Okinawa làm mọi thứ từ tốn và điều độ. Hãy thực hành điều đó khi ăn bằng cách lắng nghe cơ thể bạn.

Ăn chậm. Hãy ăn chậm lại để não bắt tín hiệu cho thấy bạn đã đủ no. Nếu ăn nhanh quá, bạn có thể ăn nhiều hơn mức cần thiết.

Tập trung vào việc ăn. Khi ăn, bạn nên tắt tivi và các thiết bị điện tử khác. Nhờ đó, bạn sẽ đỡ bị phân tâm, ăn ít đi và thưởng thức món ăn dễ hơn.

Ăn bằng bát đĩa bé. Bạn ăn ít hơn nếu dùng bát đĩa nhỏ, cùng với chiếc ly bé có thành cao.

Không chỉ cẩn thận trong ăn uống, thói quen sinh hoạt của người Okinawa cũng đáng để học hỏi. Theo Blue Zones, một tổ chức chuyên nghiên cứu và cung cấp kiến thức về việc sống thọ, hầu hết các cụ trăm tuổi ở đây đều từng làm vườn. Hoạt động này giống như tập thể dục, góp phần giải tỏa căng thẳng và tạo ra nguồn thực phẩm tươi sạch. Dành thời gian dưới ánh nắng trời hàng ngày cũng kích thích cơ thể sản xuất vitamin D. Ngoài ra, trong khu vườn của họ không thiếu cây ngải cứu, nghệ và gừng. Đây đều là những vị thuốc giúp các cụ phòng chống bệnh tật.

Người già ở thành phố này còn duy trì thái độ sống tích cực. Họ tận hưởng niềm vui giản đơn hôm nay và bỏ lại sau lưng quá khứ khó khăn. Họ cũng học cách để trở nên dễ gần và bầu bạn với những người trẻ tuổi.


Cụ Tomi Menaka 95 tuổi, tại Okinawa
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22890
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Apr/2021 lúc 7:43am

Người Khỏe Tại Sao Lại Đột Tử


“Đột tử” thường xảy ra vào đêm khuya hoặc sáng sớm. Khi gặp gió lạnh mùa đông tràn về chúng ta phải thay đổi thói quen sinh hoạt, đừng nghĩ rằng mình còn trẻ mà không phòng bệnh.

Bài viết của Tác giả: Hoàng Tuyên (bác sĩ chuyên khoa nội lồng ngực và y học bệnh hiểm nghèo, bệnh viện Từ Tế Đài Trung) ngày 01 tháng 02 năm 2020. Người dịch Tô Duy Tiệp (tổ trưởng tổ Thiện Nguyện Việt Thăng Vân Lâm).

Hôm qua rất lạnh, toàn Đài Loan có khoảng 50 người bị đột tử, nếu cứ tiếp tục lạnh nữa e rằng sẽ có hàng trăm người bị đột tử.
Mọi người chắc sẽ rất hiếu kỳ muốn biết rằng với những người đang khỏe mạnh, tai sao lại đột nhiên qua đời?
Đặc biệt với những người không có tiền sử bệnh về máu, lại luôn uống thuốc đúng giờ, cũng không hút thuốc, không thức đêm, không uống rượu, trước khi đột tử đều không có hiện tượng bất thường?
Trong điều trị lâm sàng thì những vấn đề này thường được đề cập tới, thì đúng rõ ràng là đã mặc áo ấm rồi, vậy tại sao vẫn bị đột tử?
Tôi điều trị những bệnh nhân này trong phòng chẩn bệnh lý hiểm nghèo, phát hiện ra rằng thực tế thì nguy cơ này xuất phát từ trong những thói quen hàng ngày, chứ không phải là mặc bao nhiêu quần áo ấm:
1. Khi tỉnh giấc là bật ngay dậy:
Vào mùa đông khi tỉnh dậy, ta nên nằm nán lại trên giường một lát rồi từ từ nhỏm dậy chứ không phải chui luôn khỏi tấm chăn ấm, chẳng ai đọ tốc độ xuống giường với bạn nhé!
Bạn cần biết rằng độ ấm trong chăn là để cứu mạng, đừng có đột nhiên kéo tuột đi cách giữ ấm này. Khi làn da không có phương pháp bảo vệ nào mà tiếp xúc ngay với không khí lạnh thì phản ứng là co lại khiến mạch máu trong cơ thể đương nhiên cũng sẽ co lại.
Hãy xác nhận rằng trước khi ra khỏi chăn ta đã mặc sẵn một cái áo khoác ấm để cơ thể và chân tay được ấm áp.
2. Lúc đánh răng rửa mặt:
Sau khi thức dậy, mọi người sẽ vào nhà vệ sinh, hãy hòa nước nóng và lạnh để có nước ấm, rồi mới đánh răng rửa mặt tránh toàn bộ mặt và mạch máu bị cấp đông mà co lại.
Đừng nghĩ rằng khi đánh răng rửa mặt thì chỉ bị lạnh một lát trên mặt, phòng tắm vừa ẩm vừa lạnh chính là nơi cần phải chú ý nhất.
3. Lúc cởi đồ:
Ngâm hay tắm bằng nước nóng thì rất thoải mái, nhưng bạn đừng quên rời khỏi nguồn nước nóng lúc đó ta chưa mặc đồ, khi những giọt nước ấm trên da đột nhiên tiếp xúc với không khí lạnh khiến cơ thể sẽ run lên bần bật. Hãy để khăn tắm ở nơi tiện lấy nhất, lập tức lau khô nước trên người, và mặc quần áo ngay, mùa đông không nên cởi bỏ quần áo quá lâu!
4. Bỏ qua phần tai và cổ:
Tôi chứng kiến rất nhiều bệnh nhân đột tử, trước khi chết cổ và tai đều không được bảo vệ, đừng nghĩ rằng mặc ấm cơ thể và chân tay là đã đủ ấm. Tai và cổ bị gió lạnh thổi qua, hai tai thiếu lớp mỡ để giữ ấm, cổ lại là nơi tập trung nhiều dây thần kinh giao cảm nhỏ và mạch máu của não và cơ thể, quàng khăn và bịt tai có thể bảo vệ bạn.
5. Mặc quần áo sai thứ tự:
Có lần tôi cấp cứu cho một bệnh nhân đột tử do trụy tim, khi y tá cắt bỏ quần áo mới phát hiện ra, anh ta mặc 2 áo thun và áo khoác, tức là không mặc áo len ngoài áo thun. Hãy mặc áo đúng kiểu "sandwich" với lớp trong cùng là lớp áo lót có thể thấm mồ hôi, rồi đến áo len để giữ thân nhiệt, bên ngoài mới là áo khoác chắn gió chống nước. Khi mặc sai thứ tự thì không giữ ấm được cho cơ thể thì dễ đột tử do mạch máu co thắt.
6. Đột tử do tập thể dục:
Tập thể dục là việc tốt, nhưng phải hiểu rõ sinh lý cơ thể của mình, nguyên nhân đột tử do tập thể dục thường thấy như :
- Không khởi động trước tập, dừng lại đột ngột khi tập thể dục với cường độ cao, thiếu ôxi tại những vùng núi cao, hoặc khi tập động tác không quen.
- Thông thường khi chúng ta đang ở trạng thái không vận động, máu sẽ chảy ngược về tâm nhĩ và chỉ cần “ co tĩnh mạch “ là đủ. Tuy nhiên khi tập thể dục, tim sẽ đập nhanh hơn 6- 17 lần so với lúc không tập, và lưu lượng máu tới cơ cũng tăng lên 25 lần.
- Khi tiếp xúc với môi trường lạnh, mạch máu của bạn sẽ phản ứng tiếp tục co lại, lúc này lượng máu về tim không đủ nên rất nguy hiểm dẫn đến đột tử.
- Ta cho rằng những trường hợp mặc áo ấm nhưng dễ bị đột tử vào đêm khuya và sáng sớm thì ngoài những người tập thể dục vào sáng sớm, thì đại đa phần đột tử tại nhà.
- Khi cái lạnh bao trùm, chúng ta thay đổi thói quen vẫn chưa đủ, cũng đừng lợi dụng sức trẻ mà không chú ý đến các biện pháp phòng tránh.
- Tỷ lệ đột tử tăng mạnh theo từng năm, độ tuổi phát bệnh càng trẻ hóa, lại dễ phát sinh ở những người có tình trạng sức khỏe tốt, ở độ tuổi trung niên, khiến người thân tiếc thương vô hạn.
Buổi sáng tốt lành! Hãy yêu thương gia đình, yêu thương bản thân. Khi trời chuyển lạnh, mọi người chú ý giữ ấm, đừng lơ là.
Xin vui lòng chuyển đến những người bạn quan tâm và yêu thương

Bác sĩ Hoàng Tuyên
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22890
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Apr/2021 lúc 7:47am

ĐI NGỦ SỚM CHƯA HẲN ĐÃ TỐT

 Đi ngủ sớm chưa hẳn đã tốt: Đây là cách tính thời điểm hoàn hảo để bạn đi ngủ và thức dậy



Khoảng thời gian khi chúng ta ở trong "cõi mộng" rất quan trọng đối với não bộ, giúp hồi phục sức khỏe và thậm chí là vẻ đẹp của chúng ta

·        

Đáng nói, khoảng thời gian khi chúng ta ở trong "cõi mộng" rất quan trọng đối với não bộ, giúp hồi phục sức khỏe và thậm chí là vẻ đẹp của chúng ta. Vấn đề này có thể dễ dàng giải quyết nếu chúng ta chỉ đi ngủ vào một khung giờ nhất định.


Bắt đầu với việc chọn thời điểm thức dậy

Để tìm ra được lịch trình giấc ngủ ngủ tốt nhất, bạn cần quyết định thời gian bạn muốn thức dậy. Nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng không có sự khác biệt giữa việc thức dậy vào sáng sớm hay ngủ nướng đến tận chiều muộn. Nhưng điều quan trọng cần lưu ý là nếu muốn thức dậy một cách sảng khoái và thư thái, bạn cần đặt báo thức vào cùng một thời điểm, 7 ngày một tuần.



Biết bạn cần bao nhiêu thời gian cho giấc ngủ.

Thời lượng giấc ngủ cần thiết luôn thay đổi trong suốt cuộc đời của chúng ta. Khi còn bé, chúng ta phải ngủ đến 14 tiếng, nhưng ở độ tuổi 20-40, chúng ta chỉ cần ngủ khoảng 7 đến 9 tiếng. Hãy để ý kĩ việc bạn thường ngủ trong bao lâu trước khi thức dậy một cách hoàn toàn tỉnh táo và khỏe khoắn, từ đó tìm ra thời lượng giấc ngủ phù hợp.




Tính toán thời gian đi ngủ

Khi bạn biết mình sẽ thức dậy lúc mấy giờ và cần ngủ đủ bao nhiêu tiếng, bạn sẽ có công thức hoàn hảo để xác định thời điểm lên giường đi ngủ. Nếu bạn tuân thủ lịch trình này, cơ thể bạn sẽ tự nhiên cảm thấy buồn ngủ vào thời điểm cần thiết và bạn sẽ có thể thức dậy một cách dễ dàng. Giả sử rằng, dựa trên độ tuổi và kinh nghiệm của mình, bạn biết mình cần ngủ khoảng 7 tiếng và bạn quyết định rằng mình sẽ thức dậy lúc 8 giờ sáng mỗi ngày. Trong tình huống này, bạn sẽ phải đi ngủ lúc 1 giờ sáng. Nhưng nếu bạn quyết định thay đổi lịch trình của mình và thức dậy lúc 6 giờ sáng, thì kể từ thời điểm đó, bạn cần phải lên giường lúc 11 giờ tối hàng ngày.



Ngủ sớm hơn chưa chắc đã tốt hơn

Chúng ta thường tin rằng mọi người cần đi ngủ vào khoảng 10 giờ tối để có giấc ngủ chất lượng hơn. Nhưng nghiên cứu gần đây của Harvard đã chứng minh điều này sai. Các nhà khoa học nói rằng ngay cả những con cú đêm cũng có thể hoạt động tốt vào ban ngày, miễn là chúng có giờ ngủ đều đặn. Vì vậy, nếu bạn đi ngủ lúc 3 giờ sáng và thức dậy lúc 10 giờ sáng, điều đó cũng tốt, miễn là bạn luôn ngủ đủ giấc.



Giữ một lịch trình ngủ nhất quán là chìa khóa.

Điều tốt nhất bạn có thể làm để cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình là đi ngủ đúng giờ mỗi ngày. Nó không chỉ giúp bạn dễ ngủ hơn mà còn giúp bạn thông minh hơn và hạnh phúc hơn. Mặt khác, ngủ không đủ giấc vào các ngày trong tuần và ngủ bù vào cuối tuần sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường, béo phì và sức khỏe tim mạch kém.



Đi ngủ muộn cần vệ sinh giấc ngủ nhiều hơn

Bên cạnh ngủ đủ giấc, điều quan trọng vẫn là chăm sóc vệ sinh giấc ngủ của bạn, chẳng hạn như không xem một bộ phim hấp dẫn trước khi đi ngủ, không đi ngủ khi đói hoặc không ngủ trong một môi trường sáng sủa, ồn ào. Thực hiện những việc đơn giản, chẳng hạn như tắt tiếng smartphone và sử dụng rèm cản sáng, cũng có thể cải thiện đáng kể ngoại hình của bạn sau khi thức dậy.



Tham khảo BrightSide
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22890
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Apr/2021 lúc 10:28am

“Bom Nhựa” Nổ Chậm: Hiểm Họa Đến Từ Khẩu Trang Sử Dụng Một Lần

Ảnh khẩu trang y tế (Mika Baumeister/Unsplash)

Các nghiên cứu gần đây ước tính rằng mỗi tháng chúng ta sử dụng 129 tỷ chiếc khẩu trang trên toàn cầu, tức là cứ mỗi phút lại có khoảng 3 triệu chiếc thải ra môi trường. Nguy hiểm hơn, hầu hết khẩu trang sử dụng một lần được làm từ các sợi vi nhựa, gây thảm họa về ô nhiễm nhựa.

Trong một bài bình luận trên tạp chí khoa học Frontiers of Environmental Science & Engineering, các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng, việc vứt bỏ khẩu trang không đúng cách có thể trở thành mối đe dọa tiềm ẩn đối với môi trường, và cần phải ngăn chặn để nó không trở thành một thảm họa tiếp theo về ô nhiễm nhựa.

Nhóm nghiên cứu gồm chuyên gia Chất độc môi trường Elvis Genbo Xu (Đại học Nam Đan Mạch), và giáo sư Kỹ thuật môi trường Zhiyong Jason Ren (Đại học Princeton).


Không có hướng dẫn tái chế khẩu trang

Khẩu trang sử dụng một lần là các sản phẩm làm bằng nhựa, không dễ phân hủy sinh học nhưng lại có thể phân mảnh thành các hạt nhựa nhỏ hơn, cụ thể là nhựa vi mô và nhựa nano hiện phổ biến trong các hệ sinh thái.

Việc sản xuất khẩu trang dùng một lần đáp ứng trong đại dịch có quy mô tương tự như việc sản xuất chai nhựa, ước tính khoảng 43 tỷ chiếc/tháng.

Tuy nhiên, cách xử lý lại khác nhau. Trong khi chai nhựa vốn đang được tái chế với tỷ lệ khoảng 25%, thì hiện không có hướng dẫn chính thức về việc tái chế khẩu trang. 


Khẩu trang tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với túi nilon

Nếu không được xử lý để tái chế, khẩu trang dùng một lần có thể tồn tại trong môi trường, hệ thống nước ngọt và đại dương, và có thể tạo ra một số lượng lớn các hạt có kích thước siêu nhỏ (nhỏ hơn 5 mm) trong một thời gian tương đối ngắn (chỉ tính bằng tuần), và thậm chí còn có thể phân mảnh thành các hạt nhựa nano (nhỏ hơn 1 micromet).

Theo các nhà nghiên cứu, khẩu trang dùng một lần được làm trực tiếp từ sợi nhựa siêu nhỏ có độ dày từ 1-10 micromet. Khi bị phân hủy trong môi trường, chúng có thể giải phóng ra nhiều hạt nhựa có kích thước siêu nhỏ, dễ dàng hơn và nhanh hơn so với các loại “nhựa lớn” như túi nhựa.

Mọi chuyện có thể còn tồi tệ hơn với sự ra đời của khẩu trang thế hệ mới - khẩu trang nano. Loại khẩu trang này được làm trực tiếp từ các sợi nhựa có kích thước nano (đường kính nhỏ hơn 1 micromet) - tạo thêm một nguồn ô nhiễm nhựa nano mới.

Chúng ta cũng biết rằng, giống như các mảnh vụn nhựa khác, khẩu trang dùng một lần cũng có thể tích tụ và giải phóng các chất hóa học và sinh học có hại, chẳng hạn như bisphenol A, kim loại nặng, cũng như các vi sinh vật gây bệnh. Ông Elvis Genbo Xu nói rằng, chúng có thể gây ra những tác động bất lợi gián tiếp đến thực vật, động vật và con người.


Làm gì để hạn chế nguồn ô nhiễm này?

Hai chuyên gia Elvis Genbo Xu và Zhiyong Jason Ren đưa ra một số đề xuất như sau:

1.       Sử dụng thùng rác chỉ dành riêng cho khẩu trang để dễ dàng thu gom và xử lý.

2.      Xem xét tiêu chuẩn hóa, hướng dẫn và thực hiện nghiêm ngặt việc quản lý chất thải đối với rác thải khẩu trang.

3.      Thay vì sử dụng khẩu trang dùng một lần, chúng ta có thể sử dụng khẩu trang vải.

4.      Xem xét phát triển các loại khẩu trang có thể phân hủy sinh học.


https://www.ntdvn.com/doi-song/bom-nhua-no-cham-hiem-hoa-den-tu-khau-trang-su-dung-mot-lan-154708.html

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22890
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Apr/2021 lúc 7:22am

Nên ăn cá thế nào để tốt cho sức khoẻ, trí não?

 image

Chúng ta đều biết cá được coi là một loại thực phẩm lành mạnh, nhưng phụ nữ mang thai lại được khuyến cáo nên hạn chế ăn cá. Lợi ích sức khỏe từ việc ăn cá có lớn hơn so với những rủi ro không, đặc biệt là khi nguồn cá ngày càng cạn kiệt?

 

Tuy nhiên, do ngày càng sẵn các thực phẩm có nguồn gốc thực vật và do mối quan ngại ngày càng cao về sự bền vững của nguồn hải sản cũng như những dấu vết khí thải carbon phát sinh liên quan tới việc khai thác hải sản, đã có một số người đặt câu hỏi liệu chúng ta có cần cá trong chế độ ăn uống hay không.

 

Kể từ năm 1974 đến nay, Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc nói rằng trữ lượng hải sản đạt tiêu chuẩn an toàn bền vững sinh học đã giảm từ 90% xuống chỉ còn dưới 66%.

 

Trong khi đó, những lo ngại về thủy ngân và các chất ô nhiễm khác trong hải sản dẫn đến khuyến cáo phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú nên hạn chế ăn một số loài cá.

 

Vậy ăn cá thì tốt hơn hay gây hại nhiều hơn cho sức khỏe?

 

Nhiễm độc kim loại nặng

 

Trong những thập kỷ gần đây, một trong những mối quan ngại lớn nhất là hàm lượng chất ô nhiễm và kim loại có thể gây hại tồn dư trong hải sản.

 

Một nguy cơ hàng đầu là chất polychlorinated biphenyls (PCB). Mặc dù đã bị cấm vào những năm 1980, nhưng loại hóa chất công nghiệp này đã được sử dụng trên toàn thế giới với số lượng lớn và vẫn tồn đọng dư lượng trong đất và nước.

 

Chúng có liên quan đến một loạt các tác động tiêu cực đến sức khỏe trên mọi thứ, từ hệ thống miễn dịch đến não bộ.

 

Dù PCB có trong mọi thứ, từ các sản phẩm sữa đến nước uống, nhưng hàm lượng cao nhất có xu hướng được tìm thấy trong cá.

image

Một trong những mối quan ngại lớn nhất là mức độ ô nhiễm và kim loại có hại tồn dư trong cá

 

Giải pháp hạn chế dung nạp PCB bằng cách giảm ăn cá sẽ là đi ngược lại lẽ thường, Johnathan Napier, giám đốc khoa học tại Viện nghiên cứu Rothamsted Research ở Hertfordshire, Anh, nói.

 

"Việc chất độc tích tụ nhiều khả năng sẽ tạo ra nguy cơ cho các loài động vật hoang dã bị đánh bắt làm thức ăn trực tiếp cho con người," ông nói. Bởi các nguyên liệu xuất xứ từ biển được thu hoạch làm thức ăn cho cá nuôi thường đều đã được làm sạch, loại bỏ các chất độc hại, cho nên cá nuôi thường an toàn hơn so với cá đánh bắt trong tự nhiên.

 

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy, và hàm lượng PCB cũng biến động theo mùa.

 

Mặc dù thủy sản nuôi trồng thường được coi là tốt hơn cho sức khỏe và môi trường, nhưng hoạt động nuôi trồng thủy sản quy mô lớn cũng có những vấn đề riêng, chẳng hạn như gây ô nhiễm đại dương với chất thải và trở thành nơi phát sinh các loại dịch bệnh có thể lây lan ngược vào môi trường tự nhiên.

 

Cơ quan y tế công của Anh (NHS) khuyến cáo phụ nữ mang thai và cho con bú nên hạn chế ăn các loài hải sản có nguy cơ chứa nhiều PCB và các chất ô nhiễm khác như dioxin, xuống mức hai phần ăn mỗi tuần.

 

Những loài này bao gồm các loài cá nhiều mỡ béo như cá hồi, cá trích, và các loài giáp xác không béo như cua, cá vược. Một phần ăn khoảng 140g.

image

Vì các loài cá nhiều mỡ béo như cá trích có hàm lượng chất độc PCB tương đối cao, phụ nữ mang thai không nên ăn quá hai phần ăn mỗi tuần

 

Một nỗi lo khác là thủy ngân, một chất độc thần kinh có thể đi qua nhau thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

 

Có rất nhiều mối liên hệ giữa việc ăn phải thủy ngân và ung thư, tiểu đường và bệnh tim. Tuy thủy ngân có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm khác, chẳng hạn như rau, nhưng một nghiên cứu cho thấy 78% lượng thủy ngân hấp thụ là đến từ cá và hải sản.

 

Trong cá, hàm lượng thủy ngân đủ cao để Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo phụ nữ có thai nên hạn chế ăn một số loại cá phổ biến, bao gồm cá bơn và cá ngừ, xuống chỉ còn một phần ăn một tuần.

 

Tuy nhiên, những lo ngại xung quanh sự tích tụ kim loại nặng trong hải sản đã bị phóng đại quá mức, Napier nói.

 

Ông cho rằng đó chỉ là vấn đề đối với những loài cá có vòng đời đặc biệt dài - như cá kiếm, sống từ 15 đến 20 năm. Cá kiếm có nồng độ thủy ngân là 0,995 PPM, trong khi cá hồi, sống trung bình từ 4 đến 5 năm, chỉ có khoảng 0,014 PPM.

 

Trong khi nghiên cứu vẫn đang được tiến hành, Cơ quan Bảo vệ Môi trường của Hoa Kỳ hiện tuyên bố rằng đối với phụ nữ mang thai, nồng độ thủy ngân trung bình cao nhất cho phép trên mỗi phần ăn, nếu dùng một phần ăn một tuần, là 0,46 PPM.

 

Nhưng vấn đề đang trở nên tồi tệ hơn, vì có bằng chứng cho thấy mức thủy ngân được tìm thấy trong đại dương có thể tăng lên do Trái Đất ấm hơn. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi lớp băng vĩnh cửu ở Bắc Cực tan chảy, nó sẽ giải phóng lượng thủy ngân - vốn bị giữ lại trong lòng đất đóng băng - vào các dòng nước.

 

Trong lúc thủy ngân gay ra rủi ro ở mức thấp, Napier nói rằng chúng ta có thể thu được nhiều lợi ích hơn từ cá - đặc biệt là chất omega 3 trong cá biển.

 

Axit béo

 

Việc ăn các loại cá béo, trong đó có cá hồi, cá ngừ, cá trích và cá nục, được cho là có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhờ vào các chất omega 3, axit eicosapentaenoic (EPA), và axit docosahexaenoic (DHA).

 

Một số nguồn omega 3 cũng có từ thực vật, chẳng hạn như hạt lanh và quả óc chó, rất giàu loại axit béo thứ ba là ALA.

 

Một nghiên cứu năm 2014 kết luận rằng lợi ích sức khỏe tim mạch của omega 3 có nguồn gốc thực vật có thể tương đương với EPA và DHA, nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào hỗ trợ cho kết luận này.

 

Tuy nhiên, ta có thể tìm thấy cả EPA và DHA trong các loại thực phẩm bổ sung chế biến từ tảo biển và trong rong biển ăn được.

"Cả EPA và DHA đều đóng rất nhiều vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của con người, nhưng cơ thể chúng ta không thể tạo ra các axit béo một cách hiệu quả, vì vậy điều thực sự quan trọng là phải có chúng trong chế độ ăn uống," Napier nói.

 

DHA có nhiều trong não, võng mạc và các mô chuyên biệt khác của chúng ta. Cùng với EPA, nó giúp chống lại các chứng viêm trong cơ thể, mà có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và tiểu đường cao hơn.

 

"Dữ liệu nghiên cứu xã hội học xem xét tác động của omega 3 từ các sản phẩm tự nhiên thu hoạch từ biển đối với sức khỏe con người là vững chắc, nhất quán, đồng thời cho thấy rằng những người hấp thụ EPA và DHA nhiều hơn sẽ ít có nguy cơ mắc các bệnh thông thường, đặc biệt là bệnh tim, và nếu có mắc thì tỷ lệ tử vong cũng thấp hơn," Philip Calder, trưởng bộ phận phát triển con người và sức khỏe tại Đại học Southampton của Anh, cho biết.

 

Một cách để tránh tổn hại tiềm ẩn do phơi nhiễm với thủy ngân nhưng vẫn nhận được omega 3 là uống bổ sung viên dầu cá. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt hàng thực hiện - xem xét các chất bổ sung omega 3 trên nhiều kết quả nghiên cứu về sức khỏe - cho thấy chúng không có tác dụng tương tự được như khi ăn cá béo.


image

Mặc dù bạn có thể nhận được omega 3 từ các thực phẩm bổ sung dầu cá nhưng chúng không hiệu quả bằng việc ăn cá béo.


"Cơ thể chúng ta thích nghi với việc chuyển hóa toàn bộ thực phẩm ăn vào, thay vì chỉ hấp thu một chất dinh dưỡng hoặc thành phần cụ thể," Napier nói.

 

"Những phát hiện của chúng tôi cho thấy một tác động có lợi rất nhỏ [trong việc làm giảm nguy cơ] trong vấn đề tử vong vì bệnh mạch vành tim," Lee Hooper, một trong những người tham gia thực hiện nghiên cứu trên cho WHO, từ Đại học East Anglia, nói thêm.

 

Trong số khoảng 334 người uống bổ sung chất omega 3 trong thời gian từ bốn đến năm năm, thì không có ai chết do bệnh mạch vành tim, bà nói.


Nhưng có một vấn đề với các nghiên cứu xã hội học như của Hooper. Tuy một số loại cá béo, chẳng hạn như cá trích, tương đối rẻ, nhưng chế độ ăn uống với cá thì thường tốn kém hơn so với ăn các loại thực phẩm khác.

 

Người ta đã chấp nhận rộng rãi rằng địa vị kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe - vì vậy, có thể những gia đình ăn nhiều cá hơn là những nhà có thu nhập cao hơn và có lối sống nói chung là lành mạnh hơn.

 

Thông thường, các nhà nghiên cứu sẽ tính đến các yếu tố gây nhiễu như vậy, Calder nói, nhưng họ có thể không bao quát được mọi yếu tố có thể làm sai lệch kết quả nghiên cứu.


Báo cáo của WHO đã xem xét 79 nghiên cứu, mỗi nghiên cứu khác nhau về cách họ kiểm soát tình trạng kinh tế xã hội của những người tham gia.


image

Cá thường có liên quan đến một chế độ ăn uống đắt tiền hơn - vậy có thể là những người ăn nhiều hải sản thường có thu nhập cao hơn và nói chung có lối sống lành mạnh hơn chăng?

 

Nhưng các thử nghiệm can thiệp, trong đó mọi người được phân chia ngẫu nhiên vào một nhóm nào đó và biện pháp can thiệp như uống bổ sung omega 3 được thực hiện và theo dõi, thì cũng vẫn có vấn đề.

 

Chẳng hạn như việc phân tích các tác động tiềm ẩn đến sức khỏe của việc thiếu hụt EPA và DHA là rất khó, Calder nói, bởi mọi người bắt đầu tham gia thử nghiệm với các mức omega 3 khác nhau trong cơ thể của họ.

 

Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy rằng hải sản có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người ở các mức độ khác nhau, tùy thuộc vào mức độ chúng có thể chuyển đổi các dạng tiền chất của EPA và DHA. Sự khác biệt này có thể phụ thuộc vào chế độ ăn uống và lối sống tổng thể của một người, Calder nói, nhưng sự khác biệt về gene cũng có thể đóng một vai trò nào đó.

 

Một lý do khác khiến cho những lợi ích đạt được từ việc ăn cá có thể khác nhau, đó là cách thức cá sinh trưởng và phát triển.

 

Hệ sinh thái biển chứa đầy omega 3: những con cá nhỏ ăn sinh vật phù du biển, và bị những con cá lớn hơn ăn; toàn bộ chuỗi thức ăn này sẽ truyền omega 3 vào cho con người.

 

Nhưng với cá nuôi thì khác, mà cá nuôi lại là thứ mà đa số chúng ta ăn. "Trong một trang trại nuôi thủy sản, có hàng nghìn con cá chỉ trong một cái bể. Chúng ăn những gì được người nuôi cho chúng ăn," Napier nói.

 

Giống như trong tự nhiên, thủy sản nuôi thường được cho ăn các loài cá nhỏ hơn. Tuy nhiên, trong tự nhiên, thức ăn đa dạng gồm nhiều loài hơn. Còn trong các trang trại nuôi, cá thường được cho ăn viên bột làm từ cá cơm Peru.

 

Nhưng những con cá cơm này đến nay đã bị khai thác, đánh bắt tới mức tối đa ngưỡng chịu đựng của ngành cá, Napier nói - trong lúc việc nuôi trồng thủy sản toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng.

 

Theo Tổ chức Nông Lương LHQ, nhu cầu ngày càng tăng đối với các chất bổ sung dầu cá đồng nghĩa với hàm lượng dầu cá có trong viên bột dùng để nuôi cá đang giảm dần. Điều đó có nghĩa là lượng omega 3 trong hải sản mà chúng ta ăn hàng ngày cũng đang giảm theo.

image

Nhu cầu bổ sung dầu cá ngày càng tăng có nghĩa là hàm lượng omega 3 trong hải sản mà chúng ta ăn hàng ngày đang giảm dần.

 

"Mỗi năm có một lượng nhất định dầu cá omega được lấy ra khỏi đại dương - và đó là toàn bộ số dầu cá mà chúng ta có được," ông nói. "Nếu nuôi trồng thủy sản đang mở rộng nhưng đầu vào quan trọng nhất trong chế độ ăn của con người - chính là hàm lượng dầu cá - lại hoàn toàn hữu hạn, thì về bản chất, chúng ta đang pha loãng lượng dầu cá trong thức ăn dành cho thủy sản nuôi mà thôi."

 

Nghiên cứu từ năm 2016 cho thấy hàm lượng EPA và DHA trong cá hồi nuôi đã giảm một nửa trong hơn một thập kỷ. Dù vậy thì cá hồi nuôi vẫn có nhiều omega 3 hơn cá hồi đánh bắt trong tự nhiên, Napier cho biết.

 

"Cá hồi hoang dã bơi vượt Đại Tây Dương để trở về dòng sông quê hương; khi đó chúng bị mất sức và gầy mòn đi nhiều. Chúng không còn nguyên lượng mỡ béo bởi vì phải đốt mọi thứ mà chúng có trong thời gian thực hiện chuyến hành trình ngàn dặm này," ông nói.

 

Thực phẩm bổ não

 

Ngoài omega 3, cá có các chất dinh dưỡng có lợi khác, bao gồm selen, bảo vệ tế bào khỏi bị tổn hại và nhiễm trùng; iốt, hỗ trợ quá trình trao đổi chất lành mạnh; và protein.

 

Từ lâu, cá đã được ca ngợi là "thực phẩm bổ não". Một nghiên cứu gần đây cho thấy điều này không chỉ nhờ vào hàm lượng omega 3 của nó - mặc dù các nghiên cứu cũng đã tìm thấy mối liên hệ giữa omega 3 và sự chậm lại của chứng suy giảm nhận thức.

 

Các nhà nghiên cứu đã so sánh thể tích não ở những người ăn cá với những người không ăn và phát hiện ra rằng ăn cá nướng trên than hoa hoặc cá bỏ lò có liên quan đến khối lượng chất xám lớn hơn, không phụ thuộc vào mức omega 3.

 

"Thể tích não của chúng ta thay đổi khi sức khỏe và bệnh tật được cải thiện. Càng có nhiều tế bào thần kinh bao nhiêu, thì thể tích não càng lớn bấy nhiêu," Cyrus Raji, phó giáo sư thần kinh học tại Đại học Y Washington, cho biết.

 

Các nhà nghiên cứu đã so sánh thói quen ăn cá và kết quả chụp cộng hưởng từ (quét MRI) trung bình của 163 người tham gia ở độ tuổi cuối 70. Họ phát hiện ra rằng, so với những người tham gia không ăn cá, những người ăn cá hàng tuần có thể tích não lớn hơn - chủ yếu là ở thùy trán - nơi quan trọng đối với sự tập trung, và ở thùy thái dương - vùng thiết yếu phụ trách trí nhớ, học tập và nhận thức.

 

Mối quan hệ giữa cá và não bộ có thể là do cá có tác dụng chống viêm, Raji nói, bởi vì khi não phản ứng để giảm viêm nhiễm, nó có thể ảnh hưởng đến các tế bào não trong quá trình này.

"Điều này có nghĩa là bạn có thể cải thiện sức khỏe não bộ và ngăn ngừa bệnh Alzheimer's bằng một thứ đơn giản là dùng cá trong chế độ ăn uống," Raji nói. Để giúp não có khả năng phục hồi tốt nhất có thể đối với chứng mất trí nhớ, Raji khuyên bạn nên bắt đầu ăn cá ít nhất một lần một tuần khi bạn ở độ tuổi hai mươi hoặc ba mươi.

 

Một lý do khác khiến cá có thể tốt cho sức khỏe là vì nó thay thế các loại thực phẩm kém lành mạnh hơn trong chế độ ăn của chúng ta. "Nếu chúng ta ăn nhiều cá hơn, chúng ta có xu hướng ăn ít những thứ khác hơn," Hooper nói.


image

Một lý do khiến cá và hải sản tốt cho sức khỏe là vì chúng thay thế các loại thực phẩm kém lành mạnh hơn trong chế độ ăn của chúng ta.


Tuy nhiên, vì không có nghiên cứu nổi trội nào cho thấy có những vấn đề lớn về sức khỏe ở những người không ăn cá, Calder nói rằng rất khó để nói dứt khoát rằng cá cần thiết cho sức khỏe tổng thể của con người. Tuy nhiên, ông cho biết thêm, rõ ràng omega 3 giúp tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ bệnh tật.

 

Nhưng việc tìm hiểu đến tận cùng mức độ lành mạnh của cá thực sự có thể là một cuộc tranh luận dài không hồi kết.

 

"Vì cá không phải là nguồn thực phẩm an toàn bền vững, giờ đây chúng ta nên nghiên cứu tập trung vào các giải pháp - chẳng hạn như cách trồng tảo và thu hoạch dầu omega 3, thì tốt hơn là nghiên cứu thêm về cá," Calder nói.

 

Mọi người có thể tự cân nhắc bằng cách chọn các loài hải sản có mức độ an toàn bền vững sinh thái nhất hiện có. Các hướng dẫn như của Hiệp hội Bảo tồn Biển cho thấy các loài ngon nhất, với 50 trong số 133 loài được liệt kê là những lựa chọn "tốt", bền vững. Thật may mắn khi số đó bao gồm hầu như tất cả những loài được ưa chuộng phổ biến như cá hồi nuôi, tôm, cá tuyết, cá nục, trai, sò và cá bơn nuôi.

 

 

 

Jessica Brown


image



Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 183 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.668 seconds.