Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Tâm Tình | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình |
Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ | |
<< phần trước Trang of 141 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22941 |
Gởi ngày: 27/Mar/2024 lúc 10:10am |
Những Câu Chuyện Tử Tế Trong Đời Thường Khiến Lòng Người Ấm Lại - Reader’s DigestTrang Reader’s Digest (Hoa Kỳ) đã đề xuất độc giả gửi về những câu chuyện tử tế trong cuộc sống mà họ đã trải qua để lan tỏa những giá trị tốt đẹp. Những mẩu chuyện ngắn rất đỗi bình dị, hy vọng sẽ chạm đến trái tim độc giả của DKN. Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi người với người biết quan tâm, chở che và yêu thương nhau. Dưới đây là những câu chuyện kể về những con người bình dị với những việc làm mộc mạc, vô tư nhưng giàu lòng trắc ẩn. Trân trọng gửi tặng bạn đọc. *** 1. Tiền hoa của mẹCó một lần tôi đi siêu thị, khi thanh toán tiền hàng tại quầy thu ngân, tôi bị thiếu 12 đô-la, nhưng trên người chẳng còn đồng nào cả. Tôi đang loay hoay để trả lại bớt hàng hóa thì một người khách bên cạnh đưa cho tôi một tờ 20 đô-la. Tôi mỉm cười và nói với anh ta: “Ồ, xin đừng tự làm khó cho bản thân”. Anh ấy đáp lại: “Hãy để tôi kể cho cô nghe chuyện này. Mẹ tôi bị ung thư, bà đang nằm trong bệnh viện. Tôi đến thăm và mang cho bà mỗi ngày một bó hoa. Sáng nay, bà ấy đã nổi giận với tôi vì tôi tiêu nhiều tiền cho việc mua hoa. Bà ấy yêu cầu: ‘Hãy dùng sồ tiền đó để làm một việc gì khác đi’. Vì vậy, xin cô hãy vui lòng nhận nó. Cứ coi như đó là hoa của mẹ tôi”. Leslie Wagner, bang Arkansas. 2. Quyết định nghỉ hưuÔng Jim là hàng xóm của tôi, ông làm việc tại một công trường xây dựng. Trước khi gặp lại người đồng nghiệp cũ trẻ tuổi, ông không thể tự quyết định là mình đã nên nghỉ hưu chưa. Đồng nghiệp cũ của ông có vợ và ba đứa con, vì không có việc làm trong một khoảng thời gian, anh ta đang gặp khó khăn trong vấn đề tài chính. Ngay buổi sáng sau hôm gặp lại anh bạn đồng nghiệp, ông Jim đã đến thẳng văn phòng công đoàn và nộp đơn xin nghỉ hưu. Ông đề xuất công ty cho phép người đồng nghiệp kia được thay thế vào vị trí của mình. Nguyện vọng của ông đã được đáp ứng. Đó là câu chuyện sáu năm về trước. Miranda MacLean, bang Michigan. 3. “Thiên thần” bí mật tặng thức ăn mỗi ngàySau cuộc ly hôn đau khổ, mẹ tôi lại bị áp lực với những lo lắng mới về cơm, áo, gạo, tiền. Không có thu nhập, trong khi các hóa đơn phải chi trả vẫn vậy, lấy tiền đâu ra để mua đủ các loại nhu yếu phẩm hàng ngày đây? Đúng trong khoảng thời gian khủng hoảng này, mẹ tôi phát hiện ra rằng mỗi sáng, có ai đó đã âm thầm đặt trước cửa nhà chúng tôi đủ các loại thực phẩm. Sự việc này diễn ra trong nhiều tháng, cho đến khi mẹ tôi có thể tìm được một công việc. Chúng tôi chưa bao giờ tìm ra ai là người đã cung cấp thực phẩm cho chúng tôi, nhưng họ thực sự đã cứu sống chúng tôi. Jamie Boleyn, bang Idaho. 4. Nhân viên sân bay tốt bụngVì quên các quy định của sân bay về chất lỏng được mang theo hành lý xách tay, ngay tại khâu kiểm tra an ninh, tôi đã phải bỏ lại tất cả các hộp màu vẽ của mình. Một tuần sau đó, khi tôi trở lại, tôi thấy một nhân viên phục vụ đang ở khu vực hành lý với túi đựng các hộp màu vẽ của tôi. Anh ấy không chỉ giữ chúng cho tôi, mà còn để ý kiểm tra ngày giờ trở lại của tôi để trả chúng tận tay. Marilyn Kinsella, Canada. 5. 11km của lòng tốtRời khỏi một cửa hàng, tôi trở lại xe và nhận ra rằng cả chìa khóa lẫn điện thoại đều bị để lại trong chiếc xe đã khóa! Một thiếu niên đi xe đạp qua. Khi thấy tôi đang đá lốp xe với vẻ mặt bế tắc, cậu ta hỏi: “Anh đang gặp chuyện gì vậy?”. Tôi giải thích tình cảnh của mình và nói: “Kể cả nếu anh gọi được cho vợ, chị ấy cũng không thể mang chìa khóa đến cho anh được, vì đây là chiếc xe duy nhất của bọn anh”. Cậu thiếu niên đưa điện thoại của cậu cho tôi và nói: “Anh hãy gọi cho vợ anh đi, bảo với chị ấy là em sẽ đến lấy chìa khóa”. “Quãng đường cả đi và về là hơn 11km đấy”, tôi kêu lên. “Đừng lo điều đó ạ”, cậu trấn an tôi. Một giờ sau, cậu thiếu niên đã trở lại với chìa khóa trong tay. Tôi tặng cậu một ít tiền nhưng cậu từ chối. “Hãy coi như là em vừa tập thể dục đi”, cậu nói. Rồi giống như một chàng cao bồi trong các bộ phim, cậu nhảy lên xe và biến mất sau ánh hoàng hôn. Clarence W. Stephens, bang Kentucky. 6. Cánh tay trợ giúp bất chợtMột buổi tối, tôi bước ra khỏi nhà hàng, phía sau là một người phụ nữ đang giúp đỡ bà mẹ già của cô ấy. Tôi đến gần lề đường và dừng lại lưỡng lự: “Liệu cái đầu gối viêm khớp của mình có thể leo lên vỉa hè được không nhỉ?”. Bên phải tôi bỗng xuất hiện một cánh tay đưa ra hỗ trợ. Đó là tay của người mẹ già. Một hành động giản dị nhưng đã thực sự làm trái tim tôi xúc động. Donna Moerie, bang North Carolina. 7. Món quà của bác hàng xómChồng tôi là lính hải quân, đang làm nhiệm vụ ở nước ngoài. Tôi phải cố gắng giữ cân bằng để vừa đảm bảo một công việc toàn thời gian, vừa có thể một mình chăm sóc tốt cho đứa con nhỏ mới biết đi. Một buổi tối, chuông cửa nhà tôi reo lên, và bác hàng xóm (một thuyền phó hải quân đã về hưu) xuất hiện. Trên tay bác cầm một cái đĩa chứa đầy món thịt gà hầm rau còn nóng hổi. Bác nói: “Mời cháu. Đây là món ăn ngon nhất mà bác có thể nấu. Bác thấy cháu hồi này đang gầy đi đấy”. Patricia Fordney, bang Oregon. 8. Đáp đền sự tử tếTôi nhìn thấy một chiếc váy trong cửa hàng ký gửi và tôi biết rằng cháu gái của tôi sẽ rất thích nó. Vì tiền bạc eo hẹp nên tôi hỏi người chủ cửa hàng xem liệu cô ấy có thể giữ lại nó cho tôi được không. “Cháu có thể mua nó cho bà được không?”, người khách hàng bên cạnh tôi ngỏ lời. “Cảm ơn chị, nhưng tôi không thể nhận một món quà quý hóa như thế được”, tôi đáp. Sau đó, chị ấy giải thích với tôi vì sao việc giúp đỡ tôi lại có ý nghĩa quan trọng với mình. Hóa ra, chị ấy đã từng là một người vô gia cư trong ba năm. Nếu không có lòng tốt của những người hoàn toàn xa lạ, thì chị ấy chắc đã không thể sống sót. Chị chia sẻ: “Cháu bây giờ không còn vô gia cư nữa rồi, hoàn cảnh của cháu đã được cải thiện. Vì vậy, cháu đã tự nhủ với mình rằng, cháu sẽ đền đáp lại lòng tốt mà bao nhiêu người đã dành cho cháu”. Chị ấy đã trả tiền cho chiếc váy. Khoản thanh toán duy nhất chị ấy chịu nhận lại từ tôi, là một cái ôm chân thành. Stacy Lee, bang Maryland.
Sưu tầm Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 27/Mar/2024 lúc 10:25am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22941 |
Gởi ngày: 29/Mar/2024 lúc 8:37am |
Sếp NhậtCông ty tôi vừa có một tên người Nhật sang làm dự án trong khoảng 3 tháng, và tôi được giao nhiệm vụ lái xe cho hắn. Lâu nay toàn lái xe cho các sếp Việt Nam, giờ lần đầu tiên được lái cho sếp Nhật nên tôi thấy hứng thú lắm ! Tôi tức tốc ra vỉa hè mua quyển sách “Tự học tiếng Nhật cấp tốc” về để nghiên cứu. “Mình lái xe cho sếp Nhật thì cũng phải biết vài ba câu giao tiếp tiếng Nhật chứ !”. Từ khi mua sách về, tôi nghiên cứu và tự học rất miệt mài, gần như không lúc nào tôi rời quyển sách (chỉ trừ lúc ăn cơm, lúc tắm, lúc ngủ, lúc xem tivi, lúc đi chơi và đi làm). Bởi thế, hôm gặp sếp Nhật tôi tự tin lắm, chủ động bắt tay rất thân thiện và chào hỏi “cực kỳ” trôi chảy bằng tiếng Nhật: – Mi đua ku ra, ta xoa ku mi ! Có vẻ như tên Nhật đó không hiểu tôi nói gì thì phải, hắn lắc đầu ngơ ngác rồi hỏi lại: – Xoa ku ta chi ? Ngu chi cho xoa, xa ku ta ra, xoa ku mi đi ! Tất nhiên là tôi cũng không hiểu hắn nói gì, vậy nên cuối cùng cả hai quyết định sử dụng tiếng Anh, dù rằng trình độ tiếng Anh của tôi và hắn cũng bập bẹ ngang nhau, nhưng may là vẫn đủ để đoán được ý mà đối phương đang muốn diễn đạt. Một điều khá thú vị đó là tên sếp Nhật này lại nói được vài câu tiếng Việt, không phải “xin chào”, “cảm ơn” – như mấy ông ngoại quốc, mấy chị đại sứ nước ngoài nào đó hay nói bọ bẹ trên tivi đâu, mà là những câu dài hẳn hoi, kiểu như : “Cấm ăn cắp vặt, ăn cắp vặt là phạm tội !”, hoặc “Vui lòng ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu, ăn không hết sẽ bị phạt tiền”, rồi cả “Không được dắt chó vào công viên này, nếu chó ị ra phải tự mang phân chó về”… Tôi nghe tên sếp Nhật ấy nói mấy câu đó thì ngạc nhiên và khen hắn giỏi quá ! Nhưng hắn chỉ cười mỉm rồi cất giọng đầy khiêm tốn: – Giỏi gì đâu! Ở bên Nhật, mấy câu đó viết đầy trong siêu thị, nhà hàng, công viên, nhìn nhiều nên quen, nên nhớ thôi ! Một cảm giác tự hào chợt dâng trào trong lòng tôi nghẹn ngào. Tự hào là phải, bởi lâu nay người ta luôn coi tiếng Anh, tiếng Trung là hai ngôn ngữ phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, nhưng bây giờ, tiếng Việt đang trỗi dậy và nhăm nhe lật đổ sự thống trị của hai thứ tiếng ấy. Giờ, đi ra nước ngoài, không chỉ ở Đông Nam Á, Châu Á, mà cả Phi, Mỹ, Úc, Âu, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp những dòng chữ tiếng Việt thân thương, dù rằng chúng được viết nguệch ngoạc, sai chính tả, thiếu dấu, thiếu vần, trên những tấm ván, tấm bìa nham nhở, lấm lem, nhưng chỉ vậy thôi cũng đủ để chúng ta cảm thấy nao lòng. Ban đầu hào hứng bao nhiêu thì sau đó tôi chán nản bấy nhiêu. Người đời dạy rằng: “Thà có một kẻ thù giỏi còn hơn có một ông chủ dở hơi”, quả là không sai. Trước đây, khi lái cho các sếp cũ thì phải 8 rưỡi, 9 giờ sáng tôi mới phải đánh xe đến đón các sếp, rồi chở sếp qua quán phở ăn sáng, xong uống café, đến công ty cũng đã là gần 10 giờ. Sếp làm việc đến 11 giờ thì lại chở sếp đi ăn trưa, uống bia, 3 giờ chiều đưa sếp quay lại công ty rồi 4 rưỡi đón sếp về, thế là xong. Những lúc sếp ăn uống, nhậu nhẹt thì thường là sếp gọi tôi vào ngồi cùng. Nếu hôm nào sếp tiếp khách sang, không được gọi vào, thì tôi lại ra xe ngả ghế xuống ngủ rất thảnh thơi. Thế nhưng chỉ sau hai tuần làm lái xe cho thằng sếp Nhật dở hơi, tôi trở nên phờ phạc, rã rời. Đúng 6 rưỡi sáng tôi phải dậy chuẩn bị xe qua đón nó. Theo quy định của công ty thì 7 rưỡi mới là giờ làm việc nhưng chỉ khoảng 7 giờ 15 là nó đã có mặt và chui vào phòng làm việc luôn. Ngày trước đi với các sếp cũ tôi thường xuyên được các sếp cho ăn sáng, ăn trưa, uống bia, gái gù, hát hò, chứ từ ngày lái cho thằng Nhật này tôi toàn phải nhịn đói, vì sáng tôi đến đón nó thì nó đã ăn sáng xong rồi, trưa nó ăn qua quýt ngay tại phòng bằng đồ ăn nhanh rồi lại cắm đầu vào làm việc, tối nào nó cũng ngồi lại công ty đến 7, 8 giờ, vậy nên tôi cũng phải ngồi chờ nó với cái bụng đói meo và khuôn mặt bơ phờ. Chưa hết, nhiều lần đang đi, nó bắt tôi dừng xe lại, rồi nó mở cửa xe chạy vụt ra. Tôi tưởng nó đi tè nhưng không phải, hóa ra nó nhặt cái vỏ bao cám con cò về để may túi xách. Đặc biệt có lần tôi chở nó đi công chuyện, vừa đánh lái ra cổng thì tôi quệt ngay vào cái xe đạp cũ nát của ai đó dựng ở mé đường làm chiếc xe đạp đổ kềnh, cái yên xe gãy gập và văng ra. Tôi đang định phóng đi thì thằng sếp Nhật bắt tôi dừng lại, rồi nó mở cửa phi ra. Nó dựng cái xe đạp lên ngay ngắn, móc ra tờ 500 nghìn rồi kẹp vào tờ giấy, để vào giỏ cái xe đạp, trên tờ giấy nó nhờ tôi viết hộ rằng: “Tôi vô tình làm gãy yên xe của bạn. Hãy cầm tiền này để sửa xe, và hãy tha lỗi cho tôi”. Hôm sau, cũng đúng lúc đánh lái ra cổng, tôi lại quệt vào cái xe đạp cũ nát đó. Lần này thì cái yên không văng ra nữa mà là cái bàn đạp. Thằng Nhật lại nhảy xuống, dựng xe lên, bỏ 500 nghìn vào giỏ xe rồi để lại mảnh giấy: “Tôi vô tình làm gãy bàn đạp của bạn. Hãy cầm tiền này để sửa xe, và hãy tha lỗi cho tôi”. Hôm sau nữa, cũng đúng lúc đánh lái ra cổng, tôi lại quệt vào cái xe đạp đó. Lần này thì cái yên và cái bàn đạp không văng ra nữa mà là cái chắn xích. Tuy nhiên, hôm đó không có thằng Nhật đi cùng mà chỉ có mình tôi trên xe, vậy nên tôi phóng thẳng. Đang định nhấn ga lao đi thì từ bên đường, một mụ già lao ra chặn ngay đầu xe tôi, mụ vừa dang hai tay, vừa gào thét: – Thằng chó ! Dừng lại đền tiền sửa xe cho bà đi chứ Tại sao hôm nay mày lại bỏ chạy ?! Tôi nghe vậy thì mở cửa, thò đầu ra bảo : – Thôi đi bà ơi ! Cái xe của bà bán cho đồng nát chắc được hai chục ! Hôm nay có mình tôi thôi, thằng Nhật không đi cùng đâu ! Nghỉ sớm đi ! Rồi một lần khác, đang vội nên tôi vượt đèn đỏ và bị công an tuýt còi. Theo bản năng, tôi nhấn ga vọt lên. Công an thấy tôi chạy thì cũng không đuổi theo nữa. Tưởng là xuôi, ai ngờ thằng Nhật ấy chửi tôi, nó nói rằng vượt đèn đỏ và bỏ chạy là phạm luật. Rồi nó bắt tôi quay xe lại chỗ công an nộp phạt đàng hoàng xong mới đi tiếp. Đúng là thằng dở hơi! Lái xe cho thằng Nhật hâm ấy một thời gian thì tôi đã hiểu được tính cách của nó. Đi đường thấy cái vỏ bao cám con cò nào vứt bên đường thì tôi tự giác dừng lại cho nó xuống nhặt; chẳng may có quệt vào xe cộ hay đồ đạc của ai gây hư hỏng thì tôi cũng tự giác dừng lại để nó xuống trả tiền bồi thường; có lỡ quen chân vượt đèn đỏ hay đi ngược chiều thì cũng tự giác vòng xe ra chỗ công an để nộp phạt. Hôm ấy, thằng sếp Nhật bảo tôi ra sân bay đón một thằng Nhật khác. Cái thằng Nhật này mặt cứ lầm lì, từ lúc lên xe nó không nói với tôi câu nào. Tôi cũng chả quan tâm mà chỉ tập trung vào lái xe. Tập trung là thế, ấy vậy mà qua ngã tư tôi lại quen chân vượt đèn đỏ, và lại bị công an tuýt còi. Tôi đang giảm tốc độ và cho xe chầm chậm táp vào lề bên phải theo hiệu lệnh của công an giao thông thì bất chợt thằng Nhật đó hét lên, và nó hét bằng tiếng Việt : – Mày dừng lại làm cái gì ! Chạy luôn đi ! Đường đông thế này công an không đuổi theo đâu ! – Em tưởng anh là người Nhật ? – Tôi hỏi hắn bằng giọng thảng thốt ! – Tao là người Nhật, nhưng tao sống ở Việt Nam mấy chục năm rồi ! Chạy nhanh lên ! Võ Tòng Đánh Mèo |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22941 |
Gởi ngày: 01/Apr/2024 lúc 8:33am |
Phải Đâu Thiên ĐườngTôi đến nước Đức 3 lần để thăm gia đình con gái. Mỗi lần ở lại 3 tháng, có dịp tiếp xúc với một số người Việt Nam ở Berlin. Có nhiều người đi bằng con đường hợp pháp như “xuất khẩu lao động”, học nghề … cũng có người du lịch qua một số nước Đông Âu rồi … trốn ở lại. Không ít bạn trẻ đi bằng “đường dây” nhập cư lậu vào Đức … Tàu điện trên tuyến đường đến và đi ngang chợ Đồng Xuân đều chở người Việt Nhẹ dạ cả tin Nghe lời đường mật của nhiều công ty chuyên “xuất khẩu lao động”, dịch vụ du lịch là “đường dây” móc nối người qua CHLB Đức, nhiều gia đình đã hí hửng … đầu tư cho con em. Họ sẵn sàng “cắm sổ đỏ”, vay ngân hàng … 4, 5 trăm triệu đồng cho con lên đường vì một … tiền đồ hứa hẹn. Tìm đến Đức, trốn lại, kiếm việc chi đó làm hòng gỡ lại tiền! Đức có là nơi dễ kiếm ra tiền, lương cao như nhiều người chưa đặt chân đến đã “vẽ” ra một tương lai xán lạn? Đã qua rồi, cái thời của những thập niên 80, 90 thế kỷ trước! Chiều nọ, tôi ngồi đợi tàu điện ở trạm Antonplatz. Trời lất phất mưa, se lạnh. Từ xa, một cô gái đi lại. Cô ta ngoài 30 tuổi một chút, khuôn mặt dễ nhìn. Cô chào tôi với giọng Huế: “Cháu chào chú!”. Tôi gật đầu cười và chủ động hỏi chuyện. Cô ta kể: “Cháu quê ở Huế, đi xuất khẩu lao động sang Hungary, nghe theo lời đứa bạn cùng quê rủ. Cháu sang Đức được 4 năm rồi… hiện đang làm nails, và ở chung với người bạn gần chợ Đồng Xuân. Cuộc sống quá bấp bênh, chưa ổn định chú ơi!”. 4 năm mà vẫn chưa ổn định!? Cô ta vừa học nghề vừa làm cho một tiệm nails ở quận Pankow. Tiệm đang sửa chữa nên hơn 2 tháng tới cô không biết lấy tiền đâu để ăn uống và góp với bạn trả tiền nhà, điện, nước … Chị bạn người Quảng Bình, xót lòng kể với tôi. Chị có đứa cháu gái đang học đại học năm thứ 2 tại Ba Lan. Không hiểu thế nào, năm 2018 lại sang Berlin. Sau gần 1/2 tháng ở lại nhà chị, cháu … bỏ đi với lý do là sợ cảnh sát “bế”! Bẵng đi gần 3 năm, chị nghe tin dữ từ Việt Nam báo sang, cháu vừa học vừa làm nghề nails cho một cửa tiệm tại Berlin đã bị bắt vì không có giấy tờ…“Sau dịch COVID-19 không biết cháu ra sao. Cả nhà bên Việt Nam cũng không có tin tức gì”, giọng chị bạn chùng xuống. Chỉ biết xin tiền người đồng hương quê Việt Mới đây, tôi gặp và trò chuyện với một cô gái trên tàu điện. Cô ta khoảng ngoài 40, quê ở Vinh, Nghệ An, sang Đức nay đã 9 năm. Hai vợ chồng có 3 đứa con. Chồng đi làm lo trả tiền nhà, mua vé tàu điện…Cô lo việc ăn uống, tiền học cho con … Hiện cô đang phụ việc cho một quán bán sushi. Thu nhập không đủ lo ăn uống, sinh hoạt cả nhà, kể cả “ăn” vào tiền trợ cấp của mấy đứa con nhỏ. “Bên này đủ loại chi phí chú ạ! Hai vợ chồng cháu đều đi làm mà còn phải “bơi”. Huống chi nhiều người qua đây thất nghiệp. Cháu thấy gần cha mẹ, gia đình có thiếu thốn vẫn dễ thở hơn đó chú!”, cô nói rồi gượng cười. Tiếng kêu bi thương Vào một trang mạng xã hội của nhóm người Việt bên này, đọc thấy nhiều bạn trẻ kêu gọi người đồng hương giúp đỡ mà thương xót cho thân phận cô đơn, thiếu thốn nơi xứ người của họ. Một bạn nam, quê Nghệ An, viết: “Sau bao ngày tìm kiếm công việc nhưng vẫn không được. Bây giờ thất nghiệp ở ké bạn, không còn tiền bạc thật sự rất bất tiện. Nhà bạn còn có con nhỏ. Biết bạn bè giúp nhau vậy nhưng em cũng thấy ngại vì quấy rầy mà tìm việc thì không ra để làm. Giờ khó khăn quá mọi người ạ! Ai có công việc gì cho em theo với. Bất kể tốt hay xấu, nguy hiểm gì cũng được, miễn có ít đồng trang trải cuộc sống hiện tại và chỗ ăn ở là tốt lắm rồi. Nhiều khi nghĩ bất lực, tuyệt vọng cùng cực luôn!”. Và một bạn khác: “Em có vài lời tâm sự khi thấy tình hình việc làm quá khó khăn cho những người mới sang. Nước Đức giờ đang khó khăn. Dân tị nạn Ucraina (Ukraine)gần 1 triệu người. Giờ Hungary họ mở cửa lao động, nhiều anh chị em nghe lời ngon ngọt của môi giới, qua mới biết cuộc sống không phải là màu hồng, mà đen như tiền đồ chị Dậu. Cộng thêm chi phí hàng hóa ngày càng đắt đỏ. Làm ăn thì đi đâu cũng gặp người Việt cạnh tranh với nhau … Đi đâu cũng toàn mấy ông Thổ. Em ngán lắm rồi!”. Hầu hết nhân viên trong chợ Đồng Xuân là người Việt Đôi vợ chồng trẻ nọ ở Berlin vừa mới sinh con nhỏ. Do mâu thuẫn gì đó, chủ nhà người Việt, nuốt lời hứa đòi đuổi ra khỏi nhà. Họ tìm nhà thuê trong vô vọng! Chỉ đơn giản là thuê 1 căn phòng trú ngụ qua mùa Đông băng tuyết sắp tới. Liệu có phép màu trong đời thực nơi xứ người? Ai tha hương tìm kế mưu sinh cũng khó hết, biết kêu ai? Mà đâu chỉ có mỗi gia đình nhỏ của đôi vợ chồng trẻ người Việt này lâm vào cảnh…cùng cực? Một bạn khác chia sẻ trên mạng xã hội: “Đợt này đường Hungary và Ba Lan thông nên người tràn qua quá nhiều. Đồng nghĩa với thất nghiệp quá đông. Mình thấy có mấy bạn trẻ đi nhặt vỏ chai ở Alexanderplatz để kiếm sống. Mình góp ý thế này. Những ai chưa sang hoặc nếu sang theo diện nước thứ 3 thì hãy ở yên, làm 1 thời gian để kiếm tiền và cứng giấy tờ đã. Những ai sang rồi, đang thất nghiệp mà vẫn còn giấy tờ công ty ở nước thứ 3 thì xin hãy quay về đó mà làm. Chứ nước Đức mình thấy càng ngày họ càng siết chặt về lao động nên không có giấy tờ rất khó xin việc”. Chợ Đồng Xuân hiện cũng quá tải người lao động trong nhiều nhà hàng, quán ăn, tiệm nails … Người thì đông mà việc thì ít! Một số nhà hàng, quán ăn tại Berlin trong năm 2024 sẽ không còn được giảm thuế vì ảnh hưởng dịch covid như mấy năm qua nữa … Một cô gái người Việt
nhận đưa đón trẻ hằng ngày
Sống trong lo âu, thấp thỏm Báo người Việt tại Đức đưa nhiều tin cảnh sát Đức đã triệt phá đường dây đưa lậu người Việt vào Đức. Hơn 30 căn nhà và cửa hàng của 7 tiểu bang từng bị kiểm tra. 6 người bị bắt và 30 người bị tạm giữ, thêm Berlin có 5 người bị bắt. Tháng 6/2023, cảnh sát và cơ quan điều tra Đức đã kiểm tra 2 tiệm nails của người Việt ở thành phố Dortmund. Họ phát hiện cùng lúc tới 11 người nhập cư lậu! Chủ 2 tiệm nails bị bắt tạm giam để điều tra. Thỉnh thoảng cảnh sát Đức mở các cuộc khám xét bất ngờ sau khi có các cuộc điều tra về nạn buôn người từ Việt Nam sang Đức. Tình hình kinh tế-xã hội hiện nay ở Đức đang đối mặt với nhiều thách thức. Việc tăng cường kiểm tra không chỉ ở biên giới mà còn trong nhiều thành phố, đã khiến những người không có giấy tờ, làm chui tại Đức sống trong lo âu, thấp thỏm. Đã có không ít bạn trẻ thất nghiệp ở Đức bây giờ muốn quay lại Ba Lan hoặc Hungary mà không biết đi đường nào cho an toàn!? Có vài bạn rủ nhau nhập trại hy vọng được cho vé máy bay hồi hương! Một bạn nam, tên Th. gần 30 tuổi, quê Hà Tĩnh, thật thà nói: “Bán sức khỏe sống qua ngày bác ạ! Làm ở đây bằng giấy tờ của người khác cũng sợ bị bắt đuổi về lúc nào không biết!”. Sống trong tâm trạng lo âu, đầy áp lực như vậy liệu chịu đựng đến bao giờ? Người thân ở quê nhà có biết? Còn bao nhiêu người đang ở Việt Nam dự định sẽ đưa con em mình sang Đức … tìm đường … ở lại?! Một cháu thiếu niên
người Việt Nam đi lượm vỏ lon, vỏ chai bia… |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22941 |
Gởi ngày: 05/Apr/2024 lúc 8:28am |
Những Người Việt Xấu XíTheo báo mạng DH*Canada, ngày 6 tháng 2 năm 2024, Jakie Nguyễn, một phụ nữ chơi TikTok, đã cho hay là cô đã trả lại Costco môt cái sofa sau hai năm rưỡi sử dụng. Cô nói: “Tôi không thích nó nữa!” Cô còn ngang ngược chua thêm: “Điều đó rất khó chịu, nhiều người chăm chăm nhìn vào bạn, nhưng để ý làm quái gì (who cares?) Cứ trả lại đi. Họ có hệ thống rất đặc biệt. Hãy đọc trên “online”, tôi không nghĩ bạn có thể làm như thế với điện tử, thuốc lá, rượu mạnh.” Bà Jackie Nguyễn còn khuyên mọi người: “Nhưng nếu bạn mua đồ đạc trong nhà từ Costco, các cô gái ơi! Bạn có thể trả lại chúng khi không thích nữa.” Lời khuyên này chắc chắn đã phát ra từ tâm hồn của cô, vì theo dõi cái “clip” TikTok, thấy vẻ mặt cô tươi hơn hớn, không có gì là ngượng cả. Tờ báo trên, sau khi đưa tin, đã không có lời bình luận nào, nhưng trên Youtube, MT1CC// Người Việt Trả Ghế Sofa Sau 2 Năm Sử dụng vì Không Thích Màu Sắc (1), người làm Youtube đã có những lời phê bình sâu sắc và nặng nề về vụ việc bần tiện này. Nói chung, việc làm này đã gây sự bất thiện cảm với người trả hàng, có thể nói là bất kỳ ai chứng kiến sự việc, không cần phải là nhân viên nhận hàng của Costco, cũng có cái nhìn khinh bỉ kẻ lợi dụng sự tử tế của Costco, nếu không muốn nói là tất cả chỉ nhìn qua mầu da, qua tên họ Nguyễn, mà trong thoáng chốc, đã gộp toàn bộ người Việt vào môt khối tầm thường, đáng xấu hổ. Điều làm cho những người Mỹ gốc Việt có tư cách cảm thấy nhục khi cô nàng còn khuyến khích mọi người làm theo mình. Ngay cả những người Mỹ gốc Việt di tản được xứ sở này dung dưỡng vào lúc tuổi đã cao, không còn thời gian để đi học lại, cũng không có một ai hành xử kém cỏi như Jackie Nguyễn. Cách đây hai năm rưỡi, thì giá trị của cái sofa vải chỉ chừng hơn một, hai trăm đô la mà thôi. Số tiền này không thể nuôi Jackie Nguyễn cả đời, nhưng tiếng xấu thì cô nàng sẽ mang theo suốt kiếp. Thật ra, việc mua Sofa xài đã rồi đem trả cũng không nhục bằng mua hoa Cúc về trưng Tết, sau Tết đem trả lại. Nhục nhã vô cùng vì những nhân viên Costco nhìn người Việt mình như khi xưa, người Việt Nam nhìn người những dân tộc kém văn minh ở Á Châu, Phi Châu… Trong sinh hoạt thường ngày, một số người Việt cũng có những hành động làm cho người bản xứ hoặc người của cộng đồng khác khinh khi. Một lần, đi chợ Đại Hàn mua trái cây, chính người viết bài này đã chứng kiến ba phụ nữ Việt bóc từng thùng Lê ra và chọn từng trái một, trái nào đẹp thì gom vào một thùng, trái nào không đẹp thì bỏ vào thùng khác, trong khi ngay trước mặt khu bán Lê đã có một tấm biển nhỏ đề chữ: “Pear sells in box. Don’t select” nghĩa là Lê bán theo thùng, không được lựa. Ba phụ nữ này, sau khi lựa xong môt thùng toàn trái ngon, đã cười hí hí, đắc chí, dắt tay nhau về. Tuy không nói ra nhưng ai cũng đoán được họ nói thầm với nhau là: “Phen này trúng mánh”. Mấy người tham lam này, không biết rằng chợ có Camera, biết hết từng hành động của họ, nhưng nếu người Cashier cho qua, thì chỉ vì họ khinh dân tộc mình mà thôi. Nhưng không phải lần nào cũng thoát. Một lần kia, môt phụ nữ đứng tuổi đến chỗ Cashier, bầy hết trái cây, rau quả ra cho tính tiền, nhưng bất ngờ, cô Cashier hỏi: “Còn con dao nhỏ, bà chưa mang ra?” Lúc bấy giờ, bà này mới líu ríu lấy ra con dao nhỏ dấu trong ví của mình ra và để trên quầy. Người phụ nữ này đã làm mất danh dự của mình chỉ vì con dao giá hơn Một đôla. Ồn ào nhất là tại các trung tâm thể dục như “24 fitness”, “Chuze”. Người Việt mình đam mê thể dục là điều đáng hoan nghênh, nhưng nếu hành xử không đúng sẽ làm cho người khác cười chê. Một phụ nữ trẻ chạy trên Treatmil, vừa chạy vừa nói điện thoại um xùm, chẳng may hụt chân, bị máy lôi xuống té nằm dài trên băng chuyền, một chân kẹt vào máy, la khóc inh ỏi. Mấy nhân viên chạy đến cố cứu cô ra, nhưng không làm được gì vì hai tay cô bám chặt lấy tay họ và gào thét kinh hoàng. Một thanh niên phải hét lên: “Shut up! Let me do it”, mấy người Việt đứng cạnh cũng bảo cô im đi cho người ta làm việc, cô mới ngậm miệng. Trong phòng bơi và phòng xông hơi cũng thế, mấy bà mấy ông xồn xồn tán nhau ỏm tỏi, nhất là trong phòng Steam Room, phòng nhỏ xíu mà nói oang oang, người Mỹ họ bỏ ra hết. Một trung niên đứng úp mặt vào góc tường, dạng háng che chỗ hơi nước nóng phun ra, làm mấy người khác nhăn nhó, sợ hãi. Người viết phải nói nhỏ: “Anh đừng đứng như thế, nếu anh không muốn người khác phải hít phải hơi mồ hôi của anh!”, anh ta mới đứng dang ra. Ngay trước cửa vào phòng xông hơi, đã có hai hàng chữ Anh và Việt: “Xin đừng đổ nước vào cái Sensor!” vậy mà các ông Việt ta cứ tỉnh bơ đổ nước vào cái Sensor để cho hơi nước nóng mau phun lên, làm như thế, cái Sensor chóng hư, cứ môt hai tuần, phòng xông hơi lại đóng cửa để sửa Sensor. Cũng trong phòng xông hơi nhỏ xíu, có ba cái băng dài để dọc theo tường, cho khoảng 8,9 người ngồi, môt phụ nữ Viêt mặc Bikini hai mảnh, nằm tênh hênh trên một băng, chân co, chân duỗi, một tay để thòng xuống đất, một tay gác lên bụng trông thật chướng, trong khi những người khác phải đứng chờ chỗ ngồi. Cô nàng ngủ thật hay ngủ giả thì không biết, nhưng kiểu nằm như thế trông rất thô tục. Tại hồ nước nóng của Chuze Fitness ở Garden Grove, chỗ bậc bước xuống hồ, có gắn hai trụ “inox” hình chữ U cong cong để cho người bước xuống bậc có chỗ vịn, môt cô khoảng 40,50, mặc bikini, hai tay bám vào thanh inox đu đưa qua lại, có lúc cô ưỡn người chui qua chui lại, y như mấy cô vũ nữ xếch xi múa cột tại các Bar rượu. Những hành động như thế cũng chưa nham nhở bằng một cô gái, khoảng 30, xinh đẹp, mặc bikini, ngồi trên thành hồ nước nóng, đong đưa hai chân dưới nước, ngay chỗ đám thanh niên đang đứng ngâm nước, nói tỉnh bơ: “Các anh ơi! Em đang available (rảnh rang), anh nào ngon, nhào dô!” Mấy thanh niên chưng hửng, không đáp ứng, có lẽ đã có kinh nghiệm cho rằng em đã móc được ông chồng già nào đưa em sang Mỹ, để rồi em đá đít, đi kiếm trai tơ. (Chuyện bỏ chồng già để kiếm trai xẩy ra rất nhiều, không thể đếm. Người Mỹ gốc Việt, đặc biệt là thành phần di tản, thường mang theo mình dòng máu anh hùng, cho nên đã sản sinh ra một thế hệ thứ hai thành công về mọi mặt, đem lại danh dự rất lớn cho cộng đồng Việt. Sau gần nửa thế kỷ, cộng đồng người Việt đã hãnh diện trên mọi phương diện: chính trị, văn hóa, xã hội, và nhất là về Quân Sự đã có nhiều cấp Tướng Lãnh trong Quân đội Hoa Kỳ. Bên cạnh Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh với chức vụ tương đương cấp Tướng, một phụ nữ Việt đã là Tướng Tư Lệnh môt Sư Đoàn chiến đấu thực sự, môt phụ nữ khác là Tổng Giám Đốc Hàng Không Mẫu Hạm. Nhiều Khoa Học Gia gốc Việt đang được trọng nể không những trên toàn nước Mỹ mà cả thế giới. Năm 2024, trong cuộc bầu cử căng thẳng này sẽ có vài chục ứng cử viên gốc Việt với các họ Nguyễn, Trần… Cộng đồng người Việt di tản hoàn toàn không mang tiếng xấu như những người Việt ở trong nước đi làm ở nước ngoài, nhất là nước Nhật, khiến cho người Nhật đã phải viết bằng tiếng Việt “cấm ăn cắp”. Cộng đồng Việt cũng không có phi hành đoàn buôn ma túy lậu, không tổ chức băng đảng như ở Đức. Cho nên, rất mong cộng đồng người Việt di tản đã mang dòng máu Việt anh hùng, cố gắng xử sự sao cho người Mỹ và các cộng đồng khác nể nang dân tộc Việt, không nên để các vết nhơ trong lịch sử người Việt hải ngoại, trên hết là tránh các cuộc đấu đá lẫn nhau, chỉ vì Tiền hay Danh do bọn nằm vùng bố thí, để thực thi Nghị Quyết 36, phá tan sự đoàn kết hải ngoại, khiến cho công cuộc đòi Tự Do, Dân Chủ cho dân tộc bị ngưng trệ. Lính già Chu Tất Tiến |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22941 |
Gởi ngày: 06/Apr/2024 lúc 9:57am |
Người Đàn Ông Che Dù - Roald DahlTôi sẽ kể cho bạn nghe một chuyện buồn cười mà tôi và mẹ tôi gặp tối hôm qua. Tôi là con gái và mới mười hai. Mẹ tôi ba mươi tư nhưng tôi đã cao gần bằng bà. Chiều hôm qua, mẹ dẫn tôi lên London chữa răng. Tôi bị một lỗ trong răng hàm và ông nha sĩ trám lại nhẹ nhàng chẳng đau gì cả. Sau đó chúng tôi vào một quán cà phê. Mẹ tôi uống một tách cà phê còn tôi ăn một đĩa kem chuối. Lúc chúng tôi đứng dậy ra về thì đã gần sáu giờ. Khi chúng tôi vừa bước ra khỏi quán thì trời đổ mưa. “Phải kiếm một chiếc taxi thôi,” mẹ tôi nói. Chúng tôi chỉ đội nón và mặc áo khoác mỏng, mà mưa lớn thiệt tình. “Sao mình không vào quán ngồi chờ nó tạnh?” tôi nói. Tôi muốn ăn một đĩa kem nữa. Nó ngon tợn. “Nó không tạnh đâu,” mẹ tôi nói. “Mình phải về thôi.” Chúng tôi đứng ở lề đường dưới trời mưa, chờ taxi. Nhiều chiếc chạy qua nhưng đều có khách. “Phải chi nhà mình có xe và tài xế riêng,” mẹ tôi nói. Ngay lúc đó, một người đàn ông tiến lại. Ông ta nhỏ thó và già lắm rồi, chắc cỡ bảy mươi là ít nhất. Ông lịch sự giở nón và nói với mẹ tôi, “Xin lỗi. Mong bà thứ lỗi...” Ông ta có ria mép bạc trắng, đôi mày rậm cũng trắng và khuôn mặt hồng hào đầy nếp nhăn. Ông ta cầm một chiếc dù giơ cao trên đầu. “Sao?” Mẹ tôi nói, lạnh lùng và xa cách. “Không hiểu bà có thể làm ơn giúp tôi một chuyện không,” ông ta nói. “Chuyện rất nhỏ.” Tôi thấy mẹ tôi nhìn ông ta nghi ngờ. Mẹ tôi là chúa đa nghi. Bà đặc biệt nghi ngờ hai thứ - người lạ và trứng luộc. Khi cắt đầu quả trứng luộc, bà thường thọc muỗng vào và rà quanh quả trứng, cứ như bà định tìm ra một con chuột hay thứ gì khác trong đó vậy. Với người lạ, bà có một châm ngôn vàng là, “Một người trông càng lịch sự thì mình càng phải coi chừng.” Ông già nhỏ bé này trông cực kì lịch sự, lại ăn nói nhỏ nhẹ, quần áo tươm tất nữa. Đúng là dân quí phái. Tôi nghĩ ông ta quí phái là do đôi giày. Mẹ tôi có một châm ngôn ưng ý khác, là “Mình nhận ngay ra một người quí phái là nhờ đôi giày của họ.” Ông già này có đôi giày nâu thật đẹp. “Sự thể là,” ông già nói tiếp. “Tôi cần giúp đỡ chút đỉnh. Không nhiều đâu. Hầu như chẳng có gì, nhưng tôi kẹt thực sự, Bà thấy đó, người già như tôi thường hay quên...”. Cằm mẹ tôi hất lên và bà nhìn ông ta dài theo sống mũi bà. Cái kiểu nhìn theo sống mũi này kinh người lắm. Nhiều người đã rụng rời khi bị bà nhìn như thế. Tôi đã từng thấy cô giáo của tôi trở nên lắp bắp và lúng túng như con ngốc khi bị bà nhìn như thế. Nhưng người đàn ông che dù kia chẳng buồn chớp mắt. Ông ta mỉm cười nói tiếp, “Xin bà tin tôi, tôi không có thói chặn các bà trên phố để kể lể chuyện rắc rối của mình đâu.” “Tôi cũng mong thế,” mẹ tôi đáp. Tôi thấy áy náy vì cái kiểu lạnh lùng của bà. Tôi muốn bảo bà. “Ô kìa, mẹ. Ông ấy lớn tuổi rồi, lại lịch sự nhã nhặn nữa. Ông ấy đang gặp rắc rối, mẹ đừng thô bạo như thế chứ.” Nhưng tôi chẳng nói gì cả. Người đàn ông chuyển cây dù sang tay kia. “Tôi chưa bao giờ quên nó ở nhà,” ông ta nói. “Quên cái gì?” mẹ tôi hỏi lạnh lùng. “Quên cái ví,” ông ta đáp. “Chắc tôi bỏ trong túi cái áo khoác kia. Thật lú lẫn phải không?” “Ông muốn xin tiền hả?” mẹ tôi độp ngay. “Ôi, Chúa ơi, không!” ông ta kêu lên. “Ai làm chuyện bậy bạ vậy!” “Thế ông muốn gì?” mẹ tôi gắt. “Và nói nhanh lên. Mẹ con tôi cứ đứng đây thì ướt hết.” “Tôi hiểu,” ông ta nói. “Thế nên tôi muốn để lại cho bà cái dù này để che mưa, và bà cứ giữ luôn nếu như...” “Nếu như gì?” “Nếu như bà cho tôi một bảng để trả tiền taxi về nhà.” Mẹ tôi vẫn đầy nghi ngờ. “Nếu ông không có tiền thì làm sao tới được chỗ này?” “Tôi đi bộ,” ông ta đáp. “Ngày nào tôi cũng đi dạo khá xa rồi kêu taxi về. Tôi đi dạo như thế cả năm nay rồi.” “Sao bây giờ ông không đi bộ về?” mẹ tôi hỏi. “Ôi, phải chi tôi đi được.” Ông ta đáp. “Nhưng chân cẳng yếu rồi đi thêm không nổi nữa. Bữa nay tôi đi hơi xa.” Mẹ tôi đứng cắn môi. Bà đang xiêu lòng, tôi thấy rõ như thế. Ý nghĩ có cái dù che mưa khiến bà thích tợn. “Cây dù dễ thương lắm,” ông già nói. “Tôi thấy.” Mẹ tôi bảo. “Bằng lụa đấy.” “Tôi thấy mà.” “Vậy bà lấy đi,” ông ta tiếp. “Tôi mua nó tới hai chục bảng đấy. Nói thật. Nhưng chuyện đó có đáng gì. Tôi chỉ mong về được tới nhà cho cái chân được nghỉ.” Tôi thấy mẹ tôi rờ miệng ví. Bà thấy tôi nhìn bà dọc theo sống mũi giống hệt kiểu của bà. Bà biết tôi muốn nói gì. Tôi muốn nói, mẹ này, mẹ đừng lợi dụng một ông già như thế. Thối tha lắm. Bà nhìn lại tôi rồi nói với ông già. “Lấy cái dù hai chục bảng của ông thì vô lí quá. Để tôi cho ông tiền về xe rồi mình chia tay.” “Ố, không được!” ông ta kêu lên. “Không đời nào tôi lại nhận tiền của bà như thế! Bà cứ nhận cái dù này đi, che cho khỏi mưa!” Mẹ liếc nhìn tôi đắc ý. Thấy chưa, ông ấy muốn mẹ lấy cây dù mà. Bà móc trong ví ra tờ một bảng và đưa cho ông già. Ông nhận tiền và đưa cây dù cho mẹ tôi. Ông ta nhét tiền vào túi, giở nón và cúi người chào, rồi nói, “Cám ơn bà. Cám ơn nhiều.” Và ông ta quay lưng đi. “Đứng vào dù tránh mưa đi con,” mẹ tôi nói. “Mình hên quá phải không. Mẹ chưa từng có cây dù lụa nào... vì nó đắt quá.” “Thế sao lúc đầu mẹ khó chịu với ông ta thế?” tôi hỏi. “Mẹ sợ ông ấy là loại lừa đảo. Cũng may ông ta là người tử tế. Mẹ mừng vì đã giúp được ông ấy.” Ngưng một lát bà tiếp, “Ông ấy chắc giàu lắm, nếu không làm sao mua nổi dù lụa. Không chừng ông ta còn được phong tước nữa kìa. Dân quí tộc thật sự.” “Dạ.” “Đây là bài học hay cho con,” mẹ tôi tiếp. “Đừng bao giờ vội vã. Luôn thong thả khi đánh giá người khác. Như thế con sẽ không bao giờ sai lầm.” “Coi ông ta đi kìa!” tôi kêu lên. “Đâu?” “Đàng kia. Ông ta đang băng qua đường. Coi bộ vội dữ.” Chúng tôi nhìn theo ông già đang lách qua dòng xe cộ. Sang đến bên kia, ông rẽ trái và bước đi rất nhanh. “Coi bộ ông ta đâu có mệt nhọc gì đâu, mẹ thấy không?” Mẹ tôi im lặng. “Mà trông cũng không có vẻ là ông ta đang tìm taxi.” Tôi tiếp. Mẹ tôi đứng cứng đơ, nhìn theo ông già nhỏ thó. Chúng tôi thấy rõ là ông ta đang vội vã. Ông đi dọc vỉa hè, qua mặt những người khác, hai tay vung mạnh như người lính đang diễn hành. “Ông ta đang gấp chuyện gì đó.” Mẹ tôi nói, mặt nghiêm lại. “Mà chuyện gì?” “Mình phải tìm biết cho ra,” mẹ tôi nói nhanh. “Đi với mẹ.” Bà nắm tay tôi và hai mẹ con qua đường, rồi cũng đi về phía trái. “Thấy ông ta không?” mẹ tôi hỏi. “Dạ thấy. Ông ta rẽ phải ngay ngã tư kia.” Chúng tôi đi theo hướng đó và thấy ông ta chỉ độ hai chục mét phía trước mặt. Ông ta chuồn đi nhanh như thỏ và chúng tôi phải cố lắm mới theo kịp. Mưa bắt đầu nặng hạt hơn và tôi có thể thấy nước chảy thành dòng từ vành nón xuống vai áo ông ta. Còn chúng tôi vẫn khô ráo bên dưới cây dù. “Lỡ ông ta quay lại thấy mình thì sao?” tôi hỏi. “Kệ ông ấy chứ,” mẹ tôi nói. “Ông ta đã nói láo với mẹ con mình. Ông ta đi ào ào chứ có mệt nhọc gì đâu. Đồ nói láo trơ trẽn!” Ở góc đường kế, ông ta quẹo phải, sau đó quẹo trái, rồi quẹo phải nữa. “Mẹ không chịu thua đâu.” Mẹ tôi nói. “Đâu rồi? Tôi kêu lên. “Ông ta biến đâu rồi?” “Mẹ thấy rồi.” Mẹ tôi đáp, “Ông ta vào cánh cửa đàng kia. Ôi trời! Quán rượu à!” Đó là một tiệm rượu với bảng hiệu chữ lớn THE RED LION. “Mình vào không mẹ?” “Không,” mẹ tôi đáp, “Ở ngoài nhìn vô cũng được.” Có một ô cửa kính lớn dọc mặt tiền quán rượu, và tuy bên trong hơi mù mịt khói nhưng chúng tôi cũng vẫn nhìn rõ nếu đứng sát vào đó. Tôi bấu vào tay mẹ. Mưa dội nghe rõ mồn một trên cây dù. “Ông ta kìa,” tôi nói. “Đàng đó đó.” Căn phòng bên trong đầy những người và khói thuốc lá. Ông già nhỏ thó đang ở trong đó, lúc này ông ta không còn nón và áo khoác nữa, và đang chen tới quầy rượu. Ông ta đặt cả hai tay lên quầy và nói với anh bồi quầy. Anh bồi quay lưng đi trong chốc lát rồi quay lại với một cốc rượu rót đầy tới miệng. Ông già đặt tờ một bảng lên quầy. “Tờ một bảng của mẹ hồi nãy!” mẹ tôi rít thầm. “Ông già điên rồi!” “Li gì vậy mẹ?” tôi hỏi. “Whisky,” mẹ tôi đáp. “Không pha.” Anh bồi quầy chẳng thối lại cho ông ta xu nào cả. “Chắc là một li ba.” Mẹ tôi nói. “Li ba là sao?” tôi hỏi. “Một li gấp ba lần li thường.” Ông già đưa li lên miệng, nghiêng từ từ... cao dần... cao dần... rồi toàn bộ li rượu trôi tuột vào cổ họng ông ta. “Uống thứ này đắt quá,” tôi nói. “Quái gở thật!” mẹ tôi nói, “Trả một bảng cho cái thứ uống chỉ một hơi là hết!”. “Còn hơn một bảng nữa kìa,” tôi nói. “Nó làm ông ta mất toi cây dù lụa giá hai chục bảng.” “Ông ta điên rồi.” Mẹ tôi nói. Ông già nhỏ thó đứng bên quầy với cái li không trong tay. Ông ta mỉm cười, một vẻ rạng rỡ lan dần trên khuôn mặt hồng hào. Ông ta thò lưỡi liếm hàng ria mép bạc, như muốn vét nốt giọt whisky quí giá cuối cùng. Chậm rãi, ông ta rời quầy rượu, len qua đám đông ra chỗ ông ta treo mũ và áo khoác. Ông ta đội mũ, mặc áo. Rồi, một cách vô cùng thản nhiên và thờ ơ đến độ không ai có thể nhận ra điều gì bất thường, ông ta cầm lấy một trong những cây dù ướt sũng móc trên giá, và đi ra. “Con thấy không!” Mẹ tôi rít lên. “Thấy ông ta làm gì chưa!” “Sssụyt!” tôi thì thào. “Ông ta ra kìa!” Mẹ tôi hạ thấp dù che mặt, rồi cúi đầu nhìn ra. Ông ta bước ra ngoài nhưng không nhìn về phía chúng tôi. Ông ta bung dù và đi trở ngược hướng cũ. “Té ra trò ma của ông ta là thế!” mẹ tôi nói. “Gọn gàng,” tôi nói. “Ngon lành.” Chúng tôi theo ông ta ra tới phố chính nơi đã gặp ông ta ban nãy và thấy ông ta lại tìm cách đổi dù lấy một bảng. Lần này là với một người đàn ông cao gầy gò chẳng có mũ lẫn áo khoác. Khi hai bên đổi chác xong, ông già lẹ làng đi dọc theo phố và biến vào đám đông. Nhưng lần này không đi theo hướng cũ nữa. “Ông già khôn ghê!” mẹ tôi nói. “Ông ta không vào quán rượu nào hai lần.” “Ông ta có thể cứ làm thế suốt đêm.” Tôi nói. “Ừ,” mẹ tôi đáp. “Nhưng chắc ông phải cầu nguyện dữ lắm để ngày nào củng có mưa.” Kim Duncan chuyển |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22941 |
Gởi ngày: 08/Apr/2024 lúc 9:33am |
Địa ĐàngThuở cũ, tôi luôn dành 1 tình cảm nồng nhiệt cho Eden, rạp hát nằm phía bên kia vườn hoa, mặt đối mặt với Rex.Eden có lẽ là rạp hát đặc biệt nhất và độc đáo nhất Sài Gòn trong ký ức của tôi, vì nhiều lẽ mà chỉ hẳn một mình nó mới biết là mình thừa kiêu hãnh gìn giữ được! ... Trước hết, nếu tôi nhớ không chệch, duy nhất nó là nằm trong 1 hành lang thương mại như P***age Eden, lúc đó được quy hoạch tại 1 vị trí rất vàng mười của cả thành phố ngày nào. Muốn tìm tới Eden, người ta có thể đi qua 3 lối vào. Một quay đầu ra phía đường Tự Do,gần nhà sách Xuân Thu và dãy cửa hàng bán tơ lụa. Một lối nữa quay đầu ra hướng Lê Lợi, nhìn ra một quảng trường và vườn hoa nhỏ khác chia cách nó với dãy phố bên kia toàn là cửa hàng bán hàng giảm thuế của nhà đoan. Cuối cùng, là mặt từ phía Rex, ngày trước thì người ta phải đi qua một cái lối chật nằm sát nách 1 quán bar hay 1 nhà hàng nào đó hình như là Queen Bee. Về sau, p***age ấy đã mở hẳn thành 1 cửa vào nữa, khang trang mà rộng rãi hẳn lên. Eden chắc chắn là rạp hát duy nhất luôn luôn có cùng lúc 2 hoặc 3 tấm áp-phích khổ rất to giới thiệu từng phim đang chiếu, nằm ở 3 cửa ra vào của thương xá như đã kể. Trong khi tất cả các rạp khác, kể cả Rex, chỉ cần một. Điểm thú vị nữa, Eden luôn có 2 tấm áp-phích vẽ giống hệt nhau như được “nặn” ra từ cùng 1 khuôn, khổ vài mét chiều ngang, nằm ngay tại cửa rạp đứng lọt thỏm trong thương xá và cả ở phía mặt quay nhìn ra Rex. Còn tấm áp-phích thứ ba quay ra phía Tự Do, do có kích thước nhỏ hơn, nên “được phép” có bố cục vẽ khác đi. Mãi về sau, qua lời giới thiệu của 1 người bạn làm đạo diễn điện ảnh thuộc thế hệ đầu tiên sau 1975 – cậu ấy nay cũng đã gần 70 – tôi mới biết ra, người vẽ tất cả các tấm áp-phích lúc thành phố thay áo đó, tay nghề thuộc hàng số 1 của Sài Gòn, tên là Phước. Anh có phòng vẽ lộ thiên nằm ngay trong một con ngõ nằm sát nách rạp Đống Đa ngày mới, tên cũ của nó là Palace. Lúc ấy, đứng tì người trên bao lơn căn phòng chỉ rộng có 16 m2 nằm ở tầng 1 của tay đạo diễn ấy, tôi nhìn xuống phía sân sau và đã thấy Phước múa cọ không biết bao nhiêu lần trên các khung vải bố có kích thước khổng lồ. Phước cho biết, người vẽ áp-phích cho các rạp như Eden hay Casino ngày trước ở khu trung tâm, là một bậc thầy của anh. Vẽ chân dung các diễn viên giống như thần, VươngVũ ra VươngVũ, LýTiểu Long ra Lý Tiểu Long và Charles Bronson ra Charles Bronson. Nhìn Phước lúc đó cứ bệt màu thoăn thoắt trên bao nhiêu tấm toile mênh mông như thế, tôi đã thán phục lắm rồi, huống chi là thầy của anh ta? ...Tôi lại nhớ, lần đầu tôi biết đến Eden là vào một buổi chiều nắng nhạt. Phải, tôi hình dung trở lại rất rõ lúc đó vì bỗng dưng, không hiểu sao vào giấc tháng 5 năm ấy, Sài Gòn bỗng chợt có một buổi chiều mát đến như thế và cuộn phim mà tôi được xem hôm ấy, khi quay trở ra là lúc thành phố đã lên đèn. Nó mới tinh tươm từ Hồng Kông chuyển về, "Đại Sát Tinh". Đại khái, 1 kiếm sĩ xuất chúng từ chốn gươm đao đã quay về quê làm nghề mổ lợn. Một hôm bỗng có 1 ông mũ cao áo rộng mặt lạ hoắc đến làm quen, và nằn nì anh ta quay trở lại, làm thích khách để giết 1 lão tể tướng hay 1 gã vua đáng ghét nào đó. Dường như ấy chính là sự tích Kinh Kha hành thích vua Tần đã được Trương Triệt kiếm hiệp hóa đi chăng? Chả nhớ nổi. Anh ta đã nhận lời, dù biết là mình sẽ lao vào một “điệp vụ không không biết” có ngày trở về. Phim ấy có Vương Vũ, Điền Phong, Tiêu Dao, Trịnh Lôi và Tiêu Tư. Tôi lại phải cảm ơn ông già tôi vì đúng hôm ấy, lẽ ra là đã xem phim bên Rex như thói quen, nhưng hình như nó bỗng “dở chứng” đang cho chiếu một thứ gì đó mà ông thấy là chắc chắn sẽ “chán òm” với cả chính mình và gia đình mình, nên ông mới dắt cả 3 mẹ con tôi cắt vườn hoa, sang phía bên kia đường để tìm vào Eden. Đó là lần thứ hai trong đời, tôi được xem phim kiếm hiệp sau lần đầu đời tại rạp Việt Long như đã kể vào một lần trước. Để đâm ra nghiện Vương Vũ, nghiện đêm ngày và nghiện há hốc mồm. Nghiện tới mức suốt một chuỗi ngày tháng sau đó, là “phụ bạc” Rex để chỉ thuần nhìn sang "Giang Tả", “cầu hôn” Eden như Lưu Bị trong truyện Tam Quốc. Tôi đã xem liên tiếp 6 phim của Vương Vũ trong khu thương xá đó, như Võ Lâm Đệ Nhất Truy Mệnh Thương, Nổi Máu Anh Hùng, Nhất Kiếm Diệt Thù, Độc Thủ Quyền Vương, Bá Vương Quyền Phục Thù và cuối cùng là Nhất Kiếm Trấn Ải. Giờ ngẫm lại thì muốn ứa nước mắt vì thương ông già tôi. Không ai thương con hơn thế nữa, khi nó chỉ đòi xem phim của Vương Vũ tại một rạp duy nhất, bất biến, mà dẫu là ông có ngán ngẩm đến mấy, ông cũng chẳng bao giờ từ chối con trai mình cả. Tôi đã mê Eden và Vương Vũ đến phát nghiện. Dù cả thành phố lúc ấy đâu chỉ có mỗi rạp đó chiếu các phim của Vua không ngai, mà tôi cứ nằng nặc trước sau, là mỗi khi cố học tập tốt để giật được bảng danh dự đỏ và để xứng đáng được thưởng, sẽ phải đến Eden. Tôi chỉ 1 lần đành quay lưng với nó vào 1 sáng Chủ nhật, khi nó đang chiếu phim Sissi, Nữ Hoàng Áo Quốc, trong khi phía Rex, lại là Độc Thủ Đại Hiệp Đại Chiến Hiệp Sĩ Mù, mà vẫn cũng là Vương Vũ! ... Cái cảm giác khi đến Eden mà buộc phải xem phim Tây 3 lần, là với các phim hành động thời cũ như Cướp Lớn Tại Pampelune, Cướp Vàng Trong Thành Phố và cuối cùng là cao bồi Mặt Trời Đỏ,lâu quá chẳng nhớ nổi tên gốc của 2 phim đầu là gì. Còn là vài lần hiếm hoi không thể quên mà tôi “phải” nhượng bộ bố tôi, vì cả Rex và cả Casino vào hôm ấy đều đang có xuất của những phim không hề hấp dẫn. Nhưng phải nhìn nhận một điều, khi nhìn sang bố mình ngồi cạnh đang xem phim có vẻ rất hào hứng, tôi vẫn nhớ lúc đó sự tấm tức kiểu trẻ con đã đầy ruột của mình là lớn hơn tất cả. Mà phải đến mấy chục năm sau, khi đến phiên chính mình dẫn con mình đi xem phim, tôi mới thấy thương bố tôi, và nhớ ông đến gai người. ... Cảm ơn một thời quá khứ. Cảm ơn những cái tên tưởng đã nằm hẳn sau lưng, về sau bỗng lại sống dậy nhờ bộ DVD hay Blu-ray hàng trăm đĩa mà người bạn Pháp Alain Humbert tốt bụng của tôi đã mang từ Paris khệ nệ về nhà tôi. Cảm ơn phim chưởng, mà phải xem tại Eden mới là thấy số dách. Cảm ơn cả những tên tuổi như Charles Bronson, Alain Delon, Mylène Demongeot, Louis De Funès hay Jean Marais và thậm chí là Gary Cooper, James Mason, James Coburn, Steve Mc Queen hay Yul Brynner mà nhờ Eden, từ ngày cũ, đã thành vương vấn. Cảm ơn luôn mấy bà chị mặt khó ưa và chẳng bao giờ biết cười ngồi sau quầy bán vé có che cửa lưới của Eden. Cảm ơn tiếng xé vé nghe đánh “roạt” từ hai cái quầy bằng gỗ nơi hai đầu trái, phải của rạp ấy, và cả từ bàn tay của người soát vé da đen ngồi ở cánh cổng nan hoa khép hờ. Cảm ơn cả một lần nào đó vào xuất muộn, khi mình cùng bố mình mới bước qua cổng để vạch tấm màn nhung vào rạp, bỗng nghe thấy sau lưng mình có tiếng lũ trẻ khác ồ lên như ong vỡ tổ, do lúc ấy người soát vé đã mở toang cổng cho tất cả vào “xem cọp”. Rồi nhớ luôn cả nụ cười của bố mình: “Con có thấy là con sướng hơn các nhóc tì kia không?” Cảm ơn cả câu gắt của bố tôi, khi cứ nghe tôi lải nhải từ ngày này sang ngày khác, khen Vương Vũ là tài tử đẹp giai nhất thế giới còn hơn cả Alain Delon hay Gary Cooper: “Mắt nọ chửi bố mắt kia mà đẹp trai cái nỗi gì hở con?” ... Bởi vì đó là một vườn Địa Đàng. Trịnh Đình Sĩ |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22941 |
Gởi ngày: 11/Apr/2024 lúc 9:05am |
Phù DuTheo dự định sau khi làm hết mọi việc ở khu chính giữa thành phố tôi vào 1 Trung tâm cho những người già để ăn trưa cùng các bạn lão niên. Thành phố này có nhiều tổ chức ưu ái với người già. Không biết theo thống kê thì có bao nhiêu người lớn tuổi trong thành phố gần 2 triệu dân này, thế mà họ có 1 bà phó thị trưởng đặc trách văn phòng thu nhập những ý kiến, nguyện vọng của người già. Khu nào lớn trong thành phố cũng có 1 ủy ban đặc trách người già và 1 trung tâm cho các cụ gồm quán ăn, quán cà phê, thư viện, các phòng giải trí và những phòng đặc biệt để nhiều nhóm có những sở thích khác nhau có thể thường xuyên gặp gỡ. Riêng tại khu phố cổ lại có trung tâm chính với trụ sở lớn cho các cụ gặp nhau có cả quán ăn do chính các cụ tự tổ chức, điều khiển với nhiều người tình nguyện. Thật đáng phục việc điều hành hoàn toàn do tinh thần tự nguyện mà mọi việc đều trôi chảy dễ dàng không kém gì 1 tổ chức thương mại tư nhân hay một công sở. Có lẽ tôi là một người hay lui tới Trung tâm nên quen mặt nhiều người và cũng từng được nhiều người giúp đỡ trong các việc riêng cần thiết. Khi Laptop có vấn đề gọi điện đến là có 1 cụ kỹ sư điện toán đã về hưu thường giúp, hay khi máy móc gì hỏng cũng có thể “cầu cứu” được. Đặc biệt là quần áo nếu cần khâu vá sửa đổi thì đã có nhiều cụ bà. Mắt người nào khiếm thị cũng có thể đến đây nhập vào nhóm. Đọc cho nhau nghe rồi cùng luận bàn về thời sự. Để đáp lại tôi tham gia nhóm thăm viếng người bệnh, đi gặp ai cần người cùng đi dạo, dẫn đến bác sĩ hay muốn khuây khỏa giãi bày tâm sự với ai đồng trang lứa….. Khi tôi bước vào thì khu nhà hàng ăn của Trung tâm còn vắng vẻ. Tôi ngồi vào một bàn đã có 1 cụ ông, hai bên đều có cái nhìn trao đổi, chào đón. Ông cụ mặc một bộ đồ lớn sang trọng nhưng có vẻ bớt hợp thời trang. Chiếc sơ mi là thẳng tắp, không có cà vạt. Tôi “liếc trộm” xuống chân cụ thì đúng như dự đoán, cụ đi đôi giày da bóng loáng với đôi tất thích hợp, khác hẳn với nhiều người lớn tuổi về hưu hiện nay thường đi giày vải thể thao cho tiện. Thực khách đông dần, trong bếp xôn xao tiếng người tình nguyện nhịp nhàng chia nhau công việc. Khoảng 15 phút sau bắt đầu giờ ăn. Hoạt động như thoi đưa giữa nhà bếp và phòng khách. Bên ngoài mấy con chim bồ câu bay vào tận phòng ăn, bạo dạn không sợ ai, coi đây cũng là nhà hàng của chúng! Tuy ở giữa thành phố, một tấc đất là một tấc vàng, nhưng trụ sở của những người cao tuổi này rất rộng , có nhiều cây cối như 1 công viên nhỏ. Hôm nay trời đã gần giữa trưa nhưng chưa có cái gay gắt của nắng hè. Mặt trời dìu dịu chiếu xuống vòm cây khiến những cành lá rung rinh in hình xuống đường đi thành những hoa nắng rỡ ràng. Ngoài vườn cũng có một số bàn để thực khách có thể ra vườn ngồi ăn, nhưng hôm nay chưa thấy ai ra. Trong nhà khách đã đông hơn. Một tình nguyện viên nữ tóc bạc phơ đến vỗ nhẹ lên vai ông cụ cùng bàn tôi, có vẻ rất quen biết, thân tình. Bà đặt đĩa đồ ăn cho ông cụ và chúc ăn ngon. Ông cụ nhìn tôi và cũng chúc như thế. Tôi mỉm cười chúc cả các bạn láng giềng bằng một ngôn ngữ xuề xòa hơn. Ông cụ cùng bàn ăn uống có vẻ khó khăn, tay run run, mặt cúi gần sát đĩa. Cụ thoáng liếc nhìn tôi. Mỗi lần cắt chiếc đùi gà nhiều khi dao đưa không trúng cụ lại liếc nhìn tôi nữa. Ông cụ này chắc ngày xưa phong lưu đài các lắm, hẳn cũng có một địa vị cao ở sở làm, tôi nghĩ thế. Tôi bỗng thương cụ và để “giải phóng” khỏi cảnh này chắc phải làm “cách mạng” . Hôm nay thực khách được thưởng thức món gà quay theo “kiểu đặc biệt của các bà nội tướng”, gồm cả nửa con gà màu nâu bóng rất mỡ màng, hấp dẫn. Tôi nghĩ thầm, thản nhiên bẻ chiếc đùi khỏi lườn và cánh gà, cầm chiếc đùi gà “hiên ngang” đưa lên miệng. Và ngoạm một miếng rất ngon lành, thú vị! Ông cụ nhìn tôi một thoáng rồi cũng cầm chiếc đùi gà lên ăn. Tôi bật cười, cụ cũng cười theo. Khi nhìn sang bàn bên cạnh bỗng thấy các cụ ông cụ bà ai cũng bẻ chiếc đùi gà ngoạm rất hả hê, không dùng dao nĩa nữa. Ai nấy đều ăn một cách thoải mái ngon lành. Tiếng cười vui tự nhiên nổi lên ở góc chúng tôi ngồi khiến cả phòng quay lại nhìn, ra hiệu cho nhau và trưa hôm đó có một cuộc ăn bốc tự nhiên như bên Ấn Độ. Tất cả mọi người đang vui vẻ thì một bà cụ từ trong bếp đi ra. Mái tóc bạch kim của cụ óng ánh thêm do nắng hè qua cửa kính chiếu vào. Ai nấy nhân ra đó là “Bà Mẹ Cưng” của Trung tâm. Tiếng cười nói ồn ào bớt đi trước vẻ mặt nghiêm trang đe “dọa” của Mẹ Cưng. Bà cầm dao nĩa của 1 cụ gần đó giơ lên: – Lần sau có món gà chiên sẽ không dọn dao nĩa , đỡ tốn sức lao động, đỡ tốn điện cho máy rửa chén dĩa. Rồi Mẹ Cưng cười tươi rói: – Ừ, để lần sau chúng tôi sẽ dọn cho mỗi người thêm 2 cái khăn giấy để lau tay cho sạch. Mọi người tiếp tục cười nói hả hê. Mẹ Cưng tiến về phía tôi: – Anh ăn nhẵn muỗng nĩa của Trung tâm sao mãi hôm nay mới có sáng kiến vậy? Cho sử sách sau này ghi công anh, phải gọi cuộc cách mạng của anh là gì? Một cụ thạo chính trị nói: – Có cách mạng vô sản rồi, có cách mạng mùa xuân Ả rập rồi... đặt tên gì hấp dẫn môt chút! Mẹ cưng quay sang tôi: – Anh được quyền đặt tên. Nói tên cách mạng của anh để tôi sẽ kê khai món ăn vào thực đơn. Tôi vốn nghĩ chậm chưa kịp trả lời thì mấy cụ xung quanh đã nhao nhao: – Thì cách mạng đùi gà chứ còn gì nữa. Mẹ Cưng: – Ừ thế thì hôm nào có món như hôm nay Thực đơn sẽ chính thức ghi Món cách mạng đùi gà và chúng tôi không dọn dao nĩa nhưng sẽ cho các anh chị nhiều khăn giấy lau tay hơn! Thế là lịch sử của Trung tâm già thành phố đã có một cuộc cách mạng không bạo lực, chắc giải Nobel hòa bình sẽ đến như chơi! Từ bếp các cụ bà bắt đầu mang khay Pudding tráng miệng ra phân phát cho chúng tôi. Đúng là cây nhà lá vườn: bột của đồ tráng miệng mịn và có một mùi thơm khó tả, chắc không restaurant nào có được. Bữa ăn qua đi nhưng đồ ăn còn lại nhiều. Đĩa của cụ cùng bàn tôi còn 1 chiếc cánh gà và một phần lớn ức gà. Cụ lẳng lặng lấy trong túi mang theo 1 hộp nhỏ ra và cúi thật sát vào đĩa đồ ăn gạt những thứ còn lại vào hộp. Cụ lại liếc nhanh về phía tôi, có vẻ ngượng, nhưng tôi lờ đi và đưa đẩy vài câu với cụ, khen Pudding nội trợ ngon quá. Còn nói thêm tiếc rằng đã không có hộp mang theo, nếu không tôi cũng mang đồ còn lại về. – Tội gì chiều nay phải lỉnh kỉnh nồi niêu cho thêm mệt thân già. Thế là chúng tôi cùng cười nhẹ, ý hợp tâm đầu với cụ. Tôi nghĩ rằng nếu có thời gian chắc cụ có thể cũng muốn chúng tôi thành bạn hữu. Tôi phải đi và cụ cũng phải về. Chúng tôi đứng dậy cùng đi về phía cửa. Bấy giờ mới nhận ra cụ đi rất chậm với chiếc gậy và bước những bước ngắn, chắc động lực từ đôi chân không còn nhiều. Chúng tôi từ biệt nhau và tôi nhận ra, thêm trong dáng điệu của cụ vẫn còn vương vấn một chút gì thanh cao lịch thiệp. Có lẽ hồi xưa trong 1 nhà hàng sang trọng khi từ biệt đối tác cụ đã để lại trong lòng người kia một cảm giác khó quên về 1 bữa ăn thịnh soạn và những câu đối thoại linh động mà lịch lãm của một Top Manager. Cụ nói “Tam biệt anh” chứ không “tạm biệt cụ” hay “ông”, rút ngắn khoảng cách xã giao dù mới gặp nhau chỉ một lần. Tôi cũng nhẹ nhàng cười thân thiết, đáp lại: – Hy vọng sớm có dịp gặp lại anh. Rồi giơ tay vẫy. Cụ cũng giơ tay vẫy theo. Nhưng cái vẫy tay của cụ mang một chút gì khó khăn, mệt nhọc. Chúng tôi đi hai ngả đường, còn quay lại vẫy tay chào nhau đôi lần nữa. Trung tâm thành phố cổ tràn ngập du khách ngoại quốc và cả người địa phương. Ở 1 thành phố gần 2 triệu người, giao thông tuy được bình chọn là hoàn hảo bậc nhất, gặp nhau đâu có khó gì, nhưng với sức khỏe và tuổi tác của cụ bạn vừa quen, mà tôi cũng không còn trẻ trung, thì câu hẹn gặp lại nhau chắc gì thành hiện thực? Đời này đã gặp nhau một lần, có còn gặp nhau nữa không, hay đã chỉ là một lần độc nhất?Nắng hè đẹp quá. Ngước nhìn trời, lơ lửng trên đầu một đám mây lớn bềnh bồng đang tan, chầm chậm tỏa thành những vần trắng trên không gian bát ngát. - Ừ nhỉ, sao lòng mình hình như cũng mênh mang?… |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22941 |
Gởi ngày: 12/Apr/2024 lúc 3:27pm |
Vợ CũBình ôm vai Kim Sa thông báo: - Vợ ơi, cuối tháng này anh đi chơi với thằng cu Tí nhé? Kim Sa thản nhiên đùa: - Anh mới đến nhà vợ cũ dự birthday cu Tí tháng trước rồi. Hay là cuối tháng này dự birthday …má nó? Bình thành thật: - Mộng Điệp có ý kiến anh và cô ấy sẽ đưa thằng cu Tí đi California chơi mấy ngày cuối tuần cho thằng con vui. Kim Sa thốt lên: - Dù đã ly dị, người vợ cũ gia trưởng của anh vẫn chỉ huy được anh nhỉ. Cuộc
hôn nhân ngắn ngủi vài năm của Bình với người vợ cũ tan vỡ . Mộng Điệp
là người phụ nữ vật chất, đứng núi này trông núi nọ, tính nết đanh đá
chua ngoa luôn có những lời nặng nhẹ chê bai chồng không biết kiếm tiền
giỏi như người ta. Hai năm sau ly
dị, Bình quen Kim Sa, hai người yêu nhau, Kim Sa chưa lập gia đình lần
nào nhưng rất hiểu chuyện và thông cảm hoàn cảnh Bình. Kim Sa đã cho
Bình một mái ấm gia đình và một đứa con trai năm nay 2 tuổi, thằng cu
Tèo bằng tuổi thằng cu Tí khi Bình và Mộng Điệp ly dị. Bình
kết hôn với Kim Sa chắc hợp duyên hợp tuổi công việc làm ăn phát đạt
với cửa hàng Convenience Store có mấy cây xăng, luôn có khách ra vào,
trong khi Mộng Điệp vẫn chưa tìm ra người chồng trong mơ. Thời gian gần
đây Mộng Điệp bỗng đổi tính đổi nết khác hẳn thời còn làm vợ Bình, mỗi
lần Bình đến thăm con cô ta đều ăn diện đẹp và ăn nói nhỏ nhẹ ngọt ngào,
đôi lúc làm Bình cảm động tưởng người vợ cũ đã hiểu ra mình sai và muốn
chuộc lỗi với người chồng cũ mà cô ta từng làm tổn thương. Mộng
Điệp kể lể những vất vả khi một mình chăm con, những thiệt thòi con
vắng cha đánh trúng vào tâm lý Bình rất thương con và Mộng Điệp đã đề
nghị cuộc đi chơi này, thằng cu Tí hí hửng khi biết sẽ được đi chơi xa
cùng cha mẹ. |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22941 |
Gởi ngày: 16/Apr/2024 lúc 10:44am |
Chết Đuối Trên Cạn(Mến tặng Hoàng Mai: Trong suốt 55 năm chung sống, phải chăng chúng ta tuy hai mà một) Tất cả sự việc kể trong bài tiểu sử này đều có thật, trải nghiệm bởi chính tác giả. Chỉ
còn vài ngày nữa thôi, tôi đã đủ 90 tuổi. Nhìn lạ cuộc đời trôi nổi từ
Bắc xuống Nam rồi sang Quebec, tôi thấy Ông Trời sắp đặt cho tôi một số
phận thật nhiều ‘vào tử ra sinh’. Chỉ xin kể lại đây những sự việc quả
thật ‘chết 7 còn 3’ mà thôi. Để rồi xin kết thúc bằng câu chuyện ‘chết
đuối trên cạn’ xảy ra cho tôi mới mấy tuần trước, ngay trên giải đất
Canada ‘đất lành chim đậu’ này !’Thế nhưng các bạn trượt tuyết trên núi
coi chừng tuyết đổ ầm ầm từ trên cao xuống chôn kín người, ngộp mà chết.
Trường hợp của tôi khác hẳn. Năm
1945, tôi mới 11 tuổi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, học hành dốt nát từ
trường tiểu học Hàng Than đến trường trung học Chu Văn An. Song tôi đã
thấy tận mắt cảnh Cộng Sản đội lốt Việt Minh, cướp đoạt chính quyền Quốc
Gia. Rồi thực dân Pháp lăm le chinh phục lại Đông Dương, khởi đầu là
những đô thị lớn như Saigon, Hà Nội. Gia đình tôi phải tản cư mới đầu
đến làng Đại Từ là quêngoại của tôi thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông,
dần dà trôi dạt đến một làng mà tôi quên mất tên, thuộc huyện Ý Yên,
tỉnh Nam Định. Tại
đây tôi mắc bệnh thương hàn. Thời ấy đã ai biết Tifomycine là món thuốc
gì nên bệnh nhân chỉ còn uống nước cháo vì sợ lũng bao tử và… nằm chờ
chết! Thầy mẹ tôi mướn một bà lão lưng còng mắt toét thường trực chăm
sóc tôi bên giường. Thật sự tôi như một con cá mắm luôn miệng hỏi ‘mấy
giờ rồi hả u ?‘ Bà lão thì thầm với bố mẹ tôi’ ‘Cậu ấy hỏi giờ để đi
đấy’. Đi đâu? Tôi còn trẻ quá mà! Thế rồi như có một sức mạnh vô hình
thúc dục, con cá mắm ngồi dậy đòi ăn và xuống giường biến thành một bộ
xương biết đi trong nhà.Tôi ăn lại bữa người béo tròn trùng trục, tóc
rụng hết nên đầu trọc lốc như một nhà sư. Sau khi xém chết vì bệnh
thương hàn, tôi lại chỉ nghĩ đến chuyện đi học lại. Cả huyện Ý Yên chẳng
có lấy một trưòng trung học song may thay tôi có ông cậu ruột là BS
Nguyễn Đình Hoằng cho tôi được theo học cùng cô con gái do chính ông chỉ
dẫn vô cùng tường tận. Trí óc tôi bỗng mở toang ra để hiểu thế nào là
Toán học, thế nào là Hóa học, vân vân và vân vân. …Một lần tôi thoáng
nghe ông kể công với mẹ tôi „Chị có biết tôi là người đã kéo thằng Thuận
ra khỏi vũng bùn lầy của sự ngu dốt không?” Cuộc
chiến Việt-Pháp ngày càng khốc liệt. Máy bay của đoàn quân viễn chinh
áp dụng một chiến thuật khủng bố rất kỳ quặc và dã man để xua dân về
thành thị họ đang chiếm đóng cho thêm tấp nập và phồn thịnh. Ấy là từ
trên không, dùng súng liên thanh bắn bừa bãi xuống đám dân lành ở dưới
đất. Một bữa tôi theo mẹ tôi đi phiên chợ làng, đang ở trong chợ thì
nghe tiếng súng nổ liên hồi khắp nơi và tiếng la hét: „Máy bay,máy bay,
Tây nó bắn!”… Mẹ con tôi vội vàng bỏ chợ theo một con đường đất chạy về
làng. Song một chiếc máy bay đuổi theo bắn một tràng đại liên về hướng
chúng tôi, mẹ con tôi đã nằm rạp xuống mặt đường. Tôi đứng dậy và thấy
rõ ràng trên mặt đất một lằn đạn giữa mẹ tôi và tôi. Mẹ con tôi vừa xém
chết trong giây phút. Thật là hú hồn! Riết rồi gia đình tôi cũng phải
cuốn gối ‘’dinh tê’’ về Hà Nội. Tôi xin được vô học trong trường trung
học Pháp Albert Sarrault, một trường ‘quí phái’ trước kia chỉ dành
cho’con ông cháu cha’ mà thôi. Tôi học một lèo thi đậu Tú Tài toàn phần
Pháp rồi PCB và lên Đại Học Y khoa. Tất cả mất khoảng 15 năm trời. Ngày
cấp bằng Y Khoa Bác Sĩ ở Saigon tôi chẳng vui chút nào mà trong lòng rầu
rĩ vô cùng vì nghĩ đến cha mẹ và các em tôi bị kẹt lại ở miền Bắc. Quả
thật năm tôi học năm thứ 2 Y khoa thì Hiệp Định Genève giữa VM và Pháp
đã cắt đôi nước VN làm 2 miền Bắc Nam bất khả liên lạc. Tôi theo trường
vào Nam, hứa chắc với cha mẹ sẽ ra Bác Sĩ và trở về với gia đình. Song
thời thế đã không cho phép tôi giữ lời hứa và tôi đã gia nhập Quân Lực
VNCH, cùng lúc với biết bao đồng nghiệp khác. Trong
khi phục vụ tại QYV Qui Nhơn, một hôm ông chỉ huy trưởng Y Sĩ Đại Úy có
hỗn danh là „Bếp” (do ngoại hình và cá tính mà ra) cho biết tuần tới
tôi phải lên Pleiku đi trưng binh, song ông ta đã phản đối với cấp trên.
Vậy tôi cứ yên tâm làm việc. Thật ra ông chẳng phản đối chi cả và đi
Pleiku tôi cũng chẳng ngại ngùng gì. Ông chỉ muốn không phải thay thế
tôi săn sóc các thương bệnh binh mà để vì tư lợi thản nhiên đi làm phòng
mạch tư của ông. Xế chiều ngày giáp chót phải trình diện tại Pleiku,
ông mới lạnh lùng ra lệnh: „Nội đêm nay toa phải lên Pleiku trình diện.
Moa cho toa mượn tài xế và chiếc xe Jeep của moa, lấy đường số 9 mà đi”.
Lúc ấy đường số 9 do VC chiếm đóng và kiểm soát. Vào đó số tử là cái
chắc và ra sinh cũng là tù binh (nhập tử xuát sinh) của quân Bắc Việt.
Nói chuyện với Bếp hoàn toàn vô ích vì ông nổi tiếng là có môt thứ bướng
bỉnh nhà quê một cách kỳ lạ. Song có thân muốn giữ thì phải tự lo liệu
lấy. Tôi vội chạy đi tìm một người bạn thân là Đại Úy Minh, sĩ quan liên
lạc viên giữa tướng Đính và Chỉ Huy Trưởng tiểu đoàn trực thăng Mỹ đóng
tại Qui Nhơn. Anh Minh rất tốt chạy ngay đi yêu cầu người Mỹ cho một
chiếc trực thăng để tôi bay thẳng lên Pleiku một cách an toàn. Thế là
tôi thoát chết. Công
tác hoàn tất xong, tôi từ Pleiku bay thẳng về Saigon trình diện tướng
Hoàn, chỉ huy trưởng cục Quân Y để xin xóa bỏ báo cáo láo tôi đào ngũ
của Bếp.Tướng Hoàn ôn tồn nói tôi về nhà nghỉ ít ngày rồi sẽ được bổ
nhiệm phục vụ tại Viện Bài Lao Ngô Quyền ở Thủ Đức. Thời
gian phục vụ tại Viện Bài Lao Ngô Quyền tôi được yên ổn làm việc. Không
những thế tôi còn được du học ở Tripler General Hospital, Hawai và tôi
còn mở được một cái phòng mạch tại chân cầu Tân Thuận,nhỏ bé song đông
khách không ngờ.Thế rồi hạnh phúc lớn đã đến với tôi. Trong khi đi lại
giữa 2 nơi làm việc là quận Thủ Đức và cầu Tân Thuận, tôi thấy trong một
nhà thuốc mới mở ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm có một cô bán thuốc xinh đẹp
rất hợp mắt tôi. Tôi giả đò vô nhà thuốc hỏi mua thuốc song thật ra để
làm quen với cô ta. Thế rồi tôi say mê nàng lúc nào không biết, chỉ biết
một hôm tôi xin hỏi cưới nàng và được nhận lời ngay. Thế là tôi đã có
gia đình. Rồi tôi được biệt phái làm bác sĩ thường trú tại BSV Hùng
Vương.Tôi dời phòng mạch về ngay xế cửa BSV Hùng Vương chuyên khám về
sản phụ khoa. Nhà tôi sanh cho tôi 2 babies thật cute (xinh xắn và dễ
thương) mặc dầu là con trai. Cháu đầu tiên được đặt tên là Kỳ Nam để ca
tụng Miền Nam kỳ diệu và cháu thứ hai là Kỳ Phát để đánh dấu quãng đời
xây dựng sự nghiệp bỗng nhiên thành công và phát triển 1 cách kỳ lạ. Sau
này Kỳ Nam ra bác sĩ cấp cứu (urgentologue) và Kỳ Phát là luật sư
chuyên về tài chánh (financial attorney-at-law). Thế
nhưng, chẳng mấy lúc mà tất cả những gì tôi đã xây dựng được đều tiêu
tan như nước lã ra sông ra biển. Đấy là kết quả năm 1975 Việt Cộng chiếm
đoạt toàn thể Miền Nam vì người Mỹ bỏ rơi VN Cộng Hòa. Ông giám đốc
cùng đa số bác sĩ đã cao chạy xa bay. Với tư cách là bác sĩ thường trú,
tôi ngẫu nhiên là nhân vật đứng đầu bệnh viện song trong lòng đầy lo
lắng và buồn rầu. Tôi ra trước cửa bệnh viện nghe ngóng tình hình thì
bỗng nhiên nghe nhiều tiếng nổ xuất phát từ trại lính bên cạnh bệnh viện
rồi một tiếng xoạt rất mạnh ngang vành tai trái tôi. Đường đạn lạc chỉ
trật sang phải một ly là tôi ngã gục xuống chết bất đắc kỳ tử tại chỗ!
Thật ra thì đám lính tan hàng ngay sát bệnh viện đã nổ súng bậy bạ, gây
thêm hỗn loạn trong thành phố đang thất thủ. Riêng tôi thì xém chết,
không biết lần nầy và bao nhiêu lần khác nữa. Tôi
bị bắt đi học tập cải tạo. Khi được thả về, đến nhà là vợ chồng tôi
nghĩ ngay đến chuyện vượt biên bằng đường biển trốn ra nước ngoài, như
nhiều người đã làm thành công.. Chúng tôi bị lừa nhiều lần tiền bạc sắp
ráo cạn. Cho đến mãi cuối năm 1979 cả nhà mới đi thoát được. Song trên
chiếc tàu chứa hơn 300 mạng người lạc đường, hỏng máy, lênh đênh cả
tháng trời trên biển, gia đình chúng tôi bị đói khát cùng cực thêm cướp
biển Thái Lan hoành hành lấy hết của cải. Một
lần có 1 chiếc tàu cướp biển còn dở trò nhân đạo, bỏ neo cách tàu chúng
tôi khoảng 200m, giơ đồ ăn thức uống ra dứ chúng tôi, muốn thì phải lội
sang lấy. Tôi chẳng giỏi giang gì về món bơi lội, song thấy vợ con đói
khát, tôi liều nhảy xuống biển bơi sang tàu giặc, xin được 1 gói ni lông
đựng đồ ăn. Tôi đeo vô cổ rồi bơi về. Song lượt đi thì còn sức, chứ
lượt về thì nửa đường mệt nhoài đến muốn chết chìm. Tuy nhiên như có 1
phép lạ, tôi trôi về tàu mình và bám vào thân tàu mà không leo lên được.
Mọi người trên tàu phải lôi tôi lên và vợ con tôi mới có mấy nắm cơm ăn
cho hồi sức. Còn tôi thì được nếm mùi xém chết chìm giữa biển khơi! Thế
rồi mấy ngày sau, bỗng nhiên trước mũi tàu của chúng tôi hiện ra một
chiếc thuyền hors bord điều khiển bởi một chàng thanh niên lực lưỡng
mình trần, miệng không nói năng chi cả. Chàng đứng trên thuyền tay cầm
một cuộn dây thừng cỡ lớn, lẳng lặng quăng lên tàu và ra dấu cho chúng
tôi cột dây vào tàu để chàng kéo đi. Lũ thuyền nhân chúng tôi đa số kể
như sắp chết, líu ríu tuân lệnh và được chàng trai xa lạ cho chiếc hors
bord kéo vô bờ Mã Lai. Ai nấy mừng rỡ vì đã thoát hiểm, chen nhau lên
cạn, bỏ mặc chàng trai ân nhân thản nhiên đưa chiếc thuyền cứu mạmg quay
mũi ra khơi trở lại.Thật là quái lạ nếu không tin là có Ơn Trên sai
khiến chàng trai trẻ tuổi xuống trần gian cứu nhân độ thế. Chúng
tôi được đưa về trại tị nạn Kota Baru để chờ các phái đoàn các nước tự
do đến phỏng vấn và chọn lựa. Gia đình tôi được Canada và Pháp chấp
nhận. Chuyện chúng tôi được Canada chấp thuận thật khác thường. Khi phái
đoàn còn ở trong trại, tôi không thể chen vô gặp họ được. Cho đến khi
thấy người đại diện Quebec ra ngoài đường sắp sửa mở cửa lên xe, tôi mới
liều mình tông đại cửa trại chạy ra níu áo ông ta mà xin định cư tại
Quebec. Ngạc nhiên vì trình độ Pháp ngữ của tôi, ông nhận lời song chỉ
ghi tên họ tôi trên một mảnh giấy cỏn con. Tuy nhiên tôi vẫn hớn hở trở
về trại. May thay Canada đã gọi chúng tôi lên đường trước Pháp chỉ có
một ngày. Chúng
tôi được đưa bằng xe bus lên Kuala Lumpur để tụ tập cho nhà nước Canada
thuê bao nguyên môt chiếc máy bay đi Canada. Chúng tôi đến phi trường
Mirabel một ngày đầu thu lạnh lẽo, cây cối trụi hết lá và đường xá vắng
tanh, khiến nhiều người trong bọn tỏ vẻ thất vọng. Chúng
tôi được đưa về tạm trú tại trại lính Longue Pointe để chờ người bảo
lãnh đến nhận và xuất trại.. Vì tôi thông thạo Pháp ngữ nên gia đình tôi
được hội Richelieu nhận bảo lãnh về Berthierville trong tỉnh bang
Quebec sinh sống. Dân Berthelais thật hiền hậu và tử tế khiến tôi tưởng
tới người miền Nam mình cũng giản dị và thật thà như thế. Tôi xin được
việc làm điện thoại viên trong một nhà dưỡng lão. Công
việc nhàn rỗi song tôi mong muốn trở lại nghề cũ. Tôi cần có nhiều thì
giờ để học hành ôn tập sách vở đi thi lấy giấy phép hành nghề y sĩ. Chỉ
một năm sau tôi đã thi đậu cả phần Pháp văn và Anh văn. Gia đình tôi dọn
về Montreal để tôi đi học thực hành như một y sĩ nội trú tại tổng y
viện Montreal General Hospital rồi tôi mới được chính thức nhìn nhận là
một bác sỉ thực thụ. Tôi đi nhận việc ở Mount- Sinai Hospital tại
St-Agathe-des-Monts.Lương bổng khá cao song
tôi phải xa nhà nên tôi từ chức và về làm cho Hôpital-des-Convalescents
ngay tại Montréal. Sau cùng tôi dành toàn thời gian chỉ làm việc tại
phòng khám bệnh Minh-Châu đầy khách mà đa số là dân tị nạn VN. Đến năm
74 tuổi tôi mới nghỉ hưu hẳn. Đấy
là những ngày tháng hạnh phúc nhất của gia đìnth tôi, kéo dài trong
nhiều năm. Nhà cao cửa rộng, xe hơi sang trọng cho vợ con sung sướng thụ
hưởng. Tôi hoạt động trong cộng đồng người Việt, đi thuyết trình về
nhiều vấn đề, nhiều lần, nhiều nơi. Chúng tôi cũng tham dự nhiều partys
do bạn bè tổ chức, ca ¸hát khiêu vũ tưng bừng… Song tôi bị suy thận nên
quá mêt mỏi. Đến năm 74 tuổi phải về hưu. Rồi 1 đêm tôi bỗng bị mê man
bất tỉnh phải đưa vào bệnh viện cứu cấp, bác sĩ Goupil chuyên môn về
khoa thận học, quyết định xài máy lọc máu Hémodialyse để cứu sống đời
tôi. Bữa đó là ngày 20-02-2020, chỉ sau đại dịch Covid-19 có ít ngày. Kể
từ ngày đó tôi mới thể hiện được mìmh đã già nua, phải đi lọc máu cứu
mạng mỗi tuần 2 lần, khác với người ta phải đi 3 lần mỗi tuần. Được
như vậy là nhờ bác sĩ Isabelle Chapelaine thấy tôi đã lớn tuổi nên muốn
cho tôi có thời gian sống với vợ con bạn bè mấy năm còn lại, trước khi
về chầu Trời. Tôi có gắng tự trị, tự lập (autonomie) trong hoạt động
hàng ngày (daily living activities hay ADL) cho nhà tôi đỡ cực nhọc giúp
đỡ tôi. Để cuộc sống về chiều còn phần nào phẩm chất (qualité de vie)
chúng tôi thường tụ tập xoa bài mạt chược. Mạt chược theo quan niệm của
tôi, là một môn giải trí giao tế ngoài xã hội (socialisation) và nhất là
một phươmg pháp trị liệu tâm thần (psychothérapie) cho tâm trí được
thảnh thơi, xa lánh mọi áp lực hay phiền muộn. Tiện đây xin cám ơn các
bạn bè đầy thiện chí và nhiệt tình đến chơi mạt chược thường xuyên với
vợ chồng tôi, khuyến khích tôi chống chọi với Tử Thần… Lọc
máu không phải là chuyện dễ. Cái máy hémodialyse rất mãnh liệt. Bệnh
nhân phải nhẫn nại chịu đựng cái rét lạnh vô tận nó gây ra, cũng như khi
lọc xong mệt nhọc quá đỗi, thêm cảnh đi đứng khó khăn xây xẩm, nên phải
dùng gậy chống để khỏi té ngã hoặc có người đi kèm dẫn dắt. Tuy nhiên
dần dà tôi khắc phục được mọi khó khăn và làm quen với cái máy, nên cảm
thấy mình khỏe mạnh như người bình thường. Thực ra tôi phải ăn ít để
tránh lên cân và uống ít để chân tay khỏi sưng vù lên. Thế nhưng tôi vẫn
ăn thật no bụng, uống nước ừng ực cho đả khát. Một hôm tôi thấy chân
tay và mặt mủi sưng húp lên. Sáng hôm sau ngủ dậy tôi mệt đừ và rất khó
thở. Nhà tôi muốn gọi xe cứu thương để đưa tôi vào bệnh viện, song tôi
không chịu và muốn chết ở nhà. Nàng gọi điện thoại kêu con trai lớn về
ngay vì cháu là bác sĩ cấp cứu. Cháu
Kỳ Nam xem xét tình hình và cương quyết đưa tôi đi bệnh viện ngay. Ở
đây các bác sĩ chuyên về khoa thận học đồng ý là tôi giữ nước (rétention
d’eau) quá nhiều trong cơ thể nên nước tràn ngập đến ngoại biên
(surcharge périphérique). Nếu cứ ở nhà, nước sẽ tràn vào trung tâm cơ
thể, nhất là 2 lá phổi và gây ra chứng phổi bị sũng nước (oedème aigu du
poumon hay OAP.) Chứng nầy rất khó chữa trị và bệnh nhân sẽ ngộp thở mà
chết, rất đau khổ. Nhưng con tôi đã đưa kịp bố vô bệnh viện. BS Genest
ra lệnh hút bớt nước ra khỏi cơ thể bằng máy lọc máu và chích thuốc lợi
tiểu Lasix trực tiếp vô tĩnh mạch. Tôi được cứu sống vì tránh được „chết
đuối trên cạn’’. Tôi
không biết mình xém chết lần nầy là bao nhiêu lần, chỉ xin đổi câu „Đời
tôi đau khổ đã nhiều” thành „Đời tôi xém chết đã nhiều” và tiếp theo là
„Đến khi chết thật, nhẹ nhàng mà đi”. Bác sĩ Đặng Ngọc Thuận
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Apr/2024 lúc 10:47am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22941 |
Gởi ngày: 17/Apr/2024 lúc 11:13am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 141 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |