Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Sức Khỏe - Y Tế
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Khoa Học - Kỷ Thuật :Sức Khỏe - Y Tế
Message Icon Chủ đề: CÁC THÔNG TIN VỀ SỨC KHỎE Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 179 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22317
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Nov/2020 lúc 2:52am

Con Người Đi Tìm Thuốc Trường Sinh - 


 Nhà Xuân vừa mở thọ diên,                    

Chén pha Giếng Cúc, bàn chen Non Đào.

(Nguyễn Huy Tự)
        
Giấc mộng trường sinh, bất tử đã được ghi nhận từ thuở hoang sơ, khi con người còn ăn lông ở lỗ. Trong huyền thoại thần tiên, trong niềm mê tín dân gian, trong nguồn cảm hứng xuất thần của văn nhân thi sĩ hay luận lý của triết gia. Tân, Cựu Ước, kinh Koran cũng có nhắc tới nguồn nước trường sinh.

Nó là động lực thúc đẩy những nhà thám hiểm lặn lội đi tìm suối nước vĩnh cửu ở vùng đất lạ, cũng như  là mục tiêu nghiên cứu của các khoa học gia xưa nay.

Nó đã tạo cơ hội làm giầu cho những lang băm, những tên lường gạt rao bán vịt trời giữa chợ với môn thuốc trường sinh bất tử.

Nó ám ảnh mọi người, mọi giống. Ai cũng mong mỏi sống mãi không già, thoát khỏi  những tàn phá của cơ thể do thời gian, giữ mãi  được những nét thanh xuân đầy nhựa sống. Ai cũng nghĩ là ở đâu đó, có môn thuốc mà khi uống vào ta sẽ thi gan cùng tuế nguyệt. Ta chỉ việc cố gắng, kiên nhẫn tìm là sẽ thấy nó.

Nhân dịp xuân  về, chúng tôi mời quý vị,  ta lang thang vào cái vườn địa đàng này. Biết đâu lại may mắn nhặt được vài trái đào của Tây Vương Mẫu rơi rớt đó đây; uống lén được chút rượu Kim Tương. Để rồi cùng nhau bách niên giai lão, tiếp tục mè nheo người bạn đường sung sức...
 
Trường sinh trong Triết học

Đi trước các dân tộc khác, người Trung Hoa xa xưa đã có một khái niệm, một triết lý về sự sống lâu.

Lão Tử  từng quan niệm là nếu một sự vật có thể biến thành sự vật khác thì với con người, sự chết cũng có thể thành bất tử. Như con nòng nọc có đuôi kia biến thành con cóc, con nhái, con sâu róm lột xác thành con bướm. Đạo Lão cho con người sống là nhờ sự hoà hợp của âm / dương, nếu giữ được sự hòa hợp này thì cuộc sống kéo dài.

Quan niệm này đã và vẫn là căn bản cho Y thuật Trung Hoa cùng các nước chịu ảnh hưởng văn hóa quốc gia này như Việt Nam, Triều Tiên. Lão cũng khuyên người ta phải tiết kiệm sinh lực bằng vô vi, tập phép hô hấp để tăng dưỡng khí cho não bộ, ăn nhiều trái cây, kiêng rưọu, thịt và sống cho phải đạo.

Câu chuyện người Luigi Cornaro, sanh năm 1470, sống cuộc đời phóng đãng hơn 30 năm. Thầy thuốc nói nếu tiếp tục như vậy sẽ không qua được tuổi 50. Ông ta bèn thay đổi nếp sống, tiết mực hơn và kết qủa là sống tới tuổi 103, để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm giá trị về bảo vệ sức khỏe.  Hai trăm năm sau, nhiều người đã áp dụng lối sống của Cornaro .

Triết gia Plato, thọ 81 tuổi, khuyên ta không được rượu chè say sưa, nhất là ở tuổi trung niên, nếu muốn trường thọ.

Thuỷ tổ nền y học tây phương Hippocrates, sống tới 80 tuổi, nhắc nhở con người nên từ từ, dung hòa ở mọi lãnh vực để giữ gìn nhựa sống. Nhất là từ khi đặt chân lên ngưỡng cửa 60.

Có người muốn kéo dài sự sống thì cũng có người quan niệm ngược lại.

Sinh, Lão, Bệnh, Tử là lẽ thường của tạo hóa, hà cớ chi phải bận tâm quá đáng.

Sự chết cũng tốt cho loài người. Tre già măng mọc, đèn cạn dầu đèn tắt.

Và đã hưởng hết lạc thú rồi thì cầu sống lâu làm gì?

 
Trường sinh trong huyền thoại
 
Huyền thoại Hy lạp, Ấn độ, La mã ghi lại nhiều giai thoại trường sinh thần tiên.

Nàng Eos yêu Tithonus hết mình, muốn cùng chàng bên nhau mãi mãi. Nàng xin Thần lãnh đạo Thiên Đường Zeus cho chàng được bất tử. Tithonus sống mãi, nhưng càng sống lâu càng trở nên đau yếu, bệnh hoạn và phải nuôi trong phòng riêng. Eos trở nên buồn, vì  nàng đã quên không xin cho chàng vừa sống lâu vừa giữ được vẻ thanh xuân. Nàng đi kiếm người tình khác.

Người Ả Rập hay kể cho nhau nghe câu chuyện nhân vật quen thuộc El Khidr với Giếng Nước Vĩnh Cửu: Một hôm tình cờ El Khidr rửa con cá khô trong giếng nước, con cá tự nhiên quẫy động, sống lại.  Không bỏ lỡ cơ hội, El Khidr nhẩy xuống giếng tắm và trở thành bất tử .

Hi Lạp xưa cũng có suối nước vĩnh cửu trong rừng Jupiter, mà, theo tục truyền, ai tắm nước đó sẽ được phục hồi tuổi trai tráng và khỏe mạnh.

Trường sinh trong văn học, nghệ thuật
 
Văn nhân thi xưa nay cũng khao khát sự trường thọ.

Thi sĩ Hy lạp Hesiod tả hình ảnh đầy hấp dẫn của giống người Golden Race, sống lành mạnh tới cả trên trăm tuổi. Đến  khi chết,  họ ra đi một cách nhẹ nhàng, thoải mái như đi vào giấc ngủ say.

Pindar  tả cảnh thiên đường trường thọ của dân chúng trong một hải đảo giữa biển Atlantic: sống cả ngàn năm trong hoan lạc, không biết gì đến đau yếu, bệnh tật.

Trong tiểu thuyết Lost Horizon xuất bản năm 1933, James Hilton tả cảnh sống thiên đường của dân chúng ở vùng Shangri-La.

Trong sách Metamorphoses, thi sĩ La Mã Ovid kể lại chuyện vua Aeson của Hi Lạp được phục hồi sức khoẻ bằng cách chích vào tĩnh mạch một hỗn hợp điều chế từ máu cừu đực chưa thiến, da rắn, thịt cú và rễ nhiều thảo mộc khác nhau.

Trường sinh với các nhà thám hiểm
                                
Nhiều nhà thám hiểm cũng đã giương cờ đi khắp năm châu bốn bể để tìm thuốc trường sinh.

Juan Ponce de Leon, người Tây Ban Nha, đã lên đường thám hiểm Tân Thế Giới với hy vọng kiếm được thuốc hồi xuân. Ong ta đã già yếu, không thỏa mãn được cô vợ trẻ sung sức. Đồng thời ông ta cũng muốn kiếm thần dược dâng Quốc Vương Ferdinand II. Không kiếm ra thuốc, nhưng ông ta đã tìm ra tiểu bang phì nhiêu, hiền hòa Florida năm 1513. Ông qua đời vì vết thương bị nhiễm độc trong khi giao tranh với thổ dân gốc Indian vào tuổi 63.

Tần Thủy Hoàng Đế, sau khi gồm thâu lục quốc, dựng nên nghiệp Đế, muốn bất tử để trị vì trăm họ. Ong đã phái  các phương sĩ Từ Phước và Lư Sinh căng buồm ra Biển Đông tìm thần dược. Lư Sinh, Từ Phước không tìm ra linh dược, nhưng đã lánh nạn và  tìm được những mùa xuân bất tận cho nhiều thế hệ con cháu trên đất Phù Tang mầu mỡ.

Năm 1498, Columbus tuyên bố là đã tìm ra miền vĩnh cửu ở dọc theo bờ biển  Venezuela, gần đảo Trinidad.
 
Trường sinh với căn bản khoa học
 
Bên cạnh những ý kiến, dữ kiện khó tin, nhiều người đương thời đã có cái nhìn nghiêm túc hơn về sự hóa già và phương cách trì hoãn diễn biến này.

Tu sĩ dòng Franciscan kiêm khoa học gia Roger Bacon đã lý luận rằng con người  già vì sự mất bớt nhiệt năng bẩm sinh. Nếu sống hợp lý cộng với thuốc men hiệu nghiệm, ta có thể trì hoãn sự mất mát này và sống lâu hơn. Ông ta hỗ trợ thuốc chế từ thịt rắn, tim hươu nai và một vài thảo mộc trong rừng ở Nam Phi hay nước san hô, ngọc trai. Nhưng phương thức mà ông ta  ưa thích nhất là hít  sinh khí hơi thở của trinh nữ.

Người Do Thái khi xưa cũng tin rằng con gái là phương thuốc chữa bệnh tốt. Vua David, khi về già không được khỏe, cơ thể lạnh toát, đắp bao nhiêu chăn cũng không đủ ấm. Thần dân bèn đặt Người nằm cạnh những thiếu nữ với ý định là để chân khí từ thiếu nữ tiếp sức cho vua cha. Và Ngài khỏe ra.

Boerhaave, danh y người Đức, sống từ 1668 tới 1738, cũng khuyên viên thị trưởng Amsterdam là  nếu muốn lấy lại sinh lực thì hãy nằm  giữa hai thiếu nữ còn trinh.

Công dụng Hơi Thở thiếu nữ cũng thấy ghi trong ngôi mộ cổ của một lão nhân  Ai cập, nói rằng ông ta sống tới tuổi 115 là nhờ những hơi thở này.

Nhà luyện kim kiêm y sĩ Paracelsus của Đức, vào thế kỷ 16 đã tin tưởng rằng lão hóa là do sự thay đổi hóa chất trong cơ thể như sự rỉ sét của kim loại.  Ông ta khuyên nên ăn uống cân bằng, sống tại vùng khí hậu ôn hoà, dùng những thuốc do ông ta chế.

Theo Leonardo Da Vinci, con người  mau gìa là do hậu quả của mạch máu dầy lên, máu lưu thông khó khăn, dinh dưỡng suy giảm.

Những thế kỷ  kế tiếp, việc tìm kiếm phương thức trì hoãn  sự lão hóa mang ít nhiều tính cách khoa học hơn và được thực hiện bởi nhiều nhà chuyên môn quan tâm đến vấn đề này.

Mùa thu năm 1885, Charles Ed. Brown Sequard, 72 tuổi, nguyên giáo sư Đại học Harvard, hùng hồn trình bầy trước các học giả uy tín của College of France. Ông ta cho hay là đã lấy lại được sinh lực, thỏa mãn đòi hỏi tình dục cuả người vợ trẻ bằng cách dùng nước tinh chế từ ngọc hành loài chó. Y giới mọi nơi vội vàng áp dụng môn thuốc này, nhưng hiệu quả không được như lời nói.

Sau Thế chiến thứ nhất, viên Y sĩ người Nga, Serge Vernof, sang Pháp và cấy tế bào ngọc hành cho nhiều người để tăng cường sinh lý.

Ở Mỹ, mấy năm sau, John Romulus Brinkly cũng áp dụng phương pháp này cho thân chủ, kiếm được nhiều tiền, mua đài phát thanh và ra tranh cử chức Thống đốc tiểu bang Arkansas.

Descartes, Benjamin Franklin, Francis Bacon, Christopher Hufeland ...với nhiều công sức nghiên cứu đều tin tưởng là sự lão hóa  và sự tử vong sẽ bị khoa học khuất phục. Hufeland còn khuyên ta nên tránh sự tức giận, sự tự hủy  hoại và  coi chúng là kẻ thù của  trường thọ.
 
Các nghiên cứu hiện đại
 
Jean Martin Charcot, Y sĩ Pháp, được nhiều người coi là cha đẻ của Lão-khoa-học, xuất bản cuốn sách đầu tiên về khoa này năm 1867 nhan đề Clinical Lectures on Senile and Chronic Diseases. Tác giả đề nghị nghiên cứu diễn tiến sự hoá già, nguyên nhân già, thay đổi cơ thể khi về già.

Bác sĩ Ignatz Leo Nascher vận động để các trường Y Khoa đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu vấn đề liên quan tới hóa già.

Sir Peter  Medawar và Sir Mac Farlane Burnet là những người đầu tiên lưu ý tới ảnh hưởng của gene trong sự lão hoá.

Sau thế chiến thứ hai, tốc độ nghiên cứu về vấn đề già phát triển mạnh. Tờ báo uy tín Journal of Gerotology ấn hành số đầu tiên vào năm 1946 ở Hoa Kỳ.

Từ năm 1970, tại Mỹ, do sự đòi hỏi của dân chúng, các khoa học gia và chính trị gia liên kết thúc đẩy chính phủ trợ cấp nhiều hơn nữa cho việc nghiên cứu các vấn đề về lão hóa. Do sự ủng hộ tích cực củaThượng Nghị Sĩ Alan Cranton, cơ quan Quốc Gia Tuổi Già (National Institute of Aging)  được chính thức thành lập năm 1976. Cơ quan này  có ngân sách cao tới cả nửa tỷ mỹ kim và chuyên chú về các vấn đề liên quan tới người cao tuổi .

Ngày nay, trên thị trường thương mại, ta có thể kiếm được nhiều sản phẩm được công nhận bởi cơ quan có thẩm quyền về y khoa học, hoặc được người chế ra quảng cáo là có công hiệu trì hoãn sự lão hoá.

Nhớ lại vào giữa thập niên năm mươi, đồng bào ta ở Việt Nam nhiều người đua nhau  dùng thuốc Gerovital-KH3. Thuốc này được một y sĩ Lỗ Ma Ni điều chế và nghe nói các nhân vật nổi danh như  Tưóng De Gaulle, Thủ tướng Adenauer, văn hào Sommerset Maugham cũng có dùng. Gerovital vẫn còn được bán tự do ở Âu Châu, nhưng không được cơ quan Dược Phẩm Hoa kỳ công nhận giá trị chống lão hóa.

Nhiều người hiện đang dùng các loại sinh tố, khoáng chất, anti-oxidant, các loại kích thích tố, Q-10, Glutathione, Melantonin, Sod, DHEA, Omega-E ..Và được giới thiệu là có thể làm chậm sự lão hoá.                                                                                                                
Các khoa học gia đang đi xa hơn trong công việc này. Họ nhắm vào việc thay đổi gene trong nhiễm thể tế bào, việc giới hạn tác hại của các phó sản trong biến hóa căn bản của tế bào.

Đi xa hơn nữa, họ nghĩ tới chuyện thay thế những bộ phận hư hao bằng bộ phận tạo ra do chính tế bào của mình, được nuôi dưỡng, cấu tạo trong phòng thí nghiệm hay trên bào thai, để tránh hiện tượng khước từ thông thường. Một ngày nào đó, biết đâu ta lại chẳng tân trang được cơ thể con người và chỉ cần đưa đi kiểm tra định kỳ mười năm một lần, như một chiếc xe hơi.

Kết luận
 
Trở lại với thực tại, ta thấy tuổi thọ con người đã tăng đáng kể trong hơn trăm năm qua.

Chừng nửa thế kỷ nữa, Hoa Kỳ sẽ có khoảng 75 triệu người trên 65 tuổi trong tổng số trên dưới ba trăm triệu dân. Tại các quốc gia khác, số người cao tuổi cũng tăng theo cùng nhịp độ. Đó là thành qủa những tiến bộ tuyệt vời của khoa học cũng như sự thay đổi nhân sinh quan của loài người.

Nhà bác học người Pháp, Louis Pasteur, năm 1856, đặt nền móng cho việc tiêu diệt hầu hết các bệnh truyền nhiễm, nguyên nhân tử vong cao ở các thế kỷ trước, đã là người có công đầu trong việc tăng gia tuổi thọ.

Rồi khi sống lâu, loài người lại phải đối phó với những khó khăn mới gây ra do môi trường cũng như do thói quen, những bệnh nan y. Con người đã ý thức được vấn nạn đó và đang ứng phó rất hiệu nghiệm, tài tình.

Do sự tăng gia số, người cao tuổi sẽ có nhiều mầu sắc mới, sinh hoạt mới trong gia đình, xã hội. Những người trên 70 tuổi sẽ có nhiều việc để bận rộn trong khoảng thời gian trên dưới 30 năm còn lại của cuộc đời.  Sẽ có nhiều người, 70, 80 tuổi còn đi làm, hoặc đi học để cập nhật  kiến thức.

Tỷ lệ lão niên nữ sẽ cao hơn nam vì sống lâu hơn. Sẽ có nhiều cặp nhân tình đầu bạc sống chung để nương tựa, đầm ấm với nhau. Sẽ có nhiều trường hợp con cái dọn về ở với cha mẹ già để các cụ bớt đơn côi.

Kỹ nghê phục vụ nhu cầu người cao tuổi sẽ phát triển mạnh. Hãng du lịch sẽ phát triển mạnh để thảo mãn nhu cầu người già.

Đồng thời, khối cử tri của người cao tuổi sẽ có ảnh hưởng nhiều tới các vấn đề trọng yếu của quốc gia.  Người già sẽ lấy lại được sự trân trọng như trong thời kỳ nữ hoàng Anh Quốc Victoria xưa kia.

Và trong tương lai, khoa học nghiên cứu sẽ hướng nhiều vào việc  “tăng đời sống cho  năm tháng chứ không chỉ tăng năm tháng cho cuộc đời” (adding life to years, not just adding years to life). Để nhân loại sống trong  thế kỷ thứ hai mươi mốt với tinh thần “Sống lâu, Sức khoẻ, mọi  vẻ mọi hay”.

Đó sẽ là những chén rượu Kim Tương, những trái Bàn Đào mà chúng ta mong đợi.

BS Nguyễn Ý-Đức
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22317
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Nov/2020 lúc 10:44am

Nhiễm Trùng Đường Tiểu 


Y HỌC THƯỜNG THỨC 
Nhiễm Trùng Đường Tiểu - Bác Sĩ Hoàng Cầm

Đại cương 

Nước tiểu do hai quả thận tiết ra chứa trong túi được gọi là bàng quang. Mỗi lần ta đi tiểu, nước tiểu trong bàng quang thoát ra ngoài qua niệu đạo. Niệu đạo gần hậu môn nên rất dễ bị nhiễm trùng. Có thể nói ai cũng bị nhiễm trùng đường tiểu một hay nhiều lần trong đời. 

Nguồn vi trùng xâm nhập niệu đạo thường từ phân, trong đó vi khuẩn E. Coli chiếm từ 75 tới 90%. Từ niệu đạo, vi trùng di chuyển lên phía trên, xâm nhập bàng quang và thận, có thể làm viêm các bộ phận này. Một cơ chế khác gây nhiễm trùng đường tiểu là vi khuẩn trong phân xâm nhập máu trong thời gian ngắn mà không gây huyết nhiễm (nhiễm trùng máu), rồi chúng di chuyển theo tuần hoàn mà tụ lại trong đường tiểu. 

Niệu đạo đàn bà thẳng, ngắn khoảng 5 cm, lại gần âm đạo, nên dễ bị nhiễm trùng hơn niệu đạo đàn ông. Niệu đạo đàn ông khúc khuỷu, dài khoảng 20 cm. Đàn bà trong thời kỳ mang thai, cũng dễ bị nhiễm trùng đường tiểu, nếu không được trị liệu sẽ đưa tới hậu quả như: sinh thiếu tháng, thai nhi nhỏ, tử vong trẻ sơ sinh cao. Đối với người mẹ, từ 20% tới 40% số bệnh nhân nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai có nguy cơ bị suy thận. 

Lượng nước tiểu còn lại quá nhiều trong bàng quang sau mỗi lần tiểu, do bàng quang co thắt yếu, hay do đàn ông bị tuyến tiền liệt phình lớn, gây trở ngại việc thoát nước tiểu, cũng dễ làm viêm đường tiểu, nhất là đối với những người có bệnh tiểu đường. 

Trong khi giao hợp, vi khuẩn trong âm đạo có thể xâm nhập niệu đạo cả nam và nữ. Rất may là cơ thể có phương cách đề kháng tự nhiên diệt được vi khuẩn trong niệu đạo và bàng quang, Ngoài ra, mỗi lần đi tiểu, nước tiểu xả bớt vi khuẩn ra ngoài, làm sạch đường tiểu. Các chứng viêm tại đường tiểu đều do nhiễm trùng gây ra. 

Dấu hiệu và triệu chứng 

Viêm bàng quang và niệu đạo 
Tiểu đau rát, tiểu gấp, tiểu nhiều lần hơn bình thường. Đau nhẹ ở bụng dưới, đau lưng. Nước tiểu đục, có thể màu đỏ nếu có máu, mùi hôi.
Viêm thận cấp tính
 Sốt cao. Ói mửa. Đau phía dưới lưng. Ớn lạnh, rét run. Tiểu rát, đau, tiểu nhiều lần. 

Chẩn đoán 

Khi có những triệu chứng trên, cần gặp bác sĩ. Thường bác sĩ cho thử nước tiểu ngay tại phòng mạch để xác định có nhiễm trùng. Xét nghiệm tại phòng thí nghiệm cho biết có nhiễm trùng đường tiểu, còn có thể cho biết số lượng và loại vi khuẩn. Cấy nước tiểu và thử tác dụng của trụ sinh trên vi khuẩn sẽ cho biết thêm loại trụ sinh nào tốt trong việc trị liệu. 

Trị liệu 

Tùy theo nhiễm trùng nhẹ hay nặng, bác sĩ cho trụ sinh từ 5 tới 10 ngày. Sau hai ngày các triệu chứng thường giảm. Nếu tái phát trong 6 tháng, bác sĩ xét xem đường dẫn tiểu có gì bất thường không, thời gian trị liệu sẽ dài hơn. 
Đối với đàn ông, niệu đạo đi qua tuyến tiền liệt, vi khuẩn từ đường tiểu có thể vào cư ngụ trong tuyến làm viêm tuyến. Bệnh viêm tuyến tiền liệt là nguồn vi khuẩn khiến nhiễm trùng đường tiểu tái phát nhiều lần. Dùng trụ sinh trị liệu viêm đường tiểu tái phát và viêm tuyến tiền liệt lâu nhiều tuần lễ. 

Tóm tắt 

Nhiễm trùng đường tiểu tuy không nghiêm trọng đối với sức khỏe, nhưng là bệnh rất thông thường cho cả nam lẫn nữ. Nữ bị nhiều hơn nam. Bệnh dễ tái phát. 
Cần tới bác sĩ để được trị liệu đúng cách Thời gian trị liệu trong tuần lễ.
 Nếu tái phát thời gian trị liệu lâu hơn và cần được xét nghiệm xem đường tiểu có gì bất thường không. Đối với đàn ông, viêm đường tiểu có thể đưa tới viêm tuyến tiền liệt 

Bảng đối chiếu danh từ y học Việt-Anh 
Bàng quang Bladder 
Nhiễm trùng đường tiểu Urinary tract infection 
Niệu đạo Urethra 
Tuyến tiền liệt Prostate 
Viêm bàng quang Cystitis 
Viêm niệu đạo Urethritis 
Viêm thận cấp tính Acute pyelonephritis 
Viêm tuyến tiền liệt Prostatitis

Bác Sĩ Hoàng Cầm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22317
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Nov/2020 lúc 10:37am

Tỏi với Sức Khỏe

2824%201%20ToivaSucKhoeNgYDuc

       Tháng 12 năm 1998, một cuộc hội thảo kéo dài hai ngày rưỡi đã được tổ chức tại New Port Beach, California, để thảo luận và trình bày kết quả nghiên cứu về công dụng của tỏi.
        Hội thảo được Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ và Đại Học Pennsylvania bảo trợ, với sự tham dự của trên hai trăm khoa học gia, chuyên viên y tế, dinh dưỡng đến từ 12 quốc gia trên thế giới.
       Kết luận của hội thảo là các cuộc nghiên cứu trong nhiều năm qua đã xác định những ích lợi của tỏi đối với sức khỏe con người.
Kinh nghiệm chữa bệnh bằng tỏi.
       Chữ viết đầu tiên của dân Sanskrit cách đây 5000 năm đã nhắc đến TỎI nhiều lần.
Trong mộ cổ Ai Cập 6000 năm về trước có những củ tỏi khô nằm ướp trong nắm xương. Sách Y học Ai Cập trên 3000 năm về trước có ghi hai mươi bài thuốc tỏi để trị một số bệnh như đau bụng, đau nhức khớp xương, nhiễm độc, cơ thể suy nhược…

2824%202%20Toi%20va%20KimTuThapNgYDuc

      Công nhân xây đắp Kim Tự Tháp được cung cấp thực phẩm có tỏi để tăng cường sức lao động. Những giác đấu Hi Lạp, binh sĩ La Mã cũng được cho ăn tỏi để chiến đấu can trường, dũng cảm hơn.

      Trong các cuộc hải hành, dân Virking đều mang tỏi theo làm lương thực và để trị bệnh khi cần đến.
Tỏi đã được các vị thầy thuốc xưa kia ca ngợi như một dược thảo có giá trị. Ông tổ nền y học tây phương Hippocrates (460-377 trước Công nguyên) đã coi tỏi là môn thuốc tốt để trị các bệnh nhiễm độc, bệnh viêm, bệnh bao tử, và loại trừ nước dư trong cơ thể.
Galen (129 – 199), một trong những danh y nổi tiếng sau Hippocrtes, đã ca tụng tỏi như môn thuốc dân tộc trị được nhiều bệnh.
Theo Pedonius Dioscorides (40 – 90), một danh y Hy Lạp, thì tỏi làm giọng nói trong trẻo, làm bớt ho, làm thông tắc nghẽn ở mạch máu, làm lợi tiểu, bớt đau răng, chữa bệnh ngoài da, và chữa cả hói tóc nữa.
Vào thế kỷ 16, Alfred Franklin nói với dân chúng thành phố Paris là nếu họ ăn tỏi tươi với bơ vào tháng Năm thì họ sẽ được khỏe mạnh trong những tháng còn lại.
Trong thế chiến thứ nhất, người Nga đã dùng tỏi để trị bệnh nhiễm vi trùng. Họ gọi tỏi là “thuốc kháng sinh Nga Sô ”. Các bác sĩ Anh cũng đ biết dùng tỏi để trị vết thương làm độc ở chiến trường.
Khi có các dịch cúm vào đầu thế kỷ 20, nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả Hoa Kỳ, đã dùng tỏi như một phương tiện để chống lại sự hoành hành của bệnh.
       Sách xưa có ghi lại câu chuyện về bốn tên trộm lừng danh ở thành phố Marseille: trong vụ dịch hạch kinh khủng ở thành phố này, có bốn tên trộm vẫn ngang nhiên vào nhà các người bị bệnh để trộm của mà không bị lây bệnh. Khi bị bắt, chính quyền hứa sẽ tha tội nếu họ nói bí quyết không lây bệnh. Bốn chú đạo trích khai là suốt thời gian dịch hạch, họ ăn rất nhiều tỏi tươi, do đó họ không bị bệnh.
       Vào thời Trung Cổ, khi đi vào những vùng nhiễm độc, các thầy thuốc đều mang nhiều nhánh tỏi để phân phát cho dân chúng cũng như để ngăn chặn hơi độc xâm nhập vào mũi.
Các triết gia cũng có nhiều nhận xét về giá trị của tỏi.
Celsius, vào thế kỷ I đã khuyên dùng tỏi để trị nóng sốt và bệnh đường ruột.
Virgil (70 – 19) thấy tỏi làm tăng sức lực của nông dân.
Aristophanes (448 – 385 trước Công nguyên) thì nhắc nhở lực sĩ, chiến sĩ ăn tỏi trước khi xuất trận để chiến đấu cang cường hơn.
Dân Nga xưa kia ngâm tỏi với rượu vodka, để lâu hai tuần rồi uống và tin là sẽ sống lâu.
Dân Ukraine uống nước chanh ngâm tỏi để làm tăng sức lực, làm người trẻ ra.
Dân Da Đỏ bắt chước đoàn thám hiểm Tây Ban Nha, dùng tỏi để trị các bệnh khó tiêu, đau bụng, đau tai và họ rất ít bị bệnh yết hầu vì mùi tỏi làm cuống phổi mở rộng, hô hấp sể dàng.
       Người Mỹ xưa kia chữa bệnh tim phổi bằng cách đắp tỏi giã nhỏ lên chân và họ giải thích là như vậy tỏi sẽ hút hết chất độc xuống để đưa ra ngoài. Tổng Thống Benjamin Franklin thích ăn súp nấu với tỏi, còn binh sĩ của Tổng Thống George Washington thì được cho thêm tỏi trong khẩu phần.

       Vào đầu thế kỷ trước, bệnh lao rất phổ biến và khó trị vì chưa có thuốc kháng sinh. Các bác sĩ bèn chữa bằng tỏi và thấy là rất công hiệu để diệt vi trùng lao. Sau đó một thời gian, nước Mỹ bị dịch cúm và bệnh tinh hồng nhiệt, dân chúng bèn đốt tỏi trong nhà và hơi khói tỏi che trở nhiều người khỏi bị bệnh. Nhiều người còn nhai tỏi để ngửa bệnh cúm.
       Năm 1941, bác sĩ Emil Weiss ở Chicago làm một cuộc thử nghiệm trị bệnh bằng tỏi cho 22 người mang các bệnh khác nhau như đau bụng, nhức đầu, táo bón. Kết quả là những người này hết bệnh.
       Về niềm tin dị đoan, tỏi đã được dùng là vũ khí để trừ tà ma , quỷ quái. Dân Âu châu xưa rất sợ ma cà rồng hút máu và để xua đuổi, mỗi nhà đều cheo nhiều nhánh tỏi ở trước cửa. Văn tự Ấn Độ giáo từ nhiều ngàn năm trước có ví một củ tỏi như một tráng sĩ diệt trừ yêu quái.
       Dân nài ngựa cheo vài nhánh tỏi vào cương để ngựa phi mau hơn. Nằm mơ thấy tỏi là điềm lành.
Trong các cộng đồng Do Thái xưa kia, vài nhánh tỏi được trang điểm vào áo cưới cô dâu với niềm tin là cuộc hôn nhân sẽ muôn vàn hạnh phúc.
Dân Ai Cập so sánh hương vị cay hôi của tỏi với những thăng trầm của cuộc đời.
       Các tu sĩ nói với con chiên là khi họ cầm vài nhánh tỏi trên tay tức là đang cầm mọi phức tạp của cuộc đời. Và khi tuyên thệ, họ đặt tỏi trên bàn tay hay trên bàn thờ.
      Bên Việt Nam ta, các cụ cheo tỏi trước cửa buồng đàn bà mang bầu để trẻ sinh ra được mẹ tròn con vuông, khỏe mạnh
       Đông Y việt Nam ta ghi nhận công dụng trị bệnh của tỏi như sau: “tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc nằm trong hai kinh can và vị. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa bệnh lỵ ra máu, tiêu nhọt, hạch ở phổi, tiêu đàm, chữa đầy chướng bụng, đại tiểu tiện khó khăn. Người âm nhu, nội thiệt, có thai, đậu chẩn, đau mắt không nên dùng.
Kết qủa nghiên cứu công dụng tỏi trong trị bệnh
       Qua nhiều nghiên cứu khoa học và qua kinh nghiệm xử dụng của dân chúng, thì tỏi không những là một thực phẩm ngon mà còn có nhiều công dụng trị bệnh.
       Năm 1951, hai nhà hóa học Thụy sĩ Arthur Stoll và Ewald Seebeck đã tìm ra hóa chất chính của tỏi là chất Alliin và men Allinase. Hai chất này được giữ riêng rẽ trong tế bào tỏi
1-Tỏi và cholesterol.

2824%203%20Toi%20Cholesterol9NgYDuc

       Khi quan sát dân chúng ở một số vùng ăn nhiều tỏi, các nhà nghiên cứu thấy họ rất ít bị các bệnh về tim mạch, mặc dù họ ăn nhiều thịt động vật và uống nhiều rượu vang. Có người cho là do ảnh hưởng của rượu vang, nhưng các bác sĩ ở địa phương thì cho là nhờ uống rượu và ăn nhiều tỏi.
       Sự kiện này thúc đẩy các chuyên viên của Đại Học Western Ontario, Canada, để tâm nghiên cứu và họ kết luận rằng một dân tộc càng ăn nhiều tỏi thì bệnh tim mạch càng ít. Bằng chứng là dân Triều Tiên ăn nhiều tỏi và họ cũng ít bị bênh tim.
       Nhiều khoa học gia bèn nghiên cứu tương quan giữa tỏi và bênh tim ở súc vật trong phòng thí nghiệm. Họ đều thấy là tỏi làm chậm sự biến hóa của chất béo trong gan, khiến gan tiết ra nhiều mật, đồng thời cũng lấy bớt mỡ từ thành động mạch.
       Các bác sĩ H.C. Bansal và Arun Bordia ở Ấn Độ nhận thấy khi ăn bơ với tỏi, cholesterol trong máu đã không lên cao mà còn giảm xuống.
       Năm 1990, nghiên cứu do bác sĩ F.H. Mader ở Đức cho hay, nếu mỗi ngày ăn vài nhánh tỏi thì cholesterol sẽ giảm xuống tới 15%.
       Một nghiên cứu tương tự ở Đại học Tulane, New Orleans do bác sĩ A. K. Jain thực hiện năm 1993 cho thấy người có cholesterol cao, khi dùng tỏi một thời gian, thì cholesterol giảm xuống được 6%. Đó là một sự giảm đáng kể.
       Bác sĩ Benjamin Lau, thuộc Đại Học Loma Linda, California cho biết là tỏi giúp chuyển cholesterol xấu LDL thành cholesterol lành HDL. Còn bác sĩ Myung Chi của Đại Học Lincoln ở Nebraska chứng minh là tỏi làm hạ cholesterol và đường trong máu.
       Một câu hỏi được nêu lên là tỏi có làm giảm cholesterol ở người có mức độ trung bình không? Các nhà nghiên cứu cho là tỏi có một vài ảnh hưởng, nhưng nếu cholesterol cao thì tác dụng của tỏi tốt hơn. Có bác sĩ còn cho là tỏi công hiệu hơn một vài âu dược hiện đang được dùng để chữa cholesterol cao trong máu.
       Do hạ thấp cholesterol trong máu, tỏi có thể ngăn ngừa nguy cơ một số bệnh tim. Đã có nhiều bằng chứng rằng cholesterol trong máu lên cao là nguy cơ đưa tới các bệnh vữa xơ động mạch và dột quỵ.
2-Tỏi và sự đông máu

2824%204%20Toi%20DongMauNgYDucĐ

Tỏi có tác dụng ngăn sự đóng máu cục, một nguy cơ của kích tim và tai biến động mạch não.
       Máu cục gây ra do sự dính chùm của tiểu cầu mỗi khi có dấu hiệu cơ thể bị thương để ngăn ngừa sự xuất huyết
Trong tỏi có chất Ajoene được bác sĩ Eric Block, Đại học Nữu Ước, khám phá ra. Theo ông ta, chất này có công hiệu như aspirin trong việc làm giảm sự đóng cục của máu, lại rẻ tiền mà ít tác dụng phụ không muốn. Điều này cũng phù hợp với nhận xét của bác sĩ I.S. Menon là ở miền nam nước Pháp, khi ngựa bị máu đóng cục ở chân thì nông gia đều chữa khỏi bằng cách cho ăn nhiều tỏi và hành.
       Bệnh viện Hải quân Hoa Kỳ trong trại Pendleton, California, cũng công bố là tỏi có chất ngừa đông máu do đó có thể làm máu lỏng và ngăn ngừa tai biến động mạch não, kích tim vì máu cục.
       Ngay cả ông tổ của nền y học cổ truyền Ấn Độ Charaka vào thế kỷ thứ 2 cũng ghi nhận là “ tỏi giúp máu lưu thông dễ dàng, làm tim khỏe mạnh hơn và làm con người sống lâu. Chỉ vì mùi khó chịu của nó chứ không thì tỏi sẽ đắt hơn vàng”.
       Các thầy thuốc xưa kia cũng nói là tỏi làm máu loãng hơn.Tác dụng này diễn ra rất mau, chỉ vài giờ sau khi dùng tỏi. Chưa có trường hợp nào trong đó ăn nhiều tỏi đưa đến máu loãng rồi dễ xuất huyết, vì tỏi chỉ làm máu loãng tới mức bình thường thôi.
3-Tỏi và cao huyết áp

2824%205%20Toi%20caoHuyetApNgYDuc

      Tỏi được dùng để trị bệnh cao huyết áp ở Trung Hoa từ nhiều thế kỷ trước đây. Tại Nhật Bản, giới chức y tế chính thức thừa nhận tỏi là thuốc trị huyết áp cao.
       Năm 1948, bác sĩ F.G. Piotrowski ở Geneve làm thế giới ngạc nhiên khi ông tiết lộ kết quả tốt đẹp khi dùng tỏi để trị cao huyết áp. Theo ông, tỏi làm giãn mở những mạch máu bị nghẹt hay bị co rút, nhờ đó máu lưu thông dễ dàng và áp lực giảm. Các nghiên cứu ở Ấn Độ, Gia Nã Đại, Đức cũng đưa đến kết quả tương tự.
Nhà sinh học V. Petkov thực hiện nhiều nghiên cứu ở Bulgarie cho hay tỏi có thể hạ huyết áp tâm thu từ 20-30 độ, huyết áp tâm trương từ 10 tới 20 độ.
4-Tỏi và cúm

2824%206%20Toi%20CumNgYDuc

        Trong các dịch cúm vào đầu thế kỷ trước, dân chúng đã dũng tỏi để ngăn ngừa sự lan tràn của bệnh này. Y học dân gian nhiều nước đã chữa cảm cúm bằng cách thoa tỏi tươi mới cắt vào bàn chân.
       Trong dịch cúm ở Liên Xô cũ vào năm 1965, dân Nga đã tiêu thụ thêm trên 500 tấn tỏi để ngừa cúm. Trước đó, vào năm 1950, một bác sĩ người Đức đã công bố là tinh dầu tỏi có khả năng tiêu diệt một số vi sinh có hại mà không làm mất những vi sinh vật lành trong cơ thể.
       Bác sĩ Tarig Abdullah ở trung tâm nghiên cứu tại Tampa, Florida, công bố năm 1987 là tỏi sống và tỏi chế biến đều làm tăng tính miễn dịch của cơ thể với vi trùng, ngay cả HIV và làm giảm nguy cơ vài bệnh ung thư. Cá nhân ông ta đã liên tục dùng mấy nhánh tỏi sống mỗi ngày từ năm 1973 và chưa bao giờ bị cảm cúm.
       Từ năm 1950, bác sĩ J. Klosa bên Đức đã dùng tỏi để chữa lành những bệnh đau cuống họng, sổ mũi, ho lạnh. Ông ta vừa cho bệnh nhân uống vừa ngửi tinh dầu tỏi. Theo ông ta, đó là nhờ chất Alliin trong tỏi.
        Trong bệnh cảm cúm, bệnh nhân thường sưng cuống phổi, bị ho, sổ mũi. Bác sĩ Irvin Ziment, California, nhận thấy tỏi có thể làm giảm những triệu chứng trên, làm bệnh nhân bớt ho, long đàm, thở dễ dàng và không bị nghẹt mũi. Theo vị thầy thuốc này thì vị hăng cay của tỏi kích thích bao tử tiết ra nhiều dịch vị chua; dịch vị này chuyển một tín hiệu lên phổi khiến phổi tiết ra nhiều dung dịch lỏng làm long đờm và đưa ra khỏi phổi.
Các bác sĩ bên Ba Lan trước đây dùng tỏi để trị bênh suyễn và viêm phổi ở trẻ em
5-Tỏi và ung thư

2824%207%20Toi%20UngThuNgYDuc

       Hiện nay đang có nhiều nghiên cứu coi xem tỏi có công dụng trị ung thư ở người như kết quả nhận thấy ở động vật trong phòng thí nghiệm hay không.
       Từ năm 1952, các khoa học gia Nga Sô Viết đã thành công trong việc ngăn chặn sự phát triển của một vài tế bào ung bướu ở chuột.
       Thí nghiệm ở Nhật Bản cho hay tỏi có thể làm chậm sự tăng trưởng tế bào ung thư vú ở loài chuột và tỏi có chất oxy hóa rất mạnh để ngăn chặn sự phá tế bào do các gốc tự do gây ra.
Tại viện Ung Thư M.D. Anderson, Houston, các bác sĩ đã cứu một con chuột khỏi bị ung thư ruột già bằng cách cho uống chất Sulfur trong tỏi. Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ đang đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu khả năng trị bệnh ung thư của hóa chất sulfur này.
       Nghiên cứ tại Trung tâm Y khoa Sloan Kettering cho hay nước chiết của tỏi có thể chăn sự tăng trưởng tế bào ung thư nhiếp hộ tuyến.
6-Tỏi dùng làm thuốc kháng sinh

2824%208%20Toi%20KhangSinhNgYDuc

       Từ lâu, dân chúng tại nhiều quốc gia trên thế giới đã dùng tỏi để chữa một số bệnh gây ra do vi khuẩn như kiết lỵ, bệnh tiêu chẩy, bệnh thương hàn, viêm cuống họng, mụn nhọt ngoài da, thối tai và tỏi được gọi là thuốc kháng sinh dân tộc.
       Trong hai thế chiến, tỏi được dùng để chữa vết thương cho binh sĩ tại chiến trường. Người ta cũng dùng tỏi để trị vết thương do côn trùng, rắn cắn. Nông dân, thợ săn đều mang theo tỏi phong hờ khi bị các sinh vật này cắn thì tự chữa.
       Năm 1858, nhà bác học Pháp Louis Pasteur (1822 – 1895) đã chứng minh được công dụng diệt vi khuẩn của tỏi.
       Năm 1944, nhà hóa học Chester J. Cavallito, làm việc cho công ty hóa chất Winthrop ở Hoa Kỳ, đã phân tích được hóa chất chính trong tỏi có công dụng như thuốc kháng sinh. Đó là chất Allicin, chỉ có trong tỏi chưa nấu hay chế biến. Kháng sinh này mạnh bằng 1/5 thuốc Penicilin và 1/10 thuốc Tetracycline, có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn, xua đuổi hoặc tiêu diệt nhiều sâu bọ, ký sinh trùng, nấm độc và vài loại virus.
       Theo nhiều nghiên cứu, allicin có tác dụng ức chế sinh trưởng vi khuẩn nhiều hơn là diệt chúng. Nói một cách khác, chất này không giết vi khuẩn đã có sẵn mà ngăn chặn sự sinh sôi, tăng trưởng và như vậy có thể ngừa bệnh, nâng cao tính miễn dịch, làm bệnh mau lành.
       Nghiên cứu tại Brazil năm 1982 đã chứng minh là nước tinh chất của tỏi có thể chữa được nhiều bệnh nhiễm độc bao tử, do thức ăn có lẫn vi khuẩn, nhất là loại Salmonella. Các nghiên cứu tại Đại Học California ở Davis cũng đưa đến kết luận tương tự. Ngoài ra, tỏi cũng được dùng rất công hiệu để trị bệnh sán lãi, giun kim, các bệnh nấm ngoài da…
       Một nhà nghiên cứu đã hào hứng tuyên bố rằng “ tỏi có tác dụng rộng rãi hơn bất cứ loại kháng sinh nào hiện có. Nó có thể diệt vi trùng, nấm độc,siêu vi trùng, ký sinh trùng lại rẻ tiền hơn, an toàn hơn vì không có tác dụng phụ và không gây ra quen thuốc ở vi trùng”.
       Giáo sư Arthur Vitaaen (1895-1973), người đoạt giải Nobel năm 1945, cũng đồng ý như vậy.
Do đó ta không lấy làm lạ là trong Thế chiến thứ nhất, các bác sĩ Anh quốc đã dùng tỏi để chữa vết thương làm độc.
       Thực tế ra, tỏi được dùng với những nhiễm độc nhẹ, không nguy hiểm tới tính mạng. Còn các trường hợp nhiễm trùng cấp tính và trầm trọng thì không thể dựa vào các loại “kháng sinh thực vật” này.
7-Tỏi với tuổi thọ

2824%209%20Toi%20TuoiThongYDuc

      Theo dân chúng vùng Ukraine, ngâm nửa kí tỏi cắt hay giã nhỏ bỏ vào nước vắt của 25 quả chanh, để qua đêm rồi mỗi ngày uống một thìa pha với nước lạnh, trong hai tuần sẽ thấy trẻ khỏe ra. Các nhà văn Ukraine nói thêm rằng uống thường xuyên rượu tỏi thì con người sẽ cảm thấy trẻ trung.
       Nhiều vị cao niên Việt Nam cũng thường uống rượu ngâm với tỏi, tin tưởng là sẽ được cải lão hoàn đồng, kéo dài tuổi thọ. Họ nghiền khoảng 200 gr tỏi tươi, ngâm trong 300gr rượu mạnh, để vào nơi mát trong hai tuần rồi uống trước mỗi bữa ăn chừng năm tới mười giọt .
       Ở vùng Balkan, số người thọ trên 100 tuổi rất cao và được giải thích là họ nhai nhiều nhánh tỏi mỗi ngày.
Ngoài ra, Tỏi còn một số công dụng khác như:
       Nhà thiên nhiên học La Mã Pliny viết rằng tỏi mà đưa cay với rượu vang thì con người làm tình rất điệu nghệ. Do đó dân chúng La Mã ăn nhiều tỏi và coi tỏi là thuốc kích thích tình dục.
       Nghiên cứu mới đây ở loài chuột cho thấy tỏi có thể có tác dụng tốt trên các chức năng của não bộ, tăng trí nhớ và có thể nâng cao tuổi thọ.
       Theo bác sĩ Paavo Airola, một nhà chuyên môn dinh dưỡng tại Phoenix, Arizona, tỏi với các hóa chất sulfur của nó, có thể chữa được bệnh mụn trứng cá, bệnh khí thũng phổi làm khó thở, khó tiêu bao tử, táo bón, cảm lạnh.
       Các nghiên cứu của bác sĩ D Sooranna và I Das bên Luân đôn cho hay dùng tỏi khi mang thai có thể làm giảm nguy cơ tiền sản giật , ( cao huyết áp và đạm chất trong nước tiểu ) và làm trẻ chậm lớn được mau lên cân hơn.
       Và cuối cùng là một nghiên cứu ở Monnel Chemical Senses Center, Philadelphia, cho biết là khi mẹ ăn tỏi, con sẽ bú sữa mẹ lâu hơn và nhiều hơn vì tỏi làm tăng khẩu vị của em bé.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 25/Nov/2020 lúc 10:37am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22317
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Nov/2020 lúc 11:35pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22317
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Dec/2020 lúc 4:13pm


Here%20is%20a%20sushi%20wedding%20cake.%20|%20Sushi%20cake,%20Sushi%20catering,%20Sushi%20platter


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 02/Dec/2020 lúc 4:39pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22317
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Dec/2020 lúc 7:41pm



Đa số những cơn đau mà con người thường gặp không phải gây ra do giải phẫu hoặc mới bị thương mà thuốc mê có thể dùng để chữa nhưng còn những cơn đau kinh niên như viêm xương khớp hoặc đau ngắn hạn như nhức đầu và đau răng thì chữa bằng cách nào. Với các đau này, một loại dược phẩm rất cần để giảm đau trong khi đó ta vẫn có thể đi làm được.

Vào mùa hè năm 1758, đức cha Edward Stone, ở Chipping Norton bên Anh bị sốt và viêm xương khớp. Vô tình ngài  đã nhai cành của cây liễu trắng rất đắng , ngài rất ngạc nhiên mà thấy rằng cơn đau giảm. Ngài liền nghĩ ra cách để phơi khô  và làm thành bột vỏ cây này và thử nghiệm để kiếm một liều hiệu nghiệm nhất.Trong vòng năm năm sau ngài tặng món thuốc này cho năm mươi người khác và đều thấy công hiệu. Vui mừng với sự khám phá của mình, ngày 25 tháng Tư năm 1763, ngài viết một bức thư cho bá tước Macclesfield, Hội trưởng Hoàng Gia, nhưng không được hồi âm.

Năm 1820, dược sĩ Thụy Sĩ Johana S.F. Pagenstecher bắt đầu lấy  một chất từ lá  của cây Spirea ulmaria, thường được gọi là lá dâu dê, rất công hiệu để giảm đau trong y học dân gian.

Báo cáo của Pagenstecher trên báo khoa học được đọc vào năm 1835 bởi nhà hóa học người Đức Karl Jacob Lowig, giáo sư hóa học ở Montpellier Uniniversity. Ông cũng cố gắng thay đổi lá cây Spirea ulmaria để loại bỏ tác dụng phụ quan trọng như cơn đau kích thích lớp lót của bao tử nhưng ông ta thấy phương pháp quá mất thì giờ cho nên đã bỏ.

Salicylic acid chỉ được một số người mà cơn đau trầm trọng hơn cơn đau của chính dược phẩm.Một trong những người đó là Her Hoffma, sống ở thành phố Đức quốc Elberfield và bị bệnh viêm khớp khiến ông bị què quặt.Con trai của ông ta là một hóa học gia làm việc tại Bayer, một hãng dược phẩm rất lớn ở gần đó và vào năm 1895 anh ta quyết định thử nó để làm bớt cơn đau của bố. Anh ta làm giản dị hóa phương pháp của Gerhard và làm ra aceytylsalicylic acid. Hoffman bèn lấy một lọ nhỏ và đưa cho bố và ông này đã có một đêm hết đau trong nhiều năm. Về sau này người ta mới biết rằng thuốc đó không phải chỉ giảm cơn đau mà còn hạ nhiệt độ và viêm.

Đồng nghiệp của Hoffman là ông Heinrich Dresser nhận ra rằng dược phẩm mới có tác dụng rất tốt vì nó chia làm hai ở máu.Để thử giả thuyết của mình, ông ta bèn nuốt chửng một số acetylsalicylate và thường xuyên thử nước tiểu trong vòng 12 giờ.Ông đã tìm ra dấu vết của salicylic acid  nhưng không thấy chất acetylsalicylate: hợp chất quả có tách làm hai.

Đến năm 1899,Hopffman và Dreser đặt tên cho dược phẩm mới tìm ra của mình:aspirin- chữ a cho acetyl, spir cho Spirea. Năm sau, công ty dược phẩm Bayer  xin bản quyền cho aspirin, cho các hợp chất trực tiếp của hãng và hình dáng của các dụng cụ của hãng và bắt đầu bán một sản phẩm rất phổ biến trên thế giới.

Năm 1914, để đề phòng sự lớn mạnh của chiến tranh và cũng để ngăn cản sự cung cấp của nước Đức, chính phủ Anh bèn tặng 20,000 bảng Anh cho những ai sống tại chính quốc hoặc ở Liên Hiệp Anh đã tìm ra một chất mới cho aspirin mà vẫn tránh né được bản quyền của Bayer.Chính quyền Úc Đại Lợi bèn tặng thêm 5000 bảng anh để khích lệ và hóa học gia George Nicholas nhận lời thách đố đó. Dùng các dụng cụ rất sơ sài và gần như mù vì phòng thí nghiệm của mình bị nổ, ông ta tìm ra một cách để tạo ra một chất aspirin hết sức thuần túy và thắng giải.

Sau khi nước Đức thua trận, công ty British Alien Properties Custodian tịch thu tên “aspirin” và công ty Bayer mất bản quyền cả tên lẫn việc sản xuất dược phẩm. Trong số những cơ sở bắt đầu làm hợp chất  là của George Nicholas; và sản phẩm “Aspro” của ông trở thành một loại aspirin bán nhiều nhất ngoại trừ nước Mỹ. Tại nước Mỹ, công ty dược phẩm Sterling, mặc dù đã không liên lạc với công ty Đức, tiếp tục sản xuất aspirin dưới dạng “Bayer”, một tên riêng. Xin nói rõ,  tên riêng (Trademark) là một thương hiệu hàng hóa riêng, trong đó chứa đựng bất kỳ chữ, tập hợp của nhiều chữ, tên riêng và biểu tượng nào. Những từ ngữ này đã từng được sử dụng hoặc sẽ được đưa vào sử dụng trong thương mại để nhận dạng, phân biệt và giúp chỉ ra xuất xứ hàng hóa.

Nhưng khám phá về vỏ cây liễu của ngài Stone trong mấy năm về trước không phải là không được dể ý tới. Năm 1826, hai người Ý đã tìm ra chất chính của vỏ cây liễu một chất gọi là salicin và ba năm sau một hóa học gia người Pháp đã thành công khi tìm ra một chất dưới dạng thuần túy. Năm 1839, một hóa học gia khác người Ý đã lấy salycilic acid  từ chất salicin và từ đó chất chính của aspirin được lấy ra từ cây liễu và cây dâu dê.Ngày nay chất này được tổng hợp, dùng phương pháp không khác nhiều lắm với phương pháp mà Herman Kolbe đã tìm ra tại Strasbourg vào năm 1874.

Mãi đến năm 1971 các nhà nghiên cứu ở Anh mới tìm ra tại sao aspirin lại công hiệu như vậy. Prostaglandins, một nhóm như kích thích tố tìm thấy ở hầu hết các mô bào của cơ thể có vẻ như làm tăng sự nhạy cảm của đoạn cuối dây thần kinh tại nơi bị viêm và aspirin dường như có liên hệ tới công dụng của các chất này.

Sau này aspirin trở thành một phần của các chất được biết với tác dụng chống viêm mà ngày nay bao gồm cả các dược phẩm mới tìm ra là ibuprofen. Đến năm 1980, aspirin bị paracetamol qua mặt. Paracetamol  được dùng lần đầu vào năm 1893 như một chất giảm đau rất bình dân của mọi người.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22317
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Dec/2020 lúc 3:57pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22317
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Dec/2020 lúc 2:22am

Làm Sao Để Áp Huyết Không Cao?


Cái ống màu vàng (aorta) là đại động mạch, máu bơm vào đó từ tâm thất trái (left ventricle) Aortic valve chận không cho máu đã bơm ra bị dội về.

Đầu tiên, chắc ai cũng biết người Việt mình thường nói áp huyết của một người là "mười lăm tám" (15/8) hay mười bảy chính (17/9), còn ở Úc thì người ta nói 150/80, hay 170/90. Vậy các con số ấy là gì?
Lấy ví dụ áp huyết một người là 120/80, thì có nghĩa là áp suất máu trong động mạch là 120mm thủy ngân và 80 mm thủy ngân, tức là có hai con số để đo áp suất trong động mạch, một số trên và một số dưới.   
    
Chúng tôi có xem qua tự điển trong Google, họ ghi rằng systole là sự thu sức của trái tim, nó cũng "dễ hiểu" như nghe tiếng LaTinh. Thôi thì mình gọi số trên là systole (hay systolic blood pressure) và số dưới là diastole (hay diastolic blood pressure) cho nó giống tiếng... Mỹ hơn tiếng La Tinh.
Coi vậy chớ không phải ai cũng biết tại sao áp huyết của ta lại có số trên (systole) và số dưới (diastole).
    
Số là trái tim chúng ta có hai thì, bóp vô và phồng ra. Khi tim bóp vô, máu phọt vào động mạch, khi tim phồng ra, thì máu từ tĩnh mạch chảy vô tim, còn máu từ động mạch thì không chảy ngược vô tim vì các valve tim chận sự hút ngược máu từ động mạch.
    
Vậy con số trên của áp huyết là áp suất của máu trong động mạch khi tim bóp vô, đẩy máu vào động mạch và số dưới là khi tim nhả ra, hay phồng ra. Khi máu được bơm vào động mạch, áp suất tăng cao, nên con số trên cao, còn khi tim nhả ra, không bơm vô động mạch thì áp suất thấp xuống, nên ta có systole cao hơn diastole.

Bây giờ mình tìm hiểu xem làm sao mà người ta đo máu, nguyên tắc để biết số trên và số dưới của áp huyết như thế nào.
Không biết các vị thần y của phương Đông có ngón tay nhạy cảm thế nào, nhưng theo Tây học thì nguyên lý của nó căn bản nhưng cũng khá ảo diệu.
    
Đầu tiên chúng ta nên biết sơ về hiện tượng turbulence, tức là sự náo động, lộn xôn, mất trật tự. Đôi khi bà con đứng cạnh một dòng sông bát ngát, lượng nước trôi theo dòng hàng ngàn thước khối mỗi giây, nhưng vẫn không nghe tiếng ầm ầm. Nhưng khi bà con mở một vòi nước phông tên trong nhà, lượng nước chảy chỉ là hạt cát trong sa mạc so với dòng sông, nhưng lại nghe xì xì rất lớn. 
Tại sao vậy? Nhưng khi vặn rôbinê lỏng thêm một chút thì lại không nghe xì xì ì xèo như trước. Tại sao vậy?
    
Khi nước chảy trong dòng sông những phân tử nước chảy trật tự, lớp trên theo trên, lớp dưới theo dưới, như dòng xe chạy êm đềm trên xa lộ. Nhưng trong ống nước, khi từ ống lớn chảy qua cái vòi nhỏ thì ở chỗ miệng vòi nhỏ, các phân tử nước không còn được chảy lớp lang như trước mà những đứa ở phía ngoài bị chạm vào thành ở chỗ ống hẹp, khiến nó dội lại, cuộn lên cuộn xuống, va chạm lẫn nhau, như cả đoàn xe hơi đang chạy trên freeway 6 lane thì không sao nhưng bỗng bị chui vô 1 lane, thì cụng nhau chát chúa, tạo nên tiếng động.
    
Áp dụng nguyên tắc này, người ta bơm cái cuff (cái vòng bơm hơi chung quang cánh tay khi đo máu) lên quá áp xuất của máu. Lúc ấy đông mạch sẽ bị chẽn cứng lại, như kẹt xe, không có tiếng động gì cả. Rồi từ từ người ta giảm áp suất trong cuff. 
    
Đến một lúc nào đó thì áp xuất bên ngoài tương đương với áp suất bên trong động mạch, và rồi sau đó giảm tiếp, hơi thấp hơn áp xuất động mạch một tí. Khi ấy, máu trong động mạch bắt đầu có cơ hội chui qua một lỗ nhỏ trong động mạch khi tim bóp lại, như đường 6 lane chui vào 1 lane, tạo nên hiện tượng turbulence của máu, nghĩa là các phân tử máu va chạm nhau, như nước chảy từ ống lớn chui qua lỗ nhỏ. Nó sẽ tạo ra tiếng "xì, xì", mỗi khi tim bóp vào, bơm máu. Tiếng xì đầu tiên mà người đo máu nghe được chính là số bên trên của áp huyết, hay systole. 
    
Tiếng xì xì đồng nhịp với sự co thắt của tim tiếp tục nhịp cho đến khi áp suất bên ngoài, tức là áp suất của cái cuff vòng cánh tay mình, giảm xuống đến mức độ bằng hoặc thấp hơn áp suất của động mạch khi tim phồng ra, hay nhả ra. Lúc ấy thì hiện tượng đường 6 lane chui vô 1 lane không còn nữa, xe chạy thong thả trong 6 lane xuyên xuốt, không đụng ầm ầm, không có turbulence, và do đó không còn tiếng "xì” nữa. Tiếng xì cuối cùng chính là diastole.
    
Người đo máu mắt thì ngó cột thủy ngân, tai thì nghe các tiếng xì xì (nhưng thường thì nghe như "tục tục" hay "bịch, bịch"). Họ ghi nhận áp suất ở tiếng "bịch" đầu tiên, gọi là số trên (systole) và tiếng bịch cuối cùng, là số dưới (diastole).
Thế là xong phần nguyên lý đo áp huyết.  

Vậy thì áp huyết bao nhiêu là vừa?
Người ta thường nói 120/80 là trung bình. Các bà, các cô VN hay Á đông hễ thấy áp huyết 106/62, chẳng hạn, thì xanh mặt.
"Ôi, tui thiếu máu", "ôi, tui bị áp huyết thấp, chóng mặt wá, nhức đầu wá".
Ngay cả nhiều BS cũng hát bè theo, "ồ áp huyết của chị hơi thấp".
Rầu thấy mồ luôn, chẳng thiếu máu cũng chẳng bị áp huyết thấp chi cả. 
    
Thưa bà con, nhiệm vụ của trái tim là làm sao bơm máu đi châu thân, đến "tiền tuyến" hay mô ngoại vi như ngón tay, ngón chân, một cách hiệu quả. Con voi bự như cái đình, ắt cần trái tim bơm rất mạnh, áp huyết cao, mới đẩy máu tới cái chóp đuôi của nó được. Còn con chuột lắc thì nhỏ xíu, có cần cái máy bơm khổng lồ với công suất của trái tim con voi, áp huyết của con voi chăng? Dĩ nhiên là không.
Tây y bắt nguồn từ người phương Tây, ông nào bà nấy như con voi, còn mình thì chỉ hơn con chuột lắc một chút. Con số 120/80 là trung bình cho người Tây Phương nhưng không phải như vậy mới là chuẩn.   
    
Người đàn bà, con nít, áp huyết thấp hơn như vậy là thường, chẳng bệnh hoạn gì cả. Chỉ khi nào áp huyết của mình bình thường khoảng 145/95, nay bỗng tuột cái rẹt xuống còn 90/45, thì lúc ấy mới có vấn đề.

Vậy thì áp huyết bao nhiêu thì gọi là cao, bao nhiêu là thấp?
Theo sách y, nếu con số trên từ 140 trở lên, hoặc con số dưới từ 90 trở lên thì là áp huyết cao. Nhưng định nghĩa này chỉ có tính tương đối. Còn nếu con số trên dưới 80, con số dưới dưới dưới 40 thì thấp.

Câu hỏi kế tiếp của quý vị là sao áp huyết của tui là 178/67, vậy thì cao hay thấp?
Số trên thì cao, số dưới thì dưới trung bình.
Đây là hiện tượng cao áp huyết thưòng thấy ở người cao niên. Quý vị sẽ thấy cái “gap”, sự cách biệt giữa số trên và số dưới khá xa (nếu áp huyết 120/80 thì sự cách biệt giữa hai con số là 40mmHg (thủy ngân)), trong trường hợp áp huyết 178/ 67 thì sự cách biệt đến 111mmHg, khác quá xa.

Tại sao như vậy?
Vấn đề không nằm ở trái tim mà ở động mạch. Khi ta còn trẻ, động mạch mềm, dễ co giãn. Khi tim bóp cái xịt, máu phọt ra, động mạch sẽ chìu ý mà nở ra dễ dàng, do đó tuy khi tim đập áp huyết có cao hơn khi tim nhả ra, nhưng không tăng quá cao.
    
Người già, động mạch của họ như cái ống nước cao su bị phơi nắng hàng mấy chục năm trường (như thôi, chớ đương nhiên động mạch thì không phơi nắng được), nó so cứng lại, mất tính mềm dẽo, đàn hồi. Và thế là khi trái tim bóp cái xịt, động mạch không thèm nở ra, khiến lòng mạch chật chội, áp huyết tăng cao. Nhưng khi tim nhả ra, không bóp máu, thì động mạch dù sơ cứng cũng không ảnh hưởng đến áp suất vì không bị máu bơm thêm vào.
    
Do sự sơ cứng của động mạch trong người già, quý cao niên thường có systole, con số trên cao, và cách biệt giữa số trên và dưới khá xa. Nói đây là bệnh cao áp huyết cũng được, nhưng nhìn hiện tượng cao áp huyết này như một lẽ thường của sự lão hóa thì cũng không sai. Hầu như, chỉ hầu như, đương nhiên già thì bị.
    
Những người tập thể thao nhiều, đông mạch co giãn hoài, cộng với đời sống điều độ, thì ít bị sơ cứng động mạch hơn. Ngày xưa người ta quan niệm áp huyết (systole) của một người già bằng với số tuổi của họ cộng với 100. Nghĩa là nếu cụ 75, có áp huyết 175 (số trên) là chuyện thường ngày ở huyện.
Quan niệm ấy vẫn đúng, nhưng nay người ta thấy rằng nếu làm áp huyết của cụ giảm xuống thì cụ sống lâu hơn một chút. 
    
Vậy áp huyết hại ta như thế nào?   
Rầu nhất hạng là người thường không hiểu về tác hại của áp huyết, hở mỗi chút là mỗi lo.
Áp huyết của một người, trong một ngày, lên xuống ì xèo, không thể vì một lần đo thấy 178/99 rồi xanh mặt chao dao, tưởng như mình sắp đứt gân máu. Khi ta nóng giận, tức tối, đau đớn, khó chịu, thiếu ngủ, căng thẳng, áp huyết đều tăng.

Nhưng áp huyết cao chỉ có hại nếu nó cao trường kỳ. Nó sẽ làm hư hao động mạch. Vì bộ phận nào của ta cũng đều cần máu nuôi dưỡng, mạch dẫn đến cơ quan nào hư thì cơ quan đó "dẹo niền" luôn. Mạch lên não hư thì tai biến mạch máu não, tức là stroke, mạch dẫn đến (bắp thịt của) tim hư thì bị nhồi máu cơ tim. Mạch dễn đến mắt hư thì... đui. Mạch dẫn đến dương vật hư thì... liệt. Đơn giản chừng ấy. 

Vậy làm sao để áp huyết không cao?
Trước khi dùng thuốc thì tập thể dục, thể thao, ăn uống vừa phải (ít chất mặn). Nếu áp huyết vẫn cao thì uống thuốc. Quý vị nào muốn dùng thuốc cỏ, thuốc Nam, rau cần, vân vân thì cứ dùng. Chúng tôi cho rằng các thứ thuốc Nam này cũng có dược tính nhưng liều lượng cần thiết, phản ứng phụ và hiệu nghiệm ra sao, chúng tôi không biết (và cũng KHÔNG CẦN BIẾT vì chúng tôi chỉ cần uống một viên thuốc bằng ăn mấy bó rau).
    
Nếu ai đó quan niệm rằng uống dược thảo sẽ không bị phản ứng phụ, không bị "nóng", tốt hơn thuốc tây, thì trước khi kết luận, xin điều nghiên qua một ít thống kê xem người xưa dùng thuốc cỏ có ít bị tai biến mạch máu não, nói nôm nay là trúng gió, có ít bị nhồi máu cơ tim, có sống dai hơn người dùng thuốc Tây thời nay không. 

Tóm lại, quan niệm của chúng tôi vô cùng đơn giản...
Thứ nhất, không ai tránh được bệnh và chết (trừ phi chết bất đắc kỳ tử), nên khỏi cần lo lắng về bệnh tật, chắc chắn nó sẽ đến với ta. Không lo cũng bệnh mà lo thì càng... dễ bệnh hơn.
Thứ hai, khi cái xe của chúng tôi bị hư, vì không biết về cơ khí, tôi giao phó nó cho anh thợ hay kỹ sư. Bệnh nhân cũng nên có thái độ này đối với sức khỏe của mình, giao cho BS lo… Tiếc là trong đời hành y của tôi, số người Việt không giỏi tiếng Anh mà có quan niệm và thái độ điềm tĩnh này chiếm KHÔNG ĐẾN 10%, chưa chắc đến 5%.
Kết quả là áp huyết của họ cao vì lo lắng những chuyện không đáng lo. 
    
Cuối cùng, chúng tôi quan niệm người ta bệnh trầm kha và chết mỗi ngày, mình vẫn dửng dưng. Nếu khi mình bệnh mà mình lo lắng thái quá thì vừa chứng minh lòng vị kỷ, vừa tổn tâm hao trí. Đời sẽ mất vui.

BS Nguyễn văn Hoàng
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22317
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Dec/2020 lúc 3:47pm

   
 ballLàm gì khi có dấu hiệu mình bị Covid 19   <<<<<


Amazon.com:%20Vicks%20Warm%20Steam%20Vaporizer%201.5%20Gallon:%20Baby


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/Dec/2020 lúc 3:49pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22317
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Dec/2020 lúc 4:41am

Bộ Máy Hô Hấp



1-Thở là gì?
Mỗi ngày ta hít thở khoảng 18,925 lít không khí.
Thở có hai nhiệm vụ:

Thứ nhất là nó cung cấp cho cơ thể dưỡng khí cần để đốt thực phẩm và cho dưỡng khí. Thứ hai là nó thải ra thán khí là chất không cần của đời sống.

Dưỡng khí là chất hơi chiếm khoảng 20 phần trăm không khí mà ta hít vào phổi. Không khí thở ra chứa nhiều thán khí.
Mặc dù thở là không tự chủ, tuy nhiên ta có thể du di nó một phần nào. Thí dụ ta có thể lấy hơi thật lớn trước khi lặn ở dưới nước.Ta cũng có thể ngưng thở nhưng đừng ngưng lâu quá; phản ứng không tự chủ bắt con người thở quá mạnh khiến ta không thể tự tử bằng cách ngưng thở.

2-Khi ta “hết hơi” thì chuyện gì xẩy ra?
Trong khi vận động mạnh, bắp thịt của ta có thể đã dùng hết dưỡng khí mau hơn là tim cung cấp và phổi có thể thay thế.Tạo hóa đã cung gắn sự cấp cứu này bằng cách cho phép các cơ bắp mắc nợ dưỡng khí một thời gian ngắn. Khi món nợ này đã được trả, ta có thể ở trạng thái “hết hơi” và chúng ta sẽ tiếp tục thở hổn hển.

3-Tại sao ta ngáy và có cách điều trị không?
Ngáy là hơi thở mạnh và khó khăn trong khi ngủ.Người lớn đôi khi ngáy khoảng 45 lần nhưng trung bình là 25 lần.
Nguyên nhân là do nghẹt mũi, lớn lên của lưỡi hoặc cục thịt dư, lệch vách ngăn của mũi, nằm ngửa và lưỡi cản trở hơi thở.
Ngáy có thể nguy hiểm và gây ra nghẹt thở tạm thời. Nếu có khoảng sáu hoặc bẩy cơn như vậy trong vòng một giây đồng hồ sẽ gây ra nghẹt thở và cần đi thăm bác sĩ. Thiếu dưỡng khí có thể đưa tới cao huyết áp và mất ngủ kinh niên.
Ngáy vừa phải có thể được chữa bằng vận đông và giảm cân hoặc không uống rượu, thuốc ngủ hoặc thuốc an thần trước khi ngủ.
4- Tại sao ta ngáp?
Nếu chúng ta thấy một người ngáp khi bước ra khỏi rạp chiếu bóng, đừng cho là tại phim dở. Trái với ý kiến chung, ngáp không phải là dấu hiệu của sự buồn chán.Nếu ta ngáp, giản dị là chúng ta cần dưỡng khí và khi ngáp, dưỡng khí sẽ vào phổi nhiều hơn.
Dưỡng khí của cơ thể sẽ thiếu sau một thời gian dài thở nhẹ, bị căng thẳng hoặc ngồi bất động một thời gian lâu.Ngáp không phải là dấu hiệu của một bất thường nào. Điểm đặc biệt là ngáp không xẩy ra khi con người bị bệnh về thể chất hoặc tâm thần.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức, cn.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 179 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.839 seconds.