Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Tâm Tình | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình |
Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ | |
<< phần trước Trang of 141 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 16/Jan/2024 lúc 8:59am |
Ngày Tháng Còn LạiĐà lạt, quê hương xứ núi sương mù, thật quyến rũ với những đường dốc xuyên qua phố cũ trầm lặng, những đồi thông nhỏ bao quanh hồ nước tình tứ trong xanh. Trời về chiều sương phủ xuống thung lũng, từ rừng thông đến mặt hồ, thành phố ẩn hiện trong một màu trắng huyền ảo tuyệt vời. Đà lạt, thành phố của mơ mộng, tình yêu, của gian nhân và những người yêu thơ yêu nhạc. Những ai đã ở đây, chiều phải khoát áo xuống phố, châm điếu thuốc, thả bộ một vòng đi tìm vị đắng, tìm nàng thơ ý nhạc trong những quán café trữ tình. Nằm khuất trong khu phố nhỏ nhưng những ai đã đến Đà lạt đều biết Café Tùng, chủ nhân thường tổ chức những chương trình ca nhạc vào chiều thứ bảy. Nơi tập trung một số ca nhạc sĩ chuyên nghiệp lên từ Sàigòn cũng như những tài tử địa phương, họ đến giúp vui bằng những ca khúc trữ tình mới sáng tác. Chính những ca khúc tình yêu, những giọng hát điêu luyện truyền cảm của những người không thuộc giới nghệ sĩ chuyên nghiệp là một quyến rũ đặc biệt của quán. Từ lúc Thủy xuất hiện, quán càng thêm lôi cuốn khách đến đây, vừa thưởng thức thơ nhạc, vừa được chiêm ngưỡng tận mắt nàng tiên bằng xương bằng thịt. Chỗ ngồi của nàng được chủ quán và khách trang trọng dành riêng ở ngay giữa phòng, sát bên dàn nhạc của các nghệ sĩ. Dưới ngọn đèn màu hồng nhạt, nàng nổi bật như một thiên thần đang ngồi mẫu để người ái mộ chiêm ngưỡng. Tại quán nầy, một buổi tối cuối thu năm 1971, Thủy đã gặp Tâm trong chương trình ca nhạc đặc biệt của TCS có sự góp mặt của cô ca sĩ lập dị với mái tóc dài và thường đi chân trần. Trái với những người Thủy thường gặp tại đây, Tâm tỏ ra lạnh lùng khi nghe Hoàng, chủ quán săn đón: - Anh giới thiệu em, bác sĩ Tâm làm việc tại trường Võ Bị, lần đầu anh đến đây. Quay quay sang Thủy, Hoàng trịnh trọng: - Giới thiệu anh, Thu Thủy người đẹp, hoa khôi của thành phố. Không vồn vã bắt tay nàng như mọi người, Tâm chỉ khẻ gật đầu đáp: - Hân hạnh! Dứt câu Tâm quay qua nói chuyện với mấy người đứng bên cạnh. Câu trả lời lộc cốc và thái độ ngạo mạn của Tâm khiến Thủy nổi giận, nàng quay nhanh vào chỗ ngồi thường lệ dành cho nàng. Trong suốt chương trình nhạc Thủy vẫn ấm ức vì lần đầu tiên, nàng gặp một người ngạo mạn và bất bình thường. Phải, bất bình thường thì đúng hơn vì từ trước đến nay chưa có người đàn ông nào dám xem thường nàng đến vô lễ như vậy. Vừa giận vừa tức nhưng trong suốt buổi trình diễn ca nhạc, nàng thường liếc trộm về hướng của Tâm và thấy chàng vẫn bình thản hút thuốc, lâu lâu ghé tai qua chuyện trò với mấy người ngồi bên cạnh, tuyệt nhiên không chú ý đến nàng như những người khác. Gần về khuya trời bỗng dưng đổ mưa, nước xối xả trút xuống mái tôn lấn át tiếng kèn tiếng nhạc và lời ca. Chương trình phải tạm ngưng, nhiều người ân cần đề nghị đưa Thủy về nhưng nàng từ chối và ngồi nán lại bên quầy rượu. Khi tất cả đi xong, nàng hỏi chủ quán áo mưa và chiếc dù rồi từ giã Hoàng bước ra sân. Thủy ra đến dốc đường bỗng nghe tiếng xe hơi dừng bên cạnh, tiếp đến một giọng đàn ông: - Trời mưa quá, tôi đưa cô về. Nhận ra Tâm đang lái chiếc xe jeep quân đội, cơn giận tự dưng nổi lên, nàng nói lớn át cả tiếng mưa: - Tôi không cần ! Tâm vẫn ôn tồn: - Coi chừng trúng mưa sẽ bị cãm. Không thèm trả lời Tâm, nhưng tự ái đã được vuốt ve phần nào. Thủy tức cười trong bụng về giọng điệu của một bác sĩ, nàng bớt gay gắt: - Bệnh hay không chẳng ăn nhằm gì đến ông! - Đúng, không ăn nhằm gì đến tôi. Nhưng tôi và cô cùng đi về một hướng, tôi đi bằng xe hơi còn cô thì đi bộ dưới cơn mưa lớn. Nếu ai biết hoặc ai thấy, họ xem tôi là người không biết trọng đàn bà. Xin cô nghĩ rằng, trong trường hợp như thế nầy bất cứ ai cũng có bổn phận phải đưa cô đi một đoạn đường. Thủy không trả lời, vẫn tiếp tục đi. Lần nầy Tâm nói lớn gần như ra lệnh: - Cứ xem như tôi và cô chưa bao giờ gặp nhau, mau lên xe tôi chở đi! Vừa tiếp tục bước Thủy thầm nghĩ, cứ thử lên xe xem chuyện gì sẽ xảy đến. Nàng không trả lời Tâm, đưa tay xếp dù và bước về hướng chiếc jeep. Suốt quãng đường về đến nhà Thủy, Tâm vỏn vẹn chỉ hỏi một câu: - Nhà cô ở đâu ? - Số..... đường Đoàn thị Điểm. Sau đó, hai người không nói tiếp gì cho đến lúc xe đưa nàng về đến tận nhà. Những nhiều thứ bảy kế tiếp Tâm vẫn giữ thái độ bình thản với nàng sau vài câu chào hỏi khách sáo. Hoàn toàn không đề cập đến việc đưa nàng về dưới mưa lần trước. Cũng như thường lệ, chàng kiếm những ghế ngồi xa cách với nàng và bắt đầu làm thân với những người bạn mới. Thủy không còn giận chàng như lúc đầu và bắt đầu tìm hiểu con người Tâm. Là một trí thức đúng với danh nghĩa của nó, đẹp trai theo lối nhìn của Tây phương và bên trong tiềm ẩn một tâm hồn cao thượng trong lối xử thế. Hình ảnh Tâm dần dần ăn sâu vào tâm trí, Thủy thấy tim rung động, nhiều lần tự vấn lòng mình để rồi cuối cùng phải chấp nhận là kẻ chiến bại trong trận đọ sức tình cảm với Tâm. Từ đó hai người đã ngã vào tay nhau. Tâm và Thủy thường đến café Tùng không còn "đi tìm thú đau thương" nữa, họ đến đây để ôm ấp và vun đắp mối tình vừa mới chớm nở. Cuối mùa xuân 1972 một đám cưới linh đình được tổ chức nhiều ngày từ Đà lạt về đến Sàigòn. Sau tuần trăng mật đôi vợ chồng trẻ trở về lại đây. Thủy tiếp tục việc học, Tâm phục vụ tại trường Võ Bị với cấp bậc mới, bác sĩ đại úy. Đôi uyên ương vẫn đến Café Tùng đều đặn không vắng một cuối tuần nào. Lúc nầy thường xuất hiện nhiều ca nhạc sĩ trẻ, đến trình diễn lần đầu những ca khúc vừa sáng tác. Trong những ca nhạc sĩ mới, một người tên Cường đang gây tiếng vang trong giới mộ điệu qua những sáng tác tình cảm tuyệt vời của chàng. ***** Lấy nhau được hai năm Thủy cho ra đời đứa con gái đầu lòng, nàng đang đắm chìm trong hạnh phúc với Tâm. Thủy không quan tâm đến vấn đề gì ngoài tình yêu của chồng và con. Nhưng qua vài lần nghe Cường hát, nàng bắt đầu chú ý rồi dần dần cảm thấy thích và sau cùng đã bị tiếng hát truyền cảm của Cương mê hoặc. Nàng mong đến cuối tuần để có những giây phút được thả hồn theo những bài hát trữ tình, được ngắm nhìn thần tượng âm nhạc và để thu vào tâm trí giọng hát ngọt ngào của Cường đang hòa đồng theo nhịp con tim. Bất thần trong một buổi tối sau khi trình bày xong bốn bài hát của chàng mới vừa sáng tác, Cường đứng dậy cám ơn và nói tiếp cho tất cả khách nghe: - Đặc biệt hôm nay, tôi xin mượn bài hát của một người bạn, bài "Mộng dưới hoa" để tặng một người.... vừa mới gặp nhưng đã chiếm trọn quả tim tôi, rồi Cường cất giọng: “Chưa gặp em, anh đã nghĩ rằng, có người thiếu nữ đẹp như trăng....” Linh tính của Thủy cho nàng hay, người đó chính là nàng. Và từ đêm ấy hình ảnh của Cường đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tình cảm của Thủy. Người ta ca tụng Cường như một thần tượng qua lối viết nhạc tình cảm độc đáo và tiếng hát trầm ấm quyến rũ người nghe. Mái tóc bồng bềnh phủ xuống một bên, gương mặt u buồn, dáng dấp phong trần nhưng vẫn phảng phất nét thơ ngây của trẻ con. Dưới ánh đèn trông chàng đẹp như một thiên thần đang ôm đàn, cất lời ca đưa người nghe vào những cơn mê kỳ diệu của thơ, của nhạc, của tình yêu.... Không ai biết rõ về Cường, một lãng tử nặng tình với đồi núi sương mù, dừng chân lại đây vừa đúng hai tháng. Nhưng qua những sáng tác, khách ngưỡng mộ có thể hình dung về Cường với một mối tình vô vọng, không biết là sự thật hay chỉ một loại bệnh của nghệ sĩ đa tình mà họ thường tự tạo cho mình những hình bóng, những đổ vỡ mất mát để rồi sống với "thú đau thương". Tháng tư năm 1975 gia đình Tâm theo trường Võ Bị di tản theo đường bộ từ Đà lạt về Sàigòn và tá túc tại gia đình vợ ở gần nhà thờ huyện Sĩ. Ông Phú, cha của Thủy, một nhà thầu khoán cha truyền con nối giàu có trong ngành xây cất. Từ ông nội đến cha Thủy trước đây đã hoạt động và yểm trợ tài chánh cho phong trào Việt Minh kháng chiến chống Pháp. Cha Thủy là bạn thân với nhiều nhân vật đang cầm đầu Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam cũng như nhà cầm quyền Miền Bắc hiện tại. Vừa gặp gia đình Tâm, ông đã trấn an: - Không sao đâu các con, nếu Sàigòn mất còn có ba ở đây, mọi việc đâu sẽ vào đó. Tất cả mọi người không ai tin hẳn những gì cha Thủy trấn an, nhưng cố bám lấy những hy vọng mỏng manh. Sau khi Miền Nam đầu hàng, ông Phú liên lạc được với bạn bè ngày xưa nhưng tự nhiên ông đổi tính ít nói ít tiếp xúc với ai, thường đóng chặt cửa phòng uống trà một mình từ đêm đến sáng. Những người bạn thân tình khuyên Tâm phải kiếm phương tiện thoát ra ngoại quốc ngay. Nhưng sau nhiều đêm đắn đo, chàng không dám dứt khoát vì quá nặng gánh gia đình. Cha mẹ Tâm đã già không muốn ra đi, phần tiếc của, phần gắn bó với quê hương mồ mả ông bà không còn ai để ngày đêm hương khói. Thủy cũng không thể bỏ gia đình ra đi với Tâm. Rốt cuộc, nhà cầm quyền mới ra lệnh sĩ quan nhân viên chế độ cũ phải trình diện tập trung học tập cải tạo bảy ngày. Ngày lên đường Tâm chuẩn bị hành trang dự trù cho một tuần lễ, ông Phú đặt tay lên vai con rể và vớt vát: - Cố gắng một thời gian ngắn rồi sẽ an toàn trở về, họ cũng là người Việt, anh em máu mủ với chúng ta. Hơn nữa con là bác sĩ, đâu có tội gì với nhân dân cũng như với cách mạng.... Theo ba nghĩ, chỉ tập trung vài ba ngày để kiểm kê khai báo theo thủ tục hành chánh mà thôi. Là bác sĩ nhưng chàng thuộc diện gia đình tư bản, gốc chế độ cũ từ cha đến con, không được ân huệ tạm tha để phục vụ trong các bệnh viện như một số đồng nghiệp khác. Kết quả sau ba năm lao động cải tạo từ trại nầy qua trại khác, Tâm được trở về trong đợt phóng thích đầu tiên cùng với một số sĩ quan cấp úy. còn tiếp Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Jan/2024 lúc 9:14am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 16/Jan/2024 lúc 9:05am |
Ngày Tháng Còn LạiTrong lúc Tâm đang còn lao động trong trại Bù Gia Mập thuộc tỉnh Phước Long, Thủy đã âm thầm chuẩn bị vượt biên qua đường bán chính thức, dưới danh nghĩa một gia đình người Hoa. Một lối thoát an toàn của chế độ mới ưu ái dành cho người Tàu tại Chợ lớn. Chỉ cần đóng cho chủ tàu mỗi người 10 đến 12 lượng vàng, người vượt biên sẽ được ngang nhiên xuống ghe ngay giữa thành phố có công an canh giữ bảo vệ. Chừng hơn một tháng sau, Tâm Thủy và bé Hồng xuống tàu ngay tại chợ Mỹ Tho. Sau bảy ngày đêm tàu của Tâm đến được Mã Lai và cập vào cửa sông an toàn. Tâm bắt tay vào công tác y tế để phụ giúp sức khỏe cho hàng chục ngàn người đang chen chúc nhau trong những túp lều dựng tạm bên bờ biển. Những ngày trong trại tỵ nạn Thủy đã lấy lại bình tĩnh sau những năm tháng giao động mãnh liệt. Giờ đây nàng bắt đầu trang điểm chưng diện trở lại. Suốt ngày Thủy theo dõi những vụ đánh ghen, thanh toán nợ tình, nợ tiền xảy ra liên tục trong một tập thể hổn tạp gồm đủ mọi thành phần. Chiều đến Thủy ra phố, gọi phố để hình dung một khu đất trống, nơi đó bán đủ các loại hàng ăn do người Hoa trong trại sản xuất, nơi các cô chưng diện những bộ áo quần thiếu vải cho đàn ông thanh niên chiêm ngưỡng miễn phí và cũng là nơi các bà trình diễn vàng cà rá hột xoàn đã cất giấu được khi xuống tàu. Tại đây đồng dollar Mỹ đem theo được hay quà cáp do thân nhân bạn bè từ các xứ tự do gởi qua, được dịp tiêu xài phung phí. Một dollar đổi trái dừa, mua cái bánh thiếu đường hay tô hủ tiếu "bánh phở nước biển". Chuyện ồn ào nhất trong trại, mỗi khi có thuyền nhân mới đến, dân cũ tại đây tụ tập ngay trước văn phòng và dàn thành hai hàng, chỉ dành một lối nhỏ ở giữa cho những người mới đến đi qua, để mọi người được nhìn tận mặt. Họ tập trung tại đây vì hiếu kỳ và nhất là để tìm người quen thân họ hàng trong số người vừa mới lên bờ. Một số trang bị gậy gộc, dao búa chờ cơ hội để thanh toán tình địch ngay tại chỗ; những người đã phản bội, cướp ghe, giựt tiền, cướp tình của họ trước khi vượt biên. Nhiều trường hợp cha con vợ chồng gặp lại nhau tại đây trong ngỡ ngàng tưởng chừng như đã mất nhau vĩnh viễn không hy vọng có ngày gặp lại. Cũng vì quả đất tròn xui khiến nhiều tình địch tái ngộ trong chua chát, nếu không xảy ra án mạng thì những trận đòn hội chợ thanh toán cũng thừa để lại cho nạn nhân những vết tích bài học để đời. Thủy còn nhớ rõ, một buổi chiều gần lễ Giáng Sinh, chiếc tàu chở khoảng trăm thuyền nhân vừa mới đến, trong số có một người đã làm tim Thủy gần như ngừng đập: Cường, chàng đi một mình, hành trang chỉ vỏn vẹn có chiếc đàn mang theo sau lưng. Không giữ được bình tĩnh, Thủy chạy ra ngay giữa hai hàng người kêu lớn: - Anh Cường! Sau vài phút ngỡ ngàng, Cường đã nhận ra người gọi, chạy nhanh về hướng Thủy và ôm chầm lấy nàng như hai người bạn tâm giao. Tâm thực tình vui vẻ tiếp đón Cường như một người thân không thắc mắc nghi ngờ. Trong suốt thời gian ở trại tỵ nạn, Tâm làm việc cả ngày lẫn đêm trong bệnh xá với hàng trăm trường hợp khẩn cấp. Thủy được tự do tiếp xúc, nghe chính Cường hát cho nàng những tình khúc của chàng đã viết riêng cho nàng. Gặp người quen, Thủy chỉ giới thiệu vắn tắt là anh họ mới đến từ Việt nam. Tình cảm của hai người bỗng chốc sống lại một cách mãnh liệt. Thủy đôi lúc muốn buông thả, hẹn hò một góc vắng vẻ nào đó để được âu yếm vuốt ve. Nhưng tuyệt nhiên Cường vẫn giữ một giới hạn, một khoảng cách chừng mực giữa chàng và Thủy, mặc dù nàng đã tạo nhiều cơ hội để Cường có thể hôn lên tóc, lên môi nàng. Nghe một vài người kể lại những chuyện chung quanh Cường và vợ chàng, nhưng lúc đầu Tâm vẫn nghĩ rằng những nghệ sĩ có tài được nhiều người ái mộ là chuyện thường tình. Hơn nữa gia đình chàng đã biết rõ Cường từ hồi còn ở Đà lạt. Nhưng sau một vài lần để ý quan sát thái độ của Thủy, Tâm bỗng giật mình và lo lắng, rơm để gần lửa tất nhiên sẽ bốc cháy một ngày nào đó, khi khám phá được chắc không còn cách cứu chữa. Khi phái đoàn Canada đến, họ đề nghị Tâm qua định cư tại đây, chàng nhận ngay với hai lý do. Trước tiên, cơ hội để tách vợ chàng và Cường xa nhau càng sớm càng tốt. Thứ đến, định cư trong vùng nói hai thứ tiếng thì đỡ vất vả cho những ngày sắp tới, nhất là việc học và thi lại chương trình y khoa của chàng. Tâm giữ kín không tiết lộ quyết định của chàng cho bất cứ ai. Chỉ non một tuần sau Tâm nhận được giấy cho nhập cảnh của phòng Lãnh sự Canada tại Kuala Lumpur. Để tránh bất trắc tình cảm giữa vợ chàng và Cường, chàng chỉ cho Thủy biết vào lúc khởi hành nghĩa là sau khi đoàn xe car đã vào hẳn trong trại để đón những người đi định cư lên thủ đô Mã Lai khám bệnh và chờ chuyến bay. Sau cuộc chia tay không lời từ giã, Tâm tin chắc Cường khó tìm được quê hương thứ hai, nơi định cư tương lai của gia đình chàng. Ra khỏi trung tâm nhập tạm, Tâm và gia đình về định cư tại Vancouver, thành phố thật đẹp và hiền hòa nằm về hướng tây Canada. Gia đình Tâm được sự giúp đỡ tận tình của các hội đoàn địa phương. Bệnh viện của thành phố thu nhận chàng dưới danh nghĩa một y tá. Tâm vui vẻ chấp nhận công việc nầy để làm phương tiện sống trong những năm đầu tiên và tiếp tục việc học cũng như thi lại bằng y khoa tại đây. Cuộc sống mới ổn định, với mức lương của một y tá, Thủy không phải đi làm thêm. Một năm sau, vợ chồng Thủy cho ra đời bé gái thứ hai đặt tên là Tuyết để kỷ niệm thành phố tuyết nầy. Niềm vui lại đến khi Tâm tốt nghiệp Y khoa bác sĩ tại xứ người và chính thức làm việc tại bệnh viện với danh nghĩa bác sĩ điều trị. Chưa có một gia đình tỵ nạn nào nổi tiếng và thành công một cách mau chóng như trường hợp của Tâm và Thủy. Tâm sung sướng nhất, trong một thời gian ngắn hội nhập chàng đã thành công nhanh chóng cả tinh thần lẫn vật chất, ra đường mọi người trọng vọng, về nhà tràn ngập hạnh phúc bên cạnh vợ con. Tính tình Tâm vẫn không thay đổi, lịch thiệp khoan dung và kín đáo. Ngay cả Thủy, hoàn toàn không đoán được những ưu tư thầm kín trong con người Tâm. Một đôi lần Thủy cố tìm hiểu: - Anh đang toan tính hay có ước mơ gì, em là vợ anh em muốn biết. Chàng chỉ đáp khẽ: - Con người không thể sống ích kỷ và tầm thường, chỉ biết miếng cơm manh áo cho bản thân mà còn nhiều bổn phận phải làm. - Anh nói bổn phận gì? - Gia đình, đồng bào và quê hương. Nàng ngắt lời: - Gia đình thì đồng ý, nhưng đồng bào và quê hương thì xa vời quá! - Không đâu em, rất gần gủi nhưng chúng ta không chú ý và chưa làm được gì. - Đúng là chuyện ăn cơm nhà vác ngà voi cho người ta! Tâm phản đối: - Anh không đồng ý với em trên quan điểm nầy. Ngồi trong bóng tối hưởng lợi mà cứ hô hào tình thâm ruột thịt quê hương thì không thể chấp nhận được. Mỗi người hãy thắp lên một ngọn nến. - Anh đã tham gia tất cả chương trình cứu trợ phụ giúp đồng hương chưa đủ sao? - Đó chỉ là chuyện nhỏ nhặt. - Thế anh đang và sẽ làm gì? - Bàn tay khối óc anh chưa đủ khả năng để đốt lên ngọn nến nhỏ, nên ngày đêm anh vẫn suy tư. Không muốn đi sâu vào câu chuyện, Tâm chuyển qua đề tài khác: - Có những việc người đàn bà không nên tìm hiểu, nhất là người đẹp như em. - Thế người đàn bà đẹp nên làm cái gì? Chuyển câu chuyện về hướng khác, Tâm tiếp: - Để cho người ta ngắm. Đừng suy nghĩ nữa thêm mệt trí. Thủy cười lớn tiếng: - Anh lầm rồi, Trời tạo ra người đàn bà đẹp không phải để cho người ta ngắm mà để đem đau khổ đến cho đàn ông! Gật đầu, Tâm nhìn Thủy: - Em rất có lý, biết
bao anh hùng một thời ngang dọc cuối cùng cũng ngã gục dưới tay một người đàn
bà đẹp! còn tiếp
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Jan/2024 lúc 9:14am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 16/Jan/2024 lúc 9:06am |
Ngày Tháng Còn LạiGần ba mươi năm chung sống với Tâm, bây giờ Thủy mới khám phá thêm được một phần bí ẩn trong con người chàng. Tâm còn là người mang nặng tình quê hương, sống xứ nầy nhưng tâm hồn vẫn còn quấn quýt nơi chôn nhau cắt rốn. Mặc dù bận rộn với chương trình làm việc, những nghiên cứu dở dang, lúc nào Tâm vẫn là một người chồng gương mẫu, đầy đủ bổn phận với vợ con. Họ sống hạnh phúc bên nhau. Thủy không còn ước muốn gì hơn ở Tâm, nàng dành trọn vẹn tình yêu cho chàng và hai con gái. Cho đến một ngày tình cờ gặp lại Cường tại thành phố nầy, sóng gió trong lòng Thủy đã bùng trở lại. Vào một tối thứ bảy Tâm bận trực tại bệnh viện, nàng một mình đến nhà Loan tham gia đêm văn nghệ bỏ túi, do chủ nhà tổ chức hàng tháng. Nơi đây cô bạn Thủy thường luân phiên các buổi ngâm thơ, đọc sách nghe nhạc qua các đề tài về tình yêu, quê hương và thân phận con người. Ngoài những người bạn cùng nhóm còn có sự góp mặt của các ca nhạc sĩ trong vùng hoặc đến từ phương xa. Đặc biệt hôm nay chủ đề nhạc tình yêu do một thiên tài âm nhạc đến từ Châu Âu, trình diễn suốt đêm qua những ca khúc của chính tác giả. Vừa vào đến phòng khách Thủy sửng sốt khi thấy Cường đang nói chuyện với Loan. Nàng chưa kịp phản ứng Loan đã reo lên: - Sao hay vậy, anh Cường vừa hỏi thăm tin tức, mình chưa kịp trả lời thì bà đã đến, thế anh Tâm đâu? Phải định thần một lúc Thủy mới trả lời câu hỏi: - Hôm nay anh trực ở bệnh viện. Nghe đến đây Cường thở dài nhẹ nhỏm và bình tĩnh hỏi Thủy: - Cô và gia đình vẫn bình thuờng? Có thêm cháu nào nữa không? Thủy biết, trong lòng chàng đang nôn nóng nhưng vẫn ra mặt bình tĩnh để đánh lừa những người đang hiện diện tại đây, nàng chậm rải: - Cám ơn anh cuộc sống vẫn bình thường. Tiếng bình thường nàng hơi nhấn mạnh để chàng hiểu rằng nàng vẫn như xưa. Rồi nàng tiếp: - Có thêm cháu Tuyết, cả hai đã trưởng thành và đã lập gia đình. Còn anh? - Như ngày nào không có gì thay đổi, vẫn trung thành với hình bóng cũ. Bây giờ Cường đã lộ ra cho Thủy biết, nàng vẫn là người tình trong mộng. Câu chuyện tiếp tục xoay quanh vấn đề gia đình, bạn bè, vài nếp sống khác biệt giữa Âu và Mỹ. Vài người nôn nóng hối thúc: - Cô Loan cho khai mạc đi chứ. Trời đã qua đêm, Loan bắt đầu chương trình bằng vài câu ngắn gọn giới thiệu Cường: - Em trai tôi là bạn của anh Cường cùng định cư tại Hòa Lan, nó giới thiệu anh qua hát giúp vui. Sau khi đi một vòng Canada, đây là thành phố chót anh Cường dừng một ngày trước khi trở về lại Hòa Lan. Cường đứng dậy cám ơn, kín đáo nhìn Thủy và lên tiếng: - Hôm nay đặc biệt tôi xin trình bày lần đầu tiên, một số bài đã sáng tác trong hai mươi mấy năm qua, viết cho một người thần tượng, hay nói đúng hơn viết cho một người tình. Vừa nghe giới thiệu, nhiều tiếng thắc mắc bàn tán về người đàn bà con gái diễm phúc nào đó. Tim Thủy như ngưng đập, cảm động và sung sướng đón nhận những lời tỏ tình mà từ lâu nàng mong đợi trong thời gian chuyển tiếp tại Mã Lai. Gần hai mươi bài hát viết về một chuyện tình vô vọng. Chàng, một nghệ sĩ lang thang, nàng là nàng tiên đã có chủ. Lời ca quanh quẩn trong nhung nhớ, hờn giận, ghen tương mà chàng đã sống trọn vẹn với hình bóng cũ với những mơ ưóc viễn vông. Chàng nâng niu ôm ấp trong lòng thú đau thương như một hành trang quý giá để mang theo bên mình suốt đời. Những lời ca tình tứ, những âm điệu tuyệt vời qua giọng hát trầm ấm quyến rũ đã đưa người nghe đi vào thế giới huyền diệu của tình yêu, của đau khổ và của tuyệt vọng. Đầu óc quay cuồng, nhịp tim như ngừng đập, Thủy tự đặt câu hỏi tại sao ngày xưa chàng không chịu tỏ tình, dù chỉ là một câu nhỏ. Tại sao không hôn khi nàng đã ngã vào vòng tay để rồi ôm mối tình câm đến nay. Hay chàng chỉ mượn hình bóng nàng để thần tượng hóa con người trong mộng, để yêu thương giận hờn và đau khổ như thói thường của những thi sĩ văn nhân? Cuộc vui nào cũng tàn, tiếng hát tha thiết bao nhiêu cũng phải dừng lại nhường chỗ cho giấc ngủ sau một tuần mệt mỏi. Trời sắp sáng, Loan cám ơn Cường cùng những người đã đến chung vui. Trước khi từ giã, nhiều người ái mộ đề nghị Cường nán lại thêm vài ngày để có dịp nghe một lần nữa những bài hát của chàng, nhưng Cường dứt khoát: - Chuyến bay đã sẵn, ngày mai tôi sẽ lên đường. Xin cám ơn và tôi không bao giờ trở lại đây để trình bày những bài hát nầy nữa. Không đợi những câu hỏi, chàng tiếp: - Sáng tác cho một người và để trình bày một lần rồi cho tất cả vào quên lãng. Một thắc mắc lớn nhưng tất cả đều tôn trọng mối tình thầm kín của chàng, họ yên lặng ra về. Riêng Thủy cố ý nán lại để ít ra trao đổi vài ba câu với Cường. Bây giờ Loan đã rõ ai là người tình muôn thuở của Cường, nàng dứng dậy cáo lui để hai người tự nhiên ngoài phòng khách. Cánh cửa phòng ngủ Loan vừa khép lại, Thủy không thể kiềm chế, hai tay ôm lấy mặt khóc ròng lên như một đứa trẻ. Cường vẫn bất động, phút sau chàng tiến đến đặt tay lên vai nàng: - Em cứ khóc một lúc, những buồn tủi giận hờn sẽ theo nước mắt tuông ra. Thủy càng khóc lớn tiếng, hai vai run rẩy, nàng nói qua nước mắt: - Anh tự hành hạ mình được ích gì? Ngày xưa không chịu nói một câu yêu em. Tại sao vẫn giữ mãi tình yêu với em trong gần ba mươi năm mà không đi tìm? - Tại không duyên phận, ông tơ bà nguyệt đã xe duyên lầm, hơn nữa anh không muốn phá tan hạnh phúc của em. - Lần nầy tại sao anh đến và ..... - Anh có lỗi, nhưng anh phải nói ra: một mai anh chết, anh sẽ mãn nguyện vì đã bộc lộ được những lời yêu đương thầm kín tận đáy lòng của anh với em. - Anh ác lắm, anh là người đầu tiên đã cho em biết thế nào là đau khổ của một mối tình không trọn vẹn. Im lặng một lúc, Thủy tiếp: - Anh đã có gia đình? Cường lắc đầu: - Không ai có thể thay thế được em! Nàng thổn thức: - Được ích gì, càng gây đau khổ cho anh và ân hận suốt đời cho em. - Em không có gì phải ân hận. Cuộc tình do anh tự dựng lên để ôm ấp, để đau khổ và để được đau khổ một mình. Trời đã sáng hẳn, Cường dứt khoát chuẩn bị ra phi trường để đi chuyến bay sớm, Thủy muốn được một lần tiễn đưa. Cường an ủi: - Kéo thêm giây phút bịn rịn rồi cũng ra đi. Thà cứ khóc một lần trong vòng tay nhau còn hơn miễn cưỡng vuốt lệ vẫy tay chào. Thấm thoát chia tay Cường đã hơn hai năm. Tình chợt sống lại vội vã rồi cũng từ từ theo ngày tháng lùi vào quá khứ. Cuộc sống bình yên trở lại với Tâm và Thủy, cuối tuần họ tham gia các họp mặt văn nghệ bỏ túi hoặc đến tán gẩu ăn uống tại nhà người quen. Ngày Tâm đi làm, Thủy lang thang mua sắm một mình trong các shopping. Thời gian nầy nàng thường thấy một chàng thanh niên còn trẻ, có lẽ tuổi cũng xấp xỉ bằng con Hồng, đang bám sát lấy nàng tán tỉnh làm quen. Lúc đầu Thủy tỏ vẽ khó chịu ra mặt và xem thường những lời tỏ tình nặng mùi cải lương. Nhưng dần dần Thủy cảm thấy thích những lời lẽ rẻ tiền nầy, dù sao cũng tình tứ ngọt ngào đối với Thủy, còn hơn ba mươi năm nàng chưa bao giờ nghe được từ miệng lưỡi của Tâm. Với Tâm, từ việc tỏ tình, âu yếm đến những thầm kín ái ân vợ chồng đều giới hạn trong một phạm vi nào đó, mang nặng tính chất cổ điển, trí thức và lễ giáo. Thủy đã nhàm chán những lời nói, động tác thể hiện tình cảm của Tâm, nàng ao ước những gì mới lạ, bay bướm, nóng bỏng và sôi động của nếp sống mới bây giờ, dù đó chỉ là tạm bợ hay giả dối nhưng ít ra cũng đem lại cho nàng những gì nàng đang chờ đợi. Rốt cuộc nàng chấp thuận những cuộc đi chơi thân mật với Hải và một ngày cuối Đông, Thủy đồng ý về nhà chàng với những cảm giác nôn nao của một người đi tìm của lạ. Căn phòng trọ của chàng thật đơn sơ gồm những đồ đạc vật dụng vừa đủ để phục vụ tối thiểu việc ăn và ngủ. Ngoài ra Thủy không tìm thấy một vật gì chứng tỏ chủ nhân của nó thuộc giới trung lưu, trí thức hay văn nghệ sĩ. Hốt vội đống áo quần cũ liệng ngay vào góc tủ, Hải không để nàng có thời giờ quan sát nếp sống riêng tư, chàng quay lại ôm ngay Thủy dìu nàng ngã xuống giường. Đã đến đây tất nhiên chấp nhận, nàng nhắm mắt hiến dâng. Hải đưa nàng đi từ từ vào những cảm giác lạ lùng, rờn rợn từ đầu ngón chân đến tận chân tóc, như một luồng điện tăng dần cường độ trong cơ thể, từ những cảm giác nhột nhạt tê mê nầy đến những cơn rùng mình liên tục khác, đời nàng chưa lần nào tìm thấy với Tâm. Hải dẫn dắt nàng đi trong cơn mê, trong rạo rực, trong cồn cào, trong điên cuồng uớc muốn.... Đến lúc cơ thể nàng nóng như lửa đốt, run lên từng cơn, quay cuồng điên đảo như muốn nổ tung ra từng mảnh, lúc đó Hải mới chịu đưa nàng đến tột đỉnh của ái ân… Nghỉ một lát, Hải châm điếu thuốc nhẹ nhàng bước về hướng cửa sổ. Thủy vẫn còn nằm bất động, nàng muốn tận hưởng thật trọn vẹn những cảm giác còn sót lại trong từng tế bào, từng sớ thịt của một cơ thể đang chín mùi ở tuổi hồi xuân. Việc lén lút với Hải không chỉ qua đường một vài lần để thưởng thức mùi vị trái cấm mà Thủy đã vướng sâu vào con đường tội lỗi theo tiếng gọi của thể xác. Nàng đã quên Tâm, quên cả con người thực tại của nàng cũng như của Hải. Thủy chỉ còn biết vòng tay rắn chắc, những hẹn hò lén lút càng ngày càng mặn nồng trong căn phòng nhỏ. Thủy đã quyết định sẽ cùng Hải đi nốt quảng đường còn lại, công khai bỏ lại sau lưng hạnh phúc quý giá đã cùng Tâm gầy dựng trên ba mươi năm. Và sự chọn lựa nầy đã chứng minh bằng việc giải phẫu thẩm mỹ vừa qua, mục đích để làm vừa lòng Hải. Cuộc tình nào có lúc cũng cần đắn đo, cơn mê nào một ngày rồi sẽ hồi tỉnh. Sau trên nửa năm ngã vào tay Hải, nàng bắt đầu tìm hiểu cuộc sống riêng tư của chàng. Thủy đã sững sờ trước những khám phá về Hải, một người được nàng tôn sùng như vị thần tình ái. Nhưng giờ đã muộn, nàng vượt quá giới hạn của những lần qua đường vụng trộm... ***** Hải di tản và định cư tại Hoa kỳ từ năm 1975. Sau khi cha mẹ ly dị, chàng được các cơ quan từ thiện tiếp tục chăm sóc nuôi dưỡng. Không thích nghi những ràng buộc của nội trú, chàng đã thoát khỏi vòng kiểm soát, lang thang theo các đám bụi đời cho đến ngày trưởng thành. Hải đã làm bất cứ nghề gì để sống. Thiếu học và thiếu hẳn tình thương, Hải mang nặng mặc cảm bị xã hội ruồng bỏ, càng bị thua kém, càng cố vươn lên trong tuyệt vọng. Những lời nói, hành động của Hải đôi khi mang lại những ngớ ngẩn buồn cười hay có lúc bộc lộ nguyên hình những hiềm khích ganh tỵ nhỏ mọn trong lòng. Gần hai mươi năm lăn lóc trong giới bụi đời, chàng đã học được thế nào là tình đời, tình người, những mánh lới bon chen để mưu sinh, những ân oán phải trả... Hải tìm mọi cách che giấu quá khứ của mình, nhưng một khi đã nằm gọn trong vòng tay Thủy chàng không thể bưng bít những thầm kín trong lòng. Hơn một lần, Hải đã kể cho nàng nghe cuộc đời gian truân gần hai mươi lăm năm sống ở Mỹ. Hải không đẹp trai như Tâm, không u buồn lãng mạng như Cường. Nhưng thoáng nhìn, Hải cũng thuộc mẫu người lý tưởng. Khuôn mặt đầy nghị lực, già dặn, phảng phất nét phong trần pha lẫn khắc khổ của một người đàn ông đã từng trải. Một thân hình cân đối khỏe mạnh với những bắp thịt rắn chắc, nhưng bên trong không gì hơn là một khối óc rổng tênh, thiếu hẳn những kiến thức thật thông thường cho đến những ước mơ suy tư hoài bảo của một người đàn ông. Cuộc đời trước mặt đối với Hải độc nhất chỉ có đôi đũa, cái chén và chiếc giường! Đôi lúc Thủy tự hỏi tại sao hai người lại đến với nhau? Hải đến với nàng vì tình hay vì tiền? Tình thì không đúng, vì nàng cảm thấy Hải không hoàn toàn thỏa mãn khi ôm ấp trong tay người đàn bà lớn tuổi bằng mẹ mình. Dù nàng đã làm mọi cách để níu kéo tuổi xuân trở lại nhưng những mặc cảm vẫn ám ảnh Hải mỗi khi chăn gối với một bà già. Sự gượng ép nầy chứng minh cho Thủy thấy những ái ân không bắt nguồn từ một tình yêu mà mục đích của Hải là đem lại thỏa mãn thể xác cho Thủy. Vậy Hải muốn gì ở nàng? Tiền, có lẽ không đúng hẳn, vì mãi đến giờ nầy Hải chưa trực tiếp hay gián tiếp đề cập đến dù Thủy có thể mua cho Hải căn nhà nhỏ hay chiếc xe hơi một cách dễ dàng. Phải chăng vì mặc cảm, Hải phải chiếm cho bằng được nàng để thỏa mãn tự ái, để chứng tỏ cho mọi người biết rằng chàng đủ bản lãnh và đang làm chủ một người đàn bà giàu, đẹp và có địa vị nhất trong giới người Việt tại đây. Nhìn lại lòng mình, Thủy phải công nhận nàng đã đến với Hải quá đơn giản như hành động của loài thú tìm nhau trong cơn thèm khát. Nếu vậy thì thật xấu hổ và tàn nhẩn quá đối với Thủy. Nàng thấy rùng mình khi nghĩ đến những ngày dài chờ đợi tin Hải, vội vã đến với chàng, thỏa mãn xong ra về thảnh thơi như sau một bữa ăn sáng. Giữa hai người không tìm thấy một gắn bó tình cảm của những người đang yêu hay một sự tôn trọng lẫn nhau trong những lần chăn gối. Ngày xưa còn thời sinh viên, Thủy nổi tiếng tại viện đại học và là hoa khôi một thời của thành phố anh đào. Nàng có quyền quen thân và yêu thương nhiều người để cuối cùng có thể chọn cho mình một. Nhưng nay đã trở thành bà Tâm giàu có, được mọi người trọng vọng trong thủ đô thứ hai nầy, nàng không có quyền mang lại cho Tâm và các con những tủi nhục xấu xa. Tâm trong sáng như một thiên thần, nơi đây là thiên đường của hạnh phúc không thể để những hình ảnh thù hận ghen ghét, những xấu xa tội lỗi của Hải làm ô uế con người Tâm cũng như ngự trị trong ngôi nhà hạnh phúc nầy. Sau khi công khai dạo chơi với Hải, Thủy đã tránh mặt những người đồng hương trong thành phố. Lúc nầy nàng không còn tự nhiên và niềm nở với mọi người như những ngày trước, huống gì mai đây ly dị xong với Tâm nàng phải đối xử thế nào với mọi người? Nàng đánh mất tất cả niềm tin của bạn bè, người thân. Ân hận, nhưng bây giờ đã quá muộn, nàng phải gấp rút trốn chạy vòng tay bao dung của Tâm và trước sự săn đuổi của Hải. Con đường cuối để bám lấy là Thủy phải qua Châu Âu với Cường. Nàng sẽ để lại cho Tâm tất cả và lên đường với hai bàn tay trắng. Thủy chấp nhận một cuộc sống mới như ngày đầu đến lập nghiệp ở một quê hương thứ ba. Thủy nhờ Loan kiếm địa chỉ để gởi cho Cường bức thư ngắn vỏn vẹn vài hàng, báo tin nàng sẽ đến Hòa Lan và sẽ ở lại đây với chàng. Khoảng chừng hơn một tuần sau, Thủy nhận được hồi âm: Amsterdam, ngày... tháng... năm... Thu Thủy em yêu, Rất kinh ngạc khi nhận được thư em vì lúc chia tay anh không để lại địa chỉ. Ước nguyện cuối cùng của anh, muốn gặp em một lần sau gần ba mươi năm cách biệt, để hát cho em nghe những tình khúc viết về em, về anh và riêng tình của đôi ta. Nhưng vừa gặp nhau giây lát, anh đã vội vã trốn chạy trước con sốt của con tim. Anh sợ rằng trong giây phút yếu lòng anh sẽ đánh đổi cái "gìn vàng giữ ngọc" trong anh để đổi lấy những nụ hôn thèm khát hay một lần chăn gối phàm tục. Anh không muốn thần tượng mà anh ôm ấp, tôn thờ trong suốt cuộc đời phải sụp đổ trong giây phút yếu lòng. Một khi nằm trong tay anh, đã cùng nhau trải qua cơn mê ái ân thì em cũng trở nên tầm thường như những người đàn bà khác. Hình ảnh tinh khiết và tươi sáng như một thiên thần trong em sẽ đổ vỡ và vụt tắt bởi những thỏa mãn xác thịt. Anh sợ mất đi những gì quý giá mà anh đã giữ được trong tâm hồn nên đã trở về Amsterdam một cách vội vã, trốn chạy như một người thua cuộc. Em yêu, tóc chúng ta đã đổi màu, cuộc đời còn lại chẳng bao nhiêu, hãy chấp nhận những gì hiện có trước mặt và sống với kỷ niệm thời xưa, như vậy em đã tìm được hạnh phúc. Anh đã có người yêu trong mộng, em sẽ đi nốt quãng đường với Tâm và chắc chắn không gì có thể ngăn cản chúng ta hoài tưởng về quá khứ và lưu giữ trong lòng những kỷ niệm của hai đứa mình. Em hãy vui lên, vì có một người nơi phương trời nào đó, ngày đêm hằng ôm ấp hình ảnh em trong suốt quãng đời còn lại và sẽ mang kỷ niệm xuống tuyền đài như một gia tài vô giá. Cho phép được hôn môi em một lần, anh sẽ nhờ mây, nhờ gió mang đi, chắc chắn không làm ô uế thần tượng muôn đời của anh. Huy Cường Cường đã thực sự kéo Thủy ra khỏi cơn mê, đưa nàng trở về với thực tại. Thủy nhủ thầm thôi hết rồi, chàng đã dứt khoát. Thủy áp lá thư vào ngực, nước mắt từ từ lăn dài xuống má, nàng nấc lên từng hồi như để tiễn đưa một cuộc tình không trọn vẹn. Đọc lại thư nhiều lần Thủy thấy chàng có lý. Hạnh phúc không ở đâu xa, nó nằm trong ngay tầm tay của mọi người, hãy nắm lấy và vun xới những gì đang có. Đừng mơ tưởng quá xa để một ngày phải thất vọng não nề. Thủy đã và đang có tất cả những gì mà những người đàn bà khác hằng mơ ước. Thật vậy, Tâm một đời đã yêu thương và chung tình với Thủy, làm tròn bổn phận gia đình của một người chồng, người cha gương mẫu. Nhưng bù lại nàng đã làm được gì cho chàng ngoài hai lần phản bội. Ngoại tình tư tưởng với Cường và ngoại tình xác thịt với Hải. Cả hai sự phản bội đều mang tội với Tâm. Quả tim nàng đã chia xẻ cho một hình bóng trong ba mươi năm qua, thân xác nàng đã nhiều lần nằm gọn trong tay một người trai trẻ. Gởi trọn tâm hồn hay hiến dâng thể xác cho một người thứ ba đều là hành động phản bội trong đời sống vợ chồng. Tâm lại hoàn toàn không có thái độ ghen tương thô bạo, không một trách móc nặng lời, chàng vẫn như xưa, bao giờ cũng bao dung, hiền từ và kín đáo sẵn sàng tha thứ, mặc dù chàng biết rõ những liên hệ giữa nàng với Cường cũng như với Hải. Nàng hối hận nhưng phải làm gì khi đầu óc nàng đang muốn nổ tung trước những sai lầm mà nàng đã đánh đổi bằng một giá quá đắt. Uống hai viên thuốc an thần nhưng Thủy vẫn trăn trở mãi không tài nào chợp mắt. Nàng trở dậy vào phòng tắm ngâm mình trong bồn nước nóng. Lúc trở ra ngang qua phòng ngủ của Tâm, thấy chàng vẫn còn tại bàn viết, trầm tư trước những nghiên cứu dở dang. Viết lách, nghe nhạc, đọc sách là nguồn an ủi duy nhất kể từ ngày nàng ra khỏi đời sống tình cảm của chàng. Tự nhiên Thủy thấy tim mình đau nhói. Nàng nhẹ nhàng bước vào, đến bên hông Tâm, đưa tay ôm lấy cổ và siết đầu chàng vào ngực. Thủy hôn lên mái tóc đã bạc màu: - Đã khuya rồi, đi ngủ với em nghe mình ! Ngoài trời tuyết rơi xuống tới tấp, trong giây lát đã bám kín cửa sổ. Thủy thì thầm qua tai Tâm: - Tuyết ơi, hãy rơi nhiều nữa đi, hãy đóng băng căn nhà nầy thành đá. Trong đây chỉ có anh và em, chúng ta sẽ bắt đầu lại cuộc tình với những ngày tháng còn lại. Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Jan/2024 lúc 9:14am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 17/Jan/2024 lúc 10:01am |
Quân Lệnh Cuối CùngMột du khách Nhật Bản khi đang thám hiểm trên đảo Lubang ở Philippines bất ngờ phát hiện ra một người lính Nhật còn sống sót từ Đại chiến Thế giới lần thứ hai – trung úy Hiroo Onoda Sáng hôm ấy, khi du khách trẻ người Nhật Norio Suzuki đi sâu vào rừng rậm nhiệt đới để thám hiểm, anh chợt nhìn thấy một quái vật hình dạng người, râu tóc xồm xoàm, mình đầy vỏ cây đang ngồi ngấu nghiến ăn quả dại trên cành cây. Suzuki sợ quá nhảy thót lên. Quái vật nhìn thấy anh cũng vội trèo lên cao. Nhìn thấy động tác trèo cây của nó không giống động tác của loài khỉ, Suzuki đoán ra đây là người. Anh vội lại gần và hét to bằng tiếng Nhật: -"Ai thế? Đừng sợ, tôi không làm hại ai đâu!” Suzuki bỗng nghe thấy quái vật kia hỏi lại cũng bằng tiếng Nhật: - “Anh là người Nhật Bản hả?” Mừng quá, Suzuki thét to: - “Tôi là người Nhật sang đây du lịch. Tại sao anh cũng biết tiếng Nhật? Anh là người nước nào?” Một lát sau, quái vật kia nhảy từ trên cây xuống, miệng lắp bắp: -“Người Nhật, người Nhật … thế là cuối cùng tôi đã nhìn thấy người Nhật rồi!” Qua câu chuyện người ấy kể lại, Suzuki được biết đây là Hiroo Onoda, trung úy quân đội Nhật, sinh năm 1922, cách đây 29 năm từng phục vụ trong đội đặc nhiệm thuộc Bộ Tư lệnh Tập đoàn quân vùng 14 đóng trên đất Philippines; trong chiến đấu với quân Mỹ, đơn vị của anh bị tiêu diệt gần hết, anh cùng 3 người sống sót chạy vào rừng ẩn náu. Lính Mỹ đã lùng sục khắp vùng rừng núi này, sau đấy nhiều đợt quân đội và cảnh sát Philippines cũng vào rừng tìm kiếm và gọi hàng. Các bạn anh về sau một người đầu hàng, hai người bị bắn chết, riêng Onoda lẩn sâu hơn nên thoát được. Suốt từ năm 1945 tới nay, Onoda sống một mình trong rừng không hề ra ngoài gặp ai. Anh đoán đơn vị mình đã bị tiêu diệt, nhưng nước Nhật vẫn tồn tại và anh quyết sống đến ngày trở về. Onoda sống nhờ ăn trái cây và các loại côn trùng, động vật nhỏ như chuột, sóc, chim, thỏ rừng bẫy được. Vì không có lửa nên anh phải ĂN SỐNG nuốt tươi mọi thứ. Bộ quân phục duy nhất đã rách hỏng từ lâu, mùa hè anh trần truồng như nhộng, mùa rét anh lấy vỏ và lá cây đan lại làm áo che thân. Tuy không có phương tiện xem ngày giờ, nhưng qua nhìn trăng tròn trăng khuyết, Onoda cũng đại khái biết được mình đã sống ở đây được 29 năm. Đã nhiều lần Onoda gặp tai họa, như bị dã thú tấn công và bị ốm đau. Lòng dũng cảm và khôn ngoan đã giúp anh thắng được dã thú. Anh cũng dùng khẩu súng của mình bắn lại các binh sĩ Mỹ và Philippines vào rừng săn lùng lính Nhật lẩn trốn không đầu hàng. Trong ngót ba chục năm qua, Onoda đã phải tự tìm các loại lá cây và rễ cây để chữa bệnh. Nhờ tinh thần kiên cường bất khuất, anh vượt qua mọi khó khăn, sống được đến ngày nay. Điều duy nhất Onoda khó chiến thắng nổi là cảm giác cô đơn u tịch. Suzuki kể cho Onoda biết là nước Nhật đã thua trận và đầu hàng từ tháng 8 năm 1945, nhưng Onoda nhất định không tin. Mấy chục năm qua lính Mỹ và Philippines nhiều lần bắc loa gọi hàng cũng nói như vậy, nhưng anh đều cho đây là kẻ địch giăng bẫy. Anh nói: -“Không thể được. Đại Nhật Bản không bao giờ thua ai cả!” Mặc cho Suzuki thuyết phục nên về Nhật sinh sống với đồng bào mình, Onoda kiên quyết ở lại trong rừng như cũ, tiếp tục cuộc chiến đấu vì niềm tin của mình. Thuyết phục mãi không có kết quả, Suzuki bèn chia tay ra về. Trở về nước, Suzuki kể lại chuyện trên cho báo chí biết. Chính quyền Nhật bèn cử một viên chức tên là Isuzu sang tận cánh rừng Onoda ở để thuyết phục người lính già này từ bỏ ảo tưởng, trở về cuộc sống bình thường. Nhưng dù Isuzu trổ hết tài ăn nói, Onoda vẫn lắc đầu quầy quậy: -“Tôi không bao giờ tin như vậy. Tôi khước từ mọi lời khuyến hàng và dụ hàng của bất cứ ai, trừ phi cấp trên cũ của tôi đến đây ra lệnh thì tôi mới tin đó là sự thật; nếu không tôi phải hết sức nêu cao cảnh giác và đấu tranh hết sức mình theo cách của tôi!” Isuzu vô cùng thất vọng, chỉ còn biết hẹn với Onoda cách liên lạc lần sau, rồi ra về. Sau khi gọi điện về nước xin ý kiến, Isuzu viết thư báo cho Onoda biết CHÍNH PHỦ NHẬT SẼ CỬ cấp trên cũ của Onoda là thiếu tá Taniguchi thân chinh đến gặp Onoda để ra lệnh cho anh. Isuzu đặt lá thư này vào chỗ đã hẹn trước với Onoda. Thế là đã diễn ra một nghi thức chấp nhận đầu hàng chưa từng có trong lịch sử loài người. Quá trưa ngày 9 tháng 3 năm 1974, theo thư Isuzu báo trước, Hiroo Onoda đi đến chỗ hẹn thì trông thấy một chiếc lều vải có cắm cột cờ, trên đó lá quốc kỳ Nhật Bản bay phấp phới. Anh vô cùng xúc động vì đây chính là lá cờ đã cổ vũ anh kiên cường sống suốt 29 năm qua. Isuzu ra đón. Onoda biết đã tới giờ phút gặp lại thủ trưởng năm xưa của mình. Anh vội bước đến, hướng về phía chiếc lều và hét to: -“Báo cáo thiếu tá Taniguchi, trung úy Onoda có mặt!” Từ trong lều vang lên giọng nói quen thuộc: -“Onoda hả, đúng là anh đấy chứ? Chờ một chút nhé, tôi đang mặc quân phục. Đây là lần cuối cùng tôi ra lệnh cho anh, cho nên phải làm đúng quân cách.” Isuzu lấy máy ảnh chuẩn bị chụp lễ tiếp nhận đầu hàng cuối cùng của Đại chiến thế giới lần thứ hai. Taniguchi quân phục chỉnh tề bước ra. Onoda giơ tay chào theo kiểu chào của quân đội, dõng dạc nói -“Báo cáo trưởng quan Taniguchi, trung úy Onoda có mặt nghe lệnh ngài!” Taniguchi chào lại và nói: -“Onoda, anh giỏi lắm. Tôi rất mừng có một cấp dưới như anh.” Sau khi bắt tay Onoda, thiếu tá nghiêm giọng: -“Lễ thụ hàng chính thức bắt đầu. Trung úy Onoda nghe đây! Lấy danh nghĩa là cấp trên của anh, tôi đọc mệnh lệnh như sau cho anh nghe.” “Theo mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Tập đoàn quân vùng 14 thuộc quân đội Hoàng gia Nhật Bản, 19 giờ ngày 10 tháng 9 năm 1945, đội đặc nhiệm Bộ Tư lệnh Tập đoàn quân ra lệnh: - Điều Một. Theo lệnh của Thiên Hoàng, Tập đoàn quân vùng 14 đình chỉ mọi hành động chiến đấu . – Điều Hai. Theo mệnh lệnh số A-2003 của Bộ Tư lệnh Tập đoàn quân vùng 14, đội đặc nhiệm của Bộ Tư lệnh Tập đoàn quân vùng 14 đình chỉ mọi hành động quân sự. – Điều Ba. Tất cả các đơn vị và cá nhân thuộc đội đặc nhiệm phải lập tức đình chỉ mọi hành động quân sự và quy tập theo sự chỉ huy của sĩ quan cấp trên nơi gần nhất. Trường hợp không tìm thấy sĩ quan cấp cao hơn thì phải đầu hàng quân đội Mỹ hoặc Philippines và nghe theo sự chỉ huy của họ.’ Mệnh lệnh đến đây là hết. Thiếu tá Taniguchi, đội đặc nhiệm Bộ tư lệnh Tập đoàn quân vùng 14.” Đọc xong lệnh, Taniguchi nhìn Onoda nói: -“Mệnh lệnh chỉ có thế. Mọi chuyện khác chúng ta sẽ nói sau.” Onoda hỏi: -“Đầu hàng thật ạ?” Taniguchi trả lời: -“Phải chấp nhận thực tế thôi. Toàn bộ Hoàng quân Nhật Bản 29 năm trước đã chấp nhận đầu hàng, cả tôi cũng thế.” Onoda lặng người đi một lúc lâu, rồi quỳ xuống “Oà” một tiếng khóc vang lên: -“Chúng ta thật sự thua trận ư? Quân địch đã làm gì thế ạ? Bao năm nay tôi chiến đấu như một chiến sĩ du kích của Hoàng quân là để làm gì hả trời? 29 năm nay tôi ôm ấp một niềm tin Nhật Bản không bao giờ thua trận, lẽ nào bây giờ lại phải nghe một mệnh lệnh như vậy chăng? Lẽ ra tôi không nên đến gặp các vị. Chấp nhận đầu hàng như vậy thì sao còn có thể chiến đấu đến cùng vì vinh dự của nước Nhật, vì vinh dự của Thiên Hoàng, vì vinh dự của một quân nhân Đế quốc Nhật Bản được nữa?” Taniguchi thân mật vỗ vai Onoda: -“Trung úy Onoda, mọi việc đã kết thúc. Chiến tranh, ngót 30 năm cuộc sống hoang dã của anh, và cả huyền thoại ‘Nhật Bản bất bại’, tất cả đều đã chấm dứt rồi!” Sau nhiều lần cố gắng, cuối cùng Taniguchi và Isuzu thuyết phục được Onoda theo họ trở về nước Nhật. Dân chúng Philippines có người đòi trị tội Onoda vì đã vô lý chống lại lệnh đầu hàng và gây thiệt hại lớn cho binh sĩ và dân thường Philippines. Nhưng Tổng thống nước này đã ân xá cho anh và tiếp kiến anh. Khi Onoda về nước, dân Nhật đón anh như một anh hùng tượng trưng cho TINH THẦN YÊU NƯỚC. Phải nhiều năm sau, Hiroo Onoda mới quen dần với cuộc sống ở quê nhà. Ông viết và xuất bản cuốn tự truyện “Cuộc chiến 29 năm không đầu hàng của tôi”. Ông từ chối gặp Thiên Hoàng rồi sang Ba Tây (Brazil) (nơi có nhiều người Nhật di cư từ xưa) làm nghề chăn nuôi. Sau khi lấy vợ, ông lại về quê cũ và mở một vườn trẻ. Hiroo Onoda qua đời năm 2014, thọ 92 tuổi. Cang Huỳnh lược dịch từ Géographie nationale Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 17/Jan/2024 lúc 10:11am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 18/Jan/2024 lúc 9:15am |
Tình NgườiRob chưa bao giờ nói thật với con gái mình về công việc mà anh làm. Khi cô bé nũng nịu hỏi ba làm gì để kiếm tiền lo cho cho gia đình, thì anh nói anh làm việc trong văn phòng, và điều này khiến cô bé hài lòng, không thắc mắc gì thêm. Thật ra Rob chỉ là một người lao công quét dọn trong các building của thành phố. Và mỗi ngày trước khi về nhà, anh đều tắm rửa cẩn thận trong các phòng tắm công cộng, không để lại tí mùi hôi nào khi ôm hôn vợ con. Anh vốn được sinh ra trong khốn khó, và chưa bao giờ nhận được sự giúp đỡ từ ngay cả trong họ hàng của mình. Rob chưa bao giờ dám mua ngay cả một đôi giày mới cho riêng mình, anh chỉ mua những đôi giày cũ còn dùng được trong cửa hàng bán quần áo cũ. Anh tiết kiệm từng đồng để lo cho con gái. Anh muốn con mình được bạn bè trong lớp tôn trọng, nên không thể để người khác biết anh là người quét dọn rác. Bởi vì anh hiểu, dưới con mắt của mọi người trong xã hội, những người lao công quét dọn như anh thường bị khinh khi, nhưng anh nhất quyết không để con mình bị nhục. Năm tháng trôi qua, rồi con gái của anh cũng học xong high school và chuẩn bị vào college. Ngày được giấy báo vào trường, con gái mừng rỡ khoe với ba, kèm theo một lá thơ với số lệ phí mà con anh phải đóng để đăng ký nhập học. Số tiền không quá lớn đối với người khác, nhưng với anh, đó thật là một vấn đề nan giải. Trước ngày cuối phải đóng tiền cho con, anh đi làm với tâm trạng rối bời. Anh không còn tâm trí để tập trung cho công việc. Khi các bạn đồng nghiệp chia nhau làm việc, anh ngồi thẫn thờ cạnh đống bao rác hôi thối, lòng buồn bã nghĩ đến con gái sẽ thất vọng biết bao khi anh không mang đủ tiền lệ phí về cho con đêm nay. Kết thúc ngày làm việc, các đồng nghiệp kéo đến và hỏi anh: "Rob, cậu có coi tất cả chúng ta là anh em không?". Khi anh vẫn còn đang ngơ ngác, trả lời "Dĩ nhiên là vậy rồi", thì tất cả đều xòe tay ra. Trên tay mỗi người đều có số tiền mặt tương đương với một ngày công, và tất cả gom lại đưa cho anh. Rob hoảng hốt từ chối, anh không thể lấy số tiền của những đồng nghiệp nghèo khó đã vất vả kiếm được suốt cả ngày. Nhưng một người trong số đó vẫn dúi tiền vào tay anh và nói: "Chúng ta tất cả đều có thể nhịn đói ngày hôm nay, nhưng con gái của chúng ta nhất định phải vào Đại Học". Lần đầu tiên trong đời, Rob trở về nhà với bộ quần áo lao công, không tắm rửa hay sửa soạn, anh không thể nói dối mãi với con gái về công việc của mình và tấm lòng nhân hậu của các bạn đồng nghiệp. Năm tháng qua đi, con gái anh giờ đã tốt nghiệp Đại Học và tìm được một công việc khá. Cô nhất quyết không cho ba đi làm nữa. Nhưng điều lạ nhất là, cô hay cùng ba đi thăm những người đồng nghiệp xưa của anh, và cô luôn mua nhiều thức ăn đem đến cho họ. Một ngày cô cùng cha lại đến thăm, một trong những người bạn cha cô vừa cười vừa hỏi: "Này con gái, tại sao con luôn mang thức ăn đến cho chúng ta thế?". Vừa dọn thức ăn ra bàn, con gái anh mỉm cười trả lời: "Bởi vì tất cả các chú đã nhịn đói ngày hôm đó, để con có được ngày hôm nay. Con ước gì có thể mua thức ăn đến cho các chú mỗi ngày ...".
Sưu tầm My Lan Phạm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 19/Jan/2024 lúc 11:26am |
Thơ XUÂN GỬI CHO NGƯỜI... (1/2009 TT) - Nhạc Right Here Waiting - Richard Marx -1/2024 <<<<<<Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/Jan/2024 lúc 11:36am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 23/Jan/2024 lúc 9:31am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 27/Jan/2024 lúc 9:05am |
LỜI THỀ GIAN DỐI
Lúc đó khoảng 6 giờ chiều ngày 19 tháng 2 năm
1970, tại Cầu Ga, Huế nhiều người đang đứng lố nhố dọc thành cầu, thêm
nhiều người nữa từ các hướng đang đổ xô đến xem cho biết những người kia
đang tụ tập làm cái giống gì ở đó. Trên cầu xe xích lô, xe đạp hình
như đang ngừng cả lại . Hai bên bờ sông ngay chân cầu, già trẻ lớn bé,
đàn ông có đàn bà có trong chớp nhoáng đến rất đông như họ đang bị một
lực lượng thần bí nào thúc đẩy. Tất cả đang chong mắt nhìn xuống giữa
sông, nơi một thanh niên đang trồi lên hụp xuống như đang tìm kiếm cái
gì. Một vài tiếng kêu lên: Ái Hoa |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 30/Jan/2024 lúc 11:21am |
Ngoài kia tuyết rơi đầy…Có
lời bái hát xưa nào đó mà tôi còn nhớ loáng thoáng trong đầu, “ngoài
kia tuyết rơi đầy, sao em không đến bên tôi chiều nay…” chỉ nhớ mỗi câu
ấy thôi nên ngân nga cho đỡ buồn khi mỏi mắt nhìn ra cửa sổ… ngoài kia
tuyết rơi đầy. Dù sao cũng đỡ nản hơn nhìn vào chỗ làm là những hàng bàn
làm việc dài im lặng, những hàng ghế ngồi có bánh xe xếp ngay ngắn;
tiếng nói cười của đồng nghiệp hoà quyện vào âm thanh phát ra từ máy móc
đã lui về quá khứ như một triều đại huy hoàng đã lụi tàn. Mọi thứ chưa
đóng bụi thời gian đã thành phế tích của nền kinh tế đã chết trước cả
chính quyền điều hành nó là thực tế nước Mỹ. Linh có việc nhờ tôi giúp nên cô đến chỗ tôi, chuyện việc làm đã đành, đành không ai muốn nói tới nữa. Cô bỗng cầm cái thẻ trên cổ tôi xăm xoi, rồi hỏi, “Anh làm ở đây bao nhiêu năm rồi, sao cái hình trên thẻ của anh trẻ quá vậy?” “Nghĩa là em nói, bây giờ anh già quá, phải không?” “Thì anh coi đi, nhìn cái hình trên thẻ của em nè. Em mới làm ở đây có tám năm, vậy mà đôi khi em thấy em trong gương, cứ tưởng là mẹ em chứ không phải em. Con gái em cũng nói hình thẻ của mẹ là mẹ, còn mẹ bây giờ là bà ngoại… Nghe đau lòng thì thôi.” “Anh thì, hôm đó đi xe chung, thằng con lớn của anh thấy cái thẻ của anh, nó nhìn ngắm, rồi nói: Con dùng cái thẻ này đi vào hãng bố làm. Bạn bè bố nhìn ra con chứ nhân viên an ninh hay bảo vệ chắc không biết đâu… Thời gian mà em.” “Nhưng đàn ông dù sao cũng đỡ hơn đàn bà. Anh già hơn năm ngoái, năm kia một chút cũng đâu có sao; tóc anh bạc mấy sợi rồi bạc hai bên thái dương trước khi bạc cả đầu cũng đâu có sao… Đàn ông dễ hơn đàn bà là tóc bạc vài sợi đã thấy khó coi, phải tốn tiền, mất thời gian đi nhuộm; rồi mắt mờ là thấy xong đời…” “Để anh kể cho nghe, hôm anh S khều anh, chỉ sang chỗ em làm. Em nhướng nhướng, đưa ra xa rồi kéo lại gần vẫn không đọc được hàng số nhỏ như kiến bò trên cái board. Anh ấy nói anh, kết nạp con Linh vô Hội cao niên của ông được rồi đó, coi nó nhướng thấy thương hông? Nhưng đâu có ghê dữ vậy, làm gì đã xong đời. Anh đoán sau này, em đẹp lão như mẹ em vậy, nhưng còn lâu lắm em gái.” “Lâu gì mà lâu. Lúc em mới vô làm, anh hay ghé nhà nhậu với ông xã em. Anh hay chọc con gái em nhìn như cây tăm xỉa răng vì nó ốm quá. Rồi anh hết hồn hôm thấy nó lái xe tới hãng đón em. Anh nói, ‘Trời đất ơi, con tăm xỉa răng lái xe rồi đó hả?’ Hôm gặp mẹ con em trong chợ, anh nói nó cao hơn em một cái đầu. Tới hôm đám ma bà nội nó, anh đâu có nhìn ra nó. Nó về nói em, con tới chào bác mà bác không nhìn ra con…” “Thì hồi nhỏ mình thấy thời thời gian một năm mới tới tết một lần là lâu lắm, nhưng về già thì thời gian như bóng câu qua cửa; Và sống bên đây, đời sống quá cập rập với cơm áo gạo tiền nên chỉ biết mở mắt ra là đi làm, chiều về tới nhà đã hết pin, ăn uống qua loa, đi ngủ sớm như cắm xạc cái điện thoại, thức dậy lại đi làm. Trời hết nóng thì lạnh, hết lạnh lại nóng, ngày tháng vùn vụt qua…” “Để em kể anh nghe: Hôm thằng con trai em, nó hỏi ngày tháng năm sinh của em để nó điền đơn gì đó. Xong nó nói: Mẹ năm mươi hai tuổi rồi hả mẹ, sao mẹ còn trẻ quá vậy? Nó làm em mừng như trúng số, nó đâu biết em hết hồn em luôn. Mới hồi nào mẹ em dẫn em đi học lớp mẫu giáo, em khóc thấy mồ luôn vì sợ, mà không biết sợ gì nên càng khóc. Vậy mà bây giờ em hơn tuổi mẹ em hồi dẫn em đi học ngày đầu…” “Hồi anh còn nhỏ, phải thứ bảy cuối tuần mới được xem truyền hình ở sân Hội đồng Xã do mấy chú Xây dựng Nông thôn chiếu cho bà con xem. Anh nhớ hoài về cái trụ xi măng xây cao lên giữa sân Hội đồng Xã, nhìn như cái miếu lớn bên đường. Trên đó có cái tivi trắng đen, còn chưa có điện nên xài bình ăc quy. Người ta làm mái che mưa che nắng cho cái tivi vì đâu nhà ai trong xóm có đâu, cả xóm xem chung cái truyền hình của Phong trào Ấp chiến lược ngày xưa. Có cây ănh ten cao vút lên trời là điều tụi nhỏ anh không thể hiểu nó bắt sóng truyền hình bằng cách nào mà tụi anh chưa bao giờ thấy nó bắt như bắt tôm hay bắt cá nên không thể nào hiểu, nhưng không có nó thì tivi không có hình. Nên có đứa trời mưa giông, không sợ xập nhà mà vái ông trời cho cây ăng ten đừng bị gãy. Anh nhớ, lần đó xem tuồng cải lương gì thì không nhớ, nhưng đêm về khó ngủ vì trong tuồng: ông Thành Được bị người ta vu oan cho tội giết người, ông phải đi tù mười tám năm ngoài côn đảo. Hồi ông mãn hạn tù, trở về. Đứa con ông chưa từng thấy mặt đã mười tám tuổi. Cô gái trẻ đẹp, con nhà giàu không tin ông già rách rưới trước mặt là cha ruột của mình, làm cho biết bao người rơi nước mắt. Anh về khó ngủ vì không tưởng tượng nổi thời gian mười tám năm là bao lâu? Anh đã sống từng tuổi này, chuyện làng trên xóm dưới gì cũng biết hết vậy mà anh mới có chín tuổi đời. Không hiểu nổi đi tù mười tám năm là bao lâu, mình phải sống thêm chín lần tết nữa mới có thể trả lời người khác là tôi mười tám tuổi, trong khi mong tết tới hằng năm đã dài cổ nói gì tới chín lần tết nữa mới được mười tám tuổi để biết mười tám năm là bao lâu. Tất cả những hình ảnh, cả suy nghĩ năm chín tuổi như mới hôm qua, anh nhớ rõ, nhớ hết, nhưng thời gian đã trôi qua hơn năm mươi năm rồi - mười tám năm có xá gì với cuộc rong ruổi này…” “Nhiều khi em cũng hết hồn, định hỏi con gái hay con trai, đứa nào lục đục trong bếp đó? Nhưng nhớ ra đâu có đứa nào ở nhà, tụi nó đi học xa hết rồi. Lúc đó mới nghĩ tới con mèo, nó quậy cái gì trong bếp nữa rồi. Sau đó là buồn lắm anh ơi, cho con mèo ăn xong là ngồi luôn trong gian bếp ồn không chịu nổi với hai đứa con cãi nhau, sanh nạnh làm ít làm nhiều, ăn ít ăn nhiều... sao bây giờ yên vắng như chùa hoang. Buồn đủ thứ, buồn tuổi già gõ cửa không báo trước, mới mấy hôm trước còn đọc lén được điện thoại của người bên cạnh vậy mà mới mấy hôm sau đã không đọc được chữ sờ sờ trước mặt... Buồn vô lý mình mong con lớn cho đỡ cực thì tụi nó lớn rồi, đỡ cực rõ ràng thì lại buồn nhà vắng lặng quá! Đâu có cách nào làm cho tụi nó nhỏ lại được. Em ngồi suy nghĩ mình ên vì ông xã em hay đi làm thiện nguyện ngoài nhà thờ vào thứ bảy. Em ở nhà một mình, nghĩ rồi sợ một hôm nào, con gái em dắt bạn trai về nhà giới thiệu, ra mắt… là coi như em đi toi hết đứa con gái. Rồi tới thằng con trai…” “Thì ông bà mình nói, có làm cha mẹ mới hiểu lòng cha mẹ. Hồi em dẫn bạn trai về nhà ra mắt gia đình, em đâu có hiểu nỗi buồn trong lòng mẹ em đâu? Rồi em sẽ có những trải nghiệm mà anh đã từng, con trai anh dẫn về nhà một cô bạn gái là Mỹ trắng, cũng dân ăn học chứ không phải ăn chơi. Đâu ai biết nỗi buồn sâu thẳm nhất trong anh thành hiện thực: không phải là một cô gái Việt? Rồi anh tự an ủi mình, nó không dẫn về nhà một cô Mỹ đen đã là may, hay một cô Mỹ trắng ngầu hình sự, uống rượu như uống nước, xăm mình tùm lum đã là phước ba đời… Chúng ta sống trong ngục tù bao la này, cửa nào cũng lên thiên đàng chứ không phải cửa nào cũng xuống địa ngục như người ta nghĩ. Thiên đàng hay địa ngục là tùy ở suy nghĩ của mỗi người. Người thiên về chấp nhận dễ thấy vui hơn kẻ cứng đầu. Biết vậy nhưng biết đâu có nghĩa là làm được…” “Em nói con gái em rồi: Con lớn thì có bạn trai, mẹ không cấm. Nhưng con mà dẫn về nhà một thằng Mỹ đen thì mẹ bỏ nhà đi cho con ở…” “Nói vậy thôi chứ đàn bà đã là đàn bà từ trong vườn địa đàng… Ông bà mình nói: nước mắt chảy xuôi… Nó dẫn về nhà một thằng Mỹ đen thì em còn hậm hự được, chứ nó ẵm về một thằng nhóc đen thì em khóc tiếng Miên cũng đâu bỏ cháu ngoại em được…” “Thì cứ hù doạ trước đi, rồi trời cho sao chịu vậy chứ làm gì được con cái bên đây? Nhưng con dâu anh có ngoan với vợ chồng anh không?” “Ngoan. Thuộc người có học, có giáo dục gia đình hơn cả con trai anh. Điều anh nói em vẫn không hiểu. Khi anh còn đi học, còn chưa có bạn gái, nhưng chị dâu anh sinh ra đứa bé, anh đã thấy tình thân, tình máu mủ với đứa cháu gọi anh bằng chú. Anh tự thấy mình có trách nhiệm với nó từ nay, từ đây, với đầy đủ tinh thần: chết cha còn chú sảy mẹ bú dì. Trách nhiệm của người chú còn đang đi học, chưa làm ra tiền thì yêu thương cháu mình là điều có thể, điều làm ngay. Anh làm ngay việc đã quyết định trong lòng, có hcút tiền thời đi học thì qúy lắm, nhưng sẵn sàng nhịn chầu cà phê thuốc lá với bạn bè để mua đồ chơi cháu… Nhưng anh với mấy đứa trẻ lai gọi anh bằng ông chú, dù biết trong nó có một phần huyết thống của mình, nhưng sự chấp nhận không dễ dàng chút nào với những đứa cháu ngoại của anh của anh. Cô cháu gái lấy chồng Mỹ trong ý muốn của chị dâu anh vì đàn ông Việt độc tài, độc đoán, gia trưởng… ngu thấy mẹ mà cứ tưởng mình là trời. Ít nhất là anh hiểu suy nghĩ của chị dâu anh sau nhiều năm chị trở thành thành viên trong gia đình anh. Anh cũng hiểu luôn suy nghĩ trong lòng người anh của anh. Anh ấy thuộc loại người chấp nhận những gì ngoài khả năng để yên thân, yên bề gia thất. Anh biết, rồi ngày ấy sẽ đến với mình, ngày anh đón nhận đứa trẻ lai gọi anh bằng ông nội, nhưng tình thân không tiết ra từ bên trong mà cứ phải giả dối bên ngoài cho gia đạo bình an. Anh không biết nói sao cho em hiểu vì đôi khi anh cũng không hiểu mình muốn gì, suy nghĩ từ đâu đến, chúng đi về đâu? Anh chỉ thấy chính xác mình là người bảo thủ, độc đoán, gia trưởng, ngu thấy mẹ mà cứ tưởng mình là trời. Thôi đi làm đi, anh sửa cái nhíp cho em xong rồi nè…” “Đơn giản hơn một chút cho dễ sống đi anh già. Anh suy nghĩ nhiều thì mệt đầu anh chứ thay đổi được gì đâu! Thằng con trai em nói sau này nó sẽ về Việt nam cưới vợ cho bà ngoại với mẹ vui. Nó moi tiền bà ngoại tới sạch túi, cháy túi bà ngoại nhưng em thấy bà ngoại vui là được nên lờ đi cho nó. Còn con gái em thì coi bộ sẽ lấy chồng Mỹ vì nó không dám nói ra nhưng cách, kiểu nhìn đàn ông Việt của nó cũng không khác gì chị dâu của anh. Ông xã em lớn tiếng với em thì thằng con trai không nói gì nhưng nhỏ con gái ra mặt, nó không chống đối hay lên tiếng gì với ba nó, nhưng nó vỗ về, an ủi em… hành động nhỏ, nhẹ nhàng nhưng hơn bao lời bênh vực, chống đối.” “Thôi đi làm đi. Mai mốt xài cái nhíp thì nhớ dùm nó không phải cái kềm. Em cứ dùng nhíp để xeo với nạy thì nhíp nào chịu nổi.” “Không phải em. Con nhỏ Mỹ đen ca đêm đó. Em nói nó lần thứ ba thì nó tố em kỳ thị. Sếp đưa riêng cho em cây nhíp để xài riêng. Em giấu tuốt trong cùng hộc tủ thì nó vẫn tìm ra để tiếp tục ngu ngốc, cẩu thả… Có hồi nãy, không biết anh có vô làm hôm nay không nên em định hỏi thằng Móm có thấy anh không? Nhưng thấy nó đang khóc nên em chết trân đứng nhìn. Nó làm cho em một trận, ‘Bộ khóc lạ lắm hả? Làm cái gì nhìn tui như bắt hồn vậy? Em đi luôn, không biết trả lời sao nữa. Anh rảnh đi hỏi thăm em gái của anh đi?” “Cái này mới đúng là em chọc chửi chứ không phải anh nha…” … Biết đã lâu câu: lạnh tanh như chùa bà Đanh. Nhưng bây giờ cô đơn rảo bước trong hãng xưởng mới biết lạnh lùng, lạnh lẽo ở chùa bà Đanh ra sao! Đi mà nghe rõ bước chân mình, nghe giai điệu rệu rã của xương cổ chân theo từng bước một, giai điệu của lời thiên thu gọi không có từ khoá, không bắt đầu và không kết thúc… Tôi đến chỗ Móm trong im lặng tứ bề, nhìn nó buồn và cô đơn thật nên cất tiếng hỏi, “Sao buồn vậy Móm?” Nó nhìn tôi chắc không mắc chửi như nhìn Linh nên tử tế hơn, “Buồn thì nhằm nhò gì! Em khổ thấy mồ em luôn...” “Làm gì khổ, ai làm em khổ…?” “Ai dám làm em khổ, em bằm người đó cho vịt ăn. Nhưng má em làm em khổ nên em… khổ. Em đã nói với má em là em có chồng rồi. Vậy mà má em cứ kêu em cưới vợ hoài. Nói làm sao cũng không hiểu. Em khổ muốn chết luôn…” “Một bà già Việt nam thì làm sao hiểu cho con trai của bà khi em nói với bà: Em có chồng rồi! Em cũng phải hiểu cho má em với chứ. Vấn đề là em giải thích như thế nào mà bà già hiểu nhưng không buồn, và chấp nhận được…” “Anh, chị của em bình thường thì đâu có nghĩa là em cũng không sao. Nói làm sao má em cũng không hiểu, em chịu hết nổi ở chung với ba má em nên em dọn lên Dallas. Xấu hổ như con gái trốn gia đình theo trai, một mình lặn lội đi xin việc làm, mướn chỗ ở share phòng, một mình cô đơn - em buồn cỡ nào, khóc miết cũng không được gì mấy năm trời. Chừng em lấy chồng mới đỡ buồn, hai đứa mướn chung cư ở, có bạn đi về bớt cô đơn. Đâu phải em muốn vậy đâu, trời sanh ra em như vậy, má em không chia sẻ nỗi buồn của em mà cứ ép em hoài. Tết năm ngoái em về thăm ba má em, thăm gia đình. Hỏi má muốn gì con mua cho má, quần áo nói làm chi, vàng vòng em cũng mua luôn. Xin em mua cho cái điện thoại biết chụp hình, em mua luôn. Má em em không thương thì ai thương, em không nhớ má em thì em là đứa con trời đánh hả? Vậy là có cái điện thoại chụp hình được rồi thì đi chùa, thấy con gái nhà ai cũng chụp hình người ta rồi gởi cho em, ‘con ưng đứa nào để má đi hỏi cưới cho con…’ Em khổ thiệt là khổ luôn với má em, xa xôi gì từ đây chạy về Houston thăm má em, vậy mà một năm rồi em không về thăm má em. Em nhớ má em biết chừng nào, bả mê ăn bún mắm mà ba em không cho ăn vì cao máu. Đêm em nằm ngủ không được, chỉ muốn xách xe chạy tuốt về Houston chở má em đi ăn tô bún mắm. Già rồi sợ gì chứ, chết sớm một chút còn hơn sống thêm vài năm thèm thuồng thì vui cái gì chứ? Nhưng em không dám về nhà vì cứ bắt em đi coi mắt, coi mặt người này người khác… Mình không thích mà gật đầu bừa là phá hoại cuộc đời con gái người ta, ai đi làm chuyện thất đức như vậy được chứ… Em khổ quá rồi mà sao má em không hiểu cho em. Em đi làm không nghỉ ngày nào, không dám ăn xài phung phí. Chồng em em còn không bao nó ăn ngoài tiệm, đứa nào ăn đứa đó trả tiền. Về nhà ăn chung thì chia tiền chợ. Em để dành tiền để mua sắm cho má em bất cứ thứ gì má em muốn mà em có đủ tiền là mua liền. Bây giờ tiền bọc trong túi biết nặng mà không dám về nhà dẫn má đi ăn, đi chơi, mua vòng vàng đeo cho đã mắt, hết thèm cả đời má em từ khi còn ở nhà với ông bà ngoại tới lấy chồng cũng không có vòng vàng như người ta. Tết nhứt tới rồi, con không thương, không nhớ mẹ là bất hiếu; không về thăm là ân hận suốt đời… nhưng cứ về là bắt lấy vợ…” … Nó khóc không cầm được nước mắt, không biết xấu hổ gì nữa. Cứ hu hu khóc cho đã đời, khóc cho vơi đi những muộn phiền. Kể ra nó khổ hơn tôi nhiều vì con tôi dẫn về nhà một cô Mỹ trắng đâu có gì lạ trong đời sống Hợp chủng quốc này. Nếu con trai tôi dần về nhà một thằng Ấn độ mà bảo là vợ con thì tôi chết trên ghế sofa vì đứng tròng. Nó chỉ nói nó đã có chồng chứ chưa bao giờ dám nói với má là nó đã gả cho một thằng Mỹ trắng cùng hệ. Ngoài kia tuyết rơi đầy, sao em không đến bên tôi chiều nay… cuộc đời là mây, gặp lạnh thành tuyết rơi đầy để tan đi. Linh chắc hiểu vì sao thằng Móm bỗng nổi cơn dữ với chị Linh vào một ngày tuyết rơi, hãng vắng như chùa bà Đanh, còn lại mấy người mà không hiểu cho nhau thì ai hiểu… |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 02/Feb/2024 lúc 9:15am |
Tình Người ...Vô GiáAnh lính nắm chặt tay cha hấp hối suốt đêm trong bệnh viện, sau đó anh tiết lộ sự thật khiến cô y tá sững sờ... Câu chuyện ngắn dưới đây được viết lại dựa theo một sự kiện có thật. Tác phẩm khi được giới thiệu ra công chúng lần đầu tiên đã làm xúc động hàng triệu trái tim độc giả… Cô y tá bước vào phòng bệnh với gương mặt lo âu, hồi hộp, xen lẫn chút mệt mỏi, theo sau là anh lính Hải quân điềm đạm với những nét khắc khổ trên khuôn mặt. Hai người lặng lẽ tiến lại gần người đàn ông đang nằm bất động trên giường bệnh. Cô gái thủ thỉ vào tai ông: “Bác kính yêu, con trai bác đã đến rồi đây!” Người đàn ông không có phản ứng gì. Có vẻ những liều thuốc an thần “nặng kí” để giảm những cơn đau tim quằn quại đã khiến ông chìm vào giấc ngủ mê mệt… Cô y tá phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần ông mới nặng nề mở được đôi mắt vốn đã mờ đi vì bệnh tật. Những cơn đau tim dữ dội khiến cơ thể ông không còn một chút sức lực. Ông yếu ớt nhìn anh lính cạnh giường mình, rồi nắm lấy tay anh… Anh lính Hải quân vội vàng nâng đôi tay xanh xao gầy guộc của ông lão lên rồi nắm chặt, như thể muốn truyền cả tình yêu và lòng dũng cảm của anh sang cho ông lão. Ông chỉ nhìn anh run run mà không thể nói gì. Cô y tá biết cuộc hội ngộ này có ý nghĩa thế nào với ông lão và sẽ rất lâu để hai người có thể giãi bày hết tâm tư, nên cô lặng lẽ mang đến cho anh một chiếc ghế, đặt cạnh giường. Suốt đêm ấy, anh lính cứ nắm lấy tay ông lão chẳng rời. Anh kể cho ông nghe những câu chuyện “sinh tử” khi làm nhiệm vụ. Có một lần anh đã suýt chết đuối. Hôm ấy biển động dữ dội, trời mưa rét, gió lạnh căm căm, hạm đội của anh phải đi tuần tra thăm dò một vùng biển được cho là bị phục kích. Thời tiết khắc nghiệt khiến tầm nhìn cả đoàn tàu bị hạn chế. Anh là đội trưởng, phải có trách nhiệm hướng dẫn cả đoàn. Trong lúc mải mê quan sát, cơn bão to dữ dội xô anh ngã khỏi tàu. Ai nấy đều hốt hoảng nhìn anh vùng vẫy trong cơn sóng to, rồi dần dần chìm xuống. “Cha biết không? Lúc ấy, con tưởng cuộc đời mình chuẩn bị kết thúc rồi. Nước xộc vào mũi, cả cơ thể bị bao vây bởi nước, ngực nặng trĩu… Con tự hỏi, chết bây giờ thì có hối tiếc không?… Con chẳng nghĩ được nhiều nhưng thấy trái tim mình bình yên đến lạ… Con nghĩ đến đấng tối cao trong con và tấm lòng từ bi của Ngài… Nếu được đến với Ngài trong giây phúc này, con chắc chắn sẽ không hối hận…” Anh nghẹn ngào tiếp lời: “…và thế là, một phép lạ đã xảy ra… Con thấy cơ thể mình nhẹ nhàng từ từ nổi lên trên khỏi những cơn sóng, đồng đội con lúc ấy cũng đã kịp hoàn hồn dùng dây thả xuống để con bám mà kéo lên… Con đã được cứu sống một cách kỳ diệu như vậy đấy…!” Anh bảo chính tình yêu cuộc sống và sức mạnh của niềm tin vào đấng tối cao đã giúp anh vượt qua những tình huống khó khăn, hiểm nghèo. Anh muốn ông hãy mạnh mẽ như cái cách anh đã làm để bảo vệ Tổ quốc. Khi tình yêu thương chiến thắng nỗi sợ hãi, sẽ không có chỗ cho khổ đau và bi kịch. Rồi anh cũng kể về một mối tình đẹp đẽ nhưng không thành. Ngày ấy, khi anh chuẩn bị cầu hôn người đã chia ngọt sẻ bùi với anh suốt thời niên thiếu, thì nhận được tin anh phải đi đến Iraq tham chiến. Anh đã cảm thấy rất đau khổ và bế tắc khi bỏ lại người con gái anh yêu thương nhất. Nhưng giữa đất nước và tình yêu, anh chọn đất nước. Vì anh nghĩ rằng, nếu đất nước yên bình, người anh yêu cũng vì thế mà an vui. Anh khuyên cô hãy tìm một người đàn ông khác có thể chăm lo thật tốt cho cô, đừng đợi anh để rồi thất vọng. Vì anh chẳng biết đến ngày nào mình mới có thể về… Cũng không biết liệu mình có thể về được không. Nhưng anh không muốn kìm hãm sự tự do của người mà anh yêu. Ông lão chẳng nói được gì, chỉ thỉnh thoảng gắng gượng nở một nụ cười mãn nguyện. Anh thấy cả những giọt nước mắt lăn dài trên má ông… …Thấy trời đã khuya, cô y tá dịu dàng bước lại rồi bảo anh: “Anh nên nghỉ ngơi một chút, đã sang ngày mới rồi!”. Anh mỉm cười từ chối: “Cô hãy đi nghỉ đi, tôi muốn ở lại đây thêm một lúc nữa…” Cô y tá ngập ngừng đáp lại: “Vậy tôi muốn ngồi lại đây với anh một lát”. Rồi cô bắt đầu nói với anh, trước khi ông lão bị những cơn đau tim quái ác dày vò, ông hay kể với cô về con trai. Ông rất yêu đứa con này và luôn tự hào về anh. Ông nói anh rất dũng cảm và có một trái tim quảng đại. Ngày bé anh nghịch lắm, lúc nào cũng chỉ chăm chăm tìm vật dụng để hóa thân thành những anh hùng. Anh có đam mê với biển cả và những con tàu. Anh muốn sau này lớn lên sẽ trở thành một lính Hải quân, bảo vệ Tổ Quốc. Mỗi lần nhắc đến anh, hiện trong mắt ông lão đều là một sự hân hoan khó tả. Ông bảo anh đã xa ông từ rất lâu rồi. Ông chỉ ước một ngày được gặp lại con trai… Và thật may mắn khi anh đã có mặt ở đây… Anh lính trẻ không nói gì, chỉ cúi xuống hôn lên trán người đàn ông đã thiếp đi lúc nào không hay… Và anh cứ ngồi túc trực bên ông như thế, mãi cho đến khi bình minh ló rạng… Sáng hôm sau, khi sát lại gần đánh thức ông, anh mới hay ông lão đã trút hơi thở cuối cùng… Lúc ấy, anh mới buông tay ông ra và gọi y tá… Sau khi bình tĩnh lại, anh lính trẻ quay sang nói với cô y tá: “Tôi muốn cho cô biết một sự thật…”. Cô y tá chỉ tròn xoe mắt: “Là sự thật gì vậy?”. “Tôi không phải con trai của ông ấy…Tôi chưa gặp ông bao giờ cả…”. Cô y tá đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Cô hỏi anh nếu ông lão không phải cha anh vậy tại sao anh lại ở đó suốt đêm và trò chuyện với ông lão. Anh mỉm cười hiền từ: “Cô biết đấy… ông lão đang rất cần tình yêu của một đứa con trai. Tôi chỉ muốn bù đắp cho ông bằng tấm lòng của mình… Ông ấy già rồi, mà vẫn chưa một lần được gặp lại con mình…Và… tôi cũng mất cha từ khi còn rất bé, lâu rồi tôi không có ai để chia sẻ nhiều như thế…”. Cô y tá không nén nổi xúc động, thắc mắc điều kỳ diệu gì đã mang anh đến đây. Anh nói đó là một sự tình cờ ngẫu nhiên. Anh đến bệnh viện tìm ông William Grey nào đó để báo tin con ông đã hy sinh ở Iraq, nhưng duyên phận đã khiến anh có mặt tại căn phòng này… Cô y tá nhìn anh run run: “Người đàn ông mà anh đã ở cạnh suốt đêm chính là William Grey…” ... Cái đêm đặc biệt ấy đã khiến tâm hồn của ba con người thay đổi hoàn toàn. Ông lão được thỏa mãn nguyện ước cuối cùng của đời mình và có thể thanh thản để về bên kia thế giới. Chàng trai trẻ mồ côi cha lần đầu tiên được nắm tay một người để có thể chia sẻ, bộc bạch mọi khó khăn, bước ngoặt cuộc đời mà anh đã cô đơn bước qua. Cô y tá được chứng kiến tận mắt một câu chuyện nhân sinh quan rất xúc động có thật trên đời, có lẽ sẽ càng khiến cô trở thành một người chăm sóc nhân hậu, thông cảm và thấu hiểu hơn nữa tình người. Trong cõi xa xăm nào đó, hai cha con ông lão hẳn sẽ được đoàn tụ với nhau, và anh lính Hải quân sẽ không phải nuối tiếc vì thiếu hơi ấm của người cha khi còn quá trẻ… Một lúc nào đó, giữa dòng đời tấp nập, nếu có ai đó cần bạn thật sự, hãy mở rộng tấm lòng mình như cái cách mà anh lính Hải quân đã làm với ông lão và với cuộc đời mình, để cảm nhận tình người và vị ngọt của sự chia sẻ, đồng cảm. Yêu thương người khác là yêu thương chính mình, bạn sẽ không bao giờ biết được hết giá trị của tình yêu không hồi đáp mà bạn cho đi. Phong Châu biên dịch |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 141 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |