![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Tâm Tình | |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< phần trước Trang of 132 |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23340 |
![]() ![]() ![]() |
Phiếm: Chỉ Một Chữ "Ăn"
Mọi sinh vật sống trên trái đất có ăn mới tồn tại. Nhưng có thể khẳng định rằng chi có Việt Nam ta, mới dùng từ Ăn để diễn đat mọi nhẽ đời trong cuộc sống. Ở Việt Nam chữ Ăn đã giúp cho mọi người hiểu được đạo đức, nhân cách của một con người… Theo tôi, có lẽ xuất phát từ một nước dựa vào cây lúa là chính; lúc được mùa thì no, lúc giáp hạt thì đói. Có ăn mới tồn tại và phát triển được...Vì vậy, từ Ăn nó hằn sâu vào tâm trí con người từ ngàn xưa và càng ngày nó càng biến thể phong phú theo nhiều cách; tùy theo từng giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội mà thành những câu, những thành ngữ, ca dao đề nói lên cốt cách, tình cảm, cái tâm, hình dáng con người; giúp chúng ta phân biệt tốt xấu, dạy chúng ta nhìn rõ bản chất của nhân vật, người nào đó trong xã hội. Điều này, chứng minh dân tộc Việt Nam là một dân tộc rất thông minh, biết khai thác và biết sử dụng uyển chuyển ngôn ngữ đến từ gốc đến ngọn. Các bạn xem nhé, có đến hàng “1.001” cách diễn đạt từ chữ Ăn cơ đấy: - Để chỉ về thời kỳ Cổ đại, ta dùng cụm từ “Ăn lông ở lổ” “Ăn bờ ở bụi” - Sang năm mới, dù nhà nghèo hay nhà giàu ai cũng lo sắm sửa để “Ăn Tết”. – Các ngày lễ lớn, nhỏ dân ta hay tổ chức ăn mừng, ăn tiệc, ăn sinh nhật, ăn thôi nôi, ăn cỗ; “Bực mình mà chảng nói ra/Muốn đi “ăn cỗ” chả mà nào mời/ Không mời thì mặc không mời/ Đã trót mặc áo không mời cũng đi” - Để chỉ những người thích hưởng thụ mà lười biếng, muốn ăn ngon mà không muốn làm thì ta nói: “Ăn thì đi trước, lội nước đi sau; ngồi mát Ăn bát vàng”, “Ăn trắng mặc trơn, ăn trên ngồi tróc, suốt ngày chỉ biết tiêu khiển bằng các cuộc ‘chỉ biết “Ăn chơi” “Ăn tục, nói phét” - Chỉ những kẻ bất lương là đồ “Ăn cướp, ăn trộm, ăn cắp, - Chưa có tiền trả thì tạm “Ăn chịu” ghi sổ trả sau, - Giải pháp cho những người sống tạm bợ, chầu chực “Ăn chực nằm chờ” - Kẻ cơ hàn, sống bệ rạc, ăn không có mâm bát, bàn ghế, : Ăn xó mó niêu - Kẻ liều, không cần giữ phẩm giá: Đói ăn vụng, túng làm càn - Khi cùng cảnh ngộ mới thấu hiểu: “Dốc bồ thương kẻ ăn đong/vắng chồng thương kẻ nằm không một mình.” Không môn đăng hộ đối, hợm mình đến mức khó tin: “Bao giờ rau diếp làm cột đình Gỗ liêm ăn ghém thì mình lấy ta” - Người biết lo xa, biết dàn xếp, khó khăn đâu sợ nếu “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”, liệu cơm gắp mắm, ít thức ăn phải “Ăn dè” cho đủ. - Người không biết lo, không để tâm đến thứ gì “Ăn xổi ở thì” Sống biếng nhác chỉ dựa vào người khác: “Ăn không rồi lại nằm không/ Mấy non cũng lở, mấy công em cũng hoài” - Kẻ xấu, cố chấp, luôn nghĩ cách đối phó, trả thù: “ăn miếng trả miếng” - Kẻ tiểu nhân, giấu giếm để hưởng lợi riêng : “Ăn mảnh” - Đã nghèo lại còn đòi hỏi quá đáng: “Ăn mày mà đòi xôi gấc” - Chi tiêu phung phí : “Ăn xài ” không suy nghĩ - Trong cơ quan, công sở lãnh đạo thường tìm người cùng ê kíp “ăn cánh, ăn ý ” để bảo vệ chiếc ghế của mình. - Coi khinh, dè biểu người coi trong cái ăn: “Miếng ăn quá khẩu thành tàn / Mất ăn một miếng lộn gan trong đầu”, “Miếng ăn là miếng nhục”. - Coi trong Khí phách “Chết vì ăn là cái chết ươn hèn” - Ăn uống đầy đủ người mới có sức khỏe học những điều hay, trí tuệ mới được mở mang. “Ăn vóc học hay” - Chỉ gái làm tiền “bán trôn nuôi miêng”, “ăn sương”, “ăn đêm”, - Quan hệ không lành mạnh “Ăn nằm” với kẻ không phải vợ, chồng mình - Lợi dụng làm trung gian để lấy bớt phần người khác: “Ăn chặn” ăn chẹt, ăn giựt, “ăn quỵt”, “Ăn gian” “Ăn lận”. -Trong kinh doanh cần phải liều “Được ăn cả, ngã về không” - Người không thể vượt lên chính mình, đành “Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm/ cầm bằng làm mướn mướn không công” - Bọn côn đồ, mặt dữ dằn, thấy chúng như sắp “Ăn sống, nuốt tươi”, “nuốt chửng, nuốt trộng” người ta. - Người làm ăn dối trá, cốt hưởng lợi: Ăn thật làm giả - Người biết lỗi hối cải: “Ăn năn, sám hối” - Chụp hình đẹp hơn ở ngoài đời gọi là “Ăn ảnh” - Mua bán ngày một khá hơn “Ăn nên làm ra” - Nếu khôn thì biết “Khôn ăn cái, dại ăn nước” vì chất bổ tan hết vào nước, Đôi lúc chúng ta sử dụng từ ăn bằng tiếng Hán Việt để dễ dàng biểu thị sự việc cho văn minh hơn như “Có thực mới vực được đạo”, nam “thực như hổ”, nữ “thực như miêu” - Sự tri ân với người có công “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” - Trung thành với sếp “Ăn cây nào, rào cây ấy” - Vô ơn bội nghĩa: “Ăn cháo đái bát” - Ông cha ta thường đúc kết kinh nghiệm cho con cháu bằng ca dao: Cấy thưa thì thừa thóc/ cấy dày “Cóc được ăn”. (Cóc = không) - Phải quí trọng sức lao động của người nông dân, uống nước nhớ nguồn “Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” - Làm công tác xã hội không lương: “Ăn cơm nhà, vác tù và hàng Tổng” - Tính sòng phẳng “Tiền trao, cháo múc” - Hoạt động bí mật phải “Nếm mật, nằm gai” - Học hành mới có tương lai, nếu không sau này đi “Ăn mày”, “Ăn xin” mà sống “Ăn mày là ai? Ăn mày là ta/ Đói cơm rách áo mới ra ăn mày - Phải lao động mới có ăn “ Tay làm hàm nhai tay quai miệng trễ” - Có những thử “Ăn bốc” mới thấy ngon hơn - Đồ vật lâu ngày hư hỏng là do bị “ăn mòn”, “Ăn luồng, “Ăn rỗng” - Chỉ sự thông thoáng “Ăn thông” - Chỉ người nói leo “Đồ ăn hớt” - Nhà nghèo ta phải lựa chọn “Ăn chắc mặc bền” - Con gái thường “ăn vặt” hơn con trai - Bảo vệ dạ dày “Ăn chậm nhai kỹ”; để giữ vệ sinh “khi ăn không nói” - Tương quan lẫn nhau “Cá ăn kiến, kiến ăn cá”, “ăn nhịp” - Không có kế hoạch trước thì kết quả “Có mà ăn cám”, - Trong chăn nuôi, trồng trọt bị trộm hoài ta nên giải quyết: Thà ăn non còn hơn mất già - Công dụng tuyệt vời: “Ăn ráo củ kiệu” Cây kiệu: củ làm dưa món, rể, lá muối dưa chua không bỏ gì cả - Đạo lý nhà Phật “Ăn, Ở có đức mặc sức mà ăn” Ăn chay niệm Phật - Người cố chấp, cay cú không muốn ai hơn mình “Trâu buộc ghét trâu ăn”; - Sống phải biết nhường nhịn, đừng cậy mạnh “Ăn hiếp” kẻ yếu, biết chia sẻ không thì “Ăn một mình đau tức, làm một mình cực thân, - Hậu quả: “Cha ăn mặn, con khát nước”, - Không thỏa mãn thì “Ăn vạ” - Người thâm nho “Người khôn ăn nói nửa chừng, để cho người dại nửa mừng, nửa lo”, - Người dối trá thì “Ăn có nói không” Chỉ sự liên quan phù hợp cùng nội dung: “Ăn nhập” Để chỉ bọn quan lại tham nhũng: “Ăn hối lô”, “ăn bẩn” “Ăn đậm” - Chê bai: “Ăn nhằm” gì thứ đó Bluesea chuyen Share Lại Người Lính Già TQLC |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23340 |
![]() ![]() ![]() |
Xóm Cũ Nội ThànhHình minh họa Bóng đêm pha lẫn ánh ngày Thuyền qua sông vắng chở đầy tiếc thương Chiếc xe lửa nghiến bánh ken két trên đường sắt, nghe như tiếng rên than đau đớn, rồi rùng mình, chầm chậm và dừng lại ở ga Huế. Đám hành khách xơ xác, lôi thôi như lũ ăn mày, nhốn nháo, hốt hoảng tranh nhau đổ ào xuống sân ga. Hoàng nhảy xuống theo, hành lý trên tay chỉ có một cái bao nhỏ đựng bộ áo quần đã sờn rách tả tơi. Anh vừa được ‘cách mạng khoan hồng’ cho về đoàn tụ với gia đình, sau bốn năm ‘học tập tốt, lao động tốt’. Hoàng cười, trong tù, anh là thằng chậm chạp, trễ nải nhất thì được về trước, mấy anh chăm chỉ tích cực lao động, triệt để tuân thủ kỷ luật tù, thì còn mãi nằm lại trong đó. Thế mới biết, bạn anh nói không sai: ‘cách mạng’ thường làm ngược với lời nói. Được tự do sau bốn năm giam cầm, lao động khổ sai nơi rừng thiêng nước độc, đói, lạnh và bệnh hoạn. Trong lòng Hoàng rộn ràng nôn nao khó tả. Ừ, còn sống mà trở về là phước đức và may mắn lắm. Bước chân của anh nhẹ tênh, như đang bay bổng, không dính đất. Nhà ga không có gì thay đổi, chỉ tiêu điều, mốc meo cũ kỹ hơn. Người người hốc hác, ốm o và lôi thôi rách rưới. Vừa bước ra cửa ga, một người đàn bà chạy theo níu Hoàng và hỏi: “Có cái chi bán không?” Hoàng cười, lắc đầu trả lời: “Mới đi tù về, có cái con khỉ! À, mà có bộ áo quần đã sờn rách, có mua không?” Người đàn bà mau mắn: “Mô? Đưa coi!” Hoàng mở bao đưa bộ áo quần cho người đàn bà. Chị rũ rũ cái quần ra xem, rồi dài giọng: “Cấy ni là giẻ rách, ai mà mua mần chi hè!” Chị nhìn cái quần Hoàng đang mặc, còn tốt, lành lặn, vì mỗi tù nhân thường để dành một ‘bộ đồ viá’, chỉ dám mặc vào những khi có ‘sự cố’ trọng đại. Chị nói: “Hay là anh bán cái quần đang mặc nầy đi!” Hoàng đưa tay mở thắt lưng, định cởi cái quần ra, nhưng hơi ngượng trước mặt người đàn bà. Hoàng nhìn vào ánh mắt chị, bỗng la lên: “Ủa! Có phải Tâm đây không?” Người đàn bà sửng sốt, và chộp lấy hai tay Hoàng mà reo vui: “Anh Hoàng. Em đây! Trời ơi, mới có mấy năm mà không nhìn ra nhau. Ngày trước, anh hồng hào mập mạp, bây chừ, chỉ còn da bọc xương, đen điu như thằng mọi. Phần em cũng thay đổi nhiều, tàn tạ, mần răng mà anh nhìn ra được em hè?”. Hoàng cười: “Nếu không ngó kỹ vô đôi mắt của mi, thì tau cũng không nhìn ra. Ngày xưa, bạn bè tau thường đặt cho mi cái biệt danh là ‘Mắt huyền bí’. Đôi mắt mi, đã làm xao xuyến không biết bao nhiêu con tim đó!” Cô Tâm nầy là bạn của Nga, người em gái kế, thua Hoàng hai tuổi. Quen biết thân thiết nhau từ nhỏ, Hoàng vẫn thường quen xưng hô ‘mi, tau’ thân mật với các bạn của cô em gái. Hoàng chăm chú nhìn Tâm và nói: “Răng mà mi khổ dữ ri Tâm?” Tâm cười như không biết cô đang khổ: “Thời buổi ni, ai mà không khổ, không đói? Còn sức mà chạy gạo cho con là may mắn lắm rồi. Anh không biết, chứ con Hải còn khổ hơn nữa, phải đi xin nước vo gạo uống đỡ đói. Anh đi tù, còn khổ hơn tụi em chứ?” Hoàng ngần ngại hỏi: “Răng mà tụi bây bỏ dạy học, chạy lang bang đầu đường xó chợ kiếm cơm như ri?” Tâm nói lớn: “Ai mà dám bỏ việc trong thời buổi ni? Bọn em bị đuổi việc, không cho dạy nữa, vì gia đình ngụy quân, ngụy quyền. Nhà cửa cũng bị tịch thu, không nơi trú ngụ.” Mấy người xe đạp thồ hăm hở tiến đến gần Hoàng mời mọc. Hoàng chọn người già nhất, ốm o, đội nón lá rách và hỏi: “Về cửa Đông Ba bác lấy mấy đồng?” Người đàn ông nói nho nhỏ: “Anh cho mấy cũng được. Ngồi lên xe đi!” Hoàng dạng chân, leo lên khung sắt chở hành lý phiá sau yên xe. Người đạp xe thồ thở phì phò mệt nhọc khi lên dốc cầu ga. Hoàng nhảy xuống, phụ đẩy xe qua khỏi dốc, rồi leo lên lại. Người xe thồ cám ơn, và hỏi: “Anh đi mô về rứa?” Hoàng đáp: “Mới đi tù về!”. Ông nói: “Khổ chưa!” Hoàng cười vui vẻ: “Được ra khỏi tù là sướng, chớ răng mà bác kêu là khổ?” Ông già đạp xe chíp miệng: “Đi tù thì khổ là cái chắc. Nhưng ra khỏi tù rồi cũng chưa hết khổ mô! Không chừng lại còn nhiều mối lo hơn khi đang ở tù. Tin tui đi! Nghe giọng nói eo éo khàn khàn như vịt xiêm của ông xe thồ, và thoáng nhớ nét mặt quen quen của ông, Hoàng chợt nhận ra ông cụ là ai. Anh la lớn: “Dừng lại, dừng lại bác ơi!” Ông già ngơ ngác. Hoàng nói “Bác đưa xe cho cháu đạp, bác ngồi, cháu chở đi.” Ông cụ bối rối: “Bậy nờ! Mần chi mà lạ rứa?” Hoàng thúc dục: “Bác cứ leo lên đi! Cháu còn sức đạp xe mà!” Hoàng đạp xe chở ông cụ mà lòng tan nát tơi bời nhớ đến kỷ niệm xa xưa. Ông nầy là bố của Hồng, người yêu đầu đời. Hai đứa yêu nhau tha thiết, tưởng có thể chết cho nhau được, thế mà cuộc tình không thành. Ông cụ đã nghiêm cấm. Ông nói với con gái: “Mần răng thì mần, Ba nhứt thiết không sui gia, không nói chuyện với ông Thụ. Không ngồi ngang hàng với ông nớ!” Ông khinh khi gia thế của Hoàng thuộc giai cấp lao động. Ngày xưa, lúc ra đường, khi nào ông cũng áo quần phẳng phiu, mang áo vét, thắt cà-vạt, giày da láng bóng, như sắp đi dự hội nghị quốc tế quan trọng. Ông lái chiếc xe hơi cũ. Thời đó, xứ Huế rất ít người có xe bốn bánh. Ông tránh giao thiệp với hàng xóm, có lẽ ông nghĩ rằng, họ không cùng giai cấp. Ông cụ chưa nhận ra thằng rể hụt đang còng lưng thở phì phò đạp xe chở ông Dọc theo đường Lê Lợi, ngang qua trường Quốc Học cũ, nơi tràn đầy kỷ niệm của một thời xa xưa. Hồi đó, có nghèo khổ, có thiếu thốn, nhưng tràn đầy hy vọng cho tương lai. Đời tươi như hoa nở. Ông cụ ngồi sau xe, cứ lẩm bẩm hoài: “Răng mà lạ ri hè! Lạ quá đi chớ!” Hoàng đạp xe và đưa tâm trí miên man về miền quá khứ Đang mệt thở hổn hển, Hoàng tần ngần, không dám hỏi trực tiếp tin tức về người yêu cũ, mà né tránh, hỏi về ông chồng của nàng: “Anh Dũng, chồng cô Hồng đã được ‘cách mạng khoan hồng’ tha về chưa bác?” Ông cụ xe thồ ngạc nhiên hỏi: “Ủa, anh cũng biết thằng Dũng, rể tui? Hắn cũng chưa được về. Mà răng anh biết tui hè?” Hoàng hơi bối rối, không trực tiếp trả lời câu hỏi của ông, từ tốn nói: “Tụi cháu gặp nhau trong trại cải tạo Bình Điền một thời gian. Sau đó, chuyển trại, mất tin tức nhau. Có thời Dũng bệnh nặng, nằm liệt cả tháng, tưởng không qua khỏi. Bây chừ cô Hồng mần việc chi bác? Có còn đi dạy không?” Hoàng cố tránh, không muốn để ông cụ biết anh là ai, để đỡ ngỡ ngàng. Ông cụ ho khan mấy tiếng, rồi trả lời “Có chồng đi cải tạo, ai mà cho dạy nữa! Hắn bị đuổi lên kinh tế mới Nam Đông, ôm theo ba đứa con dại. Nhà cửa bị tịch thu. Chân yếu tay mềm, không biết mần răng mà phá núi, bạt rừng, cuốc đất trồng khoai sắn. E rồi cũng chết đói cả lũ mà thôi.” Hoàng ngậm ngùi: “Trời đất gió bụi, thì ra ngoài đời, cũng đói khổ không thua chi trong tù !” Ông cụ nói nho nhỏ: “Trong tù, mấy anh khỏi lo miếng ăn, tuy đói, nhưng mỗi ngày cũng còn có chút chi cho vào miệng. Ngoài tù, mỗi sáng thức dậy, hoang mang lo lắng lắm, không biết hôm nay có củ khoai, khúc sắn dằn bụng hay không. Nhiều hôm đạp xe thồ, cả ngày chưa có chi ăn, bụng đói, chân rã rời, đạp không nổi, mồ hôi vã ướt toàn thân. Nhiều gia đình, có khi một ngày chỉ ăn một bữa, cũng có lúc, một ngày không có chi ăn. Khổ lắm anh ơi. Người ta nói trời sinh voi, trời sinh cỏ, sai bét. Họ ‘quản lý’ hết cỏ rồi, thì voi cũng nhăn răng.” Hoàng hỏi: “Rứa thì hôm ni bác đã ăn chi chưa?” Ông cụ đáp yếu xìu: “Có. Hai củ khoai, cũng tạm dằn bụng. Uống nước vô nữa thì cũng tạm no.” Nghe ông cụ nói, Hoàng cũng hoang mang lo lắng. Không biết rồi mai đây, làm gì để sinh sống. Bỗng nhiên, đôi chân Hoàng rã rời, như không còn sức lực. Khi đi ngang qua chợ Đông Ba, Hoàng dừng xe lại, và nói: “Mình vô đây uống miếng nước đã bác! Mệt và khát lắm rồi.” Hoàng cho tay vào túi, mân mê đếm tiền. Nhờ có vợ bí mật tiếp tế cho một ít tiền từ tháng trước. Bên gia đình vợ, chạy hết được ra khỏi xứ từ năm 1975. Chỉ có vợ Hoàng kẹt lại, vì Hoàng không chịu đi. Hoàng ngồi xuống bên gánh chè, mời ông cụ xe thồ ăn một chén. Ông cụ lắc đầu, bảo ông không có tiền, mà dù có tiền, cũng không phí phạm, chè là thứ xa xỉ trong thời buổi nầy. Hoàng nói bác đừng lo, cháu đãi bác mà. Ông cụ ngần ngại, rồi cũng ăn. Hoàng thấy mặt ông rạng rỡ, nhai nuốt ngon lành, liếm mép, vét đáy chén, như cả đời chưa bao giờ nếm đến món nầy. Trong lòng Hoàng, dấy niềm thương cảm. Ngày xưa, ông ngăn cản cuộc tình giữa Hoàng và con gái ông, nhưng Hoàng không hề oán giận hay ghét bỏ ông. Hoàng chỉ không ưa cái phách lối phân biệt giai cấp, nghề nghiệp, giàu nghèo. Các con ông đều là bạn của Hoàng. Thằng Quý, con trai đầu của ông là bạn học thời thơ ấu, Hồng là người yêu của Hoàng, các em Hồng là Đạo, Huy, Bê Chị, Bê Út. Ngày đó, ông cấm con ông giao thiệp, chơi đùa với trẻ con trong xóm, vì sợ lây nhiễm cái bần của con cái gia đình nghèo. Nhưng rồi mười mấy năm sau, đám con cái nhà nghèo nầy, có đứa thành giáo sư trung học, đại học, bác sĩ, luật sư, kỹ sư, sĩ quan, hoặc giữ các chức vụ hành chánh trong xã hội. Các con ông, chỉ có Hồng lết lên đến đại học, làm giáo sư. Nhớ các con ông, Hoàng tần ngần hỏi: “Quý bây giờ làm chi? Ở mô hở bác? Có còn làm thơ viết văn không?” Ông nói với giọng buồn: “Hắn tự tử chết rồi. Ngày xưa hắn chống chiến tranh, trốn quân dịch, bị bắt đi làm lao công chiến trường, rồi bị thương tật. Sau 1975, vì không lao động được, chỉ ăn bám vợ. Thấy vợ vất vả, hộc tốc ngày đêm tối mắt tắt mày chạy kiếm gạo, mà cả nhà cha con đều đói. Hắn tự tử chết cho bớt gánh nặng đè trên vai con vợ khốn khổ. Hắn có viết mấy bài thơ cảm động lắm, ai đọc cũng chảy nước mắt dầm dề.” Mắt ông cụ đỏ ngầu và ướt. Hoàng thở dài, thầm nghĩ, nếu trong hoàn cảnh của Quý, thì Hoàng cũng chọn cái chết, cất bớt gánh nặng cho gia đình. Hoàng hỏi tiếp: “Còn Đạo và Huy chừ mần chi? Hình như Đạo có thời đi vô bưng theo ‘mặt trận’ phải không?” Ông cụ thở một tiếng rất dài: “Đúng, thằng Đạo có thời vô bưng. Sáng con mắt ra. Vỡ mộng, rồi trốn về thành, theo chương trình chiêu hồi. Hắn bặt tăm từ tháng 3 năm 1975, có lẽ mai danh ẩn tích ở một nơi mô đó. Hoặc không chừng đã bị thanh toán gọn rồi. Còn thằng Huy thì bị bắt đi ‘nghĩa vụ quân sự’, đã gởi xác bên Kampuchia.” Im lặng một lúc cho bớt xúc động. Hoàng hỏi tiếp: “Còn Bê Chị, Bê Út chừ ở mô? Đã có chồng con chi chưa?” Ông cụ nhìn ra xa, và nói như trong mơ: “Bê Chị bây chừ lang thang, theo đoàn văn công đi lưu diễn đây đó. Có lẽ cũng vất vả, khổ cực, nhưng cũng đỡ đói khát. Hai năm trước, vào dịp Tết, có người gặp nó ở trại Tống Lê Chân, giữa rừng già gần biên giới Miên Việt, trình diễn văn nghệ giúp vui cho bộ đội. Còn con Bê Út thì đi vượt biển không có tin về. Có lẽ cũng xong một đời rồi.” Hoàng bụm hai tay vuốt mặt. Ông cụ nhìn kỹ Hoàng, rồi chộp vai anh mà lắc, hỏi: “Hoàng! Anh là Hoàng phải không? Trời ơi, thay đổi như ri, thì ai mà nhìn cho ra?” Hoàng nói nho nhỏ: “Phải, cháu là Hoàng đây. Hàng xóm của bác, và là bạn của Hồng ngày xưa. Cuộc đời đổi thay nhiều quá, không biết mô mà lường!” Ông cụ thở dài, nói như phân bua: “Anh có tin vợ chồng là duyên số không? Không duyên nợ, thì có vùng vẫy mấy cũng không thành. Nầy, mà con Thu vợ anh, là một người đàn bà đảm lược và gan lì có hạng, cả xóm ai cũng phục hắn. Bị đuổi đi kinh tế mới, nhất định cố thủ, không đi. Bị cắt sổ hộ khẩu, cũng không sợ. Hắn còn dọa, la toáng lên cho bà con biết, sẽ đốt nhà tự thiêu cùng ba đứa con, nếu bị ép quá. Có lẽ chính quyền cũng sợ nó làm ẩu, mang tiếng.” Về đến nhà, Hoàng móc tiền ra trả, ông cụ không lấy. Hoàng dúi vào túi ông rồi đẩy đi. Ông quay lại: “Coi như tui nợ anh số tiền ni.” Cuộc đoàn viên của Hoàng với gia đình sau bốn năm tù tội xa cách đầy cả niềm vui và nước mắt. Xóm cũ, bây giờ cán bộ miền Bắc vào, tịch thu nhà, ở xen kẽ đó đây. Họ lạnh lùng, ánh mắt nhìn xoi mói như muốn dò xét, kiểm soát xóm giềng. Thu, vợ của Hoàng trước đây cũng đi dạy học, bị sa thải, vì có chồng đi tù cải tạo, nàng nói với Hoàng: “Không cho dạy học nữa, cũng không tiếc. Nhờ vậy nên mình mới có thì giờ kiếm được chút cơm cháo, nuôi con sống qua ngày. Mấy đứa còn đi dạy, suốt ngày bận rộn, nào là ‘giáo trình’, nào là ‘đứng lớp’, liên miên học tập chính trị, đêm về còn họp hành đến khuya khoắt. Lại đi làm chiến dịch xoá nạn mù chữ, xuống tận các thuyền đò trên sông, lên tận các miền núi non. Học viên thì bị bắt buộc, cả ngày đã lao động quá mệt, đêm về uể oải, buồn ngủ không muốn học, không muốn nghe. Mình “mất dạy” nên có thì giờ, chạy đến nhà quen, vét mua áo quần cũ bán ra miền Bắc. Mua một, lời hai ba. Người ta nhát gan, không dám ra chợ trời bán, sợ bị bắt, mình đến tận nhà, dù chúng nó biết là mua bán, cũng không tịch thu hoặc kết tội được. Cái xứ gì mà mua bán là “mất đạo đức cách mạng”. Đi ăn cướp, thì là có đạo đức cách mạng chắc?” Hoàng lo lắng: “Em ăn nói nên giữ lời một chút, kẻo mang hoạ vô thân.” Thu đáp: “Em biết chứ, bà Long ở cạnh nhà mình đó, bị tịch thu nhà, và bắt đi tù cải tạo, chỉ vì nói câu: “Đói rách vĩ đại”. Chúng nó kiêng, cho rằng chữ ‘vĩ đại’ chỉ để dùng riêng cho ông Bác của chúng thôi. Hai năm trước người ta đồn rằng, có thằng học sinh 15 tuổi, bị bắn chết, vì hắn dám kêu là ‘lão Hồ’. Chúng nó là một lũ điên, mù quáng, thờ phượng quỷ sứ.” Hoàng can: “Thôi thôi em ơi. Nói cho đã miệng, rồi mang họa vào thân, khổ lắm.” Mắt Thu long lên: “Nếu tất cả mọi người đều đủ can đảm nói lên đúng sự thật, không nói dối, và biết xấu hổ khi nói lời hoang tưởng về xã hội chủ nghĩa, lại không nghĩ một đường, nói một nẻo, thì bọn chúng hết đất sống. Anh xem, xưa nay trong lịch sử Việt Nam, từ thời bị Tàu cai trị, bị Tây đô hộ, có bao giờ dân tình bị khốn khổ, áp bức, hăm dọa, khủng bố, kềm kẹp như bây giờ không?” Nghe vợ nói, mà Hoàng sợ lạnh cả xương sống. Anh biết mình hèn nhát. Đã không dám làm, mà cũng không dám nói. Anh thầm phục vợ. Đúng, nếu tất cả mọi người đều không sợ, thì chúng nó hố to Cái xóm cũ ngày xưa vui vẻ sống động, bây giờ tiêu điều buồn bã. Bọn con trai ngày trước, chỉ còn lác đác vài mạng. Gặp nhau cũng không dám chuyện trò nhiều, chào nhau lạt lẽo, không dám tin, và e dè nhau. Phần bọn con gái thì vẫn còn khá đông, đứa nào cũng xất bất xang bang, đói vàng mắt, chạy gạo nuôi con, nuôi chồng trong tù. Con Hiền thì ôm con từ cao nguyên về, chồng đi tù, che tấm ni-lông trước hiên nhà bố mẹ chồng, mấy mẹ con chui rúc trong đó. Những đêm đông mưa dầm gió tạt, rét mướt, mấy mẹ con ngồi ôm nhau cho đến sáng. Cả đám rách rưới như tổ đỉa. Mùa đông, lâu lâu thấy Hiền mặc quần ướt, vì chỉ còn một cái, giặt ban đêm phơi chưa khô. Ba đứa con còn nhỏ, Hiền ngược xuôi tất tả, nó như con chim tha mồi về cho đàn con đói. Hiền kể rằng, nhiều đêm chưa kiếm gì được cho con ăn, nó về rất khuya, con nằm đói lả, nó cũng chưa có chút gì vào miệng, bụng cũng đói meo, nằm ôm con mà nước mắt dầm dề. Hiền có hiềm khích với gia đình chồng, và tự ái, không muốn van xin. Ông bà nhạc gia giận hắn hỗn láo, và có lẽ ông bà cũng đang đói, không giúp đỡ được gì cho lũ cháu nội. Có khi đói quá, nửa đêm, nó gào lớn, kêu tên ông bà nhạc gia ra mà bêu rếu: “Ông bà Trang ơi, cháu nội ông bà đang chết đói đây. Ông bà ăn lấy một mình, lòng dạ nào mà nhìn lũ cháu nội chết đói đây!” Bên trong, ông Trang ghé miệng qua song cửa “Suỵt! suỵt! Mi có câm cái miệng lại không? Tau ra đánh cho chết cả đám bây chừ!” Nó thách đố ông, gào to thêm giữa đêm khuya vắng. Ông bà xấu hổ với xóm làng, im lặng chịu thua. Anh Phú ngày xưa ghét và chống Mỹ, chạy vô bưng. Bây giờ về lại Huế, miệng thì vẫn ca ngợi cách mạng, hoan hô Bác Đảng, nhưng mặt thì buồn tênh, tái mét. Anh cũng đói. ‘Cách mạng’ cũng chỉ cho phong cho anh cái chức vụ quèn, chạy cờ, vô thưởng vô phạt. Họ còn nghi ngờ anh được Mỹ Ngụy gài vào bưng nữa. Một buổi sáng Hoàng gặp Lê là bạn cũ, Lê cho biết mấy năm nay không cho lũ con đến trường nữa, vì không muốn chúng học những điều gian dối, láo khoét, học căm thù, học nhỏ nhen ti tiện. Không đi học, thì chúng khỏi tiêm nhiễm những hư hỏng, xấu xa của bọn người rừng thượng cổ đó. Phần Lê, thì giả vờ nửa tỉnh nửa điên, ngày ngày đứng trước cửa nhà chửi đổng, kêu ‘chú’ ông Trời ra mà thoá mạ, cũng còn kiêng kỵ, chưa dám kêu ‘bác’ ông trời, sợ chúng quy chụp phạm húy. Hoàng hỏi thăm anh Thiên, người anh lớn của Lê, trước đây là thiếu tá Thủy Quân Lục Chiến, mới biết anh đã cùng đồng đội ngồi quanh, rút chốt lựu đạn tự sát tập thể trong cuộc lui quân hỗn loạn vì lệnh lạc bất nhất ngày đó. Thằng Tiến, bạn cùng lớp với Hoàng ngày xưa, nó hiền như con gái, có ông bố vợ đi tập kết ra Bắc từ 1954 trở về. Ông nắm giữ một chức vụ quan trọng gì đó trong ‘thành ủy’ Bình Trị Thiên. Ông đã nhờ đồng chí ngụy tạo cho anh con rể một giấy chứng nhận, là ‘cơ sở’ tức ‘cách mạng’ nằm vùng. Tiến được cất nhắc lên làm giám đốc một công ty sản xuất. Nhờ đó, mà Tiến ôm hết tiền bạc của công ty nhà nước, mua thuyền vượt biên cùng với gia đình hai cô em vợ. Ông bố vợ bị kiểm điểm, mất chức, nhưng ông không buồn. Khi nào người ta cũng thấy ông cười cười như đang có chuyện gì vui. Thiên hạ xì xào ông đã ‘hy sinh đời bố, củng cố đời con’ Một hôm, vợ Hoàng thầm thì: “Không lẽ mình chịu sống mãi cuộc đời áp bức đen tối không thấy ánh tương lai nầy sao? Phải làm cái gì chứ! Anh biết không, chị Hương có gặp anh Phong trên xe lửa. Anh ấy bảo là đang cùng bạn bè chiến đấu ‘phục quốc’ ở rừng Tây nguyên. Anh đang đi chiêu mộ bạn bè đồng chí hướng. Trước đây, bằng lòng buông súng đầu hàng, vì nghĩ mấy mươi năm chiến tranh, dân chúng đã khổ lắm rồi, hy vọng thanh bình, dù cho chế độ nào, nhân dân cũng sẽ đỡ khổ hơn. Nhưng không ngờ, hết chiến tranh, còn đói khổ hơn gấp nhiều lần. Chúng cai trị hà khắc, xía vào từng đời sống riêng tư, muốn kiểm soát chặt chẽ cả tư tưởng, ý nghĩ, sinh hoạt thường ngày. Chính họ đã bắt buộc chúng ta cầm súng đứng dậy, để cởi ách nô lệ nầy. Anh có muốn tham gia không, em bằng lòng để anh đi.” Nghe mà Hoàng sợ lạnh cả người, và thấy xấu hổ với vợ. Hoàng ấp úng: “Anh sợ quá! Trước đây, chúng ta có cả triệu tinh binh, mà chỉ vì Mỹ thôi viện trợ, hết đạn dược, nên đành chịu thua. Bọn chúng, có cả mấy chục nước trong khối cộng sản tiếp tế, viện trợ không ngưng nghỉ. Chúng ta lấy gì mà chống lại?” Thu nghiêm mặt: “Lấy gì để chống lại? Chúng ta lấy lòng dân để giành lại đời sống tự do. Trước đây, nhân dân cả hai miền Nam Bắc đều bị chúng lừa bịp ngon ơ. Dân Nam thì chưa hiểu rõ cộng sản là cái quái gì, dân Bắc thì bị nhồi nhét tuyên truyền dối trá. Nay mọi người đều hiểu biết, biết rõ. Lòng dân là ý trời. Nếu có kẻ anh hùng dựng cờ lên tiếng, thì muôn người sẽ về theo như sóng dậy. Lịch sử đã chứng minh từ xưa đến nay, khắp Âu, Á, khi bị bạo quyền cai trị, thì ban đầu, cũng chỉ năm ba người dựng cờ khởi nghĩa, mà đi đến thành công.” Buổi nói chuyện với vợ hôm đó, làm Hoàng vừa lo nghĩ, vừa sợ hãi, vừa phấn khởi, vừa xấu hổ cho bản thân, những tình cảm đối nghịch nầy làm anh phát bệnh, sụm luôn mấy ngày. Thu biết chồng không có đủ can đảm và dũng khí để làm đại sự. Cô thúc dục Hoàng: “Nếu không làm được gì cho đất nước, thì phải làm cho riêng mình, cho gia đình. Sống trong chế độ nầy, con người trở thành hèn nhát, nhỏ nhen, ti tiện, dối trá. Phải tìm đường thoát. Không còn lối nào khác.” Sáu tháng sau, Hoàng xin giấy phép của công an, đưa vợ con về vùng kinh tế mới Cà Mau. Rồi leo lên thuyền ra khơi đi tìm tự do. Khi thuyền bị chết máy, lênh đênh trên biển nhiều ngày. Đói, khát, hết hy vọng sống sót, nhưng Thu vẫn cương quyết nói: “Thà chết trên đường đi tìm tự do, còn hơn là sống với bọn gian ác khốn cùng đó.” Khi được định cư trên quê người, trong hai mươi mấy năm liên tiếp, Thu đã chắt chiu từng đồng, mua quà gởi về, chia xẻ cho các bạn bè cũ trong xóm, mua gạo cho con cái họ đỡ đói trong thời buổi điên khùng đó. Tháng 5 năm 2015, kỷ niệm bốn mươi năm đau buồn ‘mất nước’, các cô bạn ngày xưa trong xóm cũ nội thành, nay đều đã thành ‘mệ’, họp nhau tại quận Cam để chung vui hàn huyên. Các bà nầy đa số đi theo chồng qua Mỹ theo chương trình tù nhân chiến tranh, một số khác đã vượt biển, một số nhỏ, được gia đình bảo lãnh. Bà nào cũng con cháu đầy đàn. Nhắc lại thời xưa, mà bà nào cũng nước mắt còn rưng rưng. /. Tràm Cà Mau |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23340 |
![]() ![]() ![]() |
Chuyện Khôn DạiỞ Mỹ hơn 30 năm, vậy mà ba năm nay từ khi cưới con dâu út về tôi phải tiếc là: Ngu 30 năm, tỉnh một giờ Cũng may khôn lại, chẳng chờ ngu thêm Chuyện khôn dại của tôi chẳng phải là chuyện to tát cao siêu gì cả mà là một chuyện rất ư tầm thường gia đình nào cũng có. Đó là công việc sau khi ăn dọn dẹp rửa chén dĩa. Từ hồi còn nhỏ gia đình tôi cũng như các gia đình người Việt khác đều có thói quen rửa chén đĩa bằng tay vì hồi xưa ở Việt Nam đâu có máy rửa chén. (Nghe nói ngày nay thì nhà giàu có rồi). Chuyện rửa chén thường là do phụ nữ trong nhà đảm nhiệm với quan niệm của người mình là đàn ông làm chuyện lớn, đàn bà con gái làm chuyện nhỏ. Chuyện nhỏ ở đây là lo việc bếp núc bao gồm nấu ăn, rửa chén…nên mặc nhiên ăn uống xong là phụ nữ trong nhà phải lo dọn dẹp và rửa chén, bát, soong nồi. Đàn ông ăn xong xỉa răng uống nước ngồi xem tivi hoặc đọc báo tỉnh bơ. Trong những buổi tiệc lớn hay cúng giỗ cũng vậy. Nhớ mỗi lần nhà ngoại tôi có giỗ, ngoại trừ bà con cô bác trong gia đình còn mời hàng xóm nên đông người đến dự lắm. Phụ nữ ngoài việc nấu nướng vẫn phải lo dọn dẹp rửa chén bát soong nồi. Trời ơi là nhiều khủng khiếp luôn!!! Chén dĩa chồng chồng lớp lớp chất quanh cái giếng cả chục nàng xúm nhau rửa mấy tiếng đồng hồ mới hết. Khi qua Mỹ cũng không thay đổi. Đa số là phụ nữ cũng lo nấu nướng và tự tay rửa chén bát. Một số gia đình có người chồng tự ý thức chia sẻ việc nhà cùng vợ nên đảm nhiệm việc rửa chén. Cũng có nhiều thanh niên độc thân không có phụ nữ ở chung cũng phải lo nấu ăn rửa chén. Nhưng phần nhiều đàn ông lẫn đàn bà đều rửa chén bằng tay, hì hà hì hục xoa xà bông từng cái chén, cái dĩa rồi xả nước cho sạch sà phòng. Phí phạm thời gian của mình và chức năng của cái máy rửa chén vô cùng vì ở Mỹ dù nhà lớn hay nhỏ, chung cư hay nhà riêng đều được thiết kế có nhiều tủ để đựng chén bát, và máy rửa chén trong nhà bếp để rửa chén, tiết kiệm thời gian cho con người để nghỉ ngơi, giải trí. Trong khi người ta có thể dùng những thứ máy móc kỷ thuật cao như TiVi, máy hát Karaoke, Smart Phone, xe hơi nhưng lại không dùng máy rửa chén theo đúng chức năng của nó vì cứ nghĩ nó là một thứ hàng xa xỉ không cần thiết, vô duyên và tốn điện tốn nước. Tôi nhớ có xem một bài viết nói về những thói quen giống nhau của người Việt sống ở nước ngoài cũng như nhiều di dân nước khác là không thích sử dụng máy rửa chén để rửa chén mà dùng nó như một cái khay úp chén chờ ráo. Có nhiều gia đình dùng máy rửa chén thay thế cho tủ đựng chén dĩa luôn. Họ đâu biết dưới gầm máy là nơi thông với cống bơm xả nước ra. Nếu không dùng máy rửa chén thì nó sẽ là nơi ẩm mốc rêu nấm mọc ra, vi khuẩn sinh sản, mất vệ sinh và độc hại lắm. Gia đình tôi là 1 trong số người đó. Nhiều khi đi làm về lo lụi hụi nấu ăn, ăn xong dọn chén dĩa để đầy cả bồn rửa nhìn bắt ớn. Khi ăn no thường thường cục làm biếng chui ra ai cũng muốn ngồi phè cánh nhạn mà thôi. Tại sao tuyệt nhiên không nghĩ đến chuyện sử dụng cái máy rửa chén chình ình trước mặt vậy ta? Chính xác trong thâm tâm tôi cứ nghĩ là máy rửa chén rất tốn nước, tốn điện và nó tự động được gạt ra khỏi tâm trí khỏi cần làm việc! Hồi mới qua Mỹ có người bạn tới nhà chơi nói nên dùng máy rửa chén ít nhất mỗi tháng 1 lần, nếu không nó sẽ bị hư nên tôi cũng sợ, lấy xà phòng rửa chén mình thường dùng đổ vào rồi bấm máy. Trời ơi một lúc sau bong bóng xà phòng trào ra đầy nhà bếp dọn mệt bắt chết. Hu hu! Bạn quên dặn là phải dùng loại xà phòng nào cho máy mới khổ! Sau bài học đó mới biết là máy rửa chén phải dùng loại xà phòng riêng nên chạy đi kiếm mua 1 thùng xà phòng viên rửa chén cho máy về dùng thử. Nhưng dùng được 1 lần độc nhất vì thấy hơn cả tiếng đồng hồ mới xong chắc tốn điện tốn nước lắm! Thế là lại tiết kiệm rửa bằng tay và lại quên mất vụ lâu lâu phải rửa bằng máy cho khỏi hư. Mấy năm sau moi ra thấy thùng xà bông bị chảy ghê quá nên đem vứt vô thùng rác. Cứ rửa chén bát bằng tay cũng cỡ 30 năm cho đến khi thằng con út lấy vợ và ở chung với vợ chồng tôi, tụi nó chia nhau việc rửa chén đứa sáng đứa chiều nên tôi khỏe re. Có điều vợ chồng nó đều khiếm thị, mỗi lần rửa chén dùng rất nhiều xà phòng và nước cũng như rất nhiều thời gian mà vẫn còn sót chỗ dơ nên tôi thình lình nghĩ đến cái máy rửa chén. Nhờ người thợ quen tới xem và sửa sơ lại máy vì chạy thử thấy nước không rút đi hết. May là không cần phải tốn tiền mua máy mới. Nay tôi chỉ việc tráng sơ cho hết thức ăn thừa còn bám lên chén dĩa rồi chất hết vô máy, bấm nút là nó bắt đầu thi hành bổn phận của mình ngay. Công nhận máy rửa chén dĩa này hữu ích thật! Mọi thứ đều được rửa rất sạch và sấy khô queo chắc chắn tụi vi khuẩn đều chết sạch cả rồi. Thích nhất là mấy cái ly đều sáng choang mà rửa bằng tay không bao giờ sạch và sáng như thế. Soong chảo cũng không còn dính chút dầu mỡ nào. Hoan hô em máy! Cho mày mười điểm. Và từ cái ngày “tỉnh ngộ” ấy đến nay chúng tôi đều sử dụng máy rửa chén mỗi ngày. Ăn xong cái nào cứ tráng nước sơ qua rồi úp vào máy. Nồi chảo, mấy cái nắp song, thớt cũng vậy cho vào máy luôn. Nếu chưa đầy máy thì chờ đến bữa ăn sau để xếp vào thêm. Tiết kiệm mà! Khi chất đầy trong máy xong là bấm nút khởi động và rảnh tay tha hồ xem Facebook. Vài tiếng sau khi chén bát nguội chỉ cần xếp vào tủ chén khỏe re! Vừa khỏe vừa bảo đảm sạch sẽ an toàn vệ sinh vì máy rửa bằng nước nóng đánh rất mạnh và còn sấy 75 độ F rất nóng khô nữa! Thích nhất là mấy cái thớt nghe nói là thứ chứa rất nhiều vi khuẩn cũng được máy rửa và sấy sạch, an tâm là loại vi khuẩn nào cũng bị đun nóng chết toi hết trọi. Rửa bằng tay chắc chắn không sạch và giết được vi khuẩn như rửa bằng máy đâu. Một người bạn trên Facebook của tôi nói: “Máy rửa chén dùng motor bơm xịt nước chỉ có 200 đến 250 watt/giờ nghĩa là 4 giờ chạy máy mới hết 1kw điện. Mà 1kw điện giá chỉ có trung bình 25 cent. Còn nước thì chỉ tốn cỡ 3 gallons. Nói chung một lần dùng máy rửa chén chỉ cỡ 2 đô kể cả tiền điện, nước, và xà bông. Thật ra máy rửa chén qua 1 giờ sử dụng chỉ tiêu thụ khoảng 3 gallons nước và xấp xỉ 1$ tiền điện. Tôi thấy hóa đơn tiền điện và nước không thay đổi mấy sau khi dùng máy rửa chén đó nghen. Có thời gian vợ chồng con út đi Việt Nam chơi, chỉ vợ chồng tôi 2 người, tôi cũng dùng máy rửa chén nhưng 2 ngày một lần. Tận dụng rửa thêm nắp soong, thớt, nồi inox cũng chất đầy máy chứ đâu để phí! Mọi người ơi hãy dùng cái máy rửa chén đi. Vệ sinh, tiết kiệm thời gian cho mình và … hết dại như tôi đó. Hi hi! Thanh Mai P.S. À! Tôi có một thắc mắc là nghe nói Bill Gates cũng hay rửa chén sau bữa ăn. Vậy ông ấy rửa chén bằng tay hay bằng máy rửa chén vậy ta? |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23340 |
![]() ![]() ![]() |
![]() Đi Tìm Hơi Ấm Đồng Hương
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23340 |
![]() ![]() ![]() |
Đã Quên Sao?Hình internet Bài
viết này đã được đăng vài năm trước và đã được các diễn đàn
bạn chuyển tiếp. Hôm nay cũng vào thời điểm Tết vừa qua, xin
đăng lại để quý vị nào chưa đọc thì xin mời đọc. Đa tạ. ******* Tết qua đã hơn nửa tháng rồi mà hình như những người Úc gốc Việt đi Việt
Nam ăn tết vẫn chưa trở về. Chợ búa lưa thưa ế ẩm buồn hiu như chợ chiều 30.
Tiếng rao hàng dẽo nhẹo có kèm theo câu pha trò của mấy anh bạn hàng bán trái
cây thường khi vẫn vang inh ỏi gọi mời bây giờ im thin thít khiến người ta có
cảm tưởng đây là một khu shop hết thời sắp closing down dẹp tiệm. Đứng chờ mua bánh mì, tôi nghe hai bà Việt Nam nói chuyện rôm rả với nhau. Bà này hỏi bà nọ: - Lâu quá không thấy bà đi chợ, bộ đi Việt Nam hả? Bà nọ cười toe tóet trả lời:
- Ờ, tui về VN trước tết cả tháng lận. Đáng lẽ chưa trở qua đâu nhưng
mới đây con nó kêu về nói bộ An sinh xã hội gởi giấy “hỏi thăm sức
khỏe”. Tui về ló cái mặt ra cho nó thấy rồi vài bữa trở qua bển nữa. Ở
đây buồn quá, về bển chơi cho vui cái tuổi già. Việt Nam bây giờ tiến bộ
lắm, nhà cửa đầy đủ tiện nghi, xe cộ có máy lạnh, khách sạn 5 sao, sang
còn hơn ở ngọai quốc, cái gì bên Úc có là ở bển cũng có. Ăn uống cũng
vậy, nhà hàng lềnh khênh, đồ tây, đồ tàu, Mỹ, Úc, Hàn, Nhật, Thái, Ấn
vv... không thiếu nước nào. Đặc biệt đồ biển tươi chong, tôm cá nhảy soi
sói chớ không phải thứ đông đá ăn chán ngấy không còn mùi vị gì
hết. Còn trái cây thì thôi khỏi nói, nhãn, xoài, mít, chôm
chôm, măng cụt, vú sữa, sầu riêng, thanh long, dừa tươi, dừa
nước, dưa gang, dưa hấu ăn đã đời luôn. Nghe
bà ta nói mà tôi cảm thấy bất mãn lẫn chua xót dùm cho chính phủ Úc ân
nhân, đã làm ơn còn mắc oán. Tôi không hiểu sao bà lại có thể hiu hiu tự
đắc nói như vậy mà không chút áy náy ngượng miệng. Chẳng
lẽ bà đã quên là bà từ đâu chạy tới đây van xin cầu cứu? Chẳng lẽ bà
không còn nhớ vì đâu, nguyên nhân nào mà bà có mặt ở đây, một xứ
sở bình yên, thịnh vượng, giàu có từ vật chất đến tình
người này rồi hay sao? Chẳng lẽ bà đã quên hết những kinh nghiệm xương máu dưới chế độ cộng sản phi nhân, những thống khổ đọa đày, những áp bức kềm kẹp, bóc lột tận cùng xương tủy của bọn độc tài đảng trị khiến bà không chịu đựng nổi nên phải liều mình vượt thoát ra đi bất kể sống chết thế nào. Chẳng
lẽ bà không còn nhớ gì đến chuyến vượt biển kinh hòang, những ngày đêm
đói khát lênh đênh trên biển cả bao la mịt mùng vô tận, giữa bao hiểm
nguy rình rập bủa vây, nào là sóng gió bão bùng, nào là hải tặc cướp bóc
hết lần này đến lần nọ tưởng chừng như không còn mạng tới bờ. Nhưng
may mắn thay cho bà, cuối cùng bà đã cặp bến tự do. Nước Úc đã nhân đạo
mở rộng vòng tay đón tiếp bà, đã cưu mang bà, cho bà hưởng mọi quyền
lợi như người dân bản xứ, cho con cái bà có cơ hội phát triển, vươn lên
và thành đạt như tất cả những con dân được sinh ra và lớn lên trong một
thế giới tự do, một xã hội có luật pháp, có nhân quyền. Và
giờ đây khi bà tới tuổi hưu trí, chính phủ Úc lại còn tử tế phụng dưỡng
bà trọn đạo như bà là mẹ già của họ bất kể bà có đóng góp gì cho nước
Úc này hay không trong đời tị nạn của bà. Quê
hương ai chẳng nhớ chẳng muốn về, nhưng nếu về thăm thân nhân, bằng
hữu, cảnh cũ làng xưa vì tình quê nung nấu trong lòng thì còn có thể
hiểu được, thì còn ráng dày mặt bấm bụng mà về một vài lần cho thỏa lòng
thương nhớ đất tổ quê cha. Nhưng đàng này bà cứ đi đi về về như đi chợ,
ở Việt Nam nhiều hơn ở Úc chỉ vì muốn du hí, hưởng thụ, vô hình chung
bà đã tiếp tay làm đầy thêm túi tiền cho bọn chóp bu cộng sản vốn không
thể đội trời chung với bà. Mỉa mai thay! một nơi mà ngày xưa bà cho là
địa ngục trần gian không thể sống, bất cứ giá nào cũng phải cao bay xa
chạy thì giờ đây bà lại hớn hở quay đầu về ca tụng, coi đó là thiên
đường. Dĩ nhiên là thiên đường vì bà đang có đồng đô Úc trong tay. Nhưng
nếu như chính phủ Úc cúp trợ cấp cho bà thì bà sẽ ra sao? Ở xứ này,
bệnh họan vô nhà thương không tốn một đồng xu từ A tới Z. Còn thiên
đường cộng sản từ A tới Z đều phải nộp thủ tục đầu tiên. Tội cho dân
nghèo, tiền đâu mà làm thủ tục đầu tiên để được cứu chữa! Ngay cả bà,
không khéo bà đổ bệnh thình lình, chắc chắn bà phải chạy bay về đây để
chữa trị chớ ở đó thì tiền nào cho đủ cái túi tham của đám bác
sĩ vô lương tâm xã hội chủ nghĩa. Và một khi đã hết tiền thì
bà sẽ thấy quê hương có còn là chùm khế ngọt nữa hay không. Nếu
như bà cho là Việt Nam ngày nay đáng cho bà sinh sống hưởng già thì
bà hãy về hẳn bên đó đi và đừng lợi dụng quốc tịch Úc, dùng đồng tiền
cấp dưỡng của chính phủ Úc để thủ lợi riêng cho bà. Như vậy mới không
hỗ mặt bà và cũng công bằng cho nước Úc. Bà
chỉ thấy cái vỏ hào nhoáng mị dân bề ngoài chớ có biết đâu thực chất
bên trong trống rổng. Cả một bè lủ gọi là chính quyền, lãnh đạo chỉ giỏi
đàn áp, tham nhũng vơ vét làm của riêng, mạnh ai nấy đầu tư ở nước
ngoài thủ thân dọn đường chạy. Dân đói, dân khổ mặc dân. Chẳng ai có
lòng thương nước thương dân, đặt lợi ích của tòan dân trên hết để cải
thiện công bằng trật tự xã hội, ổn định đời sống cho dân nhờ. Dân giàu
thì nước mới mạnh. Đàng này, cái nghèo đói đã khiến con người chỉ nghĩ
đến làm sao kiếm miếng ăn, từ chỗ đó sinh ra lương lẹo mánh mung, trộm
cướp, giựt giọc, giết người một cách ác độc vô cảm vô nhân tính. Xã hội
càng ngày càng lọan, luân thường đạo lý càng xuống dốc thì đất nước càng
sớm đi đến chỗ diệt vong nhứt là từ vua tới dân, mạnh ai có tiền cũng
chỉ biết ăn chơi hưởng thụ mà không biết xây dựng, củng cố hay bảo vệ
giữ gìn thì sớm muộn gì cũng vào tay ngọai bang thôi. Người
trong nước đã thấy vận mạt của Việt Nam cho nên ai có khả năng cũng tìm
đủ mọi cách để ra khỏi nước thì tại sao bà lại lội ngược dòng. Cái vị
thế của bà, một công dân Úc ai thấy cũng ao ước thèm thuồng nhưng sao bà
không biết quý, có phải là nghịch lý lắm hay không? Mỗi
người có quyền tự do riêng, muốn làm gì thì làm nhưng cũng nên suy đi
nghĩ lại, cân nhắc đúng sai, lựa chọn đạo lý làm người hay làm kẻ
bội bạc vong ân, vô ý thức! ![]() |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23340 |
![]() ![]() ![]() |
Người Mẫu
Hình minh họa - Em tên gì? - Dạ, em tên Mai. - Em đến đây lâu chưa? - Dạ, hơn hai năm rồi. - Em ở miền Tây à?
Thằng bạn ngồi bên cạnh hấp háy mắt, ý nói không ở miền Tây, chẳng lẽ ở miền Bắc?
Nhưng mà cũng phải nói vài câu gì đó để xua đi cảm giác gượng gạo ban đầu.
Mai (cứ gọi như vậy đi dù tám mươi phần trăm đó không phải là tên thật) không đẹp
ngất ngây như lời quảng cáo của bà chủ nhưng nhìn cũng dễ thương. Mặt tròn da
trắng tóc dài, hơi lạ là không nhuộm nâu nhuộm đỏ như hai cô gái ngồi cạnh bạn
tôi. Mai cũng không quá bạo dạn. Cử chỉ thân mật nhất của cô là lấy khăn ướt
lau nhẹ lên mặt tôi. “Anh hai sẽ thấy dễ chịu” - cô nói.
Nhạc dội vào tai. Những bài boléro mà mỗi khi hát lên, tụi bạn lại kêu nhớ quê
ngoại quá! “Quê ngoại” của đám đàn ông đều ở miền Tây, nơi rất nhiều cô gái trẻ
dạt ra miền Trung, làm chỗ gác tay cho bọn ngà ngà say hứng chí rủ nhau đi hát
hò. Như Mai, như hai cô gái tóc đỏ tóc nâu kia.
- Anh hai chắc làm trong cơ quan nhà nước?
- Mai nghiêng chai rót bia vô ly. Cô làm việc đó giống như đang biểu diễn nghệ
thuật.
- Tôi vẽ tranh - Vừa trả lời tôi vừa tự hỏi mình nên nhích ra hay là ngồi sát
vào cô gái này thêm chút nữa.
- Mèn ơi, anh là họa sĩ! - Cô gái kêu lên, cứ như đang đi chợ chợt nhìn thấy một
tờ năm trăm nghìn ngay dưới chân mình.
- Em thích tranh à?
- Em cũng không biết nữa - Giờ thì Mai dịch ra một chút, hình như là để nhìn
tôi một cách bao quát, xem cái gã nhàu nhĩ vì bia rượu này có đúng là họa sĩ
không - Hồi nhỏ em thích vẽ. Má nói em vẽ giống y chang.
- Sao em không đi học vẽ?
Hỏi xong mới thấy mình cực kỳ đần. Những cô gái như Mai, những cô gái viết tên
mình còn nghệch ngoạc thì làm sao học vẽ và học để làm gì? Có cái quán bia nào
đưa ra tiêu chuẩn tuyển nhân viên biết vẽ đâu.
- Anh thường vẽ gì?
- Đủ thứ. Thích gì vẽ nấy - Tôi nói cho qua chuyện.
- Có vẽ phụ nữ hông?
- Có chứ. Anh vẽ phụ nữ khỏa thân. Tức là những phụ nữ không mặc quần áo. - Tôi
vừa nói vừa cười, hy vọng rằng cái chi tiết không mặc quần áo sẽ chấm dứt
câu chuyện tranh pháo để chuyển qua đề tài khác thiết thực hơn, nhất là khi người
ta đã đi vào một phòng karaoke kín cửa cao tường.
Cô gái tóc dài bưng ly bia lên, nhấp môi một chút rồi để xuống. Đôi mắt tròn của
cô đang nhìn vào một chỗ nào đó trong phòng. Rồi cô ngồi dịch sát vào, ghé tai
hỏi một câu làm tôi muốn té ngửa:
- Nếu em không mặc quần áo, anh có vẽ em hông?
******
Con Hường nói mày khùng quá, tự nhiên cởi đồ cho người ta nhìn rồi vẽ. Mình nói
thì tụi mình cũng cởi đồ cho người ta nhìn hoài, có điều không ai vẽ hết. Trời
đất, hai chuyện đó khác nhau mà. Con Hường nói trước khi chui vô mùng.
Nó than độ này tao uống hai ba chai là tim đập đùng đùng rồi hai con mắt dít chịt.
Gái rót bia mà uống kiểu này chắc giải nghệ sớm. Mình nói giải nghệ cũng được
chớ sao. Nó nói đồ khùng, biết làm gì mà sống, rồi lấy tiền đâu cho ba má tao
chuộc cái nhà?
Nhà mình không bị cầm nhưng má đau bệnh suốt, ba theo vợ bé mấy năm nay. Và
mình còn tới bốn đứa em đang đi học.
Mày mê thằng cha đó hả? Coi chừng thiệt thân nghen mậy. Từ trong mùng, Hường
nói ra. Nó lo vậy cũng đúng. Con Mơn - hồi trước làm ở quán này - mê một thằng.
Mê đến mức kiếm được bao nhiêu tiền, sau khi chừa ra gởi về quê, số còn lại nó
giao hết cho thằng đó. Cũng từ khi mê thằng đó, nó tập uống bia như uống nước lạnh.
Nó nói phải ráng kiếm tiền, dành dụm mua miếng đất, nhỏ chút xíu xiu cũng được,
rồi cất cái nhà chớ chẳng lẽ ở vầy hoài, làm vầy hoài. Đất chưa mua, nhà chưa cất
được thì vợ thằng đó xộc vô quán. Con Mơn hồi giờ đâu có hiền, vậy mà bữa đó đứng
như trời trồng để bà vợ nhào vô tát tai, giựt tóc. Tự nhiên nó ngu bất tử vậy.
Chị em xúm vô can. Bà kia hả hê rút đi, con Mơn đứng khóc ròng. Vậy mà ảnh nói ảnh
chưa có vợ. Mèn ơi, mày khùng nặng rồi. Ai lại đi tin mấy thằng đàn ông!
Mình đâu có mê anh họa sĩ, nhưng mình thích công việc của ảnh. Học chữ khó thấy
mồ (mình học tới lớp 2 nên mình biết), học vẽ chắc còn khó hơn. Vậy mà ảnh vẽ
được. Giỏi thiệt! Nếu ảnh vẽ cho mình một bức để mình treo trong phòng, có phải
hay quá là hay không. Sau này mình chết đi, bức tranh đó cũng còn, người ta
cũng nhìn thấy mình ở đó.
******
Cứ tưởng chỉ nói chơi, ai ngờ Mai đến thật. Sáng chủ nhật, tôi đang ngồi nhâm
nhi cà phê và nhìn bầu trời trong veo, tự hỏi mình sẽ làm gì trong ngày hôm nay
thì Mai tới. Cô gái ăn mặc rất đơn giản, áo thun màu lá mạ, quần jean, tóc dài
cột cao, trang điểm cũng rất nhẹ. Nhìn Mai, đố ai biết cô làm trong quán
karaoke, thuộc nhóm đối tượng mà các bà vợ vẫn gọi là bọn mắt xanh mỏ đỏ.
Tôi đưa Mai vào căn phòng bừa bộn những toan những cọ, căn phòng nhỏ như cái lỗ
mũi nằm giữa khu vườn bề bộn nào chuối nào dừa. Khu vườn hoàn toàn tách biệt với
ngôi nhà của gia đình tôi. Tay cầm túi xách, Mai lẽo đẽo đi phía sau tôi trên lối
mòn ngổn ngang đám mười giờ, hỏi: Chị đâu anh?
Vợ tôi đã đi đâu đó cùng người phụ việc trong quán cà phê. Cái quán nuôi tôi và
hai đứa con đang tuổi ăn học. Chính xác là cái quán đó nuôi tôi, vì tiền
bán tranh chỉ đủ để cà phê cà pháo với bạn bè, mua toan, sơn… và tái sản
xuất.
- Vẽ ở đây hở anh?
Mai kéo ghế ngồi xuống, cử chỉ rất tự nhiên. Cô nhìn căn phòng bằng ánh mắt của
một đứa trẻ đang đứng trước cây thông Noel, dưới gốc chất đầy quà. Tôi tự hỏi
căn phòng phải nói là tồi tàn của mình có gì làm cô thán phục đến vậy.
- Vợ anh chẳng mấy khi đến đây, nếu không có việc gì thật cần thiết - Tôi đốt một
điếu thuốc - Cô ấy tôn trọng công việc của anh. Và em đừng ngại, không
có ai vào đây đâu. Nếu vẽ thì anh sẽ khóa cổng.
- Dạ.
Tôi nghĩ mình nên nói để cô gái karaoke này hiểu một chút về công việc của mẫu,
một công việc rất đặc thù. Tôi muốn Mai biết rằng khi cô thoát y và nằm một
cách mơ màng trên tàu lá chuối cạnh cửa sổ căn phòng, tôi sẽ ngắm nhìn Mai bằng
đôi mắt của một họa sĩ chứ không phải của một người đàn ông. Những rung cảm, nếu
có, là rung cảm trước cái đẹp, chứ không phải trước nhục dục. Về lý thuyết là
thế.
Tôi giảng giải một hồi để Mai yên tâm và có thể tạo mẫu một cách tự nhiên. Bởi,
dù cô ấy là gái karaoke thì phải khỏa thân hàng nửa giờ liền dưới ánh sáng ban
ngày, trước một người đàn ông xa lạ cũng không phải là chuyện dễ.
Cô gái karaoke chăm chú lắng nghe. Và khi tôi kết thúc bài diễn thuyết, không một
chút bối rối hay lưỡng lự, cô hỏi:
- Thay đồ chỗ nào vậy anh? À, cho em mượn đỡ miếng vải hay cái khăn chút xíu.
*******
Có khi mình khùng thiệt. Khùng nên mới tới đây, quấn mình trơ trọi trong cái
khăn lông to chù ụ. Mình cứ tưởng chuyện cũng đơn giản nhưng hình như không phải
vậy.
Người họa sĩ vừa bày đồ nghề ra vừa hút thuốc, coi bộ không nôn nóng, cũng
không để ý tới mình. Hình như ảnh vừa liếc xéo qua, miệng nhếch lên giống như
đang cười. Chắc ảnh nghĩ con cave bày đặt vẽ vời. Mình sẽ cho ảnh thấy mình là
mẫu đàng hoàng. Mình tới đây vì muốn có một bức tranh chớ không phải có ý
tào lao.
Có chuyện gì vậy ta? Có chuyện gì khi mình nằm xuống tàu lá chuối và mở chiếc
khăn tắm ra. Anh họa sĩ lướt qua người mình, chỉ lướt qua thôi. Ảnh nhìn mình bằng
đôi mắt của họa sĩ. Ảnh vừa nói như vậy mà. Nhưng hình như không phải.
Hình như ảnh giật mình.
Không phải đôi mắt của họa sĩ. Đôi mắt của người đàn ông đậu xuống ngực. Chính
xác là ngực trái. Rồi, đôi mắt xuyên qua, xuyên qua. Cây cọ vừa chạm vô hộp màu
run lên nhè nhẹ. Không phải mình tưởng tượng đâu. Rõ ràng mình thấy cây cọ run
lên. Bàn tay phải của người đàn ông run lên. Làm như đây là lần đầu tiên ảnh
nhìn thấy ngực phụ nữ. Mà, ngực của mình đâu có gì đặc biệt. À, trên ngực trái
có nốt ruồi son. Chẳng lẽ tại cái nốt ruồi?
Người họa sĩ châm điếu thuốc khác. Rít một hơi dài, nhả khói, rồi ảnh lại lướt
qua mình. Lần này là đôi mắt khác. Nó phẳng lặng như mặt nước trong ao, sau khi
người ta đã tát, bắt sạch không còn một con cá nào.
- Em nhìn chếch lên một chút, một chút nữa. Vậy đó. Mơ màng hơn một chút. Đúng
rồi. Như vậy mới đẹp.
Hình như người khác đang nói với mình chớ không phải người đàn ông mình đã gặp
mấy ngày trước trong quán karaoke, cũng không phải người họa sĩ vừa giảng tràng
giang đại hải chuyện làm mẫu. Tiếng nói nhẹ, nghe thiệt ấm áp. Làm như mình với
ảnh đã quen thân lâu lắm rồi.
- Em sao vậy? Mỏi rồi hả?
- Dạ không. Chỉ là… chỉ là…
- Nếu mỏi thì nghỉ, đừng ráng nghe.
Hồi giờ có người đàn ông nào nói với mình tình cảm như vậy không? Có.
Nhưng mà lâu lơ lâu lắc rồi. Người đó bây giờ chắc vợ con đùm đề. Nhiều năm
không gặp, bây giờ giả như có tình cờ lướt qua nhau, chưa chắc đã nhận ra.
*******
Hình như tôi bị hoa mắt. Khi chiếc khăn vuột xuống, tôi tưởng lại nhìn thấy em.
Trên phiến lá xanh, em duỗi chân, hướng mặt về phía cửa sổ với đôi mắt rụt rè,
hồi hộp. Ngực em phập phồng như đóa hoa đã uống cạn sương sớm, và môi em hé mở
như thể sắp sửa bật ra tiếng cười.
Đúng là tôi hoa mắt. Em xa tôi nhiều nghìn cây số và tôi quyết quên em bằng đám
cưới với một người con gái khác. Bao nhiêu ngày bao nhiêu tháng bao nhiêu năm.
Không một dòng thư. Không một cuộc gọi. Tôi biết mình vĩnh viễn ra khỏi cuộc đời
em. Nhưng mối tình say đắm và cay đắng không phải là một bức tranh để tôi có thể
dễ dàng bôi xóa. Tôi bôi xóa em bằng những đêm tình chóng vánh để rồi hôm sau
thức dậy thấy mình nửa người nửa ngợm.
Những chuyện chẳng hay ho đó, hình như vợ tôi biết. Nhưng cô ấy vẫn im lặng. Có
thể cô ấy nghĩ rằng sống dưới một mái nhà và sinh cho tôi hai đứa con, vậy là đủ
rồi. Có thể cô ấy không còn dành cho tôi tình yêu cùng sự ngưỡng mộ như ngày
trước.
Nhưng ở một nơi nào đó trong thân xác mệt nhoài, từng mạch máu của tôi vẫn đập
mạnh khi có người nhắc đến tên em, nói rằng vừa gặp em về nước, rằng em vẫn đẹp,
đôi mắt vẫn thăm thẳm buồn. Sao em lại buồn khi mà cuộc sống có vẻ như quá mãn
nguyện? Bạn tôi nói, mày muốn gặp thì tao bố trí cho. Gặp ư? Gặp để làm gì? Đi
hát hò coi bộ vui hơn. Thì đi! Và tôi gặp cô gái karaoke ở đó. Mai không xinh
không đẹp, chẳng có gì giống em. Ngoại trừ một nốt ruồi son như giọt máu rơi
trên ngực trái.
Hình như Mai biết tôi bối rối khi mắt chạm vào ngực cô ấy. Hẳn Mai sẽ cười khẩy
trong bụng mà rằng, thằng cha này cũng như nghìn vạn thằng, bày đặt nói đôi mắt
này đôi mắt nọ. Giống như tôi đã cười khi nghe Mai hỏi về tranh pháo. Chẳng phải
người ta vẫn nhìn vào công việc để đánh giá một người đó sao. Theo logic đó,
Mai xứng đáng bị coi thường. Tôi đã coi thường, cho đến khi nhìn thấy cái nốt
ruồi màu đỏ.
Trùng hợp đến mức không thể nào tin được, cái nốt ruồi cời vào những tàn tro
làm tôi quay quắt nhớ em.
*******
Con Hường nói, coi chừng thằng cha đó làm mày chết như phim chưởng. Tầm bậy,
làm sao mà chết được nếu chỉ nằm nghiêng nghiêng trên tàu lá chuối và nhìn ra
khu vườn đầy gió. Tao thích khu vườn. Nó làm tao thấy yên bình, dễ chịu. Nó có
rất nhiều không khí để thở, khác xa với phòng karaoke nồng nặc mùi thuốc lá,
mùi bia, mùi dầu thơm xịt phòng. Và mày cũng thích anh chàng họa sĩ nữa chớ.
Ừ, thích. Tại vì ảnh nhìn tao bằng cặp mắt rất khác với mấy thằng cha vô quán
karaoke. Là sao? Ảnh nhìn tao giống như nhìn một bức tranh. Đúng là khùng. Nhìn
một bức tranh thì có ra tiền được không?
Con Hường bật quạt, chui vô giường trùm mền. Tội, mọi thứ nó đều tính thành tiền,
cũng tại căn nhà của ba má nó - căn nhà mà nó từng bò tới bò lui dưới đất, bị
kiến cắn sưng chưn cẳng (nó kể vậy) vẫn mịt mờ trong tay người khác. Bầy em lúc
chúc của nó nhiều đêm giựt mình thức dậy, tụm lại trong góc chòi chăn vịt vì nước
mưa nhỏ xuống tong tong. Và xa hơn, cũng tại thằng cha mà nó thương đi cưới con
nhỏ có quầy thuốc tây gần chợ. Đám cưới xập xình xe cộ chớ không rước dâu bằng
xuồng. Con Hường cầm dao phăng phăng đi, chặt một cái phựt vô… cây dừa, thề độc:
Tao mà không kiếm được nhiều tiền, thà chết mất xác chớ không về!
Mình cũng như nó, lâu rồi không về. Hôm qua nằm trên tàu lá chuối nhìn ra, thấy
ngọn dừa đung đưa đung đưa, tự nhiên nhớ nhà kinh khủng, thấy trống trải kinh
khủng. Rồi tự nhiên, mình ước ao cây dừa kia là của mình, khu vườn kia
cũng của mình. Nghĩ xa hơn một chút, nếu ảnh chưa có vợ, mình sẽ hàng ngày làm
mẫu để ảnh vẽ…
Mình nằm mơ, thấy ảnh chèo xuồng trên sông, phía sau lục bình chấp chới. Mình
bơi theo hụt hơi, kêu anh ơi anh hỡi mà ảnh không nghe. Tỉnh dậy, tim còn đập
thình thịch.
Lại nghĩ, nếu ảnh chưa có vợ, hằng ngày mình sẽ tới nấu canh chua cá lóc cho ảnh
ăn, nướng khô sặc cho ảnh nhậu chơi…
Con Hường nói mày thương thằng cha đó thiệt rồi. Chết được!
********
Tranh xong rồi và cũng đã năm ngày rồi Mai không tới. Bỗng nhiên thấy nhớ nhớ.
Bằng cái nốt ruồi như giọt máu rơi trên ngực, Mai làm cho tôi nhìn thấy em. Có
lẽ đó là lý do duy nhất.
Vợ tôi nói cô người mẫu của anh cũng hay hay. Nếu biết Mai làm chỗ gác tay
trong quán karaoke, cá là cô ấy sẽ nói khác. Hỏi thật, em không khó chịu đấy chứ?
Sao lại không? Vợ tôi cười, à không, chỉ cái miệng cười, còn đôi mắt thì không.
Nhưng anh là họa sĩ mà.
Tôi cầm tay cô ấy và giật mình vì nó thô ráp, móng thì gồ ghề thô kệch do một
thời gian dài cô ấy liên tục tiếp xúc với nước. Đôi bàn tay của người phụ nữ mà
tôi chưa bao giờ yêu. Cô ấy chỉ là người thay thế. Thay thế vụng về một hình
bóng hoàn hảo. Có phải vì vậy mà dù cô ấy đã sinh cho tôi hai đứa con, nuôi dạy
chúng và nuôi cả cha chúng, tôi vẫn không để cho cô ấy bước vào trái tim mình.
Thằng bạn thân lại đến rủ đi nhậu. Nó là tay có máu mặt bên xây dựng nên tiền bạc
rủng rỉnh. Nhưng mà nó đang cay, rất cay. Con bồ thơm như múi mít vừa đá đít nó
sau khi sở hữu được căn hộ chung cư. Mẹ, già đầu mà còn dại. Thằng bạn tư vấn
tao đưa cho nó giấy tờ giả, coi thử nó ăn ở thế nào đã. Mình chủ quan, cứ nghĩ
nó mê mình.
Tôi an ủi: Thôi, mất tiền thì được kinh nghiệm.
Hai thằng uống hơn nửa thùng bia mà vẫn không say. Rồi nó rủ đi hát. Tôi nói
tao mệt quá, để bữa khác. Nếu đi hát, hai đứa lại tới chỗ quen, nhiều khả năng
sẽ gặp Mai. Tôi không thích nhìn thấy Mai trong quán karaoke, với áo hai dây
váy ngắn nửa đùi. Tôi thích nhìn cô duỗi chân trên phiến lá xanh, môi hé mở như
sắp bật ra tiếng cười, ngực phập phồng như vừa uống cạn sương sớm.
Khi ấy, dù không một manh vải che thân, trông Mai thanh khiết vô cùng.
Thằng bạn lái xe đưa tôi về, kèm theo câu dạo này tao thấy mày là lạ, hay là
tương tư em nào? Coi chừng dính bẫy đó nghen. Tôi nói tao nghèo kiết, ai mà
thèm bẫy.
Sáng ngủ dậy, vợ nói anh vẽ xong rồi mà còn đem công việc vô giấc ngủ. Là sao?
Đêm qua anh mớ, nói em ngước mắt lên, mơ màng một chút thì sẽ đẹp hơn.
Giọng cô ấy rất nhẹ, không vui không buồn. Tôi im lặng đi ra vườn.
Trong căn phòng hoàn toàn tách biệt với những ồn ào phố xá, tôi đốt một điếu
thuốc và nhìn Mai. Cô mỉm cười. Cô đưa tay lên che ngực. Khi Mai bỏ tay ra, tôi
sững sờ khi thấy nốt ruồi như một giọt máu đã biến mất…
Mai đến thật, kéo tôi ra khỏi giấc mơ chập chờn. Cô ngồi nhìn khu vườn một hồi
lâu rồi nói em về quê anh à. Khi nào em ra lại? Dạ không, em về luôn. Có chuyện
gì ư? Vậy không phải là tốt sao? Chẳng lẽ anh muốn em làm ở quán hoài? Ừ, tốt,
tốt chứ! Chỉ là anh thấy bất ngờ quá.
Mai nói, em sẽ rất nhớ khu vườn của anh. Mỗi lần làm mẫu, em nhìn lên cây dừa rồi
nhớ nhà kinh khủng. Vườn nhà em cũng rộng. Em nghĩ nếu chịu khó chăm sóc thì
cũng có trái cây đem bán... Em muốn có một khu vườn để trưa trưa ra đó ngồi
chơi.
Đợi anh chút xíu, anh bọc bức tranh thật kỹ để em mang đi. Không, anh cứ để nó ở
đây cũng được. Sao vậy, em thích có một bức tranh lắm mà. Nhà em không có chỗ
nào để treo. Với lại… với lại đem bức tranh theo thì em sẽ… nhớ.
********
Có cái gì đó chận ngang cổ. Nếu nói thêm một câu nữa, chắc mình sẽ khóc. Mà,
người ta nói đừng tin nước mắt của gái bia ôm.
Mình chỉ làm mẫu cho ảnh vẽ thôi, vậy thì có gì trong cặp mắt người đàn ông mà
mình khó bước đi dữ vậy. Có phải ảnh đang nhìn theo mình? Giả dụ lúc này đây, ảnh
đưa tay ra, nói em đừng đi, liệu mình có dám ở lại?
Nhưng ảnh không nói gì. Mình biết chắc ảnh sẽ không nói gì và mình phải đi.
Thêm một lần gặp, biết đâu lại rơi nước mắt. Phụ nữ sao khổ vậy, hễ rơi nước mắt
vì một người thì khó lòng quên được. Mà, càng nhớ thì càng đau.
Vậy thì đi thôi. Nếu có nhớ, chắc ảnh chỉ nhớ cái nốt ruồi. Còn mình sẽ nhớ nhiều
thứ. Lần gặp đầu tiên, ảnh hỏi em tên gì, em đến đây lâu chưa. Rồi ảnh nói những
lời dịu dàng khi mình làm mẫu. Mắt ảnh buồn thiệt buồn khi biết mình về quê.
Mèn ơi, nhớ nhiều vậy thì làm sao mà có một ngày vui cho được?
Con Hường nói mày nhát như thỏ, thương thằng cha đó thì cứ tấn tới. Sợ bà vợ chớ
gì? Mày trẻ hơn, chắc cũng đẹp hơn. Ai thắng ai thua chưa biết.
Làm sao mình nói cho Hường hiểu được, đã thương rồi thì không tính tới chuyện
thắng thua. Mình chỉ ước ao đơn giản là sáng sáng cầm chổi xương quét vườn, vun
lại luống hoa mười giờ, trồng thêm vài bụi sả, ớt. Gần trưa thì xách giỏ đi chợ,
nấu nướng xong rồi, mình sẽ vô căn phòng ngập gió, kêu anh ơi về ăn cơm…
Mình ước ao vậy đó, cho đến khi gặp vợ ảnh. Bữa đó ảnh có công chuyện đột xuất,
mình tới đứng xớ rớ một lúc thì chị bước vô. Hồi trước chắc chị đẹp. Bằng chứng
là cái mũi cao, cái miệng trái tim nhưng cặp mắt thì trõm sâu, chừng như mệt mỏi.
Chị nói em ngồi chơi, anh ấy đi một lát rồi về. Chị đưa cho mình ly nước, nói
trà xanh ở nhà nấu, em uống cho mát.
Mình bưng ly nước và nhìn thấy hai bàn tay chị. Ngón tay chai sần, khô khốc.
Không hiểu sao mặt chị đẹp mà tay lại xấu vậy. Rồi mình nhớ, có lần anh kể chị
bán cà phê, gần đây mới kêu người giúp việc còn lúc trước một mình chị làm hết.
Anh nói cái quán đó nuôi hai đứa con, nuôi luôn anh nữa. Đất này có họa sĩ nào
sống được bằng nghề.
Chắc chị thấy mình nhìn nên rụt tay lại cười, phụ nữ xứ mình, chồng con rồi thì
có mấy người được thảnh thơi. Nhưng sống một mình, lúc bệnh đau, tủi lắm. Em
nên tìm một người đàn ông tốt để lập gia đình. Chỉ cần họ thương mình, hiểu
mình là được.
Hình như chị biết mình làm gì, muốn gì. Biết mà vẫn nhẹ nhàng. Thà chị nói con
kia mày tránh xa chồng tao ra, có khi còn thấy dễ chịu hơn.
Uống hết ly trà xanh, mình buột miệng: Em ở đây không lâu nữa đâu. Em sẽ về
quê. Chị nói, ừ, con gái có thì. Rồi cũng phải ổn định cuộc sống em ạ.
Khi đưa trả cái ly, tay mình chạm vô tay chị. Bàn tay héo úa. Tự nhiên mình nhớ
tới bàn tay má, ngày má còn sống. Cũng chai sần khô khốc vậy đó. Khi biết ba có
vợ bé, má khóc lặng, nói chắc tại má xấu hơn, già hơn người ta. Lúc đó mình hận
ba ghê gớm. Và cũng hận người đàn bà đã kéo ba ra khỏi mái nhà ghê gớm.
Vậy thì mình nỡ nào làm cho cái vòng lẩn quẩn thương hận đó lặp lại?
******
Hường dặn, mày về quê, thấy có việc gì làm thì gọi điện. Tao kiếm đủ tiền lấy lại
cái nhà là về. Cũng sắp đủ rồi. Nghe nó nói, mừng ghê. Thiệt hông? Thiệt.
Tao nghĩ kỹ rồi. Người ta sống được thì mình sống được. Tội gì bỏ xứ mà
đi.
Ừ thì về làm vườn, bán rau hay bán trái cây cũng được. Và quên những chuyện cần
quên cho nó nhẹ lòng…
PHƯƠNG TRÀ |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23340 |
![]() ![]() ![]() |
SÀI GÒN BAO NHỚ I Đàm Hà Phú I Giọng đọc: Bình Nguyên <<<<<<![]() Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - Hôm nay lúc 11:37am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
<< phần trước Trang of 132 |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |