Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 131
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Nov/2024 lúc 11:21am

Mẹ Thương 


Sáng thứ bảy, ngồi nhâm nhi ly cà phê một mình trong bếp, chợt nhìn lên tấm lịch Tam tông Miếu trên tường, Mai không khỏi buông tiếng thở dài. Chỉ còn một tuần nữa là đám giỗ mẹ. Cái đám giỗ thứ năm. Nhớ mẹ. Nhớ da diết. Mái tóc trắng như bông. Những năm cuối đời, bệnh hoạn liên miên, từ một người tướng mạo phương phi, mẹ trở nên gầy gò, khô héo, bước đi xiêu vẹo! Thân xác có thay đổi nhưng tấm lòng từ bi, thương con, thương cháu, thương tha nhân.... vẫn không suy giảm. Mẹ lúc nào cũng vậy. Trái tim rộng như biển cả, như bầu trời. Hồi trước, nhận những cánh thư từ các trại tị nạn, của những người quen thân, quen sơ, hay chưa hề quen (có thể là người quen của một người quen nào đó)! cầu cứu, mẹ đều hối hả gởi tiền bạc, thuốc men qua giúp đỡ. Có lần bé Châu cằn nhằn: 

– Ai quen lạ gì bà cũng cho.Rồi bà còn tiền đâu mà xài?

Mẹ cười hiền:

– Bà tích đức cho tụi bây đó. Đời bà đã gần cuối nhưng đời tụi bây còn dài. Đừng bao giờ quên mình ăn thì hết, người ta ăn thì còn đó con ơi. Vả lại bà già rồi, đâu cần mua sắm gì nhiều.

 

*****

Ngày xưa mẹ đẹp lắm. Đẹp và thông minh nhứt trong số 5 cô con gái của ông bà ngoại. Người dong dỏng cao, da trắng nõn, cặp mắt lá răm. Hai bàn tay búp măng tuyệt đẹp. Ông ngoại là điền chủ miệt Hậu giang. Nhưng không giống những người cùng thời, ông rất cấp tiến. Trai gái đều được cho đi học như nhau. Trong nhà ông đặt mua tất cả các thứ sách báo để mọi người cùng đọc, cùng học hỏi. Ông có một người em làm Đốc phủ sứ tại Sóc Trăng. Ông bà Bảy có 2 trai, cậu Thuận và cậu Hòa. Rất thèm có một cô con gái, nhưng sau hai cậu, bà không còn sanh thêm lần nào nữa. Một hôm về Đốc Vàng dự đám giỗ nhà ông ngoại, thấy 5 cô tố nữ sàng sàng tuỗi nhau, cô nào cũng tươi như ngọc như ngà, ông bà ngỏ ý muốn xin một cô làm con nuôi. Sẵn dịp mẹ vừa học xong hết lớp tại trường làng, lại là đứa lanh lợi, thông minh, ngoại liền cho mẹ về làm con nuôi ông bà Bảy. Năm đó mẹ vừa tròn 11 tuổi. Từ nhỏ quen sống trong cảnh vui nhộn với anh chị em (cả nhà 3 trai, 5 gái),tự do cười giỡn chạy nhảy, quanh nhà vườn tược rộng mênh mông, bây giờ phải sống gò bó trong phủ, cậu Thuận và cậu Hòa lại học tuốt trên Sàigòn,chỉ ngày Tết hay nghỉ hè mới về nên mẹ cảm thấy lẻ loi, nhớ mấy đứa em, buồn vô tả! Mỗi lần bà ngoại xuống Sóc Trăng là mẹ lại khóc lóc đòi về. Ngoại phải dỗ dành, khuyên nhủ mẹ ráng học thành tài, bỏ ngang uổng lắm. Nhưng ráng tới hai năm là mẹ đuối! Một lần bà ngoại xuống Sóc Trăng thăm, lúc về chở đầy một ghe than đước, lợi dụng lúc hai bà đang bận rộn từ giã nhau, mẹ lẻn trốn xuống ghe. Đi được mấy tiếng đồng hồ, biết chắc ghe không thể nào trở lui lại được, mẹ mới ló đầu ra. Tuy tức giận hết sức, nhưng nhìn thấy mặt mũi, mình mẫy mẹ như con lọ lem, bà ngoại phải phì cười... Về tới nhà mẹ bị ông ngoại cho một trận đòn nhớ đời! Bị đòn đau lắm nhưng mẹ nhứt định không trở xuống Sóc Trăng nữa. Ông bà ngoại đành cho mẹ theo dì Trâm học nữ công, gia chánh.

Trong thời gian còn ở Sóc Trăng với ông bà Bảy, có nhiều chuyện nho nhỏ xảy ra khiến cho khối óc non nớt của mẹ nhớ hoài và cũng là tấm gương sáng cho mẹ sau này. Số là một hôm mẹ theo chị bếp xách giỏ đi chợ. Mua xong nải chuối già hương chín vàng, 2 người ngồi xề xuống gánh bánh canh kêu 2 tô. Cái giỏ có nải chuối đặt bên cạnh. Say sưa với tô bánh canh bột lọc, giò heo, tôm cua béo ngậy... không ai để ý đến cái giỏ. Chừng ăn xong quay qua kiếm, thì cái giỏ cùng nải chuối đã không cánh mà bay mất tiêu! Hai người dáo dác chạy đi kiếm. Cuối cùng bắt gặp cái giỏ có nải chuối trên tay một chị nhà quê. Chị bếp giận dữ giựt cái giỏ lại, nhưng chị kia cũng không vừa, nhất định không buông. Hai bên vừa giằng co vừa cãi lộn om sòm, người nào mặt mũi cũng đỏ như gấc, thì may có chú Đội đi qua. Chị bếp mừng quá gọi chú lại. Có mẹ làm chứng, nên chú Đội bắt người đàn bà kia dẫn về phủ, phạt nhổ cỏ trước sân.

Tan buổi hầu, dùng cơm trưa xong, ông Bảy đi thơ thẩn trước hàng ba cho tiêu cơm, chợt nhìn thấy một người đàn bà đang lom khom nhổ cỏ dưới cái nắng chang chang. Nhưng điều làm ông ngạc nhiên là ngoài cổng có một người đàn ông, tay bồng đứa nhỏ chừng 1 tuổi, đi qua đi lại, cặp mắt nhìn chăm chăm vào người đàn bà. Đứa trẻ thỉnh thoảng lại giẫy dụa, khóc ré lên. Người đàn ông vừa dỗ con vừa nhăn nhó ra chiều rất đau khổ! Ông Bảy kêu người nhà ra hỏi. Biết được nguyên nhân, ông cho gọi chú Đội lên rồi quở rằng:

– Làm người ai cũng biết xấu hổ. Nếu cô ta có đánh liều ăn cắp nải chuối cũng bởi cô ta thèm mà không có tiền mua. Tội này không đáng bị trừng phạt như vậy, nhứt là bắt đứa trẻ phải chịu khát sữa, tội nghiệp quá!

Ông bảo tha người đàn bà về và cho luôn nải chuối. 

Giáp ranh nhà ông ngoại ở Đốc Vàng là nhà ông Ba Thạnh. Ông này có bà con xa. Tuy không nghèo nhưng bản tánh keo kiệt, tham lam, nhiều lần lén lút lấn ranh đất nhà ông ngoại nên hai gia đình thường xảy ra cãi cọ. Sau này giặc giã, gia cảnh sa sút, ông ba Thạnh xoay qua buôn bán. Có lần ông chở một ghe đồ gỗ đi bán dọc theo các tỉnh hai bên bờ sông Cửu Long. Ghé tới Sóc Trăng, ông ta bị bắt vì tội không đóng thuế thân. Lúc bị đưa vào công đường, nhìn thấy ông Bảy, ông ta hồn bất phụ thể, chắc mẻm phen này thế nào cũng bị ông Phủ phạt nặng để trả thù cho ông anh. Nào ngờ, khi nhận ra ông ba Thạnh, ông Bảy niềm nở hỏi han và còn ứng 3 đồng bạc cho ông ta đóng thuế. Nói làm sao hết nỗi vui mừng và lòng biết ơn của ông ba Thạnh! Khi trở về Đốc Vàng, đi tới đâu ông ta cũng hết lòng ca ngợi ông Bảy và cuộc chiến tranh lấn đất với ông ngoại cũng tự động tan biến luôn…

Mẹ lấy ba năm 17 tuổi, qua sự mai mối của một bà bác dâu. Bà này góa chồng sớm, một tay bương chải nuôi đàn con thơ. Quanh năm với chiếc áo dài đen, tay xách cây dù xuôi ngược khắp nơi.Nhà nào có cam quít, soài, dừa... là có bà đến thăm. Bà cũng là thân chủ thường xuyên bao trái cây vườn nhà ông nội của Mai. Khâm phục sự đảm đang, giỏi dắn của bà, một hôm ông hỏi bà có cô cháu gái nào đến tuổi cập kê thì làm ơn mai mối cho con trai của ông (ngược lại với ông ngoại, ông nội có 5 trai, 3 gái). Ông nói: 

– Tui chắc cháu chị cũng sẽ giỏi giang như chị. Nói dại sau này con tui có qua đời sớm, tui cũng yên tâm cho lũ cháu.

Không ngờ lời tiên đoán này lại trúng phóc! Cha chả, gì chớ cháu gái bà đâu có thiếu! Vả lại một bên là ông Cả, một bên là ông Chủ, môn đăng hộ đối quá rồi còn gì nữa! Bà bèn nhận lời và về bàn bạc với ông bà ngoại.

Mẹ 16, ba 20. Hôm đàng trai đến xem mắt, vẻ khôi ngô tuấn tú của ba làm mẹ xiêu lòng liền và nét duyên dáng, yểu điệu của mẹ cũng khiến ba khó mà từ chối!

Sau đám hỏi, mẹ bắt đầu sửa soạn may áo quần, mùng mền... chuẩn bị cho cuộc đời làm vợ tương lai. Nhưng mẹ đâu có ngờ giấc mộng đầy hoa gấm của mình tan tành như mây khói, chỉ vài ngày sau khi bước chân qua ngưỡng cửa nhà chồng! Bà nội là người có đầu óc cổ hủ. Bà khắt khe với tất cả các con dâu. Bác ba Đại là trưởng nam của ông nội. Lúc còn học trên Sàigòn, bác gặp và thương bác gái, ông bà phải lên Sàigòn tổ chức đám cưới. Gia đình bác gái dân tây, quen cách sống phóng khoáng nên về nhà quê làm dâu chưa đầy một tháng, bác chịu không nổi, nhứt định đòi trở về với gia đình trên Sàigòn. Cuối cùng bác trai cũng đành cuốn gói chạy theo tiếng gọi của con... tim! Rồi lập nghiệp luôn trên đó.

Bà ngoại biết mẹ yếu đuối, không quen cực khổ, nên lúc về nhà chồng, bà cho một cô tớ gái đi theo, hầu đỡ đần những công việc nặng nề. Nhưng bà nội có một lập trường dứt khoát, chắc như đinh đóng cột: 

– Nhà tôi là nhà làm ăn, không phải chỗ cho mọi người bẹo hình bẹo dạng, quần là áo lượt!

Mẹ đành thở dài, xót xa xếp những chiếc áo gấm, áo thêu, mà mẹ đã bỏ ra biết bao nhiêu tâm huyết để hoàn tất, xuống tận đáy rương. Những chiếc quần cẩm tự, sa ten tuyết nhung trắng muốt được đem nhuộm đen. Từ một tiểu thư đài các, nếu không thêu may thì cũng đọc sách hoặc làm các thứ bánh trái, bây giờ phải thức khuya dậy sớm, suốt ngày làm quần quật không ngơi tay, nên mẹ cứ bịnh hoài. Bà nội càng ghét, cho là mẹ làm bộ nhõng nhẽo với ba để trốn việc!

Lúc anh Tùng chào đời, mẹ mừng lắm, tưởng sẽ được tự tay săn sóc cho con,nào ngờ bà nội dành luôn nhiệm vụ đó. Nhiều lúc anh khát sữa khóc lả người, bà vẫn điềm nhiên cho anh bú... vú da! Mẹ đứt từng đoạn ruột nhưng không dám phản đối. Ông nội biết tánh bà nên hay binh mẹ. Điều này chẳng những không có lợi, mà còn bị “ép phê” ngược!!!

Ba là một người đàn ông rất đẹp trai, tính tình hào hoa, ăn nói lại duyên dáng, nên các bà các cô mê như điếu đổ. Trong đám tá điền của ông nội có gia đình ông Sáu Can ở cách nhà độ 3 cây số. Hai ông bà có một cô con gái rất đẹp tên Kim Phụng. Người đẹp nhưng tính nết lẳng lơ. Không hiểu cô ta ỏn thót làm sao, mà ông thân sinh hào hoa phong nhã của Mai quyết định lập cô ta làm...phòng nhì (tất nhiên bà chánh thất không hề được đức lang quân thông báo cái chương trình rất ư là kém hấp dẫn này)! Có điều ổng mù tịt là bà có một màn lưới gián điệp rất bén nhạy. Nhờ Mai có một bà cô họ nổi danh Sư Tử Hà Đông: ông chồng bà thuộc loại già không bỏ nhỏ không tha nên bà có tai mắt khắp nơi. Mấy “con đĩ ngựa” vừa mới nhúc nhích ngón tay út là bà đã được... vô tuyến truyền miệng thông báo liền tức khắc. Vì vậy mẹ biết đích xác ngày giờ và nơi chốn của buổi tiệc “tân hôn” sắp diễn ra.

Tối “hôm đó”, sau bữa cơm chiều, ba lấy xe đạp ra đi, trên tay có cầm một gói giấy khá lớn.Mẹ hỏi đi đâu, ông trả lời đi họp. Mẹ vẫn thản nhiên, mặt không hề đổi sắc. Độ mươi phút sau, bà tập hợp đám tay chân bộ hạ gồm có chị Xuân, chị Yến (con cô hai Bạch) và chị Thư (con bác ba Chung). Tất nhiên là mẹ phải trả tiền công và năn nỉ gãy lưỡi họ mới chịu hợp tác. Mấy cô sợ bị chú Tân đánh đòn. Năm đó lớn nhất là chị Xuân, 13 tuổi, chị Thơ 12, chị Yến mới 11. Nhà quê ban đêm trời tối như mực. Mấy thiếm cháu phải đốt đuốc mới thấy đường đi. Gần tới nhà cô Phụng, mẹ tắt đuốc đứng xa xa rình. Trong nhà đèn đuốc sáng choang, tiếng cười nói vang ra tới ngoài lộ. Khi nghe tiếng ba dặn người câu đem được bao nhiêu tôm cá cũng phải đem lại hết thì mẹ mất bình tĩnh, kéo đám lâu la tới ngay trước cửa. Tội nghiệp đám nhi đồng run như cầy sấy! Mẹ sôi gan khi nhìn thấy ông chồng yêu quí của bà đứng song song với “con” Kim Phụng trước bàn thờ gia tiên nghi nghút khói hương. Lại còn dám diện cái áo dài gấm xanh nữa mới là động thiên đình! Cặp mắt toé lửa, bà xông vô nhà, túm ngay vạt áo dài của ông kéo mạnh. Vạt áo tét lên tới nách! Tay kéo miệng la:

– Anh làm cái gì đây? Đám cưới hả?

Ba Mai thấy vợ thì rụng rời. Một tay bụm miệng bà, một tay ôm ngang eo ếch, lôi ra khỏi nhà. Mẹ giãy dụa kịch liệt, nhưng vốn yếu đuối nên chống cự không nổi, bị lôi trở ra đường lộ. Để bà đứng đó dậm chân khóc lóc, ông vội chạy đi lấy xe đạp, rồi kéo bà lên ngồi trên đòn dong, hối hả đạp đi, mặc cho đám nhỏ vừa chạy theo sau vừa khóc ỏm tỏi vì... sợ ma!! Hôm sau, biết được chuyện, mẹ bị bà nội rầy cho một trận:

– Trai năm thê bảy thiếp là chuyện thường. Nó đi chán rồi lại về, có...hao mòn, sứt mẻ gì đâu mà phải ghen!?

Mỗi lần được về thăm ông bà ngoại là mẹ mừng còn hơn bắt được vàng. Mặc sức ăn, ngủ, cười giỡn. Càng gần tới ngày phải trở về nhà chồng, mẹ càng u sầu, ủ dột. Bà ngoại chuẩn bị đủ thứ quà cáp để mua lòng bà sui. Mẹ kể, ghe về gần đến nhà, xa xa nhìn thấy cái cầu tàu nhà ông bà nội, mẹ chỉ muốn nhảy xuống sông tự tử phứt cho rồi! Có lần Mai nói nếu là con thì con không thèm trở về. Ở luôn nhà ông ngoại cho khỏe! Mẹ lắc đầu, chép miệng:

– Bộ con tưởng mẹ chưa từng nghĩ đến điều đó sao? Nhưng thời xưa, con gái bỏ chồng là một điều sỉ nhục cho gia đình. Ai gặp trường hợp của mẹ cũng đành phải cắn răng chịu đựng thôi.

Mai thầm nghĩ các cụ ngày xưa quả có một “nội lực” phi thường. Có lần cô Tư Xuân của Mai phát biểu một cách khinh bỉ, khi nghe cặp bạn của con bà sắp sửa ly dị vì lý do... hổng hợp tính tình:

– Chèn ơi, hồi đó mà như bây giờ, chắc tao đã bỏ ba tụi bây cả trăm lần rồi! Ngày nay thay vợ đổi chồng còn lẹ hơn thay áo. Tao thấy mà bắt chóng mặt!

Có điều an ủi là mẹ được mọi người trong làng yêu mến. Bất cứ ai cần gì mẹ cũng giúp đỡ tận tình. Ngay từ thuở còn chạy chơi với đám bạn nhỏ trong xóm, mẹ đã biểu lộ cái tánh thương người. Trong làng có một người đàn bà tên Lý. Lúc trẻ lên tỉnh làm nghề “không vốn”. Mới ngoài 30 đã vướng phải bịnh giang mai. Thân tàn ma dại, đi đứng không nổi cũng ráng mò về làng cũ. Nhưng đi đến đâu cũng bị thiên hạ xua đuổi. Mẹ thấy vậy huy động các bạn, cất một cái chòi lá phía sau đình làng, để bà ta có chỗ che nắng che mưa. Lúc đầu phân công mỗi ngày một đứa đem thức ăn cho bà. Sau đó đám bạn bỏ cuộc dần dần, cuối cùng chỉ còn mẹ hằng ngày vẫn đem cơm nuôi bà ta cho đến lúc qua đời. Chuyện này đương nhiên vì không có thuốc làm sao hết bịnh?!!

Trong cuộc đất của ông nội, có gia đình bác Hai Dần, con đông lại nghèo xác nghèo xơ. Bác cho đứa con trai tên Hiền, năm đó độ 15-16, ở cho ông nội sai vặt. Bác gái hằng ngày xách cần đi từ bến nọ qua bến kia, câu những con cá lụn vụn như cá lòng tong, cá chốt, cá mại, cá trèn... đủ cho hai bữa cơm. 3 cô lớn, đến mùa lúa thì cấy mạ mướn, lúc lúa chín thì đi gặt. 2 đứa nhỏ nhứt mót lúa để dành ăn. Riêng bác trai mắc bịnh lao, ốm yếu hom hem nên được miễn lao động!…

Năm ngoài Bắc bị nạn đói chết hơn 1 triệu người, miền Nam cũng gặp nhiều khó khăn. Một hôm mẹ qua nhà bác Dần định nhờ việc gì đó. Thấy trong nhà im lìm, mẹ lên tiếng gọi cũng không ai trả lời. Lấy làm lạ bà bước vô xem thử, chợt thấy bác trai nằm trên cái chỏng tre, thở thoi thóp. Thấy mẹ, bác gượng ngồi dậy nhưng không nổi lại nằm vật xuống. Mẹ định lên tiếng hỏi thì vừa lúc bác gái xách cần câu và cái giỏ có lèo tèo mấy con cá lòng tong về tới.Bác gái cũng ốm nhom,đi không muốn nổi! Vừa thấy mẹ, bác òa lên khóc. Mẹ hỏi mới biết rằng cả 10 ngày nay nhà bác không có 1 hột gạo. Phải ăn rau luộc cầm hơi,chờ mấy cô con gái đi cấy lúa mướn đem tiền về.Chỉ lo bác trai yếu quá sợ không qua nổi. Nghe xong mẹ vội vàng về nhà, lén bà nội xúc một thúng gạo biểu anh Hiền bưng về cho mẹ anh nấu cơm. Từ đó, thỉnh thoảng mẹ lại giấu diếm ít gạo, nước mắm tiếp tế cho gia đình bác Dần qua cơn túng quẩn.

Một gia đình khác, bác Tư Đức cũng nghèo và đông con như bác Hai Dần (cái mục này rất dễ hiểu, vì nhà nghèo không có thú vui lành mạnh nào ngoài cái thú vui sản xuất... nhi đồng)! Cậu con trai 14 tuổi tên Đẩu ở chăn đàn bò cho ông nội. Cùng nạn đói ngoài Bắc, trong Nam bị nạn thiếu vải trầm trọng nên dân nghèo phải mặc rách rưới, vá chằng vá đụp. Còn rận thì vô số kể. Người nào người nấy ngồi đâu gãi đó, gãi đến tóe máu mới thôi! Quần áo cả nhà mẹ luôn luôn bắt nấu với nước sôi để diệt trứng rận.

Trong Nam, khoảng tháng 10, tháng 11 âm lịch, cũng có chút gió bấc thổi hiu hiu. Tuy gió hiu hiu nhưng cũng lạnh se da. Một hôm ra thăm ruộng, mẹ ngạc nhiên tột độ khi nhận ra giữa đàn bò đang nhởn nhơ ăn cỏ, anh cu Đẩu trần truồng như nhộng ngồi trên lưng con bò Đốm. Mỗi khi cơn gió bấc thổi qua, cậu ta lại run lên cầm cập! Hỏi ra mới biết cả nhà bây giờ chỉ còn mấy bộ đồ rách te tua, dành cho bác gái và mấy cô chị của cậu. Ngay cả bác trai cũng chỉ đóng cái khố. Ba Mai làm sở lúa gạo dưới Sađéc nên nhà lúc nào cũng có trữ nhiều bao bố tời. Mẹ lén lấy một mớ, bảo anh Đẩu đem về để bác gái cắt thành quần áo cho cả nhà mặc đỡ và không quên đưa thêm vài bộ đồ cũ của mẹ cho mấy chị mặc khi đi ra ngoài. Kể sao cho hết những nghĩa cử của mẹ đối với chòm xóm, láng giềng...

Rất lâu, sau này đi làm ăn xa trên vùng cao nguyên Trung phần, một hôm Mai thấy mẹ dẫn về nhà 1 cô gái độ 17-18. Người ngợm chỉ còn là một bộ xương biết đi. Mẹ nói gặp cô ta đang lang thang ngoài đường, đi đứng xiêu vẹo như người hết hơi! Cô ta nói bị bịnh thương hàn, nằm nhà thương mới xuất viện sáng nay. Tứ cố vô thân không biết đi về đâu. Động lòng trắc ẩn mẹ dẫn về nhà nuôi cho mạnh, sau đó muốn đi đâu thì đi...

Những năm giặc giã sôi động, ba lên Sàigòn ở với chú Sáu Tú. Một mình mẹ phải cáng đáng hết mọi việc trong ngoài. Thỉnh thoảng còn phải dẫn chị em Mai chạy tuốt vô trong đồng sâu trốn những trận ruồng bố của lính Tây. Cực ơi là cực. Vậy mà không bao giờ mẹ mở miệng than van.

Đến khi chú út Khang lập gia đình thì ông bà nội cho ba mẹ ra riêng. Cũng từ lúc đó ba bắt đầu bị đau bao tử và chai gan, nên sức khỏe yếu dần và mẹ cũng bắt đầu đi vào con đường thương mại. Cũng giống như bà bác dâu thủa nào, mẹ đi khắp nơi tìm mua những thứ có thể bán được. Từ gà vịt, heo bò đến trái cây đủ loại... Mai còn nhớ như in một lần theo mẹ chở một ghe soài hòn xuống Vĩnh Long. Giữa đường giông gió nổi lên, mưa như trút nước. Chiếc ghe nghiêng qua ngã lại như sắp chìm. Mai run như cầy sấy, ôm mẹ chặt cứng vì tưởng hai mẹ con sắp bỏ mạng trên giòng sông Cửu Long, mà thường ngày Mai thấy rất hiền hòa!... May mắn lần đó tai qua nạn khỏi.

Anh Thăng và chị Lan lần lượt lập gia đình. Đến năm Mai lên 14 thì ba mất vì chứng xuất huyết bao tử. Sau đó Mai rời bỏ miền Hậu giang cây trái sum suê,theo mẹ lên lập nghiệp nơi miềnCao nguyên đồi núi chập chùng.

Những tháng đầu lạ nước lạ cái lại không quen ai, mẹ gặp rất nhiều khó khăn. Bị những người đi trước chèn ép, hiếp đáp. Nếu là người khác chắc chắn đã bỏ cuộc. Nhưng mẹ là một người tính khí quật cường, lại từng được tôi luyện trong “lò” của bà nội suốt mười mấy năm ròng, nên nhất định không lùi bước! Và bà đã thắng cuộc. Khách hàng thích tánh tình vui vẻ, cởi mở của mẹ nên tiệm lúc nào cũng nườm nượp khách.

Mỗi lần về quê thăm nhà, mẹ mang rất nhiều tiền bạc, vải vóc để giúp đỡ cho người nghèo. 

Những năm cuối đời, bà nội bị lòa và đi đứng không được, chỉ ngồi một chỗ. Có lần Mai về thăm bà, bà nắm chặt tay Mai, mếu máo nói:

– Tội nghiệp mẹ con, hồi xưa cực khổ quá! 

Mai cảm động bóp bóp tay bà, nói vài câu an ủi. Trong thâm tâm, Mai cho rằng đó là những lời nói sáng suốt nhất trong cuộc đời của bà! 

Thiếm út Khang, đầu tắt mặt tối với đàn con gần chục đứa, đâu hơi sức nào để ý đến những lời chì chiếc của bà nội, nên bà nói gì thì cứ nói, thiếm xem như gió thoảng bên tai, tỉnh rụi như không!

Dù ở xa, nhưng mỗi lần có chuyện cần kíp là anh Thăng, chị Lan lại đánh điện cầu cứu. Mẹ vội vàng bỏ hết công việc, về quê để giải quyết mọi vấn đề rắc rối cho các con.

Sau 75, theo vợ chồng Mai sang Canada, mẹ trăn trở, thở dài, than vắn. Cắc ca cắc củm nào vải vóc, thuốc men, tiền bạc... gởi về Việt Nam cho gia đình anh Thăng, chị Lan. Mỗi bận nghe có thiên tai, bão lụt mẹ lại mất ăn, mất ngủ, đêm ngày ngóng trông tin tức….

Trời sinh ra mẹ là để lo cho tha nhân. Có cái quần cái áo nào đẹp, ai ngỏ ý thích cũng sẵn sàng tặng ngay. Món ngon vật lạ gì cũng dành cho con cho cháu. Không bao giờ nghĩ cho chính bản thân mình. Mẹ không đi nhà thờ, cũng chẳng đi chùa, nhưng lại giúp đỡ người vô số. Sau khi qua đời, có cả chục gia đình, đã từng thọ ơn bà, xin ảnh để thờ.

Cái mảnh vườn con con ở góc sân, lúc còn sanh tiền mẹ trồng đủ thứ rau: mồng tơi, quế, răm, húng, tía tô, thìa là... Mai vẫn giữ y nguyên. Mấy cây bạc hà tươi tốt, cứ đến mùa đông là Tiến lại đánh vào chậu, mang vô garage. Từ 6 năm nay, mỗi sáng đứng trong phòng nhìn qua cửa sổ, Mai vẫn có cảm tưởng như nhìn thấy bóng mẹ với mái tóc bạc phơ, thấp thoáng bên mấy luống rau, vừa tưới nước vừa nhổ cỏ dại, hoặc đang nâng niu từng cọng ngò, lá cải…

Bé Ngà trong phòng đi ra, thấy mẹ bèn xà xuống ngồi bên cạnh. Mai nói với con:

– Chúa nhật tới này cả nhà mình đi chùa. Tới ngày giỗ ngoại rồi đó con.

Bé Ngà chu mỏ:

– Đi dự lễ, dự văn nghệ thì vui, nhưng nhớ bà quá à! 

Con bé lẩm nhẩm tính rồi nói tiếp:

– Ngoại mất 6 năm rồi hả mẹ?

Mai gật đầu, giọng sũng buồn:

– Ừ, 6 năm rồi. Nhưng kỳ ghê, lúc nào mẹ cũng có cảm tương như bà vẫn còn sống trong gia đình mình.

Bé Ngà cười cười:

– Mà có cái lạ nữa là từ xưa mẹ rất sợ ma. Bây giờ tự nhiên mẹ “tiến bộ” hẳn, dám ở nhà một mình.

– Đâu có gì lạ. Ngoại lẩn quất ở đây, ma cỏ nào dám hiện hồn nhát mẹ? Có ngoại bảo vệ là mẹ yên chí lớn.

Ngà ôm cổ mẹ, cười như nắc nẻ:

– Trời ơi, con không ngờ mẹ chưa già đã lẩm cẩm! Theo con, người tốt như bà, giờ này chắc phải đang “hưởng phước” trên thiên đàng mới hợp lý.

Mai cười theo con:

– Ừ, mẹ cũng biết điều đó. Nhưng mẹ thương ngoại quá, cứ “nghĩ đại” như vậy, có chết ông tây đen nào đâu mà sợ. 

Rồi nhìn đồng hồ Mai hối con:

– Lẹ lẹ lên cô nương, kẻo trể giờ học tiếng Việt. Tuần rồi mẹ nghe cô giáo nói sẽ dạy tụi con bài Lòng Mẹ của nhạc sĩ Y Vân đó. Bài này mẹ đã từng hát cách đây 40 năm.

Ngà lúc lắc cái đầu, tay vuốt mái tóc huyền chảy xuống tới thắt lưng:

– Con biết bài đó rồi, con nghe trong cuốn băng của cô Hoàng Oanh.

Rồi con bé cất giọng trong như giòng suối mát:

Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào

Lòng mẹ tha thiết như giòng suối hiền ngọt ngào…

Mai không ngăn được niềm cảm xúc, len lén đưa tay chùi vội giọt nước mắt vừa lăn tròn xuống má, gọi thầm: Mẹ ơi…

 

Tiểu Thu

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Nov/2024 lúc 3:42pm

Hoài Niệm Về Góc Bếp Cũ: Thương Lắm Người Vợ Tảo Tần

Gian%20bếp%20người%20Việt%20vùng%20Nam%20bộ:%20Không%20chỉ%20là%20nơi%20giữ%20lửa%20-%20Tuổi%20Trẻ%20Online

“Giấc mơ của tôi được đánh thức như một thói quen, bởi mùi thơm ngào ngạt từ bữa ăn sáng trong gian bếp. Đã hơn tám năm nay, sáng nào cũng vậy, khi tôi và các con vẫn đang say giấc nồng, bất kể ngày đông giá lạnh hay ngày hè oi ả, em vẫn thức dậy từ rất sớm…”

Bài viết của người chồng trẻ Phạm Nguyên Phước (đến từ Tam Kỳ, Quảng Nam) đăng tải trên cuộc thi “Viết cho người bạn đời của tôi” với những lời tâm sự chân thành, pha chút ngọt ngào khiến người đọc dường như cũng hạnh phúc lây.

“Em hay nấu món mì Quảng, món ăn mà ngày xưa chúng tôi chỉ được thưởng thức vào những ngày mùa khấm khá, hay những ngày lễ tết. Mùi thơm của bát mì làm ấm cả gian bếp. Bất chợt, trong tôi có chút gì đó nôn nao lắm, nôn nao về những ngày đã cũ...

Nhớ ngày mới cưới nhau, hai đứa bắt đầu cuộc sống bằng món quà cưới của hai bên gia đình là mấy chỉ vàng. Vợ chồng cất tạm cái nhà nhỏ trong góc vườn bà nội. Nhà ở quê, mái lợp bằng lớp cỏ tranh sơ sài, bốn bề che chắn bởi phên tre, nên góc bếp của em cũng chỉ đơn giản là một cái kiềng ba chân kê tạm góc nhà. Phía trên bếp, tôi làm thêm một cái giàn bằng tre để em chất củi. Đơn giản, mộc mạc, nhìn thấy gian bếp là thấy luôn cả nỗi vất vả của gia đình tôi thuở xưa.

Góc bếp của em chất đầy những lá khô, cây mục, hay cả mớ rơm em phơi sau mỗi mùa gặt. Trên giàn bếp, túm hành túm tỏi treo lủng lẳng, và cũng chẳng thể thiếu mớ khoai khô em phơi từ mùa Giêng Hai để dành vào những ngày giáp hạt, hay mớ chè khô để nấu nước những ngày đông.

Ở quê, không có thói quen ra hàng ăn sáng, nên từ lúc tờ mờ, em đã trở dậy, để kịp có bát cơm nóng cho tôi lót dạ đi làm đường xa, có bát cháo nóng hổi cho con gái mới vừa đầy tuổi. Dáng em mỏng manh, tha thướt dịu hiền. Tôi hằng ngày đi làm, nên chỉ một mình em ra vào với ngọn khói mỏng, hăng hắc để mỗi chiều về tôi có bát canh nóng ăn cho ấm bụng.

Mùa đông, em kê cái đòn nhỏ cho con gái ngồi bên bếp lửa, vừa để sưởi ấm, vừa nấu ăn và trông con. Em kể chuyện, rồi đọc cho con nghe những câu thơ mà em đã thuộc từ thuở bé. Rồi thỉnh thoảng hai mẹ con phá lên cười, đôi lúc con gái lại trầm ngâm lắc lắc cái đầu nhỏ bé theo giọng điệu của câu thơ em đọc.

Những năm sau, cuộc sống khấm khá hơn. Em theo tôi về phố. Thành phố đối với em sao quá lạ lẫm và xô bồ. Nhà ở phố, cái gì cũng hiện đại hơn. Tôi dành hẳn một gian lớn để làm bếp. Mua sắm đầy đủ thiết bị, bàn ăn, tủ bếp, quầy… Không như ngày xưa góc bếp của em giản đơn, đầy khói bụi, bồ hóng giăng đầy tứ phía, khói vương cả lên khóe mắt, ra cả đàn gà em chăm ngoài sân. Khói nhảy nhót trên mái nhà, rong chơi trên đám cải xanh non mơn mởn em trồng ở góc vườn, khói vương vấn hôn lấy mái tóc dài óng ả của em, vịn vào mỗi buổi chiều khi em cùng con ngồi bên bếp lửa, mắt vẫn thỉnh thoảng đưa về phía ngõ, đợi bóng dáng quen thuộc về nhà. Và tôi biết, góc bếp ấy đã cho tôi mùi thơm của cơm mới ngày mùa, hay của bát canh lá rau rừng nóng hổi.

Về phố rồi buổi sáng rất nhộn nhịp, người ta thường ăn sáng bên ngoài. Còn em vẫn trở dậy từ sáng sớm, nấu cho tôi những bữa ăn sáng ngon lành. Bát phở, bát mì… thơm nức. Nhưng sao trong đôi mắt em vẫn phảng phất một nỗi buồn sâu lắng.

Chiều nay, em nấu cơm độn một ít khoai khô ăn với muối đậu. Con gái ngồi lắc đầu chẳng chịu ăn. Tôi nhìn em ăn ngon lành mà thấy lòng nôn nao khó tả, có lẽ trong tôi đang tràn ngập cái cảm giác nôn nao về những ngày đã cũ, ngày vợ chồng còn khó khăn ăn cơm độn khoai, vương đầy mùi khói bếp. Em quay sang bảo con gái: ‘Ngày xưa ở quê, ba mẹ thích ăn món này lắm, mà từ lúc mẹ còn nhỏ như con, bữa nào có gạo nấu cơm để độn khoai thế này là sướng rồi’.

Rồi em quay sang tôi với ánh mắt đượm buồn nỗi nhớ: ‘Mình ăn bữa này để nhớ lại góc bếp ngày xưa, góc bếp đầy khói bụi anh nhỉ?!’.

Tôi mỉm cười rồi nói: ‘Mà sao bát cơm này anh nghe nhạt nhạt, chắc là tại thiếu mùi hăng hắc của khói đây mà’.

Em cười rồi tựa đầu vào vai tôi hạnh phúc. Vợ chồng tôi ngồi cùng nhau trên chiếc bàn ăn sạch sẽ, sáng bóng trong một gian bếp hiện đại mà sao lòng cứ nhớ mãi về góc bếp ngày xưa.

Tuy góc bếp thay đổi nhưng người vợ miền núi của anh vẫn thế, vẫn rất chăm chỉ và nấu ăn ngon!”.

Cuộc sống hiện đại đủ đầy và tiện nghi, nhưng có những niềm hạnh phúc chỉ bắt nguồn từ giản dị. Hạnh phúc gia đình bắt nguồn từ căn bếp ấm lửa, và hạnh phúc của căn bếp dường như lại bắt đầu từ tình cảm yêu thương bất chấp những nhọc nhằn…

 Hà Châu

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 22/Nov/2024 lúc 3:49pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Nov/2024 lúc 9:41am

Duyên Hay Nợ

 
148,560%20Little%20Kid%20Couple%20Images,%20Stock%20Photos,%20and%20Vectors%20|%20Shutterstock
Sau ba hôm mưa dầm, sáng nay vừa thức giấc, Kim ngạc nhiên vì tiếng chim ríu rít bên ngoài thật vui tai. Cạnh cửa sổ là cây anh đào. Hôm nào trời nắng đẹp lũ chim tụ về rất đông. Bước xuống giường, vén màn cửa sổ nhìn ra vườn sau. Quả thật, bên ngoài nắng vàng tươi. Trên cây, đàn chim vừa tung tăng chuyền cành vừa hót líu lo. Đã vào tháng năm nên mặt trời mọc sớm. Chả bù với mùa đông, tám chín giờ vẫn còn tối om om. Hôm nay thứ sáu nên Kim cảm thấy phấn chấn, vì ngày mai không phải đi làm. Vừa pha cho mình một tách cà phê (tiên dược đó, vì thiếu cái món này là Kim cảm thấy uể oải, năng lực đi chơi đâu mất tiêu!), nàng vừa tính toán xem tối nay ăn món gì?- Ừ hôm qua mua đưọc cái đầu cá mú thật ngon, tối nay sẽ nấu canh chua. Canh chua mà ăn với sườn ram mặn thì tuyệt vời! Chỉ cần nấu sẵn nước me, tối về bỏ thêm cá và tất cả đồ phụ tùng như bạc hà, cà chua, dứa, giá sống…vào là xong. Còn món sườn ram phải làm liền sáng nay. Đang đứng rửa mấy cọng rau ngổ, tiếng nước chảy rào rào át tiếng bước chân, đến lúc Tín bước tới ôm lưng vợ, hôn vào cổ Kim mới giật mình, giẩy nẩy:
– Coi kìa. Vợ chồng Raymond thấy, nó cười cho bây giờ.
Tín tỉnh bơ: – Nó cười thì cứ để cho nó tự nhiên… hở mười cái răng!
Kim nguýt chồng: – Chỉ có tài nói cù nhầy là hay nhất!

Tín cười, bưng tách cà phê Kim đang uống dở lên uống nốt. Kim đưa mắt nhìn sang nhà bên kia, có lẽ giờ này vợ chồng nhà Raymond đã đi làm. Hai người mới mua lại căn nhà phía sau nhà nàng độ hai năm nay. Hai mảnh vườn được ngăn bởi một hàng rào gỗ, nhưng bên Kim sân cỏ, còn bên kia họ lại tráng xi măng, chỉ chừa một ít đất để trồng hoa và rau cỏ. Tuổi hai người cũng xấp xỉ vợ chồng nàng, nhưng không con. Nhìn cách đối xử, Kim đoán họ yêu thương nhau thắm thiết. Ngoài giờ làm việc, thời gian còn lại họ dành cho việc săn sóc căn nhà và chăm sóc… lẫn nhau! Căn nhà họ bóng lộn từ trong ra ngoài như một đồng xu mới ra lò. Mùa hè hai người hầu như sống ngoài trời. Kim nhớ hè năm ngoái, hái được một rổ cà chua to tướng, thấy họ đang dùng bữa với một đám bạn bè, Kim đến bên rào, nhón chân lên gọi Raymond, định biếu một ít. Chẳng ngờ tên này cười toe đáp lễ “Rất cám ơn, nhưng tôi cũng có độ bốn năm chục quả, định biếu ông bà một mớ đây”. Thế là hai bên cùng cười xòa. Thôi thì cà ai nấy ăn vậy! Có hàng xóm tốt bụng cũng dễ chịu…

Đến văn phòng Kim lại làm cho mình ly cà phê khác, vì ly buổi sáng đã bị Tín thanh toán sạch. Nhìn ra ngoài trời, Kim nhủ thầm nắng đẹp như vầy chắc “cá” lặn hết trơn! Bữa nay đố khỏi hai thầy trò chỉ ngồi giữ chùa, ngáp vặt!
Ngoài cửa chợt có tiếng trẻ con khóc, rồi tiếng rít lên của một bà mẹ. Kim đưa mắt nhìn ra. Nàng không ngạc nhiên lắm, vì những gia đình Haitien vẫn hay ồn ào như vậy. Người đàn bà còn trẻ, cao lớn da đen sậm, lôi sềnh sệch một nhóc tì độ bốn năm tuổi nước mắt đầm đìa đến trước mặt Kim. Nàng có cảm giác như đã gặp thiếu phụ này ở đâu đây? Bỗng người đàn bà reo lên:
-Kim, có phải mày không? Mimosa đây. Cách đây mấy năm tụi mình làm chung ở hãng nữ trang Keyes đó. Không ngờ gặp lại mày ở đây. Mày vẫn không thay đổi nên tao nhận ra ngay.
Kim cũng reo lên, mừng rỡ:
– A, tao nhớ ra rồi. Hồi xưa có lần mình ngồi cạnh nhau. Chúa ơi, mới đó mà đã bốn năm rồi! Mày còn làm ở đó nữa không?
Mimosa cười, khoe hàm răng đều đặn trắng như ngà:
– Nghỉ rồi. Sau mày độ hai năm. Vừa đi làm vừa chăn ba đứa nhỏ, cực quá tao nghỉ luôn ở nhà. Mày biết không, lúc mới có hai đứa tao bảo thôi mà thằng chồng tao nhất định không nghe. Cho nó đáng đời!

Kim bật cười trước cái lối trả thù khoẻ ru của Mimosa. Con bé này đáng được liệt vào hạng “người đẹp” trong nhóm Haitien làm chung hồi xưa. Chả vậy mà con nhỏ xí xọn Bernadette, bồ chính thức của tên cai Guy (cũng Haitien) cứ háy nguýt nó suốt ngày. Đúng ra con bé này tên thật là Mimose, nhưng Kim cứ gọi nó là Mimosa để nhớ lại những chùm hoa màu vàng thật dễ thương của Đàlạt năm xưa. Cô nàng tỏ ra rất hài lòng khi nghe Kim giải thích. Nàng hỏi thăm những người trong hãng cũ và được biết ông Deutch, chủ hãng, đã qua đời vì bệnh tim. Kim nhớ rất rõ, ông Deutch người nhỏ bé, lúc nào cũng bận rộn, rình mò nhân viên một cách kín đáo, keo kiệt một cây, nhưng được cái rất quí người Việt-Nam. Người mình vốn siêng năng, khéo tay lại không hay đòi tăng lương. Trong khi đó đám da đen vừa lười như hủi, thỉnh thoảng lại biểu diễn một màn “cầm nhầm” vài món nữ trang về làm của riêng, hoặc bán rẻ lại cho bạn bè. Hãng này sản xuất đồ giả lẫn đồ thật, nhưng giữa khu thật và giả được ngăn bởi một tấm vách lưới. Hai bên nhìn thấy nhau nhưng bất khả xâm phạm. Đám thợ làm hàng thật toàn tây trắng, chắc chắn rất được chủ nhân tín nhiệm!

Sau khi Mimose về rồi, Kim không khỏi bồi hồi nhớ lại kỷ niệm của những năm về trước, lúc còn làm ở hãng Keyes…
Sau chuyến di tản bằng tàu Đại Hàn đến đảo Guam, vợ chồng nàng được chính phủ Canada nhận cho định cư khá dễ dàng. Giờ chót mới quyết định ra đi nên vợ chồng Kim hầu như trắng tay. Gia đình 6 người có vỏn vẹn 80 USD trong túi. Hành lý thì vài bộ đồ và 1 hộp sữa bột SMA cho con gái mới hơn 1 tuổi. Đến Montreal, tất cả các gia đình tị nạn được chính phủ cho ở hôtel hai tuần, phát quần áo mới…vv…trong khi chờ đợi thuê được nhà riêng. Xui làm sao, mới dọn nhà chỉ 3 hôm sau nhà …phựt cháy. Vì ở tầng 3 nên mọi người vội vàng tuôn xuống đường tránh bà Hỏa. Lần này thì gia đình Kim chính thức trở thành ..vô sản thứ thiệt! Số quần áo ít ỏi mang theo từ VN cộng thêm những thứ chính phủ cho đều cháy thành than! Một lần nữa chính phủ lại phải mang vợ chồng nàng trở về hôtel sống tiếp. Rồi nhờ bạn bè mách bảo, gia đình Kim thuê được một apt trong chung cư có…18 gia đình Việt Nam cư ngụ. Mãnh bằng văn khoa VN của Kim giờ chỉ là tờ giấy lộn. Cả cái nghề giáo sư của Tín cũng vậy. Gần 1 năm trời nàng thay đổi ba bốn việc làm. Mà việc nào cũng khá mệt nhọc. May sao trong chung cư vợ chồng nàng đang ở có bác Tâm đang làm ở hãng Keyes. Một hôm vào ngày thứ bảy, Kim lấy métro đi phố tàu, gặp bác cũng đang đợi métro. Bắt chuyện với nhau một lúc mới biết hồi xưa Kim học chung với đứa con gái thứ ba của bác, hiện ở với chồng bên Cali. Nghe Kim than thở, bác sốt sắng khuyên nàng đến hãng Keyes xin việc. Vì thường thường gần Noel hãng cần rất nhiều người mới làm kịp hàng để giao cho các tiệm bán lẻ. Nghe lời bác, sáng hôm sau Kim đến văn phòng hãng Keyes xin đại, không ngờ họ nhận vào làm ngay. Cô thư ký dẫn Kim vào xưởng làm việc phía sau văn phòng. Vài cái đầu ngẩng lên nhìn rồi lại thản nhiên cúi xuống làm tiếp. Nhìn tổng quát xưởng rất rộng và chia làm nhiều ngăn. Có độ bốn mươi nhân viên. Chừng hơn mươi người Việt Nam, phần còn lại nửa trắng nửa đen. Kim được tên cai da đen dẫn tới ngồi bên cạnh một cô gái Việt Nam đang ngồi đo, cắt những sợi dây từ trong một cuộn dây to tướng. Hắn cũng đem cho nàng một cuộn như vậy, với cái kìm cắt. Giải thích xong hắn bỏ đi. Ngồi cách đó hai dãy bàn, bác Tâm nhìn Kim mĩm cười, tỏ vẻ hài lòng. Nàng cũng cười đáp lại. Cô gái bên cạnh quay sang thì thầm:
– Chắc chị mới đi làm phải không? Đừng lo, cứ làm chăm chỉ là được. Công việc rất nhẹ nhàng. Không biết gì cứ hỏi. Em tên Mai. Kim cũng tự giới thiệu tên tuổi. Nhìn thấy cặp mắt trắng dã của tên cai “chiếu tướng” về phía hai nàng, Mai vội ngồi ngay lại tiếp tục đo, cắt. Đúng 12 giờ 30, Kim giật bắn người vì tiếng chuông reo inh ỏi báo hiệu giờ nghỉ trưa. Mọi người đồng loạt đứng dậy, thở ra khoan khoái. .. Mai nói:
– Tụi mình có nửa giờ ăn trưa thôi đó chị Kim.
Kim gật đầu, nói xin lỗi rồi chạy ngay lại bàn bác Tâm để cám ơn. Bác cười hiền hậu:
-Cám ơn cái gì! Lúc trước có người giúp bác xin việc, bây giờ bác giúp lại cháu là chuyện thường, có gì phải thắc mắc. Thôi bây giờ sửa soạn ăn trưa kẻo không kịp.
Kim đang lúng túng vì sáng nay khi ra đi, không ngờ được nhận làm ngay, nên nàng không chuẩn bị thức ăn đem theo, thì may quá, Mai cùng với một thanh niên tiến lại phía bác Tâm và nàng. Mai giới thiệu Kim với anh chàng rồi nói:
– Đây là anh Tuấn. Anh làm trong phòng mài với ba anh Việt Nam khác. Tất cả nữ trang khi đúc xong phải đem mài cho thật nhẵn rồi mới nhuộm vàng. Kim gật đầu chào Tuấn. Khi biết Kim không đem thức ăn theo, Tuấn nhanh nhẩu:
-Không sao, sáng nay dậy muộn tôi cũng không kịp làm sandwich, đang định xuống cafétéria mua. Để tôi mua cho chị luôn.
Kim móc bóp định lấy tiền thì Tuấn xua tay:
-Thôi khỏi. Chị là người mới, tôi xin được đãi chị bữa nay. Nói xong không đợi Kim kịp từ chối, Tuấn vội vàng đi ra thang máy. Kim đành tự hứa hôm khác sẽ trả lại món nợ này.

Cả hai ngồi xuống bên cạnh bác Tâm. Trong này có lệ, giờ ăn trưa, Haitien tụ lại từng nhóm, Việt Nam cũng vậy. Vừa ăn vừa tán dóc đủ thứ chuyện. Có hai nhóm Việt Nam khác ngồi cách đó không xa. Mai kín đáo chỉ từng người:
-Cái chị tròn tròn tóc ngắn đó tên Hằng. Nha sĩ bên Việt Nam, bây giờ đang học lại để thi. Còn cô bé trắng trắng, nhỏ nhỏ, tóc dài ngồi bên cạnh tên Hà. Mới sang độ một năm nay. Hà còn rất trẻ, nên cố dành dụm tiền để đi học lại. Còn chị ốm, cao, đẹp như đầm, kế bên Hà là Ngọc. Tuy có chồng, một con, nhưng cứ bị tên cai mắt la mày lét, đeo theo tán tỉnh. Trước mặt mấy người đó là bác Sang, nghe đâu chồng bác hồi xưa bên Việt Nam làm lớn trong chính quyền. Bên cạnh là cô con gái của bác tên Nga. Anh chàng trẻ măng ngồi sát bên Nga là Quang, đang chết dỡ vì cái núm đồng tiền trên má của cô nàng! Cái ông ốm nhom, cao kều, tóc quăn quăn ngồi trước mặt Quang là anh Đạt, cựu giám đốc ngân hàng ngày xưa. Hai người này cùng với anh Tuấn làm trong phòng mài. Mấy ông ngày đi làm, nhưng tối lấy cours học thêm.
Vừa lúc đó Tuấn trở lên đưa Kim cặp sandwich trứng. Kim cám ơn rồi mời Tuấn ngồi xuống chiếc ghế trống trước mặt, nhưng chàng thối thoát, bảo có chuyện cần bàn với ông Đạt. Đúng 1 giờ chuông reo báo hiệu giờ nghỉ trưa chấm dứt. Mọi người lục tục trở về chỗ làm. Mai nói với Kim:
-Chị chuẩn bị đi. Đến giờ lạy ông đi qua, lạy bà đi lại rồi đó.
Thấy vẻ ngơ ngác của Kim, Mai phì cười: Thì ngủ gục đó! Khổ nhất là sau giờ ăn trưa. Bụng đầy mà công việc cứ bắt phải ngồi ì một chỗ, nên buồn ngủ dễ sợ! Chừng nào không cưỡng được, chị cứ việc đứng lên vào toilette một tí. Ở đây chỉ có đi toilette mới được đứng lên mà thôi. Chả bù lúc mới sang, Mai đi làm trong một hãng may. Họ bắt xếp quần áo. Toàn đồ ngủ đàn bà dài thậm thượt, nên suốt ngày cứ phải đứng. Tối về hai cái chân cứng ngắt luôn! May quá, một hôm trên xe bus gặp anh Tuấn, hồi xưa bên Việt Nam ở cùng xóm với Mai. Nghe Mai than cực, anh dẫn vào xin việc ở đây đó chị Kim. Rồi Mai kết luận, với cặp mắt mơ màng và nụ cười mím chi:
-Anh Tuấn tử tế và dễ thưong lắm!
Hôm nay ngày đầu tiên nên Kim hết sức chú ý, cố gắng không phạm lỗi, nên không thấy buồn ngủ. Nhưng bên cạnh nàng, Mai thỉnh thoảng lại “gật đầu” một cái. Kim trêu:
-Lạy ông đi qua rồi phải không?
Mai chớp cặp mắt đỏ quạch nhìn sang Kim, cố nhếch miệng lên cười! Tuy mới gặp, nhưng Kim thấy Mai là một cô gái rất dễ mến.

… Thấm thoát mà Kim làm ở hãng Keyes gần hai năm. Sáng bắt đầu 8 giờ, chiều tan sở 6 giờ. Công việc nhẹ nhàng, dễ dàng đến độ…nhàm chán! Sau này thạo việc, không cần chú ý nhiều nên Kim cũng bắt đầu… lạy ông đi qua, lạy bà đi lại như mọi người, sau giờ ăn trưa. Thỉnh thoảng cả đám đang lơ tơ mơ, chợt giật bắn người vì một tiếng thét hãi hùng của một nạn nhân lơ đễnh. Trong hãng có bốn người điều khiển máy ráp khoen, móc vào những sợi dây chuyền. Đôi khi ngủ gục, thay vì đưa hai đầu dây để máy đóng khoen, lạng quạng làm sao họ lại “thế” bằng chính ngón tay của mình. Cái máy vô tình vẫn làm nhiệm vụ, thế là một tiếng thét đau đớn trỗi lên, khiến mọi người bàng hoàng tỉnh giấc! Cai Guy hốt hoảng chạy tới tắt máy, rồi dẫn nạn nhân lên văn phòng săn sóc vết thương, sau khi đã mắng cho đương sự mấy mắng!

Có lần con bé Hà bị lâm nạn như vậy. Vừa bị đau vừa bị mắng, nhỏ oà lên khóc sướt mướt, khiến tên cai luống cuống không biết làm sao!… Nghĩ đến còn rùng mình! Mùa đông những năm mới qua lạnh thấu xương, lại bão tuyết liên miên. Có tuần đến ba trận. Con đường Chabanel chỉ có hãng xưởng. Building hai bên cao ngất. Khi có bão, gió luồn giữa các cao ốc này, sức mạnh tăng lên gấp đôi. Những hôm ấy, mấy bác cháu té lên té xuống, cố dắt díu nhau đi trong bão tuyết mịt mùng để đến trạm xe buýt. Tội nghiệp bác Tâm và bác Sang, leo được lên xe, mặt mũi người nào cũng tái xanh, rét run cầm cập! Có lần gió thổi mạnh quá đẩy Kim chạy băng băng không ngừng lại được. May có mấy ông đợi xe bus kéo nàng đứng lại. Thật hú vía! Chao ơi bên Việt Nam có mấy ai ngờ được cái nổi niềm thê thảm này! Kim có chị bạn thân, bảo lãnh đứa cháu từ trại tị nạn sang. Thấy bà cô cực khổ đầu tắt mặt tối, thằng bé kêu lên:
-Cô ơi, trước khi sang đây, cháu cứ tưởng cô sướng như tiên.
Chị bạn Kim cười cay đắng:
-Đúng đấy cháu ơi. Nhưng cô là tiên mắc đọa!

Công việc nhàn nên muôn đời lãnh lương tối thiểu! Hơn nữa chưa có trường nào dậy cách moi được tiền của mấy ông chủ Do Thái!. Những ngày lễ, như lễ La Reine, chủ tuyên bố một câu xanh rờn: -Bà Nữ Hoàng này ở tận bên Anh Quốc xa lắc, xa lơ, ăn thua gì tới xứ Canada mà phải nghỉ? Ai muốn nghỉ hôm đó thì ở nhà luôn cho được việc! Tất nhiên là chẳng ai dám bày tỏ lòng trung thành của mình với bà Nữ Hoàng, mà theo ông chủ thân mến (!) chẳng ăn nhậu gì tới chúng ta cả…
Nhưng nặng nhất là hôm lễ Quốc Khánh của xứ Québec. Lễ này quan trọng bậc nhất đối với dân “Còi”. Nhưng khổ nỗi, ông Deutch là dân Do Thái chánh cống. Hôm đó trong sở, mặt người nào cũng dài thòong. Khoảng 11 giờ, bỗng từ dưới đường, tiếng còi xe chữa lửa lẫn xe cảnh sát đưa lên điếc cả tai. Vài phút sau, có tiếng la lớn:
-Mọi người xuống đường. Building bị đặt bom!
Không ai bảo ai, chủ tớ tranh nhau theo cầu thang chân, chạy một mạch xuống tám tầng lầu trong một thời gian kỷ lục!
Đội cảnh sát đặc biệt nai nịt cẩn thận, đem máy dò bom lên rà khắp nơi. Độ nửa tiếng sau, các ông bạn dân trở xuống báo cáo:
-Tin đặt bom chỉ là tin vịt. Quí vị cứ yên chí tiếp tục lên làm.
Nhưng mấy người da trắng chả yên chí tí nào. Có cái cớ bằng vàng này, họ đã rút lui về nhà từ khuya! Lục tục trở lên hãng chỉ có đám da vàng và da đen. Ông Deutch lắc đầu càu nhàu:
-Tao không hiểu họ sợ cái gì? Khi Chúa gọi thì dẫu tụi bây đang nằm trên giường cũng sẽ chết ngay đơ!
Kim thấy đúng quá. Mấy mươi năm chiến tranh ở quê nhà, hàng ngày bom bay đạn nổ tùm lum chung quanh, mà còn chẳng làm sao. Sá gì cái chuyện đặt bom “dỏm” này mà phải sợ há? Tối về nhà kể lại Tín cười: -Đúng là bị mấy tên “Còi” hù cho bỏ ghét đó mà…

Tội nghiệp cho đám công nhân thấp cổ bé miệng, đôi khi tức muốn bể phổi mà vẫn phải ngậm tăm! Chẳng hạn những ngày lễ Do Thái, cũng chả dây mơ rễ má gì tới xứ Canada, lão chủ độc tài này lại bắt mọi người nghỉ tuốt. Trong khi người khác đi làm, mình lại tà tà ở nhà, thật chẳng giống ai! Có lần nhỏ Mimose ghé tai Kim thì thầm:
– Bây giờ tao mới hiểu tại sao trên thế giới ai cũng ghét dân Do Thái!
… Giao tình giữa Mai và Kim càng ngày càng khắng khít. Mai điềm đạm, hay giúp đỡ kẻ khác. Ở tuổi 25, Mai tự cho mình đã quá xuân thì. Biết Kim lớn hơn nàng có bốn tuổi mà đã là mẹ của hai tí nhau, Mai nói:
– Chị Kim thật có phước. Biết chừng nào em mới có được một gia đình như chị!
Kim đùa: – Coi vậy mà hổng phải vậy đâu nghen. Nhiều khi điên đầu vì tụi nhóc, hoặc tức mình ông Tín, chị lại thấy ganh tị với những người còn độc thân. Nhưng kẹt nổi “cá cắn câu biết đâu mà gỡ. Chim vào lồng biết thuở nào ra?”
Mai bật cười, nhưng sau đó lại buông tiếng thở dài:
-Tại chị Kim không biết, chớ một mình đôi khi… chán đời lắm!
Chợt nhớ lại lúc sau này, Mai có những cử chỉ, ánh mắt hơi… đặc biệt đối với Tuấn, Kim nheo mắt:
-Nhưng không sao, cứ yên chí đi. Theo giác quan thứ sáu của chị thì cái được gọi là “hạnh phúc” của Mai chắc cũng chỉ ở gần sát đâu đây thôi! vừa nói Kim vừa đưa mắt nhìn vào phòng mài, quan trọng là em có muốn chụp bắt nó hay không mà thôi.
Chắc Mai hiểu ý của Kim nên mặt chợt đỏ bừng, cấu cho Kim một cái đau điếng:
– Trêu em hoài. “Người ta” nghe chắc em độn thổ!
Kim giả vờ ngây thơ: -Uả, người ta nào vậy cà?
Mai càng mắc cở, không biết nói sao, chỉ hứ hứ mấy tiếng. Kim cười ngất, nhưng trong lòng cảm thấy tội nghiệp cho Mai. Từng ấy tuổi đầu mà trong chuyện trai gái vẫn còn khá ngây ngô! Tuy thích Tuấn, Mai chỉ dám thỉnh thoảng mời chàng ta chiếc bánh ngọt, hay quả cam, quả táo. Nhưng qua ánh mắt, nụ cười của nàng, Kim không thể nào nhầm lẫn được. Trăm phần trăm là Mai đã trao trọn quả tim chân thật của mình cho Tuấn rồi. Nhưng khổ nổi, theo nhận xét của Kim, thì hình như anh chàng này vẫn thản nhiên xem Mai như một cô em gái.!

Theo lời Mai kể, Tuấn may mắn leo lên chiếc tàu Trường Xuân ngày 30-4 nên thoát khỏi gông cùm Cộng Sản trong gang tấc. Từ Hồng Kông, Tuấn liên lạc được với một linh mục người Pháp khi xưa ở Việt Nam. Cha bằng lòng bảo trợ cho Tuấn sang Québec định cư. Tuấn thuê nhà ở chung với ba người Việt độc thân khác. Đi học thêm tiếng Pháp được 6 tháng, nói và hiểu khá thì chàng kiếm được việc làm trong hãng Keyes, tối lấy thêm cours kế toán. Tiền kiếm được, Tuấn gửi một phần về cho mẹ và dành dụm mua một chiếc xe cũ để đi làm…Chàng năm nay hăm bảy. Người tầm thước, khỏe mạnh, khôi hài rất có duyên và một đặc tính mà mọi người đều ưa thích là lúc nào cũng sẵn sàng… ăn cơm nhà vác ngà voi! Ai cần giúp đỡ chuyện gì, chỉ… hú một tiếng là có chàng. Thấy Tuấn tứ cố vô thân, thỉnh thoảng cuối tuần hoặc sinh nhật các con, Kim mời Tuấn và Mai tới ăn cơm. Nàng nhất định bắt nhịp cầu tri âm cho hai trẻ! Tín cười trêu vợ:
– Nè bà xã, bà đã từng nghe qua câu tục ngữ: Ở đời có bốn cái ngu: làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu chưa vậy? Hạnh phúc thì không nói gì. Hể cơm không lành, canh không ngọt là họ cứ bà mai mà réo cả ngày! Bà nhắm có chịu nổi không nè?
Kim chống chế:
-Tại em thấy cậu Tuấn đàng hoàng, nhỏ Mai lại có ý thương thầm, nên em có lòng tốt, giúp cho họ nên duyên cầm sắt chớ bộ!
Tín nhăn mặt:
-Thôi em ơi, hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, mà dzô dziên có đối diện cũng bất tương phùng hà. Em đừng giựt “job” của ông Tơ bà Nguyệt mà lãnh… sẹo nhé!
Kim xí một tiếng không thèm trả lời. Tuy trong bụng cũng thấy “thằng chả” có lý phần nào!

… Thứ sáu tuần rồi, Mai nói với Kim thứ hai sẽ dẫn một người quen, ở Việt Nam mới sang, vào xin việc. Gia đình này gồm bố mẹ già, một con trai và cô con gái tên Mỹ Dung được người con trai lớn đi du học trước bảy lăm bão lãnh. Lúc đầu sống tạm nhà con trai bên Laval. Nhưng ngặt cô dâu đầm không chịu nổi mùi nước mắm, mà ông bà già lại không chịu xơi cơm tây. Thỉnh thoảng còn chấp nhận, nhưng thường trực thì chịu thua! Nên sau cùng đành chia tay. Ông con qua mướn cái appartement, cùng building với gia đình Mai, nên hai nhà quen nhau. Bố mẹ Dung đều trên sáu mươi, nên chuyện kiếm việc thật nan giải. Mỹ Dung và cậu em phải đi làm ngay mới đủ chi dụng trong nhà. Nàng nhờ Mai dẫn vào xin việc ở hãng Keyes…
Sáng thứ hai, vừa ngồi xuống chỗ, Mai đã vui vẻ nói với Kim:
-Em đã đưa Mỹ Dung tới tận cửa văn phòng rồi. Con Bernadette nghỉ sanh, hy vọng họ sẽ nhận Mỹ Dung vào thế. Con bé dễ thương, lanh lợi lắm chị Kim ạ.
Độ 15 phút sau, cai Guy dẫn một cô gái từ văn phòng vào, đi thẳng đến chỗ cũ của nhỏ Bernadette. Nhìn thoáng qua, con bé xinh thật. Mái tóc dài đen mượt, da trắng như trứng gà bóc, thân hình thon nhỏ…
Đến giờ ăn trưa, Mai chạy lại chỗ Mỹ Dung, dắt con bé đến bàn nơi Kim và bác Tâm ngồi. Mai giới thiệu, Mỹ Dung tươi cười chào bác Tâm và Kim… Úi chao, lại có chiếc răng khểnh nữa chứ! Cặp mắt lá răm này cũng có hạng lắm đây, Kim nhủ thầm. Thấy Tuấn từ trong phòng mài bước ra, Mai đưa tay vẫy. Tuấn cầm túi giấy đựng sandwich đi ra chỗ các bà. Mai giới thiệu Mỹ Dung. Tuấn cũng lịch sự hỏi:
-Mới ngày đầu Dung thấy thế nào, mệt lắm không?
Con bé chớp mắt, cười duyên trả lời:
-Trước đây em cứ tưởng đi làm hãng xưởng cực lắm, không ngờ chỗ này công việc nhẹ nhàng quá anh ạ. Mỗi ngày lại được nhìn thấy hàng núi nữ trang như thế này em thích lắm!
Tuấn cười: -Thật các bà các cô ai cũng giống nhau. Cứ thấy nữ trang là mắt sáng lên!
Mỹ Dung dẩu môi:
-Anh Tuấn không biết sao, hai điều thú vị nhất của đàn bà là quần áo và nữ trang. Phải không chị Mai? Mai cười cười không trả lời, vì tính nàng không thích se sua, chưng diện. Thấy con bé có vẻ hơi xí xọn, Kim lên tiếng:
– Cũng còn tùy. Có bà thích làm bếp, có bà mê trồng cây. Như tôi đây, có bao nhiêu tiền cũng đổ vào sách báo. Nhưng Mỹ Dung cũng có lý, phần lớn các bà đều mê mấy thứ đó. Chả vậy mà các nhà thời trang, năm nào cũng bỏ vào túi cả chục tỉ đô la. Mà nghĩ đi, nghĩ lại, hôm nào diện đẹp, mình cũng cảm thấy… yêu đời hơn.
Tuấn rên rỉ:
-Chỉ khổ bọn đàn ông chúng tôi thôi. Tôi biết có người cày ngày không đủ, còn phải tranh thủ…. cày đêm!
Mỹ Dung cũng không chịu thua:
-Anh Tuấn nói vậy em không đồng ý. Hồi xưa bên Việt Nam, chỉ có bố em đi làm nuôi cả nhà. Bây giờ sang đây, em thấy hầu như gia đình nào bà vợ cũng phải đi làm mới đủ cho cả nhà…
Kim tố thêm: -Đó là chưa kể về nhà lập tức trở thành vú em, chị bếp, con sen và ban đêm còn phải hầu ông chủ!..
Tuấn đưa tay lên trời:
-Thôi thôi chịu thua các bà! Từ trước đến giờ vẫn không cãi lại chị Kim. Bây giờ còn thêm cô Dung nữa, tôi xin đầu hàng vô điều kiện!
Mọi người cùng cười vui. Tuy ngoài mặt không lộ vẽ gì. Nhưng sao Kim cảm thấy trong lòng hình như có cái gì đó không được ổn. Tại Mỹ Dung xinh đẹp và sắc sảo quá chăng? Bên cạnh con bé, Mai như một chiếc bóng mờ!

…Càng ngày Kim thấy linh tính lúc đầu của mình càng đúng. Mỹ Dung có những hành động vượt quá mức bình thường, như hôm nào cũng mang thêm một phần ăn cho Tuấn. Ban đầu anh chàng từ chối, thì Mỹ Dung giải thích: -Sẵn làm cho em, làm thêm một phần cho anh, có mất công gì đâu!
Lúc đầu Tuấn thấy ngượng, nhưng lâu dần cũng… quen. Vã lại, trên đời này, có chàng trai bình thường nào lại nỡ làm buồn lòng một cô gái xinh đẹp như Mỹ Dung? Để đáp lễ, buổi chiều Tuấn xin được đưa Mỹ Dung về. (ối, cũng đâu có xa xôi gì cho cam. Chỉ mất thêm độ ba mươi phút thôi mà!) Nhưng không lẽ cùng building, mà chỉ chở một mình Mỹ Dung cũng kỳ, nên Tuấn mời luôn Mai. Dĩ nhiên con bé xí xọn nhận lời ngay, nhưng Mai thì e ngại. Nhỡ người ta thấy họ cười chết! Nhỏ Dung bĩu môi:
-Chị sao lạc hậu quá trời! Chị tính đi, nếu đi nhờ xe anh Tuấn, mình chỉ mất có mười lăm phút là về đến nhà, thay vì bốn mươi lăm phút như thường lệ. Tiết kiệm được nửa giờ, mà khỏi phải chen lấn khổ sở, chị thấy không tốt hay sao?
Mai nghe cũng bùi tai, nên nhận lời. Không lẽ cả hai cùng ngồi phía sau? Tuấn đâu phải là tài xế của hai nàng. Nhưng gì thì gì, Mai nhất định dành ngồi phía sau (nhỡ có người cùng building thấy… dị chết!). Con bé Dung ngồi phía trước với Tuấn, liếng thoắng kể chuyện. Vừa đẹp, vừa có duyên lại trẻ măng (mới hăm mốt mùa xuân thôi mà). Điệu này có người chết chắc!…Bình thường Mai chỉ im lặng ngồi nghe, thỉnh thoảng mới góp vào một hai câu cho có chuyện…… Cả tuần, Kim thấy Mai có cái gì đó không được bình thường. Nàng ít nói hẳn, mắt lại có quầng thâm. Buổi trưa mọi người ăn uống vui vẻ, Mai cứ thừ ra, thức ăn hôm nào hầu như cũng còn nguyên. Có hôm đang làm việc, Kim quay qua hỏi Mai thứ bảy này có rảnh không, phải hỏi mấy lần Mai mới giật mình, làm như tâm hồn đang ở tận đâu đâu. Kim nhíu mày suy nghĩ. Không lẽ con bé thất tình? Ừ, có thể lắm à. Dạo này thấy Tuấn với Mỹ Dung càng ngày càng thân mật. Con bé Dung tính tình tự nhiên, nói chuyện với anh chàng Tuấn chả giữ gìn cả. Cặp mắt lá răm lại cứ liếc tới, liếc lui. Cái miệng dẻo quẹo, có là gỗ đá cũng phải nhũn ra như… bún thiu mà thôi! Nói chi đến anh chàng Tuấn tứ cố vô thân, lại phòng không chiếc bóng! Kim nghĩ, nếu chuyện này có xãy ra thật, nàng cũng không lấy làm lạ. Vì trước một đối thủ quá ư lợi hại như Mỹ Dung, Mai thua là cái chắc! Chỉ có điều trớ trêu là, khi đem Mỹ Dung vào xin việc, Mai đã tự tay ký bản án tử hình cho hạnh phúc của đời mình. Nhưng tự cổ chí kim, có mấy người cãi được số trời?! Không tiện hỏi nơi đây, Kim đành hẹn Mai chiều thứ bảy đến nhà nàng ăn bánh xèo.
… Mai vừa bước chân vào cửa, là Kim đã lôi bén vào phòng ngủ, đóng cửa lại. Ấn Mai ngồi xuống giường, Kim nhẹ nhàng nói:
– Nào, bây giờ có chuyện gì buồn, kể ra cho chị chia xẻ với.
Mai cắn môi, mắt nhìn xuống ngập ngừng đáp em không sao.
Kim bực mình gắt:
-Không sao, không sao. Bộ cho là chị mù chắc! Lúc này Mai xuống sắc lắm có biết không? Càng ngày càng tong teo. Chả bù với con bé Dung, càng ngày chị thấy nó càng tươi tắn, rực rỡ ra!
Đúng như Kim dự tính, chạm vào vết thương đau, Mai ngẫng lên nhìn nàng, giọng đứt quãng:
-Em cũng không biết nói sao với chị nữa. Em… em khổ lắm chị Kim ơi!…
Chỉ tới đó là hai hàng nước mắt chảy ròng ròng. Một tay ôm nhẹ bờ vai gầy gò của Mai, tay kia vói lấy mấy tờ kleenex, Kim thở dài:
-Chị biết em yêu Tuấn từ lâu. Nhưng bao nhiêu lần chị nói bóng, nói gió em đều lờ đi… Em tưởng mình đang ở thời… thượng cổ hay sao chứ? Thương người ta mà cứ giấu biệt trong lòng. Con nhỏ Mỹ Dung đó, chỉ nhìn dáng điệu của nó thôi, ngốc cách mấy cũng biết là nó đang giăng lưới để tóm ông Tuấn. Phải chi từ trước em cũng mạnh dạn như nó thì…
Mai lau nước mắt, giọng ướt sũng:
-Em cũng biết là em cổ hủ, không bằng ai. Nhưng trời sinh em như vậy, biết sao hở chị?! Bố mẹ em khó lắm. Ngày xưa, chị cả em bị bố bắt gặp đi học về chung với anh rể em (lúc đó còn chưa lấy nhau), ông già cho bả một trận nên thân! Các cụ nhà giáo ngày xưa khó lắm chị ơi. Có lẽ vì vậy mà lúc nào em cũng phải giữ gìn…
À ra thế! Kim chép miệng. Ngừng một lúc, Mai thở dài:
-Thôi để em kể hết cho chị nghe.

… Trong cái đầu óc giản dị của nàng, lúc trước Mai cứ đinh ninh Tuấn chỉ xem Mỹ Dung như một đứa em gái. Nào ngờ, chiều chúa nhật tuần trước, từ nhà bà chị về, thấy xe Tuấn đậu bên lề đường, trước cửa building. Mai vô tình nhìn vào, định hỏi Tuấn đi đâu đây thì… giọng Mai ngập ngừng, nàng thấy Tuấn và Dung đang… hôn nhau. Mai hốt hoảng lùi lại (Kim nghĩ thầm Trời sập chắc cũng…cỡ đó thôi!). Có lẽ hai người không thấy Mai (là cái chắc, họ đang say sưa quá mà!). Nàng còn đang lúng túng, thì Dung mở cửa bước xưống và Tuấn phóng xe đi. Thấy Mai (tất nhiên đang chết đứng như Từ Hải!), con bé toét miệng cười, hí hửng khoe bữa nay hai người đi picnic trên núi Mont Royal và sau đó đi ciné dưới phố, bây giờ vừa về tới. Mai cố gắng ừ hử lấy lệ, nhưng có nghe gì nữa đâu? Một cụ thi sĩ tiền chiến đã từng rên rỉ: Yêu là chết trong lòng một ít!… Nhưng lòng Mai lúc đó thì tan tành, nát ngướu như tương, không còn một mãnh vụn!!
Buổi tối Mai ăn cơm mà như nuốt sạn. Giữa bữa lấy cớ nhức đầu, xin vào phòng trước. Suốt đêm nàng không tài nào ngủ được, cái cảnh tượng ban chiều cứ hiện ra rành rành trước mắt!…

Kim giật mình vì tiếng thở dài não nuột của Mai:
-Chị Kim, chuyện mà em không bao giờ nghĩ đến, là từ lúc quen với Tuấn, Mỹ Dung kiếm cớ phôn cho ảnh hoài. Lúc đầu thỉnh thoảng, nhưng sau này thường lắm, hầu như tối nào cũng phôn (Trời, con nhỏ ít tuổi mà khôn như ranh. Còn cái điện thoại nữa, bình thường rất hữu dụng, nhưng đôi khi cũng tai hại chết người! )… Đi chung xe với họ, đối với Mai bây giờ là một cực hình. Những lời đùa giỡn vô tình của hai người khiến lòng nàng đau như bị dao cắt!… Mai nhìn Kim cầu cứu:
-Em phải làm sao đây hả chị Kim? Em nghĩ nát óc mà cũng không ra. Chẳng lẽ tự dưng em nghỉ làm? Nói làm sao với bố mẹ em? Nói bị đuổi cũng được, nhưng từ trước tới giờ em chưa bao giờ dám nói dối với bố mẹ.
Kim á khẩu, không biết khuyên Mai thế nào cho phải. Tuấn và Mỹ Dung yêu nhau cũng là chuyện tự nhiên. Nhưng đôi lúc Kim thấy bực mình trước thái độ quá vô tình của họ. Mới trưa thứ sáu này chớ xa xăm gì. Kim mời Mai miếng bánh da lợn thật ngon, Kim vừa mua chiều hôm trước. Mai từ chối, bảo không đói. Kim gắt:
-Không chịu ăn uống gì cả. Nhìn Mai người ta dám tưởng mới từ Phi Châu về lắm đó. Không tự thương mình thì ai thương dùm cho?
Mỹ Dung cũng kêu: Đúng, lúc này em thấy chị Mai gầy xọp hẳn đi!
Tuấn giáng thêm cú… ân huệ: -Mai có bị bịnh gì không vậy?
Mai lắc đầu, cặp mắt chớp lia, đôi môi run rẩy. Kim biết nàng đang cố nén tiếng nấc! … Rõ ràng chung quanh hai người này, thế giới không còn hiện hữu nữa mà! Kim bực dọc định nói một câu trách móc, nhưng may quá, ngậm miệng lại kịp. Trách họ cái gì mới được chứ? Tội yêu nhau ư? Hay cái tội xem mọi người chung quanh như “vô hình”? Kim nhớ lại, hình như hồi xưa, nàng và Tín cũng đã từng mắc cái bịnh này mà! Bác Tâm nhìn Mai thương xót:
-Ráng giữ gìn sức khoẻ nghe cháu. Ở xứ này không có sức khỏe là tiêu đó. Bác già rồi không nói làm gì. Nhưng cháu còn trẻ, cuộc đời còn dài. Chuyện gì rồi cũng sẽ qua đi…Mai lí nhí nói tiếng cám ơn. Tuấn và Mỹ Dung nhìn nhau, không dấu được vẻ ngơ ngác… Hôm đó quá bất ngờ, Kim chỉ biết an ủi Mai bằng mấy câu xưa như trái đất:
-Cứ xem như hai người không có duyên nợ với nhau…v…v…và…v…v…
Trút được gánh nặng ngàn cân trong lòng với Kim, Mai cũng cảm thấy nhẹ bớt. Tuy vậy, cho đến lúc ra về, nàng vẫn không nuốt được miếng bánh xèo nào. Kim cũng không dám ép.
…Tối nay cơm nước xong, hai vợ chồng ngồi trước TV định xem nốt phim Bao Công, bỗng đìện thoại reo. Kim cầm ống nghe, tiếng Mai vang lên từ bên kia đầu giây:
– Chị Kim, chị có rảnh không?
Cảm thấy có chuyện gì đó không ổn, Kim nói vội:
– Đợi chị vào trong phòng.
Nàng vội vã đi vào phòng ngủ, sau khi dặn Tín gác phôn dùm. Kim allô, allô hai ba tiếng mới nghe giọng Mai thổn thức:
-Chị biết không, chiều nay vừa lên xe là Dung nói ngay với em rằng anh Tuấn còn ba tháng nữa ra trường, sau đó hai người làm đám cưới liền. Dung còn nhờ em làm phù dâu cho nó nữa đó chị.
-Chết! Kim kêu thầm trong bụng. Thế này thì con bé chịu sao nổi! Chứng kiến hai người yêu nhau đã là một cực hình. Bây giờ còn làm phù dâu, thì chỉ có nước tự tử! Kim thở dài ngao ngán, tội nghiệp cho Mai.
-Chị Kim, chị Kim, chị có nghe em nói không?
Kim vội vã trả lòi: -Có, chị đang nghe đây.
-Bây giờ chị bảo em phải làm sao? Em không dám từ chối, mà đi phù dâu thì quá sức chịu đựng của em. Kim nói thật dịu dàng:
– Mai à, sự thể đã ra nông nỗi này, chị thấy em đành chấp nhận mà thôi. Nếu em tin theo thuyết nhà Phật, thì cứ xem như Tuấn và em không có duyên phận. Em yêu Tuấn nhiều như vậy, chắc em cũng muốn cậu ấy được hạnh phúc. Bây giờ Tuấn đã tìm thấy niềm hạnh phúc đó bên Mỹ Dung, em hãy cố quên mình mà mừng cho Tuấn. Chị biết là khó ghê lắm, nhưng tin tưởng em làm được. Em vốn là một người rất nhân ái…
Mai nghẹn ngào: -Bộ em còn đường để chọn lựa nữa hay sao?
-Chị thành thật cầu xin cho em có đủ can đảm. Bây giờ nghe chị, cố gắng ăn ngủ bình thường. Tội gì mà hành xác cho khổ! Vợ chồng là cái nghiệp, cái nợ phải trả. Ngay bây giờ em không phải trả nợ cho Tuấn, nhưng sau này, chắc chắn sẽ có người khác tới đòi… Kim cười nhẹ, biết chừng đâu lúc đó em sẽ than cực. Như chị đây nè, đi làm về mệt muốn đứt hơi, mà còn phải hầu ông chồng với một đám nhóc. Nhiều khi muốn điên luôn!
Mai thở ra: -Em thấy không còn cách nào hơn là nghe lời chị!

… Nhưng từ đó Kim thấy Mai chăm đi lễ chùa hơn trước. Kim trêu:
-Nè, định bỏ bùa cho… hay sao mà siêng năng đi chùa quá vậy?
Mai cấu cho Kim một phát đau điếng:
-Cứ xuyên tạc không hà! Chị biết không, cái không khí trên chùa khiến em cảm thấy rất bình yên, thoải mái. Chiêm ngưỡng nét từ bi, hỉ xả của Đức Phật, tự nhiên mình có cảm giác trên đời này, tất cả đều là hư không. Tự mình cột mình vào những phiền lụy mà thôi chị ạ!
Nhìn nụ cười nhẹ nhàng trên môi Mai, Kim thấy an tâm.

… Đám cưới của Tuấn và Mỹ Dung được tổ chức trong vòng thân mật, vì cả nhà trai lẫn nhà gái đều ít thân nhân. Tuấn chỉ ân hận không có mặt mẹ trong ngày vui nhất của mình… Mai đi phù dâu với một nét mặt bình thản, như không hề có chuyện gì xảy ra…Sau đó ít tháng, Tín ra trường kiếm được việc làm tốt và Kim cũng bắt đầu về làm thư ký cho bác sĩ Quang. Tuy không còn làm ở Keyes, nhưng Kim vẫn liên lạc thường xuyên với Mai và thỉnh thoảng cũng có gặp vợ chồng Tuấn. Họ đã có một thằng cu giống bố như đúc. Lần đầu gặp, Kim trêu:
-Uả, tôi nhớ hồi xưa ông làm ở phòng mài, chớ có làm ở phòng đúc khuôn đâu, mà bây giờ lại đúc ra một tác phẩm giống y chang vầy nè?
Tuấn vừa cười, vừa trả lời:
-Chị Kim quên là phòng mài của tôi nằm sát bên phòng đúc hay sao? Thỉnh thoảng rảnh rổi, tôi chạy qua học lén đó… Mọi người cùng cười.
***
…Chiều nay ngồi trong xe, trên đường về, Kim nói với Tín:
– Anh không thể tưởng tượng được, bữa nay em gặp ai ở phòng mạch đâu.
Tín giả vờ suy nghĩ: -Đâu, để anh thử “tưởng tượng” xem nào… A! thôi anh biết rồi. Richard Gere, người trong mộng của em. Đúng chưa?
Kim nguýt chồng: -Đứng đắn một tí có được không. Bữa nay em gặp con nhỏ Mimosa hồi xưa làm ở hãng Keyes. Em chợt nhớ ra là lâu lắm rồi mình không mời nhỏ Mai tới ăn cơm.
Tín lắc đầu:
-Chịu em. Người ta đã “băm” rồi, mà em cứ kêu nhỏ này, nhỏ nọ.
Kim cười chống chế:
-Tại em quen miệng rồi. Lát sau Kim chép miệng:
-Nghĩ cũng tội, chuyện xảy ra đã trên bốn năm rồi, mà Mai nó vẫn chưa quên được ông Tuấn. Không lẽ suốt đời ở vậy? Năm ngoái em thấy ông Phước ở Toronto đó, cũng được quá, mà Mai nó nhất định không chịu!
Tín lên mặt triết lý:
-Con tim nó có lý lẽ của nó mà em. Có bực mình cũng vậy thôi. Bây giờ, việc cần nhất là mời cô Mai thứ bảy này đến nhà mình ăn. Lâu lắm rồi em không làm món bánh xèo. Mới nhắc đến mà anh đã thèm rỏ dãi ra đây này!
Kim liếc Tín bằng nửa con mắt:
-Dạ, xin tuân lệnh ông chủ. Thứ bảy sẽ có món bánh xèo hầu ông. Chịu chưa?
Tín khoái chí cười hăng hắc. 

Kim nhủ thầm: -Không hiểu sao mình có thể yêu tha thiết một kẻ, mà mỗi lần nghe đến tiếng “ăn” là mắt mũi sáng trưng lên như đèn pha… Thôi, đúng là cái món “Nợ” tiền kiếp mà mình phải trả đây… rồi buông tiếng thở dài áo não: 

Cũng đành!!!


Tiểu Thu


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/Nov/2024 lúc 10:01am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Dec/2024 lúc 3:54pm

Phiếm: ThanksgivingTạ Ơn Ai? 

Hình minh họa


Tôi có một ông bạn mỗi năm về VN một lần, thăm quê hương là phụ, đi hớt tóc có ráy tai là chính. 

Ông là người đã từng tuyên-bố sau Tứ-khoái, ráy tai xứng đáng được xếp vào hạng ngũ-khoái. Người nói, "Được nghe nhạc hay, được nghe ai khen mình đến sướng cả tai thì cái sướng đó là cái sướng thuộc về tâm-hồn. Còn được một sư-tổ chuyên ráy tai phục-vụ cái lỗ tai của mình thì cái sướng đó là cái sướng thuộc về thể-chất." 

Hoá ra, lỗ tai là bộ-phận duy-nhất trên cơ-thể của chúng ta có được khả-năng sướng cả hai mặt vừa phần hồn lẫn phần xác. 

Khi tôi đang viết những dòng này thì ông bạn của tôi đang ở Saigon để cho cái lỗ tai của mình được hưởng cái sướng về phần xác. 

Còn cái khổ về phần hồn thì phải chờ ngày ông về lại Mỹ gặp vợ rồi sẽ biết. Bà đã ghi vào sổ tay là ông về VN lo đám tang cho cha lần này là lần thứ ba.  

 

Xin trở lại chuyện tóc tai của tôi. 

 

Tôi phải cám ơn vợ tôi rất nhiều đã chăm sóc cho cái đầu tóc của tôi trong suốt gần bốn mươi năm chung sống với nhau.  

Nàng là người đã cắt tóc cho tôi. 

Tôi vốn bị dị-ứng với các tiệm hớt tóc, sau một lần xui xẻo bị cái tondeuse điện của một bác thợ hớt tóc lên cơn suyễn gọt mất đi một mảng tóc lớn trên cái đầu của một thằng nhỏ ngây thơ vừa bước chân vào bậc trung-học kia.  

Lần đó tôi đã phải bỏ học một ngày ở nhà, cứ nhìn vào gương là khóc thét lên, và sau đó đã phải đội nón suốt ngày hơn một tháng trời để chờ cho tóc mọc lại. 

 

Vợ tôi không dùng tondeuse, chỉ tỉa tóc tôi bằng kéo, rất an-toàn. Nàng biết tôi và tondeuse không thể ở chung một nhà. 

Khi đi uốn tóc, chỉ ngồi nhìn các cô thợ hớt tóc chuyên-nghiệp dùng kéo tỉa tóc cho khách thôi mà vợ tôi học được cách cắt tóc cho tôi. 

Chỉ quan-sát không thôi mà bắt chước làm được thì phải công-nhận vợ tôi giỏi thật. 

(Rất tiếc nàng không thấy có cô thợ hớt tóc chuyên-nghiệp nào ở Mỹ ráy tai cho khách cả, cho nên tôi phải tự ráy tai lấy.) 

 

Vợ tôi cắt tóc tôi theo góc nhìn thẩm-mỹ của nàng, không đẹp lắm theo ý muốn của riêng tôi.

Tôi có than phiền một đôi lần. 

Nàng trêu tôi người xấu trai thì hớt kiểu nào cũng xấu thôi. Tôi trêu nàng thiếu óc thẩm-mỹ. Vợ tôi ngồi chịu chết không cãi lại được. 

Cãi sao được khi tôi nói quá đúng, "Nếu em có óc thẩm-mỹ, em đã không chọn tôi." 😃🫣

 

Một anh bạn khuyên tôi nếu thật tình muốn vừa ý một trăm phần trăm với cái đầu tóc của mình, chính mình phải tự cắt tóc cho mình. 

Tôi nghe rất có lý. (Riêng "Nghiệp-đoàn thợ hớt tóc toàn-cầu" thì phản-đối kịch-liệt.) 

Anh bạn tôi giới-thiệu tôi với thằng em trai của anh, người tự mình cắt tóc cho mình. 

Vừa thoạt nhìn, phải giật mình công-nhận thằng này có mái tóc tự cắt rất đẹp. 

Nó nói, "Tự cắt tóc cho mình không phải là dễ, nhưng cũng không phải là khó lắm. Chỉ cần một cái kéo loại để cắt tóc thật bén, một cái lược và hai cái gương: một gương lớn nhà nào cũng có đã gắn sẵn trên tường để chúng ta nhìn vào đó mà cắt tóc phía trước, và mua thêm một cái gương nhỏ cầm tay, đứng xoay lưng lại gương lớn và nhìn vào gương nhỏ để thấy tóc phía sau của mình hiện lên gương lớn mà cắt. Đây là phần khó nhất vì phải đưa ngược tay ra phía sau, lại phải nhìn vào cả hai gương mới thấy được tóc ở phía sau của mình, và cắt rất trái tay nên không cẩn-thận cắt trật như chơi. 

Tôi khen tóc cậu em cắt đẹp.

Sung sướng vì được khen (lỗ tai cậu đang sướng phần hồn), nó đề-nghị hướng-dẫn cho tôi cách tự cắt tóc, chỉ nửa giờ thực-tập là có thể tự cắt được. 

 

Với tôi, đây là giây phút sống chết. Cuộc đời tôi có thể thay đổi, bước qua một khúc quanh khác. Tôi phải thật bình-tỉnh. 

Tôi hít một hơi thật sâu và mạnh, nhìn thật thẳng vào hai mắt nó, không dám nhìn chệch đi một li, sợ phải nhìn thấy cái lỗ tai đầy sẹo của nó, cương-quyết trả lời, "Cám ơn em, nhưng rất tiếc anh không được khéo tay."

Quí độc-giả cũng sẽ từ-chối  như tôi thôi. Thằng này chỉ còn đúng có một cái lỗ tai. Đầy cả sẹo. 

Quay lưng lại gương lớn, nhìn vào gương nhỏ để tìm thấy mái tóc phía sau của ta hiện trên gương lớn là một việc dễ làm. Nhưng quặt ngược một tay còn lại để cầm kéo tỉa tóc phía sau là một việc làm ngược hướng, trái tay, khó và nguy-hiểm. Không nguy-hiểm thì thằng em của bạn tôi đã không mất đi một cái lỗ tai. 

Viết đến đây, tôi sực nhớ đến một điều. Đâu phải tự-nhiên mà ông bà chúng ta mỗi khi nói đến tóc là luôn kèm thêm chữ tai. Thí-dụ như, “Tóc Tai đàng hoàng, Tóc Tai bù xù, Tóc Tai dị hợm, Tóc Tai gọn gàng v..v..”

Cứ có chữ tóc là có chữ tai. Tại sao? Có thể ngày xưa cũng đã có những cái tai bị rơi rụng khi các cụ cắt tóc. Thiệt đúng là chuyện Tóc với Tai. 

 

Từ sau lần gặp gỡ người chỉ còn một cái lỗ tai đầy sẹo đó, tôi hoàn-toàn giao cái đầu tóc của mình cho vợ lo, không đòi hỏi khen chê gì nữa. 

Đầu tóc có không vừa ý một chút cũng không sao, miễn là tóc tai đàng-hoàng, và nhất là hai tai còn đầy đủ để đeo kính, không phải mang contact lenses là được rồi. 

 

LẠI CHUYỆN CÁI ĐẦU. (Revised on 11/26/2019.)

Cả tháng không ăn ngoài, sáng nay tôi đưa vợ đi tìm phở để lót lòng. 

Chắc chắn không phải loại "Phở" mà các ông thường tìm khi chán cơm. Ăn "Phở" loại này không ai đưa vợ đi theo. No exceptions!

 

Vừa ngồi vào bàn, một chị bồi bàn trông khoảng trên dưới 50 đến hỏi ngay vợ tôi, "Chị dùng gì?" 

Xong quay qua tôi, "Bác dùng gì?" 

Tôi đoán ra ngay vì sao tiệm phở này ngon mà lại vắng khách. 

Phải cố-gắng khéo léo cho chị bồi bàn này một bài học mới được. 

Tôi ôn-tồn, "Làm ơn cẩn-thận trong việc xưng-hô nghe! Chị gọi ai là bác?"  

Chị bồi bàn trợn mắt nhìn tôi kỹ hơn, xong hốt hoảng, "Lạy ông, xin ông tha lỗi cho con. Hôm nay con đi làm vội quá, bỏ quên mắt kính ở nhà!"

 

Tôi giật mình, thật không ngờ mình già đến như vậy. 

Xưa nay cứ mãi chúi đầu chúi mũi vào đàn địch, thơ văn, TV và Internet, lại ít nhìn vào gương, tâm-hồn thì còn quá trẻ trung, yêu đời cho nên tôi cứ tưởng mình còn trẻ lắm. Ai ngờ?

 

Hôm đó chị bồi bàn được tiền tip rất khá từ vợ tôi. 

Ôi! Women!

Tôi thì khi đi ăn tiệm chỉ cho tip khá hơn bình-thường nếu người bồi bàn bận quá để tôi phải chờ lâu, lúc đó tôi sẽ được đói hơn, và sẽ có dịp ăn ngon miệng hơn.  

Càng chờ lâu tip càng nhiều !

Nhưng chờ đến đói lã gần ngất xỉu thì vợ tôi phải sẳn sàng gọi 911. 

Đói đến gần ngất xỉu mà thấy đồ ăn ngon được dọn ra, ăn ngấu ăn nghiến vào thì trước sau gì cũng bị trúng thực mà chết. Từ dân gian gọi là chết tươi, tức là chết khi quá no. Khác với chết héo tức là chết khi quá buồn. 

 

Trở lại chuyện chị bồi bàn được tip khá. 

Hôm đó tôi cũng học được một bài học đáng giá.  

Làm gì thì làm, đi đâu thì đi, phải chịu khó nhuộm tóc, và luôn luôn nhớ mang denture vào. 

 

Cái răng cái tóc là gốc con người. 

Lười nhuộm tóc và quên đeo răng giả vào là trông già trước tuổi ngay. 

Nhất là khi mình đang ở  trong cái lứa "Thất thập cổ lai hy".

 

Lần đầu tiên khi tôi tự nhuộm tóc lấy cho mình, thiên-hạ tưởng tôi nhuộm tai.

Thế là lại phải nhờ vợ mình nhuộm tóc cho mình. 

 

Riêng cái denture thì tôi tự đeo lấy, không nhờ ai !

 

Chỉ có một lần duy-nhất tôi phải nhờ vợ khi một sáng kia thức dậy kiếm denture không thấy, không nhớ đêm hôm trước sau khi nhậu nhẹt với bè bạn xong, trước khi đi ngủ mình tháo denture ra cất ở đâu. Hai vợ chồng lục tung nhà, cùng nhau kiếm mãi gần nửa tiếng đồng-hồ mà vẫn không thấy cái denture duyên dáng kia rơi rớt chốn nào. 


Đến lúc quá thất-vọng, sắp sửa gọi điện-thoại hẹn với nha-sĩ để đi làm một cái denture khác thì chính cái lưỡi của tôi đã rà soát và khám phá ra tối hôm qua trước khi đi ngủ tôi quên không tháo denture ra cất. Người vẫn còn nằm trong miệng của tôi, im như thóc, trong khi mình tìm người gần chết. 

Vợ tôi không im như thóc. Nàng ngồi nhìn tôi cười ngặt nghẽo. Nhưng tuyệt-đối không trách chồng một tiếng. 

 

Thanksgiving ai tạ ơn ai tôi không biết. 

Tôi thì tạ ơn vợ tôi. 

Không phải vì nàng lo cho tóc tai của tôi, hàng tháng cắt và nhuộm tóc cho chồng đàng hoàng. 

Tôi tạ ơn nàng vì cái đức-tính bao-dung không trách móc khi chồng ngậm denture chặt cứng trong miệng mà bắt vợ mình phải đi tìm nó.

😃  

 Happy Thanksgiving! 

Lê Xuân Cảnh



Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Dec/2024 lúc 11:22am

Một Cảnh Ba Quê 

C%20%28New%20York%20City%20Subway%20service%29%20-%20Wikipedia

Lời tác giả: Truyện hoàn toàn có thật, chỉ thay đổi tên tuổi, địa danh.

oOo 

Thảo tỉnh giấc bởi tiếng loa báo tin xe lửa sắp đến gare Chaumont, ngừng lại 3 phút yêu cầu hành khách kiểm điểm cẩn thận hành lý trước khi xuống. Thảo ngồi ngay ngắn lại, nhìn đồng hồ tay 14 giờ 50 phút. Nàng đã ngủ được 1 giờ hơn, bù lại sự mất ngủ đêm qua vì mải lo chuyện trò với Thủy. Thảo tỉnh hẳn ra, nhìn qua khung cửa kính, tuyết vẫn tầm tã rơi phủ trắng những cánh đồng, những mái nhà xa xa. Người đàn ông ngồi cạnh Thảo đứng lên với tay lấy chiếc va ly từ trên kệ cao đặt xuống chân, mặc lại chiếc áo manteau, nói bâng quơ:

- Muà đông năm nay lạnh hơn năm ngoái...

Thảo quay sang mỉm cười như đồng ý thay cho câu trả lời.

Nhà gare Chaumont từ từ hiện ra, bánh xe sắt nghiến chạm đường rầy kêu ken két, theo đà thắng tàu từ từ ngừng hẳn lại. Hành khách đứng đợi dưới sân gare đông nghẹt nhưng người xuống lại thưa thớt.

Thảo nhìn mọi người đang cố chen chúc được đứng gần cửa toa xe rồi sẽ lên trước để tìm một chỗ ngồi.

Trong đám đông Thảo nhận ra một gương mặt Á châu.. Một người đàn bà cao tuổi, ước chừng hơn 70, đứng sau cùng, dáng người thấp bé gần như bị che khuất trong đám đông những người Tây phương to lớn. Đầu bà đội một chiếc mũ len màu xám có chiếc đỉnh nhọn che phủ vầng trán bị giữ lại bởi một cặp kính trắng, người khoác một chiếc manteau, tay phải kéo một chiếc va ly có bánh xe lăn, trên lưng đeo một chiếc túi khá đầy. Bà ngơ ngác nhìn mọi người, nhìn dọc theo hàng cửa kính trên xe, ánh mắt bà chạm gặp mắt Thảo, bà mỉm cười rồi lắc đầu như muốn nói "tôi không chen được với mấy ông bà Tây này..." Thảo cũng mỉm cười đáp lại qua màn kính.Người đàn ông cạnh Thảo cầm va ly, nhẹ gật đầu chào từ giã nàng. Thảo lịch sự đáp lời:

- Chào ông.

Một ý nghĩ thoáng nhanh qua đầu nàng, nàng lấy chiếc áo manteau đang ôm trong tay, đặt vào chiếc ghế trống, đứng dậy xoay người hẳn qua phía cửa kính trong lúc dưới sân gare, bà cụ già bước được thêm vài bước đến gần cửa lên xuống xe, Thảo đưa tay ra dấu chỉ chỉ với bà cụ già. Bà cụ nhìn phải nhìn trái rồi đưa tay lên ngực, Thảo gật đầu rồi lại chỉ vào mình. Bà cụ hình như chưa hiểu ý Thảo và vẫn tiếp tục theo sau những người khách lên xe nhưng vẫn nhìn Thảo... Một thanh niên vừa lên xe trờ tới hỏi Thảo:

- Xin lỗi, ghế này có ai ngồi không?

Thảo vội vàng trả lời:

- Có người rồi...

Đôi trai gái trẻ ngồi phía sau đang dán mặt vào nhau thì thầm, Thảo chuyển ghế và ngồi vào chiếc ghế trống. Tiếng loa vang báo tin xe lửa 16 giờ 40 sẽ chuyển bánh để đến gare Troyes và sẽ ngừng lại 5 phút rồi tiếp tục đến gare de l'Est-Paris.

Con đường nhỏ giữa hai hàng ghế ngồi,khách lên đang chen chúc tìm chỗ. Thảo đứng hẳn lên, hướng nhìn về phía đám đông từ phía cửa lên xuống... Bà cụ già xuất hiện, cách nàng khoảng hơn 10 hàng ghế...

Đôi trai gái nhìn Thảo, Thảo nhờ họ giữ dùm 2 chỗ này để nàng đón bà cụ, hai người gật đầu nhận lời. 

Thảo rời ghế, xin lỗi luôn miệng, cố len chân để tiến về phía bà cụ...

Cặp mắt kính mờ vì hơi lạnh, bà cụ cười như biểu lộ sự vui mừng khi nàng chỉ còn cách bà độ ba người.

Thảo đang phân vân vì không hiểu là bà cụ người nước nào, nàng chỉ còn biết đưa tay chỉ chiếc va ly và nói một hơi bằng tiếng Việt Nam:

- Bà đưa va ly cho tôi...

Bà cụ lách người đẩy chiếc va ly về phía Thảo và lí nhí nói, cũng bằng tiếng Việt:

- Cảm ơn bà...

Rồi cả hai lại len chân để trở lại hai chiếc ghế mà Thảo đã vừa rời.

Sau khi đã cảm ơn đôi trai gái giữ ghế hộ, Thảo nhường bà cụ ngồi chiếc ghế phía trong gần khung kính, nàng đề nghị để chiếc va ly lên kệ, bà cụ lắc đầu:

- Nặng lắm bà ạ!

Một người đàn ông đã phụ giúp Thảo để chiếc va ly lên được kệ. Bà cụ bây giờ đã gỡ chiếc mũ len, mái tóc trắng lưa thưa được búi củ hành nhỏ rất gọn gàng và lên tiếng với Thảo:

- Lỗi tại tôi vô ý, khi đến nhà gare lớn không nhìn bảng loan tin cứ cắm đầu bấm vé, lọc cọc kéo va ly xuống mấy chục bậc thang rồi lại leo lên mấy chục bậc thang, lấy làm lạ sao vắng người đi... Tìm chỗ ngồi trong nhà lồng kính cho ấm... rồi loáng thoáng tiếng loa báo tin xe lửa tôi sẽ đi bị hủy bỏ,phải đợi chuyến sau từ Mulhouse đến. Tôi đã định trở lại nhà gare chính nhưng nghĩ kéo va ly tôi không can đảm...

Thảo hỏi bà cụ:

- Bà xuống gare nào?

- Tôi đi Paris. 

Bà ngừng lại một chút:

- Tôi đi tái khám bệnh...

Thảo nhìn bà cụ:

- Lên tận Paris tái khám?

- Dạ, với tuổi trên 70 của tôi bệnh viện Chaumont từ chối, họ gởi tôi lên Paris...

- Bà bệnh gì vậy?

- Bác sĩ gởi tôi đi khám tổng quát, tìm thấy trong máu có phân...bị cancer ruột bà ạ! Bà xem tuổi này mà còn bị cancer...

Bà cụ thở dài như cố trút bỏ nỗi ưu phiền.Thảo nhìn bà, lòng xót xa nhớ đến cô em gái của nàng ở Mulhouse cũng vừa phải mổ một bên ngực vì cancer. Bà cụ kéo Thảo trở về với thực tại:

- Tôi sống chờ chết!

Tim Thảo như nghẹn lại, nàng nhẹ nhàng an ủi:

- Sinh, lão, bệnh, tử bà ạ!

Thảo tò mò tiếp lời:

- Bà đi một mình lên Paris tái khám?

Bà cụ mỉm cười đáp:

- Có một mình thì đi một mình chứ bà.

Thảo ngạc nhiên:

- Bà sang Pháp một mình?

- Không. Tôi có đứa con gái cùng đi... Cuộc đời tôi lận đận lắm bà à... Người ta nói tuổi Canh... Canh cô sống một mình. Tôi tuổi Canh Ngọ.... Con ngựa cực lắm, ngủ không được nằm... Coi vậy mà tử vi cũng đúng đó bà! 

Thảo cười nhẹ. Bà cụ lấy chai nước suối nhỏ, uống một hớp rồi nói tiếp:

- Trước 75, tôi là y tá cho bệnh viện Grall. Khi bệnh viện đóng cửa, người ta cho tôi một số tiền, ông nhà tôi là hoa tiêu trên tàu buôn lớn, học từ Pháp về... Ngày 30/4, ông học tập 3 ngày rồi được chính quyền cho làm việc để đào tạo chuyên viên vì lúc đó rất hiếm hoa tiêu... Hai vợ chồng chúng tôi chỉ có được một cô con gái, lúc đó mới lên 6. Những người làm việc chung với tôi nộp đơn đi Pháp theo diện nhân viên. Tôi hỏi ông nhà tôi, ông ậm ừ không muốn đi vì nhiều lẽ: Cha mẹ đã già mà ông lại là con một; ông không thích sống ở nước ngoài, ông nói 5 năm ở Marseille khi sang Pháp học đã đủ cho ông hiểu cuộc đời xa quê,không đâu bằng quê hương mình. Thế là tôi dẹp hồ sơ sang một bên.Những người đi theo diện con lai, không biết tiếng Anh, tiếng Pháp...Nhân cơ hội, tôi mở lớp dạy Anh, Pháp kiếm thêm tiền khá lắm và cũng nhờ thế tôi quen một số người đi Pháp... Có người nghèo quá tôi dạy không lấy tiền.

Bà cụ ngừng, uống thêm một hớp thấm giọng:

- Cho đến năm cháu gái đậu tú tài, nộp đơn học y khoa rồi bị bác trả vì thiếu điều kiện, nhìn con gái loay hoay trong nhà, tôi sốt ruột rồi bàn với ông chồng tôi, ông chấp thuận để hai mẹ con tôi ra đi, tôi đi nộp đơn và hai năm sau cháu và tôi sang Pháp. Cũng may mắn được hội Hồng Thập Tự cho tôi làm việc nửa buổi để lo liệu thủ tục giấy tờ giúp người Việt không giỏi tiếng Pháp.

Cháu Hiền - tên con gái tôi - học 1 năm lấy căn bản thêm rồi thi đậu bằng tú tài Pháp rồi vào học 2 năm ngành thư ký văn phòng...

Thảo ngắt lời bà cụ:

- Lúc rời trại làm giấy tờ bà ở tỉnh nào?

- À, tôi ở Dijon, đi theo vài người bạn quen biết. Tôi dọn đến Chaumont này khi cháu được cơ quan trợ cấp gia đình nhận cho làm việc vĩnh viễn. 

Bà cụ hỏi tiếp Thảo:

- Bà có về Việt Nam chưa?

Thảo vui vẻ trả lời:

- Dạ, 3 lần rồi. Thế còn bà?

Bà cụ cúi mặt, mân mê hai bàn tay: 

- Không cô .

Thảo giật nẩy mình:

- Chưa về lần nào?

Bà cụ từ tốn:

- Tôi sống ở Dijon được 5 năm, tôi xin vào quốc tịch Pháp nhưng bị từ chối vì lý do ông nhà tôi. Một là tôi phải ly dị với ông, hai là tôi phải bảo lãnh cho ông sang Pháp này...

Thảo nheo đôi chân mày:

- Chuyện kỳ! Tôi chưa bao giờ nghe nói...

Bà cụ tiếp:

- Hoàn cảnh tôi đó cô! Sau đó tôi chán nản bỏ luôn vì ông nhà tôi khi đó vẫn tiếp tục đi làm với nhà nước và chỉ mới vừa về hưu mới đây được 3 năm. Tôi thì đã 70 xin vào quốc tịch Pháp làm gì nữa nhất là ông nhà tôi vẫn không chịu sang đây.

Thảo đặt câu hỏi:

- Vậy là 15 năm rồi cả 2 ông bà chưa được gặp nhau?

Bà cụ đổi giọng:

- Có, có bà ạ... Năm cháu gái lấy chồng sang Anh, gia đình bên chồng cháu làm bảo lãnh cho ông sang.Tháng 7 vừa rồi, vợ chồng cháu cũng bảo lãnh cho ông sang ăn đầy tháng đứa cháu ngoại thứ hai.

- Thế là cô con gái cũng đã có chồng?

- Vâng, cháu lấy chồng, nhưng chồng cháu ở bên Anh.

- Rể của bà là người Việt hay người Anh?

Bà cụ nhìn Thảo cười:

- Cũng là người Việt.

- Sao bà không bắt rể sang Pháp này?

Bà cụ hiền từ trả lời:

- Rể tôi đâu biết tiếng Pháp, sang đây làm nghề gì cơ chứ?

Thảo nói thật nhẹ:

- Bà hy sinh cho con gái lấy chồng? Nhưng mà lạ, kẻ thì ở Pháp, người thì ở Anh, gặp nhau thế nào...?

Bà cụ cười:

- Tụi nhỏ quen nhau hồi tôi làm giấy tờ ở bên nhà. Khi đó đúng lý ra thì gia đình bên sui gia tôi đi Úc do người con trai lớn trong nhà bảo lãnh nhưng vì anh chàng rể tôi khi đó nhất định một lòng thương cháu nên để dễ dàng xum họp đã nhất định bắt chị gái bảo lãnh cho gia đình đi Anh cho gần. Thật tình tôi thương con nên hy sinh đem con đi, thấy con có hạnh phúc là tôi vui bà ạ...

Thảo chỉ còn biết thở dài ngẫm nghĩ:

- Tình mẹ thật bao la...

Bà cụ lấy trong túi áo chiếc khăn giấy, đẩy gọng kính lên trán, chậm đôi mắt, rồi nắm chặt chiếc khăn trong lòng bàn tay như muốn bóp nát.

Thảo xúc động, quay mặt nhìn đi chỗ khác...Ngoài trời đã tối hẳn. 

******

Chiếc loa vang tiếng của một cô tiếp viên: ...Tới gare de l'Est... nhớ kiểm soát hành lý trước khi xuống xe...

Hành khách bắt đầu đứng lên chuẩn bị khoác áo, mang gant tay... Hai người đàn bà vẫn ngồi yên...

Một lát sau, Thảo hỏi bà cụ:

- Bà ở Paris mấy?

- Tôi lấy taxi đến Paris 20, ở nhờ nhà một người cùng xóm ngày trước bên nhà, ngày mai mới vào bệnh viện.

Xe ngừng lại, Thảo và bà cụ theo những hành khách lục tục xuống, nàng đề nghị giúp bà kéo chiếc va ly.

Trước cổng lớn của nhà gare đang tu sửa, Thảo tìm cho bà cụ một góc đứng khuất gió, nàng đi men theo phía tay trái có mũi tên chỉ bến taxi đón 1 chiếc. Người tài xế đem chiếc valy đặt vào cóp xe... Bà cụ nắm chặt bàn tay Thảo xiết mạnh:

- Cảm ơn bà nhiều. Chúc bà mạnh giỏi...

Bà cụ cúi người ngồi vào băng sau xe, Thảo nói với: 

- Chúc bà mọi sự may mắn. 

Chiếc taxi từ từ lăn bánh. Bà cụ còn ngoảnh đầu nhìn Thảo, bàn tay vẫy vẫy.

Thảo trở lại gare, bước xuống những bậc thang xuống xe điện ngầm. Chợt Thảo bỗng bâng khuâng:

- Suốt 2 tiếng chuyện trò trên xe, cả mình và bà cụ không ai biết ai tên là gì.


Nguyễn Thị Dị

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/Dec/2024 lúc 11:23am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Dec/2024 lúc 10:55am

Người Vợ Đời Này Có Quan Hệ Với Bạn Trong Tiền Kiếp?

 

Rốt cuộc thì ái thê, tình nhân và hồng nhan tri kỷ giữa kiếp trước và đời này có quan hệ như thế nào với bạn?

Trước kia có một chàng thư sinh đã từng ước hẹn với bạn gái rằng: vào ngày ấy, tháng ấy, năm ấy, hai người sẽ chính thức kết hôn. Thế nhưng đến ngày lành đã định, hôn thê của chàng trai lại gả cho người khác.

Chàng thư sinh không vượt qua được nỗi thương lòng nên ngã bệnh, nằm liệt giường mãi không dậy được. Đúng lúc ấy có một tăng nhân đi vân du qua đó, ông lấy từ trong tay nải ra một chiếc gương và đưa cho chàng.

Chàng thư sinh soi gương, thấy hiện ra mênh mang biển rộng, sóng vỗ rì rào. Trên bãi biển cát trắng có một thiếu nữ đã bị giết hại, nằm bơ vơ không mảnh vải che thân.

Lát sau có khách bộ hành đi ngang qua, lạnh lùng lắc đầu rồi thản nhiên bước tiếp.

Sau đó lại có một vị khách qua đường, anh cảm thấy thương lòng bèn cởi chiếc áo đang mặc đắp lên tử thi, rồi bước tiếp.

Cuối cùng, người qua đường thứ ba bước đến, vừa nhìn thấy cảnh ấy liền xót xa rơi lệ. Anh ta bèn đào huyệt chôn cất thi thể người thiếu nữ.

Vị tăng nhân mỉm cười giải thích với thư sinh: Thi thể trên bãi biển chính là kiếp trước vợ chưa cưới của con. Con là vị khách qua đường thứ hai, đã từng đắp chiếc áo cho cô ấy. Đời này cô gái ấy yêu con chỉ để hoàn trả một đoạn ân tình. Nhưng người mà cô ấy nguyện dành cả cuộc đời báo đáp lại là vị khách sau cùng đã an táng cho cô, đó cũng chính là người chồng của cô trong hiện tại.

Chàng thư sinh bừng tỉnh ngộ, căn bệnh nan y không thuốc mà tự khỏi.

“Tu trăm năm mới chung một thuyền, tu ngàn năm mới chung chăn gối.”

Chỉ vì câu nói ấy mà biết bao nhiêu người vẫn níu kéo mối tình xưa cũ chẳng chịu buông tay, đau khổ đến mức không còn thiết sống. Bao nhiêu người vẫn giữ chặt trong lòng những hồi ức đẹp chẳng thể nào quên, khắc khoải sống qua ngày. 

Không có ai là của riêng ai, không có lời hẹn non thề biển nào là mãi mãi, cũng không có cặp đôi nào vĩnh viễn thuộc về nhau. Những người vì ái tình mà giày vò, mà bi lụy ấy, còn chần chừ gì nữa mà chưa thoát khỏi sự ràng buộc cho chính mình? Ân huệ một manh áo từ đời trước, người ấy đã báo đáp xong rồi. Hãy lấy lại tinh thần, tiếp tục hành trình phía trước, đừng để lỡ mất người đã hết lòng vì bạn trong tiền kiếp. 

Những người yêu nhau nếu có duyên hội ngộ, mong bạn đừng bỏ lỡ. Những người đã định sẽ thành vợ thành chồng, ngàn vạn lần mong bạn hãy trân trọng. Bởi rất có thể người ấy chính là ân tình đã đợi chờ bạn từ rất lâu…


Có người hỏi vị cao tăng: Ai là tấm chân tình của con từ tiền kiếp?

Cao tăng mỉm cười đáp: Đời trước gieo nhân, đời này gặt quả, duyên số đã định, tự sẽ gặp được nhau.

Hiền thê trong đời này là người bạn đã an táng từ đời trước, đến để hoàn trả ân tình chưa đền đáp.

Con trai trong đời này là chủ nợ từ đời trước, đến để đòi món nợ chưa trả xong.

Con gái trong đời này là tình nhân từ đời trước, đến vì mối lương duyên còn dang dở.

Người yêu trong đời này là phu thê từ đời trước, đến để tiếp tục cuộc tình chưa kết thúc.

Hồng nhan trong đời này là anh em từ tiền kiếp, đến để trao đổi những tấm lòng son.

Bậc quý nhân trong đời này là người đại thiện từ đời trước, đến để nhận lại món nợ ân tình.

Kẻ đại ác trong đời này là người bị oan ức từ đời trước, đến để báo thù những oán khí nặng sâu.

Nhân duyên có định số, nhân quả cũng có mười hai định số.

Một là, càng hào phóng cho đi, sẽ càng nhiều phúc báo.

Hai là, càng cảm kích cảm ân, sẽ càng nhiều thuận lợi.

Ba là, càng hào hiệp giúp đỡ người khác, sẽ gặp được càng nhiều quý nhân.

Bốn là, càng oán đời trách người, sẽ càng nhiều phiền não.

Năm là, càng hài lòng biết đủ, sẽ càng nhiều khoái lạc. 

Sáu là, càng trốn tránh khó khăn, sẽ càng nhiều thất bại.

Bảy là, càng rộng rãi sẻ chia, sẽ càng nhiều bè bạn.

Tám là, càng dễ dàng nổi nóng, sẽ càng nhiều bệnh tật.

Chín là, càng ích kỷ lợi thân, sẽ càng thêm nghèo túng.

Mười là, càng bố thí cúng dường, sẽ càng nhiều phú quý.

Mười một là, càng hưởng thụ riêng mình, sẽ càng nhiều thống khổ.

Mười hai là, càng say mê học tập, sẽ càng nhiều trí huệ.


Để cuộc sống an lành, mong bạn đừng quên…

Nếu cuộc sống tập trung vào tiền bạc, bạn sẽ thấy khổ đau.

Nếu cuộc sống tập trung vào con cái, bạn sẽ thấy mệt mỏi.

Nếu cuộc sống tập trung vào ái tình, bạn sẽ thấy bi lụy.

Nếu cuộc sống tập trung vào cạnh tranh, bạn sẽ thấy khổ tâm. 

Nếu cuộc sống tập trung vào sự khoan dung, bạn sẽ thấy hạnh phúc.

Nếu cuộc sống tập trung vào hài lòng biết đủ, bạn sẽ thấy vui vẻ.

Nếu cuộc sống tập trung vào sự cảm ân, bạn sẽ thấy trong lòng đầy lương thiện.


Khi làm người, đối với bề trên thì cung kính, đối với người dưới thì khiêm nhường, đó gọi là Lễ.

Khi hành sự, làm việc lớn không hồ đồ, làm việc nhỏ không so đo tính toán, đó gọi là Trí.

Khi đối đãi với lợi ích, nếu có thể cầm được sáu phần thì chỉ lấy bốn phần, đó gọi là Nghĩa.

Khi đối đãi với bản thân thì giữ mình như sen, để hương thơm thanh khiết tự lan tỏa, đó gọi là Liêm.

Khi đối đãi với người thì trước sau như một, chân thành ứng xử, đó gọi là Tín.

Khi tu tâm thì kính Trời, yêu người, đó gọi là Nhân.

Khi trong túi không có tiền, hãy cho đi sự chuyên cần, vậy thì tiền sẽ đến. Đây gọi là “Thiên Đạo thù cần” (Đạo Trời không phụ kẻ siêng năng).

Khi trong tay có tiền, hãy cho đi tài vật, vậy thì người sẽ đến. Đây gọi là “tài tán nhân tụ” (tiền đi người tụ họp).


Khi có người ở bên cạnh, hãy cho đi tình yêu thương, vậy thì sự nghiệp sẽ đến. Đây gọi là “bác ái lĩnh chúng” (tình thương dẫn dắt lòng người).

Khi sự nghiệp thành công, hãy cho đi trí huệ, vậy thì niềm vui sẽ đến. Đây gọi là “đức hành thiên hạ”.

Không có buông thì không có đắc, không có cho đi thì chẳng có nhận về. Trái đất tròn, thế giới cũng tròn, bạn đối đãi với người khác ra sao thì thế nhân cũng sẽ đối đãi với bạn như vậy.

Nhân sinh ngắn ngủi, biển người mênh mông, gặp gỡ là mây tụ, chia ly là mây tàn. Quen biết nhau đã là may mắn, được bên nhau lại càng đáng trân quý vạn phần. Vạn sự tuỳ duyên, hữu duyên thì tụ hội, vô duyên thì cứ để theo gió bay đi…

 

Theo Trạch Lâm

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Dec/2024 lúc 9:24am

Đàn Bà Hay Đàn Ông Đều Nên Đọc Bài Viết Này, Đọc Để Ngẫm, Để Thấm Và Để Hiểu!


1. Hãy nhớ người ở cạnh bạn lúc khó khăn, mới là người thương bạn nhất.

Người mà chỉ vui khi bạn giàu có, chỉ là người yêu tiền của bạn thôi.

Người ở cạnh bạn ngay lúc bạn xấu xí nhất mới là người yêu bạn nhất.

Người chỉ hớn hở khi thấy bạn xinh đẹp, chỉ là người muốn “ngủ’ với bạn thôi!

2. Đàn bà dù có giỏi giang và thành đạt đến nhường nào. Đến khi rũ bỏ lớp quần áo trên người xuống, vẫn chỉ là bờ vai gầy guộc bị mài mòn theo bão giông của cuộc đời. Vậy nên hãy đối xử tốt, yêu thương vợ mình, trân trọng mẹ mình


3. Đàn ông biết bênh vợ là đàn ông khôn. Đối với đàn bà, ngàn lời chê trách của thiên hạ cũng không bằng một lời chê của chồng

4. Đàn ông thường không trân trọng người phụ nữ mình đang có

Mà chỉ tập trung dòm ngó những người phụ nữ không thuộc về mình.

Đến lúc hối hận cũng không kịp

5. Đời phụ nữ …

Tim là của bố mẹ

Thân xác là của chồng

Thời gian là của con

Chỉ có nếp nhăn là của mình mà thôi!

6. Chẳng ai sinh ra mà đã hợp nhau

Một chút nhường nhịn, một chút chịu đựng

Thêm một chút nhẫn nại

Và có cả một chút hy sinh vì nhau nên

Tình yêu mới bền vững

7. Quen biết một người là do duyên phận

Hiểu được một người là do kiên trì

Chinh phục được một người dựa vào trí tuệ

Có thể ở bên nhau dài lâu hay không

Thì phải dựa vào sự bao dung

8. Không phải cứ bộc lộ ra mới là có chuyện. Người luôn giữ trong lòng luôn là người tổn thương sâu sắc nhất. Dù sao, khi đã chọn sự im lặng cũng là lúc khoảng cách dần tăng và con người ta không còn muốn gần nhau nữa… Đừng để người phụ nữ của mình im lặng

9. Tình cảm sẽ chết đi khi niềm tin không còn tồn tại. Tình yêu sẽ khép lại khi không còn hai chữ QUAN TÂM

10. Vợ đẹp mà bạc tình thì tan nát cả gia đình. Chồng giàu mà vô trách nhiệm thì chỉ là ung nhọt của vợ con.

11. Nhà không thể tự sạch

Cơm không phải tự chín

Con không thể tự trưởng thành

Vì vậy, dù có “ chức cao” cũng đừng xem thường người vợ ở nhà của bạn

12. Con người ai cũng có lúc rung động “ngoài vợ ngoài chồng” nhưng phải đủ tỉnh táo nhận ra đâu là thoáng qua và đâu mới là yêu thương thực sự.

13. Phụ nữ thông minh đánh phấn không đánh ghen

Phụ nữ hiện đại kiếm tiền không kiếm chuyện

Phụ nữ khôn vừa giữ sắc vừa giữ chồng

14. Sau này cưới ai hay nhận lời yêu ai cũng vậy:

– Chọn vội sẽ nhầm

– Làm vợ chứ không làm bồ

– Làm người duy nhất chứ đừng ham thứ nhất

– Hôn nhân có thể trễ nhưng không có quyền sai…

st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 131
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.459 seconds.