Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Quê Hương Gò Công | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Quê Hương Gò Công |
Chủ đề: GÒ CÔNG...VỀ TẤT CẢ | |
<< phần trước Trang of 208 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 17/Mar/2019 lúc 6:42pm |
Có những kỷ niệm mà mình luôn mơ sống lại hết lòng, Có những hoàn cảnh vui buồn mà suốt cả cuộc đời ta không bao giờ quên được, Có tình cảm sâu thẳm nào còn mãnh liệt hơn cả tình yêu đôi lứa, Có những con đường mình đi qua một hay nhiều lần tưởng như không bao còn nhớ nổi mà vẫn còn gây nhớ vương thương, Có những khuôn mặt hình dáng khuất lấp rải rác thuở nào nghĩ rằng nằm gọn trong vô thức vẫn bồng bềnh trong bộ nhớ, Có tiếng gáy ò ó o của chú gà trống dương oai lẫm liệt bên các nàng gà mái đang cục tát bươi đất tìm mồi cho đàn gà con lẩn quẩn chạy quanh, Cả tiếng chó tru, tiếng mèo ngao thống thiết trong đêm khuya khoắt, tiếng vó ngựa nện nhịp vang trên đường đá từ làng xa ra chợ, Tiếng cười nắc nẻ, tiếng khóc oa oa của các trẻ hàng xóm, kể cả tiếng gây gổ nẩy lửa giữa các hàng xóm, tất cả vẫn còn có thể trồi lên bất chợt làm nhịp tim ta nhanh chậm liên hồi, Có biết bao chuyện bực mình ngày xưa ấy, cái nhìn lạnh băng, cử chỉ vồ vập, lời nói đầu môi, thái độ hững hờ bội bạc,… với dòng thời gian cũng được xoa dịu phôi pha biến đổi để trở thành một phần đời nào đó vẫn còn trong ta, thoạt hiện thoát bay. Các kỷ niệm ấy, hoàn cảnh ấy, tình cảm ấy, sinh vật ấy, đều là dấu mốc vô hình đã được sàng lọc chôn chặt trong ngăn vô thức hay trên hộc cao hơn, tiềm thức, rồi đến một lúc nào đó bật lên ý thức, tất cả đều thể hiện một chi tiết về sự kiện, dáng vóc hình hài hay tâm linh, một phần nào đó liên quan đến nguồn cội mỗi con người trên thế gian nầy mang tên Quê Hương. Nếu không có quê hương, ta không biết mình là từ đâu đến, gia đình đồng hương. Nếu không có quê hương, có thể ta không được biết cái ngọt ngào hay cay đắng của tình yêu, động cơ tuyệt vời có thể giúp ta làm nhiều điều kỳ diệu như cũng như biến đổi con người thành ác thú. Nếu không có quê hương, ta không biết tình đoàn kết trên thế gian nầy là cần thiết, không một ai có thể sống không sự giúp đỡ của người khác như Sully Prud’homme đã viết « Nul ne peut se vanter de se p***er des aưtres ». Nếu không có quê hương, chắc ta cũng không hiểu tình nhớ lòng thương sao mà sâu sắc ngọt lịm hay nỗi thống khổ tận cùng tim gan huyết mạch như thế nào. Thật ra, chúng ta ai cũng có đất tổ quê cha. Không có khoa học kỹ thuật hiện đại tân tiến nào ngay cả kỹ nghệ thẩm mỹ vẫn không biến nổi một người Á thành Âu hay da đen thành trắng được. Sống tha hương bao nhiêu lâu chăng nữa, dù việc hội nhập rất nhuần nhuyễn, nói năng lưu loát có địa vị cao, thành đạt trong nhiều lãnh vực trong xã hội, người ta cũng có thể phân biệt được nguồn gốc mỗi người. Dù biết rằng hoàn cảnh của thế giới ngày nay càng ngày càng phức tạp, việc thay đổi quốc tịch không làm cho ai ngạc nhiên, tuy nhiên dân tộc nào cũng vẫn còn giữ những nét đặc thù của quê hương mình, ít nhiều truyền thống phong tục của cha ông. Vậy thì đừng để tính mặc cảm tự ti hay chán nản bi lụy, thờ ơ trước hoàn cảnh riêng hay chung của đất nước mà luôn luôn cố bình tĩnh tập thích nghi hội nhập, sống tự trọng tự lập vươn lên. Không nên quá bận tâm cho tương lai thế hệ sau nầy, dù con cái ta có bị bứng khỏi nguồn cội ông cha, nhưng với chiếc gương trước mặt là cha mẹ, đồng hương cộng thêm một nền giáo dục tân tiến trong một xã hội văn minh, thế hệ kế tiếp sẽ có thái độ thích ứng, đúng đắn, chính chắn, rạch ròi hơn trong mọi tình huống chắc chắn là khác trước kia. Đối với ông bà quê hương là tất cả, ta thương ta nhớ
và hằng mong một ngày trở về trong tâm tình ngày trước, còn nước tiếp
nhận cho ta tị nạn chỉ là quê hương thứ hai, như tâm trạng tình cảm của
một người con nưôi dù được đùm bọc tận tình. Ngược lại con cháu
chúng ta lại xem nước định cư quê hương của họ, đó là điều tự nhiên đúng
thôi. Phong tục tập quán truyền thống giáo dục cũng không giống nhau,
có khi hoàn toàn khác biệt nữa là. Con cháu mình đâu có tắm trong văn
hóa văn minh ngày trước làm thế nào hiểu được cái hay cái đẹp để bảo tồn
phát huy. Hơn thế nữa, phải công nhận tiếng Việt, một tiếng đơn âm có dấu rất phong phú dồi dào không dễ gì hiểu thấu đáo, phát âm hay viết cho đúng, và sử dụng lưu loát dễ dàng. Xin thử nghe một người sống lâu ở nước ngoài, ta có thể đoán được ngay người ấy cư ngụ định cư ở đâu vì thông thường trong một câu nói, vô tình hay hữu ý, thường pha trộn một vài tiếng ngoại thật…Việt. Và càng sống lâu ở nước ngoài và tiếp xúc thường xuyên với môi trường sinh hoạt, cách phát âm cũng mang ảnh hưởng đậm tiếng nước sở tại không hoàn toàn như tiếng mẹ quê hương. Nước
chảy xuôi dòng, nếu ta nhận chân rằng không thể ngăn chận sự luân lưu
biến đổi trên thế giới thì cố gắng vui sống hội nhập, tự lực, tự trọng
và nếu còn có thể góp phần bằng trí lực khả năng của mình trong cuộc
sống thường nhật xã hội bất cứ nơi nào trên thế giới. Vẫn biết rằng nếu ta không yêu quê hương ta thì ta không thể nào thương được nước người. Nhưng mối tình quê hương ấy cũng không giống nhau, mỗi người mỗi cách. Vậy thì, thầm nghĩ rằng nếu mỗi người chúng ta đều cố gắng sống tốt hết lòng tha nhân mà vẫn không để mất cái « mình» thiện của mình trong mọi hoàn cảnh đã đều xứng đáng là một người con lương dân của tổ quốc quê hương. Trần Thành Mỹ Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 17/Mar/2019 lúc 6:44pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 19/Mar/2019 lúc 3:51am |
Đêm Nguyện Cầu <<<<< |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 20/Mar/2019 lúc 6:31am |
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 22/Mar/2019 lúc 11:49am |
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 24/Mar/2019 lúc 8:34am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 26/Mar/2019 lúc 10:14am |
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 28/Mar/2019 lúc 5:07am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 30/Mar/2019 lúc 8:11am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 01/Apr/2019 lúc 6:30am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 02/Apr/2019 lúc 4:17pm |
Ông lão Gò Công tại Sàigòn
Giữa Sài Gòn hiện đại và tấp nập, người đi đường bỗng thấy tuổi thơ hiện
về qua những con cào cào, châu chấu, cá, cò... bằng lá dừa. Bởi ở đó có
một họa sĩ già mắt kém ngậm ngùi gác bút để chơi... với lá dừa. Người Sài Gòn mua... cào cào, châu chấu lá dừa Những lần về ngoại hồi còn nhỏ xíu, tôi thường được các cậu, các anh dắt đi bắt dế ngoài đồng. Có mấy hôm trời nắng gắt liền tù tì, lũ dế trốn đâu mất, chỉ tóm được vài ba con. Vậy là tất cả kéo nhau ra bờ rạch, lội lõm bõm chặt dừa nước để ăn, xong cắt luôn lá để làm hình con này con kia. Những cánh đồng, con sông năm ấy, giống như cái… điện thoại, cái ipad bây giờ vậy! Ý là “cái gì cũng có” để chơi! Lúc đó, tôi tò mò khi nghe cậu bảo: “Mày lại đây tao cho con dế bất tử, không bao giờ chết”. Hóa ra cái con dế mà cậu nói được tạo ra từ mớ lá dừa nước vừa cắt khi nãy! Tôi vẫn còn nhớ như in (vì lúc đó ngồi nhìn chăm chú lắm) cái cảm giác lúc cậu ngồi quấn quấn lá, lát sau là có ngay một con dế, con cào cào, châu chấu lủng lẳng treo đầu sống lá, tha hồ xách đi chơi! Năm tháng qua đi, giờ tôi vẫn chưa mấy lớn để gọi là “thế hệ trước”, nhưng giật mình thấy cuộc sống đã phát triển nhanh lắm! Những con dế “bất tử” hồi xưa giờ không còn nữa, thay bằng hàng tá con vật xanh đỏ, phát nhạc, chớp đèn đẹp mắt. Những trận lội sông chặt dừa nước chắc cũng ít đi, thay bằng trò chém trái cây mà tôi thấy bọn trẻ hay ngồi quẹt quẹt trên điện thoại. Biết là “thời nào theo thời đó”, những mà nhiều khi cũng chợt thấy tiếc cho một vài thứ của tuổi thơ. Rồi một sáng đầu tuần, trên dường đi làm, tự nhiên bắt gặp giữa Sài Gòn, không chỉ con dế, cào cào, mà còn cả con cá, con gà, con cua! Tất cả đều bằng lá dừa nước, lủng lẳng treo ở một góc ngã tư. Cạnh bên, một người đàn ông lục tuần đang cặm cụi tạo hình. Đôi bàn tay khéo léo cho ra những con vật xinh xinh mà một thời cậu cầm tay chỉ, nhưng tôi làm hoài vẫn xấu huơ xấu hoắc! Người đi đường cứ ngoái đầu nhìn ông và những con vật đung đưa ở đầu cái sống lá dừa nước cong cong. Vài đứa trẻ chỉ tay, đòi ba mẹ mua cho vì thấy mấy con vật ngộ nghĩnh quá. Vài người lớn dừng lại nói chuyện dăm ba câu, tấm tắc khen ông khéo tay, rồi bảo lâu quá mới thấy lại con vật "huyền thoại" này! Họ cười, ông cười, vui vui một góc đường. Chắc họ cũng như tôi, nhìn thấy một phần tuổi thơ của mình ở những vùng quê nghèo có lũ trẻ chạy đồng, bơi sông lội rạch. “Tuổi thơ mà, ai lại đi định giá” Ông là Lê Minh (66 tuổi, ngụ Q.Bình Tân), làm nghề tạo hình lá dừa đã 6 năm nay. Ông tâm sự, những ngày trẻ, ông là họa sĩ, có một phòng tranh. Càng ngày mắt càng yếu đi, ông đành gác cọ, đi làm cái nghề rong ruổi khắp phố phường này. Ông hay ngồi ở các góc ngã tư, không cố định chỗ nên nhiều khi khách quen muốn tìm cũng... khó. “Hồi nhỏ, sáng tôi đi học, chiều lại theo một ông thầy phụ làm con vật lá dừa như vậy. Tôi mê lắm, theo ông rong ruổi các trường học để phụ bán, còn được ông cho tiền ăn cà rem, ăn bánh. Theo riết rồi biết làm luôn. Lớn chút, tôi phải nhập ngũ, thầy cũng mất. Sau năm 1975, cả nhà tôi cũng rời Gò Công (Tiền Giang) lên Sài Gòn sinh sống cho đến bây giờ”, ông Minh kể. Ông Minh vừa nói vừa cười, những năm tháng đến trường, ông học rất dở. Đến nỗi lớp có 35 học sinh, thì học lực ông đứng thứ 34, đứa còn lại là do… khờ nên không học được! Ấy vậy mà ông lại khéo tay, sáng tạo. Ông vừa học vừa đi bán bong bóng vẽ hình để kiếm tiền. Sau khi theo học trường vẽ, ông làm nghề họa sĩ, nuôi sống cả gia đình. Ấy thế mà ông bỏ nghề không được, cứ ai kêu đi làm cổng rạp lá dừa, hay biểu diễn tạo hình lá dừa trong các nhà hàng là ông lại mừng rỡ xách đồ nghề đi. Còn ngày bình thường, ông lại ra các góc ngã tư bán từng “con vật tuổi thơ”. “Hồi xưa thầy dạy khoảng chục con thôi, sau này mày mò làm thêm được các con khác nữa, tổng cộng là 21 con. Phải cố gắng nói lắm tụi con mới cho đi bán ấy chứ. Không làm tay chân cứ bứt rứt. Làm cái mình thích mà, đâu có thấy khổ cực gì. Vả lại cho tụi con nít có cái mà chơi, bớt cắm mặt vào đồ điện tử, cũng để chúng biết thêm chút ít về thời ông bà cha mẹ mình”, ông Minh tâm sự. Vừa thoăn thoắt tạo hình một con cò, ông Minh vừa kể về lần ông được mời làm ở công viên Văn Lang mới đây. Một cô bé chừng 4 – 5 tuổi đã chạy đến đòi ông làm cho con cò bằng lá. Lúc đó đã trễ, lại hết lá để làm, ông hẹn cô bé hôm sau. Thế nhưng hôm sau ông lại không ra bán được. “Đâu chừng một tuần, mẹ cô bé thấy tôi ở ngã tư, liền chạy đến nói gặp được tôi mừng quá. Cô bé ở nhà cứ đòi con cò ấy. Được mua cho cò nhựa, điện tử đẹp lắm nhưng vẫn không chịu, chỉ thích con cò lá này thôi! Hôm ấy mẹ cô bé đang đi làm, mang vào cơ quan thì không tiện, nên có xin số tôi rồi hẹn chiều về sẽ ghé lấy. Ai ngờ hôm ấy 3 giờ chiều tôi đã bán hết nên về sớm”, ông cười. Tối hôm đó, mẹ cô bé gọi điện cho ông. Thấy thương quá, ông lụi lụi làm con cò rồi xách xe mang qua tận nhà cô bé. “Con bé mừng khỏi nói. Y như mình hồi xưa! Tự nhiên có những cái vui nho nhỏ vậy, cái mình muốn bỏ nghề cũng không được”, ông bộc bạch. Mỗi ngày, ông Minh chỉ bán được độ đâu mười mấy con. Mỗi con có giá 20 nghìn đồng, nhưng ai trả giá hạ xuống ông cũng bán luôn. “Làm vì thấy mình nên làm. Còn người mua, còn người quý là vui rồi! Tuổi thơ mà, có ai lại đi định giá làm chi, vì bao nhiêu cho đủ”, ông cười hiền.
Hoài Nhân |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 208 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |