Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 146 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23637
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Oct/2023 lúc 9:19am

Về vùng nắng ấm

View%20from%20the%20Waimea%20Canyon%20Lookout

Con đường trước mặt yên tĩnh. Những chiếc xe nằm im lặng kế đuôi nhau sát lề từ xa coi thoáng qua như mấy con rắn khổng lồ đương ngủ kỹ sau khi ăn no kềnh bụng. Khung cảnh im ắng của buổi sáng sớm khi mặt trời còn ngủ với một chút sương mù lừng lững quyện trên đầu có sức hấp dẫn kỳ lạ khiến già Được chạy xe lòng vòng trên những con đường nhỏ ít xe cộ, cố tìm một chút thư thả để tránh sự bực bội trong lòng khi những suy nghĩ về một quyết định hơi khó khăn lúc tuổi già.

Vùng Garden Grove, Santa Ana, Midway City, Anaheim, trung tâm người Việt của tiểu bang nắng ấm California. Ngó vô những căn nhà mà bên hông hoặc xum xuê những bụi thanh long sai trái, hoặc vài ba cây cam oằn nhánh, hay mấy cây chanh trái lớn bằng nắm tay vàng lườm, hay chắn chắn hơn, một bụi chuối với lá hình phướng quen thuộc quê nhà, già Được biết rằng nơi đó gia đình một người đồng hương đương cư ngụ. Và dĩ nhiên là ông/bà ấy hằng ngày kiếm chút thời giờ giữa hai công việc phải làm để bón gốc, tỉa cành tưới nước cho công trình mình, một chút đỡ nhớ quê cộng với một chút thanh nhàn. Thật ra già Được muốn dời nhà xuống đây lâu rồi, vùng sa mạc đồi núi khô cằn trên kia chỉ thích hợp khi người ta còn có thể lái xe phom phom vững tin mình vẫn còn đủ phong độ trong phản ứng. Bây giờ với số tuổi ngấp nghé tám mươi, lái xe đường xa xuống khu đô hội của người Việt hằng tuần là cả vấn đề. Phải di chuyển thôi, dầu rằng đụng vô chuyện nầy là có bao nhiêu điều phải giải quyết. Bà vợ thường nói là quyết định mau quá, nhà bán đổ bán tháo như đá gà thấy thua trước mắt quăng bắt vớt ăn ba ăn tư giờ chót. Nghĩ tới đó già Được cười cười một mình, liếc qua người ngồi kế bên.

Không gian buổi tinh sương còn đượm mùi thơm nhẹ nhàng của cây cỏ, già Được mở cửa kiếng xe xuống phân nửa, hít thở không khí trong lành. Có chút gì thân mật trong cảnh trí còn đượm lại trong tâm tư lúc còn nhỏ ở Sàigòn hiện ra với khu nhà thương Grall êm đềm của những hàng cây dái ngựa rợp lá, của đám me dốt xanh cành cao vói tới mây xanh gần Sở Thú. Và những con đường chung quanh khu Thi Sách sau tòa nhà Quốc Hội, mang tính cách thanh bình và quý phái nữa!

Ông quay qua nói với vợ:

‘Em coi đường phố sạch sẽ, không có những bảng treo văn hóa, quyết tâm cái cóc khô gì hết mà kiếm đỏ mắt cũng không thấy những đống rác đổ bậy, càng không có những kẻ vạch quần tự nhiên phóng uế ra đường.’

‘Xứ văn minh, người ta làm theo luật, công chức công nhơn làm hết bổn phận thì chẳng những đường phố sạch mà những chuyện trái tai ngứa mắt cũng ít xảy ra.’

Trí nhớ già Được đi ngược về miền xa xôi của tuổi trẻ và chuyện thực tế ông chứng kiến trong kỳ về quê ăn Tết vừa qua. Khắp nơi cờ đảng, cờ nước đỏ đường. Mấy hôm Tết chẳng những đầy mưa sa trên nền cờ đỏ mà đi đâu cũng thấy rác rưới hôi thúi bên dưới tấm biểu ngữ kệch cỡm ‘Mừng Đảng, Mừng Xuân…’.

Mải mê suy nghĩ, già Được để xe mình chạy vô đường cao tốc 22, ông chép miệng lầm bầm ‘kiểu nầy cũng là biểu hiệu của tuổi già tới kế bên chưn, làm mà không có chủ ý’. Xe cộ hơi nhiều tuy rằng hầu hết đều đúng luật và rất thân thiện nhường làn xe khi mình để đèn báo hiệu. Chợt thấy tấm bảng lớn trên lề in hình một tên khỏe mạnh, mặt bậm trợn, đương gồng gân bịt miệng một người ốm yếu, chuyện xảy ra trong một phiên tòa gây nhiều tai tiếng bên nhà, ông buột miệng hỏi vợ:

‘Em biết chuyện ngày trước Cai Nên đánh người rồi bị đánh trả không?’

‘Cách đây cả thế kỷ rồi, hình như ông nầy đánh nhà cách mạng Tạ Thu Thâu hay Phan Văn Hùm gì đó.’

‘Ừa, thằng chết bầm nầy đánh ông Phan Văn Hùm. Chuyện xảy ra năm 1928, ông Hùm đi Bến Lức định diễn thuyết chống thực dân, Cai Nên, tên chó săn của chánh quyền thực dân ngoại quốc lúc đó được lịnh cản mũi cản lái, bị cự cãi, hắn ta tức khí đánh ông Hùm và bị ông đánh lại… Dĩ nhiên là ông Hùm bị bỏ tù vì ‘chống đối người thi hành pháp luật’. Nhưng rồi Cai Nên cũng bị sa thải sau đó không lâu, về nhà đuổi gà cho vợ. Chuyện ruồi bu nầy thì nhiều người biết.’ Với nụ cười nửa miệng thích thú, ông kể thêm. ‘Tức cười là năm nào cách đây gần bảy chục năm, lúc đó anh đâu chừng độ mười tuổi, theo bà con đi về chơi vùng Bà Điểm. Người dân ở đây chỉ cái mả nói là của Cai Nên. Mả không lớn nhưng sạch sẽ, coi ngon lành hơn các mả lạn bên cạnh. Anh len lén lên trên đó đái mỗi ngày vài ba bận. Đái vẽ rồng vẽ rắn mà khoái chí.’

Người đàn bà xẳn xớm:

‘Quậy trời thần dữ he!’

Già Được làm thinh, chăm chú hơn vô tay lái. Những chuyện có vẻ con nít, dơ dáy, thường không được đàn bà hoan nghinh. Ông im lặng suy nghĩ khi nhớ tới hình ảnh những lá cờ máu treo bên trên và người dân đổ rác đầy tràn bên dưới. Chắc cũng là một sự phản đối ngầm được vô thức điều khiển như mình lúc nhỏ, ông đi đến kết luận và mỉm cười với mình.

Người vợ trở về thực tế:

‘Sống cho có căn nhà khang trang, chết cho có nấm mồ coi được được một chút với người ta!’

‘Ờ có căn nhà khang trang thì được, nhưng không nhứt thiết phải có nấm mồ coi được được. Biết bao nhiêu người chọn thiêu xác, hiến xác. Trước đây trên đường tìm tự do gần triệu người vùi thân thủy mộ… Nhưng mà thôi, nói về chuyện mồ mả buồn lắm!’

Già Được thở dài, ông không muốn mở ra thêm một cuộc tranh luận mới. Tranh luận về dọn nhà hay không, dọn về vùng nào, mua hay mướn, mua thì chừng bao nhiêu tiền, dọn thì lúc nào thuận tiện…cũng đã làm ông nhức đầu rồi. Thêm nữa, đồ đạc những gì cần để, những gì cần bỏ. Bán hay cho, bán thì giá nào, cho thì cho ai. Ôi! Bao nhiêu là vấn đề đặt ra, không dễ dàng gì được đồng thuận.

Có tiếng điện thoại kêu vang. Người bạn mới quen không lâu, chẳng thân thiết chi mấy gọi hướng dẫn cách sống ở đây. Vợ chồng nên làm giấy ly dị, giả tách ra làm hai mới lãnh được tiền già nhiều hơn. Có thể sau nầy xin housing mỗi người một cái, cho thuê lén hay share kiếm thêm. Có địa chỉ rồi thì đi bác sĩ người mình để dễ xin thuốc nầy nọ dư gởi về cho bà con nghèo khổ bên nhà làm phước.

Già Được xin lỗi để tắt máy. Mấy cái vụ mánh mung nầy nghe chói tai mà cứ bị nghe hoài. Bực mình bực mẩy. Một kiểu tham lam lường gạt lòn lách. Bên kia đầu dây cố gắng nói thêm. ‘Anh gần tám chục tuổi dễ xin y tá phụ đến nhà giúp đỡ. Xin được người mình thì điều đình với họ khỏi tới làm, tiền lãnh chia hai. Thiên hạ chơi chiêu nầy đầy trời.’ Già Được tắt máy không vị nể với câu nói xốc hông: ‘Cám ơn anh, anh giỏi quá! Tôi thì chịu thua không làm được chuyện kỳ cục đó!’ Tiếng giỏi quá và chịu thua được Già nhấn mạnh.

Người ta thường thích làm tài khôn dạy cho người khác chuyện phi pháp. Ông nầy xúi giục mình tạo thêm một chút tham lam cuối đời để mang nặng Nghiệp trước khi Về. Đối với người biết an nhiên thì thêm một chút nữa cũng chẳng ích lợi gì. Không hưởng bậy những thứ thêm đó thì đã có ai chết đói đâu?

Ông quay sang hỏi vợ:

‘Em có coi một bài trên internet của một thức giả bên Đức kêu cứu rằng xin đừng làm xấu người Việt Nam không? Bên đó thiên hạ xuất nhiều chiêu gian lận tiền bạc mà còn đem những thói hư tật xấu ra đường như nói lớn tiếng trong điện thoại, ồn ào chen lấn nghinh ngang trên tàu điện, quần áo xốc xếch, phun nhổ bừa bãi, ngoáy tai, móc cứt mũi nơi công cộng…’

‘Có! Bên nầy mấy tật xấu đó tương đối ít hơn hay gần như không có…’ Trầm ngâm một chút người đàn bà nói thêm:

‘Tuần trước đi mua bánh mì ở đây, em bị một bà son phấn lòe loẹt ào ào chạy vô, vẹt mọi người bất câu lớn nhỏ để tới trước quầy kêu người bán hàng bán cho hai ổ, giọng bà ta nghe bắt thấy ‘thương’. ‘Mau lên em ơi, chị đậu xe trước cửa sợ bị phạt…’ Cả đoàn xếp hàng không ai nói gì nhưng chắc là thấy ngán ngẩm chuyện bà ta làm như vậy. May là bữa đó không có người Mỹ nào, nội cái nhìn trố mắt và cái lắc đầu thở đài của họ cũng thấy mắc cở rồi.’

Mỉm cười với vợ, Già Được nói buông xuôi:

‘Thì ai cũng có lý do khi làm chuyện trật chìa. Người bạn hồi nãy thường nói với mọi người là ‘Túng thì phải tính’. Mình làm vậy vì Nghèo. Cái Nghèo được đưa ra làm lý do tế thần để che cái Tham.’

Nghĩ tới chuyện lùm xùm về cấm đoán di dân của ông Tổng Thống đắc cử bằng phiếu của cử tri đoàn, già Được bực bội nói một hơi:

Khi người ta làm chuyện gì đó nghĩ là không được đúng thì cái cớ đưa ra cho mọi người thấy chỉ là cái cớ giả. Thế kỷ trước người Tàu bị cấm vô nước Mỹ vì bị gán cho là dơ dáy, thiếu văn minh. Biết đâu sau nầy vài sắc dân châu Á bị cấm vì gian lận những chương trình lợi ích và gian tham như không đóng thuế khi buôn bán thức ăn, nhà hàng, tiệm nail… tới tuổi gần già thì sang nhượng tài sản lại cho con cái để được hưởng đủ mọi thứ…. Chuyện họ làm như chó ăn vụng bột, ai cũng thấy cũng biết huống gì chánh quyền, tại vì chuyện nầy chuyện kia nên người ta chưa khui ra thôi. Anh ‘xi nẹt’ với anh chàng mau miệng hồi nãy cũng vì lẽ đó. Anh không muốn dân ở đây dán một cái nhãn xấu cho người mình. Bị dán nhãn thì biết bao nhiêu là bất lợi cho người đồng chủng đến sau.

Người vợ gật đầu đồng ý:

‘Vậy đó! Có bao nhiêu ăn bao nhiêu hơn là có khả năng chi tiêu rộng rãi một chút mà lo đau đáu…’

Thấy vợ vui vui anh tấn công luôn về chuyện dời nhà.

‘Em nghĩ sao? Vùng nầy mình vui thú tuổi già được chớ? Hay là mình di chuyển xuống đây, càng sớm càng tốt?’

Người vợ đồng ý nhưng không nói rõ ràng ý của mình:

‘Xuống đây em có thời giờ như nhóm bạn của em, hằng tuần đi thăm người già trong nursing home. Họ tội lắm, thấy người đến thăm là vui mừng lộ ra mặt, có người còn rơi nước mắt. Hát hò cho họ, nói chuyện nầy nọ, cắt móng tay móng chưn cho những ông bà quá yếu khiến họ cứ bịn rịn không cho mình về…’

Già Được chộp dịp nịnh vợ:

‘Em nói như vậy thì Tâm em là Tâm thiện. Tốt lắm. Đúng ý anh. Tâm thiện thì Nghiệp chướng nặng mấy cũng thành nhẹ. Và tâm hồn thì thanh thản.’

Ông muốn nói thêm câu mà ông thường tự hào kháo khía với bạn bè: ‘Đàn ông có hồng nhan thì nhiều. Vợ chồng tri kỷ cũng không phải thiếu. Tôi vừa có hồng nhan vừa có tri kỷ. Nhưng thôi, anh sợ những lời khen quá đáng trở thành cái lổ mội trên ghe, sẽ làm cho ghe chìm trong đường dài…’

Trời tưng tửng sáng. Một vài người đi làm sớm đã lái xe ra đường. Bên lề dành cho người đi bộ hai người đàn bà dắt hai con chó đi dạo để khỏi túng chưn túng cẳng. Cặp chó đùa giỡn coi bộ khoái chí.

Già Được lái xe về phía biển Huntington Beach. Chắc phải ra biển hóng gió một chút. Đi bộ trên bờ cát nghe tiếng sóng rì rào, hít cái hương nồng vị mặn của buổi sáng yên bình bên nầy đại đương chắc ‘không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc.’

Già Được kiếm chỗ đậu xe. Hai người xuống cát, đi lần tới cầu cảng. Trời tuy còn sớm, mấy dàn khoan ngoài khơi chưa hiện ra, cả dãi núi phía bên kia vịnh chưa chịu ló mặt nhưng mấy tay câu cũng mấp mé thùng cá ‘chiến lợi phẩm’. Những gương mặt nắng gió lầm lì, không vui không buồn, đa phần là người mình, câu để giải khuây đở nhớ quê nhớ biển vậy thôi, kiếm thêm tô canh chua nấu mẳn hay ơ cá kho quẹt trên mâm cơm thịt thà ê hề đến thừa mứa ở xứ người… Bà vợ hỏi vói một người câu khi anh ta kéo lên con cá bóng láng vẫy vùng tuyệt vọng trên móc. ‘Chia ít cá về ăn anh ơi? Bi nhiêu? Bi nhiêu cũng được mà’. Sự mua bán dấm dúi diễn ta thiệt mau vì người đi câu sợ bị ‘treo cần’ mất cả thú vui khi nhìn sợi dây căng bên dưới lúc cá cắn câu.

Ờ mà niềm vui có gì lớn lao lắm đâu trong cuộc sống chập chờn này, những cái được mất đồng thuận với nhau trong lòng bao dung hỉ xả, như người đi rà kim loại trên bãi cát kia, anh ta cứ lầm lũi quơ cái cây có gắn nam châm qua lại trên cát bằng sự kiên nhẫn đến kinh ngạc người bàng quan. Cái máy kêu tít tít và anh xúc lên một cent trong ánh mắt vui, thay vì sự thất vọng cho công khó nhọc của mình… Ở đời mà, biết bao nhiêu cho đủ! Bà vợ giả bộ đi vòng vòng dưới bờ biển, mấy đồng bạc cắc rớt lấp loáng dưới chân, có đáng g ìđâu mà thấy vui trong bụng.

Sóng ầm ì xa xa, biển dâu thay đổi, bên kia trùng trùng là quê hương mình bây giờ đã đổi thay,lạ lẫm đến chua xót. Gió thổi phất phơ mái tóc bạc trắng của cặp vợ chồng già tha hương. Già Được thấy bàn tay mình được đan vô những ngón tay khô nhiều xương của vợ. Chuyện dời nhà xuống vùng nắng ấm này già biết đã được duyệt y, chấp thuận. Ý nghĩ nhà ở đây ủm thủm mà giá cao ngất trời không còn ám ảnh cản trở ai nữa.

‘Biển đẹp thiệt’, già Được nói trong khi xiết mạnh mấy ngón tay.

Nguyễn Văn Sâm

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/Oct/2023 lúc 9:26am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23637
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Oct/2023 lúc 9:11am

Làm Việc Bằng Cái Tâm

 

"Một anh thợ sơn được yêu cầu sơn lại một chiếc thuyền. Anh đem sơn và làm theo yêu cầu của khách hàng. Trong khi sơn, anh phát hiện có một cái lỗ thủng nhỏ trên thân thuyền và anh đã lặng lẽ bít cái lỗ ấy lại. Xong việc anh nhận tiền và về nhà.

Vài hôm sau, người chủ thuyền đến gặp và tặng anh một món quà, giá trị cao hơn nhiều so với khoản thanh toán tiền sơn thuyền.

Anh rất ngạc nhiên và nói rằng ông đã trả đủ tiền sơn cho tôi rồi còn gì!

- Ông nói: Nhưng đây không phải là tiền cho dịch vụ sơn thuyền. Đó là tiền cho dịch vụ bít lỗ thủng trên thuyền.

- À, chuyện nhỏ lắm, chắc không đáng để ông trả cho tôi số tiền cao như vậy đâu thưa ông !

- Chuyện là thế này. Khi tôi yêu cầu anh sơn lại cái thuyền, tôi quên nói đến cái lỗ. Khi thuyền khô là lúc tôi không có ở nhà, những đứa trẻ con tôi lấy thuyền đi câu cá. Chúng không biết có một cái lỗ nguy hiểm nhường nào. Khi tôi trở về nhà thì chúng đã đi rồi, tôi lo lắng và tuyệt vọng vô cùng...Và rồi tôi rất vui khi thấy chúng trở về. Tôi liền kiểm tra chiếc thuyền và thấy rằng anh đã bít cái lỗ thủng ấy rồi! Anh đã làm gì anh biết không? Tôi rất là cảm ơn anh, vì anh đã cứu sống các con tôi! Thậm chí tôi không có đủ tiền để trả cho hành động tốt "nhỏ bé" đó của anh...!!!

Hãy luôn làm việc hết sức với "cái tâm" của mình và luôn làm điều đúng đắn. Cũng chính những điều đó nó sẽ luôn mang đến may mắn và thành công cho bạn."


Anh Thập chuyển

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23637
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Oct/2023 lúc 9:14am

Có Phải Hạnh Phúc Là Đây !?

Nazim Hikmat, Nhà thơ Thổ Nhĩ Kỳ vĩ đại, đã từng hỏi người bạn Abidin Dino
(Họa sĩ Thổ Nhĩ Kỳ và một họa sĩ nổi tiếng nữa), để vẽ một bức tranh HẠNH PHÚC.

Anh ấy vẽ một bức tranh của cả một gia đình, chật chội trên chiếc giường vỡ, dưới một mái nhà dột dột, trong một căn phòng xơ xơ, nhưng vẫn nở nụ cười trên khuôn mặt của từng thành viên.
Bức tranh trở nên rất nổi tiếng.
Đúng vậy, Hạnh phúc không phải là không có đau khổ mà là chấp nhận đau khổ. Thấy điều tốt đẹp xung quanh bạn, ngay cả trong những tình huống cố gắng .. ngừng lo lắng về những thứ vượt quá tầm kiểm soát của bạn.. Hãy luôn hạnh phúc...



Lượm trên mạng
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23637
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Oct/2023 lúc 7:55am

Mối Tình Đẹp

 

Khi bà Clavia Novicova mất ở tuổi 94 tại làng Progress (Tiến bộ) vùng Viễn Đông, Nga, tiễn đưa bà chỉ có dăm ba người, không có người thân, không có bạn bè vì tất cả đã từ lâu về bên kia thế giới.

Chỉ ở Nhật Bản, các hãng truyền hình lớn nhất đã đưa tin đậm: Người vợ Nga của ông Yasaburo đã mất!

Ở đất nước mặt trời mọc, bà Clavia đã trở thành biểu tượng của tình yêu và sự hy sinh: sống chung 37 năm, bà đã khuyên chồng trở về nước, về với người thân, về với người vợ Nhật đã chờ ông hơn nửa thế kỷ...

Clavia và Yasaburo gặp nhau năm 1959 khi cả hai đều trải qua trại tập trung của Stalin. Bà bị kết án 7 năm tù vì tội "hoang phí tài sản XHCN", còn ông phải 10 năm "bóc lịch" vì là "gián điệp Nhật".

Cả hai lại cùng có nỗi đau riêng: bà đã có chồng, sinh con trai và chờ chồng trở về từ mặt trận. Nhưng khi bà bị kết án đưa đi vùng khỉ ho cò gáy là Kolyma thì chồng bà trở về đã lập gia đình khác. Ông cũng không kém bi kịch: sau khi cưới vợ ở Nhật Bản đã cùng vợ trẻ đến sống ở Triều Tiên và ở đó họ sinh 2 con, 1 trai, 1 gái

Vào mùa thu năm 1945, hồng quân Liên Xô tiến vào Triều Tiên, đã bắt gần như tất cả người Nhật và đưa về Liên Xô cải tạo với tội danh "làm gián điệp chống Liên Xô". Yasaburo ngồi tù cùng Clavia ở gần thành phố Magadan. Khi ông ra tù, người ta lại quên không đưa ông vào danh sách tù binh chiến tranh để trao trả về Nhật. Thêm nữa, ông tuyệt vọng vì cứ nghĩ vợ con mình đã chết  và sợ hãi không biết đi đâu về đâu, nên rốt cục quyết định nhận quốc tịch Liên Xô, đổi tên thành Yakov Ivanovich.

Họ gặp ngẫu nhiên. Nàng Clavia thấy một người đàn ông gày gò với  khuôn mặt không có nét Nga, mắt thì ngập tràn nỗi buồn mênh mang nên trái tim bỗng thắt lại vì thương cảm. Sau đó, bạn gái bà rủ bà đến sống ở làng Tiến Bộ, vùng Viễn Đông. Bà tạm biệt ông rời đi.

Yasaburo viết thư cho bà, nài nỉ đến sống cùng bà ở nơi mới. Ban đầu bà từ chối vì sợ liên lụy khi quan hệ với một hàng binh Nhật, nhưng rồi tình yêu đã thắng và họ sống chung gần 40 năm. Ông làm nghề cắt tóc, chụp ảnh và châm cứu, bà thì trồng cà chua, dưa leo, nuôi dê. Cả hai sống cơ hàn, nhưng êm ấm, hạnh phúc. Ông không bao giờ to tiếng với bà, nhưng chỉ tiếc là hai ông bà không có con.

Bà thổ lộ: "cả vùng không thể kiếm ra người đàn ông thứ hai: không uống rượu, không hút thuốc .

Yasaburo đã mua về 2 cỗ quan tài để nếu có chết cả hai sẽ cùng chết một ngày.

Khi bắt đầu Cải tổ và tấm màn sắt buông xuống, một người thân đã kể cho các bạn hàng Nhật về một người Nhật kỳ lạ sống với vợ Nga ở làng Tiến Bộ. Họ về Nhật kiếm tìm người thân của ông Yasaburo, tìm thấy em trai ông, con gái ông và sau đó là người vợ Nhật tên là Hisako. Bà Hisako đã từ Triều Tiên về nước và vẫn chung thủy chờ chồng (con trai họ đã mất ở Triều Tiên). Bà hành nghề y tá và cả đời ky cóp đồng lương ít ỏi để xây cho mình và cho người chồng thất lạc một căn nhà nhỏ. Dù không chắc chắn ông còn sống hay đã mất, bà Hisako vẫn để tên chồng là người sở hữu nhà và tài khoản tiền tiết kiệm gửi ngân hàng. Khi tìm ra thì con gái họ đã ngoài 50 tuổi.

Sau đó, em trai và con gái ông sang Nga đến làng Tiến Bộ khuyên ông về nước, song ông đã từ chối nói với người vợ Nga "anh không bỏ em, em là tất cả với anh".

Bà Clavia đã quyết định đưa ông về lại Nhật vì ở đó điều kiện chăm sóc y tế tốt hơn với người già và nhất là thương cảm người vợ Nhật mòn mỏi chờ chồng, mòn mỏi sống với mong ước được thấy lại mặt chồng, được ôm chồng lần cuối...

Một mình bà Clavia đã xoay sở làm cho ông hộ chiếu xuất ngoại, tự bà rút tiền tiết kiệm đổi ra đô la mua vé máy bay và chi phí ăn ở, đi lại cho ông... Và lại còn ly dị ông để ở Nhật Bản ông có lương hưu cũng như có quyền sở hữu và thừa kế tài sản.

Tháng 3 năm 1997, bà mãi mãi chia tay với người chồng Nhật. Yasaburo vẫn thường gửi đồ từ Nhật về cho bà, hàng tuần cứ vào thứ bảy ông lại gọi điện thăm bà...

...Sau khi biết được mối tình xuyên biên giới qua báo chí và cả phim tài liệu, truyện ký, người Nhật đã tổ chức quyên góp tiền cho chuyến đi tới Nhật của "bà Clavia".

Bà đến Nhật lúc đã ngoài 80 tuổi và lập tức trở thành nữ anh hùng ở đất nước này. Bà gặp người vợ Nhật của ông, cả hai ôm nhau khóc, họ hiểu nhau không cần phiên dịch.

Sau đó, bà còn 2 lần đến Nhật, lần cuối là có mặt dự ra mắt vở kịch viết dựa trên câu chuyện về mối tình giữa người phụ nữ Nga và một hàng binh Nhật. Ông Yasaburo và bà Hisako đều muốn Clavia ở lại Nhật Bản, song bà đã từ chối vì muốn Yasaburo của mình "được sống đàng hoàng" và bà đã quen với cuộc sống đạm bạc ở Nga.


Khuyết Danh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23637
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Nov/2023 lúc 7:27am

Chúng Ta Đang Sống Trong Thời Đại Đồ Giả


Nhân loại cách đây khoảng vài triệu năm sống trong Thời Kỳ Đồ Đá (Stone Age). Đánh nhau chỉ ném đá, chắc chỉ bị thương và chết chẳng bao nhiêu. Rồi từ từ tiến lên Thời Đại Đồ Đồng (Bronze Age). Mũi giáo, mũi tên được chế bằng đồng, chắc đánh nhau chết khá nhiều. Rồi bắt đầu văn minh tiến vào Thời Kỳ Đồ Sắt (Iron Age) gươm, đao, cung nỏ đều bằng sắt, đánh nhau chết khá bộn. Rồi Thời Kỳ Tăm Tối ( Dark Ages) còn gọi là Thời Đại Trung Cổ, theo các sử gia đó là  “Thời kỳ của sự ngu dốt, man rợ và mê tín” ở Âu Châu. Rồi càng văn minh hơn nữa chế ra thuốc nổ, bắt đầu có súng, lựu đạn, bom, mìn. Đệ I Thế Chiến chết hơn 10 triệu người. Đệ II Thế Chiến chết khoảng 50 triệu người. Chỉ riêng hai trái bom nguyên tử ném xuống Hiroshima và Nagasaki đã giết khoảng 100,000 người.

Rồi nhân loại càng văn minh hơn nữa tiến vào thời đại điện tử (Electrical Age) rồi siêu kỹ thuật (High Tech) và trí tuệ  nhân tạo (Artificial Intelligence) biến con người thành người máy chỉ cần bấm nút và  có thể hủy diệt trái đất trong chớp nhoáng. Báo chí Hoa Kỳ cho biết, một binh sĩ ngồi ở căn cứ quân sự ở Tiểu Bang Florida có thể điều khiển máy bay không người lái ở A Phú Hãn, phóng hỏa tiễn giết chết một người đang chạy dưới đất, dù trong đêm tối.

Song song với siêu kỹ thuật và trí tuệ nhân tạo, con người phát triển- đã và đang đi vào một thời kỳ lạ lùng và thật kinh hoàng đó là Thời Kỳ Đổ Giả (Fraud Age) do cái tâm điên đảo mà ra.

Ngày xưa cả triệu năm và cho tới Thời Cách Mạng Kỹ Nghệ (Industrial Revolution) khoảng năm 1820-1840 con người không có gian trá hay ít có gian trá. Hiện nay con người đang ung dung ngụp lặn trong Thời Kỳ Đồ Giả và vui sướng với đồ giả. Cứ thử nhìn vào xã hội mà xem có bao nhiêu thứ đồ giả và bao nhiêu con người gian trá. Xin đơn cử vài thí dụ:

1)Trên thương trường có:

Vàng giả, tiền giả, kim cương giả, đồng hồ giả, săng giả, thuốc giả, súng giả để đi ăn cướp hay cho con nít chơi trong ngày lễ Con Ma. Giầy da, nệm da tưởng da thật, khách mua vài năm sau trầy sướt mới biết đó là da làm bằng giấy. 

2)Trong học đường, quan trường, xã hội có:

Bằng cấp giả dùng để thăng quan tiến chức, lừa bịp bạn bè, đóng tuồng trí thức, vênh vang với đời. Ở hải ngoại này có quá nhiều tiến sĩ (Ph.D của Mỹ), không biết trong đó có bao nhiêu “tiến sĩ giấy” Thậm chí còn có bác sĩ giả từ Nam Hàn qua mở thẩm mỹ viện giải phẫu khơi khơi ở Hà Nội, làm chết người rồi trốn mất. 

3)Trong giao dịch có:

Dự án giả, công ty giả, giấy tờ giả mạo để lường gạt, trốn thuế. Một căn nhà có thể bán cho hai người. Mướn xe hơi về làm giấy tờ giả bán cho hai ba người.

 4) Hệ thống thông tin, truyền thông, mạng xã hội có:

 Tin tức giả, tung tin bịa đặt tin để lũng đoạn, triệt hạ hàng ngũ địch, mưu đồ chuyện xấu. Mỗi ngày trên thế giới có cả triệu tin giả lan tràn trên Internet mà giới nghiên cứu Anh Quốc nói rằng nó như những đợt sóng thần đè bẹp cả hệ thống truyền thông chân chính. Tâm lý con người rất lạ. Dù biết đó là tin giả nhưng vẫn thích đọc và lan truyền vì nó hợp với ý thích (khẩu vị) của mình. Hầu hết hình ảnh của các cô gái tung lên facebook, youtube, twitter, tiktok đều là chỉnh sửa. Gái 30 biến thành 18. Đàn bà 40 biến thành gái trẻ 20. Bà già 50, 60 biến thành gái 30. Tôi vì ngu độn cho nên chẳng hiểu họ tung lên như vậy để làm gì? 

5) Giữa quốc gia với quốc gia, con người với con người có:

Đạo đức giả. Nói lời cao quý như bình đẳng, tự do, dân chủ nhưng hành động như một đế quốc. Nói lời nhân nghĩa nhưng bên trong hành động xấu xa. Khen nhưng trong bụng chê. Ghét thấu trời nhưng khi kẻ đó chết cũng sùi sụt kiểu “nước mắt cá sấu”, toàn đóng bộ mặt giả nhân giả nghĩa . Báo chí thế giới đưa lên hình ảnh Tổng Thống Obama, bà thủ tướng Bỉ và ông thủ tướng Anh Cameron tham dự tang lễ cựu Tổng Thống Nam Phi Mandela, chẳng nhỏ lệ sót thương gì hết mà chỉ đùa rỡn, rồi xúm lại chụp hình selfie mà trong nước gọi là “chụp hình tự sướng”. Ba ông bà này đều là các siêu cường cho nên thế giới không dám chỉ trích vì sợ bị đưa vào danh sách đen, cấm vận hay lật đổ. 

6) Rồi đời sống hàng ngày có:

Giả ăn mày để sống bằng tiền của người bố thí. Ăn mặc giả sư để xin tiền hay lường gạt người nhẹ dạ. Giả cảnh sát để đi ăn cướp, tống tiền. Đưa hình giả, lý lịch giả, tài sản giả lên Facebook, Twitter, Tiktok để lường gạt ái tình. Ở Nhật có một người đàn ông giả vờ yêu và hứa làm đám cưới với tám bà để nhận quà tặng. Người ở trong nước nhưng đóng giả Việt kiều để lường gạt. Hiện nay có nhiều đàn ông mua búp-bê tình dục làm bằng chất dẻo để thỏa mãn sinh lý mà không cần đàn bà, không cần cưới vợ. 

7) Rồi trong sân khấu ca hát:

 Hát nhái bằng cách thu băng trước rồi ra sân khấu nhép miệng. Khán giả tưởng hát thật nhưng là hát giả. Sáng tác nhạc nhưng thật ra là nhạc thuổng từ những bản nhạc cũ mà chỉ sửa đi chút đỉnh. Nhạc bây giờ cả trăm bản gọi là “sáng tác”, nhưng bản nào cũng giống bản nào.  

8)Trong văn học:

Ăn cắp tác phẩm, ăn cắp luận án của người khác rồi đem trình hoặc đem in và nói đó là của mình. Ngày nay ăn cắp sách vở của người khác dễ lắm vì cái gì cũng có trên Internet. Chỉ cần download (đưa xuống máy) rồi sửa chữa vài câu rồi đem in là xong, vừa có tiền vừa nổi tiếng là “học giả”. 

9) Nhà hàng, quán ăn có:

Tưởng là cua nhưng cua giả. Tưởng là thịt nhưng thịt giả. Trông như yến mà thực ra là dao câu, thạch trắng. Nói là vi cá nhưng vi cá giả. Bắp đem rang cháy đen làm cà phê giả. Sầu riêng vỏ xanh mướt nhưng nhờ ngâm thuốc hóa học. Hàng hóa giả mạo, hàng nhái tràn lan trên thị trường. Ai thích đổ rẻ sẽ mua phải đồ giả.

10) Còn trên thân thể đàn bà có bao nhiêu thứ đồ giả?

-Tóc giả đủ kiểu, xanh đỏ trắng tím vàng, hung hung, nâu, đen, râu ngô đều có.

- Lông mày cạo đi, xâm trổ để có lông mày đẹp nhưng đó là lông mày giả.

- Mắt chớp chớp trông dễ thương nhưng đó là lông mi giả.

- Môi cong cong, hay vều lên trông hấp dẫn, gợi dục nhưng đó là môi đã nhờ bác sĩ cắt sửa.

- Vú bơm lên bằng silicon rồi có sú-chiêng nâng lên trông vô cùng hấp dẫn. Nhưng đó là vú giả.

- Mông trông cong lên nhưng bên trong mặc quần bó chẽn độn lên bằng một lớp cao su. Đó là mông giả.

-Móng tay, móng chân dài, màu thật đẹp nhưng đó là móng tay giả.

-Tai, cổ, tay đeo đầy nữ trang nhưng đó là nữ trang giả.

- Lùn thấp nhưng đi giày cao gót lên 10 phân, tưởng là gái “chân dài”. Lấy rồi mới vỡ lẽ ra em lùn quá bèn nạp đơn ly dị. Cậu trai nào muốn biết người yêu cao thật hay cao giả, chỉ cần mời đi tắm biển là biết ngay.

- Thậm chí một số nam diễn viên sân khấu cũng nhuộm tóc, căng da mặt, sửa mí mắt để làm cho trẻ lại. Một sự trẻ trung giả tạo. Xin nhớ, già cũng có cái đẹp của già. Cây kiểng/cây cảnh càng già càng giá trị. Đồ cổ càng lâu càng giá trị. Nhiều tư tưởng mới ồn ào xuất hiện rồi chết ngỏm. Còn tư tưởng cũ cách đây vài ngàn năm vẫn là “Khuôn vàng thước ngọc”. Thời thuộc địa Pháp, mặc đồ Tây mới là văn minh. Khăn đóng áo dài bị chê là “Xã xệ Lý toét”. Bây giờ lại trở thành quốc phục. Con trai, con gái hãnh diện mặc “quốc phục” trong ngày lễ cưới.            

Chuyện “gái nhà lành giả” cũng tạo cười đau khóc hận. Gặp một cô mặt mày đẹp đẽ là nữ tiếp viên hàng không. Hỏi em yêu ai chưa? Em nói em là con gái nhà lành, chưa yêu ai. Lấy rồi mới vỡ lẽ ra em đã từng là gái gọi (Call Girl). Ra tòa xin ly hôn được không? Trong nước thì tôi không biết. Nhưng Luật Gia Đình của của Pháp mô phỏng theo Luật Cổ La Mã quy định rằng: “Trong tình yêu tha hồ lừa dối” (Dans le marriage il trompe qui peut”. Nếu người đó nói mình là đại gia, khi lấy rồi mới vỡ lẽ ra đó chỉ là gã lêu lổng không nghề nghiệp… thì không thể nạp đơn ly dị. Khi hai người yêu nhau, người đàn bà cho tình nhân trẻ  50,000 đô-la. Lấy rồi, bất hòa đòi lại tiền thì không được. Anh chàng Việt kiều hứa với người yêu là cưới xong anh xong anh sẽ cho em trai của em số tiền lớn để làm ăn. Lấy rồi không có gì hết mới biết mình bị lường gạt. Làm đơn ly hôn với lý do này không được. Gặp người con gái đi guốc cao, tưởng là “chân dài”.Về nhà té ra em lùn quá thì không được nạp đơn ly dị với lý do này. Gặp anh chàng hào hoa mang lon đại úy. Lấy rồi mới vỡ lẽ ra anh ta chỉ là trung sĩ…thì không thể nạp đơn xin ly dị. Cho nên muốn lấy ai thì phải “điều tra” cho cặn kẽ kẻo lấy phải đồ giả. Và nhất là chớ tin lời “hứa”. Các cụ ngày xưa nói, “Lấy vợ xem tông (tông tích, lý lịch, nguồn gốc) lấy chồng xem giống.” Cái gì chân thật dù nghèo cũng tốt. Hứa lèo, hứa cho cố mạng chắc chắn là đồ giả.

               

Tôi không hiểu tại sao con người càng văn minh và kỹ thuật càng tiến lên lại càng gian trá và sống vui, ngụp lặn trong gian trá và giả dối? Tất cả những giả dối này không phải do Trời hay Thần Linh xui khiến mà do cái tâm quay đảo, do tham-dục của con người.            

Trong Kinh Viên Giác (*), Đức Phật dạy ngài Di Lặc Bồ Tát rằng, “Chúng sinh do gốc tham dục cho nên mới phát huy ra vô minh.” Đức Phật dạy ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát rằng, “Tất cả chúng sinh từ trước đến nay theo các món điên đảo cũng như người mê lầm, bốn phương đều quay đổi.”            

Thật đúng như vậy. Tất cả chúng ta đều vì vô minh mà tưởng rằng cái Tôi, cái Ngã hay con người này có thật cho nên yêu mến cái tôi. Từ yêu mến cái tôi mà tìm cách phụng sự  nó bằng cách đắp lên người, đeo lên mình những gì giả dối để thỏa mãn xác thân và hy vọng được người ta thèm khát, ngưỡng mộ. Cho nên tất cả những ai thấy Cái Tôi không thật hoặc không yêu chuộng thân mình quá đáng thì không bao giờ đắp lên người những đồ giả. Chúng ta thử nhìn xem, các ni cô, các sơ (soeur/sister) có bao giờ cạo lông mày, đeo lông mi giả, đi giày cao gót, nâng mông, sửa ngực, trát phấn bôi son không?            

Xã hội càng văn minh con người càng sống trong ảo tưởng. Ảo tưởng về giá trị, về vẻ đẹp, ảo tưởng về sự sang cả, tăm tiếng và giàu có. Mà muốn có sự sang cả thì phải bồi đắp cho thân hình. Vì mình không có giá trị cho nên phải khoác lên mình giá trị giả tạo. Trí thức chưa đủ cho nên phải dùng bằng cấp giả. Tình yêu chưa có, chưa đủ để người ta tin cho nên phải lường gạt và hứa nhăng hứa cuội. Vì mặc cảm xấu cho nên phải sửa sang sắc đẹp. Tất cả đều sống trong giả dối chỉ vì ảo tưởng về giá trị.            

Còn tất cả những ai sống bằng đạo đức họ có lường gạt, gian dối người khác không? Những người sống trong đạo đức không cần phải làm những gì vĩ đại mà chỉ cần “Sống với những gì mình thật có”. Sống với những gì mình thật có chính là đạo đức:

- Mình nghèo thì cứ nói mình nghèo. Nghèo không phải là cái tội và nghèo không có nghĩa là hèn và chớ làm điều xằng bậy như lường gạt, gian trá. Biết bao  nhiêu người lúc nhỏ nghèo sau trở thành tỷ phú. Là con người, điều đáng sợ nhất không phải là nghèo mà là không có nghị lực và trí tuệ.

- Mình học không cao hoặc không được học thì cứ nói thật, đừng dùng bằng cấp giả. Cứ kiên trì và từ từ học lên rồi cũng như người ta. Kiến thức, bằng cấp tuy quý nhưng đạo đức lại quý hơn.

- Mình xấu thì cứ nhận mình xấu có sao đâu. Nhiều người xấu nhưng tài năng và đức độ rất cao. Tôi đã từng thấy nhiều bà nhiểu cô không đẹp lắm nhưng lấy được chồng rất sang. Hầu hết vợ của các tổng thống, thủ tướng trên thế giới đều là các bà có sắc đẹp trung bình. Vậy xin chớ mặc cảm vì vẻ đẹp của mình. Cụ Mạc Đĩnh Chi là người xấu mà lưu danh thiên cổ. Ô. Yến Anh người thấp bé mà thông minh tuyệt đỉnh sau làm tể tướng nước Tề. Biết bao kẻ có khuôn mặt khả ái mà làm điều xằng bậy và cuộc đời ba chìm bảy nổi. Hầu hết những cô gái bán dâm ở khắp mọi nơi trên thế giới đều có khuôn mặt đẹp. Vậy thì đẻ con gái đẹp chớ vội mừng. Đẻ con gái xấu chớ vội buồn.

- Giáo sĩ, tu sĩ rao giảng về những gì không thể làm được, không tưởng… cũng là lừa mị, gian dối. Do đó Đức Phật dạy chúng ta phải thực hành Bát Chánh Đạo trong đó có Chánh Ngữ tức nói lời chân thật, nói lời có thể kiểm chứng, không nói lời hoang tưởng. Tất cả các tà giáo đều nói lời hoang đường lừa mị. Ngày nay tà giáo lan tràn khá nhiều mà một số đông cũng vẫn cứ lao đầu theo tà giáo chỉ vì lời hứa hẹn “Cứ cầu nguyện đi, cái gì cũng có”.           

Trong rất nhiều pháp hội Đức Phật đều dạy rằng: Tâm chúng sinh vốn hư dối cho nên tất cả những gì đang hiện ra trước mắt đây đều do cái tâm giả dối ấy sinh ra mà chư Tổ gọi là “Nhất thiết duy tâm tạo”. Tâm bất chính cho nên đẻ ra việc làm giả dối. Tâm hư dối cho nên yêu điều giả dối và phổ biến những gì giả dối. Tâm chân thật hay chân tâm thì làm và yêu những gì chân thật. Cho nên muốn giã từ Thời Kỳ Đồ Giả thì chỉ còn cách tu tâm. Ngoài việc tu tâm thì chẳng có pháp đối trị nào khác.

            

Thời Kỳ Đồ Giả đang tung hoành và thống trị loài người nhưng loài người lại vui thích với nó. Nếu không chịu tu tâm ngay từ bây giờ, với đà tiến lên như thế này, không biết nhân loại sẽ đi về đâu? Dường như nhân loại đã mất cả phương hướng vì đang chìm đắm trong cơn mê dài. Đó là cơn mê Danh Vọng, Quyền Lực, Tiền Tài, Sắc Đẹp và Lạc Thú.

 

Đào Văn Bình


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23637
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Nov/2023 lúc 10:13am

Mặt trái của từ thiện

 BM

Sẽ luôn có nguy cơ rằng một động lực không còn gì phải bàn cãi như vậy hoạt động như một lớp vỏ bọc hoàn hảo cho những hành vi trái đạo đức nghiêm trọng. Tôi chợt nhớ đến những bài viết của ông H.L. Mencken về chủ nghĩa thanh giáo. Trong sự nghiệp văn chương của mình, ông đã trau dồi nhận thức sắc sảo về cách thức và thời điểm các nhân vật của công chúng sử dụng sự thuần khiết về đạo đức như lớp vỏ bọc ngụy trang cho điều ngược lại.


BM


Khái niệm “lòng vị tha hữu hiệu” của triết gia William MacAskill [1] là một trường hợp điển hình. Mặc dù tôi đã không chú ý đến khái niệm này cho đến khi xảy ra vụ bê bối dữ dội và đáng kinh ngạc của FTX, nhưng khái niệm này dường như đã đạt được tầm quan trọng ngày càng tăng trong thế giới ý tưởng. Lý thuyết này hoàn toàn vặt vãnh đến mức khó có thể tin rằng sẽ có ai xem trọng nó. Nội dung chỉ đơn giản là cho rằng người ta nên kiếm thật nhiều tiền để có thể cho đi thật nhiều tiền.


Thật là thú vị! Thật vô cùng sáng tạo!


Nhưng không phải thế đâu


BM

BM


Tất nhiên, đó là điều mà những người thuộc giới siêu giàu trong Thời Đại Vàng Son [2] đã làm nhưng có một sự khác biệt rất lớn giữa, chẳng hạn như, ông Andrew Carnegie [3] và anh Sam Bankman-Fried. Ông Carnegie là một thiên tài đã làm việc vô cùng chăm chỉ trong suốt cuộc đời, với một kho kiến thức được trau dồi, tính kỷ luật, và sự khôn ngoan đúc kết qua kinh nghiệm, và luôn có một khát khao bền bỉ về năng suất. Ông cũng mang lợi ích của chủ nghĩa công nghiệp hiện đại đến với công chúng. Rốt cuộc, để trở nên giàu có thực sự trên thị trường thì thật sự rất khó. Quý vị phải tìm ra cách nào đó để phụng sự người khác và trở nên ưu việt hơn đối thủ.


BM


Ngược lại, anh Bankman-Fried là một thanh niên có ăn có học, với các mối quan hệ gia đình mạnh mẽ, và rơi vào một công chuyện làm ăn bất hợp pháp. Và rồi bỗng nhiên như quý vị biết đấy, chỉ trong vòng ba năm, chỉ bằng cách sống tốt ở Bahamas và liên tục thức trắng đêm ở Adderall, anh đã trở thành một tỷ phú ở tuổi đôi mươi. Cứ như ảo thuật vậy!


Trong thời kỳ thông thường, khi một người trẻ thiếu kinh nghiệm nào đó chuyển đến Bahamas, tuyên bố đã khôn ngoan hơn cả một ngành công nghiệp đã thành hình, bán một số đồng airtoken như một loại vật mang giá trị nào đó, quảng bá rằng anh ta là người bảo vệ tốt nhất cho khoản tiết kiệm của quý vị, và sau đó đi nịnh bợ các chính trị gia, thì một vài hồi chuông cảnh báo nhất định sẽ vang lên.


Vậy thì làm thế nào mà anh ta lại không bị phát giác?


BM


Điều then chốt là anh ta đã giả vờ rằng anh mang một trái tim hào hiệp và chỉ theo đuổi việc làm điều tốt đẹp cho thế giới này. Bằng cách nào đó, trong thời đại mà việc cổ vũ tinh thần cho công dân quan trọng hơn kết quả, thì những lời nói kỳ diệu đó đã khiến ngay cả những người rất thông minh cũng phải gạt sang một bên trí tuệ của họ. Anh cũng rất giỏi trong việc đóng vai một Zuckerberg 2.0, quan tâm đến phúc lợi của cộng đồng hơn là, những việc như nói các câu văn hoàn chỉnh và là ủi quần áo chẳng hạn.


BM


Vì vậy, không, tôi chưa đọc cuốn sách của ông MacAskill nhưng có vẻ như rõ ràng là chủ nghĩa vị lợi sáng bóng của anh Bankman-Fried hóa ra chỉ là tấm bình phong cho một băng nhóm tội phạm rộng lớn. Cũng xin lưu ý rằng Trung tâm Lòng vị tha Hữu hiệu (Centre for Effective Altruism) của ông MacAskill đã nhận được một món quà nhân đạo hào phóng trị giá 14 triệu USD từ quỹ tương lai của chính FTX. Cả anh Sam và ông William đều được hưởng sự uy tín về học thuật, nhờ các podcast thời thượng quảng bá kế hoạch của họ và cho phép họ nói luyên huyên trong một giờ về quan điểm của họ về cuộc sống.


BM


Bài học mà tôi rút ra được từ điều này là thế giới của những ý tưởng cả trong giới hàn lâm và giới truyền thông rất dễ bị phỉnh gạt khi nghệ sĩ lừa đảo giỏi ngón nghề tung ra đúng những từ và cụm từ có uy tín cao trong giới thượng lưu. Kiếm tiền để cho đi tiền là một trong những điều như vậy trong thời đại của chúng ta. Đó là tín hiệu đức hạnh tối thượng: Tôi không tham lam đâu; tôi hết sức hào phóng ấy chứ!


Về khía cạnh kinh tế, khái niệm này có thể thiếu trí tuệ hơn là thông minh. Giả sử các con của quý vị mở quầy bán nước chanh và kiếm được 20 USD khi làm việc cả ngày thứ Bảy. Các cháu có thể lấy 20 USD đó để đầu tư vào biển hiệu, nhập về nhiều hàng hơn, và bày biện thành một gian hàng lớn hơn, và có thể kiếm được 40 USD vào cuối tuần tới. Có thể trong suốt mùa hè, con quý vị kiếm được 200 USD sau khi trừ chi phí vốn và thậm chí sau khi trừ chi phí nhân công do thuê bạn bè của các cháu. Giờ thì đó mới là một bài học quan trọng trong cách thức kinh doanh.


BM


Hoặc các con của quý vị có thể bỏ việc sau một ngày và trao 20 USD cho Hội Nhân đạo. Các cháu có được sự hài lòng vì đã làm điều tốt nhưng các cháu không làm điều đó nữa và chắc chắn các cháu không còn gì để đầu tư cho tương lai của dự án này. Lựa chọn khác là vào cuối mùa hè các cháu quyên góp một nửa cho từ thiện và giữ lại toàn bộ 100 USD. Tôi nhận ra rằng con đường này là một con đường tốt hơn tất cả. Tuy nhiên, ngày nay, có một niềm tin kỳ lạ nhưng hợp thời rằng kiếm tiền là bẩn thỉu, thô thiển, và không ai nên đi kiếm tiền mà thay vào đó hãy cho đi lợi nhuận của họ.


Còn bản thân những người nhận thì sao? Làm thế nào mà các tổ chức từ thiện nhận quyên góp lại vui mừng kiếm tiền từ công việc của người khác và giữ lại tất cả? Tại sao ông MacAskill bằng cách nào đó không được kỳ vọng sẽ trả lại 14 triệu USD mà ông đã lấy từ FTX có vẻ như số tiền đó được dùng để mua một số trụ sở vô cùng sang trọng cho những người gửi tiền vào FTX đã bị lừa đảo? Tại sao các tổ chức từ thiện nhận giúp đỡ không được mong đợi rằng bản thân họ sẽ có lòng vị tha hữu hiệu? Tại sao mệnh lệnh đạo đức về lòng vị tha lại áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận mà không áp dụng cho các tổ chức khổng lồ với đội ngũ nhân viên vênh váo và giám đốc điều hành được trả lương cao quá mức vốn tự gọi mình là bất vụ lợi?


BM

Lý thuyết của tôi là phong cách từ thiện này chỉ đơn thuần là sự chuyển giao sự thúc đẩy của lòng tham từ người tạo ra lợi nhuận sang người nhận tiền từ thiện. Hoạt động bất hợp pháp thậm chí còn được thực hiện tốt hơn khi những người nhận tiền từ thiện chính là gia đình và thân hữu của người chủ hoạt động kiếm tiền đó, như trong trường hợp lần này. Ví dụ, anh Sam đã cho tổ chức vận động hành lang của anh trai mình (không thực sự là một tổ chức từ thiện) ít nhất 1 triệu USD. Đó gọi là giữ tấm lòng vị tha trong gia đình!


Có rất nhiều tổ chức nhận tiền từ thiện khác, bao gồm các trường đại học Stanford, Johns Hopkins, và Brown, nhiều công ty vaccine khác nhau, một tổ chức từ thiện khác tuyên bố sẽ trao tiền cho các blogger mà hóa ra hầu hết là những người khác nhau có liên quan rất nhiều tới Trung tâm Lòng vị tha Hữu hiệu và FTX. Sau đó, có những tổ chức truyền thông như Vox và ProPublica cũng nhận được sự hào phóng phi thường này.


Tất cả cộng lại thành một mạng lưới tài trợ rộng lớn, trong đó hàng tỷ dollar được đổ vào chỗ này hay chỗ khác. Mặc dù quý vị có thể gọi đó là một vụ lừa đảo hoặc một hoạt động rửa tiền, nhưng từ ngữ đầu tiên xuất hiện trong đầu không phải là lòng vị tha.


BM


Hiện giờ chúng ta có một điều tra viên đang xem xét toàn bộ hoạt động lừa đảo này và tuyên bố rằng FTX có các phương pháp hạch toán tồi tệ, vì vậy, tất nhiên, anh này không thể theo dõi tất cả các khoản tài trợ ở nơi này nơi khác. Thật là tiện lợi phải không nào? Và cũng thật là thuận tiện khi anh chàng này chẳng hay biết gì về công nghệ đến mức anh đã nói với một ủy ban của Thượng viện rằng Slack chẳng là gì ngoài một phòng trò chuyện (chat room), điều này hiển nhiên là không đúng sự thật. Có vẻ như nỗ lực làm cho ra nhẽ ngọn ngành của vụ che đậy này lại có mọi dấu hiệu trên thế giới của việc chính bản thân việc điều tra là một sự che đậy. Giống như thời điểm thuận tiện cho bản cáo trạng của Bộ Tư pháp: bộ này đã ngăn anh Sam buộc tội chính mình (và những người khác) trong các phiên điều trần của Thượng viện.


BM


Và áp lực từ đâu khiến các tổ chức, cá nhân nhận tiền cho đi các khoản tiền đó? Tất cả bọn họ hiện giờ đều đang làm việc để xóa các trang web công khai của họ về bất kỳ liên kết nào đến FTX. Vì vậy, ví dụ, Together Trial, tổ chức tuyên bố đã lật tẩy thuốc ivermectin, có một trang web bị thay đổi một cách bí ẩn. Cái tên FTX đã bị xóa hoàn toàn khỏi trang web này mặc dù FTX từng là một nhà tài trợ lớn.


Trước đó:


image


Sau đó:


BM


Quý vị đã thấy cách mạng lưới này hoạt động chưa? Thực tế ở đây đang được quyết định thông qua việc tiết lộ: những gì họ nói với quý vị là những gì chúng ta đáng ra phải tin là thật sự. Đó là một thế giới của những lời phỉnh gạt mà trong đó [ranh giới giữa] sự thật và ảo mộng bị lu mờ: anh Bankman-Fried chỉ đơn thuần là một thiên tài bị hiểu lầm và hàng chục tỷ USD bị mất chỉ là sai sót về kế toán.


Những người trong số quý vị có óc điều tra có thể tự tìm hiểu một số khoản tài trợ công để xem ai là ai và ai làm cái gì. Quý vị chỉ có thể có được thông tin về các khoản tài trợ này trên Archive.org vì trang web chính đã mất hút khỏi tầm mắt. Những người nhận tiền từ thiện chắc chắn biết họ là ai. Các nhân viên tuyên truyền cũng vậy. Thay vì tỏ ra vị tha, hiện tại họ đang hy vọng rằng họ sẽ có thể giữ được khoản tiền lấy được của mình. Cũng thực sự hữu hiệu đấy!


Chú thích:

[1] William David MacAskill, sinh ngày 24/03/1987, là một triết gia và tác giả người Scotland, đồng thời là một trong những người khởi xướng phong trào lòng vị tha hữu hiệu.

[2] Thời Kỳ Vàng Son (Gilded Age) đề cập đến thời kỳ lịch sử vào cuối thế kỷ 19 (những năm 1870-1900) của Hoa Kỳ, đặt theo tên tiểu thuyết đương thời của Mark Twain và Charles Dudley Warner. Đây là thời kỳ nền kinh tế Mỹ có sự phát triển tột bậc về mọi phương diện, thời đại của “các tỷ phú ăn cướp nhưng sau đó làm từ thiện” (BBC Tiếng Việt), giúp cho Mỹ quốc giàu mạnh nhưng cũng mang lại nhiều vấn đề.

[3] Andrew Carnegie (1835-1919) là một doanh nhân người Mỹ gốc Scotland và được mệnh danh là Vua Thép. Ông là người giàu thứ ba trong lịch sử thế giới và là người đã góp phần làm cho ngành công nghiệp sản xuất thép của Hoa Kỳ phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỷ 19.




Jeffrey A. Tucker  _  Thanh Nguyên

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23637
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Nov/2023 lúc 11:03am

Tiểu Nhân Hãm Hại


Ngoài 40 Tuấn mới có mối quan hệ hơn bình thường với người khác phái là Hạnh. Những người quen hay đùa gọi Tuấn là trai xơ, không xơ gan cũng xơ phổi vì biết làm gì cho hết thời gian nên đi ra làm điếu thuốc, đi vô làm chai bia. Ý khác nói Tuấn không phải trai tơ bởi quá tuổi lập gia đình nhưng vẫn một mình lẻ bóng. Ngược lại Hạnh đã có con riêng do đổ vỡ chuyện gia đình nên chỉ biết đi làm để nuôi con, làm hãng, làm thêm việc đứng quầy tính tiền ở chợ Mỹ, làm ngoài giờ những việc linh tinh như ai thuê chở họ ra phi trường cũng nhận tuốt để tăng thu nhập…Cánh đàn ông cố vấn, xúi bẩy Tuấn đủ cách vẫn không thay đổi được con người có niềm tin mãnh liệt vào “tử vi hằng ngày” trên báo mạng. Cứ rảnh rỗi thì Tuấn lại mở điện thoại ra xem tử vi nơi làm việc, về nhà càng thú vị hơn với hơi thuốc lá, hớp bia. Người ta nói con người hơn nhau không phải ở tài sản có được mà là đức tin, người có đức tin luôn bình an, vui sống trong đức tin của mình. Người vô thần không bao giờ có được sự thanh an trong nội ngã mất phương hướng, nhưng chưa từng thấy sách báo nào nói qua về người đặt niềm tin tuyệt đối vào “tử vi hằng ngày” như Tuấn.


Giả sử tử vi nói tuổi của Tuấn hôm nay không nên lời qua tiếng lại, đôi co với những người xung quanh, chỉ thiệt thân chứ không lợi lộc gì. Thế là trọn ngày, ai có chửi cha mắng mẹ Tuấn, Tuấn cũng mặc xác họ, nhất quyết không đôi co, không lời qua tiếng lại. Giả sử tử vi nói hôm nay Tuấn gặp vận may, nhanh tay nắm bắt cơ hội để qua thời điểm tốt lại đến thời điểm xấu của bổn mạng… Tuấn đi làm về, ghé cây xăng mua vé số. Tử vi nói hôm nay, bổn mạng hết sức cẩn trọng với tai nạn xe cộ khi tham gia giao thông… Cụm từ “tham gia giao thông” đã biết xuất xứ trang mạng đó ở đâu mà dùng từ nghe lạ nhĩ, nhưng làm cho ở đây, đến cái xe forklift trong hãng Tuấn cũng không lái khi cần. Tuấn nhờ người khác lái để lấy dùm tôi đồ phụ tùng trên cao chứ Tuấn nhất định không tham gia giao thông vì cái xe nâng cũng là xe.

Rồi Tuấn đau đầu với việc cùng ngày, sao trang tử vi này nói là ngày tốt của bổn mạng, muốn làm gì thì làm. Trong khi trang tử vi khác lại nói là ngày xấu, tránh đi xa, không hợp tác làm ăn với ai trong ngày vì bổn mạng dễ bị lừa gạt, tiền mất tật mang, có thể bị tù tội…


Tóm lại là Hạnh đã bật đèn xanh, nhưng Tuấn không quan tâm bằng quan tâm tới tử vi hằng ngày nên tình chỉ đẹp khi còn ở trọ chung nhà, mỗi người thuê một phòng. Tuấn thường giúp Hạnh việc đón con ở trường học gần nhà vì Tuấn làm sớm về sớm trong khi Hạnh về không kịp đón con. Trở trời hay mưa gió Tuấn vẫn giúp Hạnh chuyện đón cháu bé, chỉ trừ ngày tử vi nói Tuấn hạn chế tối đa việc tham gia giao thông thì Tuấn gọi Uber để đi đón con cho Hạnh. Tuấn không rõ sao Hạnh lại đột nhiên thuê người đón con về nhà bà ta, rồi Hạnh đi làm về sẽ đến đón con ở nhà bà đưa rước học trò…

Cánh đàn ông lại bày mưu tính kế sau khi đoán già đoán non, người ta đã nhờ đón con là bật đèn xanh tới cháy bóng mà Tuấn cứ ù lì thì nay bật đèn vàng là không nhờ nữa, Tuấn không nhấn ga vượt qua ngả rẽ định mệnh sẽ ăn năn, hối tiếc muộn màng…

Nhờ vậy Tuấn có cuộc hẹn, cùng đi chơi với hai mẹ con Hạnh. Tuấn lái xe đưa hai mẹ con đi chơi xa ơi là xa, là đi mua sắm ở khu thương mại ngoài trời cách nhà tới một tiếng lái vì Tuấn chỉ biết lái xe từ nhà tới hãng, hết giờ làm thì về. Chiều thứ sáu ghé chợ Việt nam mua bia, vài món ăn nấu sẵn, ghé đổ xăng, mua mấy gói thuốc lá…, lộ trình không thay đổi đã bao năm lặng lẽ đi về. Chiều hôm đi chơi về, Hạnh gởi phụ tiền xăng đi chơi xa nhưng Tuấn không lấy nên Hạnh giành trả tiền chầu phở ba người ăn.

Anh em hỏi Tuấn có mua tặng Hạnh gì không, thì không. Ngược lại Hạnh mua tặng cho Tuấn cái áo lạnh Tuấn thích nhưng giá mắc quá nên Tuấn không mua. Tuấn mua cho con trai của Hạnh cái nón kết thằng bé thích, và cũng không lấy tiền lại khi Hạnh gởi vì Tuấn tặng nó mà…

Giàn quân sư mừng cho khởi đầu tốt đẹp dù hơi yếu phía đàng trai nhưng chưa đến nỗi so với đàng gái là niềm vui lan toả với người không keo kiệt, biết đối xử. Nên các lão lại tiếp tục bày mưu tính kế. Người ta nói hai người đàn bà với con vịt là một cái chợ nên rất vui với cả đám đàn ông không hiểu nổi một người đàn bà muốn gì? Một quân sư mở tiệc ở nhà để tạo điều kiện cho Tuấn mời Hạnh cùng tham gia bữa tiệc sinh nhật vợ ông chủ nhà vào cuối tuần. Quan trọng nhất là giàn quân sư được diện kiến người phụ nữ chưa biết mặt đã có cảm tình qua lời kể của Tuấn.


Thế là chiến tranh giữa các “vì sao” xảy ra, không chỉ những ông già cứ lau mắt kiếng để chiêm ngưỡng dung nhan mặn mà của Hạnh. Đến các bà vợ của mấy lão cũng không hiểu “vì sao” thằng Tuấn còn chần chừ, cưới vợ phải cưới liền tay/ chớ để lâu ngày thiên hạ dèm pha. Cánh đàn ông đã già vẫn chưa thoát tục cứ lẩm bẩm… gái một con trông mòn con mắt, làm cho bữa tiệc sinh nhật bà chủ nhà thì vai chính lại lu mờ hơn khách mời đặc biệt. Người đâu khéo ăn nói, có duyên mà lại thật thà. Con người toát ra câu châm ngôn: tâm sinh tánh, tánh sinh diện. Cái tánh nói lên cái tâm thuần hậu mới có tánh nết dễ mến, người dễ mến mới có gương mặt khả ái, dễ thương, dễ có cảm tình với người khác… Rượu vào lời ra của mấy khứa già làm Hạnh vui như cỡi mây, nhậu thiệt tình với các anh một bữa, không cho anh Tuấn uống để chở em về…


Nhưng Tun vẫn không nghe lời cố vấn của giàn quân sư, khiến các khứa lão đặt vấn đề: Hay là thằng này thích đàn ông chứ không thích đàn bà? Nhiều giả thuyết đặt ra trong bối cảnh xã hội hiện đại bây giờ có rất nhiều người nhìn rất đàn ông nhưng họ lại thích đàn ông chứ không thích đàn bà. Mấy khứa già mụ vì già chỉ là hơn tuổi người trẻ chứ đâu có gì bảo đảm là khôn hơn, thậm chí chứng minh không khó là khứa nào không than vãn về mụ vợ ở nhà của mấy khứa mà còn thầy đời đi khuyên dạy người khác, nên Tuấn cứ bình chân như vại, nghe cho vui rồi bỏ qua tai vì tử vi của Tuấn đang đại hạn, nặng nhất là hạn tai bay vạ gió nên không góp chuyện người, không nghe ai xúi giục… Cho đến hôm lão Nhuận tình cờ cố ý, cố ý tình cờ làm chuyện lạ. Như lão nói, “tôi nghe các ông bàn nên cũng bán tín bán nghi là thằng này có vấn đề về giới tính. Nên khi thấy nó đi bathroom là tôi chậm chân một chút nhưng phải kịp thời vào bathroom khi chưa muộn để xem nó đái đứng hay đái ngồi?”

Có người hỏi, “tại sao ông lại nghĩ đến điều ấy?

“Vì chúng ta, khi bảo nhau nghỉ tay đi ăn cơm thì cùng nhau đi bathroom giải bầu tâm sự, rửa tay, rồi đi ăn cơm, nhưng nó không bao giờ đi chung với chúng ta, nó luôn đi sau chúng ta một chút. Tôi để ý thấy thế nên theo dõi, nhưng nó không đái ngồi các ông ạ! Tôi mụ người vì không hiểu nổi.”

Để củng cố thêm niềm tin cho lý luận của mình, ông Nhuận nói tiếp: “Ngày tôi còn đi học, trong lớp có thằng bạn trai ẻo lả như con gái. Con trai mà nó sợ nắng còn hơn con gái nên nó trắng tươi, cái cách nó cầm quyển tập che nắng từ chỗ để xe vô lớp học thì đến đám bạn gái cũng khúc khích cười… Chúng tôi rình nó đi nhà vệ sinh vì nó không đi chung với chúng tôi bao giờ, và cuối cùng phát hiện ra nó đái ngồi. Thay vì đám con trai thì đứng thành hàng mà xả – vô tư. Trong khi nó chỉ lượn lờ ngoài sân nhưng mắt không rời nhà vệ sinh, chờ hết người mới vào toilet, đóng cửa cẩn thận rồi an tọa. Nó thích vậy…”

Có người khoái chí cười lão Nhuận nào giờ hiền như ông Phật sống, không ngờ lão cũng quá trời quá đất. Lão được trớn kể tiếp về người bạn học xăng pha nhớt: “Nó sợ chúng tôi bề hội đồng, khám súng của nó trong nhà vệ sinh nên nó chỉ đi giải một mình, vô toilet khóa cửa cẩn thận cho an toàn, chắc ngồi tiểu thì nó cảm thấy vui, thấy nó là con gái như nó muốn. Thuở nhỏ nào biết thương người, lại còn bất ngờ sờ vú nó cho nó đỏ mặt để cả đám cười. Sau này không gặp nữa nhưng tôi cứ hối hận khi nhớ đến nó và tự trách mình…”

Đến người cười khoái chí chuyện đái đứng đái ngồi của lão Nhuận nên hỏi thẳng Tuấn: “Mày nói thiệt đi, anh giới thiệu thằng cháu anh cho mày. Nó đẹp trai, ngoan hiền như mày vậy… Chuyện ấy bây giờ công khai, có gì đâu mà ngại?”

Tuấn đỏ mặt, bỏ đi thay câu trả lời.

Người không hay đùa lại khuyên nhủ Tuấn: “Nếu anh là Tuấn thì đánh chết cũng nhào vô. Người ta được người được nết thế mà… tài giao tiếp không chê vào đâu được. Em còn nhớ hôm tiệc sinh nhật, cô ấy tuyên bố nhậu thật tình với các anh chị một bữa, không cho anh Tuấn uống để anh Tuấn chở em về… Nhưng tàn tiệc cô ấy uống không hết chai bia, Tuấn không uống để làm tài xế, hai người an toàn hơn hết mọi người mà chẳng mất lòng ai, ngược lại được lòng mọi người một cách vui vẻ nhất. Tuấn cũng không nên ngại chuyện có con riêng, vấn đề là tìm hiểu nguyên nhân ly dị vì khi còn dại khờ nên lấy phải thằng chồng cờ bạc, hay rượu chè be bét mà không lo làm ăn thì ly dị là giải thoát chứ không phải đứng núi này trông núi nọ như miệng đời thường miệt thị người đời không may trong chuyện hôn nhân…”


Chín người mười ý nhưng không ai hiểu rào cản của Tuấn không ngoài trang tử vi hằng ngày từ khi quen biết Hạnh, Tuấn sống không yên tâm với lời tử vi đáng ngại là: “coi chừng tiểu nhân hãm hại”. Tình cảm có hơn lên từ khi đón dùm đứa nhỏ tan trường, nhưng trang tử vi hằng ngày vẫn không tươi sáng hơn, thậm chí u ám hơn là: “vẫn phải coi chừng tiểu nhân hãm hại.”

Kẻ tiểu nhân thì ai biết mặt để đề phòng nên nó hãm hại theo ngày tháng, trong bóng tối mênh mông, trong cô đơn hiu quạnh của người đã có tóc bạc nhưng lủi thủi một mình. Việc Hạnh thuê người đón con chứ không nhờ Tuấn nữa. Có quân sư nghiệm ra sự tình, đó là tối hậu thư, “tôi không chờ nữa đâu đó nha! Người ta khéo nên ép người như không ép mà áp lực kinh khủng: Anh quyết định đi, tôi hết kiên nhẫn rồi. Anh tới hay lui cho rõ ràng đi…”


Quân sư kín tiếng chỉ nhắc chừng, “ra đường thấy cánh hoa rơi/ đưa tay đón lấy cũ người mới ta.” Nên được Tuấn cho biết kết thúc không có hậu: Cô ấy dọn đi rồi. Em nghe bà chủ nhà nói: Cô ấy có người theo đuổi đã lâu, anh ta ly dị vợ cũng đã lâu, nhưng anh ấy là người thành đạt, có nhà có xe, có cơ sở làm ăn chứ không ở trọ, đi làm công nhân quèn như em. Bà chủ nhà cũng trách em, cô ấy có cảm tình với em nhưng kiên nhẫn có hạn… Em không buồn đâu anh vì rõ ràng sau khi cô ấy dọn đi khỏi căn nhà ở trọ, không gặp em nữa thì tử vi hằng ngày của em cũng biến mất câu “vẫn phải coi chừng tiểu nhân hãm hại.” Em nghĩ nhiều khi cô ấy không có ý hãm hại em nhưng xung khắc bản mệnh nên về ở chung là em gặp bất trắc…


Kẻ tiểu nhân đã lộ nguyên hình là những trang “tử vi hằng ngày” trên báo mạng. Nó báo hại người nhẹ dạ cả tin nên mua vé số hết tiền lương cả tuần đi làm cực khổ vì tử vi chắc chắn Tuấn đổi đời vào cuối tháng phát tài của bản mệnh, con đường giàu sang phú quý đã đến, không nên chậm trễ để lại hối tiếc… Nên Tuấn vốn tự trọng, hết tiền ăn thì tiền trọ vẫn trả đủ cho chủ nhà, ăn mì gói tới quăn tóc chứ cha sanh mẹ đẻ tóc em thẳng mà…

Không biết Tuấn còn cô đơn đến bao giờ khi thật sự may mắn, cơ hội có một không hai đã vuột khỏi tầm tay trong cuộc sống luôn có nhiều người nhẹ dạ cả tin để nuôi sống những người chọn nghề lường gạt với bộ môn tử vi là một môn khoa học thì hãy nghiên cứu, tìm hiểu với đầu óc khoa học chứ không thể mê tín dị đoan tin theo những trang tử vi hằng ngày trên báo mạng do người soạn thiếu, hoặc không có chuyên môn nhưng thích gạt gẫm người khác để kiếm lợi. Họ chẳng khác kẻ chọn móc túi, giật đồ của người khác làm kế sinh nhai cho bản thân. Việc chọn nghề đòi hỏi học vấn, tư chất có giáo dục là những thứ họ không có nên đổ thừa hết cho chữ “nghiệp”. Họ mang nghiệp thầy bà nên không thể đi làm như mọi người bình thường. Họ dị thường ngụy biện nhưng vẫn có người tin nên họ mới tiếp tục sống thiếu lương thiện một cách an nhiên như bà Tư bói quẻ có năng lực siêu nhiên, cô Mười xem chỉ tay không đúng không lấy tiền, thầy đạo chuối xem tử vi trọn đời chính xác nhất… nhan nhản trên báo mạng.

Không biết phải coi chừng tiểu nhân hãm hại đến bao giờ?


Phan
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23637
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Nov/2023 lúc 10:04am

Chuyện Việt Kiều


Máy bay đang trên không phận Sàigòn.  Tôi hồi hộp nhìn xuống, thấy nôn nao một tâm trạng khó tả. Nó giống như đứa con xa nhà mong gặp lại người mẹ hiền sau bao năm xa cách. Sau hơn 15 năm xa cách, tất cả quá khứ lại hiện về. Từng ngôi nhà, con đường, với biết bao kỷ niệm của quê hương mà tôi luôn ấp ủ. Máy bay đáp xuống đường băng. Nước mắt tự nhiên dâng trào khiến tôi phải cúi xuống, sợ người chung quanh thấy.

Đã tới! Xong thủ tục tại cửa khẩu, tôi chất đầy hành lý lên chiếc xe, đẩy ra cửa. Một cơn nóng ùa vào người. Đó, cái nắng nóng của mùa hè vùng nhiệt đới. Đang muốn nhớ tuổi ấu thơ tung tăng trên sân trường, đá banh với đám bạn cùng lứa thì chợt nghe tiếng gọi: Cấn ơi! Cấn ơi! Tôi đẩy xe bước tới. Rồi nhận ra những khuôn mặt quen thuộc ngày nào. Anh, em, cháu, bạn, họ hàng. Họ vây quanh chúc mừng... Mọi người ai cũng nói, trông tôi trẻ hơn là họ tưởng. Anh Đạo, bạn tôi, còn đùa: “Mày phong độ thế này về đây coi chừng gái nó làm thịt mất!” Và mọi người cười rộ.


Lên xe, tiếng cười nói vui vẻ của mọi người nói về tôi vẫn không ngớt. Xe chạy. Những con đường quen cũ nay trở thành xa lạ! Tôi phải cố moi trong trí những hình ảnh ngày xưa để so sánh sự thay đổi. Chiếc xe cứ đi san sát với những chiếc xe hai bánh khiến tôi có cảm giác như sắp sửa đụng nhau, phải gồng cứng cả người như sẵn sàng chờ đợi. Xe tới khu Hàng Xanh cũ. Đang cảnh kẹt xe. Con đường mới khác xưa nhiều quá. Tôi vừa nhìn vừa nhớ cảnh 17 năm trước. A, ven đường này là quán cơm gà, sườn nướng ngày nào....

Trên đường về từ Sài Gòn tới Biên Hòa. Mùi thịt nướng thơm ngào ngạt bay ra từ một quán ăn, nó như mời gọi tôi dừng lại mà thưởng thức.

Bụng đói chẳng nghĩ ngợi, tôi lái chiếc xe Dream ghé vào một quán cơm đang nướng thịt thơm phức. Tôi gọi cho mình một đĩa cơm gà nướng đặc biệt... Lấy khăn lau mặt, nhấp ly nước trà đá cho đỡ khát, Đĩa cơm được bưng lên! Ái chà chà! Ôi sao mà hấp dẫn thế này! Gà nướng vàng ươm, cháy dòn xém cạnh, được đặt nằm trên một đĩa cơm tấm có điểm mỡ hành với vài miếng tóp mỡ, bên cạnh vài cọng rau sà lách, với một ít đồ chua, chén nước mắm chấm đã được pha chế, ớt nổi đỏ trên mặt, nhìn hấp dẫn quá chừng chừng!

Dao nĩa sẵn sàng, tôi đang định cắt miếng thịt thưởng thức trước, nhưng chợt khựng lại! Móc bóp, rồi vội sờ vào các túi quần. Tôi vừa nhớ ra là túi mình không chắc còn đủ để trả cho đĩa cơm gà nướng!Đúng vậy. Chỉ còn đúng 500 đồng! Mà đĩa cơm gà, liếc coi giá biểu đã là 2 ngàn rưởi (tiền Việt thời đó). Vậy là đành đau đớn mà nhìn cái đùi gà, còn tay thì giả vờ ôm miệng, cứ xít xoa. Cuối cùng bà chủ đến bên tôi hỏi:

- Sao cậu không ăn? 

- Tôi nhức răng quá! Nhìn miếng đùi gà ngon mà ăn không được! Thật là tiếc! Bà có thể cảm phiền cho gửi lại miếng gà, tôi chỉ ăn cơm! Có được không thưa bà?

Bà chủ như hiểu ý! Vui vẻ nhận lời. Tôi mừng quá hỏi luôn, thế cơm không bao nhiêu tiền thưa bà? Tính cậu 500, tôi gật đầu móc túi lấy 500 đưa ngay cho bà ta, sợ tí nữa bà lại đổi ý thì to chuyện.

... Đang nhớ đĩa cơm tấm ngày xưa, chợt có tiếng ông tài xế quát lớn: “Tiên sư bố mày! Muốn chết hả?”

Tôi giựt mình hỏi chuyện gì thế. Mấy thằng lái xe hai bánh chạy ẩu! Tiếng ông tài xế trả lời.

Xe về tới gần nhà, đoạn đường hơn 2km!Tất cả đã thay đổi, từ con đường, hàng quán, nhà cửa, con người, cho đến phương tiện đi lại, xe hai bánh đâu mà nhiều thế này? Các bảng hiệu mọc lên như nấm, tất cả làm tôi phải chú ý! Hình ảnh cũ mới chen lấn nhau. Cái này mất! Cái kia còn! Tôi cứ bồi hồi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác!

Nhà cũ của mẹ tôi đây rồi! Ôi sao mà bé nhỏ thế! Nhà vẫn hai gian ba lầu đúc mà mẹ tôi vất vả để xây dựng nó. Biết bao kỷ niệm lại hiện về... Ngôi nhà cũng đã đựơc sửa sang nhưng vẫn còn nét cũ. Một thời nó là niềm tự hào của anh em chúng tôi. Không hiểu sao lúc đó nhìn nó đồ sộ thế! Bây gìờ sau hơn 15 năm trở về, trông nó lại bé nhỏ cả bên trong lẫn bên ngoài…


Hôm sau, tiệc mừng Việt kiều về nước đã sẵn sàng. Trước khi tiệc “khai mạc”, ông trưởng họ gặp riêng tôi phỏng vấn sơ qua về nghề nghiệp chức danh ở bên Mỹ. Tôi thật thà nói mình sửa chữa nhà cửa, và làm thợ mộc. Ông vội hỏi tôi, thế ông có cái thẻ ghi tên nghề nghiệp không?

Ồ business card! Tôi móc ra tấm thẻ đưa cho ông ta. Ông nhìn rồi nói:

- “Con sì trúc ti on” là con gì thế?

- Construction, tức là sửa chữa nhà cửa đấy!

Ông trưởng họ vẻ mặt nghiêm trang nói:

- Vậy phải gọi là kiến trúc sư! 

Tôi bảo ông:

- Chỉ sửa nhà dạo thôi! Kiến trúc sư cái quái gì.

- Không! Phải nói vậy, để mọi người biết ông có “đẳng cấp!”

- Thôi! Thôi! Tôi không cần! 

Tôi nói nhưng ông không để tâm.

Tôi được mọi người đón tiếp long trọng tại một hội trường của nhà thờ họ. Tiếng vỗ tay cứ liên tục, làm tôi bỗng chốc trở thành một nhân vật quan trọng. Mọi lời nói của tôi được mọi người chú ý và nể phục.Hết người này đến người khác đặt câu hỏi về giáo dục, đời sống, sức khoẻ. Tôi cứ thao thao bất tuyệt... Hết đề tài này đến đề tài khác, bao nhiêu kiến thức nhờ nghe được từ đài phát thanh tiếng Việt hay đọc báo ở bên Mỹ mà biết, lần lượt tuôn ra. Rồi cứ như múa kiếm vào chỗ không người, tôi càng nói càng hăng... Mọi người trầm trồ kiến thức uyên bác của tôi. Hết người này đến người khác nâng ly chúc mừng. Đang trong hơi men ngà ngà... Ông trưởng nhà thờ họ đứng lên xin phép có đôi lời với tôi:

- Kính thưa ông Cấn, nhà kiến trúc sư ở Mỹ. Hôm nay tôi xin thay mặt bà con trong họ có vài lời khẩn cầu đến ông. Nhà thờ họ đang trong quá trình tu sửa còn thiếu... Được biết ở bên Mỹ ông là một Việt Kiều thành đạt... có tấm lòng quảng đại với quê hương…

Tôi nghe điệp khúc này hơi quen quen! Đang chú ý nhớ coi nó ở cái đoạn nào trong mục vòi tiền mà tôi đã đọc được ở đâu! Nhưng tôi không còn đủ tỉnh trí để xua đi những lời tâng bốc, kính thưa!

Việt Kiều thành đạt! Lúc tỉnh táo thì nghe nó sáo ngữ thật, nhưng hôm nay sừng sừng nghe nó hay hay thêm một chút hãnh diện với bà con lối xóm. Nó khiến tôi tê liệt sự phản kháng, và như chích thêm một luồng xung điện, làm tôi hăng máu hứa luôn, tôi sẽ ủng hộ 10 ngàn đô la! Tiếng vỗ tay reo hò hoan hô rồi chúc xôm tụ!

Có tiếng người nói. Đúng là ông Cấn! Phải như thế! Ông ấy giàu quá mà!

Tôi như chợt nhớ ra con số 10 nó có thêm chữ ngàn dollars... Nhưng “đã lỡ phóng lao thì phải theo lao...” Tiếng cụng ly, lời tán dương, tôi cứ như đi trên mây nhưng con số 10 ngàn dollars cứ kéo ghì tôi xuống, nó khiến tôi muốn hụt hơi khi nghĩ đến ngày trở lại Mỹ phải cày trợn mắt, điều quan trọng là không biết bà vợ nhà tôi phản ứng thế nào khi tôi vung tiền mà chẳng cần suy nghĩ. Bên Mỹ con tôi đang cần mua một chiếc xe đi học, đòi mấy tháng nay mà hai vợ chồng cứ khất lần…

Đang lo âu như sự hớ miệng của mình! Một người ra vỗ vai tôi:

- Anh Cấn Xề!

Ai mà biết tên cúng cơm của mình? Tôi nghe giọng nói quen quen, quay lại: 

- Chào bà!

- Bà nào? Em đây! Thảo đây! Thảo hồi bé anh cứ đòi cưới em!

Tôi ngớ người, nhưng khi nhắc đến chuyện đòi cưới tôi như sực nhớ ra! Á, Thảo Hồng. Cứ tưởng bà cụ nào?

- Cha quỷ lão Cấn Xề!

Nhận ra người yêu cũ, tôi thấy hỡi ôi! Con người ta sao mà thời gian làm phai bạc đi nhanh thế này! Trông người yêu đã thành một bà già, tôi cảm thấy xót xa khi nhớ lại hồi còn bé 12,13 tuổi, hai đứa ở sát nhà nhau nên rất thân, nàng cứ hồn nhiên chơi giỡn với tôi. Tôi thì lợi dụng. Cứ giả vờ bắt nạt mấy đứa em của cô hàng xóm. Nàng nổi máu chị hùng bênh em, đi qua đòi đánh nhau tay đôi. Tôi cứ giả vờ thua nằm dưới để được nàng đè xuống, tát cho mấy cái... Mà nàng vô tư chẳng hề hay biết sự ma mãnh của tôi! Chơi kéo co tôi làm như bị thua ngã nhào vào người cô nàng.. Nàng cứ ơ, ơ... thằng quỷ, thằng quỷ!

Hôm nay chúng tôi nhắc lại biết bao kỷ niệm xưa, nhưng bây gìờ nàng đã thành bà ngoại của mấy đứa cháu... Cố nhân ơi! Nét mỹ miều xưa, nay đâu rồi?!

Rồi tiệc mừng việt kiều cũng tàn. Đêm hôm ấy, đang khó ngủ vì giờ giấc thay đổi, chợt điện thoại di động của tôi reng!

Tôi bắt và nhìn số hiện lên trong phone biết là vợ gọi. Chưa kịp nói lời chào tốt đẹp đến nàng thì đã nghe tiếng bà như thét vào mang tai, nghe chát chúa:

- Ai cho ông tiền mà ông vung lên thế! Bên này tiền nhà còn thiếu... Insurance mấy xe chưa trả! Hàng hóa thì đứng... Tiền công thợ còn chưa thanh toán... Ông về bên đó mà nổ!

Cứ vậy, bà vợ tôi trách mắng đủ điều, làm tôi như người từ trên cao rớt bịch xuống đất. Cầm phone mà không biết bye bye từ lúc nào. Tôi thẫn thờ như người bị mất của, rồi thầm nghĩ nguồn tiếp tế chắc chắn sẽ bị cắt, như vậy còn vui thú gì ở đây nữa?

Dù sao, “còn nước còn tát”, tới đâu thì tới. Sáng hôm sau vừa thức dậy, ông anh tôi đã thông báo có khách đang đợi ở dưới nhà. Vừa bước xuống đã thấy có đến hơn 20 người đang đợi đứng chật cả một nhà. Chưa kịp định thần, tiếng chào ông Cấn đã vang dội. Không đủ chỗ ngồi nên mọi người đều đứng. Một người trong số họ tự giới thiệu. Chủ tịch ban bác ái xã hôi, giới phụ lão, ban y tế phường, ban phụng vụ các bệnh nhân, hội người nghèo…. Tôi nghe mà chóng cả mặt...

Tôi vội ngắt lời:

- Thế quý vị muốn gì ở tôi? 

Chẳng khách sáo, họ nói:

- Chúng tôi đã được nghe tấm lòng quảng đại hào hiệp của ông kiến trúc sư nên đến đây mong ông rộng lòng giúp đỡ. Vì...

Người nào cũng chìa ra một danh sách cần giúp đỡ! Thấy tình thế không thoát thân nổi, tôi phải “xuống nước”, xin biếu mỗi hội 50 dollars, rồi thú thực là tôi cũng không có nhiều tiền mong quý vị thông cảm!

Tưởng số đông này chắc chỉ chừng vài hội đoàn, nào ngờ khi phát tiền từng hội cũng hết cả ngàn bạc...

Tôi vội hỏi ông anh:

- Sao họ đánh hơi nhanh thế? Cứ cái kiểu này, thành Việt kiều tả tơi mà về Mỹ sớm. 

Ông anh còn nói thêm là chưa xong đâu, chú còn phải chuẩn bị tinh thần. Nay mai họ hàng sẽ còn đến thăm chú. 

Tôi vội hỏi ngay:

- Thế cũng phải phát tiền cho họ à? 

Ông anh tỉnh bơ nói:

- Thì nhà thờ họ chú còn rộng tay ban phát tới 10 ngàn, anh em mà chú lại tính lờ sao được.

Mấy thằng bạn thân nghe tin tôi về, đã lấy xe hơi đời mới xuống thăm và chở tôi đi du ngoạn. Họ đãi đủ các món ăn chơi. Tôi cứ tranh trả tiền nhưng mấy thằng bạn dứt khoát không chịu. Thực sự thì chúng nó quá hiểu tôi, thuộc loại việt kiều “chân lấm tay bùn”, vất vả quanh năm, không bằng mấy thằng bạn, một cú trúng đất sang tay kiếm vài chục ngàn dollars như chơi!

Đang ăn uống rượu đã ngà ngà say, một thằng bạn cao hứng:

- Hôm nay phải đưa thằng Cấn xề đi rửa mắt, cho nó biết thế nào “quê hương là chùm khế ngọt”…

Trước tiên, chúng dẫn tôi đi tắm hơi m***age ở một khách sạn. Vào phòng tắm hơi, cởi hết quần áo để vào một cái tủ, mỗi người cuốn một cái khăn trắng chung quanh bụng, tên nào đã từng trải thì không mặc gì bên trong để dễ bề hành động! Còn tôi, tôi chọn cách mặc quần lót, chắc ăn giấu tiền dollars vào phía trong, vì là lần đầu tiên đi tắm hơi!


Vào trong một phòng kín, hơi nước nóng bốc lên, nhìn lờ mờ.. Tôi đi cứ sợ ngã. Người bắt đầu thấm nước ấm và nhiệt độ trong cơ thể cứ tăng dần lên! Ai cũng nhễ nhãi mồ hôi ướt đẫm, ai nấy tỉnh táo và sảng khoái… Khoảng 15 đến 20 phút. Chúng tôi được hướng dẫn ra một phòng sáng lau người cho khô, hoặc tắm lại tùy ý.

Bốn thằng chúng tôi được hướng dẫn ra mỗi phòng, có các cô đã trực sẵn. Thằng bạn tôi nói nhỏ với một cô tiếp viên trẻ đẹp, “Thằng bạn anh Việt kiều mới về, ráng chăm sóc nó một chút nghe em…”

Tôi nghe, thấy bất an, đang tính nói vậy là đủ rồi, tao ra ngoài, thì đã bị một cô to con trông cứ như lực sĩ sumo đô vật của Nhật Bản, mặt tròn mắt híp chắc cũng nặng đến cả tạ, hất tôi vào phòng đóng cửa lại!

Tôi đang ngơ ngác sao cô gái trẻ đẹp hồi nãy đâu không thấy? Thì cô nàng phục vụ đã cởi chiếc áo khoác mỏng dài, chỉ còn lại skirt và áo thung ba lỗ trên người. Cô kéo chiếc khăn tắm tôi cuốn ngang bụng ra, nhìn thấy chiếc quần lót tôi đang mặc, nhô ra một cục gì đó giấu phía trong bẹn, cô nhoẻn miệng cười ruồi!

Rất nhanh, tôi thấy mình bị cô đẩy nằm xấp lên giường!

Tôi nhìn cô mà hình dung các võ sĩ sumo Nhật chuẩn bị vật nhau, sợ phát khiếp! Tôi đánh bài năn nỉ, cháu không cần phải làm gì, cứ để chú nằm đây ngủ nửa tiếng là được... Tự nhiên cô ta nhìn tôi rồi cười hì hì, vẻ mặt tỉnh bơ bảo em đã được gửi gấm là phải làm cho anh sung sướng. Thấy tôi muốn vùng ra thoát thân, cô nàng bảo tôi bằng giọng ngọt như mía lùi, nằm yên, cưng. Cưng mà không yên là em la lên anh đòi hiếp em à nghen! Cô ta vừa dỗ dành, vừa cho tay vờn khắp người tôi như mèo vờn chuột.

Bất chấp lời tôi năn nỉ xin tha, cô ta nhanh nhẹn lấy thế đứng lên dùng đôi chân voi dẫm lên người tôi... Hình như cô cố tình đạp lên đôi mông nơi có xấp đô la giấu trong quần lót, làm tôi kêu oai oái, nhưng cô nàng cứ tỉnh bơ bám trên xà ngang, vừa tiếp tục màn dẫm đạp vừa bật lên tiếng cười ròn rã.

Tiếng cười của nàng vang vọng sang các phòng bên mau chóng được hưởng ứng khiến có nhiều tiếng ồn vọng ngược lại.


Thình lình, có tiếng hỏi vang lên phía ngoài, “Phòng anh Việt kiều đâu?” Cánh cửa phòng bật mở, ba bốn cô gái trẻ măng ùa vào, dạn dĩ, đứa xoa tay, đứa bóp chân, anh em ngọt xớt... Tôi chưa kịp phản ứng thì có tiếng hét lớn: “Công an! Công an kiểm tra!”

Các cô gái bỏ chạy toán loạn. Tôi đang hoang mang không biết phải làm gì thì thấy mấy thằng bạn tới kéo tay tôi chạy vội lại phía phòng thay đồ... Khoác được áo quần lên người, tôi tỉnh hồn, vội sờ lại xấp tiền giấu trong quần lót thì than ôi, nó đã biến mất, chẳng biết từ lúc nào! Mọi tìm kiếm càm ràm đều vô ích. Có tên bạn còn mắng: “Tại mày ngớ ngẩn mà sinh chuyện. Ai lại nhét cọc tiền trong háng khiến mấy con ranh sinh lòng tham! Bày trò hù công an để cả bọn lãnh đủ.” Một tên bạn khác an ủi kiểu xỏ lá: “Thôi thì cứ coi như cứu đói thêm 30 hội đoàn hở mông, thiếu vải, giúp các chị em ta “cải thiện...”


Tuy có mắng mỏ nhưng đám bạn tốt cũng áy náy. Sau đó vài ngày, để “bù lỗ” cho tôi, họ dẫn tôi đi thưởng thức món đặc sản quê hương: cháo rắn. Đủ các món thịt rắn mà cả đời tôi nghe nhưng chưa bao giờ được nếm qua. Chủ quán còn mang ra một bình rượu to khoảng 20 lít ngâm đủ các loại rắn chúa, phơi bụng hanh vàng nằm quấn lấy nhau ở trong hũ thủy tinh lớn màu nâu đậm, nằm lẫn với những rễ cây, củ sâm như hình người, lá thuốc bắc, lẫn lộn ở trong đó. Được chủ quán giới thiệu là Xà tửu chúa! Cường dương bổ tráng. “Ông uống bà khen!” Được bọn bạn thân thay nhau mời nâng ly, tôi như người phải mùi quyến rũ của hai nàng Thanh xà, Bạch xà trong truyện cổ tích, cứ uống lấy uống để. Rượu thấm say! Nhìn bình rượu thuốc, tôi hình dung mấy nàng độc xà hóa thành những giai nhân uốn éo trong đêm, bên ánh lửa bập bùng... Các giai nhân thay nhau đến bên tôi mời chào, kéo tôi vào một thế giới thần tiên tuyệt diệu. Cứ như vậy, tôi đã bay lên tới chín tầng mây chẳng còn biết gì... Để rồi khi tỉnh dậy thấy mình nằm trong bệnh viện Chợ Rẫy! Chung quanh tôi là các máy móc thiết bị đo nhịp tim, dây truyền dịch được băng ở trên tay. Có tiếng người nói “chú ấy tỉnh rồi!” Chưa kịp định thần, tôi chợt thấy đau trong bụng khiến tôi phải nhăn mặt. Anh tôi đến bên nói:

- Chú tỉnh rồi! May quá! Chúng tôi đang lo lắng... Hôm qua chú uống say, quậy, cứ đòi hỏi tội Ngọc Hoàng thượng đế! Đòi bãi chức, cho ông ấy về vườn! Chú cứ bắt tội Ngọc Hoàng! Đã giấu hai nàng tiên của chú. Chú uống nhiều quá bị ngộ độc! May mắn là cấp cứu kịp thời. Các bác sĩ đang cần biết tình hình sức khoẻ của chú ở bên Mỹ…

Tôi nghe mà thấy xấu hổ quá! Vung tiền ở nhà thờ họ, thì bị vợ mắng xối xả. Đi m***age thì bị gái lừa cho trắng váy! Nếm mùi đặc sản quê hương thì ngộ độc tí toi mạng! Ôi, quê hương yêu dấu!

Chợt một bác sĩ trực tiến đến hỏi thăm về sức khoẻ của tôi. Ông hỏi ngay:

- Anh có phản ứng với các loại thuốc gì không? Có bao giờ phải nhập viện chưa? 

Tôi trả lời:

- Không. 

Rồi ông nói:

- Qua chụp X quang chúng tôi không phát hiện bị tổn thương gì! Ông chỉ bị ngộ độc rượu nặng, chúng tôi đã xúc ruột cứu chữa ông kịp thời, nằm một vài ngày là ông có thể về nhà. Nhưng lần sau khi ăn uống phải cẩn thận…

Trong khi nằm chờ xuất viện, có nhiều bà con đến thăm tôi. Có cả những người tôi đã gặp mới mấy ngày hôm trước đây, trong bữa tiệc đón tiếp tôi, họ hoan hô, bây giờ họ đang xót xa, nhìn tôi với một vẻ mặt thương hại..

Tự nhiên tôi cảm thấy được sự ấm cúng về tình cảm mà họ dành cho mình. Âu đó cũng là một an ủi lớn lao cho đứa con người trong giai đoạn thập tử nhất sinh…

 

Tuyết Phong

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23637
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Nov/2023 lúc 1:58pm

Nhất Niệm Thiện Tâm !

Có một vị đạo sĩ nọ tinh thông phong thủy, thích phiêu bạt khắp nơi.


Vào một ngày nọ, trời oi nóng, ông ta vừa mệt vừa đói, khó có thể cầm cự được. Đi bộ rất lâu, khó khăn lắm ông ta mới nhìn thấy bên đường có một hộ gia đình.
Vội vã tiến lại gần, vị đạo sĩ nhìn thấy một phụ nữ đang cho lợn ăn. Ông ta cung kính nói: “Thật phiền cô quá, cô có thể cho tôi một chút nước uống được không?”
Người phụ nữ nhìn vị đạo sĩ người đầy bụi bặm, mồ hôi nhễ nhại, liền đáp: “Được chứ, được chứ”, rồi nhanh tay múc cho vị khách vãng lai gáo nước. Tiện tay, cô bỏ thêm vào nước một vài hạt cám vốn dùng để cho lợn ăn.
Nhìn thấy thế, vị đạo sĩ lấy làm khó chịu, thầm nghĩ: “Mình chẳng qua chỉ xin một bát nước uống, tại sao cô ta lại coi mình như lợn vậy? Người phụ nữ này thật đáng ghét.”
Song vì đang quá khát nên vị đạo sĩ đành tặc lưỡi uống cho xong. Thế nhưng vì mấy hạt cám nổi trên mặt nước như muốn chui tọt vào miệng đạo sĩ nên ông ta đành phải vừa uống vừa thổi chúng ra xa.

Uống xong, vị đạo sĩ lại nghĩ, phải tìm cách dạy cho người phụ nữ này một bài học mới được. Và thế là, ông ta cất lời: “Tôi biết xem phong thủy, không biết cô có muốn xem không?”

Nghe vị khách lạ nói vậy, người phụ nữ vui vẻ cười đáp: “Chẳng giấu gì ông, nhà chúng tôi cũng đang chuẩn bị xây nhà. Vậy thì làm phiền ông xem giúp tôi vị trí nào đắc địa nhất để xây nhà cho thuận”.

Vị đạo sĩ nhìn ngắm một hồi, cuối cùng chỉ vào một vị trí mà theo phong thủy học là xấu nhất và nói: “Vị trí này là đẹp nhất, xây nhà trên mảnh đất này chắc chắn cả nhà cô sẽ phát, cuộc sống sẽ đủ đầy, hạnh phúc.”
Người phụ nữ nghe xong thì mừng lắm, luôn miệng cảm ơn vị đạo sĩ nọ nhưng cô nào có biết rằng, ông ta đang “chơi xấu” mình, cố tình tìm một mảnh đất hung và nói đó là đất tốt nhằm mục đích “dạy cho cô ta một bài học”…


Bẵng đi 10 năm, trong một dịp tình cờ, vị đạo sĩ quay trở lại khu vực trên và phát hiện ra rằng, gia đình người phụ nữ khi xưa cho ông ta nước uống chẳng những lụi bại mà còn làm ăn phát đạt, cuộc sống ngày càng khá giả.

Điều này khiến vị đạo sĩ lấy làm băn khoăn, khó hiểu lắm.

Gặp lại “khách quý”, người phụ nữ đon đả mời vào nhà, tiếp đãi nhiệt tình, đồng thời vẫn tỏ ra vô cùng cảm kích trước sự giúp đỡ của ông ta trước đây.
Gia đình cô cho rằng, nhờ đạo sĩ chọn được đúng mảnh đất quý, họ không chỉ khấm khá mà còn sinh thêm được hai cậu con trai thông minh, ngoan ngoãn, được đặt hai cái tên khá kêu.

Vị đạo sĩ nghĩ bụng, lẽ nào nhà này ăn nên làm ra là nhờ tên hai cậu con trai có thể át được cái hung của mảnh đất xấu?

Băn khoăn một hồi, vị đạo sĩ cuối cùng không nhẫn nại được, quyết định hỏi người phụ nữ một câu hỏi mà suốt 10 năm qua, ông ta không thể nào hiểu nổi: “Ngày đó tôi xin nước uống, cô có bỏ vào bát nước vài hạt cám, tôi thật không hiểu vì sao cô lại làm như vậy?”

Người phụ nữ cười đáp: “Bởi vì khi đó tôi thấy ông đang ra nhiều mồ hôi, tôi sợ ông uống nước nhanh quá sẽ hại đến tâm phổi, vì thế mới cố ý bỏ thêm vài hạt cám vào bát nước, như thế ông sẽ uống chậm một chút.”

Nghe xong câu trả lời, vị đạo sĩ tỏ ra vô cùng xấu hổ và hối hận, lẩm bẩm với chính mình: “Nhất niệm thiện tâm, thần quỷ nan phạm”, ý chỉ rằng, chỉ cần có cái tâm lương thiện, thần, quỷ đều khó có thể gây khó dễ.


Ngôi nhà của người phụ nữ rõ ràng được xây trên mảnh đất hung, nhưng chính nhờ cái tâm lương thiện mà đất dữ hóa lành, đất hung hóa cát, phong thủy xấu hóa đẹp và cuộc sống của họ cứ thế no ấm đủ đầy.


Sưu tầm

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23637
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Nov/2023 lúc 6:17am

Cô Lái Taxi 

Cô taxi số 6 tại Huế.


Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.

minhnguyet taxi


***

Thời tôi mới qua Mỹ, có người quen cứ dặn lui dặn tới:

-Khi ai hỏi làm nghề chi, đừng nói làm nails, thay vào đó nói là làm tóc....Chứ nếu nói làm nails họ khinh.

Tôi nghe mà buồn lắm, vì nói láo thì tôi không quen, mà bị họ khinh chỉ vì làm nails thì mình cũng không muốn.

Biết làm răng chừ? Thôi tránh gặp “mấy người dị ứng nghề Nails” cho khoẻ, khỏi mang thêm tội nói láo.

Lúc còn ở Việt nam, tôi làm tài xế Taxi.

Cũng "Kinh qua gian khổ" nhiều năm, tự hào mình có "tay lái lụa" hơn hẳn các nam đồng nghiệp. Thế mà qua Mỹ thi lý thuyết đậu cái một, mà thi thực hành trầy trật đến cú thứ ba mới.....đậu vớt. Ai cũng nói người lái xe quen cái tật ở VN là đến bảng Stop cứ rề rề rồi vọt luôn, không hề ngừng hẳn; lúc quẹo trái, quẹo phải hay đổi lane không thèm quay qua nhìn, chỉ nhìn kiếng mà thôi.

Qua đây, thỉnh thoảng có mấy người khách tò mò "điều tra lý lịch" hay hỏi:

- “Vậy hồi còn ở bên Việt Nam, cô làm nghề gì?”

Tôi trả lời tỉnh queo:

-“Tài xế Tắc-xi.”

Họ không tin, cứ hỏi lui hỏi tới:

- “Cô nói đùa chứ làm sao cô làm được cái nghề nguy hiểm đó?”

Tôi phải lấy mấy cái hình chụp trong đồng phục lái xe và chiếc xe số 6 của mình cho họ coi thì họ mới chịu tin.

Thời đó đàn bà con gái biết lái xe ở thành phố Huế hiếm lắm; cả khoá tôi học chỉ có vỏn vẹn 5 “người đẹp” chơ mấy! Cả trường lái xe đếm không đủ trên mười ngón tay nữa là! Ra trường đậu bằng lái rồi, khỏi phải xin xỏ, năn nỉ ỉ ôi chi hết, đi ngã trước, ngã sau “chùi lót”, tự nhiên tôi được “mời” vô lái xe cho công ty ATC. Chả là công ty này muốn chơi nổi, có tài xế là người đẹp xứ Thần Kinh.

Tức cười có lần một ông khách từ miền Nam ra thăm xứ Huế, ông nói giọng Bắc, chắc Bắc Kỳ Di cư 54, hỏi tôi:

-"Cô có biết tại sao người đất Thần Kinh mà cứ mãi không giàu lên được không?"

Tôi tỏ ý không biết. Ông mới giải thích kèm nụ cười:

-"Thì người Thần Kinh mà".

Ngôn ngữ ở VN sau này gọi người điên là bị thần kinh.

Làm nghề Taxi có đủ vui buồn sướng khổ.

Có ngày gặp khách vừa đẹp vừa thơm lừng lựng, ăn mặc thì mát hơn gió bờ sông, lại rộng rãi cho tiền típ hào phóng. Nhưng cũng có ngày, khách kẹo hơn kẹo kéo bị “lại đường” vừa dơ, vừa hôi, vừa xấu, vừa khó, vừa kiết nữa chứ. (khổ ghê!!!)

Kỷ niệm về những năm lái xe Taxi thì nhiều lắm, nhưng có một kỷ niệm vui vui mà tôi không bao giờ quên.

Như mọi ngày, bắt đầu nhận ca thì tôi đậu xe trong sân của khách sạn Century. Người khách vẫy xe từ sảnh của khách sạn, muốn tôi đưa qua Đập Đá. Tui nghĩ “Đây qua Đập đá có mấy bước mà răng không đi bộ cho khoẻ?” mới hỏi:

-Chú tới chỗ mô ở Đập Đá để con đưa đi?

-Tôi muốn tới chợ Vĩ Dạ.

-Chú muốn mua đồ?

-Không, tôi tìm người.

-Người nớ tên chi?

-Người đó tên Hoa hồi xưa gia đình có gian hàng ở chợ Vĩ Dạ.

-Hồi xưa là cách chừ lâu mau rồi chú?

-Hơn ba chục năm rồi.

Tôi đậu xe ở cái nhà hàng quen nằm trong hẻm, rồi đi bộ với ông khách tới chợ. Tôi nói:

-Chắc phải tìm mấy bà "già già" mà hỏi, chơ mấy O “sồn sồn” thì ngắm cho vui thôi, họ không biết chuyện của chú hơn 30 năm trước mô, hỏi chi cho mất thì giờ. (Vì chú đồng ý trả tiền giờ, nên tôi không muốn chú mất thì giờ vô ích!)

Sau khi hỏi lui hỏi tới cũng gần chục “bà già chợ” thì tìm ra manh mối của người mà chú muốn tìm. Hồi xưa gia đình bà có gian hàng ở chợ, nhưng giờ thì bà nghỉ bán rồi, và nhà ở không xa chợ mấy.

Đi ngoằn ngoèo qua mấy con đường xóm theo cái “bản đồ” tui vẽ theo lời của một bà cụ bán rau, cuối cùng tui cũng tìm ra ngôi nhà có “giàn hoa leo Ti-gôn”.

Chú nhờ tôi vào nhà hỏi coi có đúng ngôi nhà mình muốn tìm. Tiếp tôi là người đàn ông lớn tuổi:

-Đúng nhà bà Hoa đây cô, nhưng hôm nay nhà có kỵ bên ngoại, cách đây có 2 xóm thôi, nên bà đi qua đó rồi. Cô vô ngồi đợi để tui biểu tụi nhỏ kêu về, hay cô muốn chạy qua đó thì tui chỉ đường cho.

Ông khách không muốn đợi, nên chúng tôi xin địa chỉ ở nhà ngoại, và trước khi tới đó, ông khách muốn đi mua ít quà trước đã.. Tò mò tôi hỏi:

-Rứa người nớ là răng với chú?

-Hồi còn trẻ, hai gia đình quen nhau, tôi yêu thầm người đó.. Chỉ là yêu thầm thôi. Sau đó tôi đi lính, chiến tranh mà cô, không hề gặp lại. Nhưng lúc nào tôi cũng nhớ đến người xưa, lần này có dịp đến Huế, nên tôi muốn đến thăm, coi như tình bạn vậy mà.

Tôi hỏi lại:

-Rứa nếu không tìm ra được bà, chú có buồn không?

-Buồn chứ cô. Thật ra tôi có về Huế một vài lần, nhưng không lần nào tìm được, tới lần ni thì tôi nhứt quyết tìm cho ra.

Tôi lên giọng “tra trắng”:

-Chú à, tìm người xưa thì phải kiên nhẫn chơ. Mất thời giờ một chút nhưng tìm được mới thấy quý.. Bởi rứa Nguyễn Thái Học mới nói “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông” đó chú nờ....

Ông khách cười hiền lành:

-Cô đã đi tìm ai chưa, mà nói lý sự dữ rứa?

-Dạ chưa. Ai tìm con thì có, chớ con chưa tìm ai cả tề… (Trạng ghê!)

À, tôi quên nói, là ông khách ni nói được cả tiếng Huế, lẫn tiếng Nam. Ban đầu thì ông nói giọng Nam, nhưng nói chuyện một hồi với tôi thì ông xổ giọng Huế rặt, Huế chay...rất chuẩn.

Lòng vòng qua chợ Đông Ba, ghé tiệm bánh Bảo Thạnh, cho ông mua mấy hộp bánh, trà, chúng tôi quay trở lại chợ Vĩ Dạ..

Tôi đi trước, ông đi sau (chắc nhờ tôi….đỡ đạn!).

Đứng ngay cửa là người phụ nữ đứng tuổi, bà cao hơn tôi hình dung, (vì ông khách tôi người trung bình thôi,) tóc búi (như mạ tôi hay búi tóc đằng sau cho gọn gàng); khuôn mặt đẹp phúc hậu, đầy đặn, tươi cười nói lớn:

-Ui chào, nghe có người hỏi, mà không biết là ai, hồi nãy thấy xe taxi chạy qua, tui nói với chị Na “Ai mà giống Ngân quá, cặp mắt nhìn không làm răng “lạc” được". Thì chừ đúng là Ngân rồi.

Tôi trở ra xe, ngồi chờ khách của mình trở về mà lòng bâng khuâng. Tôi vui vì đã giúp ông tìm ra được người xưa, còn ông nghĩ chi thì tôi không biết.

Trên đường trở về, trông ông có vẻ lặng lẽ hơn. Tôi hỏi:

-Răng chú? Gặp người xưa rồi, chừ có thất vọng không?

-Không cô à. Người xưa thuộc về ký ức, mình sống với hiện tại nhiều hơn chứ. Tuy nhiên, có khi đừng gặp thì hay hơn, để mình cứ giữ mãi hình bóng xưa, không bị thất vọng vì thực tại đổi thay.

Trước khi chia tay ông nói:

-Cô có biết nhạc sĩ viết bài “Tôi Đưa Em Sang Sông” mà hồi nãy ngồi trên xe cô nghe không?

Tôi nói:

-Dạ, biết chớ , nhạc sĩ Nhật Ngân, nhưng con không biết mặt.

Ông nói:

-Tôi là nhạc sĩ Nhật Ngân đây.

Tôi cười, bán tín bán nghi (Tính tui đa nghi mà. Ông ni có "trạng" không ri hè? Thấy mình cù lần nên giả đò làm người nổi tiếng để làm oai với mình?) nhưng cũng lịch sự nói:

-Rất hân hạnh được biết nhạc sĩ.

Mãi đến sau này khi tôi sang tới Mỹ, trong một lần coi dĩa nhạc của Paris by Night, chương trình dành riêng cho nhạc sĩ Nhật Ngân. Tôi nghĩ thầm: “Ông nhạc sĩ ni ngó quen quen, không biết mình gặp ông chỗ mô?” Tới lúc ông kể lần ông về Huế đi tìm người bạn gái cũ, và ông nhắc lại có người khuyên ông “Tìm người thì phải kiên nhẫn chú à” thì tôi mới sực nhớ lại chuyện cũ.

Đúng là mình hân hạnh được gặp người nhạc sĩ của bài hát mình yêu thích “Tôi Đưa Em Sang Sông."

****************


Minh Nguyệt Graves
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 146 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.476 seconds.