Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Tâm Tình | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình |
Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH | |
<< phần trước Trang of 130 |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 09/Oct/2024 lúc 7:36am |
Nghẹn HọngTừ miền Nam ra Bắc, năm 1945 ông Tý đang miệt mài đèn sách tại đại học Hà Nội, hy vọng ra trường được bổ dụng làm quan tham tá, thì xếp bút nghiên theo tiếng gọi của sông núi. Cầm súng đánh đuổi giặc Tây đang trở lại, để dành độc lập cho quê hương. Năm 1954 nước Việt Nam chia cắt ra hai miền, ông đi tập kết ra Bắc. Năm 1975, sau khi miền Bắc chiến thắng trong cuộc nội chiến tương tàn do súng đạn ngoại bang cung cấp và thúc dục, ông hân hoan trở về. Trong trí tưởng tượng của nhiều người bà con giòng họ thì ông là một kẻ anh hùng oai phong lẫm liệt , cưỡi ngựa chiến, mang chiến bào, cầm gươm báu sáng ngời chỉ vào thiên địa hiên ngang. Nhưng họ thất vọng, vì thấy ông, mặt mày bủng beo hốc hác, tiều tụy, chân mang dép râu, đầu đội nón cối sờn mục và áo quần nhàu nát lụng thụng màu phân ngựa. Trong một bữa ăn đoàn viên do bà chị ông tổ chức. Một người cháu trẻ tuổi hỏi: – Trong chế độ Cộng sản, thanh thiếu niên có quyền yêu đương không chú? Ông cười đáp: – Được chứ, đó là tự do cơ bản, ai cũng có quyền, nhưng phải báo cáo và thông qua tổ chức. Được tổ chức cho phép thì tha hồ. Nhưng nếu tổ chức không chấp thuận, thì không nên tiếp tục tình yêu sai trái đó. Đứa cháu nhún vai cười mỉm. Hỏi tiếp: – Thưa chú, người ta nói rằng, chế độ tư bản bất công, người giàu kẻ nghèo chênh lệch. Chế độ cộng sản tạo được công bằng gần như tuyệt đối, là mọi người đều khốn khổ bần cùng như nhau. Ngoại trừ một nhóm đảng viên cao cấp. Có đúng như vậy không? – Tuyên truyền phản động. Nhưng có lẽ không phải là không có cơ sở . Ông Tý gắp một mớ cá lòng tong kho tiêu vào chén. Ông hỏi: – Cá nầy là cá gì mà ngon quá. Kho tiêu cay, ăn thấm miệng . Bà chị dâu ông cười và trả lời: – Đây là cá lòng tong – Cá lòng tong lá cá gì? – Là một loại cá voi, đã được sống trong xã hội chủ nghĩa lâu năm . Cả nhà đều cười. Ông Tý đỏ mặt, nhưng không muốn tranh luận làm chi với những người mà ông cho là cực kỳ phản động . Ông Tý hỏi: – Ở đây có ai biết cái khác nhau giữa xã hội chủ nghĩa với tư bản chủ nghĩa không? Tại sao ta xây dựng xã hội chủ nghĩa? Đứa cháu lại nghiêm mặt và trả lời: – Trong tư bản chủ nghĩa, thiểu số tư nhân giàu có bóc lột nhân dân lao động. Trong xã hội chủ nghĩa, thiểu số của thiểu số đảng viên cầm quyền bóc lột toàn nhân dân, triệt để và khốc liệt hơn. Xã hội chủ nghĩa được xây dựng nên, cho người người được dịp làm biếng hơn, phè hơn, hoặc không làm chi cả cho khỏe . Ông Tý chưa kịp phản ứng thì bà chị dâu lại hỏi: – Tôi đố chú, nói được sự khác nhau ở dưới địa ngục tư bản, và địa ngục Cộng sản? Ông Tý lúng túng: – Tôi không biết. Chị nói cho tôi nghe với . – Dưới địa ngục tư bản, người có tội phải nhảy bàn chông và tắm vạc dầu. Dưới địa ngục xã hội chủ nghĩa, cũng như vậy, nhảy bàn chông và tắm vạc dầu. Nhưng rất nhiều khi, thiếu chông, và thiếu dầu, nên chỉ nhảy sàn đất, và tắm khí mà thôi. Cả nhà cùng cười. Ông Tý nói: – Thật là phản động và bôi bác . Đứa cháu gái kêu ông Tý bằng cậu nói: – Cậu biết không? Cách nay nhiều năm, trước thời chiến tranh, có một ông già nhà giàu vào một tiệm bách hóa và trả tiền mua hết tất cả hàng hóa trong tiệm, nhưng không mang về, để lại tặng không cho các khách hàng đến sau ông, họ khỏi trả tiền. Chủ tiệm cười, sung sướng đồng ý. Ông già bắc ghế ngồi trước cửa tiệm xem chơi. Sau khi vài người khách vào tiệm mua, được cho không khỏi trả tiền, thì dân chúng ào ào kéo đến. Mười lăm phút sau, cả cái tiệm thành đống rác, đổ vỡ tan hoang. Ông già ngồi cười. Chủ tiệm mếu máo hỏi ông già rằng: “Ông có thù ghét chi tôi không mà hại tôi đến thế? Tan nát cái tiệm rồi. Từ nay làm sao buôn bán chi được nữa? Ác chi mà ác đến thế ông ơi! Tại sao thế? “ Cụ già chậm rải giải thích: “Tôi đã già quá. Tôi biết không thể sống cho đến ngày Cộng sản vào đây. Tôi muốn được thấy tận mắt thế nào là xã hội Cộng sản. “ Bố của cháu gái lườm mắt nhìn con và nói: – Để cho cậu của con ăn ngon miệng, nói chi ba cái chuyện tào lao mà nghẹn họng, nuốt không vô. Ngày vui đoàn tụ mà. Đứa cháu gái trả lời: – Nhưng con không ưa chế độ, xã hội đó. Ông Tý nhìn đứa cháu gái và nói: – Cậu hỏi con rằng, trong xã hội tư bản, con có thể bỏ việc mà đi chơi bất cứ khi nào con muốn không? – Không bao giờ . – Trong xã hội tư bản, con có thể lấy phương tiện, vật liệu của sở về xây nhà riêng không? . – Không bao giờ . Ông Tý dồn tiếp: – Trong xã hội tư bản, con có thể dùng thời giờ của sở để xây nhà riêng không? . – Không bao giờ . – Chú cho con biết, trong xã hội chủ nghĩa, mọi người đều làm được những điều đó. Thế thì tại sao con không ưa thích xã hội chủ nghĩa? . Một đứa cháu khác hỏi tiếp: – Đọc nghị quyết của đảng cộng sản, cháu thấy họ viết rằng: Trước đây chúng ta đang đứng trên bờ vực. Từ đó đến nay, chúng ta đã tiến được nhiều bước vượt bực . Đứng trên bờ vực mà tiến được nhiều bước vượt bực, thì có lộn mèo xuống hố hay không? Trong bài diễn văn gần đây, đồng chí tổng bí thư có đọc: Chế độ công sản đang ở chân trời . Có nghĩa là sao? . Thằng cháu nhỏ khác cười giải thích: – Chân trời là cái ranh giới trông vào thì thấy như mặt đất giáp trời. Nhưng càng đi đến, thì càng xa, và không bao giờ gặp cả . Ông Tý đang nuốt miếng thịt heo béo bùi mà nghẹn họng, đưa tay vuốt ngực, ho hen. Bà chị dâu lại hỏi: – Tôi đố chú, nếu chế độ Cộng sản thành lập được giữa sa mạc Sahara, thì chuyện gì sẽ xảy ra sau đó? . – Tôi không biết . – Thì chỉ trong vài năm thôi, sa mạc sẽ thiếu cát, và phải nhập cảng cát. Tương tự Liên Xô, là một xứ nông nghiệp, mà mấy chục năm qua phải nhập cảng lương thực . Bà chị dâu nhìn ông Tý mà hỏi thêm: – Chú nói ở miền Bắc, dân chủ gấp vạn lần các xứ tư bản. Thế thì chú có thể đứng ở lăng Bác Hồ, kêu tên bác ra mà chửi “bác ngu” hay không? Ông Tý nhìn mọi người, rồi nói: – Tôi có thể làm điều ghê gớm hơn nữa, mà chẳng sợ rắc rối, chẳng ai bắt bớ tôi . – Điều gì? . – Tôi có thể ra ‘ị’ trước lăng Bác, mà không ai làm gì tôi cả. Dân chủ quá đi chứ? – Có thật không? Bà chị dâu tròn mắt ngạc nhiên hỏi. Ông Tý cười bí hiểm, nói: – Cứ ‘ị’ mà đừng tuột quần xuống thì thôi. Ai mà bắt bẻ? Đang ngồi ăn, bỗng nghe tiếng đạn đại bác bắn đì đùng. Bà chị dâu sợ hãi, hỏi ông Tý: – Có chuyện chi mà bắn súng dữ vậy? Có gì nguy hiểm không? . Ông Tý giải thích: – Đồng chí bí thư thành phố Mát-cơ-va qua thăm, tham quan ngoại giao . Bà chị nhăn mặt nói: – Thế thì không ai bắn giỏi cả hay sao, mà bắn hoài không trúng ông ấy? Chị ông Tý xen vào câu chuyện: – Nầy cậu Tý, tôi nghe nói, khi hấp hối, bác Hồ nói với đồng chí Tổng bí thư rằng: “Ta lo lắm, liệu nhân dân có theo anh hay không?” . Đồng chí Tổng bí thư trả lời: ” Chắc chắn theo” . Bác hỏi: ” Có chắc không, nếu họ không theo thì sao?” . Đồng chí Tổng bí thư trả lời rất rành mạch rằng: “Bác đừng lo. Họ phải theo tôi, nếu ai không theo tôi, thì tôi cho họ đi theo bác ngay” . Chuyện nầy có thật hay không? . Ông Tý lắc đầu nói: – Những chuyện bí mật của nhà nước như thế, chúng tôi không được quyền biết đến, và không ai được quyền tiết lộ . Một đứa cháu trai đặt câu hỏi: – Thưa chú, chắc chú chưa quên ông Adam là tổ phụ loài người, như đã chép trong Thánh Kinh. Theo chú thì ông Adam là người nước nào? – Chú đã theo đảng Cộng sản và bỏ đạo từ lâu. Không còn biết ông Adam là ông nào, và là người xứ nào nữa. Thế thì cháu nghĩ ông ta là người xứ nào? – Ông ấy là người Liên Xô ạ . – Sao vậy? . – Vì ông ấy trần truồng, không có được một cái khố che mông, và trên tay chỉ có một trái táo, mà vẫn tin tưởng là đang sống tại thiên đàng! . – Khỉ, khỉ, bọn mầy đã bị Mỹ ngụy đầu độc tư tưởng rồi. Cần phải được đi cải tạo thay đổi tư duy, có cái nhìn đứng đắn hơn về xã hội chủ nghĩa ưu việt. Các cháu có biết không, nước ta đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa. Chỉ một thời gian ngắn nữa, chúng ta sẽ vượt lên, và đi trước cả nước Mỹ nữa . – Thưa chú, cháu đề nghị đi ngang nước Mỹ thôi, đừng đi trước họ . – Sao vậy? . – Bởi mình mà đi trước, họ thấy cái quần rách nát lòi mông của mình thì kỳ lắm, xấu hổ . Cả nhà cùng cười vang. Ông Tý cũng cười phụ họa theo. Một đứa cháu nói: – Chú đã nghe chuyện của bác Hai chưa? Bác Hai ra miền Bắc làm việc từ trước khi có chiến tranh. Không có tội gì cả, nhưng bác bị bắt giam. Vị cai tù hỏi bác bị kết án bao nhiêu năm, vì tội danh gì? Bác trả lời là bị kết án mười năm và không có tội danh gì cả. Ông cai tù trợn mắt lên, mắng rằng: ” Láo khoét, thường thường, không có tội gì cả, thì chỉ bị kết án có bốn năm mà thôi” . Vợ bác ở nhà, gởi thơ vào trại tù than thở là không có ai xới đất làm vườn để trồng khoai. Bác gởi một thơ ngắn về nhà, ghi: “Chôn ở trong vườn” . Tuần sau, vợ bác gởi thơ lên, đại ý nói công an đã xới, đào khắp vườn, không bỏ sót một tấc đất nào cả. Bác gởi thơ về rằng: ” Vườn đã được xới xong, chờ chi nữa mà không trồng trọt”. Ông Tý gắt lên: – Toàn cả chuyện bố láo. Nhưng chuyện sau đây, thì có thật. Có một anh cán bộ sở tôi, chạy gấp về nhà, thấy bà vợ đang nằm trên giường với một người đàn ông lạ. Anh gào lên rằng, bà chẳng được cái tích sự gì cả, giờ nầy mà còn nằm đó. Bà có biết trên cửa hàng lương thực đang bán khoai mì, chỉ còn lại mấy chục kí. Không chạy mau lên thì người ta mua hết bây giờ . Bà chị ông Tý nói: – Khi bác Hồ mất, cậu biết chuyện gì xảy ra không? – Không. Chuyện gì thế ? – Hôm ấy chú Huy trực. Có người kêu điện thoại vào xin được nói chuyện với Bác. Chú bảo bác đã qua đời. Một lúc sau, người ấy kêu điện thoại lại và được trả lời như cũ. Người đó kêu thêm hai ba lần nữa. Bực quá, chú Huy gắt lên: “Tôi đã nói, Bác chết rồi. Ông không nghe, không hiểu sao?” . Bên kia đáp rằng: “Tôi nghe đã cái lỗ tai quá, nên kêu đi kêu lại nghe thêm cho sướng tai” . Thế thì chú Huy chưa kể chuyện nầy cho cậu nghe sao? Khi bữa cơm gần tàn, ông Tý nói với các cháu: – Các con phải tích cực phấn đấu để sau nay được vào đoàn, vào đảng. May ra mới ngóc đầu lên được. – Vâng, chúng cháu sẽ đi khám bệnh thần kinh trước. Đứa nào bị bệnh nặng, sẽ xin gia nhập đảng. Người ta kể rằng, khi gặp khó khăn, chính trị bộ bên Liên Xô cho người ngồi đồng, gọi hồn ông Các-Mác lên để vấn kế. Khi nhập đồng, thì hồn khóc rủ rượi. Hồn chỉ nói một câu, là “cho gởi lời xin lỗi đến toàn thể nhân dân lao động khắp các xứ xã hội chủ nghĩa trên thế giới?” . Một người bà con hỏi: “trong xã hội chủ nghĩa, thiên hạ có thích chuyện tiếu lâm hay không?” , ông Tý thành thực trả lời: – Nhiều người kể chuyện tiếu lâm, châm biếm mà bị tù đông lắm. Lần nọ, tôi gặp một anh chánh án nhân dân, đi ra khỏi tòa và cười rũ rượi, cười chảy nước mắt. Tôi hỏi sao vậy? Anh nói là vừa nghe một chuyện khôi hài tuyệt vời. Tôi yêu cầu anh kể lại. Anh quắc mắt lên hỏi tôi đã điên chưa mà yêu cầu anh kể. Vì người kể câu chuyện đó, vừa bị anh kết án mười năm tù lao động khổ sai . Một bà hỏi ông Tý: – Có phải trong xã hội chủ nghĩa, thời gian qua mau hơn trong tư bản chủ nghĩa không? – Chị muốn nói gì? . – Tôi đọc, thấy báo cáo của các hợp tác xã nông nghiệp, họ đạt thành tích thi đua, khoai Ông Tý gật gù: – Báo cáo thành tích thì phải làm vậy. Không ai làm khác cả. Đó là cách khôn ngoan nhất để sống còn. Cấp trên họ cũng biết sự thực ra sao, nhưng họ lại muốn được thấy những báo cáo đó mà thôi . Bà chị ông Tý lắc đầu, bực mình nói: – Cậu bảo rằng xã hội Cộng sản đã làm được những điều tốt đẹp cho con người. Tốt đẹp ở đâu, cậu cho tôi xem vài thí dụ đi . Ông Tý bóp trán rồi trả lời: – Ví dụ như chị Năm Lài, trước kia mù chữ, đi chân đất, chuyên nghề chửi mướn, đánh ghen thuê. Bây giờ là chủ tịch hội phụ nữ yêu nước. Anh Tám Râu, thất học, nghèo không có quần xà lỏn mà mang, bây giờ đã có dép râu đi, và làm trưởng ban tuyên huấn giáo dục huyện. Và đồng chí Mười Búa, trước đây đâm thuê chém mướn ở bến xe, làm nghề hoạn heo, ai thấy cũng khinh bỉ, nhỗ nước bọt. Nay đã là một thành viên trong Bộ Chính Trị. Đó, cái siêu việt của xã hội chủ nghĩa, chị thấy chưa? Bà chị ông Tý nheo mắt nhìn kỹ, và hỏi ông: – Nầy, cậu bị thương tích trong trận đánh nào, mà bây giờ cái đầu cậu cứ gật gật mãi, và tay cậu cứ đưa lên, đưa xuống hoài vậy? Ông Tý cười bẻn lẻn thú nhận: – Tôi làm đại biểu nhân dân ở quốc hội. Cứ gật đầu và dong tay nhất trí hoài nên thành tật, nay không thế nào chữa khỏi được . Bà chị hỏi: – Tại sao cậu lại binh vực và kính mến và thương yêu lão Ba Dừa? Lão đánh đập vợ mỗi ngày, tống cổ mẹ ra đường, lấy trộm tài sản nhà nước, chơi cờ gian bạc lận, hiếp dâm con bé bán vé số. Có gì mà cậu binh vực hắn thế? . – Dù gì đi nữa, đồng chí Ba Dừa cũng là một người Cộng sản chân chính, nên tôi binh vực và kính trọng . Một giọng con gái rụt rè hỏi: – Nghe nói ở bên Liên Xô vĩ đại hàng năm có thi đua kể chuyện tiếu lâm phải không? – Có. Người kể chuyện hay nhất, được lãnh giải 20 năm đi đày, người lãnh giải nhì được 15 năm, người lãnh giải an ủi được 10 năm. Tất cả đếu được đi lao động khổ sai bên Silberia . Đứa cháu cười và hỏi: – Theo chú, thì ai là người theo, ai là người chống Cộng sản? – Người theo cộng sản là người cố tình như “tin” vào Mác và Lê-Nin. Người chống lại Cộng sản, là người “hiểu” rõ Mác và Lê-Nin. Buổi cơm đoàn tụ đã chấm dứt từ lâu, ông Tý cáo từ ra về. Ra khỏi cửa nhà, ông lẩm bẩm: – Toàn cả một lũ cực kỳ phản động. Ông mà báo cáo, thì cả bọn đi tù cải tạo mục xương, mút mùa! . |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 10/Oct/2024 lúc 8:38am |
Những Ngày Chàng Vắng NhàChồng nàng thông báo: - Tuần tới anh sẽ vắng nhà 8 ngày nghen em. Sắp sửa xa nhà, xa vợ con 8 ngày mà mặt chàng hớn hở thế kia. Nàng hỏi: - Ủa, anh đi đâu mà tới 8 ngày? Hồi đầu năm anh đã đi San Diego cho Conference 5 ngày rồi mà, còn việc gì nữa chớ? Chàng nhìn nàng, cười tươi như hoa: - Thì bây giờ anh xin phép em nè, anh đi golf trip với mấy anh trong nhà thờ. Ngày đi và ngày về thì không tính, còn lại là sáu ngày chơi golf, đủ cho một Tournament. - Wow, mùa hè rực rỡ thiệt đó, tha hồ mà tung tăng, enjoy nắng gió và chơi golf. Mà mọi năm golf trip thường là long weekend vài ngày, sao kỳ này lại lâu thế, mà sao anh không rủ em đi theo nhỉ, cái job part time của em xin nghỉ dễ ợt! Em không biết chơi golf, nhưng em biết nghỉ ngơi ở Airbnb và biết shopping mà? - Năm nay mấy anh muốn chơi golf cho đã, chẳng có ai dẫn vợ con theo, em mà đi sẽ bị lẻ loi đấy. Năm ngoái em bay qua California lãnh giải viết văn gì đó, anh cũng đâu có đòi theo. Anh đề nghị, em cũng nên xin nghỉ ngơi ở nhà cho thoải mái, mùa hè xứ Cà này ngắn ngủi lắm em ơi. Chàng có lý, nàng mỉm cười: - Em đồng ý! Đâu chỉ có mùa hè ngắn ngủi mà “life is short” too, chúng ta làm việc quanh năm, ngoài thời gian vacation cả gia đình, anh và em đôi khi cũng cần những khoảng trời riêng, thời gian riêng theo sở thích mỗi người. Nhưng anh đừng quên mang theo đủ thuốc Glucosamin, vitamin D và uống thật nhiều nước hàng ngày theo lời chỉ dẫn của em đấy nhé. - Biết rồi, ở tiệm thì anh cố vấn cho khách hàng lời khuyên, hướng dẫn sử dụng thuốc thang, còn về nhà thì em làm... boss, thiệt là ngược đời. - Ai biểu anh có tật hay quên làm em phải biến thành thợ nhắc, chẳng khác gì bảo mẫu lo cho ... em bé. Chàng cũng chẳng vừa, dặn dò nàng: - Còn em nữa, ở nhà cũng đừng “quên” rửa chén dọn dẹp sau bữa ăn, đừng say mê viết lách mà việc nhà quên tới quên lui... Nàng cắt ngang: - Thôi, tụi mình hãy để cho người kia thoải mái, mạnh ai nấy enjoy thời gian “độc lập, tự do” đi hén, rồi khi anh trở về sẽ đâu vào đấy, trở lại routine thường ngày, ok? Buổi tối trước ngày lên đường, nàng phụ chàng packing hành lý, gói ghém thuốc thang, áo quần, và những vật dụng cần thiết cho chuyến đi. Chàng cho biết, sáng sớm sẽ lái xe đến nhà một anh bạn, nơi đây bốn người đàn ông lên chung một chiếc xe van của anh bạn đó, phía sau trunk rất rộng đủ chỗ cho 4 golf bags và một số thức ăn, thực phẩm họ sẽ ghé Costco mua trên đường lái xe đến Golf Course cách đó 6 tiếng. Họ đã mướn một căn nhà Airbnb là nơi để nghỉ ngơi sau mỗi ngày chơi golf mệt mỏi, rồi cùng nhau nấu ăn, những món ăn đơn giản và mau lẹ, vì đây là golf trip chớ không phải vacation nghỉ dưỡng. Nàng góp ý: - Mấy anh nhớ mua quít và chuối, khỏi phải mất công rửa, cùng một số nuts bags, và nhiều water bottles, trên đường lái xe vừa ăn vừa tán dóc. - Ôi, bốn ông đờn ông có gì mà nói nhiều, chắc sau vài câu là... lim dim dưỡng sức, chờ thay phiên nhau cầm lái. Nàng không thể tưởng tượng bốn người đàn ông ngồi chung xe sẽ nói chuyện gì nhỉ ? Có giống như bốn người phụ nữ, sẽ là vừa nhâm nhi snacks, vừa bóc trái cây, vừa ngắm cảnh hai bên đường và bắt đầu chương trình... tám chuyện. Chuyện nhà, chuyện giáo xứ, chuyện đời, và nhất là chuyện... thiên hạ, tranh nhau nói mãi không hết, đến nơi hồi nào cũng chẳng hay. Tờ mờ sáng hôm ấy, chàng dậy lục đục dưới nhà bếp, chắc là pha cafe, nàng vẫn nằm nướng trên giường, rồi thiếp vào giấc ngủ thêm vài tiếng nữa. Khi mở mắt ra, ngoài cửa sổ nắng đã lên, lung linh những ngọn cây sau vườn nhà, ngày thứ bảy sẽ đẹp lắm đây. Nàng đánh răng rửa mặt xong, vợ chồng đứa con gái phone: - Nghe nói ba đi golf trip cả tuần, má có buồn không, ngày mai tụi con sẽ lên chương trình về đó thăm nhóm bạn thân và thăm má luôn nha. - Thôi đi cô nương, đừng có mà đãi bôi, tiền xăng rẻ lắm sao mà nổi hứng lái 3 tiếng về đây? Cuối tháng này gia đình mình sẽ họp mặt rồi, giờ cứ ở yên đấy. Cúp phone con gái xong, nàng phone liền cho cô bạn thân, rủ đi shopping. - Trời! Vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm. - Có ổng ở nhà, tụi mình vẫn đi shopping được mà, có điều, khi ổng vắng nhà thì tụi mình chẳng phải lo giờ giấc phải về lúc mấy giờ, phải lo bữa cơm chiều lúc mấy giờ, đúng không nào? Nàng lái xe đến đón bạn, trực chỉ shopping. Hai nàng thong thả tản bộ, ngắm nghía từng cửa hàng, mua hay không mua cũng không quan trọng, miễn là được nhìn thiên hạ rộn rã xung quanh. Cuối cùng, hai nàng cũng mua được vài cái áo quần, rồi đi qua tiệm bán giày, dù chẳng thiếu thốn gì, mà nghe cô bạn... xúi, nàng cũng mua đôi giày đế thấp, sau đó đi thêm vài tiệm nữa là đến giờ trưa. Cả hai quyết định không ăn ở Food Court trong shopping mà chạy xuống downtown, có một nhà hàng Chay mới mở, rất ngon, mà cô bạn của nàng là một Phật Tử, hôm nay đúng ngày Rằm ăn chay. Cô bạn kêu món Phở Rau Củ, nàng gọi món Pad Thai, phải nói là ngon tuyệt vời. Tàu hũ chiên giòn được xào với hủ tíu kiểu Thái, có giá, có hẹ, đậu phộng xay, chan nước sốt tương cay đậm đà. Cô bạn của nàng là single mom, thằng con trai duy nhất đi làm ở thành phố bên cạnh, cuối tuần về thăm nhà, nhưng tuần này nó bận đi picnic với đám bạn High School cũ, thành ra nàng và cô bạn đều được “tự do”, vừa ăn vừa nói đủ thứ chuyện trên đời, nhưng cũng đến lúc phải đứng lên cho nhà hàng dọn bàn cho nhóm khách mới. Nàng đưa cô bạn về, rồi suy nghĩ chiều nay nấu ăn món gì. Thịt, cá còn ở trong freezer mà hôm qua bận phụ chàng packing hành lý nàng đã quên lấy ra, chả lẽ sẽ ăn mì gói? Mà ủa, nàng chợt nghĩ, chàng đang vi vu với nhóm golf, sẽ ăn uống vui vẻ với nhau, và dự định sẽ có vài buổi tối lái xe xuống phố ăn Steak nữa cơ, vậy hà cớ gì nàng phải ăn mì gói ? Thế là nàng lái xe đến một nhà hàng Việt Nam trên đường về nhà, gọi take out luôn ba món favourite của nàng: phần bún bò Huế, phần cơm chiên bò lụi và phần cơm tấm sườn bì chả. Dĩ nhiên, nàng có thể order mỗi ngày một món, để ăn fresh và nóng sốt, nhưng nàng vẫn muốn mua cùng một lúc, để trong tủ lạnh bất cứ lúc nào muốn ăn là có ngay, khỏi mất công lái xe ra khỏi nhà, vì nàng còn dành thời gian cho những công việc khác. Về đến nhà, quăng mớ đồ shopping bừa bãi ngoài phòng khách (sung sướng thay, cứ để đấy, nay mai lấy ra thử lại cũng được, sẽ chẳng có ai nhắc nhở nàng phải mang lên lầu xếp trong tủ gọn gàng), Nàng bày thức ăn ra counter nhà bếp, rồi xắn tay áo, ra vườn sau bắt đầu công việc nhổ cỏ đang mọc tràn lan dưới mấy cây plum và cây táo trong vườn, rồi nàng vòng ra sân trước, tỉa bớt một số cây dại xung quanh các bụi hoa. Vừa làm nàng vừa lên chương trình cho mấy ngày tới, nhất định phải làm xong một số việc mà nàng còn chần chừ và vì lu bu đi làm chưa có dịp thực hiện. Nàng sẽ lau chùi bên trong chiếc xe của nàng (chàng giữ gìn o bế xe của chàng bao nhiêu thì nàng chỉ xem chiếc xe là phương tiện ...đi đây đó, bên trong xe của nàng luôn lộn xộn như một tiệm tạp hóa mini), rồi nàng sẽ xịt nước rửa xe bên ngoài. Nàng sẽ cùng cô bạn đi Home Depot mua một số hạt giống về gieo sau vườn, mua một vài bao phân đất về tưới bón vườn trước vườn sau. Nàng muốn đi thăm một người quen cũ, cô ấy ngày xưa làm thiện nguyện chung Hội Người Việt với nàng, sau đó nàng dọn nhà về phía Bắc, cô ấy dọn nhà về phía Nam, cũng phải gần chục năm chưa gặp lại nhau. Cô ấy vừa mới bị ngã trong phòng tắm, cũng may chỉ bị gãy xương, nàng đã phone hỏi thăm và chắc chắn nàng sẽ ghé nhà cô ấy hàn huyên, ôn lại một thời sôi nổi làm việc “vác ngà voi” cho cộng đồng. Và cuối cùng, nàng sẽ phải hoàn thành một số bài viết, chúng đã nằm trong đầu nàng khá lâu, chưa có dịp để nàng ngồi vào máy viết ra, phần vì... lười, phần vì chưa thật sự rảnh rang, thì đây chính là dịp để nàng phải làm, không còn lý do gì để đổ thừa nữa. Xong việc nhổ cỏ vườn tược, nàng đi tắm, cũng là lúc bụng đói, nàng làm liền tô bún bò. Nhìn cái sink chén chỉ có vài cái, nàng rửa sạch sẽ trong một loáng, úp chúng vào máy rửa (để cho khô, chứ nàng hiếm khi rửa chén bằng máy, chỉ xài máy khi nhà có tiệc tùng khách khứa, vì hàng ngày nàng rửa chén bằng tay còn... nhanh hơn máy). Nàng chợt khựng lại, mỉm cười, nhớ nhiều lúc nàng úp chén dĩa sạch vào máy rồi quên chưa kịp đóng cái máy rửa liền bị chàng nhắc, vì nhiều lần chàng đi qua bị vấp chân xuýt ngã. A ha! Vậy thì bữa nay, nàng chẳng cần phải đóng cái máy rửa chén, cứ để mớ chén dĩa trong đó, sáng mai nàng sẽ có chén khô để xài mà không phải... kéo ra kéo vào mất công. Nàng nhìn quanh bếp, từ sáng đến giờ nàng vắng nhà, có gì mà phải quét dọn đâu nhỉ, thôi ta cứ lên lầu, ngày mai, nếu thích thì dọn, không thích cũng chả sao, nàng đang “tự do” mà, có ai dòm chừng nhắc nhở phàn nàn đâu nà! Đúng lúc ấy, chàng gọi facetime để... báo cáo: - Ngày đầu tiên chơi golf thiệt đã đời, về nhà ai cũng đói cồn cào. - Vậy mấy anh nấu món gì ăn? - Chẳng nấu gì cả, sáng nay tụi anh đã mua ở Costco một con gà quay, một ít bánh mì, cà chua, dưa leo, vậy là đủ cho bữa dinner, bây giờ ai về phòng nấy nghỉ ngơi, ngày mai đánh tiếp. Dù đã giao ước với nhau, nhưng trước khi cúp phone nàng vẫn cố vớt vát: - Anh nhớ uống thuốc đầy đủ và đừng quên uống nhiều nước. Chàng cũng... vớt vát dặn dò: - Em nhớ dọn dẹp nhà cửa bếp núc, nhớ đóng cửa cái máy rửa chén kẻo... chính em cũng xớn xác vấp ngã đấy nhé. Trời, chàng nói cứ y như đang đứng sau lưng nàng, đã nhìn thấy cái máy rửa chén đang mở toang chình ình ra đây. Đúng là không ai hiểu nhau bằng chồng bằng vợ. Nàng vội vàng cúp ngay facetime kẻo bị... lộ tẩy. Nàng vào phòng ngủ, suy tính sẽ xem gì tối nay? Đọc sách, nghe nhạc hay xem Youtube đang sôi nổi chuyện ông Thầy Minh Tuệ ôm lõi nồi cơm điện đi chân đất thu hút hàng ngàn Phật tử khắp nơi!? Mà thôi, nàng muốn xem một bộ phim tình cảm lãng mạn nhẹ nhàng, để đầu óc thảnh thơi, tâm hồn bay bổng không gợn chút muộn phiền, để cảm xúc bâng khuâng, con tim bồng bềnh, thì ngày mai nàng mới có cảm hứng viết tiếp những bài viết còn dở dang. Nàng mở tivi, sảng khoái cuộn mình trong tấm chăn mỏng, bầu trời ngoài kia sẫm tối, lấp lánh vài vì sao đêm êm đềm theo tiếng gió ru. Ôi, chỉ mới một ngày vừa trôi qua thôi ư!? Chàng và nàng vẫn còn 7 ngày “tự do” rất thú vị ở phía trước. Kim Loan |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 14/Oct/2024 lúc 1:36pm |
Nỡ Lòng NàoBà Thục đậu xe xong thong thả đi lên lầu
2 bằng thang bộ, bà vẫn thích thế để thêm dịp vận động cơ thể, hơn là
dùng thang máy cho tiện nghi và mau chóng. ************** Từ phi trường Tân Sơn Nhất, bà Thục thuê
xe Taxi đưa bà đến một khách sạn tại Gò Vấp, bà biết căn nhà cũ sẽ
không có chỗ thoải mái cho bà vì theo lời ông Thức kể bấy lâu nay là hai
đứa con đã lập gia đình và một đứa còn độc thân đều ở chung với vợ
chồng Thức, nhà đất ở Việt Nam rất đắt đỏ, Thức tiền bạc đâu mà lo cho
các con chỗ ở riêng. Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 14/Oct/2024 lúc 3:03pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 17/Oct/2024 lúc 7:56am |
Gặp Lại Người Yêu CũNghe má nói ba bị tai biến, tôi tức tốc vượt hơn trăm cây số về nhà. May mà tai biến nhẹ, lại được cấp cứu kịp thời nên không để lại di chứng. Bệnh viện đông, không khí ngột ngạt làm ba khó chịu. Ba gắt má sao nước nguội quá, cháo gì lạt nhách, gối kê đầu sao quá mềm... Ba quạu thì quạu, má vẫn nhỏ nhẹ “rồi rồi, để tôi sửa cho vừa ý
ông”. Quạu với má vậy thôi, má về nhà mới được nửa buổi, ba đã sốt ruột hỏi
tôi: “Sao má con đi lâu vậy?”. Ba với má đó giờ vẫn vậy, xa thì ngóng, gần thì
như mặt trăng với mặt trời. Từ nhỏ, tôi đã chứng kiến ba má thường xuyên cãi cọ. Má da nâu nên ưa mặc quần
áo màu nhạt, ba nói đàn bà phải mặc màu tối mới sang. Má uốn tóc ngắn,
ba nói đàn bà phải để tóc dài, kẹp hay bới gì cũng quý phái… Má biết tỏng bụng ba nên mát mẻ: “Người ta” của ông da trắng, dáng cao mới diện
kiểu đó, tui bắt chước sao được”. “Người ta” của ba là dì Hiền. Hồi trẻ, ba và
dì yêu nhau. Nhà dì chê ba nghèo nên không gả. Nhà bán gạo, nhiều người mua thiếu rồi quỵt. Má nói người ta nghèo mới làm vậy,
kệ đi, coi như làm phước. Ba thở dài, than: “Má mày hiền quá, dễ bị người ta gạt”.
Má ấm ức: “Phải tía lia, mồm năm miệng mười như “người ta” mới vừa bụng ông chớ
gì”...
Lớn lên tôi mới hiểu, ba đuổi bắt thứ gì đó rất mông lung, với hoài không tới. Từ vóc dáng tới tính tình của dì Hiền đã đóng khung trong ba thành chuẩn mực của cái đẹp. Vậy nên trong mắt ba, má chưa bao giờ toàn vẹn. Ba chưa một lần nhắc tên dì Hiền, cũng chưa từng gặp lại sau mấy chục năm xa cách, nhưng tôi vẫn cảm nhận được bóng dáng dì lúc nào cũng đâu đó trong những lần cãi cọ giữa ba với má, trong ánh mắt mênh mang của ba mỗi chiều về... Người ta hay nói “tình chỉ đẹp khi còn dang dở”. Chính vì dang dở
nên ba mới nhớ, mới thương, mới tự gây sóng gió. Có lần tôi hỏi ba: “Dì Hiền đẹp
lắm hả ba?”. Ba không trả lời, chỉ cười tủm tỉm, ánh mắt xa xăm như thể đang lạc
về quá khứ. Tôi nói: “Má không đẹp nhưng có duyên, tính lại hiền, chiều ba hết mực. Ba còn
đòi gì nữa?”. Im lặng hồi lâu, ba mới khẽ khàng: “Chuyện người lớn, con không hiểu đâu”.
Tôi hiểu chớ. Tôi hiểu ba thương má nhưng không thể quên dì
Hiền. Có điều, trái tim không thể chứa cùng lúc 2 người phụ nữ, nên ba mới thấy
chông chênh… Ba nằm viện được 5 ngày, tôi xin chuyển viện cho ba lên Sài Gòn để khám lại. Bệnh
viện lớn càng quá tải hơn ở quê. Tôi trải chiếu để ba nằm cho đỡ mệt. Góc bên
kia, giọng một phụ nữ lớn tuổi cứ liên tục kêu rên: “Bệnh viện gì mà đông phát
khiếp”, “Bắt số 225 vầy biết chừng nào tới tui hả trời”, “Ông quạt mạnh tay cái
coi, khỏe cùi cụi mà làm như sắp chết vậy”.. Ba khều tôi: “Chắc bà ấy bệnh nhiều nên khó chịu. Số của ba 200 hả
con, đổi cho bà ấy để bả khám sớm chút”. Tôi nghe lời ba, mang số qua đổi. Dì ấy
thở ì ạch, mặt cau có. Nghe tôi nói đổi số, dì buông gọn lỏn: “Sao tự dưng đổi,
có tiền bạc gì không?”.
Anh con trai bước qua chào ba tôi để cảm ơn. Ba tôi hỏi anh quê ở
đâu. Nghe nói người cùng tỉnh, ba nhổm dậy dòm qua. 2 người cùng sững sờ. Ba lắp
bắp: “Là... là... cô Hiền phải không?” Tôi giật thót, quay lại nhìn “kẻ thứ ba”
vô hình của má bấy lâu. Dì ấy mập ù, tóc tai xơ xác, bộ ngực thả rông xập xệ... dường như chẳng liên
quan gì tới dì Hiền da trắng, tóc dài, dáng cao mà ba hay nhắc bấy lâu. Có lẽ cảm
giác của ba cũng bàng hoàng giống tôi nên thăm hỏi gượng gạo. Lúc về, tôi trêu
ba: “Gặp “người ta”, mãn nguyện rồi hả ba?”. Ba thở dài: “Thà đừng gặp…”. Từ bữa đó, ba cư xử với má dịu dàng nhỏ nhẹ. Ảo ảnh ba bắt được rồi, cũng chỉ
là ảo ảnh thôi, má mới là thực tại của ba. May, cuối cùng ba cũng ngộ ra điều
này.....
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 22/Oct/2024 lúc 9:16am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 25/Oct/2024 lúc 9:14am |
Sinh Tử Một Kiếp NgườiLá vàng đã lắm lần trôi U buồn đã lẫn
thở dài đi qua (Mười hai bến nước-Nguyễn Bính) Mỗi lần ngồi học bài buổi tối, nhìn qua căn ấp (chung cư) đối diện, tôi đều thấy căn phòng của bà Sáu mẹ chị Thương mở đèn sáng trưng, đến hai ba giờ sáng, cũng vẫn thấy dáng bà còng lưng bên bàn máy may; bà làm việc full time trong hãng may ban ngày, đêm lại cong người trước bàn máy công nghiệp để tạo nên những chiếc áo dài cưới có một không hai trong cộng đồng người Việt. Những cô dâu mới được truyền tai, đều tìm đến bà Sáu để nhờ chính tay bà may áo mới chất lượng đẹp, bà tỉ mỉ kiên nhẫn đơm từng hạt cườm, đây cũng là niềm đam mê khi ngắm những cái eo con kiến và sự hài lòng của những bậc phụ huynh của các cô dâu tương lai trước ngày cưới. Bà là người thợ may áo dài đầu tiên tại Montreal nên được nhiều người biết đến, chẳng bao lâu căn ấp của bà được trang trí với những nội thất rất nghệ thuật để đón tiếp khách may đồ đến từ khắp nơi. Chúng tôi là hàng xóm khá thân của nhau trong cùng một « building » cao tầng, gồm cả trăm căn ấp. Từ ngày định cư đến Canada, thành phố Montreal, chính phủ cấp cho chúng tôi mỗi gia đình tùy theo số người, một ấp gồm hai phòng ngủ rộng rãi, một phòng khách, một cái bếp nhỏ; ban đầu họ cho ở không tốn tiền ba tháng đầu, khi có việc làm là phải trả tiền mỗi tháng, nhưng số tiền mướn chỉ là tượng trưng để giúp cho người di cư có chút vốn tậu đồ đạc trong nhà, sắm sửa quần áo, mua xe cộ đi lại… Tôi biết gia đình chị Thương gồm hai mẹ con, ngày ấy bà Sáu chưa nhiều tuổi lắm, chỉ trên 40, bà chưa từng bước ra đường kiếm tiền bao giờ hồi còn ở quê hương, thế mà từ ngày đặt chân đến Canada bà đã phải đi làm, ban đầu lau nhà, dọn dẹp rác trong những shopping mall, sau này bà có chút vốn liếng về tiếng Pháp, bà xin được vào hãng may; bà làm cực nhọc để nuôi con gái đi học, bà muốn chị sau này sẽ bớt khổ, sẽ làm một chức vụ nào đó kha khá để khỏi uổng công bà đã mang nặng đẻ đau, bị nhà chồng ruồng bỏ từ khi biết bà mang bầu là con gái; rồi bà và chị đã phải vượt biên chết đi sống lại khổ sở trên biển cả, bao nhiêu khổ cực oan trái bà đã từng cầu xin Trời Phật để bà gánh vác thay con, để con gái có một cuộc sống thật nhàn nhã, sung sướng sau này. *** Thời gian trôi qua nhanh như thoi đưa, những người ở cùng một « building » từ từ ăn nên làm ra, người mua nhà, kẻ đổi đi làm ăn chỗ khác, chỉ còn lại gia đình tôi và bà Sáu vẫn mãi ở cái building này vì giá bèo, nếu dọn ra ngoài thì sẽ không bao giờ tìm được một cái ấp rộng rãi với giá này nữa. Chị Thương học xong lớp 12, như ý nguyện của mẹ, chị lập gia đình với một người Hoa, có chức vụ cao trong chính phủ; chị là người con gái xinh đẹp mảnh khảnh và duyên dáng nên rất nhiều anh theo tán tỉnh; chị đã yêu và lấy anh Chen, hơn chị 5 tuổi trong số những người theo đuổi chị. Ngày chị dọn ra theo chồng, hai mẹ con ôm nhau khóc từ biệt mà chúng tôi tưởng chừng như sự chia ly mãi mãi không bao giờ gặp lại! Tôi nghe chị Thương nói với mẹ: - Mẹ! hãy cẩn thận, chăm sóc bản thân, nhớ ngủ sớm đừng thức khuya quá nhe mẹ, mẹ đang có bệnh trong người, phải nghỉ ngơi nhiều hơn. Con sẽ tìm cách để mẹ con mình đoàn tụ. - Mẹ rất mong ngày ấy! Con hãy ráng giữ sức khỏe, có gì điện thoại về cho mẹ biết. - Con sẽ nói chuyện với anh Chen để đón mẹ về ở cùng với con… Con không yên tâm khi thấy mẹ vò võ một mình. Quay sang tôi, chị nói: -Thi thoảng em chạy qua thăm mẹ chị, xem bà có cần gì thì em giúp hộ nhé, chừng tháng sau chị sẽ về lại. *** Đêm nào cũng như nhau, tiếng máy may chạy sè sè bên nhà đối diện làm tôi không thể nào không nhìn sang. Tiếng ho của bà ngày càng rõ, mỗi ngày một nhiều nhất là về đêm. Bà ôm ngực, ngồi gục xuống đất, tôi vội vàng khoác chiếc áo ấm, chạy qua xem bà ra sao: - Bác Sáu có sao không? Để con đỡ bác ngồi lên ghế rồi uống chút nước gừng nhe. Tôi giúp bà đứng dậy, bà tiếp tục ho, ho như xé phổi, tôi đưa tay vuốt ngực, đưa ly nước vào môi bà, nước chưa kịp vào miệng thì bà lại gập người xuống ho như muốn văng luôn mấy chiếc xương sườn còn lại dưới lằn da mỏng manh nhăn nhúm. Tôi chậm những dòng nước mắt nước mũi trào ra cả mặt khi bà vừa ngưng ho, lo lắng : - Bác Sáu có đi xem bác sĩ chưa vậy? bác sĩ có nói bệnh bác ra sao không? … cháu thấy bác ho nhiều quá như thế, để lâu sợ trở bệnh nặng thêm. - Bác có đi xem rồi con, họ nói bệnh ho này khó chữa lắm, với lại …phổi bác có một vết nám…À mà bác nói con biết thôi nhé, đừng cho con Thương biết làm gì, nó lo mất công, con người chẳng ai qua được cửa tử! - Bác Sáu sao bi quan vậy, phải nói cho chị Thương biết để chị ấy lo chạy chữa cho bác; sống bên Canada chứ có phải bên Việt Nam đâu mà bác sợ tốn tiền hay không có bác sĩ giỏi… - Ờ… ờ để bác suy nghĩ lại rồi xem sao, nhưng con đừng nói cho nó biết nhe!... Nó mắc lo cho chồng và con gái nó, nó không có đủ thì giờ cho bác đâu! - Hồi đó con nghe bác nói sẽ đến nhà anh chị ấy ở, nuôi giữ con bé luôn mà? Vậy mà cũng đã bao năm trôi qua rồi…bác vẫn một mình... - Chắc không được nữa đâu con! - Sao vậy bác? - Bác không muốn làm gánh nặng cho nó! Con thấy bác phải đi làm, nhận đồ may mỗi đêm là hiểu rồi, mình nuôi con không sao, chứ nhờ con khó lắm!... Với lại nó cũng có nỗi khổ riêng của nó. Mình muốn cho con sung sướng hạnh phúc thì bây giờ còn phân bua gì nữa! Tôi nhìn bác Sáu thật ái ngại, bác chưa lớn tuổi lắm, nhưng da mặt sạm và nhăn, chứng tỏ bác chẳng bao giờ có thì giờ săn sóc bản thân mình, bệnh ho của bác dai dẳng từ khi mới qua đây cũng hai chục năm rồi mà chẳng bao giờ dứt, lúc đầu vì đi làm, sợ nghỉ sẽ không có lương nên bác cố chịu đựng, sau này thì bác có đi khám bệnh nhưng lúc đó phổi bác đã có vết nám nhỏ, từ từ lan ra nhanh mà chẳng ai để ý tới.
Mỗi lần hai vợ chồng chị Thương về thăm bác cùng với con bé cháu ngoại, tôi thấy anh chồng thả chị và cháu bé xuống xe vào nhà mẹ, anh hẹn chị đến giờ sẽ tới rước để cho chị tha hồ tâm sự với bà. Nhưng thật ra anh ấy muốn tránh vào nhà, vì có một lần anh đã lên tiếng chê nhà bà hôi mùi dầu ăn, mùi nhà cũ khó chịu, bị dị ứng, chỉ muốn đứng bên ngoài chờ vợ con ra. Để cho mẹ đừng lo, chị kể gia đình chị rất hạnh phúc, chồng rất chăm sóc yêu thương chị. Con bé Thi ngoan ngoãn, 8 tuổi hồn nhiên chạy quanh bà ngoại kể đủ thứ chuyện cho bà nghe. nó ôm cổ bà ngoại hỏi một cách ngây thơ : - Bà ơi, sao giường bà lại để xuống đất nằm vậy? Sao không kê cao như giường nhà cháu? Bà không sợ con kiến hay con bọ nào đó bò vào trong lúc mình ngủ sao? Chị Thương giải thích cho con nghe: - Con biết không! hồi mới tới định cư tại Montreal này, chính phủ cấp cho bà ngoại và mẹ căn ấp này, lúc đó vô nhà trống trơn không có gì cả, phải lót quần áo ngủ dưới đất, rồi qua hôm sau đi vòng quanh các building gần đây thấy họ dọn nhà vứt rất nhiều đồ tốt như tấm đệm này cùng với nhiều chén bát còn tốt mà những nhà khá giả không dùng nữa, họ để ngay đống rác trước nhà, mẹ và bà ngoại đã hì hục khiêng tấm đệm này về lau chùi cho hết mùi hôi của rác rồi trải tấm vải sạch lên nằm, thế mà đã hơn 20 năm rồi! - Sao bà không thay chiếc giường mới ngủ cho sướng? - Thôi, cái gì thay cũng được, nhưng chiếc giường này có mùi quen rồi… bà ngủ vậy cũng được con, mình chỉ cần một chỗ nhỏ thôi, nhắm mắt lại chả thấy gì nữa, cần gì xấu với đẹp! Chị kể lể với mẹ: - Căn nhà của tụi con ở rộng rãi, một mình con phải làm vệ sinh từ tầng trên xuống dưới mỗi vài ba ngày một lần, anh Chen rất sạch sẽ, kỹ tính, không muốn ai đến nhà chơi cả, mất công họ đem giầy dép vào dơ nhà, mình lại khó nói. Ngay cả ba mẹ ảnh muốn đến ở với chúng con cũng không được ảnh tán thành vì ảnh nói ba mẹ ảnh vô ở rồi sau này con cũng sẽ lấy cớ đó đem mẹ về nuôi! ảnh không muốn con bé sẽ bị ảnh hưởng của sự dậy dỗ cổ xưa của ông bà nội, ngoại; rồi vợ chồng con lỡ khi canh không lành cơm không ngọt thì ông bà lại tham dự vào khuyên răn… từ từ sẽ mất lòng nhau, chi bằng cứ ở xa, khi rảnh đến thăm nhau là được. Tôi thấy sự hy vọng sẽ rời khỏi cái ấp cũ kỹ này của bà Sáu đã tan biến, khuôn mặt đang tươi vui của bà bỗng chốc thất vọng, tối sầm lại, bà chỉ có một đứa con gái, tất cả đều đặt hy vọng vào nó, sướng khổ gì cũng vì nó. Chỉ một vài phút sau, tôi nghe bà trả lời thông cảm với chị Thương: - Ừ tính vậy cũng phải, mẹ ở đây một mình rộng rãi, tự do lắm, ăn uống không bao nhiêu nên cũng ít tốn kém, khách khứa đến may đồ hoài, quen rồi cũng vui… Nếu về đàng nhà con thì mẹ sẽ không có gì làm chắc buồn lắm! Thôi không sao… con cứ lấy trái cây trong tủ lạnh về cho cháu bé ăn… Con cũng không đi làm nữa, vậy cầm ít tiền mà mẹ đi làm và làm thêm ban đêm mà dùng nghe, mua đồ mới cho cháu đi học…. - Mẹ! mẹ cũng phải giữ mà dùng chứ, sao cho con nhiều thế? - Mẹ có cần mua bán gì đâu, mẹ đầy đủ hết rồi, đồ đạc mới cũng chẳng cần mua thêm, cho con tiền, mẹ sẽ làm ra tiền khác, có gì đâu mà lo. Còn con nào là tiền ăn, tiền điện nước, lo cho con bé đi học, mua sách vở mỗi năm cho con bé, dùng nhiều thứ lắm, chả lẽ cứ xòe tay xin tiền của chồng hoài, người ta khinh cho. Chị ôm lấy mẹ, nước mắt ngắn dài : - Con cám ơn mẹ đã hiểu cho con, mẹ đã không trách con không đón mẹ về ở chung mà còn cho con và cháu tiền bạc nữa, những đồng tiền này con biết mẹ làm lụng khổ sở, rất nhiều công sức, mẹ cho con cho cháu rồi sau này lỡ cần thì sao hả mẹ? - Ôi con không lo đâu, trời sanh trời dưỡng mà, về đi …yên tâm sống và nuôi con cho thành người là trả hiếu cho mẹ rồi. Bà xua tay làm dấu cho con gái và cháu ngoại mau mau ra cửa, để khi khép cửa lại sau lưng, tôi thấy bà còng lưng ôm lấy ngực ho xù xụ như bù lại mấy tiếng đồng hồ vừa qua bà đã cố nín! Thấy tôi ngồi yên nơi bàn, nghe hết chuyện, bà phân trần: - Hứa với bác con không được nói gì với con Thương nghe không, bác biết nó có nỗi khổ riêng của nó mà, chồng nó là người Hoa, không muốn vợ mình đi làm vì tính hay ghen bóng ghen gió, muốn nó ở nhà làm việc nội trợ, trông con. Những công việc không tên thì nhiều vô số, bác không muốn đến nó ở lại làm vợ chồng nó cắn đắng vì mình, chồng nó đã từ chối ba mẹ ruột của chính mình rồi, thì làm sao có thể chấp nhận người mẹ vợ này nữa chứ! Thôi kệ, mỗi người một kiếp con à… Tuy nói thế nhưng bà vẫn không thể nào xóa được nỗi buồn, sự tủi hờn cho hoàn cảnh cô đơn của mình. Bà lẳng lặng đi làm, trầm ngâm suy nghĩ, ít ăn, thi thoảng lại thấy bà gục đầu trên bàn máy tủi thân từng giọt nước mắt lã chã ướt cả cái mặt bàn; sự buồn khổ và chán nản về cuộc đời âm ỷ làm bà bị bệnh trầm cảm, tự giấu mình trong nhà, không muốn gặp ai, từ chối nhận đồ may, ngay cả với tôi mỗi lần đến thăm đem đồ ăn ngon cho bà. Tôi phải vào ngồi nói chuyện với bà rất nhiều để dụ bà cùng ăn cơm với tôi, tiếng ho của bà không còn trong trẻo như xưa mà ngày càng dầy đục, bà than mệt đau ngực và không muốn ăn cơm. Chị Thương vẫn sống một cuộc sống nhẹ nhàng bên chồng con chẳng hề hay biết mẹ mình đang mang bệnh phổi nặng và trầm cảm. *** Cho đến một hôm tôi đang ngủ, khoảng 2 giờ sáng, nghe tiếng ồn ào la ó chói tai vọng vào; bật dậy, thấy mấy chiếc xe cảnh sát và xe ambulance bật đèn xanh đỏ nhấp nháy ở tầng đất, dân chúng bu quanh, đang chưa hiểu chuyện gì xảy ra, đã thấy ở căn ấp đối diện, một cô cảnh sát đang dìu bà Sáu đầu tóc rối bời bước ra khỏi nhà. Tôi hốt hoảng, xỏ đại đôi giày chạy qua hỏi người cảnh sát: - Sao …cô lại bắt bà về đồn vậy? - Cô là ai? Có quan hệ gì với bà này? - Tôi xin lỗi, tôi là người hàng xóm thân nhất của bà, xin cô hãy cho tôi biết có chuyện gì được không? - Bà này có con cái hay người thân gì không?... Cô hãy theo tôi về nhà thương cái đã! Tôi theo xe cảnh sát đi như cái máy, lo lắng hỏi lại: - Về nhà thương? Tại sao? - Bà đã leo lên thành lan can, muốn tự vẫn! Tôi hốt hoảng, chưng hửng, dựng cả tóc gáy, chưa tin vào đôi tai mình, lắp bắp: - Bà Sáu…bà Sáu muốn nhảy lầu tự tử sao? - Phải rồi, may mà có người thấy gọi chúng tôi đến kịp thời…Tôi nghĩ bả bị bệnh, nên bây giờ tất cả chúng tôi muốn đưa bà vào bệnh viện rồi hạ hồi phân giải! Tôi theo vào ngồi phía sau xe ambulance cùng với bà Sáu, nhìn bà thật thảm hại, cái búi tóc thường ngày cuộn gọn ghẽ sau ót, nay rối bời thành một mảng, cặp mắt cụp xuống tránh tia nhìn mọi người, như một đứa con nít làm lỗi, sợ bị la mắng; một tràng ho như xé phổi vang lên, bà mệt lả quẹo đầu sang một bên, tôi gọi nhỏ: - Bác Sáu! Bác Sáu! Nghe cháu nói không? Bà ngẩng đầu lên nhìn tôi, cặp mắt ngây dại: - Tôi đang ở đâu vậy? - Con sẽ đưa bác vào bệnh viện… - Tôi không muốn sống nữa, tôi làm phiền con cái quá, nếu không có tôi thì cuộc đời nó sẽ nhẹ gánh hơn rồi, vì tôi mà con tôi cứ phải bận rộn... Tôi chỉ muốn chết thôi… Rồi bà hét lên bất thình lình: - Không! không! tôi không có bệnh gì hết, tôi không vào bệnh viện đâu!... Đừng nói gì cho con gái tôi biết nhé, tôi van lạy mọi người đừng nói gì cho con tôi biết cả, hãy để cho nó sống yên lành, đừng xáo trộn cuộc sống của nó! Tôi chịu được mà… Bà vồ lấy tôi, cong người dưới chân: - Con… hứa với bác, khi bác hấp hối, hãy để bác ra đi, đừng gọi bác sĩ, đừng gọi xe cứu thương, bác sống đã đủ rồi, bác không cần ai đưa mình sau quan tài đâu… Sống còn không muốn thấy mặt nhau thì khi chết cần gì thăm hỏi!... Hãy thiêu bác rồi rải tro ra ngoài biển để cho bác trở về với cát bụi nhe… Nói một lúc rồi mệt quá, bà xỉu trên vai tôi. Một bác sĩ tâm lý đã nói với tôi: - Có những người mẹ sống hết lòng vì con cái một cách thái quá, cả đời hy sinh nuôi con ăn học, dựng vợ gả chồng rồi lo lắng luôn cả hạnh phúc tương lai của chúng; lo sợ mình là gánh nặng, gây phiền phức cho con cái, ít tiếp xúc với bạn bè, nên lâm vào bệnh trầm cảm lúc nào không hay. Chỉ có một cách chữa trị duy nhất là người thân phải ở gần bà trong mọi sinh hoạt thường ngày thì mới giúp bà khỏi bệnh trầm cảm này; nhưng có vẻ đây là một đòi hỏi khó thực hiện!
Sau khi chẩn đoán, nhà thương đã giữ bà Sáu lại vì ngoài bệnh trầm cảm ra, bà còn bị ung thư phổi nặng nữa. Tôi bắt buộc không thể giấu chị Thương, và gọi chị vào để gặp bà. *** Bà Sáu cuộn mình ngồi im trong góc phòng của nhà thương, bà không muốn uống thuốc cũng chẳng muốn ăn hoặc nói chuyện, gặp ai bà cũng la hét đuổi thẳng tay: - Cút hết ra đi! Tôi không cần ai chăm sóc cả, tôi không có bệnh gì hết, hãy để tôi về nhà, tôi phải may áo vì đến ngày giao rồi… Bỗng nhiên, bà đứng dậy ném hết những đồ đạc xung quanh xuống đất; bà chỉ nhẹ nhàng và chẩy nước mắt khi gặp chị Thương vào thăm bà mà thôi. Chị Thương đã theo chồng từ 10 năm nay, chỉ về nhà thăm mẹ khi anh Chen cho phép, nay vì bà bệnh nặng, chị bỏ mọi công việc nhà đến chăm sóc cho mẹ ở bệnh viện từ sáng sớm đến tối mịt thì bị chồng nhiếc mắng, không vừa lòng mỗi khi về nhà trễ không có cơm sẵn. Cuộc sống gia đình trở nên nặng nề khó sống, cho đến một ngày chồng chị bỗng gằn giọng: - Một là chọn gia đình này, hai là chọn mẹ, nếu em cứ suốt ngày vào nhà thương chăm sóc bà, bỏ bê gia đình này thì hãy ký vào đơn ly dị đi! Chị tưởng anh nói chơi, nhưng không! khuôn mặt anh thật lạnh lùng, anh không hiểu lòng chị đang xáo trộn như thế nào sao! Vào hoàn cảnh khó khăn mới biết lòng người, anh là người chồng ích kỷ, chỉ muốn vợ phải hầu hạ mình, chứ không hề đếm xỉa đến gia đình cô ta có hoàn cảnh sống ra sao. Chị đau buồn không muốn to tiếng làm gì nữa vì đã quá hiểu con người của anh qua 10 năm chung sống; lẳng lặng ký vào đơn ly dị và dắt con gái ra khỏi nhà, đến thẳng nhà thương với mẹ. Chị ôm mẹ khóc: - Mẹ ơi, hãy tha lỗi cho con, hãy thứ lỗi cho đứa con gái ngu muội bất hiếu này, bây giờ con mới hiểu cuộc đời ra sao, chồng có thể lấy người khác, nhưng mẹ thì chỉ có một trên cõi đời này mà thôi! Tại sao con lại nhìn không ra để đến bây giờ mẹ ra nông nỗi này. Con thật bất hiếu! Xin lỗi mẹ! Từ hôm ấy, chị ở trong nhà thương giúp đỡ mẹ ăn uống, làm vệ sinh, dìu mẹ ra sân sau của bệnh viện ngắm cảnh, tắm nắng; hai mẹ con có dịp tâm sự thật nhiều chuyện. Dần dần bà bớt bệnh trầm cảm, nhưng bệnh ung phổi của bà ngày càng khó chữa. Bác sĩ nói bà không chữa trị từ cả 20 năm nay mà sống được đến bây giờ thì thật là một phép màu! Bà đau đớn mỗi lần ho, cả người quắp lại, khuôn mặt nhăn nhúm, nước mắt nước mũi ràn rụa làm chị cũng không thể nào chịu đựng nổi, ôm lấy bà như sẵn sàng gánh bớt sự dầy vò ấy. Bà thều thào nói với chị trong hơi thở: - Nếu cuộc sống này thật đẹp, có chất lượng thì sống lâu để hưởng đời, còn nếu khó khăn đau đớn quá, mẹ xin chọn cách ngừng lại đây! Nếu có sống thêm vài ba năm nữa cũng chỉ làm cho các con khổ sở lo lắng thêm cho mẹ, không những vậy, mẹ cũng hành hạ chính bản thân mình. Còn nếu mẹ dừng ở đây thì tất cả như được giải thoát thật nhẹ nhàng. - Không đâu, mẹ không hề làm phiền gì con cả, con tự nguyện đến chăm sóc và ở bên mẹ mà, nếu không có mẹ, con sẽ rất buồn, rất đau khổ… Mẹ còn trẻ, họ sẽ làm hóa trị cho mẹ, mẹ sẽ khỏi… Mẹ đừng bỏ chúng con! - Mẹ biết… mẹ sống không lâu nữa, sống đau đớn chịu đựng dằn vặt như thế thì làm sao vui? Hãy hiểu cho mẹ, cho mẹ xin lỗi con và cháu Thi, hãy để mẹ ngưng không chữa trị ung thư phổi nữa nhé… Mẹ xin con! Mẹ cầu xin con… Chưa nói hết bà đã gục đầu ho, cơn đau xé lồng ngực làm bà ngất xỉu, chị Thương phải gọi bác sĩ chích “morphine” cho bà bớt đau. Để bà nằm trong phòng bệnh, chị ra ngoài cửa gục đầu vào lan can một mình nức nở khóc cho vơi nỗi niềm, thương cho cuộc đời không may của mẹ con mình, buồn cho đời vô thường quá! Chị mong sẽ nối nghiệp mẹ, sẽ nuôi con khôn lớn như mẹ đã từng hy sinh vì hạnh phúc của chị, chị sẽ có những người bạn tốt để tâm sự, giúp đỡ, cổ vũ nhau vươn lên, chị sẽ để con gái sống cuộc đời của nó, sẽ là người bạn thân, nhưng không mong về ở chung với con khi nó lập gia đình, chị muốn có một cuộc sống độc lập của riêng mình. Càng sống chị càng thấy cuộc đời này như đã được sắp đặt trước, sống chết chỉ cách nhau một ranh giới mỏng manh, có ai bảo chết là hết? Chị sẽ phải chấp nhận sự quyết định của mẹ, để mẹ được giải thoát, ra đi trong thanh thản, an lành! Sống chết cận
kề trong phút giây Sỏi Ngọc |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 25/Oct/2024 lúc 3:50pm |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 31/Oct/2024 lúc 2:45pm |
Ba ơi, trời gió…Ông Hậu mở closet gần cửa ra vào lấy chiếc áo khoác vắt ra ghế sofa gần đó rồi lấy đôi giày của mình trên kệ giày dép đi vào. Ông vừa “thông báo” với Quỳnh con dâu là ông muốn đi dạo ngoài công viên, con dâu đứng trong bếp dặn dò: – Ba đi chừng 1 tiếng về nhà ăn cơm là vừa, chiều nay chồng con đi làm về anh còn ghé tiệm thuốc tây lấy thuốc cho ba. – Ba biết rồi … Sau khi đội chiếc mũ beret đen lên đầu, ông Hậu bước ra ngoài, thấy lòng thoải mái hẳn ra, ở trong nhà này toàn là “luật lệ”, ăn cơm đúng giờ, đi ngủ đúng giấc, con dâu “kiểm tra” ông từng tí một “ủa hôm nay sao ba tắm trễ, tắm vào buổi tối dễ bị cảm lạnh đó ba.” Con trai cũng “để ý” ông từng tình huống: -“ Tối qua ba thức khuya quá, 12 giờ đêm con dậy đi tiểu thấy phòng ba còn sáng đèn. Ba nên ngủ sớm dậy sớm tốt cho sức khỏe”. Ông có niềm vui với computer lúc đọc báo xem tin tức, xem you tube mọi đề tài, lúc nghe nhạc, lúc vào group trò chuyện với bạn bè gần xa, ngồi với computer cả ngày cũng chưa chán. Thế mà con cũng … phê phán. Có lần ông vào bếp định lấy thứ gì thì con dâu … phát hiện ngay, nó thể hiện chủ quyền: – Ba cần gì con lấy cho. Ông khó chịu: – Chẳng lẽ ba muốn lấy đôi đũa cái chén cũng phải kêu con … – Con sợ ba chưa quen nhà, không biết chỗ nên con lấy giúp ba cho mau lẹ. Lúc vợ còn sống ông đã thoải mái biết bao, dù hai vợ chồng chỉ sống trong căn phòng Apartment nhỏ, không nhà to nhà đẹp như của con trai. Ông muốn ăn ngủ, muốn làm gì trong nhà là quyền của ông. Khi bà lâm bệnh nặng trước khi qua đời bà đã khuyên ông nên về ở với gia đình Dũng đứa con trai duy nhất của hai ông bà cho thuận tiện và đỡ tốn kém. Ông thì vụng về, xưa nay toàn bà hầu hạ cơm nước, việc nhà ông không hề biết tới, bà lo ông sống một mình sẽ… khổ, sẽ đơn độc buồn chán, nhất là ông ở xa nhà con cả tiếng đồng hồ lái xe, nếu chẳng may ông có chuyện gì thì con cái không biết được. Thế là sau khi vợ mất ông đã về ở với gia đình con trai được mấy tháng nay. Ông Hậu thong thả đi bộ tới công viên chỉ cách nhà chừng nửa mile, công viên đẹp với cỏ xanh, cây xanh, có hồ nước trong xanh nhởn nhơ đàn ngỗng bơi lội dưới hàng cây tỏa bóng mát mùa hè. Ông Hậu rút chiếc iPhone trong túi quần ra và bấm gọi cho ông Thuận một người bạn tốt tính hay đùa vui mà ông rất mến và chơi thân từ hồi trung học ở Việt Nam tới giờ, cả hai cùng đầu bạc, cùng tuổi 75. Một công đôi việc ông Hậu vừa đi bộ thể dục vừa tha hồ tâm sự với bạn già mà không ngại con cái nghe thấy. Như mấy lần trước ông Hậu lại thở than bị tù túng, bị mất quyền tự chủ khi ở với con. Ông Thuận từ đầu dây bên kia lại an ủi và khuyên: – Tôi nhận thấy vợ chồng thằng Dũng có chỉ huy gì ông đâu, có nặng nhẹ gì ông đâu. Chắc tại ông chưa quen khi sống với con và mặc cảm tự ái khi phải sống trong nhà con, phải nương tựa con lỡ khi trái gió trở trời. Bạn ơi, khi ta sống riêng thì quyền ta, ta làm chủ, nhưng sống với con cháu thì ta hãy theo nếp sống nhà nó cho đề huề vui vẻ nhé. Rồi ông Thuận cười ha hả tiếp: – Tôi đây, mất tự do từ khi thanh xuân mới cưới vợ về cho đến giờ vẫn chịu đựng được nè. Thấy mấy ông già Việt kiều độc thân tung tăng phơi phới về Việt Nam lấy vợ trẻ mà … ham. Ông Thuận chưa nói hết ý bỗng tiếng phụ nữ réo ầm lên vọng cả vào phôn: – Ông Thuận đâu rồi, cơm nước tôi dọn ra không ăn đi cho nóng sốt, cả ngày hết ôm cái computer lại ôm cái điện thoại. Ông Thuận vội vàng xuống giọng nói nhỏ với ông Hậu: – May quá chắc vợ không nghe thấy tôi vừa nói gì. Mình nói đùa cho sướng miệng chứ vợ nhà vẫn là nhất, dù mụ vợ tôi càng già càng khó tính, dữ như chằn. Tôi bị vợ ‘quản lý’ mấy chục năm nay, ông mới về ở với con cái mấy tháng mà đã than mất tự do. Thôi, tôi cúp máy ăn cơm kẻo vợ cằn nhằn điếc cả tai. Ông Hậu cất phôn vào túi và đi bộ vòng vòng quanh bờ hồ. Nãy giờ mải nói chuyện ông Hậu không để ý, bây giờ mới cảm thấy lạnh lạnh cả người, xem ti vi thời tiết hôm nay nhiều gió và lạnh vào buổi chiều, lúc nãy chuẩn bị đi ông đã cẩn thận lấy ngay cái áo khoác bằng da để ra ghế sofa cho khỏi quên thế mà… lại quên, đúng là tuổi già nhớ trước quên sau. Ông Hậu bực với chính mình và tiếc rẻ giá mà mang theo áo ấm thì ông sẽ đi bộ thoải mái tận hưởng một buổi chiều đẹp dù trời nhiều gió. Gió thổi mạnh, cây cành vi vu theo chiều gió còn ông thì càng lúc càng lạnh, ông không chắc là có thể đi dạo tiếp trong công viên và đi bộ nửa mile về nhà. Đang lúc này thì ông nghe tiếng gọi vọng đến: – Ba ơi… Ông ngạc nhiên quay ra thấy con trai đã đậu xe bên lề đường và đang chạy đến, chẳng lẽ nó lại “chỉ huy” ông cái gì đây, chưa đến giờ ông phải về ăn cơm mà. Dũng đến gần, trên tay cầm theo chiếc áo khoác mà ông đã để quên trên ghế sofa: – Ba ơi, trời gió…. Ông Hậu khựng người lại ngạc nhiên, Dũng tiếp: – Trời gió lạnh. Con đi làm về mở cửa thấy cái áo của ba ở ghế, biết ba đi dạo quên mang theo áo ấm nên con mang ra ngay cho ba. Ông Hậu mặc chiếc áo khoác vào người, thấy ấm hẳn lên, cảm động nhìn con trai: – Ừ, ba đang lạnh, may quá con đã giúp ba. – Ba có muốn lên xe về với con bây giờ không? – Đáng lẽ ba còn đi nửa tiếng nữa cho khỏe, nhưng thôi sẵn đây ba về với con luôn. Lần đầu tiên ông Hậu không cảm thấy bị con “chỉ huy” khi ông nghe theo lời nó. Về tới nhà, thằng cu Tí 5 tuổi chạy ra đón cha và ông nội, cu Tí hỏi: – Ông nội đi ra park phải không? Ông Hậu gật đầu thế là thằng bé phụng phịu: – Sao ông nội không rủ cháu đi, cháu muốn ra bờ hồ chơi với mấy con ngỗng trong hồ … Ông Hậu đã vài lần dắt cháu ra công viên, ông thì tản bộ, thằng cháu thì vui thích chạy tứ tung với những trò chơi của nó. Ông Hậu dỗ dành cháu: – Hôm nay trời gió lạnh lắm. Mai ông cháu mình sẽ ra công viên. Được lời hứa của ông nội cu Tí cười hài lòng. Nhìn nét mặt vui của cháu lòng ông Hậu vui theo, chiếc áo khoác chiều nay ông có thể quên nhưng nhất định chiều mai ông sẽ không quên lời hứa với cháu. Con dâu đang sửa soạn dọn cơm ra bàn, Quỳnh khoe với ba chồng: – Anh Dũng nói con làm món cá thu kho thơm cho ba. Anh nói ngày xưa má hay nấu món này. Thì ra con quan tâm đến ông nhiều mà ông không nhận ra, có lẽ chỉ vì mặc cảm ở nhờ nhà nó sống nương tựa vào nó như ông Thuận đã nhận xét. Ông may mắn có đứa con trai hiếu thảo và con dâu hiểu biết, yêu chồng và nể nang cha chồng. Ông Hậu dịu dàng đáp: – Trời lạnh ăn cá thu kho thơm ngon đấy. Ba không ngờ Dũng nhớ sở thích này của ba. Con dâu nhớ ra: – Ba, anh Dũng đã lấy thuốc refill về cho ba, lát ba nhớ uống thuốc. Con dâu nhắc nhở ông uống thuốc chứ nó “chỉ huy” ông đâu. Ông Hậu trả lời như một đứa học trò ngoan: – Ba nhớ rồi. Cám ơn con. Ông đã cảm nhận ra tình cảm yêu thương của con trai con dâu và cả thằng cháu nội bé bỏng Cu Tí nữa, nó luôn quấn quýt bên ông. Ông biết mình có lỗi, từ lúc về đây ở ông luôn bất bình với con, luôn nhận xét từng hành động lời nói của con dâu và con trai một cách ác cảm. Ông Hậu thấy mình may mắn khi ông còn sức khỏe, được sống gần con cháu, nghĩ đến ông Thuận tuy than thở vợ dữ như bà chằn nhưng ông Thuận cũng may mắn còn vợ còn chồng lo lắng cho nhau trong khi nhiều người già bệnh hoạn ốm đau nằm một chỗ hay phải sống lẻ loi quạnh quẽ không có một tình thân bên cạnh. Chiều mai dắt cháu nội ra công viên chơi ông Hậu sẽ gọi phôn cho ông Thuận kể lại tâm tình này. -oOo- Buổi tối ông Hậu vào xem computer, ông sẽ nghe lời con trai không thức quá khuya nữa. Con lo cho sức khỏe ông chứ nó có “chỉ huy” ông tí nào đâu. NTTD (April 26, 2024) Nguyễn Thị Thanh Dương. Đưa Cha đi dạo bằng xe lăn Đưa ba đi dạo bằng xe lăn Ba ngồi im như đứa trẻ ngoan Đi quanh khu phố mình đã ở Ba có nhận ra hình ảnh quen? Căn nhà cũ ba mua từ lâu Gia đình mình đông đủ có nhau Cả một quãng đời ba sớm tối Bao lần ba đi về nơi đây. Chẳng ngại việc khó hay đường xa Ca một ba dậy sớm tinh mơ Con vẫn còn trùm chăn ngái ngủ Ba đã ra ngoài đường phố kia . Công việc cần ba làm ca hai Bữa cơm chiều bỏ hộp mang theo Chưa kịp dạy con bài toán khó Khuya ba về con đã ngủ say. Thời gian nào để ba mộng mơ Thứ bảy có khi làm thêm giờ Đối diện cuộc đời ba thực tế Chăm chỉ đi làm dù ca ba. Ba đi làm suốt cả bốn mùa Khi trời khô nắng của xuân-hè Khi trời ẩm ướt thu- đông lạnh Đời vẫn vui có một mái nhà. Bao mùa đã theo ba đi làm Mùa vẫn trẻ nhưng ba già thêm Cùng gia đình những ngày lễ nghỉ Hay đi chơi xa vacation. Các con của ba đã lớn lên Đứa còn ở chung, đứa ra riêng Ba đã nghỉ hưu và ốm bệnh Đôi chân bây giờ là xe lăn. Tuổi thơ con no ấm, yêu thương Có mồ hôi cha trong đời thường Người cha mà con từng nương tựa Hôm nay ba là đứa trẻ con. Đẩy xe lăn đưa ba dạo chơi Con mong có phút giây ba vui Đôi chân vất vả này dừng bước Khi đã đi gần hết cuộc đời. NTTD Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 31/Oct/2024 lúc 2:51pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 02/Nov/2024 lúc 9:27am |
Vợ Không Phải Người ThânÔng bố giám đốc nhắn con trai trước ngày cưới: "Vợ không phải
người thân. Con có thể la bố mẹ, nhưng với vợ thì không vì đây là mối quan hệ
được xây dựng trên tình yêu không cùng huyết thống", người cha nói. Bức thư được giám đốc một công ty niêm yết gửi cho con trai vào đám cưới, sau đó đã được đăng tải trên rất nhiều các trang báo mạng. “Con trai! Ngày mai là đám cưới của con và bố phải nói vài lời. Bắt đầu từ ngày mai chúng ta có thể là hai gia đình. Mẹ con và bố không cần sự chăm sóc của con. Điều quan trọng nhất trong cuộc đời con là chăm sóc cô gái con sẽ cưới ngày mai. Bố chưa hẳn đã đủ hiểu hết cuộc đời này nhưng cũng có một số thành tựu nhỏ. Bố phải nói rằng, sự hiện diện của mẹ con đã tạo ra một bước nhảy vọt trong cuộc đời bố. Nhân cơ hội này bố ghi vài dòng chia sẻ với con về hôn nhân từ hai người đàn ông với nhau, hy vọng con tránh phải đi đường vòng. Một cuộc hôn nhân tốt là gì? Một số người nói khi hai người kết hôn, họ trở thành những người thân, nhưng bố muốn nói với con rằng cho dù con kết hôn bao nhiêu năm, con cũng phải nhớ: Cha mẹ và con cái là người thân, còn vợ chồng là người yêu. Hôn nhân phải dựa trên tình yêu. Vợ con không phải người thân của con. Con có thể hờn trách, la lối bố và mẹ, bởi bố mẹ là người sinh ra con, dù sao con vẫn là con trai chúng ta, mối quan hệ này không thể chối bỏ. Nhưng vợ con thì không, quan hệ với cô ấy là hai bên cùng có lợi, nếu con phạm lỗi, cô ấy sẽ rời con bất cứ lúc nào. Đạo diễn Lý An mà con thích nhất từng trả lời phỏng vấn khiến bố rất tâm đắc. Khi được hỏi "Giai đoạn này, điều khiến anh cảm thấy hạnh phúc nhất là gì?", Lý An trả lời: "Vợ có thể cười với mình là tôi thấy nhẹ nhõm, hạnh phúc. Tôi làm chồng người ta, làm bố con người ta, không có nghĩa là hiển nhiên tôi có được sự tôn trọng và kính trọng của họ. Hàng ngày bạn vẫn cần phải cố gắng giành được sự tôn kính của họ. Đây chính là lý do khiến tôi không buông lơi". Bố tin con nhất định cũng giành được sự tôn trọng từ vợ mình. Nói nhỏ với con nhé, thực ra kết hôn rất phiền phức, hôn nhân cũng không đẹp đẽ như chúng ta tưởng tượng. Một người từng nói: "Ý nghĩa của hôn nhân là gì? Không phải là thứ khiến bạn vui vẻ mỗi ngày, cũng không phải là thứ khiến bạn luôn có thể cảm nhận được. Nhiều lúc, thậm chí hôn nhân còn là điều ngược lại. Nó trói chặt chân tay, buộc cùng cả đống chuyện nhỏ nhặt, không liên quan khiến bạn mệt mỏi, nghi ngờ". Thực ra giá trị đích thực của hôn nhân thể hiện ở mặt ngầm. Khi con buồn phiền, có một người ở bên nghe con giãi bày, khi con trống trải có một ánh mắt khiến con cảm thấy muốn thay đổi thứ gì đó, còn khi con thất bại, có một cánh cửa luôn mở rộng đón con. Người trong đó không những không hề trách con, thậm chí còn chăm sóc vết thương cho con, buồn vì nỗi buồn của con. Bố mẹ cũng có thể làm được như vậy nhưng tiếc là sẽ không hiểu được con sâu sắc và cũng không thể ở bên con lâu đến thế. Rồi sẽ có một ngày bố mẹ đều phải rời xa con. Bên con sẽ chỉ còn vợ, gia đình nhỏ mà con xây dựng. Đây chính là lý do tại sao phải kết hôn, tại sao phải hết lòng duy trì và bồi đắp cuộc hôn nhân. Đây cũng là điều bố muốn nói với con: Tốt với vợ là việc quan trọng nhất trong cuộc đời của một người đàn ông. Những năm con còn nhỏ, bố trong thời kỳ lập nghiệp bận rộn, thế nên mọi việc trong nhà, nuôi dạy con, chăm lo ông bà nội, thăm hỏi người thân, bạn bè... đều do mẹ con lo liệu. Hồi đầu bố nghĩ đây là lẽ dĩ nhiên và làm việc nhà chẳng có gì khó. Cho đến một lần bà ngoại bị ốm và mẹ con đi chăm bà. Mỗi ngày tan làm bố phải vội về nấu nướng cho con, rồi dọn dẹp và trông con học. Lúc đó con ở cái tuổi nghịch ngợm, chỉ ham chơi, mỗi ngày trông con học bố thấy ức chế. Hai tuần đó, bố vô cùng mệt mỏi. Quần áo bẩn chất thành đống trong nhà. Đâu đâu trong nhà cũng bám bụi. Mấy lần bố mệt quá không dậy được nên con phải đi học muộn. Từ sau lần đó, bố mới biết được mẹ con vất vả thế nào. Tiểu thuyết gia Lý Bích Hoa từng nói: "Phải yêu nhường nào mới có thể sẵn lòng đứng trong bếp rửa cả đống bát đĩa đó". Vấn đề ở đây không phải là thực sự đã làm được gì mà là "động lực" để làm. Một người phụ nữ kết hôn rồi thì tâm tư của cô ấy đều dành cả cho gia đình. Thế nên sau này tan làm, con hãy hỏi xem vợ con có cần giúp gì không và san sẻ việc nhà cùng cô ấy. Yêu nhau và lấy nhau, cần phải hiểu những khó khăn của nhau, đánh giá cao đóng góp của nhau cho cuộc hôn nhân. Đàn ông tốt với vợ mới có thể thành công. Gia đình chúng ta từng có một lần bị khủng hoảng. Khi đó bố nghỉ việc công chức chuyển sang làm kinh doanh nhưng lại không có kinh nghiệm gì nên bị l.ừa, không những m.ất tiền, còn n.ợ nhiều. Chúng ta phải chuyển đến một căn hộ nhỏ, điều kiện sống kém xa trước, nhiều lúc nơm nớp chủ nợ đến đòi tiền. Người thân và bạn bè đều dần dần xa lánh chúng ta. Thời gian đó bố tuyệt vọng. Bố nói với mẹ con nên l.y h.ôn, như vậy ít nhất mẹ và con sẽ không bị liên lụy. Nhưng bà ấy nói, "chúng ta là người một nhà, sao có thể xa rời nhau được?" Sau đó, mẹ con đã tìm đến những người nợ tiền chúng ta trước đây đòi trả. Nhiều người đóng sầm cửa lại, bố khuyên mẹ từ bỏ đi, nhưng bà ấy vẫn quyết tâm. Cuối cùng mẹ con thật sự đã gom được một khoản tiền, rồi sau cùng nhà chúng ta gây dựng lại. Thế nên bố luôn nói với con, ở nhà chúng ta, mẹ con to nhất, bố con ta nợ mẹ quá nhiều. Khi một người đàn ông gặp thất bại, người có thể ở bên con, giúp đỡ con, vực con dậy chính là vợ của con. Bố từng đọc một nghiên cứu liên quan đến quan hệ giữa gia đình và sự nghiệp của người đàn ông. Thông qua phân tích những người thành đạt xung quanh và số đông quần chúng, họ rút ra được kết luận như sau: Người đàn ông yêu vợ càng dễ dàng thành công trong sự nghiệp Bố cũng hy vọng con là người cha tốt Có một điều bố phải nói, thực sự người cha có ảnh hưởng đến con cái nhiều hơn mẹ. Bố không muốn con trở thành một người cha, điều bố mong là con trở thành hình mẫu cho các con của mình. Trong quá trình con trưởng thành, dù bố hay đi công tác, ít ăn cơm nhà, bố vẫn gọi điện mỗi ngày về hỏi tình hình của con. Vì có con, bố không sa đà nhậu nhẹt, không h.út th.uốc và hình thành thói quen đọc sách. Bởi vì bố mong con có một cơ thể khoẻ mạnh và lớn lên bình thường, vì bố biết chẳng thể muốn con đọc sách khi bố ôm điện thoại trên sofa. Muốn một đứa con ngay thẳng và tử tế trong tương lai thì chính người cha phải ở được vị trí ấy... Hôm nay bố nói hơi nhiều. Mẹ con đang nhờ bố giúp rửa rau, bố không luyên thuyên nữa. Chúc con có được người vợ xinh đẹp, lương thiện, ý chí như mẹ con! (câu này là mẹ con bắt bố nói).
Bố mãi yêu con.” st. |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 06/Nov/2024 lúc 11:09am |
Nghề Tay Ngang – Nghiệp Hốt RácLTS: Người tị nạn Việt khi đặt chân tới đất nước nổi tiếng là nhiều cơ hội này, bất kể kinh nghiệm trước đó, đã phải làm đủ các thứ nghề để sinh sống. Có người còn làm tới mấy nghề khác nhau một lúc, vì nhu cầu một phần nhưng cũng vì việc sẵn đấy, muốn là xin được, không phải như tại nhiều nước khác, kiếm được một việc làm là điều may mắn. Nhưng có lẽ không ai hay ít có người làm nghề mà tác giả Đào Nguyên Hà sẽ kể với độc giả trong bài viết dưới đây. Chính tác giả ban đầu cũng không ngờ là mình đã sinh sống bằng nghề này sau khi đã thử qua các nghề khác, như mở tiệm bakery sau khi đi học làm bánh, rồi họa viên công chánh, chưa kể nghề thường xuyên là… nội trợ và nuôi một bầy con nhỏ ba đứa. Trong số báo này, chúng tôi hân hạnh giới thiệu bài viết về cái nghề khá độc
đáo của chị Đào Nguyên Hà, một thân hữu của Tôi Yêu Tiếng Nước Tôi. Chị về hưu
đã mấy năm nay, hiện sống ở tiểu bang Washington và dành thì giờ đi du lịch các
nơi. Một nơi chị và phu quân, anh Hà Quốc Bảo, không năm nào mà không về thăm
vào mỗi cuối năm là Sài Gòn, để sum họp với “các con”— những người con này là
các sinh viên hiếu học mà anh chị đã tài trợ từ nhiều năm qua, hiện còn đang
theo học y khoa hay đã ra trường và đang hành nghề bác sĩ. (TYTNT) —————– Hồi nhỏ, tôi sống bình dị ở phố núi hiền
hoà Đà Lạt. Giấc mơ của cô gái nhỏ cũng đơn sơ như vùng đất mình ở vậy. Tôi mơ
lớn lên làm cô giáo, mơ gặp được người mình thương và thương lại mình, mơ làm đủ
tiền để gửi con đi học ngoại quốc để khi nó ra trường thì mình có dịp đi ngoại
quốc dự lễ tốt nghiệp của con rồi du lịch cho biết đó biết đây. Rồi những mơ mộng dần dần thay đổi theo năm tháng. Từ nghề cô giáo thành nghề
thầy thuốc, rồi có lúc tôi lại chỉ muốn làm nội trợ. Người thương minh thì có gặp
đôi lần mà người mình thương lại thì chưa thấy… Nhưng kệ, tôi cứ mơ để có động
lực thúc đẩy mà nổi trôi với cuộc đời.
Rồi cuộc đổi đời năm 1975 đem lại những điều tôi chẳng thể ngờ tới. Nay đã qua
tuổi 70, ngồi duyệt lại những thăng trầm trong cuộc đời, tôi mới hiểu có mơ ước
thế nào thì cũng không qua khỏi số. Có bao giờ tôi tưởng tượng nổi là tôi đã vật
lộn với một đống rác khổng lồ trong gần 40 năm trên đất Mỹ. Tôi đã dọn rồi hốt,
hốt xong đem cất, rồi lại dọn, lại hốt, lại cất… Cứ vậy mà 40 năm chạy qua cái
vù.
Bây giờ tôi sẽ kể về xuất xứ của đống rác và tại sao tôi lại có cái nghiệp dính
vào nó nhé.
Khoảng năm 1940 khi thế chiến thứ hai bắt đầu, chính phủ Mỹ ráo riết muốn sản
xuất ra vũ khí nguyên tử trước nước Đức, nên mới có dự án Manhattan. Dự án này
là tìm phương pháp tách plutonium là nhiên liệu làm vũ khí nguyên tử từ
uranium, đồng thời thiết kế và xây cơ sở để sản xuất nhiên liệu này.
Để hoàn thành, dự án đã quy tụ khoảng 130,000 người kể cả khoa học gia, kỹ thuật
gia, nhân viên bàn giấy và thợ thuyền. Kinh phí khoảng 2 tỉ đồng Mỹ kim hồi đó,
tương đương với 24 tỉ đồng ngày nay. Dự án nghiên cứu, thiết kế nguyên thủy từ
Chicago, nhưng xây cất nhà máy sản xuất chính là tại khu Hanford ngoại ô thành
phố Richland, tiểu bang Washington.
Vì dự án lúc bấy giờ được xếp vào loại bí mật quốc phòng, nên địa điểm xây nhà
máy cũng được chọn lựa kỹ càng, để giữ sự biệt lập và không gian phải đủ điều
kiện để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của dự án về phương diện kỹ thuật. Hanford là
vùng đất khoảng 1,000 dặm vuông, nằm cạnh dòng sông Columbia, là một địa điểm
lý tưởng cho việc xây dựng lò nguyên tử. Thứ nhất là cô lập, cách xa khu đông
dân cư, thứ hai là gần nguồn nước để làm nguội nhà máy điện. Khi quyết định được
chấp thuận thì trong vòng một tháng, khoảng 1,500 cư dân đã được bí mật di tản
ra khỏi vùng đất này, với khoản tiền bồi thường rất nhỏ.
Khu sản xuất này dự trù được hoàn thành
trong vòng 30 tháng, gồm một lò điện nguyên tử và khoảng 530 cơ sở lớn nhỏ.
Công trình lúc đầu tuyển mộ khoảng 16,000 nhân viên, bao gồm chuyên viên kỹ thuật,
thợ thuyền, nhân viên y tế và bếp núc. Nhân viên ở đây có đời sống và sinh hoạt như trong trại lính. Được chu cấp chỗ
ăn, và ngủ trong những barracks lớn. Đồng thời chuyện giao tiếp cá nhân cũng bị
hạn chế gắt gao bởi nhiều quy luật được đặt ra để bảo vệ tuyệt đối sự bí mật của
dự án. Năm 1943 công trình xây cất bắt đầu, và hơn một năm sau lò nguyên tử kích động
Uranium thành plutonium-235, plutonium-239 được hoàn thành (B-Reactor) với tầm
thước lớn nhất thế giới lúc bấy giờ, cùng với một số nhà máy chế biến, dùng chất
hóa học để tách plutonium ra khỏi uranium được tạo ra từ lò nguyên tử.
Năm 1945, Hanford sản xuất mẻ plutonium đầu tiên, và được dùng để chế quả bom
nguyên tử thả xuống Hiroshima và Narasaki ở Nhật vào tháng 8 cùng năm. Hai
quả bom này đã làm Nhật nhanh chóng đầu hàng, chấm dứt thế chiến thứ Hai.
Sau đó, với sự căng thẳng giữa Mỹ và Nga, thế giới chiến tranh lạnh được thành
hình, và dự án Mahattan đã bành trướng để tiếp tục sản xuất nguyên liệu cho cuộc
chạy đua vũ khí nguyên tử, kết quả là với một lò nguyên tử đầu tiên năm 1944, đến
năm 1953 đã có 9 lò nguyên tử tại Hanford.
Từ khi bắt đầu xây cất đến khi hoàn thành, chính phủ Hoa Kỳ đã mướn khoảng
51,000 nhân công. Vì dự án quá lớn và cần bảo mật quốc phòng, nên nhân công làm
việc ở khu Hanford bị cô lập tối đa, và họ chỉ biết hoàn thành công việc của
mình, trong phạm vi nhỏ hẹp. Sự tiếp xúc với nhân viên khác và công việc lân cận
bị giới hạn triệt để, nên không ai biết tổng thể dự án, và cũng không biết mình
đang xây một công trình của khu chế xuất nhiên liệu cho vũ khí hạt nhân.
Công việc sản xuất plutonium đã để lại một đống rác khổng lồ vừa thể lỏng, vừa
thể rắn, và tất cả đã bị phóng xạ hoá, rất nguy hiểm cho người tiếp xúc. Cả môi
trường chung quanh từ đất đai, mạch nước và không khí cũng bị ô nhiễm. Việc giải
quyết đống rác này rất phức tạp và tốn kém rất nhiều, vì loại rác này vẫn âm ỉ
phóng xạ cả trăm năm hay cả ngàn năm, không ai biết được.
Đến năm 1973 toàn khu chế xuất đóng cửa hoàn toàn và Bộ Năng Lượng (Department
of Energy) chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc giải quyết đống rác này. Bộ Năng
Lượng ký hiệp ước sẽ dọn dẹp, cất giữ và trả lại cho tiểu bang cùng người da đỏ
mảnh đất lành mạnh như trước.
“Rác” dạng lỏng là hoá chất thải ra trong quá trình tách plutonium-235 ra khỏi
uranium, và dạng rắn là dụng cụ, thùng chứa, hầm chứa, ống kim loại chuyển rác
lỏng, xác các lò nguyên tử, tàu ngầm và vùng đất đã nhiễm phóng xạ Lan man giới thiệu lịch sử của đống rác, mà
số mệnh của tôi đã đưa đẩy tôi gắn chặt vào hơn 35 năm. Chắc tử vi trong cung
quan lộc phán là lớn lên làm “nghề hốt rác” nên chạy đi đâu cũng không khỏi số.
Định mệnh đã an bài, đành nhắm mắt đưa chân với hy vọng ông trời dành cho chút
đỉnh ân sủng mà thôi. Đặt chân đến xứ Mỹ vào tháng 3 năm 1979 tại Fremont, California, trong vòng hai
tuần, thì nhà tôi được phỏng vấn, và đi làm ở thành phố Richland, tiểu bang
Washington. Mẹ con chúng tôi vẫn còn nấn ná ở lại Cali với nhà bảo trợ đến
tháng Năm, vì phải đợi nhà tôi có lương, mới đi tìm thuê chỗ ở được. Hai tháng ở
lại Cali tiếp xúc với hội viên của nhà thờ bảo trợ, với những người thân, và những
người bạn mới, tôi bịn rịn không muốn ra khỏi Cali, không muốn rời xa môi trường
mà tôi thấy bắt đầu được thoải mái sau bao biến cố từ thay đổi chế độ, đến lăn
lộn kiếm sống, và cuộc hành trình vượt biển gian khổ.
Mẹ con tôi đến Richland vào cuối Đông, cây cỏ hoàn toàn xám, cây không lá, cỏ
úa vàng, không bóng dáng của một nụ hoa, lòng tôi hơi chùng lại, nhưng phải tự
an ủi rằng, số trời đã định ơn trên đã run rủi cho đến được chốn bình yên, là
quý rồi.
Lòng tự nhủ, mình phải làm lại cuộc đời, nhưng không biết khởi sự từ đâu, tiền
bạc không có, nghề ngỗng thì từ ngày tốt nghiệp chẳng đụng đến kiến thức học được
để tìm kế mưu sinh. Vốn liếng Anh ngữ là sinh ngữ thứ hai ở trung học, và hai
năm học hội Việt Mỹ cứ tưởng có chút đỉnh dằn túi, nhưng thực tế thật phũ phàng
ngay từ lúc đặt chân đến bờ tự do. Tiếp xúc với nhà bảo trợ, hội viên nhà thờ,
đi chợ búa hoàn toàn không hiểu và không nghe được một chút gì, lúc ấy tôi thật
hụt hẫng, hoảng hốt và mất tự tin.
Ngày xưa đi học thì ráng học cho giỏi, để cô thầy yêu quý để ý tới, ngày nay
không còn lựa chọn, phải ráng học để kiếm miếng cơm cho gia đình, và tìm một chỗ
đứng trong môi trường mới. Học nghe, học nói, học gói, học mở, học chữ, học lái
xe, học cắt tóc, học nấu ăn, học cái hay lẫn cái dở của người bên cạnh. Gặp gì
học nấy, học tuốt luốt, ai dè cũng được việc, khả năng sinh tồn của con người
thật kỳ diệu.
Công việc đầu tiên của tôi trên đất Mỹ là làm họa viên cho một công ty xây cất
nhà máy điện nguyên tử (lò xả rác). Xin được việc cũng nhờ ông chồng làm
việc cũng khá uy tín nên giới thiệu là họ nhận ngay. Resume thì cũng vẽ vời tí
ti, dựa hơi làm việc tại văn phòng thiết kế và xây cất ở Việt Nam, nhờ đó quen
thuộc với công việc vẽ vời và tính toán bê tông cốt sắt chút đỉnh, nên viết vào
resume cho xôm tụ. Nghề này thực sự không đòi hỏi sinh ngữ nhiều, chỉ có
chút khái niệm về hình học không gian, biết sử dụng thước vẽ, học vài từ về kỹ
thuật là an toàn, may mắn hơn nữa ông chồng là xếp của mình nên ngôn ngữ bất đồng
không thành vấn đề nữa. Chồng thiết kế, vợ vẽ, tưởng là lý tưởng, nhưng than ôi
thật là “bé cái nhầm”, ông xếp tôi khó tánh quá, không một bản vẽ nào trình lên
mà không bị quẹt đỏ, mình phàn nàn thì ông ấy bảo phải có tự ái dân tộc,
bản vẽ phải hoàn hảo, tính toán phải chính xác, thì người ta không coi thường
dân nhược tiểu được.
Năm 1981, thấy mấy ông bạn của chồng lục tục đi thi Engineer in Training (EIT),
tôi lo nấu cơm cho mấy ông ấy ăn, ngày nào cũng nghe các ông nói về chủ đề này.
Nghe mãi thành quen, lại nghe nói có chứng chỉ này thì tìm việc dễ hơn và lương
khá hơn, nên tôi nảy ra ý định thử thời vận xem sao. Bên cạnh có thầy, có tài
liệu sẵn thì sao không chụp lấy cơ hội, thế là lều chõng đi thi. Chắc tử vi có
Cơ, Nguyệt, Đồng, Lương đắc địa nên thi cử xuôi rót, vồ mảnh bằng EIT được liền.
Nhìn trước mắt lòng phấn chấn cứ tưởng quan lộ mở ra thênh thang nên nhắm mắt đổi
job liền, đâu biết mình đang đi vào “khổ lộ”. May mắn làm sao số có “quới
nhân” phù trợ, học bài “moments distribution” thật kỹ, vô phỏng vấn trúng tủ,
thế là tìm được việc cùng làm với các bậc tiền bối như các anh bạn của chồng (một
dạo trọ ở nhà tôi và được tôi nấu cơm cho ăn). Tôi đi làm “quan tắt” khá dễ
dàng, vì có gì không biết, thì đã có các anh cố vấn kỹ thuật đỡ đần. Ở Việt Nam
tôi học Hóa Hữu Cơ mà giờ nhảy ngang vào ngành thiết kế sắt và bê tông cốt sắt,
quả thật là gan cùng mình.
Ngày còn bé tôi lớn lên trong môi trường con trai được chuộng hơn con gái, ba
tôi thỉnh thoảng vô tình nói ước gì mình có con trai đầu lòng để giúp được những
việc mà chỉ con trai làm được thôi. Ít hay nhiều, những lời nói không cố ý của
ba tôi cũng ảnh hưởng đến suy nghĩ của tôi. Lúc nào tôi cũng nghĩ để khỏi bị
khinh rẻ mình phải làm được những gì mà con trai làm. Do đó những việc như vá
bánh xe đạp, thay cầu chì, sửa ống nước rò rỉ, sửa đồ điện, đồ mộc, tôi làm được
hết. Đến khi lên đại học, tôi cũng chọn theo học chứng chỉ Toán Lý Hóa làm khởi
đầu (thực sự là vì văn kém và lười học bài nên chọn Toán Lý Hoá). Má tôi hoảng
hồn, chỉ sợ tôi bị ế vì con gái mà tính tình giống con trai, lại đi học toán
thì ai mà dám rớ.
Nhưng nghiệm lại, có tránh cũng không được. Số phận tôi là phải sống trong môi
trường chung quanh toàn nam giới. Ở Đại Học Khoa Học trong lớp có hơn 100 mạng
thì chỉ có 3 “thị mẹt”. Lấy chồng mở văn phòng thì chung quanh chỉ toàn nhân
viên phái nam. Qua Mỹ nhảy vô làm cho công ty thiết kế và xây cất có khoảng hơn
80 kỹ sư, thì cũng chỉ có ba bà.
Công việc đầu tiên của tôi là làm trong bộ phận xây nhà máy điện nguyên tử. Hồi
đó, trong ngành kỹ sư ở Mỹ, đàn bà vẫn chưa có chỗ đứng. Muốn được chấp nhận,
thì mình phải làm việc gấp đôi và chứng minh rằng mình có đủ khả năng kỹ thuật
để đáp ứng cho công việc. Đã quen sống trong xã hội trọng nam khinh nữ, nên khả năng phấn
đấu của tôi rất cao. Tôi tình nguyện đi công trường, công việc cực nhọc, nhưng
mấy ông làm được thì mình cũng ráng làm theo. Ngày đó chưa có máy tính hay
AutoCad, Mathcad, cái gì cũng làm bằng tay. Đi công trường, đo đạc, leo trèo,
giải quyết vấn đề khi thi công, tôi xông xáo như một bà cai chính hiệu.
Trong khoảng thời gian này, tôi tiếp xúc và làm quen với mấy ông thợ ngoài công
trường và khám phá rằng mấy ông thợ sắt, thợ hàn, thợ đổ bê tông là những ông
thầy tốt nhất cho nghề nghiệp của tôi. Càng ngày tôi càng thu thập được nhiều
kinh nghiệm sống trong thế giới mày râu để “moi” những bài học thực tế mà không
có sách nào ghi chép lại. Những kinh nghiệm học hỏi này đã giúp tôi thiết kế giỏi
hơn, và thực hiện đồ án dễ dàng hơn, giảm bớt vấn đề khi thi công. Sau khi nhà máy điện nguyên tử hoàn tất, tôi lại xin được việc làm cho một công
ty chuyên bảo trì các hầm và thùng chứa rác nguyên tử ở vùng Hanford. Vùng này
nằm ngay cạnh nhà máy nguyên tử vừa mới xây xong. Tôi làm với công ty này từ
1984 tới 2000, công việc đầu tiên của tôi là làm trong nhóm thiết kế hệ thống dẫn
nước và làm nguội cho một công trình trạm điện nguyên tử trong không gian. Hồi tôi làm ở nhà máy điện nguyên tử trong thập niên 1970, kỹ nghệ computer còn
sơ khai, tính toán bằng tay, giỏi lắm thì cũng chỉ dùng “punched card” để có
người cho vào máy, chứ mình đâu được rớ tới máy điện tính. Thế mà năm 1983, kỹ
sư trong sở tôi đã được làm quen với PC-286 rồi đến PC-386, nhờ vậy, công việc
của tôi cũng nhàn hơn, vì thị trường đã bán những phần mềm về thiết kế, mình chỉ
việc mang về cho máy chạy thôi. Nói vậy chứ để được tin cậy và giao việc mình
cũng phải cập nhật kiến thức và kỹ thuật mới để lúc trình kết quả không lòi cái
dốt của mình thì anh em mới nể được. Vì sở trả tiền cho đi học, nên tôi lại
khăn gói ghi danh đi học buổi tối. Nào là concrete design, finite element, sức
bền vật liệu, steel design, heat transfer, solid modeling, solid mechanics,
computer programming, time history analysis, hoisting, rigging, vân vân, chung
quy thì thấy hiểu được tận tường “MC/I” là xong hết. Làm dược hai năm thì dự án trạm không gian bị hủy bỏ, tôi được thuyên chuyển về
làm công trình bảo quản các hầm chứa rác của nhà máy nguyên tử, thế là đời tôi
thực sự dính vào “đống rác” từ đó.
Khu chứa rác nguyên tử này gồm rác tích lũy
trong 177 thùng chứa ngầm dưới đất, với dung tích 500,000 gallons mỗi thùng, và
hai hầm chứa 2,100 tấn những thanh uranium đã bị phân hạch trở thành một chất
phóng xạ rất nguy hiểm. Rác này thường được đưa tới hầm chứa và được ngâm
trong nước để chặn các tia phóng xạ. Ngoài số rác thể lỏng trong các thùng chứa,
còn có xác của những nhà máy điện hạt nhân và khu chế xuất nguyên liệu của vũ
khí nguyên tử cũng như rác từ các tàu ngầm nguyên tử và nhiên liệu thải từ các
nhà máy điện nguyên tử khác trên đất Mỹ. Vì khu vực này được cô lập từ vị thế đến an ninh, nên chính phủ tiếp tục đem những
rác nguyên tử bị phóng xạ về nơi này để chứa và xử lý. Rác lại sinh ra rác, cho
nên vấn đề phân định, chứa rác, hốt rác thật là thiên hình vạn trạng. Rác để
trong thùng lâu ngày rò rỉ ra đất, ra mạch nước, nên phải xây thùng/hầm mới.
Càng nhận định, phân tích, phân loại các thứ rác tồn trữ ở đây, càng thấy vấn đề
thật phức tạp và nan giải.
Công việc nhiều vô số kể, từ nghiên cứu kỹ thuật mới để giải quyết rác đến xây
thùng/hầm chứa mới và bảo trì những hầm chứa cũ để rác không làm ô nhiễm môi
trường. Ngày ngày tụi tôi thắng bộ đồ ngăn phóng xạ bước vào các hầm chứa rác để
đo đạc, sửa chữa, kiểm tra nên được đặt tên là nhóm toả hào quang (glow in the
dark). Tuy nhiên chúng tôi được bảo vệ an toàn quy định bởi cơ quan liên
bang Nuclear Regulatory Commission giới hạn nhiễm xạ tối đa là 5 rem mỗi năm,
và suốt thời gian làm việc ở đây tôi chưa bao giờ bị nhiễm tới giới hạn đó.
Công trình cuối cùng tôi tham dự vào năm 2001 là xây nhà máy phân loại rác và
chuyển rác từ thế lỏng qua thể rắn dạng thủy tinh. Dự án này dự trù 7 năm thì
hoàn tất với kinh phí 8 tỉ Mỹ kim. Đến nay đã 23 năm, phí tổn đã lên hơn 30 tỉ
nhưng vẫn chưa hoàn tất. Rác vẫn còn đó, nhưng một người hốt rác, là tôi, đã dứt
nghiệp, về nhà nghỉ hưu. Mong rằng thế hệ sau tiếp tục đảm nhận công việc xử lý
đống rác một cách tốt đẹp để trả lại môi trường xanh cho mảnh đất này.
Tuy cái tên “hốt rác” không mấy đẹp đẽ và chỗ đứng cho nghề này gần như nằm cuối
trong danh sách các ngành nghề, nhưng tôi rất hãnh diện với nghề của mình.
Sau hơn 30 năm lăn lộn với các hầm rác ở Hanford, tôi đã học được bao nhiêu thứ,
từ kỹ thuật, lịch sử cho đến nghệ thuật quản lý và, nhất là, tình người. Ngoài
tiền lương, tôi đã thu được những lợi ích vô giá về tinh thần.
Những giọt mồ hôi đổ ra trên đống rác đã giúp tôi tin rằng, mai đây, khi rời bỏ
cõi tạm, tôi sẽ không hối tiếc. Tôi sẽ thong dong ra đi với đầu ngẩng cao, tự
hào mình là kẻ tị nạn đã góp tay làm sạch nước Mỹ, đã trả ơn được phần nào cái
ơn to lớn từ đất nước đã cưu mang mình. Đào Nguyên Hà
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 130 |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |