Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình
Message Icon Chủ đề: Hãnh diện Người Việt Nam ! Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 17 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22943
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Jun/2018 lúc 7:47am

Một bác sĩ gốc Việt tài ba

https://baomai.blogspot.com/
(chia xẻ với các bạn nhân đọc bàì báo viết về người bạn thân của mình. Có nhiều chi tiết mà bài báo không biết nên không nhắc tới nên mời các bạn đọc thêm…)

Rất vui được đọc bài viết về người Bác Sĩ tài ba Phạm Sĩ (tên thật là Phạm Mai Sĩ), mà Sĩ lại là người bạn rất thân của mình. Câu chuyện về Sĩ mình cũng đã có kể cho nhiều bạn bè nghe rồi. Nay đọc bài báo thấy cần xin kể lại.

https://baomai.blogspot.com/

Bắt đầu từ tháng 6 năm 75, NL và Sĩ, những người con lưu lạc không gia đình đang học hành dở dang từ VN, sống tị nạn trong trại Indian Town Gap. Hai đứa được chọn trong số hàng ngàn sinh viên tị nạn thời ấy, cấp học bỗng toàn phần và tiếp tục đi học lại vào tháng 9 tại trường Lebanon Valley College, cách trại tị nạn chừng 5 dặm. Sĩ, nguyên là SV năm thứ 2 trường Dược Saigon còn NL thì năm thứ 3 trường Khoa Học, Giáo Dục tại Dalat. Hai đứa và một người bạn tên Tuấn cùng theo nghành Pre Med, nhưng sau 1 năm NL và Tuấn bỏ qua học Hóa Học và Sĩ vẫn tiếp tục nghành Y. Sẽ không có một Bác Sĩ mổ tim nổi danh thế giới sau này nếu không có câu chuyện thật kỳ lạ như thế này:

https://baomai.blogspot.com/

Mùa hè năm 1979, Sĩ nghe tin mình được ĐH Pittsburgh nhận vào học Y lúc đang sống vất vả , loay hoay, thất nghiệp ở Colorado, nhưng không có tiền đi học. NL thì ra trường trước Sĩ một năm, đi làm và có để dành chút đỉnh. NL gọi cho bạn nói: "Mày làm sao mượn tiền, mua vé may bay đến được Pitts, tao sẽ cố gắng chuyển tiền đến đó cho". Gom góp hết tiền đi làm để dành và mượn thêm của bạn bè, được 15 ngàn đô gởi hết cho Sĩ, và thế là chàng SV người Việt, gốc Ninh Hòa, được nhận vào học trong khóa mùa Thu. Nửa năm sau, tháng 1, 1980, thì không còn tiền để học tiếp khóa sau, sắp phải bỏ học, mình thì bất lực không giúp tiếp cho bạn được nữa (thời đó kinh tế Mỹ rất khó khăn, vay tiền mua nhà phải trả lãi trên 10% và SV không dễ vay tiền đi học nếu không có ai đó bảo lãnh vay giúp). 

https://baomai.blogspot.com/

May mắn lúc đó tại Pittsburgh có một bà triệu phú, chồng mới mất, để lại một gia tài đồ sộ, muốn cấp học bỗng cho SV Trường Y. Nhà trường nhờ bà giúp cho hoàn cảnh của Sĩ, bà đồng ý trả cho chi phí tiền học hết những năm học còn lại với hai điều kiện: không được cho Sĩ biết bà là ai, và Sĩ phải có kết qủa học thật xuất sắc. Bà còn gởi thư hỏi Sĩ là đã mượn tiền ai để học.

Thế là một hôm NL nhận lại đủ số tiền đã giúp bạn còn thêm một ít tiền lời do bà gởi đến trả thay cho bạn Sĩ. Sĩ mang ơn trời biển, ráng học thật giỏi và quyết theo nghành mổ tim để về các nước kém phát triển giúp đỡ. Với những sinh viên Y Khoa giỏi, thường họ xin thực tập tại các bệnh viện lớn, nổi tiếng để có chỗ dựa cho tương lai. Sĩ quyết định xin qua các nước Châu Phi thực tập. Hình ảnh thời này Sĩ gởi về cho NL xem là những tấm hình chụp chung với thổ dân nghèo, với mái tranh dột nát, đám cây khoai mì khô khốc và những bữa cơm, không có cơm, thật đạm bạc. Sĩ vui vẻ giúp họ và ở đây bệnh nhân nhiều vô số cần giúp đỡ, Sĩ nói " tao mổ tim như mổ gà", mỗi ngày giúp mổ cho hàng chục bệnh nhân. Nhờ làm việc này mỗi ngày nên thông thạo và thực tập rất nhiều ca mổ khó, bác sĩ tim trẻ tuổi đã rành nghề khi chưa tốt nghiệp. Nhớ ơn người Mỹ đã giúp mình, Sĩ làm thiện nguyện giúp mổ tim cho trẻ em khắp thế giới, trong đó có VN.

https://baomai.blogspot.com/

Câu chuyện trong bài báo viết dưới đây có nói một chút về việc Sĩ làm nên tên tuổi khi mổ và thay gần hết lục phủ ngũ tạng ông cựu Thống Đốc Casey của PA, bố của đương kim thượng nghị sĩ dân chủ liên bang Casey. Số là ông thống đốc đã thay tim rất nhiều lần nhưng được vài năm lại hỏng. Khi Sĩ làm trưởng nhóm chuẩn bị thay tim cho ông thì có một thanh niên chết vì tai nạn xe hơi. Sĩ quyết định không chỉ thay tim, mà thay tất cả các bộ phận khác trong lồng ngực ông thống đốc, lấy từ người quá cố, một việc làm chưa ai làm trước đó, nhưng Sĩ quyết định làm. Anh nói: "tất cả các bộ phận khác của ông TĐ cũng đã hư, nếu chỉ có thay tim thì sẽ không sống được lâu, cũng phí, nên phải làm liều". Dù cho tất cả các bác sĩ tim khác ngăn cản, Sĩ vẫn quyết định làm cách mạng y khoa, và thế là ca mổ dài hơn 36 giờ liền, có 12 Bác Sĩ giải phẩu tim thượng thặng cùng làm, Sĩ đã thành công, mà ông TĐ lúc tỉnh lại đã nắm tay Sĩ nói:

https://baomai.blogspot.com/

"Anh là Chúa cứu thế, giúp tôi sinh lại lần nữa". Ông TĐ sống mạnh khỏe hơn 10 năm sau với trái tim của người thanh niên vắn số, rồi mới qua đời vì già.

https://baomai.blogspot.com/

Nhớ lại chuyện cũ, Sĩ nói: "khi ông Casey mở mắt ra sau mấy ngày hôn mê, tôi cũng như người chết đi sống lại. Sau mấy ngày nằm cạnh để theo dõi bệnh nhân từng giờ, mình thở phào vì mình biết là đã làm nên lịch sử trong nghành y khoa". Khi tỉnh táo, ông TĐ có hỏi Sĩ:

"Bạn cần bất cứ điều gì tôi sẽ giúp, nếu giúp được". Và Sĩ đã kể với ông về việc muốn bảo lãnh gia đình từ Ninh Hòa qua Mỹ mà đang bị trục trặc giấy tờ. Thế là một ngày đẹp trời vài tháng sau, trên một chiếc máy bay, một gia đình nhà quê nghèo khổ có cha mẹ và một bầy em trai gái 10 người, đáp xuống phi trường gần Pittsburgs để đoàn tụ với người con trai xuất chúng, đã xa nhau gần 20 năm, của họ. 

Nhà của Cha Mẹ Sĩ tôi không lạ. Những năm làm việc tại Á Châu, lâu lâu về VN làm việc và về Qui Nhơn thăm nhà. Trên đường từ Saigon ra Trung, tôi đều ghé Ninh Hòa, một thành phố biển  nghèo xơ xác, phía Bắc Nha Trang, để thăm, gởi lời nhắn của người con xa xứ và giúp cho họ chút tiền. Lần đầu thấy có xe hơi ghé nhà, bà con xóm biển lại  xem như trẩy hội. Tôi gởi cho họ tiền đô la, số tiền đầu tiên Sĩ có được từ lương Bác Sĩ, và dặn vào Nha Trang đổi ra tiền Việt. Thời đó $4000 đô là  một gia tài quá lớn đối với họ. Tôi còn nói con trai họ, bạn rất thân của tôi, đã thành tài nơi xứ người. Nhưng họ không thể hiểu là anh ta nổi tiếng đến mức nào.

https://baomai.blogspot.com/

Bây giờ, những người em trai gái của Sĩ cũng rất thành công ở Mỹ. Có vài em lấy bằng Tiến Sĩ và có em mở công ty làm ăn khấm khá. Cha Mẹ Sĩ đã già, bỏ Pittsburgh vì qúa lạnh về sống vùng Bolsa cho gần người Việt. Sĩ là trưởng khoa mổ tim của Pittsburgh U., Miami U., Maryland U. , và giờ đang là giám đốc bệnh viện Tim tại Jacksonville, Florida.

https://baomai.blogspot.com/

Cá nhân tôi, nếu không có người bạn thân tài giỏi này thì chắc cũng không còn ngồi đây viết những giòng chữ này. Năm 90, khi đưa gia đình qua Á Châu làm việc tại Singapore, tôi đã sống với một trái tim có vần đề bẩm sinh, (có lỗ làm máu đen máu đỏ hòa vào nhau) từ bé (có lẽ vì yêu nhiều qúa chăng?) nhưng vì sợ không dám mổ nên trì hoãn. Sĩ nói nếu ông không mổ trước 40t thì sẽ chết sớm, và dĩ nhiên là tôi yêu đời muốn sống với trái tim khỏe. Mùa Giáng Sinh năm 90 tôi được mổ bởi một cô Bác Sĩ, học trò xuất sắc của Sĩ, tại Singapore U. Và nếu không có Sĩ điều khiển từ Pittsburgh, ca mỗ tim tôi gặp sự cố, và chính Sĩ đã chỉ dạy cho cô học trò sửa sai, và hơn 28 năm qua tôi được sống với trái tim khỏe, đầy máu đỏ (nhiệt huyết).

https://baomai.blogspot.com/

Nghĩ lại, tất cả những gì xảy trên trên đời đều có lý do mà nhà Phật gọi là Duyên. Tôi tin ở số phận, tin "ở hiền gặp lành" và sống bằng tất cả tấm lòng "ai giúp mình thì mình phải giúp lại" kẻ khác. Kỷ niệm 20 năm (1975-1995) anh em chúng tôi, 12 sinh viên tị nạn đầu tiên trên nước Mỹ được học bỗng đại học, đã về lại trường cũ thăm thầy cô để cảm ơn trường . Chúng tôi chung góp một số tiền lớn, bỏ nhà băng lấy tiền lời, mỗi năm nhờ trường cho học bỗng các sinh viên nghèo cần giúp đỡ như chúng tôi 20 trước. Trong số 12 sinh viên thời ấy, tất cả sau này đều đã học đến tận cùng những gì cần học ở Mỹ. Họ là những Giám Đốc Bệnh Viện, Chủ Tịch nhà Băng, Công ty lớn. Họ là những nhà khoa học, giáo sư, nhà nghiên cứu, ngoại giao...và cũng đóng góp nhiều cho đất nước này. Phạm Mai Sĩ là một trường hợp điển hình.

https://baomai.blogspot.com/

Nghĩ lại, nếu những năm 75, không có chính sách di dân cởi mở, không có người dân Mỹ, Nhà Thờ Mỹ và Trường Đại Học Mỹ giúp...thì không biết 12 người sinh viên nghèo, không người thân như chúng tôi, đã làm được gì trên đất nước này. Và nếu không có may mắn rời khỏi VN những ngày cuối tháng 4/75 thì chắc chắn người như Phạm Sĩ cũng là một bác sĩ trong một bệnh viện nào đó nếu may mắn được thành Bác Sĩ. Và tôi, chắc là một giáo làng, với nghề gõ đầu trẻ, hút thuốc Lào, uống rượu đế và làm thơ hận đời...

Video:

BM

Bác sĩ tị nạn CS lừng danh thế giới

Bác sĩ gốc Việt lừng danh thế giới, ngỏ lời tạ ơn một trường nhỏ từng có lòng tốt đối với người tị nạn.

Ông Phạm Sĩ từng học để trở thành bác sĩ ở Sài Gòn, thì ước mơ bỗng bị tan vỡ bởi cuộc chiến. Câu chuyện lưu lạc của ông đến nước Mỹ đã được nhật báo Lebanon Daily News tường thuật vào đầu tháng Năm, với nội dung như sau.




NL

https://baomai.blogspot.com/
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22943
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Aug/2018 lúc 1:42pm

Mot người Việt tị nạn làm nhân vật số 2 một tiểu đoàn Mỹ

 



Thượng Sĩ Thịnh Huỳnh trong một buổi tập luyện tại căn cứ Fort Bragg, North Carolina, hôm 1 Tháng Tám. (Hình: Army photo by Spc. Alleea Oliver)
CĂN CỨ FORT BRAGG, North Carolina (NV) – Bản tin của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ hôm Thứ Hai vừa đăng bài viết “Face of Defense: Vietnam Native Finds Success in US Army,” nói về một người lính Mỹ gốc Việt, tên là Thịnh Huỳnh, có cấp bậc thượng sĩ thường vụ (Command Sergeant Major) của Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 504, thuộc Sư Đoàn 82 Nhảy Dù.

Trong quân đội Mỹ, thượng sĩ thường vụ là nhân vật quan trọng thứ nhì, chỉ sau đơn vị trưởng.

Theo Chính Sách Chỉ Huy Quân Đội Mỹ, người giữ chức vụ thượng sĩ thường vụ là hạ sĩ quan cao cấp nhất trong một đơn vị cấp tiểu đoàn hoặc cao hơn. Người này có trách nhiệm thực hiện các chính sách và tiêu chuẩn, và cố vấn cho đơn vị trưởng trong việc thi hành nhiệm vụ, huấn luyện, phong thái binh sĩ, và chỉ huy tất cả từ hạ sĩ quan trở xuống của đơn vị.

Theo bản tin, ông Thịnh ra đời trong một ngôi làng nhỏ ở miền Nam Việt Nam, trải qua thời kỳ khó khăn sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, gia đình phải kiếm ăn hàng ngày.

“Chúng tôi nghèo đến nỗi tôi từng nhìn người ta ăn,” ông Thịnh nói. “Chúng tôi ít khi được ăn. Chúng tôi chỉ được ăn hai hoặc ba bữa ăn mỗi tuần.”

Trước năm 1975, gia đình ông làm ruộng. Sau đó, chính quyền Cộng Sản tịch thu ruộng của nhà ông để chia cho người của họ, ông Thịnh kể.

“Họ lấy luôn cả nhà của gia đình tôi,” ông nói.

Chính vì vậy mà gia đình ông quyết định trốn thoát khỏi Việt Nam, hy vọng có đời sống tốt hơn.

Năm 1986, ông Thịnh, lúc đó 10 tuổi, cùng gia đình vượt biên, trên một con thuyền nhỏ chật người, như cá trong hộp, lênh đênh trên Biển Đông.

“Tôi từng thấy hình vẽ các nô lệ trên thuyền, và thấy chúng tôi chẳng khác gì họ,” ông kể. “Chúng tôi bị nhét chật cứng, không cựa quậy được.”

Và ông chứng kiến nhiều sự việc mà ông không ngờ con người dám làm để mà sống sót, những chuyện mà trẻ em như ông đáng ra không nên được chứng kiến.

Ông kể, có người cố uống càng nhiều nước càng tốt, như là để dự trữ, mà không cần đếm xỉa gì đến những người sau, có khi chỉ được vài ngụm một ngày.

Sau 10 ngày trên biển, cuối cùng, chiếc thuyền chở 86 người tấp vào đảo Pulau Bidong của Malaysia.

Trong thời gian ở trại tị nạn, ông cố gắng học đọc và viết, và học văn hóa nước Mỹ.

Ngày 28 Tháng Chín, 1989, ông Thịnh và gia đình đến một thành phố nhỏ ở tiểu bang Iowa.

“Nếu không có nước Mỹ, có lẽ tôi đã chết từ cả chục năm trước,” ông Thịnh Huỳnh nói. “Nếu không trốn khỏi Việt Nam, cuộc đời tôi sẽ không được như ngày nay.”

Mê đi lính từ khi còn trong trường học, ông Thịnh chọn tập trung học những môn liên quan đến quân đội Hoa Kỳ.

Năm 1996, ông gia nhập quân đội Mỹ lúc 20 tuổi, nhưng không dám nói với gia đình vì sợ mẹ buồn.

“Khi tôi tham gia quân đội, tôi không nói cho cha mẹ biết, mà chỉ cho họ biết hai ngày trước khi tôi vào trại huấn luyện,” ông kể.

“Mẹ tôi rất bực mình, bởi vì lúc đó tôi đang học đại học,” ông Thịnh kể. “Không ai muốn đứa con của mình, vừa thoát khỏi cuộc chiến Việt Nam, bây giờ lại đi lính Mỹ.”

Cho dù cha mẹ lo lắng, ông Thịnh vẫn giữ nguyên quyết định của mình, vì ông tin rằng, không có gì tốt hơn là phục vụ cho đất nước mà bây giờ ông gọi là quê hương.

“Kể từ khi vào trại tị nạn, tôi luôn mơ ước trở thành binh sĩ Hoa Kỳ,” ông Thịnh nói. “Mỗi ngày, tôi đều nói ‘Tôi cần vào quân đội Mỹ.’ Và đó là điều tôi làm. Tôi tham gia quân đội. Tôi không hối tiếc gì cả.”

Hai mươi tuổi, và sau đó ra chiến trường sáu lần, binh sĩ Nhảy Dù này nói rằng, ông có được sức chịu đựng, danh dự, và một tình yêu vô cùng lớn đối với nước Mỹ.

Mặc dù từng chỉ huy nhiều người lính, ông Thịnh không bao giờ nghĩ có ngày ông trở thành thượng sĩ thường vụ trong Sư Đoàn 82 Nhảy Dù.

“Tôi không bao giờ đưa ra mục tiêu là mình sẽ làm thượng sĩ thường vụ,” ông nói. “Mục tiêu của tôi là luôn luôn chăm sóc cho binh sĩ của tôi. Bây giờ, trong vai trò lãnh đạo này, tôi rất vui. Đây là một vinh dự trong một đơn vị đầy lịch sử, tự hào, truyền thống, và có một số binh sĩ và lãnh đạo tốt nhất trong Lục Quân.”

Người thượng sĩ Mỹ gốc Việt này nói, ông tin rằng, những gì trải qua ở Việt Nam làm cho ông trân trọng tự do ông có trong vai trò một công dân Mỹ.

“Tôi sẽ không bao giờ coi nhẹ nước Mỹ, hoặc tự do mà tôi có ở đây,” ông Thịnh nói. “Tôi biết lớn lên tại một nơi không có tự do sẽ ra sao, vì tôi sẽ phải sợ cho số phận của mình mỗi ngày.”

Như vậy, sau gần 30 năm rời Việt Nam, cuối cùng, Thượng Sĩ Thịnh Huỳnh tìm được cho mình một nơi mà ông gọi là quê hương.

“Ngay khi bước chân lên nước Mỹ, tôi biết ngay, nơi này bây giờ là quê hương của tôi,” ông chia sẻ. “Tôi sinh ra ở Việt Nam, nhưng tôi bỏ trốn. Nước Mỹ bây giờ là quê hương của tôi.”

(Đ.D.)


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 18/Aug/2018 lúc 2:16pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22943
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Dec/2018 lúc 7:58am


Một Khoa Học Gia Người Việt Được Chọn Vào Danh sách 100 Thiên Tài Đương Thời Thế Giới

2954%20TS%20VoDinhTuan%20OanhLe%20ST


        Nhờ vào những thành quả nghiên cứu xuất chúng, ông Võ Đình Tuấn, tiến sĩ vật lý gốc Việt vừa được Công ty Tư vấn Toàn cầu Creator Synectics chọn là một trong số 100 thiên tài đương thời thế giới.
        Ngoài cương vị là Viện trưởng Viện Fitzpatrick thuộc Đại học Duke , North Carolina ( Hoa Kỳ), ông Tuấn còn là thành viên Hàn lâm viện Hóa học Hoa kỳ, biên tập viên và cố vấn của nhiều tạp chí quốc tế chuyên ngành.
        Năm 17 tuổi ông Tuấn rời Việt Nam sang Thụy Sĩ du học và lấy bằng cử nhân vật lý (1971) rồi sau đó bằng tiến sĩ Sinh Vật lý Hoá học tại Viện Federal Institute of Technology (1975). Ông sang định cư tại  Hoa kỳ vào năm 1975.
        Ông Tuấn nhận bằng phát minh đầu tiên vào năm 1987 khi  sáng chế ra loại thẻ (badge) nhỏ và dễ sản xuất , có thể gắn lên áo của công nhân khi họ làm việc trong những môi trường hoá chất độc hại. Sau giờ làm việc các thẻ này sẽ đươc một máy scan quang học đọc và ghi lại thông số của các hóa chất độc hại mà công nhân có thể nhiễm phải trong quá trình làm việc trong ngày.                  
        Trong lãnh vực y khoa, ông Tuấn đã phát minh  những hệ thống tương tự để dò tìm các DNA bị tổn thương, bệnh tiểu đường và bệnh ung thư. Tất cả các hệ thống trên đều dựa vào hiện tượng phát quang đồng bộ (synchronous luminescence-SL) Điểm đặc biệt là qua tay ông, phương pháp phát quang đồng bộ  đã trở thành thực dụng vì các dữ kiện đươc ghi lại, trưng bày và đọc nhờ vào hệ thống scan quang học (dùng laser và  quang học sợi ) nên sức khoẻ con người có thể đươc theo dõi không  cần đến các thủ thuật y khoa như sinh thiết (biopsy)
        Năm 2003, ông Tuấn đã là một trong bốn nhà khoa học Mỹ gốc Á được Cơ quan Thương hiệu và Phát minh Hoa kỳ (US Patent and Trademark Organisation-USSPTO) vinh danh.Theo Cơ quan này, các phát minh của ông Tuấn đã góp phần làm cho Hoa kỳ  trở thành một trong những nước có nền khoa học kỹ thuật tân tiến nhất trên thế giới.
        Sau gần 30 năm hoạt động khoa học, đến nay ông Tuấn đã có hơn 30 bằng phát minh và sáng chế  trong nhiều lãnh vực khác nhau như môi trường, sinh học và y học. Ngoài ra, ông Tuấn còn đoạt 5 giải thưởng Nghiên cứu và Phát triển (R & D) vào các năm1981,1987,1992, 1994 và 1996 và là tác giả của hơn 300 công trình được phổ biến trên nhiều tạp chí khoa học.
        Tuy là một khoa học gia nổi tiếng, ông Tuấn rất  khiêm nhường khi cho rằng “các nghiên cứu của ông chỉ nhằm mục đích  góp phần làm giảm bớt những  đau đớn của con người”, và theo ông cái khó nhất đối với các  bệnh nan y như ung thư hay AIDS chính là làm sao phát hiện ra những căn bệnh ấy.
        Nhà khoa học tài ba này hiện đang tiếp tục đeo đuổi mục đích cải tiến công nghệ sản xuất máy móc y khoa hiện đại, có kích thước nhỏ và giá thành thấp nhằm góp phần nâng cao hiệu năng của chẩn đoán và điều trị .

                          Vo Dinh Tuan- a successful Vietnamese scientist- VietnamNet Bridge- 09/02/08


st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22943
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Dec/2018 lúc 9:23am
Một người Úc gốc Việt đắc cử vào Thượng Viện Tiểu Bang Victoria, Úc Châu. 

                                 
                      Tiến sĩ, kỹ sư Kiều Tiến Dũng

Ông Kiều Tiến Dũng, một người Việt Nam tị nạn CS vừa trở thành Thượng Nghị Sĩ gốc Việt đầu tiên đắc cử vào Thượng Viện tiểu bang Victoria, đơn vị Đông Nam Melbourne, Úc châu vào ngày 24-11-2018 vừa qua. Victoria là tiểu bang đứng vào hạng thứ 2 về dân số trên tổng số 6 tiểu bang của nước Úc. Đây là người Úc gốc Việt thứ ba đảm nhiệm chức vụ Thượng Nghị Sĩ tại Úc Châu.
Sơ lược về tiểu sử tiến sĩ, kỹ sư Kiều Tiến Dũng
 Năm 1980, một con tàu nhỏ bé, từ đất Mẹ ra khơi.  Người trên tàu kể lại: “Con tàu bé nhỏ, chiều dài chưa tới 12 mét, với hơn 100 người ngồi bó gối trên boong, chưa kịp ra khỏi hải phận VN thì đã bị tàu Công An Biên Phòng chặn lại và cướp tài sản của những người trên tàu, rồi bọn chúng bỏ trốn để chia chác. Người trên tàu  tưởng là đã thoát nạn, nhưng hỡi ôi, chỉ vài ngày sau thì bị hải tặc Thái Lan tấn công, phụ nữ bị hải tặc bắt qua tàu của họ, nhưng thật may mắn, hải tặc chỉ cướp tài sản, và họ thả cho đi tiếp tục. Thức ăn cạn dần, nước uống thi mỗi ngày mỗi người chỉ được chia đúng một nắp nước của bình "bi đông”.  Những người trên con tàu đều phụ thuộc vào sự thương xót của Thượng Đế cùng thời tiết, và chẳng ai nghĩ rằng mình có thể sống sót”.
Sau sáu ngày kinh hoàng trên biển Đông, con tàu đã đến được bến bờ tự do.  Trên con tàu có một chàng thanh niên vừa tròn 19 tuổi.  Sau dăm lần bảy lượt, vào tù ra khám, Ðây là lần vượt biển thành công của anh.  Những ngày sống cơ cực ở VN sau ngày 30/4/1975, những ngày lênh dênh trên khoang tàu nhỏ bé trôi dạt trong lòng dại dương bao la, những ngày sống gian nan vất vả trong trại tị nạn Pulau Bidong, những kinh nghiệm mồ hôi nước mắt này đã tạo ra con đường cho cuộc sống của chàng trai trẻ này.  Chàng thanh niên trước kia nay là Tiến Sĩ Kiều Tiến Dũng.
Ðến Úc năm 1980, năm 1984, sau khi đỗ bằng cử nhân Toán -Lý xuất sắc tại Đại Học (ĐH) Queensland, anh Kiều Tiến Dũng được học bổng làm luận án tiến sĩ Vật Lý tại ĐH Edinburgh ở Anh. Hoàn thành luận án năm 1988 và anh được mời làm việc, nghiên cứu và giảng dậy ở ĐH Edinburgh và ĐH Oxford. Năm 1991, anh trở về Úc là giảng sư ĐH Melbourne và ĐH Swinburne, và làm việc cho cơ quan ‘Commonwealth Scientific and Industrial Research Organisation’ (CSIRO), đồng thời cộng tác nghiên cứu với các đại học danh tiếng nhất của Mỹ như ĐH Princeton, ĐH Columbia, MIT.
Ngoài ngành nghề chuyên môn, anh Kiều Tiến Dũng cũng hăng say sinh hoạt trong lãnh vực cộng đồng.  Năm 1996, anh Kiều Tiến Dũng cùng với một số thân hữu đã thành lập chương trình VNTV trên dài 31.  Năm 2014, anh cùng với ông Quốc Việt đồng sáng lập Hồn Việt Radio.  Cũng trong năm này, anh là một thành viên trong Nhóm Quản Trị của chương trình Tìm Kiếm Những Nhà Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc do Cộng Đồng Người Việt Tự Do Victoria khởi xướng.  Tháng 9 năm 2015, Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Tiểu Bang Victoria đã bổ nhiệm TS Kiều Tiến Dũng là thành viên trong Ban Quản Trị của Ủy Ban Ngăn Ngừa Tai Nạn Giao Thông.
Tháng 11 vừa qua, trong cuộc bầu cử Nghị viện tiểu bang Victoria Tiến sĩ Kiều Tiến Dũng được đảng Lao Dộng đề cử dự tranh chiếc ghế đại biểu vùng Dông Nam Melbourne tại Thượng Hội Đồng Lập Pháp (còn gọi là Thượng Viện).  Tổng số người Việt cư ngụ ở tiểu bang Victoria khoảng 110,000 người, riêng vùng Đông Nam Melbourne số cử tri người Việt khoảng 35,000 người, con số tương đối nhỏ so với tổng số cư tri của vùng này là 508,000 người.  Kết quả chính thức đã được công bố vào lúc 4 giờ chiều ngày Thứ Ba 11 tháng 12, Tiến sĩ Kiều Tiến Dũng đã đắc cử và sẽ tuyên thệ vào cuối tháng 12 năm nay.
Cả cha và mẹ của TS Kiều Tiến Dũng đều phục vụ trong binh chủng Nhẩy Dù, 38 năm trôi qua, từ khi rời khỏi thủ đô Sài Gòn, TS Kiều Tiến Dũng chưa một lần trở lại.  Ở nơi đây chúng ta vẫn thường thấy anh có mặt trong các buổi tranh đấu cho Nhân Quyền, tham gia các buổi văn nghệ tri ân các chiến sĩ QLVNCH, cám ơn những người đã hy sinh để chúng ta được sống còn.

Châu Xuân Hùng
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 02/Jan/2019 lúc 9:14am


Image%20result%20for%20black%20handsome%20man%20in%20paris


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 02/Jan/2019 lúc 9:14am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22943
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Jan/2019 lúc 4:24pm

Nữ Giáo Sư VN Đoạt Giải Thưởng $505,000 Để Nghiên Cứu Trị Bệnh Khó Chữa Trước Đây
3040%20Nu%20GS%20VN%20DoatGiaiThuongOanhLeST


      Juliane Nguyen, phó giáo sư về dược tại trường Đại Học Buffalo, đã nhận được giải thưởng CAREER của National Science Foundation (NSF), là  vinh dự uy tín nhất của tổ chức dành cho giáo sư nghề nghiệp sớm.
      Chương trình CAREER thừa nhận giáo sư đầy hứa hẹn là người mẫu mực cho vai trò của giáo sư và học giả, và cung cấp tài trợ cho những người nhận để theo đuổi nghiên cứu xuất sắc mà tương quan với sự tiếp cận giáo dục.
      Phần thưởng cấp cho 5 năm, trị giá $505,000, sẽ hỗ trợ cho việc làm của Nguyen để phát triển các phương pháp giúp các mô bào lớn, như proteins và nucleic acids,  thâm nhập vào màng tế bào. Nghiên cứu có thể cho phép việc điều trị một số bệnh không thể chữa trị trước đây.
      Đề án này cũng sẽ phát triển một chương học vật liệu sinh học cho các sinh viên hậu đại học, cung cấp việc giảng dạy tương tác với các trường trung học, và thiết lập một chương trình tư vấn cho các sinh viên thiểu số và nữ thích thú với khoa học, kỹ thuật, kỹ sư và toán (STEM).
      Giải thưởng cho thấy sự thành công của Đại Học UB trong việc lôi cuốn một số nhà nghiên cứu trẻ tài ba nhất tới Western New York.
      Nguyen, tham gia trong Phân Khoa Dược của Đại Học UB vào năm 2013, thiết kế và kỹ sư nhắm vào các trang mạng bệnh. Sử dụng số tiền tài trợ này Nguyen sẽ phát triển các túi nhỏ trong lỗ chân lông cho phép nhỏ thuốc điều trị thẳng vào các tế bào.
      Nguyen cũng là người tham gia chính trong giải thưởng 1.58 triệu đô la từ National Institutes of Health (NIH) để phát triển việc điều trị ngăn ngừa sự thông truyền giữa các tế bào ung thư.
      Nguyen lấy bằng tiến sĩ ngành dược và bằng dược sĩ từ Đại Học Philipps University, và hoàn tất học bổng hậu tiến sĩ tại Đại Học University of California, San Francisco.
Nguồn Internet
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22943
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Jan/2019 lúc 11:00am




Image%20result%20for%20Cậu%20bé%20gốc%20Việt%20thi%20"Tìm%20kiếm%20tài%20năng%20Thụy%20Điển"


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Jan/2019 lúc 11:02am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22943
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Mar/2019 lúc 8:33am

Mary Tran làm nổ tung sân khấu American Idol 2019 bằng giọng hát tuyệt vời của mình !  <<<<<


Image%20result%20for%20Mary%20Tran%20làm%20nổ%20tung%20sân%20khấu%20American%20Idol%202019%20bằng%20giọng%20hát%20tuyệt%20vời%20của%20mình%20!


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/Mar/2019 lúc 8:36am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22943
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/Mar/2019 lúc 9:09am

Cậu Bé Bán Thuốc Lá Dạo Ở VN Trở Thành Nhà Khoa Học Tài Giỏi Ở MỸ.


3032%20CauBeBanThuocLaDaoOVNDHST
Giáo sư-Tiến sĩ Hóa học
Trương Nguyện Thành

     Một nhà khoa học thành danh ở Mỹ với nhiều công trình nghiên cứu và hằng trăm bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế xuất thân từ một cậu bé bán thuốc lá dạo ở chợ Gò Vấp, Sài Gòn.
     Câu chuyện của Giáo sư-Tiến sĩ Hóa học Trương Nguyện Thành hiện đang giảng dạy tại trường đại học Utah, Hoa Kỳ, là niềm hãnh diện của người Việt trên trường quốc tế và là tấm gương đáng khâm phục để giới trẻ Việt Nam noi theo. Năm 11 tuổi, cậu bé Thành đã bắt đầu bươn chải, dãi dầu mưa nắng để kiếm tiền phụ mẹ nuôi 9 anh chị em sau khi cha mình bị liệt bán thân. Ngày ngày, sau giờ tan trường từ giữa trưa đến tận 9, 10 giờ đêm, cậu bé rong ruổi với thùng thuốc lá trên vai đi bán dạo quanh bến xe lam chợ Gò Vấp.
     Năm 1976, khi Việt Nam mở chiến dịch đưa cư dân ra các vùng kinh tế mới xa xôi, hẻo lánh, gia đình Thành chuyển xuống Lái Thiêu xoay sở tậu được một miếng ruộng nhỏ và một cặp trâu. Ở tuổi 15, Thành bỏ nghề bán thuốc lá dạo để chuyển sang đi cày thuê cuốc mướn. Việc học của cậu bé bị cản trở và chi phối rất nhiều bởi công cuộc mưu sinh vất vả hằng ngày, nhưng ý chí quyết tâm theo đuổi con đường học vấn để đổi đời đã vun đúc trong lòng cậu bé từ rất sớm.
     Tiến sĩ Thành chia sẻ:  "Tôi có tư duy thích học, những lúc rảnh rỗi, tôi thường lấy sách đọc. Chỉ có môn toán là tôi học được vì không đòi hỏi tập trung nhiều. Cứ rảnh là tôi ngó qua một cái rồi để cái đầu tôi làm việc.
     Tôi được sự dạy dỗ của ông nội và ba tôi. Họ thường khuyên rằng học vấn là con đường ngắn nhất để đưa một người không có gì tới thành công.” Tới năm học lớp 12, con đường học vấn của cậu bé nghèo, lam lũ bắt đầu rẽ bước ngoặt, xuất phát từ một đáp án dí dỏm của Thành trước câu hỏi của thầy đố các học sinh giỏi. Ấn tượng trước sự thông minh của Thành, người thầy đã soạn đưa cho cậu bé một số sách để tham khảo.
     Giáo sư Trương Nguyện Thành kể lại: “Năm 1979, Việt Nam lần đầu tiên tổ chức kỳ thi toán toàn quốc. Thầy tôi có đem mười mấy cuốn sách cho tôi mượn, bảo tôi đọc cho biết rồi tới dự lớp thầy dạy cho các học sinh giỏi dự thi toán.
     Tôi rất cảm động trước nghĩa cử này. Mỗi tối sau giờ làm ruộng, tôi đốt đèn dầu đọc sách từ 9 giờ tới 12 giờ đêm. Thời điểm đó, ở Việt Nam, hạnh kiểm là vấn đề khá quan trọng. Hạnh kiểm tôi tương đối xấu nên cô hiệu trưởng không cho tôi đi thi học sinh giỏi toán.Ông thầy lén đưa tôi đi theo đội tuyển, may quá tôi thi đậu.
     Tỉnh Bình Dương lúc đó chọn khoảng 30-40 em học sinh giỏi toán lên trên tỉnh học chuyên toán trong 3 tháng. Sau 3 tháng, họ tuyển lại lấy 5 em. Tôi cũng may mắn lọt vào trong 5 em đó. Cũng vì thế, ba tôi nhận ra rằng tôi có tiềm năng. Từ lúc đó, ông khuyên tôi nên nghỉ đừng đi cày thêm mà tập trung học.Và từ đó, ông tìm cách cho tôi ra nước ngoài.”19 tuổi, sau khi thi đậu vào đại học Bách Khoa, chàng thanh niên Trương Nguyện Thành vượt biên sang Mỹ.
     Sau 1 năm ở trung học với những khó khăn bước đầu về ngôn ngữ, anh từ giã gia đình bảo trợ người Mỹ để bắt đầu cuộc sống tự lập ngay từ năm thứ nhất đại học.
     Để trang trải sinh hoạt phí trong thời đèn sách, phần đông các bạn trẻ ở đây thường phụ việc ở nhà hàng, tiệm giặt ủi, hay đi giao báo.
     Riêng trường hợp của Thành, anh tìm đến một người thầy và xin được theo chân làm việc trong phòng thí nghiệm để bắt đầu công việc nghiên cứu ngay từ năm đầu đại học, một công việc thường bắt đầu ở bậc cao học. Số tiền kiếm được đủ trang trải các khoản chi phí hết sức tiết kiệm hằng ngày. Còn học phí của anh chủ yếu nhờ các khoản vay từ nguồn quỹ dành cho sinh viên và các phần học bổng của chính phủ.
     Sau 4 năm đại học, anh ra trường với bằng cử nhân hóa học cùng với 4 văn bằng phụ về lý, toán, công nghệ thông tin, và thống kê. Tốt nghiệp đại học, anh đi thẳng vào chương trình tiến sĩ.
     Trong thời gian nghiên cứu hậu tiến sĩ, anh dành được học bổng của Qũy Khoa học Quốc gia dành cho các tiến sĩ trẻ có tiềm năng vì lúc tốt nghiệp tiến sĩ, anh đã có 16 bài nghiên cứu trong khi trung bình một tiến sĩ khi ra trường xuất bản chừng 4-5 bài nghiên cứu.
     Năm 1992, anh về làm Giáo sư hóa cho trường đại học Utah. Một năm sau, anh được chọn là 1 trong những nhà khoa học trẻ nhiều triển vọng của Hoa Kỳ, với giải thưởng 500 ngàn đô la cho công tác nghiên cứu.
     Năm 2002, anh được cấp bằng Giáo sư Cao cấp, tức bậc cao nhất trong 3 cấp Giáo sư của Mỹ.
     Những yếu tố nào giúp một cậu bé lam lũ, nghèo khó từng bán thuốc lá dạo, cày thuê cuốc mướn ở đáy xã hội Việt Nam lột xác, đổi đời thành một nhà khoa học danh tiếng tại Mỹ?
     Giáo sư-Tiến sĩ Trương Nguyện Thành cho biết:
“Người đó có tiềm năng trời phú.
Thứ hai, có môi trường giúp họ phát triển.
Thứ ba, người đó có nhận thức được rằng mình có cơ hội đó hay không.
     Tiềm năng chỉ là khả năng, muốn đạt được thành công đòi hỏi phải có môi trường để phát triển.
     Môi trường không cho phép người đó phát triển, thì cũng không làm được.
     Điển hình là người Việt ở Mỹ hay ở nước ngoài thành công rất cao, thế nhưng tại sao ngay tại Việt Nam không có những ngôi sao như vậy?
     Khi tôi bước chân vào trung học ở Mỹ, có một cậu vượt biên cũng giống trường hợp như tôi, đi một mình, được một gia đình Mỹ bảo lãnh.
Cậu ta cũng ở gần nhà tôi.
Khi tới Mỹ, tôi và cậu ấy có cùng một cơ hội như nhau.
Tôi cố gắng hơn, tôi vào đại học.
Còn cậu ta làm việc cho một hãng gà Tây, kiếm tiền liền.
Một năm sau, tôi về lại làng thăm ba mẹ nuôi và ghé thăm thằng bạn.
     Công việc nó làm chỉ đứng móc ruột gà Tây thôi, chờ con gà chạy qua, đưa tay vào móc ruột gà ra. Nó khoe với tôi nó có được chiếc xe hơi.
     Còn tôi lúc đó vẫn chưa có gì. Sau 4 năm đại học, tôi trở về, anh bạn vẫn còn móc ruột gà Tây.
     Anh đã có được một căn hộ, có TV lớn, dàn máy xịn, xe hơi sports. Còn tôi vẫn chỉ một thùng sách quèn. Sau 5, 6 năm sau, tôi trở về, cậu bạn vẫn còn làm chỗ cũ nhưng cho biết phải đổi nghề vì đau nhức xương khớp tay do làm việc ở phòng lạnh. Lúc đó, tôi sắp ra tiến sĩ.
     Đó là cái điều kiện thứ 3 mà tôi muốn nói: người có tiềm năng, có môi trường, mà không nhận thức được cơ hội của mình và quyết tâm đạt được cơ hội đó.
     Thật sự, tôi không có xe hơi, không có bạn gái, không có tình phí, ở nội trú, ăn mì gói. Cho nên, chi phí tôi rất ít. Tôi làm việc trong phòng nghiên cứu chỉ đủ sống. Tôi ra đại học trong túi chỉ có 200 đô la, nợ nhà nước khoảng 15 ngàn đô la (mỗi năm khoảng 3-4 ngàn tiền học phí cộng với tiền phụ thêm để sống), cùng một thùng sách và một giỏ quần áo cũ.”
     Thành công ở xứ người, Giáo sư Thành trở lại Việt Nam, giúp thành lập Viện Khoa học Công nghệ Tính toán TP.HCM bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2009. Vừa tiếp tục giảng dạy tại trường đại học Utah ở Mỹ, vừa giúp điều hành Viện nghiên cứu tại Việt Nam,
     Viện trưởng Trương Nguyện Thành nói về công việc của mình: “Điều khiển một viện nghiên cứu từ xa rất khó. Cho nên, có một viện trưởng tại Việt Nam chuyên lo các vấn đề hằng ngày như làm việc với chính phủ, hợp đồng, hay mướn người.
     Còn tôi phụ trách chiến lược phát triển về khoa học, kêu gọi những người khác về giúp phát triển.”  Ngoài ra, cá nhân ông còn nhận bảo trợ cho các sinh viên giỏi từ Việt Nam sang Mỹ du học bằng chính nguồn quỹ nghiên cứu của ông.
     Đích thân Giáo sư Thành đứng ra phỏng vấn tuyển chọn người tài, và từ năm 2001 tới nay, ông đã tài trợ cho trên dưới 20 sinh viên Việt Nam sang Mỹ học tập, nghiên cứu. Trong số này có nhiều người đã trở về giúp ông phát triển Viện nghiên cứu tại Việt Nam.
Tiến sĩ Trương Nguyện Thành tâm sự:
     “Thời còn đi cày mướn, lời nguyền của tôi là nếu tôi thành công, tôi sẽ đem cơ hội đó cho lại những người khác. Đó là tâm nguyện của tôi lúc còn ở đáy xã hội Việt Nam.
     Tôi thường nói chuyện với học trò của tôi khi họ tới cảm ơn tôi đã cho họ cơ hội.  Tôi bảo họ không cần cảm ơn tôi. Điều họ có thể trả ơn tôi là đem cơ hội đó cho một vài người khác. Chính vì vậy, một số đệ tử của tôi về lại Việt Nam, giúp tôi lập Viện.
     Tôi gieo những hạt giống và từ đó sẽ nhân thành những hạt giống khác. Một con én không làm nên nổi mùa xuân. Tôi chỉ là người mở đường. Những người khác bước chân theo, làm cho con đường rộng ra, nhẵn thêm, dễ đi hơn.”
     Giáo sư Thành nói ai cũng mơ ước thành công, nhưng chỉ có những người chịu khó nỗ lực mới tới được đích đến:
“Tôi chỉ có một lời nhắn nhủ với các sinh viên ở Việt Nam rằng trên đời cái gì cũng có giá phải trả. Nếu muốn thành công, phải chấp nhận trả cái giá đó. Thành công là một con đường đi chứ không phải là một điểm đích. Tôi không nói tôi đã thành đạt điều gì, chỉ là một con đường mà khi quay lại tôi thấy tôi đã đi được rất xa rồi.”
     Con đường thành công của Giáo sư -Tiến sĩ Trương Nguyện Thành trải qua bao nhiêu năm gian nan, thử thách.
     Cậu bé bần cùng, lam lũ ở Việt Nam qua đến Mỹ cũng đã nếm trải bao nhiêu những thiếu thốn, khó nhọc để có được vị trí đáng nể như ngày hôm nay.
     Đó là nhờ sự quyết tâm vượt khó vươn lên, sẵn sàng trả giá cho con đường đã chọn.
Nguồn Internet - ĐH sưu tầm



Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22943
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Apr/2019 lúc 9:05am

Trung tá Elizabeth Phạm _ nữ phi công gốc Việt đầu tiên lái chiến đấu cơ F/A-18

BM
Gia đình gắn huy hiệu "silver oak leaf" cho tân Trung Tá Elizabeth Phạm.

Hàng trăm người có mặt tại bảo tàng hàng không mẫu hạm USS Midway ở San Diego hôm Thứ Bảy, 13 Tháng Tư, để dự lễ thăng cấp trung tá của cô Elizabeth Phạm, nữ phi công gốc Việt đầu tiên lái chiến đấu cơ F/A-18 Hornet cho Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.

Cô Elizabeth Phạm sinh ngày 13 Tháng Giêng, 1978, và từng sống ở Seattle, Washington, sau đó qua San Diego định cư. Theo thân mẫu của cô là bà Kim Trần, cô từng học trung học Serra, sau đó tốt nghiệp đại học University of San Diego và sau đó vào học trường sĩ quan. Cô hiện đang đóng quân ở căn cứ Camp Pendleton gần San Diego.

BM
  
Cô từng ra trận ở Iraq, bay hơn 130 phi vụ và làm việc tổng cộng hơn 450 giờ hồi năm 2006 đến 2008. Vì các thành tích của mình, cô được lên chức thiếu tá. Đến ngày 1 Tháng Ba năm nay, Thiếu Tướng Craig C. Crenshaw, giám đốc nhân sự của Thủy Quân Lục Chiến, quyết định thăng cấp cho cô lên trung tá và tổ chức buổi lễ trên chiến hạm USS Midway ở San Diego.

BM

Buổi lễ bắt đầu lúc 10 giờ 30 sáng Thứ Bảy, nhưng trước đó một tiếng có rất nhiều người đến, gồm có gia đình của cô Elizabeth, bạn của gia đình và những người từng trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, cùng các binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.

BM
Trung Tá Elizabeth Phạm tuyên thệ trước Đại Tá John C. Lewis.

Việc cô Elizabeth được thăng cấp trung tá làm cho nhiều người gốc Việt ở Hoa Kỳ rất hãnh diện, trong đó có ông Nguyễn Ngọc Bạch, cựu trung úy Hải Quân VNCH. Ông cho phóng viên Người Việt biết: “Hôm nay là ngày thăng cấp trung tá cho cô Elizabeth Phạm và tôi đến đây dự buổi lễ này vì tôi rất ngưỡng mộ cô. Cô là một sĩ quan người Việt rất kiêu hùng vì không phải ai cũng vượt qua giai đoạn đầu khi đi lính và cô rất thành công trên con đường binh nghiệp của mình.

BM
  
Ngoài ra, cô còn là một phụ nữ Việt Nam được lái máy bay F/A-18 và đó một điều rất đáng kính nể.”

Một nhân vật không thể thiếu trong buổi lễ này là Bác Sĩ Phạm Văn Minh, thân phụ của cô Elizabeth. Ông từng là bác sĩ quân y của QLVNCH và đang hành nghề y khoa ở Seattle, Washington.

BM

Ông Minh nói với phóng viên Người Việt: “Hôm nay cháu Elizabeth được lên cấp trung tá và chúng tôi đến đây dự buổi lễ này. Tôi rất vui mừng khi nghe cháu báo tin được thành trung tá, nhưng điều đó có nghĩa là cháu có nhiệm vụ cao cả và có nhiều trách nhiệm hơn. Vì vậy, tôi muốn chúc cháu thành công trong bước đường còn lại.”


“Khi nghe tin cháu muốn vào quân đội, chúng tôi rất ngạc nhiên vì muốn cháu theo học các nghề như bác sĩ, dược sĩ, nhưng cháu không thích. Nhưng bây giờ nhìn lại, thấy cháu thành công trong sự nghiệp như vậy, chúng tôi rất vui mừng. Vì sự chịu khó học hỏi, cháu mới có được sự thành công ngày hôm nay,” ông chia sẻ.

BM

Khi cô con gái đi lính như vậy, cha mẹ không thể nào không lo lắng được, nhất là nghe tin con mình phải ra trận ở Iraq. Ông Minh cho hay cô Elizabeth từng kể với ông nhiều chuyện rùng rợn khi đi Iraq, nhất là khi cô phải bay trong bão cát, không thấy đường và ông rất mừng vì cô vượt qua được những thử thách đó và không gặp nguy hiểm.

BM
Trung Tá Elizabeth Phạm

Người mở đầu cho lễ thăng cấp là Đại Úy Latoya V. Zalava của Hải Quân Hoa Kỳ. Bà cám ơn cô Elizabeth vì những cống hiến, hy sinh của cô cho Quân Đội Hoa Kỳ. Bà cũng hy vọng cô sẽ tiếp tục làm một tấm gương sáng cho những binh sĩ trẻ và sẽ dẫn dắt họ.

Ai cũng hãnh diện vì thành tựu của tân Trung Tá Elizabeth Phạm. Không ai có nhiều lời khen ngợi cô như Đại Tá John C. Lewis của Thủy Quân Lục Chiến. Ông cho rằng cô là một người rất năng động, rất táo bạo, lúc nào cũng làm xong việc và có khả năng ảnh hưởng người khác “như một cơn lốc xoáy.” Ông còn cho hay sự táo bạo của cô từng giúp được nhiều binh sĩ ở Iraq và họ rất ngạc nhiên vì người giúp mình trong các trận đánh là một phụ nữ.

BM
Trung Tá Elizabeth Phạm (giữa) cùng các thành viên của cộng đồng Việt Nam.

Sau khi được gắn huy hiệu “silver oak leaf” của cấp trung tá, cô Elizabeth phát biểu, cô rất cám ơn cha mẹ, gia đình, các huynh đệ trong quân đội, cũng như các sĩ quan và cho rằng cô không có được ngày hôm nay nếu không có họ.

BM

“Bố là trụ cột, là người lãnh đạo của gia đình và dạy cho con sự quan trọng của nghĩa vụ, của sự hy sinh. Bố lúc nào cũng là người hùng trong lòng con. Mẹ là một tấm gương của sự mạnh mẽ, kiên trì và lúc nào cũng khuyên con nên tranh đấu cho những gì mình nghĩ là đúng. Mẹ cũng hay khuyên con nên cố gắng hết mình, để trở thành một người đứng đầu và con luôn làm theo lời mẹ. Con xin cám ơn bố mẹ,” tân trung tá phát biểu.

BM
  
Cô cho biết việc buổi lễ thăng cấp này được tổ chức trên hàng không mẫu hạm USS Midway rất có ý nghĩa với mình và gia đình, cũng như nhiều người Việt Nam tị nạn khác. Vào hai ngày 29 và 30 Tháng Tư, 1975, nhiều người Mỹ, người Việt Nam phải di tản ra khỏi Sài Gòn trong chiến dịch Operation Frequent Wind và tàu USS Midway này từng chở rất nhiều người.

Phu quân của trung tá là ông Alexander Roloff không có mặt trong ngày trọng đại hôm nay vì phải chăm sóc con gái bị bệnh. Tuy vậy, cô Elizabeth cho hay ông lúc nào cũng lo cho gia đình. Theo trung tá, ông phải hy sinh sự nghiệp của mình để giúp gia đình, giúp cô thành công được như hôm nay và điều đó làm cô coi ông như một anh hùng, không ai có thể thay thế được.

BM
Rất nhiều người đến dự lễ thăng cấp của Trung Tá Elizabeth Phạm.

Sau khi buổi lễ “gắn lon” kết thúc, Trung Tá Elizabeth chia sẻ với phóng viên Người Việt: “Tôi chọn vào Thủy Quân Lục Chiến vì tôi nghĩ đây là binh chủng giỏi nhất. Tôi muốn trở thành một người có nhiều đóng góp tích cực và thành một binh sĩ giỏi nhất. Tôi từng đi cắm trại ở căn cứ Camp Pendleton và một trung sĩ cho tôi biết đây là nơi mà 50,000 người Việt tị nạn từng dựng trại. Ngay tại lúc đó, tôi biết chắc chắn mình muốn gia nhập Thủy Quân Lục Chiến.”

BM
  
Trung tá còn cho hay khi cô nói với gia đình muốn nhập ngũ, ai cũng ngạc nhiên. Khi nói cô muốn thành phi công, họ còn không biết Thủy Quân Lục Chiến có phi công, nhưng cô may mắn vì mình trong thế hệ được cho phép lái máy bay.

Đối với những người trẻ tuổi muốn phục vụ đất nước, cô khuyên: “Ai muốn phục vụ đất nước như làm giáo viên, bác sĩ, cảnh sát, cứu hỏa hay vào quân đội cũng nên hiểu được sự quan trọng của trách nhiệm và sự hy sinh. Điều đó sẽ làm chúng ta trân trọng những gì đang có hơn. Nếu có những người muốn phục vụ đất nước, các cộng đồng sẽ vững chắc hơn và điều đó đối với tôi là một phần thưởng không có gì cao quý bằng.”
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 17 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.176 seconds.