Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Tâm Tình | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình |
Chủ đề: Hãnh diện Người Việt Nam ! | |
<< phần trước Trang of 17 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22942 |
Gởi ngày: 04/Jun/2018 lúc 7:47am |
Một bác sĩ gốc Việt tài ba
(chia
xẻ với các bạn nhân đọc bàì báo viết về người bạn thân của mình. Có
nhiều chi tiết mà bài báo không biết nên không nhắc tới nên mời các bạn
đọc thêm…)
Rất
vui được đọc bài viết về người Bác Sĩ tài ba Phạm Sĩ (tên thật là Phạm
Mai Sĩ), mà Sĩ lại là người bạn rất thân của mình. Câu chuyện về Sĩ mình
cũng đã có kể cho nhiều bạn bè nghe rồi. Nay đọc bài báo thấy cần xin
kể lại.
Bắt
đầu từ tháng 6 năm 75, NL và Sĩ, những người con lưu lạc không gia đình
đang học hành dở dang từ VN, sống tị nạn trong trại Indian Town Gap.
Hai đứa được chọn trong số hàng ngàn sinh viên tị nạn thời ấy, cấp học
bỗng toàn phần và tiếp tục đi học lại vào tháng 9 tại trường Lebanon
Valley College, cách trại tị nạn chừng 5 dặm. Sĩ, nguyên là SV năm thứ 2
trường Dược Saigon còn NL thì năm thứ 3 trường Khoa Học, Giáo Dục tại
Dalat. Hai đứa và một người bạn tên Tuấn cùng theo nghành Pre Med, nhưng
sau 1 năm NL và Tuấn bỏ qua học Hóa Học và Sĩ vẫn tiếp tục nghành Y. Sẽ
không có một Bác Sĩ mổ tim nổi danh thế giới sau này nếu không có câu
chuyện thật kỳ lạ như thế này:
Mùa
hè năm 1979, Sĩ nghe tin mình được ĐH Pittsburgh nhận vào học Y lúc
đang sống vất vả , loay hoay, thất nghiệp ở Colorado, nhưng không có
tiền đi học. NL thì ra trường trước Sĩ một năm, đi làm và có để dành
chút đỉnh. NL gọi cho bạn nói: "Mày làm sao mượn tiền, mua vé may bay
đến được Pitts, tao sẽ cố gắng chuyển tiền đến đó cho". Gom góp hết tiền
đi làm để dành và mượn thêm của bạn bè, được 15 ngàn đô gởi hết cho Sĩ,
và thế là chàng SV người Việt, gốc Ninh Hòa, được nhận vào học trong
khóa mùa Thu. Nửa năm sau, tháng 1, 1980, thì không còn tiền để học tiếp
khóa sau, sắp phải bỏ học, mình thì bất lực không giúp tiếp cho bạn
được nữa (thời đó kinh tế Mỹ rất khó khăn, vay tiền mua nhà phải trả lãi
trên 10% và SV không dễ vay tiền đi học nếu không có ai đó bảo lãnh vay
giúp).
May
mắn lúc đó tại Pittsburgh có một bà triệu phú, chồng mới mất, để lại
một gia tài đồ sộ, muốn cấp học bỗng cho SV Trường Y. Nhà trường nhờ bà
giúp cho hoàn cảnh của Sĩ, bà đồng ý trả cho chi phí tiền học hết những
năm học còn lại với hai điều kiện: không được cho Sĩ biết bà là ai, và
Sĩ phải có kết qủa học thật xuất sắc. Bà còn gởi thư hỏi Sĩ là đã mượn
tiền ai để học.
Thế
là một hôm NL nhận lại đủ số tiền đã giúp bạn còn thêm một ít tiền lời
do bà gởi đến trả thay cho bạn Sĩ. Sĩ mang ơn trời biển, ráng học thật
giỏi và quyết theo nghành mổ tim để về các nước kém phát triển giúp đỡ.
Với những sinh viên Y Khoa giỏi, thường họ xin thực tập tại các bệnh
viện lớn, nổi tiếng để có chỗ dựa cho tương lai. Sĩ quyết định xin qua
các nước Châu Phi thực tập. Hình ảnh thời này Sĩ gởi về cho NL xem là
những tấm hình chụp chung với thổ dân nghèo, với mái tranh dột nát, đám
cây khoai mì khô khốc và những bữa cơm, không có cơm, thật đạm bạc. Sĩ
vui vẻ giúp họ và ở đây bệnh nhân nhiều vô số cần giúp đỡ, Sĩ nói " tao
mổ tim như mổ gà", mỗi ngày giúp mổ cho hàng chục bệnh nhân. Nhờ làm
việc này mỗi ngày nên thông thạo và thực tập rất nhiều ca mổ khó, bác sĩ
tim trẻ tuổi đã rành nghề khi chưa tốt nghiệp. Nhớ ơn người Mỹ đã giúp
mình, Sĩ làm thiện nguyện giúp mổ tim cho trẻ em khắp thế giới, trong đó
có VN.
Câu
chuyện trong bài báo viết dưới đây có nói một chút về việc Sĩ làm nên
tên tuổi khi mổ và thay gần hết lục phủ ngũ tạng ông cựu Thống Đốc Casey
của PA, bố của đương kim thượng nghị sĩ dân chủ liên bang Casey. Số là
ông thống đốc đã thay tim rất nhiều lần nhưng được vài năm lại hỏng. Khi
Sĩ làm trưởng nhóm chuẩn bị thay tim cho ông thì có một thanh niên chết
vì tai nạn xe hơi. Sĩ quyết định không chỉ thay tim, mà thay tất cả các
bộ phận khác trong lồng ngực ông thống đốc, lấy từ người quá cố, một
việc làm chưa ai làm trước đó, nhưng Sĩ quyết định làm. Anh nói: "tất cả
các bộ phận khác của ông TĐ cũng đã hư, nếu chỉ có thay tim thì sẽ
không sống được lâu, cũng phí, nên phải làm liều". Dù cho tất cả các bác
sĩ tim khác ngăn cản, Sĩ vẫn quyết định làm cách mạng y khoa, và thế là
ca mổ dài hơn 36 giờ liền, có 12 Bác Sĩ giải phẩu tim thượng thặng cùng
làm, Sĩ đã thành công, mà ông TĐ lúc tỉnh lại đã nắm tay Sĩ nói:
"Anh
là Chúa cứu thế, giúp tôi sinh lại lần nữa". Ông TĐ sống mạnh khỏe hơn
10 năm sau với trái tim của người thanh niên vắn số, rồi mới qua đời vì
già.
Nhớ
lại chuyện cũ, Sĩ nói: "khi ông Casey mở mắt ra sau mấy ngày hôn mê,
tôi cũng như người chết đi sống lại. Sau mấy ngày nằm cạnh để theo dõi
bệnh nhân từng giờ, mình thở phào vì mình biết là đã làm nên lịch sử
trong nghành y khoa". Khi tỉnh táo, ông TĐ có hỏi Sĩ:
"Bạn
cần bất cứ điều gì tôi sẽ giúp, nếu giúp được". Và Sĩ đã kể với ông về
việc muốn bảo lãnh gia đình từ Ninh Hòa qua Mỹ mà đang bị trục trặc giấy
tờ. Thế là một ngày đẹp trời vài tháng sau, trên một chiếc máy bay, một
gia đình nhà quê nghèo khổ có cha mẹ và một bầy em trai gái 10 người,
đáp xuống phi trường gần Pittsburgs để đoàn tụ với người con trai xuất
chúng, đã xa nhau gần 20 năm, của họ.
Nhà
của Cha Mẹ Sĩ tôi không lạ. Những năm làm việc tại Á Châu, lâu lâu về
VN làm việc và về Qui Nhơn thăm nhà. Trên đường từ Saigon ra Trung, tôi
đều ghé Ninh Hòa, một thành phố biển nghèo xơ xác, phía Bắc Nha Trang,
để thăm, gởi lời nhắn của người con xa xứ và giúp cho họ chút tiền. Lần
đầu thấy có xe hơi ghé nhà, bà con xóm biển lại xem như trẩy hội. Tôi
gởi cho họ tiền đô la, số tiền đầu tiên Sĩ có được từ lương Bác Sĩ, và
dặn vào Nha Trang đổi ra tiền Việt. Thời đó $4000 đô là một gia tài quá
lớn đối với họ. Tôi còn nói con trai họ, bạn rất thân của tôi, đã thành
tài nơi xứ người. Nhưng họ không thể hiểu là anh ta nổi tiếng đến mức
nào.
Bây
giờ, những người em trai gái của Sĩ cũng rất thành công ở Mỹ. Có vài em
lấy bằng Tiến Sĩ và có em mở công ty làm ăn khấm khá. Cha Mẹ Sĩ đã già,
bỏ Pittsburgh vì qúa lạnh về sống vùng Bolsa cho gần người Việt. Sĩ là
trưởng khoa mổ tim của Pittsburgh U., Miami U., Maryland U. , và giờ
đang là giám đốc bệnh viện Tim tại Jacksonville, Florida.
Cá
nhân tôi, nếu không có người bạn thân tài giỏi này thì chắc cũng không
còn ngồi đây viết những giòng chữ này. Năm 90, khi đưa gia đình qua Á
Châu làm việc tại Singapore, tôi đã sống với một trái tim có vần đề bẩm
sinh, (có lỗ làm máu đen máu đỏ hòa vào nhau) từ bé (có lẽ vì yêu nhiều
qúa chăng?) nhưng vì sợ không dám mổ nên trì hoãn. Sĩ nói nếu ông không
mổ trước 40t thì sẽ chết sớm, và dĩ nhiên là tôi yêu đời muốn sống với
trái tim khỏe. Mùa Giáng Sinh năm 90 tôi được mổ bởi một cô Bác Sĩ, học
trò xuất sắc của Sĩ, tại Singapore U. Và nếu không có Sĩ điều khiển từ
Pittsburgh, ca mỗ tim tôi gặp sự cố, và chính Sĩ đã chỉ dạy cho cô học
trò sửa sai, và hơn 28 năm qua tôi được sống với trái tim khỏe, đầy máu
đỏ (nhiệt huyết).
Nghĩ
lại, tất cả những gì xảy trên trên đời đều có lý do mà nhà Phật gọi là
Duyên. Tôi tin ở số phận, tin "ở hiền gặp lành" và sống bằng tất cả tấm
lòng "ai giúp mình thì mình phải giúp lại" kẻ khác. Kỷ niệm 20 năm
(1975-1995) anh em chúng tôi, 12 sinh viên tị nạn đầu tiên trên nước Mỹ
được học bỗng đại học, đã về lại trường cũ thăm thầy cô để cảm ơn trường
. Chúng tôi chung góp một số tiền lớn, bỏ nhà băng lấy tiền lời, mỗi
năm nhờ trường cho học bỗng các sinh viên nghèo cần giúp đỡ như chúng
tôi 20 trước. Trong số 12 sinh viên thời ấy, tất cả sau này đều đã học
đến tận cùng những gì cần học ở Mỹ. Họ là những Giám Đốc Bệnh Viện, Chủ
Tịch nhà Băng, Công ty lớn. Họ là những nhà khoa học, giáo sư, nhà
nghiên cứu, ngoại giao...và cũng đóng góp nhiều cho đất nước này. Phạm
Mai Sĩ là một trường hợp điển hình.
Nghĩ
lại, nếu những năm 75, không có chính sách di dân cởi mở, không có
người dân Mỹ, Nhà Thờ Mỹ và Trường Đại Học Mỹ giúp...thì không biết 12
người sinh viên nghèo, không người thân như chúng tôi, đã làm được gì
trên đất nước này. Và nếu không có may mắn rời khỏi VN những ngày cuối
tháng 4/75 thì chắc chắn người như Phạm Sĩ cũng là một bác sĩ trong một
bệnh viện nào đó nếu may mắn được thành Bác Sĩ. Và tôi, chắc là một giáo
làng, với nghề gõ đầu trẻ, hút thuốc Lào, uống rượu đế và làm thơ hận
đời...
Video:
Bác sĩ tị nạn CS lừng danh thế giới
Bác sĩ gốc Việt lừng danh thế giới, ngỏ lời tạ ơn một trường nhỏ từng có lòng tốt đối với người tị nạn.
Ông
Phạm Sĩ từng học để trở thành bác sĩ ở Sài Gòn, thì ước mơ bỗng bị tan
vỡ bởi cuộc chiến. Câu chuyện lưu lạc của ông đến nước Mỹ đã được nhật
báo Lebanon Daily News tường thuật vào đầu tháng Năm, với nội dung như
sau.
NL
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22942 |
Gởi ngày: 18/Aug/2018 lúc 1:42pm |
Mot người Việt tị nạn làm nhân vật số 2 một tiểu đoàn MỹThượng
Sĩ Thịnh Huỳnh trong một buổi tập luyện tại căn cứ Fort Bragg, North
Carolina, hôm 1 Tháng Tám. (Hình: Army photo by Spc. Alleea Oliver) CĂN CỨ FORT BRAGG, North Carolina (NV) – Bản tin của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ hôm Thứ Hai vừa đăng bài viết “Face of Defense: Vietnam Native Finds Success in US Army,” nói về một người lính Mỹ gốc Việt, tên là Thịnh Huỳnh, có cấp bậc thượng sĩ thường vụ (Command Sergeant Major) của Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 504, thuộc Sư Đoàn 82 Nhảy Dù. Trong quân đội Mỹ, thượng sĩ thường vụ là nhân vật quan trọng thứ nhì, chỉ sau đơn vị trưởng. Theo Chính Sách Chỉ Huy Quân Đội Mỹ, người giữ chức vụ thượng sĩ thường vụ là hạ sĩ quan cao cấp nhất trong một đơn vị cấp tiểu đoàn hoặc cao hơn. Người này có trách nhiệm thực hiện các chính sách và tiêu chuẩn, và cố vấn cho đơn vị trưởng trong việc thi hành nhiệm vụ, huấn luyện, phong thái binh sĩ, và chỉ huy tất cả từ hạ sĩ quan trở xuống của đơn vị. Theo bản tin, ông Thịnh ra đời trong một ngôi làng nhỏ ở miền Nam Việt Nam, trải qua thời kỳ khó khăn sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, gia đình phải kiếm ăn hàng ngày. “Chúng tôi nghèo đến nỗi tôi từng nhìn người ta ăn,” ông Thịnh nói. “Chúng tôi ít khi được ăn. Chúng tôi chỉ được ăn hai hoặc ba bữa ăn mỗi tuần.” Trước năm 1975, gia đình ông làm ruộng. Sau đó, chính quyền Cộng Sản tịch thu ruộng của nhà ông để chia cho người của họ, ông Thịnh kể. “Họ lấy luôn cả nhà của gia đình tôi,” ông nói. Chính vì vậy mà gia đình ông quyết định trốn thoát khỏi Việt Nam, hy vọng có đời sống tốt hơn. Năm 1986, ông Thịnh, lúc đó 10 tuổi, cùng gia đình vượt biên, trên một con thuyền nhỏ chật người, như cá trong hộp, lênh đênh trên Biển Đông. “Tôi từng thấy hình vẽ các nô lệ trên thuyền, và thấy chúng tôi chẳng khác gì họ,” ông kể. “Chúng tôi bị nhét chật cứng, không cựa quậy được.” Và ông chứng kiến nhiều sự việc mà ông không ngờ con người dám làm để mà sống sót, những chuyện mà trẻ em như ông đáng ra không nên được chứng kiến. Ông kể, có người cố uống càng nhiều nước càng tốt, như là để dự trữ, mà không cần đếm xỉa gì đến những người sau, có khi chỉ được vài ngụm một ngày. Sau 10 ngày trên biển, cuối cùng, chiếc thuyền chở 86 người tấp vào đảo Pulau Bidong của Malaysia. Trong thời gian ở trại tị nạn, ông cố gắng học đọc và viết, và học văn hóa nước Mỹ. Ngày 28 Tháng Chín, 1989, ông Thịnh và gia đình đến một thành phố nhỏ ở tiểu bang Iowa. “Nếu không có nước Mỹ, có lẽ tôi đã chết từ cả chục năm trước,” ông Thịnh Huỳnh nói. “Nếu không trốn khỏi Việt Nam, cuộc đời tôi sẽ không được như ngày nay.” Mê đi lính từ khi còn trong trường học, ông Thịnh chọn tập trung học những môn liên quan đến quân đội Hoa Kỳ. Năm 1996, ông gia nhập quân đội Mỹ lúc 20 tuổi, nhưng không dám nói với gia đình vì sợ mẹ buồn. “Khi tôi tham gia quân đội, tôi không nói cho cha mẹ biết, mà chỉ cho họ biết hai ngày trước khi tôi vào trại huấn luyện,” ông kể. “Mẹ tôi rất bực mình, bởi vì lúc đó tôi đang học đại học,” ông Thịnh kể. “Không ai muốn đứa con của mình, vừa thoát khỏi cuộc chiến Việt Nam, bây giờ lại đi lính Mỹ.” Cho dù cha mẹ lo lắng, ông Thịnh vẫn giữ nguyên quyết định của mình, vì ông tin rằng, không có gì tốt hơn là phục vụ cho đất nước mà bây giờ ông gọi là quê hương. “Kể từ khi vào trại tị nạn, tôi luôn mơ ước trở thành binh sĩ Hoa Kỳ,” ông Thịnh nói. “Mỗi ngày, tôi đều nói ‘Tôi cần vào quân đội Mỹ.’ Và đó là điều tôi làm. Tôi tham gia quân đội. Tôi không hối tiếc gì cả.” Hai mươi tuổi, và sau đó ra chiến trường sáu lần, binh sĩ Nhảy Dù này nói rằng, ông có được sức chịu đựng, danh dự, và một tình yêu vô cùng lớn đối với nước Mỹ. Mặc dù từng chỉ huy nhiều người lính, ông Thịnh không bao giờ nghĩ có ngày ông trở thành thượng sĩ thường vụ trong Sư Đoàn 82 Nhảy Dù. “Tôi không bao giờ đưa ra mục tiêu là mình sẽ làm thượng sĩ thường vụ,” ông nói. “Mục tiêu của tôi là luôn luôn chăm sóc cho binh sĩ của tôi. Bây giờ, trong vai trò lãnh đạo này, tôi rất vui. Đây là một vinh dự trong một đơn vị đầy lịch sử, tự hào, truyền thống, và có một số binh sĩ và lãnh đạo tốt nhất trong Lục Quân.” Người thượng sĩ Mỹ gốc Việt này nói, ông tin rằng, những gì trải qua ở Việt Nam làm cho ông trân trọng tự do ông có trong vai trò một công dân Mỹ. “Tôi sẽ không bao giờ coi nhẹ nước Mỹ, hoặc tự do mà tôi có ở đây,” ông Thịnh nói. “Tôi biết lớn lên tại một nơi không có tự do sẽ ra sao, vì tôi sẽ phải sợ cho số phận của mình mỗi ngày.” Như vậy, sau gần 30 năm rời Việt Nam, cuối cùng, Thượng Sĩ Thịnh Huỳnh tìm được cho mình một nơi mà ông gọi là quê hương. “Ngay khi bước chân lên nước Mỹ, tôi biết ngay, nơi này bây giờ là quê hương của tôi,” ông chia sẻ. “Tôi sinh ra ở Việt Nam, nhưng tôi bỏ trốn. Nước Mỹ bây giờ là quê hương của tôi.” (Đ.D.) Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 18/Aug/2018 lúc 2:16pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22942 |
Gởi ngày: 15/Dec/2018 lúc 7:58am |
st. |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22942 |
Gởi ngày: 20/Dec/2018 lúc 9:23am |
Một người Úc gốc Việt đắc cử vào Thượng Viện Tiểu Bang Victoria, Úc Châu. Tiến sĩ, kỹ sư Kiều Tiến Dũng Ông Kiều Tiến Dũng, một người Việt Nam tị nạn CS vừa trở thành Thượng Nghị Sĩ gốc Việt đầu tiên đắc cử vào Thượng Viện tiểu bang Victoria, đơn vị Đông Nam Melbourne, Úc châu vào ngày 24-11-2018 vừa qua. Victoria là tiểu bang đứng vào hạng thứ 2 về dân số trên tổng số 6 tiểu bang của nước Úc. Đây là người Úc gốc Việt thứ ba đảm nhiệm chức vụ Thượng Nghị Sĩ tại Úc Châu. Sơ lược về tiểu sử tiến sĩ, kỹ sư Kiều Tiến Dũng Năm 1980, một con tàu nhỏ bé, từ đất Mẹ ra khơi. Người trên tàu kể lại: “Con tàu bé nhỏ, chiều dài chưa tới 12 mét, với hơn 100 người ngồi bó gối trên boong, chưa kịp ra khỏi hải phận VN thì đã bị tàu Công An Biên Phòng chặn lại và cướp tài sản của những người trên tàu, rồi bọn chúng bỏ trốn để chia chác. Người trên tàu tưởng là đã thoát nạn, nhưng hỡi ôi, chỉ vài ngày sau thì bị hải tặc Thái Lan tấn công, phụ nữ bị hải tặc bắt qua tàu của họ, nhưng thật may mắn, hải tặc chỉ cướp tài sản, và họ thả cho đi tiếp tục. Thức ăn cạn dần, nước uống thi mỗi ngày mỗi người chỉ được chia đúng một nắp nước của bình "bi đông”. Những người trên con tàu đều phụ thuộc vào sự thương xót của Thượng Đế cùng thời tiết, và chẳng ai nghĩ rằng mình có thể sống sót”. Sau sáu ngày kinh hoàng trên biển Đông, con tàu đã đến được bến bờ tự do. Trên con tàu có một chàng thanh niên vừa tròn 19 tuổi. Sau dăm lần bảy lượt, vào tù ra khám, Ðây là lần vượt biển thành công của anh. Những ngày sống cơ cực ở VN sau ngày 30/4/1975, những ngày lênh dênh trên khoang tàu nhỏ bé trôi dạt trong lòng dại dương bao la, những ngày sống gian nan vất vả trong trại tị nạn Pulau Bidong, những kinh nghiệm mồ hôi nước mắt này đã tạo ra con đường cho cuộc sống của chàng trai trẻ này. Chàng thanh niên trước kia nay là Tiến Sĩ Kiều Tiến Dũng. Ðến Úc năm 1980, năm 1984, sau khi đỗ bằng cử nhân Toán -Lý xuất sắc tại Đại Học (ĐH) Queensland, anh Kiều Tiến Dũng được học bổng làm luận án tiến sĩ Vật Lý tại ĐH Edinburgh ở Anh. Hoàn thành luận án năm 1988 và anh được mời làm việc, nghiên cứu và giảng dậy ở ĐH Edinburgh và ĐH Oxford. Năm 1991, anh trở về Úc là giảng sư ĐH Melbourne và ĐH Swinburne, và làm việc cho cơ quan ‘Commonwealth Scientific and Industrial Research Organisation’ (CSIRO), đồng thời cộng tác nghiên cứu với các đại học danh tiếng nhất của Mỹ như ĐH Princeton, ĐH Columbia, MIT. Ngoài ngành nghề chuyên môn, anh Kiều Tiến Dũng cũng hăng say sinh hoạt trong lãnh vực cộng đồng. Năm 1996, anh Kiều Tiến Dũng cùng với một số thân hữu đã thành lập chương trình VNTV trên dài 31. Năm 2014, anh cùng với ông Quốc Việt đồng sáng lập Hồn Việt Radio. Cũng trong năm này, anh là một thành viên trong Nhóm Quản Trị của chương trình Tìm Kiếm Những Nhà Lãnh Đạo Hai Nguồn Gốc do Cộng Đồng Người Việt Tự Do Victoria khởi xướng. Tháng 9 năm 2015, Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Tiểu Bang Victoria đã bổ nhiệm TS Kiều Tiến Dũng là thành viên trong Ban Quản Trị của Ủy Ban Ngăn Ngừa Tai Nạn Giao Thông. Tháng 11 vừa qua, trong cuộc bầu cử Nghị viện tiểu bang Victoria Tiến sĩ Kiều Tiến Dũng được đảng Lao Dộng đề cử dự tranh chiếc ghế đại biểu vùng Dông Nam Melbourne tại Thượng Hội Đồng Lập Pháp (còn gọi là Thượng Viện). Tổng số người Việt cư ngụ ở tiểu bang Victoria khoảng 110,000 người, riêng vùng Đông Nam Melbourne số cử tri người Việt khoảng 35,000 người, con số tương đối nhỏ so với tổng số cư tri của vùng này là 508,000 người. Kết quả chính thức đã được công bố vào lúc 4 giờ chiều ngày Thứ Ba 11 tháng 12, Tiến sĩ Kiều Tiến Dũng đã đắc cử và sẽ tuyên thệ vào cuối tháng 12 năm nay. Cả cha và mẹ của TS Kiều Tiến Dũng đều phục vụ trong binh chủng Nhẩy Dù, 38 năm trôi qua, từ khi rời khỏi thủ đô Sài Gòn, TS Kiều Tiến Dũng chưa một lần trở lại. Ở nơi đây chúng ta vẫn thường thấy anh có mặt trong các buổi tranh đấu cho Nhân Quyền, tham gia các buổi văn nghệ tri ân các chiến sĩ QLVNCH, cám ơn những người đã hy sinh để chúng ta được sống còn. Châu Xuân Hùng |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 02/Jan/2019 lúc 9:14am |
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22942 |
Gởi ngày: 21/Jan/2019 lúc 4:24pm |
Nữ Giáo Sư VN Đoạt Giải Thưởng $505,000 Để Nghiên Cứu Trị Bệnh Khó Chữa Trước Đây Juliane Nguyen, phó giáo sư về dược tại trường Đại Học Buffalo, đã nhận được giải thưởng CAREER của National Science Foundation (NSF), là vinh dự uy tín nhất của tổ chức dành cho giáo sư nghề nghiệp sớm. Chương trình CAREER thừa nhận giáo sư đầy hứa hẹn là người mẫu mực cho vai trò của giáo sư và học giả, và cung cấp tài trợ cho những người nhận để theo đuổi nghiên cứu xuất sắc mà tương quan với sự tiếp cận giáo dục. Phần thưởng cấp cho 5 năm, trị giá $505,000, sẽ hỗ trợ cho việc làm của Nguyen để phát triển các phương pháp giúp các mô bào lớn, như proteins và nucleic acids, thâm nhập vào màng tế bào. Nghiên cứu có thể cho phép việc điều trị một số bệnh không thể chữa trị trước đây. Đề án này cũng sẽ phát triển một chương học vật liệu sinh học cho các sinh viên hậu đại học, cung cấp việc giảng dạy tương tác với các trường trung học, và thiết lập một chương trình tư vấn cho các sinh viên thiểu số và nữ thích thú với khoa học, kỹ thuật, kỹ sư và toán (STEM). Giải thưởng cho thấy sự thành công của Đại Học UB trong việc lôi cuốn một số nhà nghiên cứu trẻ tài ba nhất tới Western New York. Nguyen, tham gia trong Phân Khoa Dược của Đại Học UB vào năm 2013, thiết kế và kỹ sư nhắm vào các trang mạng bệnh. Sử dụng số tiền tài trợ này Nguyen sẽ phát triển các túi nhỏ trong lỗ chân lông cho phép nhỏ thuốc điều trị thẳng vào các tế bào. Nguyen cũng là người tham gia chính trong giải thưởng 1.58 triệu đô la từ National Institutes of Health (NIH) để phát triển việc điều trị ngăn ngừa sự thông truyền giữa các tế bào ung thư. Nguyen lấy bằng tiến sĩ ngành dược và bằng dược sĩ từ Đại Học Philipps University, và hoàn tất học bổng hậu tiến sĩ tại Đại Học University of California, San Francisco. Nguồn Internet |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22942 |
Gởi ngày: 23/Jan/2019 lúc 11:00am |
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Jan/2019 lúc 11:02am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22942 |
Gởi ngày: 07/Mar/2019 lúc 8:33am |
Mary Tran làm nổ tung sân khấu American Idol 2019 bằng giọng hát tuyệt vời của mình ! <<<<<Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/Mar/2019 lúc 8:36am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22942 |
Gởi ngày: 31/Mar/2019 lúc 9:09am |
Cậu Bé Bán Thuốc Lá Dạo Ở VN Trở Thành Nhà Khoa Học Tài Giỏi Ở MỸ.
Một nhà khoa học thành danh ở Mỹ với nhiều công trình nghiên cứu và
hằng trăm bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế xuất thân
từ một cậu bé bán thuốc lá dạo ở chợ Gò Vấp, Sài Gòn. |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22942 |
Gởi ngày: 16/Apr/2019 lúc 9:05am |
Trung tá Elizabeth Phạm _ nữ phi công gốc Việt đầu tiên lái chiến đấu cơ F/A-18
Gia đình gắn huy hiệu "silver oak leaf" cho tân Trung Tá Elizabeth Phạm.
Hàng
trăm người có mặt tại bảo tàng hàng không mẫu hạm USS Midway ở San
Diego hôm Thứ Bảy, 13 Tháng Tư, để dự lễ thăng cấp trung tá của cô
Elizabeth Phạm, nữ phi công gốc Việt đầu tiên lái chiến đấu cơ F/A-18
Hornet cho Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.
Cô
Elizabeth Phạm sinh ngày 13 Tháng Giêng, 1978, và từng sống ở Seattle,
Washington, sau đó qua San Diego định cư. Theo thân mẫu của cô là bà Kim
Trần, cô từng học trung học Serra, sau đó tốt nghiệp đại học University
of San Diego và sau đó vào học trường sĩ quan. Cô hiện đang đóng quân ở
căn cứ Camp Pendleton gần San Diego.
Cô
từng ra trận ở Iraq, bay hơn 130 phi vụ và làm việc tổng cộng hơn 450
giờ hồi năm 2006 đến 2008. Vì các thành tích của mình, cô được lên chức
thiếu tá. Đến ngày 1 Tháng Ba năm nay, Thiếu Tướng Craig C. Crenshaw,
giám đốc nhân sự của Thủy Quân Lục Chiến, quyết định thăng cấp cho cô
lên trung tá và tổ chức buổi lễ trên chiến hạm USS Midway ở San Diego.
Buổi
lễ bắt đầu lúc 10 giờ 30 sáng Thứ Bảy, nhưng trước đó một tiếng có rất
nhiều người đến, gồm có gia đình của cô Elizabeth, bạn của gia đình và
những người từng trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, cùng các binh sĩ Thủy
Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.
Trung Tá Elizabeth Phạm tuyên thệ trước Đại Tá John C. Lewis.
Việc
cô Elizabeth được thăng cấp trung tá làm cho nhiều người gốc Việt ở Hoa
Kỳ rất hãnh diện, trong đó có ông Nguyễn Ngọc Bạch, cựu trung úy Hải
Quân VNCH. Ông cho phóng viên Người Việt biết: “Hôm nay là ngày thăng
cấp trung tá cho cô Elizabeth Phạm và tôi đến đây dự buổi lễ này vì tôi
rất ngưỡng mộ cô. Cô là một sĩ quan người Việt rất kiêu hùng vì không
phải ai cũng vượt qua giai đoạn đầu khi đi lính và cô rất thành công
trên con đường binh nghiệp của mình.
Ngoài ra, cô còn là một phụ nữ Việt Nam được lái máy bay F/A-18 và đó một điều rất đáng kính nể.”
Một
nhân vật không thể thiếu trong buổi lễ này là Bác Sĩ Phạm Văn Minh,
thân phụ của cô Elizabeth. Ông từng là bác sĩ quân y của QLVNCH và đang
hành nghề y khoa ở Seattle, Washington.
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 17 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |