Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn
Message Icon Chủ đề: Có Không Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 14 phần sau >>
Người gởi Nội dung
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 28/Dec/2014 lúc 2:48pm
Hoa Đời

Từ bao giờ đến bây giờ ?
Nẽo đi Tham Ái bến bờ mù khơi !
Thân như cọng cỏ ven đời
Cũng xin nở đoá hoa người tặng nhau !

Thệ Hồng Ân
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 16/Jan/2015 lúc 6:37am
TẠ TỪ

Tiệc tàn rượu đọng bờ môi
Men cay đắng ngở lệ người khóc nhau
Môi cười khép lại thành đau
Phút giây gặp gở chiêm bao cả đời

Cao Thệ
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 02/Feb/2015 lúc 10:56pm

Lòng ta đó
Chứa đầy vơi nỗi nhớ
Nước đi về
rong kém chuyện đời sông
Lòng ta đó
như nhánh kinh lặng lẽ
Rong rêu buồn, con cá lội bặt tăm
Lòng ta đó
con nước về hối hả
chảy tràn bờ, rồi rút cạn như không !
Lòng ta đó
Buâng quơ mà sâu lắng
Chiều bình yên
Nắng phủ nước hanh vàng
Lòng ta đó
Con kinh đời bát ngát
Lũ mây lười, sóng nước vỗ miên man
Lòng ta đó
Chứa đầy vơi nỗi nhớ
Chuyện đi về
Quạnh quẻ hai bờ không !

Cao Thệ
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 23/Mar/2015 lúc 8:03pm
CHIỀU BA MƯƠI TẾT

Anh ngồi xuống đây
Trên cỏ xanh này
Cùng em tâm sự
Trên đầu mây bay !

Chiều ba mươi Tết
Xuân về nào hay !
Mùa Đông đã hết
Trên vành mắt cay !

Anh ngồi xuồng đây
Đong đếm tháng ngày
Sâu trong lòng đất
Em nằm ngủ say

Cao Thệ
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 04/Aug/2015 lúc 10:49pm
Đi Về, Về đi

Ai đi, ai ở, ai về
Từ đâu đi đến, đi về về đâu ?
Trùng dương giậy sóng bạc đầu
Mênh mong biển nước, về đâu sóng đời ?

Cao Thệ
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 09/Sep/2015 lúc 11:44pm
NGHIỆP PHONG LAN
Một ngày đẹp trời cả bọn “cúp cua” để xe đạp trong trường lên xe bus ra Sài Gòn xem chợ Tết. Xe ngừng trên đường Hàm Nghi khu vực chợ Cũ cả bọn long nhong men theo lề tiến về hướng chợ Sài Gòn.
Phía sau trường Kỹ Thuật Cao Thắng là khu chợ bán chim, chó mèo, và cây cảnh Bonsai nhỏ gọn để trên bàn chưng trong phòng. Tình cờ thấy cây hoa hình dáng như cây dứa nhỏ nhưng lá thì dầy hơn, rể được buộc lòng thòng vào tấm dớn vuông trổ 2 chùm bông trắng li ti chấm màu tím trông như đuôi chồn phát ra mùi thơm nhẹ nhàng dễ chịu.
Nhìn người bán tôi hỏi
- Cây này là cây gì vậy chú ?
- Lan Ngọc Điểm, nị mua đi bán rẻ cho
- Bao nhiêu vậy chú ?
- Bán nị 100 đồng
Tôi nhăn mặt, bằng một tháng tiền cơm trưa ở quán ăn Xã Hội của tôi rồi chứ ít sao, bước vào khu vực bán chó, mèo còn nghe tiếng của người bán Lan vọng qua
- 80 mua không !
Tôi về nhà trằn trọc với những suy nghĩ trong đầu , mua không ? không mua !
Cả xin keo bằng đôi dép Lào nữa, đôi dép cũng đồng tình bảo mua
Mua hay không mua, tôi điều đau khổ giống nhau, thôi thì mua quách cho rồi
Sau cùng đành chọn phương án “ đã con mắt, đói cái bụng”
Từ ngã tư Phú Nhuận tôi đạp xe tốc hành xuống Chợ Chim, mình mẩy vã mồ hôi,        nhìn quanh không thấy cây Ngọc Điểm đâu, tiếc hùi hụi tôi hỏi
- Cây Lan 2 vòi bông đâu rồi chú ?
Tỉnh bơ không thèm nhìn, chú bảo
- Bán rồi ! Còn 1 cây nhỏ hơn chỉ 1 vòi bông mua không ?
- Bao nhiêu vậy chú ?
Ông thấy tôi có vẻ thích quá
- 60 đồng !
Tôi phân trần 2 bông 80 đồng cây này xấu bông ít hơn mà 60 rất mắc . Tôi bỏ đi chú gọi lại, sau cùng chịu giá 48 đồng.

Thanh toán tiền nông xong, chú lấy cây lan máng lên ghi đông xe đạp như móc nhánh cây chăm bầu không một chút gì cần phải quan tâm đến hoa quý !
Từ đây tôi chạy về nhà như trên xe có chở nàng công chúa, thấm thía câu “ nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa” … treo tấm dớn trước bàn học ngang cửa sổ ngồi nhìn cánh hoa trắng xoá điểm những viên ngọc tím, toả mùi thơm dể chịu hai ba nhánh rể tòn teng mà lòng khoan khoái như lên cung tiên.
Cây chi mà thiệt là ngộ treo tón ten trên trời, rể chẳng chui trong đất, không hút nước thì làm sao mà sống, nghe lời thằng cha bán ba bốn ngày phun cho nó ngụm nước chẳng mấy hôm thì nó chết khô, rất tự tin tôi là người chơi kiểng sành điệu không lẽ nghe lời ông bán cây xúi bậy, ngày đầu tiên tôi đã đem ngâm nước đến 4 lần .
Đi học trưa không về nhà, đạp xe từ ngã ba đường Phùng Khắc Khoan Hồng Thập Tự xuống Chợ Thị Nghè ăn cơm Xã Hội rồi về trường tiếp tục học buổi chiều, thời gian quá lâu tôi bèn nghĩ ra một chiêu tuyệt vời cho 3 nhánh rể vào ly nước, rồi an tâm đi học.
Vài ba ngày sau, chẳng hiểu gì sao phần rể ngâm vào nước bị ung dùng ngón tay bóp vào rể nước vàng chảy ra, trên ngòng hoa những hoa đầu tiên của vòi bông ngã sang màu vàng rủ quập xuống, mấy lá xanh mập ú hôm nào, hôm nay bấm vào như bị dập nước thúi xì ra, đọt lá chuyển sang màu vàng. Đau khổ quá hỏi thằng Hải nó chẳng biết gì, cái thằng hôm xuống nhà xem cây Lan nó ngẩu hứng giảng cho nghe bài nói về Lan y chan như chuyên gia, bây giờ đứng trước sự việc quan trọng té ra chẳng biết gì hết.
Đã lấy rể ra khỏi ly nước nhưng phần rể còn lại vẫn cứ thúi hoài, mỗi lần cắt bỏ một đoạn là mỗi lần đau nhói bụng, bó tay ! Miệng lưỡi bán hàng không tin được, bảo đãm bông hơn 2 tháng mới tàn, chưa được 2 tuần cây đã chết ngắt mất toi 50 đồng , thiệt là đau !
Mang bầu tâm sự kể các bạn nghe không bạn nào hiểu thấu, một buổi trưa tán dóc với bạn bè ở ngã tư Phùng Khắc Khoan Trần Cao Vân chờ giờ trường mở cổng, tôi chợt nghe mùi hương thoang thoảng quen quen, đưa mắt nhìn trên ngọn me cao tôi bắt gặp Lan Ngọc Điểm khoe hương sắc trên ấy.
Con đường Phùng Khắc Khoan, nơi có những ngôi nhà của các vị nổi tiếng đương thời, Kiến Trúc Sư Ngô Viết Thụ, Đại Tá Đổ Mậu v.v… được che mát bởi hai hàng me cành lá xanh tươi, trên chót vót những nhánh me thường điểm những cây lan tươi tốt vì vậy dân gian gọi Ngọc Điểm là Lan Me. Trời vào tháng giêng, tháng hai người đi tản bộ sẽ được hít thở mùi hương thoang thoảng của hoa mà ít ai biết nó xuất phát từ đâu.
Me trên đường vào mùa trái được đấu thầu, người trúng thầu sẽ tổ chức hái gần hoặc sau tết, khu vực bệnh viện Đồn Đất, đầu đường Lê Thánh Tôn trước Nhà Trắng, đường Nguyễn Du bên hông trường Võ Trường Toản dài đến nhà Đại Tướng Lê Văn Tỵ những con đường đầy me, nhưng me trên đường Phùng Khắc Khoan là có nhiều Lan Me nhất, tôi làm quen được người hái và họ nói với tôi như vậy, chủ Thầu lấy me, người hái me gở lan bán cho bạn hàng ngoài Chợ Cũ kiếm thêm thu nhập, tất cả có mối lái nài mua lại các cây Lan Ngọc Điểm rất khó, đã vậy còn bán giá cao. Công việc gầy dựng giàn Lan bắt đầu nhờ mua được số cây Lan Me, tôi mua thêm những cây lan rừng khi đi chợ Đà Lạt mua của những người dân tộc .
Vào thời gian này cây Lan Ngoại giá rất cao năm ba trăm đô là chuyện thường. Lan được huy chương giá được tính bạc ngàn đô. Những năm đầu của thế kỷ thứ 19 người ta phát hiện Lan Vân Hài nằm giữa biên giới Việt Trung giá bán nó vào thời đó đã tròn trèm 5,000 F
Vì vậy người bình dân khó vươn tới, nhất là học sinh như tôi chơi lan bình dân cho đở ghiền.
Thuở đó tôi thường đạp xe đến ngắm Lan ở hai nơi
- Trên đường An Dương Vương trước chợ An Đông
- Cầu Băng Ky trên đường Nguyễn Văn Học, Gia Định gần mấy trại cưa
Tôi thích điểm trên Cầu Băng Ky hơn vì giàn Lan trước cổng nhà mặc tình nhìn ngắm, không bị người đi đường dòm ngó, nhưng lan ở đây chất lượng cây và bông không tốt so với An Dương Vương.
Giàn lan của tôi xây dựng thời gian kéo dài khoảng 6 năm được chừng bốn chục giò Ngọc Điểm, Hoả Hoàng, Đuôi chồn … và hai bụi Thạch Hộc, Thạch Hộc khi nào lạnh vài ngày sau đó ra bông như bầy cò trắng.
Các loại khác, khi mua về có bông, trồng năm này qua năm kia chỉ nhìn lá xanh um, có một năm Ngọc Điểm trổ được hai chậu mừng húm, ngòng dài thòong không quá 20 bông mọc lác đác như cột đèn cắm trên đường.
Việt cộng tấn công năm Mậu Thân, tôi bị động viên đi lính về Cần Thơ ở nhà không ai dòm ngó số chết đem quăng, bạn bè đến tha đi chỉ còn được bụi Thạch Hộc máng trên nhánh mãng cầu, may mắn vì nó có vị thuốc chửa bệnh viêm họng nếu không cũng theo ông theo bà đi biệt xứ. Năm 1975 bụi Thạch Hộc theo gia đình tôi lên rừng đi kinh tế mới, ghép vào cây Mít trước nhà, khí rừng sương núi Lan vượt lên lớn như bụi xả thay nhau ra hoa trắng cây.
Tôi mê Lan nhưng dốt về đời sống, nhu cầu cần thiết của lan, chăm sóc theo ý riêng của mình nên vừa tốn tiền, tốn công, hơn mười năm chỉ còn lại bụi Thạch Học, vào lúc này bên Pháp bà Vân đã cấy mô Lan thành công đăng trên tờ Thế Giới Tự Do, tại Việt Nam thời gian này người chơi lan không có tài liệu phổ biến, cho nên người biết ngoại ngữ thì xem tiếng Tây tiếng U, tay ngang nếu không học lóm được thì phải tự mài mò.
Nhìn lại quá trình trồng lan “ Cái Dốt nhiều tập của tôi “, rút ra được chút kinh nghiệm căn bản bỏ túi :
- Vào mùa Lan phát triển có thể tưới nước nhiều lần trong ngày, nhưng phải có thời gian để cho các giá thể khô.
- Trong ngày phải cho cây Lan trực tiếp dưới ánh mặt trời một khoảng thời gian nhất định tuỳ theo giống loài.
- Phải đặt cho gốc Lan nằm trên giá thể, giá thể tôi thích vẫn là than rừng với chậu đất nung trên mặt chậu có thể phủ kín nhưng bên dưới chậu phải cho thông thoáng
- Thay chậu, bỏ các giá thể cũ, ít nhất 2 năm 1 lần, hoặc thấy cây Lan đuôi lá có vấn đề và khi các giả hành con mọc loạn xạ không đúng nguyên tắc.
- Tuỳ theo tăng trưởng của cây xử dụng các loại phân bón khác nhau, không bao giờ tưới mãi một thứ phân ure như tôi. Bây giờ ngoài N-P-K kích thích ra rể, ra lá, ra hoa, người ta còn pha thêm phân vi lượng … nên nhớ đây là con dao 2 lưỡi.
- Điều hết sức quan trọng Lan xứ lạnh đem về xứ nóng khó trổ bông và ngược lại, với những người chơi lan thuộc loại tép riu như tôi thì Lan vô phương trổ !

Cao Thệ
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 17/Sep/2015 lúc 6:03pm
Những năm sau 75 chuyện cơm áo gạo tiền, chuyện đi chui đi nhủi nên em Lan em liếc quên hẳn trong đầu.
Đến khi tiền hết, phải xuống ghe tập làm “ giặc lái” hầu kiếm một chổ ra đi không trả tiền, thì máu mê lan lại đến.
Trong chuyến ghe chở hàng về Hợp Tác Xã xã Tây Phú, ghe đi vào huyện Thoại Sơn ngang dưới chân Núi Sập tiến vào Xã Vọng Thê đánh vòng khu vực Núi Ba Thê , thấy phong cảnh đẹp quá đi không nổi, đành cho ghe nghĩ 1 ngày tham quan Núi, Chùa Phật 4 Mặt, đình thờ ngài Phan Thanh Giản , ngon lành hơn nhà thờ của Ngài ở Ba Tri Bến Tre nhang tàn khói lạnh bụi bám nhện giăng ngay tại quê hương của người ?! Sau đó đi loanh quanh chợ Xã tìm mồi về ghe ăn nhậu, ở đây món Cu đất chắc chẳng nơi nào ngon hơn !
Tình cờ ngồi nghỉ trên một tảng đá chót vót núi cao, thấy một đám lan khoe lá rể khô cằn, động lòng nhổ đem xuống ghe một mớ, tôi chọn được một số giả hành còn tốt lấy dây buộc quanh trên thân 2 cây gổ mục, làm móc treo tòn ten trước cabin. Đời tôi trôi nổi chẳng biết về đâu nhìn các giả hành bỏ núi theo tôi thân thể teo tóp nhăn nheo trông thật thảm thương , thôi thì ráng dìu nhau mà sống.
Khi ghe quẹo vào xã Tây Phú đậu cho bốc vác chuyển hàng lên hợp tác xã, tôi bận giao kiểm hàng, thằng Tùng xèng thấy cây cối gì khô queo, Tám Mắt Kiếng làm biếng không tưới, tài lanh đem xuống kinh trấn nước . Khi tôi xuống ghe ăn cơm thằng Hiệp gà nói nhỏ cho nghe như thế.
Trời ơi con kinh này từ sông Thoại Giang mang nước biển Rạch Giá chảy vô, đầu nguồn con kinh từ Tân Phú mang phèn của những rừng tràm khu tứ giác Long Xuyên đổ lại. Lan là Vua các loài hoa có nguồn gốc từ Tây Vương Mẫu chốn Cung Tiên trên trời, bàn tay nào nở lòng nhún vào dòng nước phèn hạ tiện ! tôi chế ra bài này để lên lớp mấy ngài thuyền viên, tụi nó phục lăn.
Quả nhiên sau chuyến đi Sài Gòn về tôi thấy các giả hành thúi dần còn lèo tèo vài mục cũng chuẩn bị lìa đời, nhân tiện ghe vào Xã Vĩnh Trạch chở hàng , tôi đem hai “ Giá Thể “ máng lên cây Xoài . Dặn “ anh Năm khăn rằn” bởi lúc nào cũng thấy khăn rằn quấn cổ, chủ quán tạp hoá coi chừng dùm
Ông trề môi nhìn tôi
- Cái đồ quỷ đó cho chẳng ai thèm lấy, mà chú lại sợ bị chom !
Tôi nhìn anh rồi thao thao bất tuyệt:
- Này nhé cái bọn quan lại quyền quý bên Tàu, trước của dinh phủ họ thường trồng hoa Mẫu Đơn tuỳ theo màu để tuyên xưng cái giai cấp cao quý của họ.
Vào mùa đông tuyết giá, cây rừng trơ cành trong giá rét, ẩn trong rừng sâu núi cao Lan bày sắc toả hương tặng đời. Lan chỉ bám trên cây nhưng không giết cây nó bám như loài Chùm gởi, hoa nở bọn ong bướm thường tình không dám bén mãn. Vì vậy Lan được ví như hạng chí nhân quân tử chưa gặp thời ẩn thân, nhưng không mất đi tài cao chí cả của mình, giống như Khổng Minh lúc còn trong thảo am. Chỉ những bậc thượng nhân mới cảm nhận được, bọn phàm phu tục tử, đứa bị thịt túi cơm, lũ sâu dân mọt nước không thể nào nhìn thấy sắc chẳng ngủi được hương, nên chúng dung tiền ra thuê người đội sương đạp tuyết băng rừng vượt núi tìm hái cho được nhánh Lan rừng đem về treo trong vương phủ, kháo với thiên hạ rằng Vương Giả Chi Lan để tuyên xưng cái cao sang của họ.
Nhưng nhánh Lan Rừng được đem xuống phố thị, khác nào nàng Hương Phi vợ của Hoắc Tập Chiêm bị vua Càn Long cướp, từ núi rừng đem về Kinh Thành
Treo mốc Hoa Lan để mà khoe cái sang giàu quyền quý, nhưng hương sắc vẫn còn man mác tận núi cao rừng sâu ở lại cùng sương tuyết.
Ôi cái bọn Chi Vương giá áo túi cơm ôm cái Giả Lan mà loè đời !
Sau khi nghe bài thuyết pháp ứng khẩu làm anh “ Năm khăn rằn” phục sát đất và hứa giữ dùm hai nhánh cây mục có buộc Vương Giả Chi Lan của tôi

Khi vào Vĩnh Trạch lập vựa mua phế liệu, tôi quên bẳng hai bó lan, một hôm “ anh Năm khăn rằn ” bước vào vựa hai tay chấp sau đít vừa đi anh vừa hỏi
- Chú Tám mua cái này không ?
Chưa kịp trả lời anh đã đặt lên bàn hai nhánh cây vương giả chi lan, điểm trên đám giả hành mập ú đám lá xanh um là những bông hoa vàng choé.
Anh nhìn tôi hỏi
- Cây bông này tên gì vậy ông ?
Tôi thật tình chẳng biết giống lan này tên chi, nghĩ mình gở trên núi Ba Thê nên đặt tên là Ba Thê luôn.
Anh trợn mắt nhìn tôi
- Thầy Tám phá tôi hoài !
Xin giới thiệu về địa danh Ba Thê nơi sinh trưởng là bản quán của giò Lan đang nằm trên bàn .
Lúc mới hái đem xuống ghe mấy ngài thuyền trưởng, thuyền phó cùng thuyền viên đồn trú dưới ghe chở hàng đều cho rằng Ba Thê là ba vợ, vì vậy nên núi nắm tại xã Vọng Thê, tôi không nghĩ vậy
Nếu đem tên xã Vọng Thê đặt tên cho ngọn núi ở cuối miền Nam đáp lại mối chân tình miền Trung với Hòn Vọng Phu thì thật là tuyệt. Nhưng cái xã mà đem ra đối với cái hòn đá vôi hẳn nghe không xuôi, nên theo thiển ý của tôi
- Thê trong tự điển Hán Việt có nghĩa là tươi tốt, cũng có nghĩa là cây cầu theo ông Vương Hồng Sển .
Lên đến đỉnh cao nhất, dân địa phương đặt tên là Chót Ông Tà, quan sát tôi thấy núi bị sạt tách ra làm đôi, do ảnh hưởng đến thời tiết nắng mưa chuyển dịch của địa lý. Phần bị tách đôi thêm một lần tách đôi nữa, nên ở xa ta nhìn thấy ngọn núi có ba đỉnh, đến tại chổ núi nứt với mắt thường ta vẫn thấy những vết đá tách ra bén ngót.
Dân địa phương đa phần là người Khờ Me họ nói lại vào thời Đệ Nhất Cộng Hoà Tổng Thống Ngô Đình Diệm có xuống thăm Khu Trù Mật nên người ta có lấp cây cầu bằng sắt nối liền giữa hai đỉnh ngọn núi nhỏ ? Các chú lính Bảo An canh gác và dân chúng qua lại rất thuận tiện sau này núi lở dần làm rớt cây cầu xuống thung lũng, tôi cũng nhìn thấy xác cây cầu sắt nguyên vẹn nằm ẩn hiện dưới những chòm cây lá, nhưng tôi nghĩ bọn việt cộng, cái lũ phá làng phá nước này phá xập cây cầu chứ không phải bị sạt lở gì cả. Bởi cây cầu là Tua gát cao gần 200 mét đứng trên cầu nhìn đồng ruộng chung quanh núi, tằm nhìn xa mút mắt không một bóng cây, mọi sinh hoạt gọi là giải phóng trong khu vực sao qua mắt được người lính cho nên phải phá thôi, phá và giết là nghề của chàng mà !
Nếu cho rằng Ba Thê là ba vợ, ông nào ở địa phương này hào hoa thế ? vô nghĩa !
Còn cho Thê là cầu, chỉ có 1 cây cầu sao gọi là ba Thê ?
Ba Thê là tên gọi mới nhất, gần gủi với dân chúng nhất ám chỉ ngọn núi có ba đỉnh mà cây trồng và cây rừng quanh năm xanh um tươi tốt, vì vậy gọi là núi Ba Thê thì đúng hơn cả. Tôi nghĩ vậy !

Cao Thệ
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 30/Sep/2015 lúc 11:37pm
Không Hai

Niềm vui cùng nỗi khổ
Vốn chỉ là khách trần
Theo phan duyên bám trụ
Chỉ rước buồn vào thân !

Em không là nỗi khổ
Chưa hẳn là niềm vui
Nhiều duyên nên nặng nợ
Đau nỗi đau một đời

Khách trần đến rồi đi ?
Như tâm nào ở lại !
Ta một đời cuồng si
Chạy theo hoài tham ái !

Cao Thệ


Chỉnh sửa lại bởi cao the - 01/Oct/2015 lúc 12:01am
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 23/Oct/2015 lúc 1:18am
Thưa các bạn !
Hôm nay ngày 23 tháng 10 nhà tôi :
Nguyễn Thị Bích Hồng
Qua đời tròn một năm.
Đã được
- Bệnh Viện National Institutes of Health Tiểu Bang Maryland tận tình chăm sóc.
- Bệnh vào giai đoạn cuối về Tiểu Bang California đã được Công Ty VITAS cử Bác Sĩ, Y Tá và nhân viên đến tận nhà chăm sóc miễn phí
Sau 7 năm 4 tháng nhà tôi ra đi
Nhân đây xin thành kính tri ân nước Mỹ và người dân Mỹ đã dang tay đón và cưu mang chúng tôi 42 tháng, Đất Mỹ bao bọc thân xác Bích Hồng
Trong thời gian nhà tôi bệnh gia đình chúng tôi được bạn hữu trên trang Web Gocong.com gởi lời thăm hỏi, quà biếu, cầu nguyện và chia buồn !
Nhân lễ giổ đầu tiên, gia đình chúng tôi xin tri ân và cầu chúc các bạn cùng gia đình nhiều sức khoẻ, may mắn, hạnh phúc !
Cao Thệ

Nhà tôi trên giường bệnh rất thích xem bài viết của con trai nói về Trịnh, hôm nay giổ đầu cháu viết gởi Mẹ xem

HOA VÀNG GIỖ MẸ

Cũng đã rất lâu rồi, ta thôi dẫn em lang thang trên những đồng cỏ, ngắm cào cào, châu chấu, đắm mình trong mùi hương của cỏ mới. Những cánh đồng vẫn như thế, vẫn sanh sôi khi mùa mưa về, vẫn héo hắt giữa những cơn nắng cháy bỏng từ trời cao. Vạn vật vẫn cứ vần vũ sanh diệt, vần vũ đến đi trong cõi người ta vô thường này. Em vẫn là em. Vẫn ngạc nhiên xoe tròn đôi mắt khi ngắm nhìn những hiện tượng đời sống. Ta vẫn cứ là ta. Trầm mặc đến vô tình, vậy mà vẫn bị cái hồn nhiên trong trẻo của em khuấy động. Em giống như một cơn gió xuân thổi xuyên suốt vào rừng già tịch mịch. Để rồi trong cơn gió, có mang chút hơi ấm của nắng trời, chút rạo rực của khí xuân, đánh thức những đóa hoa trong khu rừng. Rừng già bỗng chốc đã nở hoa…
Tháng mười đến tự khi nào em nhỉ? Chỉ biết rằng, một sớm tinh sương, khi ta lọ mọ mở cửa, dắt em ra trạm xe, em đã ồ lên thích thú, khi những cây phượng tím hai bên đường nở hoa. Bất ngờ quá. Ngạc nhiên quá. Em níu tay ta nán lại đôi ba phút để ngắm nhìn những đóa hoa tím nhạt. Cả một góc trời, tím biếc màu hoa. Một cơn gió mạnh thổi qua. Hoa phượng tím rơi lã chã, chao đảo như mưa rào. Cơn mưa màu tím. Để rồi, những mặt đường nhựa chai cứng, khô ráp cũng khoát lên màu áo tím. Đẹp thơ mộng như một bức tranh cõi thần tiên. Em dặn ta phải bước thật khẽ, thật êm, để đừng đạp hỏng những đóa hoa rơi trên phố. Lâu lắm rồi, em và ta mới có dịp bước chậm như thế. Ý thức về hiện tại, chánh niệm xuất hiện, khi con người biết trân trọng và yêu thương vạn pháp. Em có đồng ý với ta không?
Đôi mắt em cứ tròn xoe, ngắm hoa, và đôi chân bước thật bình an. Em chợt hỏi ta, kỳ diệu quá. Hoa đã trốn ở đâu nhỉ?
-          Hoa đã trốn ở trong cây phải không?

-          Nếu em bẻ một nhành cây, em có thấy hoa trong những thớ gỗ không?

-          Ơ… vậy hoa đã ở ngoài cây? Nhưng không thể có chuyện đó được, không có chỗ nào có hoa cả. Chỉ có gió, ánh nắng, mưa trời, ong bướm, đất mùn mà thôi. Không đâu là hoa.

-          Hoa đã không ở trong cây. Cũng chẳng ở ngoài cây. Hoa chẳng ở đâu cả. Hoa không phải là một thực thể riêng biệt để có chỗ để trốn. Nhìn thật kỹ trong một đóa hoa, ta sẽ thấy có sự đóng góp của cây, của nắng, của mưa, gió, ong bướm, đất đai, con người. Có thể nói, hoa là một tập hợp của vạn pháp. Hoa là một kết tinh tuyệt diệu của muôn trùng các nhân duyên.

Em mỉm cười, cúi mặt nhìn xuống những bước chân đi.
-          Hoa thật nhiệm màu…

Tự dưng lúc ấy, ta lại nghe văng vẳng trong tai, lời Trịnh hát,
“ Em đến bên đời hoa vàng một đóa
Một thoáng hương bay bên trời phố hạ”
Nhờ hoa tím ở thành phố Brisbane, ta lại nhớ về hoa vàng của Trịnh. Sẽ rất vụng về, rất trẻ con, nếu như ta hiểu những ca từ của Trịnh bằng cách buộc chúng để ám chỉ vào một điều cụ thể. Giống như “em” không nhất thiết phải là một cô đào nào đó. Hoa vàng cũng không bắt buộc phải là hoa hoàng lan, hoa cúc, hoa tulip, hoa bí. Hoa vàng chỉ là một đóa hoa, mà theo Trịnh rất đẹp, rất nhiệm màu. Giống như hoa tím của ta vậy.
Trịnh chắc hẳn cũng đã giống như ta và em trong một sáng tháng 10, ngỡ ngàng với mùa hoa. Ngỡ ngàng vì hoa đã ở đâu mà xuất hiện nhanh đến vậy. Và rồi, Trịnh đã hiểu ra rằng, hoa chẳng ở đâu cả. Hoa tiềm tàng trong vạn pháp. Hoa không có một tự ngã riêng biệt để lẩn trốn. Hoa là một kết tinh nhiệm màu của muôn trùng duyên khởi.
Màu nhiệm và trùng điệp như thế. Nhưng mà sao nhẹ nhàng quá. Chỉ “đến bên đời”, chỉ như là một “thoáng hương bay”. Vì vạn pháp vốn dĩ là mỏng manh và vô thường kia mà. Thấy đóa hoa vàng đẹp lạ thường, kết tinh vi diệu nhưng nó chóng phai tàn lắm. Nó dễ rụng rơi trong gió, nó cũng chóng mục nát trong đất ẩm. Nó như một “thoáng hương bay”, chẳng thể cầm cố, giam giữ mà chỉ có tận hưởng ngay trong sát na hiện tại mà thôi.
“em” là một sự nhiệm màu, nhưng vô thường và mỏng manh. Vậy mà…
“Nào có ai hay, ta gặp tình cờ,
Nhưng là cơn gió, em còn cứ mãi bay đi”
Sự “tình cờ” ngẫu nhiên, nhưng bên trong đó là ẩn chứa tiềm tàng muôn vạn nhân duyên. Giữa phố muôn người qua lại, sự “tình cờ” nghe nhẹ nhàng nhưng chẳng dễ dàng chút nào. Giống như có ai đó đã từng ví von về giá trị của sự “tình cờ” ấy với con rùa mù bơi trên biển lớn. Nó vớ được một khúc gỗ mục…
“em” của Trịnh đã phải là một người cụ thể. Vậy em của Trịnh là ai ? Là ai để có thể là sự kết tinh kỳ diệu của vạn pháp(vô ngã), rồi lại vô thường như “một thoáng hương, cơn gió”. Và rồi để gặp được em, thấy có vẻ là “tình cờ” ấy, ngẫu nhiên ấy nhưng thật ra, là muôn trùng duyên kiếp?
“Em đến bên đời hoa vàng rực rỡ
Nào dễ chóng phai trong lòng nỗi nhớ
Ngày tháng trôi qua cơn đau mịt mù “
Bởi vì “em” là một pháp nhiệm màu, nhưng lại vô thường như một trò đùa trớ trêu của tạo hóa. Đó là “cơn đau mịt mù” do vô thường mang đến. Sự đau khổ vì tính mong manh ấy bao trùm cả vạn pháp. Vậy “em” có đầy đủ những những tính chất, vô ngã, vô thường, khổ. “em” có thể đại diện cho TÍCH MÔN mà kinh Pháp Hoa nhắc đến. Tích Môn chính là cuộc sống trên bình diện về sự không tồn tại một ngã riêng biệt của các pháp, đời sống và sự tồn tại của các pháp thì mỏng manh, dễ vỡ, từ đó trở thành một cơn đau dai dẳng, không lối thoát.
Trịnh đã từng viết trong bài “Tôi ơi đừng tuyệt vọng”,
“ Em là tôi, mà tôi cũng là em”
Vậy “tôi” là ai?, “tôi là ai mà yêu quá đời này?”. Biết cuộc đời đầy rẫy những đám mây khổ mịt mù, sắc thân là vô thường, cũng là không có ta và cái của ta. Vậy mà sao có thể yêu được cơ chứ ? có chăng, “tôi” chính kẻ sống ở BẢN MÔN, đang ngắm nhìn và yêu thương thế giới của Tích Môn? Bản Môn cũng là một danh từ trong kinh Pháp hoa. Nó trái ngược với những tính chất của Tích Môn. Giống như khi nói về đóa hoa, người đứng ở quan điểm Tích Môn sẽ cho rằng, đóa hoa là vô thường, dễ hư mất tàn hoại. Nhưng người thuộc quan điểm Bản Môn, sẽ mỉm cười, vì họ thấy rằng, đóa hoa hư mất tàn hoại chỉ là tướng hình mà thôi. Chứ thật ra, đóa hoa đã có mặt trong đất, cũng có mặt trong mưa, hơi ẩm và thậm chí là trở về để có mặt trong tất cả. Vì nhờ sự có mặt trùm khắp như vậy, đóa hoa cũng có NGÃ. Nhưng không phải là Ngã cũa riêng đóa hoa, mà là Ngã chung của vạn pháp. Vì các pháp đều có mặt và nương gá trong nhau. Nhờ sự quán chiếu về sự Thường, và Hữu Ngã như thế, nên người ở Bản Môn sanh ra sự hỷ lạc ( trái với đau khổ ), và tịnh (trái với bất tịnh ).
Có thể nói, Tích Môn là những cơn sóng sanh diệt. Bản Môn là đại dương mênh mông, bất sanh bất diệt. Hai góc nhìn, hai cách quán chiếu sự vật hiện tượng này, tuy có trái ngược, nhưng kỳ thật lại bổ trợ cho nhau. Nhờ có biển lớn không sanh diệt, mới có những cơn sóng vô thường, và ngược lại. Nhờ Bản Môn thường lạc ngã tịnh, mới có Tích Môn Vô thường vô ngã khổ, bất tịnh, và ngược lại. Bản Môn và Tích Môn là BẤT NHỊ.
Hay nói đúng hơn, Tích Môn chính là thân thể tứ đại vô thường, còn Bản Môn chính là TỰ TÁNH, viên mãn tròn đầy.
Vì vậy, từ Bản môn, “tôi” đang ngắm nhìn “em” đang mịt mù trong những đau khổ của thế giới Tích Môn. Hay chính là, Như Lai tánh, tánh giác thanh tịnh đang ngắm nhìn thân tứ đại đang oằn mình trong khổ từ vô thường, vô ngã và bất tịnh. Và cũng chính là, “tôi” đang ngắm nhìn “em”, ngắm nhìn và cảm thương cho chính tôi.
Nhờ sự ngắm nhìn chính mình và vạn pháp dưới những góc độ như vậy, nên Trịnh mới thốt lên “ tôi là ai, mà yêu quá đời này”. Vì tình yêu ấy, Trịnh mới thấy ý thức được rằng, sự hiện diện của các pháp trong vạn pháp tuy là vô thường nhưng cũng chính nhờ sự vô thường ấy, mà chúng trở nên đẹp độc đáo và DUY NHẤT.
Bởi thế mà, Tự tánh đã đồng cảm với những đau khổ của thân tứ đại.
“Xin cho bốn mùa,
Đất trời lặng gió
Đường trần em đi
Hoa vàng mấy độ”
Tự tánh đã mong mỏi rằng, xin hãy bớt những đau khổ cho thân tứ đại này. Tội nghiệp quá. Thương quá. Xin những cơn gió đời hãy lặng bớt đi trong giây lát, để những tháng ngày em sống, những con đường trần thế em đi qua, sẽ có những phép màu, những đóa hoa vàng.
Thấy được sự sanh diệt, vô ngã của đóa hoa. Rồi từ đó lại thấy rằng đóa hoa là một thực thể nhiệm màu. Đó chính là sát na, Tích Môn giao thoa và hòa quyện chẳng thừa, chẳng thiếu với Bản Môn. Sự GIÁC NGỘ là như thế. Nó vi diệu đến mức, trong các bản kinh văn Phật giáo, nó được diễn tả cách điệu như một vị thiện tri thức với thần thông vô hạn, có thể mang cả cõi Phật ở phương ngoại đặt trọn vẹn, vừa vặn vào thế giới Ta Bà, phiền não, ác trược.
Xin những luồn gió của cõi Ta Bà, mang đầy những thịnh và suy, hủy báng và danh dự, tán tụng và chỉ trích, đau khổ và an lạc tạm dừng lặng lại. Những cuồn phong của nhị nguyên. Đừng thổi nữa, để giữa chốn phố thị phồn hoa, em bình an mà ngắm mấy độ HOA VÀNG. Để giưã hồng trần, em có một phút lắng lòng mà GIÁC NGỘ CHÂN NHƯ.
“ Những đường cỏ lá
Từng giọt sương thu
Yêu em thật thà”
Những con đường um tùm của cỏ dại, lá rừng, đậu đầy những hạt sương mỏng tanh. Những con người xác thân vô thường đau khổ trong thế giới chằng chịt của vô minh. Xin hãy yêu “em”, hãy yêu nhau “thật thà”. Đừng yêu nhau vì cùng mau da, cùng huyết thống, cùng dân tộc, cùng tôn giáo. Đừng yêu nhau vì những kỳ vọng, những chấp trước, những lợi lạc cá nhân. Đừng yêu nhau vì để đẹp lòng Thiên Chúa, cũng đừng yêu nhau để vãng sanh Cực lạc, cũng đừng yêu nhau để có phước, tránh họa. Hãy yêu nhau chân chất, nhưng đất yêu cây cỏ, nhưng nhật nguyệt ôm ấp muôn loài. Yêu chỉ yêu mà thôi.
“Hãy yêu nhau đi, khi rừng thay lá”
Trịnh sao mà dễ thương và nồng đượm chân tình đến vậy. Ông cứ tha thiết, mong mọi người hãy yêu nhau giữa những biến động tàn khốc của vô thường trong một màn tối của vô mình. Tình yêu ấy như là một bản năng tự vệ của loài người trước những đau khổ của trần thế. Vậy hãy cứ yêu nhau đi.
“em đến nơi này bao điều chưa nói
Lặng lẽ chia xa, sao lòng quá vội
Một cõi bao la ta về ngậm ngùi
Em cười đâu đó trong lòng phố xá đông vui”
Bản Môn, tự tánh tuy là tròn đầy và viên mãn. Nhưng nó chẳng thể diễn tả, và hiển lộ bản thân. Mà phải thông qua sự sanh diệt, vô thường ngắn ngủi của Tích Môn. Để diễn tả và hiển bày Bản Môn thứ vượt qua giới hạn của ngữ ngôn và diễn đạt của loài người, thì những điều “em” đã nói cả một đời vẫn chưa đủ, vẫn chưa thấm vào đâu cả.
Vô thường không phải chỉ hiển bày qua cái chết của thân tứ đại. Mà nó luôn hằng hữu và thị hiện trong từng sát na. Vì thế mà, sự chia xa trở nên lặng lẽ một cách đáng sợ, nhưng sự hối hả, và thúc bách của vô thường thì thật là vội vàng.
“ Một cõi bao la ta về ngậm ngùi
Em cười đâu đó, trong lòng phố xá đông vui”
Nếu một cánh hoa, tan rã ra trong đất. Thì thân tứ đại cũng tan rã trong đất, trả lại hơi ấm, trả lại nước, hơi thở. Ta thì còn “ngậm ngùi “ lắm, vì thời gian đã chẳng cho phép ta hiển bày hết chính mình bằng ngôn ngữ thông qua em. Giống như nước được cơ may làm sóng, nó ao ước được tung hoành ngang dọc khắp đại dương, nhưng thời gian nó được mang thân sóng quá ít ỏi, và sóng thì quá mỏng manh đối với những dự định chinh phục của nước. Vì lẽ đó, nước sẽ tan về với biển khi sóng vỡ tan, với những “ngậm ngùi”, tiếc nuối về giấc mơ lang bạt kỳ hồ. Đại dương đối với nước, cũng như là “một cõi bao la” mà ta sẽ quay về.
Nhưng còn em thì sao ?
Em lại mỉm cười viên mãn ở đâu đó trên quả địa đầu tràn ngập nhân loại. Tại sao em lại viên mãn ? bởi vì em đã hoàn thành sứ mệnh của chính em rồi. Em đã thị hiện sanh diệt, để rồi từ đó, nhân loại có thể quán chiếu về sự bất sanh bất diệt. Con người, động vật, cỏ cây trên cõi giới này có thứ nào mà chẳng đang thị hiện sanh diệt đâu chứ ?
Bản Môn thì luôn khao khát được hiển bày thông qua hình ảnh của Tích Môn. Và thật vậy, Tích Môn chẳng bao giờ thôi, thị hiện khổ, vô thường, bất tịnh, vô ngã để ngầm hiển lộ CHÂN NHƯ là thường, lạc, ngã, tịnh.
“em đến nơi này, vui buồn đi nhé
Đời sẽ trôi xuôi qua ghềnh qua suối”
Kết thúc bài hát, bằng một lời mời gọi, mở đầu một vòng tử sanh, em hãy đến nơi này một lần nữa, thỏa sức vui , và cũng thỏa sức buồn. Vì cuộc đời này tuy thấy qua ghềnh, qua suối nhưng có giữ được gì đâu?
“vui buồn” mà Trịnh nhắc đến, là sự tùy duyên. Hãy vượt qua những be bờ của định kiến, niềm tin và tôn giáo, để có thể đi đến tận cùng của niềm vui, gốc rễ của nỗi buồn. Để thấy rằng, buồn vui không phải là SẢN PHẨM CỦA NHÂN THẾ, mà do sự CHẤP NGÃ và NGÃ SỞ HỮU của chính ta.
“ Một vết thương thôi riêng cho một người”.
Bài ca, có vẻ nhưng ẩn màu một mối tình thoáng chốc của trai gái thế gian. Nhưng có lẽ, Trịnh đã viết về một tình yêu khác. Một khúc tình ca, giao thoa Bản Môn và Tích Môn, và hòa quyện giữa Tự tánh với thân tứ đại vô thường. Đó mới chính là khúc tình ca mà sóng đại dương ngàn đời vẫn hòa điệu bằng sự thị hiện sanh diệt muôn trùng.

…. Con vẫn nhớ, lần đầu tiên nghe bài nhạc này với mẹ, trên căn gác nhỏ ở nhà ngoại. Trời lúc đó nóng như đổ lữa, mẹ nằm nghỉ trưa và con ngồi nhổ tóc bạc cho mẹ. mẹ con mình đã im lặng cùng nhau nghe đến giai điệu cuối cùng.
Thời gian đấy, giống như mới ngày hôm qua thôi. Vậy mà mẹ giờ đã về với cõi bao la, và thân tứ đại đã gửi trả lại trần gian.
Giỗ đầu của mẹ. Con chẳng biết làm gì. Chỉ biết rằng, mẹ rất vui khi đọc bài con viết, niềm vui ấy đối với mẹ rất lớn. con xin chọn bài nhạc này của Trịnh, dâng tặng mẹ một đóa hoa vàng ở cõi bao la.
Dẫu biết rằng sanh tử chỉ là huyễn mộng. Nhưng nước mắt vẫn cứ rơi, vì trong cõi mộng này, ta chẳng giữ được thứ gì cả…

Cu Tí con của mẹ…


Chỉnh sửa lại bởi cao the - 23/Oct/2015 lúc 1:22am
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 30/Oct/2015 lúc 10:01am
VÔ ĐỀ

Dòng tâm chảy giữa hai bờ không có
Ta mệt nhoài rượt đuổi, có rồi không
Trời đất bao la, hạt bụi vẫn đồng
Tánh như huyễn, tướng như lai nào khác !

Nắng thoi thóp theo chim từng điệu hót
Bờ bãi gần rừng núi tít mờ xa
Lời kinh duyên, bay ngát cõi Ta Bà
Lay tâm thức từng giọt sương ngọn cỏ

Chiều đã xuống mệt nhoài tia nắng đỏ
Chút tàn phai năm tháng phủ lên đời
Chiếc áo cũ người chôn vùi huyệt mộ
Trên đường dài, nhặt nhạnh những niềm vui !!!

Cao Thệ
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 14 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.168 seconds.