Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 126 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 21/Feb/2012 lúc 1:08pm
Hẹn Tết Nhâm Thìn
Ông Thìn qua Mỹ đến nay đúng 25 năm và đã về Việt Nam 20 lần, chưa kể Tết Con Rồng năm nay.

Bà Thìn chỉ về Việt Nam mới có 1 lần khi được tin ông cụ thân sinh đau nặng. Nếu Trời cho ông cụ sống mãi, chắc bà Thìn sẽ không bao giờ thấy lại quê hương lần thứ hai.

Không phải bà chống Cộng hay chống ai ở Việt Nam, mà chỉ vì cảm thấy chẳng thích thú gì khi bỏ cả công ăn việc làm để về quê hương chuốt lấy những điều khó chịu như xe cộ chạy bạt mạng trên đường; không khí nóng nực bụi bặm; phần nhiều ai cũng có vẻ như bất lịch sự với nhau. Chỉ nghĩ đến việc băng qua đường bà Thìn cũng đã thấy rợn tóc gáy. Băng qua đường rồi bà mới thấy như mình vừa được sống sót sau khi liều mạng băng qua bãi mìn, hầm chông. Có lần từ bên này đường qua bên kia đường bà Thìn phải gọi taxi đưa đi. Bà Thìn nói lý việc này với bà Mừng, người chị họ khá thân ở Việt Nam. Bà Mừng mới từ Huế vào sống ở Đà Nẵng. Mỗi lần ông Thìn về Đà Nẵng thường ở lại đây. Nghe xong bà Mừng nói như quát:

-Nói răng mà lạ rứa. Chớ o không có khi mô ở Việt Nam răng?

-Em ở Mỹ đã 25 năm, quen rồi. Với lại Việt Nam trước 1975 khác bây giờ, xe cộ ít, bụi bặm ít, con người cũng khác.

-Dượng Thìn cũng ở Mỹ 25 năm.

Bà Thìn không trả lời. Chẳng lẽ bà nói thật ông Thìn về Việt Nam chỉ vì gái. Bà Mừng cũng đoán ông Thìn về Việt Nam chỉ vì chuyện ấy nhưng không tiện nói ra. Nhìn cái cách gọi điện thoại của ông Thìn, bà Mừng cũng biết ông gọi cho bồ. Ông cầm cái điện thoại mà như cầm tay người tình, thỉnh thoảng lại nheo mắt ngắm nó như cố tìm trong đó hình bóng ai, rồi để nó sát vào miệng như sắp hôn. Mỗi lần ông nói chuyện điện thoại ít nhất cũng 10 phút. Không phải gọi cho bồ, ai lại gọi lâu như vậy cho tốn tiền. Thấy cái kiểu cách gọi điện thoại của ông, bà Mừng gai con mắt quá. Phải chi ông còn trẻ, đã 69 tuổi rồi mà. Có lần ông Thìn thuê xe hơi bao cả nhà bà Mừng đi Bà Nà chơi, mà suốt cả mấy tiếng đồng hồ chẳng buồn nói chuyện với ai cả, cứ trầm ngâm buồn bã như đang nhớ đến ai. Một lát sau ông gọi điện thoại. Ông ngồi cạnh tài xế, bà Mừng ngồi ghế sau. Bà nhoài người ra phía trước, giả vờ với tay lấy chai nước để nghe lén xem ông Thìn nói gì, nhưng không nghe rõ được.

Từ ngày qua Mỹ ông Thìn chỉ làm việc lai rai chừng hai năm, lương ba đồng ba cọc, rồi lảnh tiền bệnh SSI (Supplemental Security Income). Khi nộp hồ sơ xin tiền SSI ông Thìn không biết mình có bệnh thật hay không. Ông nghĩ hình như ông có bệnh thật. Ông hay quên, quên chìa khóa xe trong ổ khóa; quên tắt bếp gas; thậm chí đi tìm cái áo đang mặc. Như vậy là có vấn đề về tâm thần (mental) rồi, chứ còn gì nữa. Tâm thần có vấn đề là một trong những lý do để xin tiền SSI. Một người bạn nói vậy và chỉ cho ông cách làm hồ sơ xin. Ông không ...hy vọng ông bị bệnh thật cho đến khi được chấp thuận. Ông phục anh bạn "chẩn đoán" hay. "Nó qua Mỹ trước mình mà! Cái gì nó cũng rành. Hình như ai ở Mỹ trước cũng giỏi hơn kẻ đến sau, trừ người Da Đỏ". Ông Thìn lẩm bẩm.

Tiền SSI không đủ chi tiêu, nhất là từ ngày ông Thìn về Việt Nam ăn Tết mỗi năm. Mọi việc chi tiêu dành dụm đều do bà Thìn. Bà làm móng tay (nail). Đã ngoài 50 tuổi, lại không được nhanh nhẹn nhưng rất cẩn trọng trong công việc, bà chỉ làm cho khách quen, những người ưa thích tính cách này của bà. Vì vậy trên 20 năm nay bà không đổi chỗ làm.

-Tết năm nay sau Tết Tây có 22 ngày thôi. Bà có muốn về thăm ông già với tôi không? Mình mua vé sớm cho rẻ.

-Ông mua vé cho ông đi. Tôi không về đâu. À, ở Việt Nam trồng răng rẻ và đẹp lắm. Ông nhớ đến nha sĩ trồng lại ba cái răng cửa. Ông biết rồi đó, bây giờ Medical không trả tiền trám răng, trồng răng cho người già nữa, chỉ trả tiền khám và nhổ răng thôi. Nhớ phải trồng ba cái răng cửa. Để vậy trông miệng ông như ...cái hố -Bà Thìn cười.

Đây không phải lần đầu bà Thìn bảo ông trồng lại ba cái răng cửa. Năm ngoái bà cũng đã bảo rồi, nhưng khi về Đà Nẵng ông bảo bà Mừng chỉ cho ông chỗ trồng răng thì bà Mừng nói sẽ chỉ nhưng rồi không chỉ. Sau đó nhân khi tiếp điện thoại của bà Thìn từ Mỹ gọi về, bà Mừng nói:

-Răng o lại bảo dượng trồng răng? O muốn "nối giáo cho giặc" hả? Cứ để rứa cho chắc ăn. Mấy "con nhỏ" thấy dượng có răng là như thêm nanh vuốt.

Bà Thìn cười như nắc nẻ, giả giọng Huế:

-Không răng mô chị.

Hàm răng của ông Thìn là một đề tài đùa giỡn của những người thân "Này, chị phải bảo ảnh trồng lại ba cái răng cửa; không thì có ngày chị bị kẹt lưỡi đó". "Khỏi lo đi, trên 15 năm nay tôi có hôn ảnh đâu". Họ đùa giỡn ngay trước mặt ông Thìn nhưng ông không hề giận. Có lẽ ông chỉ có mỗi một ưu điểm đó.

Ông Thìn chỉ rủ bà Thìn về Việt Nam cho phải phép vì biết chắc chắn bà không đi, nhất là đi cùng với ông. Bà muốn trong hai vợ chồng phải có một người ở lại Mỹ để coi sóc nhà cửa, con cái. Ngay cả khi bà về Việt Nam, để ông Thìn ở Mỹ bà cũng không an tâm, huống chi đi cả hai.

-Sao o cả gang để dượng Thìn về Việt Nam một mình rứa? O không sợ mấy con nhỏ bên này "chớp" mất chồng o răng-Bà Mừng nói qua điện thoại.

-Ôi chao! Họ "chớp" ổng để...nấu cao hả.

-Nói răng mà lạ rứa. Dượng Thìn năm nay chưa đến 70. Mấy ông ở đây cùng tuổi với dượng không được như dượng mô. "Buộc nhà không thiêng". Tại o thấy chồng o rứa, chớ...

Bà Mừng định nói tiếp "... chớ tui thấy dượng còn ngon lắm" nhưng bà ngưng lại kịp.

-Ôi chao! Đàn ông ở Mỹ về Việt Nam mà, bỏ ít tiền ra "quẹt, quẹt" chút đỉnh chẳng sao đâu. Tui thông cảm.

Bà Thìn thông cảm thật, chứ không phải nói nơi đầu môi chót lưỡi. Từ ngày ông Thìn ăn tiền SSI ông đổ bệnh thêm, không phải bệnh tâm thần, mà là bệnh lười. Trước đây ông còn săn sóc nhà cửa, quét dọn chỗ này chỗ kia, bây giờ chỉ khi nào nhà cửa bụi bặm dơ dáy lắm hay sắp có khách đến thăm ông mới động tới cái máy hút bụi. Trước đây ông còn rửa chén bát, đem áo quần bỏ vào máy giặt sấy, bây giờ thì khỏi. Bà Thìn nói ông lười thì ông sừng sộ:

-Bà tưởng bà đi làm rồi tôi làm lão bộc cho bà sao? Bà tính xem. Tiền SSI của tôi mỗi tháng được 830. Chương trình trợ giúp tiền thuê nhà (Housing Section 8) cũng nhờ tôi bịnh mới dễ xin. Mỗi tháng 1050 đâu phải ít. Một mình tôi mỗi tháng đem về cho cái nhà này 1880. Mà...mà tôi cũng chẳng bao giờ thất nghiệp. Bà còn muốn gì nữa.

Bà nghe ông nói cũng có lý. Ông có tiền dài dài như vậy còn hơn ông Bốn ở nhà bênh cạnh, thất nghiệp kinh niên. Có lẽ vì thất nghiệp nên ông Bốn rất khó tánh. Đậu xe ngoài đường, hơi gần xe ông, ông cũng cằn nhằn, có khi viết một mảnh giấy "cảnh cáo" dán ngay lên kính xe của người "vi phạm". "Nghe cũng có lý" nghĩa là "hơi có lý" mà thôi. Bà thấy có cái gì không ổn qua những lý giải của ông, nhất là một hôm có người trong tiệm nail hỏi về ông.

-Lâu nay quên hỏi thăm anh. Anh làm gì chị?-Một chị thợ nail mới vô làm hỏi.

-Thì...thì...ở nhà, chớ làm gì.

-Ở nhà? Ảnh mấy tuổi rồi

-69

-Ủa? Còn chị, sao trẻ vậy?

-Tui thua ổng 16 tuổi.

-53 mà trông như 35-Anh thợ nail ngồi kế bên cười nói.

Từ đó anh thợ nail hình như muốn tán tỉnh bà Thìn, bóng gió nói xấu ông Thìn. Bà rất dị ứng với mấy người đàn ông làm thợ nail, nhưng không phải lời nói của anh ta không có ảnh hưởng. Bà Thìn cảm thấy như mình đang từ từ xem thường chồng. Ông Thìn không những lười công việc nhà mà còn lười cả vệ sinh cá nhân; trong khi bà rất chú trọng việc chải chuốt, làm đẹp. Bà không hiểu sao chồng bà ở dơ như vậy mà mấy "con nhỏ" ở Việt Nam lại thích ông.

-Ông làm ơn làm phước vất mấy cái quần cộc cũ đi.

Bà nhăn mặt thấy ông mặc cái quần trắng đã ngả sang màu vàng ố. Bà chợt nhớ đến cái quần cộc cháo lòng của ông già ăn xin ở chợ Cồn trước đây mà rùng mình. Một hôm bà đang ngồi trang điểm thì nghe có tiếng gì như tiếng nước chảy xuống ống cống bị nghẹt "Ục, ục, ục..." rồi tiếp theo là một tiếng "ọc". Bà nhìn ra thấy ông Thìn đang cầm ly nước. Bà cằn nhằn:

-Ăn xong, ông muốn súc miệng thì... súc miệng, còn muốn uống nước thì ...uống nước. Sao lại làm cả hai một lần vậy? Ôi chao, ai lại uống nước súc miệng!

Ông cãi lại:

- Không cần thiết! Mất thì giờ! Bà thì cái gì cũng chậm chạp.

Bắt đầu từ đó hai người hay gây nhau. Bà không muốn ông ngủ chung giường với bà và cái "chuyện kia" họa hoằn lắm mới có, rất miễn cưỡng đối với bà và chẳng thích thú gì lắm đối với ông. Ông trách thì bà giả lơ. Ông giận dữ bà lại nhớ đến anh thợ nail. Anh ta ngồi bàn nail bên cạnh bà. Anh ta thua bà 3 tuổi, không vợ con. Hình như anh ta "kẹt đàn bà" nên hay nói chuyện đàn bà cho sướng miệng. Nghe anh ta nói, bà Thìn thấy ghê ghê, nhưng không phản đối. Anh ta tưởng bà thích nên cứ nói dai. Rồi anh ta nói về những người đàn ông cao tuổi, có ý muốn nói người như ông Thìn là hết xíu-quách rồi. Anh ta không ngờ chính bà mới là người hết xíu-quách.

Bà Thìn nghe nói khi đàn ông tán tỉnh đàn bà có chồng họ phải biết họ có thể thành công trên 50% mới dám tán; nếu không, họ có thể bị chửi, ăn tát, có khi ăn dao. Anh thợ nail này căn cứ vào cái gì mà dám tán bà nhỉ? À, chắc hắn tưởng nhầm bà nhiều xíu-quách hơn chồng bà. Hắn nhầm to rồi. Dù sao bà cũng hơi hãnh diện vì có người đàn ông trẻ hơn mình để ý đến mình.

-Còn ở đây là may lắm rồi đó.

Ý bà muốn nói bà không bỏ nhà theo người khác là may cho ông Thìn lắm rồi. Bà phản ứng những lời nặng nhẹ của ông Thìn như vậy. Bà chỉ nói vậy thôi, chớ không bao giờ rời bỏ ông. Tuy bà không mặn nồng với ông nhưng thương ông. Một lý do nữa là bà rất thương và sợ đứa con trai đầu. Nó nghe nói đến chuyện li dị như nghe nói đến tai ương khủng bố. Có lần hai ông bà gây nhau. Ông đưa tay như muốn đánh bà, còn bà thì nói lớn:

-Ông muốn li dị không?

Thằng con trai nghe hai tiếng "li dị", hét lên một tiếng như Trương Phi ở cầu Tràng Bản:

-Hai người mà còn như vậy thì con đi, không về đây nữa.

Từ đó hai ông bà ít khi cãi nhau.

Đôi khi ông nghĩ mình cũng lười thật. Ông nghĩ nếu không có món tiền SSI ông chẳng biết làm gì cho ra tiền. Ông lại nghĩ đến vợ và cảm thấy có lỗi, nhưng ông đã quen... lười rồi, khó sửa đổi được. Ông định sẽ dần dần khắc phục sự lười biếng, nhưng rồi càng "khắc phục" lại càng lười thêm. Cho đến khi ông biết dùng computer thì sự lười biếng của ông hết thuốc chữa.

-Ông xem gì trong cái máy đó mà không rời nó ra được lấy một phút vậy?

-Nhiều cái hay lắm bà ơi! Báo chí trên khắp thế giới. Rất tiếc mình không rành mọi tứ tiếng để đọc. Thằng Hai sắp chỉ cho tôi cách trả hóa đơn bằng computer. Khỏi cần giấy, khỏi tốn tiền tem. Mình cứ ...gài là ngân hàng tự động trả hết.

-Không cần thiết lắm đâu. Nhà mình chỉ có vài cái hóa đơn, nhà mình đâu phải cơ sở kinh doanh.

-Biết vậy nhưng rõ ràng là tiện. Thời đại này mà không dùng phương tiện khoa học kỹ thuật thật là quê.

Bà nghĩ ông nói cũng có lý, hơn nữa ông dùng computer thì còn có ích hơn là nhậu nhẹt hay ngồi đánh cờ ngoài công viên như mấy ông Tàu.

Một hôm bà Thìn thấy ông ngồi trước computer gõ, chỉ với một ngón tay.

-Ông viết gì vậy?

-Tôi viết truyện.

-Ông mà viết truyện?

-Đây bà xem thử có hay không?

Bà Thìn đọc xong phê bình:

-Tôi không rành ba cái chuyện này nhưng tôi thấy sao ông cứ lặp đi lặp lại cái đoạn cô...gì đó cắt nghĩa về tình yêu. Chỉ cần nói một lần là đủ.

-Bà cũng tinh thật. Nhưng không lặp lại nhiều lần sợ độc giả không nhớ, không hiểu đoạn sau. Để tôi bỏ bớt.

-Nhưng tôi thấy ông viết gì mà lâu quá. Ba bốn ngày chưa được một trang.

-Sao bà hay để ý đến công việc của tôi vậy. Hình như cái gì trong nhà này bà cũng kiểm soát. Bà kiểm soát cả thằng Hai nữa. Bà làm như không có bà thì cha con tôi chết hết.

-Bây giờ tôi chỉ nói chuyện này thôi. Tôi thấy ông viết không ổn, không báo nào đăng đâu.

-Cái bà này...Bà biết gì mà phê bình.

-Bộ ông tưởng tôi ngồi làm nail suốt buổi sao. Thì giờ rảnh tôi đọc rất nhiều sách báo. Tôi biết thế nào là hay dở.

-Ôi chà! Bà không khuyến khích tôi, mà còn... Người ta nói: "Sau lưng người đàn ông có người đàn bà". Bà mà là vợ ông Tú Xương thì chẳng bao giờ có tên đường Tú Xương. Bà làm tôi nản quá.

Bà Thìn chẳng biết nói sao thêm nữa với ông. Bà thấy ông có vẻ "tào lao" quá. Hình như đoán biết ý nghĩ của vợ ông Thìn tiếp:

-Nghề làm thợ nail của bà ai làm mà chẳng được. Bộ bà tưởng tôi làm không được sao. Tôi không làm chỉ vì sợ bà... mất mặt mà thôi. Có chồng làm thợ nail hãnh diện lắm sao. Còn... làm như tôi, bà thử đến computer in bài diễn văn của Steves Job, in cái logo mới có hình Steves Job được không?

Bà định nói gì đó rất có lý lẽ nhưng rồi im. Bà biết ông là người già mồm, cãi lại chỉ thêm ồn ào, thằng con trai nghe thêm phiền.

Bà Thìn thừa biết lý do chính ông về Việt Nam là gái. Bà nghĩ bà không "làm tốt bổn phận quan trọng nhất" của một người vợ thì để ông về Việt Nam chơi cũng chẳng sao. Tốn tiền? Bất quá vài ba tháng tiền SSI. Cái thói ở dơ và hàm răng sún của ổng thì khó mà tìm ra được một "con nhỏ" nào ở Mỹ cho ra hồn.

Ông Thìn nghe bà từ chối về Việt Nam với ông, mừng quá và đâm ra thương vợ. Ông dớn dác đi tim cái máy hút bụi.

-Bà có thấy cái máy hút bụi ở đâu không? Tôi mới thấy nó ở đây mà.

-Ông thấy nó tháng trước, chớ không phải mới thấy đây. Có khi nào ông mó tới nó đâu mà biết. Nó bị hỏng, tôi vất lâu rồi.

-Để tôi đi mua cái khác.

-Khỏi, Thằng Hai đi mua rồi.

Ông lăng xăng đi khắp nhà nhưng rồi ngẩn người ra, không biết nên làm gì.

-Ông chỉ việc thu gọn mớ giày dép lại là xong. Khỏi cần làm gì thêm.

Nghe vợ nói ông Thìn ngạc nhiên, lẩm bẩm:

-Ủa? Sao bà ấy thấy mớ giày dép để lộn xộn mà mình không thấy. Chắc mình bị "con nhỏ" hớp hồn rồi.

Phải, suốt năm nay gần như không lúc nào ông không nghĩ đến Tuyết.

Số là Tết vừa rồi ở Đà Nẵng, đang lang thang ngang qua mấy quán nước, quán bia ở trên đường Nguyễn Hữu Thọ thì có thằng nhỏ chừng 15, 16 đến mời ông:

-Chú! Có mấy em ngon lắm.

Ông định giả như không nghe, đi thẳng, vì ở đây gần nhà bà Mùng quá, nhưng rồi nghĩ:

-Thằng nhỏ này biết người biết của lắm. Nó mời mình tức là biết mình còn "gân". Nó lại gọi mình bằng chú, chớ không gọi bằng bác hay ông, tức là thấy mình chưa phải "mầm non nghĩa địa".

Ông theo thằng nhỏ vào tiệm. Các cô đến bên ông, gọi ông bằng "Anh". Ông đưa tay chào lấy lệ rồi đi thẳng đến quầy, vì thoáng thấy sau quầy có một phụ nữ trông khá đẹp nhưng... già nhất nơi đây, nghĩa là chừng 40 tuổi. Ông thích lứa tuổi này của phụ nữ, hình như họ "có tình" hơn. Ông không thích mấy "đứa cháu" như mấy cô vừa rồi. Ông rất chán cái việc vừa làm "chuyện ấy" vừa cầm cà-rem ăn của bọn họ. Người phụ nữ chào ông, đưa tay chỉ mấy cô. Ông lắc đầu:

-Sao dám mời tôi. Không sợ tôi là công an sao?

-Tướng anh Việt Kiều thấy rõ. Mỹ, Pháp, Canada...?

-Mỹ.

Chuyện trò một hồi ông đánh bạo nói:

-Xin lỗi. Tôi thích...tôi thích...như...như cô được không?

Người phụ nữ tròn mắt nhìn ông ngạc nhiên, có vẻ như cô chưa từng nghe ai nói vậy với cô. Ông Thìn chột dạ, gọi một chai bia uống, rồi trả tiền ra về. Hôm sau ông lại đến nữa. Thấy người phụ nữ đằng sau quầy chào ông niềm nở, ông lại bạo dạn, cười nói:

-Sao hôm qua cô không trả lời.

-Anh nói gì hôm qua em quên mất.

-Thì...tôi thích người như...như cô...

-Ở đây thì không được.

-Cô muốn nói cô không...OK hả?

-Không phải.

-Là sao?

-Đi chỗ khác thì được.

-Em muốn đi Huế chơi không. Chỉ 1 ngày thôi.

-Khi nào?

-Mai.

-Mốt được không? Mốt "thằng chả" mới rảnh coi tiệm giùm.

-Chồng em hả?

-Phải, nhưng không sao.

Vậy là ông Thìn đem Tuyết -tên cô chủ- đi Huế.

Thật là một ngày một đêm tuyệt diệu đối với ông Thìn và hình như đối với cả Tuyêt. Tuyết chẳng "dị ứng" với hàm răng sún của ông, chẳng sợ lưỡi cô mắt kẹt trong răng ông chút nào cả. Đã từ lâu ông không biết thế nào là mùi vị của đôi môi phụ nữ. Đã từ lâu, cũng đã trên 15 năm vợ ông không hôn ông.

Sau một ngày một đêm, dù sao ông cũng thực tế theo lối Mỹ, ông hỏi Tuyết trước khi rời khách sạn:

-Em này! Em cứ nói đi.

-Gì anh?

-Em muốn anh cho em bao nhiêu?

-Anh nói sao? À, à...Anh cho tôi là người thế nào? Thật là...Thật là...khổ thân tôi.

Cô ôm mặt khóc. Ông dỗ dành xin lỗi. Hai người ở lại thêm một ngày một đêm. Ông Thìn hầu như không còn nhớ gì đến vợ con ở Mỹ nữa.

Chỉ còn một tuần nữa ông Thìn trở về Mỹ. Ông đã rời khỏi Mỹ 22 ngày rồi. Ông không dám ở Việt Nam quá một tháng vì sợ Cơ Quan An Sinh Xã Hội ngưng cấp tiền SSI. Ông muốn hưởng trọn những ngày còn lại với Tuyết. Ông nói với bà Mừng ông đi Sài Gòn có công việc giao dịch, rồi về Mỹ luôn. Bà Mừng có vẻ không vui:

-Nói răng mà lạ rứa? Dượng đã về hưu, còn giao dịch đầu tư chi nữa.

Nếu trước đây nghe nói vậy chắc chắn ông giận lắm vì bị chạm tự ái. Nói vậy tức là chê ông già, dù rằng hai tiếng "về hưu" cũng xoa dịu phần nào tự ái của ông, nghĩa là bà Mừng tưởng ông từng làm một công việc gì đó ở Mỹ. Lần này vì vui vẻ trong lòng, ông giả giọng Huế, đùa:

-Nói răng mà lạ rứa. Nói rứa mà lạ răng.

Rồi ông nghĩ: "Lạ thật! Vợ mình không ghen, mà con mẹ này lại ghen.".

Ông và Tuyết sống với nhau như vợ chồng son ở một khách sạn khá biệt lập. Hằng ngày sau khi đóng cửa tiệm cô đến đây ở với ông cho đến gần trưa hôm sau. Ông quên hẳn việc Tuyết nói đã có chồng, mà Tuyết cũng không đả động gì đến việc này. Để tỏ lòng thương yêu kính trọng Tuyết, ông không "thực tế" như trước nữa mà mà ra Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển rút 2000 đô cho Tuyết. Ngân hàng này cho Việt Kiều và có lẽ cả người ngoại quốc nữa được gởi tiền tiết kệm bằng Mỹ kim. Ông không muốn mở trương mục tiết kiệm tại Mỹ vì ông bị "kẹt" ăn tiền SSI. Tuyết rơm rớm nước mắt nhận xấp đô-la 2000. Cô định đếm nhưng rồi ngưng lại kịp. Cô nói:

-Lẽ ra em không nhận nhưng không nhận thì anh tưởng em chê...

Ông nói:

-Thôi, thôi! Anh hiểu rồi, honey.

Ông qua Mỹ rồi mà hình ảnh Tuyết cứ lởn vởn trong đầu. Ông bảo thằng con trai bày cho ông cách chat, cách dùng webcam. Ông nói ông muốn liên lạc với mấy người bạn ở Pháp.

Ngày nào ông cũng chat với Tuyết. Họ hẹn nhau Tết Nhâm Thìn sẽ gặp nhau. Họ hẹn nhau đi Sài Gòn chơi, rồi xuống miền Tây, quê của Tuyết. Tuyết rất biết tiết kiệm cho ông.

-Anh mua vé của hảng máy bay Jetstar cho rẻ. Trước Tết vé từ Đà Nẵng vào Sài Gòn rất rẻ. Em nghe nói mua trên mạng từ 2 giờ chiều đến 5 giờ chiều Thứ Sáu Việt Nam thì rất rẻ, một người chỉ chừng 15 đô một chuyến. Họ nói đó là "Thứ Sáu siêu khuyến mãi". Nếu anh không biết mua thì nhờ ai đó mua. Hình như 2 giờ chiều Thứ Sáu ở Việt Nam thì bên Cali là 11 giờ hay 12 giờ khuya Thứ Năm. Anh mua vé cho em đi Sài Gòn đón anh. Tụi mình ở Sài Gòn chơi vài ngày rồi anh xuống Rạch Giá ăn Tết với em. Sau Tết tụi mình ra Đà Nẵng, giá vé máy bay cũng rẻ vì Sau Tết rất ít ai về Đà Nẵng. Anh nên mua bây giờ. Nhớ mua loại vé rẻ nhất, vé không trả lui được.

-Cám ơn em đã biết tiết kiệm cho anh. Anh sẽ làm y như lời em nói.

-Nhớ nghe! Không được sai hẹn. Vừa rồi anh nói hè về mà không về. Lần này anh sai hẹn nữa là xem như anh hết yêu em. Em đi lấy thêm một chồng nữa.

Ông định về Việt Nam lần này sẽ đến ngân hàng làm giấy tờ cho Tuyết đứng tên chung trong tài khoản tiết kiệm để ông dễ ký thác tiền. Chỉ cần chuyển tiền cho Tuyết để Tuyết ký thác là xong. Theo điều lệ của ngân hàng ông không thể hay rất khó ký thác tiền từ Mỹ.

Ngày khởi hành còn đến hai tháng nữa mà ông Thìn đã sửa soạn va-li, mua quà cáp. Ông dùng thẻ tín dụng của bà Thìn để mua vé máy bay, mua quà. Ông ăn tiền SSI nên mức tín dụng (credit line) của ông rất ít, chỉ có 500; trong khi bà Thìn có làm việc, có khai thuế nên mức tín dụng khá cao. Ngân hàng đã gởi những tờ chào hàng"offer" tới mời bà xin thẻ tín dụng của họ. Ông hỏi sơ ý kiến bà rồi làm cho bà một thẻ và thêm một thẻ nữa cho ông (additional card) mà cậu con trai lớn nói đùa là "visa, master card ăn theo". Bà Thìn rất ít khi dùng thẻ của bà, trong khi ông dùng thẻ của ông khá nhiều. Nói dại, nếu ông lăn đùng ra chết thì cũng không xù được ngân hàng. Bà phải trả nợ cho ông. Đôi lúc ông Thìn thấy mình có lỗi với vợ nhưng khi nghĩ đến tuổi tác của mình, nghĩ đến Tuyết, ông lại chép miệng:

-Cùng lắm là vài chục năm nữa thôi. Mình chẳng quấy rầy bà ấy gì được nữa đâu.

Gần đến ngày lên máy bay ông Thìn náo nức không ngủ được. Ông tưởng tượng đến giây phút gặp Tuyết, tưởng tượng lúc hai người ngồi trong taxi về khách sạn. "Mình sẽ làm gì trước hết khi hai người bước vào phòng khách sạn nhỉ? Dĩ nhiên trước hết phải ôm, rồi hôn, chứ không lẽ..." . Ông chợt nghĩ đến hàm răng, tiếc rằng mình đã không nghe lời vợ đi trồng răng.

Một buổi sáng ông đang sắp áo quần, quà cáp vào va-li để tối hôm sau khởi hành về Việt Nam thì thấy bà Thìn từ ngoài cổng bước vào, bù lu bù loa khóc:

-Khỏi có đi nữa!

Ông Thìn hoảng hốt:

-Sao vậy?

-Khỏi sửa soạn va-li nữa!

Ông nói như mếu:

-Chắc lại con mẹ Mừng. Đừng có tin...

-Chị Mừng nói quá rõ mà. Tôi không nghe lầm đâu. Lại thêm mấy cú điện thoại gọi đến tiệm nail nữa.

-Người ta đặt điều.

-Họ có điên mới đặt điều nói ba mất.

-Hả? Hả? Bà nói sao?

-Ba mất rồi, đúng hơn là chờ tôi về để rút ống dưỡng khí. Không biết có chuyển tiền vé ông qua vé tôi được không. Nếu được, chắc cũng bị phạt.

Ông Thìn ngớ ra một lát rồi ôm đầu:

-Trời ơi! Có thể như vậy được sao

-Chắc chắn rồi ông ơi.

-Trời ơi! Sao lại vậy?

-Ông cũng đừng thương cảm quá. Ba năm nay đã ngoài 90 rồi.



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 21/Feb/2012 lúc 1:09pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22314
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Feb/2012 lúc 8:37pm
Tình Điên


Khái Hưng
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 29/Feb/2012 lúc 10:43am
  
Thằng Ngốc   
Tác Giả: Đinh Công Bình
 

Thật ra, nó có tên do cha mẹ đặt thật đẹp. Phạm Bảo Long, con rồng quý của bố nó.

Nhưng cho tới bây giờ, cái tên mà nó được người ta gọi nhiều nhất lại không phải là Long. Thay vào đó, nó đã trải qua rất nhiều tên khác nhau mà người ta đặt ra để gọi nó: Ngu, Ngốc, Mát, Tưng Tửng, Khờ, v.v… Chẳng hiểu tại sao người ta sàng đi, sàng lại rồi ngừng ở chữ Ngốc! Ngay cả anh chị của nó cũng gọi nó là Ngốc. Trong một lần bốc đồng, thằng Lân, anh nó, đã láo lếu đổi chữ “Bảo” trong tên đệm của nó thành chữ “Ngoc”, thế là nó trở thành Phạm (Ngoc) Long! Vài năm trôi qua, tiếng Việt của thằng Lân khá hơn, nên đã “đội mũ”, “đeo kiếm” để “Ngoc” chính thức trở thành “Ngốc”. Ông bà Phan, bố mẹ nó, mặc dầu cố tránh nhưng vì quen tai, lâu lâu cũng gọi nó là Ngốc.

Mà này, không những nó không giận mà ngược lại, nó có vẻ vui khi thấy người xung quanh có những trận cười khi gọi nó là Ngốc. Nói cho bằng đúng, trong trí khôn chậm chạp của nó, nó chả biết giận. Cho tới hôm nay, trí khôn trong thân hình gần 30 tuổi của nó tương đương với trí khôn của đứa bé 8, 9 tuổi.

Những mẩu đàm thoại hằng ngày giữa nó với anh chị hoặc bố me đều là những câu đơn sơ, vô tội vạ. Những câu tiếng Việt “ba rọi”, ngây thơ của nó có lúc đã trở thành những câu nói thật tức cười. Ông bà Phan còn nhớ thời kỳ Lân, Lan, và nó mới học tiếng Việt, chúng nó thích ngồi xem những băng truyện cổ tích Việt Nam. Một hôm ba anh em đang xem phim với bố, tới đoạn nghe một nhân vật trong phim dùng chữ “cụ ông”, “cụ bà”, thằng Lân thắc mắc hỏi bố hai chữ đó có nghĩa là gì. Ông Phan ôn tồn:

- “Cụ” là một lời lễ phép được dùng khi nói chuyện với một người già, một “old person”.

Lập tức, thằng Lân nhìn bố rồi nói một cách khôi hài:

- Cụ Bố.

Vừa lúc đó thì bà Phan từ trong bếp bước vào phòng khách, chưa kịp nói gì thì thằng Ngốc đã đứng lên chỉ vào mẹ rồi nói lớn:

- Cụ Mẹ!

Bà Phan tá hỏa. Trợn trừng đôi mắt giận dữ:

- Chúa ơi, đứa nào dậy thằng Ngốc nói tục!

Anh em thằng Ngốc chẳng hiều tại sao mẹ giận. Riêng ông Phan thì vừa ôm bụng cười vừa giải thích. Bà Phan thở phào nhẹ nhõm sau khi biết rằng đó chỉ là một câu nói vô tội vạ, rất “ngố”, của thằng Ngốc.

Rồi thằng Ngốc cũng được cắp sách đi học. Cũng may mà nước Mỹ có chương trình học tập cho những đứa trẻ như nó. Nếu gia đình ông bà Phan không tỵ nạn sang đây thì chắc nó chẳng bao giờ được biết đến ghế nhà trường. Nó cũng mang về những phiếu điểm và phần thưởng cuối năm nhưng bố mẹ nó chỉ xem cho qua rồi bỏ sang một bên. Cũng may mà nó không đủ khôn để nhận ra sự thất vọng của bố mẹ khi so sánh phiếu điểm của nó với của Lân và Lan, chị nó. Cũng may mà nó không nghe, hay ít nhất, không hiểu những lời than van của ông bà Phan khi nói về nó. Đối với ông bà, thì thằng Lân và con Lan rồi đây sẽ là niềm hãnh diện, sẽ là ông này bà nọ, sẽ có nhà cao cửa rộng, sẽ là đìểm để ông bà tựa nương lúc tuổi già, còn thằng Ngốc thì chắc mãi mãi sẽ chỉ là một gánh nặng mà họ sẽ không bao giờ có hy vọng trút bỏ được!

Ngày tháng trôi qua, thằng Ngốc cứ thế ăn no chóng lớn. Trí óc nó chậm phát triển nhưng thân thể thì càng ngày càng nảy nở. Từ năm 14 tuổi nó đã cao hơn các anh chị nó cả cái đầu. Nó chẳng làm được những việc lớn nhưng ngược lại, rửa chén, quyét nhà, rửa xe, nói chung là những việc lặt vặt không cần tính toán thì nó làm giỏi hơn cả Lân và Lan. Thằng Ngốc lại chẳng mấy khi bị bệnh. Một trong những niềm vui của nó là đi nhặt ống loong cho nhà thờ. Có những ngày mưa, nó ướt như chuột lột, thế mà nó chả ốm đau gì cả! Rồi khác với các anh chị và những đứa trẻ cùng tuổi, nó chẳng bao giờ đòi hỏi bố mẹ phải mua cho nó thứ gì. Đôi giầy ba ta và vài bộ quần áo mua trong Wal-Mart hoặc mua lại trong chợ bán đồ cũ cũng đã quá đủ. Thằng Ngốc chẳng màng tới những chuyện đã xảy ra hôm qua hay những bất trắc có thể đến ngày mai. Nó sống hoàn toàn cho hiện tại. Đó hình như cũng là mối đau đớn của bố mẹ nó.

Năm 19 tuổi thằng Ngốc “tốt nghiệp” trung học. Nó cũng đội mũ, mặc áo ra trường như các anh chị. Nó thấy bố mẹ, nhất là mẹ, rươm rướm nước mắt khi nó ôm mảnh bằng tốt nghiệp đến. Nó đâu có đủ trí khôn để phân tách xem đó là những giọt nước mắt vui hay buồn. Nó đâu biết rằng ngày Lân và Lan ra trường bố mẹ nó vui bao nhiêu thì sau buổi ra trường của nó, bố mẹ nó buồn bấy nhiêu. Có lẽ buồn nhất là vì bố mẹ nó không thể khoe với bất cứ ai là nó sẽ theo ngành gì và đã được trường nào nhận cho học. Mai đây, nó sẽ làm gì để sống? Ông bà sẽ phải nuôi, phải hầu hạ nó đến bao giờ? Khi ông bà về già, sau khi ông bà chết, thì ai sẽ nuôi nó?

Sau ngày “ra trường”, để nó lanh quanh ở nhà cũng thấy uổng, ông Phan bảo nó xuống tàu theo ông đi đánh tôm ở vịnh Mễ Tây Cơ. Nó không lái tàu được, không vá lưới được, nhưng ông nhận thấy công việc nhặt tôm và khuân vác thì nó làm bằng mấy người khác. Thêm vào đó, nó chẳng phàn nàn và cũng chẳng đòi hỏi “tiền phần” như những người làm công khác. Ngày qua ngày, nó chỉ biết ăn, ngủ, rồi nhặt tôm. Cuối tuần sau khi bán tôm xong, bố nó chở nó đi ăn McDonald’s rồi cho nó năm đồng. Nó cầm tiền về khoe mẹ rồi bỏ vào con heo đất để Chúa Nhật lại “mổ” heo mang lên bỏ vào thùng từ thiện trong nhà thờ - cái thói quen mà mẹ đã tập cho nó từ bé.

Đi biển với bố được năm năm thì trận bão Katrina thổi vào thành phố nơi gia đình nó cư ngụ. Sau những ngày chạy bão, gia đình nó trở về trong cảnh nhà tan tàu nát! Chẳng biết làm gì khác để sống, bố nó cố sửa lại con tàu để đi làm hầu có tiền trang trải chi phí nhà cửa. Các anh chị của nó đã thành công, cả hai đều đã lập gia đình, công việc ngon lành, nhà lớn, xe hiệu nhưng khi bố hỏi mượn tiền để sửa lại căn nhà hư hại thì cô cậu thoái thác. Năn nỉ mãi, cô cậu gởi về cho bố mẹ được vài trăm bạc rồi im luôn! Nhìn lại những năm tháng ông bà hy sinh bòn nhặt từng đồng để gởi cho cô cậu trang trải tiền ăn, tiền học, tiền tiêu, tiền xe, tiền chưng diện… Ông bà thở dài, tự an ủi, thôi.. nước mắt chảy xuôi….

Với số tiền vay mượn và ít tiền giúp đỡ của chính phủ liên bang cùng với công sức của ông và thằng Ngốc, sau gần một năm sửa chữa, con tàu cũng ọc ạch chạy ra biển. Thôi, cứ sửa tạm để đi làm rồi khi có tiền sẽ tu bổ lại những chỗ còn tạm dùng được. Ông Phan tự an ủi thế.

Thả mẻ chã đầu tiên được vài tiếng, mặc dầu biết là nó không lái tàu được nhưng ông Phan cũng nhờ thằng Ngốc đứng cầm tay lái để con tàu khỏi quay rồi ông và chú làm công ra phía sau kéo chã. Sóng khá lớn, con tàu vật vã trên ngọn sóng làm cho việc kéo chã thật khó khăn. Gần mười phút sau thì bọc tôm khổng lồ mới được đưa lên lơ lửng trên sàn tàu. Nhìn bọc bôm cá to bằng nửa chiếc xe hơi, ông Phan vui ra mặt. Vạn sự khởi đầu nan nhưng mẻ lưới đầu tiên mà trúng như thế này thì đúng là tổ đãi! Sau chuyến này chắc ông sẽ trả được một phần nợ, sắm sửa thêm được những thứ cần thiết, thậm chí ông có thể xẻo ra vài trăm đô tặng riêng vợ để bà Phan có thể mua được vài bộ quần áo thay thế cho những bộ đã bị bão cuốn đi. Hình dung khuôn mặt rạng rỡ của vợ khi cầm tiền đi shopping, ông quên cả sóng gió, quên cả mệt.

Bình thường nếu không có sóng gió, và khi bọc tôm đã được treo lủng lẳng trên sàn tàu, ông Phan chỉ cần cởi sợi dây cột đuôi bọc tôm thì khối tôm cá sẽ tuôn ra thành một đống trên sàn tàu. Khổ nỗi sóng lớn quá. Bọc tôm cứ lắc qua bên này, quật sang bên kia. Ông Phan cầm sợi dây thừng đã cột sẵng trên bọc tôm, cố giữ để nó đừng vùng vẫy theo ngọn sóng. Đang vật lộn với bọc tôm thì… ẦM, cây cần cẩu dùng để cẩu bọc tôm bị gẫy. Nó gẫy ở ngay đoạn ông chưa có tiền sửa!

- Lạy Chúa tô..i…

Tiếng la thất thanh chưa dứt thì bọc tôm cá ngàn cân quật ông Phan vào thành tầu. Đầu ông vẹo về một bên còn phần thân thể từ bụng trở xuống thì bị kẹt bên dưới túi tôm cá - tựa như con voi đè lên con nai gầy. Con tàu vẫn tiếp tục vùng vẫy. Cố gắng hết sức mà sau gần năm phút chú làm công vẫn không thể cứu ông Phan ra khỏi núi tôm cá. Ngoài thằng Ngốc ra thì chẳng ai có thể giúp chú trong lúc này. Chú làm công chạy vào phòng lái, vội vã cột lại dây để tay lái khỏi quay rồi lôi thằng Ngốc ra phía sau cứu bố nó. Bình thường nó đã khỏe hơn người nhưng hôm nay, trong lúc khẩn cấp này, hình như sức mạnh của thằng Ngốc được tăng lên gấp đôi. Nó hết đẩy rồi lại kéo bọc tôm để chú làm công tìm cách giải thoát bố nó. Khoảng gần năm phút sau hai chú cháu mới lôi được ông Phan ra khỏi đống tôm cá và khênh ông trong phòng lái. Ông Phan vẫn bất tỉnh. Trong bộ quần áo ướt tanh mùi tôm cá, thân hình gầy gò đen đủi của ông thoi thóp thở! Chú làm công đã liên lạc với Coast Guard và máy bay cấp cứu đang trực chỉ về phía con tàu khốn khổ. Một giờ sau thì ông Phan được trực thăng mang thẳng vào bệnh viện. Chú làm công lái con tàu và mang Ngốc về đất liền cho mẹ nó.

Kể từ ngày đó, Ông Phan bị liệt từ thắt lưng trở xuống. Hai cánh tay ông còn cử động được nhưng chỉ cử động một cách rất yếu ớt. Ngay cả việc dùng muỗng xúc cơm ông cũng phải nhờ đến bà Phan hoặc thằng Ngốc giúp. Rồi ông bà không có bảo hiểm nên tiền bán chiếc tàu cũng chỉ đủ trang trải ít chi phí trong vài tháng. Bà Phan bắt buộc phải trở lại công việc cạy sò, lột tôm cho một hãng bào chế hải sản gần nhà nhưng với số tiền thu nhập ít ỏi, cuộc sống gia đình ông bà vẫn thiếu trước hụt sau. Vài trăm ngàn nợ bệnh viện chẳng biết bao giờ mới trả được? Thông cảm với hoàn cảnh của ông bà Phan, bệnh viện đã cho ông bà cơ hội trả góp mỗi tháng vài trăm đồng. Nhưng mặc dù vài trăm, với tình trạng này, một ngày rất gần đây chắc ông bà Phan cũng đành phải chạy nợ! Thằng Lân và con Lan có mang gia đình về thăm nhưng được khoảng hai tuần thì cũng phải ai về nhà nấy.

Rồi thằng Ngốc lại có công việc mới. Sau vài tuần được mẹ chỉ dẫn, nó đã giúp được mẹ đút cơm, thay tã, bế bố cho mẹ tắm rửa v.v... Những lúc cần mua bình sữa, bó rau, cuộn giấy, mẹ nó viết vào tờ giấy, đưa tiền rồi nhờ nó đạp xe ra tiệm tạp hóa ở đầu đường gần nhà mua cho bà. Ông chủ tiệm tạp hóa biết nó từ bé và biết rõ hoàn cảnh hiện tại của bố mẹ nó nên bao giờ cũng nhiệt tình giúp mỗi khi nó ra mua đồ. Bà Phan thầm nghĩ, cũng may mà có thằng Ngốc, cũng may mà trời cho nó to lớn có sức khỏe; bằng không, chẳng sao mà bà có thể lo cho ông Phan như thế này được - nhất là những lúc phải bế ông từ chỗ này đến chỗ khác. Ông bà Phan đã nhiều lúc tự hỏi không hiều vì nó quá khờ khạo, quá Ngốc, hay vì nó thật tâm thương ông bà nên đã không nhận ra hoặc không ghê tởm sự thối tha bẩn thỉu mỗi khi làm vệ sinh, thay tã cho bố nó?

Ông Phan sống trong tình trạng này được ba năm thì sức khỏe yếu dần. Mặc dầu vẫn được chăm sóc kỹ lưỡng, ông thường xuyên bị lở loét, xưng phổi, cao áp huyết, và những bệnh liên quan đến hô hấp. Gia đình hai đứa con lớn, vì nhiều vấn đề, ít khi về thăm ông bà. Những kỳ vọng mà ông bà đã đặt vào Lân và Lan mười mấy năm trước chắc sẽ không bao giờ thành sự thật! Sự chu đáo của bà Phan và của thằng Ngốc có làm cho ông vui nhưng cũng không thể nào xóa đi được sự tuyệt vọng mỗi khi ông nghĩ về bệnh tật của mình! Ông biết bà Phan và thằng Ngốc, qua con mắt trìu mến ngây thơ của nó, vẫn muốn ông hiện hữu trên đời này. Mặc dầu vất vả trăm bề nhưng vợ ông và thằng Ngốc không bao giờ than van khi phải giúp đỡ hầu hạ ông . Những năm tháng nằm liệt trên giường bệnh, ông đã hiểu rõ và nhận ra đâu là nghĩa, đâu là hiếu. Ông nhận ra rằng thằng Ngốc không phải là gánh nặng mà ngược lại nó là người con duy nhất đã, đang, và sẽ gánh những gắnh nặng cho ông bà.

Trong một đêm trằn trọc, nằm ôn lại những ngọt bùi cay đắng của cuộc đời, ông bà Phan nhận ra rằng trong cuộc đời gần 30 năm, họ chưa thấy thằng Ngốc đòi hỏi bất cứ điều gì. Chưa bao giờ nó đòi hỏi ông bà, hay những người chung quanh, phải như thế này, phải như thế nọ. Trong con người bao dung, trong ánh mắt thơ ngây, nụ cười nhân ái, hình như có lúc nó đã gián tiếp nói với ông bà rằng “con không phải là đứa trẻ thông minh, lanh lẹ, như bố mẹ mong muốn. Nhưng con là con của bố, là con của mẹ. Con không chọn để được sinh ra làm một thằng “Ngốc”, ngay cả cái tên “Ngốc” cũng do người ta gán cho con chứ không phải do con chọn. Vậy con xin bố mẹ thương và chấp nhận con như con thương và chấp nhận bố mẹ…..” Ông bà Phan nhìn nhau ứa nước mắt. Phải rồi, cả đời, thằng Ngốc đã cho nhiều hơn nhận. Nó cho mà không bao giờ đòi hỏi một điều kiện. Tình yêu mà nó dành cho mọi người là một tình yêu tuyệt đối, chân thật, không vụ lợi.

Trong tim của thằng Ngốc chất chứa tình yêu của vị thánh hiền. Nó đã dạy cho ông bà bài học tình yêu. Qua sự bao dung của nó, người chung quanh, nếu để ý, sẽ nhận ra rằng, con người khôn hay ngốc, sang hay hèn, đều có những nét đẹp (hoặc xấu) của riêng họ.

Cuối cùng cái ngày đó cũng phải tới! Mẹ nó nhờ nó ngồi trên chiếc ghế bên cạnh giường rồi đưa tay vào nâng đầu bố dậy để ông dễ thở. Ông Phan biết là ông sắp từ bỏ những gì thân yêu nhất. Trong hơi thở mong manh, ông nhìn bà Phan và nhìn thằng Ngốc trăn trối:

- Cám ơn em… cám ơn con! Anh…có…một điều muốn..nói…với em. Từ nay… em… và….các con… đừng gọi…Long là… thằng… Ngốc… nữa… Gọi nó… là… Ngọc. Nó là… viên… Ngọc quý!

Trong tiếng nức nở của bà Phan và trên cánh tay êm ấm của thằng Ngọc, ông trút hơi thở cuối cùng.

Gia đình Lân và Lan vẫn chưa về đến nơi!



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 29/Feb/2012 lúc 10:46am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22314
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Mar/2012 lúc 3:38pm
Phép màu giá bao nhiêu?
 
Khi nghe cha mẹ bàn về bệnh tình của cậu em trai Andrew, những gì cô bé Tess thông minh lên 8 tuổi biết được là em mình mắc bênh rất nặng và gia đình đã cạn kiệt tiền. Gia đình họ sắp chuyển đến một khu chung cư vào tháng tới vì cha không có đủ để trả tiền nhà và tiền thuốc của bác sĩ. Cần có một ca phẫu thuật với chi phí rất cao mới có thể cứu được em trai nhưng ngặt nổi không có ai cho gia đình em vay mượn. Em nghe cha tuyệt vọng nói nhỏ với mẹ đang đầm đìa nước mắt: “Chỉ có phép nhiệm mầu mới có thể cứu được thằng bé thôi!”.
 
Tess về phòng mình và lôi ra từ chỗ giấu một hủ đựng kẹo bằng thủy tinh với số tiền em đã dành dụm bấy lâu nay. Cô bé đổ hết số tiền lẻ ra sàn đếm kỹ lưỡng, đến những 3 lần. Phải thật chinh xác về tổng số tiền. Không thể nhầm lẫn. Rồi cẩn thận bỏ số tiền xu vào hủ đậy nắp lại, em vội lẻn ra cửa sau và chạy thẳng đến một tiệm thuốc tây tên Rexall cách 6 khu nhà.
Em đứng trước cửa hiệu một cách kiên nhẫn để gợi sự chú ý của người dược sĩ, nhưng ông ta mãi chuyện với một người khác không buồn để ý đến một con bé 8 tuổi. Đoạn em dùng chân gõ lên sàn nhà. Không tác dụng. Em hắng giọng để tạo ra tiếng động khó chịu nhất nhưng vô ích. Cuối cùng em lấy một đồng 25 xu gõ mạnh lên tủ kính và người dược sĩ cất giọng một cách khó chịu: “Cháu muốn gì hả cháu bé? Ông ta nói ngay không đợi Tess trả lời. “Cháu không thấy ta đang nói chuyện với người anh từ Chicago xa cách bao nhiêu năm trời hay sao?”. Tess cũng trả lời với vẻ bực bội:
“Cháu cũng muốn nói chuyện với chú về em trai của cháu đây. Em ấy đang ốm, ốm nặng lắm, và cháu đến đây để mua … phép mầu nhiệm”.
“Cháu muốn mua gì?”. Người dược sĩ tròn mắt với vẻ không hiểu.
Em cháu tên là Andrew và em ấy chịu đựng cái gì đó đau lắm ở trong đầu. Cha cháu nói rằng chỉ có phép nhiệm mầu mới cứu được em. Vậy phép nhiệm mầu bán với giá bao nhiêu hả bác?”.
“Ở đây không bán thứ đó cháu bé ạ. Chú rất tiếc không giúp cháu được.” – giọng người dược sĩ dịu lại.
 
“Nhưng thưa chú, cháu có tiền trả mà. Nếu không đủ cháu sẽ đi mượn thêm. Xin cho cháu biết giá bao nhiêu ạ.” – giọng Tess van nài.
 
Người anh của ông dược sĩ ăn mặc rất đẹp. Ông nghiêng người xuống hỏi Tess: “Thế em cháu cần phép nhiệm mầu gì?” Tess trả lời như muốn khóc. ”Cháu không biết ạ,” Cháu chỉ biết em ốm nặng. Mẹ nói em cần được mổ. Nhưng bố không đủ tiền trả, vì vậy cháu muốn dùng tiền của cháu.”
Ông ta hỏi, “Thế cháu có bao nhiêu?”
” 1 đô và 11 xu. Đó là những gì cháu có, nhưng cháu có thể mượn thêm được mà.” Tess nói to.
 
“Ồ, thật trùng hợp”, người đàn ông mỉm cười “1 đô và 11 xu – một số tiền chính xác để mua phép màu nhiệm cho em cháu”. Sau đó, ông cầm số tiền và nắm chặt bàn tay cô bé nói:
 “Cháu hãy dẫn ta dến nhà cháu. Ta muốn gặp em cháu và cha mẹ cháu. Để xem ta có phép màu mà cháu cần không nhé!”.
 
Người đàn ông ấy chính là Carlton Armstrong, một bác sĩ chuyên về giải phẫu thần kinh. Cuộc phẫu thuật đã rất thành công mà không hề tốn kém bất cứ chi phí nào. Em trai Andrew hồi phục nhanh và sống khoẻ mạnh. Cha mẹ Tess vui hơn lúc nào hết về chuỗi sự việc đưa đẩy đến. Mẹ em thì thầm:
 ” Bác sĩ giải phẫu ấy, thật sự là một phép màu. Mẹ không biết mình phải trả bao nhiêu tiền? “.
 
Tess mỉm cười. Cô bé biết chính xác số tiền đó…1 đô và 11 xu… cộng thêm niềm tin chân thành của một đứa trẻ.
 
 
HOW MUCH DOES A MIRACLE COST?
Tess was a precocious eight years old when she heard her Mom and Dad talking about her little brother, Andrew. All she knew was that he was very sick and they were completely out of money. They were moving to an apartment complex next month because Daddy didn’t have the money for the doctor bills and our house. Only a very costly surgery could save him now and it was looking like there was no-one to loan them the money.She heard Daddy say to her tearful Mother with whispered desperation, “Only a miracle can save him now.”
Tess went to her bedroom and pulled a gl*** jelly jar from its hiding place in the closet. She poured all the change out on the floor and counted it carefully. Three times, even. The total had to be exactly perfect. No chance here for mistakes. Carefully placing the coins back in the jar and twisting on the cap, she slipped out the back door and made her way 6 blocks to Rexall’s Drug Store with the big red Indian Chief sign above the door.
She waited patiently for the pharmacist to give her some attention but he was too intently talking to another man to be bothered by an eight year old at this moment. Tess twisted her feet to make a scuffing noise. Nothing. She cleared her throat with the most disgusting sound she could muster. No good. Finally she took a quarter from her jar and banged it on the gl*** counter. That did it!
“And what do you want?” the pharmacist asked in an annoyed tone of voice. “I’m talking to my brother from Chicago whom I haven’t seen in ages,” he said without waiting for a reply to his question.
“Well, I want to talk to you about my brother,” Tess answered back in the same annoyed tone. “He’s really, really sick … and I want to buy a miracle.”
“I beg your pardon?” said the pharmacist, giving her a surprised look.
“His name is Andrew and he has something bad growing inside his head and my Daddy says only a miracle can save him now. So how much does a miracle cost?”
“We don’t sell miracles here, little girl. I’m sorry but I can’t help you.” the pharmacist said, softening a little.
”Listen, I have the money to pay for it. If it isn’t enough, I will get the rest. Just tell me how much it costs, ” Tess begged.
The pharmacist’s brother was a well dressed man. He stooped down and asked the little girl, “What kind of a miracle does you brother need?”
“I don’t know,” Tess replied with her eyes welling up. “I just know he’s really sick and Mommy says he needs a operation. But my Daddy can’t pay for it, so I want to use my money. “How much do you have?” asked the man from Chicago.
 
“One dollar and eleven cents,” Tess answered barely audibly. “And it’s all the money I have, but I can get some more if I need to.”
“Well, what a coincidence,” smiled the man. “A dollar and eleven cents — the exact price of a miracle for little brothers.” He took her money in one hand and with the other hand he grasped her and said, “Take me to where you live. I want to see your brother and meet your parents. Let’s see if I have the kind of miracle you need.”
 
That well dressed man was Dr. Carlton Armstrong, a surgeon, specializing in neuro-surgery. The operation was completed without charge and it wasn’t long until Andrew was home again and doing well. Mom and Dad were happily talking about the chain of events that had led them to this place. “That surgery,” her mom whispered. “was a real miracle. I wonder how much it would have cost?”
 
Tess smiled. She knew exactly how much a miracle cost… one dollar and eleven cents….plus the faith of a little child.
Author unknown.
Thank you for reading
 
 
 








Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 21/Mar/2012 lúc 4:48pm

Tôi Chỉ Là Đàn Bà

1
1.
một ngày tháng 4/75, tôi rời khỏi Saigon khi thành phố đang như người lên cơn sốt cao độ không thuốc thang hay phương cách gì có thể làm giảm đi sức nóng chết người ấỵ Tôi như người bị thôi miên chen lấn giữa cơ man là người nơi sân bay tôi đã vài lần đến với Quang lúc để cùng Quang đi thăm gia đình ở Đà Lạt, có lúc lại đến tiễn Quang đi công tác. Những chuyến bay của Quang càng lúc càng thất thường khi cuộc chiến trở nên khốc liệt hơn và dù tôi đã quen với những chuyến bay của Quang nhưng tôi bắt đầu sợ hãi nghe người tị nạn kéo về thành phố kể lại những cảnh bom đạn kinh hoàng và những vụ chết chóc thê thảm. Quang vẫn xa vời đâu đó trên dải đất cong hình chữ S. Tôi bắt đầu khóc vì lo lắng, bắt đầu đôn đáo đi vòng quanh đám bạn bè có thân nhân đi lính để hỏi thăm tin tức, bắt đầu làm kẻ thực sự đợi chờ đến khi biết rằng "bọn họ" đã vào gần Saigon lắm rồi và tôi cuống lên, điên cuồng …
- Mày đi với tao, anh tao đang chờ trong phi trường, biết đâu anh tao biết tin của Quang
cô bạn bảo thế và tôi không có hy vọng nào khác để bám víu, thế là tôi đi theo như kẻ vô hồn, không tâm thức mãi tới khi thấy mình kẹt cứng giữa rừng người xô đẩy, mãi tới khi có bàn tay ai đó níu lấy tay tôi thật chặt đẩy mạnh về phía cửa phi cơ, tôi hốt hoảng:
- Quyên à, mày kéo tao đi đâu vậy, tao còn phải về nhà với mẹ tao
- Anh tao nói mình không về được nữa đâu, Việt Cộng sắp vào Saigon rồi, sau này yên chỗ rồi báo với mẹ mày sau
tôi la lớn:
- Nhưng bây giờ mình đi đâu ? Đi đâu hả Quyên ?
Quyên vừa mới chúi nhũi theo đà kéo của ông anh, tay phải của Quyên vẫn nắm chặt lấy tay tôi, Quyên thẫn thờ nhìn lại tôi với gương mặt bơ phờ, tiếng người đàn ông đâu đó quát:
- Đi trốn Cộng Sản chứ đi đâụ Cô muốn ở lại thì đi xuống đi cho người khác lên
vài ánh mắt nhìn tôi bực dọc, tôi sợ hãi bóp chặt bàn tay Quyên, nép vào người Quyên rồi không ai bảo ai, hai đứa cùng rơi nước mắt … Có lẽ chiều nay mẹ tôi sẽ lo lắng đi tìm tôi khắp nơi trong thành phố đang lên cơn sốt cao độ ấy và khi tìm không thấy tôi, mẹ sẽ ra sao ??? Thốt nhiên tôi thấy ruột mình quặn đau, người ta bảo "mẹ con liền khúc ruột", biết đâu mẹ vừa linh cảm sự mất mát của mình khi ruột tôi quặn đau ??? và còn Quang, không biết anh còn sống hay đã chết ??? Tôi nôn nao nhớ lại những câu chuyện thê lương do những người tị nạn vào thành phố kể lạị Nếu như Quang đã chết rồi thì sao ??? bom đạn không biết tự chủ còn người sử dụng chúng nếu không mất nhân tính để bảo vệ thứ lý tưởng vô lý nào đó thì cũng vì bảo vệ mạng sống mình và đồng độị Tôi bất chợt nhắm nghiền mắt đau đớn nghĩ đến Quang có thể đã gục ngã nơi rừng cao núi thẳm hay ở thành phố xa lạ nào đó tôi chưa hề đặt chân đến, hoặc tệ hơn, biết đâu "bọn họ" đã bắt Quang và như thế sống còn khổ hơn đã chết. Tôi kêu trời trong bụng, nhớ mẹ, nhớ Quang nhưng tôi như người đã phóng lao phải theo lao, không còn cách gì có thể Quay lại được nữa và tôi không biết được những gì đang chờ đợi tôi phía trước chỉ biết rằng phía sau tôi mịt mờ khói đạn, ly tán, kẻ lấn người chen để có thể rời khỏi mảnh đất quê nhà nơi chôn nhau cắt rún. Tôi thốt nhiên òa khóc thật to cho mình, cho mẹ, cho Quang và cho mọi người đang thất thần nhốn nháo quanh tôi …
tôi định cư ở vùng Đông Bắc Hoa Kỳ. Maryland là tiểu bang hiền hòa . Ngoài những ngày lạnh nhiều hơn những ngày ấm trong năm, tôi tìm được sự bình an ở nơi nàỵ Như bao người tị nạn khác, tôi chăm chỉ làm việc và sau đó trở lại trường, vạch cho mình một hướng đi nhất định. Những ngày xoay sở cô đơn đã khiến tôi trưởng thành hơn, suy nghĩ kỹ càng hơn trước khi quyết định bất cứ sự việc gì. Cũng may, hai anh em của Quyên ở tiểu bang sát bên cạnh nên thỉnh thoảng chúng tôi vẫn gặp được nhaụ Với tôi, anh em Quyên là "người thân" duy nhất ở xứ sở này và chừng như với họ, tôi cũng là "người thân duy nhất. Tôi đã liên lạc được về nhà, lá thư đầu tiên mẹ cho biết vẫn chưa tìm được Quang "có người nói chính mắt thấy nó ngã xuống giữa bom đạn và đồng đội, có người lại nói thấy nó đi trình diện học tập cải tạọ Như con đã biết, mẹ rất thương thằng Quang nhưng con gái chỉ có một thời, con đã lớn lại sống một mình bên ấy, mẹ thật sự không an tâm. Đôi khi không tin vào định mệnh cũng không được con ạ, có duyên phận với nhau mới nên được vợ chồng ...". Hầu như lá thư nào của mẹ cũng có những câu tương tự như vậy về vấn đề tình cảm của tôị Mẹ đâu biết rằng có lúc tôi "đầu tắt mặt tối" với học hành và công việc. Đôi khi nghĩ tới Quang, lòng tôi vẫn thắt chặt cơn đau và từ trong sâu thẳm lương tâm, tôi bối rối tự trách tôi quá ích kỷ nhưng khi đối diện với hiện tại, tôi lại đâm ra phân vân không còn hiểu được chính mình chỉ biết rằng thời gian không bao giờ ngừng lại và tôi như người trượt trên dòng thời gian ấy để đi tới mãi có lúc quên mất tôi chỉ là một người đàn bà vô cùng đơn độc, người đàn bà trong thể xác đứa con gái 22 tuổi tự bảo vệ chính mình bằng cách tạo cho mình tấm áo choàng bằng gai nhọn để những ai đối diện với tôi sẽ không cho rằng tôi yếu đuối quá. Tấm áo ấy khiến tôi thành công không ít và đôi khi cũng khiến tôi vô cùng xót xa, nhất là những đêm nhớ nhà, nhớ Quang da diết ...
2.
cuối cùng tôi cũng lập gia đình dù tôi không biết rõ trong lòng tôi nghĩ gì về tình yêu. Khi quen biết Quang, tôi vẫn còn đang ngồi ở ghế Trung Học. Tình yêu như nụ tơ noãn dưới ánh nắng mùa xuân. Tôi e ấp, mong manh và Quang càng cảm thấy mình mạnh mẽ để chở che, bảo vệ. Tình yêu với Quang nhẹ nhàng nhưng nồng nàn, ngây dại. Tôi đã sống nhiều năm một mình để nhớ Quang hay vì tôi chưa tới "số" lập gia đình nên vẫn tưởng mình còn yêu Quang ??? Tôi thật sự không biết biện minh cho mình bằng cách nào, chỉ biết rằng người đàn ông trở thành chồng tôi rất ngưỡng mộ tính tình tự lập, tự chủ của tôi. Tôi đã không còn e ấp, mắc cỡ như xưa nữa, tôi đã biết "thấy" người đối diện bằng cách xoáy ánh nhìn của tôi vào đôi mắt họ với gương mặt vẫn sáng nụ cười. Trong đời sống vợ chồng, chúng tôi song hành chứ không phải kẻ trước người sau và tôi nghĩ tôi may mắn đã gặp được Nick, dù Nick là người đàn ông khác màu da, chủng tộc và lớn hơn tôi 10 tuổi chẵn!
những năm đầu tị nạn, tôi rất chật vật vì ngôn ngữ, do đó tôi cố gắng thu xếp để đi học lại. Thời đó, thư viện trở thành nơi tạm trú thường xuyên của tôi và tôi không ngờ tình duyên của tôi bắt đầu từ nơi này. Khi đó Nick đang chuẩn bị cho luận án Tiến Sĩ. Nick đi làm đã nhiều năm, có nhà cửa đàng hoàng nhưng Nick cho biết Nick thích khung cảnh ở thư viện vì khung cảnh này gợi nhớ tới thời còn là sinh viên nghèo mạt nhưng … vui. Chúng tôi quen nhau nhờ một bài luận văn tôi phải viết lại sau khi lãnh con "F" to tướng của bà giáo. Thật nản lòng, tôi ngồi bó gối trên ghế nhìn qua khung cửa, không biết Nick đang tò mò nhìn tôi từ bàn bên cạnh. Vài phút sau đó và mãi tới sau này, Nick trở thành "thày giáo ESL" của tôi. Nick rất kiên nhẫn với mớ chữ nghĩa tiếng Mỹ ít ỏi của tôi nhưng chúng tôi lại từ từ trở thành bạn thân và nơi gặp gỡ vẫn là góc bàn trong thư viện quen thuộc.
hai năm quen biết trôi qua, một chiều mùa đông, Nick tỏ tình với tôi. Tôi thật sự bất ngờ vì tôi không bao giờ nghĩ tới tình yêu giữa tôi và người đàn ông khác … chủng tộc. Nick nhìn nét mặt tôi, khẽ hỏi:
- Có phải Nghi Bình còn nhớ Quang không ???
câu hỏi khiến tôi bất chợt thấy mình quay lưng lại với quá khứ, lục lọi trong mớ trí óc ngỗn ngang đầy những bài viết, những công thức toán lý, những giờ làm việc, những tiền điện, tiền nước, tiền nhà để cuối cùng tìm được quang cảnh phi trường Tân Sơn Nhất và Quang mờ ảo như khói như sương đưa bàn tay ra cho tôi để rồi rút trở về cũng vội vã như lúc đưa ra. Quang ở đâu mấy năm qua và tôi đã lau sạch nước mắt khóc Quang lần cuối cùng là lúc nào, tôi thật sự không nhớ được nữa …
- Khi nào anh biết nói "I love you" bằng tiếng Việt Nam thì tôi sẽ nhận lời
nói xong, tôi bất chợt nắm chặt bàn tay của Nick, hối hận nhìn gương mặt yểu xìu của người đàn ông đã chia sẻ với tôi rất nhiều trong thời gian qua, hối hận vì tôi biết tôi đã làm Nick buồn. Tận trong thâm tâm, tôi vẫn chưa yêu Nick. Tôi và Nick đều biết rõ điều này nhưng hai tháng sau, Nick đã tỏ tình lần nữa bằng một câu nói Việt Nam rất chuẩn:
- Anh yêu em. Chúng ta hãy thành hôn, anh nhất định sẽ mang lại hạnh phúc cho em
Hôn lễ của chúng tôi vô cùng đơn giản. Hai anh em Quyên đại diện nhà gái. Nick là con duy nhất, bố mất, mẹ đã già nên đám cưới của chúng tôi chỉ trong vòng bạn bè thân mật. Nhìn Nick lồng nhẫn cưới vào ngón tay tôi, nửa phần lý trí bảo rằng tôi sẽ rất bình an với mối tình của Nick, nửa kia lại ngần ngừ với những suy nghĩ rối ren, mâu thuẫn. Tôi vốn luôn có một câu hỏi cho những người con lai, đó là làm sao họ xác định được đâu mới thật sự là quê hương của họ. Nhận lời lấy Nick, con cái của chúng tôi rồi sẽ có lúc bối rối để tìm câu trả lời cho chính xác "đâu là quê hương". Tôi là người con gái mang hai dòng máu Bắc, Nam. Tôi đã từng không biết trả lời sao nếu có ai hỏi tôi người miền nào. Hôn nhân là kết thúc đời sống độc thân để bắt đầu đời sống với mối ràng buộc có bằng chứng, có ký kết. Nghĩ thế, bỗng dưng bản tính đàn bà yếu đuối lại nổi dậy trong tôi … Không lẽ đã nói "I do" rồi nhưng tôi vẫn còn chưa cảm được tình yêu từ chính trái tim tôi ???
3.
Năm năm sau, Cecilia chào đời. Tôi bận rộn với vai trò mới. Đời sống bỗng nhiên trở nên đa dạng, nhiều sắc màu. Tôi không ngờ đứa con bé bỏng lại có sức mạnh vô hình ràng buộc thêm đời sống vợ chồng của tôi như vậy. Cecilia giống như những nét chấm phá cần thiết để bức tranh gia đình chúng tôi sinh động hơn, đúng nghĩa hơn.
Công việc khiến Nick thường đi công tác xa nên Cecilia dần dần trở thành người bạn nhỏ của tôi. Con bé rất thông thạo tiếng Việt Nam và tôi cảm thấy vô cùng thích thú khi Cecilia trêu Nick bằng ngôn ngữ líu lo của tôi:
- Bố học nói tiếng Việt đi, con sẽ là cô giáo của bố
thế nhưng không ngờ những khi có thì giờ, Nick "tham gia" lớp tiếng Việt tại gia của tôi. Thỉnh thoảng ôm tôi trong tay, Nick bảo:
- Học ngôn ngữ của em để hiểu em hơn
- Chúng ta còn điều gì chưa hiểu nhau ?
Nick nghiêm trang nói:
- Những người có khả năng làm chủ hành động, tư tưởng của mình đều khó hiểu cả vì lòng họ là vực thẳm, là biển, là lửa. Ngôn ngữ là nhịp cầu để nối liền sự cảm thông giữa người và người nhưng ngôn ngữ mẹ đẻ luân lưu trong dòng máu nên có những việc chỉ có ngôn ngữ mẹ đẻ mới diễn đạt được sâu sắc, toàn vẹn.
cho tới khi ấy tôi vẫn không biết được tôi yêu Nick bao nhiêu hoặc là vẫn chưa hoàn toàn yêu. Khái niệm về tình yêu của tôi từ những năm xa Quang đã dần dần trở nên mù mờ. Tôi biết rằng tôi bằng lòng làm vợ của Nick với cảm giác bình an và tự nhiên như sự việc phải thế. Nick luôn luôn mang lại niềm vui và tiếng cười. Bên cạnh Nick chừng như tôi ít khi phải lo toan. Tôi cũng không có cảm giác nghi ngờ khi Nick không ở cạnh tôi, có lẽ vì tôi là người tận tâm với công việc nên tôi hiểu niềm đam mê của Nick đối với sự nghiệp. Và, tôi biết tôi nghĩ gì nên tôi không nhìn thấy những phức tạp của riêng mình. Từ khi Cecelia bắt đầu đi học, thời khóa biểu của tôi chính xác như bốn mùa . Hôm nào lơ lễnh, hai mẹ con tôi lại trễ giờ và chúng tôi phải lính quýnh chạy ào ra khỏi nhà. Đôi khi tôi cũng có cảm tưởng tôi là cỗ máy. cỗ máy ấy già nua dần theo Sinh Nhật hằng năm của con gái …
mẹ tôi mất. Tất cả chúng tôi đều về Việt Nam chịu tang. Nick và Cecilia cảm thấy lạ lùng với mọi thứ vì chưa bao giờ họ đặt chân tới quê hương của tôi. Riêng tôi lại thấy lạ lùng vì tôi không sao nhận ra được những nơi chốn quen thuộc cũ. Tôi gặp lại vài người bạn của thời con gái xa xưa nhưng giữa chúng tôi chừng như không còn sự niềm nỡ, thân quen như trước nữa dù họ cũng đã làm vợ, làm mẹ nhưng giữa chúng tôi chừng như không còn sự thông cảm nào, chả bù với ngày xưa, mỗi ngày gặp nhau tíu tít đủ thứ chuyện lớn, nhỏ trên đời. Điều làm tôi vui mừng hơn cả là cả Nick và Cecilia đều có thể nói chuyện với họ hàng, người quen biết của tôi bằng tiếng Việt. Dù Nick không nói được lưu loát như Cecilia nhưng tôi cảm thấy được an ủi vô cùng vì Nick đã từ ba chữ "anh yêu em" ban đầu mà giờ đây gần như hòa nhập được vào với đời sống của tôi một cách tuyệt diệu. Điều làm tôi hối hận nhất chính là đã không đưa chồng, con về gặp mẹ tôi khi người còn sống. Căn nhà nhỏ của chúng tôi ngày xưa giờ cũng đã thay đổi nhiều … Nhưng không thay đổi sao được vì nhiều năm đã trôi qua, tôi đã từ căn nhà nhỏ này trải qua thời hoa mộng, lần đầu tiên có bạn trai, lần đầu tiên biết yêu, lần đầu tiên ấp úng kể cho mẹ nghe và cũng từ căn nhà nhỏ này, tôi đã lần đầu tiên khiến mẹ khóc hết nước mắt khi tìm không ra tôi năm 1975. Mẹ có lần viết trong thư "… không có gì chính xác bằng linh cảm của người làm mẹ đối với con cái của mình nên dù rất lo lắng, mẹ vẫn tin tưởng là con hãy còn sống. Miễn là con còn sống thì sẽ có ngày mẹ con mình lại sum họp …". Tôi vẫn không sao quên được lần trở về đầu tiên thấy mẹ đứng chờ ở phi trường với mái tóc bạc phơ và chiếc áo tơ vàng trên cơ thể ốm yếu. Nếu tôi không bằng xương bằng thịt trở về, hẳn mẹ sẽ còn mỏi mòn ốm yếu hơn dù đời sống vật chất của bà vô cùng sung túc. Lần về đó tôi chưa có Cecilia và hẳn nhiên, tôi không dám cho Nick cùng về vì sợ "bọn họ" làm khó dễ … Bây giờ nhìn Nick và Cecilia tóc vàng, mắt màu hạt dẻ, đầu quấn khăn tang, mồ hôi nhễ nhại đứng cạnh quan tài mẹ cùng tôi đáp lễ người viếng, lòng tôi càng thêm buồn bã nhớ mẹ vô cùng, chỉ ước gì mẹ còn sống để được ngồi cạnh bên ngửi mùi dầu Nhị Thiên Đường thoang thoảng từ người mẹ toát ra, được luyến thoáng chuyện trò với mẹ và nhất là trêu mẹ để nghe mẹ mắng "ơ, con bé này …", bỗng dưng tôi bắt đầu hiểu được vì sao những bậc cha mẹ chẳng bao giờ "thấy" con cái của mình "lớn" trong mắt của chính mình
4.
tôi bắt đầu viết. Có lẽ nhờ dẫn Cecilia đi thư viện hoài, thấy con bé mượn sách, tôi cũng mượn vài quyển sách Việt Nam về đọc. Đọc một thời gian, tôi nảy sinh ý tưởng "viết thử". Viết thử một thời gian, tôi đâm ra "viết thật". Thật lạ, khi cảm xúc xuôi theo đôi bàn tay mười ngón gõ đều trên bàn phím, tôi thường bị "say", say rất ngọt ngào, thỏa mãn. Lâu dần tôi và cơn say thường "tựa" vào nhau bước đi những bước chân huyền diệu. Huyền diệu bởi vì sau đó tôi thường không nhớ tôi đã viết gì và làm sao có thể viết ra những chữ, câu như thế được. Tôi gom góp từng bài văn ngắn, dài. Gom góp từng bài thơ vần điệu để chung vào một ngăn kéo bí mật, không muốn chia sẻ với người chung quanh. Sau này khi tôi không còn nữa, có lẽ tôi sẽ dặn Nick chôn những chữ, câu ấy với tôi hoặc có lẽ sau này khi tôi không còn nữa, nếu Cecilia thích, con bé có thể giữ lấy làm kỷ niệm vì Nick không thể hiểu thấu đáo như Cecilia khi đọc những gì tôi viết. Nhưng thật ra ai có thể "thấy" được "mảnh hồn hoang" bên trong mỗi con người ??? Suy nghĩ này thường khiến tôi thích thú và cũng là động lực để tôi có thể thêu dệt đủ kiểu khăn áo cho mảnh hồn hoang của chính mình. Chân dung tôi vẽ có thể cầu kỳ, kiểu cách trong mắt người đối diện này, cũng có thể xấu xí, thô kệch trong mắt người đối diện kia, hoặc có thể vô cùng hoàn hảo trong mắt người đối diện khác nhưng điều duy nhất tôi biết và hiểu rõ chính là từng mảnh màu, từng đường sơn, nét bút của tâm hồn bức chân dung. Cảm xúc thật ngọt ngào và tôi chìm trong cảm xúc ấy như kẻ si tình lún sâu vào bể ái. Những người quanh tôi chỉ thấy một tôi bình thường như mọi người đàn bà khác, còn tôi, với câu chữ, đôi khi tôi biến thành lửa, thành biển, thành suối nước mắt, thành vũng tình yêu … Và sau mỗi hoàn tất của một bài tôi lại thấy lòng nhẹ nhàng, thanh thản hơn vì thế tôi không có ý định từ bỏ việc viết lách trừ khi tôi không thể nào viết được nữa hoặc khi đã không còn cảm hứng.
tôi gặp lại Quang thật bất ngờ trong một buổi chiều cuối tuần. Như mọi chiều cuối tuần, tôi thường đi chợ mua thức ăn cho cả tuần lễ. Chỗ tôi ở có khá nhiều chợ do người Đại Hàn làm chủ, bởi thế người đi chợ không chỉ có người Việt Nam mà bao gồm cả người Đại Hàn, người Tàu và người Mễ, thế nhưng tôi đã nhìn thấy Quang giữa bao nhiêu con người xa lạ, ồn ào. Trông Quang già hơn trước nhiều nhưng điều làm tôi mừng thầm chính là không có nét khắc khổ nào hằn trên gương mặt Quang. Tôi bất chợt nhẩm tính trong đầu "25 năm không gặp"! Tôi cũng đã già … già theo 25 năm cách biệt, già theo những thăng trầm, mất mát trong đời. Tôi dợm chân định bước tới chào hỏi nhưng cùng lúc ấy, tôi thấy một người đàn bà đến cạnh Quang, họ nói gì với nhau và cùng cười vui vẻ. Tôi dừng lại ngắm họ, không hiểu sao tôi cảm thấy thật an tâm như vừa vứt được tảng đá nặng trên vai xuống. Ít ra không có tôi, Quang vẫn vui và hạnh phúc. Đó là điều khiến tôi mãn nguyện. Những chuyện ngày xưa bất chợt thoảng qua trong tâm trí, như thoáng của chiêm bao. Tôi bỏ ngang buổi chợ ra về. Nick ngạc nhiên nhìn tôi đi tay không vào nhà và tôi như đứa bé, kể không kịp thở cho Nick nghe về chuyện "thấy Quang ở chợ". Nick trầm lặng nhìn tôi:
- Chừng như em xúc động lắm. Sao em không tới chào hỏi thăm ???
tôi ngẩn ngơ nhìn Nick. Phải, chừng như trong lòng tôi vô cùng xáo trộn. Tôi đã từng mong gặp lại Quang, từng muốn biết xem Quang còn sống hay đã chết. Tôi đã từng ao ước sẽ có lúc ngồi cạnh Quang kể cho Quang nghe những gì đã xảy ra sau khi tôi mất tin Quang … Thế nhưng, bây giờ chừng như mọi việc đã không còn dính dáng tới tôi nữa . Chuyện Quang và tôi chỉ là một phần đời trong suốt cuộc đời của tôi. Phần cuộc đời đó đã qua và đã chấm dứt. Nick và Cecilia là hai người đã đi cạnh tôi suốt bao nhiêu năm qua với những khi nghèo, giàu, buồn, vui … Từ bao giờ Nick và Cecilia đã trở thành những phần thân thể không thể tách rời được của tôi … Tôi bất chợt mỉm cười, lẳng lơ nhìn Nick:
- Hình như không phải em xúc động quá mà là anh đang ghen
Nick cắn môi tôi:
- Ừ, anh đang ghen
tôi vòng tay ôm Nick bất chợt nhớ câu "vợ chồng không có tình cũng có nghĩa" nhưng giữa chúng tôi nghĩa đã nhiều và tình cũng đã được vun đắp theo ngày tháng … Tôi im lặng để cảm nhận hạnh phúc của chính mình …
5.
Cecilia của chúng tôi lập gia đình. Ngày cưới của con bé, tôi xúc động rơi nước mắt mấy lần, cứ nhớ ngày nào cưu mang Cecilia trong bụng, mang nặng đẻ đau là thế nhưng như một ơn phước mọi người mẹ trên thế gian này đều nhận được đó là quên mất nặng nhọc, quên mất cơn đau khi nhìn thấy con mình. Cecilia không chỉ là con gái mà còn là người bạn gái thân thiết nhất của tôi. Chúng tôi thường thủ thỉ với nhau mọi chuyện, cùng chia sẻ những sở thích, cùng "hợp tác" để bông đùa. Cecilia luôn là niềm hãnh diện của chúng tôi với học lực và khả năng làm việc. Căn nhà của chúng tôi trở nên vắng lặng hẳn sau đám cưới của Cecilia dù hai vợ chồng của con bé ở không cách xa nhà chúng tôi lắm.
càng lớn tuổi tôi càng trầm lặng hơn, trong lòng thường nhớ tới quá khứ, nhất là những ngày còn nhỏ. Đôi khi đứng nơi góc bếp chỉ thoáng thấy khoảng trời nhỏ qua khung cửa sổ, lòng tôi bất chợt chùng xuống bồi hồi, hình ảnh lũy tre và mảnh nắng vàng hực chợt đến trong tâm trí. Đôi khi nghe khúc hát quen thuộc, tôi lại nhớ về mái trường xưa và những cô bạn thời con gái chưa biết buồn phiền, lo lắng. Dù thương yêu bao nhiêu, Nick cũng không thể chia sẻ hết với tôi nỗi nhớ về quá khứ ở miền đất xa với mà Nick chỉ đôi lần đặt chân đến. Gia đình của Nick sống ở Maryland đã mấy đời. Họ đều là những người hiểu biết và tốt bụng nên tôi không gặp khó khăn, phiền toái khi làm dâu nhưng muốn nói về quê hương, tôi chỉ có tìm anh em Quyên hoặc thỉnh thoảng nói với Cecilia. Cecilia thế mà hay. Con bé đã chọn một thanh niên Việt Nam. Trong thâm tâm tôi cảm thấy vui mừng, vui mừng theo kiểu của kẻ vừa tìm ra ngõ về nhà mình. Khi Cecilia bắt đầu có bạn trai, tôi thường ngấm ngầm mong con bé quen người Việt Nam. Tôi không biết tại sao tôi có ý muốn đó, có lẽ tôi cũng ích kỷ chăng ???
Dạo này tôi ít viết hơn trước. Tâm bây giờ không là "đáy biển" hay "rừng sâu" như Nick thường nói ngày xưa nữa. Tâm tôi bây giờ là mặt hồ phẳng lặng mỗi ngày soi mặt dưới bình minh hoặc vùi vào đêm tối … Cuộc đời cứ thế trôi qua tới khi tôi biết tôi bệnh! Cơn bệnh được khám phá thật bất ngờ và cũng thật trễ tràng. Thời gian của cuộc đời tôi không còn bao lâu nữa. Khi mới biết cơn bệnh của mình, tôi đau khổ vật vả không sao chấp nhận được. Nick và Cecilia cũng thế. Cả ba chúng tôi đều hoảng loạn. Thế nhưng sau đó Nick bắt đầu bình tĩnh lại, Nick tập cho chúng tôi "chấp nhận điều không thể thay đổi được" để tôi an lòng chữa bệnh và nếu như tôi có ra đi, tôi sẽ bình thản để về với Chúa. Ba mươi sáu năm bên nhau, Nick vẫn là cây cổ thụ vững chắc để tôi yên lòng nghe theo mọi hướng dẫn của Nick. Miếng đất của tôi sắp nằm ở một góc trên đồi của nghĩa trang, bên cạnh là của Nick:
- Rồi anh cũng sẽ đi theo em, mau lắm thôi
tôi vuốt tóc Nick, hôn lên đôi bàn tay đang nắm chặt lấy bàn tay kia của tôi. Cám ơn thượng đế đã cho tôi người đàn ông này để dù cao ngạo mạnh mẽ, dù tự lập tự chủ và dù có cái nhìn mới so với những người Việt Nam thuần túy khác nhưng bên cạnh Nick, tôi nhận thức được thật rõ ràng "tôi chỉ là đàn bà", người đàn bà với những mẫn cảm nữ tính để được thương yêu, đùm bọc và chiều chuộng. Nick đã cho tôi tình yêu nhẹ nhàng nhưng sâu sắc …, chiều chuộng tôi khi bản tính khó chịu của tôi nổi dậy hằng tháng, khi tôi tức giận vì những điều không như ý trong đời sống …, đùm bọc tôi khi tôi yếu đau bệnh tật không thể tự lo cho chính mình được. Cuối cuộc đời, tôi xếp lại mọi hỷ, nộ, ái, ố để càng nhận ra mình vô cùng bình thường như mọi người bình thường khác.
điều tôi vẫn áy náy nhất chính là không còn ở bên cạnh Cecilia nữa dù con bé đã có gia đình, đã ở riêng … Có lẽ vì chúng tôi vẫn phone cho nhau hằng ngày nói với nhau đủ thứ chuyện như khi Cecilia còn ở nhà nên tôi vẫn còn quá quyến luyến con bé . Nhớ khi Cecilia còn nhỏ, tôi cứ mong con bé mau lớn để rồi khi con bé 11, 12 tuổi, tôi lại cứ thèm thuồng nhớ lại lúc con bé lên 3, lên 4 vẫn bắt tôi bế trên tay. Khi Cecilia 19, 20 tuổi tôi lại nhớ khi Cecilia 11, 12 tuổi, lứa tuổi tò mò về cơ thể, về cuộc sống để có những đêm hai mẹ con tán dóc với nhau quên cả giờ ngủ. Với Cecilia, tôi đôi lúc lẫn lộn giữa quá khứ và hiện tại vì tôi luôn đắm chìm trong tình cảm mẹ con sâu sắc. Bây giờ con bé đã biết an ủi tôi, chuẩn bị cho tôi ra đi bình an và mỉm cười mà đi trong khi tôi vẫn không đành lòng bỏ con bé lại chút nào …
tôi bỏ viết hẳn. Đôi lúc nhìn mảng trời xanh qua khung cửa sổ, tôi thèm có chút ý tưởng gì để viết nhưng rồi với thuốc thang, với cơn đau, ý tưởng không bao giờ đến và thèm thuồng cũng lặn mất. Những khi đó tôi thầm khâm phục những văn, thi sĩ đã có thể viết có tới phút cuối của cuộc đời. Có lẽ vậy nên tôi không bao giờ có thể là văn, thi sĩ chăng ??? ý nghĩ này thường làm tôi mỉm cười, nhớ có người đã viết đại khái là hễ viết được là đã trở thành văn, thi sĩ … Còn tôi, tôi cứ thắc mắc thế nào là sự khác nhau của "viết được" và "biết viết" trong trường hợp "nhận vơ" như thế và cảm thấy tội nghiệp cho cái danh xưng "văn, thi sĩ" quá đỗi.
ngày cuối cùng cũng đến. Tôi nằm trong căn phòng của tôi, trên giường của tôi. Bên trái là Nich, bên phải là vợ chồng Cecilia. Chúng tôi đều cố gắng không khóc dù tôi như người mộng mị không biết đâu là đời đâu là cõi chết … vợ chồng Cecilia hát nho nhỏ như lời ru:
… từ vực sâu u tối
con cầu xin chúa, chúa ơi … (**)
tôi thấy "căn nhà" mới của tôi ở trên ngọn đồi nhỏ, căn nhà với địa chỉ "Cao Nghi Bình 19xx – 20xx" … Căn nhà mới quá và dù Nick đã cố "trang hoàng" ấm cúng nhưng tôi chỉ có một mình, không biết bao giờ gia đình của tôi mới lại hội ngộ như những tháng ngày đã qua ??? …
… bao nhiêu năm làm kiếp con người
chợt một chiều tóc trắng như vôi
lá úa trên cao rụng đầy
cho trăm năm vào chết một ngày … (***)
Nghi Bình
(**) Thánh Ca
(***) Cát Bụi – Trịnh Công Sơn
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 10/Apr/2012 lúc 10:37am
Một người Mẹ vĩ đại
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 10/Apr/2012 lúc 10:40am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22314
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Apr/2012 lúc 3:45pm

Phận Bạc

C
hị Hai Cúc là con gái lớn trong một gia đình nông dân đông con ở miền tây .Nhà đông con kiếm cái ăn đã là vất vả nên sau khi đi học trường làng biết đánh vần con chử thì chị phải nghĩ học ở nhà phụ má trông coi đám em.
Lớn lên ở cái tuổi cập kê trong khi nhiều cô bạn của chị nuôi mơ mộng tìm được người chồng lý tưởng.Chị lại cấm cúi với gánh bánh canh ở cuối chợ kiếm tiền phụ gia đình .Khuya thức dậy nấu rồi gánh ra đó bán cho kịp buổi chợ sáng .Chiều thì xay bột làm bánh canh cho ngày mai .Một ngày của chị khép kín với cái vòng quay điều đặn như nhau .Bánh canh chị bán trong chợ rất đông khách vì nước dùng ngọt thanh , trong veo , con bánh canh dai . Ngoài điều đó chị còn được nhiều người biết đến bởi tính hiền dịu , nết na với dáng vóc ưa nhìn.
Một ngày có một bà nhìn dáng vẻ sang trọng ghé ăn bánh canh của chị .Trong lúc ăn không biết bà ấy nhìn thấy điều gì ở chị mà bà lân la gợi chuyện hỏi chị tuổi con gì? gia cảnh ra sao ? .Chị không lấy làm khó chịu mà lể phép trả lời bà .Sau bữa đó chừng vài tháng sau có bà mối đến nhà chị đánh tiếng .Hóa ra bà khách kia là một bà Cả buôn bán khá giả ở Sài Gòn tình cờ đi thăm họ hàng xa.Vô tình ghé ngang gánh bánh canh của chị .
Vốn hiểu biết cuộc đời bà nhìn ra chị là một người con gái rất tốt , nhất là cái dáng bà cho là ''Vượng Tử Ích Phu'' của chị .Sau khi về nhà bà thử đi coi bói theo cái tuổi chị đã cho cùng với tuổi cậu con trai của mình .Không biết ông thầy bói ngồi gốc đa đầu đình Quan Thánh thấu hiểu thiên cơ huyền bí hay do thấy món tiền quẻ hậu hĩ nên phán rằng : Tuổi hai người rất hợp ,bạc đầu giai lão , giàu có sau này.Nhất là cái câu chắc chắn là anh con trai sẽ thay đổi khi lấy vợ chịu trụ hình lo làm ăn.
Không phải riêng gia đình chị bất ngờ trước cuộc hôn nhân này mà xóm làng cũng mừng cho chị .Họ tin chị ở hiền gặp lành , nhất là khi nhìn thấy con bà Cả cao ráo , bảnh bao đi xe hơi, .Còn phần chị không chưa yêu thương ai cũng không yêu chi con bà Cả .Nhưng phận con cha mẹ đặt đâu chị ngồi đó , thế là trong tiếng pháo vang trời bỏ lại đám em nheo nhóc cùng đồng ruộng .Chị gạt nước mắt lên xe hoa về làm dâu đất Sài Gòn.Trong ánh mắt hài lòng của nhiều người trừ chị.
Đời chị rẽ sang trang khác , làm dâu nhà giàu chị được ăn ngon , mặc đẹp nhưng chị có sung sướng chi đâu .Chỉ cái chuyện lo cơm nước ngày ba bữa cho một gia đình đông người đã khiến chị dậy từ sáng sớm và chỉ ngả lưng vào nữa đêm khi cả nhà đi ngủ ngon giấc.Ngoài phận làm dâu đẹp dạ ba má chồng chị còn toát mồ hôi chìu chuộng hai cô em chồng ổng ẹo hay bắt bẻ , kiếm chuyện và thầm ganh tị với cái tính khéo léo đảm đang của chị.Còn chồng của chị sau khi cưới chừng một tháng không đêm nào anh ta không về nhà trước nửa đêm .Nhiều lúc chị ngồi canh cửa mà ngủ gục lên gục xuống .
Thời gian sau thì anh ta vắng nhà càng nhiều chỉ tạt qua giây lát cho có lệ khi cần tiền .Anh ta vốn là người của đám đông của cuộc vui nơi có những cô vũ nữ uống rượu như nước cùng những bước nhảy lã lơi .Anh ta lấy vợ cho có người gánh vác và yên lòng cha mẹ , chứ một bông hoa đồng cỏ nội như chị làm sao giử nổi chân người đàn ông đa tình ấy .Lúc đầu chị thỉnh thoảng còn khóc thầm cho phần số của mình .Thấy lạc lõng khi nhớ về mái lá nghèo nhưng đầm ấm có bầy em nhỏ .Nhưng khi có mang đứa con đầu lòng thì chị không khóc nữa , đứa bé là mục tiêu trong đời chị .Chị không muốn con mình âu sầu ngay từ trong bụng mẹ gạt hết mọi thứ chị chờ đứa bé chào đời.
Hai mươi tuổi chị sinh đứa con đầu lòng là bé gái được mẹ chồng chị đặt tên là Xuân vì ra đời vào một ngày đầu năm mới .Chồng của chị vẩn lang chạ bên ngoài như trước nhưng những khi mõi mệt với những ả gái lẳng lơ đâu đó bên ngoài xã hội .Anh ta lại quay về tìm cái dành riêng cho mình cứ thế lần lượt theo thời gian chị sinh thêm hai cậu con trai nữa là Tiến , Ẩn ... mỗi đứa cách nhau hai năm. Gia đình chồng chị hài lòng vì những đứa cháu khoẻ mạnh thì chị càng gầy yếu hơn với gánh nặng trách nhiệm làm dâu , làm vợ và làm mẹ.
Sau một thời gian ba chị bạo bệnh qua đời và vào cái năm giỗ đầu tiên của ba ruột chị xin phép ba mẹ chồng cho đưa cả ba con cùng về quê cúng bái .Chồng chị vào thời điểm đó đang sống như vợ chồng với một cô ca sĩ phòng trà ở Đà Lạt.Ngay thời điểm đấy thì thời thế thay đổi sau một đêm .Ba mẹ chồng và hai cô em chồng lẩn trong những người đi tản bay đi đến một phương trời khác .
Khi chị trở lại Sài Gòn mọi thứ đã không như xưa .Chồng chị cũng về vào vài ngày sau sự cố đó.Cứ ngở khi đã không còn là một anh công tử thì anh ta tỉnh mộng mà cùng vợ gầy dựng gia đình .Trong khi chị còn hoang mang không biết sẽ kiếm sống bằng cách nào.Một hôm vào lúc chị đi chợ anh ta gom góp hết những của cải con sót lại .Ngay cả bộ nữ trang cưới ngày xưa mẹ chồng cho chị .Bỏ lại ba đứa con đang ngơ nhác đứng ngồi ở góc nhà, anh đi theo nhân tình của mình gây dựng tổ ấm mới.
Chị về nhà hiểu ra sự việc chị không khóc , không oán trời trách người như những bà vợ khác .Ôm ba đứa con đứa lớn nhất năm tuổi nhỏ nhất mới giáp thôi nôi chị cắn chặt môi vai run run nhưng mắt lại ráo hoảnh. Giữa đất Sài Gòn bà mẹ có ba con như chị sắm sữa lại gánh bánh canh ngày trước chạy chợ đời .Có lẽ trời thương chị hay bởi chị thật sự nấu nướng khéo khách tới ăn rất ngày một đông .
Nhiều người khách thầm xót xa áy ngại cho chị .Cạnh gánh bánh canh nơi góc chợ có cái nôi nhỏ hai đứa con chị ngủ trong đó .Bé Xuân chỉ mới năm tuổi nhưng đã rất ngoan và nghe lời mẹ .Biết trông em giúp mẹ thỉnh thoảng lấy lọ tiêu cho khách .Lớn lên một chút thì ngoài giờ học Xuân phụ mẹ bưng cho khách ăn ..Chị vẩn đẹp ,hiền lành dù bao sương gió , có người đàn ông góa vợ khá giả thương xót phận chị muốn gá nghĩa cùng chị .Nhưng chị một mực lắc đầu không phải chị còn thương chi anh chồng bội bạc mà chị sợ cảnh con em , con anh , sợ người ta bạc đãi con mình .Thôi số chị khổ chị chịu chỉ mong con cái an lành là chị vui sống .Cảm phục tấm lòng của chị nên ông ấy bán cho chị một căn nhà nhỏ gần đấy với cái giá rất rẽ .Thế là mẹ con chị bây giờ không chỉ no cơm , ấm áo mà còn có chổ trú mưa nắng .
Tám năm sau ngày bỏ ra đi một đêm mưa chồng chị trở về trong bộ dáng rách bươm như một kẻ bên lề xã hội.Bồng trên tay thêm đứa bé gái chừng ba tuổi èo uột với ánh mắt vô hồn vì đói lạnh .Cũng giống như ngày xưa chị không khóc , không hỏi càng không cười nhạo vào cái sự ngã ngựa của anh .Dù nhìn vào bộ dáng đó thì không khó đoán chuyện gì đã xảy ra .Chị mở cửa cho anh ta vào nhà giống như ngày xưa còn ở nhà mẹ chồng . Tựa như chưa bao giờ có chuyện gì xảy ra. chị lật đật đi mua sữa và pha cho con bé uống dổ con bé ngủ như bao đứa con của chị .Chị đặt tên con bé là Bảo Ngọc ngụ ý là yêu qúy như ngọc ngà .Nhiều người ấm ức dùm chị có người chữi chị ngu khi thấy anh ta cũng không phụ được gì cho chị ngoài gia đình chị có thêm hai miệng ăn. Chị trả lời câu hỏi tại sao của những người thương chị thiệt thòi bằng nụ cười héo hắt cùng câu nói :
-Dạ ,tại ảnh là ba của sắp nhỏ , em sao cũng được sợ không có cha tụi nhỏ tủi thân .
Ở nhà làm cha hơn một năm khi bé Ngọc biết đi lẩm chẩm hát líu lo những bài nhạc trẻ con.Chồng chị lại muốn ra đi , lần này anh ta mơ tới một chân trời thiên đường nào đó xa xôi .Nơi theo lời anh ta nói người ta không cần làm mà cũng có cơm ăn , anh ta khát khao nơi đó .Mà đi thì phải có tiền , khác với ngày trước anh ta phải lén lút vơ vét .Chị gom hết chút vốn liếng nhỏ nhoi của mình dành dụm sau mười năm chạy chợ đưa cho anh ta như một lẽ hiểu nhiên của một con nợ phải trả.
Một tuần sau ,giữa đêm khuya giã từ chị anh ta đi tìm chân trời mới .Không biết anh ta có đạt được nguyện ước hay không ? Chỉ là từ đó không ai biết tin tức gì về anh nữa .Có người nói anh đang sống ở phương trời văn minh nào đó cùng những người đàn bà đẹp mới .Có người nói anh ta hẳn đã làm mồi cho lũ cá ngoài biển khơi .Chị đón nhận những cái tin ấy một cách bình thản như biết trước như thế .Chị lấy niềm vui bên con trẻ ,mẹ con đùm bọc nhau .Trời thương những đứa bé điều khoẻ mạnh xinh xắn , nhất là Xuân giống chị rất đẹp.
Phần ba mẹ chồng chị sau một thời gian thất lạc không tin tức chi .Một hôm chị bổng nhận được lá thư của họ do một người xa lạ chuyển tới .Trong thư ông bà báo đã già vẩn khoẻ đang ở Mỹ hai cô con gái thì lấy chồng cách xa họ .Sau một thời gian liên lạc họ ngỏ ý muốn bảo lảnh đem gia đình chị sang đó .Trước là cho đở cô đơn quạnh quẽ tuổi già và đám cháu nội điều kiện đi học tốt hơn .Chị thì không muốn gia đình mình chia rẽ .Bản thân chị thì không muốn đi bởi chị còn mẹ già yếu ở quê với chị quen cuộc sống như thế này .Nhưng nghĩ đến tương lai chị đồng ý để các con đi, nhưng ba má chị chỉ rước những đứa cháu con của chị còn bé Ngọc họ không đồng ý đem theo.Mẹ chồng chị vốn theo lề lối xưa ,bà không chấp nhận đứa cháu được sinh ra từ người mẹ mà bà cho ''mèo mả gà đồng '' kia.
Cuối cùng cũng tới ngày đi thì Ân bị bệnh sốt xuyết huyết rất nặng không thể lên máy bay được .Xuân dẩn em trai kế là Tiến gạt nước mắt tạm biệt mẹ trong tiếng khóc lẩn lời dặn dò nghèn nghẹn của chị :
-Qua bển phải hiếu thảo với ông bà nội và ráng học nghe con .
-------------
Hai mươi năm sau ....
Chị bây giờ tóc đã bạc hơn nữa người ta gọi chị bằng Dì Hai thay cho tiếng chị ngày này .Xuân ,Tiến đã có vợ chồng và con cái .Họ chu cấp cho Dì và không cho Dì đi bán vì lo Dì vất vả .Ngọc ngay từ bé đã biết thương chị chuyện gì chi cũng hai mẹ con cùng làm .Cô luôn hiếu thảo đở đần mẹ .Lớn lên hiểu rõ gốc gác của mình cô vẩn yêu kính chị , khiến chị được an ủi rất nhiều n
Nhưng khi học xong Đại học nhờ có thành tích tốt Ngọc được tài trợ một suất học bổng và cũng sang bên ấy với anh , chị dù ở khá xa so với họ. ..Dì bây giờ ngày ngày bầu bạn với chậu hoa , tối nghe câu kinh tiếng kệ với cái suy nghĩ dọn đường về phía bên kia như bao bà Dì lớn tuổi khác.Những tưởng cuộc đời Dì đã được đền đáp sau bao khó nhọc nhưng lại xảy ra những chuyện rắc rối vào mấy năm gần đây.
Đầu tiên là bắt đầu từ chuyện Ân đòi cưới vợ .Ân tính tình vốn nhu nhược học hành hay làm ăn gì cũng thua kém người khác. Nhưng vợ Ân thì khác. Đó là một người phụ nử sắc sảo và tính toán trong cuộc sống Xuất thân nghèo khó ở quê du nhập vào Sài Gòn .Chán cảnh ruộng đồng nên chị ấy quyết bám trụ đô thị bằng mọi cách .Ngày xưa chị lấy Ân thật ra cũng là nhắm vào gia cảnh của Ân .Dạo gần mấy năm nay khi nhà Sài Gòn giải tỏa nhà cửa nối rộng đường phố .Vô tình căn nhà của Dì trở thành mặt tiền và có giá trị rất lớn .Bởi thế trong một lần khi Xuân về thăm nhà than rằng muốn về thăm má phải thu xếp rất khó khăn .Vợ Ân bèn thỏ thẻ :
-Hay là chị Hai rước má qua bên chơi cho thuận tiện đôi đường .Má vui thì ở lâu , không thích thì về đâu có khó khăn gì .Nói gì thì nói má cũng không còn trẻ , má cũng bệnh hoạn hoài .Qua đó có bác sĩ tốt và biết đâu thay đổi khí hậu làm má khoẻ hơn .Em nói gở chứ nhỡ má có gì anh chị cũng an lòng không nuối tiếc.
Cho là vợ Ân nói đúng nên Xuân gợi ý với Dì thêm vào vợ Ân bên cạnh nói ngọt nhạt phụ vào .Lúc đầu Dì vẫn giữ nguyên ý định ngày xưa không chịu đi .Xuân khóc lóc cô nói :
-Bây giờ ở bển có tới ba đứa , lẻ nào má bỏ ba đứa tụi con .Mà tụi con mắc công ăn chuyện làm đâu phải muốn về thì về .Mà sang chơi cho tụi con trả hiếu vài năm .Má hổng thương tụi con sau , hai năm chục năm trời mẹ con xa nhau .
Cuối cùng chị thay đổi quyết định bằng lòng sang bên đấy bởi thật sự chị cũng nhớ thương con mình .Thêm vào chị nghĩ thôi kệ qua phụ được con cái chút gì hay chút đó .Hai năm sau khi thủ tục hoàn tất trước ngày đi một tuần chị ký giấy cho lại Ân cái nhà đang ở theo ý nguyện của vợ chồng Ân .
Thời gian đầu qua đó tuy chưa quen chị cũng thấy buồn nhưng con cái cũng hay dẩn đi đây đó chơi .Thêm vào tính của chị cũng chỉ thích quanh quẩn ở nhà.Chị ở cùng hai vợ chồng Xuân ,Xuân có hai con ,chồng Xuân vốn sang đó từ bé nên Việt Nam trong anh chỉ là ký ức mơ hồ mà thôi .Ban đầu mọi chuyện cũng diển ra tốt đẹp cho đến một hôm trời đã khuya khi chị đi xuống nhà làm ly trà nóng .Ngang phòng làm việc Dì nghe vợ chồng Xuân đang to tiếng với nhau .Tiếng chồng Xuân gay gắt:
-Em nói má em đừng đốt nhang trong nhà nửa , lở xảy ra hỏa hoạn thì sau .Má em nấu cái gì mà làm cái nhà hôi rình nghe mùi phát kinh .Riếc không dám ngồi ở nhà bếp.
Tiếng Xuân nhỏ nhẹ :
-Thì má mới qua không biết để từ từ em nói khéo anh đừng làm qúa má buồn.
Hai tháng sau chị ngỏ lời muốn sang ở với Tiến .Xuân có hỏi chị có phải buồn điều chi không chị một mực nói không có .Chị giải thích muốn sang trông con giúp Tiến .Chị giấu nhẹm chuyện một lần vô tình con bé út con của Xuân nói cho chị biết : '' Daddy dặn con không được ăn đồ Ngoại nấu vì mất vệ sinh dể đau bụng ''.
Vợ chồng Tiến có đứa con trai đầu lòng lên ba tuổi , vốn sinh nở khó khăn nên vợ Tiến thương con lắm .Sợ gởi cho người ta trong coi thì con mình không được chăm sóc kỷ .Bởi vậy nghe Dì sang ở cùng vợ Tiến mừng ra mặt. Vợ Tiến có một cái tiệm làm nail , cuộc sống hai vợ chồng cũng tương đối khá giả. Thời gian đầu mọi chuyện cũng êm đềm vì cô con dâu cũng vốn xuất thân là dân dã mới sang đó sau này .Thời gian sau kinh tế đi xuống công việc của Tiến cũng ảnh hưỡng .Tiệm của vợ Tiến cũng lao đao những những tiệm khác khiến chị cáu gắt , không vui .Thằng bé Tony con của hai vợ chồng Tiến tuy mới bốn tuổi nhưng nó cao lớn hơn những đứa trẻ bằng tuổi và và rất hiếu động .Điều đó khiến Dì luôn phải để mắt khi trông coi nó , người có tuổi đôi khi chậm chạp còn thằng bé thì đang tuổi chạy giỡn .Một hôm khi nó tập chạy một cái xe đạp nhỏ trong vườn và bị té ngả , bị thương ở cánh tay cũng khá sâu tuy không nguy hiểm chi.Buổi tối hôm đó khi Vợ Tiến về không biết có phải xót con hay do tâm trạng không được tốt chị lầm bầm một mình nhưng vẩn cố ý cho Dì nghe thấy:
-Có đứa con nít giữ cũng không xong vậy , không biết có trúng chi gân cốt thằng bé không nữa .Từ hồi về đây cái nhà này đâm ra xui xẻo luôn.
Sau đó mặt chị ấy hầm hầm lôi xềnh xệch con về phòng mặc cho thằng bé cằn nhằn muốn nghe bà Nội kể chuyện .Dì đứng ngay cửa bếp nên Dì nghe rõ hết ,Dì đứng im lặng như chôn chân lén lau giọt nước mắt mới vừa chảy ra nơi khoé mắt.Lúc đó Tiến vừa tắm xong bước từ phòng mình anh ngạc nhiên hỏi má :
-Chuyện gì vậy má, sao má khóc ?Có phải vợ con nói gì không ?
Chị vội chống chế :
-Đâu có đâu con , nghĩ tầm bậy không hà , tự nhiên má nghe nhức đầu nên bị chảy nước mắt sống .Chắc tại trời sắp trở lạnh .
Sau ngày đó vợ Tiến viện cớ con lớn cần cho đi học .Sáng khi đi làm chị đưa Tony cùng đi đến tối khi về thì đón cùng về .Về tới nhà thì thằng bé chỉ lo đi ngủ .Mà vợ Tiến cũng không ăn cơm nhà như trước viện cớ ăn chung mấy cô ngoài tiệm cho vui .Tiến thì sáng ngủ vùi trưa đi làm khuya mới trở về .Một mình Dì lẻ loi trong căn nhà nhỏ , hàng xóm thì không có người Việt .Ngọc ở khá xa so với Xuân và Tiến nên họa hoằn đôi ba tháng mới có thể tới thăm Dì được.Thêm vào Ngọc chuẩn bị kết hôn và về sống cùng gia đình chồng do chồng tương lai của Ngọc là con một .Sau đám cưới Ngọc Dì ngỏ ý muốn về Việt Nam sống .Thế là sau năm năm sang đó Dì trở về quê hương mình .
Về tới Sài Gòn Dì mới biết căn nhà của Dì đang ở hiện vợ chồng Ân cho thuê để tăng thêm thu nhập .Mà cái lý do theo vợ Ân than thở con bé lớn đang đi học tốn kém , đứa nhỏ mới sinh gần đây nên vợ Ăn phải ở nhà trông con . Vợ chồng thuê căn nhà nhỏ ở một quận ven Sài Gòn ở chung với mấy đứa em của chị ấy vừa vào Sài Gòn lập nghiệp mấy năm gần đây. Thế là Dì lại viện cái cớ muốn về quê hương bởi tuổi già muốn gần gũi mồ mã ông bà để cho vẹn vẻ đôi bề .
Dì về ở lại ngôi nhà hương hỏa của cha mẹ mình .Các em của Dì cũng lên chức ông bà hết , nhưng nhớ ơn Dì ngày xưa luôn giúp đở đùm bọc họ những đứa cháu rất yêu qúy Dì .Dù Xuân , Tiến và Ngọc vẩn gởi tiền về thường xuyên nhưng Dì lại chi dùng rất tiện tặn .Sau vài năm tiết kiệm từ số tiền đó Dì kêu xóm làng đóng góp phụ công sức đổ đá làm lại nâng cấp một đoạn đường làng vốn hay bị lầy lội khi trời mưa .Dì bảo :
-Thấy tụi nhỏ đi học dính bùn sình quần áo tội qúa.
Một đêm mưa Dì chợt thấy người trở mệt lúc bước xuống giường định lấy ly nước Dì choáng voáng ngất đi té xuống nền nhà .Cháu Dì vội vã đưa đến bệnh viện .Khi bác sĩ báo Dì bị đột qụy khó qua khỏi .Họ vội vã báo tin cho những người con của Dì .Những giây phút cuối đời Dì luôn thì thào kêu tên các con mình .Gần sáng Ân và vợ con chạy xuống tới thì Dì đã ra đi hơn một tiếng trước mà không kịp nhìn thấy mặt một người con nào của mình .Ngày hôm sau thì Xuân ,Tiến và Ngọc điều về đến còn vợ Tiến vì mới sinh con còn trong tháng không thể về được .Theo di nguyện của Dì thường nói trước khi mất .Mọi người thống nhất an táng Dì ở cạnh ba mẹ trong đất hương hỏa .
Ngày đưa tang Dì lối xóm đi rất đông và có cả rất nhiều đứa trẻ cùng cô giáo làng cũng đến đưa .Không biết có phải trời cũng thương tiếc người như Dì hay xót thương Dì phận bạc mà trời đổ mưa rào ngay giữa Hạ nắng chang chang khi hạ huyệt.Mọi người ai cũng nhắc Dì tốt ,sống phải đạo .Người ta ai cũng nói chắc Dì hẳn yên lòng khi bốn đứa con đội trang trắng xóa đứng khóc nức nở .Xuân thì như muốn đi theo má xuống mồ .Còn Ngọc ngất ngay lúc người ta hạ huyệt .Khiến mọi người hết lời an ủi khuyên can là làm như thế người mất sẽ không an lòng ra đi .Trời nhập nhoạng tối mọi người ra về lúc ngang một căn nhà lá nằm khuất sau một vườn trái cây .Có tiếng người thiếu phụ nào đó ru con văng vẳng :
-Ầu ơ..... chim trời ai dể đếm lông
Nuôi con ... ầu ơ.... nuôi con ai dể ....kể công tháng ngày
Chiều tắt nắng , bóng tối đang dần loang lổ .Trên con đường làng có bốn cái bóng quấn khăn tang trắng xóa đang dựa vào nhau bước từng bước chậm chạp , lặng lẽ.
Song Nhi
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 20/Apr/2012 lúc 7:58am
Nhức Nhối Con Tim

Đâu phải tại yêu nhiều tim đau nặng,
Trái tim nầy riêng tặng một người thôi.

 


Nhiều người tưởng rằng, đau tim là bệnh của ai khác, chứ không phải họ. Lầm to, ai cũng có thể chết bất thần vì đau tim, mà không có một triệu chứng nào báo trước cả. Đau tim, một trong những bệnh giết chết nhiều người nhất tại nước Mỹ. Nhờ khoa học tiến bộ, biết đích danh chết vì bệnh tim. Chứ bên Việt Nam mình thì cứ gọi là "trúng gió", trúng gió mà chết, nhiều lắm. Bị trúng gió, thì cạo gió, và xoa bóp huyệt đạo lung tung, cũng cứu được rất nhiều người. Đó cũng là một cách kích động cho trái tim đập lại, cho máu lưu thông, mà thoát chết. Cái gì cũng là "trúng gió" cả.
 
Câu chuyện "trúng gió" tại Mỹ cũng rất nhiều. Trong sở tôi, có một ông chưa được 60 tuổi, buổi trưa gục đầu trên bàn và chết mà không ai biết. Ông bạn ngồi bên cạnh đến lay nhẹ và nói: "Dậy, dậy, trong giờ làm việc mà ngủ, người ta thấy kỳ lắm". Ông nầy chết trong khi đang làm việc. Đâu phải công việc khó khăn, mệt nhọc và căng thẳng thần kinh lắm cho cam. Công việc cũng nhàn nhã, thong dong, không ai thúc hối, thế mà vẫn chết. Một ông khác, tuổi trên 50, còn độc thân, đi ăn trưa về, vừa buớc vào thang máy, thì quỵ xuống. Bạn đồng nghiệp kêu xe cấp cứu, đến bệnh viện thì đã chết rồi. Nhiều người ngạc nhiên, vì ông nầy trông trẻ trung, dáng vóc khỏe mạnh, lanh lẹ và độc thân, không có ai mè nheo, cằn nhằn đến độ bực mình mà chết.
 
Một ông bạn, suốt đời không có triệu chứng gì về đau tim cả. Chỉ có bà vợ hay la mắng rầy rà làm ông buồn mà thôi. Một hôm ông ngồi đọc báo chờ vợ trước siêu thị. Bà vợ đẩy xe ra cửa, và nạt ông chồng: "Còn ngồi đó nữa sao? Không phụ tôi đẩy xe ư? Đàn ông gì mà lười biếng quá". Ông vội vã đến đẩy xe cho vợ, mới đi được mấy bước thì quỵ xuống. Bà vợ nạt: "Già rồi mà đi đứng còn hấp tấp, không ý tứ gì cả. Sao không đứng dậy, mà còn định nằm vạ đến bao giờ?" Thấy chồng nằm vạ lâu, bà cúi xuống kéo áo ông, thấy hai con ngươi đứng tròng. Bà hốt hoảng la lên. Nhưng không kịp nữa. Ông đã bị đứng tim chết rồi. Chính bà kể lại và khóc lóc.
 
Báo đăng, có ba ông bác sĩ gây mê, chưa đến 50 tuồi, đều chết vì bịnh tim. Cả ba ông đều không có triệu chứng gì về đau tim. Một ông vừa lái xe về nhà. Bà vợ ở phòng trên nghe tiếng ga-ra mở cửa. Chờ mãi không thấy chồng, chạy xuống ga-ra, thì thấy ông gục đầu trên tay lái mà chết. Ông đã bị đứng tim. Một ông khác, vừa chuyển thuốc mê vào cho bệnh nhân sắp mổ, thì gục xuống, và đi luôn. Một ông khác, cũng chết đột ngột tương tự. Đau tim mà chết. Không biết nghề bác sĩ gây mê nầy có lo lắng lắm không, mà giết chết nhiều người tuổi còn khá trẻ. Ngày nay, 50 tuổi được xem là còn trẻ, chứ ngày xưa, vua Khải Định đã ăn mừng "tứ tuần thượng thọ" rồi đó. Thời nầy, 40 tuổi thì xem như còn xuân xanh lắm, nhiều anh chưa chịu lấy vợ, nhiều chị chưa chịu lấy chồng, vì còn trẻ mà, vội chi?
 
Bạn tôi, đi làm việc về, đút chìa vào ổ khóa cửa mãi mà không được, cứ trật ra ngoài hoài. Rồi bỗng nhiên quỵ xuống trước cửa nhà. Trong phút nguy cấp đó, anh biết không phải bị "trúng gió", vội vã mò điện thoại cầm tay, kêu số cấp cứu 911. Anh được chở kịp vào bệnh viện, và đêm đó, bác sĩ đè ra mổ tim ngay. Cứu anh sống. Nhưng không làm việc được, tay yếu không lái xe, trí óc không còn sáng suốt. Vẫn sống bình thường. Hai năm sau, trong khi đang tắm, qụy xuống, và chết vì tim. Có người phỏng đoán, anh chết vì tắm nước quá mát. Máu dồn ra ngoài da để bảo vệ thân thể, tim không còn máu, nên "đi" luôn.
 
Ông bạn ngồi cạnh tôi, người Mỹ, tuổi chưa được 50, dáng người gầy, thon thả, mỗi chiều sau khi tan sở, chạy bộ ven bờ sông. Một hôm nọ, vợ ông không thấy ông về, điện thoại hỏi thăm khắp nơi. Hôm sau điện thoại vào sở xem ông có đi làm không. Đi tìm mãi, cảnh sát báo cho bà biết, tìm ra xác ông bên bờ sông. Ông chết vì bị đứng tim.
 
Một ông bác sĩ mổ tim, tập thể dục mỗi ngày. Cũng không có triệu chứng gì trước về căn bệnh tim. Hôm đó ra sân quần vợt. Vừa đưa vợt lên, thì té qụy xuống, và chết luôn. Không cứu kịp. Một ông khác, trưa nào cũng lái xe đến sở của cô con gái, để cha con cùng đi ăn, và chuyện trò cho vui. Một hôm, trên đường đi, ông thấy đau trong ngực, và biết cần cấp cứu ngay. Ông rán hết sức, lái xe đến thẳng phòng cấp cứu của bệnh viện và khai là đau tim. Nhân viên bệnh viện thấy ông còn lái xe được, và để ông chờ. Chờ lâu quá, ông chết ngay trong phòng làm hồ sơ tiếp nhận cấp cứu. Đáng ra, ông phải dừng lại, và kêu xe cấp cứu ngay. Bởi lái xe, nguy hiểm cho người khác nếu ngất xỉu trên tay lái. Hơn nữa, nếu đi xe cấp cứu, bệnh viện sẽ cứu ông ngay khi mới vào. Nhiều người rất sợ vào nằm chờ trong phòng cấp cứu của bệnh viện. Vì trên đường thì xe hú còi ầm ỉ, gấp gáp lắm, nhưng khi đến bệnh viện, thì để cho người bệnh nằm chờ dài cổ ra, chờ cho chán chê, mà chẳng ai dòm ngó đến. Rồi chán nản quá, họ đứng dậy, ra về mà không cần báo cho bệnh viện biết.
 
Bạn tôi, buổi tối ngồi xem truyền hình với đứa con trai. Khi hết phim, cháu đến thức bố dậy đi ngủ: "Bố ơi, hết phim rồi, vào đi ngủ." Lay hoài không thấy bố dậy. Cháu bé khóc: "Bố đừng làm con sợ." Và bạn tôi đã chết tự bao giờ mà không biết. Chỉ có hai bố con sống với nhau. Tội nghiệp thằng bé, không biết phải làm gì trong tình thế đó.
 
Nhiều trường hợp khác nữa, thấy tận mắt, nghe tận tai, nhiều quá không kể hết được. Thế mà, tôi cũng như mọi người khác, cứ tưởng bệnh tim là bệnh của ai, chứ không phải của mình. Y hệt chuyện chết chóc, ai đó chết, chứ mình thì không, như sống mãi muôn đời.
 
Nhiều năm trước, khi đi ra ngoài trời lạnh, tôi cảm thấy nhói nhói trong tim. (Nói theo bạn tôi, là cảm thấy đau nhè nhẹ như khi bị phụ tình). Tôi cũng không cần báo cho bác sĩ biết. Một hôm đi khám bệnh, trong lúc nói chuyện đùa cho vui, tôi tiết lộ cái "nhói nhói như bị phụ tình" đó. Ông bác sĩ nầy tử tế, đưa tôi đi đo tâm động đồ. Không biết sao hôm đó, tâm động đồ của tôi bất thường, lặng đi hai nhịp. Nhiều người cho biết, bình thường thì cảm thấy tim đau, nhưng khi đo nhịp tim, thì tim đập bình thường, nên không có dấu hiệu nào cả, bác sĩ cho là tim đập bình thường. Sau đó, tôi được đưa đi thử nghiệm nhiều cách khác nữa. Làm luôn cả thử nghiệm "phóng xạ" (nuclear scanning), bơm chất cản quang vào máu, và soi xem các cơ tim hoạt động ra sao. Tôi được nằm và chuồi vào một cái máy, như sắp phóng tôi vào trong không gian, ở các phim giả tưởng. Sau đó, được xét nghiệm bằng siêu âm xem các van tim hoạt động có bình thường không. Bác sĩ gia đình nói cho tôi biết, có một mạch máu rất nhỏ dưới đáy nhọn của tim bị nghẹt nhẹ. Về sau, tôi nói điều nầy với ông bác sĩ chuyên môn bệnh tim, ông cười và mĩa mai tôi. Vì các thử nghiệm đó, không thể kết luận nghẹt mạch máu tim. Chỉ khi nào làm thử nghiệm soi mạch máu (angiography) mời biết rõ có nghẹt hay không.
 
Bác sĩ gia đình cho tôi uống thuốc trừ mỡ trong máu (cholesterol), uống mỗi ngày, uống đều đều. Một hôm tôi đọc được tài liệu cho biết, uống thuốc trị mỡ lâu ngày, có thể đưa đến bệnh gan trầm trọng. Bạn tôi cũng dọa tôi về bệnh gan, đưa cho tôi nhiều thống kê đáng sợ về những người bị hư gan vì uống thuốc đau tim. Có lẽ tôi thiên vị, thương lá gan hơn thương trái tim, cho nên tôi ngưng uống thuốc trừ mỡ. Sau đó, tôi thường nghĩ, đâu cần uống thuốc trừ mỡ, không uống, tôi vẫn sống nhăn răng ra đây, có can gì đâu.
 
Cho đến một hôm, tôi thấy cánh tay trái mỏi trong bắp thịt, hơi tê tê, nhói nhói. Tôi tưởng vì cắt tỉa mấy cây hường mà ra. Nếu đau tay vì tỉa hoa, thì phải đau tay mặt mới đúng, nhưng tôi cố giải thích sao cho tự yên tâm mình. Nghĩ rằng, rồi bắp thịt sẽ hết đau. Nhưng sau đó, nhiều hôm đang tập thể dục nữa chừng, thì mệt dữ dội, phải ngưng tập năm bảy phút mới tập lại được. Sau đó, mỗi lần xách cái gì nặng, cũng mau mệt khủng khiếp. Những lúc đi ra ngoài trời lạnh, thì mệt ngất, đi không được, phải quay về. Thêm vào các triệu chứng đó, là thỉnh thoảng nghe nhói trong tim, ở ngực, nhưng không xác định được chắc chắn đau chỗ nào. Có đêm đang ngủ, nghe nhói tim thức giấc dậy. Những lúc nầy, là tim đau, nếu được "thăng" ngay, thì khỏe khoắn và nhẹ nhàng lắm. Không đau dớn chi nhiều cả.
 
Với những lời khai bệnh như trên, ông bác sĩ gia đình vẫn cười, cho rằng chưa đáng chuyển qua bác sĩ chuyên môn, và chỉ cho uống thuốc. Dù ông nầy rất tử tế, rất tốt. Khi tôi khai có ngày bị đau nhói trong ngực và mệt đến hai ba lần, ông mới chuyển qua bác sĩ chuyên môn về tim. Qua lời khai, ông bác sĩ nầy biết ngay là tôi bị nghẽn mạch máu tim. Ông giải thích, và cho tôi biết có 3 cách chữa trị. Thứ nhất là uống thuốc để cầm cự. Thuốc không chữa được bệnh, mà chỉ làm mạch máu giản to ra, cho máu dễ lưu thông hơn, khi nào không uống thuốc, thì mạch máu không gỉản, và lúc đó có cơ nguy. Cách thứ hai là đút vào chỗ nghẽn một cái ống kim loại như cái lò xò lưới, rồi cho ống phình ra, ép chất mỡ vào thành mạch máu, để máu có thể lưu thông qua "ống cống" đó. Cách thứ ba, là lấy ống tĩnh mạch ở chân, rồi nối bắc cầu băng qua chổ nghẽn, cho máu lưu thông theo đường mới. Cả ba cách, chất mỡ vẫn còn nằm đó, nguồn bệnh vẫn còn đó, nhưng máu huyết được lưu thông, thì bớt đau, hoặc bớt nguy hiểm cho tính mạng. Ông hẹn ngày, và nói sẽ đút cái "ống cống" vào mạch máu cho tôi, dễ lắm, chưa đầy nữa tiếng thì xong. Chỉ nằm bệnh viện một hôm rồi về nhà. Tôi yên chí lớn. Sá gì một hai cái ống kim loại nằm trong thân thể.
 
Đúng ngày hẹn, ông bác sĩ cho đè tôi ra, cắt mạch máu ở háng, đút cái ống thông lên tận tim. Thật lạ, tôi không thấy đau đớn chi cả. Chỉ khi ông bơm thuốc nhuộm vào mạch máu qua cái ống, thì cảm thấy nóng nóng, ấm ấm. Tôi nhìn vào màn truyền hình, thấy màu đen tỏa ra nhiều nhánh như hệ thống thượng nguồn của sông rạch. Ông bác sĩ chỉ cho tôi chỗ mạch máu bị nghẹt. Ông nói, mạch nầy đã nghẹt 100% nếu không thì sẽ thấy máu đi vòng qua bên kia. Ông cho biết hai mạch bị nghẹt nặng, một mạch khác bị nghẹt 60%. Không thể đặt "ống cống" thông (sten) được. Ông cắt cử bác sĩ giải phẩu cho tôi, và định luôn ngày mổ banh ngực. Tôi cũng hơi ngạc nhiên, và không ngờ tình trạng trái tim của mình tệ đến thế. Rồi tôi làm đủ các tục. Được dặn dò điều gì phài làm trước ngày lên bàn mỗ. Cho tài liệu đọc, để biết sơ sơ về mổ cái gì, mổ ra làm sao, và làm cái gì trong lúc mổ.
Để biết lý lịch và kinh nghiệm của ông bác sĩ sắp giải phẩu cho tôi, tôi mở internet ra, vào Google, rồi đánh máy tên ông bác sĩ vào. Mở cái web có tên ông ấy ra, tôi sẽ biết rỏ năm sanh, học trung học ở đâu, đại học ở đâu, tốt nghiệp năm nào, làm ở nhà thưong nào bao nhiêu năm, làm gì, đưọc huy chưong, tưởng thưởng nào. Tôi không ngờ, ông bác sĩ sẽ mổ cho tôi, là trưởng khoa tim ở bệnh viện tôi sắp nằm, và ông nầy có rất nhiều kinh nghiệm trong việc mổ tim.
Tôi về nhà, lục internet xem về mổ tim. Qua mạng lưới Google, tôi tìm mục mổ tim (open heart surgery), tìm ra được rất nhiều bài viết, phim chiếu rất rõ ràng, hay. Có nhiều mục chiếu video cuộc mổ tim. Chiếu từ khi rạch ngực, cưa đôi cái xương sụn nối với các xương lồng ngực, banh lồng ngực ra, và khâu vá, mổ, đóng lại. Xem thì hơi ớn, vì thấy ghê quá, banh toác bộ xương sườn ra, mà mằn mò, khâu vá như một ông thợ may vụng về tập may, trong khi trái tim vẫn đập thoi thóp co bóp. Nếu không "cóc cần" mọi sự, thì e cũng lo lắm. Ai sắp mổ ngực, nếu sợ chết, thì đừng xem các video nầy mà sợ. Không thấy, không biết, thì yên tâm hơn. Đỡ sợ.
 
Trước khi mổ tim mấy ngày, bệnh viện dặn dò tôi làm phải giữ gìn sức khỏe kỹ lưỡng, đừng để bị ho hen, cảm cúm, Vì nếu bị bệnh khác, thì cuộc mổ sẽ hoãn lại, hoặc bị nhiểm trùng trong khi nổ, rất khó bình phục và nguy hiểm. Họ phát cho tôi khá nhiều tài liệu để đọc, nhiều giấy tờ dặn dò làm việc gì trước, việc gì sau, phải ghi xuống giấy để nhớ theo thứ tự. Cái bàn của tôi, vung vải giấy tờ lộn xộn. Biết là có thể "đi đong" cái mạng già trong cuộc giải phẩu, tôi làm một bảng liệt kê nhắc nhở và dặn dò bà xã phài làm gì, làm gì, nếu tôi không còn nữa. Điều cần nhất là đừng có khóc lóc, buồn bả, vì chết cũng là một tiến trình của đời sống. Đừng có làm đám tang um sùm, đừng tụng kinh gõ mõ cầu siêu, cũng đừng cáo phó, đừng vòng hoa, đừng hòm tốt. Giản dị đem thiêu, rồi lấy tro. Sau đó, làm gì với mớ tro đó cũng được.
 
Trước khi mổ mấy hôm, tôi giữ gìn vệ sinh kỹ lắm. Mặc thật ấm áp, ăn uống điều độ, ăn chất hiền lành, ngủ nghê đầy đủ. Ít dám đi ra ngoài, tránh đám đông. Thế mà trước khi mổ hai hôm, gia đình đứa cháu kêu điện thoại, nói là còn chừng bốn mươi lăm phút nữa thì sẽ ghé thăm. Họ đi xa bốn trăm dặm để thăm tôi, lẽ nào từ chối được. Họ nói là nghe cậu sắp đi mổ, đến thăm và chúc may mắn. Tôi và vợ vôi vã dọn dẹp lại căn phòng khách bừa bãi, lộn xộn, quét nhà, lau chùi, đang bệnh mệt, lại mệt thêm, giữa mùa đông mà mồ hôi vã ra. Mấy lần vợ chồng mệt quá, gắt nhau. Cả gia đình đưá cháu gồm năm người, vừa ho hen, vừa hít mũi sụt sịt. Họ ngồi trong phòng khách mà nhảy mũi lia lịa, làm bà xã tôi sợ hải, tái mặt. Tôi cũng ngại mình bị nhiễm bệnh, chỉ cười mà không dám nói ra. Họ ngồi chơi chừng một tiếng đồng hồ. Tôi cũng mệt lắm, nhưng không dám đi nằm. Sau khi gia đình đứa cháu đi rồi, chúng tôi vội vàng bày lại giấy tờ cần thiết ra bàn lại, và nhất định không bốc điện thoại. Ai kêu cũng không bắt. Bệnh viện có gì khẩn cấp thì nhắn lại trong máy. Bây giờ, tôi mới có cái kinh nghiệm là đừng đi thăm ai trước khi họ sắp lên bàn mổ, và đừng thăm họ sau khi họ mổ xong về nhà. Vì thời gian nầy, sức khoẻ của họ rất mong manh, rất dễ bị nhiễm trùng từ người khác. Vã lại, họ đang mệt, đừng làm họ mệt thêm, mình thì vì thương mến họ, đến thăm viếng, nâng đỡ tinh thần, và nếu không thăm, thì sợ bị trách là vô tình. Nhưng nếu chờ họ bình phục rồi đến thăm thì tốt hơn, vui hơn.
 
Bệnh viện hẹn tôi 5 gờ sáng. Tôi phải dậy lúc 3 sáng giờ sửa soạn, 4 giờ thì anh bạn hàng xóm lái xe đưa tôi đi. Đến nơi, bệnh viện còn đóng cửa. May nhà tôi không xa bệnh viện, có nhiều bệnh nhân phải ngủ tại khách sạn đêm trước đó, để kịp giờ hẹn.
 
Những y tá, nhân viên làm thủ tục giấy tờ trước khi lên bàn mổ rất dịu dàng, vồn vã, tử tế. Cũng làm cho tôi cảm thấy vui trước khi lên bàn mỗ. Nhắc tôi rằng, đời còn có nhiều người dễ thương lắm. Một ông y-tá già, cầm cái dao cạo điện, hỏi han tôi ngọt ngào, và ông bắt đầu cạo lông lá cho tôi, cạo từ dưới háng cạo lên bụng, ngực. Trơn tru, sạch sẽ. Ông vừa cạo vừa mĩm cười. Sau đó, tôi được đẩy vào phòng mỗ. Trên đường vào phòng mỗ, tôi nghĩ rằng, mình đã về hưu được đúng hai năm, đã được nghỉ ngơi, thong dong, đi chơi, vui thú, làm biếng, không lo lắng, không bận rộn, nhàn nhã, thảnh thơi. Thế thì hôm nay, nếu cuộc giải phẩu thất bại, cái thân nầy được chở xuống nhà xác, thì cũng khỏe, không có gì để tiếc nuối cả. Nghĩ thế, tôi sướng quá, và cười thành tiếng. Ông y-tá đẩy xe ngạc nhiên, chắc chưa thấy một "thằng điên" nào vui vẻ cười tươi như vậy trước khi được mổ tim, nguy hiểm đến tính mạng. Ông hỏi tôi cười cái gì, giờ nầy mà còn cười được, không lo lắng hay sao. Tôi cho ông biết lý do tại sao tôi cười sung sướng, ông vỗ vào chân cái bộp, và khen tôi chí lý. Thực tâm mà nói, thì sống chết đối với tôi, cũng không quan trọng lắm. Không chết trẻ, thì chết gìa. Không chết bây giờ, thì sau nầy cũng chết. Con người phải già, phải chết, để cho các thế hệ trẻ lớn lên thay thế, thế giới sung sức hơn. Cứ thử giả dụ như, con người không chết, thì bây giờ, cả thế giới đầy cả người già lụ khụ, già chiếm chín phần, trẻ chỉ một phần. Thế giới nây toàn ông bà già mấy trăm tuổi, chống gậy lê từng bước, xe lăn đầy phố phường, đường xá. Thế thì lấy ai mà sản xuất, nuôi nấng nhân loại.  Bởi vậy, tôi bình tỉnh, và nghĩ rằng được sống cũng vui, mà được chết, cũng vui không kém.
 
Vào phòng mỗ, từng y tá tự đến giới thiệu tên tuổi, và cho tôi biết phần hành của họ. Tôi cũng vui vẻ chào, nói vài lời xả giao bình thường. Khi bác sĩ gây mê đến, xưng danh, và nói cho tôi biết, ông sẽ chuyền thuốc mê cho tôi. Tôi chỉ kịp chào xã giao, và sau đó, mê man ngay, không còn biết trời trăng chi nữa cả. Giá như, có chết khi đó, thì cũng được nhẹ nhàng, êm thấm, mau và tiện lắm.
 
Tôi hoàn toàn không biết việc gì đã xẫy ra. Chừng mười giờ sau, tôi mơ màng tỉnh dậy trong phòng "hồi sinh". Nghe tiếng bà y tá kêu lớn, và vặn nhạc lớn, kêu tôi mở mắt ra, đừng nhắm mắt lại. Tôi cố gắng hết sức, mà hai mí mắt cứ kéo trì xuống, cứ he hé chút xíu, lại bị nhắm lại. Tôi cũng nhớ là mình đang qua cuộc giải phẩu tim. Nghe tiếng bà xã tôi phụ kêu với bà y tá, tôi cố gắng mĩm cười cho vợ yên lòng. Nhưng không biết miệng có cười được hay không. Khi tôi mở mắt đưọc, tôi thấy bà y tá, bà chị tôi và bà xã đang đứng bên giường lo lắng. Tôi đếm được hai mươi mấy cái ống nối vào ngực, vào họng, vào tay, vào mũi, và có tiếng xì xèo của cái máy bơm nào đó, mà tôi tưởng đâu bên cạnh giường có cái hồ nuôi cá, máy bơm nước đang chạy. Tôi thầm nghĩ, thế là cũng chưa "đi đong" cái mạng già được. Thuốc mê làm tôi hơi buồn nôn và chóng mặt.
 
Suốt đêm hôm đó, một bà y tá da den, mập ú, thức và chăm sóc tôi. Chừng mươi phút, mười lăm phút, bà vào châm thêm thuốc vào bình dang treo, châm thêm máu, xem lại biểu đồ nhịp tim, ghi chú vào sổ. Công việc liên miên, không biết thủ tục bắt buộc, hay bà là người có lương tâm, nên làm việc hết lòng. Rồi rút máu tôi, tiêm thêm thuốc, nhiều lần kê lại gối nằm sau lưng tôi, hỏi han tôi rất tử tế, dịu dàng. Cổ tôi khô như đốt. Bà cho tôi cục nước đá nhỏ như viên kim cương, ngậm trong miệng cho đỡ khát. Khi đó, đúng là quý viên kim cưong ngậm trong miệng. Không được uống nước. Tôi khôi hài, tự ví bà y tá là Đức Bà Quan Âm đang ban giọt cam lồ (cục nước đá) cho người khổ nạn. Suốt một đêm, bà không ngủ, loay hoay quanh giường tôi. Tôi thật tình cảm động. Có những người vì nghề nghiệp, chỉ làm cho xong bổn phận, làm vừa phài thôi. Bà y tá nầy, làm với cả tấm lòng, tưởng như tôi là thân nhân ruột thịt trong gia đình.
 
Vừa mổ xong chiều hôm qua, mà sáng nay, lúc 5 giờ sáng, y tá đã bắt tôi ngồi dậy trên ghế, dây nhợ lòng thòng hơn hai chục sợi dính từ mũi, miệng, ngực, bụng, chim. Tôi không thể tưởng tượng được, có là muốn hành hạ bệnh nhân chắc. Mệt và chóng mặt lắm. Bà y tá bảo tôi phải ngồi như vậy trong một giờ đống hố. Ngồi được chừng 25 phút, hết sức chịu đựng, tôi xin bà cho mằm, vì mệt quá.
Nằm phòng hồi sinh được hai đêm, sáng hôm sau họ đẩy tôi xuống phòng bệnh thường, và bắt tôi tập đi bộ mỗi ngày và tắm. Khiếp, vết thương dài hơn hai tấc, còn rỉ máu còn tươi , và nhiều cái lỗ trên ngực, có ống lớn bằng ngón tay nối từ trong tim, trong phổi lòng thòng ra ngoài, dính với cái máy, cái bình. Thế mà bắt tôi tắm vòi sen, tắm xong y tá dùng khăn chậm khô ngực, không dám lau.
Trước khi đi mổ, bà xã tôi ép ăn, để có đủ sức khỏe mà qua cuộc giải phẩu. Tôi ăn cho vợ vui. Nhưng sau khi mổ xong, bị bón. Cái ruột già căng cứng như muốn nổ ra. Ba bốn ngày không đi tiêu được. Không được rặn, vì sợ các mối chỉ may tại nơi mổ bung ra. Hai y tá cho tôi uống nước trái mân đen, cũng không hiệu quả. Tôi phải dùng đến thủ thuật đề cho phân ra, mà cũng vô hiệu. Cái bụng cứng ngắt, rất đau đớn, khó chịu. Y tá cũng không giúp tôi được gì. Đêm nằm trên giường, tôi nghĩ thầm, chắc mình không chết vì bệnh tim, mà chết vỉ vỡ ruột già. Cứ lăn lộn mãi, có khi thiếp đi chừng năm phút. Tôi gần như mê sảng. Trong thời gian đau ốm, bịnh hoạn, khi nào tôi cũng giữ được tinh thần khôi hài, ngạo nghễ, xem thường, thế mà hôm nầy, tinh thần tôi xuống lắm.
 
 Khi nữa đêm, tôi hé mắt ra, trong bóng mờ, thấy một bà y tá da đen. Lúc nầy là đổi phiên trực gác của các y tá chăm sóc con bệnh. Ngọn đèn phiá sau người y tá làm thành một vòng hào quang trên đầu bà. Tôi vốn không tin theo một tôn giáo nào, và cũng chẳng tin vào thần thánh, nhưng buột miệng thều thào hỏi: "Có phải bà là thiên thần mà Thượng Đế gởi xuống để giúp tôi không?" Bà cười, nhẹ nhàng đặt tay lên trán tôi, và hỏi, bà có thể làm gì để giúp tôi không. Tôi nói với bà, là tôi có cảm tưởng cái ruột già của tôi sắp nổ tung vì bón mấy hôm nay. Bà mau mắn cho tôi thuốc nhét hậu môn. Không kết quả. Bà bảo tôi nằm nghiêng, co chân, và trải nhiếu khăn ra giường, quấn nhiều khăn làm vòng đai bao quanh vùng khăn trải. Rồi bà đưa ngón tay vào hậu môn, mà móc phân ra từ từ, từng chút một. Cẩn thận, nhẹ nhàng. Khi phần cứng của phân moi ra hết, thì phần bên trong chạy phọt ra. Tôi thấy người nhẹ như đang bay bổng lên không trung. Như trên vai mọc cánh, đang bay lượn giữa trời. Khỏe hẵn. Bà y tá dọn giường, và cho tôi viên thuốc ngủ. Tôi cám ơn bà. Nụ cười trên môi bà hiền từ làm tôi liên tưởng đến những bức tượng Quán Thế Âm Bồ Tát. Tôi nắm lấy tay bà mà cám ơn. Dù đã được uống viên thuốc ngủ, nhưng khi bà đi rồi, tôi vẫn cảm động thao thức mãi. Nằm không yên, tôi lấy giấy bút, trong cơn xúc động vì lòng tử tế, vì tình người lai láng, tôi viết một bài thơ, nhan đề là "Belinda", tên của bà y tá. Có lẽ cũng là loại thơ con cóc. E rằng, lời lẽ cũng ngô nghê như một ông ngoại quốc làm thơ bằng tiếng Việt. Viết xong bài thơ, tôi yên tâm ngủ một giấc dến sáng. Đêm hôm sau, tôi đưa cho bà. Đọc xong, bà cảm động, ôm tôi mà khóc. Bà nói riêng cho tôi biết, bà là nữ Mục Sư đang điều hành một nhà thờ tin lành trong thành phố nầy. Đúng là bà có trái tim của một nữ Thánh. Có lẽ, trước khi đi mổ lớn, chỉ nên ăn thức ăn lỏng, đừng ăn chất đặc, chất xơ, vì thế nào cũng bị bón.
 
Ông bác sĩ giải phẩu cho tôi cũng rất tử tế. Nhiều hôm sau ca mổ, đã 9 giờ đêm, ông còn ghé thăm tôi, hỏi han kỹ lưỡng, dịu dàng. Cái lưng ông còng xuống, có lẽ do cứ cúi xuống lâu trên bàn mổ mải thành còng lưng. Tôi nghĩ, đa số những người làm việc trong bệnh viện nầy, ngoài mục đích mưu sinh, còn cả một say mê nghề nghiệp, và cả tấm lòng nhân từ.
 
Sau khi mổ, vết cắt lớn, mà tôi không thấy đau đớn, nhức nhối gì cả. Hồi phục rất mau, vết thương kéo da cũng nhanh, làm các y tá và bác sĩ ngạc nhiên. Cũng nhờ một ông bà con có kinh nghiệm dặn, khi nào cảm thấy đau nhức sơ sơ, thì xin thuốc giảm đau ngay, đừng để cho đau quá, vì phải có thời gian, thuốc mới hiệu nghiệm. Trong thời gian dưỡng bệnh, tôi ráo riết ôn lại tiếng Pháp để chuẩn bị đi chơi Âu Châu, nên cũng không có thì giờ nghĩ đến bệnh, đến đau đớn.
 
Dẫm lên chân bác sĩ, tôi viết sơ về các bệnh dau tim, như múa một đường quyền hoang dại. Sách viết rằng, bệnh liên quan đến tim, rất nhiều khi là "những bước chân âm thầm", không báo trước. Bệnh tim có nhiều loại khác nhau. Thông thường nhất là suy tim, nghĩa là tim không chuyển vận máu đủ cho nhu cầu. Cứ 100 ngưòi Mỹ, thì có 1 người bị bệnh nầy. Nước Mỹ có hơn 2 triệu người suy tim. Tốn phí bệnh viện rất lớn. Trong một năm, những người bị suy tim chết đến 15%, Kế dến dau tim bẩm sinh, sinh ra đã bị đau tim rồi, vì cấu tạo tim mạch không được bỉnh thường. Cứ 1000 em bé sinh ra, có đến 6 đến 8 em bị đau tim bẩm sinh. Bệnh nầy chữa được, bác sĩ sẽ mổ và điều chỉnh lại. Sau nữa là nghẽn mạch máu tim và động tim. Một năm có hơn 1.5 triệu người Mỹ bị bệnh nầy. Sẽ có hơn 500 ngàn ngưòi chết, và khoảng 300 ngàn người đưọc mổ tim. Kế đến là bệnh tim đập sai nhịp và bất tỉnh. Sau đến là van tim bị hư hỏng, rồi đến bệnh mạch máu bị thương tật, bị phình, teo. Cuối cùng là màng bao tim bị bệnh. Ai muốn biết rõ hơn, xin vào thư viện mượn cuốn "Mayo Clinic Heart Book" mà đọc, rất hay, viết cho người thường đọc.
 
Kinh nghiệm của những người đau tim cho biết, khi có ít hay nhiều triệu chứng sau đây, thì đừng nên coi thường: đau ngực, thở gấp, hay mệt, sưng, bất tỉnh, nhức đầu lâm râm, nhịp đập tim bất thường, tê tay hay chân, màu da không bình thường, té xỉu, thay dổi bất chợt về thị giác, nói năng, và cảm xúc.
 
Khi nào thì nên đi bác sĩ? Khi triệu chứng đau tim mới có, triệu chứng càng lúc càng nặng, triệu chứng trở nên trầm trọng, triệu chứng làm thành lo lắng, triệu chứng tái diễn.
 
Những người yêu nhiều thì thường bị nhói tim, không biết có chuyển qua bệnh đau tim không. Nhưng những người ăn nhiều chất béo bổ, chắc chắn sẽ đau tim, cho nên có rất nhiều người sợ các chất béo, ngọt, mặn, như sợ thuốc độc. Lo lắng, bị áp lực, muộn phiền nhiều cũng sinh ra đau tim. Bởi vậy, có ông Mỹ đau tim nằm chung bệnh viện với tôi, nói đùa rằng: "Bà nào muốn làm goá phụ sớm, thì cứ cằn nhằn ông chống cho nhiều vào, rồi thế nào cũng được mãn nguyện sớm." Mấy bà nghe, háy nguýt ông sắc như dao chém./.

st.


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 20/Apr/2012 lúc 7:59am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 25/Apr/2012 lúc 6:45pm
BIẾT THA THỨ
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm   
Thứ Ba, 24 Tháng 4 Năm 2012 22:13

 Lịch sử Hoa kỳ còn ghi lại một hành động tha thứ nổi bật của vị tổng thống nổi tiếng của họ, ông Abraham Lincoln.

 

Trong thời tranh cử tổng thống, Abraham Lincoln đã bị địch thủ chính trị của mình là ông Edwin McMasters Stanton đã kích, vu oan đủ điều. Dầu vậy, Abaraham Lincoln vẫn đắc cử làm vị tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ.
Ðến lúc phải chọn những người cộng tác trong chính phủ, Abaraham Lincoln bắt đầu chọn người cho những chức vị phụ thuộc trước. Và cuối cùng, đến chức vụ quan trọng cuối cùng của thời đó, chức vụ tương đương với chức vụ Bộ Trưởng Quốc Phòng ngày nay.
Mọi người mong đợi ông Abaraham Lincoln chọn kẻ có công nhất trong cuộc tranh cử, thì ông lại chọn chính kẻ đã thóa mạ mình, ông Edwin McMasters Stanton. Những cộng tác viên nhắc khéo: "Thưa Tổng thống, ngài hẳn quên ông Edwin Stanton này đã từng công kích và vu oan cho ngài trong lần bầu cử vừa qua hay sao? Ông ta sẽ phá hoại chương trình hành động của ngài. Ông có suy nghĩ kỹ chưa, thưa tổng thống?"
Tổng thống Abaraham Lincoln lúc đó trả lời: "Ðúng vậy, tôi biết rất rõ ông Stanton này là ai, đã làm cho tôi những gì. Nhưng tôi đã tha thứ cho ông ta, và nhìn nhận ông ta là kẻ có tài năng hơn những người khác để giữ chức vụ này".
Và ông Stanton đã trở thành người cộng tác viên đắc lực nhất của tổng thống Abaraham Lincoln. Rủi thay, không bao lâu sau, tổng thống Abaraham Lincoln bị ám sát. Giữa những lời từ biệt trong lễ an táng, thì lời từ biệt của Stanton đáng giá hơn cả. Ông Stanton đã gọi tổng thống Abaraham Lincoln là con người cao cả nhất, con người lưu danh mãi mãi trong lịch sử vì đã tha thứ cho kẻ thù mình, và biến kẻ thù thành bạn, thành người cộng tác.
Chắc chắn rằng, tổng thống Abaraham Lincoln không phải là người đầu tiên đã làm cử chỉ đẹp tha thứ cho kẻ vu oan mình.
Chúng ta hãnh diện vì Chúa Giêsu Kitô, vị thầy và là đấng cứu rỗi chúng ta, cũng đã tha thứ cho những kẻ bách hại, đóng đinh Ngài trên thập giá.
Ngài đã để lại cho chúng ta lời dạy quan trọng:
Hãy yêu thương kẻ thù, hãy làm ơn cho kẻ bách hại anh em...
Chỉ như thế, anh em mới xứng đáng làm con cái của Thiên Chúa Cha, Ðấng ngự trên trời, và không ngừng thi ân cho tất cả mọi người lành cũng như kẻ dữ.

Lạy Chúa, xin giúp mỗi người chúng con học được bài học tha thứ của Chúa.
Sự tha thứ có sức mạnh giải thoát và biến cải người anh chị em.
Xin giúp con nhìn thấy điều tốt nơi anh chị em và đừng để con sống nô lệ cho những tâm tình ganh tương, hận thù.
Xin dạy con sống quảng đại yêu thương như Chúa đã nêu gương. Amen.

Lạy Chúa, xin giúp mỗi người chúng con học được bài học tha thứ của Chúa. Sự tha thứ có sức mạnh giải thoát và biến cải người anh chị em.  Xin giúp con nhìn thấy điều tốt nơi anh chị em và đừng để con sống nô lệ cho những tâm tình ganh tương, hận thù. Xin dạy con sống quảng đại yêu thương như Chúa đã nêu gương. Amen.
 



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 25/Apr/2012 lúc 6:45pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22314
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/May/2012 lúc 6:30am
Tóc Trắng
Tác Giả: Tiểu Tử   

Ông Hai vừa mở mắt thức giấc đã nghiêng đầu nhìn cái đồng hồ reo nằm trên bàn cạnh đầu giường. Đồng hồ quartz loại nhảy số. Ông nheo mắt đọc: “Chín giờ hai mươi”. Rồi nằm ngay ngắn lại, càu nhàu :“Đồng hồ gì mà không có một cây kim, không có một tiếng tích-tắc. Chẳng biết đâu mà rờ !”.


 Ông nhớ lại hồi còn ở bên nhà, ông cũng có một cái đồng hồ reo đặt ở cạnh đầu nằm. Nó lớn bằng bốn cái đồng hồ điện tử “mắc dịch” này. Nó hiệu Jaz, ông còn nhớ rõ. Nước xi bóng loáng, mặt dạ quang,“ban đêm thấy rõ như ban ngày”! Và khi nó reo thì...“hàng xóm còn nghe chớ đừng nói chi người nằm ngủ kế bên”. Như vậy mới gọi là đồng hồ báo thức. Chớ phải đâu như cái đồng hồ điện tử này, nó reo “bíp bíp, bíp bíp” nhỏ rí như sợ người ta nghe ! Ngoài ra, cái đồng hồ reo của ông, không cần nhìn cũng biết nó đang chạy, bởi vì chỉ cần nghe tiếng “cộc cộc, cộc cộc” của nó là đủ. Phải công nhận là tiếng kêu của nó “có hơi lớn”, nhứt là về khuya, lúc thanh vắng, nghe giống như tiếng gõ mõ nhịp đôi. Hồi xưa, hồi còn sanh tiền, bà Hai vẫn phàn nàn về vụ tiếng “cộc cộc, cộc cộc” của cái đồng hồ. Bà nói: “Cái đồng hồ reo của ông càng già càng kêu lớn. Nó giống như ông, càng về già ông càng ngáy to, chẳng để cho ai ngủ hết !” Rồi, chẳng lẽ đi chỗ khác ngủ sau mấy chục năm ngủ chung, bà Hai đã giải quyết vấn đề bằng cách...nằm ngược chiều với ông Hai, nghĩa là bà nằm xoay đầu về phía chân giường. Dĩ nhiên là ông Hai đã phật ý, không thèm nói chuyện với bà Hai hết một thời gian. Nhưng riết rồi cũng quen đi,nên không còn để ý đến tình trạng dị thường đó. Cũng như ông Hai đã quen nghe tiếng “cộc cộc, cộc cộc” của cái đồng hồ nên không nhận thấy là nó kêu lớn ! Đối với ông, tiếng động quen thuộc đó chứng tỏ là cái đồng hồ còn “sống”, nghĩa là ông không có quên lên giây thiều. Và như vậy, ông mới yên lòng dỗ giấc ngủ.

Ông Hai đưa mắt nhìn quanh căn phòng nhỏ. Thời tiết đã sang xuân nên vào giờ này, trong phòng đã đầy ánh sáng. Căn phòng thật là “nhỏ xíu giống như một cái hộp”. Hồi ông mới tới Pháp, mấy con ông đi rước ở phi trường Charles de Gaulle, tíu ta tíu tít: “Tụi con đều ở chung một immeuble.Chỉ có chị Hai là ở tuốt dưới Tours. Mới đầu, tụi con định lấy một studio trong immeuble cho Ba ở, nhưng chị Ba không chịu. Nói Ba già rồi, ở một mình bất tiện, nên chị Ba dọn cho ba một phòng riêng trong appartement của chỉ, có vue xuống lac. Rồi ba coi. Dễ thương lắm !” Ông Hai chưa từng xuất ngoại nên chẳng hình dung được cái “appartement” bên Pháp nó ra làm sao, nhưng nghe các con diễn tả có vẻ “rất vừa ý cả bọn”, ông cũng nghe vui trong lòng. Khi về đến nhà Kim – người con gái thứ nhì của ông Hai – ông tưởng như đi vào một cái hang chớ không phải một cái   nhà ! Cái gì mà mới bước vào là đã phải lo quẹo trái-bởi vì bên mặt là cửa vào nhà bếp- rồi bước vài bước phải quẹo mặt rồi lại quẹo mặt lần nữa để tránh nhà tắm và cầu tiêu nằm liền nhau ở góc đó, rồi đi tới mấy bước lại phải quẹo trái mới vào được căn phòng “ có vue xuống lac dễ thương lắm”. Phòng nhỏ xíu vuông vức, bước có mấy bước là đụng tường, nhìn ra phía ngoài qua ô kiếng to thấy trời lồng lộng bởi vì không có nhà ở phía đối diện. Nhìn xuống bên dưới- vì nhà ở từng thứ tám – thấy toàn bộ cái hồ nhân tạo thật rộng với đồi cao trũng thấp và những con đường đất nhỏ uốn khúc quanh quanh. Thằng Út - con trai út của ông Hai, tên Tuân nhưng ở nhà quen gọi là Út, năm nay “trên hai mươi tuổi là ít”- ôm lấy lưng ông Hai đang đứng gần ô kiếng : “Ba biết không ? Ở Paris khó kiếm được nhà có cái vue như vầy lắm. Và hướng này là hướng đông nam, sáng, nắng vào tận phòng. Ba có thể vừa ngồi đây sưởi nắng vừa nhìn xuống lac coi vịt, thiên nga...Tụi con biết thế nào Ba cũng thích”. Ông đưa tay vỗ vai nó - bây giờ nó cao lớn quá, không vỗ được đầu nó như hồi thuở ông đưa nó lên phi trường để “đi Tây”- gật gật đầu:“Ờ... Ba cũng thích lắm !” Nói như vậy, nhưng khi mấy con kéo hết ra phòng khách để cho ông thay đồ, ông ngồi xuống giường nhìn quanh rồi thở dài...Mấy đứa con, vì “đi Tây” quá sớm, không biết cái nhà mà ông đã xây cất ở trên sở cao su của ông. Cái nhà đó, ông đã mơ nó từ thuở còn là thơ ký cho hãng cao-su Terre Rouge. Hồi đó mới có hai đứa con, mà đã hình dung trong đầu một cái nhà thật to, kiểu “colonial”, có hàng ba thật rộng vây quanh để tránh trời trưa hanh nắng...Cái nhà “trong mộng” đó phải to hơn đẹp hơn cái nhà của thằng chủ Terre Rouge. Mà muốn như vậy, không phải làm công suốt đời mà có được. Vậy là hai vợ chồng “thôi” Terre Rouge (bà Hai cũng làm việc cho Terre Rouge). Rồi vay nợ ngân hàng, gom góp từng đồng để xây dựng một đồn điền cao su riêng cho mình. Sau đó, phải đổ mồ hôi xót con mắt hết mười mấy năm để bắt đầu dư dả tiền bạc thực hiện “cái nhà trong mộng”. Ông hãnh diện với cái nhà đó lắm. Ông thường nói :“ Tôi đã vẽ nó trong đầu hồi tôi chỉ có hai bàn tay trắng”. Hôm ăn tân gia, ông Hai đã “mời hết cả tỉnh” đến dự, có cả mấy hãng cao su Terre Rouge, SIPH...Quan khách ai cũng trầm trồ khen ngợi,nhứt là cái phòng ngủ thật rộng trong đó có cả bộ xa long để ông Hai ngồi hút thuốc đọc báo nghe ra-dô ! Hồi 75, Việt Cộng về, vẫn cho ông ở cái nhà đó tuy rằng sở sùng đã bị tịch thu hết ( Họ nghĩ tình hồi xưa ông đã “đóng góp” giúp cách mạng nên cho ông một chân trong tổ kế hoạch, suốt ngày ngồi...uống trà, hút thuốc. Vụ này đã làm cho bà Hai buồn rầu sanh bịnh rồi qua đời vào giữa năm sau...) Rồi lần lần, Việt Cộng “lấn” ông ra nhà bếp để lấy nhà trên làm trụ sở ủy ban nhân dân. Cái nhà bếp đó vậy mà rộng rãi thoải mái hơn cái “phòng nhỏ có vue xuống lac” này...

           Nghĩ đến đó, ông Hai bật cười. Hồi mới đến tịch thu đồn điền, Việt Cộng chạy xe thẳng vào văn-phòng nằm cạnh con lộ cái. Ở đó, có khu nhà máy, khu nhà kho, khu cơ giới...v.v. Thấy đồ sộ như vậy, chúng nó bèn “đóng chốt” ngay ở văn phòng, ăn ngủ ở đó luôn mặc dù trong đồn điền còn có khu nhà ở, bịnh xá, trường học, câu lạc bộ...không thiếu gì nơi để ở. Đã gọi là hòa bình rồi mà tụi Việt Cộng vẫn còn lối sống dã chiến: lấn chiếm được đến đâu là “ta đóng chốt ngay ở đó thôi”. Về sau, khi chúng nó “báo cáo rằng mạn lưới tổ chức đã hoàn chỉnh” thì khu văn phòng đã biến thành nhà ở của mấy gia đình cán bộ, còn nhà ở của ông Hai được chia đôi, một bên làm văn phòng, một bên làm ủy ban nhân dân – nghĩa là làm việc ở cách nhà máy trên hai cây số ! – nhà bếp của ông đã biến thành nhà kho sau khi chúng nó đã “lích” ông ra nhà kho để ở ! Cái gì cũng ngược ngạo hết. Ngược ngạo đến vô lý ! Vậy mà hể mở miệng ra là chúng nó cứ tự hào là “đỉnh cao trí tuệ” !

Nắng đã bắt đầu vào đầy phòng. Căn phòng nhỏ bây giờ thật ấm. Ông Hai vẫn nằm yên, lắng nghe từng tiếng động (Đó là cái thú “nằm nướng” của ông hồi còn ở bên nhà vào những sáng chủ-nhựt rỗi rảnh). Bốn bề yên lặng. Lâu lâu nghe tiếng nước “giựt cầu” từ mấy từng lầu trên theo ống dẫn chảy ngang một cách âm thầm vội vã...Rồi hết. Yên lặng đến buồn thiu ! Chẳng bằng ở bên nhà. Hừng sáng đã nghe gà gáy, không phải một con mà là ba bốn con, gáy “đối đáp” thật rộn rã. Rồi tiếng bầy chim trong lá ríu rít, nghe lúc xa lúc gần đủ biết là chúng đang bay liệng từ cây này sang cây nọ, trở đi trở về. Đến khi nghe mấy con gà mái kêu tục tục xen lẫn tiếng gà con chim-chíp, tiếng vịt khàn khàn, tiếng ngỗng huen-hoét... là biết ngay thím Tám Lư đang cho gà vịt ăn ở vườn sau. Rồi đến tiếng mô-tô nổ máy, rồ vài “cú” xong là nghe tiếng máy đi xa lần xa lần. Đó là thằng Rớt đang chạy xuống tỉnh mua hủ tiếu về cho ông ăn sáng.Ngần đó tiếng động vây quanh ông, thật là tầm thường nhưng cũng thật sinh động. Chẳng có gì hết, vậy mà sao ông nghe hoài không thấy chán. Trái lại, mỗi lần có dịp “nằm nướng” để lắng nghe những tiếng động quen thuộc đó, tâm hồn ông lâng lâng trải rộng. Làm như chúng nó đem đến cho ông cái thi vị đầu ngày, nhẹ nhàng tươi mát...Những tiếng động đó, bây giờ, ông nằm đây trong cái yên lặng của căn phòng nhỏ, ông mường tượng như còn nghe rõ ở trong đầu. Không sót, không quên một tiếng động nào hết, kể cả tiếng đổ kiểng tòn-teng tón-teng mỗi mười lăm phút của cái đồng hồ Wesminster treo ở phòng khách nhà ông. Ờ...cái đồng hồ hồi đó ông mua ở P***age Eden đường Catinat.Thùng làm bằng gỗ quí chạm trổ thật khéo. Trên mặt có ba lỗ để lên dây thều : một lỗ để cho máy chạy, một lỗ để đổ kiểng, một lỗ để đánh giờ.“Trứng dái” đong đưa nghe cọc-cạch cọc-cạch chậm rãi đều đặn (Về điểm này, bà Hai cằn nhằn :“Ông ăn nói không thanh bai chút nào hết. Quả lắc thì gọi là quả lắc, chớ gọi trứng này trứng nọ nghe dị-hụ quá chừng !” Ông cãi:“Thì từ xưa đến giờ thiên hạ gọi cái đó là trứng dái, chớ gọi bằng gì ? Tôi chẳng thấy có gì tục tĩu trong đó hết. Tại vì mình nghĩ bậy nên mới thấy nó tục” Từ đó, bà Hai không thèm đá động tới cái bộ-phận lòng-thòng lắc qua lắc lại ở phần dưới của cái đồng hồ Westminster !) Hồi đó, những lúc “nằm nướng”, ông hay lắng tai nghe tiếng đồng hồ đổ kiểng dìu dặt : đổ “một hồi” là mười lăm phút, đổ “hai hồi” là ba chục phút, đổ “ba hồi” là bốn mươi lăm phút, còn đổ “bốn hồi” là sửa soạn đánh giờ...Thật là thú vị ! Mình “nghe” thời gian đi qua và “biết” thời gian đã đi qua từ lúc nào ! Thành ra, tiếng cọc-cạch cọc-cạch, tiếng đổ kiểng, tiếng đánh giờ của đồng hồ Wesminster cũng thuộc vào những tiếng động mà ông Hai đã mang theo trong lòng khi bỏ xứ ra đi...   

           Giờ này, nhà vắng teo. Vợ chồng Kim đã đi làm, chiều mới về. Thằng Tí, bốn tuổi, cháu ngoại của ông, đã được cô Út của nó rước về Antony hôm qua vì có ông bà nội nó từ dưới tỉnh lên chơi. Hồi ông mới qua Pháp, lần đầu gặp thằng Tí, nó thấy người lạ nên lấp ló núp sau váy của má nó, miệng cười lỏn lẻn. Má nó nói: “Ông ngoại nè con. Bonjour ông ngoại đi ! Ừ Ông ngồi xuống ghế xa-long đưa hai tay về phía nó : ề Lại đây. Lại đây ngoại cưng.Ừ Má nó phải đẩy nhẹ nó mấy lần nó mới bước tới bắt tay ông Hai. Ông ôm nó vào lòng, hôn lên má phinh-phính của nó mà nghe thơm nghe ngon. Tình thương bỗng dâng tràn trong lòng. Trong giây phút đó, ông bỗng thấy chẳng còn tiếc cái gì nữa hết, từ đồn điền cao su đến cái nhà ề trong mộng Ừ mà Việt Cộng đã chiếm đoạt. Làm như đứa cháu ngoại mà ông đang ôm trong vòng tay đã mang đến cho ông một luồng sinh khí mới, một cái gì mà ngay bây giờ đã chiếm trọn tâm hồn ông. Lạ quá ! Có bằng chút xíu như vậy – thằng Tí – mà đã có thể thay thế được những gì thật lớn lao thật sâu rộng mà ông đang mang mểnh trong lòng như quê hương như sự nghiệp ! Ông lại ôm hôn nó một lần nữa để nhận thấy rằng ông không lầm : tình cảm mới mẻ đó có thật như vậy. Lần này, chẳng ai bảo mà thằng Tí tự nhiên nhón chân lên hôn ông Hai. Nó hôn bằng mũi giống như ông hôn nó ! Rồi nó quay lại nhìn mọi người, miệng cười lỏn lẻn. Ông ứa nước mắt vì sung sướng và nghĩ rằng ở cái tuổi già và trong cuộc sống lưu vong, có được đứa cháu ngoại như vầy, thật là Trời còn thương ông nhiều quá ! Rồi ông ví-von : quê hương của ông bây giờ là thằng cháu ngoại này. Ông sẽ vung-bồi nó như ngày xưa ông đã vung bồi châm sóc vườn ươn cao su con, để khi đem ra ề lô Ừ nó sẽ lớn mau lớn mạnh. Nhứt là cái gốc Việt Nam, phải còn, phải có...Từ đó hai ông cháu như hình với bóng. Ông lảnh phần đưa rước thằng Tí đi trường mẫu giáo. Mỗi sáng, ăn điểm-tâm xong là ông cháu dẫn nhau thả bộ lại trường nằm cách nhà không xa lắm, ở khu nhà nằm phía bên kia hồ. Thằng Tí phát âm tiếng ề ngoại Ừ không được, nên gọi ông nó bằng ề moại Ừ nhưng lại nghe ra là ề mọi Ừ làm má nó rầy quá, cứ bắt thằng nhỏ chu môi ngoáy miệng lập đi lập lại cho đúng. Ông rầy :ề Kệ nó, con ! Từ từ...Đừng làm quá đây rồi nó bị mặc-cảm không thèm gọi ba bằng gì hết thì khổ ? Thà để nó gọi trại trại mà mình còn nghe có cái gì Việt Nam. Rồi mình sửa lần, con hiểu không ? Ừ Ông thường can thiệp những chuyện như vậy nên thằng Tí thích ông ngoại nó lắm. Đi với ông, nó học từng tiếng Việt và cố gắng nhớ để nói cho đúng. Bởi vì nó thấy mỗi lần nó nói đúng, ông ngoại nó thật vui. Còn ôm nó hôn trơ trất nữa. Có một lần ông Hai chỉ mấy con vịt đang lội trên hồ, hỏi :ề Con này kêu là con gì, Tí ? Ừ Thằng nhỏ nhìn vịt rồi nhìn ông, vừa lắc đầu vừa cười lỏn lẻn :ề Không biết Ừ. Ông nói, phát âm từng tiếng thật rõ : ề Con...vịtỪ Thằng nhỏ lập đi lập lại mấy lần cho đúng và cho nhớ. Một lúc sau, ông chỉ vịt mà hỏi :ề Con này là con gì ? Ừ Thằng nhỏ nói ềCon... Ừ rồi há miệng tròn vo định nói tiếp. Ông thấy ngay là sai rồi, bởi vì ề vịt Ừ không thể phát âm với cái miệng mở tròn được. Ông bèn ra dấu để nhắc nó, ông chỉ chỉ lên miệng ông. Ở đó, ông bành môi ra cho giẹp giẹp như sắp phát âm ề vịt Ừ.Thằng nhỏ mắt sáng rỡ, khép miệng lại rồi làm y như ông nhắc. Nó nói ề vịt Ừ mà đầu nó gật xuống một cái, đủ thấy nó cố gắng vô cùng làm ông thấy thương quá. Bỗng nó hỏi : ề Moại ! Moại ! Sao con vịt nó giống con...nó giống con... Ừ Ông ề tiếp hơi Ừ cho thằng nhỏ :ềNó giống con... ? Ừ Thằng Tí nói lớn như vừa được tiếp sức, vừa lớn vừa rõ :ề Nó giống con canard ... ? Ừ Ông bật cười, chửi đổng nho nhỏ ề Cha mầy ! Ừ rồi ôm hôn nó đầy mặt đầy cổ. Nó nhột, rút đầu rút cổ cười lên hăng-hắc...

           Nghĩ đến đó, ông Hai thở dài. Bây giờ, ông không còn đưa rước thằng Tí nữa. Má nó ề giành Ừ làm. Viện cớ là cần gặp thường xuyên những người phụ trách mẫu giáo để hỏi han theo giỏi tình hình phát triển của thằng nhỏ. Ông nghi là có một lý-do nào khác mà má thằng Tí không tiện nói ra. Mới đầu, ông thật buồn, nhưng rồi cũng phải nhẫn nại chịu như vậy. Và định bụng có dịp nào đó sẽ hỏi Kim cho ề rõ trắng đen Ừ. Trong khi chờ đợi, ông ề nằm nhà như một người thất nghiệp Ừ, đi ra đi vô phòng khách nhà bếp, hút thuốc hết điếu này đến điếu khác. Lâu lâu nhìn đồng hồ để coi mấy giờ,làm như đang trông một cái gì hay đang đợi một người nào đó ! Có hôm ông cũng xuống dưới nhà đi bách bộ quanh hồ, rồi quen chân đi lại trường mẫu-giáo đứng cạnh rào lưới kẽm đưa mắt tìm thằng Tí trong bầy trẻ đang nô đùa bên trong. Không có gì : ông chỉ cần thấy xa xa thằng cháu ngoại đang la hét chạy nhảy với bầy bạn của nó là đủ để ông nghe trong lòng phơi-phới một niềm vui... Có khi thằng Tí nhìn thấy ông, nó mừng rỡ vừa chạy lại vừa kêu :ềMoại ! Moại !Ừ Đến hàng rào, nó đưa ngón tay trỏ mũm mĩm qua lỗ lưới kẽm để cho ông nắm lấy bằng đầu mấy ngón tay khẳng khiu của ông, lắc nhè nhẹ. Đó là cái ề bonjour Ừ của hai ông cháu. Xong, ông nói : “ Thôi ! Vô trổng chơi đi con. Ngoại về ”. Chỉ có như vậy thôi ! Vậy mà cả ngày hôm đó, cái gì ông cũng thấy tươi thấy đẹp...

           Ông Hai vươn vai ngáp rồi ngồi dậy với lấy áo lạnh dài tay máng trên thành ghế mặc vào kỹ càng mới bước xuống giường. Ông kéo cái couette xuống phía chân giường để so lại thẳng thớm cái mền xếp đôi nằm giữa cái drap và cái couette. Xong, ông lại kéo cái couette đấp trở lại trên mền, kéo mí drap phủ lên couette. Cuối cùng, ông lòn tay kéo tất cả cái “thứ tự” đó lật ngửa lên và tuột xuống phía chân giường. Ông phải làm như vậy để chiều về con gái ông làm giường thấy rằng “ông ngủ hạp vệ sinh” nghĩa là có nằm giữa hai lớp drap đàng hoàng ! Câu chuyện có vẻ “rắc rối” này bắt đầu từ hồi ông mới qua Pháp. Hai đêm đầu, ông ngủ không được. Một phần vì sự chênh lệch giờ giấc, một phần vì lạ nhà và nhứt là lối “ngủ theo tây” ông không hạp. Cái gì mà khi mình chui vào giữa hai tấm drap, mình nghe nó lạnh ngắt. “Mò” tới đâu là nghe lạnh tới đó,mặc dầu bên trên có phủ kín nhét kỹ một cái couette dầy. Rồi phải nằm đợi một lúc lâu, bên trong mới âm ấm ! Đến ngày thứ ba, ông nói với con gái :“Cho ba xin một cái mền, con !” Kim ngạc nhiên :“ Ủa ! Bộ cái couette không đủ ấm sao ba ?” Ông ngần ngừ rồi đáp :“ Thì...cũng ấm. Nhưng ba muốn có một cái mền...” Ba thằng Tí chen vào, nói với Kim :“ Thì em cứ mua cho ba một cái mền, đi ! Ba già rồi chớ phải như tụi mình đâu mà ngủ với cái couette là đủ ”. Vậy là hôm đó, đi làm về, Kim mang về một cái mền to. Kim xếp cái mền làm đôi đặt ở giữa tấm drap trên và cái couette. Đêm đó, thay vì chui vào giữa hai lớp drap, ông Hai chui vào giữa hai lớp mền ! Chui vào tới đâu là nghe ấm tới đó ! Thật là thích thú ! Ông đưa bàn chân “mò” bên mặt bên trái, ông đưa bàn tay rờ rờ lớp mền dưới lớp mền trên, bắt gặp lại cảm giác quen thuộc khi đắp mền hồi còn ở bên nhà : lông mền dù mịn nhưng vẫn đâm đâm chích-chích. Ông lại thích như vậy. Ông nhớ lại hồi nhỏ khi còn ở với bà nội dưới quê, trưa trưa ông hay nhảy vào bồ lúa trải cái bao bố tời lên mặt lúa rồi “ình” lên đó ngủ một giấc “ngon lành”. Riết rồi ông ghiền cái vừa êm êm vừa xót xót đó ! Cho nên khi đã chui vào giữa hai lớp mền, ông tưởng chừng như ông là đứa bé vừa nắm được “cái ghiền” để đi vào giấc ngủ...Vậy rồi hôm sau, khi con gái của ông làm giường thấy cái “ổ” êm êm xót xót đó, la lên :“ Trời ơi ! Ba ngủ gì kỳ vậy ? Người ta nằm giữa hai lớp drap cho nó sạch sẽ hợp vệ sinh, bởi vì drap mình thay mình giặt. Chớ còn chui vào mền, nó tẩm trong đó chịu gì nổi !” Vậy là từ đó, đầu hôm, ông chui vào hai lớp drap “cho con nó vui” ( Kim thường đưa cha vào giường mỗi tối để chèn tấn mí couette thật kỹ sợ ông già thấm lạnh về khuya ) Nhưng khi đã tắt đèn, ông chờ một lúc “coi động tịnh thế nào” rồi mới chung ra để mò mẫm dỡ mí mền chui vô...Rồi sáng nào dậy cũng phải...sắp xếp lại drap mền couette  cho có vẻ “tự nhiên”, làm như ông đã ngủ giữa hai lớp drap, “đúng như lời con nó dặn” !

Ông đốt điếu thuốc rồi vào ngồi trong cầu tiêu. Cái cầu này, ông đã để ý từ hôm mới đến, nước cứ chảy tỏn tỏn. Chắc cái clapet đóng không kín. Mấy vụ này mà có thằng Rớt ở đây thì chỉ “mười lăm phút, nửa tiếng là xong ngay”. Thằng Rớt là con trai út của Chín Lúa, người phụ tá đắt lực của ông. Chín Lúa đến giúp việc cho ông từ thuở ông còn chạy nợ hốt hụi mỗi cuối tháng để trả lương dân thợ. Sau này, vì nghĩ đến cái công góp phần dựng nghiệp đó mà ông đã cắt đất cho vợ chồng Chín Lúa ra canh tác riêng, ông giúp nông-cụ cơ-giới và phân bón. Thay vì trồng cây ăn trái như các nhà vườn khác, Chín Lúa lại tiếp tục trồng cao-su. Ông Hai thường nói đùa :“ Tên là Lúa, dân Hậu Giang, vậy mà lại lập nghiệp ở miền Đông và chuyên môn trồng cao su chớ không phải trồng lúa ! Thiệt là tréo cẳng ngỗng !” Cái hôm mà vợ Chín Lúa chuyển bụng thằng Rớt, Chín Lúa đi Sàigòn vắng. Hay tin, ông bèn cho tài xế lấy xe đưa bà bầu đi sanh. Nhưng đi nửa đường là thằng nhỏ đã lọt lòng ! Vì vậy mới đặt tên nó là Rớt. Về sau, để tỏ lòng biết ơn, vợ chồng Chín Lúa bắt thằng nhỏ gọi ông bà Hai bằng ông nội bà nội. Lớn lên, thằng Rớt chỉ mê có máy-móc. Thứ gì nó cũng “dọc”. Máy nào ăn-banh, nó cũng lăng vào phụ mấy ông thợ cái mò ra “bịnh” để sửa. Nhờ vậy mà nó giỏi. Trong nhà, có cái gì hư cũng một tay nó sửa hết. Cho nên bà Hai mến nó lắm. Hồi bà Hai mãn phần, nó cũng chít khăn chịu tang, rồi dọn về ở với ông Hai “cho có ông có cháu”. Chiều chiều nó lấy Honda đèo “ông nội” nó xuống quán Tư Siêu nhậu thịt rừng. Nó không ưa Việt Cộng. Nó nói với ông Hai :“ Tụi này xài không vô, nội à ! Dốt thấy mẹ mà cứ làm tàng. Cho nên rớ tới đâu là hư tới đó, rồi chê trong Nam máy móc thiết bị không đúng tiêu chuẩn, bảo quản không có kế hoạch...Có khi còn nghi là có kẻ phản động muốn phá hoại nữa ! Cho nên bác Tư, chú Hai Quới, bác Sáu Tài đều lần lần rút lui hết vì sợ vạ lây ! Bỏ máy móc lại cho cha con tụi nó mò thắc họng. Thằng thủ trưởng có tới gặp con mấy lần nhưng con cho de luôn. Kệ bà nó ! Muốn tới đâu thì tới !” Tánh tình thằng Rớt rất bộc trực, lại ít học nên ăn nói “phang ngang bửa củi” chẳng cần dè-dặt nể nang gì hếât. Vậy mà ông Hai lại thương nó ở chỗ đó. Ông thấy ở nó cái cốt cách của người dân quê, thật tự nhiên, “ăn sao nói vậy” nhưng xử sự “có thủy có chung, biết tình biết nghĩa”. Hồi Việt Cộng về tịch-thâu đồn điền (sở cao su của Chín Lúa cũng cùng chung một số phận) vợ chồng Chín Lúa và thằng Rớt chạy qua nhà định chở ông bà Hai đi trốn. Ông bà Hai không chịu đi. Thằng Rớt quyết định ở lại để bảo vệ “ông bà nội”. Nó nói: “Mấy thằng này tiền hậu bất nhứt, khó tin lắm, nội ! Hồi mới vô tuyên bố là không động tới cây kim sợi chỉ của nhân dân, nghe ngon lành. Vậy rồi sau đó hốt hết !” Sau này, chính thằng Rớt khuyên “ông nội” nó đi Tây. Nó nói :“ Nội già rồi. Bà đã mất. Mấy cô chú đều ở ngoại quốc hết.Nội còn tiếc cái gì nữa mà không chịu đi Tây phứt cho rồi ? Ở lại đây, liệu nội có làm gì được nữa không ? Nội đi,đi ! Để còn hưởng cái an-nhàn của tuổi già. Còn hơn ở lại mà ứa gan khi nhìn tụi nó cạo chết cây cau su, còn lên lớp dạy lại mình cách trồng cau su, cách lấy mủ !” Đến khi ông đi lo giấy tờ để xin xuất cảnh, thằng Rớt lái Honda đưa ông lên lên xuống xuống thành phố. Và cuối cùng, trong lúc ngồi trên xe ca đưa ông lên phi trường, nó kề tai nói nhỏ :“ Nội đi rồi, chắc con không ở lại đây lâu đâu. Con sẽ vô khu đi kháng chiến phục quốc”. Ông bỗng nghe như xương sống của ông đứng thẳng lên, máu trong người chảy mạnh hơn, hơi thở thật sâu thật dài...Ông cầm lấy tay thằng Rớt, ráng sức già bóp thật mạnh. Chắc nó phải hiểu rằng ông đồng ý với nó. Chắc nó phải hiểu rằng ông đặt hết niềm tin vào nó và chúc nó thật nhiều can đảm để dấn thân. Nhưng chắc nó không thể hiểu rằng trong cái siết tay đó ông còn ngầm cảm ơn nó đã cho ông thấy rằng tinh thần bất khuất của người dân miền Nam vẫn còn được luân lưu tiếp nối. Ông nói với nó mà tưởng chừng như nói với chính mình :“ Bây giờ, ông thấy chẳng còn gì thắc mắc. Ông đi được rồi đó, Rớt !” Ở phi trường, trong lúc ông theo luồng người bước vào bên trong, ông nghe thằng Rớt nhắn vói, giọng thật to thật rõ :“ Chừng yên nơi yên chỗ rồi, nội nhớ viết cho con ít chữ cho con yên lòng, nghe nội !” Câu nói chẳng có gì hết nhưng lại làm ông xúc động đến rớt nước mắt. Ông có cảm tưởng như thằng “cháu nội” đó thật sự là ruột thịt của ông và nó đang gởi ông đến một nơi an toàn để rảnh tay “lo chuyện lớn”, chuyện mà người già như ông không còn đủ sức để gánh vác. Ông nhìn lại thấy thằng Rớt thật mạnh khỏe, thật hiên-ngang, nổi bật trong rừng người đưa tiễn. Ông gật gật đầu trả lời nó rồi tiếp tục bước vào trong mà có cảm tưởng như vừa nhìn thấy, ở phía sau, một chân trời đang mở rộng...      

           Ông Hai qua nhà tắm súc miệng rửa mặt, rồi vào nhà bếp kiếm cái gì bỏ bụng. Trên bàn ăn, Kim có dằn một miếng giấy chữ viết hơi to để ông đọc mà khỏi phải mang kiếng lão :“Hột gà để sẵn trong cái chảo nhỏ. Bánh mì trong four. Ba hâm cà phê sữa trong micro-ondes, nhớ vặn nút qua nấc thứ ba. Trưa, có cơm trong nồi điện, thịt kho rau sống trong frigo. Hôn ba.” Sáng nào cũng có miếng giấy dặn-dò từa-tựa như vậy, nhứt là cái điểm “nấc thứ ba trên micro-ondes”. Bởi vì hồi mới qua, ông đã làm trào sữa ở trong đó ! Mấy đứa con đã chỉ thật kỹ, “làm như vầy... vặn như vầy... rồi đợi nghe một tiếng keng là xong, nhưng coi chừng phỏng tay”. Ông đã áp dụng đúng mấy cái “như vầy như vầy” nhưng khi nghe cái keng ông mở cánh cửa lò micro-ondes thì...sự đã rồi ! Ông đã chùi lau rất kỹ vậy mà chiều về Kim cũng thấy. Vậy là mỗi sáng, có màn dặn-dò khi cần nấu sữa nhớ để nấc số 3...

           Ông ngồi ăn trứng chiên mà bỗng nghe thèm tô bánh canh của con Tư Liếu, con gái Sáu Tài thợ máy ở đồn điền ( Sáu Tài có “nghề tay trái” là đờn ghi-ta cổ nhạc, nên đặt tên con là thằng Xang, thằng Xừ, con Liếu, con Xê...) Tô bánh canh của con Liếu thơm phức, nước trong veo, sợi bánh tròn đều trắng phau phau không dai không bở, thịt heo vừa mềm xắt không mỏng không dầy. Đặc biệt là mỗi miếng đều có đủ thịt mỡ và da. Chỉ cần nhai vài cái là đủ thấy cái thi vị của cuộc sống nằm hết trong răng trong nướu ! Hàng bánh canh của con Liếu đặt nép dưới mái hiên của tiệm nước thằng Tỷ, người Việt gốc Hoa. Tiệm này không có bảng hiệu, nhưng vì nằm ngay dưới gốc cây điệp thật lớn nên người ta gọi là “quán Cây Điệp”. Nhưng riết rồi khách hàng chỉ gọi trổng bằng “Cây Điệp” hay “Thằng Tỷ” là hiểu ngay cái tiệm nước đó. Có lẽ tại vì chung quanh không còn cây điệp nào khác và chắc cũng không còn “thằng Tỷ” nào khác bán quán cà-phê trong cái tỉnh lỵ nhỏ xíu này ! Điểm đặc biệt là ở đây còn giữ nguyên nét “cổ điển” của tiệm cà phê : bàn gỗ vuông vuông đóng thô sơ, ghế đẩu mặt tròn, trên bàn có ống đũa bằng sành và hai chai bằng sành loại có vòi như bình trà, một đựng xì-dầu một dấm đỏ (Để phân biệt, thằng Tỷ có chấm một chấm sơn đỏ trên cái nút dẹp, cũng bằng sành, của chai dấm. Nhưng khách hàng không cần để ý tới điểm đó bởi vì đã có thói quen đưa vòi lên mũi hửi trước khi sử dụng). Cái bếp nằm ngay phía trước. Ở đó, nấu mì hủ-tiếu pha cà-phê bán thuốc lá và thâu tiền. Trên quầy có để hộp tăm xỉa răng và một hộp quẹt máy cột dính vào một cây đinh bằng sợi nhợ dài...để khách hàng đốt thuốc mà khỏi mang nó đi luôn ! Hồi đó, ông Hai có cái thú dậy thật sớm lái xe xuống “Cây Điệp” uống cà-phê để nghe cái mùi tiệm nước nó đánh thức từ từ khứu giác và vị giác. Thật là đặc biệt, cái mùi tiệm nước. Mà phải là tiệm nước thuộc “loại cổ-điển” mới có cái mùi đó. Mùi ngây ngấy của bàn ghế gỗ thấm dầu mỡ lâu ngày mặc dù vẫn được lau tới lau lui. Mùi béo ngậy của giò cháo quảy bánh tiêu vừa mới chiên xong để trong dĩa trên bàn. Mùi nước lèo phất qua mỗi lần thằng Tỷ mở nấp để mút chan lên tô mì hay tô hủ-tiếu. Và đặc biệt là mùi cà-phê mà tía thằng Tỷ lược bằng dợt vải trong mấy cái siêu bằng sành da lán màu vàng sậm. Cà-phê do tía thằng Tỷ pha trộn và ran lấy theo “bí quyết gia truyền”-có phun rượu trắng và “áo” bưa Bretel- nên thơm một cách...mời mọc ! Chen vào những thứ mùi đó, lâu lâu có mùi khói than trong bếp, nồng nồng cay cay...Thật là thú vị “cái mùi tiệm nước” buổi sáng sớm, khi mặt trời chưa ló dạng, khi bên ngoài không khí còn ướt lạnh sương đêm. Cái mùi đó nghe “thật ấm”, làm cho hớp cà-phê đầu ngày càng thêm đậm đà...Đối với ông Hai, cái mùi tiệm nước đó cũng mang nét quê hương như mùi đống un, mùi rơm mùi rạ, mùi bông lài bông bưởi bông cau...Những thứ mùi mà dù đi xa mấy cũng không bao giờ quên và dù thời gian cách biệt mấy cũng vẫn còn nhớ rõ.Làm như nó thấm ở đâu trong xương trong tủy...mà chỉ có trong kiếp lưu vong, con người mới nhận thấy rõ sự hiện diện của nó thôi.

           Ông Hai thay đồ ấm rồi xuống đi bộ chậm chậm quanh hồ. Giờ này cũng vắng người. Trên khoảnh đất trống cạnh hồ, một bé gái tóc vàng cỡ tuổi thằng Tí đang chơi một mình với quả bóng to. Phía sau nó, trên một băng gỗ, ba bà người Pháp vừa đan áo vừa nói chuyện với nhau, trong nắng. Ông Hai dừng chân gần đó, đứng hút thuốc cạnh bờ nước nhìn bầy thiên nga trắng phau bơi trên mặt hồ nhẹ nhàng như những đám bông gòn bị gió đưa đi. Trời đã sang xuân nên cây cối quanh hồ trổ chồi non mươn mướt. Cỏ xanh được cắt xén kỹ, trải dài từ đồi nhỏ qua đồi to. Rải-rác dọc theo chân đồi là những khoảnh đất trồng bông đủ màu sắc. Mùi cỏ mới cắt thoang thoảng trong không khí, ông Hai hít một hơi dài sảng khoái. Bỗng một vật gì chạm nhẹ vào chân ông. Nhìn xuống thì ra là quả bóng của con bé tóc vàng. Ông nhìn nó, nó cười với ông. Thấy thương quá ! Ông bèn đá bóng về phía nó, nó vỗ tay nhảy lên vui mừng. Rồi chận bóng đá trở lại, nhưng vì còn vụng về nên bóng đi xéo xéo làm ông Hai phải chạy vài ba bước mới chận kịp. Thấy ông Hai chận được bóng, con bé lại vỗ tay thích chí. Vậy là ông Hai với nó đá qua đá lại một lúc. Bỗng con bé giao bóng lệch đi khá xa. Ông Hai cố sức chạy theo nhưng không kịp. Quả bóng văng luôn xuống hồ. Ông vừa thở hổn-hển vừa “bật” ra bằng tiếng Việt :“ Đá như vậy, ông nội tao giờ cũng chận không kịp nữa !” Sực nhớ ra, ông quay về hướng nó, nói bằng tiếng Pháp :“ Mày giao bóng xa quá mà !”. Con nhỏ mếu-máo, rồi vừa khóc vừa chạy về mấy người đàn bà. Ông thấy nó chỉ ông và ông nghe rõ nó nói :“ Thằng chệt già đó làm văng bóng của con xuống hồ rồi kìa !”. Một bà đứng lên nhìn quả bóng đang bập-bềnh cách bờ hồ độ một thước rồi cau mày nhìn ông. Có lẽ bà ta thấy mái tóc bạc của ông Hai nên nét mặt hơi dịu lại. Tuy nhiên, bà cũng đi nhanh về phía ông, vừa chỉ chỏ quả bóng vừa to tiếng :“ Ông làm gì quả bóng của con bé vậy ? Ông đá nó xuống hồ, hả ? Sao ông ác quá vậy ? Hả ? Hả ? Rồi bây giờ lấy gì cho nó chơi ? Nó khóc kìa, ông thấy không ?” Đằng xa, con bé vừa dậm chân vừa khóc la :“ Trả bóng lại đây ! trả đây ! Ư...Ư...” Ông Hai vừa ngạc nhiên vừa tức giận, nhưng cố giữ trầm tĩnh để phân trần :“ Không ! Không phải tại tôi.Tại con bé đó chớ !” Người đàn bà vẫn to tiếng : “Tại nó ? Vô lý ! Chính nó nói là ông đã làm văng quả bóng kia mà”.Ông lắc đầu, chỉ tay về hướng con bé :“ Nó đá quả bóng chớ phải tôi đá đâu ! Nó nói láo đó !” Bà ta vẫn gân gân :“ Trẻ con tuổi đó mà nói láo à ?”.Ông chưa biết phải nói làm sao thì hai bà kia đã dẫn con bé đến “tiếp sức” với bà thứ nhứt. Cả ba bà tranh nhau nói, tranh nhau lý-luận để đổ lỗi cho ông Hai. Còn con bé bây giờ đã ngồi bẹp xuống đất tiếp tục khóc la đòi bóng !

           Nghe to tiếng, ông làm vườn đang trồng bông gần đó chạy đến xem. Mấy người đàn bà lại tranh nhau phân trần cho ông làm vườn. Bây giờ câu chuyện đã trở thành như sau : ông Hai giành chơi bóng của con nhỏ rồi đá bóng xuống hồ để... trả thù ! Ông làm vườn phá lên cười :“ Tôi xin lỗi. Mấy bà nói quá lời, đó ! Làm gì có chuyện như vậy ? Tôi biết ông đây mà”. Rồi quay sang bắt tay ông Hai : “ Ông mạnh giỏi ? Mấy lúc sau này sao không thấy ông đưa thằng Titi đi học ?” (Ông ta gọi thằng Tí là “Titi”) Ông Hai vui vẻ trả lời :“ Cám ơn ông, tôi vẫn mạnh.Dạo này, mẹ nó đưa nó ”. Ông làm vườn “à” rồi quay sang mấy người đàn bà :“ Ông đây ở cao ốc số 28 .Ông thương trẻ con lắm. Tôi biết mà. Thôi các bà yên tâm. Để tôi vớt quả bóng cho”. Mấy bà nói “vậy à” lấy lệ rồi làm ra vẻ bận lo dỗ về con nhỏ để khỏi phải chú ý đến ông Hai. Ông cám ơn ông làm vườn rồi chậm rãi đi về nhà bằng con đường tắt dẫn lên lưng chừng đồi. Ông nghe lòng nặng trĩu và thèm chửi thề một tiếng thật lớn !

           Vào nhà, ông lấy rượu chát uống ực một ly. Ông rất thích rượu chát. Ngày xưa, lúc nào trong nhà cũng có rượu chát. Bây giờ ở Pháp, các con mua cho ông loại Chateauneuf du Pape là loại mà ông thích nhứt. Ngày nào ông cũng nhâm-nhi mấy lần,kể cả khi ăn điểm tâm. Ông thường nói :“ Rượu chát, phải nhìn màu nâu đỏ của nó gợn lên trong ly, phải hít nhẹ mùi thơm của nó khi đặt vành ly lên môi. Chừng đó mới hớp một hớp, ngậm một chút để nghe chất rượu tròn lên trong miệng rồi mới nuốt từ từ...” Vậy mà bây giờ, ông ực một ly giống như uống nước lạnh ! Để thấy “thiệt là bực mình biết bao nhiêu” !

Qua phòng khách, ông đốt điếu thuốc rồi ngồi bập liên-miên. Phải chi thằng Tí đừng về nội, giờ này nó ở trường, giờ này ông đã đến thăm nó...thì đâu có chuyện gì. Phải chi ông còn đưa rước thằng Tí như dạo trước thì ông đâu cần đi lang bang...Phải chi “con Kim nó nói thiệt để mình biết tại sao nó không để mình đưa rước thằng Tí”...thì ông đâu có thắc-mắc, bởi thắc-mắc nên cứ muốn đi vòng vòng...Phải chi hồi còn “vàng son”, bay qua đây tậu một villa to cho các con, có đất rộng vườn to...thì bây giờ ông đâu gặp chuyện bực mình ở nơi công cộng...Ờ... mà phải chi miền Nam đừng bị Việt Cộng chiếm đoạt ...thì ông đâu trắng tay để phải lưu vong như vầy...Phải chi...Phải chi...Ông Hai thở dài, dụi điếu thuốc rồi đưa hai tay vuốt tóc như muốn phủi xuống những cái “phải chi” đang đè nặng trên đầu. Ông nghe ở kẽ mấy ngón tay dính vài sợi tóc. Đưa ra trước mặt, nheo mắt nhìn : sợi tóc nào cũng trắng phau như cước.

 

                                                             *   *

Đêm đó, sau khi đưa cha vào giường nằm giữa hai lớp drap, Kim vừa tấn mí couette vừa hỏi :

- Ba có đồ giặt không ?

 - Có. Cái quần với cái áo sơ-mi máng trên cửa đó, con.

           Kim cầm lấy quần áo thọc tay vào mấy túi để coi “ông già có để quên gì trong đó không”. Từ trong túi quần, Kim móc ra một cái đồng hồ đeo tay cũ kỹ. Ngạc nhiên, Kim hỏi :

- Ủa, Đồng hồ nào đây ?

- Đồng hồ của ba, à...

- Còn cái đồng hồ Seiko điện tử mà thằng Út mua tặng ba đâu rồi ?

           Ông Hai nghiêng đầu về phía cái bàn con đặt cạnh đầu giường :

- Đó ! Nó nằm cạnh cái đồng hồ reo, đó. Ba vẫn đeo nó chớ !

- Vậy ! Còn cái này ?

           Ông Hai ngập-ngừng một lúc :

- Ờ...thì...ba giữ nó làm kỹ niệm.

           Kim cầm đồng hồ ngấm nghía rồi cau mày :

- Ủa ! Đồng hồ gì mà chạy kỳ vậy ? Bây giờ mà nó chỉ 5 giờ !

- Giờ Việt Nam đó con.

           Kim phì cười :

- Ở bên Pháp mà ba còn giữ giờ Việt Nam làm gì ?

- Để...nhớ...

Tiếng “nhớ” nghẹn ngang ở cổ. Mặt ông Hai bỗng nhăn lại. Ông nhắm nghiền mắt để kềm cảm-xúc. Trong một khoảnh-khắc, bao nhiêu hình ảnh hiện về trong đầu ông thật nhanh, chớp tắt không thứ-tự lớp-lang : bà Hai, cái nhà, sở cau-su, tiệm nước thằng Tỷ, con nhỏ tóc vàng đòi bóng, thằng Tí đứng sau hàng rào lưới kẽm, thằng Rớt tiển ông ở phi-trường...Một lúc sau, ông mở mắt nhìn con gái, giọng buồn vô hạn :

- Ba bỏ xứ ba đi, ba chẳng còn gì để đem theo hết. Chỉ có cái đồng hồ đó là còn giữ được chút gì của Việt Nam, lâu lâu lấy ra dòm coi mấy giờ ở bên đó. Để còn có cái gì nó nhắc nhở. Và để thấy làm như mình vẫn chưa cắt lìa cuống rún đối với quê hương. Con hiểu không ?

           Kim cảm động nhìn cha. Mái tóc trắng càng quá trắng trên nền áo gối màu xanh sậm. Bao nhiêu nếp nhăn trên mặt trông thật rõ nét vì niềm xút động dâng lên. Kim thấy thương cha vô cùng. Cô đem cái đồng hồ cũ của cha đến đặt một cách trang trọng cạnh đồng hồ Seiko, rồi cuối xuống vừa hôn lên trán cha vừa nói :

- Ba đừng buồn. Ở đây còn có tụi con, còn có thằng Tí...

           Ông Hai xẳng giọng :

- Thằng Tí ! Thằng Tí ! Có mỗi chuyện đưa rước nó đi mẫu giáo mà con còn giành thì lấy gì biểu ba vui đây ?

           Kim quỳ xuống cạnh giường, nhìn cha một lúc rồi nói :

- Chừng thằng Tí đi nội về, con sẽ giao nó lại cho ba đưa rước.

           Ông Hai ngóc đầu lên, tròn mắt ngạc nhiên :

- Thiệt hả con ?

           Kim gật gật đầu nghiêm giọng :

- Nhưng mà với điều kiện là ba đừng cho nó uống rượu và ba phải bớt hút thuốc đi. Trong trường, người ta than phiền là sáng nào thằng nhỏ vào đó cũng nghe mồm miệng hôi rượu và quần áo tẩm mùi thuốc lá. Vậy, ba có hứa không ?

           Ông Hai nhớ lại sáng nào khi ông uống rượu chát ông cũng cho thằng Tí hớp một hớp giống như khi ông ăn vặt ông thường đút cho nó vài miếng. Thằng nhỏ khoái lắm, nhảy tưng tưng. Hình ảnh đó thật là dễ thương. Bây giờ thì...thôi ! Điều quan trọng là được tiếp tục đưa rước thằng cháu ngoại. Nghĩ như vậy nên ông nheo mắt mỉm cười :

- Hứa chớ sao không, con.

           Bỗng cái cười của ông méo đi. Ông chớp chớp nhanh mắt. Không kịp rồi! Hai giọt nước mắt đã lăn xuống hai bên thái dương. Kim ngạc nhiên :

- Ủa ! Sao ba lại khóc ?

- Ờ...già rồi, kỳ lắm. Buồn thì khóc đã đành. Mà vui cũng bắt chảy nước mắt nữa con ! Ba đang vui lắm đó chớ !

Kim phì cười, cuối xuống hôn cha rồi đứng lên lấy đồ giặt bước ra. Đến ngưỡng cửa, Kim quay nhìn cha mà nghe tình thương càng dào-dạt trong lòng. Kim đưa tay tắt đèn rồi đóng cửa lại nhè nhẹ. Trong bóng tối, ông Hai tự nhủ thầm :  

 “ Rồi mình cũng phải tìm cách cai thuốc lá nữa chớ ! Cho con nó vui...”

Đêm đó, ông Hai ngủ thật ngon, quên luôn rằng mình đang nằm giữa hai lớp drap chớ không có chui vào hai lớp mền như thường lệ !



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/May/2012 lúc 6:39am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 126 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.363 seconds.