Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Tâm Tình | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình |
Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH | |
<< phần trước Trang of 130 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 09/Jul/2024 lúc 9:09am |
Ông Già Bụi ĐờiÔng Jones kéo chiếc xe chở đầy lon, chai bia, lên lề cho dễ đi, vì cơn tuyết đổ xuống hồi trưa đã ngập tới gấu quần, những luồng gió bất chợt từ ngoài công viên thổi vô làm tung lớp bông tuyết, bay sát đất, bám vô chiếc quần jean bạc màu cũ mèm, dưới chân đôi giày lính quá khổ đã hứng hết lớp tuyết lọt vô trong. Jones cảm thấy cái lạnh bắt đầu thấm qua đôi vớ len dày, làm tê mấy đầu ngón chân, ống quần đã đông cứng sau những cơn gió, nặng thêm những bước chân mệt mỏi của mình, ông chửi thề. – Mẹ! Cố lên Jones chỉ còn một khoảng lề đường ngắn, là tới chợ Whole Foods, là tới bữa tối, là chai Whiskey đỏ, là nguồn sinh tử của mày… Mẹ! cố lên! Jones quay lại, nhấc 2 bánh trước lên một chút, đẩy chiếc xe, bươn qua những đám tuyết đã bắt đầu cứng lại. – Gần tới rồi! Ráng đẩy Jones à! Qua cái cửa là xong, ông già Mễ tử tế sẽ lấy đống lon, chai, bỏ vô thùng, bấm máy, in số tiền $30! Cho 2 ngày, vậy là ngon! Là cầm chắc chai whiskey đỏ với bao chip khoai tây chiên cho cữ nhậu trước khi ngủ… Bán đống lon xong, ông nhét $30 vô túi da nhỏ đeo trước ngực, nằm dưới 2 lớp áo len. Ông Jones coi điện thoại… Chậc! 7 giờ tối rồi. Ông kéo nhanh chiếc xe trống, lội tuyết trở lại phố Tàu. Mỗi ngày, chừng 7 giờ tối, ông Jones gõ cửa sau của nhà hàng nhỏ bán cơm, mì, thịt heo quay, vịt quay ở đường Harrison. – Hello Jones! Bữa nay 4 thùng, ông làm giùm. Công việc của Jones, là kéo 4 thùng rác ra cái hẻm bên hông, đổ vô ngăn chứa rác lớn. Dù nhiệt độ lạnh ngắt, nhưng nhờ tuyết trơn, dễ kéo, nên 15 phút, Jones đã xong việc. Anh Tàu trẻ, đứng ngay cửa. – Cám ơn ông Jones … Anh đưa cái bao giấy, kèm tờ $10. – Nè! Tặng ông nửa con vịt quay, tối về nhậu. – Cám ơn. Ông Jones cầm tiền, bao giấy, băng qua bên kia đường, ghé tiệm rượu, mua chai whiskey. Trời đã tối lắm, gió từng cơn lạnh chui qua chiếc áo khoác bằng nỉ xanh của quân đội đã rách 2 bên nách, xoáy tê ngực, ông lấy chiếc áo mưa trong túi vải đeo vai, trùm ngoài áo nỉ, tay chụp chiếc nón bằng ny lông nằm trong cổ áo mưa, phủ lên đầu, cột chặt, tránh bớt cơn lạnh. Jones cúi đầu tránh gió, cố kéo cặp chân lạnh cóng đi nhanh về hướng shopping Macy. Bên hông shopping là một tầng hầm rộng lớn, có bãi đậu, dùng cho xe trailer giao hàng, người giữ trạm tử tế không khóa cửa, cho ông Jones mở cái lều cá nhân để ngủ ở góc nhà mỗi đêm, cũng là nơi ông cất áo quần, vật dụng trong mấy ngăn tủ sắt nằm sát sàn hầm bằng xi măng. Ở đây an toàn vì ấm vào mùa Đông, mát lúc Hè. Ông Jones chui vô lều, thay bộ đồ ấm, trùm người trong cái túi ngủ, bật đèn pin, lấy chai rượu, nửa con vịt quay để trên mảnh giấy nhôm, bắt đầu bữa tối trước khi ngủ. Dậy từ 6 giờ sáng, nên tới 7 giờ, ông Jones đã dọn dẹp lều, mặc thêm chiếc áo lạnh bên trong chiếc áo nỉ quân đội, đeo đôi găng tay chống lạnh của dân trượt tuyết, 5 đầu ngón tay cắt lỗ, có miếng che cho ngón tay ló ra, ông mặc thêm chiếc quần ny lông trượt tuyết bên ngoài chiếc quần jean mới thay, hấp tấp đẩy chiếc xe nhỏ ra khỏi cửa nhà xe, băng qua lớp tuyết đã dồn cao 2 lề đường, tới bên kia là nhà thờ, để chiếc xe bên vách, ông đẩy cửa. Căn phòng mặt tiền của nhà thờ ấm áp, thơm ngát mùi súp gà, trước cái bảng đen, với dòng chữ “Nồi súp từ thiện” đã có vài người xếp hàng. – Hello! Jones. – Chào buổi sáng! Jones đưa tay chào các người bạn bụi đời. Từng người bước tới, nhận lon súp nóng, 2 lát bánh mì, 1 ly cà phê. Jones ngồi xuống bàn, Carlos hỏi. – Nghe nói cha bị loét bao tử? Jones lấy lon súp, húp cái rột. – …Tao bị tiểu đường từ lâu, bây giờ bị loét bao tử và hư tới thận … Đại khái bộ đồ lòng của tao nát như miếng burger chưa nướng. – Tao cũng vậy! Ngày càng tệ hại. – Đó là số phận của những con người sống dưới đáy xã hội. – Nhưng đây là Mỹ! Một nước đã đốt hàng trăm tỷ đô để đánh nhau… Carlos chỉ vô cái huy hiệu nhỏ bằng đồng của Thủy Quân Lục Chiến, đeo trên cổ áo lính rằn ri. – … Và cuối cùng bỏ chạy! Không lẽ họ không thể chi chút tiền nào để cứu vớt mấy thằng cựu chiến binh nghèo của mình sao? Jones húp cạn lon súp. – Có chứ! Nè! Họ chi nè! Lon súp loãng và ly cà phê lạt nhách trên tay mày. – Mày có lấy thuốc điều trị miễn phí không? – Tức nhiên là có… Như mày! – Nhưng tao không như mày… – Sao? Carlos đổ ly cà phê lạt vô lon súp, ném lọt vô thùng rác ngay tường. – Mỗi tháng, tao đem hết số thuốc đắt tiền qua Chelsea bán lại cho tụi Mễ di dân lậu, nhiều người bị bệnh, nhưng đi làm tiền mặt, không mua được các loại thuốc điều trị đắt tiền … Jones cười. – Mày hay! – Mỗi tháng tao có thêm $200 chơi “Cần sa” Carlos đứng dậy, lấy khăn giấy lau bàn, bước ra ngoài. Từ bữa đó, Jones bắt đầu bán hết số thuốc đắt tiền cho bệnh thận, tiểu đường và loét bao tử ở phố Tàu. Ông trở thành người khá giả, vì mỗi tháng lợi tức của ông đã lên tới $400. Cơn bão tuyết lớn nhất mùa Đông đã đổ cả núi tuyết xuống Boston từ sáng hôm qua. Con đường Washington chạy thẳng từ phố Tàu tới Tân Cảng, vùng đất kiếm ăn của ông Jones đã mọc đống tuyết cứng như đá, cao chừng 18 in, chạy dọc theo 2 bên lề, nằm giữa mặt đường và lối đi bộ. Người từ các cao ốc ở khu tài chánh của Boston túa ra đi ăn trưa. Từ phía dưới, ngang tiệm phở Pasteur, trên lề đường đầy tuyết là ông Jones, ông mặc bộ đồ lạnh, chiếc quần jean rách gấu, đôi giày lính, đầu trùm nón len đang chật vật đẩy chiếc xe vượt qua đám tuyết trên lề, ông đi vòng vô con hẻm nhỏ. Mỗi trưa, ông Jones thường ghé khu này, thu lượm vỏ bia, lon nước ngọt từ các thùng rác. Ông đang lượm đống lon nước ngọt của tiệm cà phê, cột từng bao ny lông, bỏ vô xe. Tới sau lưng nhà hàng Ý, 2 bao lon lớn đã nằm ngay hiên cửa sau. – Cám ơn những người tốt bụng. Bỏ 2 bao vô xe, ông cắm cúi đẩy xe ra tới đầu hẻm, bỗng – Bịch! Cú đập như trời giáng vô lưng, ông Jones té sấp xuống mặt đường đầy tuyết, một bàn tay chụp cổ, bàn tay khác chụp vai ông lật ngửa ra. Ông Jones nằm đó, nhắm nghiền mắt trên khuôn mặt nhăn nhó, vết máu tứa ra từ khóe miệng, hơi thở hắt lên, đứt quãng vì cơn đau. Gã bụi đời, tóc tai bù xù, trong bộ áo choàng đen, trùm kín mặt, thọc tay vô dưới lớp áo lạnh trên người ông Jones, lôi ra cái túi da nhỏ, đã sờn góc, nhét vô túi, bước nhanh ra khỏi hẻm. Ông Jones ra khỏi cửa bệnh viện Tufts Boston với bệnh án như cũ, tiểu đường, suy thận, loét bao tử, và vết bầm ngang lưng. Sau khi cấp cứu, nhân viên xã hội ở Bệnh viện đã tặng ông, áo khoác dài, bên trong lót lớp lông dày, đủ ấm với độ lạnh khắc nghiệt nhất của mùa Đông, quần ny lông 2 lớp chống tuyết, nón, vớ len dày, và đôi bốt da hươu. Sáng hôm sau, ở nhà thờ, nơi chiếc bàn sát bên nồi súp nóng. Carlos bước tới – Jones! Cha mặc đồ sang như chủ nhà hàng. Carlos ngồi xuống, húp lon súp, ngước lên. – Mẹ! Thằng chó cổm hết gia tài của cha … Cảnh sát có truy tìm không?
Jones cười ha hả. – Cha nghĩ là cảnh sát bỏ công lội tuyết, chịu lạnh đi tìm $1000 cho thằng bụi đời? – Có thể! – Nhưng tìm làm gì! Thằng nhóc kia sẽ không có tiền trả lại cho tao, nó chỉ bị phạt cảnh cáo, làm dịch vụ cho cộng đồng trong 1 tuần, sau đó ra về phơi phới, vì tao còn sống nhăn! Carlos hiểu ra, ông đổ ly cà phê lạt vô lon súp, ném lọt vô thùng rác ngay tường. Jones, làm lại từ đầu. Cái chu kỳ kiếm ăn mỗi ngày, lặp lại từng ngày. Sáng ăn súp nhà thờ, đi lượm lon, chai, gom cất, khi nào được 3 bao tải, đẩy đi bán ở chợ Whole Foods, lấy tiền mua đồ ăn, rượu cho mỗi ngày, một tuần đổ rác tiệm thịt phố Tàu, họ cho miếng thịt quay hay nửa con vịt vậy là đêm đó nhậu một mình, bí tỉ cho tới 2 giờ sáng. Trận bão thứ nhì của năm tới sau Giáng Sinh. Vừa dọn lều xong, ông Jones đẩy chiếc xe nhỏ định qua nhà thờ ăn súp, nhưng đang đi ông bỗng sụm xuống, hai chân hoàn toàn mất sức, không đứng lên được, hơi thở nghẹn trong ngực, ông sợ quá, cố lết vô, dựa lưng sát tường, ngước mặt, há miệng, hớp hớp, lấy hơi chừng 10 phút sau, hơi thở trở lại bình thường, ông qua nhà thờ ăn súp, đẩy xe đi lượm lon ở thùng rác của mấy cái Bar phía dưới đường Washington, nhân tiện bán số thuốc ông mới lấy ở tiệm CVS cho chị người Mễ bán hoa quả trong chợ trái cây gần đó được $350. Trưa, ông hí hửng vòng về Macy, vô tiệm rượu mua 3 chai whiskey, ghé Wendy mua 2 cái Cheese Burger và ly Coke. Nhưng vừa ăn hết 1 cái burger, thì cơn đau trong bụng bốc lên, ông Jones đổ đom đóm mắt, mồ hôi ra ướt mặt, ông cố ôm bụng, người cụp xuống, máu tràn ra miệng, ông lấy tay bụm lại cố nuốt vô và quỵ xuống, té lăn ra sàn, khách hàng bu tới, ông Jones đã gượng đứng lên, chụp ly coke uống một hơi, lảo đảo đi ra ngoài, trước những con mắt lo lắng của mọi người. Ra tới ngoài, cái lạnh gắt của tháng 1 ngấm vô thịt da, làm ông Jones tê cứng, ông lấy chai rượu mới, khui nắp, làm một ngụm lớn. – Khà! Ngụm rượu làm cơ thể ông ấm lại, có chút sức. Ông Jones dựa lưng vô tường cố lết về khu hầm, bãi đậu xe giao hàng của Macy, nơi ông tạm trú bấy lâu nay. Ông kéo chiếc lều, dựng lên, chui vô, đúng lúc cơn sốt bốc lên, cả người ông nóng rực, mồ hôi thấm ướt cả lớp áo trong, chảy từng giọt trên trán xuống tới cằm, răng ông bắt đầu đánh bò cạp, tay chân nổi cơn run không kềm được. Ông Jones nằm ngửa, cởi tung áo khoác, mồ hôi ướt hai tay áo như nhúng nước, ông cởi luôn áo trong, ngủ thiếp đi. Không biết bao lâu, ông Jones mở mắt trong căn hầm tối thui, lạnh ngắt. Ông mò mẫm tìm cây đèn pin ở bao đồ, bấm nút. Trong ánh sáng lờ mờ, ông Jones vội vàng mặc áo quần ấm, ngồi sát lưng vô tường, lấy chai rượu làm một ngụm, lôi cái burger còn lại hồi chiều, làm bữa nhậu bù giữa khuya. “Chuyện phải tới, đã tới, số thuốc điều trị đắt tiền bán đi mỗi tháng đã cho mình thấy ngay những hậu quả của sức khỏe, qua những cơn bệnh bất chợt cả ngày nay. Thay vì uống thuốc, mình đã lấy tiền uống rượu, tìm những cơn say để xoa bớt những phiền toái của một kẻ lang thang, bụi đời, nhưng! … Cơn say hũ chìm chỉ làm tạm ngưng trong giây phút tấn bi kịch tiếp diễn của đời mình. Không hề xóa được…” Ông Jones đã khỏe, sáng đi ăn súp, cà phê, vui vẻ nói chuyện với những người bạn bụi đời. – Hey! Carlos! Cám ơn cha đã chỉ tui trò bán thuốc… – Đúng! Có tiền xài rủng rỉnh, bệnh hoạn ăn thua gì, tới số là chết! Số ông sống dai! – Vì sao? – Mặt lúc nào cũng hồng hào, khỏe mạnh.
– Tại tao uống rượu hoài!… Cám ơn lá bài bói của cha. Nhưng, hôm nay khác mọi hôm, ông Jones không lượm lon, bước vô tiệm rượu mua 1 chai whiskey nhãn đen, bỏ vô túi áo khoác, ghé Macy mua cái áo sơ mi trắng, cà vạt đen, đôi giày da đen, nón nỉ đen, ông trả tiền, vô phòng thay đồ, diện mọi thứ, nhìn như một ông chủ tiệm. Tạt vô McDonald mua 2 cái Big Mac, lấy chai rượu nhỏ trong túi, làm một ngụm, ra trạm bus leo lên chuyến xe về khu Dorchester, ông xuống trạm, lội tuyết, đi thẳng tới cái nhà quàn lớn nhất nhì Boston, mua bó hoa trắng ở tiệm ngay cổng, bước vô, tới cửa chính. Ông đứng lại, đọc 2 bản tin tang lễ trên bảng thông báo, một của Mỹ, một của Tàu. Ông Jones bước qua bên tang lễ Mỹ, đưa bộ mặt đám ma, đẩy cửa – Dạ! Xin cho biết tên. Anh phục vụ tang lễ hỏi – Mr Jones, bạn cùng đơn vị với Đại Uý Nelson, tại chiến trường Afghanistan. – Xin cám ơn. Ông Jones đưa bó hoa trắng, anh ta mang đi. Đứng chừng 5 phút, ông Jones lùi ra khỏi phòng. Căn nhà quàn rộng lớn vắng tanh, ông theo tấm bảng “Show room” đi về phía sau, mở cửa, căn phòng lớn bán quan tài, có 3 quan tài, gỗ đỏ, gỗ đen, sang trọng và chắc đắt tiền, Jones nghĩ vậy. Jones đi một vòng. Quan tài số 1, gỗ đỏ, lót nhung, viền lụa, có nệm êm ái, hệ thống đóng, mở nắp tự động, có âm nhạc, (Hoặc kinh) dùng trong 6 tháng, hệ thống thông gió, chống mùi hôi, Giá $50,000. Quan tài số 2, gỗ đào già, lót lụa, có nệm êm ái, hệ thống đóng, mở nắp tự động, hệ thống thông gió, Giá $40,000. Quan tài số 3, gỗ đào thường, lót lụa, có nệm êm ái, hệ thống đóng, mở nắp tự động Giá $30,000. – Mẹ! Sang quá… Chết mà còn sang! Ông Jones bước tới, khóa cửa, tắt bớt đèn, lấy trong túi xách chiếc khăn trắng, thêu viền xanh, trải lên chiếc bàn nhỏ tiếp tân trong góc phòng. Ông kéo chiếc ghế, ngồi xuống, khui chai whiskey đen, 2 cái Big Mac, bỏ ra bàn. Ông Jones ngồi uống rượu, ăn burger, cữ nhậu buổi tối bắt đầu. “Trái mìn cóc trong căn nhà tình nghi của bọn Chuột nổ 1 tiếng “Kling!” khô rang, ngay dưới chân Jones, anh thoát chết, nhưng một mảnh thép oan nghiệt đã cắt đứt cặp trứng quý giá của anh. Jones giải ngũ với thương tật hạng A, anh về nhà ở Boston với Karen và đứa con gái Ruth 5 tuổi. $3,000 giải ngũ, cộng với $3,000 trợ cấp thương binh, dư sống cho Jones và gia đình. 6 tháng sau, đùng một cái, anh nhận được thư báo ly dị của vợ với lý do. “Ông Jones, chồng tôi đã bị biến thái, ngày càng trở thành đàn bà, và không có hoạt động tình dục thích đáng” Bán nhà, chia tiền xong, Karen dắt con đi bặt tăm cho tới giờ, không một tin tức, Jones buồn bã, đi bụi.” Cơn đau điếng người bắt đầu tới, ông Jones nốc nửa chai whiskey, cơn đau làm tê 2 gối, ông quỵ xuống, ôm mặt khóc. “Ruth, nằm trên cánh tay Jones. – Ba ơi! Mẹ nói ngày mai sẽ đi khỏi nơi này, mà không mang ba theo… Tại sao?” – … – Ba ơi! Sẽ không có ai chơi trốn tìm nữa” Jones nằm dưới sàn, chân tay co giật, ông cố bò tới lấy chai rượu, uống cạn. Jones ngả nghiêng đứng dậy, ông bước tới cái quan tài số 1, ấn nút, nắp mở ra. – Mẹ! sang quá! Bằng tiền tao sống cả mấy năm! Ông kéo chiếc bàn tới, cố leo lên, đứng thẳng người, lấy chai whiskey đen, nốc cạn, bước vô quan tài, nằm xuống, ngay ngắn, nhắm mắt, giọt nước mắt đọng bên khóe. Ông Jones đưa tay bấm nút, nắp quan tài đóng lại. Qua 2 ngày cuối tuần, cho tới thứ Hai, nhân viên nhà quàn mới tìm thấy ông Jones đã nằm chết trong cái quan tài đắt giá nhất. Miệng ông Jones, cười như khinh bạc.
Hồ Đắc Vũ |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 10/Jul/2024 lúc 10:23am |
Những Ngày Chàng Vắng NhàChồng nàng thông báo: |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 13/Jul/2024 lúc 8:20am |
Việt Kiều Hồi Hương Lấy Vợ Hồi HộpHình minh họa Chà! Cỡ trên dưới con trăng rồi, mà không thấy Thầy Tư Bolsa gọi. Chắc lại có chuyện gì mắc mớ đây? Mà gọi Thầy bằng điện thoại, Thầy Tư ít khi trả lời. Thôi thì đành đến gõ cửa nhà Thầy vậy. Tới nơi, gõ hoài, Thầy mới lệt xệt mở cửa, ló cái đầu bạc ra. Thấy cái bản mặt tui, Thầy chỉ nhún vai, rồi đi vô, không mời chào chi cả. Tui cũng chẳng cần lễ bộ gì, tửng tửng theo Thầy vào sa lông.
Chờ Thầy quay cái mông dẹp lép, ngồi xuống ghế, tui mới hỏi: - Sao Thầy bịnh hả? Cỡ cả tháng rồi, không thấy Thầy kêu réo chi? Thầy chép miệng, thở dài: - Bịnh dưới thân thì không, bịnh đầu thì có! Tui nhổm người: - Ủa? Nói chi lạ vậy? Bịnh dưới? Bịnh đầu là chi? Thầy Tư lại chép miệng thở dài nữa: - Thì bịnh trên là bịnh... ở cái đầu đó! Nhức đầu quá mà giải quyết không được. Bực cả cái mình. - Sao vậy? Thầy kể tui nghe coi, coi tui có giúp gì được Thầy không? Thầy quắc mắt: - Mầy mà giúp cái khỉ khô! Tao đây còn chào thua nữa là mầy! Tui nhếch mép: - Thì thôi! Không giúp được là không giúp được!
Thầy Tư chỉ chỉ ngón tay vào mặt tui: - Nè! Mầy nghe đây! Nếu mầy giúp được, thì tao cho mầy chầu bánh xèo, bả nấu. Mỏng teng mà dòn rụm. Nghe đây! Thầy chằng hắng rồi tiếp: - Thằng Ba nhà tao, mầy biết rồi đó, nó lông bông không chịu lấy vợ hoài, tao nói nó hoài, nó cứ nhe răng cười trừ. Bây giờ, bỗng dưng, nó đòi về Việt Nam lấy vợ. Tao cản nó không được, nên tức ói máu. Nó là thằng hăng đá dế, nên tưởng con gái Việt Nam dễ dậy. Nó cứ nói là.. ối dào! Tụi con gái Việt Nam cần đi Mỹ, nên nếu có ai đưa tay ra cứu vớt, thì nhất định tụi nó sẽ vâng phục mình. Tao biểu nó là “mầy đừng tưởng bở! Con gái Việt Nam bây giờ khôn hơn quỷ! Mầy vác nó về đây, năm bữa nửa tháng, là nó đá giò lái cho mầy coi!” Nói vậy mà thằng mắc dịch nó cứ cười hề hề: “Ba cứ cẩn thận quá riết rồi thành ông già lẩm cẩm!” Tao chào thua nó luôn.
Tui nghe câu chuyện này, đột nhiên muốn nhẩy dựng lên. Tui nói: - Thầy phải nghe tui! Đừng cho nó lấy vợ Việt Nam. Nhất chín nhì bù! Lấy được con nào đàng hoàng thì hiếm, mà lấy nhằm dân ba trợn thì nhiều. - Bộ tao không biết hả? Mày làm tài khôn hoài! Mày ngon, thử nói lý do tao nghe.. Tui hăng tiết vịt, nói ào ào: - Nè! Nhất chín nhì bù một trăm phần trăm. Nghĩa là lấy được con vợ ngoan thì nhờ phước đức ông bà để lại, còn đa số đều trất huốc. Nói chung, muốn lấy thì cũng phải tuân theo mấy điều kiện sau đây: Thứ nhứt, phải có họ hàng ở Việt Nam theo dõi, giới thiệu, con nào ngoan ngoãn, hiếu đễ thì mới lấy. Thứ hai, phải có nghề nghiệp đàng hoàng, không thể lấy sinh viên, học sinh, hoặc mấy đứa làm nghề tiếp thị, làm nghề lông bông, không cần bằng cấp. Thứ ba, lấy đứa giầu quá, cũng không được. Mấy đứa con nhà giầu thường là con nhà Tư Bản đỏ, chỉ muốn có thằng chồng làm cái cầu cho nó qua Mỹ, rồi đá đít thằng chồng ngay. Tội gì nó lấy chồng lèn quèn, kỹ sư bác sĩ cũng chẳng bõ cho nó theo suốt đời. Mấy đứa ấy phải lấy chồng là thương gia cho nó xài thả cửa. Mà xài bằng tiền mặt nghe chưa? Nó không thích “Cờ Rê đít” đâu.. Kỵ nhất là lấy mấy đứa Á Hậu, Hoa Hậu. Lấy Á Hậu thì nó sẽ cho mình Á khẩu mấy hồi. Lấy Hoa Hậu thì nó nay đòi cái hột này, mai muốn thêm cái hột to hơn cho đáng với nhan sắc của nó. Mà thường mấy đứa đẹp đẹp bây giờ toàn là Hoa Hậu Dao Kéo không à! Mấy đứa ấy chỉ thích bưởi trên bưởi dưới, nhưng đầu óc thì toàn bã đậu..
Đang thao thao, Thầy Tư giơ tay cản: - Thôi! Mầy! Ngừng! Bộ mầy tưởng tao không biết hả? Tao còn rành hơn mầy nữa! - Sức mấy, Thầy Tư! Nè tui kể cho Thầy nghe, kinh nghiệm của tui nhe. Thầy nghe, Thầy kể lại cho thằng Ba nó nghe, nghe xong là bảo đảm nó chạy thục mạng, không dám ngó lại Việt Nam nữa đâu. Rồi tui dặng hắng “hừm! hừm!” hai, ba cái rồi bắt đầu kể: - Bữa hổm, tui có việc phải đi San Hô Dê. Đi xe đò Hoàng. Duyên số làm sao mà tui ngồi ngay chỗ trống bên cạnh một nàng khoảng 40 hơn, trông cũng O Kê! Tui cúi đầu chào nàng rồi mới ngồi xuống. Vừa đặt mông xuống ghế, thì nàng mở lời liền: “Anh đi có một mình?” Tui mỉm cười trả lời: “Dà.. Tui đi có một mình. Bà xã ở nhà coi cháu ngoại!” Người đẹp trầm ngâm một hồi rồi bắt chuyện luôn: “Em cũng đi có một mình. Mà em... em... mới ở Việt Nam qua!” Tui quay lại, ngó nàng, đánh giá xem loại người nào, thì nàng bắt đầu thao thao một mạch, chẳng cần tui hỏi thăm chi, cứ nói ào ào. Nghe một hồi thì biết là nàng là gái tân, lấy chồng Việt Kiều. Gặp ông Việt Kiều này về, hai người bắt mắt nhau rất lẹ. Ông chồng làm giấy tờ cho nàng qua đây, đến khi nàng qua, mới vỡ lẽ là ông có hai ba, bà, kiếm được ở mấy trung tâm người già. Theo lời nàng, thì nàng là gái chính chuyên, không chịu kiểu đó, nên nàng bỏ đi, chỉ sau 3 ngày ở với ông già! Bây giờ nàng đi lên miền Bắc, tìm con bạn làm “neo” để ở trên đó luôn.
Ái chà! Câu chuyện nghe có vẻ thiệt thà, khuôn mặt lại dễ thương, không đẹp nhưng có nét chất phác. Tui mới đầu cũng tưởng nàng nói thiệt, nhưng sau vài tiếng đồng hồ ngồi chung, nàng mở máy tấn công tui liền một khi. Nào là “Anh đẹp giai quá nhỉ! Trông anh tuy lớn tuổi, nhưng không giống ông chồng già của em, lèm bèm, khập khiễng…” Nghĩa là nàng chê cái “cầu đã đưa nàng sang đây” không tiếc lời, và khen tui quá mạng. Tui biết ngay là nàng đang “câu” tui, muốn đổi cái “cầu” này lấy cái “cầu” khác, cho dù tui nói đi nói lại là tui có cháu ngoại rồi… Nàng không “ke!” Tui chỉ ngồi nghe, chứ không dám nói gì, vì đã biết tỏng tòng tong cô nàng này thuộc loại gì rồi. Bập vào cô là phải bỏ vợ con ngay, mà chả biết quá khứ của cô là gì? Đến khi tới bến, nàng õng ẹo hỏi tui: “Anh có chỗ ngủ không? Em tới nơi này lạ lẫm, nhờ anh chỉ dẫn nhé!” Nghe hết câu này, tui cười và xin lỗi nàng là có cậu em vợ đón rồi. Thế là nàng đổi giọng ngay, bĩu môi: “Biết ngay mà! Người gì đâu mà mới trông đã thấy nhát hít!” Rồi nàng quầy quả đi..
Thầy Tư nãy giờ nghe tui kể chuyện, miệng cứ há hốc. Một lúc, Thầy mới nói: - Rồi.. mầy bỏ luôn hả - Không bỏ để mà hui nhị tì hả? Tui rành sáu câu vọng cổ này mà. Để tui kể tiếp Thầy nghe. Trước đó, tui gặp một “ca” khác. Biết tui có tính hay làm Lục Vân Tiên, một bà bạn tui, một hôm gọi điện cho tui, nhờ vả cứu giúp một con bé đã bị chồng Việt Kiều hành hạ hơn 5 năm rồi, bây giờ muốn ly dị để ra ngoài sống. Bả nhờ tui tìm Luật sư, và giúp đỡ con cháu bé, tội nghiệp, mới 27 tuổi mà đã bị chồng và nhà chồng hành hạ tới bến. Tui nổi máu anh hùng, gọi điện cho cô bé liền. Nghe giọng cô bé vừa nói vừa sụt sùi, tui cũng muốn sùi sụt theo. Lời cô bé cho biết là chồng Viêt Kiều về nước, cưới con bé sang, hứa hẹn đủ thứ rồi chẳng cho đi đâu, gần 6 năm trời đẻ một đứa con cho ảnh, mà ảnh không cho học lái xe, suốt ngày cấm cửa trong nhà, chờ chồng về, ra lệnh cho nấu món gì thì phải nấu cho ảnh ăn món nấy, nếu không đúng gu, thì ảnh la lối, mắng mỏ như người ở vậy. Có hôm, nấu hơi mặn, ảnh lấy nguyên cái đèn ngủ ném vào đầu, mảng văng vào con bé, chẩy máu, mà ảnh không thèm để ý. Cô vợ phải khóc lóc mãi, ảnh mới chịu cho bôi thuốc và dán băng cho con bé con. Rồi kể đủ thứ chuyện nhà chồng hành hạ… nghe muốn nổi xung lên. Thế là tui sắn tay áo, đi kiếm Luật sư cho cô bé, ngày gặp Luật sư, cô bé được một cô bạn chở đến văn phòng. Cũng kể lể, khóc lóc, làm ông Luật sư bạn hứa sẽ giúp hết mình cho ly dị thật nhanh để cô bé dọn ra.
Nhiều ngày sau, cô bé gọi điện thoại hoài, giục giã đi mướn nhà giùm cô bé, vì chồng đã đồng ý cho dọn ra trước khi ly dị. Tưởng thiệt, tui đi đặt cọc mướn nhà cho cô bé, rồi tới một ngày, được cô bạn chở tới, tui cũng vui lây vì hai mẹ con vui quá. Rồi... thầy biết không? Được vài ngày, thì cô chủ nhà hớt hải gọi tui, nói cho hay là.. cô bé vô tội kia, suốt ngày lên Lap top, kiếm bạn trai. Rồi… ngày nào cũng có một, hai chàng trai trẻ lái xe đến, đóng cửa nói chuyện kín... Rồi... một ngày... Thầy Tư sốt ruột, la lên: - Dẹp cái “rồi rồi” đi! Nói lẹ lên! Cứ “rồi, rồi” mãi.. Tui cười: - Thì thôi, không “rồi” nữa. Một ngày, anh chồng đến, cô chủ nhà chạy ra coi, thì thấy hiền lành, không có vẻ gì là hung dữ cả. Chỉ có điều là... già hơn vợ cả hai chục tuổi! Hóa ra là cô vợ trẻ này, sau vài năm làm vợ ông già, bắt đầu chán, kiếm chuyện, để dọt ra ngoài kiếm trai. Đúng ngay chóc! Cỡ tuần sau nữa, một chàng đi xe Lexus tới cõng hai mẹ con đi biệt, không lời từ giã. Hê hê!
Thầy Tư thở dài: - Đúng là chuyện dài... vậy mà vẫn có người bị mắc bẫy.. - Chưa hết đâu, Thầy ơi! chuyện thiệt nhe! Một hôm, tui đang ngồi trong Spa nước nóng ở Garden Grove, thấy có một nàng xinh xinh đẹp đẹp, chân dài tới... nách, ngồi đong đưa chân trong nước nóng… Thầy Tư cản: - Xạo mầy! Ai mà chân dài tới nách? Tui cười hề hề: - Nói chơi cho dui mà! Ai bắt đóng thuế đâu? Thôi, để tui kể tiếp, cô bé kia mặc áo hai mảnh mà cứ cúi cúi xuống, lấy tay vọc nước. Thầy tưởng tượng nhe. Tui ngồi đối diện, tuy tu từ lâu, mà nhìn thấy.. cũng nóng mặt. Thầy biết sao không? Khi có một lô mấy trự thanh niên, sồn sồn ngồi dòm nàng, thì nàng cười trước, nói vài câu chi đó, tui không để tai nghe, chợt nghe cô bé nói tỉnh bơ câu này, làm tui quay lại: “Em available đó! Anh nào gan thì nhào vô nhe!” Nói xong, nàng cười khinh khích.. Nghe thấy câu đó, một chàng tán liền: “Em ở đâu mà tới đây?” Nàng tỉnh bơ trả lời: “Em mới từ Saigon qua!” Mấy cậu trai liền nhào dô, bao vây lấy nàng, tán tỉnh. Tui chán quá, bỏ đi lên phòng xông hơi. Thầy Tư gật gù - Tao không có kinh nghiệm trực tiếp như mầy, nhưng cũng hiểu đứa nào Việt Kiều về Việt Nam lấy vợ thì thật là hồi hộp. Tao có người bạn, có thằng con trai lấy vợ Việt Nam, mang sang đây được hơn năm, nó vớt hết tiền dành dụm của thằng chồng, gần trăm ngàn, rồi dông tuốt sang tiểu bang khác. Nhiều trường hợp lắm mầy ơi! Kể hoài không hết. Một thằng con trai con người bạn, lấy vợ Á Hậu, sang đây nó đẻ cho 3 đứa, rồi dở quẻ, kiếm chuyện gây với chồng hoài, rồi lấy tiền tiêu hoang phí, đến nỗi thằng chồng chịu không nổi, phát điên lên, một hôm chọc cho thằng chồng đánh mấy cái bợp tai, thế là con vợ gọi ngay 911, nhốt thằng chồng cả gần tuần lễ. Trong khi chồng bị nhốt thì nó ly dị, rồi dọn sạch đồ đạc, két sắt đi... biệt tăm.
- Tui còn nhiều chuyện lắm, nhưng thôi, kể một cú chót ngắn gọn. Hôm đó, tui và bà xã đi chợ, gặp thằng cha kia, quen vợ tui, hai người chào nhau. Thằng cha kia đi với một cô tre trẻ, ăn mặc thấy ớni. Trong khi vợ tui mới nói chuyện với cha bạn kia vài phút, thì con nhỏ kia liếc mắt đưa tình với tui liền.. Con nhỏ nhếch cái miệng đỏ chót bảo tui: “Anh lớn tuổi mà còn đẹp trai dữ há?” Tui nổi da gà luôn. Trước mặt thằng chồng, mà đốp chát như thế, thì thôi, đời thằng cha kia kể như lúa rồi. Từ hồi đó, tui dứt khoát kết luận là Việt Kiều hồi hương Việt nam lấy vợ thành Việt Kiều Hồi Hộp, phải không, thầy Tư? Thầy Tư lúc bấy giờ mới cười. Thầy giơ nắm đấm lên: - Tao sẽ kể chuyện việt kiều hồi hộp mầy nói cho nó nghe. Cho nó vài thời gian suy nghĩ về những điều kiện lấy vợ Việt Nam như mầy nói… rồi cho nó quyết định sau. Sống đàng hoàng không muốn lại muốn nằm dài ở khúc ruột Việt Kiều Hồi Hộp. Chu Tất Tiến |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 19/Jul/2024 lúc 8:32am |
Chuyện Tình Của Chú Năm Chú Năm bước đến hàng bán cá mua hai con cá rô phi, nhờ người
bán làm sạch và chiên dòn. Có một người đàn bà cũng đang đứng chờ chiên cá như
chú, chị nói: - Bữa nay thứ tư họ thay dầu mới, cá chiên nóng về ăn với nước mắm tỏi ớt ngon
lắm.
Chú Năm mỉm cười không nói gì, chú đâu biết pha nước mắm tỏi ớt, hồi trước lúc
vợ chú còn sống chuyện bếp núc một tay bà lo. Vợ chú chết hai năm nay, chú
không biết nấu ăn lại không thích vô bếp, cứ ra tiệm mua thức ăn người ta làm sẵn
mang về, ở thành phố này thì có rất nhiều tiệm bán thức ăn Việt, rất tiện. Chú có hai đứa con, một trai một gái. Đứa con gái lớn vừa lấy chồng, theo chồng
sống ở tiểu bang khác. Thằng con trai mới học xong mùa hè vừa rồi, xin được chỗ
làm lương cũng khá, nhưng hơi cực, ngày làm mười tiếng lâu lâu phải đi công tác
xa cả tuần mới về.
Hai cha con chú ăn uống cũng dễ, nhà có gì ăn đó, nếu không thì luộc mì gói
cũng xong. Thằng con chú đi làm bận bịu cả ngày, nó thường ăn ở ngoài, thỉnh
thoảng mua đồ ăn đem về cho chú.
Từ ngày bà xã thình lình bỏ chú ra đi, chú cảm thấy căn nhà sao mà trống vắng
buồn tênh. Chú tìm việc gì làm cho khuây khỏa, chú ra sau vườn nhổ cỏ trồng
rau, nếu không thì thả bộ lang thang mấy khu mua bán của người Việt, nghe người
ta nói tiếng Việt lao xao cũng thấy đỡ buồn. Sáng nay thứ tư, nhớ lời người đàn bà chú gặp tuần trước, thứ tư người ta thay
dầu mới, chú đến chợ mua cá rô phi chiên dòn. Chú định bụng nếu gặp người đàn
bà đó, chú sẽ nhờ chị ta chỉ cách pha nước mắm tỏi ớt. Đến nơi, có lẽ còn hơi sớm,
chợ ít người, hàng bán cá chẳng thấy ai mua, chú không phải chờ lâu xách hai
con cá vừa chiên xong nóng hôi hổi ra về. Ra cửa chú thấy người đàn bà đó đang
đứng chờ người nhà đến đón, chú xáp lại nói chuyện.
- Dễ lắm, anh rót nước mắm sống vô chén, pha chút nước lạnh, bỏ đường, nặn
chanh, cho vô ớt bằm, tỏi bằm. Nếm vừa ăn là được, tuỳ người thích ăn ngọt thì
thêm chút đường.
- Pha nước mắm mà nhiều công đoạn quá vậy?
Chị cười xoà. "Bả đâu?"
- Bả bỏ đi hai năm rồi.
Chị im lặng mím môi, chắc là chị nghĩ ông này bị vợ bỏ. Chú Năm không buồn đính
chánh câu nói lấp lửng của mình.
- Cô chờ người đến đón?
- Dạ, chờ thằng cháu.
- Có phải cô tên Sáu? Hôm trước tôi nghe người nhà cô kêu chị Sáu.
- Tôi tên Nguyệt, thứ sáu nên người trong nhà kêu theo thứ chớ không kêu tên.
- Tôi cũng vậy, tôi tên Minh nhưng người quen đều kêu theo thứ, nhiều người tưởng
tôi tên Năm.
- Anh đã nghỉ hưu?
Chú Năm cười xoà chỉ mái tóc của mình, tóc bạc hết cô không thấy sao, vài tháng
nữa là bảy chục rồi.
- Thấy anh cũng còn trẻ, về Việt Nam người ta tưởng chừng sáu chục.
Chú Năm cười hề hề, lúc này xuống dốc thấy mau già chớ lúc trước tôi trông trẻ
lắm, ai thấy cũng khen.
- Cô chắc còn đi làm?
- Dạ, tôi còn trẻ mà, anh thấy tôi chừng bao nhiêu tuổi?
- Sáu chục.
- Sáu mươi hai rồi đó.
- Chắc cô mới qua?
- Dạ cũng được ba năm rồi, lúc tôi qua má tôi yếu nhiều, bệnh già thôi, tôi qua
kịp lúc săn sóc bà già trong những ngày cuối đời của bà. Chớ lúc trước bà ở nhà
lủi thủi một mình tội lắm, ai cũng đi làm. Má tôi chết hơn sáu tháng rồi, nhiều
người quen thấy tôi săn sóc người già tốt, họ kêu tôi giúp. Tôi hiện đi làm hai
chỗ, tôi có bằng lái xe nhưng còn hơi nhát không dám lái, đi đâu cũng nhờ đưa
đón nhiều lúc cũng bất tiện.
Chị cười hì hì... Thằng cháu chị đến đón, chú Năm trở vô chợ mua ớt, tỏi, đường,
nước mắm, nhà chú lâu nay chẳng ai nấu nướng nên trong bếp trống lỏng chẳng có
gì. Tự nhiên chú thấy vui vui yêu đời, chú tập tành làm bếp.
Sáng thứ tư là chú Năm thấy rộn ràng muốn đi chợ, chú thấy nhớ cô Sáu, chú muốn
gặp cô nói ba điều bốn chuyện. Mới gặp nhau sao thấy hạp, nói chuyện hoài không
muốn dứt. Hình như cô không có chồng, cái kiểu cô nói chuyện có thể đoán cô là
người có một mình ên.
Đến nơi chú Năm đến hàng bán cá trước, không thấy "người ta" chú đi
lòng vòng gian hàng bán đồ khô, nhưng chú không mua thứ gì rồi bước qua khu bán
rau cải. Chú mua mấy trái dưa leo cùng một bó rau muống. Rau muống luộc thì chú
biết cách làm không cần ai chỉ. Đảo quanh mấy vòng cũng không thấy "người
ta", chú đến quầy trả tiền rồi bước ra. Hôm nay chú không mua cá, thằng
con chú không thích ăn cá, hồi nhỏ nó ăn cá he mắc xương giờ thấy cá nó sợ. Chú
vô tiệm bán thức ăn làm sẵn gần bên mua một phần canh chua tôm và một phần thịt
sườn ram mang về. Chú Năm chợt thấy "người ta" bước vô chợ, chú đã đề
máy xe nhưng lưỡng lự chưa muốn đi, chú tắt máy xe bước vô chợ.
Chú đi qua hàng đồ khô mua lung tung, đến hàng rau cải mua lung tung mặc dầu
không biết mua về để làm gì. "Người ta" gặp chú mừng rỡ vui ra mặt,
chú thì mừng trong bụng kiếm chuyện đi theo "người ta" hỏi nầy hỏi nọ
hỏi kia. Chú nói hồi nãy chú qua tiệm "Food Togo" mua thịt sườn ram,
thằng con tôi rất thích ăn món này. Cô Sáu nói dễ làm lắm để tôi chỉ anh làm.
Chú Năm liền mua mấy pound thịt sườn non, "để tôi làm thử, làm không xong
hôm nào cô đến nhà tôi chỉ tôi làm nhe".
Bước ra ngoài cô Sáu nói anh về trước, hôm nay tôi đi xe bus, không ai đưa đón. - Nếu cô không ngại để tôi đưa cô về, nhà cô ở đâu?
Cô Sáu nhìn người đàn ông mới vừa quen, "thấy" ông ta có vẻ là người
đàng hoàng tử tế.
- Tôi thì không ngại, chỉ sợ vợ ông ghen.
- Vợ tôi không ghen, nhưng con nhỏ con gái tôi ưa "ghen" dùm cho má
nó. Tôi mà quen bà nào, nó theo dòm ngó, nhưng bữa nay nó có chồng đi ở xa rồi,
mà giờ chắc lo giữ chồng không còn lo giữ ông già nữa.
Cô Sáu cười khúc khích đi theo chú Năm ra xe. Lúc đến ngã tư đèn đỏ, chú Năm chỉ
căn nhà mái ngói đỏ xéo bên kia đường, "nhà có cây chanh phía trước là nhà
tôi đó". Cô Sáu nói ở đây chanh sai trái thấy ham, giờ thấy cây chanh mới
nhớ hồi nãy quên mua. Chú Năm nghe vậy quay đầu xe lại, nói vậy vô nhà tôi hái
về ăn, khỏi mua.
Cô Sáu nhìn căn nhà to lớn nghĩ bụng vậy mà ở có hai cha con. Nhà em mình chút
xíu ở bảy tám người lớn. Hái chanh xong chú Năm mời cô vô nhà chơi cho biết. Cô
Sáu sẵn dịp chỉ chú Năm làm món sườn ram. Hai người vô bếp, cô Sáu để chú tự
làm, cô đứng gần bên chỉ cách. Làm xong chú hâm cơm nguội mời cô sẵn dịp dùng bữa.
Cô Sáu tự nhiên không khách sáo, hai người tâm đắc như là quen nhau từ thuở
nào. Trong phòng ăn có treo tấm hình gia đình chụp hai vợ chồng cùng hai đứa
con. Cô Sáu khen vợ anh đẹp quá. Chú Năm buồn bã nói vậy mà bả đành đoạn bỏ tôi
đi. Chú chỉ về phía bàn thờ gần đó, bả ngồi đó hai năm rồi, phát bịnh có sáu
tháng thì mất. Lúc đưa cô Sáu về chú Năm hỏi xin số phone, để khi nấu nướng có cần gì gọi nhờ
cô chỉ, hoặc là đi chợ chú qua nhà chở cô đi chung để cô "cố vấn" chú
mua thứ gì, nấu món gì vừa nhanh vừa dễ nấu. Mỗi cuối tuần cô Sáu hay đi chợ trời,
cô rủ chú Năm đi theo chơi cho biết. Cô thích vô đó mua trái cây và rau cải, vừa
ngon lại vừa rẻ. Chú Năm đi theo coi người ta mua bán đồ cũ thấy cũng vui. Cô Sáu là người dưới quê miền Tây, hồi nào tới giờ không có chồng sống với cha
mẹ anh em. Cô mới vừa qua Mỹ, ở vào cái tuổi người ta chuẩn bị nghỉ hưu thì
mình mọi việc chỉ ở khởi đầu. Nhưng cô không buồn, bằng lòng với cái "trời
đã định" cho mình. Chú Năm goá vợ, mấy năm nay chú thình lình bị rơi vào một
cơn hụt hẫng buồn hiu. Nhiều lúc ở nhà một mình chú chợt thèm có ai đó đi ra đi
vào lảng vảng gần bên. Đi đó đi đây với người đàn bà vừa quen, chị này có gì
cũng nói chú nghe, về nhà thấy nhớ thấy trống trãi chỉ mong tới lúc được
gặp. Chú Năm tập cô Sáu lái xe cho quen đường và không còn sợ. Mỗi ngày chú đến
nhà cô đậu xe bên lề đường, vô ngồi trong xe của cô. Khi cô lái, có người ngồi
kề bên cô thấy tự tin hơn và không sợ. Chừng một tuần thì cô tự lái đi một
mình, cô cám ơn chú Năm rối rít.
Rồi thì qua lại tới lui, mỗi khi đi chợ cô gọi chú Năm. Một tuần cô đi chợ ba lần,
chợ trời mua rau cải trái cây, chợ thực phẩm Á Đông và Costco mua đồ linh tinh
xài trong nhà. Chú Năm nhiều thì giờ rảnh rỗi, tình nguyện đưa đón cô đi đây đi
đó chớ ở nhà một mình buồn thúi ruột. Cô Sáu trả công đến nhà chú tập chú nấu
nướng, cô vui mà chú cũng vui, nấu xong hai người ngồi ăn như hai vợ chồng. Thằng
con chú Năm thỉnh thoảng gặp ba nó dẫn đàn bà về nhà, nó nói với chị nó cở này
ba có bồ.
Có lần cô Sáu kể chú Năm nghe, hồi lúc cô còn ở Việt Nam, lúc gần đi Mỹ có xuống
Bạc Liêu chỗ ông cha Diệp cầu nguyện.
- Em cầu nguyện điều gì? (lúc này hai người xưng anh em).
Cô Sáu cười không nói nhưng cô kể:
- Bận về ghé vô chợ Cần Thơ nghỉ ăn trưa. Em đi vô chợ tính kiếm mua một ít
trái cây, có một ông già ngồi coi bói, em đi ngang ổng nói cô ơi coi bói không
cô, tôi thấy đường hậu vận cô tốt lắm. Em đi vô quán ăn suy nghĩ thấy ông tội
nghiệp, trở ra cho ông một ít tiền. Ông cầm tay em nói cuối đời em sẽ gặp người
tốt thương yêu lo cho em, em sẽ không còn cô đơn cô độc một thân một mình
nữa. - Em có tin không?
Cô Sáu nhìn xa xăm đôi mắt mơ màng.
- Từng tuổi này mình đâu có mong gì nữa, nhưng chuyện tình cảm nhiều khi
tránh cũng không được.
Chú Năm trằn trọc không ngủ được, cứ nhớ đến lời cô Sáu nói ban chiều. Thấy
thương cô quá! Nhiều lúc thấy tội nghiệp. Nhưng chú chưa bao giờ nghĩ mình sẽ
bước thêm bước nữa. Cuộc đời giờ chỉ lấy niềm vui bên con cháu.
Thằng con trai chú hơi khó tánh, trong nhà nó giữ ngăn nắp sạch sẽ. Nó là thằng
con ngoan thương cha thương mẹ. Chú Năm hơi ngán nó, không hiểu sao chú cứ ngài
ngại nó không đồng ý chú đi thêm bước nữa. Chú không dám dẫn cô Sáu về khi nào
có nó ở nhà. Hồi còn trẻ đi chơi với bồ sợ cha mẹ la, giờ bảy chục tuổi không
dám dẫn đàn bà về nhà... sợ con la.
Một buổi chiều lúc hai cha con ngồi ăn cơm, chú nói với nó:
- Con cũng biết hồi nào tới giờ ba rất thương cái gia đình này. Má con không
may mất sớm, giờ ba chỉ còn hai con, ba cũng đã lớn tuổi không còn sống
bao lâu, ba không muốn làm bất cứ điều gì khiến cho gia đình mình không vui, nếu
hai con không thích ba sẽ ở vậy cho đến hết cuộc đời còn lại.
Thằng con nghe cha nói như vậy nó ứa nước mắt, tội nghiệp cha nó quá, thương
cha nó quá.
- Con và chị con rất thương ba, hồi nhỏ con hay đòi mua cái này cái nọ mà không
biết gia đình mình không khá giả gì. Lớn lên con hiểu chuyện thấy ngày đó mình
thật là có lỗi. Giờ ba đã già, con không muốn đòi hỏi ở ba điều gì cả. Từ
lúc má chết, đôi lúc thấy ba cô đơn buồn bả con thương ba lắm mà không biết làm
sao. Giờ nếu ba gặp được người nào vừa ý, con và chị con rất mừng, chúng con
mong ba luôn vui và hạnh phúc trong những ngày cuối đời.
Thằng con trai khóc, ba nó cũng khóc.
Ý Ngôn
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/Jul/2024 lúc 8:34am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 20/Jul/2024 lúc 7:31am |
Nỗi Niềm Khi Lấy Vợ Lớn TuổiSau 365 ngày tìm hiểu,
cuối cùng hai đứa quyết định đi đăng ký kết hôn. Sáng nay đến ủy ban xã, vừa
kéo ghế ngồi thì thằng cán bộ tư pháp liền ngẩng lên bảo “Hai bà cháu đi làm
thủ tục thừa kế à?”. Mình đỏ mặt lí nhí bảo: dạ ! bọn em đăng ký kết hôn. Mọi ánh mắt đổ dồn vào. Thằng tư pháp lại hỏi : “Thế vợ đâu mà bắt bà nội đưa đi?”. Vợ mình tái mặt, tay run như đang bắt chuồn chuồn, ấp úng không nói nên lời. Điên quá, lại xấu hổ nữa, mình gắt um lên: Vợ tôi đấy! Bà nội cái gì mà bà nội.
Mấy người trong phòng cười ồ lên. Một chị người quen rụt rè hỏi, vợ chú năm nay
bao tuổi rồi. Mình nói : dạ 60. Chị này chép miệng xuýt xoa: “Ôi trẻ thế! 60 tuổi mà nhìn cứ
như mới 59 tuổi í hihi !”. Xong việc, từ ủy ban ra, hai đứa dẫn nhau vào studio hỏi chụp ảnh cưới. Vợ phấn
khởi lắm, nói em sẽ mặc váy như này, đội cái vòng hoa như này, xong thì bảo
chúng nó photoshop cho trẻ gần bằng anh rồi úp phây búc cho thiên hạ lác mắt
ra. Đang hớn hở thì thằng thợ ảnh chạy ra bảo “Cụ ơi! Ở đây chúng cháu không chụp
ảnh thờ, cụ thông cảm!”. Lần này không nể nữa, vợ mình chửi cho một
trận:Thờ, thờ cái thằng cụ mày à! Nó gãi gãi đầu nói : cháu, à quên , em xin lỗi
chị. Tại vì em trông chị chững chạc, già dặn quá. Rồi hai đứa đi ăn kem. Vợ bảo thi thoảng phải đi ăn kem cho giống bọn trẻ,
không chúng lại nghĩ vợ già rồi. Nhớ hồi đầu khi mới quen, mình gọi điện rủ chị đi ăn lòng nướng, khi ấy vừa
chuyển từ “cô” sang “chị”. Vợ e thẹn nói “Dạ, để em thắp hương xin phép mẹ đã.
Mẹ em dặn con gái buổi tối không được ra khỏi nhà”. Đợi mãi, lát sau chị đi bộ
ra, tay cầm cái quạt ve vẩy. Mình hỏi cầm quạt đi làm gì. Chị bảo: để tí ăn
xong ghé qua công viên tập dưỡng sinh với các bạn luôn. Hồi đó bọn bạn chửi dã man, chúng nói khẩu vị của mày mặn nhỉ, lái hẳn máy bay
đời cực sâu luôn. Tao hỏi thật là điện nước đầy đủ nữa không, có làm ăn gì được
nữa không hay:” giữa giờ chơi mang đến lại mang về? “ Cả bọn cười ré lên như ma
nhập. Điên thế không biết. Hôm nay đám cưới, mọi người tò mò đến xem rất đông. Mình vui quá uống say bí
tỉ. Vợ mặc váy cô dâu, tay ôm bó hoa thẹn thùng đi bên cạnh. Thằng MC lem lẻm cái mồm nghe nhức hết cả tai. Thưa quý vị và quan viên hai họ.
Ngày xưa cha ông ta từng có câu “Trai tơ mà lấy nạ dòng. Như nước mắm thối chấm
lòng lợn thiu”… Nhưng thưa quý vị! Ngày nay cuộc sống đã thay đổi, quan niệm về
hôn nhân hạnh phúc gia đình ngày một cởi mở hơn, nên có thơ rằng “Trai tơ mà
lấy nạ dòng. Như rượu Chivas nhắm lòng lợn ngon”. Hội trường sôi lên. Tiếng bàn tán, chúc tụng thậm chí cả chửi rủa nữa, khiến
mình muốn chui mẹ vào buồng, ngủ một giấc đến đâu thì đến. Đang lơ mơ thì lão
trưởng họ tóc bạc mặt đỏ như gấc, say quắc cần câu cầm míc phát biểu một cách
trịnh trọng. - Xin trân trọng thưa hai họ ! Nà tôi nà bác … đồng thời các cháu có nghĩa rằng
nà … đến ngày chín quả … mà này khác … Thì tôi cũng nà ở trong câu chuyện … nà
bác của các cháu … nàm sao … có nghĩa rằng nà … các cháu nên vợ nên chồng … nà
ở trong cái việc các cháu … Tôi xin hết! Vỗ tay! Một bài phát biểu cực kỳ súc tích, gãy gọn và ẩn chứa nhiều triết lý
sâu sắc. Mọi người lũ lượt lên chúc mừng và tặng quà. Một ông say quá líu cả
lưỡi chúc hai cháu sớm sinh quý tử. Mẹ mình phải túm lấy cổ áo lôi xuống mắng,
sáu mươi tuổi đẻ với đái gì nữa mà ông cứ nói luyên thuyên. Vợ đứng bên cạnh
căng thẳng quá suýt ngất mấy lần vì tăng huyết áp và tụt đường huyết. Đêm tân hôn. Vợ giao hẹn chỗ này, chỗ kia không được đụng vào. Mình hỏi sao
thế. Vợ giải thích, từ rốn trở lên em mới trùng tu bảo dưỡng, đang trong thời
gian bảo hành nên đừng có đụng vào. Mình bảo, thế còn hạng mục nào đang thi
công dở nữa không? Khu vui chơi giải trí khởi công lâu chưa để còn biết? Vợ gật
nói chỗ đấy bỏ hoang lâu rồi, tùy anh thôi. Được một lúc vợ hổn hển nói nhỏ vào
tai , “Anh vào chưa?”. Mình bảo thì biết éo đâu được, hình như vào rồi. Vợ bảo
thế à, rồi “á” lên một tiếng đầy thương tâm. Đêm ấy mình đã thành một thằng đàn ông chân chính.
st. |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 24/Jul/2024 lúc 8:07am |
Vầng Trăng Mọc Muộn
Sau năm năm bị tù từ Nam ra Bắc để trừng phạt, ông Phương đã làm người cai quản kho súng đạn dưới chế độ cũ, mặc dù ông chỉ là một binh sĩ quèn, chưa hề bắn hay làm chảy máu một sinh vật nào cả, ông được nhà cầm quyền Cộng Sản thả về với thân thể héo hắt gầy còm, đầy bệnh tật. Gia đình ba người gồm vợ chồng ông và con gái chỉ trông mong vào ngày rời khỏi đất nước đọa đầy, đau thương khô cằn về tình người để định cư vào một đất nước Hoa Kỳ bên kia bờ đại dương màu mỡ tự do theo diện HO. Chờ đợi thủ tục chưa được bao lâu, sức khỏe ông đã không thể trụ nổi nữa, ông đành xuôi tay nhắm mắt để lại vợ và con gái Ái Khanh mới 8 tuổi. Người mẹ còn trẻ, đứa con gái còn nhỏ đã nuốt nước mắt vào trong để can đảm quyết tâm đứng lên làm lại cuộc đời ở đất nước thứ ba. Thời gian như con cá Quẫy khỏi lòng bàn tay Thời gian như chiếc lá Rụng xuống đau nhành cây (Vàng đóa hoa dương-Phạm Thiên Thư) Bà Phương đơn côi, rất ít bạn, chỉ lầm lũi đi làm hai ba jobs từ ngày qua Mỹ, ban ngày đi làm hãng may cắt chỉ, đến chiều về đi rửa bát cho nhà hàng Tàu; cuối tuần bà lại đi làm cô giáo dạy tiếng Việt cho những trẻ em trong gia đình giàu có chỉ vài ba tiếng vào thứ bảy, còn ngày chủ nhật nghỉ để đi chợ làm đồ ăn cho cả tuần cho hai mẹ con. Mặc dù bận tối mắt tối mũi, nhưng bà rất chu đáo lo cho sức khỏe và việc học của con, bà không bao giờ để cho con gái phải nhắc nhở ngày đóng tiền học tư hay mua sách vở mới cho chương trình mỗi lớp của con. Từ rất bé mới 8 tuổi mẹ đã gieo vào đầu con gái phải học thành bác sĩ để trả hiếu cho bố mẹ đã kỳ vọng vào đứa con gái duy nhất của gia đình và cũng để bảo đảm cuộc sống tương lai sau này có chất lượng hơn. Bà từ bỏ những buổi tiệc vui bạn bè trong sở mời gọi, cũng như từ bỏ những ngày nắng ấm dạo phố phường cùng Ái Khanh hay bạn thân để có thời gian làm việc thêm kiếm tiền; trong mắt con gái, mẹ là người chỉ biết kiếm thật nhiều tiền mà thôi bất chấp trời mưa hay nắng, cũng không làm bà chùn bước! Bên cạnh đó bà cũng thường xuyên nhắc nhở con không nên đi chơi với bạn học cùng lớp hay đi đến bất kỳ cuộc vui nào mà phải dồn hết thì giờ vào học tập để đứng đầu lớp và thi đậu vào ngành y. Có lúc con bé chỉ được hạng nhì, bà đã không vừa lòng, tra hỏi lý do tại sao không đứng nhất mà lại đứng thứ hai? Người được hạng nhất ấy có gì hơn con? Trình độ học vấn thường xuyên thế nào mà có thể hơn được con bà? Bà đặt tất cả kỳ vọng vào đứa con gái bé bỏng vì chữ hiếu phải cắn răng nghe theo lời bà, hết sức ra công học tập; rồi bà cằn nhằn tại con lơ đãng, không đủ chăm chỉ để đạt được hạng nhất! cô bé có xin lỗi bao nhiêu cũng bị mẹ mắng cho một trận, lầu bầu kéo dài cả tuần lễ! Những hôm cô bé về trễ vì trễ chuyến bus hay subway bị hư, bà tra khảo như không tin vào lời nói của con: -Mẹ không muốn thấy con đàn đúm với các bạn, phải về nhà để tiếp tục học ngay! Thời gian là vàng… Ái Khanh cắt lời mẹ, phụng phịu: -Mẹ! học cũng cần có lúc nghỉ ngơi chứ, suốt ngày cắm đầu vào quyển sách thì làm sao đầu óc có thể tiếp thu hết được! -Con thấy mẹ đã hy sinh những ngày nghỉ, những buổi đi chơi với bạn bè để kiếm tiền không? mẹ làm cho ai chứ? Nếu không phải vì con, vì tương lai của con thì mẹ không cắm cúi mệt mỏi như thế này… Con còn cãi mẹ sao? -Không đâu, con không cãi mẹ, con rất khâm phục và kính trọng mẹ, nhưng bây giờ con đã lớn, đã 18 tuổi rồi, con sắp vào đại học, con đã không đi chơi với các bạn, đã học như mẹ khuyên, đã có bảng khen từ lớp nhỏ cho đến lớn, nay con cảm thấy mình cần chút thì giờ riêng tư để đi dạo phố hay uống café với các bạn của con…. -Mẹ không muốn con sao lãng việc học đâu, con có nhớ khi bố mất ở Việt Nam, nhà chúng ta nghèo không có một xu để đem bố vào bệnh viện, con đã hứa với bố là sau này lớn lên sẽ làm bác sĩ để chữa cho bố khỏi bệnh! Nay dù bố có mất nhưng mẹ tin chắc rằng bố ở trên cao đang mong ngóng từng ngày con thành đạt, có phòng mạch bác sĩ để giúp đời và làm rạng rỡ tông đường. Mẹ vì lời hứa của con khi xưa với bố, vì muốn mọi người không khinh rẻ gia đình chúng ta nên đã phải đi làm để có thật nhiều tiền cho con sớm thực hiện được mong ước ấy! Mẹ đang ngồi soạn bài để ngày mai thứ bảy sẽ đi dạy môn tiếng Việt, ngẩng đầu lên nhìn tôi với gọng kiếng trễ xuống mắt. Lúc này tôi mới để ý mẹ đã già đi rất nhiều, da mẹ không còn thẳng thắn như những năm đầu chúng tôi mới qua đất nước Mỹ; với số tuổi của mẹ không phải già nhưng vì quá lo, vì sức ép của đồng tiền và cuộc sống Mỹ quá nhanh làm mẹ tôi không còn nét tươi trẻ duyên dáng của ngày xưa nữa. Tôi lại ngồi gần, đầu để lên vai mẹ: -Mẹ ơi, có phải đã rất lâu mẹ con mình chưa ngồi cạnh nhau để nói chuyện không? mẹ lúc nào cũng bắt con phải học, học như mỗi ngày là một kỳ thi tuyển vậy, còn mẹ thì cứ phải vội vàng hấp tấp làm việc như cái máy không ngừng nghỉ; hai mẹ còn mình cùng nhà mà cũng rất ít khi được nói chuyện tâm sự với nhau, thậm chí cũng không thể đi dạo với nhau, đã mười năm trôi qua ở xứ người… mẹ vẫn không mệt sao? Mẹ ngừng viết lách, nước mắt long lanh ngấn lệ, đưa tay qua vuốt mái tóc dài của tôi: -Con nói phải, hai mẹ con mình đã lầm lũi người đi làm kẻ đi học, mỗi người một việc cắm đầu làm như không kịp thời gian nữa vậy. Nay con đã là đứa con gái hiểu chuyện, trưởng thành, cả con và mẹ đã gần về đích, hãy đừng ngừng lại mà phải cố theo con đường mà mình đã vạch ra nhe con; mẹ sợ một ngày nào đó con hay mẹ ngừng cái đà mình đang đi thì tất cả sẽ đổ ập xuống hết công lao mình đang xây dựng. Mẹ không lo cho bản thân mình mà chỉ lo cho con gái của mẹ, mới bước vào đời ngây thơ và đẹp như một đóa hoa… -Mẹ ơi, nếu mình đừng đòi hỏi quá cao, mình sẽ không bị áp lực như thế đâu, có ai bắt mẹ phải quên mình để lao vào đồng tiền đâu? Nếu con chỉ cần học có bằng hành chánh hay cô giáo cấp một hai cũng được rồi, đâu cần phải là bác sĩ… để mình quá cực nhọc như thế… -Con nhất định phải ra trường bác sĩ! Mẹ đã nói rồi mà! -Tại sao? Tại sao con phải là bác sĩ mới được chứ? -Vì mẹ đã từng hứa với bố ráng nuôi con thành bác sĩ, mẹ đã hứa với ông bà nội khi còn mới sanh ra… Lúc ấy mọi người ai cũng đinh ninh mẹ sẽ sanh đứa con trai vì bụng mẹ nhọn về phía trước, cả gia đình bên nội con ai cũng làm bác sĩ, dược sĩ… ai ngờ khi sanh ra lại là con gái, mọi người có vẻ thất vọng lắm, mẹ đã hứa với cả gia đình họ nội sẽ nuôi dạy con thành một bác sĩ tài năng để nối cái nghiệp vẻ vang ấy. -Mẹ ơi! Đâu phải chỉ có bác sĩ mới làm vẻ vang gia tộc chứ! Làm những ngành nghề khác cũng rất tốt, miễn sao mình là người tốt, có sự nghiệp giúp ích trong xã hội là được mà! -Nếu con thương mẹ, nếu con còn xem mẹ là mẹ của con thì hãy học bác sĩ cho mẹ nở mày nở mặt với dòng họ nội ở Việt Nam, mẹ chỉ mong có thế! -Nhưng mình đang ở Mỹ,… có ai biết gì về mình đâu chứ? -Mẹ sẽ dắt con về quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn vào một ngày nào đó, để thăm lại mồ mả của ông bà và bố con. Mọi người sẽ thấy được mẹ đã thực hiện lời hứa của mình ra sao… Đừng tưởng ngàn xưa còn phảng phất Nơi làn gió nhẹ lúc ban đêm Hồn xưa từ ấy không về nữa: Ở cõi hư vô dấu đã chìm (Thời gian- Hàn Mặc Tử) Ái Khanh ngồi bó gối trên sườn đồi nhìn về phía xa xăm, tiếng mẹ cứ mãi bên tai “con phải học ra bác sĩ”; con bé chỉ thích những ngành nghề không trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân ví dụ làm trong lab môn khoa học xét nghiệm y học (medical laboratory science) hay sinh học phân tử (molecular biology) không phải vì độ khó khăn hay điểm cao của ngành y khoa bác sĩ đòi hỏi mà chỉ thích những thứ về phân tích và tìm ra nguyên nhân căn bệnh. Vì không muốn thấy sự thất vọng của mẹ nên cô bé không dám nói nguyện vọng của mình, cũng không muốn chống lại ý kiến mẹ vì không nỡ đập vỡ sự hy vọng gần như kiên cố của mẹ từ bấy lâu nay. Bóng Hiệp xuất hiền từ xa xa với nụ cười trên môi, cặp kính trắng óng ánh dưới ánh nắng, chiếc áo blouse trắng thùng thình đong đưa theo mỗi bước chân, tay cầm hộp đồ ăn, đến chỗ Ái Khanh chàng ngồi xuống bên cạnh, đưa một đôi đũa cho cô bé: -Đến giờ trưa rồi, mình sẽ ăn món sushi seafood (sushi hải sản) hôm nay nhé…Bé con không đói sao mà có vẻ suy tư thế?… Có chuyện gì cứ kể anh nghe… Hay có bài làm nào không tìm ra đáp án? -…Cho em biết làm bác sĩ có gì hay? -Oh có chứ! Khi bệnh nhân xuất viện khỏe mạnh là điều mình vui nhất! -Khi bệnh nhân không chịu uống thuốc, họ than khóc vì đau đớn, rồi có người thì ra đi mãi mãi… mình có vui đâu! -Nghề nào cũng có phần tích và tiêu cực của nó cả, mình yêu nghề thì phải chịu thôi! Anh rất thích nghề bác sĩ này, anh đang làm thực tập năm cuối vẫn rất thích, rất yêu nghề nhất là thấy bệnh nhân tiến triển từng ngày… Còn ngược lại những người bệnh nan y hay lớn tuổi, thấy họ từ giã cõi đời anh cũng thực sự không cầm được nước mắt, tưởng tượng đến ba má mình thì rất buồn…. Ủa mà tại sao hôm nay em lại hỏi anh về nghề bác sĩ vậy? muốn rút kinh nghiệm cho tương lai hả? -Mẹ bắt buộc em phải học bác sĩ! -Bắt buộc ư? Sao …kỳ vậy? phải để em tự chọn ngành mình yêu thích chứ! Còn em thì không thích bác sĩ phải không? -Em không thích nhìn cái chết, cái đau đớn đâu, chỉ muốn xem những chuỗi DNA, những phân tử trong phòng thí nghiệm mà thôi. Mẹ thì không muốn biết những điều em suy nghĩ mà cứ một hai bắt em phải làm bác sĩ. Em đang buồn đây! Ngoài mẹ ra cô bé chỉ có mỗi một người bạn cũng là người thân duy nhất là Hiệp, cả hai hiểu nhau như chính bản thân mình, chưa chính thức nói cho ai biết mối quan hệ thầm kín này nhưng trong lòng đều nghĩ họ chính là đối tượng của nhau. Hiệp quàng tay qua vai Ái Khanh, với vẻ mặt bí hiểm và thân thiết nói: -Anh không hiểu sao người Á Đông nói chung, Việt mình nói riêng, cứ thích con cái của họ phải học thành “sĩ”, như bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ. May là anh thích nghề bác sĩ cứu người này, chứ không thì anh cũng chống lại ý kiến của ba mẹ đến cùng. Cũng phải hiểu cha mẹ nào cũng thương con cái muốn con mình sau này sống sung túc nhưng thiếu gì nghề khác cũng đem lại sự giàu có chứ có riêng gì bác sĩ! Ah mà anh có ý kiến bí mật này để giúp em và mẹ, có muốn nghe không thì cùng ăn hết hộp sushi này với anh rồi anh sẽ nói nhỏ cho nghe. **** Hiệp và Ái Khanh quen và thân nhau từ khi mới qua Mỹ theo diện HO, khi cô bé mới vào tiểu học thì Hiệp đã gần xong và sắp vào trung học. Đến hôm nay thì chàng đã gần xong phần thực tập của mình về ngành bác sĩ thì nàng mới bắt đầu bước vào đại học. Tuy cách nhau 7 tuổi nhưng cả hai rất hợp nhau, chia sẻ cho nhau mọi điều từ thuở ấu thơ. Hiệp thông minh, lanh lẹ, thực tế; Ái Khanh từ tốn, điềm đạm và suy tư, cả hai nhìn rất xứng đôi, bổ khuyết lẫn nhau. Khi Ái Khanh lên năm thứ hai đại học ngành medical science mà nàng rất ưa thích, theo kế hoạch của Hiệp là cứ học ngành nàng yêu thích và giấu mẹ cho đến khi mẹ phát giác thì giải thích sau. Bà Phương cứ tin rằng con gái mình đang học bác sĩ, bà vui ra mặt, khi gặp một người bạn trong chợ hỏi thăm, bà sung sướng khoe: -Con gái tôi ngoan lắm, nó đang theo học về bác sĩ đó, chẳng mấy chốc sẽ chuẩn bệnh cho các chị, chờ đấy nhé! Một người phụ nữ khác chen vô: -Hôm nọ nghe cháu gái tôi, con nhỏ học cùng trường với con Ái Khanh đó, hình như nghe nói nó học ngành khoa học xét nghiệm y học mà! Bà Phương một chút bối rối nhưng cũng ráng cãi: -Bà lầm rồi, con gái tôi học bác sĩ mà! Buổi tối hôm ấy, bà Phương đã đem chuyện này kể cho con gái nghe rồi tự tin kết luận: -Mẹ biết chắc con yêu của mẹ sẽ phải ra trường làm bác sĩ, ngày ấy sẽ không xa, cho các bà ấy hết nói xa nói gần là mẹ “nổ” về con gái quá… -Mẹ ơi nếu con không làm bác sĩ được thì sao hả mẹ? …mẹ có còn yêu con nữa không?… Mẹ sẽ trừng phạt con như thế nào đây? Bỗng bà Phương trừng mắt nhìn nàng mà lần đầu tiên trong đời nàng mới thấy ánh mắt ích kỷ giận dữ phừng phực lửa, bà chỉ nghĩ đến cái danh vọng hão huyền đặt để lên con gái duy nhất của mình, không hề biết đã tạo ra stress cho con gái đến chừng nào: -Con đừng trả treo gì nữa, không phải con đang học bác sĩ đó sao? Hãy tốt nghiệp loại giỏi đi, ra trường rồi con sẽ có nghề vững vàng cho chính bản thân con mà cũng là trả hiếu cho ông bà và bố con ở quê nhà. -Tại sao mẹ cứ nói hoài chuyện ông bà nội và bố vậy? con không nghe ai ép con học bác sĩ cả, chỉ trừ có mẹ thôi….Con… -Bốp! bốp! Hai cái tát tai như trời giáng vào hai má của Ái Khanh, nàng ôm mặt té xuống chiếc ghế bên cạnh, hai hàng nước mắt tuôn rơi, vô cùng ngạc nhiên về sự nóng giận bất thường của mẹ, nàng mếu máo: -Con …xin lỗi mẹ, xin lỗi đã nói dối mẹ!…Thà con nói thật lòng cho mẹ biết còn hơn là bị stress khi phải sống trong dối trá! Con không sống nổi nếu cứ tiếp tục dối mẹ như thế này… Phải! cô ba đã nói đúng rồi, con sẽ không làm bác sĩ, con cũng không phải đang học bác sĩ! Khuôn mặt bà Phương từ từ trắng bệch như người vừa bị ai bóp cổ, đôi mắt ngược lên mở thật to, bà nói líu lưỡi: -Mày nói gì? Nói lại tao nghe! Tao sẽ không nuôi mày một ngày nào nữa, cút đi khỏi nhà tao! Mày dám cãi lời tao lại còn dối trá tao mấy năm nay! Mày có năng lực tao mới bắt học bác sĩ chứ! Trời ơi! Tôi chỉ muốn lấy lại chút danh dự đã bị mất hết từ khi đất nước mất vào tay giặc đỏ, tôi muốn được ngẩng cao mặt ở giới trí thức “sĩ”, tôi muốn hãnh diện khi đi cạnh một nữ bác sĩ trẻ do chính tay tôi nuôi nấng và tạo nên … thế mà ông Trời cũng không cho! Tôi …mất hết rồi! mất đi những tháng ngày mà tôi đã phải vùi đầu làm việc tăm tối với hy vọng nuôi con làm bác sĩ! Con gái trả hiếu cho tôi như thế này đây sao! Bà hét lên đau đớn rồi đưa tay phủi hết những món đồ bày biện bằng thủy tinh trên chiếc bàn nhỏ ở salon rơi xuống đất vỡ tan tành thành mảnh vụn. Ái Khanh sợ quá đã chạy biến vào phòng thút thít khóc và bấm máy cầu cứu đến Hiệp. Niềm tin xưa cũ, nay phai tàn Ánh mắt buồn bã, khói sương tràn Từng bước chân nặng, đời chao đảo Thất vọng tràn về, lòng xốn xang (khuyết danh) **** Ánh nắng chiều nhảy múa trên những ngọn cây, xuyên qua cánh cửa sổ của nhà thương và nằm hững hờ trên chiếc bình hoa glaieul trắng (hoa Lay Ơn) mà Ái Khanh mới cắm tặng mẹ. Bà Phương nằm yên trên giường bệnh, gầy xọp, dòng nước biển vẫn nhỏ chầm chậm vào đường gân máu trên mu bàn tay gầy guộc; Ái Khanh ngồi yên bên cạnh giường bệnh chăm sóc mẹ từ cả tuần nay, thấy bà tỉnh giấc, nàng khe khẽ hỏi: -Mẹ thấy trong người thế nào?… Có khỏe lên không? -Tôi hãy còn sống à? …thật sợ quá… thấy mình bay vào những hố thật sâu, đen ngòm, cố kêu cứu nhưng miệng thốt không ra tiếng, chung quanh chỉ toàn là người với khuôn mặt lạ kỳ lạnh lùng và trắng bệch… -Mẹ chỉ nằm mơ thôi, bây giờ đã hết rồi, con vẫn ở bên mẹ… Một toán người áo trắng bước vào phòng người bệnh gồm một bác sĩ chính và vài người thực tập, trong số đó có Hiệp, hôm nay chàng thực tập khám và chẩn bệnh cho phòng bệnh này, chàng xúc động nắm tay bà bóp nhẹ khuyên lơn: -Bác sẽ mau chóng khỏi bệnh và về nhà nhanh thôi nếu tất cả trong suy nghĩ của bác có sự tha thứ và buông bỏ; những gì mình đặt kỳ vọng vào ai đó một cách thái quá thì hãy nên suy nghĩ lại và chấp nhận sự thật, vì nếu không thì điều này sẽ làm bác mãi mãi bị tổn thương và nhuốm bệnh càng nặng, điều thứ hai là bác hãy nên nghỉ ngơi và lo cho bản thân mình, cho sức khỏe mình, chứ đừng lo cho con cái hay ai khác nữa vì con bác đã lớn, cô ta có thể tự lo cho mình… Con đã nghiên cứu hồ sơ của bác nên biết hoàn cảnh bác ra sao, gia đình con cũng là người Việt nên con rất hiểu ạ! Bà Phương bỗng dưng nắm chặt cánh tay Hiệp, không muốn chàng rời đi: -Con thật là một chàng trai đáng yêu, chắc ba mẹ con hãnh diện lắm, phải chi bác được con thăm bệnh mỗi ngày nhỉ? -Oh điều đó bác không lo, con sẽ rất hân hạnh đến thăm bệnh và nói chuyện với bác mỗi ngày. Bây giờ bác hãy nghỉ ngơi, con sẽ ghé thăm bác trước khi con hết ca trực. Hiệp không quên lén đưa mắt mỉm cười với Ái Khanh trước khi rời đi theo đoàn. Bà Phương cầm tay con gái ôn tồn bảo: -Con gái của mẹ, mẹ chỉ có mình con thôi, nên đã quá đặt để mọi thứ lên đôi vai của con mà không biết điều đó đã gây nên sức ép cho con; mấy ngày nằm bệnh một mình, mẹ đã suy nghĩ rất nhiều và nghe lời khuyên của các bác sĩ, mẹ thực sự đã tỉnh ngộ, cuộc sống thật ngắn ngủi, con phải có con đường đi riêng của mình chứ không phải sống cho ý kiến bảo thủ của mẹ…Sau này mẹ sẽ từ giã cuộc đời này, con phải có nghề con yêu thích để làm việc và đem lợi ích cho xã hội, chứ không thì sẽ nhiều áp lực lắm…Mẹ xin lỗi đã đánh con, đã ép con học ngành mà con không mong ước, mẹ đã hiểu và xin con hãy bỏ qua cho mẹ… -Mẹ ơi, đừng nói vậy, con cũng biết mẹ rất yêu thương con, đã hy sinh tất cả cuộc đời mẹ cho con, nhưng con không thể làm trái điều con ao ước cho tương lai của chính mình. Hiện giờ con đã gần xong năm thứ hai về khoa học ngành y… Biết đâu chừng người phối ngẫu tương lai của con sẽ là một bác sĩ giỏi, anh ấy sẽ làm mẹ vui lòng thì sao… -Ừm nhỉ, lúc nãy mới nói chuyện với cậu bác sĩ trẻ Hiệp lần đầu tiên đã thấy cậu ấy thật dễ thương và thật hiểu chuyện, cậu ta mà làm rể nhà nào thì thật phúc đức quá! Ái Khanh bất chợt nghe nóng ran hai má, nàng mắc cỡ giấu cái đỏ mặt đáng yêu quay ra cửa sổ, Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu Lả lả cành hoang nắng trở chiều Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn Lần đầu rung động nỗi thương yêu (Thơ duyên- Xuân Diệu) Sỏi Ngọc Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 24/Jul/2024 lúc 8:13am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 27/Jul/2024 lúc 11:09am |
Thư Của Mẹ Chồng Gửi Con Dâu Thời ĐạiCon dâu của mẹ, Những điều con viết sau đây đều hết sức chí lý: “Kiến thức, năng lực, sự giáo dục, cách đối nhân xử thế, ... của con ngày hôm nay đều là do con thừa hưởng từ bố mẹ con, chẳng có tí tẹo tèo teo nào cống hiến của mẹ.” Hoàn toàn đúng, “con dâu” ạ. Vì nếu khác đi thì nó là “con gái mẹ” chứ không phải “con dâu mẹ” nữa rồi. Các cụ ngày xưa bảo “dâu là con, rể là khách” mẹ thấy sai bét nhè khi áp dụng cho con. Mẹ nhận lỗi là mẹ già và nghe lời các cụ ngày xưa mà ra nông nỗi này. Nghĩa là mẹ đã coi con là con và dạy dỗ con, uốn nắn con theo “nếp nhà” của mẹ. Bậy bạ quá, đúng là “lỗi tại tôi, tại tôi mọi đàng”. Bây giờ mẹ xin phép gọi con là “con gái người dưng” vậy và để mẹ giả nhời “point to point” cho “con gái người dưng” nhé xong rồi thì mẹ đành say good-bye con mà thôi. Thật tình mẹ rất thích được gọi con là “con gái của mẹ” nhưng như con đã nói con có liên quan hỗ tương gì với mẹ đâu cơ chứ! Chẳng qua chỉ vì là vì con rước của nợ là thằng con trai của mẹ về làm chồng mà phải gọi mẹ là mẹ đấy thôi! 1) . con viết “ Thế nên con mới không tài nào hiểu nổi, rằng vì sao ngay sau khi kết hôn, bao nhiêu ngày tháng của suốt hai mươi năm con sống trong cuộc đời này tất tần tật lại phải trở về số không, rồi phải trở thành người của nhà mẹ, mà đúng hơn là người nhỏ nhất trong nhà mẹ. Nói nhỏ nhất là vì địa vị của con trong nhà còn bé nhỏ hơn cả đứa con trai hai tuổi của con. Nói thật là con cảm thấy rất bất công. Bố mẹ con nuôi dạy con hơn hai mươi năm ròng rã, còn mẹ thì nhặt nhạnh lấy thành quả kết tinh của 20 năm ấy, nói trắng ra là mẹ không làm mà hưởng, ngồi mát ăn bát vàng.” Con nói quá xá đúng. Nếu cần hỏi tội “ngồi mát ăn bát vàng” thì có lẽ mẹ và con cùng vô số người đàn bà khác phải đồng loạt đi kiện con ạ! Mà kiện ai, con thông minh, tài ba, giỏi dắn, chỉ cho mẹ với. Vì với những gì con lý giải, hoá ra mẹ ruột con cũng ngồi mát ăn bát vàng thành quả lao động của bà sui!
Mẹ chưa hiểu rõ lắm ý con trong đoạn văn này. Có phải con ám chỉ mẹ hay bắt bẻ con phải không. À, nếu thế thì mẹ giả nhời như thế này, cái thằng vô tích sự, con trai của mẹ đấy, cái thằng chồng mà con yêu nó đằng đẵng ba năm, cương quyết đấu tranh với mẹ để lấy con cho bằng được ấy, nó giống tính cha nó lắm cơ con ạ. Cho nên nếu mẹ lấy kính hiển vi ra săm soi cái bếp của con là mẹ giúp con đấy chứ. Con cứ “quản lý cái bếp” theo cái kiểu “luộm thuộm”, ấy mẹ xin lỗi trước nhé, mẹ chả muốn nói tẹo nào cả nhưng bất đắc dĩ thôi, cái kiểu “luộm thuộm” mà con học được từ bố mẹ con hơn hăm mấy năm ấy, thì có mà chết với thằng chồng con. Nó sẽ dài mỏ nói rằng “Người ta bảo muốn biết người phụ nữ như thế nào, cứ vào nhà bếp sẽ rõ. Cô như thế kia, con gái tôi sẽ giống cô thì sau này cả tôi lẫn cô lại bị người ta mắng vốn thôi”. Đấy, để phòng ngừa một “thừa kế di sản văn hoá” tai hại nhường ấy, mẹ đã phải lấy kính kiển vi ra săm soi từng góc bếp, từng khe cửa! Lẽ ra con phải cảm ơn mẹ vì nhờ mẹ dùng kính kiển vi mà con khỏi phải mua cái quạt mo che mặt khi con gái con đi lấy chồng sau này! Rồi mấy đời sau, cháu chắt của con cũng chả bị ai dùng kính hiển vi săm soi nữa!
Con nói cũng lại đúng nốt. Khả năng kiếm tiền của con là công lao giáo dục của cha mẹ con và nỗ lực của con, mẹ không phủ nhận. Ngày xưa khả năng kiếm tiền của mẹ cũng do cha mẹ mẹ giáo dục. Nhưng từ khi lấy chồng, chấp nhận xây dựng một mái nhà mới trong xã hội thì mẹ phải chia sẻ mọi điều với người chồng mà mẹ chọn lựa. Chồng của mẹ không phải từ lỗ nẻ chui lên và cũng chẳng xuất thân từ viện mồ côi. Chồng mẹ có gia tộc, có tông chi họ hàng. Chồng mẹ có bổn phận với những người ấy. Vì yêu chồng, mẹ tình nguyện cùng gánh trách nhiệm ấy. Sự tình nguyện này của mẹ đã được đền đáp, đó là sự yêu mến của cha mẹ chồng, sự chung thuỷ của chồng mẹ.
Con nói quá đúng luôn, con chả nợ nần gì mẹ ngoài cái nợ…mẹ nuôi thằng chồng con. Nếu mẹ không nuôi nó ăn học tử tế, có căn bản đạo đức tốt thì với cái ngữ nó, môm mép như bôi mỡ, con nghe lời đường mật của nó, lấy nó xong là đời con tàn trong ngõ hẻm. Nhưng nhờ mẹ ca cải lương cho nó nghe hàng ngày về Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín, về công ơn sinh thành dưỡng dục, về nghĩa phu thê, về đạo làm con mà bây giờ cha mẹ con đã không ngớt lời ca tụng nó là rể hiền ( trong khi đó thì mẹ lại vô phúc chả có dâu thảo!).
Con nói chí phải, mẹ xin lỗi là chuẩn mực của mẹ lại hơi khác con một tẹo. Chuẩn của con là 3 đôi giày /tháng còn chuẩn của mẹ là 3 đôi/30 tháng cơ. Cơ khổ, thằng con trai mẹ cũng theo nếp cần kiệm của bố mẹ nó nên cũng chỉ dám 3 đôi/ 15 tháng. Vì thế mà mẹ mới nhắc con liều liệu cho “xứng chàng vừa thiếp”, con có “thếp vàng” thì cũng chỉ nên 1 đôi/1 tháng là được con ạ. Kẻo con “thếp vàng” nhiều quá, còn chồng con lại chỉ nước sơn mộc mạc thì đi bên cạnh con, hoá ra đôi đũa lệch sao. Mẹ nghĩ chắc là con cũng chả chịu như thế đâu vì “xấu chàng thì cũng hổ ai” kia mà.
Con nói chí phải. Từ nay về sau, mẹ sẽ sai chồng con tất tần tật những thứ ấy. Nhưng mỗi người chỉ có 24 giờ như nhau. Nếu con trai mẹ phải báo hiếu cho mẹ thì thời gian còn lại sẽ rất ít ỏi. Lúc ấy con nhớ mà đổ xăng một mình, nhớ thay cái bánh xe một mình, nhớ đi đóng thuế trễ hạn một mình, nhớ đổ rác một mình, nhớ kỳ cọ phòng tắm một mình, nhớ làm đủ thứ một mình vì không còn ai để “đì” hay “sai vặt” hay “nhõng nhẽo” và quan trọng nhất là nhớ nuôi con bé Tũn một mình nhé vì ngẫm cho đến cùng, bé Tũn nó là con của con, chứ có quan hệ gì với mẹ đâu mà mẹ phải chăm bẵm nó!
Thôi thì con chưa chuẩn bị làm vợ, chưa chuẩn bị làm mẹ nên mẹ đành “ngậm ngùi”
xin được gửi con lại cha mẹ con vậy! st.
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 27/Jul/2024 lúc 11:10am |
Thư Của Con Dâu Thời Đại Gửi Mẹ Chồng
Con cứ nghĩ mãi, rốt cuộc mẹ có ý nghĩa gì với con? Mẹ chẳng qua
là mẹ của chồng con. Trước khi lấy anh ấy, mẹ chẳng có chút ý nghĩa nào đối với
cuộc sống của con. Cuộc sống của con là do bố mẹ đẻ của con cho con. Kiến thức,
năng lực, sự giáo dục, cách đối nhân xử thế, ... của con ngày hôm nay đều là do
con thừa hưởng từ bố mẹ con, chẳng có tí tẹo tèo teo nào cống hiến của mẹ. Thế
nên con mới không tài nào hiểu nổi, rằng vì sao ngay sau khi kết hôn, bao nhiêu ngày tháng của suốt hai mươi năm
con sống trong cuộc đời này tất tần tật lại phải trở về số không, rồi
phải trở thành người của nhà mẹ, mà đúng hơn là người nhỏ nhất trong nhà
mẹ. Nói nhỏ nhất là vì địa vị của con trong nhà còn bé nhỏ hơn cả đứa
con trai hai tuổi của con. Nói thật là con cảm thấy rất bất công. Bố mẹ
con nuôi dạy con hơn hai mươi năm ròng rã, còn mẹ thì nhặt nhạnh lấy
thành quả kết tinh của 20 năm ấy, nói trắng ra là mẹ không làm mà hưởng,
ngồi mát ăn bát vàng. Thế nên những việc con làm cho mẹ, mẹ nên cảm ơn
bố mẹ con và công sức con bỏ ra. Nếu mẹ không thấy cảm kích thì cũng
đành vậy nhưng mẹ cũng đừng nên cố ý tạo ra ý nghĩa này nọ đối với con,
đừng nên lấy kính hiển vi ra mà xăm xoi những việc con làm, khác nào bới
lông tìm vết, nhặt xương trong trứng gà, rõ ràng là vừa được ăn vừa
được nói.
Ban ngày con có
công việc của riêng con, kinh tế trước nay vẫn độc lập, nên con chẳng hề
phải dựa dẫm vào con trai mẹ, và cũng chưa một ngày nào phải sống nhờ
vào đồng lương của con trai mẹ. Khả năng kiếm tiền của con ngày hôm nay
là nhờ công giáo dục của bố mẹ con và công sức con không ngày nào ngừng
nỗ lực học tập mà thành. Cho nên con không thể chịu đựng nổi cái ý nghĩ
là đồng tiền con kiếm ra nghiễm nhiên phải cống hiến cho nhà mẹ và sau
đó tiêu đồng tiền của chính mình lại cứ phải nhìn xem sắc mặt của mẹ thế
nào, làm gì có chuyện đấy? Con không hề nợ nần gì mẹ, cũng chẳng cần mẹ
phải nuôi, càng chưa xin mẹ một xu một chinh nào. Con có thể tôn trọng ý
kiến của mẹ nhưng không thể để mẹ quyết định được.
Cho nên
bây giờ con phải chính thức nói trắng ra để mẹ hay: tiền điện là con trả, nên
trong những ngày hè nóng bức ngột ngạt con bật điều hoà đi ngủ, mẹ không được
có ý kiến. Hôm sau con còn phải đi làm nữa mẹ ạ, chất lượng giấc ngủ rất quan
trọng đối với con. Còn nữa, "Phật có thiếp vàng, người có quần áo",
con cần mua mấy bộ quần áo hay mấy đôi giầy thì đấy là việc của con, xin mẹ nhớ
cho, tiền đó là do con kiếm được, con tiêu thế nào thì con cũng tự có chuẩn mực
của con, nếu mẹ muốn quản lý thì xin đi mà quản lý tiền nong của con trai mẹ.
Con kiếm tiền bằng công sức và khả năng của mình, nên quả thực không hề muốn
phải đi thăm dò sắc mặt của mẹ thế nào. Lại nữa, mẹ đừng nên một mực cho rằng
con trai mẹ giỏi giang ghê gớm lắm, nếu mà con không đi làm thì thử hỏi chuyến
đi Trung Quốc du lịch hai tuần năm ngoái của mẹ là tiền ở đâu ra. Con càng nghĩ
càng thấy thực ra mẹ chả có bất kỳ ý nghĩa nào đối với con cả, nếu mà có một ý
nghĩa nào đó về hình thức thì mẹ chẳng qua chỉ là mẹ của chồng con thôi. Tất cả
công sức tình cảm của mẹ đều dồn cho anh ấy, người báo đáp công lao mẹ là anh
ấy. Tương tự như vậy, người mà con cần báo đáp cũng chỉ có bố mẹ con thôi. Nếu
hôm nay bố mẹ con cũng soi mói con trai mẹ như vậy thì mẹ có cảm thấy dễ chịu
không? Và con trai mẹ sẽ đáp ứng được mấy phần yêu cầu của bố mẹ con đây?
Cho nên về sau này, nếu mẹ muốn ăn hoa quả thì sai con trai mẹ đi gọt cho
mẹ ăn, vì đây là việc anh ấy đáng phải làm, quần áo thì cũng sai anh ấy giặt,
đằng nào thì mẹ cũng đã giặt quần áo cho anh ấy hơn hai mươi năm kia mà (còn
con thì đến một đôi tất cũng chưa bao giờ phải phiền mẹ cả). Nếu mẹ muốn đi
khám bệnh thì bảo con trai mẹ xin nghỉ mà đưa đi, con không muốn năm nào cũng
bị cơ quan cắt tiền thưởng không nghỉ phép năm. Trong khi hễ con bị cảm cúm thì
mẹ bóng gió mát mẻ rằng con sức khoẻ kém. Bởi vậy, khi mẹ bị ốm, con chẳng có
cách nào để động lòng trắc ẩn. Nói tóm lại, anh ấy hiếu thảo với mẹ là đúng,
còn con, con phải đem cái hiếu thảo của con báo đáp cho người đã sinh thành ra
con.
st.
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 29/Jul/2024 lúc 8:17am |
Mùa Hiếu HạnhHình minh họa Bà đi làm công nhân cho hãng sản xuất giầy để đi, một thời khá lâu, nên người ta gọi bà là bà BATA. Bà Bata lấy chồng từ lúc còn rất trẻ, lúc mới ngoài đôi mươi, bà sống hạnh phúc với chồng là ông Thảo, ông chủ quán nhỏ, bán sách, tập cho học trò, bán luôn cả báo ngày báo tuần… ở ngã tư đường Lê Đại Hành và lối vào chợ đêm chợ Phú Thọ… họ sống chung, an cư ở đó đã hàng mấy mười năm, chồng cứ bán sách báo, vợ cứ đi may gầy dép, họ êm ấm lắm, chỉ kẹt một nỗi đã luống tuổi vẫn không có một đứa con. Hình như vì không con cái, cứ năm này qua tháng nọ, vợ chồng cần cù làm việc nên cũng khấm khá. Khi mới ngoài ba chục tuổi, cả hai đã tậu được một căn nhà mái tôle ciment tường xây khá khang trang. Nhà đẹp ở chỗ có vườn cây bao bọc xung quanh. Bên trái nhà, ngày đầu hồi, bà trồng cải xanh để có dịp ngắm hoa vàng nở rộ, đu đưa mùa xuân, mùa thu vào, bà có cải già làm dưa nén. Bên phải, song song với tường, ông bắt giàn trồng mướp, bí và bầu… thỉnh thoảng bà Bata cứ hỏi đùa với chồng là : sao bầu, bí, mướp hương… ra sai trái… thế mà mình không có một đứa con ? Ông mỉm cười… rồi sẽ có ! Cả khu vườn, mùa nào thức nấy, luôn luôn xanh tốt, tươi vui, đẹp, nhất là cái cổng vào vườn, tọa lạc từng bụi hoa thiên lý thơm và đong đưa, hoa theo gió… đúng mùa, giữa tháng bẩy hoa ra nhiều, có khi hàng xóm sang xin về nấu canh… ông bà thảo ăn, và hay cắt biếu tặng mọi người. Rồi tình cờ một hôm đấy, một buổi chiều cuối tuần, hai ông bà đang lượm cỏ dại trong vườn, họ đang nói chuyện vãn với nhau thì chợt cả hai im bặt, vì nghe có tiếng khua, khuấy động rào rào như có một con mèo hoang hay một con thỏ lạc bầy nào đang nghịch ngợm, nô giởn trong đám lá rậm rạp ! Cả hai đi lần tới chỗ phát ra tiếng động, ôi trời ơi, họ dòm thấy một đứa bé con cỡ hai, ba tháng tuổi, ai đem bỏ trong khuôn viên mép cổng, đặt nằm trên manh chiếu cói nhỏ… chân tay bé quơ cào dẫy đạp lung tung ! Bà hơi sợ, bà lùi lại theo phản ứng bất ngờ ! Ông thì mạnh dạn hơn, ông ngồi xổm, dòm, rồi bồng bé lên, ông chìa đứa bé ra trước mặt vợ : Nè, mang về nuôi, trời cho mình sợ cái gì ? Ôi, trời làm túng đói, biết con ai bỏ đây, biết sự thể ra sao… bà ấp úng nói. Ông vẫn ôm đứa bé trong tay nói tiếp : Thì trời đất này, cộng sản nó tràn vô đây, làm xã hội túng bấn bần cùng, mà ai đó bỏ con, thôi mình cứ nuôi làm phước, có thể là sau này có ai tới đòi, thì mình trả cho họ, có sao đâu… có thể là bố nó đi tù hay đã chết đâu đó, mẹ nó nuôi không nổi mà mang cho ! Hai ông bà đã thỏa thuận với nhau như vậy, và cùng bồng bé “bỏ“ vô nhà, họ cưng lắm, bé có áo quần tươm tất và mẹ đẻ nó có để sẳn một bình sữa pha đầy bên cạnh. Bà Bata nhìn bé “bỏ“ rồi lạnh cả chân tay, bà rưng rưng nước mắt… rồi nức nở thương cảm cho người mẹ nào đó phải dứt ruột mà bỏ xa con ! Khi đấy việt cộng tràn vô, thì ông và bà Bata đều trở thành thất nghiệp, nên họ rảnh rang mà ờ nhà chăm nuôi bé “bỏ“… Ông cũng khuyên bảo bà là, nếu chịu nuôi con, thì mình phải trình báo công an khu vực và chánh quyền sở tại, coi họ có chịu cho hai đứa mình nhận nuôi con nó không. Trời thương, mọi việc êm đềm và khá trôi chẩy, ông bà Bata từ đó có một đứa con, đứa con trời cho. Trong nhà, từ đó có tiếng con trẻ u ơ và cười vui ríu rít. Bé Tâm lớn lên, đẹp, kháu khỉnh và dễ bảo. Hàng xóm và bạn bè ai cũng mừng cho ông bà mát tay và như họ muốn nói là con nuôi dễ nuôi hơn con đẻ. Họ đâu biết là từ một năm sát đó, cả hai đã không còn được đi làm việc và buôn bán nữa… nhưng họ may mắn, có chút tiền cất gìữ, ăn tiêu cần kiệm dè sẻn mà nuôi con. Họ đâu có biết là khi ra công an phòng hộ tịch làm giấy khai sanh hợp lệ cho bé Tâm, họ để trên giấy tờ, bên cạnh tên đứa nhỏ là “con nuôi“… khi đấy, bà Bata hoa cả mắt và khó chịu… bà năn nỉ anh nhân viên cộng sản xóa bỏ, tẩy dùm đi hai chữ “con nuôi“… họ nhăn nhó, làm khó, bà phải nói nhỏ và năn nỉ và tháo vội cái cà rá vàng đeo trên ngón tay từ ngày bà đi lấy chồng, bà trao lẹ cho họ, họ mới làm theo lời thỉnh cầu của đương sự. Xong việc, cầm giấy tờ về nhà, bà thở một hơi dài, hú hồn, từ đó bà luôn mỉm cười, tự mãn, con là con của mình, trời cho mình… không thể ông công an hay đứa cộng sản nào xía vô được ! Vậy mà cũng chưa xong đâu, bé Tâm lớn lên đi học mẫu giáo, là con nít lối xóm còn chạy theo nhạo báng : Lêu lêu, đồ con nuôi, con nuôi, mày là con nuôi, má mày trắng mày đen… đồ con nuôi, ê, con nuôi… Bé Tâm về nhà khóc với mẹ : Tại sao bố má không sanh con ra? Mà lại đi xin con về nuôi? Lúc đó thì ông Thảo ôm con mà giải thích là: Bị con lớn con quá, má con nhỏ xíu như con chuột nhắt, làm sao má con sanh con đặng… nên có một bà tiên đã mang con đến tận nhà mà trao cho bố má… Tạm yên… Nhưng khi bé Tâm 12 tuổi, vào học trung học, thì một hôm, cậu trở về nhà từ trường, ôm mẹ thiệt chặt và nói với mẹ rằng: Má nè, hôm nay cô giáo con giảng một câu này thiệt là hay, là con ruột rà, cha mẹ sinh ra nuôi dậy là theo lẽ tự nhiên. Mà con nuôi, con nhận, không sanh ra, mà vẫn nuôi và yêu thương còn giỏi hơn nữa, má hả? Con học cái bài gì mà cô giảng là vậy? Con đang học nhị thập tứ hiếu! Ờ, con nói đúng và cô giáo con cũng giỏi lắm! Sau đó 5, 3 năm, thì ông bà quyết định bán nhà ở thành phố, dọn về Cần Thơ, là bản quán ông bà cố thân sinh từ nhiều đời, nơi đó có nhà từ đường, họ hang nội ngoại đông đủ hơn, coi như là vợ chồng bà Bata hưởng ứng chính sách đi kinh tế mới vậy, tuy nhiên họ tọa lạc an cư ngay đô thị Cần Thơ để tiện việc học hành thi cử cho bé Tâm. Nuôi được bé Tâm những năm sau đó, ông bà cũng khá vất vả, nhưng cả hai quyết chí cho con ăn học, không nề hà mọi cản trở án ngữ… bà rủ ông nuôi tôm, nuôi cá… kiếm tiền, rồi bà tìm moi móc ra những món tiền của sau cùng lo cho con đi học, lo cho con thoát khỏi những nghĩa vụ quân sự, những nghĩa vụ cộng sản phải thi hành tận Campuchia… bà đút lót năn nỉ công an miễn trừ cho cu Tâm mọi công việc vô bổ tàn nhẫn của cộng sản Cần Thơ… làm mất học tập của con khi nó đã lớn, y như ngày nào nó còn bé bà đã lo lót cho nó một cái giấy khai sinh đẹp như ý của bà… con là con của ông bà, không thể là con nuôi, trong ý bà, bà Bata luôn nghĩ tại sao nó lại gặp bà, mà không gặp ai khác, bà niệm phật và cám ơn chư phật cho một đứa con đã đi lạc từ truyền kiếp nào đó đã trở về! Rồi cuộc đời đưa đẩy, con đã lớn dần, đã phương trưởng thành, thành danh. Học xong tiểu học, trung học và đại học… và ra trường là một chuyên viên điện toán về công nghệ thông tin, con làm việc cho một hãng Nhật Bản. Tuy bận rộn luôn luôn, Tâm vẫn từ nơi làm việc ở Sài Gòn đi đi về về Cần Thơ, thăm ông bà Thảo, mua bán và mang tiền về biếu mẹ, em biết mẹ cha đã lo cho em đến những đồng tiền sau cùng… bằng hai bàn tay chai sạn theo năm tháng làm giầy dép rồi bóc vỏ tôm! … Nhưng không may là con mới đi làm việc được hai năm thì bà Bata ngã bệnh và mất đi. Bà bị bệnh tim, ngặt nghèo, khó chữa chạy. Còn một mình người cha, nhưng Tâm vẫn năng quay về chăm sóc ân cần như xưa. Anh chú ý tới áo quần và mua bán cho những bữa ăn cho cha y ngày nào mẹ còn sống. Tháng nào không tiện về được hoặc áp lực công việc, hoặc phải di động đó đây, anh đều gởi tiền về biếu cha hàng tháng, một số tiền định kỳ đúng hẹn không sớm không trễ. Rồi con trai ông Thảo, Tâm, cũng nghe lời ông mà lập gia đình với một cô bạn đồng nghiệp, Tú, con dâu ông, cũng ngoan hiền như con trai ông vậy. Ít năm sau thì Tâm và Tú có con trai đầu lòng, rồi sau đó, thêm một con gái! Ông Thảo vui dạ vì có hai cháu nội, mà bố mẹ nó nhường cho ông đặt tên chúng là bé Nghĩa và bé Hiền. Con cháu ở Sài Gòn tiện việc làm ăn, học hành. Ông Thảo vẫn ở lại quê, chăm lo hương khói nhà từ đường họ, mấy lúc sau này, ông chăm sóc thêm bàn thờ người vợ… Bao quanh ngôi nhà cổ, ông cũng trồng đủ loại cây trái và rau, nhất là rau lang, rau lá thì luộc ăn, khi có củ thì gởi lên cho con dâu vì nó ưa thích lắm. Hoa bắp ra nhiều, lay động, làm ông bần thần nhớ thằng con trai, thằng Tâm, nay thì nó lớn lắm rồi, nó đã làm cha của hai đứa con 6 và 8 tuổi… vậy mà ông không hiểu sao, mỗi lần về thăm ông, nó năng nỏ đi lau bàn thờ cho mẹ nó và nó cứ hát đi hát lại mãi có hai câu hát cũ sì: “… Đời bạc bẽo con về ôm gối mẹ… Đêm san hô sào sạc suốt năm canh…“! … Đời có bạc đãi nó đâu? Thôi để bữa nào hưỡu… hưỡu, thư thả… ông hỏi nó xem, ý muốn nói gì… qua mấy câu hát buồn buồn đó! Nó vẫn gởi tiền tháng tháng biếu ông đúng kỳ hạn, ông có lần khuyên nó, cho ông nửa chỗ đó thôi, đặng để dành lại mỗi tháng năm triệu, mà sau này, còn lo cho Hiền, Nghĩa ăn học. Nó vâng vâng dạ dạ, “ai có phần người nấy rồi, ba cứ lo sống thoải mái như khi má con còn… còn sống bên ba“. Rồi có một lần, ông dài cổ trông con về thăm, mà bặt đi cả bốn, năm tuần lễ, không thấy con về tuy là chi phiếu tiền vẫn về đúng thời hạn. Ông điện thoại gọi Tâm một vài lần, thì gặp bé Hiền trả lời ông nội: Ông nội, ông nội khỏe không? Dạ dạ… ba con, đi Hà Nội bận dịch vụ ngoài đó, để con nhắc ba con kiếm chút thời giờ rảnh đặng kêu về thăm ông nội! Ông muốn lên Sài Gòn thăm con, dâu và hai cháu. Ngặt cái ông đau lưng, di chuyển khó khăn. Có lúc đau như tê bại. Thành ra nhiều lần tính đi rồi lại hoãn, ngập ngừng. Ông cũng không muốn nói cho con hay, sợ rồi con lo lắng, vô ích… già thì sống với bệnh thôi. Lủi thủi ngày tháng thoi đưa, ông mong là tết sắp đến, con cháu sẽ về… rồi chúng lại không về kịp chiều ngày cuối năm. Ông đã chu đáo sắm sửa quà cho các con các cháu. Chỉ còn đợi thôi. Thì bất chợt khuya khuya con bé Hiền lại Allô ông nội! Nội ơi, nội nè, nhà mình có tin vui, là ba con từ Hà Nội, giờ được gọi đi xuất ngoại làm việc, cả một năm nữa mới về… ba con xin lỗi quá vội vàng và hứa sẽ kêu điện thoại cho nội sau. …Sau là bao giờ? Sao đi lẹ quá vậy cưng? Là khi nào có chút thì giờ rảnh mà… mà ông nội đừng lo, má con cũng đã sắm sửa và đang trưng bầy bàn thờ cho bà nội trên đây nè… Qua giêng năm đó, một tuần lễ sau, là ông Thảo quyết định lên Sài Gòn thăm con cháu xem coi sự thể thế nào ? Dù đau lưng, ông uống đủ thứ thuốc chống đau nhức rồi ra đi. Vì từ lâu ông đã không gặp con cháu. Kỳ lạ, kỳ lạ, ông đi ra đi vô, rồi ông sợ con trai ông mắc bệnh tâm thần, ông nghe nói, thời đại bây giờ, xài iphone, ipad, điện thoại cầm tay, dùng máy vi tính suốt ngày sẽ rối loạn trí não… ông phải đi gặp mặt Tâm coi con ông khỏe yếu ra sao, nếu còn má nó thì đi hai người, vui hơn. Tuy vậy, rồi ông cũng tới nơi… tới đô thành. Ông thuê xích lô từ xa cảng miền tây về khu Bàn Cờ, gần chợ Vườn Chuối khi xưa ông đưa số nhà con và ngủ gà ngủ gật trên xe… vì ỷ y người phu xe coi rất chân phương hiền lành. Xe vừa đậu, thắng két trước cổng nhà Tâm, ông giật mình, ngồi ngay đếm tiền trả, cám ơn, rồi sách cái giỏ khá nặng ngó dáo dát… Ờ ờ thì số này đây, nhà này đây, lúc trước kia ông đã lên vài lần mà, ông đâu có lầm, mà nay sao thấy là lạ… hình như chúng đã phá bỏ cây hoa bông giấy phía trước, thay vào đó là một hàng rào thưa trống vắng… đúng là số nhà đó mà. Ông săm săm mạnh bạo đẩy cổng… thì bất chợt hai đứa cháu nội, Hiền và Nghĩa, cũng bật tung cánh cổng chạy ùa ra đón ông, vừa đón ông, vừa như chúng ngăn lối vào, mỗi đứa nắm cứng một bên tay ông, giữ lại, miệng lắp bắp: Nội, nội lên Sài Gòn sau không báo tụi con? Nội, nội đừng vô nhà, bị…bị má con đi vắng! Má, ba bây đi vắng hết hả? Đâu có sao, ông nội vô được mà, mỏi chân quá chừng! Không, nội đừng vô nhà… không được đâu. Bộ ba má tụi bây đang cãi lộn hay đang đánh lộn nhau sao… mà bây cản…? Nhưng rồi, sau vài phút giằng co, lôi kéo, một đứa nhỏ lùi lại sát một bên ông Thảo, nó ra dấu xua xua tay và nói với em nó: Thôi, để ông nội vô đi, bề gì… có sao đâu…? Nhưng mà có sao, là khi ông Thảo vừa bước qua ngạch cửa, thì ông thấy tọa lạc ở giữa nhà, là một bàn thờ rất rộng, rất mới, còn đầy mùi hương hoa trang trọng… nghi ngút bay lên, tọa lạc sau lư nhang là tấm hình bán thân của Tâm, con trai ông… Ông cứ mãi nhìn con trên bàn thờ, mà hồn vô định, rồi ông vướng phải vật gì đó…
Trước khi té xuống đất và bất tỉnh, ông như còn nghe thấy lời con dặn dò: “ba ơi, ba cứ chi tiêu thoải mái như cho cả hai người, như ngày còn sanh tiền má… con !“ Chúc Thanh |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 03/Aug/2024 lúc 8:12am |
Người Về Từ Thành CổMũ xanh Long Lễ HVL “ Có những niềm riêng một đời câm nín
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 130 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |