Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NHÓM 12 YÊU THƯƠNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 159 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7169
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 20/Oct/2020 lúc 9:37am

Hoa Tím Bằng Lăng



Ảnh minh họa

     Trên chuyến xe đò đi Xuân Lộc để nhận việc làm công nhân cho một nông trường, tôi ngồi cạnh một người đàn bà tuổi ngoài sáu mươi, dáng dấp quý phái và sang trọng, gần tới chợ Suối Nho, hành khách trên xe xuống gần hết, chỉ còn vài người trong đó có chị và tôi. Trời bỗng trút mưa tầm tã, chị nhìn sang tôi làm quen:

- Trời mưa lớn quá, em về đâu?

- Dạ, em đến nông trường nhận việc làm.

Chị nhìn tôi chăm bẳm rồi ái ngại:

- Nông trường còn xa lắm, em phải chuyển xe nữa, vả lại trời gần tối.

Chị kéo cao cổ áo, rồi nhìn tôi lần nữa:

- Hay là em ghé nhà chị nghỉ tạm qua đêm, sáng mai đi tiếp.

Ngoài trời mưa lớn, lại sắp tối, nông trường còn ở nơi đâu xa tít, trong bụng cũng mừng vì có người giúp, nhưng tôi vẫn ngại ngùng:

- Chị không sợ người lạ vô nhà sao?

- Nhìn em, chị hiểu đây là mẫu người hiền lành và đàng hoàng, đừng ngại.

     Sáng hôm sau, tôi đứng nhìn mấy cây Bằng Lăng trước sân nhà chị Tám, màu tim tím trên những đóa hoa thật đẹp, cái đẹp giản dị sâu lắng của rừng núi, ánh nắng vung vãi trên các ngọn điều còn trẻ, những cây điều chưa đủ tuổi ra hoa, nhìn ngôi nhà, nhìn những cây xoài, cây chôm chôm, cây mít Tố Nữ đủ biết chủ nhân ngôi vườn không là người địa phương, có lẽ mới đến đây lập nghiệp.

Chị Tám bước ra, tay cầm cái kéo để cắt vài nhánh Bằng Lăng vào chưng trên bàn Phật, chị cười:

- Chị muốn em ở đây, chị ở có một mình rất buồn,  em lên nông trường làm việc cực nhọc lắm, ở đây chị tìm việc làm nhẹ nhàng cho, chị nghĩ em không phải là dân lao động chính gốc.

- Vì sao chị nghĩ vậy. Tôi thắc mắc.

Chị vừa cắt Bằng Lăng vừa nói:

- Qua một đêm chị em mình tâm sự với nhau, chị biết em là người có kiến thức, dáng yểu điệu thục nữ như em mà vào nông trường làm chừng ba ngày là nó đuổi chạy về hổng kịp.

Tôi phì cười, chị hay quá, đó là điều mà tôi đang lo, chị là người từng trải,  có sự hiểu biết rộng rãi, lại là người Sài Gòn, trò chuyện với tôi rất hợp, tự nhiên tôi mến mộ và thầm cảm ơn chiếc xe đò đã xui khiến cho tôi gặp chị.   

     Vài tuần sau, được giấy gọi đi dạy học, tôi nhận lớp Mẫu Giáo,  nghề gõ đầu trẻ là nghề tôi đã chối từ lúc còn ngồi lưng chừng  ghế sinh viên năm thứ nhất, bây giờ đến đây, không còn sự lựa chọn nào khác, tôi đành phải chấp nhận thôi, ngày đầu khai trường, ngôi trường nằm trên một khoảng đất trống, mái lợp tôn, vách cây lưa thưa, nền đất, gồm có ba phòng học, lớp 1, lớp 2 và lớp Mẫu Giáo, chưa có nhà vệ sinh, trường nằm giữa trung tâm của ba thôn ấp, người miền Bắc, miền Trung chiếm đa số, còn lại số ít là người miền Nam và dân tộc thiểu số. Phụ trách một lớp học hơn 40 em học sinh, có đứa áo quần lôi thôi lếch thếch, có đứa mang dép chiếc này chiếc nọ, những tiếng khóc la ồn ào, các em nhỏ không chịu vào lớp, tôi và phụ huynh phải năn nỉ dỗ dành, các em mới chịu ngồi  vào bàn thút tha thút thít, thật nản chí vô cùng, tôi muốn bỏ cuộc.

 Một tháng sau, có sự thay đổi đột ngột, tôi bỗng yêu trường lớp của một thôn xóm nghèo nàn hẻo lánh, tôi thương yêu học trò của mình, thương những đôi mắt ngơ ngác, thương những nụ cười vô tư, những lời nói thơ ngây đến buồn cười:

- Thưa cô, thằng Sơn ngồi gần con hôi rình à.

- Cô ôi, trò Tín lấy thước chọt chọt lưng con hoài à.

- Cô ơi, con Xuân ra ngoài gốc chuối đái rồi không chịu vô kìa.

 Đến ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11, tôi được các em mang tặng những món quà nho nhỏ cây nhà lá vườn.

- Cô ơi anh Hai con cho cô mấy mục măng rừng nè.

- Cô ơi Ba con chặt cho cô mấy khúc mía nè.

- Cô ơi Má con cho cô một nải chuối  nè.

Buổi tối, ngồi chấm điểm những bài học vỡ lòng, nghe tiếng róc rách của Thác Trời vang vọng, cái Thác không cao chỉ được chiều dài nhưng tại sao lại gọi là Thác Trời nhỉ? tôi nghe tiếng lao xao của những khóm mía đan lẫn với tiếng chuyện trò của chị Tám và chị Năm nhà bên cạnh:

- Tôi lượm được con nhỏ này trên chuyến xe đò, nhờ vậy mà nhà này đỡ quạnh hiu.

     Chị Tám và chị Năm đều giá chồng, còn tôi thì ly dị, ba người đàn bà không chồng rất hợp nhau, chị Năm nhà ở quận Tân Bình có 4 người con đều khá giả, chị không ở chung với con mà lên đây sống một mình với mảnh vườn nho nhỏ. Chị Tám ở  quận Bình Thạnh, con bảo lãnh đi nước ngoài nhưng chị không đi, rồi cũng lên đây mua đất cất nhà vui thú điền viên, còn tôi ở quận 3, sống  chung với chị em trong ngôi nhà của cha mẹ để lại, chắc có duyên với hai chị nên cũng trôi dạt lên đây. Hai ngôi nhà không có đàn ông luôn rộn rã tiếng cười nói huyên thuyên, tuần này nấu món gì, tuần sau nấu món gì, sáng sớm ba chị em cùng đi tập thể dục, con lộ đất đỏ không bằng phẳng, hết dốc lên lại dốc xuống, có đoạn như chiếc võng, từ nhà đi bộ dài dài  đến Thác Trời, rồi quay trở lại, tới đầu đường ghé quán cóc uống cà phê, tôi không thích cà phê nên dùng sữa nóng, ngồi hàn huyên cho tới khi mặt trời ửng hồng ở đằng Đông mới chịu rời chỗ, ngày nào cũng vậy.

Cuối năm, các trường hay tổ chức văn nghệ, tôi được dịp viết kịch bản theo sự yêu cầu của các trường, có khi thì một vở kịch nói, khi thì một đoạn cải lương ngắn, khi thì các bài ca vọng cổ nói về tình thầy trò..v..v.. tiền kịch bản tôi hay mua cho chị Tám, chị Năm  những cái nón kiểu xinh xinh để cho hai chị đội lúc đi chơi, tôi muốn làm sống lại thời trẻ trung của hai chị.

      Lớp học của tôi nhìn ra ngọn núi Chứa Chan, còn gọi là ngọn Gia Lào, mang vẻ đẹp hùng vĩ, uy nghiêm, núi này được ví như nóc nhà của miền Đông Nam Bộ. Đến giờ ra chơi, đứng nhìn lên đỉnh núi, mây bay lơ lửng, tôi chợt thấy lòng man mác buồn, mình như đám mây kia rồi sẽ trôi về đâu, vì tôi biết rằng nơi đây sẽ không là nơi tôi dừng chân cố định, cuộc sống thường ngày giản dị và an phận, tôi có được những chuỗi ngày dài thú vị, hưởng được không khí mát lạnh của núi rừng, và nhất là được chiêm ngưỡng hoa tím Bằng Lăng để lòng mình dậy lên một ý thơ, mà bấy lâu nay đã nằm yên trong tâm hồn mơ mộng của tôi.

Một năm trôi qua, ngày khai trường của niên khoá mới đã đến, tôi lại đứng lớp, lại có các em học sinh bé nhỏ, vẫn những bài học vỡ lòng, vẫn bảng đen với những bụi phấn rơi rơi mỗi khi tôi viết, những khuôn mặt  đánh vần cờ a ca sắc cá, mũm mĩm, dễ thương. 

Sáng thứ hai vào lớp chợt thấy có một bình hoa tím Bằng Lăng đặt trên bàn, tôi hỏi của ai, cả lớp rộn lên, không em nào trả lời, lát sau có một đứa bé gái đứng lên nói:

- Thưa cô, hồi nãy có một chú mang bình bông tới đặt trên bàn của cô đó.

Rồi cứ đến thứ hai, là có một đoá hoa tim tím cắm vào bình, tuần nào cũng thế, vài tháng sau, tới giờ ra chơi, một cô bé bán bánh mì trước cổng trường khoảng 18 tuổi, tới bên tôi rụt rè nói: 

- Thưa cô, Ba con hỏi sao cô ở có một mình với bà Tám vậy.

Tôi cười:

- Ba con hỏi chi vậy?

- Dạ, Ba nói Ba thương cô.

Yên lặng hồi lâu cô bé nói tiếp:

- Tuần nào Ba cũng hái hoa đến cắm vào bình trên bàn cô, Ba nói cô yêu hoa Bằng Lăng lắm.

tôi ngạc nhiên:

- Ủa, sao Ba con biết.

- Mỗi lần đi ngang qua nhà bà Tám, Ba thấy cô hay đứng ngắm hoa.

Tôi nghe lòng bâng khuâng:

- Nhà con trồng nhiều hoa lắm sao.

- Dạ, cũng nhiều, nhưng khi nào nhà hết hoa thì Ba con vào rừng hái.

Tôi thấy lòng mình rung động trước một nghĩa tình, hỏi một câu vu vơ:

- Má con đâu?

- Má bỏ Ba đi mười mấy năm nay rồi.

      Cứ mỗi buổi trưa đi dạy về ngang qua căn nhà tôn có ô cửa sổ màu xanh nằm ở bìa rừng, tôi luôn luôn thấy một người đàn ông đứng tuổi dáng dấp cao cao, rắn rỏi, đứng trước hiên nhà, mắt nhìn ra  đường như chờ đón, mỗi khi thấy tôi là môi nở nụ cười thân thiện, có vẻ ngập ngừng như muốn nói điều gì đó, ngày nào cũng vậy...cũng vậy.....và tôi thành thói quen đi ngang qua ô cửa sổ màu xanh là phải nhìn vào. 

  Thắm thoát mà đã năm năm, ba người bạn tri kỷ tri âm vẫn bên nhau hạnh phúc, vẫn mang niềm vui đến với nhau, vẫn đi thể dục đều đặn trên con đường làng vào mỗi sáng sớm, cho đến một ngày kia nhận được tin phải đi xa, tôi vô cùng ray rứt, không muốn rời xa nơi này, dù  đã biết trước rằng sẽ có ngày mình phải  đi khỏi nơi đây, không muốn mọi người buồn vì sự ra đi không hẹn ngày trở lại, tôi đành phải nói dối, chuẩn bị hành trang mà cõi lòng tan nát. Sáng sớm, chị Tám và chị Năm thức dậy lui cui  nấu nồi chè đậu xanh bột báng cho tôi ăn lót dạ, hai chị dặn dò kỹ lưỡng:

- Lên máy bay nhớ mang theo nước uống.

- Phải trang điểm cho người nước ngoài thấy phụ nữ Việt Nam vô cùng duyên dáng. 

- Đi du lịch 3 tháng xong nhớ trở về đây nhé, không có em hai bạn già này buồn chết, chẳng thà hồi đó không có sự hiện diện của em ở đây .

Tôi không dám nhìn hai chị, không nói lời nào, đưa mắt ngó cây hoa tím Bằng Lăng sân nhà một lần cuối cùng trước khi xa rời nó, kể từ giờ phút này người ấy sẽ không còn nhìn thấy tôi đứng ngắm hoa vào mỗi chiều, người ấy sẽ không còn thấy tôi về ngang qua ô cửa sổ màu xanh, mãi mãi và mãi mãi, một xúc động bùi ngùi chiếm trọn tâm tư, tôi đứng lặng không thốt nên lời, nghe nước mắt mặn môi.

Chuyến xe đò về Sài Gòn sao thấy nặng nề thương nhớ, ngọn núi Chứa Chan mây mờ che phủ xa dần, kỷ niệm xa dần, ô cửa sổ màu xanh xa dần......chỉ còn lại trong tôi một nỗi buồn nặng trĩu.

     Thời gian lặng lẽ trôi qua, cuộc sống nơi xứ người không như tôi ước mơ, thiếu bóng dáng tình láng giềng, thiếu hình tượng chị Tám, chị Năm, bất đắc dĩ tôi phải chấp nhận cuộc sống tha hương, tuổi xế chiều những đam mê lụn tàn dần, tôi thèm tiếng gà gáy buổi trưa hè, tiếng róc rách của con suối chảy, tiếng kẽo kẹt của chiếc võng sau nhà, tiếng rít của ngọn gió lay động nhánh Bằng Lăng trong nắng chiều.

Sau này tôi liên lạc về Xuân Lộc, hai người chị thân thương không còn ở đó nữa, chị Năm bị bệnh thần kinh rồi chuyển qua tâm thần nặng, không còn biết gì nữa cả, con trai lên bán nhà rước chị về Sài gòn nuôi dưỡng, chị Tám bị bệnh hen suyễn, vắng tôi, vắng chị Năm, một mình chị không đủ sức chống lại cái buồn cô đơn quạnh quẽ, rồi chị cũng bán mảnh vườn trở lại Sài Gòn, tôi đã mất đi hai ngôi nhà đã đùm bọc tôi suốt mấy năm trời. Nỗi hối hận vì đã dối lòng mình, không can đảm nói sự thật là con bảo lãnh đi nước ngoài, để cho hai chị ngày đêm trông ngóng, đếm từng ngày mong đủ 3 tháng  tôi trở lại, hai người bạn già nương tựa nhau, an ủi, chia sẽ, đồng cảm lẫn nhau trong những đêm tối tịch mịch, tôi đã mang sức sống, mang niềm vui, mang tiếng cười rộn rã đến cho hai chị vì tôi vốn có óc khôi hài, rồi tôi ra đi bỏ lại sau lưng hai ngôi nhà trống vắng, càng thêm trống vắng, gieo bao nỗi buồn cho người ở lại.

      Hơn năm năm trời ở Mỹ, tôi thấy thời gian trôi nhanh như bóng câu qua cửa, như nước chảy qua cầu, chợt thấy mình già đi rất nhiều, hình như tôi không còn nét vui tươi, phấn khởi như thưở còn đi dạy học về trên con đường đất đỏ ngoằn nghoèo, tôi không còn vô tư nhìn mây bay cuối chân trời mặc cho hồn thơ lai láng, nơi đây, tôi không tìm được cho mình một tình cảm trong sáng như ô cửa sổ màu xanh thầm lặng mà sâu lắng, ôi thời gian, thời gian không là một liều thuốc để cho con người ta dễ dàng lãng quên tất cả.......

 

Lợi Trân

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23798
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Oct/2020 lúc 12:09pm
Bản án treo

Rainfall%20GIFs%20-%20Get%20the%20best%20gif%20on%20GIFER


Biển bước vào nhà tôi khi ngoài trời đang đổ mưa tầm tã. Khuôn mặt phờ phạc với hai con mắt lờ đờ đỏ hoe chứng tỏ Biển đã trải qua một đêm thức trắng với tâm trạng bồn chồn, lo lắng. Biết thế nhưng tôi vẫn hỏi:

-Ủa! trời mưa rầm rầm mà cậu qua nhà tôi giờ này chi vậy? Có chuyện gì cấp bách lắm sao?

-Dạ… Chị… chị … làm ơn…

Giọng nói ngượng ngùng, đứt quãng của Biển khiến tôi muốn bật cười nhưng cố làm tỉnh.

-Muốn gì thì nói đại đi.

-Chị làm ơn… đừng… đừng nói với vợ em.

Tôi chồm tới, nhìn thẳng vào mặt Biển, lạnh lùng:

-Cậu biết tính tôi rồi mà. Thấy gì nói nấy. Luôn luôn tôn trọng sự thật. Không thêm, không bớt nửa lời. Và quan trọng hơn hết là không thích giữ riêng cho mình một điều bí mật nào.

Hất cao mặt, tôi dài giọng:

-Trời ơi! thấy mà không nói, giữ trong lòng hoài có ngày sinh bệnh chết. Câu nói đó là của bác sĩ chứ không phải của tôi đâu nha!

Biển gãi đầu, nhăn nhó thảm não:

-Dạ em biết… nhưng mà… chị làm ơn giúp em một lần… Xin chị đừng nói lại với vợ em.

-Ủa! cậu cũng biết sợ vợ hả?

Tiếng cười tôi bật ra như tiếng mở nút chai rượu champage. Chát chúa. Khô khan.

-Hứ! sợ vợ mà còn bày đặt léng phéng.

Biển quỳ phục xuống cạnh sofa, nơi tôi đang ngồi tréo ngoảy. Nhìn đôi mắt van nài như long lanh những ngấn nước, không đành hành hạ Biển thêm, tôi dịu giọng chất vấn:

-Nói cho tôi nghe, cậu bắt đầu có bồ từ lúc nào?

Khuôn mặt sượng trân của Biển cho tôi biết Biển rất khổ sở, ngượng ngùng trong lời thú nhận.

-Dạ! hơn một năm rồi…

-Hơn một năm?

Tôi trợn mắt nhắc lại.

-Hai người gặp nhau ở đâu? Và cậu đến với con nhỏ đó lúc nào.

Biển ngồi bệt xuống đất, tay xoa xoa đầu gối:

-Dạ.. là bạn học của em từ năm lớp tám. Ra trường, mỗi đứa đi một nơi. Năm ngoái, tình cờ gặp lại ở nhà người bạn cũ. Emily đang thất nghiệp nên nhờ em chở đi xin job.

-Nó chưa có chồng hả?

-Dạ có, nhưng ly dị rồi.

-Có con không?

-Dạ có… đứa con gái hai tuổi. Anh chồng không trả tiền “child support”, Emily không đủ tiền nuôi con, rất khổ. Tội nghiệp lắm.

-Thấy tội nghiệp nên cậu ra tay, làm anh hùng cứu mỹ nhân. Tôi hỏi thiệt, nó “cua” cậu hay cậu “cua” nó?

Biển im lặng. Tôi đoan chắc:

-Vậy là cậu “cua” nó phải không?

-Dạ không phải!

-Vậy thì nó “cua” cậu? Điều này cho tôi biết cậu và Đông Hà sống với nhau không có hạnh phúc!

Biển nhổm người lên, hốt hoảng đính chính:

-Dạ không phải. Vợ chồng em rất hạnh phúc. Em rất thương yêu Đông Hà.

Tôi nghiêng đầu, cắn môi suy nghĩ:

-Thường, đàn ông ngoại tình là vì họ có cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc. Vì khi có hạnh phúc thì người ta không cần phải ngoại tình. Cậu đang dối tôi phải không?

-Dạ! em không dám. Thật ra… chỉ là… một phút yếu lòng. Em biết mình sai, muốn chấm dứt… nhưng… không ngờ…

Tôi nhìn trân trân cái miệng ấp a, ấp úng của Biển mà nghe tim mình nhoi nhói:

-Đừng nói với tôi là cậu có con với cô ta nha!

-D..ạ… em lỡ…

Nhìn thái độ của Biển tôi biết chuyện gì đã xảy ra. Giơ hai tay lên trời, tôi nói như hét:

-Vậy thì cậu hãy xách gói ra khỏi nhà trước khi Đông Hà biết chuyện này. Cậu biết tính vợ cậu rồi mà. Chẳng bao giờ nó tha thứ cho cậu đâu.

Tôi giận dữ đứng lên, một tay chống nạnh, một tay chỉ ra cửa:

-Cậu nói yêu vợ mà lại làm chuyện tày trời. Tôi thật không hiểu đàn ông mấy người, sao lại có thể tồi tệ, hư đốn đến như thế. Cậu về đi, đừng lải nhải nữa, tôi mà nổi nóng nhấc điện thoại lên là xem như tối hôm nay cậu ra công viên mà ngủ. Về đi! Mau lên!

Đứng trong cửa sổ, nhìn dáng Biển thất thểu với từng bước chân chậm chạp không hồn dưới cơn mưa chưa ngớt hột mà lòng tôi xốn xang. Nghĩ đến Đông Hà, tôi thấp thỏm lo âu “Làm sao để cứu vợ chồng nó khỏi cảnh đổ vỡ đây?”.

***

-Ủa! Emily, em cũng đi đám cưới hả? Có ông xã em đi không?

Tôi vội vàng quay lại nhìn. Đây là cô gái được xếp cùng bàn với tôi. Và đây cũng là người cặp kè với Biển trong nhà hàng mà tôi bắt gặp từ tuần trước. Thảo nào, lúc ngồi vào bàn, tôi bắt gặp nét quen quen trên khuôn mặt xinh đẹp được trang điểm rất cẩn thận của cô gái đang ngồi đối diện -khác xa hôm đi với Biển chỉ quần jean, áo sơ mi trắng- nhưng nghĩ mãi không nhớ đã gặp ở đâu.

Khi cô gái bước ra khỏi phòng vệ sinh, hai người phụ nữ xếp hàng trước mặt tôi châu đầu to nhỏ với nhau, nhưng cũng đủ cho tôi đang đứng sau lưng họ nghe rõ từng câu một.

-Con nhỏ này lần trước bị đánh ghen ở chợ Việt Nam đó phải không? Tưởng đâu hai vợ chồng nó thôi nhau rồi chứ. Bộ chồng nó không biết sao?

-Chuyện ầm ỉ vậy ai mà không biết? Nhưng có nhầm nhò gì với thằng đó.

-Trời! từ trước đến giờ mới thấy một người chồng không biết ghen.

-Ghen gì? Chính nó xúi vợ đi cặp với nhiều người để đem tiền về cho nó đánh bài. Tội nghiệp con nhỏ. Phải còng lưng làm việc để kiếm tiền cung phụng thằng chồng vô trách nhiệm. Đã không được cám ơn còn bị hành hạ tơi tả. Vậy mà không chịu dứt, cứ chui đầu vào sống cho thêm khổ, lại vừa mới sinh thêm một đứa con trai nữa, giống thằng cha nó in hệt.

Trở ra phòng tiệc , tôi mở ví lấy điện thoại đon đả xin chụp ảnh với những người ngồi cùng bàn để làm kỷ niệm. Đặc biệt là khi chụp chung với vợ chồng Emily, tôi lại còn đạo diễn cho anh chồng đứng phía sau ôm vai vợ thật âu yếm. Qua vài ba câu xã giao, tôi nhận thấy Emily có giọng nói thật mềm mại, ngọt ngào, và hớp hồn người đối diện hơn hết là đôi mắt nâu thật lẵng. Chồng Emily, một người đàn ông lặng lẽ, kém xã giao, với khuôn mặt xanh xao, thất sắc như không còn sinh khí. Ngược với những cặp vợ chồng khác, suốt bữa tiệc, Emily vui vẻ tiếp cho chồng từng món ăn mà chẳng thấy anh chàng đáp lại lời cám ơn dù chỉ bằng một nụ cười. Nhớ lại những điều vừa nghe về hoàn cảnh của Emily, tôi không nén được tiếng thở dài. Nhưng, cho dù thương cảm thế mấy tôi vẫn không quên chuyện cô ta đang xen chân vào hạnh phúc của Đông Hà. Những lời đối thoại của hai người phụ nữ trong phòng vệ sinh gieo trong lòng tôi một sự nghi ngờ. Hình như có uẩn khúc mờ ám nào đó trong liên hệ tình cảm của người phụ nữ xinh đẹp đã có chồng này và Biển.

Về đến nhà gần nửa đêm, nhưng tôi vẫn nôn nóng ngồi vào bàn, mở máy, mày mò với những tấm ảnh vừa mới chụp. Vào “photoshop” tôi cắt riêng hình của chồng Emily ra, đồng thời loại bỏ cả tôi để trong tấm ảnh chỉ còn vợ chồng cô ta. Tôi đang làm một việc phải làm để mở cái gút thắt quá tải của Biển và cứu vớt hạnh phúc gia đình của Đông Hà thoát khỏi nguy cơ tan vỡ. Tôi nghĩ , đó là trách nhiệm của tôi. Nếu như ngày đó tôi đừng rù rì vào tai Đông Hà hàng ngày câu ca tụng Biển “một người đàn ông có nhân cách, đàng hoàng, đạo đức như Biển không phải dễ tìm đâu em” thì chắc gì Đông Hà nhận lời cầu hôn của Biển -người đã kiên nhẫn theo đuổi Đông Hà suốt ba năm, dù trong khoảng thời gian đằng đẵng này cô không mở một lối hy vọng nào cho Biển. Thấy Biển hiền lành, đứng đắn lại rất thông minh, tài giỏi trong lãnh vực nghề nghiệp, tôi cố gắng vun bồi tình cảm của hai người. Thương Đông Hà mồ côi mẹ, lại không có một người thân nào bên cạnh, nên tôi muốn tìm cho Đông Hà một nơi nương tựa vững chắc, dù biết Đông Hà không có ý định lập gia đình, vì “nhìn thấy mẹ đau đớn, khổ sầu, sống mà như chết kể từ ngày ba bỏ mẹ con em chạy theo người đàn bà khác, em rất oán hận ba và không tin vào lòng chung thủy của đàn ông”. Với ý nghĩ đó, nếu biết mình bị phản bội, chắc chắn phản ứng của Đông Hà sẽ rất mạnh mẽ và quyết liệt.

****

-Con trai của cậu được mấy tháng rồi?

-Dạ!… sáu tháng.

-Bữa trước cậu nói, bắt đầu gặp lại người bạn gái cũ hồi năm ngoái vào dịp họp bạn cũ vào tháng… tháng mấy, tôi quên rồi.

-Dạ tháng tư.

-Vậy cậu làm thử bài toán xem. Tháng ba năm trước đến tháng tư năm nay, tổng cộng là mười ba tháng. Như vậy đúng ra con cậu chỉ có bốn tháng thôi, chứ đâu đã sáu tháng. Cô ta sinh sớm hai tháng à?

Biển nhìn tôi rồi nhìn vào khoảng không với nét đăm chiêu. Lôi từ trong ví ra tấm ảnh, đưa cho Biển, tôi hỏi:

-Cậu nhìn xem người đàn ông này có quen không?

Biển nhìn vào ảnh rất lâu, đôi mày nhíu lại như cố nhớ một điều gì. Tôi thúc giục:

-Cậu đã gặp người này lần nào chưa?

-Hình như chưa, nhưng khuôn mặt có nét quen quen. Ai vậy chị?

Tôi mỉm cười, đưa tấm ảnh khác cho Biển. Vừa nhìn thấy, như dẫm phải đống lửa, Biển bật dậy, miệng mấp máy nói không ra lời, khuôn mặt tái xanh , bàng hoàng.

-Bây giờ cậu có nhận ra thằng con của cậu giống người đàn ông trong bức ảnh này không? Vợ chồng người ta đầm ấm như vậy mà cậu dám nói với tôi là cô ta đã ly dị chồng. Tôi hỏi thật, cậu đã đưa cho cô ấy bao nhiêu tiền?

Màu xanh trên làn da của Biển đã chuyển sang tím ngắt trước sự thật phũ phàng vừa được phơi bày. Tôi nở một nụ cười đắc ý.

-Chắc không bao giờ cậu ngờ rằng, mình đã bị lừa một cách tàn nhẫn như thế phải không? Thứ nhất, cô ta không hề ly dị mà vẫn sống với chồng. Thứ hai, đứa con trai đó không phải của cậu, bằng chứng là cô ta gặp cậu chỉ có bảy tháng sau là sinh con, mà đứa con lại giống anh chồng của cô không sai một nét. Cậu đưa tiền cho cô ta để nuôi dưỡng đứa con mà cậu nghĩ là của cậu, nhưng thật ra số tiền đó chồng cô ta dùng để đánh bạc. Cậu nói thật cho tôi biết, trong thời gian qua, có khi nào cô ta áp lực cậu phải đưa nhiều tiền hơn số tiền cậu vẫn đưa hàng tháng không?

Biển đưa tay chậm những giọt mồ hôi ướt đẫm vầng trán cao. Giọng nói như lạc đi:

-Emily thường hăm dọa, nếu em không đưa tiền, cô ấy sẽ tìm gặp vợ em và nói hết sự thật.

-Với số tiền thất thoát hàng tháng như thế Đông Hà không nghi ngờ gì à?

-Đông Hà không bao giờ quan tâm đến tiền bạc, tất cả giao hết cho em.

Tôi gằn giọng:

-Có khi nào cậu cảm thấy xấu hổ vì đã lợi dụng lòng tin của vợ để làm chuyện sằng bậy không?

Biển úp mặt trong hai bàn tay, im lặng.

-Thật ra, tôi không có quyền và cũng không muốn xen vào chuyện gia đình của cậu. Nhưng vì ngày xưa chính tôi là người dẫn Đông Hà đến, đặt tay nó vào trong tay cậu và Đông Hà đã tin tưởng mà giao phó cả cuộc đời của nó cho cậu. Cậu cũng đã từng hứa với tôi sẽ mang hạnh phúc đến cho người con gái cậu hết lòng yêu thương. Nhưng bây giờ, điều gì sẽ xảy ra nếu như Đông Hà biết được người chồng nó hoàn toàn tin cậy đã hành động chẳng khác gì người cha mà nó đã từng đánh mất lòng kính trọng và oán hận suốt đời?

Nhìn nét mặt đau đớn, thẫn thờ của Biển tôi hiểu được nỗi ray rứt, ân hận tronglòng Biển, nhưng giả vờ đặt câu hỏi ngược:

-Có lẽ cậu đang hối tiếc vì bị mất đi một người tình xinh như mộng, phải không?

-Không! em giận mình sao quá ngu si, nhưng đồng thời cũng cảm thấy vui mừng vì thoát được tai kiếp.

-Vậy thì bây giờ cậu hãy tìm Emily, đưa tấm ảnh này cho cô ta. Cậu không cần nói ắt cô ta cũng hiểu mưu mô của mình đã bị vạch trần. Nhưng phần cậu, cậu tính sao với Đông Hà? Đừng nghĩ rằng Đông Hà không biết gì có nghĩa là cậu không có lỗi với vợ.

-Dạ em biết tội của em rất lớn. Em cũng biết Đông Hà sẽ không bao giờ tha thứ cho em. Xin chị hứa với em…

Tôi ngắt lời:

-Tôi không hứa, vì tôi chỉ mới tạm bỏ qua chứ chưa tha cho cậu. Tôi sẽ máng vào cổ cậu một bản án treo, vì biết đâu cậu vẫn còn mê mẫn người đàn bà đó và có ngày sẽ lò dò trở lại.

Biển mím chặt môi, lời nói thoát ra một cách cương quyết:

-Không bao giờ. Em không bao giờ ngu dại một lần nữa để đánh mất hạnh phúc mình đang có. Chị tin em đi.

-Tin hay không thì bản án treo vẫn còn nơi cổ cậu. Cậu mà còn tiếp tục léng phéng thì án treo sẽ trở thành án tử.

Ra khỏi nhà hàng, trước khi chia tay, tôi ân cần vỗ nhẹ lên bờ vai của Biển:

-Nếu cậu thật tâm muốn giữ gìn hạnh phúc gia đình thì tôi xin tặng cậu hai câu rất hay mà tôi đã đọc được từ một trang sách “Có những vết cắt, dù đã lành nhưng vẫn để lại sẹo. Có những ký ức, dù đã xóa mờ nhưng vẫn mãi là nỗi đau”. Đối với Đông Hà, điều quan trọng nhất trong đời sống vợ chồng là lòng chung thủy. Cậu hãy nhớ điều đó.

Biển nhìn tôi bằng đôi mắt biết ơn rồi thoăn thoắt đi về phía tiệm hoa phía bên kia đường. Tôi hình dung ra khuôn mặt rạng rỡ của Đông Hà khi nhận từ tay chồng những đóa hồng rực rỡ đang ngào ngạt tỏa hương. Cầu xin cho cô em hiền lành này mãi mãi được bình an dẫu trong cuộc đời đôi khi có lăn tăn vài đợt sóng nhỏ[]

Ngân Bình


Ghim%20trên%20hoa%20sinh%20nhật



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 22/Oct/2020 lúc 12:11pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23798
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Oct/2020 lúc 12:38pm

Ân Tình

Tumblr%20is%20a%20place%20to%20express%20yourself,%20discover%20yourself,%20and%20bond%20over%20the%20%20stuff%20you%20love.%20Its%20where%20your%20interests%20c…%20in%202020%20|%20Couples%20slow%20dancing,%20%20Slow%20dance,%20Couples

    Họ bước vào hộp đêm, giống như đôi tình nhân và xứng đôi. Chàng cao ráo bảnh trai, nàng đầy đặn và có đôi chân dài thật đẹp. Cả hai đều ngoài ba mươi.

Thật ra, họ mới quen nhau, dầu đã là đồng nghiệp hơn bảy năm. Khi nàng vào làm ở đấy, chàng đã có thâm niên ba năm rồi. Họ chỉ biết mặt, chứ không quen nhau, mỗi sáng cứ Good morning là xong chuyện.

Cách đây hơn sáu tháng, hai người gặp nhau trong thang máy. Sau khi “chào buổi sáng”, nàng ngạc nhiên khi thấy chàng dùng nạng, vì một chân đang băng bột. Nàng buột miệng hỏi:

- Chân anh sao vậy?

Chàng mỉm cười:

- Tai nạn.

- Tại sao ? Ở đâu?

- Ở nhà. Một cành cây bị gãy tôi không kịp né, cũng may tôi tránh được cái đầu.

Nàng xuýt xoa:

- Tội nghiệp chưa, anh vẫn phải đi làm?

Chàng gật đầu:

- Đi làm hôm nay, tôi nghỉ hai tuần rồi.

 Họ rời thang máy, sau khi chúc chàng may mắn, nàng đùa:

- Vậy là tôi không có dịp đi nhảy đầm với anh rồi. Nghe nói anh nhảy Samba hay lắm mà? Tôi mê nhạc Latin (anh chàng người Colombia)

Anh nheo mắt:

- Không sao ! Đợi tôi vài tháng nữa, tôi mời cô đi nhảy.

     Nàng có máu văn nghệ, mê ca hát, nhảy đầm. Một lần xem phim “Nhảy với tôi” do Vanessa L. Williams và Chayanne đóng, nàng đâm mê nhạc Latin, mua bằng được cuốn phim mang về xem đi xem lại không chán. Cuộc tình dễ thương và kết thúc có hậu, cũng như những bước nhảy tuyệt đẹp trong đó.

Nàng đang cô đơn, sắp bốn mươi tuổi đời và vài mnh tình vắt vai. Nàng thề không yêu nữa, bao chàng tán tỉnh mời gọi, nàng dng dưng. Nàng ghét sự giả dối của đàn ông, trái tim họ không biết bao lớn mà chứa đựng ngần ấy người. Ai họ cũng nói yêu được và những anh chàng lịch thiệp, ăn nói có duyên không còn thu hút nàng nữa, nàng thừa biết bên trong ánh mắt đa tình, bên trong nụ cười lãng mạn đó là gì.


Người ta phân tích tình yêu đối với đàn ông là đi kèm tình dục, và có khi tình dục mà chẳng cần tình yêu, tại trời sanh chứ họ đâu có muốn(chắc vậy) Còn đàn bà thì cần nhiều thứ lu bu nên hay bị rắc rối bởi nhẹ dạ dễ tin. Nàng đi tìm tình yêu thánh thiện và luôn thất vọng rồi càng thất vọng hơn khi thấy những kẻ đã “yên bề gia thất” tự thuở nào, vẫn thích tán tỉnh nàng. Không biết họ muốn gì, chắc chỉ có thế… và chắc gì họ chỉ nói yêu một mình nàng, có lẽ ai họ cũng tấn công và ai gật thì họ tiến tới, ai lắc thì họ thối lui, họ chẳng mất mát gì. Bởi vậy, nàng đành cô đơn và sắp thành … bà già khó tính mất rồi.

Hôm qua chàng xuất hiện trước bàn làm việc của nàng, trên tay là một chậu hoa hồng bé tí ti và một hộp quà nhỏ xíu, làm nàng há hốc.

- Mừng sinh nhật cô, đây là món quà của tôi, cô hãy trồng chậu hoa này và hy vọng cô sẽ thích cả món quà này nữa.

Nàng ngạc nhiên:

- Sao anh biết sinh nhật tôi?

- Tôi đọc trên bản Sinh Nhật của tháng này.

Nàng à lên… thì ra là vậy. Mỗi tháng công ty đánh tên người có sinh nhật trong tháng rồi dán chúc mừng trên bản tin ở Câu lạc bộ, lâu rồi nàng không chú ý đến chuyện đó. Nàng cười tươi:

- Cám ơn anh, cho tôi mở món quà này nhé?

Đôi bông tai xinh xắn nằm trong hộp, kiểu của tuổi mới lớn. Nàng cười thầm… mình mà đeo cái này, chắc mấy con bạn sẽ chửi mình là muốn “cưa sừng làm nghé” liền. Mà phong tục VN mình, nhận bông tai là… ưng chàng đấy, anh chàng dân tộc khác nên không biết, hổng sao, nhận tuốt.

Chàng hỏi: Cô thích chứ ?

Nàng sốt sắng: ồ !tôi thích lắm, rất dễ thương. Cám ơn anh nhiều.

- Ngày mai thứ bảy, tôi mời cô đi ăn tối và đi nhảy nhé. Nhìn coi, tôi nhảy được rồi.

Ừ! nãy giờ nàng quên để ý, chân anh chàng không còn băng bột.

- Chân anh lành thật rồi hả? Chúc mừng.

- Mai tôi đón cô nhé! Bảy giờ tối.

- Anh biết nhà tôi không?

Chàng gật: Biết .Rồi quay đi, ra khỏi phòng.

Nàng nhủ thầm: Hóa ra anh chàng theo dõi nàng kỹ vậy, lại không tán tỉnh lấy một câu. Anh chàng này ghê đấy, nhưng rồi nàng nghĩ có lẽ anh ta giống mình, không quen nói những xã giao theo cách Mỹ mà nàng thật là dị ứng, thành ra nàng hơi có cảm tình với anh.

Lúc mới vào làm ở đây, mỗi lần gặp các chàng hay “cho tôi ôm” (give me hug), là nàng né liền, ứ ừ… xin lỗi tôi không quen. Rồi cái cách (mà nàng cho là đãi bôi) cứ “Chào buổi sáng, bạn khỏe không?”. Nếu trả lời “tôi khỏe” thì họ bảo “cái đó tốt”, còn trả lời “tôi không được tốt lắm” thì họ bảo “ôi! Tôi thành thật xin lổi vì điều đó, chăm sóc lấy bản thân nhé”. Mỗi lần nghe vậy nàng cứ muốn trả lời “Dĩ nhiên, tôi không lo cho tôi thì ai lo cho tôi”, thay vì phải vô cùng cảm động cám ơn họ.

Lâu dần cũng thành quen, sau ba năm nàng cũng “cho ôm” tá lả vì thấy chẳng mất mát gì, vì xứ này đâu có cái vụ “Nam nữ thọ thọ bất thân”.

Và nàng hay diễu mấy anh tán “ôi!cô thật là đẹp hôm nay”, bằng cách trả lời:

“Vậy là hôm qua tôi xấu hoắc phải không?”Làm anh chàng cuống quít

“Không, không, cô lúc nào cũng đẹp”, khiến nàng cười ngất.

- Xin li, cô uống gì? Đang miên man suy nghĩ, nàng giật mình, nhớ tới buổi cơm tối ở nhà hàng Mỹ, nàng buột miệng:

- Tôi thích có một chai bia.(cho đỡ cái ngán còn trong cổ)

- Còn anh ?.

- Tôi uống nước chanh, vì tôi phải  đưa cô về.

Ok, vậy cũng tôt, nàng nghĩ.

Sàn nhảy đèn không mờ lắm, nàng có thể quan sát chung quanh, phần đông là người nói tiếng Tây ban Nha. Nhạc máy chứ không phải nhạc sống, nhưng họ nhảy rât say sưa. Salsa, Cumbia, Marengie nàng không hề biết nhảy các điệu đó, nghe tiếng nhạc thì cứ muốn lắc lư người thôi.

Nhìn họ nhảy, dầu là một bà béo tròn, hay một cô thon thả (coi bộ cũng ít) Nàng đều thấy họ nhảy đẹp như nhau và rất điêu luyện với thân hình, nhất là đôi mông cứ như múa. Say sưa ngắm họ bằng đôi mắt thán phục, nàng quên mất anh chàng cũng đang ngồi ngắm… mình.

- Cô nhảy chứ?

Nàng cười: Tôi không biết nhảy kiểu này, anh dạy tôi chứ?

Chàng lắc đầu: Tôi không biết dạy đâu, tôi chỉ di chuyển theo nhạc thôi.

“Sao cũng được, nhạc hay quá” Nàng nghĩ vậy rồi bước ra sàn nhảy.

Và cứ thề nàng chuyển động thân người theo tiếng nhạc, dần dần nàng thả hồn theo âm thanh, công nhận dàn âm thanh tuyệt hảo và nhạc thật sinh động. Cứ bước theo nhịp của trống, hình như chẳng ai quan tâm đến ai, nàng vừa nhảy vừa nhìn cách nhảy của cánh phụ nữ rồi bắt chước. Chàng nhảy cũng rất đẹp, di chuyển nhẹ nhàng (người ta biết đang nhảy điệu gì mà) họ nhảy rời nhau.

Hết bản nhạc này đến bản khác, dàn âm thanh không ngừng nghỉ, ai nhảy cứ nhảy, ai mệt vào ngồi uống nước nhìn người khác nhảy. Họ chơi rất điệu nghệ, không đụng chạm nhau, khung cảnh ấm cúng và thật lịch sự. Nàng cứ nhảy và trong đầu thì nghĩ: Ước gì người VN mình làm được điều này, ở đây không có khói thuốc sặc sụa, cũng không có cử chỉ khiếm nhã. Tất cả mọi người hoàn toàn tôn trọng lẫn nhau. Cặp nào nhảy đẹp, người ta tránh một chút cho họ có ch, và sau đó vỗ tay khen ngợi. Nàng vỗ tay nhiệt tình nhất và vô cùng ngưỡng mộ.

Cuối cùng rồi cũng mệt, ra hiệu cho anh,  nàng rời sàn nhảy, chàng đi theo. Vừa ngồi xuống ghế nàng ực một hơi gần hết chai bia, khát kinh khủng

Và bắt đầu thấy nóng, mồ hôi vã ra như tắm, lấy mấy cái khăn giấy phe phẩy cho đỡ nóng. Chàng tìm đâu được một tờ báo quảng cáo, quạt lia, quạt lịa.

Nàng thấy trong lòng thật vui, lâu lắm rồi nàng không có dịp như thế này, tha hồ quậy, không sợ ai cười mình nhảy đúng hay sai, đẹp hay xấu. Nàng nói với anh ý nghĩ của mình

- Tôi thấy cô nhảy đẹp lắm, và gương mặt của cô trông như cô gái hai mươi vậy, đôi mắt sáng rực của cô cho tôi biết cô thật sự để hồn vào âm nhạc và quên cả tôi bên cạnh. Chàng trả lời. Nàng cười: Vậy hả?

Họ ra khỏi vũ trường khi nàng thấm mệt và có cảm giác cần không khí để thở.

Chàng đề nghị: Cô muốn đi dạo một lát không? Nàng gật đầu.

Đêm trong khu Midtown  rất đẹp, đèn sáng trong mấy cửa hàng sang trọng và bầu trời thật trong lành. Họ yên lặng đi bên nhau. Mỗi người theo đuổi ý nghĩ của mình. Hy vọng họ sẽ trở thành tình nhân. Nhưng, nào ai biết được sự đời.

Vân Hà

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23798
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Oct/2020 lúc 10:18am

Ngày Về…

 

      Anh Long nhìn dòng nước cuồn cuộn chảy về phía xa xa, từng đàn chim cất cánh bay cao, tung cánh lượn giữa nền trời xanh thẳm. Anh cảm thấy có một chút vui mừng nào đó đang hiện diện trong anh, pha lẫn một ít đau buồn âm ỉ trong lòng, ngày về của anh là cả một trời thương nhớ.
 
 
      Đứng trên chiếc phà Rạch Miễu, trôi nhè nhẹ đưa anh về quê hương xứ dừa. Chiếc phà ngày xưa, anh đã mấy lượt đi về, mấy lượt mang những niềm vui và nỗi buồn trong cuộc đời của anh. Chiếc phà chở bao ước vọng của thời trai trẻ và bây giờ là nỗi ưu tư khoắc khoải của tuổi xế chiều.
 
      Ngọn gió Đông về chớm lạnh, anh đưa tay vuốt nhẹ mái tóc pha màu sương muối và đưa ánh mắt nhìn từng vạt lục bình trôi hững hờ, không định hướng, những cánh hoa màu tim tím giản dị và dấu yêu của quê nhà làm chạnh lòng người viễn xứ…
 
      Thuở ấy, anh là một chàng trai năng động, vui tính đã đem lòng yêu cô giáo xứ dừa, sau khi xếp bút nghiêng vào trường võ bị Thủ Đức, ra trường, lần lượt đổi đi nhiều nơi trên địa bàn các Tỉnh vùng 4 chiến thuật. Chắc có một duyên phận nào đó hay có một bàn tay vô hình sắp xếp, anh được đổi về phục vụ tại xứ dừa Bến Tre, rồi gặp và yêu cô giáo Kim Châu. Người thiếu nữ đang xuân với mái tóc dài mượt mà thả ngang lưng, nước da trắng ngần, nói năng nhỏ nhẹ đã khiến lòng anh đắm đuối. Đôi mắt mơ buồn của nàng cho anh một thoáng bối rối trong mỗi lần nhìn và nụ cười hiền hòa làm anh mấy bận ngẩn ngơ.
 
      Bờ hồ Chung Thủy đã chứng kiến bao cuộc hẹn hò, bao lời thề ước. Dòng Hàm Luông êm đềm bao lần soi bóng anh chị. Gió Ba Tri còn thơm nồng mùi biển mặn. Ôi! Những kỷ niệm, những kỷ niệm vẫn ở bên anh trong suốt cuộc đời lưu lạc.
 
      Vào một ngày sau 30 tháng 4, khi đất nước lâm vào cảnh đen tối, vì cuộc đổi đời hay vì định mệnh đã đưa đẩy anh cách xa quê dừa nửa vòng trái đất và từ đấy anh bặt tin chị. Trong cuộc sống mới, anh bôn ba nơi xứ người, làm đủ các ngành nghề để mưu sinh. Thời gian này, anh cũng lận đận với bao cuộc tình duyên mới, để rồi cuối cùng anh vẫn một mình đơn chiếc với những buồn đau chất chồng.
 
      Một hôm, anh nhận được tin chị đã từ giã cõi đời, sau một cơn bạo bnh mà mấy mươi năm trời anh chưa lần nào gặp mặt. Trong anh, chị vẫn là cô giáo ngoan hiền, đứng trên bục ging. Anh hối hận và nuối tiếc, thêm một nỗi đau trong đời, một hình ảnh mà anh không thể nào quên được. Anh thầm nghĩ – anh sẽ về, về thăm lại dòng Hàm Luông chan chứa tình và thắp lên nén hương trên mộ chị, để tưởng nhớ người xưa. Anh không thể tả được sự đau thương và nỗi mất mát to lớn đó khi nghĩ đến chị.
 
      Rồi một ngày, anh trở về quê hương Việt Nam, sau mấy mươi năm trời xa cách. Anh lại nhận được tin mà anh không thể ngờ được. Cô giáo Kim Châu – người anh yêu thương – nay còn sống và vẫn chờ đợi anh. Người mà anh hay tin đã chết là cô em gái của chị, đó là cô Kim Chung – một hoa khôi của xứ dừa Bến Tre. Trong lòng anh bây giờ lẫn lộn giữa vui buồn, anh không biết nên buồn hay vui khi nhận được hai tin cùng một lúc.
 
      Ngày xưa, cô bé Kim Chung thường được chị dẫn đi chơi với chị. Anh Long thường bị bắt đền bằng những chầu kem mỗi khi cô bé dỗi hờn đòi chị dẫn về nhà.
 
 
     Vài hạt mưa cuối mùa lác đác rơi phất phới trên mặt làm anh nhớ lại nỗi nao nức ban đầu khi anh gặp lại người trong mộng. Chị vẫn phòng không chiếc bóng, thế rồi tình cũ không rủ cũng về. Anh nối lai cung đàn xưa, dạo lên bản tình ca mới, hạnh phúc trong tầm tay, dù đã muộn màng. Anh nhìn chị, chị nhìn anh với ánh mắt trìu mến.
 
     Kỷ niệm thuở ban đầu như dòng suối dồn dập tràn về trong lòng anh, anh vội nắm tay chị, chị bồi hồi xúc động, giọt nước mắt hạnh phúc, vui mừng lăn tròn trên má chị…
 
      Dòng Hàm Luông lững lờ trôi soi đôi bóng như xưa, không còn sự cách ngăn. Anh vòng tay choàng vai chị, môi nở nụ cười hạnh phúc.
 
      Ánh trăng thượng tuần còn e ấp bên sông, sau lùm cây như mm cười … Ôi! Những ngày xưa yêu dấu đang sống lại từng giờ từng phút giữa đôi uyên ương đã bao năm xa cách, nay đã cận kề bên nhau…
 
 
Lợi Trân


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 27/Oct/2020 lúc 10:19am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23798
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Nov/2020 lúc 1:46pm

Chuyện Chiếc Cầu Trên Sông Mỹ Thuận


Đã lâu lắm tôi không về lại Việt Nam. Nói vậy không có nghĩa là tôi không nhớ quê hay nhớ ít hơn những người đi đi về về từ mấy năm nay. Không, tôi nhớ quê tôi lắm chớ. Tôi nhớ đâu ngay từ khi mới vừa đặt chân xuống ghe trong đêm vượt biển. Nỗi nhớ như những lọn máu nhỏ từ đời kiếp nào vẫn chảy rì rầm trong trái tim héo mỏi. Tôi có quên đâu. Thấp thoáng giữa đám lau lách của trí nhớ bội bạc, quê hương vẫn còn đó, lẻ loi như một bông cúc vàng nở muộn, đẹp đến xót xa. Tôi nhớ như một người tình bị phụ rẫy nhớ lời đay nghiến, như người thương phế nhớ một phần thân thể đã thất lạc. Nhớ từ cơn đổ vở nhớ đi. Nhớ trong hồi đoạn lìa nhớ lại. Vậy mà tôi không về. Hay chưa về lại đó một lần. Nghe thì rắc rối như bày đặt. Nhưng mà cuộc đời cũng có suôn sẻ gì đâu.



Những năm mười tám, đôi mươi từ tỉnh nhỏ lên Sài-gòn trọ học, cách quê đâu chừng trên trăm cây số gì đó là tôi đã bắt đầu thấy nhớ. Hồi đó bạn bè cứ sửa câu hát ru em mộc mạc thành câu hát trêu chọc: “Đèn Sài-gòn ngọn xanh ngọn đỏ. Đèn lục tỉnh ngọn tỏ ngọn lu. Mới đi xa anh khóc lu bù. Chừng quen con nước bắt bỏ tù anh cũng đi”. Dĩ nhiên con trai mới nhổ giò nhổ cẳng, đứa nào chẳng có lần mơ mộng làm những chuyến giang hồ vặt để cứ tưởng mình đã lớn. Lẩn quẩn trong cái phố chợ nhỏ xíu đi tới đi lui chưa mỏi cẳng đã thấy vòng lại chỗ cũ, lòng cứ nôn nao những chuyến đi xa. Đọc hành Nguyễn Bính thấy mê làm sao cái hình ảnh hào tráng của người khách lữ, rũ áo phong sương một chiều cuối năm trên gác trọ, rượu say ngất ngưởng rồi cười khinh mạn mà nhắc tới mấy con mắt trắng với mắt xanh. Chưa hết đâu, còn cái hình ảnh não nùng của người em gái sầu muộn bên song cửa cứ vò võ trông chừng từng cánh nhạn đưa tin. Trời ơi được làm người tình cho người ta chờ đợi như vậy có nhuốm bụi cũng cam. Mơ thì mơ toàn chuyện động trời như vậy mà mới xách va-li đi khỏi nhà được đâu trăm cây số chừng đôi ba bữa là đã thấy nhớ cồn cào cả người. Có lạ không.
Vẫn có những chiều đang lang thang giữa phố, lòng bỗng nhiên chùng xuống khi chợt thấy chân mình lỡ đạp trùng lên mấy lọn nắng cũ vàng hoe. Hay những sớm thức dậy bỗng thấy buồn ngang vì một tiếng xe thổ mộ lăn lóc cóc đều đều như gõ nhịp vào thiên cổ. Cái thằng đang vui đời đô thị bỗng trở buồn ngang xương vì vệt nắng hoang, vì tiếng xe ngựa sao giống y như bóng nắng tiếng xe ở quê nhà. Có một cái gì trùng lẫn ở đâu đây. Dường như mấy góc phố nhỏ, cây me già cỗi, đêm mưa tỉnh lỵ, giọt trăng châu thổ… vẫn là một dù người ta đã thay nơi đổi chốn. Người đi bỏ lại hình ở chốn cũ mà quên bóng cứ lúc thúc theo sau. Có lúc giả bộ ngoảnh mặt mà thật ra có làm ngơ được đâu. Nó cặp kè, lẩn lút, chỉ đợi dịp là ló mặt ra trêu chọc. Bởi vậy mà trong khi đầu tôi thì háo hức lo đuổi bắt mấy cái bóng sắc mới lạ thì lòng tôi lại trì trì những kỷ niệm cũ xì. Cứ như vậy mà giằng co níu kéo hết tháng sang năm lòng vòng chơi mãi cái trò bắt trốn. Hết nhớ rồi quên. Hết quên rồi lại nhớ. Riết rồi tôi cứ thả mặc cho dòng đời xốc nổi, bởi gốc vốn từ đất ruộng bốc bụi bay đi thì làm sao chẳng có lúc tấp lại bên đường mà không nhớ xó đất quê!
Vậy đó, suốt mấy năm lang bạt ở Sài Gòn, mặc dầu lúc nào cũng tỏ ra là “tay chơi” sành sõi, nhẵn mặt khắp đầu trên xóm dưới, như một dân Sài-gòn chính hiệu, tôi vẫn cứ là một tên nhà quê đặc sệt ở trong lòng. Hở ra là nhớ. Nhớ từ cọng cỏ ướt sương nhớ đi. Nhớ từ bụi lúa trổ đòng đòng nhớ lại. Người tình đầu đời sao tôi quên cái một. Mà khoảnh đất quê nhà sao tôi lại nhớ hoài. Có lúc tôi thấy thèm về ngồi lại trên bực đá lở bên bờ sông Cái, một buổi trưa hè nào đó, lượm đá thảy lia thia trên mặt sóng mà đầu thì thả lông bông như một người vô tích sự. Có lúc tôi muốn được quay lại bãi cỏ xanh cạnh ngôi đền văn miếu cũ, chắp hai tay sau gáy nằm dài ra đó ngủ dật dờ ngó lơ mơ mặc cho cuộc đời xoay trở chung quanh. Cả cái tỉnh nhỏ mà gần như ai nấy đều biết mặt nhau, ở thì rầu muốn chết mà đi xa thì nhớ đến đứt ruột. Tôi cũng không biết tại sao. Có phải cái đó là cái mà mấy ông văn sĩ gọi là tình quê đó chăng?
Tôi nhớ những con đường lặng lẽ duổi dài theo bóng mấy hàng sao, tôi nhớ cái châu thành nhỏ xíu như chiếc khăn tay với những căn nhà xây cất nửa tây nửa ta, nhớ mấy quán sinh tố góc chợ chiều có mấy cô chiêu đãi quê mùa gọi mời đon đả. Tôi nhớ ngôi trường Tiểu Học với cái sân chơi lầy lội, ngôi trường Trung Học im ỉm uy nghiêm và tiếng trống gọi trường nghe dồn dập đến thót tim mỗi lần ham chơi tụ tập lê la ngoài phố. Tôi nhớ như in dãy phố tàu. Bạn bè dăm đứa rủ rê nhau. Áo phanh ngực đón mùi hương lạ. Háo hức chia nhau khói thuốc đầu. Còn nữa, còn nhiều lắm, làm sao kể hết. Ngay cả những thứ có lúc thấy tầm thường, nhạt nhẽo gì đâu mà sao cứ… nhớ ơi là nhớ!
phamythuanxua
Như cái bến phà Mỹ Thuận vậy đó, tôi đã đi qua lần đầu đâu thuở chín mười tuổi rồi cứ nhớ hoài mặc dầu sau này, lớn lên đã qua không biết bao nhiêu là bến đợi khác. Có một cái gì lạ lắm như nối kết tôi, thằng con trai sinh ra và lớn lên ở bên này sông cứ nhìn ngó bên kia sông như chót đỉnh của một giấc mơ phiêu lãng. Có phải con sông lớn mênh mông đó như một ranh giới vô tình đã chằng giữ những cơn mơ tuổi nhỏ. Có phải những con sóng cuồn cuộn đó đã một thời đẩy đưa hồn tôi phiêu lưu đến những chân trời xa tít, miễn phí và không nguy hiểm. Bằng lý do nào, thì đó vẫn là nơi ưa thích nhất và cũng là nơi tôi nhớ nhiều nhất, nhất là từ lúc biết mình khó có dịp qua lại nữa.
Những năm mới bỏ xứ ra đi, năm ba hôm là lại chiêm bao thấy mình về quê cũ. Mà lần nào cũng vậy, mỗi lần lại thấy đứng đợi phà qua bến Mỹ Thuận. Nghĩ cũng lạ. Lội sông lội suối cũng nhiều mà rồi cũng chỉ nhớ có khúc sông trắc trở đó thôi. Dĩ nhiên điều đó chắc không ăn nhằm gì với cái vị trí quan trọng của nó trong việc thông thương ở miền Tây. Quốc lộ số 4 từ Sài Gòn xuôi Nam đến đó là phải khựng lại. Sông rộng mênh mông, tách nguồn từ Tiền giang ở phía bắc chảy nghiêng nghiêng theo hướng Tây Nam đến đó phát đổ ròng ròng đến phát sợ. Thuở ấy, tiền bạc và kỹ thuật chắc còn non yếu quá, người ta chưa đủ sức bắc cầu. Xe đò, xe hàng tới đó là phải đậu lại, sắp hàng dài thậm thượt đợi lượt qua sông. Gặp lúc có công-voa nhà binh chiếm ưu tiên là thôi chờ đợi dài người ra. Xe cộ phì phò hục hặc, khách khứa nhốn nháo, mấy chú lơ xe hấp ta hấp tấp xách thùng xuống sông múc nước đổ máy cho hạ hỏa, mấy bà mấy cô cũng vội vội vàng vàng chạy tìm mấy chỗ giải thủy cho nhẹ mình, khi thì bờ ruộng lúc lại mấy lùm cây khuất khuất hở hở. Cái hoạt cảnh ồn ào náo nhiệt không có chỗ nào giống được. Lạ lắm.
Làm như đó là một nơi người ta rất mong cho mau tới, mà tới rồi lại cứ mong cho mau đi. Nói vậy mà không đi mau được là cũng vui vẻ như thường. Có khi thấy xe kẹt nhiều quá là thiên hạ cứ miệng lầm thầm rủa xả mà chân thì xắn xả nhắm hướng mấy cái quán nước thân tình. Hàng quán thì bán đủ thứ thượng vàng hạ cám. Người đi xa lỡ độ đường không sợ đói. Cơm nước trái cây bốn mùa, mùa nào thức nấy. Cứ nhìn mấy giỏ mận hồng đào chín mọng là bắt khát nước, mấy giỏ ổi xá-lỵ căng da xanh mướt mà phát thèm. Điệu nghệ hơn nữa, những xâu chim trao trảo quay vàng ngậy chảy mỡ bóng lưỡng chấp chới trong lồng kiếng quyến rũ còn hơn cao lâu Chợ Lớn, mấy miếng thịt sườn nướng than tại chỗ bốc mùi thơm thấu tới thiên đình. Kề đó mấy chai bia con cọp sắp hàng dọc ngang như nghinh nghinh thách đố ai mà chịu nổi. Bởi vậy mà khách giang hồ qua đó thế nào rồi cũng phải có lần ngả bàn nhậu dọc đường. Mà bởi vậy khách đa tình qua đó cũng không thiếu người vướng lại những cuộc tình tứ chiếng. Bà lớn bà nhỏ em gái em nuôi gì không biết chớ chuyện ghen bóng ghen gió vẫn xảy ra hà rằm làm cho cái bến đổ vốn đã ồn ào lại được thêm phần… ầm ĩ.
Nhưng mà tại sao là Mỹ Thuận mà không là một cái bến khác. Dọc theo miền Tây còn bao nhiêu là bến phà. Vàm Cống, Cần Thơ, Rạch Miểu, Chợ Gạo, Cổ Chiên… sao không nhớ. Mà chỉ nhớ rặt có Mỹ Thuận? Hay tại tôi cũng nòi tình như ông Cò quận chín trong tuồng cải lương Tuyệt Tình Ca có bà vợ nhỏ ở Vĩnh Long đã chèo xuồng đưa chồng qua sông Mỹ Thuận về Mỹ Tho thăm vợ lớn rồi biệt tăm biệt tích luôn mấy chục năm trời. Không, tôi biết cái bến phà đó từ lúc còn rất nhỏ, chưa tới tuổi có một vợ chớ đừng nói tới vợ hai. Kỷ niệm của tôi với cái bến phà đó không dính líu gì hết tới mấy cái chuyện tình duyên tấm mẳn. Nó chỉ dính líu tới cái tuổi nhỏ mà mộng lớn của tôi thôi. Vốn là quê tôi cách bến phà Mỹ Thuận đâu chừng chín mười cây số gì đó. Con đường nối liền bến nước với tỉnh lỵ chạy qua những thửa ruộng nho nhỏ cắt chia bằng mấy bờ đê lúp xúp, ngang qua vài xóm nhà lá lụp xụp và một hai chiếc cầu xi-măng bắt cong cong rất điệu. Con đường hiền lành thơ mộng một cách quê mùa, cũng chẳng có gì là đặc sắc.
Chỉ có điều con đường đó là cái ngõ thoát êm đềm nhất để chạy trốn nhịp sống đều đặn nhàm chán của tỉnh nhỏ buồn hiu. Con đường là cái gạch nối ngắn nhất đưa đứa con trai mới lớn từ thực tế vây khốn đến mộng mị phiêu lãng qua trung gian là cái bến phà rộn rịp đầy khách lữ hành xuôi ngược. Lần đầu tiên qua đó một lần năm chín tuổi là bắt mê ngay cái không khí chộn rộn, tất tả, lăng xăng của kẻ đến người đi, của người qua kẻ lại làm như ai nấy đều vội vã lắm. Người ta sốt ruột trông cho mau đến, đến rồi sốt ruột trông cho mau đi, đi hấp ta hấp tấp như chỉ sợ trễ một chuyến qua sông là sẽ trễ luôn cả một cuộc đời. Làm như cuộc sống không chịu ngừng lại một chút, cứ phải là những chuyến lên đường.
Ờ, những chuyến lên đường! Hình ảnh những khách bộ hành lật đật xuống xe, tay xách nách mang kéo nhau đi như chạy qua phà là cái biểu lộ tuyệt diệu nhất cho sức hút của dặm trường thiên lý, của kiểu đời gạo chợ nước sông đã làm tôi mê mẩn suốt một thời mới lớn.
Hình dung trở lại đứa trẻ sinh ra ở một tỉnh nhỏ lần đầu tiên được cha mẹ dẫn cho đi Sài Gòn. Chuyến xe tài nhứt khởi hành đâu khoảng bốn giờ sáng. Trời gần Tết đẫm sương. Lòng xe tối mò. Hơi khói xăng xông lên mũi kích thích. Đứa bé cố nhướng mắt thật to để nhìn cho hết con đường mơ trước mặt. Mà có được đâu. Cơn mê ngủ đậu chực trên mí mắt cứ đè sụp xuống hoài làm nó lắc lắc đầu như để phủi đi mà không phủi được. Tiếng xe chạy ù ù càng như ru thêm. Nhưng mà mới ngủ gà ngủ gật đâu được một chút đã giựt mình nghe tiếng anh lơ la oang oang. Bà con cô bác xuống xe qua đò. Có ăn gì thì xả rác trong xe bà con ơi… Đứa bé giựt mình mở choàng mắt dậy. Ôi thôi đâu mà đèn đuốc sáng trưng. Người qua lại rộn rịp, kêu réo thúc hối kèn cựa tự nhiên như giữa chỗ không người. Đứa bé ngơ ngác tưởng trong chiêm bao. Đâu mà mới chút nãy còn ở giữa đồng hoang tối mịt, mới ngủ quên một chút, bừng con mắt dậy đã thấy ở ngay giữa bữa chợ đông.
Bỡ ngỡ, chớp chớp con mắt mấy cái là tỉnh như sáo sậu. Nó khoái chí dòm cái hoạt cảnh mới thấy lần đầu. À thì ra người ta có ngủ như nó đâu. Người ta đi đi lại lại, chạy tới chạy lui, cười giỡn nạnh hẹ nhau suốt đêm suốt ngày. Cái cõi người lớn này lạ thiệt. Đêm hào hứng như vậy cách chỗ nó ở có bao xa, bằng đâu một chớp mắt thôi. Vậy mà ở nhà mới chạng vạng ba má đã bắt nó phải lên giường ngủ một mạch cho tới sáng trưng. Như vậy ở ngoài căn nhà nó ở, ngoài con đường tráng nhựa nó đi tới trường hàng ngày, ngoài ngôi chợ lớn cạnh bờ sông thỉnh thoảng có mấy gánh sơn đông về múa võ bán cao đơn hoàn tán, ngoài cái rạp xi-nê chiếu phim cao bồi bắn lộn với mọi da đỏ… còn có cả một thế giới lạ lùng, vui tươi, rộn rịp, chờn vờn một sức sống mãnh liệt bừng bừng ngay kề bên cái phố nhỏ buồn hiu của nó. Đúng là cả một khám phá kỳ diệu.
Xe chạy chậm lại rồi rà rà tìm chỗ đậu. Mọi người lục tục xuống xe. Thằng bé nắm chặt tay mẹ nó đi những bước như nhảy. Nó cố làm ra vẻ người lớn như để được hòa hết mình vào cái thế giới sôi sùng sục quanh nó. Nó nở mũi hít thật dài một hơi không khí mát lạnh từ ngoài sông thổi tới, thấy như hít luôn cả cái chộn rộn của đoàn người đang vội vã đi bên cạnh, luôn cả cái mùi kỳ lạ pha trộn đủ thứ thập vật trần gian: hơi người, hơi gà vịt treo buộc tòn teng dưới cặp đòn gánh của mấy bà bạn hàng, hơi trái cây vừa mới hái đổ đống trên sạp, hơi nước lèo của mấy xe hủ tiếu thơm phức, hơi xăng nhớt nồng nồng, cả hơi tinh sương của một ngày đang trổi dậy. Trong khi đó đoàn xe chạy chậm chậm cẩn thận từng chiếc một xuống phà theo sự chỉ dẫn của ông “xếp bắc”, miệng ngậm tu-huýt mặt câng câng như tự thấy mình quá sức quan trọng. Mỗi chiếc xe bò lên cầu từ tốn vừa chạy vừa run run chắc vì lòng cầu nhỏ quá chỉ vừa lọt chí mí. Kề bên một anh lơ chạy lúp xúp tay cầm cục gỗ chặn như để sẵn sàng can thiệp khi xe lỡ trớn.
Chiếc cầu sắt lót ván kêu rần rần dưới vòng bánh xe nặng trịch. Xe chạy tới đầu “bông-tông”thì ngừng lại, khục khà khục khặc như vừa thấy nguy hiểm chờn vờn trước mặt. Mà nguy hiểm thật. Ở giữa “bông-tông” là một cái cầu quay hình chữ thập, bề ngang đâu cũng chỉ vừa lọt hai bánh xe, cái nhánh thẳng nối với đường cầu đâu chỉ dài hơn chiều dài chiếc xe đò một chút mà lại đâm thẳng ra dòng sông đang chảy cuồn cuộn. Ngó mà thấy rùng mình. Hèn chi ngay đầu cầu lúc nãy thấy có một tấm bảng đỏ ghi mấy hàng chữ trắng:”Coi chừng thử thắng xe qua phà”. Điệu này không khéo xe chạy tuốt xuống sông như chơi. À thì ra tại vậy người ta bắt bộ hành xuống xe đi bộ bỏ mặc chiếc xe với ông tài xế thử thời vận. Mà chắc cũng không sao vì ông tài xế coi bộ bình tĩnh lắm, miệng ngậm trệch điếu thuốc lá, từ từ rà thắng cho xe rề rề chạy xuống tới mút bửng cầu thì ngừng lại đúng lúc ông kiểm soát khoát hai tay ra dấu ngừng. Tất cả ăn khớp đúng phốc như dứt hết sáu câu mà rơi ngay đúng nhịp song lang. Tức tốc, anh lơ xe chêm ngay hai khúc cây chặn cứng hai bánh xe hết đường nhúc nhích.
PhaMyThuan
Rồi đợi đâu sẵn, bốn người phu đứng ngay bốn đầu cầu quay, người kéo người đẩy vận sức xoay bàn cầu quay một phần tư vòng tròn cho đầu mũi xe hướng ngay mũi phà đã hạ bửng đợi sẵn. Chiếc xe rú một hơi dài rồi chồm lên chạy xuống phà. Vậy là xong một chiếc xe. Phà nhỏ chở được có bốn năm xe là đầy một chuyến. Ông tài công ngồi tuốt trên phòng lái ra lệnh dỡ bửng. Ai đó đánh một tiếng kẻng. Vậy là coi như nội ngoại bất xuất, trên dưới không được lên xuống nữa, hành khách và xe cộ không được chộn rộn chàng ràng nữa. Phà dỡ đõi rồi từ từ lùi ra bến. Trời hưng hửng sáng. Gió bốc theo khói sóng thổi phần phật mấy tấm bạt che hàng trên mui xe. Nước bắn tung toé hai bên thành phà làm ướt nhem mấy dãy băng dành cho hành khách. Mặt trời hà tiện chút ánh sáng vàng cam không soi nổi con sông lớn quẩy sóng đen ngòm. Phà chạy chậm như thong thả lắm hay là tại không có sức nhanh hơn. Máy nổ rì rì đến sốt ruột. Ngồi trên mấy cái băng gỗ có lúc người ta tưởng chừng như đang đứng yên một chỗ nếu không có mấy dề lục bình trôi băng băng ngược chiều.
Gặp mùa lũ chướng xem chừng còn nhàn nhã hơn nữa. Phà qua ngang không nổi, phải thả trôi theo con nước xuống tuốt đuôi cồn rồi mới ì ạch vòng lên bờ bên kia. Như vậy mà chắc ăn nếu không phà tròng trành có thể lật ngang như chơi. Vậy mà thằng bé vẫn khoái như thường. Dễ chừng nó còn mong cho lâu tới nữa. Đâu phải lúc nào cũng được đi trên sông một cách nghênh ngang như vậy, ngó mấy chiếc tam bản chèo chống lê thê bị sóng tàu nhồi đờ đẫn mà tội nghiệp. Nó ngửa mặt hứng mấy giọt nước bay trong gió, tóc dựng đứng như bờm ngựa, lòng mơn man một nỗi vui kỳ lạ. Cùng lúc trời lộ hết bình minh. Con sông hiện rõ dần, lớn lao, chói lọi, bất trắc và mê hoặc như một huyền nhiệm. Đứa bé thấy con sông và bến nước lần đầu tiên mà sao có cảm tưởng như sẽ thấy muôn đời. Tấm lòng nhỏ xíu của nó như đã dành một chỗ rất lớn cho khoảnh sông nước đó. Nó chăm bẳm cái hình ảnh của thiên nhiên cựa mình sống dậy như một khám phá bất ngờ. Và lớn lên một cách đột ngột, từ đó.
Như vậy mà tôi qua phà Mỹ Thuận lần thứ nhất. Tôi trở ngược lại qua phà lần thứ hai ít ngày sau gì đó. Cũng y như lần đầu. Chỉ khác là vào buổi chiều, trời sắp tắt nắng. Bóng đêm chực chờ càng làm con sông, chiếc phà và người ta thêm gấp gáp. Cũng cái vội vã thêm một chút lo lắng. Cũng cái ồn ào nhưng bớt đi một chút náo nhiệt. Nhưng không có vẻ gì là sắp ngừng nghỉ. Sông nước có thôi chảy đâu. Và người ta cũng đâu có hết lên đường. Ở đó là hình ảnh một dòng sống không có khởi đầu và cũng không có kết cuộc.
Có phải tại vậy mà tôi mê cái bến Mỹ Thuận hay không? Tôi đã giữ trong tôi cái hình ảnh qua lại bất tận trên dòng sông bất tuyệt này rất lâu. Mãi đến khi lên Trung Học, tôi vẫn thường trốn nhà những ngày nghỉ học đạp cái xe đạp cà tàng chín cây số lên đó, đứng ngó ngu ngơ một đỗi rồi đạp xe trở về. Mệt đừ mà lòng lại thấy vui sướng như vừa làm một chuyến đi xa, hồn mê mải với cuộc mộng du tưởng tượng. Không biết có phải tại tôi chịu ảnh hưởng của đứa bé mê nhà ga và xe lửa trong thơ Tế Hanh hay không mà tôi cứ hay làm như nó. “Tôi đứng bơ vơ xem tiễn biệt. Lòng buồn đau xót nỗi chia xa”. Cái hình ảnh đẹp và buồn đến dại người. Mà cũng dại thiệt. Tôi mê cái bến phà Mỹ Thuận đến dại dột.
Năm học lớp Đệ Tứ, cô bạn gái cùng lớp thân thích với tôi như quít với cam. Còn tôi thì cứ tưởng thiên hạ ai cũng mê thích kỳ quái như tôi. Lần đó tôi rủ cô ta trốn học, hai đứa lén ra bến xe lam đi Mỹ Thuận. Cô ta nghe tôi tả cái cảnh và cái tình của Mỹ Thuận nên cũng náo nức đi theo. Đến chừng lên tới đó thấy phố xá lu bu, người ta lật đật, sông nước thì vô tình cô ta đâm chán nản đòi bỏ về đi coi chớp bóng. Tôi đâu chịu. Thế là giặc giã nổi lên đùng đùng. Cô bạn thường ngày phụng phịu dỗi hờn dễ thương hết sức, hôm đó không biết nổi chứng gì mà quyết liệt còn hơn bà Trưng thù nhà hận nước dứt khoát bỏ tôi lên xe trở về. Tôi tự ái ở lại. Xui một cái là sau đó cô ta bị cha mẹ khám phá được chuyến giang hồ vặt, chắc bị nọc ra đánh đòn rồi đày vào lãnh cung hay sao đó mà thề cự tuyệt mặt tôi. Thế là “anh đi đường anh, tôi đường tôi…”
Nghĩ cũng uổng, chỉ vì ba cái vụ lên xe xuống xe mà đành rẽ thúy chia uyên. Nhưng mà tôi có tởn đâu. Tôi vẫn chứng nào tật nấy. Hể được cô nào thân ái là tôi cứ cà rà mời cho được lên chơi Mỹ Thuận một lần. Ở đó tôi huyên thuyên dẫn giải hoặc trầm ngâm tâm sự làm như chỗ đó là giang sơn riêng của tôi vậy. Có cô cũng kiên nhẫn ngồi nghe nhưng đa số thì giẩy nẩy đòi về. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại thì cũng đâu lỗi tại tôi. Nơi cái thành phố tôi ở thuở đó có chỗ nào thơ mộng đâu mà hẹn hò. Chẳng lẽ đưa nhau vào Văn Thánh Miếu, chỗ thờ ông Thánh Khổng chuyên trị lễ giáo mà đi lạng quạng dưới mấy gốc mù u tối om để nỉ non tâm sự. Lỡ ổng nghe được thì hóa ra tôi cũng lỗi đạo với bậc tiên sư. Nếu không thì dưới bóng cây da Cửa Hữu có miếu Bảy Bà sơn thủy cũng hữu tình nhưng thời đó nghe đồn bà hay xẹt đi xẹt lại thì càng nên tránh cái chuyện tới đó thề non hẹn biển.
Còn cái rạp xi-nê nhỏ như cái lổ mũi chuyên môn chiếu tuồng cao bồi đánh nhau với da đỏ thì giữa cảnh tên bay đạn lạc đó thì còn đâu tâm trí mà nói chuyện tâm tình. Vả lại ngay xuất chiếu buổi trưa rạp chẳng có máy lạnh lại còn đóng cửa kín bưng nên cứ vừa coi phim vừa quạt phành phạch thì hơi sức đâu nữa mà thủ thỉ. Chỉ có Mỹ Thuận của tôi là thượng hạng. Vừa có gió sông lồng lộng, có phà trôi rập rình, có đủ thứ quà cáp trần gian và nhất là có những vóc dáng giang hồ qua qua lại lại. Bến nước là nơi tao ngộ của những tay tứ chiếng, là ngã tư gặp gỡ của trăm họ miền Tây. Cà mau, Rạch Giá, Long Xuyên, Châu Đốc, Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh… Họ băng ngang thì thôi chớ còn xổ dọc là gặp nhau ở đó. Không hẹn mà gặp. Gặp không chào không hỏi. Gặp một lần trong một đời. Rồi thôi. Rồi mất biệt như chưa từng đã gặp. Dĩ nhiên chắc họ cũng có trở đi trở lại nhưng rồi có ai gặp lại ai đâu. Tôi đã thấy ở đó bao nhiêu là mặt người, bao nhiêu là nhân dáng mà rồi có gặp lại ai bao giờ. Phải vậy không, ở đó giống y như cái cõi đời này mà một ông Tàu xưa đã cảm thán đến để rơi nước mắt: “tiền bất kiến cổ nhân, hậu bất kiến lai giã, niệm thiên địa chi du du, độc thương nhiên nhi lệ hạ”.
Đó là một quán trạm bên đường mà mọi người phải ghé qua trong cuộc hành thiên lý dù có muốn hay không. Ghé qua một chút, vui vẻ hay buồn rầu, nhẹ nhàng hay gồng gánh thì cũng phải ghé qua, đi tới đi lui, dòm ngó loanh quanh rồi quay lưng đi mất biệt. Đó chẳng giống cái đường trần thăm thẳm này sao mà khách lữ chính là chúng ta đó. Chúng ta đến rồi đi có ai biết, dòng đời vẫn chảy đến biệt mù cũng chẳng làm sao hay. Thuở ấy tôi đã triết lý vụn như vậy với bạn bè mà không ai chịu nghe tôi. Riết rồi chỉ còn mình tôi là đi lại chung tình với cái bến phà-bến đời náo nhiệt đó. Vậy mà hay, bởi vì ở đó tôi đã sống bao nhiêu cảnh tình mà cả chục năm sau tôi cũng chưa hề sống lại được. Bãi trường năm 66, 67 gì đó, tôi từ Sài Gòn về quê nghỉ hè, cô bạn con nhà trọc phú được cha mẹ lo cho đi du học ở Pháp, ngày đi quá bất ngờ cô ta đáp xe đò về tìm tôi từ giã. Không biết lúc ấy lòng buồn đến đâu mà sau khi đưa cô ta qua sông trở lại Sài-gòn, một mình đón phà ngược trở lại, bỗng nhiên tôi khải ngộ được một điều thắc mắc từ thuở mới mê thơ. Đưa người ta không đưa qua sông. Sao có tiếng sóng ở trong lòng.
Trời ơi lần ấy tôi mới thấy hết cái tài hoa của người thi sĩ mệnh bạc. Đưa người, ông không đưa qua sông mà nghe sóng vỗ ở trong lòng. Còn tôi đưa người, tôi lại đưa ngang sông thì sóng vỗ biết cơ man nào mà nói. Con tim dù lớn cách mấy cũng chỉ bằng nắm tay thì chỉ có nước chết đuối thôi. Lần đó tôi tôn ông Thâm Tâm làm sư phụ. Mấy thằng bạn trời đánh của tôi chỉ lo chạy xe lạng đào trong thành phố làm sao hiểu thấu được cái lớn lao u trầm của người thơ. Đời mộng và thực như vậy đó bàng bạc trên từng ngọn sóng, từng khúc quành, từng vết xe lăn, từng chuyến phà ngang trắc trở. Sao không tới đó mà coi, không tới đó mà nghe tiếng đời kêu réo. Phải rồi còn cái tiếng đời huyễn hoặc này nữa, tiếng độc huyền của ông ăn mày mù ngồi trước hàng ba một tiệm nước. Ông ta ngồi đó tự lúc nào tôi không biết.
Chỉ biết khi tôi bắt đầu quến thật sự cái sinh hoạt của bến Mỹ Thuận thì ông ta đã có ở đó rồi. Ông ta ngồi đó lặng lẽ, nhỏ nhoi, có mà như không có, giống như cây cột đèn bữa cháy bữa không. Sự có mặt của ông có làm bận tâm ai đâu họa chăng là mấy thầy phú-lít. Nhưng mà ông ta mờ nhạt quá, cũ kỹ quá nên riết rồi người ta cũng lờ đi coi như là một vai câm của vở kịch cứ đổi cảnh hoài. Như cái phần tĩnh của bức tranh động vậy. Ông ta ngồi yên như một khúc gỗ đẽo sần sùi, lưng cong vòng, mặt nghiêng nghiêng, đôi mắt sâu hoắm, hai chân xếp lại, gần như không nhúc nhích. Chỉ có tiếng đàn của ông là bay lượn thảm sầu. Cái giọng ỉ ôi như kêu rêu, như trách cứ mà cam phận, nghe nghèn nghẹn đến tức tưởi. Nó gần như gom hết tất cả cái gì oan nghiệt nhất, cái gì đoạn trường nhất, cái gì tang thương nhất của cuộc đời này lại rồi phát ra một lượt làm chết điếng lòng người. Đàn chỉ có một dây thôi mà đủ hết mùi trường hận.
Tôi khám phá ra ông một bữa về ngang trời đổ mưa bất chợt. Mọi người chạy túa vào mấy cái mái hiên tìm chỗ đụt. Vừa tấp vào một quán nước tôi để ý tới người đàn ông mù tức khắc. Có một vẻ gì lạ lắm toát ra trên gương mặt vô tri như trét sáp. Ông ta ngồi đó, lặng lờ như một vệt khói, mặc cơn mưa rào rơi lộp độp, mặc đám phàm nhân lao xao. Ông làm như không hay biết gì hết, ông chỉ biết tiếng đàn của ông thôi. Mấy ngón tay xương xẩu, đen đúa thoăn thoắt bắt nắm sợi dây đàn độc nhất, còn bàn tay trái vặn vẹo cái cần gỗ đã lên nước bóng ngời. Tôi không biết ông đàn bản gì chỉ nghe được cái não nuột của âm thanh như từng mũi kim chích thẳng vào da thịt mình đến nhức buốt. Tiếng đàn thoát đi bay lượn lẹo trong không khí ẩm đục nghe như tiếng khóc từ cõi âm vọng lại, kêu réo, van nài làm tôi rùng mình muốn phát lãnh. Nó bay ra xa, uốn éo rồi vòng lại, oằn oại. Nó vút lên cao, lanh lảnh rồi chùi xuống thấp, rụng rời. Người ăn mày mù vẫn say mê đàn như không biết cái tiếng đàn ma quái đang truyền nhiễm về đời bóng tối của u minh, dẫn đường cho những hồn oan kéo nhau về lướt thướt.
Một lúc mưa bỗng tạnh. Mọi người lục tục bỏ đi. Có bà nhón vài đồng bạc cắc bỏ nhẹ vào cái hộp thiếc đặt trên góc chiếu. Còn đa số thì chắc quá vội đi mà không kể gì đến tiếng đàn bỏ lại. Còn tôi sao tôi bỗng nhiên thấy đi không nỡ. Sao tôi có cảm giác như thiên hạ quá vô lễ với nghệ nhân. Người ăn xin mù đó đúng là một nghệ nhân. Con người đó, tiếng đàn đó sao tôi thấy tài hoa đến tột vời. Mù đã là một thiệt thòi. Mù mà tài hoa thì đúng là tội nghiệt. Có phải ông mù đã gởi tâm sự mình trong tiếng đàn tận tuyệt đó không? Tôi quay vào quán, gọi một ly cà-phê bảo người hầu bàn đem ra cho người ăn xin rồi đến ngồi trong một góc nhìn ra. Suốt buổi chiều, tôi ngồi nghe lóm hết khúc này đến khúc khác, lòng cứ thắc thỏm từng hồi theo mấy cung bạc mệnh. Mà thật ra tôi có biết bài bản nào đâu.
Thuở đó đối với tôi, những kim tiền bản, khốc hoàng thiên hay gì gì nữa cũng là quê mùa hết. Tôi chỉ khoái rum-ba với lại xì-lô. Đã nói tôi còn dại dột lắm mà. Vậy mà buổi chiều đó tôi ngồi im như chết trong góc quán, hồn mỏi mê như bị ma ám, lần đầu tiên khám phá ra cây độc huyền quái đản. Tại sao có loại đàn kỳ dị như vậy. Và tuyệt diệu như vậy. Còn người mù đó nữa, có phải chính cặp mắt đục lờ đó mới nhìn thấu được tới vô thanh để biến ngũ cung thành trăm bài kinh khổ? Đã có lúc tôi tưởng chừng ông ta biến đi đâu mất tiêu mà chỉ còn tiếng đàn ở đó thay ông kêu khóc. Hay có thể nói ông ta và đàn như nhập làm một. Làm sao có sự hóa thân kỳ diệu đó nếu không là một bậc dị nhân. Có lúc thần trí tôi mê hoang tưởng như Sư Khoáng đội mồ trở về vác đàn đi tìm bạn tri âm… Rồi tiếng đàn dứt. Tôi giựt mình thấy mình ngồi ủ rũ. Trời ngoài kia đã chạng vạng, bến phà cũng thưa bớt người qua.
Bữa đó khi ra về tôi đã dốc hết tiền còn lại trong túi cho ông ta rồi nhảy lên đeo xe hàng có giang về chợ.
Đấy cái bến Mỹ Thuận nó hỗn mang như vậy đó, nó tập trung tất cả mọi hạng người từ cùng căn mạt kiếp tới những tay đâm thuê chém mướn, coi trời bằng vung, trước ngực thì xăm “hận kẻ bạc tình” sau lưng thì xăm “thù người hại bạn” đến người cuồng sĩ tối ngày cứ đón phà từ bờ này qua bờ kia như để đón đợi một người nào đó chưa bao giờ gặp mặt mà hể mở miệng ra là cứ “liên hoành” với “hợp tung”. Tôi đã thấy có ông tự chặt ngón tay thề thôi cờ bạc, có ông cầm dao đòi rạch bụng khi người yêu đòi “tách bến sang ngang”, có ông dẫn cô nhân tình bụng mang dạ chửa đâu từ dưới quê lên tới đó rồi “quất ngựa truy phong” bỏ cô ngồi khóc bù lu bù loa bên bờ sông “định mạng”. Tôi đã thấy những anh lơ xe mở miệng ra là chửi thề thí mạng mà giữ chữ tín còn hơn cả đám anh hùng Lương Sơn Bạc, những em bé bán hàng rong nhỏ như ngón tay út tối ngày chạy theo mấy chuyến xe đò ép nài từng xâu mía ghim để nuôi bà mẹ tật nguyền. Mấy ông già ngồi bán báo mà thông hiểu trời đất không sót một mảy may, bình chuyện đời xưa không thua gì Mao Tôn Cương hay Kim Thánh Thán. Thôi thì đủ thứ cảnh đời mà có học đến già người trong trường lớp cũng không làm sao biết được. Bởi vậy tôi yêu mến Mỹ Thuận như một người tình chung thủy, như một người thầy lão luyện đã dạy tôi bao nhiêu ngón khôn khéo mà cũng không biết bao nhiêu món đoạn trường. Có lúc tôi tự thấy mình giàu có như một tay hào trưởng.
Bởi vậy bỏ đi xa rồi mới thấy mất mát biết bao nhiêu.
Ở đây xa quá lắm lúc nhớ quê, tôi hay làm thơ kể lể. Có khi nhắc tô canh chua tôm nấu với bông sua đũa, nhắc tộ cá lòng tong kho khô rắc chút tiêu thơm, có khi nhớ dĩa cơm sườn ram mặn, nhắc tô hủ tiếu của chú Thoòng có cái bụng to bằng thùng nước lèo, có khi thèm nghe lại một điệu vọng cổ mà hồi trước cứ chê lên chê xuống. Trời ơi bây giờ mà cho tôi chui vào rạp Miếu Quốc Công đeo tòn teng mấy chiếc cột chỗ hạng cá kèo mà coi tuồng cải lương Nửa Đời Hương Phấn chắc là tôi sướng lắm. Nhưng mà sướng hơn nữa nếu được về đứng lại dòm ngó ngu ngơ hai bên bờ sông Mỹ Thuận như ở tuổi mới vào đời.
caupha
Vậy đó tôi vẫn nhớ quê như mọi người nhớ quê của họ. Tôi còn nhớ thêm cái bến nước ơn nghĩa của tôi nữa. Nơi mà không ai chịu nhớ tới chỉ bởi cái tội nằm ở giữa một chặng đường. Người ta chỉ nhớ nơi đi và nơi đến. Đâu ai bỏ công đi thương nhớ một trạm dừng. Rồi bây giờ nghe đâu người ta đã bỏ luôn cái bến phà đó nữa. Người ta đã cất cầu treo ở trên dòng sông lớn. Những chuyến phà chắc đã kéo vào ụ hay rã ra đem bán sắt vụn. Hàng quán hai bên bờ chắc cũng phải đóng cửa. Mấy người chủ quán chắc đã đổi nghề khác làm ăn. Con đường đá chạy xuống phà chắc bây giờ bỏ hoang cho cỏ dại mọc lan. Tôi không về nên chỉ tưởng tượng được thôi. Sông kia rày đã nên đồng. Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai. Đêm nghe tiếng ếch bên tai. Giựt mình còn tưởng tiếng ai gọi đò. Đấy ông Tế Xương ngày xưa cảm khái như vậy đó sau khi con sông ở Nam Định quê ông bị Tây tới lấp đi. Nghe mà thấy tội tình. Tôi nghĩ ông chưa nói hết những điều muốn nói. Ông không chỉ nhớ tiếng gọi đò thôi đâu. Chắc chắn ông còn rất nhiều kỷ niệm khác mà ông giữ kín cho riêng mình. Bởi vì nói ra cũng không hết được. Mà lắm khi còn bị bĩu môi là hoài cổ, là không thức thời.
Cũng như tôi bây giờ vậy, tôi cứ bị người thân kẻ lạ rầy rà, lắm khi mắng nhiếc khi thấy tôi cứng đầu cứ khư khư giữ riết lấy cho mình những hình ảnh cũ, những thương tiếc này, những ngậm ngùi nọ. Chi mà mệt vậy. Quên phứt cái cho được việc. Cuộc đời còn hàng trăm chuyện phải lo, hàng ngàn chuyện phải làm, nhắc làm chi cái chuyện đất nước cũ xì, mốc thếch. Chuyện đời thay ngôi đổi chúa là thường tình, trăm họ có khốn khó thì cũng là vận số thôi. Thì vâng. Nhưng vận số gì mà quái đản. Kẻ quyền thế dư ăn dư mặc thì cứ ngày một phủ phê. Còn bạn bè anh em tôi vốn dĩ nghèo đói ngu dốt thì cứ tiếp tục trần ai khổ lụy. Nếu tin được vào vận số thì cũng phải tin vào một quyền lực thiêng liêng nào đó. Mà hễ thiêng liêng thì phải có công bằng. Đằng này chuyện bất công ngang trái cứ xảy ra nhan nhản. Như vậy thì đâu phải là vận số nữa. Mà cái này đúng là chuyện thế gian rồi. Ai đời một dân tộc với đức kiên nhẫn, tánh cần cù, lòng đạm bạc đã đi vào huyền thoại mà mấy mươi năm rồi vẫn không ngóc đầu lên nổi thì thử hỏi có lạ không. Đã không còn giặc giã để đổ thừa, cũng không ai chen vào phá đám. Vậy thì tại sao? Chắc chắn không phải tại đám con đỏ đang chạy gạo từng bữa toát mồ hôi, càng không phải tại đám con ghẻ lang bạt kỳ hồ tứ tán ngoài cõi tạm. Vậy thì tại ai? Hỏi thì cứ hỏi chớ câu trả lời đã sờ sờ ra đó.
cauMT
Gần đây bè bạn ân cần gởi cho mấy tấm hình chụp chiếc cầu trên sông Mỹ Thuận. Cầu mới tinh, cất theo kiến trúc và kỹ thuật tân kỳ, thoạt nhìn ngất ngưởng chẳng thua gì Kim Môn Kiều ở Cựu Kim Sơn, chỉ thiếu có một chút sương muối lửng tha lửng thửng là lẫn lộn như chơi. Cũng mấy cột tháp cao treo mấy sợi dây cáp cong cong. Nhìn trong hình chắc không đẹp bằng cảnh thực. Ngoài đó có con sông lớn, có gió lồng lộng, có mặt trời dát vàng buổi sáng, có mặt trăng dát bạc đêm rằm chắc còn đẹp hơn nữa. Ở xa tôi hình dung xe cộ qua lại suôn sẻ, khách đi đường khỏi phải lên xe xuống phà lôi thôi. Nghĩ tới nghĩ lui thấy cũng mừng. Mặc dầu trong bụng vẫn có chút nao nao khi biết đã mất rồi nơi chốn cũ. Bến phà xưa không còn nữa thì những vóc dáng xưa chắc cũng đã biệt mù. Chén cơm nóng lỡ đường, giỏ ổi làm quà đường xa, ly nước mía mới ép ngọt lịm, người chủ quán hay kể chuyện Tam Quốc mấy buổi trưa ế khách, những cuộc tình xốc nổi, những gặp gỡ bất chợt, người hành khất mù và ngón đàn tận tuyệt… tất cả rồi sẽ được xếp vào loại chuyện cổ tích mà người kể nào cũng bắt đầu bằng hai tiếng “hồi xưa…”.
Có thể mấy chi tiết mà tôi vừa nhắc đã mất đâu từ nhiều năm trước. Có thể trong thời buổi gạo châu củi quế người ta phải vội vã hơn trước, ăn uống nhín nhút, nói cười dè sẻn chớ không còn bung thùa như thuở tôi còn đi lại. Có thể cái bến nước đó đã mất phong độ từ lúc mới đổi đời. Nếp tinh thần đã khác thì nếp sống cũng khác theo. Người đi lại ơ thờ thì sông nước cũng chỉ là một cõi bơ vơ có lấy gì làm thân thiết. Nếu bây giờ đường đi phải rẽ qua hướng khác để đắp cao dốc cầu, bỏ lại xóm cũ hắt hiu thì cũng chỉ là nối tiếp một cách hợp lý cái cuộc sống đã bị bỏ quên từ lâu lắm. Bởi vậy mà càng nhìn tấm hình chiếc cầu mới, tôi càng thấy buồn hơn vui. Chiếc cầu được xây cất bằng vốn liếng tiền bạc và kiến thức của người nước ngoài để nối hai bờ con sông trắc trở. Mừng thì có mừng cho việc đi lại đỡ phần vất vả nhưng sao vẫn tiếc cho một nếp đời đã ăn sâu trong lòng của một số không ít người.
Và nhất là cứ tự hỏi, sao còn hàng chục triệu chiếc cầu lỗi nhịp trong lòng người mà không chịu lo bắc lại để mọi tấm lòng người Việt không còn những bờ bến phân chia?
Chính vì những chiếc cầu lỗi nhịp đó mà tới giờ này tôi chưa trở lại được quê nhà.

Cao Vị Khanh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23798
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Nov/2020 lúc 11:29am

Chuyện "Cái Giọng Saigon"

 

 

 

 

 

Sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, trong đầu lúc nào cũng có một ý định là sẽ “thở đều” trên mảnh đất ồn ào này, ý định đó chắc sẽ giữ mãi cho đến lúc một ngày nào đó âm thầm không bứt rứt cắn tay áo mà mỉm cười he he he XXX xuống dưới ấy…


 Gọi là yêu Sài Gòn thì có phần hơi quá! Không dám gọi thứ tình cảm dành cho Sài Gòn là tình yêu, nó chưa thể đạt đến mức ấy. Cái tình với Sài Gòn là cái tình của một thằng ăn ở với Sài Gòn hơn 20 năm, cái tình của một thằng mà với nó, Sài Gòn còn quá nhiều điều níu kéo, quá nhiều chuyện để mỗi khi bất chợt nghĩ về Sài Gòn, lại thấy nhơ nhớ, gần gũi...


 Hồi còn đi học, vẫn hay chọc mấy đứa bạn bằng 2 câu thơ nhại :

 

 Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ

 Gái Sài Gòn cái mỏ cong cong


 Chuyện con gái Sài Gòn "mỏ" có cong không thì hổng có biết, chỉ biết con gái Sài Gòn có cái đẩu môi cong cong dễ làm chết người lắm, nhất là khi cánh môi be bé ấy cong lên một chữ "hônggg..." khi đứa con trai rủ rê đi đâu, năn nỉ gì đó. Lúc đó, đem gương hay kiếng  soi, chắc cái mặt của đứa con trai đó tội lắm.

 

 Mà con gái Sài Gòn có điệu đà, õng ẹo chút thì mới đúng thiệt là con gái Sài Gòn. Ai mà chẳng biết vậy. Gọi đó là cái duyên ngầm của người con gái đất Gia Định cũng chẳng có gì sai. Ai hiểu được, người đó sẽ thấy sao mà yêu mà thương đến vậy...


 Có dạo đọc trong một bài viết về Sài Gòn – Gia Định của nhà văn Sơn Nam , có thấy ông viết giọng Sài Gòn, cũng như văn hóa và con người Sài Gòn là một sự pha trộn và giao thoa đến hợp nhất của nhiều nơi. Đó là những người Chăm bản địa, những người khách trú (người Hoa hay chú ba tàu), những người miền Trung đầu tiên đến đất Gia Định…Từ đó hình thành một loại ngôn ngữ vừa bản địa, vừa vay mượn của những người đi mở đất…


 Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn, không bị cải biến đi qua thời gian. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến cái giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và “điêu luyện”. Cái “điêu luyện” ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nói là người Việt Nam nói như hát, thì đúng ra chỉ có người Hà Nội là “nói như hát” mà thôi, họa chăng chỉ còn có giọng tha thiết của người con gái xứ Huế trầm tư mới cùng được ví von như thế…


 Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòn cũng khác. Không ngọt ngào …mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ ven vùng sông nước mênh mang chín rồng phù sa, không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ nóng cháy da thịt. Giọng người Sài Gòn cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn. Đó là chất giọng “thành thị” đầy kiêu hãnh của người Sài Gòn, thứ giọng chẳng lẫn vào đâu được mà dù người khác có bắt chước cũng khó lòng. Dường như qua nhiều năm cùng với đất Gia Định – Sài Gòn phù hoa trong nhịp sống, trong đổi mới và phát triển, thì giọng nói của người Sài Gòn cũng trở nên “cao sang” hơn. Dù vậy, nó chính là cái “thanh” của một vùng đất một thời là thủ phủ Nam Bộ, nhưng cũng chẳng mất đi đâu cái mộc mạc không bỏ được của cái gốc chung Nam Bộ.


 Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ. Cái giọng không cao như người Hà Nội, không nặng như người Trung, mà cứ ngang ngang, sang sảng riêng…Mà điều đặc biệt trong cách người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau là mấy từ “nghen, hen, hén” ở cuối câu... Người miền khác có thích hay khoái, có yêu người Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ “nghen, hen” này.


 Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu “Thôi, tôi dìa nghen!” - Chủ nhà cũng cười “Ừ, dzậy anh dìa hen!”.

 

 Nói chuyện điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói “Hổng còn gì nữa, dzậy thôi hen!”. “Thôi” ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên lên tiếng “Hay hén mậy?” bằng giọng điệu thoải mái…


 Giọng người Sài Gòn đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau,  lại mang ý nghĩa khác nhau. Đám nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằn lại và từng tiếng một, có chút hóm hỉnh trong đó “Dzui dzữ hen!”.

 

 Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung, cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ “Dzui dzữ hen!”… Người Sài Gòn có thói quen hay “đãi” giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn giận, khi đùa vui như “Hay dzữuuu”, “Giỏi dzữưưu…!”


 Nghe người Sài Gòn nói chuyện, trong cách nói, bắt gặp “Thôi à nghen” “Thôi à!” khá nhiều, như một thói quen, như cái “duyên” trong giọng Sài Gòn.  Người Sài Gòn nói chuyện, không phát âm được một số chữ, và hay làm người nghe lẫn lộn giữa âm “d,v,gi” cũng như người Hà Nội phát âm lẫn các từ có phụ âm đầu “r” vậy.


 Nói thì đúng là sai, nhưng viết và hiểu thì chẳng sai đâu, đó là giọng Sài Gòn mà, nghe là biết liền. Mà cũng chẳng biết có phải là do thật sự người Sài Gòn không phát âm được những chữ ấy không nữa, hay là do cách nói lẫn từ “d,v,gi” ấy là do quen miệng, thuận miệng và hợp với chất giọng Sài Gòn..

 

Ví như nói “Đi chơi dzui dzẻ hen mậy!” thì người Sài Gòn nói nó… thuận miệng và tự nhiên hơn nhiều so với nói “Đi chơi vui vẻ hen!”. Nói là “vui vẻ” vẫn được đấy chứ nhưng cảm giác nó ngường ngượng miệng làm sao đó. Nghe một người Sài Gòn phát âm những chữ có phụ âm "v" như "về, vui, vườn, võng" có cảm giác sao sao ấy, không đúng là giọng Sài Gòn chút nào...


 Nhìn lại một quãng thời gian hơn 300 năm hình thành và phát triển của Sài Gòn từ Phiên Trấn, Gia Định Trấn, Gia Định Thành, Phiên An, Gia Định Tỉnh…cho đến Sài Gòn, dân Sài Gòn đã là một tập hợp nhiều dân tộc sinh sống như Việt, Hoa, Kh’mer…Các sử sách xưa chép lại, khi người Việt bắt đầu đến Đồng Nai – Gia Định thì người Kh’mer đã sinh sống ở đây khá đông, rồi tiếp đó là khách trú (người Hoa), và một số dân tộc láng giềng như Malaysia, Indonesia (Java) cũng có mặt. Sự hợp tụ này dẫn đến nhiều sự giao thoa về mặt văn hóa như đàn ông không mặc quần mà quấn sà rông, nhà giầu quê bận bộ áo bà ba mầu trắng, làm ăn khi giao tiếp phải có chầu “nhậu”, cũng như những mặt khác của đời sống, trong đó dĩ nhiên phải nói đến ngôn ngữ.


 Tiếng nói của người Sài Gòn không chỉ thuần là tiếng Việt, mà còn là sự học hỏi, vay mượn nhiều từ ngữ của dân tộc bạn, đâm ra mang nhiều “hình ảnh” và “màu sắc” hơn. Những từ như “lì xì, thèo lèo, xí mụi, cũ xì,cái ki …” là tiếng mượn của khách trú, những từ như “xà quầng, mình ên…” là tiếng của người Kh’mer. Nói riết đâm quen, dần dần những từ ngữ đó, những tiếng nói đó được người dân Sài Gòn sử dụng một cách tự nhiên như của mình, điều đó chẳng có gì lạ…Thêm vào đó, nó được sửa đổi nhiều cho phù hợp với giọng Sài Gòn, thành ra có những nét đặc trưng riêng.


 Vậy nói cho cùng thì người Sài Gòn cũng có những tiếng gọi là “tiếng địa phương” (local dialect !?). Những tiếng này thể hiện rõ nhất khi người Sài Gòn nói chuyện cùng người miền khác. Nghe một người Sài Gòn nói chuyện cùng một người khác vùng, dễ dàng nhận ra những khác biệt trong lời ăn tiếng nói giữa hai người, hai miền. Có một số từ người Sài Gòn nói, người miền khác nghe rồi…cười vì chưa đoán ra được ý. Điển hình như tiếng “địt”, có nghĩa là cái  bụng nó sả hơi. Cũng như khi nghe người Huế dùng một số từ lạ lạ như “o, mô, ni, chừ, răng…” trong khi nói chuyện vậy thôi. Khác là mấy tiếng người Sài Gòn nói, vẫn có chút gì đó nó…vui vui tai, là lạ, ngồ ngộ làm sao.


 Người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ "dạ" khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ "vâng". Để ý sẽ thấy ít có người Sài Gòn nào nói từ "vâng". Khi có ai gọi, một người Sài Gòn nói "vâng!" là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa, cười cợt.

 

 Khi nói chuyện với người lớn hơn mình, người dưới thường đệm từ "dạ" vào mỗi câu nói. "Mày ăn cơm chưa con ? - Dạ, chưa!"; "Mới dìa/dzề hả nhóc? - Dạ, con mới!"… Cái tiếng "dạ" đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài Gòn với một người Sài Gòn thấy nó "thương" lạ...dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà tình cảm lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác. Nghe một tiếng "dạ" là biết ngay tên này là dân miền Nam cái đã rồi hẳng hay...


 Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói “Từ bữa đó đến bữa nay”, còn người Sài Gòn thì nói “Hổm nay”, “dạo này”…người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ “ghê” phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng. Tiếng “ghê” đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là “nhiều”, là “lắm”. Nói “Nhỏ đó xinh ghê!” nghĩa là khen cô bé đó xinh lắm vậy.)


 Lại so sánh từ “hổm nay” với “hổm rày” hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau.. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ “hổm rày, miết…” là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất Nam Bộ chung mà.


 Nghe một đứa con trai Sài Gòn nói về đứa bạn gái nào đó của mình xem…”Nhỏ đó xinh lắm!”, “Nhỏ đó ngoan!”…Tiếng “nhỏ” mang ý nghĩa như tiếng “cái” của người Hà Nội. Người Sài Gòn gọi “nhỏ Thuý, nhỏ Lý, nhỏ Uyên” thì cũng như “cái Thuý, cái Uyên, cái Lý” của người Hà Nội thôi.

 

 Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu “Thằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề…nhìn phát bực!” Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm. Một người lớn hơn gọi “Ê, nhóc lại nói nghe!” hay gọi người bán hàng rong “Ê, cho chén chè nhiều nhiều, tiền ít coi!”… “Ê” là tiếng Sài Gòn đó, kiểu bắt chước Tây, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người Sài Gòn. Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường “quên” mất từ “bán”, chỉ nói là “cho chén chè, cho tô phở”… “cho” ở đây là mua đó nghen.


 Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này “Lấy cái tay ra coi!” “Ngon làm thử coi!” “Cho miếng coi!” “Nói nghe coi!”… “Làm thử” thì còn “coi” được, chứ “nói” thì làm sao mà “coi” cho được nè ? Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ “coi” cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà.

 

Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi “mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta ?” – Mà “dzậy ta” cũng là một thứ “tiếng địa phương” của người Sài Gòn à. Người Sài Gòn có thói quen hay nói “Sao kỳ dzậy ta?” “Sao rồi ta?” “Được hông ta?”…Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà…hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà.


 Tiếng Sài Gòn là thế đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gòn riêng riêng này thì đúng là… “bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!”. Mà giọng Sài Gòn đã thế, cách người Sài Gòn xưng hô, gọi nhau cũng có phần mang “màu sắc” riêng.


 Người Sài Gòn có cái kiểu gọi “Mày” xưng “Tao” rất “ngọt”. Một vài lần gặp nhau,nói chuyện ý hợp tâm đầu một cái là người Saigon mày tao liền. Nếu đúng là dân Sài Gòn, hiểu người Sài Gòn, yêu người Sài Gòn sẽ thấy cách xưng hô ấy chẳng những không có gì là thô thiển mà còn rất ư là thân thiện và gần gũi.

 

 Mày-tao là kiểu xưng hô hay thấy trong mối quan hệ bạn bè của người Sài Gòn. Cách xưng-hô này thấy dàn trải từ đủ các mối quan hệ bạn bè; từ bạn học giữa mấy đứa nhóc chút xíu, cho đến mấy bác mấy anh lớn lớn tuổi. Hổng biết cái máu dân Sài Gòn nó chảy mạnh quá hay sao mà thấy mấy cách gọi này nó...tự nhiên và dễ nói hơn là mấy từ như "cậu cậu - tớ tớ" của miền Bắc. Nói chuyện bạn bè với nhau, thân thiết mà gọi mấy tiếng mày mày tao tao thì nghe thật sướng, thật thoải mái tự nhiên, và khoai khoái làm sao ấy. Gọi thế thì mới thiệt là dân Sài Gòn.


 Đấy là ngang hàng, ngang vai vế mà gọi nhau, chứ còn như đám nho nhỏ mà gặp người lớn tuổi hơn, đáng bậc cha, chú thì khác. Khi ấy “tụi nhỏ” sẽ gọi là chú, thím, cô, dì, hay bác và xưng “con” ngọt xớt. Có vẻ như người Sài Gòn "ưa" tiếng chú, thím, dì, cô hơn; cũng như đa phần dân miền Nam khác vậy mà. Mà có lẽ cách gọi này cũng còn tuỳ vào việc ước lượng tuổi của người đối diện. Gặp một người phụ nữ mà mình nhắm chừng tuổi nhỏ hơn mẹ mình ở nhà thì "Dì ơi dì...cho con hỏi chút...!" - còn lớn hơn thì dĩ nhiên là "Bác ơi bác..." rồi. Khi gọi một cách thân mật có ý khuyên bảo với một em nhỏ, người Sài gòn thường nói “Nầy, chú em…”


 Những tiếng mợ, thím, cậu,... cũng tuỳ vào vai vế và người đối diện mà gọi. Có người chẳng bà con thân thuộc gì, nhưng là bạn của ba mình, lại nhỏ tuổi hơn, thế là gọi là chú và vợ của chú đó cứ thế gọi luôn là thím. Gọi thì gọi thế, còn xưng thì xưng “con” chứ không phải “cháu cháu” như một số vùng khác. Cái tiếng “con” cất lên nó tạo cho người nghe cảm giác khoảng cách giữa mình với đứa nhỏ đang nói kia tự dưng… gần xịt lại. Nghe sao mà quen thuộc, và gần gũi đến lạ lùng. Tự dưng là thấy có cảm tình liền.


 Nói tiếp chuyện xưng-hô, người Sài Gòn có kiểu gọi thế này :

 Ông đó = ổng

 Bà đó = bả

 Anh đó = ảnh

 Chị đó = chỉ


 Không hiểu sao mà dấu hỏi tự nhiên cái trở nên giữ vai trò quan trọng... ngộ nghĩnh vậy nữa. Nhưng mà kêu lên nghe hay hay đúng hông? Gọi vậy mới đúng là chất Nam Bộ - Sài Gòn á nghen.


 Người Sài Gòn cũng có thói quen gọi các người trong họ theo... số. Như anh Hai, chị Ba, thím Tư, cô Chín, dượng Bảy, mợ Năm...Mà nếu anh chị em họ hàng đông đông, sợ gọi cùng là chị Hai, anh Ba mà hổng biết nói về ai thì dzậy nè, thêm tên người đó vào. Thành ra có cách gọi : chị Hai Lý, chị Hai Uyên, anh Ba Long, anh Ba Hùng, anh Sáu Lèo ...


 Thêm nữa, nếu mà anh chị em cùng nhà thì tiếng "anh-chị-em" đôi khi được....giản lược mất luôn, trở thành "Hai ơi Hai, em nói nghe nè..." và "Gì dzạ Út ?"...Tôi thích cách gọi này, đâm ra ở nhà gọi Dì Út tôi chỉ là một tiếng Út gọn lỏn. Có chuyện nhờ là cứ "Út ơi...con nhờ chút!" hoặc với mấy chị tôi thì "Hai ơi Hai...em nói nghe nè!".


 Cách gọi này của người Sài Gòn nhiều khi làm người miền khác nghe hơi...rối. Có lần, kể cho người bạn ở Hà Nội nghe về mấy người anh chị trong gia đình. Ngồi kể lể "anh Hai, chị Hai, dì Hai, Út, cậu Hai, mợ Hai, chú Ba..." một hồi cái bị kêu là hổng hiểu, xưng hô gì rối rắm quá chừng, làm phải ngồi giải thích lại suốt một hồi...lâu.


 Cách xưng hô của người Sài Gòn là vậy. Nghe là thấy đặc biệt của cả một mảnh đất miền Nam sông nước.  Cứ thế, không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh. Cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái “chất Sài Gòn” chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn. Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng “Dạ!” cùng những tiếng “hen, nghen” lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương…

st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23798
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Nov/2020 lúc 9:33am
Long%20Hồ%20Vĩnh%20Long:%20Thơ%20Tranh:%20Nụ%20Cười%20Còn%20Đó
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23798
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Nov/2020 lúc 2:17pm

Xin Cám Ơn Cuộc Ðời

 Christian%20Books%20-%20Donna%20Louis%20-%20Thanksgiving%20-

Thứ Năm ngày mai sẽ là Lễ Tạ Ơn tại Mỹ. Trân trọng mời đọc bài viết dặc biệt cho mùa lễ tạ ơn năm nay của tác giả Hoàng Thanh. Cô tên thật Võ Ngọc Thanh, một dược sĩ thuộc lớp tuổi 30’, hiện là cư dân Westminster, Orange County. Bài viết về Lễ Tạ Ơn của cô mang tựa đề "Xin Cám Ơn Cuộc Ðời" kể lại câu chuyện xúc động, giản dị mà khác thuờng, bắt đầu từ cái bình thuờng nhất: "Chỉ với một nụ cuời..." Tựa đề mới đuợc đặt lại theo tinh thần bài viết.

 

***

 

Thế là một mùa Lễ Tạ Ơn nữa lại đến. Tôi vẫn còn nhớ, lần đầu tiên khi nghe nói về Lễ Tạ On, tôi thầm nghĩ, "Dân ngoại quốc sao mà... "quởn" quá, cứ bày đặt lễ này lễ nọ, màu mè, chắc cũng chỉ để có dịp bán thiệp, bán hàng để nguời ta mua tặng nhau thôi, cũng là một cách làm business đó mà..."

Năm đầu tiên đặt chân dến Mỹ, Lễ Tạ Ơn hoàn toàn không có một chút ý nghĩa gì với tôi cả, tôi chỉ vui vì ngày hôm đó đuợc nghỉ làm, và có một buổi tối quây quần ăn uống với gia đình.

 

Mãi ba năm sau thì tôi mới thật sự hiểu đuợc ý nghĩa của ngày Lễ Tạ Ơn.

Thời gian này tôi đang thực tập ở một Pharmacy để lấy bằng Duợc Sĩ. Tiệm thuốc này rất đông khách, cả ngày mọi nguời làm không nghỉ tay, điện thoại lúc nào cũng reng liên tục, nên ai nấy cũng đều căng thẳng, mệt mỏi, dễ đâm ra quạu quọ, và hầu như không ai có nổi một nụ cuời trên môi.

 

Tiệm thuốc có một bà khách quen, tên bà là Josephine Smiley. Tôi còn nhớ rất rõ nét mặt rất phúc hậu của bà. Năm đó bà đã gần 80 tuổi, bà bị tật ở tay và chân nên phải ngồi xe lăn, lại bị bệnh thấp khớp nên các ngón tay bà co quắp, và bà lại đang điều trị ung thư ở giai đoạn cuối. Cứ mỗi lần bà đến lấy thuốc (bà uống hơn muời mấy món mỗi tháng, cho đủ loại bệnh), tôi đều nhìn bà ái ngại. Vì thấy rất tội nghiệp cho bà, nên tôi thuờng ráng cười vui với bà, thăm hỏi bà vài ba câu, hay phụ đẩy chiếc xe lăn cho bà. Nghe đâu chồng bà và đứa con duy nhất bị chết trong một tai nạn xe hơi, còn bà tuy thoát chết nhưng lại bị tật nguyền, rồi từ đó bà bị bệnh trầm cảm (depressed), không đi làm được nữa, và từ 5 năm nay thì lại phát hiện ung thư. Mấy nguời làm chung trong tiệm cho biết là bà hiện sống một mình ở nhà duỡng lão.

 

Tôi vẫn còn nhớ rất rõ vào chiều hôm truớc ngày lễ Thanksgiving năm 1993, khi bà đến lấy thuốc. Bỗng dưng bà cuời với tôi và đưa tặng tôi tấm thiệp cùng một ổ bánh ngọt bà mua cho tôi. Tôi cám ơn thì bà bảo tôi hãy mở tấm thiệp ra đọc liền di.

 

Tôi mở tấm thiệp và xúc động nhìn những nét chữ run rẩy, xiêu vẹo:

 

Dear Thanh,

My name is Josephine Smiley, but life does not "smile" to me at all. Many times I wanted to kill myself, until the day I met you in this pharmacy. You are the ONLY person who always smiles to me, after the death of my husband and my son. You made me feel happy and help me keep on living. I profit this Thanksgiving holiday to say "Thank you", Thanh.

Thank you, very much, for your smile...

 

Rồi bà ôm tôi và bà chảy nuớc mắt. Tôi cũng vậy, tôi đứng mà nghe mắt mình uớt, nghe cổ họng mình nghẹn... Tôi thật hoàn toàn không ngờ được rằng, chỉ với một nụ cuời, mà tôi đã có thể giúp cho một con nguời có thêm nghị lực để sống còn.

 

Ðó là lần đầu tiên, tôi cảm nhận được cái ý nghia cao quý của ngày lễ Thanksgiving.

 

Ngày Lễ Tạ Ơn năm sau, tôi cũng có ý ngóng trông bà đến lấy thuốc truớc khi đóng cửa tiệm. Thì bỗng dưng một cô gái trẻ đến tìm gặp tôi. Cô đưa cho tôi một tấm thiệp và báo tin là bà Josephine Smiley vừa mới qua đời 3 hôm truớc. Cô nói là lúc hấp hối, bà đã đưa cô y tá này tấm thiệp và nhờ cô đến đưa tận tay tôi vào đúng ngày Thanksgiving. Và cô ta đã có hứa là sẽ làm tròn uớc nguyện sau cùng của bà. Tôi bật khóc, và nuớc mắt ràn rụa của tôi đã làm nhòe hẳn đi những dòng chữ xiêu vẹo, ngoằn nghèo trên trang giấy:

 

My dear Thanh,

I am thinking of you until the last minute of my life.

I miss you, and I miss your smile...

I love you, my "daughter"...

 

Tôi còn nhớ tôi đã khóc sưng cả mắt ngày hôm dó, không sao tiếp tục làm việc nổi, và khóc suốt trong buổi tang lễ của bà, nguời "Mẹ American" đã gọi tôi bằng tiếng "my daughter"...

 

Truớc mùa Lễ Tạ Ơn năm sau đó, tôi xin chuyển qua làm ở một pharmacy khác, bởi vì tôi biết, trái tim tôi quá yếu đuối, tôi sẽ không chịu nổi niềm nhớ thương quá lớn, dành cho bà, vào mỗi ngày lễ đặc biệt này, nếu tôi vẫn tiếp tục làm ở pharmacy đó.

 

Mãi cho đến giờ, tôi vẫn còn giữ hai tấm thiệp ngày nào của nguời bệnh nhân này. Và cũng từ đó, không hiểu sao, tôi yêu lắm ngày Lễ Thanksgiving, có lẽ bởi vì tôi đã "cảm" được ý nghĩa thật sự của ngày lễ đặc biệt này.

 

Thông thường thì ở Mỹ, Lễ Tạ Ơn là một dịp để gia đình họp mặt. Mọi nguời đều mua một tấm thiệp, hay một món quà nào dó, đem tặng cho nguời mình thích, mình thương, hay mình từng chịu ơn. Theo phong tục bao đời nay, thì trong buổi họp mặt gia đình vào dịp lễ này, món ăn chính luôn là món gà tây (turkey).

 

Từ mấy tuần truớc ngày Lễ TẠ ƠN, hầu như chợ nào cũng bày bán đầy những con gà tây, gà ta, còn sống có, thịt làm sẵn cũng có... Cứ mỗi mùa Lễ Tạ Ơn, có cả trăm triệu con gà bị giết chết, làm thịt cho mọi người ăn nhậu.

Nguời Việt mình thì hay chê thịt gà tây ăn lạt lẽo, nên thuờng làm món gà ta, "gà đi bộ." Ngày xưa tôi cũng hay ăn gà vào dịp lễ này với gia đình, nhưng từ ngày biết Ðạo, tôi không còn ăn thịt gà nữa. Từ vài tuần truớc ngày lễ, hễ tôi làm được việc gì tốt, dù rất nhỏ, là tôi lại hồi huớng công đức cho tất cả những con gà, tây hay ta, cùng tất cả những con vật nào đã, đang và sẽ bị giết trong dịp lễ này, cầu mong cho chúng thoát khỏi kiếp súc sanh và được đầu thai vào một kiếp sống mới, tốt đẹp và an lành hơn.

 

Từ hơn 10 năm nay, cứ mỗi năm dến Lễ Tạ Ơn, tôi đều ráng sắp xếp công việc để có thể tham gia vào những buổi "Free meals" tổ chức bởi các Hội Từ Thiện, nhằm giúp bữa ăn cho những nguời không nhà. Có đến với những bữa cơm như thế này, tôi mới thấy thương cho những nguời dân Mỹ nghèo đói, Mỹ trắng có, Mỹ đen có, nguời da vàng cũng có, và có cả nguời Việt Nam mình nữa. Họ đứng xếp hàng cả tiếng đồng hồ, rất trật tự, trong gió lạnh mùa thu, nhiều nguời không có cả một chiếc áo ấm, răng đánh bò cạp...để chờ dến phiên mình được lãnh một phần cơm và một chiếc mền, một cái túi ngủ qua đêm.

 

Ở nơi đâu trên trái đất này, cũng luôn vẫn còn rất rất nhiều nguời đang cần những tấm lòng nhân ái của chúng ta...

 

Nếu nói về hai chữ "TẠ ƠN" với những nguời mà ta từng chịu ơn, thì có lẽ cái list của chúng ta sẽ dài lắm, bởi vì không một ai tồn tại trên cõi đời này mà không từng mang ơn một hay nhiều nguời khác. Chúng ta được sinh ra làm nguời, đã là một ơn sủng của Thuợng Ðế. Như tôi đây, có đuợc ngày hôm nay, ngồi viết những dòng này, cũng lại là ơn Cha, ơn Mẹ, ơn Thầy...

Cám ơn quê hương tôi - Việt Nam, với 2 mùa mưa nắng, với những nguời dân bần cùng chịu khó. Quê hương tôi - nơi đã đón nhận tôi từ lúc sinh ra, để lại trong tim tôi biết bao nhiêu là kỷ niệm cả một thời thơ ấu. Quê huong tôi, là nỗi nhớ, niềm thương của tôi, ngày lại ngày qua ở xứ lạ quê nguời...

Cám ơn Mẹ, dã sinh ra con và nuôi dưỡng con cho đến ngày truởng thành. Cám ơn Mẹ, về những tháng ngày nhọc nhằn đã làm lưng Mẹ còng xuống, vai Mẹ oằn di, về những nỗi buồn lo mà Mẹ đã từng âm thầm chịu đựng suốt gần nửa thế kỷ qua...

 

Cám ơn Ba, đã nuôi nấng, dạy dỗ con nên nguời. Cám ơn Ba, về những năm tháng cực nhọc, những chuỗi ngày dài đằng đẵng chạy lo cho con từng miếng cơm manh áo, về những giọt mồ hôi nhễ nhại trên lưng áo Ba, để kiếm từng đồng tiền nuôi con ăn học....

 

Cám ơn các Thầy Cô, đã dạy dỗ con nên nguời, đã truyền cho con biết bao kiến thức để con trở thành một nguời hữu dụng cho đất nuớc, xã hội...

Cám ơn các chị, các em tôi, đã sẻ chia với tôi những tháng ngày cơ cực nhất, những buổi đầu đặt chân trên xứ lạ quê nguời, đã chia vui, động viên những lúc tôi thành công, đã nâng đỡ, vực tôi dậy những khi tôi vấp ngã hay thất bại...

 

Cám ơn tất cả bạn bè tôi, đã tặng cho tôi biết bao nhiêu kỷ niệm - buồn vui - những món quà vô giá mà không sao tôi có thể mua đuợc. Nếu không có các bạn, thì có lẽ cả một thời áo trắng của tôi không có chút gì để mà luu luyến cả...

 

Cám ơn nhỏ bạn thân ngày xua, đã "nuôi" tôi cả mấy năm trời Ðại học, bằng những lon "gigo" cơm, bữa rau, bữa trứng, bằng những chén chè nho nhỏ hay những ly trà đá ở căn-tin ngày nào.

 

Cám on các bệnh nhân của tôi, đã ban tặng cho tôi những niềm vui trong công việc. Cả những bệnh nhân khó tính nhất, đã giúp tôi hiểu thế nào là cái khổ, cái đau của bệnh tật...

 

Cám ơn các ông chủ, bà chủ của tôi, đã cho tôi biết giá trị của đồng tiền,để tôi hiểu mình không nên phung phí, vì đồng tiền lương thiện bao giờ cũng phải đánh đổi bằng công lao khó nhọc...

 

Cám ơn những người tình, cả những nguời từng bỏ ra đi, đã giúp tôi biết đuợc cảm nhận được thế nào là Tình yêu, là Hạnh phúc, và cả thế nào là đau khổ, chia ly.

 

Cám ơn những dòng thơ, dòng nhạc, đã giúp tôi tìm vui trong những phút giây thơ thẩn nhất, để quên di chút sầu muộn âu lo, để thấy cuộc đời này vẫn còn có chút gì đó để nhớ, để thương...

 

Cám ơn những thăng trầm của cuộc sống, đã cho tôi nếm đủ mọi mùi vị ngọt bùi, cay đắng của cuộc đời, để nhận ra cuộc sống này là vô thuờng... để từ đó bớt dần "cái tôi" - cái ngạo mạn của ngày nào...

 

Xin cám on tất cả... những ai đã đến trong cuộc đời tôi, và cả những ai tôi chưa từng quen biết. Bởi vì:

 

" Trăm năm trước thì ta chưa gặp,

Trăm năm sau biết gặp lại không?

Cuộc đời sắc sắc không không,

Thôi thì hãy sống hết lòng với nhau..."

 

Và cứ thế mỗi năm, khi mùa Lễ Tạ Ơn dến, tôi lại đi mua những tấm thiệp, hay một chút quà để tặng Mẹ, tặng Chị, tặng những nguời thân thương, và những nguời đã từng giúp đỡ tôi. Cuộc sống này, đôi lúc chúng ta cũng cần nên biểu lộ tình thuong yêu của mình, bằng một hành dộng gì đó cụ thể, dù chỉ là một lời nói "Con thương Mẹ", hay một tấm thiệp, một cành hồng. Tình thương, là phải được cho đi, và phải đuợc đón nhận, bởi lỡ mai này, những nguời thương của chúng ta không còn nữa, thì ngày Lễ Tạ Ơn sẽ có còn ý nghĩa gì không?

 

Xin cho tôi đuợc một lần, nói lời Tạ Ơn: Cám ơn lắm, cuộc đời này...

 

Hoàng Thanh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23798
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Nov/2020 lúc 10:04am

Chị Hai Ơi

Hoài%20niệm%20Chiếc%20áo%20bà%20ba...

ảnh minh họa

Hè năm ngoái, từ Sài Gòn về, tôi ngạc nhiên: ra mở cửa không phải mẹ tôi mà là một thiếu phụ có cặp mắt to đen láy. Chị nhanh nhẹn đỡ lấy cái túi tôi đang mang:

- Út Hiệp đây phải không, chao, lớn ghê!
Tôi hơi phật lòng vì cái lối chào hỏi dành cho trẻ con. Đã hai mươi mốt tuổi, sắp tốt nghiệp Đại học Sư phạm, tôi đâu có phải là con nít. Đến bữa cơm, mẹ tôi bảo:
- Má vừa có con gái, từ rày, con phải gọi nó là chị Hai.
Khi chỉ có hai mẹ con với nhau, mẹ tôi mới thủ thỉ kể: Chị Trúc là người ở Lăng Cô, vợ chồng bỏ nhau, nhà cửa thân thích không có. "Tội nghiệp, má đào phận bạc vậy đó con. Cho nó ở đây sớm hôm với mẹ cho vui khi con vắng nhà".
Có chị Trúc mẹ tôi đỡ vất vả. Mẹ tôi bày ra nuôi gà vịt, làm ruốc biển... Toàn là việc mệt nhọc mà các chị tôi đều đã lấy chồng, chẳng ai san sẻ được.
Suốt ngày tôi càu nhàu: "Thằng Tí con chị Hai nó quậy phá, ồn ào con chịu hết nổi". Mẹ tôi an ủi:
- Kệ, chịu khó đi con, rồi má biểu con Hai không được thả cu Tí vô chơi trong buồng con là yên.
Chị Trúc biết nỗi khó chịu của tôi nên cố gắng vừa cặp con vừa làm việc nhà. Quần áo tôi thay ra, vứt giữa giường, chị vuốt lại phẳng phiu rồi treo lên móc. Vẻ nhẫn nhịn của chị làm tôi áy náy cảm thấy mình giống như một tên... bạo chúa. Một hôm, thấy chị tay ôm con, tay giã ruốc, tôi ngượng ngùng cười cười dỗ đứa bé:
- Ơ... Để cậu bồng chơi, cho mẹ đỡ mỏi, nghe cu Tí.
Thằng bé bạo dạn, nó ngả vào tay tôi ngay. Chị Trúc ngước lên nhìn tôi, cái nhìn biết ơn từ đôi mắt đen láy. Tôi ôm đứa bé mà không hiểu sao không thể nào đứng dậy nổi! Nhưng thằng bé lại nhào qua lòng mẹ, quờ tay với vào đôi bầu ngực phập phồng dưới chiếc áo cánh lụa. Vội vàng, tôi phải bế nó đi...
Từ đó thỉnh thoảng chị Trúc lại nhờ tôi bế cu Tí. Mỗi lần tôi tung hứng thằng bé, khiến nó cười vang khoe hàm răng sữa ngây ngô, chị lại ngước lên nhìn tôi biết ơn. Cái nhìn xoáy buốt làm tôi nhận ra chị thật đẹp, khuôn mặt trái xoan, nước da rời rợi trắng. Không hiểu sao người như thế mà chồng chị lại nỡ lòng chê bỏ?
Những lúc rảnh rỗi, chị ôm con ngồi trên bậc cửa, mắt nhìn mông lung về phía xa. Chắc chị đang nhớ đến căn nhà hạnh phúc ngày xưa của mình. Có hôm chị tâm sự:
- Hiệp biết không, chị học tới lớp đệ nhị thì mẹ mất. Không còn ai nữa, đành lấy chồng sớm để nương tựa. Tưởng yên thân, ai dè ông chồng phi công của chị đã có vợ trước rồi! Vậy là bồng con đi liều vào trong này mong nhờ bà con, nhưng bà con cũng hắt hủi. Nhiều lần chị đã nghĩ tới chuyện chết...
Chị không khóc mà mắt tôi đỏ. Tôi an ủi:
- Đừng buồn chị Hai. Hổng cần chồng, hổng cần bà con. Chị cứ ở đây với mẹ con Hiệp, cũng vui chán.
Câu nói ngớ ngẩn làm chị bật cười. Nụ cười với cái răng khểnh mới thơ dại, tươi tắn làm sao. Năm ấy chị hai mươi bảy tuổi, lẽ ra là những năm đẹp nhất đời người.
Một buổi chiều, tôi vác đàn ra sân hát nghêu ngao:
Cây trúc xinh... (tang tình là) cây trúc mọc
(Qua lối nọ í như) sân đình
Chị Hai xinh... (tang tình là) chị Hai đứng, đứng một mình (qua lối í như) cũng xinh.
Chị Trúc đang giặt áo quần, liếc nhìn tôi rồi nguýt một cái sắc như nước. Từ đó chị đâm cảnh giác với thằng em. Làm gì chị cũng lầm lì, tìm cớ tránh xa tôi.
Tôi thì như thằng khùng, cứ đeo theo chị như bóng với hình. Gặp lúc vắng, tôi kéo tay chị, chị rãy ra dẩy nẫy như đỉa phải vôi:
- Này, cậu tưởng chị Hai là mẹ mìn, thích bắt cóc trẻ con hay sao. Đi mà tán các cô hàng xóm ấy!
- Chị ơi, nhưng Hiệp hổng nằm mơ thấy mấy cô ấy. Hiệp cứ nằm mơ thấy chị Hai thôi. Chị Hai không thương Hiệp, hết hè Hiệp không thèm đi học nữa.
- Chưa thấy ai lì như cậu. Buông ra cho chị đi, không má thấy thì chết.
Chị giật áo ra, không thèm ngó cái mặt si dại của tôi. Tôi phát giận, không thèm ăn cơm mấy bữa liền.
Mẹ tôi sợ quýnh, mua thuốc giải cảm, mua dầu cù là Mac Phsu, mua chuối tiêu hột gà. Rồi mẹ lại còn sang ông lang cắt mấy thang thuốc bổ. Tôi phát ngượng, đành phải ra ăn cơm. Đến tối, mỏi lưng quá, mẹ tôi ôm cu Tí nằm ngủ, giao siêu thuốc cho chị Trúc.
Đêm khuya, nằm trong phòng, tôi ngửi thấy mùi thuốc bắc lan tỏa khắp nhà. Mùi vị đắng đắng, ngọt ngọt vừa nôn nao vừa dễ chịu. Tiếng than dưới đáy siêu reo lách tách... Rồi mùi thuốc dịu xuống, lửa tàn, tiếng than im bặt. Mặt lát khá lâu sau, tôi mới nghe tiếng chị Trúc khẽ khàng:
- Hiệp ơi, ra uống thuốc.
Tôi lặng im không ư hử. Chị Trúc lại gọi, tiếng chị hơi run run. Mãi không thấy tôi ra, chị đành bưng bát thuốc vào. Chỉ chờ có thế, tôi vùng lên ôm đại lấy chị. Chị hốt hoảng, thuốc đổ tung toé xuống giường:
- Hiệp, buông ra không chị la lên cho má đánh chết.
Tôi cứ giữ rịt lấy chị. "Đố chị có gan la lên. Má đánh chết Hiệp không lẽ chị không thương tí nào sao?". "Đồ quỷ, không thấy ai liều như cậu". Hai tay chị ra sức vả vào mặt tôi nhưng chẳng ăn thua. Rồi hai tay và cả thân mình chị đã bị tôi giữ chặt. Tôi vùi đầu vào vai chị, hít mãi mùi cơ thể chị nồng mặn và ngọt ngào, mắt tôi nhắm lại, mê man... Bất chợt tôi mở choàng mắt, vai nhói đau, rụng rời. Chị đang ngóc đầu lên, lấy hết sức lực cắn thật mạnh. Hàm răng chị dứt da dứt thịt tôi. Tôi bặm môi chịu đau chứ không chịu buông. "Chị cứ cắn đi, rồi ít bữa chị nhớ đưa Hiệp đi chủng ngừa". Chị Trúc không trả lời, răng vẫn nghiến chặt. Đau hết chịu nổi, tôi đành buông chị ra. Vai tôi ứa máu. Chị Trúc vùng dậy, hốt hoảng vừa xoa vết thương cho tôi, vừa mếu máo:
- Trời đất, có sao không, Hiệp ơi!
Lúc ấy, toàn bộ sinh lực trong người tôi đang dồn ứ bỗng tiêu tan. Tôi rã rời như một cái thây ma, chỉ còn sức gạt mạnh tay chị: "Thôi đi đi! Mặc xác tôi!".
Đến mai, vai tôi sưng vù, nhức nhối. Lần này tôi sốt thật sự nhưng vẫn phải ra ăn cơm uống nước kẻo sợ mẹ tôi hỏi han. Khốn khổ, trời Nha Trang tháng sáu nóng như thiêu như đốt nhưng trưa nào tôi cũng mặc áo sơ mi nghiêm chỉnh để che cái dấu răng thật đáng ngờ.
Mười ngày sau, vết thương lành, để lại một vết lũm sâu tròn. Dấu chiếc răng nanh mọc khểnh của chị. Da thịt lành nhưng tâm hồn tôi nặng trĩu. Điều làm tôi lo lắng nhất là dường như sinh lực của tôi đã ra đi hẳn, không bao giờ trở lại nữa, thân xác tôi hoàn toàn nguội lạnh.
Chị thì ngược lại. Hình như có điều gì đấy đã vùi chôn giữa thất vọng, muộn phiền và những công việc buồn tẻ thường ngày, nay chợt thức dậy, nhuộm trên toàn thân chị một vẻ gì khó tả. Dường như vóc dáng chị mượt mà hơn, mắt nhìn da diết hơn...
Rồi một hôm rằm, mẹ tôi đi chùa, dẫn cả cu Tí đi theo. "Nó đã lên ba rồi, cho nó quy y để phật phù hộ cho nó". Còn lại có hai người, chị Trúc có vẻ sờ sợ, ra ngoài sân xắt chuối cho vịt ăn, không dám vào nhà. Thật ra lúc ấy tôi buồn rười rượi như cơm nguội, đâu có gì đáng cho chị sợ. Chợt giữa đàn vịt con đang ăn lúp súp, một chú vịt nhỏ bỗng quay đơ ra đất, giãy đành đạch. "Chắc là nó bị dịch, đang giãy chết" nghĩ vậy tôi phóng ra, chị Trúc cũng chồm tới, cùng đưa tay nắm lấy con vịt. Kỳ lạ thiệt, chú nhóc chỉ lảo đảo vì... nghẹn có một lúc rồi lại tươi tỉnh, còn tay chúng tôi lúc nãy cầm con vịt thì bây giờ lại cầm lấy tay nhau... Như sực tỉnh, chị Trúc rụt lại, nhưng tôi đã giữ lấy bàn tay chị:
- Chị đừng sợ, Hiệp chẳng làm gì chị nữa đâu.
Tôi cũng muốn thổ lộ nỗi lo lắng của tôi cho chị nghe nhưng xấu hổ không sao nói được. Chẳng hiểu từ lúc nào, hai chúng tôi đã ở trong tay nhau. Chị vừa phục tùng, vừa dẫn dắt tôi. Cơ thể tôi dần dần hồi sinh trở lại... Đó là lần đầu tiên trong đời tôi biết đến thân thể một người đàn bà. Trưa hôm ấy trời nắng, ngoài cửa sổ phòng tôi có lùm cây nhỡn xanh ngắt rung rinh, tiếng ve râm ran thật gần, có lúc lũ ve vùng kêu to làm Trúc giật mình, tôi phải ghì thật chặt để chị khỏi rời tôi...
Những ngày sau đó tôi tươi như cây khô gặp mưa. Chiều chiều, tôi lại vác đàn ra ngõ hát vang:
Cây trúc xinh, (tang tình là) cây trúc mọc
(Qua lối nọ í như) sân chùa
Chị Hai không yêu, (tang tình là) tôi đây cũng bỏ đạo bùa (Qua lối nhỏ í như) cùng yêu...
"Mày hát cái gì đấy, hở út?" Tôi giật mình quay lại. Chị Ba Thìn, chị ruột tôi sang chơi từ sáng, đang đứng tỉa rau dền trong sân mà tôi đâu có hay. Tôi ấp úng:
- À... Em hát... hát dân ca.
Chị Ba trừng mắt lên:
- Dân ca à? Dân ca cái con khỉ!
"Thiệt là bà chằn, người ta hát mắc mớ chi tới mình?" Tôi lầm bầm. Chị Thìn về, tôi chẳng nhớ, cũng chẳng thắc mắc gì thêm. Lúc đó tôi có để ý gì đâu, tôi chỉ thấy trời đất thật đẹp, tiếng ve thật du dương, tôi ước sao mùa hè dài vô tận. Trúc cũng vậy, chị đẹp ra trông thấy, má đỏ và mắt cứ ướt long lanh. Chị không ngồi bậc cửa và trông xa vời về phía quê nhà nữa...
Một hôm, cây hoa râm nở thơm ngát, tôi hái một chùm, chạy xuống bếp đưa lên mũi Trúc. Chị đang rửa bát, né người qua bên, nhìn quanh rồi thầm thì:
- Khi nào cô Ba đến, thì Hiệp phải ý tứ nghe.
- Mình việc gì phải sợ. Khi chị Ba lấy anh Hải, cả nhà phản đối, riêng Hiệp còn ủng hộ nữa.
- Hai chuyện khác nhau lắm, Hiệp nói dở òm.
- Khác gì mà khác. Rồi đây mình cũng cưới nhau thôi, để chị Ba khỏi thắc mắc lộn xộn.
Trúc giật mình, tôi phải chộp lấy cái chén trên tay chị để cho khỏi rơi. "Không được đâu Hiệp ơi!" Trúc vừa nói vừa rưng rưng rưng nước mắt. "Được! Nhất định được!". Tôi vừa ôm chị vừa nói như rìu chém xuống đá. Nước mắt chị tuôn chảy trên vai tôi, nước mắt hối tiếc, nghẹn ngào. Lát sau, chị kéo áo lau mắt trấn tĩnh lại:
- Nói bà xàm. Ai thèm lấy đồ con nít.
Tôi tức mình: "Con nít được à? Từ nay phải gọi Hiệp bằng anh".
- Gọi không được, khó gọi vậy lắm Hiệp ơi - Chị thật thà bảo tôi.
- Ít nữa thì phải gọi nhau bằng tên, không được xưng chị với Hiệp nữa.
Tôi bắt chị thay đổi cách xưng hô cho được. Cuối cùng rồi chị cũng ngoan ngoãn nghe lời tôi. "Nhưng Hiệp phải giữ gìn làm sao cho má và cô Ba đừng ghét Trúc đó nghe". Nước mắt đã ráo, Trúc cười, mặt ánh lên niềm vui thơ dại. Có lẽ Trúc đã dần dần tin rằng chúng tôi sẽ ở bên nhau mãi mãi.
Hôm sau tôi nói với mẹ: "Má ơi, con muốn lấy vợ". Mẹ tôi vừa cơm nước xong, thủng thỉnh vừa xỉa răng vừa nói vần:
Nực cười cái chuyện ó đâm
Trai tơ đòi vợ khóc rầm cả đêm
Dỗ hoài mẹ phải mắng thêm
Vợ đâu mà cưới nửa đêm cho mày!
Chị Ba tôi phá ra cười nghiêng ngả. Trúc ở dưới bếp thất kinh, đưa tay ra dấu cho tôi đừng nói nữa. Tiếng cười của chị Ba làm tôi tự ái. Tôi quyết định không cần nói thêm gì hết. Hè đã sắp qua, tôi sẽ vào trường, học thật giỏi, sẽ có nghề, sẽ tự lập, sẽ lấy vợ, và gia đình phải nghe tôi...
Vào Sài Gòn, tôi cắm đầu cắm cổ học. Nhưng mới vừa được một tháng, nhớ Trúc quá, tôi vội vã về thăm nhà.
Ra mở cửa chỉ có mình mẹ tôi, dáng gầy mệt mỏi vì một mình lam lũ với bao công việc. Trên dây phơi, những cái áo cánh, những cái quần nhỏ xinh xinh của cu Tí không còn nữa.
- Má ơi sao không thấy... - Tôi run run không hỏi được hết câu, vì mẹ tôi đã nghiêm ngay nét mặt:
- Lại còn hỏi à, tao đuổi nó đi rồi! Mày tưởng qua mặt được tao sao?
- Trời ơi, đi đâu? - Tôi sững sờ.
- Đi đâu mặc xác! Tao đã thương mà chứa chấp, không biết ơn lại quyến rũ con tao, thì tao bỏ hẳn, cho nó chết cho biết thân!
Tôi thả cái xách rơi xuống đất. Muốn khóc mà không dám khóc! Mẹ tôi hiền hậu là vậy, mà bây giờ mặt đanh lại, mắt long lên, như dáng vẻ con gà mái bảo vệ bầy con trước nanh vuốt lũ diều. Mẹ ơi! Mẹ làm sao hiểu, có bao giờ Trúc quyến rũ con đâu?
Tết năm ấy, tôi nói dối là ở lại Sài Gòn học thi, đi ra tận Lăng Cô xa xôi, tìm xem Trúc có ở quê hay không? Chuyến tìm kiếm vô vọng, tôi về Sài Gòn, người gầy rộc đi như que củi. Đến hè, tôi lại một lần nữa ra Lăng Cô, theo lời chỉ dẫn của người làng tìm đến Huế, gặp người chồng cũ của Trúc. Ông này đang sống yên ổn với vợ con, không biết mà cũng không muốn nhắc đến số phận của con người từng là nạn nhân của mình. Ông ta nhìn tôi như thể nhìn một thằng nhóc bị bệnh tâm thần, đã cất công lặn lội chỉ vì một chuyện vớ vẩn. Tôi nghẹn ngào ra đi, đầu óc hoang mang không sao hiểu nổi: tôi còn chưa vợ, Trúc không có chồng, vậy mà sao chúng tôi không được sống với nhau?
Trúc đi hẳn. Không âm vang, không tin tức. Nhưng mấy mươi năm qua rồi, trên vai tôi vẫn còn một vết sẹo, dấu của chiếc răng khểnh. Bây giờ nhớ lại, tôi biết mình đã may mắn hơn nhiều bạn trai cùng lứa tuổi. Bài học vỡ lòng về điều bí ẩn của tồn sinh, tôi đã không phải học với những cô gái làng chơi gian dối, mà trong vòng tay ấm áp của một người đàn bà dịu dàng, chân thật và thương yêu tôi.
Chẳng biết bây giờ Trúc ở đâu, còn sống hay đã chết. Cứ mỗi lần sờ tay trúng vết sẹo trên vai, tôi lại nhớ mùa hè ngây dại của tuổi hai mươi, có lùm cây che khuất cửa sổ, có tiếng ve râm ram giữa trưa hè. Bất giác tôi nhắm mắt lại gọi thầm: "Chị Hai ơi!".
Trần Thùy Mai
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23798
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Nov/2020 lúc 4:32am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 159 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.461 seconds.