![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Tâm Tình | |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< phần trước Trang of 133 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23632 |
![]() ![]() ![]() |
Anh TôiTôi có một người anh cá tính hoang nghịch trổ trời mà lên. Từ nhỏ, thích trèo cây trong vườn. Có bữa leo phải cành ổi giòn bị gãy, thế là anh rớt xuống nghe uỵch một cái như trái mít rụng. Anh đau điếng cảm giác rêm ram cả mạnh sườn. Anh sợ quá nằm im một lúc, nghĩ bụng chắc mình chết rồi! Mở mắt ra, giơ chân tay thấy còn ngọ nguậy được. Vậy là chưa chết lại phủi đất lò mò ngồi dậy (như chưa hề có cuộc chia ly). Anh chạy vô nhà thấy tôi ngồi chơi đồ hàng bên cửa sổ hỏi: – Ê, lúc nãy mi thấy tau té không? – Anh có té à, nghe bịch một cái, em tưởng trái mít rụng chớ! – Mít mô mà rụng, tau té đó, đừng méc mạ nghe! Con nít trong xóm có trò chi là anh tham gia trò nấy như thả diều, rượt nhau, bắn bi... Nghe nói bắt chuồn chuồn cho cắn rốn để biết bơi, vậy là lũ bạn bắt chuồn chuồn rồi vén bụng lên cho cắn xong rồi cùng cả nhóm bạn trong xóm ùa xuống bến nhưng chưa bơi được sải nào đã chìm nghỉm. Nhờ có anh bạn chụp tóc kéo vô, may không thôi chết. Sau về nhà ngồi ngẫm nghĩ chắc tại con chuồn chuồn kim cắn nên chưa hiệu nghiệm. Phải là con chuồn chuồn voi mới được. Vậy là trưa trời nắng gắt thế mà cũng lội từ vườn cây ra đến bến sông mà bắt cho được con chuồn chuồn voi. Cho cắn rốn sao mà nó ngoạm cho một miếng tươm máu rồi tự động viên không hề hấn chi miễn biết bơi là ok. Sau đó rủ tụi bạn xuống bến bơi nhưng vừa thả chân, thả tay ra khoát khoát vợi vợi vài cái cũng lại chìm nghỉm. Nhưng lần này rút kinh nghiệm chỉ bơi chỗ nước ngang bụng nên không sao! Suốt ngày giỡn nhau, chạy đuổi khắp xóm, khắp làng. Đến giờ cơm, tôi có nhiệm vụ đi tìm anh về ăn mà kêu như kêu đò vậy. Đi coi đá banh thì về tận làng bên gặp trời mưa chạy về bao nhiêu lần ướt lóp ngóp như chuột lột. Mẹ tôi nói, anh mi trên đầu có cái xoáy trâu nên hoang nghịch rứa chớ tình cảm lắm. Quả có vậy. Ai mà chọc em là không được với anh mô nghe! Thương em lắm! Mà tui thì chúa nhõng nhẽo vì con út mà! Biết trong nhà ai cũng cưng, suốt ngày đòi anh làm đồng hồ lá chuối, lá dừa... rồi bắt anh hái dâu, hái ổi hay thanh trà vào gọt ăn. Lúc thì bảo bắt cào cào, châu chấu, chán rồi thì bảo anh làm thuyền giấy, múc thau nước bỏ vô cho thuyền trôi. Nhiều lúc anh nổi cáu: – Tau phát mệt với mi rồi nghe con tê! – Mạ ơi chơi với hắn con mệt quá! Con chạy đi chơi đây! Nói rồi dông thẳng một mạch nhưng đi đâu, kiếm được cái gì hay, trái gì ngon cũng để dành cho em. Có bữa, anh tui bị mấy đứa xóm bên bao vây. Thằng mặc áo bun xanh nói: – Ê mi có đứa em mũm mĩm giống con búp bê, mai mốt lớn gả cho tau nghe! Hứa đi tau khỏi kêu tên ba mạ mi là K V, không tôi tau réo nì. Thế là anh giơ nắm đấm lao vào thằng mặc áo bun xanh bớp hắn mấy phát nhưng cũng bị nó quần lại tơi tả không kém. Khi tui chạy tới la lên méc mạ mới buông nhau ra mà chạy về. Đầu sưng cả cục u to như trái chanh. Về mẹ tôi lấy xác chè xanh, thêm ít muối bóp trán cho ấy. Vừa làm vừa giảng giải thế nọ thế kia được vài ngày cũng chứng nào tật nấy. Trời mưa thì chạy đi tắm mưa, đi dẫm nước mưa về, nước ăn chân ngứa khóc ỏm tỏi, mẹ tôi phải nướng trái khế chua cho ấm rồi biểu anh đạp chân vào, vài ngày là khỏi. Anh học giỏi đều các môn. Mẹ tôi bảo anh kèm cặp em kẻo mạ bận việc quá không coi sóc được việc học của em. Lúc bắt đầu học chữ, anh viết mẫu rồi bảo tôi viết theo. Tôi lóng ngóng đưa nét bút cong quẹo không ra chữ. Anh tôi phải cầm tay tôi đưa từng nét. Sau thời gian hai tháng hè tôi biết đọc biết viết trước khi tới trường. Những lần anh dò bài, tôi đọc không thuộc là bị cốc một cú trên đầu kèm theo câu mắng: –Học ngu như mi mai mốt lớn không có thằng mô rước. Bị cốc một cú trên đầu, thực ra thì cũng không đau mấy. Nhưng tôi cố tình khóc ít mà ré thật to để cho mạ biết, thế nào anh cũng bị la. – Dạy em mà cứ mắng hắn rứa con. Phải chỉ vẻ em từ từ, đừng để em khóc mà mạ xót. Rồi anh đổi giọng ngọt như đường: – Thôi, học đi chút nữa anh dò lại, nếu thuộc mai anh về ghé chợ Đông Ba mua cho em cái kẹp nơ hồng. Cài lên tóc em tui xinh lắm! Khi anh vào học trường Hàm Nghi trong Thành Nội, ở nhà hoang nghịch là vậy chứ tới trường cũng được bầu làm lớp trưởng như ai. Anh học rất tốt các môn tự nhiên. Rồi anh thi đậu vào Quốc Học. Lúc anh mới nhập trường, nhận bảng tên về đeo đi lui đi tới mấy vòng trong sân rồi hỏi tôi: – Thấy bảng tên QH oai không? Mi lo học đi mai mốt phải thi đậu QH như anh rứa nghe không? Lên đệ nhị cấp rồi anh bớt hoang nghịch hơn, chú tâm vô bài vở của mình và kèm cặp em út học hành. Thế rồi anh được du học ở Hoa Kỳ theo chuyên ngành vận tải hoa tiêu. Hết thời gian học tập, anh về nước làm phi công thuộc bộ phận vận tải hàng không ở Tân Sơn Nhất, rồi anh cưới vợ, chị là người miền Tây. 3 năm sau, do những biến cố khách quan nên anh đưa vợ con qua định cư ở Tiểu bang Illinois, Hoa Kỳ. Số là trước khi đi du học anh được học tiếng Anh 1 năm tại Gò Vấp nên quen bạn gái người miền Tây. Anh nói với mẹ tôi là lấy vợ xa cho chắc, chứ ở nhà cứ đi ra ngõ là gặp bà con. Trong phường xóm dính vô ai nghe nói cũng họ hàng hết. Bởi vậy cứ ra đường gặp ai cũng phải chào: Thưa anh, thưa o, thưa chú... Mà không biết họ có nghe không. Cũng chẳng đợi họ trả lời. Nhưng nếu không chào là sẽ có có người nhắn về với mẹ tôi ngay. Thế rồi, khi tôi lập gia đình, anh tôi cũng đưa mẹ tôi qua ở với anh để phụ chăm cháu. Lúc này anh chị sinh bé Đan Thanh. Anh xin làm ở nhà máy sản xuất máy cày tại TP Chicago (thuộc tiểu bang Illinois). Nhà máy này mỗi ngày sản xuất 150 chiếc. Nhân viên khoảng 40 nghìn người, trong đó người Việt khoảng 100 người. Anh làm việc trách nhiệm và có nhiều sáng tạo nên được trả lương gấp rưỡi so với đồng nghiệp của anh. Ngoài ra còn thưởng và các phụ cấp khác. Cứ 2 tuần anh lãnh lương 1 lần, tiêu chuẩn 4h bệnh, 1 tháng có 8h bệnh và 1 năm có thêm kỳ nghỉ..Công việc đang trôi chảy, anh làm được 5 năm ở đây thì nghiệp đoàn cứ đòi tăng tương 3 tháng 1 lần. Nên nhà máy phải tăng lương cho họ. Vì nếu không tăng họ sẽ đình công. Lúc đầu sản xuất 150 chiếc/ngày. Sau hạ xuống 100 chiếc/ ngày... rồi chỉ còn 50 chiếc/ ngày nên sau này nhà máy tính toán thấy thua lỗ không đủ chi phí nên nhà máy đóng cửa. Anh tôi phải ăn lương thất nghiệp nhưng cũng đủ sống. Ở hiền gặp lành, có 1 chị người Việt có chồng là người Mỹ ở gần nhà anh không biết lái xe, có biết lái nhưng ra đường cứ quẹo trái, quẹo phải tùy thích nên anh chồng sợ quá liền nói anh rảnh thì nhờ anh qua kèm cho chị ấy. Sau 2 tuần, chị ấy lái xe được ngon lành. Chồng chị ấy mừng lắm! Anh chồng bảo anh viết đơn anh ấy sẽ tiến cử đi làm ở chỗ cơ quan anh ấy. Và may mắn thay, anh đã được vào làm việc ở 1 nhà máy của bộ quốc phòng đóng tại 1 hòn đảo thuộc bang này. Nhà máy có số lượng nhân viên là 20 nghìn người nhưng người Việt chỉ có duy nhất một mình anh tôi. Ở nhà máy này sản xuất xe tăng 113, súng M15 (súng trường), mặt nạ chống ngạt. Lương hướng ở đây và phụ cấp cũng khá, ngoài ra còn có phụ cấp thêm cho vợ anh $1000/tháng. Chị xin đi làm thợ may ở hãng chỉ là đi làm cho vui, lương mỗi tháng chẳng là bao với khoảng $500/tháng gọi là làm cho có. Đó cũng là lý do ra ngoài để giảm tiếp xúc với mẹ chồng. Mẹ tôi sinh trưởng trong gia đình nề nếp xưa, thấm nhuần tư tưởng nhân nghĩa, chuẩn mực từ lời ăn tiếng nói cho đến việc làm. Hai thế hệ sống cùng nhà, mẹ chồng nàng dâu là vấn đề muôn thuở khó dung hòa. Tuy nhiên ở đời vẫn có những cặp mẹ chồng, nàng dâu, quan hệ rất tốt, rất thuận hòa nhưng quả thật càng ngày càng thấy hiếm. Bên tình bên hiếu, anh đứng giữa thật khó xử. Anh hiếu thảo với mẹ và cũng rất yêu thương vợ con, chiều vợ hết mực. Tiền bạc làm ra anh cho vợ con xài thoải mái, không tiếc với vợ thứ gì, nhưng sự đời nhiều khi không như ý muốn. Năm 1989, chị dâu tôi bỏ nhà đi theo tiếng gọi tình mới. Anh lâm vào cảnh gà trống nuôi con. Anh đau khổ tột cùng, tưởng như sẽ gục ngã, nhưng anh hiểu là mình phải sống không phải cho mình mà sống vì con. Nên anh gắng gượng làm lụng và nuôi con. Lo cho con đầy đủ, một gánh hai vai thay thế cả mẹ nó. Làm sao cho con đỡ thiệt thòi nhất khi thiếu mẹ. Anh dành hết tình thương cho con. Thời gian trôi đi, bé Đan Thanh vào đại học, cháu đề nghị ba về Hawaii sống để tìm, thuyết phục mẹ về. Năm 1991, anh thương con, nghe lời con xin nghỉ việc ở nhà máy của bộ quốc phòng một công việc không dễ gì kiếm được ở Chicago. Anh về Hawaii xin vào làm ở một nhà hàng. Như vậy là bỏ một công việc ổn định ở Chicago mà về đây để lao động tự do là một việc mạo hiểm. Công việc vất vả nhưng anh hy vọng có cơ hội để gần chị, thuyết phục chị trở về. Lúc này thì anh cũng hiểu tình cảm như ly nước đã đổ đi khó lòng hàn gắn nhưng vì con anh mà gắng gượng níu kéo. Lại nói về anh tình nhân của chị thì khi thấy anh tôi, anh ta rất ngạc nhiên và nói với anh tôi rằng: – Tôi hoàn toàn là không biết cô ấy đã có gia đình. Vì cô ấy nói với tôi là độc thân nên mới ra cơ sự này. Nhưng chị vẫn không lay chuyển, không nhớ con, cũng không vì nghĩa tào khang vợ chồng dù “một ngày nên nghĩa” huống gì đã có với nhau một mặt con, lòng chị lạnh băng khi gặp anh. Thậm chí chị không thèm đến dự đám tang mẹ chồng (khi chưa ra tòa ly hôn thì chị vẫn là dâu con nhưng chị đã không xem “nghĩa tử là nghĩa tận” để làm tròn phận sự lần cuối với mẹ chồng). Sau 4 năm vô vọng, năm 1993 anh làm giấy ly hôn với chị. Lúc này anh nuôi cháu Đan Thanh đã học xong đại học tài chính kế toán và đã có việc làm nơi đây. Anh một mình khăn gói về Texas. Nơi này, thời trai trẻ, lúc đi du học đã có thời gian anh được học ở đây. Bước đầu chân ướt chân ráo, anh thuê 1 phòng trong khách sạn để sống một thời gian ngắn rồi tính tiếp. Tại đây có một chị phục vụ và đứa con trai của chị là người Việt. Hàng ngày qua câu chuyện, biết em ấy cần học tiếng Anh. Thế là anh dạy tiếng Anh cho em ấy. Mỗi ngày lúc rảnh em trai ấy chở anh đi chơi đây đó cho biết, tìm lại những người bạn. Anh cũng đã liên lạc lại được với một số bạn bè. Rồi anh ra ngoài thuê tạm 1 căn hộ để sống và bắt đầu cuộc sống mới ở đây. Làm lụng, tích cóp rồi anh cũng mua được nhà. Về Texas, anh thấy khí hậu ở đây ít lạnh hơn ở Chicago. Anh bảo bé Đan Thanh về sống dưới này nhưng cháu nói cháu quen ở Chicago rồi với lại công việc đã ổn. Nay cháu đã lập gia đình và đã có 1 cháu trai kháu khỉnh. Như vậy anh cũng đã yên tâm phần nào về con cái. Trong một lần anh dự đám cưới tại nhà người anh ở Oregon, cậu của người chị dâu thấy anh sống đơn chiếc nên đã giới thiệu cho anh 1 người bà con của ông ấy. Anh lập lại gia đình với chị (chồng chị đã mất, nay chị sống với đứa con trai). Anh rất chiều chuộng chị. Mọi việc trong nhà từ A đến Z một tay anh đảm nhận. Lúc chị ngủ, anh cũng buông mùng, đắp mền cho chị rồi anh mới đi lo việc của anh. Bà con của chị, ai cũng mừng cho chị là gặp anh nửa sau cuộc đời nhưng thật quý hóa. Anh xem con riêng của vợ như con mình, chăm chút, nuôi nấng cháu cho đến khi cháu vào đại học, lập gia đình và ra riêng. Lại nói về người vợ cũ của anh, mặc dù ly dị rồi, nhà nước vẫn báo cho anh biết là vẫn phụ cấp cho vợ cũ ăn theo anh mỗi tháng $1000. Bây giờ về già, bà ấy cũng sống một mình vì anh nhân tình sau cũng đã bỏ đi vì ông ấy cho rằng người thiếu chung thủy đã từng bỏ chồng để sống với anh ta thì không chắc là sẽ lại không bỏ anh ta lần nữa. Hơn 30 năm, không hiểu do hối hận hay là so sánh lại thấy không có ai chiều chuộng như anh tôi, cũng là lúc về già rồi cần có người chăm sóc nên đã đánh tiếng nhờ bé Đan Thanh gọi điện với ba cho mẹ nó về lại sống cùng anh tôi. Bé nói: – Nếu mẹ về sống với ba thì sẽ tốt cho con hơn. Nhưng con cũng hiểu là không dễ gì nên tùy ba thôi! Nhưng anh không đồng ý. Muộn quá rồi! Tình xưa đã hết và lửa lòng đã nguội. Anh đã đi qua sóng gió cuộc đời, từng tan nát lòng và gặm nhấm nỗi buồn như thế. Bây giờ muốn bình yên. Anh nói với tôi là đời anh như bị sao quả tạ chiếu vào. Chuyện học hành, công việc thì hanh thông mà duyên tình lận đận, có lẽ là những gì thử thách cam go của 1 kiếp người. Giờ đây anh sống khép kín, ít giao du với ai. Hàng ngày lui cui với mảnh vườn và dăm ba người bạn trong xóm. Cảm thấy an bài với số phận vui ít buồn nhiều của anh. Anh em giờ ở cách xa nhau, ai có gia đình nấy và những bận bịu riêng. Không thể có những tháng ngày vui vẻ bên nhau như thời thơ ấu. Nghĩ về anh tôi xót xa lòng. Nước mắt lại tuôn trào. Thương anh, chỉ biết cầu mong anh luôn được an lành, sức khỏe với cuộc sống bình yên! Hoàng Thị Bích Hà |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23632 |
![]() ![]() ![]() |
Tên cô là Bạch Liên, bông sen trắng giữa đầm lầy hôi thối và nhơ nhớp. Nhà cô đã hai đời làm điếm. Mẹ cô và bây giờ lại đến cô. Cô không biết cha mình là ai. Khi đã khôn lớn, sau một lần bị khách hàng bạo hành cô đã hỏi mẹ - Bố con là ai? Bà đã ngạc nhiên nhìn cô và hỏi lại. - Mày muốn biết để làm gì? - Để con mang xăng đến đốt nhà lão! – Cô nói và nhìn mẹ với một ánh mắt đầy thù hận. – Sao lại có loại bố để cho con mình ra nông nỗi này. Vừa nói, cô vừa chìa cái váy bị khách hàng xé rách bươm ra trước mặt mẹ và dùng nó để lau hai hàng nước mắt. Nghe cô nói, mẹ cô bỗng run bắn lên. Người bà lảo đảo như muốn ngã. Hình như có một cái gì đó đánh rất mạnh vào trong tiềm thức của bà. Bà ôm lấy cô nghẹn ngào. - Mẹ cũng không biết bố con là ai cả. Có lẽ là tại mẹ! Kiếp trước chắc là tại mẹ sống không ra gì, một kiếp của mẹ không trả hết nợ nên đến con vẫn phải trả nợ thay. Sau lần nói chuyện ấy, mẹ cô tự nhiên rất chăm đi lễ chùa. Lần nào đi lễ, bà cũng dắt cô đi theo. Nhà cô ở cạnh một ngôi chùa nhỏ. Chùa của làng. Mỗi khi đi lễ, bà bao giờ cũng bắt cô quỳ bên cạnh mình, ngước mắt lên nhìn vào pho tượng phật tổ, với ánh mắt thành kính và có một cái gì đó như một sự van vỉ, cầu xin, bà khấn nhỏ trong miệng nhưng vì ngồi bên cạnh nên cô luôn nghe thấy. - Con chẳng dám cầu xin đức phật điều gì. Cuộc đời con, cuộc đời con con đã quá khốn nạn rồi, nhưng con xin người nếu như kiếp trước con đã làm nên tội lỗi gì thì cũng xin người hãy tha cho cháu của con. Từ khi bà biết đi lễ chùa cho đến khi bà mất, bà luôn luôn chỉ cầu xin duy nhất có mỗi một điều ấy. Trước khi mất, bà bảo cô dựng bà dậy, tựa lưng vào tường, bà nắm lấy tay cô. - Con ạ! Mẹ nói điều này con phải nhớ cho kĩ. Cuộc đời những kẻ làm gái điếm như mẹ con mình chẳng hi vọng có một gia đình yên ấm đâu. Con hãy có lấy một đứa con để làm niềm vui trong cái cuộc sống khốn khổ này. Nhưng con đừng như mẹ, có con với bất cứ kẻ nào mà phải chọn lấy một người đức hạnh mà xin lấy một đứa con thì mới hi vọng may ra nó thoát khỏi số kiếp này. Nói rồi bà nhắm mắt lại, một dòng nước mắt lo lắng trào ra lăn dài trên gò má đã nhăn nheo vì năm tháng, cực nhọc và lo lắng. Cô là dân ngụ cư nên làng không cho đất để chôn cất mẹ mình. Cô lại không có tiền để mà mua đất. Những người hàng xóm thương hại cô bèn bảo. - Hay là mày sang bên chùa xin sư thày cho chôn cất mẹ trong đất của chùa. Chẳng còn cách nào khác, hôm sau, cô mang một đĩa hoa quả vào chùa xin gặp sư thày trụ trì. - Bạch thày! Mẹ con vừa mất hôm qua. Con là dân ngụ cư nên làng không cho chôn cất tại nghĩa trang của làng. Con xin thày cho con được chôn cất mẹ con ở trong đất của chùa. Nếu được thì từ nay trở đi con xin suốt đời quét dọn cho chùa. Nhà sư nhìn cô với ánh mắt đầy thương cảm rồi không hiểu tại sao ông ta nhắm mắt lại, một tay lần tràng hạt, một tay đưa lên trước ngực hành lễ. - Mô phật! Nhà chùa đồng ý cho con chôn cất mẹ mình trong đất của chùa. Nhưng con không cần phải quyét dọn chùa cả đời để đền cái ơn ấy mà con hãy lên chánh điện thắp một nén hương cắm vào dưới chân của đức phật tổ để tạ ơn ngài. Cô gái vâng lời lên chính điện thắp một nén hương và theo như lời dặn của sư thày, cô không cắm nén hương vào bát hương mà len người lách qua những chỗ chật hẹp để cắm được nén hương dưới chân phật tổ. Không hiểu cô động vào cái gì mà bức tượng bỗng nghiêng đi. Hoảng hốt, cô kêu lên một tiếng và ôm lấy pho tượng giữ cho nó khỏi đổ. Trong trai phòng, nghe tiếng cô kêu, sư thày vội vàng chạy lên và giúp cô dựng lại pho tượng cho ngay ngắn. Cô buồn rầu nói với sư thày. - Có lẽ tại thân thể con nhơ bẩn nên phật tổ không muốn nhận thẻ hương của con chăng? - A Di đà Phật! – Nhà sư niệm một tiếng phật hiệu rồi chăm chú nhìn cô hỏi lại. – Con không thấy bàn tay của người đặt lên đầu con sao? Không phải người không muốn nhận nén hương của con đâu mà là người cúi xuống để xoa đầu con đấy. Cô ngẫm lại và nhận thấy đúng là khi bức tượng nghiêng đi, bàn tay của bức tượng đặt ở đầu mình. Tối hôm ấy, nhà chùa huy động những già trong làng đến tụng kinh cho mẹ cô suốt đêm. Sáng hôm sau, tất cả lại đưa mẹ cô sang bên chùa chôn cất bà trong khuôn viên của chùa. Đích thân sư trụ trì mặc áo vàng gõ khánh, tụng kinh dẫn đầu đoàn người. Dân làng thấy thế kéo nhau đến xem rồi không biết từ lúc nào, tất cả đều nhập vào đoàn người đưa mẹ cô đến nơi yên nghỉ cuối cùng thành ra đám ma của mẹ cô trở thành một đám ma đông nhất xã. Sau bốn mươi chín ngày của mẹ, cô bắt đầu thực hiện lời hứa của mình. Sáng nào cô cũng cầm chổi sang bên chùa quét dọn. Chùa làng đất rộng nhưng khách thập phương không có nên nghèo. Mọi công việc của chùa đều do những già làng cùng góp tay lo liệu. Nhà chùa không có sư, không có tiểu, chỉ có những bà già trong làng ban ngày rỗi việc thường kéo nhau ra chùa giúp nhà chùa những việc vặt, vừa làm vừa nói chuyện với nhau cho vui tuổi già theo cái kiểu “ Trẻ vui nhà, già vui chùa”, nên chùa cũng không được phong quang sạch sẽ cho lắm. Thường các bà chỉ chú ý quét dọn mỗi cái khoảng sân chùa chỗ chính điện và trai phòng của sư thày, còn những chỗ khuất trong chùa cỏ và mạng nhện chăng đầy. Nhất là mấy cỗ tượng phật, những kẽ nhỏ khó lau bụi bám nhiều năm không ai lau chùi nên trong vô cùng thảm hại. Từ ngày có cô sang giúp việc dọn dẹp, chùa thay đổi hẳn. Một hôm, sau khi đã quyét dọn xong, cô đi ra chỗ mộ mẹ thắp một nén nhang. Cô ngồi xuống bên cạnh ngôi mộ trầm tư nhìn khói nhang bay lên. Chiều buông xuống một màu tím nhạt. Mọi nhà đã bắt đầu nổi lửa nấu cơm chiều, khói bắt đầu bò lan trên những mái nhà trong xóm. Tiếng lũ trẻ con nô đùa vọng đến chỗ cô ngồi khiến tự nhiên cô gái cảm thấy trong lòng mình trống trải. Từ khi mẹ mất, cô mới hiểu rằng trong mọi nỗi khổ trong đời, cô đơn mới là điều đáng sợ nhất. Ngày xưa, khi mẹ còn sống, cô khổ hơn bây giờ nhiều vì còn phải nuôi mẹ. Bây giờ mẹ mất, cô cảm thấy chông chênh. Cô cần một chỗ để làm nơi nương tựa cho tâm hồn mình. Mệt mỏi và chán nản, cô thiếp đi. Cô thấy mẹ mình đi về, đến ngồi bên cô, Bà nắm lấy bàn tay gày guộc của cô và bảo: “ Con! Hãy nhớ lời mẹ dặn” Nói xong bà biến mất. Cô bừng tỉnh thì thấy sư thày đang đứng nhìn mình. - Mô phật! – Thấy cô thức dậy, sư thày chắp một tay trước ngực niệm một tiếng phật hiệu và bảo – Con thấy mệt sao không vào trai phòng nhà chùa mà nghỉ sao lại nằm ở đây? Cô hấp tấp đứng dậy. Nhìn vào mắt nhà sư, cô chợt nhận thấy trong con mắt ấy có một cái gì đó dăng đầy như sương như khói mênh mông và bất tận. “ Hãy nhớ lời mẹ dặn” Tự nhiên tiếng mẹ cô trong giấc mơ vang lên trong tâm trí. Cô rùng mình! Mẹ! Phải chăng mẹ muốn báo cho con biết đây chính là người ấy? - Chùa nghèo không có gì để có thể giúp con. – Nhà sư nói với một giọng trầm buồn. – Ta rất tiếc. Tối hôm đó, cô trằn trọc không sao ngủ được. Tiếng mõ tụng kinh đêm từ chùa bay sang, trầm tư nhỏ từng giọt vào lòng làm cho cái cảm giác trống vắng cô đơn trở nên đáng sợ. Cô ngồi dậy nhìn sang bên chùa. Cốc! Một làn hương trầm bay theo tiếng mõ khiến cho cô như một kẻ mộng du. Cô bám vào tiếng mõ lần đi và rồi bất chợt cô thấy mình đang đứng ở cửa chính điện. Hoảng sợ, cô thu người nép vào bên cạnh cửa. Chính giữa điện, một pho tượng sống đang ngồi, mặt hướng lên nhìn không chớp vào pho tượng phật tổ, một tay lần tràng hạt, miệng lẩm nhẩm tụng kinh còn tay kia thả từng tiếng mõ khoai thai vào đêm. Nhìn cảnh tượng ấy, trong cô dâng lên một cảm xúc thần bí, vừa ngưỡng mộ, vừa kính trọng. Nhưng trên hết là một ý nghĩ chợt bừng lên trong tâm trí cô “ Con phải tìm lấy một người đức hạnh mà xin lấy một đứa con” cô nhớ đến lời mẹ dặn. Còn ai đức hạnh hơn cái người đang ngồi kia? Mình phải quyến rũ cho được người. Cô gái tự nhủ. Cô định bước vào trong điện để thực hiện ý định của mình. Nghe động, tiếng tụng kinh dừng lại. - A di đà phật! Muộn rồi con còn sang đây làm gì? Nghe nhà sư hỏi. cái mạnh bạo lúc ban đầu của cô biến mất. Cô lúng túng. - Bạch thày….. Rồi cô dừng lại chẳng biết nói gì. Nhà sư từ từ quay đầu lại nhìn cô với ánh mắt trang nghiêm và bao dung. Nhìn ánh mắt ấy, cô hiểu không thể dùng cái cách mà cô vẫn thường dùng với khách hàng của mình để quyến rũ người. Nhìn ra ngoài sân chùa, đêm rằm, trăng sáng vằng vặc, một ý nghĩ chợt nẩy ra trong đầu. - Bạch thầy! Trời nóng bức quá, nhà con lại không có giếng, con xin thầy cho con sang tắm nhờ ở giếng của chùa. Nhà sư gật đầu đồng ý. - Từ nay con không cần phải đi gánh nước nữa. Cần con cứ sang giếng chùa mà dùng Nói rồi nhà sư quay lại tiếp tục buổi tụng kinh tối. Giếng chùa ở xế bên góc sân đối diện với chính điện. Hơi ngần ngừ một chút. Một chút thôi, rồì gái bắt đầu trút bỏ quần áo của mình. Ánh trăng bàng bạc thoa một lớp phấn mỏng lên tấm thân vốn đã trắng nõn của cô. Cô hơi nghiêng người lại hướng toàn bộ tấm thân kiều diễm của mình về phía chính điện và lắng tai nghe. Cốc!.... Cốc! …..Tiếng mõ giòn và trầm tư như tan loãng trong ánh trăng, Thong thả và điềm tĩnh. Có lẽ người không biết là mình đã ở bên giếng. Cô thầm nghĩ. Cô cầm lấy cái gầu thả thật mạnh xuống giếng rồi kéo lên một gầu nước. Xối thật mạnh gầu nước lên cơ thể mình. Một cơn gió mạnh từ cuối vườn thổi đến nâng mái tóc cô bay lên. Ánh trăng trượt trên lớp nước mỏng trên cơ thể cô loáng lên như một ảo ảnh. Cô lắng tai nghe. Cốc!.... Cốc! ….Cốc Tiếng mõ vẫn điềm tĩnh thong thả điểm từng tiếng một không hề bấn loạn. Từ đấy, tối nào cô cũng sang sân chùa tắm. Tối nào cô cũng lắng tai nghe và tiếng mõ chưa tối nào bấn loạn. Đã gần hết thời kì trăng sáng, Cô gái hiểu, mình không thể quyến rũ nổi một bậc chân tu. Cô vô cùng đau khổ. Nhưng cái lòng kính trọng người thì không vì thế mà giảm đi mà ngược lại nó càng tăng lên trong cô gấp bội. Sáng nay cô cầm chổi đi sang quyét chùa. Sư thầy đi vắng. Cô lên đại điện tỉ mẩn lau bức tượng phật tổ cho đến khi bức tượng sạch bóng. Lau xong, cô ngước lên nhìn vào khuôn mặt phúc hậu của pho tượng và thốt lên một lời cầu khẩn. - Con xin
người hãy cho con người đệ tử của người.
Nói xong, nước mắt cô tự dưng lại trào ra. Lau xong chính điện, cô đi ra mộ mẹ thắp hương cho bà. Cô ngồi xuống bên cạnh mẹ, tựa lưng vào nấm mộ trong lòng buồn rầu khôn xiết. - Mẹ ơi! Con không thể lay chuyển được người. Cô thì thầm với mẹ và rồi cô cứ thế thiếp đi. Cô mơ thấy mẹ mình trở về ôm cô vào lòng. - Sao con ngốc thế! Làm sao con có thể quyến rũ được một người đã bước qua ngũ giới. Nhưng nếu con cầu xin người thì có khi lại được con ạ. Cô bừng tỉnh. Ngay tối hôm đó cô đi sang bên chùa định theo làm theo lời mẹ dặn. Đến cửa đại điện, khi nhìn thấy cái bóng dáng ngồi nghiêm trang của sư thày trước phật tổ thì cô lại nghĩ “Không được! Đây là một việc rất thiêng liêng và hệ trọng, mình cần phải giữ mình cho sạch sẽ và sám hối những tội lỗi của mình trước đức phật thì may ra ngài mới cho mình được toại nguyện”. Nghĩ rồi, cô lùi lại, quay lưng định trở về thì nghe thấy tiếng nhà sư bảo. - A di đà phật! Con đến có việc gì? Sao không vào mà lại quay về? Vừa nói, nhà sư vừa quay hẳn mình lại phía cô. Cô bước vào, chắp tay quỳ trước mặt nhà sư. - Bạch thầy! Con xin thày cho con được xám hối trước đức phật trong bảy tối để rửa sạch thân thể mình trước khi con muốn cầu xin người một việc. Nhà sư nhíu lông mày suy nghĩ một lúc rất lâu rồi quay người lại ngước nhìn lên bức tượng phật tổ ở trên cao như muốn hỏi ý kiến của ngài. - Con hãy ngồi xuống bên cạnh ta và hãy bắt đầu xám hối về những tội lỗi của mình từ đêm nay. Cô vâng lời, ngồi xuống bên cạnh nhà sư, nhìn đăm đăm vào bức tượng phật tổ. “ Con không có tội dù cho cơ thể con nhơ bẩn! Con chỉ có một cái tội duy nhất là dám mang cái thân nhơ bẩn này để xin ngài cho con một người đệ tử băng thanh, ngọc khiết đến nhường kia” Nước mắt cô trào ra. Lời xám hối hòa vào khói hương lan tỏa khắp đại điện. Hết đêm thứ bảy, khi buổi tụng kinh đêm kết thúc, nhà sư đứng dậy và bảo cô lên trai phòng cùng với mình. Nhà sư bảo cô. - Bây giờ con muốn cầu xin ta cái gì con hãy nói ra. Cô gái quỳ xuống, lạy nhà sư ba lạy và cứ quỳ nguyên như thế cô nói. - Bạch thày! Con nghe đức phật dạy: “ Cứu một người còn hơn xây bảy tháp phù đồ” vậy nên con cúi xin người hãy cứu vớt cuộc đời con. - Vậy con muốn ta cứu vớt cuộc đời con bằng cách nào? - Con xin người hãy cho con một đứa con. Cô nói điều mình cầu xin ấy bằng một giọng điềm tĩnh. Hình như với cô, đây không phải là cái điều gì xấu xa mà là một điều cầu xin rất chính đáng không hề có một chút nhục dục bên trong. - Con nói sao? Nhà sư hoảng hốt hỏi lại. Cô gái nhắc lại lời cầu xin của mình và nói thêm. - Con biết, cơ thể con nhơ bẩn không xứng để cầu xin người điều này nhưng con không còn cách nào khác. Nhà sư thở dài một tiếng. niệm một câu phật hiệu. - Không phải ta chê cơ thể con nhơ bẩn. Con đã trong sạch sau bảy ngày sám hối. Nhưng sao lại là ta? Một đứa con! Điều đó con có thể xin ở bất cứ người đàn ông nào. - Bạch thầy! Có lẽ tại kiếp trước mẹ con mắc vào tội lỗi quá nặng nên một đời mẹ con không thể trả hết mới kéo sang tận đời con. Thân con đã ra thế này thì chắc rằng con không thể có được một gia đình yên ấm. Nhưng con là đàn bà, con cần một đứa con để làm chỗ nương tựa cho tâm hồn và cuộc đời mình nhưng mẹ con sợ rằng con của con cũng lại vướng vào cái kiếp nạn này nên trước khi mất, bà có dặn con hãy tìm một người đức hạnh để xin lấy một đứa con. Ngoài thầy ra, con tìm đâu được một người đức hạnh nữa đây? Nghe cô nói, nhà sư đứng lên bảo với cô. - Con hãy cứ đợi ta ở đây. Nói rồi nhà sư đi lên trên chính điện. Cô nhìn theo, dáng ông đi như lao về phía trước. Đột nhiên cô nghe thấy tiếng mõ vang lên dồn dập Cốc! Cốc! Cốc!....Cốc! cốc! Cốc ….Ba tiếng một, đanh và dồn dập. Tiếng mõ như muốn phá tan đi màn đêm. Đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng cô được nghe một tiếng mõ bấn loạn. Đột ngột tiếng mõ tắt lịm. Lặng đi một lúc rất lâu, lâu đến cái mức những mảnh vỡ của đêm từ từ tụ lại để cho ánh trăng giát một mầu vàng lên nó. Rồi tiếng mõ lại nổi lên. Cốc!....Cốc….Cốc…Từng tiếng một trầm tư và sâu lắng. một lúc sau nhà sư đi lên trai phòng bảo với cô với một giọng bình thản. - Con cởi quần áo ra đi! Sáng hôm sau cô ngủ dậy muộn, cô đã chết lặng khi nghe người ta bảo: “ Tối qua sư thày đã quyên sinh”. Cô chạy vội sang chùa mở cửa vào trai phòng, giữa tấm ga trải giường cô thấy một vệt máu đỏ tươi. Cô lấy kéo cắt một băng vải đúng ở chỗ có vệt máu gấp thành một cái khăn tang chít vội lên đầu rồi đi như chạy lên chính điện. Xác của nhà sư đã được mọi người hạ xuống đặt ngay ngắn giữa phòng. Cô phục xuống bên xác ông và ngất lịm. Cô thấy mình bị đẩy vào một gian điện to lớn. Giữa phòng là sư thầy đang quỳ dưới nền nhà. Đứng cạnh sư thầy là một người có bộ mặt dữ tợn trông giống như những bức tượng hộ pháp mà cô vẫn thấy ở nơi đình chùa. Người ấy chắp tay vái một vái và thưa. - Bẩm sư tổ! Tên nhà sư này đã dan dâm với một cô gái, chúng con đưa lên đây để người định liệu. - Không phải! – Cô kêu lên và chạy lao ra giữa điện quỳ xuống bên cạnh nhà sư. Cô ngước nhìn lên và nhận ra đức phật tổ đang ngồi trên một toàn sen, chung quanh có rất đông người. Cô không chắp tay như mọi lần mà dùng hai bàn tay bóp chặt lấy ngực mình để thể hiện sự đau khổ cùng cực. – Sư thày không phải là dan dâm mà là cứu vớt con. Cô kêu lên! - Con đừng bào chữa cho ta. – Nhà sư nói với vẻ mặt điềm tĩnh không lộ chút gì của sự lo lắng hay sợ hãi. – Ta đã phạm vào giới luật và ta phải chịu sự trừng phạt. - Không phải vậy. Chính con…. Cô định trình bày cho đức phật tổ biết nhưng người xua tay bảo. - Chúng ta biết cả rồi. – nói rồi ngài quay sang bên phải hỏi người đứng ngay bên cạnh. – A nan! Ngươi thấy thế nào? Người ấy chắp tay lại thưa. - Bạch thầy! Nếu đã là luật thì không ai được phép vượt qua. - Còn ngươi! Ca diếp? Phật tổ quay sang hỏi người đứng cạnh bên tay trái. Người đó cũng chắp tay lại kính cẩn nói. - Bạch Thầy! Con cũng nghĩ thế. Sắc mặt của phật tổ tỏ vẻ tức giận. Điều đó làm cô gái lo lắng. Đức phật là người buồn vui tức giận không để lộ ra ngoài mà sắc mặt người thế kia thì sư thầy nguy mất. Nghĩ thế cô vùng đứng dậy, bao nhiêu sợ hãi biến mất. Cô dõng dạc nói to - “ Một trăm cái lí không bằng một tí cái tình”, Người thân là phật tổ mà còn không phân biệt được phải trái đúng sai thì sao có thể phổ độ được chúng sinh đây? Nếu có người phải chịu phạt thì người đó chính là con! Nhà sư đang quỳ bên cạnh vội vàng kéo tà áo cô ngăn lại. Đức phật cúi xuống nhìn cô một thoáng với vẻ mặt ngạc nhiên rồi ngửa mặt lên nhìn nóc đại điện cười ha hả. Tiếng cười làm rung chuyển cả nóc điện. - Giỏi lắm! Giỏi lắm! – rồi ngài nhìn khắp lượt đám đệ của mình bảo. – Các ngươi có nghe thấy cô gái này đang mắng các ngươi không? “ Một trăm cái lí không bằng một tí cái tình” Cô gái này chỉ dựa vào mỗi một câu nói đó mà làm lay chuyển cả ngũ giới của ta. Kể từ nay, ngũ giới của ta chỉ dùng để khuyên ngăn mà không phải là cấm đoán. Đáng thưởng! Đáng thưởng! – Nói rồi ngài quay lại phía sau bảo. – Mang ra. Từ phía sau lưng phật tổ, Phật bà quan âm bước lên tay bế một đứa bé. - Phật tổ thưởng cho ngươi. Phật bà khẽ hẩy tay, đứa bé bay về phía cô, chạm vào người cô thì biến mất. - Còn ngươi! – Phật tổ quay sang phía nhà sư. – Ngươi dám hi sinh hạnh căn để cứu vớt một con người. Ngươi dục mà không dâm, điều đó, chính ta đây thủa chưa đắc đạo cũng không làm được. Ngươi đã đắc chánh quả. MƯỜI NĂM SAU Có một người đàn bà dắt một bé gái quay về chùa làng xin xuống tóc quy y. Bà mở cánh cửa trai phòng xưa dắt con gái bước vào phòng. Mọi thứ vẫn y như cũ. Bà đứng lặng trước ảnh sư thày và chỉ vào bức ảnh nói với con gái. - Đây là bố con! Nguyễn Thế Duyên |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23632 |
![]() ![]() ![]() |
Tình Nổi LoạnTôi ngồi thừ trước cửa sổ mở rộng trước mặt trong căn bếp không mở đèn; qua tấm kiếng những chiếc lá thu vàng rơi xuống là đà theo cơn gió thổi, có những chiếc lá vàng thật đậm màu bị sâu ăn lỗ chỗ, có những chiếc vàng ươm rất đẹp cũng…lìa khỏi cành cây. Cuộc đời con người ta cũng thế, sự chia ly đến bất kể tuổi tác! Buồn buồn, vừa làm cơm vừa nhớ lại lời chồng cự nự cách đây gần hai tháng : - Cái gì bà cũng muốn kiểm soát tôi cả, đi đâu cũng hỏi, mua bán gì bà cũng xía vào nói dù đó chả phải việc của bà… tôi làm sao chịu nổi sự kiềm chế của bà, mà nhất là bây giờ bà và tôi đã về hưu, chả lẽ cự nự nhau đến suốt phần còn lại của cuộc đời này hay sao chứ? … - …Cho em…tôi… xin lỗi, tôi chỉ cho ý kiến thôi… - Lúc nào bà cũng cho ý kiến cả, cái tôi thích thì bà không thích và ngược lại, chả lẽ tôi sẽ phải sống theo ý bà mãi hay sao? Tôi đã sống theo ý bà 35 năm rồi. Bây giờ tôi có cuộc đời của tôi chứ! - Vậy …anh…ông muốn sao? - Tôi muốn…ly dị! - …Ah! … ly… dị … sao? - Phải! tôi đã nghĩ kỹ rồi, bà làm phiền tôi quá… Mình sẽ ly dị! - Rồi căn nhà này? … các con sẽ ra sao? - Vì bà và tôi có chung nhiều thứ quá nên tôi đã suy nghĩ bà cứ ở phần trên này, còn tôi sẽ ở basement, bà không được xuống dưới đó, cũng như tôi sẽ không lên đây. Đơn ly dị thì không cần phải làm vì đó chỉ là tờ giấy thôi, tôi và bà coi như ly thân trước rồi giấy tờ tính sau. Từ đây bà làm gì thì làm, tôi cũng có sự tự do riêng của tôi, không ai nói với ai và cấm cản gì nhau nữa. Nói rồi, ông hung hăng xách tất cả sách vở, cây đàn guitar, cùng vài cái ly chén xuống để tự nấu nướng ở dưới ấy. Tôi mở mắt thật to bàng hoàng, không dám nhúc nhích, hồn như nhẩy ra khỏi xác, nước mắt như đóng băng chưa kịp chảy, chỉ có đôi tròng mắt theo dõi ông đang tức giận đi qua đi lại khiêng hết đồ này đến vác đồ kia xuống basement như thực sự không muốn dính dáng gì đến bà vợ nói nhiều này nữa! Tôi qua Mỹ theo diện HO cùng gia đình bố mẹ khi còn trẻ, chồng tôi vượt biên cả chục lần mới qua được đảo, rồi có thân nhân ở Mỹ bảo lãnh. Ông và tôi quen nhau khi tôi xin việc làm trong một tiệm ăn Nhật ở Garden Grove, vào một mùa hè để lấy tiền đi học. Ông là chủ quán đó, thuê người nấu ăn là người Nhật. Tuy hơn tôi 15 tuổi, nhưng ông có bề ngoài trẻ trung qua tính cách, nên không ai nghĩ chúng tôi cách nhau nhiều tuổi như thế. Chúng tôi hợp nhau và mau mắn đi đến hôn nhân. Ông rất chiều chuộng tôi. Cái gì cũng hỏi ý tôi, tôi thích thì ông mới làm, còn không thì chả bao giờ ông làm trái ý tôi. Chúng tôi lấy nhau được 35 năm, tôi đều chăm lo cho ông từ cái áo đến đôi giày, từ cái quần lót đến cái nón, bất cứ thứ gì cũng là tôi phải đi chọn lựa mua đồ cho ông. Ông ăn mặc theo gout của tôi. Tôi thích làm bếp, ông cũng là người ăn theo sự nêm nếm của tôi, không bao giờ chê mặn ngọt gì cả. Tôi làm kế toán cho hãng insurance bảo hiểm nhân thọ, ông lo chạy nhà hàng Nhật, ai lo việc nấy, chỉ cuối tuần là ông chở tôi đi chợ mua đồ nấu ăn cho cả tuần thôi, mà nhiều khi ông đem đồ ăn Nhật ở tiệm về cho gia đình cùng ăn. Buổi tối, tôi phải lo dậy học các con học bài, trong khi ông ngồi trong phòng riêng của ông lo sổ sách nhà hàng mỗi ngày. Chúng tôi có hai con với nhau, chúng đã lớn và đi xa nhà theo công việc, chỉ còn mỗi hai vợ chồng chúng tôi. Tôi mới về hưu ở tuổi 60, còn khỏe, định sẽ cùng chồng đi du lịch khắp nơi. Ông cũng đã bán nhà hàng và về hưu chỉ vài năm nay thôi vì đã lớn tuổi không kham nổi nữa. Từ ngày ông về hưu trước tôi khoảng hai năm, ông nghe lời những người bạn nhậu độc thân rủ rê đi chơi đến tối mịt mới về, có khi qua cả đêm mà chỉ gọi phone về nói nhanh với tôi vài câu cho biết là ông không về nhà ngủ. Tôi chưa kịp nói gì thì ông đã tắt phone. Thế là cả đêm đó tôi lo lắng không ngủ được, không biết ông ra sao! Tôi không hiểu tại sao ông lại thay đổi như thế, nên khi gặp ông về nhà vào hôm sau thì tôi phải hỏi chuyện và đã nói rất nhiều với ông, tôi kể lể những điều mà hai vợ chồng chúng tôi đã cùng nhau xây dựng, đã có con cái hạnh phúc 35 năm nay, ở tuổi già lẽ ra phải cùng nhau hưởng thụ chứ sao ông lại hành động thiếu suy nghĩ, nghe theo lời bạn bè đi đến những chỗ mà tôi không biết v..v… Thế là ông nói tôi nói nhiều, ông không thể nào chịu đựng được nữa, và muốn trở lại cuộc đời độc thân như trước kia để tự do muốn làm gì cũng không ai cấm cản. Ông còn nói là chuyện ly dị này chỉ thầm lặng giữa chúng tôi thôi, không nên cho con cháu hay gia đình biết sẽ bị cười chê. Tôi im lặng nghe sự yêu cầu của ông và cảm thấy chắc tình yêu của ông đối với tôi chẳng còn nữa, vậy tôi miễn cưỡng chịu đựng và kéo dài để làm gì. Tôi vô cùng thất vọng và suy xụp khi tuổi hưu mới bắt đầu mà hôn nhân lại …tan vỡ! Hai chữ ly dị đối với tôi thật nặng, đâu phải tình nghĩa 35 năm mà muốn nói sao cũng được đâu! Chả lẽ tôi phải ngồi đau khổ lo lắng những buổi tối ông vắng nhà, hay khóc lóc than thân trách phận? Hay ông chỉ muốn dọa tôi?! Tôi là loại phụ nữ độc lập, nếu muốn ly dị thật thì tôi sẽ thực hiện lời yêu cầu ấy cho biết tay! Đã hai tháng nay chúng tôi chả ai nói với ai một lời cho dù nhiều lúc tôi cũng muốn xuống nước nói lời « xin lỗi » nhưng khi nhìn thấy ông đang sung sướng phây phây hưởng sự tự do của riêng mình… thì tôi lại khựng lại. Ông ấy đã không cần tôi nữa! Cánh cửa lạnh lẽo giữa phần trên và phần dưới basement được ông đóng thật chặt, ra vào cũng bằng cửa riêng ở phía sau thì tôi không còn cơ hội nào để nói gì được. Tôi cũng tự trách mình sao càm ràm nhiều đến nỗi người ta không chịu nổi nữa! Để tu tỉnh sửa đổi, tôi bật băng thầy Pháp Hòa giảng làm sao bớt nói mà học nghe, rồi làm sao sống cho hạnh phúc mà không tùy thuộc vào người khác, học chữ nhẫn nhịn, học vui với hoàn cảnh ta đang có, cuộc đời là vô thường, cái gì đến rồi sẽ đi…v…v… Từ ngày ly dị tôi bỏ không ăn thịt cá nữa mà chỉ ăn rau quả cho nhẹ người, điều này tôi đã ao ước từ lâu được ăn chay trường nhưng vì làm cơm cho chông con tôi phải nêm nếm, rồi cùng ăn với gia đình nên chưa có dịp. Bây giờ mới thực sự là tôi được tự do làm mọi thứ mình muốn làm. Tôi ăn chay, ghi tên đi học thể dục, tập văn nghệ ca hát theo ý muốn. Bỗng tôi phát hiện ra da mặt sáng hơn, người thon thả, cân lại bớt đi rất nhiều, ai gặp cũng bảo tôi độ này nghỉ hưu, hạnh phúc quá nên đẹp ra. Bất chợt mùi cá kho bay lên tận trên nhà, tôi thầm nghĩ : - Sao mùi cá kho này có vẻ kỳ kỳ tanh tanh, hình như thiếu gia vị hành ngò, tiêu gì đó… Nhưng thôi kệ, đèn nhà ai nấy sáng! Ly dị rồi! Tôi nghe tiếng cạch cửa giữa nhà trên và basement, giật mình tôi quay lại, ông đưa cái nồi ra nói : - Bà còn gạo không cho tôi xin mượn một lon nhé. Tôi quên không mua rồi… Tôi không nói một lời nào mà lẳng lặng đi xúc gạo cho ông. Trời chiều mùa thu gió khá mạnh, sau khi ăn cơm xong, tôi chui rúc vào phòng với cái ipad nằm nghe thầy giảng kinh. Bỗng một tiếng động khá lớn cùng với tiếng rơi lẻng kẻng của cuốc xẻng rơi rớt sau nhà ngay sát phòng ngủ, như có ai xô đẩy, tiếng la của ai đó vọng vào; tôi vội vàng ngồi dậy, rướn người lên xem thử chuyện gì. Hốt hoảng thấy chồng tôi nằm sóng soài ngay sát bờ tường. Vội vàng tôi khoác cái áo ấm chạy ra, đỡ ông dậy, ông cao và nặng, đè lên hai vai tôi, tôi ráng hết sức lết ông vào nhà, hai mắt ông nhắm nghiền, miệng méo xệch, mặt nhăn nhó, trán mồ hôi rịn đầy ra tuy rằng trời khá lạnh và gió, tôi gọi : - Ông ơi! Ông … có sao không? có nghe tôi nói không? Ông thều thào, nhăn nhó : - Tôi…tôi đau bụng quá! Tôi đỡ ông nằm dài ở sofa, ông nôn thốc nôn tháo, tôi vội vàng chụp ngay cái xô lau nhà gần gian bếp ra hứng, ông ói toàn là cá mới ăn hồi chiều. Mùi tanh nồng. - Chắc ông làm cá không kỹ,… rửa không sạch, hay nấu chưa chín? - Cá có cần lấy ruột ra không? …tôi để yên như thế! - Sao…không nói tôi nấu cho… Tôi lấy dầu bôi vào bụng cho ông, lấy bình cao su nước nóng trườm vào thêm cho ông ấm áp, thay bộ quần áo mới cho ông, rồi đi nấu ly nước trà gừng giải độc. Sau khi ói ra hết thức ăn hồi chiều thì có vẻ êm, ông hiu hiu ngủ trên sofa. Bỗng nhiên ông bật dậy nói : - Thôi, để tôi xuống nhà nằm, để khỏi phải nằm trên cấm địa này! Ông đứng lên nghiêng ngả, cả người lại đổ ập xuống đất, tôi vội vàng chạy lại : - Ông cứ nằm ở đây nghỉ đi, khi nào khỏe hẳn thì hãy xuống, tôi đâu có nằm ngoài salon này đâu, tối tôi vào buồng ngủ cơ mà! - Tôi… lạnh quá! Tôi vội vàng vào phòng tìm thêm cái mền dầy hơn đắp cho ông, để tay lên trán ông thấy hâm hấp nóng, tôi đưa ông ly nước ấm : - Ông uống 2 viên Tylenol cho hạ sốt nhe. Nửa đêm tôi lại nghe tiếng động khá lớn bên ngoài, ông muốn đi vào nhà tắm nhưng không đi được vì phát hiện ra mắt cá chân xưng phồng bị bong gân khi té sau nhà! Tôi lại đỡ ông lên sofa, khi đặt ông xuống thì ông bám lấy vai tôi, cả người tôi té đè lên người ông, hai khuôn mặt chúng tôi gắn khít vào nhau. Bốn con mắt nhìn nhau, ngay phút giây ấy, tôi cảm thấy tình cảm của tôi giành cho ông vẫn nguyên vẹn trong tim. Nhưng thôi… Tôi cố vùng dậy, sửa lại cái áo, lấy cái bô để ngay dưới sofa khi cần dùng, xoa dầu và băng cái chân mắt cá đang xưng vù của ông. Liếc nhìn mặt ông, tôi thấy ông có vẻ sượng sùng vì chịu sự giúp đỡ bất đắc dĩ của tôi, vậy mà chính ông là người đòi chia đôi tất cả, chấm dứt cuộc sống chung vợ chồng. Suốt hai ngày, ông nằm yên ở sofa, tầng trên nhà với tôi; tôi phải đi chợ, nấu nồi cháo thịt băm cho ông ăn có sức, giúp ông làm vệ sinh, thay quần áo, đánh răng, lau mặt. Mỗi lần như thế tôi thấy ánh mắt ông thật trìu mến, đầy biết ơn, hối hận, nhưng vì tự ái vẫn không nói lời nào. Mới bước vào chợ Việt Nam, tôi đã nghe tiếng cô bạn Trang gọi ơi ới nơi bán thịt, cô bạn này thỉnh thoảng tôi hay gặp mỗi lần đi chợ Việt : - Tường Vi nè, gặp bà tui mừng quá, tính phone bà tối nay…Tụi này đang làm ngày gây quỹ, quyên tiền cho mùa lụt ở Huế, bà giúp tụi này nhe, kêu gọi mọi người cùng đóng tiền gởi về Việt Nam, mình cũng làm một màn văn nghệ, hoạt cảnh bữa đó nhe. - Bao giờ vậy bà? - Vào ngày Thanksgiving Lễ Tạ ơn đó! - Đúng vào ngày đó hả? - Ừ, tụi mình làm văn nghệ buổi trưa, còn buổi chiều nếu bà bận với gia đình thì ok rồi. - Cũng được đó, vậy bao giờ tập văn nghệ… bà đón tui đi. - Ngày mai hẹn bà ở đầu đường nhe, tui đi ngang qua đón bà với bà Kim luôn rồi tụi mình đến thẳng nhà anh Nguyên tập hát, ở đó có băng nhạc, họ tập cho mình luôn. - Anh Nguyên … - Cái ông mà hồi xưa theo bà khi còn đi học đó nhớ không? cái ông mà suốt ngày đeo kiếng mát trong lớp đó mà tụi mình đặt tên là không không thấy đó… Bây giờ ổng lập gia đình rồi, mà cũng ly dị luôn rồi, hổng nghe nói đến con cái gì hết…Bà biết không tui nghe nhiều người nói ở tuổi về hưu 60-65 này rất nhiều gia đình lục đục ly dị vì không hợp nhau đó nhe, hồi xưa họ bận đi làm, con cái nên không có nhiều thì giờ ở bên nhau. Bây giờ ở cạnh nhau 24/24 thành ra họ thấy tật xấu của nhau đưa nhau ra tòa ly dị nhiều lắm đấy! Tôi chột dạ, nói trống : - Vậy sao, tùy duyên bà ơi! vật đổi sao dời há…. Gặp lại bà tui rất vui! đ! - Hồi xưa nhớ không? năm nào mà tụi mình không họp nhau làm chợ Tết Việt Nam ở Phước Lộc Thọ, nào là bán chả giò, bánh mì, bánh bao, văn nghệ ca hát múa tùm lum hết, quyên tiền cho người homeless ở Cali, tụi mình cùng nhau đi chợ mua đồ về nấu cơm phân phát cho họ để cám ơn quê hương thứ hai này đã cưu mang dân tỵ nạn mình nè. Nghỉ 35 năm lo lập gia đình con cái, bây giờ tụi mình về hưu hết mới quay lại văn nghệ tiếp. Nghiệp bà ơi! …Chắc con bà cũng lớn hết rồi chứ gì? - Đúng rồi, tụi nó lớn hết, đi hết luôn, một đứa thì ở San Diego, còn một đứa thì ở Bắc Cali; bây giờ tui tự do lắm, hú đi đâu là tui đi ngay! - Vậy được, để ngày mai tui đón bà nhe. Nè mà sao chỉ có tui và bà là có duyên gặp nhau thôi, mấy bạn gái người Việt mình trong lớp hồi đó tui chả gặp ai hết. - Duyên …trôi nước mà! Thôi, tui về trước nhé, hẹn bà trưa mai! Tôi về lòng hớn hở vì gặp lại bạn thời trung học, còn vui hơn nữa là làm từ thiện, một mục đích cao đẹp, giúp cho người kém may mắn hơn mình; ngày mai sẽ gặp Nguyên, anh chàng này đã từng là cái đuôi của tôi, nhưng anh ta quá hiền, chả bao giờ nói gì với tôi mà chỉ ngắm tôi từ xa, lâu lâu bỏ vào thùng thơ nhà tôi mấy bài thơ tình lãng mạn. Có hôm trời mưa thật to, chàng đã đem cho tôi mượn cây dù mà tôi nhớ mãi và còn giữ đến hôm nay vì nhất định không chịu lấy lại. Thấy tôi vừa làm bếp, vừa tủm tỉm cười vì nghĩ lại cuộc đối thoại với Trang ở chợ, chồng tôi nằm ngay sofa giả bộ nhắm mắt nhưng vẫn tò mò để ý xem vì lý do gì hôm nay tôi vui thế. Nấu bát cháo thịt cho chồng xong, tôi với tay bật bài Nắng Chiều để tập hát trước cho quen, chồng tôi vẫn lắng tai nghe. Tiếng phone reo lên, ông theo dõi tiếng tôi trả lời với đầu dây bên kia: - Vâng! Đã lâu chưa hát lại,… gặp nhau ngày mai nhé. Có gì gởi email đi nhe… Vâng thời gian trôi qua thật nhanh… Tôi thấy ông có vẻ thấp thỏm muốn nói điều gì, đôi lông mày châu lại, rồi giãn ra, nhưng lại không dám vì chính ông là người gây ra khoảng cách này! Khi tôi mới đi tập hát với các bạn về, định bước vào nhà tôi nghe tiếng ông nói chuyện phone với một người bạn: - …vợ tôi gặp tên đó à? …còn ngả đầu vào vai nó nữa? văn nghệ cho ngày Tạ Ơn sao? Tạ ơn ai?...Tôi sống trên đất Mỹ này đã 40 năm… đúng thật là chả bao giờ biết đến chuyện làm văn nghệ văn gừng nhăng nhố cho người ta xem, già rồi còn lên sân khấu làm gì nữa, để mấy đứa trẻ mới lên sân khấu chứ… Mình đi làm đóng thuế cũng là một hình thức trả ơn quê hương thứ hai này rồi còn gì!... Nói thật tôi cũng vì nghe các ông xúi đốc vô mà mạnh dạn về đòi ly dị với vợ, bậy thật! bây giờ …không biết làm sao mà nói lời xin lỗi… - … - Phải rồi, bả nhỏ hơn tôi 15 tuổi, nhìn còn trẻ trung lắm, không có tôi đi theo hèn chi tên đó sáp lại gần bả nói chuyện. Tôi cũng biết hắn ta hồi đó, hiền …mà lợi hại nhe! …Hôm đó tôi uống hơi nhiều, thêm vào mấy ông cứ nói cuộc đời phải tự do, độc thân là sướng nhất, mới có hai tháng ly dị thôi mà tôi thấy thật khổ, không ai nấu cơm cho, tôi nấu nửa chín nửa sống, đồ thì mặc nhăn nhúm, ăn xong cũng phải tự rửa bát, té cũng phải nhờ người ta đỡ đần, bôi thuốc; nếu mấy bữa bệnh không có bả lo cho tôi thì chắc giờ này không biết có còn ngồi đây nói chuyện được với mấy trự không nữa! tôi …già rồi mà còn nghe xúi bậy! - … - Bây giờ thì tôi bớt rồi. Cuối tuần này hả? ngay Phước Lộc Thọ sao? ừ… ừ ….được đó! nhớ giữ cho tôi một ghế nhe. - …. - Ok bye nhe. Thấy tôi bước vào nhà, ông làm bộ nằm xuống như đang ngủ. Tôi mừng vì thấy ông đã khỏe lại, tỉnh bơ với tay vặn nhạc Anh nhớ
trước đây dáng em gầy gầy Dịu dàng nhìn anh đôi mắt long
lanh Anh nhớ bước em khi nắng vương thềm Má em mầu ngà tóc thề nhẹ vương
(ca khúc Nắng Chiều- Lê Trọng Nguyễn) Một tuần nhanh chóng trôi qua, dáng ông đi qua đi lại ở cửa sổ sau nhà bếp, mắt nhìn vào bên trong rình xem tôi đang làm gì, nhưng tôi vì bận lo tìm cái áo tứ thân đã bỏ quên trong kẹt tủ từ mấy chục năm nay, tập hát cho đúng nhịp, tập học thuộc bài để đóng cho đúng vai cô gái thôn quê nên không để ý đến ông cũng đang lẩm bẩm hát nhỏ nhỏ bên ngoài. * * * Trên sân khấu nhìn xuống khán giả chật cả đại sảnh, người ngồi kẻ đứng khắp mọi ngõ ngách, có người leo lên cả cầu thang lầu hai đứng nhìn xuống xem hoạt cảnh đặc biệt của chúng tôi diễn với tất cả chân tình, họ thả những cánh hoa hồng xuống để hoan nghênh khi bài Nắng Chiều chấm dứt. Bất chợt từ hàng dưới khán giả, một ông mặc chiếc áo dài the đen, tóc muối tiêu đội mấn đen, quần trắng, chân đi guốc lóc cóc bước lên sân khấu với bó hoa hồng thật to; như ăn ý với ban nhạc từ trước đó, cả ban nhạc dạo lại khúc cuối, ông cất tiếng hát tự tin vững vàng làm các diển viên ca sĩ chúng tôi tròn mắt ngạc nhiên: Anh nhớ
xót xa dưới tre lá ngà Gợn buồn nhìn anh em nói: "Mến
anh!" Mây lướt thướt trôi khi nắng vương
đồi Nhớ em dịu hiền nắng chiều ngừng
trôi
Vừa hát, ông vừa đến bên cạnh tôi, trao cho tôi bó hoa hồng và cầm tay tôi để lên ngực ông ở câu: Nhớ em dịu hiều nắng chiều ngừng trôi…
Bên ngoài, buổi chiều đang dần xuống, ánh nắng chỉ còn lại một dải mờ nhạt trên ngọn cây, gió bắt đầu mạnh, tôi cảm thấy tuổi hưu bắt đầu những chuỗi ngày ngọt ngào trong việc làm từ thiện; tưởng sẽ đem hạnh phúc cho người bất hạnh, nhưng ai ngờ chính công việc ấy cũng đem lại niềm vui ấm áp cho người đã cho đi. Một ngày Tạ Ơn đời, Tạ Ơn người thật ý nghĩa làm sao!
Sỏi Ngọc |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23632 |
![]() ![]() ![]() |
Giáng Sinh này chắc sẽ vui Tôi vừa đến chỗ làm, nghe tin báo: Thằng A. J không đi làm mà cũng không phone…
Chỗ làm của tôi thường có học sinh, sinh viên làm việc bán thời gian vào cuối tuần hoặc mùa Hè. Ða số những đứa trẻ đó, không thiết tha gắn bó với công việc cho lắm, chúng coi như giai đoạn tạm bợ kiếm chút tiền xài vặt, nên có hứng thì làm, không hứng thì ở nhà chơi, nhất là mấy đứa da đỏ.
Giáng Sinh này chắc sẽ vui, nhé A. J. Kim Loan |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23632 |
![]() ![]() ![]() |
Đàn Bà Thật Đáng SợNgười ta bảo người tài mấy mà không có đức thì cũng chẳng đáng được tôn trọng. Hắn đúng mẫu đàn ông chuẩn như vậy đấy. Thế mà bao nhiêu cô gái cứ lao vào hắn, bất chấp hắn là đàn ông đã có gia đình. - Vào bài : Cho đến khi cô nhân viên mới của hắn xuất hiện. Năng lực cộng sắc đẹp của cô nàng đã khiến hắn nóng lòng muốn chinh phục. Với kinh nghiệm và khả năng vốn có, chỉ sau 1 tháng nàng đã tự ngả vào vòng tay hắn. Không những thế, nàng còn say hắn như điếu đổ, bất chấp biết hắn đã có vợ. Nói là vậy nhưng hắn cũng đã qua cái thời yêu đương cuồng nhiệt, nàng có khác biệt thế nào cũng chỉ là vui chơi qua đường. Đã đến lúc hắn quay về với vợ già và tiếp tục trên con đường chinh phục tình yêu mới. “Anh ơi, em… em có bầu rồi”, nàng đột nhiên thông báo với hắn trong khi hắn đã nhãng ra. Hắn lạnh lùng đáp: “Bao nhiêu lần quan hệ có sao đâu mà lần này lại dính bầu? Em giải quyết đi chứ để làm sao được”. Hắn quay lưng đi bỏ mặc nàng khóc hết nước mắt. Bẵng đi 1 tuần nàng không than vãn với hắn, hắn thở phào nhẹ nhõm coi như không có chuyện gì xảy ra. Cho đến 1 hôm, nàng ngồi trễm trệ trong phòng hắn rồi tuyên ngôn: “Anh phải là của em, phải làm bố của con em không thì kết cục của anh sẽ thảm lắm đấy”. Nực cười thật, chỉ là 1 cô nhân viên hợp đồng lại dám dọa dẫm sếp như thế. Xem ra hắn phải cho nàng đau 1 lần rồi thôi. Hắn dứt điểm, bắt nàng đi phá thai, gửi cho nàng 1 loạt những tin nhắn tàn nhẫn vô cùng, mục đích là làm cho nàng bỏ cuộc. Chẳng hiểu thế nào mà với trình độ ngoại tình công sở siêu sao như hắn cũng có ngày bị vợ phát hiện. Không những thế, vợ hắn còn nhất khoát phải ly hôn, không muốn tiếp tục chung sống thêm ngày nào nữa. Đi làm thì bị người tình khủng bố, về nhà lại bị vợ hắt hủi, chẳng lẽ hắn tạo nghiệp lớn quá nên giờ bị quả báo. Nàng thì đã nghỉ làm nhưng ngày nào cũng gửi mail đe dọa hắn. Công việc gì của hắn, tiến triển đến giai đoạn nào nàng cũng biết. Nàng còn dọa sẽ cho hắn tan tành nếu không chịu có trách nhiệm với nàng. Rốt cuộc nàng là ai mà lại mạnh miệng như thế chứ? “Tôi nói lần cuối, anh ký đi. Mọi thỏa thuận tôi đều đã viết rõ trong đơn ly hôn”, vợ hắn đanh thép. Hắn vò đầu bứt tai, công việc thì trì trệ, 1 bên vợ, 1 bên nhân tình cứ dồn hắn vào chân tường. Thôi thì ký roẹt cái là xong, cho đỡ đau đầu. 2 tuần sau tòa gọi vợ chồng hắn lên hòa giải nhưng vợ hắn quyết không chịu nhượng bộ, lại còn đưa ra rất nhiều bằng chứng ngoại tình của hắn. Vậy là hắn thua cuộc, mất vợ, mất con, lại còn phải chia cho vợ số tài sản không nhỏ. Hắn thẫn thờ lang thang trên đường thì vô tình gặp nàng. Hắn dụi mắt, không tin vào hình ảnh trước mặt. Trên người nàng dát toàn đồ hiệu. Hắn bám theo nàng vào 1 quán cafe. May mà bên trong quán có 2 gian vách ngăn nên hắn ngồi bàn trong để theo dõi xem nàng đi gặp ai. “Chờ chị lâu không? Tinh thần thế nào rồi, ổn lên chưa?”, là vợ hắn, đúng giọng của vợ hắn mà. Nàng đáp lại: “Cũng may mà có chị. May chị không coi em như kẻ thứ 3, chị đã làm em tỉnh ngộ. Em cám ơn chị nhiều lắm. Giờ thì chị em mình thắng rồi”. Hắn ngồi dưới cái máy lạnh mà vẫn vã mồ hôi. Tất cả là 1 kế hoạch ngoạn mục của 2 người đàn bà ấy. Vợ hắn – người đã quá chán chồng và biết rõ sự phản bội bao năm, chấp nhận nín nhịn để chờ thời cơ có lợi cho mình. Còn nàng – là cô gái thầm yêu hắn từ khi cả 2 còn học Đại học, tiếc là khoảng thời gian nàng đi du học thì hắn đã yên bề gia thất. Và mục đích nàng xin vào công ty là để được yêu hắn thêm lần nữa. Nhưng điều đáng sợ nhất mà hắn phải đối mặt là thân thế của nàng. Bố nàng là chủ dự án quan trọng quyết định sinh mệnh của công ty hắn. Và rồi, chỉ 1 lời nói của nàng, hắn mất thêm cả sự nghiệp. Cay đắng thật, nhìn 2 người phụ nữ từng coi hắn là cả 1 bầu trời tình yêu cười nói cùng nhau rồi trả thù hắn mà hắn chỉ biết thốt lên: “Đàn bà thật đáng sợ!”. |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23632 |
![]() ![]() ![]() |
Dĩa Khoai Mỳ Quết Dừa. ![]() *** Leo lên ca bin chiếc GMC của anh Hạ sỹ nhất Quỳnh, tui quá giang để ra chợ Bồng Sơn chơi cho vui, khi tui yên vị thì anh Quỳnh cất tiếng hỏi tui : -Nay ra chợ chi vậy Hùng , rồi à xuống đó tính cua mấy em bán gạo chứ gì . Tui mĩm cười rồi trả lời anh : -Ờ thì rảnh rang nên em xuống chợ đấu láo với mấy cô cho vui thôi mà anh. Nghe tui nói vậy anh Quỳnh bèn lên tiếng: - Anh thấy mấy đứa bán gạo dưới chợ có nhiều tay theo đuổi lắm đó, cẩn thận coi chừng cảnh " sá gì một nải chuói xanh, năm bảy thằng giành để mũ dính tay" nghe Hùng. Thấy anh Quỳnh lo cho mình, tui nói để anh an tâm : -Anh yên chí đi, em chỉ nói chuyện chơi cho vui thôi chứ không có trồng cây si đâu. Chiếc GMC đỗ dốc đèo Phù cũ, dưới tay lái xe của anh Quỳnh, nó bò thật chậm rãi xuống chân đèo một cách an toàn. Xe vừa đến chợ bồng Sơn, Anh Quỳnh de vô một góc chợ tắt máy xe , cho cả đám đi vô chợ để mua hàng. Sáng nay tự dưng cửa hàng bán gạo của cô Bồng đóng cửa, điều này làm cho tôi với thằng Kết bị hụt hẫng, vì không còn chỗ để đấu láo cho vui, tôi và thằng kết đành lẽo đẽo theo anh Quỳnh đi sâu vào chợ để xem anh mua bán những thứ gì. Trước tiên tôi thấy anh ghé lại gian hàng bán khoai mì, cô gái bán khoai mì thật trẻ, thấy anh Quỳnh vừa đến cô ta đon đả mời chào: - Khoai mì ở rẫy nhà em trồng rất ngon đó anh ơi, mua về nấu chè hay làm bánh cũng được, mua đi em bán rẻ cho. Thấy cô gái có nét dễ thương ăn nói nhỏ nhẹ, Anh Quỳnh mua gần năm kg khoai mì, cô gái thu tiền rồi cất tiếng: - Em cảm ơn anh nhiều, vậy là hôm nay em được về sớm rồi. Giã từ hàng khoai mì của cô gái chúng tôi đến nơi bán dừa, Anh Quỳnh mua về trái dừa khô, đậu phộng , một ít đường cát để về nơi ở chế biến thành một món ăn ngon. Sau một hồi mua bán chúng tôi ghé vào một tiệm cà phê ở chợ Bồng Sơn, trong lúc chờ đợi cà phê mang đến , thằng Kết bèn hỏi anh Quỳnh: - Anh mua khoai mì làm chi mà nhiều vậy, em nghe nói khoai mì để lâu nó chạy chỉ ăn không ngon. Nghe vậy anh Quỳnh bèn lên tiếng giải thích cho thằng kết nghe: - Chèn ơi! Cả ban Quân xa có gần chục mạng, lại có thêm mày với thằng Hùng ăn ké nữa, nhiêu đây sao đủ. Kết ta nghe vậy bèn nói: - Ồ, vậy là anh đãi hết ban Quân xa, hèn chi gom hết hàng của cô bé rồi, mà anh định làm món gì, làm bánh hay nấu chè. Để chút nữa ghé lại tiệm trà em mua một gói trà Quảng ngãi số 1 để tối nay thưởng thức với món anh làm nhé. - Bí mật mày ơi, chờ tối đi rồi biết nói trước mất linh, món này tụi bay có ăn rồi, nhưng tao chắc chưa bao giờ bây mới thưởng thức được hương vị độc đáo như tao làm. Lên xe trở về đèo Phù cũ, anh Quỳnh kêu chúng tôi ngồi lại lột dùm anh hết đống khoai mì nọ, anh cho vào cái thau lớn ngâm nước muối để cho chất độc trong khoai mì được thải ra bớt tránh ngộ độc khi ăn phải. Thằng Lê Văn liền chung ban truyền tin với tôi, nó không có ra chợ với tụi tôi đó bận trực máy. Khi nó bàn giao cà trực xong anh Quỳnh bèn giao cho nó nạo mấy trái dừa khô để vắt lấy nước cốt, thằng liền sức dài vai rộng nhưng có tật hơi làm biếng , khi nghe được giao nạo mấy trái dừa khô nó muốn thoáI thoát, biết ý nó anh Quỳnh bàn nói: - Có làm mới có ăn nha, mày không chịu nạo mấy trái dừa thì tối nay ngóng mỏ ráng chịu, lúc đó đừng có than trời trách đất nha. Nghe anh Quỳnh sạc cho thằng Liền một trận, tôi đế vô thêm: - Hôm nay anh Quỳnh cho mình ăn món rất ngon, mày không phụ một tay tối nay ngó chực ráng chịu nghe em. Thằng liền quê cơ nó cự nự lại tôi: - Bộ Anh Quỳnh cho ăn khô lân chả phụng hay sao, nói thì nói vậy thôi chứ anh em mỗi người một tay một chân làm cho vui. Lúc này, sếp tôi Đại úy Bôn vừa đi ngang qua chỗ thằng Liền đang nạo dừa, thấy lạ ông Bôn lên tiếng hỏi: - Nạo dừa chi vậy Liền, bộ bây kính "Hạ cờ Tây" hả? Nếu quả vậy thì tao xin can, bây mà "Hạ cờ Tây" ông 639 ( sếp bự nhất) nạo cho một trận mệt lắm đó. Liền khi đó anh Quỳnh lên tiếng: -Làm gì có "Hạ cờ Tây"đại úy ơi! Tối nay anh em sẽ làm món khoai mì quết dừa, món ngon của miền Tây quê mình đó, thôi thì sẵn đây mời đại úy tối nay ghé tệ xá này thưởng thức với tụi tôi cho vui. Nghe anh Quỳnh nói vậy ông Đại úy Bôn vui vẻ nhận lời, ông nói: -Vụ này được đa, tối nay tôi ghé cho tôi hùn mấy gói Ruby Quân tiếp vụ anh em mình hút chơi. Khi mặt trời vừa khuất sau rặng núi An lão, lúc này trên đỉnh đèo Phù cũ anh Quỳnh luộc nồi khoai mì thật to, anh bỏ phần nước dừa bên dưới khoai mì cho thêm phần đậm đà. Khoai mì đã chín anh vớt ra để trong cái rổ lớn, khi nó nguội anh dùng đôi tay rắn rỏi của mình để bóp nát khoai mì ra, ăn trộn với phần dừa nạo, rắc thêm ít đường rồi trộn đều, sau đó anh rãi đậu phộng rang lên dĩa khoai mì trông thật hấp dẫn, mùi thơm bay lên tận mũi, khiến ai nấy cũng muốn ăn liền. Mấy dĩa khoai mì được dọn ra trên cái bàn dài cùng với những lý trà nóng thơm ngát mùi hoa Lài, khi mọi người an toạ anh Quỳnh bèn nói: - Nói thiệt với các bạn tôi nhớ nhà lắm, lúc ở nhà bà xã tôi hay làm món này cho mấy cha con ăn, cái hương vị ngọt ngào nó cứ theo tôi mãi, mỗi khi nhớ nhà nên tôi cứ làm món này cho nguôi ngoa bớt phần nào, thôi mời anh em ăn thử. Anh Quỳnh vừa dứt lời tràng pháo tay nổ không ngớt, thằng liền lên tiếng: -Em hảo món này lắm, Anh Quỳnh number one. Mọi người đang ăn uống vui vẻ, bống đâu có tiếng pháo "đề ba" từ xa, kế đến có tiếng nổ chát chúa phía sau đồi nơi tụi tôi đóng quân, không nói nhau lời nào mạnh ai nấy chạy về hầm trú ẩn, có người vội quá làm văng tung tóe mấy dĩa khoai mì. Khi dứt cơn pháo, anh em chúng tôi ráp lại bên cái bàn nọ, hỡi ơi chỉ còn vỏn vẹn một dĩa khoai mì nhỏ, vậy là mấy anh em phía bên kia đã phá món ăn ngon tưởng chừng lâu lắm chúng tôi mới có được. Anh Quỳnh giận sôi gan , Anh rủa xả: -Mẹ tổ nó, công lao từ sáng tới giờ vậy mà cũng không yên thân, thôi hẹn anh em ngày khác tôi làm lại món này để anh em mình cùng hàn huyên tâm sự. Khoai mì quết dừa món ngon dân dã ở miền quê, hương vị của nó cũng đậm đà ngọt ngào, chất chứa nhiều tình cảm của người dân quê tạo ra nó, khi bạn đã thưởng thức một lần rồi, bạn sẽ mong có lần thứ Hai và thứ.... Nữa. Khi chiến cuộc tàn, tôi và mấy người bạn có về quê Mỹ Tho để tìm kiếm anh Quỳnh, với ước mong thưởng thức lại món khoai mì quết dừa của anh ngày xưa, món ăn chưa nuốt qua khỏi cổ họng đã phải nhào xuống hố cá nhân để tránh pháo. Tiếc thay anh em chúng tôi hỏi thăm các nơi, tìm mãi không được nhà anh Quỳnh, có lẽ anh đã đi xây dựng vùng kinh tế mới, hoặc đến một nơi nào đó để sinh sống. Mong rằng bài viết này nếu anh Quỳnh còn đọc được thì anh Quỳnh liên hệ với em thằng Hùng theo email sau đây. Thanhphobuontenh@gmail.com
Để anh em mình ôn lại chuyện ngày xưa anh Quỳnh nhé. (Hai Hùng SG)
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23632 |
![]() ![]() ![]() |
Ghép Tên Vợ Chồng![]() Nhiều cặp vợ chồng lấy nhau không biết có phải là do chọn tên cho hợp mà cưới hay do duyên trời định mà khi ghép tên vợ chồng lại đọc nghe có ý nghĩa ghê. Chẳng hạn “Nghĩa -Trang” vì hai tên Nghĩa và Trang rất thông dụng của người Việt. Rồi Hạnh-Phúc, Sơn-Thủy, Hoài-Mơ, Thăng-Tiến, Đằng-Vân, Hiếu-Kỳ, Hải-Hùng Chúng tôi có hai người bạn tên Lý. Một anh tên Lý lấy cô vợ tên Sinh. Đọc ghép hai tên là Sinh Lý nghe hết ý. Còn một cô tên Hữu Lý thì lấy chồng tên Phi. Tự nhiên Hữu Lý trở thành Phi Lý kỳ cục không! Còn một anh tên Giao, lấy cô vợ tên...Hợp! Giao Hợp! Cô Ái lấy anh Ân. Ái-Ân! Chơi lấy Sướng! Ông Bà Chơi-Sướng còn đặt tên con là Quá đó nhen. Chơi Sướng Quá! Công nhận cặp này chịu chơi ghê! Một cặp khác chồng tên Phồn vợ tên Lành. Cứ bị bạn bè nói lái chọc ghẹo. Tếu hơn chút nữa là cô nàng tên Ái lấy chồng tên Gia. Đọc thành Ái Da. Quy lấy Tiên, Quan lấy Tài.... Qua Mỹ còn có vụ chồng tên Phúc lấy vợ tên Du, đọc tiếng Mỹ thành chửi thề F*You. Rồi thì Phước lấy Mi. Cũng đọc nghe là F* Me! Nguy hiểm quá đi! Kỳ quái nữa là vợ tên Hà chồng tên Bá. Hai người này mà rủ bạn bè đi chơi sông hoặc biển không ai dám đi. Hi hi! Nhưng tếu nhất làm tôi cười thắt cả ruột là một cô có tên rất đẹp: Cát Tiêu. Cô Tiêu lại có người yêu tên Cầu mới ngẳng. Cô này suy nghĩ cả mấy tháng trời mời nhận lời lấy anh chàng. Ai nhận thiệp cưới cũng cười thắt ruột cho cái tên vợ chồng kết hợp quá tượng hình này. Ông bà Cầu Tiêu! Ông Tơ kết tóc se tơ cũng tếu quá đi phải không bà con? PS: Còn dưới đây là những comments của các bạn Facebook về tên ghép của vợ chồng rất ngộ: -Phạm Thu Thảo: Ở quê em có đôi vợ chồng : Ông tên Khoẻ ,bà tên Hoài. Vì khoẻ hoài nên ông bà sinh 15 người con năm 2 năm 1 đều đều và cả 2 người thọ tới 90. Có chị ở gần tên Hết. Anh chồng tên Thương. Vì hết thương nên họ thôi nhau. Chị Hết lấy anh Chai. Vì hết chai nên anh chị sinh luôn 4 đứa con. Và vì hết chai nên anh nhậu chừng nào hết rượu mới nghỉ anh như hủ hèm. -HoangLeAnhHoang: Quê tôi có ông nầy làm giám đốc, tên là Nguyễn văn Cống, công ty có nhiều cô gái đẹp, không hiểu sao lại cưới cô nhân viên tên là Nguyên minh Đức, dự đám cưới mà ăn nhậu không ngon chút nào. -ThyTu Nguyễn: Cô giáo Cầu lấy luật sư Tiêu. Sau đã cải thành Kiên. Là gs trung học của bọn mình đó. -Thu Bang: Hồi xưa cơ quan tôi Có anh tên Biện Tô Có vợ Lê thị Phở Nhà anh có quán phở Khách nhắc tên hàng ngày! -Quoc Tran: Quê tui cũng có ông Hết lấy bà Gạo , ông Ngọt lấy bà Đường -Phương Thảo: Ba tôi: Kiểm , Mẹ tôi : Hạnh ...Con trai đầu: Bảo lấy vợ : Tuyết .... -Rosa Cỏ Xanh: Bởi nên nhạc sĩ Từ Công Phụng không dám ngồi sui với nhạc sĩ Trần Thiện Thanh nà. -Nguyễn Diệp Quy Vi: Mình có người quen tên Lạc lấy anh Hậu. Vậy là thiệp cưới cô dâu chú rể Lạc Hậu kính mời quan khách, hic. -Ngọc Lan Trần: - Chồng tên Du, vợ tên Cơ - Chồng tên Thẩm, vợ tên Du - Vợ tên Thu, chồng tên Đạm - Vợ tên Giang, chồng tên Hồ - Vợ tên Hoa, chồng tên Liễu - Chồng tên Giang, vợ tên Mai - Chồng tên Kết, vợ tên Liễu - Chồng tên Phong, vợ tên Sương - Chồng tên Nghĩa, vợ tên Trang - Chồng tên Chí, vợ tên Hoà Từ Du Cơ để Thẩm Du đến Thu Đạm gái Giang Hồ, Hoa Liễu và Giang Mai sẽ Kết Liễu trai Phong Sương ở Nghĩa Trang Chí Hoà -Hạnh Hoa Phạm: Cháu
gái mình tên NHÂN lấy chồng tên QUYỀN nghe thời sự gớm -Bích Phượng Lê Minh: Gia đình mình có người quen là chú VÂNG. 10 năm sau chú bảo lãnh thím DẠ. Nhớ mãi chú thím ấy. Người giống tên, hiền lành. Cậu mình họ Võ, xui
gia họ Quách. Thế là hai em ko có đám cưới. -Mai văn Phụng: Hi...
hi ..hi .....nói nhỏ bạn nghe Bác mình cũng trong trường hợp này -Nguyen DongHuu: Tiêu lấy Chảy -Ngoc Lan Tran: có cặp trai gái kia, cô bé tên Cát Dung, anh chàng tên Ích Du, ngày hôn lễ ở Mỹ mời khách nước ngoài đến, họ đọc câu chúc dán trên tường như sau: Congrats Du Ich Cat Dung dịch ra tiếng Việt là “Chúc Mừng Bạn Ăn Kứt Mèo” -Sơn Nguyễn: Coi vậy mà chuyện ghép tên bắt cặp thưở còn đến trường là cả một giai thoại của lứa tuổi học trò. Ghép tên thường là do bạn bè mà tự mình ghép tên khi thương thầm, nhớ trộm cũng nhiều lắm... Nhưng dù là gì đi chăng nữa thì hai cái tên được ghép thường được viết nắn nót lấp đầy những trang giấy trắng thuở xưa đã mang lại những cảm giác êm đềm khó tả bằng lời cho những tâm hồn mới lớn còn bỡ ngỡ trước những cảm xúc yêu thương đầu đời. Quý vị có còn nhớ tên mình được ghép với tên ai ngày xa xưa hay không? Dù muôn ngã đường đời mang người ta đi khắp nơi thì giờ đây ngồi nhớ lại cái duyên gặp nhau vài mươi năm trước, cùng chung lớp chung trường thì cảm xúc ngày nào vẫn nguyên vẹn khó phai. Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Dec/2023 lúc 11:53am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23632 |
![]() ![]() ![]() |
Quà GIÁNG SINH Tuyệt Vời Bên cạnh món ăn truyền thống đêm Giáng Sinh, chị Bông bao giờ cũng kèm theo món ăn Việt Nam. Một nồi nước lèo nấu từ xương heo với nước luộc gà, váng mỡ gà vàng nhạt loang loáng; những viên giò sống nổi lềnh bềnh cùng những cọng hành lá xắt khúc. Nhìn vào là hình dung ra ngay một tô bún mọc ngon lành hấp dẫn. Bánh ngọt, trái cây, và chai rượu cùng những chén bát, ly tách sạch sẽ thơm tho nằm yên chờ người vào tiệc. Chị Bông thấp thỏm ngó ra cửa, nói với chồng: – Chắc Phong đi đón bạn gái sắp về anh nhỉ? Anh Bông chưa kịp trả lời thì tiếng chuông cửa đã reo lên trả lời giùm; anh ra mở cửa. Hơi gió lạnh cuối tháng 12 được dịp thổi vào nhà cùng với Phong và một cô gái ôm trên mình một hộp bánh to. Phong giới thiệu: – Bố mẹ ơi, đây là Quỳnh Như bạn gái của con. Cô ấy cùng làm trong bệnh viện với con. Cô gái e dè để hộp bánh lên bàn và lễ phép: – Cháu chào hai bác. Cháu chúc hai bác và gia đình mình Giáng Sinh vui vẻ. Ðây là ổ bánh Giáng Sinh tự tay cháu làm xin được chung vui với bữa tiệc đêm nay. Quỳnh Như mở hộp, bên trong là một chiếc bánh hình khúc cây thật đẹp. Nếu cô không giới thiệu thì ai cũng sẽ tưởng ổ bánh này mua ở tiệm. Bánh màu chocolate nâu tươi, lốm đốm những hạt đường bột trắng xóa như hạt tuyết. Chị Bông hết ngắm cô gái đến ngắm ổ bánh và khen cả hai: – Xinh đẹp quá. Bác cám ơn Quỳnh Như. Ben đã ăn mặc chỉnh tề, từ trong phòng đi ra chào bạn gái của anh. Ba đứa cùng đứng cạnh cây thông lấp lánh sắc màu hỏi thăm chuyện trò cùng nhau. Mỗi năm cứ đến tháng 12 là chị Bông dọn dẹp lại góc phòng khách cạnh lò sưởi để đặt cây Giáng Sinh. Chị gọi đó là sự bận rộn và niềm vui cuối năm không thể nào thiếu. Thằng con lớn Phong nói sẽ tặng cha mẹ một món quà Giáng Sinh đặc biệt, là dắt người yêu về nhà trình diện. Lần đầu tiên gặp gỡ, chị Bông đã cảm thấy hài lòng với cô gái này. Thằng út Ben chắc lại tặng gói quà gì đó cho bố mẹ như năm ngoái khi nó từ dorm trường ở Austin về nhà ăn lễ Giáng Sinh. Ben chưa đưa quà, chắc muốn bố mẹ bất ngờ. Mọi người vào bàn tiệc, ăn miếng gà Tây đầu tiên Quỳnh Như đã khéo léo khen: – Bác gái nướng gà Tây ngon quá. Hôm nào xin bác chỉ dạy cho con bí quyết của bác. – Ðược rồi, bác tin là một cô gái khéo tay làm được ổ bánh khúc cây đẹp thế này thì nướng con gà Tây ngon sẽ dễ dàng. Chị Bông nhìn Phong và nói: – Bố mẹ cám ơn con đã tặng một món quà Giáng Sinh tuyệt vời là đưa Quỳnh Như về giới thiệu với cả nhà chúng ta. Bây giờ Ben mới nói: – Tối nay con cũng có món quà Giáng Sinh đặc biệt tặng bố mẹ… Mọi người cùng nhìn Ben chờ đợi và thắc mắc vì chẳng thấy gói quà nào cả. Ben trân trọng tiếp: – Tháng Mười Hai này con đã học xong thay vì đến tháng 5 của năm sau. Ðó là niềm vui của con, là món quà con muốn tặng bố mẹ, đền đáp công lao bố mẹ đã nuôi con và khuyến khích con ăn học. Chị Bông vui mừng và ngạc nhiên: – Ủa, thế là thế nào? Vậy mà mẹ cứ tưởng tháng 5 của năm tới con mới ra trường. Phong cũng vui mừng nói: – Chúc mừng Ben đã trải qua 3 năm rưỡi để học xong bằng đại học 4 năm. Nghĩa là Ben học nhanh và xong sớm đó mẹ. Chị Bông nghe thế thì lo lắng: – Con học gấp gáp thế điểm tốt nghiệp có thấp không Ben? Như vậy tháng 5 tới mẹ không được dự lễ ra trường của con hả? Mẹ đã chuẩn bị quần áo đẹp mặc trong ngày ấy rồi. Ben mỉm cười giải thích cho mẹ hiểu: – Con tin là bố mẹ sẽ hài lòng vì điểm tốt nghiệp của con. Dù tháng 12 này con học xong, nhưng ngày lễ tốt nghiệp vẫn là tháng 5 của năm tới, bố mẹ phải đi dự với con ngày vui ấy chứ. Chị Bông hớn hở: – Con làm mẹ bất ngờ quá, vui quá. Ðúng là món quà đẹp mùa Giáng Sinh. Vẻ mặt Ben vẫn nghiêm trang, trân trọng: – Món quà chưa kết thúc đâu mẹ ơi, còn nữa mà…. Chị Bông hồi hộp thăm dò: – Chẳng lẽ con… có bạn gái như anh con và nay mai sẽ đưa về nhà giới thiệu? – Con chưa có bạn gái. Con nghe lời mẹ bao giờ học hành xong, có công ăn việc làm mới có bạn gái như anh Phong mà. Anh Bông sốt ruột giục con: – Còn gì nữa con nói ngay đi, tin càng vui thì bữa tiệc Giáng Sinh đêm nay càng tưng bừng. Ben nhìn mọi người thấy ai cũng đang ngừng ăn háo hức chờ nghe. Ben hân hoan tiếp: – Con học gần xong đã có mấy nơi mời phỏng vấn. Nhưng con đã chọn hãng Raytheon tại thành phố Richardson tiểu bang Texas mình. Sau khi phỏng vấn họ offer việc làm và con đã nhận lời. Mọi người cùng ồ lên ngạc nhiên thích thú. Chị Bông mừng vui rối rít: – Trời ơi, toàn là tin vui to lớn mà con giữ kín tới giờ mới nói, học xong sớm này, lại có job ngay này, mà cái hãng ấy nó trả lương con bao nhiêu một năm? Sao con không đợi phỏng vấn hết mấy chỗ kia rồi lựa chọn nơi nào trả cao nhất? Anh Bông : – Em chỉ tính toán tiền nong, chắc con nó chọn hãng này cũng có lý do của nó, hãng Raytheon lớn chuyên làm đồ quốc phòng, oai ra phết. – Bố mẹ ơi, chỉ vì một điều đơn giản hãng Raytheon ở thành phố Richardson gần nhà chúng ta, con không muốn đi xa nhà, xa bố mẹ đâu. Chị Bông cảm động, môi cười mà nước mắt rưng rưng vì vui và thương lời nói chí tình chí hiếu của con. Anh Bông nói với vợ: – Sang năm mới Ben bắt đầu đi làm, nó sẽ không là thằng Ben bé bỏng mà em từng chăm sóc nuông chìu nữa đâu nhé. Chị Bông hãnh diện: – Thằng con út của em vừa giỏi vừa ngoan không thua gì thằng anh nó. Ngày nó mới vào đại học, chọn ngành computer science anh cứ lo ngành này ế ẩm học xong không ai mướn, trong khi em luôn ủng hộ và khuyến khích con học cái ngành mà nó yêu thích. – Thì cuối cùng anh cũng chịu thua mẹ con em rồi mà. Con giỏi và ngoan là của chung anh và em chứ. Anh Bông rót rượu ra những ly và mời: – Nào cả nhà chúng ta cùng nhấp chút rượu thơm, trước là chúc mừng Phong với bạn gái Quỳnh Như và sau là chúc mừng Ben. Mọi người cùng nếm rượu, ăn gà Tây. Anh Bông lại cười tươi: – Sau hai món quà Giáng Sinh của hai con, bố cũng có quà để khoe với cả nhà nè. Ðây là quà của người ta tặng bố, tặng một người đưa thư. Bố xin tặng lại cho cả nhà chúng ta... Chị Bông nói đùa: – Chắc của mấy bà góa chồng, ế chồng mua tặng cho anh mailman đẹp trai đây? Anh Bông đi vào trong và lấy ra mấy gói quà lần lượt để ra bàn: – Bố đi bỏ thư hàng ngày, suốt nhiều năm nay những khu nhà đâu đó đã là hàng xóm của bố, những người nhận thư nào đó có người thành bạn, thành quen bố dù chỉ gặp nhau tình cờ trong phút giây. Mỗi năm nhân dịp lễ Tạ Ơn đến Giáng Sinh thế nào bố cũng nhận quà từ những nhà ấy, những người ấy. Ðây là hộp kẹo chocolate, hộp bánh và có vài gói quà bố chưa mở ra. Dù chỉ là những món quà nhỏ bình thường nhưng bố biết là chân tình của người tặng. Chị Bông nhìn mấy hộp quà chưa mở và đoán: – Thế nào cũng có gói đồ ấm của bà Amy, năm nào cũng tặng ông đưa thư này mấy đôi vớ và chiếc khăn quàng cổ. Quỳnh Như chăm chú lắng nghe, cô lên tiếng: – Con nghĩ bác là người đưa thư chăm chỉ với công việc và tốt với mọi người nên mới được người ta quý mến thế. Chị Bông lúc nãy hãnh diện con, bây giờ hãnh diện chồng: – Ðúng thế cháu ơi, ông mailman này đã đưa thư tận tay cho người già cả ngồi xe lăn trong nhà vì họ thật khó khăn khi ra check hộp thư, ông cũng chẳng bao giờ ngại ngần hay than thở khi đưa thư đến địa chỉ hẻo lánh, khó khăn, có căn nhà nằm cheo leo trên quả đồi dốc phải bước ngược lên mấy chục bậc thang có khi chỉ bỏ vào hộp thư của họ mấy tờ báo quảng cáo. Phong khen người yêu: – Em thông minh ghê, nhận xét về bố anh không sai tí nào. Chị Bông giơ cao ly rượu: – Bây giờ chúng ta lại nâng ly chúc mừng bố nhá các con. Anh Bông thêm vào: – Chúc mừng mẹ các con nữa mới công bằng, một phụ nữ đảm đang, vừa đi làm vừa lo toan việc nhà, chồng con. – Vâng chúng con xin chúc mừng Giáng Sinh vui vẻ với cả nhà chúng ta. Chị Bông đợi tiếng reo vui ngừng mới âu yếm tiếp: – Ai ngán món gà Tây muốn thay đổi mùi vị quê hương thì có tô bún mọc đang chờ đây nhé…và chốc nữa mẹ sẽ cắt bánh Giáng Sinh khúc cây của Quỳnh Như để mời cả nhà thưởng thức tráng miệng. Anh Bông hưởng ứng: – Em ơi, làm cho anh một tô bún mọc. Chúng ta đã có những món quà tuyệt vời trong mùa Giáng Sinh này. Thật là một mùa Giáng Sinh vui vẻ và hoàn hảo. TG :Nguyễn Thị Thanh Dương |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23632 |
![]() ![]() ![]() |
Cái Nồi ĐấtBữa ăn đã xong, tôi thu dọn chồng chén đĩa xuống bếp để rửa. Trên nhà, các ông đang bàn tán chuyện Mỹ đánh Iraq, còn các bà thì hăng say thảo luận về cách thức ăn kiêng để vẫn còn thon thả khi tuổi đã ngoài 40 . Cô em chồng tôi là chủ nhà đang lo o bế dàn karaoke, hứa hẹn một buổi tối náo nhiệt. Má chồng tôi cũng như nhiều bà mẹ khác lúc đó, bà có rất nhiều con, đâu tới 7, 8 người. Tới nay, tổng cộng vừa dâu rể, cháu nội cháu ngoại đã hơn 20. Bà ở với cô em thứ Bảy, nhà cô rộng rãi đủ chứa từng ấy người nên thỉnh thoảng con cháu tụ về nấu một vài món ăn để có được không khí sum họp. Tôi tuy là con dâu lớn nhưng giỏi ăn hơn giỏi nấu nên thường lãnh trách nhiệm dọn dẹp. Đang loay hoay thì má chồng tôi bước vào, bà đưa cho tôi một bao nylon rồi thì thầm: – Bà Tư ở Việt Nam mới qua có cho tao mấy cái nồi đất, mầy lấy một cái đem về kho cá, ngon không thua gì cá kho tộ ngoài tiệm đâu. Má chồng tôi người miền Nam, tánh tình chơn chất, nói năng giản dị,
bà rất thương con cháu nhưng chưa bao giờ bà kêu tôi bằng con, hay gọi tôi bằng
chị như các bà bạn của bà. Tôi cầm lấy rồi nói đùa: Ủa, nồi không chớ không có cá sao Má?
Má chồng tôi la lên: – Của một đồng công một nén của người ta cho mầy, mầy còn đòi cá nữa. Bà bước ra không quên nói vói lại: – Bữa nào chở tao ra Cabramatta rồi tao chỉ cá cho mà mua. Má chồng tôi là vậy đó, biết ông xã tôi mạnh ăn, biết con tôi đang sức lớn, biết tôi không thuộc diện “Công, Dung, Ngôn, Hạnh” bà tận tình chỉ vẽ cho tôi, hy vọng rằng con tôi bớt là thực khách của tiệm McDonald’s -oOo- Cái nồi đất tưởng đã bị bỏ quên khi tôi dẹp nó vào cái góc tận cùng của tủ chén. Nhưng hôm nay tôi bị bịnh, phải ở nhà, con lại đi học hết, ông xã thì đi làm, ngồi buồn tôi làm siêng dọn lại cái tủ chén và tôi tìm được cái nồi đất. Rảnh rang nên tôi ngắm kỹ cái nồi đất hơn. Bằng đất nung và được tráng bên ngoài cũng như bên trong một lớp men đen bóng, cái nồi trông cũng đẹp lắm với 2 cái quai nho nhỏ ở hai bên và một cái nắp đậy rất vừa vặn. Mân mê cái nồi trong tay tôi chợt thấy một tình cảm lạ lùng dậy
lên trong lòng. Cái nồi đã gợi trong tôi cả một thời thơ ấu trong cảnh êm ấm của
gia đình nơi miền quê đất Việt. Hồi đó nhà nghèo, anh em đông nên bữa cơm nào cũng có món cá kho. Ai đã từng sống
ở miền Tây trù phú của đồng bằng sông Cửu Long vào thời đó cũng đều biết rằng
cá, tép ở đây dễ kiếm như rau cỏ ngoài vườn vậy. Sông rạch chằng chịt nên chỉ cần
một mảnh lưới nho nhỏ hay một cái đăng chắn ngang dòng nước chảy của con rạch
vào buổi chiều hôm trước thì sáng hôm sau cả nhà cũng có được nồi cá kho với đủ
thứ cá lòng tong, rô, sặc, trê… Có khi còn có cả mấy con lòng ròng (cá lóc con)
đi ăn xa mắc lưới. Ngoài cách làm giản dị trên, dân quê vùng tôi còn bắt cá bằng
cách câu cắm. Mươi cái cần câu được móc sẵn mồi cắm dọc theo bờ rạch vào lúc trời
sụp tối, lúc cá bắt đầu ra ăn đêm.
Hôm nào em tôi bắt được mấy con lòng ròng đâu cỡ cườm tay nó thì
Má tôi nấu canh chua khóm, coi như nhà tôi có một bữa ăn sang. Hôm nào xui xẻo
hơn chỉ được mớ cá con đủ thứ thì má tôi kho khô hết. Cá được ướp trong cái nồi
đất, cái nồi nầy lúc mới mua về có màu đỏ ngói, nhưng sau nhiều năm đặt trên
cái cà ràng (một loại lò cũng bằng đất) nhà tôi và sau nhiều lần thấm đủ thứ
gia vị, nó đã ngả sang màu đen, bên trong nồi bóng lên trông như được tráng men
vậy. Không biết có phải nhờ tài nêm nếm của Má tôi hay nhờ được kho trong cái nồi
đất mà cá lúc nào cũng thấm, cũng ngon, nên dù đồ ăn có ít ỏi chị em tôi vẫn ăn
sạch nồi cơm. Cái nồi đất đã gắn liền với đời sống dân quê miền Nam như vậy đó. Riêng tôi,
tôi còn có một kỷ niệm nữa liên quan tới cái nồi đất … Lúc đó tôi đâu chừng 6,
7 tuổi, quê tôi ở Bến Tre, hồi đó gọi là Kiến Hòa. Xóm nhà tôi ở cách lộ cái
không xa lắm, ngay đầu xóm là một cái Đình thờ Thổ Công Thổ Địa và nhiều vị nữa
mà tôi không biết hết. Đình không có cây đa như trong các bài hát về quê hương
mà chỉ có một hàng tre Mạnh Tông được trồng để làm hàng rào ngăn giữa Đình và
ngôi nhà ở kế cận. Hai bên hông Đình để trống, riêng mặt tiền của Đình thì có một
sân xi-măng rộng cỡ một đám ruộng lớn. Đây là nơi hàng năm dân trong xóm rước một
gánh hát quê về hát để cúng Thần. Còn hàng ngày thì nó được dân trong xóm sử dụng
để phơi lúa và làm đủ thứ việc đồng áng linh tinh.
Tôi thấy cần phải dài dòng một chút về ông Từ giữ Đình và chú Tư Tộ. Ông Từ thì như tên gọi, ông là người chịu trách nhiệm nhang khói và dọn dẹp cho Đình. Ông sống một mình không vợ con gì hết, chú Tư Tộ là bạn ông, chú không phải là người dân của xóm, chú làm nghề bán nồi đất, ghe nồi của chú cặm sào ngoài cầu Cá Lóc, trong một buổi chợ khi chú đang đứng giữa mớ nồi bán la liệt như Sơn Đông mãi võ thì gặp ông Từ. Họ nhìn nhau, và đúng theo tinh thần tứ hải giai huynh đệ chú Tư Tộ dẹp nồi theo ông Từ về Đình. Thật ra thì không ai biết chú tên gì, khi về xóm, người đầu tiên mời chú về nhà là Ba tôi, ông hỏi chú: – Chú em mầy thứ mấy? Làm nghề gì? Chú trả lời: – Dà, em thứ Tư, bán nồi ngoài chợ. Thế là chú thành dân của xóm với tên Tư Tộ. Chú Tư bán nồi nhưng họ
không gọi là Tư Nồi mà gọi là Tư Tộ bởi vì Tư Tộ nghe xuôi tai hơn Tư Nồi, nếu
chú thứ Năm thì họ đã không ngần ngại gì đặt tên cho chú là Năm Nồi rồi. Để có nồi bán, chú Tư phải chèo ghe lên tận miệt Bình Dương, vô mấy cái lò làm
đồ gốm để mua, rồi chèo ghe về các vùng quê bán, ở mỗi chỗ chú phải đậu lại chờ
bán cho hết nồi, có khi cả tháng mới lui ghe được. Nhờ vậy, chú có rất nhiều
chuyện để kể cho tụi nhỏ chúng tôi.
Tối nào có chú, chúng tôi ít chạy chơi xa mà cứ xúm đen, xúm đỏ chung quanh để nghe chú kể chuyện. Chú kể nhiều chuyện hay lắm, chuyện tướng cướp Đơn Hùng Tín đi tìm thầy học đạo ở tận núi Tà Lơn, nuôi chí lớn sẽ thành tài để cướp của người giàu chia cho người nghèo theo kiểu anh hùng Lương Sơn Bạc trong truyện Tàu vậy. Rồi chuyện công tử Bạc Liêu coi tiền như rác, chuyện các vị tiền bối khổ cực đốt rừng phá đất để chúng tôi có ruộng rẫy ngày nay, chuyện các vị anh hùng dân tộc chống Pháp… Nếu có ai hỏi thiếu gì nghề sao lại chọn nghề bán nồi, thì chú trả lời vì thích cuộc sống tự do, thích rày đây mai đó chớ không muốn ở hoài một chỗ. Sau mỗi buổi kể chuyện chú thường ngâm nga một bài vè mà tới bây giờ tôi vẫn nhớ: Anh thương em thương quấn thương quýt Bồng ra gốc mít bồng xít gốc chanh Bồng bậy sau lái bồng ngoái trước mũi Đặt em nằm xuống đây Kể từ ngày em đau ban cua lưỡi trắng miệng đắng cơm hôi Tiếc công anh ẵm đứng bồng ngồi Bây giờ vinh hiển em bắt anh đi bán nồi làm chi (*) Bài vè đó trở thành bài hát quen thuộc của bọn trẻ trong xóm và là đề tài bàn bạc của các ông các bà trong các buổi làm đồng. Có người cho rằng chú Tư đang mang một mối tình lâm ly bi đát không thua gì mối tình của anh bán chiếu đã được cố nghệ sĩ Út Trà Ôn diễn tả trong bài ca “Tình anh bán chiếu” mà cả xóm tôi người lớn cũng như con nít ai cũng thuộc vài câu. Thật thà họ đem chuyện đó hỏi chú thì chú chỉ cười mà không trả lời. Ngày vui qua mau, khi chú Tư đã trở thành một người không thể thiếu trong xóm, thì ánh sáng văn minh tràn tới cái xóm nhỏ của tôi. Nồi gang, nồi nhôm với đủ thứ tiện lợi của nó đã chiếm chỗ của cái nồi đất trong các gian bếp. Thời gian xa xóm của chú Tư trở nên dài hơn, chú giải thích rằng vì bán chậm nên phải ở lâu hơn, và chú cũng trở nên trầm ngâm hơn. Tới nhà tôi nhiều lần thay vì xách theo đồ nhắm hay cắp nách chai rượu, chú còn mang theo cả nồi lớn, nồi nhỏ để cho Má tôi. Lần nào Má tôi cũng nhận, cám ơn chú và cầm chú ở lại vài ngày. Bà con lối xóm cũng vậy, họ thay phiên nhau mời chú về nhà, chúng tôi đã bảo bọc chú như bảo bọc một anh hùng sa cơ lỡ vận. Ba tôi tỏ vẻ lo lắng lắm, hơn ai hết ông hiểu rằng đó không phải là thượng sách vì không bao giờ chú Tư chịu nhận sự giúp đỡ của chúng tôi. Và ngày đó đã tới. Chú Tư từ chối lời đề nghị của bà con nhường cho chú một đám ruộng gò ở gần Đình từ trước tới nay vẫn bỏ trống. Ba tôi và ông Từ cố gắng thuyết phục chú: – Nào là ruộng gò có xấu nhưng bà con sẽ giúp chú một tay, nào là chú ở đã quen, tình làng nghĩa xóm ai nỡ bỏ đi, nhưng chú cũng nạy ra nhiều lý do để ra đi. Chú hẹn sẽ trở lại, nhưng từ đó cho tới lúc tôi rời xóm, tôi không gặp lại chú lần nào. Lâu dần, người dân trong xóm cũng quên chú, chỉ còn bài vè của chú thỉnh thoảng được nhắc lại cũng gần gũi thân thương như những câu vọng cổ trong bài “tình anh bán chiếu”. Từ đó đến nay đã gần 40 năm trôi qua, cái nồi đất cũng chìm vào quên lãng, vì theo đà tiến bộ của khoa học các bà nội trợ ngày nay ngoài nồi nhôm, nồi gang còn có các loại nồi, chảo không dính nữa thì luyến tiếc làm gì cái nồi đất bất tiện đó. Nhưng gần đây các nhà khoa học (cũng các ông nữa rồi) khám phá ra rằng các loại nồi, chảo nhôm nhất là các loại nồi không dính trong lúc bị nung nóng trên lửa đã thải ra các loại chất độc vào thức ăn. Thế là các bà lo xa đâm hoảng, họ tìm mua các loại nồi đất để dùng cho được an toàn, các nhà hàng cũng mua các loại tay cầm bằng đất nung để đáp ứng nhu cầu của thực khách và tính chất đậm đà của các loại thức ăn nấu trong nồi đất cũng được đề cao. Tôi không phải là nhà khoa học để phân tích, tôi cho rằng thức ăn nấu trong nồi đất có ngon hơn, có lẽ vì đất có tình, tình đất bao la như tình mẹ, có cho đi mà chẳng nhận lại bao giờ. Chiều nay tôi sẽ mua cá về kho trong cái nồi đất nầy và cả nhà tôi trong bữa cơm chiều sẽ được thưởng thức một món ăn ngon với một chút tình của nắm đất quê hương. Xuân Lan Đặng |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23632 |
![]() ![]() ![]() |
Cái Nồi ĐấtBữa ăn đã xong, tôi thu dọn chồng chén đĩa xuống bếp để rửa. Trên nhà, các ông đang bàn tán chuyện Mỹ đánh Iraq, còn các bà thì hăng say thảo luận về cách thức ăn kiêng để vẫn còn thon thả khi tuổi đã ngoài 40 . Cô em chồng tôi là chủ nhà đang lo o bế dàn karaoke, hứa hẹn một buổi tối náo nhiệt. Má chồng tôi cũng như nhiều bà mẹ khác lúc đó, bà có rất nhiều con, đâu tới 7, 8 người. Tới nay, tổng cộng vừa dâu rể, cháu nội cháu ngoại đã hơn 20. Bà ở với cô em thứ Bảy, nhà cô rộng rãi đủ chứa từng ấy người nên thỉnh thoảng con cháu tụ về nấu một vài món ăn để có được không khí sum họp. Tôi tuy là con dâu lớn nhưng giỏi ăn hơn giỏi nấu nên thường lãnh trách nhiệm dọn dẹp. Đang loay hoay thì má chồng tôi bước vào, bà đưa cho tôi một bao nylon rồi thì thầm: – Bà Tư ở Việt Nam mới qua có cho tao mấy cái nồi đất, mầy lấy một cái đem về kho cá, ngon không thua gì cá kho tộ ngoài tiệm đâu. Má chồng tôi người miền Nam, tánh tình chơn chất, nói năng giản dị,
bà rất thương con cháu nhưng chưa bao giờ bà kêu tôi bằng con, hay gọi tôi bằng
chị như các bà bạn của bà. Tôi cầm lấy rồi nói đùa: Ủa, nồi không chớ không có cá sao Má?
Má chồng tôi la lên: – Của một đồng công một nén của người ta cho mầy, mầy còn đòi cá nữa. Bà bước ra không quên nói vói lại: – Bữa nào chở tao ra Cabramatta rồi tao chỉ cá cho mà mua. Má chồng tôi là vậy đó, biết ông xã tôi mạnh ăn, biết con tôi đang sức lớn, biết tôi không thuộc diện “Công, Dung, Ngôn, Hạnh” bà tận tình chỉ vẽ cho tôi, hy vọng rằng con tôi bớt là thực khách của tiệm McDonald’s -oOo- Cái nồi đất tưởng đã bị bỏ quên khi tôi dẹp nó vào cái góc tận cùng của tủ chén. Nhưng hôm nay tôi bị bịnh, phải ở nhà, con lại đi học hết, ông xã thì đi làm, ngồi buồn tôi làm siêng dọn lại cái tủ chén và tôi tìm được cái nồi đất. Rảnh rang nên tôi ngắm kỹ cái nồi đất hơn. Bằng đất nung và được tráng bên ngoài cũng như bên trong một lớp men đen bóng, cái nồi trông cũng đẹp lắm với 2 cái quai nho nhỏ ở hai bên và một cái nắp đậy rất vừa vặn. Mân mê cái nồi trong tay tôi chợt thấy một tình cảm lạ lùng dậy
lên trong lòng. Cái nồi đã gợi trong tôi cả một thời thơ ấu trong cảnh êm ấm của
gia đình nơi miền quê đất Việt. Hồi đó nhà nghèo, anh em đông nên bữa cơm nào cũng có món cá kho. Ai đã từng sống
ở miền Tây trù phú của đồng bằng sông Cửu Long vào thời đó cũng đều biết rằng
cá, tép ở đây dễ kiếm như rau cỏ ngoài vườn vậy. Sông rạch chằng chịt nên chỉ cần
một mảnh lưới nho nhỏ hay một cái đăng chắn ngang dòng nước chảy của con rạch
vào buổi chiều hôm trước thì sáng hôm sau cả nhà cũng có được nồi cá kho với đủ
thứ cá lòng tong, rô, sặc, trê… Có khi còn có cả mấy con lòng ròng (cá lóc con)
đi ăn xa mắc lưới. Ngoài cách làm giản dị trên, dân quê vùng tôi còn bắt cá bằng
cách câu cắm. Mươi cái cần câu được móc sẵn mồi cắm dọc theo bờ rạch vào lúc trời
sụp tối, lúc cá bắt đầu ra ăn đêm.
Hôm nào em tôi bắt được mấy con lòng ròng đâu cỡ cườm tay nó thì
Má tôi nấu canh chua khóm, coi như nhà tôi có một bữa ăn sang. Hôm nào xui xẻo
hơn chỉ được mớ cá con đủ thứ thì má tôi kho khô hết. Cá được ướp trong cái nồi
đất, cái nồi nầy lúc mới mua về có màu đỏ ngói, nhưng sau nhiều năm đặt trên
cái cà ràng (một loại lò cũng bằng đất) nhà tôi và sau nhiều lần thấm đủ thứ
gia vị, nó đã ngả sang màu đen, bên trong nồi bóng lên trông như được tráng men
vậy. Không biết có phải nhờ tài nêm nếm của Má tôi hay nhờ được kho trong cái nồi
đất mà cá lúc nào cũng thấm, cũng ngon, nên dù đồ ăn có ít ỏi chị em tôi vẫn ăn
sạch nồi cơm. Cái nồi đất đã gắn liền với đời sống dân quê miền Nam như vậy đó. Riêng tôi,
tôi còn có một kỷ niệm nữa liên quan tới cái nồi đất … Lúc đó tôi đâu chừng 6,
7 tuổi, quê tôi ở Bến Tre, hồi đó gọi là Kiến Hòa. Xóm nhà tôi ở cách lộ cái
không xa lắm, ngay đầu xóm là một cái Đình thờ Thổ Công Thổ Địa và nhiều vị nữa
mà tôi không biết hết. Đình không có cây đa như trong các bài hát về quê hương
mà chỉ có một hàng tre Mạnh Tông được trồng để làm hàng rào ngăn giữa Đình và
ngôi nhà ở kế cận. Hai bên hông Đình để trống, riêng mặt tiền của Đình thì có một
sân xi-măng rộng cỡ một đám ruộng lớn. Đây là nơi hàng năm dân trong xóm rước một
gánh hát quê về hát để cúng Thần. Còn hàng ngày thì nó được dân trong xóm sử dụng
để phơi lúa và làm đủ thứ việc đồng áng linh tinh.
Tôi thấy cần phải dài dòng một chút về ông Từ giữ Đình và chú Tư Tộ. Ông Từ thì như tên gọi, ông là người chịu trách nhiệm nhang khói và dọn dẹp cho Đình. Ông sống một mình không vợ con gì hết, chú Tư Tộ là bạn ông, chú không phải là người dân của xóm, chú làm nghề bán nồi đất, ghe nồi của chú cặm sào ngoài cầu Cá Lóc, trong một buổi chợ khi chú đang đứng giữa mớ nồi bán la liệt như Sơn Đông mãi võ thì gặp ông Từ. Họ nhìn nhau, và đúng theo tinh thần tứ hải giai huynh đệ chú Tư Tộ dẹp nồi theo ông Từ về Đình. Thật ra thì không ai biết chú tên gì, khi về xóm, người đầu tiên mời chú về nhà là Ba tôi, ông hỏi chú: – Chú em mầy thứ mấy? Làm nghề gì? Chú trả lời: – Dà, em thứ Tư, bán nồi ngoài chợ. Thế là chú thành dân của xóm với tên Tư Tộ. Chú Tư bán nồi nhưng họ
không gọi là Tư Nồi mà gọi là Tư Tộ bởi vì Tư Tộ nghe xuôi tai hơn Tư Nồi, nếu
chú thứ Năm thì họ đã không ngần ngại gì đặt tên cho chú là Năm Nồi rồi. Để có nồi bán, chú Tư phải chèo ghe lên tận miệt Bình Dương, vô mấy cái lò làm
đồ gốm để mua, rồi chèo ghe về các vùng quê bán, ở mỗi chỗ chú phải đậu lại chờ
bán cho hết nồi, có khi cả tháng mới lui ghe được. Nhờ vậy, chú có rất nhiều
chuyện để kể cho tụi nhỏ chúng tôi.
Tối nào có chú, chúng tôi ít chạy chơi xa mà cứ xúm đen, xúm đỏ chung quanh để nghe chú kể chuyện. Chú kể nhiều chuyện hay lắm, chuyện tướng cướp Đơn Hùng Tín đi tìm thầy học đạo ở tận núi Tà Lơn, nuôi chí lớn sẽ thành tài để cướp của người giàu chia cho người nghèo theo kiểu anh hùng Lương Sơn Bạc trong truyện Tàu vậy. Rồi chuyện công tử Bạc Liêu coi tiền như rác, chuyện các vị tiền bối khổ cực đốt rừng phá đất để chúng tôi có ruộng rẫy ngày nay, chuyện các vị anh hùng dân tộc chống Pháp… Nếu có ai hỏi thiếu gì nghề sao lại chọn nghề bán nồi, thì chú trả lời vì thích cuộc sống tự do, thích rày đây mai đó chớ không muốn ở hoài một chỗ. Sau mỗi buổi kể chuyện chú thường ngâm nga một bài vè mà tới bây giờ tôi vẫn nhớ: Anh thương em thương quấn thương quýt Bồng ra gốc mít bồng xít gốc chanh Bồng bậy sau lái bồng ngoái trước mũi Đặt em nằm xuống đây Kể từ ngày em đau ban cua lưỡi trắng miệng đắng cơm hôi Tiếc công anh ẵm đứng bồng ngồi Bây giờ vinh hiển em bắt anh đi bán nồi làm chi (*) Bài vè đó trở thành bài hát quen thuộc của bọn trẻ trong xóm và là đề tài bàn bạc của các ông các bà trong các buổi làm đồng. Có người cho rằng chú Tư đang mang một mối tình lâm ly bi đát không thua gì mối tình của anh bán chiếu đã được cố nghệ sĩ Út Trà Ôn diễn tả trong bài ca “Tình anh bán chiếu” mà cả xóm tôi người lớn cũng như con nít ai cũng thuộc vài câu. Thật thà họ đem chuyện đó hỏi chú thì chú chỉ cười mà không trả lời. Ngày vui qua mau, khi chú Tư đã trở thành một người không thể thiếu trong xóm, thì ánh sáng văn minh tràn tới cái xóm nhỏ của tôi. Nồi gang, nồi nhôm với đủ thứ tiện lợi của nó đã chiếm chỗ của cái nồi đất trong các gian bếp. Thời gian xa xóm của chú Tư trở nên dài hơn, chú giải thích rằng vì bán chậm nên phải ở lâu hơn, và chú cũng trở nên trầm ngâm hơn. Tới nhà tôi nhiều lần thay vì xách theo đồ nhắm hay cắp nách chai rượu, chú còn mang theo cả nồi lớn, nồi nhỏ để cho Má tôi. Lần nào Má tôi cũng nhận, cám ơn chú và cầm chú ở lại vài ngày. Bà con lối xóm cũng vậy, họ thay phiên nhau mời chú về nhà, chúng tôi đã bảo bọc chú như bảo bọc một anh hùng sa cơ lỡ vận. Ba tôi tỏ vẻ lo lắng lắm, hơn ai hết ông hiểu rằng đó không phải là thượng sách vì không bao giờ chú Tư chịu nhận sự giúp đỡ của chúng tôi. Và ngày đó đã tới. Chú Tư từ chối lời đề nghị của bà con nhường cho chú một đám ruộng gò ở gần Đình từ trước tới nay vẫn bỏ trống. Ba tôi và ông Từ cố gắng thuyết phục chú: – Nào là ruộng gò có xấu nhưng bà con sẽ giúp chú một tay, nào là chú ở đã quen, tình làng nghĩa xóm ai nỡ bỏ đi, nhưng chú cũng nạy ra nhiều lý do để ra đi. Chú hẹn sẽ trở lại, nhưng từ đó cho tới lúc tôi rời xóm, tôi không gặp lại chú lần nào. Lâu dần, người dân trong xóm cũng quên chú, chỉ còn bài vè của chú thỉnh thoảng được nhắc lại cũng gần gũi thân thương như những câu vọng cổ trong bài “tình anh bán chiếu”. Từ đó đến nay đã gần 40 năm trôi qua, cái nồi đất cũng chìm vào quên lãng, vì theo đà tiến bộ của khoa học các bà nội trợ ngày nay ngoài nồi nhôm, nồi gang còn có các loại nồi, chảo không dính nữa thì luyến tiếc làm gì cái nồi đất bất tiện đó. Nhưng gần đây các nhà khoa học (cũng các ông nữa rồi) khám phá ra rằng các loại nồi, chảo nhôm nhất là các loại nồi không dính trong lúc bị nung nóng trên lửa đã thải ra các loại chất độc vào thức ăn. Thế là các bà lo xa đâm hoảng, họ tìm mua các loại nồi đất để dùng cho được an toàn, các nhà hàng cũng mua các loại tay cầm bằng đất nung để đáp ứng nhu cầu của thực khách và tính chất đậm đà của các loại thức ăn nấu trong nồi đất cũng được đề cao. Tôi không phải là nhà khoa học để phân tích, tôi cho rằng thức ăn nấu trong nồi đất có ngon hơn, có lẽ vì đất có tình, tình đất bao la như tình mẹ, có cho đi mà chẳng nhận lại bao giờ. Chiều nay tôi sẽ mua cá về kho trong cái nồi đất nầy và cả nhà tôi trong bữa cơm chiều sẽ được thưởng thức một món ăn ngon với một chút tình của nắm đất quê hương. Xuân Lan Đặng |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
<< phần trước Trang of 133 phần sau >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |