![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Chuyện Linh Tinh | |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< phần trước Trang of 110 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung | |
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23798 |
![]() ![]() ![]() |
|
Tình Người, Tình Yêu.... Cô Giáo Tỵ Nạn JENNIFER RAMM
Cô
Giáo Tỵ Nạn mà tôi và các bạn đề cập tới ngày hôm nay, không phải là cô
giáo ở Việt Nam đi vượt biên, sống tạm thời tại các trại tỵ nạn, mà là
cô giáo người Úc, từ Úc tới các trại tỵ nạn để dậy tiếng Anh cho những
người dân Tỵ Nạn đang sống ở đó.
Cô giáo người Úc này tên là Jennifer Joy Ramm.
![]()
Cô Giáo Jenny đang nhận quà Giáng Sinh do đại diện trạitỵ nạn trao tặng, năm 1982.
Sau ngày Việt Cộng cưỡng chiếm Miền Nam, dân Việt chúng ta đã ào ạt bỏ
xứ ra đi tìm Tự Do, vì không thể sống dưới chế độ bạo lực, tù đầy và sự
trả thù dã man của bọn Cộng Sản. Cả thế giới dang rộng vòng tay và lòng
từ thiện thiết lập những trung tâm tỵ nạn tại các hòn đảo trong vùng Á
Châu Thái Bình Dương để chúng ta có nơi tạm trú chờ đi định cư ở các
quốc gia khác.
Trong thời gian tạm trú này, đã có rất nhiều thiện nguyện viên nam cũng
như nữ, già cũng như trẻ, ở khắp mọi nơi trên thế giới tới các trại tỵ
nạn để giúp đỡ chúng ta tìm thân nhân thất lạc cũng như học Anh ngữ. Một
trong những người trẻ đó là cô Jennifer Joy Ramm mà các bạn hữu và các
học viên thường gọi cô bằng cái tên ngắn gọn và đầy tình thân:
"Chị Jenny".
Jenny là con cả trong một gia đình gốc Anh, sinh sống ở vùng Burra
Burri thuộc Tiểu bang Queensland. Đến khi lớn lên, gia đình đã chuyển
về Cooroy để cô có thể tiếp tục học bậc trung học ở Noosa.Tốt nghiệp
trung học, Jenny được học bổng của chính phủ Liên Bang để tiếp tục học ở
Đại Học Queensland.
Sau khi tốt nghiệp văn bằng Cử Nhân Văn Chương tại Queensland, cô đã
xuống Melbourne học thêm để lấy chứng chỉ về Giáo Dục tại Đại học La
Trobe.
Là thành viên của nhóm người trẻ tình nguyện hoạt động ở ngoại quốc
“Australian VolunteersAbroad – AVA”, vào năm 1976, cô Jenny được cử đi
dậy Anh ngữ tại một trường trung học ở Mukah, thuộc Malaysia. Với giọng
nói nhẹ nhàng, vui tươi và thái độ cởi mở, Cô giáo Jenny đã thu phục
được nhân tâm của các học sinh và phụ huynh của Mukah, đến nỗi có gia
đình đã đặt tên con của họ là Jenny để ghi nhớ thời gian cô dậy học cho
các em học sinh tại đây.
Năm 1979, cô lại được cử đến trại tỵ nạn Ban Vmai ở Thái Lan, để lập ra
một chương trình giảng dậy tiếng Anh cho 60.000 người Hmong đang sống ở
trại tị nạn này. Để có thể dậy tiếng Anh một cách hữu hiệu, cô đã theo
cách thức của các nhà truyền giáo là học tiếng bản địa trước. Jenny đã
bỏ ra bốn tháng trời để chuyên tâm học tiếng Thái Hmong cho thật trôi
chẩy, rồi sau đó mới dùng chính ngôn ngữ của họ mà dậy tiếng Anh cho họ.
Trong vòng hai năm trời, cô đã xây dựng lên một trung tâm giảng dậy với
nhiều lớp học, thuê giáo viên địa phương và mua cả một chiếc xe chở
hàng nữa.
Với những kinh nghiệm giảng dậy này, vào khoảng cuối năm 1981, cô đã
được Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc mới đi dậy tiếng Anh cho các Thuyền
Nhân Việt Nam tại trại Tỵ Nạn Galang, thuộc Indonesia.
Tại Galang, công vỉệc của Cô Giáo Jenny không chỉ đơn giản là dậy tiếng
Anh cho người Việt Nam, cô con phải giúp đỡ họ chuẩn bị cho cuộc sống
mới ở các nước Tây Phương, mà ở đó, không những họ chỉ phải đương đầu
với sư khác biệt về ngôn ngữ, mà còn cả những khác biệt về phong tục
tập quán, cách thức ăn uống và những sinh hoạt hàng ngày nữa. Các học
viên của cô, gồm đủ mọi trình độ, đủ mọi lứa tuổi và đủ mọi ý thích. Từ
đó, cô Jenny mới chia lớp học ra thành nhiều nhóm khác nhau: Nhóm nhỏ
bạo dạn hơn, nói lung tung mà không sợ bị chê là sai, nên học nhớ chữ
mau hơn và nói đúng giọng hơn. Nhóm lớn tuổi, trí nhớ kém đi và hay bị
mặc cảm nên khó nhớ mặt chữ và giọng đọc cứng hơn. Một nhóm đặc biệt mà
chỉ có ở trại tỵ nạn Việt Nam, đó là nhóm trai tráng đã đi lính, bị Việt
Cộng bắt đi tù "Cải Tạo" rồi trốn về hoặc được thả về. Nhóm người này
đa số biết nói một chút ít tiếng Anh, một số nói rất khá.Họ rất chăm chỉ
học và cố gắng nói thật nhiều để cô sửa giọng cho họ.Đối với nhóm cựu
quân nhân này và những nhóm lớn tuổi, cách giảng tiếng Anh của cô là kể
những câu chuyện về đời sống hàng ngày tại Úc và dậy cho họ những câu
đối thoại cần thiết.
Theo kinh nghiệm dậy học cho người Hmong, ngoài giờ dậy học, Jenny
thường hay tới thăm viếng những láng trại của người Việt tỵ nạn để nói
chuyện với họ, tìm hiểu cách thức sinh sống của họ và nhất là . . . học
tiếng Việt bằng cách . . . nói tiếng Anh với người Việt. Từ những buổi
tiếp xúc này mà cô giáo Jenny quen biết rất nhiều bạn bè và biết ăn cơm,
biết cầm đũa. Một cô thợ may đã đo và may tặng cho Jenny một chiếc áo
dài, cô mặc thử, thấy đẹp quá, về thư viện, cô đã tìm sách đọc thêm, và
sau khi biết chíêc áo này được coi là quốc phục của người Việt Nam, cô
đã khuyến khích các cô gái Việt trên đảo giữ truyền thống áo dài của
mình bằng cách . . . tổ chức một cuộc thi áo dài ngay trên đảo tỵ nạn.
Trong
một buổi giảng dậy, cô giáo Jenny để ý thấy có một cậu trai luôn luôn
lảng vảng phía ngoài lớp học, nhưng không bao giờ vào dự lớp học của
cô.Nghĩ rằng anh này có thể . . . còn ngại ngùng gì đó, nên cô giáo đã
đích thân ra mời anh vô lớp để học cho vui, nhưng anh mắc cở đỏ mặt chạy
đi nơi khác.Một lúc sau, anh ta lại quay trở lại, nhưng cũng vẫn đứng ở
ngoài lớp học chứ không vô trong lớp. Lâu dần, cô không thắc mắc nữa,
mà chỉ giảng và đọc lớn hơn để người đứng ở ngoài có thể nghe rõ hơn mà
thôi.
Đến
năm 1983, cô giáo Jenny trở về lại Melbourne, tiếp tục dậy tiếng Anh
tại Trung Tâm Anh Ngữ Cho Những Người Di Dân Lớn Tuổi (Adult Migrant
English Service-AMES),
tại đây, Jenny cũng vẫn giúp đỡ người dân tỵ nạn Việt Nam bằng cách
khuyến khích họ làm những công việc mà họ có khả năng từ hồi ở Việt Nam,
và dậy họ nói Tiếng Anh về chính ngành nghề họ có thể làm, muốn làm và
đang làm. Cô giáo Jenny thành công ở chỗ, cô có thể nói tiếng Việt, hiểu
tiếng Việt, để nghe người Việt nói ra những điều họ muốn biết, muốn
học, do đó đã giúp người Việt có hứng thú khi học tiếng Anh và vì thế mà
họ học mau hơn, tiến bộ hơn. Jenny lại có sáng kiến tổ chức những buổi
barbecue tại nhà của mình, mới các bạn trẻ người Úc và người tỵ nạn Việt
Nam cùng tham dự, để cả hai bên hiểu rõ nhau hơn và nhất là để các bạn
trẻ người Việt có cơ hội nói chuyện, trau dồi khả năng Anh ngữ của
mình. Nhiều cô giáo đã rất ngại ngùng phải dậy học cho đám trẻ thiếu
niên đi tỵ nạn một mình, vì các em . . . khó dậy, không chịu tiếp xúc . .
. Riêng đối với Jenny, cô không thấy có gì trở ngại cả, vì cô hiểu tâm
tình của đám trẻ này, cứ để cho các em tâm sự với cô về những khó khăn
của cuộc sống, cô nhờ nhân viên xã hội giải quyết những điều các em mong
muốn, rồi sau đó mới dậy học cho các em nhỏ này. Việc quan trọng nhất
mà Jenny muốn hướng dẫn họ là, nên đi học trở lại để có kiến thức và có
một tương lai tốt đẹp hơn.
Cũng vì tình thân với người Việt, đã có nhiều người mời Jenny dự đám
cưới của họ, và cô rất vui khi được mặc áo dài để bưng mâm ngũ quả đi
rước dâu.
Trong
một buổi barbecue mời tất cả các . . . cư dân của đảo Galang, cô giáo
Jenny lại gặp lại người thanh niên thường hay lảng vảng ngoài lớp học
của cô hồi còn ở trại tỵ nạn. Anh chàng cũng vẫn đứng một mình, tay cầm
lon coca xoay qua xoay lại chứ không bắt chuyện với ai. Cô giáo Jenny
nghĩ rằng anh này chắc . . . không biết tiếng Anh, hoặc là ít nói, nên
đã tới nói chuyện với anh ta. Anh vui vẻ nói chuyện, tự giới thiệu tên
là Sơn, hiện đang làm việc cho Australia Post, tại Blackburn Mail
Centre. Cô Jenny rất là ngạc nhiên khi biết anh . . . biết nói tiếng
Anh, và lại nói khá nữa:
“Ah! Vì anh biết nói tiếng Anh rồi, nên mới không tham dự lớp học của tôi ở trại tỵ nạn, có phải vậy không?”
Lại trái với dự đoán của Jenny khi anh con trai trả lời:
“Không
phải vậy.Hồi đó, quả thực tôi dở tiếng Anh lắm.Vì tình trạng chiến
tranh, tôi chỉ mới học hết lớp 11 mà thôi. Đến khi Việt Cộng chiếm miền
Nam, tôi là con Lính Cộng Hòa nên đâu có được tiếp tục học nữa, tôi phải
đi bán hàng với mẹ để kiếm sống cho gia đình, bao nhiêu tiếng Anh tôi
học ở trường, tôi quên hết trơn, nên tôi đâu có biết học từ đâu? Thấy cô
dậy học, tôi cũng muốn vô học, nhưng thấy mình lớn rồi, vô học không
biết một câu tiếng Anh tiếng U nào hết . . . mắc cở với đám con nít lắm .
. . nên tôi chỉ đứng ngoài nghe lén mà thôi. Hơn nữa, cô nói tiếng Anh
của người Úc . . . khó nghe quá, tôi nghe như là . . . vịt nghe sấm . . .
chẳng hiểu cô nói gì hết, thì làm sao mà học?”
Cô giáo Jenny lúc nào cũng có thói quen nghề nghiệp, cô khuyến khích Sơn:
-“Anh nói tiếng Anh hay lắm, lại được làm ở Australia Post thì đời sống
cũng khá lắm rồi . . . nhưng nếu anh muốn, anh có thể đi học lại, vô
đại học học nghành nào mà anh thích, biết đâu lại có tương lai sáng sủa
hơn!”
-“Tôi
cũng muốn lắm, nhưng tôi . . . mới học xong lớp 11 chứ chưa tốt nghiệp
trung học, làm sao tôi có thể vô đại học được?Hơn nữa, tiếng Anh của tôi
chỉ đủ để làm việc thôi, chứ chưa đủ để học đại học đâu.”
-“Anh
đừng lo, tôi có thể giúp anh về phần tiếng Anh, anh sẽ dư sức học. Ở Úc
có những trường cao đẳng, gọi là trường TAFE (Technical And Further
Education) dành cho những người chưa học xong trung học, tôi sẽ giới
thiệu anh với chú tôi, một giáo sư của trường Footscray Institute of
Technology (FIT- sau này nhập chung với trường Đại học Victoria
University) để chú giải thích cho anh nhiều hơn.”
Khi
về nhà, anh Sơn mới kể lại câu chuyện cho người bạn cùng phòng là anh
Lê Hữu Giàu nghe. Anh Giàu cũng khuyên anh Sơn nên đi học để có tương
lai khá hơn.
Thế là anh Sơn đi gặp Giáo sư Douglas Ramm để vấn kế. Ông Douglas làm
đúng luật, đã đưa đơn cho anh điền để học thử ba môn học về Civil
Engineering xem kết quả ra sao cái đã. May mắn, anh đậu hết cả ba môn
toán học này, ông Douglas liền hướng dẫn anh một lần nữa nộp đơn xin học
khóa Bachelor of Civil Engineering.
Thực sự thì Sơn chưa muốn hoàn toàn định cư ở bên Úc, đầu óc của anh
vẫn còn hướng về Việt Nam: Khi Sơn còn ở trên đảo Galang, anh đã có nghe
về Phong Trào Phục Quốc của Tướng Hoàng Cơ Minh, Sơn định cư tại Úc
đúng vào thời điểm Phong Trào Phản Chiến bộc phát rất lớn, Sơn nhớ lời
cha dặn là ráng tìm cách gia nhập bất cứ tổ chức kháng chiến nào, để trở
về Việt Nam tiêu diệt bọn Cộng Sản, khôi phục lại chế độ Việt Nam Cộng
Hòa thân yêu tràn đầy tự do và lòng nhân ái. Do đó, khi được chấp nhận
cho học, Sơn phân vân không biết nên lựa chọn con đường nào? Anh đem
việc này ra bàn với Jenny. Tiếc thay, cô giáo Jenny chỉ có thể giúp anh
trau dồi Anh ngữ thôi, chứ không có khả năng giúp anh về vấn đề này, nên
Sơn quyết định không nộp đơn xin học, mà chờ tin để trở về Việt Nam
cùng với các bạn bè trong nhóm.
Buồn thay, tổ chức phục quốc càng ngày càng im tiếng và không có ai
liên lạc với anh để nói tới ngày về cả. Sơn đành phải nộp đơn xin đi học
và bảo lãnh cha mẹ qua Úc chung sống.
Muốn tỏ tình với một cô gái đã là chuyện khó rồi, huống chi cô gái này
lại còn là cô giáo dậy tiếng Anh nữa, công việc càng trở nên phức tạp và
. . . khó khăn hơn.
Một lần đến nhà Jenny ăn cơm tối, Sơn đem theo cây đàn hát tặng Jenny bản nhạc “Nắng Chiều”:
“. . . Anh nhớ xót xa dưới tre là ngà
Gợn buồn nhìn em anh nói: "Mến em!"
Mây lướt thướt trôi khi nắng vương đồi
Nhớ em dịu hiền nắng chiều ngừng trôi . . .”
(Nhạc Lê Trọng Nguyễn)
Hát xong bản nhạc, Sơn đã hỏi Jenny bằng tiếng Việt:
“Jenny à . . . nếu tôi muốn nói . . . anh yêu em . . . bằng tiếng Anh, thì . . . làm cách nào để nói?”
Jenny thích bản nhạc Nắng Chiêu quá, đang lo hát theo, nên không biết mánh của Sơn, cô ngây thơ trả lời:
“Thì nói . . . I love you . . . dễ mà.”
Thế là Sơn vừa khẩy đàn vừa nhìn Jenny mà hát câu hát để đời:
“I love you . . . I love you . . . and I love you . . .”
Sơn hát đến lần thứ ba thì Jenny mới hiểu, cô đỏ mặt hỏi lại Sơn bằng . . . tiếng Anh:
“Are you serious?”
Sơn lại trả lời bằng . . . tiếng Việt:
“Anh nói thiệt mà!”.
Sơn
tốt nghiệp thủ khoa khóa Civil Engineer của FIT vào năm 1990. Một tháng
sau khi cha mẹ Sơn qua định cư ở bên Úc, Jenny và Sơn làm đám cưới.
Jenny rành đủ sáu câu về đám cưới Việt Nam, nên cô đòi đủ thứ . . . nào
là áo cưới cô dâu, vương miện, bông tai, dây chuyền vàng, ngũ quả, heo
sữa và pháo nổ . . . thậm chí cả phong bao lì xì cho đám con nít giữ cửa
ở nhà gái khi rước dâu cũng phải có đầy đủ.
Ba
Mẹ của chàng rể Sơn mới từ Việt Nam qua, nghe đằng nhà gái nói tiếng
Anh líu lo cứ như là chim hót, chẳng biết người ta nói cái gì, nhưng
cũng biết đó là những lời chúc tụng cho cô dâu chú rể. Khi mẹ chồng được
mời ra đeo dây chuyền cho cô dâu, thiếu điều bà phải bắc ghế đứng lên
mới quàng dây chuyền qua cổ cô dâu Tây được. Đằng nhà gái lần đầu tiên
nhìn thấy cô dâu và đám phù dâu mặc áo dài thật là đẹp, thấy người nhà
bưng các khay đựng đủ thứ bánh trái, rồi lại được nghe pháo nổ đì đùng
khói bay khét lẹt . . . thật là vui . . . vui quá xá là vui.
Vì
tốt nghiệp ưu hạng, Sơn được học bổng của chính phủ để học Master,
nhưng việc đầu tiên của người chồng và người con là phải lo làm ăn kiếm
tiền lo cho gia đình và phụng dưỡng cha mẹ, nên Sơn đã từ chối học bổng
để đi làm với công ty xây cất John Holland, và được cử đi làm việc ở
Kuching, Mã Lai.
Đứa
con gái đầu lòng tên Lanna của hai vợ chồng ra đời vào tháng 4 năm
1993, chỉ một tháng sau là Jenny đã được hưởng Mother day lần đầu tiên
trong đời.
Cô gọi điện thoại về Úc chúc mừng mẹ:
“Chúc
mẹ một ngày “Mother day” vui vẻ . . . và cũng một ngày “Mother Day” vui
vẻ cho chính con nữa . . . vì con cũng đã là mẹ của bé Lana rồi.”
Đến
năm 1995, em trai của Lana cũng đã chào đời, được ba mẹ đặt tên là Liam
(Từ khi Jenny mới bắt đầu mang bầu, hai vợ chồng đã bàn tính suốt chín
tháng trời để tìm cách đặt tên cho con, những cái tên nào vừa có sắc
thái của Vương Quốc Anh, lại vừa vẫn có vẻ là một cái tên Việt Nam. Lana
cũng có nghĩa là Lan và Liam cũng có thể đọc là Liêm. Ông Bà Nội cũng
đọc tên các cháu được, mà Ông Bà Ngoại cũng cảm thấy happy khi gọi tên
hai đứa cháu của mình.)
Khi các con đã lớn, và cha mẹ đã có phần già yếu, Sơn và Jenny quyết
định xin trở về Úc làm việc. Lana thi đậu vào trườngMac Roberson và tốt
nghiệp VCA với số điểm ưu hạng 99.30 nhưng cháu lại không muốn học Y,
Nha, Luật . . . mà chỉ muốn theo gót của mẹ, học Art ở Melbourne
University, thời giờ rảnh thì cháu . . . đi làm việc thiện nguyện. Còn
Liam thì học IT ở RMIT University với ước mơ trở thành . . . tài tử đóng
phim, trong khi Jenny thì đi dậy trở lại ở VUT – Victoria University of
Technology.
Lana và Liam được mẹ cho biết gốc gác của mình là . . . dân tỵ nạn Việt
Nam, vượt biên tới đảo và được định cư ở Úc, nên lâu lâu, hai chị em
đùa dỡn với nhau, Liam đóng vai Việt Nam, nói với chị:
"Tôi là . . . Vietnamese Boat people . . . tôi không biết nói tiếng Anh . . ."
Lana đóng vai cô giáo, nghiêm trang trả lời:
"If you be good . . . I will teach you how to speak English . . ."
Jenny và Sơn nhìn nhau cười.
Vào khoảng tháng Ba Năm 2011, trận bão Yasi đã tàn phá hầu hết những
trang trại trồng chuối ở Queensland, giá bán chuối ở các siêu thị vọt
lên tới con số kỷ lục là $14.00 một Ký, có nơi còn không có chuối để mà
bán.
Sáng
sớm ngày Mother' Day năm 2011, ba cha con mặc quần áo đẹp đẽ, trịnh
trọng lái xe đi chợ, khệ nệ đem một gói quà thật lớn đưa tặng cho mẹ.
Hai chị em cùng la lớn:
"Happy Mother' Day my dear Mummy".
Jenny mở gói quà ra: Một nải chuối với năm trái chín vàng óng ánh.
Jenny sung sướng cười thật tươi, nhưng vẫn cự nự chồng:
"Chuối mắc lắm, anh mua làm chi cho tốn tiền."
Lana và Liam lại đồng thanh nói:
"Chúng con có tiền . . . chúng con mua tặng mẹ."
Phần của Sơn là một bó hoa đỏ thắm đưa tặng vợ.
Jenny
bị cancer ruột từ năm 2006, coi như đã lành bệnh sau nhiều ca mổ, nhưng
đến cuối năm 2011 thì bệnh của cô lại tái phát, qua những vết sẹo còn
lại của những ca mổ trước đây. Sơn nghỉ làm suốt ngày luẩn quẩn tại bệnh
viện St. Vincent lo chăm sóc cho Jenny. Nhà thương thấy vậy, cho Sơn
mướn luôn một phòng để ăn ngủ tại chỗ cùng với vợ.
Những ngày cuối của cuộc đời, hai đứa con cũng nghỉ học để ở bên cạnh mẹ.
Lana và Liam nắm tay mẹ mà nói:
"Mẹ sẽ khỏe lại mà . . . Mother's Day năm tới chúng con sẽ lại mua chuối cho mẹ ăn nữa nha."
Sơn so lại phím đàn, hát cho Jenny nghe bản nhạc "Bên Kia Sông":
Bên kia sông là ánh mặt trời
Này người yêu, người yêu anh hỡi!
Bên kia đồi, cỏ hoa đan lối
Bên kia núi, núi cao chập chùng
Bên kia suối, suối reo lạnh lùng
Là bài thơ, toàn chữ hư vô . . ."
(Nhạc của Nguyễn Đức Quang.)
Cô Giáo Tỵ Nạn Jenny Ramm ra đi vào ngày 10 01 2012 với tuổi đời 58 còn rất trẻ trung, để lại chồng và hai đứa con.
Từ bốn phương trời, những người dân Việt tỵ nạn ở đảo Galang trước đây
đã được cô giáo Jenny dậy học tiếng Anh đã gởi thơ chia buồn đến cho gia
đình:
"Jenny . . . chúc chị ra đi bình yên . . . Tên của chị, hình bóng của
chị, tiếng Anh của chị dậy . . . sẽ không bao giờ phai nhòa trong trí óc
chúng tôi . . .
Cô
Giáo Tỵ Nạn Jennifer Joy Ramm, đã đem tất cả lòng nhiệt thành và tuổi
trẻ của mình ra để phục vụ người tỵ nạn khắp bốn phương trời, nhất là
người tỵ nạn Việt Nam (Hình chụp tại trại tỵ nạn Galang, Nam Dương.)
CÔ DÂU CỦA NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN . . . LÀ NHƯ THẾ ĐẤY.
NGUYỄN KHẮP NƠI.
|
||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
||
![]() |
||
giodocgocong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 12/Jan/2011 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 132 |
![]() ![]() ![]() |
|
Tấm thẻ bài
|
||
GIÓ ĐỘC GÒ CÔNG
|
||
![]() |
||
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
|
NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH <<<<
Tưởng niệm Tháng Tư Đen (P1) Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 06/Apr/2015 lúc 10:53am |
||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
||
![]() |
||
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
|
NGƯỜI VIỆT NĂM CHÂU : 40 NĂM NGÀY QUỐC HÂNCộng Đồng Người Việt Quốc Gia Tự Do tại Pháp Tổ Chức " Vành Khăn Tang Cho 40 Năm Uất Hận 30/4/1975- 30/4/2015 "
Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 08/Apr/2015 lúc 10:18am |
||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
||
![]() |
||
giodocgocong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 12/Jan/2011 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 132 |
![]() ![]() ![]() |
|
Cảm tạ Miền Nam![]() Đã từ lâu, tôi có điều muốn nói Một lời cảm ơn tha thiết chân tình Chỉnh sửa lại bởi giodocgocong - 10/Apr/2015 lúc 9:00am |
||
GIÓ ĐỘC GÒ CÔNG
|
||
![]() |
||
giodocgocong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 12/Jan/2011 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 132 |
![]() ![]() ![]() |
|
GIÓ ĐỘC GÒ CÔNG
|
||
![]() |
||
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23798 |
![]() ![]() ![]() |
|
Asia 66 - Cánh Hoa Thời Loạn (Disc 1) <<<<<Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 13/Apr/2015 lúc 4:57pm |
||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
||
![]() |
||
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23798 |
![]() ![]() ![]() |
|
BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI
Sau ngày 30 tháng tư 1975 tôi bị ở tù như mọi người cựu quân nhân Cộng Hòa. Ở tù ra, đói khát, lang thang, tới giai đoạn mà "cái đèn đường có chưng nó cũng muốn kiếm đường mà đi" Đi khỏi quê hương đất tổ mồ mả ông cha, còn cái gì khổ cho bằng? Vậy mà phải đi. Nhứt định đi. Nếu được tới bến bờ tự do thì nhờ phúc đức ông bà kiếm sống rồi tím cách đem thân nhân còn lại không thì chết cũng lẹ làng hơn là chết đói chết khát tại quê hương. Tù vượt ngục về còn có cái mình không với cái quần xà lỏn. Tiền bạc có đâu???, vàng cây để vượt biên là chuyện ngoài chân mây. May mắn hết sức là tôi liên lạc được thằng bạn đồng ngũ đã qua Mỹ, má nó mua chiếc ghe bầu tính chuyện vượt biên đang cần người lái tàu mà tôi là cựu hải quân ngành Rada truyền tin. Bà cho tôi giữ ghe một năm để chuẩn bị. Muốn đánh lạc hướng đám công an vùng, tôi làm dân buôn theo hàng từ Cần Thơ lên Vũng Tàu, ra vô cửa biển thường xuyên cũng như biết rành con nước biển khi lớn khi ròng để khi vượt biên biết chỗ nào chạy ven biển chỗ nào phải xê ra xa. Lâu lâu cúng cho công an một hai lít xăng, một hai chai bia cho quen mặt mình ra vô nó không để ý. Cả năm trời như vậy cho tới ngày có đầy đủ dầu nhớt thức ăn cơm gạo nước uống và khách hàng mua chỗ vượt biên. Mỗi đầu người là hai cây vàng. Tôi đi chẳng tốn gì hết vì làm phụ tài công. Ngày 24 tháng 6 năm 1982 Từ Cần Thơ khuya đêm đó khoảng nửa đêm mọi người xuống ghe xong hết rồi từ từ rời bến. Trời không trăng sao tối mịt mùng là điểm then chốt thuận tiện hết cỡ cho đám vượt biên. Vừa ra khỏi Cửa Đại cặp theo ven biển nhắm hướng Vũng Tàu được cỡ 15 phút bỗng thấy bên trái một chiếc tàu biên phòng của hải quan từ Côn Đảo đổi ca về bến, mình thấy nó thì nó cũng thấy mình. Sợ đứng tim. Nó rọi đèn ngoắc mình vô. Không vừa mình cũng sang số ngưng ghe rọi đèn ngoắc nó lại. Ý của tụi này là có giỏi muốn xét thì cứ lại đây. Như vậy đó cứ ngoắc qua ngoắc lại cả buổi. Thấy nó cũng không có ý muốn rượt theo, nên sang số đâm thẳng ra ngoài khơi luôn. Chạy song song với nó nhưng ngược chiều. Tôi định liệu theo kiểu tọa độ này thì càng chạy hai đàng càng xa nhau. Đổi cấp nhằm hướng Bắc tha hồ mà chạy. Chạy hoài càng lúc càng xa nó cho tới khi hết thấy nó thì chắc nó cũng hết thấy mình. Thoát chiếc tàu biên phòng mới trở về tìm hướng Côn đảo đặng biết đường đi Mã Lai.
Gần sáng Từ Việt Nam qua Mã Lai nếu thuận buồm xuôi gió thì cỡ bốn ngày là tới nơi. Chẳng dè, vừa đổi hướng, bị sóng ngược. Gió từ đâu kéo tới. Trời đang trong, ùn ùn, mây đen bất thần đùa tới như bức tường thành, bao phủ cả chiếc ghe bầu. Rồi sấm chớp rầm rầm, sét xẹt ngang đầu hãi hùng. Sóng nhồi một hơi là cả ghe từ lớn tới nhỏ đàn ông đàn bà gì cũng ói mửa thả cửa. Tại chỗ. Nhầy nhụa. Hôi thúi. Nước tạt ướt từ đầu tới chân. Mặt mày mặn chát nước biển. Cặp mắt cay xè mắt nhắm mắt mở. Chịu trận. Có lèo lái gì được đâu! Mặc cho chiếc ghe lắc lư theo đầu sóng. Sóng cấp 6 cấp 7 vừa gì? (nghĩa là dưới ghe ngó lên đầu sóng dâng cao có ngọn như dòm lên cái lầu 6, 7 tầng ). Nước cứ tràn vô tàu, hô hào anh em mạnh ai nấy tát bằng tay, bằng lon, bằng bất cứ cái gì hủng hủng là cứ tát tát tát... Tay tát nước, miệng lầm rầm cầu nguyện. Ai đạo gì cầu theo đạo đó. Phật. Chúa cùng chung một ghe chung một số phận. Thượng đế cho chết thì chết chùm. Thành hòa đồng tôn giáo. Ông chủ lái ghe nằm liệt, tôi phải nhẩy lên cầm cần lái. Trời tối đen. Xung quanh đen thui, Giữa biển cả minh mông dòm không thấy bàn tay giơ trước mặt. Nước mấp mé mạn ghe, giỏi đâu còn cỡ nửa bàn tay là mặt biển nhô lên hụp xuống. Tôi thấy rồi! Tưởng đâu tiêu luôn. Rồi sóng gió cũng ngưng. Ngưng ngang cũng như bão nổi sóng cuồng ngang xương. Ai nấy nằm ngồi chồng lên nhau bất kể nam hay nữ. Có vài người chịu không nổi bò lên khoang ghe, cởi quần chìa mông ra ngoài đi túi bụi. Dưới thì xịt re re, trên thì ói mửa, ói ra mật xanh mật vàng. Đán bà con gái hết biết mắc cỡ, có khi xong khỏi kéo quần lên tại vì trong bụng còn cồn cào nếu kéo lên sợ chút nữa kéo xuống không kịp. Mạnh ai nấy để ấy ra. Vậy đó. Cả ngày. Hết người này tới người kia. Ai nấy cùng xài chung một mùi dầu thơm. Hiệu Tanh Rình. Thân thể cùng ướt nhoi. La lết. Áo quần cùng một màu nhày nhụa. Có người thều thào trăn trối: - Hư hư hưuuuuư... nếu có bề nào, ai gặp vợ con tui làm ơn nhắn dùm... - ... Dì có gặp ba má con nói dùm... - ... Mặt trời lên Áo quần cùng bốc khói dòn rụm. Da dẻ khô, đỏ như Quan Công Mắt đổ hào quang. Nhìn thấy hai ba mặt trời. Đồng hồ ướt nước biển đồng hồ chết ngắt. Linh đinh Chòng chành Lắc như đưa võng. Linh đinh. Linh ding. Ngó cùng khắp. Bốn phương tám hướng. Chỉ có đường chân trời đụng mặt nước. Bốn ngày Không biết mọi người ăn uống ra làm sao chớ tôi thì ôm cứng tay lái. Ai đó lâu lâu đưa miếng sâm cho ngậm. Nhấm nhấm nước cầm hơi cho có sức. Coi bản đồ thì biết ghe mình đang đi qua Dump Mine (bãi mìn) Đi ngang khu bộ 7 thấy đèn sáng. Biết là ghe mình đã ra ngoài hải phận quốc tế rồi... Mừng thấy bà! Chừng tới gần mới biết chỉ là giàn khoan dầu mà thôi. Sáng trưng mà không một bóng người. Sợ. Chạy xa xa. Lại thấy một chiếc tàu. Mừng nữa! Dở bản đồ ra coi lá cờ của nó cũng không biết cờ nước nào. Ghe mình ráng xắn tới. Mạnh ai nấy cởi áo cầm khăn vừa vẫy vừa réo: - Ê ê ê ê.. A aaaaá... cứu tôi... Cứu tôi... Cứu tôi... Mặc mình gào thét Mặc mình vẫy bay luôn khăn luôn áo. Tàu chạy luôn. Linh đinh Lại thấy thêm một chiếc tàu khác. Cờ ba màu. Đúng là tàu Pháp. Ông chủ tàu mừng rỡ nói: - Rồi. Gặp tàu Pháp. Tụi nó lịch sự. Để tui thay đồ cho sạch sẽ một chút. Ráng ngoắc nó lại cứu mình. Tui biết chút đỉnh tiếng Tây. Ông moi đâu được cái áo còn tốt bận vô đứng trước mũi ghe hai cánh tay quơ lia quơ lịa Tàu cập lại, tụi trên tàu chỉ đứng ngó ngó xì xào gì đó rồi chạy luôn. Hai chiếc không vớt mình. Tuôn nước mắt Nước nôi gần hết. Trời nước minh mông. Biết hướng nào mà đi? Mất phương hướng hết trơn. Mấy bà vừa khóc vừa than rền hết lên: - Trời cao đất dầy ơi là Trời cao đất dầy. Người ta vô nhân đạo. Người ta không theo luật hàng hải. Thấy mình gần chết mà nỡ bỏ đi luôn. Rồi đây chắc bỏ mạng trong miệng cá hết rồi. Trời đất Phật ơi... Lạy Chúa tôi... Người ta lầm thầm cầu nguyện rân rân lên. Chạy một đỗi nữa. Có phải ông trời có mắt? Bỗng thấy một chiếc một chiếc tàu hiện ra trước mặt. Tui tỉnh táo hẳn lên, mở hết tốc lực rượt theo. Càng lúc càng thấy chiếc tàu lớn ra. Có lẽ nó cũng thấy mình rồi. Chắc nó chạy chậm lại hay ngừng lại vì ghe mình cập gần tàu nó. Đây là chiếc tàu Nhựt. Chiếc tàu khổng lồ. Tên Asia Barge. Rồi tự dưng nó chạy đi. Lần lần nó càng xa mình. Ba chiếc đi luôn. Thôi rồi. Hết hy vọng ai cứu mình. Nước nôi gạo củi gì cũng cạn. Cái điệu này chỉ linh đinh thêm một hai ngày nữa là chết hết. Giải pháp cuối cùng là phải tìm đường trở về nhà. Mà làm sao trở về? Muốn quành mũi lại, bị sóng ngược, lật ghe là tiêu luôn. Ráng rượt theo chiếc tàu Nhựt. Chạy hết ga một chập. Hộp số bể. Cột buồm gãy ngang. Dàn cái sau bể hoàn toàn. Hết nghe tiếng máy xình xịch xình xịch xình xịch Cứ vậy xà quần xà quần. Có lúc sóng chồm lên chiếc ghe. Tưởng lật. Mất vía đứng tim. Giữa mạng sống con người với tử thần cách nhau bằng miếng ván ghe. Không biết lủng giờ phút nào. Tuyệt vọng. Tôi thầm vái trong bụng. Ông trời còn thương xin cho tôi chết trước khi lọt vô bụng cá Qua một ngày một đêm. Không ai mở miệng. Không ai dòm mặt ai. Mà cái khổ hận cùng cực chẳng giống nhau! Mặt trời lên. Ai nói biển xanh? Biển ở đây đen thui. Ngó vòng vòng cũng chỉ thấy chân trời chí mặt nước. Mà rồi ráng nhướng hai con mắt khô cứng mà nhìn... cho kỹ ...kìa kìa... Có phải ông trời còn thương đám người tả tơi? Từ chân trời bỗng xuất hiện dáng chiếc tàu. Nó chạy tới càng ngày càng thấy lớn ra. Aaaa...Ai nấy cùng la lên mừng tuôn nước mắt. Người ngồi dựa ngát ngáp cũng ráng gượng dậy nhổm lên. Chiếc tàu Nhựt hôm qua. Chiếc Asia Barge. Nó trở lại cứu mình! Nó cập lại. Dây thả xuống. Lưới bung ra. Thảy dây cho mình cột mũi đầu trâu (Mũi ghe giống cái Sừng trâu). Vừa cột xong mũi gãy cái rắc. Bể mũi. Trên tàu mới cho kéo hai người đàn ông lên trước rồi thòng hai tay xuống để giúp kéo từng người dưới ghe lên tàu. Đàn bà con nít cho lên trước. Một người đàn ông với tôi quì trên ghe cõng từng người đạp đứng lên lưng đưa hai cánh tay lên cho người trên tàu chụp, kéo lên. Chụp hụp lên hụp xuống. Nước nhồi sóng dậy chớ đâu có yên cho mình. Đã vậy mình còn sợ chụp hụt lọt xuống biển thì vô phương! Mà phải cho lẹ. Nước đang tràn vô ghe. Cứ kiểu đó cả buổi trời. Tất cả 74 người lên được hết trên tàu. Ghe chìm hết phân nửa rồi. Tôi là người cuối cùng được kéo lên. Vậy mà tội nghiệp hết sức. Khi xa xa chiếc ghe bầu, chiếc ghe đã đem tụi tôi rời khởi địa ngục từ từ chìm lút dưới nước thì tôi thấy con chó nhỏ. Con chó của người nào đó bỏ quên. Nó đứng trên mũi ghe, dòm theo...!!! Tôi rớt nước mắt. Lên tàu rồi họ lùa đàn ông một bên đàn bà con nít một bên, phát mỗi người một tấm khăn trắng lùa ra trước mũi tàu. Biểu cởi hết quần áo luôn cả đồ lót rồi họ xịt thuốc sát trùng, cho tắm sạch sẽ. Xong rồi họ phát thức ăn cho ăn. Tôi ngã xỉu. Tôi chết giấc ngủ qua tới ngày hôm sau. Tầu ghé bến Singapore. Trời ơi. Lúc chiếc ghe bầu còn luẩn quẩn ngoài khơi, Mình đâu có biết ghe mình cũng đã gần hải phận của Phi. Chắc cũng có ghe tàu giống trường hợp của mình mà không được ai cứu, chết chìm mà không hay mình đã đến gần bến bờ tự do. Ở trại tị nạn ba tháng tôi được đưa qua trại Galang học ESL trên một năm rồi được bảo lãnh qua Mỹ. Trong lúc ở trại tôi được thư riêng của thuyền trưởng tàu Nhựt. Trong thư ngoài những lời khen tặng, cảm phục sức chịu đựng và lòng can đảm của thuyền nhân (Lý do làm cho chính phủ của họ phải ra lệnh bỏ công tác, trở lại cứu mình); có kèm theo tấm hình chụp chiếc ghe bầu đang chìm xuống nước, thấy rõ ràng con chó bị sót lại, và tôi mới hiểu rõ trường hợp nào mình được cứu vớt. Thì ra, khi thấy ghe của mình ông thuyền trưởng đánh điện về Nhựt hỏi lịnh về vụ vớt thuyền nhân. Chính phủ cho biết ghe mình cũng gần hải phận Phi rồi. Tàu Nhựt đang trên đường đi công tác không thể ngừng được. Lịnh kêu phải đi luôn cho xong công tác. Họ đi. Nhưng trời còn thương người Việt Nam cho nên ông phó thuyền trưởng đã phản đối gây lại với ông thuyền trưởng, Nói theo luật hàng hải thế giới thấy tàu ghe trong cảnh nguy khốn phải cứu. Ông trưởng không bằng lòng nói phải tuân lịnh trên. Ông phó theo dõi trên Rada thấy cả ngày đêm mà chiếc ghe bầu cứ xà quần xà quần xoay vòng tròn, cứ hiện lên trong Rada mà chẳng đi tới đâu. Biết nguy khốn ông phó lại yêu cầu ông trưởng. Ông trưởng lại hỏi lịnh trung ương. Lịnh cho biết hãy trở lại cứu người. Họ đã điều đình với chính phủ Singapore gởi những người trên ghe này vô trại tị nạn, chính phủ Nhựt sẽ trả cho chính phủ Mã Lai 10,000 (mười ngàn Mỹ kim) cho mỗi đầu người. Tôi may mắn qua Mỹ sớm. Những người nào không may mắn thì ở lại trại một hai năm rồi qua Nhựt, qua Phi. Vậy mới biết, thế giới còn có lòng nhân đạo. Họ lãnh mình, chính phủ của họ phải chịu tốn kém mọi thứ. Trong những năm đó, ghe thuyền Việt Nam như đám lục bình trôi trên biển đông. Chiếc ghe mình tới nơi an toàn không chết một người dù trải qua bao cơn sóng gió khủng khiếp kinh hoàng mà có trong cảnh mới biết rõ. Còn bao nhiêu ghe tàu vô phước? Không được cứu vớt? Bão tố đánh chìm? Vô bụng cá? Cướp bóc giết chết? Hãm hiếp vô nhân đạo? Tôi cầu nguyện cho những người đó. Cầu cho linh hồn tự do của những thuyền nhân bạc phước được ngậm cười dưới đáy Biển Đông. TRƯƠNG NGỌC BẢO XUÂN Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/Apr/2015 lúc 9:55am |
||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
||
![]() |
||
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
|
Con Gái Của Ba, Bây Giờ Con ở Đâu ?! (Trân trọng chia sẻ niềm đau của anh chị TBC, của... )
Kiều Kha con của Ba Kiều Kha con gái của Ba Thảm thay khúc ruột mù xa dãi dầu
Bây giờ con ở nơi đâu?! Trời ôi, Làm sao được biết con tôi thể nào?! Từ con biền biệt tăm hao Mẹ, cha canh cánh niềm đau biển trời Lung linh hình bóng con côi Sương phơi áo mỏng trên đồi xanh dâu Bây giờ con ở nơi đâu?! Bây giờ con ở nơi đâu?! Càng nghĩ Càng nhớ Càng đau Vuợt biên năm ấy xiết bao kinh hoàng Con ơi trời biển mênh mang Hải Âu biệt dạng vô vàn xót xa Cõi hồn oằn oại phong ba Sông Thương mạch nước chảy ra não nùng Hỡi trời thăm thẳm mông lung Hỡi con một thuở trùng phùng bao la!! Con ơi cha yếu mẹ già Hằng mong gặp lại con của Ba một lần
Hỡi đồng hương hỡi qúi nhân Chỉ giùm tin trẻ vô ngần đội ơn Một hoa sứ trắng cô đơn Một con chim nhỏ chập chờn chít chiu Rừng nghiêng đổ lá... hoang chiều Vong nhân thơ thẩn đìu hiu bên rừng Buồn, rừng suối chảy rưng rưng Buồn, mây vắt võng lưng chừng đầu non Ngậm ngùi mây hợp mưa tan Ngậm ngùi trở giấc bàng hoàng chiêm bao
Trăng ơi Trăng ngự trên cao Thấy con ta ở nơi nao bảo giùm Ngời Trăng tỏa sáng không trung Biết chăng Hồng Lạc trùng trùng khổ đau?! Bỡi vì đâu,tại vì đâu Hồng Kỳ giặc dữ ập vào điêu linh Ngất trời tơi tả lửa binh Để làm Một Cuộc Hoà Bình Tả Tơi Lạc Hồng lưu lạc muôn nơi Bóng chim thăm thẳm con ơi... ngùi ngùi... ngùi ngùi..!!
NGUYỄN - MINH - THANH Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 17/Apr/2015 lúc 11:28am |
||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
||
![]() |
||
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23798 |
![]() ![]() ![]() |
|
Nhà Thơ Đi Lính
Phạm Tín An Ninh Kim Oanh diễn đọc http://www.mediafire.com/listen/j6l69y44c1...haThoDiLinh.mp Phạm Tín An Ninh , một nhà văn lính trong thời chiến tranh. Truyện của ông bao giờ cũng dựa theo những truyện thật , người thật , mà ông đã gặp trong cuộc chiến VN và trên đường vượt biển. KO xin mời các bạn nghe truyện Nhà thơ đi lính ,để cảm thông tình huynh đệ chi binh , những ràng buộc máu xương của những chiến sĩ Cộng Hòa |
||
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
||
![]() |
||
<< phần trước Trang of 110 phần sau >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |