Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: Việt Nam- Về tất cả Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 121 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23742
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Aug/2009 lúc 9:33am

Làng quê Quảng Nam

Gò Nổi (Điện Bàn, Quảng Nam mang vẻ đẹp thanh bình, mộc mạc.
 
Bến đợi và con đò nhỏ.
Chiều trên sông Thu Bồn. Hương sen. Hầu như nhà nào cũng có một vườn cau. Làm ruộng. Cấy lúa trên cánh đồng quê.
 
Con trâu, cái cày luôn là người bạn của nhà nông.
Theo VNE
 


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Aug/2009 lúc 9:34am
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 24/Aug/2009 lúc 9:30am

Những nghề rất xưa của Việt Nam (P1)

 

Ngày nay, chúng ta biết có rất nhiều nghề mới mẻ như kỹ sư công nghệ thông tin, stylist, tiếp viên hàng không... Vậy ngày xưa, cái thời thế kỷ 19, đầu 20... ông bà ta đã làm những gì. Tất nhiên, nghề nghiệp cũng rất phong phú và đa dạng. Mời các bạn xem lại những hình ảnh rất xưa về nghề nghiệp cách đây 100-200 năm nhé. 

Nghề hớt tóc dạo:

Những năm từ 1910 - 1930, ở ta, người đàn ông không búi tó nữa mà đã cắt tóc ngắn, để đường ngôi lệch sang một bên. Ở nông thôn có các bác phó cạo xách đồ nghề đi khắp nơi cắt tóc và lấy ráy tai cho khách hàng. Đã xuất hiện các kiểu đầu húi "cua", kiểu "philôdốp", kiểu hai bên tóc vắt qua tai gọi là kiểu tóc "gọng kính". Ở các thành phố, đã có những hiệu cắt tóc hoặc những điểm cắt tóc ở góc hố hay gần chợ.

Nói chúng, người đàn ông Việt Nam có tinh thần học hỏi, chăm chỉ, cởi mở, hiếu khách, lạc quan. Những chàng trai dong dỏng, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, sản xuất giỏi, lịch sự, mặt vuông chữ điền - thường được các chị em săn đón. Chị em Quan họ thấy chàng trai của mình đẹp quá, đã thốt lên: "Thấy anh như thấy mặt trời, chói chang khó ngó, trao lời khó trao".

Nghề làm lọng:

Nghề làm tàn lọng và thêu ren do thợ từ làng Quất Ðộng (Thường Tín, Hà Tây) ra lập nghiệp ở các phố Hàng Lọng (nay là đoạn đầu đường Lê Duẩn) và Hàng Thêu (nay ở đoạn giữa phố Hàng Trống). Ngày nay nghề nay vẫn còn nhưng không được phổ biến. Các sản phẩm làm ra chủ yếu bán cho các hội văn hóa tổ chức các buổi hát chèo hay cho chùa chiền đền miếu để trưng bày.




Nghề làm giấy:

Các cụ ở Bưởi khi nói về cái nghề "tổ" của làng mình đã cho rằng nghề làm giấy có từ thời Lý Công Uẩn. "Chiếu dời đô" của Lý Thái Tổ ban bổ khi Hoa Lư viết trên giấy của làng này.

Làm giấy thường thì những công đoạn không phức tạp lắm. Đáng chú ý là việc làm giấy sắc. Đó là loại giấy đặc biệt. Các loại giấy thông thường có thể làm từ cây giang, cây nứa, bã mía... nhưng làm giấy sắc thì hoàn toàn phải dùng vỏ cây dó sạch, không pha tạp chút nguyên liệu nào khác để giấy không nát, bền và dai. Tờ giấy khi đã đúc từ khuôn ra đem phơi cho khô rồi nhuộm.


IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23742
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Aug/2009 lúc 8:49pm
 

Bản tình ca suối và đá

Mềm mại và vững chãi, ồn ào và trầm lặng, giữa màu xanh hoang sơ của khu lâm viên du lịch rộng tới 150.000km2, suối và đá đã tạo thành một bản tình ca mang tên Hầm Hô.
window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);}

Bản%20tình%20ca%20suối%20và%20đá,%20Điểm%20du%20lịch,%20Ăn%20gì%20-%20du%20lịch%20ở%20đâu,%20

Bản%20tình%20ca%20suối%20và%20đá,%20Điểm%20du%20lịch,%20Ăn%20gì%20-%20du%20lịch%20ở%20đâu,%20

Nước có khi sôi nổi, nồng nhiệt

Hầm Hô thuộc thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Từ Quy Nhơn, theo quốc lộ 19 khoảng 40km về phía tây, đến thị trấn Phú Phong đi thêm khoảng 7km là tới. Đây là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, quê hương của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ và cũng là nơi phát tích phong trào nông dân Tây Sơn.

Trước khi đổ vào sông Côn, hợp lưu của hai dòng sông, một từ vùng núi Bà Cương, An Tượng, một từ Đồng Le, còn như ham vui chảy quanh co giữa những bãi đá muôn hình vạn trạng, tạo thành suối Hầm Hô (hay sông Kút).

Bản%20tình%20ca%20suối%20và%20đá,%20Điểm%20du%20lịch,%20Ăn%20gì%20-%20du%20lịch%20ở%20đâu,%20

Bản%20tình%20ca%20suối%20và%20đá,%20Điểm%20du%20lịch,%20Ăn%20gì%20-%20du%20lịch%20ở%20đâu,%20

…có khi bình lặng, dịu dàng

Hầm Hô là một bảo tàng của đá. Đá trùng trùng điệp điệp, muôn hình vạn trạng với những tên gọi gợi hình mộc mạc: hòn Trào, hòn Vò Rượu, dấu chân khổng lồ Bàn Cờ, đá Dựng… Và quấn quýt quanh đá, dòng nước sông Kút lúc sôi nổi nồng nhiệt, lúc thủ thỉ dịu dàng.

Hầm Hô là một điểm đến quen thuộc của du lịch Bình Định. Vào những ngày lễ tết, khu du lịch trở nên náo nhiệt với hàng ngàn khách tham quan một ngày. Qua những ngày rộn rã, Hầm Hô lại trở nên vắng lặng. Không gian yên tĩnh chỉ có tiếng gió thổi xào xạc qua những tán lá, tiếng suối chảy, chim hót và đôi lúc tiếng xe ngựa lộc cộc trên đường rừng. Không khí trong lành mang mùi lá cây ải mục, mùi rêu và mùi hoa.

Bản%20tình%20ca%20suối%20và%20đá,%20Điểm%20du%20lịch,%20Ăn%20gì%20-%20du%20lịch%20ở%20đâu,%20

Những hồ bơi thiên tạo lý tưởng

Mùa mưa, khoảng tháng 4 đến tháng 10, rừng xanh bất tận, hoa phượng, hoa lộc vừng và những loài hoa rừng nở rộ. Suối tràn đầy nước, những dòng thác nhỏ không ngừng reo vui. Mùa khô, tháng 11 đến tháng 3, nước suối trong vắt, không khí trong lành mát lạnh.

Từ bãi đậu xe, bạn có thể đi xe ngựa vào tận nhà hàng Hoa Lộc Vừng, rồi men theo con đường mòn ven suối thêm khoảng 500m đi tới tận cùng của dòng suối. Bạn cũng có thể lên thuyền từ ngay bãi đậu xe, đi theo dòng suối ban đầu hẹp như một đường hầm xanh, sau rộng ra mênh mông.

Ở Hầm Hô, bạn có thể đi thuyền, chèo xuồng kayak, câu cá, đi bộ trong rừng. Nếu bạn thích bơi, Hầm Hô là một liên hợp những hồ bơi thiên nhiên tuyệt vời. Tốt hơn hết là bơi ở cuối dòng suối, nơi được gọi là Vũng Trâu Nằm, lòng suối mở rộng và có độ sâu vừa phải, nước trong vắt và mát lạnh. Khi bơi, bạn nhớ để mắt coi chừng đá ngầm.

Đừng quên những đặc sản ở nhà hàng Hoa Lộc Vừng: rượu bầu đá, cá mương, ốc đá, chim mía và rau rừng.

Bản%20tình%20ca%20suối%20và%20đá,%20Điểm%20du%20lịch,%20Ăn%20gì%20-%20du%20lịch%20ở%20đâu,%20

Bản%20tình%20ca%20suối%20và%20đá,%20Điểm%20du%20lịch,%20Ăn%20gì%20-%20du%20lịch%20ở%20đâu,%20

Bản%20tình%20ca%20suối%20và%20đá,%20Điểm%20du%20lịch,%20Ăn%20gì%20-%20du%20lịch%20ở%20đâu,%20

Đi thuyền trên suối là một cách thú vị để khám phá Hầm Hô

Bản%20tình%20ca%20suối%20và%20đá,%20Điểm%20du%20lịch,%20Ăn%20gì%20-%20du%20lịch%20ở%20đâu,%20

Bản%20tình%20ca%20suối%20và%20đá,%20Điểm%20du%20lịch,%20Ăn%20gì%20-%20du%20lịch%20ở%20đâu,%20

Bản%20tình%20ca%20suối%20và%20đá,%20Điểm%20du%20lịch,%20Ăn%20gì%20-%20du%20lịch%20ở%20đâu,%20

Hầm Hô, bảo tàng đá

Bản%20tình%20ca%20suối%20và%20đá,%20Điểm%20du%20lịch,%20Ăn%20gì%20-%20du%20lịch%20ở%20đâu,%20

Thư giãn trong dòng nước mát

Bản%20tình%20ca%20suối%20và%20đá,%20Điểm%20du%20lịch,%20Ăn%20gì%20-%20du%20lịch%20ở%20đâu,%20

Bản%20tình%20ca%20suối%20và%20đá,%20Điểm%20du%20lịch,%20Ăn%20gì%20-%20du%20lịch%20ở%20đâu,%20

Bản%20tình%20ca%20suối%20và%20đá,%20Điểm%20du%20lịch,%20Ăn%20gì%20-%20du%20lịch%20ở%20đâu,%20

Rừng xanh soi mình trên suối Hầm Hô. Khu bảo vệ quanh Hầm Hô rộng 150.000km2 được khoanh vùng bảo vệ vào năm 1995

Bản%20tình%20ca%20suối%20và%20đá,%20Điểm%20du%20lịch,%20Ăn%20gì%20-%20du%20lịch%20ở%20đâu,%20

Rừng mọc trên suối, suối len trong rừng

 


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 24/Aug/2009 lúc 8:51pm
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23742
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Aug/2009 lúc 11:05pm

Thác Bản Giốc - Điểm đến đáng chú ý

Thác Bản Giốc là một thác nước vào loại đẹp nhất ở Việt Nam nằm ở địa phận xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, trên sông Quây Sơn.

Từ độ cao trên 30 m những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều tầng đá vôi tạo thành 3 luồng nước như 3 dải lụa trắng.Thác Bản Giốc đã được quy hoạch để trở thành trọng điểm du lịch góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đầu tư phát triển qua 3 giai đoạn chính : Giai đoạn 2007 - 2010, giai đoạn từ 2011 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020.

Thac%20Ban%20Gioc%20-%20diem%20den%20dang%20chu%20y

Trong đó giai đoạn đầu tập trung vào việc đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch thiết yếu phục vụ khách du lịch gắn với bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và môi trường, phấn đấu đón khoảng 90.000 lượt khách du lịch năm 2010; 350.000 lượt năm 2015 và khoảng 1 triệu lượt khách năm 2020.

Tổng vốn đầu tư của dự án dự kiến khoảng 40 triệu USD.


 

TTXVN
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23742
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Aug/2009 lúc 5:37am
Ngoạn mục đèo Hải Vân
"Đến Hải Vân được uống trà, ngồi chõng tre, ở lều tranh, nghe hò Huế, hò Quảng và được tham dự các buổi ngâm thơ, bình văn thì còn gì bằng. Ở đây có gió mát của biển Đông, một ít vị mặn của biển và rất nhiều hơi ấm tình người", bạn Nguyễn Quý Đường chia sẻ.
 
"Đến Hải Vân được uống trà, ngồi chõng tre, ở lều tranh, nghe hò Huế, hò Quảng và được tham dự các buổi ngâm thơ, bình văn thì còn gì bằng. Ở đây có gió mát của biển Đông, một ít vị mặn của biển và rất nhiều hơi ấm tình người", bạn Nguyễn Quý Đường chia sẻ.

Trên con đường xuyên Việt qua dải đất miền Trung đầy nắng gió, đèo Hải Vân lâu nay đã trở thành nơi thưởng ngoạn lý tưởng của lữ khách vào Nam, ra Bắc. Lê Thánh Tôn là vị vua đầu tiên đặt chân đến Hải Vân năm Canh Dần (1741). Từ trên đỉnh cao nhìn xuôi về phương Nam với đồng ruộng phì nhiêu, non sông ngời sáng, vị minh quân này lúc đó đã tiên liệu được tương lai nên xúc cảm phong cho nơi này là "Thiên hạ đệ nhất hùng quan". Đời Nguyễn - vua Minh Mạng đã cho khắc 6 chữ vàng đó lên đá trên Hải Vân quan. Ngọn đèo luôn có cả một biển mây vờn này được ca tụng bởi muôn vàn vẻ đẹp khác nhau. Từ bên phía bắc qua phía nam đèo và ngược lại dài chừng 20km có hàng trăm khúc cua tay áo, thật kỳ vĩ mà cũng muôn phần nguy hiểm... Bãi biển Lăng Cô là một danh thắng thiên nhiên của Thừa Thiên Huế, là nơi lý tưởng cho những ai đam mê tắm biển. Từ lâu đã nổi tiếng là một bãi biển có điều kiện tự nhiên và phong cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng bãi cát trắng dài tới 10km bên cạnh làn nước trong xanh bao la tuyệt đẹp. Ngày 27/8/2000 đã mở ra một trang sử mới của ""Đệ nhất hùng quan"" - hầm đường bộ qua đèo Hải Vân chính thức được khởi công. Đã chấm dứt những chuyến xe đầy lo âu, những tai nạn thương tâm, những ngày tắc đèo dài đằng đẵng. Đà Nẵng - vùng kinh tế năng động nhất miền Trung - đã nối liền với Huế, hình thành một huyết mạch di sản nối liền quần thể di tích cố đô với phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn. Khen ai đã khéo đặt tên cho nơi này: Hải Vân (Mây biển). Có những lúc mây nhiều che phủ cả khúc đèo. Mây quấn quýt như níu lấy chân du khách. Ở độ cao gần 500m so với mặt nước biển, đèo Hải Vân là nơi ngừng nghỉ tuyệt vời. Du khách cảm thấy ngất ngây trước trời mây non nước, tận hưởng hết vẻ đẹp vô cùng ngoạn mục của cảnh núi cao, biển rộng có một không hai này. Tạo hóa đã ưu đãi cho tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng đèo Hải Vân nổi tiếng. Ngọn đèo khá hiểm trở này có thể không lợi lắm về mặt giao thông nhưng về mặt du lịch lại là đoạn trời đất giao thoa và cực kỳ giàu chất thơ. Đèo Hải Vân đã được vua Lê Thánh Tôn phong 4 chữ "Đệ nhất hùng quan" cùng thời với "Nam thiên đệ nhất động" ( Hương Tích ) thật không ngoa, du khách một lần qua đây không khỏi mê mẩn tâm hồn cho vẻ đẹp của cảnh trời mây nước, một bên là biển xanh thăm thẳm một bên là núi cao mây trắng bay.
 
Rong rêu đã mọc đầy trên chiếc lô cốt - được gọi là Đồn Nhất - do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1826 để bảo vệ con đèo chiến lược này. Nó bền bỉ bám trên sườn núi hàng chục năm nay và từ đây có thể kiểm soát được suốt dọc con đèo từ cả hai phía. Đồn Nhất đã chứng kiến biết bao cuộc nổi dậy của nhân dân Việt Nam trong suốt thời kì đấu tranh chống thực dân Pháp đô hộ.
Theo VNE
 


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 27/Aug/2009 lúc 5:43am
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 28/Aug/2009 lúc 6:26am

Thêu - Nghề thủ công truyền thống

logo.jpgỞ Việt Nam, nghề thêu là một ngành nghề thủ công truyền thống đã có tự lâu đời. Lịch sử của ngành nghề truyền thống này vốn gắn liền với lịch sử tâm linh của người phụ nữ Việt Nam trong quá khứ. Ngay từ thế kỷ thứ I, bên cạnh lá cờ thêu “Đền nợ nước trả thù nhà” của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, phụ nữ Việt Nam còn biết dùng công việc thêu thùa để trang hoàng nhà cửa, hơn nữa là để bày tỏ tâm sự, tình cảm và để làm đẹp cho chính mình. 

Tuy nhiên, cho đến nay không ai biết được, nghề thêu Việt Nam hình thành từ bao giờ? Ai là người đầu tiên có ý tưởng biến công việc may vá, thêu thùa thành một ngành nghề nghệ thuật? Tương truyền rằng, đầu thế kỷ XVII, nghề thêu Việt Nam được đánh dấu một bước ngoặt phát triển mới. Thời đó, ngài Lê Công Hành, (sinh ngày 18/01/1606 – mất ngày 12/06/1661) tại làng Quất Động, xã Quất Động, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây đã đúc kết kinh nghiệm và kỹ thuật thêu dân gian Việt Nam để phổ biến rộng rãi một nghệ thuật thủ công mang đậm nét nghệ thuật. Cho đến thời phong kiến, nghề thêu là một trong những nghề phục vụ cho Vua chúa và giới Quý tộc. Sản phẩm thêu được hoàn thành bởi những chất liệu chỉ vải do công sức sáng tạo của những người nghệ nhân Việt Nam. Những sợi chỉ lúc đó được nhuộm bằng công thức thủ công với chất liệu hoàn toàn thiên nhiên như củ nâu, cây chàm, vỏ bàng, nước điệp, lá vông, đá mài, hoa hòe ... khiến cho người nước ngoài phải cảm phục để nhận định rằng: "Nhìn những màu nước nhuộm của các cô thợ thấy rất dơ dáy không ngờ đến khi nhuộm xong đều đủ hết một bảng màu vô cùng lạ lùng tưởng như phù phép mới có được".
Trong thời kỳ đó nghề thêu thường là do người phụ nữ Việt Nam đảm trách, theo quan niệm của nho giáo, người con gái phải hoàn thiện được tứ đức: "Công, Dung, Ngôn, Hạnh" như người xưa từng nói :

 “Trai thì đọc sách ngâm thơ
Gái thì kim chỉ thêu thùa vá may.”
 

Đại đa số phụ nữ cả nước đều biết thêu, tuy nhiên tập trung và có tính chuyên nghiệp từ lâu đời là ở Huế. Khi triều đại nhà Nguyễn xây dựng ở Cố Đô Huế, bà Hoàng Thị Cúc, mẹ Vua Bảo Đại, cùng với Nam Phương Hoàng Hậu đã kết hợp những ưu điểm của kỹ thuật thêu Châu Âu với những tinh hoa của nghệ thuật thêu Châu Á để biến nó trở thành nghệ thuật thêu của Cung Đình, gắn liền với những đặc điểm thùy mị, tinh tế, tỉ mỉ của người con gái xứ Huế. Gabrielle học giả người Pháp, chuyên nghiên cứu văn hóa Á Đông viết: "...Nhiều nơi đã truyền lại cho con cháu những ngành nghề lạ lùng là vẽ hình bằng chỉ làm cho bông sen, bông tử nở trên lụa, làm cho bươm bướm lượn trên mặt nước trong xanh, người thợ thêu An Nam khéo léo hơn người thợ thêu Trung Quốc về đường kim mũi chỉ và cách pha màu sắc..." 

Hocquard soạn giả sách nói về nghề thêu cuối thế kỷ XIX nhận định: "Người thợ thêu Việt Nam tỏ ra rất khéo léo trong việc phân bổ màu sắc trên lụa, để có những bức tranh thêu hòa hợp không chát chúa." Trải qua hàng thế kỷ thăng trầm, nghề thêu có khi lên xuống nhưng nó vẫn giữ được bản sắc văn hoá lâu đời của dân tộc.

Đầu thập niên 90, thế kỷ XX, tranh thêu lụa Việt Nam dần dần vươn đến đỉnh cao nghệ thuật thêu.

Kế thừa nghề truyền thống này, hai vợ chồng nghệ sĩ, nghệ nhân Võ Văn Quân và Hoàng Lệ Xuân đã vạch một hướng đi mới cho ngành nghề bằng cách kết hợp các đặc điểm của nghệ thuật hội họa, với những tinh hoa của kỹ thuật thêu cổ truyền mà chị Hoàng Lệ Xuân - xuất thân từ một gia đình gốc Huế - đã thừa hưởng và sáng tạo và thành lập ra công ty XQ. Ngày nay, tranh thêu tay trên lụa XQ Việt Nam đang xích gần các loại hình nghệ thuật âm nhạc, thi ca, hội hoạ. Thông qua các chủ đề về sự sống - cái chết - niềm hy vọng - những xác tín ẩn giấu và cả những thuộc tính thân phận con người, nghệ thuật thêu đã đem lại một cái gì thuộc về cách nhìn của thế giới chúng ta, bằng hình ảnh của một cõi âm nhạc và cái đó có thể biểu đạt bằng nghệ thuật cổ truyền dân tộc.

mohoa-1800.jpg

 

LỊCH SỬ CÔNG TY XQ VIỆT NAM
             ====oOo====
 
Bắt đầu từ động lực tìm kiếm chính bản thân mình, giảng hoà bản thân, và trở về với nguồn cội bản sắc dân tộc, đôi vợ chồng nghệ sỹ, nghệ nhân Võ Văn Quân và Hoàng Lệ Xuân đã tìm tòi, vạch ra hướng đi mới cho nghề thêu nhằm phục hồi ngành nghề truyền thống đang bị mai một. 
Chị Hoàng Lệ Xuân xuất thân từ một gia đình gốc Huế đã thừa hưởng toàn bộ những kỷ xảo tinh tế của nghề thêu. Anh Võ Văn Quân một nghệ sỹ với đầu óc sáng tạo và những cố gắng kiên trì đã cùng chị Xuân vạch hướng đi mới cho ngành nghề, kết hợp giữa nghệ thuật thêu và tính nghệ thuật của hội họa tạo sắc màu mới cho tranh thêu Việt Nam.

Từ 1990 – 1992 anh chị đã sáng tác những tác phẩm tranh thêu với chủ đề “Về một quê hương về một đời người” rất Việt Nam.

Cuối năm 1992 anh chị lên Đà Lạt mở lớp dạy nghề và đào tạo nghệ nhân thêu, đưa nghệ thuật thêu mới mang tính phổ cập dân gian.

Đầu 1994 thành lập tổ hợp tác thêu lụa XQ Đà Lạt với số nghệ nhân là 20 người.

Ngày 30 tháng 01 năm 1996, chính thức thành lập công ty TNHH XQ Đà Lạt với một số thành quả sau:

  • Đã được giới lãnh đạo cao cấp của Trung Ương đánh giá cao: “Phục hồi được ngành nghề truyền thống của dân tộc” Được cấp giấy chứng nhận, bằng khen, huy chương vàng cho sản phẩm.
  • Được giới văn nghệ sỹ ủng hộ ca ngợi.
  • Được khách hàng trong và ngoài nước yêu thích, đánh giá cao về giá trị mỹ thuật.

Cùng với mong muốn phổ biến và phát triển hơn nữa ngành nghề cổ truyền dân tộc, công ty đã thành lập các chi nhánh ở khắp nơi.

Ngày 20 tháng 04 năm 1994 thành lập Trung Tâm Tranh Thêu Lụa XQ Cố Đô, nay đổi thành XQ Cổ Độ.

  • Đầu năm 1995 Tranh Thêu Trên Lụa XQ Sài Gòn được thành lập.
  • Ngày 27 tháng 11 năm 1997 thành lập trung tâm Tranh Thêu Lụa XQ Đà Nẵng.
  • Ngày 01 tháng 04 năm 1999 thành lập Trung Tâm Tranh Thêu Lụa XQ Nha Trang.
  • Tháng 12 năm 2003 thành lập trung tâm tranh thêu lụa XQ Hà Nội.

Đặc biệt ngày 29 tháng 12 năm 2001 Làng Nghề Nghề Thêu Truyền Thống XQ Sử Quán chính thức khai trương, tạo một quảng trường cho Nghệ Sỹ, Nghệ Nhân XQ sáng tạo đồng thời gìn giữ, phát huy hơn nữa một ngành nghề, một bản sắc văn hóa dân tộc.

bongchieuxua_350.jpg cautrangtienvathonnu_535.jpg

fiden-castrol.jpg

khancau-1.jpg

giacmohangdem-950.jpg

tham-son-vong-nguyet-tho-1200.jpg
khoanhkhac-150.jpg toidoinhungbuoichieu-720.jpg
thaydo8-1.jpg

thieunubensuoi-1800.jpg

thieunuvaanhtrangdem-1500.jpg hoang-hon-cao-nguyen-220.jpg
vienxu-1500.jpg manhmai2-300.jpg

Giá của những bức tranh thêu trên đây từ 300$ - 1.800$

Theo XQ


IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 29/Aug/2009 lúc 2:35pm
Những nghề rất xưa của Việt Nam (P2)

Nghề Thợ Săn.

Nghề thợ săn thì không cần phải nhắc đến lịch sử bởi nó gắn liền với cuộc sống hàng ngày. Xóm làng ngày xưa của người dân ở ngay sát cạnh khu rừng, ngoài săn bắn để kiếm sống. thợ săn nhiều lúc còn là bắt buộc để bảo vệ cuộc sống khỏi thú dữ.
 
Những nghề rất xưa của Việt Nam (P1)


Chân dung người thợ săn.



Có những lúc thú dữ mò vào tận làng xóm của người dân. Bởi xóm làng thường nằm sát ngay bên ven rừng già rậm rạp.



Những chiếc bẫy thường được dân làng dựng nên xung quanh làng xóm để bảo vệ thú dữ không tấn công được dân làng



Chiến công là một chúa sơn lâm dữ tợn




Và một chúa sơn lâm khác

Gánh hàng rong.

Gánh hàng rong đã có từ rất xưa ở Việt Nam. Gánh hàng rong đã trở thành một nét văn hóa rất Việt Nam, đã bao nhiêu lớp bụi thời gian nhưng gánh hàng rong ngày xưa và bây giờ cũng không khác nhau là
mấy.







Chưa hẳn là một nghề. Và cũng không đơn giản chúng tôi giới thiệu với bạn về nghề nghiệp thời xa xưa. Những hình ảnh này có văn hóa, có linh hồn và cả cây chuyện trong đó. CHúng tôi mong bạn khám phá một phần nào đó khi xem ảnh.



Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 29/Aug/2009 lúc 2:36pm

IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23742
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Aug/2009 lúc 8:36pm

Sông Hương thơ mộng

Chảy giữa lòng thành phố Huế, dòng sông Hương đã tô điểm thêm cho bức tranh sơn thuỷ hữu tình của vùng đất cố đô.
 
Những ngôi nhà cổ kính bên phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu.
Cầu Tràng Tiền như chiếc lược ngà giữa sông Hương thơ mộng. Công viên bên dòng sông. Chiều xuống trên dòng sông.
 
Hoàng hôn xuống dần.
Theo VNE
 


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 30/Aug/2009 lúc 8:37pm
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23742
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Sep/2009 lúc 5:05am
Lãng mạn Đà Lạt
Hồ Xuân Hương thơ mộng, thung lũng tình yêu lãng mạn với những đôi lứa đạp xe bên hồ..
 
Một góc hồ Xuân Hương thơ mộng.  Một góc thác Cam Ly. Hồ Tuyền Lâm nhìn từ trên cao. Lãng mạn đạp xe bên hồ. Thung lũng Tình yêu lãng mạn.
Theo VNE


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 01/Sep/2009 lúc 5:07am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23742
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Sep/2009 lúc 3:41pm
Thác Pongour hùng vĩ
Pongour là ngọn thác nổi tiếng đẹp mơ màng thuộc vùng Nam Tây Nguyên, từng được người Pháp đánh giá là ngọn thác “hùng vĩ nhất Đông Dương”.
 

Khoảng 60 năm về trước, vua Bảo Đại lúc đứng bên Pongour đã phán rằng “Nam thiên đệ nhất thác” (nghĩa là thác nước hùng vĩ nhất trời Nam). Đến năm 2.000, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận nơi đây là di tích lịch sử và thắng cảnh quốc gia.

Thác cách Đà Lạt chừng 50km, nên nếu ghé Đà Lạt, du khách thường chọn Pongour là địa điểm dừng chân thú vị. Nếu đi từ TP HCM trên quốc lộ 20 hướng Đà Lạt đến cây số thứ 260, du khách rẽ trái đi thêm 6 km trên con đường trải nhựa, hai bên đường là khung cảnh khá yên bình và nên thơ. Người dân tộc địa phương còn gọi là thác Bảy Tầng bởi dòng thác chảy qua hệ thống đá bậc thang 7 tầng với độ cao gần 40m.

Khung cảnh thiên nhiên nơi đây vẫn còn lưu giữ được nét hoang sơ. Bao quanh thác là khu rừng nguyên sinh có diện tích khoảng 2,5 ha với thảm thực vật đa dạng, phong phú. Nơi đây còn rất nhiều cây cổ thụ, muông thú sinh sống. Thấp thoáng đâu đó bạn có thể bắt gặp những giỏ lan rừng đẹp mắt.

Cách chân thác khoảng 200m về phía hạ nguồn là vách đá sừng sững dài khoảng 100m, cao hơn 70m. Vách đá phủ rêu, lởm chởm dễ cây nhìn tựa bức tường thành bị lãng quên hàng thế kỷ. Nơi đây được gọi là thảm én bởi bề mặt của vách đá có nhiều khe nên hàng năm khoảng đầu hè có hằng sa số chim én chọn nơi đây làm tổ và sinh sống. Đến hết mùa hè, đàn chim én lại bay trở về quê hương.

Nếu để ý du khách sẽ thấy trên bờ thác có ngôi nhà nhỏ gọi là Vọng lâu nơi ngày xưa vua Bảo Đại nghỉ chân ngắm thác, thưởng ngoạn thiên nhiên trong những dịp đi du hành và săn bắn.

So với các hệ thống thác dọc quốc lộ 20 thì Pongour vẫn là thác được nhiều du khách ghé thăm nhất.

Dù không còn hung vĩ như xưa nhưng thác vẫn mang vẻ đẹp nên thơ.  Nước tung trắng xóa. Thác có nhiều tầng. Vách đá sừng sững. Con người nhỏ bé giữa thiên nhiên. Dưới chân thác. Thiên nhiên hoang sơ. Quang cảnh trên con đường vào thác. Làng quê yên bình.
 
Rừng nguyên sinh. Với thảm thực vật phong phú.
Theo VNE
 


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/Sep/2009 lúc 3:45pm
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 121 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 2.918 seconds.