Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: Việt Nam- Về tất cả Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 120 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Oct/2024 lúc 10:45am


2%20cách%20nấu%20bánh%20canh%20cua%20thơm%20ngon%20đơn%20giản%20tại%20nhà

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 10/Oct/2024 lúc 10:49am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Oct/2024 lúc 11:02am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Oct/2024 lúc 8:06am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Oct/2024 lúc 7:54am

Thói "Ăn" Nếp "Ở" Của Người Việt Qua Cách Nói

 

Không biết có phải do hoàn cảnh thiếu ăn thiếu mặc từ xa xưa, mà người Á đông nói chung, người Việt nói riêng, đặc biệt quan tâm tới miếng ăn. Ăn không phải chỉ để sinh tồn, mà còn để hưởng thụ: Ăn đứng đầu tứ khoái. Ăn cho sướng miệng cái đã, mấy chuyện khác tính sau.

Ở đâu lúc nào, một mình hay nhiều mình, cũng thấy ăn. Thui thủi, trơ trọi ở nhà, lục lọi coi có cái gì ăn cho đỡ buồn. Ra đường, đi chơi hay lo việc, trước hay sau gì cũng phải kiếm cái gì dằn bụng. Ăn sáng, ăn trưa, ăn chiều, ăn tối, ăn khuya. Vì vậy, trong tiếng Việt có vô số động từ đôi đi chung với "ăn". Điểm này không thấy có trong ngôn ngữ của các dân tộc khác.

Nhưng "ăn" nhiều khi lại không có nghĩa là "ăn", mới lạ!

Tụ họp đình đám, lễ lạt giỗ tết, người mình nói "ăn cưới", "ăn tết", "ăn giỗ", "ăn cúng", "ăn đám ma", … Từ "ăn" trong những nhóm chữ này rõ ràng là hành động đưa thực phẩm vào miệng, nhai rồi nuốt, không thoát đi đâu được. Giống như "ăn" trong "ăn khín", "ăn chực", cũng là "ăn", nhưng hàm ý không mấy tốt, tới ăn không ai mời, hoặc có mời nhưng sau đó lại nhiếc móc sau lưng: "Cái thằng đó ưa tới nhà mình nhằm giờ cơm để ăn khín mà không biết mắc cỡ!" Nhưng "ăn chực" trong thành ngữ "ăn chực nằm chờ" lại ngụ ý: kiên nhẫn chờ được giải quyết một vấn đề gì đó. Có lẽ bắt nguồn từ xưa: mỗi khi dân chúng từ những nơi xa xôi có việc tới nhà quan ở chợ, ở tỉnh, ở kinh thành, thường đem theo đồ ăn thức uống để lót bụng, vì biết chắc thế nào cũng phải chờ đợi lâu lắc, lắm khi dăm ba ngày liên tiếp; ăn để chực chờ tới lượt được vô hầu quan lớn.


Phong cách ăn uống, nói năng giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong truyền thống phong tục, lễ giáo của người Việt. Con cái, đặc biệt là con gái (vì thời xưa không được tới trường), được cha mẹ dạy cho "học ăn, học nói, học gói, học mở", coi như những chuẩn mực để xử thế và giao tiếp trong gia đình, họ hàng và ngoài xã hội. Nghĩ rộng, thấy bốn món "công, dung, ngôn, hạnh" được gói ghém gần như trọn vẹn trong đó. (Tới đây, người viết xin được mở dấu ngoặc, đặt dấu hỏi lớn về nghĩa đen và nghĩa bóng của cụm từ "học gói, học mở" trong thành ngữ này. Tự điển Việt ngữ có vài cách giải thích khác nhau, không biết thực hư ra sao?). Vậy, "ăn" khi đi chung với "nói" được hiểu là đối đãi, cư xử. Nhưng khi cặp kè với "nhậu", tuỳ theo cách nói, lại có nghĩa hoàn toàn khác: "Chuyện vợ chồng người ta không ăn nhậu gì tới mình, mình xía vô đâm ra mất lòng." Ở đây, không biết vì nỗi niềm trắc trở gì mà "ăn nhậu" cương quyết chia tay, không còn luyến tiếc chút dư vị nào của "ăn uống, nhậu nhẹt" nữa, để cải trang, đổi lớp thành "dính líu, dính dáng". Lạ, nhưng không lớn!


Chuyện lớn chỉ thực sự xảy ra, khi "ăn"… lỡ chung chạ với "nằm". Mẹ quát con gái: "Hả, cái gì? Bộ đui hay sao mà mày ăn nằm với cái thằng trời đánh thánh đâm, lưu manh láu cá đó? Trời ơi là trời, con ơi là con!" Nhất định là phải có "ăn" vô đây thì "nằm" mới trọn nghĩa "tằng tịu" của nó, và được dùng để ám chỉ những trường hợp chung đụng xác thịt không chính thức. Vợ chồng với nhau, không ai (hoặc không nên) nói "ăn nằm", mà nói "ăn ở". Khi người vợ rưng rưng nước mắt trách cứ: "Vợ chồng mình ăn ở với nhau bảy mặt con, không còn tình cũng còn nghĩa, mình nỡ lòng nào ăn nằm với con ở. Bây giờ, nó chang bang một bụng, em biết ăn nói sao đây với con cái?" Nghe thương xót biết mấy! Và, "ăn nói" trong tình huống này, có thêm nghĩa "giải thích, làm sáng tỏ", ở đây là lý do tại sao cái bụng chị ở không dưng càng ngày càng phình 1ớn một cách vô cùng khó hiểu.


Chuyển qua "ăn vụng". Nghĩa đen ý nói "giải quyết cái đói một cách lén lút": "Nhà tôi có tật ăn vụng ban đêm, khuya nào cũng thức dậy, xuống bếp lục cơm nguội." Chuyện không sao cả. Nhưng tới lúc nàng nghiến răng trèo trẹo cảnh cáo: "Tôi nói cho anh biết, anh mà lén tôi đi ăn vụng, tôi biết được, đừng có trách tôi ác!" Và, tới khi bạn gái trề môi nhún mỏ rỉ tai nhau: "Ai kêu, ăn vụng không biết chùi mép, bị vợ đuổi ra khỏi nhà, đáng đời!", thì chuyện đã… mọc trăng sao, đang tối thành sáng trưng; hành động "ăn vụng" trở mặt, chỉ còn độc nhất một nghĩa bóng: "Đã có gia đình, còn đi ngoại tình."

Trực tiếp hay gián tiếp cùng nghĩa với "ăn", trong tiếng Việt có "ăn xin", "ăn mày": "Xin" người khác để có miếng ăn, để sinh sống (chữ "mày" trong "ăn mày" ngụ ý gì, có dính dáng gì tới "mày ốc", "mày ghẻ" hay không, người viết không rõ.) Không riêng gì ở Việt nam, mà khắp nơi trên thế giới, đều có người ăn mày. Thậm chí, như ở Việt nam, có cả làng sống bằng nghề ăn mày, từ đời cha tới đời con. "Ăn mày", vì vậy, nghiễm nhiên trở thành cái nghề. Để rồi, từ "nghề" chuyển ra "nghiệp", đâu mấy hồi. Sinh ra, vướng nghiệp "ăn mày", cuộc đời hẳn nhiên rách, rách lắm. Đâu mấy ai nhờ đó mà "ăn nên làm ra"?


Ở Pháp, tin mạng có trang "Ăn mày văn chương", nghe rất "ấn tượng". Nhưng cá nhân tôi không thấu đáo hai chữ "ăn mày" ở đây hàm ý gì. Văn chương chữ nghĩa là tặng phẩm của ngôn ngữ dành cho tất cả chúng ta, nào phải sở hữu riêng ai để mình xin xỏ hay đem bố thí cho người khác!

Qua tới các động từ "ăn cắp", "ăn trộm", "ăn cướp" thì đột nhiên "ăn" không còn ý nghĩa là hành động giải quyết cái đói nữa (hay có, nhưng rất gián tiếp), mà: lấy của người khác làm của riêng.

Ca dao có câu:

Con ơi học lấy nghề cha,

Một đêm ăn trộm bằng ba năm làm.

Thì ra, không phải chỉ có nghề "ăn mày", có cả nghề "ăn trộm" nữa kia. Và, cái nghề này hứa hẹn một tương lai sáng sủa hơn nhiều. "Ăn trộm" trúng mẻ, trời ạ, "thu nhập" ngang ngửa tới ba năm làm. Nghe bắt ham!

Dĩ nhiên, đã là nghề thì phải có trường ốc đào tạo, để học viên rành rẽ bài bản sáu câu mùi mẫn sau khi tốt nghiệp học đường "ăn xin", và có chiến thuật tiến thoái gọn gàng, êm thắm, không để lại dấu vết khi thành tài "ăn trộm". Theo học trường ốc ở đây, học viên không cần ghi danh, đóng lệ phí, cũng không nên hy vọng sẽ có ngày được… bảng vàng ghi tên. Tất cả mánh mung được "sư phụ" chỉ giáo cho "đệ tử", và hẳn là… lén lút theo truyền thống dân gian truyền khẩu, cha truyền con nối. Vì vậy, không thấy lưu lại sách vở, tài liệu gì, để hậu bối đưa lên tin mạng cho người viết… tiện việc tra cứu.


Trong văn chương, nữ sĩ Trúc Giang tự thú trong hồi ký "Tình yêu nuôi tôi lớn", đã "ăn cắp thì giờ của con, của chồng để viết truyện, để làm thơ". Động từ "ăn cắp" được chị biểu tượng hoá, sử dụng ẩn dụ rất khéo, đọc nghe ái ngại, không biết rồi chị có… bị sao không, có bị chồng con thưa ra toà phạt vạ hay tù tội gì không?

Trong khi "ăn cắp" và "ăn trộm" mang nghĩa lén lút, lặng lẽ, lấm lét lấy "cắp" và lấy "trộm" của người khác làm của riêng, thì "ăn cướp" là dùng võ lực lấy công khai, nhiều khi sử dụng cả dao găm, súng đạn để tước đoạt cho bằng được.

Con ơi nhớ lấy câu này,

Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.

Khổ cho dân mình quá! Nhưng không phải chỉ có khổ không đâu, cũng có trường hợp dân chúng nhờ cướp mà sướng. Thời xưa, ở Tây có anh hùng Robin Hood, ở Tàu có "108 anh hùng Lương Sơn Bạc". Rủi thay, chỉ sướng… ảo, vì các vị anh hùng thảo khấu nêu trên toàn là những nhân vật huyền thoại. Thời nay, tin mạng loan tin, ở Mỹ có anh quản lý ngân hàng "vừa bị tuyên án 41 tháng tù giam vì tội đã lấy tiền ở một số tài khoản của ‘người giàu’ bù vào tài khoản của ‘người nghèo’ tại ngân hàng nơi anh ta làm việc." Khi bị phát giác, anh được các nhà tâm lý học chẩn bệnh, rằng anh mắc phải "hội chứng Robin Hood". Dù vậy luật sư vẫn không cứu vãn cho anh được trắng án. Ấy, ngoài "hội chứng ăn cắp", còn có thêm "hội chứng ăn cướp" nữa kia! Biết đâu chừng, dám có cả "hội chứng ăn chực, ăn khín" nữa, mà khoa tâm lý học chưa tìm ra!


Đàn bà, con gái khi không có gì ăn, tối tối ra đường ăn… sương, riết thành chuyên nghiệp: mang danh "gái ăn sương", không được ai thương hại, mà còn bêu rếu. Thời đại bây giờ, đàn bà, con gái không còn độc quyền hành nghề này nữa, cả nam giới và, buồn thay, ngay cả thiếu niên nam nữ cũng nhảy vô cạnh tranh. Còn động từ "ăn đêm", tôi nghĩ, không hẳn đồng nghĩa với "ăn sương", mà gần với "ăn khuya" hơn. Ngoài ra, còn được dùng để chỉ "hành động đi kiếm mồi trong đêm tối" của muông thú, như trong bài đồng dao ru con:

Con cò mày đi ăn đêm,

đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao…

Ỷ mạnh hoặc vai vế lớn, người miền Bắc nói "bắt nạt", người miền Nam dùng động từ "ăn hiếp", thường nghe trẻ con hài tội lẫn nhau: "Thưa cô, trò A ăn hiếp con, mượn con cục gôm, con đòi không chịu trả, còn kí đầu con nữa!"

Khi có kẻ thừa cơ "chôm" của, hoặc đợi anh hùng hảo hán ra tay trước, rồi hùa theo lấy, người Việt mình nói "ăn hôi". "Ăn tàn" trong thành ngữ "theo đóm, ăn tàn" cũng có nghĩa tương tự như vậy: "Cái thằng đó là hạng người ‘theo đóm ăn tàn’, không hiểu sao mầy ăn ở với nó tới sáu mặt con!" Nghe hèn lắm. Còn "ăn mót" nghe lại thấy tội: "Vợ chồng nó chuyên môn ăn mót lúa của người ta mà sống", và chẳng có gì đáng hãnh diện, vậy mà tục ngữ có câu:

Muốn ăn cơm ngon, lấy con nhà đi mót.

Muốn ăn canh ngọt, lấy con nhà bắt cua.

Câu đầu, tôi không biết phải hiểu sao cho đúng. Có lẽ ở đây không hẳn chỉ nói chuyện đi mót lúa đem về nấu cơm? Và cả hai câu hàm ý bóng gió, khuyên người đời nên biết chọn ý trung nhân cho đúng… tâm nguyện "ăn uống" chăng?

Còn "ăn" trong "ăn quịt" nguyên thuỷ hẳn có nguồn gốc "ăn xong, lỉnh mất, không trả tiền". Về sau được dùng chung cho mọi trường hợp, khi tiền bạc không được thanh toán sòng phẳng. Hai bà chủ nợ khuyên nhủ nhau: "Chị coi chừng cái thằng cha X, bản mặt nó bảnh bao vậy chớ chuyên môn mượn tiền rồi ăn quịt." Nhưng khi "ăn" cặp kè với "vạ", ngộ nghĩnh thay, "ăn" bay mất nghĩa gốc. "Ăn vạ" là tiểu xảo thường thấy ở tâm lý lì lợm của trẻ con và… cầu thủ đá banh. Nhiều bà mẹ thường than phiền: "Thằng út nhà tôi, mỗi lần đòi gì không được là lăn ra ăn vạ, khóc lóc thảm thiết, thấy ghê lắm!" Hoặc: "Cầu thủ Y cố tình ăn vạ, thay vì được quả phạt đền, lại bị trọng tài phạt vạ thẻ vàng." "Ăn" trong trường hợp này, có lẽ gián tiếp ngụ ý "cầu thắng, để đạt được mục đích" chăng?


Tương tự như trong chuyện bài bạc. Vợ chồng Năm Chuột sống bằng nghề "bài ba lá". Ngày nào đi làm về, anh Năm cũng bị vợ vặn hỏi: "Bữa nay ăn thua sao rồi?" Không chạy đi đâu, "ăn" ở đây đồng nghĩa với "thắng". Giống như trong thành ngữ "ăn thua đủ", có nghĩa "so tài đọ sức cho tới lúc thắng thua minh bạch mới thôi": "Tư Lùn là tay anh chị thuộc hạng dế ốc tiêu, vậy mà gan cùng mình, dám ăn thua đủ với dế cơm Hai Búa, không sợ sứt càng gãy gọng sao ta!" Hoặc trong "ăn gian": Gian lận để thắng. Nhưng nhiều khi còn được sử dụng thay cho "gian dối": "Cô hoa hậu ăn gian chiều cao, cao có 1 thước 55 thôi mà dám nói cao tới 1 thước 72. Thiệt, xạo hết ý!" Chuyện nhỏ. Còn có người "ăn gian" trí thức nữa kia! Hãy nghe chị em bạn gái tâm sự với nhau: "Chị lấy nó về làm chồng, mới biết nó là đứa ăn gian bằng cấp, đi du học Liên-xô chỉ được bằng phó tiến sĩ thôi, mà dám khoe mình là tiến sĩ, nghe có tức không?"

Có ai muốn dằn mặt, cảnh cáo kẻ khác, chỉ cần đeo vũ khí, đạn dược cho "ăn" là đủ: "Nói cho mầy biết, chớ có đụng vô con nhỏ đó, chồng nó cho mầy ăn dao tức thì!" Hoặc khi đi chung với những hành động không mấy nhẹ nhàng như "tát", "đấm", "đá", v.v… thì "ăn" có nghĩa "nhận lãnh, lãnh lấy hậu quả" không mấy êm đẹp. "Con bé coi vậy mà dữ, tao chỉ mới khều mông một cái nhẹ hều, đã bị nó cho ăn tát." Đối với trẻ con, ăn gì cũng thích, chỉ không hảo mấy món "ăn đòn", "ăn roi", "ăn chổi lông gà", v.v… mà thôi.

Gặp trường hợp bà mai đưa ảnh cho anh chàng kiếm vợ coi mặt, thòng theo câu nói: "Tại con nhỏ chụp hình không ăn ảnh, chớ ngoài đời cổ ngó coi đẹp gái lắm, chú à!"; hoặc có ai đó chặc lưỡi xuýt xoa: "Cô đào X lúc nhỏ té thùng đinh, mặt rỗ như tổ ong, vậy mà phấn son lên sân khấu, ăn đèn dễ sợ!"; từ "ăn" mất bén nghĩa gốc, mà có nghĩa "thích hợp, hoà hợp" với kỹ thuật chụp ảnh, trong "ăn ảnh", cũng như với ánh đèn sân khấu, trong "ăn đèn".


Nghĩa cũng gần như vậy, người Việt nói "ăn nhịp", thường được sử dụng khi đàn ca hát xướng, và "ăn khớp" để chỉ trường hợp nói năng, hành động sao cho hợp lý, không mâu thuẫn nhau. Anh dẫn em đi quán bia ôm, trước khi về nhà, dặn dò thằng em: "Má hỏi, mày nhớ nói là mình đi ăn sinh nhật cho ăn khớp, không thôi bả đánh cho nát đít!"… Cùng nghĩa như vậy, nhưng đi đôi với tiếng… nước ngoài, Việt ngữ có động từ "ăn rơ", với "rơ" được phiên âm từ jeu (trò chơi, cuộc chơi) của tiếng Pháp mà ra. "Trời ơi, chị em nhà Williams chơi quần vợt đôi ăn rơ với nhau hết sức." Lẽ đương nhiên, cách nói này chỉ bắt đầu thông dụng từ khi có mặt người Pháp, ở thành thị, cũng như trong giới có… ăn học.


Phần trên có nhắc tới động từ kép "ăn ở", ngoài ý nghĩa "đời sống vợ chồng" còn hàm ý chỉ "cách xử thế, đối đãi" với nhau, như trong trường hợp vợ Năm Chuột than thở cùng chồng: "Lúc nào vợ chồng mình cũng ăn ở hiền lành, phước đức, mà sao nghèo hoài hổng biết!", nhưng khi người mẹ xẳng giọng với anh con trai đã ngoài năm mươi mà vẫn còn độc thân: "Mầy cứ ăn ở keo kiết như vậy, có chó nó lấy mầy làm chồng." Hoặc khi cô con gái lắc đầu nguây nguẩy: "Con không ưng anh ấy đâu, người gì mà ăn ở dơ dáy như heo!", nghĩ kỹ, thấy ra "ăn ở" đổi nghĩa hoá thành "thói ăn nếp ở" hoàn toàn có tính cách cá nhân, không đụng chạm gì tới người khác.


Thành ngữ Việt nam có vô số câu liên quan tới "ăn". "Ăn không", tiếng miền Nam, cùng nghĩa với "ăn vã", tiếng miền Bắc, ý nói, chỉ ăn món chính, không kèm theo cơm, cháo, v.v… Khi đi chung với "ngồi rồi", thành "ăn không ngồi rồi", có nghĩa "rỗi việc", nhưng không mấy tốt, gần như "vô tích sự": "Từ khi anh ấy bị muỗi voi chích tới giờ, suốt ngày ảnh ăn không ngồi rồi, bí rị một chỗ, thấy chán lắm!"

"Ăn xổi", với trạng từ "xổi" ("qua loa, tàm tạm", thí dụ: cà pháo muối xổi), thuần tiếng Bắc, đi chung với "ở thì" ("ở ngắn hạn, nhất thời, có giai đoạn"), thành "ăn xổi ở thì": nghĩa đen ý nói kẻ nào ăn ở với ai đó một thời gian ngắn để trục lợi, nghĩa bóng ám chỉ hạng người chỉ biết lợi dụng, bạc tình bạc nghĩa. Truyện Kiều có đoạn, khi chàng Kim lơi lả buông lời ong bướm (ngôn ngữ hiện đại nói là "thả dê") đòi… ăn nằm, nàng Kiều bèn thỏ thẻ xổ… Nho và thành ngữ cảnh giác:

Phải điều ăn xổi ở thì,

Tiết trăm năm, nỡ bỏ đi một ngày!

Rõ là nàng Kiều được Vương ông Vương bà dạy cho "học ăn, học nói, học gói, học mở" khéo thì thôi!

Khi đứng trơ trọi một mình, "ở" có nhiều nghĩa, và không phải chỉ giữ vai trò động từ: "Anh ở lại đây với em tối nay nghe! Ở một mình, em sợ ma quá hà!", mà cũng có thể là giới từ chỉ định xuất xứ, vị trí: "Cô ấy ở quê mới lên, nên ưa đi chân không ở trong nhà."

Khi "ở" kết bạn với "đậu", có nghĩa "sống nhờ, sống cậy" vào người khác. Với "đợ", hoặc với "người" thành "người ở": "tới sống chung để giúp việc nhà có lãnh lương". "Con nhỏ đó ở dưới quê lên Sài gòn ở đậu nhà bà con, chờ kiếm ra chỗ ở đợ." Với "vậy", theo tôi, có hai nghĩa: "ở vá": độc thân, không lập gia đình" (có tự điển ghi thêm, "vá" cũng còn có nghĩa như "goá"). Hoặc, "ở goá: sau khi vợ hoặc chồng chết, không lấy người nào khác." V.v… và v.v… Tựu trung, trong tất cả những trường hợp nêu trên, "ở" có nghĩa "hoàn cảnh gia đình".


Ở trên có nhắc tới "ăn không", với "ở" ta có "ở không": rảnh rỗi, không làm gì cả. "Nhân lúc vợ ở cữ, thi sĩ ở không, bèn lấy giấy viết tí toáy làm thơ tình gởi đăng nhật trình." Tới đây, ta có thêm "ở cữ": hoàn cảnh, thời gian sau khi sinh nở, cần kiêng cữ.

Thời trước, thi sĩ trào phúng Tú Mỡ có làm bài thơ tựa đề: "Sư cô ở cữ".

… Nhưng rồi một sáng mùa thu,

Người ta thấy vị ni cô sượng sùng.

Bụng đeo cái trống cà rùng,

Đến nhà thương để tìm phòng khai hoa …

"Ăn" với "ở", tóm lại, thường đi đôi với nhau như hình với bóng, như đũa có đôi, như môi răng, miệng lưỡi đặc thù hương vị ngôn ngữ của người Việt. Người viết xin được kết thúc bài tiểu luận ở đây với câu ca dao "hậu hiện đại" tự biên tự chế:

Ăn có đũa, ở có đôi.

Bậu ơi, khéo giữ trọn đời có nhau.


Ngô Nguyên Dũng

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Oct/2024 lúc 10:21am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Oct/2024 lúc 11:20am

Quê Hương Ta - Hoa Quả Đặc Sản Miền Nam

          
Việt Nam với những đặc sản trái cây độc đáo

 

Được thiên nhiên ưu ái về điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, miền Nam hiện là vựa hoa quả lớn nhất cả nước. Với sự đa dạng cũng như chất lượng tuyệt vời.

Đặc sản miền Nam không chỉ nổi tiếng với các địa danh Du lịch như đảo Phú Quốc, Tây Ninh, Đà Lạt…Món ăn đặc sản miền Nam như gỏi cuốn, hủ tiếu, phá lấu, bánh mì…hay đặc sản bánh kẹo miền Nam mà trái cây đặc sản miền Nam cũng là 1 trong những món ngon không thể bỏ qua khi Du lịch đến vùng đất này

Sầu Riêng

Sầu Riêng , trái cây đặc sản miền Nam khó ngửi nhưng “Gây Nghiện”. 

Khi nhắc đến hoa quả đặc sản miền Nam chắc hẳn Bạn sẽ nghĩ ngay đến Sầu Riêng. Đây là loại trái cây đặc biệt với hương vị không thể nhầm lẫn đặc trưng cho mùa Hè. Miền Tây với những vườn trồng Sầu Riêng khổng lồ cung cấp sản lượng lớn từ các loại Sầu Thái, Sầu Riêng thơm ngon béo ngậy.

Tuy không phải Ai cũng có thể thưởng thức loại quả này thế nhưng nếu Bạn trót “Yêu” Sầu Riêng thì khó lòng từ bỏ được. 

Nếu có cơ hội ghé thăm các Tỉnh Thành khu vực phía Nam, chắc chắn Sầu Riêng  chính là loại quả mà Bạn không nên bỏ qua.

Sầu Riêng là loại trái cây đặc biệt với hương vị không thể nhầm lẫn

Măng Cụt

Măng Cụt, trái cây đặc sản miền Nam hấp dẫn từ vị “Chua Ngọt”.

Hương vị mà trái Măng Cụt mang đến cho Người thưởng thức quả thực rất tuyệt vời.Vị ngọt ngọt vừa phải, chua chua không hề gắt hòa quyện với hương thơm của hoa quả tươi khiến Măng Cụt  trở thành loại trái cây đặc sản miền Nam không thể chối từ.

Măng Cụt , trái cây đặc sản miền Nam tốt cho sức khỏe.

Mùa hè chính là mùa của Măng Cụt . Thời điểm này, Măng Cụt  ngọt và ngon nhất vụ. Không chỉ là loại quả thông thường, Măng Cụt  còn có nhiều tác dụng đối với sức khỏe và làm đẹp như hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, tốt cho hệ tiêu hóa, giảm mệt mỏi, chống lại tác động của quá trình oxy hóa,...

Măng Cụt là loại trái cây giải nhiệt lý tưởng cho mùa Hè


Chôm Chôm

Chôm Chôm, 1 loại quả không thể bỏ qua trong danh sách đặc sản miền Nam đó chính là quả Chôm Chôm . 

Chôm Chôm được trồng nhiều tại các tỉnh như Bình Dương, Bến Tre, Đồng Nai,... và có nhiều loại. Trong số đó, Chôm Chôm tróc hạt, Chôm Chôm  nhãn được yêu thích hơn cả nhờ vị ngọt và thịt giòn.

Với vẻ ngoài xù xì, đỏ tươi rất khác lạ, Chôm Chôm là món ngon miền Nam lại mang trong mình hương vị ngọt chua thanh thanh. 

Bạn nên chọn những quả còn tươi, râu xung quanh còn xanh và cứng để đảm bảo độ tươi ngon nhất.

Chôm Chôm mang trong mình hương vị chua ngọt thanh thanh

Dừa Sáp Trà Vinh

Dừa Sáp Trà Vinh , trái cây đặc sản miền Nam ngon đến từ lớp “Cùi”. 

Thêm 1 điều đặc biệt nữa đó là lớp Cùi của Dừa Sáp  chiếm phần lớn của lõi. Lớp Cùi này mềm và xốp chứ không chắc và cứng. Thế nhưng nhìn hình dáng bên ngoài trái Dừa, bạn khó lòng có thể phân biệt được đâu là Dừa Sáp . Một cây Dừa Sáp nhưng chỉ có khoảng 20% Dừa là Sáp nên Bạn đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức nhé.

Một ly nước Dừa, thêm chút đá và thưởng thức giữa cái nóng nực của mùa Hè là điều không thể tuyệt vời hơn. 

Dừa Sáp ngon nhất là được trồng tại Trà Vinh, 1 tỉnh ven biển của đồng bằng sông Cửu Long. Dừa Sáp Trà Vinh chính là 1 loại hoa quả đặc sản miền Nam với hương vị thơm ngon, sệt hơn so với các loại Dừa khác.

 

Dừa Sáp là món quà tuyệt vời của vùng đất phía Nam

 

 Dừa Nước

Dừa Nước là thức quả đặc sản miền sông nước. Dừa Nước là loại cây mọc dại nhiều dọc 2 bên các dòng sông tại miền Tây từ vùng biển Cần Giờ, Gò Công tới cửa sông Tiền, sông Cố Chiên, Hàm Luông, Vàm Cỏ….

 Loài cây này không chỉ mang lại vẻ đẹp cho vùng đất mà còn là món giải khát tuyệt vời vào mùa Hè. 

Dừa Nước còn góp phần làm nên bao món ngon miền Nam như: chè, làm mứt dẻo, pha chế cocktail. Nước Dừa ngọt thanh, ăn kèm với Cùi Dừa sần sật chính là những gì Bạn có thể thưởng thức từ loại quả đặc biệt này.

Hạt Dừa Nước  được chế biến thành nhiều món ăn độc đáo

 

Quýt Hồng Đồng Tháp

Đồng Tháp là nơi cung ứng Quýt Hồng  tươi ngon và chất lượng mà không nơi nào có thể sánh được. 

Những trái Quýt Hồng  Đồng Tháp có lớp vỏ ngoài căng mịn, vàng ươm phớt hồng với hương thơm thoang thoảng rất tươi mát.

Khi bóc lớp vỏ, từng múi quýt tròn mọng lộ ra với mùi vị không thể cưỡng lại được. Với nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như các loại Vitamin và khoáng chất, Quýt Hồng Đồng Tháp xứng đáng là loại hoa quả đặc sản miền Nam đáng để thử khi ghé thăm vùng đất này.

Quýt Hồng Đồng Tháp là trái cây đặc sản miền Nam thơm ngon đặc biệt

       

Bưởi Da Xanh

Bưởi Da Xanh có nguồn gốc từ Bến Tre cũng không nằm ngoài danh sách đặc sản miền Nam. 

Bưởi da xanh Bến Tre là 1 loại quả quý và vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng với nhiều thành phần dinh dưỡng có khả năng tăng cường sức khỏe và phòng chống bệnh tật.

Với vẻ ngoài xanh đậm ngay cả khi chín, Bưởi Da Xanh cầm rất chắc tay và có hương thơm nhẹ. Các múi Bưởi bên trong có màu hồng, thường rất ít hạt, thưởng thức có vị ngọt đậm đà và thanh mát.

Bưởi Da Xanh là một trái cây đặc sản miền Nam quý và bổ dưỡng

Vú Sữa Lò Rèn

Nếu Bạn vẫn còn thấy thiếu sót cho câu trả lời của câu hỏi miền nam có đặc sản gì thì đó chính là Vú Sữa . 

Vú Sữa là loại quả khá phổ biến vào mùa Hè tại các tỉnh phía trong. Thế nhưng Vú Sữa Lò Rèn lại có hương vị rất riêng. 

Vú Sữa Lò Rèn có vỏ khá mỏng màu xanh hơi ngà. Quả khi chín đi thường căng bóng và cho chút phớt hồng. Phần thịt của Vú Sữa  Lò Rèn dày và ngọt đậm đà hơn hẳn so với Vú Sữa  thông thường. 

Vú Sữa Lò Rèn có hương thơm của Sữa và Va ni rất đặc biệt     

Thanh Trà

Khi ngửi mùi hay vừa ăn Thanh Trà,  Bạn sẽ liên tưởng ngay đến Xoài. 

Thanh trà là trái cây đặc sản miền Nam có vỏ màu vàng tươi đẹp mắt, khi ăn có độ giòn và tuyệt vời hơn khi chấm với muối ớt. 

Bạn cũng có thể thưởng thức Thanh Trà bằng cách xay sinh tố cùng đường và đá để thưởng thức trong mùa Hè.

Thanh Trà có vỏ màu vàng tươi đẹp mắt có thể thưởng thức bằng nhiều cách


Mùa Hè chính là thời điểm tuyệt vời nhất để thưởng thức các loại hoa quả đặc sản miền Nam. 

Dù những loại trái cây này có được trồng tại những vùng đất khác nhưng vẫn không thể sánh được Hương vị tại “Thiên đường” phía Nam.

     

Minh Phương
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Oct/2024 lúc 8:14am

Nón Lá Sen Xứ HUẾ !

4902%201%20NonLaSenXuHueMyAnST

       Chiếc nón lá gắn với tà áo dài đã trở thành “đặc sản” xứ Huế. Hình ảnh nàng thơ xứ Huế trong tà áo dài thướt tha, trong tay là một chiếc nón lá mộc mạc, bước đi trên một con phố nhỏ có lẽ đã là kí ức khắc sâu thẳm trong tim của những người con yêu Huế.

4902%202%20NonLaSemMyAn%20ST

        Nón lá kè, lá dừa, lá cọ,…và gây đây nhất là Nón Lá Sen đã được người nghệ nhân tạo ra với nỗi niềm mong mỏi để lại “chút gì đó” rất riêng, rất “đặc sản” cho Huế. Nón lá Sen cũng chính là một sản phẩm sáng tạo như thế, được làm bằng chất liệu ước mơ, hoài bão của một chàng trai xứ Huế, họa sĩ Nguyễn Thanh Thảo.

4902%203%20NonLaSenMyAn%20ST

       Những chiếc lá sen phủ lên nón mang theo trọn vẹn hồn dân tộc trở thành sản phẩm thủ công tinh tế và vô cùng độc đáo dành tặng du khách khi đến Huế.

        Đi dọc mảnh đất hình chữ S ta dễ dàng bắt gặp nhiều đầm sen tỏa hương thơm ngọt ngào khi vào mùa, hoặc xanh ngát khi sen kết hạt bùi béo. Cuộc sống càng náo nhiệt, càng đủ đầy người ta càng mong muốn hòa mình vào thiên nhiên thư thái.

4902%204%20NonLaSenXanhMyAnST

Nón lá sen xanh. Ảnh: VOV World.

        Nếu như hoa sen là một hình tượng đặc trưng trong văn học nghệ thuật dân tộc thì lá sen cũng có đời sống riêng của nó. Lá sen không những đi vào thơ ca, mà còn đi vào cả nghệ thuật ẩm thực, Đông Y và tạo hình.

4902%205%20NoLaSenMyAnST

        Vì thế một thanh niên ở Cố đô Huế, với lòng yêu xứ Huế giàu truyền thống văn hóa và cùng với sự mày mò học hỏi, sáng tạo, đã làm ra những chiếc nón lá hoàn toàn bằng lá sen tươi. Chiếc nón lá sen từ đó trở thành món đồ lưu niệm rất đặc biệt không nơi nào có được.

4902%206%20NoLaSenmyAnST

       Phải mất nhiều thời gian thử nghiệm, nghiên cứu nhiều loại nón lá, Nguyễn Thanh Thảo, cựu sinh viên khoa đồ họa tạo hình trường Đại học Mỹ Thuật Huế – mới thành công với việc tạo độ bền cho lá sen, để lá sen hiện diện trên lớp lợp ngoài cùng của chiếc nón Huế.

4902%207%20NonLaSenMyAn%20ST

Ảnh: Tạp chí Công thương.

        Từ lá sen bình thường, Thảo xử lý lá qua các công đoạn: ủ lá bằng nước javel, phơi khô, ủi lá để cho ra một lá sen đáp ứng khâu chằm nón. Bàn tay khéo léo của những người thợ làng nón truyền thống Đốc Sơ, Huế, càng góp thêm vào sự tinh tế và độ bền của chiếc nón lá sen.

4902%208%20NonLaSenMyAn%20ST   

        Với một lớp sơn bóng bảo vệ, sau khi phơi dưới nắng lần cuối, nón lá sen đã hoàn thành. Những đường vân đa dạng, độc đáo của lá sen chạy khắp thân nón đem lại sự thú vị cho người dùng.

4902%209%20NonLaSenMyAn%20ST

Những chiếc nón lá sen được nhuộm màu sắc.

        Khi nón lá hoàn thiện, có thể vẽ các họa tiết lên nón tạo sự đẹp mắt cho thành phẩm. Hoặc cũng có thể nhuộm lá để tạo màu sắc mỷ miều. Để hoàn thành một chiếc nón lá, phải trải qua ít nhất 5 công đoạn khác nhau.

4902%2010%20NonLaSenMyAn%20ST

Dịu dàng áo dài nón lá sen. Ảnh: gacmuoiba

        Trong cuộc giao lưu văn hóa Việt – Hàn tại bảo tàng nghệ thuật thêu XQ Huế, những chiếc nón lá sen của Nguyễn Thanh Thảo là món quà lưu niệm mang bản sắc Huế dành tặng các nghệ sĩ xứ kim chi.

4902%2011%20NonLaSemMyAn%20ST

Tác giả của những chiếc nón lá sen. Ảnh:Thanh Tâm

        Từ một ý tưởng bay bổng dẫn đến một sản phẩm thủ công hoàn toàn mới, Nguyễn Thanh Thảo dự định tiếp tục đưa lá sen vào những chiếc đèn ngủ, lọ hoa mang bản sắc sáng tạo riêng của người nghệ sĩ xứ Huế.

4902%2012%20NonLaSenMyAn%20ST

        Đến nay, các sản phẩm đèn ngủ, quạt xếp, bình hoa và tranh ảnh, tất cả đều có bóng dáng của sen. Việc khó nhất khi sử dụng lá sen là làm sao cho lá dẻo dai và không bị ẩm mốc. Công đoạn đòi hỏi sự tìm hiểu, nghiên cứu rất kỳ công.

4902%2013%20NonLaSenMyAn%20ST

Kỳ công sơ chế lá sen.

        Với chiếc nón lá sen đặc biệt, Nguyễn Thanh Thảo đã giành giải A cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018. Đây chính là nguồn động viên cho người thanh niên trẻ đã tự tìm hướng đi mới trong việc phát triển sản phẩm hàng lưu niệm phục vụ du lịch.

4902%2014%20NonLaSenMyAn%20ST

Sen xứ Huế tạo thành nhiều món đặc sản, món quà độc đáo.

        Cùng với nhiều đặc sản từ sen, những món quà lưu niệm bằng lá sen sẽ góp phần tôn vinh những giá trị của sen Huế, đồng thời tạo dấu ấn riêng cho sản phẩm du lịch của vùng đất Cố Đô.

Mỹ An ST - (TKH VL)

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Nov/2024 lúc 9:44am

50 Phép Tắc Trên Mâm Cơm Người Việt


1. Không và quá 3 lần khi đưa bát cơm lên miệng.

2. Không gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng mà phải đặt vào bát riêng rồi mới ăn.

3. Không dùng thìa đũa cá nhân của mình quấy vào tô chung.

4. Không xới lộn đĩa thức ăn để chọn miếng ngon hơn.

5. Không cắm đũa dựng đứng vào bát cơm.

6. Không nhúng cả đầu đũa vào bát nước chấm.

7. Phải trở đầu đũa khi muốn tiếp thức ăn cho người khác.

8. Không được cắn răng vào đũa, thìa, miệng bát, không liếm đầu đũa

9. Không vừa cầm bát vừa cầm đũa chỉ 1 tay cũng như không được ngậm đũa để rảnh tay làm các việc khác chẳng hạn như múc canh, đôi đũa chưa dùng đến phải đặt vào mâm hoặc đĩa bàn nếu ăn trên bàn có dùng đĩa lót bát, hoặc đồ gác đũa.

10. Ngồi ăn dù trên chiếu hay trên ghế đều không được rung đùi, rung đùi là tướng bần tiện của nam, dâm dục của nữ, và cực kỳ vô lễ.

11. Không ngồi quá sát mâm hay bàn ăn nhưng cũng không ngồi xa quá.

12. Ngồi trên ghế thì phải giữ thẳng lưng. Ngồi trên chiếu thì chuyển động lưng và tay nhưng không được nhấc mông.

13. Không để tay dưới bàn nhưng cũng không chống tay lên bàn mà bưng bát và cầm đũa, khi chưa bưng bát thì phần cổ tay đặt trên bàn nhẹ nhàng.

14. Không ngồi chống cằm trên bàn ăn.

15. Tuyệt đối tránh cơm đầy trong miệng mà nói.

16. Không chu mồm thổi thức ăn nóng mà múc chậm phần nguội hơn ở sát thành bát đĩa.

17. Muỗng kiểu múc canh phải đặt úp trong bát không được để ngửa.

18. khi chấm vào bát nước chấm, chỉ nhúng phần thức ăn, không nhúng đầu đũa vào bát chấm, miếng đã cắn dở không được chấm.

19. Khi nhai tối kỵ chép miệng.

20. Không tạo tiếng ồn khi ăn [ví dụ húp soàm soạp]

21. Không nói, không uống rượu, không húp canh khi miệng còn cơm.

22. Không gõ đũa bát thìa.

23. Khi ăn món nước như canh, chè, xúp, cháo… nếu dọn bát nhỏ hay chén tiểu thì có thể bưng bát trên hai tay để uống nhưng không được kèm đũa thìa. Nếu dọn bát lớn hay đĩa sâu thì dùng thìa múc ăn, tới cạn thì có thể một tay hơi nghiêng bát đĩa sâu ra phía ngoài, một tay múc chứ không bưng tô to đĩa sâu lên húp như kiểu chén tiểu. Món canh có sợi rau nên dọn bát nhỏ, món gọn lòng thìa có thể dùng bát lớn, đĩa sâu.

24. Không ăn trước người lớn tuổi, chờ bề trên bưng bát lên mình mới được ăn. Nếu đi làm khách không gắp đồ ăn trước chủ nhà hay người chủ bữa cơm (trừ ra bạn được đề nghị gắp trước, trong một dịp nhất định).

25. Dù là trong khuôn khổ gia đình hay khi làm khách, tuyệt đối không chê khi món ăn chưa hợp khẩu vị mình. Điều này cực kỳ quan trọng vì không đơn thuần là phép lịch sự mà còn là một phần giáo dục nhân cách. Nếu không được dạy nghiêm túc, trẻ em từ chỗ phản ứng tự nhiên do khẩu vị sẽ tới chỗ tự cho mình quyền chê bai, phán xét, không trân trọng lao động của người khác. món không ngon với người này nhưng ngon với người khác và có được nhờ công sức của rất nhiều người.

26. Không gắp liên tục 1 món dù đó là món khoái khẩu của mình.

27. Phải ăn nếm trước rồi mới thêm muối, tiêu, ớt, chanh v.v…, tránh vừa ngồi vào ăn đã rắc đủ thứ gia vị phụ trội vào phần của mình.

28. Phải ăn hết thức ăn trong bát, không để sót hạt cơm nào.

29. Dọn mâm phải nhớ dọn âu nhỏ đựng xương, đầu tôm, hạt thóc hay sạn sót trong cơm…

30. Trẻ em quá nhỏ dọn mâm riêng và có người trông chừng để tránh gây lộn xộn bữa ăn của người già, tới 6 tuổi là ngồi cùng mâm với cả nhà được sau khi đã thành thục các quy tắc cơ bản.

31. Khi trẻ em muốn ăn món mà nó ở xa tầm gắp, phải nói người lớn lấy hộ chứ không được nhoài người trên mâm. Trong gia đình, khi trẻ em ngồi cùng mâm người lớn thì sắp cho bé một đĩa thức ăn nhỏ ngay bên cạnh với đồ ăn đã lóc xương và thái nhỏ. Với người cao tuổi cũng vậy, dọn riêng đĩa cá thịt đã lóc xương, thái nhỏ, hay ninh mềm hơn.

32. Không để các vật dụng cá nhân lên bàn ăn, trừ chiếc quạt giấy xếp có thể đặt dọc cạnh mép bàn. Ngày nay thì di động là vật bất lịch sự và mất vệ sinh.

33. Nhất thiết để phần người về muộn vào đĩa riêng, không khi nào để phần theo kiểu ăn dở còn lại trong đĩa.

34. Ăn từ tốn, không ăn hối hả, không vừa đi vừa nhai.

35. Khi ăn không được để thức ăn dính ra mép, ra tay hay vương vãi, đứng lên là khăn trải bàn vẫn sạch. Giặt thì giặt chứ dùng cả tuần khăn bàn vẫn trắng tinh không dính bẩn.

36. Nếu ăn gặp xương hoặc vật lạ trong thức ăn, cần từ từ lấy ra, không được nhè ra toàn bộ tại bàn.

37. Chỉ có người cao tuổi, 70 trở lên và trẻ nhỏ mà ợ khi ngồi ăn mới không bị coi là bất lịch sự.

38. Nếu bị cay thì xin phép ra ngoài hắt xỳ hơi, xỷ mũi.

39. Nhà có khách cần cẩn trọng khi nấu, chất cay để phụ trội bày thêm, tránh bất tiện cho khách khi họ không ăn được cay hay một vài gia vị đặc biệt.

40. Tránh va chạm tay với người cùng mâm, nếu thuận tay trái thì nói trước để chọn chỗ cho thuận tiện.

41. Phải chú ý tay áo khi gắp đồ ăn.

42. Nếu thấy thức ăn lớn nên xin cắt nhỏ để mọi người được thuận tiện

43. Khi đang ăn mà có việc riêng phải xin phép rồi mới rời mâm.

44. Nhất thiết nói cảm ơn sau bữa ăn dù là chỉ có hai vợ chồng nấu cho nhau. Đừng tiếc lời khen ngợi những món ngon.

45. Phong tục mời tùy theo gia đình, có gia đình thì người cao tuổi nhất nói đơn giản “các con ăn đi”, trẻ thì thưa “con xin phép”, nhưng có gia đình trẻ con phải mời hết lượt ông bà cha mẹ cô chú anh chị… Khi tới đâu thì quan sát gia chủ, không thể mang tập quán nhà mình vào bữa ăn nhà người ta.

46. Ăn xong cần tô son lại thì xin phép vào phòng vệ sinh, không tô son trên bàn ăn trước mặt người khác.

47. Ngồi đâu là theo sự xếp chỗ của chủ nhà, không tự ý ngồi vào bàn ăn khi chủ nhà chưa mời ngồi.

48. Ngày xưa, có lúc người giúp việc ăn cùng mâm với chủ nhà, khi gắp, chủ nhà để thế tay ngang nhưng người giúp việc thế tay úp. Nhìn là biết ngay.

49. Không được phép quá chén.

50. Nên thành thực nói trước về việc ăn kiêng, dị ứng [nếu có] khi được mời làm khách để tránh bất tiện cho chủ nhà.


Sưu tầm

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Nov/2024 lúc 9:02am


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 05/Nov/2024 lúc 9:04am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Nov/2024 lúc 8:36am

[Tập Đặc Biệt] Thím Hai Lên Thăm, "Lai Rai" Bánh Xèo Tép

<<<<<<

Cách%20Làm%20Món%20Bánh%20xèo%20tép%20nhảy%20của%20Nguyễn%20Hoàng%20Yến%20-%20Cookpad



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/Nov/2024 lúc 8:39am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 120 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.297 seconds.