![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Tâm Tình | |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< phần trước Trang of 159 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23787 |
![]() ![]() ![]() |
Chút Tình Vay Mượn
Lệ Giang ngồi thu mình trong bóng tối. Mỗi khi nghe tiếng gọi từ phía ngoài vọng vào “Lệ Giang! ra đây mau” con bé lại rút sát vào góc nhà hơn.
- Thôi! Về đi, tao buồn ngủ rồi. Lệ Giang đưa hai ngón tay trỏ nhét kín lỗ tai, nghe sóng lưng nổi gai từng hồi, mắt ráo hoảnh mà sao trong lòng như khóc ngất. Những lời trần trụi của ông Lập làm nhói buốt trái tim Lệ Giang. Có lẽ, chẳng bao giờ ba nghĩ đến những điều bất trắc có thể sẽ xảy ra cho đứa con gái mồ côi mẹ tội nghiệp này. Điều quan trọng nhất đối với ba bây giờ là làm sao để giữ được người đàn bà đang làm cho ba say đắm, dù bà không phải là vợ hiền, quanh năm suốt tháng chỉ biết tận tụy hy sinh, lo cho chồng, cho con như người mẹ đáng thương của Lệ Giang. Những vật dụng trong nhà do chính mẹ mua sắm bằng sự dành dụm, chắt chiu đều bị người đàn bà đó bán mắc, bán rẻ để có tiền nướng vào sòng bài. Ngay cả những món nữ trang mà mẹ sắm cho Lệ Giang, bà cũng tóm thu cho bằng được. Còn lại sợi dây chuyền thánh giá có đính hột xoàn lấp lánh của mẹ để lại, Lệ Giang đã cất giấu ở một nơi bí mật. Đây là kỷ vật cuối cùng của mẹ, nên dù bị chửi mắng, đánh đập, Giang cũng quyết không hé môi. Trận chiến dai dẳng này cuối cùng đã kết thúc khi người đàn bà buộc ba phải chọn một trong hai người. “Nếu con quỷ nhỏ này còn ở trong nhà thì tôi đi. Tôi cho anh chọn một trong hai”. Người cha nhu nhược, xem trọng tình yêu đôi lứa hơn tình phụ tử, đã đành lòng đem đứa con gái duy nhất của mình gửi cho người bạn cũ. Một người mà từ bé đến lớn, Lệ Giang chưa hề gặp mặt. Với khuôn mặt sạm đen, cằn cỗi, người đàn ông đáp lại vòng tay khoanh tròn và câu chào lễ phép của Lệ Giang bằng ánh mắt lạnh lùng. Cái nhìn chằm chặp từ đôi mắt lừ đừ đó chỉ khiến Lệ Giang muốn tung cửa chạy ra ngoài khi ba vừa đứng lên. Nhưng chợt nhớ đến khuôn mặt đằng đằng sát khí của bà mẹ kế và câu nói cứng rắn đầu tiên của mình từ khi bà ta có mặt trong gia đình, “Dù không có chỗ dung thân tôi cũng không thèm ở lại đây để mỗi ngày phải đối diện với một con người xấu xa, độc ác như bà”, Lệ Giang nắm chặt thành ghế tự nhủ, bây giờ và mãi mãi, nơi chốn đó không còn là mái ấm của mình nữa. Có lẽ, ba của Lệ Giang cũng thấu hiểu được tâm trạng bơ vơ, lạc lõng cùng nỗi sợ hãi của đứa con gái chưa đến tuổi trưởng thành đã phải long đong không nơi nương tựa nên ngọt ngào hứa hẹn, “Con ở tạm với bác Lập một tuần. Ba sẽ cố gắng liên lạc với dì Bê rồi đưa con về ở đó”. Dù biết lời hứa ấy có thể chẳng bao giờ thực hiện được vì ba mẹ và dì Bê đã không còn liên lạc với nhau hơn mười năm, sau một trận cãi vã kinh thiên động địa, nhưng Lệ Giang vẫn bấu víu vào đó như một niềm hy vọng nhỏ nhoi trong những ngày chờ ba trở lại. Nhưng một tuần của ba đã trở thành một tháng, rồi sáu tháng, rồi một năm. Và trong ngần ấy thời gian lê thê, ba chỉ đến thăm Lệ Giang võn vẹn có ba lần. Sự trông ngóng rã rời khiến tâm hồn Lệ Giang tràn đầy nỗi oán giận. Và cơn giận của Lệ Giang càng đầy ứ mỗi khi bị người đàn ông dữ tợn, khô khan, không chút tình cảm này trút hết mọi sự bực bội lên đầu vì những chuyện không liên quan đến Lệ Giang, làm con bé hoảng sợ đến mất hồn, mất vía. Có lúc Lệ Giang muốn trốn đi, nhưng bản tính vốn nhút nhát, nên cứ tưởng tượng đến những hiểm nguy có thể xảy ra cho một đứa con gái cô thân độc mã là Lệ Giang chùn chân và đành dẹp ngay ý tưởng đó. Đã có nhiều lần Lệ Giang tự hỏi, mình sẽ phải sống chung với con người lạnh lùng này đến bao giờ? Nhưng có một hôm, Lệ Giang bất ngờ nhìn thấy khuôn mặt ông thật hiền lành, ánh mắt ông thật nồng nàn, trìu mến khi ngồi trước bàn thờ nhìn lên khung ảnh vợ con. Hình ảnh tuyệt vời đó đã bừng lên niềm cảm xúc mãnh liệt trong lòng Lệ Giang. Con bé nghĩ, người đàn ông này vượt trội ba mình ở tấm lòng chung thủy và người đàn bà trên kia cũng diễm phúc hơn người mẹ bất hạnh của mình nhiều. * * *
Chuông báo động reo lên inh ỏi vì khói nhang từ phòng Lệ Giang bay ra. Ông Lập hối hả chạy vào, lớn tiếng la hét:
Bàn tay đang bóp mạnh bờ vai nhô xương của Lệ Giang như lỏng ra và rơi
xuống. Nhìn đứa con gái đang co rúm trong nỗi sợ hãi, gương mặt đỏ rần
của ông Lập dịu xuống dần. Lắc đầu nhè nhẹ, ông cúi đầu lững thững bước
đi, không nói thêm câu nào.
Tháng trước là ngày giỗ của vợ con ông. Đi làm về ông đã thấy trên bàn
thờ có nhang đèn, hoa hồng, trái cây và vài món ăn nóng sốt, mỗi thứ một
dĩa nhỏ. Khi ấy mũi ông cay xè, không muốn khóc mà nước mắt cứ ứa ra,
khiến ông phải quay đi, giả vờ tìm tờ báo để che giấu nỗi xúc động. Bao
năm rồi ông có cúng kiếng gì đâu ngoài việc vùi đầu vào men rượu để quên
cái ngày định mệnh oan nghiệt đã mang vợ con ông ra khỏi cuộc đời này
bởi một tai nạn tàn khốc trong lúc vợ ông đón con đi học về. Khi cảm
nhận được sự ấm áp tỏa ra theo những làn khói hương bao quanh bàn thờ
ông muốn nói lời cám ơn Lệ Giang mà sao miệng mồm như bị khóa chặt.
Thiệt kỳ lạ. Cuối cùng ông chỉ nói được một câu không trọn ý: * * *
Tiếng mở cửa rất khẽ nhưng cũng đủ cho Lệ Giang giật mình sau giấc ngủ
nửa mê, nửa tỉnh. Có tiếng chân bước đến gần giường và cái bóng đen sừng
sững trước mắt Lệ Giang từ từ cúi xuống. Hơi thở thật gần. Phải làm
sao? Câu hỏi được đặt ra nhưng không có câu trả lời. Trong căn phòng tối
om, đôi mắt Lệ Giang mở to, đứng tròng trong cảm giác đông cứng chờ đợi
với nỗi hãi hùng. Nhớ lại câu nói của ông Lập, “Con gái mày mười bảy
tuổi rồi, thân hình nó lồ lộ ra đó chứ đâu còn con nít. Tao cũng là con
người bằng xương, bằng thịt. Đến lúc ma quỷ xúi giục thì chẳng biết phân
biệt tốt xấu gì hết”, Lệ Giang rùng mình nghĩ đến tai họa sắp đổ xuống
cho mình. Con bé muốn làm cái gì đó, nhưng toàn thân như bị đóng dính
vào mặt giường khi bàn tay đặt lên trán của Lệ Giang vuốt nhẹ xuống đôi
má nóng bừng. Lệ Giang nhắm mắt, chờ đợi cái bóng đen đổ ập xuống thân
thể của mình. Nhưng… tất cả dừng lại ở đó. Một chập sau tiếng lầm bầm
quen thuộc vang lên thật nhỏ: |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23787 |
![]() ![]() ![]() |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23787 |
![]() ![]() ![]() |
Con rạch nhỏ quê mìnhTiểu Tử.
Mầy
còn nhớ không ? Hồi tụi mình còn nhỏ, thời tiểu học, có ngày nào mà tụi
mình không đùng xuống con rạch trước nhà để tắm. Mầy còn nhớ con rạch
đó không? Nó có cái tên cục mịch và quê mùa : rạch " Cồn Cỏ ". Người ta
gọi như vậy bởi vì ở phía sông cái có một cái cồn khá lớn - gần như là
một cái cù lao - làm tách con rạch ra làm hai nhánh. Có lẽ hồi xưa, trên
cồn chỉ có cỏ nên họ gọi là " Cồn Cỏ ", chớ hồi thời tụi mình, trên đó
thấy đầy cây cối mà một số là cây ổi " chim ăn " và cây xoài hột. Mầy bỏ
xứ ra đi lâu quá, không biết còn nhớ " ổi chim ăn " và xoài hột không ?
" Ổi chim ăn " là loại ổi nhỏ bằng trứng chim cút, bên trong toàn hột
là hột nên không có ai trồng. Chim hay mổ ăn mấy trái chín, còn tha đi
chỗ này chỗ nọ. Hột ổi rớt mọc lên cây, nhà vườn chặt bỏ để lấy đất
trồng thứ khác. Còn " xoài hột " thì như tên của nó nói : trái nhỏ bằng
nắm tay con nít, bên trong chỉ có cái hột lớn với chút xỉu cơm! Người ta
cũng gọi là " xoài mút " bởi vì muốn ăn loại xoài đó phải lựa trái chín
muồi, lột võ rồi mút cái hột với lớp cơm mỏng dánh dính chung quanh.
Người lớn không ai thèm ăn bởi vì ăn không đã miệng mà mút xong một trái
là hai bàn tay dơ hầy ! Chỉ có con nít là khoái ! Cho nên vào mùa xoài -
cũng là mùa mưa - khi thấy trời nổi gió, trẻ con thường lội qua cồn để
lượm xoài, được trái nào là đứng ngay dưới cây xoài mút lia mút lịa. Tao
nhớ có lần mầy với tao cởi quần đội lên đầu rồi lội qua cồn cỏ lượm
xoài. Mầy nhớ không ? Mình phải đội quần để quần xà lỏn đừng bị ướt bởi
vì tụi mình " lội chó " đầu lòi ra khỏi nước. Mới nút được có mấy trái
thì trời mưa ụp xuống làm hai đứa ướt ngoi. Lần đó về nhà tao bị bắt quì
gối gần nửa tiếng. Tao tưởng mày là cháu đích tôn của ông Cả, được cưng
nhứt nhà không ai dám rớ. Té ra hôm sau đi học, mầy kể lại mầy cũng bị
ông nội mầy bắt quì cũng như tao ! Mầy coi ! Cái xã hội của mình hồi đó
nó tốt như vậy. Quan quyền hay dân dã gì cũng dạy con dạy cháu na ná như
nhau hết.
Trở lại với con rạch của tụi mình. Con rạch cong cong quanh quanh chạy tuốt vô xóm chợ, chui qua cây cầu đúc của con lộ cái rồi đi mất hút ra ruộng và rừng tràm. Hai bên bờ rạch là hai con đường đất dùng cho người đi bộ và xe đạp. Nhà cửa cất dài theo hai con đường đất. Mỗi nhà nằm trong một khu vườn đầy cây ăn trái và hoa kiểng. Hai bờ, lâu lâu, được nối với nhau bằng một cây cầu khỉ. Mỗi cây cầu khỉ đều có một cái tên : cầu cây gừa ( vì nó nằm cạnh cây gừa ), cầu cây trôm ( cạnh cây trôm ), cầu bà Sáu Lộc ( nằm trước nhà bà Sáu Lộc, chớ không phải bả dựng cây cầu đó !), cầu ván ( làm bằng hai tấm ván thay vì hai cây tre ) v.v...?Tía tao nói về sau, ông nội mày bỏ tiền ra xây một cây cầu đúc, giúp cho dân chúng đi lại dễ dàng. Mầy nhớ cái cầu đúc nằm ở xóm chợ không ? Đó, cái cầu đó, đó ! Người ta gọi là " cầu ông Cả ". Không biết mầy có biết rằng ông nội mầy hồi đó được dân chúng thương lắm không ? Tía tao nói rằng ổng thôi làm " Cả " từ thời Tây lận, nhưng dân trong vùng vẫn gọi ổng là " ông Cả ". Hồi trào Việt Minh, ông nội của mầy là người chức sắc cũ duy nhứt không bị cho đi " mò tôm ". Để thấy ổng ăn ở có nhơn biết chừng nào. Nói
đến cầu khỉ, tao nhớ hoài chuyện bà Năm Chiện té rạch. Bả té đâu hồi
tụi mình chưa sanh. Lớn lên nghe kể lại mà bắt tức cười. Mầy biết không ?
Hồi xưa, rạch Cồn Cỏ chỉ có loại cầu khỉ " một cây tre ", trơn trợt khó
đi ( Về sau, dân chúng cặp thêm một cây tre như tụi mình đã thấy ) Một
hôm bà Năm Chiện đi tới giữa cầu, hụt chân té xuống rạch. Người ta nghe
tiếng bà Năm la chói lói : " Bớ làng xóm ! Bớ làng xóm !" Rồi giọng bả
bỗng thấp xuống : " Ủa mà cạn!" Thì ra bả không biết lội, hồi té là la
làng kêu cứu, chừng coi lại thấy nước mới tới lưng quần, bả té nhằm nước
ròng. Bà con lối xóm nghe la, chạy ra thì thấy bà Năm Chiện lóp ngóp bò
lên bờ rạch, miệng cười lỏn lẻn mắc cỡ ! Chuyện này về sau khi tao đi
làm việc ở Sàigòn, tao có nghe kể nhiều lần. Họ kể " có bà đó " chớ
không nói là bà Năm Chiện, và họ kể như là chuyện tiếu lâm đặt ra để
cười chơi. Đâu có ai biết là chuyện tiếu lâm đó xuất xứ từ con rạch Cồn
Cỏ của quê mình !
Ở
làng Nhơn Hoà Cồn Cỏ, trẻ con chia ra thành bọn để đi chơi với nhau.
Bọn mình có ba đứa : thằng Đực Nhỏ, mầy, tao. Mầy còn nhớ thằng Đực Nhỏ
không ? Cái thằng học dở ẹc, tánh tình thì ngổ ngáo, học chung với tụi
mình nhưng lớn hơn tụi mình tới ba tuổi. Vậy mà chơi với bạn, nó tốt vô
cùng. Có cái gì ăn nó cũng chia và nó hay bầy đặt trò chơi này trò chơi
nọ. Nó lúc nào cũng ra vẻ đàn anh bảo vệ mầy với tao. Nó nói với bọn trẻ
khác :" Thằng Cương, thằng Lân là bạn của tao, đứa nào đụng vô là biết
!". Mầy có biết nó nói với tao làm sao không ? Nó nói :
"
Thằng Cương hiền khô nhát hít .. Nó là cháu ông Cả chớ tụi xóm Chợ đâu
có coi ra gì. Tụi nó không nể nang ai hết, bắt nạt được là tụi nó bắt
nạt. Tao phải dằn mặt tụi nó trước như vậy ". Rồi nó nhìn tao :" Còn mầy
thì tao khỏi lo ". Nó biết rằng tao cũng không vừa gì !
Không
biết mầy còn nhớ vụ bọn mình đi ăn cắp tôm không ? Bọn mình ở xóm Cồn,
gần sông cái, nên biết mặt gần hết mấy ông thợ câu. Một bữa nọ thằng Đực
Nhỏ hỏi :" Tụi bây muốn ăn tôm nướng không ? ". Tụi mình hỏi lại :" Tôm
ở đâu mà nướng ? Mầy câu hả ?". Nó nói :" Muốn ăn thì đi theo tao ". Nó
dẫn tụi mình ra ngoài vàm, chỉ tay ra đó :" Tôm cả đống ở ngoải ". Tụi
mình nói nó xí gạt nên vừa " xì " một tiếng vừa quay trở vô định về. Nó
níu lại : " Thiệt mà ! Ông Hai Sầm câu tôm ổng rộng tôm ngoài đó đó ".
Rồi nó giải nghĩa :" Tao thấy ổng đi câu về là ổng thả cái rọ tôm có
treo cục đá xuống sông. Cái rọ có sợi dây dính vô khúc củi nổi trên mặt
nước để làm dấu. Tụi bây dòm coi ". Nước đang ròng. Cách bờ độ ba thước
có khúc củi nhỏ lắc lư lắc lư như muốn trôi mà bị cái gì rị lại phía
dưới. Mầy nói :" Tôm của người ta, ăn cắp chúng bắt chết ". Nó cười :"
Mình lặn xuống xin mỗi đứa một con ăn chơi. Ăn nhầm gì ? Chừng nào rinh
hết cái rọ của ổng mới là ăn cắp chớ !". Ba đứa dợm bước xuống sông để
lội ra đó thì tao khựng lại :" Không được ! Phải có một thằng đứng canh.
Rủi có người thấy tưởng tụi mình ăn cắp cái rọ thì khổ ". Vậy là mầy
được chỉ định đứng canh trên bờ. Tao lại nghĩ lại :" Không được ! Nước
ròng chảy mạnh, ba con tôm, tay nào cầm tay nào lội ? ". Thằng Đực Nhỏ "
Ờ " rồi ngồi bẹp xuống như cái bong bóng xì. Bỗng nó đứng phắt lên chỉ
vào cái quần dài bằng vải đen nó đang mặc :" Tao cột túm ống quần lại,
mình bỏ tôm vô quần rồi lội vô !". Rồi nó vừa cười ha hả vừa chạy lại
mấy cây chuối hoang gần đó tét mấy sợi dây thân chuối cột ống quần. Mầy
nói : " Mẹ ! Coi chừng càng tôm nó kẹp cho thấy bà !". Đực Nhỏ vừa nói
vừa ra dấu :" Mình bẻ càng nó !". Tao chen vô :" Ờ? mà còn cái răng cưa
trên đầu nó nữa ". Nó dứt khoát :" Thì cũng bẻ luôn !". Vậy là hai đứa
tao đùng xuống sông, lội ra khúc củi, mò theo sợi dây lặn xuống. Như đã
giao hẹn hồi lội ra, tao lãnh phần bắt tôm, nó lãnh phần bẻ càng bẻ răng
cưa rồi " nhốt " vô quần. Đang làm tới con tôm thứ hai thì bỗng thằng
Đực Nhỏ trồi lên mặt nước la làng chói lói. Tao hết hồn nắm đầu nó vừa
lội vừa kéo vô bờ. Nó vùng vẫy như điên, hất tay tao ra rồi chìm xuống
nước. Trên bờ, mầy nhớ không, mầy vừa nhảy đông đổng, vừa la :" Chết cha
! Thằng Đực Nhỏ bị ma da rút rồi ! Chết cha !". Vô tới bờ, tao chưa
biết phải làm sao thì thằng Đực Nhỏ trồi đầu lên, mặt mài nhăn nhó, vừa
lội vô vừa rên :" Đau thấy mẹ ! Trời ơi ! Rát thấy mẹ !". Chừng nó đứng
lên mới thấy cái quần nó tuột xuống hai ống chân, còn hai bên bắp vế của
nó thì máu me tùm lum như bị đâm bị cắt. Nó nói như mếu :" Mẹ bà nó !
Mình quên con tôm còn có cái đót giấu ở dưới đuôi nữa ! Nó búng đuôi
chém tao đau thấy ba bốn ông Trời ! Tao phải lặn xuống cởi quần cho nó
phóng ra sông !". Thằng Đực Nhỏ vừa nói vừa khoát nước rửa máu chừng đó
mới thấy cái đùm giữa của nó còn nguyên chỉ bị thương ở đùi. Hú vía !
Thằng Đực Nhỏ sau này đi lính đánh giặc rồi chết trận ở Kontum. Nó chưa
vợ chưa con, cũng may cho nó.
Trở
về với con rạch của tụi mình. Trẻ con đi học về là nhảy ùm xuống tắm.
Người lớn còn đợi nước lớn mới tắm chớ con nít thì nước lớn nước ròng gì
cũng tắm được hết, bởi vì tắm lội là một trò chơi. Nhắc đến vụ tắm
rạch, tao còn nhớ tới chuyện này. Chắc, tao nghĩ, mầy cũng còn nhớ. Hôm
đó, mầy bận cái quần xà lỏn mới tinh của má mầy vừa may cho. Mầy sợ quần
ướt nên cởi quần vắt lên cây gừa, ở truồng nhào xuống lội. Hồi thời
tuổi nhỏ, tụi mình tắm ở truồng là thường. Tắm giỡn đã rồi leo lên bờ
thì đứa nào đã ăn cắp cái quần mới. Mầy mếu máo khóc, tao phải qua nhà
tao lấy cái quần cho mầy mượn mà mặc đi về. Hôm sau đi học, mặt mầy buồn
xo. Mầy trật đít ra cho tao coi hai lằn roi đỏ ửng ! Vụ đi tắm mất quần
đó, chắc mầy còn nhớ mà ! Cho dù đã mấy chục năm, hai lằn roi đó làm
sao quên được ?
Vậy
mà đã mấy chục năm ! Tụi mình xa lần con rạch Cồn Cỏ từ hồi lên tỉnh
học trung học. Rồi xa luôn từ ngày mầy đi Tây, còn với tao thì kể cũng
gần như xa luôn từ ngày tao đi lính. Mầy không biết chớ hồi tao đi lính,
tao đánh giặc lì lắm. Bạn đồng đội nói tao là :" Thằng Lân ăn pháo, chỗ
nào Việt Cộng bắn rát là có nó lăn tới ". Rồi tụi nó đặt cho tao cái
hỗn danh " Lân pháo ", hỗn danh này tao mang tới ngày mất nước. Suốt
cuộc đời nhà binh của tao, tao đánh giặc không biết bao nhiêu trận, có
vào sanh ra tử, có thắng có thua? nhưng không hiểu sao tao chưa hề bị
thương một lần ! Vậy mà hôm tao phải liệng súng đầu hàng vào cuối tháng
tư 75, tao nghe đau điếng như vừa lãnh một viên đạn. Lần đó, tao không
đánh giặc vậy mà tao lại bị thương, bị thương ở trong lòng. Vết thương
đó, bây giờ, gần bốn mươi năm sau, vẫn chưa chịu lành. Mầy thấy không ?
Kể lại cho mầy nghe mà tao vẫn còn rơm rớm nước mắt.
Bên
vợ tao có cơ sở làm ăn ở Marseille. Nhờ vậy, tao mới qua Pháp theo diện
đoàn tụ gia đình bên vợ. Mầy thấy không ? Cuối cùng rồi tao cũng được
đi Tây như ai ! Trước khi đi, tao có về thăm Cồn Cỏ. Con rạch nhỏ bây
giờ nó rộng huỵch, tại vì ghe thuyền bây giờ toàn chạy máy nên sóng đập
lở bờ. Cầu khỉ được thay bằng cầu ván. Cầu Ông Cả gãy hết một chân lòi
cốt sắt rỉ sét. Người ta nói hồi mới vô, mấy cha Việt Cộng thách đố nhau
bắn chơi ! Cái cồn đã được một ông lớn nào đó chiếm ngụ. Ổng xây bờ kè,
xây tường rào kiên cố, phía sông có cầu tàu, nhà thủy tạ, bên trong là
nhà lầu kiểu cọ theo điệu Tàu. Bây giờ mầy có về mầy nhìn không ra đâu !
Người cũ chết bớt, đi bớt. Người mới, phần đông là dân cách mạng tụi
mình không quen, về cất nhà lầu dài theo rạch. Tao có đến thăm con Huê,
cái con nhỏ má lúm đồng tiền học chung với tụi mình đến hết lớp nhứt,
đó, rồi về sau nó bán vải ở chợ nhà lồng, có năm đó trong dịp Tết nó
tặng mầy một cái mu-soa thêu trước khi mầy đi Tây, mầy nhớ hôn ? Con nhỏ
đó, đó! Bây giờ nó vẫn bán vải, vẫn chưa có chồng, coi hơi già hơn tao
một chút nhưng vẫn còn có duyên. Nó với tao nhắc không biết bao nhiêu
chuyện cũ, để lâu lâu thở dài.? Khi con Huê tiễn tao ra đến cổng, nó
đứng ngập ngừng một chút rồi bỗng nói một mạch lè lẹ như tụi mình trả
bài thuộc lòng thuở nhỏ :" Anh qua bên Tây, có gặp anh Cương nói em gởi
lời thăm ảnh ". Nói rồi nó bỏ chạy vội vào trong, tao thấy nó đưa tay
lên quẹt mắt mấy lần. Tao đứng chết trân, nhớ lại lời con Nhàn, em con
Huê, nói với tao cách đó khá lâu hồi tao gặp nó bán vải ở chợ An Đông :"
Anh Lân biết không ? Chị Huê thương anh Cương từ hồi còn học lớp nhứt
lận !". Nó vừa nói vừa cười, tao tưởng nó nói chơi, té ra nó nói thiệt.
Tao kể lại chuyện con Huê cho mày nghe, tao biết mày không làm gì được,
nhưng tao vẫn kể. Để cho mầy thấy người con gái ở dưới quê mình nó thật
thà trung hậu đến mức độ mà khi đã trót thương ai thì thương cho đến
chết. Họ coi đó là sự tự nhiên. Cũng như, hễ đã là con rạch thì tự nhiên
phải có nước lớn nước ròng.
Hồi
hôm, coi télé chương trình văn nghệ đài TF1, nghe hát bài " Dòng sông
tuổi thơ ", tao bỗng nhớ tới con rạch nhỏ quê mình. Rồi tao nhớ mầy
Cương ơi ! Bây giờ mầy ở đâu ?
Tiểu Tử.
Truyện này tôi viết theo lời yêu cầu của người kể. Ông đó nói : "Nhờ ông viết lại dùm. Biết đâu chừng thằng Cương sẽ đọc. Để nhắc nó đừng quên con rạch Cồn Cỏ, đừng quên thằng Đực Nhỏ, thằng Lân, con Huê ". |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23787 |
![]() ![]() ![]() |
Mùa Thu Hoa Tím #1 - Tiểu Thuyết của Hoàng Thu Dung <<<<<![]() Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 31/Oct/2019 lúc 10:35am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23787 |
![]() ![]() ![]() |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23787 |
![]() ![]() ![]() |
Những con hẻm, anh và em ![]()
Những con hẻm, anh và em, Chúng mình chung bước đã quen lối rồi, Anh đi con hẻm mồ côi, Anh về giấc mộng thành đôi em chờ. Chàng đi xe vòng qua vòng lại mấy ngõ hẻm và bối rối tự trách mình đã không hỏi Vân cho kỹ để bây giờ phải mất công suy đoán. Hình như Vân nói hẻm nhà Quế Hương nằm gần nhà thờ hay chùa gì đó. Chàng quẹo vào một con hẻm và vừa đi vừa hỏi thăm nhà cô Quế Hương tuyệt nhiên không ai biết, chàng liền chìa số nhà ra hỏi thì một người nói số nhà này nằm trong con hẻm xóm chùa. - Vậy đây là hẻm gì hả bác? - Hẻm xóm nhà thờ. Hẻm chùa phải đi thêm một khúc nữa. Nhớ đừng đi qúa xa là…sang con hẻm khác nữa đó. Chàng nhìn túi xách trong đó có bịch dâu tây Đà Lạt tươi ngon. Hy vọng sẽ đến đúng nhà và làm qùa cho người đẹp của lòng. Chàng lại vừa đi vừa hỏi thăm, lần này chàng quẹo vào đúng ngõ chùa, đi qua chùa thì thấy gò mả đá ong vài cái cao thấp như lời Vân kể thế là chàng vui mừng đã thoát nợ những con hẻm. Từ đây chàng chỉ việc quẹo trái là vào hẻm nhà Quế Hương, một hẻm ngắn có chừng hơn hai chục căn nhà lẽ nào chàng tìm không ra. Muốn chắc ăn chàng hỏi lũ trẻ con đang leo trèo chơi đùa trên gò mả: - Các em có biết nhà chị Quế Hương trong con hẻm này không? Vài đứa nhao nhao lên: - Cái tên lạ hoắc, tụi em không biết chị này. - Anh đi lộn hẻm rồi, hẻm tụi em không có chị Quế Hương. Chàng cố kèo nài: - Các em thử suy nghĩ xem biết đâu chị Quế Hương ở con hẻm nào gần đây chăng? - Bảo đảm với anh là không. Trẻ con chạy nhảy chơi đùa khắp xóm cả ngày mà không biết chị Quế Hương hàng xóm của chúng kể cũng lạ. Không lẽ chàng vẫn đi lạc hẻm? Chàng dắt xe quẹo trái vào con hẻm để dò tìm số nhà xem sao. Số nhà đây rồi, là căn nhà thứ năm ngay trước mặt chàng, nhưng chàng ngại ngùng do dự chưa dám gọi cổng ngay vì lời lũ trẻ đã khẳng định không có chị nào tên Quế Hương trong hẻm này. Một bà bán hàng lớn tuổi tay bưng thúng vừa đi vừa rao: - Ai bánh chưng, bánh dày giò không… Chàng liền hỏi: - Thưa bác, cho chàu hỏi thăm nhà cô Quế Hương.. Bà già đáp ngay không cần suy nghĩ: - Quế Hương nào ở đây? Tôi chịu thua… Chàng lại chìa tấm giấy ghi địa chỉ ra làm bằng chứng: - Đây bác, đúng là căn nhà này số 95/3 . - Ối giời, anh lầm to rồi. Nhà này chỉ có con bé Tẹt thôi, tôi là hàng xóm lại bán hàng qùa rong xóm này mười mấy năm còn lạ gì nó, nó thường ăn hàng của tôi, khi thì bánh chưng khi thì bánh dày giò. - Bé…Tẹt ? - Chứ còn gì nữa, mẹ nó gọi yêu thế từ khi còn bé vì …mũi nó tẹt. Chàng nhớ đến gương mặt xinh Quế Hương, rõ ràng là sóng mũi nàng cao, vậy là địa chỉ này có sự nhầm lẫn chăng ?? Ngay lúc ấy một cô gái đi tới, cô là con của bà gìa: - Anh ấy hỏi mẹ gì thế? - Anh ấy tìm nhà cô Quế Hương nào đó. Cô gái hiểu chuyện, trách mẹ: - Cô ấy lớn rồi mà mẹ cứ gọi là bé Tẹt. Thật ra trong nhà này có bé Tẹt thuở nhỏ nhưng cô tên là Thoa, chứ không phải Quế Hương mà anh đang tìm kiếm. Chàng chán nản thất vọng: - Cả hai tên bé Tẹt hay Thoa đều xa lạ qúa. Thôi, cám ơn bác và chị. Hai mẹ con bà bán hàng kia đi khỏi chàng còn đứng ngẩn ngơ, tiếc công mình từ sáng đến giờ đi tìm qua mấy con hẻm. Ngay lúc ấy cánh cổng nhà 95/3 mở toang, cô gái bê thùng rác ra để ngoài sân: - Anh làm ơn đứng xích ra, chỗ này nhà em để…thùng rác. Chàng quay lại nhìn cô gái và mừng rỡ kêu lên như sợ nàng biến mất, chìm khuất mất trong những con hẻm rắc rối này: - Quế Hương, Quế Hương đây rồi… Nàng ngỡ ngàng nhìn chàng: - Ơ,…anh đi đâu đây, sao anh biết nhà em? Chàng phàn nàn: - Tìm con hẻm nhà em đã khó, tìm được Quế Hương còn khó hơn. Anh sẽ trả lời câu hỏi của em sau. Để anh hỏi em trước đã, tại sao đã tên bé Tẹt lại là Thoa mà không là Quế Hương? Vậy tên nào là tên thật của em? - Dĩ nhiên là tên Quế Hương vì khi mang thai em, mẹ em ốm nghén thích ngửi mùi quế nên tên em mới lạc điệu… Chàng ngơ ngác chẳng hiểu gì: - Lạc điệu? - Vâng, vì tên các anh chị của em đều bắt đầu bằng TH, thế nên bố mẹ đặt em tên Thoa để gọi ở nhà cho vần điệu với tên các anh chị. Còn tên bé Tẹt… Chàng sốt ruột ngắt lời: - Anh đã biết lai lịch tên béTẹt rồi. Bà bán bánh chưng, bánh dày cho em đã khai với anh lúc nãy. Nàng hơi vênh mặt chắc là để khoe chiếc mũi cao cao: - Dù mũi em cao dần theo thời gian khi em lớn lên như bây giờ nè, thế mà hàng xóm cứ quen miệng. Vâng, hàng xóm chỉ biết em với hai tên ấy thôi, tên Quế Hương trong khai sinh ít ai biết đến. Mà anh tìm em…làm gì? Bây giờ chàng đâm ra lúng túng với tuí xách đựng dâu trên tay: - À…anh…mới đi Đà Lạt về có mua ít dâu tươi ngon mang… tặng em. Bởi thế anh mới xin Vân địa chỉ nhà em đến đây…gấp kẻo…dâu héo mất. Cô bé bắc kỳ mới 17 tuổi nhưng thừa hiểu ý đồ anh muốn đến làm quen vì hôm gặp anh ở nhà Vân anh luôn tìm cách chuyện trò với nàng, Quế Hương gỉa vờ ngây thơ và khách sáo: - Anh làm em ngại qúa, chỉ vì mấy qủa dâu tây mà đường xa vất vả. Nàng mời chàng vào nhà, bước qua cánh cổng có giàn hoa giấy đỏ, đi qua khoảng sân loáng thoáng những lá mít khô chắc từ nhà bên cạnh bay sang vì cây mít to cao ló đầu trên bức tường thấp giữa hai nhà. Chàng và nàng nói chuyện, nghe chàng kể đã đi lộn vào hẻm nhà thờ, Quế Hương cười giải thích: - Hẻm nhà thờ cũng đến hẻm chùa được mà anh, tại anh là khách lạ nên không biết đường đi. Chàng vội nắm lấy cơ hội: - Vậy hôm nào em rảnh đưa ….anh đi thăm hết mấy con hẻm xóm em nhé, để lần sau nếu có đi lạc anh còn biết đến nhà em. Nàng kể cho chàng nghe tên những con hẻm xóm mình. Hẻm “cổng thành” vì đối diện với xưởng lục quân cơ khí. Hẻm “Nhà Thờ” vì gần ngay nhà cha xứ và dẫn vào nhà thờ. Hẻm “Xóm Chùa” có lối vào cổng chùa, tuy trần tục vây quanh, trẻ con nghịch phá, người lớn thường cãi nhau ỏm tỏi, nhưng ngôi chùa nằm đầu con hẻm vẫn ngày ngày vọng câu kinh tiếng kệ. Nếu đi về hướng khác thì lại có những con hẻm mang tên khác nhau cũng dẫn vào xóm, hẻm “Mộng Thành” vì có quán cà phê Mộng Thành , hẻm “Bún riêu ” vì hàng bún riêu ngon có tiếng của bà Tư ngự trị nơi đây v..v…. Nhưng dù đi hẻm nào, vào trong trận đồ bát quái ấy cũng vẫn có thể quẹo ngang quẹo dọc, đi tới đi lui, đến nơi mình muốn. Chàng suýt xoa: - Nghe em kể anh thấy thương ….tất cả những con hẻm xóm em. Ước gì ngày nào anh cũng được đến… Nàng hóm hỉnh: - Đến làm gì? chả lẽ ngày nào anh cũng ….có dâu Đà Lạt tặng em? Quế Hương là bạn học cùng lớp với Vân. Hôm sinh nhật Vân, đám bạn Vân đã ngồi cùng bàn với đám bạn anh trai của Vân, cả bàn cùng nói chuyện vui như tết. Chàng ngồi đối diện Quế Hương, nói chuyện với Quế Hương nhiều nhất, khi ra về còn xin địa chỉ, nàng kiêu kiêu từ chối lý do là nhà em trong xóm có nhiều con hẻm anh không thể nào tìm ra đâu. Thế mà hôm nay chàng đã tìm ra. Chàng chăm chỉ đến nhà Quế Hương, chỉ vài tháng quen nhau tình cảm hai người đã trở nên thân mật, lúc rảnh rỗi nàng dẫn anh lang thang xuyên qua những con hẻm trong xóm. Vừa đi vừa nói chuyện và trìu mến kể về những người hàng xóm, cứ làm như anh muốn quen nàng thì phải…quen tất cả hàng xóm của nàng. Có hẻm dài quanh co, nhà nhô ra thụt vào, có hẻm nhỏ tối sâu hun hút ngại ngùng cả bước chân, có hẻm ngắn dẫn đến những lối rẽ nếu là người lạ sẽ phân vân chẳng biết lối nào đi… Hai người cùng ăn nhiều món qùa hàng rong trong xóm. Anh thân thiện giản dị cùng nàng ngồi hàng bún riêu bà Tư và khen là bún riêu ngon hơn nhiều nơi khác anh đã từng ăn. Con hẻm mang tên “Bún Riêu” cũng không ngoa. Nàng dẫn anh đi vòng quanh ngôi nhà thờ, chỉ cho chàng biết góc sân kia là nơi dựng hang đá mỗi mùa lễ Giáng Sinh. Thuở bé nàng đã say mê đứng ngoài hàng rào song sắt cổng nhà thờ nhìn ngắm hang đá ấy mà không biết chán. Nàng dẫn anh vào thăm chùa lễ Phật và hái hoa Ngọc Lan trồng ngoài sân chùa khi ra về, hương Ngọc Lan thơm tho quấn quýt cả hai người. Chàng đã quen thuộc nhiều con hẻm trong xóm, nhưng thân nhất vẫn là con hẻm xóm chùa nhà nàng, mỗi lần anh đến lũ trẻ con chơi đùa trên gò mả đá ong đầu hẻm cũng ríu rít chào anh, coi anh như một người thân của xóm. Một hôm anh đến và hai người cùng đi lang thang trong xóm như mọi lần, nhưng lần đầu tiên anh hỏi nàng về quán cà phê “Mộng Thành” Nàng ngạc nhiên: - Hôm nay anh thích uống cà phê ở con hẻm xa lơ xa lắc ấy hả? - Anh thích cái tên “Mộng Thành” của nó. Có phải là những giấc mộng sẽ thành sự thật không em? Thí dụ như mộng thành... đôi. Nàng chanh chảnh: - Nhưng .. “Anh ơi nếu mộng không thành thì sao?” - Mặc cho người ta hát hò thế. Chúng mình sẽ khác. Hai người vào quán cà phê hẻm “Mộng Thành”. Anh buồn buồn báo tin: - Anh sắp đi du học rồi. Đây là kế hoạch của cha mẹ và của anh từ trước khi anh quen em. Anh du học tự túc ở Mỹ, bậc trên đại học… Chàng nắm lấy bàn tay nàng, tha thiết: - Anh yêu em ngay từ lần đầu tiên gặp gỡ hôm chúng ta ăn sinh nhật nhà Vân. Sắp phải xa em anh buồn lắm, nhưng cả hai chúng ta còn qúa trẻ. Em chờ đợi anh nhé. Nàng run run cảm xúc: - Vâng em sẽ đợi anh. Chúc anh học hành thành đạt. - Anh cũng chúc em sẽ thi đậu đại học ngành nghề mà em yêu thích. Chúng ta sẽ có ngày tái ngộ. Chàng đi xa, nàng bắt đầu mộng mơ nhớ nhớ thương thương nhưng vẫn không xao lãng chuyện học hành. Đầu năm ấy nàng thi đậu vào đại học sư phạm. Hai người vẫn thường xuyên liên lạc nhau qua thư từ và cả hai cùng hứa sẽ học hành thành đạt cho ngày tái ngộ tròn vẹn niềm vui. Còn vài tháng nữa chàng sẽ trở về và nàng sẽ tốt nghiệp cô giáo. Bỗng đâu một bà bạn của cha mẹ nàng hí hửng muốn giới thiệu nàng cho một chàng trai mà bà rất ưng ý. Bà suýt xoa nói với mẹ nàng: - Tôi mà có con gái thì gả cho anh ta ngay, chẳng dại gì giới thiệu cho ai, đẹp trai học giỏi, gia thế giàu sang. Mẹ nàng hoan hỉ thủ thỉ với nàng: - Quế Hương đồng ý tìm hiểu đám này con nhé? Anh ta du học ở Mỹ và sẽ trở về nay mai. Quế Hương kiêu hãnh khoe: - Con cũng quen một anh đang du học ở Mỹ thua kém gì anh này đâu. Mẹ nàng sa sầm nét mặt: - Có phải là anh chàng từng đến nhà mình mấy lần không? Đừng thả mồi bắt bóng, cờ đến tay thì phất, đám này bạn mẹ biết rõ gia cảnh, tính nết chàng trai. Con trông đợi gì lời hứa hẹn của một người mới quen và đã đi xa ? Nàng biết nói sao cho mẹ hiểu, tình yêu ấy cho nàng một niềm tin anh sẽ không thể quên nàng, anh sẽ trở về. Quế Hương tìm cách hoãn binh : - Mẹ thư thả vài tháng nữa để con ra trường xong hãy bàn đến chuyện “ra mắt” người mà bạn mẹ mai mối. Chàng đã trở về. Những con hẻm nhà nàng lại rộn rã bước chân chàng.. Cha mẹ Quế Hương thấy chàng đứng đắn đẹp trai có ăn học nên đã chấp nhận cho con gái và chàng tìm hiểu nhau thêm trước khi quyết định đi đến hôn nhân. Họ vẫn thầm tiếc rẻ khi phải từ chối lời mai mối của bà bạn dù chưa biết mặt muĩ anh chàng kia sa sao.. Thiệp cưới đã được phát đi quanh xóm, các nhà hàng xóm bây giờ mới biết con “bé Tẹt” hay “cô Thoa” tên thật là Quế Hương. Mẹ con bà bánh chưng dày giò bảo nhau: - Từ giờ trở đi mẹ mất mối bán bánh chưng, bánh dày giò cho bé Tẹt rồi. - Ấy chết, mẹ đừng gọi “Bé Tẹt” nữa. Từ giờ chúng ta gọi cô ấy là Quế Hương. Nhận tấm thiệp mời đám cưới. Bà bạn của mẹ nàng đã phát hiện ra một điều kỳ lạ, bà sững sờ nói với mẹ Quế Hương: - Trời ơi....chàng rể tương lai nhà chị chính là chàng trai mà tôi định giới thiệu đấy. Hoá ra chúng nó đã quen nhau trước. Mẹ nàng cũng ngạc nhiên và vui mừng: - Nó có khoe với tôi quen chàng đang du học ở Mỹ. Ai ngờ hai chàng chỉ là một. - Nghĩa là duyên số nhà chị nhất định phải có chàng rể này rồi. Chúc mừng nhé. Trong khi đó chàng và Quế Hương cũng phát hiện ra điều kỳ lạ này. Nàng mở to mắt ngạc nhiên nghe chàng kể. Khi chàng sắp về nước, mẹ chàng đã báo trước là chàng sẽ đi xem mắt một cô gái xinh ngoan nào đó, chàng vâng dạ cho xong. Chỉ qua lời mai mối của bà bạn thân mà mẹ chàng đã thích mê, tin rằng cô gái ấy vừa xinh đẹp giỏi giang vừa con nhà nề nếp, là mẫu con dâu mẹ chàng mong muốn. Nàng dí dỏm trêu chọc: - May quá anh đã không đi xem mặt cô gái ấy mà…bỏ em. - Thì ra cô gái ấy là em. Anh đã chọn trước khi mẹ anh chọn. Chúng ta có duyên nợ với nhau sâu đậm qúa, đã yêu nhau lại được người quen biết cả đôi bên gia đình chúng ta nhiệt tình đòi mai mối . Giọng chàng trở nên mơ màng: - Anh đã đi tìm em trong những con hẻm… - Em biết anh muốn nói gì rồi. Những con hẻm thật dễ thương, có anh và có em… - Đúng thế, và mai sau dù cuộc đời có trở ngại quanh co như những con hẻm rắc rối của xóm em thì chúng mình vẫn không bao giờ lạc mất nhau em nhé…
Nguyễn Thị Thanh Dương Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 06/Nov/2019 lúc 1:03pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: Online Số bài: 23787 |
![]() ![]() ![]() |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
Tạ ơn người -
Ở đây vùng Tây Bắc Hoa Kỳ, hằng năm cứ mỗi độ bất chợt nhìn mấy cây
phong chỉ còn lác đác những chiếc lá vàng cuối cùng, tôi lại liên tưởng
đến những chú gà tây trần truồng nằm đè lên nhau nơi quầy thịt trong
siêu thị. Một trong những hạt mưa ân tình đậm
mãi vào hồn tôi là hình ảnh cô giáo tóc vàng tươi cười và vẻ rất thân ái
đứng sẵn nơi cửa trường chờ đón cha con tôi buổi sáng đầu tiên cháu
nhập học mẫu giáo trường Tiểu Học Hawthorne, thành phố Everett. Cậu bé
không chịu theo cô vào lớp, và cứ níu lấy quần ba. Sau nhiều lần bị cậu
học trò "lạ mặt" hất tay ra, cô giáo ôm siết lấy con tôi và ra dấu bảo
tôi về đi. Tôi vội vã, không dám quay đầu lại; vừa nghe tiếng gào thét
của con, vừa tội nghiệp cô giáo đang chịu trận với hàm răng sâu của nó
từ quê nhà mang sang chưa kịp đi nha sĩ. Chẳng hiểu cô đã "hóa phép tiên
nữ" thế nào với đứa học trò màu tóc da lạ hoắc, ngôn ngữ bất đồng, lại
chẳng được thơm tho mấy, so với bầy trẻ mũi lõ mắt xanh trông "đẹp như
thiên thần" kia để sáng hôm sau cậu qúy tử đã vội vàng buông tôi ra và
mau mắn bíu tay cô vào lớp. Nhờ vòng tay "cô như mẹ hiền" ấy, con tôi đã
bước tiếp được êm ả con đường học vấn cho đến hôm nay đang là cậu sinh
viên năm thứ hai của University of Washington. Một ngày nào khi con tôi
đã "thành tài", cha con tôi sẽ tìm gặp lại cô giáo đầu đời của cháu, dù
ngày đó không đúng vào dịp Lễ Tạ Ơn. Dịp Lễ Tạ Ơn, từ ngày được náu thân trên nước Mỹ, năm nào tôi cũng hướng lòng mình một cách riêng về người và xứ sở đã từ ái bảo bọc gia đình tôi trong cơn họan nạn. Không có nơi dung thân này, gia đình tôi chẳng còn đường nào khác hơn là phải tiếp tục chịu trận cuộc đời lưu đày trên chính quê hương mình; với hoàn cảnh bản thân, chắc chắn, các con tôi rồi sẽ "không lớn thành người".
Quê
tôi nép mình bên dòng sông La, thừa hưởng chút hơi hướng gần xa của
những bậc tiên sinh Cao Thắng, Phan Đình Phùng, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn
Công Trứ, Nguyễn Du... Làng Yên Phú, không biết đã từng có một thời
vàng son nào như ý nghĩa cái tên làng, nhưng thế hệ anh em tôi từ lúc
chào đời đến ngày sang được bên kia bờ vĩ tuyến 17, có được mấy ngày
bình yên và những chén cơm trắng. Bom đạn Mỹ và gươm súng Nhật. Trận đói
Ất Dậu. Thực dân Pháp trở lại Đông Dương. Tiêu Thổ Kháng Chiến. Cải
Cách Ruộng Đất. Đấu tố, và lũ lụt hàng năm. Làng tôi có bãi cát ven
sông, nơi vẫy vùng tuyệt vời cho bọn trẻ, nhưng mấy khi được thả cao
cánh diều. Ban ngày họa hoằn mới vắng bóng khu trục cơ và máy bay Bà Già
quân Pháp. Mọi sinh hoạt phải trong đêm. Mẹ tôi, những đêm không trăng, với gồng gánh trên vai, phải mò mẫm từng bước chân xuống bến đò cách nhà khoảng chừng cây số, đi nhóm chợ bên kia sông, và trở về trước lúc trời sáng. Có những lần chợ về, bà hớt hãi chạy vào nhà, khi thì nói vưà bị một bầy lợn con bỗng dưng hiện ra rượt theo bà rồi biến mất; khi thì bảo thấy một đám người mặc đồ trắng xoá chân đi không vướng đất lởn vởn trước mặt. Những chuyện đại loại "ma nhát" đều xảy ra khi đi ngang qua khu vườn hoang ông Bát Ẩm. Khu vườn này chỉ cách nhà tôi vườn người bác ruột kế bên. Theo kể lại, nơi đây trước kia là bãi chiến trường giữa Trang Hét và lính Tây. Trang Hét là tên hai ông Trang và ông Hét được linh mục Đậu Quang Lĩnh vốn người làng Yên Phú, lúc đó đang đứng đầu một tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp từ miền Nam phái về quê ngài để vận động những nhà giàu đóng góp tiền của nhằm việc mua vũ khí. Chẳng may, khi vừa đến ở trong nhà ông Bát Ẩm thì bị lộ tông tích và quân Pháp đến bao vây kêu gọi ra đầu thú. Hai ông Trang Hét đáp trả bằng những tràng đạn. Cuộc giao tranh rất dữ dội khiến quân Pháp chết và bị thương rất nhiều (Cha tôi nói nghe rất nhiều tiếng la hét rên rỉ của thương binh Pháp lúc họ được đưa xuống tàu thuyền đang cặp bến trước nhà tôị), mà vẫn không diệt được Trang Hét; Pháp đổi chiến thuật, cho người bò vào đốt nhà. Khi tiếng súng yên, người ta thấy xác hai người cháy đen trong tư thế chỉa súng vào đầu nhau. Cha tôi xuôi ngược trên nước sông
La với chiếc thuyền gỗ chở thuê những hàng hoá như khoai sắn, cam,
bưởi, lúa, ngô tùy theo mùa. Cũng đầy nguy hiểm. Có lần anh em tôi được
đi theo thuyền và tưởng đã chết trôi mất xác khi bị tàu bay Pháp bắn
xuống thuyền (may mắn bỏ thuyền bơi lên bờ kịp và chui trốn giữa những
hàng... khoai lang). Có lẽ do một phần anh em tôi còn quá nhỏ, phần bởi
bận việc mưu sinh, hay vì lý do nào khác, cha tôi không bày tỏ tâm sự
với con cái, nhưng đôi lúc qua chén rượu, ông đã để lộ nỗi tiếc nuối về
một quá khứ nho phong nào đó... Còn anh em chúng tôi, trường làng
không có, phải băng qua đồng ruộng hoang vắng, qua nghĩa trang rờn rợn
đến trường xã cách xa hàng cây số, dưới lúc mưa phùn gió Bấc, lúc ánh
sao đêm, và ngồi học với ghế bàn xập xệ bên ngọn đèn dầu hiu hắt của ai
nấy mang theo; sinh hoạt tuổi thơ là "tranh thủ" đào hầm trốn bom dưới
gốc cây các quanh vườn ("các", tên một loại cây cao to, có trái lấy hột
để làm dầu gì đó mà nay tôi cũng không còn nhớ), là "chuyên ngành" hát
múa "Ai yêu bác Hồ bằng các em nhi đồng; Dân Liên Xô trên cánh đồng hoa;
Mặt Trời Đông; Kết Đoàn..." Có lần trong giờ khoa học, vào lúc tờ mờ
sáng, thầy giáo bảo cả lớp ra ngoài sân kiếm mỗi đứa hai cây que làm
thành đôi đũa, rồi theo thầy đi ra đồng bắt vi trùng vưà do tàu bay Pháp
thả xuống lúa đêm qua; với kết quả "đạt chỉ tiêu" là tiếng nhao nhao
"con nỏ chộ chi mô cả" (con không thấy gì cả) của bầy học trò...
Chương Khuê Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 16/Nov/2019 lúc 10:28am |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
Tôi để hai túi xách lên trên quầy tính
tiền, đứng trước tôi là một người cũng đang lấy từ trong xe chợ đầy ắp
những món hàng để lên quầy, quay lại nhìn thấy tôi chị lịch sự : ************* Ngày xưa nhà tôi và nhà Lam ở cạnh nhau
trong một xóm nhỏ, hai đứa lại học từ tiểu học đến trung học đều chung
lớp chung trường nên chơi rất thân. Tôi hay sang nhà Lam chơi, thậm chí
có hôm còn ngủ lại ở nhà Lam nữa, mẹ tôi đã nói đùa với mẹ Lam: ************ Sau này mỗi một tuổi đời lớn lên trong
cuộc sống, tôi càng thấm thía hiểu được mối tình của anh, tôi luôn bị
dày vò ân hận vì mình mà anh Phượng dang dở chuyện học hành, đời lính
trôi dạt đó đây. Nguyễn Thị Thanh Dương |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7169 |
![]() ![]() ![]() |
GIỌT NƯỚC MẮT MUỘN MÀNG![]() GIỌT NƯỚC MẮT MUỘN MÀNG Truyện ngắn Vợ hắn bảo: - Anh ạ, mai thứ bảy rồi đấy. Mẹ về, mình mua cái gì cho mẹ ăn chứ nhỉ. Hắn tỏ ra khó chịu: - Ôi giời, vẽ chuyện. Chợ đầy thứ ra, mua gì mà chẳng được, sao cứ phải ngậu lên. - Thế thì nói làm gì. Em tính mai đi sớm, lên chợ Thành Công mua mấy cân rươi, chắc mẹ thích lắm. "Ừ nhỉ, con mẹ này nhiều khi cũng thông minh đáo để" - hắn nghĩ vui vui thế. Từ ngày hắn đi học đại học, ra trường rồi công tác cho đến bây giờ, hắn chẳng biết đến mùi vị những món ăn chế biến từ rươi. Chợ gần nhà hắn thì không có, muốn mua phải đi mất hơn chục cây số. Mùa rươi lại ngắn ngủi, chỉ trong vòng vài ngày. Mặt khác, hắn đã quen với lối suy nghĩ của thời kinh tế thị trường, chẳng ăn thứ này thì thứ khác, thiếu gì món ngon. Mẹ hắn lên chơi với em hắn trên Bắc Giang từ đầu tháng, đến nay đã được ba tuần. Hôm kia, em hắn gọi điện bảo thứ bảy tuần này sẽ đưa mẹ xuống vì bà đã muốn về. Em hắn công tác xa nhà, cuối tuần mới về. Trong bụng hắn mừng vì không "mang tiếng" là lên đón mẹ nhưng hắn không tỏ thái độ gì. * Hắn có một tính rất khỉ là hay làm vẻ lạnh lùng đối với mọi người trong nhà. Hắn thích quan tâm đến mọi người theo kiểu của hắn, không muốn tỏ ra ủy mị, vồ vập, sốt sắng. Mẹ ốm, hắn bắt vợ đi chợ mua tim cật về nấu cháo cho bà, hoặc tìm những thứ gì mà hắn biết là mẹ thích. Sau mẹ hắn khoe với mọi người là hắn cũng biết quan tâm đến bà. Hắn mắng vợ: "Anh bảo em nấu cho mẹ ăn thì em cứ nấu, lôi anh vào làm gì". Có lần mẹ hắn ra chợ chơi, thấy lâu không về, hắn sốt ruột đi tìm. Người già, một mình ra phố, biết đâu được. Gặp mẹ đang trên đường về, hắn định tránh đi nhưng bà đã trông thấy hắn. Bà hồ hởi: "Thế con ra tìm mẹ à" Hắn thản nhiên: "Đâu có, con đi mua mấy thứ. Mẹ đi được thì về được, việc gì phải tìm" làm niềm vui của mẹ hắn tắt ngóm. Đã thế, hắn lại ngang và hay trêu ngươi. Mẹ trách hắn đi đâu, về nhà chẳng hỏi han mẹ lấy một câu, hắn cáu: "Thì ngày xưa, con đi học về không chào ai thì mẹ chẳng nói gì. Giờ con lớn thế này, lại có cả bốn đứa để sai bảo mà mẹ ne nẹt như với đứa trẻ là sao. Lại còn bắt hỏi thăm sức khỏe nữa. Con trông thấy mẹ là biết khỏe hay yếu chứ. Rõ là nhiêu khê". Bốn đứa mà hắn nói tới là vợ và con hắn, nhưng hắn thích gộp ráo cả vào một đám gọi là chúng nó. Vợ hắn mắng con, nó cãi lại, hắn quát: "Hai đứa im ngay, không cãi nhau nữa". Hắn đi làm về, đứa lớn nhanh nhẹn: "Con chào bố". Hai đứa em thấy thế cũng đồng thanh: "Con chào bố". Hắn liếc vợ rồi quay sang lũ trẻ con: "Thế còn đứa nào chưa chào bố?" Vợ hắn nguýt: "Này, quên cái suất ấy đi nhá". Có lần mẹ hắn tức bảo: "Tao chỉ cần trước đây tao nuôi chúng mày như thế nào thì bây giờ chúng mày nuôi tao thế vậy". Thế là hắn liền xổ ra một tràng: - Được nhá, mẹ muốn thế không? Vậy ngày xưa trời nóng, con phải quạt bằng mo cau. Bây giờ hôm nào nóng, mẹ đừng dùng quạt điện nữa nhá, Con tắt luôn cả điều hòa đi rồi mua hẳn quạt nan cho mẹ quạt. Còn ăn thì con ăn thế nào mẹ ăn như thế, con không ăn giấu mẹ cái gì là được. Con đi nhậu ở đâu thì mang phần về cho mẹ, như ngày xưa di ăn cỗ, mẹ vẫn mang phần về cho con ấy. Mẹ nuôi con mười tám năm. Vậy con nuôi mẹ đủ mười tám năm mà mẹ vẫn còn sống thì con kệ mẹ nhé. Ngày xưa, con hư thì mẹ đánh, bây giờ mẹ trái ý con thì làm sao đây ... Mẹ hắn đã chọc đúng vào cái mớ lý sự rất chầy cối của hắn. Hình như vẫn đang thích thú với cái trò lập luận quái đản này, hắn tiếp: - Còn hôm nào vợ chồng chúng con đi chơi thì mẹ cũng rủ cụ Tảo đi cho công bằng, con không cấm. Cụ Tảo là bố anh Huân hàng xóm. Cụ bà mất, cụ ông lên ở với con trai, na ná như hoàn cảnh mẹ hắn. Hắn thấy thế hay bông lơn gán cụ Tảo cho mẹ hắn. Có lần anh Huân sang nhà hắn gọi nhờ điện thoại. Khi anh về rồi, hắn bảo mẹ: - Bác ấy giả vờ để sang xem mắt mẹ đấy. Mẹ không thấy bác ấy vừa gọi điện vừa nhìn mẹ à. Hôm qua con mới nói chuyện với bác ấy, thế mà nay đã sang ngay. Chứ nhà bác ấy còn lắp điện thoại trước cả nhà con cơ, việc gì phải nhờ. Mẹ hắn bảo: "Tao không nói chuyện với thằng luyên thuyên như mày" rồi bà bỏ đi nằm. Mẹ hắn hay kể với con dâu chuyện ngày xưa bà nuôi anh em hắn ăn học vất vả như thế nào. Hắn nghe thấy, ngứa mồm nói luôn: - Thì bây giờ mẹ muốn đi học, con có cấm mẹ đâu. Rồi hắn quay sang vợ: - Mai mẹ mày mua vở cho bà đi học. Còn mấy đứa thay phiên nhau dẫn bà đến trường nghe chưa. Đại khái cứ như thế, mẹ hắn tức không thèm nói chuyện với hắn nữa. Nói làm gì với thằng ngang như cua. Có điều gì ấm ức, bà lại thì thọt kể lể với con dâu. Trong bằng ấy đứa con, bà có vẻ hợp vợ hắn hơn cả. Được cái vợ hắn cũng chịu khó hầu chuyện mẹ chồng. Thỉnh thoảng, hắn lại hỏi vợ: "Mẹ có nói gì anh không?". * Vợ hắn nhắc đến chuyện mua rươi cho mẹ ăn là do nhớ lại buổi tối cũng bằng giờ năm ngoái. Hôm ấy cả nhà ăn cơm xong, mẹ hắn ngồi kể chuyện ngày xưa. Chuyện của bà hôm ấy lại gợi đúng vào kỷ niệm ấu thơ của hắn mà hắn thích. Hắn hào hứng cùng mẹ ôn lại những mùa rươi ở quê nhà. "Tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng năm" là câu tục ngữ nói về mùa rươi. Nói thế nhưng không cứ gì đôi mươi hay múng năm mà là vào thời điểm ấy, rươi lên rộ nhất. Mỗi năm vào độ cuối thu, khi có gió đông về, rồi sau vài cơn mưa lác đác, cơ man nào rươi dưới ruộng chui lên. Những con rươi xanh, đỏ, vàng bơi loang loáng loằng ngoằng dưới nước. Ở những chỗ có dòng chảy lớn người ta đóng sắm để hứng rươi. Chị em hắn thì chỉ vớt rươi bằng vợt, được chăng hay chớ nhưng cũng không đến nỗi nào. Hắn thích nhất là ngồi vớt rươi ở cái rãnh cắt qua ngõ nhà hắn mà người ta xẻ ra để lấy nước vào ruộng. Rãnh chỉ rộng bằng nửa bước chân trẻ con, nên nước chảy rất xiết. Thường ngày, hắn hay tha thẩn ở đây, ngắt là mây chơi thả thuyền. Ở nhà không phải đi đâu mà vẫn kiếm được cái ăn, thú gì bằng. Hắn vớt rươi như một trò chơi, góp chung vào với cả nhà. Mỗi hôm như thế, thường là đủ bữa. Mà không đủ bữa thì đã có chợ. Chợ bán nhiều và cũng rẻ vì hồi ấy không có chuyện mang hàng từ vùng này qua vùng khác, rươi lại không để được lâu. Mẹ hắn mua hàng cân. Hắn hay được ăn các món chả rươi, rươi xào cải, rươi nướng. Mẹ hắn chế biến thức ăn đủ cho một bữa, còn bao nhiêu thì làm mắm ăn dần. Rươi là đặc sản của tạo hóa ban cho con người, ai chỉ ăn một lần là nhớ mãi. Sau này, người ta dùng thuốc trừ sâu nhiều, rươi cũng ít dần, mùa rươi không náo nức nhộn nhịp như trước. Tuy mẹ không yêu cầu nhưng hắn biết nếu hắn làm một bữa rươi cho mẹ bớt phần nào nỗi nhớ quê hương, hẳn bà vui lòng và cảm động lắm. Tuổi già, ăn được là bao. Cái quí là con cái nó quan tâm đến mình. Nhưng tính hắn lại ngang. Hắn không muốn làm điều gì để người khác cho rằng hắn vì mình. Hắn muốn làm những việc mà hắn phải tự nghĩ ra, không phụ thuộc vào ý muốn của ai đó. Rồi công việc hàng ngày bận rộn, hắn cũng quên luôn. Giá phải bỏ một buổi đi xin học cho con, tất nhiên là hắn nhớ, cũng giống như mẹ hắn chẳng bao giờ quên đi họp phụ huynh cho hắn. Mẹ hắn nuôi hắn qua bao nhiêu mùa rươi. Thế nhưng ở với với hắn bằng ấy năm, hôm nay hắn mới nghĩ đến chuyện làm cho mẹ món ăn nhà quê mà người dân vùng biển đi đâu cũng nhớ ấy. Vậy mà vợ chồng hắn cũng phải bàn bạc, lên kế hoạch cứ như là chuẩn bị cho một sự kiện gì hệ trọng lắm. * Mẹ hắn đi mấy tuần, hắn cũng thấy nhớ. Mỗi lần về nhà, hắn có cảm giác cửa nhà khang khác, thiêu thiếu cái gì. Mấy lần hắn định gọi điện nhắn mẹ về nhưng lại thôi. Hắn không muốn cho mẹ biết mình nghĩ gì về bà. Lần này nghe vợ bàn thế, hắn cảm thấy vui lòng. Mặc dù với mẹ, hắn cố tỏ ra không mấy quan tâm nhưng hắn vẫn để ý cách cư xử của vợ đối với mẹ. Vợ hắn vẫn biết, trái ý chồng là chết ngay với hắn. Nhưng hắn có mắng vợ, không bao giờ để cho mẹ hắn thấy. Hấn không thích cho mẹ biết là hắn bênh bà. Hắn cứ thế và tự biết trong con người mình có rất nhiều mâu thuẫn. Nhưng cuối cùng thì hắn vẫn mặc, cứ để ai hiểu hắn như thế nào thì hiểu. Vợ hắn bảo: - Em mua thì cứ mua nhưng em không biết làm đâu đấy. Hắn giễu: - Cái dân đồng mầu nhà em có được ăn bao giờ đâu mà biết làm. Sợ vợ tự ái, hắn lại ân cần: - Em cứ mua về, món gì anh làm được thì anh làm, món gì không biết thì hỏi mẹ. Mua lấy vài cân vào. Thừa thì nhờ mẹ muối, ăn dần. Lòng hắn vui vui khi nghĩ đến ngày mai em hắn đưa mẹ hắn về. Ba tuần đi chơi xa, hẳn là mẹ con bà cháu có nhiều chuyện để nói lắm. Hắn sẽ mua một can bia hơi Hà Nội là đồ uống mà anh em nhà hắn thích, gọi thêm mấy đứa em nữa đến cùng vui. * Nhưng thật đáng đời cho hắn. Cái dự định xuất phát từ lòng tử tế hiếm hoi ấy của hắn đối với mẹ, hắn chẳng bao giờ thực hiện được. Khoảng ba giờ chiều, chuông điên thoại nhà hắn đổ. Đầu dây bên kia tiếng em dâu hắn hốt hoảng: - Anh lên ngay. Mẹ bị ... Hắn sốt ruột: - Bị sao? Thím nói nhanh lên xem nào. Em dâu hắn lắp bắp: - Mẹ bị ... ốm ... nặng .. Bỗng có tiếng đàn ông xen vào: - Cô đưa đây. Lúc này mà còn định giấu là sao. Rôi người đó giật lấy ống nói: - Bà mất, vừa xong. Hắn gào lên: - Mất rồi mới báo. Sao không báo từ lúc bà ốm. - Bà bị đột quỵ, ai mà biết trước ... Hắn rụng rời buông máy ngồi phịch xuống nền nhà. Sao tử thần lại bắt mẹ hắn đi đúng vào sát ngày mà mẹ hắn sẽ trở về với hắn. Vậy là mẹ hắn chết vì chính cái bệnh mà bà đã báo trước cho hắn. Hôm đó cách đây chừng hai tháng, tự nhiên mẹ hắn vét hết tiền trong túi đưa cho hắn: - Mẹ bị bệnh huyết áp cao, người ta bảo bệnh này, người già có thể chết bất cứ lúc nào. Mẹ còn dành dụm được chút tiền, các con giữ lấy, nếu mẹ có mệnh hệ gì thì thêm vào đỡ phần nào cho các con việc tang ... Hắn át đi: - Mẹ chỉ vớ vẩn. Tự nhiên nói đến chuyện chết với chóc. Còn lâu mẹ mới chết. Rồi hấn bịa ra để trấn an mẹ: - Con đi xem rồi, thầy bảo mẹ thọ đến ngoài chín mươi cơ. Khi ấy, hắn có hiểu gì về bênh huyết áp đâu. Hắn nghĩ mẹ hắn huyết áp cao cũng như hắn huyết áp thấp. Chắc bà có nhiều điều không bằng lòng với hắn nên làm ra thế để dọa hắn mà thôi. Mẹ hắn tuy hơn tám mươi nhưng vẫn khỏe. Bà vẫn khâu vá được, tự xỏ được kim, nói năng minh mẫn, đi lại còn nhanh nhẹn. Ngoài việc nuôi mẹ ngày mấy bữa ăn, chẳng một đứa con nào phải hầu hạ mẹ. Hắn thấy thế nên chưa bao giờ nghĩ tới chuyến đi vĩnh viễn của bà. * Vợ chồng hắn tức tốc thuê xe lên Bắc Giang đưa mẹ về. Em hắn cũng chỉ về trước hắn mấy chục phút. Y hoàn toàn không biết tin mẹ mất vì không ai liên lạc được. Y về là để ngày mai đưa mẹ xuống nhà hắn. Chỉ đến khi về nhà, em hắn mới biết mẹ không còn nữa. Ba ngày lo đám tang cho mẹ, hắn không nhỏ giọt nước mắt nào. Hắn không có thời gian để khóc. Hắn biết vai trò và phận sự của hắn trong việc tang lễ cho mẹ. Đến ngày thứ tư, khách đã về hết, hắn vào phòng chốt cửa nằm vật ra. Vậy là hắn mồ côi mẹ thật rồi. Hắn nghĩ thế mặc dù vẫn biết chữ mồ côi người ta chỉ dùng cho những đứa trẻ mất cha hay mẹ khi chưa đến tuổi trưởng thành. Hắn chưa quen không có mẹ. Lúc bé, hắn dựa dẫm vào mẹ đã đành, lớn lên có vợ con rồi, hắn vẫn cần mẹ để thỏa mãn cái tính ngỗ ngược, ngang ngạnh của hắn. Hắn biết, hắn chỉ có thể làm được những điều ấy với mẹ chứ không thể là ai khác. Người mẹ, có thể có chuyện này chuyện khác với con dâu hay với cả con gái, nhưng hiếm người mẹ nào lại ghét bỏ con trai, dù chúng hư hỗn đến mấy. Bằng ấy năm có mẹ, nhưng bây giờ hắn mới biết hắn cần mẹ đến chừng nào. Hắn chỉ biết đến điều đó khi không còn mẹ. Giá mà mà mẹ hắn sống thêm được ít nữa, hắn sẽ ..., hắn sẽ ... Nhưng hắn chỉ "sẽ" thôi chứ không bao giờ hắn làm được. Có một cái "sẽ" chắc chắn hơn cả là hắn sẽ vẫn như thế. Vì làm sao hắn biết được mẹ hắn chết vào lúc nào. Và chỉ khi mẹ chết, hắn mới nghĩ đến chữ "giá mà" Bao nhiêu những lạnh lùng, những kìm nén, giấu giếm tình cảm của hắn đối với mẹ lúc này hóa hết thành nước mắt. Hắn để mặc nó chảy thành dòng xuống gối. Hắn nấc lên và rên ư ử như trẻ con bị đòn đau, giờ mới ngấm. Hắn nhớ lại có lần mẹ hắn nói với hắn: "Chỉ đến lúc nào tôi chết, các anh mới biết thương tôi". Hắn cắn môi, cay đắng. Hắn chợt nghĩ hình như ông trời bắt mẹ mẹ hắn đi và chọn đúng vào ngày ấy là để trừng phạt hắn, để mở mắt ra cho hắn mặc dù có muộn, để hắn tử tế hơn với những người còn sống. Mãi trưa, hắn mới dậy. Hắn rửa mặt cẩn thận rồi ra khỏi phòng. Xuống dưới nhà, hắn trông thấy mấy đứa trẻ con, liền quát: - Chúng mày không ăn cơm đi còn chờ bố làm gì. Bố mệt nghỉ một tí rồi ăn sau thì đã sao. Chợt nhớ ra là mình đang đứng trước mặt vợ con, hắn liếc nhanh vào cái gương tủ. May mà mắt hắn không còn hoe đỏ, trông không giống như người vừa khóc. Nguyễn Tường Thụy |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
![]() |
|
<< phần trước Trang of 159 phần sau >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |