Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Chuyện Linh Tinh | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh |
Chủ đề: Việt Nam- Về tất cả | |
<< phần trước Trang of 120 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23197 |
Gởi ngày: 27/Jul/2024 lúc 12:34pm |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23197 |
Gởi ngày: 29/Jul/2024 lúc 9:50am |
Những hình ảnh quê hương Việt Nam <<<<<<
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23197 |
Gởi ngày: 03/Aug/2024 lúc 1:31pm |
Thịt Dê nấu "Cà Ri Cay" tiếp đãi Anh Toàn tại quê hương Chú Hai | Nét Quê #529 <<<<<<Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Aug/2024 lúc 8:29am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23197 |
Gởi ngày: 16/Aug/2024 lúc 8:24am |
SÀI GÒN KHẮC KHOẢI TIẾNG RAO ĐÊMSài Gòn lắm ngõ ngách, có những con ngõ, con hẻm được đặt tên và phần lớn là không tên. Nhưng dù ngõ ngách, hẻm hóc có tên hoặc không tên đều tượng trưng cho những khu xóm lao động nghèo nằm sâu cạnh những vùng thị tứ tấp nập của thành phố và ở đó ngày nắng cháy bỏng da hay những đêm mưa rét cóng của một thời “Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ” tiếng rao của những người bán hàng gánh, thúng bưng vẫn là mối hoài niệm khó quên đối với những ai là dân cố cựu của đất Sài Gòn. Ngày ấy, khoảng năm 1963-1964 nhà tôi ở hẻm Nam Tiến đường Bến Vân Đồn Q4 (Hồi đó còn gọi là Khánh Hội) bị hỏa hoạn, trận hỏa hoạn kinh hồn từ 16 giờ đến 3 giờ sáng hôm sau mới được dập tắt đã thiêu rụi cả một khu vực rộng lớn gồm toàn dân lao động nghèo. Gia đình tôi cũng như những người dân khác trong khu hỏa hoạn phải tìm chỗ trọ mới. Tôi về ở trọ nhà một người bác, bà con xa ở hẻm Hãng Phân đường Bến Vân Đồn. Đây là con hẻm nhỏ nằm gần hãng thuốc lá Bastos dẫn sâu vào chợ Hãng Phân ăn luồn qua một khu vực khác cũng thuộc Q4. Tôi ở trên căn gác gỗ trần lợp tôn ẩm thấp và nóng hầm hập như lò bánh mì. Năm ấy tôi chuẩn bị thi Trung học Đệ nhất cấp, một kỳ thi rất quan trọng thời bấy giờ nhưng điều kiện học tập thiếu thốn do ở trọ, nhất là thiếu ánh sáng học bài. Mỗi tối tôi ngủ ngoài mái hiên gác trọ và học bài nhờ ngọn đèn đường neon ánh sáng xanh nhợt nhạt từ trên cây cột điện trước cửa nhà hắt xuống. Nhà bác tôi rất đông người, căn gác nhỏ kẻ lớn, người nhỏ ngủ sấp lớp, trên gác lại có mấy khạp mắm lóc, mùi mắm trong đêm khuya bốc lên ngợp thở nên tôi ngủ ngoài mái hiên gác trọ được hít thở không khí trong lành, không có mùi mắm và được tự do ngồi ngắm sinh hoạt trong con hẻm sâu hun hút dần thưa vắng người lúc nửa đêm khiến tôi thích thú như được ở chốn… thiên đàng. Nhưng ở ngoài mái hiên có khó khăn trong việc đi lại, cửa trước dưới nhà thì đóng, muốn xuống đường dạo chơi tôi phải… đu cột đèn xuống, khi lên cũng phải leo cột đèn để lên. Tuy nhiên như thế cũng là sự tự do, không phiền lụy đến người trong nhà. Những buổi tối nằm trong mùng, hay ngồi dựa lan can gác học bài dưới ánh đèn đường tôi thường chú ý đến những người bán hàng rong khi họ cất tiếng rao từ đầu hẻm. Chị bán chè bà ba có giọng rao lanh lãnh, trong vắt :” ai ăn chè bột khoai nước dừa đường cát h…ô…n”, chú “chệc” bán bánh tiêu, bánh bò đạp chiếc xe có cái lồng kiếng đựng bánh phía trước giọng lơ lớ: “ Ai bánh tiêu bánh bò ché q…u…ả…y lớ”. Không hiểu sao cuối câu rao lại có chữ lớ lên cao giọng khá ngô nghĩnh. Rồi ông đấm bóp giác hơi đạp xe rè rè vào hẻm với tiếng rao rất đặc trưng không thành lời mà vang lên một âm điệu “xập xòe” của xâu nút khoén đong đưa, lắc lư. Nhưng ấn tượng với tôi hơn cả là người bán “chí mà phủ” tức chè mè đen, một loại chè đặc trưng của người “khách trú” theo tên gọi thời bấy giờ. Đó là người đàn bà Tàu tấp người, lưng hơi còng với thời gian, mặc bộ đồ sẫm màu đen, cũ, đầu đội nón rộng vành có cái chóp nhọn, chân mang dép cao su lẹp xẹp, gánh trên vai thùng chè tròn có nắp đậy phía dưới là cái lò than đỏ rực phía trước. Gánh phía sau là thùng nước rửa chén, đậy bằng một cái khai nhôm, trên có mấy cái chén và mấy cái muỗng. Người đàn bà Tàu bán “chí mà phủ” này mỗi lần gánh chè vào hẻm đều cất giọng rao rất đặc trưng: “ chí mà p…h…ụ” âm thanh nghe đục, ngắn, cất lên đột ngột mà chấm dứt cũng rất đột ngột khiến người nghe thấy thiếu thiếu và tức tức đâm ra tò mò và muốn…ăn chè mè đen của bà một lần cho biết. Và tôi đã ăn thử một lần cho biết rồi…ghiền luôn. Phải nói “chí mà phủ” của người đàn bà Tàu này có bí mật “gia truyền”, nó có hương vị đặc biệt, béo, bùi, thơm không ngọt gắt, ngon…không tả được và không giống như chè mè đen người khác bán mà tôi cũng thường ăn, kể cả ông già người Tàu bán bên hông phía nhà chú Hỏa đường Nguyễn Thái Bình Q1 (bây giờ). Tôi đã trở thành mối ruột cùa người đàn bà Tàu bán “chí mà phủ” từ những đêm trèo cột đèn xuống khi bà cố ý ngồi lại dưới chân cột đèn, đặt gánh chè xuống và rao: “chí mà p…h…ụ”. Ngày nắng gánh chè của bà vơi gần đáy, nhưng ngày mưa thường ế nên bà mời tôi ăn ủng hộ cũng với giọng khàn khàn, đục đục, lơ lớ:” hầy, mưa gió ế quá lị ăn ủng hộ ngộ một hai chén li”. Ăn thì được, nhưng học trò nghèo ăn chịu hơn là trả tiền mặt. Và mãi tới tận bây giờ tôi nhớ là vẫn còn…nợ bà người Tàu bán “chí mà phủ” mấy chén chè chưa trả. Những tiếng rao dài ngõ hẻm, âm vang tiếng rao hàng gánh, thúng bưng rất đặc trưng của những người bán quà rong Sài Gòn thủa ấy vẫn còn đi theo mãi với tôi cho tới tận bây giờ với nỗi nhớ hẻm, nhớ thời “Sài Gòn đèn ngọn xanh ngọn đỏ” khôn nguôi. TỪ KẾ TƯỜNG Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Aug/2024 lúc 8:28am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23197 |
Gởi ngày: 19/Aug/2024 lúc 1:40pm |
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/Aug/2024 lúc 1:48pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23197 |
Gởi ngày: 22/Aug/2024 lúc 7:17am |
Tôi Sợ Hà Nội
Tôi xa Hà Nội từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, kể từ ấy tôi cũng ít về thăm nhà, nhưng mỗi lần về tôi đều rất sợ nhất là những lần về gần đây và tôi có một cái cảm giác càng về nhiều tôi lại càng sợ hơn, mặc dù tôi rất yêu Hà Nội. Tôi sợ cái văn hóa giao thông bát nháo không luật lệ, tôi sợ cái văn hóa giao tiếp ứng xử chộp giật kiểu chợ búa. Một cái nữa mà tôi sợ nhất đó là một môi trường đầy ô nhiễm của khói bụi xe máy cộng với rác rưởi và những con người vô ý thức. Người ta cứ nói Hà Nội bây giờ đã đổi mới, hiện đại và lộng lẫy hơn xưa lắm nhưng với tôi có chăng cũng chỉ được một vài con phố đếm trên đầu ngón tay. Thực ra, nếu xem xét thật kỹ với một lăng kính ở nhiều góc độ thì hiện nay đời sống Văn hóa của người Hà Nội đã xuống cấp trầm trọng cho nên mới dẫn đến tình trạng như vậy. Đúng, nhiều lúc tôi rất nhớ nhà hay nói đúng ra là nhớ Hà Nội. Tôi muốn về thăm nó, ao ước được nhìn thấy nó nhưng đến khi về là tôi lại có cái cảm giác sợ Hà Nội và đến khi ra đi tôi lại thở phào một cách nhẹ nhõm. Quả thực nhiều khi trong tôi luôn có hai thái cực với những cảm xúc lẫn lộn, bởi tôi rất yêu Hà Nội nhưng bây giờ tôi lại rất sợ nó. Hà Nội không chỉ là Quê hương của tôi, nơi tôi được sinh ra và lớn lên cùng với bao thế hệ trong gia đình mình. Nó còn là Thủ đô của đất nước, là Trung tâm kinh tế Văn hóa của cả nước, đáng ra phải là nơi văn hóa lịch thiệp đúng với câu ca dao từ ngày xưa để lại: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An Thế nhưng không ít lần khi tôi về thăm nhà đã phải lắc đầu ngán ngẩm và thú thực chỉ mong đến... ngày đi. Và lý do cũng chỉ vì tôi đã được chứng kiến mục sở thị những cảnh giao tiếp hỗn độn, bát nháo và nhếch nhác của một đô thị được xây dựng, quy hoạch không bài bản. Người ta thường nói: - Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố thị như một sự tự hào. Nhưng bây giờ cái đó không còn nữa, sự phồn hoa và thanh lịch của nó đã biến mất để nhường chỗ cho một xã hội biến tướng lấy quyền lực, đồng tiền và vật chất làm đạo lý. Nếu một ai đó có dịp ngồi trên máy bay quan sát đường phố Hà Nội thì thấy các phương tiện tham gia giao thông trên đường chẳng khác gì một đàn kiến lúc bị vỡ tổ, mạnh con nào con nấy bò. Chả thế mà bạn tôi khi sang Việt Nam, đến thăm Hà Nội đã không dám cả qua đường bởi vì rất họ sợ tai nạn. Còn nếu chẳng may sơ ý va chạm với ai đó ngoài đường người ta có thể ngay lập tức văng ra những lời lẽ đầy tục tĩu để đe nẹt và hăm dọa, thậm chí đến mức còn xô xát và đánh nhau... Con người ta ở đây bây giờ đối xử giao tiếp với nhau không còn có sự hào hoa phong nhã nữa, mà ngược lại tôi đã gặp rất nhiều cảnh chướng tai gai mắt ở ngoài đường thật dữ tợn và ghê sợ. Nếu sáng ra đi mua đồ mà chẳng may một ai đó hỏi người bán hàng, mặc cả mà không mua thì lập tức sẽ bị nghe những lời nói xúc phạm và khó nghe, thậm chí còn bị chửi và “đốt vía”... Nói tóm lại, hiện nay Hà Nội của tôi càng ngày càng nhiều những người hung hăng, thô lỗ theo đúng sự “phát triển” của nó. Nhất là với những người như tôi xa Hà Nội đã lâu ngày, giờ đây khi quay trở lại cũng phải giật mình bởi sự thay đổi đến chóng mặt của Hà Nội, tích cực có nhưng thật đáng tiếc là vẫn còn rất nhiều thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Hà Nội là một Thủ đô, một Trung tâm Kinh tế và Văn hoá của cả nước, là bộ mặt của Việt Nam mà cơ sở hạ tầng thì bẩn thỉu, lộn xộn, văn hóa và ý thức con người thì xuống cấp trầm trọng. Đành rằng người ta vẫn biết và thông cảm cho cái gọi là “đang phát triển và hội nhập” nên không tránh được những mặt trái của nó, nhưng nhiều khi tôi nghĩ dường như Hà Nội của tôi có nhiều cái mất và đi xuống hơn là so với những cái được. Tại sao vậy? Bởi vì cái “phông” Văn hóa của “những người sống ở Hà Nội” thật là kém. Rất nhiều người ăn mặc bảnh bao, có trình độ bằng cấp học vấn cao nhưng cách cư xử của họ làm cho tôi không thể nào hiểu nổi. Cách ứng xử thật thô thiển đã phản ánh trình độ nhận thức cũng như Nhân sinh quan của họ chỉ dừng lại ở cái mức mà người ta gọi là “Văn hóa lùn mà thôi. Vì vậy Hà Nội của tôi bây giờ dù có phát triển đến đâu đi chăng nữa thì cũng chỉ là một cái “nồi lẩu” không hơn không kém với đúng nghĩa của nó mà thôi. Hà Nội của tôi bây giờ trong con mắt của Người nước ngoài chỉ còn là một cái “mớ bòng bong” hỗn độn, ngột ngạt với những vụ làm ăn lừa đảo chộp giật. Cuộc sống thì chi phí đắt đỏ nhưng chất lượng lại rất kém, giao thông thì vấn nạn và tắc đường. Nói đúng ra, Hà Nội bây giờ không khác gì một cái chợ... Để đến bây giờ khi ngồi đây viết lại những dòng chữ này, với một nỗi nhớ thương khắc khoải tôi cảm thấy thật buồn cho quê hương tôi ngày hôm nay. Thương lắm, Hà Nội ơi... Tuệ Phong Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Aug/2024 lúc 11:51am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23197 |
Gởi ngày: 27/Aug/2024 lúc 8:01am |
cách nấu Lẩu GÀ HẦM SẢ đặc sản Miền Tây gà đá hầm sả... chicken hotpot Vietnam Food <<<<<<Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 27/Aug/2024 lúc 8:09am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23197 |
Gởi ngày: 04/Sep/2024 lúc 8:16am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23197 |
Gởi ngày: 26/Sep/2024 lúc 8:47am |
Một Cuộc Di Tản Giáo Dục Lớn Khỏi Việt NamCách đây mấy hôm, tôi có đến thăm một chị bạn, gặp cả chị và con trai chị. Chả là vài năm trước đây tôi có dạy cả hai mẹ con học một ít tiếng Pháp. Tôi hỏi thăm cháu năm nay lên lớp mấy rồi, chị bảo giờ đang nghỉ hè, vào năm học mới cháu sẽ lên lớp tám. Ngừng một chút, rồi chị nói tiếp: “Em cũng đang chuẩn bị ráo riết để cho cháu ‘lên thuyền’ thầy ạ.” Tôi ngạc nhiên: “Lên thuyền?”. Thấy tôi ngơ ngác, chị cười bảo: “Hai chữ này bây giờ người ta nói phổ biến rồi mà thầy. ‘Lên thuyền’ tức là ra nước ngoài học, đi du học ấy mà. Em chuẩn bị cho cháu lên cấp ba thì sang học ở Mỹ. Bây giờ cũng đang có một phong trào ‘thuyền nhân’ chạy khỏi đất nước như hồi mấy mươi năm trước, ngày càng đông đảo. Hồi những năm 70, 80 là thuyền nhân chính trị, di tản chính trị. Bây giờ là thuyền nhân giáo dục, di tản giáo dục. Chạy trốn nền giáo dục này”. Hóa ra tôi quá lạc hậu. Một cuộc di tản mới, sâu sắc chẳng kém gì cuộc di tản trước, mà nào tôi có biết. Hay đúng hơn, tôi không biết nó đã đến mức một phong trào “thuyền nhân” mới. Khẩn thiết chạy trốn khỏi cái nền giáo dục mà cha mẹ họ lo sợ cho con cái họ. Chắc dẫu sao cũng là chỉ những gia đình tương đối khá giả, và tôi nghĩ hẳn cũng chỉ ở thành phố, thậm chí phải là thành phố lớn. Nhưng mấy hôm sau tôi lại gặp một chị bạn khác, vốn quê Thái Bình. Tôi đem kể với chị chuyện “Lên thuyền” tôi mới được nghe. Chị bảo: “Không chỉ ở thành phố đâu anh ơi, em mới về quê lên đây nè. Ngay ở quê Thái Bình, nhiều gia đình chẳng khá giả gì cũng lo chạy vạy hết nước, có khi bán cả nhà, cả ruộng, để cho con ra học nước ngoài, ngay từ phổ thông. Những bậc cha mẹ có ít nhiều hiểu biết đều rất lo sợ về nền giáo dục này cho con cái của họ. Người cắn răng ở lại chỉ là người đã cùng đường…”. Vậy đó, Bộ Giáo Dục, nhà nước có biết điều này không? Tôi muốn hỏi. Chưa hề thấy Bộ Giáo Dục, là cơ quan chịu trách nhiệm về toàn bộ nền giáo dục và tình hình giáo dục nước nhà, nói gì về chuyện “Lên Thuyền” này cả. Bộ có biết một cuộc di tản giáo dục mới, rỉ rả, âm thầm, nhưng là đại di tản đang diễn ra, từng ngày, quyết liệt, một cuộc phản kháng âm thầm mà dữ dội bằng chân đối với nền giáo dục mà các vị đang áp buộc lên họ, con cái họ? Cũng trên trang Văn Việt này cách đây ít lâu, tôi có đọc được bài viết của anh Đỗ Ngọc Thống trả lời những người muốn hỏi anh vì sao là người làm việc chính trong nền giáo dục này mà anh cũng lại cho con ra học nước ngoài, có phải anh cũng cho con di tản giáo dục không? Anh Thống bảo chẳng lẽ người hỏi điều đó không biết rằng anh cũng phải lo sợ cho con anh về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm thực phẩm và bao nhiêu thứ ô nhiễm văn hóa xã hội nữa ở trong nước bây giờ mà anh hẳn không muốn con anh phải chịu. Tôi đồng ý với anh Thống về các thứ ô nhiễm rành rành anh đã chỉ ra và vì chúng, anh phải quyết cứu con anh ra khỏi. Tuy nhiên tôi có ngạc nhiên thấy anh không hề nói gì về ô nhiễm cũng sờ sờ ra đó của chính nền giáo dục mà anh đang tham gia làm ra, nó nguy hiểm đến mức hầu như bất cứ bậc cha mẹ nào có thể thì cũng đều không muốn cho con họ phải chịu, và quyết làm mọi cách để cho con “lên thuyền” hôm nay. Một cuộc di tản giáo dục lớn, sao không ai báo động...? NGUYÊN NGỌC |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23197 |
Gởi ngày: 02/Oct/2024 lúc 2:30pm |
TIẾNG RAO ĐÊM.Ở phố nơi tôi ở, hàng đêm khuya lắc khuya lơ có tiếng rao "bánh giò, bánh chưng đây". Đêm vắng bóng xe cộ, nhìn xuống thấy chiếc xe đạp chở theo giỏ bánh, bóng ngã trên đường vắng, nhìn cô quạnh đến xót xa. Tiếng rao của một người tuổi đã già, giọng Bắc, tiếng rao nghe như tiếng kêu tuyệt vọng, giọng nghèn nghẹn, khàn đục như bị tắc trong cổ họng, buồn tênh. Nghe tiếng rao, tôi cảm nhận được sự cùng quẫn, bế tắc của một thân phận. Tiếng rao như một tiếng thở dài trong đêm vắng. Mỗi lần nghe tiếng rao từ đầu đường, tôi mở cửa ra balcon nhìn xuống bóng liêu xiêu, chậm chạp đi qua. Chiếc xe đi thật chậm, có cảm giác người đạp như kiệt sức, như chẳng còn chi để thiết tha. Giọng rao buồn, loãng trong phố thị đêm khuya nghe thật não nề. Tôi hình dung một gia đình trong khu nhà trọ, hay một căn nhà nhỏ nhoi thiếu tiện nghi. Ở đó có một gia đình trông chờ chiếc xe đạp bán bánh hàng đêm làm sinh kế. Có lẽ họ đang sống khó khăn và có nhiều điều phải lo âu cho cuộc sống. Cho nên giọng rao nghe nghẹn trong cổ không thoát ra được. Bây giờ, thời đại tân tiến cho nên hầu như tất cả giọng rao đều được thu băng và phát ra khắp nẻo đường. Giọng rao bánh chưng, bánh giò đi qua phố tôi hàng đêm có lẽ là giọng rao hiếm hoi không sử dụng máy móc. Do vậy, giọng có hồn, chuyên chở nỗi đau của một kiếp người. Cuộc đời vốn đầy nỗi buồn, nghe tiếng rao mỗi đêm lại thấy buồn hơn. ĐỖ DUY NGỌC
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 02/Oct/2024 lúc 2:32pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 120 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |