Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 133 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23635
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Aug/2023 lúc 12:40am

Ao%20Dai%20Vietnam%20.model:%20Xuan%20Van,%20Photo%20Duong%20Quoc%20Dinh.%20Фотограф%20duong%20quoc%20%20dinh

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/Aug/2023 lúc 12:48am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23635
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Aug/2023 lúc 9:51am

Hoa Cẩm Chướng

 BM

Vợ chồng chị Bông đến nhà chị Phú chơi nhân dịp họ dọn vào nhà mới, họ bán căn nhà cũ to rộng hơn 3,000 Sqft. để mua căn nhà mới 1,800 Sqft. với 3 phòng ngủ gọn gàng vừa đủ cho hai vợ chồng vì các con đã trưởng thành và ở nơi khác.


Chị Phú hớn hở khi mở cửa cho bạn:


- Mời mãi mà hôm nay anh chị mới đến, ở cùng thành phố chứ cách trở núi non gì…


Trong khi anh Phú tiếp chuyện anh Bông thì chị Phú đưa chị Bông đi xem nhà, nhà Texas rẻ nên nhiều người Việt có điều kiện đều trả tiền mặt và mua nhà mới dễ dàng. Anh chị Phú cũng thế, căn nhà của builder D-R-Horton xây kiểu cọ khá sang và đẹp giá chỉ khoảng 100 đồng mỗi Sqf...


BM


- Đây là phòng ngủ… của ông Phú.


Thì ra vợ chồng nhà này ngủ riêng. Chị Bông nghĩ thầm trong khi chị Phú tiếp nửa đùa nửa thật:


- Bàn computer là thế giới riêng của ông ấy, nếu tôi mà bước vào đây khi ông ấy đang ngồi computer thì tôi… là nhân vật thứ ba thừa đấy chị... Trong ánh mắt khó chịu của ông Phú như nói rằng : "Bà chẳng nghĩa lý gì trong lúc này"


Sang phòng bên chị Phú hớn hở tiếp:


- Và đây là phòng ngủ của tôi, tôi muốn xem ti vi đến bất cứ giờ nào, tôi muốn treo hình ảnh, bày biện gì thì tha hồ, không làm… chướng tai gai mắt ông ấy. Bởi thế vợ chồng già ngủ riêng giường, riêng phòng là sung sướng nhất.


Hai gia đình quá thân nhau nên chị Bông không ngại ngần nói:


- Thế mà hai ông bà ra ngoài vẫn sánh đôi chung bóng tưởng như nửa bước không rời nhau cơ đấy.


- Thì ai chẳng cần bề ngoài, đi chợ, đi nhà thờ hay đi bất cứ đâu đều chung đôi đã đành mà… đến chết vẫn chung đôi luôn.


Chị Bông hết hồn và ngạc nhiên:

- Sao? Hai ông bà định… chết chung một ngày à?


Chị Phú bật cười:

- Có vợ chồng già nào còn lụy tình nhau đến cuối đời thế chứ. Nghĩa trang “Mây trời xanh” trong thành phố này đang quảng cáo bán những phần đất giá rẻ thế là hai vợ chồng mình bèn đến xem và mua ngay 2 mộ phần song song nằm cạnh nhau, đã xây bia mộ hình ảnh sẵn sàng rồi, ai chết trước thì vào nằm trước và ghi thêm ngày từ trần vào bia mộ đợi người đến sau. Thế là sớm muộn gì vợ chồng cũng chung đôi trong giấc ngủ cuối cùng. Trông vừa đẹp tình đẹp ý với cuộc đời vừa thuận tiện cho con cháu đến thăm viếng đặt hoa thắp nhang.


BM


Chị Bông tấm tắc khen:

- Anh chị tính toán chu đáo và tuyệt vời quá.


Chị Phú thản nhiên:

- Vợ chồng chị và vợ chồng tôi là chỗ quen biết nhau thân nên chẳng có gì phải che dấu, vợ chồng tôi xung khắc cãi nhau như cơm bữa nhưng ở đời người ta vẫn phải sống như một vở kịch, được cái là cả ông Phú và tôi đều giống nhau ở chỗ cần bề ngoài, thích bề ngoài, nhìn vào ai chẳng thấy chúng tôi là cặp vợ chồng già lý tưởng...


- Nhưng anh chị cũng có cùng sở thích đấy, phòng ngủ riêng của mỗi người đều có một smart tivi hiệu Samsung 28 inches


Chị Phú kêu lên:

- Là bất đồng lớn đấy chứ sở thích gì, hai vợ chồng xem chung tivi ngoài phòng khách thế nào cũng cãi nhau dù bất cứ đề tài gì nên quyết định mua mỗi người một cái trong phòng ngủ ai về phòng nấy mà xem, còn tivi ngoài phòng khách nếu xem chung thì cấm ai được phát biểu ý kiến là yên chuyện. Giao kèo hẳn hòi…


BM


- Vậy là nhà có 2 vợ chồng mà 3 cái ti vi. Hãng Samsung trúng mối nhờ những cặp vợ chồng bất đồng đấy chị nhỉ.


Chị Phú kể:

- Tôi quen vợ chồng người bạn, cũng bề ngoài chung đôi như vợ chồng tôi. Chị ấy đã qua đời và an táng trong nghĩa trang “Mây trời xanh”. Hai năm sau người chồng ốm đau thập tử nhất sinh, khi chưa vào hôn mê ông ấy cố gắng lấy sức tỉnh táo ngắn ngủi cuối cùng để dặn dò các con rằng: “Các con muốn hoả táng hay chôn cất bố kiểu nào cũng được nhưng tuyệt đối đừng cho bố nằm cạnh mẹ con. Bao nhiêu năm chung đôi với bà ấy rồi, lúc lìa đời hãy… trả tự do cho bố …”


Chị Bông cười:

- Chắc các con phải an táng ông bố trong một nghĩa trang khác, chứ cùng nghĩa trang “Mây trời xanh” bà vợ lại lò mò ra thăm ông ấy và trách mắng sao chúng mình không chung đôi thì hai hồn ma lại… cãi nhau., làm phiền những hồn ma khác.


BM


- Lúc nào riêng tư được thì cứ riêng tư chị Bông ạ. Tôi với ông Phú lúc trước đi bộ thể dục quanh khu phố nhà mình, nói chuyện một lúc thể nào cũng bất đồng ý kiến và cãi nhau, thế là tôi bèn nghĩ cách đi thể dục một mình với lý do chính đáng không ai hiểu được là tôi né ông chồng. Tôi bắt chước mấy bà bạn già chuyên đi bộ trong mall, cái mall gần nhà tôi lái xe 10 phút là đến, chân đi giày bệt như khi ta đi ra phi trường vậy đó, tha hồ thoải mái đi dạo trong mall, lên tầng xuống tầng bằng thang bộ, mùa hè mát mẻ, mùa Đông ấm áp, vừa đi vừa ngắm đủ loại quần áo và hàng hóa quên cả giờ về. Khỏe người, có khi lại mua được món hàng giá rẻ.


- À, tôi còn tha hồ mặc thử các loại quần áo và ngắm nghía mình trong gương cho … qua cơn ghiền shopping chứ tiền đâu mà mua hết những gì mình thích...


BM


Chị Bông thán phục và hí hửng:

- Thì ra thế, người ta cứ tưởng chị vào mall mua sắm, cái điều mà chẳng ông nào thích “chung đôi” với vợ nơi chốn này. Hèn gì đi mall ngày thường tôi thấy nhiều… bà già ghê, cứ tưởng họ về hưu buồn chán nên đi shopping cho vui. Hẹn chị Phú một ngày nào đó chúng mình sẽ gặp nhau trong mall và đi bộ vài giờ liền chị nhé.


Chị Phú cao hứng kể thêm:

- Vợ chồng tôi khác nhau cả những điều nhỏ nhặt, ở thành phố này có 3 hàng B.B.Q. bán vịt quay gần nhà, nhưng sở thích chúng tôi cũng… không đụng hàng, ông Phú thích ăn vịt của tiệm A. còn tôi thì thích vịt tiệm B. ai cũng cho là vịt quay của tiệm mình chọn là ngon, là nhất.. Mỗi lần nhà cần ăn món vịt quay là hai vợ chồng lại tranh cãi, sau cùng tôi phải…tôi phải…


BM


Chị Bông tranh lời và đoán già đoán non:

- Chị phải mua vịt quay tiệm thứ ba. là huề cả đôi bên chứ gì? Hay là chị chiều chồng, nhịn chồng đi mua vịt quay tiệm A. cho anh vừa lòng ?


Chị Phú nở nụ cười mỉm, nụ cười bí ẩn như nàng Mona Lisa trong tranh:


BM


- Không, tôi vẫn mua vịt quay tại cửa hàng B. tôi yêu thích đấy chứ…


Trong khi chị Bông đang ngơ ngác ngạc nhiên thì chị Phú bèn giải thích:

- Nhưng tôi tỉnh bơ nói với ông Phú là tôi mua vịt của tiệm A. ông ấy ăn và khen ngon nức nở đúng gu của ông ấy. Nói dối mà vui vẻ cửa nhà chắc trời Phật cũng thông cảm phải không chị Bông?


Chị Phú kết luận:

- Chị Bông ơi, sở dĩ vợ chồng về già “xung khắc” vì ai cũng trở nên chướng. Coi như “hoa Cẩm Chướng” nở trong nhà quanh năm... Ngày xưa tôi yêu hoa Cẩm Chướng lắm, bây giờ thì không, cứ nghe đến tên hoa Cẩm Chướng là… hình ảnh ông Phú lù lù hiện ra.


BM


- Ôi, hoa Cẩm Chướng đẹp thế mà lại là hình ảnh của các vợ chồng già trái tính trái nết, tội nghiệp cho hoa qúa…


Hai bà xem nhà và nói chuyện xong cùng ra ngoài phòng khách nói chuyện chung với hai ông. Chiếc Smart Tivi Samsung 50 mấy inches được mở lên đang có cảnh đẹp ở một đất nước nào đó, anh Bông rồi đến chị Bông vừa nói chuyện vừa khen cảnh trong phim trong khi hai vợ chồng anh Phú chỉ nói chuyện, tuyệt nhiên không ý kiến gì với cảnh trong tivi.


Chị Bông hiểu là bản hợp đồng của vợ chồng chị Phú đã được tôn trọng.


Khi anh chị Bông đứng dậy cáo từ hai vợ chồng anh Phú, hai… đoá hoa Cẩm Chướng của đời nhau cùng tươi tắm, cùng sánh đôi ra tận cửa tiễn bạn và ríu rít như chim hót:


- Hôm nay anh chị đến chúng tôi bất ngờ mà vui quá…


- Hôm nào anh chị rảnh đến ăn với chúng tôi một bữa cơm tối nhé. Chúng tôi cùng mong đợi đấy.


Anh Bông có vẻ ngạc nhiên trước sự hòa hợp của vợ chồng chị Phú. Còn chị Bông thì bỗng… nghi ngờ tất cả những cặp vợ chồng già từng khoe là đồng cảm, trên thuận dưới hòa và hạnh phúc bên nhau suốt cuộc hành trình dài cuộc hôn nhân của họ.


BM


Buổi chiều ở nhà chị Bông mở tivi lại thấy quảng cáo của nghĩa trang “Mây trời xanh”, quang cảnh thanh tịnh mát mẻ đúng là nơi yên nghỉ ngàn thu, chị Bông hối hả gọi chồng:

- Anh Bông ơi, anh có thích cái này không?


Anh Bông từ trong phòng trong vọng ra:

- Bà thích gì thì cứ việc xem đừng réo tên tôi. Bà biết rồi mà những gì bà thích là tôi không thích.


- Nhanh lên, cái này phải có anh cùng quyết định.


Anh Bông tò mò đi nhanh ra ngoài còn kịp thấy cảnh những ngôi mộ trong nghĩa trang và lời quảng cáo vừa lập lại, anh khó chịu:


- Bà bảo tôi xem cái này để quyết định cái gì? Nhà mình đang yên đang lành lại bàn chuyện nhà quàn nghĩa địa là sao? Bà dở hơi từ lúc nào thế?


BM


Chị Bông giật mình, chẳng lẽ dưới mắt anh Bông chị đang là kẻ dở hơi, là “đóa hoa Cẩm Chướng” vô duyên?


- Dĩ nhiên là không phải bây giờ. Mua mộ phần cho… tương lai anh và em.


Anh Bông bắt bẻ:

- Lại càng dở hơi. Chữ “Tương lai” dùng cho cảnh đời hy vọng tươi sáng phía trước nghe hào hứng hơn là đem dùng cho một ngày buồn tang tóc chẳng ai đợi ai mong.…


- Vậy thì em sửa lại đây, cho ngày sau chúng ta lìa đời. Hai mộ phần song song bên nhau thì được bớt 20% mà nếu trả tiền mặt từ bây giờ thì bớt đến 50%.


- Bà đến chết vẫn còn tính toán đắt rẻ như đi chợ... Tôi biết rồi bà muốn mua chỉ vì ham rẻ, cũng như khi đi shopping bà mua cả món đồ không thích nhưng vì giá rẻ. Nhưng xưa nay tôi và bà có mấy khi hợp nhau đâu, chung đôi làm gì hả?


- Biết rồi, nhưng lúc ấy mình chết ngắc chung đôi hay riêng lẻ cũng thế thôi. Trước mắt là tiết kiệm được tiền, mình lo trước thì con cái đỡ phải lo.


BM


Anh Bông cương quyết:

- Không, tôi và bà đã từng khác nhau trong ý nghĩ cho viễn cảnh này, tôi muốn được an táng trong nghĩa trang và có người hương khói còn bà muốn hoả táng và thảy tung tro bụi ra gió ra biển cho một kiếp người tản mạn bay đi khắp thế gian và trôi đi khắp những biển rộng sông dài.


Chị Bông thở dài:

- Ừ nhỉ, trong lúc cao hứng nghe quảng cáo và nhất là lúc nãy nghe chuyện chị Phú nên em bất chợt nói thế thôi. Đến chết anh và em cũng không cùng suy nghĩ mà., mỗi người thích yên nghỉ một kiểu...


Giọng chị Bông bỗng như một nốt nhạc trầm:

- Anh này…


- Sao bà cứ lải nhải mãi thế? Bà muốn gì?


Chị Bông trách:

- Ngày xưa quen em anh đến nhà em chỉ mong được nói chuyện cùng em. Bây giờ em muốn nói anh chẳng muốn nghe.


- Mấy chục năm nay rồi bà ơi, vật đổi sao dời nữa là hai người trần gian chúng ta, bà muốn gì thì nói ngay đi, tôi không có thì giờ nghe bà nũng nịu…


- Tự nhiên em buồn, em chỉ muốn chia sẻ cảm xúc là đời người thường có hai chuyến xe hoa, chuyến đầu là hoa cưới vui vẻ bên nhau, chuyến sau là hoa tang buồn bã, là chia lìa nhau,. Thế thôi.


BM


Anh Bông gạt phăng:

- Sự đời nó thế, ai cũng thế, hơi đâu mà bà cảm xúc dư thừa vớ vẩn…


Chị Bông đành chịu thua chồng.


Hôm anh Sơn bạn cùng hãng anh Bông đến chơi nhà, chị Bông cùng chồng tiếp chuyện bạn, hỏi thăm anh chuyện sắp về hưu thì anh Sơn tâm sự:


- Ai đi làm đến tuổi già chẳng muốn về hưu vui hưởng cảnh an nhàn, tôi cũng thế, nhưng bây giờ tôi đổi ý định rồi, thà đi làm có mệt mỏi còn hơn là về hưu vợ ở nhà chồng ở nhà mỗi ngày 24 tiếng có nhau, ra vào chạm mặt nhau không… ly dị sớm cũng… chết sớm.


Chị Bông giả bộ ngây thơ:

- Sao vậy anh Sơn? Ngày xưa thuở đang yêu các anh chẳng từng mong muốn được gặp nàng, được nhìn thấy mặt nàng là đã sung sướng biết bao.


BM


- Nhưng chị ơi, nàng bây giờ là bà già khó tính nói dai nói nhiều. Hai vợ chồng cãi nhau căng thẳng thần kinh lắm, không ly dị thì cũng chết sớm chứ còn gì nữa.


Chẳng lẽ anh Sơn nói đúng? chẳng lẽ “hoa Cẩm Chướng” nở khắp mọi nhà của những đôi vợ chồng ở ngưỡng cửa tuổi già?


Về già ai cũng thay tính đổi nết, các ông cũng chẳng vừa nói chi các bà.


Những cặp vợ chồng đã đi với nhau suốt quãng đường dài, từ thuở tinh khôi mới lấy nhau đến lúc con đàn cháu đống nhìn mặt nhau bao nhiêu năm, thấy những thực tế đời thường của nhau bao nhiêu ngày tháng chán chường nhau đã đành.


Có những cặp giữa đường gặp gỡ, anh ly dị, chị thôi chồng tưởng đôi ta bỗng tìm được một nửa mong ước đời nhau, cùng nhau đi nốt quãng đường còn lại, thời gian đầu cả hai đều lịch sự nhã nhặn như cặp đôi lý tưởng trong phim truyện, trong tiểu thuyết, cả hai đều sống như người trong mộng của nhau, nhưng một thời gian sau đã quen mặt quen người thì họ lại hiện ra đúng cái tôi đời thường của họ, chàng và nàng cũng biết nói dối, nói ngang như cua bò, cũng … ”hoa Cẩm Chướng” như ai, và thế là “hoa Cẩm Chướng” lại nở trong nhà, lại nở quanh năm…


Họ chướng tai gai mắt nhau, bất đồng nhau có khi còn nhiều hơn người chồng cũ, người vợ cũ mà họ đã chia tay. Và có những cố nhân thương hoài ngàn năm của thời xuân xanh ai đó biết đâu cố nhân ấy đang là người chồng, người vợ dở hơi chán mớ đời, đang là “hoa Cẩm Chướng” không trồng mà mọc trong nhà của kẻ khác.


Cầu cho kiếp sau họ không gặp lại cố nhân.


Cầu cho kiếp sau những lời hẹn thề chung đôi không thành sự thật để họ sẽ mãi là cố nhân của nhau, cho cuộc sống trần trụi đời thường có chỗ thăng hoa niềm mộng mơ lãng mạn, cho ân tình không trọn vẹn sẽ đẹp mãi đến ngàn sau.


Chị Bông lại lên tiếng với anh Bông:

- Em chợt nhớ ra bài báo mới đọc trên net hôm qua làm em chạnh lòng…


- Bà lại thương vay khóc mướn gì thế?


- Lần này em không dở hơi đâu, em thương và khóc cho mình đó anh. Bài báo nói về nỗi cô đơn của người già trong nursing home. Em sợ cô đơn và sợ… ma nữa, không dám ở trong nursing home một mình…


BM


Chị Bông nài nỉ:

- Bất cứ ông già bà cả nào dù có nhà riêng, có tiền của trong tay cũng không thể tự chăm sóc bản thân mình khi già khi bệnh, con cháu thì có cuộc sống riêng và bận rộn riêng của chúng nó nên nursing home là mái nhà sau cùng cho tuổi già khi ta sức tàn lực cạn. Về già vợ chồng mình cùng vào nursing home anh nhé, hai vợ chồng sẽ ở chung một phòng…


- Trời… tới lúc ấy bà cũng… chưa buông tha tôi hả? hả?…


Chị Bông vội vàng xuống giọng:

- Em hứa sẽ thay đổi tính nết, không ngang tàng như bây giờ. Em sẽ không đòi để đèn sáng khi đi ngủ vì sợ ma làm cho anh chói mắt bực mình và trằn trọc cả đêm, em sẽ không mở nhạc tình cảm êm dịu để ru em ngủ nhưng lại làm anh điếc tai và mất ngủ, em sẽ không…


Anh Bông có vẻ thương cảm ngần ngừ:

- Thôi đủ rồi… để tới lúc đó hãy tính, với lại bà đã già khú đế, đã lú lẫn thì biết gì đèn sáng hay đèn tắt, biết gì nhạc tình cảm du dương nữa chứ…


Chị Bông hỏi tiếp:

- Thế còn chuyện… về bên kia thế giới anh có chịu nằm cạnh em không?


- Nhất định là không...


- Vậy em sẽ không đặt mua hai lô mộ phần giá rẻ, phải không?


- Nhất định là không.


Chị Bông khẽ thở dài, không vì trách chồng từ chối chung đôi nơi suối vàng mà vì… tiếc món hàng rẻ không được mua.


Chị an ủi là biết đâu sau này anh Bông sẽ cùng chị vào ở nursing home cho đỡ tủi cái thân gìa…


BM


Chị ra ghế sofa ngồi, chẳng biết làm gì chị liền lấy tờ báo Việt ngữ nằm chơ vơ trên bàn ra đọc.


Một mục cảm tạ cáo phó đập ngay vào mắt chị Bông: ”Gia đình chúng tôi xin cảm tạ các chú bác họ hàng, các bạn hữu đã tiễn đưa linh cửu mẹ chúng tôi là bà quả phụ Nguyễn thị Hoa Hòe đến nơi an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang…”


Như vậy là người chồng đã mãn phần rồi, bây giờ đến lượt bà vợ.


Chị bỗng bâng khuâng và tò mò tự hỏi không biết bà Nguyễn Thị Hoa Hòe có từng là “hoa Cẩm Chướng” trong nhà không? và ông chồng có là “hoa Cẩm Chướng” của đời bà không? hai vợ chồng nhà này có bất đồng nhau không?


BM


Mỗi người sẽ yên nghỉ một cách hay họ vẫn kiên nhẫn nằm song song chung đôi hai mộ phần cho đẹp mặt với thiên hạ và vừa lòng con cháu ?




Nguyễn Thị Thanh Dương



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 08/Aug/2023 lúc 9:52am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23635
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Aug/2023 lúc 8:49am

Anh Vinh Của Tôi


Hôm thứ Tư 7/8/2013, chỉ còn hơn 3 giờ nữa là shuttle bus đến đón gia đình tôi ra phi trường Los Angeles để đáp chuyến bay về Úc lúc 10:30 pm và sẽ về đến phi trường Sydney khoảng 10:30 am thứ Sáu 9/8/2013.

Trong thời gian vài giờ chờ đợi này, chúng tôi ngồi nói chuyện với dì Hương (em nhà tôi). Riêng tôi, cứ mỗi lần cell phone reo là tôi lại hồi hộp. Phone reo nhiều lần! Tôi bắt phone! May quá, phone của những người thân, bạn bè ở Mỹ gọi tới nói lời từ giã và chúc thượng lộ bình an. Tôi không mong nhận được phone từ cháu Vĩnh Duy – con trai lớn của tôi - gọi cho tôi từ Úc, nhưng cuối cùng thì cháu Vĩnh Duy cũng gọi báo tin anh tôi vừa được Chúa gọi về! Lúc đó là khoảng 2:30 pm giờ Cali thứ Tư 7/8/13 tức khoảng 7:30 am thứ Năm 8/8/13 ở Úc.

Tôi thực sự bị shock khi nhận được tin này dù biết anh tôi đã nằm bịnh viện khá lâu, hơn ba tháng rồi! Nước mắt tôi ràn rụa vì thương anh tôi. Chỉ còn một ngày nữa là gia đình tôi về tới Úc và cháu Duy sẽ lái xe lên tận Sydney đón gia đình tôi về ngay để hy vọng còn kịp gặp anh tôi! Chỉ cách đây vài ngày khi gọi phone cho chị tôi, khi đó anh tôi đã yếu nhiều và lúc đó chị tôi đang ở bên cạnh anh, chị đưa phone vào tai anh. Tôi nghẹn ngào thưa: “Thưa anh, vài ngày nữa gia đình em về. Anh đợi chúng em nhé!”. Không biết khi đó anh còn nghe được những lời tôi thưa cùng anh không?

Sau khi nhận được tin buồn này, tôi không còn đủ bình tĩnh để làm chuyện gì nữa. Mọi chuyện còn lại, nhà tôi và hai cháu lo hết. Cũng may, buổi sáng tôi và các cháu đã sắp xếp hành lý tương đối chu đáo rồi.

Sau khi bình tĩnh lại, vợ chồng tôi ngồi nói chuyện với dì Hương về cuộc đời của anh. Anh tôi sau khi học xong tiểu học, được sự khuyến khích của linh mục Phạm Chí Hùng là cậu của chúng tôi nên đã vào tu taị dòng Dòng Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc (thường gọi tắt là dòng Đồng Công). Năm 1954, anh tiếp tục theo nhà dòng vào miền Nam và tới nằm 1968 thì anh rời nhà dòng. Anh dạy học, lần lượt tại các trường trung học tự thục ở Quy Nhơn (tỉnh Bình Định). Sau đó, anh chuyển về dạy tại một số trung học tư thục thuộc tỉnh Biên Hòa như Thánh Gia, Minh Đức, Vinh Sang (trường Vinh Sang bây giờ là trường cao đẳng sư phạm tỉnh Đồng Nai). Cũng trong thời gian này anh làm giám hoc trung học tư thục Vinh Sang, rồi giám học trung học tư thục Thánh Martin ở Saigon. Sau 1975, anh vẫn còn tiếp tục dạy học một thời gian ngắn rồi về quê trồng cà phê ở vùng Gia Kiệm. Gia đình anh vượt biên giữa năm 1982 và định cư ở Úc đầu năm 1983. Phần lớn cuộc đời của anh là những tháng ngày tu trì và dạy học, ngoại trừ khi định cư ở Úc thì anh làm công chức ở sở thuế vụ liên bang.

Chúng tôi nhận ra một điều: anh tôi luôn luôn vui với những gì Chúa ban cho anh. Anh hài lòng với cuộc sống hiện tại. 


Tôi được sống chung với anh vài năm ở Việt Nam, tôi ít thấy anh nổi giận dù trong cuộc sống cũng có nhiều điều không dễ chịu. Tôi chưa thấy anh nói xấu một người nào. Nhà tôi nhận xét: “Khi nói chuyện với anh Vinh về một người nào đó thì cậu kết luận cuối cùng của anh vẫn là: Ông ấy, bà ấy, cô ấy … cũng tốt!”. Đôi khi thấy anh hài lòng với cuộc sống anh hiện có mà chúng tôi đã có ý nghi ngờ tại sao có một người thật sự hạnh phúc với những gì mình đang có như vậy, dù bạn bè và những người chung quanh anh đều cố vươn lên để có những thay đổi khá hơn về nhà cửa, vật chất. Sống ở Úc 30 năm, anh vẫn sống trong căn nhà cũ kỹ với 4 phòng ngủ nhỏ cho tới bây giờ, vẫn chiếc xe Mazda nhỏ, cũ, trong khi bạn bè anh, ai cũng đổi sang những căn nhà mới hơn, to hơn, đi những chiếc xe mới hơn, đẹp hơn!


Thời gian gần đây, sức khỏe anh yếu lắm. Tháng 3/13, trong lúc gia đình tôi về Việt Nam thì anh phải vào bịnh viện chữa trị gần một tháng. Về nhà được ít ngày, anh lại phải trở vào bịnh viện từ 30/4/13 và ở đó cho tới ngay anh mất. Hơn 3 tháng nằm bịnh viện, tinh thần anh vẫn minh mẫn dù sức khỏe của anh có lúc tốt, có lúc xấu tưởng như không qua khỏi … Dù vậy anh vẫn tươi cười mỗi khi có ai đến thăm. 


Trong thời gian anh nằm bịnh viện, tôi cũng thường xuyên ghé thăm anh vài lần mỗi tuần để trước là chăm sóc anh, sau là nói chuyện với anh. Anh từ từ kể cho tôi những chuyện về gia đình anh, về các anh em tôi, về bạn bè … Có rất nhiều người tới thăm anh. Có cả những người ở các tiểu bang xa xôi khác cũng đến thăm anh. Một buổi sáng thứ hai, tôi ghé thăm anh trước khi tới sở làm. Anh rất vui nói với tôi: “Cuối tuần, nhiều người tới thăm quá, anh không ngủ được nên hơi mệt!”. Rồi anh lại nói tiếp: “Sao nhiều người đến thăm và cầu nguyện cho anh quá. Mọi người tốt với anh quá!”. Tôi nói: “Tại anh sống tốt và đối xử tốt với mọi người nên ai cũng quý mến anh!”. Anh cười: “Anh cũng có nhiều điều xấu.”. Tôi thấy anh thật khiêm nhường. Trong ngăn kéo tủ ở đầu giường anh trong bịnh viện, tôi đọc được những dòng chữ anh viết trên một tờ giấy đại ý anh xin mọi người cầu nguyện cho anh vì anh bị bịnh hiểm nghèo đang nằm trong bịnh viện hơn hai tháng rồi, anh cầu chúc đại hội tu sĩ dòng Đồng Công ở VN thành công. Xin moi người bỏ qua những lỗi lầm của anh. Anh sẵn sàng vâng theo Thánh ý Chúa. Chữ viết anh không rõ ràng, hơi nguệch ngoạc vì tay anh bị run. Hình như tờ giấy này đã được chị tôi fax về VN. Tôi nghĩ đây là những dòng chữ viết cuối cùng của anh mà tôi đọc được. Anh cũng hi vọng nếu Chúa cho anh qua khỏi thì đến 25/12/2013 sẽ tổ chức birthday 80 tuổi và mời nhiều người tới dự. Nhà tôi trêu anh: “Gia đình chúng em 11 người. Anh nhớ nhé”. Anh cười.


Cũng trong thời gian anh nằm bịnh viện, cháu Huyền Lynh, con gái lớn của anh đã nói với tôi đại ý: “Ba xin lỗi mọi người nếu có những gì ba làm phiền lòng họ, rất mong được mọi người tha thứ và ba cũng thương yêu và tha thứ những ai làm phiền ba. Bây giờ ba đã sẵn sàng đợi giờ Chúa gọi về”. Ngày 8/8/13, anh đã ra đi nhẹ nhàng đúng vào ngày kính thánh Đa-minh, thánh bổn mạng của anh.


Khác với tôi, phong cách và tính tình anh rất thư thả, trầm tĩnh và điềm đạm. Tôi vẫn nhớ một kỷ niệm về anh. Khoảng năm 1978, khi còn ở Việt Nam, tôi và anh có lên Bảo Lộc (Lâm Đồng) buôn trà, mỗi lần vài ký, sau vài lần trót lọt, lần thứ tư bị tịch thu hết. Anh và tôi đều buồn vì kể như trắng tay. Tôi đi đi lại lại quanh khu vực trạm kiểm soát và nghe được vài bà cụ nhìn về phía anh thì thầm nho nhỏ: “Rõ khổ, Cha cũng phải đi buôn! Bị tịch thu hết rồi. Thương hại Cha quá!!!”. Tôi cũng không hiểu sao các bà cụ này nghĩ anh là Cha, khi đó anh mặc áo sơ mi trắng ngắn tay và quần tây đen, áo bỏ ngoài quần và anh đã có vợ và bốn con rồi! Hẳn nhiên là do phong cách của anh làm cho các bà nghĩ như vậy. Sao các bà cụ không nghĩ tôi là Cha nhỉ?

Và khi chúng tôi nói những chuyện về anh với dì Hương và hai con tôi thì dì nói: “Anh như Thánh sống vậy!”. Có quá đáng không? Tôi nghĩ cũng gần như vậy. 


Anh ạ! Anh đã được Chúa gọi về đúng vào ngày kinh thánh bổn mạng của anh. Chúng em tin chắc với sự phù trợ của thánh Đa-minh, linh hồn anh đã được hưởng Nhan Thánh Chúa. Tuy vậy chúng em và mọi người vẫn luôn cầu nguyện cho anh và anh cũng nhớ cầu nguyện cho mọi người nhé.


Tất nhiên là gia đình chúng em buồn lắm … nhưng lại nghĩ, dù có buồn bao nhiêu cũng không bằng nỗi buồn của chị và các cháu. Cầu xin Chúa ban cho chị và các cháu khỏe mạnh và nhiều nghị lực để vượt qua sự mất mát lớn lao này. Xin anh luôn cầu nguyện và phù hộ cho chị và các cháu nhé.

Phần chúng em, xin được tham lam một chút: Anh đã bảo lãnh với Chính phủ Úc cho gia đình chúng em sang định cư ở Úc. Anh hãy giúp gia đình em sống tốt để sau này anh bảo lãnh với Chúa cho gia đình em nhé.


Gia đình chúng tôi về đến Canberra chỉ vài giờ trước thánh lễ phát tang tại nhà thờ St John ở Kippax và chúng tôi đã không nén được niềm xúc đông khi đứng trước di ảnh của anh.


Gia đình em Phạm Doanh Môn luôn thương tiếc anh Pham Thế Vinh và luôn cầu nguyện cho linh hồn Đa-minh.


Em PHẠM DOANH MÔN

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23635
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Aug/2023 lúc 7:53am

Trở Về Mái Nhà Xưa 


Không thơm cũng thể hoa nhài

Không sang cũng thể là người Tràng An.

 

Nghe lại câu này từ một ca sĩ khi cô tự giới thiệu về gốc gác của mình trong một chương trình ca nhạc, tôi đã nghe lòng sướng tỉ tê. Không biết có phải vì mình gốc dân Hà Nội, hay vì cảm cái nhan sắc của mỹ nhân đồng hương với mình. Cô ca sĩ có khuôn mặt khả ái và một giọng nói nhẹ nhàng nhưng thật lôi cuốn đã làm cho hồn tôi chao đảo để có thể dễ dàng nhận cô là một trong số người Tràng An chính gốc, còn lại rất ít trong số dân hiện nay của thủ đô ngàn năm văn vật xa xưa.

 

Chuyến về quê của tôi chỉ là đi từ Nam ra Bắc, vì tôi là một cư dân của Sài An, tức là Sài Gòn, nói văn vẻ dựa hơi Tràng An một tí. Đối với tôi, thành phố hoa lệ một thời mà tôi đã sinh sống từ thuở thơ ấu đến ngày bạc tóc hôm nay vẫn mãi là Sài Gòn. Và chỉ là Sài Gòn thôi. Tôi không chấp nhận một cái tên nào khác, của bất cứ một nhân vật hay sinh vật nào đó. Tôi đã gắn bó với Sài Gòn hơn nửa đời người. Cuộc sống hạnh phúc của một thanh niên mới lớn sớm bị cướp đi bởi cuộc đổi đời bi thảm năm 1975. Đổi đời, và đời xuống dốc không phanh. Tôi đã là một tên vô tích sự, so ra còn thua những cột đèn thành phố. Tụi nó không có chân nên chịu thua, còn tôi có chân mà chẳng đi được. Vì thế cứ phải gắn bó, một cách bắt buộc, với cuộc sống quá nhiều hệ lụy này như một công dân mạt hạng, thiếu tên trong sổ bộ đời của một xã hội điên mê. Đi xin việc làm nhiều nơi, dù tôi có học lực và bằng cấp, nhưng vẫn bị từ chối một cách phũ phàng. Tác phong lịch sự không hề có trong cái xã hội mới, nên những tên chủ mới của đất nước băng hoại này đã trả lời thẳng thừng là “không có chỗ cho những người lý lịch xấu như anh !” Chẳng còn cách nào khác hơn là tôi cứ ung dung (hay ra vẻ như thế) làm một tên thất nghiệp kinh niên từ đó đến nay, năm thứ hai mươi của thiên niên kỷ mới.

 

Thật sự, tôi rất tự hào về cái “lý lịch xấu” này của tôi. Tôi là đứa em út được cưng chiều trong một gia đình với những ông anh quyền thế một thời. Khi lũ người rừng tràn về thành phố, họ đã ra tay trả thù những người chiến bại cùng một màu da, tiếng nói, bằng một phương thức dã man, tàn độc. Đó là dùng Đói, Lạnh và Bệnh tật để giết lần hồi tù nhân trong các trại tù khổ sai được gọi bằng mỹ từ “trại học tập cải tạo”. Những năm xưa, khi theo đỡ đần người Mẹ già đáng thương của tôi, băng rừng lội suối đi thăm nuôi những ông anh đang bị tù đày, tôi thực không thể ngờ được rằng những người thân yêu của tôi, thân gầy mỏng như chiếc lá khô, di chuyển chậm chạp vật vờ kia sẽ còn sống sót và lại có ngày được thả, để được người bạn đồng minh phản bội đón nhận. Rồi không lâu sau đó, thằng em “giàu út ăn, khó út chịu”  là tôi lại được “ngoại viện” để làm tốt hơn bổn phận phụng dưỡng cho Bố Mẹ còn ở lại quê hương tội tình này.

 

Kể lể dông dài đến đây chắc có vị sẽ thấy thương cảm và hỏi tôi làm sao để sống. Xin trả lời ngay là tôi có thu nhập bằng nghề tay trái quí vị ạ! Đó là nghề hướng dẫn du lịch. Dĩ nhiên là tôi chả cần phải đăng ký vì tôi chỉ hành nghề nghiệp dư thôi. Một năm chỉ cần làm vài ba chuyến là xu hào rủng rỉnh, đủ ăn uống qua quít và cà phê thuốc lá. Tuy chỉ là một hướng dẫn viên làm ăn ngoài luồng (hay gọi là làm chui cũng thế) nhưng tôi rất có lương tâm và tận tụy với nghề. Đôi khi, sẵn sàng xả thân như “Lê Lai cứu chúa” để phục vụ khách hàng. Bởi vì, thân chủ chẳng có xa lạ gì, chính là thân quyến, là các anh chị và các cháu của tôi, cũng là những “khúc ruột thân thương của tổ quốc” từ ngàn dặm về thăm quê hương.

 

Cuối năm nay, tôi đón một ông anh cùng với vợ con về thăm nhà. Theo yêu cầu của anh, sau khi về ngôi nhà từ đường ở Sài Gòn, tôi sẽ có nhiệm vụ đưa anh chị và các cháu ra Hà Nội thăm lại căn nhà xưa ở Khu Phố Cổ. Anh tôi gọi chuyến đi này là “Trở về mái nhà xưa”. Tôi nhớ, bài hát bất hủ “Come back to Sorrento”, lời Việt của nhạc sĩ Phạm Duy, bắt đầu bằng câu: “Về đây khi mái tóc còn xanh. Về đây với màu gió ngày lang thang...” rồi nghĩ tới mái tóc bạc phơ và đôi cánh tay gầy, da mồi nhăn nheo của ông anh mà thấy lòng buồn rười rượi. Nói là về thăm nhà nhưng nào có phải là về nhà để ở đâu. Chỉ là đi ngang qua, ngắm lại ngôi nhà xưa xem bây giờ nó ra sao, để mà hồi tưởng, để nhớ lại một thời niên thiếu thật hồn nhiên và vô cùng tươi đẹp của anh em tôi ở con phố nhỏ đầy ắp những kỷ niệm thân thương ấy.

 

Từ phi trường Nội Bài, về khách sạn nghỉ ngơi chốc lát, chúng tôi thuê một chiếc taxi bảy chỗ ngồi để dạo một vòng thành phố. Ngôi nhà xưa của chúng tôi toạ lạc gần một ngã tư với đường rầy xe lửa. Tôi cho anh tài xế biết tên của ngã tư và dặn khi đến đấy tìm một chỗ đậu xe lại chừng vài phút rồi chạy tiếp. Ông anh nhìn tôi và nháy mắt cười ra vẻ đồng tình và hài lòng với cách làm ăn đầy ý thức của tôi về việc bảo vệ những điều riêng tư. Đến ngã tư, xe taxi tìm được một chỗ đậu thuận tiện. Mái nhà xưa đây rồi ! Nhà nằm ở bên kia đường, xéo về hướng đường rầy xe lửa. Anh tôi bước xuống xe. Tôi xuống theo với chiếc máy ảnh, vì trước khi đi anh đã dặn chụp cho anh vài tấm hình đứng trước ngôi nhà xưa. Anh bước đi chậm rãi và dừng lại khi trực diện với căn phố mà anh em chúng tôi lìa xa đã hơn nửa thế kỷ. Anh đứng nhìn chăm chú, mắt ngời sáng, môi anh mấp máy như đang nói chuyện với ai đó bên kia con phố tấp nập xe cộ và người đi lại. Tôi đứng bên anh, giữ yên lặng để tôn trọng cái khoảnh khắc đáng ghi nhớ của một đời người phiêu bạt. Tôi biết, giờ này, những cơn xúc động trào lòng đang xâm chiếm anh tôi. 


Rời Hà Nội từ khi còn thơ dại, nên tôi gần như không có được một ký ức nào rõ nét về mái nhà xưa. Đối với anh thì khác, bầu trời thơ ấu luôn đi theo anh trên suốt hành trình của cuộc đời. Anh trân quí và gìn giữ những kỷ niệm tuổi thơ ở một ngăn kín trong trái tim đầy ắp tình cảm cho gia đình và quê hương của anh. Tôi biết chắc như thế, vì trước đây, mỗi khi có dịp nhắc đến Hà Nội là anh kể cho các em nghe những kỷ niệm đầy lý thú. Anh kể thật say sưa, nghe rất khoái. Con đường sắt còn nằm đây, hẳn sẽ gợi cho anh nhớ những ngày vui chơi vừa thích vừa sợ, khi rình chờ không để bị mất cắp những nút khoén, nắp chai bia, đã được xếp dài theo đường rầy chờ xe lửa đi qua cán cho phẳng. Anh kể, dạo đó, chỉ những thằng bạo gan như anh mới dám chơi cái trò này, vì phải làm thật nhanh vào giờ xe gần chạy qua, vừa canh chừng ăn trộm vừa lánh mặt người quen đi qua, không thôi bị mách thì ốm đòn. Những nắp chai bằng thiếc khi được xe lửa cán phẳng sẽ giữ nguyên được những hình vẽ rất đẹp và “có giá” lắm. Dùng nó làm tiền giả trong các trò chơi cũng được, hay là cứ tích lũy gần đầy một ống bơ đem bán cho các tiệm làm đồ chơi trẻ con sẽ có đủ tiền cho bốn anh em ăn một chầu kem. Anh nói, thay vì xin tiền của Mẹ, mua kem bằng tiền mình tự kiếm được, ăn càng ngon hơn.

 

Anh dặn tôi đứng cứ chờ bên này, anh sẽ băng qua bên kia đường rồi đi qua đi lại trước căn nhà xưa như một khách bộ hành nhàn tản. Tôi sẽ chờ khi vắng xe và không có ai trong nhà đi ra, anh đứng lại, thì bấm nhanh vài tấm ảnh. Anh tôi thận trọng như thế là phải. Tuy sống lâu năm ở nước ngoài nhưng anh cũng biết dân tình Hà Nội bây giờ dữ dằn và táo tợn lắm chứ không hiền như dân miền Nam. Tôi nhớ, lần trước anh về thăm nhà, tôi chở anh dạo phố Sài Gòn bằng xe Honda, anh bảo tôi dừng xe trước ngôi nhà của anh khi xưa đã bị tịch thâu khi anh xuất ngoại, để chụp vài tấm hình. Thấy tôi ngần ngại, anh cười cười rồi ung dung gõ cửa cổng. Một thanh niên đang làm gì đó trong sân bước ra nhìn, vẻ mặt không chút thân thiện. Anh nói: “Chúng tôi đi đến đây thì xe hỏng máy. Thấy ngôi nhà của anh đẹp quá, muốn xin chụp một tấm ảnh thôi, chứ không có việc gì cả!” Nghe thế, anh chàng cán bộ cười toe toét bảo: “Cứ chụp thoải mái!” Tùy cơ ứng biến nhanh trí như anh tôi mà ra Hà Nội chẳng lẽ cũng “rét”. Tôi nghĩ anh chỉ “tránh voi chẳng xấu mặt nào” mà thôi.

 

Phê phán dân tình Hà Nội như thế có vẻ vơ đũa cả nắm. Đi khắp thủ đô để ngắm nhìn sinh hoạt phố phường và lắng nghe thiên hạ trò chuyện, tôi mới tự xác minh được một điều là dân Hà Thành chính cống “bà lang trọc” không còn bao nhiêu. Cao lắm là một phần năm thôi. Chủ nhân của Tràng An một thời “ngàn năm văn vật” giờ này phiêu bạt nơi đâu. Nếu có ngưòi hỏi căn cứ vào đâu, và làm sao để kết luận như thế, tôi sẽ xin thưa là: cứ nghe giọng nói và nhìn cách ứng xử của họ rồi so sánh với giọng chuẩn và cốt cách của người từ Hà Nội ra đi là biết ngay. Những người nhã nhặn, lịch sự với giọng nói nhẹ nhàng, từ tốn của Hà Nội xa xưa tôi được tiếp xúc hàng ngày. Đó là Ông Bà Bố Mẹ Cậu Dì của tôi. Ai đã từng một lần ghé qua Hà Nội ngày nay đều chứng kiến thái độ cọc cằn với lối nói “phang ngang bổ ngửa” ở mọi nơi, vào mọi lúc. Ngay cả những thiếu niên, mở miệng ra là “đéo....” một cách vô tư. Ông tôi có kể cho anh em chúng tôi nghe một câu chuyện vui đã xảy ra ngay trước nhà. Thuở ấy, ở phố cổ Hà Nội ai cũng biết “Ông Tư Kẹo”. Bọn trẻ con mê ông lắm, và mong gặp ông mỗi ngày. Ông thứ Tư và bán kẹo kéo nên mọi người gọi thế cho dễ nhớ. Tính tình của ông Tư rất khó chịu, hay cáu kỉnh, nhưng có hề gì. Chỉ cần kẹo của ông thơm ngon, và bàn tay vuốt rất khéo của ông cứ kéo ra một cây kẹo nổi u lên nhiều chỗ (có lạc rang ở chỗ ấy) thì bọn nhóc khoái thôi. Tiếng rao hàng của ông rất khác lạ, cũng to và vang xa nhưng đổi tông tùy hứng bất cứ lúc nào. Có một hôm, trời trở gió, phố xá vắng, kẹo bán ế quá ông buồn bực rồi chào hàng bằng một câu nghe thật “ba trợn”. Thay vì “ke... ẹ... o  ke... e... é... o đây ”, ông rống lên “ thằng nào mua kẹo ra mua! Thằng nào mua kẹo ra mua!” Cứ lặp lại một câu đó, mỏi miệng thì nghỉ một lúc rồi lại rao. Thế mà cả bầy con nít túa ra mua kẹo, làm ông vui cười hả hê. Thấy ông tính khí bất thường như thế nhưng bọn nhóc tì vẫn không hề nhạo báng hay vô lễ với ông, cứ một “ông Tư”, hai “bác Tư” thôi. Nếu ông Tư bán kẹo kéo ở khu Phố Cổ vào lúc này thì chắc sẽ bị xì lốp xe đạp hay bị hành hung không chừng. Câu chuyện bình dị vừa kể cho thấy sự thay đổi đáng buồn trong cung cách sống của dân Hà Nội, từ người lớn cho đến trẻ con.

 

Tôi có dịp bước vào trong nhà của một số người và thấy nhiều tư gia Hà Nội vẫn còn thích treo hình ảnh gia đình, nhưng bây giờ “phong độ” mới mẻ và tiến bộ quá. Ngoài tấm hình lãnh tụ trên cao nhất, người ta thấy hình một cụ tổ khăn đóng áo dài treo lạc lõng bên dưới một lô hình các cô gái ăn mặc hở hang là chuyện..... đời thường. Hà Nội của tôi ngày xưa khác nhiều lắm. Tranh ảnh treo trên tường không chỉ để làm đẹp, mà còn để khoe khoang một cách nhũn nhặn cái thế giá của gia chủ. Chẳng có ai thèm treo ảnh của ông Tổng đốc hay tên toàn quyền nào cả, còn hình các cụ, ông bà luôn luôn ở trên hình ảnh của con cháu. Cái chuyện trẻ con nghịch ngợm nhưng vẫn lễ độ, cách treo tranh ảnh như vừa nói đều là những vụn vặt trong cuộc sống hàng ngày của những khu phố buôn bán sầm uất ở Hà Nội thời xa xưa; nhưng khi va chạm với thực tế hôm nay ta mới thấy đó chính là nét đẹp của một xã hội thuần lương, con người sống với nhau có đạo lý, có văn hoá.

 

Nói đến văn hoá cũng nên kể chuyện ẩm thực cho vui. Hà Nội xưa có lắm món ăn ngon được ghi lại trong sách vở. Hãy nói đến vài món “đặc sản” của Hà Nội. Trước tiên là Phở,  hồi xưa có tên gọi là Phở Bắc, điều này ai cũng đồng ý. Món ăn khoái khẩu này đã theo chân người di cư năm 1954 xuôi Nam, và xuất dương theo người tị nạn sau 1975.. Đến nay, Phở được khách ăn sành điệu khắp năm châu đón nhận thật nồng nhiệt. Tôi còn nhớ, quán phở ngon nổi tiếng nhất Sài Gòn vào những năm cuối của thập niên 50 là tiệm phở không có bảng hiệu, hay đúng hơn là căn nhà, nằm trong đường hẻm kế bên rạp chiếu bóng Casino, góc đường Pasteur và Lê Lợi. Anh em chúng tôi thường được ăn ở đó vào cuối tuần, lâu lâu mới có chỗ ngồi liền, còn không phải đứng chờ trong đường hẻm chật chội đông đúc, trông nhếch nhác nhưng mùi phở thơm lừng. Phở di cư vào Nam, rồi Phở vượt biên ra nước ngoài, càng ngày Phở càng “thay da đổi thịt”, càng được thêm thắt “hoa lá cành” để trở thành món ăn tuyệt vời của mọi sắc dân trên toàn thế giới. Đó là điều đáng hãnh diện lắm chứ. Tôi chưa vội khen chê Phở Hà Nội, hãy để ông anh tôi bình phẩm, vì anh đã nếm mùi phở nhiều nơi rồi. Cả đoàn chúng tôi ghé một tiệm phở khá sang, có tiếng là ngon ở khu Phố cổ. Một cô gái đón tiếp và sắp chỗ ngồi. Dĩ nhiên tôi phải giao dịch vì là hướng dẫn viên du lịch. Tôi hỏi cô ở đây có bán những phở gì. Cô cất tiếng líu lo, một giọng tiếng Việt nặng chịch và cập rập tôi chẳng hiểu gì cả, phải nhờ cô lập lại và nói chậm một tí. Cuối cùng, chúng tôi gọi phở bò vì biết là tiệm chỉ có một “độc chiêu” đó thôi. Xong bữa ăn, bước ra khỏi tiệm tôi mới hỏi về chất lượng món phở vừa rồi. “Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ” cho chắc ăn, trước tiên tôi hỏi đứa cháu trai “Cháu ăn phở có ngon không?” Thằng cháu trả lời ngay, rất chính xác và thành thật “Phở gì mà không có mùi phở gì hết. Thịt bò dai quá là dai!” Anh tôi cười, tiếp lời “Cháu nó nói không sai”. Tôi hỏi anh phở ở đâu ngon nhất, anh bảo “Phở Sài Gòn ngon hơn phở Hà Nội nhiều lắm, nhưng không ngon bằng phở Sydney ở Úc và phở Cali ở Hoa Kỳ”. Tôi biết anh tôi nhận xét đúng, vì tôi đã nghe nhiều Việt kiều nói y như thế. Và tôi cũng phải nói đưa hơi theo là Phở Sài Gòn của tôi tuyệt cú mèo lắm. Nghĩ lại cũng thấy kỳ kỳ. Phải không quí vị ? Ở ngay xứ gốc của phở mà nấu phở chả ra gì hết. Tại sao vậy ? Tôi đã đi Hà Nội nhiều lần, lần nào cũng đưa các ông anh bà chị đi ăn phở cho biết, và ai cũng chán ngấy. 


Năm ngoái, một anh bạn học cũ từ Gia Nã Đại về thăm nhà có gặp tôi, rủ đi ăn phở. Khi bàn về câu hỏi “nhạy cảm” vừa nói, anh ta phang ngay một câu, nghe trắng trợn nhưng nghĩ lại thấy có lý “Tại sao phở Sài Gòn và phở tị nạn ngon hơn phở Hà Nội hả? Mày không được nghe kể à. Khi xưa, bộ đội đi đến đâu là dân bỏ chạy đến đó. Khố rách áo ôm cũng liều đói khát mà chạy, huống hồ gì những ông bà chủ tiệm phở ở Hà Nội. Họ di cư vào Nam, rồi lại chạy lần thứ hai, vượt biên. Chủ các hàng phở bây giờ có phải là dân Hà Nội đâu mà biết nấu cho ngon. Hà Hà!” Chuyện phở chưa hết. Mới đây, ở Hà Nội có khai trương một tiệm phở “cao cấp” với giá siêu cao. Theo quảng cáo, một tô phở nấu với thịt bò Kobe của Nhật giá bảy trăm nghìn (không viết sai), phở với thịt bò Úc thì năm trăm nghìn, còn phở bò ta dai như da thắt lưng thì cũng một trăm nghìn tiền cụ. Lại thêm một trò buôn bán quỉ quái nữa hay sao đây. Dân xích lô ở Phố Cổ còng lưng đạp cả tuần chỉ đủ ăn một tô phở thôi. Ai dám đến đó mà ăn. Hoạ chăng chỉ có những quan chức tham nhũng, ăn cắp công quỹ, tiền nhiều quá không biết làm gì, thì mới đến ăn lấy tiếng đại gia; chứ có mấy ai chơi dại lấy tiếng ngu.

 

Chả cá là một món ăn đặc biệt khác, thường được gọi bằng một cái tên đầy đủ là Chả cá Lã Vọng. Những bà nội trợ ở Hà Nội hay làm món này trong những tiệc tùng. Nó cũng đơn giản và dễ làm, nhưng muốn làm cho ngon phải nắm được bí quyết ướp nghệ cho cá và pha mắm tôm vừa đủ nồng độ. Trong thành phố, có nhiều tiệm ăn chỉ bán chả cá và có cùng một tên hiệu “Chả cá Lã Vọng”. Tôi đưa gia đình ông anh đến một tiệm chả cá tự nhận là chính hiệu, được nhiều người khen ngon. Vì tiệm lúc nào cũng đông, nên phải gọi điện thoại đặt chỗ trước một ngày mới có bàn. Chúng tôi đến tiệm đúng giờ và được mời đi lên tầng trên bằng một cầu thang rất hẹp, tối tăm và ọp ẹp. Vừa lên đến nơi tôi đã muốn quay trở xuống vì không khí nồng nặc hơi người cùng với mùi mắm tôm làm cho khó thở. Trong gian phòng rộng ước chừng ba chục thước vuông, kê hơn mười cái bàn. Thực khách ngồi gần kín, đang nhồm nhoàm chan húp và trò chuyện như một cái chợ. Một bà cỡ trung niên mặt mày cau có, tôi đoán là chủ tiệm, đang chạy lăng xăng, tay chỉ chỏ, miệng hét la và không ngừng chửi rủa mấy cô chạy bàn. 


Khi chúng tôi vừa ngồi xuống ghế bà ta chạy đến, chỉ giương mắt nhìn chờ gọi thức ăn chứ không chào hỏi gì cả. Tôi nói: “Chúng tôi có 5 người. Hai đứa cháu không ăn được, bà cho 3 phần ăn được không?” Hai mắt bà long lên, đổ hào quang và đốp chát ngay: “Ba suất thì phục vụ thế chó nào được!” Vừa nói xong là quày quả bỏ đi. Một cô đứng gần tôi nói: “Phải 4 suất bác ơi”. Anh chị tôi vẫn nhẫn nại làm thinh. Tôi thấy ngao ngán nhưng cố nén tức giận bảo: “Bốn suất cũng được cô nhé”. Trong tình huống này, có ăn nem công chả phượng chắc cũng không thấy ngon. Chúng tôi ăn qua loa, trả tiền rồi xuống thang đi ngay. Chị dâu tôi đề nghị: “Chắc không có ai no bụng. Hay là mình ghé mua xôi về ăn. Trước khi về đây, chị có nghe nói là xôi Hà Nội ngon lắm!” Tôi và ông anh còn “no hơi” không muốn ăn. Vì hai đứa cháu ủng hộ ý kiến của Mẹ, nên tôi dẫn cả nhà đến một tiệm bán xôi nổi tiếng của Hà Nội để mua về ăn. Sáng hôm sau, khi dùng điểm tâm ở nhà ăn của khách sạn, anh tôi cho hay tối hôm qua, ăn xôi xong, chị và cháu gái đau bụng, đi cầu cả đêm. Anh nhìn tôi cười, giọng trầm xuống, nghe thật buồn: “Chắc anh sẽ không về thành phố này nữa em ạ. Trừ phi...” “Trừ phi” cái gì anh không nói tiếp, nhưng tôi hiểu điều anh muốn nói. Bởi vì, chính tôi cũng mong lắm, cho điều đó xảy ra.

 

Ba mươi sáu phố phường của một Hà Nội thanh lịch xa xưa đã ghi đậm trong tâm tư của người tha hương những hình ảnh và kỷ niệm khó quên. Sau nhiều năm xa cách, họ trở về thấy lạc lõng và ngỡ ngàng vì những đổi thay. Phố cổ hôm nay trông thật lạ lẫm với những sửa chữa, tân trang tùy tiện thiếu kế hoạch và cảm quan nghệ thuật. Hình như, người ta cứ đụng đâu làm đấy, vô tội vạ vì xấu đẹp mặc kệ. “Mái nhà xưa” của chúng tôi nay được chia làm hai, một bên cũ kỹ rêu phong trông như hơn nửa thế kỷ rồi không có bàn tay ai quét dọn hay sơn phết, đang bày bán nồi niêu soong chảo. Còn một nửa căn phố dùng làm một cửa tiệm bán hàng thời trang “xịn”, mặt tiền được che kín từ bao lơn của tầng lầu lên đến mái nhà bằng một tấm bửng làm bảng hiệu, sơn phết màu mè trông rất bắt mắt. Cái màn “tân cổ giao duyên” này trông vô duyên tệ. Cách đây không lâu, chính quyền Việt Nam có đệ nạp hồ sơ xin Liên Hiệp Quốc công nhận Phố Cổ Hà Nội là một di sản văn hoá thế giới, đồng thời xin cấp ngân khoản để trùng tu. Đọc tin trên mạng tôi được biết người đứng đầu cơ quan phụ trách xét duyệt để công nhận di sản văn hoá của LHQ đã đích thân đến Phố Cổ để quan sát và lượng định. Sau đó, đơn xin bị công khai từ chối với những phê phán nghe thật bẽ bàng và đáng xấu hổ. Thế cũng xong, không có tiền thì bọn sâu mọt khỏi chấm mút và đục khoét.

 

Ngày trở lại Sài Gòn lại gặp rắc rối. Ở phi trường, khi đến lấy vé lên phi cơ, mấy nường ở quầy vé đòi anh tôi xuất trình thẻ tín dụng ngân hàng để “xem số thẻ có giống với số ghi trong tờ vé điện tử hay không”. Anh tôi cố giải thích là vé đã trả tiền ngay khi mua bằng internet, đi du lịch không cần mang theo thẻ tín dụng nhưng anh nhớ số, có cần kiểm tra thì anh đọc số cho nghe. Các cô gái mặt khó đăm đăm này nhất định đòi xem thẻ và mời một quan chức đến giải quyết. Tên này cũng lên giọng hầm hè, trịch thượng như đang nói chuyện với người đi phi cơ không mua vé. Cuối cùng, anh tôi phải bỏ tiền mặt ra mua vé khác cho cả nhà. Xin nhắn các anh chị và các bạn, khi về thăm nhà, nếu có mua vé phi cơ nội địa Việt Nam thì nhớ mang theo thẻ tín dụng để tránh bị bọn bất lương cướp cạn làm tiền.

 

Trong khi chờ lên phi cơ, anh em tôi lại bàn luận về sự đổi thay của Hà Nội và thấy thất vọng vô cùng vì Phố cổ hôm nay, tuy danh xưng vẫn còn nhưng giá trị lịch sử quí báu đã mất. Anh bảo: “Phố Cổ Hà Nội của anh em mình hôm nay giống như bộ răng của một ông lão 80. Những chiếc răng hỏng và xệu xạo, thay vì thay bằng răng xương cho có vẻ tự nhiên, thì người ta lại trồng răng vàng răng bạc vào, trông chẳng ra cái gì cả!” Tôi thấm ý bật cười to. Hai đứa cháu đang ngồi hàng ghế đối diện, thấy bố và chú đang cười, tưởng có gì hay cũng cười theo luôn.

 


Vĩnh Ngộ
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23635
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Aug/2023 lúc 9:15pm

Ao Nhà – Ao Người

 

Bà Mai đưa mắt ngắm cô dâu, chú rể. Cô dâu 36 tuổi, chú rể 27 tuổi. Trông cũng xứng ấy chứ. Nhất là đối với người con gái Việt đứng bên cạnh 1 chàng trai Thụy Sĩ. Đã vậy, Trang, tên của cô dâu, vốn dĩ xuất thân từ 1 gia đình khá giả. Thân phụ nàng từng giữ chức vụ cao trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Mẹ có 1 cửa hàng buôn.

Trong đời sống ăn sung mặc sướng không lo nghĩ tiền bạc mặc dù sau năm 1975 gia đình có sa sút, Trang vẫn giữ được nét trẻ của ngày nào. Với dáng dấp mảnh mai, Trang đứng bên Heinz cao lớn với bộ râu xồm xoàm, cái mức tuổi chênh lệch dường như không thấy nữa. Đối với người Âu, Úc cũng như châu Mỹ nói chung và người Thụy Sĩ nói riêng, khó mà họ định được tuổi tác của dân Việt. Hầu như cái nhìn của họ đều thấy dân Á châu trẻ đi, có lẽ vì dáng người Á châu nhỏ nhắn hay tại không bươn chải ra đời sớm nên còn nét ngây thơ.

Như bà chẳng hạn, khi tới Thụy Sĩ, lúc đó đã 32 tuổi, một lần bà mua vé xe bus, người tài xế nghiễm nhiên bán cho bà vé nửa giá dành cho người dưới 16 tuổi. Lần khác mua vé xe lửa đi chơi xa, quầy vé hỏi bà đã tới 16 tuổi chưa để bán nửa giá dành cho trẻ em. Cũng chính vì điểm này, lúc giới thiệu người phối ngẫu cho Trang, khi bí cùng, bà mới tìm cho nàng 1 người chồng trẻ tuổi.

Bà Mai nhìn lại cô dâu, chú rể. Tuy cả 2 đã xứng cặp nhưng trong thâm tâm bà vẫn chưa hài lòng. Đối với bà, 1 người con gái Việt lấy chồng ngoại quốc, bà cảm thấy như mất mát cái gì, bà làm như tổ quốc Việt Nam thân yêu của bà vừa mất một người con. Tự nhiên bà buồn vu vơ rồi chợt thở dài.

Trước khi làm mai cho Trang với Heinz, thật ra đâu phải bà không nhớ câu “Ta về ta tắm ao ta...” Vốn không muốn con gái Việt lấy chồng ngoại quốc, lẽ đương nhiên bà phải nghĩ đến cái “ao nhà”. Tiếc rằng cái ao nhà của bà không những đục mà còn cạn không có một tí nước. Ao cạn thì làm sao mà tắm đây?! Người Việt vốn ở hải ngoại không mấy đông, có hơn vài triệu rải khắp trên thế giới.


Thụy Sĩ là một nước nhỏ, diện tích khoảng 41,300 cây số vuông, nhiều đồi núi, số lượng người Việt càng ít ỏi hơn. Đôi khi bà nhìn đám dân Việt của bà ở Thụy Sĩ có khác nào dân thiểu số miền rừng núi. Tuy vậy, trước khi tìm cho Trang 1 tấm chồng, bà cũng đã suy nghĩ nát óc, lùng trong trí nhớ rồi ngồi liệt kê lập thành danh sách những chàng trai... ế vợ trong thành phố, vùng phụ cận, kể cả các nước láng giềng Áo, Đức, Pháp, Ý…

Người thứ nhất bà nghĩ đến là Trần Sinh Thụ. Thụ 45 tuổi, làm nhà máy in. Hồi còn ở Việt Nam nghe nói Thụ đã tốt nghiệp đại học. Cũng chỉ nghe nói, bà không rõ có đúng hay không. Vì đa số người Việt Nam ra hải ngoại, ai cũng phác họa cho mình một quá khứ vàng son. Dù ở Việt Nam có đi gánh nước, chữ nghĩa i tờ, ra nước ngoài cũng khoe mình từng là giáo viên tiểu học rồi tự đánh bóng bằng cái dáng vẻ bề ngoài,ăn nói uốn nắn hơn, quần áo trau chuốt hơn nên cũng chả ai biết rõ được. Thôi thì, ai nói sao bà cứ nghe vậy. Tin hay không còn tùy ở nhận xét của mỗi người.

Riêng Thụ thì bà tạm tin như vây. Chỉ tạm thôi, vì con người anh rất khó hiểu. Bình thường anh thâm trầm ít nói. Nhưng khi nói cũng đĩnh đạc có trình độ. Chỉ lâu lâu không rõ đùa hay nói thật, anh phát biểu một vài ý kiến rất khó nghe: “Tôi xưa nay không biết đi tán gái. Cô nào yêu tôi cứ việc đến tỏ tình!” Có người cho anh “mát” và vì lẽ đó anh ế vợ hay tại cái dáng người nhỏ thó không mấy đẹp của anh?!

Một lần trong bữa tiệc tất niên có tính cách thân mật gia đình, mọi người mang anh ra làm đề tài trêu chọc. Có người hỏi:

- Tiêu chuẩn người vợ tương lai của anh phải thế nào, hở anh Thụ?

- Phải lo tính đi chứ. Cũng nên kén vừa vừa thôi.

Thụ điềm nhiên từ tốn đáp:

- Tôi có kén gì đâu. Người vợ của tôi, tôi không cần đẹp lắm, chỉ ưa nhìn và dễ thương thôi. Nhưng phải có dáng dấp thành phố và trình độ học vấn tối thiểu.

- Nếu vậy thì anh nên ghé mắt đến “ngũ long công chúa” nhà họ Đinh. Ở đấy có 5 cô đều đang tuổi cập kê, rất vừa lứa với anh và hợp tiêu chuẩn của anh.

Thụ ngẫm nghĩ hồi lâu rồi lắc đầu:

- Đàn bà con gái không nên nghiêm chỉnh, khô khan quá. Tôi không thích. Phải cô nào đã một lần yêu rồi đổ vỡ trông mới chững chạc, lãng mạn và ướt át hơn.

Mọi người lại nhao nhao lên:

- Không ngờ anh Thụ bấy lâu chỉ nhắm cặp nào “đổ” rồi anh Thụ tới “hốt”.

- Anh Thụ nhà ta chỉ thích gà mái dầu chứ không thích gà mái tơ bà con ơi!

Người khác lại lên tiếng:

- Nếu thế tôi giới thiệu cho anh Thụ cô Hoa, em cậu Thắng còn một tuần nữa đám cưới nhưng đã hồi hôn rồi.

Thụ vẫn lắc đầu:

- Đổ vỡ nhưng phải còn “dzin” mới được!

Mọi người phá ra cười.Ở thời đại ngày nay trong 1 xã hội mới, chữ trinh của người đàn bà không được đánh giá ngàn vàng như ngày xưa ở Việt Nam nữa. Chuyện chăn gối của nam và nữ người ta quan niệm thông thường như miếng ăn, thức uống, giấc ngủ hàng ngày. Người ta coi đó như một điều hết sức tự nhiên, không thể tránh được. Ngay tại trường học, trẻ em từ 13 tuổi cũng được giáo dục sinh lý, cách ngừa thai.

Và thanh thiếu niên từ 18 tuổi được tự do luyến ái mà cha mẹ không còn quyền hạn can thiệp vào đời sống riêng tư, cá nhân của chúng. Cô cậu nào thích nhau cứ việc thuê nhà sống chung, không cần sự đồng ý của cha mẹ hoặc đánh dấu bằng một tờ giá thú hay đám cưới. Đôi khi chỉ cần qua vài ba câu chuyện, uống với nhau tách cà phê cũng có thể trao đổi sinh lý với nhau rồi. Trước lối sống phóng khoáng buông thả đó, người Việt chúng ta không khỏi bỡ ngỡ ngạc nhiên.


Khi mới đặt chân đến Thụy Sĩ, bà Mai cũng như các phụ nữ khác từ 18 tuổi trở lên dù độc thân hay đã lập gia đình được nhân viên hữu trách trại tị nạn triệu tập tại văn phòng để phổ biến y tế thường thức mà đặc biệt là phương pháp ngừa thai. Người ta giới thiệu loại thuốc ngừa thai hữu hiệu nhất và phân phát mỗi người một số dùng thử! Ai nấy tủm tỉm cười, nhất là mấy cô gái độc thân hay các bà góa hoặc xa chồng đều lắc đầu không nhận. Có người lên tiếng:

- Chồng tôi chết đã lâu rồi mà tôi cũng 50 tuổi, tôi đâu cần dùng thuốc này.

Nhân viên hữu trách thản nhiên:

- Bà cứ việc nhận lấy rồi có lúc sẽ dùng đến!


Thật vậy, với quan niệm sống dễ dãi đó, cộng với sự trợ giúp với các phim ảnh sex được trình chiếu công khai hàng tuần trên tivi, thử hỏi, nam nữ yêu nhau dù xuất thân trong một gia đình nền nếp có giáo dục căn bản vững chắc hay lỏng lẻo làm sao cưỡng chống lại được sự cám dỗ của tình yêu, cho nên, trước ý tưởng ngộ nghĩnh của Thụ không ai nén được nụ cười.

Và từ đó đến nay có lẽ chưa tìm được cặp nào “đổ” để “hốt” mà hốt còn nguyên vẹn và cũng chưa có cô nào đến tỏ tình, Thụ vẫn phòng không chiếc bóng. Bà Mai phone đến Thụ nhiều lần để giới thiệu Trang, nhưng Thụ luôn vắng nhà. Thăm dò bạn bè, bà Mai mới biết Thụ đã dọn sang tỉnh khác và mọi người không biết hiện giờ anh ở đâu.


Người thứ hai bà nghĩ đến là Hoàng Ngọc Ẩn. Ẩn năm nay 43 tuổi. Từ 10 năm trước, người ta đã thấy anh thui thủi một mình, chả cặp với cô nào kể cả người Thụy Sĩ. Anh tốt nghiệp ngành điện toán, lương khá cao nhưng quần áo lúc nào cũng lùi xùi như cả tháng không giặt. Tóc tai bù xù, râu ria lại rậm rạp.

Thân hình vừa ốm, vừa cao. Ánh mắt lạnh lùng, khi đi chỉ cúi gằm mặt xuống hoặc nhìn thẳng chẳng liếc ngó ai. Với bộ dạng đó, lại thêm trong tay lúc nào cũng cầm theo 1 cuốn sách, nên người trong tỉnh thường gọi anh là triết gia. Anh cũng trầm lặng ít nói, sống cô lập, dường như chẳng muốn giao du tiếp xúc ai. Khi tình cờ có người hỏi anh sao mãi đến nay vẫn chưa lập gia đình, anh lạnh lùng phán một câu:

- Vợ con làm gì cho mệt. Đàn bà con gái qua đây phách lối, khó chiều. Ở một mình cho khoẻ!

Biết được anh như vậy, bà Mai cũng không muốn quấy rầy anh. Vả lại từ bấy đến giờ anh mai danh ẩn tích, bà Mai không biết anh ở đâu mà tìm.


Người thứ ba là Hồ Trọng Cương, 40 tuổi. Cương đến Thụy Sĩ với 5 người em. Gia đình anh kể ra nền nếp trên dưới thuận hòa nhờ tài điều khiển dẫn dắt của anh. Tất cả đều có nghề nghiệp vững chắc. Cương tốt nghiệp thư ký văn phòng. Thư ký ở đâu bị coi thường chứ với Thụy Sĩ là một nghề có hạng, phải học từ 2 đến 4 năm, đôi khi tùy ngạch, còn đòi hỏi thông thạo 2 sinh ngữ.

Còn các em của anh tuy chỉ là cán sự thông thường xuất thân từ lớp 9 rồi theo ngành nghề chuyên môn, kẻ thì y tá, người làm nhân viên ngân hàng, điện toán, sửa máy, hàng không.. nhưng xem ra anh hãnh diện về họ lắm. Tất cả đều đã lập gia đình, trừ anh. Phải nói anh thật xứng đáng vai trò quyền huynh thế phụ lo lắng cho đàn em chu đáo. Có điều không ai ngờ được rằng chính vì đàn em của anh mà anh phải ế vợ. Thoạt nghe ai cũng tưởng các em của anh dữ, chằn, khó tính, khó chiều khiến các cô gái khác né anh chăng?


Không. Không phải vậy. Chỉ bởi tại anh đặt họ cao quá. Cao đến nỗi làm như các em của anh là nhân tài khó kiếm trong thiên hạ. Vì thế, để có vợ, anh muốn kén người vợ, ngoài tiêu chuẩn trẻ đẹp, biết chiều chuộng anh và đàn em của anh, cô gái đó còn phải đủ trình độ kiến thức chuyên môn của các ngành nghề các em anh học để trò chuyện với chúng. Anh không muốn đám em của mình coi thường chị dâu khi vợ anh không có khả năng, chỉ ấm ớ rồi lạc lõng trong gia đình anh. Có người khuyên anh tìm cô nào có kiến thức tổng quát cũng đủ rồi. Anh cao giọng thản nhiên:

- Vậy con bé Tịnh nhà tôi bàn về vấn đề ngân hàng thì làm sao cô ta biết!

Nghĩ đến điều này, bà Mai ngao ngán lắc đầu.


Người thứ tư ế vợ là Đỗ Mạnh Tùng. Tùng năm nay 38 tuổi. Thân hình anh thấp bé, nhỏ con. Khuôn mặt anh choắt lại. Thường những người như thế vốn đã rất tinh khôn huống gì đầu óc ấy còn được đào tạo từ trường đại học thương mại. Với anh, làm việc gì anh cũng tính toán cân nhắc cẩn thận. Hôn nhân là chuyện hệ trọng cả đời, lẽ đương nhiên, anh càng tính kỹ hơn. Anh tính kỹ đến nỗi anh đem cân tiểu ly để cân nhắc đo lường sự lợi hại. Anh thường nói: “Tôi đâu dại dọn cỗ sẵn cho nàng đến xơi!”

Nên người vợ anh kén phải là người tốt nghiệp đại học như anh, mà không được cùng ngành với anh. Có 2 lý do: Thứ nhất, có tốt nghiệp đại học, mức lương của vợ anh mới cao. Thứ hai, có khác ngành, phòng khi kinh tế suy thoái anh bị thất nghiệp thì ngành vợ anh còn vớt vát được. Đã thế anh còn đòi hỏi vợ anh không thể là người vợ già, vợ xấu. Công anh ăn học bấy lâu, anh phải được đền bù, anh phải cưới vợ trẻ, vợ đẹp để xứng đáng với cái bằng của anh.


Tiếc thay, số sinh viên Việt Nam tại Thụy Sĩ đếm trên đầu ngón tay, nữ sinh viên càng ít ỏi hơn. Mà thông thường ở đời, mấy cô đẹp bận tô son điểm phấn ít cô nào học giỏi đến nơi đến chốn. Cho dù người đẹp có lọt vào tới đại học, những đêm dài thức trắng miệt mài với sách đèn cũng làm các cô héo mòn, già, xấu đi.

Nội bấy nhiêu tiêu chuẩn cũng đủ khiến anh ế vợ. Anh còn đòi hỏi thêm nhiều điều kiện khác. Gia đình vợ anh không được ở quanh anh. Ở càng xa càng tốt để khỏi xía vào chuyện của vợ chồng anh hoặc xúi giục vợ anh làm những điều anh không thích. Nhưng nếu gia đình cô ta còn kẹt ở Việt Nam thì càng không nên nữa. Vợ anh sẽ rỉa hết tiền trong băng của anh để gởi về xây nhà dựng cửa cho cha mẹ.

Điều đó càng tai hại vô cùng. Đắn đo cân nhắc mãi, anh quyết dùng 4 tuần hè hằng năm đi du lịch đây đó, nhất là 2 nước láng giềng Pháp-Đức (2 nước này dùng ngôn ngữ như Thụy Sĩ) để lùng vợ như ước muốn, nhưng đến nay, anh đã qua 38 cái xuân xanh, người trong mộng vẫn chưa xuất hiện.

Nghĩ cho cùng, sự suy tính của anh cũng không phải là sai, cũng không xa thực tế. Vì nhan nhản trong cuộc sống quanh anh thường xảy ra những điều đáng tiếc đã khiến anh băn khoăn nhìn đời bằng lăng kính phức tạp. Tuy vậy khách quan mà nói, cái nhìn của anh có hơi phiến diện. Đâu phải nhà vợ nào cũng đáng chê, đáng trách, cần phải e dè xa lánh. Đã biết bao chàng rể nhờ nhà vợ mà no cơm, ấm áo, công thành danh toại, như ngày xưa có Đào Duy Từ, từ 1 người chăn trâu nghèo khó nhờ nhà vợ mà có cơ hội phát triển tài năng lập nên sự nghiệp lưu danh muôn thuở.


Bên Trung Hoa có Tưởng Giới Thạch được sự hỗ trợ của gia đình Tống Mỹ Linh mà danh tiếng lẫy lừng. Vấn đề là duyên phận của mỗi người có may mắn lọt vào những gia đình hiểu biết, có cách cư xử khéo léo tế nhị hay không mà thôi. Ai bảo thân trai không 12 bến nước, trong nhờ, đục chịu? Chả thế mà sau năm 1975, thời bĩ cực của đất nước, bên cạnh những người đàn bà tác tệ hại chồng hại con, vẫn có những người vợ, gia đình vợ tử tế hết lòng tiếp tế thăm nuôi lo lắng cho chàng rể lúc sa cơ chu đáo.

Còn chuyện tiền bạc giữa 2 vợ chồng, sao Tùng không đặt suy nghĩ của mình vào tâm trạng của những phụ nữ Việt Nam sống ở xứ người để có cái nhìn đứng đắn đại lượng hơn. Đâu phải ở bên này đàn ông nào cũng hiền bị các bà, các cô đè nén. Trên thực tế không thiếu những người đàn ông hẹp hòi, ích kỷ chỉ biết nghĩ đến mình và gia đình mình: “Em chỉ được phép giúp đỡ cha mẹ và gia đình em trong nửa số lương của em” hoặc “Đàn bà lấy chồng chỉ biết phục vụ chồng và gia đình chồng” hay “Lấy chồng phải thuộc nhà chồng, không được liên hệ nhà mình. Nếu còn cha mẹ, chỉ được phép thăm viếng một lần là đủ”.


Những câu nói thoáng nghe đã gợi cho ta hình ảnh những ông chồng độc đoán, độc tài chuyên lấn lướt và hà hiếp vợ. Đàn bà cũng là con người, nhất lại xưa nay vẫn được mệnh danh là phái yếu, qua bên đây, ngoài việc chợ búa nấu nướng lo toan chăm sóc chồng con nhà cửa, họ còn đi làm cực nhọc ngày 8,9 tiếng miệt mài nơi hãng xưởng như đàn ông, còn người chồng thì, sau công việc ở sở, về nhà chia sẻ được gì giúp vợ? Họa lắm chỉ rửa vài cái chén, tắm cho con, lâu lâu hút bụi một lần thì kêu ca nỗi gì?


Sau 1975, đất nước lâm vào cảnh lầm than, mọi nhà đều đói khổ chỉ còn mong sự giúp đỡ của thân nhân ở nước ngoài. Trong khi đó: “Em chỉ được phép giúp đỡ cha mẹ và gia đình em trong nửa số lương của em” và “em chỉ phải biết phục vụ anh và gia đình anh” vậy còn gia đình em thì giao cho ai đây, nếu không có người con trai nơi xứ người, thử hỏi có phải là ức hiếp đàn bà lắm không? Và nếu trong hoàn cảnh đó, lấy được người vợ chỉ biết có chồng rồi phó mặc sự sống chết của cha mẹ ruột thì đó là một người vợ tốt ư?! Có điều vấn đề gì cũng có chừng mực giới hạn của nó. Sao không thông cảm hoàn cảnh chung để có những phương cách giải quyết hợp tình hợp lý?

Riêng Tùng, anh vốn là người cẩn thận, anh không muốn lâm vào những tình trạng rắc rối “phòng bệnh hơn chữa bệnh” nên anh quyết ở vậy chờ thời dù phải ngắm thời gian và tuổi đời vùn vụt trôi qua.


Đấy là tiêu biểu của vài cái “ao nhà”, không kể những ao cạn không ai có thể tắm được, ngay cả những ao đục người ta cũng dùng kẽm gai rào lại, khóa kỹ rồi kén chọn người vô. Đó là bà Mai chưa nói đến còn những ao nhà nước trong veo chủ nhân xây tường xung quanh, chạm trổ chỉ đợi... tiên xuống tắm. Người phàm tục không được phép bén mảng. Như trường hợp của Trần Thanh, 36 tuổi. Anh là luật sư, nhờ hội đủ các ưu điểm: đẹp trai, con nhà giàu,học giỏi nên anh tự treo giá ngọc.


Người vợ anh kén phải thùy mị đoan trang, trẻ đẹp, hiền lành, biết nấu ăn, ngoại giao giỏi, biết đánh đàn (đàn tranh hoặc piano), phải thông minh, tốt nghiệp đại học, phải đứng đắn nhưng tâm hồn hơi lãng mạn ướt át một chút để thưởng thức văn thơ dù là văn thơ con cóc của anh:“Nếm chút men tình chếnh choáng say. Tình không là ớt tại sao cay?” và đặc biệt nữa, người vợ đó phải xuất thân con nhà giàu sang quyền quý, giá chót cũng là con của sĩ quan cấp đại úy trở lên. Và thân mẫu cô ta là người mẹ hiểu biết, để các con anh về sau, nếu không giống cha, giống mẹ, nó sẽ không giống ông bà ngoại dở hơi của nó.


Ngoài ra cũng còn những ao nhà trong veo nhưng các bà, các cô vào tắm làm vẩn đục khiến chủ nhân rào lại rồi bế quan tỏa cảng. Đó là trường hợp của bác sĩ Thông cũng 36 tuổi, anh làm việc miệt mài, một tuần 8, 9 chục tiếng tại bệnh viện không kể ngày đêm và thứ bảy, chủ nhật.Mải mê với công việc anh bỏ quên mất cô vợ trẻ đêm đêm mòn mỏi rồi với thời gian, sừng trên đầu anh cứ từ từ nhú lần lên. Đến một lúc nào đó anh khám phá sừng của anh đã khá dài, nhất là cái sừng do vợ anh rút từ đầu người bạn thân của anh để cắm lên đầu anh, anh đau khổ chán chường, mất niềm tin trong cuộc sống rồi từ đó không tha thiết vợ con gì nữa.


Những “ao nhà” như vậy, bà Mai không còn sự lựa chọn nào khác đành ghé mắt nhìn qua các “ao người”. Ao người tuy vẩn đục nhưng họ biết đánh phèn cho trong lại rồi cẩn thận chọn người tắm. Bà Mai liền nghĩ đến Heinz. Heinz lui tới nhà bà với tư cách thầy giáo kèm tiếng Đức. Thời gian đi lại thường xuyên mỗi 2 tiếng trong tuần và những bữa ăn thân mật bà Mai đích tay nấu nướng mời Heinz, từ món chả giò, bún riêu, phở, mì hoành thánh, thịt bò nhúng dấm mắm nêm đến cả những bát canh mồng tơi mướp riêu cua ăn với cà pháo chấm mắm tôm, rồi tiết canh nữa. Lúc ăn Heinz thường bảo mọi người giống Dracula. Vịt lộn đã khiến tình thân giữa Heinz và gia đình bà thắm thiết hơn.


Từ đó tâm tình cởi mở, bà hiểu rõ nếp sống của người ThụySĩ và ngược lại Heinz cũng rất thích thú nếp sống gia đình ấm cúng của người Á Châu. Trước đây hơn năm, Heinz sống chung với Erika, cô bạn gái người Thụy Sĩ. Cả 2 thuê 1 gian nhà 3 phòng (ở Thụy Sĩ phòng khách được kể như một phòng) sắm sửa đầy đủ tiện nghi giường tủ chén bát bàn ghế tivi..như 1 cặp vợ chồng mới cưới. Cái lối sống thử một thời gian để tìm hiểu nhau trước khi chính thức kết hôn, hợp thì sống luôn,không hợp thì chia tay, vẫn là chuyện thông thường đối với người Thụy Sĩ.

Tiếc thay, chỉ mới nửa năm, giữa Heinz và Arika có những dấu hiệu “cơm không lành, canh không ngọt”.Cả 2 thường cãi vã nhau vì Heinz là người sành ăn mà Arika lại là người không thích nấu. Chẳng những không thích bếp núc, Arika còn có những cố tật làm biếng ham chơi, hoàn toàn thiếu trách nhiệm, bổn phận.Không chỉ bổn phận của người đàn bà mà bổn phận của người đối với người sống chung một nhà. Hằng ngày, Arika không chia sẻ giúp Heinz được việc gì.


Thỉnh thoảng có rửa vài nồi niêu bát đĩa – sau khi Heinz phụ trách nấu ăn – nàng cũng tỏ vẻ uể oải mệt nhọc. Căn phòng nhỏ dành làm việc lặt vặt trong nhà không bao giờ được nàng quét dọn. Nàng biến nó như là phòng chứa đồ cũ, xả bừa bãi còn thua phòng chơi của trẻ em. Chỗ này tập ảnh, chỗ kia cây đàn, quần áo giày dép, bàn máy may, ghế lớn ghế nhỏ, thùng, rổ, sách báo... la liệt không còn lối đi. Tủ lạnh chứa đồ ăn thức uống cho hai người thường trống trơn nếu Heinz không để ý chợ búa. Nói chung, mọi việc nhà dường như Heinz thầu hết. Gần đây Arika còn đi chơi khuya mịt mới về. Có hôm ngủ qua đêm ở đâu đó.

Những lúc như vậy, nàng thản nhiên gọi phone về cho Heinz, bảo Heinz cứ an tâm, nàng chẳng đi chơi với ai xa lạ ngoài Peter, bạn của Heinz! Sau 1 năm, sức chịu đựng của con người có hạn, Heinz thật sự mệt mỏi chán chường, anh quyết định trả lại nhà và bàn với Arika thanh toán đồ đạc, cái nào không dùng, 2 người đem ra chợ trời bán tống bán tháo rồi cả 2 chia tay, ai nấy trở về ở tạm nhà cha mẹ.

So với con người Arika, Heinz thấy bà Mai khác hẳn. Dường như trong bà tuy thể chất bé nhỏ nhưng chất chứa sức chịu đựng gian khổ và lòng hy sinh cho chồng con vô bờ bến. Nhiều khi Heinz nhìn thấy niềm hạnh phúc tràn ngập trong bà qua những lúc bà chăm sóc chồng con từng miếng ăn thức uống.


Bà quả là một người đảm đang. Ngoài việc hãng, về nhà bà quán xuyến mọi việc, từ nhỏ đến lớn một cách tài tình thật xứng đáng những điều tốt đẹp mà từ lâu anh thường nghe nói về phụ nữ Á Châu, mặc dù nhiều lần bà Mai đính chính phụ nữ Á Châu ngày nay đã không còn như xưa nữa. Nhưng trong Heinz, cái không khí ấm cúng cởi mở vui tươi của gia đình bà Mai vẫn lôi cuốn anh và tạo trong anh nhiều ấn tượng đẹp về phụ nữ Việt Nam.

Bà Mai cũng thường kể với anh:

- Đàn ông Việt Nam lúc còn ở quê nhà như một ông vua, anh ạ. Dù được vợ chăm sóc tử tế, họ vẫn chưa hài lòng còn kiếm thêm nhiều vợ khác nữa. Ở xứ tôi “trai năm thê bảy thiếp,gái chính chuyên chỉ một chồng”, nên các ông lên mặt lắm.

Ông Huân, chồng bà Mai cười ha hả:

- Riêng anh chỉ có mình em thôi, thế mà qua đây cũng cảm thấy bị.. hạ giá đôi chút.

Bà Mai nguýt chồng:

- Thì cũng là luật bù trừ còn kêu ca nỗi gì!

Heinz cũng chen vào pha trò:

- Tôi rất muốn được làm “ông vua” Việt Nam. Ông bà nghĩ sao?

Nói chơi vậy mà sau đó Heinz làm thật. Từ ngày chia tay với Erika, anh có ý muốn kết bạn với 1 thiếu nữ Việt Nam và trung gian, lẽ đương nhiên phải qua bà Mai, người Việt Nam đầu tiên và duy nhất anh quen biết. Bà Mai không chê Heinz, vì anh là người đàng hoàng tốt bụng, nhưng nếp sống và cách suy nghĩ giữa người Á và Âu có nhiều khác biệt quá, lại nữa bà vẫn quý cái “ao nhà” nên bà cứ e dè ái ngại.


Đùng một cái, Trang xuất hiện. Trang là em gái của Hân, người bạn thân thiết trong hội.. ăn uống với bà Mai. Hân và bà Mai cả hai đều rất thích nấu ăn. Thỉnh thoảng cuối tuần 2 gia đình thường qua lại bày vẽ nấu nướng, tâm tình nên tình thân càng ngày càng đậm đà gắn bó. Tuy không nói ra nhưng đôi bên cảm thấy gần nhau, lo lắng giúp đỡ nhau để chia sẻ những ưu tư vui buồn trong cuộc sống.

Trang đến Thụy Sĩ với tư cách du lịch. Ngoài mục đích thăm chị còn mục đích quan trọng khác: Kiếm chồng để ở lại Thụy Sĩ. Đây là phong trào bộc phát mạnh từ vài năm nay, 1 phương cách trốn tránh chế độ cộng sản Việt Nam một cách an lành, hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, thời gian được phép du lịch chỉ trong vòng 3 tháng, thật ngắn ngủi để kiếm một tấm chồng vừa ý, các bà các cô đành đánh đổi cái giá tự do bằng chính hạnh phúc trăm năm của đời mình.

Có những cô gái trinh nguyên ép mình kết hôn với người đàn ông góa 5 con, hoặc một cô 19 bằng lòng lấy người chồng 45, đáng tuổi cha mình. Thương thay, họ không còn quyền lựa chọn người mình yêu thích mà chỉ biết nhắm mắt chấp nhận người nào chịu lấy mình. Và trường hợp Trang cũng là một trong những hoàn cảnh đáng thương đó.


Sau khi Hân và bà Mai đôn đáo bằng nhiều cách để làm mai cho Trang, vì thời gian gấp rút, phần Trang lớn tuổi, những người đồng hương cùng trang lứa thì đóng chặt cửa lòng. Cuối cùng,Trang đành nhận lời kết hôn với Heinz, 1 người Thụy Sĩ nhỏ tuổi mà Trang chưa hề có 1 chữ Đức để nói chuyện. Điều đó đối với Heinz không thành vấn đề vì anh là 1 nhà giáo. Nay mai anh dạy và tập cho Trang nói, chả sao. Hiềm nỗi ban đầu 2 người gặp nhau để tâm tình trò chuyện luôn có bà Mai hoặc Hân đi theo để thông dịch.

- “Nó” nói gì vậy chị? 

Trang hỏi.

- À, anh ta bảo Trang dễ thương. 

Bà Mai trả lời.

- Cô ta nghĩ gì về tôi, thưa bà?

- Trang nói anh dễ mến.

Rồi Trang học tiếng Đức. Đến ngày đám cưới thì nàng đã bập bẹ được những chuyện thông dụng trong gia đình. Còn Heinz chỉ nói nhuyễn 3 chữ tiếng Việt “Anh yêu em”. Tình yêu đến với Heinz quá nhanh không đắn đo suy tính khiến bà Mai và cả Hân không khỏi phập phồng lo ngại..


Hôm nay ngày đám cưới của Trang và Heinz. Cả 2 súng sính trong chiếc áo dài cưới có những đốm tròn hình chữ hỉ. Áo Heinz màu xanh, khăn đóng cũng xanh. Áo Trang màu đỏ kèm bên ngoài là chiếc áo khoác màu vàng có những đường viền kim tuyến lấp lánh cùng màu với khăn vành mà Hân đã đặt may cho họ từ Paris.

Bộ quần áo cổ truyền Việt Nam tuy hơi tương phản với cặp mắt xanh, bộ râu quai nón xồm xoàm và mái tóc vàng óng của Heinz nhưng vẫn không lấp được khuôn mặt rạng rỡ pha lẫn nét ngộ nghĩnh hiền lành của anh. Anh đứng sát bên Trang, khoành một cánh tay để cho Trang khoác vào. Cả 2 niềm nở tươi cười nép bên cửa ra vào đón mừng quan khách. Khách được mời không đông. Tuy vậy buổi lễ cũng khá trang trọng, vui nhộn.


Đối với người Thụy Sĩ, khách dự cưới, kể cả 2 họ, thông lệ là trên dưới 50 người. Thường họ mời bà con gần và vài người bạn thân nhất. Nhờ ít, sự tổ chức được gọn gàng, ấm cúng thân mật hơn. Từ buổi trưa, sau khi làm lễ theo nghi thức tôn giáo, họ bao xe bus cùng khách khứa đưa nhau đến 1 nhà hàng tĩnh mịch giữa vùng đồi núi phong cảnh thân mật hữu tình quanh năm có khói sương lãng đãng bên cạnh 1 dòng sông hay trên 1 cánh đồng lúa mì có rừng cây bao bọc.


Ở đây họ dùng qua loa một ít thịt nguội, trà, nước cà phê, vui chơi trò chuyện ngắm cảnh, đợi chạng vạng lại kéo nhau về nhà hàng thành phố dự bữa chính thức. Tiệc cưới của người Thụy Sĩ khá đơn giản gần như ngày thường. 1 chén súp, 1 đĩa salat và sau cùng gọn gàng với 1 đĩa gồm thịt chiên, ít mì nuôi hay khoai tây chiên hoặc khoai tây nghiền kèm với ít rau luộc. Khác với đám cưới của dân ta ăn uống rình rang, đông đảo đến 4-5 trăm người, rồi rượu vào lời ra không kiểm soát được hành động lời nói, đôi khi gây ra nhiều điều đáng tiếc…

Bà Mai được mời trong danh sách họ nhà gái, vì Trang, ngoài người chị và một số bạn bè của chị, nàng không còn người thân nào khác. Giờ đây nơi xứ lạ, bà coi Trang như người nhà. Tìm được cho nàng 1 tấm chồng để ở lại Thụy Sĩ bà cảm thấy lâng lâng vuimừng như vừa cứu thoát 1 kẻ ra khỏi vòng tù tội.


Tuy nhiên, cái cảm giác đó không được trọn vẹn khi bà chợt nghĩ đến cái “ao người”. Qua đó không biết có giúp cho Heinz và Trang tắm mát suốt đời, hay chỉ là giai đoạn của kẻ đắm tàu mong vớ được phao?! Dù gì mọi chuyện cũng đã an bài, bà chỉ cầu mong cho cả 2 tươi đẹp hạnh phúc mãi mãi như ngày hôm nay mà chính bà cũng có phần trách nhiệm vì đã dại dột làm ngược điều ca dao vẫn thường răn đe: “Ở đời có 4 cái ngu: Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu”…


Trần Thị Nhật Hưng

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23635
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Aug/2023 lúc 9:16pm

Ao Nhà – Ao Người

 Is%20Marriage%20Worth%20It%20–%20What%20You%20Gain%20Vs%20What%20You%20Lose

Bà Mai đưa mắt ngắm cô dâu, chú rể. Cô dâu 36 tuổi, chú rể 27 tuổi. Trông cũng xứng ấy chứ. Nhất là đối với người con gái Việt đứng bên cạnh 1 chàng trai Thụy Sĩ. Đã vậy, Trang, tên của cô dâu, vốn dĩ xuất thân từ 1 gia đình khá giả. Thân phụ nàng từng giữ chức vụ cao trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Mẹ có 1 cửa hàng buôn.

Trong đời sống ăn sung mặc sướng không lo nghĩ tiền bạc mặc dù sau năm 1975 gia đình có sa sút, Trang vẫn giữ được nét trẻ của ngày nào. Với dáng dấp mảnh mai, Trang đứng bên Heinz cao lớn với bộ râu xồm xoàm, cái mức tuổi chênh lệch dường như không thấy nữa. Đối với người Âu, Úc cũng như châu Mỹ nói chung và người Thụy Sĩ nói riêng, khó mà họ định được tuổi tác của dân Việt. Hầu như cái nhìn của họ đều thấy dân Á châu trẻ đi, có lẽ vì dáng người Á châu nhỏ nhắn hay tại không bươn chải ra đời sớm nên còn nét ngây thơ.

Như bà chẳng hạn, khi tới Thụy Sĩ, lúc đó đã 32 tuổi, một lần bà mua vé xe bus, người tài xế nghiễm nhiên bán cho bà vé nửa giá dành cho người dưới 16 tuổi. Lần khác mua vé xe lửa đi chơi xa, quầy vé hỏi bà đã tới 16 tuổi chưa để bán nửa giá dành cho trẻ em. Cũng chính vì điểm này, lúc giới thiệu người phối ngẫu cho Trang, khi bí cùng, bà mới tìm cho nàng 1 người chồng trẻ tuổi.

Bà Mai nhìn lại cô dâu, chú rể. Tuy cả 2 đã xứng cặp nhưng trong thâm tâm bà vẫn chưa hài lòng. Đối với bà, 1 người con gái Việt lấy chồng ngoại quốc, bà cảm thấy như mất mát cái gì, bà làm như tổ quốc Việt Nam thân yêu của bà vừa mất một người con. Tự nhiên bà buồn vu vơ rồi chợt thở dài.

Trước khi làm mai cho Trang với Heinz, thật ra đâu phải bà không nhớ câu “Ta về ta tắm ao ta...” Vốn không muốn con gái Việt lấy chồng ngoại quốc, lẽ đương nhiên bà phải nghĩ đến cái “ao nhà”. Tiếc rằng cái ao nhà của bà không những đục mà còn cạn không có một tí nước. Ao cạn thì làm sao mà tắm đây?! Người Việt vốn ở hải ngoại không mấy đông, có hơn vài triệu rải khắp trên thế giới.


Thụy Sĩ là một nước nhỏ, diện tích khoảng 41,300 cây số vuông, nhiều đồi núi, số lượng người Việt càng ít ỏi hơn. Đôi khi bà nhìn đám dân Việt của bà ở Thụy Sĩ có khác nào dân thiểu số miền rừng núi. Tuy vậy, trước khi tìm cho Trang 1 tấm chồng, bà cũng đã suy nghĩ nát óc, lùng trong trí nhớ rồi ngồi liệt kê lập thành danh sách những chàng trai... ế vợ trong thành phố, vùng phụ cận, kể cả các nước láng giềng Áo, Đức, Pháp, Ý…

Người thứ nhất bà nghĩ đến là Trần Sinh Thụ. Thụ 45 tuổi, làm nhà máy in. Hồi còn ở Việt Nam nghe nói Thụ đã tốt nghiệp đại học. Cũng chỉ nghe nói, bà không rõ có đúng hay không. Vì đa số người Việt Nam ra hải ngoại, ai cũng phác họa cho mình một quá khứ vàng son. Dù ở Việt Nam có đi gánh nước, chữ nghĩa i tờ, ra nước ngoài cũng khoe mình từng là giáo viên tiểu học rồi tự đánh bóng bằng cái dáng vẻ bề ngoài,ăn nói uốn nắn hơn, quần áo trau chuốt hơn nên cũng chả ai biết rõ được. Thôi thì, ai nói sao bà cứ nghe vậy. Tin hay không còn tùy ở nhận xét của mỗi người.

Riêng Thụ thì bà tạm tin như vây. Chỉ tạm thôi, vì con người anh rất khó hiểu. Bình thường anh thâm trầm ít nói. Nhưng khi nói cũng đĩnh đạc có trình độ. Chỉ lâu lâu không rõ đùa hay nói thật, anh phát biểu một vài ý kiến rất khó nghe: “Tôi xưa nay không biết đi tán gái. Cô nào yêu tôi cứ việc đến tỏ tình!” Có người cho anh “mát” và vì lẽ đó anh ế vợ hay tại cái dáng người nhỏ thó không mấy đẹp của anh?!

Một lần trong bữa tiệc tất niên có tính cách thân mật gia đình, mọi người mang anh ra làm đề tài trêu chọc. Có người hỏi:

- Tiêu chuẩn người vợ tương lai của anh phải thế nào, hở anh Thụ?

- Phải lo tính đi chứ. Cũng nên kén vừa vừa thôi.

Thụ điềm nhiên từ tốn đáp:

- Tôi có kén gì đâu. Người vợ của tôi, tôi không cần đẹp lắm, chỉ ưa nhìn và dễ thương thôi. Nhưng phải có dáng dấp thành phố và trình độ học vấn tối thiểu.

- Nếu vậy thì anh nên ghé mắt đến “ngũ long công chúa” nhà họ Đinh. Ở đấy có 5 cô đều đang tuổi cập kê, rất vừa lứa với anh và hợp tiêu chuẩn của anh.

Thụ ngẫm nghĩ hồi lâu rồi lắc đầu:

- Đàn bà con gái không nên nghiêm chỉnh, khô khan quá. Tôi không thích. Phải cô nào đã một lần yêu rồi đổ vỡ trông mới chững chạc, lãng mạn và ướt át hơn.

Mọi người lại nhao nhao lên:

- Không ngờ anh Thụ bấy lâu chỉ nhắm cặp nào “đổ” rồi anh Thụ tới “hốt”.

- Anh Thụ nhà ta chỉ thích gà mái dầu chứ không thích gà mái tơ bà con ơi!

Người khác lại lên tiếng:

- Nếu thế tôi giới thiệu cho anh Thụ cô Hoa, em cậu Thắng còn một tuần nữa đám cưới nhưng đã hồi hôn rồi.

Thụ vẫn lắc đầu:

- Đổ vỡ nhưng phải còn “dzin” mới được!

Mọi người phá ra cười.Ở thời đại ngày nay trong 1 xã hội mới, chữ trinh của người đàn bà không được đánh giá ngàn vàng như ngày xưa ở Việt Nam nữa. Chuyện chăn gối của nam và nữ người ta quan niệm thông thường như miếng ăn, thức uống, giấc ngủ hàng ngày. Người ta coi đó như một điều hết sức tự nhiên, không thể tránh được. Ngay tại trường học, trẻ em từ 13 tuổi cũng được giáo dục sinh lý, cách ngừa thai.

Và thanh thiếu niên từ 18 tuổi được tự do luyến ái mà cha mẹ không còn quyền hạn can thiệp vào đời sống riêng tư, cá nhân của chúng. Cô cậu nào thích nhau cứ việc thuê nhà sống chung, không cần sự đồng ý của cha mẹ hoặc đánh dấu bằng một tờ giá thú hay đám cưới. Đôi khi chỉ cần qua vài ba câu chuyện, uống với nhau tách cà phê cũng có thể trao đổi sinh lý với nhau rồi. Trước lối sống phóng khoáng buông thả đó, người Việt chúng ta không khỏi bỡ ngỡ ngạc nhiên.


Khi mới đặt chân đến Thụy Sĩ, bà Mai cũng như các phụ nữ khác từ 18 tuổi trở lên dù độc thân hay đã lập gia đình được nhân viên hữu trách trại tị nạn triệu tập tại văn phòng để phổ biến y tế thường thức mà đặc biệt là phương pháp ngừa thai. Người ta giới thiệu loại thuốc ngừa thai hữu hiệu nhất và phân phát mỗi người một số dùng thử! Ai nấy tủm tỉm cười, nhất là mấy cô gái độc thân hay các bà góa hoặc xa chồng đều lắc đầu không nhận. Có người lên tiếng:

- Chồng tôi chết đã lâu rồi mà tôi cũng 50 tuổi, tôi đâu cần dùng thuốc này.

Nhân viên hữu trách thản nhiên:

- Bà cứ việc nhận lấy rồi có lúc sẽ dùng đến!


Thật vậy, với quan niệm sống dễ dãi đó, cộng với sự trợ giúp với các phim ảnh sex được trình chiếu công khai hàng tuần trên tivi, thử hỏi, nam nữ yêu nhau dù xuất thân trong một gia đình nền nếp có giáo dục căn bản vững chắc hay lỏng lẻo làm sao cưỡng chống lại được sự cám dỗ của tình yêu, cho nên, trước ý tưởng ngộ nghĩnh của Thụ không ai nén được nụ cười.

Và từ đó đến nay có lẽ chưa tìm được cặp nào “đổ” để “hốt” mà hốt còn nguyên vẹn và cũng chưa có cô nào đến tỏ tình, Thụ vẫn phòng không chiếc bóng. Bà Mai phone đến Thụ nhiều lần để giới thiệu Trang, nhưng Thụ luôn vắng nhà. Thăm dò bạn bè, bà Mai mới biết Thụ đã dọn sang tỉnh khác và mọi người không biết hiện giờ anh ở đâu.


Người thứ hai bà nghĩ đến là Hoàng Ngọc Ẩn. Ẩn năm nay 43 tuổi. Từ 10 năm trước, người ta đã thấy anh thui thủi một mình, chả cặp với cô nào kể cả người Thụy Sĩ. Anh tốt nghiệp ngành điện toán, lương khá cao nhưng quần áo lúc nào cũng lùi xùi như cả tháng không giặt. Tóc tai bù xù, râu ria lại rậm rạp.

Thân hình vừa ốm, vừa cao. Ánh mắt lạnh lùng, khi đi chỉ cúi gằm mặt xuống hoặc nhìn thẳng chẳng liếc ngó ai. Với bộ dạng đó, lại thêm trong tay lúc nào cũng cầm theo 1 cuốn sách, nên người trong tỉnh thường gọi anh là triết gia. Anh cũng trầm lặng ít nói, sống cô lập, dường như chẳng muốn giao du tiếp xúc ai. Khi tình cờ có người hỏi anh sao mãi đến nay vẫn chưa lập gia đình, anh lạnh lùng phán một câu:

- Vợ con làm gì cho mệt. Đàn bà con gái qua đây phách lối, khó chiều. Ở một mình cho khoẻ!

Biết được anh như vậy, bà Mai cũng không muốn quấy rầy anh. Vả lại từ bấy đến giờ anh mai danh ẩn tích, bà Mai không biết anh ở đâu mà tìm.


Người thứ ba là Hồ Trọng Cương, 40 tuổi. Cương đến Thụy Sĩ với 5 người em. Gia đình anh kể ra nền nếp trên dưới thuận hòa nhờ tài điều khiển dẫn dắt của anh. Tất cả đều có nghề nghiệp vững chắc. Cương tốt nghiệp thư ký văn phòng. Thư ký ở đâu bị coi thường chứ với Thụy Sĩ là một nghề có hạng, phải học từ 2 đến 4 năm, đôi khi tùy ngạch, còn đòi hỏi thông thạo 2 sinh ngữ.

Còn các em của anh tuy chỉ là cán sự thông thường xuất thân từ lớp 9 rồi theo ngành nghề chuyên môn, kẻ thì y tá, người làm nhân viên ngân hàng, điện toán, sửa máy, hàng không.. nhưng xem ra anh hãnh diện về họ lắm. Tất cả đều đã lập gia đình, trừ anh. Phải nói anh thật xứng đáng vai trò quyền huynh thế phụ lo lắng cho đàn em chu đáo. Có điều không ai ngờ được rằng chính vì đàn em của anh mà anh phải ế vợ. Thoạt nghe ai cũng tưởng các em của anh dữ, chằn, khó tính, khó chiều khiến các cô gái khác né anh chăng?


Không. Không phải vậy. Chỉ bởi tại anh đặt họ cao quá. Cao đến nỗi làm như các em của anh là nhân tài khó kiếm trong thiên hạ. Vì thế, để có vợ, anh muốn kén người vợ, ngoài tiêu chuẩn trẻ đẹp, biết chiều chuộng anh và đàn em của anh, cô gái đó còn phải đủ trình độ kiến thức chuyên môn của các ngành nghề các em anh học để trò chuyện với chúng. Anh không muốn đám em của mình coi thường chị dâu khi vợ anh không có khả năng, chỉ ấm ớ rồi lạc lõng trong gia đình anh. Có người khuyên anh tìm cô nào có kiến thức tổng quát cũng đủ rồi. Anh cao giọng thản nhiên:

- Vậy con bé Tịnh nhà tôi bàn về vấn đề ngân hàng thì làm sao cô ta biết!

Nghĩ đến điều này, bà Mai ngao ngán lắc đầu.


Người thứ tư ế vợ là Đỗ Mạnh Tùng. Tùng năm nay 38 tuổi. Thân hình anh thấp bé, nhỏ con. Khuôn mặt anh choắt lại. Thường những người như thế vốn đã rất tinh khôn huống gì đầu óc ấy còn được đào tạo từ trường đại học thương mại. Với anh, làm việc gì anh cũng tính toán cân nhắc cẩn thận. Hôn nhân là chuyện hệ trọng cả đời, lẽ đương nhiên, anh càng tính kỹ hơn. Anh tính kỹ đến nỗi anh đem cân tiểu ly để cân nhắc đo lường sự lợi hại. Anh thường nói: “Tôi đâu dại dọn cỗ sẵn cho nàng đến xơi!”

Nên người vợ anh kén phải là người tốt nghiệp đại học như anh, mà không được cùng ngành với anh. Có 2 lý do: Thứ nhất, có tốt nghiệp đại học, mức lương của vợ anh mới cao. Thứ hai, có khác ngành, phòng khi kinh tế suy thoái anh bị thất nghiệp thì ngành vợ anh còn vớt vát được. Đã thế anh còn đòi hỏi vợ anh không thể là người vợ già, vợ xấu. Công anh ăn học bấy lâu, anh phải được đền bù, anh phải cưới vợ trẻ, vợ đẹp để xứng đáng với cái bằng của anh.


Tiếc thay, số sinh viên Việt Nam tại Thụy Sĩ đếm trên đầu ngón tay, nữ sinh viên càng ít ỏi hơn. Mà thông thường ở đời, mấy cô đẹp bận tô son điểm phấn ít cô nào học giỏi đến nơi đến chốn. Cho dù người đẹp có lọt vào tới đại học, những đêm dài thức trắng miệt mài với sách đèn cũng làm các cô héo mòn, già, xấu đi.

Nội bấy nhiêu tiêu chuẩn cũng đủ khiến anh ế vợ. Anh còn đòi hỏi thêm nhiều điều kiện khác. Gia đình vợ anh không được ở quanh anh. Ở càng xa càng tốt để khỏi xía vào chuyện của vợ chồng anh hoặc xúi giục vợ anh làm những điều anh không thích. Nhưng nếu gia đình cô ta còn kẹt ở Việt Nam thì càng không nên nữa. Vợ anh sẽ rỉa hết tiền trong băng của anh để gởi về xây nhà dựng cửa cho cha mẹ.

Điều đó càng tai hại vô cùng. Đắn đo cân nhắc mãi, anh quyết dùng 4 tuần hè hằng năm đi du lịch đây đó, nhất là 2 nước láng giềng Pháp-Đức (2 nước này dùng ngôn ngữ như Thụy Sĩ) để lùng vợ như ước muốn, nhưng đến nay, anh đã qua 38 cái xuân xanh, người trong mộng vẫn chưa xuất hiện.

Nghĩ cho cùng, sự suy tính của anh cũng không phải là sai, cũng không xa thực tế. Vì nhan nhản trong cuộc sống quanh anh thường xảy ra những điều đáng tiếc đã khiến anh băn khoăn nhìn đời bằng lăng kính phức tạp. Tuy vậy khách quan mà nói, cái nhìn của anh có hơi phiến diện. Đâu phải nhà vợ nào cũng đáng chê, đáng trách, cần phải e dè xa lánh. Đã biết bao chàng rể nhờ nhà vợ mà no cơm, ấm áo, công thành danh toại, như ngày xưa có Đào Duy Từ, từ 1 người chăn trâu nghèo khó nhờ nhà vợ mà có cơ hội phát triển tài năng lập nên sự nghiệp lưu danh muôn thuở.


Bên Trung Hoa có Tưởng Giới Thạch được sự hỗ trợ của gia đình Tống Mỹ Linh mà danh tiếng lẫy lừng. Vấn đề là duyên phận của mỗi người có may mắn lọt vào những gia đình hiểu biết, có cách cư xử khéo léo tế nhị hay không mà thôi. Ai bảo thân trai không 12 bến nước, trong nhờ, đục chịu? Chả thế mà sau năm 1975, thời bĩ cực của đất nước, bên cạnh những người đàn bà tác tệ hại chồng hại con, vẫn có những người vợ, gia đình vợ tử tế hết lòng tiếp tế thăm nuôi lo lắng cho chàng rể lúc sa cơ chu đáo.

Còn chuyện tiền bạc giữa 2 vợ chồng, sao Tùng không đặt suy nghĩ của mình vào tâm trạng của những phụ nữ Việt Nam sống ở xứ người để có cái nhìn đứng đắn đại lượng hơn. Đâu phải ở bên này đàn ông nào cũng hiền bị các bà, các cô đè nén. Trên thực tế không thiếu những người đàn ông hẹp hòi, ích kỷ chỉ biết nghĩ đến mình và gia đình mình: “Em chỉ được phép giúp đỡ cha mẹ và gia đình em trong nửa số lương của em” hoặc “Đàn bà lấy chồng chỉ biết phục vụ chồng và gia đình chồng” hay “Lấy chồng phải thuộc nhà chồng, không được liên hệ nhà mình. Nếu còn cha mẹ, chỉ được phép thăm viếng một lần là đủ”.


Những câu nói thoáng nghe đã gợi cho ta hình ảnh những ông chồng độc đoán, độc tài chuyên lấn lướt và hà hiếp vợ. Đàn bà cũng là con người, nhất lại xưa nay vẫn được mệnh danh là phái yếu, qua bên đây, ngoài việc chợ búa nấu nướng lo toan chăm sóc chồng con nhà cửa, họ còn đi làm cực nhọc ngày 8,9 tiếng miệt mài nơi hãng xưởng như đàn ông, còn người chồng thì, sau công việc ở sở, về nhà chia sẻ được gì giúp vợ? Họa lắm chỉ rửa vài cái chén, tắm cho con, lâu lâu hút bụi một lần thì kêu ca nỗi gì?


Sau 1975, đất nước lâm vào cảnh lầm than, mọi nhà đều đói khổ chỉ còn mong sự giúp đỡ của thân nhân ở nước ngoài. Trong khi đó: “Em chỉ được phép giúp đỡ cha mẹ và gia đình em trong nửa số lương của em” và “em chỉ phải biết phục vụ anh và gia đình anh” vậy còn gia đình em thì giao cho ai đây, nếu không có người con trai nơi xứ người, thử hỏi có phải là ức hiếp đàn bà lắm không? Và nếu trong hoàn cảnh đó, lấy được người vợ chỉ biết có chồng rồi phó mặc sự sống chết của cha mẹ ruột thì đó là một người vợ tốt ư?! Có điều vấn đề gì cũng có chừng mực giới hạn của nó. Sao không thông cảm hoàn cảnh chung để có những phương cách giải quyết hợp tình hợp lý?

Riêng Tùng, anh vốn là người cẩn thận, anh không muốn lâm vào những tình trạng rắc rối “phòng bệnh hơn chữa bệnh” nên anh quyết ở vậy chờ thời dù phải ngắm thời gian và tuổi đời vùn vụt trôi qua.


Đấy là tiêu biểu của vài cái “ao nhà”, không kể những ao cạn không ai có thể tắm được, ngay cả những ao đục người ta cũng dùng kẽm gai rào lại, khóa kỹ rồi kén chọn người vô. Đó là bà Mai chưa nói đến còn những ao nhà nước trong veo chủ nhân xây tường xung quanh, chạm trổ chỉ đợi... tiên xuống tắm. Người phàm tục không được phép bén mảng. Như trường hợp của Trần Thanh, 36 tuổi. Anh là luật sư, nhờ hội đủ các ưu điểm: đẹp trai, con nhà giàu,học giỏi nên anh tự treo giá ngọc.


Người vợ anh kén phải thùy mị đoan trang, trẻ đẹp, hiền lành, biết nấu ăn, ngoại giao giỏi, biết đánh đàn (đàn tranh hoặc piano), phải thông minh, tốt nghiệp đại học, phải đứng đắn nhưng tâm hồn hơi lãng mạn ướt át một chút để thưởng thức văn thơ dù là văn thơ con cóc của anh:“Nếm chút men tình chếnh choáng say. Tình không là ớt tại sao cay?” và đặc biệt nữa, người vợ đó phải xuất thân con nhà giàu sang quyền quý, giá chót cũng là con của sĩ quan cấp đại úy trở lên. Và thân mẫu cô ta là người mẹ hiểu biết, để các con anh về sau, nếu không giống cha, giống mẹ, nó sẽ không giống ông bà ngoại dở hơi của nó.


Ngoài ra cũng còn những ao nhà trong veo nhưng các bà, các cô vào tắm làm vẩn đục khiến chủ nhân rào lại rồi bế quan tỏa cảng. Đó là trường hợp của bác sĩ Thông cũng 36 tuổi, anh làm việc miệt mài, một tuần 8, 9 chục tiếng tại bệnh viện không kể ngày đêm và thứ bảy, chủ nhật.Mải mê với công việc anh bỏ quên mất cô vợ trẻ đêm đêm mòn mỏi rồi với thời gian, sừng trên đầu anh cứ từ từ nhú lần lên. Đến một lúc nào đó anh khám phá sừng của anh đã khá dài, nhất là cái sừng do vợ anh rút từ đầu người bạn thân của anh để cắm lên đầu anh, anh đau khổ chán chường, mất niềm tin trong cuộc sống rồi từ đó không tha thiết vợ con gì nữa.


Những “ao nhà” như vậy, bà Mai không còn sự lựa chọn nào khác đành ghé mắt nhìn qua các “ao người”. Ao người tuy vẩn đục nhưng họ biết đánh phèn cho trong lại rồi cẩn thận chọn người tắm. Bà Mai liền nghĩ đến Heinz. Heinz lui tới nhà bà với tư cách thầy giáo kèm tiếng Đức. Thời gian đi lại thường xuyên mỗi 2 tiếng trong tuần và những bữa ăn thân mật bà Mai đích tay nấu nướng mời Heinz, từ món chả giò, bún riêu, phở, mì hoành thánh, thịt bò nhúng dấm mắm nêm đến cả những bát canh mồng tơi mướp riêu cua ăn với cà pháo chấm mắm tôm, rồi tiết canh nữa. Lúc ăn Heinz thường bảo mọi người giống Dracula. Vịt lộn đã khiến tình thân giữa Heinz và gia đình bà thắm thiết hơn.


Từ đó tâm tình cởi mở, bà hiểu rõ nếp sống của người ThụySĩ và ngược lại Heinz cũng rất thích thú nếp sống gia đình ấm cúng của người Á Châu. Trước đây hơn năm, Heinz sống chung với Erika, cô bạn gái người Thụy Sĩ. Cả 2 thuê 1 gian nhà 3 phòng (ở Thụy Sĩ phòng khách được kể như một phòng) sắm sửa đầy đủ tiện nghi giường tủ chén bát bàn ghế tivi..như 1 cặp vợ chồng mới cưới. Cái lối sống thử một thời gian để tìm hiểu nhau trước khi chính thức kết hôn, hợp thì sống luôn,không hợp thì chia tay, vẫn là chuyện thông thường đối với người Thụy Sĩ.

Tiếc thay, chỉ mới nửa năm, giữa Heinz và Arika có những dấu hiệu “cơm không lành, canh không ngọt”.Cả 2 thường cãi vã nhau vì Heinz là người sành ăn mà Arika lại là người không thích nấu. Chẳng những không thích bếp núc, Arika còn có những cố tật làm biếng ham chơi, hoàn toàn thiếu trách nhiệm, bổn phận.Không chỉ bổn phận của người đàn bà mà bổn phận của người đối với người sống chung một nhà. Hằng ngày, Arika không chia sẻ giúp Heinz được việc gì.


Thỉnh thoảng có rửa vài nồi niêu bát đĩa – sau khi Heinz phụ trách nấu ăn – nàng cũng tỏ vẻ uể oải mệt nhọc. Căn phòng nhỏ dành làm việc lặt vặt trong nhà không bao giờ được nàng quét dọn. Nàng biến nó như là phòng chứa đồ cũ, xả bừa bãi còn thua phòng chơi của trẻ em. Chỗ này tập ảnh, chỗ kia cây đàn, quần áo giày dép, bàn máy may, ghế lớn ghế nhỏ, thùng, rổ, sách báo... la liệt không còn lối đi. Tủ lạnh chứa đồ ăn thức uống cho hai người thường trống trơn nếu Heinz không để ý chợ búa. Nói chung, mọi việc nhà dường như Heinz thầu hết. Gần đây Arika còn đi chơi khuya mịt mới về. Có hôm ngủ qua đêm ở đâu đó.

Những lúc như vậy, nàng thản nhiên gọi phone về cho Heinz, bảo Heinz cứ an tâm, nàng chẳng đi chơi với ai xa lạ ngoài Peter, bạn của Heinz! Sau 1 năm, sức chịu đựng của con người có hạn, Heinz thật sự mệt mỏi chán chường, anh quyết định trả lại nhà và bàn với Arika thanh toán đồ đạc, cái nào không dùng, 2 người đem ra chợ trời bán tống bán tháo rồi cả 2 chia tay, ai nấy trở về ở tạm nhà cha mẹ.

So với con người Arika, Heinz thấy bà Mai khác hẳn. Dường như trong bà tuy thể chất bé nhỏ nhưng chất chứa sức chịu đựng gian khổ và lòng hy sinh cho chồng con vô bờ bến. Nhiều khi Heinz nhìn thấy niềm hạnh phúc tràn ngập trong bà qua những lúc bà chăm sóc chồng con từng miếng ăn thức uống.


Bà quả là một người đảm đang. Ngoài việc hãng, về nhà bà quán xuyến mọi việc, từ nhỏ đến lớn một cách tài tình thật xứng đáng những điều tốt đẹp mà từ lâu anh thường nghe nói về phụ nữ Á Châu, mặc dù nhiều lần bà Mai đính chính phụ nữ Á Châu ngày nay đã không còn như xưa nữa. Nhưng trong Heinz, cái không khí ấm cúng cởi mở vui tươi của gia đình bà Mai vẫn lôi cuốn anh và tạo trong anh nhiều ấn tượng đẹp về phụ nữ Việt Nam.

Bà Mai cũng thường kể với anh:

- Đàn ông Việt Nam lúc còn ở quê nhà như một ông vua, anh ạ. Dù được vợ chăm sóc tử tế, họ vẫn chưa hài lòng còn kiếm thêm nhiều vợ khác nữa. Ở xứ tôi “trai năm thê bảy thiếp,gái chính chuyên chỉ một chồng”, nên các ông lên mặt lắm.

Ông Huân, chồng bà Mai cười ha hả:

- Riêng anh chỉ có mình em thôi, thế mà qua đây cũng cảm thấy bị.. hạ giá đôi chút.

Bà Mai nguýt chồng:

- Thì cũng là luật bù trừ còn kêu ca nỗi gì!

Heinz cũng chen vào pha trò:

- Tôi rất muốn được làm “ông vua” Việt Nam. Ông bà nghĩ sao?

Nói chơi vậy mà sau đó Heinz làm thật. Từ ngày chia tay với Erika, anh có ý muốn kết bạn với 1 thiếu nữ Việt Nam và trung gian, lẽ đương nhiên phải qua bà Mai, người Việt Nam đầu tiên và duy nhất anh quen biết. Bà Mai không chê Heinz, vì anh là người đàng hoàng tốt bụng, nhưng nếp sống và cách suy nghĩ giữa người Á và Âu có nhiều khác biệt quá, lại nữa bà vẫn quý cái “ao nhà” nên bà cứ e dè ái ngại.


Đùng một cái, Trang xuất hiện. Trang là em gái của Hân, người bạn thân thiết trong hội.. ăn uống với bà Mai. Hân và bà Mai cả hai đều rất thích nấu ăn. Thỉnh thoảng cuối tuần 2 gia đình thường qua lại bày vẽ nấu nướng, tâm tình nên tình thân càng ngày càng đậm đà gắn bó. Tuy không nói ra nhưng đôi bên cảm thấy gần nhau, lo lắng giúp đỡ nhau để chia sẻ những ưu tư vui buồn trong cuộc sống.

Trang đến Thụy Sĩ với tư cách du lịch. Ngoài mục đích thăm chị còn mục đích quan trọng khác: Kiếm chồng để ở lại Thụy Sĩ. Đây là phong trào bộc phát mạnh từ vài năm nay, 1 phương cách trốn tránh chế độ cộng sản Việt Nam một cách an lành, hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, thời gian được phép du lịch chỉ trong vòng 3 tháng, thật ngắn ngủi để kiếm một tấm chồng vừa ý, các bà các cô đành đánh đổi cái giá tự do bằng chính hạnh phúc trăm năm của đời mình.

Có những cô gái trinh nguyên ép mình kết hôn với người đàn ông góa 5 con, hoặc một cô 19 bằng lòng lấy người chồng 45, đáng tuổi cha mình. Thương thay, họ không còn quyền lựa chọn người mình yêu thích mà chỉ biết nhắm mắt chấp nhận người nào chịu lấy mình. Và trường hợp Trang cũng là một trong những hoàn cảnh đáng thương đó.


Sau khi Hân và bà Mai đôn đáo bằng nhiều cách để làm mai cho Trang, vì thời gian gấp rút, phần Trang lớn tuổi, những người đồng hương cùng trang lứa thì đóng chặt cửa lòng. Cuối cùng,Trang đành nhận lời kết hôn với Heinz, 1 người Thụy Sĩ nhỏ tuổi mà Trang chưa hề có 1 chữ Đức để nói chuyện. Điều đó đối với Heinz không thành vấn đề vì anh là 1 nhà giáo. Nay mai anh dạy và tập cho Trang nói, chả sao. Hiềm nỗi ban đầu 2 người gặp nhau để tâm tình trò chuyện luôn có bà Mai hoặc Hân đi theo để thông dịch.

- “Nó” nói gì vậy chị? 

Trang hỏi.

- À, anh ta bảo Trang dễ thương. 

Bà Mai trả lời.

- Cô ta nghĩ gì về tôi, thưa bà?

- Trang nói anh dễ mến.

Rồi Trang học tiếng Đức. Đến ngày đám cưới thì nàng đã bập bẹ được những chuyện thông dụng trong gia đình. Còn Heinz chỉ nói nhuyễn 3 chữ tiếng Việt “Anh yêu em”. Tình yêu đến với Heinz quá nhanh không đắn đo suy tính khiến bà Mai và cả Hân không khỏi phập phồng lo ngại..


Hôm nay ngày đám cưới của Trang và Heinz. Cả 2 súng sính trong chiếc áo dài cưới có những đốm tròn hình chữ hỉ. Áo Heinz màu xanh, khăn đóng cũng xanh. Áo Trang màu đỏ kèm bên ngoài là chiếc áo khoác màu vàng có những đường viền kim tuyến lấp lánh cùng màu với khăn vành mà Hân đã đặt may cho họ từ Paris.

Bộ quần áo cổ truyền Việt Nam tuy hơi tương phản với cặp mắt xanh, bộ râu quai nón xồm xoàm và mái tóc vàng óng của Heinz nhưng vẫn không lấp được khuôn mặt rạng rỡ pha lẫn nét ngộ nghĩnh hiền lành của anh. Anh đứng sát bên Trang, khoành một cánh tay để cho Trang khoác vào. Cả 2 niềm nở tươi cười nép bên cửa ra vào đón mừng quan khách. Khách được mời không đông. Tuy vậy buổi lễ cũng khá trang trọng, vui nhộn.


Đối với người Thụy Sĩ, khách dự cưới, kể cả 2 họ, thông lệ là trên dưới 50 người. Thường họ mời bà con gần và vài người bạn thân nhất. Nhờ ít, sự tổ chức được gọn gàng, ấm cúng thân mật hơn. Từ buổi trưa, sau khi làm lễ theo nghi thức tôn giáo, họ bao xe bus cùng khách khứa đưa nhau đến 1 nhà hàng tĩnh mịch giữa vùng đồi núi phong cảnh thân mật hữu tình quanh năm có khói sương lãng đãng bên cạnh 1 dòng sông hay trên 1 cánh đồng lúa mì có rừng cây bao bọc.


Ở đây họ dùng qua loa một ít thịt nguội, trà, nước cà phê, vui chơi trò chuyện ngắm cảnh, đợi chạng vạng lại kéo nhau về nhà hàng thành phố dự bữa chính thức. Tiệc cưới của người Thụy Sĩ khá đơn giản gần như ngày thường. 1 chén súp, 1 đĩa salat và sau cùng gọn gàng với 1 đĩa gồm thịt chiên, ít mì nuôi hay khoai tây chiên hoặc khoai tây nghiền kèm với ít rau luộc. Khác với đám cưới của dân ta ăn uống rình rang, đông đảo đến 4-5 trăm người, rồi rượu vào lời ra không kiểm soát được hành động lời nói, đôi khi gây ra nhiều điều đáng tiếc…

Bà Mai được mời trong danh sách họ nhà gái, vì Trang, ngoài người chị và một số bạn bè của chị, nàng không còn người thân nào khác. Giờ đây nơi xứ lạ, bà coi Trang như người nhà. Tìm được cho nàng 1 tấm chồng để ở lại Thụy Sĩ bà cảm thấy lâng lâng vuimừng như vừa cứu thoát 1 kẻ ra khỏi vòng tù tội.


Tuy nhiên, cái cảm giác đó không được trọn vẹn khi bà chợt nghĩ đến cái “ao người”. Qua đó không biết có giúp cho Heinz và Trang tắm mát suốt đời, hay chỉ là giai đoạn của kẻ đắm tàu mong vớ được phao?! Dù gì mọi chuyện cũng đã an bài, bà chỉ cầu mong cho cả 2 tươi đẹp hạnh phúc mãi mãi như ngày hôm nay mà chính bà cũng có phần trách nhiệm vì đã dại dột làm ngược điều ca dao vẫn thường răn đe: “Ở đời có 4 cái ngu: Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu”…


Trần Thị Nhật Hưng



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 18/Aug/2023 lúc 9:20pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23635
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Aug/2023 lúc 3:16pm

Một Mẩu Chuyện Đời: Thù Dai

 Why%20You%20Feel%20Alone%20with%20Your%20Feelings%20&%20Why%20You%20Never%20Are

Không biết do bm sinh hay sao mà b nh trong não b tôi in cht nhng gì làm tn thương đến bn ngã ca tôi. Nó in cht, ging như mt người keo kit ct k vàng bc ht xoàn trong mt két st. Năm nay tôi đã vào đi hc được 2 năm ri, nhưng mi ln nh nhng k nim đen thi thơ u, lúc 8,9 tui, thì tôi hu như sng li toàn b nhng hot cnh.


Khi gia đình tôi qua M năm 1975 đnh cư trong mt tiu bang min Đông, tôi mi có 2 tui, ch gái ca tôi đã 8 tui. M tôi vn gii tiếng Anh, tìm được vic làm ngay trong s xã hi; còn b tôi ch gii tiếng Pháp, nên phi đi hc thêm tiếng Anh; ông làm nhiu ngh linh tinh, cũng khá vt v trong nhng năm đu; nhưng ông rt thông minh, trong 4 năm ông đã hc xong ban c nhân, tìm được vic làm trong chính ph, tương đi nhàn nhã.

2 ch em tôi vào hc trường M, ch vài năm là nói tiếng M như gió; trường v, 2 ch em ch nói vi nhau bng tiếng M; l mt điu, chúng tôi không hc tiếng Vit, nhưng cha m nói vi nhau bng tiếng Vit chúng tôi hiu hết mà không din t được. Nht là khi hai người to tiếng vi nhau thì chúng tôi nháy mt biến vào phòng riêng.

M tôi hu như lép vế, im tiếng trước, khi b bt đu quát tháo. Tôi không hiu sao ông d ni nóng. V mt th cht, 2 người trái ngược nhau; m tôi mng manh; b tôi vm v. Có ln ông quát to và giơ tay lên như sp táng vào mt m tôi; mi 8 tui, mà không biết sc gì thúc đy tôi lao vào đng gia 2 người, che ch cho m.

Như người ta nói “giận cá chém thớt”, b tôi túm ly tóc tôi, dí đu tôi vào tường sp sa dng vài cái thì ch gái tôi hét lên nói ch gi cnh sát. B tôi như bng tnh t mt cơn điên, buông tôi ra; nếu không, tôi đã b chy máu đu.


Sau trn đó, b tôi tr nên lm lì. Nhà 4 phòng, mi người đóng kín mình trong phòng, như 4 cái bóng. Nhưng tôi biết rõ, 2 ch em tôi đng v phía m tôi, khiến cho b tôi hu như b cô lp. Có sách nói, trong mi đa tr đu có mc cm Oedipus, con trai yêu m ghét cha, con gái yêu cha ghét m. Nhưng rõ ràng ch tôi yêu m và bênh m vô cùng; còn tôi t xét tôi không chu ni hành đng mnh bt nt yếu; m tôi mnh mai như thế, hin du như thế. Chng phi vì tác đng ca gii tính.

Ch tôi nói ch mun mau hết trung hc đ ra khi nhà. Có ln tôi hi ch, mai sau có chng, nếu chng ch đánh ch thì ch phn ng cách nào; ch nói ch chng mun ly v chng con. Ri ch cười ln, hi li, nếu em có v, em có đánh v không? Tôi nói, em s là v đánh em thì có. 2 ch em cười vang.


Ln dn lên, tôi vùi đu vào thư vin, lc li sách v, tìm hiu xem ti sao b có ch nghĩa nhiu mà li hành xbarbaric” như thế.

Tôi bt được mt bài nói v phân tâm hc, theo đó nhng kinh nghim thi thơ u, ngoài yếu t bn năng hay di truyn, có th đnh hình tâm tính hay cách hành x ca mt người trưởng thành, dù người đó có trí thc cao thế nào. Nhng kinh nghim gây n tượng mnh thường ng ngm như con thú trong hang mùa đông, s bùng dy lp li nhng hành đng mà bn ngã đã th đng nhn, hướng vào mt người khác đ tr thù.  Rt nhiu hành đng ca người trưởng thành là nhng hình nh phn chiếu t tm gương thi thơ u.


B tôi tt nghip đi hc M, làm s M vi lương bng no đ, mua nhà M; coi như b thành công trong gic mơ M; nhưng “mối thù dai” như con sâu nm trong cây mía khiến b có hành x k c(weird) mà bn ngã b không t nhn ra. Trong nhà, b biu t uy quyn vi v con, ni gin khi ai trái ý vi mình; có ai nêu mt khuyết đim ca b, thì lp tc b moi mt li nào ca mt ai đó lên đ lp liếm li ca mình; tung như b t khoác lên mình cái nhãn hiu là người hoàn ho, không bao gi sai lm; ngoài xã hi, người nào hơn b v hc hành, danh vng, tin bc thì b hay moi móc khuyết đim nh ca h đ chế diu, ma mai.

T đó, tôi bt đu tò mò, tìm hiu xem thi thơ u ca b tôi đã xy ra nhng biến c quan trng gì.


Rình khi b vng nhà 2,3 ngày, tôi vào phòng b lc tìm, thì qu nhiên thy mt cun hi ký b đang viết bng tiếng Anh, đã được 5 chương sách ri. B gii ch nghĩa nên viết hay lm, như mt cun tiu thuyết t thut đi mình t khi còn nh nhà quê min Bc Vit Nam.

Đc nhanh 2 chương đu, tôi mi thy gia đình tôi là mt bi kch mà m tôi là nn nhân trc tiếp. Thu nh nhà quê thi còn chế đ phong kiến và thc dân, b tôi nhà nghèo phi đi chăn trâu cho mt nhà giàu trong làng; khi phm mt li lm, ông thường b ch túm tóc đp đu vào thân cây. Tôi hiu ra ri; cái thù hn đó đi vi người có tin có quyn to thành mt khi u ut vô thc trong tâm b tôi, ch dp tr thù. Khi làm chng, làm cha, ông tưởng ông có quyn; cái khi u vô thc thù hn bùng lên khi ông nm tóc tôi mun dng vào tường, như th lp li hành đng ca ông nhà giàu. Thù dai trăm năm! Hành đng hay li nói bo lc là mt trái ca mc cm thp kém, b s nhc thi u thơ.

Nghĩ đến đây, tôi bng rùng mình; coi chng chính tôi cũng b khi u thù hn đó tác đng mt lúc nào khi tôi có v con.

Chương sách tiếp theo cho tôi biết b tôi đã có mt đi v trước khi ly m tôi; ông bày t mt mc cm ti li đi vi c 2 người ph n; va phn bi người v đu, va la di người v sau. Theo như ông viết thì bà v trước vn còn sng và hình như ông có ý đnh tr v quê xưa thăm bà ta. Thương m tôi quá. Mong sao cho m đng biết chuyn này. Tôi không còn can đm đc tiếp nhng chương sau. Tôi ct cun hi ký cn thn vào ch cũ.


Hi đó tôi đang hc lp 11 và ch tôi sp tt nghip ngành nha. Ch viết thư nói khi ra trường đi làm ch s nuôi em hc đến nơi đến chn, còn bây gi em phi chăm sóc m cho k; khi lên đi hc em nên tìm mt trường gn nhà, đng xa m. Tôi có cm tưởng ch cũng đã biết mt điu gì đó. Hình như m tôi tìm quên trong kinh k; tôi cũng yên tâm.


Mùa hè trước khi tu trường cho năm trung hc cui cùng, tôi suy nghĩ ngày đêm xem mình có năng khiếu ngành gì đ chun b h sơ đi hc. Sut 11 năm hc trong trường M, tôi đã được hun luyn cách suy nghĩ đc lp, phát biu t do ý kiến ca mình v mt vn đ, sn sàng tranh lun vi nhng bn khác có ý kiến trái chiu. Tôi hay đi chiếu cách giáo dc đó vi hành x ca b m tôi. Tôi thy c b m đu chu mt nn giáo dc khác vi tôi bây gi, mà chính cha m cũng chu hai nn giáo dc khác nhau. M tôi hay nói: “Ông bà đã nói thế; các cụ ta xưa nói thế”, tung như nhng điu các c nói là vĩnh vin đúng, con cháu ch vic theo không bàn cãi. Còn b tôi thì sao?

B tôi có mt s bn người Vit, hàng tháng hi hp chè chén nhà. Tôi quan sát các bác nói chuyn v đ mi đ tài. Rt nhiu ln, tôi thy b tôi cao ging: “Các anh có quyền giữ ý kiến riêng của các anh, nhưng đừng bắt tôi bỏ niềm tin của tôi vào những chân lý mà các ông X., ông S., ông M. đã nói”.

Tôi chán cái thái đ ca b. Trước mt vn đ ca đi sng c th, chính tôi phi nghĩ gì đ tìm ra gii pháp, ch không phi theo ông A, ông B đã nghĩ. H nghĩ theo hoàn cnh c th ca h, ti sao phi bt chước h áp dng vào hoàn cnh riêng ca mình?

Tôi nh có ln thy giáo tôi gi v nhà, gp m tôi bt đin thoi; thy nói tun sau thày s t chc cho mt s hc sinh đi thăm mt khu rng nhân to trng các loài tho mc hiếm có cn bo tn, tôi là mt hc sinh được chn đi. M tôi mau mn nói bà ưng thun cho tôi đi; nhưng thy giáo nói, thy mun nói chuyn trc tiếp vi tôi; ý kiến ca tôi mi là chính.


Trong mùa hè này, tôi phi quyết đnh chn ngành hc; tôi không hiu sao ch tôi chn ngành nha khoa mau chóng d dàng, hc nhanh gn đến thế. Có l tôi do d gia 2 khuynh hướng, khoa hc nhân văn và khoa hc t nhiên; còn v ngh thut thì chc chn tôi không có năng khiếu gì. Gia bi kch gia đình, tôi mun đào sâu tâm lý ca b m, và có th c bi cnh lch s xã hi đng sau h. Tôi ri Vit Nam năm 2 tui, có biết tí ti gì v quê hương đâu; đi vi tôi, Vit Nam ging như mt x s xa l, như nước Nigeria, nước Peru, nước Congo…

Khi đc truyn b k lúc nh đi chăn trâu, tôi không th nào hình dung ra con trâu như thế nào; t hi ti sao mt đa tr li không trong trường hc mà li ngoài cánh đng chăn trâu sut ngày. Đúng vy, trên đường ph M vào gi hc, có thy đa tr nào lang thang mt mình đâu?

Nhưng rõ ràng tôi chng thuc chng tc trng, đen, hay đ; dù là da vàng, cũng chng phi người Tàu, người Nht. Tôi nh cun tiu thuyết ROOTS ca nhà văn da đen Alex Haley (1921-1992), xut bn năm 1976, chiếu thành phim năm 1977. Ti sao tôi không th làm như ông Haley, tìm li ngun gc Vit ca mình? Cái vic b tôi nm đu tôi dng vào tường không ch đơn gin là mt chuyn gia đình nh nhoi; nó hu như là h qu ca c mt thm kch lch s ca dân Vit.

Suy nghĩ miên man sut mùa hè, tôi quyết đnh s theo ngành s hc. Tôi viết thư cho ch nói v chn la ca mình, nhưng ch e hc ngành này không kiếm được tin nhiu như ngành y sĩ, k sư vi tính. Ch tr li, em c theo ý thích ca em mà hc, c theo đui đam mê ca mình đến cùng. Có vn đ gì v tin bc, ch s h tr em. Tôi cm ơn ch.


Khi tôi nói quyết đnh ca tôi, m bo tùy con thích thì c hc; còn b t v bt mãn, nói hc môn đó, biết bao gi mua được nhà? Nhưng ông biết tôi đã tng chng ông, nên cũng không bàn gì thêm. Tôi ly làm l, ông mun mt mái nhà, mt mái gia đình, thế mà ông gây bao phin mun trong căn nhà đó. Mái nhà này, ông coi nó như mt sân khu đ ông din mt vai kch vi v con; có l vô tình ông khiến v con ông cùng tr thành din viên kch. Ch tôi đã ra khi sân khu đó, may cho ch.

Tôi mê say đc sách s, có kiến thc nhiu v lch s xã hi Vit Nam; càng ngày tôi càng nhìn rõ bi kch gia đình tôi, nhưng tôi im lng không bày t cho ai, ngay c ch tôi.

Khi tôi đu xong c nhân, ch tôi nói em nên hc tiếp ban cao hc, nên đào sâu mt vn đ mà em quan tâm. Tôi xin mt chân giáo viên môn s ti mt trường trung hc đ t sinh nhai, đng thi nghe li ch. Tôi đã thuê mt căn h gn trường hc, đ có không gian yên tĩnh làm vic.


Mt hôm tôi nhn được mt bì thư ca m tôi gi; tôi linh cm có mt biến c gì quan trng xy ra. Bc thư dài 2 trang đánh máy, gi cho 2 ch em. M viết, m và b đã ra tòa đ đơn ly d; căn nhà đã bán chia đôi đ b ly tin v sng Vit Nam luôn. Phn ca m chia đôi cho 2 con; m đã mua mt cái cc nh trong mt ngôi chùa tiu bang California m áp cho tui già, s sng như mt cư sĩ; khi chết, nhà chùa s lo tang l và ha thiêu; các con không phi lo gì, ch v d nghi l thôi. Tôi thn th buông lá thư, thương m. M đã hy sinh mt đi cho 2 con. Nhng điu tôi biết v b qua cun hi ký, thì m tôi còn biết nhiu hơn, nhưng câm lng bao năm.

1976, mt năm sau khi qua M, em gái ca m, tc là dì ca chúng tôi còn Vit Nam viết thư cho m, báo v cũ ca b tôi t Bc vào Nam tìm chng. Chc bà ta trong gii cán b nên tìm ra đa ch ca m. Khi biết chng bà ta đã theo m qua M, bà ta có v tht vng ra v. M tôi bun bã trong tim, nhưng k li cho b, nói ông nên v vi bà y; vic ông la di tôi, ly tôi như mt chiếc bình phong cho hot đng ca ông, thì bây gi tôi tr li ông cho bà y; ch xin ông gi bí mt không cho các con tôi biết, cho đến khi chúng nó tt nghip đi hc.

M nói, tôi đã hc nhiu v lch s dân tc, m không cn gii thích, t con tìm hiu. M ln lên trong nn văn hóa Nho giáo, vic chng con do ông bà quyết đnh; không như các con ngày nay, t do trong luyến ái và hôn nhân.


Trong ba tic chia tay, b tôi ngượng ngùng xin các con tha th cho b; b t nhn li, vì không có can đm suy nghĩ đc lp; b suy nghĩ, hành đng, nói năng hu như mt th phn x t cái m tín điu ăn sâu trong tim óc b; b như cái cây đang sng, s b bng gc đi trng đt khác s không kp bén r mà chết. B thú nhn b ch là con c vô tri trong mt gung máy.

Tôi cm thy thương hi cho ông; bây gi ông ch là mt con c r sét mà người ta đã quăng vào st rác, thay bng nhng con c mi, không còn vn hành gung máy bng nhng tín điu li thi mà b vn ôm gi khư khư.

2 ch em tôi đưa m v tiu bang Cali, n đnh ch cho m. Nhìn m thanh thn, an nhiên t ti, chúng tôi đu mng, nói chúng con s hàng tun gi v thăm m.

Mt năm sau, dì chúng tôi viết qua cho biết b tôi đã b người ta đưa vào vin dưỡng lão sng kh cc lm, sau khi bà v cũ moi hết tin.


Đào Ngc Phong




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 25/Aug/2023 lúc 3:19pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23635
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/Aug/2023 lúc 10:12am

Mẹ Là... Ký Sinh Trùng


Mẹ ơi! Tháng Bảy lại về, nhân mùa Vu Lan báo hiếu, lẽ ra hình ảnh mẹ được nằm trên những trang báo trang trọng với những lời tán dương, công lao mẹ, thì con lại phải dùng một đề tài khác xúc phạm đến mẹ, ngoài ý muốn của con. Phải chăng chúng ta đã sinh lầm nơi, lầm thời, trong một cái ao bùn, để xót xa thấy thân mẹ bị lấm lem, danh dự mẹ bị chà đạp!

Tôi mồ côi cha từ năm lên sáu. Mẹ ôm con về bên ngoại, chịu lại cảnh nghèo khổ như trước lúc mẹ lấy chồng.Từ đấy một giọt sữa, búng cơm, đôi guốc, manh áo, cuốn tập đến trường, tất cà đều do sức lực của mẹ tôi, từ những giọt mồ hôi, qua những ngày nắng mưa ngoài đường phố, và cả những đêm mẹ ôm tôi, mà tôi thường nghe những giọt nước mắt nóng chảy xuống trán mình.


Mẹ không được học hành, không có chữ nghĩa, nên lớn lên việc mưu sinh chỉ trong cậy vào đôi tay, hai bàn chân chạy và đôi quang gánh trên vai, buôn bán hàng rong quanh năm, để tối về có bát cơm, miếng bánh cho con. Đây là một cái nghề đang bị lên án, cái nghề không có sản xuất, không làm nên của cải vật chất cho xã hội. Năm ấy người ta quyết tâm làm sạch đường phố, người buôn thúng bán bưng được vận động bỏ thành phố đi về nơi hoang dã để làm giàu hay làm đẹp mặt, đủ chỉ tiêu cho tổ quốc. Tuần nào, phường khóm cũng có những buổi xuất quân với những đoàn xe lếch thếch chất đầy giường tủ, chăn chiếu, bu gà, xe đạp ra đi. 


Hồi đó, phong trào Hợp Tác xã nông nghiệp phát triển khắp nước, coi như kế sách hay quốc sách đưa đất nước đến chỗ giàu mạnh, được nể nang được gọi là …cường quốc! Nhà nào có con trâu, đám ruộng thì được xếp xã viên cấp cao, vô sản chính chuyên thì đem thân thế trâu cày. Đã vậy việc phân bố nhân sự, như thói quen lâu nay của xã hội này, mà một thằng làm, ba thằng chỉ huy, với các danh vị đã được quy định, ngồi mát ăn bát vàng. Chủ nhiệm HTX ở nhà ngói đỏ, đi xe máy, các ban bệ ngồi không uống trà, tán gẫu, nhưng đến kỳ chấm công đã ngốn hết điểm của xã viên. Tôi thương mẹ tôi vất vả, cuối mùa, phần gạo mang về không đủ ăn. 

Nhìn thằng con da bọc xương, quen với sắn khoai, suốt năm chưa hề có một miếng cơm cá vào mồm, mẹ tôi trăn trở là “làm một cuộc cách mạng” quyết vượt qua quốc sách mang con trở lại thành phố. Móc nối được với một bà chị họ có thân nhân được phước báu, ra được nước ngoài lại có “gia đình cách mạng,”bảo bọc cho mẹ con tôi về thành phố, chỉ cần mỗi tối có một xó xỉnh để ngủ qua đêm. Thương mẹ tôi vất vả, bà cô đem mẹ tôi về cho coi sóc một bãi giữ xe của gia đình bà. Mẹ tôi cảm thấy vui, vì tuy giầm mưa giải nắng, luôn lo chuyện kiểm soát vì sợ mất xe, nhưng được cái hai mẹ con có chỗ dung thân và không còn ôm bụng đói. 

Nhưng phụ trách quán xuyến một bãi giữ xe có dễ không? 

Mẹ tôi than phiền khi một công việc có mùi tiền, là có ruồi nhặng. Trước hết là Phường, Khóm, đồn công an Phường, có khi ở Quận còn chiếu cố xuống Phường kiếm ăn.Rồi dân phòng, an ninh, thằng bá vơ nào mặc quân phục cũng có quyền ghé qua bãi xe chìa tay xin đểu, ngắt xé một tí. Thằng nào cũng có lý do như xe hư cần sửa, sắp về Bắc thăm nhà. Việc chung cần yểm trợ như Đại Hội Đảng viên cấp Quân, Liên hoan kết nạp vào Đảng hay mừng anh Ba lên chức.Trong xã hội hiện nay bọn này đầy nhan nhản, ung dung, phè phỡn mà không hề có chút mặc cảm ăn xin, ăn mày!

 

Thấy công việc ngày ngày càng khó khăn, mà mẹ tôi là thân đàn bà yếu đuối, đôi khi không có bản lãnh để đối đầu với bọn ma quỷ dương gian, bà cô tôi dự định sang bãi giữ xe cho một ông cán bộ về hưu, và đề nghị mẹ tôi mở một quán ăn nhỏ bên lề đường gọi là cho có “độc lập, tự do..” từng trãi với sinh hoạt đường phố thời nhiễu nhương này, kinh nghiệm lâu nay cho biết trong khu phố bọn ruồi, kiến lúc nào cũng có mặt, không dễ gì mà có “độc lập, tự do”. 

Kinh nghiệm của những quán ăn trong thành phố, trước hết mở ra là để vỗ béo cho viên chức quan lại. Tô phở đặc biệt, ly cà phê sữa hay xô đa hột gà, bao thuốc lá đầu lọc ghi sổ hay là thay vào một cái cười giả lả chào…huề. Ông thuế vụ ngày này quyền hạn cũng không thua gì công an, thỉnh thoảng cả bọn ghé qua, coi như của nhà mà bọn chúng có quyền hạn được thụ hưởng . Đây là “tập đoàn’ không làm mà có ăn, không đổ mồ hôi mà có bia bọt.

 

Liệu không xong với bãi giữ xe, mẹ tôi thưa vói bà cô xin cho được tá túc là quý, còn việc mưu sinh kiếm ăn, xin để tự lo liệu.Mẹ tôi quyết tâm chọn “độc lập, tự do bằng cách làm chủ nhân một gánh cháo huyết, thong dong trên đường phố. Bà nói đây là một nghề “nhẹ gánh,” vì không máy ai mặc quân phục và vây quang gánh cháo của bà để húp sùm sụp, hay nỡ lòng nào ngữa tay xin tiền của bà. “Con mẹ bán cháo huyết” là vai vế mạt hạng trong xã hội này rồi. Thế mà mẹ tôi vui, bà cho biết cũng có lúc ngồi chưa nóng đã bị đuổi chạy sút dép.

Vậy mà mấy hôm nay, bọn đài, báo nhà nước gán cho nghề nghiệp và phẩm giá của mẹ tôi là loại… ký sinh trùng. 

Tôi xin phản đối kịch liệt cái thái độ miệt thị, chà đạp phẩm cách của mẹ tôi cũng như hàng trăm nghìn người buôn bán bưng, đã sống lương thiện, có nhân cách bằng công lao tự thân, không bóc lột, sống bám, hút máu ai! Lớn lên, tôi thấy mẹ tôi là người lương thiên, chưa hề nhận sự lợi nhuận nào mà không do công sức của mình, chưa hề sống bám vào sức lực của người khác. Bà kiếm miếng ăn chật vật, từ những giọt mồ hôi của mình, từ đôi chân trần mải miết trên đường. 

Ký sinh trùng là một sinh vật sống trong hoặc trên vật thể khác. Nó xử dụng nhựa cây, máu mủ, da thịt của sinh vật khác để sinh tồn, có khi lấn lướt và giết chết vật thể mà nó đang phải nương tựa. Đó chính là loại tầm gửi, cây leo. Là loại trùng nó chỉ gây nguy hại, là cây, nó chẳng cho hoa cho trái cho đời… 

Cứ mở mắt mà nhìn rõ xã hội này, đứa nào không động chân, động tay, ngồi mát ăn bát vàng mà xây biệt phủ, sắm xe đẹp, có hầu non, con năm ba đứa du học, cái mặt phinh phính đầy mỡ, cái bụng phệ vì bia thì chính chúng là loại ký sinh trùng, trăm thằng không sai một đứa. Trong xã hội độc tài, đảng trị này, chúng đầy nhan nhãn, ra ngõ là gặp, nhắm mắt túm áo cũng được vài ba thằng. Tính từ năm 2011, đã có 3,6 triệu nhân vật loại nảy. 

Mẹ tôi chỉ là một tầng lớp thấp kém nhưng luôn giữ lòng lương thiện, là một người trong hằng trăm nghìn người buôn thúng bán bưng, sống nhờ giới bình dân và đường phố, nhưng giới này không ăn hại, sống bám vào ai. Họ không có quyền lực gì để nhũng lạm ngân sách của nhà nước, lấy từ tiền thuế của dân như các tổ chức ăn hại của đảng, như tổ chức đảng cộng sản ăn bám của dân ... Họ không có thẻ đảng để tham ô, không có thế lực được bao che để bòn rút đục khoét ngân sách quốc gia, họ không có vũ khí hay quyền lực trong tay để cướp đất cướp nhà. 

Mẹ ơi! Nhất định mẹ không phải là loại ký sinh trùng! Trong đất nước này, bây giờ vàng thau lẫn lộn, đứa gian manh mang danh đạo đức, phường trộm cướp đọc diễn văn yêu nước thương nòi, kẻ lương hảo bị đạp xuống bùn đen. Đời mẹ chưa lợi dụng một ai, chưa hút máu mủ ai, được ai cõng trên lưng, hưởng thụ thành quả của người khác làm ra. 

Trên đời này, không thiếu gì bọn sán lãi, đích thị là loại ký sinh trùng, toàn là thứ tầm gửi, ăn đậu ở nhờ trên lưng tổ quốc, bòn rút của công, nhưng ca tụng nhau như những anh hùng đầy kỳ tích.

 

Mẹ ơi! Tháng Bảy lại về, nhân mùa Vu Lan báo hiếu, lẽ ra hình ảnh mẹ được nằm trên những trang báo trang trọng với những lời tán dương, công lao mẹ, thì con lại phải dùng một đề tài khác xúc phạm đến mẹ, ngoài ý muốn của con. Phải chăng chúng ta đã sinh lầm nơi, lầm thời, trong một cái ao bùn, để xót xa thấy thân mẹ bị lấm lem, danh dự mẹ bị chà đạp!


Huy Phương
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23635
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Sep/2023 lúc 4:16pm

Bố Cho Con Cái Gì?


"Con không đi cái xe đấy đâu, xấ.u h.ổ lắm, bạn bè con toàn đi xe ga, mẹ mua xe ga con mới đi….”

Câu chuyện của hai mẹ con cự nự nhau sau lưng trong quán cafe trưa nay làm tôi bất giác có một chút buồn, nhưng rồi lại chợt cảm thấy ấm lên một niềm vui khi nghĩ về một câu chuyện tương tự của bố con tôi hơn 10 năm về trước.

"Bố cho con cái gì?" - Nhớ một thời trẻ trâu, tôi đã có đủ "dũng cảm" hỏi cha mình câu đó, lần đầu tiên và cũng là duy nhất. Đó là một ngày không lâu sau khi nhận tin đỗ vào đại học. Một cuộc trò chuyện rất nghiêm túc và thẳng thắn giữa hai người đàn ông.

Bố tôi trả lời một cách không thể bình thản hơn "Bố mẹ bố cho bố cái gì, bố sẽ cho lại con cái đó: một lý lịch trong sạch để con không bao giờ phải xấu hổ về bố và một sự giáo dục tốt nhất trong khả năng của mình. Con có khả năng học đến đâu bố sẽ hỗ trợ đến đó. Hết"

Tôi, hơi s.ốc, nhưng vẫn nghĩ đó chỉ là câu nói "lên dây cót" cho chàng sinh viên mới. Và rất tiếc là bố tôi chẳng đùa, bố hành động rất thật theo đúng những tuyên bố đấy. Bố tính toán rất kỹ và cho tôi một khoản tiền trợ cấp 300 nghìn/ tháng trong suốt những năm học đại học.

Tiền học phí học kỳ đầu tiên được cho, từ học kỳ thứ 2 tôi tự kiếm được nên tự động không xin nữa. Bất kể những năm sau khi tôi kiếm được nhiều tiền hơn gấp nhiều lần thì khoản trợ cấp đấy vẫn được duy trì cho đến khi tốt nghiệp, nhận bằng là cắt tiền.

6 năm tôi đi học ở nước ngoài, bố không phải lo cho tôi một đồng nào. Với tôi, bố luôn là Napoleon còn tôi chỉ là một anh binh nhì. Nhưng ít nhất tôi luôn coi đó như một chiến công nho nhỏ của riêng mình.

Bố tôi rất hay, luôn phân định rất rõ ràng: "Đây là nhà của bố nhé, đây là xe của bố nhé. Và con đang... ở nhờ và đi nhờ. Không hài lòng hả, quyền đi bộ... luôn thuộc về con".

Nếu nhờ tôi giúp việc gì không nằm trong trách nhiệm của con cái, thay vì thuê người ngoài, bố sẽ thuê tôi làm và trả tiền rất sòng phẳng, không quên thể hiện là một khách hàng khó tính. Không tự ái, không phiền lòng, tôi biết rõ mình chỉ có một con đường nếu muốn có ngôi nhà riêng của mình: tự mua.

Cũng có người nghe thấy và thắc mắc cái kiểu nói ấy: "Nhà của bác thì sau này không của nó thì của ai, sao bác lại nói thế...". Và bố tôi chỉnh ngay: "Của tôi chứ, nếu nó không cố gắng, tôi sẽ cho từ thiện".

Bố tôi thì chẳng giàu như Bill Gates, nhưng dám làm như Bill Gates thì tôi tin là làm thật.

Bữa ăn ít người của nhà tôi luôn có những câu chuyện về các loài vật, những câu chuyện được lặp đi lặp lại, được kể lúc này lúc khác.

Bố hay nói chuyện: Con gà con đến tuổi tự kiếm ăn, gà mẹ sẽ đuổi chạy chí ch. ết nếu gà con cố đến gần hoặc đi theo. Hay câu chuyện về loài đại bàng: Đại bàng con sẽ được mẹ nuôi mớm trong tổ đến khi đủ lông đủ cánh, và sau đó nó sẽ cắp con bay lên đỉnh núi thật cao và thả xuống.

Con nào chịu đập cánh vào không trung và bay đi thì sống và bắt đầu cuộc đời mới, con nào không tự bay được thì sẽ tự rớt xuống và vực thẳm sẽ chờ ở dưới. Quy luật tự nhiên là vậy, và con người là một phần của tự nhiên, nên cũng không là ngoại lệ. Mùi răn đe trong những câu chuyện thơm nức suốt những năm tháng tuổi thơ tôi.

Sự hào phóng không đúng chỗ của bố mẹ khiến con trở thành đứa trẻ yếu ớt, ỷ lại

Những điều tôi kể trên đây với nhiều người, nhiều ông bố bà mẹ có lẽ là những điều ngược đời, tuy nhiên, bước một bước ra bên ngoài thế giới, tôi thấy mình hóa ra không phải ngoại lệ. Phần đông các gia đình phương Tây đều như vậy, trái ngược hoàn toàn với những gì chúng ta thấy ở phương Đông.

Sự phân định rất rõ ràng giữa trách nhiệm, tình thương, và sự nuông chiều làm cho con người ta không thể tìm thấy nổi một khoảnh khắc của sự ỷ lại hay trông chờ vô lý ngay từ khi bước vào đời.

Bạn không có tiền học đại học? Được thôi, hãy vay đi rồi sau này tự trả. Các bạn nước ngoài của tôi rất nhiều người chọn giải pháp như vậy, mặc dù rất nhiều bạn có bố mẹ trên cả giàu và luôn sẵn sàng tài trợ.

Sự hào phóng không đúng chỗ của rất đông các ông bố bà mẹ Việt giống như bà mẹ trong câu chuyện lúc đầu của tôi đang để lại cho đất nước những thế hệ yếu ớt, không có khả năng sống độc lập và tự trọng với chính người thân của mình.

Họ nghiễm nhiên cho mình cái quyền được xin xỏ, được vòi vĩnh, được lạm dụng vô hạn tình yêu thương của cha mẹ……và các vị phụ huynh thì vẫn cứ tin tưởng trong sai lầm rằng để cho con kém bạn kém bè ngay cả khi chúng đã trưởng thành là không tròn trách nhiệm cha mẹ.

Ở nước mình, cái vòng luẩn quẩn ấy biết khi nào mới thôi? Cố gắng có của cải để mà cho con đã là khó, nhưng cố gắng để có của cải mà vẫn không cho thì còn khó gấp vạn lần. Nghe có vẻ trái với quy luật của tình cảm con người, nhưng đó là một sự ngược chiều cần thiết. Điều đó có lẽ thuộc về bản lĩnh của nghề làm cha mẹ.

Rất nhiều lúc tôi đã tự hỏi mình “Vậy sau cùng, bố sẽ cho mình cái gì nhỉ?”

Và mười năm sau cuộc nói chuyện sòng phẳng đấy, vào lúc tôi tự mua được căn nhà và chiếc xe hơi đầu tiên của riêng mình mà chẳng phải xin xỏ gì bố, tôi mới thấu hiểu hết tình thương vô bờ bến và gia tài vô giá mà Bố đã để dành cho riêng tôi mấy chục năm nay.

Cho lòng tự trọng và tinh thần tự lực đã là cho tất cả rồi.


Sưu tầm

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23635
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Sep/2023 lúc 10:22am

Ông chủ đồn điền


Nguồn: Diễn Đàn, ngày 20/5/2021, https://www.diendan.org/sang-tac/ong-chu-don-dien

Thời gian thoải mái nhất trong năm của Vương là khoảng giữa tháng mười sang giữa tháng mười một. Bên ngoài áo sơ mi là một áo len không tay, khoác thêm áo gió mỏng, mỗi ngày Vương đi bộ khoảng hai mươi lăm phút tới phòng thí nghiệm khi nhiệt độ ngoài trời khoảng 8-14 độ C. Tới nơi, cởi áo khoác nghe trong người ấm hỉm, pha một ly cà phê nóng nhâm nhi, tán thời sự với mấy bạn tây đầm nhiều chuyện trước khi bắt đầu công việc…

Trên đường đi từ căn hộ thuê trên đồi Les Ulis xuống campus trường Orsay, những khúc quẹo cho tầm nhìn về thành phố êm đềm, mái nhà đỏ xa xa giữa những vạt rừng đỏ xanh vàng tầng lá… Dọc đường lá vàng, đỏ ngập hai bên lề và rải rác giữa lộ, một chiếc xe vụt qua, xác lá bay lên rồi rơi xuống cuộn lăn tròn…

Mỗi ngày ngang căn biệt thự đơn sơ, xinh xắn với sân vườn rộng rãi, từ dưới sân vườn bước lên nhà là con dốc thoai thoải khoảng mười bậc. Một hàng rào con con đỏ vàng xinh xắn chắn ngang cửa vào nhà. Ngày kia có thằng bé con tóc hoe vàng đứng sau hàng rào lắc mạnh lục lạc, khi Vương đi ngang nó kêu váng lên vẫy tay mừng rỡ…

Ông chủ nhà người phương Tây tóc bạc, vẻ cao tuổi nhưng còn rắn chắc, lúi húi ngoài vườn vui vẻ mời anh vào chơi. Thằng bé là cháu ngoại ông, rất hiếu động, chiếc hàng rào con con để ngăn nó không té xuống các bậc thang. Ông vào nhà một chút, cầm hai tách cà-phê nóng hổi ra vườn mời khách, khoe những chùm hoa cúc và dãy chậu xương rồng đặt trên những viên đá hộc sắp quanh co trên cỏ xanh…

– Tôi thấy ông đi làm ngang mỗi ngày, tính mời ông vô chơi mà sợ ông đang vội…

– Ah, ông là người Việt. Hay quá, hay quá, ông phải vào đây xem cái này!

Kéo ngăn tủ, ông cẩn thận lấy ra một bức tranh vẽ bằng bút chì đen, rất sắc nét và chi tiết, một bà mẹ lưng còng bán rau cạnh chiếc xe thổ mộ. Nét mặt bà cụ chất phác, hiền hậu, hằn nhiều nếp nhăn…

– Tấm hình vẽ lại từ một tấm hình tôi chụp hơn năm chục năm trước.

Bỗng ông đổi sang tiếng Việt, giọng lơ lớ nhưng rất sõi.

– Ngày xưa tôi ở Việt Nam. Gia đình tôi sang Việt Nam từ đời ông nội. Ông nội tôi theo hải quân, có làm trong đội xây dựng công xưởng Ba Son. Ba tôi không theo nghề lính, rủ mấy người bà con qua Việt Nam mở đồn điền ở Phước Long.

– Má thằng nhỏ này là con lai đó. Nhà tui người Việt, mất hai năm trước rồi. Ông biết tui bao nhiêu tuổi không?

Chưa kịp ngạc nhiên vì người phương Tây ít khi nói về tuổi thì Vương nghe ông tiếp…

– Tôi sinh năm 1914, bắt đầu thế chiến thứ nhất. Tôi sống tại Việt Nam tới sau chiến tranh, họ lấy hết tài sản tôi mới về Pháp.

– Việt Nam giàu, đẹp, văn hóa mình hay lắm. Không biết họ làm sao mà người Việt mình giờ qua đây nói xứ mình nghèo, người mình không còn sống tốt với nhau nữa…

Thiệt là “tha hương ngộ cố tri”. Tiếng “mình” của ông dậy sóng lòng kẻ mới qua Pháp vài năm và chưa biết sẽ trở về không. Hình hài vóc dáng Tây mà tâm hồn sao Việt tới vậy?

– Hồi đó trên đồn điền tôi vui lắm, ưa tổ chức ăn chung. Mỗi lễ lớn mở tiệc mời hết công nhân với gia đình. Có nhảy đầm mà người ta không nhảy, nhạc tây không nghe, uống rượu rồi ra nằm võng hát vọng cổ. Tụi tui cất cho công nhân mỗi người một căn nhà sát nhau, dãy nhà phía sau. Tụi tui chịu tiền cho con công nhân đi học. Tụi con nít dễ thương, vui lắm.

– Mà, xứ gì giặc giã hoài, trong sở tui có mấy người theo Việt cộng, tui biết, kêu họ ra nói riêng biểu lo làm ăn đi đánh giết hoài làm chi. Lần hồi tụi tui giúp vốn cho ra riêng làm ăn khá giả không sướng hơn đánh giết nhau sao. Hồi hết chiến tranh, họ tố cáo tui tâm lý chiến, kêu người trong đồn điền chống lại tui, hổng biết họ nghĩ cái gì. Thêm đồn điền mất hết, tui chán quá, về Pháp luôn. Tui thương Việt Nam còn hơn thương Pháp nữa!

Vương đi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác, vừa hồi hộp và kính trọng nghe ông kể chuyện xã hội ngày xưa vừa xem mấy tập album cũ lật từng trang dưới tay ông… Mỗi câu chuyện đều có ảnh chụp kỷ niệm.

– Nhà tui đó, ông thấy đẹp không! Bả hiền, chịu cực với tui. Hồi đó tui thích đi săn, ăn uống với bạn giữa rừng, để bả ở nhà một mình lo hết mọi chuyện đồn điền. Tui có một cô đầm, amour de race (tình chủng tộc) mà bả cũng hổng nói. Qua Pháp mấy năm đầu ở quận Antony, nhà chính phủ bán rẻ. Sau con gái làm ngân hàng lương khá mới mua cái nhà này từ người bà con. Qua đây lớn tuổi, không có người giúp việc bả cực lắm. Ở bển cực, qua đây cũng cực. Ông coi đi, bả hiền mà đẹp.

Bàn tay từ từ đưa chiếc khăn mu-soa lên chậm nước mắt… Người phụ nữ vận bà ba, tóc búi phúc hậu, ngồi sên mứt, gói bánh tét với bạn bè trong nhà dưới. Người phụ nữ cầm sào hái xoài cho đám trẻ bu quanh. Người phụ nữ vận áo dài, đeo kiềng sang trọng ngồi tràng kỷ phát lì xì ngày Tết…

Cảnh Việt Nam ông chụp đẹp quá. Không chỉ đẹp vì kỹ thuật, bố cục. Ảnh nào cũng cả một tấm tình. khi ngất ngây sương khói cao nguyên, khi dạt dào sông nước Cửu Long, khi trĩu lòng cảnh đời tần tảo, khi đắm say tà áo giữa chợ hoa Nguyễn Huệ, lúc ngọt ngào tách cà-phê Brodard, Givral…

Vương nhìn kỹ các tấm ảnh về cao nguyên. Gót chân ông dạo hết vùng cao nguyên, đất đỏ, từ Phước Long lên tận Gia Lai, Kontum. Núi rừng xanh ngắt, hồ nước trong veo, suối khi thì trắng xóa cao xa hùng vĩ, khi thì núp lén giữa rừng xanh. Những cô gái dân tộc trẻ trung tươi mát núi rừng.

– Con đường này tui gặp vua Bảo Đại. Nơi này đàn voi lội suối băng ngang. Chỗ này ông Diệm đi kinh lý…

Ông thở dài…

– Trước khi lên máy bay đi Pháp, nhà tui muốn thăm lại đồn điền. Tui nói thăm làm chi, còn của mình đâu! Thời buổi này đi cũng nguy hiểm. Bả khóc hoài. Không phải tiếc tiền, mà vì sợ mấy người còn ở lại sống không nổi. Hết rồi, chiến tranh phá hết rồi…

Lê Học Lãnh Vân

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 133 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.613 seconds.